tiÊu chuẨn viỆt nam · web view2.2 cấu trúc Đc, Đctv, động đất và tân kiến...

46
TCVN ………. : 2012 TCVN … : 2013 Xuất bản lần 3 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU Hydraulic structures – Volume of geological work in the dikes 1 DỰ THẢO lần T C V N TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN ………. : 2012

TCVN … : 2013

Xuất bản lần 3

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU

Hydraulic structures – Volume of geological work in the dikes

HÀ NỘI − 2013

1

DỰ THẢO lần 3

T C V N T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A

Page 2: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

Mục lục

Trang

Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

1 Phạm vi áp dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

2 Tài liệu viện dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

3 Thuật ngữ và định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

4 Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

5 Quy định chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

5.1 Thành phần và nội dung khảo sát địa chất công trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

5.2 Thành phần và nội dung khảo sát ĐCCT giai đoạn báo cáo đầu tư xây dựng công trình . . . 8

5.3 Thành phần và nội dung khảo sát ĐCCT giai đoạn dự án đầu tư xây dựng công trình . . . . . 13

5.4 Thành phần và nội dung khảo sát ĐCCT giai đoạn thiết kế kỹ thuật . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . 17

5.5 Thành phần và nội dung khảo sát ĐCCT giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công . . . . . . . . . . . . . . . 21

5.5 Thành phần và nội dung khảo sát ĐCCT giai đoạn báo cáo kinh tế kỹ thuật . . . . . . . . . . . . . . . 24

Phụ lục A (Tham khảo) : Hướng dẫn phân cấp đê . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28

Phụ lục B (Tham khảo) : Bản đồ phân vùng động đất Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31

Phụ lục C (Tham khảo) : Cấp phức tạp về điều kiện địa chất công trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32

Phụ lục D (Tham khảo) : Phân loại trạng thái đất dính theo độ sệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33

Phụ lục E (Tham khảo) : Phân loại đất chứa hữu cơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34

2

Page 3: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

Lời nói đầu

TCVN ... : 2012 được xây dựng theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu

chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 điều 6 Nghị định số

127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số

điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN... : 20012 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông

nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất

lượng thẩm định, Bộ khoa học và công nghệ công bố.

3

Page 4: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

4

Page 5: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

Công trình thủy lợi Thành phần, khối lượng khảo sát địa chất công trình đê điều

Hydraulic structures

Volume of geological work in the dikes

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định thành phần, nội dung khối lượng công tác khảo sát địa chất công

trình đê điều trong các giai đoạn Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (BCĐT), Dự án đầu tư xây dựng

công trình (TKCS), giai đoạn Thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình (TKKT), giai đoạn Thiết kế bản vẽ

thi công ây dựng công trình (TKBVTC) và giai đoạn Báo cáo kinh tế kỹ thuật (BCKTKT) các công trình

đê điều.

1.2 Các dạng công trình trên đê có diện tích hữu hạn như kè bảo vệ đê, cống qua đê, các công

trình phụ trợ áp dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8477-2010, Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành

phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế. Công tác khảo sát vật liệu

xây dựng ngoài áp dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8477-2010 còn phải đáp ứng yêu cầu TCVN

9165:2012, Công trình thủy lợi – Yêu cầu kỹ thuật đắp đê.

1.3 Công tác thăm dò khảo sát phục vụ mục đích xử lý gia cố thân đê tuân thủ TCVN 8644:2011

“Công trình thủy lợi, yêu cầu kỹ thuật khoan phụt vữa gia cố đê”.

1.4 Các giai đoạn khảo sát thiết kế tuân theo Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây

dựng hiện hành, cũng như QCVN 04-01:2010/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Thành phần,

nội dung lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và báo cáo kinh tế kỹ thuật các dự án Thủy lợi.

1.5 Các phương pháp khảo sát địa chất công trình nêu trong tiêu chuẩn này phải tuân theo các

tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật hiện hành của Nhà nước và của Ngành. Trong trường hợp thiếu các tiêu

chuẩn đó, thì phải tham khảo các tiêu chuẩn, quy phạm tương ứng của nước ngoài và được sự thỏa

thuận của Chủ đầu tư.

1.5 Thành phần khối lượng công tác khảo sát địa chất công trình cho các giai đoạn phụ thuộc vào:

Giai đoạn lập dự án hoặc thiết kế; Cấp công trình; Quy mô, kết cấu công trình; mức độ phức tạp về

điều kiện địa chất công trình.

5

T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN … : 2012

Page 6: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

1.6 Đối với những dự án nằm trong vùng địa chất đặc biệt phức tạp, ngoài việc dựa vào tiêu

chuẩn này, có thể đề xuất thêm các thành phần và khối lượng khảo sát bổ sung và phải được cấp

thẩm quyền phê duyệt.

2 Tài liệu viện dẫn

QCVN 04-05 : 2011/BNNPTNT, Công trình Thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế.

QCVN 04-01 : 2010/BNNPTNT, Thành phần, nội dung lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và báo cáo

kinh tế kỹ thuật các dự án Thủy lợi.

QCVN 04-02 : 2010/BNNPTNT, Thành phần, nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi

công công trình Thủy lợi.

TCVN 285 : 2002, Công trình Thủy lợi – Các quy định chủ yếu về Thiết kế.

TCVN 8477 : 2010, Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các

giai đoạn lập dự án và thiết kế.

TCN, Tiêu chuẩn Kỹ thuật Thiết kế Đê biển (QĐ số 1613/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/7/2012).

TCVN 8481 : 2010, Công trình đê Điều – Yêu cầu về Thành phần Khối lượng Khảo sát Địa hình.

TCVN 9155 : 2012, Công trình Thủy lợi – Yêu cầu kỹ thuật khoan máy trong công tác khảo sát địa chất.

TCVN 2683 : 1991, Đất xây dựng – Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu.

TCVN 8724 : 2012, Đất xây dựng – Công trình thủy lợi – Phương pháp xác định góc nghỉ tự nhiên của

đất trong phòng thí nghiệm.

TCVN 8724 : 2012, Đất xây dựng – Công trình thủy lợi – Phương pháp xác định hệ số thấm của đất

trong phòng thí nghiệm.

TCVN 8724 : 2012, Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh.

TCVN 9351 : 2012, Đất xây dựng – Phương pháp thí nghiệm hiện trường xuyên tiêu chuẩn (SPT).

TCVN 9148 : 2012, Công trình thủy lợi – Xác định hệ số thấm của đất đá chứa nước bằng phương

pháp hút nước thí nghiệm từ các lỗ khoan.

TCVN 8724 : 2012, Đất xây dựng – Công trình thủy lợi – Phương pháp xác định độ thấm nước của đất

thí nghiệm đổ nước trong hố đào và hố khoan tại hiện trường.

22TCN 262 : 2000, Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ôtô đắp trên đất yếu - Bộ Giao thông Vận tải.

4116/BNN-TCTL : 2010, Hướng dẫn phân cấp đê – Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

3.1 Vùng tuyến đê

6

Page 7: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

Vùng tuyến đê là một khu vực không gian xác định ở đó có điều kiện thuận lợi để có thể bố trí một

hoặc vài tuyến công trình có các điều kiện tương tự nhau về:

a) Giải pháp công trình

b) Quy mô công trình

c) Điều kiện xây dựng

d) Hiệu ích công trình

3.2 Tuyến đê

Tuyến đê là tuyến cụ thể được xác định bằng hệ tọa độ, nằm trong vùng tuyến, có đủ điều kiện để bố

trí các hạng mục công trình.

3.3 Loại đê

Các loại hình đê:

a) Đê sông: là đê ngăn nước lũ của sông;

b) Đê biển: là đê ngăn nước biển;

c) Đê cửa sông: là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển;

d) Đê bao: là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt;

e) Đê bối: là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê sông;

f) Đê chuyên dùng: là đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt

4 Kí hiệu và thuật ngữ viết tắt

Giai đoạn Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (BCĐT)

Giai đoạn Dự án đầu tư xây dựng công trình (TKCS)

Giai đoạn Thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình (TKKT)

Giai đoạn Thiết kế bản vẽ thi công ây dựng công trình (TKBVTC)

Giai đoạn Báo cáo kinh tế kỹ thuật (BCKTKT)

Công trình đê điều (CTĐĐ)

Địa chất công trình (ĐCCT)

Địa chất thủy văn (ĐCTV)

Vật liệu xây dựng (VLXD)

5 Quy định chung

5.1 Thành phần và nội dung khảo sát địa chất công trình

7

Page 8: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

5.1.1 Công tác khảo sát ĐCCT phải được thực hiện trên cơ sở đề cương khảo sát thiết kế đã được

cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp đề cương khảo sát ĐCCT được lập riêng thì nội dung

đề cương phải phù hợp với yêu cầu của đề cương khảo sát thiết kế và phải đảm bảo thỏa mãn yêu

cầu nghiên cứu, lập hồ sơ cho giai đoạn lập dự án hoặc thiết kế tương ứng.

5.1.2 Nội dung đề cương khảo sát ĐCCT

a) Tên công trình, vị trí, nhiệm vụ, quy mô, cấp, thành phần và các hạng mục công trình;

b) Cơ sở pháp lý của việc lập và thực hiện đề cương khảo sát.

c) Tóm tắt đặc điểm ĐCCT tại khu vực dự án, khối lượng cùng các kết luận và kiến nghị của công tác

khảo sát ĐCCT đã thực hiện trong giai đoạn trước (nếu có) và yêu cầu của công tác khảo sát ĐCCT

trong giai đoạn hiện tại.

d) Thành phần khối lượng, phương pháp khảo sát ĐCCT và các yêu cầu kỹ thuật.

e) Tiến độ, tổ chức thực hiện cùng các yêu cầu về vật tư, thiết bị, phần mềm phục vụ công tác khảo sát

và lập hồ sơ ĐCCT.

f) Yêu cầu về lập hồ sơ và tài liệu khảo sát ĐCCT.

5.1.3 Thành phần và khối lượng hồ sơ địa chất công trình

Tùy theo yêu cầu của từng giai đoạn lập dự án hoặc thiết kế mà thành phần và khối lượng hồ sơ

ĐCCT có khác nhau, nhưng thường bao gồm các thành phần chính sau:

a) Thuyết minh địa chất công trình, các hình vẽ (vị trí công trình, bản đồ địa chất công trình …) cùng

các bảng biểu và phụ lục kèm theo.

b) Bản đồ các tài liệu thực tế, bản đồ vị trí khảo sát và thí nghiệm, bản đồ ĐCCT và ĐCCT chuyên

môn.

c) Các mặt cắt địa chất công trình.

d) Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý đất, đá, cát sỏi, bảng tính trữ lượng vật liệu xây dựng.

e) Tài liệu gốc ĐCCT gồm: Hình trụ hố khoan, đào; Tập ảnh đo vẽ ĐCCT, ảnh hòm nõn khoan máy;

Nhật ký đo vẽ hiện trạng, đo vẽ ĐCCT; Kết quả thí nghiệm hiện trường và trong phòng.

f) Hình thức giao nộp và lưu trữ hồ sơ địa chất công trình: Ghi rõ thời điểm khảo sát và lập hồ sơ

ĐCCT, người tham gia, chữ ký, dấu của cơ quan lập hồ sơ. Hồ sơ nộp chủ đầu tư dạng giấy và đĩa CD

lưu nội dung khảo sát (nếu có yêu cầu).

5.1.4 Kết quả khảo sát đia chất công trình phải làm rõ các vấn đề sau:

a) Loại đất và độ sâu phân bố các lớp đất mềm yếu, các lớp đất cứng và rất cứng;

b) Tính chất cơ lý của từng tầng đất có liên quan đến tính toán cường độ và biến dạng;

c) Trạng thái nước ngầm;

8

Page 9: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

d) Khuyến cáo cơ chế gây hư hỏng công trình và biện pháp xử lý nền;

e) Trữ lượng, chất lượng, các chỉ tiêu cơ lý chính, phạm vi khai thác và chiều dày khai thác, cự ly vận

chuyển... của các mỏ đất và các loại vật liệu xây dựng khác sẽ được khai thác để xây dựng đê.

5.2 Thành phần, khối lượng khảo sát ĐCCT giai đoạn báo cáo đầu tư xây dựng công trình (BCĐT)

5.2.1 Mục đích

a) Đánh giá chung về điều kiện ĐCCT của tuyến đê;

b) Khả năng xây dựng tuyến đê, đánh giá sơ bộ hoạt động địa động lực, điều kiện địa chất thủy văn;

c) Khả năng về VLXD thiên nhiên để xây dựng tuyến đê;

d) Nghiên cứu và lập các phương án kỹ thuật phù hợp với điều kiện ĐCCT.

5.2.2 Đối với tuyến đê xây dựng mới

5.2.2.1 Thành phần khảo sát

a) Thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu đã có;

b) Phân tích và vẽ bản đồ địa chất không ảnh;

c) Đánh giá động đất, kiến tạo và các hoạt động địa động lực hiện đại;

d) Đo vẽ địa chất công trình;

e) Thăm dò địa vật lý;

f) Khoan, đào, xuyên;

g) Thí nghiệm trong phòng và ngoài trời;

h) Lập hồ sơ địa chất công trình (bao gồm cả địa chất thủy văn).

5.2.2.2 Nội dung và khối lượng khảo sát địa chất

5.2.2.2.1 Thu thập và phân tích tài liệu đã có

a) Các loại bản đồ địa hình, bản đồ quy hoạch;

b) Các tài liệu địa chất chung, bản đồ địa chất khu vực;

c) Tài liệu địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa mạo, động đất, kiến tạo và tân kiến tạo;

d) Tài liệu địa vật lý;

e) Tài liệu về vật liệu xây dựng.

5.2.2.2.2 Đánh giá động đất, kiến tạo và các hoạt động địa động lực hiện đại

a) Từ phụ lục bản đồ phân vùng địa chất Việt Nam đánh giá cấp động đất cho tuyến đê dự định xây

dựng;

9

Page 10: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

b) Đối với công trình từ cấp II trở lên phải đánh giá thêm sự nguy hiểm của động đất kiến tạo và các

hoạt động địa động lực hiện đại tác động tới công trình. Tiến hành điều tra và cung cấp các thông số về

động đất, kiến tạo khu vực dự định xây dựng tuyến đê.

5.2.2.2.3 Đo vẽ địa chất công trình

a) Trường hợp chỉ có 1 tuyến duy nhất:

- Bình đồ hố khoan, bố trí trên bình đồ KSĐH;

- Xác định cao, tọa độ hố khoan dựa trên các mốc khảo sát địa hình;

- Vẽ các mặt cắt địa chất ngang, dọc tuyến đê qua các hố khoan địa chất. Tỷ lệ tuân thủ theo TCVN

8481:2010.

b) Trường hợp có hơn 1 phương án tuyến: Phải được thực hiện cho tất cả các phương án tuyến.

5.2.2.2.4 Thăm dò địa vật lý

a) Để phát hiện sự bất thường về địa chất trên tuyến đê kéo dài, trong giai đoạn này công tác địa vật lý

đóng vai trò rất quan trọng. Các phương pháp thường được sử dụng là địa chấn khúc xạ, đo sâu điện,

mặt cắt điện, georada, tần số thấp …vv;

b) Thăm dò địa vật lý theo các tuyến dọc và ngang hoặc chỉ theo tuyến dọc (nếu kích thước ngang của

đê nhỏ). Dự kiến từ 10 ÷ 20 m/1điểm;

c) Thực hiện thăm dò địa vật lý trước khi thực hiện các phương pháp khảo sát khác.

5.2.2.2.5 Khoan, đào, xuyên

a) Mục đích là xác định địa tầng, tính chất cơ lý của đất nền, mực nước ngầm trong đất cung cấp cho

thiết kế.

b) Hố đào: Trong thực tế đối với tuyến đê việc thực hiện hố đào rất ít được thực hiện. Trường hợp đặc

biệt cần phải có yêu cầu của chủ nhiệm thiết kế và sự đồng ý của chủ đầu tư;

c) Hố khoan: (Theo kinh nghiệm thực tế) Dự kiến bố trí dọc tim tuyến 150 ÷ 200 m/1hố. Tại vị trí tương

ứng trên mặt cắt ngang bố trí 1 hố ở thượng lưu và 1 hố hạ lưu, khoảng cách từ các hố khoan này đến

hố ở tim bằng (0,5 ÷ 1,5)B (với B là chiều rộng đê tính từ chân đê thượng lưu đến chân đê hạ lưu). Độ

sâu hố khoan dự kiến lấy bằng 4B (Xuất phát từ bài toán phân tích ổn định tổng thể và biến dạng bằng

phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) cho đê. Đối với phân tích ổn định tổng thể, chiều sâu tính toán

yêu cầu là 2B. Đối với bài toán phân tích biến dạng với vật liệu thoát nước chiều sâu yêu cầu này là 3B

và với vật liệu không thoát nước yêu cầu này là 4B); Trong trường hợp địa vật lý đã phát hiện được

những vấn đề địa chất phức tạp thì cần bố trí hố khoan tại đó để tìm hiểu các nội dung kỹ thuật cụ thể.

d) Xuyên tĩnh CPT: Chỉ thực hiện khi nền công trình có cấp đất từ cấp I ÷ IV (phân cấp đất cho công

tác khoan đào) và chiều sâu không quá 30m với mục đích xác định địa tầng, giảm bớt khối lượng hố

khoan. Số lượng 30 ÷ 50 % tổng số hố khoan khảo sát;

10

Page 11: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

5.2.2.2.6 Thí nghiệm trong phòng và ngoài trời

a) Thí nghiệm ngoài trời: Phụ thuộc cấu tạo địa chất của đất nền để chọn thí nghiệm thích hợp. Dự

kiến:

- Đất tầng phủ pha tàn tích, đá phong hóa hoàn toàn và phong hóa mạnh: Thí nghiệm đổ nước, mỗi lớp

có 1 ÷ 2 giá trị hệ số thấm K;

- Đất cát, cuội sỏi: Thí nghiệm hút nước, mỗi lớp có 1 ÷ 2 giá trị hệ số thấm K;

- Đất tầng phủ pha tàn tích, đá phong hóa hoàn toàn và phong hóa mạnh, đất cát, cuội sỏi: Thí nghiệm

SPT, mỗi lớp có 1 ÷ 2 giá trị SPT;

- Đất sét trạng thái chảy, dẻo chảy: Thí nghiệm cắt cánh, mỗi lớp có 1 ÷ 2 giá trị Su.

b) Thí nghiệm mẫu trong phòng:

- Đất phủ tàn tích, đá phong hóa hoàn toàn và phong hóa mạnh, cát, cuội: Thí nghiệm 7 hoặc 17 chỉ

tiêu, tùy theo yêu cầu tư vấn. Số lượng mẫu 1 ÷ 2 mẫu/1 lớp;

- Đất sét trạng thái chảy, dẻo chảy: Ngoài 17 chỉ tiêu trên, cần xác định các giá trị cố kết (C v, Cs, Pc),

hàm lượng hữu cơ (%), độ PH. Số lượng mẫu nguyên dạng 1 ÷ 2 mẫu/1 lớp;

- Mẫu nước ngầm: 1÷ 2 mẫu/1 tầng chứa nước.

5.2.2.3 Lập hồ sơ địa chất công trình

5.2.2.3.1 Báo cáo khảo sát ĐCCT giai đoạn BCĐT

Chương 1. Tổng quát

1.1 Giới thiệu chung: Tổ chức khảo sát ĐCCT; Nhân sự chính tham gia thực hiện; Thời gian tiến hành

khảo sát; Các căn cứ và cơ sở để tiến hành khảo sát ĐCCT.

1.2 Các căn cứ pháp lý: Bao gồm các luật, quy định, tiêu chuẩn, các văn bản và quyết định của cấp có

thẩm quyền.

1.3 Trang thiết bị và phương pháp sử dụng để khảo sát.

1.4 Tóm tắt nội dung đề cương khảo sát ĐCCT

- Giới thiệu những nét cơ bản của dự án.

- Giới thiệu đặc điểm chung của phương án chọn về địa điểm công trình.

- Tóm tắt công tác khảo sát ĐCCT đã thực hiện ở giai đoạn lập quy hoạch (nếu có).

- Tóm tắt khối lượng khảo sát ĐCCT đã thực hiện.

Chương 2. Điều kiện địa chất chung khu vực nghiên cứu

2.1 Địa hình, địa mạo.

2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu.

11

Page 12: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

Chương 3. Điều kiện địa chất công trình (ĐCCT) và địa chất thủy văn (ĐCTV) vùng tuyến

3.1 Điều kiện ĐCCT và ĐCTV khu vực tuyến

3.2 Đánh giá và so sánh điều kiện ĐCCT giữa các phương án tuyến

3.3 Dự kiến sơ bộ biện pháp xử lý đối với điều kiện ĐCCT phức tạp

3.4 Kiến nghị về lựa chọn tuyến và lưu ý những việc cần nghiên cứu ở giai đoạn sau

Chương 4. Vật liệu xây dựng (VLXD);

4.1 Yêu cầu về vật liệu sử dụng

4.2 Đánh giá sơ bộ trữ lượng và chất lượng

4.3 Kiến nghị về VLXD

Chương 5. Kết luận và Kiến nghị;

5.1 Các kết luận tổng quát về điều kiện ĐCCT của dự án

5.2 Các kiến nghị và lưu ý

5.3 Các bảng biểu và phụ lục kèm theo.

- Phụ lục thống kê kết quả thí nghiệm trong phòng: Bảng thống kê các chỉ tiêu cơ lý lực học của đất và

đá nền công trình; Bảng thống kê các chỉ tiêu cơ lý lực học của vật liệu xây dựng thiên nhiên.

- Phụ lục thống kê kết quả thí nghiệm ngoài trời: thí nghiệm địa chất thủy văn (đổ nước, múc nước), thí

nghiệm xuyên tĩnh, xuyên tiêu chuẩn….vv

- Phụ lục kết quả thí nghiệm tính chất đặc biệt của đất vật liệu xây dựng: trương nở, co ngót, tan rã,

hàm lượng muối (nếu có)…vv.

5.2.2.3.2 Tập Bản vẽ Địa chất Công trình

a) Khoan, đào:

- Bình đồ ĐCCT & ĐCTV vùng tuyến đê hoặc tuyến đê (nếu chỉ có 1), tỷ lệ 1:10.000;

- Các mặt cắt ngang, dọc địa chất, tỷ lệ 1:1000;

- Bình đồ phân bố VLXD;

- Các mặt cắt ngang, dọc của mỏ VLXD;

b) Địa vật lý:

- Bình đồ các tuyến đo địa vật lý, tỷ lệ 1:10.000;

- Các bản vẽ cắt ngang, dọc tỷ lệ 1:1000.

c) Các loại bản đồ khác (nếu có):

- Bản đồ kiến tạo và địa động lực;

12

Page 13: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

- Bản đồ chấn tâm động đất và các vùng phát sinh chấn tâm động đất.

5.2.2.3.3 Tài liệu gốc Địa chất Công trình

a) Tài liệu ghi chép, mô tả trong quá trình đo vẽ ĐCCT;

b) Tài liệu thăm dò địa vật lý;

c) Hình trụ các hố khoan đào. Đối với hố khoan máy phải có thêm nhật ký, biểu đồ lấp hố;

d) Ghi chép và tính toán kết quả thí nghiệm trong phòng và ngoài trời;

e) Tập ảnh đo vẽ ĐCCT và ảnh hòm nõn khoan máy;

f) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

5.2.3 Đối với tuyến đê nâng cấp

Thiết kế gia cố, tôn cao, áp trúc mái, mở rộng mặt đê, đắp cơ, đắp tầng phản áp, xử lý chống mạch

đùn, mạch sủi cần tận dụng các tài liệu địa chất công trình trong quá trình xây dựng hoặc tu bổ đê điều

trước đây, kể cả tài liệu điều tra khi đê vỡ, vật liệu hàn khẩu, tài liệu khảo sát xây dựng cống, trạm bơm

hoặc các công trình xây dựng khác nằm trong phạm vi bảo vệ đê để lập hồ sơ địa chất công trình. Đối

chiếu với yêu cầu thiết kế về tính toán ổn định thấm, ổn định chống trượt, tính lún, nếu thấy tài liệu đã

thu thập được vẫn còn thiếu hoặc chưa đủ độ tin cậy hoặc không có thì phải khảo sát bổ sung đảm bảo

các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của từng giai đoạn thiết kế.

5.3 Thành phần và nội dung khảo sát ĐCCT giai đoạn dự án đầu tư xây dựng công trình (TKCS)

5.3.1 Mục đích

a) Đánh giá tính khả thi của dự án về mặt địa chất công trình;

b) Đánh giá về trữ lượng và chất lượng của VLXD thiên nhiên để xây dựng đê;

c) Đề xuất các biện pháp để xử lý các vấn đề phức tạp về ĐCCT;

d) Những vấn đề cần lưu ý nghiên cứu trong giai đoạn sau.

5.3.2 Đối với tuyến đê xây dựng mới

5.3.2.1 Thành phần khảo sát

a) Thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu đã có, nhất là đối với tài liệu KSĐC của giai đoạn trước

(nếu có);

b) Phân tích và vẽ bản đồ địa chất không ảnh (nếu có);

c) Đánh giá động đất, kiến tạo và các hoạt động địa động lực hiện đại;

d) Đo vẽ địa chất công trình;

e) Thăm dò địa vật lý;

13

Page 14: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

f) Khoan, đào, xuyên;

g) Thí nghiệm trong phòng và ngoài trời;

h) Lập hồ sơ địa chất công trình giai đoạn TKCS.

5.3.3.2 Nội dung và khối lượng

5.3.3.2.1 Thu thập và phân tích tài liệu đã có

Thu thập và lập danh mục các tài liệu chuyên môn đã có trong phạm vi dự án, đặc biệt là hồ sơ giai

đoạn BCĐT.

5.3.3.2.2 Bản đồ không ảnh

Chỉ thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết và cho những công trình có quy mô cấp II trở lên.

Nếu đã thực hiện công tác này trong giai đoạn BCĐT, giai đoạn này chỉ sử dụng lại các kết quả đó.

5.3.3.2.3 Đánh giá động đất, kiến tạo và các hoạt động địa động lực hiện đại

a) Trường hợp đã lập BCĐT

Đánh giá bổ sung về tình hình động đất và các hoạt động địa động lực hiện đại;

b) Trường hợp không lập BCĐT

Từ phụ lục bản đồ phân vùng địa chất Việt Nam đánh giá cấp động đất cho tuyến đê dự định xây dựng;

Đối với công trình từ cấp II trở lên phải đánh giá thêm sự nguy hiểm của động đất kiến tạo và các hoạt

động địa động lực hiện đại tác động tới công trình. Tiến hành điều tra và cung cấp các thông số về

động đất, kiến tạo khu vực dự định xây dựng tuyến đê.

5.3.3.2.4 Đo vẽ địa chất công trình

a) Trường hợp đã lập BCĐT

Đo vẽ bổ sung đối với những lưu ý trong giai đoạn BCĐT, những vấn đề phức tạp hoặc còn nghi vấn

mà giai đoạn BCĐT chưa nghiên cứu kỹ.

b) Trường hợp không lập BCĐT

- Trường hợp chỉ có 1 tuyến duy nhất: Việc đo vẽ địa hình tuân thủ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

8481:2010: Công trình đê Điều – Yêu cầu về Thành phần Khối lượng Khảo sát Địa hình. Đối với việc

đo vẽ địa chất công trình tuyến đê gồm 2 phần:

+ Xác định cao, tọa độ hố khoan dựa trên tài liệu khảo sát địa hình;

+ Vẽ các mặt cắt địa chất ngang, dọc tuyến đê qua các hố khoan địa chất. Tỷ lệ tuân thủ theo TCVN

8481:2010.

- Trường hợp chỉ có hơn 1 phương án tuyến: Phải được thực hiện cho tất cả các phương án tuyến.

5.3.3.2.5 Thăm dò địa vật lý

14

Page 15: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

a) Trường hợp đã lập BCĐT

Sử dụng báo cáo kết quả của giai đoạn BCĐT

b) Trường hợp không lập BCĐT

Tiến hành theo tim các phương án tuyến (nếu có nhiều hơn 1 phương án tuyến) hoặc chỉ 1 tuyến (nếu

tuyến đã xác định). Dự kiến từ 10 ÷ 20 m/1điểm.

5.3.3.2.6 Khoan, đào, xuyên

a) Trường hợp đã lập BCĐT

Tiến hành bổ sung khoan, đào, xuyên để đạt được yêu cầu nêu ở mục sau.

b) Trường hợp không lập BCĐT

- Thực hiện khoan, đào (hạn chế), xuyên để thiết lập mặt cắt địa chất tim tuyến và các mặt cắt ngang

tuyến đê. Dự kiến bố trí dọc tim tuyến 75 ÷ 150 m/1hố. Tại vị trí tương ứng trên mặt cắt ngang bố trí 1

hố ở thượng lưu và 1 hố hạ lưu, khoảng cách từ các hố khoan này đến hố ở tim bằng (0,5 ÷ 1,5)B (với

B là chiều rộng đê tính từ chân đê thượng lưu đến chân đê hạ lưu). Độ sâu hố khoan dự kiến lấy bằng

4B; Trường hợp địa vật lý đã phát hiện được những vấn đề địa chất phức tạp thì cần bố trí hố khoan

tại đó để tìm hiểu các nội dung kỹ thuật cụ thể;

- Xuyên tĩnh CPT: Chỉ thực hiện khi nền công trình có cấp đất từ cấp I ÷ IV (phân cấp đất cho công tác

khoan đào) và chiều sâu không quá 30m với mục đích xác định địa tầng, giảm bớt khối lượng hố

khoan. Số lượng 30 ÷ 50 % tổng số hố khoan khảo sát.

5.3.3.2.7 Thí nghiệm trong phòng và ngoài trời

a) Trường hợp đã lập BCĐT

Thí nghiệm bổ sung tại các hố khoan, đào (nếu có) để đạt yêu cầu nêu trong mục 5.3.3.2.7b.

b) Trường hợp không lập BCĐT

- Thí nghiệm ngoài trời: Phụ thuộc cấu tạo địa chất của đất nền để chọn thí nghiệm thích hợp. Dự kiến:

+ Đất tầng phủ pha tàn tích, đá phong hóa hoàn toàn và phong hóa mạnh: Thí nghiệm đổ nước, mỗi

lớp có 2 ÷ 4 giá trị hệ số thấm K;

+ Đất cát, cuội sỏi: Thí nghiệm hút nước, mỗi lớp có 2 ÷ 4 giá trị hệ số thấm K;

+ Đất tầng phủ pha tàn tích, đá phong hóa hoàn toàn và phong hóa mạnh, đất cát, cuội sỏi: Thí nghiệm

SPT, mỗi lớp có 2 ÷ 4 giá trị SPT.

+ Đất sét trạng thái chảy, dẻo chảy: Thí nghiệm cắt cánh, mỗi lớp có 2 ÷ 4 giá trị Su.

- Thí nghiệm mẫu trong phòng:

+ Đất phủ tàn tích, đá phong hóa hoàn toàn và phong hóa mạnh, cát, cuội: Thí nghiệm 7 hoặc 17 chỉ

tiêu, tùy theo yêu cầu tư vấn. Số lượng mẫu 2 ÷ 4 mẫu/1 lớp;

15

Page 16: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

+ Đất sét trạng thái chảy, dẻo chảy: Ngoài 17 chỉ tiêu trên, cần xác định các giá trị cố kết (C v, Cs, Pc),

hàm lượng hữu cơ (%), độ PH. Số lượng mẫu nguyên dạng 2 ÷ 4 mẫu/1 lớp;

+ Mẫu nước ngầm: 2 ÷ 4 mẫu/1 tầng chứa nước.

5.3.3.3 Lập hồ sơ địa chất công trình

5.3.3.3.1 Báo cáo khảo sát ĐCCT giai đoạn TKCS

Chương 1. Tổng quát

1.1 Giới thiệu chung: Tổ chức khảo sát ĐCCT; Nhân sự chính tham gia thực hiện; Thời gian tiến hành

khảo sát; Các căn cứ và cơ sở để tiến hành khảo sát ĐCCT

1.2 Các căn cứ pháp lý: Bao gồm các luật, quy định, tiêu chuẩn, các văn bản và quyết định của cấp có

thẩm quyền

1.3 Trang thiết bị và phương pháp sử dụng để khảo sát

1.4 Tóm tắt nội dung đề cương khảo sát ĐCCT

- Giới thiệu những nét cơ bản của dự án

- Giới thiệu đặc điểm chung của phương án chọn về địa điểm công trình

- Tóm tắt công tác khảo sát ĐCCT đã thực hiện ở giai đoạn lập BCĐT

- Tóm tắt khối lượng khảo sát ĐCCT đã thực hiện

Chương 2. Điều kiện địa chất chung khu vực nghiên cứu

2.1 Địa hình, địa mạo

2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu

2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

Chương 3. Điều kiện địa chất công trình (ĐCCT) và địa chất thủy văn (ĐCTV) vùng tuyến hoặc tuyến

đê (nếu chỉ có 1 tuyến)

3.1 Tóm tắt tình hình địa chất đã khảo sát trong giai đoạn BCĐT

3.2 Điều kiện ĐCCT và ĐCTV khu vực xây dựng công trình

3.3 Đánh giá và so sánh các điều kiện ĐCCT giữa các tuyến

3.4 Dự kiến sơ bộ các biện pháp xử lý đối với ĐCCT phức tạp

3.5 Kiến nghị về lựa chọn phương án tuyến và những lưu ý ở giai đoạn sau

Chương 4. Vật liệu xây dựng (VLXD);

4.1 Tóm tắt kết quả khảo sát VLXD ở giai đoạn BCĐT

4.2 Yêu cầu về vật liệu sử dụng

16

Page 17: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

4.3 Đánh giá trữ lượng và chất lượng VLXD giai đoạn TKCS

4.4 Kiến nghị về VLXD

Chương 5. Kết luận và Kiến nghị;

5.1 Các kết luận tổng quát về điều kiện ĐCCT của dự án

5.2 Các kiến nghị và lưu ý

5.3 Các bảng biểu và phụ lục kèm theo.

- Phụ lục thống kê kết quả thí nghiệm trong phòng: bảng thống kê các chỉ tiêu cơ lý lực học của đất và

đá nền công trình; Bảng thống kê các chỉ tiêu cơ lý lực học của vật liệu xây dựng thiên nhiên.

- Phụ lục thống kê kết quả thí nghiệm ngoài trời: thí nghiệm địa chất thủy văn (đổ nước, múc nước), thí

nghiệm xuyên tĩnh, xuyên tiêu chuẩn….vv

- Phụ lục kết quả thí nghiệm tính chất đặc biệt của đất vật liệu xây dựng: trương nở, co ngót, tan rã,

hàm lượng muối (nếu có)…vv.

5.3.3.3.2 Tập Bản vẽ Địa chất Công trình

a) Khoan, đào:

- Bình đồ ĐCCT & ĐCTV vùng tuyến đê hoặc tuyến đê (nếu chỉ có 1), tỷ lệ 1:5.000;

- Các mặt cắt ngang, dọc địa chất, tỷ lệ 1:500;

- Bình đồ phân bố VLXD;

- Các mặt cắt ngang, dọc của mỏ VLXD;

b) Địa vật lý:

- Bình đồ các tuyến đo địa vật lý tỷ lệ 1:10.000;

- Các bản vẽ cắt ngang, dọc 1:1000;

c) Các loại bản đồ khác (nếu có):

- Bản đồ kiến tạo và địa động lực;

- Bản đồ chấn tâm động đất và các vùng phát sinh chấn tâm động đất.

5.3.3.3.3 Tài liệu gốc Địa chất Công trình

a) Tài liệu ghi chép, mô tả trong quá trình đo vẽ ĐCCT;

b) Tài liệu thăm dò địa vật lý;

c) Hình trụ các hố khoan đào. Đối với hố khoan máy phải có thêm nhật ký, biểu đồ lấp hố;

d) Ghi chép và tính toán kết quả thí nghiệm trong phòng và ngoài trời;

e) Tập ảnh đo vẽ ĐCCT và ảnh hòm nõn khoan máy;

17

Page 18: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

f) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

5.3.4 Đối với tuyến đê nâng cấp

a) Trường hợp tài liệu đã thu thập được đáp ứng được yêu cầu thiết kế thì không cần bổ sung gì thêm;

b) Trường hợp nếu tài liệu đã thu thập được vẫn còn thiếu hoặc chưa đủ độ tin cậy hoặc không có thì

phải khảo sát bổ sung đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của từng giai đoạn thiết kế.

5.4 Thành phần và nội dung khảo sát ĐCCT giai đoạn thiết kế kỹ thuật (TKKT)

5.4.1 Mục đích

a) Xác định đầy đủ và chi tiết điều kiện địa chất công trình của tuyến đê tối ưu (tuyến chọn) hoặc tuyến

đê (nếu chỉ có 1 phương án);

b) Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông số địa kỹ thuật cho việc TKKT tuyến đê;

c) Dự báo các hiện tượng ĐCCT có thể xảy ra khi xây dựng và sử dụng tuyến đê ;

d) Đề xuất các giải pháp xử lý tuyến đê khi tuyến đê nằm trên nền phức tạp;

e) Lưu ý những vấn đề cần tiếp tục làm rõ trong giai đoạn sau (nếu cần thiết).

5.4.2 Đối với tuyến đê xây dựng mới

5.4.2.1 Thành phần khảo sát

a) Thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu đã có (đặc biệt là tài liệu địa chất công trình giai đoạn

DAĐT);

b) Đánh giá động đất, kiến tạo và các hoạt động địa động lực hiện đại;

c) Đo vẽ địa chất công trình;

d) Thăm dò địa vật lý;

e) Khoan, đào, xuyên;

f) Thí nghiệm trong phòng và ngoài trời;

g) Lập hồ sơ địa chất công trình.

5.4.2.2 Nội dung, khối lượng khảo sát ĐCCT

5.4.2.2.1 Thu thập và phân tích tài liệu đã có

Thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu đã có. Thu thập bổ sung (nếu cần thiết) đối với những vấn

đề địa chất bất lợi đã xác định trong giai đoạn DAĐT.

5.4.2.2.2 Đánh giá động đất, kiến tạo và các hoạt động địa động lực hiện đại

Đánh giá bổ sung về tình hình động đất (nếu cần thiết) và các hoạt động địa động lực hiện đại cho việc

thiết kế.

18

Page 19: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

5.4.2.2.3 Đo vẽ địa chất công trình

Việc đo vẽ địa hình tuân thủ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010: Công trình đê Điều – Yêu

cầu về Thành phần Khối lượng Khảo sát Địa hình. Đối với việc đo vẽ địa chất công trình tuyến đê gồm

2 phần:

- Xác định cao, tọa độ hố khoan dựa trên tài liệu khảo sát địa hình;

- Vẽ mặt bằng và các mặt cắt địa chất ngang, dọc tuyến đê qua các hố khoan địa chất. Tỷ lệ tuân thủ

theo TCVN 8481:2010.

5.4.2.2.4 Thăm dò địa vật lý

Thực hiện thăm dò bổ sung khi chưa tiến hành trong giai đoạn DAĐT hoặc tại vị trí có điều kiện địa

chất phức tạp. Tại những vị trí này, cần tiến hành tổ hợp các phương pháp đo địa chấn khúc xạ với đo

điện hoặc Georada ..vv với mật độ 10 ÷ 20 m/1điểm.

5.4.2.2.5 Khoan, đào, xuyên

a) Thực hiện khoan, đào (hạn chế), xuyên để thiết lập mặt cắt địa chất tim tuyến và các mặt cắt ngang

tuyến đê. Dự kiến bố trí dọc tim tuyến 50 ÷ 75 m/1hố. Tại vị trí tương ứng trên mặt cắt ngang bố trí 1

hố ở thượng lưu và 1 hố hạ lưu, khoảng cách từ các hố khoan này đến hố ở tim bằng (0,5 ÷ 1,5)B (với

B là chiều rộng đê tính từ chân đê thượng lưu đến chân đê hạ lưu). Độ sâu hố khoan dự kiến lấy bằng

4B; Trường hợp địa vật lý đã phát hiện được những vấn đề địa chất phức tạp thì cần bố trí hố khoan

tại đó để tìm hiểu các nội dung kỹ thuật cụ thể.

b) Xuyên tĩnh CPT: Chỉ thực hiện khi nền công trình có cấp đất từ cấp I ÷ IV (phân cấp đất cho công

tác khoan đào) và chiều sâu không quá 30m với mục đích xác định địa tầng, giảm bớt khối lượng hố

khoan. Số lượng 30 ÷ 50 % tổng số hố khoan khảo sát;

5.4.2.2.6 Thí nghiệm trong phòng và ngoài trời

a) Thí nghiệm ngoài trời (thực hiện tại các hố khoan bổ sung):

- Đất tầng phủ pha tàn tích, đá phong hóa hoàn toàn và phong hóa mạnh: Thí nghiệm đổ nước, mỗi lớp

có 3 ÷ 6 giá trị hệ số thấm K;

- Đất cát, cuội sỏi: Thí nghiệm hút nước, mỗi lớp có 3 ÷ 6 giá trị hệ số thấm K;

- Đất tầng phủ pha tàn tích, đá phong hóa hoàn toàn và phong hóa mạnh, đất cát, cuội sỏi: Thí nghiệm

SPT, mỗi lớp có 3 ÷ 6 giá trị SPT.

- Đất sét trạng thái chảy, dẻo chảy: Thí nghiệm cắt cánh, mỗi lớp có 3 ÷ 6 giá trị Su.

b) Thí nghiệm mẫu trong phòng:

+ Đất phủ tàn tích, đá phong hóa hoàn toàn và phong hóa mạnh, cát, cuội: Thí nghiệm 7 hoặc 17 chỉ

tiêu, tùy theo yêu cầu tư vấn. Số lượng mẫu 6 ÷ 10 mẫu/1 lớp;

19

Page 20: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

+ Đất sét trạng thái chảy, dẻo chảy: Ngoài 17 chỉ tiêu trên, cần xác định các giá trị cố kết (C v, Cs, Pc),

hàm lượng hữu cơ (%), độ PH. Số lượng mẫu nguyên dạng 6 ÷ 10 mẫu/1 lớp;

- Mẫu nước ngầm: 3 ÷ 6 mẫu/1 tầng chứa nước.

5.4.2.3 Lập hồ sơ địa chất công trình giai đoạn TKKT.

5.4.2.3.1 Báo cáo khảo sát ĐCCT giai đoạn TKKT

Chương 1. Tổng quát

1.1 Giới thiệu chung: Tổ chức khảo sát ĐCCT; Nhân sự chính tham gia thực hiện; Thời gian tiến hành

khảo sát; Các căn cứ và cơ sở để tiến hành khảo sát ĐCCT.

1.2 Các căn cứ pháp lý: Bao gồm các luật, quy định, tiêu chuẩn, các văn bản và quyết định của cấp có

thẩm quyền.

1.3 Trang thiết bị và phương pháp sử dụng để khảo sát.

1.4 Tóm tắt nội dung đề cương khảo sát ĐCCT

- Giới thiệu những nét cơ bản của dự án.

- Giới thiệu đặc điểm chung của phương án chọn về địa điểm công trình.

- Tóm tắt công tác khảo sát ĐCCT đã thực hiện ở giai đoạn lập DAĐT.

- Tóm tắt khối lượng khảo sát ĐCCT đã thực hiện.

Chương 2. Điều kiện địa chất chung khu vực nghiên cứu;

2.1 Địa hình, địa mạo;

2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu;

2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý.

Chương 3. Điều kiện địa chất công trình (ĐCCT) và địa chất thủy văn (ĐCTV) tuyến đê;

3.1 Tóm tắt tình hình địa chất đã khảo sát trong giai đoạn DAĐT

3.2 Điều kiện ĐCCT và ĐCTV khu vực xây dựng công trình

3.3 Đánh giá và so sánh các điều kiện ĐCCT giữa các tuyến

3.4 Dự kiến sơ bộ các biện pháp xử lý đối với ĐCCT phức tạp

3.5 Kiến nghị về lựa chọn phương án tuyến và những lưu ý ở giai đoạn sau

Chương 4. Vật liệu xây dựng (VLXD);

4.1 Tóm tắt kết quả khảo sát VLXD ở giai đoạn TKCS

4.2 Yêu cầu về vật liệu sử dụng

4.3 Đánh giá trữ lượng và chất lượng VLXD giai đoạn TKKT

20

Page 21: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

4.4 Kiến nghị về VLXD

Chương 5. Kết luận và Kiến nghị;

5.1 Các kết luận tổng quát về điều kiện ĐCCT của dự án

5.2 Các kiến nghị và lưu ý

5.3 Các bảng biểu và phụ lục kèm theo.

- Phụ lục thống kê kết quả thí nghiệm trong phòng: Bảng thống kê các chỉ tiêu cơ lý lực học của đất và

đá nền công trình; Bảng thống kê các chỉ tiêu cơ lý lực học của vật liệu xây dựng thiên nhiên.

- Phụ lục thống kê kết quả thí nghiệm ngoài trời: thí nghiệm địa chất thủy văn (đổ nước, múc nước), thí

nghiệm xuyên tĩnh, xuyên tiêu chuẩn….vv

- Phụ lục kết quả thí nghiệm tính chất đặc biệt của đất vật liệu xây dựng: trương nở, co ngót, tan rã,

hàm lượng muối (nếu có)…vv.

5.4.2.3.2 Tập Bản vẽ Địa chất Công trình giai đoạn TKKT

a) Khoan, đào:

- Bình đồ ĐCCT & ĐCTV vùng tuyến đê hoặc tuyến đê (nếu chỉ có 1), tỷ lệ 1:1.000;

- Các mặt cắt ngang, dọc địa chất tỷ lệ 1:200;

- Bình đồ phân bố VLXD;

- Các mặt cắt ngang, dọc của mỏ VLXD;

b) Địa vật lý:

- Bình đồ các tuyến đo địa vật lý tỷ lệ 1:10.000;;

- Các bản vẽ cắt ngang, dọc tỷ lệ 1:1000;

c) Các loại bản đồ khác (nếu có):

- Bản đồ kiến tạo và địa động lực;

- Bản đồ chấn tâm động đất và các vùng phát sinh chấn tâm động đất.

5.4.2.3.3 Tài liệu gốc Địa chất Công trình

a) Tài liệu ghi chép, mô tả trong quá trình đo vẽ ĐCCT;

b) Tài liệu thăm dò địa vật lý;

c) Hình trụ các hố khoan đào. Đối với hố khoan máy phải có thêm nhật ký, biểu đồ lấp hố;

d) Ghi chép và tính toán kết quả thí nghiệm trong phòng và ngoài trời;

e) Tập ảnh đo vẽ ĐCCT và ảnh hòm nõn khoan máy;

f) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

21

Page 22: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

5.4.3 Đối với tuyến đê nâng cấp

a) Trường hợp tài liệu đã thu thập được đáp ứng được yêu cầu thiết kế thì không cần bổ sung gì thêm;

b) Trường hợp nếu tài liệu đã thu thập được vẫn còn thiếu hoặc chưa đủ độ tin cậy hoặc không có thì

phải khảo sát bổ sung đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của từng giai đoạn thiết kế.

5.5 Thành phần và nội dung khảo sát ĐCCT giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC)

5.5.1 Mục đích

a) Để giải quyết những vấn đề mới phát sinh cần làm rõ hoặc những vấn đề còn tồn tại ở giai đoạn

TKKT hoặc giai đoạn lập DAĐT;

b) Khảo sát mới các mỏ VLXD, trường hợp mỏ VLXD đã khảo sát không sử dụng được vì lý do nào đó

(không đền bù giải tỏa được, đã được sử dụng vào việc khác hoặc không đủ trữ lượng).

5.5.2 Đối với tuyến đê xây dựng mới

5.5.2.1 Thành phần khảo sát

a) Khoan, đào, xuyên;

b) Thí nghiệm hiện trường;

c) Thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý;

d) Lập hồ sơ báo cáo địa chất.

5.5.2.2 Nội dung và khối lượng

5.5.2.2.1 Khoan, đào, xuyên

a) Trường hợp chỉnh lý tuyến công trình: phương pháp, khối lượng khảo sát thực hiện như khảo sát

tuyến đê trong giai đoạn TKKT;

b) Trường hợp làm rõ những vấn đề còn tồn tại ở giai đoạn TKKT: Bổ sung khoan hoặc xuyên tại các

khu vực nghi ngờ, như sau:

- Trong điều kiện địa chất phức tạp: Khoảng cách 20 ÷ 50 m/1 hố;

- Trong các điều kiện khác: Khoảng cách 50 ÷ 100 m/1 hố;

- Độ sâu các hố khoan hoặc xuyên: 4B (B là chiều rộng đê tính từ chân đê thượng lưu đến chân đê hạ

lưu);

c) Trường hợp khảo sát mới các mỏ VLXD: Thực hiện như trong mục Khảo sát vật liệu xây dựng trong

tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8477-2010.

5.5.2.2.2 Thí nghiệm trong phòng và ngoài trời

Thực hiện như mục thí nghiệm trong phòng và ngoài trời trong giai đoạn TKKT.

5.5.2.3 Lập hồ sơ địa chất công trình giai đoạn TKBVTC

22

Page 23: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

5.5.2.3.1 Báo cáo khảo sát ĐCCT giai đoạn TKBVTC

Chương 1. Tổng quát;

1.1 Giới thiệu chung: Tổ chức khảo sát ĐCCT; Nhân sự chính tham gia thực hiện; Thời gian tiến hành

khảo sát; Các căn cứ và cơ sở để tiến hành khảo sát ĐCCT.

1.2 Các căn cứ pháp lý: Bao gồm các luật, quy định, tiêu chuẩn, các văn bản và quyết định của cấp có

thẩm quyền.

1.3 Trang thiết bị và phương pháp sử dụng để khảo sát.

1.4 Tóm tắt nội dung đề cương khảo sát ĐCCT

- Giới thiệu những nét cơ bản của dự án.

- Giới thiệu đặc điểm chung của phương án chọn về địa điểm công trình.

- Tóm tắt công tác khảo sát ĐCCT đã thực hiện ở giai đoạn lập TKKT.

- Tóm tắt khối lượng khảo sát ĐCCT đã thực hiện.

Chương 2. Điều kiện địa chất chung khu vực nghiên cứu;

2.1 Địa hình, địa mạo;

2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu;

2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý.

Chương 3. Điều kiện địa chất công trình (ĐCCT) và địa chất thủy văn (ĐCTV) tuyến đê;

3.1 Tóm tắt tình hình địa chất đã khảo sát trong giai đoạn TKKT

3.2 Nội dung và yêu cầu khảo sát bổ sung

3.3 Bổ sung hoặc thay đổi các biện pháp xử lý đã được chọn đối với điều kiện ĐCCT phức tạp

3.4 Dự kiến những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình thi công và vận hành công trình

Chương 4. Vật liệu xây dựng (VLXD);

4.1 Tóm tắt kết quả khảo sát VLXD ở giai đoạn TKKT

4.2 Yêu cầu về vật liệu sử dụng

4.3 Đánh giá trữ lượng và chất lượng giai đoạn TKBVTC

4.4 Kiến nghị về VLXD

Chương 5. Kết luận và Kiến nghị;

5.1 Các kết luận tổng quát về điều kiện ĐCCT của dự án

5.2 Các kiến nghị và lưu ý

5.3 Các bảng biểu và phụ lục kèm theo.

23

Page 24: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

- Phụ lục thống kê kết quả thí nghiệm trong phòng: Bảng thống kê các chỉ tiêu cơ lý lực học của đất và

đá nền công trình; Bảng thống kê các chỉ tiêu cơ lý lực học của vật liệu xây dựng thiên nhiên.

- Phụ lục thống kê kết quả thí nghiệm ngoài trời: thí nghiệm địa chất thủy văn (đổ nước, múc nước), thí

nghiệm xuyên tĩnh, xuyên tiêu chuẩn….vv

- Phụ lục kết quả thí nghiệm tính chất đặc biệt của đất vật liệu xây dựng: trương nở, co ngót, tan rã,

hàm lượng muối (nếu có)…vv.

5.5.2.3.2 Tập Bản vẽ Địa chất Công trình giai đoạn TKBVTC

a) Khoan, đào:

- Bình đồ ĐCCT & ĐCTV vùng tuyến đê hoặc tuyến đê (nếu chỉ có 1), tỷ lệ 1:1000;

- Các mặt cắt ngang, dọc địa chất tỷ lệ 1:200;

- Bình đồ phân bố VLXD;

- Các mặt cắt ngang, dọc của mỏ VLXD;

b) Địa vật lý:

- Bình đồ các tuyến đo địa vật lý tỷ lệ 1:10000;

- Các bản vẽ cắt ngang, dọc 1:1000.

c) Các loại bản đồ khác (nếu có):

- Bản đồ kiến tạo và địa động lực;

- Bản đồ chấn tâm động đất và các vùng phát sinh chấn tâm động đất.

5.5.2.3.3 Tài liệu gốc Địa chất Công trình

a) Tài liệu ghi chép, mô tả trong quá trình đo vẽ ĐCCT;

b) Tài liệu thăm dò địa vật lý;

c) Hình trụ các hố khoan đào. Đối với hố khoan máy phải có thêm nhật ký, biểu đồ lấp hố;

d) Ghi chép và tính toán kết quả thí nghiệm trong phòng và ngoài trời;

e) Tập ảnh đo vẽ ĐCCT và ảnh hòm nõn khoan máy;

f) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

5.5.3 Đối với tuyến đê nâng cấp

a) Trường hợp tài liệu đã thu thập được đáp ứng được yêu cầu thiết kế thì không cần bổ sung gì thêm;

b) Trường hợp nếu tài liệu đã thu thập được vẫn còn thiếu hoặc chưa đủ độ tin cậy hoặc không có thì

phải khảo sát bổ sung đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của từng giai đoạn thiết kế.

5.6 Thành phần và nội dung khảo sát ĐCCT giai đoạn báo cáo kinh tế kỹ thuật (BCKTKT)

24

Page 25: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

5.6.1 Mục đích

a) Phục vụ cho những công trình có quy mô nhỏ (quy định tại điều 13, mục 1, khoản b của Nghị định

chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình số 12/2009/NĐ-CP), công tác khảo sát ĐCCT

chỉ lập một giai đoạn, cần phải đạt được yêu cầu về nội dung và khối lượng đảm bảo cho việc thiết kế;

b) Cần xác định được đầy đủ điều kiện địa chất công trình vùng tuyến, trên cơ sở đó lựa chọn được

tuyến tối ưu;

c) Xác định đầy đủ và cụ thể điều kiện địa chất công trình cũng như các thông số địa kỹ thuật tại vị trí

tuyến tối ưu;

d) Đề xuất và kiến nghị giải pháp xử lý nền móng phù hợp với điều kiện địa chất công trình tại vị trí

tuyến tối ưu;

e) Khảo sát và xác định chính xác trữ lượng và chất lượng VLXD thiên nhiên phục vụ việc xây dựng

công trình.

5.6.2 Đối với tuyến đê xây dựng mới

5.6.2.1 Thành phần khảo sát

a) Thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu đã có đặc biệt là các tài liệu địa chất công trình của các

dự án khác trong khu vực;

b) Đo vẽ địa chất công trình;

c) Khoan, đào, xuyên;

d) Thí nghiệm trong phòng và ngoài trời;

e) Lập hồ sơ báo cáo địa chất.

5.6.2.2 Nội dung và khối lượng

5.6.2.2.1 Khoan, đào, xuyên

Thực hiện khoan, đào (hạn chế), xuyên để thiết lập mặt cắt địa chất tim tuyến và các mặt cắt ngang

tuyến đê. Bố trí dọc tim tuyến 50 ÷ 75 m/1hố. Tại vị trí tương ứng trên mặt cắt ngang bố trí 1 hố ở

thượng lưu và 1 hố hạ lưu, khoảng cách từ các hố khoan này đến hố ở tim bằng (0,5 ÷ 1,5)B (với B là

chiều rộng đê tính từ chân đê thượng lưu đến chân đê hạ lưu). Độ sâu hố khoan dự kiến lấy bằng 4B;

- Xuyên tĩnh CPT: Chỉ thực hiện khi nền công trình có cấp đất từ cấp I ÷ IV (phân cấp đất cho công tác

khoan đào) và chiều sâu không quá 30m với mục đích xác định địa tầng, giảm bớt khối lượng hố

khoan. Số lượng 30 ÷ 50 % tổng số hố khoan khảo sát;

- Trường hợp khảo sát mới các mỏ VLXD: Thực hiện như trong mục Khảo sát vật liệu xây dựng trong

tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8477-2010.

5.6.2.2.2 Thí nghiệm trong phòng và ngoài trời

25

Page 26: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

a) Thí nghiệm ngoài trời

- Đất tầng phủ pha tàn tích, đá phong hóa hoàn toàn và phong hóa mạnh: Thí nghiệm đổ nước, mỗi lớp

có 3 ÷ 6 giá trị hệ số thấm K;

- Đất cát, cuội sỏi: Thí nghiệm hút nước, mỗi lớp có 3 ÷ 6 giá trị hệ số thấm K;

- Đất tầng phủ pha tàn tích, đá phong hóa hoàn toàn và phong hóa mạnh, đất cát, cuội sỏi: Thí nghiệm

SPT, mỗi lớp có 3 ÷ 6 giá trị SPT.

- Đất sét trạng thái chảy, dẻo chảy: Thí nghiệm cắt cánh, mỗi lớp có 3 ÷ 6 giá trị Su.

b) Thí nghiệm mẫu trong phòng:

- Đất phủ tàn tích, đá phong hóa hoàn toàn và phong hóa mạnh, cát, cuội: Thí nghiệm 7 hoặc 17 chỉ

tiêu, tùy theo yêu cầu tư vấn. Số lượng mẫu 6 ÷ 10 mẫu/1 lớp;

- Đất sét trạng thái chảy, dẻo chảy: Ngoài 17 chỉ tiêu trên, cần xác định các giá trị cố kết (C v, Cs, Pc),

hàm lượng hữu cơ (%), độ PH. Số lượng mẫu nguyên dạng 6 ÷ 10 mẫu/1 lớp;

- Mẫu nước ngầm: 3 ÷ 6 mẫu/1 tầng chứa nước.

5.6.2.3 Lập hồ sơ địa chất công trình giai đoạn BCKTKT

5.6.2.3.1 Báo cáo khảo sát ĐCCT giai đoạn BCKTKT

Chương 1. Tổng quát;

1.1 Giới thiệu chung: Tổ chức khảo sát ĐCCT; Nhân sự chính tham gia thực hiện; Thời gian tiến hành

khảo sát; Các căn cứ và cơ sở để tiến hành khảo sát ĐCCT.

1.2 Các căn cứ pháp lý: Bao gồm các luật, quy định, tiêu chuẩn, các văn bản và quyết định của cấp có

thẩm quyền.

1.3 Trang thiết bị và phương pháp sử dụng để khảo sát.

1.4 Tóm tắt nội dung đề cương khảo sát ĐCCT

- Giới thiệu những nét cơ bản của dự án.

- Giới thiệu đặc điểm chung của phương án chọn về địa điểm công trình.

- Tóm tắt công tác khảo sát ĐCCT đã thực hiện ở giai đoạn lập TKKT.

- Tóm tắt khối lượng khảo sát ĐCCT đã thực hiện.

Chương 2. Điều kiện địa chất chung khu vực nghiên cứu;

2.1 Địa hình, địa mạo;

2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu;

2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý.

Chương 3. Điều kiện địa chất công trình (ĐCCT) và địa chất thủy văn (ĐCTV) tuyến đê;

26

Page 27: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

3.1 Khái quát công trình

3.2 Điều kiện ĐCCT và ĐCTV tại công trình

3.3 Đánh giá và so sánh điều kiện ĐCCT giữa các tuyến công trình (nếu có)

3.4 Dự kiến biện pháp xử lý đối với điều kiện ĐCCT phức tạp tại khu vực tuyến công trình

3.5 Kiến nghị lựa chọn phương án tuyến công trình

Chương 4. Vật liệu xây dựng (VLXD);

4.1 Yêu cầu VLXD thiên nhiên của dự án

4.2 Lựa chọn các bãi vật liệu xây dựng thiên nhiên

4.3 Đánh giá trữ lượng và chất lượng VLXD thiên nhiên của dự án

4.4 Kiến nghị về VLXD

Chương 5. Kết luận và Kiến nghị;

5.1 Các kết luận tổng quát về điều kiện ĐCCT của dự án

5.2 Các kiến nghị và lưu ý

5.3 Các bảng biểu và phụ lục kèm theo.

- Phụ lục thống kê kết quả thí nghiệm trong phòng: Bảng thống kê các chỉ tiêu cơ lý lực học của đất và

đá nền công trình; Bảng thống kê các chỉ tiêu cơ lý lực học của vật liệu xây dựng thiên nhiên.

- Phụ lục thống kê kết quả thí nghiệm ngoài trời: thí nghiệm địa chất thủy văn (đổ nước, múc nước), thí

nghiệm xuyên tĩnh, xuyên tiêu chuẩn….vv

- Phụ lục kết quả thí nghiệm tính chất đặc biệt của đất vật liệu xây dựng: trương nở, co ngót, tan rã,

hàm lượng muối (nếu có)…vv.

5.6.2.3.2 Tập Bản vẽ Địa chất Công trình giai đoạn BCKTKT

a) Khoan, đào:

- Bình đồ ĐCCT & ĐCTV vùng tuyến đê hoặc tuyến đê (nếu chỉ có 1), tỷ lệ 1:1000;

- Các mặt cắt ngang, dọc địa chất, tỷ lệ 1:200;

- Bình đồ phân bố VLXD;

- Các mặt cắt ngang, dọc của mỏ VLXD;

b) Các loại bản đồ khác (nếu có):

- Bản đồ kiến tạo và địa động lực;

- Bản đồ chấn tâm động đất và các vùng phát sinh chấn tâm động đất.

5.6.2.3.3 Tài liệu gốc Địa chất Công trình

27

Page 28: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

a) Tài liệu ghi chép, mô tả trong quá trình đo vẽ ĐCCT;

b) Hình trụ các hố khoan đào. Đối với hố khoan máy phải có thêm nhật ký, biểu đồ lấp hố;

c) Ghi chép và tính toán kết quả thí nghiệm trong phòng và ngoài trời;

d) Tập ảnh đo vẽ ĐCCT và ảnh hòm nõn khoan máy;

e) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

5.6.3 Đối với tuyến đê nâng cấp

a) Trường hợp tài liệu đã thu thập được đáp ứng được yêu cầu thiết kế thì không cần bổ sung gì thêm;

b) Trường hợp nếu tài liệu đã thu thập được vẫn còn thiếu hoặc chưa đủ độ tin cậy hoặc không có thì

phải khảo sát bổ sung đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của từng giai đoạn thiết kế.

28

Page 29: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

Phụ lục A(Tham khảo)

Hướng dẫn phân cấp đê

Căn cứ vào số dân được đê bảo vệ; tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội; đặc điểm

lũ, bão của từng vùng; diện tích và phạm vi địa giới hành chính; độ ngập sâu trung bình của các khu

dân cư so với mực nước lũ thiết kế; lưu lượng lũ thiết kế, mà xác định cấp đê như sau:

A1 Đối với đê sông

Bảng A1 – Phân cấp đê sông theo số dân được đê bảo vệ

Diện tích bảo vệ khỏi ngập lụt (ha)

Số dân được đê bảo vệ (người)Trên

1.000.0001.000.000 đến trên 500.000

500.000 đến trên 100.000

100.000 đến

10.000

Dưới 10.000

Trên 150.000 I I II II II

150.000 đến trên 60.000 I II II III III

60.000 đến trên 15.000 I II II III IV

15.000 đến 4.000 I III III III V

Dưới 4.000 III IV V

Bảng A2 – Phân cấp đê sông theo lưu lượng lũ thiết kế

Lưu lượng lũ thiết kế (m3/s) Cấp đêTrên 7.000 I - II

7.000 đến trên 3.500 II - III

3.500 đến 500 III - IV

Dưới 500 V

Bảng A3 – Phân cấp đê sông độ ngập

Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế (m)

Cấp đê

Trên 3m I - II

Từ 2m đến 3m II - III

Từ 1m đến 2m III - IV

Dưới 1m V

29

Page 30: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

A2 Đối với đê biển và đê cửa sông

Bảng A4 – Phân cấp đê biển và đê cửa sông theo số dân được đê bảo vệ

Diện tích bảo vệ khỏi ngập lụt (ha)

Số dân được đê bảo vệ (người)Trên

200.000200.000 đến trên 100.000

100.000 đến trên 50.000

50.000 đến

10.000

Dưới 10.000

Trên 100.000 I I II III III

100.000 đến trên 50.000 II II III III III

50.000 đến trên 10.000 III III III III IV

10.000 đến 5.000 III III III IV V

Dưới 5.000 III IV IV V V

Bảng A5 – Phân cấp đê biển và đê cửa sông

Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế (m)

Cấp đê

Trên 3m I - II

Từ 2m đến 3m II - III

Từ 1m đến 2m III - IV

Dưới 1m V

A3 Đối với đê bao, đê bối, đê chuyên dùng

Bảng A6 – Phân cấp đê bao, đê bối, đê chuyên dùng

Loại đê Khu vực bảo vệ khỏi ngập lụt Cấp đê

Đê bao, đê chuyên dùngThành phố, khu công nghiệp, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội … quan trọng III - IV

Các trường hợp còn lại IV - V

Đê bối Tất cả mọi trường hợp V

A4 Sau khi đê được xếp cấp thep quy định tại các Bảng A1, Bảng A2, Bảng A3, Bảng A4 và Bảng A5

có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm cấp đê, theo các tiêu chí sau đây:

- Đê bảo vệ các thành phố, các khu kinh tế, văn hóa, công nghiệp, quốc phòng, an ninh quan trọng;

- Đê bảo vệ các khu vực có đầu mối giao thông chính, các trục giao thông chính yếu của quốc gia, các

đường có vai trò giao thông quốc tế quan trọng;

- Đặc điểm lũ, bão của từng vùng;

- Phạm vi địa giới hành chính được đê bảo vệ;

- Đối với đê sông, trường hợp cấp đê được xác định theo Bảng A1 khác so với Bảng A2, Bảng A3 thì

lấy theo Bảng A1, tiêu chí tại Bảng A2, Bảng A3 sẽ là căn cứ để xét nâng hoặc giảm cấp cho đoạn đê.

30

Page 31: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

- Đối với đê biển và đê cửa sông, trường hợp cấp đê được xác định theo Bảng A4 khác so với Bảng

A5 thì lấy theo Bảng A4, tiêu chí tại Bảng A5 sẽ là căn cứ để xét nâng hoặc giảm cấp cho đoạn đê.

A5 Đoạn đê hữu sông Hồng từ K47+980 đến K85+689, thuộc địa bàn thành phố Hà Nội được xếp vào

cấp đê đặc biệt.

A6 Diện tích bảo vệ của đê sông là tổng diện tích bị ngập lụt kế cả diện tích trong các đê bao, đê

chuyên dùng khi vỡ đê, ứng với mực nước lũ thiết kế.

Diện tích bảo vệ của đê biển là tổng diện tích bị ngập do nước triều tương ứng với tần suất thiết kế

tràn vào khi vỡ đê biển.

A7 Các công trình giao cắt với đê phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của cấp đê tương ứng.

31

Page 32: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

Phụ lục B(Tham khảo)

Bản đồ phân vùng động đất Việt Nam

32

Page 33: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

Phụ lục C(Tham khảo)

Cấp phức tạp về điều kiện địa chất công trình

CấpCác yếu tố xác định cấp

Đơn giản (A) Trung bình (B) Phức tạp (C)

Điều kiện địa mạo Chỉ có một đơn nguyên địa mạo, bề mặt nằm ngang và không phân cắt (góc nghiêng nhỏ hơn 150)

Có một vài đơn nguyên địa mạo. Bề mặt nghiêng, phân cắt yếu.

Có nhiều đơn nguyên địa mạo. Bề mặt phân cắt mạnh. Sườn dốc trên 300.

Địa chất trong đới tác dụng tương hỗ của công trình và môi trường địa chất

Về thạch học không quá 2 lớp, đá nằm ngang hoặc hơi nghiêng. Tầng đánh dấu biểu hiện rõ. Chiều dày lớp và thế nằm không biến đổi nhiều, tính chất đất đá ít thay đổi, đá lộ nhiều.

Về thạch học không quá 4 lớp đá nằm nghiêng hoặc vát nhọn. Chiều dày thay đổi theo quy luật. Tính chất đất đá biến đổi theo quy luật. Đất đá cứng có mái lớp không bằng phẳng và bị phủ.

Thung lũng bị cắt vào các lớp đá bị phân cắt mạnh của nhiều loại đá có tuổi khác nhau, mái đá gốc không đều. Chiều dày đệ tứ lớn (có lúc trên 20m) với nhiều nguồn gốc khác nhau. Những đới phá hủy kiến tạo có nơi tới trên 20m.

Địa chất thủy văn Nước dưới đất có thành phần hóa học đồng nhất và tàng trữ trong các lớp đất đá đồng nhất.

Hai hay nhiều lớp chứa nước với thành phần hóa học không đồng nhất hoặc nước có áp.

Nước dưới đất không đồng nhất về thành phần hóa học cả theo đường phương và chiều dày. Các lớp chứa nước trong đất đá đệ tứ cũng phức tạp. Nước có áp biến đổi nhiều theo đường phương.

Các quá trình địa chất trong quá trình thiên nhiên

Không ảnh hưởng gì tới công trình và môi trường xung quanh.

Có quá trình địa chất vật lý bất lợi phát triển mạnh cần có một số biện pháp để bảo vệ công trình và môi trường xung quanh.

Phát triển rộng rãi các quá trình địa chất vật lý. Ảnh hưởng của chúng tác động tới công trình. Cần nhiều biện pháp bảo vệ công trình và môi trường xung quanh.

Động đất (phân theo hệ MSK64)

Nhỏ hơn cấp 6 Cấp 6 ÷ 7 Cấp 8 và lớn hơn

33

Page 34: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

Phụ lục D(Tham khảo)

Phân loại trạng thái của đất dính theo độ sệt

Độ sệt IL Trạng thái của đấtB < 0

0 < B < 0,250,25 < B < 0,500,50 < B < 0,75

0,75 < B < 1B > 1

RắnNửa rắn

Dẻo cứngDẻo mềmDẻo chảy

Chảy

34

Page 35: TIÊU CHUẨN VIỆT NAM · Web view2.2 Cấu trúc ĐC, ĐCTV, động đất và tân kiến tạo tại khu vực nghiên cứu 2.3 Các hiện tượng địa chất vật lý

TCVN … : 2012

Phụ lục E(Tham khảo)

Phân loại đất chứa hữu cơ

TT Hàm lượng hữu cơ Phân loại đất

1 Từ 10% 25% Đất có hàm lượng hữu cơ thấp

2 Từ 25% 40% Đất có hàm lượng hữu cơ trung bình

3 Từ 40% 50% Đất có hàm lượng hữu cơ cao

35