tÌm hiỂu khÁi quÁt vỀ cao Đài giáoŒm hiỂu khÁi quÁt vỀ cao Đài giáo dà trung...

92
LIệU TU HọC LưU HàNH NộI Bộ 2001 ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH Soạn Giả DÃ TRUNG TỬ SưuTậ p TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo

Upload: lamlien

Post on 11-May-2018

223 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

tư liệu tu học lưu hành nội bộ

2001

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘTÒA THÁNH TÂY NINH

Soạn GiảDÃ TRUNG TỬ

Sưu Tậ p

TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo

Page 2: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

2

Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai. info. Mọi góp ý, đề nghị bổ túc, sửa đổi những sơ sót, có thể có, xin vui lòng gởi điện thư vào địa chỉ: tamnguyen351@live. com

Thành thật tri ơn Soạn Giả DÃ TRUNG TỬ, Ban Phụ Trách Phổ Biến Kinh Sách Website daocaodai. info đã bỏ nhiều tâm-huyết và công sức trong việc sưu tập, biên khảo, đánh máy, in ấn hay phổ biến trên Website ngỏ hầu Giáo-Lý Đại-Đạo được phổ truyền rộng rãi, lưu lại di-sản tinh-thần vô-giá cho thế-hệ hiện tại và nhiều thế-hệ tiếp nối mai sau.

California, 22/10/2013Tầm Nguyên

Page 3: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

3

TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀCao Đài Giáo

DÃ TRUNG TỬ sưu-tập

2001

tư liệu tu học lưu hành nội bộ

ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

Page 4: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

4

Page 5: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

5

MỤC LỤC

� TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CAO ĐÀI GIÁO �������������������������������������������� 11

� TIỂU DẪN � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 15

� NGUYÊN NHÂN KHAI SÁNG CAO ĐÀI GIÁO � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 17

� NGUỒN GỐC KHAI NGUYÊN Cao Đài Giáo � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 19

� MUC ĐÍCH VÀ TÔN CHỈ CỦA CAO ĐÀI GIÁO � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 21

Mục đích� � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 21Tôn chỉ � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 26

– Phương tu hành theo Tam giáo Quy nguyên: � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �26

– Phương tu hành theo Ngũ chi Phục nhứt: � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �27

� SƠ LƯỢC NHỮNG NÉT KHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 29

QUAN NIỆM VỀ THƯỢNG ĐẾ VÀ Vũ-trụ � � � � � � � � � � � � 29QUAN NIỆM VỀ BẢN NGUYÊN CON NGƯỜI� � � � � � � � � � 36THIÊN CHỨC CON NGƯỜI� � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �44ĐẠO ĐỨC LÀ NỀN MÓNG ĐỂ XÂY DỰNG HẠNH

PHÚC & AN LẠC � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 45BIỂU TƯỢNG THỜ PHỤNG � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 48Ý NGHĨA TAM KỲ PHỔ ĐỘ � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 52

Thời kỳ thứ nhứt: � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �52Thời kỳ thứ hai:� � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 53Thời kỳ thứ ba: � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 53

� TỔ CHỨC GIÁO HỘI � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 55

Bát Quái Đài � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 55

Page 6: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

6

Hiệp Thiên Đài � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 55Cửu Trùng Đài � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 57

Cửu Trùng Đài Nam Phái: � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 58Cửu Trùng Đài Nữ phái � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 58

TỔ CHỨC HỘI THÁNH � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 60NHÂN SỰ HỘI THÁNH ANH � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �60HỘI THÁNH EM � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 61CÁC CƠ QUAN TRONG NGUỒN MÁY HÀNH

CHÁNH QUẢN TRỊ CỦA ĐẠO CAO ĐÀI � � � � � � � � � 61PHÂN CẤP HÀNH CHÁNH � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 63

Tổ chức hành chánh � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �63Cơ sở thờ tự � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �64

� KINH SÁCH CAO ĐÀI � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 67

� SINH HOẠT VÀ ĐƯỜNG HƯỚNG TU HÀNH CỦA TÍN ĐỒ � � � � � � � � � � 71

Đường hường tu hành � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 71Phương diện sinh hoạt, lập công và

thăng tiến của tín đồ � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 72Con đường lập vị và tu luyện của tín

đồ khi có đủ công đức � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �73 � NHỮNG CHI TIẾT KHÁC � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 75

Xưng hô � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 75Sự bình đẳng nam nữ � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 76

� NHẬN ĐỊNH MỘT SỐ NÉT CHÍNH YẾU của CAO ĐÀI GIÁO theo CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 77

Linh hồn là một siêu thực thể trường tồn � 77Đạo Cao Đài là một tôn giáo luôn tôn

trọng sinh mạng� � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 79

Page 7: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

7

Cao Đài Giáo vừa là một tôn giáo hòa đồng Tam giáo sẵn có, vừa là một tân tôn giáo � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 81

a� Tôn giáo tổng hợp hoà đồng � � � � � � � � � � � � � � 81b� Tân tôn giáo � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �82

� THAY LỜI KẾT � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � 89

Page 8: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

8

Page 9: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

9

Tòa-Thánh Tây-Ninh

Page 10: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

10

Page 11: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

11

TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CAO ĐÀI GIÁO

☐ Tiểu Dẫn ☐ Nguyên nhân khai sáng Cao Đài Giáo ☐ Nguồn gốc khai nguyên Cao Đài Giáo ☐ Mục đích và tôn chỉ Đạo Cao Đài ☐ Giáo lý sơ yếu ☐ Tổ chức giáo hội ☐ Kinh sách căn bản ☐ Sinh hoạt và phương hướng tu hành của người tín đồ ☐ Một số chi tiết khác ☐ Nhận định vài nét khái yếu của Cao Đài Giáo qua cái

nhìn hiện đại ☐ Thay lời kết

Page 12: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

12

Page 13: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

13

Lời Đức Chí-Tôn:

“ ... Vốn từ trước Thầy lập ra Ngũ chi Ðại-Ðạo là: Nhơn-đạo, Thần-đạo, Thánh-đạo, Tiên-đạo, Phật-đạo. Tuỳ theo phong hoá cuả nhân loại mà gầy Chánh-Giáo, là vì khi trước Càn-vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn-loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi.

Còn nay thì nhơn-loại đã hiệp đồng. Càn-Khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn-loại nghịch lẫn nhau: nênThầy mới nhứt định quy nguyên phục nhứt.”Thánh Giáo ngày 24 tháng 4 năm

1926 (TNHT/Q1/ Tr.19)

Page 14: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

TIỂU DẪN

14

Page 15: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

TIỂU DẪN

15

TIỂU DẪN

Những tiết mục sau đây cốt giới thiệu khái quát về Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Cao Đài Giáo), một

tôn giáo được Thượng Đế khai sáng tại Việt Nam đến nay non một thế kỷ.

Đây là một tài liệu tóm lược, dành cho các môn sinh đạo giòng vừa thành niên, sắp lập thệ để trở thành người tín đồ thiệt thọ, và để thế hệ trẻ có một khái niệm về những nét ưu việt của Tôn giáo mình đang tín ngưỡng, hầu đủ đức tin vững bước trên đường Đạo. Vì theo lời Đức Hộ Pháp thì đức tin là sự nhận thức chân lý, do nơi đức tin ấy mà quyết định cái tinh thần đạo đức của mình, chớ không phải cám dỗ nhồi sọ, tạo thành mê tín.

Đây cũng là tài liệu truyền giáo đầu tay, giới thiệu cho những người muốn tìm hiểu một cách khái quát về Cao Đài, và cung cấp cho những cảm tình viên trước khi nhập môn một số tư liệu căn bản, vì không cần phải uống cạn giòng suối, mà chỉ nếm một ngụm thôi, cũng đủ thưởng thức cái hương vị ngọt ngào trong lành của nó. Về phương diện truyền giáo, Đức Hộ Pháp cũng dạy, chỉ cần lấy ngôn ngữ chỉ hơn, chỉ thiệt để cho hàng trí thức tìm hiểu mà đến, chứ không khuyến dụ cám dỗ cho người ta biết nó. Việc truyền giáo Đạo Cao Đài đi từng bước một, từ từ mà tiến, không cần phải dục tấn. (Theo huấn

Page 16: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

TIỂU DẪN

16

dụ của Đức Hộ Pháp trong Hội Nhơn sanh tại Nữ Đầu sư đường ngày 30 tháng tám Tân Mão / 1952).

Đạo lý rộng bao la, lại cao vô cực, nên mấy giòng sau đây chắc chắn là không thể giới thiệu trọn hình Chơn pháp của Cao Đài, nhưng đối với những người mới tìm hiểu thì chỉ cần hiểu biết qua những nét căn bản, trước khi bắt tay vào nghiên cứu những kinh điển chính thống của Đại Đạo sẽ được dễ dàng hơn.

Page 17: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NGUYÊN NHÂN KHAI SÁNG CAO ĐÀI GIÁO

17

NGUYÊN NHÂN KHAI SÁNG CAO ĐÀI GIÁO

Nhân sinh quan Cao Đài Giáo cho rằng: Con người do Thượng Đế vốn lành tạo dựng, Ngài cho

con người đến thế gian đặng học hỏi để tiến hoá, nhưng khi nhập thế con người lại nặng mang phàm thể, nên đã gây ra nhiều tội lỗi, và lãng quên điều lương thiện và đã xa rời Ngài.

Vì Thượng Đế đã tạo dựng nên chúng sanh, đã dành trọn sự thương yêu và luôn cưu mang nhân loại, nên từ khi có loài người đến nay Thượng Đế đã hai lần cho các Vì Giáo chủ giáng trần để giáo hoá loài người và mong mỏi cứu vớt họ trở về hội nhập với Ngài. Đó là lý do các Tôn giáo đã xuất hiện trên thế gian vào Nhứt kỳ và Nhị kỳ Phổ Độ.

Ngày nay tuy đời sống con người đã đạt được nhiều tiến bộ trong lãnh vực văn minh vật chất, nhưng về văn minh tinh thần thì càng ngày càng suy thoái, họ xa rời đạo đức, một số người đánh mất lương tâm. Những bậc ưu thời mẫn thế cũng đã nhận thấy sự kiện nầy, nên từ thế kỷ XV một triết gia kiêm văn hào Pháp Francois Rabelais (1494-1553) đã nhận định rằng:

“Science sans conscience, n’est que ruine de l’ âme” (Khoa học mà không có lương tâm, chỉ là sự băng hoại tâm hồn).

Mặt khác tuy nhân loại đã tiếp xúc rộng rãi với nhau,

Page 18: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NGUYÊN NHÂN KHAI SÁNG CAO ĐÀI GIÁO

18

nhưng phần lớn cũng vẫn còn mang bản chất phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo. Còn đứng về phương diện tín ngưỡng, ngày nay nhờ sự giao thông tiến bộ, mà các tôn giáo đã truyền bá song song với nhau trên khắp thế giới, nhưng về mặt tâm linh, nhân loại lại đóng khung trong tôn giáo mình đang phụng thờ, vì những giáo lý, giáo luật và nghi lễ khác nhau giữa các tôn giáo, mà nhân loại đã chống đối lẫn nhau, thậm chí những phần tử cực đoan còn tạo nên những cuộc ác chiến tàn sát lẫn nhau.

Thượng Đế vì thương yêu con cái của Ngài, nên ngày nay chính Ngài đã giáng linh dùng huyền diệu Tiên gia giáng cơ giáo Đạo, để quy tụ Lương sanh khai sáng ra Đại Đạo Tam kỳ Phổ Độ (Sự cứu độ lần thứ ba) gọi tắt là Cao Đài Giáo, với tôn chỉ là Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi phục nhứt, cốt để thức tỉnh loài người biết nhìn nhau cùng một cội nguồn, hầu cứu vớt nhân loại tránh khỏi hoạ diệt vong. nên khai Đạo lần nầy mới có tên là Tam Kỳ Phổ Độ.

Page 19: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NGUỒN GỐC KHAI NGUYÊN CAO ĐÀI GIÁO

19

NGUỒN GỐC KHAI NGUYÊN CAO ĐÀI GIÁO

Cách đây non một thế kỷ, vào khoảng những năm 1920 đến 1925, Đức Chí-Tôn Ngọc Hoàng Thượng

Đế đã giáng linh dùng huyền diệu Tiên gia giáng cơ giáo Đạo, quy tụ các lương sanh tiền bối lập thành Hội Thánh để độ dẫn quần sanh. Danh từ «Cao Đài» theo nghĩa đen chỉ «một nơi cao». Theo nghĩa bóng, được hiểu là nơi cao nhất (Đầu thượng viết Cao Đài) nơi đó Thượng Đế Chí Tôn ngự trị. Đấng có danh xưng đầy đủ là «Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát».

Trong thời gian tiền khai gầy dựng nền móng gần 5 năm. Đến ngày 01 tháng 09 Bính dần (1926), 28 vị đại diện cho 247 tín đồ đầu tiên, đồng ký tên vào tờ Khai đạo do Ngài Lê văn Trung viết bằng Pháp văn, gởi lên Thống đốc Nam kỳ lúc đó là ông Le Fol. Đây không phải là một đơn xin phép, mà là một Bản Tuyên ngôn sáng lập một tôn giáo lấy tên là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Tờ Khai Đạo nầy đã được ông Le Fol vui vẻ tiếp nhận. Sau đó Hội Thánh cũng đã gởi tuyên cáo đến các vị Hoàng đế, Tổng thống, Nguyên thủ quốc gia, các Hiệp hội của các nước trên thế giới, cùng các cơ quan truyền thông báo chí thông báo sự khai sáng nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trên đất nước Việt Nam.

Để đặt cơ sở ban đầu cho nền Đạo, các vị tiền bối

Page 20: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NGUỒN GỐC KHAI NGUYÊN CAO ĐÀI GIÁO

20

đã mượn chùa Từ Lâm Tự tại Gò Kén Tây Ninh, là một ngôi chùa Phật giáo thuộc phái đạo Thiền mới xây cất còn dở dang, khi mượn chùa nầy Hội Thánh Cao Đài phải kiến tạo thêm cho hoàn chỉnh. Nên vào ngày 15 tháng 10 nhằm ngày rằm Hạ nguơn năm Bính Dần (18-11-1926), Lễ Khai Đạo đã được tổ chức tại chùa Từ Lâm tự, tuy trước đó đã có 5 năm chuẩn bị, nhưng đến năm Bính Dần Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mới chính thức khai sáng tại nước Việt Nam, và cũng chính thức ra mắt với nhân loại trên toàn thế giới.

Khi đặt cơ sở đầu tiên tại chùa Từ Lâm tự một thời gian ngắn, thì Ơn Trên đã giáng cơ chỉ dẫn Hội Thánh đến mua một khu rừng 96 mẫu của một Pháp kiều tại làng Long Thành, để làm cơ sở ban đầu cho nền Đạo, đến nay nơi nầy đã trở thành Thánh Địa trung ương của Cao Đài Giáo.

Page 21: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

MUC ĐÍCH VÀ TÔN CHỈ CỦA CAO ĐÀI GIÁO

21

MUC ĐÍCH VÀ TÔN CHỈ CỦA CAO ĐÀI GIÁO

MỤC ĐÍCH

Triết lý đạo Cao Đài xem chúng sanh đều có chung một nguồn gốc từ Đấng Cha lành Thượng

Đế, nên khuyên con người phải lấy nhân nghĩa để đối xử với nhau. Khi loài người biết thương yêu và hòa hảo với nhau thì sẽ tạo nên “Thế giới nhân nghĩa đại đồng» và một nền hòa bình dân chủ, tự do sẽ đến với toàn nhân loại. 

Trong lãnh vực Thế đạo, Cao Đài khai sáng với mục đích xây dựng từng con người mầu mực, để có một gia đình yên vui hạnh phúc, một xã hội thanh bình. Lý tưởng này được thể hiện qua hai câu liễng trước cổng Chánh môn tại Đền Thánh trung ương Tây ninh:

“Cao thượng Chí Tôn Đại Đạo hoà bình dân chủ mục”“Đài tiền Sùng bái Tam Kỳ Tam Kỳ cọng hưởng tự do quyền”

Đạo Cao Đài còn chủ trương nâng cao khí phách người dân, để họ có thể làm tròn thiên chức của mình:

“Đem chơn chánh phô bày trừ mị,Nâng niu cho dân khí lẫy lừng.

Dân thì biết phận làm dân,Chúa cho đáng chúa, đình thần đáng quan”.

(Nữ trung tùng phận.)

Về bổn phận làm dân, Đạo cũng khuyên rằng:

Page 22: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

MUC ĐÍCH VÀ TÔN CHỈ CỦA CAO ĐÀI GIÁO

22

“Chớ làm con giặc tôi loàn,Thuế sưu đóng đủ đừng toan kế tà”.

(Kinh Sám hối).

Trong Thế đạo, Cao Đài Giáo lấy nhơn nghĩa làm giềng mối, nếu con người giữ tròn nhơn nghĩa, mới biết coi nhau như anh em, xem xã hội như nhà chung, xem Vũ-trụ với chúng sanh là nhứt thể, lấy đức háo sanh của Thượng Đế làm tiêu chuẩn cho lẽ sống, hầu kiến tạo một thế giới đại đồng cả tinh thần lẫn vật chất.

Cao Đài Giáo chấp nhận sự bất đồng đẳng giữa người và người, vì giữa con ngưởi luôn luôn có sự chênh lệch bất đồng với nhau, sở dĩ có sự bất đồng đẳng nầy là do kết quả sự tinh tấn (cố gắng) của mỗi cá thể, vì thế con người luôn khác biệt nhau về trình độ tiến hoá, nên Đạo Cao Đài khuyên:

Mỗi người phải biết giữ Đạo trung dung, tự tìm cho nhau một sự sống chung hoà hợp, vừa để bảo tồn mạng sống của mình một cách an vui tự tại, vừa cứu giúp những sinh hồn chung quanh mình được tự do hạnh phúc.

Vì khi con người biết Đạo trung thứ, thì sẽ thấy rằng dù cho một thế lực có hùng mạnh đến đâu cũng không thể dùng cường bạo để bức bách người khác tuân phục mình, mà chỉ có tình thương mới đem con người lại gần nhau, biết nâng đỡ lẫn nhau, để cho mỗi người được tự do sống đúng theo tánh phận của mình, không cưỡng đặt ý muốn của mình lên người khác, theo kiểu “kéo cổ vịt cho dài, thâu giò hạc cho ngắn” làm đảo điên nhân thế.

Mục đích nầy còn được thể hiện qua các Thánh thi sau đây:

Page 23: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

MUC ĐÍCH VÀ TÔN CHỈ CỦA CAO ĐÀI GIÁO

23

Chẳng quản đồng tông mới một nhà,Cùng nhau một Đạo tức một ChaNghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi.Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Hòa.

(Thi văn dạy Đạo)

Hoặc là:Từ đây nòi giống chẳng chia ba,Thầy hiệp các con lại một nhà.Nam Bắc cùng rồi ra ngoại quốc,Chủ quyền chơn đạo một mình ta.

(Thi văn dạy Đạo)

Mục đích của Đạo Cao Đài về Thế đạo nhằm hoàn thiện hóa con người và xây dựng xã hội bình đẳng, dân chủ, tự do, để đạt đến cứu cánh Nhân nghĩa đại đồng. Như vậy Thế đạo nhân nghĩa đại đồng tương ứng với đường lối hay phương pháp giải quyết vấn đề nhân sinh với các tiêu chí sau đây:

❒ Lấy nhân bản làm nền tảng, trong đó nhân quyền nhân vị, tự do dân chủ được tôn trọng, nhân tính được phát huy.

❒ Tạo cho xã hội có được cuộc một sống an lạc, trong đó nhân loại được bình đẳng, không phân biệt giai cấp, đảng phái, tôn giáo hay quốc gia chủng tộc.

❒ Theo nghĩa rộng nó còn đem tình bác ái lan tỏa đến tới vạn hữu chúng sinh, từ những sinh vật nhỏ nhất cho đến cầm thú và loài người, mà người Cao Đài thường gọi là đời “Thánh đức”.

Còn về phần Thiên Đạo thuộc phương diện tâm linh, Đạo Cao Đài có mục đích hướng dẫn nhân loại một

Page 24: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

MUC ĐÍCH VÀ TÔN CHỈ CỦA CAO ĐÀI GIÁO

24

phương hướng tu hành để giải thoát luân hồi sanh tử.Trên phương diện giải thoát, Đạo Cao Đài dẫn dắt

con người tránh xa sự ràng buộc của lục dục thất tình, bằng phương pháp lập công bồi đức, phụng sự chúng sanh; song song với thiền định tịnh luyện, để khả dĩ đạt được phẩm vị hiền nhơn, rồi từ từ tiến lên Thần Thánh Tiên Phật, giúp con người thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Muốn thế, người tu Thiên đạo phải thực hiện Tam lập là Lập đức, Lập công, Lập ngôn, để giải quả tiền khiên tiêu trừ nghiệp chướng, mà muốn được vậy thì việc làm hữu hiệu nhất là thực hành sứ mạng cứu độ tha nhân (Có công phổ độ giải tiền khiên), khi công đức tương đối đầy đủ, người tu sẽ tiến lên lãnh vực Thượng thừa, tức là sẽ được nhập tịnh thất để chơn sư hướng dẫn tu luyện thân tâm, đó là phương pháp Luyện Tinh hóa Khí, Luyện Khí hóa Thần, Luyện Thần hườn Hư, luyện Hư huờn Vô. Theo lời dạy của Đức Hộ Pháp thì “Hư vô là Đạo tâm. Tâm lý hư vô là đạt ba cái không: người tu bỏ được danh, lợi, quyền, sẽ đạt Pháp đắc Đạo.”.

Về Thiên đạo, Cao Đài xem mỗi linh hồn là Chơn-linh phân tánh từ Thượng Đế, tuy về mặt thân xác hữu hình có phân biệt, nhưng về linh hồn đều là anh em với nhau. Đức Chí Tôn đã dạy rằng:

“Thầy đã nói: Đãi cả môn đệ Thầy đồng một mực, bất luận bậc phẩm, kẻ nào căn nhiều quả nặng, thì Thầy giao nhiều trách nhiệm lớn lao, kẻ nào căn ít, quả thiệt thòi, thì lãnh phần trách nhiệm nhỏ nhen; cả thảy đều con của Thầy, trừ ra tôn ti thượng hạ trong việc hành chánh, thì đồng một bậc cả, chẳng ai đặng vì quyền mà lấn lướt, chẳng ai đặng vì mạng lịnh mà

Page 25: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

MUC ĐÍCH VÀ TÔN CHỈ CỦA CAO ĐÀI GIÁO

25

đè ép, xua đuổi ai...” (Thánh giáo ngày 26 tháng 2 Mậu

thìn/16-04-1928/ TNHT/Q2).

Trong Tam kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn lấy Nho tông chuyển thế, nên về khái niệm công bình của Cao Đài cũng giống như Đạo Nho, lấy yếu quyết ngắn ngọn để làm phương châm là:

“Cái gì mình không muốn người ta làm cho mình thì mình đừng làm cho người khác”

(Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân/ Luận ngữ - Vệ Linh Công).

Như vậy về phương diện công bằng, Thượng Đế không chủ trương san bằng tài sản, mà san bằng tham vọng của con người bằng đời sống đạo đức, lấy bác ái vị tha làm tôn chỉ, không áp bức bóc lột lẫn nhau, biết nhường cơm xe áo, chia vui sớt thảm với nhau, thì sự chênh lệch tài sản, của cải vật chất là do kết quả của mỗi người, nếu nổ lực làm ăn lương thiện mà có, thì cũng hợp với lẽ công bình.

Thiên đạo công bình giải thoát là Đạo pháp tu hành để người tu đạt được sự giải thoát toàn diện, không còn đau khổ phần thể xác hay phiền não tâm hồn tại thế gian, và xa hơn nữa được giải thoát linh hồn khỏi vòng sanh tử luân hồi. Khi người tu đã đắc quả Thiên đạo, thì lúc còn sống được an vui tự tại và sau khi thoát xác mọi linh hồn đều được bình đẳng với nhau sống vĩnh viễn trong cỏi Thiêng Liêng hằng sống, nơi nầy các Tôn giáo còn gọi là Thiên đường hay Niết Bàn, những linh hồn nầy không còn bị đầu kiếp trở lại phàm trần nữa.

Tóm lại mục đích của Cao Đài Giáo theo lời Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc là tạo dựng cho thế gian:

Page 26: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

MUC ĐÍCH VÀ TÔN CHỈ CỦA CAO ĐÀI GIÁO

26

� Một Thiên Đạo Công bình Giải thoát. � Một Thế Đạo Nhơn nghĩa Đại đồng.

TÔN CHỈ

Theo chơn truyền Cao Đài Giáo thì tất cả Tôn giáo đều cùng một nguồn gốc và cùng một chân lý. (Tam giáo đồng nguyên, vạn giáo nhất lý), nên tất cả Tôn giáo trên thế gian đều có một nguồn gốc từ Thượng Đế, do đó Tôn chỉ Cao Đài Giáo là: “Tam giáo quy nguyên Ngũ Chi phục nhất”. Tam giáo là Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo. Ngũ Chi là Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo. Tôn chỉ nầy cốt dung hòa những quan điểm bất đồng giữa các tôn giáo với nhau.

Quy Tam giáo Hiệp ngũ chi, còn là một đường hướng tu hành trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ, xin lần lược giải thích sau đây:

– PHƯƠNG TU HÀNH THEO TAM GIÁO QUY NGUYÊN:

Điều nầy Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã dẫn giải rằng:

“Ai sanh dưới thế nầy cũng phải giữ đủ tôn chỉ của ba Đạo là: Nhơn đạo, Tiên đạo và Phật đạo mới làm tròn phận sự của con người”.Bởi vì muốn làm một con người hoàn hảo, thì phải

giữ đủ Tam cang Ngũ thường theo Nho giáo, phải trau luyện Tinh, Khí, Thần để được thông minh sáng suốt theo Tiên giáo, còn phải giữ Từ bi Bác ái theo Phật giáo để sống chung hoà bình với nhau. Đó là phép tu luyện rốt ráo theo tôn chỉ Tam giáo Quy nguyên.

Page 27: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

MUC ĐÍCH VÀ TÔN CHỈ CỦA CAO ĐÀI GIÁO

27

– PHƯƠNG TU HÀNH THEO NGŨ CHI PHỤC NHỨT:

Điều nầy Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc cũng dẫn giải như sau:

“Thầy hiệp ngũ chi đặng làm một trường học năm lớp cho mình tu luyện, chẳng khác nào một trường học phàm kia vậy, lần bước lên đặng đoạt thủ địa vị mình, hễ ngồi đặng phẩm vị nào, thì địa vị mình ở nơi ấy”.

(Diễn văn Đức Hộ Pháp đọc tại Toà Thánh Tây ninh ngày 14/12 Mậu thìn - 1928).

Như vậy con người muốn đạt được tột phẩm vị tại thế gian thì phải qua một trường có năm lớp:

❒ Lớp một: là học làm Hiền nhân Quân tử (tu thân tề gia) theo Nhơn đạo.

❒ Lớp hai: Làm tròn trách nhiệm quốc gia và thi hành nghĩa vụ quốc tế (Trị quốc bình thiên hạ) theo Thần đạo.

❒ Lớp ba: là tự Thánh hoá bản thân (Siêu phàm nhập thánh) theo Thánh đạo.

❒ Lớp bốn: là Luyện Tinh Khí Thần để minh mẫn khương kiện theo Tiên đạo.

❒ Lớp năm: là Tham thiền nhập định để giải thoát sinh tử luân hồi theo Phật đạo.

Trong Tam kỳ Phổ độ con người phải trải qua năm lớp học nêu trên để đạt được phẩm vị Hiền nhân quân tử, rồi tiến lên Thần, Thánh, Tiên, Phật mới đạt được tột phẩm vị của mình tại thế gian.

Page 28: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

28

Page 29: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉT KHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

29

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉT KHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

Giáo lý sơ yếu:

* Thượng Đế và Vũ-trụ.* Bản nguyên con người

QUAN NIỆM VỀ THƯỢNG ĐẾ VÀ VŨ-TRỤ

Theo Chơn truyền của Cao Đài Giáo tin tưởng rằng có một Đấng tự hữu và hằng hữu đã tạo dựng

nên Vũ-trụ và vạn hữu chúng sanh, trong đó có con người, tuỳ theo tín ngưỡng của từng địa phương mà loài người tôn xưng Đấng ấy bằng nhiều danh hiệu khác nhau, đó là Thượng Đế, là Đức Chúa Trời, là Jê-hô-va, là Bhrama, là Allah, là Tạo hoá, Hoá công, là Chân như, là Đạo, là Vô cực…

Các tín ngưỡng nầy đã đóng một vai trò quan trọng trong suốt chiều dài hình thành lịch sử văn hoá của nhiều dân tộc. Ngày nay các nhà khoa học xã hội trong thời đại chúng ta cũng đã thừa nhận rằng tín ngưỡng tôn giáo là một phần quan trọng trong sinh hoạt văn hoá của con người không thể thiếu được.

Trong Tam kỳ Phổ Độ Đức Chí Tôn (Thượng Đế) đã khải thị về sự hình thành Vũ-trụ rằng:

“Khi chưa có chi trong Càn khôn Thế giới thì khí hư vô sinh ra có một Thầy, Ngôi của Thầy là Thái cực, Thầy

Page 30: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

30

phân Thái cực ra Lưỡng nghi, Lưỡng nghi phân Tứ tượng, Tứ tượng biến Bát quái, Bát quái biến hoá vô cùng mới lập ra Càn khôn Thế giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là: vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm gọi là chúng sanh.Các con đủ hiểu rằng: Chi chi hữu sanh cũng do bởi Chơn-linh Thầy mà ra, hễ có sống ắt có Thầy. Thầy là cha của sự sống…”

(TNHT/Q2)

Theo Thánh giáo trên đây thì Thượng Đế có từ trong Hư Vô Chi Khí, nên Ngài Tự có, Hằng có và Hằng còn.

Ngôi của Thượng Đế là Thái Cực, Ngài vận chuyển Thái Cực phân ra Lưỡng nghi là Âm Dương, rồi Âm tăng trưởng cực đại là Thái âm, sinh thêm Thiếu dương, Dương tăng trưởng cực đại là Thái dương sinh thêm Thiếu âm hiện tượng nầy gọi là Tứ tượng. Từ đây là Thượng Đế có đầy đủ Ba ngôi đó là:

� Ngôi một là Thái cực. � Ngôi hai là Lưỡng nghi (Âm Dương. � Ngôi ba là Tứ tượng (Thái âm, Thiếu dương, Thái dương, Thiếu âm).

Trong Kinh Dịch dùng các biểu tượng: Vòng tròn là Thái cực. Đen là âm, Trắng là dương, điểm trắng nhỏ nằm trong một nửa đen lớn là Thiếu dương, điểm đen nhỏ nằm trong một nửa trắng lớn là Thiếu âm..

Hình vẽ tượng trưng ba ngôi theo diễn tả trong Kinh Dịch như sau:

Page 31: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

31

Ngôi 1: – THÁI CỰC

Một khối hổn độn hàm tàng Âm DươngNgôi 2: – LƯỠNG NGHI

Âm Dương phân biệtNgôi 3: – TỨ TƯỢNG

Thái âm, Thiếu dươngThái dương, Thiếu âm

Rồi Thượng Đế biến Ngôi Ba Tứ Tượng ra Bát quái là tám hiện tượng gồm có:

❒ (☰) Càn là Trời. ❒ (☵) Khảm là Nước.

Page 32: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

32

❒ (☶) Cấn là Núi. ❒ (☳) Chấn là Sấm sét. ❒ (☴) Tốn là Gió. ❒ (☲) Ly là Lửa. ❒ (☷) Khôn là Đất. ❒ (☱) Đoài là Ao đầm.

Rồi do âm ( ) dương ( ) trong tám hiện tượng này phối hợp mà sanh sanh hoá hoá ra Vũ-trụ và vạn hữu chúng sanh. Nên ngày nay chúng ta thấy từ một nguyên tử ly ty trong cơ cấu vật chất cho đến những đại tinh cầu trong không gian đều hiện hữu hai lực lượng Âm Dương nầy, nên Kinh Thiên Đạo có câu:

“Cơ sanh hoá Càn Khôn đào tạo,Do Âm Dương hiệp đạo biến thiên”.

Về Vũ-trụ hiện hữu, Thượng Đế cho biết rằng do Ngài Chưởng quản, nên trong Kinh Ngọc Hoàng có nêu:

“Thượng chưởng Tam thập lục thiên, Tam thiên thế giới. Hạ ốc Thất thập nhị địa, Tứ Đại Bộ châu”

(Trên chưởng quản 36 tầng trời, 3.000 thế giới, dưới coi 72 địa cầu và 4 Bộ châu lớn).

Theo Lời Kinh trên thì trong Vũ-trụ có 36 tầng trời, 4 Bộ Châu lớn, và 3000 thế giới, nơi đây thuộc về vô hình, các phần nầy đều ở trong không trung, mắt người không nhìn thấy. Còn 72 hành tinh thuộc về hữu hình, có sự sống từng bậc cao thấp khác nhau, Như vậy là 72 địa cầu nầy đều có nhân loại sinh sống, và trình độ dân trí ở mỗi địa cầu khác nhau, trong đó hành tinh số 1 là nhân loại phát triển cao nhất và hành tinh thứ 72 kém phát triển nhất. Địa cầu chúng ta ở là hành tinh số 68.

Page 33: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

33

Sự-kiện này cũng phù-hợp với những điều mà gần đây các nhà khoa-học tìm thấy các hành tinh mới có sự sống, hoặc đã căn-cứ vào những hiện-tượng UFO(1) xuất-hiện ở nhiều nơi trên thế-giới, họ đã phỏng-đoán rằng rất có thể có những nền văn-minh ở các hành-tinh khác cao hơn chúng ta.

(1). UFO: Unidentified flying object (những vật thể bay không xác-định, ám-chỉ dĩa bay của người ngoài hành-tinh đến.

Quan niệm về Thượng Đế và vũ trụ Cao Đài có nguồn gốc từ Đạo Lão và Dịch lý của Đạo Nho:

Theo Đức Lão Tử, thì trước khi Trời Đất xuất hiện đã có Đạo. Đó là Đạo vĩnh cữu, không hình dáng, không có tên gọi, nên gượng gọi là Đạo. Rồi Đạo sinh “Một”, Một sanh “Hai”, Hai sanh “Ba”, Ba sanh vạn vật, như được đề cập tới trong Đạo Đức Kinh. Theo Dịch lý thì Một là Thái cực, Hai là Âm Dương, Ba tức nguồn năng lượng do Âm Dương tương tác hỗn hiệp mà phát sinh đó là Tứ tượng tức là trong Thái dương có Thiếu âm, trong Thái âm có Thiếu dương. Từ Tứ tượng sinh ra Bát quái, từ Bát quái biến hóa vô cùng mà tạo ra càn khôn thế giới và vạn hữu chúng sanh.

Sự hình thành Vũ-trụ theo lời Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc thì:

“Trước khi không có chi trong Càn Khôn Thế giới là Vô Vi. Thoạt nhiên hai lằn không khí chẳng biết gốc nơi đâu, kêu là “Hư Vô Chi Khí” đụng nhau, mới có Chơn-linh của Thầy, và ngôi của Thầy là “Thái cực” Trái lữa Thái cực là cơ hữu hình, vâng lịnh Thầy mà

Page 34: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

34

phân ra “Lưỡng nghi” (âm dương) rồi biến ra “Bát quái” nhứt nhứt có trật tự”.

(Diễn văn của Đức Hộ Pháp đọc tại Tòa Thánh Tây ninh ngày 14-2 Mậu thìn / 5-3-1928).

Ngày nay giới khoa học gọi sự đụng chạm nầy là hiện tượng Big Bang (tiếng nổ lớn) đã xảy ra, sau tiếng nổ nầy Vũ-trụ được hình thành nhanh chóng và hoàn hảo từ giây phút đầu tiên. Như vậy chính từ đây Thượng Đế đã xuất hiện. Vũ-trụ lúc nàylà một khối Thái cực là khối lửa mờ mịt, và để tạo nên sự cân bằng, Thượng Đế đã phân ra Âm Dương. Thượng Đế cai quản Dương và phân thân ra «Diêu Trì Kim Mẫu» để cai quản Âm. Đó là Mẹ của hằng hà sa số sinh linh, và sự vật trong Vũ-trụ. Nhờ có Âm Dương, Vũ-trụ đã được định hình đa dạng và hài hòa. Do đó, tín đồ Cao Đài không chỉ thờ phụng Thượng Đế, (còn được gọi là «Thầy») mà còn thờ «Diêu Trì Kim Mẫu» (còn gọi là Phật Mẫu), đối với thế gian gọi nhiều danh hiệu khác nhau như Cửu Thiên Huyền Nữ, Tây Vương Mẫu, Thiên Hậu, Lão Mẫu, Đức Mẹ hằng cứu giúp, Đức Mẹ Thế gian...

Do đó Đạo Cao Đài quan niệm Vũ-trụ có một bản thể tối sơ gọi là Hư vô chi khí, trong bản thể ấy đã hàm tàng hai nguồn năng lực nguyên thủy của Dương và Âm là Lý và Khí. Thái Cực là nguyên lý hay nguyên động lực thúc đẩy hai nguồn năng lực Âm Dương trong Vũ-trụ để sanh hóa vạn vật: «Thái Cực lấy cơ thể Âm Dương mà phân thanh biện trược, làm máy động tịnh để gom tụ khí Hư vô đặng hóa sanh muôn loài vạn vật.»

Vậy trước khi có Thái Cực đã có Khí – Lý là gốc của Âm Dương thuộc về Tiên thiên. Còn gọi là “Hư vô chi khí”.

Page 35: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

35

Còn sau khi Thái Cực hóa sanh vạn vật thì trong mỗi vật đều tiềm ẩn hoặc bộc lộ tính chất Âm Dương. Đó là Âm Dương thuộc Hậu thiên.

Dịch Hệ từ thượng có câu: «Nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo». Đối với Đạo Cao Đài đó là nguyên lý cơ bản để giải thích nguồn gốc và cứu cánh của chúng sanh. Sanh hóa do Đạo mà tiến hóa cũng bởi Đạo.

Đó là tất-cả những gì Đức Chí-Tôn cho con người của thời-đại ngày nay biết về phương-thức và tuần-tự của sự tạo-dựng nên Vũ-trụ và vạn hữu chúng sanh ở buổi ban-sơ, trong đó có con người và Thần Thánh Tiên Phật; Ngài đã ban cho mỗi loài, mỗi vật đều có hai phần, một phần hữu-hình đó là thể xác, một phần vô-hình đó là linh-hồn, hai phần này nương vào nhau mà sinh-hóa tồn tại.

Đức Chí Tôn đã phân tánh giáng sanh ra “Bát phẩm chơn hồn” là:

❒ Vật chất hồn (trong đó có Kim thạch hồn). ❒ Thảo mộc hồn. ❒ Thú cầm hồn. ❒ Nhơn loại hồn. ❒ Thần hồn. ❒ Thánh hồn. ❒ Tiên hồn. ❒ Phật hồn

Bát phẩm chơn hồn nầy đầu kiếp vào một thể xác tương ứng mà tiến hóa thành chúng sanh. Nên trong Phật Mẫu Chơn Kinh có câu:

“Thiên cung xuất vạn linh tùng Pháp,

Page 36: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

36

Hiệp âm dương hữu hạp biến sinh.Càn Khôn sản xuất hữu hình,

Bát hồn vận chuyển hoá thành chúng sanh”.Theo luật tiến hóa nầy thì tám loại chơn hồn nêu trên

đầu kiếp xuống trần gian, mang thể xác tương ứng để tiến hóa, vật chất lên thảo mộc, thảo mộc lên thú cầm, thú cầm lên nhơn loại, rồi nhơn loại tiến hóa lên Thần Thánh Tiên Phật. Như vậy linh hồn tiến hóa theo phương thức nầy.

Còn sự sanh-hóa về thể xác thì đã được Đức Chí-Tôn và Phật Mẫu trù định từ buổi ban-sơ, đó là Ngài đã ban cho mỗi loài một hình dáng và một mầm sống nguyên-thủy khác nhau, mà ngày nay khoa-học gọi là yếu-tố di-truyền, chứa đựng trong mỗi tế-bào, từ sinh-vật nhỏ như con kiến, đến sinh-vật to lớn như cá voi, đều chịu sự chi-phối của yếu tố nầy, nhờ yếu-tố nầy mà một con kiến sẽ sinh con kiến, chứ con kiến không thể sinh ra con cá voi, hầu hết các sinh-vật biết cựa-quậy, bò-lết, bay-liệng, bơi-lội, leo-trèo, chạy-nhảy, giống nào sẽ sinh ra giống ấy, do đó chúng ta tin rằng Thượng-Đế đã tạo dựng nên con người, đầu đội trời chân đạp đất, giữa sai khiến được muôn vật ngay từ ban đầu, Chơn truyền Cao Đài Giáo còn gọi dó là “nguyên nhân” (người nguyên thỉ) chứ không thể một con vượn dã thú mà là thủy tổ của loài người được.

QUAN NIỆM VỀ BẢN NGUYÊN CON NGƯỜI.

Nêu lên quan điểm về  bản nguyên con người, tức là Nhân sinh quan Cao Đài gồm có các yếu điểm sau đây:

� Quan niệm về nguồn gốc con người.

Page 37: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

37

� Quan niệm về công dụng cõi đời. � Quan niệm về lý tưởng cuộc sống và nghĩa vụ

làm người.Nhân sinh quan của Cao Đài Giáo cho rằng con

người được Đức Thượng Đế Chí-Tôn tạo dựng, như vậy con người có nguồn gốc và có cùng một chất-liệu với Ngài, nên cũng mang những nét linh-diệu, sáng suốt, trường tồn như Ngài; còn những sinh-vật hạ-đẳng, thì tùy theo sự tấn-hoá, mà có những bản-năng khác nhau.

Nói một cách khác là Đức Chí-Tôn ví như một ngọn đuốc, còn chúng-sanh ví như những tia lửa, lớn nhỏ khác nhau, tuy cả hai đồng phẩm chứ không đồng lượng. Ta có thể nói từ Đức Chí-Tôn đến con người là một mạch sống nối liền, sự hoàn-thiện của Đức Chí-Tôn, có sẵn trong chúng-sanh, do đó chúng-sanh luôn được sống, hoạt-động và tồn-tại trong Ngài.

Luận về giá-trị nhân-phẩm theo Nhân-sinh-quan của Cao-đài-giáo thì có những đặc-điểm sau đây:

� Linh hồn con người là một siêu thực thể trường tồn bất diệt:

Con người là một linh hồn bất tử chứ không phải là một thân thể hữu-sanh, hữu diệt này, đời sống của nó được trải dài tại trần gian, đến bên kia cỏi tử; còn gọi là cỏi Thiêng-liêng hằng sống. Nên con người trường-tồn, chứ không chỉ giới hạn trong một kiếp sanh ngắn ngủi, từ chiếc nôi đến nấm mồ là hết.

� Linh hồn kết hợp với thể xác tạo một con người có sự sống hoàn hảo:

Theo quan niệm chung của các tôn giáo và nhân gian,

Page 38: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

38

thì con người được Thượng-Đế tạo dựng, có hai phần: thể-xác và linh-hồn, thể-xác tuy có sanh diệt, nhưng linh-hồn thì trường-tồn. Linh-hồn là một siêu thực-thể, được Thương-Đế phú-bẩm để chỉ huy thân xác, khi hồn lìa khỏi xác thì dù cho thân xác có hoàn-hảo bao nhiêu cũng vẫn bị thối-rửa. Chứ không phải thể xác sinh ra linh-hồn như một vài trường-phái đã nhận-đinh.

Còn theo Cao Đài Giáo thì giữa Linh hồn (vô hình) và thể xác (hữu hình), còn một thể khí làm trung gian giữa hồn và xác gọi là Chơn-thần hay là Vía (bán hữu hình), giống hệt như thể xác, khi thoát xác Vía có thể ẩn hiện, nhơn gian thường gọi hai thể nầy nhập chung là “hồn vía”. Cao Đài gọi ba thể nầy là Phàm thân (xác thân), Pháp thân (Đệ nhị xác thân hay là Vía), Linh thân (Linh hồn).

Linh-hồn có toàn quyền quyết-định duy trì hay hủy hoại thể-xác, như những người tự-tử vì chán đời, hoặc những người tuẩn-tiết để bảo-toàn phẩm-giá khi họ bị xúc-phạm. Như vậy chứng tỏ rằng linh-hồn luôn ở vị thế chỉ-huy và quyết-định sự sống còn của thân xác.

Khi linh hồn còn trong thân xác là sinh hồn, là người sống, còn gọi là “phàm nhơn”, khi hồn lìa xác (giải thể) là người chết còn gọi là “âm nhơn”. Giữa người sống và người chết có thể giao tiếp với nhau qua trung gian của các đồng tử, tức là các nhà “ngoại cảm”, bằng các phương tiện cơ bút, nhập xác... Ở một số người nhờ tu luyện, hoặc do thiên phú, họ có thể đạt được các phép thần thông như nhãn thông hoặc nhĩ thông, thì họ có thể thấy bóng vía hoặc nghe được tiếng nói của người chết (âm nhơn).

Ngày nay giới khoa-học xã-hội cũng thừa-nhận rằng: Con người ngoài cái thể-xác hữu sanh hữu diệt, lại có

Page 39: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

39

một linh-hồn trường-tồn bất diệt, và những linh-hồn nầy cũng có tri thức và có một cuộc sống bên kia cỏi tử rất là phong-phú, họ cũng có hạnh phúc khổ đau và có nhiều nhu-cầu cần tiếp xúc với người sống để thoả mãn cho họ.

Bằng chứng là hàng nghìn binh-sĩ chết trong chiến-tranh, thi-thể bỏ thất-lạc vùi lấp trên chiến-trường. Chính những linh-hồn tử-sĩ nầy đã tiếp-xúc với các nhà ngoại-cảm để nhờ thông-báo cho gia-đình họ, hoặc nhập xác các nhà ngoại-cảm để nói lên những điều họ mong muốn, nhờ đó mà hàng nghìn ngôi mộ của tử sĩ đã được tìm thấy qua phương-thức nầy, và được gia-đình cải-táng về nơi họ mong muốn. (Theo báo-cáo tại hội-nghị của các nhà khoa-học thuộc Trung-tâm Nghiên-cứu Tiềm-năng con người / Bộ môn Cận Tâm-lý, và thuyết-trình của các nhà ngoại-cảm(1) chuyên tìm hài cốt thất lạc, họp tại Hà-nội năm 2006).

Các sự kiện nêu trên, cũng phù-hợp với Cao Đài Giáo cho rằng tuy thể xác con người có sanh có diệt, nhưng linh-hồn vẫn trường-tồn, khi thoát xác lại có một đời sống rất là vinh-diệu nơi cỏi Thiêng-liêng hằng sống. Vì Thượng-Đế đã thừa-nhận rằng:

“Thầy là các Con, các Con là Thầy”. (TNHT/Q1).

(1). Ngoại cảm là những người có khả năng tiếp xúc với linh hồn người đã chết, còn gọi họ là đồng tử. Người ngoại cảm có thể nghe, hoặc thấy linh-hồn người chết, hoặc linh hồn người chết có thể nhập vào xác họ để nói lên những điều người chết mong muốn của mình.

� Con người hoàn-toàn có quyền tự chủ dìu-dắt thiên-lương của mình:

Con người có quyền tự-do tự định đoạt lấy số phận

Page 40: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

40

hầu hiện thực nhân cách của mình, nên dù cho trong kiếp sanh hiện-tại có bất-hạnh đến đâu, cũng cần phải vui-vẻ đón nhận một cách hiểu biết, vì đó là do nhân-quả của mình đã chiêu-cảm từ bao kiếp trước. Trong hiện-tại chỉ có cách cải-thiện là cố-gắng lập công bồi đức, hầu hóa giải oan khiên, tiêu trừ nghiệp chướng, gieo nhân lành, để hưởng phước ngay trong kiếp này và cả kiếp lai sinh, trong lĩnh-vực này Thượng-Đế cho con người có quyền tự chủ, nên trong Kinh Thiên Đạo có câu:

“Dù cho phải mực Thiên-điều,Cũng quyền tự-chủ dắt-dìu Thiên lương.”

(Kinh Giải oan).

Thượng Đế để cho con người tự-lập định-đoạt lấy số-phận của chính mình. Vì Ngài là Đấng công-bình không bao giờ thưởng phạt một cách vô cớ cả, điều nầy Đức Chí Tôn đã xác nhận rõ-ràng rằng:

«Thầy đã nói cho các con hay trước rằng: Nếu các con không tự lập ở cỏi thế nầy, là cái đời tạm của các con, thì Thầy cũng không bồng ẳm các con mà đở lên cho đặng… Ấy vậy vấn đề tự lập là vấn đề các con phải lo đó...»

(TNHT/Q1/tr. 98).

Đức Hộ-Pháp cũng đã thuyết-minh về lãnh-vực tự-chủ này như sau:

“Quyền tự chủ ấy, vẫn đã định trước, đặng làm cho cả nhơn-sanh vui theo cơ tấn-hoá...

Thiên-cơ đã lập ra có địa-ngục với thiên-đàng, ấy là cảnh thăng và cảnh đoạ.

Địa-ngục dành cho kẻ bạo tàn, thiên đàng dành cho người đạo-đức, thì cân công-bình Thiêng-liêng đã sẵn. Ấy

Page 41: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

41

vậy chẳng buộc ai vào địa ngục, mà chẳng nâng-đở ai vào thiên-đàng. Đôi đường hiển hiện, tự quyền lựa chọn, siêu đoạ tại nơi mình, các Đấng Thiêng-liêng duy có thương mà nhắc-nhở”.

(Chú-giải Pháp Chánh-Truyền của Đức Hộ Pháp).

� Mỗi người phải được tự-do sống đúng theo tánh-phận của mình:

Dưới trần-gian có sự công-bình tuyệt-đối, tuy trong cuộc sống có sự chênh-lệch giữa sang hèn, hoàn-hảo và tật-nguyền, đó là do nhân-quả của mỗi người, nhưng trong quan-hệ đối xử vẫn luôn luôn bình-đẳng, tôn-trọng lẫn nhau, do đó mỗi người phải được tự-do sống đúng theo tánh-phận của mình, không có sự phân-biệt đối-xử, Cho nên con người phải có bổn-phận thương-yêu giúp đở lẫn nhau, để mỗi người được tự-do tiến-hóa theo tánh-phận của mình.

Cỏi trần là một trường học, Con người là những sinh-viên đang theo học trên trường đời.

Cỏi trần là một trường học, đề mục học-hỏi ở trường đời đó là sự “khổ” các bài học đau khổ sẽ rèn-luyện, giúp cho con người tiến hóa. Như vậy con người là những sinh-viên đang theo học trên trường đời, nên tuỳ theo kết-quả thu-đạt, mà con người có những trình-độ khác nhau.

Nên ngay tại cỏi trần, con người được ở trên một địa-vị nào đó trong xã-hội, ngay cái thân phận của con người tốt hay là xấu là tự do mình tạo ra cả. Vì trong vũ-trụ có luật-pháp rất công-bình, đặt để cho mỗi người có một vai trò nhất định, trong một thời gian nhất định, đó chính là số-phận đã an-bài theo luật nhân-quả, nên dù có cao-sang hay thấp kém, cũng phải làm tròn cái bổn-phận

Page 42: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

42

của mình, để kiếp lai sinh hưởng được một quả vị cao hơn.Vòng xây chuyển nầy danh từ đạo học gọi là luân hồi

để tiến hóa, nhưng nếu trong một kiếp sanh nào đó gây ra nhiều nghiệp chướng tội tình, thì kiếp tái sinh sẽ không được cao thăng phẩm vị, mà phải chịu quả báo, nên mới có danh từ “luân hồi” và “quả báo” đi đôi với nhau.

Để tiến hóa con người phải trải qua nhiều lần đầu kiếp xuống thế gian, khi học hết các bài học tại cỏi trần, từ ác trược cho đến thiện thanh, phải nếm qua tất cả khổ đau cũng như hạnh phúc. Đến khi công-phu luyện-tập viên-mãn, đứng về mặt thể xác thì ta đã trả ơn thế-gian, bồi đắp nợ mãnh hình hài, đứng về phương-diện linh-hồn là ta đã đi hết bậc thang cuối cùng của một Chơn-linh đạt đến chỗ giác-ngộ, trọn lành và giải thoát, tức là con người đã trở nên một phần-tử trong Thánh-thể Chí-Tôn, để xoay cơ chuyển thế, thúc-đẩy cơ tiến-hóa của vạn-linh, làm cho trần gian mỗi ngày càng thêm tươi đẹp và Thánh-thiện.

Do đó Đức Chí Tôn đã dạy rằng:«Vẫn biết thế gian là bể khổ sông mê, nhưng chính thế gian là một chốn học đường của muôn loài vạn vật. Nhờ học đường ấy mà muôn loài vạn vật mới mở mang tiến hóa, sáng suốt tinh thần để tấn bộ trên nấc thang cao thượng». 

(Đại ThừaChơn Giáo tr.154)

� Số-mạng và tương-lai của con người không phải là một việc đã được an-bài hay định trước bởi Thượng-Đế, mà do nhân quả của mỗi người.

Trong vũ-trụ có luật-pháp rất công-bình, ngay thân

Page 43: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

43

phận mỗi người tốt hay xấu, là tùy theo quá-trình tiến-hóa của họ. Khi chết thể-xát thối-rã, nhưng tính-tình, dục-vọng, ý-chí vẫn còn giữ nguyên trong Chơn-thần (đệ nhị xác thân), cho đến khi đầu thai vào kiếp sống mới, thì những tính này sẽ trở nên cá-tính (personnality) cho kiếp sau. Ngay những thành-quả học hỏi được trong kiếp nầy cũng được lưu lại trong Chơn-linh (linh-thân) làm thành sự hiểu biết cho nhiều kiếp lai sinh. Cũng như các việc làm lành hay dữ trong kiếp trước cũng được Chơn-linh (linh thân) lưu lại, và sẽ tạo thành những thưởng hay phạt cho kiếp sau, nên mới có câu điều họa phước đeo đuổi theo con người như bóng nọ tùy hình. Ngay vấn-đề tội-lỗi của con người cũng do chính Chơn-linh của họ ghi chép và định tội-phước cho họ. Điều nầy Đức Hộ-Pháp đã dạy rằng:

«Tội lỗi chúng ta do Chơn-linh chúng ta ghi chép, và chính ta trị ta, chứ không có ai định tội cả, nơi Nam-Tào Bắc-Đẩu không có ai trị hết... không có một hình-luật nào buộc tội chúng ta cả. Mạng căn số kiếp của chúng ta đều do chúng ta định, chúng ta có quyền tự-do, quyền sở-hữu định mạng-căn cho chúng ta vậy».

(Trích thuyết đạo của Đức Hộ-Pháp đêm 26 tháng 01 năm Kỷ-sửu (23-02-1949).

Điều nầy cũng trùng-hợp với quan-điểm Duy-thức-học của Phật-giáo, cho rằng tội phước của con người sẽ được lưu giữ lại trong A-lại-da-thức, khi đi đầu-thai tái-kiếp, nó sẽ là chủng-tử cho kiếp lai-sinh. Nên nhà Phật cũng cho rằng tội phước của con người do chính mình tạo ra và tự thọ lãnh.

Page 44: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

44

THIÊN CHỨC CON NGƯỜI.

Theo tác-động của luật nhơn-quả mỗi linh-hồn phải mang theo nghiệp-chướng cùng sự hiểu biết của mình từ kiếp trước. Luật công-bình đó an-bài cho mỗi Chơn-linh một nơi đầu-kiếp tương-xứng, nơi đó sẽ tạo nên một khí-chất cho cả ba phương-diện hình-thể, tình-cảm và trí-tuệ, tốt hay xấu ngay từ trong bào-thai, tạo thành một định-mệnh, còn gọi là “Thiên chức” Trời ban, căn cứ theo luật nhân quả. Những ưu khuyết-điểm nầy sẽ tạo nên bản-chất của đứa trẻ từ khi mới lọt lòng mẹ, cho đến khi khôn lớn nên người. Nếu từ nhỏ được cha mẹ uốn-nắn, lớn lên biết cố-gắng tu-luyện, thì sẽ nhận lãnh một Thiên chức cao trọng hơn trong kiếp lai sinh.

Như vậy số-mạng và tương-lai của con người không phải là một việc đã được an-bài, hay quyết định trước bởi Thượng-Đế và nhất-định phải xảy ra đúng như thế, mà điểm quan-trọng trong tự-do của con người, là họ có thể cố-gắng vươn lên để thay đổi số-phận của mình, hầu trở nên tốt đẹp hơn, hoặc là họ buông-thả theo dục-tính để tự nhận lãnh một sự tệ-hại hơn, sự-kiện này còn tùy-thuộc theo mức độ tinh-tấn (cố gắng) của mỗi cá-thể.

Ngày nay các nhà khoa-học xã-hội cũng nhận ra rằng:“Trong tâm linh con người có một bộ máy vi-tính lượng-tử cực kỳ mạnh, tất-cả hành-động trong lúc sống, được ghi lại ở một File vô cùng đầy đủ và chính-xác, các dữ-kiện này được lưu-giữ trong một bộ nhớ vượt không-gian và thời-gian, lại luôn phát ra một từ-trường, nên những người có khả-năng ngoại-cảm đồng tầng số có

Page 45: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

45

thể tiếp nhận được…”(Theo báo cáo của các nhà khoa-học tại hội-

nghị thuộc Trung-tâm nghiên-cứu Tiềm năng con người / họp tại Hà-nội năm 2006).

ĐẠO ĐỨC LÀ NỀN MÓNG ĐỂ XÂY DỰNG HẠNH PHÚC & AN LẠC

Đức Chí Tôn đã khuyên con người phải ăn ở cho có đạo đức, thì mới mong hưởng được hạnh phúc an lạc, vì công-đức của mỗi người, đều được ghi chép và báo ứng đầy đủ:

“Muôn đức ngàn lành không sót một,Bao nhiêu công quả bấy nhiêu phần..

Thi-văn dạy Đạo.

Đối với những người xảo-trá cũng được Chí Tôn cảnh báo rằng:

“Huyền-diệu mũi kim qua chẳng lọt,Đừng đừng xảo mỵ gọi tài tình”.

(Thi văn dạy Đạo)

Đã là con người bất kỳ theo khuynh-hướng nào, dù duy-tâm hay duy-vật, dù có tín-ngưỡng hay bài bác thần-linh, dù không theo tôn-giáo nào, cũng không cần phải chuyển đổi mới gặp được Đạo, vì tất cả những thứ đó không phải là Đạo, mà Đạo có sẵn ngay trong mỗi người đó là “lương-tâm thiện-tánh”. Để đi vào đường Đạo thì mỗi người cần tỉnh-thức, nhìn thấy chân-tánh của mình, và tuân-thủ theo tiếng gọi của nó, là người đó đã ngộ Đạo. Nên các tôn giáo đã dạy:

� Phật giáo dạy: “Minh tâm kiến tánh” (làm sáng tỏ Tâm, thấy được Tánh)

� Lão giáo dạy: “Tu tâm luyện tánh” (Tu sửa tâm,

Page 46: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

46

rèn luyện tánh) � Khổng giáo dạy: “Tồn tâm dưỡng tánh” (Giữ

còn cái tâm hiền lương sẵn có, và nuôi dưỡng cái tánh vốn lành của mình đừng cho tập nhiễm điều xấu).

� Còn Đức Hộ Pháp dạy: “Lấy lương tâm làm chủ, giữ bổn thiện cho bền”.

Như vậy con đường Đạo và sự an-lạc không dành riêng cho một ai, không tìm ở đâu xa, cũng không nhờ một Đấng Thiêng-liêng nào ban cho, mà con người chỉ cần thực-hành đạo-đức, làm phải làm lành, đó là chúng ta đã thực-sự hành-đạo, thì sự an-lạc sẽ tức-khắc đến ngay.

Sự an lạc này không những đến với con người về phần tâm linh, mà cho cả thân xác hữu hình, đó là sức khỏe và tuổi thọ. Vì theo Tổ chức Y tế thế giới thì “sức khỏe là một trạng thái thỏa mái cả về thể chất lẫn tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hoạn hay thương tật” mà muốn đạt được trạng thái đó thì con người phải có một đời sống đạo đức, lương thiện thì mới hưởng trọn vẹn cả hai. Vì thế một triết-gia đã nói rằng:

“Ý nghĩa cuộc đời nằm ngay trong cuộc đời”.Tóm lại Nhân sinh quan Cao Đài bao gồm những mục

đích nhằm giải quyết các vấn đề nhân sinh như sau:1. Hoàn thiện bản thân con người.2. Mưu cầu sự ổn định cho quốc gia và sự thái

bình cho xã hội.3. Gieo tư tưởng thương yêu hòa hợp trong cuộc

sống hiện tại, để đạt đến một thế giới huynh đệ đại đồng.

Page 47: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

47

4. Dẫn đường cho tâm linh tiến hóa, đạt đến giải thoát sinh tử luân hồi.

Nên quan niệm về cuộc sống của con người, Cao Đài Giáo nêu một xã hội lý tưởng bao gồm một đời sống an lạc, được xây dựng trên tinh thần nhân bản của con người, còn gọi là một “xã hội Thánh đức” Nên Đức Chí Tôn có dạy:

«Ngày nào các con còn trông thấy một điều bất bình ở đời thì Đạo chưa thành vậy». 

(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển/ Q1/ tr.105)

Như thế bằng chứng thực tiễn trước tiên về thành quả của Đạo, chính là sự an lạc của cõi đời. Nên Cao Đài đích thực là một tôn giáo vì nhân sinh. Nên Đức Chí Tôn dạy:

«Các con biết Thầy là trọng thì biết trọng Đạo, mà hễ trọng Đạo thì cũng phải trọng cả chúng sanh”. 

(TNH/ Q1/ tr.94)

Vì thế quan điểm Cao Ðài là lập Ðạo ra là để cứu rỗi nhơn sinh, nghĩa là Thượng Ðế mở ra con đường cho nhân loại trở về với Thượng Ðế. Nhưng con đường ấy được mở đầu ở ngay tự thân con người và kết quả sẽ nhận được ngay trong cõi đời.

Như thế, nhân sinh quan Cao Ðài nhất trí với Vũ-trụ quan Cao Ðài ở điểm nhân bản. Nhân bản là bản chất là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người, thể hiện ra bằng nhân tính hay là tình thương, đó chính là Chơn ngã, còn gọi là Thánh tâm Trời ban cho mỗi người.

Ngay khi mới khai Đạo, Đức Chí Tôn đã nhắc đến bản chất của Thánh Tâm như sau:

“Thánh Tâm dầu phải chịu khổn trần đi nữa, thì chất

Page 48: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

48

nó cũng vẫn còn...” (Thánh giáo ngày 20 tháng tư năm Bính

Dần / 3-5-1926/ TNHT /Q1).

Như vậy Thánh chất trong Tâm, không bao giờ thay đổi, hay phai lạt, dù phải trải qua nhiều gian lao thử thách.

BIỂU TƯỢNG THỜ PHỤNG

Biểu tượng thờ phụng của Cao Đài Giáo là thờ một “Con mắt” tượng trưng cho Thiên Nhãn. Đức Chí Tôn đã dạy vì sao thờ Thiên Nhãn vào năm 1926, khi mới khai Đạo rằng:

... “Chưa phải hồi các con biết tại sao vẽ Thánh-Tượng “Con Mắt” mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu

chút đỉnh.Nhãn thị chủ tâm.Lưỡng quang Chủ Tể.Quang thị Thần.Thần thị Thiên.Thiên giả, Ngã giả.

(Thánh giáo ngày 13-1 Bính dần / 25-2-1926 / TNHT/Q1).

Năm câu hán văn trên có ý nghĩa đại khái rằng: Con mắt là chủ của tâm hồn. Hai ánh sáng là chúa tể (Ánh sáng mắt trái là dương, ánh sáng mắt phải là âm. Hai ánh sáng nầy tượng trưng cho âm quang và dương quang. Chí Tôn chủ dương quang, Phật Mẫu chủ âm quang, nên câu nầy có nghĩa là hai ánh sáng Dương quang và Âm quang là chúa tể của Vũ-trụ và vạn hữu chúng sanh). Ánh sáng là thần minh. Thần minh là Trời. Trời là ta vậy.

Vì Thượng Đế là Đấng không có hình dạng, hiện

Page 49: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

49

thân của Người là cả Vũ-trụ và vạn hữu chúng sanh, nên không thể lấy hình thể của một người nào tại thế gian tượng trưng cho Thượng Đế được.

Hơn nữa ngày nay nhân loại tuy đã giao lưu với nhau, nhưng đa số vẫn còn kỳ thị chủng tộc, chia rẻ tôn giáo. Nên nếu chọn một hình thể nào, hay Thượng Đế giáng trần ở một sắc dân nào, thì nhân loại ở vùng khác sẽ không phục tùng mà có lẽ còn sát hại là đằng khác. Nên ngày nay Đức Chí Tôn không giáng trần, mà dùng cơ bút để giáo Đạo, và chọn Con mắt của chúng sanh để tượng trưng cho Người, cho nên Đạo Cao Đài thờ Thiên Nhãn là thờ Đấng Thượng Đế Chí Tôn, nghĩa là thờ cái nguồn gốc của Vũ-trụ và vạn loại vậy.

Từ đó chúng ta suy ra thờ Thiên nhãn có những điểm trọng yếu sau đây:

� Con mắt là cửa ngỏ của tâm hồn, mà tâm hồn là nơi Tạo hóa ngự, còn gọi là Thần, Thần là lý Hư vô, Hư vô ấy là Trời, nên thờ Con Mắt là thờ Trời vậy.

� Thờ Thiên nhãn thể hiện Chí linh hiệp cùng Vạn linh. Ý nghĩa Thiên Nhãn bao gồm cả trong Thiên thượng và Thiên hạ.

❒ Thiên Thượng: Thiên Nhãn là Trời, là Ngôi Thái Cực trong Dịch lý. Trời là Đấng đầy đủ quyền hành Chí linh mà tạo thành Càn khôn thế giới. Cái không trung trên đầu ta là Trời. Đứng cầm quyền trên ấy là Đấng tạo hoá là Ngọc Hoàng Thượng đế là Chúa tể cả Càn khôn thế giới.

❒ Thiên Hạ: Thiên nhãn là biểu tượng trí thức của loài người; là hình trạng lương tâm của

Page 50: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

50

toàn nhân loại. Kiến thức là căn bổn của trí não, tinh thần. Muốn nhìn thì nhờ con mắt, muốn biết thì nhờ trí não.

� Thiên nhãn còn tượng trưng Thượng Đế ngự trong thâm tâm mỗi người, soi xét mọi ý nghĩ và hành vi của con người. Điều nầy Đức Chí Tôn đã xác nhận rằng :

“Trong lòng Thầy ngự động Thầy hay,Ngặt nỗi là xưa chẳng thế bày.Đạo hạnh khuyên con gìn tánh đức,Cửa cung Bạch ngọc cũng gần khai”.

(Thi văn dạy Đạo).

Nên Thờ Thiên Nhãn tại tư gia thể hiện ý nghĩa nhắc nhỡ cho người Đạo biết tùng Thiên lý,  làm điều thiện và tránh xa tội ác.

Đức Chí Tôn cũng không cần thờ Ngài nơi đền điện cao sang, mà Ngài chỉ cần cái tâm thành kỉnh của mỗi người là đủ làm tòa ngự cho Ngài. Điều này Đức Chí Tôn đã cho con cái Ngài biết như sau:

“Bạch ngọc từ xưa đã ngự rồi,Chẳng cần hạ giới vọng cao ngôi.Sang hèn trối mặc Tâm là chính,Tâm ấy Tòa sen của Lão ngồi.”

Thi văn dạy Đạo.

Ngày xưa chỉ có Vua là Thiên tử mới được thờ Trời và tế Trời, ngày nay Đức Chí Tôn ân tứ cho mỗi gia đình con cái của Ngài đều được thờ Ngài trong nhà để Ngài luôn luôn phò trì chở che khi họ gặp khốn khó, Nên Đức Chí Tôn đã dạy rằng:

Page 51: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

51

“Trần tục là nơi chỗ bể buồn,Các con nghe Đạo ráng nghe luôn.Trong nhà sẵn có Thầy đưa khó,Ách nạn chi chi cũng chảy tuông”.

Thi văn dạy Đạo.

Tóm tắt Giáo thuyết Cao Đài quy nạp vào hai nguyên lý sau đây:

1. Thiên địa vạn vật đồng nhất thể: (Trời đất vạn vật có cùng một bản thể).

2. Nhất bản tán vạn thù, vạn thù quy nhất bản: (Một gốc phân tán ra vạn hình thức sai biệt, vạn hình thức sai biệt quay về một gốc).

Từ nguyên lý thứ nhất, giáo lý Cao Đài quan niệm Trời và Người có cùng bản thể, có thể tương thông tương ứng và hợp nhất với nhau. Nên Đức Thượng Đế dạy:

«Thầy là các con, các con là Thầy» (TNHT/Q1)

Do đó mà chúng sanh đều đồng một Cha chung, nên phải thương yêu nhau, nhất là giữa người với người phải xem nhau như anh em ruột thịt, từ đó mới thực hiện được mục đích đại đồng nhân loại.

Từ nguyên lý thứ hai, giáo lý Cao Đài quan niệm Vũ-trụ là một trường tiến hóa có khởi điểm từ bản thể Chí Linh tức Thượng Đế, Người đã phân tánh giáng sanh, tạo ra vạn linh từ vật chất khoáng sản, đến thảo mộc, thú cầm, đến con người. Rồi từ con người tiến lên đến các bậc Thần Thánh Tiên Phật, cuối cùng trở về hợp nhất với Thượng Đế, đó là một trường tiến hóa cho cả vạn hữu

Page 52: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

52

chúng sanh. Nhưng con người khi nhập thế vì mê luyến hồng trần mà bị màn vô minh che khuất mất Thiên tánh bẩm sinh, nên tu luyện là cách làm cho con người tự vẹt tan màn vô minh bao phủ để làm sáng tỏ điểm nguyên linh ấy. Nhờ đó, khi thoát xác, Tiểu Linh Quang sẽ hội nhập trở lại cùng Đại Linh Quang đó tức là Thiên Nhân hợp nhất.

Do đó cứu cánh của con người là tiến hóa trở về với nguồn gốc của mình, mà cũng là hội nhập với khối Đại Linh Quang của của Vũ-trụ. Muốn thế, con người phải biết tu hành lập công bồi đức, để hoàn thiện hóa bản thân đến mức chí chánh chí chân. Giáo lý Cao Đài gọi đó là sự “Phản bổn hoàn nguyên”.

Ý NGHĨA TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Ba thời kỳ hiện thân và phổ độ của Thượng Đế:

Theo giáo lý Cao Đài thì từ thời tạo Thiên lập Địa tới nay có 3 lần Thượng đế phân thân giáng trần hay giáng linh để lập Đạo:

THỜI KỲ THỨ NHỨT:

Nhứt kỳ Phổ Độ: Thời kỳ này nhân loại còn thuần phát thiên lương, nhưng nếp sống còn lạc hậu, các Đấng Giáo chủ giáng trần cốt khai hóa dân trí:

❒ Đức Nhiên Đăng Cổ Phật mở Phật giáo ở Ấn Độ tương ứng thời vua Hiên Viên Huỳnh Đế bên Tàu.

❒ Đức Thái Thượng Đạo Tổ mở Tiên giáo ở

Page 53: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

53

Trung Hoa ❒ Vua Phục Hy khởi đầu Nho giáo ở Trung Hoa. ❒ Thánh Moise mở Do Thái giáo ở nước Do Thái.

THỜI KỲ THỨ HAI:

Nhị kỳ Phổ Độ: Thời kỳ nầy nhân loại tuy đã được khai hóa, nhưng vẫn sinh hoạt nội tư phương của mình, nhưng để sinh tồn và tiến hóa nhân loại phải đấu tranh, càng đấu tranh lại càng thù nghịch lẫn nhau, xa rời những lời giáo huấn của các Vì Giáo chủ, nên tôn giáo thất chơn truyền, đạo đức suy đồi. Vì thế nhân loại đã gây ra cảnh mạnh được yếu thua, khôn còn dại mất... Nên Thượng Đế cho các Vị Giáo chủ giáng trần để chấn hưng Tam giáo cứu độ chúng sanh lần thứ hai, lần nầy có:

❒ Đức Phật Thích Ca giáng sinh ở Ấn Độ, chấn hưng Phật giáo thời Nhứt Kỳ Phổ Độ, thời kỳ này đã mở ra Thích giáo với một giáo lý rất phong phú, thiết thực để giải khổ nhân sinh.

❒ Đức Thái Thượng Đạo Tổ giáng sinh ở Trung Hoa là Lão Tử, mở ra Lão giáo hay Đạo giáo để chấn hưng Tiên giáo.

❒ Đức Khổng Tử giáng sinh ở Trung Hoa, mở ra Khổng giáo để chấn hưng Nho giáo.

❒ Đức Chúa Jesus Christ giáng sinh ở nước Do Thái, mở ra Thiên Chúa giáo để chấn hưng Thánh Giáo.

THỜI KỲ THỨ BA:

Tam Kỳ Phổ Độ: Thời kỳ này nhân loại đã đạt được

Page 54: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SƠ LƯỢC NHỮNG NÉTKHÁI YẾU TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO

54

sự văn minh tiến bộ về phương diện vật chất, nhưng về tinh thần đạo đức lại suy thoái, lại nữa loài người trên thế giới đã tiếp cận với nhau như trong một làng mạc nhỏ bé... Các nền tôn giáo cũng truyền bá đồng hành khắp mọi nơi, nhưng vì những khác biệt trong giáo lý, giáo luật và nghi lễ, mà nhân loại đã nghịch lẫn nhau, tạo ra những cuộc chiến tranh đẩm máu về tôn giáo. Nên thời kỳ này Đức Chí-Tôn không giao chánh giáo cho tay phàm nữa, mà chính mình Thượng Đế giáng linh lập Đạo, bằng huyền cơ diệu bút.

Theo lời giải thích của Đức Hộ Pháp thì ngày nay trong Tam Kỳ Phổ Độ Đức Chí Tôn còn chọn ba vị Phật Thánh Tiên cầm quyền Tam Trấn thay mặt cho Tam Giáo giáng cơ lập đạo đó là:

❒ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (thay mặt Thích giáo).

❒ Đức Lý Thái Bạch (thay mặt Đạo giáo, đồng thời kiêm phẩm Giáo tông vô hình).

❒ Đức Quan Thánh Đế Quân (thay mặt Nho giáo).

Vì ba vị này lúc sinh tiền có đức hạnh vẹn toàn, đủ tư cách độ đời, đáng làm gương cho hậu thế. Ngày nay ba vị thọ mạng Chí Tôn chấp chưởng cơ quan mầu nhiệm, trấn nhậm Quyền hành, lập Luật pháp, Đạo Nghị định cho hiệp với Thiên thơ tiền định. Vì vậy nên toàn Đạo phải để tâm thành kỉnh phụng thờ Tam Trấn Oai Nghiêm.

Page 55: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

TỔ CHỨC GIÁO HỘI

55

TỔ CHỨC GIÁO HỘI

☐ Tổ chức giáo hội. ❒ Bát Quái Đài. ❒ Hiệp Thiên Đài. ❒ Cửu Trùng Đài. ❒ Các Hội Thánh

Về tổ chức Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có 3 đài: Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài.

BÁT QUÁI ĐÀI

Bát Quái Đài là nơi Đức Chí Tôn ngự trị chưởng quản Càn khôn Vũ-trụ, Thiên triều của Ngài gồm có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật là các Đấng trọn lành phụ sự.

Bát Quái Đài là linh hồn của Đạo, mọi giáo pháp của Đại Đạo do nơi Bát Quái Đài xuất phát. Vì Chí Tôn là Đấng tự hữu và hằng hữu đã tạo lập ra Càn khôn Vũ-trụ và vạn hữu chúng sanh. Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật là những chúng sanh đã đắc Đạo, trở lại phụng sự Thượng Đế, giáo hóa nhơn loại xây dựng xã hội bác ái, công bằng.

HIỆP THIÊN ĐÀI

Hiệp Thiên Đài là Đài bán hữu hình, do Hộ Pháp chưởng quản. Hiệp Thiên Đài có 2 sở dụng: Sở dụng Thiêng liêng nơi làm trung gian hội hiệp giữa con người (hữu

Page 56: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

TỔ CHỨC GIÁO HỘI

56

hình) với Đức Chí Tôn hay Thần, Thánh, Tiên, Phật (vô hình) qua cơ bút, và sở dụng Phàm trần là giử nhiệm vụ lập pháp và tư pháp trong Tôn giáo.

Về ý nghĩa Hiệp Thiên Đài, phần Pháp Chánh Truyền chú giải có ghi rõ:

❒ Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự cầm quyền Thiêng liêng mối Đạo. (Phẩm Giáo Tông của Cửu Trùng Đài muốn cầu Đức Chí Tôn hay các Đấng Thiêng Liêng phải đến Hiệp Thiên Đài).

❒ Hiệp Thiên Đài là Chơn-thần của Đạo. (là trung gian của Bát Quái Đài và Cửu Trùng Đài).

❒ Hiệp Thiên Đài là tay vén màng bí mật cho sự hữu hình và vô vi hiệp làm một..

❒ Hiệp Thiên Đài là luật lệ. (đối với Cửu Trùng Đài là chánh trị). Hiệp Thiên Đài là cơ quan bảo thủ luật pháp chơn truyền của Đạo.

Tổ chức nhân sự của Hiệp Thiên Đài:

Chư Chức sắc Đại Thiên phong Hiệp Thiên Đài đều do Đức Chí Tôn tấn phong qua cơ bút. Chia làm ba chi: Chi Pháp, Chi Đạo và Chi Thế. Nhân sự của Hiệp Thiên Đài tùy nhu cầu và sở năng mà phân bổ vào ba chi như sau:

� Chi Pháp: Hộ Pháp chưởng quản toàn Đài kiêm Chi Pháp. Chi Pháp có 4 vị Thời quân: Tiếp Pháp, Khai Pháp, Hiến Pháp, Bảo Pháp. Dây sắc lịnh thả mối ở giữa.

� Chi Đạo: Thượng Phẩm coi Chi Đạo. Chi Đạo có 4 vị thời quân: Tiếp Đạo, Khai Đạo, Hiến Đạo, Bảo Đạo. Dây sắc lịnh thả mối ở bên phải.

Page 57: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

TỔ CHỨC GIÁO HỘI

57

� Chi Thế: Thượng Sanh coi chi Thế. Chi Thế có 04 vị thời quân: Tiếp Thế, Khai Thế, Hiến Thế, Bảo Thế. Dây sắc lịnh thả mối ở bên trái.

Mười lăm phẩm này được mang dây sắc lịnh nơi mình khi hành đạo, và có quyền trao cho người thừa hành thay mặt mình đi hành sự, nên khi người nào mang dây sắc lịnh vào mình thì được toàn quyền hành xử, dù cho sai đúng mọi người đều phải vâng phục, không một bậc phẩm nào được phép vi lịnh. Theo truyền thống xưa nay của các Tôn giáo khi thấy Lịnh tiển, Lịnh bài, Lịnh sắc ở đâu, hoặc nơi người nào, cũng đều tôn kính vâng phục như là thấy Giáo chủ vậy.

Về sau Hiệp Thiên Đài có thêm Thập Nhị Bảo Quân là Chức sắc Hàn lâm viện do Đức Chí Tôn tấn phong qua cơ bút, và Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn lập thêm các chức sắc cấp dưới từ Tiếp dẫn Đạo nhơn xuống đến Sĩ tải. Đức Hộ Pháp lập thêm phẩm Luật sự, do khoa mục tuyển chọn. Sự cầu phong cầu thăng của những chức sắc nầy căn cứ trên công nghiệp và thâm niên công vụ, hoặc do cơ bút định vị. Sự điều hành Hội Thánh Hiệp thiên Đài, do hiến pháp Hiệp Thiên Đài quy định.

CỬU TRÙNG ĐÀI

Cửu Trùng Đài là phần hữu hình tức là phần xác của Đạo, nhân sự do tín đồ công cử hoặc Đức Chí Tôn ban thưởng. Về phần hữu hình, Cửu Trùng Đài có 2 nhiệm vụ là hành pháp, và lo về hành chánh quản trị của Đạo.

Nhân sự Cửu Trùng Đài phân theo Nam và Nữ (theo giới tính).

Page 58: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

TỔ CHỨC GIÁO HỘI

58

CỬU TRÙNG ĐÀI NAM PHÁI:

Nam Phái chia làm 3 phái: Phái Thái (sắc phục màu vàng), Phái Thượng (sắc phục màu xanh da trời), Phái Ngọc (sắc phụcmàu đỏ).

Các bậc phẩm bao gồm: Lễ Sanh, Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư, Đầu Sư, Chưởng Pháp, Giáo Tông với số lượng như sau:

❒ Lễ Sanh: Không định số. ❒ Giáo Hữu: 3.000 vị. (Mỗi phái một ngàn). ❒ Giáo Sư: 72 vị (Mỗi phái 24 vị). ❒ Phối Sư: 36 vị (Mỗi phái 12 vị, trong đó có 3 vị

Chánh Phối Sư). ❒ Đầu Sư: 3 vị (Mỗi phái một vị). ❒ Chưởng Pháp: 3 vị (Mỗi phái một vị). ❒ Giáo Tông: 1 vị (là anh cả của toàn thể tín đồ).

CỬU TRÙNG ĐÀI NỮ PHÁI

Nữ phái không chia phái và có Đạo phục toàn màu trắng. Quyền hành chức sắc Cửu Trùng Đài Nữ Phái y như Nam Phái, song chỉ trông coi phái Nữ mà thôi. Các bậc phẩm của Nữ phái cũng bao gồm: Lễ Sanh, Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư, Đầu Sư (không có phẩm Chưởng Pháp và Giáo Tông), số lượng như sau:

❒ Đầu Sư phái Nữ: 1 vị. ❒ Chánh Phối Sư phái Nữ: 1 vị. ❒ Các bậc phẩm từ Phối Sư xuống đến Lễ

Sanh: Không giới hạn.Đầu Sư nữ phái phải tùng quyền Chưởng Pháp cùng

Page 59: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

TỔ CHỨC GIÁO HỘI

59

Giáo Tông.

☐ Cửu Viện:

Cửu Trùng Đài có 9 viện phụ trách điều hành trong lãnh vực hành chánh đạo, cũng như lo vấn đề dân sanh, dân trí, dân đức trong đời sống của tín đồ, đó là: Học Viện, Y Viện, Nông Viện, Hộ Viện, Lương Viện, Công Viện, Hòa Viện, Lại Viện, Lễ Viện.

❒ Phái Thái chịu trách nhiệm Hộ Viện, Lương Viện, Công Viện.

❒ Phái Thượng chịu trách nhiệm Học Viện, Y Viện, Nông Viện.

❒ Phái Ngọc chịu trách nhiệm Hòa Viện, Lại Viện, Lễ Viện.

Công cử nhân sự Cửu Trùng Đài: Chức Sắc Cửu Trùng Đài bắt đầu từ phẩm Lễ Sanh (lựa chọn trong hàng tín đồvà chức việc, là những người có Đạo Hạnh tốt). Chức Sắc Cửu Trùng Đài mỗi khi cầu phong hay cầu thăng đều phải qua 3 giai đoạn sau đây:

– Quyền Vạn Linh là Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh và Thượng hội chấp nhận.

– Quyền Chí Tôn tại thế (Giáo Tông và Hộ Pháp) chấp nhận.

– Cơ bút chấm Phái và nhìn nhận tại Cung Đạo.Về sau Hội Thánh có mở thêm một số phẩm trật

cho những người phục vụ theo ngành như Bộ phận Kiến trúc (công thợ), Ban Nhạc, Ban Thế đạo... các phẩm vị nầy cũng tương ứng với phẩm trật bên Cửu Trùng Đài. Còn Đầu Phòng Văn, Lễ Sĩ, Giáo Nhi… nếu đủ công

Page 60: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

TỔ CHỨC GIÁO HỘI

60

nghiệp thì được cầu phong phẩm Lễ Sanh. Đặc biệt là phẩm Hiền Tài (thuộc Ban Thế Đạo) nếu có công nghiệp hành Đạo được cầu thăng sang phẩm Giáo Hữu).

TỔ CHỨC HỘI THÁNH

Giáo hội Cao Đài gồm có 4 Hội Thánh hữu hình:– Hội Thánh Hiệp Thiên Đài: Các phẩm chức

sắc Hiệp Thiên Đài từ phẩm Truyền Trạng trở lên (Chi tiết ghi ở phần Hiệp Thiên Đài).

– Hội Thánh Cửu Trùng Đài: Các phẩm chức sắc Cửu Trùng Đài từ bậc Giáo Hữu trở lên (Chi tiết ghi ở phần Cửu Trùng Đài)

– Hội Thánh Phước Thiện: Các phẩm chức sắc cơ quan Phước Thiện từ bậc Chí Thiện trở lên (Chi tiết ghi ở phần Hội Thánh Phước Thiện).

– Hội Thánh Hàm Phong: Gồm các vị chức sắc thuộc các Hội Thánh nêu trên, khi đến tuổi 60 về hưu, thì sẽ được đưa vào Hội Thánh Hàm Phong. Dù không trực tiếp tham gia hành chánh Đạo, nhưng nếu có thể đóng góp trong quá trình an dưỡng và có công trạng đặc biệt vẫn sẽ được xét để thăng phẩm vị.

NHÂN SỰ HỘI THÁNH ANH

Nhân sự Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài hợp lại thành Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Hội Thánh Cao Đài.

Về hành chánh Hội Thánh Cao Đài gồm các bậc phẩm từ Giáo Hữu (của Cửu Trùng Đài) đổ lên. (Các bậc phẩm ở Hiệp Thiên Đài hay các cơ quan khác, thì

Page 61: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

TỔ CHỨC GIÁO HỘI

61

đối phẩm tương đương với phẩm Giáo Hữu).Từ Phối Sư trở lên hành đạo ở tại Tòa Thánh. Từ

Lễ Sanh đến Giáo Sư hành đạo ở địa phương (Tộc, Châu, Trấn). Hội Thánh ở trung ương được gọi là Hội Thánh Anh.

HỘI THÁNH EM

Bàn Trị Sự tại Hương Đạo được gọi là Hội Thánh Em, gồm 3 vị: Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, và Thông Sự. Đạo Luật qui định: Dù là một phẩm nhỏ nhất (Phó Trị Sự hoặc Thông Sự) đặc trách nơi ấp Đạo, Ba vị cũng phải giữ trai giới theo luật định, và phải từ bỏ quyền Đời đặng để trọn tâm lo tròn trách nhậm Đạo. Chánh Trị sự là Đầu Sư Em, Phó Trị Sự là Giáo Tông Em, Thông sự là Hộ Pháp Em (Theo Chú giải Pháp Chánh truyền của Đức Hộ Pháp).

CÁC CƠ QUAN TRONG NGUỒN MÁY HÀNH CHÁNH QUẢN TRỊ CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

(Gọi tắt là chánh trị của Đạo)Theo Đạo Luật Mậu Dần (1938) ấn định có 4 cơ

quan trong chánh trị Đạo đó là:

☐  Hành Chánh:

Hành chánh là cơ quan để thi hành các luật lịnh của Hội Thánh hoặc của chúng sanh dâng lên mà đã có Quyền Chí Tôn phê chuẩn, nghĩa là buộc chúng sanh phải tuân y Luật Pháp mà đi trên con đường Đạo Đức cho đặng thong dong, hòa bình, trật tự, hạnh phúc, an nhàn, tức là thật hành cả khuôn viên luật pháp cho ra thiệt tướng. Thống

Page 62: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

TỔ CHỨC GIÁO HỘI

62

quản cả các hoạt động của nền chánh trị đạo. (Chương hành chánh có 17 điều).

☐  Phước thiện:

Phước thiện là cơ quan bảo tồn sanh chúng trên đường sanh hoạt nuôi sống thi hài, tức là cơ quan giải khổ cho chúng sanh, tầm phương bảo bọc những kẻ tật nguyền, cô độc, dốt nát, ít oi, hoặc giúp tay cho bên hành chánh thi hành Luật Pháp cho đặng dễ dàng trọn vẹn. (Phước Thiện lấy điều 10 và 11 của Hành Chánh tạo thành).

☐  Phổ tế :

Phổ tế là cơ quan để cứu vớt hoặc độ rỗi những người lạc bước thối tâm, cùng an ủi khuyên lơn những kẻ đã bị luật pháp buộc ràng mà phế vong phận sự, hay là độ rỗi những kẻ hữu tâm tầm Đạo. (thuộc điều 14 của chương Hành Chánh).

☐  Tòa Đạo:

Tòa Đạo là cơ quan bảo thủ Chơn Truyền, gìn giữ Luật Pháp, chăm nom chư Chức sắc, Chức việc và Đạo hữu thi hành phận sự, chở che những kẻ yếu tha, hoặc tiếp cả sự uất ức bất công của toàn sanh chúng, để bênh vực những người cô thế, tức là giữ nét công bình trên mặt Đạo; lại cũng là một cơ quan giúp cho Hành Chánh, Phước Thiện và Phổ Tế thêm oai quyền mạnh mẻ, tôn nghiêm đặc sắc. (thuộc điều 15 của chương Hành Chánh). Tùy theo phân cấp hành chánh mà bố trí nhân sự và tổ chức các cơ quan.

Page 63: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

TỔ CHỨC GIÁO HỘI

63

PHÂN CẤP HÀNH CHÁNH

TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH

Đạo Cao Đài có trung ương và địa phương: Cấp trung ương đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh.

Hội Thánh Cao Đài Trung ương gồm có các cơ quan như: Cửu Viện, Phước Thiện, Phổ Tế, Bộ Pháp Chánh, Hàn Lâm Viện, Ban Thế Đạo, Đại Đạo Thanh Niên Hội… Tổ chức Hành Chánh Đạo tại Châu Thành Thánh Địa (trung ương) với 1 vị Giáo Sư làm Khâm Thành.

Trong Châu Thành Thánh Địa có các Phận Đạo. Đầu Phận Đạo là vị Lễ Sanh. Phận Đạo có nhiều Hương Đạo, cũng như các địa phương khác, Đầu Hương Đạo là phẩm Chánh Trị sự do tín đồ công cử.

Ở cấp địa phương

– Trấn Đạo: Địa phận một Vùng, một nước do một Giáo Sư phụ trách cầm quyền Khâm Trấn Đạo gồm nhiều Châu Đạo. Theo Đạo nghị định số 3, Đức Lý Giáo Tông quy định Giáo sư làm Đầu một tỉnh, ở đây nên hiểu là một tỉnh lớn dạng Tiểu bang của một nước lớn.

– Châu Đạo: Địa phận một tỉnh hoặc một thành phố lớn, có nhiều Tộc Đạo, do một Giáo Hữu cầm quyền Khâm Châu Đạo.

– Họ Đạo: Theo Tân luật, nơi nào có 500 tín đồ trở lên, thì được lập một Họ Đạo, có một Thánh thất riêng. Theo Đạo Nghị định số 3 của Đức Lý Giáo tông ấn định một Giáo hữu cầm quyền Đầu Họ Đạo. Việc lập Họ Đạo

Page 64: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

TỔ CHỨC GIÁO HỘI

64

do Giáo tông phê chuẩn.– Tộc Đạo: Địa phận một quận, huyện. Do một Lễ

Sanh cầm quyền Đầu Tộc Đạo.Tộc Đạo gồm nhiều Hương Đạo.

– Hương Đạo: Gồm nhiều ấp Đạo Chánh Trị Sự phụ trách Đầu Hương Đạo.

Ấp Đạo có Phó Trị Sự và Thông Sự đứng đầu.Như vậy hệ thống Trấn, Châu, Tộc và Hương Đạo

thì tổ chức hành chánh Đạo tương ứng với đơn vị hành chánh của quyền Đời. Chỉ riêng có Họ Đạo thì tổ chức theo số lượng tín đồ, ở đây có thể hiểu là số tín đồ nầy tập trung theo liên cư liên địa.

CƠ SỞ THỜ TỰ

Cơ sở thờ tự của Cao Đài tại trung ương có Đền Thánh và Đền Thờ Phật Mẫu.

Tại mỗi địa phương một thành phố hoặc một quận huyện có một Thánh thất thờ Chí Tôn và một Điện Thờ Phật Mẫu, đây cũng kiến tạo các cơ ngơi phụ cận để làm nơi hội họp của tín đồ và làm văn phòng hành chánh cho Đầu tộc Đạo, còn các văn phòng của Khâm trấn, Khâm châu Đạo thì tùy thuận tiện sẽ đóng tại một Thánh thất nào đó trong phạm vi Châu hoặc Trấn liên hệ.

Mỗi Thánh thất thành lập một Ban Tứ vụ gồm Hộ vụ lo quản trị về tài chánh, Lương vụ lo về lương thực và phụ trách việc ăn uống, Công vụ lo việc kiến trúc, Lễ vụ lo việc lễ nghi tế tự. Ban Tứ vụ thánh thất dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Đầu Tộc Đạo hay Đầu Họ Đạo.

Page 65: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

TỔ CHỨC GIÁO HỘI

65

Để phụ giúp về hành chánh với Đầu Tộc hay Đầu Họ có một Đầu phòng văn (Đầu phòng văn khoa mục của Hội Thánh Trung ương thuyên bổ đi theo Đầu Họ hay Đầu Tộc) hoặc chọn trong những tín đồ hoặc chức việc là người tình nguyện tại địa phương.

Page 66: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

KINH SÁCH CAO ĐÀI

66

Page 67: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

KINH SÁCH CAO ĐÀI

67

KINH SÁCH CAO ĐÀI

Đạo Cao Đài có các kinh sách chủ yếu sau đây:1.- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (quyển 1 và quyển

2). Nội dung được Hội Thánh tuyển chọn trong các Thánh giáo và Thi văn dạy Đạo của Chí Tôn, Phật Mẫu và các Đấng Thiêng liêng giáng cơ. Người Cao Đai coi đây như là một bổn Thánh Kinh căn bản của Đạo.

2.- Pháp Chánh Truyền (được xem như Hiến pháp của tôn giáo Cao Đài do Đức Chí Tôn ban xuống qua cơ bút, có tính chất một “can tánh hiến pháp”, vì thế gian không có quyền sửa đổi. Pháp Chánh truyền được Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc vâng lệnh Thiêng liêng chú giải, thành bổn Pháp Chánh Truyền chú giải).

3.- Tân luật: Trong buổi Tam kỳ Phổ độ, Đức Chí Tôn cho nhơn sanh lập Luật thích nghi với tình trạng tiến hóa của mình để tu hành, nên Bổn Tân luật hiện nay do các vị Tiền bối soạn thảo, được Quyền Thiêng liêng phê chuẩn, theo Lời Đức Chí Tôn thì đây cũng là

“Thiên điều” tại thế.Tân luật và Pháp Chánh truyền có ảnh hưởng lớn

lao về Tiên phong Phật sắc của người tu trong Đại Đạo, vì kẻ tu hành mà chẳng giữ đúng luật pháp là trái phép Đạo, mà trái phép Đạo thì không bao giờ vào được Bạch Ngoc Kinh, vì vậy Tân luật rất nên yếu trọng.

Page 68: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

KINH SÁCH CAO ĐÀI

68

Đạo Luật: Về sau theo nhu cầu điều hành của cơ chế hành chánh Đạo cho hợp với đà phát triển. Hội Thánh đã lập thêm Đạo luật năm Mậu dần, và Luật của Ba Hội lập quyền Vạn linh và Bát Đạo Nghị định.

4.- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo: Do các Đấng Thiêng liêng giáng cơ, vào cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 năm Ất hợi (1935). Chỉ có 10 bài trong số Kinh Thế Đạo (song thất lục bát) do Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc trước tác, được Đức Nguyệt Tâm Chơn nhơn chỉnh văn.

Trong Kinh Thiên Đạo Thế Đạo (còn gọi là Kinh Tận độ), ngoài phần Kinh cúng Tứ thời, với nội dung xưng tụng Đức Chí Tôn, Phật Mẫu và các Đấng Thiêng liêng Tam giáo, còn các phần khác cũng rất linh nghiệm, vì mỗi tiếng đọc có sự rung động huyền diệu vô cùng, sức rung động ấy hiệp với sự tập trung tư tưởng mạnh mẽ và thành kỉnh của người tụng, tạo ra một thần lực phi thường để thức tỉnh tâm hồn người sống (sanh hồn), và đánh tan trược khí trong Chơn-thần người chết (âm hồn), giúp Chơn-thần họ được nhẹ nhàng, mau giải thoát sự ràng buộc của lục dục thất tình bám níu theo Chơn-thần họ, và giúp họ xa lánh hình phạt thiêng liêng, đặng được siêu rỗi, hoặc mau đặng đầu thai tái kiếp.

LỄ NGHI VÀ LỄ PHẨM

Nghi lễ tế tự của Cao Đài Giáo tại Đền Thánh và các Thánh thất địa phương đã được Hiệp Thiên Đài soạn thảo, được Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung ban hành ngày 16 tháng 6 năm Canh ngọ (12-7-1930). Về sau Hội Thánh có soạn thảo và ban hành thêm quyển Quan Hôn Tang Lễ, quy định các lễ nghi tế tự trong Đạo chi tiết hơn.

Page 69: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

KINH SÁCH CAO ĐÀI

69

Còn Tín đồ Đạo Cao Đài hàng ngày cúng kiến thường xuyên (hoặc tịnh – ngồi thiền) bốn lần vào các thời điểm: giờ Tý (nửa đêm), Ngọ (giữa trưa), Mẹo (từ 5 đến 7 giờ), Dậu (từ 17 đến 19 giờ). Ngoài ra cũng có thể thiết đàn tụng niệm bất kỳ lúc nào để phục vụ cho các dịp Quan, Hôn, Tang, Tế...

Lễ phẩm gồm có: bông hoa (tượng trưng Tinh), rượu (tượng trưng Khí), và trà (tượng trưng Thần), gọi là Tam Bửu. Khi lễ bái thường nhật (tứ thời) thì dùng rượu vào thời Tý và Ngọ, dùng trà vào thời Mẹo và Dậu. Khi lễ bái đặc biệt quan trọng (đại lễ, tiểu lễ) trong các Đàn lệ thì mới dùng đủ Tam bửu (Hoa quả, trà, rượu).

Page 70: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SINH HOẠT VÀ ĐƯỜNG HƯỚNG TU HÀNH CỦA TÍN ĐỒ

70

Page 71: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SINH HOẠT VÀ ĐƯỜNG HƯỚNG TU HÀNH CỦA TÍN ĐỒ

71

SINH HOẠT VÀ ĐƯỜNG HƯỚNG TU HÀNH CỦA TÍN ĐỒ

ĐƯỜNG HƯỜNG TU HÀNH

Về đường hường tu hành người tín đồ Cao Đài vừa giữ Tam cang Ngũ thường theo đạo Nho, song

song với luyện Tam bửu Ngũ hành theo đạo Lão, lại vừa phải giữ tròn Tam quy Ngũ giới, theo đạo Phật.

Yếu quyết tu hành của người tín đồ Cao Đài cũng giống tiêu chí tu hành của Tam giáo Ngũ chi là “vô kỷ, vô công, vô danh”, vì người tu sống với Đạo, thể hiện ra việc làm từ thiện, là bởi chưn mến Đạo yêu Đời, và không thể nào làm khác hơn được, chứ không phải mong cầu phúc lộc cho riêng mình (vô kỷ), nên coi như chẳng có công ơn gì với ai cả (vô công), và cũng không muốn ai biết đến việc làm của mình, cũng như biết tên tuổi của mình (vô danh). Nên mới có câu “Hiền nhơn vô kỷ, Thần nhơn vô công, Thánh nhơn vô danh”. Tóm lại người tu theo giáo pháp Cao Đài không do hai động cơ “danh lợi” thúc đẩy. Theo lời Đức Hộ Pháp thì “Tu không thủ lợi cầu danh mới là có Đạo”.

Người tu cũng có ba bậc là Hạ thừa, Trung thừa và Thượng thừa, tuỳ theo thực hiện Tam lập mà định vị. Khi người tín đồ đã làm tròn Nhơn đạo, thì được nhập Tịnh, nơi đây họ sẽ được chơn sư truyền thọ các Bửu pháp luyện Tinh, Khí, Thần, mà tầm cơ giải thoát.

Page 72: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SINH HOẠT VÀ ĐƯỜNG HƯỚNG TU HÀNH CỦA TÍN ĐỒ

72

Nói chung đường hướng tu hành của người Cao Đài là làm phải làm lành, lập công bồi đức, đồng thời tu tâm dưỡng tánh cho thuần phát thiên lương, song song với luyện mạng cho Tinh Khi Thần hiệp nhứt, để phát triển Thần huệ. Đó là phương Tâm Mạng song tu, còn gọi là Phước Huệ song hành.

PHƯƠNG DIỆN SINH HOẠT, LẬP CÔNG VÀ THĂNG TIẾN CỦA TÍN ĐỒ

Một tín đồ bình thường khi mới nhập môn thì chủ yếu là giữ đúng trai giới và quy điều theo Tân luật ấn định, đồng thời còn thực hiện lễ bái, cầu nguyện tại Thiên bàn tư gia hàng ngày, và các đàn lệ sóc vọng thường kỳ tại Thánh thất và Điện thờ Phật Mẫu địa phương, cùng chăm lo tập luyện thân thể vào mỗi buổi sáng theo 12 bài Khí công, Đạo dẫn (thoa bóp) và thể dục của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tác chỉ giáo.

Ngoài việc mưu sinh thường nhật, nếu có điều kiện tham gia các hoạt động của Đạo và có năng lực thích hợp sẽ được giữ chức vụ tương ứng như thủ quỹ, thư ký, hay viên chức trong ban Tứ vụ (Hộ, Lễ, Lương, Công) của Thánh thất, hay sẽ được bầu vào hàng chức việc Bàn Trị sự, hoặc được tuyển chọn bằng khoa mục như Đầu phòng văn...

Rồi do công nghiệp hành đạo và thâm niên công vụ cùng tình nguyện dành trọn cuộc đời hiến thân cho Đạo sẽ đượcđề cử vào phẩm Lễ sanh và từ đó do đồng phẩm công cử với nhau, có thể thăng cấp từ từ lên cho đến Giáo tông, nhưng riêng Giáo tông thì 3 phẩm Đầu sư và 3 Chưởng pháp có thể dự cử, nhưng phải chịu sự công cử của toàn thể tín đồ, ngoài ra có ngoại lệ là do cơ

Page 73: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SINH HOẠT VÀ ĐƯỜNG HƯỚNG TU HÀNH CỦA TÍN ĐỒ

73

bút chỉ định.

CON ĐƯỜNG LẬP VỊ VÀ TU LUYỆN CỦA TÍN ĐỒ KHI CÓ ĐỦ CÔNG ĐỨC

Về phương diện tu luyện Đạo Cao Đài không chủ trương người tín đồ đi theo một con đường lập vị duy nhất, mà có ba con đường tu khác nhau:

☐ Con đường thứ nhất là lập vị theo Cửu Thiên khai hóa:

Cửu Thiên khai hóa là con đường lập vị theo Cửu Trùng Đài lấy quyền hành phẩm tước hữu hình trong Hội Thánh làm phương tiện giáo hóa phổ độ chúng sanh để tạo công nghiệp. Con đường nầy lấy đức hạnh và công nghiệp hành đạo làm chính, khi làm tròn thiên chức, thì phẩm vị hữu hình sẽ đối hàm với phẩm trật của Cửu Thiên Khai Hóa nơi Thiêng liêng là Thần Thánh Tiên Phật.

Con đường nầy cũng bao gồm các chức phẩm tương đương của Hiệp Thiên Đài và các ban bộ chuyên môn trong cửa Đạo.

☐ Con đường thứ hai là lập vị theo Thập nhị đắng cấp Thiêng liêng:

Đó là lập vị theo con đường Phước Thiện (thập nhị đẳng cấp thiêng liêng) là phẩm trật từ Minh đức đến Phật tử. Sở hành của họ là lo phần cứu khổ cho chúng sanh, nhất là về phương diện vật chất để lập công đức. Khi làm tròn thiên chức cũng đối hàm với Thần Thánh Tiên Phật nơi cỏi Thiêng liêng.

Page 74: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

SINH HOẠT VÀ ĐƯỜNG HƯỚNG TU HÀNH CỦA TÍN ĐỒ

74

☐ Con đường thứ ba là tu chơn tịnh luyện:

Con đường thứ ba theo Đạo sử thì có từ năm 1929, Khi Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc mở ra sinh hoạt Phạm môn (cửa Phật), về hình thức Phạm môn là những cơ sở hợp tác kinh tế nhỏ, dành cho những người đồng chí hướng tu hành, cùng làm ăn sinh sống cộng đồng với nhau, khi người nào có đủ công đức, thì sẽ được nhập Tịnh thất thọ lãnh Bí pháp thiền định tịnh luyện, không phải kinh qua chức sắc phẩm trật nào cả.

Con đường nầy cũng bao gồm các chức sắc của Cửu Trùng Đài và Phước Thiện khi có đủ công đức cũng có thể nhập Tịnh thất để tu luyện. Về sau Đức Hộ Pháp phổ biến thêm lý thuyết tu chơn là “Phương luyện kỷ đặng vào con đường thứ ba Đại Đạo” mở thêm lối vào con đường thứ ba nữa cho những tín đồ theo phương tu nầy.

Như vậy con đường thứ ba bao gồm những chức sắc Cửu Trung Đài, Phước Thiện. Những người trong sinh hoạt Phạm môn và những tín đồ tu theo Phương luyện kỷ, khi đã có đủ công đức tức là đã thực hiện đủ Tam lập: Lập đức, Lập công, Lập ngôn.

Con đường thứ ba là con đường đi tắc trong kiếp sanh, để xuất Chơn-thần vân du thiên ngoại, về diện kiến với Đức Chí Tôn khi còn tại thế, rồi nhập xác lại để sống hết kiếp người theo Thiên ý. Trong cửa Đạo hiện nay đã có hai cơ sở tịnh luyện dành cho sinh hoạt này, đó là Trí Huệ Cung, và Trí Giác Cung, còn cơ sở thứ ba là Vạn Pháp Cung, chỉ mới dự định, nhưng chưa xây dựng được.

Page 75: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NHỮNG CHI TIẾT KHÁC

75

NHỮNG CHI TIẾT KHÁC

XƯNG HÔ

Khi xưng hô với nhau, tín hữu Cao Đài sử dụng các từ “huynh”, “đệ”, “tỷ”, “muội” (tức là anh chị

em một nhà), tuỳ theo Thiên chức (giáo phẩm), tuổi tác, giới tính mà dụng thêm các từ ngữ sau đây:

❒ Khi cấp dưới tỏ ra kính cẩn đối với cấp trên, nhất là đối với các nhân vật quan trọng trong Đạo, họ còn thêm“Đức”, “Ngài”, Như “Đức Hộ Pháp”, “Ngài Hiến Pháp”, khi thưa gởi thì dùng các từ trịnh trọng cung kính như “Bạch Đức Ngài...”

❒ Còn đối với cấp khác thì thêm “Đại”, hay “Hiền” phía trước những đại từ nhân xưng trên, như “đại huynh”, “đại tỷ”, “hiền huynh”, “hiền tỷ”.

❒ Khi để tỏ sự khiêm tốn, người trên đối với cấp dưới, thì dùng các từ như “Bần, Tiện, Tệ, Tiểu, Thiểu...” như “Bần Đạo” (từ này Đức Hộ Pháp hay dùng). Còn các cấp khác thì dùng

“Bần Tăng”, “Tiện hiền”, “Tiện huynh”, “Tệ huynh”, “Tiện sĩ”... ❒ Khi người dưới tỏ ra khiêm tốn với cấp

trên cũng tự xưng như : “Tiện đệ”, “Tiểu đệ”, “Tiểu muội”, “Tệ chức”, “Thiểu phẩm”...)

Page 76: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NHỮNG CHI TIẾT KHÁC

76

SỰ BÌNH ĐẲNG NAM NỮ

Đạo Cao Đài nhấn mạnh sự bình đẳng giữa Nam và Nữ trong xã hội.

Tuy nhiên, trong phạm vi tôn giáo, nữ giới không được giữ các ngôi vị Chưởng Pháp, Giáo Tông. Trong chú giải Pháp Chánh Truyền, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc khẳng định rằng đây là mệnh  lệnh của Thượng Đế, Người đã tuyên bố rằng Nam tượng trưng Dương, Nữ tượng trưng Âm. Nếu Nữ giới nắm những chức vị đó, tức là Âm thịnh Dương suy, nên Nữ giới lên ngôi vị Chưởng Pháp, Giáo Tông thì Đạo sẽ đi vào sự hủy diệt.

Việc không cho Nữ phái lên các phẩm Chưởng Pháp, Giáo Tông cũng có những lý do vì Thượng Đế yêu thương Nữ phái, không muốn phận nữ nhi phải chịu nhiều trách vụ nặng nề. Bởi lẽ lên phẩm vị càng cao, trách nhiệm công việc càng lớn, đó là 1 gánh nặng vô cùng mệt mỏi mà Nữ phái thì làm việc theo xu hướng tình cảm cho nên nếu gánh trách nhiệm nặng nề, thì dễ dẫn đến những việc không hay có thể xảy ra trong quá trình hành chánh Đạo. Còn Nam giới, làm việc vốn xu hướng theo lý trí, nên khi đối mặt những khó khăn sẽ có thể bình tâm, tỉnh trí để xử lý những việc trọng đại sao cho công tâm nhất.

Page 77: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NHẬN ĐỊNH MỘT SỐ NÉT CHÍNH YẾU CỦA CAO ĐÀI GIÁO THeO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI

77

NHẬN ĐỊNH MỘT SỐ NÉT CHÍNH YẾU CỦA CAO ĐÀI GIÁO THeO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI

LINH HỒN LÀ MỘT SIÊU THỰC THỂ TRƯỜNG TỒN

Ngày nay giới khoa học hiện đại đã xác nhận linh hồn là một siêu thực thể, tuy thể xác chết đi nhưng

linh hồn vẫn tồn tại nơi cỏi hư linh. Khoa học còn phát giác trong linh hồn con người có một bộ máy tính lượng tử cực mạnh, ghi chép tất cả hành động của con người khi còn sống vào một bộ nhớ, lưu trử vượt không gian và thời gian, không bao giờ mất được. Bằng chứng là những linh hồn tử sĩ thân xác bị thất lạc trên chiến trường, những linh hồn nầy đã nhập xác các nhà ngoại cảm để chỉ hài cốt của họ, và còn tường thuật những việc làm hoặc tâm tư của họ khi còn sống vẫn còn tồn tại trong ký ức của họ. Sự kiện nầy cũng trùng hợp với quan điểm của Cao Đài Giáo là con người có một linh hồn trường tồn, và những những tính tình cùng sự hiểu biết do học hỏi của kiếp nầy cũng được lưu giữ trong Linh thân, làm thành sự hiểu biết bẩm sinh cho kiếp sau.

Yếu quyết tu hành của người tín đồ Cao Đài cũng khác xa với đường lối tu hành của các tôn giáo ngày nay.

Ngày nay đường lối tu hành của nhiều tôn giáo thiên về lễ bái tụng niệm, cao hơn thì chuyên về tịnh luyện, tịnh khẩu, tuyệt cốc... mà lơ là phần công đức. Còn trong yếu

Page 78: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NHẬN ĐỊNH MỘT SỐ NÉT CHÍNH YẾU CỦA CAO ĐÀI GIÁO THeO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI

78

quyết tu hành của người tín đồ Cao Đài, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã khuyên mọi người bắt đầu hành đạo bằng cách phụng sự vạn linh, chỉ khi nào công đức dày, đạo hạnh cao, thì mới có thể theo đuổi việc luyện Đạo. Nếu sự tịnh luyên bắt đầu quá sớm trong khi ba thể xác thân, vía phách, trí não của người đệ tử chưa được chuẩn bị để có đủ khả năng đón nhận những nguồn thần lực mạnh mẽ từ cỏi trên, sẽ đưa người tu đến thất bại hoàn toàn, đôi khi còn khiến tâm trí trở nên điên loạn là khác.

Thật ra kẻ tu hành theo pháp môn nào cũng vậy, tâm linh vẫn là căn bản, vì vậy người đệ tử Cao Đài luôn trau dồi thiên lương cho đến mức độ thuần phát, tức là phải đủ đầy công đức, và lòng yêu thương phải thấm nhuần trong tư tưởng và thể hiện ra hành động. Vì bí kíp tịnh luyện trên nguyên tắc nó rất đơn giản, nhưng sự lập công bồi đức và luyện cho tinh thần người đệ tử đầy lòng yêu thương là việc làm vô cùng khó khăn. Khi người đệ tử có đầy đủ công đức và tấm lòng tràn đầy yêu thương, thì dù không thọ Bí pháp tu luyện nơi nào đi nữa, nhưng người tu vẫn có thể đón nhận Bí pháp đó qua Thầy dạy Tâm linh của chính mình do quyền Thiêng liêng điều động. Bởi vì Đức Hộ Pháp đã xác nhận rằng: “Sự thương yêu là chìa khóa mở cửa Bạch Ngọc Kinh tại thế” (Phương luyện kỷ). Như vậy khi con người tràn đầy lòng yêu thương là đã nắm được Bí pháp siêu phàm nhập Thánh rồi vậy. Còn khi công nghiệp và đạo hạnh người tu chưa đầy đủ, theo lời Đức Hộ Pháp thì dù có thọ pháp do nơi nào đi nữa, nó cũng sẽ tự biến đi mất, mà đôi khi còn gây hậu quả nghiêm trọng cho mình nữa.

Theo quan niệm hiện đại đạo đức không chỉ đem lại

Page 79: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NHẬN ĐỊNH MỘT SỐ NÉT CHÍNH YẾU CỦA CAO ĐÀI GIÁO THeO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI

79

sự an lạc về phần tâm linh mà còn làm cho con người gia tăng sức khỏe và tuổi thọ.

Như trên đã nói: Con đường Đạo và sự an-lạc không dành riêng cho một ai, không tìm ở đâu xa, cũng không nhờ một Đấng Thiêng-liêng nào ban cho, mà con người chỉ cần thực-hành đạo-đức, thì sự an-lạc sẽ có ngay tức-khắc. Sự an lạc này không những đến với con người về phần tâm linh, mà đến ngay cả với thân xác hữu hình, đó là sức khỏe và sự gia tăng tuổi thọ. Vì theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới ngày nay thì “sức khỏe là một trạng thái thỏa mái cả về thể chất lẫn tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hoạn hay thương tật”, mà muốn đạt được trạng thái đó thì con người phải có một đời sống đạo đức thì mới hưởng trọn vẹn cả hai được.

ĐẠO CAO ĐÀI LÀ MỘT TÔN GIÁO LUÔN TÔN TRỌNG SINH MẠNG

Đạo Cao Đài đích thực là một tôn giáo luôn luôn coi mạng sống của chúng sanh là tối trọng, nên trong năm giới cấm, giới luật đầu tiên là “cấm sát hại sanh mạng” (nhất bất sát sanh). Vì Đức Chí Tôn đã dạy rằng:

“Chi chi hữu sanh cũng do bởi Chơnh linh Thầy, hễ có sự sống ắt có Thầy, Thầy là cha của sự sống... Mỗi mạng sống đều hữu căn hữu kiếp... Nếu ai giết mạng sống đều chịu quả báo không sai...”

(Thánh giáo năm Mậu thìn / 1928/ TNHT/Q1).

Để thực hiện giới luật nầy, người Cao Đài coi sự “thương yêu” là tối trọng, trên thương Thượng Đế, giữa thương Đạo, dưới thương cả chúng sanh, nên Đức Chí Tôn nhắc nhở rằng:

Page 80: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NHẬN ĐỊNH MỘT SỐ NÉT CHÍNH YẾU CỦA CAO ĐÀI GIÁO THeO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI

80

“Các con nhớ biết thương Thầy, mà hễ thương Thầy thì ắt thương Đạo, mà biết thương Đạo, thì thương hết chúng sanh”. 

(Thánh giáo ngày Tết 1 tháng 1 Đinh mão/ 2-2-1927/ TNH/ Q1/ tr.94).

Theo Thánh giáo trên có nghĩa là con người chỉ cần thương yêu chúng sanh là đã thể hiện được lòng mến Đạo thương Thầy. Do đó người Cao Đài lấy “Bảo sanh” làm giềng mối, để thực hiện “Nhơn nghĩa” hầu tiến đến

“Đại đồng”.Vì tôn trọng mạng sống mà Đạo Cao Đài coi án tử

hình của thế gian đang áp dụng trị thế là một bất công của xã hội:

Từ khi khai Đạo Đức Chí Tôn phú thác cho Đạo Cao Đài làm thế nào để thế gian xóa bỏ được án tử hình, vì đó là một cách giết người bất công. Theo triết lý Cao Đài quyền sống là quyền căn bản, sự giết chóc bất kỳ lý do nào cũng không giải quyết được vấn đề gì cả.Vì con người không phải là sản phẩm do con người tạo nên, hễ bất toàn thì vứt bỏ như một đồ vật, mà dù họ sinh ra có tật nguyền cũng phải được nâng niu bảo trọng, và trong đời sống họ có tội lỗi đến đâu cũng phải giáo hóa dìu dắt... không được ruồng bỏ giết chóc. Vì thế ngày nay nhiều nước đã xóa bỏ án tử hình. Điều này Đức Chí Tôn cũng đã khẳng định rằng:

“Cái mạng sống là Thầy, mà giết Thầy thì không phải dễ, các con gắng dạy nhơn sanh điều ấy.”

 (Thánh giáo năm Mậu thìn / 1928/ TNHT/Q1).

Để thi hành sứ mạng nầy, sinh tiền Đức Hộ Pháp đã quan tâm thuyết phục các nhà lãnh đạo quốc gia xóa

Page 81: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NHẬN ĐỊNH MỘT SỐ NÉT CHÍNH YẾU CỦA CAO ĐÀI GIÁO THeO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI

81

bỏ án tử hình. Khi Đức Ngài bị đồ lưu ở Madagasca có quen biết với hai nhân sỉ ở đây, về sau hai người nầy tham gia phong trào phục quốc, đã bị chính phủ Pháp kết án tử hình. Đức Hộ Pháp đã gởi điện văn cho chính phủ Pháp xin xóa án tử hình đó, hoặc thay bằng một hình phạt khác, thay vì phải giết người. Lời kêu gọi nầy đã được chính phủ Pháp hưởng ứng, và hai người đó được thoát chết. (Theo thuyết đạo của Đức Hộ Pháp vào rằm tháng 6 Kỷ sửu / 1946 về “Cái án tử hình bất công của xã hội”.)

CAO ĐÀI GIÁO VỪA LÀ MỘT TÔN GIÁO HÒA ĐỒNG TAM GIÁO SẴN CÓ, VỪA LÀ MỘT TÂN TÔN GIÁO

Qua các tiết mục nêu trên, chúng ta nhận thấy Cao Đài Giáo vừa là một tôn giáo tổng hợp giáo lý của Tam giáo, còn vừa là một tân tôn giáo, có một tổ chức Giáo hội, Tân Luật, Pháp Chánh Truyền và Tôn chỉ, Mục đích cùng Phương châm hành đạo đặc thù, không giống bất cứ một tôn giáo nào trên thế gian.

A. TÔN GIÁO TỔNG HỢP HOÀ ĐỒNG

Cao Đài Giáo có thể coi vừa là một tôn giáo tổng hợp hoà đồng với tiêu ngữ là Quy Tam giáo, Hiệp Ngũ chi.

Trong Tam kỳ Phổ độ Thượng Đế không phế bỏ các Tôn giáo đã có sẵn trước đây, mà Quy Tam giáo, Hiệp ngũ chi. Lấy tiêu ngữ nầy không phải Thượng Đế muốn nhập chung các tôn giáo thành một khối, mà cốt làm cho các Tôn giáo cùng nhìn nhận nhau từ một nguồn cội, để cùng sống với nhau một cách hoà bình. Ngoài ra còn rút tỉa cái tinh hoa của Tam giáo để tạo thành giáo lý của Cao Đài Giáo.

Page 82: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NHẬN ĐỊNH MỘT SỐ NÉT CHÍNH YẾU CỦA CAO ĐÀI GIÁO THeO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI

82

B. TÂN TÔN GIÁO

Cao Đài cũng vừa là một tân tôn giáo, từ tôn chỉ mục đích, tổ chức giáo hội, đến nghi lễ và phương châm hành đạo, có những nét đặc thù khác hẳn với các tôn giáo ra đời từ xưa đến nay:

☐  Tôn chỉ và mục đích:

Về mục đích và Tôn chỉ Quy Tam giáo Hiệp ngũ chi ngoài sự xem mọi tôn giáo có cùng một nguồn gốc, mà còn là một phép tu hành, tức là tín đồ Cao Đài phải tuân giáo luật của Tam giáo, và phải trải qua năm lớp học Ngũ chi, mới đạt được tột phẩm vị của mình tại thế gian.

Về Thiên đạo Cao Đài xem mỗi linh hồn là con cái Thượng Đế:

Con người tuy về mặt thể chất có khác biệt, nhưng về linh hồn đều là anh em với nhau. Điều nầy chúng ta dễ nhận thấy khi vào lễ bái Chí Tôn thì thấy có đẳng cấp, riêng biệt. Còn khi vào lễ bái Phật Mẫu thì mọi người như nhau, dù cho Giáo Tông hay Hộ Pháp cũng ăn mặc như tín đồ, và thứ bậc ngang nhau.

– Trong Thế đạo, Cao Đài Giáo lấy nhơn luân làm đạo trọng:

Đối với các tôn giáo, khi con cái là chức sắc trong Đạo họ, thì xem cha mẹ, anh em mình như là sanh chúng khác, thậm chí cha mẹ chết, không bái lễ, không thọ tang....!!!. Còn đối với Cao Đài thì dù cho là Giáo tông hay Hộ Pháp, vào gia dình cũng phải giữ vẹn nhơn luân, hiếu hạnh như các con cái khác trong nhà.

– Trong Thế đạo, Cao Đài Giáo lấy nhơn nghĩa làm

Page 83: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NHẬN ĐỊNH MỘT SỐ NÉT CHÍNH YẾU CỦA CAO ĐÀI GIÁO THeO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI

83

giềng mối:Nếu con người giữ tròn nhơn nghĩa, mới biết coi

nhau như anh em, lấy đức háo sanh làm tiêu chuẩn cho lẽ sống, để tạo một thế giới đại đồng cả tinh thần lẫn vật chất. Đây là một xã hội lý tưởng của Cao Đài, đồng thời cũng là lý tưởng của các nhà xã hội học hiện đại.

☐ Về Tổ chức Giáo hội.

Tổ chức Giáo hội Cao Đài cũng khác xa với các Tôn giáo khác, Giáo hội Cao Đài gồm có Tam Đài là Bát Quái Đài (vô vi), Hiệp Thiên Đài (bán hữu hình) và Cửu Trùng Đài (hữu hình).

Điểm đặc trưng của Cao Đài là cả ba Đài có thể giao tiếp với nhau qua trung gian của Hiệp Thiên Đài bằng phương tiện cơ bút và những phương pháp thông công khác do các đồng tử của Hiệp Thiên Đài đảm trách.

Như vậy về điều hành của Giáo hội Cao Đài luôn hiện hữu sự chỉ đạo chặc chẽ của Thiêng liêng, thể hiện một cơ chế Thiên nhân hiệp nhất.

Phân tách Thể chế hành chánh quản trị của Cao Đài Giáo được gọi tắt là “Chánh trị Đạo”.

Sau đây là một số phân tách về Thể chế hành chánh quản trị của Cao Đài Giáo từ lâu được gọi tắt là “Chánh trị Đạo” và so sánh Thể chế này với các Thể chế khác nhau của Đời đang tồn tại, để chúng ta nhận định được những nét ưu việt của nó.

Thể chế của Cao Đài Giáo gồm có một bộ máy hành chánh quản trị được gọi tắt là “Chánh trị Đạo”. Như vậy danh từ “Chánh trị Đạo” là một từ ngữ thông dụng trong

Page 84: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NHẬN ĐỊNH MỘT SỐ NÉT CHÍNH YẾU CỦA CAO ĐÀI GIÁO THeO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI

84

cửa Đạo cách đây non một thế kỷ. Ở đây, nên hiểu là một bộ máy “hành chánh quản trị” để điều hành vấn đề phát triển, cũng như duy trì việc trật tự, trị an trong nội bộ của Đạo mà thôi.

Ngày nay khi nghe đến danh từ “chính trị” đối với thế hệ trẻ hoặc người ngoại đạo, người ta thường hiểu rằng đó là một “hội kín” chuyên tranh giành quyền lực trị quốc, hoặc tham gia vào chính quyền. Nên khi họ mới nghe qua danh từ “Chánh trị Đạo”, vội ghép cho Cao Đài là tôn giáo làm chính trị!!! Chứ thật ra Đạo với Chính trị chẳng bao giờ dính dáng cả, vì Thánh giáo ngày 15 tháng 9 Bính dần (21-10-1926) Đức Chí Tôn khẳng định rằng:

“Chánh trị với Đạo chẳng buổi nào liên hiệp cùng nhau” (TNHT/Q1/ Tr.61).

Bởi vì “Đạo” luôn lấy “thương yêu hóa giải hận thù”, để mọi người chung sống hòa bình với nhau trong cọng yêu hòa ái. Còn “chính trị” thì “biến căm thù thành sức mạnh” để làm chất liệu đấu tranh, tiêu diệt đối phương, hầu giành thắng lợi về cho mình, đôi khi bất chấp cả thủ đoạn, vì chính trị thì “lấy cứu cánh thành công để biện minh cho phương tiện bạo lực”, còn Cao Đài Giáo thì “lấy phương tiện nhân nghĩa để đạt đến cứu cánh đại đồng”.

Lại nữa, khi thấy tổ chức Giáo hội Cao Đài có một hệ thống quản trị chặc chẽ từ trung ương đến địa phương, lại vội ghép cho Cao Đài là muốn lập một nước trong một nước!!! Thật là một nhận định khá thiển cận.

Vì tôn giáo nào cũng phải có một hệ thống tổ chức điều hành như vậy cả, tiêu biểu như Thiên Chúa giáo, hiện tại họ có cả một triều nghi do Đức Giáo hoàng lãnh

Page 85: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NHẬN ĐỊNH MỘT SỐ NÉT CHÍNH YẾU CỦA CAO ĐÀI GIÁO THeO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI

85

đạo, dưới có các bộ ngành, cơ sở trung ương đặt tại Tòa Thánh La-mã, về phương diện hành chánh La mã là một lãnh địa riêng biệt. Còn tại các địa phương trên toàn thế giới đều có Hồng y giáo chủ, Giám mục, Linh muc, Thầy giòng... để cai quản các cơ cấu đạo của từng nước, từng vùng cho đến tận làng xã...

Ở đây nếu cho rằng tôn giáo có tổ chức bộ máy hành chánh quản trị giống một nước, thì tôn giáo là một nước không biên giới, địa bàn của nó lan tỏa khắp thế gian, tùy theo thời gian phát triển mà tín đồ họ quản trị, đôi khi có thể bằng dân số nhiều nước hợp lại.

So sánh nhưng điểm giống nhau và khác nhau giữa thể chế hành chánh quản trị của Đạo và các thể chế của Đời:

Theo Chương 5 “Chánh trị Đạo” của Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa soạn thảo dưới sự hướng dẫn của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, cho chúng ta những nhận định về cơ cấu tổ chức hành chánh quản trị của Đạo Cao Đài có những đặc điểm giống với tinh hoa ưu việt của nhiều chánh thể khác nhau sau đây:

* Về hệ thống lãnh đạo chỉ huy Cao Đài Giáo giống như “Thể chế quân chủ lập hiến”, vì Giáo tông xem như là vua Đạo, nhưng khác với vua là Giáo tông do tín đồ công cử, nên không được cha truyền con nối. Còn Hiến pháp Đạo là Pháp Chánh Truyền do Đức Chí Tôn truyền xuống qua cơ bút, có tính chất một “can tánh hiến pháp”, do đó thế gian không có quyền sửa đổi. Sự bầu cử Giáo tông còn giống như “Chế độ Tổng thống” của các nước dân chủ tư bản, vì Tổng thống của họ cũng do dân bầu.

Page 86: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NHẬN ĐỊNH MỘT SỐ NÉT CHÍNH YẾU CỦA CAO ĐÀI GIÁO THeO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI

86

* Về nhân quyền và cơ chế điều hành nền Đạo, giống như “Chính thể Cộng hòa của các nước dân chủ tư bản, trong đó quyền hạn người tín đồ và tài sản riêng tư được tuyệt đối tôn trọng, họ có quyền tự do tham gia bầu cử, ứng cử vào các cơ quan hành chánh đạo, cùng đóng góp ý kiến và kiểm soát các sinh hoạt của Đạo từ địa phương đến trung ương, thông qua Ba Hội Lập quyền vạn linh, đó là “Hội Nhơn sanh, Hội Thánh và Thượng hội”. Đây là một nét đặc trưng của thể chế Cao Đài, khác xa với các tôn giáo và nhiều chế độ khác. Chỉ có người tín đồ Cao Đài mới có quyền thể hiện quyền tự do dân chủ trong tôn giáo mình một cách tuyệt đối như vậy.

* Về vật chất nuôi sống con người, thì Đạo Cao Đài có các cơ sở Phước thiện, nơi đây các thành viên sinh hoạt tập thể, đó là “sống chung, làm chung, ăn chung...”. Phúc lợi đem giúp đời bằng tấm lòng yêu thương: “đói cho ăn, rách cho mặc, đau cho thuốc...”, giống như lý tưởng của thể chế vô sản. Nên có thể nói Phước thiện là loại sinh hoạt “siêu vô sản”.

Nên so sánh với các thể chế hiện tại, chính thể Cao Đài Giáo giống như chính chế “Quân chủ lập hiến” hay có thể nói là thể chế “Quân dân cộng chủ”.

Giáo thuyết Cao Đài có nhiều màu sắc “chính đáng tính” hiện đại.

Giáo thuyết Cao Đài mang đậm nét “chính đáng tính” so với các học thuyết hiện đại trên thế giới, nên đã được các thành phần trí thức tiếp thu nhanh chóng, ngay từ những năm đạo mới khai đã có những trí thức ngoại quốc nhập môn, tiêu biểu vào năm 1931 đã có Giáo sư Gabriel Gobron (1895–1941) ở Bayonville (Pháp), sau đó

Page 87: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NHẬN ĐỊNH MỘT SỐ NÉT CHÍNH YẾU CỦA CAO ĐÀI GIÁO THeO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI

87

ông được Đức Chí Tôn ân phong phẩm Tiếp dẫn Đạo nhơn tại Pháp, trong suốt những thập niên 30 của thế kỷ XX ông đã tham dự nhiều hội nghị tôn giáo thế giới và thuyết trình nhiều đề tài về Cao Đài Giáo. Vợ ông là bà Marguerite Gobron đã nhập môn được Thiên phong từ phẩm Lễ sanh lên Giáo hữu, ngoài ra ông còn thông thạo nhiều ngoại ngữ như Anh, Đức, Ý, Tây ban nha, Bồ đào nha... nên đã trước tác nhiều sách vở bằng Pháp văn, và viết báo bằng ngoại ngữ về Cao Đài Giáo, nhờ vậy mà các trí thức Âu châu sớm biết về Cao Đài.

Hiện nay có các nhà trí thức tuy không phải là tín đồ Cao Đài, nhưng họ rất mến mộ, nên đã tiếp thu giáo thuyết Cao Đài để giảng dạy trong các Viện Đại học họ phụ trách, như Giáo sư Trần Mỹ Vân Đại học South Australia (Úc), Giáo sư Nguyến khắc Tiến Tùng viện Đại học Leipzig (Đức), Giáo sư Kazi Islam Đại hoc Dhaka (Bangladesh), Tiêu biểu là Giáo sư Tiến sĩ Sergei Blagov (Nga), ông đã bảo vệ thành công luận án Cao Đài năm 1991. Ông đã tham dự các hội nghị tôn giáo thế giới, và thuyết trình nhiều đề tài về Cao Đài. Ông cũng đã dạy môn Cao Đài tại viện Đại học Đông phương Moscow (Nga). Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu sinh ngoại quốc đã bảo vệ thành công luận án Cao Đài, trở thành những Tiến sĩ (Ph.D), Thạc sĩ (Master of Arts). Từ năm 1974 đã có Tiến sĩ Pierre Bernardini (Pháp), năm 1991 có Tiến sĩ Sergei Blagov (Nga) các năm gần đây có Tiến sĩ Jermy Jammes (Pháp), Tiến sĩ Christopher Hartney (Úc) Tiến sĩ Mohamad Jahangir Alam (Bangladesh), Thạc sĩ Betty Koegel (Đức). Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu sinh của các nước đang bảo vệ luận án Cao Đài để trở thành Tiến sĩ.

Page 88: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

NHẬN ĐỊNH MỘT SỐ NÉT CHÍNH YẾU CỦA CAO ĐÀI GIÁO THeO CÁI NHÌN HIỆN ĐẠI

88

Như vậy mới non một thế kỷ tuy với con số khiêm tốn nêu trên, nhưng cũng đã nói lên sự góp mặt tích cực của Cao Đài Giáo trong nền văn minh tinh thần của nhân loại, và giáo thuyết Cao Đài cũng đã có sức hấp dẫn đối với nhiều bậc thức giả trên thế giới quan tâm.

☐ Cửa địa ngục đã đóng lại bởi Tam kỳ Phổ Độ.

Theo nhận định của Giáo sư Tiến sĩ Sergei Blagov (Nga) cho rằng:

“Tính sáng tạo của Đạo Cao Đài trong lời tuyên bố của Đạo là cửa địa nguc đã đóng lại do Tam kỳ Phổ độ, Thiên đường mở ra cho mọi linh hồn” (Trích từ Cao Đài: Một tôn giáo mới / Dr. Sergei Blagov)

Trong kinh điển Cao Đài cũng có những câu đề cập đến sự kiện nầy:

“Vô địa ngục, vô quỷ quan,Chí Tôn đại xá nhứt trường quy nguyên”

(Phật Mẫu Chơn kinh).

“Đóng địa ngục mở tầng Thiên,Khai đường cực lạc dẫn miền Tây phuơng

(Kinh Giải oan)

Như vậy ngày nay Đức Chí Tôn đại ân xá, nếu sống đạo hạnh, thì chết sẽ vào Thiên đường. Còn nếu sống gian ác, thì khi chết, linh hồn cũng phản phất nơi phàm trần hoặc trung giới, chờ tái kiếp để trả quả, chứ không còn bị đọa đày nơi địa ngục. Nên ngày nay thường thấy các vong hồn hay nhập xác các người có khả năng ngoại cảm, tùy theo trình độ tấn hóa của họ mà có thẻ xúi dục những người này làm điều thiện hoặc ác.

Page 89: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

THAY LỜI KẾT

89

THAY LỜI KẾT

Ngược giòng Đạo sử, từ khi mới khai Đạo, các bậc tiền bối đã vâng lệnh Thượng Đế Chí Tôn,

khai sáng ra Cao Đài Giáo. Quý Ngài đã gan dạ vượt qua tất cả các rào cản của thế gian, để tổ chức nền Đạo có một thể chế quản trị đầy đủ luật pháp, điều hành theo đúng chơn truyền, và tạo dựng một Thánh địa rộng lớn, một Đền Thánh hoành tráng và một cơ ngơi hành đạo khang trang, nhờ vậy mà nền Đạo đã phát triển chưa đầy một thế kỷ, mà con thuyền Đạo đã cập được nhiều bến đỗ vinh quang, và ánh đạo mầu tỏa sáng khắp năm châu.

Nên đối với một tín đồ chúng ta cần thấu đáo chơn truyền, để có thể giải thích với những người đã hiểu lầm kích bát, cho họ tâm phục khẩu phục. Chứ đừng mới nghe người ta chỉ trích, đã vội cho Đạo mình là lầm lạc, rồi trở lại biếm nhẻ cha ông của mình, như lời Đức Chí Tôn đã đề cập sau đây:

“Thấy kẻ dốt nát kích bác, trở lại chịu thiệt rằng: Đạo mình lầm lạc... Nhiều đứa chưa thấu đáo huyền diệu là gì, bị người ta chê, rồi còn biếm nhẻ nữa... Người truyền đạo như vậy có sai chánh lý chăng...? Phần đông trong các con nhiều kẻ ấy...”.

(Thánh giáo 23 tháng 8 Bính dần / 29-9-1926.

Lời cảnh tỉnh trên đây là một sự thật phũ phàng...!!!

Page 90: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

THAY LỜI KẾT

90

Chúng ta đã từng thấy lúc bình nhật thì nhiều người đã vổ ngực hy sinh, nhưng đến khi ngộ biến thì rút êm bỏ ngỏ...!!! Cũng như lúc Đạo thạnh thì nhiều người xưng là hiền tài, trí đạo, áo mão xuê xang, khuê bài đầy ngực, viết lách lung tung... Khi gặp sóng gió thì run rẩy vội vàng dâng tờ trả chức, đốt sách, cuốn tượng...!!!

Còn những người có trách nhiệm với sự tồn vong của nền Đạo, thì lại quờ quạng thay đổi chơn truyền, xóa bỏ thể chế, sửa tên đổi họ, giải tán lung tung... chẳng kể gì đến Thiên điều Đạo pháp.

Ngày xưa Thầy Mạnh Tử có nói rằng:“Thiên hạ có đạo, thì người hiền đem thân thi thố đạo

khi được trọng dụng. Thiên hạ vô đạo thì người hiền ẩn thân liều mình để giữ đạo. Chứ chưa từng nghe có người cố hủy hoại đạo để thuận theo quyền thế bỉ tục của người đời bao giờ”

(Thiên hạ hữu đạo dĩ đạo tuẩn thân, thiên hạ vô đạo dĩ thân tuẩn đạo, vị văn dĩ đạo tuẩn hồ nhân dã / Mạnh Tử / Tận

tâmthượng).

Đạo lý rộng bao la, Đạo pháp lại cao vô cực, ngay Đức Thích Ca khi thuyết đạo đã cho đệ tử biết rằng:

“Đạo mà ta biết như lá trong rừng, nhưng điều ta nói ra được chỉ là nắm lá cầm trong tay”.Câu trên có nghĩa là cái Đạo Ngài đắc được thì nhiều,

nhưng Ngài chỉ có thể diễn tả trong muôn một mà thôi.Nói về một Đạo đã khó như vậy, huống hồ nói về

Cao Đài Giáo là đề cập đến Tam giáo Ngũ chi cho rõ nét thì thật là thiên nan, vạn nan... Nên Chương Thái Viêm một học giả Trung hoa đã nói rằng:

Page 91: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

THAY LỜI KẾT

91

“Đề cập đến tôn giáo chẳng khác nào đi vẽ vết chân chim đang bay trong không trung, họa sĩ nào cũng cho là khó” (không trung điểu trích, họa giả giai nan).

Bởi chân chim thì có thật đấy, mà vẽ cho người ta thấy được thì rất là khó khăn, tỷ dụ nầy có nghĩa là chân lý tôn giáo thì hiện hữu mênh mông, mà nói sao cho mọi người hiểu được, thì không phải là chuyện dễ dàng. Do đó nhiều cây bút mới xem được năm ba bài báo mô tả một cách phiến diện về Cao Đài, rồi vội vàng suy luận méo mó để kích bát một cách đầy ác ý... Bởi thế Đức Chí Tôn dạy rằng:

“Đinh ninh Thầy dặn trẻ đôi lời,Mình biết Đạo mình giữ đấy thôi.Mặc kẻ thường tình ngu biếm nhẻ,Phải coi nên chỗ để nên lời”

(Thi văn dạy Đạo)

Vì sự khen chê của nhân thế là chuyện thường tình, nên Đức Chí Tôn đã khuyên rằng, cần phải tùy chỗ mà đối đáp, chứ không nên tranh luận bừa bãi để sinh ra bất hòa và mất thì giờ vô ích.

Qua các tiết mục sơ lược nêu trên, với một ngôn ngữ thô thiển hữu hạn, lại thu vén trong một khuôn khổ ngắn gọn, mà trình bày một Đạo lý bao la, thì chắc chắn có rất nhiều thiếu sót, không thể nào đầy đủ được. Kính xin các bậc đàn anh cao minh chỉ giáo để tài liệu được súc tích, hầu góp phần vào công cuộc phổ truyền chơn lý Cao Đài.

CHUNG

Page 92: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài GiáoŒM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ Cao Đài Giáo DÃ TRUNG TỬ sưu-tập 2001 tư liệu tu học lưu hành nội bộ ĐẠO-LÝ THUYẾT-MINH

tk@10•22•2013 1:41 PM

tÌM hiỂu KhÁi QuÁt VỀ cAO Đài GiÁO

Soạn Giả: DÃ TRUNG TỬ