tám thi kệ luyện tâm -...

12
1 ༄༅། །བཀའ་གདམས་པའ་དག་བཤས་ང་ར་ཐར་པ་་་ སང་གས་མཛད་པའ་་ངས་ཚག་བད་མ་བགས་ས།། Tám Thi KLuyn Tâm Geshe Lăng Ri Thar Pa Kim Cang Sư dòng truyn tha Kadampa trước tác Như ThTht, ngày 18 tháng 1 năm 2011 Trước hết xin kính chào tt cquý vnơi đây. Hôm nay quý vshc vTám Thi KLuyn Tâm (trong Kinh Tuyn Tp trang 23). Tác gica Tám Thi KLuyn Tâm Geshe Lăng Ri Thar Pa. Pháp tu hành chyếu đây là pháp tu hành theo dòng truyn tha Kadampa. Dòng truyn tha Kadampa có tlúc nào? Có tthi tAtisha quang lâm Tây Tng. Theo lch s, trước khi đến Tây Tng, tAtisha đã đến Vit nam – đâu vy? Phi Tht Sơn không? Theo lch s, tAtisha chyếu ti Nam Dương – Indonesia để thnh pháp tLt Ma Serlingpa. Điu này rt hin nhiên, sau đó nghe nói có ltrên đường Ngài đã ghé sang nước Vit nam. Nhưng dòng truyn tha Kadampa làm sao xut hin Tây tng thì phi nói đến vic tAtisha được mi đến Tây Tng. Vic thnh TAtisha đến Tây Tng cũng gp rt nhiu gian nan. Vào thi đó Tây Tng vn đề nan gii là người ta không biết phương pháp Hin Mt song tu. Nhng người tu Hin thì nói rng tu Mt không phi là chánh pháp. Người tu Mt thì cho rng tu Hin không phi là chánh pháp. Vn đề thnht là người tu Mt thì không công nhn Hin và người tu Hin thì không công nhn Mt. Nhng người tu Hin thì cho rng không cn tu Mt và nhng người tu Mt Tây tng thì nói rng không cn tu Hin. Thi kđó nhng người tu Mt Tây tng cho rng không cn gigii. Hung rượu,… không kim soát hnh kim ca chính mình. Do tình hình như vy cho nên cui cùng thì tAtisha đã được mi đến Tây tng. Vic TAtisha đến Tây tng không phi là vic ddàng mà gp rt nhiu gian nan. Tuy nhiên, mc đích chyếu ca vic tđến Tây tng là vì li lc ca chúng sinh. Tđó, có dòng truyn tha Kadampa. Dòng truyn tha Kadampa phi hp stu hành cHin và Mt. Khi nói Hin Mt song tu thì ai cũng có thtu được kctăng, ni hay cư sĩ. Mt người tu hành thBit gii thoát gii. Hơn na, nếu là cư sĩ có ththgii cư sĩ. Ngài thuyết rng, mt hành githgii cư sĩ thì có thHin Mt song tu. Chyếu là sau khi tAtisha đến Tây tng thì dòng truyn tha Kadampa đã được phát trin. Stu hành chyếu ca dòng truyn tha Kadampa qui chung vào vic phát Tâm Bđề. Làm thế nào để phát tâm bđề thì trong Tám thi kluyn tâm dưới đây snói rõ. Đường li hc tp Tám thi kluyn tâm gm có hai bước. Thnht là tam huvăn, tư, tu. Trước tiên thì lng nghe tôi nói. Nghe xong thì tư duy. Cui cùng nếu thy tt thì tu

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tám Thi Kệ Luyện Tâm - download.dipkar.comdownload.dipkar.com/vietnamese/bai-giang/tam-thi-ke-luyen-tam/tam-thi... · Tám Thi Kệ Luyện Tâm Geshe Lăng Ri Thar Pa Kim Cang

1

༄༅། །བཀའ་གདམས་པའི་དགེ་བཤེས་གླང་རི་ཐར་པ་རྡོ་རྗེ་ སེང་གེས་མཛད་པའི་བློ་སྦྱོངས་ཚིག་བརྒྱད་མ་བཞུགས་སོ།།

Tám Thi Kệ Luyện Tâm Geshe Lăng Ri Thar Pa Kim Cang Sư dòng truyền thừa Kadampa trước tác

Như Thị Thất, ngày 18 tháng 1 năm 2011

Trước hết xin kính chào tất cả quý vị nơi đây. Hôm nay quý vị sẽ học về Tám Thi Kệ Luyện Tâm (trong Kinh Tuyển Tập ở trang 23). Tác giả của Tám Thi Kệ Luyện Tâm là Geshe Lăng Ri Thar Pa. Pháp tu hành chủ yếu ở đây là pháp tu hành theo dòng truyền thừa Kadampa.

Dòng truyền thừa Kadampa có từ lúc nào? Có từ thời tổ Atisha quang lâm Tây Tạng. Theo lịch sử, trước khi đến Tây Tạng, tổ Atisha đã đến Việt nam – Ở đâu vậy? Phải Thất Sơn không? Theo lịch sử, tổ Atisha chủ yếu tới Nam Dương – Indonesia để thỉnh pháp từ Lạt Ma Serlingpa. Điều này rất hiển nhiên, sau đó nghe nói có lẽ trên đường Ngài đã ghé sang nước Việt nam. Nhưng dòng truyền thừa Kadampa làm sao xuất hiện ở Tây tạng thì phải nói đến việc tổ Atisha được mời đến Tây Tạng. Việc thỉnh Tổ Atisha đến Tây Tạng cũng gặp rất nhiều gian nan. Vào thời đó ở Tây Tạng vấn đề nan giải là người ta không biết phương pháp Hiển Mật song tu. Những người tu Hiển thì nói rằng tu Mật không phải là chánh pháp. Người tu Mật thì cho rằng tu Hiển không phải là chánh pháp. Vấn đề thứ nhất là người tu Mật thì không công nhận Hiển và người tu Hiển thì không công nhận Mật. Những người tu Hiển thì cho rằng không cần tu Mật và những người tu Mật ở Tây tạng thì nói rằng không cần tu Hiển. Thời kỳ đó những người tu Mật ở Tây tạng cho rằng không cần giữ giới. Họ uống rượu,… không kiểm soát hạnh kiểm của chính mình. Do tình hình như vậy cho nên cuối cùng thì tổ Atisha đã được mời đến Tây tạng. Việc Tổ Atisha đến Tây tạng không phải là việc dễ dàng mà gặp rất nhiều gian nan. Tuy nhiên, mục đích chủ yếu của việc tổ đến Tây tạng là vì lợi lạc của chúng sinh. Từ đó, có dòng truyền thừa Kadampa.

Dòng truyền thừa Kadampa phối hợp sự tu hành cả Hiển và Mật. Khi nói Hiển Mật song tu thì ai cũng có thể tu được kể cả tăng, ni hay cư sĩ. Một người tu hành thọ Biệt giải thoát giới. Hơn nữa, nếu là cư sĩ có thể thọ giới cư sĩ. Ngài thuyết rằng, một hành giả thọ giới cư sĩ thì có thể Hiển Mật song tu. Chủ yếu là sau khi tổ Atisha đến Tây tạng thì dòng truyền thừa Kadampa đã được phát triển. Sự tu hành chủ yếu của dòng truyền thừa Kadampa qui chung vào việc phát Tâm Bồ đề. Làm thế nào để phát tâm bồ đề thì trong Tám thi kệ luyện tâm dưới đây sẽ nói rõ.

Đường lối học tập Tám thi kệ luyện tâm gồm có hai bước. Thứ nhất là tam huệ văn, tư, tu. Trước tiên thì lắng nghe tôi nói. Nghe xong thì tư duy. Cuối cùng nếu thấy tốt thì tu

Page 2: Tám Thi Kệ Luyện Tâm - download.dipkar.comdownload.dipkar.com/vietnamese/bai-giang/tam-thi-ke-luyen-tam/tam-thi... · Tám Thi Kệ Luyện Tâm Geshe Lăng Ri Thar Pa Kim Cang

2

hay thiền quán. Nếu không thấy gì có lợi thì quý vị cứ vất bỏ. Đó là sự tự do. Khi tu hành mà lúc nào cũng thoải mái thì mới vui vẻ. Nếu tự cưỡng nói cần phải làm, cần phải làm thì sẽ gặp khó khăn. Cho nên đầu tiên quý vị phải phân tích, nghe những lời tôi nói, dụng tâm xem xét có lợi hay không, tư duy nếu thấy có lợi thì thực hành. Đừng vì thấy người khác làm thì quý vị làm.

Khi ở Nepal, có nhiều người mời tôi đến một làng nọ để thuyết pháp. Ở đó, chủ yếu là tôi sẽ truyền giới cư sĩ cho đại chúng. Trong lúc đó tôi hỏi, trong đại chúng có bao nhiêu người có thể hứa là từ hôm nay trở đi sẽ từ bỏ uống rượu. Ở Nepal, có rất nhiều người thích uống rượu. Tôi hỏi có bao nhiêu người nghĩ rằng từ giờ trở đi có thể bỏ uống rượu thì giơ tay lên. Lúc đó, trước mặt tôi có một người lập tức giơ tay. Còn những người khác thì ngó qua, ngó lại rồi mới giơ tay. Sau hết thì có rất nhiều người giơ tay. Chỉ có người ngồi trước tôi, nhìn thẳng vào tôi và giơ tay lên. Trong khi đó thì những người khác nhìn phải nhìn trái rồi mới giơ tay. Lúc đó tôi hiểu rằng người nhìn thẳng vào mặt tôi và giơ tay lập tức chắc chắn sẽ bỏ được rượu. Người đó sẽ không uống rượu. Còn những người ngó qua, ngó lại rồi mới giơ tay sẽ không bỏ được rượu. Bởi vậy, khi nói “Anh ấy làm. Cô ấy làm. Vậy tôi cũng sẽ làm”. Không phải như vậy đâu. Phải quán sát! Mỗi cá nhân phải tư duy cặn kẽ rồi mới làm. Thật sự thì phải quán sát tận tường xem coi có lợi hay không có lợi. Nếu là thời trang, thấy người ta mặc gì quý vị mặc nấy thì được. Nhưng đối với Pháp thì không bắt chước được, mỗi cá nhân phải tự tu hành. Vì vậy đầu tiên phải nghe hiểu rồi mới tư duy, tư duy rồi mới tu hành.

Đoạn kệ thứ nhất:

Con nay đối với tất cả chúng sanh, Xem họ quý hơn viên ngọc như ý, Với tâm mong muốn đạt được mục đích tối thắng, Nguyện luôn luôn trân quý giữ gìn

Đoạn kệ nói rằng đối với tất cả chúng sinh, quý vị phải coi họ hơn viên ngọc và luôn phải ôm ấp, giữ gìn họ từ tận đáy lòng. Nhưng mà khi nói nguyện luôn trân quý giữ gìn tất cả chúng sanh thì phải biết cách trân quý giữ gìn, phải biết lý do tại sao quý vị phải trân quý giữ gìn. Đây là hai việc rất quan trọng. Điều dễ hiểu nhất là quý vị càng trân quý người khác bao nhiêu thì quý vị càng có lợi nhiều bấy nhiêu. Có hai phương pháp trân quý giữ gìn tất cả chúng sanh đó là trân quý giữ gìn bằng thân và trân quý giữ gìn bằng ý.

Nói trân quý giữ gìn bằng thân không có nghĩa ngay lập tức ôm ấp lấy thân, trân quý giữ gìn bằng ý có nghĩa là trong tâm bất cứ lúc nào cũng phải nghĩ rằng tất cả chúng sinh cũng giống như quý vị, không muốn đau khổ, họ muốn hạnh phúc. Tôi sẽ nói về một kinh nghiệm thực tiễn. Khi còn ở Nepal, tôi đem về nhà một con chó bị bệnh dại để chăm sóc. Một vài ngày sau, con chó chết và bác sĩ nói tôi phải chích ngừa do tôi đã tiếp xúc với nước dãi của con chó. Số tiền để chích ngừa khoảng bốn năm ngàn Rupi. Anh tôi nói rằng tôi đã không nên đụng vào con chó để khỏi tốn số tiền lớn cho việc chích ngừa. Ba mẹ tôi cũng đồng ý như thế. Tôi đã nói với ba mẹ tôi rằng, giả sử nếu ba mẹ bị bệnh chó dại thì anh con sẽ không chạm vào ba mẹ để khỏi tốn tiền chích thuốc. Nếu ba mẹ thấy con có thể lo được

Page 3: Tám Thi Kệ Luyện Tâm - download.dipkar.comdownload.dipkar.com/vietnamese/bai-giang/tam-thi-ke-luyen-tam/tam-thi... · Tám Thi Kệ Luyện Tâm Geshe Lăng Ri Thar Pa Kim Cang

3

cho một con chó dại thì chắc chắn con sẽ lo được cho ba mẹ. Các bạn có biết ba mẹ tôi đã phản ứng thế nào không? Họ đã rơi lệ.

Khi quý vị nghĩ đến trân quý giữ gìn chúng sinh, trong tâm quý vị nghĩ đến tất cả chúng sanh, còn bên ngoài thì quý vị hãy bắt đầu từ những người thân với quý vị nhất. Đây là bước đầu tiên. Trân quý gìn giữ. Tôi sẽ tu hành hạnh Bồ Tát, nhưng bây giờ không thể nào gìn giữ tất cả chúng sanh bằng thân này. Trong tâm quý vị, về phương diện ý, quý vị phát khởi ý muốn gìn giữ tất cả chúng sinh nhưng về phương diện thân, phương diện vật chất, quý vị phải phát tâm thực hiện với những người thân chung quanh quý vị trước. Trong tâm quý vị lúc nào cũng phải cần gì? Phải nghĩ rằng tội nghiệp họ quá, tất cả chúng sinh không muốn đau khổ, chỉ muốn hạnh phúc, bất luận ai cũng đều mong muốn như nhau, giống như quý vị.

Dựa vào đó quý vị có thể phát triển mối quan hệ thân cận với người khác. Trong thế kỷ 21, việc khó khăn nhất là gì? Tình thân giữa con người khó mà có được trong công sở. Tôi thấy có nhiều người nói rằng mấy năm trước họ chơi thân với nhau lắm nhưng bây giờ hết thân rồi. Chuyện này xảy ra rất thường xuyên, tại sao ? Trên phương diện tinh thần không thể trân quý giữ gìn được đối phương. Luôn trân quý giữ gìn trong tâm và nghĩ tất cả chúng sinh không muốn đau khổ, muốn có hạnh phúc cũng giống như quý vị vậy thì hôm nay bạn đã không mất một người bạn nào, lúc nào xung quanh quý vị cũng có những người bạn.

Hôm trước, tôi có xem một bản báo cáo trên thế giới về cuộc chiến tranh giữa Hoa kỳ và Ả rập. Tại sao có cuộc chiến tranh này, vì Hoa kỳ hạ nhục Ả rập. Nếu quý vị hạ nhục một người thì người đó khó mà quên được. Nếu người ta đánh hoặc ăn cắp đồ của quý vị, thì quý vị có thể tha thứ cho người ta được nhưng khi bị người ta hạ nhục thì quý vị rất khó tha thứ. Vì vậy, Hoa kỳ hạ nhục Ả rập là một việc nghiêm trọng. Nếu Hoa kỳ trên phương diện tinh thần mà có thể trân quý gìn giữ Ả Rập thì sự việc có thể khá hơn. Nhưng Hoa kỳ đã không làm như vậy. Đó là tầm quan trọng của việc trân quý giữ gìn theo quan điểm quốc gia.

Bây giờ nói theo quan điểm cá nhân, quý vị cũng phải trân quý giữ gìn tha nhân. Cho đến bây giờ thí dụ như có bao giờ khi bị la mắng các bạn nghĩ “ôi tội nghiệp cho người kia quá! Chắc có lẽ người đó đang bị đau khổ”, các bạn đã từng nghĩ qua chưa? Thông thường khi bị la mắng, lập tức quý vị một trăm phần trăm sẽ nghĩ người kia là xấu, chứ quý vị không nghĩ rằng “trời ơi, thật tội nghiệp cho người đó!” Họ không muốn đau khổ, họ muốn có hạnh phúc cũng giống như quý vị. Nếu mà quý vị có lối tư duy như vậy thì quý vị sẽ nhìn người kia ở góc cạnh khác. Cho nên quý vị phải luyện tâm.

Đầu tiên, cha mẹ thì hãy nghĩ đến con cái, chồng thì phải nghĩ về vợ, vợ thì nghĩ về chồng, con thì nghĩ về cha mẹ, và nghĩ rằng “ồ, họ cũng giống như ta, không muốn đau khổ và muốn hạnh phúc”. Rồi sau đó từ từ quý vị mới phát được tâm tha ái dưỡng, thương quý tha nhân nhiều hơn. Khi quý vị thương quý tha nhân nhiều bao nhiêu thì người ta lại thương quý quý vị nhiều bấy nhiêu. Nếu quý vị thương yêu một con chó, con chó sẽ liếm quý vị có đúng không? Con chó có cảm giác được quý vị thương yêu nó như thế nào mặc dù nó không hiểu được ngôn ngữ. Theo quý vị, con chó có hiểu được ngôn ngữ không? Nó không hiểu gì đâu. Vài năm trước trong phòng tôi ở tu viện tôi có nuôi một con chó. Khi tôi nói tới đây lập tức con chó chạy đến ngay. Khi tôi nói nhảy lên nó cũng nhảy ngay. Một ngày, tôi

Page 4: Tám Thi Kệ Luyện Tâm - download.dipkar.comdownload.dipkar.com/vietnamese/bai-giang/tam-thi-ke-luyen-tam/tam-thi... · Tám Thi Kệ Luyện Tâm Geshe Lăng Ri Thar Pa Kim Cang

4

làm một thí nghiệm. Tôi nạt nộ, la lớn “tới đây!” nhưng con chó chạy luôn, không có tới. Nhưng khi tôi nói ngọt ngào kêu “đi ra!” thì con chó vẫn đi tới. Điều đó cho thấy con chó không hiểu tiếng người. Nó chỉ hiểu được tâm từ bi của người. Cho nên khi quý vị thương yêu người khác thì người khác cũng yêu thương quý vị.

Trong cuộc đời quan trọng nhất là có được hạnh phúc. Nếu quý vị thương yêu mọi người thì quý vị sẽ có được hạnh phúc. Quý vị càng muốn có hạnh phúc bao nhiêu thì quý vị càng phải thương yêu người khác bấy nhiêu. Khi nói đến trân quý giữ gìn thì đầu tiên phải bắt đầu từ đâu? Bước đầu tiên là từ những người trong gia đình, người thân xung quanh quý vị. Từ từ nới rộng ra thương yêu tất cả chúng sinh. Nếu bắt đầu quý vị không thương yêu người trong gia đình làm sao quý vị có thể thương yêu tất cả chúng sinh. Như vậy, khi nói rằng:

Con nay đối với tất cả chúng sanh, Xem họ quý hơn viên ngọc như ý,

Thì phải đối với tất cả chúng sinh xem họ hơn viên ngọc như ý cho nên phải trân quý giữ gìn. Nhưng đừng nói rằng, vì quý vị thương yêu tất cả chúng sinh nên khi ra khỏi chùa gặp một con chó quý vị lấy tay sờ nó liền nhé. Nếu quý vị làm như vậy là quý vị sai lầm, không hiểu đường lối tu hành đó.

Tôi sẽ kể cho quý vị nghe một câu chuyện. Có một người đến gặp một người đang thực hành thiền quán về lòng từ bi và hỏi ông ta có lòng từ bi vậy nếu ông ta có hai con trâu và người khác không có con trâu nào mà nếu người đó xin một con thì ông ta có cho không? Người đó nói rằng, vì tôi đang thiền quán về lòng từ bi nên tôi sẽ cho. Người thứ nhất hỏi tiếp, nếu ông ta có hai con ngựa và người khác xin một con thì ông ta có cho không? Người đang thiền quán về lòng từ bi trả lời là có. Người thứ nhất hỏi tiếp, nếu ông ta có hai con lừa và người khác xin một con thì ông ta có cho không? Người đang thiền quán về lòng từ bi trả lời là không? Người thứ nhất ngạc nhiên hỏi tại sao trâu và ngựa thì cho mà lừa lại không cho. Người đang thiền quán về lòng từ bi trả lời rằng, vì ông ta không có trâu, ngựa mà chỉ có lừa. Thật sự là như vậy!

Người ở giai đoạn đầu thực hành sẽ hành trì theo đường lối như vậy. Đầu tiên khởi tâm trước. Trong tâm quý vị khởi lên ý trân quý giữ gìn tất cả chúng sinh. Thực hành trân quý gìn giữ chúng sanh qua thân không cần phải hấp tấp. Một khi mà có thể khởi tâm trân quý tha nhân thật sự mãnh liệt thì lúc ấy khi gặp con chó ngoài đường quý vị cũng dám rờ. Lúc ấy mới bắt đầu!

Cho nên đoạn kệ thứ nhất mà quý vị học hôm nay, tôi sẽ cho quý vị bài tập về nhà. Trong tâm quý vị sẽ nghĩ gì? Quý vị hãy nghĩ rằng tất cả mọi chúng sinh cũng giống như quý vị đều muốn có hạnh phúc. Quý vị nghĩ đến mỗi người trong gia đình quý vị, từ cha mẹ đến con cái, họ cũng giống như quý vị, đều muốn có hạnh phúc. Quý vị cần phải suy nghĩ như vậy. Thí dụ, khi quý vị học toán 2 + 2 = 4 thì có liên quan gì đến cuộc đời quý vị không? 2 + 2 là 4, vậy thôi, chứ đâu có liên quan gì đến cuộc đời quý vị. Nhưng khi quý vị hiểu được Phật pháp thì quý vị sẽ làm thay đổi cuộc đời quý vị. Bây giờ quý vị đã hiểu được đoạn kệ thứ nhất, vậy thì quý vị cần phải tư duy. Bất luận là quý vị gặp người nào thì quý vị phải nghĩ

Page 5: Tám Thi Kệ Luyện Tâm - download.dipkar.comdownload.dipkar.com/vietnamese/bai-giang/tam-thi-ke-luyen-tam/tam-thi... · Tám Thi Kệ Luyện Tâm Geshe Lăng Ri Thar Pa Kim Cang

5

rằng “ồ, người này bình sinh cũng giống như quý vị đều muốn có hạnh phúc và không muốn đau khổ”. Đối với người trong gia đình quý vị cũng phải tư duy như vậy. Điều này rất rõ ràng phải không? Quý vị có hiểu rõ chưa? Nếu hiểu rồi phải tư duy. Nhiệm vụ của tôi là nói rõ cho quý vị hiểu. Một khi hiểu rõ rồi thì việc thực hành là trách nhiệm của quý vị. Một khi quý vị đã hiểu rõ thì tôi đã xong nhiệm vụ. Cho nên phải tư duy cần phải trân quý giữ gìn tha nhân.

Đoạn kệ thứ hai

Khi tiếp xúc với bất cứ ai ở nơi nào, Con xin xem mình thấp hơn tất cả, Đối với tất cả chúng sanh con xin hạ quyết tâm, Nguyện trân trọng tôn vinh họ nơi cao tột.

Khi tiếp xúc với bất cứ người nào quý vị cũng phải khiêm cung, hạ thấp quý vị. Bất luận quý vị tiếp xúc, thân cận với hạng người nào quý vị cũng phải nghĩ rằng quý vị là người nhỏ hơn, thấp nhất. Nếu lúc nào quý vị cũng cho rằng quý vị thấp hơn khi tiếp xúc với bất cứ người nào, quý vị có thể dễ dàng thân cận với họ hơn. Thông thường quý vị có sự ngã mạn rất cao. Lúc nào cũng nghĩ “tôi, tôi, tôi”. Liều thuốc đối trị với chấp ngã là gì? Khi nói tới ngã thì cống cao ngã mạn khởi lên trong tâm. Vậy thì đối trị với tâm chấp ngã là gì? Cần phải

nghĩ quý vị thấp hơn tất cả chúng sinh. Nhưng khi nói “con xin xem mình thấp hơn tất cả”, không có nghĩa là quý vị sẽ trở thành thấp hơn kẻ khác. Nếu quý vị nghĩ quý vị hèn hạ hơn tất cả thì thật là kinh hãi! Quý vị nghĩ thấp hơn kẻ khác nhưng quý vị sẽ không trở nên thấp hơn kẻ khác. Khi quý vị xem thấp hơn người khác thì quý vị sẽ có nhiều lợi lạc. Hôm qua tôi có kể với quý vị một câu chuyện, quý vị có nhớ không? Khi tôi gặp một người say rượu trên phố và tôi đã chắp tay xin lỗi. Người ta hỏi tôi rằng: “R.tại sao Ngài có thể chắp tay được như vậy? Nếu là con thì con sẽ không làm được”. Chắp tay không được vì lúc đó trong tâm nghĩ đến “tôi” rất mãnh liệt. Nếu quý vị lúc nào cũng cống cao ngã mạn thì quý vị không thể chắp tay được đâu. Nếu ngay lúc đó mà tôi không thể chắp tay thì tôi đã không giải quyết được vấn đề. Cho nên:

Khi tiếp xúc với bất cứ ai ở nơi nào, Con xin xem mình thấp hơn tất cả,

Tôi sẽ kể cho quý vị một câu chuyện. Hồi đó ở Ấn độ có một cặp vợ chồng đến gặp tôi. Họ gây hấn, đánh lộn với nhau vì một chuyện rất nhỏ. Bên Ấn độ khi người vợ nói chuyện với người chồng phải dùng từ “Chi” để tỏ sự kính ngưỡng với người chồng. Ở bên xứ Việt Nam quý vị có dùng kính ngữ đặc biệt để tỏ ra tôn kính người chồng không? Theo tôi nghĩ thì bên phương Tây người ta không có dùng kính ngữ để xưng hô với người chồng. Nhưng bên Ấn Độ thì có. Lý do họ đánh nhau vì buổi sáng hôm đó người vợ không nói từ “Chi” với người chồng. Người chồng vì vậy đã nổi giận. Khi mà quý vị nghĩ về “tôi” nhiều

quá thì sinh ra đủ thứ gây hấn. Bởi vậy, người chồng kia không thể nghĩ rằng “con xin xem mình thấp hơn tất cả”. Khi quý vị nghĩ rằng, quý vị thấp hơn tất cả thì quý vị sẽ không gặp vấn đề gian nan gì cả. Nếu người chồng nghĩ rằng thấp hơn vợ thì khi người vợ không gọi anh ta với chữ kính ngưỡng, anh ta không cảm thấy gì. Tôi đọc một câu chuyện trên báo rằng ở Tây Ban Nha trong thế kỷ thứ 19, có bà hoàng hậu không mở một bức thư do không

Page 6: Tám Thi Kệ Luyện Tâm - download.dipkar.comdownload.dipkar.com/vietnamese/bai-giang/tam-thi-ke-luyen-tam/tam-thi... · Tám Thi Kệ Luyện Tâm Geshe Lăng Ri Thar Pa Kim Cang

6

đề chữ Kính gửi hoàng hậu. Nếu suy nghĩ cặn kẽ thì phong thư đâu có lỗi gì đâu. Khi nghĩ đến bản ngã thì nó vô giới hạn! Nếu bản ngã quý vị nổi lên càng nhiều thì quý vị sẽ không thể nghĩ đến người khác được. Lúc đó cái gì sẽ xảy ra? Quý vị sẽ gặp đau khổ.

Tôi đã nói với những người ở phương Tây tại sao người bạn tốt nhất của họ là con chó? Vì sao con chó lại là người bạn tốt nhất của họ? Đó là vì họ không có người bạn tốt là con người. Không có bạn tốt là con người nên mới làm bạn với con chó. Đó là do họ chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến người khác. Trong dòng truyền thừa Kadampa khi nói tất cả chúng sinh bao gồm tất cả Trời, người… xem tất cả giống như người thân. Vì vậy phải nghĩ quý vị thấp hơn tất cả chúng sinh. Trong xã hội nếu có đứa trẻ không tôn kính ta, hoặc đồng nghiệp đối xử không tốt thì quý vị sẽ cảm thấy thế nào? Quý vị rất không vui có đúng không? Nhưng nếu nghĩ rằng quý vị thấp hơn tất cả thì quý vị sẽ không bị gì hết. Khi không vui thì quý vị áp dụng cách tư duy này ngay nhé. Do đó lúc nào quý vị cũng nên nghĩ rằng, quý vị thấp hơn người khác, nhưng không cần nói ra miệng. Chỉ nghĩ trong tâm thôi! Quý vị mà nói cho mọi người có thể người ta tưởng quý vị bị điên đó. Cho nên không cần phải mở miệng nói, chỉ cần trong tâm nghĩ thôi.

Quý vị có nóng không? Tôi thì không thấy nóng. Tôi thích tự nhiên, không thích bật quạt máy hay máy điều hòa. Nhưng hôm trước ở Hà Nội khí hậu lạnh quá cho nên không muốn bật máy sưởi cũng phải bật vì lạnh quá. Nếu ai đau chân thì có thể đứng lên không sao cả. Đừng có cố ngồi nếu đau chân. Quan trọng nhất là quý vị phải nhớ những gì tôi đã nói. Nếu cố gắng ngồi mà không nghe và nhớ gì hết thì không có ý nghĩa. Lúc nãy ở đoạn kệ thứ nhất tôi đã cho bài tập về nhà thì bây giờ ở đoạn kệ thứ hai quý vị cũng phải nhớ tư duy.

Đoạn kệ thứ ba

Tất cả những hành vi mang tâm phân biệt và phiền não, Vừa mới phát sinh trong dòng tâm thức của con, Nếu do vì chính con và kẻ khác làm đều không thích hợp, Con nguyện lập tức dùng mọi cách hết sức đẩy lui.

Trong cuộc đời con người đây là việc quan trọng nhất.

Tất cả những hành vi mang tâm phân biệt và phiền não, Vừa mới phát sinh trong dòng tâm thức của con,

Cho nên trong cuộc đời của ta khi vừa phát sinh phiền não là ta phải phân tích quán sát. Quan trọng là khi phiền não vừa mới dấy lên là ta phải tiêu diệt ngay. Làm sao tiêu diệt? Theo những nhà tâm lý học, khi quý vị nổi giận thì quý vị không được đè nén mà phải xả ra bởi vì nếu đè nén sẽ có hại cho sức khỏe. Khi trong lòng nổi giận phải xả ra liền. Một mặt đó là sự thật nhưng mặt khác nó không đúng.

Có một người gặp vấn đề trong sở làm và đã đến gặp nhà tâm lý học. Anh ta nói với nhà tâm lý học rằng trong hãng mỗi lần ông chủ gặp anh ta là nổi giận. Nhà tâm lý học nói với anh là không có sao đâu, anh phải xả nó ra. Nhà tâm lý học nói với người nhân viên hãy

Page 7: Tám Thi Kệ Luyện Tâm - download.dipkar.comdownload.dipkar.com/vietnamese/bai-giang/tam-thi-ke-luyen-tam/tam-thi... · Tám Thi Kệ Luyện Tâm Geshe Lăng Ri Thar Pa Kim Cang

7

treo hình ông chủ trong phòng. Mỗi sáng trước khi đi làm ném chiếc giày vào mặt ông chủ ba lần. Tối đi làm về cũng làm như vậy. Ngày nào cũng làm giống như tụng kinh vậy. Anh ta làm theo lời nhà tâm lý học làm được hai ba tháng. Sau ba tháng người nhân viên đến gặp nhà tâm lý học và nói rằng những gì nhà tâm lý học chỉ anh ta đều không giúp ích gì cho anh ta cả. Không những không hữu ích mà còn phát sinh thêm một vấn đề là khi đến chỗ làm mỗi khi gặp ông chủ cái tay anh ta cứ muốn lấy chiếc giày để chọi vào ông chủ. Nhà tâm lý học đã không biết cách khuyên nhủ người bệnh. Nếu nhà tâm lý học áp dụng hai câu:

Nếu do vì chính con và kẻ khác làm đều không thích hợp, Con nguyện lập tức dùng mọi cách hết sức đẩy lui.

Để khuyên bệnh nhân thì sẽ không phát sinh thêm việc muốn lấy chiếc giày ném vào ông chủ. Vậy thì làm cho để khắc phục được phiền não? Thường thường khi sự giận dữ nổi lên thì quý vị phải xem coi sự giận dữ đó nổi lên như thế nào? Nếu một người chửi mắng thì quý vị sẽ lập tức nổi giận đúng không? Tại sao quý vị nổi giận? Có phải do ngôn từ làm quý vị nổi giận không?

Ở trong tu viện của tôi có một chú tiểu ham chơi. Tôi gọi vào phòng và chửi rất nặng trong vòng hai tới ba phút là ngu như lừa. Sau đó tôi hỏi chú tiểu có giận không? Chú tiểu nói rằng con không giận. Tôi hỏi tại sao? Chú tiểu nói vì con không nghe gì cả, con đang nghĩ đến chuyện đi chơi. Do đó rõ ràng cái cách quý vị suy nghĩ mới làm cho quý vị nổi giận chứ không phải ngôn từ thô lỗ đó. Có một ông chồng than phiền rằng lúc nói chuyện với vợ thì vợ ưa nổi giận, thậm chí khi ông không nói gì thì bà vợ càng nổi giận hơn nữa. Cho nên điều tôi chủ yếu muốn nói ở đây là không phải do ngôn từ làm ta nổi giận mà do cách quý vị cảm nhận ngôn từ đó.

Khi quý vị nghe một ngôn từ thô lỗ và nổi giận quý vị phải chuyển tâm quý vị đi chỗ khác. Khi quý vị bắt đầu giận dữ thì quý vị phải phát hiện rằng quý vị đang giận. Đầu tiên quý vị phải nghĩ rằng sự giận dữ có hại cho quý vị và cho người khác. Quý vị phải khống chế thân và khẩu của quý vị. Thứ nhì, lập tức đừng có nghĩ tới lời người đó nói mà quý vị phải trụ tâm vào hơi thở. Khi mà quý vị mới nổi giận quý vị phải nhận ra ngay “ồ, tôi đang nổi giận! Tôi sẽ hại chính thân và tâm của tôi”. Rồi thứ hai là phải khống chế thân và miệng, rồi trụ tâm vào hơi thở, hít vào thở ra. Nếu để sự giận dữ xảy ra thì mức độ sẽ ngày càng cao. Nhà tâm lý học nói rằng khi giận dữ phải xả ra liền, đó chỉ là giải quyết tạm thời. Đường lối tư duy của Phật giáo là sự giải quyết vĩnh cửu. Theo Phật giáo, sân giận là phiền não tệ hại nhất. Sân giận tạm thời là cơn điên tạm thời. Sân giận kinh niên là cơn điên kinh niên. Do đâu có sân giận? Do ngã ái dưỡng (chỉ nghĩ tới quý vị). Đầu tiên thì quý vị nghĩ tới “tôi” một cách mãnh liệt. Ví dụ khi người ta vu khống quý vị ăn trộm. Quý vị không có ăn trộm mà họ nói quý vị ăn trộm, rồi sau đó quý vị nổi giận. Tương tự như vậy đối với các phiền não khác như sân hận và ganh tị... Cho nên khi bất cứ phiền não như tham, sân, si, mạn đố khởi lên quý vị phải khống chế thân và khẩu trước. Giữ thân giống như một thân cây không lay động, phải không được cử động. Tập từ từ. Khi phiền não nổi lên thì quý vị nghĩ “ồ trong tâm tôi phiền não đang dấy lên!” Bất cứ việc làm nào nếu quý vị huân tập thì từ từ sẽ dễ hơn. Quý vị có cần nghỉ giải lao không à? Nghỉ 5 phút? (Đại chúng trả lời “không”). Quý vị không cần nhưng tôi cần. (Đại chúng phá lên cười)

Page 8: Tám Thi Kệ Luyện Tâm - download.dipkar.comdownload.dipkar.com/vietnamese/bai-giang/tam-thi-ke-luyen-tam/tam-thi... · Tám Thi Kệ Luyện Tâm Geshe Lăng Ri Thar Pa Kim Cang

8

Quý vị có chắc chắn hiểu rõ cách phát hiện phiền não khi nó vừa khởi lên và làm cách nào dập tắt nó. Nếu biết rõ rồi thì phải thực hành. Khi quý vị giận dữ mà quý vị cảm thấy vui thì không cần thực hành. Khi giận dữ mà không thấy vui thì cần phải thực hành! Mỗi cá nhân phải tự phân tích, quán sát. Quý vị thường lo chuyện thị phi, quan sát người khác. Bây giờ quý vị phải tự quan sát quý vị. Do đó tôi sẽ cho quý vị bài tập về nhà thực hành.

Ngày xưa, các vị tổ dòng truyền thừa Kadampa thực hành bằng cách dùng đá đen và đá trắng. Khi họ làm việc thiện thì dùng đá trắng, ác nghiệp dùng đá đen bỏ vào tô. Buổi tối lấy ra đếm. Nếu nhiều ác nghiệp thì phải suy nghĩ để không tạo ác nghiệp nữa. Nhiều đá trắng thì nghĩ rằng hôm nay tôi đã tạo thiện nghiệp và ngày mai tôi sẽ cần tạo thêm nhiều thiện nghiệp nữa. Bây giờ không cần dùng đá mà quý vị hãy dùng giấy để viết ra năm khuyết điểm trong ngày hôm nay. Nếu quý vị thấy năm khuyết điểm nhiều quá đối với quý vị thì giảm xuống còn ba khuyết điểm thôi. Khi quý vị giảm xuống còn ba khuyết điểm rồi thì lại tiếp tục tìm ra các khuyết điểm khác. Ở ngoài đường tôi thấy các trung tâm ngoại ngữ để giúp người ta tiến bộ về ngôn ngữ. Nhưng hôm nay quý vị học Tám Thi Kệ Luyện Tâm theo giáo lý của dòng truyền thừa Kadampa, quý vị phải tự tìm ra khuyết điểm của quý vị để tự cải tiến bản thân. Tự cải tiến có nghĩa là quý vị phải tự tìm ra khuyết điểm của quý vị. Vì vậy tối nay suy nghĩ thư thả, phải tìm ra năm khuyết điểm. Nếu không thấy khuyết điểm là dấu hiệu cho thấy quý vị thành Phật rồi đó. Nhưng cũng có thể còn lý do khác vì quý vị không chịu suy nghĩ cặn kẽ tìm ra khuyết điểm của quý vị. Quý vị phải quán sát dòng tâm thức của quý vị và tìm ra khuyết điểm của quý vị. Một khi quý vị nhận ra khuyết điểm của quý vị thì quý vị mới thay đổi được. Cho đến bây giờ quý vị tìm ra khuyết điểm của người khác dễ lắm. Nếu cá nhân quý vị không nhận ra khuyết điểm của chính quý vị thì quý vị sẽ không thể cải thiện được quý vị.

Nếu cá nhân không thể tự cải thiện thì làm sao cải thiện người khác? Có lẽ quý vị cũng muốn cải thiện con hoặc người thân của quý vị, nhưng muốn làm người khác tốt thì quý vị phải làm cho quý vị tốt trước. Muốn làm quý vị thành người tốt thì phải từ bỏ những khuyết điểm của quý vị. Nếu quý vị muốn từ bỏ khuyết điểm, trước tiên phải tự biết khuyết điểm của quý vị. Như vậy tối nay phải tự tìm ra khuyết điểm của quý vị, năm hay là ba. Ngày mai quý vị không cần nói cho tôi nghe đâu vì đây là chuyện cá nhân. Quý vị tự suy nghĩ, tự phán xét. Hôm nay nếu quý vị tìm ra khuyết điểm thì quý vị sẽ thấy tuần sau, tháng sau quý vị thay đổi như thế nào. Nếu quý vị bớt khuyết điểm, quý vị bớt phiền não thì quý vị đã tu hành chứng đắc. Nếu không tìm ra khuyết điểm, không làm giảm bớt khuyết điểm, không giảm phiền não thì cho dù tu hành mười năm hay hai mươi năm thì quý vị cũng là người thất bại.

Có người nói tôi tu hành rất nhiều đọc chú và lễ lạy 100.000 lần. Tuy nhiên nếu lạy 100.000 lạy nhưng trong tâm không thay đổi, thì cũng như vậy là một kẻ thất bại. Như vậy tu

hành là giảm bớt khuyết điểm, giảm bớt phiền não. Cho nên “tất cả những hành vi mang tâm phân biệt và phiền não” cần phải phán xét rõ ràng. Tối nay phải tìm ra năm khuyết điểm hoặc ba cũng được. Không cần tìm ưu điểm đâu vì quý vị phải cải tiến quý vị nên chỉ cần tìm khuyết điểm. Quý vị ghi vào sổ các khuyết điểm của quý vị, không cần cho người khác thấy. Đời xưa thì các nhà tu hành Kadampa dùng đá đen và đá trắng. Thời kỳ đá đen đá trắng đã qua rồi. Thời bây giờ chỉ dùng giấy và viết.

Page 9: Tám Thi Kệ Luyện Tâm - download.dipkar.comdownload.dipkar.com/vietnamese/bai-giang/tam-thi-ke-luyen-tam/tam-thi... · Tám Thi Kệ Luyện Tâm Geshe Lăng Ri Thar Pa Kim Cang

9

Tôi thường kể một câu chuyện. Ngày xưa có một con heo đi vào rừng gặp một con cọp. Con cọp hỏi biết ta là ai không? Rồi lại nói: “Ta là vua của rừng này, ta chỉ cần rống lên là cả rừng này sợ.” Con heo nói: “Thời kỳ đó qua rồi. Bây giờ tôi chỉ cần nhảy mũi thôi là cả thế giới này phải sợ vì bệnh cúm heo”. Như vậy quý vị phải tìm năm khuyết điểm ghi vào giấy và một tháng sau kiểm tra xem còn bao nhiêu khuyết điểm. Quý vị hiểu rõ không? (Đại chúng nói hiểu và vỗ tay). Quý vị đừng có vỗ tay, quý vị vỗ tay làm tôi cảm thấy như đang ở trong một buổi hội thảo.

Nếu hiểu rồi mà quý vị không tu hành thì không có ích lợi gì cả. Nếu không có lợi ích gì thì quý vị đã lãng phí thời gian của quý vị. Khi hiểu Pháp rồi thì phải hành pháp. Nãy giờ tôi đã cho quý vị bài tập về nhà, quý vị nhớ thực hiện đừng có quên. Khi thực hành quý vị sẽ có kinh nghiệm và sẽ hiểu hơn. Quý vị đừng nghĩ những gì tôi nói là dễ thực hiện. Phật pháp không dễ! Tôi chỉ nói cho quý vị những gì quý vị cần phải làm thôi. Nhưng Phật pháp rất thâm sâu.

Ngày mai sẽ có buổi nói chuyện với giới trẻ về khoa học và Phật giáo. Nói về những buổi khảo cứu của khoa học liên quan đến Phật giáo. Đề tài có khác biệt, không có giống như đề tài hôm nay. Ở Ấn độ các trường đại học mời tôi đến thuyết giảng và vị giáo sư yêu cầu tôi giảng nội dung gì thật khó hiểu để người ta thấy rõ là Phật pháp rất thâm sâu. Đó không phải là công việc của tôi! Nhiệm vụ của tôi là đem Phật pháp để làm lợi lạc cho mọi người, là truyền thông điệp của Phật pháp đến quý vị theo một đường lối đúng đắn. Người ta có những cuộc thí nghiệm để chứng tỏ là khoa học và Phật giáo đi đôi với nhau. Đề tài này tôi sẽ nói với giới trẻ vào ngày mai lúc 8g30 tối. Cho nên quý vị đừng vội cho rằng Phật pháp rất dễ. Nhưng mà tinh hoa của Phật pháp là vậy. Nếu chịu tư duy thì sẽ hiểu đây là tinh hoa của đạo Phật. Không có gì khác. Tinh hoa của Phật pháp là tâm đại bi và từ ái. Nếu không có tâm từ bi thì không còn là Phật pháp nữa.

Tổ Atisha là một bậc học giả uyên thâm cả Hiển và Mật. Tinh hoa của Phật pháp là phải tiêu trừ được phiền não. Quý vị đừng bao giờ nghi vấn xem quý vị có thể diệt được phiền não hay không. Dĩ nhiên là phải diệt được. Ngày xưa có một ông tướng đến gặp một tu sĩ và than phiền rằng ông ta rất dễ nổi giận và không thể diệt được sự giận dữ, bản chất của tâm ông ta là nóng nảy. Vị tu sĩ nói hiện tại ông đâu có nói gì nóng giận. Vị tướng trả lời vì lúc này tôi không nổi giận. Vị tu sĩ nói như vậy sân giận không phải là bản chất của tâm ông. Nếu là bản chất của tâm ông thì lúc nào ông cũng phải nổi giận. Cho nên sân giận không phải là bản chất của tâm nên quý vị có thể tiêu diệt được. Sân hận không phải là bản chất của tâm. Phiền não không phải là bản chất của tâm vì thế có thể tiêu diệt được. Khi quý vị có thể tiêu diệt được phiền não hoàn toàn quý vị có thể trở thành A La Hán, thành Phật. Nên quý vị phải nghĩ rằng quý vị có thể tiêu diệt phiền não. Quý vị có thể tu thành Phật đạo. Quý vị có thể làm được việc này vì mỗi quý vị đều có tiềm năng. Cảm ơn quý vị. Quý vị tạm dừng ở đây để dành cho vấn đáp.

Page 10: Tám Thi Kệ Luyện Tâm - download.dipkar.comdownload.dipkar.com/vietnamese/bai-giang/tam-thi-ke-luyen-tam/tam-thi... · Tám Thi Kệ Luyện Tâm Geshe Lăng Ri Thar Pa Kim Cang

10

VẤN ĐÁP

Hỏi: Thưa Ngài trong đoạn kệ thứ nhất có câu “với tâm mong muốn đạt được mục đích tối thắng” vậy mục đích tối thắng có nghĩa là gì?

Khangser R.: Mục đích tối thắng gồm hai loại: mục đích tối thắng tạm thời và mục đích tối thắng vĩnh cửu.

Mục đích tối thắng vĩnh cửu là Phật quả. Muốn đạt Phật quả phải tu thiền quán về tâm từ bi đối với chúng sanh. Muốn thiền quán tâm từ bi đối với chúng sanh thì phải trân quý gìn giữ chúng sinh. Nếu quý vị có thể trân quý gìn giữ chúng sinh thì quý vị mới có thể phát tâm từ bi đến chúng sanh. Phát tâm từ bi đến chúng sanh thì mới tu thành Phật quả. Tu thành Phật quả chắc chắn cần phải thiền quán về tâm đại từ bi. Vì trân quý gìn giữ chúng sanh nên tu thành Phật quả. Đây là mục đích tối thắng vĩnh cửu.

Mục đích tối thắng tạm thời có nghĩa là quý vị phải có một cuộc sống an lạc. Cuộc sống an lạc có nghĩa tâm quý vị phải thư thả. Tâm quý vị thư thả thì quý vị sẽ trân quý giữ gìn chúng sinh khác.Mục đích tối thắng tạm thời và mục đích tối thắng vĩnh cửu tất cả cũng cần trân quý gìn giữ chúng sinh. Điều này rất quan trọng. Tôi thường hỏi mọi người tinh hoa của cuộc đời con người là gì? Tinh hoa cuộc đời con người là lúc nào cũng sống hạnh phúc. Khi nói tinh hoa cuộc đời quý vị là thành Phật thì nhiều người trên thế gian không công nhận đâu. Nhưng nếu nói tinh hoa cuộc đời con người là sống hạnh phúc thì không ai không công nhận. Nếu quý vị nói quý vị tin Phật quả, quý vị theo đạo Phật nhưng cuộc đời quý vị không hạnh phúc thì quý vị đánh mất tất cả rồi. Cho nên tinh hoa cuộc đời con người là phải sống hạnh phúc. Đây gọi là mục đích tối thắng tạm thời. Mục đích tối thắng vĩnh cửu là thành Phật, tiêu diệt hoàn toàn phiền não. Hai mục đích này đều vì chúng sinh nên phải trân quý gìn giữ chúng sinh.

Hỏi: Theo đoạn kệ thứ hai “phải xem mình thấp hơn…” tuy nhiên nếu con đã xem mình thấp hơn người khác nhưng cái ngã của họ quá lớn. Làm sao để cho bản ngã của họ xuống bớt?

Khangser R.: Quan trọng là quý vị phải xem quý vị thấp hơn. Còn người ta có xem người ta thấp hơn quý vị không là việc của người ta. Trước hết quý vị phải thay đổi chính quý vị trước đừng cố gắng thay đổi người khác. Quý vị cố gắng thay đổi quý vị trước rồi mới đến thay đổi người khác. Bản ngã của người ta cao là vấn đề của người ta.

Hỏi: Thưa Ngài cho con hỏi tìm ra khuyết điểm khó hơn hay làm giảm khuyết điểm khó hơn?

Khangser R.: Trước hết phải tìm ra khuyết điểm sau đó mới làm giảm bớt đi. Nếu không tìm ra khuyết điểm thì làm sao giảm bớt được. Trước hết tìm ra khuyết điểm, biết được khuyết điểm rồi mới làm giảm bớt.

Page 11: Tám Thi Kệ Luyện Tâm - download.dipkar.comdownload.dipkar.com/vietnamese/bai-giang/tam-thi-ke-luyen-tam/tam-thi... · Tám Thi Kệ Luyện Tâm Geshe Lăng Ri Thar Pa Kim Cang

11

Hỏi: Ngài cho con hỏi có câu chú nào để điều phục tâm thức không?

Khangser R.: Nếu có câu chú để điều phục tâm thức thì tất cả mọi người đã điều phục tâm hết rồi. Đức Phật đâu cần tu khổ hạnh sáu năm. Điều này cho thấy hoàn toàn không có câu chú nào điều phục tâm thức. Chủ yếu là cần phải tư duy. Đức Phật nói rằng chính quý vị là thầy của quý vị và là đệ tử của quý vị. Khi nói tới Phật pháp thì mỗi cá nhân phải tự điều phục tâm thức, phải tự dầy công tu hành. Không có câu chú nào giải quyết được tất cả các vấn đề đâu. Nếu có câu chú như vậy thì ở TPHCM không cần máy điều hòa vì lúc đó đọc chú thì thời tiết mát rồi! Mỗi cá nhân phải tự tu.

Hỏi: Nếu chúng con không tìm ra được khuyết điểm thì chúng con có thể nhờ bạn bè hỗ trợ được không?

Khangser R.: Được. Quan trọng nhất mỗi cá nhân phải ra tìm ra khuyết điểm của chính mình. Quý vị có thể tự tìm lỗi lầm hoặc nhờ người khác tìm lỗi lầm cho.

Hỏi: Trong đoạn kệ thứ ba có câu “nếu do vì chính con và kẻ khác làm đều không thích hợp” có nghĩa gì?

Khangser R.: Câu này có nghĩa là khi người khác hại quý vị lập tức phiền não của quý vị dấy lên. Mặt khác khi quý vị làm việc gì sai phiền não cũng dấy lên. Lúc đó lập tức quý vị phải đẩy lui ngay. Cách phiền não nổi lên gồm 2 cách: có thể do quý vị khởi lên hoặc do người khác làm nổi lên. Khi phiền não khởi lên quý vị phải đẩy lui. Tôi đã hướng dẫn cách khống chế, ngăn chặn phiền não.

Hỏi: Con thường làm từ thiện. Khi làm việc đó con thấy rất nhiều chướng ngại và phiền não và thậm chí làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con. Có lời khuyên là con hãy làm những việc gì mà con cảm thấy không có phiền não. Con thấy rất mâu thuẫn!

Khangser R.: Khi quý vị làm việc xã hội phải có tinh thần vững mạnh. Tôi đã gặp một phụ nữ Hàn quốc làm việc ba tháng trong hội từ thiện của mẹ Teresa ở Calcutta, Ấn độ. Khi làm việc cô ta bị căng thẳng thần kinh vì hôm nay giúp được mười người nghèo thì ngày mai lại có mười lăm người khác. Khi giúp được mười lăm người thì ngày mốt lại có hai mươi người đến, cứ thế tăng lên... làm cho cô ta hoàn toàn bị căng thẳng. Cô ta hỏi tôi phải làm sao? Thứ nhất quý vị phải có tinh thần vững mạnh. Thứ hai quý vị làm gì cũng đừng mong cầu vào kết quả. Khi quý vị đặt kỳ vọng nhiều thì sẽ tạo khó khăn cho quý vị. Quý vị chỉ làm việc siêng năng thôi chứ đừng kỳ vọng vào kết quả, thì quý vị sẽ thích thú trong việc làm. Nếu kỳ vọng nhiều quá bạn sẽ gặp đau khổ!

Hành giả của dòng truyền thừa Kadampa nói rằng bạn hãy từ bỏ tất cả kết quả. Khi bạn cho người nào đó một món quà bạn đừng chờ mong vào kết quả bằng thái độ của người đó. Người Tây tạng và người phương Tây có cách nhận quà khác biệt. Phong tục người Tây tạng khi cho quà họ không muốn quý vị mở quà ra. Người phương Tây khi tặng quà cho bạn họ muốn bạn mở ra liền. Người phương Tây mong kết quả liền nên muốn người nhận mở quà ngay. Nếu người nhận không có thái độ gì thì người cho sẽ không được vui. Tương tự, những người làm công tác xã hội đừng đặt kỳ vọng và chờ kết quả. Quý vị chỉ làm đúng đắn, làm trong hạnh phúc, chỉ cần thích thú trong việc làm. Hơn nữa, những người làm công tác xã hội đừng nhìn vào tương lai. Hãy nhìn vào quá khứ những việc thiện quý vị

Page 12: Tám Thi Kệ Luyện Tâm - download.dipkar.comdownload.dipkar.com/vietnamese/bai-giang/tam-thi-ke-luyen-tam/tam-thi... · Tám Thi Kệ Luyện Tâm Geshe Lăng Ri Thar Pa Kim Cang

12

đã làm. Lúc đó quý vị sẽ thấy hạnh phúc hơn. Đừng nhìn về tương lai. Đây là nghệ thuật sống hạnh phúc.

Hỏi: Để thực hành từ bi chúng ta phải bắt đầu từ người thân của mình trước. Nhưng chúng con cũng có nhiều mối quan hệ khác. Khi chúng con thương người thân này thì người kia không vui. Vừa lòng người này thì mất lòng người khác. Làm cách nào để vẹn toàn?

Khangser R.: Cái chữ “trân quý giữ gìn” là trong tâm quý vị nghĩ thôi chứ không phải là qua hành động. Tôi thường nói nó phát nguồn từ nội tâm. Khi trong tâm quý vị nghĩ thì đâu ai biết được. Chỉ có quý vị biết được đường lối tư duy của quý vị thôi. Quý vị phải biết cách trân quý giữ gìn. Tình thương yêu có hai loại thuần tịnh và bất tịnh.

Thuần tịnh nghĩa là quý vị nghĩ đến hạnh phúc của người khác. Bất tịnh là quý vị nghĩ đến hạnh phúc của chính quý vị. Có một người đàn ông đến yêu cầu tôi cầu nguyện cho đám cưới của anh ta. Tôi hỏi anh ta vì sao cưới vợ. Anh ta nói vì anh ta muốn được hạnh phúc hơn nên anh ta lấy vợ. Tôi nói anh ta sai rồi. Anh phải nghĩ anh cưới vợ để cho vợ anh được hạnh phúc hơn. Cho nên khi nói đến sự hạnh phúc của riêng tôi đó là tình thương yêu bất tịnh. Nếu nói cưới vợ để vợ được hạnh phúc hơn thì đó mới là sự thương yêu chân chính. Nếu cha mẹ nghĩ rằng muốn con học giỏi, học hạng nhất để có tiếng thơm là không chân chính. Nếu muốn con học giỏi để con quý vị có một tương lai tốt thì đó là tình thương yêu chân chính. Cho nên ở đây nói “trân quý giữ gìn” có nghĩa là “trân quý giữ gìn” thuần tịnh hay chân chánh, phát xuất từ nội tâm. Nếu nói ở trong tâm là trân quý gìn giữ chúng sanh thì có ai biết được. Hồi nãy tôi đã nói rồi, quý vị đâu cần phải nói ra miệng!

* Tôn sư Khangser Rinpoche chú giải * Đệ tử Pháp Đăng kính dịch và đệ tử Giới Pháp kính ghi lại *Trình bày: Nguyệt Đăng @2011 Hỷ Lạc hiệu đính lần thứ nhất Nguyện cho các Bậc Thầy kính yêu phúc thọ an khang, Nguyện cho cơn mưa to Mật pháp tối thượng thấm nhuần khắp mọi nơi, Nguyện cho Mật nhũ Kim Cang Thừa xuôi dòng Cửu Long đến tận quê hương tôi, Nguyện cho giáo pháp diệu thâm của Đức Thích Ca chiếu sáng đời đời.