tƯỢng ĐỨc phẬt qua cÁc thỜi ĐẠi · phật di lặc ). trong biểu đồ mạn-...

17
TƯỢNG ĐỨC PHT QUA CÁC THỜI ĐẠI Biên kho ca TÔN KÀN Tóm tt tiu scủa Đức Pht Theo truyn thuyết và sliu , đức Pht sinh năm 566 hay 563 trước Công nguyên , con Vua Tnh Phan thuc dòng hThích ca. Thân mu là hoàng hu Ma-da , tc truyn nm mơ thy mt vBTát vi dng con voi trng nhp vào mình và sinh hra hoàng ttbên hông tay mt. Nơi sinh vườn Lâm-T-Ni hi đó thuc vương quc Kasana Bc Ấn độ , nay thuộc nước NEPAL , mt khu vc nm gia Hi-mã-lp-sơn và sông Hng . Hoàng tđược đặt tên là Tt-đạt-đa C-đàm ( Siddharta Gautama ) , có nghĩa là “người đã hoàn tt ý nghĩa cuc sống “ . Sau này Hoàng tly v( Da-du-đà-la ) và sinh con ( La-hu-la ). Nhưng đến năm 29 tui , nhìn thy khi ca cuộc đời, Ngài tbphong lưu phú qúy xut gia đi tìm Đạo. Lúc đầu , Ngài theo các Thy Tu Khhnh , nhưng không thy toi nguyn. Đến năm Ngài 35 tui , Ngài đạt giác ngsau 49 ngày thin định dưới gc cây b-đề B-Đề Đạo Tràng . Ngài bắt đầu thuyết pháp (chuyn pháp luân ) tại vườn Lc uyn gn Ba-la-ni (Bénarès hay Varanasi) vi danh xưng là Thích-ca Mâu-ni ( Trí gica dòng dõi Thích-ca ) .Sau 45 năm ging dy, Ngài tuyên blà Ngài chưa nói li nào ! C ó 5 Tkheo đi theo và được Ngài thu nhn làm đệ t. Ngài viên tch năm 486 hay 483 trước Công nguyên,th80 tui,trong rng Sala ti Câu-thi-na ( Kusinagara ). Xác Ngài được hỏa thiêu và được chia ra làm 8 phn phân phát đến các bo tháp khác nhau để thphượng. Tóm tt , có 4 biến cquan trng trong đời Đức Pht : Đản sinh (Nativity ), Giác

Upload: others

Post on 08-Sep-2020

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI · Phật Di Lặc ). Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung là

TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI

Biên khảo của TÔN KÀN

Tóm tắt tiểu sử của Đức Phật

Theo truyền thuyết và sử liệu , đức Phật sinh năm 566 hay 563 trước Công

nguyên , con Vua Tịnh Phan thuộc dòng họ Thích –ca.

Thân mẫu là hoàng hậu Ma-da , tục truyền nằm mơ thấy một vị Bồ Tát với dạng

con voi trắng nhập vào mình và sinh hạ ra hoàng tử từ bên hông tay mặt. Nơi sinh

là vườn Lâm-Tỳ-Ni hồi đó thuộc vương quốc Kasana Bắc Ấn độ , nay thuộc nước

NEPAL , một khu vực nằm giữa Hi-mã-lạp-sơn và sông Hằng .

Hoàng tử được đặt tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm ( Siddharta Gautama ) , có nghĩa là

“người đã hoàn tất ý nghĩa cuộc sống “ . Sau này Hoàng tử lấy vợ ( Da-du-đà-la )

và sinh con ( La-hầu-la ).

Nhưng đến năm 29 tuổi , nhìn thấy khổ ải của cuộc đời, Ngài từ bỏ phong lưu phú

qúy xuất gia đi tìm Đạo. Lúc đầu , Ngài theo các Thầy Tu Khổ hạnh , nhưng không

thấy toại nguyện. Đến năm Ngài 35 tuổi , Ngài đạt giác ngộ sau 49 ngày thiền

định dưới gốc cây bồ-đề ở Bồ-Đề Đạo Tràng .

Ngài bắt đầu thuyết pháp (chuyển pháp luân ) tại vườn Lộc uyển gần Ba-la-nại

(Bénarès hay Varanasi) với danh xưng là Thích-ca Mâu-ni ( Trí giả của dòng dõi

Thích-ca ) .Sau 45 năm giảng dạy, Ngài tuyên bố là Ngài chưa nói lời nào ! C ó 5

Tỳ kheo đi theo và được Ngài thu nhận làm đệ tử. Ngài viên tịch năm 486 hay 483

trước Công nguyên,thọ 80 tuổi,trong rừng Sala tại Câu-thi-na ( Kusinagara ).

Xác Ngài được hỏa thiêu và được chia ra làm 8 phần phân phát đến các bảo tháp

khác nhau để thờ phượng.

Tóm tắt , có 4 biến cố quan trọng trong đời Đức Phật : Đản sinh (Nativity ), Giác

Page 2: TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI · Phật Di Lặc ). Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung là

2

ngộ ( Enlightment ), Thuyết pháp (Teaching ) và Viên tịch nhập Niết-bàn (Nirvana).

Phật tính triền miên trong thời gian , do vậy có Phật của qúa khứ ( 28 vị ) , Phật

của hiện tại ( tức Đấng Thích- ca Mâu- Ni ) và Phật của tương lai ( Maitreya ---

Phật Di Lặc ).

Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung

là Dhyani Buddhas – đã hiện diện từ trước nguyên-thủy , trước cả khai thiên lập

địa. Đức Phật Thích-ca Đại Thế Chí trấn giữ Trung Ương. Ngài xuất hiện tại mỗi

phương hướng của Vũ trụ dưới một hình thái khác. Mỗi hình thái có danh xưng

riêng và mỗi vị phù hợp với Ấn ( Mudra ) và Trí ( jnanani ) của vị ấy. Đây là cách

trình bày theo truyền thống Kim cương thừa của Tây Tạng.

Danh xưng Phương hướng Ấn ( mudra ) Trí

Phạn Việt

Vairocana Tì Lô Giá Na Phật Trung ương Trí tuệ vô thượng ấn Pháp gìới Trí

Đại Nhật Phật

Aksobhya A Súc Phật Đông Địa Xúc Ấn ĐạiviênKinh Trí

Bất Động Phật

Ratnasambhava BảoSinhPhật Nam Thí Nguyện Ấn BìnhĐẳngTinhTrí

Amitabha A Di Đà Phật Tây Thiền Na Ấn DiệuQuanSátTrí

Vô Lượng Phật

Amoghasiddhi BấtKhông Bắc Vô Úy Ấn ThànhSởTácTrí

ThànhTựu Phật

Đức Phật đã làm phép lạ tại 4 nơi: Sravasti , Rajagrha ,Vaisali và Sankasya ,4 nơi

này đều nằm trong thung lũng Ganga-Yamuna.

Page 3: TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI · Phật Di Lặc ). Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung là

Phần 1 : BIÊN KHẢO

Biểu Tượng Phật trong thời Phi Ảnh (Aniconic period )

Từ khi Đức Phật thành đạo hơn 400 năm trước Công-nguyên (CN ) cho đến thế kỷ

thứ 3 sau Công nguyên , người ta không kiếm được tượng thờ Phật theo hình thể

con người . Trong thời đó , người ta chỉ tìm thấy các biểu tượng ( symbols ) dùng

để tượng trưng cho các vị Bồ tát hay các đức Phật. Lý do có lẽ là vì người ta tôn

trọng lời trối trăn của Phật Thích-ca Mâu-Ni trước khi Ngài viên tịch. Ngài phán

:” Tât cả các pháp hữu vị đều vô thường “ ( trích trong Kinh Đại bát Niết bàn.)

Những biểu tượng đều tìm thấy trong các bảo tháp ( stupa ) xây cất dọc theo

đồng bằng sông HẰNG và phần lớn có liên quan đến những biến cố quan trọng

trong đời Đức Phật.

Một biểu tượng cổ nhất được tìm thấy tại Bharhut , thuộc Madhya Pradesh tại

miền Bắc Ấn Độ. Bảo tháp này được xây cất từ thế kỷ thứ 2 trước CN .Trên một

cột trụ của bảo tháp có tạc hình một con Nai ( Hình 1 ). Đây là một điển tích

(jataka ) nói về một trong 6 tiền kiếp của Thái Tử Tất-đạt-đa trước khi Ngài

thành Phật.

Hình (2) là đồ chạm nổi tìm thấy trong bảo tháp ở Nagarjunakonda thuộc Andhra

Pradesh Ấn Độ . Biểu tượng này làm từ thế-kỷ thứ 3 sau CN ,diễn tả đản sinh của

Thái tử Tất-đạt-đa . Bên phía phải của đồ chạm là Hoàng hậu Ma-da. Không thấy

tượng của Thái tử, mà chỉ rhấy một bình nước chung quanh có bày lọng và quạt tỏ

sự tôn kính. Đây là cảnh bữa tắm đầu tiên. Bên phía trái là các vị Thần càm một

miếng thảm trên đó có in 7 dấu vết chân đầu tiên của Thái tử khi Ngài bước đi

công bố quyền năng của Ngài trên vũ trụ.

Hình (3) là một miếng đá vôi chạm trổ 3 biến cố trong đời của Đức Phật Thích-ca.

Từ dưới lên trên là Giác ngộ thành đạo được tượng trưng bằng cây Bồ đề , thuyết

giảng Đạo pháp được tượng trưng bằng Bánh Xe Luân Hồi , và Nhập Tịch Niết-bàn

Page 4: TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI · Phật Di Lặc ). Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung là

4

được tượng trưng bằng Bảo tháp. Biểu tượng này làm từ thế kỷ thứ 2 sau CN và

được tìm thấy tại Amaravati , Andhra Pradesh , Ấn độ .

Cây Bồ-đề (asvattha hay pippala ;Ficus religiosa ) lá dài, đầu nhọn , hình trái tim ,

thường được chạm trổ chung với một Ngai Ngọc( Diamond seat ) , đặt trên một

chiếc gối có hai dấu chân ( Hình 4 ). Đây là biểu tượng liên quan đến việc Thái tử

Giác ngộ đắc Đạo .

Bánh xe ( Hình 5 ) tượng trưng cho Đạo Pháp , liên quan đến bài Thuyết pháp

đầu tiên tại Vườn Nai ở Sarnath gần thành phố Varanasi ( nay là Bénarès ). Đây là

Chuyển Pháp Luân (dharmacakra ) , giảng về Thuyết Nhân Qủa ,Nghiệp Chướng và

Luân hồi của Phật đạo. Khởi đầu , Bánh Xe có 6 căm ( spokes ) và thường được đặt

trên một cột trụ. Bánh Xe tượng trưng cho “Đấng làm cho Bánh Xe quay “ tức là

Đấng trị vì vũ trụ ( cakravartin ) . Cái cột tượng trưng cho trục của thế giới.

(cakrastambha ).

Cưối cùng là Bảo Tháp ( stupa ), biểu tượng liên quan đến biến cố Đức Phật viên

tịch nhập Niết-bàn. ( Hình 6 ,thế kỷ thứ 2 sau CN ). Quanh Tháp khắc Rắn (nagas )

và Voi đứng chầu .Một bảo tháp xây từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên được tìm

thấy trong một hang động ở Karli , Maharashtra , Ấn độ ( Hình 7 , thế kỷ thứ 2

sau CN ). Tháp được đẽo từ một tảng đá , không có hình tượng vây quanh , giản dị

uy nghi thích hợp với tinh thần Phật đạo.

Ngoài ra , người ta cũng dùng biểu tượng vết chân để ứng chỉ sự hiện diện của

Đức Phật. Hình (8) cho thấy vết chân Phật khắc trên đá , từ thế kỷ thứ 2 sau CN,

tìm thấy tại Amaravati, Andrha Pradesh, Ấn độ. Giữa bàn chân có khắc Bánh Xe

Luân hồi . Đầu ngón chân và gót chân có khắc dấu trishula ( dấu đinh ba ) và chữ

Vạn. Còn thêm một biểu tượng nữa, đó là dấu Srivatsa ( nút vô tận ). Dấu này in

trên ngực Thần Vishnu và Bổn tôn hay Thần Thiền định trong Kim cương thừa.

Người ta có kiếm được một biểu tượng gồm cả 3 biểu hiệu ( Trishula ,Srivatsa và

Cakra ) làm từ thế kỷ thứ 1 trước CN tại Sanchi.( Hình 9 ).

Page 5: TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI · Phật Di Lặc ). Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung là

5

Tượng Phật theo Nhân Dạng tại Bắc Ấn

Từ cuối thế kỷ thứ 3 sau CN , người ta bắt đầu kiếm thấy những tượng Phật tạc

theo hình người dọc theo sông Hằng---đồng bằng miền thượng Ganga-Yamuna ,

đồng bằng Gandhara phía Tây Bắc và đồng bằng Andhra phía Nam Ấn độ.

Những pho tượng cổ nhất được tìm thấy quanh thị trấn Mathura ,thuộc Uttar

Pradesh miền Bắc Ấn. Những tượng này to lớn hùng vĩ, tạc giống theo các tượng

Thần Cây ( yaksa ) hay Thần Nước ( naga ) là những Thần linh mà dân chúng địa

phương thờ phượng . Đầu thường gọt trọc để trần , nhưng đôi khi tóc búi thành

một bó trên đỉnh đầu (usnisa ) theo tích Thái tử Tất-đạt-đa xuống tóc đi tu. Tay

bắt Ấn Vô Úy , đây là cử chỉ đặc biệt của các tượng vùng Mathura ( Hình 10 ). Bàn

tay và chân thường có dấu bánh xe luân hồi. Tượng mặc áo dài bó lấy thân, nhưng

vai bên phải để trần . Nếu ngồi thì không ngồi trên tòa sen mà trên ngai sư tử

(simhasana). Còn nếu đứng thì cũng có sư tử ngồi giữa hai chân. Đây là dựa theo

danh xưng Sakyasimha ---Sư tử của dòng họ Thích-ca.( Hình 11 )

Đồng bằng Gandhara nay thuộc về Tây Bắc nước Pakistan và miền Đông của

Afghanistan. Thời đó, cả hai vùng Ganga-Yamuna và Gandhara đều thuộc về

vương quốc Kusana. Tuy nhiên, trái với Mathura chịu ảnh hưởng của Ấn độ thì

vùng Gandhara chịu ảnh hưởng rất nặng của Ba Tư (Iran ) và Hy Lạp. Người ta tin

rằng đạo Phật xâm nhập vùng Gandhara vào thế kỷ thứ 3 trước CN dưới thời

vua Asoka. Những pho tượng Phật vùng Gandhara có những đặc điểm sau đây:

thân hình đẫy đà hơn các tượng vùng Mathura , tóc xoăn búi tó trên đỉnh đầu ,

mắt mở tai to, trên trán giữa hai mắt có điểm một vòng tròn nhỏ (urna--vết đẹp )

trên môi có để một bộ ria ( Hình 12 & 13 ) . Tay bắt Vô Úy Ấn, hay Thiền Na Ấn,

Thí Nguyện Ấn hay Địa Xúc Ấn . Một pho tượng nổi tiếng phô bày tài nghệ hiện

thực của các nghệ sĩ Gandhara được kiếm thấy tại Sikri ( thuộc Pakistan) nay

trưng bày tại bảo tàng viện ở Lahore . (Hình 14 ).

Trong vùng đồng bằng Andhra ( hay Krishna ) ở phía Nam Ấn độ , các hình tượng

Phật có phảng phất ảnh hưởng của La Mã .Các tượng này thuộc trường phái đại

Page 6: TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI · Phật Di Lặc ). Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung là

6

tháp Amaravati thuộc Andhra Pradesh. Có 2 đặc điểm mà sau này Tích Lan (Sri

Lanka ) và các quôc gia Đông Nam Á bắt chước. Thứ nhất là bộ tóc được khắc

thành những lọn quăn xoắn ốc ( curls ). ( Hình 15 ). Thứ hai là những nếp áo cà sa

được đẽo gọt một càch thật tỉ mỉ công phu , nhưng rất nhẹ nhàng uyển chuyển ,

một phần aó được vắt lên tay trái ,dáng điệu rất ung dung khoan thai qúy phái.

(Hình 16 ).

Ngoài ra , tượng Phật ngồi ở Amaravati không bao giờ ngồi thế vajrarana , với hai

cẳng bắt chéo và hai bàn chân lật ngửa .

Tượng ngồi theo thế virasana , với hai cẳng xếp lên nhau ,cẳng phải đè lên cẳng

trái. ( Hình 17 ).

Tượng Phật ngồi theo kiểu Tây phương , hai chân buông thõng, cũng có nhưng rất

hiếm vào thời kỳ này và chỉ thịnh hành từ thế kỷ thứ 5 cho đến thế kỷ thứ 8 sau

CN.( Hình 18).

Tượng Phật nằm –parinirvana-- rất hiếm trong những thế kỷ đầu. Hình (19) cho

thấy tượng Đức Thích-ca nằm nhập Niết bàn làm bằng đá hoa cương đẽo từ thế

kỷ thứ 6 sau CN , tìm thấy tại Ajanta ,Maharashtra , Ấn độ . Một tượng nằm rất

xinh xắn dài hơn nửa thước thế kỷ thứ 10 ở Nam Ấn hiện để tại British Museum,

London. ( Hình 20) .Tượng Phật nằm bằng đá thế kỷ thứ 12 tại Polonnaruwa ,Tích

Lan, dài tới hơn 12 tthước là một trong 2 tượng Phật nằm cổ nhất thế giới. ( Hình

21 ). Tượng nằm ở Dambulla dài tới 14.75 thước và làm từ thế kỷ thứ 17. Tượng

nằm vừa cổ vừa to nhất thế giới là ở Miến điện

Từ cuối thế kỷ thứ 3 sau CN , hình người bắt đầu chiếm giữ trọng tâm của nghệ

thuật Phật giáo tại Bắc Ấn. Những súc vật và hoa lá trở thành những đồ trang sức

ở viền ngoài hay ở phía sau tượng Phật. Ỏ Sarnath và vùng phụ cận, người ta

đào được rất nhiều tượng Phật làm từ thế kỷ thứ 5 và 6 sau CN . Những pho

tượng này càng ngày càng dịu dàng thanh nhã hơn , thân hình thon nhỏ hơn , mẳt

mũi hiền từ hơn (Hình 22 ). Người ta cảm thấy gần gũi với một Đấng từ bi nhân

hậu , chứ không còn kinh sợ trước một Thần linh uy nghi nghiêm khắc. Sự việc này

Page 7: TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI · Phật Di Lặc ). Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung là

7

một phần nhờ ở nhiên liệu sa thạch ( sandstone ) dễ uốn nắn và đẽo gọt hơn

những nhiên liệu khác như đá hoa cương ( granite ) , đất sét nung hay đồng gang

gỗ đá. Sự biến chuyển này cũng thấy thể hiện ở nghệ thuật thuộc trường phái

Gandhara và Andhra. (Hình 23 )

Do vậy , từ thế kỷ thứ 4 cho đến thế kỷ thứ 10 sau CN , dưới triều đại các Vua

dòng họ Gupta ,thời kỳ này được coi là thời kỳ vàng son của nghệ thuật Phật giáo

tại Ấn độ .Người ta bớt thần thánh hóa Đức Phật . Ngược lại, người ta nhân hóa

Đức Phật , có lẽ vì nhân loại cần một ông Thầy nhiều hơn là một ông Thần. Ngắm

những pho tượng Phật Maitreya ( Phật Di Lặc ) làm từ thế kỷ thứ 10 sau CN

(Hình 24 &25) kiếm được tại Tamil Nadu, Ấn độ, người ta không khỏi ngầm kính

phục và cảm mến giá trị nghệ thuật của các công trình điêu khắc thời đó.

Bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 sau CN , miền Đông Bắc Ấn độ bị Hồi giáo xâm chiếm.Từ

thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 12 , Phật gíáo tại Ấn độ bị dồn vào phía Đông và phía

Nam dưới triều đại các vì Vua Pala và Sena.Sau thế kỷ thứ 12 , địa lục Ấn độ hòan

toàn nằm trong ảnh hưởng Hồi giáo và Hindu giáo . Mã lai và Nam dương cũng

theo Hồi giáo. Tóm lại ,có thể nhận định rằng sau năm 1200 , Phật giáo sống sót

và phát triển tại 3 vùng trên thế giới : vùng Tích Lan và Đông Nam Á ( Therevada ) ,

vùng Tây tạng-Mông cổ-Nepal và vùng Viễn Đông.

ở Nam Ấn ,người ta tìm được rất nhiều tượng đúc bằng gang hay đồng tại

Nagapattinam . ( Hình 26&27 ). Hai pho tượng này được coi là tiêu biểu cho nghệ

thuật điêu khắc và tinh thần Phật đạo của Nam Ấn. Kiểu mẫu và chi tiết của

những tượng này ảnh hưởng rất mạnh đến nghệ thuật Phật giáo tại Đông nam Á ,

nhất là ở Thái Lan. Ở Đông Ấn, đa số những tượng kiếm đuợc là tượng Bất động

Phật (Aksobhya ) tay bắt Địa Xúc Ấn ,ngồi theo thế virasama (Hình 28 ) .

*

* *

Page 8: TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI · Phật Di Lặc ). Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung là

8

Tượng Phật trên Thế giới.

Nam tiến

Đầu thế kỷ thứ 1 sau CN , Phật giáo bắt đầu tràn xuống phía Đông Nam tới Tích

Lan , rồi từ đó qua đường biển xâm nhập quần đảo Nam Dương , tiến vào Miến

Điện ,Thái Lan và Đông Dương.

Tượng Phật đứng và ngồi cổ nhất ở Tích Lan tìm thấy ở quận lỵ Anuradhapura

.Những tượng này đẽo từ thế kỷ thứ 6 sau CN và cho ta thấy mấy đặc điểm của

trường phái Anuradhapura : ảnh hưởng nặng nề của Amavarati , kích thước

khổng lồ của các pho tượng , không có dấu urna trên trán giữa hai mắt và thế

virasana của các tượng Phật ngồi. ( Hình 29 ). Tích Lan không may mắn bị nhiều

ngoại quốc xâm chiếm đô hộ , trong đó có Ấn độ, Bồ đào Nha , Hòa Lan và Anh cát

Lợi. Do vậy có rất nhiều cung điện đền chùa bị hủy diệt tàn phá .Tuy nhiên, vẫn

còn lại nhiều di tích như những pho tượng khổng lồ tại Avukana , Polonnnaruwa

và Dambulla.Người ta còn kiếm ra được tượng Phật làm bằng thủy tinh ( chùa

Mahacetiya thờ xá lợi răng của Phật ) . Dần dần, những pho tượng mất vẻ tự

nhiên và trở nên nguy nga sặc sỡ ( Hình 30 ).Cũng nên để ý là Tích Lan không có

tượng Phật Aksobhya.

Những tượng Phật tìm được ở miền Nam Miến Điện và ở Nam Dương cũng chịu

ảnh hưởng của Nam Ấn và Tích Lan. Riêng ở đảo Java có một bức tượng Phật ngồi

bằng đá đen khá đặc biệt. Tượng cao gần 3 thước, tay bắt Ấn Trí Tuệ Vô Thượng ,

ngồi theo kiểu Tây phương ,hai chân buông thõng. ( Hình 31). Đây là một thế ngồi

rất hiếm thấy trước thế kỷ thứ 8 nhưng sau này lại thịnh hành ở Thái Lan. Ở Miến

điện, ngôi chùa và tháp Shwemawdaw ở Bago được người ta xùng bái nhất vì thờ

xá lợi tóc của Phật. Nơi đây có tượng Phật nằm cổ nhất và to nhất thế giới. Tượng

dài 55 thước , cao 16 thước xây cất từ năm 994 và được trùng tu vào thế kỷ 15 và

20 ( Hình 32). Tại thành Pagan có những pho tượng Phật đứng và ngồi nổi tiếng

đồ sộ và nguy nga (Hình33). Riêng pho tượng ngồi ở đền Nanda

Page 9: TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI · Phật Di Lặc ). Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung là

9

rất độc đáo có một không hai. Đó là tượng Thái tử Tất-đạt-đa cắt tóc xuất gia.

(Hình 34 ). Dáng điệu rất nhân hòa duyên dáng nhưng vẫ tôn nghiêm.Những

tượng Phật Miến điện có 3 nét đặc biệt : đầu hơi cúi về phía trước , cổ ngắn và

thân hình hơi nặng nề.

Tại Thái Lan, những bức tượng cổ nhất thuộc thế kỷ thứ 5 hay 6 sau CN . Đa số

xuất phát từ trường phái Dvaravati , một vương quốc ở Tây Bắc đồng

bằngMaenam . Những tượng này chịu ảnh hưởng của truyền thống Amaravati và

Gupta của Ấn độ . Đến thế kỷ thứ 9 còn thêm ảnh hưởng của Srivijaya , một hệ

phái đã đem Đại Thừa ( Mahayana ) vào thế giới Theravada đang phát triển ở

Thái Lan. Người ta dùng cả vàng và bạc để đúc tượng với những chi tiết rất tỉ mỉ

khéo léo. Trong thời kỳ này , tượng Phật Thái có 2 đặc điểm: tượng ngồi thì

thường ngồi theo lối Tây phương , tượng đứng thì thường đứng trên một quái

điểu ( garuda ). Xem hình (35) và(36). Ngoài ra , một điển tích được ưa chuộng là

Đức Phật ngồi dưới cây Bồ-đề , được Rắn Thần 7 đầu Mucilinda che chở . (Hình

37).

Trong thế kỷ 9 và 10 , Phật giáo tại Thái Lan có phần suy thoáì. Đến thế kỷ 11 và 12

xuất hiện trường phái Lophuri chịu ảnh hưởng nặng của văn minh Khmer. Phải

đến thế kỷ 13 trường phái Sukhothai mới lộ diện thở nguồn sinh khí mới vào

nghệ thuật hoàn toàn Thái. Tượng ngồi thường là Bất động Phật ( Aksobhya ) tay

bắt Địa Xúc Ấn . Đây là một loại tượng không bao gìờ thấy ở Tích lan (Hình38).

Tượng Phật đi (Walking Buddha ) đặc biệt thuộc hệ phái Sukhothai , không thấy

có ở các trường phái khác trên thế giới ( Hình 39 ). Những tượng của trường phái

Chieng Sen ở miền Bắc và Ayutthaya ở miền Nam phảng phất ảnh hưởng của Ấn

độ và Miến điện cùng Khmer.( Hình 40 &41) nhưng vẫn thể hiện đặc tính duyên

dáng và tế nhị của văn minh Thái. Ở Bangkok có 2 tượng Phật nổi tiếng thu hút rất

đông tín đồ và du khách trên thế giới. Đó là Tượng Phật nằm thờ tại WAT PHO

(Chùa PHO ) và Tượng Phật bằng ngọc thạch ( Emerald Buddha )thờ tại WAT PHRA

KAEW ( Chùa PHRA KAEW ). ( Hình42 & 43 ).

Page 10: TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI · Phật Di Lặc ). Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung là

10

Tại Cao mên , trước thời đại Angkor (thành lập năm 802) ,sự hiện diện của Phật

giáo rất là yếu ớt. Tuy nhiên, người ta cũng tìm được một sô di tích rất hiếm hiện

được trưng bày tại National Museun,Phnom Penh. ( Hình 44&45). Bắt đầu thế kỷ

thứ 9 , Phật giáo Đại Thừa phát triển mạnh mẽ tại Cao mên . Các trường phái

Angkor ( thế kỷ 9&10 ) và trường phái Bayon ( thế kỷ 12&13) sản xuất rất nhiều

hình tượng Phật nói lên sự “Khmer hóa” đức Phật. Đầu đội vương miện của các

Vua Angkor, tóc bện chứ không quăn , khuôn mặt phản ảnh đức tính hiền hòa và

yêu đời của dân tộc Miên ( Hình 46 &47&48). Từ đầu thế kỷ thứ 14 , ảnh hưởng

Phật giáo Theravada lại nẩy nở và tồn tại cho tới nay. (Hình 49 ).

Tại Việt Nam , vì chiến tranh nên rất hiếm những tài liệu và hình ảnh liên quan

đến hình tượng đức Phật. Chúng tôi sẽ có một bài viết riêng về Việt Nam. Tuy

nhiên, cũng nên nhắc tới pho tượng đồng đen kiếm thấy ở Đông Duơng, miền

Trung , là một trong những pho tượng Phật đứng người ta cho là đẹp nhất thế

giới. ( Hình 50 ). Ảnh hương của trường phái Amavarati và Tích lan rất rõ rệt.

Bắc tiến

Nepal và Tây tạng là hai quốc gia ở miền Bắc lục địa Ấn độ.Thật ra , trước thế kỷ

thứ 4 sau CN ,chưa có sử liệu nào ghi tớí Nepal. Thung lũng Nepal rất nhỏ,chỉ có

30 km chiều ngang và 20 km chiều dọc , với bốn thị trấn là Patan,Badghaon,

Kirtipur và Kathmandu . Những di tích Phật quanh các tỉnh này thuộc thế kỷ thứ 5

trở đi , và thường tìm thấy ở các bảo tháp hay gần các giếng nước ( gọi là pramali)

Những hình tượng chịu ảnh hưởng của trường phái Mathura ,Bắc Ấn,thời các vua

Gupta. ( Hình 51 ). Đến cuối thế kỷ thứ 7 , người ta nhận thấy ảnh hưởng của Bắc

Ấn dưới triều đại Pala và Sena . Hình (52) là tượng Đức Phật Nhiên Đăng

(Dipankara ) , một trong ngàn tiền thân của Phật Thìch ca ,là một vị Phật rất được

dân Nepal xùng kính. Dân Nepal thường tạc tượng gỗ , đúc tượng đồng hay gang,

và nhất là vẽ tranh cuộn ( scroll ) . Dân Newars là một sắc dân ở Nepal có biệt tài

về điêu khắc và hội họa. Họ là nguồn gốc chính cung cấp hình tượng Phật cho

Nepal và Tây Tạng.

Page 11: TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI · Phật Di Lặc ). Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung là

11

Từ Nepal và Kashmir, Phật giáo tràn sang Tây Tạng vào giữa thế kỷ thứ 7. Bức

tượng được xùng kính nhất ở Tây Tạng là tượng Jo-wo (Đấng Thế tôn ---the Lord)

thờ trong chùa Jo-khang, tượng thỉnh từ Nepal về thủ đô Lhasa. Tượng được che

phủ bởi nhiều đồ trang sức nên không rõ kiến trúc ra sao. Qua các thế kỷ, các tu

viện mọc lên như nấm tại Lhasa và vùng phụ cận. Một tu viện còn y nguyên tồn tại

tới nay là tu viện Alchi , thuộc Ladakh ở phía Tây . Tại đây có thờ những hình

tượng Phật Vairocana ( Tì Lô Gía Na Phật , Đại thế Chí Như Lai ) từ thế kỷ thứ 11

cho ta thấy ảnh hưởng của Nepal , Đại Thừa và Mật tông ( Hình 53 & 54 ).

Về sau này,Mật tông Kim cương thừa nắm thế thượng phong tại Tây Tạng và

được truyền bá bởi các vị lạt-ma. Đức Phật A-di-đà (Amitabha ) càng ngày càng

được người ta ưa chuộng xùng bái.

Tây tiến

Kashmir thuộc vùng Tây Bắc lục địa Ấn Độ và chịu ảnh hưởng Phật giáo rất

sớm.Tiếc thay, giữa thế kỷ thứ 5 sau CN , vùng này bị Hung Nô xâm chiếm và tàn

phá. Đến giữa thế kỷ thứ 14 , vùng này hòan tòan theo Hồi giáo và Hindu

giáo,Phật giáo bị loại bỏ giống như bên Ấn Độ . Phật gíáo chỉ thịnh hành trong đầu

thế kỷ thứ 8 dưới thời vua Lalitaditya . Do vậy, chỉ còn lại một số di tích nay được

trưng bày tại British Museum, London; và Los Angeles County Museum of Art

(Hình 55 &56 ). Người ta nhận thấy ảnh hưởng của Mathura và Gandhara , cùng

với một số đặc điểm sau đây : mũi thẳng dọc dừa , tóc quăn xoáy ốc ,búi tó trên

đỉnh đầu usnisa giống như bó lửa; tay phải bắt Thí Nguyện Ấn (varada ) .

Afghanistan phía Nam giáp Pakistan ,phía Đông giáp Kashmir, cũng chịu ảnh

hưởng Phật giáo rất sởm. Những di tích từ thế kỷ thử 3 và thứ 4 tại Hadda và

Kabul phản ảnh trường phái Gandhara cộng thêm với một vài sắc thái của Hy

Page 12: TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI · Phật Di Lặc ). Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung là

12

Lạp ( Hình 57 & 58). Đặc biệt là tại thị trấn Bamiyan phía Tây Kabul ,có 2 kho

tượng đứng khổng lồ tạc trong sườn núi từ thế kỷ thứ 4 và thứ 6 . Tượng nhỏ cao

38 m , tượng lớn cao 53 m , hình như là tượng Phật Nhiên Đăng.( Hình 59 ). Uổng

thay ,hai pho tượng đã bị quân Taliban bắn phá hủy vào năm 2001. Ngoài ra còn

có những bức tượng cho thấy ảnh hưởng của Ba Tây ( Hình 60 ), với những ngọn

lửa bốc lên từ sau vai. Đến cuối thế kỷ thứ 8 thì không còn đạo giáo nào tồn tại ở

Afghanistan ngoại trừ Hồi giáo.

Đông tiến

Người ta tin rằng Phật giáo xâm nhập Trung Hoa vào giữa thế kỷ thứ 1 trước CN,

(năm 65 ?) qua ngả các nước Trung Á. Trải qua bao nhiêu thế kỷ, bao nhiêu triều

đại, Phật giáo đã nẩy nở phát triển đều đều , ít gặp sóng gió , trừ những năm 444

đến năm 449 và 842 đến 846 là những năm Phật giáo bị đàn áp thẳng thừng .

Dưới thời nhà Tấn, vói sự suy thoái của Khổng giáo, Phật giáo phát triển mạnh

mẽ. Những Phật tử thường là các thương gia , bỏ tiền xây cất chùa chiền để làm

nơi cất giữ của cải.

Thế nhưng hầu như không kiếm được hình tượng Phật tại Trung Hoa từ thế kỷ

thứ 1 đến thê kỷ thứ 4 sau CN. Bức tượng cổ nhất kiếm được làm từ năm 437 sau

CN , tượng đúc gằng đồng mạ vàng , cao 29.3 cm . ( Hình 61 ). Tượng ngồi trên

ngai là một chiếc kệ tương trưng cho đỉnh núi Tu Di Lô ( Sumeru ) đặt trên một

chiếc bệ kiểu Tầu. Một đặc điểm của nghệ thuật Trung Hoa là chiếc áo dã biến

thành cân đối với hai tay áo buông thụng . Một đặc điểm nữa là vòng hào quang

có chạm những bó lửa , truyền thống này thấy ở một vài di tích còn xót lại thời

Hậu Hán.

Thêm một số chi tiết nữa nhấn mạnh ảnh hưởng của Trung quốc và Á Đông: tóc

thẳng búi ngược , mặt tròn mắt một mí, tai dài cổ ba ngấn.(Hình 62).

Page 13: TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI · Phật Di Lặc ). Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung là

13

Sau khi Kim Cương thừa ( Vajrayana ) từ Ấn Độ xâm nhập Trung quốc vào thời

nhà Đường thì nghệ thuật Phật giáo phát triển mạnh mẽ với nguồn sinh khí

mới.Nhiều di tích còn sót lại tại nhiều động cho thấy tài năng điêu luyện của các

nghệ sĩ hội họa và điêu khắc Trung Hoa thời đó. (Hình 63).

Lúc đầu , người ta chỉ thờ một tượng

Phật . Nhưng dần dần, người ta tạc thêm mỗi bên một vị Bồ Tát, có khi tạc luôn

cả bốn vị. Người ta bắt đầu thờ tượng Phật Bà Quan thế Âm Bồ Tát

(Avalokitésvara ).

Đến thời nhà Tống và nhà Minh thì nghệ thuật Phật giáo đến tuyệt đỉnh , với

nhừng chùa chiền đồ xộ nguy nga , hội họa và điêu khắc càng ngày càng tinh tế.

Tầng cao nhất của bàn thờ chính điện thờ “Tam thế Phật “ : ngồi giữa là tượng

Thích Ca Mâu Ni ( Phật Hiện tại ) , bên trái là Phật A di Đà ( Phật Qúa khứ ) , bên

phải là Phật Di Lặc ( Phật Tương lai )—Amitabha ,-Sakyamuni , và Maitreya. Đôi

khi Phật Dược Sư (Bhaisajyaguru ) thay thế Phật Di Lặc. Trong bái đường và hành

lang bày la liệt tượng Hộ Pháp và La hán (Arhat—lo-han ) tượng nào tượng nấy

khắc đẽo rất tỉ mỉ công phu ( Hình 64 ).

Nhà Nguyên chịu ảnh hưởng Phật giáo Tây Tạng ,nhưng cũng phát minh ra một

kiểu rất độc đáo: đó là tượng Đức Phật ngồi giống như một nhà hiền triết đang

trầm ngâm suy nghĩ---hình ảnh của một con người chứ không phải của một vị

Thần. ( Hình 65 ).

Từ thời nhà Thanh trở đi , Phật giáo mất sự ủng hộ của các nhà học gỉả Trung Hoa

và hòa đồng với các tôn giáo khác . Tính chất nghệ thuật suy kém , nhiều tượng

Phật làm giống đồ trang sức , kém sự trang nghiêm của các đồ thờ phượng.

Phật giáo xuất hiện tại Triều Tiên từ cuối thế kỷ thứ 4 và tại Nhật Bản từ giữa thế

kỷ thứ 6 sau CN. Tất nhiên hai quốc gia này chịu ảnh hưởng rát nặng của Trung

Hoa . Thế nhưng dần dần , nghệ sĩ Triều Tiên và Nhật Bổn phát huy ra những kỹ

thuật và kiểu cách trình bày đặc biệt cho văn hóa và văn minh của mỗi quốc gia

mà họ phục vụ.

Page 14: TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI · Phật Di Lặc ). Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung là

14

Từ thế kỷ thứ 6 SCN , Phật giáo trở thành quốc đạo tại Triều Tiên dưới triều đại

Silla. Hình (66 ) cho ta thấy tài nghệ khéo tay của các điêu khắc gia Triều Tiên

vào thế kỷ thứ 7. Một bức tượng nổi tiếng nữa đẽo bằng sa thạch năm 750 ,

tượng ngồi thế virasana ,tay bắt Địa Chấn Ấn , mặt quay ra biển , thờ trong động

Sokkur-am ở Kyongju . ( Hình 67 )

Theo sử liệu thì Phật giáo nhập Nhật Bản năm 552 SCN. Bức tượng Phật đầu tiên

tới Nhật được gửi từ vương quốc Paekje thuộc miền Nam Triều Tiên. Lúc đầu,

dưới triều Asuka và Shotoku , ảnh hưởng chính là từ Triều Tiên . ( xem Hình 68 ).

Đến thời đại Nara và Tempyo , người ta xây cất các Đại tự Horyu-ji ,Yakushi-ji và

Todai-ji . Ảnh hưởng nghệ thuật nhà Tùy và nhà Đường chiếm thượng phong trên

những pho tượng khổng lồ còn được cất giữ tại các chùa này. ( Hình 69 ).

Cũng trong thời gian này ( 752 ) ngưới ta bắt đầu đúc tượng Đại Nhật Phật

(Vairocana) cao 16.21 thước bằng đồng đỏ , một công trình vĩ đại phải mất tới 13

năm mới hoàn thành. Tượng này sau bị phá hoại và được xây cất lại vào năm

1692.( Hình70).Một tượng tương tự làm bằng gỗ sơn mài mạ vàng thờ tại chùa

Toshodai-ji,Nara.

Thời đại Jogan ( 794-897 )--thủ đô Heian hay Kyoto—thấy sự xuất hiện của Kim

Cương Thừa ( Esoteric Buddhism ) với sự thành lập ra hai môn phái : Tômitsu

(phái Shingon ) và Taimitsu ( phái Tendai ) . Những đệ tử của các môn phái này

thờ phượng Đại Nhật Phật --Vairocana—vói những bí quyết tụng niêm thần chú,

bắt ấn bắt quyết và xử dụng bản đồ mãn-đà-la trong khi cúng bái. Do vậy,trong

thời kỳ này có tượng của nhiều Đức Phật khác nhau cũng như của các vị Bồ Tát

và đủ loại Thần linh . Được ưa chuộng nhất là Phật A Di Đà ,Phật Dược Sư và Phật

Bà Quan thế Âm (Avalokitesvara )với 11 đầu (Ekadasamukha )(Hình 71)hay Thiên

Thủ Thiên Nhãn (Sahasrabhuja ) (Hình 72).

Trong thời đại Fujiwara ( 897-1195 ) , người ta xây cất Đại Điện Phượng Hoàng

(Hôô-dô ,Byodô-in , Uji ,gần Kyoto) .Tại đây trấn ngự tượng Phật A Di Đà

(Amitabha ) ,một công trinh của Jocho phơi bày thất cả những tinh tuý của nghệ

thuật điêu khắc Nhật Bổn (wa-yo). (Hình 73 )

Page 15: TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI · Phật Di Lặc ). Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung là

15

Dưới thời đại Kamakura (1185-1336) , nghệ thuật điêu khắc gỗ thịnh hành và đạt

đến tuyệt đỉnh với những tác phẩm của Unkei và trường phái của ông (Hình 74).

Năm 1252, khởi công xây cất tượng Phật khổng lồ tại Kamakura ( Hình 75).Từ thế

kỷ thứ 14, Thiền tông ( Zen ) xuất hiện , chú trọng đến hội họa , ngành điêu khắc

suy giảm dần dần.

Viết xong bài này , dò trong Internet , tự

nhiên kiếm được một bài nhan đề :Nghệ thuật Biểu thị Nhân dạng Đức Phật ấn

hành ngày 22/10 /2011 .Tác giả là Hoàng Phong, địa chỉ ở Bures-Sur-Yvette .Bài

này viết rất công phu , nghiên cứu kỹ càng sâu rộng ,có nhiều hình ảnh khá độc

đáo . Nhẩm trong bụng sẽ tìm cách liên lạc với tác giả để hàn huyên bàn luận.

Không biết có duyèn chăng ?

Trong khi viết , trong đầu luôn luôn luẩn quẩn một câu hỏi : Tại sao người ta phải

tạc tượng vẽ tranh ?Đức Phật tịnh khẩu 7 ngày sau khi giác ngộ . Người ta cho là

Ngài nghiệm rằng Đạo của Ngài khó tu và khó truyền khẩu , lời nói không đạt

được ý tưởng của Ngài .Do vậy , nhân loại sẽ chỉ chú trọng đến nghi thức mà sao

lãng việc đi tìm giác ngộ.

Ngài thật linh thiêng hiểu lòng dạ con người !

Ngài là Hoàng tử đã từ bỏ cung điện giầu sang phú qúy để xuất gia tìm Đạo ,viên

tịch trong một cánh rừng thoát khỏi Luân hồi . Nay người ta thi nhau đắp tượng to

lớn bắt Ngài trở lại hình người , xây cất chùa chiền vĩ đại nguy nga rước Ngài vô

cúng kiếng Ngài trong đó , nghĩ cũng trớ trêu thay !

Thật cũng giống cảnh có người vô điện Vatican thăm viếng , lúc trở ra kêu lên

rằng :”Trong đó chỉ thấy có nhiều Giáo hoàng, chẳng thấy Chúa đâu hết !”.

Tôi thán phục cái người đến chỉ vào đầu vào ngực anh chàng kia mà vỗ về rằng

:” Chúa và Phật nằm trong này này , chẳng phải uổng công đi đâu mà tìm kiếm !”.

Page 16: TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI · Phật Di Lặc ). Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung là

***

Phần 2 : HÌNH ẢNH

Những hình ảnh trong bài biên khảo này đều được chọn lựa từ ba tài

liệu sau đây :

1. GOOGLE

2.THE IMAGE OF THE BUDDHA.

David L.SNELLGROVE , UNESCO , Kodansha International 1978.

3.SCULPTURE OF THE KAMAKURA PERIOD.

Hisashi MORI , Weatherhill /Heibonsha , 1974.

Tôn Kàn

Đầu Xuân 2012

Page 17: TƯỢNG ĐỨC PHẬT QUA CÁC THỜI ĐẠI · Phật Di Lặc ). Trong biểu đồ Mạn- đồ-la có 5 hình thái tượng trưng 5 Đức Phật --được gọi chung là