tỔng hỌp 5/5-15/5:hoian.gov.vn/uploaded/file/hoian/tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · web...

41
UBND THÀNH PHỐ HỘI AN PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN Số: /BC- VHTT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hội An, ngày 25 tháng 9 năm 2017 TỔNG HỢP Thông tin Hội An trên báo chí từ ngày 12/9 đến ngày 25/9/2017 Từ ngày 12/9 đến ngày 25/9/2017 các báo đã có khoảng 18 tin, bài viết về Hội An, được Ban Biên tập đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Thành phố Hội An – Website www.hoian.gov.vn (mục Hội An qua báo chí), sau đây là một số tin bài nổi bật: 1. TIN * Ngày 17/9/2017, Báo Giáo Dục và Thời Đại đăng bài: Quảng Nam: Trường THPT Trần Quý Cáp kỷ niệm 65 năm thành lập Ngày 16/9, Trường THPT Trần Quý Cáp (tỉnh Quảng Nam) long trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập. Với bề dày lịch sử của một ngôi trường THPT thành lập sớm nhất tỉnh Quảng Nam, trải qua 65 năm xây dựng và phát triển (1952-2017), Trường THPT Trần Quý Cáp đã khẳng định vị thế, vai trò trên vùng đất học Xứ Quảng. Ở thời điểm nào và trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tập thể đội ngũ CBGV luôn chủ động, sáng tạo đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng nhà trường ngày càng phát triển vững mạnh. Từ ngôi trường này đã có hơn hai vạn học sinh trưởng thành, trở thành những nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ, doanh nhân thành đạt, nhiệt tâm cống hiến cho công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Upload: others

Post on 29-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

UBND THÀNH PHỐ HỘI ANPHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN

Số: /BC-VHTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hội An, ngày 25 tháng 9 năm 2017

TỔNG HỢPThông tin Hội An trên báo chí từ ngày 12/9 đến ngày 25/9/2017

Từ ngày 12/9 đến ngày 25/9/2017 các báo đã có khoảng 18 tin, bài viết về Hội An, được Ban Biên tập đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Thành phố Hội An – Website www.hoian.gov.vn (mục Hội An qua báo chí), sau đây là một số tin bài nổi bật:

1. TIN TỨC NỔI BẬT

* Ngày 17/9/2017, Báo Giáo Dục và Thời Đại đăng bài: Quảng Nam: Trường THPT Trần Quý Cáp kỷ niệm 65 năm thành lập

Ngày 16/9, Trường THPT Trần Quý Cáp (tỉnh Quảng Nam) long trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập.

Với bề dày lịch sử của một ngôi trường THPT thành lập sớm nhất tỉnh Quảng Nam, trải qua 65 năm xây dựng và phát triển (1952-2017), Trường THPT Trần Quý Cáp đã khẳng định vị thế, vai trò trên vùng đất học Xứ Quảng. Ở thời điểm nào và trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tập thể đội ngũ CBGV luôn chủ động, sáng tạo đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng nhà trường ngày càng phát triển vững mạnh.

Từ ngôi trường này đã có hơn hai vạn học sinh trưởng thành, trở thành những nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ, doanh nhân thành đạt, nhiệt tâm cống hiến cho công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Cách đây 65 năm, tháng 9/1952 Trường trung học Trần Quý Cáp được thành lập và chính thức khai giảng khóa đầu tiên thật khiêm tốn với 3 khối lớp là Đệ Thất, Đệ Lục và Đệ Ngũ, tương đương lớp 6, 7, 8 bây giờ, mượn tạm Chùa Hải Nam để giảng dạy. 

Trước ngày giải phóng, Trường trung học Trần Quý Cáp có hai cấp học, gồm trung học Đệ Nhất cấp (lớp 6 đến lớp 9) và trung học Đệ Nhị Cấp (lớp 10,11,12). Học sinh của trường không những ở Hội An mà còn các huyện khác trong cả tỉnh Quảng Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, các trường trong thị xã Hội An được sát nhập vào Trường phổ thông cấp III Trần Quý Cáp -Trường THPT Trần Quý Cáp.

Cho dù ở vào thời điểm nào và trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Trường THPT Trần Quý Cáp vẫn luôn phát huy truyền thống dạy và học. Từ khi thành lập cho đến nay, nhà trường luôn xác định lấy chất lượng giáo dục để xây dựng vị thế, thương hiệu của mình.

Bởi vậy, trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Trần Quý Cáp luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu và có phong trào thể dục - thể thao, văn hoá - văn nghệ sôi nổi ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Nam. Tiếp tục khẳng định vị thế của ngôi trường luôn có thành tích nằm trong tốp các trường có điểm thi

Page 2: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

vào các trường ĐH, CĐ cao trong cả nước. Nhiều học sinh thi đỗ thủ khoa, á khoa vào các trường đại học và được tuyển chọn đi học ở nước ngoài.

Sau 65 năm xây dựng và phát triển, với sự quan tâm đầu tư xây dựng của chính quyền địa phương, ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Nam và sự chung tay, góp sức của các thế hệ CBGV, học sinh, Trường THPT Trần Quý Cáp đã có bước phát triển toàn diện, vượt bậc về mọi mặt. Hiện nay, đội ngũ nhà trường có 7 thạc sĩ, 1 nghiên cứu sinh, 2 đang học cao học. Cơ sở vật chất, thư viện, các phòng thí nghiệm - thực hành, phòng CNTT ngày càng được đầu tư, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học.

Song có thể nói, phần thưởng có ý nghĩa nhất đối với của tập thể CBGV nhà trường vẫn là các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh Quảng Nam trao tặng. Trong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có thành tích thi đua cao của các trường trong ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam, đạt Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc liên tục trong các năm liền từ 2013 đến nay.

Đây là những thành quả tô thắm của các thế hệ CBGV đi trước và là niềm tự hào. sự trân trọng, tiếp nối xứng đáng truyền thống tốt đẹp của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường hôm nay. Bởi nói như lời tâm sự của thầy giáo Thái Văn Thanh – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Quý Cáp, đó vừa là trách nhiệm nặng nề nhưng cũng đầy vinh dự và tự hào.

Bước vào giai đoạn phát triển mới, trong bối cảnh mới với những thách thức mới, nhưng với tinh thần đoàn kết, lòng nhiệt huyết với nghề của đội ngũ CBGV, cùng với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của các lực lượng xã hội, chúng ta tin tưởng rằng, với bề dày truyền thống, lịch sử 65 năm, Trường THPT Trần Quý Cáp sẽ không ngừng vươn lên, phát triển vững mạnh.

Đại Thắng

* Ngày 17/9/2017, Báo điện tử Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đăng tin: Gần 1.500 VĐV tham dự Marathon quốc tế Hội An 2017

Sáng 17/9, tại TP. Hội An (Quảng Nam) đã chính thức diễn ra Cuộc thi Marathon quốc tế Hội An 2017, thu hút hàng nghìn vận động viên (VĐV) từ khắp nơi trên thế giới tham gia.

Từ 4h sáng, các VĐV tranh tài cự ly 42 km đã bắt đầu xuất phát ở quảng trường Sông Hoài và chính thức khai màn cho Cuộc thi Marathon quốc tế lần đầu tiên tổ chức ở phố cổ Hội An.

Đúng 5h, buổi lễ khai mạc chính thức diễn ra và các VĐV đăng ký ở 3 nội dung còn lại (5, 10 và 21 km) bước vào thi đấu.

Sau một buổi sáng tranh tài, gần 1.500 VĐV đã về đích trong sự chào đón nồng nhiệt của khán giả.

Với cự ly nhận được sự quan tâm lớn nhất là 42 km dành cho nam, VĐV Sota Hara (người Nhật Bản) đã xuất sắc cán đích đầu tiên với thời gian 3h13’. Cũng ở cự ly này dành cho nữ, VĐV đến từ Thái Lan Punyanuch Prachayanipon đã về nhất với 3h43’.

Nhận cúp từ Ban tổ chức, VĐV Sota Hara chia sẻ: “Tôi biết đến cuộc thi thông qua một trang mạng xã hội và liền lập tức đăng ký tham gia. Tôi đã từ giã môn điền kinh 10 năm nay và bây giờ mới tham dự trở lại. Với thành tích hôm

2

Page 3: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

nay, tôi cảm thấy rất vui. Nhờ có cuộc thi này, tôi vừa thực hiện được đam mê, vừa có cơ hội đưa cả gia đình đến phố cổ Hội An du lịch”.

Lưu Hương

2. SỰ KIỆN –VẤN ĐỀ* Ngày 14/9/2017, Báo Công An Đà Nẵng đăng bài: Hội An xử lý hàng

rong, buôn bán vỉa hè: Sắp xếp và duy trì những loại hàng rong phù hợpUBND TP Hội An (tỉnh Quảng Nam) vừa  có thông báo về việc không tiếp

nhận và xử lý đơn xin buôn bán hàng rong tại khu phố cổ. Điều này là một phần trong đề án "Bố trí buôn bán hàng rong, vỉa hè trong khu phố cổ Hội An". Khác với những địa phương khác, hàng rong tại phố cổ Hội An cũng là một phần nét đẹp của phố cổ, đem lại nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách. Vì vậy việc sắp xếp lại hàng rong cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

Mât đi một phân nét đẹp phô côVừa qua, TP Hội An (Quảng Nam) triển khai đề án "Bố trí buôn bán hàng

rong, vỉa hè trong khu phố cổ". Sau một thời gian tích cực ra quân, đến nay tình hình buôn bán hàng rong khu vực này tương đối ổn định. Trao đổi với một số du khách tham quan tại Hội An, chúng tôi ghi nhận nhiều ý kiến khác nhau trong đó đa phần bày tỏ sự tiếc nuối vì không thấy được những khoảnh khắc đời thường của Hội An. Chị Minh Anh đến từ Hà Nội cho biết: "Mấy ngày đến đây tôi thấy đội trật tự  làm việc rất nghiêm túc, cấm tuyệt đối những gánh hàng rong đến khu vực này. Tuy nhiên tôi nghĩ những gánh hàng rong với những sản phâm đặc trưng của Hội An cũng là một phần hồn của phố cổ. Nhìn những đôi quang gánh nhịp nhàng giữa những căn nhà hàng trăm năm tuổi cũng hay lắm chứ. Từ nay du khách không  được trải nghiệm những khoảnh khắc ngồi bên vệ đường ăn uống hoặc nhìn những người bán thư pháp, tò he trên vỉa hè. Như thế cũng là một điều đáng tiếc". Còn ông Hà Thế Hồ (Đà Nẵng) cho rằng ông đồng tình việc TP kiên quyết ngăn chặn những người bán hàng rong bu bám nài nỉ, chèo kéo chào mời du khách, tuy nhiên cũng tiếc nuối vì phố cổ đã mất đi một phần đặc trưng. "Du khách thích đến Hội An vì nơi đây có thể được xem  là thiên đường mua sắm hàng lưu niệm.  Rất nhiều người ủng hộ, thích thú các mặt hàng lưu niệm hoặc âm thực đường phố hay đơn giản là chụp hình, quay phim, ghi lại những khoảnh khắc sinh sống, làm ăn rất đỗi đời thường của những người bán hàng rong trong phố. Thú thật từ ngày cấm hàng rong tôi thấy phố xá cứ thiếu thiếu điều gì đó"...

Sau một thời gian thực hiện việc cấm bán hàng rong trong khu phố cổ quang cảnh khu vực này đã yên ắng hơn tuy nhiên vẫn còn nhiều người cố tình bán trốn tránh lệnh cấm bởi đây là kế sinh nhai chính của họ. Đứng nép giữa con hẻm nhỏ giữa 2 căn nhà cổ, chị bán tàu phớ khẽ gọi tôi: "Em ơi ăn ủng hộ chị 1 ly đi". Vừa bán vừa canh chừng đội trật tự chị tàu phớ nhỏ nhẹ: "Mấy em thông cảm nghe, ghế của chị vừa bị thu hết rồi". Tôi hỏi sao thành phố đã bố trí chỗ bán cho hàng rong mà chị vẫn cứ bán ở đây, chị thú nhận: "Đã gọi là hàng rong thì phải bán rong chứ, phải đi mới có khách hàng chứ đâu phải khu ăn uống tập trung. Khu buôn bán mới cả mấy chục người cùng bán một mặt hàng nên khó bán lắm". Theo ghi nhận của chúng tôi, mặc dù đã được bố trí vị trí bán hàng mới nhưng đa số những người bán rong lại không vào mà lén lút bán hoặc bán phía ngoài khu phố cổ nơi cũng tập trung khá đông khách du lịch.

3

Page 4: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

Chú trọng giải quyết sinh kếKhi du lịch phát triển, hàng rong đã trở thành sinh kế cơ bản của nhiều gia

đình không có mặt bằng kinh doanh trong khu phố cổ hoặc lao động lớn tuổi. Bên cạnh những ý kiến về việc cấm hàng rong trong phố cổ khi triển khai việc khảo sát, sắp xếp, quản lý hàng rong, TP cũng nhận được rất nhiều ý kiến góp ý để vừa giải quyết tốt bài toán sinh kế cho người dân vừa có thể duy trì được các loại hàng rong truyền thống, phù hợp với văn hóa địa phương và đáp ứng nhu cầu, sở thích của du khách, tạo thêm sản phâm du lịch. Ông Nguyễn Chí Trung - Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết việc xây dựng đề án xuất phát từ thực trạng số lượng hộ kinh doanh đến từ địa phương khác và khu vực lân cận tăng nhanh. Trong đó nhiều loại hình không phù hợp với cảnh quan phố cổ đã gây ảnh hưởng đến trật tự an ninh, xã hội và công tác bảo tồn giá trị di sản văn hóa và phát triển du lịch. Đối với các hộ kinh doanh vỉa hè trong khu vực phố cổ sẽ được ưu tiên bố trí vào chợ đêm trên các tuyến đường chung quanh khu vực chợ Hội An. Đối với các hộ xin bố trí buôn bán mới tại khu phố cổ, không thuộc đối tượng bố trí UBND thành phố không tiếp nhận và giải quyết đơn. Theo khảo sát của tổ đề án, tại khu phố cổ hiện có tổng cộng 41 loại mặt hàng ăn uống như bánh da lợn, bánh chuối chiên, cà phê, ngũ cốc; 35 mặt hàng lưu niệm như nón lá, giày dép, tranh 3D, móc khóa, các loại đồ chơi có xuất xứ Trung Quốc. Chủ trương sắp xếp, bố trí lại hoạt động buôn bán hàng rong, vỉa hè nhằm đảm bảo cảnh quan, môi trường và trật tự kinh doanh trong khu phố cổ. Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết: "Quan điểm của thành phố là tái hiện lại hàng rong trong phố cổ, sắp xếp và chỉ duy trì những loại hàng rong phù hợp với văn hóa Hội An, với những địa điểm cụ thế. Người bán hàng phải tuân thủ đúng các quy định của địa phương như sử dụng công cụ đồ tre, đồ gỗ, ăn mặc trang phục truyền thống, không chèo kéo du khách".

Cùng với chiến dịch giành lại vỉa hè đang diễn ra trên cả nước thì việc TP Hội An vào cuộc cấm bán hàng rong trong phố cổ là một việc đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, vì đặc thù nơi đây là đô thị cổ, cần lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian, thiết nghĩ trong thời gian đến Hội An cần có những biện pháp thiết thực để vừa phát triển du lịch vừa bảo tồn được những nét văn hóa là thương hiệu đặc trưng của nơi này.

Đồng Giao

* Ngày 15/9/2017, Báo Quảng Nam đăng bài: Điện lực Hội An: Nỗ lực vì APEC

Đến thời điểm này, Công ty Điện lực Quảng Nam đã hoàn tất khoảng 75% khối lượng công việc về hạ tầng lưới điện phục vụ Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2017 sẽ diễn ra vào cuối tháng 10 tới tại TP.Hội An.

Năm phục vụ lễ hộiNăm 2017 là năm có nhiều lễ hội, hoạt động mang tính quốc tế diễn ra trên

toàn tỉnh, đặc biệt là ở TP.Hội An. Thực tế đó đòi hỏi ngành điện lực thành phố phải chủ động đưa ra những phương án, kế hoạch cụ thể nhằm phục vụ tốt trong thời gian diễn ra lễ hội, mà không làm “gián đoạn” đời sống hằng ngày của người

4

Page 5: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

dân. Sự kiện lớn nhất gần đây là Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI - 2017 diễn ra hồi tháng 6. Điện lực Hội An đã huy động nhân lực thực hiện công tác giải phóng hành lang an toàn lưới điện, tăng cường xử lý các mối nối, tiếp xúc các xuất tuyến 22kV để ưu tiên cấp điện lễ hội. Đồng thời thay thế 2 máy biến áp 630kVA và lắp mới 1 trạm biến áp di động 400kVA để đảm bảo cấp điện cho các vị trí diễn ra các hoạt động của lễ hội như: khu vực phố cổ, quảng trường Sông Hoài, Hội chợ ngành công thương 2017 tại phường Tân An, khu vực dọc biển Cửa Đại, biển An Bàng… “Ngoài ra, chúng tôi còn bố trí nhân lực tăng cường trực đảm bảo xử lý sự cố điện 24/24 giờ trong các ngày diễn ra festival từ ngày 10 đến 15/6 tại các điểm như: sân khấu bế mạc, quảng trường Sông Hoài, Hội chợ ngành công thương, festival tơ lụa ở Làng lụa và đình Khổng Tử Miếu, festival diều và thuyền buồm quốc tế tại biển An Bàng, Cuộc thi hợp xướng quốc tế tại Nhà hát Hội An, Hội thi âm thực quốc tế tại Vườn tượng An Hội” - ông Anh cho biết thêm.

Đối với Hội nghị APEC, nhận thấy tầm quan trọng của sự kiện này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung đã chỉ đạo Công ty Điện lực Quảng Nam triển khai đầu tư xây dựng bổ sung lưới điện phục vụ APEC với kinh phí hơn 30 tỷ đồng tại Hội An, gồm hơn 3km đường dây trung thế 22kV cáp ngầm, hơn 8km đường dây trung thế 22kV trên không; 16 trạm biến áp 22/0,4kV; khoảng 0,8km đường dây hạ thế. Ông Anh cho biết, các gói đầu tư xây dựng lưới điện phục vụ Hội nghị APEC được triển khai từ ngày 20/6, đến nay đã hoàn tất được 75% khối lượng công việc quan trọng như dựng trụ, kéo dây, nối dây, lắp trạm biến áp… Theo kế hoạch, gói đầu tư này sẽ hoàn tất vào ngày 15/9. Để giúp ngành điện có thể đây nhanh tiến độ và hoàn tất các dự án theo kế hoạch, ngày 5/7/2017, Tổ kiểm tra dự án cấp điện cho Hội nghị APEC (gọi tắt là tổ kiểm tra) được thành lập. Bà Nguyễn Thị Xuân Vui - Tổ trưởng tổ kiểm tra, cho biết nhiệm vụ của tổ là giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thi công lưới điện phục vụ APEC, cũng như có sự điều chỉnh kịp thời để hạ tầng lưới điện không gây ảnh hưởng hay làm mất cảnh quan của khu phố cổ hay các không gian du lịch khác đã và đang có quy hoạch.

Xây dựng hạ tâng lưới điện ôn định hơnBên cạnh đây nhanh tiến độ gói đầu tư phục vụ Hội nghị APEC, Điện lực

Hội An đang triển khai sửa chữa lớn như thay toàn bộ dây dẫn trung thế dọc biển để đảm bảo cấp điện cho Hội nghị Các Bộ trưởng tài chính diễn ra từ ngày 18 – 20/10 tại Resort Palm Garden, cũng như để phục vụ khách hàng tốt hơn. Ông Anh cho biết, hệ thống lưới điện những năm qua tuy đã ổn định, nhưng có một số thời điểm quá tải do lượng khách đổ về tham quan nhiều, nhu cầu sử dụng điện tăng cao vào những ngày cuối tuần, lễ hội... Hội An còn có một số khu vực quá tải cục bộ như Câm Thanh, biển An Bàng, một số khối phố của phường Câm Châu. Nguyên nhân là thời gian gần đây, các khu vực này xây dựng thêm khá nhiều khách sạn, nhà hàng nên

Trên địa bàn TP.Hội An hiện có khá nhiều đường dây gây mất mỹ quan như cáp viễn thông, cáp truyền hình… cần phải tiến hành bó cáp lại cho gọn. Tuy nhiên, trở ngại của ngành điện là các đơn vị viễn thông khi cải tạo hay thay thế, đã không tháo bỏ dây cũ khiến cho anh em gặp nhiều khó khăn khi bó cáp.

5

Page 6: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

yêu cầu tiêu thụ điện năng tăng vọt. Các công trình hạ tầng lưới điện  đang triển khai là công trình đầu tư xây dựng chống quá tải lưới điện năm 2017; công trình đầu tư xây dựng chống quá tải phục vụ lễ hội năm 2017; công trình sửa chữa lớn, đại tu đường dây trung thế ven viển và hệ thống cáp ngầm với tổng kinh phí là 23,9 tỷ đồng. Hệ thống lưới điện sau đầu tư sẽ tăng thêm 2 xuất tuyến trung thế nhận điện từ trạm 110kV Hội An và các xuất tuyến 22kV đều được thực hiện khép vòng nóng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và góp phần xử lý nhanh sự cố.

Tất cả công trình này sẽ hoàn thành vào ngày 30/9. Khi các dự án này hoàn thành thì việc cung cấp điện cho thành phố Hội An sẽ ổn định hơn. Theo ông Anh, khó khăn lớn nhất trong quá trình thi công hạ tầng lưới điện là mặt bằng, bởi quỹ đất Hội An không còn nhiều. Do đó, có nhiều trụ điện chung 2 xuất tuyến trung thế 22kV nên khi xảy ra sự cố với đường dây này, đường dây kia phải ngắt điện để khắc phục. Ông Anh cho rằng, đây cũng là một bất lợi lớn, bởi nếu có quỹ đất để xây dựng hệ thống trụ riêng cho mỗi đường dây chính, khi xảy ra sự cố, việc giải quyết đơn giản hơn, không ảnh hưởng đến những đường dây chính khác. Một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng, đó là Điện lực Hội An thực hiện thay thế dần cáp ngầm trong khu phố cổ. Hệ thống cáp điện ngầm này đã được đầu tư hơn 10 năm trước và đến nay, đã có những dấu hiệu không đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày một tăng cao. Hệ thống cáp ngầm này có hơn 15km đường dây trung thế và 40km đường dây hạ thế.

Xuân Thọ

* Ngày 18/9/2017, Báo Quảng Nam đăng bài: Thu hồi đất dự án khu dân cư làng chài phân khu 2 phường Cẩm An: Một hộ dân bị "treo" 12 năm

Dự án khu tái định cư làng chài phân khu 2 phường Câm An (TP.Hội An) xây dựng hơn 10 năm đến nay còn 2 hộ dân chưa giải tỏa trắng. Đáng nói, chủ đầu tư lẫn chính quyền địa phương chưa giải quyết dứt điểm, khiến người dân chịu nhiều thua thiệt.

Hủy các quyết định thu hồi đâtTrong đơn bà Lê Thị Trúc (SN 1973, khối Tân Thịnh, phường Câm An) cho

biết: Bà là chủ quản lý, sử dụng hợp pháp thửa đất số 593, tờ bản đồ số 3, diện tích 867m2 tại khối Tân Thịnh theo kê khai Nghị định 64/CP của Chính phủ. Tuy vậy khi lập các thủ tục thu hồi thửa đất nói trên của hộ gia đình để thực hiện dự án khu tái định cư làng chài phân khu 2 phường Câm An, UBND TP.Hội An đã làm sai lệch hồ sơ, xác định sai vị trí và diện tích đất thu hồi trên thực tế.

Sau khi có đơn khiếu nại của gia đình bà Trúc, thì chính quyền liên tục ra quyết định điều chỉnh. Chỉ tính từ năm 2007 đến năm 2016, UBND TP.Hội An ban hành ít nhất 6 quyết định. Cụ thể, Quyết định thu hồi đất số 480/QĐ-UBND ngày 30/8/2007 xác định thửa đất trên chỉ có 494m2; Quyết định thu hồi đất số 1991/QĐ-UBND ngày 30/12/2008 điều chính tăng diện tích thửa đất lên 580m2; Quyết định thu hồi đất số 894/QĐ-UBND ngày 7/10/2013 tiếp tục điều chỉnh tăng diện tích thửa đất lên 618,6m2; UBND TP.Hội An ra Quyết định giải quyết khiếu nại số 1481/QĐ-UBND ngày 13/8/2015 công nhận đủ diện tích đất cho hộ gia đình bà Trúc là 867m2 theo đăng ký Nghị định 64/CP; ngày 23/9/2015, ra Quyết định số 791/QĐ-UBND điều chỉnh diện tích đất thu hồi của hộ gia đình bà Trúc

6

Page 7: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

lên 867m2, nhưng chia thành 2 loại đất (601,6m2 loại đất ở đô thị và 264,5m2 loại đất cây lâu năm có nguồn gốc từ đất vườn, ao gắn liền với đất ở); ngày 10/5/2016, thành phố tiếp tục có Quyết định số 400 điều chỉnh Quyết định 791 thu hồi thửa đất trên là 867m2 (trong đó 601,6m2 loại đất ở đô thị và 265,4m2 loại đất cây lâu năm có nguồn gốc từ đất vườn, ao gắn liền với đất ở).

Không đồng tình với việc chia thửa đất thành 2 loại đất, bà Trúc đã khởi kiện ra tòa. Bản án số 04/2016/HC-ST ngày 1/9/2016 của TAND TP.Hội An khẳng định, UBND TP.Hội An ban hành quyết định thu hồi đất mà chưa làm rõ thực tế quản lý sử dụng của công dân so với hồ sơ đăng ký đất đai qua các thời kỳ là không đảm bảo trình tự thủ tục theo quy định nên buộc hủy các Quyết định thu hồi đất số 791 ngày 23/9/2015 và số 400 ngày 10/5/2016 của UBND TP.Hội An.

Tiến thoái lưỡng nanĐưa chúng tôi ra quan sát khu vực thi công

lấn sát mảnh đất của gia đình, bà Trúc bức xúc: “Dự án đổ đất, san bằng nền cao khiến nhà tôi bây giờ nằm sâu trong vùng trũng thấp. Mùa mưa thì nước ngập xâm xấp phải dùng ván bắc cầu đi lại; mùa khô thì cát bay mịt mù. Sự cố tình rề rà giải quyết đã đây gia đình tôi vào bước đường cùng”. Theo bà Trúc, bản án của tòa có hiệu lực pháp lý, yêu cầu hủy các quyết định trái pháp luật của chính quyền thành phố. Thế nhưng, địa phương lại kéo dài thời gian giải tỏa thu hồi thửa đất của gia đình. Chủ đầu tư đã cô lập, “treo” nhà cửa, đất đai của gia đình bà Trúc như một ốc đảo. Trong khi đó, các hạng mục nhà ở đã xuống cấp gia đình bà xin sửa chữa, cải tạo thì chính quyền lại không cho phép với lý do nằm trong vùng quy hoạch dự án.

Được biết, dự án khu tái định cư làng chài Câm An được phê duyệt năm 2005 có tổng diện tích 53ha, chia làm 4 phân khu với hơn 600 hộ dân thuộc diện tái định cư tại chỗ và tái định cư do bị ảnh hưởng bởi các dự án du lịch ven biển và các hạng mục công trình đường dẫn cầu Cửa Đại. Tại dự án phân khu 2 làng chài Câm An có gần 40 hộ đã bị giải tỏa trắng, xây dựng nhà ở tái định cư. Bà Trúc thông tin thêm, gia đình đã nhận 320 triệu đồng tiền bồi thường, chủ đầu tư bố trí lô đất tái định cư rộng 450m2, đã nộp tiền sử dụng đất. Thế nhưng, do chủ đầu tư chưa giải quyết dứt điểm các quyền lợi có liên quan nên bà Trúc cũng không thể nhường đất ra đi, xây dựng nhà ở mới trên đất tái định cư. Ban quản lý dự án làng chài thuộc Phòng Tài nguyên môi trường TP.Hội An làm chủ đầu tư dự án làng chài phân khu 2 xã Câm An.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài trường hợp của bà Trúc còn có một hộ dân khác và một nhà thờ tộc chưa giải tỏa trắng mặt bằng. Tại sao chính quyền không giải quyết dứt điểm, gây bất bình cho dân? Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An Nguyễn Thế Hùng giải thích, trước đây chính quyền ban hành nhiều quyết định

Sau khi có bản án của TAND TP.Hội An, ngày 2/11/2016, UBND TP.Hội An đã ban hành Quyết định số 1.396/QĐ-UBND về hủy các quyết định của UBND TP.Hội An về điều chỉnh diện tích đất thu hồi của hộ bà Lê Thị Trúc để xây dựng khu tái định cư làng chài tại phường Câm An. Cụ thể hủy Quyết định Quyết định số 791/QĐ-UBND ngày 23/9/2015 và Quyết định số 400 ngày 10/5/2016 về việc điều chỉnh Quyết định số 791. Lý do hủy: diện tích đất thu hồi không đúng với thực tế quản lý, sử dụng của công dân theo Bản án số 04.

7

Page 8: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

theo hướng có lợi cho gia đình bà Trúc. Tuy nhiên, tòa đã bác bỏ các quyết định điều chỉnh. Quyết định thu hồi đất về sau chỉ điều chỉnh diện tích chứ không thay thế các quyết định trước đó. Sau khi có bản án của tòa, chính quyền thành phố và bà Trúc đều không kháng cáo bản án sơ thâm; tòa giữ lại quyết định trước. Chủ đầu tư hiện tạm thời dừng dự án này, hồ sơ đang thanh quyết toán. “Nếu bà Trúc có nguyện vọng, kiến nghị gì thì phải có đơn trình bày, hoặc  trực tiếp gặp lãnh đạo UBND TP.Hội An để xem xét giải quyết” - ông Hùng nói. Với cách giải thích của lãnh đạo chính quyền TP.Hội An thì chẳng khác nào “số phận” đất đai của gia đình bà Trúc sẽ còn treo lơ lửng, không biết bao giờ mới được giải tỏa? Lẽ nào chính quyền đây cái khó về phía người dân?

Trần Hữu3. VĂN HÓA – XÃ HỘI

* Ngày 15/9/2017, Báo Quảng Nam đăng bài: Tranh chấp đất nhà thờ tộc Kiều

Người thân trong gia đình bị đánh đập gây thương tích trong quá trình tranh chấp đất đai với tộc Kiều nên gia đình bà Húy cầu cứu các cơ quan chức năng

Từ tranh châp đâtTrong đơn gửi Báo Quảng Nam, gia đình bà Nguyễn Thị Húy trú tại khối

phố Bàu Súng, phường Thanh Hà (TP.Hội An) tố cáo về hành vi xâm phạm chỗ ở, cố ý gây thương tích của một số người trong tộc Kiều do tranh chấp đất. Mảnh đất mà gia đình bà Húy đang ở có 2 ngôi nhà cấp 4 hướng mặt tiền ra đường bê tông rộng hơn 3m, nằm phía sau 2 nhà thờ tộc Kiều. Nguồn gốc đất do ông bà tổ tiên để lại.

Năm 1997, UBND TP.Hội An cấp bìa đỏ cho ông Kiều Cứ (chồng bà Nguyễn Thị Húy, đã chết) với tổng diện tích 1.565m2 (đất ở 540m2, còn lại đất màu) thuộc tờ bản đồ số 3, với 3 số thửa khác nhau. Tuy nhà thờ là nơi thờ cúng chung cho nhiều gia đình của tộc Kiều, nhưng thực tế toàn bộ diện tích đất sản xuất bao quanh 2 ngôi nhà thờ đều do con cái bà Húy canh tác, sử dụng (diện tích thực tế sử dụng lớn hơn ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bà Húy). Năm 2006, gia đình ông Kiều Cứ kiến nghị cấp có thâm quyền giải quyết chuyển đổi vị trí giữa thửa đất ở với thửa đất của nhà thờ tộc Kiều. Ngày 28.11.2006, UBND thị xã Hội An cho phép ông Kiều Cứ và bà Nguyễn Thị Húy chuyển đổi vị trí đất ở. Và sự tồn tại của 2 ngôi nhà của gia đình bà Húy hiện nay nằm trên phần diện tích đất ở.

Văn bản số 629, ngày 12/6/2006, do UBND thị xã Hội An ký, có nêu: “Trong trường hợp việc xin chuyển đất của công dân là xác đáng, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, thì lập thủ tục trình UBND thị xã cho phép chỉnh lý bản đồ (điều chỉnh lại hình thế 2 thửa đất của hộ ông Kiều Cứ và tộc Kiều theo hướng: thửa đất ông Kiều Cứ có một phần mặt tiền hướng ra đường bê tông và diện tích theo đăng ký của ông Kiều Cứ và tộc Kiều là không thay đổi)”. Do 2 ngôi nhà thờ nằm trên phần đất mà lâu nay gia đình bà Húy canh tác, để tránh trâu bò phá hoại hoa màu, gia đình bà đã rào chung quanh bằng lưới B40. Ông Kiều Nam - con trai bà Húy phân trần: “Việc đi lại hương khói cho ông bà ở nhà thờ tộc bằng cổng cũ gia đình chúng tôi không ý kiến gì. Nhưng, nhiều người của tộc Kiều cậy đông con, dùng hung khí tấn công, mở con đường bê tông hoàn toàn mới vào nhà thờ

8

Page 9: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

trên phần đất của gia đình tôi hòng âm mưu chiếm đoạt đất mà gia đình đang sử dụng”.

…đến xô xát!Trong đơn gửi các cơ quan chức năng  TP. Hội An, 2 chị em bà Kiều Thị Lý

và Kiều Thị Thương (con ruột bà Nguyễn Thị Húy) trình bày: Chiều ngày 4/9, có nhóm người tộc Kiều gồm các ông Kiều Tiến, Kiều Nhứt, Kiều Vân, Kiều Nghĩa (con ông Kiều Vân), ông Nguyễn Văn Lành (con bà Kiều Thị Sự), các ông Kiều Ta, Kiều Đông (con ông Kiều Ta), ông Bin (con ông Kiều Tám) đã vào khuôn viên gia đình bà Nguyễn Thị Húy phá dỡ hàng rào để chiếm dụng đất. Hai chị em bà Lý ra ngăn cản thì bị những người này dùng hung khí rượt đánh, ném gạch vào bà Lý và vào nhà. “Không chỉ phá cửa kính hư hỏng, họ còn đánh tay tôi sưng bầm, dùng những lời lẽ đe dọa giết 2 chị em tôi. Hiện gia đình tôi sống rất bất an, bị tổn hại về sức khỏe lẫn tinh thần. Mâu thuẫn phát sinh từ lâu, nhiều lần họ muốn giành lấy mảnh đất trong khuôn viên của mẹ tôi” - bà Lý bức xúc nói. Hiện trên cánh tay phải của bà Kiều Thị Lý vẫn còn vết sưng bầm, cánh cửa kính nhà bị hư hỏng một phần. Công an phường Thanh Hà đã đến lập biên bản hiện trường vụ xô xát. “Điều làm gia đình tôi bức xúc hơn là chiều 5/9, nhóm người tộc Kiều đã ngang nhiên xây dựng đường bê tông trong khuôn viên đất của gia đình tôi. Họ coi thường pháp luật nhưng chính quyền có mặt vẫn không chịu lập biên bản và không áp dụng biện pháp cần thiết để phía bên kia dừng hẳn việc xây dựng trái phép” - ông Kiều Nam nói.

Theo ông Nguyễn Văn Nhật - Phó Chủ tịch UBND phường Thanh Hà, nguyên nhân xảy ra xô xát là vì gia đình bà Húy rào hết khuôn viên đất không cho dòng tộc đến thắp hương. Đất tranh chấp thuộc nhà thờ tộc Kiều nhưng chưa làm thủ tục công nhận quyền sử dụng đất. Ông Phạm Văn Đủ - cán bộ địa chính phường Thanh Hà  khẳng định, đường bê tông mở mới nằm trên diện tích đất của nhà thờ tộc Kiều, diện tích 1.206m2 được tộc Kiều đăng ký theo Nghị định 64. Sở dĩ đất chưa được cấp bìa đỏ là vì tranh chấp với gia đình ông Cứ - bà Húy. “Cơ sở pháp lý để khẳng định đất tranh chấp đó là của tộc Kiều vì họ đã đăng ký theo Nghị định 64. Phần đất ở, đất màu của gia đình bà Húy -  ông Cứ đảm bảo diện tích đăng ký, không bị mất một mét vuông đất nào. Đất của tộc Kiều đăng ký theo Nghị định 64 nhưng thực tế gia đình bà Húy sử dụng, sản xuất hoa màu lâu nay” - ông Đủ nói. Dựa vào đăng ký kê khai theo Nghị định 64  chính quyền phường Thanh Hà cho rằng, đất tranh chấp là của tộc Kiều.

Trước đây, tộc Kiều xây nhà thờ làm nơi thờ cúng chung ông bà, tổ tiên, chứ không xác lập tính thừa kế một cách cụ thể. Trên thực tế, gia đình ông Kiều Cứ - bà Húy đã quản lý, sử dụng lâu dài toàn bộ mảnh đất này. Theo luật sư Phạm Xuân Linh, Văn phòng Luật sư Thanh An (Đoàn Luật sư Quảng Nam), các quy định của Luật Đất đai từ trước đến nay không có khái niệm cấp đất cho tộc họ. Nhà nước chỉ công nhận quyền sử dụng đất đối với cá nhân, gia đình, tổ chức.

Trần Hữu

* Giữ phố cổ, từ văn hóa... bài viết đăng trên Báo Quảng Nam số ra ngày 18/9/2017

9

Page 10: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

TP.Hội An đã và đang tiếp tục quán triệt các cấp, các ngành và cả cộng đồng dân cư về việc giữ gìn, bảo vệ, nhằm phát huy giá trị tối ưu của khu phố cổ, coi đó là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Phô cô “hút” khách thập phươngHơn hai thập kỷ qua, sản phâm du lịch văn hóa phố cổ Hội An là sản phâm

chủ lực, đặc trưng, thu hút du lịch của TP.Hội An. Các giá trị đặc sắc của sản phâm đã phát huy hiệu quả kéo du khách đến với Hội An ngày càng nhiều hơn. Hàng triệu lượt khách đã đến tham quan, du lịch phố cổ Hội An cũng bắt nguồn từ các sản phâm văn hóa. Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố cho biết, với định hướng xây dựng Hội An - thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch, chính quyền và nhân dân thành phố luôn chú trọng, quan tâm đến vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của khu phố cổ để tạo nền tảng, đòn bây cho việc phát triển thành phố một cách toàn diện và bền vững, thông qua việc xây dựng và thực hiện nhiều sản phâm có giá trị. Vì vậy, nhiều chính sách xuyên suốt, nhất quán và quyết liệt để bảo tồn nguyên vẹn, phát huy giá trị di sản đã được các cấp chính quyền thực hiện. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển hiện tại cần thiết phải tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền bởi một khi thông tin đầy đủ đến người dân là cách tốt nhất việc định hướng và tạo sự đồng thuận xã hội cao. Đối tượng tuyên truyền cần quan tâm không chỉ với người dân trong khu phố cổ mà cần lưu ý hơn đến chủ cơ sở kinh doanh, người trực tiếp bán hàng và đặc biệt là những người vừa nhập cư đến kinh doanh buôn bán để mọi người hiểu rằng, Hội An không phải kinh doanh làm giàu bằng mọi giá mà quan trọng hơn là uy tín, trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Cả cộng đồng và du khách cùng có ý thức và trách nhiệm tham gia bảo vệ di tích và cảnh quan phố cổ, tổ chức sắp xếp kinh doanh, xây dựng đô thị, sinh hoạt văn hóa. Chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra chấn chỉnh, nhắc nhở, xử lý kiên quyết và nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiểm soát đánh giá tác động của du lịch từ các tour tham quan, lượng khách và những hoạt động của du khách đến từng di tích cũng như cả khu phố cổ để có hướng điều chỉnh kịp thời, thích hợp. Ông Bùi Văn Dũng - Bí thư Đảng ủy phường Minh An, trung tâm phố cổ, trao đổi: “Minh An có diện tích tự nhiên nhỏ, cho nên chúng tôi chú trọng phát triển theo chiều sâu và theo chất lượng. Và để làm được điều đó, chúng tôi rất chú trọng đến vấn đề xây dựng môi trường về văn hóa trong cộng đồng, trong ứng xử của người dân và những hộ kinh doanh. Bằng nhiều hình thức khác nhau, chúng tôi đây mạnh công tác tuyên truyền để tạo ấn tượng đẹp cho du khách khi đến với Hội An, khi tiếp xúc với người dân và tiếp xúc với những người kinh doanh ở Hội An”.

Chung tay gìn giữ phô côĐến nay, hẳn nhiều người đã biết rõ, giá trị di sản văn hóa thế giới - Đô thị

cổ Hội An, không chỉ là “vẻ đẹp kiến trúc không trùng lắp” của những bờ hồi, mái ngói xô nghiêng, “con đường cong một cánh cung đầy”... mà còn có cả ở nếp sống “nhân tình thuần hậu”, nếp ăn nếp ở, cái nghĩa cái tình của những chủ nhân trong lòng di sản. Thế nhưng, do tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường, ở Hội An xảy ra tình trạng buôn bán chụp giựt, “chặt chém” du khách, lấn chiếm vỉa hè gây mất mỹ quan đô thị, trưng bày hàng hóa lộn xộn, xả rác bừa bãi làm mất vệ

10

Page 11: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

sinh môi trường... Vì vậy, cần phải nhân lên sức mạnh của cộng đồng xã hội để lấn át, phê phán những hành vi gây mất thiện cảm trong lòng bạn bè yêu mến Hội An, đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”. Các danh hiệu gia đình văn hóa, cơ sở kinh doanh văn minh phải bảo đảm thực chất, lấy sức mạnh của sự tương tác chung và xây dựng uy tín thương hiệu để phát triển kinh doanh một cách chính đáng.

“Làm cho người dân hiểu rằng, bảo vệ các giá trị vật thể là do con người, còn bảo vệ giá trị phi vật thể chính là bảo vệ con người. Mỗi người dân và cộng đồng tự giác hiểu, mỗi hành động dù nhỏ mà tổn hại đến di sản đều không nên làm, mỗi hành động dù nhỏ mà phát huy được giá trị di sản cần phải được tôn vinh kịp thời. Người dân phải hiểu khách đến Hội An là khách của mình chứ không phải chỉ là khách của các hãng lữ hành, của các tour du lịch” - ông Nguyễn Văn Vinh - Phó Chủ tịch HĐND thành phố nói. Các thế hệ ông cha đã để lại đến hôm nay một di sản vô giá và quý hiếm là khu phố cổ - thương cảng của xứ Đàng Trong để lớp cháu con được thừa hưởng những ưu ái và ân sủng hơn so với người xưa. Vậy lớp chủ nhân hôm nay cũng phải có trách nhiệm cho chính hôm nay và cả mai sau để không hổ thẹn với lòng mình và tạo sự phát triển bền vững cho nhân dân thành phố Hội An. Biết trân trọng giá trị tốt đẹp của quá khứ là hành trang vững vàng bước đến tương lai.

Đỗ Huấn

* Ngày 17/9/2017, Báo Sài Gòn Giải Phóng đăng bài: Làng gốm Thanh Hà: Dấu xưa còn lưu giữ

Qua những biến thiên của lịch sử, có những lúc làng gốm Thanh Hà (Hội An, Quảng Nam) đứng trước nguy cơ thất truyền. Vậy nhưng, với bàn tay và khối óc tài hoa của những nghệ nhân, làng gốm Thanh Hà nay không chỉ là làng gốm nổi tiếng mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn.

Ngày nay, người dân Thanh Hà đã làm được việc xưa nay hiếm: vừa lưu giữ được nghề truyền thống, vừa làm giàu từ nghề gốm.

Theo trí nhớ của các bậc cao niên, nghề làm gốm ở Thanh Hà bắt đầu từ thế kỷ 15, khi những người ở Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương vào định cư, định cư và mang theo nghề làm gốm.

Ban đầu, nghề gốm sản xuất tại làng Thanh Chiêm (nay là khối phố 6 phường Thanh Hà) nhưng do không hợp phong thủy nên người dân dời sang làng Nam Diêu (khối phố 5 phường Thanh Hà).

Cái tên “Nam Diêu” có nghĩa là lò gốm ở phía Nam. Nhiều thế kỷ qua, gốm và gạch ngói Thanh Hà có mặt khắp nước. Thậm chí, khi thuyền buôn nước ngoài có mặt ở thương cảng Hội An, gốm Thanh Hà đã kịp vươn đến Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha...

Trong Phủ Biên Tạp Lục, nhà bác học Lê Quý Đôn có đề cập gốm “Cochi”, “Cauchi” (Giao Chỉ) mà người nước ngoài ưa chuộng, có cả gốm Thanh Hà xứ Quảng.

Từ thế kỷ XVII, người Nhật xây dựng Hội An thành làng gốm Thanh Hà sản xuất thêm gạch ngói. Gốm và gạch ngói Thanh Hà không chỉ phục vụ nhu cầu địa phương và vùng lân cận mà còn trở thành mặt hàng mua bán cả xứ Đàng Trong.

11

Page 12: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

Khi nhà Nguyễn chọn Phú Xuân làm kinh đô, nhiều nghệ nhân làng gốm Thanh Hà ra Huế xung vào đội thợ xây dựng cố cung. Có người được vua phong đến hàm Bát phâm, là những Chánh Ca, Bát Luyện.

Hiện nay cả làng chỉ còn 8 lò gốm với khoảng 35 lao động, trong đó mươi thợ giỏi: Bùi Liêu, Ban Sáu, Nguyễn Vinh, Nguyễn Cử, Nguyễn Sao, Lê Phát… Riêng nghề sản xuất gạch ngói có 74 hộ với 455 lao động tập trung ở khối phố 3, 4, 5, 6 phường Thanh Hà.

Nghệ nhân cao tuổi nhất làng gốm Nguyễn Thị Được (94 tuổi) cho biết, cụ theo nghề từ thuở lên 10. Có lúc cả làng làm gốm, người người làm gốm. Nhà nào cũng có mấy bàn xoay, có lò nung; có lúc sản phâm không ai mua.

Nhưng gần 20 năm gần đây, khi Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới, người làng quay lại làm gốm thủ công bán cho du khách. Mỗi ngày, làng gốm Thanh Hà đón hàng trăm, hàng ngàn lượt khách tham quan.

Nhờ vậy, người dân nơi đây có thể làm giàu từ nghề truyền thống. Ngoài 40% giá vé tham quan do Trung tâm Văn hóa- Thể thao TP Hội An giữ lại phục vụ khâu quản lý nhà nước, xúc tiến hoạt động thương mại - du lịch, đầu tư cho con người…, 60% còn lại được giao cho phường Thanh Hà quản lý. Nguồn này được chi vào khâu quảng bá, bảo vệ môi trường, nghệ nhân và người lao động phục vụ làng nghề.

Ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao Hội An, cho biết: Khi người dân Thanh Hà được hưởng lợi thì việc bảo tồn các yếu tố gốc của làng nghề, văn hóa truyền thống, tập quán sinh hoạt cộng đồng được bảo tồn… sẽ thuận lợi hơn nhiều.

Thành phố muốn phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn không gian văn hóa, sinh hoạt truyền thống, cảnh quan và cấu trúc làng nghề. Nhờ phố cổ Hội An, khâu quảng bá, xúc tiến, liên kết với doanh nghiệp phát triển du lịch tại Thanh Hà tương đối thuận lợi nhiều năm qua.

Nằm giữa trung tâm làng gốm Nam Diêu (phường Thanh Hà), Công viên Đất nung Thanh Hà (ảnh), tọa lạc trên diện tích 7.000m2, hoạt động từ 2016, do kiến trúc sư trưởng Nguyễn Văn Nguyên và các kiến trúc sư Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Minh Hùng, Nguyễn Sinh Long thực hiện.

Là công viên gốm đầu tiên và lớn nhất Việt Nam, nơi đây trở thành trại sáng tác điêu khắc, hội họa của nghệ sĩ tạo hình, sinh viên mỹ thuật và trưng bày gốm Việt. Công viên dành nhiều không gian giới thiệu sản phâm, con người, lịch sử làng gốm Thanh Hà.

Nguyên Khôi4. HỘI AN ĐẤT VÀ NGƯỜI* Ngày 16/9/2017, Báo Quảng Nam đăng bài: Góp cho đời những "đóa

hoa văn"Như một người làm vườn cần mẫn và tài hoa, cô giáo Văn Phương Trang ở

Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông (TP.Hội An) đã lặng lẽ dâng cho đời “những đóa hoa văn” lấp lánh. Nhưng điều quan trọng hơn, nữ giáo viên dạy văn này còn truyền cho học trò của mình động lực để bước qua những va vấp cuộc đời.

1. Đúng hẹn sau lễ khai giảng vài tiếng đồng hồ, cô đến và mang theo nụ cười tươi tắn. Lần trước, cũng vừa mới đây thôi, khi tôi cần tham vấn thêm ý kiến

12

Page 13: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

của cô để viết bài về hai học trò xuất sắc mà cô đang dạy, và cũng là chủ nhiệm, tôi ấn tượng mãi nụ cười luôn thường trực. Tôi nghĩ, chắc nụ cười ấy đã được mặc định trên đôi môi cô. Kiểu như Freida Martinez nói với mọi người: “Nụ cười luôn thường trực trên môi tôi, nó sẽ không bao giờ chết. Tôi đang đứng đây với nó để chờ đợi bạn, cho đến khi bạn ở bên tôi”. Nhưng sau cuộc gặp gỡ hôm rồi, tôi nghĩ đó còn là thông điệp đầy yêu thương mà cô nhắn gửi cho học trò của mình - những trái tim bé bỏng đang nhón bước vào vườn văn mà cô đã chăm bẵm bằng tất cả tình yêu và lòng nhiệt thành.

Có lẽ, khi đứng trước những đứa học trò giỏi văn, cô luôn nghĩ mình có trách nhiệm để giúp các em theo đuổi đam mê. Trên chặng đường đã từng, con người khắc biết cách chỉ đường cho người sau, chẳng qua là họ có chịu hay không, hoặc bằng cách nào mà thôi. Và dẫu sao thì, cô Trang đã ít nhất một lần “ương ngạnh” với mẹ mình, chỉ để được theo đuổi con đường mình thích. Hóa ra, cô bé giỏi văn ngày nào của Trường THPT Sào Nam (thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên), đã nhiều lần… “hư” với mẹ. Mẹ cô thích con gái của mình bước vào giảng đường đại học với tư cách là sinh viên kinh tế, hay ngân hàng, hoặc đại loại thế. Trong khi cô Trang thì đã nặng lòng với văn, và bằng một cách nào đó, vun vén cho mình lý tưởng sẽ trở thành giáo viên dạy văn.

Đấu tranh cho lý tưởng, là điều tuyệt vời. Và tất nhiên, sống cùng với lý tưởng, luôn là điều tuyệt vời nhất. Cái triết lý giản đơn mà khó thực hiện ấy, có đầy trong sách. Và thuở học sinh, cô Trang đã đọc được nó đâu đấy trong những áng văn, rồi hun đúc cho mình cái tâm thế nhìn về tương lai. Nên giữa cơn giằng co của mẹ về phía kinh tế hay ngân hàng, cô Trang dứt khoát bằng cách đạt giải Ba ở kỳ thi học sinh giỏi văn quốc gia, rồi “ôm” suất tuyển thẳng ấy vào Đại học Sư phạm Huế với chuyên ngành văn! “Vào đại học rồi, mẹ vẫn còn “lôi kéo” mình về đi thi lại đại học vào kinh tế, ngân hàng. Nhưng cuối cũng, mình vẫn trung thành với lý tưởng của mình” - cô Trang tâm sự. Lời cô Trang kể nhẹ tênh thế, nhưng ai đã từng đèo bòng ước mơ của mình, sẽ hiểu đó là “cuộc chiến” không hề dễ dàng.

2. Hoàn tất chương trình đại học, năm 2004, cô Trang về dạy ở Trường THPT Trần Quý Cáp (TP.Hội An), đến năm 2012 thì chuyển sang công tác tại Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông. Ở ngôi trường này, cô nhận thấy thẳm sâu trong tâm hồn những cô cậu học trò, tình yêu môn văn vẫn cháy bỏng. Nhìn vào những gương mặt tươi tắn ấy, cô Trang như thấy lại mình của thuở học sinh. Và có lẽ, từ cái nhìn ấy, đã truyền đến cô một mệnh lệnh, là hãy làm bạn với học sinh của mình. Hình như người xưa có nói, chỉ có những người bạn, mới đủ kiên nhẫn lắng nghe và san sẻ nhau mọi thứ. Và quả thực, bước ra khỏi bục giảng, cô Trang với những học trò của mình vui vẻ bên nhau như những người bạn. Giờ thì tôi mới rõ tường tận công việc của một giáo viên chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi,

“Cô Văn Phương Trang là một giáo viên yêu nghề, nhiệt huyết với công việc, có nhiều thành tích trong công tác đào tạo học sinh giỏi; rất cầu tiến, có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đã có học vị tiến sĩ. Cô Trang còn là một giáo viên chủ nhiệm gần gũi, thân thiện với học sinh” - thầy Lê Thành Vinh - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông nói.

13

Page 14: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

rằng họ không dạy nhiều cho học sinh cách làm này, phương án giải nọ, mà lớn lao hơn, là duy trì lửa nhiệt huyết, nuôi dưỡng niềm đam mê trong các em. “Vì các em vốn thông minh, có năng khiếu và quan trọng hơn, là tư duy tự học, sáng tạo luôn thường trực. Nên công việc của mình, là khích lệ các em thỏa sức với khả năng của mình. Qua đó, sẽ biết được thế mạnh, điểm yếu của mỗi em mà có hướng điều chỉnh cho phù hợp” - cô Trang tiết lộ.

Tôi nhớ mấy hôm trước ngồi nói chuyện với cô cùng hai em Văn Thị Thảo Vy và Nguyễn Trang Hạ Vy. Đó là hai cô bé rất giỏi văn và giành rất nhiều giải thưởng thông qua các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Bằng tất cả tâm huyết, cô Trang biết được Thảo Vy rất giỏi về lập luận, tư duy, trong khi đó văn phong của Hạ Vy thiên về sự tài hoa, sáng tạo. Từ đó, cô tiếp tục kích thích các em phát triển kỹ năng thế mạnh của mình, đồng thời giúp các em điều chỉnh đối với mặt còn hạn chế, trong đó có cả việc để hai em trao đổi, bổ khuyết cho nhau. Đến đây thì tôi hiểu, không phải ngẫu nhiên mà năm nào khối chuyên văn của Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông cũng có học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Và không phải ngẫu nhiên mà năm nào lớp cô Trang dạy, cũng đều có các học sinh được giải thưởng Quỹ ươm mầm tài năng đất Quảng của Báo Quảng Nam.  

Tôi nhớ mình đọc đâu đó lời của nhà giáo dục người Mỹ William Arthur Ward: “Một giáo viên bình thường kể chuyện. Một giáo viên giỏi giải thích. Một giáo viên xuất sắc chứng minh. Một giáo viên vĩ đại truyền cảm hứng”. Có lẽ cô Trang chưa đến mức gọi là vĩ đại, nhưng ít ra, cô đã truyền cảm hứng của mình cho học sinh, để học sinh làm quen với từ cửa miệng của giới trẻ hiện đại: YOLO. Đó là viết tắt của câu tiếng Anh “You only live once”, tạm dịch là “Bạn chỉ sống một lần”. Nhưng thông điệp của nó, là hãy cháy bỏng với ước mơ của mình!

3. Có điều, khoảng trời riêng của mỗi người trẻ, không bao giờ là giống nhau, mặc dù họ có điểm chung là những ước mơ. Cô Trang không quên được hình ảnh em Nguyễn Thị Hoàng Vân - học sinh có ít nhất ba điểm giống cô, đó là học giỏi văn, được giải Ba kỳ thi học sinh giỏi văn quốc gia và được tuyển thẳng vào sư phạm văn Trường Đại học Sư phạm Huế. Quãng đường đi của Vân gập ghềnh hơn nhiều so với những bạn cùng lớp. Thậm chí, hoàn cảnh khó khăn đã nhiều lần “xúi” mẹ em khuyên em nghỉ học. Lại thêm những chuyện buồn khác của gia đình, có nhiều lúc em thỏa hiệp với chính mình: Ừ thôi, nghỉ học!

May thay, trong đời Vân còn có cô Trang. Cô đã chìa bàn tay về phía Vân, ra hiệu cho em nắm lấy, và dắt em đi với ước mơ của mình. Tôi nghĩ, chúng ta nên đọc đoạn thư mà Vân gửi cho cô Trang dưới đây: “Đó là một trong những may mắn lớn trong cuộc sống cũng như trên con đường học tập của em. Em gặp cô từ giữa năm lớp 10. Từ một đứa học trò chịu nhiều áp lực khi bước vào trường chuyên, em được truyền cảm hứng rất nhiều, đặc biệt là tình yêu với môn văn. Kết quả là những thành tích cô và em đạt được trong khóa học đầu tiên ở Trường THPT chuyên Lê Thánh Tông. Với em, cô là một người bạn, một người chị mà em trân quý. Khi ra trường rồi cô vẫn hay tâm sự, trò chuyện, và khuyên răn em rất nhiều điều. Với cô, em dành một tình cảm đặc biệt. Dù không thể hiện với cô nhiều bằng lời nói. Đôi khi em nghĩ không biết cô có khi nào buồn hay cô đơn hay không. Nhưng trông cô lúc nào cũng tươi trẻ và hạnh phúc. Cuộc sống của cô bây

14

Page 15: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

giờ là mơ ước của em trong tương lai: Có được gia đình đầm ấm, học trò yêu thương và thành công trong sự nghiệp”.

Vân bây giờ đang là sinh viên năm 3. Tình thương mà cô Trang đã vun đắp cho em, sẽ là niềm tin để em bước vào đời, mỉm cười với ước mơ đang mỗi ngày một hoàn thiện. Câu chuyện của Vân, là một ví dụ thôi. Bởi ngoài em ra, từ cảm hứng của mình, cô Trang gần như đã thay đổi cuộc đời của khá nhiều em. Tôi nhớ lời thầy mình, rằng người giáo viên dạy văn, không phải dạy cho học sinh cách ngắt nhịp một câu thơ, hay phân tích ngữ pháp một câu văn, mà điều quan trọng nhất là đưa những kiến văn vào sâu trong tâm hồn học sinh. Để rồi khi ra bươn chải với đời, nó sẽ là nơi bấu bíu để các em bình tâm trước thời cuộc, mà sau đó sẽ là tiếp tục hoàn thiện tương lai của mình. Một vài đồng nghiệp của cô nói rằng, hình như cô là nữ giáo viên có bằng tiến sĩ duy nhất đang dạy cấp 3 trong tỉnh. Ban đầu tôi lưu ý điều này và đinh ninh rằng mình sẽ xác minh lại thông tin. Nhưng sau cuộc gặp hôm ấy, nhất là tiếp xúc với những em đã được cô Trang dìu dắt, tôi nghĩ điều ấy không quan trọng nữa rồi. Bởi trong vườn của mình, cô đã lặng lẽ góp cho đời những “đóa hoa văn” tươi thắm!

Xuân Thọ

* Nghề làm đầu lân ở Hội An bài viết đăng trên Báo Hà Nội Mới số ra ngày 18/9/2017

Mỗi năm gần đến dịp Tết Trung thu thì không khí tại các làng nghề chế tác các sản phâm đầu lân tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam lại càng trở nên nhộn nhịp. Sản phâm đầu lân ở phố cổ Hội An không chỉ cung cấp cho địa phương mà còn cung cấp cho các tỉnh, thành trên cả nước.

Những ngày này, các cơ sở sản xuất đầu lân tại xã Câm Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam đã nhộn nhịp hơn hẳn bởi không khí sản xuất và mua bán.

Tại cơ sở làm đầu lân của anh Nguyễn Hưng (SN 1973, trú tổ 8, thôn Trảng Kèo, xã Câm Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam), khoảng sân chật hẹp trước nhà được tận dụng để làm nơi sản xuất đầu lân và phơi sản phâm. Trong nhà của anh cũng trở thành “kho” chất đầy đầu lân và mặt nạ ông địa đã hoàn thiện. Anh Hưng cho biết, anh theo nghề này đã hơn 27 năm. Sản phâm đầu lân chủ yếu bán vào dịp Tết Trung thu nhưng cơ sở của gia đình anh Hưng luôn làm đầu lân và lồng đèn quanh năm.

Mỗi con lân, mặt nạ được làm hoàn toàn theo phương pháp thủ công. Chính vì thế, mỗi sản phâm đều chứa đựng cái hồn, vẻ đẹp khác nhau, tùy theo tâm trạng và cảm xúc của người làm. Theo anh Hưng, quan trọng nhất là khâu vẽ, sơn màu lên những chi tiết của con lân, mặt nạ. Thần thái của con lân nằm ở đôi mắt. Lân mạnh mẽ, Lân hung dữ, Lân hiền lành,… đều thể hiện qua ánh mắt của lân. Còn điểm nhấn của mặt nạ chính là nụ cười rộng rãi, phóng khoáng.

Mỗi ngày trung bình anh làm được khoảng 5-6 con lân các loại và chừng 12 mặt nạ ông địa. Giá bán sỉ đầu lân nhỏ từ 70.000-100.000 đồng/cái, đầu trung từ 250.000-400.000 đồng/cái, loại lớn giá từ 5.000.000-6.500.000 đồng/cái. Mặt nạ ông địa có giá từ 50.000-70.000 đồng/cái.

Bình quân, mỗi năm nhà anh sản xuất và bán được chừng 2.000 đầu lân nhỏ và khoảng 600-700 đầu lân lớn; cùng khoảng 1.000 mặt nạ ông địa các loại, cung

15

Page 16: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

cấp cho bạn hàng ổn định khắp nơi từ Nam ra Bắc. Nên doanh thu của gia đình anh mỗi năm khoảng hơn 200 triệu đồng.

Để làm được sản phâm, ngay từ sau Tết Nguyên đán, anh đi mua tre và thuê nhân công làm khuôn, vót tre, chuân bị dụng cụ. “Đối với đầu lân nhỏ thì để hoàn thiện được nó cần có 3 công đoạn. Đầu tiên là đắp cốt, sau đó đợi khô rồi gỡ, tiếp đó dán và sơn hoàn thiện. Còn với đầu lân lớn thì công đoạn hoàn thiện nó dài hơn. Đầu tiên là làm vành nhôm, tiếp đến là đan mây, dán vải sau đó vẽ và dán lông”, anh Hưng chia sẻ.

Chính vì nhờ có năng khiếu vẽ hoa văn, chịu khó học hỏi, tìm tòi thay đổi mẫu mã nên sản phâm đầu lân truyền thống của cơ sở anh Hưng luôn đắt khách hàng. Chính vì thế, gia đình anh Hưng những ngày này luôn có khoảng 18 đến 20 người làm việc “với cường độ cao” để kịp giao lân cho khách hàng.

Những năm gần đây, nghề làm đầu lân ở phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam cũng dần mai một. Đây đó, một số nghệ nhân còn gắn bó với nghề, bởi ngoài thu nhập, với họ đây còn là niềm đam mê, đem lại niềm vui cho trẻ em vào dịp Tết Trung thu và gợi nhớ nhiều kỷ niệm thời thơ ấu cho họ.

Vinh Quang

5. MÔI TRƯỜNG – ĐÔ THỊ* Ngày 17/9/2017, Báo Quảng Nam đăng bài: Phát triển đô thị giàu bản

sắcTrong quá trình xây dựng, diện mạo đô thị Hội An đã có nhiều thay đổi. Hội

An đang phát triển theo định hướng đô thị sinh thái, văn hóa và du lịch giàu bản sắc.

Hội An là một trong số các đô thị đặc thù của Việt Nam, với một “di sản sống” là khu đô thị cổ có người ở, và một khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hiện Hội An có diện tích hơn 60km2 với khoảng 10 vạn dân.

Xác định yêu cầu phát triển thành phố theo hướng vừa giữ gìn cân trọng khu phố cổ vừa mở rộng liên hoàn các khu đô thị mới, đảm bảo phát huy bản sắc riêng và yếu tố hiện đại bền vững, nhiều năm qua Hội An đã tăng cường công tác quản lý từ khâu quy hoạch, ban hành quy chế, tổ chức quản lý, vận động nhân dân thực hiện để giải quyết các vấn đề bức xúc về đô thị. Qua đó đã đem lại những kết quả đáng phấn khởi về quản lý và phát triển đô thị.

Thực tiễn cho thấy, vai trò, hiệu quả quản lý của Nhà nước cùng trình độ, nhận thức và thái độ tuân thủ pháp luật của nhân dân trong công tác xây dựng, kiến trúc là những yếu tố mang tính quyết định đối với sự phát triển đô thị của Hội An. Hiện nay không gian thành phố đã được mở rộng so với trước, từ chỗ chỉ có 10 xã phường đến nay đã tăng lên 13 đơn vị gồm 9 phường và 4 xã với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội được quan tâm đầu tư; diện mạo đô thị, nông thôn và hải đảo ngày càng khởi sắc. Có 5 tiểu vùng được xác định gồm khu đô thị trung tâm, vùng phụ cận, khu vực đô thị bờ biển - ven sông Câm An – Cửa Đại, khu làng quê Câm Thanh – Câm Kim và vùng biển đảo Cù Lao Chàm. Các tiểu vùng này đã gắn kết, tương tác với nhau tạo động lực để thành phố phát triển đồng đều và ổn định. Các khu dân cư cũ ở Sơn Phong, Câm Phô, khu đô thị mới ở Minh An, Tân An, Câm Châu... đã được đầu tư chỉnh trang; các làng nghề truyền thống, vùng quê sinh thái, nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng đã được tôn

16

Page 17: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

tạo, khoanh vùng quản lý, bảo vệ nghiêm. Quy mô, cấu trúc không gian và mỹ quan đô thị nhờ vậy được giữ gìn, tôn tạo và phát triển, góp phần tích cực phục vụ yêu cầu phát triển của thành phố, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân. Các công trình kiến trúc từng bước được cải tạo, xây mới khang trang với kiểu thức kiến trúc phong phú, đa dạng nhưng cơ bản vẫn giữ được sắc thái riêng có.

Chủ tịch UBND TP.Hội An - Nguyễn Văn Dũng cho biết, kế thừa và phát huy định hướng phát triển đô thị Hội An với 5 tiểu vùng đó, hiện nay Hội An đã có hướng điều chỉnh phân vùng phát triển thành 3 khu vực gồm: đô thị, biển đảo và làng quê. Chủ trương chung là phát triển 3 khu vực phải bảo đảm đúng định hướng thành phố sinh thái, văn hóa và du lịch, phát triển năng động, giàu bản sắc, hiện đại và bền vững, nhằm mục tiêu vừa bảo tồn nguyên trạng khu phố cổ, vừa chỉnh trang mở rộng liên hoàn các khu đô thị sinh thái mới, các đô thị biển, các khu vực cảnh quan sinh thái làng quê.

Nhưng Hội An cũng đang đối mặt với những thách thức trong quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Lũ lụt là mối đe dọa thường xuyên đối với đô thị cửa sông - ven biển này. Mật độ dân số hiện cao gấp 7 lần mức bình quân của cả nước và gấp gần 40 lần so với mật độ chuân trên thế giới. Sự phát triển kinh tế “quá nóng” ngay trong lòng di sản đã làm mất cân bằng. Khoảng cách phát triển, sự phân cực giàu nghèo giữa cộng đồng dân cư nội thành và ngoại ô, giữa phố cổ với phần còn lại cũng đang là vấn đề nan giải... Trong bối cảnh đó, Hội An định hướng xây dựng thành phố sinh thái, văn hóa và du lịch. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất là nguồn lực đầu tư. - Bí thư Thành ủy Kiều Cư cho biết: “Hội An đang đứng trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững nhưng nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp. Do vậy cần phải lựa chọn những công trình, dự án quan trọng để tập trung đầu tư. Theo đó, cần thực hiện khân trương việc quy hoạch thành phố và quy hoạch xã đảo Tân Hiệp, sớm hoàn thiện nội dung đề xuất với trung ương một số cơ chế chính sách, ưu đãi cho Hội An đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 và những năm tiếp theo. Tích cực tranh thủ tỉnh và trung ương xúc tiến nhanh các công trình và các dự án lớn”. Hội An cũng xác định, trong những năm tới phải trở thành đô thị loại 2 và là một thành phố có bản sắc, kết tinh những giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa trên cả 2 mặt: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.

Đỗ Huấn

* Ngày 19/9/2017, Báo Quảng Nam đăng bài: Phòng chống sạt lở cửa sông và bờ biển: Cần cơ chế điều phối chung; Dấu ấn LICOGI 16 (Báo Quảng Nam,18/9)

Hôm qua (18/9), UBND tỉnh phối hợp với Trường Cao đẳng công nghệ, kinh tế và thủy lợi miền Trung, Trường Đại học Thủy lợi, Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh và Trường Đại học Tohoku (Nhật Bản) tổ chức hội thảo quốc tế lần thứ 5 về cửa sông, bờ biển và kỹ thuật sông. Các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và Nhật Bản chia sẻ, muốn phòng chống thiên tai khu vực cửa sông ven biển hiệu quả cần cách thức quản lý tổng hợp, loại bỏ ngay lợi ích mang tính cục bộ.

Theo dõi trâm tích dọc bờ biển

17

Page 18: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

Các chuyên gia của Trường Đại học Thủy lợi có nhiều năm quan trắc, đánh giá vận chuyển trầm tích dọc bờ biển Cửa Đại (Hội An), cửa An Hòa (Núi Thành) và bờ biển Sơn Trà (TP.Đà Nẵng). Nhiều nghiên cứu quá trình xói lở bờ biển Cửa Đại bằng phương pháp mô phỏng 2D, 3D của các dòng chảy sông Thu Bồn, dòng chảy khu vực bờ biển Hội An và sự vận chuyển bùn cát; mô phỏng 3D dòng chảy, xói lở bờ biển cho thấy các công trình mọc lên sát bờ biển, ảnh hưởng của xây dựng cầu Cửa Đại làm chệch dòng chảy và đây lượng bùn cát về phía nam, giảm về phía bắc bãi biển gây nên hiện tượng xói lở thời gian qua. Có nhiều dấu hiệu tích cực cho thấy hiện tượng bồi cát trở lại ở Cửa Đại. Tuy nhiên, cắt nghĩa nguyên nhân vì sao thì đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Theo xác nhận của chính quyền TP.Hội An, biển đang bồi ở 2 phía, nhưng chưa thể khẳng định được do tự nhiên hay do tác dụng từ giải pháp bơm cát. Thời gian qua, để chống lở, địa phương đã bơm cát vào, nhưng lượng cát bơm có bị biến mất đi trong mùa mưa này hay không thì phải chờ đợi.

Các cuộc hội thảo lần trước, nhiều nhà khoa học có quan điểm tương đồng cho rằng, quá trình xói lở bờ biển Cửa Đại xuất phát từ thiếu hụt lượng bùn cát trên thượng lưu sông Vu Gia - Thu Bồn (thủy điện ngăn dòng, hoạt động cấp phép khai thác khoáng sản cát sỏi làm vật liệu xây dụng thông thường ở sông Vu Gia – Thu Bồn hạn chế đáng kể lượng bùn trôi chảy về hạ lưu). Tuy nhiên, PGS-TS.Nguyễn Trung Việt - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi khẳng định, các nhà khoa học trong nước và Nhật Bản có cơ sở để khẳng định, nguyên nhân gây xói lở bờ biển Cửa Đại là vì có sự thay đổi về sóng, tần số sóng cao gia tăng trong những năm gần đây. Rất tiếc số liệu nghiên cứu về sóng, tần số sóng ở trong nước còn hạn chế. Trước đây, PGS-TS.Nguyễn Trung Việt đã có công trình “Ứng dụng công nghệ video-camera để quan trắc, giám sát diễn biến vùng cửa sông và bờ biển”. Công nghệ áp dụng lắp đặt để giám sát diễn biến vùng cửa sông và bờ biển Cửa Đại phục vụ cho việc đánh giá một cách khoa học cơ chế gây xói lở.

Đánh giá vận chuyển trầm tích dọc bờ biển, các chuyên gia nhận định do sự suy giảm bùn cát từ thượng lưu. Thay đổi cán cân bùn đất là “triệu chứng lâm sàng” gây xói lở bờ biển. Trong khi đó xói lở ở cửa sông do các hoạt động khai thác khoáng sản, phát triển kinh tế và sự thay đổi của tần số sóng.

Chia sẻ kinh nghiệm

GS-TS.HitoshiTanaka, nguyên Chủ tịch Hội Quốc tế về nghiên cứu và kỹ thuật thủy văn môi trường - Vùng châu Á Thái Bình Dương, hiện là Phó Chủ tịch Hội Xây dựng dân dụng Nhật Bản cho rằng, ở các con sông liên tỉnh, liên quốc gia, Chính phủ sẽ điều phối chung. Đơn cử, nếu xây đập ở khu vực thượng nguồn ảnh hưởng đến hạ lưu thì trung ương đứng ra quyết định, chứ thâm quyền không thuộc cấp địa phương. Cũng theo vị chuyên gia này, trong điều kiện phát triển kinh tế du lịch ven biển mạnh như hiện nay ở Hội An, việc trồng cây chưa phải là giải pháp phù hợp; còn bỏ nguồn tiền ngân sách cực kỳ lớn ra để xây dựng kè cứng bằng bê tông cốt thép chưa phải là sự lựa chọn thông minh. “Điều căn bản nhất là chính quyền các cấp sớm hoàn thiện khung pháp lý, thực hiện nghiêm ngặt Luật Bảo vệ tài nguyên nước và có cơ chế điều phối chung theo lưu vực” - GS-TS.Hitoshi Tanaka nêu giải pháp.

18

Page 19: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

Thạc sĩ Lê Hữu Dõng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ, kinh tế và thủy lợi miền Trung khẳng định, hội thảo lần này nhằm tiếp tục trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về kiến thức và công nghệ hiện đại trong lĩnh vực kỹ thuật công trình biển, vùng cửa sông và kỹ thuật sông ngòi. Đặc biệt trong bối cảnh bờ biển Cửa Đại bị xói lở và bước đầu xác định nguyên nhân, vì thế rất cần sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học lĩnh vực chuyên sâu trong và ngoài nước. “Đây là cơ hội để nâng cao năng lực cho các nhà khoa học, quản lý, thiết kế, giảng dạy trong lĩnh vực nghiên cứu về cửa sông, bờ biển và kỹ thuật sông ngòi; tạo cơ hội, động lực cho các chuyên gia trong nước được tiếp cận và chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia đến từ Nhật Bản và các nước khác” - Thạc sĩ Dõng nói. Còn theo Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, với đặc điểm sông ngòi miền Trung dày đặc, ngắn, độ dốc cao đòi hỏi phải có giải pháp mang tính thực tế, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quản lý lưu vực sông liên quan đến nhiều tỉnh, thành khác nhau, trong khi nhiều nơi chưa thành lập được ủy ban quản lý lưu vực sông để quản lý chung, không theo cách quản lý địa giới hành chính.

PSG-TS.Nguyễn Trung Việt cho rằng, những thông tin “chân đoán” ban đầu về xói lở bờ biển quá sơ sài dẫn đến nhận định sai. Rõ ràng, thiếu một cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa 3 bên (nhà nước, cộng đồng dân cư và nhà khoa học) nên những giải pháp thực thi chưa đem lại hiệu quả như mong đợi. Thời gian qua, dự án nâng cao năng lực thích ứng với thiên tai tại khu vực miền Trung Việt Nam do tổ chức JICA của Nhật Bản tài trợ đã được triển khai trên phạm vi 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế. Hợp phần mà JICA quan tâm với các địa phương trong tỉnh là hỗ trợ công nghệ phù hợp cho những giải pháp phi công trình chống sạt lở bờ sông. Theo các chuyên gia JICA, mạng lưới sông ngòi miền Trung có nhiều điểm tương đồng với Nhật Bản, nên có thể áp dụng kinh nghiệm, kỹ thuật chống xói lở bằng cách đưa đường lạch sâu ra ngoài hướng bờ sông để thay đổi điều kiện dòng chảy từ gây xói mòn thành mang lại bồi đắp.

Ông Kenichiro Tachi, chuyên gia của tổ chức JICA - Cố vấn quản lý thủy lợi cho biết, kế hoạch quản lý bùn cát tổng hợp cho sông Abe (tỉnh Shizuoka, Nhật Bản) là hướng dẫn các biện pháp thiết thực nhằm chống lại các vấn đề về bùn cát ở mỗi khu vực trong lưu vực. Tại một vài điểm còn có đặt ra số liệu mục tiêu về lưu lượng bùn cát. Hệ thống sông ngòi Nhật Bản có các đặc thù nên Chính phủ chỉ định tổ chức đơn vị quản lý sông ngòi; chỉ định khu vực sông và hệ thống quy hoạch trung và dài hạn. Khu vực thượng lưu thảm họa liên quan đến bùn cát. Xói lở bờ sông và đê ở Nhật Bản được xác định là giảm lưu lượng dòng chảy do cát bồi lấp. “Giải pháp ở khu vực có thể gây ra nhiều vấn đề ở các khu vực khác nên Nhật Bản ban hành cơ chế điều phối chung ở các khu vực, chứ không xử lý cục bộ như tại Việt Nam. Mặt khác, nhiều con sông ở nước bạn đi qua nhiều tỉnh, thậm chí liên vùng 4 - 5 quốc gia nên cần cơ chế chia sẻ thông tin chung” - ông Kenichiro Tachi nói.

Trần Hữu..

6. DU LỊCH – TRẢI NGHIỆM* Ngày 12/9/2017, Báo Quảng Nam đăng bài: Lưu trú du lịch tại Hội An:

Những thách thức mới

19

Page 20: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

Lĩnh vực lưu trú du lịch ở Hội An đang gặp những thách thức mới. Dù là phát sinh khách quan nhưng đòi hỏi chính quyền thành phố và cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này nhận diện và đưa ra các giải pháp để khắc phục.

Đón khách lưu trú “chui”Tính đến đầu tháng 7 năm nay, Hội An có 461 cơ sở lưu trú với 8.263 phòng,

trong đó nhiều nhất là phòng của loại hình khách sạn (6.246 phòng, tiếp đến là số phòng của các biệt thự du lịch (996 phòng). Riêng đối với loại hình homestay (lưu trú trong nhà dân) có 215 cơ sở với 895 phòng. Ngoài 461 cơ sở lưu trú là các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, biệt thự du lịch và một số ít nhà nghỉ riêng lẻ, trên cơ sở các quy định pháp luật và kết quả khảo sát thực tế, đến thời điểm này, Hội An cũng đã cấp hơn 400 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhà cho người nước ngoài thuê để ở.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, UBND thành phố đã tiếp nhận phản ánh của người dân xung quanh việc phát sinh một số gia đình tự tổ chức đón khách nước ngoài lưu trú trái phép, gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh trong lĩnh vực này. Theo phản ánh, tại một số địa bàn như An Bàng (phường Câm An), phường Câm Phô, Minh An đã xuất hiện một số hộ dân không có giấy phép kinh doanh lưu trú nhưng đã tự đón khách, chủ yếu là khách Tây ba lô với giá phòng lưu trú rất thấp. Từ thông tin này, UBND TP.Hội An đã kiên quyết chỉ đạo đoàn kiểm tra liên ngành về thương mại - dịch vụ - du lịch tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá tình hình, tham mưu UBND thành phố biện pháp giải quyết. Qua 3 đợt kiểm tra hoạt động đón khách lưu trú tại một số xã phường như Câm Thanh, Câm Châu, Minh An, Câm Phô, đoàn kiểm tra liên ngành xác định có 12/20 trường hợp đón khách lưu trú “chui”, tập trung ở 2 phường Minh An và Câm Phô. Các hộ vi phạm khi tự động đón khách lưu trú mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú, hoặc nhà đăng ký cho người nước ngoài thuê ở dài hạn lại chỉ dùng để đón khách lưu trú ngắn hạn (một vài ngày). Theo quy định của thành phố, nhà ở cho người nước ngoài thuê phải đảm bảo thời gian từ 3 tháng trở lên và hai bên phải có đầy đủ giấy tờ, thủ tục hợp đồng.

Trong cuộc họp triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hội An Nguyễn Văn Sơn cho rằng, chịu trách nhiệm đầu tiên khi để xảy ra tình trạng này phải là lãnh đạo UBND xã, phường, trưởng công an xã, phường và cán bộ cảnh sát khu vực. Theo chỉ đạo của thành phố, không đợi đến khi người dân phản ánh hay đoàn tổ chức kiểm tra, ngay tại cơ sở, chính quyền địa phương và công an xã phường phải chủ động nắm bắt tình hình và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Đó là trách nhiệm quản lý địa bàn. Nếu không xử lý triệt để, hình thức đón khách “chui” này sẽ gây nhiều hệ lụy khó lường, không chỉ ảnh hưởng đến môi trường du lịch mà còn tiềm ân nhiều nguy cơ về an ninh, trật tự..

Cạnh tranh gay gắt với vùng lân cận…Thời gian gần đây, du lịch Hội An còn đối diện với sự cạnh tranh mới, đó là

hiện tượng khách lựa chọn vùng lưu trú. Theo thống kê của Phòng TM-DL thành phố, trong 7 tháng đầu năm nay, tổng lượt khách đến Hội An đạt 1.544.840 người, tăng 15,95% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tổng lượt khách lưu trú dù có tăng so với cùng kỳ nhưng cũng chỉ đạt 662.715 lượt, tương ứng gần 43%, nghĩa là chưa

20

Page 21: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

được một nửa số khách đến Hội An. Khách lưu trú chủ yếu là người nước ngoài, đến từ thị trường khách truyền thống. Còn lại chỉ có 106.165 lượt khách Việt lưu trú tại Hội An trong 6 tháng đầu năm. Trong khi, như đã nói ở trên, do du khách đổ về Hội An rất đông nên mỗi ngày, từ 15 giờ chiều trở đi, các tuyến đường đều trở nên đông đúc. Cao điểm nhất là từ 16 giờ đến 22 giờ đêm, nhiều khu vực có mật độ khách dày đặc.

Sự tương phản giữa số lượng khách đến tham quan mỗi ngày với số lượng người lưu trú, sử dụng các dịch vụ du lịch tại Hội An ngày càng thấy rõ. Nguyên nhân đã được các ngành hữu quan đánh giá, nhìn nhận xuất phát từ sự cạnh tranh gay gắt với vùng phụ cận Đà Nẵng trong việc du khách lựa chọn địa điểm cư trú. Nhiều ý kiến cho rằng, Đà Nẵng với chiến lược dùng Hội An để hút khách về phía mình lưu trú đang ngày càng lộ rõ. Và đã đến lúc, Hội An cần có chiến lược, giải pháp để hút khách lưu trú. Phân tích vấn đề này, ông Võ Phùng - Giám đốc Trung tâm VH-TT Hội An cho rằng: “Thực ra bây giờ ban đêm chúng ta vô phố cổ, đi bộ cũng rất khó khăn. Mùa này một đêm trong phố cổ không dưới 5 nghìn người, từ khoảng 5 giờ chiều đến 10 giờ đêm. Đây là bài toán kinh tế, làm thế nào để có biện pháp thu hút khách chi tiêu cao, khách lịch sự, phù hợp với vấn đề tham quan di sản và có giải pháp để hạn chế lượng khách có chi tiêu thấp, trốn vé... Chiến lược của Đà Nẵng hiện nay đã lộ rõ rồi. Thậm chí khách Nhật, lẽ ra là khách truyền thống của mình, tỷ lệ khách Nhật ở Đà Nẵng vẫn cao hơn Hội An ”.

Như vậy, có thể nói, lĩnh vực kinh doanh lưu trú ở Hội An đã và đang đối diện với những thách thức mới. Điều đó không chỉ là bài toán đặt ra đối với chính quyền sở tại mà rất cần sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp. Hơn ai hết, cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, du lịch, dịch vụ tại Hội An cũng cần đưa ra nhiều chương trình phù hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ, kích cầu du lịch, hút khách và giữ chân du khách lưu trú.

Lê Hiền

* Ngày 14/9/2017, Báo Thanh Niên đăng bài: Tìm đến gánh cơm chay nức tiếng Hội An nơi chỉ có dân địa phương mới biết

Không chỉ có ngày rằm, một tháng gánh cơm chay cô Thiệt phía sau chợ Hội An bán 28 ngày, có món xào hoặc kho, gỏi... từ rau củ, không tính cơm, mỗi đĩa có giá 5 ngàn, ăn bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu.

Đến Hội An vào dịp rằm tháng 7 mới thấy không khí nhộn nhịp của mùa lễ Vu Lan báo hiếu. Không khí tấp nập, những hàng hoa ngập trời, các quán chay cũng đông tấp nập.

Được một người bạn ở Hội An dẫn đến quán cơm chay Cô Thiệt, thật ra chỉ là một gánh hàng nhỏ, không bảng hiệu nhưng khách tới lui nườm nượp.

Trước đây quán chỉ bán vào ngày rằm và mùng một, sau vì nhu cầu ăn rau, ăn chay nhiều nên cô chủ chuyển qua bán nguyên tháng chỉ trừ mùng hai và 16. Dẫu chỉ là gánh hàng chay nhỏ nhưng món ăn rất phong phú.

Ở Hội An nổi tiếng mì quảng thì cô Thiệt cũng làm thêm mì quảng chay trộn kèm với rau ăn cũng lạ miệng. Cơm trắng ăn kèm với hơn chục món như cà tím chiên, khổ qua kho, tàu hủ kho... một mâm cơm chay với đủ sắc màu hấp dẫn.

21

Page 22: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

Tôi mê nhất ba món của tiệm, mỗi lần đến đều gọi mỗi thứ hai đĩa. Đó là khế chua và chuối chát kho sả nghệ. Những quả khế xanh cắt miếng kèm theo chuối chát cắt vừa ăn kho nhừ với sả băm và nghệ giã nhuyễn.

Lạ kì là chuối hột thì chát kho với khế xanh chua nhưng lúc ăn các nguyên liệu hòa trộn vào nhau, đậm đà ngon khó tả. Hai món sau chủ yếu là rau, món gỏi rau đắng với bắp chuối luộc và gỏi hoa chuối luộc ăn kèm rau răm cà rốt. Cũng là gỏi nhưng ở đây không làm kiểu chua ngọt, mà vị thanh nhẹ, ăn như rau trộn tại nhà

Không gọi thành từng đĩa đồ ăn riêng, người dân Hội An mỗi lần mua cơm sẽ gọi một tô cơm, phía trên để mỗi món ăn một chút như cách người ta ăn cơm nhà, rất gần gũi.

Một nhóm bạn 4 người, ăn cơm ít mà rau nhiều, lâu lâu lại í ới cô ơi cho con đĩa gỏi, cho con thêm đĩa cà tím, cho con thêm đĩa chuối kho... ăn no lặc lè mà chỉ có 75 ngàn cho mâm cơm đầy đủ món, thêm chén canh rau cho mỗi người là quá rẻ. Đến Hội An, được ăn ngon, ăn xanh và còn rẻ nữa thì còn gì bằng.

Thiên An

* Ngày 18/9/2017, Báo Tô Quôc đăng bài: Báo Anh ca ngợi nước dùng thần thánh của “cao lầu” Hội An

Tờ Guardian của Anh nhận xét lịch sử của cả Hội An được chứa đựng chỉ trong một tô cao lầu.

Báo The Guardian của Anh vừa có một bài viết ngắn ca ngợi hương vị của “cao lầu” – món ăn truyền thống vô cùng quen thuộc với người dân Hội An.

Với nhận xét “lịch sử của cả thành phố” được chứa đựng trọn vẹn chỉ trong một tô cao lầu, The Guardian gọi đây là nét đặc trưng của âm thực Hội An. Theo tờ báo Anh, mặc dù đã có nhiều nguyên liệu khác nhau “theo chân” các thương nhân nước ngoài đến Hội An, xuất hiện trong món cao lầu, nhưng hương vị Việt Nam có một không hai vẫn luôn hiển hiện rõ ràng.

The Guardian viết: Cao lầu là Hội An trong một tô mỳ. Là món ăn chỉ có tại Hội An, cao lầu là sự phản chiếu hoàn hảo những ảnh hưởng đến từ các thương nhân nước ngoài - những người từng thử tìm kiếm vận may của mình tại Hội An trong nhiều thế kỷ qua. Nguồn gốc của cao lầu còn nhiều tranh cãi, nhưng rõ ràng, loại mỳ gạo có màu vàng nhạt đặc trưng, vị dai phảng phất hương bụi gỗ và phần nước dùng đậm đà, giàu canxi – không chỉ đơn giản là sự tương đồng với mỳ soba của Nhật Bản. Những lát thịt lợn tâm hoa hồi, quế và được xào qua, mang chút biến tấu của âm thực Trung Hoa. Tuy nhiên, một loạt các loại rau thơm xanh mướt, xả, giá, bánh đa giòn tan và thịt lợn quay bì giòn… lại khiến nó đích xác là một món ăn Việt Nam.”

Theo truyền thuyết, để có được tô cao lầu ngon nhất, nước để trộn bột làm mỳ phải được lấy từ giếng Ba Lễ - một chiếc giếng cổ đã tồn tại ở Hội An qua nhiều thế kỷ và nổi tiếng với dòng nước vô cùng trong lành, không hề nhiễm phèn. Ngoài ra, cũng không kém phần quan trọng là, mỳ trong cao lầu phải được làm tại nhà và cắt bằng tay. (Theo The Guardian)

7. AN NINH – TRẬT TỰ

22

Page 23: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

* Ngày 14/9/2017, Báo Quảng Nam đăng bài: Hội An: 3 tàu mất tích liên lạc

Cũng trong sáng nay 14/9, tại Hội An, ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND TP.Hội An chủ trì cuộc họp với các ban ngành để triển khai phương án phòng chống bão số 10 tại địa phương.

Theo ông Dũng, dù hướng đi của bão số 10 từ Nghệ An - Hà Tĩnh, nhưng không vì thế mà chủ quan vì bão có thể chuyển hướng bất cứ lúc nào. Đối với các địa phương ven biển, ông Dũng yêu cầu các ban ngành, địa phương liên quan cần phải kiểm tra, rà soát lại những nhà tạm, tránh lặp lại sự việc bão số 6 năm 2016 làm sụp một số nhà tạm ở các địa phương ven biển.

Thượng tá Trần Văn Ba - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa Đại cho biết sau khi có thông tin bão số 10, đơn vị đã triển khai bắn pháo thông báo cho các phương tiện đánh bắt trên biển vào bờ trú bão. Tính đến sáng nay 14/9, còn 11 phương tiện chưa vào bờ. Trong đó, có 8 phương tiện đồn biên phòng đã liên lạc được và đang trên đường vào bờ, dự kiến 14 giờ chiều nay sẽ vào đến bờ; 3 phương tiện còn lại không kết nối được liên lạc nên đồn biên phòng đã cử người đến nhà thông báo.

Ngoài tàu thuyền của ngư dân, Thượng tá Ba cho biết còn có khá nhiều ca nô du lịch đang neo đậu trên sông Cổ Cò, khi lực lượng của đơn vị đi tuần tra thì không thấy người, do đó Thượng tá Ba yêu cầu chính quyền địa phương phải thông báo cho chủ các phương tiện chủ động đưa phương tiện về nơi an toàn. Thượng tá Ba khuyến cáo các phương tiện không nên neo đậu giữa dòng chảy, người dân không nên đánh bắt cá lúc bão, lũ.

Vùng neo đậu ở Câm Thanh có số lượng lớn ca nô du lịch, do đó ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND TP.Hội An yêu cầu đồn biên phòng và chính quyền xã Câm Thanh cần rốt ráo hướng dẫn các phương tiện vào neo đậu một cách nhanh và trật tự nhất.

Ngoài ra, đối với một số phường có nhà cổ, ông Dũng yêu cầu các bên liên quan cần phải nhanh chóng kiểm tra lại, lên kế hoạch đối phó nhằm giảm thiểu thấp nhất rủi ro nếu bão số 10 đổ bộ vào Hội An. Bên cạnh đó, ông Dũng cũng yêu cầu tạm dừng thi công tất cả các công trình xây dựng cơ bản trên thành phố, thu xếp lại các phương tiện, vật liệu thi công; cắt tỉa cây xanh, nhất là những cây lớn, có nguy cơ đổ ngã cao…

Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An đưa ra một số đề xuất cần phải làm ngay. Thứ nhất: vụ lúa hè thu tương đối tốt, tuy nhiên, do quá trình sạ trễ và không đồng đều gây khó khăn cho việc gặt thu hoạch, nên đề nghị các xã phường phải có kế hoạch giúp dân gặt trước khi bão và mưa lớn vào. Thứ 2: đối với bờ biển, Văn phòng UBND thành phố đã có kiểm tra bờ biển ở đoạn vườn tượng và đề xuất phương án dùng bao cát kè để giảm thiểu nguy cơ tác động trước khi các dự án của tỉnh triển khai. Thứ 3: bên cạnh các phương án phòng chống bão, cần triển khai các phương án phòng chống lũ lụt bởi các thủy điện ở thượng nguồn đã tích nước vượt ngưỡng; nếu bão vào cùng mưa kéo dài, các thủy điện sẽ tiến hành xả lũ nên cần phải triển khai thêm phương án chống lũ lụt. (XUÂN THỌ)

* Cửa Đại, Cù Lao Chàm: Tích cực hướng dẫn phương tiện trú bão

23

Page 24: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

Đến 11 giờ trưa nay 14/9, Đồn Biên phòng Cửa Đại đã yêu cầu trên 130 ca nô cao tốc chuyên phục vụ du lịch tuyến Cửa Đại - Cù Lao Chàm (Hội An) của 38 doanh nghiệp lữ hành vào nơi tránh trú an toàn. Đồng thời hướng dẫn gần 1.000 phương tiện tàu thuyền đánh bắt của ngư dân Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An và tàu thuyền của các tỉnh thành khác đang đánh bắt trong khu vực vào tránh trú tại âu thuyền Hồng Triều (Duy Nghĩa, Duy Xuyên), âu thuyền Câm Nam và rừng dừa nước Câm Thanh (Hội An).

Thượng tá Trần Văn Ba - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa Đại cho biết: "Sau khi nhận được lệnh từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, từ chiều 13/9, chúng tôi đã cấm tất cả các phương tiện từ tàu thuyền đánh bắt của ngư dân đến tàu du lịch không được ra cửa biển. Bên cạnh đó tổ chức ngay phương án sẵn sàng phòng chống bão, phối hợp cùng với Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm bắn pháo hiệu và dùng Icom liên lạc, kêu gọi tàu thuyền khân trương vào bờ, hướng dẫn tàu thuyền ngoài khơi thoát khỏi vùng nguy hiểm".

Thượng tá Trần Văn Ba thông tin thêm, sáng nay 14/9, đơn vị đã chỉ đạo toàn lực lượng cán bộ, chiến sĩ của đồn ra kêu gọi và hướng dẫn các phương tiện vào nơi trú tránh an toàn. Đồng thời thông báo đến nhân dân ven biển từ Điện Bàn đến Bình Dương (Thăng Bình) tình hình để chằng chống nhà cửa.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, Thượng tá Lê Bảy - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm cho hay, đến 10 giờ sáng nay, đơn vị đã kêu gọi và hướng dẫn trên 100 phương tiện đánh bắt của bà con ngư dân trên đảo vào âu thuyền Cù Lao Chàm tránh trú. Riêng tại thôn Bãi Hương (xã Tân Hiệp, Hội An), ngoài các thuyền có công suất 22 - 45CV được huy động vào âu thuyền thì số còn được nhân dân và lực lượng dân quân tự vệ phối hợp với cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm đưa lên bờ.

"Chúng tôi cũng bắt buộc hơn 10 tàu hàng hải đang neo tránh bão ở Cù Lao Chàm phải vào cảng Đà Nẵng tránh trú an toàn. Hiện các lực lượng đang phối hợp cùng người dân và Đoàn thanh niên xã Tân Hiệp giúp dân chằng chống nhà cửa" - Thượng tá Lê Bảy nói.

Theo ghi nhận của chúng tôi, ngay trong sáng 14/9, để bảo vệ an toàn tài sản cho doanh nghiệp cũng như tính mạng du khách, các khách sạn ven biển tại Hội An cũng nỗ lực gia cố khách sạn trước nguy hiểm của gió lớn và sóng biển dâng cao. 

Minh Quân

* Ngày 17/9/2017, Báo Pháp Luật đăng bài: Nhà xe Hưng Thành đã bị Thanh tra sở GTVT Quảng Nam xử phạt

Nhà xe Hưng Thành vi phạm về hành vi “thực hiện việc xác nhận đặt chỗ cho khách đi xe đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng”

Thông tin mới nhận từ Thanh tra sở Gia thông Vận tải tỉnh Quảng Nam cho biết vừa qua Thanh tra Sở đã tiến hành thanh tra Văn phòng đại diện của Công ty TNHH Hưng Thành (gọi tắt là Văn phòng), có địa chỉ tại số 105 đường Tôn Đức Thắng, Tân An, Hội An, Quảng Nam và đã có kết quả.

Cụ thể nhận thấy việc ký hợp đồng vận chuyển khách không do Văn phòng thực hiện mà do Công ty TNHH Hưng Thành ký kết với các Đại lý trên địa bàn

24

Page 25: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

Hội An (hợp đồng khung có thời hạn từ 10 đến15 ngày). Tuy nhiên văn phòng không lưu giữ các hợp đồng này…

Trên cơ sở các hồ sơ tài liệu, Thanh tra Sở đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính số 109266/BBVPHC ngày 07/9/2017 đối với Công ty TNHH Hưng Thành về hành vi “thực hiện việc xác nhận đặt chỗ cho khách đi xe đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng” vi phạm điểm q khoản 3 Điều 28 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Theo ông Võ Quang Lâm – Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Nam cho biết: Ngoài việc xử phạt còn yêu cầu Công ty TNHH Hưng Thành chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, nghiêm cấm việc xác nhận đặt chỗ trái quy định và cung cấp tất cả các hợp đồng vận chuyển hành khách để kiểm tra.

Trước đó Pháp luật Plus đã thông tin sau khi nhận được phản ánh của Pháp luật Plus về những sai phạm trong việc kinh doanh của Văn phòng đại diện nói trên, Sở GTVT đã cho họp bàn và đưa ra phương án xử lý ngay, nhằm chấm dứt tình trạng như Pháp luật Plus đã nêu.

Trước đó, sau khi nhận được nhiều phản ánh của người dân về việc Văn phòng đại diện nhà xe Hưng Thành tại địa chỉ 105 Tôn Đức Thắng (TP Hội An) có nhiều dấu hiệu sai phạm trong việc kinh doanh.

Bằng nhiều nghiệp vụ, PV Pháp luật Plus đã phát hiện ra nhiều sai phạm của Văn phòng đại diện này. Ngay sau đó đã có loạt bài phản ánh về tình trạng trên.

Nhà xe Hưng Thành có Văn phòng đại diện tại TP Hội An, Văn phòng đại diện này đã nhận tiền rồi “cấp chỗ” cho khách lẻ đi tuyến Hội An - Huế trái quy định.

Hơn thế nhà xe này còn ngang nhiên trả khách tại văn phòng, đón khách không đúng nơi quy định?.

Theo đó, khoảng 12h trưa 10/8 PV Pháp luật Plus có mặt tại khu vực gần Văn phòng 105 Tôn Đức Thắng (TP Hội An) nêu trên nhận thấy chiếc xe của nhà xe Hưng Thành mang biển kiểm soát 29B – 600.50 đang đậu đỗ trước Văn phòng và đang có hành vi trả khách tại địa điểm này.

Sau khi khách đã xuống xe nhận hành lý và tỏa đi các hướng trong TP Hội An. 

Tiếp đó chiếc xe này di chuyển qua đậu tại lòng đường gần Văn phòng. Khoảng 13h30 chiếc xe này đã đi đến các khách sạn nội Thành phố Hội An để đón khách, chừng 14h xe quay lại đón khách đang đợi ở Văn phòng…

Tuy là vậy, nhưng theo phản ánh nhà xe Hưng Thành đón khách lẻ đã xảy ra nhiều ngày nay tại Thành phố Hội An nhưng lại không thấy “bóng dáng” của lực lượng Cảnh sát giao thông của địa phương xử lý?

Tuấn Long

Nơi nhận:- Sở VH, TT và DL- Sở TT và TT- Các đ/c ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy;- Uỷ viên BCH Đảng bộ thành phố;- Các Ban xây dựng Đảng Thành ủy;

25

Page 26: TỔNG HỌP 5/5-15/5:hoian.gov.vn/Uploaded/file/hoian/Tong hop bao chi thang 9 so 2.doc · Web viewTrong những năm học gần đây trường THPT Trần Quý Cáp luôn có

- VP Thành ủy;- VP HĐND-UBND thành phố;- Thường trực HĐND thành phố;- Ban KTXH, Ban Pháp chế HĐND thành phố;- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị;- Các phòng, ban, đoàn thể;- UBND các xã, phường;- Lưu: VP.

26