tỔng quan vĨ mÔ thÁng 8/2019 - ivs macro m08... · không chỉ điện thoại, linh kiện,...

11
IVS RESEARCH | MACRO VIEW 1 TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019 SỐ LIỆU ĐÁNG CHÚ Ý Cán cân xuất nhập khẩu tháng 8 ước tính xuất siêu 1.7 tỷ USD, tính chung 8 tháng xuất siêu 3.4 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tích cực, IIP 8 tháng tăng 9.5% so với năm trước. Vốn FDI cấp mới 8 tháng đạt 9.13 tỷ USD. Bán lẻ hàng hóa, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm trong tháng “ngâu”. Lạm phát cơ bản tháng 8 tăng 1.95%yoy. CÂU CHUYỆN TỶ GIÁ VÀ SỨC ÉP CHÍNH SÁCH Đi qua 2/3 chặng đường của năm 2019, nền kinh tế với những kết quả tích cực: xuất siêu 3.4 tỷ USD, lạm phát được duy trì ở mức thấp, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, dòng vốn FDI suy giảm cùng với áp lực về mặt tỷ giá đặt ra áp lực lớn đối với nền kinh tế trong chặng đường còn lại của năm 2019 cũng như 2020. Đặc biệt, vai trò điều hành chính sách càng trở nên quan trọng trong việc cân bằng giữa lợi ích doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu. Hiện trạng Việt Nam trở thành điểm trung chuyển của hàng Trung Quốc để xuất khẩu đi các nước cũng tạo ra áp lực lớn đối với các cơ quan Hải quan. Về phía động lực tăng trưởng, môi trường kinh doanh ổn định, chính sách ưu đãi cùng với việc Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định như CPTPP, FTA sẽ là lý do khiến Việt Nam tiếp tục lựa chọn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đón, kỳ vọng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giữa ASEAN và 6 đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand (RCEP) nếu được hoàn tất ký kết vào cuối năm nay sẽ tạo ra một chuỗi giá trị khu vực mới, trở thành động lực cho thị trường khi tạo ra một khu vực mậu dịch tự do rộng lớn bao trùm nhiều đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam. CHỈ TIÊU VĨ MÔ THÁNG 8 Xuất khẩu 8 tháng (tỷ USD) 169.98 Nhập khẩu 8 tháng (tỷ USD) 166.58 Cán cân xuất nhập khẩu 8 tháng (tỷ USD) 3.40 FDI đăng ký mới 8 tháng (tỷ USD) 9.13 CPI tháng 8 (MoM) +0.13% Lạm phát cơ bản 8 tháng (YoY) +1.95% TIỀN TỆ Tỷ giá TT USD/VND 23,197 Lãi suất liên ngân hàng qua đêm 4.75% HÀNG HOÁ Vàng (USD/ounce) 1,538 Dầu WTI (USD) 56.7 Chuyên viên phân tích Trần Thị Hồng Nhung

Upload: others

Post on 09-Aug-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019 - IVS Macro M08... · Không chỉ điện thoại, linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, điện lạnh mà cả các loại máy

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

1

TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019

SỐ LIỆU ĐÁNG CHÚ Ý

Cán cân xuất nhập khẩu tháng 8 ước tính xuất siêu 1.7 tỷ USD, tính chung 8 tháng xuất siêu 3.4 tỷ USD.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tích cực, IIP 8 tháng tăng 9.5% so với năm trước.

Vốn FDI cấp mới 8 tháng đạt 9.13 tỷ USD.

Bán lẻ hàng hóa, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm trong tháng “ngâu”.

Lạm phát cơ bản tháng 8 tăng 1.95%yoy.

CÂU CHUYỆN TỶ GIÁ VÀ SỨC ÉP CHÍNH SÁCH

Đi qua 2/3 chặng đường của năm 2019, nền kinh tế với

những kết quả tích cực: xuất siêu 3.4 tỷ USD, lạm phát được

duy trì ở mức thấp, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng

trưởng. Tuy nhiên, dòng vốn FDI suy giảm cùng với áp lực về

mặt tỷ giá đặt ra áp lực lớn đối với nền kinh tế trong chặng

đường còn lại của năm 2019 cũng như 2020.

Đặc biệt, vai trò điều hành chính sách càng trở nên quan

trọng trong việc cân bằng giữa lợi ích doanh nghiệp xuất

khẩu và nhập khẩu. Hiện trạng Việt Nam trở thành điểm

trung chuyển của hàng Trung Quốc để xuất khẩu đi các nước

cũng tạo ra áp lực lớn đối với các cơ quan Hải quan.

Về phía động lực tăng trưởng, môi trường kinh doanh ổn

định, chính sách ưu đãi cùng với việc Việt Nam đã tham gia

nhiều hiệp định như CPTPP, FTA sẽ là lý do khiến Việt Nam

tiếp tục lựa chọn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước

ngoài. Bên cạnh đón, kỳ vọng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn

diện Khu vực giữa ASEAN và 6 đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc,

Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand (RCEP) nếu được

hoàn tất ký kết vào cuối năm nay sẽ tạo ra một chuỗi giá trị

khu vực mới, trở thành động lực cho thị trường khi tạo ra

một khu vực mậu dịch tự do rộng lớn bao trùm nhiều đối tác

xuất khẩu lớn của Việt Nam.

CHỈ TIÊU VĨ MÔ THÁNG 8

Xuất khẩu 8 tháng (tỷ USD) 169.98

Nhập khẩu 8 tháng (tỷ USD) 166.58

Cán cân xuất nhập khẩu 8

tháng (tỷ USD) 3.40

FDI đăng ký mới 8 tháng (tỷ

USD) 9.13

CPI tháng 8 (MoM) +0.13%

Lạm phát cơ bản 8 tháng

(YoY) +1.95%

TIỀN TỆ

Tỷ giá TT USD/VND 23,197

Lãi suất liên ngân hàng qua

đêm 4.75%

HÀNG HOÁ

Vàng (USD/ounce) 1,538

Dầu WTI (USD) 56.7

Chuyên viên phân tích

Trần Thị Hồng Nhung

Page 2: TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019 - IVS Macro M08... · Không chỉ điện thoại, linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, điện lạnh mà cả các loại máy

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

2

TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019

CHUYÊN ĐỀ: CẬP NHẬT CHỈ TIÊU VĨ MÔ THÁNG 8/2019

1. Xuất siêu trong tháng 8 đột biến

Nguồn: gso.gov.vn, IVS Research

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2019 ước tính đạt 336.56 tỷ USD,

trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 169.98 tỷ USD, tăng 7.3%yoy. Tốc độ tăng kim ngạch

xuất nhập khẩu 8 tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 13.9%, cao hơn nhiều tốc độ

tăng của khu vực có vốn đầu từ nước ngoài (4.6%) và tỷ trọng khu vực kinh tế trong nước

có xu hướng tăng lên, chiếm 30.6% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm 2018 là

28.8%).

Tính chung, cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng ước tính xuất siêu 3.4 tỷ USD, trong đó

riêng tháng 8 xuất siêu 1.7 tỷ USD, tương đương với giá trị xuất siêu của 7 tháng năm

2019, kết quả này nhờ đóng góp của nhóm hàng điện thoại và linh kiện với kim ngạch xuất

khẩu 8 tháng đạt 33 tỷ USD, chiếm 19.4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

Cụ thể:

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 8/2019 ước đạt 24.5 tỷ USD, tăng 6.6%mom,

trong đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh so với tháng trước

như than đá (+103.6%), điện thoại và linh kiện (+37.8%) chủ yếu do Samsung đẩy

mạnh xuất khẩu sản phẩm Galaxy Note 10; điện tử máy tính và linh kiện tăng 8.6%,

đá quý và kim loại quý tăng 3.9% (một phần do ảnh hưởng từ giá vàng tăng).

Tính chung 8 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 169.98 tỷ USD, tăng

7.3%yoy.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 7 ước đạt 22.8 tỷ USD, giảm 0.6%mom.

Trong đó, một số mặt hàng có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất là ô tô (-1.6%),

sắt thép (-5.4%) và vải, giày dép đều giảm 5%.

-2500

-2000

-1500

-1000

-500

0

500

1000

1500

2000

2500

Cán cân xuất nhập khẩu giai đoạn 2017-2019

Page 3: TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019 - IVS Macro M08... · Không chỉ điện thoại, linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, điện lạnh mà cả các loại máy

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

3

TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019

Tính chung 8 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 166.58

tỷ USD, tăng 8.5% so với cùng kỳ năm 2018.

Nguồn: gso.gov.vn, IVS Research

Số liệu nhập siêu từ Trung Quốc tăng mạnh

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, nhập siêu từ Trung Quốc 8 tháng đầu năm đạt 25.4 tỷ

USD, tăng 47.5%. Điều này được lý giải bởi một số nguyên nhân sau:

Đồng NDT mất giá so với VNĐ khiến hàng hóa từ Trung Quốc rẻ đi tương đối trong

quá trình giao thương với Việt Nam.

Hiện tượng hàng Trung Quốc tuồn sang Việt Nam mượn xuất xứ đi Mỹ, và hàng Mỹ

cũng có thể quá cảnh ở Việt Nam để xuất vào Trung Quốc. Có một sự trùng khớp

đáng chú ý chính là, nhóm các hàng xuất khẩu chủ lực, đạt tốc độ tăng trưởng mạnh

sang thị trường Mỹ lại chính là những mặt hàng gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Không chỉ điện thoại, linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, điện lạnh mà cả các

loại máy móc phụ tùng, gỗ, các sản phẩm từ gỗ cùng nằm trong diện “bị tình nghi”

có gian lận xuất xứ. Đây là một trong những nguyên nhân chủ chốt khiến cán cân

thương mại Việt- Trung có sự biến động theo hướng tăng nhập siêu từ Trung Quốc

trong suốt thời gian qua dưới ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ Trung.

Tình trạng này không chỉ báo động ở Việt Nam mà còn là nỗi lo của nhiều nước

ASEAN khác, đặc biệt là Malaysia và Philippines. Tiến hành so sánh biến động xuất

khẩu của các nhóm ngành hàng của Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á

cũng ghi nhận xu hướng tăng đột biến các mặt hàng bị Hoa Kỳ đánh thuế.

Dòng vốn FDI ồ ạt đổ vào Việt Nam do lo sợ hệ quả xung đột thương mại Mỹ- Trung.

Giới kinh doanh, các tập đoàn quốc tế lớn, thậm chí cả doanh nghiệp nội địa Trung

Quốc cũng quyết định rời bỏ thị trường tỷ dân để chuyển sản xuất sang Việt Nam.

Yếu tố này thúc đẩy việc tăng cường nhập khẩu máy móc thiết bị đầu tư sản xuất.

2. Giá trị vốn FDI cấp mới giảm, xu hướng mua cổ phần góp vốn doanh nghiệp

tiếp diễn

19.4%

12.9%

12.8%

7.1%

6.6%

0% 5% 10% 15% 20% 25%

Điện thoại và linh kiện

Điện tử, máy tính & linh …

Dệt may

Giày dép

Máy móc, thiết bị & …

Tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 8 tháng 2019

20.20%

14.41%

5.28%

3.60%

2.94%

0% 5% 10% 15% 20% 25%

Điện tử, máy tính & linh …

Máy móc thiết bị & phụ …

Vải

Chất dẻo

Ô tô

Tỷ trọng một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu 8 tháng 2019

Page 4: TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019 - IVS Macro M08... · Không chỉ điện thoại, linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, điện lạnh mà cả các loại máy

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

4

TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019

Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/8/2019 thu hút 2,406 dự án

cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 9.13 tỷ USD, tăng 25.4% về số dự án và giảm 32.3%

về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, có 908 lượt dự án đã cấp phép từ

các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3.99 tỷ USD, giảm

28.6%yoy. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 8 tháng năm

nay đạt 13.12 tỷ USD, giảm 31.2%yoy.

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo thu hút 74.6% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Nguồn: gso.gov.vn, IVS Research

Bên cạnh đó, xu hướng góp vốn mua cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng mạnh

80% so với cùng kỳ năm trước với 5,235 lượt vốn góp với tổng giá trị 9.51 tỷ USD trong

8 tháng.

3. Sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm tiếp tục tăng

Sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm 2019 đạt mức tăng trưởng 9.5% so với cùng kỳ

năm trước, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10.6%, khai khoáng tăng nhẹ nhờ

khai thác than tăng cao, bù đắp cho sự sụt giảm của khai thác dầu thô.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2019 ước tính tăng 5.4%mom và

tăng 10.5%yoy. Trong đó, ngành khai khoáng tăng cao 14.4% do khai thác than và khai

thác quặng kim loại tăng mạnh, chế biến chế tạo tăng 10.3%, sản xuất và phân phối điện

tăng 10.3%, cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7.6%.

Công nghiệp

chế biến, chế tạo 6.81 tỷ

USD75%

Bất động sản, 0.85

tỷ USD9%

Khác16%

Đầu tư FDI theo lĩnh vực từ đầu năm 2019 Trung

Quốc, 1.88 tỷ

USD, 20.6%

Hàn quốc,

1.72 tỷ USD,

18.9%Nhật Bản, 1.18 tỷ

USD, 13.0%

Hong Kong,

1.11 tỷ USD,

12.2%

Khác, 35.3%

ĐẦU TƯ FDI THEO QUỐC GIA 8 THÁNG 2019

Page 5: TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019 - IVS Macro M08... · Không chỉ điện thoại, linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, điện lạnh mà cả các loại máy

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

5

TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019

Tính chung 8 tháng năm 2019, IIP ước tính tăng 9.5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn

mức tăng 10.8% của cùng kỳ năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng 8.2% và 7.2% của cùng

kỳ năm 2017 và năm 2016. Ngành chế biến chế tạo tiếp tục đóng góp lớn nhất vào mức

tăng chung (8.1 điểm phần trăm).

4. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng nhẹ trong tháng “ngâu”

Do tháng 8 là tháng chịu ảnh hưởng của mưa bão và trung với tháng 7 âm lịch khiến tâm

lý nguòi dân hạn chế mua sắm dẫn đến hoạt động thương mại dịch vụ trong tháng chỉ tăng

nhẹ 0.4% so với tháng 7. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng trong tháng

8 ước tính đạt 414.4 nghỉn tỷ đồng, tăng 0.4%mom và 12.4%yoy trong đó, doanh thu bán

lẻ hàng hóa đạt 313.6 nghìn tỷ đồng, tăng 1%mom và tăng 13.3%yoy; doanh thu dịch vụ

lưu trú ăn uống đạt 49 nghìn tỷ đồng, giảm 2.7%mom và tăng 9.8%yoy; doanh thu dịch

vụ lữ hành đạt 3.8 nghìn tỷ đồng, giảm 1.2%mom và tăng 8.7%yoy.

Tính chung 8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ

tăng trưởng 11.5%yoy (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9.03%), tăng mạnh hơn mức tăng cùng

kỳ năm 2018 là 8.98%, thể hiện cầu tiêu dùng gia tăng.

5. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

-20.00%

-10.00%

0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

Chỉ số sản xuất công nghiệp (mom)

Page 6: TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019 - IVS Macro M08... · Không chỉ điện thoại, linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, điện lạnh mà cả các loại máy

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

6

TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động kinh doanh trong tháng

giảm 8 so với tháng trước do tháng 8/2019 trùng với tháng 7 âm lịch, người dân có tâm

lý hạn chế khởi sự kinh doanh. Cụ thể, trong tháng, có 11,177 doanh nghiệp thành lập mới

với số vốn đăng ký là 151.3 nghìn tỷ đồng, giảm 9.5% về số doanh nghiệp và tưng 8.7%

về số vốn đăng ký so với tháng trước. Trong khi đó, có 1,587 doanh nghiệp quay trở lại

hoạt động, giảm 41% so với tháng trước.

Tuy nhiên, tính chung 8 tháng năm nay, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và

quay trở lại hoạt động tăng 7% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, quy mô vốn đăng

ký kinh doanh bình quân mỗi doanh nghiệp thành lập mới 8 tháng đạt 12.7 tỷ đồng, mức

cao nhất trong những năm trở lại đây.

Các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh và mở mới kinh doanh trong khu vực dịch vụ và công nghiệp & xây dựng.

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000

Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, +15.5%

Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, +21.8%

Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, -7.0%

Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, +3.5%

TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ KINH DOANH 08 THÁNG

Doanh nghiệp đăng ký mới theo khu vực 8 tháng năm 2019

Khu vực dịch vụ

Khu vực công nghiệp và xây dựng

Nông lâm thủy sản

Page 7: TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019 - IVS Macro M08... · Không chỉ điện thoại, linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, điện lạnh mà cả các loại máy

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

7

TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019

6. Lạm phát cơ bản tăng do điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục và thực phẩm

Nguồn: gso.gov.vn, IVS Research

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0.28%mom.

Giá dịch vụ y tế, giáo dục được điều chỉnh tăng cùng với giá thịt lợn tăng là những nhân tố

chính khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng trong tháng. Cụ thể, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng

cao nhất (+2.81%), nhóm giáo dục tăng 0.57% do điều chỉnh học phí năm học mới, nhóm

điện, nước và thực phẩm cũng tăng lần lượt 0.33%, 0.28% và 0.24%.

Lạm phát cơ bản tháng 8/2019 tăng 0.13% so với tháng trước và tăng 1.95% so với cùng

kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng năm 2019 tăng 1.9% so với bình quân

cùng kỳ năm 2018.

7. Thị trường tiền tệ

7.1. Mặt bằng lãi suất tăng vào cuối tháng

Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tương đối ổn định trong 3 tuần đầu tháng 8. Cụ thể, lãi

suất liên ngân hàng qua đêm duy trì quanh ngưỡng 3% từ đầu tháng 8 đến ngày 22/8, sau

đó bắt đầu xu hướng tăng. Đến ngày 27/8, lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã đạt 5.04%

trong khi kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng lần lượt đạt 4.76% và 5.06%. Lý giải cho diễn biến

này, một phần do thanh khoản khan hiếm trong hệ thống, một phần có thể liên quan đến

động thái tăng lãi suất huy động của một số ngân hàng TMCP.

0.00%

1.00%

2.00%

3.00%

4.00%

5.00%

6.00%

Jan

-17

Ma

r-1

7

Ma

y-1

7

Jul-

17

Se

p-1

7

No

v-1

7

Jan

-18

Ma

r-1

8

Ma

y-1

8

Jul-

18

Se

p-1

8

No

v-1

8

Jan

-19

Ma

r-1

9

Ma

y-1

9

Jul-

19

Lạm phát (%)

Page 8: TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019 - IVS Macro M08... · Không chỉ điện thoại, linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, điện lạnh mà cả các loại máy

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

8

TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019

Nguồn: Fiinpro, IVS Research

Lãi suất huy động trên thị trường ngân hàng trở nên nóng hơn kể từ nửa đầu tháng 8 khi

hàng loạt chương trình huy động vốn với lãi suất cao được nhiều ngân hàng thương mại

triển khai để thu hút khách hàng. So với mặt bằng lãi suất trước đây, đợt tăng lãi suất lần

này được nhiều ngân hàng thương mại đẩy lên khá cao, thậm chí có ngân hàng đã huy

động lãi suất lên tới hơn 10%/năm cho các kỳ hạn tiền gửi từ 3 năm đến 4 năm.

Mặt bằng lãi suất huy động tại 1 số ngân hàng thương mại và ngân hàng lớn:

Ngân hàng Lãi suất tiền

gửi kỳ hạn 6

tháng

Lãi suất tiền gửi

kỳ hạn 1 năm

Khối ngân hàng truyền thống

Vietcombank 5.5% 6.8%

BIDV 5.5% 7%

Vietinbank 5.5% 7%

Agribank 5.5% 6.8%

Khối ngân hàng thương mại

VPB 7% 7.25%

SHB 7.8% 8.1%

TPB 6.6% 8.2%

0.00%1.00%2.00%3.00%4.00%5.00%6.00%7.00%

Diễn biến lãi suất liên ngân hàng từ đầu năm

Lãi suất BQ liên NH Qua đêm Lãi suất BQ liên NH 1 tháng

Lãi suất BQ liên NH 3 tháng

Page 9: TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019 - IVS Macro M08... · Không chỉ điện thoại, linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, điện lạnh mà cả các loại máy

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

9

TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019

ACB 6.6% 7.3%

VIB 7.5% 7.6%-7.8%

ABB 7.5% 8.5%

Việc tăng lãi suất huy động giúp các ngân hàng thực hiện được 3 mục đích:

Giúp các ngân hàng gia tăng nguồn lực vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu

vốn cuối năm.

Đáp ứng yêu cầu về hệ số an toàn vốn theo yêu cầu của NHNN.

Đáp ứng tốt hơn về tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.

Tăng tính cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn khi nhiều doanh nghiệp phát

hành trái phiếu với lãi suất trên 10%/năm.

Trước động thái này, NHNN đã ra chỉ thị thanh tra và đồng thời sẽ cắt chỉ tiêu tăng trưởng

tín dụng với các ngân hàng TMCP chạy đua tăng lãi suất tiết kiệm kiểu này.

7.2. Đồng Nhân dân tệ phá giá gây áp lực đối với doanh nghiệp trong nước

Ngày 5/8/2019 đánh dấu thời điểm đồng Nhân dân tệ bị phá giá qua mốc 7 so với đồng

USD trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang tác động đến nhiều mặt

nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhiều chuyên gia cho rằng, động thái phá giá đồng nội tệ

nhằm tăng lợi thế cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến các thị trường

mới nổi cả ở khía cạnh tiền tệ lẫn khía cạnh sản xuất.

Vấn đề tỷ giá luôn luôn là vấn đề nhạy cảm đối với các nền kinh tế, đặc biệt các nền kinh

tế phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập khẩu như Việt Nam. Đồng Nhân dân tệ giảm giá

(khoảng hơn 5% trong 3 tháng qua) tạo sức ép đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang

thị trường Trung Quốc. Mạt khác, theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện

Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), khi Nhân dân tệ mất giá mạnh, cán cân thương

mại của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do hàng hóa Trung Quốc giá rẻ ồ ạt chảy vào

thị trường nội địa.

Ở khía cạnh tích cực, với đặc thù là một nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc

để chế biến và xuất khẩu, việc điều chỉnh tỷ giá như vậy khiến các nhà nhập khẩu nguyên

liệu có lợi từ thị trường Trung Quốc, đồng thời các nhà nhập khẩu có lợi thêm từ việc xuất

khẩu sang Mỹ.

Page 10: TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019 - IVS Macro M08... · Không chỉ điện thoại, linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, điện lạnh mà cả các loại máy

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

10

TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019

Đối diện với sức ép lớn về tỷ giá với Trung Quốc, đồng VND lại tương đối ổn định so với

USD trong tháng qua. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá đô la Mỹ tháng 8/2019

giảm 0.17% so với tháng trước; giảm 0.38% so với tháng 12/2018 và giảm 0.13% so với

cùng kỳ năm trước. Một phần, lạm phát thấp, dữ trữ ngoại hối tốt cũng là một lợi thế để

Việt Nam giữ giá tiền đồng. Một lý do nữa để VND sẽ không giảm giá mạnh là giữ dòng vốn

đầu tư gián tiếp (FII) không rút khỏi thị trường tài chính như những gì đã xảy ra đối với

thị trường chứng khoán Trung Quốc trong đợt giảm giá Nhân dân tệ lần này. Ngoài ra,

chính sách hiện tại cũng giúp Việt Nam tránh khỏi việc bị Mỹ coi là đối tượng thao túng

tiền tệ.

Không chỉ riêng Trung Quốc, nhiều quốc gia nhóm thị trường mới nổi như Ấn Độ,

Philippines, Brazil, Chile, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc hay Thái Lan đã có động thái nới

lỏng tiền tệ bằng việc cắt giảm lãi suất đáng kể từ 25bp-110bp trong năm nay. Trước tình

hình trên, vai trò của NHNN nhà việc điều hành chính sách tiền tệ đóng vai trò hết sức

quan trọng trong những tháng còn lại của năm 2019.

6.4

6.5

6.6

6.7

6.8

6.9

7

7.1

7.2

7.3

23,050.00

23,100.00

23,150.00

23,200.00

23,250.00

23,300.00

23,350.00

23,400.00

23,450.00

Diễn biến tỷ giá từ đầu năm

USD/VND USD/CNY

Page 11: TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019 - IVS Macro M08... · Không chỉ điện thoại, linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, điện lạnh mà cả các loại máy

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

11

TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8/2019

IVS RESEARCH

Võ Thế Vinh Đỗ Trung Nguyên Trần Thị Hồng Nhung

Trưởng phòng

Phân tích & Tư vấn Đầu tư

Phó phòng

Phụ trách Tư vấn đầu tư

Chuyên viên

Phân tích Doanh nghiệp

[email protected] [email protected] [email protected]

Kênh thông tin cập nhật nhận định (nền tảng Zalo)

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐẤU TƯ VIỆT NAM

LIÊN HỆ TRỤ SỞ CHÍNH

HÀ NỘI CHI NHÁNH

TP. HCM

VIETNAM INVESTMENT SECURITIES COMPANY

Điện thoại tư vấn: (04) 35.730.073

Điện thoại đặt lệnh: (04) 35.779.999

Email: [email protected] Website:

www.ivs.com.vn

P9-10, Tầng 1, Chamvit Tower

Điện thoại: (04) 35.730.073

Fax: (04) 35.730.088

Lầu 4, Số 2 BIS, Công Trường Quốc Tế, P. 6,

Q. 3, Tp.HCM

Điện thoại: (08) 38.239.966

Fax: (08) 38.239.696

KHUYẾN CÁO

Báo cáo, bản tin này được cung cấp bởi Công ty chứng khoán đầu tư Việt Nam – Vietnam Investment

Securities Company (IVS). Nội dung bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo và các nhận định trong

báo cáo được đưa ra dựa trên đánh giá chủ quan của người viết. Mặc dù mọi thông tin được thu thập từ

các nguồn đáng tin cậy, nhưng IVS không đảm bảo tính chính xác của các thông tin và không chịu trách

nhiệm đối với các quyết định mua bán do tham khảo thông tin này.