tÀnhиvÔvi...

52
TNH Đ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyn Kim Muôn 1

Upload: others

Post on 01-Apr-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

1

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Thiên hạ đời nay sao tu hành nhiều lắm vậy?

Ấy là lúc Đại-Đạo ra đời, lần thứ nhứt nơi xứ Việt Nam để sau nầy cho

người thiện căn biết tu-luyện mà thành Tiên thành Phật như lối xưa vậy.

Mấy năm nay, có nhiều chi Đạo ra đời, nhơn dân tu hành đều lắm.

Đạo nào cũng có người tu theo, kẻ thì tụng kinh niệm Phật cầu vãng sanh,

người thì tham thiền luyện tập, người thì đang lo khảo cứu các kinh quyện

mà tầm chỗ chơn quyết. Nhưng chưa nghe thấy ai đã thành Đạo một

người, xưa nay nói ông nầy thành về giáng cơ, ông kia vãng sanh về hiển

mộng, nói vậy chớ không bằng cớ gì làm chắc hết.

Tu làm sao đừng Đau, đừng Già, đừng Chết, thành hiển hiện vậy trước

mắt muôn người, mới gọi rằng tu.

Tôi đây vẫn là người tu về môn Tịnh-độ hữu-vi, bấy nay chí tâm tụng

kinh niệm Phật, một lòng trường trai giới sát. Hằng khảo cứu các kinh

sách, may gặp được nguồn Đạo-Vô-Vi, và được lời khẩu quyết của chơn sư

nằm lòng, tuy luyện tập chưa rồi, chớ thấy rõ mối Đạo và máy thiên cơ để

làm Tiên làm Phật vậy. Nhơn vì đi tầm đạo ở Cần Thơ (Trà nóc) nơi chùa

X, gặp được cuốn Lục-tự Phật-giải, nói rõ cả lý Đạo, hiệp một ý với Quyển:

Tánh mạng khuê chỉ, Huyền-diệu-cảnh, Đạo-đức-kinh, Tam-giáo Qui-

Ngươn, vân vân. Thì những đơn kinh nào cũng thường hay cao-đàm-

2

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

luận-biện (nói sâu xa) và nói mẹo mực không thể mau hiểu được, duy

có cuốn Lục-tự Phật-giải thì nói lý Đạo một cách rộng rãi và rẽ ròi, nên

tôi phải ngưng lòng mà mang về giao cho ông Lê Văn Dương, Cư-Sĩ ở Gia

Định, cũng người tu niệm về Tịnh-độ, ra công dịch ra quốc-âm. Còn tôi

thì ra công sao và trau chuốt câu văn lại làm lời tựa và lo lắng in ra cho

nên bổn, để hiến cho những người có chí tu hành, xem qua cho mau hiểu

cái lý Đạo là cao xa và rộng lớn vậy. Cái máy làm Tiên làm Phật đã chỉ rõ,

nếu hiểu thấu, thì ngộ Đạo tức thời. Rồi thì tầm chơn sư tương truyền lời

khẩu-khuyết và huyền-diệu, thì tức nhiên tu luyện ít lâu sẽ thấy ấn chứng

mầu nhiệm, lo gì không thành Tiên thành Phật.

Nay kính dẫn

NGUYỄN-KIM-MUÔN

3

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

TU HÀNH

YẾU LUẬN

« Nam-mô A-Di-Đà-Phật! » Sáu chữ nầy, tức là một cái máy để làm

Tiên làm Phật chắc chắn vậy! Tu hành là nghĩa gì, và vì sao mà tu hành?

Không bắt chước ai làm mà làm theo, mà cũng không phải vì ngán

ngẩm mùi đời, mà cũng không phải về sự lợi ích riêng; tu-hành nghĩa là

tự nơi tâm phát nguyện ra, vi SANH, vi TỬ, mà con người đang ở nơi giữa

đường đời, vùng tách ra mà làm nghịch lại với phận sự của người làm

thuở nay vậy. SANH, là dưỡng thân sống (phần xác thịt) cho khỏe mạnh

mà tu, TỬ là lọc cái linh hồn cho trong sạch, sau được về cõi trên vậy.

Sanh-Tử nghĩa là tánh-mạng, tu sanh-tử nghĩa là Tánh-mạng-song-tu.

Làm sao mà tu-hành?

Tu-hành thì phải nhập ĐẠO.

Đạo lớn lắm, cao sâu không biết tới đâu, chữ Đạo, 2 chấm đầu là Âm

Dương, rồi một ngang ở kế, là hiệp nhứt. Ở trời là nhựt nguyệt, trong ẩn

kim-ô và ngọc-thố, tinh của nhựt nguyệt vậy. Ở người là lưỡng mục nội

quang. Rồi chữ tự, là tự mình thành đạo, như câu tâm kinh: Quán tự tại

bồ-tát. Đạo ở nơi mình vậy, cái quai xước là chữ tẩu, tẩu là chạy, chạy tròn

như bánh xe, nghĩa là Pháp luân thường chuyển vậy.

Đạo sanh ra Trời, Đất, tự đời Vô-thủy, là Vô-Cực sanh Thái-Cực vậy.

Sanh ra muôn vật và loài người, nhưng người khó gặp lắm vậy.

Thì tu-hành tự nơi tâm người phát nguyện về Đạo nào đó vậy.

Tiện đây, tôi xin luận vắn tắt ngay về một Tông mà thôi, là TỊNH-ĐỘ-

TÔNG, chánh pháp môn của Phật-Tổ Thích-Ca thuyết pháp ra mà độ tận

chúng sanh vãng sanh về Cực-Lạc là ngôi Tam-Thế-Phật, giáo-chủ tức là

A-Di-Đà.

4

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Tịnh-độ tu làm hai cách; cũng tròn giữ tam-qui ngũ-giới (trì trai giới

sát) vậy.

Thứ nhứt, gọi là TU-NIỆM, tu vắn-tắt, làm lục-tự, đủ ba mươi vạn cho

Phật xuống thọ ký, rồi làm qua ba mươi vạn Vãng-sanh thì có ngôi sen,

khi lâm chung, Phật cho biết trước ngày giờ, rước hồn về cho liên-hoa

hóa thân nơi đất Phật.

Ấy là dễ như trở tay, vì có câu nầy làm chứng: Nhứt cú Di-Đà vô biệt

niệm, bất lao đàng chỉ đáo Tây-phương. Và bài kệ nầy: Ái hà thiên xích

lãng, khổ hải vạn trùng ba, dục xuất luân hồi kiếp, cấp tảo niệm Di-Đà.

Thứ nhì, gọi là TU-LUYỆN, nghĩa là phụng mạng hành đạo theo như

kinh Phật dạy, được minh tâm kiến tánh mà thành Phật. Tịnh tâm, độ

mạng gọi là bực thượng vậy.

Tịnh, là tịnh tâm tịnh tánh (calme). Độ là làm cho thân thoát tục, tức

là thân ngoại hữu thân vậy. Tịnh nầy là chữ Tịnh nơi Thanh-Tịnh Đại-Hải,

lần qua Cực-Lạc.

Bực tu nầy thì dùng kinh Vô-tự, việc gì cũng không không, chỉ hành-

trình theo lời kinh dạy, chớ không tụng niệm nữa.

Thiên kinh vạn quyển, Phật chỉ ngay có một thứ, Tâm-Kinh Bát-

Nhã Ba La Mật, ba lần về Tam-ngươn trước. Tam-Thế Chư Phật mà thành

Phật thì cũng nhờ có một thứ nhã. Đức Thích Ca nhập Niết-Bàn thì cũng

nhờ một thứ nhã.

Trước sao, sau vậy, ta đây được thành Phật chăng?

Vả chăng, con người sanh ra, có phần hồn và phần xác (nói tắt ngang

vậy). Hồn nhập vào xác, nên xác mới cử động, biết dại biết khôn. Vì có

sống có chết, thì tự nhiên có luân-hồi, luân-hồi là đổi kiếp (đổi xác).

Phần xác thì ta thấy được, rờ được.

Phần hồn thì ở đâu, nói rằng là điểm linh-quang, nháng vậy mà bao

to bao cao, hình thức ra thể nào, thấy được không, rờ được không?

5

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Biết có, mà như không, thế cho nên phần xác để cho hồn tự do nhả

muốn làm sao thì làm, xuất nhập vô thời, tự-ý nhả muốn làm mạnh làm

yếu cho xác, cái lúc cùng là lúc làm cho chết cái xác mà xác đâu có biết

trước được.

Thế cho nên tu-hành cần phải biết cái hồn ở đâu, nhả ra làm sao, mà

xem chừng (rình mò giữ gìn) nó, đừng để nó luông tuồng. Hễ xác biết có

hồn, làm chủ cho hồn, xuất nhập tùy ý xác, thậm chí có sống chết cũng

tự ý xác, gọi là quyền sanh tử ở nơi mình, không giao cho Tạo-Hóa cầm,

ấy là Đạo vậy.

Tu-hành, thì đừng Đau, đừng Già, đừng Chết, không ăn, không ngủ,

không giao dục, ấy gọi là đoạt máy thiên-cơ là vậy đó.

Con người có ba báu vật là Tinh (sperme) Khí (air) Thần (àme), phải

dưỡng nó cho đầy đủ hoài hoài, thì là luyện Đạo vậy.

1) Đừng giao-dục (dâm) Ngươn-Tinh không hao (chảy bậy), còn đầy

bầu luôn; thì muốn dưỡng Ngươn-Tinh, phải luyện Tinh hóa Khí,

nghĩa là mình mà không dâm, thì bầu tinh mình đầy hoài, đầy phải

tràn đổ chảy, thế thì luyện nó cho tiêu ra hơi, không chảy được,

nghĩa là Nam luyện « Sát Bạch-Hổ »; Nữ luyện « Trảm Xích-Long

» (đàn ông thì dương thận thụt vô (qui túc), còn đàn bà thì bít tử

cung, mất đường kinh). Thường, hễ tịnh là khí, còn động là tinh, xin

nhớ vậy. Ví tưởng con người lúc đang đường đột trên trần thế ví như

cái đèn lòa đã hao dầu lụn tim, tu tức là châm cái hao đó cho đầy đủ

lại, thay cái tim lụn kia đi, gọi là tầm mối Huyền-Diệu.

2) Đừng nói chuyện, đừng viễn ly điên đảo mộng tưởng, không hao

Ngươn-Khí: nghĩa là phải lẳng lặng định-tâm, bỏ ráo cả việc thế sự,

xa lánh thị thiềng, không biết không rằng chi hết, thanh thanh tịnh

tịnh cho cái thân mình được đến hồi Tịnh-đốc chi-thời vậy (arriver

6

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

au calme absolu), thì máy Thiên-Cơ sẽ phát động (Nhứt Dương sơ

động).

3) Đừng vọng-động tư-lự, lo lường thì dưỡng Ngươn-Thần. Phải học

làm ông Tổ-làm-biếng, nghĩa là đừng cho động dạng tới xác thịt,

đi đứng cũng đừng, khua tay động mình cũng không, không không

nhưng nhưng vậy, ngồi một chỗ, thì tự nhiên xảy thấy cơ Mầu-Nhiệm.

Gộp lại Huyền-Diệu, Thiên-Cơ, Mầu-Nhiệm, là báu vật của Trời, để

cho người biết đoạt nó mà dùng, thì người như Trời, Trời như người, siêu

phàm nhập Niết-Bàn, tức thành Phật vậy.

Thế cho nên nói Đạo, là ăn cắp ăn trộm của Trời vậy, vì máy Thiên-

Cơ không đem ngay mà cho ai, mà cũng không giấu ai, người chí tâm

tìm kiếm thì gặp, nó ở nơi thân mình ta vậy. Người hành đạo hay giấu

lẫn nhau, rồi nói gạt rằng Thiên-Cơ bất khả lậu, thế nghĩ ra cũng phải,

vì người ta mà gặp Đạo ví như người thường mà được ngọc, khoe ra thì

chúng xin, còn giữ chẳng khéo thì chúng ăn cắp. Ví như gặp Đạo rồi mà

đụng ai nấy truyền, bất kỳ lành dữ, thì cái Đạo còn gì là quí, còn gì là linh,

hóa ra thất-kỳ-truyền, mà mang tội riêng nặng lắm.

Luyện Xá-Lợi-Tử (Diệc Phục Như Thị)

Thời Đầu, - (Bá Nhựt Trúc Cơ) Phủi sạch việc trần, ly gia cắt ái, nhập

định nơi chỗ thanh vắng 100 ngày, thân mình cho được tịnh vô nhứt vật

(không không vậy), gọi là tới tịnh đốc chi thời, thì sẽ động máy Thiên-cơ

thứ nhứt. Nghĩa là: Ngồi không nhưng vậy mà rình mò giữ gìn cái thần

hồn, thuở nay nó luông tuồng, nay mình biết nó rồi, thì mỗi ngày mỗi

kéo nó vào giữa thân mình, ví như mình thọ thai nó vậy. Càn khôn hiệp

nhứt, tức là mình giao cấu lấy mình mà thọ thai, thai ấy chính là cái linh

hồn của mình đem vào cho nó thành hình (con non). Thần hồn là điểm

7

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

linh quang, trước vô hình, mà mình luyện đủ 100 ngày, thì nó đông đặc

lại thành hình, chừng đó thì thân mình mình nhẹ nhàng, mỏ ác mềm lại,

gọi là phản lão hườn đồng; không đau, không già, hết giao dục, không ăn,

không ngủ cũng được.

Thời Nhì, - (Thập Ngoạt Hoài Thai) Linh hồn đã tượng hình rồi, phải

nhập định trong 10 tháng, nuôi dưỡng cái thai đó cho tới chừng nào đủ

ngày đủ tháng đẻ nó ra, nó tức là Phật-tử đó (Xá-Lợi-Tử). Ấy là ta đã có

một thân riêng nữa, giống y như xác thịt ta vậy, mà trong sạch nhẹ nhàng

lắm, là ta đã được thân ngoại hữu thân rồi (Đắc Đạo). Hay quá khứ, vị lai,

hiện tại, muốn vân-du cõi nào nội nháy mắt.

Thời Ba, - (Tam Niên Nhũ Bộ) Xuất hồn được, nhưng mà thần hồn

mới sanh ra còn non nớt lắm, chưa nên ham vân-du, phải nhập định ba

năm mà nuôi dưỡng nó cho trở nên cứng cát. Chừng đó ta mới chắc ta

là Thiên-Tiên chứng quả, thần thông quảng đại (lục-thông-tận) biến hóa

vô cùng, hưởng phước cõi Trời (Tam Thiền), tiêu diêu tự tại nơi Bồng-Lai

tiên cảnh.

Thời Thứ Tư, - (chót) (Cửu Niên Diện Bích) Tuy chứng quả Thiên-Tiên,

ở ngôi Trời mặc dầu, chớ chưa siêu phàm, còn phải lộn nhân gian, còn

trong Sắc-giới, cũng đọa Luân-Hồi; phải nhập đại-định 9 năm, ngồi ngó

vách, được chứng quả Đại-giác Kim-Tiên, tức là thành Phật, nhập Niết

Bàn, như đức Thích Ca, như Đạt Ma Tổ Sư, hay là về Cực-Lạc mà chầu

Tam Thế Chư Phật A-Di-Đà, Quán-Âm, Đại-Thế-Chí.

Giai-Minh Cư-Sĩ luận

đạo hiệu là Quan-Tự Đạo-Nhơn

8

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

HỒI THỨ NHỨT

————————–

ÔNG YÊN-HÀ-TỬ NGỘ ĐẠO———————————————-

Ông Yên-hà-Tử, tự Bạch-Vân giải rằng:

«Tượng nghe tu Phật, tu Tiên thì chỉnh cái người có chí cả và lượng

rộng, học theo chưng máy Tạo Hóa là lúc ban đầu hết của Trời Đất vậy.

Tham thoàn, ngộ đạo, thiệt chưng người hư linh, trộm cái chưng máy

Âm Dương làm một. Những Kinh điển của Tiên Phật truyền bày nơi đời

chẳng những một hai muôn cuốn, đều dạy người trở lại cội nguồn, chớ sa

mê nơi tối tăm, vì người đời chẳng biết ý thâm nhiệm của Phật, mà đồng

nhau đua chen theo đàng thinh sắc.

Như câu lục tự «Nam-Mô A-Di-Đà Phật» tức là cái ý lành của Phật Tổ

Thích Ca truyền đạo vậy, nghĩa lý sâu xa, chưng là một phép mầu để độ

người thành Phật, nghĩa trong thì ẩn cái mật nhiệm dạy kẻ hậu học cho

biết công phu tu luyện, đặng nên mình cứng như vàng chẳng nát (Kim

Cang).

Người đời không biết, cho một câu danh hiệu Phật vậy, để niệm mà

làm người từ bi (hiền) đó thôi, chớ có đâu thành Phật đặng. Than ôi! như

thế thì cách Đạo rất xa vậy.

Tôi năm nay 71 tuổi, vì lòng mộ đạo mà trải khắp danh sơn, kiếm tìm

những người bạn lành, tuy gặp những người chơn tu mộ đạo chẳng ít.

Nhưng không có một ai đại khái được chơn truyền phép mầu của Đức

Thích Ca, thật chưa có một ai biết chỗ trọn sáng vậy. Cả thảy đều là một

bọn người tham thoàn, người thì ngồi thất, kẻ thì đốt hương van vái làm

hạnh cho mình, kẻ thì ham trau giồi tượng Phật. Thảy thảy đều cầu sự

9

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

quyền quí, hoặc toan bố thí mà cầu danh lợi riêng mình, thì mỗi mỗi đều

là dạng bề ngoài, thiệt rất thương xót vậy.

Nếu vậy, thì phép Phật phải chịu vùi lấp đến bực ấy sao? Ta đây, nhơn

năm trước kia, ròng xét đạo Thích, trong hai tạng kinh, mới biết tam-giáo

là đạo Tiên, đạo Phật, đạo Nho đồng một mối và một gốc, đâu có chia

đó đây. Có một điều là cái chỗ ngộ không phải người chí nhơn chỉ vẻ

phép mầu trọn sáng, một trăm phần không rõ một, cho nên có chỗ ấm

ức nơi lòng. Trước khi tìm kiếm bực cao nhơn, riêng tiếc ngày Thuấn trời

Nghiêu, vì mải lo thái bình ăn no mặc ấm, mà sớm chẳng đặng gặp đạo

cả của Tiên Phật, một vì lo trả ơn sâu cha mẹ, hai lo cho mình thoát kiếp

Luân Hồi, thì ta hờn tuy sống mà cũng như thác. Đây rồi sớm muộn, ba

tấc hơi dứt, tội nghiệp cho thân mình ăn năn chẳng kịp.

Ta nay nhắc lại, năm thứ chín hiệu Càn Long, mùa thu, ta mắc bịnh

rét, ba ngày bịnh thế nặng nề, chắc chẳng đặng sống, duy có nằm chờ

thác. Hễ mở mắt thì dòm thấy phía trên trời vô số Tiên Phật hiện ra, còn

nhắm mắt lại thì thấy nào là quỉ quái ở dưới đất cũng vô số, hình dạng lạ

lùng, khó mà lấy lời truyền. Ta kêu vợ con, mau mau lấy bạc vàng châu

báu cho bọn quỉ quái mà đuổi nó đi, và đem bạc vàng mà chuộc cái tội

lỗi cho ta khỏi chịu nạn cả. Ai dè nhà ta không có một ai là giải thoát

cho ta đặng, vàng bạc cũng không giải thoát cho ta đặng, mà ta phải bị

vô thường nó ríu ríu kéo đi thẳng vậy. Dẫn về chốn Âm-ty, vào cửa Đền,

thấy đức Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát đang ngồi trên ngai. Ta làm lễ, thì ngài

kêu ta lên điện, lấy lời dạy bảo ta rằng: «Nhà ngươi tuy là một đời ham

làm lành, năng tụng kinh niệm Phật mặc dầu, chớ nhà ngươi chưa gặp

được người chơn-sư truyền khẩu khuyết, nên đâu đặng chứng quả, làm

sao thoát khỏi cái số chết vậy. Ta nay thương ngươi là người hiền lành và

thật thà, ta tha ngươi trở về, khá hết lòng thành thật, tìm kiếm bực minh-

sư, cho ngộ được bực cao nhơn độ ngươi thoát được cái kiếp chết, như

10

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

vậy mới gọi là tu-hành». Đoạn sai hai tên đồng tử đưa ta ra về.

Ta bèn lạy từ, ra khỏi cửa lớn, và mừng và sợ; đang đi bỗng thấy giữa

Trời hiện một tòa đài cao, năm sắc mây lành che đỡ, còn dưới đài thì một

bày nhạn không biết bao nhiêu. Xảy đâu giựt mình tỉnh lại, hết đau ngồi

dậy, thì thấy người trong nhà đương lo lắng, lại mừng vui chẳng xiết, rộn

ràng nghị luận sự chết đi sống lại, cả lời qua lại đều là tục-ngữ vậy. Ta nhờ

điều dưỡng nửa năm, trong mình mới lành mạnh lại. Rồi ta mới ngồi nghĩ

lại, trộm tưởng những sự gia nghiệp, vợ con, hầu thiếp, vàng bạc, của cải,

châu báu, cả thảy không có một mảy chi chi cứu đặng sự thác của tánh

mạng ta vậy. Ta ngán ngẩm cho sự ở đời nơi chốn thế gian nầy, nên ta sợ

e cho quỉ vô thường còn lên kiếm nữa, nên ta mau mau bỏ nhà cửa vợ

con, lòng tưởng sẽ tìm đất Âm-giang họa may gặp đài cao có hình nhạn.

Ta bèn qua Tỉnh Triếp nơi núi Thiên-đài, lần lựa tìm kiếm đã trải qua hai

năm. Ngày kia, ta đi đến chùa hiệu Tứ-Vân, xảy thấy một ông Thầy chùa

và một ông Đạo-sĩ, kết cỏ làm chiếu mà ngồi dưới cội Tòng cùng nhau

đang đàm luận.

Ta sẻ lén lại gần, thì hai ông đều lặng thinh. Ta cúi lạy ra mắt, đánh

tiếng hỏi thăm, thì ông thầy chùa coi có hơi giận, móc túi rút ra một cuốn

sách đưa cho ta biểu đem về mà xem. Ta được sách, mừng tạ từ, về chỗ

ngụ, vọng hương đèn dở ra xem, thì là một cuốn danh truyền đạo tập.

Nguyên là một cuốn sách nói về đời Nam-Tống, có một ông Tiên tên là

Trương Tử-Dương vân-du gặp và độ ông thoàn sư Tiết-Đạo-Quang thành

đạo vậy.

****o0o****

11

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

HỒI THỨ NHÌ

————————–

ÔNG TRƯƠNG TỬ-DƯƠNG

ĐỘ ÔNG THOÀN-SƯ TIẾT-ĐẠO-QUANG

Nói về đời Nam Tống, có ông Trương Tử Dương Tổ-sư và đồ đệ là

Thạch-Thạnh-Lâm chơn-nhơn, thầy trò cùng nhau đang vân du, bỗng

tới xứ Sơn-đông, nơi chùa Đáo Hoa, thấy giữa chốn sơn thủy, xẹt lên một

lằn hào quang trắng thấu trời. Tổ sư nói: «Trong chỗ nầy chắc có căn Phật

(người lành tu Phật) vậy hai thầy trò cùng nhau vào tầm, coi duyên phận

thế nào?» Tổ sư thì giả một người ở tù, còn đồ đệ thì giả ra người công sai,

cùng nhau vào điện kia hỏi: «Có ai trong đó chăng?» Đạo-đồng chạy ra

dòm, rồi vào bạch cùng thầy rằng: «Có hai người lạ, một người công sai

giải một người tù, vào trong điện, không biết có việc gì?» Ông Đạo-Quang

lật đật bước ra cửa, nạt lớn hỏi rằng: «Hai người ở đâu mà dám làm ngang

vào trước bàn Phật vậy?» Hai Tiên nghe nạt, chậm rãi trả lời rằng: «Hai tôi

là người qua đường, lỡ trời tối, vào xin tạm đỡ nơi bửu điện ngủ nhờ một

đêm, tảng sáng sẽ kiếu từ.»

Ông Đạo-Quang nghe nói cả giận, đáp rằng: «Nhà ngươi là thằng tù,

mình trăng trói, lại muốn chỗ tịnh-đường Phật tự của ta, ta tưởng chùa

thờ Phật, đâu lại cho người có tội được vào nằm nghỉ vậy?» Ông Tử-Dương

cố ý lựa lời mà nói rằng: «Ai là Phật, Phật ở chỗ nào đâu, niệm Phật mà

làm gì?» Ông Đạo Quang nói: «Phật ở Tây phương Cực-Lạc thế giới, ta

niệm Phật theo Phật, được thoát kiếp sanh tử (Luân hồi) vậy.» Ông Tử-

Dương hỏi: «Ngươi nói niệm Phật, mà câu niệm lục tự Nam-Mô-A-Di-Đà

Phật, ngươi có biết niệm chăng?» Ông Đạo Quang nói: «Ta làm thầy chùa,

mà lại không biết niệm Phật hay sao?» Ông Tử Dương nói: «Nhà ngươi

12

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

niệm Phật tầm thường quá, Phật ở đời nay, Phật ưa mến đời vậy thôi.»

Ông Đạo Quang nói: «Nhà ngươi như một con quỉ kia vậy, bị trói trăng

tù rạc mà chưa biết cái tội ác, dám chê phép Phật ta. Ngươi có biết rằng,

ta mỗi ngày niệm Phật lục tự ngàn tiếng, một niệm vậy thuộc làu, không

niệm cũng như niệm, vì tâm ta đã quen niệm vậy, một lòng ngay ý thẳng

mà thoát rồi đường sanh tử vậy.» Hai Tiên nghe qua cười rằng: «hay cho

nhà ngươi niệm Phật thoát đường sanh tử?» Đạo Quang giận nói: «Hai

ngươi là con quỉ, sao dám cười phép Phật của ta, nếu hai ngươi mà giải

đặng câu lục-tự Di-Đà theo chơn kinh cho rõ ràng, thì ta cầm ở lại phương

trượng mà cho ngủ nhờ, bằng mà giải nghĩa sáu chữ bất thông, thì phải

chịu cho ta mắng cho một mớ và đuổi đi lập tức.» Ông Tử-Dương nói:

«Ta giảng nghĩa thì thông lắm, e ngươi là người Si-Mê, nghe mà không

biết thức tánh tỉnh ngộ; vậy ngươi hãy nghe cho rành: Sáu chữ «Nam-

Mô-A-Di-Đà-Phật» là nói Đạo cả Trời Đất, giải nhơn luân sống thác từ

đời vô thỉ tới nay, cao xa rộng lớn không biết bao nhiêu mà nói. Đạo mở

mang ra Trời Đất, sanh hóa vạn vật, mới đến loài người, nhưng người khó

gặp đặng. Ở Trung Quốc đạo cả ra đời, mà nhơn dân cũng còn theo con

đường sanh tử luân hồi, kiếp kia đời nọ luôn luôn, không kẻ thoát được.

Bóng quang âm như tên bay, ngày tháng như thoi đưa, lúc còn trẻ tuổi

mà không khứng phận đạo, nghĩa là còn nhỏ không lo đi học đạo mà tu

luyện theo phép mầu, thì đến già rồi tránh sao khỏi số quỉ vô thường, e

gieo hồn về phần xác khác, luân chuyển vậy hoài, ăn năn rất muộn.

Ví dầu mỗi ngày có niệm Phật ngàn tiếng khống vậy, cũng khó mà

tránh quỉ vô thường. Đời nay, xét lại người có học thức thì ít, còn người si

mê thì nhiều, mà lại ham tu, mộ đạo trau giồi, bởi vì chưa gặp bực minh

sư nào miệng truyền chơn quyết, cứ vậy mà tu luyện, thì làm sao mà biết

phép mầu nhiệm cho được, làm sao biết Xá-Lợi-Tử tròn tỏ ra thế nào?

Vì thế mà gọi rằng người ngu chỉ cho người mê, mình đã lầm trọn cả đời

13

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

mình, thì đâu đặng liễu thoát cho người khác. Không biết câu niệm Phật

khởi đầu ở đâu, thì việc sống thác đâu thoát được.

Ta nay quyết giải pháp lục tự cho ngươi rõ, và để chứng luôn lại cho

người đời sau».

Bèn làm bài kệ rằng:

1 Nam thuộc cung Ly ở Bính-Đinh,

2 Mô là chỉ rõ vật vô hình,

3 A gồm Nhâm-Thủy an nơi thận,

4 Di giữ chặt bền ba báu linh,

5 Đà sáng sắc tròn vàng khắp cả,

6 Phật hay thanh tịnh ở nơi mình,

7 Hống, Diên hai tám hòa nên một,

8 Rồng, Cọp thâu về tại huyệt tinh.

Ngươi nay có xét thấu sáu chữ đó không?»

Đạo-Quang nói rằng: «Ngươi nói đại khái sáu chữ, biểu ta tỉnh ngộ sao

đặng, phải chia sáu chữ ra, và giảng cho rõ, ta mới vưng dạy.»

Tử-Dương tiếp rằng: NAM ấy là phương Nam vậy, ở cung Ly thuộc

Bính-Đinh; Nam là lửa vậy, lửa ấy luyện năm vàng vào đá. Cả thảy muôn

vật đều nhờ lửa ấy mà sanh sanh biến biến ra. Ở Trời thì là ngôi Thái-

dương (mặt Trời), trong mặt Nhựt có kim ô (tinh của mặt Nhựt) trong lại

ẩn chơn Hống tám lượng. Ấy thiệt lửa trong cung Ly, chánh là chơn Thần

trong khí Dương vậy».

Đạo-Quang hỏi: «Bằng ở nơi mình thì chỗ nào?»

14

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Tử Dương nói: «Lấy trong mình người mà nói, thì Nam ấy là Tâm vậy,

Tâm là Thần vậy, Thần là Tánh vậy, Tánh là lửa vậy. Trong Tâm ẩn chơn

Hống tám lượng, gieo Khảm-Diên nửa cân, luyện nên chơn bửu xuất thế.

Thần hỏa là Tánh vậy, chẳng nên ra ngoài, e gặp cảnh ma mà sanh ra

Tham, Sân, Vọng, Tưởng, thành ra tối mất cái chơn đạo. Bởi Tánh hay

nghỉ, hay phát, phát đó thì hừng, bằng lặng lẽ thì không tiếng (im lìm).

Lửa ấy chẳng nên vọng động, động thì cháy ra họa đến nơi mình, rồi chia

ra lành dữ hai đường là Thiên-Đàng với Địa-Ngục, mừng, giận, thương,

ghét, ưa, mến, sống, thác, luân hồi, đều bởi Tánh lửa mà phát ra cả thảy

vậy. Nay ta chỉ rõ cho ngươi hiểu.»

Bèn làm bài kệ rằng:

NAM

Nam thật phương nam lửa Bính Đinh

Cung Ly thuộc Ngọ ở nơi mình

Phát ra hừng cháy cùng Trời Đất

Lặng lẽ êm ru cả tánh tình

Tựu một chỗ đường thu nguyệt rạng

Tảng đôi nơi tợ tuyết trong xanh

Khảm Ly Diên Hống hòa hai tám

Hiệp một nhà, đem lại Huyệt-tinh.

Vậy ngươi có xét đặng chữ Nam ấy chưa?»

Đạo-Quang nói: «Ta nay vừa hiểu, ngươi giảng chữ Mô cho rõ, ta mới

vưng dạy.»

Tử-Dương tiếp rằng: « MÔ là hư-vô vậy. Hư là không vậy. Không là

không một vật chi. Thì trong lúc ban sơ, đâu có mặt Nhựt, mặt Nguyệt và

các vì tinh tú, đông tây nam bắc, bốn phía trên dưới đều không, ấy thiệt

hư vô đạo cả vậy. Ấy là bực Vô-cực sanh ra Thái-cực. Vô cực là lúc hỗn

15

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

độn, rồi Thái cực mới mở có Trời có Đất, sanh người sanh vật, bèn sanh

vàng, cây, nước, lửa, đất, (ngũ hành), đều thiệt trong chỗ không mà sanh

ra có vậy. Như một đốm lửa kia, đốt cháy đặng cỏ hoang muôn khoảnh,

cả thảy muôn vật tiêu hủy cũng trong một đốm lửa vậy, ấy mới thật trong

chỗ có mà không vậy.»

Đạo-Quang hỏi: «Còn như ở trong mình, thì luận làm sao?»

Tử-Dương rằng: «Như luận trong thân người mà nói, thì vô ấy như lúc

cha mẹ ta chưa sanh ta, vốn không vật chi, đâu có vóc có hình, đâu có

đen, trắng, xấu xa, lịch sự, nhặm lẹ, đâu có tánh mừng, giận, thương, vui.

Bởi không, là cha mẹ ý tưởng đồng nhau, kết nên thân hình nầy, có phải

là trong chỗ không mà sanh ra có. Còn như trong lòng mình, một tưởng

chẳng sanh, sự mảy múng chẳng có, thì muôn vật đều không, ấy là trong

chỗ có mà không vậy. Nay ta chỉ rành, vậy ngươi nghe bài kệ này:

Nghĩa chữ Mô là mỗi vật không

Tự đời vô-thỉ chửa thông đồng

Rồi sanh hỗn-độn tròn chung phía

Mới tạo càn-khôn tỏ một vòng

Đạo Lý hữu tình sanh vật cả

Mẹ cha ân ái kết thai lòng

Vật người trước tạo rồi sau diệt

Vạn sự đều do chữ nhứt trong.

Ngươi có hiểu đặng chữ Mô ấy chăng?»

Đạo-Quang nói: «Ta nay vừa hiểu chơn-đạo, người giảng chữ A tỏ rõ,

ta nguyền thọ giáo.»

Tử-Dương rằng: « A ấy là Bắc vậy. Bắc là phương Bắc vậy. Quẻ thuộc

ngôi Khảm, ở về Nhâm-Qúi, A là nước vậy. Nước ấy tươi nhuận ra năm

16

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

giống lúa, chảy khắp trên dưới cả Trời Đất. Nhơn dân và cả thảy muôn

vật đều nhờ nước ấy nuôi; ở trên trời làm Thái-âm (mặt Trăng), Ngọc-thố

trong mặt Nguyệt, gọi là Nguyệt-tinh, ẩn chơn-diên tám lượng. Ấy là nước

thiệt trong cung Khảm, tinh thiệt trong khí Âm vậy.»

Đạo-Quang hỏi: «Còn như ví trong mình người, thì chỗ nào?» Tử-Dương

nói: «A là Thận vậy, Thận là Tinh vậy, Tinh là Khí vậy, Khí là Nước vậy.

Trong Thận có để chơn diên tám lượng, nên gieo ly-hống nửa cân, thì

luyện nên báu thiệt xuất thế. Tinh ấy ở trong chẳng nên chảy bậy ra ngoài,

nếu cho chảy ra thì tổn bổn thân, hư chơn thể, thì đã mất thửa đạo vậy.

Rồi sanh ra sự khó cho người là kiếp sống thác luân-hồi, ngày hao tháng

kém, vui vui sướng sướng, chẳng biết dầu hao tim lụn thì đèn sẽ tắt. Cũng

như cái cây danh mộc kia, gốc rễ đã hư nát rồi, há đặng sống lại. Nay ta

giải rõ cho ngươi.»

Bèn làm bài kệ rằng

A

A vốn Bắc phương Nhâm-Quí Thủy

Thận trong là Khảm, về cung Tý

Chảy khắp núi sông muôn vật nuôi

Tánh thông Trời Đất đồng một ý

Người hay luyện đặng giữ trong mình

Vàng cứng tức nhiên sanh vật quí

Biết đặng Khảm, Diên hóa Hống Ly

Xá-lợi tròn tỏ trong nhứt khí.

Ngươi nay hiểu chưa?»

Đạo-Quang nói: «Ta nay vừa ngộ chơn-đạo, ngươi khá giải chữ Di tỏ

rõ, ta chắc thọ giáo.»

17

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Tử-Dương tiếp rằng: «DI là Bền vậy, Bền là Chặt vậy. Bền chặt giữ gìn

ba báu quí là Tinh Khí Thần vậy. Lúc ban sơ nếu ba báu chẳng cho lậu

ra, một chí bền giữ, như như bất động, tịnh tịnh thanh thanh, đắp nên

nền mà luyện mình, lấy cung Khảm bỏ cung Ly, nghĩa là Diên Hống gieo

với nhau hiệp lại (Âm Dương hiệp nhứt) thì càn khôn mới định. Phải biết

hòa nước lửa cho vừa, lập tâm bền chí, một mảy chẳng động, thanh thanh

tịnh tịnh mà giữ chặt nơi đơn điền (trung ương của thần vậy). Thứ nhứt

lấy cái Ngươn-Tinh mà luyện cái Tinh giao cảm; thứ nhì lấy cái Ngươn-

Thần luyện cái Thần tư lự; thứ ba lấy cái Ngươn-Khí luyện cái Khí hô hấp.

Nghĩa là: Muốn được cái chánh Ngươn-Tinh, thì dưỡng Tinh đừng dâm

dục, động thì thành dâm Tinh chảy bậy ra ngoài; muốn được cái chánh

Ngươn-Thần thì lòng trì đừng tư lự vọng động, bỏ cả sự lo lường; muốn

được cái chánh Ngươn-Khí, thì sự Điều-tức chớ khả bất cập, làm cho mệt

hơi vậy. Giữ được như vậy thì thành nên đao khuê, ròng lên Mâu-ni-bửu-

châu (Xá-Lợi-Tử) thì cái công phu ấy nếu chẳng chịu khó nhọc tập luyện,

đâu dễ đặng nên chứng quả, đâu được chí xung Trời, phải là người đại

trượng phu thì làm mới nên việc được. Ta nay chỉ cho ngươi.»

Bèn làm bài kệ rằng:

DI

Di giữ chặt bền ba báu linh

Cung Ly dứt tưởng được thanh thanh

Đắp nền tập luyện công phu gắng

Chờ lúc trúc cơ kết quả thành

Biệt niệm trong lòng thần mới hóa

Lấy Ly bổ Khảm, Khí bèn sanh

Đơn-điền gom lại, trong không động

Tương hội ba nhà, kiết thánh-anh.

18

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Ngươi có xét đặng chữ Di ấy chăng?»

Đạo-Quang rằng: «Ta nay cả ngộ chơn-đạo, vậy ngươi khá giải chữ Đà

tỏ rõ, thì ta thọ giáo.»

Tử-Dương tiếp rằng: «ĐÀ là Tròn vậy, Tròn là Sáng vậy, Sáng là Tỏ vậy,

Tỏ là trong ngoài như một, sáng láng tỏ rõ, tròn tròn sáng sáng soi khắp

mười phương. Khắp cả Trời Đất, nhỏ vào sáng tới trong bụi bặm, chẳng

đông, chẳng tây, chẳng nam, chẳng bắc, không trong không ngoài, không

bóng, không hình, hoảng hoảng hốt hốt, mịt mịt mờ mờ, bao la thiên địa,

đạo khí hằng còn. Đó là sáng, là tu-chơn Đạo cả. Đạo cả là Lễ Nghĩa, Lễ

Nghĩa là tỏ thửa Đạo cả vậy.

Ta đã chỉ rõ cho ngươi, vậy khá nghe lời kệ nầy:

ĐÀ

Đà ấy sáng lòa muôn kiếp ghi

Tròn vo che cả núi Tu-di

Càn-Khôn soi khắp vô hình dạng

Thế-giới bủa quanh chẳng hướng gì

Sắc tốt mình vàng nào hoại-nát

Khí thanh chuyển pháp được từ-bi

Thật là bửu vật hay vô giá

Trời đất xây vần cũng thế ni.

Ngươi có xét đặng chữ Đà ấy chưa?»

Đạo-Quang rằng: «Ta nay đã ngộ chơn đạo, vậy ngươi giải chữ Phật

cho ta rõ.»

Tử-Dương tiếp rằng: «PHẬT là Tây vậy, Tây thuộc Kim, Kim là kim

cang, nghĩa là vàng cứng vậy, cứng ấy chẳng hoại chẳng nát, bèn là Đại

giác kim tiên, là Phật vậy. Phật là ở giữa hình người, Phật là bổn tánh trước

của người vậy.»

19

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Đạo-Quang hỏi: «Sao gọi Phật mình vàng 16 thước?»

Tử-Dương đáp: «16 thước, là Ly Hống tám lượng, Khảm Diên nửa cân,

hai tám nhập lại há chẳng phải là 16 sao. Hai nhà hiệp lại một chỗ rèn đúc

nên Mâu-ni-bửu-châu (Xá-Lợi), tròn và sáng soi rọi giữa Trời, há phải 16

thước mình vàng là thôi sao.»

Đạo-Quang hỏi: «Thế nào là Ngũ-hành trong Trời Đất, và thế nào là

Ngũ-hành trong mình người?» Tử Dương đáp: «Ở Trời Đất thì Ngũ-hành

là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ vậy. Nước hay gởi Đất, Đất hay sanh Mộc,

Mộc hay sanh Hỏa, Hỏa hay luyện Kim, Kim là báu nhứt ở đời vậy.

Còn ở mình, thì ngũ hành là: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận. Thì Tâm là Hỏa

vậy, Hỏa là Hống vậy, Can là Mộc, Mộc là Than vậy, Tỳ là Thổ, Thổ là Lò

vậy, Phế là Kim, Kim là Chảo vậy, Thận là Thủy, Thủy là Diên vậy.

Nếu muốn luyện cho đặng Bửu-châu xuất thế, thì nếu không phải

thiệt vàng thì không luyện nên được vậy.»

Đạo-Quang hỏi: «Sao gọi là Tam-Huê tựu đảnh, Ngũ-khí triều ngươn?»

Tử-Dương đáp: «Tam-huê tựu đảnh, là Tinh Khí Thần ngưng kết cái

chơn khí đầy đủ, mà lên chầu nơi đảnh, đảnh là chỗ mỏ ác của người

vậy, là chỗ Bửu-châu xuất thế vậy. Còn Ngũ-khí triều ngươn, là xanh vàng

đỏ trắng đen, năm màu tinh-huê của ngũ tạng, cái chơn khí luyện đầy

đủ rồi, thì cũng nhóm chầu nơi thượng ngươn. Ngũ-khí và tam-huê lại

gieo vào giữa cung, kết nên đao-khuê, luyện nên Mâu-ni-bửu-châu, tức

là Đại-giác kim-tiên, bèn là Phật vậy.

Ta nay giải rành, ngươi khá nghe bài kệ:

PHẬT

Phật hiệu kim-tiên ở giữa mình

Hư-vô thanh-tịnh hóa nên hình

Khuyên người sớm bỏ Tham, Sân, bịnh

20

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Đem lại Khảm Ly hiệp một tình

Diên Hống dục phù gìn tấn thối

Khí Thần điều dưỡng giữ cho tinh

Công phu luyện tập trong mười tháng

Thoát khỏi lòng phàm kiếp chuyển sinh.

Vậy ngươi đã rõ thông chữ Phật chưa? Thi lục-tự đã chiếc ra mà giải

đã đành rành, khuyên ngươi bớt lòng mê muội mà biết và hiểu.»

NGUYỄN-KIM-MUÔN TẶNG ÔNG TỬ-DƯƠNG

Giải rành lục-tự ấy ơn sâu

Kẻ đạo nghe qua phải cúi đầu

Thức tánh từ đây bền thửa chí

Công phu ráng luyện Mu-ni-châu

N.K.M

21

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

HỒI THỨ BA

———–

ĐẠO-LÝ NHÀ PHẬT PHÂN GIẢI

Khi ông Tử Dương giải rành lục tự Di Đà ra từng chữ vừa rồi, thì ông

Đạo Quang Thoàn-sư hỏi tiếp rằng: «Sao mà gọi rằng Kim-Tiên, xin đem

hai chữ giải rành, thì ta nguyền lạy theo.»

Ông Tử-Dương Tổ-sư đáp: «Kim-Tiên là Phật Kim-Cang vậy. Cang là

cứng, tiếng kim-cang là vàng cứng mà chẳng hoại chẳng nát vậy. Như

người có chí đại anh hùng thì kêu là kim cang, cũng như đền Phật hay đề

tấm bảng lớn: «Đại Hùng Bửu Điện» là ý nghĩa như vậy. Từ xưa đến nay,

những người đại anh hùng một mảy chẳng lay lất, một tưởng chẳng riêng

tư, nuôi thửa Thần, bền thửa Tinh, mạnh thửa Chí, bèn là kim-cang vậy,

là đại anh hùng vậy.»

Đạo-Quang hỏi: «Dường nào là gọi Viên-giác?»

Tử-Dương đáp rằng: «Tròn thửa lòng, bày thửa tánh, là bực Viên-giác

vậy. Ví bằng làm cho tổn Ngươn-Tinh, hư Ngươn-Thần, hao Ngươn-Khí,

thì nước lửa chẳng đặng lên xuống, rồng cọp kết rông (thủy hỏa vô thượng

hạ) thì tân-dịch (nước miếng) làm sao sanh đặng, diên hống làm sao gieo

đặng. Như vậy thì gần quỉ, chớ sánh cùng Tiên Phật thì xa lắm vậy. Nếu

nói cho trọn cái Đạo cả, thì ở cung Ly mà tu-định, qua trong cung Khảm

mà cầu Tiên, thì há chẳng phải Thần Khí là ở nơi lòng ta sao, Tinh là ở nơi

Thận ta sao? Bởi vậy, người tu hành phải gắng thửa Chí, rèn thửa Tinh,

hóa thửa Khí, hòa thửa Thần.

Ngoài thì tu âm đức đặng trọn việc người, trong thì hòa thủy hỏa đặng

dưỡng tinh thần, thảy thảy phải bền lòng giữ nơi trong, rõ biết công phu

tu luyện, mới đặng thiệt vào cõi Thánh, đó là bực Viên-giác vậy.

22

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Chớ còn nói niệm Phật như ngươi vậy, dạy người niệm được thoát

đường sanh tử, thật là ngu mê chẳng xét tinh: ngươi nghĩ coi, niệm Phật

ngàn tiếng, thì hao tán biết bao nhiêu Tinh Khí Thần mình, ngày tổn

tháng kém, nếu ba nhà hao tán hết rồi, còn lại cái túi da thúi không, rồi

một mai đứt hơi thở, thì ô hô nghiệp dữ theo mình, tỷ như đốt đèn trên

nước, nói chuyện với người trong kiếng, chẳng phải lầm lấy mình sao, lại

còn dụ dỗ kẻ khác, hại tánh mạng người, rồi sau đây nghiệt càng thêm

nghiệt, khổ lại thêm khổ, chừng đó kêu ai thế sự nghiệt khổ đó, có phải là

hại trọn cả đời vậy chăng ru? Nay ta giải rõ cho ngươi.»

Bèn làm bài kệ rằng:

Nam Mô riêng nói Ly trung hư

Lại giảng A-di giữa thận cư

Đà ấy sáng tròn kim sắc tướng

Phật nơi lòng chớ phải Tây ư

Như-Lai hình tướng tròn mười sáu

Hai tám Khảm Ly chẳng thiếu dư

Nói như tu Tánh chẳng tu Mạng

Đâu đặng Dương-Thần xuất đảnh-lư.

Ngươi có hiểu chăng? Còn chữ Long Hổ Diên Hống chẳng qua là lời

nói ví dụ, vì việc chế phục gián luyện rất khó, bằng chẳng ngộ bực minh

sư khẩu truyền diệu pháp, thì đâu biết đặng Xá-Lợi hình vóc tròn sáng,

nhà ngươi đừng chấp nhứt là vật có hình vậy, vì nói không hình mà lại có

hình, không sanh mà lại có sanh, không mà có, có mà không là Đạo vậy.»

Ông Đạo-Quang vòng tay cúi xá mà hỏi rằng: «Đường nào thiệt Đạo?»

Ông Tử-Dương nói: «Đạo muôn đời chẳng nát, gọi là Đạo. Như người

làm Quan vận trù trong màn trướng, gọi rằng Đạo.

Quyết thẳng ngàn dặm, gọi rằng Đạo.

23

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Trừ gian dứt tệ, gọi rằng Đạo.

Thêm ơn lành, gọi rằng Đạo.

Hiền-nhơn quân-tử dạy kẻ ngu hóa hiền, gọi rằng Đạo.

Rộng thì giúp chúng, gọi rằng Đạo.

Rộng rãi nhơn hậu, gọi rằng Đạo.

Rộng chứa âm công, gọi rằng Đạo.

Người học Đạo, và chúng ta đây tu tâm luyện tánh, gọi rằng Đạo.

Lén làm khổ hạnh, gọi rằng Đạo.

Độ người thân lên Trời, gọi rằng Đạo.

Đạo sanh Trời Đất, muôn vật đâu có lìa Đạo.»

Đạo-Quang hỏi: «Như trong mình người, thì làm sao là Đạo?» Tử-

Dương nói: «Như luận trong mình người làm, thì Đạo có ba phép:

Thứ nhứt: Vô bịnh.

Thứ nhì: Sống lâu (diên thọ).

Thứ ba: Bất diệt (tu luyện kim-đơn).

Vô-Bịnh.- Muốn cho vô bịnh, thì ngồi ngay thẳng (xõng lưng), hư tịnh,

giữ ý, ngưng thần (đừng vọng động tư tưởng) xem chắc chỗ diệu khiếu,

lần lần cho Ngươn-Thần lặng lẽ, lâu lâu thì hóa trừ cả thảy bịnh hoạn, lại

cướp thanh Hư Tịnh của Trời Đất bổ dưỡng Tinh Khí cho mình, thiệt là

một phép vô-bịnh hiển hiện và hiệu nghiệm vậy.

Diên-Thọ.- Bực nầy phải nhứt thành hư-tịnh, dứt bỏ tham sân, hư hư

vô vô, lo công tu mạng, kiếm đường thanh tịnh triều ngươn, một trăm

ngày công linh, thì chắc giữ được bực diên thọ (trường sanh), hằng sống

đời.

Bất-Diệt.- Là phép luyện kim đơn, trước dứt bảy tình là: hỉ nộ ai lạc ái

ố dục; trừ tuyệt năm giặc là: Sát sanh, Đạo-tặc, Tà dâm, Vọng ngữ, Tửu-

Phiện; quét sạch lục trần là: tài lợi, danh vị, sắc, hư-vọng, tật-đố, tư vị (đều

ở trong lục căn là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý mà ra). Rồi sau mới hiệp

24

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Khảm Ly, cho càn khôn giao thới, ba tánh tròn sáng, lại cướp nhứt khí tiên

thiên, làm chưng kim đơn, nhờ lửa văn võ, tý ngọ dồn thêm, 10 tháng nên

hình, thánh thai xuất hiện, nhũ bộ tam niên, chín niên ngó vách gắng

thêm công linh, thời thành đạo cả vậy, chỗ không sanh có, hư không nên

chơn. Các đời Tiên Phật đều dùng phép ấy, là Đạo vậy, nên Tiên Phật có

nói rằng: Cực nhọc năm ba năm, sung sướng muôn ngàn thuở. Lại có câu

rằng: Công hạnh đầy đủ, thẳng chỉ chầu Trời, làm bực đạo nhơn, vui và

thong thả; một chữ Đạo đó, đại khái như vậy, đến chừng vào cửa xuống

tay, phải tóm lấy, dứt tưởng ngưng thần làm máy ban đầu, lòng tỏ thấy

chỗ không làm chỗ thiệt, quên các sự hóa che lấp cái công phu của mình.

Kẻ học như vậy gọi biết đường vào, nghĩa là lui ẩn trong nhà kín, bèn đem

các việc tưởng quét sạch, lý trời càng mầu, mới thấy lòng người khó ngăn,

lòng nhơn dục hầu hết, mới thấy chưng mù mù tăm tăm. Đây là rèn lòng

luyện tánh, công phu lớp thứ nhứt vậy. Ấy là phép giáng-long phục-hổ

đó, lại nữa là mạng cung, bèn nên Phật nên Tiên, đạo mầu huyền vi; vì ta

chẳng nên dám riêng lậu thiên-cơ, ngươi phải kiếm bực cao-nhơn truyền

dạy, ta chẳng đặng rõ sự huyền diệu.»

Ông Đạo-Quang lại hỏi: «Tôi nghe ba giáo, có hai Lý, đạo Khổng-thánh,

chưa quyết cùng Huyền-Thích, hai giáo ấy, phải một thứ chăng?»

Ông Tử-Dương nói: «Sao lại chẳng phải một, ví như trong kinh Khổng-

thánh nói rằng: Như đạo đại học, có câu: Tại Minh Minh Đức, một bài ấy,

nói rõ kim-đơn trọn vóc, tự đầu chí đuôi, đủ vậy, vì bởi người đời, đều

giảng nên, công phu ngoài da ngoài lông, đem mạng Trời nói rằng Tánh

đều quên bỏ bớt.»

Đạo-Quang nói: «Sao gọi đem mạng Trời gọi Tánh?»

Ông Tử-Dương nói: «Mạng Trời chưng rằng Tánh, là người sanh chúng

ban đầu, cái tánh vốn lành (Nhơn chi sơ, tánh bổn thiện), đó là luận cội

gốc mạng Trời, rồi đến lúc người được hai tám, tánh tình nói theo thế tục,

25

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

một vòng tánh khí chất, ấy là luận tánh, tánh vưng mạng trời, không chỗ

chẳng lành, còn tánh khí chất có chỗ chẳng lành, người bằng đặng thông

mạng Trời, trở lại cội nguồn, chỉnh tìm tột lý rốt tánh, lấy đến nơi mạng,

thì đạo tánh mạng hiệp về nơi chỗ Vô-cực.»

Đạo-Quang lại vòng tay xá, cầu xin chỉ bày Đạo-Thánh, thì ông Tử

Dương nói: «Như Đạo đại học, một chữ ĐẠI ấy là nói người đại anh hùng,

đại thánh nhơn, đại hiền, trong bụng chỗ để riêng một phần học vấn, đeo

nặng một tấm lòng đơn, cùng Trời Đất hiệp đức, mặt Nhựt mặt Nguyệt

hiệp sáng, hiệp điều lành dữ, ngay thẳng sáng láng, mảy mún chẳng lây

lất, cùng bọn người trung hiếu hiền lương một bực, mới xưng đặng chữ

Đại. Chẳng có lòng dạ như vậy, hà dám khoe là học đạo, như hoặc có kẻ

bổn tâm chẳng tối, thấy rõ việc đời, đều thiệt cảnh dối, trước sau tóm lại

trống không, vậy mới biết thể dụng đạo đại học.

Như một câu «Tại Minh Minh Đức», vả Tại Minh Minh Đức bốn chữ,

thiệt thánh nhơn dạy người đọc sách thánh hiền và học đạo thánh hiền,

phải xét thấu cái lẽ thánh hiền tỏ rõ cả đạo lý, chỗ thâm vi nhiệm mầu,

biết Trời, Người cùng đạo Thánh một phép. Cho nên thánh nhơn dạy

người trước theo bốn chữ Tại Minh Minh Đức khởi đầu. Chữ Minh trước

là dạy kẻ học thông rõ đạo của thánh nhơn, thiệt sáng rõ rồi lòng mình,

lòng phải như trăng giữa mùa thu sáng rỡ, soi rõ muôn dặm không bụi,

ấy mới thiệt người sáng rõ cái tâm về đạo thánh vậy. Chữ Minh thứ nhì là

nói trong lòng người, sẵn để chơn thần, kẻ học thì lòng đã tỏ rõ, lâu mà

xét tưởng, mài rèn sự nhiệm mầu của mối đạo, thần ở nơi bực rất thanh,

lâu rồi thần cũng sáng vậy; thần sáng thời hóa, thần hóa thời linh, không

chỗ nào mà không biết vậy. Đó là lời luận chánh trong ba chữ Minh Minh

Đức, vậy mới nên đi tu qua đạo thánh, dạy ngu hóa hiền, như có cầm

cán. Bằng tự mình chưa sáng, làm sao lập bài dạy người. Xin kẻ học, phải

biết thấu tạo hóa bổn lai của mình, xét thấu căn cội nhứt khí, hiểu rõ

26

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

âm dương thăng giáng, thông thấu ngũ hành phù trầm, nơi hai chữ Minh

Minh, cùng Trời và Người tóm thiệt một phép, trong muôn phần đâu có

hai lý.

Ở nhà thì tu thân, dùng kỉnh hiếu, ở nước thời liều mình dùng kỉnh

trung, chẳng phải chịu ngồi ăn lộc, ấy là liều mình thế Trời mà giáo hóa

vậy, ấy là một đấng hớn tử, tánh đã vâng chịu mạng Trời, vậy mới chẳng

phụ Trời Đất sanh mình. Vả lại, trong bực thánh hiền mới chẳng hổ cùng

nhơn thế, ấy thiệt dạy người học đạo, học lý, qui củ dường ấy, thiệt chẳng

phải dạy người hư sanh chết lảng, mình mê mình ngợ, quên rễ quên gốc,

làm nghiệt làm tội. Nói tóm, bởi chưa đặng gân xương thánh hiền đạo cả,

mới đặng ngoài da ngoài lông vậy. Đạo cả của thánh mà lại dùng làm nên

phương lạ của thế tục làm giả dối, há chẳng tiếc thay.

Còn ví như chữ Đức, là một tấm nhơn dày của Trời Đất, tỏ bày đạo đức

nơi giữa tạo-hóa, ơn lành bồi dưỡng trong muôn vật, ấy là thiên mạng âm

đức không chỗ nào chẳng thấu.

Như ngươi là bực học đạo thường thường, lấy ân hậu mà dùng, từ ái

làm cội, lần chứa âm đức, không vật nào chẳng dung, tưởng tượng nơi

đức hạnh, khắc khắc nơi người lành, vậy mới thiệt chánh thể chữ Đức,

nên cung Thiên, Mạng, Đức, hiệp thửa làm một vậy.

Chữ tại Tân Dân, là dạy người giờ khắc theo đạo đức thánh nhơn mà

dùng, chớ tham thế tục, nhơ nhuốc đạo thánh truyền, lại lầm đến sự học

của thân tâm mình. Phàm một cử một động, một lời một nói, chẳng nên

giây lát lìa đạo vậy, gắng nơi bực chí thiện. Một câu nói đây, chỉ ngay kẻ

học biết đạo theo nguồn chỗ chắc, dạy người giữ gốc rễ bực chí thiện,

chớ buông lung quá vậy, chỉnh ba chữ Chỉ Chí Thiện, ảo diệu sâu xa; như

kẻ học biết ngộ đạo nhuần một chẳng lìa mới thiệt hình tượng chữ Chỉ,

chữ Chỉ là dạy người dứt cả thảy mối tưởng, như ngăn nước không lằn

sóng. Chữ Chỉ thiệt gốc quên tưởng, gốc là Tâm, tâm mới dứt đặng cả

27

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

thảy ngoại vụ. Bằng biết phía sau chữ Chỉ, mới đặng tới bực chí thiện.

Chữ Chí Thiện là lời ẩn của đức Khổng-Thánh, chẳng phải lòng nương,

lòng phải dùng vậy. Tuy trong lòng dùng phải một tấm nhơn từ, lại ứng

theo câu tục ngữ rằng: Ngươi trở lòng xây ý; câu nầy là dạy đổi lòng dằn

ý, khiến Tâm chẳng đặng làm chủ, mà Ý làm chủ vậy; ấy là Đạo cả trở lại

cội nguồn lúc ban sơ vậy, sáu giặc mới gom trước vậy. Ý thuộc Thổ, sắc

vàng ở ngay giữa thân mình, Thánh nhơn nói: Trong tại chỗ sắc vàng mà

thông cái Lý, ngôi chánh nơi vóc, giữ chặt giữa chừng, bèn là trở lòng xây

ý vậy, mà đặng an vui, thong thả chỗ hư-vô, chỗ hư-vô là cung của sắc

vàng ấy, chỗ rất tịnh, xóm muôn lành, cái bến tóm nên ông Phật vậy. Như

thần mà mến chỗ hư vô, hư vô ẩn thần, thì định sanh chơn bửu. Chơn

bửu là thần hiệp với hư vô mà giáng sanh chơn nhứt, đó là ngôi Vô-cực

sanh Thái-cực, đạo cả như vậy.

Thánh nhơn nói: Vui là ở nơi giữa vậy, lại có kẻ nói: bực chỉ chí thiện

ấy, bèn là trong chỗ vàng thông lý, là dựng đạo nơi sân nhà vậy.

Đức Mạnh Tử nói rằng: «Khí hạo nhiên lấp đầy Trời Đất, chỉnh thửa

chỗ vật chẳng hai vậy, là Phật vậy, (Như Lai tạng Ba-la-mật).

Ông Thái Thượng nói: «Khiếu huyền quang, cửa ngươn tẩn. Trong ba

giáo chỗ nói lời nói tuy khác nhau, mà chưng khiếu mầu địa phương đâu

có khác, biết chỉ mà sau định, là nói biết đạo lành, mình tử lại chỗ Cực-

lạc, thần tuy thanh nhàn an định, e ý tưởng có chỗ vọng động; cho nên

thánh nhơn dùng một phép định, khiến cho ý cùng tinh kết Thần cùng

Khí hiệp, tóm về một chỗ, mà sau đặng thấy cái huệ-quang trong tánh,

huệ thấy mà sau đặng câm chưng khí lực; câm rồi mới đặng thông một

lỗ huyền quang. Một chữ Định, chẳng phải người Đại Anh-Hùng, chẳng

dùng đặng vậy. Dùng gươm báu thổi lông, chém đứt dây các-đằng, cho

khỏi buộc tay buộc chân, bận lòng bận dạ, cho rảnh ta đi, như một thành

mà ngưng nơi hư-vô, bèn nên vóc thánh. Trong một chữ Định, là bước

28

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

công phu vào cửa Đạo thứ nhứt vậy. Như Định đó thanh tịnh, thời cái

hỏa đặng chắc chắn, gắng luyện đến chừng ngó vật không hình, đối cảnh

quên cảnh, mới là đặng sức chữ Định vậy. Trong chỗ nhiệm mầu có ẩn

máy huyền cơ , hình dạng khó lấy bút mà thuật, kẻ nào hậu học một lòng

chơn thành tìm kiếm, chắc ngộ đặng bực cao nhơn chỉ bày, duy có một

chữ Tịnh là chánh thể trong giữa đạo cả, chỉnh Tịnh mới Giác, Giác mới

đặng Không, Không mới đặng Tỏ, Tỏ như một vùng thủy tinh, trong như

mặt Nguyệt soi sáng dưới ao, vậy mới thiệt chơn cảnh chữ Tịnh. Hễ Tịnh,

sau mới An, là nói Định và Tịnh, thời trong an vậy, bèn trong chẳng ra,

ngoài chẳng vào như gà ấp trứng, không trong một không, không không

mà chẳng không, trong chỗ không mà riêng có một sự nhiệm mầu thiên

nhiên. Đây là Thần về, Khí núp, như kẻ học, lọc ở trong, cho nên thánh-

nhơn lập lời nói, an mà sau đặng lo, lo ngừa thửa ngay kinh hiểm, e thửa

ngoài che trong lấn, nếu vọng niệm một động, thì đạo như ngựa dông đi

mất, há chẳng tiếc sao. Gắng luyện đến chảo lò ở trước, dao búa ở sau;

như thể muốn buộc nơi thân mình, ta chỉnh chẳng biết có thân có ta,

mà sau rồi vậy. Như lo mà sau đặng đó, là tựa nói trong chỗ tinh, giữ cái

khí trung hòa, giữ chặt chơn nhứt, chẳng không chẳng sắc, chẳng không

chẳng có, thơ thời tự-như, mình an mình vui, lâu rồi Tiên Phật Thánh,

thời Nhơn ở giữa vậy. Tuy nói như vậy, mà vật có gốc ngọn, việc có trước

sau, thời gần Đạo vậy, như gốc ngọn trước sau, có vóc có vùng, có rễ có

cội, bằng chẳng biết thứ lớp, thì theo đường nào mà vào đạo cả vậy. Kẻ

có trí, nơi chỗ này phải đứng cho vững chân, đừng xen lộn một tưởng, thì

lo chi Đạo chẳng thành. Như xem mà chẳng thấy, lòng mà chẳng nghe,

ăn mà chẳng biết thửa mùi, như ngây như dại, sợ sợ sệt sệt, trải bao kẻ tu

hành mà được thành thật đường ấy vậy.

Luận đạo cả trước sau gốc ngọn, lấy bực hư-vô làm đầu, quên lời nói

làm gốc, mềm yếu làm ngọn, có làm đặng nên thửa ban đầu, không làm

29

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

lấy trọn thửa sau, ấy là trước sau gốc ngọn sự Đạo vậy. Cái ý chỉ thầy Tăng

Tử đắc đạo như vậy.

Vậy mà ngươi nay có biết Đạo chưa?»

Đạo-Quang vòng tay xá, tạ thầy vưng dạy, lại hỏi rằng: «Đạo Tiên Phật

có nói kẻ làm đặng, là nói Kim-Đơn, Xá-Lợi đều có hình tượng dưỡng

Đạo, đều có khiếu diệu mầu. Còn nhà nho sao không thấy chỗ diệu khiếu

đó?»

Tử-Dương nói: «Sao gọi chưa nói, ví như câu Huỳnh-Trung-Thông-Lý,

ngôi chánh ở vóc, lắp đường tà, giữ chơn thành đặng mà biết đó, tốt ở

thửa giữa, trọn ngày như ngày, chuyên giữ khí rất mềm, há chẳng phải lời

nói khiếu của Thánh-Nhơn sao? Lui ẩn nơi kín, như ở chỗ kia, vậy chẳng

phải lời nói diệu mầu của thánh nhơn sao? Lại có câu rằng: Ngó đó càng

cao, dục đó càng cứng, dòm đó ở trước thoạt ở sau, đó chẳng phải hình

tượng của kim đơn sao? Đây lại nói vật chi vậy?»

Đạo Quang lại hỏi: «Chẳng biết nhà nho có công ngồi thoàn chăng?»

Tử Dương nói: «Sao chẳng có, ví như ông Châu-Tử có công ngồi mà

đặng Đạo vậy.»

Nên có bài Kệ này:

Đêm nọ bên sông nước lớn xanh

Tàu bè như thể mảy lông khinh

Từ xưa hao phí công xô đẩy

Nay đặng dòng sông thong thả hình.

HỰU

Nửa mẫu ao vuông một kiếng soi

Sáng trời mây giọi cũng bồi hồi

Hỏi người sao đặng trong như rứa

Vì có ngọn nguồn nước chảy xuôi.

30

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Nếu như đạo Nho không công ngồi, thì bài kệ nầy đâu mà ra?»

Ông Đạo-Quang thưa hỏi: «Sao là đắp nền, rèn mình?»

Ông Tử-Dương nói: «Đắp nền rèn mình, như cất nhà giống nhau. Trước

phải đắp nền đất, kết buộc, vậy sau cất nhà bền chặt. Buồng the ấy, là

hình mình vậy; trong buồng chỗ có là ngũ tạng, ngũ tạng là Tâm Can Tỳ

Phế Thận, trong ngũ tạng thì có năm cung, trong năm cung có năm Thần

ở vậy: năm Thần là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, chủ ngũ hành là ngũ linh

vậy. Ngũ linh là: Tinh Thần Hồn Phách Ý. Phàm kẻ học, thì giờ khắc nhắm

định năm Thần ở nơi ngũ tạng, chẳng cho ngoài thấy năm sắc, năm tiếng,

năm mùi, thời năm Thần ở yên năm cung bổn vị, khiến chịu khí Trời Đất

sanh hóa chẳng dứt, thời đặng đạo trường sanh. Kẻ biết rèn mình, rèn bỏ

lòng tư-niệm của mình, bằng chẳng quét sạch, thời mù mịt che lấp thiên

chơn, làm cho thần khí tối tăm, lần lần tan ba báu linh là Tinh Khí Thần

vậy. Năm linh tan mất, năm tạng suy kém, thân tâm rời rã, hỡi ôi! đành

chịu bỏ những công phu rèn tập của mình. Phải an định năm tạng nơi

trong, năm thần nơi giữa, sanh sanh chẳng dứt, hóa hóa không cùng, ấy

đắp nền, ấy rèn mình vào ngã Đạo vậy, kẻ học, tu biết ngộ.»

Ông Đạo-Quang hỏi: «Sao là xuống tay, sao là ngồi thoàn?»

Ông Tử-Dương nói: «Ngươi phải ngưng vậy tịnh ngồi, trong chỗ niệm

không niệm, trọn ngày lặng lẽ, thời Thần về Khí núp, tự nhiên thấy huyền

quang một lỗ, lớn vậy không đáy, bèn thật là gom nhứt khí tiên thiên, lấy

làm chưng mẫu kim đơn; gắng mà làm đó, có ngày cùng ông Chung ông

Lữ đồng ngôi. Nhưng đại đạo không dạng, cho nên trong chẳng nối, nơi

có chơn tánh vô vi, nên ngoài chẳng sanh thửa lòng, như như tự nhiên,

cộng không ngằn, đối cảnh quên cảnh, chẳng chìm nơi ma sáu giặc, ở

trần khỏi trần, chẳng sa nơi hóa muôn dương, rất tịnh chẳng động, rất

hòa chẳng dời, huệ soi vô vi, hư biến vô vi.

Nay ta chỉ rành cho ngươi, vậy nghe bài Kệ:

31

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Phép cội bởi lòng sanh. Lại thiệt bởi lòng diệt.

Sanh dứt ấy bởi ai. Hỡi người biết phân biệt.

Ấy vậy, tại lòng mình. Nào phải tại ai khác.

Vậy phải gắng khổ công. Móc ra máu trâu sắc.

Dây đàm xỏ mũi liền. Ôm cứng hư không siết.

Cột tại gốc vô-vi. Chớ khiến hóa điên liệt.

Chớ nhìn giặc làm con. Tâm pháp đều quên tuyệt.

Chớ để nó gạt ta. Một tay trước đánh riết.

Hiện lòng cũng không lòng. Hiện phép cứ theo miết.

Người ta lúc chẳng thấy. Giữa Trời sáng chẳng biết.

Tròn thể trăng mùa thu. Đó đây chẳng phân biệt.

Ta lại để hai bài tạ công, chờ sau có kẻ chơn tu thiệt luyện truyền dạy,

lấy làm cầm cán. Ngươi phải bền lòng nhớ lấy.

BÀI KHUYẾT RẰNG

Rõ bi tròn thông làm giải khuyết,

Tu tập Tánh Mạng thoát sanh diệt,

Đều bởi bổn lai Thần Khí Tinh,

Trừ đây ba món, không gì khác.

Không gì khác giữa vóc còn,

Đặng gặp minh sư, Đạo mới tròn,

Khẩu khuyết nguyên là rất có ý,

Bỏ chừa hắc ám đặng thanh lương.

Đặng thanh lương mới sáng liền,

Sẽ tới đơn điền trong nguyệt viên,

32

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Nhựt Nguyệt riêng gìn Ô với Thố,

Thời thấy Xà Qui đến vạn tiền.

Đến vạn tiền, kết linh viên,

Trong có hống chơn bốn phía khen,

Dụng thửa ngũ hành cùng phối hiệp,

Tự nhiên rồng cọp hội đơn điền.

Hội đơn điền, tóm khuyết nầy,

Khắp Trời hỏa hậu chẳng vần xây,

Thượng Huyền chầm chậm chờ thanh khí,

Hạ Huyền đóng chặt chớ rời bay.

Chớ rời bay, hơi phải ngắn,

Bình mạnh thì dùng chiến thắng ngăn,

Đè xuống hạ trường tua gắng sức,

Kiếp gom cốc-đạo giữa chừng phăng.

Giữa chừng phăng suốt đẩu nguy,

Trăng sáng trên đầu chim bay đi,

Như muốn ba nhà xuân giáp thấu,

Trở ngăn khóa nghịch niệm la-li.

Niệm la-li,tâm chí bền,

Ra khỏi huyền quang hăm bốn phen,

Trăng tỏ một vùng như tinh thủy,

Thổi lên gió huệ Xá-Lợi lên.

33

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Xá-Lợi lên, thiệt sắc vàng,

Hăm bốn tòa sen hiệp một đàng,

Mỗi một gương sen một chấm sáng,

Ấy là Phật vậy, hiệu Kim-Cang.

Hiệu Kim-Cang, sánh Vô-Vi,

Dụng có làm không, thế mới kỳ,

Nhảy vọt tung hoành Côn-Lôn thấu,

Ba xe chuyển trở lại huê trì.

Lại huê trì nước thần xinh,

Cuộn cuộn Huỳnh-Hà sóng nghịch sanh,

Thị-Hồ suốt hóa Tu-Di đảnh,

Cam lộ rưới lòng mới đặng thanh.

Mới đặng thanh, vào Tào-Khê chơi,

Ai biết Tào-Khê ngã ở nơi?

Giáng giữa cung trung thập nhị cấp,

Mới tàng thang máy bắt lên Trời.

Thang máy lên trời đã khắp truyền,

Đây thiệt Như-Lai đại pháp thuyền,

Bay khỏi cửa trời sanh TỊNH-ĐỘ,

Thoát sanh ba giới hóa Kim-Tiên.

HỰU

Chẳng cao chẳng thấp giữa không trung,

34

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Trong không mà có phải toan lòng,

Sơ-động nhứt dương là lực chuyển,

Mau mau luyện tập xuống tay dùng,

Vận nam cung vào Bắc đẩu,

Rồng cọp bay nhảy dây trở chạy,

Một xông ba ải như sấm dậy,

Trên đảnh Côn-lôn phang cân-đẩu,

Thiên huê mưa xuống lạng phân phân,

Xá-Lợi kim-đơn long hổ khẩu,

Gió sấm mưa sấm mấy từng lầu,

Hoảng vậy ba thây không chỗ trốn,

Bảo-thiên-quân chớ buông tay,

Đặng mất, ngừa nguy, tại lối nầy,

Rèn nên trượng lục mình vàng tốt,

Muôn kiếp ngàn năm chẳng nát trầy,

Cửa đảnh hào quang thường sáng láng,

Bữa đầu đêm trước có không sai.

———————–

Lại dặn rằng:

«Hỏa hầu chẳng sáng. Tuyết trắng chẳng lên, vật thuốc chẳng ròng.

Thần đơn chẳng linh, Phối hiệp chẳng đều, Đèn khô chẳng lên. Một phải

biết vật thuốc. Hai phải hòa đảnh khí. Ba phải rõ hỏa hầu. Bốn phải biết

dục phù. Năm phải tường lành dữ. Sáu phải biết Âm dương tấn thối. Đặng

biến máy nhiệm diên hống, trong sáu điều đó phải biết tỏ rõ, mới là xuống

tay. Kẻ tu luyện chẳng nên chẳng biết.»

35

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Ông Tử-Dương nói vừa dứt lời, ông Đạo-Quang cả ngộ, nghiêng mình

quì lạy!

Ông Tử Dương nói: «Ngươi nương câu niệm Phật thành Phật mà thoát

đường sanh tử, thời cả thảy người niệm Phật đều thành Phật. Vậy chớ như

đức Thích Ca ban sơ niệm ai mà nên chứng quả?»

Đạo-Quang khóc quì lạy dưới đất mà rằng: «Xin Tôn-Sư ra một mảnh

ơn lành, xin thương xót đệ tử.»

Tử-Dương nói: «Ngươi khứng theo đạo huyền-môn ta (Đạo Tiên), thời

ta truyền đạo cả, cho ngươi đặng xuất thế được chỗ chơn vậy.»

Đạo-Quang quì dưới đất mà chẳng nói, trong lòng tưởng tượng ta là

đệ tử của Phật, nay trở lạy huyền-giáo làm thầy sao?

(Ông Tử-Dương đã rõ biết ý).

Đạo-Quang lại nói: «Xin thầy cho tôi biết tôn-hiệu.»

Ông Tử-Dương nói: «Ngươi hãy hỏi ông Thầy chùa bên kia biết ta.»

Đạo-Quang vừa day đầu, hai Tiên bay bổng lên không mà đi, giữa

không trung rớt xuống một miếng giấy, dấu mực ràng ràng, có bài thi

rằng:

Huyền-giáo hai người Tiên

Vân thủy mặc ngửa nghiêng

Nay đến Đào-Huê tự

Thấy ngươi có Phật duyên

Hạnh-Lâm làm giải ngộ

Tử-Dương giả phạm-quyền

Ngươi chẳng chịu qui-y

Hằng kiếp đọa nhãn tiền.

36

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Đạo-Quang xem rồi, thinh không bái tạ, để tóc chí thành tìm thầy hai

năm, sau mới gặp ông Tử-Dương đạo-nhơn, lạy làm thầy. Rồi tu chơn

được thượng thăng vậy.

Nên nay có bộ Ngộ-chơn để làm chứng.

Nam-Mô A-Di-Đà Phật

..........o0o..........

..........CHUNG..........

(Coi tiếp bài luận Tinh Khí Thần)

37

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

TINH - KHÍ - THẦN——————

YẾU-LUẬN VỀ NGÔI TAM-BỬU CỦA NGƯỜI TU-HÀNH

Trời có ba báu vật là Nhựt Nguyệt Tinh (mặt Trời, mặt Trăng và các vì

sao).

Đất có ba báu vật là: Thủy, Hỏa, Phong (Nước, Lửa và Gió).

Người có ba báu vật là Tinh (Sperme), Khí (Air), Thần (Âme).

Người tu hành mà dưỡng cho ba món ấy đừng hao mòn, thì được

trường sanh vô bịnh.

Vả chăng con người khi mới sanh ra, thì cái linh hồn còn trong sạch.

Nên có câu: Nhơn chi sơ tánh bổn thiện, thiện ấy là ngôi Tam Bửu đầy đủ

vậy.

Con người, trong bước đường đời, danh danh lợi lợi, chen chen lấn lấn,

thì ví như một cái đèn cháy lòa, dầu đã hao mà tim đã lụn: Cầu danh lợi

thì lo lắng, ấy là hao Ngươn-Khí. Nữ sắc giao dục, ấy là hao Ngươn-Tinh;

cử động hành xác, ấy là hao Ngươn-Thần.

Thì món nào cũng đã hao, cần phải tu bổ lại,ví như châm cái bầu dầu

lưng kia, và thay cái tim lụn nọ.

Ngôi Tam Bửu là cội gốc của các vị Ngũ-Hành (Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ)

38

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

ở trong thân mình của loài người. Ngũ hành ấy là năm cái căn của châu

thân: Tâm Can Tỳ Phế Thận.

Vậy phải biết:

1. Kim, thuộc Phế, phế là cái Phổi: hay về sự thở, phổ thông cả châu

thân.

2. Mộc, thuộc Can, can là lá Gan: hay về sự gan dạ, chí khí, oanh liệt.

3. Thủy, thuộc Thận, thận là trái Cật: hay về sự tinh ba của châu thân

(khí huyết).

4. Hỏa, thuộc Tâm, tâm là trái tim: hay về sự hành động của phần hồn

và phần xác.

5. Thổ, thuộc Tỳ, tỳ là Bao tử: hay về sự tiêu hóa vật thực của châu thân.

Dưỡng năm căn nầy cho đừng hao mòn, thì ngôi Tam Bửu sẽ lần lần

đầy đủ lại, như hồi mới đẻ vậy (con nít).

I. DƯỠNG PHỔI: Đừng nói chuyện, ít nói chuyện, thì dưỡng Phổi. Mà

cái miệng con người làm sao biểu đừng la nói? Đừng la nói (ít nói) là: như

tụng kinh niệm Phật theo bực tu hạ thừa thì tụng niệm lầm thầm, lỗ tai

của mình vừa đủ nghe vậy thôi, chớ không cần cho ai nấy nghe như thầy

chùa la om vậy. Còn nói chuyện thì lựa buổi, lựa lúc, mà nói những lời lọc-

lừa đáng nói, bỏ bớt những tiếng vô dụng. Ai hay có tánh rầy vợ, rầy con,

rầy tôi tớ, thì trong mỗi tiếng phải bớt lại hai phần, để cái phần nào cho

nó sợ thì thôi, ví dụ, rầy đứa ở: «Mít tao đánh bể đầu mầy, sao mầy dám

dễ-ngươi tao vậy, hả?» Thì rầy bớt lại: «Mít, đừng dễ-ngươi nữa» cũng đủ

vậy.

39

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Còn bực tu tối thượng, chẳng những là ít nói chuyện, mà cần phải làm

thinh cả ngày đêm vậy, mà lọc cái thanh tịnh.

II. DƯỠNG GAN: Bỏ dứt sự giận hờn (hờn mát), xúc động, đừng thèm

giận hờn chi hết. Hễ con người một lần giận, thì lá gan nở, bao mật rịnh

ra dấy các chí căn kia mà sanh bịnh. Thì mình giận mình mang bịnh, cái

vật hay người mà mình giận đâu có bịnh. Ai cũng nói cái giận khó bỏ, khó

dằn, những mà dễ làm lắm.

A. Như giận cái cây cái cối, nó là vật, giận nó mà làm gì. (Như đi đâu

rủi vướng cái khúc cây đập vô cẳng đau, đừng giận nó, phải xét lại tại

mình vô ý, cho nó là vật, có tay chân gì cử động mà đụng mình sao?)

Hễ giận vật thì đừng. Mà nếu là người mà giận hờn tới vật, thì người

thể như vật, hết chỗ luận.

B: Giận loài vật, cũng đừng. Như chó treo, mèo đậy, mình không giữ kỹ,

nó ăn vụng, có giận đánh đập nó tới chết, thì nó cũng vậy. Loài vật không

biết nói, giận nó làm chi, đừng chửi chó mắng mèo mà thêm tổn. Nó cũng

một linh hồn như mình, mà phải mang lông đội sừng, thì gẫm lại giận nó

mà làm chi.

C: Giận người: Còn giận người lại có hai thứ: 1) Giận người dưng; và 2)

Giận người nhà.

1. Như giận người dưng, thì phải xét: mình người tu hành, mua cái

tâm thiện, niệm Phật mà cầu lành. Ai có chửi mắng, đánh đập, cũng nhịn

nhục mà lánh; một câu nhịn chín câu lành, cứ việc niệm Nam-Mô A-Di-

Đà Phật, ai chửi bao nhiêu không có nghe, mắc lo niệm Phật. Mà rồi mình

vô tội, ai theo mà chửi mình hoài sao.

40

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

2. Còn như giận người nhà, thì xét lại, vợ con mình nó mắc nợ mình,

nếu mình giận nó, thì mình mất nợ. Vả chăng ngoài đường sá mình còn

nhịn nhục được, huống chi vợ con của mình trong nhà nó có rủi xúc phạm

thì mình nên nhịn nó, nhịn đó tức là không phải sợ nó cho nó được mợi,

mà thong thả để khuyên nhủ dạy dỗ cách êm ái. Xét rằng ta có bề gì đau

ốm hay chết, thì vợ con ta thuốc men chịu cực, hay là lo chôn cất ta, chớ có

phải người dưng ở ngoài hay sao, thế cho nên giận chúng nó, cũng không

ích gì, mà mình hao hơi mình, chi bằng nhịn nó. Còn bọn tôi tớ, vì nghèo

nàn mới ở đợ với mình, mắng chửi giận hờn chúng nó lại càng tội nghiệp

lắm.

III: DƯỠNG THẬN: Vợ chồng ở đời, sự ăn nằm phải lấy làm trọng,

nhiều quá thì mê mỏi tinh thần, mà sanh bịnh đau lưng thứ nhứt. Phải

có độ lượng, cử ngày vía, coi theo trưởng-tử-giới-kỳ. Như vậy thì dưỡng cái

cật không hao, thận không lay động, mà chứa tinh ba còn hoài hoài. Còn

hoang dâm vô độ, bầu tinh-khí khô hoài, thì phải bịnh, phải chết.

Người tu hành theo bực tiên thì phải tuyệt dục, luyện đạo mới có ấn

chứng, còn người cư-sĩ thì vợ chồng như thế thường, mà phải có độ-lượng.

IV: DƯỠNG TÂM: Bỏ những sự lo-lự trong lòng, những sự tính tới tính

lui, những sự lo lắng kia nọ, những tư tưởng quấy quá; giữ được, thì dưỡng

cái tâm, tức là máu trong tim không vọng động, không hồi hộp.

Người tu hành giữ không cho hao cái tâm, nhứt là bực tu theo lối

thượng-nhứt-thừa, lại ít hay động xác (hành xác) ngồi lẳng lặng một chỗ

mà tịnh cái tâm, đó gọi là nhập định.

V. DƯỠNG TỲ: Muốn dưỡng Tỳ, là cái Bao tử cho tiêu hóa vật thực, thì

ăn uống cho có độ lượng. Ăn uống có bữa, và một lần mà thôi, dẫu cho có

41

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

thèm lạ mà sái giờ cũng đừng ăn bậy. Mỗi bữa ăn mấy chén cơm cho có

chừng đổi, thể như ăn cơm lường vậy.

Bực tu tối-thượng-nhứt-thừa, mỗi ngày ăn có một bữa trưa (ăn ngọ),

còn có bực người tu lại tịch-cốc nữa, không ăn uống ngũ cốc (ăn đồ sống

như trái cây, lê hoát) mà tự nhiên mạnh mẽ vậy. (Như rắn dưới giếng lạng,

Như Rùa ở bộng cây, như nhộng trong ổ kén).

Ấy đó, năm căn trong mình mà giữ được vậy, thì ngôi Tam Bửu đầy

đủ. Tu bực gì cũng cần phải dưỡng Thân, nếu luận cho kỹ, y như kinh

Phật dạy, thì là Trường sanh vô bịnh, mà lần qua nẻo Tiên nẻo Phật một

đường.

Sơ-luận

NGUYỄN-KIM-MUÔN

Pháp danh Giai-Minh Cư-Sĩ

Saigon

42

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

PHÉP - TẮC THIỀN - ĐỊNH

«NIỆM - PHẬT - TAM - MUỘI»

————————–

LỜI DẪN GIẢI

Kinh Tọa-thiền-tam-muội nói: «Người tu ngồi thiền định; Những việc

qua rồi chẳng nhớ, các việc chưa đến chẳng lo; Các việc hiện tại chẳng

sanh lòng vọng tưởng, thì luồng-tâm ba-đời chẳng có, tất cả vọng niệm

đều lặng dứt bặt, lòng riêng tưởng niệm một ông Phật A-Di-Đà mau đặng

pháp Tam muội. Nhưng người mới tu, muốn cho mau thấy hiệu nghiệm,

phát lòng ngồi thiền, niệm Phật, không khỏi lòng mê và rối loạn, là hai

bịnh thường có. Cho nên trong «Luận-Nhơn-Thiên-Bửu-Giám» có dạy:

«Muốn tham thiền nhập định, phải vào trong chỗ vắng lặng. 1*) Vững

mình ngồi kiết già hoặc bán già, uốn xương sống lưng ngay thẳng lên,

không cúi tới trước, không nẩy ngửa ra sau, sửa đầu và cần cổ cũng vậy.

Hai tay kiết ấn tam muội, mắt ngó ngay chót mũi đừng nháy, sống mũi

cho ngay với rún, hai mắt nhắm lại vừa thấy ánh sáng ở chót mũi thôi;

2*) Điều hòa hơi thở, phải hít hơi vào lỗ mũi chạy thẳng xuống cho tới

rún, rồi từ rún lần lần thở ra ngả miệng, năm ba lần như vậy, sẽ ngậm kín

miệng lại ngồi im, lỗ tai lóng nghe hơi thở ra vào, từ mũi đến rún, từ rún

đến mũi, điều hòa lưu thông, không cho ngăn động bực tức, không cho

hơi thở có tiếng ríu ríu lên xuống ra vào, êm đềm nhỏ nhẹ, chẳng khác

kẻ qua cầu, mèo ngồi rình chuột; 3*) Điều hòa tâm tánh, nghe hơi thở ra

vào mà niệm Phật, mỗi hơi mỗi câu Nam-mô A-Di-Đà Phật chẳng cho

hở dứt, vừa quán tưởng coi người niệm Phật là ai?... Thân ta ngồi chẳng

động, tâm ta lại vắng không, thân tâm đều yên lặng, đồng với chốn hư

43

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

không «chẳng chấp như hư không» thường làm như vậy, trong lòng làu

quen, không bao lâu tâm liền sáng suốt, tam muội hiện bày...

Nhưng khi đương chuyên chú niệm Phật như vậy, mà tâm thần mê

ngủ, đầu lần gục xuống, muốn quên niệm Phật, thì phải để tâm nơi lỗ

mũi mà niệm, còn như tâm thần muốn loạn động, ngồi không yên tịnh,

bắt nghĩ nhớ chuyện gì ở đâu mà lòng chẳng định, phải để tâm nơi rún mà

niệm, định tâm trở lại. Trong ngực có hơi bực tức phải ngồi thẳng lưng,

bớt sự đương chuyên chú đó, để cho tâm thần được thong thả... Điều hòa

hơi thở, chuyên tâm niệm Phật, tâm thần không loạn, lần lần vào được

Thiền-định, ngồi niệm như vậy càng nhiều càng tốt không có gì hại, chớ

có lo ngại...

Khi muốn nghỉ niệm, xả ấn, ôm đầu, lắc mình qua lại năm ba lần, hai

tay chà cùng mặt và giụi mắt, xả hơi, mở mắt, uốn vai, uốn lưng, cùng là

tay chân... phải xoa hai tay cho nóng mà hấp hai mắt cho nhiều, làm cho

khí huyết lưu thông, ngồi đợi một chút cho trong mình bớt nóng, mới

đặng nằm ngủ, hoặc đi đứng qua lại. Nếu không làm như vậy, sau hay

sanh chứng nhức đầu choáng váng, mờ mắt tức ngực, đau lưng, chân tay

tê nhức, khó mà ngồi lâu nữa đặng...

Người tu ngồi thiền phải học thuộc đủ các phép tắc đó mà làm: Chí

như cảnh giới Thiền định, khi gặp cảnh giới gì cũng đều lấy tâm bình

thường mà đối trị. Nhưng trong khi ngồi thiền niệm Phật, tai mắt phải

chú ý nghe theo hơi thở mà làm chuỗi niệm Phật: tai nghe, mắt quán, ý

định, không cho tâm thần mê loạn là được. Bằng còn tưởng nhớ đến sự

trần thế, hoặc thấy ông nầy bà nọ, hoặc thấy sự vật gì khác, phải mau định

tâm lìa bỏ, chớ tưởng nhớ đến nó mà phải lầm tà đạo. (Phải biết: vật gì mà

mắt thấy tai nghe được đều là giả mị không thật). Trừ ra khi nào tâm thần

hỉ lạc phát đức, thì thân thể hơi rần rần chạy khắp cả mình, dường như

mây, như bóng ánh chiếu sáng lòa rỗng thông trong sạch, chớp nháng

44

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

đủ màu, từ từ bày ra, thân tâm phới phở, dường như ở giữa hư không ví

như sống tạc vào mình hoặc thân tâm thoạt nhiên trống rỗng như ở chốn

không trung, không thấy biết có mình cùng là nhà cửa, chiếu mền giường

nệm chi cả, có khi thân tâm mát mẻ, no nê, phủ phê, hoặc có khi rần động

từ trên phát xuống, hoặc ở dưới phát lên, hoặc trước mình hoặc sau lưng

phát ra, lần lần khắp cả châu thân đều nhẹ nhàng thơ thời (1). Muốn thấy

biết đặng như vậy, thì phải y theo phép tắc đó mà làm. Nhưng cần nhứt

phải điều hòa hơi thở ra vào lên xuống và niệm Phật, đừng cho gián đoạn,

hoặc vọng tưởng làm loạn động cũng cứ định tâm nơi lỗ mũi và tai nghe

câu niệm Phật từng tiếng một cho rõ ràng mà trừ vọng tưởng, cho đến

khi chí Thiền chí Định mới thôi. Bằng ngồi thiền mà cái ý không an trụ

vào một nơi nào, thì thành ra tâm ý thiên về không. Nếu thiên về không

ngồi lâu thì phải hôn trầm tán loạn tâm thần. Nên cần phải yên lặng mà

trừ cái tán loạn, và phải tỉnh táo mà trừ cái hôn trầm (là hai bịnh thường

có), trừ đặng hai bịnh đó mới có thể vào bực chánh định đặng, lần lần

sẽ thấy cái tâm gom vào; phải cố gắng nhập định cho được theo ý mình

muốn. Còn như tâm ý tưởng nhớ chuyền níu nhiều chuyện, chưa đặng

vào định, phải mau kiếm thế mà buộc tâm lại cho đặng thiền định, thì

cần phải quán nghe theo hơi thở luôn luôn, dầu có đi, đứng, nằm, ngồi

cũng không quên Đạo tâm đó.

Lời Thánh Hiền xưa có dạy rằng: Phép Nhiếp tâm niệm Phật, Điều tức

mau đặng phép Tam muội, rất giản tiện lợi ích và mau thành công.

———————

(1) Khoản nầy có chỉ dạy phân biệt hơi thở người phàm và hơi thở người Thánh, mà

soạn giả không dịch.

45

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

- Sao kêu là Nhiếp tâm? - Buông lòng ra kêu là tình, thâu lòng vào thân

kêu là Tánh; Tình thì sanh vọng, Tánh thì Thanh tịnh. - Thuận buông lòng

ra kêu là Thức, nghịch thâu lòng vào thân kêu là Trí; Thức thì sanh tâm,

sanh vọng tưởng, Trí thì minh tâm kiến tánh, biết tà biết chánh, nên kêu

là nhiếp tâm.

- Sao kêu là Tam Muội? Tam muội là tiếng Phạn. Tàu dịch là Chánh

thọ, Chánh kiến, và Chánh trí. Sáu căn phản cảnh, sáu trần lòng không

chỗ chứa, kêu là Chánh thọ.

- Lòng không chỗ nhiễm, không thương không ghét, kêu là Chánh

kiến.

- Người tu nhiếp lòng để vào một chỗ, lòng đặng thanh tịnh không cho

tán loạn, không làm động tịnh. Nơi mình, luôn đến (cả thảy) trong lòng,

chẳng động chẳng dời, nên kêu là Chánh trí.

- Sao kêu là Điều tức? - Điều hòa hơi thở, ban đầu đương mạnh kêu là

tức -sanh, hơi thở định rồi kêu là tức-trụ, hơi thở nhỏ dần kêu là tức-vi,

hơi thở lặng mất kêu là tức-diệt. Hơi thở có ra có vào kêu là phàm-tức,

hậu-thiên tức. Hậu-thiên phàm-tức suy rồi, thì tiên-thiên chơn tức hiện.

Chẳng phải ép ngặt nín hơi thở mà kêu là định-tức. Nên phải biết, hễ lòng

càng tịnh thì hơi thở càng nhỏ, đến khi lòng cực tịnh rồi, thì hơi thở không

còn, mới kêu là tức-suy. Nếu như người không có thầy truyền nói miệng,

mà ép nín hơi thở, ắt phải sanh bịnh thành điên (2) tổn thương ngũ tạng,

bản đồ nhi phế, hữu công lao nhi thành vô dụng!

————————–

(2) Vì xưa nay có nhiều người không biết, học lầm nghe lỏm mà truyền dạy lẫn nhau,

nên bị điên cuồng rất nhiều. Vì lòng ai mẫn, nên mới có mấy lời nói trên đó, xin ai cần

nhớ đó.

46

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Phép Điều tức như vậy đó, cần phải nhớ mà điều hòa cho đúng phép,

cho đến khi thân tâm chẳng động chẳng loạn, đến lúc chí tịnh chí định,

hơi thở cùng câu niệm Phật hai việc đều quen, lòng ta xem thấy trên

chẳng có trời, dưới không có đất, cùng là sự sự vật vật chi chi cả, và thân

ta không có, dường như Hư-Không, mà chẳng nên sanh lòng đặng như

hư không, lâu lâu lặng quen thì tâm-cảnh của ta, khai thông đạt biến tri

nhứt thiết, thoạt vậy Tam-muội hiện bày.

Nên trong kinh có nói rằng: «Tịnh cực quang thông đạt, tịch chiếu đả

hư không». Thời thiệt một lòng của ta là cõi Tịnh của Phật không khác.

Cho nên đời nhà Đường có ông Phi Tích thiền sư nói: «Hết thảy người

tu trong đời lấy các hột và cây làm chuỗi mà lần niệm Phật, còn ta chỉ

nương theo hơi thở ra vào mà làm chuỗi niệm Phật, đi đứng nằm ngồi

(3) lần niệm luôn luôn đến khi ngủ cũng còn niệm như vậy, khi thức giấc

cũng niệm tiếp hoài hoài chẳng hở dứt, nên đặng phép Tam muội và thấy

đặng bạch ngọc hào quang của Phật A-Di-Đà, và đặng nhờ ơn oai thần

của Phật truyền dạy hết thảy người đời tu đều đặng như lời nói trước đó,

muôn người không có một người nào mà chẳng thành công, thật là quí

báu đó, nên nhớ, nên nhớ, gắng sức, gắng sức, đừng lui, đừng lui.

————————————–

(3) Ngồi y theo phép Thiền định trước đó, còn đi đứng cũng cứ giữ thân tâm cho ngay

thẳng, rồi xem theo hơi thở mà niệm như vậy. Còn nằm phải nằm nghiêng bên vai mặt,

còn tay mặt co lại kê đầu nằm đừng cho bít lỗ tai, còn tay trái để xuôi theo hông mình

thẳng xuống đến chân cũng vậy rồi cũng uốn lưng và định theo hơi thở mà niệm đến

khi ngủ quên cũng nằm như vậy, kêu là nằm thiền định, kêu ngủ điềm lành, chẳng đặng

nằm ngửa, nằm nghiêng qua tay trái là tà-định, ngửa là A-tu-la ngoại đạo, nằm sấp là

ngạ quỉ súc sanh.

47

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Sáu chữ niệm Phật, câu trước liền với câu sau ngày đêm chẳng hở dứt

niệm nào khác, niệm đến tứ đại, ngũ uẩn, thập bát giới giai không, niệm

chí nhơn-không pháp-không, thị-không, diệt-không, mới đặng, song phải

quyết chắc chờ ngày Phật rước về Cực Lạc Tây -phương, chớ nên nghi

ngại.

..........ooOoo..........

48

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

KINH VĂN

Tín du môn học đạo, như nghị-tử thượng ư cao-sơn. Niệm Phật vãng

sanh, tợ phong thoàn ư thuận thủy. Di-Đà tiếp dẫn trực chỉ Bồ-đề; Chung

thành đề huề cao siêu Tịnh độ. Thượng phẩm tốc đăng Phật vị. Hạ phẩm

du thắng Thiên-cung; Thượng chí nhứt tâm bất loạn; Hạ chí thập niệm

thành công. Phổ khuyến đạt nghi, đồng trì bất thối, bảo chi bảo chi, chí

bửu chí bửu!

Bát nhã huyền diệu, bổn trí vô sanh; đại huệ đại hiện, tiểng bất luận

thời tiết. Đại lượng chi nhơn thông đạt vô thủ xả, bất trước nhị biên, diệc

bất cư trung đạo, tu như trân trọng trân trọng!

Giải tam không giả, nhứt giả: Nhơn-không huệ vi liễu ngộ, vô sanh

pháp nhẫn; đương hiện tứ đại chi thân, hà hiệp nhi thành, phi kiên cố chi

chất, nhơn không ngã không, cố viết: Nhơn-không giả.

Nhị giả: Pháp-không, huệ vi liễu ngộ ngũ uẩn lục căn, lục trần, lục

thức; chư pháp viên hà bất thiệp, cố viết: Pháp-không giả.

Tam giả: Không-không, huệ vi liễu ngộ cảnh dữ trí giai không, không

vọng ký không thị không diệc không, cố viết: chơn-không. Diệc danh tối

thượng thừa giả, cố viết: không không giả, viên giả giả. Đản cố, thường

minh quang chí kiêm bất muội; Ngộ tu Chơn-thiệt tâm tánh, thành Phật

bất tại khiếm số... Hựu.

- Há danh vô niệm? - Tri kiến nhứt thiết pháp tâm bất nhiễm trước, thị

vi vô niệm. Ngộ vô niệm pháp giả, vạn Pháp tận thông, ngộ vô niệm pháp

giả, chí Phật địa vị. Ngộ vô niệm pháp giả, kiến chư Phật cảnh giới.

«Nam-mô A-Di-Đà Phật»

Huệ-Nhựt là: Ta có một lời cảnh cáo trước với hết thảy ai là người,

muốn tầm ta mà học hỏi đạo. Ta xin trả lời trước rằng: Ta thật không biết

49

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

đạo chi cả. Nếu muốn biết đạo thì đọc tụng kinh luật Phật nói đó sẽ biết.

Ta chỉ khuyên người niệm Phật một câu Nam-mô A-Di-Đà Phật mà thôi.

Là vì Phật có dạy trong Kinh Vô Lượng Thọ rằng: Gần đến thời kỳ Mạt

Pháp. Tất cả các pháp sư đạo tràng cùng là kinh luật đều tiêu hoại hết! chỉ

còn một cuốn kinh A-Di-Đà lưu lại một trăm năm mà độ đời, rồi cũng tiêu

diệt, chỉ còn có bốn chữ A-DI-ĐÀ PHẬT mà thôi. Cho nên Phật nói rằng:

Thời kỳ đó, ai có lòng tưởng niệm thì có Phật độ, ai không tưởng niệm thì

đọa lạc vào đường Địa ngục mà chịu khổ! Nên ta chỉ khuyên người niệm

một câu Nam-mô A-Di-Đà Phật đó thôi.

..........ooOoo..........

50

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

51

TỊNH ĐỘ VÔ VI Lê Văn Dương, Nguyễn Kim Muôn

Cuốn sách “Tịnh Độ Vô Vi” có được là nhờ công sức của đệ Thiếu Long

(Sài Gòn) đã bỏ công copy, rồi được Viễn Ngân và Viễn Nghi ra công đánh

máy và dò lại trên máy vi tính để có thể đưa lên mạng phân phát cho mọi

người cùng đọc và tìm hiểu.

Vì đánh máy lại nên e rằng không tránh khỏi được những lỗi lầm. Xin

quí vị độc giả niệm tình tha thứ và đồng thời chỉ bảo những chỗ sai lầm

để chúng tôi có thể sửa chữa và bổ túc.

Xin chân thành cảm tạ,

Viễn Lưu: Mar/20/2016.

Email: [email protected]

52