toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch số 1013

20
Phát hành Thứ Năm hằng tuần bộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1013 ngày 28/02/2013 - Quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị các khu di tích Nhà Trần, Bạch Đằng và Yên Tử (Quảng Ninh) (Tr.5) - Phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013-2020 (Tr.6) - Xây dựng Đề án tổng thể đưa các chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa (Tr.3) - Phát động tuyên truyền thanh niên với văn minh lễ hội (Tr.6) troNg số NàY Bộ VHTTDL kiểm tra công tác tổ chức lễ hội tại Ninh Bình, Hà Nam Ngày 21/02, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dẫn đầu đoàn công tác của Bộ VHTTDL đã đi kiểm tra công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại Ninh Bình. Tiến hành kiểm tra công tác tổ chức và quản lý lễ hội tại khu vực Cố đô Hoa Lư và Chùa Bái Đính, đoàn công tác ghi nhận không có các hiện tượng tiêu cực như: mê tín dị đoan, xâm phạm cảnh quan môi trường, an ninh trật tự, ăn xin, chèo kéo và ép giá khách du lịch… Hoạt động của bến bãi đỗ xe và các hàng quán đã đi vào nề nếp... (Xem tiếp trang 4) Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thăm, làm việc tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội Sáng ngày 19/02, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã tới thăm và làm việc tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội. Đây là Trung tâm Huấn luyện thể thao lớn nhất nước, thường đóng góp từ 70-80% huy chương của đoàn thể thao Việt Nam trên đấu trường quốc tế. (Xem tiếp trang 3) Ngày 20/2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm, chúc Tết đồng bào dân tộc tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Cùng dự có Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn; đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương; đại diện 19 dân tộc đến từ 9 tỉnh, thành phố: Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Đắc Lắc và Ninh Thuận. (Xem tiếp trang 2) Ảnh: MINH ƯỚC Chủ tịch nước chúc tết đồng bào các dân tộc tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam Chủ tịch nước trồng cây lưu niệm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Upload: longvanhien

Post on 20-Jun-2015

330 views

Category:

News & Politics


4 download

DESCRIPTION

Tuần tin của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đăng trên vanhien.vn (Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam)

TRANSCRIPT

Phát hành Thứ Năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1013 ngày 28/02/2013

- Quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị các khu di tíchNhà Trần, Bạch Đằng và Yên Tử (Quảng Ninh)

(Tr.5)- Phê duyệt Chương trìnhHành động quốc gia về Du lịchgiai đoạn 2013-2020

(Tr.6)- Xây dựng Đề án tổng thể đưacác chương trình, hoạt độngvăn hóa, nghệ thuật phục vụvùng sâu, vùng xa

(Tr.3)- Phát động tuyên truyềnthanh niên với văn minh lễ hội

(Tr.6)

troNg số Này

Bộ VHTTDL kiểm tracông tác tổ chức lễ hộitại Ninh Bình, Hà Nam

Ngày 21/02, Bộ trưởng HoàngTuấn Anh dẫn đầu đoàn công tác củaBộ VHTTDL đã đi kiểm tra công tácquản lý, tổ chức lễ hội tại Ninh Bình.Tiến hành kiểm tra công tác tổ chứcvà quản lý lễ hội tại khu vực Cố đôHoa Lư và Chùa Bái Đính, đoàn côngtác ghi nhận không có các hiện tượngtiêu cực như: mê tín dị đoan, xâmphạm cảnh quan môi trường, an ninhtrật tự, ăn xin, chèo kéo và ép giákhách du lịch… Hoạt động của bếnbãi đỗ xe và các hàng quán đã đi vàonề nếp...

(Xem tiếp trang 4)

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thăm, làm việc tạiTrung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia Hà Nội

Sáng ngày 19/02, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và Thứ trưởng Lê KhánhHải đã tới thăm và làm việc tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc giaHà Nội. Đây là Trung tâm Huấn luyện thể thao lớn nhất nước, thườngđóng góp từ 70-80% huy chương của đoàn thể thao Việt Nam trên đấutrường quốc tế.

(Xem tiếp trang 3)

Ngày 20/2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm, chúc Tết đồng bào dântộc tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).Cùng dự có Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn; đại diện lãnhđạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương; đại diện 19 dân tộc đến từ 9 tỉnh, thànhphố: Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, ThanhHóa, Đắc Lắc và Ninh Thuận.

(Xem tiếp trang 2)

Ảnh:

MIN

H Ư

ỚC

Chủ tịch nước chúc tết đồng bàocác dân tộc tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam

Chủ tịch nước trồng cây lưu niệm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

quản lý nhà nước

2 số 1013 l 28.02.2013

Trò chuyện với đồng bào các dântộc tham dự Ngày hội tại Làng Vănhóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, Chủtịch nước Trương Tấn Sang đánh giácao các chương trình giao lưu văn hóađược tổ chức tại Làng Văn hóa-Du lịchcác dân tộc Việt Nam - nơi hội tụ củacác dân tộc anh em trong cả nước. Chủtịch nước cho rằng, những cuộc giaolưu văn hóa trực tiếp cần được tổ chứcnhiều hơn nữa để tăng cường sự gắn bógiữa các dân tộc, làm cho tình cảm giữacác dân tộc thêm khăng khít bền chặt,góp phần tăng cường khối đại đoàn kếtdân tộc. Chủ tịch nước yêu cầu BanQuản lý Làng Văn hóa- Du lịch các dântộc Việt Nam cần tiếp tục duy trì vàphát huy, quảng bá thật tốt những kếtquả đã đạt được. Quy tụ một cách tựnhiên, sự hiểu biết của người dân vềcác dân tộc ngày càng chính xác hơn làcách đánh giá sát thực sự đoàn kết củacác dân tộc ngày càng bền chặt.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước đã trao

quà cho các cộng đồng dân tộc. Tiếpđó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đãđến thăm quần thể Tháp Chăm mớiđược khánh thành, quần thể Chùa Khơme cũng như trồng cây lưu niệm tạikhu quần thể Tháp Chăm.

Sau khi thăm các khu làng tại Khucác Làng dân tộc, Chủ tịch nước đã dựLễ Hạ Nêu tại Quảng trường TâyNguyên. Tại Lễ Hạ Nêu, Thứ trưởngHồ Anh Tuấn, Trưởng Ban Quản lýLàng Văn hóa- Du lịch các dân tộc ViệtNam nhấn mạnh: Việc thực hành nghilễ dựng cây Nêu và hạ Nêu theo nghithức truyền thống tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam khôngnhững góp phần phục dựng, bảo tồn,phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹpmà còn mang ý nghĩa về tình đoàn kết,gắn bó keo sơn giữa các dân tộc trongđại gia đình dân tộc Việt Nam, cùngchung tay loại trừ cái xấu, cái ác, khẳngđịnh chủ quyền quốc gia, niềm tự hàocủa dân tộc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sangkhẳng định: Các sinh hoạt văn hóatrong những ngày Tết cổ truyền khôngchỉ làm phong phú thêm đời sống tinhthần mà còn góp phần củng cố, tăngcường đoàn kết, lòng tự hào dân tôc,tiếp thêm sức mạnh để dân tộc ta bướcvào những mùa xuân mới, đi đếnnhững chân trời mới. Lễ hạ cây Nêusau Tết báo hiệu thời điểm kết thúcnhững ngày vui Tết để bắt đầu bướcvào một năm lao động, sản xuất mới.Lễ hạ cây Nêu tại Làng Văn hóa- Dulịch các dân tộc Việt Nam- “Ngôi nhàchung” của cộng đồng 54 dân tộc ViệtNam, nghi thức truyền thống này đượctái hiện, biểu thị quyết tâm của đồngbào các dân tộc, đồng sức, đồng lòng,tranh thủ thời cơ, vận hội, vượt qua khókhăn, thách thức, tiếp tục đưa đất nướcta đi lên, khẳng định vị thế của ViệtNam, của Văn hóa Việt Nam.

tHtt

Chủ tịch nước chúc Tết…

Tối ngày 25/02, thành phố HàNội đã long trọng tổ chức Lễ đónBằng công nhận 82 bia Tiến sĩ tạiVăn Miếu - Quốc Tử Giám là Di sảnTư liệu thế giới và Bằng công nhậnDi tích quốc gia đặc biệt.

Tới dự buổi Lễ có Ủy viên BộChính trị Phạm Quang Nghị - Bí thưThành ủy TP. Hà Nội; Ủy viênTrung ương Đảng Nguyễn ThiệnNhân - Phó Thủ tướng Chính phủ;Ủy viên Trung ương Đảng HoàngTuấn Anh - Bộ trưởng BộVHTTDL; Ủy viên Trung ươngĐảng Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịchUBND TP Hà Nội; Trưởng Đại diệnVăn phòng UNESCO tại Việt Nam- TS. Katherine Muller-Marin; đạidiện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngànhTrung ương và Hà Nội cùng đôngđảo quan khách quốc tế, công chúng

Thủ đô đã tới dự.Văn Miếu - Quốc Tử Giám được

xây dựng vào thời Nhà Lý, thế kỷthứ XI. Với chức năng là nơi thờKhổng Tử, được xem là trường Đạihọc đầu tiên của Việt Nam. Trải quabề dày lịch sử 1000 năm, nơi đây đãđào tạo hàng ngàn các bậc đại khoa,hiền tài cho đất nước. Không chỉ làtrung tâm giáo dục lớn nhấn nước tathời phong kiến, đây cũng đồng thờilà nơi hun đúc những truyền thốngvăn hóa giáo dục quý báu, trong đócó truyền thống hiếu học, tôn sưtrọng đạo, trọng hiền tài của dântộc. Tại nơi này, hệ thống 82 biaTiến sĩ - một phần giá trị cốt lõi củadi tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám -Nơi lưu danh những người đỗ đạttrong các khoa thi tuyển Tiến sĩ kéodài suốt 300 năm thời Lê Sơn đến

cuối thời Lê Trịnh. Với giá trị văn hóa và lịch sử đặc

biệt, vào đầu tháng 3/2010, 82 tấmbia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc TửGiám đã được tổ chức UNESCOcông nhận là Di sản tư liệu thế giớikhu vực Châu Á - Thái BìnhDương. Đến ngày 27/7/2011, 82 biaTiến sĩ lại được công nhận là Di sảntư liệu thế giới.

Quần thể di tích Văn Miếu -Quốc Tử Giám, trong đó có 82 tấmbia đá Tiến sĩ triều Lê - Mạc ngàycàng khẳng định vị trí và tầm quantrọng đặc biệt. Ngày 10/5/2012,Khu di tích quan trọng này đã đượcChính phủ công nhận là Di tíchquốc gia đặc biệt.

Thay mặt Chính phủ, BộVHTTDL, Tổ chức UNESCO,...

(Xem tiếp trang 11)

Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón Bằng di tích quốc gia đặc biệt

(Tiếp theo trang 1)

quản lý nhà nước

3số 1013 l 28.02.2013

Thăm và làm việc tại Trung tâm,Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh hài lòngvề môi trường xanh - sạch - đẹp tạiTrung tâm và nhắc nhở Trung tâmphải giữ gìn cảnh quan, tiếp tục xâydựng môi trường sống lành mạnh chocác HLV, VĐV. Đến thăm các độituyển, Bộ trưởng căn dặn các HLV,VĐV phải giữ gìn sức khỏe, xây dựngkế hoạch tập huấn và thi đấu hiệu quả,khoa học để đạt thành tích cao tại đấutrường quốc tế. Bộ trưởng cũng mongmuốn Trung tâm thật sự là “nhà” củacác HLV, VĐV để họ yên tâm tậpluyện và thi đấu.

Thăm đội tuyển Cử tạ, Bộ trưởngân cần hỏi han các VĐV, thi đấu ởhạng cân nào, chế độ tập huấn ra sao,Bộ trưởng cũng mong muốn cácVĐV có ý thức tổ chức, kỷ luật tốt,biết học hỏi nâng cao trình độ để làmrạng danh thể thao Việt Nam trêntrường quốc tế. Thăm đội tuyển Thểdục dụng cụ, Bộ trưởng đặc biệt biểudương thành tích của đội tuyển đã cónhiều đóng góp cho thể thao VN tạikỳ SEA Games trước và nhất là việccó tới 3 VĐV đoạt vé tới Olympicvừa qua. Bộ trưởng khen ngợi 2 VĐVPhan Thị Hà Thanh (nữ) và NguyễnHà Thanh (nam) đã thi đấu ấn tượng,đoạt HCV Cúp thế giới TDDC. Bộ

trưởng mong muốn rằng từ tấmgương của 2 VĐV này, BHL cũngnhư các VĐV khác sẽ rút ra đượcnhững bài học kinh nghiệm cần thiếtđể tiếp tục gặt hái thành công trên đấutrường quốc tế.

Gặp các xạ thủ bắn súng, Bộtrưởng ân cần căn dặn bắn súng VNđã xuất sắc rồi thì phải xuất sắc hơnnữa trên các đấu trường quốc tế. Bộtrưởng nhận định so với trường bắnhiện đại của các nước, trường bắn củachúng ta rõ ràng lạc hậu, cũ kỹ nhưngthành tích của bắn súng VN thì đángđể tự hào. Bộ trưởng căn dặn toàn độiphải chăm chỉ tập luyện, phát huynhững thành tích đã đạt được để tiếptục thành công trong năm nay... Bộtrưởng cũng đi thăm các đội: Điềnkinh, Vật, Boxing nữ, Judo... và dặndò các HLV, VĐV hãy cố gắng tậpluyện, thi đấu hết mình vì màu cờ, sắcáo của Tổ quốc.

Làm việc với đội ngũ cán bộ, nhânviên thuộc Trung tâm HLTTQG HN,Bộ trưởng đã biểu dương những nỗlực, cố gắng trong năm vừa qua củamột tập thể vừa được trao tặng danhhiệu dẫn đầu phong trào thi đua củaBộ. Bộ trưởng cũng mong muốnTrung tâm không chỉ chăm sóc tốt vềsức khỏe, dinh dưỡng cho các HLV,

VĐV mà sẽ tiếp tục chăm lo về đờisống tinh thần, các hoạt động giaolưu, vui chơi, giải trí, học tập. Bộtrưởng căn dặn Trung tâm phải có kếhoạch chuẩn bị dài hơi, từ SEAGames, tổ chức tại Myanmar vào cuốinăm đến ASIAN Games Incheon2014, Olympic Rio De Janeiro 2016và xa hơn nữa là kỳ ASIAN Gameslần thứ 18 ngay trên sân nhà.

Trước kiến nghị của Trung tâm vềviệc tăng chế độ tiền ăn (hiện nay là200.000 đồng/người/ngày), tiền công(hiện là 150.000 đồng/người/ngày)cho đội ngũ HLV, VĐV trong thời kỳbão giá như hiện nay, Bộ trưởng đãgiao Vụ Kế hoạch - Tài chính và cácđơn vị có liên quan xây dựng thông tưđể Bộ có ý kiến đề xuất với Bộ Tàichính. Bộ trưởng lưu ý công tác tuyểnchọn, đào tạo phải được tiến hành saocho tập hợp được đội ngũ các VĐVưu tú nhất của TTVN. Bộ trưởngcũng chỉ đạo, Trung tâm phải đầu tưnâng cấp cơ sở vật chất, tập trung ưutiên đầu tư cho các VĐV trọng điểm,các môn trọng điểm, thực hiện tốt chủtrương xã hội hóa để có thêm nguồnthu nhằm phục vụ tốt hơn nữa cho độingũ HLV, VĐV và đời sống của cáccán bộ, công nhân viên ở đây...

t.Sâm

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh… (Tiếp theo trang 1)

Thực hiện nhiệm vụ công tác năm2013, Bộ VHTTDL giao Vụ Văn hóadân tộc là đơn vị chủ trì, phối hợpvới các đơn vị trực thuộc Bộ, SởVHTTDL các tỉnh/thành xây dựngĐề án tổng thể đưa các chương trình,hoạt động văn hóa, nghệ thuật phụcvụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hảiđảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo đó, ngày 21/02/2013, BộVHTTDL đã có Công văn số

501/BVHTTDL gửi Sở VHTTDLcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương có vùng sâu, vùng xa, biêngiới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộcthiểu số với yêu cầu các đơn vị, địaphương: Báo cáo thực trạng đờisống văn hóa cơ sở vùng sâu, vùngxa, biên giới, hải đảo, vùng đồngbào dân tộc thiểu số của địa phương;các hoạt động cụ thể của đơn vị thựchiện nội dung đưa văn hóa về cơ sở

trong năm 2012. Đồng thời, nêu rõnhững nội dung cụ thể đưa cácchương trình, hoạt động văn hóa,nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùngxa, biên giới, hải đảo, vùng đồngbào dân tộc thiểu số thiết thực đốivới địa phương, các kiến nghị, giảipháp cần thiết đưa vào nội dung Đềán để việc thực hiện Đề án khả thivà hiệu quả.

D.H

Xây dựng Đề án tổng thể đưa các chương trình, hoạt động vănhóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa

quản lý nhà nước

4 số 1013 l 28.02.2013

Ông Bùi Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủyNinh Bình đã báo cáo với đoàn về tìnhhình tổ chức và quản lý hoạt động lễ hộitrên địa bàn Tỉnh. Theo đó, các hoạtđộng lễ hội và quản lý lễ hội đầu năm2013 và Tết Quý Tỵ đã có nhiều tiến bộmang tính đột phá và đang dần đi vàonền nếp, ổn định. Tỉnh ủy, UBND tỉnhđã có sự chỉ đạo sát sao, tổ chức phâncông trách nhiệm rõ ràng giữa quản lýNhà nước, đơn vị quản lý các điểm dulịch và chính quyền địa phương, đảmbảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trườngtại khu vực lễ hội. Các hoạt động khácnhư mê tín dị đoan, hoạt động dịch vụvăn hóa trái quy định, các vi phạm di tíchđều được phát hiện và xử lý kịp thời.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giácao việc UBND tỉnh Ninh Bình đãnhanh chóng ban hành các văn bản triểnkhai công tác quản lý, tổ chức lễ hội trêntoàn tỉnh. Bộ trưởng cho rằng, công tácquản lý và tổ chức lễ hội cần phải đượccoi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tụcmà các cơ quan quản lý nhà nước phảiduy trì, chấn chỉnh tốt nhằm tôn vinh cácgiá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc,góp phần bảo vệ các giá trị văn hóa, nângcao đời sống tinh thần của nhân dân,thúc đẩy phát triển các ngành du lịch vàdịch vụ.

Đặc biệt công tác tổ chức quản lý lễhội của tỉnh Ninh Bình năm nay đãchuyển biến mạnh mẽ, cơ bản hoàn thiện

được 80-90%, không còn hiện tượngchèo kéo, đeo bám khách du lịch đặc biệtlà hiện tượng ăn xin, trộm cắp tại khuvực lễ hội không xảy ra trong thời gianqua. Tuy nhiên, vẫn còn một số hiệntượng gây phản cảm ở khu vực Chùa BáiĐính như như nhét tiền vào tay tượng,các hộ dân xung quanh Chùa Bái Đínhbắc thang cho du khách leo trèo quatường để ra vào khu vực Chùa...

Bộ trưởng nhấn mạnh, các phươngtiện thông tin đại chúng cũng cần nhậpcuộc để phê phán những hiện tượng trêntrên tinh thần huy động toàn dân chungtay với nhà nước tham gia vào công tácnâng cao văn hóa lễ hội.

Trước đó, Bộ trưởng Hoàng TuấnAnh cùng đoàn đã kiểm công tác quảnlý và tổ chức lễ hội tại đền Trần Thương(Hà Nam). Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhcũng đi kiểm tra tiến độ thi công Nhà thiđấu đa năng và khu du lịch Tam Chúc-Ba Sao. Đây là công trình trọng điểmcủa tỉnh góp phần phục vụ tốt Đại hộiThể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIInăm 2014, các giải thi đấu trong nước vàquốc tế. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhđánh giá cao sự quan tâm của UBNDtỉnh Hà Nam đối với sự nghiệp phát triểnthể dục thể thao của tỉnh, đồng thời nhấnmạnh công trình được hoàn thành sẽ gópphần thực hiện Đề án nâng cao tầm vócvà thể lực người Việt Nam, đặc biệt đâysẽ là một trong những địa điểm phục vụ

cho Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD)2019 được tổ chức tại Việt Nam. Bộtrưởng đề nghị khi công trình đưa vào sửdụng, Tỉnh cần khai thác thường xuyênđể giúp người dân hưởng thụ nhữngthành quả của công trình.

Tại khu di tích Tam Chúc- Ba Sao(huyện Kim Bảng) đại diện BQL chobiết, hiện tại Tỉnh đã ban hành Nghịquyết về phát triển Khu du lịch đến năm2015, Quy hoạch điều chỉnh mở rộngkhu du lịch Tam Chúc- Ba Sao với diệntích trên 5100ha, các cơ chế thu hút, cơchế quản lý đối với Khu du lịch TamChúc- Ba Sao đã được chỉ đạo xây dựng.Đặc biệt trong Chiến lược, Quy hoạchtổng thể phát triển du lịch Việt Nam đếnnăm 2020, tầm nhìn 2030, đã đưa Khudu lịch Tam Chúc- Ba Sao vào danh mụccác khu du lịch trọng điểm cấp Quốc gia.

Đánh giá cao nỗ lực của UBND HàNam nói chung và doanh nghiệp xâydựng Xuân Trường nói riêng trong việcquy hoạch và đưa vào khai thác khu dulịch Tam Chúc- Ba Sao thành khu du lịchtâm linh, kết nối giữa khu du lịch ChùaBái Đính (Ninh Bình) với Chùa Hương(Hà Nội), Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anhđề nghị, tỉnh Hà Nam cũng như BQLcần quy hoạch cho tốt khu du lịch TamChúc- Ba Sao, trong đó trú trọng đếncông tác bảo tồn, tránh xâm phạm đếncảnh quan khu du lịch.

H.Hà

Bộ VHTTDL kiểm tra công tác tổ chức lễ hội… (Tiếp theo trang 1)

Bộ VHTTDL vừa ký các Quyếtđịnh xếp hạng di tích quốc gia đối với:Di tích lịch sử Địa điểm chứng tíchchiến tranh hóa học của đế quốc Mỹ tạisân bay A So xã Đông Sơn, huyện ALưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế; di tích lịchsử Địa điểm chuyển quân, Trạm quâny tiền phương và nơi cất giấu vũ khíthuộc lộ vòng cung Cần Thơ trongKháng chiến chống Mỹ xã Mỹ Khánh,

huyện Phong Điền, thành phố CầnThơ; di tích kiến trúc nghệ thuật ĐìnhBạch Liên tại xã Liên Phương, huyệnThường Tín, thành phố Hà Nội; di tíchkhảo cổ Phôi Phối - Bãi Cọi tại xãXuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh HàTĩnh; di tích kiến trúc nghệ thuật ĐìnhPhần xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo,thành phố Hải Phòng; di tích kiến trúcnghệ thuật Đình Sen Hồ tại thị trấn

Nềnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang;di tích khảo cổ Nậm Tun tại xã MườngSo, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu;di tích lịch sử mộ và nhà thờ DoãnKhuê xã Song Lãng, huyện Vũ Thư,tỉnh Thái Bình; di tích kiến trúc nghệthuật Đình Sơn Đông tại xã QuỳnhGiao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh TháiBình; di tích kiến trúc nghệ thuật MiếuTô Đàm xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ,

Xếp hạng các di tích quốc gia

quản lý nhà nước

5số 1013 l 28.02.2013

Phó Thủ tướng Chính phủ NguyễnThiện Nhân vừa ký các Quyết định phêduyệt Đề án mở rộng và phát triển Khudi tích (KDT) lịch sử và danh thắng YênTử, Quy hoạch tổng thể bảo tồn và pháthuy giá trị KDT lịch sử Chiến thắngBạch Đằng, và Nhà Trần ở Đông Triều,tỉnh Quảng Ninh.

Theo đó, Đề án mở rộng và phát triểnKDT lịch sử và danh thắng Yên Tửnhằm mục tiêu xây dựng Yên Tử thànhmột trung tâm Phật giáo - Thiền pháiTrúc Lâm Việt Nam; là trung tâm du lịchvăn hoá, lịch sử cấp quốc gia, là điểm dulịch quan trọng trên tuyến Hà Nội - HạLong. Tổng diện tích tự nhiên KDT là9.252ha gồm vùng bảo vệ đặc biệt vàvùng bảo vệ cảnh quan (vùng đệm).Trong đó, vùng bảo vệ đặc biệt gồm khuvực bảo vệ I có diện tích 213,5ha (gồmcác điểm di tích chính dọc trục Bắc Namnhư Chùa Giải Oan, Hòn Ngọc, vườnTháp, khu tháp Tổ, Chùa Hoa Yên, ChùaVân Tiêu, Chùa Bảo Sái, am ThiềnĐịnh, Chùa Một Mái, khu mộ tháp, amLò Rèn, tượng An Kỳ Sinh, bia Phật,Chùa Đồng, đường hành hương; cácđiểm phế tích trên tuyến Đông Tây nhưam Diêm, am Dược, am Hoa, am NgoạVân; các điểm thắng cảnh gắn với di tíchnhư: Thác Ngự Dội, thác Vàng, thácBạc, cổng trời, đường Tùng, rừng trúc,đỉnh núi Yên Tử; các di tích từ Dốc Đỏvào bến xe Giải Oan như: Chùa Trình,Chùa Suối Tắm, Chùa Cầm Thực, ChùaLân (Thiền viện Trúc Lâm)... Khu vựcbảo vệ II diện tích 708ha (gồm các tuyếnđường hành hương nối vào các điểm ditích, vùng rừng tự nhiên xung quanh ditích). Vùng bảo vệ riêng biệt 1.825,5ha

gồm vùng cảnh quan xung quanh cácđiểm di tích, các khu vực ven tuyếnđường từ Dốc Đỏ đến bến xe Giải Oan,thôn Năm Mẫu, khe Sú. Vùng đệm(6.548ha) bao gồm toàn bộ khu rừngquốc gia Yên Tử bao quanh các điểm ditích (còn lại) và các khu vực cảnh quancó liên quan.

Quy mô quy hoạch tổng thể KDTChiến thắng Bạch Đằng là 380ha, baogồm 11 điểm di tích đình, đền, miếu, bãicọc… và khu vực bảo vệ, dịch vụ dulịch, phát huy giá trị di tích bao quanh.Trong đó, khu vực bảo vệ I là 79,74ha,với di tích cần bảo tồn giá trị nguyên gốc,tu bổ phần công trình bị hư hỏng, phụchồi trên cơ sở đầy đủ cứ liệu khoa học;cần mở rộng khu vực bảo vệ I với các dichỉ khảo cổ học hiện nay, tiến hànhkhoanh vùng, cắm mốc giới để bảo tồntại chỗ một cách hiệu quả nhất; đồng thờitrưng bày nhằm phục vụ nghiên cứukhoa học và giới thiệu cho khách thamquan. Khu vực II (114,78ha) là khu vựcbảo vệ cảnh quan di tích, có thể xâydựng một số công trình tín ngưỡng tôngiáo nhỏ, không lấn át cảnh quan vàphục vụ cho phát huy giá trị di tích; cáckhu vực có dấu hiệu khảo cổ cần đượcbảo vệ nguyên trạng, nghiêm cấmchuyển đổi mục đích sang đất xây dựngđể không làm xáo trộn tầng văn hoá,phục vụ việc khai quật khảo cổ, làm rõvị trí, quy mô của trận địa Bạch Đằnglịch sử. Khu vực phục vụ du lịch, hỗ trợphát huy giá trị di tích 167,75ha gồm khucông viên khảo cổ, công trình công cộng,khu văn hoá lễ hội, cây xanh… Thờigian thực hiện quy hoạch từ 2012-2025.

Đối với Quy hoạch tổng thể bảo tồn

và phát huy giá trị KDT lịch sử Nhà Trầnở Đông Triều, phạm vi nghiên cứu quyhoạch là 11.095 ha, bao gồm địa bàn cácxã An Sinh, Tràng An, Thủy An và BìnhKhê, huyện Đông Triều, tỉnh QuảngNinh. Quy mô quy hoạch tổng thể là2.206 ha, bao gồm 14 cụm di tích NhàTrần và khu vực bảo vệ, dịch vụ du lịch,phát huy giá trị di tích bao quanh. Trongđó, gồm 3 khu vực: Khu vực Bảo vệ I(102,27ha); Khu vực bảo vệ II(189,07ha) và Khu vực phục vụ du lịch,hỗ trợ phát huy giá trị di tích(1.914,66ha).

Với khu vực bảo vệ I, không xâydựng các công trình kiến trúc mới. Ngoàiviệc tu bổ các công trình di tích đã bịxuống cấp, chỉ xây dựng bia biển chỉdẫn, giới thiệu di tích. Các hạng mục nàykhông được làm ảnh hưởng đến yếu tốgốc của di tích, đảm bảo mỹ quan vàđược bố trí hợp lý; đối với các hạng mụccông trình trong di tích đã bị phá hủyhoàn toàn nhưng có giá trị về mặt lịch sử- văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo và có đầyđủ tư liệu khoa học thì có thể được phụchồi hoặc tiến hành bảo tồn khảo cổ (nếucòn nền móng), kết hợp trồng cây xanhtạo hình nền để thấy được vị trí, quy môcông trình, cũng như quy mô tổng thể;có thể phỏng dựng kiến trúc mang dấuấn thời Trần để phục vụ hoạt động tínngưỡng tôn giáo và du lịch ở di tích.

Tại khu vực bảo vệ II sẽ xây dựngcác công trình phục vụ việc phát huy giátrị của di tích với hình thức kiến trúc vàvật liệu xây dựng phù hợp, hài hòa vớidi tích; còn khu vực dịch vụ du lịch hỗtrợ phát huy giá trị di tích sẽ là khu vựctạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến

Quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị các khu di tích Nhà Trần,Bạch Đằng và Yên Tử (Quảng Ninh)

tỉnh Thái Bình; di tích kiến trúc nghệthuật Đình Đông Dương Thanh xãThụy Dương, huyện Thái Thụy, tỉnhThái Bình; di tích lịch sử mộ và nhà thờBùi Sĩ Tiêm tại xã Đông Kinh, huyện

Đông Hưng, tỉnh Thái Bình; di tíchkiến trúc nghệ thuật Đình - Chùa ĐôngVũ thuộc xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân,tỉnh Hà Nam; di tích kiến trúc nghệthuật Đình - Chùa Phúc Hải thuộc xã

Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh HàNam; di tích kiến trúc nghệ thuật ĐìnhĐông Ngoại thuộc xã Châu Giang,huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

N.H

quản lý nhà nước

6 số 1013 l 28.02.2013

Ngày 18/02/2013, Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định số 321/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Hành độngquốc gia về Du lịch giai đoạn 2013-2020. Theo đó, đến năm 2015, ViệtNam đặt mục tiêu thu hút 7-7,5 triệulượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 36-37 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từkhách du lịch đạt 10-11 tỷ USD; đếnnăm 2020 số khách quốc tế tăng lên 10-10,5 triệu lượt, phục vụ 47-48 triệu lượtkhách nội địa và tổng thu từ khách dulịch tăng lên 18-19 tỷ USD. Chươngtrình đặt mục tiêu đến năm 2015 nângcao chất lượng sản phẩm du lịch cho30% sản phẩm du lịch của các khu,điểm du lịch trên toàn quốc; năm 2020nâng cấp được khoảng 70% sản phẩmdu lịch của các khu, điểm du lịch trêntoàn quốc.

Theo Chương trình, Chính phủ sẽ hỗtrợ phát triển sản phẩm du lịch, trong đóhỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch phùhợp thị trường mục tiêu của du lịch ViệtNam trên cơ sở khai thác thế mạnh vềtài nguyên du lịch, khai thác đặc trưngdu lịch của 7 vùng du lịch Việt Nam.Trong đó, gắn việc xây dựng sản phẩmdu lịch với việc bán sản phẩm du lịchcủa các công ty lữ hành. Chuyển giaomô hình khai thác, quản lý và kiểm soátchất lượng cho địa phương. Ưu tiên pháttriển các sản phẩm du lịch Việt Nam cónhiều lợi thế như du lịch biển đảo, dulịch văn hóa, du lịch sinh thái, các sảnphẩm du lịch chuyên đề phục vụ cácNăm Du lịch quốc gia. Đồng thời,Chính phủ cũng sẽ hỗ trợ lập đề án khaithác hợp lý tài nguyên du lịch, phát triểnmột số khu, điểm du lịch quốc gia theo

định hướng phát triển bền vững; xâydựng và vận hành các Chương trìnhquản lý chất lượng dịch vụ áp dụngtrong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, lữhành, hướng dẫn, vận chuyển khách dulịch và dịch vụ du lịch khác...

Chương trình đặt nhiệm vụ xâydựng và phát triển hệ thống thương hiệudu lịch quốc gia; hỗ trợ các vùng, địaphương, doanh nghiệp xây dựng và pháttriển thương hiệu du lịch địa phương,thương hiệu du lịch của doanh nghiệp.Tổ chức các cuộc thi bình chọn danhhiệu trong ngành du lịch nhằm nâng caochất lượng dịch vụ, khẳng định thươnghiệu du lịch Việt Nam như: Tổ chức bìnhxét các doanh nhân tiêu biểu trong lĩnhvực du lịch, các danh hiệu hàng đầutrong lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vậnchuyển, các khu, điểm dừng nghỉ, cáctrung tâm mua sắm phục vụ khách dulịch; tăng cường giới thiệu quảng bá vềViệt Nam và vận động bạn bè nướcngoài đi du lịch Việt Nam. N.H

Phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013-2020

Ngày 21/02, tại Hà Nội, Đoàn TNCSHồ Chí Minh Bộ VHTTDL đã tổ chứcLễ phát động tuyên truyền Thanh niênvới văn minh lễ hội hưởng ứng Năm Dulịch quốc gia 2013. Thứ trưởng LêKhánh Hải đã tới dự và phát động tuyêntruyền.

Bí thư Đoàn Thanh niên BộVHTTDL Trịnh Ngọc Chung trong bàiphát biểu của mình đã nhấn mạnh, Lễ hội- cây cầu nối quá khứ với hiện tại, baođời nay đã trở thành một bộ phận khôngthể thiếu trong đời sống văn hóa cộngđồng. Tuy nhiên thời gian qua, từ thựctrạng của hoạt động lễ hội, dường như ýnghĩa thiêng liêng đó đã ít nhiều suy giảmtrước sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa,thương mại hóa và các hiện tượng tiêucực khác. Bên cạnh những quan niệm,ứng xử lệch lạc có nguồn gốc từ việc hiểusai, hiểu chưa đúng về ý nghĩa lễ hội lànhững biểu hiện phi văn hóa như chenlấn, xô đẩy, khấn hộ, đốt vàng mã tràn

lan, các tệ nạn “ăn theo” như cờ bạc, trộmcắp, xả rác bừa bãi... Từ thực trạng trên,Đoàn Bộ VHTTDL ý thức được cần thiếtcó sự điều chỉnh hành vi và ứng xử cóvăn hóa khi tham gia lễ hội. Theo đó,Đoàn Bộ đã tham mưu, đề xuất với Đảngủy, lãnh đạo Bộ để Đoàn Bộ tổ chức cáchoạt động tuyên truyền thanh niên vớivăn minh lễ hội, tuyên truyền giáo dụccộng đồng lâu dài trên diện rộng với mụctiêu làm thay đổi nhận thức và hành vicủa người tham gia lễ hội.

Kế hoạch tuyên truyền về văn minhlễ hội sẽ được triển khai trên những nộidung chính: In tờ gấp và các ấn phẩmtuyên truyền về văn minh lễ hội; triểnkhai kế hoạch tuyên truyền về văn minhlễ hội tới các cơ sở đoàn trực thuộc; phốihợp với các Tỉnh, Thành đoàn và SởVHTTDL các tỉnh/thành có những lễ hộilớn tổ chức các hoạt động tuyên truyềnnhư phát tờ rơi, tổ chức các điểm hướngdẫn tuyên truyền tại lễ hội; tổ chức các

đội tình nguyện viên trực tiếp về các địađiểm lễ hội tổ chức các hoạt động tuyêntruyền.

Đối với các tổ chức đoàn trực thuộc,tiến hành triển khai kế hoạch tuyêntruyền của Đoàn Bộ tới đoàn viên, thanhniên; tổ chức phát động, cam kết thi đuathực hiện ứng xử văn minh khi tham gialễ hội đối với đoàn viên, thanh niên củađơn vị; tổ chức các hoạt động tham quandã ngoại cho thanh niên gắn với tuyêntruyền về văn minh lễ hội. Đối với mỗiđoàn viên, thanh niên cần nói không vớiviệc đốt vàng, mã, bỏ tiền không đúngquy định dưới mọi hình thức khi thamgia lễ hội; không tham gia vào các hoạtđộng mê tín dị đoan, các hình thức cờbạc; không sử dụng những sản phẩmcấm và những hàng quán bày bán hàngcấm, phản cảm; không xả rác bừa bãi vàcó ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường;tuyên truyền vận động người thân, bạnbè và mọi người thực hiện ứng xử văn

Phát động tuyên truyền thanh niên với văn minh lễ hội

quản lý nhà nước

7số 1013 l 28.02.2013

* Ngày 21/02/2013, Bộ VHTTDLcó Quyết định số 720/QĐ-BVHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểudiễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệsĩ Sân khấu Việt Nam, Sở VHTTDLthành phố Hồ Chí Minh và các cơquan đơn vị có liên quan tổ chứcCuộc thi Tài năng trẻ đạo diễn sânkhấu – 2013 tại thành phố Hồ ChíMinh vào cuối tháng 4 năm 2013.

* Tại Quyết định số 734/QĐ-BVHTTDL ngày 22/02/2013, BộVHTTDL giao Cục Văn hóa cơ sở tổchức Hội nghị giao ban thiết chế văn

hóa cơ sở toàn quốc năm 2013. Thờigian: Qúy III năm 2013; Hội nghị tổchức tại 2 khu vực: Khu vực phía Bắcvà khu vực phía Nam.

* Bộ VHTTDL có Quyết định số735/QĐ-BVHTTDL ngày 22/02/2013giao Cục Văn hóa cơ sở chủ trì, phốihợp với các cơ quan liên quan soạnthảo Thông tư quy định mẫu về tổchức, hoạt động và tiêu chí của Cung,Nhà văn hóa lao động.

* Ngày 22/02/2013, Bộ VHTTDLcó Quyết định số 737/QĐ-BVHTTDL thành lập Ban Tổ chức

Hội thảo quốc tế nghề dệt truyềnthống ASEAN lần thứ 4 tổ chức tạiBảo tàng Văn hóa các dân tộc ViệtNam, thành phố Thái Nguyên trongthời gian từ 15 đến 18 tháng 3 năm2013 gồm: Cục trưởng Cục Hợp tácquốc tế Nguyễn Văn Tình: Trưởngban; Giám đốc Bảo tàng Văn hóa cácdân tộc Việt Nam Nguyễn Thị Ngân:Phó Trưởng ban thường trực; Giámđốc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnhThái Nguyên Phan Hữu Minh: PhóTrưởng ban; và 25 Ủy viên.

tHtt

VăN BảN Mới

minh khi tham gia lễ hội; mỗi đoàn viên,thanh niên Bộ VHTTDL là một tuyêntruyền viên về văn minh lễ hội bằngnhững hình thức, hoạt động, việc làm cụthể khi tham gia lễ hội.

Tại Lễ phát động tuyên truyền thanhniên với văn minh lễ hội, Thứ trưởng LêKhánh Hải đã biểu dương và khen ngợi

những thành tích xuất sắc của Đoàn Bộđạt được trong năm qua. Thứ trưởng đềnghị Đoàn Thanh niên Bộ cần nhận thứcsâu sắc hơn nữa vị trí, vai trò và sứ mệnhcủa mình, nâng cao ý thức trách nhiệm,không ngừng nỗ lực, phấn đấu học tập,tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ trithức, đạo đức cách mạng, đặc biệt coi

trọng và làm tốt hơn nữa công tác giáodục chính trị, tư tưởng đối với đoàn viênthanh niên, góp phần đào tạo thanh niênBộ VHTTDL trở thành những chiến sỹtiên phong trên mặt trận tư tưởng vănhóa, góp phần xây dựng và phát triển nềnvăn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bảnsắc dân tộc. m.H

* Tại Tờ trình số 43/TTr-BVHTTDLngày 21/02/2013, Bộ VHTTDL đề nghịChính phủ phê duyệt Hiệp định giữaChính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủnghĩa Việt Nam và Chính phủ nướcCộng hòa Italia về hợp tác trong lĩnh vựdu lịch. Hiệp định được ký sẽ là cơ sởpháp lý để Việt Nam và Italia tăng cườnghợp tác trong lĩnh vực du lịch, góp phầnnâng cao quan hệ hợp tác song phương.

Hiệp định này có tên đầy đủ “Hiệpđịnh hợp tác du lịch giữa Chính phủnước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa ViệtNam và Chính phủ nước Cộng hòaItalia” gồm 09 điều. Trong đó tăngcường giao lưu, hợp tác du lịch giữa haiquốc gia, khuyến khích và tạo điều kiệncho công dân nước mình và nước thứ bađi du lịch tới Việt Nam và Italia, hỗ trợcác công ty du lịch hoạt động kinhdoanh, tăng cường hợp tác trong lĩnh vựcxúc tiến quảng bá du lịch, trao đổi thông

tin, kinh nghiệm liên quan đến tổ chức,quản lý và hoạt động kinh doanh du lịch,tăng cường hợp tác đào tạo phát triểnnguồn nhân lực du lịch.

Việc thực hiện nội dung của Hiệpđịnh thể hiện sự quan tâm của Chính phủhai nước đối với những đề xuất, sángkiến nhằm thúc đẩy hơn nữa kết quả hợptác trên lĩnh vực du lịch, góp phần tăngcường giao lưu, trao đổi, tình hữu nghịvà hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia,hai dân tộc. Hiệp định có giá trị trong 5năm và sẽ được mặc nhiên ra hạn trong5 năm tiếp theo.

* Ngày 22/02/2013, Bộ VHTTDL cóTờ trình số 44/TTr-BVHTTDL với đềnghị Chính phủ cho phép ký kết Hiệpđịnh giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xãhội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủnước Cộng hòa Hungary về hợp tác vănhóa và ủy quyền Bộ trưởng BộVHTTDL Hoàng Tuấn Anh thực hiện

việc ký kết với Bộ trưởng Bộ Nguồnnhân lực Hungary, Balog Zolta vào ngày05 tháng 3 năm 2013. Đề nghị đưa ranhân dịp chuyến thăm chính thức ViệtNam của đoàn Bộ trưởng Nguồn nhânlực nước Cộng hòa Hungary, dự kiến từ04-06/3/2013 và đề xuất của Đại sứ quánHungary tại Việt Nam.

Hiệp định có tên gọi đầy đủ “Hiệpđịnh giữa Chính phủ nước Cộng hòaXã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chínhphủ nước Cộng hòa Hungary về hợptác văn hóa”, gồm 12 điều. Trong đó,khuyến khích hợp tác về văn hóa, nghệthuật, trao đổi giữa Việt Nam vàHungary trên các lĩnh vực nghệ thuậtbiểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, văn học,di sản văn hóa, trao đổi ấn phẩm, tàiliệu về hoạt động văn hóa. Hiệp địnhcó hiệu lực 05 năm và được tự động rahạn trong 5 năm tiếp theo.

N.H

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn hóa và du lịch

8 số 1013 l 28.02.2013

Sự kiện vấn đề

Tối 23/02, tại Đền thờ vua MaiHắc Đế, huyện Nam Đàn, UBND tỉnhNghệ An tổ chức Lễ kỷ niệm 1.300năm Khởi nghĩa Hoan Châu và Lễ hộivua Mai năm 2013. Chủ tịch Quốchội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịchQuốc hội Uông Chu Lưu đã tham dựbuổi Lễ.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳngđịnh: Hội Đền Vua Mai hàng năm làhoạt động mang đậm ý nghĩa truyềnthống cao đẹp của đạo lý “uống nước,nhớ nguồn”, vừa là bài học giáo dụcsinh động lòng yêu quê hương đấtnước và thiết thực đáp ứng nhu cầuđời sống văn hóa tinh thần của cáctầng lớp nhân dân. Đây là sự kiệntrọng đại trong lịch sử quật cườngchống ngoại xâm của dân tộc dongười anh hùng Mai Thúc Loan khởi

xướng và lãnh đạo.Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh

Hùng tin tưởng, kế thừa và phát huytruyền thống tốt đẹp của quê hương,Đảng bộ, chính quyền và nhân dânNghệ An sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu,xây dựng khối đại đoàn kết trong toànĐảng, toàn dân và toàn quân, tạo nênsức mạnh to lớn trong xây dựng, pháttriển quê hương, sớm đưa Nghệ An trởthành một tỉnh khá như sinh thời Chủtịch Hồ Chí Minh đã căn dặn, gópphần xứng đáng cùng cả nước xâydựng đất nước ta ngày càng phát triểngiàu mạnh, nhân dân ta ngày càng cócuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.

Chương trình nghệ thuật “Ngọnlửa Vạn An” tại Lễ kỉ niệm đã táihiện vua Mai Hắc Đế không chỉ làmột vị vua tài trí, dũng cảm, yêunước mà còn là một nhà ngoại giao

uyên thâm, một Mai Thúc Loan giữađời thường, một người cha, ngườichồng tận tụy, chu đáo, giàu lòngthương người... Ngọn lửa Vạn Anchính là ngọn lửa của lòng yêu nước,của tinh thần xả thân bảo vệ Tổ quốctrước thế lực xâm lăng mà các thế hệcon, cháu luôn chăm chút nuôi dưỡngđể mãi rực sáng.

Nhân dịp này, tỉnh Nghệ An, HộiLịch sử Việt Nam và huyện Nam Đàntổ chức cuộc thi tìm hiểu về thân thếvà sự nghiệp của vua Mai; phát hànhcuốn sách “Mai Thúc Loan – Cuộcđời và sự nghiệp”; tổ chức hội thảoquốc gia “Khởi nghĩa Hoan Châu vàvai trò của Mai Thúc Loan trong lịchsự đấu tranh chống ngoại xâm củadân tộc” và nhiều hoạt động văn hóamang đậm bản sắc dân tộc.

N.tHaNH

Kỷ niệm 1300 năm Khởi nghĩa Hoan Châu và Lễ hội Đền Vua Mai

Sáng 23/02, tại Khu di tích HảiThượng Lãn Ông (Hương Sơn),UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Y tế phối hợptổ chức Lễ tưởng niệm 222 năm Ngàymất Đại danh y Hải Thượng Lãn ÔngLê Hữu Trác, khánh thành, bàn giaoquần thể Khu di tích Hải Thượng LãnÔng cho tỉnh Hà Tĩnh quản lý và traogiải thưởng Hải Thượng Lãn Ông lần2 cho 50 thầy thuốc tiêu biểu đại diệncho 105 thầy thuốc có nhiều đóng gópxuất sắc cho sự nghiệp kế thừa, bảo tồnvà phát triển y dược học cổ truyền.

Dự buổi Lễ có Phó Chủ tịch Quốchội Uông Chu Lưu, Bộ trưởng Bộ Y tếNguyễn Thị Kim Tiến, các Thứ trưởngBộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, NguyễnThanh Long, Thứ trưởng Bộ VHTTDLĐặng Thị Bích Liên…

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Tráclà bậc đại danh y toàn năng không chỉvề y thuật, nhân thuật, mà còn là nhà tưtưởng, nhà khoa học lớn, nhà giáo dục,

nhà văn bậc thầy. Cuộc đời và sựnghiệp của Cụ xứng đáng nêu tấmgương sáng chói cho muôn đời các thếhệ thầy thuốc Việt Nam. Từ năm 2000,Bộ Y tế đã chính thức lấy ngày Rằmtháng Giêng làm Ngày Truyền thống YDược cổ truyền Việt Nam. Đồng thời,để tôn vinh những đóng góp to lớn vàgìn giữ những giá trị vật thể và phi vậtthể của Hải Thượng Lãn Ông Lê HữuTrác, ngày 31/10/2003 Bộ trưởng Bộ Ytế quyết định phê chuẩn Dự án tu bổ,tôn tạo quần thể Khu di tích HảiThượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và giaocho Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Tráclàm chủ đầu tư.

Quần thể khu di tích Hải ThượngLãn Ông Lê Hữu Trác gồm 3 khu làkhu mộ và tượng đài của đại danh y ởxã Sơn Trung, khu Chùa Tượng Sơn ởxã Sơn Giang và Khu nhà thờ HảiThượng Lãn Ông ở xã Sơn Quang.Tượng đài Lê Hữu Trác nằm trên núi

cao, được dựng với hơn 1.600 tấn đácẩm thạch. Khu tượng đài có dòngchữ “Đức lưu quang” khắc trên tảngđá nguyên khối nặng hơn 17 tấn. Phíasau tượng đài có 3 bức phù điêu khắcghi những lời răn dạy của đại danh yvề y đức.

Nhân dịp này, Bộ Y tế trao giảithưởng Hải Thượng Lãn Ông cho 50cán bộ, y bác sỹ đại diện cho 105 cánbộ, y, bác sỹ đã kế thừa, phát triển nềnY, Dược cổ truyền dân tộc Việt Nam,trao tặng Bằng khen cho một cá nhân(Ông Nguyễn Trung Thực; nguyên Bíthư Đảng uỷ, Phó GĐ Viện Bỏng Quốcgia) đã có thành tích trong công tác xâydựng, quản lý khu di tích Hải ThượngLãn Ông Lê Hữu Trác. Chủ tịchUBND tỉnh Võ Kim Cự tặng bằngkhen cho 3 cán bộ có thành tích xuấtsắc trong việc xây dựng quần thể di tíchHải Thượng Lãn Ông.

Đ.N

Bàn giao quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sự kiện vấn đề

9số 1013 l 28.02.2013

Ngày 25/02 (16 tháng Giêng nămQuý Tỵ), tại sân Chùa Côn Sơn, tỉnhHải Dương long trọng tổ chức khai hộimùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc 2013và tưởng niệm 679 năm (1334-2013)ngày mất của Đệ tam Tổ dòng thiềnTrúc Lâm Huyền Quang Tôn giả. Đâylà sự kiện mở đầu trong 4 sự kiện vănhóa lớn của tỉnh Hải Dương hưởng ứngNăm du lịch quốc gia khu vực Đồngbằng sông Hồng - Hải Phòng năm2013. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liênđã tới dự.

Côn Sơn – Kiếp Bạc có ý nghĩa,tầm quan trọng trong lịch sử đất nước;thể hiện công lao to lớn của thiền pháiTrúc Lâm, của Đệ tam tổ Huyền QuangTôn giả với sự nghiệp dựng nước, giữnước, lòng tự tôn dân tộc. HuyềnQuang tên thật là Lý Đạo Tái, sinh năm

1254, tại hương Vạn Tư (nay thuộc xãThái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh BắcNinh), thuộc dòng dõi quan lại nhà Lý.

Cùng với lễ hội Côn Sơn, lễ hộitruyền thống đền Kiếp Bạc được tổchức từ ngày 15 đến 20 tháng 8 Âm lịchhằng năm để nhân dân cả nước bày tỏtấm lòng tri ân với Đức Thánh TrầnHưng Đạo Đại vương, vị Anh hùng dântộc, nhà quân sự thiên tài có công lao tolớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dântộc thế kỷ thứ 13. Lễ hội Côn Sơn -Kiếp Bạc đã góp phần làm nên nét vănhóa đặt sắc, đa dạng không chỉ riêngvùng đất Hải Dương mà trở thành dòngchảy liên tục “hội tụ, kết tinh và lan tỏa”đến hàng triệu đồng bào trên mọi miềnđất nước và có vị thế quan trọng trongkho tàng di sản văn hóa Việt Nam.

Với những giá trị đặc biệt, khu di

tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã được Nhànước xếp hạng di tích quốc gia năm1962; năm 2012 được xếp hạng di tíchquốc gia đặc biệt và trong Lễ hội CônSơn – Kiếp Bạc, Bộ Văn hóa, Thể thaovà Du lịch đã chính thức công nhận lễhội mùa xuân Côn Sơn và lễ hội mùathu Kiếp Bạc là di sản văn hóa phi vậtthể quốc gia.

Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – KiếpBạc diễn ra từ ngày 23-26/02 (14-17tháng Giêng), với nhiều nghi lễ, hoạtđộng văn hóa, văn nghệ, thể thao, tròchơi mang đậm chất truyền thống, dângian như: lễ dâng hương, lễ khai hội, lễtế trên núi Ngũ Nhạc, lễ Đàn mông sơnthí thực, hội thi bánh chưng, bánh dày,vật dân tộc, liên hoan pháo đất, hát quanhọ, thư pháp.

H.YếN

Trưng bày chuyên đề "Văn hóa Phậtgiáo Việt Nam" do Bảo tàng Lịch sửquốc gia tổ chức đã chính thức khai mạcngày 25/2 tại Hà Nội. Trưng bày đặc sắcnày góp phần giới thiệu đến công chúnggần 200 tài liệu, hiện vật có niên đại từđầu công nguyên tới thời Nguyễn gồmtranh, tượng Phật, trang trí kiến trúcchùa tháp, đồ thờ cúng, nhạc khí... Quađó, khái quát những nét đặc trưng và giátrị đặc sắc của di sản văn hóa Phật giáoViệt Nam, góp phần bảo tồn, phát huyvà tôn vinh văn hóa dân tộc.

Gần 200 tài liệu, hiện vật đượctrưng bày, giới thiệu theo các nội dungthể hiện sự hình thành phát triển củaPhật giáo nước ta từ 10 thế kỷ đầuCông nguyên; thời Lý - Trần; thời Lêsơ- Mạc; thời Lê Trung Hưng- Tây Sơnvà thời Nguyễn. Nội dung đầu tiêntrưng bày các tài liệu, hiện vật thể hiệnsự hình thành, phát triển của Phật giáoViệt Nam từ thời khởi nguyên tại trungtâm Phật giáo Luy Lâu, lan tỏa ra khuvực đồng bằng Bắc Bộ và văn hóa Phậtgiáo ở vùng Champa cổ đại ở miền

Trung, văn hóa Óc Eo ở miền Nam.Phần trưng bày di sản văn hóa Phậtgiáo Lý - Trần thể hiện sự phát triển rựcrỡ, được coi là quốc giáo của Việt Nam,để lại nhiều dấu ấn đậm nét trên nhiềulĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt,ở giai đoạn này, ngoài các thiền phái dunhập vào Việt Nam trước đó, có mộtdòng thiền Việt Nam đã xuất hiện làThiền phái Trúc Lâm do vua TrầnNhân Tông sáng lập. Sự ra đời củaThiền phái Trúc Lâm mang ý nghĩa lớnvề tính độc lập, tự chủ của dân tộc ta.Thời kỳ này, Chùa chiền mọc lên ởkhắp nơi, trong đó có nhiều ngôi Chùaquốc tự như Chùa Báo Thiên, ChùaDạm, Chùa Phật Tích, Chùa Thầy,Chùa Phổ Minh, Chùa Bối Khê...

Sau thời Lý - Trần, Nho giáo trởthành hệ tư tưởng chính thống và là nềntảng để xây dựng mọi thể chế chính trị,xã hội. Đạo Phật với sức sống mãnh liệtvẫn được các tầng lớp nhân dân ta tintheo. Thời Lê sơ, dấu tích mỹ thuật Phậtgiáo hiện tồn rất ít nhưng đến thời Mạcđã có dấu hiệu phục hưng với hàng trăm

công trình Chùa tháp được tu sửa, làmmới. Đến thời Lê Trung Hưng- Tây Sơnthì ngày càng có nhiều ngôi Chùa đượctrùng tu, xây dựng mới, trong đó cónhiều kiệt tác điêu khắc. Đặc biệt, trongphần trưng bày này, Bảo tàng Lịch sửquốc gia giới thiệu tới công chúng mộtbảo vật quốc gia đặc biệt là chiếc trốngđồng Cảnh Thịnh bằng đồng, đúc vàothời Tây Sơn 1800. Ngoài giá trị lịch sử,văn hóa tiêu biểu phản ánh trình độ tưduy, sáng tạo, quan niệm nhân sinh,nghệ thuật thời Tây Sơn, trống đồngCảnh Thịnh còn cho thấy sự bảo tồn, lưugiữ truyền thống đúc, sử dụng trốngđồng là biểu tượng linh thiêng của ngườiViệt cổ từ hàng ngàn năm trước đó. Phậtgiáo thời Nguyễn đã để lại cho dân tộcta một khối di sản văn hóa khổng lồ vớihàng ngàn ngôi chùa kéo dài từ Bắc tớiNam được trùng tu, hàng loạt bộ kinhPhật được in khắc; nhiều bộ tranh thờPhật giáo bằng nhiều chất liệu...

Trưng bày được mở cửa đến hếttháng 8/2013.

tHế HùNg

Trưng bày tôn vinh di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam

Khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2013

Sự kiện vấn đề

10 số 1013 l 28.02.2013

Sáng 21/02 (tức 12 tháng Giêng), tạisân vận động Bản Kè B, xã Lăng Can,UBND tỉnh và huyện Lâm Bình đã tổchức Lễ hội Lồng tông năm 2013, đónnhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia“Lễ hội Lồng tông của người Tày” tỉnhTuyên Quang và đón nhận Bằng xếphạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đền Pú Bảo.

Lễ hội Lồng tông (xuống đồng) làloại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, cầumùa của cư dân nông nghiệp trồng lúanước, thể hiện tín ngưỡng phồn thực cổxưa và kết hợp với thờ Thành Hoànglàng, Địa thần, những người có công vớiđất nước, khai lập làng... Lồng tông làlễ hội tiêu biểu của người Tày - Nùngtỉnh Tuyên Quang. Lễ hội Lồng tôngcủa người Tày được tổ chức ở các địabàn huyện Lâm Bình, Chiêm Hóa, NàHang, Sơn Dương và Hàm Yên. Lễ hộiđược tổ chức vào đầu xuân, thời điểmgiao hòa âm dương, cầu mong mùa

màng, muôn vật sinh sôi nảy nở, cầucho muôn người bước vào năm mớibình an, khang thái.

Lễ hội Lồng tông huyện Lâm Bìnhnăm 2013 diễn ra với hai phần. Phần lễgồm, Lễ rước mâm tồng từ đền Pú Bảovề sân vận động. Dẫn đầu đoàn rước là7 nam thanh niên tay cầm cành lá với ýnghĩa xua đi tà khí, tiếp đến đội cầm cờhội tượng trưng cho ngũ hành. 9 mâmtồng là các sản vật của địa phương dângđể tạ ơn các vị thần đã phù hộ cho nhândân địa phương có cuộc sống ấm no,hạnh phúc.

Phát biểu tại buổi Lễ, Thứ trưởngĐặng Thị Bích Liên đánh giá cao việctỉnh Tuyên Quang đã duy trì và bảo tồnđược nhiều lễ hội văn hóa phi vật thểnhư: Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, hátThen của dân tộc Tày, cấp sắc của dântộc Dao và Cao Lan… Việc Bộ trưởngBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký

quyết định công nhận di sản văn hóaphi vật thể quốc gia cho Nghi lễ hátThen và Lễ hội Lồng tông của ngườiTày tỉnh Tuyên Quang khẳng định giátrị của hai di sản này cũng như ghi nhậnsự nỗ lực cố gắng bảo tồn, phát huycác giá trị văn hóa của địa phương. Thứtrưởng đề nghị, tỉnh Tuyên Quang cókế hoạch kiểm kê, nhằm bảo tồn, phụchồi, phát triển Nghi lễ Then và Lễ hộiLồng tông gắn với phát triển kinh tế,du lịch của tỉnh; thực hiện Đề án “Bảotồn các giá trị văn hóa các dân tộcthiểu số Việt Nam đến năm 2020” nhưphong tục tập quán, ngôn ngữ, trangphục, nhạc cụ...

Sau lễ đón nhận diễn ra màn múahát hoành tráng với chủ đề “Hương sắcLâm Bình” do các diễn viên ĐoànNghệ thuật Dân tộc tỉnh và hơn 400học sinh Trường THPT Thượng Lâm(Lâm Bình) thể hiện. Phần hội diễn ranhiều trò chơi dân gian như tung còn,đánh yến, đánh pam, kéo co, thi đấubóng chuyền...

Đ.N

Lễ hội Lồng tông được vinh danh là di sảnvăn hóa phi vật thể quốc gia

Hội thảo đã được tổ chức ngày25/2 tại Văn Miếu – Quốc Tử GiámHà Nội. Tại Hội thảo này, các đại biểuđặc biệt quan tâm vấn đề bảo tồn 82bia tiến sĩ trước sự xâm hại của tựnhiên và con người.

82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc TửGiám được ghi nhận là di sản quý giánhất, quan trọng nhất không chỉ với quốcgia mà còn với cả nhân loại. Hệ thốngbia đá này đáp ứng đầy đủ các tiêu chí:Có giá trị lịch sử - văn hóa cao, tính quốctế, tính xác thực, độc đáo quý hiếmkhông thể thay thế và được Tổ chứcGiáo dục, Khoa học và Văn hóa củaLiên Hợp Quốc (UNESCO) công nhậnlà Di sản tư liệu thế giới vào tháng5/2011. Mặc dù, Trung tâm hoạt độngvăn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử

Giám đã tích cực bảo tồn, tôn tạo và pháthuy di tích nhưng công tác vẫn đang làmột thách thức trước tác động liên tục,hàng ngày, hàng giờ của thiên nhiên vàcon người. Đó là nguy cơ bị xuống cấpcủa nhà che bia, hiện tượng sờ đầu rùa,xoa bia đá, ngồi lên đầu rùa của kháchtham quan... Tuy vậy, vấn đề đặt ra, việcbảo vệ hệ thống 82 bia tiến sĩ cần hài hòavới nhu cầu chiêm ngưỡng, hưởng thụvăn hóa di sản của khách tham quan.

Thông qua Hội thảo, các nhà khoahọc đề xuất nhiều giải pháp trong đóủng hộ việc sử dụng kính chịu lực đặcbiệt làm vách ngăn toàn bộ hai dãy nhàbia. Với giải pháp này, khách tham quanchỉ đứng bên ngoài vách kính, chỉ nhìnngắm, chiêm ngưỡng bia rùa mà khôngxâm hại đến di sản. Giải pháp này hết

sức an toàn và triệt để nhưng hạn chế làkhông hòa nhập với không gian cổ kínhcủa di tích và di sản. Ngoài ra, giải pháplàm lan can gỗ quây quanh nhà bia cũngđược tính đến. Giải pháp này hài hòa vớicảnh quan di tích, phù hợp với di sản tưliệu nhưng thiếu an toàn, triệt để. Mộtmặt, các nhà khoa học cũng cho rằng,hệ thống bia tiến sĩ cần được tư liệu hóatoàn diện bằng ảnh, hồ sơ viết, bản dập,bản vẽ, tiến hành số hóa và lưu trữ khoahọc. Hiện nay, để bảo vệ hệ thống biatiến sĩ, Trung tâm hoạt động văn hóakhoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giámlàm hàng rào mềm bằng lụa đỏ; bố trílực lượng bảo vệ túc trực nhưng vẫn xảyra hiện tượng du khách nhảy vào sờ đầurùa, xoa bia, chụp ảnh, thậm chí ngồi lêncả di sản quý. YếN NHi

Hội thảo về "Công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và 82 bia tiến sĩ"

Sự kiện vấn đề

11số 1013 l 28.02.2013

* Ngày 24/02, Lễ hội ĐềnThượng (thành phố Lào Cai) XuânQuý Tỵ 2013 đã khai mạc với cácnghi lễ tế dân gian, rước rồng vàrước kiệu. Đây là một hoạt độngtruyền thống được định kỳ tổ chứcmỗi mùa lễ hội, để tưởng nhớ cônglao vị Anh hùng dân tộc Trần HưngĐạo và cầu cho mưa thuận gió hòa,quốc thái dân an, nhà nhà no ấm.Đặc biệt, mùa lễ năm nay, nhiều lễvật của cán bộ và nhân dân trongvùng dâng lên Đền Thượng đã lậpkỷ lục về độ đặc sắc và trọng lượngtạo ra sức hút đối với du kháchnhư: Chiếc bánh chưng nặng 180kg, dài 5,2 mét của phường KimTân; mâm xôi chè có trọng lượng350 kg do phường Cốc Lếu thựchiện; mâm ngũ quả khổng lồ…Ban tổ chức cũng đã dành một khuvực văn hóa ẩm thực nhằm giớithiệu với khách tham quan nhữngmón ăn đặc trưng nổi tiếng của LàoCai như: Thắng cố ngựa MườngKhương; rượu ngô, phở chua BắcHà, xôi ngũ sắc, thịt hun khói...Ngoài ra còn có các món ăn đặctrưng của địa phương khác như:bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội),

bánh đa cua Hải Phòng, bánh xèoNam bộ... Bên cạnh đó, tham giaLễ hội Đền Thượng xuân Quý Tỵ2013 có hơn 130 gian hàng thươngmại trưng bày, giới thiệu, quảng bácác sản phẩm đến từ các địaphương trong tỉnh Lào Cai.

* Chiều 24/02, UBND huyệnHải Lăng (tỉnh Quảng Trị) phối hợpvới xã Hải Khê tổ chức Hội Vậttruyền thống tại làng Trung An, vớisự tham gia của hơn 70 đô vật. Duytrì qua nhiều thế hệ, đến hẹn lại lêncứ đến ngày rằm tháng Giêng hàngnăm, Hội Vật truyền thống làngTrung An lại tưng bừng náo nhiệtkhi người dân trong và ngoài địaphương đổ xô về xem, cổ vũ. HộiVật là dịp quy tụ các nhân tài có tinhthần thuợng võ đến giao hữu thi đấuvui chơi. Mở đầu lễ hội, các bô lãocủa làng mặc trang phục truyềnthống làm lễ tế trời đất, biển cả cầunăm mới gặp nhiều may mắn, sungtúc, tôm cá đầy khoang, mưa thuậngió hoà. Sau tiếng trống khai hội, dùdiễn ra giữa thời tiết mưa và lạnhnhưng Hội Vật vẫn diễn ra sôi nổidưới sự cổ vũ nhiệt tình của hàngtrăm người dân đến xem.

* Trong 2 ngày 23 - 24/02, vòngchung kết Hội Chọi trâu huyện LụcYên (tỉnh Yên Bái) lần thứ IV đãdiễn ra sôi nổi tại Sân vận độngTrung tâm huyện; thu hút hàng vạndu khách trong và ngoài tỉnh đếnxem, cổ vũ.

Do có kinh nghiệm trong việctuyển chọn và huấn luyện trâu chọitừ những năm trước, nên chấtlượng trâu năm nay được Ban Tổchức và khán giả đánh giá cao.Vượt qua vòng loại khắt khe (diễnra từ trung tuần tháng 12/2012), 32ông trâu của các xã trong huyện vàhuyện Yên Bình (Yên Bái; huyệnQuang Bình, tỉnh Hà Giang; huyệnHàm Yên, tỉnh Tuyên Quang vàhuyện Bảo Hà, tỉnh Lào Cai). 31trận đấu của vòng chung kết đãdiễn ra với tinh thần dũng mãnh,quyết liệt, cấu hiến nhiều trận đấuhay, hấp dẫn và đầy kịch tính. Kếtquả, trâu số 9 của ông Đan DuyVinh (thị trấn Yên Thế, huyện LụcYên) đã giành chức vô địch vớigiải thưởng 50 triệu đồng; giải nhìthuộc về trâu số 14; trâu số 41 vàtrâu số 24 đồng giải ba.

m.HuâN- Đ.KiêN- H.LaN

TiN VăN HóA

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân,Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và bàKatherine Muller Marin đã trao Bằngcông nhận Di tích Văn Miếu - QuốcTử Giám là Di tích quốc gia đặc biệtvà bằng công nhận 82 bia Tiến sĩtriều Lê-Mạc là Di sản Tư liệu thếgiới cho đại diện lănh đạo thành phốHà Nội và Trung tâm Khoa học VănMiếu - Quốc Tử Giám.

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Thủtướng Nguyễn Thiện Nhân tin tưởng,bên cạnh niềm vinh dự và trách

nhiệm lớn lao này, lãnh đạo, ngànhvăn hóa và từng người dân Thủ đô sẽcó sáng kiến, cách làm riêng để thanhniên Việt Nam hiểu hơn về truyềnthống hiếu học, giữ nước, phát triểnđất nước, phát triển quê hương.

Bà Katherine Muller Marin đãbày tỏ niềm tự hào khi có mặt tạiVăn Miếu - Quốc Tử Giám trongbuổi Lễ này và cho rằng, nhữngTiến sĩ xuất chúng trong các khoathi được khắc trên 82 bia đá đều làcác bậc hiền tài, là nguyên khí quốc

gia vô cùng quý giá. Và sự côngnhận 82 bia đá là Di sản Tư liệu thếgiới của UNESCO với mong muốnbảo vệ những thời khắc lịch sử củanhân loại không bị rơi vào lãngquên. UNESCO ghi nhận Việt Namtrong công tác bảo tồn, quảng bá disản Văn Miếu - Quốc Tử Giám nóiriêng và các di sản nói chung. Bàcũng hy vọng Việt Nam sẽ nỗ lựchơn nữa trong việc quảng bá và bảotồn di sản ra khắp thế giới.

H.H

Văn Miếu - Quốc Tử Giám... (Tiếp theo trang 2)

Sự kiện vấn đề

12 số 1013 l 28.02.2013

Sở VHTTDL Hải Phòng cho biết,hồ sơ đệ trình UNESCO công nhậnquần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiênthế giới đã được hoàn tất. Sau 6 thángchuẩn bị, hồ sơ được đánh giá là chuẩnbị kỹ lưỡng, khoa học, nghiêm túc, thể

hiện được những nét nổi bật về giá trịđa dạng sinh học cũng như giá trị thiênnhiên của quần đảo Cát Bà.

Quần đảo Cát Bà có hơn 300 đảo lớn,nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo chính CátBà rộng khoảng 100km2. Quần đảo này

tiếp nối với các đảo của Vịnh Hạ Long tạonên một quần thể đảo và hang động trênbiển. Nhờ sự phong phú, đa dạng đó nênquần đảo Cát Bà đã được UNESCO côngnhận là Khu bảo tồn sinh quyển thế giới.

Quần đảo Cát Bà không chỉ đápứng các tiêu chí là khu bảo tồn sinhquyển thế giới mà còn đáp ứng các tiêuchí là di sản tiêu biểu cho các hệ sinhthái biển đảo, sự đa dạng cao của hệ

Những ngày đầu năm, các lễ hội lớnlần lượt khai hội khiến thị trường du lịchđưa đón khách khách tham quan, trẩyhội ngày càng sôi động. Dịp này, cáchãng lữ hành tung ra nhiều chùm tour lễhội cùng với những khuyến mại hấp dẫn.Vietravel Hà Nội tung ra chương trình“Du xuân bốn phương trúng kimcương”, áp dụng cho chùm tour lễ hộiXuân với 13 tour. Điển hình như tour BáiĐính - Tràng An, Chùa Hương, Côn Sơn- Kiếp Bạc, Lạng Sơn - Đền Mẫu… CònCông ty Du lịch Newstartour cũng tungra gần 20 tour. Từ nay đến hết thángGiêng, vào những ngày cuối tuần, Trungtâm thương mại và du lịch Ánh Dươngđều tổ chức đoàn đi lễ hội, với những

điểm đến quen thuộc như Yên Tử - CửaÔng, Tuyên Quang, Bái Đính – TràngAn… Đối với các tour du lịch lễ hội,phần đông khách lựa chọn lịch trình đitrong ngày, do vậy các công ty thiết kếtour phù hợp với nhu cầu của khách. Nếuhai ngày sẽ kết hợp với các điểm du lịchtâm linh khác nhau để du khách thuậnlợi chiêm bái đầu năm.

Ngoài việc đặt tour trọn gói, dukhách còn đặt các dịch vụ qua công tydu lịch như: Xe vận chuyển, ăn uống, vétham quan. Lý giải vấn đề này, người tacho rằng, để tự thiết kế một chuyến đi lễsẽ rất vất vả, lo trọn gói từ khâu đầu đếnkhâu cuối. Trong khi các dịch vụ thuêngoài luôn đội lên cao do cách làm ăn

kiểu “té nước theo mưa” của các nhàcung cấp, vả lại sẽ không chủ động thuêđược các dịch vụ theo ý muốn vì nhu cầuthuê của người đi hội tăng cao đột biếntrong lúc này. Một mặt, do khôngchuyên nghiệp trong tổ chức, chuyến đisẽ không hoàn chỉnh, gây tâm lý khôngthoải mái cho mọi người. Nếu đi qua cáccông ty lữ hành sẽ gạt bỏ được nhượcđiểm này nên nhu cầu mua tour hoặc đặtcác dịch vụ qua công ty du lịch ngàycàng cao. Để phục vụ khách được tốtnhất, từ trước Tết Nguyên đán, các côngty đã chủ động đặt một loạt xe vậnchuyển cùng các dịch vụ ăn uống để giữgiá ổn định.

Hải PHoNg

Sôi động thị trường du lịch mùa lễ hội

Trình UNESCO công nhận quần đảo Cát Bàlà di sản thiên nhiên thế giới

Chuẩn bị cho Lễ đón Bằng di sảnthế giới và tổ chức Lễ hội Đền Hùng2013, dự kiến vào ngày 13/4, Tỉnh PhúThọ đã chỉ đạo các ngành liên quanhoàn thành nhiều hạng mục trong Khudi tích lịch sử đền Hùng; mặt bằngQuảng trường Hùng Vương và cấp điệnkhu vực này đảm bảo cho tổ chức cáchoạt động quan trọng của lễ hội; đảmbảo an ninh trật tự trước, trong và saulễ hội; tăng cường công tác quản lý,chấn chỉnh các hoạt động quảng cáo,tuyên truyền trực quan; chú trọng cáchoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyêntruyền… để Lễ hội Đền Hùng năm2013 là một lễ hội mẫu mực trong tổ

chức và được sự đồng thuận của đôngđảo người dân.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng đangtích cực phối hợp với Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch xây dựng chương trìnhchi tiết các hoạt động văn hóa nghệthuật, thể dục thể thao phục vụ suốt quátrình diễn ra lễ hội; chủ động phối hợpvới các cấp, ngành liên quan xây dựngkế hoạch và triển khai các phương ánđảm bảo an ninh trật tự; bố trí sắp xếpcác khu vực bán hàng dịch vụ và thựchiện niêm yết giá tại các địa điểm bánhàng dịch vụ; phân công lực lượnghướng dẫn du khách thực hiện nghithức Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

theo truyền thống, nhằm tạo điều kiệntốt nhất cho nhân dân về thăm viếngĐền Hùng và tri ân công đức Tổ tiên.

Nhiều hạng mục trong Khu di tíchlịch sử Đền Hùng như: Bãi đỗ xe P2,nhà làm việc, nhà đón tiếp, đền thờ LạcLong Quân, khuôn viên, vỉa hè từ cổngbiểu tượng đến ngã năm đền Giếng đãđược hoàn thành. Một số hạng mụckhác như trục hành lễ, mặt bằng quảngtrường Hùng Vương… cũng đangđược gấp rút hoàn thiện. Các tuyếnđường nội bộ, các công trình côngcộng, nhà vệ sinh, hệ thống điện, nướcđã được duy tu bảo dưỡng, đảm bảocông tác vệ sinh môi trường trong khuvực Đền Hùng trước, trong và sau thờigian tổ chức lễ hội.

tHtt

Phú Thọ: Chuẩn bị cho Lễ đón nhận bằngdi sản thế giới và Lễ hội Đền Hùng 2013

Sự kiện vấn đề

13số 1013 l 28.02.2013

Trong hai tháng đầu năm 2013, tỉnhTuyên Quang đã đón hơn 240 nghìnlượt khách du lịch, tổng số tiền thuđược từ các hoạt động du lịch đạt hơn200 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ.Riêng dịp Tết Nguyên đán, tỉnh đã đóngần 200 nghìn lượt khách với doanhthu đạt 160 tỷ đồng.

Ông Hoàng Công Tính, TrưởngPhòng Nghiệp vụ du lịch, Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quangcho biết: Vào dịp đầu năm, tại TuyênQuang có những lễ hội lớn như Lễ hộiLồng Tồng, Hội Chọi trâu, Lễ nhảy lửacủa người Pả Thẻn… Ngoài ra, trên địabàn còn có rất nhiều đền, Chùa phục vụ

nhu cầu du lịch tâm linh của du kháchcho nên lượng khách du lịch đến vớiTuyên Quang nhiều hơn so với nhữngthời điểm khác trong năm. Năm 2013,ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang đặtmục tiêu thu hút khoảng 800 nghìn lượtkhách với doanh thu đạt 700 tỷ đồng.Để đạt được mục tiêu, ngành du lịchtỉnh tập trung phát triển các sản phẩmdu lịch độc đáo và đa dạng, tăng cườngliên kết vùng trong xây dựng các sảnphẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịchvụ; tổ chức những hội nghị, hội thảonhằm quảng bá và xúc tiến du lịch…lập các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vậtchất phục vụ phát triển du lịch.

Tuyên Quang - Thủ đô khángchiến, với hơn 500 điểm di tích lịch sử,văn hóa, trong đó có Khu Di tích Quốcgia đặc biệt Tân Trào và gần 400 điểmdi tích lịch sử cách mạng quan trọnggắn với một giai đoạn lịch sử hào hùngcủa dân tộc. Tuyên Quang cũng là vùngđất của những truyền thuyết, lễ hội,những điệu dân ca, dân vũ đang đượcbảo tồn và phát triển, trong đó nghithức hát Then và Lễ hội Lồng Tồng củađồng bào dân tộc Tày tỉnh TuyênQuang đã được Bộ Văn hoá, Thể thaovà Du lịch công nhận là Di sản văn hoáphi vật thể cấp quốc gia.

m.CườNg

Tuyên Quang: 2 tháng đầu năm, đón 240 nghìn lượt khách du lịch

sinh thái nhiệt đới, cận nhiệt đới điểnhình là hệ sinh thái quần đảo đá vôilớn nhất Châu Á; khu vực có mức độđa dạng rất cao của hệ sinh thái nhiệtđới và cận nhiệt đới điển hình, liền kề,

kế tiếp nhau trong một khu vực di sản,thể hiện sự đa dạng cao của các quầnthể động, thực vật trên đảo và dướibiển; đa dạng sinh học với nhiều loàiquý hiếm có giá trị toàn cầu được đưa

vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới, đặcbiệt là loài voọc đầu trắng Cát Bà cógiá trị bảo tồn ngoại hạng toàn cầu, đặcbiệt quý hiếm.

H.P

Hưởng ứng Năm Du lịch quốcgia Đồng bằng sông Hồng 2013 vớichủ đề “Văn minh sông Hồng”, ôngTrần Hữu Bình khẳng định bên cạnhviệc tổ chức nhiều hoạt động thiếtthực quảng bá các giá trị văn hóatruyền thống mang bản sắc của Cốđô Hoa Lư hơn 1.000 năm tuổi đếnvới đông đảo du khách trong vàngoài nước, tỉnh tăng cường gần 10đội kiểm tra liên ngành nhằm đảmbảo an ninh trật tự, giữ gìn vệ sinhmôi trường, đưa việc kinh doanhdịch vụ du lịch đi vào nề nếp; ngănchặn và xử lý kịp thời, nghiêm minhmọi trường hợp chèo kéo, ép kháchmua hàng, chụp ảnh, đi xe ôm, trônggiữ xe trái phép.

Từ nay cho đến hết tháng 3 âmlịch, UBND các huyện, thành phố,

thị xã phối hợp với Sở Lao động,Thương binh và Xã hội quản lý chặtchẽ, không để các đối tượng tâmthần, ăn xin, lang thang cơ nhỡ hoạtđộng tại các danh lam thắng cảnh,trọng tâm là Khu văn hoá tâm linhnúi Chùa Bái Đính; Đền thờ VuaĐinh, Vua Lê; Khu danh thắng cấpquốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư,Tràng An - Tam Cốc - Bích Động;Vườn Quốc gia Cúc Phương; Khu dựtrữ sinh quyển đất ngập nước VânLong, Nhà thờ đá Phát Diệm..., coiđây là khâu đột phá để kích cầu dulịch, đặc biệt là trong mùa lễ hội duXuân, đón Tết.

Doanh nghiệp xây dựng XuânTrường lắp đặt công khai các bảngthông báo nội quy khu du lịch, quychế hoạt động, giá cả của từng loại

dịch vụ tại các khu vực đông ngườiqua lại để nhân dân và khách du lịchbiết, thông báo cho Ban Quản lýngăn chặn và xử lý kịp thời các saiphạm; tiến hành lắp đặt một số nhàvệ sinh di động, thùng chứa rác tạikhu vực bến đỗ xe, cắm biển hướngdẫn du khách thăm quan Bái ĐínhTân Tự, Bái Đính Cổ Tự, GiếngNgọc được thuận tiện. Sở Giao thôngvận tải lắp đặt 10 biển chỉ dẫn đi vàoChùa Bái Đính và các biển cảnh báođông người, biển hạn chế tốc độ cácloại phương tiện lưu thông tại ngã bacầu Ghềnh Tháp, Cầu Đen, Ngã bađầu đường đôi khu vực bờ sôngHoàng Long đến bến đỗ xe mớinhằm phân luồng hợp lý, chống ùntắc giao thông.

H.L

Ninh Bình xử lý nghiêm các trường hợp chèo kéo, ép kháchtrong mùa lễ hội

Sự kiện vấn đề

14 số 1013 l 28.02.2013

Sáng 22/02, thị trấn Diêm Điền,huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) đãtổ chức Lễ hội Bơi chải truyền thốngtrên dòng sông Diêm lịch sử - quêhương của đồng chí Nguyễn ĐứcCảnh, người chiến sỹ cách mạng tiềnbối của Đảng ta. Đây cũng được coi làlễ ra quân đầu năm mở đầu cho việckhai thác và vận tải biển của các ngưdân ven biển ở Thái Thụy cầu chúc mộtnăm mới bình an, mưa thuận gió hòa,trời yên biển lặng, ngư dân đi biển gặpnhiều may mắn, đánh bắt nuôi trồngthủy sản được thắng lợi.

Tham gia hội bơi chải năm nay có96 vận động viên của 8 trải gồm cáckhu 1, 2, 3, 4, 5 và 9 của thị trấn DiêmĐiền, trải của xã Thái Thượng và Hiệphội vận tải biển Thái Thụy. Các độiđua tranh trên dòng sông Diêm Hộđoạn tiếp giáp cửa biển Diêm Điềntrong 3,5 vòng đua với tổng chiều dài

khoảng 7 km. Đúng 9h5 phút, sau hiệulệnh khai cuộc, các tay chèo dồn sứchướng phía biển khơi xuất phát. Giảidiễn ra sôi nổi, tưng bừng đậm đà sắcthái dân gian trong tiếng reo rò, cổ vũcủa đông đảo nhân dân hai bên bờsông. Hàng trăm chiếc thuyền treo cờđỏ cổ động, tiếng trống đánh dồn dậpcùng những làn điệu quan họ, điệu hátchèo hòa cùng tiếng reo hò cổ vũ củangười xem làm huyên náo, vang vọngcả một khúc sông.

Lễ hội bơi chải Diêm Điền đã có từlâu đời, là nét đẹp văn hóa dân giantruyền thống miền sông nước ven biển,mang tính tâm linh được tổ chức vàomỗi dịp đầu xuân, thể hiện tinh thầnthượng võ của người dân quê biểnDiêm Điền. Đây cũng là dịp vừa đểtưởng nhớ công lao to lớn của các bậctiền nhân cùng các thế hệ cha ông đãcó công chống giặc ngoại xâm và chinh

phục biển cả, vừa là hình thức cầu ngư.Lễ hội Bơi chải truyền thống còn làđiểm hẹn gặp mặt hàng năm của nhữngngười con trên đất biển Diêm Điền dùđang gắn bó với biển cả hay sinh sốngtrên khắp mọi miền Tổ quốc, là nơigiao lưu gặp gỡ, cơ hội để các doanhnghiệp tìm hướng đi mới trong kinhdoanh, đến với những môi trường đầutư đầy tiềm năng triển vọng với mongmuốn một năm mới bình an, làm ănphát đạt, gặp nhiều may mắn trongnghề khai thác và vận tải biển.

Kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức traogiải Nhất cho đội của khu 4; giải Nhìcho đội của Hiệp hội vận tải biển TháiThụy, đội chải khu 9 giành giải Ba. Lễhội Bơi chải truyền thống thị trấn DiêmĐiền năm 2013 đã để lại nhiều ấntượng đẹp trong lòng các du khách thậpphương và nhân dân địa phương.

L.KHáNH

Thái Bình: Lễ hội bơi chải Diêm Điền

Qua 03 năm thực hiện “Đề án Tuyêntruyền, giáo dục đạo đức, lối sống tronggia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2012”tại tỉnh Bến Tre, công tác xây dựng giađình theo tiêu chí “Ít con, no ấm, bìnhđẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triểnbền vững” luôn được Đảng, chínhquyền, đoàn thể các cấp quan tâm lồngghép với các chương trình phát triển kinhtế-xã hội, được nhân dân đồng tìnhhưởng ứng và đạt những kết quả quantrọng góp phần nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần cho các hộ gia đình. Kếtquả cho thấy, công tác tuyên truyền phốihợp liên ngành thực hiện khá tốt cácphần việc như: Phối hợp với Ban Tuyêngiáo Tỉnh ủy Bến Tre; Sở Tư pháp; HộiNông dân; Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chicục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnhđăng thông tin tuyên truyền, giáo dục

đạo đức, lối sống trong gia đình ViệtNam giai đoạn 2010-2020 trên “Bản tin”ngành định kỳ hàng tháng trong năm;phối hợp với Công đoàn Viên chức tỉnhtriển khai hoạt động truyền thông “Đề ánTuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sốngtrong Gia đình Việt Nam” cho các côngđoàn cơ sở trực thuộc. Bên cạnh lồngghép tuyên truyền Đề án thông qua Môhình phòng, chống bạo lực gia đình, Câulạc bộ gia đình phát triển bền vững tạiđịa bàn tổ nhân dân tự quản, ấp/khu phốthuộc 09/9 huyện, thành phố với gần 50Câu lạc bộ.

Qua 03 năm thực hiện Đề án, côngtác tuyên truyền đã có hơn 1.000 bài viết,bài nói chuyện chuyên đề và nhiều lớptập huấn với nội dung khá phong phúnhư: tuyên truyền luật chăm sóc, bảo vệtrẻ em; Luật hôn nhân gia đình; Luật

bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạolực gia đình; Phòng chống mua bán phụnữ và trẻ em; Về các mối quan hệ tronggia đình như: vợ và chồng, cha mẹ vớicác con, ông bà với các con, cháu; về cáctiêu chuẩn gia đình văn hóa… lồng ghéptuyên truyền vào các cuộc họp ấp, khuphố, các buổi sinh hoạt của các đoàn thểtrong khu dân cư, hoặc đến từng gia đìnhđể tuyên truyền thu hút khoảng 100.500lượt người nghe.

Việc triển khai thực hiện Đề án, bướcđầu đã đem lại một số kết quả tích cực.Nổi bật là việc xây dựng quy mô giađình có 01 hoặc 02 con được hưởng ứngrộng rãi trong người dân. Thông quacông tác tuyên truyền đã làm giảm đángkể tình trạng bạo lực gia đình; các mâuthuẫn trong gia đình, trong làng xóm vàkhu dân cư được hạn chế; đặc biệt ngườiphụ nữ đã dần nhận thức được vai tròcủa mình trong gia đình và xã hội, biếttìm đến chính quyền và các đoàn thể đểđược tư vấn, được bảo vệ khi xảy ra bạolực trong gia đình. DuNg Hòa

Bến Tre: Thực hiện “Đề án Tuyên truyền,giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đìnhViệt Nam giai đoạn 2010-2012”

15số 1013 l 28.02.2013

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Hàng năm, cứ mỗi độ tết đến xuânvề, hàng ngàn vạn “con Hồng cháu Lạc”từ khắp mọi miền lại tìm về khu di tíchĐền thờ và Lăng mộ Kinh DươngVương, Lạc Long Quân, Âu Cơ ở thônÁ Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện ThuậnThành, Bắc Ninh để tri ân và thờ phụngnhững bậc thủy tổ dân tộc có công khaimở nước.

Á Lữ là một làng cổ nằm sát bờ Namsông Đuống, nơi duy nhất có lăng mộ vàđền thờ Kinh Dương Vương, Lạc LongQuân, Âu Cơ. Lăng Kinh Dương Vươngnằm ở trên bãi bồi cao rộng thoáng sátbờ Nam sông Đuống và sầm uất bởirừng cây cổ thụ bao quanh. Trước kia,hai ngôi đền cổ ở phía Tây làng Á Lữ thờphụng Kinh Dương Vương, Lạc LongQuân, Âu Cơ (Đền Thượng thờ KinhDương Vương, đền Hạ thờ Lạc LongQuân và Âu Cơ), có quy mô kiến trúc tolớn, chạm khắc trang trí “tứ linh, tứ quý”lộng lẫy. Về phía Đông lăng KinhDương Vương xưa còn có một ngôiChùa có tên chữ là “Đông Linh Bát Nhãtự” thờ các đức “Thánh mẫu thủy tổ” làVụ Tiên, Thần Long và Âu Cơ.

Ông Biện Xuân Phẩm (65 tuổi),người trông nom Đền thờ Kinh DươngVương cho biết “Năm 1949-1952, giặcPháp kéo đến thôn Á Lữ, đóng đồn bốtở đây, phá hoại đền, đình Chùa, dân làngđã kịp cất giữ một số đồ thờ tự cổ quýnhư: ngai, kiệu, sắc phong… của đền vàđình. Đến năm 1971, nhân dân thôn ÁLữ đã tôn tạo khu Lăng mộ Kinh DươngVương. Năm 2000, một ngôi đền chungthờ các bậc thủy tổ được phục dựng theokiểu thức truyền thống”.

Trải qua bước thăng trầm của thờigian, hiện nay khu quần thể Lăng và ĐềnKinh Dương Vương còn bảo lưu đượckho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vậtthể như: thần phả, sắc phong, bia đá,hoành phi, câu đối, tín ngưỡng, lễ hội.

Tại lăng mộ Kinh Dương Vương cònbảo lưu được tấm bia đá ghi rõ “KinhDương Vương lăng”, niên đại “MinhMệnh nhị thập nhất niên” (1840). Tạiđền thờ Kinh Dương Vương, Lạc LongQuân và Âu Cơ, hiện còn bảo lưu đượcnhiều cổ vật quý giá như: ngai bài vị,thần phả, sắc phong, văn tế, hoành phi,câu đối. Hệ thống hoành phi, câu đốiphản ánh ca ngợi về người được thờnhư: “Nam bang thủy tổ” (Thủy tổnước Nam), “Nam tổ miếu” (Miếu tổnước Nam)… Đặc biệt là 15 đạo sắcphong của các triều vua phong chongười được thờ là Kinh Dương Vương,Lạc Long Quân và Âu Cơ, với các niênđại khác nhau.

Trưởng Thôn Á Lữ Biện Xuân Sángcho biết: Hiểu được giá trị của di tích vănhóa Khu quần thể Lăng và Đền KinhDương Vương, người dân trong thôn đãtích cực tham gia công tác bảo vệ di tíchvà hàng năm làm tốt công tác chuẩn bịcho Lễ hội để đón du khách thập phươngvề dâng hương, tưởng nhớ.

Để lo việc đình đám, ngay từ trongnăm làng phân công việc cho quan đámvà các giáp. Vào hội, ngay từ ngày 12tháng Giêng, đền và đình được mở cửađể bao sái đồ thờ tự, phong cờ quạt. Đếnngày 16, làng tổ chức rước nước từ sôngĐuống về đình đền để tế lễ quanh năm.Ngày 17, làng tổ chức rước kiệu từ đìnhxuống đền Thượng và đền Hạ để xinrước các bậc thủy tổ dân tộc về đình đểtế lễ và mở hội. Từ ngày 18 đến 24, mỗingày một tuần tế. Lễ vật có lợn cả con,bánh chưng, bánh dày. Đến ngày 25, tếgiã đám tại đền Thượng và đền Hạ bằngcá gỏi.

Nói về giá trị văn hóa của Di tích lịchsử quốc gia Lăng và Đền thờ KinhDương Vương - Trưởng phòng Văn hóaThông tin thể thao huyện Thuận ThànhLê Xuân Bắc cho biết: Quần thể di tích

Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương làmột trong những điểm du lịch văn hóatâm linh tiêu biểu, hàng năm thu húthàng vạn lượt du khách trong và ngoàinước hướng về cội nguồn. Đây là mộtquần thể di tích lịch sử văn hóa quốc giacó giá trị văn hóa tâm linh của nhân dântrong vùng nói riêng và nhân dân cảnước nói chung. Hiện di tích còn lưu giữnhiều hiện vật có giá trị về mặt lịch sử,văn hóa và nghệ thuật. Khu di tích nằmtrong không gian thoáng rộng nhưng kháhiu quạnh, nên việc khai thác các giá trịvăn hóa lịch sử gắn với quần thể di tíchchưa được quan tâm đúng tầm. Đặc biệt,khu di tích chưa gắn kết với hệ thống cácdi tích lịch sử và các điểm tham quan dulịch khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh,được coi là quê hương của đền, Chùa,miếu mạo. Do đó, việc quy hoạch và lậpdự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trịquần thể di tích rất cần thiết

Ông Nguyễn Văn Phong – Giám đốcSở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnhBắc Ninh cho biết: Tỉnh Bắc Ninh đãphê duyệt Dự án đầu tư xây dựng côngtrình tu bổ, tôn tạo di tích Lăng và Đềnthờ Kinh Dương Vương và công bố quyhoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trịquần thể di tích lịch sử văn hóa quốc gianày với tổng mức đầu tư hơn 491 tỷđồng. Dự án chia làm 4 hạng mục xâydựng chính gồm: Không gian bảo tồn ditích, tập trung tu bổ, tôn tạo di tích Lăngvà Đền thờ Kinh Dương Vương, sânđền, vườn khu lăng mộ; không gian giátrị di tích gồm: Tượng đài thủy tổ, quảngtrường văn hóa lễ hội, nhà trưng bày vănhóa... và các dịch vụ phụ trợ để phát triểndu lịch văn hóa tâm linh, thu hút dukhách và hạ tầng kỹ thuật, san nền,đường giao thông, đường điện... Theođó, từ nay đến năm 2019, dự án sẽ hoànthành và đi vào hoạt động.

t.Lâm

Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương – Điểm đến của du lịch văn hóa tâm linh

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

16 số 1013 l 28.02.2013

Ngày 19/02, hội vật làng Sình, xãPhú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh ThừaThiên – Huế đã diễn ra, thu hút hàngngàn người dân và du khách về chứngkiến sự tranh tài của các đô vật. Đâylà lễ hội có truyền thống từ hơn 400năm nay.

Từ sáng sớm, không khí lễ hội đãrộn ràng, tiếng trống hội, băng rôn, cờhoa hoa rực rỡ, người xem vây kín cácsới vật, ngoài đường dòng người nônức tìm về lễ hội ngày một đông,... Saumàn nghi lễ tôn nghiêm ở đình làng của

các vị trưởng bối, hội vật chính thứcđược bắt đầu bằng những màn biểudiễn đẹp mắt của các đô vật chuyênnghiệp. Phần chính của lễ hội là cáccuộc đấu hấp dẫn giữa các đấu vậtthiếu niên và thanh niên. Hội vật nămnay thu hút hơn 100 đô vật ở khắp nơitrong tỉnh về tranh tài. Trên sới, các đôvật thi đấu hăng say, cống hiến chongười xem nhiều cuộc đấu gay cấn vớinhiều miếng đánh đẹp mắt và dũngmãnh, bên ngoài tiếng trống hội vàtiếng hò reo của khán giả càng thúc

giục các đấu sĩ thi đấu quyết liệt hơn. Hội Vật làng Sình áp dụng nguyên

tắc thi đấu loại vòng trực tiếp. Đô thủmuốn vào vòng bán kết, chung kết phảigiành chiến thắng liên tiếp trước 2 đốithủ, với đòn đánh làm cho đối phương“lấm lưng, trắng bụng” hoặc bị nhấcbổng cả hai chân lên khỏi mặt đất.Người thắng cuộc ngoài các giảithưởng, tiền thưởng do ban tổ chức traotặng, còn được nhận thêm mâm cautrầu và rượu do các bô lão làng Sìnhtrao tặng. Nét độc đáo trong hội vật

Thừa Thiên - Huế: Độc đáo hội Vật làng Sình

Sau 10 năm mới về lại quê hươngQuảng Điền, nhưng với ông NguyễnViệt thì hình ảnh điệu múa náp của làngTân Mỹ, xã Quảng Ngạn, huyện QuảngĐiền (Thừa Thiên – Huế) vẫn chưa thểphai mờ trong trí nhớ. Bây giờ có cầurồi nên về đây không còn cách trở nhưxưa, nhưng nhiều người vẫn nhớ hìnhảnh được ngồi trên con thuyền chồngchềnh trên mặt nước, qua bến đò CồnTộc vượt phá Tam Giang để đi xem múanáp, ấn tượng đó thật sâu đậm.

Múa náp là loại hình văn hóa dângian thể hiện tinh thần thượng võ của cưdân sinh sống ở các làng ven biển, đầmphá. Ở Tân Mỹ, múa náp thường chỉbiểu diễn trong các lễ hội quan trọng củalàng như: cúng tế, cầu ngư, mở hội...Ông Hồ Công Luận - Trưởng làng TânMỹ cho biết: làng Tân Mỹ được thànhlập đã khoảng 300 năm. Và điệu múanáp cũng có thể ra đời từ đó. Trước đây,hầu như tất cả các địa phương ven biển,đầm phá của tỉnh đều có múa náp. Naythì chỉ còn Tân Mỹ là duy trì được độimúa náp. Đội múa náp của làng Tân Mỹcó 21 thành viên. Người đứng đầu gọilà “ông cai”. Còn lại 20 thành viên trongđội ở độ tuổi thiếu niên, được chia làm5 nhóm dựa trên màu sắc của trangphục, gồm: đỏ, vàng, xanh nước biển,

xanh lá cây và hồng. Các thành viêntrong đội múa náp mặc quần áo rộng,đầu chít khăn, lưng cuốn đai, chân cuốnxà cạp và đi giày vải bó. Khi trình diễn,đội múa náp có thêm các đạo cụ nhưđèn, gậy... Mỗi lần biểu diễn, múa nápthường diễn ra từ 25 phút đến 30 phúttheo trình tự các màn: tam xà, tứ trụ, vôbúp, ra nở, đi vòng số tám...

Múa náp làng Tân Mỹ đã bị thấtthuyền trong một thời gian dài. Các cụcao niên cho biết: vào dịp lễ khánhthành đình làng Tân Mỹ năm 1994, múanáp đã được manh nha khôi phục lại.Cũng từ đây, các thế hệ già, trẻ của làngTân Mỹ thay nhau gìn giữ múa náp.Năm 2002, anh Phan Đăng Khoa đãcùng với các cụ cao niên trong làng "bắttay" phục dựng lại múa náp. Anh Khoađã tập hợp 24 em học sinh trong độ tuổitừ 10 đến 15 để thành lập đội múa náp.Trong đó, anh Khoa đứng đầu với chứcdanh “ông cai” của đội múa náp. Cũngtừ đây, đội múa náp của làng Tân Mỹ đivào hoạt động và biểu diễn thườngxuyên. Điểm mới là múa náp sau khiđược phục dựng đã sinh động hơn dođược cải biên và thêm vào một số độngtác, như: tam lang, tứ lang, tứ trụ sen,chia hàng hai, đi hàng chéo... Tuy vậy,múa náp được phục dựng vẫn còn giữ

nguyên được những nét truyền thống.Sau khi được khôi phục lại, bước

đầu điệu múa náp bên bờ phá TamGiang đã thu hút không ít du khách gầnxa. Những con thuyền đưa du khách trảinghiệm sóng nước Tam Giang thườngghé qua Tân Mỹ để du khách có dịpxem múa náp. Và múa náp Tân Mỹ đãdần trở thành một điểm đến hấp dẫntrong dự án tuor du lịch cộng đồng trênphá Tam Giang được Trung tâm Nghiêncứu và Phát triển Xã hội thực hiện. Tuynhiên, do nhiều nguyên nhân mà múanáp Tân Mỹ vẫn biểu diễn theo kiểu “tựbiên, tự diễn”. Tính chuyên nghiệp trongbiểu diễn để phục vụ du khách chưa có,lại thiếu nhạc cụ biểu diễn, làm cho múanáp Tân Mỹ không thể phô diễn hếtđược sự độc đáo vốn có. Do vậy màmúa náp Tân Mỹ chủ yếu vẫn chỉ biểudiễn trong phạm vi làng, xã. ÔngNguyễn Chiến, Phó Chủ tịch UBND xãQuảng Ngạn cho biết: Múa náp của TânMỹ đã được khôi phục lại. Song địaphương cũng khó khăn về kinh phí, nênchưa thể có chính sách hỗ trợ để tạo nêntính chuyên nghiệp trong biểu diễn phụcvu du khách. Vì vậy, cần có sự phối hợpcủa các ban, ngành, chức năng, tổ chứcvà người dân để hỗ trợ, quảng bá chomúa náp. K.HoàN

Gìn giữ điệu múa náp bên phá Tam Giang

Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

17số 1013 l 28.02.2013

Là 1 trong 17 dân tộc chung sốngtrên Cao nguyên đá Đồng Văn (HàGiang), dân tộc Lô Lô là một dân tộc cómặt sớm và có công khai khẩn ở vùngcao biên giới cực Bắc địa đầu của Tổquốc, nơi có vị trí rất quan trọng về mặtchính trị, an ninh, quốc phòng của Quốcgia. Dân tộc Lô Lô sinh sống ở Hà Gianghiện chỉ có 1.506 người cư trú tập trungở các xã Lũng Cú, Lũng Táo, Sủng Là(huyện Đồng Văn) và các xã ThượngPhùng, Xín Cái (huyện Mèo Vạc). Vớidân số tuy không đông, song dân tộc LôLô lại có chiều dày lịch sử và truyềnthống văn hóa khá rực rỡ. Đặc biệt, lễcúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô vừa vinhdự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Dulịch công nhận là Di sản văn hóa phi vậtthể cấp quốc gia.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Chim cótổ, người có tông” đã nói lên đạo lý hếtsức bền vững của dân tộc. Việc thờ cúngtổ tiên đã trở thành một nghi thức, mộttập tục truyền từ đời này sang đời khác,trở thành nét đẹp văn hoá tinh thần. Dântộc Lô Lô chỉ cúng tổ tiên vào dịp TếtNguyên đán và ngày Rằm tháng 7.

Đối với dân tộc Lô Lô, lễ cũng tổ tiênđược tổ chức đêm 30 Tết là quan trọngnhất. Tối hôm trước, thầy cúng phải tiếnhành lễ báo với tổ tiên và mời tổ tiên vềdự lễ, lễ vật chính là 1 con gà được cắttiết, 1 bát tiết gà và 3 chén rượu.

Lễ cúng tổ tiên gồm có các lễ vật: 1con bò, 1 con lợn, 1 con gà, xôi, rượu,tiền vàng, đèn dầu. Trong mỗi lễ cúng tổtiên một loại hiện vật không thể thiếuđược đó là đôi trống đồng (gồm mộtchiếc trống đực và một chiếc trống cái).

Đối với dân tộc Lô Lô, trống đồng làbiểu tượng của vũ trụ, của con người vàđược thần linh hóa cả hình dáng lẫn tiếngnói. Tại lễ cúng, các gia chủ phải mượnnhững thanh niên trong bản trai tráng,khỏe mạnh hóa trang thành ma cỏ đểmúa lễ.

Lễ cúng tổ tiên gồm 3 phần lễ chính:Lễ hiến tế tổ tiên; lễ tưởng nhớ tổ tiên; lễtiễn đưa tổ tiên. Ngày lễ thường diễn racả ngày hôm trước đến rạng sáng ngàyhôm sau là kết thúc. Lễ diễn ra tuần tự,trang nghiêm, đặc biệt là khi hiến tế tổtiên các lễ vật, toàn bộ trẻ em trong dònghọ có mặt phải quỳ xuống đất, khoanhtay trước ngực, đầu cúi xuống nghe hếtbài cúng dâng lễ của thầy cúng. Trongsuốt thời gian diễn ra buổi lễ, đoàn múanghi lễ gồm các ma cỏ (cỏ được hóatrang phủ kín khắp người, chỉ trừ mỗi đôimắt để không ai phát hiện ra người hóatrang ma cỏ là ai thì mới linh thiêng); cácthiếu nữ Lô Lô diện những bộ trang phụctruyền thống luôn nhảy múa nghi lễ theonhịp trống đồng.

Các lễ vật để cúng hiến tế tổ tiên saukhi cúng xong sẽ được chế biến thànhnhững món ăn ngon để cảm ơn bà controng bản đã đến giúp dòng họ làm lễnhư cảm ơn thầy cúng, người hóa trangma cỏ, đầu bếp, người đánh trống đồng,người cho mượn trống đồng và mờiđông đảo bà con trong bản đến dự lễ ăncơm, uống rượu chia vui với gia đình.

Khi kết thúc lễ cúng tổ tiên thì trờicũng rạng sáng, mọi người ra về vớiniềm tin là tổ tiên đã vui mừng cùng concháu và đã yên tâm trở về cõi vĩnh hằng,phù hộ cho con cháu trong gia đình, bà

con trong bản mạnh khỏe, mùa vụ bộithu, chăn nuôi gia súc, gia cầm sinh sôi...

Theo chị Dương Thanh Hương, PhóGiám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Giang, làngười trực tiếp nghiên cứu, viết hồ sơ đềnghị công nhận trong danh mục di sảnvăn hóa phi vật thể cấp quốc gia: Lễcúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô là nét vănhóa dân gian độc đáo, có tính gắn kếtcộng đồng, anh em, dòng họ bền chặt,thương yêu giúp đỡ nhau như anh emmột nhà. Họ cùng đoàn kết, thương yêu,chung sống, gắn bó với nhau nơi biêncương của Tổ quốc.

Dân tộc Lô Lô luôn biết ơn tổ tiên,họ luôn đề cao quan niệm “Uống nướcnhớ nguồn”, tin tưởng vào cuộc sống màĐảng và Bác Hồ đã mang lại. Chính vìvậy, trong tất cả các gia đình dân tộc LôLô, nhà nào cũng trân trọng treo ảnh BácHồ ở vị trí trang trọng nhất. Đặc biệt, quamột cuộc khảo sát của các ngành chứcnăng, 100% gia đình dân tộc Lô Lôkhông bị kẻ xấu lợi dụng, không theođạo trái pháp luật.

Với những nét đặc trưng riêng có,lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô đãthể hiện được bản sắc văn hóa hết sứcquan trọng, tăng tính cố kết của cộngđồng làng xã. Các nghi thức tế cúnglễ dân gian vẫn được duy trì, đặc biệtlà việc hóa trang ma cỏ để múa nghilễ. Yếu tố đạo lý và tín ngưỡng xâydựng nền tảng cho sự thờ cúng tổ tiên,đã và đang trở thành nét sâu đậm vănhóa trong đời sống tâm linh của dântộc Lô Lô cần được bảo tồn, gìn giữvà phát triển.

m.tâm

Lễ cúng tổ tiên-nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Lô Lô

không phải là kết quả thắng thua mà làtinh thần đồng đội và thượng võ. Cácđô vật không được ra các đòn đánhnguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn,khoá trái khớp, bấm huyệt, nắm tóc, tấncông vào hạ bộ, yết hầu, mắt...

Không gian hội Vật làng Sình cũng

rất phong phú, du khách đến đây cònđược xem các sản phẩm truyền thốngcủa địa phương, như đồ chơi thủcông, tranh thờ, tranh dân gian làngSình và hoa giấy Thanh Tiên. Ngàyxưa, làng Sình tổ chức hội để cầu sứckhoẻ, bình an, mùa màng bội thu,

cũng là dịp để tuyển chọn võ sĩ khỏemạnh cho triều đình lúc bấy giờ. Trảiqua hàng trăm năm, sới vật làng Sìnhvẫn tồn tại và phát triển trở thành nétđẹp văn hóa truyền thống trong đờisống của người dân.

K.HoàN

thônG tin trao đổi

18 số 1013 l 28.02.2013

Lễ hội truyền thống là nét vănhóa trong đời sống của dân tộc ViệtNam. Tuy nhiên, sự gia tăng cả vềquy mô và số lượng, cũng như sựnảy sinh một số hiện tượng bấtthường từ lễ hội đã khiến việc quảnlý văn hóa tại lễ hội trở thành mộtvấn đề khiến dư luận quan tâm. BộVHTTDL rất quyết liệt trong việcchấn chỉnh những biến tướng củamùa lễ hội năm nay bằng cách thànhlập các đoàn kiểm tra tổ chức lễ hộicả trước Tết và sau Tết. Dù vậy,những hình ảnh chưa đẹp trong lễhội chưa phải ngày một ngày hai cóthể khắc phục được. Ông PhạmXuân Phúc - Phó Chánh Thanh traBộ VHTTDL trong cuộc trao đổivới chúng tôi cho rằng: việc tuyêntruyền nâng cao nhận thức củangười dân mới là cái gốc của vấn đề.

Thưa ông, ngay từ trước mùa lễhội, Bộ VHTTDL đã thể hiện quyếttâm quản lý, giám sát để hạn chếnhững hình ảnh chưa đẹp trong lễhội. Theo ông, hiệu quả của việckiểm tra có được như mong đợi?

Năm 2013, thực hiện chức năngquản lý nhà nước, Bộ VHTTDL đãrất sớm có chỉ đạo với các địaphương về công tác chuẩn bị lễ hội.Bộ đã thành lập 4 đoàn đi kiểm tracông tác chuẩn bị, lễ hội lớn trọngđiểm như Quảng Ninh, Hải Dương,Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, NamĐịnh. Qua kiểm tra, công tác quảnlý lễ hội Xuân nhận thấy các địaphương đã quan tâm đến công táclãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn choBQL lễ hội, di tích.

Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy ởnhiều di tích có lễ hội vẫn còn nhiềuđiều chưa đáp ứng được: như khônggian lễ hội còn chật chội. Vào mùalễ hội nhân dân về đông nên diễn racảnh ùn tắc, chen lấn. Rồi các tồn

tại phát sinh như xả rác không đượcthu gom kịp thời. Ở một số di tíchcó tổ chức lễ hội thì công trình vệsinh chưa đảm bảo công năng. Đếnmùa lễ hội, số người đông trong khicác công trình này xây dựng cáchđây hàng chục năm, xuống cấp, khóđảm bảo vệ sinh. Rồi một số tệ nạnnhư xóc thẻ, xem bói, cứ thiêng hóalên vì mục đích khác vẫn còn tồntại. Tôi đã nhắc nhở BTC các địaphương và ngành Văn hóa các địaphương sớm khắc phục và chấm dứttình trạng này.

Cho đến thời điểm này, các vănbản pháp lý liên quan đến công táctổ chức, quản lý lễ hội đã được banhành. Tuy nhiên, vẫn còn xuấthiện những biểu hiện tiêu cực,biến tướng, gây bức xúc trong dưluận xã hội. Vậy, trách nhiệm nàythuộc về ai?

Trong những năm vừa qua, BộVHTTDL tham mưu cho Chính phủvà trực tiếp ban hành nhiều văn bản,hướng dẫn tổ chức lễ hội. Có thể nóihiện nay các lễ hội thực hiện đúngvăn bản thì đã đạt kết quả tốt. Tuynhiên trong thực tế, việc tổ chứcquản lý ở địa phương chưa đáp ứngđược yêu cầu, còn hạt sạn. Trong cơchế quản lý ngày nay thì các di tích,kể cả Di tích đặc biệt quốc gia chođến cấp tỉnh thì Chính phủ và Bộđều phân cấp cho địa phương trựctiếp quản lý. Và lễ hội tổ chức tại đóđều do chính quyền địa phươngquản lý. Nhiều nơi phân cấp cho cấphuyện, cấp xã quản lý. Thế nên, nếutồn tại ở lễ hội nào thì trách nhiệmtrước hết thuộc về chính quyền địaphương được giao trách nhiệm, vàcán bộ rồi chính quyền địa phươngtheo sát lễ hội đó.

Thực tế là cho đến nay vẫnchưa có tiền lệ nào về việc xử lýChủ tịch UBND các cấp khi để xảy

ra sự việc cũng như các chế tài xửphạm hành vi vi phạm còn quánhẹ, thế nên vẫn xảy ra nhữnghiện tượng như ông vừa nêu?

Đúng là như vậy! Vì xung quanhviệc tổ chức và quản lý lễ hội vẫnchưa đủ chế tài. Chúng ta chỉ quyđịnh một số hành vi thôi chứ khôngcụ thể hết được. Ví dụ việc nhândân đưa đồ mã vào nơi thờ tự chúngta chưa có chế tài, hoặc nhân dânvận chuyển đồ mã trên đường cũngchưa có chế tài. Nên chỉ có khi nàogặp người ta đốt đồ mã ở nơi côngcộng thì mới xử phạt được. Đó làđiều bất cập. Tuy nhiên, việc đốt đồmã mới chỉ cấm ở nơi công cộngchứ không cấm đốt ở nhà nên chưacó chế tài. Đó là cái khó đối với cơquan chức năng. Về trách nhiệm vềchính quyền, nếu để xảy ra sai phạmphát hiện ra có chứng cớ rõ ràng thìcũng chỉ yêu cầu kiểm điểm, rútkinh nghiệm thôi, còn quá nặng thìmới xử lý nhưng theo chúng tôi thìđiều đó rất khó, chưa có đủ chế tàixử lý.

Vậy có nghĩa là chúng ta nêntuyên truyền ý thức người dânnhiều hơn là việc xử lý vi phạmbằng chế tài, thưa ông?

Đối với hoạt động văn hoá, cáchành vi trong văn hóa thì theo quanđiểm của chúng tôi là cần tăngcường tuyên truyền. Khi đi kiểm tra,chúng tôi thường góp ý với BTC lễhội là đề nghị bổ sung hệ thốngbảng biển để nhân dân đến lễ hộibiết không được thế này, thế kia đểngười dân biết rồi từ đó họ thựchiện hiệu quả hơn. Nói cho cùng,trong việc nâng cao các hành vi vănhóa thì cũng chỉ có tuyên truyền,nâng cao nhận thức mới là cái gốcchứ không phải là xử phạt.

Xin trân trọng cảm ơn ông!HồNg Hà

Quản lý lễ hội: Xử phạt không phải là "cái gốc" vấn đề

hợp tác quốc tế

19số 1013 l 28.02.2013

Chiều 23/02, tại bãi biển Câu lạc bộJibe’s Beach, Mũi Né - TP Phan Thiết(Bình Thuận), giải lướt ván buồm quốctế Việt Nam Fun Cup lần thứ 14 năm2013 đã kết thúc sau 2 ngày tranh tài.

Kết thúc giải, ở nội dung nam, vậnđộng viên Nguyễn Văn Rớt (Việt Nam)đã xuất sắc vượt qua nhiều vận độngviên nổi tiếng để đoạt giải nhất; HồVăn Vĩnh (Việt Nam) đoạt giải nhì vàTanguy Gilles (Pháp) đoạt giải ba. Ởnội dung nữ, giải nhất thuộc về vậnđộng viên Việt Nam, Trần Thị KimChi, giải nhì thuộc về Montserrat

Collado Orive (Tây Ban Nha) vàDeborah Khoo (Singapor) đoạt giải ba.

Giải năm nay thu hút sự tham giacủa gần 30 vận động viên (trong đó có5 vận động viên nữ) đến từ 9 quốc gianhư Pháp, Nga, Mỹ, Tây Ban Nha... Thểthức thi đấu của giải được áp dụng theoluật thi đấu quốc tế dành cho bộ mônlướt ván buồm. Các vận động thi đấutheo hình thức chia nhóm, đua theo hìnhchữ Z cự ly từ 2.400m đến 3.200m.

Ông Pascal Lefebvre, Giám đốcCâu lạc bộ Jibe’s Beach, Trưởng Bantổ chức giải cho biết: Giải lướt ván

buồm Fun Cup là giải thể thao được tổchức hàng năm, nhằm tạo ra sân chơicho du khách, vận động viên trong vàngoài nước khi đến với thành phố PhanThiết. Đây là sự kiện giúp môn lướtván buồm tại Việt Nam phát triểnnhanh và chuyên nghiệp, vươn tới đẳngcấp quốc tế. Giải cũng là cơ hội quảngbá hình ảnh du lịch Bình Thuận với thếmạnh du lịch kết hợp thể thao trên biển,góp phần tạo bước đệm để Bình Thuậnchuẩn bị cho Đại hội Thể thao bãi biểnchâu Á năm 2016.

N.aNH

Nhằm góp phần quảng bá di sảnViệt Nam và tăng cường vai trò củaViệt Nam trong cộng đồng ASEAN,trong khuôn khổ hợp tác văn hóaASEAN, dưới sự bảo trợ của QuỹASEAN, Bộ VHTTDL tổ chức Hộithảo quốc tế nghề dệt truyền thốngASEAN lần thứ 4 với chủ đề “Truyềnthống, Đổi mới, Kết nối: Mở ra bướcsáng tạo trong nghề dệt truyền thốngĐông Nam Á”. Theo đó, Bộ vừa cóCông văn số 521/BVHTTDL-HTQTgửi UBND, Sở Ngoại vụ và Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái

Nguyên về đề nghị phối hợp, hỗ trợvà tạo điều kiện thuận lợi để Bảo tàngVăn hóa các dân tộc Việt Nam - đơnvị được Bộ giao tổ chức Hội thảo tổchức thành công Hội thảo trong thờigian diễn ra từ 15 đến 18 tháng 3 năm2013, tại thành phố Thái Nguyên.

Các hoạt động chính tại Hội thảoquốc tế nghề dệt truyền thốngASEAN lần thứ 4 gồm: Hội thảo“Truyền thống, Đổi mới, Kết nối: Mởra bước sáng tạo trong nghệ dệttruyền thống Đông Nam Á” với sựtham gia của chuyên gia từ 10 nước

thành viên ASEAN và các nước đốingoại: Nhật Bản, Hàn Quốc, TrungQuốc, Mỹ, Úc…; Trưng bày triển lãmvề quá trình phát triển của nghề dệtmay từ thời kỳ vỏ cây và thời kỳ tựcung tự cấp đến thời kỳ sản xuất côngnghiệp; Gala Thời trang: Trình diễntrang phục truyền thống các dân tộcViệt Nam và các bộ sưu tập thời trangtruyền thống của các quốc gia thamdự; trình diễn làng nghề và văn hóalàng nghề truyền thống của Việt Nam;hội chợ giới thiệu sản phẩm dệt maycủa các quốc gia tham dự. m.H

Hội thảo quốc tế nghề dệt truyền thống ASEAN lần thứ 4 tại Thái Nguyên

Tối 23/02, tại Khu vườn tượng AnHội, thành phố Hội An, tỉnh QuảngNam đã vinh dự được trao Giải Vàng“Thành phố được yêu thích nhất năm2012” từ sự bầu chọn của Tạp chí dulịch Wanderlust (Vương quốc Anh).Giải vàng “Thành phố được yêu thíchnhất năm 2012” là sự vinh danh HộiAn - điểm đến hấp dẫn nhất trong số

976 thành phố được bầu chọn thôngqua sự trải nghiệm của gần 3.000 dukhách là độc giả của Tạp chíWanderlust.

Sau khi nhận Giấy chứng nhậngiải thưởng từ đại diện Bộ Ngoạigiao, UNESCO, ông Lê Văn Giảng,Chủ tịch UBND thành phố Hội Anvui mừng chia sẻ: Hội An vinh dự là

địa phương được sở hữu Di sản Vănhoá thế giới. Trong thời gian qua, HộiAn luôn nỗ lực để du khách đến vớithành phố đều cảm thấy thoải mái vàan tâm khi mua sắm, nghỉ dưỡng.Vượt qua 976 thành phố trên toàn thếgiới, giải thưởng là vinh hạnh nhưngcũng là thách thức lớn đối với HộiAn. Thành phố sẽ tiếp tục phấn đấu,nỗ lực hơn nữa để Di sản Hội An,tỉnh Quảng Nam luôn là điểm đếnhấp dẫn nhất đối với du khách trongvà ngoài nước. Hồ tHaNH

Hội An nhận Giải Vàng “Thành phốđược yêu thích nhất năm 2012”

Giải lướt ván buồm quốc tế Việt Nam Fun Cup 2013

Sự kiện vấn đề

20 số 1013 l 28.02.2013

Chịu trách nhiệmxuất bản

pHaN ĐìNH tâN

Biên tậptruNg kIêN, tHế HùNg

kIều aNH

Địa chỉ51-53 Ngô Quyền - Hà NộiĐt: 9.434805. 0912669208

giấy phép xuất bảnsố 62/gp - XBBt

Cấp ngày 18/9/2012

In tạiCôNg ty tNHH Một tHàNH vIêN

IN và văN Hóa pHẩM

"Việt Nam nên trở thành bếpăn của thế giới”, tại sao lạikhông thể? thương hiệu quốcgia bếp ăn thế giới khi đượcxây dựng sẽ trở thành một sảnphẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn;thu hút bạn bè năm châu đếnvới Việt Nam, khám phá vănhóa Việt qua những món ănđậm chất dân tộc. Và ngành dulịch đang kỳ vọng vào điều đó.

Người Việt Nam đã sáng tạo rarất nhiều món ngon, mang đậm dấuấn truyền thống vùng miền; văn hóaẩm thực Việt cũng từ đó ra đời, gầngũi với mọi đối tượng dân chúng vàthuyết phục được cả những ngườiđến từ các quốc gia khác nhau. Vậynên, từ món ăn sang trọng (như ẩmthực cung đình) hay món dân dãcũng có mặt trong các khách sạn caocấp, vượt biên giới sang các nước đểquảng bá đến bạn bè bốn phương vềmột văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Đưa ẩm thực vào phát triển dulịch, điều này đáng phải được quantâm và đầu tư từ lâu, nhất là với dulịch Hà Nội – nơi hội tụ phong cáchẩm thực không nơi nào bằng. Phở,nem, bún thang, chả cá Lã Vọng, búnchả Hàng Mành, bánh cuốn ThanhTrì, phở cuốn Ngũ Xã, bánh tôm HồTây... vừa mang sự cầu kỳ, tinh tếtrong chế biến, vừa mang hương vịcổ truyền của đất Kinh kỳ và rất hợpkhẩu vị với mọi người.

Ẩm thực Hà Nội rất tinh túy vàđã chắt lọc qua thời gian để tạo nênmột nét văn hóa riêng. Món ngonnhớ lâu, đó mới là điều cốt yếu để dukhách cần khám phá và đưa bướcchân của họ quay trở lại Việt Namkhi họ đã yêu mến. Với bàn tay khéoléo trong chế biến các món ăn cổtruyền của Hà Nội, rất nhiều nhàhàng ở Hà Nội không đơn thuần là

nơi giới thiệu với khách du lịch vềphong cách ẩm thực Hà Nội, mà cònlà nơi tạo cơ hội cho du khách tìmhiểu, chế biến những món ngon ViệtNam. Du khách được tận hưởngnhững trải nghiệm thú vị khi tự tayhọ làm món ăn và thưởng thức chínhnhững món ăn do mình làm ra. Saurồi, nhiều người đã trở lại Hà Nội vàhọ rất thích thú khi học được cáchthức làm món ăn Việt về đất nướchọ, dù là ít ỏi. Những mô hình làmdu lịch như vậy không nhiều, cho dùnhững người làm du lịch đánh giáloại hình này nhiều lợi thế, có khảnăng thu hút khách.

Phát triển văn hóa ẩm thực thànhsản phẩm du lịch đặc sắc và hơn cảlà một thương hiệu của quốc gia -một bài toán khó cần một lời giải hayđặt trên bàn những người làm côngtác du lịch Việt Nam. Mới đây, Tổngcục Du lịch đã giao cho Công ty Dulịch Vietravel xây dựng đề án pháttriển ẩm thực của Việt Nam ra thếgiới nhằm cụ thể hóa ý tưởng trên.

Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ,Tổng giám đốc Vietravel, có tới 99%hành động mua bắt đầu từ cảm xúc,bởi vậy xây dựng thương hiệu du

lịch quốc gia Bếp ăn thế giới nhằmmục đích đánh vào cảm xúc ngườimua. Đề án đang trong quá trìnhtriển khai xây dựng với nhiều chiếnlược, giải pháp, chương trình cụ thểđể quảng bá văn hóa ẩm thực, thu hútkhách du lịch và phát triển hoạt độngkinh tế cộng đồng của người Việt tạinước ngoài. Đối với trong nước, đềán sẽ xây dựng hệ thống nhà hàng đểquảng bá tới du khách. Tại nướcngoài, các cơ quan liên quan phốihợp cùng với hiệp hội đầu bếp ngườiViệt ở nước ngoài quảng bá ẩm thựcngười Việt và xây dựng hình ảnhnhận diện. Đồng thời, đề án cũng đềcập đến công tác xúc tiến quảng báthông qua hoạt động trình diễn tạicác hội chợ, các sự kiện văn hóađược tổ chức....

Theo dự kiến, đến năm 2018 đềán sẽ cơ bản hoàn thành để kịp chàođón ASIAD và đến năm 2020 sẽhoàn thành xây dựng thương hiệuquốc gia. Rất nhiều người kỳ vọngvào chương trình này, bởi khi đó ViệtNam không phải bán món ăn màđiều quan trọng là bán thương hiệu,để cả thế giới biết tới Việt Nam.

t.t.N

Xây dựng văn hóa ẩm thực thành sản phẩm du lịch hấp dẫn

Ẩm thực chợ quê xứ Bắc được giới thiệu tại một khách sạn ở Hà Nội