tong hop tai lieu hoi thao hn new ovb7smqvgdcyeskbofwgvca.gov.vn/uploads/file/2015/11_24/tai lieu...

57
HỘI THẢO 10 NĂM THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH Hà Nội, Tháng 11/2015 GÓC NHÌN TPHÍA DOANH NGHIP

Upload: others

Post on 16-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

HỘI THẢO 10 NĂM THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH

Hà Nội, Tháng 11/2015

GÓC NHÌN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG TRÌNH

HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH: GÓC NHÌN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

Thời gian: Ngày 23 tháng 11 năm 2015 Địa điểm: Nhà khách Tổng Liên đoàn Việt Nam, 95 Trần Quốc Toản, Hà Nội

Thời gian Nội dung Diễn giả

8:00 -8:30 Đăng ký đại biểu -

8:30 - 8:45 Khai mạc Hội thảo Ông Trần Anh Sơn

Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh

8:45 - 9:10 Giới thiệu tổng quan về các hoạt động và tình hình thực thi pháp luật cạnh tranh trong giai đoạn 2005 – 2015

Ông Phùng Văn Thành

Phó trưởng phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Cục QLCT

9:10 - 9:30 Tham luận 1

10 năm thực hiện Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

Ông Phùng Đắc Lộc

Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

9:30 - 9:50 Tham luận 2

Một số vấn đề trong việc thực thi các quy định liên quan đến áp dụng Luật Cạnh tranh trong tập trung kinh tế: Từ thực tiễn tư vấn luật

Bà Nguyễn Bích Ngọc

Luật sư Công Ty luật Freshfields

9:50 - 10:15 Tham luận 3

Luật Cạnh tranh – 10 năm nhìn lại

Ông Phùng Anh Tuấn

Luật Sư Công ty luật VCI - Legal

10:15 - 10:30 Nghỉ giải lao

Thời gian Nội dung Diễn giả

10:30 - 10:50 Tham luận 4

Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực truyền hình trả tiền

Ông Lương Quốc Huy

Phó Tổng Giám Đốc Công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist (SCTV)

10:50 - 11:10 Tham luận 5

Một số vướng mắc trong việc thực thi các quy định liên quan đến hành vi Hạn chế Cạnh tranh: Từ thực tiễn tư vấn luật

Bà Diệp Hoài Nam

Luật sư Trưởng Văn phòng Hà Nội Công ty luật YKVN Việt Nam

11:10 - 11:30 Tham luận 6

Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam

Ông Đoàn Tử Tích Phước

Giám đốc Pháp lý và chính sách VPĐD Công ty Bower Group Asia tại Việt Nam

-:- Tham luận 7

Thực tiễn vận dụng Luật Cạnh tranh của Công ty TNHH LG Electronic Việt Nam - những khó khăn, vướng mắc và một số khuyến nghị hoàn thiện Luật Cạnh tranh.

Ông Dương Thanh Hà

Trưởng Phòng Pháp Chế Công ty TNHH LG Electronic Việt Nam

11:30 - 11:50 Thảo luận, đóng góp ý kiến từ các đại biểu tham gia Hội thảo

Đại biểu

11:50 - 12:00 Tổng kết và bế mạc Hội thảo Ông Trần Anh Sơn Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh

HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH: GÓC NHÌN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

Giới thiệu

Tổng quan về các hoạt động và tình hình thực thi pháp luật cạnh tranh trong giai đoạn 2005 – 2015

Ông Phùng Văn Thành

Phó trưởng phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh

Cục Quản lý cạnh tranh

HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH: GÓC NHÌN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

Tham luận 1 10 năm thực hiện Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh

bảo hiểm

Ông Phùng Đắc Lộc

Tổng thư ký

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

Ngày 03/12/2004 Quốc hội ban hành luật số 27/2004/HQ11 – Luật cạnh tranh có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2005. Chính phủ đã ban hành nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 quy định chi tiết một số điều luật canh tranh và nghị định số 119/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 sửa đổi bổ sung nghị định 116/2005/NĐ-CP. Chính phủ ban hành nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/07/2014 quy định chi tiết luật cạnh tranh và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh thay thế cho nghị định 120/2005/NĐ-CP ban hành ngày 15/9/2005.

Ngay sau khi Hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh được thành lập đã bắt tay vào hoạt động xử lý ngay các vi phạm trong một số vụ việc cạnh tranh trong đó có vụ một số Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thỏa thuận biểu phí cơ bản bảo hiểm vật chất xe cơ giới ngày 15/08/2008 và bị xử phạt với số tiền trên 3,5 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đã nộp phạt vì không muốn ồn ào thêm dư luận báo chí nhưng vẫn không tâm phục, khẩu phục vì cho rằng các Doanh nghiệp bảo hiểm mới ký kết, chưa thực hiện nên không ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng, không gây hậu quả mà nội dung kết luận điều tra đã ghi rõ nội dung này. Mặt khác hội đồng cạnh tranh không nghiên cứu tình trạng thua lỗ trong hoạt động bảo hiểm xe cơ giới của các Doanh nghiệp bảo hiểm kéo dài liên tục từ 2004 đến 2008 và được quy định rõ tại điều 20 nghị định 45/2007/NĐ-CP quy định về quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, khoản 4 điểm d quy định “phí bảo hiểm phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, đảm bảo khả năng thanh toán của Doanh nghiệp bảo hiểm và tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm”. Cách xác định phí bảo hiểm của các Doanh nghiệp bảo hiểm phải dựa vào số liệu thống kê tổn thất phải bồi thường trên thị trường bảo hiểm Việt Nam của các Doanh nghiệp bảo hiểm khác đang

hoạt động thậm chí là của toàn thế giới với những sản phẩm bảo hiểm phải tái bảo hiểm trong nhiều năm trước đó hay gọi là phí bảo hiểm cơ bản thường là do tổ chức tính phí bảo hiểm công bố. Việt Nam chưa có tổ chức tính phí nên Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam hàng quý có số liệu thống kê toàn thị trường để tính toán đưa ra dữ kiện này. Đây là cơ sở để từng Doanh nghiệp bảo hiểm tính toán thêm các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp căn cứ vào đối tượng từng khách hàng và từng loại tài sản bảo hiểm có rủi ro khác nhau để xây dựng biểu phí chi tiết. Thực tế biểu phí Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đưa ra và các Doanh nghiệp bảo hiểm cũng ký thỏa thuận là với tinh thần nói trên và không thể áp dụng biểu phí này bán cho khách hàng vì phụ thuộc vào loại xe, đời xe, năm sử dụng, kinh nghiệm lái xe, kinh nghiệm quản lý của chủ xe, loại phụ tùng có thể cung cấp khi sửa chữa và khả năng sửa chữa khi bị hư hỏng tại Việt Nam, quỹ đường và thời gian hoạt động.

Song qua vụ việc trên các Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã có bài học kinh nghiệm: luật cạnh tranh xử phạt hành vi không liên quan đến xem xét hậu quả, mới có ý đồ thực hiện hay đã thực hiện. Đây là sự khác biệt rất lớn của luật cạnh tranh so với các luật khác hiện hành của Việt Nam mà các tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh cần phải thận trọng. 10 năm thực hiện luật cạnh tranh đồng thời thực hiện WTO không phân biệt đối xử Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam và Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, mở cửa thị trường bảo hiểm cho tổ chức có đủ điều kiện bán sản phẩm qua biên giới. Với việc gia nhập thêm của 16 Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (trong đó có 9 DN nước ngoài), 12 Doanh nghiệp bảo hiểm Nhân thọ có yếu tố nước ngoài. Đến nay thị trường bảo hiểm đã có 30 Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (trong đó 13 Doanh nghiệp bảo hiểm vốn nước ngoài) và 17 Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong đó có 16 Doanh nghiệp bảo hiểm có yếu tố nước ngoài cùng hợp tác và cạnh tranh gay gắt với nhau.

Sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ

Có 29 Doanh nghiệp bảo hiểm Phi nhân thọ (trừ chi nhánh công ty bảo hiểm bảo lãnh Seoul Hàn Quốc cung cấp sản phẩm bảo lãnh). Cung cấp hàng loạt sản phẩm giống nhau, bắt chước nhau nên cạnh tranh gay gắt nhiều giành giật khách hàng và dịch vụ bảo hiểm. Đặc biệt có đến 1000 chi nhánh công ty thành viên, phòng giao dịch của các Doanh nghiệp bảo hiểm tại các tỉnh thành phố hoạt động như một pháp nhân không đầy đủ (hạch toán phụ thuộc) cạnh tranh gay gắt phức tạp hơn thậm chí còn cạnh tranh trong các chi nhánh, công ty thành viên, phòng giao dịch trong cùng một Doanh nghiệp bảo hiểm cùng địa phương hoặc khác địa phương. Biện pháp cạnh tranh chủ yếu là:

• Mở rộng điều kiện bảo hiểm, thu hẹp điều kiện loại trừ bảo hiểm hoặc bổ sung thêm các rủi ro bảo hiểm phạm vi bảo hiểm khác mà không được nhà nhận tái bảo hiểm của Doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận.

• Hạ thấp điều kiện bảo hiểm như mức khấu trừ cho từng sự kiện bảo hiểm không được nhà nhận tái bảo hiểm của Doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận.

• Hạ phí bảo hiểm thấp hơn phí của nhà nhận tái bảo hiểm.

• Môi giới bảo hiểm cũng góp phần làm cho cạnh tranh phức tạp hơn bằng cách tư vấn cho khách hàng chắp vá quy tắc điều khoản điều kiện bảo hiểm của nhiều Doanh nghiệp bảo hiểm thậm chí còn bổ sung thêm điều kiện điều khoản bảo hiểm của nhiểu sản phẩm bảo hiểm khác nhau vào cùng 1 sản phẩm bảo hiểm với mức phí thấp nhất của một sản phẩm bảo hiểm để yêu cầu Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện. Các thủ đoạn cạnh tranh trên được gọi là cạnh tranh phi kỹ thuật bảo hiểm. Nhìn bề ngoài nó đem lại lợi ích trước mắt cho người tham gia bảo hiểm với phạm vi bảo hiểm phong phú hơn nhiều rủi ro sự kiện được bảo hiểm hơn điều kiện bảo hiểm nới lỏng hơn và mức phí bảo hiểm thấp nhất, tâm lý người mua bao giờ cũng mong muốn đạt lợi ích trên. Song hậu quả khó lương đến Doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm với mở rộng thêm nhiều điều khoản bảo hiểm, hạ thấp điều kiện bảo hiểm đồng thời với đó là tăng thêm gánh vác trách nhiệm bồi thường khi những sự việc trên xảy ra trong khi phí bảo hiểm thu thấp việc hình thành Quỹ bồi thường (từ phía bảo hiểm) bị nhỏ đi tất yếu là không đáp ứng được các yêu cầu bồi thường cho khách hàng làm suy giảm năng lực tài chính, biên khả năng thanh toán, lỗ từ nghiệp vụ dẫn đến mất vốn chủ sở hữu tới mức thấp hơn vốn pháp định (300 tỷ đồng). Tình trạng này Bộ Tài chính phải yêu cầu Doanh nghiệp bảo hiểm bổ sung thêm vốn, trong bối cảnh công ty cổ phần yêu cầu cổ đông hoặc nhà đầu tư góp thêm vốn khi kinh doanh thua lỗ khó có thể thực hiện được. Đối với khách hàng khi Doanh nghiệp bảo hiểm không đủ quỹ bảo hiểm chi trả tiền bồi thường thì tất yếu phải chậm trễ, dây dưa khâu giám định tổn thất giải quyết bồi thường, thậm chí xét duyệt bồi thường không đầy đủ dẫn đến tranh chấp khiếu kiện tại trọng tài tòa án. Xảy ra sự việc đang tiếc này khách hàng mới ân hận việc lựa chọn mức phí thấp của mình. Hiện nay cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng chưa có biện pháp đủ mạnh để đẩy lùi, ngăn chặn hiện tượng cạnh tranh phi kỹ thuật nói trên.

Ngoài ra, thị trường bảo hiểm còn có hiện trượng cạnh tranh không lành mạnh sau đây:

• Loại bỏ những doanh nghiệp không có tên trong văn bản hoặc chỉ thị bằng miệng của các cấp lãnh đạo Bộ, ngành địa phương như Bộ giao thông vận tải về các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, Bộ giáo dục đào tạo hoặc sở giáo dục đào tạo địa phương yêu cầu mua bảo hiểm tại Doanh nghiệp bảo hiểm hoặc sở giáo dục đào tạo địa phương yêu cầu mua bảo hiểm tại Doanh nghiệp bảo hiểm nêu tên. Chúng ta chưa xử lý người ra văn bản là chính quyền tổ chức xã hội vi phạm luật cạnh tranh trong khi đó không có bằng

chứng cho việc Doanh nghiệp bảo hiểm được văn bản trên lựa chọn dùng thủ pháp vận động để ban hành. Từ đó không xử lý được theo điều 16, nghị định 71/2014/NĐ-CP.

• Thông thầu để một hoặc nhiều bên thắng thầu: thường là đấu thầu các dự án sử dụng ngân sách nhà nước nên hành vi thông thầu thường là chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án đại diện Bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương làm lộ bài với người thắng thầu và người thua thầu có kiện cáo nhiều nhưng không xử lý được theo điều 17, nghị định 71/2014/NĐ-CP.

• Ép buộc trong kinh doanh để khách hàng không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với Doanh nghiệp bảo hiểm. Đã có nhiều văn bản của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục đào tạo lấy lý do phê phán những sai lầm khuyết điểm của Doanh nghiệp bảo hiểm đang giao kết với các đơn vị trong Bộ để không có các đơn vị tham gia bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm đó nhưng không xử lý được theo điều 32 Nghị định 71/2014/NĐ-CP.

• Gây rối hoạt động kinh doanh cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp bảo hiểm. Hiện tượng Doanh nghiệp bảo hiểm lôi kéo người đứng đầu thậm chí phần lớn cán bộ nhân viên của một chi nhánh Doanh nghiệp bảo hiểm về làm tại chi nhánh của Doanh nghiệp bảo hiểm mình kéo theo khách hàng, doanh thu thị trường bị mất làm tê liệt hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại địa phương phải tốn thời gian dài mới khôi phục được. Song việc này lại được Bộ Luật lao động bảo hộ cho quyền lựa chọn của người lao động nên không xử lý được theo điều 34, nghị định 71/2014/NĐ-CP.

• Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc thuộc thẩm quyền của nhà nước (Bộ Tài chính) ban hành quy tắc điều khoản điều kiện biểu phí bảo hiểm. Song để cạnh tranh các Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn đăng ký khuyến mại tại các sở công thương, giá trị khuyến mại được xem như giảm phí bảo hiểm thấp hơn quy định của Bộ Tài chính nhưng không thể xử lý theo điều 36, nghị định 71/2014/NĐ-CP.

• Cạnh tranh chiếm giữ hoặc phân chia, phân khúc thị trường: việc hình thành các phân khúc thị trường trong ngành dầu khí, hàng không, xăng dầu, bưu điện, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đã từ lâu và chỉ có một số ít Doanh nghiệp bảo hiểm chiếm lĩnh được thị trường này. Với việc đưa ra bài thầu hoặc tiêu chí lựa chọn Doanh nghiệp bảo hiểm về vốn chủ sở hữu, nguồn lực tài chính, kinh nghiệm, các Hợp đồng bảo hiểm và giá trị bảo hiểm tương đương đã thực hiện vô tình đã hạn chế cạnh tranh mà hiện nay chúng ta chưa có quy định xử lý.

Sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm nhân thọ

Thị trường bảo hiểm nhân thọ có doanh thu đem lại chủ yếu qua đại lý cá nhân và đại lý tổ chức. Nguồn nhân lực cấp cao quản lý điều hành Doanh nghiệp bảo hiểm trong nước chưa đào tạo được nên chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các Doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy sự cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp bảo hiểm chủ yếu tập trung ở đại lý bảo hiểm và nguồn nhân sự cao cấp.

Việc tuyển dụng, đào tạo, sử dụng một đại lý cá nhân đã khó nhưng giữ được một đại lý giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp thuyết phục khách hàng, thu phục quản lý động viên các đại lý khác nhưng những viên ngọc quý cần giữ gìn càng khó khăn hơn. Thường những đại lý giỏi này được Doanh nghiệp bảo hiểm trọng dụng thăng tiến các cấp từ trưởng nhóm, trưởng ban, trưởng vùng (với những tên gọi khác nhau) được trả thu nhập tốt hơn và được chi những chi phí quản lý đại lý hợp lý do Doanh nghiệp bảo hiểm hỗ trợ cho công tác tuyển dụng, đào tạo, tập huấn tổ chức sự kiện, thi đua khen thưởng, quản lý hướng dẫn đại lý.

Luật kinh doanh bảo hiểm nghiêm cấm một đại lý bán hàng cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Để nhanh chóng thành công tăng trưởng doanh thu tốt các doanh nghiệp bảo hiểm thường hướng tới các đại lý giỏi nói trên của doanh nghiệp bảo hiểm khác để lôi kéo về bằng các biện pháp trả thu nhập cao, cơ chế thưởng và chi phí thông thoáng hơn, thăng tiến vượt cấp hơn (ý nghĩa và tinh thần) hoặc đưa họ thành nhân viên tư vấn thoát khỏi sự kiểm soát của nhà nước về đại lý nhưng thực chất quyền lợi dược chi trả như đại lý bảo hiểm. Hậu quả là đại lý giỏi sang kéo theo rất nhiều đại lý khác mà mình quản lý trước đây đi cùng và khách hàng cùng theo sang. Doanh nghiệp bảo hiểm không có bằng chứng về việc lôi kéo nên khó khiếu nại khiếu kiện, hơn nữa đại lý là người lao động nên pháp luật bảo vệ quyền tự chọn của họ. Vì vậy hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh kiểu này không xử lý dứt điểm được.

1) Đại lý là doanh nghiệp tư nhân hoặc cổ phần được thành lập trong đó có hoạt động đại lý bảo hiểm ký kết hợp đồng làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm. Họ được doanh nghiệp bảo hiểm hỗ trợ các kinh phí thuê văn phòng, trang thiết bị văn phòng chi phí bưu chính viễn thông văn phòng phẩm, chi phí tuyển dụng đào tạo quản lý đại lý được mang từ văn phòng giao dịch hoặc Tổng đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm. Khi các văn phòng tổng hợp đại lý hoạt động tốt hơn doanh thu mỗi tháng hàng tỉ đồng sẽ là đối tượng mua chuộc lôi kéo của doanh nghiệp bảo hiểm khác khi họ bỏ tiền ra trả lại toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty cổ phần đã đầu tư hoặc doanh nghiệp bảo hiểm trước đây đòi hoàn trả cùng với cơ chế tài chính, hoa hồng, chi phí tốt hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm trước. Điều này dẫn tới trong vòng một ngày, văn phòng giao dịch hoặc tổng đại lý thay tên đổi chủ mang tên tuổi, logo hình ảnh của doanh nghiệp bảo hiểm mới. Hậu quả là hạ thấp uy tín doanh nghiệp bảo hiểm cũ, hoang mang cho đại lý, mất đi một lượng đáng kể về đại lý và doanh thu gây cản trở làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm cũ tại địa phương. Song doanh nghiệp bảo hiểm chỉ khiếu nại khiếu kiện trên cơ sở hợp đồng đã ký với doanh nghiệp tư nhân công ty cổ phần đó không có cơ sở xử lý theo điều 34 Nghị định 71/2014/NĐ-CP.

2) Gần đây ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính ban hành thông tư 86 bán bảo hiểm qua ngân hàng tổ chức tín dụng đã tăng được doanh thu bảo hiểm hình thức bancasurance. Song một ngân hàng tổ chức tín dụng có thể bán bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm do phía đối tác ép doanh nghiệp bảo hiểm phải cho phép họ bán bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác. Đồng thời khi được quyền này họ tiếp tục yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả hoa hồng cao hơn hoặc hỗ trợ kinh phí nhiều hơn. Nếu không đáp ứng được thì phía ngân hàng và tổ chức tín dụng gần như ngừng bán sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm này. Hành vi trên khó có thể xử lý doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thỏa thuận nhằm gián tiếp hoặc loại bỏ doanh nghiệp bảo hiểm không trả hoa hồng hoặc hỗ trợ kinh phí cao như đã yêu cầu (điều 16 nghị định 71) hoặc điều 34 nghị định 71 về cản trở làm gián đoạn kinh doanh.

3) Thường các đại lý tự bỏ chi phí của mình để khuyến mãi khách hàng tham gia bảo hiểm nằm lôi kéo dụ dỗ khách hàng của đại lý khác, doanh nghiệp bảo hiểm khác. Điều này được nghiêm cấm trong luật kinh doanh bảo hiểm nhưng không được xử lý vì khó điều tra khi khách hàng không cung cấp thông tin và phủ nhận việc nhận khuyến mại. Việc khuyến mại này không phải là chương trình khuyến mại của doanh nghiệp bảo hiểm nên không phải đăng ký với Bộ Tài chính nên khó xử lý.

4) Lôi kéo nguồn nhân lực cao cấp của doanh nghiệp bảo hiểm với hứa hẹn trả thu nhập cao, thăng tiến vị trí tốt hơn trong bối cảnh nguồn nhân lực cao cấp của thị trường bảo hiểm nhân thọ còn hạn chế nên thường xuyên diễn ra việc lôi kéo này làm suy yếu thế mạnh hoặc khủng hoảng cho đối thủ cạnh tranh (doanh nghiệp bảo hiểm bị lôi kéo) thậm chí người bị lôi kéo còn đem theo bí mật thông tin kinh doanh, chiến lược kinh doanh, các dự án xây dựng tập đoàn thương hiệu, các sản phẩm sắp sửa triển khai , công nghệ thông tin, quy trình quản lý quản trị điều hành… Song việc thay đổi nơi làm việc là quyền của người lao động được Luật lao động bảo hộ không thể xử lý theo điều 31 Nghị định 71 được.

Trên đây là một số bất cập vướng mắc khi thực hiện Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Để giải quyết vướng mắc trên nên có thông tư liên bộ hướng dẫn thi hành luật cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm với đặc thù của sản phẩm bảo hiểm là tính ngược doanh thu có trước chi phí có sau, bán lời cam kết bồi thường để có doanh thu nên nhiều khi vì mục đích doanh thu mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể cam kết nhiều vì cạnh tranh nhưng thực hiện ít ảnh hưởng đến quyền lợ và lợi ích của người tham gia bảo hiểm. Hiện nay nhà nước có rất nhiều văn bản hướng dẫn riêng cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm về chế độ kế toán, chế độ thuế, thông tư liên bộ về bán hàng qua ngân hàng, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Mặt khác chúng ta cũng cần nghiên cứu xử phạt các đối tượng không phải là tổ chức cá nhân kinh doanh nhưng trực tiếp tác động và vi phạm nghiêm trọng cạnh tranh không lành mạnh./.

HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH: GÓC NHÌN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

Tham luận 2 Một số vấn đề trong việc thực thi các quy định liên quan đến áp

dụng Luật Cạnh tranh trong Tập trung kinh tê: Từ thực tiễn tư vấn luật

Bà Nguyễn Bích Ngọc Luật sư

Công Ty Luật Freshfields

Sau 10 năm từ khi có hiệu lực thi hành, Luật Cạnh tranh (LCT) đã dần bước vào cuộc sống. Qua thực tiễn hành nghề của mình, chúng tôi nhận thấy trong một vài năm trở lại đây các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn đến hoạt động tuân thủ luật cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) đã có các bộ tài liệu và tập huấn nội bộ để trang bị cho nhân viên kiến thức luật cạnh tranh cho nhân viên. Sự thay đổi này này phần lớn là do các nỗ lực của cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc phát hiện và xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm luật cạnh tranh. Những vụ việc này không chỉ đem đến bài học thực tế cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh, mà còn cho thấy những thành công của cơ quan cạnh tranh trong việc phát hiện, xử lý thích đáng những hành vi vi phạm. Từ đó, giúp các doanh nghiệp có cái nhìn rõ nét hơn, chân thật hơn về việc áp dụng pháp luật cạnh tranh trên thực tế.

Tuy nhiên, qua thực tiễn hành nghề chúng tôi thấy rằng luật cạnh tranh và văn bản hướng dẫn hiện nay vẫn còn một số bất cập gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc hiểu và áp dụng trên thực tế như sau:

1. Xác định thị trường liên quan.

Khó khăn về xác định hàng hóa và dịch vụ có thể thay thế

Khó khăn trong việc tìm kiếm một bên tư vấn có kinh nghiệm để thực hiện các nghiên cứu thị trường cần thiết

2. Xác định thị phần và thị phần kết hợp

Khó khăn về thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh và thị phần của các doanh nghiệp khác trên thị trường

Thị phần của các bên tham gia giao dịch có tính đến thị phần của các công ty mẹ hoặc công ty con của các bên hay không? Điều 21.1(d) của Luật Cạnh tranh yêu cầu

doanh nghiệp nộp danh sách các đơn vị phụ thuộc trong hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế. Các đơn vị phụ thuộc này bao gồm những đơn vị nào: Công ty con (có phân biệt tỷ lệ sở hữu không), chi nhánh, đại lý, v.v…?)

3. Hình thức tập trung kinh tế

Luật cạnh tranh quy định các hoạt động tập trung kinh tế đều liên quan đến thành lập một pháp nhân

Các hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp không có thành lập pháp nhân có phải là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh về tập trung kinh tế không? Nếu có, việc áp dụng này quy định ở đâu?

Nếu hai doanh nghiệp có thị phần kết hợp trên một thị trường liên quan đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định lớn hơn 30% hợp tác thành lâp một liên doanh để sản xuất và kinh doanh một loại hàng hóa hoặc dịch vụ khác với loại hàng hóa dịch vụ ban đầu thì có phải thông báo tập trung kinh tế không?

4. Sử dụng các hướng dẫn của pháp luật các nước

Cục quản lý cạnh tranh khi xem xét các vụ việc cụ thể có tính đến các quyết định đối với giao dịch đó hoặc các giao dịch tương tự được đưa ra bởi các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hay không?

HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH:

GÓC NHÌN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

Tham luận 3 Thực tiễn vận dụng Luật Cạnh tranh: những khó khăn, vướng

mắc và một số khuyến nghị hoàn thiện Luật Cạnh tranh.

Ông Phùng Anh Tuấn

Luật Sư

Công ty luật VCI - Legal

Đóng Góp từ Góc nhìn Kinh Phó Chủ tịch | Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VN

� Hãng luật Kinh doanh cung cấp “Dịch vụ Luật sư Nội bộ”, các

� Legal500, Chambers & Partners, IFLR 1000 và Sổ tay Thuế

1

Local Insights Meet International Expertise

GIỚI THIỆU VỀ VCI LEGAL

dịch vụ pháp lý được chuyên môn hóa cho kinh doanh và một số Lĩnh Vực Hoạt Động Chính như:

• Doanh Nghiệp, M&A & Chứng Khoán, Đầu tư;

• Ngân Hàng, Tài Chính & TT Vốn, Thuế & Chuyển giá; • Bất động sản & XD, Kết cấu hạ tầng, Giao thông & Logistics; • GQTC theo lựa chọn: Hòa giải, Trọng tài.

của Legalese (các tổ chức xếp hạng và phân loại pháp lý toàn cầu) và các tạp chí luật kinh doanh chuyên ngành quốc tế xếp VCI Legal vào nhóm những công ty luật hàng đầu Việt Nam về: M&A, pháp luật cạnh tranh, ngân hàng và doanh nghiệp, bảo

hiểm, thuế, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư, v.v…

� Được đánh giá cao bởi các tạp chí quốc tế: Acquisition International, ACQ Global, Financial Monthly, Corporate LiveWire, Law Asia, v.v...

voted “Vietnam Corporate Law Firm of The Year” by Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

Local Insights Meet International Expertise

Hội Thảo “Đánh giá 10 năm thực hiện Luật Cạnh tranh”

“Thêm Răng” cho Luật Cạnh tranh & Chống độc quyền Việt Nam

LS. Phùng Anh Tuấn Tìm Kiếm Mô Hình Mới Cho Luật sư Điều hành | VCI Legal Một Vấn Đề Cũ Tổng Lãnh sự Danh dự | LSQ Phần Lan tại TP. HCM

Tê | Hanoi 2015 voted “Vietnam Corporate Law Firm of The Year” by

Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

phép bất kỳ một công ty tư nhân nào cạnh tranh”?

trong lĩnh vực độc quyền NN bằng các biện pháp:1

hàng hóa, dịch vụ

hoá, cung ứng DV với DN thuộc lĩnh vực độc quyền

2

Local Insights Meet International Expertise

ĐỘC QUYỀN CỦA DNNN � Doanh nghiệp NN độc quyền do NN “không cho

� Luật Cạnh tranh 2004: NN kiểm soát DN hoạt động

- Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa; - Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi TT của

- Buộc DN, CQ , tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng

NN

� Cần Luật riêng về ĐỘC QUYỀN NN??? voted “Vietnam Corporate Law Firm of The Year” by

Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

Local Insights Meet International Expertise

Khách hàng & kinh nghiệm chọn lọc voted “Vietnam Corporate Law Firm of The Year” by

Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

quốc phòng, lợi ích QG, kinh doanh độc quyền

ích; hoặc liệt kê chưa nhất thiết

không có khả năng

quyền tự nhiên

3

Local Insights Meet International Expertise

16 Lĩnh Vực Dự Kiến DQNN Tiếp Tục Duy Trì Commanding Heights kinh tế Bao

Cấp – Kế Hoạch Hóa Tập Trung? voted “Vietnam Corporate Law Firm of The Year” by

Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

Vật liệu nổ công nghiệp Bảo đảm hoạt động bay

Thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về KTXH gắn với quốc phòng, an ninh

Hệ thống điện quốc gia các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về KTXH, quốc phòng, an ninh

Vàng Xuất bản

Xổ số kiến thiết: Rừng đầu nguồn/phòng hộ/đặc dụng

Thuốc lá Lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Bản đồ phục vụ quốc phòng, an ninh

Hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện; kè đá lấn biển

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải In, đúc tiền

Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải

Hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do NN đầu tư

Local Insights Meet International Expertise

LĨNH VỰC ĐỘC QUYỀN NN

16 LĨNH VỰC MỚI (Dự thảo): hàng hóa, dịch vụ thiết yếu � Cơ sở kinh tế xã hội cụ thể � NN cần phải độc quyền: để kết luận? Excuses?

liên quan đến an ninh, � An ninh không cần phải

sản phẩm, dịch vụ công � 19 lĩnh vực độc quyền

� Các thành phần KT khác đáp ứng tiêu chí 1

tham gia � Nên chỉ áp dụng độc voted “Vietnam Corporate Law Firm of The Year” by

Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

4

Local Insights Meet International Expertise

Chiến Thuật Dẫm Chân Chiến Lược

� «CHIẾN LƯỢC KINH TẾ ĐỘT PHÁ» Thị trường thông thoáng, minh bạch và cạnh tranh công bằng trong mọi khu vực kinh tế và cho mọi doanh nhân.

� Quyết liệt giải tư TUY NHIÊN kinh tế Nhà nước vẫn là “thành phần chủ đạo”!? � Lý do chính trị

� Quy định theo thói quen vì sợ mất quyền quản lý

� Lợi ích nhóm

� Tất cả lý do trên

� LÀM SAO CHIẾN LƯỢC MỚI CÓ HIỆU QUẢ VỚI CÁCH LÀM CŨ?

� BỎ HẾT ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC & THAY BẰNG ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN

voted “Vietnam Corporate Law Firm of The Year” by

Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

Local Insights Meet International Expertise

Hiện Trạng “KINH TẾ KHÔNG CHỊU PHÁT TRIỂN”

� Viện Chiến lược Phát triển, MPI: “Chúng ta đã thực sự tụt hậu, và tụt hậu ngày càng

xa hơn so với thế giới, chứ không còn nguy cơ gì cả!. do tư duy cũ kỹ. &chọn sai mô hình tăng trưởng, lại chưa có thể chế mạnh tạo động lực phát triển vì vướng tư duy chưa đổi mới,” “Kinh tế Việt Nam không chỉ tụt hậu xa hơn, mà trong nhiều chiều cạnh đang đi lạc điệu so với xu hướng chung của thế giới,”

� Nguyên PTT Vũ Khoan: “Người Việt Nam chúng ta thích tranh luận nhưng chỉ luẩn quẩn trong mấy chữ mà mất hai ba chục năm nay. Ví dụ, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa !rồi doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo cũng cãi nhau 30 năm rồi ..không biết đến bao giờ kết thúc được.”

� ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, MPI, những khái niệm như kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, kinh tế nhà nước là chủ đạo,M như “vòng kim cô” ghì chặt sự phát triển của đất nước.

� Trần Đình Thiên Viện KT Vietnam “.. sự phức tạp của kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới trong vòng vài năm trở lại đây đang đưa Việt Nam đang rơi vào một hoàn cảnh mà sự tồn vong của dân tộc ở vào thế hiểm nguy hơn bao giờ hết,”

voted “Vietnam Corporate Law Firm of The Year” by Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

5

Local Insights Meet International Expertise

Triệu chứng Độc Quyền SOE � Các tập đoàn DNNN vẫn nắm quyền kiểm soát hầu hết các “cao điềm chỉ

huy” kinh tế. Tuy nhiên chủ trương chung là quyết liệt “tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước” – NQCP 62

� � luât cạnh tranh cần thể hiện chủ trương này � chỉ duy trì những linh vực cần độc quyền tự nhiên, còn mở hết cho doanh nghiệp tư nhân trong nước cạnh tranh:

� Thực sự giúp Chính phủ trong việc kiểm soát và thúc đẩy kinh tế?

� Cạnh tranh quốc tế hay bảo vệ thị trường & đặc quyền trong nước

� CHUYỆN GÌ XẢY RA NẾU:

� DNNN VÀ DOANH NGHIỆP ĐỘC QUYỀN NN TIẾP TỤC CHI PHỐI TẤT CẢ KINH TẾ? � MÔ HÌNH KINH TẾ

� LUẬT CẠNH TRANH CHỈ DÀNH CHO KHU VỰC TƯ NHÂN? voted “Vietnam Corporate Law Firm of The Year” by

Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

Local Insights Meet International Expertise

Luật Cạnh Tranh có thể phát huy tác dụng trong một hệ thống ưu tiên SOEs? � Các vấn đề kỹ thuật:

� Không thể thực thi hoặc ít được thực thi khi có liên quan đến DNNN

� Không DN tư nhân nào dám kiện DNNN vì vi phạm chống độc quyền

� Không có quy định bắt buộc Cục Quản lý cạnh tranh điều tra đối với nhiều trường hợp thiệt hại

� Các vấn đề thực tiễn:

� Thiếu dữ liệu & định nghĩa rõ rang về thị trường và thị phần

� “No dawn raid” Cục QLCT không có thẩm quyền hay nguồn lực đủ lớn để

• điều tra ngăn chặn vi phạm của các DNNN lớn – thuộc các Bộ trực thuộc Thủ tướng

• Các SOES độc quyền

� � VCA NÊN LÀ MỘT ỦY BAN QUỐC GIA ĐỘC LẬP VÀ CÓ ĐỦ THẨM voted “VietnQamUCoYrpỀoNrate&LawNFiGrmUof ỒTheNYeaLr”ỰbyC

Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under

6

Local Insights Meet International Expertise

Mô Hình Cũ: SOE có bóp méo Thị Trường & hạn chế Thương Mại? � Thực trạng:

� Xuất khẩu: gạo, cà phê, tiêu, thủy hải sản

� Thị trường trong nước: tất cả các cao điểm đều chịu sự chi phối của DNNN

� Chậm nới lỏng kiểm soát & tư nhân hóa: � khi hoàn thành thực sự, TT bị bóp méo có lợi

cho DN hiện là DNNN

� � cổ phần hóa không có hiệu quả cạnh tranh cho khu vực tư nhân?

voted “Vietnam Corporate Law Firm of The Year” by

Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

Local Insights Meet International Expertise

Vai Trò Luât Cạnh Tranh Trong TƯ NHÂN HÓA & BẢO VỆ CẠNH TRANH

� Quá trình Tư nhân hóa:

� QUÁ MUỘN .. Nhưng “chậm còn hơn không”

� Nên làm gì đối với các DNNN đang chiếm ưu thế sau khi tư nhân hóa để đảm bảo cạnh tranh?

� Thay đổi hiện trạng:

� LÀM THẾ NÀO ĐỂ NỚI LỎNG KIỂM SOÁT? Cùng với việc tư nhân hóa?

� Đẩy nhanh quá trình tư nhân hóa

� Thay đổi cơ cấu KT & giải phóng các cao điểm kinh tế voted “VietnamtừCorpDoraNte LNaw NFirm.of The Year” by

applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

voted “Vietnam Corporate Law Firm of The Year” by

7

Local Insights Meet International Expertise

Một số đánh giáM � KHÔNG CÓ mô hình nào ở VN thực sự hiệu quả � luôn bỏ lỡ

thời cơ & gây thất vọng???

� DNNN gặp vấn đề với “chiếc áo cơ chế” đã chật! Quan trọng là phải nới lỏng kiểm soát và tư nhân hóa

� Cơ chế cạnh tranh vẫn là cách tiếp cận duy nhất cho tính hiệu quả & khả năng cạnh tranh của cả DNNN & tư nhân

� Khu vực tư nhân linh hoạt nhưng không thể phát triển nhanh chóng & lớn mạnh nếu không có MT cạnh tranh công bằng

� 1 số DNNN hoạt động tốt ở trong nước nhưng không có sức cạnh tranh trong khu vực/quốc tế

� ĐƠN GIẢN LÀ KHÔNG THỂ có đột phá cho cạnh tranh nếu không “giải phóng các cao điểm chỉ huy & hạn chế - chứ không

phải gia tăng - lĩnh vực độc quyền nhà nước” Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

Local Insights Meet International Expertise

LÀM THẾ NÀOM? � Vẫn tái cơ cấu hệ thống KT với chính sách tập trung vào DNNN?

� Có hiệu quả không?

� Rà soát & nâng cao hiệu quả cho DNNN

� Tạo ra MT cạnh tranh cho tất cả DN NHƯNG...

� Đột phá trong cơ cấu kinh tế NHƯNG...

� Liệu khu vực tư nhân có thể cạnh tranh trên 1 thị trường bị “bóp méo”

� với vị trí chỉ huy của DNNN

� không có vị trí chỉ huy của DNNN

� Làm thế nào để giới thiệu và duy trì một môi trường cạnh tranh như là quá trình đào tạo cho cả DNNN và tư nhân

voted “Vietnam Corporate Law Firm of The Year” by

Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

Cấm TRỢ GIÚP PHI THƯƠNG MẠI � dịch vụ do DNNN của 1 QG

năm sau khi ký Hiệp định giới bởi DNNN;

(c) Cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ

Chiếm chỗ hoặc ngăn cản (i) tượng đầu tư trong lãnh thổ

gia nhập TT của dịch vụ tương tự gia thứ ba.

8

Local Insights Meet International Expertise

CHỐNG ĐỘC QUYỀN NN TRONG TPP

�Ngoại lệ: KHÔNG GÂY ẢNH HƯỞNG BẤT LỢI:2

cho DNNN qua:1

cung cấp trong lãnh thổ (a) SX & bán hàng hóa của DNNN của chính QG đó. Hoặc

đó; � trợ giúp phi thương mại

(b) Cung cấp dịch vụ xuyên biên trước/trong vòng 3

TPP theo HĐ/PL quy định.

của 1 thành viên TPP thông qua một DN vốn là một đối

của quốc gia đó hoặc 1 quốc NK/bán hàng hóa tương tự; (ii)

Hạ giá đáng kể trên cùng TT3

voted “Vietnam Corporate Law Firm of The Year” by Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

Local Insights Meet International Expertise

TPP & Độc quyền NN?

� Độc quyền NN: được sở hữu hoặc kiểm soát thông qua cổ phần bởi một quốc gia thành viên hoặc bởi một đơn vị độc quyền NN khác1

� Đơn vị độc quyền = tổ chức (nhóm công ty hoặc CQNN), mà • trong một thị trường liên quan thuộc lãnh thổ của

một thành viên TPP được chỉ định như là nhà cung cấp hoặc người mua duy nhất đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ

• Ngoại Lệ: tổ chức được được cấp quyền SHTT độc quyền.2

voted “Vietnam Corporate Law Firm of The Year” by Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

9

Local Insights Meet International Expertise

CÓ THÊM CÂU HỎI?

Luật sư Phùng Anh Tuấn

Luật sư Điều hành

Website: www.vci-legal.com Email:

[email protected] Di động: (84) 908 168 275

ĐT: (84) 38 8272 029 Fax: (84) 38 8 234 43

TP. Hồ Chí Minh: Hà Nội: Phòng 501, Sailing Tower Phòng 904, Tòa nhà ACB

111A Pasteur 10 Phan Chu Trinh

Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

voted “Vietnam Corporate Law Firm of The Year” by

Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

Local Insights Meet International Expertise

CAM KẾT CỦA VIỆT NAMM? voted “Vietnam Corporate Law Firm of The Year” by

Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, could not be used without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable laws and regulations

NỘI DUNG MIỄN TRỪ Tái cơ cấu DNNN1

Vietnamairport (Tổng công ty sân bay VN), Vietnamairlines, Vinalines & công ty con8

Hàng hóa, dịch vụ công2

DNNN về in ấn, xuất bản, DV nghe nhìn, báo chí, phát thanh truyền hình và viễn thông9

Vùng núi, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn hoặc thiếu việc làm nghiêm trọng3

Banknetvn, DATC, VDB, Agribank, quỹ chính sách XH, ngân hàng HTX, tổ chức tài chính phát triển, ngân hàng tái cấp vốn thế chấp10

DN vừa và nhỏ4 SBIC và công ty con11

PETROVIETNAM & các công ty con5 Vinacafe12

Vinacomin & công ty con trong lĩnh vực khai thác mỏ6

DNNN của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an – trừ Công ty CP Viettel Global13

SCIC & công ty con – cho đến khi SCIC trở thành thành viên của IFSWF hoặc 5 năm sau khi TPP có hiệu lực (tùy thuộc thời điểm nào đến trước)7

EVN & các công ty con; các DNNN đã hoặc sẽ hoạt động trong lĩnh vực năng lượng (kể cả năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo)14

without the authorization of the author in writing. Any unauthorized use is subject to be penalized under applicable

10

Local Insights Meet International Expertise

voted “Vietnam Corporate Law Firm of The Year” by

Copyright ©2015– 2016 VCI Legal All right reserved. This presentation and its contents are copyrighted under applicable Vietnamese and international laws. Contents of this Presentation, in whole or in part, cou1ld9not be used

laws and regulations

HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH: GÓC NHÌN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

Tham luận 4 Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực truyền hình trả tiền

Ông Lương Quốc Huy

Phó Tổng Giám đốc

Công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist (SCTV)

Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định cho phép thành lập ngày 27/08/1992. SCTV là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đầu tiên tại Việt Nam.

Từ tháng 03/2011 sau khi Chính phủ ký Quyết định 20/2011/QĐ-TTg Ban hành quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền, tình hình cạnh tranh của thị trường Truyền hình trả tiền (THTT) sôi động hơn bao giờ hết với hàng loạt các vụ mua bán sáp nhập giữa các doanh nghiệp THTT và đặc biệt là sự xuất hiện của các doanh nghiệp Viễn thông lớn tham gia vào thị trường này, để chia sẻ miếng bánh trong thị trường các nhà cung cấp cũ đã không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới, các nhà cung cấp mới dựa trên các thế mạnh sẵn có (thương hiệu, tài chính, nhân lực,..) cũng đưa ra hàng loạt các chính sách kinh doanh cạnh tranh rất mạnh. Hệ quả của các hoạt động này đã làm cho thị trường được mở rộng lên với số thuê bao tăng lên rất nhanh từ khoảng 3 triệu thuê bao toàn ngành năm 2011 đã tăng lên đến gần 7 triệu thuê bao năm 2015, độ phủ của THTT mở rộng trên toàn quốc đến các vùng xa hơn, chất lượng nội dung chương trình, chất lượng dịch vụ và hậu mãi CSKH được nâng lên đáng kể, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó là hàng loạt các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, nổi trội là các hoạt động: cạnh tranh không lành mạnh về chính sách, giá cước, khuyến mãi,..; có hiện tượng cắt cáp của nhau; bù chéo từ dịch vụ này sang dịch vụ kia (lấy viễn thông với doanh thu rất lớn bù qua THTT); một số doanh nghiệp được hưởng các đặc quyền đặc lợi. Cụ thể như sau:

• Hiện nay các tập đoàn Viễn Thông lớn mới tham gia vào thị trường THTT với diện phủ rất lớn trong toàn quốc đã liên tục đưa ra các mức giá thuê bao phá giá thị trường: 40,000 – 50,000 đồng/1 thuê bao/1 tháng (SCTV: 80,000 – 120,000 đồng/1 thuê bao/1 tháng) đồng thời áp dụng rất nhiều hình thức giảm giá khác như: tặng thêm tháng sử dụng khi đóng trước cước

thuê bao, khuyến mãi 40-50% cước phí hàng tháng, thậm chí lắp đặt đường truyền Internet thì miễn phí thuê bao Truyền hình cáp từ 1 đến 2 năm và đang triển khai trên tất cả các Tỉnh, Thành trên cả nước (ví dụ tại An Giang, Cần Thơ, Đồng Nai….. có DN cung cấp: lắp đặt đường truyền Internet cáp quang 8Mbps với giá cước 165,000 đồng/tháng thì miễn phí thuê bao Truyền hình cáp cho hộ gia đình đó),.. sở dĩ các doanh nghiệp viễn thông lớn trên có khả năng tài chính để giảm giá thành mạnh thậm chí cho không truyền hình cáp như vậy là do các đơn vị này bù chéo lấy doanh thu từ các dịch vụ Viễn thông rất lớn vốn là thế mạnh của họ bù sang cho dịch vụ Truyền Thông, việc này gây khó khăn rất lớn cho các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, chỉ lấy nguồn doanh thu chính từ truyền hình cáp.

• Rất nhiều hiện tượng bị cắt cáp xảy ra: khi bị cắt cáp, khách hàng bị mất tín hiệu dẫn đến khiếu kiện, thanh lý dịch vụ vì nghĩ rằng chất lượng dịch vụ không tốt, gây ảnh hưởng đến uy tín và doanh thu của doanh nghiệp. Nghiêm trọng hơn khi cắt cáp để khách hàng mất tín hiệu của doanh nghiệp thì đơn vị cạnh tranh cử nhân viên đến tiếp thị dịch vụ của mình.

• Phát sóng các kênh, chương trình của Doanh nghiệp (DN) mà không xin phép: việc này ảnh hưởng rất lớn đến DN, vì DN đã bỏ ra chi phí rất lớn để đầu tư sản xuất và phát sóng các kênh theo nội dung chuyên biệt phù hợp với mọi lứa tuổi và vùng miền. Chính vì nội dung đặc sắc, chất lượng khác biệt đã thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ THTT của DN. Nếu các kênh này bị lấy phát sóng đại trà từ nhà mạng khác mà không xin phép và do không tốn chi phí sản xuất nên giá thuê bao có thể rẻ hơn làm DN bị mất khách hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và doanh thu của DN.

• Được hưởng các đặc quyền đặc lợi: Một số DN được hưởng quyền lợi giảm 50%, 70% giá thuê trụ điện, thậm chí có DN còn được miễn phí thuê trụ điện đến vài chục năm (lưu ý: chi phí này chiếm 15-20% doanh thu của dịch vụ THTT). Một số DN còn được hưởng quyền kéo cáp triển khai mạng cung cấp dịch vụ tại một số địa bàn trong khi các DN khác xin phép kéo triển khai thì địa phương không cho phép. Một số DN vi phạm trong triển khai dịch vụ truyền hình cáp analog tại các địa bàn không được cấp phép analog,…

Việc cạnh tranh không lành mạnh ở trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường THTT cụ thể: không đảm bảo chất lượng dịch vụ, chất lượng nội dung chương trình phù hợp với đơn giá, chế độ bảo trì hậu mãi chăm sóc khách hàng. Gây thất thoát thuế cho nhà nước, mất nguồn lực xã hội….. ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng (vì sau khi chiếm lĩnh thị phần rồi, các đơn vị thống lĩnh thị trường sẽ tăng giá thuê bao THTT) và không nâng cao được dịch vụ trong tương lai, tạo tiền đề cho chạy đua cạnh tranh về

giá chứ không chạy đua để nâng cao chất lượng dịch vụ THTT, bên cạnh đó cũng gây xáo trộn thị trường ảnh hưởng đến các đơn vị truyền hình trả tiền truyền thống đang cạnh tranh lành mạnh bằng chất lượng dịch vụ. Chính vì lý do đó SCTV xin kiến nghị với hội thảo một số vấn đề như sau:

• Nhanh chóng đưa ra mức giá sàn thuê bao các dịch vụ truyền hình trả tiền và cả Internet băng thông rộng cố định. (hiện tại SCTV đã đề xuất giá sàn cho dịch vụ truyền hình trả tiền là: 72.000 đồng/1 thuê bao/1 tháng (trên 60 kênh truyền hình) và 60.000 đồng/1 thuê bao/1 tháng (trên 35-40 kênh truyền hình) theo công văn 1722/SCTV và các phụ lục đi kèm gửi cho Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam).

• Quy định chặt chẽ việc khuyến mãi trong gói dịch vụ tích hợp trên 1 đường cáp đến nhà khách hàng (Truyền hình cáp, Internet, IPTV, điện thoại,..), để tránh hiện tượng lắp dịch vụ này thì miễn phí thuê bao dịch vụ kia trong gói tích hợp cung cấp cho khách hàng.

• Xử lý nghiêm các vi phạm trong triển khai dịch vụ tại các địa bàn chưa được cấp phép, hoặc triển khai dịch vụ không đúng trong giấy phép được cấp (ví dụ: giấy phép chỉ được cấp triển khai truyền hình kỹ thuật số thì lại triển khai truyền hình cáp tương tự (analog).

• Xem xét kiểm soát việc lấy doanh thu từ dịch vụ này bù chéo sang dịch vụ khác. Cạnh tranh không lành mạnh.

• Bỏ đặc quyền đặc lợi của một số doanh nghiệp đang được hưởng.

• Ban hành các quy định hướng các doanh nghiệp cạnh tranh nhau trong lĩnh vực THTT bằng: Chất lượng dịch vụ; nội dung chương trình; công nghệ cao. Có chế tài xử lý nghiêm các đơn vị cạnh tranh không lành mạnh, bằng giá, bù chéo (gây thất thoát thuế, nguồn lực xã hội….) của nhà nước.

SCTV xin chân thành cảm ơn và kính chúc hội thảo thành công tốt đẹp.

Trân trọng cám ơn!

HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH: GÓC NHÌN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

Tham luận 5 Một số vướng mắc trong việc thực thi các quy định liên quan đến

hành vi Hạn chế Cạnh tranh: Từ thực tiễn tư vấn luật.

Bà Diệp Hoài Nam

Luật sư

Trưởng Văn phòng Hà Nội

Công ty luật YKVN Việt Nam

Kính thưa:

- Đại diện Bộ Công Thương

- Đại diện Cục Quản Lý Cạnh Tranh

- Đại diện các Hiệp Hội Ngành Nghề, các doanh nghiệp

- Các bạn đồng nghiệp luật sư tham dự buổi hổi thảo ngày hôm nay

Thưa các vị đại biểu,

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Công Thương và Cục Quản Lý Cạnh Tranh đã mời đại diện Công Ty Luật TNHH YKVN chúng tôi tham dự hội thảo này. Cá nhân tôi rất vui và thấy mình được học hỏi rất nhiều từ những tham luận đã và sẽ được trình bày trong buổi hội thảo ngày hôm nay. Về phần mình, tôi xin có một vài ý kiến đóng góp nhỏ với mong muốn góp thêm chút màu sắc cho bức tranh toàn cảnh về khung pháp luật về cạnh tranh và thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh trong đời sống kinh doanh.

I. Đánh Giá Chung

Một điều không thể phủ nhận là sự ra đời của Luật Cạnh Tranh vào tháng 12/2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2005 đã góp phần hoàn thiện hóa hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Luật Cạnh Tranh ra đời đã xác lập một khung pháp lý thống nhất để điều chỉnh và kiểm soát các hành vi cạnh tranh không

lành mạnh và độc quyền. Luật Cạnh Tranh, cùng với hàng loạt văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành sau đó như:

(i) Nghị Định số 116/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh Tranh (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị Định số 119/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011);

(ii) Nghị Định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính Phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (đã được thay thế bằng Nghị Định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014);

(iii) Nghị Định số 05/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 của Chính Phủ về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội Đồng Cạnh Tranh đã được thay thế bằng Nghị Định số 07/2015/NĐ-CP ngày 16/1/2015);

(iv) Nghị Định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản Lý Cạnh Tranh; và

(v) Nghị Định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính Phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (đã được thay thế bằng Nghị Định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014)

đã phản ánh quyết tâm to lớn của các cơ quan lập pháp và hành pháp Việt Nam trong việc xây dựng khung pháp luật hoàn chỉnh và thống nhất để đảm bảo một môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng và lành mạnh.

Không chỉ dừng ở phạm vi ban hành luật, chính sách, chúng tôi cũng đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan thực thi pháp luật về cạnh tranh, mà cụ thể là Bộ Công Thương và Cục Quản Lý Cạnh Tranh, trong việc đưa các quy định luật vào đời sống doanh nghiệp. Chúng tôi đã được tham gia cũng như được biết về hàng loạt các cuộc hội thảo, seminar, trao đổi, thảo luận sôi nổi về Luật Cạnh Tranh trong nhiều năm qua. Những báo cáo, tham luận và ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong các buổi hội thảo như vậy giúp ích rất nhiều cho các luật sư của chúng tôi trong quá trình tìm hiểu các quy định có liên quan. Trang web của Cục Quản Lý Cạnh Tranh, với kết cấu hợp lý và lượng thông tin đa dạng, thực sự là một nguồn tư liệu hữu ích cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu về pháp luật cạnh tranh và thực tiễn thi hành pháp luật. Không phải ngẫu nhiên, việc tra cứu website này đã trở thành một “phản xạ tự nhiên” của các luật sư YKVN song song với việc nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật. Chúng tôi cũng đánh giá cao báo cáo rà soát các quy định của pháp luật cạnh tranh hay báo cáo thường niên về tập trung kinh tế. Đây thực sự là những nghiên cứu nghiêm túc và hữu dụng. Là một công ty luật thường xuyên tư vấn trong lĩnh vực mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A), chúng tôi cho rằng Báo Cáo Tập Trung Kinh Tế là một nguồn tư

liệu đáng giá, phản ánh tổng thể hoạt động M&A hết sức sôi động ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Nỗ lực này thực sự đáng hoan nghênh và trân trọng.

II. Thực Tiễn Áp Dụng Luật

Như đã nói ở trên, Công Ty Luật TNHH YKVN là một công ty luật thường xuyên tư vấn trong hoạt động M&A ở Việt Nam. Chính vì vậy, trong tham luận này, tôi cũng chỉ xin trình bày kinh nghiệm và ý kiến của mình về một góc nhỏ trong bức tranh pháp luật cạnh tranh của chúng ta, đó là về tập trung kinh tế. Chúng tôi đã tư vấn và đại diện cho các khách hàng bao gồm các doanh nghiệp, doanh nhân trong nước và các tập đoàn, các nhà đầu tư và quỹ đầu tư nước ngoài trong hàng trăm giao dịch mua bán công ty trong nhiều năm vừa qua. Nhiều giao dịch đã được nêu tên trong danh sách những giao dịch tập trung kinh tế lớn, tiêu biểu trong Báo Cáo Tập Trung Kinh Tế của Cục Quản Lý Cạnh Tranh.

Chúng tôi nhận thấy rằng đã có một sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy của các nhà đầu tư khi nhìn nhận về Luật Cạnh Tranh. Khi Luật Cạnh Tranh ra đời, các nhà đầu tư và, phải xin thú nhận, ngay cả giới luật sư tư vấn chúng tôi, đều có cái nhìn e dè về tính khả thi của luật này khi đặt trong bối cảnh Việt Nam, nơi nền kinh tế thị trường vẫn chưa phát triển, khu vực kinh tế tư nhân chưa được đối xử một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước; nơi thiếu vắng văn hóa cạnh tranh trong kinh doanh hay nói cách khác, cạnh tranh không được coi là một động lực phát triển kinh tế. Khi đó, hầu hết các khách hàng không quan tâm và chính các luật sư chúng tôi cũng thường bỏ qua, không giới thiệu hoặc giới thiệu một cách khá hời hợt về sự tồn tại của Luật Cạnh Tranh và các quy định của nó. Tình hình đã có sự thay đổi rõ rệt trong những năm gần đây. YKVN đã và đang thường xuyên tư vấn cho các khách hàng về các quy định của Luật Cạnh Tranh, đặc biệt là các quy định, khái niệm về độc quyền, vị trí thống lĩnh thị trường, tập trung kinh tế, ngưỡng thông báo tập trung kinh tế, thị trường liên quan, thị phần kết hợp… Chúng tôi cũng đã sắp xếp cho nhiều khách hàng có những buổi làm việc, tham vấn ý kiến của Cục Quản Lý Cạnh Tranh về các quy định pháp luật có liên quan. Nhiều khách hàng của chúng tôi cũng đã gửi các thông báo về giao dịch mua bán công ty của họ để đảm bảo việc tuân thủ quy định của Luật Cạnh Tranh về thông báo tập trung kinh tế. Cũng có nhiều khách hàng cũng đã xin hướng dẫn và xác nhận của cơ quan quản lý cạnh tranh về việc thị phần kết hợp với doanh nghiệp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài không đạt đến ngưỡng kiểm soát tập trung kinh tế theo quy định hiện hành… Đó là những ví dụ ngắn gọn cho thấy Luật Cạnh Tranh đã thực sự đi vào đời sống.

Mặc dù bức tranh thực thi pháp luật cạnh tranh đã có những sắc màu tươi sáng, một thực tế không thể phủ nhận là nhiều quy định của Luật Cạnh Tranh 2004 vẫn còn nhiều bất cập, một số vấn đề quan trọng không được quy định rõ ràng và cần các cơ quan quản lý cạnh tranh giải thích làm rõ. Theo đó, việc áp dụng và thực hiện các quy định về cạnh tranh đang phụ thuộc rất lớn vào các giải thích khác nhau của các luật sư

và cơ quan quản lý nhà nước khác nhau, dẫn đến một số rủi ro không lường trước được do việc giải thích pháp luật. Chúng tôi xin trình bày dưới đây một số vướng mắc sau.

Trường hợp 1:

Trong quy định về tập trung kinh tế, việc “mua lại doanh nghiệp” được định nghĩa tại khoản 3, điều 17, Luật Cạnh Tranh như sau: “Mua lại doanh nghiệp là việc

một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.” Định nghĩa này không thực sự đầy đủ vì đã không đề cập đến trường hợp mua doanh nghiệp thông qua hình thức mua toàn bộ hoặc đa số cổ phần của doanh nghiệp được mua lại. Mặc dù vậy, chúng tôi hiểu rằng quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước là một giao dịch mua cổ phần có thể bị coi là thuộc nội hàm của quy định “mua lại doanh nghiệp”. Do vậy, cần thiết phải làm rõ quy định về mua lại doanh nghiệp của Luật Cạnh tranh.

Quy định tại Điều 34 của Nghị Định 116 hướng dẫn cụ thể cách xác định khi nào bên mua có thể bị xem là được “quyền kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một phần ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp khác”, bao gồm hai trường hợp sau:1

(A) Mua cổ phần hoặc mua tài sản dẫn đến việc bên mua có trên 50% quyền biểu quyết tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông hoặc cuộc họp của hội đồng quản trị; hoặc

(B) Mua cổ phần hoặc mua tài sản dẫn đến việc bên mua có 50% hoặc dưới 50% quyền biểu quyết tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông hoặc cuộc họp của hội đồng quản trị, tuy nhiên, giao dịch mua đó khiến cho bên mua có quyền chi phối đối với các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của công ty bị mua lại.

Xin báo cáo với Hội nghị rằng chúng tôi thường xuyên gặp vướng mắc khi diễn giải các quy định của đoạn (B). Hiểu thế nào là bên mua có quyền chi phối đối với các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của công ty bị mua lại. Phải chăng mọi giao dịch M&A đều nhằm mục đích thu lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của công ty bị mua lại, vậy khi nêu điểm này là một tiêu chí đánh giá, liệu đã phù hợp? Vướng mắc thứ hai là hiểu thế nào về quyền chi phối đối với các chính sách và hoạt động tài chính

1 Nghị định 116, Điều 34. Kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác

Kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Cạnh tranh là trường hợp một doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát.

của doanh nghiệp bị mua lại? Đơn cử ví dụ như trong một giao dịch bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chiến lược và công ty có thỏa thuận trên cơ sở hợp đồng (trong hợp đồng phát hành cổ phần hay trong thỏa thuận cổ đông) mà theo đó nhà đầu tư chiến lược có một số quyền nhất định khi phê duyệt/duyệt chi ngân sách, cử các nhân sự chủ chốt thì có thể kết luận rằng đây là quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động của công ty hay không. Hoặc, hợp đồng mua/phát hành cổ phần hay điều lệ trao nhà đầu tư chiến lược quyền phủ quyết (nghĩa là quyền của nhà đầu tư chiến lược được phủ quyết đối với một số vấn đề về cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh hay các vấn đề khác), thì có được coi là có quyền chi phối hay không. Đây là những vấn đề thường xuyên gặp phải khi cơ cấu các văn kiện giao dịch M&A. Chúng tôi rất cần một hướng dẫn chung của VCAD, một cách hiểu nhất quán về vấn đề này, tránh những rủi ro về vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh nếu bị cho là rơi vào vùng quy định “phải thông báo” của Luật Cạnh tranh.

Trường hợp 2:

Quy định cứng của Luật Cạnh Tranh rằng đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế, trong khi không hề có một hệ thống báo cáo, khảo sát hoàn chỉnh, được công nhận rộng rãi, được cập nhật thường xuyên về thị trường, thị phần trong từng ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại hàng hóa-dịch vụ… trong nền kinh tế Việt Nam, thực sự có phần làm khó doanh nghiệp. Trong quá trình hỗ trợ một số khách hàng tham vấn cơ quan quản lý, chúng tôi hiểu là ngay chính bản thân Cục Quản Lý Cạnh Tranh cũng gặp khó khăn trong việc tính toán, xác định thị trường liên quan hay thị phần kết hợp của nhiều doanh nghiệp tiến hành tập trung kinh tế. Trong nhiều trường hợp, có cảm giác, Cục Quản Lý Cạnh Tranh chỉ có thể làm nhiệm vụ tiếp nhận thông báo về giao dịch có tiềm năng đạt hay nằm trong ngưỡng kiểm soát chứ khó có khả năng xác minh, kiểm chứng.

************

Mặc dù còn có một số bất cập trong quá trình thi hành pháp luật, mà chúng tôi tin rằng các cấp quản lý đã nhìn thấy và chỉ ra trong nhiều báo cáo, ví dụ như Báo Cáo Tập Trung Kinh Tế của Cục Quản Lý Cạnh Tranh, thực tiễn 10 năm qua đã chứng minh rằng sự ra đời của Luật Cạnh Tranh là một động lực cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi mong rằng trong thời gian tới đây, một số quy định của Luật Cạnh Tranh sẽ được cải thiện theo hướng tiến bộ hơn, khả thi hơn và vì doanh nghiệp hơn. Hy vọng 5 năm nữa, chúng ta sẽ lại được ngồi lại cùng nhau để bàn về những thành tựu lớn lao đã đạt được trên nền tảng tiến bộ được tạo tiền đề bởi Luật Cạnh Tranh Việt Nam.

HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH: GÓC NHÌN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

Tham luận 6 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam

Ông Đoàn Tử Tích Phước

Giám đốc Pháp lý và chính sách

VPĐD Công ty Bower Group Asia tại Việt Nam

1

Thời điểm thích hợp để thay đổi

� Nhu cầu cải cách thể chế

� Thu hẹp quy mô DNNN

� Sức ép hội nhập (TPP và các FTAs)

Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam

Đoàn Tử Tích Phước Giám đốc Pháp lý và Chính sách - VPĐD Công ty BowerGroupAsia tại Việt Nam Hà Nội, tháng 11 năm 2015

Ch nh ách

Quy định cạnh anh

pháp uậ cạnh anh

hực th

pháp uậ cạnh tranh

2

Chính sách cạnh tranh

� VN có pháp luật cạnh tranh nhưng chưa có chính sách cạnh tranh

� Chính sách cạnh tranh cần có: � Các điều kiện gia nhập thị trường

� Các trường hợp NN hỗ trợ và can thiệp vào thị trường

� Chính sách cạnh tranh ngành

� Chính sách đối với DNNN…

� Vai trò của cơ quan cạnh tranh (CQCT): � Xây dựng và đề xuất chính sách cạnh tranh

� Phối hợp với các cơ quan khác

Các yếu tố cần thiết

í s tr

l t tr

T i

l t

3

Hoàn thiện Luật Cạnh tranh (2)

� Lạm dụng vị trí thống lĩnh � Định nghĩa lại về vị trí thống lĩnh/quyền lực thị

trường/khả năng gây ảnh hưởng đáng kể đến cạnh tranh

� Một số quy định không phù hợp với thực tế:

� Áp đặt giá bất hợp lý (Điều 27 Nghị định 116/NĐ-CP)

� Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường (Điều 31 khoản 3 Nghị định 116/CP)

Hoàn thiện Luật Cạnh tranh

� Về phạm vi áp dụng LCT: � Khái niệm doanh nghiệp hoạt động tại VN và thẩm quyền

vượt lãnh thổ

� Về hành vi cản trở cạnh tranh của cơ quan nhà nước (Điều 6) � Hướng dẫn về thủ tục, biện pháp xử lý

� Về thoả thuận hạn chế cạnh tranh � Các thoả thuận bị cấm tuyệt đối v.s Các thoả thuận cần xem

xét tính hợp lý

� Các thoả thuận chiều ngang v.s Các thoả thuận chiều dọc

� HÌnh thức thoả thuận

tranh

116)

4

Hoàn thiện Luật Cạnh tranh (4)

� Cạnh tranh không lành mạnh: cần tách khỏi LCT thành văn bản riêng hoặc đưa về lĩnh vực pháp luật có liên quan � CTKLM về SHTT -> Luật SHTT

� Quảng cáo, khuyến mại nhằm CTKLM -> Luật Thương mại, Luật BVNTD

� Gièm pha, gây rối -> BLDS, BLHS

� BHĐC -> Nghị định riêng

Hoàn thiện Luật Cạnh tranh (3)

� Tập trung kinh tế: cần được soạn thảo lại � Thị phần không phải là yếu tố duy nhất � Vai trò của CQCT trong việc đánh giá tác động cạnh

� Ngưỡng thông báo: theo thị phần v.s theo giá trị � Phạm vi tập trung kinh tế: � Nhóm doanh nghiệp và doanh nghiệp liên kết � M&A nhằm mục đích đầu tư tài chính (Điều 35 NĐ

� Chế tài: � Tái cơ cấu: không chỉ là khôi phục nguyên trạng? � Kiểm soát hành vi

5

Q&A

Thực thi pháp luật cạnh tranh

� Thực thi có ưu tiên và chọn lọc

� CQCT cần có thẩm quyền rộng rãi hơn trong việc đánh giá định tính � Chịu trách nhiệm lớn hơn

� Bỏ/giảm bớt thủ tục khiếu naị vụ việc cạnh tranh

� CQCT khởi xướng điều tra vì bảo vệ lợi ích công

� Điều tra một bước

� Không nhất thiết phải có phiên điều trần

� Các quy định khác: � Uỷ quyền cho luật sư

� Hậu quả của khiếu nại/khởi kiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

� Mức phạt tuyệt đối

6

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH: GÓC NHÌN TỪ PHÍA DOANH NGHIỆP

Tham luận 7 Thực tiễn vận dụng Luật Cạnh tranh của Công ty TNHH LG

Electronic Việt Nam - những khó khăn, vướng mắc và một số khuyến nghị hoàn thiện Luật Cạnh tranh.

Ông Dương Thanh Hà

Trưởng Phòng Pháp Chế

Công ty TNHH LG Electronic Việt Nam

Là một Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có thương hiệu lâu năm và phạm vi hoạt động trên toàn cầu, LG luôn tôn chỉ tinh thần “Thượng tôn pháp luật”.

LG cũng như các Nhà đầu tư nước ngoài khác hoan nghênh và chào đón Luật cạnh tranh số 28/2004/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/07/2005 như một Công cụ pháp lý hữu ích góp phần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, từ đó bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các Doanh nghiệp và của Khách hàng, Người tiêu dùng.

Đến nay, Luật canh tranh đã hơn 10 tuổi, về phía Doanh nghiệp xin đưa ra nhận xét riêng của mình: Quy định của Luật vẫn chưa có “sức hút” và chưa thực sự đi vào thực tiễn hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, từ đó bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các Doanh nghiệp và của Khách hàng.

Xin được nhấn mạnh rằng: Chỉ khi Doanh nghiệp được pháp luật bảo đảm, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng thì Khách hàng, Người tiêu dùng cuối cùng mới được đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng tương ứng.

Doanh nghiệp xin được phép đi cụ thể vào Chương 3 – Luật Cạnh tranh về Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, từ đó muốn chia sẻ với Quí vị về thực tiễn của các hành vi vi phạm mà Doanh nghiệp hiện đang là Đối tượng bị xâm hại.

Dưới đây là các hành vi vi phạm mà Doanh nghiệp tự hiểu và tự nhóm các hành vi này vào Chương 3 – Luật Cạnh tranh.

Có thể đây cũng chính là vấn đề tương tự của các Hãng, các Doanh nghiệp khác hiện đâu đó cũng đang vướng phải, cụ thể như sau:

• Copy logo, website của Hãng sản xuất, Doanh nghiệp khác, sau đó chỉ dẫn liên lạc sai và hướng khách hàng đến Địa chỉ của mình để kiếm lợi (Bảo hành, bán sản phẩm…);

• Bán hàng không chính hãng (hàng nhập bằng các đường tiểu ngạch, hàng lậu, trốn thuế…) với giá rất rẻ (rẻ bằng ½ hoặc thậm chí 1/3 giá của hàng chính hãng);

• Sử dụng các hình thức quảng cáo tinh vi lách các quy định cấm “so sánh nhất, so sánh trực tiếp hàng hoá với các hãng khác, đưa ra các thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho khách hàng…”;

• Rèm pha, nói xấu Doanh nghiệp khác trên các Diễn đàn (tổ chức các cuộc thi Blind Test…), trong kết quả đấu thầu… Lợi dụng thông tin trên báo chí, có thể là thông tin chưa chính xác, rồi phát tán nhằm gây hoang mang cho người tiêu dùng, khiến doanh số của đối thủ cạnh tranh giảm sút;

• Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, từ đó chiếm khách hàng, chiếm thị phần của các Doanh nghiệp khác…

Khi bị xâm hại bởi các hành vi vi phạm nêu trên, Doanh nghiệp hiểu rằng mình là đối tượng được các Quy định pháp luật cạnh tranh bảo vệ, tuy nhiên Doanh nghiệp lại rất hoang mang và lúng túng bởi các Quy định trong Luật, không biết kêu đến ai? Và khi kêu rồi thì sự việc có được cải thiện triệt để, nhanh chóng, kịp thời…

Xin được nhấn mạnh rằng:

• Trong thời đại Công nghệ thông tin, khi mà một cú nhấp chuột chỉ trong vòng 1 giây có thể truyền tải “một thông điệp tốt hoặc xấu” đến hàng triệu, chục triệu người thì “Thời gian là yếu tố tối quan trọng trong hoạt động kinh doanh”.

• Mặt khác, các Doanh nghiệp tiến hành các hành vi vi phạm rất tinh khôn và xảo quyệt trong việc “nguỵ trang” và “phi tang công cụ gây án”, cụ thể: Khi chúng tôi trực tiếp liên lạc, họ chối phăng và “tẩu tán” ngay các dụng cụ vi phạm (Gỡ bỏ Website, logo, bình luận trên Diễn đàn…).

Từ thực tiễn về các hành vi vi phạm mà Doanh nghiệp cũng như các Doanh nghiệp khác hiện gặp phải như nêu trên, Doanh nghiệp mong muốn được chia sẻ để Quý Cơ quan, ban ngành và toàn thể Quý vị được biết, từ đó có những suy ngẫm, đề xuất đưa ra các biện pháp hữu ích, thiết thực, nhanh chóng, kịp thời để bổ sung hoặc sửa đổi các Quy định hiện có của Pháp luật cạnh tranh nhằm thiết thực hoá, hiệu quả hoá, đơn giản hoá các quy định góp phần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, từ đó bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các Doanh nghiệp và của Khách hàng, Người tiêu dùng.

Xin chân thành cảm ơn.