tập tài liệu này tựa là “feux de camp” của liên hội hướng...

6
Tập tài liệu này tựa là “Feux de Camp” của Liên Hội Hướng Đạo Đông Dương (FIAS-Fédération Indochinoise de Scoutisme) do Trưởng Phạm Văn Thiết (Phó Tổng Ủy Viên Hội HĐVN trước năm 1975) dịch sang Việt ngữ. Sau đó, trong một cuộc triển lãm Hướng Đạo của Châu Gia Định tổ chức vào năm 1974, anh Châu trưởng đã chuyển cho Ban biên tập TRƯỞNG (Nội san Huynh trưởng Hướng đạo Việt Nam) đăng làm nhiều kỳ kể từ số 13. Nhận thấy đây là một tập tài liệu hay, và còn sử dụng được nên Gấu Tận Tụy muốn chia sẻ với tất cả các bạn. Mong rằng tập tài liệu này sẽ giúp cho các bạn có những ý niệm, và làm tốt hơn cho một buổi lửa trại của đơn vị mình. Chúc các bạn thành công và có được những buổi lửa trại đầy hứng thú, vui vẻ và nhiều kỷ niệm. nếu muốn thực là một cuộc Lửa trại theo đúng ý nghiã đó thì nó phải có hình thức của một sự tập họp các Hướng đạo sinh chung quanh ngọn lửa lúc chập tối để giải trí trước khi đi ngủ. Tại nhiều đơn vị Hướng đạo, Lửa trại được tổ chức chỉ vì đó là thói quen, nhưng thường thường người ta quên hẳn hình thức Hướng đạo, nghĩa là quên hẳn việc coi Lửa trại như một phương tiện lý tưởng để giáo dục trẻ em, vì BiPi có viết: ‘Nền giáo dục Hướng đạo cần được thực hiện bằng những trò chơi và cuộc thi đua’. Vì thế bạn hãy tự hỏi mình xem mình muốn dạy gì cho trẻ, rồi sau đó hãy tưởng tượng ra các trò chơi để giúp chúng luyện tập các điều đó. Thay vì tổ chức một cuộc Lửa trại theo kiểu một trò chơi tầm thường để cùng nhau đùa rỡn, kể cho nhau nghe dăm ba câu chuyện vui, các Huynh trưởng cần phải tìm cách hướng dẫn cuộc chơi lớn này bằng cách đề ra những cách giải trí hữu ích và để Lửa trại trở thành một cái gì tuyệt mỹ, gây cho các đoàn sinh cảm tưởng là mình đã hoàn tất đàng hoàng một công việc. Dầu chỉ là một bài đơn ca, dầu chỉ là một kịch nhỏ, một bản vũ, nhưng nếu đem trình diễn tại một cuộc Lửa trại Hướng đạo, thì ta phải trình diễn nó theo đúng tinh thần Hướng đạo và phải trình diễn cho thật hay. Và sau đây là một vài ý kiến liên quan đến cuộc Lửa trại. Muốn cho cuộc Lửa trại thành công, Huynh Trưởng đứng ra tổ chức trước tiên cần hiểu rõ thế nào là Lửa, và phải hiểu rõ nguồn gốc của Lửa, phải ‘sống’ với Lửa… LỬA TRẠI Lửa nào cháy sáng hơn? Lửa bùng cháy trong rừng khuya hay là ngọn lửa bùng cháy trong tim bạn? -Pingouin Thế nào là Lửa trại? Lửa Trại có tự bao giờ? Nguyên tắc về Lửa trại. BiPi có viết: ‘Lửa trại là thời gian các người đi cắm trại cùng nhau giải khuây trong tình thân hữu trước khi nghỉ đêm’. Với định nghĩa trên Lửa trại là một hoạt động hoàn toàn có tính cách Hướng đạo và vì là một hoạt động Hướng đạo nên nó chính là một trò chơi, nhưng

Upload: others

Post on 12-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tập tài liệu này tựa là “Feux de Camp” của

Liên Hội Hướng Đạo Đông Dương (FIAS-Fédération

Indochinoise de Scoutisme) do Trưởng Phạm Văn

Thiết (Phó Tổng Ủy Viên Hội HĐVN trước năm

1975) dịch sang Việt ngữ. Sau đó, trong một cuộc

triển lãm Hướng Đạo của Châu Gia Định tổ chức

vào năm 1974, anh Châu trưởng đã chuyển cho Ban

biên tập TRƯỞNG (Nội san Huynh trưởng Hướng

đạo Việt Nam) đăng làm nhiều kỳ kể từ số 13.

Nhận thấy đây là một tập tài liệu hay, và còn sử

dụng được nên Gấu Tận Tụy muốn chia sẻ với tất cả

các bạn. Mong rằng tập tài liệu này sẽ giúp cho các

bạn có những ý niệm, và làm tốt hơn cho một buổi

lửa trại của đơn vị mình.

Chúc các bạn thành công và có được những

buổi lửa trại đầy hứng thú, vui vẻ và nhiều kỷ niệm.

nếu muốn thực là một cuộc Lửa trại theo đúng ý

nghiã đó thì nó phải có hình thức của một sự tập họp

các Hướng đạo sinh chung quanh ngọn lửa lúc chập

tối để giải trí trước khi đi ngủ.

Tại nhiều đơn vị Hướng đạo, Lửa trại được tổ

chức chỉ vì đó là thói quen, nhưng thường thường

người ta quên hẳn hình thức Hướng đạo, nghĩa là

quên hẳn việc coi Lửa trại như một phương tiện lý

tưởng để giáo dục trẻ em, vì BiPi có viết: ‘Nền giáo

dục Hướng đạo cần được thực hiện bằng những trò

chơi và cuộc thi đua’.

Vì thế bạn hãy tự hỏi mình xem mình muốn dạy

gì cho trẻ, rồi sau đó hãy tưởng tượng ra các trò chơi

để giúp chúng luyện tập các điều đó.

Thay vì tổ chức một cuộc Lửa trại theo kiểu

một trò chơi tầm thường để cùng nhau đùa rỡn, kể

cho nhau nghe dăm ba câu chuyện vui, các Huynh

trưởng cần phải tìm cách hướng dẫn cuộc chơi lớn

này bằng cách đề ra những cách giải trí hữu ích và để

Lửa trại trở thành một cái gì tuyệt mỹ, gây cho các

đoàn sinh cảm tưởng là mình đã hoàn tất đàng hoàng

một công việc.

Dầu chỉ là một bài đơn ca, dầu chỉ là một kịch

nhỏ, một bản vũ, nhưng nếu đem trình diễn tại một

cuộc Lửa trại Hướng đạo, thì ta phải trình diễn nó

theo đúng tinh thần Hướng đạo và phải trình diễn cho

thật hay.

Và sau đây là một vài ý kiến liên quan đến cuộc

Lửa trại. Muốn cho cuộc Lửa trại thành công, Huynh

Trưởng đứng ra tổ chức trước tiên cần hiểu rõ thế nào

là Lửa, và phải hiểu rõ nguồn gốc của Lửa, phải

‘sống’ với Lửa…

LỬA TRẠI

Lửa nào cháy sáng hơn?

Lửa bùng cháy trong rừng khuya hay là ngọn lửa

bùng cháy trong tim bạn?

-Pingouin

Thế nào là Lửa trại?

Lửa Trại có tự bao giờ?

Nguyên tắc về Lửa trại.

BiPi có viết: ‘Lửa trại là thời gian các người đi

cắm trại cùng nhau giải khuây trong tình thân hữu

trước khi nghỉ đêm’.

Với định nghĩa trên Lửa trại là một hoạt động

hoàn toàn có tính cách Hướng đạo và vì là một hoạt

động Hướng đạo nên nó chính là một trò chơi, nhưng

Kịch trường phát xuất từ Lửa trại và Lửa trại

phát xuất từ đâu? Có lẽ ít Huynh Trưởng tìm hiểu

điều ấy.

Hồi con người còn sống ở hang, lỗ… họ đã

khám phá ra lửa. Ta hãy tưởng tượng khi những

người tiền sử tìm ra được ‘cái thứ’ đo đỏ, sáng rực,

nóng bỏng, ‘biết nhảy múa’, một ‘vật’ xuất hiện sau

khi người ta chà xát 2 hòn đá hoặc 2 cục gỗ là những

thứ bản chất không sống động.

Ngày nay, chúng ta đã quá quen với lửa, và chỉ

còn có trẻ em mới thấy lửa là lạ, khác hẳn với ngày

xưa, những người tiền sử đã quý trọng lửa, luôn luôn

giữ cho lửa khỏi tắt và cắt người thức canh giữ ngọn

lửa cho khỏi tàn. Mỗi buổi tối sau một ngày dài đi

săn thú gay go và nguy hiểm, họ ngồi vòng tròn bên

ngọn lửa, mắt đăm đăm nhìn ngọn lửa cháy bập

bùng, không mấy người nói chuyện. Họ giữ yên lặng,

suy tư. Mỗi người nhớ lại những kỷ niệm ban ngày,

và cuối cùng, một người nào đó đã sống những giây

phút say sưa, nguy hiểm ban ngày, cảm thấy không

thể không kể lại cho mọi người cùng nghe. Anh ta kể

lại, đầu tiên giọng trầm trầm, chậm chậm, mỗi lúc

một mau hơn. Đến chỗ gây cấn, thấy nói không chưa

đủ, anh ta diễn tả bằng cử chỉ, anh ta hăng say thêm.

Thấy làm cử chỉ mà thôi chưa đủ, anh ta đứng dậy và

đi lại, làm bộ điệu để tả lúc con thú lồng lộn tấn công

anh, anh tránh nó như thế nào. Anh ta đã thực sự

sống lại cuộc giao tranh với thú vật lúc ban ngày.

Cuộc lửa trại đầu tiên thành hình và vì thấy hay

hay nên con người tiền sử tiếp tục những buổi trình

diễn như thế trong bộ lạc. Nhưng cuộc Lửa Trại chỉ

giữ được tính chất thấu thía đó đối với những người

thực sự sống ngoài trời, vì dần dần về sau, khi con

người văn minh hơn, họ bắt đầu xây nhà bằng đá, họ

mang lửa vào trong nhà, và cuộc trình diễn quanh lửa

vẫn tiếp tục với những bài ca, vũ ở trong nhà. Lửa

trại đã biến thành kịch trường.

Lửa trại phát sinh từ đó, truyền lại qua các thế

hệ, nhưng thực sự, chỉ những người nào sống ngoài

trời, chỉ những người nào đã thực sự sống câu chuyện

mình thuật lại mới thực sự sống trọn vẹn và thưởng

thức tất cả những cái hay của một cuộc Lửa trại.

Những người sống trong tỉnh, thành, quen ăn sung

mặc sướng, không quen sống ngoài trời, đã biến

những cuộc Lửa trại thành những buổi trình diễn kịch

trong nhà, trong rạp hát và kịch trường, tuy phát sinh

từ những cuộc lửa trại, song lại không còn mang tính

cách của một cuộc Lửa trại ngày xưa nữa.

Ngày nay ta không có lưu giữ được bút tích gì

về những cuộc Lửa trại nguyên thủy, nhưng có điều

chắc chắn là chỉ khi nào những người quen sống

ngoài trời hội họp lại với nhau với một số ít người

thôi, thì cuộc lửa trại của họ mới có dịp biểu lộ một

cách rõ ràng và mãnh liệt, đời sống xã hội của họ,

ngày nay chúng ta thấy, mỗi khi con người của thế

giới văn minh bó buộc phải sống theo kiểu sống ngày

xưa (chẳng hạn phải sống ngoài trời, phải sống giữa

một cộng đồng nhỏ hay gặp những hiểm nguy lớn)

thì tự nhiên họ lại áp dụng lối sống trước đây mỗi khi

đêm về, nghĩa là đốt lửa trại. Đó là trường hợp của

các anh em binh sĩ hay của các đoàn người thám

hiểm.

Với khuynh hướng trở lại với thiên nhiên của

thời đại, các đoàn thể thanh niên đã thường tổ chức

các cuộc lửa trại, và trong những dịp đó, họ có cơ hội

thuận tiện để trở lại gần với bản chất của con người

họ hơn.

Những nhận xét trên đây có thể giúp chúng ta

đưa ra một vài nguyên tắc tổ chức Lửa trại, để Lửa

trại có thể biểu lộ tư tưởng, suy nghĩ, cảm tưởng và

tâm tình của một nhóm người quen chung sống với

nhau.

.Lửa trại chỉ nên kết hợp, tụ tập những thành viên của

một cộng đồng, vì nếu lửa trại gồm nhiều thành viên

quá dị biệt thì nó có thể thành một cuộc trình diễn

hơn là một cuộc Lửa trại đúng với ý nghĩa của nó.

.Lửa trại phải tổ chức ở những địa điểm không những

ở ngoài trời, mà còn xa xa những nơi thị tứ, đông

người qua lại, để người tham dự có thể dễ dàng bộc

lộ tâm tư và tạo sự thân mật cho cộng đồng.

.Lửa trại chỉ có thể tổ chức ban đêm, chứ không nên

tổ chức ban ngày hay vào lúc chiều hôm. Lửa trại

phải là cơ hội cho ngọn lửa là ánh sáng duy nhất

bừng cháy, thu hút mọi con mắt tập trung nhiều tâm

hồn.

.Lửa trại phải là hoạt động tập thể cuối cùng của một

ngày và cũng là hoạt động cá nhân cuối cùng trước

khi đi ngủ, trước khi đi nghỉ để dưỡng sức, để lấy lại

sức khỏe đã tiêu hao ban ngày, là cơ hội để tâm hồn

lắng xuống, để tâm trí nghỉ ngơi và dâng lên cao.

Trưởng Marcel Richard đã nói về Lửa trại như

sau: “Lửa trại là giây phút êm đềm tốt đẹp nhất của

phong trào Hướng đạo, đó là lúc mà các Trưởng

không thể để mà nói để người ta nghe mình, hiểu

mình, theo mình.

“Lủa trại là lúc mà tiếng nói có sức vang dội

nơi thâm sâu của tâm hồn, nếu tiếng nói đó êm dịu và

vọng theo tiếng nhạc hay.

“Lửa trại là lúc tất cả những gì cục súc chết

lặng, là lúc vang lên những lời phản đoán ‘Thinh

lặng’

“Lửa trại là lúc cộng đồng biểu lộ sức sống, ý thức,

duyên dáng, sự tế nhị cũng như sự thô kịch của mình.

“Lửa thuộc về đêm, vì lửa là ánh sáng ngược với

bóng đêm, vì trong đêm khuya, chỉ còn một sức

nóng, đó là ngọn lửa.”

Lửa trại là thế đó, các nguyên tắc Lửa trại là

như thế đó. Và như thế thì có lý nào chúng ta còn đi

tổ chức những cuộc Lửa trại, những buổi trình diễn

mà trong đó, đứa trẻ không còn phải là chính chúng,

mà lúc đó, chúng mất hết tất cả tính chất đơn sơ, tự

nhiên… nghĩa là đánh mất hết tất cả những lợi ích mà

chính ra Lửa trại phải mang đến cho chúng!

CÁCH CHUẨN BỊ VÀ TỔ CHỨC LỬA TRẠI

1. HÌNH THỨC LỬA TRẠI:

Theo Trưởng Joan Doan thì ‘thường thường,

không cần ai bảo, những người tham dự Lửa trại đều

tự nhiên tụ quanh ngọn lửa thành một vòng tròn.

Hình tròn là một hình thức thích hợp với hoàn cảnh,

với vật chất, với lẽ thông thường. Với vòng tròn, các

tham dự viên đều hưởng sức nóng đều nhau, đều

thổi, quạt lửa.

Do đó, Quản lửa cần phải chuẩn bị chu đáo, sẵn

sàng giấy nhúm, lá và cành nhỏ khô, và sau đó là

những thanh củi phòng hờ và phối hợp chặt chẽ với

Quản trò để được thông báo rõ diễn tiến của các vở

kịch, để tùy nghi khi thì cho thêm củi nhỏ khô cho

lửa bùng cháy sáng, khi thì bỏ vào đống lửa một ít

cành cây ẩm để lửa bớt sáng, và bốc khói nhiều hơn.

Có thể nói, Quản lửa là một nhà trang trí khi thì tạo

bóng mờ ảo, khi thì tạo ánh sáng chan hòa. Nhưng có

một điều Quản lửa phải tránh né, đó là đừng đi đi lại

lại ngang dọc trong ‘diễn trường’ làm cản trở các

diễn viên.

3. LỬA TRẠI CẦN ĐƯỢC CHUẨN BỊ:

Cố nhiên, chương trình Lửa trại phải được

chuẩn bị, sắp xếp trước, ít nhất là 24 tiếng trước,

không nên sớm hơn nữa, vì Lửa trại chuẩn bị quá lâu

dài sẽ làm mất tính chất ‘hứng khởi bộc trực’ cần

phải có đối với Lửa trại. Thời gian chuẩn bị phải vừa

đủ để các đoàn sinh có giờ sửa soạn và thu xếp hóa

trang tránh việc ‘hát cương’ và ‘soạn tuồng’ ẩu. Do

đó, Trưởng đơn vị cũng như Quản trò phải tìm cách

giải thích rõ cho các đoàn sinh hiểu rõ ý nghĩa xác

thực của Lửa trại, phải cho các em một vài gợi ý,

phải ‘tạo’ khiếu thẩm mỹ của các em và nói rõ thế

nào là một vở kịch Lửa trại hay, và khi nào nó sẽ trở

thành ‘lãng xẹt’.

Các Trưởng nên nhớ lời BiPi dặn: Lửa trại là

một phương pháp giáo dục, và Huynh Trưởng cần xử

dụng phương tiện này để luân tiện đào tạo khiếu

‘nghệ thuật’ cho các trẻ làm sao cho các em thấy rõ

cái gì là hay, cái gì là đẹp. Vì thế, phải giải thích cho

các đoàn sinh biết tránh những ‘sô’ kiểu phòng trà,

kiểu rạp xiếc, hoặc trình diễn những kịch tội ác,

những chuyện tiếu lâm nhiều ẩn ý, hoặc những vở

kịch dài lê thê, tưởng chừng không bao giờ chấm dứt.

Chúng ta cần phát triển óc sáng kiến, để cuộc Lửa

trại thành thật đặc sắc. Vì chỉ cần chút suy nghĩ một

chút, chúng ta sẽ thấy ngay thực sự không thiếu gì đề

tài để trình diễn.

4. NGƯỜI QUẢN TRÒ:

Quản trò là vai quan trọng nhất Lửa trại. Anh là

trông rõ như nhau, chung quanh mình, trước mặt

mình chỉ toàn là các bạn, mọi người đều ngồi trong

một cái thế thoải mái để có thể ‘thông đạt’ với nhau

một cách dễ dàng.

Trên đây là kiểu vòng tròn khép kín tại Lửa trại.

Riêng Trưởng Paul Preydel và Paul Freger thì chủ

trương một thứ vòng lửa đứt tương quảng. Cái lợi của

hình thức này là người tham dự tránh được ngọn lửa

và khói bằng cách chuyển hướng lửa theo chiều gió

và tiện lợi cho các ‘diễn viên’ ra vào dễ dàng.

Mỗi hình thức đều có cái hay, hình thức vòng

tròn khép kín thì tạo được không khí thân mật, vai

chen vai, giữa những người đã cùng chung sống

ngoài trời tập hợp với nhau để ‘hàn huyên lúc màng

đêm buông xuống’. Hình thức vòng tròn đứt quảng

thì nên dùng trong những cuộc Lửa trại lớn có tính

cách trình diễn nhiều hơn, khi người tham dự gồm

nhiều thành phần khác biệt nhau.

2. NGỌN LỬA VÀ QUẢN LỬA:

Hình thức ngọn lửa mà nhiều người ưa thích

nhất là kiểu chóp nón, chung quanh có xếp sẵn những

thanh củi lớn, vì hình thức này giúp cho lửa cháy lớn

và đẹp.

Vấn đề chọn lựa những loại cây củi dễ cháy và

bốc sáng nhiều cũng cần được đặt ra.

Rồi đến vai ‘Quản lửa’, một vai trò thật là quan

trọng. Quản lửa cần được đội trực nhật giúp chuẩn bị

củi và đống lửa. Việc chuẩn bị này rất cần thiết, vì

nếu không rất dễ xảy ra cái cảnh một nhóm trẻ vòng

tay nhảy múa chung quanh một ngọn lửa tối mò, khói

um, miệng thì hát lớn ‘Vòng quanh lửa hồng…’

trong khi quản lửa và các phụ tá khom lưng nhúm,

người điều khiển, hướng dẫn, tạo không khí náo

nhiệt, vui tươi, và giữ tính cách thuần nhất của Lửa

trại. Nhiệm vụ của Quản trò khởi sự ngay từ trước

khi bắt đầu có Lửa trại, anh có trách nhiệm tiếp xúc

với các người tham dự, lôi kéo thêm nhiều người nữa

khuyến khích, cổ động việc chuẩn bị giúp ý kiến cho

các đội…

Anh phải đề phòng trước về những vở kịch lố

lăng và việc có thể đội nọ, đội kia không chịu tham

gia khi anh đã có trong tay bản liệt kê tất cả các ‘sô’

trình diễn, anh sẽ thiết lập một chương trình, và

chương trình này anh hãy giữ cho mình anh (vì

không vì nhàm chán cho bằng một cuộc Lửa trại mà

mọi người đều biết trước chương trình có những gì).

Việc lập một chương trình như thế không phải

là dễ vì phải làm thế nào để các ‘sô’ có vẻ liên tục,

tránh né sự đều đều, phải tạo cho không khí luôn thay

đổi… và Quản trò phải có một tâm hồn nghệ sĩ, chứ

không phài là xếp chương trình.

Giữa các vở kịch, màn cũ Quản trò phải góp

phần riêng của mình vào: khi thì là cách giới thiệu dí

dỏm, khi thì là những bài ca luân xướng, khi thì là

những tiếng reo, khi thì là những câu chuyện ‘chọc

cười’…

Quản trò phải có sẵn trong tay một vài ‘sô’

phòng hờ, để đưa ra, điền khuyết những khoảng trống

của Lửa trại. Quản trò phải sắp sẵn những ‘tay trong’

trong số các người tham dự để những tiếng reo, bài

hát được mọi người làm theo, hát theo…

Quản trò nên ghi sẵn trên một quyển sổ nhỏ

từng chi tiết của chương trình. Tới đâu thì hát bài

này, tới đâu thì sẽ dùng tiếng reo kia… và phải mật

thông báo cho Quản lửa biết sự diễn tiến của Lửa trại

để anh này lo điều khiển ánh lửa…

5. Y PHỤC NGƯỜI THAM DỰ:

Lửa trại là một cuộc chơi Hướng đạo. Đúng

thế! Mà đã là cuộc chơi Hướng đạo thì người tham

dự phải theo một thể thức của trò chơi, không nên và

không thể để cho đoàn sinh tham dự với quần áo bê

bối, quần áo ngủ, hoặc ngược lại, ăn mặc quá trịnh

trọng như khi đi chào cờ… Người tham dự ngồi ở

một thế thoải mái, nhưng không có ý nghĩa là có

quyền nằm bờ, nằm ngửa nghiêng, hoặc là dựa dẫm

lưng vào nhau. Lửa trại được tổ chức khéo léo thì các

đoàn sinh cũng sẽ không có thái độ lả lơi, bừa bãi.

Các em sẽ ngồi sát cánh bên nhau, thành vòng tròn,

khăn quàng bịt trên đầu, mặc đồng phục Hướng đạo,

với tấm mền quấn trên mình… sự đồng nhất trong y

phục lúc dự Lửa trại tạo ra một không khí ấm cúng,

thuận tiện để Quản trò giúp cho mọi người qua được

những giây phút thoải mái, đồng thời nâng được tâm

hồn mình lên cao, ‘cao vút’!

6. ‘MỞ’ LỬA:

Lửa trại được ‘mở’ một cách khéo léo bao

nhiêu thì cả cuộc Lửa trại sẽ thành công bấy nhiêu.

Các đội cần được thông báo trước, ‘đúng’ giờ

nào sẽ khai mạc Lửa trại. Mười lăm phút trước, sẽ có

hiệu lệnh, để tất cả chuẩn bị. Khi hiệu lệnh khai mạc

chính thức được đưa ra, tất cả các đội sẽ từ góc đội

của mình yên lặng đi đến địa điểm một cách trật tự.

Mỗi đội sẽ đến đúng chỗ ấn định trước cho mình. Tất

cả đều đứng thành vòng tròn, trong yên

lặng, đợi Trưởng đơn vị tuyên bố khai mạc

Lửa trại.

Chúng tôi nhấn mạnh đến sự ‘yên

lặng’ cần phải giữ trước khi ‘Lửa bùng

cháy’. Điều đó hết sức quan hệ.

Nghi lễ ‘đốt lửa’ cũng đáng để ta lưu

ý. Có nhiều đơn vị biến nó thành một nghi

lễ thực sự. Lửa không được nhóm trước,

trái lại, đến giờ tập hợp, Đội trưởng đi đầu,

tay cầm một bó đuốc đã cháy sẵn, các đội

sinh đi sau. Cả đơn vị tập hợp chung quanh

đống củi, và khi có lệnh, các Đội trưởng cùng tiến ra,

lùa ngọn đuốc của mình vào đống củi. Lửa bắt đầu

cháy, các Đội trưởng lùi về chỗ cũ. Tất cả mọi người

yên lặng ngắm nhìn ngọn lửa dần dần bốc cao, Các

bạn có thể cho như thế là quá trang trọng, song sự

trang trọng ấy ảnh hưởng tốt đến những phút sau của

‘đêm quanh lửa hồng’.

Tiếp theo phút trang trọng này là cuộc ‘nhảy

lửa’ và là các vở kịch Trại bắt đầu…

7. CÁCH THIẾT LẬP MỘT CHƯƠNG TRÌNH

LỬA TRAỊ:

Chương trình Lửa trại thường gồm có: các màn

vũ, các vở kịch (do cá nhân hay toàn đội trình diễn),

các chuyện xảy ra tại Trại, các bài ca, các tiếng

reo..v.v..

Các vở kịch có thể do cá nhân hay toàn đội trình

diễn chung. Nếu là vở kịch ‘độc diễn’ thì Quản trò

cần biết rõ trước nội dung cũng như biết đoàn sinh

nào sẽ trình diễn (vì những màn ‘độc diễn’ này

thường khó gây được hứng thú và chăm chú của

‘khán giả’). Nhưng màn ‘độc diễn’ này đừng nên kéo

dài… và nên hạn chế, nhất là đối với giới trẻ.

Những vở kịch do nhiều người trình diễn thường

vẫn dễ thành công hơn tại các cuộc Lửa trại, và đề tài

thì không hề thiếu…nếu các đoàn sinh thực là những

Hướng đạo sinh.

Các vở kịch do nhiều người trình diễn, cũng

không nên kéo dài. Nếu có hát thì cần phải hát thuộc

lòng, vì cầm giấy mà hát tại một cuộc Lửa trại quả

thực… nó ‘thế nào ấy’!

Nếu kịch cần hóa trang, thì cũng nên hóa trang

vừa phải, vì đây không phải là kịch trường, mà là

Lửa trại. Những kịch có nhiều màn, cũng cần phải

làm thế nào cho các màn ấy được phân biệt rõ ràng.

Nếu là trình diễn lại những sự việc đã xảy ra ngay

tại Trại hay đã xảy ra thực ở đơn vị, thì cũng phải áp

dụng những qui tắc đã nói ở trên, và nhất là, câu

chuyện phải được diễn tả lại một cách thật ý nhị,

đừng quá suồng sã, thiếu lịch sự và trang nhã.

Các bài ca, tiếng reo, Hướng đạo quả không thiếu

gì bài ca hay, tiếng reo ngộ. Ấy thế nhưng, tại cuộc

Lửa trại, mỗi khi cần cất tiếng ca hay làm tiếng reo

thì thường thường mọi người đều bí, và cuối cùng

đành hát những bài ca cũ kỹ và làm những tiếng reo

cổ lỗ… lý do chỉ vì các Trưởng và đoàn sinh thường

không có sẵn trong mình những quyển sổ tay ‘Bài hát

và Tiếng reo’. Tất cả chỉ vì thiếu chuẩn bị mà thôi!