trÒ chuyỆn cuỐi thÁng vẤn ĐỀ hÔm nay chuyÊn ĐỀ:...

40
Số 41 - Tháng 11/2015 TỔNG BIÊN TẬP Nguyễn Thắng ĐT: (04) 62820719 PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Đỗ Hồng Công TRỤ SỞ 68 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà Nội Email: [email protected] ĐT: (04) 62820721 - Fax: (04) 62820708 TÀI KHOẢN Báo Kiểm toán 2601 0000 056239 NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tây Hà Nội GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ IN Số 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông IN TẠI Công ty CP In KHCN mới Giá: 15.000đ TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - NHỮNG BẤT CẬP ĐƯỢC PHÁT HIỆN TỪ KIỂM TOÁN TRAO ĐỔI QUA KẾT QUẢ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN QUỐC TẾ VĂN HÓA - VĂN NGHỆ

Upload: others

Post on 28-Jul-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

TỔNG BIÊN TẬPNguyễn Thắng

ĐT: (04) 62820719

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPĐỗ Hồng Công

TRỤ SỞ68 Trần Thái Tông - Cầu Giấy - Hà Nội

Email: [email protected]

ĐT: (04) 62820721 - Fax: (04) 62820708

TÀI KHOẢNBáo Kiểm toán 2601 0000 056239

NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chi nhánh Tây Hà Nội

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ INSố 806/GP-BTTTT ngày 14/5/2012

của Bộ Thông tin và Truyền thông

IN TẠICông ty CP In KHCN mới

Giá: 15.000đ

TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG

VẤN ĐỀ HÔM NAY

CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - NHỮNG BẤT CẬP ĐƯỢC PHÁT HIỆN TỪ KIỂM TOÁN

TRAO ĐỔI

QUA KẾT QUẢ KIỂM TOÁN

HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN QUỐC TẾ

VĂN HÓA - VĂN NGHỆ

Page 2: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

Thưa ông, như ông đã từngkhẳng định trong bài viết gầnđây, kiểm toán trách nhiệmkinh tế được xem là một cốnghiến to lớn của Kiểm toán Nhànước Trung Quốc đối với kiểmtoán thế giới. Vậy, xin ông vuilòng cho biết thêm một số nétvề lịch sử phát triển cũng nhưcăn cứ pháp lý của lĩnh vựckiểm toán này?

Từ góc độ lịch sử, kiểm toántrách nhiệm kinh tế tại TrungQuốc đã trải qua ba giai đoạn:

Giai đoạn một, từ giữa những năm 80 đến năm1998. Đây là giai đoạn khai sinh của kiểm toán tráchnhiệm kinh tế. Ban đầu chỉ là cơ quan kiểm toánthuộc cấp huyện, thành phố địa phương tiến hànhkiểm toán một số vấn đề đối với doanh nghiệp cảicách quốc doanh, báo cáo khai man thành tích chínhtrị của một số lãnh đạo cán bộ Đảng, kiểm toán việcthực hiện kinh doanh bao khoán trước khi rời khỏi sởnhiệm của một số giám đốc, quản lý,… dần dần pháttriển thành kiểm toán trách nhiệm kinh tế.

Giai đoạn hai, từ năm 1999 đến năm 2007. Đây làthời kì có tính then chốt trong quá trình tìm tòi, pháttriển của kiểm toán trách nhiệm kinh tế. Vào giữanăm 1999, chúng tôi bước đầu xây dựng chế độ vàtiến hành triển khai kiểm toán trách nhiệm kinh tếtoàn diện đối với các cán bộ lãnh đạo Đảng và chínhquyền cấp huyện trở xuống, lãnh đạo các doanhnghiệp nhà nước. Tháng 01/ 2005, phạm vi kiểm toántrách nhiệm kinh tế được mở rộng đến cấp lãnh đạovăn phòng địa phương. Tháng 2/2006, Luật Kiểmtoán nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã xác

định rõ vấn đề pháp lý của kiểmtoán trách nhiệm kinh tế.

Giai đoạn ba, từ năm 2008đến nay. Đây là thời kì pháttriển, làm sâu sắc hóa kiểm toántrách nhiệm kinh tế. Trong giaiđoạn này, kiểm toán trách nhiệmkinh tế đã dần chín muồi. Cụ thểlà hoàn thiện hóa kiểm toán cánbộ lãnh đạo chủ chốt của Đảngvà chính quyền cấp huyện trởxuống; không ngừng tiến hànhkiểm toán cán bộ lãnh đạo chủchốt cấp phòng, ban của thành

phố và địa phương; bước đầu tiến hành chế độ kiểmtoán luân lưu trong thời gian đương nhiệm với cáccán bộ chủ chốt cấp tỉnh.

Hiện nay, kiểm toán trách nhiệm kinh tế tại TrungQuốc chủ yếu dựa vào văn kiện Đại hội Đảng lần thứ17 và 18 để tiến hành các công việc cụ thể. Nhữnghướng dẫn về thực thi kiểm toán trách nhiệm kinh tếcủa Hội nghị liên tịch và các công tác tiến hành kiểmtoán trách nhiệm kinh tế không được vượt quá quyđịnh của Hiến pháp.

Với đối tượng kiểm toán như vậy thì các cấplãnh đạo của KTNN Trung Quốc hoặc bộ ngànhtương đương có được kiểm toán trách nhiệm kinhtế hay không, thưa ông?

Cấp cao nhất được tiến hành kiểm toán tráchnhiệm kinh tế tại Trung ương là đến cấp Bộ trưởng;tại tỉnh, thành phố là Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịchUBND các cấp. Tất nhiên, trong phạm vi nhất định,khi có các văn bản từ Trung ương Đảng cũng như cácVụ, Viện thì đối tượng kiểm toán có thể mở rộng lên

Trò chuyện với ông SUN XIAOYAN - Vụ trưởng Vụ Kiểm toán Trách nhiệm kinh tế, Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc

Page 3: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

các cấp cao hơn. Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trung

Quốc cũng phải được tiến hành kiểm toán tráchnhiệm kinh tế. Bản thân Tổng Kiểm toán Nhà nướcTrung Quốc Lưu Gia Nghĩa cũng đã nhiều lần đềnghị Ban Thanh tra tiến hành kiểm toán chính mình,tuy nhiên, cho đến nay công việc này vẫn chưa đượcthực hiện.

Ở Việt Nam, khái niệm kiểm toán trách nhiệmkinh tế còn khá mới mẻ với nhiều người, nhưngvấn đề kiểm toán trách nhiệm người đứng đầu thìđã được biết đến mấy năm gần đây. Hai khái niệmnày liệu có thể hiểu như nhau không, thưa ông?

Kiểm toán trách nhiệm kinh tế đồng nghĩa vớikiểm toán trách nhiệm của người đứng đầu và kiểmtoán ở đây được tiến hành cả về tài chính và chính trị.Đây là điều quy định rất rõ ràng trong hoạt độngkiểm toán của chúng tôi.

Ông có thể cho biết, kiểm toán trách nhiệm kinhtế được tiến hành theo chu trình thời gian như thếnào, thường xuyên hay tùy thời điểm? Cấp nào sẽphê duyệt kế hoạch kiểm toán này?

Trong văn bản hướng dẫn thực thi kiểm toán tráchnhiệm kinh tế có quy định tiến hành kiểm toán mộtlần đối với một lãnh đạo trong một nhiệm kỳ. Vì vậy,đối với các đồng chí cán bộ lãnh đạo, trong mộtnhiệm kỳ (5 năm) sẽ được kiểm toán ít nhất một lần.Chúng tôi cũng đưa ra quy định chủ yếu kiểm toántrong và giữa nhiệm kỳ, hạn chế kiểm toán vào cuốinhiệm kỳ.

Kiểm toán trách nhiệm kinh tế là do KTNN TrungQuốc chủ động quyết định, không phải tiến hành saukhi phát hiện vấn đề qua các cuộc kiểm toán khác.Tất nhiên, cũng có trường hợp, các loại hình kiểmtoán khác phát hiện một số vấn đề và kiểm toán chưađạt đến mục tiêu thì chúng tôi quyết định tiến hànhthêm một bước là kiểm toán trách nhiệm kinh tế.

Về kế hoạch kiểm toán trách nhiệm kinh tế, KTNNTrung Quốc tiến hành lập kế hoạch kiểm toán và gửiđến Hội nghị liên tịch của 7 bộ ngành. Hội nghị này sẽxem xét, thảo luận để báo cáo lên tổ chức. Sau khi BanTổ chức thông qua kế hoạch này, KTNN sẽ gửi kếhoạch lên Thủ tướng và các Vụ, Viện.

Sau khi tiến hành kiểm toán, KTNN sẽ có hai báocáo, một báo cáo gửi các đơn vị và một báo cáo gửilên cấp trên. Hai báo cáo kiểm toán này không có sự

khác biệt về nội dung mà chỉ khác về hình thức thểhiện. Một cái được gọi là Báo cáo kiểm toán và mộtcái được gọi là Báo cáo kết quả kiểm toán. Báo cáokiểm toán bao gồm phần đánh giá chung, kết quảkiểm toán, một số kiến nghị và xử lý. Báo cáo kết quảkiểm toán chỉ có hai nội dung, đó là phát hiện nhữngvấn đề gì và kiến nghị xử lý. Báo cáo kiểm toán đượcgửi đến đối tượng được kiểm toán còn Báo cáo kếtquả kiểm toán được gửi đến lãnh đạo Đảng và cácđơn vị liên quan cấp cao. Vì vậy, Báo cáo kết quảkiểm toán không cần phải thể hiện phần đánh giáchung hay những mặt tích cực mà chỉ nêu rõ nhữngvấn đề cần quan tâm và phải xử lý. Báo cáo gửi TổngBí thư là toàn văn Báo cáo kết quả kiểm toán.

Thưa ông, khi phát hiện các sai phạm, KTNNTrung Quốc có thẩm quyền xử lý đến đâu? Kếtquả kiểm toán trách nhiệm kinh tế này có đượccoi là căn cứ pháp lý để xử lý trách nhiệm hình sựhay không?

Kiểm toán trách nhiệm kinh tế của Trung Quốchoạt động theo pháp luật nên tất cả hoạt động củakiểm toán đều có quy định rõ ràng và được xử lý theođúng trình tự và quy định của pháp luật. Chúng tôikhông có quyền xử lý hình sự. Khi phát hiện cáchành vi vi phạm trong quá trình kiểm toán, chúng tôisẽ chuyển hồ sơ về các cơ quan có thẩm quyền xử lý;ví dụ như vấn đề về thuế sẽ do cơ quan thuế xử lý,vấn đề về hình sự sẽ do cơ quan an ninh xử lý…KTNN Trung Quốc chỉ có trách nhiệm ghi rõ hành vivi phạm thuộc vào điều luật nào, sau đó sẽ gửi cho cơquan liên quan.

Sau khi tiến hành kiểm toán một cách nghiêmngặt, chúng tôi sẽ đưa ra kết luận và kiến nghị. Cáckết luận này có thể coi là một trong những căn cứpháp lý để tiến hành xử lý trách nhiệm hình sự. Tấtnhiên, sau khi nhận được kết quả kiểm toán, các cơquan điều sẽ phải tiến hành điều tra sâu hơn và toàndiện hơn nữa. Ngoài Luật Kiểm toán nhà nước,chúng tôi còn ban hành chuẩn mực kiểm toán quyđịnh rất cụ thể về quy phạm kiểm toán, chuẩn mựccủa KTV và những nội dung phản ánh trong báo cáokiểm toán phải có những chứng cứ, căn cứ rõ ràng, cụthể rồi mới đưa ra kiến nghị. KTNN Trung Quốc cócó một vụ gọi là Vụ Pháp chế, đơn vị này là đầu mốiđể thẩm định các báo cáo và kiến nghị để gửi cho cáccơ quan, đặc biệt là các cơ quan tư pháp, nhằm đảmbảo những phản ánh và kiến nghị của KTNN có căn

Page 4: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

cứ pháp lý cũng như có chứng cứ cụ thể, đầy đủ.Hiện tại, các vụ việc do KTNN Trung Quốc phát hiệnvà đề nghị xử lý đều rất chính xác, chưa có vụ việcnào có kết quả điều tra khác với kết quả kiểm toán.Các đầu mối, tình tiết được chúng tôi chuyển sang cơquan tư pháp đều qua quá trình nghiên cứu và xemxét rất kỹ càng, đảm bảo chứng cứ thuyết phục thìmới được chuyển đi để thẩm tra, điều tra thêm. Vaitrò của Vụ Pháp chế đối với chúng tôi là rất quantrọng và rất nghiêm ngặt trong việc thực thi các quyđịnh kiểm toán.

Nếu cần truy cứu trách nhiệm hình sự của một tổchức, chủ yếu chúng tôi sẽ truy cứu trách nhiệm vớitừng cá nhân cụ thể, với một quy trình rõ ràng và cẩntrọng, liên quan đến nhiều tổ chức như Ủy ban Kiểmtra của Đảng, Bộ Công an... KTNN Trung Quốc chỉthực thi nhiệm vụ của mình và giao bằng chứng chocác đơn vị liên quan. Đối với các hành vi vi phạm sẽchuyển sang Ủy ban Kỷ luật của Đảng và Ủy ban nàysẽ xem xét hình thức kỷ luật.

Một trong những nguyên tắc rất quan trọng màTrung Quốc áp dụng trong kiểm toán trách nhiệmkinh tế là chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tàisản. Đối tượng không chứng minh được tài sản hợppháp của mình bị coi là có hành vi tham ô và bị xửtù. Vậy, nhiệm vụ này có phải do KTNN thực hiệnkhông, thưa ông?

Vấn đề kiểm tra, giám sát liên quan đến tính hợppháp nguồn gốc tài sản, chúng tôi thưc hiện thôngqua lĩnh vực tài chính. Đặc biệt, các ghi chép về mặttài chính là căn cứ, dữ liệu quan trọng cho kiểm toán.Thông thường, ít khi chúng tôi đề cập đến nguồn gốctài sản của cá nhân, chỉ khi kiểm toán phát hiện ranhững dấu hiệu rất cụ thể, rõ ràng về việc tài sảncông đã chảy vào túi một cá nhân cụ thể thì chúng tôimới tiến hành các hoạt động kiểm toán. Dù là trongtình huống như vậy, các biện pháp kiểm toán vẫnphải được tiến hành rất cẩn thận và phải do cấp cóthẩm quyền phê duyệt, cụ thể ở đây là sự phê duyệtcủa Tổng Kiểm toán Nhà nước Lưu Gia Nghĩa.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các ông cógặp những can thiệp từ bên ngoài làm ảnh hưởngđến quyết định và kết quả kiểm toán không?

Vấn đề cá nhân hay tổ chức can thiệp vào quátrình kiểm toán, chúng tôi khẳng định là có. TổngKiểm toán Nhà nước Lưu Gia Nghĩa cũng phải ứng

phó với rất nhiều áp lực từ bên ngoài. Để đối phóđược vấn đề này, KTNN Trung Quốc đã thực hiệnchế độ công khai, ghi chép đầy đủ thông tin của cáccuộc điện thoại, thư tín. Bất kể đối tượng đó là ai, cấptrên hay người thân, đồng nghiệp... tất cả các hành vichỉ đạo nhằm gây áp lực với kiểm toán đều được ghichép lại trong quá trình kiểm toán. Đây là cách đểchúng tôi đứng vững trước mọi áp lực và cũng làcách để chúng tôi bảo vệ kiểm toán viên của mình.

Thực tế, kiểm toán viên Trung Quốc có rất nhiềucống hiến đối với hoạt động phòng chống thamnhũng. Hai ví dụ điển hình về tham nhũng tại TrungQuốc đều do kiểm toán viên của KTNN Trung Quốcphát hiện. Một là vụ án tham nhũng tại Dự án pháttriển hạ tầng Trung Quốc. Sau khi bị phát hiện hànhvi tham nhũng, chính Bộ trưởng Bộ Đường sắt LưuChí Quân đã bị kết án tử hình. Trường hợp nữa là vụán tham nhũng của ông Trịnh Tiểu Cúc, Tổng Giámsát về thiết bị y dược phẩm, ông này cũng đã bị kếtán tử hình sau khi bị phát hiện.

Ông Lưu Chí Quân khi đương nhiệm đã có nhiềuđóng góp đối với ngành. Trước đây ông ấy không cóbất cứ biểu hiện phạm pháp nào. Khi KTNN TrungQuốc tiến hành kiểm toán các công ty tham gia vàodự án đường sắt đã phát hiện rất nhiều tài khoản lạ vàbị nghi là hành vi hối lộ. Những khoản tiền này bịphát hiện chuyển vào một tài khoản duy nhất và khibị tra hỏi thì các khoản tiền này được ghi chép là phítư vấn. Tuy nhiên, theo điều tra của KTNN TrungQuốc, khi mời đấu thầu không cần có khoản phí tưvấn như vậy và điểm đáng ngờ nhất là các khoản tiềnđều chuyển vào một công ty. Sau này, các kiểm toánviên đã phát hiện được công ty này thuộc sở hữu củaông Lưu Chí Quân và một số bạn của ông ta.

Vấn đề kiểm toán viên tham nhũng thì cũng có,mặc dù không nhiều. Trong quá trình biệt phái, cókiểm toán viên tiếp xúc với bạn bè và đã được tặngmột khoản tiền. Ban đầu ông ta không nhận, nhưngngười đưa hối lộ đã đề nghị khoản tiền này chỉ là đểkết bạn thông thường và người KTV kia không thamgia quá trình thực thi nhiệm vụ nên không thể gọi làhối lộ. Cuối cùng, người KTV kia đã nhận một phầnkhoản tiền đó. Về sau, khi có một vụ việc khác liênquan, ông này đã khai ra hành vi này của mình. Đâycó thể xem là một điều đáng tiếc đối với hệ thốngKTNN của chúng tôi.

Xin trân trọng cảm ơn ông!nHIỀN LY (thực hiện)

Page 5: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

Ngay sau khi những thông tinnày được công bố, trên thị

trường chứng khoán, một phiêntăng điểm nổi bật đối với nhómcổ phiếu lớn nằm trong kế hoạchthoái vốn của SCIC. Trong 8doanh nghiệp đã niêm yết trênsàn chứng khoán, có 6 mã đãtăng giá mạnh và 2 mã giữ giá.Điều này thể hiện sự kỳ vọng rấtlớn của nhà đầu tư đối với cácdoanh nghiệp sau thoái vốn.

Khi “của để dành” được đem bán...

Dưới cái nhìn của nhiềuchuyên gia kinh tế, vấn đề thoáivốn ở đây không chỉ là bán cổphần các doanh nghiệp mà thểhiện một quan điểm lớn hơn, đó

là Nhà nước làm phần việc củaNhà nước, còn kinh doanh làchuyện của thị trường. LuậtQuản lý vốn đầu tư của Nhànước tại các doanh nghiệp vừacó hiệu lực từ 01/7/2015 cũng đãquy định rõ, Nhà nước chỉ lậpdoanh nghiệp 100% vốn nhànước ở 4 lĩnh vực: Một là, cáchàng hóa dịch vụ công cộng,phục vụ nhân dân. Hai là, côngnghiệp trực tiếp phục vụ cho anninh quốc phòng. Ba là, một sốlĩnh vực khai thác quyền tự nhiênnhư: khai thác vệ tinh, viễn thông,đường trục hay lưới điện quốcgia. Bốn là, một số lĩnh vực cầnthiết thúc đẩy nền kinh tế pháttriển nhưng phải đầu tư quá lớn,thu hồi chậm nên các thành phần

kinh tế khác không làm.Theo ông Đỗ Thiên Anh

Tuấn, giảng viên Chương trìnhGiảng dạy Kinh tế Fulbright, khicác doanh nghiệp còn có Nhànước nắm cổ phần sở hữu, đặcbiệt là nắm cổ phần chi phối thìkhả năng tạo ra cải cách, thay đổicác mô thức quản trị sẽ rất khókhăn và sẽ không tạo động cơkhuyến khích cho những nhà đầutư bên ngoài tham gia vào. Bởivì, các nhà đầu tư bên ngoài sẽcó tiếng nói rất hạn chế trongviệc hoạch định chiến lược hoạtđộng cũng như quản trị điềuhành doanh nghiệp đó... Chính vìvậy, những động thái do SCICvừa đưa ra là rất tích cực trongviệc giải quyết các trục trặc hiện

ĐINH THU HIỀN

Sáng ngày 20/10, tại phiên khai mạc diễn đàn Quốc hội, Thủ tướngChính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: Sắp tới, Chính phủ sẽbán hết phần vốn của các doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nướckhông cần nắm giữ theo cơ chế giá thị trường. Trong số 10 doanhnghiệp mà Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước(SCIC) được quyền chọn thời điểm thích hợp để trình phương ánthoái vốn có Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk (mã VNM),Công ty Cổ phần FTP (FPT), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPTTelecom), Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP)... Đây là nhữngthông tin khiến không ít người bất ngờ, bởi việc cổ phần hóa vàthoái vốn Nhà nước từ trước tới nay thường chỉ diễn ra tại cácdoanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc những lĩnh vực mà doanh nghiệpđầu tư ngoài ngành kém hiệu quả.

Page 6: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

nay của DNNN cũng như cácyêu cầu sắp tới của Hiệp địnhxuyên Thái Bình dương (TPP).Còn theo chuyên gia kinh tếNguyễn Minh Phong, động tháinày sẽ giúp doanh nghiệp chủđộng sử dụng vốn của mình mộtcách hiệu quả cũng như đượctoàn quyền trong quá trình tìmkiếm thị trường, không phảithông qua cơ chế quan liêu củaNhà nước.

Thực tế cho thấy, vấn đề thoáivốn không chỉ đang được tiếnhành ở những doanh nghiệpthuộc SCIC mà tại rất nhiều tậpđoàn, tổng công ty nhà nước, quátrình này cũng đang được thúcđẩy để gom vốn về các công tymẹ. Đây có thể xem là thời điểmchúng ta đột phá về thể chế, thayđổi vai trò và chức năng của Nhànước, tạo ra một bước ngoặt mớicho nhiệm kỳ 2016 – 2020.

Tuy nhiên, động thái SCICthoái hết vốn tại Vinamilk cũng

như một số DNNN lớn cũng đặtra những băn khoăn về việc tạisao Nhà nước lại buông những“con gà đang đẻ trứng vàng”?Hiện tại, Vinamilk đang tăngtrưởng đều đặn 1 năm trên 30%,cổ tức từ 40 - 50% bằng tiền mặtvà tỷ lệ cổ phiếu thưởng cộngcũng từ 140-150% trong vòng 5năm qua. Ngoài Vinamilk, cácdoanh nghiệp còn lại cũng thựcsự đang làm giàu cho rất nhiềucổ đông của mình. Lý giải nhữngkhúc mắc này, TS. Trần Du Lịchcho rằng: Mục đích của Nhànước không phải đi tìm lợi nhuậntài chính mà là làm gì cho nềnkinh tế phát triển. Cần phải thấythời điểm hoạt động không thànhcông của Vinamilk trước cổ phầnhóa và Vinamilk hiện tại để thấyđược cái lợi ở đây to lớn hơnnhiều so với việc mỗi năm SCICthu được mấy trăm tỷ tiền cổ tức.Nếu tới đây, Nhà nước thoái vốnvà tạo một cơ chế để Vinamilk

hoàn toàn tự chủ kinh doanh theothị trường thì doanh nghiệp nàycó thể trở thành một công ty đạichúng, và Nhà nước sẽ thu lợi lạibằng việc thu thuế.

Đồng tình với quan điểm trên,TS. Nguyễn Đình Cung, Việntrưởng Viện Nghiên cứu Quản lýkinh tế Trung ương cũng nhậnđịnh: trên cơ sở thị trường mở ra,cơ hội và dư địa phát triển sẽkhông hạn chế. Chính vì vậy,vài năm sau, những doanhnghiệp như Vinamilk có thể lớngấp 3 - 4 lần quy mô bây giờ.Nhà nước sẽ thu thuế nhiều hơn,việc làm cũng phát triển hơn, thịtrường sữa trở nên cạnh tranhhơn, và người tiêu dùng từ đócũng được hưởng lợi.

Tiền thoái vốn sẽ dùng vào việc gì?

Trong bối cảnh chi tiêuNSNN đang khẩn thiết đòi hỏimột sự công khai minh bạch như

Page 7: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

hiện nay, vấn đề tiền thoái vốnđược dùng vào việc gì hiển nhiêntrở thành một câu hỏi lớn cầnđược cơ quan hữu quan giải đáp.

Cách đây không lâu, TS.TrầnDu Lịch dự tính, nếu thoái hếtvốn tại các DNNN, chúng ta sẽcó khoảng 200.000 tỷ đồng. Cóđiều, nguồn lực này là một sựtích tụ nhiều năm, khi bán rồi thìkhông thể còn mà bán nữa. Vìvậy, nó phải được sử dụng vàonhững việc cấp bách và quantrọng: Thứ nhất, dùng một phầnđể giải quyết ngay những bệnhviện quá tải hiện đang không cótiền xây dựng. Thứ hai, dùng làmvốn mồi để thu hút nguồn vốnđầu tư bên ngoài cho những côngtrình cực kỳ trọng điểm. Thứ ba,phục vụ sự nghiệp kinh tế thôngqua một số công trình như cácphòng thí nghiệm quốc gia cho tấtcả mọi thành phần kinh tế sửdụng... Việc chi dùng nguồn tiềnnày nhất thiết phải có đề án cụ thểvà phải được Quốc hội thông qua.

Chuyên gia kinh tế Phạm ChiLan cũng cho rằng, dứt khoát sốtiền này phải được sử dụng đầutư trở lại cho phát triển kinh tế.Không nên dùng để đáp ứng nhucầu thiếu hụt ngân sách hiện nay,nhất là do thiếu chi thườngxuyên hoặc dùng cho những dựán đầu tư không hợp lý. Nhànước phải kiên quyết trong việcsử dụng và công khai hóa, minhbạch hóa việc sử dụng vốn quốcgia. Cần phải nhớ, tiền này bảnchất vẫn là tiền của dân, tài sảnthuộc về nhân dân. Nhà nước chỉlà người thay mặt nhân dân đểquản lý.

Theo chuyên gia kinh tế VũĐình Ánh, việc sử dụng số tiềnnày có nhiều mục tiêu khácnhau, không loại trừ một phần

đáng kể có thể được dùng để táicơ cấu nợ khi quy mô nợ cônghiện nay là khá lớn. Tuy nhiên,cũng có thể, trong xu thế nước tađang tái cơ cấu lại khu vựcDNNN, số tiền này sẽ được dùngđể tái cơ cấu và thực hiện cáclĩnh vực tài chính vĩ mô khác.Nói chung, Nhà nước nên có sựgiải thích rõ về việc tiền từ thoáivốn dùng để làm gì.

Trả lời cho câu hỏi này, ôngĐặng Quyết Tiến, Phó Cụctrưởng Cục Tài chính doanhnghiệp, Bộ Tài chính đã khẳngđịnh: Việc bán vốn nhà nước tại10 doanh nghiệp trên không phảivì ngân sách khó khăn mà nhằmcơ cấu danh mục đầu tư củaSCIC. Chính đơn vị này sẽ cótrách nhiệm lên kế hoạch sửdụng vốn, tập trung nguồn lực lạiđể đầu tư vào những lĩnh vựcmà Chính phủ quy định. Phầnvốn thoái thu được, SCIC sẽ tậptrung đầu tư vào những lĩnh vựcmà Nhà nước thấy cần thiết, cóthể như một nguồn vốn “mồi” đểcác nhà đầu tư khác đầu tư thêmvào. Tất cả những vấn đề đó đềunằm trong chiến lược kinh doanhvà trong quy định về chức năngkinh doanh của SCIC.

Thoái vốn sẽ được thực hiệnnhư thế nào?

Vấn đề đang rất được quantâm lúc này là lộ trình và cáchthức thoái vốn như thế nào chohợp lý. Không bán cổ phần tạidoanh nghiệp bằng bất kỳ giánào mà là bán cho ai và bán bằnghình thức nào để đảm bảo đồngvốn của Nhà nước.

Trong danh sách thoái vốnvừa công bố, đa số các doanhnghiệp được nhìn nhận là cókhoản đầu tư hấp dẫn. Tuy vậy,

với giá trị các khoản cổ phiếuđược dự kiến là khoảng 3,5 tỷ đôla Mỹ thì ai sẽ là người có thểthế chân SCIC ở các doanhnghiệp này?

Để có thể giữ được thị phầntrong nước và nhìn xa hơn là mởrộng thị trường xuất khẩu, doanhnghiệp sẽ rất cần sự tham gia củacác nhà đầu tư chiến lược nướcngoài với lợi thế về kinh nghiệmvà chiến lược phát triển. Nhiềudoanh nhân cho biết, ở trongnước, chúng ta cũng có thể cónhà đầu tư bỏ trên 10.000 tỷđồng để giữ 10% của Vinamilk,nhưng năng lực của nhà đầu tưnước ngoài sẽ nổi trội hơn nênhọ sẽ quan tâm nhiều hơn. Tuynhiên, nhìn vào danh sách cácdoanh nghiệp thoái vốn lần này,có thể thấy hầu hết các doanhnghiệp đều đã chạm trần tỷ lệ sởhữu của nhà đầu tư ngoại. Vì thế,còn rất nhiều việc phải giải quyếtnhư nâng tỷ lệ sở hữu của nhàđầu tư nước ngoài, tăng tính hấpdẫn cho những gói hàng bán ratrên thị trường v.v..., trong khi lạiphải thận trọng để đảm bảoquyền lợi của mỗi bên, đặc biệtlà khả năng phát triển của chínhdoanh nghiệp được thoái vốn.

Cũng theo TS.Trần Du Lịch,với 10 doanh nghiệp thoái vốnlần này, nếu chúng ta đấu giácông khai minh bạch trên thịtrường thì số tiền thu được chắcchắn lớn hơn 3,5 tỷ USD. Bởi lẽ,những doanh nghiệp nhưVinamilk, nhà đầu tư sẽ mua cáitiếng, mua thương hiệu mà trongtương lai có thể phát triển gấphai, ba lần. Thành ra, với nhữngđơn vị này, không nên nghĩ theokiểu “cò con” khớp lệnh trên sàn,thay vào đó, có thể giao cho SởGiao dịch chứng khoán TP. Hồ

Page 8: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

Chí Minh đứng ra đấu giá vàchào đấu giá một cách minhbạch. Những doanh nghiệp nhưvậy cũng không cần đối tác chiếnlược nữa vì bản thân họ vốn đãrất mạnh rồi.

Ở một góc nhìn khác, ôngNguyễn Đình Cung cho rằng, cácdoanh nghiệp này đều đang rấttốt, vì thế, cần phải lựa chọn kỹngười mua. Những người muanày không những trả một cái giáhợp lý mà còn phải là nhữngngười không có ý định thôn tínhdoanh nghiệp và không tạo ramột thế độc quyền dẫn tới thiệthại cho người tiêu dùng, đặc biệtlà trong những ngành quan trọng.Đây là điều lâu nay chúng ta ítchú ý đến.

Đối với những doanh nghiệpthoái vốn đang có mặt trên sànchứng khoán, SCIC có thể sửdụng một trong hai cách, đó làkhớp lệnh trên sàn hoặc giaodịch thỏa thuận ngoài sàn, cònđối với những doanh nghiệpchưa niêm yết, SCIC có thể ápdụng cơ chế bán đấu giá mộtphần hoặc toàn bộ. Dù vậy, vấnđề xác định giá bán như thế nàođể có lợi nhất là bài toán khôngdễ của SCIC.

Việt Nam đã có 20 năm cổphần hóa, đã có đủ kinh nghiệmvà tri thức để xác định được cáigiá hợp lý. Những doanh nghiệpnày cũng có giá sàn trên thịtrường, cho nên việc bán kết nốihay bán qua đấu giá sẽ phụ thuộcvào thời điểm và mục tiêu bánnhư thế nào. Bán ít thì có thể kếtnối nhưng bán nhiều hơn thì cóthể tổ chức đấu giá. Không nênquyết định ngay một phương ánmà nên lựa chọn nhiều phươngán, phụ thuộc vào mục tiêu vàthời điểm thực hiện cũng như

vào chính doanh nghiệp đó.Một số nhà đầu tư đánh giá,

những cổ phiếu của các doanhnghiệp đang chuẩn bị thoái vốnlần này hiện đang thấp so với giátrị thực vì đang bị kín "room" củanước ngoài. Nếu có thể nới"room" cho các nhà đầu tư ngoại,những cổ phiếu này hoàn toàn cóthể định giá cao hơn từ 15–20%.Thứ nhất là, giá định trongtrường hợp này là giá căn cứ tạithời điểm mà thị trường đanggiao dịch; thứ hai là, giá trị sổsách của SCIC sau khi đã loại trừdự phòng rủi ro. Từ đây, chúng tađưa ra mức giá khởi điểm bằnghoặc cao hơn hai mức giá đó.

Về vấn đề này, TS. NguyễnĐình Cung đã đưa ra một lưu ý.Theo ông, giá thị trường đượcxem là một cơ sở để tham chiếunhưng không phải để áp dụngmột cách cứng nhắc. Chẳng hạn,giá thị trường hôm nay bán 10nghìn, ngày mai thêm một yếutố khác nên có thể là 12, 13nghìn. Trường hợp này, khôngthể nói rằng SCIC đã làm thấtthoát vốn Nhà nước và quy lỗiđến mức những người thực thisợ, không dám làm. Khi mà aicũng sợ và không dám làm thìnhững người chần chừ khôngmuốn thoái vốn lại là nhữngngười được hưởng lợi.

Đối với các doanh nghiệp nhưVinamilk, nếu tung ra toàn bộ sốcổ phiếu do SCIC nắm giữ đểbán trong một ngày thì chắc chắnthị trường chứng khoán sẽ chaođảo và cho những tín hiệu khôngthật. Nhiều chuyên gia đã đưa racác phương án chia theo từng lô,từng phần từ 10–20% để thu hútcác nhà đầu tư chiến lược và lâudài, những nhà đầu tư này sẽ tạocho thị trường một sự ổn định.

Mục tiêu của Nhà nước là khôngđể các doanh nghiệp rơi vào tìnhtrạng bị lũng đoạn. Điều này sẽvô cùng nguy hiểm, thậm chí còntệ hơn nhiều so với thời SCICđang nắm giữ. Trên thực tế,không phải lúc nào khu vực kinhtế tư nhân cũng lý tưởng, một khihọ cố tình cấu kết và lũng đoạnthì những ảnh hưởng tiêu cực choxã hội sẽ ghê gớm hơn nhiều.

* * *Việc cho phép thoái vốn được

đặt ra trong Đề án Tái cơ cấudoanh nghiệp nhà nước, giaiđoạn 2011- 2015. Năm nay cũnglà năm cuối cùng để Đề án nàyhoàn thành kế hoạch, do đó việccông bố thoái vốn được ghi nhậnlà phù hợp với lộ trình. Để vấnđề thoái vốn diễn ra thuận lợi,không làm mất ổn định thịtrường, điều cốt yếu là Chínhphủ cần phải minh bạch, rõ ràngvề thời gian cũng như tuần tựthoái vốn, từ đó thị trường sẽ biếtvà chủ động. Đây cũng là yếu tốgiúp Việt Nam vươn lên trongcác thị trường mới nổi, khôngcòn là thị trường cận biên, và lâudài sẽ có nhiều tác động rất tíchcực. Khi vai trò của Nhà nước tốthơn thì vai trò của thị trườngchắc chắn cũng sẽ vận hành tốthơn, lúc đó thị trường là công cụchủ yếu để huy động và phân bốnguồn lực. Bởi vậy, trong thờiđiểm này, rất nhiều hy vọng đangđặt vào những hành động tiếptheo của Chính phủ cũng nhưcủa SCIC. Rất có thể, chúng tasẽ được đón nhận những hiệuứng tích cực từ việc thoái vốnnhư đón nhận một trong nhữngbước đột phá quan trọng nhấtcủa quá trình thực hiện tái cơ cấunền kinh tế.n

Page 9: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

Theo số liệu của Tổng cụcThuế, hiện nay có khoảng

530 nghìn doanh nghiệp (DN)nộp thuế Giá trị gia tăng(GTGT); trong đó có khoảng 227nghìn DN (41,85%) có mứcdoanh thu nộp thuế GTGTkhoảng một tỷ đồng/năm. Phầnlớn các DN này hoạt động dướihình thức DN tư nhân, công tygia đình, kinh doanh đơn giản.Thời gian qua, ngành Thuế đãthực hiện nhiều cải cách, tiếtgiảm chi phí cho DN nhỏ và vừanhư: bỏ quy định gửi bảng kêhóa đơn hàng hóa dịch vụ muavào, bán ra kèm theo tờ khai thuếGTGT; giảm bớt các chỉ tiêu kêkhai chi tiết hóa đơn mua, bánhàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên, cácDN vẫn phải gánh những thủ tụchành chính thuế và chế độ kếtoán rất phức tạp, nặng nề so vớiquy mô siêu nhỏ. Điều này dẫnđến hệ lụy các DN này ngại mởrộng đầu tư do thủ tục lằngnhằng, tăng chi phí, nhân lực...

Chế độ kế toán quá phức tạpvới quy mô doanh nghiệpsiêu nhỏ

Ông Đậu Anh Tuấn, TrưởngBan pháp chế VCCI cho biết, cácDN nhỏ và siêu đang được ápdụng chế độ thuế và kế toán riêng,gọn hơn so với hệ thống kế toánchung, nhưng vẫn còn khá phức

tạp so với quy mô và tính chấthoạt động của loại hình DN siêunhỏ. Trong khi đó, theo thông lệquốc tế, hầu hết các nước đều ápdụng những quy định rất đơn giảnvề khai, nộp thuế và sổ sách kếtoán cho các DN loại này. Sựphức tạp trong chế độ kế toán vàthuế này đã gây nên nhiều khókhăn cho các DN nhỏ và bất cậpcho công tác quản lý.

Theo các khảo sát của VCCI,DN nhỏ, siêu nhỏ vẫn phải duytrì một hệ thống sổ sách kế toán,báo cáo tài chính tương đối phứctạp so với quy mô và tính chấthoạt động, như: Duy trì hệ thốngsổ kế toán tổng hợp và cả chi tiết;Kết thúc năm, các DN phải lậpBáo cáo tài chính bắt buộc làbảng cân đối kế toán, báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh, bảnthuyết minh báo cáo tài chính vàbảng cân đối tài khoản kế toán.Ngoài ra, kết thúc năm, DN lạiphải gửi hồ sơ khai quyết toánthuế cho cơ quan thuế, bao gồmtờ khai quyết toán thuế thu nhậpDN, báo cáo tài chính năm và cáctài liệu kèm theo quyết toán...Chưa hết, theo quy định của LuậtKế toán, các DN nhỏ, siêu nhỏvẫn phải thực hiện quy định vềcông bố thông tin tài chính nhưlập báo cáo tài chính (bao gồmrất nhiều chỉ tiêu: tình hình tàisản, nợ phải trả và vốn chủ sở

hữu, trích lập và sử dụng cácquỹ...); công khai báo cáo tàichính trong vòng 120 ngày kể từngày kết thúc năm tài chính dướicác hình thức như phát hành ấnphẩm, thông báo bằng văn bản,niêm yết và các hình thức khác...Tuy nhiên, qua quá trình thực tếquản lý và phản ánh của các địaphương, Tổng cục Thuế cho biết,hầu hết các DN vừa và nhỏ, siêunhỏ chỉ lập báo cáo tài chính đểgửi cho cơ quan thuế mà khôngthực hiện công khai các thông tintrên báo cáo tài chính và cũngkhông biết sẽ phải công khai nhưthế nào theo đúng quy định.

Về tổ chức công tác kế toán,theo quy định của Luật Kế toán,các DN nhỏ, siêu nhỏ vẫn phải tổchức bộ máy kế toán: tuyển dụnghoặc thuê kế toán trưởng hoặc kếtoán có chứng chỉ bằng cấp đápứng yều cầu của Luật. Tuy nhiên,bà Hoàng Thị Lan Anh, Phó BanCải cách và hiện đại hóa, Tổngcục Thuế cho biết, việc thuêngười làm kế toán, kế toán trưởnghoặc thuê các công ty dịch vụ kếtoán thì chi phí khá lớn. Trongkhi đó, nếu tuyển dụng nhân viênkế toán riêng, để tiết kiệm chiphí, các nhân viên này thườngphải đảm nhiệm thêm nhiều vị tríkhác như: thủ quỹ, thủ kho, muabán vật tư... Vì vậy, các DN nàythường xuyên vi phạm quy định

Thủ tục hành chính thuế và kế toán:

THÙY LÊ

Page 10: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

kế toán trưởng có quan hệbố/mẹ/con, vợ/chồng, anh/chị emruột với người quản lý điều hànhDN do DN nhỏ, siêu nhỏ thườnglà các công ty gia đình.

Theo quy định, DN được thuêngười làm kế toán, thuê ngườilàm kế toán trưởng và thuê đại lýthuế làm dịch vụ kê khai thuế đểgiảm chi phí hành chính. Tuynhiên, dường như còn khá nhiềubất cập về các điều kiện củangười hành nghề kế toán vớingười làm dịch vụ thủ tục hànhchính thuế ở các quy định như:DN dịch vụ kế toán được làm sổsách kế toán, được kê khai thuếnhưng không được thay mặt chủDN làm thủ tục hành chính vềthuế; Đại lý thuế được kê khaithuế, thay mặt chủ DN thực hiệncác thủ tục hành chính thuếnhưng không được làm sổ sách kếtoán. Như vậy, DN nhỏ và vừamuốn hoàn thiện từ sổ sách kếtoán đến kê khai thuế phải thuêngười có cả hai chứng chỉ là kếtoán và thuế, hoặc phải thuê haingười riêng biệt. Điều này thườngkhó thực hiện trong thực tiễn vàcũng là một trong những nguyênnhân làm cho hệ thống dịch vụĐại lý thuế/kế toán hành nghềchậm phát triển, bà Hoàng ThịLan Anh nhận định.

Thủ tục hành chính thuế vàkế toán - cần đơn giản để dễtuân thủ

Theo đánh giá chung củaphần lớn các chuyên gia về kếtoán và thuế, chính việc thiếucác tiêu chí và chuẩn mực phùhợp đã khiến phần lớn các DNthuê kê khai thuế tư nhân chỉmang tính đối phó. Hiện nay,khu vực DN vừa và nhỏ chiếmtỷ trọng tới 90% trong tổng số

các DN đang hoạt động, đặc biệtsố DN siêu nhỏ vẫn chiếm phầnlớn. Do đó, những cải cách hànhchính thường có tác động rấtlớn, nhưng ngược lại nhữngđiểm nghẽn từ chính sách cũngtạo nên những ảnh hưởng khôngnhỏ đối với khu vực này, đặcbiệt là các chính sách, chế độ vềkế toán và thuế.

Có một thực tế là những chínhsách về thuế, kế toán hiện hànhlại không phân biệt quy mô DN;tiêu chí DN vừa và nhỏ chưa phùhợp với thực tiễn dẫn đến nhữngquy định liên quan khó thực thi,đồng thời khiến công tác quản lýthuế còn nhiều khó khăn. Từ thựctế này, nhiều DN đã kiến nghị cầnban hành chuẩn mực kế toán,thuế riêng, giảm thiểu các thủ tụchành chính liên quan đến kê khai,khấu trừ thuế...

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịchHội tư vấn thuế cho biết, gần100% số DN nhỏ và vừa mà bàtham gia khảo sát gần đây đềutrốn thuế. Lý do được đưa ra làtheo Luật Doanh nghiệp 2014, hộkinh doanh có sử dụng 10 laođộng trở lên phải thành lập DNvới đầy đủ kế toán, thủ quỹ, giámđốc không kiêm nhiệm… Nhưvậy, một quán phở thuê 10 ngườiphục vụ cũng phải thành lập DNvà thực hiện các quy định vềthuế, kế toán, bảo hiểm, côngđoàn... mà đáng lẽ hình thức kinhdoanh hộ gia đình không phảithực hiện. Theo bà, cơ quan quảnlý cần nghiên cứu cơ chế riêng vềthuế đối với DN nhỏ và có thểcho phép các DN này áp dụngmức thuế GTGT khoán trêndoanh thu như đang áp dụng chocá nhân kinh doanh như hiện nay.Đối với thuế thu nhập DN, có thểcho phép lựa chọn phương pháp

nộp thuế theo kê khai hoặc theotỷ lệ cố định thu nhập tính thuếtrên doanh thu. Đồng quan điểmnêu trên, TS. Trương QuốcThắng, Phó Trưởng Khoa Kế toán- Kiểm toán, Trường Đại học Tàichính - Quản trị kinh doanh HàNội cho rằng, việc cứ 10 người làphải thành lập DN hay các DNsiêu nhỏ cũng phải báo cáo tàichính khi kết thúc năm là “ép”người kinh doanh. Vì vậy, nêncho người kinh doanh lựa chọnhình thức thương nhân hay chủDN thay vì kinh doanh theo hìnhthức pháp lý.

Trước những tồn tại hiện nay,đại diện ngành Thuế cho biết,ngành sẽ tập trung vào các nhómgiải pháp cụ thể như sau:

Một là, sửa đổi quy định về tổchức bộ máy kế toán ở đơn vị kếtoán siêu nhỏ bảo đảm đơn giảnvà dễ thực hiện (cả DN có dưới10 lao động);

Hai là, xây dựng chế độ kếtoán mới, bao gồm hệ thống sổsách, mẫu biểu, chứng từ đơngiản, phù hợp với trình độ của kếtoán ở các DN loại nhỏ;

Ba là, đơn giản hóa hệ thốngsổ sách, mẫu biểu, báo cáo củanhóm DN nhỏ theo hướng xâydựng mẫu báo cáo tài chính đơngiản gắn với tờ khai quyết toánthuế thu nhập DN để tiết kiệm chiphí cho DN;

Bốn là, đẩy nhanh tiến độ thựchiện thuế điện tử.

Trong bối cảnh hội nhập sâuvào nền kinh tế thế giới như hiệnnay, các thủ tục thuế và kế toáncủa Việt Nam cần nhiều bước cảicách mạnh mẽ, tập trung vào thựctiễn theo hướng đơn giản để cácDN tiết kiệm chi phí, khuyếnkhích DN tuân thủ các quy địnhcủa pháp luật.n

Page 11: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

Tăng giá dịch vụ y tế:

HỒNG NHUNG

Cùng với tốc độ gia tăng dân số, nhu cầu khám, chữa bệnh, đặcbiệt là các dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng cao ngày một tăng.Trước thực trạng các cơ sở y tế công lập đã và đang trở nên quátải, sự ra đời những bệnh viện tư (Hồng Ngọc, Vinmec…) hay việccổ phần hóa một số bệnh viện công (Bệnh viện Giao thông vậntải)… vẫn chỉ là những giải pháp mang tính tạm thời. Bởi vậy,Thông tư Liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ khám, chữabệnh bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các bệnh viện cùng hạng trêntoàn quốc do Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính và Bảo hiểm Xãhội Việt Nam xây dựng, dự kiến ban hành tháng 11/2015 được kỳvọng sẽ là nhân tố tạo ra cuộc cạnh tranh công bằng, bình đẳnggiữa các bệnh viện khi giá dịch vụ y tế (DVYT) được tính đúng, tínhđủ, đồng thời giúp đẩy nhanh thực hiện lộ trình BHYT toàn dân.

Page 12: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

Xóa tình trạng bao cấp ngượcĐại diện Bộ Y tế cho biết,

Thông tư quy định thống nhấtgiá DVYT khám, chữa bệnhBHYT được chia làm 2 giaiđoạn: Giai đoạn 1, từ ngày15/11/2015, giá DVYT sẽ tínhthêm chi phí trực tiếp và phụcấp đặc thù (phụ cấp thườngtrực 24/24h, phụ cấp phẫu thuật,thủ thuật); Giai đoạn 2, từ ngày01/3/2016, mức giá sẽ thực hiệntheo đúng lộ trình tại Nghị định16/2015/NĐ-CP, tức sẽ bao gồmcả tiền lương và áp dụng đối vớingười không có thẻ BHYT. Nhưvậy, theo bảng giá dự kiến, cuốinăm 2015 giá DVYT sẽ tăngnhẹ nhưng đến năm 2016 sẽtăng mạnh. Ước tính, giá DVYTsẽ tăng từ 2-7 lần so với hiệnnay, trong đó bệnh viện tuyếnTrung ương dự kiến tăng gấpđôi, bệnh viện tuyến huyện, tỉnhsẽ tăng gấp 5 lần.

Lý giải điều này, ông NguyễnNam Liên, Vụ trưởng Vụ Kếhoạch Tài chính, Bộ Y tế chobiết, giá DVYT tính đúng, tínhđủ phải bao gồm 7 yếu tố: chiphí thuốc, vật tư trực tiếp; chiphí điện, nước, xử lý chất thải;chi phí duy tu, bảo dưỡng thiếtbị, mua thay thế công cụ, dụngcụ trực tiếp sử dụng để thực hiệncác dịch vụ; chi phí tiền lương,phụ cấp; chi phí sửa chữa lớn,khấu hao trang thiết bị; chi phíkhấu hao nhà cửa; chi phí đàotạo, nghiên cứu khoa học. Tuynhiên, giá DVYT hiện nay mớichỉ tính một phần các chi phítrực tiếp của 3/7 yếu tố, phần cònlại đang được Nhà nước bao cấpcho hệ thống y tế công. Điều đócho thấy, tình trạng bao cấp trànlan đang diễn ra. Nhà nước phảicấp những chi phí chưa cấu

thành vào giá cho các bệnh viện,trong khi đó, những người khôngtham gia BHYT, có khả năng chitrả toàn bộ viện phí nhưng cũngchỉ phải trả chi phí thấp do ngẫunhiên được hưởng bao cấp từNhà nước.

Do vậy, theo ông Liên, khigiá DVYT được tính đúng, tínhđủ, bệnh viện sẽ không đượcNhà nước cấp kinh phí hoạtđộng. Nguồn kinh phí hoạt độngcủa bệnh viện lúc đó sẽ do QuỹBHYT thanh toán (đối với bệnhnhân có thẻ BHYT) hoặc dongười bệnh chi trả (nếu khôngcó thẻ BHYT).

Đại diện BHXH Việt Namcũng cho rằng, việc điều chỉnhgiá DVYT lần này, về bản chấtlà sự chuyển dịch các khoản chitrước đây được Nhà nước baocấp, chi trực tiếp cho các bệnhviện thì nay được kết cấu vàogiá DVYT.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê,Cục trưởng Cục quản lý Khám,chữa bệnh, Bộ Y tế cho hay, đâylà tình trạng bao cấp ngược màcác tổ chức quốc tế đã chỉ ra khinghiên cứu về y tế Việt Nam.Nhà nước đáng ra chỉ phải baocấp cho những người không cókhả năng chi trả viện phí (trẻ emdưới 6 tuổi, hộ nghèo, cậnnghèo, người có công…) thìhiện tại đang bao cấp cho cảngười giàu, người có khả năngthanh toán toàn bộ viện phí.

Phó Giám đốc Bệnh việnViệt Đức Nguyễn Thị BíchHường cho rằng, việc chuyểntrả lương qua ngân sách sang trảgián tiếp qua dịch vụ là mộtđiều thuận lợi nhưng cũng tăngthêm thách thức cho bệnh viện.Bà Hường phân tích, trước đây,cứ đúng theo công suất giường

bệnh (như bệnh viện 500giường) sẽ được rót vốn ngânsách, tức là không phụ thuộccông suất sử dụng giường. Cònhiện nay trả gián tiếp qua dịchvụ, nếu bệnh viện không nângcao chất lượng dịch vụ, khôngcó bệnh nhân đến khám thì sẽkhông có tiền trả lương cho bácsĩ. Rõ ràng như vậy, dù muốnhay không, các bệnh viện sẽphải chạy đua để tăng chấtlượng, cạnh tranh nhằm thu hútbệnh nhân. Người bệnh sẽ đượctrả đúng về giá trị thực là“khách hàng” và bệnh viện lànhà cung cấp dịch vụ trước sựlựa chọn của "khách hàng".

Bộ trưởng Bộ Y tế NguyễnThị Kim Tiến khẳng định, chủtrương tính đúng, tính đủ giáDVYT không phải là tăng chiphí để thực hiện các DVYT màlà chuyển các khoản chi trướcđây Nhà nước bao cấp trực tiếpcho bệnh viện sang hỗ trợ ngườidân tham gia BHYT. Việc điềuchỉnh giá DVYT giúp ngườibệnh có BHYT sẽ được hưởngquyền lợi cao nhất. Khi giáDVYT tính đúng, tính đủ thìBHYT sẽ chi trả cho nhữngkhoản nằm ngoài danh mụctrước đây, nên sẽ giảm được sựđóng góp của người bệnh.Ngược lại, đối tượng không cóBHYT sẽ bị ảnh hưởng nhiềunhất bởi họ không còn đượcNhà nước bao cấp. Khi khôngcòn phải bao cấp về giá dịch vụkhám, chữa bệnh cho các bệnhviện, Nhà nước sẽ dành ngânsách để mua BHYT cho các hộnghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6tuổi, hỗ trợ học sinh, sinhviên… để tiến tới lộ trìnhBHYT toàn dân. Bên cạnh đó,Nhà nước cũng sẽ có nguồn vốn

Page 13: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

từ ngân sách để đầu tư pháttriển hệ thống y tế dự phòng.

Theo ông Nguyễn Văn Tiên,Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về cácvấn đề xã hội của Quốc hội,việc tính yếu tố tiền lương vàokết cấu giá viện phí là xu thế tấtyếu phải làm. Hiện nay, trongtổng số tiền từ ngân sách chithường xuyên cho bộ máy y tếthì chiếm đến gần 60% là chitiền lương cho cán bộ y tế. Dovậy, khi giá viện phí tăng, ngânsách nhà nước sẽ giảm bớtnguồn chi thường xuyên nàycho các bệnh viện và chuyển sốtiền đó sang hỗ trợ trực tiếp chocác đối tượng tham gia BHYT.Mặt khác, chúng ta đang tiếntới lộ trình BHYT toàn dân vàkhi đạt BHYT toàn dân thì giáviện phí tăng sẽ có lợi chongười bệnh có BHYT. Điềuquan trọng lúc này là chúng taphải kiên trì chủ trương và đẩynhanh lộ trình BHYT toàn dân.

Dịch vụ y tế - chất lượngkhám, chữa bệnh có theokịp lộ trình tăng giá?

Theo thống kê, hiện cả nướccòn khoảng 2,6 triệu ngườithuộc hộ cận nghèo chưa muaBHYT và hàng trăm người dânsống tại các xã đảo, huyện đảochưa được cấp thẻ BHYT, mặcdù đối tượng này được Chínhphủ hỗ trợ 100% chi phí. Trongkhi giá DVYT được điều chỉnhtăng từ cuối tháng 11 thì tỷ lệbao phủ BHYT của toàn xã hộidự kiến mới chiếm 75% dân sốtrong năm 2015 và đến năm2020 mới đạt hơn 80%. Bởivậy, nhiều ý kiến tỏ ra bănkhoăn, vì sao chúng ta khôngđảm bảo lộ trình BHYT toàndân trước rồi sau đó tiến tới

tăng giá DVYT theo giá thịtrường? Liệu rằng, khi QuỹBHYT phải chi trả nhiều hơndo phần tăng giá DVYT thìmức đóng BHYT có tăng?Trường hợp không tăng thì sốtiền bù lấy ở đâu?

Về vấn đề này, ông PhạmLương Sơn, Trưởng ban Thựchiện chính sách BHYT, Bảohiểm Xã hội Việt Nam cho hay,kể từ năm 2010, thông qua cácbiện pháp quản lý của Bảo hiểmXã hội nhằm tăng cường kiểmsoát chi phí, nâng cao hiệu quảsử dụng quỹ, các cơ sở khám,chữa bệnh tích cực cung cấpcác dịch vụ y tế theo hướng chiphí hiệu quả, vì vậy mỗi nămtiết kiệm được hàng nghìn tỷđồng. Năm 2014, Quỹ BHYTcó kết dư khoảng 5.200 tỷ đồngthông qua các giải pháp tăngcường quản lý. Từ năm 2010đến nay, chúng ta đã có số tiềnkết dư đủ để đảm bảo đáp ứngviệc điều chỉnh giá DVYT lầnnày. Vì thế, việc tăng giáDVYT không đặt ra vấn đề điềuchỉnh mức đóng BHYT củangười dân. Theo lộ trình, đếnnăm 2018, khi cả 7 cấu phầnDVYT được tính vào giá dịchvụ thì bài toán cân đối QuỹBHYT mới được đặt ra và khiđó chúng ta mới cân nhắc việccó điều chỉnh mức đóng haykhông. Dẫu vậy, về lâu dài, bàitoán cân đối Quỹ BHYT rất cầnđược nghiên cứu bài bản vànghiêm túc để tìm ra các giảipháp phù hợp.

Hiện khả năng chi trả củangười dân cho các DVYT làkhác nhau tùy theo điều kiện vànhu cầu sử dụng. Nếu tiềm lựctài chính mạnh, họ có thể lựachọn loại hình DVYT như

mong muốn, còn không thì lựachọn các loại hình dịch vụ tùytheo khả năng chi trả thực tế.Với kỳ vọng, việc chi trả tiềntúi từ người dân sẽ giảm đi vàgiảm rất mạnh khi toàn bộ chiphí thuốc, vật tư y tế, đặc biệt lànhững chi phí trực tiếp nhưkhấu hao, duy tu bảo dưỡng…từng bước được kết cấu vào giáDVYT theo lộ trình và đượcQuỹ BHYT chi trả. Điều khiếndư luận quan tâm nhất hiện naylà liệu chất lượng khám, chữabệnh có theo kịp lộ trình tănggiá như chia sẻ của liên Bộ?

Mục tiêu của ngành y khi giáDVYT được tính đúng, tính đủlà để người bệnh không phải bỏtiền túi của mình để đóng gópcho các khoản chi phí mà trongthực tế đã được kết cấu vào giáDVYT. Chúng ta đang phấn đấusao cho tiền chi từ người bệnhdưới 40% tổng chi cho DVYT.Vấn đề đặt ra hiện nay là thủtục khám, chữa bệnh bằngBHYT còn nhiêu khê, gâyphiền hà nên nhiều bệnh nhândù có thẻ BHYT nhưng khi mắcbệnh thông thường vẫn chọnkhám dịch vụ cho nhanh, khiếnngười có thẻ BHYT phải chịuthiệt thòi. Với nhiều người, thẻBHYT thực sự chỉ phát huy tácdụng khi mắc bệnh nặng, chiphí khám chữa bệnh lớn…

Theo GS.TSKH Phạm MạnhHùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ytế, Chủ tịch Tổng hội Y học ViệtNam, cân bằng giữa sự huy độngtham gia của người dân với tưcách chủ thể của chăm sóc sứckhỏe với việc người dân là đốitượng thụ hưởng kết quả chămsóc sức khỏe là một trong nhữngbí quyết thành công trong việcxây dựng các chính sách y tế.n

Page 14: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

LTS. Như chúng tôi đã đề cập trong Đặc san Kiểm toán số 10/2015,Hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước(NSNN) qua hoạt động kiểm toán của KTNN” đã làm sáng tỏ nhiềuvấn đề quan trọng trong lĩnh vực kiểm toán việc quản lý, sử dụngNSNN. Tiếp theo chủ đề “Thực trạng và giải pháp cho vấn đề kiểmtoán ngân sách nhà nước”, trong số này, chúng tôi lựa chọn mộtchùm tham luận với nội dung cụ thể hơn, đó là: “Quản lý, sử dụngNSNN - những bất cập được phát hiện từ kiểm toán”. Xin trân trọnggiới thiệu cùng bạn đọc.

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NSNN -NHỮNG BẤT CẬP

ĐƯỢC PHÁT HIỆN TỪ KIỂM TOÁN

Qua những thông tin, dữ liệuđánh giá đã được thống kê,

tổng hợp từ kết quả kiểm toáncác Tập đoàn, Tổng công ty nhànước thời gian qua, có thể thấy,các Tập đoàn, Tổng công ty nhànước - bộ phận nắm giữ cácnguồn lực quan trọng của quốcgia - là xương sống quan trọngcủa nền kinh tế đất nước đã cónhững đóng góp quan trọng vàothành công của công cuộc đổimới, phát triển kinh tế, chính trị,

xã hội, an ninh - quốc phòng củađất nước trong hơn 20 năm qua,đặc biệt trong những giai đoạnđầu của tiến trình cải cách, đổimới nền kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh nhữngthành tích, đóng góp trên nhiềumặt nêu trên, thực trạng tài chínhvà hoạt động; công tác quản lýsử dụng vốn, tài sản nhà nướccủa các Tập đoàn, Tổng công tynhà nước hiện nay cho thấy cũngcó nhiều hạn chế, yếu kém.

Sự yếu kém của các tập đoàn,Tổng công ty nhà nước

Những hạn chế đó có thể kháiquát như sau:

Một là, số lượng doanhnghiệp nhà nước (DNNN) tuynhiều, nhưng hầu hết vốn, tàisản, nguồn lực của Nhà nước chỉtập trung vào các Tập đoàn,Tổng công ty nhà nước. Tích tụtập trung có mặt tích cực là nângcao khả năng cạnh tranh, thuậnlợi trong việc quản trị điều hành,

TH.S LÊ MINH NAM (Phó Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành VI)

Page 15: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

thuận lợi trong triển khai cácchính sách của Nhà nước, trongthực hiện các giải pháp lớn củadoanh nghiệp nhưng có mặt tráilà cũng tập trung rủi ro, thấtthoát, khó kiểm soát. Kết quảkiểm toán các đơn vị trong thờigian qua cho thấy, một số Tậpđoàn, Tổng công ty nhà nướchoặc các đơn vị thành viên củacác Tập đoàn, Tổng công ty nhànước đã thua lỗ, mất vốn và đểlại những hệ lụy không nhỏ chonền kinh tế cũng như các lĩnhvực có liên quan.

Hai là, phần lớn những đơn vịhoạt động có hiệu quả kinh tế caođều có lợi thế nắm giữ nguồn lựcquan trọng như tài nguyên, đấtđai hoặc phát triển nóng ở một sốlĩnh vực không thuộc lĩnh vực sảnxuất vật chất như ngân hàng, viễnthông,...cho nên dù hỗ trợ tăngtrưởng phát triển nhưng khôngtạo nền tảng cho tăng trưởng kinhtế bằng nội lực và bền vững. Hiệuquả hoạt động sản xuất kinhdoanh của các Tập đoàn, Tổngcông ty nhà nước các năm qua cóxu hướng giảm đi rõ rệt. Nếu xuhướng này không được quan tâmquản trị rủi ro và xem xét áp dụngcác giải pháp khắc phục, nguy cơđối mặt với khó khăn, đổ vỡ làkhông tránh khỏi.

Ba là, nguy cơ và thực tế thấtthoát vốn nhà nước khá lớn.Những rủi ro trong quản trị vốntài sản nhà nước đã từng bướcbộc lộ và biểu hiện rõ nét ởnhiều đơn vị. Cụ thể qua đánhgiá ở các khía cạnh sau đây:

Một số Tập đoàn, Tổng côngty nhà nước có số lượng lớn cácđơn vị thành viên thua lỗ, mấtvốn, hoạt động sản xuất kinhdoanh khó khăn, một số doanhnghiệp đã và đang phải làm các

thủ tục giải thể, phá sản như: Tậpđoàn Công nghiệp tàu thủy ViệtNam, Tổng công ty Hàng hảiViệt Nam, Tổng công ty ThépViệt Nam...

Các chỉ tiêu đánh giá tìnhhình tài chính, thực trạng tàichính của phần lớn các Tậpđoàn, Tổng công ty nhà nước ítcó cải thiện, một số đơn vị còncó biểu hiện xấu hơn các nămtrước liền kề. Các chỉ số về khảnăng thanh toán nợ, khả năng tựchủ tài chính, chỉ tiêu đánh giáhiệu quả và bảo toàn vốn,...đềucó những hạn chế, sụt giảm. Mộtsố đơn vị có thực trạng tài chínhkhó khăn, mất khả năng thanhtoán phải xếp vào đối tượng chịukiểm soát đặc biệt.

Nợ vay của các đơn vị rất lớn.Qua kiểm toán các Tập đoàn,Tổng công ty nhà nước cho thấy,nhiều doanh nghiệp lệ thuộc vàocác khoản nợ vay, có đơn vị rấtkhó khăn trong thanh toán nợ.Đặc biệt, với dư nợ vay lớn, cácdoanh nghiệp không chỉ chịu áplực trả nợ còn phải cân đối để trảlãi vay ngân hàng và các khoảnchênh lệch tỷ giá nếu vay ngoạitệ. Tại nhiều đơn vị, chi phí lãivay và chênh lệch tỷ giá đã ngốnhết phần lợi nhuận đạt được từsản xuất kinh doanh.

Nguy cơ thất thoát, thiệt hạitrong quản trị doanh nghiệp xuấtphát từ yếu kém trong quản lý cáckhoản nợ phải thu nhưng khó cókhả năng thu hồi; những khoảntổn thất dự kiến trong đầu tư tàichính ngắn hạn, dài hạn (cả đầutư trong ngành nghề sản xuất kinhdoanh chính hoặc ngoài ngành);những thiệt hại tiềm ẩn của cácdự án đầu tư hiện đã dừng, hoãnhoặc không thể tiếp tục thựchiện;...sẽ tác động tiêu cực đến

khả năng tồn tại, phát triển, thậmchí đến khả năng hoạt động liêntục của các doanh nghiệp.

Rủi ro giảm giá, mất giá tàisản đã đầu tư hiện các đơn vịđang quản lý, vận hành: NhiềuTSCĐ của các Tập đoàn, Tổngcông ty nhà nước được đầu tưvới suất đầu tư cao làm chi phíkhấu hao phải gánh chịu với giátrị lớn, mất lợi thế cạnh tranh khicác TSCĐ mới có tính năngtương đương hiện tại có giá trịđầu tư rất thấp.

Bốn là, mặc dù đã có nhiềucải thiện nhưng công tác quản trịrủi ro, quản trị tài chính doanhnghiệp, quản trị chiến lược, quảntrị thị trường, quản trị nguồnnhân lực của các Tập đoàn, Tổngcông ty nhà nước còn nhiều hạnchế. Cho dù có những lý dokhách quan gây khó khăn choviệc tăng cường công tác quảnlý, quản trị của đơn vị. Tuynhiên, qua kiểm toán cho thấyphần lớn các đơn vị chưa quantâm đúng mức đến công tác quảntrị một cách toàn diện, dài hạn,khoa học và hiệu quả. Nhữnghạn chế này ảnh hưởng rất lớn

Page 16: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

đến hiệu quả công tác quản lý, sửdụng vốn, tài sản nhà nướchướng đến mục tiêu tăng trưởng,phát triển của các Tập đoàn,Tổng công ty nhà nước.

Năm là, công tác quản lý tàichính kế toán của các đơn vị quakiểm toán cho thấy vẫn cònnhiều tồn tại, thiếu sót, như: (1)Một số đơn vị trong các Tậpđoàn, Tổng công ty nhà nướcchưa ban hành quy chế quản lýcác khoản nợ phải thu để tăngcường quản lý nợ; Công ty mẹcủa một số Tập đoàn, Tổng côngty nhà nước cho Công ty con vayhoặc ủy thác cho vay khôngđúng, không có đảm bảo thanhtoán nợ dẫn đến khó có khả năngthu hồi. Ghi nhận thừa thiếucông nợ phải thu, trích lập dựphòng nợ phải thu khó đòi chưađúng quy định; nợ tạm ứng tồnđọng nhiều năm với số tiền lớnchưa được thu hồi; nợ nội bộphát sinh với số tiền lớn, kéo dàichưa được giải quyết dứt điểm.(2) Công tác quản lý hàng tồnkho tại một số Tập đoàn, Tổngcông ty nhà nước còn chưa chặtchẽ về nhập xuất, định mức, haohụt; còn nhiều sai sót trong kýkết hợp đồng, kiểm kê, quản lýchất lượng nguyên vật liệu đầuvào; quản trị hàng tồn kho còntồn đọng gây ứ đọng vốn; có đơnvị chất lượng hàng nhập chưađảm bảo; mua vật tư, nhiên liệulớn nhưng không tổ chức chàohàng cạnh tranh; trích lập dựphòng giảm giá hàng tồn khochưa đúng quy định. (3) Một sốđơn vị chưa ghi chép, lưu trữ hồsơ TSCĐ theo quy định, chưaghi nhận tăng giảm TSCĐ kịpthời; tổ chức kiểm kê chưa đầyđủ; một số đơn vị tính khấu haoTSCĐ chưa chính xác. Việc khai

thác, sử dụng thời gian, côngsuất máy móc, thiết bị TSCĐchưa hiệu quả, làm giảm hiệusuất sử dụng tài sản. Chính sáchvề khấu hao đối với các nhà máycòn có nhiều bất cập; còn trườnghợp phản ánh giá trị tài sản cónguồn phúc lợi vào chi phí sảnxuất kinh doanh. (4) Nhiều đơnvị lệ thuộc vào vốn vay và vốnchiếm dụng để hoạt động SXKDdẫn đến hệ số nợ phải trả trênvốn chủ sở hữu ở mức cao; mộtsố đơn vị có hiện tượng mất cânđối nguồn, sử dụng vốn ngắn hạnđể đầu tư dài hạn, tiềm ẩn rủi rocao trong khả năng thanh toán.(5) Nhiều Tập đoàn, Tổng côngty nhà nước chưa phản ánh đầyđủ, kịp thời doanh thu, thu nhập;quy trình quản lý giá bán hànghóa, giá dịch vụ cung ứng củamột số đơn vị còn thiếu sự chặtchẽ trong khâu kiểm soát, trongcông khai minh bạch; cơ chếphối hợp quản lý, điều hành hoạtđộng kinh doanh của một số Tậpđoàn, Tổng công ty nhà nước vớicác đơn vị thành viên còn chưaphù hợp với Luật Doanhnghiệp...(6) Công tác quản lý chiphí, giá thành của nhiều đơn vịcòn tồn tại, hạn chế, theo đó:Phần lớn các đơn vị theo dõi,phản ánh chưa đúng, chưa đủ chiphí, giá vốn, giá thành qua kiểmtoán phải điều chỉnh nhiều sốliệu; việc quản lý mức tiêu haonguyên, nhiên, vật liệu của cácđơn vị chưa được chặt chẽ, cóđơn vị chưa ban hành đầy đủđịnh mức theo quy định; nhiềuđơn vị chưa tuân thủ quy định vềchi phí sửa chữa hay đầu tư tàisản, vi phạm các nguyên tắc nhấtquán, phù hợp trong phản ánhchi phí, giá thành; ngoài ra cònnhiều sai phạm trong quản lý các

khoản chi phí quản lý, bán hàngvà chi phí khác... (7) Công tácquản lý lao động, tiền lương củanhiều đơn vị còn hạn chế, có đơnvị chưa xây dựng định mức laođộng đối với từng loại công việc,xác định định biên lao động chưaphù hợp với lao động thực tế đểlàm cơ sở xây dựng đơn giá tiềnlương theo đúng quy định. (8)Một số Tập đoàn, Tổng công tynhà nước có vốn chủ sở hữu lớnhơn mức vốn điều lệ nhưng chưađược xử lý; hầu hết các khoảnđầu tư vào các lĩnh vực ngoàingành tại các Tập đoàn, Tổngcông ty nhà nước đều có hiệuquả thấp (từ 1%-6% vốn đầu tư).Một số đơn vị được đầu tư vốnhoạt động kinh doanh thua lỗ nênphải trích lập dự phòng giảm giáđầu tư tài chính dài hạn. (9) Cácđơn vị được kiểm toán đều xácđịnh chưa chính xác số thuế phảinộp như thuế TNDN, thuếGTGT, thuế TNCN, thuế tàinguyên, thuế nhà thầu, phí môitrường, thuế bảo vệ môi trường...Riêng kết quả kiểm toán Tậpđoàn, Tổng công ty nhà nước doKTNN chuyên ngành VI thựchiện: Năm 2011 kiến nghị tăngthu NSNN 304.153 triệu đồng;năm 2012 kiến nghị tăng thuNSNN 205.478 triệu đồng; năm2013 kiến nghị tăng thu NSNN1.655.582 triệu đồng, năm 2014xác định số thuế nộp NSNN tăngthêm 580.118 triệu đồng,...

Nguyên nhân Nguyên nhân của những tồn

tại, hạn chế, yếu kém qua đánhgiá thực trạng quản lý, sử dụngvốn, tài sản nhà nước tại các Tậpđoàn, Tổng công ty nhà nướcđược phân tích dưới một số nộidung chủ yếu sau:

Page 17: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

Hệ thống quản trị nội bộ củacác Tập đoàn, Tổng công ty nhànước chưa đáp ứng được các yêucầu quản lý, giám sát hiệu quả sửdụng các nguồn lực được Nhànước giao, tính tuân thủ phápluật, chế độ quản lý tài chính,công khai, minh bạch thông tincủa các doanh nghiệp chưa đượcquan tâm đúng mức; sự táchbạch giữa nhiệm vụ kinh doanhvới nhiệm vụ công ích của doanhnghiệp chưa rõ ràng; sự phâncông, thực thi vai trò đại diệnchủ sở hữu trong DNNN cònphân tán, chồng chéo. Quá trìnhtổ chức, tái cơ cấu DNNN tiếnhành còn chậm, kéo dài. Tìnhtrạng đầu tư đa ngành dàn trải,đầu tư và sở hữu chéo giữa cácdoanh nghiệp, gây khó khăn choviệc kiểm tra, giám sát sử dụngđồng vốn nhà nước, tập trungvào các vấn đề sau:

+ Đầu tư vốn nhà nước vào tổchức kinh tế thông qua Tổngcông ty Đầu tư và Kinh doanhvốn nhà nước (SCIC) đã đượcquy định tại Điều 68 Luật Đầu tưnhưng trên thực tế chưa đượctriển khai thực hiện đầy đủ do cóhạn chế về tính khả thi. Công tácgiám sát, kiểm soát, hỗ trợ củaSCIC đối với các doanh nghiệpnhận vốn đầu tư còn chưa sâusát, chưa đạt hiệu quả.

+ Luật Doanh nghiệp năm2005 chưa giải quyết được cácvấn đề đặc thù cho DNNN nhưviệc quản lý, sử dụng vốn, tài sản;phân công, phân cấp thực hiệncác quyền và trách nhiệm của đạidiện chủ sở hữu nhà nước đối vớiDNNN; cơ chế giám sát, côngkhai, minh bạch hoạt động đầu tưvà quản lý vốn nhà nước đầu tưvào doanh nghiệp.

+ Phân công, phân cấp quản

lý vốn và tài sản tại các doanhnghiệp giữa các cơ quan quản lýnhà nước còn chồng chéo, trùnglặp và không rõ phạm vi. Thực tếnày dẫn đến khó xác định tráchnhiệm của người đứng đầu khixảy ra sai phạm, quy định cáchành vi bị cấm, xử lý vi phạm vềgiám sát, đánh giá hiệu quả hoạtđộng đối với DNNN còn thiếu,chưa tập trung và không đồng bộ.

+ Phạm vi đầu tư vốn nhànước vào các ngành, lĩnh vựcthen chốt, địa bàn kinh tế khókhăn gắn với an ninh, quốcphòng và đảm bảo chủ quyềnquốc gia còn hạn chế. Ngoài ra,một số ngành nghề sản xuất kinhdoanh được DNNN giữ thị phầnlớn nhưng chưa đáp ứng đượcyêu cầu của nền kinh tế. NhiềuDNNN vẫn thực hiện đầu tư vốncủa doanh nghiệp vào các ngànhnghề có nhiều rủi ro.

+ Nhiều DNNN chậm đổimới, chưa nắm bắt kịp thời nhucầu phát triển thị trường, chưathích ứng với xu thế hội nhập;năng lực quản trị của doanhnghiệp, hệ thống quản trị nội bộkhông đáp ứng được yêu cầuquản lý, giám sát các nguồn lựcđược giao.

+ Cơ chế giám sát của cácchủ thể quản lý đối với hoạtđộng của DNNN chưa được quyđịnh rõ ràng, đầy đủ, tương xứngvới hoạt động đầu tư và quản lývốn nhà nước đầu tư vào doanhnghiệp dẫn đến hạn chế về tínhminh bạch và công khai của hoạtđộng này. Ngoài ra, chế tài xử lýcác hành vi vi phạm đối vớiDNNN cũng có phần chưa đồngbộ, việc quản lý giám sát của đạidiện chủ sở hữu chưa nghiêmnên tính tuân thủ pháp luật vềchế độ tài chính, công khai thông

tin, báo cáo của DNNN chưacao, chưa chú trọng và quan tâm.

Các yếu tố khách quan củatình hình kinh tế thế giới và khuvực có nhiều biến động khólường, nhiều quốc gia gặp khókhăn trong quản lý, điều hànhnền kinh tế. Trong điều kiện toàncầu hóa về kinh tế, những tácđộng tiêu cực của kinh tế thế giớiđến hoạt động của các doanhnghiệp Việt Nam là không tránhkhỏi. Theo đó, những hệ lụy vềsuy giảm kinh tế, thương mạitrên toàn cầu có tác động rộngkhắp thì các Tập đoàn, Tổngcông ty nhà nước của Việt Namcũng không phải là ngoại lệ.

Tóm lại, nguyên nhân thựctrạng tài chính có xu hướng xấuhơn hoặc còn nhiều yếu kém, hạnchế trong quản lý tài sản, vốn nhànước của các Tập đoàn, Tổngcông ty nhà nước chịu tác động từcả các yếu tố khách quan của biếnđộng môi trường kinh tế vĩ mô,quản lý nhà nước đối với doanhnghiệp; đồng thời chịu ảnh hưởngtrực tiếp từ nhiều yếu tố chủ quanvề mặt quản lý, quản trị, điềuhành, nguồn nhân lực, công nghệvà năng lực tài chính của chínhcác doanh nghiệp. Có những hạnchế, tồn tại cần giải quyết quyếtliệt, cụ thể, rõ ràng trong phạm vihẹp nhưng cũng có những vấn đềcần giải quyết một cách đồng bộ,dài hạn và thống nhất trên phạmvi rộng. Có những vấn đề phải dotrực tiếp các Tập đoàn, Tổng côngty nhà nước chịu trách nhiệm giảiquyết nhưng nhiều nội dung cầncó sự quan tâm chung tay giảiquyết của các cơ quan quản lýnhà nước; có những vấn đề cầngiải quyết bằng cơ chế, chínhsách và các văn bản quy phạmpháp luật.n

Page 18: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

Mặc dù công tác quản lý,điều hành ngân sách nhà

nước (NSNN) theo thời gian đãcó những thay đổi theo hướngtích cực, tuy nhiên, kết quả kiểmtoán ngân sách địa phương(NSĐP) những năm qua vẫn chothấy, công tác quản lý, sử dụngNSNN còn những hạn chế, bấtcập trong một số lĩnh vực chủyếu. Điều này đã làm tăng chi,chưa phát huy hiệu quả củaNSNN, cụ thể như sau:

Trong lập, phân bổ và giaodự toán chi

Công tác lập, phân bổ dựtoán chi ngân sách của một sốngành, đơn vị còn chưa sát, cùngvới công tác tổ chức thực hiệnkhông kịp thời dẫn đến thực hiệnkhông đạt dự toán hoặc phải cắtgiảm vào cuối năm. Ngược lạimột số ngành, đơn vị chưa chủđộng và dự kiến đầy đủ nhu cầuchi (kể cả nội dung chi có tínhchất thường xuyên) để phân bổvà giao dự toán đầu năm, dẫnđến trong năm không có nguồnkinh phí để thực hiện nhiệm vụhoặc phải sử dụng nguồn dựphòng, phải bổ sung dự toán vàcấp ngoài dự toán.

Trong bố trí kế hoạch vốn đầutư XDCB, tình trạng bố trí vốnđầu tư XDCB dàn trải chưa đượcchấn chỉnh, chưa ưu tiên bố trívốn để trả nợ theo quy định, bố

trí vốn cho nhiều dư án vượt thờihạn quy định, phân bổ vốnkhông đúng đối tượng và thứ tựưu tiên, nhiều dự án đã bố trí vốnchậm được giải ngân...

Một số địa phương thực hiệnphân bổ và giao dự toán chi ngânsách để thực hiện chế độ tự chủcho các đơn vị sự nghiệp cônglập (tự chủ một phần và ngânsách đảm bảo toàn bộ) trên cơ sởcác chỉ tiêu về biên chế sựnghiệp hoặc theo chỉ tiêu nhiệmvụ và định mức kinh phí, khôngtrên cơ sở cân đối nguồn thu,nhiệm vụ chi; khi các đơn vịthực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụkhông đạt kế hoạch đã khôngxem xét, điều chỉnh lại dự toánkinh phí giao tự chủ.

Trong giao quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về sử dụng biênchế và kinh phí quản lý hànhchính, một số địa phương còngiao biên chế hành chính cao hơnnhiều so với chỉ tiêu TW giao;giao chỉ tiêu biên chế cán bộkhông chuyên trách xã - phườngkhông phù hợp với thực tế.

Trong giao quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về thực hiệnnhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biênchế và tài chính đối với đơn vị sựnghiệp công lập, khi lập dự toánmột số đơn vị chưa xác định rõcơ cấu nguồn thu và khả năng tựbảo đảm chi thường xuyên đểlàm cơ sở xác định hợp lý mức

hỗ trợ từ NSNN; dự toán thuchưa phản ánh hết các nguồn thuhoặc chưa sát thực tế, nội dungchi cao hơn để được tăng hỗ trợtừ NSNN; một số trường hợpđơn vị có khả năng tự đảm bảohoạt động thường xuyên nhưngvẫn được xác định là đơn vị đảmbảo một phần để được NSNN bổsung kinh phí hoặc xác định sốphải bổ sung cao hơn so với nhucầu; xác định nguồn cải cáchtiền lương không tính đầy đủ40% nguồn thu được để lại dẫnđến phải tăng kinh phí NSNNcấp bổ sung.

Trong công tác quản lý thu Kết quả kiểm toán cho thấy

tình trạng thất thu, chưa huyđộng kịp thời nguồn thu vàoNSNN vẫn còn phổ biến như cáckhoản thuế thu từ các tổ chứckinh tế ngoài quốc doanh, thutiền sử dụng đất, tiền cho thuêđất,...; nợ đọng thuế lớn và tănghàng năm, các biện pháp đôn đốcthu nợ đọng có khó khăn trongthực hiện và tác dụng chưa cao.

Còn nhiều trường hợp cuốinăm chưa rà soát để xử lý nộpkịp thời vào NSNN các khoản đãthu trên các tài khoản tạm thu,tạm giữ, tài khoản tiền gửi, hoặccó trường hợp không thực hiệnnộp ngân sách mà sử dụng trựctiếp từ các quỹ, tài khoản ngoàingân sách để chi hoặc tạm ứng

THS. NGUYỄN ĐỨC TÍNPhó Kiểm toán trưởng KTNN khu vực IV

Page 19: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

thay vì phải bố trí trong dự toánngân sách.

Trong công tác quản lý chi NSNN

Trong khi NSNN có giới hạn,nguồn thu tăng chậm, có nămkhông đạt dự toán thu, nhưng chiquản lý hành chính có xu hướngtăng cao, vượt dự toán với tỷ lệkhá cao trong khi cả nước đangđẩy mạnh cải cách hành chính.

Tại một số địa phương, côngtác quản lý, điều hành và thanhquyết toán nguồn kinh phí sựnghiệp kiến thiết thị chính (côngtác chăm sóc công viên câyxanh, thoát nước đô thị, duy tugiao thông…), sự nghiệp môitrường (thu gom, vận chuyển rác,xử lý chất thải,..) còn nhiều bấtcập, tồn tại như: hệ thống các bộđịnh mức lạc hậu và không phùhợp thực tế (cao hơn so với thựctế) làm tăng chi NSNN.

Thời gian chuẩn bị đầu tư,thực hiện thi công của một số dựán còn kéo dài, có trường hợpphải điều chỉnh, thay đổi tổngmức đầu tư nhiều lần trong quátrình thực hiện; hồ sơ thiết kế kỹthuật cùng với công tác nghiệmthu của một số dự án chưa tốtdẫn đến trùng lặp và thiếu chínhxác về khối lượng thanh quyếttoán; nhiều dự án không thựchiện đúng tiến độ, nguyên nhânchính là do công tác bồi thườnggiải phóng mặt bằng còn chậmđã làm ảnh hưởng đến hiệu quảđầu tư của dự án; một số dự ánđược phê duyệt nhưng không cầnthiết, không cân đối được nguồnvốn phải tạm dừng hoặc đìnhhoãn, một số dự án hoàn thànhnhưng không đưa vào sử dụngđược do đầu tư thiếu đồng bộ(trường học, một số bệnh viện đa

khoa tuyến huyện).Chi chuyển nguồn NSNN vẫn

còn tồn tại và vẫn có xu hướngtăng cao. Một số khoản chichuyển nguồn qua hai niên độngân sách vẫn chưa thực hiệnđược. Chi chuyển nguồn lớn đãảnh hưởng trực tiếp đến việcthực hiện các nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội và làm giảm hiệuquả sử dụng NSNN, tiền ngânsách không được sử dụng trongkhi phải đi vay để đầu tư.

Tình trạng sử dụng NSNN đểcho vay, tạm ứng không đúngquy định, cho các tổ chức kinh tếvay, phát sinh các khoản cho vay,tạm ứng kéo dài chậm thu hồi,không thu hồi được trong khi địaphương phải tạm ứng vốn nhànrỗi tại KBNN để chi đầu tư,..

Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế về hiệu quảquản lý, sử dụng NSNN xuất pháttừ những nguyên nhân kháchquan, chủ quan trên góc độ ngânsách địa phương như sau:

(1) Về khách quan: - Phân cấp quản lý mới chủ

yếu nghiêng về phân cấp ngânsách, thẩm quyền quyết định vẫnchủ yếu thuộc về Trung ương đãtạo sức ỳ cho các địa phươngkhông cân đối được ngân sách,đồng thời không khuyến khíchtính chủ động đối với các địaphương có thặng dư ngân sáchđịa phương lớn. Tại các địaphương, việc phân cấp chủ yếutập trung ở ngân sách cấp tỉnh,chưa phát huy tối đa tính sángtạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệmngân sách cấp dưới.

Chưa có quy định bắt buộccác địa phương phải tổ chức tổngkết, đánh giá hiệu quả quản lý,

sử dụng NSNN hàng năm vàtheo kế hoạch trung hạn và dàihạn; thiếu văn bản hướng dẫn,giải thích về hiệu quả và đánhgiá hiệu quả trong quản lý, sửdụng NSNN để có giải phápchấn chỉnh, nâng cao hiệu quả.

(2) Về chủ quan:Công tác dự báo tình hình

chưa tốt; việc sơ kết, tổng kếtđánh giá rút kinh nghiệm côngtác tổ chức thực hiện chưa đượcquan tâm đúng mức, còn nặnghình thức, thành tích; chưa đầyđủ các báo cáo thống kê về kếtquả, các tác động của công tácquản lý, sử dụng NSNN đối vớikinh tế - xã hội.

Chưa thực hiện đầy đủ việccông khai, minh bạch và sự bảođảm tham gia giám sát của ngườidân, trách nhiệm giải trình trongthực thi quy trình NSNN.

Một số địa phương không cânđối được NSNN thường có độngcơ tăng chi, giảm nguồn thunhằm tăng số bổ sung từ NSTW.Điều này có tác động tiêu cựcđến việc lập dự toán, phân bổ vàgiao dự toán, cân đối ngân sáchđịa phương và tính chủ độngtrong khai thác nguồn thu tại địaphương.

Việc chậm sửa đổi, bổ sungđịnh mức phù hợp với tình hìnhthực tế, tiến bộ của khoa học - kỹthuật hoặc quy định cứng đãphần nào hạn chế, gây trở ngạitrong việc điều hành ngân sáchcho các nhiệm vụ chi. Ngoài ra,việc ban hành định mức chi tiêuchủ yếu nhằm mục đích kiểmsoát chi thông qua các yếu tố đầuvào, điều này cũng khuyến khíchcác địa phương, đơn vị sử dụngNSNN tìm cách tăng số lượngđầu vào mà không quan tâm đếnđầu ra hoặc kết quả hoạt động.

Page 20: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụngNSNN của địa phương

Xuất phát từ lý luận và thựctiễn hiệu quả quản lý, sử dụngNSNN của địa phương như phântích trên đây đã cho thấy cần cógiải pháp đồng bộ, kịp thời.Trong đó, cần ưu tiên một số giảipháp khắc phục các nguyên nhânchủ quan ảnh hưởng đến hiệuquả quản lý, sử dụng NSNN củađịa phương như sau:

(1) Cần đẩy mạnh thực hiệncải cách thủ tục hành chính trongcông tác quản lý thu, nộp thuếtheo hướng công khai, minhbạch, giảm thời gian và các thủtục nộp thuế. Tăng cường hơncông tác phân tích rủi ro, theodõi, kiểm tra, thanh tra để chốngthất thu; tổ chức rà soát, thu nộpcác khoản thu chậm huy độngvào ngân sách.

(2) Đổi mới và hoàn thiện cơcấu chi NSNN, quy trình lậpNSNN theo hướng ưu tiên nhucầu từ dưới lên trên cơ sở banhành các định mức, tiêu chí, tiêuchuẩn phù hợp và kịp thời nhằmđảm bảo công bằng, hợp lý giữa

các đơn vị trong phân bổ, quản lýNSNN; cần có quy định cụ thểhơn trong việc phân cấp nhiệm vụchi giữa các cấp chính quyền địaphương (cấp huyện, xã) gắn liềnvới trách nhiệm người đứng đầucác cấp chính quyền và phân cấpnguồn thu cho cấp chính quyềnđó. Đặc biệt, nguồn lực tài chínhđược phân cấp cần phải có tínhdự đoán được, ổn định và rõ ràng.

(3) Thường xuyên sửa đổi,hoàn thiện hệ thống định mức,chế độ sử dụng ngân sách chophù hợp với tình hình thực tếtrên cơ sở khoa học, khách quan.Đặc biệt các địa phương tự cânđối được NSNN cần được giaoquyết định các định mức chingân sách, chính quyền TW chỉnên kiểm soát chặt chẽ địnhmức, tiêu chuẩn phân bổ NSNNđối với các nguồn vốn hỗ trợ cómục tiêu, nguồn vốn vay do TWbảo lãnh. Từng bước xây dựngđịnh mức, tiêu chuẩn phân bổngân sách dựa trên kết quả thựchiện nhiệm vụ chi ngân sáchtương ứng với nhiệm vụ đượcgiao cho chính quyền từng cấptrên cơ sở đánh giá, điều chỉnh

theo từng niên độ và giai đoạn(chuyển dần sang tập trung vàokết quả đầu ra).

(4) Giao chỉ tiêu biên chế vàkinh phí quản lý hành chính(thực hiện chế độ tự chủ) phùhợp với từng ngành, đơn vị trêncơ sở xác định đúng, đầy đủchức năng, nhiệm vụ, năng suấtlao động tiên tiến; phân loại đơnvị và xác định mức kinh phíNSNN đảm bảo hoạt độngthường xuyên của các đơn vịcông lập trên cơ sở xác định đầyđủ nguồn thu được để lại đảmbảo hoạt động thường xuyên.

(5) Giao dự toán ngân sáchphải phù hợp với nhu cầu thựctế, khả năng thực hiện nhằm hạnchế việc chi chuyển nguồn ngânsách, đảm bảo sử dụng vốn ngânsách kịp thời, tránh trường hợptrong khi ngân sách còn tồn phảichi chuyển nguồn nhưng địaphương vẫn phải huy động vốnbằng các hình thức như pháthành trái phiếu đô thị, tạm ứngtừ KBNN,...

(6) Tăng cường, mở rộng hơnnữa tính công khai, minh bạchtrong thực hiện thu chi NSNNcủa các cấp chính quyền địaphương dưới các hình thức, đảmbảo cho sự giám sát của các đoànthể, nhân dân và những người cólợi ích liên quan.

(7) Cần có quy định vàhướng dẫn về xác định, đánh giáhiệu quả quản lý, sử dụngNSNN cho từng cấp ngân sách,từng đơn vị quản lý, sử dụngngân sách và từng chương trình,dự án đầu tư; quy định tráchnhiệm giải trình về hiệu quảquản lý, sử dụng NSNN nhằmnâng cao trách nhiệm ngườiđứng đầu đối với các quyết địnhquản lý, sử dụng NSNN.n

Số 41 - Tháng 11/2015

Page 21: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

NGUYỄN THỊ THANH HUỆ - KTNN chuyên ngành III

Thực trạng Hơn 20 năm hình thành và phát triển, Kiểm toán

Nhà nước (KTNN) đã khẳng định vai trò là cơquan kiểm tra tài chính công cao nhất, hoạt độngđộc lập, khách quan, chỉ tuân theo pháp luật, tạolập niềm tin đối với các cấp chính quyền Đảng,Nhà nước và nhân dân.

Sau mỗi cuộc kiểm toán, ngoài việc xác minhtính đúng đắn của số liệu trong báo cáo tài chính,KTNN đã chỉ ra những tồn tại, sai sót đồng thờiđưa ra những kiến nghị nhằm thúc đẩy công tácquản lý tài chính của các đơn vị đi vào nền nếp hơngóp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụngngân sách. Những tồn tại bất cập trong quá trìnhquản lý, sử dụng ngân sách được phát hiện chỉ ra từkhâu lập dự toán, phân bổ, thanh quyết toán vàtrách nhiệm của các cấp có liên quan. Cụ thể:

Công tác lập dự toán thu tại nhiều bộ, ngành, địaphương chưa tích cực, chưa phù hợp với thực tế nêncông tác giao dự toán tại các bộ, ngành, địa phươngcho các đơn vị còn thấp dẫn đến việc thực hiện thuvượt dự toán khá phổ biến. Bên cạnh đó, lập dựtoán chi thường xuyên cao, chưa phù hợp với khảnăng của NSNN, thiếu cơ sở tính toán và thuyếtminh chi tiết; giao dự toán chưa tuân thủ định mứcphân bổ, chưa phù hợp với quy định. Chi đầu tư xâydựng: chưa bố trí kế hoạch vốn để thu hồi cáckhoản ứng trước; bố trí vốn cho các dự án khởicông mới không phải công trình cấp bách, chưa đủđiều kiện bố trí vốn; bố trí vốn sai nội dung nguồnkinh phí, không tuân thủ thứ tự ưu tiên;

Về quản lý thu NSNN, phí, lệ phí: Nhiều đơn vịđược kiểm toán hạch toán và kê khai chưa đầy đủ cáckhoản thuế, phí, lệ phí phải nộp NSNN dẫn đến tìnhtrạng thất thu. Việc thực hiện quy định về phí, lệ phítại các cơ sở đào tạo, cơ sở khám chữa bệnh công lập

chưa nghiêm túc như: Thu vượt học phí, viện phí, cáckhoản lệ phí, thu các khoản chưa có trong quy định;chưa nộp kịp thời hoặc nộp chưa đầy đủ vào KBNNcác khoản phí, lệ phí đã thu. Công tác quản lý thuếcòn hạn chế, nợ thuế do ngành Thuế và Hải quanquản lý tăng so với năm trước...

Về quản lý chi NSNN:+ Chi đầu tư phát triển: Phải phê duyệt điều

chỉnh quy mô, tăng tổng mức đầu tư so với quyếtđịnh ban đầu; chất lượng khảo sát, thiết kế chưađảm bảo; còn sai sót trong đấu thầu; công tácquản lý chất lượng công trình đối với một số dựán chưa được thực hiện nghiêm túc; nghiệm thusai khối lượng, chủng loại, đơn giá; nghiệm thukhông đúng thực tế thi công, nghiệm thu khi chưađảm bảo đầy đủ hồ sơ, thủ tục; thanh toán vượtgiá trị quyết toán...

+ Chi thường xuyên: Một số địa phương hụt thunhưng không thực hiện rà soát, cắt giảm nhiệm vụchi theo quy định; chưa quán triệt, thực hiện tốt chủtrương thực hành tiết kiệm trong mua sắm tài sản;một số địa phương vượt dự toán chi thường xuyênHĐND giao đầu năm dẫn đến phải sử dụng từ nguồntăng thu, nguồn thu tiền sử dụng đất, nguồn cải cáchtiền lương, dự phòng... để bổ sung chi thường xuyênkhông đúng quy định; sử dụng sai nguồn kinh phí vàkhông còn kết dư ngân sách, dẫn đến một số nhiệmvụ chi theo quy định được chuyển nguồn nhưng thựcchất không có nguồn đảm bảo để chuyển nguồn;Tình trạng chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức còn xảy ra phổ biến tại hầu hết các bộ, cơ quanTrung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương được kiểm toán...

+ Chi chương trình mục tiêu, dự án quốc gia: bốtrí vốn không sát thực tế; chưa huy động và lồngghép các nguồn vốn theo quy định; chưa bố trí đủ

Page 22: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

vốn đối ứng; còn tình trạng chi không đúng địnhmức quy định; tỉ lệ giải ngân thấp; việc tổng hợpbáo cáo tình hình thực hiện còn chưa đầy đủ,thường xuyên; một số mục tiêu của các chươngtrình đạt thấp; chưa phát huy hiệu quả.

+ Về quản lý nợ công: Bộ Tài chính thống kê,tổng hợp số liệu nợ công chưa kịp thời, đầy đủ,còn báo cáo thừa, thiếu một số khoản vay; quản lýnợ công bị phân tán bởi nhiều đơn vị tại Bộ Tàichính trong khi phối hợp giữa các đơn vị này chưachặt chẽ; các đơn vị chưa lập báo cáo tài chính vềnợ công để làm cơ sở cho kiểm toán tài chính;chưa có mối liên kết giữa nợ trong nước và nợnước ngoài; việc quản lý các khoản vay nướcngoài về cho vay lại còn hạn chế: Việc đối chiếuvới các cơ quan cho vay lại chưa được Cục Quảnlý Nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) thựchiện kịp thời, còn tình trạng trả nợ, lãi về Quỹ tíchlũy theo quý hoặc theo tháng, không đúng thờihạn quy định tại hợp đồng cho vay lại...

Nguyên nhân Hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu chưa

đồng bộ, định mức chi tiêu chưa rõ ràng, căn cứxây dựng nguồn thu chưa đủ cơ sở để giao và phânbổ NSNN, một số nội dung thu - chi tiêu từ khâulập và giao dự toán mang tính cảm tính chưa đủcăn cứ dễ dẫn đến nảy sinh hiện tượng “xin - cho”.

Nhiều quy định về định mức chi tiêu từ nguồnNSNN ban hành đã quá lạc hậu, không phù hợpvới thực tế, chậm sửa đổi và khá cứng nhắc. Điềuđó dẫn đến tình trạng phổ biến là các đơn vịkhông thể sử dụng các định mức này để chi tiêu,buộc phải đối phó trong thanh toán, quyết toáncho phù hợp với các quy định.

Việc ban hành các định mức chi tiêu chủ yếuhướng đến việc kiểm soát chi tiêu thông qua cácđầu vào. Điều đó khuyến khích các bộ, ngành, địaphương tìm mọi cách tăng số lượng đầu vào màkhông quan tâm đến đầu ra hoặc kết quả hoạtđộng, không ràng buộc giữa việc quản lý, sử dụngNSNN và hiệu quả chi tiêu.

- Sự phối kết hợp trong quá trình kiểm tra,giám sát việc quản lý và sử dụng NSNN giữacác cơ quan quản lý cấp trên với cơ quan KTNNchưa chặt chẽ, nhiều khi còn chồng chéo chưaxác định trách nhiệm rõ ràng khó cho đơn vịthực hiện.n

Đầu tư dự án công nghiệp, dân dụng là mộttrong những lĩnh vực được Kiểm toán Nhà

nước (KTNN) quan tâm lựa chọn đầu mối kiểmtoán thường xuyên. Kết quả kiểm toán trongnhững năm qua cho thấy, bên cạnh những thànhtựu đã đạt được công tác quản lý đầu tư dự áncòn nhiều tồn tại trong quá trình đầu tư, cụ thểnhư sau:

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:Công tác khảo sát, lập dự án đầu tư còn hạn

chế, chất lượng chưa đảm bảo, phê duyệt điềuchỉnh dự án nhiều lần, không đảm bảo trình tựthủ tục, không xác định rõ nguồn vốn đầu tư,phải thay đổi quy mô, tổng mức đầu tư; lựa chọnphương án đầu tư không phù hợp gây ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội của dự ánvà khả năng cân đối vốn.

Chất lượng công tác thiết kế, lập dự toán tạimột số công trình còn hạn chế nên quá trình thựchiện phải điều chỉnh thiết kế, dự toán làm chậmtiến độ thi công; thiết kế chưa phù hợp, dự toáncòn tính trùng, thừa khối lượng so với thiết kế,sử dụng sai đơn giá, mã định mức; vận dụng mãhiệu định mức không phù hợp với điều kiện thựctế của dự án làm tăng chi phí đầu tư;

Công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế, dựtoán còn hạn chế, không loại bỏ được hết sai sóttrong hồ sơ thiết kế, dự toán nên tiên lượng dựtoán, tiên lượng mời thầu, giá gói thầu khôngchính xác diễn ra tại hầu hết các dự án đượckiểm toán;

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn gặpnhiều khó khăn, tiến độ thực hiện chậm, khôngtriệt để, làm kéo dài thời gian thi công; lập, trìnhthẩm định và phê duyệt phương án, tiến độ chitrả tiền đền bù chậm; áp dụng không đúng chếđộ quy định nên các hộ dân không nhận tiền đềnbù và hoàn trả mặt bằng; xác định chi phí đền bùcòn sai sót.

Giai đoạn thực hiện đầu tư:Hồ sơ mời thầu tại một số dự án còn sai sót;

tiên lượng mời thầu thừa, thiếu khối lượng, mờithầu công việc không có trong thiết kế; đấu thầukhông đúng kế hoạch được duyệt; đấu thầu hạnchế, chỉ định thầu sai quy định; còn tình trạngchia nhỏ gói thầu để đấu thầu, chỉ định thầu làm

Page 23: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

tăng chi phí và thời gian tổ chứcđấu thầu và làm giảm khả năngthu hút các nhà thầu có nănglực, kinh nghiệm tham gia; côngtác xét thầu còn hạn chế, khôngphát hiện ra sai sót trong tiênlượng mời thầu; phê duyệt điềuchỉnh giá gói thầu không đúngquy định; lựa chọn nhà thầuchậm so với kế hoạch đấu thầuđược duyệt.

Ký kết hợp đồng với nhiềuđiều khoản chưa chặt chẽ dẫnđến thiếu thống nhất, gây tranhchấp trong quá trình thi công,nghiệm thu và thanh quyết toán;tạm ứng hợp đồng chưa đúngquy định, chậm đôn đốc thu hồitạm ứng.

Thực hiện giám sát thi côngnhưng chưa phát hiện và xử lý kịpthời việc thi công sai thiết kế; cholắp đặt một số thiết bị sai xuất xứ,thay đổi thiết kế khi chưa có ýkiến của tư vấn thiết kế...;

Tình trạng thi công chậm tiếnđộ xảy ra tại hầu hết các dự án,nhiều dự án chậm tiến độ, kéo dàiqua nhiều năm không có biệnpháp khắc phục; việc kiểm tra đểđẩy nhanh tiến độ thi công chưađược thực hiện thường xuyên;chế tài xử lý, xử phạt trách nhiệmcác bên liên quan thực hiện chưanghiêm túc, chưa làm rõ nguyênnhân để xử lý trách nhiệm;

Công tác quản lý chất lượng

công trình còn hạn chế, nănglực giám sát và việc chấp hànhquy trình quản lý chất lượngcòn nhiều bất cập, chất lượngmột số công trình, dự án chưađảm bảo, có hiện tượng xuốngcấp, hư hỏng...;

Giá trị khối lượng nghiệm thukhông chính xác tại hầu hết cácdự án được kiểm toán; nghiệmthu thanh toán sai khối lượng,đơn giá, định mức; nghiệm thukhi chưa đảm bảo thủ tục, hồ sơtheo quy định; bù giá thiếu cơ sở,chưa đúng quy định.

Giai đoạn kết thúc đầu tư:Công tác lập, thẩm định và

phê duyệt quyết toán vốn đầu tưdự án hoàn thành còn chậm; một

số dự án đã hoàn thành từ nhiềunăm nhưng đến nay vẫn chưa lậpbáo cáo quyết toán; chất lượngcông tác thẩm định quyết toáncòn hạn chế, nhiều dự án đượckiểm toán còn sai sót về khốilượng, định mức, đơn giá; quyếttoán vượt tổng mức đầu tư, quyếttoán sai nguồn vốn; hiệu quảcông trình sau đầu tư còn hạnchế, suất đầu tư cao; quản lý vậttư dư thừa.

Nguyên nhân chủ yếu:Đầu tư phân tán, việc phê

duyệt quá nhiều dự án làm vượtquá khả năng cân đối nguồn vốn,các dự án thường bị thiếu vốndẫn đến kéo dài thời gian thựchiện dự án, chậm đưa công trình

NGUYỄN TUẤN SAN - KTNN chuyên ngành V

Page 24: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

vào khai thác sử dụng đã làmgiảm hiệu quả đầu tư;

Đầu tư thiếu đồng bộ, quyhoạch chưa hoàn chỉnh, chậm phêduyệt điều chỉnh quy hoạch, đầutư dự án chưa thực sự cần thiếtphải đình hoãn, giãn tiến độ dẫnđến công trình thi công dở dang,chậm hoàn thành hoặc hoàn thànhmà không đưa vào sử dụng đượcgây lãng phí vốn đầu tư.

Do công tác quản lý và giámsát đầu tư còn hạn chế dẫn đếnchất lượng, hiệu quả công trìnhkhông đạt được như dự kiến,phân cấp đầu tư nhưng chưatăng cường giám sát, kiểm soátchất lượng, đánh giá hiệu quảsau đầu tư.

Việc xử lý các sai phạm trongquản lý đầu tư và xây dựng chưakịp thời, nghiêm minh. Việc xácđịnh trách nhiệm cho các bên cóliên quan trong quá trình thựchiện dự án không cụ thể, rõ ràngnên không có tác động tích cựcđến việc hạn chế, đẩy lùi tìnhtrạng lãng phí, thất thoát vốntrong đầu tư xây dựng.

Năng lực của các Chủ đầu tư,Ban Quản lý dự án, Tư vấn lậpdự án, Tư vấn giám sát còn nhiềuhạn chế, phần lớn qua kiểm tramới chỉ đáp ứng năng lực trên hồsơ, năng lực thực tế để quản lý,thực hiện dự án thường khôngđáp ứng yêu cầu trong điều kiệnChính phủ phân cấp triệt để chocác địa phương, các chủ đầu tưnhư hiện nay.

Kiểm toán Nhà nước cầntăng cường thực hiện một sốgiải pháp trong hoạt độngkiểm toán đầu tư xây dựng

Để góp phần vào công cuộcphòng, chống thất thoát, lãng phítrong đầu tư xây dựng, chúng tôi

cho rằng KTNN cần tăng cườngthực hiện một số nhóm giảipháp, cụ thể:

Một là, chú trọng hơn việcphân tích để làm rõ nguyên nhânvà trách nhiệm của các tổ chức,cá nhân dẫn đến sai phạm trongtừng khâu của quá trình thựchiện dự án, như trách nhiệm củaChủ đầu tư và các nhà quản lýđầu tư; trách nhiệm của các nhàthầu xây lắp, cung cấp thiết bị,vật tư; trách nhiệm của các nhàquản lý tư vấn... qua đó có thểđưa ra những kiến nghị xử lýmột cách triệt để và hiệu quả.Cần nghiên cứu, tiến hành thíđiểm kiểm toán trách nhiệmquản lý, điều hành, tổ chức thựchiện đối với cán bộ lãnh đạo vàngười đứng đầu các tổ chức đượcgiao quản lý và thực hiện dự án.

Hai là, ngoài kiểm toán tàichính và kiểm toán tuân thủ, tíchcực chuyển dần trọng tâm sangkiểm toán hoạt động; tăng cườngkiểm toán trước đối với các dựán đầu tư, để tập trung phân tíchtính đúng đắn của chủ trươngđầu tư, sự phù hợp của hồ sơthiết kế để có thể đưa ra nhữngkiến nghị xử lý phù hợp, ngănchặn kịp thời thiệt hại, tránh lãngphí nguồn lực.

Ba là, tăng cường công khaikết quả kiểm toán trên cácphương tiện thông tin đại chúng(họp báo, đăng tải trên các trangweb, báo đài, tạp chí...) để tuyêntruyền, phổ biến kiến thức, kinhnghiệm quản lý; giúp các đơn vịnhận thức và quan tâm hơn đếnviệc đề phòng, ngăn ngừa, hạnchế những thiệt hại do lãng phínguồn lực gây nên. Ngoài ra, quacông khai kết quả kiểm toán sẽđưa ra ánh sáng các công trình bịthất thoát, lãng phí và trách

nhiệm của các tổ chức cá nhâncó liên quan, tạo nên áp lực màcác đơn vị không thể né tránhđồng thời tạo nên dư luận xã hộirộng rãi để công chúng cùngtham gia vào quá trình giám sáthoạt động của các đơn vị sửdụng NSNN, góp phần đấu tranhchống tham nhũng, lãng phítrong quản lý, sử dụng NSNN.

Bốn là, tăng cường kiểm traviệc thực hiện kết luận, kiến nghịkiểm toán đồng thời ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật quyđịnh rõ trách nhiệm đối với cácđơn vị, tổ chức, cá nhân trongviệc không thực hiện kết luận,kiến nghị của KTNN, bởi việcthực hiện các kết luận, kiến nghịkiểm toán, nhất là việc xử lýtrách nhiệm các tổ chức, cá nhânđối với các sai phạm của các đơnvị trong thời gian qua chưa đượcđầy đủ, nghiêm minh và kịp thời.

Năm là, nâng cao năng lực,chất lượng hoạt động, phát triểnđội ngũ kiểm toán viên có đạođức nghề nghiệp trong sáng, kiếnthức và kỹ năng tương xứng vớiyêu cầu công việc; hoàn thiệnquy trình, chuẩn mực kiểm toán;tăng cường kiểm tra, kiểm soátchất lượng kiểm toán đối vớitừng cuộc kiểm toán cũng nhưtừng kiểm toán viên...

Sáu là, thường xuyên tổng kếtthực tiễn kết quả kiểm toán dự ánđầu tư xây dựng, phân tíchnhững ưu, nhược điểm trong quátrình kiểm toán các dự án đầu tư,trong đó chú trọng hơn đến phântích nguyên nhân gây ra thấtthoát, lãng phí và những vấn đềtrọng yếu có khả năng thất thoát,lãng phí, tiêu cực để rút kinhnghiệm, nhằm nâng cao hiệu quảcông tác kiểm toán chi đầu tưxây dựng.n

Page 25: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

Trong giai đoạn 2010 - 2014, Kiểm toán Nhànước (KTNN) chuyên ngành IV đã thực hiện

kiểm toán 50 dự án với tổng vốn đầu tư trên 80nghìn tỷ đồng. Các dự án đầu tư chủ yếu thuộc lĩnhvực giao thông, thủy điện, ngoài ra còn có một số dựán thủy lợi.

Việc đầu tư các dự án đã cơ bản đạt được mụctiêu chính đề ra nhằm đấu nối với tuyến đường hiệnhữu, giải quyết được nhu cầu đi lại thiết thực củanhân dân, khả năng lưu thông, cải thiện cơ sở hạ tầnggiao thông vận tải, tránh ùn tắc, giảm thiểu tai nạngiao thông, rút ngắn thời gian đi lại, góp phần đảmbảo an sinh xã hội, tạo điều kiện để giao lưu văn hóa,trao đổi kinh tế; Đóng góp một phần cùng các dự ánkhác nâng cao đời sống vật chất cho người dân vùngdự án và vùng lân cận; đồng thời hệ thống đường sátốt góp phần giữ vững trật tự an ninh trong vùng,đảm bảo ổn định chính trị, nâng cao ứng phó vớithiên tai, địch họa.

Các đơn vị tham gia thực hiện dự án (thiết kế,thẩm tra) đều có đủ tư cách pháp nhân và giấy phépkinh doanh, chứng chỉ hành nghề phù hợp, đáp ứngđầy đủ các điều kiện về năng lực theo quy định; việclựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện khảo sát, lập dự ánđầu tư phù hợp với quy định;

Tuy nhiên trong quá trình quản lý, sử dụng ngânsách lĩnh vực đầu tư dự án hạ tầng còn một số tồn tạitrong công tác lập phê duyệt dự án, tổng mức đầu tư,thiết kế kỹ thuật, dự toán và công tác nghiệm thuthanh toán. Qua hoạt động kiểm toán, giai đoạn 2010– 2014, KTNN chuyên ngành IV đã kiến nghị xử lýtài chính tổng số 2.078 tỷ; trong đó số thu hồi nộpngân sách nhà nước (NSNN) và giảm thanh toán là422 tỷ đồng; Giảm quyết toán NSNN các khoản đềnghị quyết toán không đủ thủ tục: 489 tỷ đồng; Cáckhoản giảm chi NSNN khác: 124 tỷ; Các khoản phảinộp, hoàn trả và quản lý qua NSNN: 1.042 tỷ đồng.Các Đoàn kiểm toán cũng đã kiến nghị các bộ,ngành và các Ban Quản lý dự án kịp thời khắc phục

các tồn tại, thiếu sót trong công tác chỉ đạo điều hànhvà quản lý dự án; kiến nghị đối với các Bộ Giaothông vận tải, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nôngthôn xem xét để sửa đổi kịp thời một số quy định,chính sách không phù hợp để nâng cao hiệu quả đầutư dự án. Những tồn tại trong vấn đề này có thể kháiquát theo từng công đoạn thực hiện dự án như sau:

Đối với công tác lập, thẩm định và phê duyệtdự án

- Trong nội dung đánh giá sự cần thiết đầu tư đểđưa ra quy mô đầu tư, việc phân tích số liệu cònmang tính chất chung chung chưa thực sự sát vớithực tế, công tác dự báo số liệu chưa xem xét đếnviệc hình thành các dự án khác trong tương lai dẫnđến đưa ra qui mô đầu tư dự án chưa phù hợp, saukhi dự án đưa vào khai thác thừa công suất hoặckhông đáp ứng được nhu cầu sử dụng;

- Lập và thẩm định phê duyệt vượt khung tiêuchuẩn thiết kế áp dụng cho dự án qui định như khungtiêu chuẩn chỉ cho phép đầu tư đường giao thôngnông thôn loại A có mặt đường rộng 3,5m nhưngmột số tiểu dự án duyệt mặt đường rộng 4,5m; mặtđường khung tiểu chuẩn cho phép láng nhựa nhưngphê duyệt mặt đường bê tông nhựa;

- Giải pháp thiết kế chưa phù hợp một số dự ánđi qua khu vực trũng thường xuyên ngập nước tuynhiên thiết kế mặt đường mềm dẫn đến sau mộtthời gian mặt đường xuống cấp không sử dụngđược; hướng tuyến không hợp lý dẫn đến phải điềuchỉnh hướng tuyến cục bộ tại một số vị trí để tăngbán kính đường cong nằm, nâng cao yếu tố kỹthuật, tăng chất lượng vận hành, khai thác và giảmkhối lượng giải phóng mặt bằng; giảm chiều caođắp nền đường không hợp lý đặc biệt qua khu dâncư hạn chế xáo trộn cuộc sống của dân cư 2 bênđường; chưa xem xét đầu tư phân kỳ mặt đường tạicác vị trí còn theo dõi lún sau khi kết thúc tiếnhành đầu tư hoàn thiện; giảm kết cấu mặt đường

TH.S ĐÀO QUANG ĐÔ - KTNN chuyên ngành IV

Page 26: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

của làn dừng xe khẩn cấp mỏng hơn đường cao tốc;- Chưa phối hợp chặt chẽ với địa phương để

đánh giá đầy đủ yêu cầu phát triển và quy hoạchmới dẫn đến quá trình thực hiện phải điều chỉnh dựán như: bổ sung cống chui dân sinh, đường gom,đặc biệt một số dự án chiều dài tuyến do trùng vớidự án khác;

Đối với tổng mức đầu tư, điều chỉnh tổng mứcvà các nguyên nhân điều chỉnh tổng mức:

Hầu hết các dự án đều điều chỉnh Tổng mức đầutư từ 2 đến 3 lần;

Nguyên nhân điều chỉnh tổng mức đầu tư:+ Dự án thực hiện trong thời gian dài, chịu ảnh

hưởng của lạm phát, giá nguyên liệu, nhiên liệu vàvật tư thiết bị biến động tăng; chính sách, chế độtiền lương Nhà nước điều chỉnh nhiều lần;

+ Do ảnh hưởng của lạm phát làm giá nguyênliệu, nhiên liệu và vật tư thiết bị biến động tăng; doNhà nước thay đổi chế độ tiền lương;

+ Thay đổi thiết kế, bổ sung các hạng mục côngviệc do bổ sung một số hạng mục để đảm bảo ổnđịnh công trình, phù hợp với yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội và quy hoạch của các địa phương(như tăng khối lượng xử lý nền đất yếu, tăng thêmtrạm thu phí, điều chỉnh quy mô các nút giao, hiệnđại hóa hệ thống an toàn giao thông, bổ sung thêmthiết bị duy tu, bảo dưỡng...) đã làm tăng tổng mứcđầu tư;

+ Do hạn chế của công tác khảo sát, thiết kếbước lập dự án nên việc lựa chọn phương án thiếtkế ban đầu chưa tối ưu dẫn đến kéo dài thời gianlập dự án, điều chỉnh dự án, thẩm định và phêduyệt dự án và đây là một trong những nguyênnhân dẫn đến phải chậm tiến độ làm tăng tổng mứcđầu tư (TMĐT);

+ Do giải phóng mặt bằng chậm, không kịp bàngiao mặt bằng sạch theo tiến độ dự án dẫn đến kéodài thời gian thực hiện dự án; đồng thời giá bồithường GPMB tăng, cơ chế chính sách liên quanđến bồi thường GPMB của Nhà nước trong quátrình thực hiện thay đổi làm tăng TMĐT;

+ Tăng chi phí khác và tăng chi phí dự phòng doNhà nước thay đổi quy định về phương pháp tínhdẫn đến TMĐT tăng;

+ Do thay đổi quy hoạch dự án dẫn đến phảithiết kế điều chỉnh hướng tuyến, thay đổi bề rộngmặt cắt ngang đường, bố trí lại các công trình hạtầng kỹ thuật khác trên tuyến làm khối lượng nền

đắp, móng, mặt đường và hạ tầng phụ trợ tăng lênđã làm TMĐT tăng;

+ Do điều chỉnh, bổ sung thêm khối lượng thiếtkế và do tiến độ thi công của dự án kéo dài làm tăngchi phí tư vấn giám sát, chi phí quản lý dự án và mộtsố chi phí khác làm tăng TMĐT;

Đối với công tác thiết kế, dự toán- Công tác khảo sát:Công tác khảo sát sơ sài, chưa đầy đủ theo quy

trình khảo sát đường ô tô 22TCN263-2000; kết quảkhảo sát hiện trạng công trình cũ, khảo sát địa chấtchưa chính xác dẫn đến số liệu đầu vào phản ánhchưa đúng thực tế, thiết kế dựa trên số liệu khảo sátđưa ra phương án thiết kế không phù hợp trong quátrình thi công phải điều chỉnh phương án ảnh hưởngđến chất lượng, tiến độ và giá thành công trình;

Một số dự án khảo sát sai lệch cao độ thiên nhiên,không tiến hành khảo sát địa chất, không tiến hànhmột số thí nghiệm bắt buộc xác định chỉ tiêu cơ lýcủa đất nền để phục vụ cho việc kiểm toán ổn địnhnền đường;

Một số dự án các lỗ khoan phần đường khôngkhoan hết chiều sâu vùng ảnh hưởng lún, chưakhoanh vùng phạm vi đất yếu, mật độ lỗ khoankhông theo qui trình khảo sát;

- Đối với công tác thiết kế:+ Giải pháp thiết kế tại một số hạng mục chưa

phù hợp với điều kiện thi công thực tế và quy trìnháp dụng dẫn đến phải điều chỉnh bổ sung trong quátrình thực hiện dự án ảnh hưởng đến tiến độ và chiphí xây dựng;

+ Thiết kế chưa phù hợp với yêu cầu thực tế dẫntới phải điều chỉnh thay đổi; một số dự án cao độthiết kế cao hơn so với nhà dân hai bên, dẫn đến phảiđiều chỉnh hạ cao độ thiết kế, điều chỉnh cao độ đỉnhrãnh dọc trong quá trình thi công; thiết kế kết cấumặt mềm đường móng đá dăm tiêu chuẩn không phùhợp chế độ thủy nhiệt của vùng hàng năm bị ngập lụttrong mùa mưa lũ, do vậy qua mùa mưa lũ phá hỏngmặt đường dẫn đến làm đi làm lại;

+ Thiết kế tính khối lượng chưa chuẩn xác dẫnđến trong quá trình thi công phải điều chỉnh phátsinh nhiều lần;

+ Thiết kế không tính toán ổn định nền đườngđào tại những đoạn có chiều cao mái ta luy đào lớntheo quy định tại Điều 6.5, TCVN 4054-1998 vàTCVN 4054-2005 Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô,

Page 27: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

thiếu hạng mục như không thiết kế dự phòng lún,quá trình thi công phải xử lý lún, không có thiết kếchi tiết trạm barie các tuyến đường, thiết kế bãi tránhxe;

+ Lựa chọn phương án thiết kế chưa hợp lý vớiđiều kiện địa chất khu vực như xử lý nền đất yếu saukhi thi công xong đưa công trình vào khai thác sửdụng mặt đường bị lún khoảng từ 10 đến 20cm;

+ Chưa giảm trừ khối lượng đất đắp các côngtrình chiếm chỗ làm tăng giá trị công trình;

+ Quyết định phê duyệt bản vẽ thiết kế còn chưathống nhất với hồ sơ thiết kế thi công, dự toán vàvăn bản thẩm định thiết kế; Thiêt kê ky thuât đượcphê duyêt chưa điêu chinh hoặc hoàn thiện theo Báocáo thâm đinh.

- Công tác lập và phê duyệt dự toán:+ Công tác lập và thẩm định dự toán còn sai sót

về khối lượng một số công việc so với bản vẽ thiếtkế như tính sai khối lượng, áp dụng sai định mức,biện pháp thi công;

+ Dự toán áp dụng hệ số đổ, sai cự ly vận chuyểnvật liệu; tính cước vận chuyển sai bậc hàng; xác địnhsai thuế suất thuế giá trị gia tăng làm tăng giá góithầu;

+ Áp dụng đơn giá vật liệu chưa phù hợp vớicông báo giá vật liệu của địa phương tại thời điểm;

+ Điều chỉnh các tỷ lệ chi phí chung, tỷ lệ trựctiếp phí khác, tỷ lệ chi phí nhà tạm tại hiện trường đểở và điều hành thi công không theo quy định của BộXây dựng;

+ Sai tỷ lệ cấp phối vật liệu; thiếu cơ sở phân chiagiữa khối lượng thi công bằng thủ công và thi côngbằng máy đối với công tác đào nền đường khi lập dựtoán;

+ Áp dụng định mức hạng mục “Giếng cát đườngkính D400mm” không đúng quy định: Trong hệthống định mức hiện hành của Nhà nước chưa cóđịnh mức thi công giếng cát nhưng chủ đầu tư đãkhông căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thicông, điều kiện thi công và phương pháp xây dựngđịnh mức dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựngđể xây dựng định mức cho công tác này mà sử dụngđịnh mức của công tác “Cọc cát đường kínhD400mm” để lập và phê duyệt dự toán các góithầu.Việc áp dụng định mức cọc cát cho giếng cátkhông phù hợp với thực tế thi công giếng cát của dựán đã ảnh hưởng rất lớn đến giá dự toán và giá góithầu, cụ thể: Qua tính toán theo hồ sơ quản lý chất

lượng của hạng mục giếng cát tại các gói thầu đượckiểm toán cho thấy, hao phí máy thi công thực tế thấphơn nhiều lần so với hao phí máy dự toán đang ápdụng: trung bình thấp hơn 10,2 lần.

+ Lựa chọn công suất trạm trộn, thiết bị chưa phùhợp làm tăng giá trị dự toán;

+ Chưa tận dụng đất đào để đắp, chưa có điềuphối dọc để làm cơ sở tính khối lượng điều phối đấtđắp; tính trùng công việc được quy định trong địnhmức; tính trùng hệ số khu vực miền núi;

+ Áp dụng mức lương tối thiểu theo quy định tạiNghị định số 111/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008,Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 củaChính phủ chưa xin ý kiến và chưa được chấp thuậncủa cơ quan có thẩm quyền;

+ Dự toán điều chỉnh giá cho cả chi phí khácđược phân bổ 3% là chưa phù hợp với quy địnhThông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 củaBộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầutư xây dựng công trình dẫn tới làm tăng giá trị dựtoán; tính khấu hao theo qui định

+ Không tính thu hồi vật tư đối với các vật tư cóyêu cầu thu hồi theo quy định;

Ngoài ra công tác phê duyệt dự toán chậm dẫnđến phải điều chỉnh Kế hoạch đấu thầu làm chậmtiến độ chung của Dự án.

Đối với công tác quản lý thi công, nghiệm thuthanh toán

Giá thanh toán cơ bản phù hợp với quy định củaNhà nước về quản lý giá xây dựng theo từng thời kỳvà của hợp đồng xây dựng đã ký kết.

Tuy nhiên, trong công tác này còn tồn tại: + Thanh toán khối lượng vượt so với hồ sơ hoàn

công, khối lượng kiểm tra thực tế hiện trường+ Thanh toán sai đơn giá theo hợp đồng ký kết; + Thanh toán cho nhà thầu khi thiếu hồ sơ hoàn

công theo quy định;+Thanh toán khối lượng thi công khi thiết kế, dự

toán bổ sung chưa được thẩm định, phê duyệt; + Một số vật tư đưa vào thi công, nghiệm thu,

thanh toán chưa đúng các điều kiện Hồ sơ thầu vàHợp đồng quy định;

+ Thanh toán giá trị bù trượt giá chưa đúng quyđịnh của hợp đồng về chỉ số, nguồn chỉ số, khốilượng chưa phân khai theo quy định hợp đồng;

+ Lập và phê duyệt Quyết toán hoàn thành chậmso với quy định.n

Page 28: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

Luật Kế toán được Quốc hộikhóa XI thông qua và có

hiệu lực từ ngày 01/ 01/2004.Đây là văn bản pháp lý cao nhấtcho việc thực hiện công tác kếtoán của nước ta. Sau 10 nămthực hiện hệ thống các văn bảnquy phạm pháp luật về kế toánkhông ngừng được hoàn thiện:Căn cứ vào Luật Kế toán, Chínhphủ đã ban hành Nghị định số128/2004/NĐ-CP ngày31/5/2004 quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Kế toán áp dụng tronglĩnh vực Kế toán Nhà nước vàNghị định số 129/2004/NĐ-CPngày 31/5/2004 quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Kế toán áp dụngtrong hoạt động kinh doanh. Trêncơ sở đó, Bộ Tài chính đã banhành các văn bản quy định vềChế độ kế toán, Chuẩn mực kếtoán và tổ chức quản lý nhà nướcvề công tác kế toán cũng nhưkiểm tra, giám sát. Từ đó, đã tạora khuôn khổ pháp luật ngàycàng đầy đủ, toàn diện về kếtoán, thực hiện thống nhất trongcả nước. Luật Kế toán và các vănbản hướng dẫn đã góp phần tíchcực trong việc thực hiện công táckiểm toán (cả kiểm toán nhànước cũng như kiểm toán độc

lập), giám sát việc thực hiệnnghĩa vụ thu nộp NSNN, tạo cơchế công khai, minh bạch cácbáo cáo tài chính; cải tiến việc tổchức đào tạo chuyên ngành kếtoán tại các trường đại học, cáccơ sở đào tạo và đẩy mạnh hoạtđộng của các hội nghề nghiệp,như: Hội Kế toán và Kiểm toánViệt Nam, Hội Kiểm toán viênhành nghề Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh nhữngkết quả đã đạt được, Luật Kếtoán và công tác kế toán ở ViệtNam cũng còn những tồn tại, hạnchế nhất định. Cụ thể:

Luật Kế toán quy định hạchtoán theo giá gốc, điều nàykhông phản ánh được tình hìnhbiến động tài sản và nợ phải trảtại thời điểm lập báo cáo tàichính; về việc đảm bảo vai tròkiểm tra, kiểm soát thông quacông cụ kế toán, về hiện đại hóacông nghệ thông tin trong lĩnhvực kế toán cũng có những nộidung cần chỉnh sửa và cần phảithể hiện rõ hơn trong Luật Kếtoán; các quy định về điều kiệnkinh doanh dịch vụ kế toán vàphương thức tổ chức cần đượcnghiên cứu chỉnh sửa để pháttriển ngành nghề này và nângcao chất lượng dịch vụ kế toán...

Việc xây dựng Luật Sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật Kếtoán được quán triệt quan điểmchỉ đạo như sau:

Một là, quán triệt quan điểmcủa Đảng và Nhà nước trongviệc hoàn thiện thể chế kinh tếthị trường có sự quản lý của Nhànước, hình thành từng bước cơchế chính sách, công cụ quản lýkinh tế - xã hội, trong đó xácđịnh kế toán là công cụ để phảnánh biến động nguồn vốn, tài sảncủa quốc gia, của mỗi doanhnghiệp, đơn vị, tổ chức một cáchđầy đủ, chính xác, trung thực,đồng thời tăng cường tính côngkhai, minh bạch và giám sát việcthực thi pháp luật.

Hai là, kế thừa các quy địnhtrong Luật Kế toán hiện hành,theo đó sẽ tiếp tục duy trì cácquy định pháp luật vẫn có giá trịáp dụng, chỉ bổ sung, sửa đổinhững điều cần thiết, khắc phụccác bất cập trong thực thi. Mặtkhác, việc sửa đổi, bổ sung phảibảo đảm tính khả thi, khả nănggiám sát của Nhà nước, khônglàm ảnh hưởng, biến động lớnđối với hoạt động kinh tế - xã hộicủa đất nước.

Ba là, nghiên cứu có chọn lọckinh nghiệm quốc tế, đặc biệt lànguyên tắc, chuẩn mực kế toánvà thông lệ quốc tế vào điều kiện

TS. ĐẶNG VĂN HẢI - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, KTNN

Page 29: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

và hoàn cảnh Việt Nam cho phùhợp với bối cảnh kinh tế - xã hộicủa Việt Nam, nhất là trong điềukiện đang trong quá trình xâydựng phát triển kinh tế thị trườngcó sự quản lý của Nhà nước.

Bốn là, bảo đảm tuân thủpháp Hiến pháp năm 2013, thốngnhất với Luật Đầu tư năm 2014,Luật Doanh nghiệp năm 2014 vàcác luật hiện hành.

Quán triệt các quan điểm chỉđạo nêu trên, nhằm hoàn thiệnDự thảo Luật Kế toán (sửa đổi),góp phần nâng cao chất lượng kếtoán, đảm bảo nguyên tắc côngkhai, minh bạch, chúng tôi xintham gia một số ý kiến góp ýnhư sau:

Thứ nhất, về kết cấu của Dựthảo luật và giải thích từ ngữ:

Một nội dung rất quan trọngđược quy định trong Dự thảo luậtlà việc lập báo cáo tài chính nhànước. Đây là nội dung mới trongcông tác kế toán Việt Nam. Báocáo tài chính nhà nước là báo cáotổng hợp về nguồn vốn và sửdụng vốn của quốc gia (hoặc địaphương), bao gồm các chỉ tiêunhư: Thu chi ngân sách nhànước, các quỹ tài chính nhànước, nợ công, khoản vốn nhànước đầu tư tại doanh nghiệp,các tài sản công và nguồn vốn,tài sản khác của nhà nước. Dovậy, để nâng cao giá trị pháp lývà tính khả thi, dự thảo luật cầncó một chương riêng hoặc mộtmục riêng về báo cáo tài chínhnhà nước; trong đó, cần cónhững quy định về: Nguyên tắclập báo cáo tài chính nhà nước;trình tự lập báo cáo tài chính nhànước; trách nhiệm của các chủthể có liên quan đến lập báo cáotài chính nhà nước và nội dungcủa báo cáo tài chính nhà nước.

Luật Kế toán (sửa đổi) cần bổsung thêm thuật ngữ “Đối tượngkế toán” tại Điều 3 của Dự thảovới nội dung như sau: “Đốitượng kế toán là tài sản và sự vậnđộng của tài sản trong quá trìnhhoạt động của đơn vị kế toán”.Ví dụ đối với lĩnh vực sản xuất,kinh doanh: Trong quá trình sảnxuất, kinh doanh của đơn vị, thìtài sản (cụ thể là các loại vốn vànguồn vốn) luôn vận động quacác quá trình kinh doanh (quátrình mua hàng, quá trình sảnxuất, quá trình bán hàng), cácquá trình đó lặp đi lặp lại tạothành quá trình tái sản xuất. Quamỗi quá trình kinh doanh thì tàisản biến đổi và chuyển hóa từhình thái này sang hình tháikhác, như từ vốn tiền tệ chuyểnsang vốn dự trữ sản xuất, sangvốn sản xuất, vốn thành phẩm vàkết thúc quá trình bán hàng thì từvốn thành phẩm sẽ chuyển sangvốn tiền tệ hoặc vốn trong thanhtoán... Đây là khái niệm chungvề đối tượng kế toán, làm cơ sởcho việc quy định về đối tượngkế toán cụ thể trong từng lĩnhvực kế toán tại Điều 8 của Dựthảo Luật.

Dự thảo Luật Kế toán (sửađổi) sử dụng thuật ngữ “tài sảncông” tại điểm h, khoản 1, Điều8, song khái niệm "tài chínhcông" chưa được giải thích rõ. Ởnước ta, Hiến pháp năm 2013quy định về “tài sản công” tạiĐiều 53 như sau: “Đất đai, tàinguyên nước, tài nguyên khoángsản, nguồn lợi ở vùng biển, vùngtrời, tài nguyên thiên nhiên khácvà các tài sản do Nhà nước đầutư, quản lý là tài sản công thuộcsở hữu toàn dân do Nhà nước đạidiện chủ sở hữu và thống nhấtquản lý”. Để triển khai thi hành

quy định của Hiến pháp, các luậtchuyên ngành phải làm rõ và cụthể về chế định tài sản công.Trong điều kiện nước ta chưa cóLuật Tài chính công, Luật Tàisản công, Luật Kế toán là luậtchuyên ngành về kế toán cần giảithích thuật ngữ “tài sản công” đãđược quy định trong Hiến phápđể bảo đảm tính thống nhất,tránh mâu thuẫn giữa các luật cóliên quan đến NSNN, kế toán vàKiểm toán Nhà nước.

Thứ hai, về nguyên tắc kếtoán: Khoản 1, Điều 6 của Dựthảo đề nghị xem xét làm rõ cụmtừ “giá trị hợp lý một cách đángtin cậy”; đồng thời quy định rõcách thức, phương pháp xác định“Giá trị hợp lý”. Trước mắt, đểphù hợp với thực tế và từng bướchội nhập với thông lệ kế toánquốc tế chỉ nên quy định hạchtoán điều chỉnh giá đối với cáctài sản có giá trị lớn, có điều kiệnso sánh với giá thị trường trên cơsở các thông tin về giá cả có tínhhợp pháp như: Giá trị quyền sửdụng đất, nhà cửa, vật kiến trúcvà phương tiện vận tải.

Thứ ba, đề nghị xem xét, bổsung và biên tập lại cho chuẩnxác khoản 6, khoản 7, Điều 13về các hành vi bị cấm:

- Khoản 6, Điều 13 của Dựthảo quy định: “Lợi dụng chứcvụ, quyền hạn mua chuộc, đedọa, ép buộc người làm kế toántrong việc thực hiện công tác kếtoán”, đề nghị bổ sung và biêntập lại để bảo đảm chặt chẽ và rõnghĩa hơn như sau: “Lợi dụngchức vụ, quyền hạn mua chuộc,ép buộc, đe dọa người làm kếtoán thực hiện công việc kế toántrái pháp luật; trù dập người làmkế toán”.

- Khoản 7, Điều 13 của Dự

Page 30: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

thảo quy định: “Người có trách nhiệmquản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêmlàm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua,bán tài sản, trừ doanh nghiệp tư nhân,hộ kinh doanh cá thể”, đề nghị bổ sungvà biên tập lại như sau: “Người có tráchnhiệm quản lý, điều hành đơn vị kếtoán kiêm nhiệm hoặc bố trí bố, mẹ, vợ,chồng, con, anh chị em ruột làm kếtoán, thủ kho, thủ quỹ, mua, bán tài sản,trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinhdoanh cá thể” để bảo đảm nguyên tắc“Bất kiêm nhiệm” trong tổ chức và vậnhành hệ thống kiểm soát nội bộ, nhằmbảo đảm an toàn tài sản, tránh thấtthoát, tham nhũng.

Thứ tư, tại khoản 1, Điều 35 quyđịnh: “Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểmtra kế toán của cơ quan có thẩm quyềnvà không quá 01 lần kiểm tra cùng mộtsố nội dung trong một năm”. Đề nghịbỏ đoạn “và không quá 01 lần kiểm tracùng một nội dung trong năm” vì mâuthuẫn với quy định tại khoản 2,3,4,5Điều 35. Trên thực tế, trong một nămmột nội dung kế toán có thể được cáccơ quan có thẩm quyền kiểm tra hơn 01lần theo chức năng, nhiệm vụ đượcphân công. Ví dụ: Quyết toán thuế củacác doanh nghiệp (cơ quan Thuế kiểmtra quyết toán thuế; cơ quan KTNNkiểm toán việc chấp hành nghĩa vụ vớiNSNN); Quyết toán sử dụng NSNN (cơquan tài chính địa phương, các bộ,ngành thẩm tra, xét duyệt quyết toán;cơ quan Kiểm toán Nhà nước hoặcThanh tra Chính phủ kiểm toán, thanhtra việc quản lý, sử dụng ngân sách,tiền và tài sản nhà nước).

Thứ năm, Điều 40 quy định về kiểmsoát nội bộ và kiểm toán nội bộ: Đềnghị bổ sung vào khoản 2 nội dung:“Thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật, nângcao hiệu lực, hiệu quả về mặt điều hànhvà sử dụng các nguồn lực trong đơn vị”,nhằm đảm bảo bao quát hết vai trò củahệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạtđộng của đơn vị kế toán.n

Mấu chốt để thực hiệnthành công một cuộc

kiểm toán hoạt động là xácđịnh đúng, đủ và phù hợpcủa các tiêu chí đánh giátính kinh tế, hiệu quả vàhiệu lực, tuy nhiên việc lựachọn tiêu chí đánh giáthường là mở và do kiểmtoán viên (KTV) tự thựchiện. Tiêu chí kiểm toánthường chưa được thiết lậpkhi lựa chọn chủ đề kiểmtoán. Do vậy để chắc rằng,cuộc kiểm toán đó sẽ thànhcông và đạt được mục tiêuđề ra, ngoài những quy tắcvà yêu cầu về nghiệp vụ,KTV cần phải hiểu rõ vềđối tượng cần kiểm toán.Đối với loại hình công trìnhtrị thủy nói chung thường làkhá phức tạp, chỉnh trị nơinày nó lại phá nơi khácthậm chí có lúc với mức độcòn nguy hiểm hơn nếu nhưkhông được phân tích, tínhtoán và dự báo tốt thôngqua việc mô phỏng diễnbiến hình thái trước và saukhi thực hiện dự án. Chínhvì vậy, khi thực hiện cuộckiểm toán hoạt động đốivới các loại hình công trìnhnày, để xây dựng được bộtiêu chí đảm bảo để đánhgiá tính kinh tế, tính hiệulực và hiệu quả của dự án,đòi hỏi KTV phải có gócnhìn tổng hợp, phải xemxét cơ sở của việc đưa racác dự báo và quá trình môphỏng xu thế diễn biến hìnhthái, từ việc phân tíchnguyên nhân để nhận địnhviệc đưa ra mức độ và giảipháp chỉnh trị đã đảm bảotính tổng thể, kết hợp đa

mục tiêu và mang lại hiệuquả vốn đầu tư, từ đó xâydựng bộ tiêu chí đánh giáthực sự phù hợp và đầy đủ.

Biến động liên tụchình thái vùng cửa

sông, bờ biển Việc chỉnh trị, ổn định

lòng dẫn và chống xói lở,bồi lấp các cửa sông phụcvụ xã hội loài người luôn làvấn đề phức tạp và là tháchthức to lớn đối với các nhàkhoa học trên thế giới. ỞViệt Nam, đứng trước mụctiêu về phát triển kinh tế màĐảng và Chính phủ đề ra,trong đó có kinh tế biển, vàithập kỷ trở lại đây, việcnghiên cứu và đề ra các giảipháp khoa học nhằm ổnđịnh lòng dẫn, chống xói lởvà bồi lấp các cửa sông, bờbiển được đặc biệt quan tâmnghiên cứu. Công trình venbiển được xây dựng nhằmmục đích hạn chế những tácđộng xấu của tự nhiên nhưtriều, sóng, dòng chảy, xóilở... để phục vụ các hoạtđộng phát triển kinh tế- xãhội. Các loại công trình venbiển bao gồm: công trìnhbến cảng; đê chắn sóng bảovệ bến cảng, đê ngăn cát -giảm sóng ổn định cửasông; đê chắn sóng tách bờ,các mỏ hàn, kè bảo vệchống xói lở bờ biển, tườngbiển, đê biển bảo vệ vùngđất thấp ven biển. Nóichung, công trình ven biểnlà loại công trình chịu rấtnhiều tác động phức tạp củatự nhiên với tính ngẫunhiên, khó dự đoán như gió,bão, chế độ triều, sóng do

Page 31: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

gió/sóng thần, dòng chảy biểncùng sự tương tác của chúng vớiđịa hình, địa mạo ven biển. Việcmô phỏng toán học các hiệntượng tự nhiên diễn ra ở bờ biển,nhất là mô tả các chuyển độngphức tạp của dòng chảy và bùncát luôn là vấn đề khó khăn đốivới các nhà kỹ thuật, đây lànhững hạn chế cơ bản trong việcthiết kế và thi công công trìnhven biển. Hiện nay, các nhà khoahọc của Việt Nam đã xây dựngthành công sơ đồ dự báo xu thếbiến động cửa sông và đường bờbiển vùng ven biển Việt Nam nóichung. Song, với mỗi cửa sông,mỗi đoạn bờ biển lại có nhữngđặc trưng sóng, gió, bùn cát khácnhau nên diễn biến hình tháicũng khác nhau, việc đánh giá xuthế diễn biến một cách tổng thểchỉ phù hợp trong giai đoạn thựchiện quy hoạch. Đối với mộtcông trình, dự án cụ thể cho mộtcửa sông, bờ biển cụ thể, cần cónhững phân tích, đánh giá riêngbiệt. Dưới tác động của động lựcsông, triều và sóng cùng với cáctác động nhân sinh diễn ra ngàymột gia tăng, đường bờ biển vàcửa sông nói chung đã có nhữngbiến động khá phức tạp. Tùythuộc vào nguồn cung cấp vậtliệu, lắng đọng trầm tích và độnglực môi trường mà diễn ra quá

trình bồi tụ hay xói mòn bờ.Những biến động đó diễn ra liêntục trong quá khứ cũng như hiệntại và sẽ còn diễn ra trong tươnglai, nhất là trong bối cảnh mựcnước biển ngày một dâng cao bởibiến đổi khí hậu và ảnh hưởngdưới tác động con người ngàycàng gia tăng.

Để thực hiện tốt kiểm toánhoạt động đối với loại hìnhcông trình nhằm mục đíchtrị thủy

Thời gian gần đây, dư luậnđang rất quan tâm đến tính kinhtế, hiệu quả và hiệu lực của cácdự án đầu tư xây dựng nhằmmục đích trị thủy, bảo vệ bờsông, cửa sông, bờ biển ở nước

ta. Một thực trạng đặt ra là vốnđầu tư cho loại hình công trìnhnày thường rất lớn nhưng hiệuquả thực tế mang lại khôngtương xứng, trái lại có nhiềucông trình sau khi xây dựngxong lại dẫn đến nguy cơ xói lở,bồi lấp cho chỗ khác hoặc hưhỏng, đổ sập khi chưa kịp pháthuy tác dụng. Điểm qua các tàiliệu lịch sử, có thể thấy nhiều sựcố sạt sụt, hư hỏng, hoặc đầu tưxong lại phản tác dụng của nhiềucông trình trị thủy ở nước ta làkhông thể thống kê hết. Do vậy,với chức năng đánh giá, xácnhận, kết luận và kiến nghị đốivới việc quản lý, sử dụng tàichính công, tài sản công, KTNNcần phải vào cuộc, hơn nữa là

TH.S NGUYỄN VĂN GIÁP Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II

Page 32: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

vào cuộc ngay từ đầu, từ khâulập dự án đầu tư để có nhữngđánh giá, kết luận phù hợp, gópphần ngăn chặn những dự án đầutư kém hiệu lực, kém hiệu quả vàtiết kiệm vốn đầu tư, trả lời đượcnhững câu hỏi, những băn khoăn,trăn trở của nhân dân đối với loạihình công trình này.

Đi tìm nguyên nhân chonhững sự cố của công trình venbiển, đã có nhiều cuộc hội thảotrong đó có sự tham dự của nhiềunhà khoa học trong và ngoàinước, kết quả đánh giá cho thấycó nhiều nguyên nhân khác nhaugây ra sự cố hư hỏng công trìnhven biển, như: công trình đangthi công dở dang, chưa hoànthành các bộ phận chịu tải chínhlại chịu tác động của các điềukiện tải trọng lớn; tác động vượtgiới hạn thiết kế; vận hànhkhông đúng công năng của côngtrình, chậm duy tu, bảo dưỡngnhững hư hỏng nhỏ; thi côngkhông đúng thiết kế, không đảmbảo chất lượng; phương phápthiết kế; và do sai sót trong thiếtkế. Ở Việt Nam, trước đây chỉ córất ít các kỹ sư, chuyên gia có đủchuyên môn và kinh nghiệmthực hiện công tác thiết kế côngtrình biển đảm bảo chất lượng,phần lớn công trình có quy môphải thuê đơn vị tư vấn nướcngoài. Trong khoảng 10 năm trởlại đây, công tác đào tạo kỹ sưchuyên ngành kỹ thuật bờ biểnmới được quan tâm đầu tư và sốlượng kỹ sư tham gia thiết kếcông trình biển có tăng lênnhưng chất lượng thiết kế chưathực sự tương xứng với yêu cầuphát triển của đất nước. Ngoàicác nguyên nhân như trên, đốivới điều kiện ở Việt Nam hiệnnay, có thể nói sự thiếu, không

đồng bộ và độ chính xác của sốliệu thực đo của các dự án dẫnđến kết quả nhiều lúc thiếu sự tincậy, việc tính toán và mô phỏngchưa đảm bảo độ chính xác, dẫnđến trong quá trình nghiên cứu,tính toán chủ yếu đang dừng ởmức mô tả hiện tượng, thu thậpphân tích số liệu thực đo thôngqua các lần cải tạo, sửa chữa, v.v.Các mô hình toán đang được sửdụng chủ yếu trên cơ sở khaithác các moduyn riêng rẽ củanước ngoài như dòng chảy,sóng,…v.v.., và vận dụng cáccông thức kinh nghiệm để tínhtoán cho các trường hợp đơngiản dẫn đến việc đề xuất đượcmột phương án có tính khả thicao đối với các nhà kỹ thuật hiệnnay thực sự là một thách thức.Bên cạnh đó, sau khi có côngtrình, các yếu tố động lực vàhình thái khu vực công trình đãbiến đổi - đây là một bài toánkhó và cho đến nay chưa đượcquan tâm đúng mực, chưa nghiêncứu, phân tích, xem xét sự tươngtác của dòng chảy, của vậnchuyển bùn cát trước và sau khicó công trình,...đã làm giảm hiệulực trong các kết quả tính toán.

Để thực hiện được tốt cuộckiểm toán hoạt động đối với loạihình công trình này, ngoài việcphải có chuyên môn nghiệp vụkiểm toán, nắm rõ quy trình,chuẩn mực kiểm toán, KTV cònphải hiểu rõ bản chất của côngtrình trị thủy, đây là loại hìnhcông trình có mục đích bảo vệ,ngăn chặn, chống lại các tác hạixấu của dòng chảy, của môitrường; đồng thời khai thác cácthế mạnh của dòng chảy mang lại.Muốn vậy, cần phải hiểu đượcchế độ thủy động lực học và vậnchuyển bùn cát ở khu vực xây

dựng dự án, cơ sở của nhà thiết kếđưa ra các dự báo cũng như cơ sởđể lập và mô phỏng quá trình diễnbiến hình thái khu vực trước vàsau khi thực hiện dự án.

Dưới tác dụng của sóng, gió,của bùn cát từ thượng lưu, củacác hoạt động khai thác vì mụctiêu kinh tế của con người màdiễn biến bồi tụ, xói lở vùng cửasông, bờ biển ngày càng có diễnbiến phức tạp. Mục tiêu pháttriển kinh tế, nhiệm vụ đặt ra làphải chinh phục thiên nhiên, cảitạo và chỉnh trị cửa sông, bờbiển, từng bước hiện thực hóaNghị quyết số 03-NQ/TW ngày6/5/1993 của Bộ Chính trị về mộtsố nhiệm vụ phát triển kinh tếbiển trong những năm trước mắtvà Chỉ thị số 171/CT-TTg củaThủ tướng Chính phủ về triểnkhai Nghị quyết số 03-¬NQ/TW.Tuy nhiên, để thực hiện côngviệc chỉnh trị cho chiều dài trên3.000km bờ biển và trên 130 cửasông đổ ra biển quả là một bàitoán nan giải trong điều kiện kinhtế của nước ta. Do đó, với chứcnăng của mình, KTNN cần phảiđào tạo đội ngũ KTV có trình độchuyên môn sâu, có kinh nghiệmvề loại hình công trình này đểthực hiện các cuộc kiểm toán cóchất lượng, thực hiện ngay từkhâu lập dự án đầu tư để cónhững phân tích, đánh giá kếtluận phù hợp, giúp cho các cơquan, đơn vị cân nhắc trong việclựa chọn địa điểm đầu tư, phươngán đầu tư, quy mô đầu tư, thờiđiểm đầu tư kịp thời, đảm bảo dựán sau khi đầu tư phát huy hiệuquả, hiệu lực và tiết kiệm chi phíđầu tư của các dự án nhằm gópphần vào mục tiêu phát triểnkinh tế đất nước một cách ổnđịnh và bền vững.n

Page 33: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

Vượt dự toán hàng chục ngàn tỷ đồng

Theo số liệu của Bộ Tàichính, năm 2013, thu ngân sáchđạt 828.348 tỷ đồng vượt 1,5%dự toán nhưng nếu không tínhcác khoản đặc thù, không nằmtrong dự toán đầu năm thì ngânsách hụt thu 4.797 tỷ đồng.Trong khi đó, thực tế chi NSNNlên đến 1.088.153 tỉ đồng, tăng11,3% (tương đương 110.153 tỉđồng) so với dự toán. Đặc biệt,bội chi NSNN đã tăng lên thành236.769 tỷ đồng, bằng 6,6%GDP, tăng 1,3% so với dự toán.Theo lý giải của Bộ Tài chính,chi NSNN tăng chủ yếu là tăngchi đầu tư phát triển (ĐTPT)96.680 tỷ đồng từ nguồn vốnngoài nước, nguồn bổ sung từ dựphòng ngân sách theo chế độ vànguồn năm trước chuyển sang.

Năm 2013, do thu ngân sáchcòn gặp nhiều khó khăn nên dựtoán chi ĐTPT chỉ 175.000 tỷđồng (gần 18% chi ngân sách),giảm 2,8% (5.000 tỷ đồng) sovới dự toán năm 2012. Tuynhiên, theo báo cáo kiểm toáncủa Kiểm toán nhà nước(KTNN), chi ĐTPT quyết toán

đến cuối năm 2013 lên đến271.680 tỷ đồng (chiếm 25,3%chi ngân sách), vượt 55,2%(96.680 tỷ đồng) dự toán.Nguyên nhân chủ yếu do cáckhoản chi đầu tư của ngân sáchkhông có trong dự toán đầu năm(như thanh toán khối lượng hoànthành các dự án được phép kéodài 575 tỷ đồng; thanh toán khốilượng hoàn thành các khoản tạmứng cho các dự án năm trước đưavào quyết toán năm nay 4.455 tỷđồng...). Còn theo báo cáo giámsát đầu tư của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư với các dự án sử dụng30% vốn nhà nước trở lên, cácđịa phương có đến hàng ngàn dựán khởi công mới. Tình trạngchậm tiến độ vẫn còn phổ biến,trong năm có 3.391 dự án chậmtiến độ, chiếm 9,59% dự án thựchiện trong kỳ (năm 2012 là11,77%; 2011 là 11,55%)...

Bên cạnh đó, tình trạng dự ántăng quy mô, tăng tổng mức đầutư so với phê duyệt lần đầu vẫndiễn ra tại nhiều nơi. Cụ thể, dựán đường nối khu du lịch thắngcảnh Hương Sơn (Hà Nội) đếnkhu du lịch Tam Chúc - KhảPhong (Hà Nam) tăng hơn 122 tỷ

đồng, bằng 3,8 lần tổng mức đầutư được phê duyệt lần đầu; dựán cao tốc Hà Nội - Hải Phòngtăng 20.920 tỷ đồng so với tổngmức đầu tư được phê duyệt; dựán Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn1 tăng 10.515 tỷ đồng; dự án xâydựng đường cao tốc Nội Bài -Lào Cai tăng 10.148 tỷ đồng; dựán Cầu Nhật Tân và đường 2 đầucầu tăng 6.096 tỷ đồng; dự ántuyến đường bộ mới Phủ Lý -Mỹ Lộc tăng 1.183 tỷ đồng...Tổng số tiền những dự án nhưvậy lên tới hàng chục ngàn tỷđồng.

Thậm chí, nhiều nơi còn phêduyệt dự án đầu tư khi chưa xácđịnh rõ nguồn vốn và khả năngcân đối vốn, không thuộc danhmục kế hoạch đầu tư giai đoạn2013-2015. Chẳng hạn, dự ánnâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1Ađoạn nam cầu Bến Thủy - tuyếntránh thành phố Hà Tĩnh (BOT);dự án thủy lợi, thủy điện QuảngTrị; các dự án do Ban quản lýKhu kinh tế Hà Tĩnh làm chủđầu tư; dự án đường giao thôngtừ Quốc lộ 47 đến đường Hồ ChíMinh, huyện Thọ Xuân (ThanhHóa); 12 dự án của Trà Vinh...

NGUYỄN LY

Những năm gần đây, chi NSNN của Việt Nam luôn ởmức rất cao. Thủ phạm lớn nhất được các nhàchuyên môn đưa ra chính là do tăng chi đầu tư pháttriển. Vậy, đâu là những con số cụ thể minh chứngcho vấn đề này?

Page 34: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

Nhiều sai sót trong nghiệmthu khối lượng dự án

Báo cáo kết quả kiểm toánnăm 2014 của KTNN cho thấy,sau khi tiến hành kiểm toán tại190 đầu mối, KTNN đã kiếnnghị thu hồi nộp NSNN 1.002,3tỷ đồng các khoản chi sai chế độ;giảm thanh toán NSNN cáckhoản đề nghị quyết toán sai chếđộ là 1.763,3 tỷ đồng; giảmquyết toán NSNN các khoản đềnghị quyết toán không đúng thủtục là 380,4 tỷ đồng; giảm quyếttoán NSNN các khoản đề nghịquyết toán không đúng nguồnkinh phí là 36 tỷ đồng; giảmquyết toán NSNN các khoảnchuyển nguồn không đúng quyđịnh là 12,4 tỷ đồng; giảm giá trịtrúng thầu là 357,9 tỷ đồng vàcác khoản giảm chi NSNN kháclà 11,3 tỷ đồng.

Liên quan đến tình hình nợđọng xây dựng cơ bản, theo báocáo kiểm toán của KTNN, nợđọng xây dựng cơ bản tính đếnngày 31/12/2013 của 23.345 dựán thuộc 190 đầu mối đượckiểm toán là 57.977,3 tỷ đồng(tăng 11.401 tỷ đồng so vớinăm 2012), bằng 33,1% kếhoạch vốn năm 2013. Trong đó,một số địa phương có số nợđọng xây dựng cơ bản lên tớitrên 1.000 tỷ đồng như: HàGiang 5.300,6 tỷ đồng, TháiNguyên 1.101,3 tỷ đồng; PhúThọ 2.446,6 tỷ đồng; Lào Cai1.389,2 tỷ đồng; Quảng Ninh3.103,6 tỷ đồng; Hải Dương1.923 tỷ đồng; Vĩnh Phúc4.509,2 tỷ đồng; Hà Nam3.811,9 tỷ đồng; Nam Định1.647,3 tỷ đồng; Thái Bình2.945,8 tỷ đồng…

Về việc chấp hành trình tự,thủ tục đầu tư, cơ bản các chủ

đầu tư đã chấp hành trình tự, thủtục đầu tư, quản lý và sử dụngvốn đầu tư theo quy định, songvẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể,phê duyệt quy hoạch một số dựán chưa đảm bảo về thời gian,không đảm bảo về trình tự thủtục, công tác lập tổng mức đầu tư(TMĐT) cũng chưa hợp lý. Điểnhình như tại dự án cầu vượtNguyễn Chí Thanh - đường Láng(Hà Nội), TMĐT phê duyệt là348,165 tỷ đồng, tuy nhiên tổngdự toán được duyệt chỉ là223,955 tỷ đồng (giảm tới124,209 tỷ đồng so với TMĐTphê duyệt); hay tại dự án cầuNguyễn Chí Thanh - đường KimMã, TMĐT phê duyệt là 360,48tỷ đồng, tổng dự toán được duyệtlà 232,646 tỷ đồng (giảm tới127,851 tỷ đồng so với TMĐTphê duyệt).

Liên quan đến công tác đấuthầu, KTNN đã chỉ ra nhiều saisót như: thẩm định, phê duyệt kếhoạch đấu thầu chưa đúng quyđịnh; hồ sơ mời thầu chưa đầyđủ, rõ ràng, hồ sơ dự thầu khôngchi tiết; lựa chọn nhà thầu khôngđảm bảo năng lực, áp dụng hìnhthức lựa chọn nhà thầu khôngđúng quy định. Đặc biệt, KTNNcho biết, việc nghiệm thu saikhối lượng xảy ra tại nhiều dựán. Dự án Cầu Nhật Tân vàđường hai đầu cầu (dự án thànhphần 1) nghiệm thu sai khốilượng 9,6 tỷ đồng; một số dự ándo Ban quản lý Khu kinh tế HàTĩnh làm chủ đầu tư nghiệm thusai khối lượng 6 tỷ đồng; dự ánĐầu tư mở rộng Quốc lộ 1 đoạnMỹ Thuận - Cần Thơ nghiệm thusai khối lượng 3,2 tỷ đồng; dự ánXây dựng Trụ sở mới Bộ Ngoạigiao nghiệm thu sai khối lượng 4tỷ đồng…

Chi hàng ngàn tỷ đồng ngoài danh mục

Năm 2013, Chính phủ đãphân bổ vốn trái phiếu Chínhphủ (TPCP) 60.000 tỷ đồng cho441 công trình giao thông(32.165 tỷ đồng) chiếm 53%;214 công trình thủy lợi (15.435tỷ đồng) chiếm gần 26%... Kếtquả kiểm toán các chuyên đềphát hành, quản lý và sử dụngvốn TPCP năm 2013 cho thấykhông ít bất cập. Nhiều dự ánphải điều chỉnh 100% kế hoạch(3 dự án tại Tuyên Quang, 2 dựán ở Đắk Nông); đăng ký nhucầu vốn cho dự án đã đìnhhoãn, giãn tiến độ, dự án đã bốtrí đủ vốn, dự án không có nhucầu, vượt kế hoạch vốn, khôngcó trong danh mục dự án đượcsử dụng vốn TPCP giai đoạn2012-2015.

Bên cạnh đó, tình trạng phânbổ, giao kế hoạch vốn vượt nhucầu, vượt tổng mức vốn TPCPgiai đoạn 2012-2015; giao kếhoạch vốn cho một số dự ánkhông thuộc danh mục dự ánđược sử dụng vốn TPCP... Thậmchí, việc rà soát danh mục dự ánđể bổ sung kế hoạch vốn TPCPgiai đoạn 2014-2016 còn sai lệchvà chưa đúng nguyên tắc Chínhphủ đã trình Ủy ban Thường vụQuốc hội, dẫn đến việc có 4 dựán không thuộc danh mục đượcsử dụng vốn TPCP nhưng vẫnđược giải ngân 1.273 tỷ đồng vàmột số dự án tăng quy mô đượcxác định sử dụng vốn TPCP1.437 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn có 4/55 địaphương được kiểm toán thanhtoán cho các dự án không cótrong danh mục dự án được sửdụng vốn TPCP theo quy địnhgần 152 tỷ đồng; 8/55 địa

Page 35: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

phương thanh toán cho phầnvượt quy mô 907 tỷ đồng...

Kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước

KTNN đề nghị Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo BộTài chính, các Bộ, cơ quan Trungương, địa phương, đơn vị đượckiểm toán thực hiện đầy đủ, kịpthời kiến nghị của KTNN trongnăm 2014 đối với niên độ ngânsách 2013 về các khoản giảm chi7.460,6 tỷ đồng, trong đó: Giảmchi NSNN 3.563,6 tỷ đồng (thuhồi nộp NSNN các khoản chi saichế độ 1.002,3 tỷ đồng; giảmthanh toán NSNN các khoản đềnghị quyết toán sai chế độ1.763,3 tỷ đồng; giảm quyết toánNSNN các khoản đề nghị quyếttoán không đúng thủ tục 380,4 tỷđồng; giảm quyết toán NSNN các

khoản đề nghị quyết toán khôngđúng nguồn kinh phí 36 tỷ đồng;giảm quyết toán NSNN cáckhoản chuyển nguồn không đúngquy định 12,4 tỷ đồng; giảm giátrị trúng thầu 357,9 tỷ đồng; cáckhoản giảm chi NSNN khác 11,3tỷ đồng); Giảm chi không thuộcNSNN 3.897 tỷ đồng (thu hồihoàn trả cấp trên do xuất toán cáckhoản chi sai chế độ 106 tỷ đồng;giảm thanh toán của cấp trên doxuất toán các khoản chi sai chếđộ 239,4 tỷ đồng, các khoản khác3.551,6 tỷ đồng).

KTNN cũng đề nghị Quốc hộikhông nên coi TPCP là nguồnkinh phí hỗ trợ các địa phươngtrong đầu tư xây dựng cơ bản.Thay vào đó, phải xác định rõmục tiêu, dự án, công trình trọngđiểm cần được đầu tư bằngnguồn lực này để quản lý chặt

chẽ và phát huy hiệu quả cao.Vốn TPCP nên được đầu tư vàonhững lĩnh vực phát triển cơ sởhạ tầng thiết yếu phục vụ pháttriển kinh tế - xã hội (giao thông,thủy lợi) để tập trung nguồn vốn,sớm phát huy hiệu quả sử dụngcủa dự án nhằm thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội, phát triểnsản xuất, tạo ra nhiều sản phẩmhàng hóa xã hội, tăng thu NSNN,sớm trả nợ và đầu tư cho các lĩnhvực khác. Ngoài ra, cần xem xétđể đưa nguồn TPCP vào cân đốingân sách, tránh có quá nhiều hệthống văn bản hướng dẫn quảnlý sử dụng đối với từng nguồnvốn trong khi mục tiêu sử dụngvốn đều cho mục đích đầu tưphát triển kinh tế - xã hội (đốivới lĩnh vực đầu tư), nhằm quảnlý một cách tập trung, thống nhấtvà tránh phân tán nguồn vốn.n

Page 36: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

Kinh nghiệm quốc tế về đổi mới SAI

Kinh nghiệm của BAIĐòi hỏi cải cách hoạt động

kiểm toán và trách nhiệm giảitrình tại Hàn Quốc xuất phát từnhiều thay đổi hiện nay ở HànQuốc. Trong đó, BAI xác địnhlý do chính gồm khiếm khuyếtcủa công tác kiểm toán hiệnnay, tình trạng vừa thiếu vừachồng chéo trách nhiệm giảitrình, hiệu quả chi phí suygiảm, khiếm khuyết trong quảntrị của chính các tổ chức kiểmtoán, thiếu địa vị, tính chuyênnghiệp và tính độc lập, hệ thốngkiểm toán lạc hậu, nhiều thayđổi trong phương thức thựchiện dịch vụ công. Đặc biệt,quá trình dân chủ với sự thamgia rộng rãi của người dân đang

diễn ra nhanh chóng và cơ chếkiểm soát cá nhân hóa tại HànQuốc đã không còn hiệu quả.Từ đó, BAI tập trung đổi mớihoạt động nghiệp vụ kiểm toánvà thanh tra, quan hệ hợp tácvới đơn vị được kiểm toán, đổimới vai trò giám sát, đánh giá,điều phối các đơn vị kiểm toánnội bộ khu vực công, nâng caosự tin tưởng và tham gia củanhân dân, mở rộng phạm vikiểm toán, nâng cao văn hóathực thi nhiệm vụ và khả năngtiếp cận dữ liệu, hạn chế việctrách nhiệm giải trình tập trungchủ yếu vào sự tuân thủ ngắnhạn, sự thoái thác thay đổi vàthiếu độc lập trong kiểm toánvà thanh tra.

BAI áp dụng cách tiếp cậntổng hợp cho cuộc cải cách

kiểm toán công hiện nay, kếthợp phương pháp phân tích dựbáo và phân tích hồi quy. Cụthể, kết hợp phân tích xu hướngđể từ đó xác định sự thích ứngvà các thách thức đối với chínhphủ với phân tích hiệu lực củakiểm toán công, từ đó xác địnhcác thông lệ tốt và xấu. Kết quảphân tích là cơ sở xây dựngChương trình cải cách kiểmtoán công (liên quan đến vai tròvà chức năng, công tác quản trịvà hoạt động nghiệp vụ củakiểm toán công). Theo đó, thờigian tới BAI tập trung đánh giátrách nhiệm giải trình, rà soát hệthống kiểm soát, đo lường hiệulực kiểm toán công (giá trị, lợiích, chi phí...), nghiên cứu sosánh về tham nhũng và nghiêncứu mô hình SAI.

THS. NGUYỄN VIỆT HÙNGVụ Hợp tác quốc tế - KTNN

Ngày 11/9/2015, Cơ quan Kiểm toán và Thanh tra HànQuốc (BAI) tổ chức Hội thảo quốc tế với tiêu đề: “Đổimới Cơ quan Kiểm toán tối cao thích ứng với môitrường thay đổi”. Hội thảo có sự tham dự của nhiều đạibiểu từ các SAI Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Chi Lê, Việt Namvà các tổ chức như: Cơ quan Sáng kiến phát triển củaTổ chức Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao (IDI),Ngân hàng Thế giới (WB). Từ kết quả thảo luận tại Hộithảo có thể đúc kết một số bài học ý nghĩa cho KTNNViệt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Page 37: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

Kinh nghiệm của SAI HoaKỳ (GAO)

GAO nhận định trên phạm vitoàn cầu hiện nay, 07 nhân tốthúc đẩy các quốc gia thực hiệntiến trình thay đổi gồm: (i) Cácđe dọa an ninh quốc gia, (ii) Cácthách thức về ổn định tài chínhvà nợ công, (iii) Xu hướng độclập toàn cầu, (iv) Xu hướngkhoa học và công nghệ, (v)Công nghệ thông tin và hệthống liên lạc, (vi) Chuyển đổitrong quản trị nhà nước vàChính phủ, (vii) Thay đổi vềnhân khẩu và xã hội.

Theo GAO, tệ nạn chính trịchung thường xuất phát từ sựthiển cận, sự phiến diện và sự tưlợi. Đồng thời, “cải tổ” hay đổimới là “thực hiện các biện pháplớn để thay đổi cơ cấu, chínhsách, thực tiễn hoạt động và vănhóa của một tổ chức nhằm cảithiện hoạt động, đảm bảo sự bềnvững và thúc đẩy việc khôngngừng hoàn thiện tổ chức đó cảhôm nay và ngày mai”. Mọi

cuộc cải tổ đều trải qua 5 trạngthái: Chịu đựng => Dai dẳng =>Bền chí => Đau đớn => Thắngthế; thực hiện cải tổ đồng nghĩavới việc đảm bảo lòng tin, sựminh bạch và kỹ năng lãnh đạo,theo công thức: Cải tổ = Lòngtin + Sự minh bạch + Kỹ nănglãnh đạo.

Tại Hoa Kỳ, lý do thực hiệncải tổ xuất phát từ 14 nguyên dogồm: (i) Sự thay đổi quy mô vàvai trò của chính phủ liên bang,(ii) Sự mất dần kiểm soát đối vớichi tiêu liên bang, (iii) Gánhnặng nợ công hiện tại và tươnglai, (iv) Thị phần toàn cầu vàtăng trưởng GDP trong nướcgiảm, (v) Xu hướng nhân khẩuhọc đã được nhận diện và chi phíy tế tăng, (vi) Nhu cầu và sựkhông hài lòng trong công chúnggia tăng, (vii) Khoảng cách giàuvà nghèo tăng, (viii) Các đe dọavề an ninh đang thay đổi, (ix)Các thách thức toàn cầu và khuvực ngày càng lớn, (x) Côngnghệ thay đổi nhanh chóng, (xi)

Xu hướng đối nghịch với chínhphủ liên bang, (xii) Hệ thốngthuế và phúc lợi lạc hậu, (xiii)Cơ sở hạ tầng cho phản biệnđang suy yếu và (xiv) Các tháchthức về tài khóa của tiểu bang vàchính quyền địa phương.

Trong bối cảnh đó, việc cảitổ tại GAO sẽ được triển khaitheo các định hướng sau: (i)Dẫn đầu bằng nêu gương, (ii)Làm những điều đã nói, (iii)Lập kế hoạch chiến lược, (iv)Định hướng kết quả, (v) Gắnnghĩa vụ trong công tác điềuhành, (vi) Tinh giản tổ chức,(vii) Minh bạch, (viii) Đặt trọngtâm theo chiều rộng và ra bênngoài, (ix) Liên tục hoàn thiện,(x) Cùng xây dựng, (xi) Nhìn từtuyến đầu, (xii) Định chuẩn,(xiii) Tạo đối tác vì sự tiến bộ,(xiv) Thẻ điểm cân bằng tậptrung vào kết quả, (xv) Kháchhàng, người dân và đối tác.

Kinh nghiệm của SAI Chi lêSAI Chi lê tập trung vào việc

nâng cao sự nhạy bén chiến

Page 38: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

lược và lòng tin của công chúngđể thích ứng với môi trườnghoạt động thay đổi. Trong đó,đồng thời hướng tới nâng caoảnh hưởng bên trong và ảnhhưởng bên ngoài SAI.

Để nâng cao ảnh hưởng bêntrong, SAI Chi lê tập trung vàosự nhạy bén của tổ chức và kếhoạch phát triển nhân lực (gồm:mô hình đánh giá hoạt độngmới, chương trình đào tạo chocác bộ phận, hồ sơ cán bộ dựatrên năng lực, kế hoạch ghi nhậnnghề, hệ thống CNTT), ưu tiênnâng cao nhận thức về đơn vịđược kiểm toán, cải thiện việcthông tin trao đổi với đơn vịđược kiểm toán và bên thứ ba,củng cố hệ thống kiểm soát vàđảm bảo chất lượng.

Để nâng cao ảnh hưởng bênngoài, SAI Chi lê coi kiểm toántrước là định hướng chiến lượcvà coi xã hội dân sự là đồngminh chiến lược trong quá trình

thực hiện chức năng kiểm toán.Bên cạnh việc tập trung “sảnxuất” các sản phẩm kiểm toánkịp thời và chất lượng cao, SAIChi lê lập cổng thông tin điện tửgiữa SAI và người dân với têngọi là GEO-CGR. Đây là hệthống thông tin giải thích, lưutrữ và trích xuất thông tin thamkhảo bố trí theo khu vực địa lýcủa các nguồn lực công được sửdụng cho hoạt động công trêntoàn quốc, cho phép xử lý cáckiến nghị, đề xuất và tạo điềuthuận lợi cho sự tham gia tíchcực của người dân.

Kinh nghiệm của WBWB coi sự tham gia của

người dân vào quá trình kiểmtoán của SAI là một trong cácđộng lực chính để nâng cao tácđộng của hoạt động kiểm toáncông. Việc này một mặt giúptăng cường giám sát công đốivới hoạt động của Nhà nước,mặt khác giúp SAI tối đa hóa

nguồn lực tài chính và conngười của mình. Việc nâng caohiệu quả, hiệu lực của kiểm toáncông được khái quát trong côngthức: Nâng cao tác động củakiểm toán = Kiểm toán chấtlượng và kịp thời + Sự tham giacủa công chúng + Chủ độngcông khai báo cáo kiểm toán.

Người dân và các tổ chức xãhội dân sự có thể tham gia toànbộ hay một phần quy trình kiểmtoán của SAI. Thực tế, hiện naynhiều SAI đang chủ động lôi kéosự tham gia của người dân vàohoạt động kiểm toán của mình,như: tham gia vào quá trình lậpkế hoạch kiểm toán tại các SAIHàn Quốc, Argentina và Chi lê;tham gia quá thực hiện kiểm toántại SAI Philippines (COA); thamgia phổ biến các phát hiện kiểmtoán của SAI Ấn Độ; tham giagiám sát tình hình thực hiện kiếnnghị kiểm toán của SAI NamPhi...Thông qua chương trình

Page 39: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

[email protected]

công chúng tham gia vào quytrình ngân sách và kiểm toán,WB đang hỗ trợ tài chính choviệc lôi kéo sự tham gia củangười dân vào quá trình kiểmtoán của SAI ở cả phạm vi toàncầu, khu vực và quốc gia.

Kinh nghiệm của IDIVới vai trò là cơ quan tham

mưu về tăng cường năng lực củaTổ chức Quốc tế các Cơ quanKiểm toán tối cao (INTOSAI),IDI cho rằng hoạt động đổi mớitại các SAI gắn chặt với việcphát triển năng lực của SAI đótrên cả 3 mặt: năng lực thể chế,năng lực hệ thống tổ chức vànăng lực cán bộ chuyên môn.Phát triển năng lực và hoạt độngđổi mới có quan hệ tương hỗ,phát triển năng lực thông qua đổimới và đổi mới thông qua pháttriển năng lực hướng tới mụctiêu chung là nâng cao giá trị vàlợi ích của SAI (ISSAI 12).

Phát triển năng lực thông quađổi mới gồm xác định và thíchứng với nhu cầu của SAI, giatăng tính chủ động của SAI,năng lực chuyên môn - tổ chứcvà thể chế, học qua hành, họctập điện tử, đánh giá và phântích kinh tế chính trị, điều phốicác hoạt động hỗ trợ phát triểnnăng lực, thực hiện ISSAI vàxây dựng khung kỹ năng vàchứng nhận năng lực.

Đổi mới thông qua phát triểnnăng lực gồm hỗ trợ SAI về nộidung, phương pháp và địnhhướng phát triển kiểm toán. Vềnội dung: chuyển từ kiểm toántài chính và tuân thủ sang loạihình với phạm vi công việc rộngnhư kiểm toán hoạt động và môitrường, kiểm toán các nội dungchuyên sâu như nợ công, quảnlý thiên tai, CNTT, tham nhũng,

tập trung vào những lĩnh vựcthen chốt như nông nghiệp, y tếhay chuyển đổi sang tập trungnhiều hơn vào hoạt động thungân sách và huy động nguồnlực như các ngành khai khoáng,công tác thu thuế,.... Về phươngpháp: hỗ trợ thực hiện ISSAI,lôi kéo sự tham gia của ngườidân và các tổ chức xã hội dânsự vào hoạt động kiểm toán, sửdụng công nghệ mới (như dữliệu mở,...), nâng cao chấtlượng và tăng cường ảnh hưởngcủa báo cáo kiểm toán, hợp táckiểm toán. Về định hướng pháttriển: ủng hộ việc sử dụng cáccông cụ định vị và đánh giá SAInhư SAI PMF, iCATs và đánhgiá chéo.

Theo IDI, điều kiện cần thiếtđể đổi mới thành công gồm SAIcó đầy đủ chức năng và sự độclập, sự lãnh đạo quyết liệt vàtruyền cảm hứng, thiết lập đượcquan hệ thông tin qua lại mộtcách hiệu lực với các bên liênquan, định hướng dẫn đầu bằngnêu gương, tạo sự tin cậy củanhân dân, Quốc hội và các bêncó liên quan khác.

Bài học cho KTNN Trong bối cảnh môi trường

thể chế cho hoạt động củaKTNN đang có nhiều thay đổi,nhất là sau khi Hiến pháp(2013) và Luật KTNN (sửa đổi)được ban hành, yêu cầu đổi mớiKTNN để tiếp tục thực hiện cácmục tiêu chiến lược là tất yếu.

Trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnhnhững biện pháp hiện nay nhưtinh giản biên chế, kiện toàn bộmáy, tăng cường năng lực kiểmtoán, ban hành và áp dụng hệthống chuẩn mực kiểm toán củaKTNN theo hướng tuân thủ

ISSAI, tăng cường ứng dụngcông nghệ thông tin, đẩy mạnhthực hiện kiểm toán hoạt động,chủ động công khai rộng rãi kếtquả kiểm toán và tăng cườnghợp tác quốc tế, từ kết quả hộithảo có thể rút ra một số bài họckinh nghiệm mà KTNN có thểnghiên cứu, triển khai trong thờigian tới như sau:

Thứ nhất, tạo cửa sổ mới trênwebsite của KTNN để tăngcường tương tác trực tiếp vớingười dân nhằm giúp KTNNtiếp cận thêm thông tin từ ngườidân, công chúng và các tổ chứckhác trong quá trình xây dựngkế hoạch kiểm toán và kiểm trathực hiện kết luận, kiến nghịkiểm toán, nhất là trong kiểmtoán lĩnh vực ngân sách nhànước, doanh nghiệp nhà nước vàđầu tư dự án.

Thứ hai, xây dựng bộ số liệuthống kê về kết quả hoạt độngcủa KTNN từng năm như sốcuộc kiểm toán, ngân sách thuvề cho NSNN, số lượng kiếnnghị, tỷ lệ kiến nghị được thựchiện,... và cập nhật thường kỳtrên website của KTNN nhằmminh bạch hóa hoạt động, tuyêntruyền về giá trị và lợi ích củaKTNN, giúp nâng cao tiếng nóivà tác động đối với bên ngoàicủa KTNN.

Thứ ba, tiếp tục ủng hộ vànhất quán trong áp dụng ISSAIvà các công cụ hiện đại trongđịnh vị SAI như SAI PMF, Into-SAINT, đánh giá chéo, hợp táckiểm toán... nhằm giúp KTNNđánh giá khách quan về hoạtđộng của mình dựa trên chuẩnmực quốc tế, đồng thời tranh thủbài học kinh nghiệm của các SAItrong cộng đồng, sự ủng hộ củaIDI, WB và các tổ chức khác.n

Page 40: TRÒ CHUYỆN CUỐI THÁNG VẤN ĐỀ HÔM NAY CHUYÊN ĐỀ: …media.baokiemtoannhanuoc.vn/files/library/site-3/20170529/So41tha… · Theo quy định, Tổng Kiểm toán Nhà

Số 41 - Tháng 11/2015

Nhịp cầu trẻ con

Ước g˜ trở lại ngšy xưa

Ta về thăm lại ngšy chưa biết g˜

CŸi thời bỏ t…i vi˚n bi

Đž cho em đấy, c‚ khi lại đ’i

Em vš b˘ bạn vš t“i

Mặt trăng c‚ mắt, mặt trời c‚ rŽu

Trẻ con nšo sŸ g˜ đŽu

Trẻ con đŽu cũng lš cầu sang chơi

BŽy giờ th“i lớn cả rồi

Thšnh em, thšnh bạn, thšnh t“i bŽy giờ

C•ng chung một tuổi ngŽy thơ

Nšo ai c‚ biết... ai ngờ... mai sau

Vui th˜ rộng, buồn th˜ sŽu

Bšn chŽn đặt lại, nhịp cầu đong đưa

Nối ngšy mai với ngšy xưa

Biết rồi lại nối všo chưa biết g˜.

ĐỖ HUY CHÍ

Đa cảm

Với người, ta chỉ người dưng

Mš sao nghe chuyện cứ rưng rưng buồn

Mš sao l’ng cứ bồn chồn

Mš tim cứ nh‚i, mš hồn chẳng an?

Với đời, ta giọt nước tan

Giữa m˚nh m“ng biển mš lan man sầu

Đớn đau những chuyện đẩu đŽu

Bất b˜nh bao nỗi bể dŽu bộn bề...

Với m˜nh, ta lại u m˚

Kiếp ph• sinh ấy, nẻo về mấy xa!

TÂM AN

Gửi phố

Mai em về với phố

Nghe gi‚ l•a b˚n hi˚n

B‚ng tšu xa như kh‚i

Biết nơi đŽu mš t˜m

Giật m˜nh ngồi đếm lŸ

B•a y˚u tr“i theo d’ng

Bến qu˚ c’n neo buộc

TrŸi tim giờ trống kh“ng

Mai hết thời vụng dại

B‚ng mưa đi lấy chồng

Chỉ m˜nh m˜nh ngồi lại

KhŽu từng chiều m•a đ“ng

Người đừng ao ước nữa

Xa x“i niềm nhớ mong

Mai c’n em với phố

Đong lạc d’ng cơn gi“ng

TRẦN HOÀNG THIÊN KIM