trần thị lan hương thủ khoa tốt nghiệp chương trình tiên ...ºp san aep/tap san 02...

28

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Trần Thị Lan HươngThủ khoa tốt nghiệp Chương trình Tiên tiến K49

4

8

12

22

17

24

TIN AEP Hội nghị Tổng kết 5 năm đào tạo và

phát triển CTTT và CLC Chương trình Liên kết đào tạo 2+2

CẢM XÚC VÀ SẺ CHIA Học được thật nhiều, chơi cũng thật

vui Chat with Dr.Holger

TRUYỆN NGẮNQuên một người lạ từng quen

TIPs...TIPs...Make Time For Time

KÍNH VẠN HOA Tháng 7 tri ân Hải Phòng - Hương vị thành phố

Cảng

3The AEP World

Các bạn sinh viên yêu quý!Sau 5 năm xây dựng và trưởng thành, ngày hôm

nay, Chương trình đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE đang bước những bước tiến xa hơn trên con đường phát triển của mình, hứa hẹn thật nhiều những thành công phía trước. Cùng với những bước đi trên chặng đường mới này, bản tin The AEP World số thứ hai rất vui được tiếp tục là người bạn đồng hành cùng các bạn.

Những dòng sự kiện hấp dẫn, những gương mặt tiêu biểu, những câu chuyện cùng những chia sẻ chân thành và những góc nhỏ nơi xúc cảm lắng đọng…, tất cả đang sẵn sàng chờ được khám phá.

Các bạn tân sinh viên thân mến! Cánh cửa chào đón các bạn đến với Chương trình đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE đang rộng mở. Hãy để The AEP World là nhịp cầu đưa bạn đến ngôi nhà chung AEP, nơi yêu thương sẽ cùng bạn bắt đầu một quãng đời sinh viên đáng nhớ!

Ban biên tập.

AEP’S GOT TALENT

AEP’S DIARY Sôi động mùa bóng AEP Cơ hội vàng cho tương lai Mùa hè xanh đầu tiên

14Trò chuyện với đạo diễn trẻ Nguyễn Lê Hoàng Việt

20 GÓC HỌC TẬP Nghiên cứu khoa học – Thử thách

đam mê IELTS

The AEP World4

TIN AEP

Sáng 5/4/2012, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức thành công “Hội nghị tổng kết 5 năm đào tạo, phát triển Chương trình Tiên tiến và Chương trình Chất lượng cao”. Hội nghị có sự tham dự của các cán bộ đến từ Bộ GD&ĐT, Ban Giám hiệu Nhà trường, các thầy cô đại diện lãnh đạo các đơn vị trong trường, các giáo viên nước ngoài và giáo viên của ĐH KTQD đang tham gia giảng dạy cho Chương trình, đại diện công ty kiểm toán KPMG và đại diện CPA Úc tại Việt Nam cùng sinh viên các khóa của CTTT và CLC. Đến dự và đưa tin về hội nghị còn có phóng viên báo đài và các hãng thông tấn của Trung ương và địa phương.

Hội nghị đã tổng kết và đánh giá lại chặng đường phát triển 5 năm của Chương trình Tiên tiến và chương trình Chất lượng cao (CTTT&CLC), từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm đảm

Trong bài phát biểu chỉ đạo hội nghị, GS.TS Nguyễn Văn Nam, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường đã biểu dương những cố gắng của Tập thể sư phạm Nhà trường nói chung và của CTTT&CLC nói riêng, những nỗ lực, phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đưa CTTT của ĐH KTQD trở thành một trong những Chương trình Tiên tiến dẫn đầu cả nước. Bên cạnh đó, Giáo sư Hiệu Trưởng cũng đã động viên toàn thể các cán bộ, giáo viên giảng dạy CTTT&CLC hãy quyết tâm hơn nữa để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của Chương trình.

GS. TS Phạm Quang Trung, Phó Hiệu Trưởng trình bày Báo cáo tổng kết quá trình xây dựng

Ảnh: GS. TS. Nguyễn Văn Nam, Bí thư Đảng ủy, Hiệu Trưởng phát biểu chỉ đạo hội nghị.

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 5 NĂM ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN & CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO

bảo sự phát triển bền vững và lan tỏa của CTTT&CLC trong thời gian tới.

Ảnh: GS. TS Phạm Quang Trung thay mặt Lãnh đạo nhà trường trao phần thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng, phát triển CTTT&CLC.

5The AEP World

và phát triển CTTT&CLC trong 5 năm qua và đề xuất phương hướng phát triển trong thời gian tới. Báo cáo đã khẳng định những thành tựu mà CTTT tại ĐH KTQD đạt được là rất đáng khích lệ, tuy nhiên, cần phải tiếp tục phấn đấu và nâng cao hơn nữa về hoàn thiện chương trình, giáo trình giảng dạy và học liệu, phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên, cơ sở vật chất, công nghệ thông tin,... đồng thời cần phải nâng cao sự nỗ lực, cố gắng, chủ động của sinh viên trong việc học tập.

Hội nghị cũng đã nghe ý kiến phát biểu của TS. Hoàng Thị Lan Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học. TS. Hoàng Thị Lan Phương đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của lãnh đạo nhà trường trong việc xây dựng, phát triển CTTT để có được những thành tựu hiện nay; đồng thời cũng mong muốn lãnh đạo nhà trường tiếp tục đầu tư, chú trọng để tạo sự lan tỏa, phát triển các Chương trình CLC, không chỉ trong nội bộ Trường ĐH KTQD, mà còn lan tỏa tới cả các trường Đại học khác thuộc khối ngành kinh tế.

Để ghi nhận sự nỗ lực của tập thể sư phạm nhà trường nói chung và của cán bộ, giảng viên tham gia CTTT&CLC nói riêng, Bộ GD&ĐT đã quyết định tặng bằng khen cho 1 tập thể và 2 cá nhân đã có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển của CTTT trong 5 năm qua. Cũng nhân dịp này, Giáo sư Hiệu Trưởng quyết định khen thưởng cho 14 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển CTTT&CLC.

Đã có hơn 30 bài tham luận và

nhiều ý kiến phát biểu của các đại biểu trong và ngoài trường đóng góp cho Hội nghị. Các bài tham luận và ý kiến phát biểu chủ yếu tập trung vào các vấn đề đảm bảo chất lượng giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc lấy ý kiến phản hồi từ người học, hoàn thiện phương pháp giảng dạy và nâng cao hiệu quả của đội ngũ trợ giảng, nâng cao sự phối hợp của đội ngũ quản lý CTTT&CLC

qua sức ép. TS. Phương cho biết cả 9 sinh viên tốt nghiệp CTTT đều được xếp mức 4 và mức 5 trong tổng số 5 mức đánh giá cán bộ của KPMG (mức 5 là tốt nhất).

Nhân dịp này, Nguyễn Thế Hưng, sinh viên khóa 2 CTTT, hiện đang là giảng viên Viện Ngân hàng – Tài chính, thay mặt cho các khóa sinh viên của Chương trình, đã phát biểu cảm nghĩ của mình

Ảnh: Quang cảnh hội nghị

với điều phối viên của các Khoa, và đặc biệt là tạo sự lan tỏa của CTTT sang Chương trình CLC.

Đặc biệt, Hội nghị cũng đã nghe những đánh giá khách quan về chất lượng các sinh viên tốt nghiệp hai khóa đầu tiên của CTTT. TS. Trần Việt Phương, Trưởng phòng Kiểm toán khối dịch vụ tài chính công ty KPMG khẳng định sinh viên tốt nghiệp CTTT tại ĐH KTQD có nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng tư duy sáng tạo rất tốt, có kĩ năng giao tiếp, khả năng sử dụng ngoại ngữ vượt trội và biết vượt

và bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô đã tạo ra cho sinh viên một môi trường học tập hiện đại và lý tưởng.

Tổng kết hội nghị, GS.TS.Phạm Quang Trung nhấn mạnh các ý kiến tham luận và đóng góp tại Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của CTTT&CLC trong thời gian tới và khẳng định việc phát triển các Chương trình Tiên tiến và Chất lượng cao là hướng đi chiến lược của Đại học Kinh tế Quốc dân.

The AEP World6

LIÊN KẾT ĐÀO TẠO 2 2+

CHƯƠNG TRÌNH

TIN AEP

GIỚI THIỆU CHUNG CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO 2 + 2 - CẤP BẰNG CỬ NHÂN ĐẠI HỌC HOA KỲ Chương trình liên kết đào tạo 2+2 là chương trình liên kết đào tạo bậc đại học giữa Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (NEU) và Đại học Tổng hợp California, San Bernardino (CSUSB), Hoa Kỳ; Cung cấp cho sinh viên Việt Nam Chương trình đào tạo đại học chuẩn của Mỹ ngay tại một Trường Đại học có uy tín hàng đầu của Việt Nam; Toàn bộ Chương trình học tập trong vòng 4 năm, 2 năm đầu học tại NEU, Việt Nam và 2 năm tiếp theo học tại CSUSB, Hoa Kỳ. Sinh viên sau khi hoàn thành các yêu cầu của khóa học sẽ được nhận bằng cử nhân đại học chính quy (chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán,...) của Trường Đại học Tổng hợp California, San Bernardino, Hoa Kỳ cấp; Chương trình đào tạo được thực hiện theo hình thức tập trung, loại hình đào tạo chính quy; các môn học được giảng dạy theo tín chỉ; Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy và học tập trong 2 năm đầu tại Việt Nam bằng tiếng Việt và trong 2 năm cuối hoàn toàn bằng tiếng Anh.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬPToàn bộ chương trình được thực hiện trong 4 năm, gồm 8 học kỳ.

Giai đoạn 1 (2 năm đầu): Sinh viên học các môn đại cương và một số môn chuyên ngành tại ĐH Kinh tế Quốc dân, số 207 đường Giải phóng, Hà nội, Việt Nam (www.neu.edu.vn). Tổng số môn học trong giai đoạn 1 gồm 23 môn, chia thành 4 học kỳ; Do các giảng viên giàu kinh nghiệm của ĐH Kinh tế Quốc dân trực tiếp giảng dạy. Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy và

7The AEP World

học tập bằng tiếng Việt; Sinh viên cũng sẽ được học các khóa học kỹ năng tiếng Anh bổ trợ và chuyên sâu, giúp sinh viên có đủ trình độ tiếng Anh để học chuyển tiếp và học 2 năm cuối tại CSUSB. Chương trình này do các giảng viên của CSUSB trực tiếp giảng dạy.

Giai đoạn 2 (2 năm cuối): Sau khi hoàn thành các môn học của giai đoạn 1, sinh viên sẽ được chuyển tiếp sang học giai đoạn 2 tại Đại học Tổng hợp California, San Bernardino, Số 5500 University Parkway, San Bernardino, CA 92407, Hoa Kỳ (www.csusb.edu); Sinh viên có quyền đăng ký để lựa chọn chuyên ngành hẹp cho phù hợp với nguyện vọng và khả năng của bản thân, gồm các chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán,... và học tiếp các môn học chuyên ngành; Tổng số môn học trong giai đoạn này gồm 24 môn, chia làm 4 kỳ. Tất cả các môn học sẽ do giảng viên của Đại học California, San Bernardino, Hoa Kỳ trực tiếp giảng dạy và đánh giá.

ƯU ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH Là chương trình liên kết đào tạo giữa 2 ĐH danh tiếng của Việt Nam và Hoa Kỳ Văn bằng và chất lượng đào tạo được kiểm địnhchất lượng AACSB

o Bằng đại học chính quy do Đại học California, San Ber-nardino, Hoa Kỳ cấp theo đúng chuyên ngành đào tạo;o Chương trình đào tạo được thiết kế hoàn toàn theo khung chương trình đào tạo cử nhân đại học của Đại học California, San Bernardino, Hoa Kỳ. Môi trường giáo dục quốc tế

o Sinh viên tham gia vào chương trình sẽ được học tập trong một môi trường hiện đại, lý tưởng, chất lượng đạt chuẩn quốc tế, có điều kiện để phát huy sự năng động, tự tin, sáng tạo. Tiết kiệm chi phí đào tạo khoảng 40%

o Sinh viên sẽ tiết kiệm được 40% chi phí so với 1 khóa học

tương tự tại Đại học California, San Bernardino, Hoa Kỳ. Sinh viên chưa cần đáp ứng ngay yêu cầu về trình độ tiếng Anh

Trong quá trình học các môn đại cương tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu tiếng Anh để đáp ứng được các yêu cầu về trình độ tiếng Anh trước khi chuyển tiếp sang học tại CSUSB; Cơ hội tìm kiếm việc làm hấp dẫn ngay sau khi tốt nghiệp

o Sinh viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ được nhận bằng do Đại học California, San Bernardino, Hoa Kỳ cấp. Do vậy, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm tại nước ngoài cũng như các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;o Sinh viên sau khi tốt nghiệp, có thể thích nghi được với môi trường làm việc quốc tế. Các lợi ích khác khi tham gia vào chương trình:

o Cơ hội du học tại Hoa Kỳ dễ dàng hơn;o Sinh viên tham gia vào Chương trình sẽ được hưởng các quyền lợi như sinh viên của Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học California, San Bernardino, Hoa Kỳ.o Không cần chứng chỉ tiếng Anh để làm thủ tục đi du học, và được nhận thư nhận học có điều kiện của trường ĐH đối tác.

ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN Tốt nghiệp PTTH, điểm trung bình chung học tập bậc THPT từ 6.5 trở lên, đạt điểm sàn của Bộ GD&ĐT trong kì thi tuyển sinh đại học trở lên; Có khả năng đáp ứng yêu cầu về tài chính cho cả 4 năm học của chương trình; Đáp ứng yêu cầu kiểm tra đầu vào của chương trình (viết luận và phỏng vấn bằng tiếng Việt); Có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 4.5 hoặc vượt qua kỳ thi tuyển đầu vào; Không vi phạm các trường hợp bị từ chối cấp Visa du học vào Hoa Kỳ.

Sáng sớm một ngày đầu tháng 6, hai lớp Đầu tư và Kinh doanh quốc tế CLC K53 chúng tôi khởi hành chuyến đi thăm quan các doanh nghiệp tại Hưng Yên và Hải Phòng. Cùng đi với chúng tôi là GS.TS Phạm Quang Trung - Phó hiệu trưởng, PGS.TS Bùi Huy Nhượng - Giám đốc CTTT&CLC, các thầy cô quản lý văn phòng CTTT, CLC và POHE và các thầy cô của khoa Thương mại và Quản trị kinh doanh.

Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn chúng tôi là công ty giấy JP Corelex nằm trong khu công nghiệp Phố Nối, tỉnh Hưng Yên. Lần đầu tiên được đến thăm một cơ sở sản xuất giấy quy mô thế này, chúng tôi chỉ biết tròn mắt khi được tận mắt chứng kiến những khối giấy nguyên liệu khổng lồ, những cỗ máy tự động chạy bon bon với tốc độ rất cao, hệ thống xử lý nước thải quy mô và hiện đại. Chúng tôi cảm thấy mình như những doanh nhân chuyên nghiệp đang đi thực tế nhà máy khi được các cán bộ công ty dẫn đi xem xét hệ thống máy móc, ghi chép và chụp ảnh quy trình sản xuất giấy. Đích thân ngài Tổng giám đốc người Nhật Bản trò chuyện và tặng quà lưu niệm cho đoàn chúng

tôi, chắc hẳn ông cũng rất ngạc nhiên trước trình độ tiếng Anh rất khá của các sinh viên năm nhất ĐH KTQD chúng tôi.

Sau khi dừng chân tại Hải Dương để nạp đầy năng lượng, chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình đến thành phố Hải Phòng. Phượng đỏ, bằng lăng tím rợp trời cùng thời tiết mát mẻ làm chúng tôi vô cùng phấn chấn, suốt cả quãng đường đi cứ hát hò cười đùa suốt.

Tới Hải Phòng, chúng tôi được tới tham quan Cảng Chùa Vẽ, một cảng biển trong hệ thống cảng Hải Phòng, nơi có những chiếc cần cẩu ngoại cỡ, những chiếc container to lớn và con người hối hả làm việc. Các bác cán bộ của công ty vừa dẫn chúng tôi đi tham quan, vừa giảng giải cho chúng tôi hiểu về các công việc chính ở cảng, đồng thời cung cấp cho chúng tôi những kiến thức về kinh tế biển Việt Nam hiện nay.

Ngắm nhìn biển cả mênh mông với những hàng phi lao xanh mướt lay lay trong gió, chúng tôi chỉ muốn được ở lại lâu hơn nữa nơi vùng đất xinh đẹp này. Chuyến đi đã mang lại cho chúng tôi nhiều thứ, không chỉ là những kiến thức thực tế mà còn là tình cảm yêu mến với con người Việt Nam và những miền đất đã đi qua. Chúng tôi tự nhủ phải cố gắng học tập và rèn luyện để trở thành những doanh nhân thành đạt góp sức cho nền kinh tế Việt Nam lớn mạnh.

Thu Trần

The AEP World8

HÔM NAY LƠP CHUNG TAĐI THƯC TÊ Ơ XATHI LAM THƠ VÂN “A”YÊU LƠP MINH NHIÊU QUA

Hôm nay lớp chúng taĐi thực tế ở xaTrên xe vui quá xáCả lớp đều hát caVà bắt đầu kêu laVì những trò nghịch quáCủa bạn Ê'ck nhà ta.

Thời gian cứ trôi qua"Đến Hưng Yên rồi à?"Nhà máy rộng quá taVà rất nhiều giấy nhá!Hai lớp được đổi caĐi tham quan tất cảCác cô cứ xa xả:"Đừng chạm vào máy nha!"Ai cũng thích khám pháHiểu từ Z đến ALại còn được nhận quà.

9The AEP World

CẢM XÚC VÀ SẺ CHIA

Sau đấy lớp chúng taPhi thẳng đến hàng gàCó xôi dừa đậm đàAi cũng đang mệt lảLiền chén ngay đùi gàVà được uống cô caMọi người cười khoái tráMột tiếng đã trôi quaTạm biệt Hải Dương nháHải phòng đang đợi ta. "Cảng Hải Phòng đây hả?"Mọi thứ đều xa lạContainer hàng táNhưng lại không có cáThôi thì "1 2 3...!""Chụp ảnh nhé cả nhà"Các thầy cô tất tảĐi khắp nơi hò laSợ sinh viên tàn pháVì hớn hở quá đàNhưng mà không sao cảThành công tốt đẹp mà. Kết thúc chuyến đi xaTrong lòng vẫn thiết tha:Yêu thầy cô khoa taThật là tâm lý quá"Cảm ơn thầy cô ạ!"Vì một chuyến đi xaTrong thế giới mới lạBiết bao điều mở ra...

6/2012Đầu tư và Kinh doanh quốc tế

CLC K53

Ngẫu hứng thơ vần “A”Ngẫu hứng thơ vần “A”

This is the second time Dr. Holger Siemons has been to Vietnam and taught Advanced Educational Program of the National Economics University. Our reporter has had an interview with him.

Thank you for joining us in this article. Could you please tell me what is the core difference between Vietnamese students and students in other countries?

Dr. Holger: I find initially Vietnamese students are a little bit shy. Therefore, I chose the method of giving people the micro-phone no matter whether they know the answers or not. Hence, they have come across the shy quickly. Now, you can see everyone is comfortable to participate, and they can indicate their own opin-ion more easily.

In Vietnam, I also find that students are more willing to be very hard-learning. I think one of the most effective motivations that you have is your family. It is about the different traditions between Vietnam and Western. You work harder to make better life for you and also your family.

What about our learning methods, do you have any com-ments?

Dr. Holger: I think you need to make sure that when you receive teaching in the near future, you

have to ask for more opportuni-ties for you to bring new ideas into the tasks. You need to look out; you need to hear the people arguing you, speaking to you; you need to be comfortable with differences, you need to be com-fortable with people making mis-takes, because you need to learn that mistakes are not always use-less. Don’t be shy, just speak. The more you speak the more your speaking ability is improved.

Do you have any difficulties while living in Vietnam?

Dr. Holger: Well, I did not have so many difficulties because I have many experiences in travelling. However, the language is sometimes challenging; when I need to take a taxi but people do not un-derstand the place I want to go, so I just find someone who can speak English to translate. And luckily, you can speak Eng-lish (laugh). So, that is my experience. And I feel Vietnam, especially Hanoi, is very safe. I feel safe here and it doesn’t matter

Role: Senior Lecturer in International Business

Area: NBS – Business & Economics

The AEP World10

CẢM XÚC VÀ SẺ CHIA

11The AEP World

if I get lost because I can always come home. It can-not be true for many other countries in the world.

I like Vietnam’s tradi-tional food, too. Yesterday I have even eaten fish stom-ach. And I have also tasted many traditional foods that are not available in the Western. I do like Viet-namese food very much. Before, I knew less about Vietnamese food and more about Chinese and Thai’s food. But now I think my new favorite is Vietnamese food because it is not spicy and it is to be more novel to me.

Thank you so much. We wish you always succeed in your challenging work. And we hope to see you in our university again in the near future.

Nguyễn Tuấn Anh – Kế toán tiên tiến 52

Thầy Holger đã mang đến cho lớp một trải nghiệm hoàn toàn khác về việc học. Những kinh nghiệm của Thầy thật sự rất quý giá với sinh viên chúng tôi. Thầy không chỉ truyền đạt cho sinh viên kiến thức sách vở mà còn cả những kinh nghiệm thực tế qua quá trình công tác của Thầy. Kể cả những câu chuyện cười Thầy kể trên lớp cũng giúp sinh viên hiểu và nhớ bài dễ dàng hơn. Thầy Holger còn rất thân thiện và nhiệt tình. Những lời khuyên chân thành của Thầy khiến tôi có cảm giác gần gũi và thân quen, khoảng cách thầy-trò như được rút ngắn lại. Tôi thậm chí có thể chia sẻ những vấn đề ngoài môn học với Thầy. Và với mỗi thắc mắc, tôi đều nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và sau mỗi giải pháp đưa ra, Thầy luôn kèm theo một câu khuyến khích tinh thần tôi. Thầy làm tôi tự tin hơn vào khả năng của mình cũng như cho tôi thấy thế giới rộng lớn và thú vị hơn những gì tôi nghĩ rất nhiều. Xin cảm ơn Thầy và với tất cả sự kính trọng, xin chúc Thầy luôn mạnh khỏe và thành công!

Nguyễn Phương Tú – Tài chính tiên tiến 52A

Khóa học Kinh doanh quốc tế của Thầy Holger là khóa học rất có giá trị với mình. Khóa học diễn ra trong hơn một tháng với cường độ cao nhưng mình vẫn thấy hứng thú và học rất “năng suất”. Thầy có phong cách giảng dạy rất đặc biệt, nghiêm túc nhưng vẫn làm cho sinh viên cảm thấy thoải mái. Chính vì thế mà sinh viên tụi mình chủ động trong giờ học hơn, không chỉ nghe, mà là nghe – nghĩ – phản hồi. Ngoài giờ học, Thầy thân thiện và vui tính lắm nhé. Mình và các bạn trong lớp đã có một ngày dạo chơi Hà Nội cực vui và thoải mái với Thầy đấy. Hy vọng là Thầy sẽ tiếp tục sang giảng dạy cho chương trình mình trong tương lai.

Đỗ Phương - Kim Tân - Quỳnh Mai

The AEP World12

Hoàng Việt hiện là thành viên nhóm làm phim trẻ “The First WAFM”, nhóm đã giành giải nhì trong cuộc thi “Làm phim 48 giờ” tại Hà Nội với phim ngắn “Ngày đầu tiên của mùa thu” năm 2011.

Gần đây, phim “The Visitor” do Việt đạo diễn đã lọt vào top 10 cuộc thi phim ngắn Á – Âu 2012. Phim là câu chuyện giản dị kể về cuộc gặp gỡ giữa Alex - một chàng trai Châu Âu chân thật, hiền lành với bà của cô bạn gái người Việt. Alex đã mang đến tặng bà một món quà đầy bất ngờ - bài hát “Cháu yêu bà” với tiếng đệm guitar giản dị mà giàu tình cảm. Bộ phim gửi gắm thông điệp “Hãy biết yêu thương những người thân của mình”.

Xin chào Việt, chúc mừng bạn vì “The Visitor” đã lọt vào top 10 cuộc thi phim ngắn Á – Âu 2012. Cảm xúc của bạn khi biết tin như thế nào ?

Đạo diễn Lê Hoàng Việt (ĐD L.H.V): Phim “The Vistor” lọt vào top 10 là niềm vui lớn với cả đoàn phim nói chung và mình nói riêng. Mình hi vọng sẽ

đạt được kết quả tốt hơn trong những cuộc thi sau nếu tiếp tục tham gia.

Bạn có thể chia sẻ một vài kỉ niệm đáng nhớ khi quay phim và lí do tại sao lại chọn bối cảnh làm phim với nội dung khá giản dị và đời thường như vậy không?

ĐD L.H.V: Cảm hứng làm phim ngắn này đến với mình ngay từ chủ đề “Sự giao lưu Á – Âu” cùng với những kỉ niệm từ chính gia đình mình. Câu chuyện đến một cách tự nhiên, và cũng khó để giải thích được lí do. Nhưng một phần vì không có đủ thời gian và nguồn lực nên mình cũng cố gắng giữ kịch bản gọn gàng và một cốt truyện giản dị.

Mình còn nhớ chiều hôm trước ngày quay mình mới gặp được diễn viên nam chính Hendrik Bruwer và biết được anh ấy có khả năng chơi đàn guitar. Suốt buổi chiều mình và Hendrik vẫn trao đổi diễn theo kịch bản đã chuẩn bị trước mặc dù rất muốn làm thế nào đó để anh ấy sử dụng khả năng guitar trong phim.

Trò chuyện với đạo diễn trẻ

Nguyễn Lê Hoàng ViệtDOB: 17/6/1991Lớp Tài chính tiên tiến K51A, ĐH KTQD

và điều chỉnh lại. Đối với mình, hiện nay việc học vẫn là ưu tiên số một. Nếu mình tập trung cho những điều ưu tiên này trước, thì khi hoàn thành mình có thể yên tâm làm những việc khác. Như câu chuyện về chiếc bình với những viên sỏi lớn và cát. Mình phải bỏ sỏi vào trước thì mới đủ chỗ để đổ cát vào được.

Chẳng còn bao lâu nữa bạn sẽ tốt nghiệp ra trường và bắt đầu đi làm. Vậy bạn nghĩ mình sẽ làm thế nào để cùng một lúc duy trì công việc và cả đam mê làm phim?

ĐD L.H.V: Những kiến thức mình đang học đều rất nền tảng, phổ quát và có thể áp dụng ở rất nhiều ngành nghề. Mỗi bộ phim chính là một dự án lớn đòi hỏi huy động, quản lý tài chính tốt. Hơn thế nữa, điện ảnh ở nhiều nước còn là một ngành kinh tế đóng góp rất lớn vào GDP, hãng phim cũng là những doanh nghiệp đầu tư tiền của và chất xám để tạo nên sản phẩm văn hóa nghệ thuật, giải trí. Nếu học tài chính ra đều làm ngân hàng thì phải có bao nhiêu ngân hàng mới đủ, phải không? (Cười). Điều tuyệt vời nhất vẫn là được làm công việc mình đam mê. Nhưng để thành công, ta phải có đam mê và “bốn mươi ngàn” yếu tố nữa.

Cảm ơn bạn đã tham gia buổi phỏng vấn ngày hôm nay, hi vọng bạn sẽ tiếp tục theo đuổi niềm đam mê của mình và gặt hái thêm nhiều thành công trong tương lai.

Quang Huy – Thu Thảo

Lúc Hendrik về, mình vẫn nhắn một câu “Mai đi quay phim anh nhớ mang đàn đi nhé”. Đến tối, mình đang ngồi chỉnh lại kịch bản thì em gái vô tình bật TV đúng lúc đang chiếu ca khúc thiếu nhi. Ngay lúc đó mình lập tức gọi điện cho Hendrik và nói như thể vừa chạy marathon đến chiếc điện thoại vậy: “Hey Hendrik, to-morrow you gonna sing a Vietnamese song instead. I will email you the link right now. And I want you to play it with the guitar too”. Đó chính là ca khúc “Cháu yêu Bà”. Bây giờ nghĩ lại mình vẫn thấy kỳ diệu.

Bạn đã trải qua nhiều các dự án phim, vậy bạn học được gì từ việc làm phim nói chung và khi làm phim ngắn này nói riêng?

ĐD L.H.V: Làm phim ngoài sự sáng tạo thì còn cả sự đoàn kết của cả một tập thể. Tinh thần làm việc nhóm, sự chia sẻ, tính trách nhiệm là những điều được trau dồi trước tiên khi làm phim. Khi làm phim mình được sáng tạo, được “phiêu lưu” với nhân vật từ trong kịch bản, cho đến lúc nhân vật được diễn viên thể hiện, như được sống cùng nhân vật trong câu chuyện ấy. Khi học làm phim, mình nhìn cuộc sống khác hơn, đa chiều hơn, và yêu những điều xung quanh hơn. Sự quyết tâm trong khi thực hiện chính là yếu tố lớn nhất để đạt được mục tiêu và niềm vui.

Bạn đang là sinh viên năm 3 lớp TCTT, với chương trình học vất vả như vậy, bạn đã làm thế nào để có thể cân bằng giữa đam mê làm phim và việc học tập ở trường?

ĐD L.H.V: Có những lúc mình bị việc làm phim chiếm nhiều thời gian và tâm trí, ảnh hưởng đến việc học rõ rệt. Lúc đó mình phải cân nhắc

13The AEP World

AEP’s GOT TALENT

Ảnh: Nhóm “The First WAFM” trong lễ trao giải cuộc thi “Làm phim 48 giờ”

nóng của mùa giải. Giải đấu không chỉ thu hút sinh viên AEP mà còn thuyết phục được những cổ động viên yêu bóng đá khác. Chộp lấy một bạn nữ mặc áo của khoa Kế toán, tôi tự hào khi bạn chia sẻ rằng: “Mình chỉ tình cờ chờ bạn ở đây, thấy có trận bóng đá nên ghé vào xem, không ngờ các bạn đá hay quá, vậy là nhảy vào cổ vũ luôn…” Dưới cái nắng gay gắng đầu hè, các cầu thủ vẫn lăn xả thi đấu trong sự hò hét và cổ vũ vô cùng hào hứng của các cổ động viên. Những khẩu hiệu dễ thương, những nickname ngộ nghĩnh của các cầu thủ đã

được các cổ động viên nhiệt thành nghĩ ra làm liều thuốc động viên tinh thần thi đấu của đội mình.

Ngày 14/4/2012 những cái tên đã được xướng lên, chủ nhân của chức vô định đã được xác định. Giải vô địch nam thuộc về đội Tài chính Tiên Tiến 53A. Giải vô địch nữ thuộc về đội POHE 52A. Ngoài những giải nhất, nhì, ba, Ban tổ chức còn trao một số giải phụ để động viên, khuyến khích những cá nhân và tập thể có thành tích ấn tượng.

Khi được hỏi về mùa giải năm nay thầy Cường - tổ trưởng tổ trọng

The AEP World14

Mùa thứ hai của giải bóng đá sinh viên Chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE đã khép lại. Một mùa giải đầy màu sắc và cảm xúc nữa lại qua đi nhưng cái mà nó để lại thì còn tồn tại trong lòng nhiều sinh viên AEP. Đó là nhiệt huyết, sức trẻ và sự đoàn kết không giới hạn.

Ngày 30/3/2012 lời tuyên bố khai mạc trận đấu của GS. TS. Phạm Quang Trung - Phó hiệu trưởng – Trưởng Ban chỉ đạo tổ chức giải, lời tuyên thệ của thầy giáo Trần Viết Sơn - trọng tài và lời hứa fair-play của cầu thủ Nguyễn Hải Đăng chính là hiệu lệnh báo hiệu đã đến

lúc bùng nổ những tài năng bóng đá. 22 đội bóng của các lớp và liên quân đều mang trong mình con tim rực đỏ, hướng về chức vô địch.

Trong suốt mùa giải, nhiệt độ dường như luôn cao nơi sân bóng đá KTX ĐH KTQD. Có đích thân tham gia cổ vũ mới thấy hết sức

AEP’s DIARY

15The AEP World

Nằm trong chuỗi chương trình “Festival việc làm 2012” do Đoàn trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức, ngày 14/4 vừa qua, cuộc thi Cơ hội vàng cho tương lai đã bước vào đêm chung kết đầy hấp dẫn với 10 thí sinh xuất sắc nhất, trong đó có 2 gương mặt sinh viên của CTTT, CLC & POHE.

Năm 2012 là năm thứ 5 liên tiếp, Festi-val việc làm cùng với cuộc thi Cơ hội vàng cho tương lai được tổ chức. Với mục đích trang bị cho sinh viên các kỹ năng, thông tin cần thiết, đặc biệt là các cơ hội tiếp cận, đăng ký tuyển dụng vào các doanh nghiệp phù hợp với chuyên môn và năng lực của mình sau khi ra trường, cuộc thi đã thu hút rất nhiều sinh viên tham dự. Trải qua 2 vòng loại trắc nghiệm kiến thức và phỏng vấn trực tiếp, các thí sinh bước vào đêm chung kết phải tiếp tục tranh tài qua 3 phần thi. Phần thi thứ nhất, thí sinh phải trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm kiến thức, 5 thí sinh có điểm số cao nhất sẽ đọ sức ở phần thi thứ 2 mang tên hùng biện. Ở phần thi này, các thí sinh bốc thăm đề và hùng biện 1 trong 10 chủ đề bằng tiếng Anh. 3 thí sinh xuất sắc nhất sẽ đi tiếp vào phần vấn đáp trực tiếp với Ban giám khảo.

Nguyễn Quang Huy – sinh viên lớp Tài chính tiên tiến 51A, thí sinh đã rất xuất sắc giành giải Nhì trong cuộc thi, chia sẻ: “Tham gia cuộc thi, mình cố gắng giữ tâm lý thoải mái từ đầu đến cuối, cẩn thận khi trả lời trắc nghiệm, và thật tự tin, dám thể hiện bản thân, dám đưa ý kiến của mình khi thi vấn đáp trực tiếp với Ban giám khảo. Cuộc thi đã đem lại cho mình nhiều kiến thức bổ ích, cả chuyên môn và xã hội, và cho mình thêm kinh nghiệm khi tham gia phỏng vấn cũng như thuyết trình. Mong là sang năm, sẽ có nhiều bạn sinh viên AEP tham gia cuộc thi hơn và sẽ đạt thành tích thật cao.”

Cuộc thi Cơ hội vàng cho tương lai thực sự là một sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên có dịp tiếp cận với thông tin và những kỹ năng yêu cầu của các nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp. Hẹn gặp lại các bạn ở Cơ hội vàng cho tương lai 2013 và hi vọng ngôi quán quân 2013 sẽ thuộc về sinh viên AEP.

Hồng Ngọc

tài, cũng là người gắn bó với giải bóng đá AEP từ mùa trước cho biết: “Chất lượng giải năm nay tốt hơn mùa trước nhiều, nhiều đội tham gia hơn, chất lượng cầu thủ cao hơn, thu hút được sự chú ý của nhiều sinh viên hơn. Là người theo dõi hầu hết các trận đấu, tôi cũng thấy rằng, chính đặc thù của Chương trình đã tạo nên sức hấp dẫn của giải. Các đội đến từ các lớp của 3 chương trình, CTTT, CLC và POHE luôn cố gắng hết mình để mang vinh quang về cho đội mình và cho chương trình mình”.

Kết thúc giải bóng đá, nhiều bạn đã tự nhủ “năm sau mình nhất định phải tham gia, phải dành được chức vô địch mà năm nay đã để lỡ”. Đặc biệt, một bạn trai đến từ POHE 53A còn nói với tôi “Mình tưởng con gái AEP yểu điệu thục nữ không biết đá bóng, ai dè thi đấu chẳng kém gì cầu thủ chuyên nghiệp, khâm phục!”

Tự hào về những thành công đã đạt được, chúng ta càng thêm háo hức, mong chờ mùa giải mới sang năm. Những trận bóng đá chính là thứ keo gắn kết, mang sinh viên đến gần nhau hơn; cũng là bài rèn luyện thể chất và tinh thần cho các “AEPer”, giúp các bạn tràn đầy năng lượng để gặt hái thành công, xứng đáng với slogan của Chương trình: “AEP - nơi tài năng toả sáng”

Thu Trần

Nguyễn Quang Huy và Trần Hải Yến – hai gương mặt lớp Tài chính tiên tiến K51 lọt vào đêm chung kết cuộc thi

The AEP World16

AEP’s DIARY

Hưởng ứng chiến dịch Mùa hè thanh niên tình nguyện do Đoàn trường phát động, tôi cùng bạn bè trong đội Sinh viên tình nguyện Đồng hương Quảng Ninh đã khoác lên mình màu áo xanh tình nguyện, hành quân về xã miền núi Yên Than huyện Tiên Yên tỉnh nhà để bắt đầu “Mùa hè xanh” đầu tiên trong cuộc đời sinh viên.

Ô tô chuyển bánh, chúng tôi rời phố phường Hà Nội tấp nập để về với miền rừng núi ngút ngàn Tiên Yên. Mặc dù say xe suốt chín tiếng đồng hồ, tôi nhanh chóng lấy lại thăng bằng khi được hít căng lồng ngực bầu không khí núi đồi trong lành mát rượi và say sưa ngắm những nếp nhà đơn sơ lác đác trên những cánh rừng keo, quế bạt ngàn. Băng qua cây cầu treo bắc ngang dòng sông Phố Cũ, chúng tôi đến với thôn Nà Lộc - một trong những thôn thuộc diện khó khăn nhất của xã Yên Than, nơi có những con người mộc mạc, chân phương, đang nỗ lực từng ngày đẩy lùi cái nghèo để xây dựng nông thôn mới.

Sau khi gặp gỡ giao lưu với cán

bộ, nhân dân địa phương và ổn định nơi ăn chốn ở, chúng tôi bắt tay vào những công việc chính của mùa hè tình nguyện: nạo vét kênh mương, làm mới sân trường tiểu học, phụ người dân làm móng chuồng nuôi gia súc, tổ chức các buổi dạy học và chiếu phim cho thiếu nhi, tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV-AIDS và các tệ nạn xã hội… Chính tại đây, chúng tôi đã được trải nghiệm rất nhiều thứ “đầu tiên”: lần đầu tiên được nghỉ hè ở một nơi không phải nhà mình, lần đầu tiên làm việc với cuốc, thuổng, xà beng cả ngày dưới cái nắng hè gay gắt, lần đầu tiên tự tay chẻ củi, nấu một nồi cơm cho hơn 30 người ăn, giặt giũ quần áo cho cũng ngần ấy người bằng thứ nước khe mà người dân ở đây vẫn dùng

cho sinh hoạt,… rồi cả cái lần ghé nhà dân xin nước mà uống vào mới tá hỏa là rượu chủ nhà dành dụm chỉ khi có khách quý mới mang ra mời. Thời gian đầu chưa quen với công việc nặng nhọc và điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, một vài thành viên trong đội tôi đổ bệnh. Lúc đó chúng tôi mới hiểu tại sao các đàn anh lại nghiêm khắc với chúng tôi đến thế trong quá trình rèn luyện thể lực chuẩn bị cho chiến dịch mùa hè xanh. Có khi thao thức nhớ nhà, chúng tôi ngồi kề vai tâm sự, kể nhau nghe chuyện mẹ của “xím” Hùng – thành viên nam lực lưỡng nhất đội, đã khóc thế nào khi gọi điện cho con trai vì lo con xa nhà chịu nhiều vất vả. Mấy đứa khúc khích cười nhưng rưng rưng đôi mắt. Rất ít trong chúng tôi nhận được sự đồng thuận tuyệt đối của bố mẹ trong chuyến hành trình này, thâm chí có đứa còn nhất quyết xách balô đi dù bố mẹ chưa cho phép. Vẫn luôn nghĩ rằng mình đã đủ lớn để bước đi, nhưng sự thực, chúng tôi chỉ lớn hơn chút một sau mỗi chuyến hành trình. Và tuổi trẻ còn cần nhiều lắm những chuyến đi như thế, tự thấy bản thân sau mùa hè này là thành quả to lớn nhất để thuyết phục gia đình cho những hành trình sắp tới.

(Xem tiếp trang 26)

17The AEP World

KÍNH VẠN HOA

Thành phố đang vào hè với nắng vàng giòn rực rỡ bỗng ùa về một cơn gió thu khiến lòng ai xao xuyến. Lá cây xao xác rơi trên những con đường lịch sử, gợi nhớ về một thời hào hùng của mùa thu năm xưa, của “những năm khẩu súng theo người đi xa” với những chiến sĩ đã ra đi vì ước vọng của cả dân tộc…

27/7 – ngày Thương binh liệt sỹ là một ngày lễ đặc biệt của đất nước. Đó là ngày lễ của những giá trị sâu lắng và những tri ân của thế hệ sau với công ơn của những người đi trước, những con người đã hi sinh một phần xương máu hay thậm chí nằm lại nơi chiến trường để giành lại độc lập cho dân tộc. Chiến tranh là hào hùng, là những câu chuyện tình chung thủy đẹp như thơ, nhưng chiến tranh cũng là mất mát, là đau thương. Biết bao nhiêu người chồng, người cha, người con đã phải tạm biệt quê hương, tạm biệt gia đình ra đi không hẹn ngày về. Lên đường ra mặt trận, tham gia vào cuộc chiến vĩ đại và vinh quang của cả dân tộc là chấp nhận hi sinh, chấp nhận mất mát, chấp nhận quên đi hạnh phúc cá nhân vì niềm hạnh phúc chung của cả dân tộc. Tâm hồn Việt Nam thể hiện qua những hi sinh cao thượng như thế…

Nếu ai đã từng gặp một cựu chiến binh Việt Nam, một người lính cụ Hồ đã qua bom đạn khói lửa, ắt sẽ nhận ra những điều thật đặc biệt. Những kí ức chiến tranh đã mang lại cho họ một phong thái điềm tĩnh, một vẻ dạn dĩ, từng trải, một đôi mắt sâu và suy tư, nhưng họ cũng rất lãng mạn bên cây đàn ghi ta với những bài tình ca của một thời lãng tử và những câu chuyện thời chiến hết sức hào hùng. Họ có sự yên lặng của một

người đã trải qua sinh tử, và cũng có sự lạc quan của một con người đã đấu tranh hết mình cho cuộc sống của cả dân tộc. Đứng trước họ, nghe họ kể những câu chuyện năm xưa, tôi luôn có cảm giác vừa kính trọng, vừa nể phục và thấy mình thật nhỏ bé…

Những ai đang còn, những ai đã mất, họ đều đã làm nên những trang sử vẻ vang của cả dân tộc. Trang sử đã qua sẽ được viết tiếp bởi thế hệ trẻ ngày hôm nay, những “chiến sĩ” trên mặt trận tri thức và công nghệ. Khắc cốt ghi tâm công lao của cha ông, những sinh viên thời đại mới chúng ta càng nỗ lực hết sức để trở thành lực lượng tiên phong trên những mặt trận mới đầy cam go và thử thách này.

Tháng 7- tháng ta tri ân những người con anh dũng của dân tộc. Tháng 7- tháng ta nhìn về quá khứ và tương lai trong mối tương quan về sự giàu mạnh của đất nước hôm nay để thấy lý tưởng sống của mình, để biết ta cần làm gì cho Tổ quốc ta.

HuongPhung

THÁNG

KÍNH VẠN HOA

The AEP World18

AEP’s DIARY

BÁNH ĐA CUANhắc đến Hải Phòng, người ta

không thể không nhắc đến món bánh đa cua. Nó là một món ăn dân dã và từ lâu đã trở thành một thói quen của những con người nơi đây. Nếu như phở bò là một nét vẽ tuyệt đẹp dành cho xứ Hà thành thì bánh đa cua được ví như một thức quà dành cho những đứa con miền biển. Dường như có một công thức nào đó được ẩn giấu để người ta mãi không thể tìm ra được cái mùi vị đặc trưng ấy phải làm thế nào. Công thức nghe có vẻ đơn giản: chả vàng, chả lá lốt, thịt chân giò, tôm bóc nõn, hành phi và đặc biệt là cua phải được giã rồi lọc nước nhiều lần; nhưng phải tùy tay người nêm sao cho nước dùng vừa

đủ đậm, gạch cua phải thật mịn, tóp mỡ phải giòn, chả phải thật thơm, hành khô phải vàng giòn để tạo được sự hài hòa, ăn ý khi kết hợp vỏn vẹn trong một bát bánh đa . Cái đặc sắc hơn cả là bánh đa đỏ, gốc gác do người làng Dư, Hàng Kênh làm có màu nâu sậm, to bản, mềm và dai. Thấm được tinh thần của đặc sản đúng là phải thưởng thức trên quê hương của nó. Sẽ thật tuyệt khi được tự mình cảm nhận cái vị béo ngậy trong bát canh bánh đa. Và một khi đã đặt chân đến xứ sở này, hãy một lần nếm thử thúc quà ấy, không nhiều nhưng cũng đủ để ta thấm dần cái hồn của làng quê ta xưa, sự đậm đà của một món ăn vừa lạ vừa quen để một lần mà nhớ mãi…

KÍNH VẠN HOA

Mỗi địa danh đều có một nét đặc trưng riêng, để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó phai. Nếu đã từng một lần đến nơi đây, Hải Phòng luôn có nhiều kỷ niệm để ta thương để ta nhớ. Sóng biển và hơi gió mặn nồng nàn khiến tâm hồn ta thư thái, bình yên đến lạ kỳ. Và nghệ thuật ẩm thực của thành phố Cảng cũng mang đậm linh hồn của biển, khiến ta nhớ mãi không quên…

19The AEP World

BÚN TÔMTừ lâu món bún tôm của

miền biển này đã trở thành một đặc sản, hấp dẫn thực khách không chỉ bởi hương vị mà còn ở nguyên liệu và bí quyết độc đáo riêng.

Nguyên liệu chính làm nên sức hấp dẫn cho món ăn này chính là những con tôm biển còn tươi nguyên được đưa lên từ các tàu biển vào sáng sớm. Sau đó, chúng được bóc vỏ, xào cùng một chút hành khô cho thật săn. Cùng với tôm là những miếng chả cá vàng ươm, vài miếng chả lá lốt, thêm ít dọc mùng,

thì là, rắc thêm một chút hành răm thái nhỏ và dăm ba lát cà chua. Bát bún tôm càng thêm đậm đà bởi vị ngọt, ngậy đặc trưng của nước dùng, cùng với vị thơm của tôm, của rau và các loại gia vị. Từng sợi bún trắng mềm hoà quyện vào màu đỏ của tôm, cà chua, màu xanh của hành, của dọc mùng và màu vàng của chả cá tạo nên một bức tranh sống động nhiều màu sắc.

Trong khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được hương vị của nước me chua thay thế hoàn toàn cho dấm và chanh vốn là những gia vị mà chúng ta đã quá quen thuộc. Món bún ăn kèm với một ít rau sống và thêm vào vài miếng ớt khi ăn. Tất cả làm nên một tô bún tôm thật đặc biệt và hấp dẫn.

NEM CUA BỂKhông giống nem kiểu Hà Nội

hay Sài Gòn, nem cua bể có xuất xứ từ miền biển Hải Phòng lạ từ hương vị đến cách chế biến.

Người Hà Nội hay Sài Gòn thường quen mắt với những chiếc nem dài nên khi thấy nem vuông

vàng ruộm, ai cũng cảm thấy lạ lẫm và cuốn hút ngay. Nem to bằng lòng bàn tay, bên trong là cua bể tươi, tôm, trứng, giá, miến và nêm gia vị cho vừa đủ thơm. Cách rán sao cho vàng vỏ, mềm, nhưng vẫn giòn đều và bên trong chín tới cũng đòi hỏi một sự kỳ công, trau chuốt, tỉ mẩn của những người làm nem. Chiếc nem vuông đặt cạnh bát nước chấm tròn như một sự gợi ý tinh tế về sự hoà hợp đất trời. Đĩa nem cua bể vàng ươm thơm nức, đĩa rau sống xanh mướt, những sợi bún mảnh và trắng như ngọc, bát nước chấm loáng thoáng dăm lát đu đủ xanh bào mỏng không chỉ cho mắt nhìn mà còn hấp dẫn cái bụng của những thực khách đã từng nếm thử món ăn này nữa.

Tạm biệt Hải Phòng, tôi mong chờ những lần trở lại sau ấy để được thưởng thức những món ăn ngon và hiểu thêm về văn hóa, con người nơi đây. Mỗi chuyến đi là một lần tôi góp thêm tình yêu với thành phố miền biển đầy nắng gió mà thanh bình, yên ả này…

Ngọc Châm - Minh Tâm

“Nghiên cứu khoa học cũng giống như nấu ăn. Bạn say mê, bạn tìm tòi, bạn sáng tạo và cho ra đời một công thức nấu ăn mới”

Nghiên cứu khoa hoc – một cụm từ rất quen thuộc với sinh viên. Nhưng mấy ai đủ hiểu biết và đam mê để theo đuổi nó? Thực chất, nghiên cứu khoa học là quá trình tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm để phát hiện những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên, xã hội và để sáng tạo ra những phương pháp mới giá trị hơn.

Đề tài trong nghiên cứu khoa học nằm ngay trong những bài giảng và cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là những vấn đề thực tế liên quan đến ngành học như thị trường chứng khoán, biến động giá cả hay lạm phát, hoặc cũng có thể là những điều thật gần gũi như cách thức đổi mới phương pháp học tập... Với một kho những đề tài phong phú như vậy, làm thế nào sinh viên có thể lựa chọn được chủ đề phù hợp với mình? Trước khi thực hiện một đề tài, bạn nên cân nhắc các nguồn tư liệu đã có sẵn cũng như cách thức để xin được những dữ liệu cần thiết để đảm báo tính phong phú và xác thực. Và hơn hết chính là tính cấp thiết của đề tài và niềm say mê, thích thú của chính bạn.

Để có được một đề tài nghiên cứu thành công, các bước đi cần được thực hiện thật tỉ mỉ. Đầu tiên, một đề tài hay và có tính ứng dụng cao có quyết định khá lớn đến thành công của công trình nghiên cứu. Sau

khi đăng kí và mời giáo viên hướng dẫn, sinh viên tiếp cận với các nguồn tài liệu, xây dựng bố cục và thường xuyên trao đổi với giáo viên hướng dẫn. Đây chính là quá trình bạn vận dụng những kiến thức trong bài giảng, từ cuộc sống và những kĩ năng phân tích, xử lý số liệu. Với kiến thức và kinh nghiệm của mình, thầy cô luôn sẵn lòng giải đáp những thắc

mắc và hướng dẫn bạn cách đi đúng hướng. Bước quan trọng nhất chính là hoàn thành bài viết. Để thành công,

bài viết của bạn cần đạt được những yêu cầu: nội dung thiết thực; có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, giáo dục; phương pháp nghiên

cứu logic và trình bày rõ ràng, thuyết phục. Nhưng đó mới chỉ là một nửa chặng đường. Bạn cần phải bảo vệ thành quả của mình trước hội đồng khoa học của khoa và tiếp tục hoàn thiện để dự thi ở các cấp cao hơn. Hãy luôn rèn luyện kĩ năng thuyết trình, giải thích và quan trọng nhất là giữ được sự tự tin về đề tài của mình.

Nghiên cứu khoa học cũng cần một sự đầu tư lớn. Bạn phải sắp xếp thời gian thật hợp lý giữa lịch học, lịch thi và thời gian cho nghiên cứu. Việc làm thế nào để xin được dữ liệu từ các doanh nghiệp khiến bạn đau đầu. Những khi bế tắc ý tưởng, bất đồng quan điểm trong nhóm nghiên cứu khiến bạn nản chí. Tuy nhiên, những khó khăn sẽ dần dần được tháo gỡ nếu bạn duy trì được lòng quyết tâm. Hãy chủ động tìm kiếm thông tin trong thư viện, sách báo, tạp chí; tận dụng mối quan hệ và sự giới thiệu của các thầy cô; và một nguồn thông tin vô cùng hữu ích chính là những chuyên gia trong ngành. Hãy chủ động liên hệ và học hỏi. Năng động chính là chìa khóa cho thành công.

Tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên không chỉ được bồi bổ thêm các kiến thức về thực tế, kĩ năng, mà còn giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ xin việc hay đi du học sau này. “Nghiên cứu khoa học khiến mình cảm thấy trưởng thành hơn, chuyên nghiệp hơn, giúp mình mở rộng các mối quan hệ và tầm nhìn của bản thân” là chia sẻ của hầu hết các bạn sinh viên sau khi tham gia thực hiện đề tài.

Nghiên cứu khoa hoc, đó không phải là câu chuyện về điểm số hay chứng nhận. Đó là câu chuyện về niềm đam mê, sự khám phá và tự khẳng định bản thân.

Phương Thanh

The AEP World20

GÓC HỌC TẬP

21The AEP World

Nguyễn Anh Quân (TCTT B – K51)

IELTS: 7.5 (R: 8.5 L: 7.5 W: 6.5 S: 6.5)Mình thường dành thời gian đọc tin tức ở các

tờ báo nước ngoài như New York Times hay Business Week, vừa có thêm thông tin lại vừa học được phong cách viết và tăng cường thêm vốn từ vựng. Mình sử dụng bộ sách IELTS Cambridge để ôn tập cho kỳ thi này, theo mình đây là bộ sách hay vì các đề trong bộ IELTS Cambridge đều là đề thi IELTS của các kỳ thi trước. Tâm lý khi thi

cũng rất quan trọng, các bạn nên thoải mái thì làm bài mới bình tĩnh và đạt kết quả

cao được.

Hà Thị Thu Thủy (TCTT A – K51)

IELTS: 7.5 (R: 8.5 L: 8.5 W: 7.0 S: 6.5)Mình tự tích lũy cho bản thân một lượng từ vựng

kha khá và nhiều mẫu câu khác nhau để có thể sử dụng linh hoạt trong phần thi Viết. Đồng thời mình cũng tăng cường

kỹ năng Viết bằng cách viết nhiều và đọc nhiều, vì khi đọc những bài viết hay thì mình cũng học hỏi được thêm và áp dụng vào bài thi. Ngoài ra, mình thường dành 30 – 45 phút mỗi ngày để nghe tin tức trên các kênh nước ngoài (CNN và BBC) để hoàn thiện hơn kỹ năng Nghe.

Phạm Phương Dung (TCTT A – K51)IELTS: 7.5 (R: 8.0 L: 8.5 W: 6.5 S: 6.5) Phần thi Nghe theo mình là dễ ăn điểm nhất vì không

đòi hỏi từ vựng phong phú như phần thi Đọc hay các ý tưởng sáng tạo như phần thi Viết và Nói. Mình hay

nghe tin tức trên các kênh nước ngoài và xem phim của Mỹ, luyện tập và giải trí luôn. Khi nghe, cần chú ý các âm cuối của từ (số ít, số nhiều,…) để tránh

bị trừ điểm lãng phí.

IELTS (International English

Language Testing System) là kỳ thi chuẩn hóa quốc tế để đánh giá khả năng sử dụng

tiếng Anh của thí sinh một cách toàn diện dựa vào bốn kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết.

IELTS có hai loại bài thi: Học thuật (Academic) và Tổng quát (General Training). Hai loại bài thi này đều gồm bốn phần thi: Nghe,

Nói, Đọc, Viết. Phần thi nghe và nói của hai loại bài thi giống nhau, nhưng phần thi đọc và viết khác nhau. Tùy theo mục đích mà thí sinh chọn lựa một

trong hai loại bài thi này. Bài thi Học thuật được các trường (University/Col-lege) đánh giá như là một chuẩn ngôn ngữ đầu vào cho chương trình học Đại học và Sau Đại học. Bài thi Tổng quát phù hợp với những thí sinh chuẩn bị theo học trung học, các chương trình đào tạo nghề hoặc nhập cư tại các nước nói tiếng Anh. Điểm bài thi sẽ được chấm riêng từng kỹ năng theo thang điểm từ 1 (không biết sử dụng) đến 9 (thông thạo) và làm tròn đến 0.5 điểm. Hiện nay, điểm thi IELTS đã được công nhận tại hơn 7000 tổ chức trên 135 quốc gia như Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand,…

Khi đăng ký dự thi vào Chương trình Tiên tiến và Chất lượng cao của trường Kinh tế Quốc dân, các bạn sinh viên có điểm IELTS từ

5.0 trở lên sẽ được ưu tiên miễn thi vòng 1 và sử dụng điểm IELTS làm điểm bài thi vòng 1 này. Cụ thể, IELTS 5.0

tương đương 8 điểm, IELTS 5.5 tương đương 9 điểm, IELTS từ 6.0 trở lên tương đương

10 điểm.

ChM (sưu tầm và phỏng vấn)

The AEP World22

Nó quay mòng mòng với lịch diễn ở các quán café và phòng trà. Thời gian này nhiều nơi gọi và có nhã ý mời nó đến đó hát. Với một sinh viên năm cuối thì khoảng thời gian này là quá đủ để bận rộn lao vào nào đồ án, nào thực tập. Các công việc trường lớp cứ xếp tầng xếp lớp lên và cuốn nó ra khỏi chuỗi công việc hằng ngày. Tuy nhiên, vẫn có những cuộc điện thoại làm nó chững lại. Nó thấy mình không thể mạnh mẽ nổi khi nghe thấy tiếng đầu dây bên kia là những âm thanh quá đỗi quen thuộc.

“Tối mai em đến diễn đêm nhạc Trịnh ở Trịnh Ca chứ?”

“Tối mai ạ?”

“Ừ. Mai bọn anh định tổ chức hoành tráng. Cũng có nhiều Trịnh khách ghé quán và có nhã ý muốn được nghe giọng hát của em.”

“Vâng. Để em xem thế nào rồi trả lời lại anh nhé!”

“Ừ. Trước trưa mai để anh còn sắp xếp chương trình nhé!”

“Vâng.”

Bên đầu dây kia tắt máy, nó chững lại chừng năm giây, sau đó cũng cúp mắt và tắt điện thoại. Trịnh Ca luôn là một quán café nó thích, dường như nó chỉ muốn hát và đắm chìm mình trong cái không gian quán nhỏ mà ấm cúng ấy mãi thôi. Cả người con trai ấy, người đã cho nó những rung động đầu tiên, người gieo trong nó ước mơ và hoài bão ngoài cái sự học lớn lao và hiển nhiên kia. Ước mơ được nắm giữ trái tim một con người – một người đàn ông thực sự.

Lớp học đàn…

Sau những hội hè của sinh viên tình nguyện, nó thấy mình thích thú đến lạ kỳ với tiếng đàn guitar. Và nó luôn thúc giục mình đi học đàn, như một cách để thử thách mình. Độ nữ tính trong nó cao vút, chẳng ai muốn cho nó đi học đàn vì mọi người nói sợ nó không hợp. Phải rồi, cứ có cái quan niệm là đàn guitar chỉ con trai mới học, thêm nữa nếu có là con gái thì cũng chỉ dành cho cô nào cá tính, nghịch nghịch một chút mới hợp. Nó gạt phăng đi. Chẳng có sự liên quan hay tương đồng gì giữa những cái

định kiến ấy cả. Nó thích thì nó đi học thôi. Có ai cấm được. Cũng là con người sao cứ mải mê đi phân biệt con trai con gái? Càng cấm nó càng muốn đi, sự bướng bỉnh trong nó dường như được đẩy cao lên đến mức không thể hạ xuống được nữa. Vậy là nó vác đàn đi học, cũng lọc cọc đạp xe mỗi tuần hai tối đến lớp ngồi học đàn, cũng ngồi vắt chéo chân và đặt đàn lên luyện ngón, cũng à í ơi với những khúc hát không đầu không cuối, và cũng quay vòng hợp âm như bất cứ gã trai nào mới bập bẹ học đàn.

Sự xuất hiện của nó tại lớp học không quá nổi bật nhưng cũng đủ gây sự thu hút. Con bé tóc ngắn, người nhỏ xíu như học sinh cấp hai mà giọng nói dõng dạc, lảnh lót, vang cả một góc lớp. Nhớ buổi đầu ra mắt câu lạc bộ, nó xung phong hát một bài “làm quen”, giọng nó phiêu, ngân lên cao vút, khuôn mặt bầu hơi nghiêng nghiêng, nom nó lạ mắt, ngồ ngộ và hay ho.

Café nhạc Trịnh…

Nó đến đây lần đầu với một nhóm bạn, những người bạn hơn

TRUYỆN NGẮN

nhau vài ba tuổi coi nhau như anh em trong nhà. Có lần, vì trong nhóm có sinh nhật của một người bạn nên nó mạnh dạn lên đăng ký hát một bài mừng sinh nhật. Lúc ấy nó chọn một bài có vẻ chẳng liên quan gì cả “Câu chuyện tình tôi”, cứ hồn nhiên lên hát, hồn nhiên say trong dòng cảm xúc của chính mình, rồi đến tận khi bài hát kết thúc, nó mới phát hiện ra rằng anh đánh đàn cứ nhìn nó chằm chằm. Và cũng chính vì bị anh ấy nhìn chằm chằm như thế nó mới phát hiện ra:

“A, anh ở lớp học đàn!”

Mọi người vỗ tay, nó ngượng nghịu, thấy mặt nóng ran. Khi bước xuống cùng nhóm bạn, nó cười xòa. Anh chàng đệm guitar cho nó khi nãy chìa tay ra tỏ ý muốn bắt tay nó. Nó tròn mắt.

- Đến hát quán anh nhé? Anh thích giọng hát của em.

Rồi thế là nó thân với anh lúc nào không hay. Những cuối tuần rảnh rỗi nó thu xếp để ghé quán, hát những khúc nhạc nó thích. Khách đến quán cũng quen mặt một con bé nhí nha nhí nhảnh, giọng lanh lảnh với khuôn mặt bầu bĩnh nghiêng nghiêng, khi hát nom ngồ ngộ.

Café nhạc Trịnh quen thêm những vị khách mới, con bé tuổi đôi mươi quen thêm những lần trái tim đập lanh canh khi có ánh mắt của ai đó chăm chú nhìn.

Quên một người lạ…

Nó thẫn thờ. Vẫn còn đó dư âm của cuộc điện thoại ngắn ngủi. Từ khi tắt máy, nó cứ ngồi yên như tượng, bao nhiêu kí ức ùa về như

23The AEP World

còn mới mẻ lắm, như chỉ vừa trôi qua của chuỗi ngày đếm được: ngày một, ngày hai,…

Những mối quan hệ của nó có thể khiến nó ưỡn ngực tự hào, khiến nó hồng hồng đôi má và mắt lấp lánh vui khi kể với bạn bè, người thân. Tuy nhiên, chỉ có một người làm cho nó chững lại. Sự xuất hiện của người đó dường như là điểm yếu để nó thấy mình ngập ngừng và tim hơi nhói.

“Hôm nay em thấy có chị xinh xinh đi cùng anh nhé!” – Con bé ngập ngừng bắt chuyện, mắt giả vờ lơ đãng và miệng giả vờ cười thật tươi.

“Ừ. Bạn gái anh.” – Giọng anh trả lời trầm, ấm, nhưng sao khó lọt tai quá!

Con bé nghe lùng bùng thứ âm thanh gì đó trong tai. Nó nhớ có món quà mình đang để giấu dưới ngăn bàn, định bụng sau buổi tối hôm nay lên hát một bài chúc mừng

sinh nhật anh rồi đưa ra tặng. Nó còn nghĩ chắc nó sẽ làm mặt ngố, giả vờ trách vì anh không mời sinh nhật nó. Nhưng sau câu chuyện ấy, nó lặng lẽ về, món quà cũng bị lãng quên, mãi mãi không bao giờ đến tay người con trai ấy.

Nó ngước lên tủ sách, vẫn còn đó một chiếc hộp thắt nơ xinh xắn.

Là nó của hai năm về trước…

Là nó của những rung động đầu tiên…

Là nó của những dại khờ ngốc nghếch…

Nó với tay, cầm trên tay hộp quà, bất giác mỉm cười, tấm thiệp đính kèm trên đó bị nhòe màu mực xanh của hai năm trước, nay nó mở ra, nắn nót ghi thêm bên dưới một dòng chữ nhỏ:

“Quên một người lạ từng quen! Thân chào anh nhé, chàng trai của hai năm về trước!”

Hạc Xanh

“Donner du temps au temps.” the late French Pres-ident François Mitterrand used to say. “Give time for time.” The notion being that you need to make time in order to appreciate the ultimate gift we have been giv-en: time on this earth. Every day, we make conscious and less conscious choices on time allocation. Some uses of our time are routine — dropping off kids, eat-ing meals, or going for a daily run. In between those routines, we look to our agendas to see what we are meant to be doing, whom to meet, when and where to go next.

Most of us will spend more than one-third of our lives and more than half of our waking adult hours in our workplaces. A natural concern, and one worthy of a New Year’s reflection and resolution, is how can we be better, more honest and more efficient with that time. Here are five gut-check questions to see if you are making the greatest impact with your work time:

1. Are you working towards a purpose? The foundation for a time allocation strategy starts

with your personal purpose and passion. In my forth-coming book, Heart, Smarts, Guts and Luck, my co-authors and I discuss the notion of being connected to the “Heart” of a business — to its root purpose and its “why” as opposed to its “what” and “how.” It is almost always easier for someone to state what they do for work than explain why they do what they do. This should not be the case. The Heart-driven business-builder has little hesitation in explaining her “why” to you. She understands that her business has a purpose bigger than product, and that she is in pursuit of something more than just making money. Companies with a clear purpose include Patagonia, Ikea, Nike, and Southwest. In his McKinsey Award winning 2010 HBR Article, “How Will You Measure Your Life?” Clay Christensen writes, “Your decisions about allocating your personal time, energy, and tal-ent ultimately shape your life’s strategy.” And, yet as he observes, too often people’s allocation choices end up being different from their intentions.

2. Are you running hard, but not getting ahead?

Some people may get lucky, but most successful people I know work hard. However, one should not confuse hard work with progress. My business partner says: “The good news is that you are running hard and making great pace. The bad news is that you’re lost.” Why is that? It is easy to identify the things you want to accomplish in life — from making an impact on the

Anthony K. Tjan Anthony Tjan is CEO, Managing Partner

and Founder of the venture capital firm Cue Ball and vice chairman of the advisory firm Parthenon.

TIPs...TIPs...

The AEP World24

These days, almost everyone has a “second screen” to look at while they are working. The notion of the quiet time described above rarely exists. Even if you get good at booking time for meeting preparation, don’t just be vigilant about keeping that time slot. You also need to shut off devices, hold off calls, and yes, close your Outlook (those email message alerts con-stantly popping up in a corner of your screen). These are distractions. Focus on the task at hand when you have scheduled the time to do so.

As we fast approach 2012, my New Year’s resolu-tion is to be disciplined with my time. It is too easy to just say yes to meetings. It is too easy to confuse working hard with progress. It is too easy to feel the need fill the white space on a calendar. Or, worse, to not know what to do during unscheduled time because you have not had the chance to think, or are too busy multi-tasking. For 2012, consider a change and work towards the goal of better time allocation. It is pos-sible. Focus on the goal versus just using up time. In-deed, embrace the gift of unscheduled time. It’s time to make time for time.

HBR Blog Network, 22/12/2011

lives of others to raising a great family. But as Chris-tensen observes, we often default to short-term tasks even when many of them may not connect to our big-ger goals. What can you do to ensure that you’re not only running hard, but in the right direction? The next question is a good place to start.

3. Have you done a calendar audit lately?

Do you have a real sense of where you spend your time? I have found it useful to calibrate where I think I spend my time (strategy planning, people and mentor-ship sessions) and where I actually spend my time (ad-ministrative planning, board meetings). Look back on the past month in your calendar and compare how you spent your time with your strategic priorities. Most often, we are not as aligned as well as we think. We end up doing the things that we are better at, simple things, things we enjoy, or things that seemingly just have to get done at that moment, instead of the things that are most meaningful and impactful. Identify your top five priorities for the calendar year and look at any given month to see how your time mapped to those priorities.

4. Are you booking sufficient think time?

Don’t fall into the trap of scheduling meetings and not scheduling “think time” to achieve what you want in those meetings. In a prior blog post, I spoke of the three purposes of meetings — to inform, get input, or get approval. Make sure to schedule time to think about what you want to accomplish in a meeting and do the necessary prep work. I have worked closely with my assistant to schedule preparation time for any meeting in my Outlook calendar. For most meetings there is at least a 1:2 ratio of prep time to meeting time, and it can go upwards of 20:1. If a meeting is an hour you probably need 30 minutes to prepare. For critical meetings you may need 20 hours of prepara-tion for each hour. Know the type of meeting you are having and block sufficient prep time.

5. Are you multi-tasking your way to low-er productivity?

25The AEP World

The AEP World26

Hòm thư bạn đọc

Mọi ý kiến, thắc mắc, thư từ đóng góp ý tưởng, nhận xét cũng như bài viết cho The AEP World xin gửi về địa chỉ e-mail: [email protected]. Trong thư vui lòng để lại thông tin cá nhân của bạn để chúng tôi liên hệ lại. Chúng tôi sẽ cố gắng có câu trả lời sớm cho bạn.

The AEP WorldBản tin của CTTT, CLC & POHE

Chịu trách nhiệm xuất bảnPGS.TS. Bùi Huy Nhượng

Hội đồng cố vấnGS.TS. Phạm Quang TrungGS.TS. Nguyễn Quang DongTh.S. Đinh Tuấn DũngTh.S. Chu Văn An

Nhóm Biên tậpPhạm Phương DungNguyễn Quang HuyPhùng Thị Thu HươngTrần Quỳnh MaiHoàng Thị Minh NgọcNguyễn Hồng NgọcĐỗ Thị PhươngPhan Minh QuangPhạm Thị Minh TâmNguyễn Thị Kim TânVũ Thị Phương ThanhNguyễn Thị Thu ThảoTrần Thị ThuTrần Thị Tuyết Trinh

Nhóm Thiết kếLê Minh PhươngNgô Hoàng Phong

E-mail: [email protected]

Phát hành Quý II – 2012Do CTTT, CLC&POHE xuất bản

In tại: Nhà in Đại học Kinh tế Quốc dân

Số báo gồm 28 trang tính cả bìa.

Lưu hành nội bộ.

Vẫn còn nhiều điều chúng tôi đau đáu hướng về, như cơn lũ năm kia nhấn chìm bao nếp nhà thôn bản. Một cô bé đã kể lại với tôi: lúc lũ về, mọi người ngơ ngác nhìn nhau, không biết nên đi hay nên ở, nhìn ngôi nhà mình gắn bó mà rơi nước mắt. Bây giờ, gia đình cô bé ấy đã có một ngôi nhà mới khang trang, nhưng biết đâu một ngày nào đó cơn lũ ác mộng kia lại tràn về… Tôi nhớ mãi những lời chị Ngọc đội trưởng đã chia sẻ: “Bà con nơi này vất vả quanh năm, chúng ta về đây vài ngày đâu giúp được gì nhiều. Điều đáng quý là các em đã cố gắng hết sức để thổi vào phong trào hoạt động của thanh niên địa phương một làn gió mới, góp phần cống hiến cho sự phát triển của quê hương mình!”

Nà Lộc trong tôi là một góc nhỏ chất chứa yêu thương: những tháng ngày cùng bạn bè sống giữa bà con, cùng sinh hoạt và hoàn thành những công trình tình nguyện; những đứa trẻ theo chân chúng tôi ra đến tận cầu treo lúc cả đội phải di chuyển đến địa điểm mới; người con trai đã thổ lộ tình cảm với tôi khi tôi trở về Hà Nội, như anh nói, hi vọng là mong manh khi anh chỉ là một người con của miền rừng núi khó khăn còn trước mắt tôi là cả một chân trời rộng mở. Anh có biết gì về tôi ngoài một cái tên và màu áo xanh tình nguyện đâu nhỉ. Nghĩ lại, bất giác tôi chợt mỉm cười vu vơ…

Xin trích hai câu thơ trong bài “Tiếng hát con tàu” của nhà thơ Chế Lan Viên thay cho lời kết:

“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ởKhi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”

Một mùa hè mới lại đến, các bạn đã sẵn sàng để lớn chưa?

Minh Ngọc

AEP’s DIARY

(Tiếp theo trang 16)