trƯỜng ĐẠi hỌc giao thÔng vẬn tẢi an 08... · web viewmỤc lỤc phần 1: sỰ cẦn...

196
MỤC LỤC Phần 1: SỰ CẦN THIẾT MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO.................2 1.1Giới thiệu về Trường Đại học Giao thông Vận tải. .2 1.2Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực...................................8 1.3Kết quả đào tạo trình độ đại học những ngành hiện tại.............................................11 1.4Giới thiệu về đơn vị trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đào tạo.........................................11 1.5Lý do đăng ký mở ngành Kỹ thuật Công trình Thuỷ trình độ đại học................................12 Phần 2: NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO...................17 2.1. Đội ngũ giảng viên...........................17 2.2....................Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ................................................17 2.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học.................18 2.4 Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học....................................20 Phần 3: CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO............115 3.1. Mục tiêu đào tạo.............................116 3.2. Thời gian đào tạo:...........................119 3.3. Khối lượng kiến thức toàn khoá:...............119 3.4. Đối tượng tuyển sinh.........................119 3.5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp......119 1

Upload: others

Post on 22-Jan-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

MỤC LỤC

2SỰ CẦN THIẾT MỞ NGÀNH ĐÀO TẠOPhần 1:

21.1Giới thiệu về Trường Đại học Giao thông Vận tải

81.2Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực

111.3Kết quả đào tạo trình độ đại học những ngành hiện tại

111.4Giới thiệu về đơn vị trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đào tạo

121.5Lý do đăng ký mở ngành Kỹ thuật Công trình Thuỷ trình độ đại học

Phần 2: 17NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO

172.1. Đội ngũ giảng viên

172.2.Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

182.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học

202.4 Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học

Phần 3: 115CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

1163.1. Mục tiêu đào tạo

1193.2. Thời gian đào tạo:

1193.3. Khối lượng kiến thức toàn khoá:

1193.4. Đối tượng tuyển sinh

1193.5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

1193.6. Thang điểm

1203.7. Nội dung chương trình

1233.8. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến)

1273.9. Hướng dẫn thực hiện chương trình

Phần 1SỰ CẦN THIẾT MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO1.1 Giới thiệu về Trường Đại học Giao thông Vận tải

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trường Đại học Giao thông Vận tải ngày nay có tiền thân là trường Cao đẳng Công Chính trước khi đất nước giành được độc lập 2/9/1945 và được khai giảng lại dưới chính thể Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 15/11/1945.

Ngày 13/4/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 50 đổi tên trường Cao đẳng Công Chính thành trường đại học công chính.

Ngày 1/2/1949, theo sắc lệnh số 02/SL và theo nghị quyết số 60 ngày 24/2/1949 Trường đại học Công Chính đổi tên thành Trường Cao đẳng Kỹ Thuật.

Ngày 1/1/1952 Trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng Giao Thông Công Chính.

Tháng 8/1956, Trường được tách ra thành hai trường Trung cấp giao thông và Trung cấp Thuỷ Lợi - Kiến Trúc.

Tháng 8/1960 Bộ Giao thông Vận tải quyết định thành lập ban xây dựng Trường Đại học Giao thông Vận tải.

Ngày 24/3/1962 Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định số 42/CP thành lập Trường Đại học Giao thông Vận tải.

Ngày 23/7/1968 Trường đổi tên thành Đại học Giao Thông Đường Sắt và Đường Bộ, đồng thời thành lập phân hiệu Đại học Giao Thông Đường Thủy ở Hải Phòng.

Tháng 7/1983 Trường được bàn giao từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) quản lý toàn diện.

Tháng 11/1985 Trường đổi tên thành trường Đại học Giao thông Vận tải.

Tháng 4/1990 Trường chính thức thành lập cơ sở 2 tại quận 9 thành phố Hồ Chí Minh.

1.1.2 Hệ thống tổ chức đào tạo

Trường Đại học Giao thông Vận tải là trường đại học đào tạo đa ngành, hiện nay trường đang đào tạo 15 ngành bậc đại học và 17 ngành sau đại học (bậc thạc sĩ và tiến sĩ).

1.1.2.1 Cơ cấu khoa, viện

Hiện nay trường có các khoa, viện, trung tâm như sau:

· Khoa Công trình: Bộ môn đường bộ; Bộ môn Cầu hầm; Bộ môn đường sắt; Bộ môn Công trình Giao thông Công chính; Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường; Bộ môn dự án & quản lý dự án; Bộ môn đường ôtô & sân bay; Bộ môn Công trình giao thông thành phố và Công trình thuỷ; Bộ môn Sức bền vật liệu; Bộ môn Kết cấu; Bộ môn Trắc địa; Bộ môn địa kỹ thuật; Bộ môn thủy lực-thuỷ văn.

· Khoa Cơ khí: Bộ môn cơ khí ôtô; Bộ môn máy xây dựng và xếp dỡ; Bộ môn đầu máy toa xe; Bộ môn thiết kế máy; Bộ môn kỹ thuật máy; Bộ môn công nghệ giao thông; Bộ môn kỹ thuật nhiệt; Bộ môn động cơ đốt trong;

· Khoa Điện - điện tử: Bộ môn kỹ thuật thông tin; Bộ môn tín hiệu giao thông; Bộ môn kỹ thuật viễn thông; Bộ môn điều khiển học; Bộ môn kỹ thuật điện tử; Bộ môn kỹ thuật điện; Bộ môn trang bị điện - điện tử trong công nghiệp và giao thông vận tải;

· Khoa Vận tải - Kinh tế: Bộ môn cơ sở kinh tế và quản lý; Bộ môn kinh tế vận tải; Bộ môn kinh tế xây dựng; Bộ môn vận tải & kinh tế đường sắt; Bộ môn đường bộ thành phố; Bộ môn kinh tế vận tải & du lịch; Bộ môn kinh tế bưu chính viễn thông; Bộ môn quản trị kinh doanh;

· Khoa Công nghệ thông tin: Bộ môn khoa học máy tính; Bộ môn mạng & các hệ thống thông tin; Bộ môn công nghệ phần mềm;

· Khoa Khoa học cơ bản: Bộ môn vật lý; Bộ môn hoá học; Bộ môn hình hoạ - Vẽ kỹ thuật; Bộ môn Nga - Pháp; Bộ môn Anh văn; Bộ môn toán giải tích; Bộ môn Đại số và xác suất thống kê; Bộ môn cơ lý thuyết;

· Viện Kỹ thuật xây dựng: Bộ môn Vật liệu xây dựng; Bộ môn Kết cấu xây dựng; Bộ môn Kỹ thuật hạ tầng đô thị;

· Viện khoa học môi trường giao thông: Bộ môn Kỹ thuật môi trường và An toàn giao thông;

· Viện Quy hoạch và Quản lý giao thông vận tải;

· Khoa giáo dục quốc phòng;

· Khoa đại học tại chức;

· Bộ môn giáo dục thể chất;

· Khoa Mác - Lênin & Tư tưởng Hồ Chí Minh;

· Trung tâm Khoa học công nghệ trường Đại học Giao thông Vận tải;

· Trung tâm đào tạo thực hành và chuyển giao công nghệ Giao thông Vận tải;

· Trung tâm thông tin - thư viện.

1.1.2.2 Về đội ngũ giảng viên

a. Tổng số Cán bộ - Giảng viên - Công nhân viên: 1.184

b. Đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam: 452

c. Giảng viên: 888

d. Giáo sư và Phó giáo sư: 67

e. Tiến sỹ Khoa học: 02

f. Tiến sỹ: 194

g. Thạc sỹ: 503

h. Nhà giáo Nhân dân: 05

i. Nhà giáo ưu tú: 29

1.1.2.3 Cơ cấu ngành nghề đào tạo

(a) Đào tạo đại học gồm 15 ngành

TTN

Tên ngành đào tạo đại học

1

Ngành xây dựng công trình giao thông

1.1

Chuyên ngành Cầu- Hầm

1.2

Chuyên ngành Đường bộ

1.3

Chuyên ngành Đường sắt

1.4

Chuyên ngành Công trình GT Thành phố

1.5

Chuyên ngành Cầu- Đường bộ

1.6

Chuyên ngành Cầu - Đường sắt

1.7

Chuyên ngành Tự động hoá Thiết kế Cầu- Đường

1.8

Chuyên ngành Công trình GT công chính

1.9

Chuyên ngành Địa kỹ thuật công trình GT

1.10

Chuyên ngành Đường hầm và Metro

1.11

Chuyên ngành Dự án và Quản lý dự án

1.12

Chuyên ngành Đường ô tô và sân bay

1.13

Chuyên ngành Công trình thuỷ

1.14

Chuyên ngành Vật liệu và Công nghệ XDGT

1.15

Chuyên ngành Xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT

1.16

Chuyên ngành Kết cấu xây dựng

1.17

Chuyên ngành Cầu- đường ô tô, sân bay

2.

Ngành Cơ khí chuyên dùng

2.1

Chuyên ngành Máy xây dựng

2.2

Chuyên ngành Cơ giới hoá xây dựng GT

2.3

Chuyên ngành Cơ khí GT công chính

2.4

Chuyên ngành Trang thiết bị mặt đất cảng hàng không

2.5

Chuyên ngành Đầu máy

2.6

Chuyên ngành Toa xe

2.7

Chuyên ngành Đầu máy - Toa xe

2.8

Chuyên ngành Cơ khí ô tô

2.9

Chuyên ngành Tự động hoá thiết kế Cơ khí

2.10

Chuyên ngành Thiết bị lạnh và Nhiệt

2.11

Chuyên ngành Máy động lực

2.12

Chuyên ngành Cơ - Điện tử

2.13

Chuyên ngành Tầu điện - Mêtro

3.

Ngành Vận tải

3.1

Chuyên ngành Vận tải đường sắt

3.2

Chuyên ngành Vận tải ô tô

3.3

Chuyên ngành Vận tải đa phương thức

3.4

Chuyên ngành Vận tải - Kinh tế đường sắt

3.5

Chuyên ngành Vận tải - Kinh tế đường bộ & TP

3.6

Chuyên ngành Quy hoạch và Quản lý GT đô thị

3.7

Chuyên ngành Điều khiển các quá trình vận tải

3.8

Chuyên ngành Tổ chức quản lý và Khai thác cảng hàng không

3.9

Chuyên ngành Khai thác và quản lý đường sắt đô thị

4.

Ngành Kinh tế vận tải

4.1

Chuyên ngành KTVT đường sắt

4.2

Chuyên ngành KTVT ô tô

4.3

Chuyên ngành KTVT Thuỷ – Bộ

4.4

Chuyên ngành KTVT và Du lịch

4.5

Chuyên ngành KTVT hàng không

5.

Ngành Kinh tế Bưu chính – Viễn thông

6.

Ngành Kinh tế xây dựng

6.1

Chuyên ngành Kinh tế xây dựng công trình GT

6.2

Chuyên ngành Kinh tế và quản lý khai thác công trình cầu- đường

7.

Ngành Quản trị kinh doanh

7.1

Chuyên ngành QTKD Giao thông vận tải

7.2

Chuyên ngành QT doanh nghiệp vận tải

7.3

Chuyên ngành QT doanh nghiệp XDGT

7.4

Chuyên ngành Quản trị kinh doanh viễn thông

7.5

Chuyên ngành Quản trị kinh doanh bưu chính

8.

Ngành Điều khiển học kỹ thuật GTVT

8.1

Chuyên ngành Điều khiển học kỹ thuật

8.2

Chuyên ngành Tín hiệu giao thông

9.

Ngành Vô tuyến điện và Thông tin liên lạc

9.1

Chuyên ngành Kỹ thuật thông tin

9.2

Chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông

10.

Ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử

10.1

Chuyên ngành Trang thiết bị Điện - Điện tử trong công nghiệp và Giao thông vận tải

10.2

Chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử và Tin học công nghiệp

11.

Ngành Công nghệ thông tin

11.1

Chuyên ngành Công nghệ phần mềm

11.2

Chuyên ngành Hệ thống thông tin

11.3

Chuyên ngành Khoa học máy tính

11.4

Chuyên ngành Mạng máy tính & Truyền thông

12.

Ngành Kỹ thuật môi trường

12.1

Chuyên ngành Kỹ thuật môi trường

13.

Ngành Kỹ thuật an toàn

13.1

Chuyên ngành Kỹ thuật an toàn giao thông

14.

Ngành Kế toán

14.1

Chuyên ngành Kế toán tổng hợp

(b) Đào tạo Thạc sĩ gồm 10 ngành

TT

Tên ngành đào tạo Thạc sĩ

1

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

2

Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

3

Kỹ thuật cơ khí động lực

4

Kỹ thuật điện tử

5

Kỹ thuật viễn thông

6

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

7

Công nghệ thông tin

8

Quản lý xây dựng

9

Tổ chức và quản lý vận tải

10

Quản trị kinh doanh

(c) Đào tạo Tiến sĩ gồm 7 ngành

TTN

Tên ngành đào tạo Thạc sĩ

1

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

2

Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt

3

Cơ kỹ thuật

4

Kỹ thuật cơ khí động lực

5

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

6

Quản lý xây dựng

7

Tổ chức và quản lý vận tải

1.1.3 Quan hệ hợp tác

Hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp trong nước: Trong những năm qua Trường Đại học Giao thông Vận tải đã tăng cường hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp và địa phương nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, đồng thời tăng cường nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học và hỗ trợ công tác đào tạo. Trường đã ký kết hợp tác với nhiều đơn vị là các cơ quan quản lý, doanh nghiệp trong và nước ngoài tại Việt Nam. Hoạt động hợp tác đã đem lại những thành quả đáng khích lệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Nhà trường và các đối tác. Các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương luôn là địa chỉ tin cậy để sinh viên của trường tham quan thực tế, thực tập và lựa chọn nơi làm việc sau khi tốt nghiệp ra trường.

Hợp tác quốc tế: Với mục tiêu hợp tác – phát triển, hoạt động hợp tác quốc tế của trường luôn được quan tâm chú trọng, đa dạng hóa trên nhiều lĩnh vực. Những năm qua Nhà trường không ngừng duy trì và thiết lập quan hệ với các trường đại học nước ngoài, các tổ chức quốc tế ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Nga, Pháp, Nhật Bản, Canada, Australia, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Lào, Campuchia nhằm thực hiện các dự án đào tạo, nâng cấp trang thiết bị thí nghiệm phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

1.2 Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực

Ngành kỹ thuật công trình thủy là một ngành nghề trọng điểm cấp quốc gia đã được xác định theo:

· Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH ngày 7/7/2011,

· Quyết định số 1477/QĐ-LĐTBXH ngày 7/7/2011,

· Bộ GTVT đã ban hành số lượng nghề và tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải theo Quyết định số 1350/QĐ-BGTVT ngày 21/06/2011.

Quyết định số 1216/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 22/07/2011 cho thấy năm 2020 nguồn nhân lực đại học và trên đại học cho lĩnh vực xây dựng tăng trung bình 5,0% năm, riêng ngành giao thông vận tải tăng 9,5% năm 2020. Ngoài ra trong quyết định này năm 2020 đội ngũ cán bộ khoa học tăng 42,9% so với năm 2015, đội ngũ giáo viên, giảng viên trung cấp trở lên tăng 26% so với năm 2015; đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề tăng 50,96% so với năm 2015.

Cũng theo dự báo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật công trình thủy đến năm 2020 tỷ lệ tăng 156% so với năm 2011, tăng trung bình 6,4% so với năm 2015 (năm 2020 nguồn nhân lực đại học và trên đại học cho xây dựng cơ sở hạ tầng là 11.636 người, tăng 20% so với năm 2015). Ngoài ra hàng năm có trung bình 11% tổng số nhân lực đại học và trên đại học nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.

Nguồn: Báo cáo đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành, nghề trọng điểm ngành GTVT”, mã số: DT 124017, Viện chiến lược và phát triển GTVT).

Bảng 1.1. Tổng hợp dự báo lao động của các chuyên ngành thực hiện

Đv: Người

Chuyên ngành

Vận tải

Công nghiệp cơ khí

Xây dựng hạ tầng

2015

2020

2015

2020

2015

2020

Đại học và trên đại học

38.680

38.858

7.116

8.249

10.033

11.631

Cao đẳng

31.902

31.961

10.675

12.374

15.050

17.447

Trung cấp

50.786

53.210

14.233

16.498

20.067

23.262

Dạy nghề các cấp độ

78.942

90.469

23.129

26.810

32.069

37.801

Tổng cộng

200.310

201.948

55.153

63.931

77.219

91.141

Bảng 1.2. Tổng hợp nhu cầu lao động ngành GTVT Trung ương quản lý các chuyên ngành thực hiện giai đoạn 2011-2020

Đv: Người

Giai đoạn

Vận tải, xếp dỡ

Cơ khí, công nghiệp

Xây dựng hạ tầng

Quản lý nhà nước

Khoa học, giáo dục

Lĩnh vực khác

Tổng cộng

2011-2015

200.310

55.153

77.219

17.632

3.992

37.926

392.232

2016-2020

204.948

63.931

90.141

28.824

6.526

37.926

431.846

Bảng 1.3. Tổng hợp dự báo lao động ngành GTVT theo trình độ đào tạo

Đv: Người

Chuyên ngành

Vận tải

Công nghiệp cơ khí

Xây dựng hạ tầng

2015

2020

2015

2020

2015

2020

Đại học và trên đại học

54.6191

57.0331

9.153

11.862

15.563

18.083

Cao đẳng

45.0481

46.9101

13.731

17.793

23.345

27.125

Trung cấp

71.7137

78.0980

18.308

23.724

31.127

36.165

Dạy nghề các cấp độ

111.472

118.106

29.751

38.552

49.744

58.769

Tổng cộng

282.653

300.148

70.943

91.931

119.779

140.141

Bảng 1.4. Dự báo nhu cầu lao động toàn ngành GTVT giai đoạn 2011-2020

Đv: Người

Đào tạo

2011-2015

2016-2020

Ghi chú

Tổng số

547.583

634.176

Theo cơ cấu lao động

Trên đại học

7.000

8.000

Theo cơ cấu lao động

Đại học

63.656

73.829

Theo cơ cấu lao động

Cao đẳng

105.984

122.744

Theo cơ cấu lao động

Trung cấp

141.312

163.658

Theo cơ cấu lao động

Dạy nghề các cấp độ

229.632

265.945

Theo cơ cấu lao động

Lao động chưa qua đào tạo

150.000

180.000

Theo cơ cấu lao động 

Bảng 1.5. Số lượng nhân lực cần bổ sung giai đoạn 2016-2020

Đv: Người

Nhu cầu lao động

Số lượng

Lao động hiện có

Lượng lao động giảm do nghỉ hưu, chuyển công tác

Lượng lao động đào tạo cần bổ sung

Tổng số

634.176

547.583

72.000 

 146.555

A. Chuyên nghiệp

 

 

 

 

Đại học và trên đại học

80.280

70.660

7.000

16.620

Cao đẳng

120.420

105.990

15.000

29.430

Trung cấp

160.560

141.320

20.000

39.240

B. Dạy nghề

 

 

 

 

Các cấp độ (kể cả lao động chưa đào tạo)

260.910

229.645

30.000

61.265

Bảng 1.6. Tổng hợp nhu cầu đào tạo lại, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020

Đv: Người

Loại lao động

2011-2015

2016-2020

Nhu cầu đào tạo lại, bồi dưỡng

1.468.000

1.890.000

Nhu cầu đào tạo đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành

1.450

2.000

Tổng cộng

1.469.450

1.892.000

Nguồn Quyết định số 1576/QQĐ-BGTVT ngày 19 /07/2011

Hiện nay, công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành kỹ thuật công trình thuỷ trên cả nước gồm có: Trường đại học Xây Dựng, Trường đại học Hàng Hải, Trường đại học giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học công nghệ giao thông. Khoa Công trình thuỷ - Trường đại học Xây dựng đã ra đời được 52 năm, số lượng sinh viên đào tạo mỗi năm khoảng 80 người. Khoa Công trình thuỷ - Trường đại học Hàng Hải thành lập năm 1956, đào tạo mỗi năm khoảng 50 sinh viên. Khoa Công trình thuỷ - Trường đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh thành lập năm 2001, đào tạo hàng năm 30 sinh viên. Khoa Công trình thuỷ - Trường đại học công nghệ giao thông mới tuyển sinh đại học ngành kỹ thuật công trình thuỷ từ năm 2013.

Khoa Công trình - Trường đại học Giao thông vận tải đã bắt đầu đào tào ngành này từ trước những năm 1965. Do nhiệm vụ và yêu cầu xuất phát từ tình hình thực tế từ năm 2004 Trường bắt đầu tuyển sinh chuyên ngành công trình giao thông thuỷ trở lại với mỗi năm khoảng 50-55 sinh viên. Tính đến thời điểm này, Trường đại học Giao thông vận tải đã đào tạo sinh viên chuyên ngành giao thông thủy hay chuyên ngành công trình thủy được 6 khóa.

Như vậy, mỗi năm chỉ có khoảng 250 sinh viên ngành kỹ thuật công trình thuỷ tốt nghiệp trong cả nước. Đây là một con số khá khiêm tốn đối với một đất nước có tiềm năng kinh tế đường thủy và biển đứng vào hàng thứ nhất trên thế giới như Việt Nam. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên Môi trường đã thành lập Tổng cục Biển Đảo năm 2014, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện các công tác tại Tổng cục Biển Đảo cũng đang rất cần thiết.

Nhu cầu nguồn nhân lực trình độ đại học ngành Kỹ thuật công trình thuỷ rất lớn, số cơ sở đào tạo trình độ đại học ngành này chưa có nhiều và mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu thực tế. Do đó việc Trường Đại học Giao thông Vận tải xây dựng đề án đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật công trình thuỷ, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho đất nước có chất lượng cao là cần thiết.

1.3 Kết quả đào tạo trình độ đại học những ngành hiện tại

Hàng năm, Trường ĐH GTVT cho ra trường khoảng 4000 kỹ sư, cử nhân. Trong đó, khoảng hơn 1000 kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông. Trong hơn 1000 kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông có khoảng trên 50 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công trình thuỷ.

1.4 Giới thiệu về đơn vị trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đào tạo

Đơn vị chuyên môn sẽ trực tiếp đảm nhận đào tạo đại học ngành xin đăng ký là Khoa Công trình, quản lý chuyên môn là Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình thuỷ.

Khoa Công trình tiền thân là Ban Công trình được thành lập tháng 11 năm 1961 trong thời gian chuẩn bị cho việc thành lập Trường Đại học Giao thông vận tải. Khoa có truyền thống đào tạo và nghiên cứu khoa học trên 50 năm. Số lượng sinh viên của Khoa chiếm gần 35% tổng số SV của Trường. Khoa hiện có 235 Cán bộ- Giảng viên, trong đó giảng viên là 207 người trong đó có: 04 Giáo sư, 13 Phó giáo sư, 58 Tiến sĩ. Với bề dày hơn 50 năm, Khoa đảm nhiệm công tác đào tạo bậc đại học và sau đại học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông. Nhiều cán bộ khoa học của Khoa là chuyên gia hàng đầu trong ngành GTVT. Nhiều công trình NCKH của Khoa có ý nghĩa thực tiễn lớn và được áp dụng trong sản xuất.

Bộ môn Công trình Giao thông thành phố và Công trình thủy trong Khoa Công trình trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đào tạo ngành này. Bộ môn gồm 22 giảng viên cơ hữu: 01 Giáo sư, 04 Phó giáo sư, 14 Tiến sĩ, 05 Thạc sĩ, 02 kỹ sư (trong đó có 04 Tiến sĩ và 02 thạc sĩ về ngành công trình thuỷ và nhiều giáo viên thỉnh giảng khác có học vị Tiến sĩ công trình thuỷ) tham gia giảng dạy các môn học về ngành công trình thuỷ và có thể đảm nhận việc giảng dạy phần lớn các môn học trong chương trình. Nhiều giảng viên của Bộ môn được đào tạo cơ bản từ nước ngoài mới trở về, đang có nhiều thành tích về nghiên cứu và giảng dạy. Ngoài ra, Bộ môn còn có lực lượng cộng tác viên đông đảo gồm các giáo sư, phó giáo sư tại các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu khoa học tại Hà Nội như: Viện Cơ học Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu động lực cửa sông ven biển, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về sông biển, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Công nghệ GTVT, Trường đại học Hàng Hải... Với đội ngũ giảng viên và cộng tác viên, Bộ môn Công trình Giao thông thành phố và Công trình thủy có đầy đủ khả năng đảm nhận đào tạo đại học ngành kỹ thuật công trình thuỷ.

1.5 Lý do đăng ký mở ngành Kỹ thuật Công trình Thuỷ trình độ đại học

Việt Nam là quốc gia ven biển có đường bờ kéo dài trên 3260 km trải dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) ở phía Bắc, qua mũi Cà Mau ở phía Nam, rồi ngược đến Hà Tiên (Kiên Giang). Việt Nam có hơn 4.200 km2 biển nội thuỷ, có vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với hơn 4.000 hòn đảo và bãi đá ngầm lớn nhỏ. Khu vực biển Việt Nam khoảng 1 triệu km2 gấp ba lần lãnh thổ trên đất liền, vùng biển thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tái phán Quốc gia có nguồn tài nguyên, tiềm năng phong phú, là cơ sở cho phát triển kinh tế đất nước. Việt Nam lại nằm sát đường hàng hải quốc tế, nơi hiện nay có mật độ tàu biển qua lại vào loại đông nhất thế giới là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển nhanh chóng vận tải biển và dịch vụ hàng hải. Trong hoạch định chiến lược phát triển quốc gia của Đảng và Nhà nước việc kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh trên biển cần được coi trọng và là nhu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

· Theo nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 chỉ rõ Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển kinh tế nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Theo đó, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, để cải thiện một bước đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển... Hiện nay tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển ước tính chiếm khoảng 48% GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển...

· Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trên thế giới hiện nay con người hoàn toàn có khả năng mở rộng khai thác tài nguyên vùng ven biển, tiến ra biển. Đây cũng là hướng phát triển của nhiều quốc gia có biển.

· Theo quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến 2020 và 2030, nhu cầu khối lượng hàng vận tải đường biển tăng bình quân hàng năm trên 7%.

Bảng 1.7. Dự kiến lượng hàng qua các nhóm Cảng

Nhóm cảng

Khối lượng hàng thông qua (Tr. Tấn)

Tốc độ tăng trưởng trung bình năm (%)

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2030

2015 -2020

2020-2030

Nhóm 1

112 - 117

153 - 164

260 - 295

7.3 - 8.0

23.3 - 8.0

- Hàng container, tổng hợp

81 -83

113 - 120

200 - 225

7.9-8.9

8.4 - 8.8

Nhóm 2

46.7 - 48

101 -106

171 - 182

23.3 -24.2

16.5 - 7.2

- Hàng container, tổng hợp

10.7 - 11

15.2 - 16.0

27.3 - 30.8

8.4 - 9.1

8.2 - 9.3

Nhóm 3

31 - 32,5

56.5 - 70

97.4 - 115

16.5 - 23.1

30.8 - 6.4

- Hàng container, tổng hợp

15.8 - 16.2

22.3 - 23.7

40.0 - 45.3

8.2 - 9.3

7.9 - 9.1

Nhóm 4

24 - 25

61 - 62.5

85.4 - 91.3

30.8 - 30

7.7 - 4.6

- Hàng container, tổng hợp

14.6 - 15.0

20.4 - 21.6

36.1 - 41

7.9 - 8.8

6.9 - 9.0

Nhóm 5

172 - 175

238 - 248

358.5 - 411.5

7.7 - 8.3

30 - 6.6

- Hàng container, tổng hợp

142 - 145.5

191 - 200

308 - 345.8

6.9 - 7.5

9.9 - 7.3

Nhóm 6

10 - 11,2

25 - 28

66.5 - 71.5

30 -30

16.6 - 15.5

- Hàng container, tổng hợp

7.7 - 8.4

11.5 - 14.0

21.7 - 26.2

9.9 - 13.3

8.9 - 8.7

Để đạt được mục tiêu này, hệ thống cảng biển Việt Nam phải được nâng cao năng lực hoạt động, nâng cấp, bổ sung mới các cảng biển.

· Theo quy hoạch phát triển đường thủy nội địa năm 2020 và 2030:

· Đường thủy nội địa 2020:

· Nâng cấp các tuyến đường thuỷ nội địa chính; tăng chiều dài các đoạn tuyến sông được quản lý khai thác.

· Ưu tiên hoàn thành nâng cấp các tuyến ở đồng bằng Sông Cửu Long kết nối với thành phố Hồ Chí Minh; các tuyến sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Thái Bình.

· Khu vực phía Bắc gồm 17 tuyến; Khu vực miền Trung gồm 10 tuyến sông; Khu vực phía Nam gồm 18 tuyến.

· Hệ thống Cảng

· Nâng cấp và xây dựng mới một số cảng đầu mối, bến hàng hoá và hành khách ở đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng.

· Khu vực phía Bắc: Có 66 cảng hàng hóa với công suất quy hoạch đến năm 2020 là 42,01 triệu tấn/năm; Có 20 cảng hành khách với công suất quy hoạch đến năm 2020 là 5,52 triệu lượt khách/năm.

· Khu vực phía Nam: Có 56 cảng hàng hóa với công suất quy hoạch đến năm 2020 là 32,6 triệu tấn/năm (trong đó có 11 cảng chính, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 10,9 triệu tấn/năm và 45 cảng khác có công suất quy hoạch đến năm 2020 là 21,7 triệu tấn/năm); Có 17 cảng hành khách với công suất quy hoạch đến năm 2020 là 29 triệu lượt hành khách/năm.

· Vận tải đường thủy nội địa

· Mức đảm nhận vận tải hàng hóa là 17%, vận tải hành khách là 4,5% khối lượng vận tải của toàn ngành.

· Tốc độ tăng trưởng khối lượng vận tải hàng hóa bình quân 8%/năm về tấn và 8,5% về T.Km, 2,5% về hành khách và 3,4% về hành khách.Km.

· Năm 2020 vận tải đạt 356 triệu tấn hàng hóa và 280 triệu lượt hành khách. Khối lượng luân chuyển hàng hóa năm 2020 đạt 77.640 triệu tấn.Km; hành khách đạt 6.000 triệu lượt hành khách.Km.

· Ngoài các quy hoạch trên, thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt các quy hoạch ngành có liên quan phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, quy hoạch dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và logistic, … nhằm thúc đẩy, hỗ trợ phát triển kinh tế biển cũng như chuẩn bị cho Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Để thực hiện được chủ trương này việc quy hoạch, thiết kế, thi công và khai thác các công trình cảng - đường thuỷ và các công trình xây dựng và khai thác trên tuyến đường thủy, đường biển, thềm lục địa nhằm khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, hạn chế hiểm hoạ từ biển mang tới, ổn định đời sống nhân dân. Bên cạnh đó các công trình nhằm phục vụ cho an ninh, quốc phòng biển đảo đang là vấn đề được Nhà nước và nhân dân rất quan tâm.

Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải “Phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách đối với ngành hàng hải trong quá trình cạnh tranh và hội nhập quốc tế” [1]. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho xã hội nhằm khai thác và phát triển bền vững khu vực ven biển và hải đảo là nhiệm vụ quan trọng to lớn và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay cũng như nhu cầu mai sau. Do đó Trường đại học Giao thông Vận tải xây dựng đề án đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật công trình thuỷ để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước.

Việc đăng ký mở ngành kỹ thuật công trình thuỷ trở nên cấp thiết còn do các yêu cầu sau:

-Thực hiện chủ trương xây dựng Nhà trường thành một trung tâm đào tạo đa ngành nghề.

-Từng bước hoàn thiện việc đào tạo kỹ sư chuyên gia kỹ thuật cho các dạng thức giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy - đường biển.

-Giảm bớt mức độ tập trung sinh viên của các cơ sở đào tạo ngành kỹ thuật Công trình thủy hiện có.

-Góp phần liên thông hoá hệ thống đào tạo kỹ sư xây dựng các dạng công trình giao thông thủy - bộ.

Mở đào tạo ngành Công trình thuỷ nhằm đạt được sáu mục tiêu chính sau:

(1) Góp phần thúc đẩy cho sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt là góp phần phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cảng - đường thủy và thềm lục địa nền tảng để phát triển kinh tế, kinh tế biển, xã hội, văn hóa và đảm bảo an ninh quốc phòng.

(2) Đáp ứng nhu cầu xã hội về đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn về kỹ thuật công trình thuỷ.

(3) Tạo ra nguồn nhân lực để đào tào lên bậc Thạc sĩ, Tiến sỹ cùng chuyên ngành hoặc theo chuyên ngành lân cận như “Công trình Thủy”, “Xây dựng công trình đặc biệt”,…

(4) Phát triển sự nghiệp giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo nói chung và Trường Đại học giao thông vận tải nói riêng.

(5) Phát huy được khả năng của đội ngũ giảng viên có trình độ GS, PGS, TS của Bộ môn Công trình Giao thông thành phố và Công trình Thủy. Đồng thời tạo môi trường phát triển khoa học và giảng dạy cho đội ngũ giảng viên cho Bộ môn cũng như cho Khoa Công trình.

(6) Tạo ra môi trường tiếp xúc giữa các giảng viên của Bộ môn với các Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sĩ, các chuyên gia, các kỹ sư cao cấp bên ngoài. Tạo khả năng xây dựng nên các nhóm nghiên cứu giữa Trường và các công ty bên ngoài, thúc đẩy sự phát triển tương của cả hai bên, cũng như thúc đẩy sự phát triển xã hội.

PHẦN 2

NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Phần 2NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO

(Đội ngũ giảng viên cơ hữu, Cơ sở vật chất, Nghiên cứu khoa học)

2.1. Đội ngũ giảng viên

2.1.1. Giảng viên cơ hữu

Trường Đại học Giao thông vận tải bắt đầu đào tạo kỹ sư chuyên ngành Công trình giao thông thủy từ năm 2005 đến 2009, đào tào kỹ sư chuyên ngành công trình thuỷ từ năm 2009 cho đến nay. Bộ môn Công trình Giao thông thành phố và Công trình thuỷ thuộc Khoa Công trình được giao phụ trách chuyên ngành học này.

Trong những năm qua, Khoa Công trình và Bộ môn Công trình Giao thông thành phố và Công trình thủy đã liên tục bổ sung lực lượng, đào tạo đội ngũ có năng lực chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu đào tạo. Bộ môn có đủ giảng viên cơ hữu trực tiếp tham gia đảm nhiệm giảng dạy hầu hết các môn học thuộc chương trình đào tạo của chuyên ngành Công trình thủy và Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông đô thị: 01 Giáo sư, 04 Phó giáo sư, 14 Tiến sĩ, 05 Thạc sĩ, 02 kỹ sư (trong đó có 04 Tiến sĩ và 02 thạc sĩ về ngành công trình thuỷ và nhiều giáo viên thỉnh giảng khác có học vị Tiến sĩ công trình thuỷ).

Danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu được thể hiện ở Bảng 1

2.1.2. Kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu

Danh sách đội ngũ Kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu được thể hiện ở Bảng 2.

2.1.3. Đội ngũ cán bộ thỉnh giảng

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà Trường mời một số cán bộ giảng dạy và nghiên cứu từ các Trường và Viện nghiên cứu khác phối hợp với cán bộ của Trường cùng tham gia giảng dạy một số môn học của chương trình đào tạo ngành Công trình thủy.

2.2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Trong những năm qua Trường đại học Giao thông vận tải, Khoa Công trình và Bộ môn Công trình Giao thông thành phố và Công trình thủy đã liên tục bổ sung trang bị cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo. Đến nay Khoa và Bộ môn đã có cơ sở vật chất phục vụ đào tạo theo thống kê dưới đây.

2.2.1. Phòng học, giảng đường, thiết bị phục vụ đào tạo

Gồm 06 phòng máy cấu hình tốt, hệ thống mạng đảm bảo các yêu cầu cần thiết phục vụ công tác đào tạo.

Gồm 100 phòng học chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu hoạt động giảng dạy, hội thảo và báo cáo khoa học (Danh sách các phòng học được liệt kê trong Phụ lục III: Bảng 3).

01 Trung tâm Thông tin thư viện với các thiết bị hiện đại.

01 Tạp chí Khoa học Công nghệ, ấn phẩm của Trường Đại học Giao thông Vận tải, là nơi giúp học viên công bố các công trình nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường.

2.2.2. Phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành

Khoa Công trình có 07 Phòng thí nghiệm: Phòng thí nghiệm Công trình, Phòng thí nghiệm Sức bề vật liệu, Phòng thí nghiệm Vật liệu xây dựng, Phòng thí nghiệm Cầu-Hầm, Phòng thí nghiệm Đường bộ, Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật, Phòng thí nghiệm Công trình giao thông công chính và Môi trường. Đây là nơi thực tập của học viên và sinh viên của khoa Công trình về việc nghiên cứu các loại vật liệu và công nghệ trong xây dựng công trình giao thông (Danh sách các thiết bị các phòng thí nghiệm được liệt kê trong Bảng 4).

Hầu hết các môn học đều có những bài tập thực hành được tiến hành trong các Phòng thí nghiệm của Khoa Công trình.

2.2.3. Thiết bị phục vụ đào tạo

- Có đầy đủ thiết bị nghe nhìn hiện đại, đáp ứng các yêu cầu hoạt động giảng dạy, hội thảo và báo cáo khoa học (Danh sách các thiết bị phục vụ đào tạo được liệt kê trong Bảng 4).

2.2.4. Thư viện, giáo trình sách

Nhà trường có Trung tâm Thông tin Thư viện 7 tầng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại với: Phòng đọc sách, Phòng mượn sách, Thư viện trực tuyến, Phòng đọc đa phương tiện, Phòng truy cập Internet, Phòng Hội thảo.

Trong trung tâm thông tin thư viện có một số đầu sách chuyên ngành Công nghệ thông tin được xuất bản trong 5 năm gần đây, có thể đáp ứng được nhu cầu tham khảo cho học viên cao học (Bảng 5 và Bảng 6).

2.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học

2.3.1. Nghiên cứu khoa học của Trường

Với đội ngũ gần 1100 cán bộ, giảng viên trong đó có 50 Giáo sư, Phó Giáo sư, 139 Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học  là những thuận lợi rất lớn cho trường để thực hiện các chương trình Nghiên cứu khoa học - Chuyển giao công nghệ. Trong hoạt động khoa học công nghệ, Trường luôn tích cực phát huy nguồn lực sẵn có, hợp tác với các đơn vị để đi sâu vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của trường luôn gắn liền với các hướng nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế  xã hội.

Đối với các đơn vị trong nước, Nhà trường tiếp tục duy trì và mở rộng hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực Nghiên cứu khoa học - Chuyển giao công nghệ.

Trong xu thế hội nhập, Nhà trường đã thực hiện nhiều dự án liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường Đại học và doanh nghiệp lớn như Trường đại học DAMSTARD, DRESDEN (CHLB Đức), Trường Đại học Đường sắt Matxcơva (MIIT), Đại học Giao thông Tây Nam (Trung Quốc), Đại học TOKYO (Nhật), Đại học Cầu đường Paris... các công ty, Tập đoàn lớn của nước ngoài như: Công ty tư vấn xây dựng CTI (Nhật Bản), Liên đoàn thép Nhật Bản, Tập đoàn xây dựng Shimizu (Nhật Bản).

Các nhà khoa học của trường cũng là những chuyên gia đầu ngành, là thành viên của các Hội đồng khoa học Nhà nước và Bộ GTVT tham gia việc tư vấn thiết kế, thi công cũng như thẩm định, đánh giá, nghiệm thu nhiều dự án lớn của đất nước như đường Hồ Chí Minh, cầu Bãi Cháy, cầu Mỹ Thuận, hầm Thủ Thiêm...

Hàng năm, Trường chủ trì bình quân 02 đề tài cấp Nhà nước, 30 đề tài cấp Bộ, 60 đề tài cấp Trường và nhiều đề tài cấp địa phương, Bộ, ngành khác. Trong đó, Khoa Công trình là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng giao thông.

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy, kể từ khi được thành lập vào tháng 02/2003, các giảng viên của Bộ môn đã hoàn thành 17 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và 12 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Đa số các đề tài được hoàn thành đúng thời hạn đăng ký và được đánh giá đạt kết quả tốt.

Một số công trình khoa học tiêu biểu của Khoa trong thời gian qua:

+ Nghiên cứu  thiết kế, chế tạo các thiết bị, phương tiện và hệ thống tự động kiểm tra, giám sát, điều hành phục vụ cho an toàn giao thông đường bộ.

+ Nghiên cứu thiết kế và công nghệ thi công cầu nhịp lớn ống thép nhồi bê tông.

+ Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị kiểm tra và đánh giá cácloại van hãm đoàn tàu.

+ Nghiên cứu sử dụng cát biển để chế tạo bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô và công trình phòng hộ vùng ven biển và hải đảo Việt Nam.

+ Nghiên cứu công nghệ chế tạo bê tông có cường độ siêu cao ứng dụng trong kết cấu cầu và nhà cao tầng (UHSFRC).

+ Nghiên cứu lựa chọn công nghệ thi công cơ giới kiến trúc tầng trên khi xây dựng mới tuyến đường sắt Việt Nam.

+ Hiện đại hoá hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt phía Bắc.

+ Nghiên cứu tính toán, thiết kế chế thử tổ máy nấu - rải sơn để kẻ sơn mặt đường bộdùng sơn nhiệt dẻo của Việt Nam.

+ Nghiên cứu tính toán, thiết kế kết cấu công trình bến cảng biển lắp ráp nhanh trong phát triển kinh tế biển ở Việt Nam.

2.3.2. Nghiên cứu khoa học của sinh viên

Phong trào học tập, nghiên cứu khoa học sinh viên của Trường diễn ra rất sôi nổi:

- Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên định kỳ hàng năm đều được tổ chức thực hiện thông qua “Tuần Nghiên cứu khoa học sinh viên”.

- Nhiều đề tài NCKH của sinh viên giành được giải cao trong các kỳ thi NCKH của Bộ GD&ĐT.

- Hàng trăm đề tài NCKH của sinh viên đạt giải cấp Bộ và giải VIFOTEC.

- Sinh viên của trường cũng tích cực tham gia các sân chơi về khoa học công nghệ như cuộc thi ROBOCON, thi thiết kế động cơ tiết kiệm nhiên liệu do HONDA tổ chức...

2.4 Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học

2.4.1. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường

Với mục tiêu “Hợp tác-Phát triển”, hoạt động hợp tác quốc tế của trường luôn được quan tâm chú trọng, đa dạng hóa trên nhiều lĩnh vực. Những năm qua Nhà trường không ngừng duy trì và thiết lập quan hệ hợp tác với các trường đại học nước ngoài, các tổ chức quốc tế ở nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Anh, Đức, Nga, Pháp, Nhật Bản, Canada, Australia, Trung Quốc, Singapore, Thailand, Lào, Campuchia nhằm thực hiện các dự án đào tạo, nâng cấp trang thiết bị thí nghiệm phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Trên cơ sở phát huy thế mạnh của mỗi bên, nhiều dự án quốc tế, chương trình hợp tác song phương được thực hiện trên các lĩnh vực hoạt động:

- Thực hiện các đề án phối hợp đào tạo, đề tài NCKH với các trường đại học nước ngoài, các tổ chức quốc tế bằng nguồn kinh phí của Chính phủ Việt Nam và các nguồn kinh phí khác

- Tổ chức và đồng tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học quốc tế quan trọng

- Trao đổi giảng viên và sinh viên với nhiều trường đại học nước ngoài trong hoạt động giảng dạy, trao đổi học thuật và đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Một số dự án và chương trình đào tạo quốc tế điển hình:

· Từ năm 2003 đến nay đã thiết lập mới, thực hiện 18 dự án quốc tế bằng các nguồn kinh phí khác nhau, trong đó có 5 dự án đầu tư nâng cấp trang thiết bị trường học và 13 dự án hợp tác đào tạo. Đã thu hút đầu tư hàng chục triệu đôla để nâng cấp trang thiết bị phục vụ đào tạo.

- Các chương trình, đề án đào tạo điển hình:

· Chương trình tiên tiến ngành Xây dựng công trình giao thông

· Chương trình đào tạo chuyên ngành Xây dựng công trình giao thông thành phố Việt-Nhật

· Chương trình đào tạo chuyên ngành Cầu-Đường Pháp

· Chương trình đào tạo chuyên ngành Vật liệu và công nghệ Việt-Pháp

· Chương trình đào tạo tiền du học Pháp

· Chương trình Phối hợp đào tạo tiến sĩ Việt-Đức

· Đề án phối hợp đào tạo kỹ sư hai giai đoạn (2+4) chuyên ngành Xây dựng đường hầm tàu điện ngầm Metro, hợp tác với ĐH MIIT-CHLB Nga

· Đề án Tư vấn gửi học sinh, sinh viên Việt Nam đi du học tại Trường Đại học Giao thông Tây Nam-Trung Quốc và các trường đại học của Pháp, Nga, Đức.

Thông qua các dự án, chương trình đào tạo, hàng năm Nhà trường cử hàng trăm lượt cán bộ, giảng viên, sinh viên đi công tác, học tập ở nước ngoài. Tính đến nay hầu hết cán bộ quản lý của trường từ cấp bộ môn trở lên đã đi tham quan khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các trường đại học có uy tín trên thế giới. Hiện có 150 giảng viên đang học thạc sĩ, tiến sĩ và hơn 400 sinh viên đang học ở nước ngoài theo các chương trình hợp tác bằng nhiều nguồn học bổng khác nhau. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên nhiều trong những năm tới thông qua các đề án, chương trình hợp tác đào tạo với các trường của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và các nước khác.

Tổ chức hội thảo và NCKH quốc tế:

Nhà trường luôn chủ động phối hợp với các trường đại học, các tổ chức quốc tế để tổ chức hội thảo và thực hiện đề tài NCKH trong lĩnh vực giao thông vận tải. Nhiều hội thảo quan trọng mang tính thời sự và đề tài NCKH quốc tế được thực hiện thành công, thu hút sự chú ý và đánh giá cao của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước. Các hội thảo đã đóng góp những giải pháp hữu hiệu cho việc cải tiến công nghệ thi công, quản lý, qui hoạch giao thông, góp phần đáng kể cho chiến lược phát triển bền vững giao thông ở Việt Nam.

Đào tạo lưu học sinh Quốc tế:

Liên tục trong nhiều thập kỷ qua Nhà trường đã đào tạo cho hai nước bạn Lào và Campuchia hàng trăm cán bộ kỹ thuật có trình độ kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ và hàng chục sinh viên từ các nước khác đến thực tập chuyên môn theo chương trình hợp tác.

2.4.2. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Bộ môn

Bộ môn Công trình giao thông thành phố và Công trình thuỷ còn tham gia các hợp tác NCKH với các tổ chức nước ngoài nghiên cứu các đề tài phục vụ cho các dự án thực tiễn như hợp tác nghiên cứu với Viện Shimizu (Nhật Bản), Nippon Steel (Nhật Bản), Kawakin (Nhật Bản),…

Trong 5 năm trở lại đây, trong số các giảng viên đăng ký tham gia giảng dạy chương trình đại học ngành kỹ thuật công trình thủy đã có 03 người bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ (trong đó có 02 bảo vệ ở nước ngoài) và viết được 25 bài báo nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước (xem lý lịch khoa học đính kèm).

Các hướng nghiên cứu được trải rộng, từ những lĩnh vực về Kết cấu, Vật liệu và Công nghệ hiện đại xây dựng công trình thủy, thiết kế tối ưu, chẩn đoán công trình giao thông, dao động kết cấu cầu,... đến việc xây dựng các tiêu chuẩn kĩ thuật, các ứng dụng phục vụ công tác quản lý chất lượng, giảng dạy. Đặc biệt chú trọng đến các công trình thuỷ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn hàng loạt dự án xây dựng công trình thuỷ hiện đại đã, đang và sẽ được triển khai trong nước...

Bảng 1. Danh sách giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy các môn học/học phần của ngành đăng ký đào tạo

STT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Chức danh khoa học, năm phong

Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Ngành, chuyên ngành

Học phần, số tín chỉ dự kiến đảm nhận

1

Vũ Xuân VịnhSinh năm 1973, Giảng viên BM Giáo dục chính trị, khoa Giáo dục Quốc phòng

 

Cử nhân, Việt Nam, 2000

Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước

Giáo dục QP-AN F1; 3 tín chỉ

2

Nguyễn Minh TuệSinh năm 1958,Giảng viên BM Công tác Quốc phòng An ninh, khoa Giáo dục Quốc phòng

 

Kỹ sư, Việt Nam, 1980

Xây dựng công trình

Giáo dục QP-AN F2; 2 tín chỉ

3

Đồng Văn ThảoSinh năm 1972,Giảng viên, phó khoa Giáo dục Quốc phòng

 

Kỹ sư, Việt Nam, 1995

Công trình quân sự

Giáo dục QP-AN F3; 3 tín chỉ

4

Nguyễn Thị Tuyết MaiSinh năm 1963,Giảng viên BM Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lê nin, khoa Lý luận Chính trị

 

Tiến sĩViệt Nam2006

Giáo dục chính trị, Lịch sử triết học

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê Nin F1; 2 tín chỉ

5

Lê Hồng LanSinh năm 1961,Giảng viên BM Toán giải tích, Trưởng khoa Khoa học cơ bản

Phó giáo sư

Tiến sĩViệt Nam1999

Toán học, Phương trình vi phân và tích phân

Giải tích 1; 3 tín chỉ

6

Đoàn Thị Thúy PhượngSinh năm 1974Giảng viên BM Vật lý, khoa Khoa học cơ bản

 

Tiến sĩViệt Nam1999

Vật lý chất rắn

Vật lý; 4 tín chỉ

7

Nguyễn Văn ToànSinh năm 1974,Giảng viên BM Giáo dục thể chất

 

Thạc sĩViệt Nam2007

Sư phạm giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất F1; 1 tín chỉ

8

Nguyễn Sỹ TrungSinh năm 1972Giảng viên BM Những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lê nin, khoa Lý luận Chính trị

 

Tiến sĩViệt Nam2010

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê Nin F2; 3 tín chỉ

9

Nguyễn Thị HiênSinh năm 1981Giảng viên BM Toán giải tích, khoa Khoa học cơ bản

 

Tiến sĩNga2010

Phương trình vi phân

Giải tích 2; 3 tín chỉ

10

Hoàng Việt Long,Sinh năm 1979,Giảng viên BM Đại số - Xác xuất thống kê, khoa Khoa học cơ bản

 

Tiến sĩViệt Nam2012

Toán học tính toán

Đại số tuyến tính; 3 tín chỉ

11

Trần Thúy Nga,Sinh năm 1976,Giảng viên BM Hóa học, khoa Khoa học cơ bản

 

Tiến sĩĐức2011

Hóa học

Hóa học ứng dụng; 3 tín chỉ

12

Võ Thị Hồng HàSinh năm 1964Giảng viên BM Tiếng anh, khoa Khoa học cơ bản

 

Thạc sĩViệt Nam2005

Lý luận và PP giảng dạy tiếng Anh

Tiếng Anh F1; 3 tín chỉ

Nguyễn Thị CúcSinh năm 1976Giảng viên BM Pháp - Nga; khoa Khoa học cơ bản

 

Thạc sĩViệt Nam2004

Ngôn ngữ tiếng Pháp

Tiếng pháp F1; 3 tín chỉ

13

Bùi Vĩnh PhúcSinh năm 1962,Giảng viên, trưởng BM Hình họa - vẽ KT, khoa Khoa học cơ bản

 

Thạc sĩViệt Nam1999

Cơ khí ô tô

Vẽ kỹ thuật F1; 2 tín chỉ

14

Trương Mạnh Hùng,Sinh năm 1976,Giảng viên BM Cơ khí Ô tô, khoa Cơ khí

 

Thạc sĩViệt Nam2006

Cơ khí ô tô

Thực tập xưởng; 1 tín chỉ

15

Nguyễn Bá Hậu,Sinh năm 1976,Giảng viên BM Giáo dục thể chất

 

Thạc sĩViệt Nam2011

Giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất F2; 1 tín chỉ

16

Lã Quý Đô,Sinh năm 1974,Giảng viên BM Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa lý luận chính trị

 

Tiến sĩViệt Nam2014

Lịch sử Đảng CSVN

Tư tưởng Hồ Chí Minh; 2 tín chỉ

17

Nguyễn Huy Hoàng,Sinh năm 1975,Giảng viên, trưởng BM Đại số và XSTK, khoa Khoa học cơ bản

 

Tiến sĩViệt Nam2013

Toán học, Phương trình vi phân và tích phân

Xác suất thống kê; 2 tín chỉ

18

Nguyễn Thị Hồng Tuyến,Sinh năm 1972,Giảng viên BM Anh văn, khoa Khoa học cơ bản

GVC, 2008

Thạc sĩViệt Nam2004

Lý luận và PP giảng dạy tiếng Anh

Tiếng Anh F2; 3 tín chỉ

Nguyễn Phương Lan,Sinh năm 1973,Giảng viên BM Nga - Pháp, khoa Khoa học cơ bản

 

Thạc sĩViệt Nam2010

Tiếng pháp

Tiếng pháp F2; 3 tín chỉ

19

Nguyễn Tuấn Anh,Sinh năm 1965,Giảng viên BM Hình họa - Vẽ kỹ thuật, khoa Khoa học cơ bản

 

Thạc sĩViệt Nam2005

Chế tạo máy

Vẽ kỹ thuật F2 ( BTL); 2 tín chỉ

20

Phạm Thị Toan,Sinh năm 1959,Giảng viên BM Cơ lý thuyết, khoa Khoa học cơ bản

GVC, 1998

Tiến sĩViệt Nam1999

Cơ học vật răn

Cơ học lý thuyết; 4 tín chỉ

21

Nguyễn Hiếu Cường,Sinh năm 1974,Giảng viên BM Công nghệ phần mềm, khoa Công nghệ thông tin

 

Tiến sĩĐức2013

Công nghệ thông tin

Tin học đại cương; 2 tín chỉ

22

Trần Thị Thảo,Sinh năm 1977,Giảng viên BM Trắc địa, khoa Công trình

 

Thạc sĩViệt Nam2009

Xây dựng cầu đường

Trắc địa ( BTL); 4 tín chỉ

23

Phạm Tiến DũngSinh năm 1966,Giảng viên BM Giáo dục thể chất

 

Thạc sĩViệt Nam1999

Giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất F3; 1 tín chỉ

24

Lê Thị Hòa,Sinh năm 1973,Giảng viên BM Đường lối CM của ĐCSVN, khoa Lý luận chính trị

 

Tiến sĩViệt Nam2011

Lịch sử Đảng CSVN

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; 3 tín chỉ

25

Lương Xuân Bính,Sinh năm 1975,Giảng viên, trưởng BM Sức bền vật liệu, khoa Công trình

PGS, 2014

Tiến sĩNhật Bản2006

Kỹ thuật xây dựng

Sức bền vật liệu ( BTL); 4 tín chỉ

26

Nguyễn Châu Lân,Sinh năm 1981,Giảng viên BM Địa kỹ thuật, khoa Công trình

 

Tiến sĩNhật Bản2013

Cầu đường,Địa kỹ thuật

Địa chất công trình; 2 tín chỉ

27

Võ Thị Hồng Minh,Sinh năm 1969,Giảng viên BM Địa kỹ thuật, Khoa Công trình

GVC, 2011

Thạc sĩViệt Nam2002

Địa chất công trình

Cơ học đất; 3 tín chỉ

28

Tống Anh Tuấn,Sinh năm 1976,Giảng viên, trưởng BM Thủy lực - thủy văn, Khoa Công trình

 

Tiến sĩPháp2014

Cơ học, thủy văn

Thủy lực; 4 tín chỉ

29

Trần Đức Công,Sinh năm 1985,Giảng viên BM Trắc địa, khoa Công trình

 

Thạc sĩViệt Nam2013

Kỹ thuật trắc địa - bản đồ

Thực tập trắc địa; 1 tín chỉ

30

Đặng Thị Yên,Sinh năm 1976,Giảng viên BM Giáo dục thể chất

 

Thạc sĩViệt Nam2012

Giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất F4; 1 tín chỉ

31

Đinh Nghĩa Dũng,Sinh năm 1963,Giảng viên BM Kết cấu, khoa Công trình

GVC, 2003

Thạc sĩViệt Nam1997

Xây dựng cầu đường

Cơ học kết cấu ( BTL); 4 tín chỉ

32

Nguyễn Đức Hạnh,Sinh năm 1974,Giảng viên BM Địa kỹ thuật, khoa Công trình

 

Tiến sĩAnh2004

Địa kỹ thuật

Nền móng ( BTL); 3 tín chỉ

33

Mai Quang Huy,Sinh năm 1984,Giảng viên BM Thủy lực - Thủy văn, Khoa Công trình

 

Tiến sĩNga2013

Cầu đường

Thủy văn công trình; 3 tín chỉ

34

Nguyễn Thanh Sang,Sinh năm 1976,Giảng viên BM Vật liệu XD, Viện KTXD, Khoa Công trình

 

Tiến sĩViệt Nam2011

XD đường ô tô và đường thành phố

Vật liệu xây dựng F1( BTL); 3 tín chỉ

35

Đào Văn Dinh,Sinh năm 1963,Giảng viên, trưởng BM Kết cấu, Khoa Công trình

 

Tiến sĩViệt Nam2014

Cầu đường bộ

Kết cấu thép (BTL); 2 tín chỉ

36

Thái Hà Phi,Sinh năm 1956,Giảng viên BM Máy Xây dựng, khoa Cơ khí

 

Tiến sĩBungari1996

Máy xây dựng

Máy xây dựng; 2 tín chỉ

37

Nguyễn Đức Mạnh,Sinh năm 1974,Giảng viên BM Địa kỹ thuật, Khoa Công trình

 

Tiến sĩNga2010

Kỹ thuật địa chất

Thực tập địa chất; 1 tín chỉ

38

Trần Quang Chí,Sinh năm 1980,Giảng viên BM Giáo dục thể chất

 

Thạc sĩViệt Nam2014

Giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất F5; 1 tín chỉ

39

Hoàng Thị Thanh Thủy,Sinh năm 1963,Giảng viên BM Kết cấu, khoa Công trình

 

Thạc sĩĐức1998

Cầu hầm, kỹ thuật phù hợp và hợp tác phát triển

Kết cấu BTCT (BTL); 3 tín chỉ

40

Nguyễn Thành Trung,Sinh năm 1982,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Tiến sĩNhật Bản2014

Công trình biển, kết cấu và động đất

Động lực học công trình biển; 2 tín chỉ

Nguyễn Thành Trung,Sinh năm 1982,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

Tiến sĩNhật Bản2014

Công trình biển, kết cấu và động đất

Lý thuyết mỏi; 2 tín chỉ

41

Thái Thị Kim Chi,Sinh năm 1986,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Tiến sĩNga2012

Công trình thủy

Động lực học và công trình chỉnh trị sông (BTL); 2 tín chỉ

42

Thái Thị Kim Chi,Sinh năm 1986,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Tiến sĩNga2014

Công trình thủy

Công trình thuỷ lợi (BTL); 2 tín chỉ

Nguyễn Anh Dân,Sinh năm 1985,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Thạc sĩViệt Nam2013

Công trình biển, địa kỹ thuật

Công trình điện gió biển (BTL); 2 tín chỉ

Nguyễn Thành Trung,Sinh năm 1982,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Tiến sĩNhật Bản2014

Công trình biển, kết cấu và động đất

Công trình nổi có neo giữ (BTL); 2 tín chỉ

43

Nguyễn Viết Trung,Sinh năm 1949,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

Giáo sư, 2005

Tiến sĩViệt Nam2014

Cầu hầm

Công trình giao thông 1; 2 tín chỉ

44

Nguyễn Thành Trung,Sinh năm 1982,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Tiến sĩNhật Bản2014

Công trình biển, kết cấu và động đất

Môi trường biển tác động lên công trình; 2 tín chỉ

Nguyễn Viết Thanh,Sinh năm 1977,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Tiến sĩTrung Quốc2012

Cảng - đường thủy

Thủy động lực học đối với cảng và bờ biển; 2 tín chỉ

45

Nguyễn Anh Dân,Sinh năm 1985,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Thạc sĩViệt Nam2013

Công trình biển, địa kỹ thuật

Phân tích kết cấu và ƯDPM thiết kế Công trình thủy (BTL); 2 tín chỉ

Lê Quang Hưng,Sinh năm 1976,Giảng viên BM Kết cấu, khoa Công trình

 

Thạc sĩViệt Nam2004

KTXD công trình giao thông

Cơ sở phương pháp phần tử hữu hạn; 2 tín chỉ

46

Nguyễn Thị Bạch Dương,Sinh năm 1975,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Tiến sĩViệt Nam2012

Công trình thủy, công trình đặc biệt

Quy hoạch Cảng (BTL); 3 tín chỉ

47

Nguyễn Viết Thanh,Sinh năm 1977,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Tiến sĩTrung Quốc2012

Cảng - đường thủy

Âu tàu (BTL); 2 tín chỉ

Nguyễn Thị Bạch Dương,Sinh năm 1975,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Tiến sĩViệt Nam2012

Công trình thủy, công trình đặc biệt

Quản lý, Khai thác và Bảo trì Cảng (BTL); 2 tín chỉ

48

Nguyễn Quỳnh Sang,Sinh năm 1959,Giảng viên, trưởng BM Kinh tế XD, khoa Vận tải - Kinh tế

 

Tiến sĩViệt Nam2007

Kinh tế xây dựng

Kinh tế xây dựng; 2 tín chỉ

49

Nguyễn Viết Thanh,Sinh năm 1977,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Tiến sĩTrung Quốc2012

Cảng - đường thủy

Động lực học và công trình chỉnh trị cửa sông ven biển (BTL); 2 tín chỉ

50

Nguyễn Thị Bạch Dương,Sinh năm 1975,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Tiến sĩViệt Nam2012

Công trình thủy, công trình đặc biệt

Công trình bến cảng F1 (BTL); 3 tín chỉ

51

Nguyễn Thị Bạch Dương,Sinh năm 1975,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Tiến sĩViệt Nam2012

Công trình thủy, công trình đặc biệt

Công trình bến cảng F2; 3 tín chỉ

52

Nguyễn Thị Bạch Dương,Sinh năm 1975,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Tiến sĩViệt Nam2012

Công trình thủy, công trình đặc biệt

Đồ án công trình bến cảng F2; 1 tín chỉ

51

Nguyễn Thị Tuyết Trinh,Sinh năm 1973,Giảng viên, trưởng BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

PGS, 2015

Tiến sĩViệt Nam2010

Cầu hầm, công trình đặc biệt

Công trình giao thông 2 (BTL); 2 tín chỉ

54

Vũ Quang Trung,Sinh năm 1960,Trưởng phòng thí nghiệm Công trình, trung tâm KHCN GTVT

 

Thạc sĩViệt Nam2004

Cầu đường

Thí nghiêm chuyên môn; 1 tín chỉ

55

Nguyễn Anh Dân,Sinh năm 1985,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Thạc sĩViệt Nam2013

Công trình biển, địa kỹ thuật

Thực tập kỹ thuật; 1 tín chỉ

56

Nguyễn Anh Dân,Sinh năm 1985,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Thạc sĩViệt Nam2013

Công trình biển, địa kỹ thuật

Công trình đường thủy (BTL); 2 tín chỉ

Thái Thị Kim Chi,Sinh năm 1986,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Tiến sĩLB Nga2014

Cảng - đường thủy

Quản lý tổng hợp đới bờ (BTL); 2 tín chỉ

57

Nguyễn Viết Thanh,Sinh năm 1977,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Tiến sĩTrung Quốc2012

Cảng - đường thủy

Đê chắn sóng và công trình bảo vệ bờ (BTL); 2 tín chỉ

58

Vũ Minh Tuấn,Sinh năm 1985,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Thạc sĩPháp2012

Cảng - đường thủy

Công trình thủy công trong nhà máy đóng tàu (BTL); 2 tín chỉ

59

Nguyễn Thành Trung,Sinh năm 1982,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Tiến sĩNhật Bản2014

Công trình biển, kết cấu và động đất

Công trình biển cố định (BTL), 3 tín chỉ

60

Vũ Minh Tuấn,Sinh năm 1985,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Thạc sĩPháp2012

Cảng - đường thủy

Công nghệ xây dựng cảng - đường thủy F1; 2 tín chỉ

61

Vũ Minh Tuấn,Sinh năm 1985,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Thạc sĩPháp2012

Cảng - đường thủy

Đồ án công nghệ xây dựng cảng - đường thủy; 1 tín chỉ

62

Vũ Minh Tuấn,Sinh năm 1985,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Thạc sĩPháp2012

Cảng - đường thủy

Công nghệ xây dựng cảng - đường thủy F2; 2 tín chỉ

63

Thái Thị Kim Chi,Sinh năm 1986,Giảng viên BM CTGT Thành phố và CT Thủy, khoa Công trình

 

Tiến sĩNga2014

Công trình thủy

Đồ án công trình chỉnh trị và đê chắn sóng; 1 tín chỉ

…., ngày….. tháng …. năm….

Giám đốc sở giáo dục và đào tạo

(Ký tên, đóng dấu)

Thủ trưởng cơ sở đào tạo

(Ký tên, đóng dấu)

Bảng 2. Danh sách kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu phục vụ ngành đăng ký đào tạo

Số TT

Họ và tên, Năm sinh

Trình độ chuyên môn. Năm tốt nghiệp

Phụ trách PTN, thực hành

Phòng thí nghiệm, thực hành phục vụ học phần/môn học nào trong chương trình đào tạo

1

Vũ Quang Trung – 1960

Thạc sĩ – 2003

Thạc sĩ

Phòng VILAS 047

2

Lương Xuân Chiểu – 1976

Thạc sĩ – 1999

Thạc sĩ

Phòng VILAS 047, LAS XD 1256

3

Ngô Ngọc Quý – 1976

Thạc sĩ – 1999

Thạc sĩ

Phòng VILAS 047

4

Trương Tuấn An – 1982

Thạc sĩ – 2008

Thạc sĩ

Phòng VILAS 047

5

Nguyễn Văn Long – 1988

Kỹ sư - 2011

Kỹ sư

Phòng VILAS 047

6

Nguyễn Khánh Đức – 1988

Kỹ sư – 2012

Kỹ sư

Phòng VILAS 047

7

Nguyễn Thành Tâm - 1985

Cử nhân – 2009

Cử nhân

Phòng VILAS 047

8

Lương Văn An – 1964

Kỹ sư – 1985

Kỹ sư

Phòng VILAS 047

9

Lê Thị Thu Nguyệt – 1984

Cử nhân – 2001

Cử nhân

Phòng VILAS 047

10

Nguyễn Ngọc Hạnh – 1984

Trung cấp – 2009

Trung cấp

Phòng VILAS 047

11

Nguyễn Văn Hoan – 1985

Trung cấp – 2009

Trung cấp

Phòng VILAS 047

12

Nguyễn Hữu Anh – 1989

Kỹ sư – 2012

Kỹ sư

Phòng VILAS 047

13

Trịnh Thanh Tùng – 1984

Kỹ sư – 2012

Kỹ sư

Phòng VILAS 047

14

Phan Thị Minh Thu – 1989

Cử nhân – 2012

Cử nhân

Phòng VILAS 047

15

Nguyễn Tuấn Hùng – 1989

Kỹ sư – 2013

Kỹ sư

Phòng LAS XD 1256

16

Nguyễn Văn Minh – 1989

Kỹ sư – 2013

Kỹ sư

Phòng LAS XD 1256

17

Cù Việt Hùng - 1978

Thạc sĩ - 2013

Thạc sĩ

Phòng LAS XD 1256

…., ngày….. tháng …. năm….

Giám đốc sở giáo dục và đào tạo

(Ký tên, đóng dấu)

Thủ trưởng cơ sở đào tạo

(Ký tên, đóng dấu)

Bảng 3. Phòng học, giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy

Số TT

Loại phòng học

(Phòng học, giảng đường, phòng học đa phương tiện, phòng học ngoại ngữ, phòng máy tính…)

Số lượng

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chính

hỗ trợ giảng dạy

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ học phần/môn học

1

Phòng học ngoại ngữ

03

60

- Máy chiếu

- Màn chiếu

- Micro

- Headphone

03

03

03

30

Ngoại ngữ

2

Giảng đường (hội trường 200 người)

01

800

- Máy chiếu

- Màn chiếu

- Micro

01

01

01

Học các môn cơ bản

3

Phòng học (160 người)

05

500

- Máy chiếu

- Màn chiếu

- Micro

05

05

05

Học các môn cơ sở ngành

4

Phòng học (80-100người)

37

400

- Máy chiếu

- Màn chiếu

- Micro

37

37

37

Học các môn chuyên ngành

5

Phòng học (40-60 người)

52

240

- Máy chiếu

- Màn chiếu

- Micro

10

10

10

Học thảo luận

Bảng 4. Phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành và trang thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực hành

Số TT

Tên phòng TN, xưởng, trạm trại, cơ sở thực hành

Diện tích (m2)

Danh mục trang thiết bị chính hỗ trợ thí nghiệm, thực hành

Tên thiết bị

Số lượng

Phục vụ môn học/học phần

1

PTN Vật lí cơ nhiệt

100

Bộ biến thế nguồn

1

Vật lí

Đồng hồ đo điện đa năng để bàn

1

2

Trung tâm khoa học công nghệ giao thông vận tải

700

Máy siêu âm bê tông

1

Thí nghiệm công trình

Máy điện tử dò cốt thép trong bê tông

1

Máy đo biến dạng TDS- 302

1

Máy đo biến dạng SDK 830

1

Máy đo dao động kết cấu VH 5123/6

1

Thiết bị đo võng kết cấu

8

Súng bật nảy

2

Các loại đồng hồ thiên phân kế đo biến dạng

20

Các loại đồng hồ bách phân kế đo chuyển vị

20

Cần Benkenmal

2

Tấm ép cứng

1

Cối chày Proctor

10

Máy CBR

1

Máy nén tấm liền ( đo E trong phòng)

1

3

PTN Địa Kỹ Thuật

200

Máy cắt phẳng

7

Địa chất công trình, Cơ học đất, Nền móng

Máy nén

6

Máy ba trục

1

CBR

1

Các loại dụng cụ phục vụ TN CHĐ (Tủ sấy, bếp điện, bình tỉ trọng,…)

 

Bộ mẫu đá TC

 

Bộ đầm TC

2

Bộ lấy mẫu hiện trường

1

Cắt cánh trong phòng

1

4

Trắc địa

80

Bộ máy GPS R70

4

Trắc địa công trình

Máy toàn đạc điện tử Leica TCR 703

1

Máy toàn đạc điện tử Nikon DTM 552

1

Máy kinh vĩ điện tử Nikon NE 100

1

Máy kinh vĩ điện tử Leica T107

2

Máy kinh vĩ điện tử (Glunz EDT-2)

4

Máy kinh vĩ điện tử (Glunz EDT-5)

5

Máy kinh vĩ điện tử Topcon DT-209

4

Máy thủy bình Leica NA 720

2

Máy thủy bình Leica - Jogger

1

Máy thủy bình Topcon AT-G4

1

Máy thủy bình Sokkia – C32

1

Máy thủy bình Topcon AT-B4

2

Máy thủy bình Nikon AZ-2S

3

Máy thủy bình Ni004

5

5

PTN Sức bền vật liệu

100

Máy kéo nén vạn năng 500KN HFM

1

Sức bền vật liệu

Máy thí nghiệm kéo 1-2-5

1

Máy kéo nén vạn năng Dl-Y 10

1

Máy kéo nén vạn năng GMC-50

1

Máy đo dao động Tactograph

2

Máy đo biến dạng động SDA-830 (8 kênh)

1

Phần mềm đo và phân tích tự động SDA 79

1

Đầu đo chuyển vị động

3

Đầu đo gia tốc 1 phương, 3 phương

3

Máy thí nghiệm xoắn MN 30

2

Máy thí nghiệm Mỏi PWC -6

1

Máy thí nghiệm va chạm JB -36

1

Máy thí nghiệm lò xo

1

Ten xô mét đòn đo biến dạng

12

Bộ thiết bị TN đo độ võng góc quay của dầm bị uốn

1

Bộ thiết bị TN đo ứng suất của dầm uấn thuần túy

1

Bộ thiết bị TN đo mô đun đàn hồi trượt G

1

Bộ thí nghiệm xác định tâm uốn

1

Bộ thí nghiệm xác định dao động của dầm

1

Bộ thiết bị TN xác định ổn định của thanh bị nén

1

Bộ giá TN uốn dầm với tải trọng tối đa 12 Tấn

1

Máy thí nghiệm Quang đàn hồi

1

…., ngày….. tháng …. năm….

Giám đốc sở giáo dục và đào tạo

(Ký tên, đóng dấu)

Thủ trưởng cơ sở đào tạo

(Ký tên, đóng dấu)

Thư viện

- Tổng diện tích thư viện: 3.000 m2 trong đó diện tích phòng đọc: 2.000 m2;

- Số chỗ ngồi: 600;Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 60;

- Phần mềm quản lý thư viện: Ilib, DLib;

- Thư viện điện tử: Có;

+ Được kết nối (trong nước) với Liên hiệp các Trường đại học phía Bắc;

+ Được kết nối (ngoài nước) với ASME, ProQuest, SPIE, ICE, ASCE, IOP, IEEE/IEL, Me Graw-Hil;

+ Địa chỉ tra cứu của giảng viên, sinh viên trong toàn trường: http://opac.utc.edu.vn/opac; http://192.168.100.75:8088/dlib/;

+ Số lượng sách, giáo trình điện tử: 10.000 đầu sách.

Bảng 5: Danh mục giáo trình của ngành đào tạo

Số TT

Tên giáo trình

Tên tác giả

Nhà xuất bản

Năm xuất bản

Số bản

Số sử dụng cho môn học/học phần

1

Cơ học lý thuyết

Đỗ Sanh,Nguyễn thúc An (và những người khác)

Khoa Học Kỹ Thuật

1998

5

Cơ học lý thuyết

2

Đỗ Sành, Nguyễn Quang Hoàng

ĐH Giao Thông Vận Tải

1991

1

3

Ninh Quang Hải

ĐH Xây Dựng

1999

8

4

Chu Tạo Đoan,

ĐH Giao Thông Vận Tải

1991

48

5

Chu Tạo Đoan

ĐH Giao Thông Vận Tải

2007

18

6

Chu Tạo Đoan

ĐH Giao Thông Vận Tải

1995

10

7

Chu Tạo Đoan

ĐH Giao Thông Vận Tải

1995

20

8

Chu Tạo Đoan

ĐH Giao Thông Vận Tải

1991

152

9

Chu Tạo Đoan

ĐH Giao Thông Vận Tải

2000

1

10

Chu Tạo Đoan

ĐH Giao Thông Vận Tải

2007

195

11

Bài giảng cơ học lý thuyết

Đỗ Đoàn Hải

ĐH Giao Thông Vận Tải

1962

1

12

Bài tập cơ học lý thuyết

Tổ môn cơ học

ĐH Giao Thông Vận Tải

1967

1

13

Bài tập nộp cơ học lý thuyết

Khoa đại học tại chức

ĐH Giao Thông Vận Tải

1978

1

14

Bài tập cơ học lý thuyết

Nguyễn Đăng Hùng

ĐH Giao Thông Vận Tải

1994

1

15

Bài tập nộp cơ học lý thuyết

Khoa đại học tại chức

ĐH Giao Thông Vận Tải

1978

1

16

Bài tập cơ học lý thuyết

Nguyễn Đăng Hùng

ĐH Giao Thông Vận Tải

1994

1

17

Đề thi - đáp án 1989-2008 và bài tập chọn lọc

Hội cơ học Việt Nam

 

2008

69

18

Bài tập cơ học lý thuyết

Trường đại học Thủy Lợi

Xây Dựng

2013

7

19

Hướng dẫn giải bài tập cơ học lý thuyết

Denbec,AI

Giáo Dục

1962

1

20

Sức Bền Vật Liệu

Nguyễn Xuân Lựu

ĐH Giao Thông Vận Tải

2000

7

Sức Bền Vật Liệu

21

Vũ Đình Lai

ĐH Giao Thông Vận Tải

2000

13

22

Trịnh Xuân Sơn

ĐH Giao Thông Vận Tải

1998

5

23

Vũ Đình Lai

ĐH Giao Thông Vận Tải

1995

5

24

Nguyễn Văn Liên

Xây Dựng

2003

20

25

Nguyễn Bá Đường

Xây Dựng

2002

10

26

Phạm Ngọc Khánh

Xây Dựng

2002

10

27

Sức Bền Vật Liệu

Bộ Xây Dựng

Xây Dựng

2004

28

Vũ Đình Lai

ĐH Giao Thông Vận Tải

2002

8

29

Vũ Đình Lai

ĐH Giao Thông Vận Tải

2000

5

30

Vũ Đình Lai

ĐH Giao Thông Vận Tải

1995

1

31

Vũ Đình Lai

ĐH Giao Thông Vận Tải

1997

1

32

P.A. Ste-Pin

ĐH Giao Thông Vận Tải

1968

1

33

Vũ Đình Lai

ĐH Giao Thông Vận Tải

1995

1

34

Vũ Đình Lai

ĐH Giao Thông Vận Tải

1997

1

35

Nguyễn Văn Liên, Định Trọng Bằng, Nguyễn Phương Thành

Xây Dựng

1999

9

36

Sức Bền Vật Liệu: tập 2

Vũ Đình Lai

 

2004

1

37

Sức bền vật liệu : tập 1

Phạm Văn Dịch

ĐH Giao Thông Vận Tải

1990

1

38

Sức bền vật liệu : tập 2

Vũ Đình Lai

ĐH Giao Thông Vận Tải

1992

1

39

Bài Tập Sức Bền Vật Liệu

Nguyễn Xuân Lựu

ĐH Giao Thông Vận Tải

1997

5

40

Trần Đức Chung, Nguyễn Việt Hùng

Xây Dựng

2002

10

41

Bùi Trọng Lựu

Giáo Dục

2002

9

42

I.N.Miroliubop,X.A.Engalutrep,N.Đ.Xerghiepxli

Xây Dựng

2002

10

43

Nguyễn Xuân Lựu

ĐH Giao Thông Vận Tải

1997

18

44

Nguyễn Xuân Lựu

ĐH Giao Thông Vận Tải

2000

129

45

I.N.Miroliubop,X.A.Engalutrep,N.Đ.Xerghiepxli

ĐH và trung học chuyên nghiệp

 

1

46

Nguyễn Xuân Lựu

ĐH Giao Thông Vận Tải

1997

1

47

Bùi Đình Nghị

ĐH Giao Thông Vận Tải

1994

1

48

Bộ môn sức bền vật liệu

ĐH Giao Thông Vận Tải

1973

1

49

Bùi Đình Nghị

ĐH Giao Thông Vận Tải

1995

1

50

Đòa Lưu

ĐH Giao Thông Vận Tải

1972

1

51

Tổ môn sức bền vật liệu

ĐH Giao Thông Vận Tải

1970

1

52

Bộ môn sức bền vật liệu

ĐH Giao Thông Vận Tải

1973

 

53

Nguyễn Xuân Lựu

Xây Dựng

2011

93

54

Phạm Đức Phung

Xây Dựng

2013

7

55

Đề thi-đáp án và bài tập chọn lọc

Hoàng Xuân Lượng

Khoa Học Kỹ Thuật

1998

45

56

Hướng dẫn giải bài tập lớn

Đinh Trọng Bằng

Xây Dựng

2004

19

57

Những bài tập nâng cao

Nguyễn Xuân Lựu

ĐH Giao Thông Vận Tải

2000

85

58

Công tác thí nghiệm SBVL

Trịnh Xuân Sơn

ĐH Giao Thông Vận Tải

1998

248

59

Cơ học đất

Bùi Anh Định

ĐH Giao Thông Vận Tải

2001

10

Cơ học đất

60

Bùi Anh Định

Xây Dựng

2004

11

61

Bùi Anh Định

ĐH Giao Thông Vận Tải

1994

6

62

Bùi Anh Định

ĐH Giao Thông Vận Tải

1999

5

63

Bùi Anh Định

ĐH Giao Thông Vận Tải

1997

7

64

Vũ Công Ngữ

Khoa Học Kỹ Thuật

2003

20

65

Bùi Anh Định

ĐH Giao Thông Vận Tải

2001

233

66

Bùi Anh Định

Xây Dựng

2004

106

67

Cao Văn Chí

Xây Dựng

2003

20

68

Bùi Anh Định

ĐH Giao Thông Vận Tải

1993

2

69

Bùi Anh Định

ĐH Giao Thông Vận Tải

2007

274

70

Bùi Anh Định

ĐH Giao Thông Vận Tải

2006

10

71

Bùi Anh Định

ĐH Giao Thông Vận Tải

2006

1

72

Bùi Anh Định

ĐH Giao Thông Vận Tải

2001

1

73

Bùi Anh Định

ĐH Giao Thông Vận Tải

1999

1

74

Bùi Anh Định

ĐH Giao Thông Vận Tải

1993

1

75

Bùi Anh Định

ĐH Giao Thông Vận Tải

1997

1

76

Bùi Anh Định

ĐH Giao Thông Vận Tải

1994

1

77

Giáo trình cơ học đất

Tạ Đức Thịnh

Xây Dựng

2002

20

78

Bài tập Cơ học đất

Bùi Anh Định

ĐH Giao Thông Vận Tải

2001

73