trƯỜng ĐẠi hỌc kiẾn trÚc hÀ nỘi ĐẶng hoÀng vŨ Ảnh … tom tat 24 tran… ·...

27
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC XÔ VIẾT ĐỐI VỚI KIẾN TRÚC NHÀ Ở VÀ CÔNG CỘNG TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1954-1986 CHUYÊN NGÀNH: KIẾN TRÚC MÃ SỐ: 62.58.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC Hà Nội - 2016

Upload: others

Post on 05-Dec-2019

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐẶNG HOÀNG VŨ

ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC XÔ VIẾT

ĐỐI VỚI KIẾN TRÚC NHÀ Ở VÀ

CÔNG CỘNG TẠI HÀ NỘI

GIAI ĐOẠN 1954-1986

CHUYÊN NGÀNH: KIẾN TRÚC

MÃ SỐ: 62.58.01.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội - 2016

Page 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Chế Đình Hoàng

Luận án này được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ

cấp trường tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Vào hồi:…….giờ ……ngày……tháng…...năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện quốc gia, Thư viện

trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Page 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giai đoạn 1954-1986 có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử

phát triển của Việt Nam. Kiến trúc giai đoạn này đã để lại nhiều

dấu ấn, nhiều công trình có giá trị. Miền Bắc đã bắt đầu công

cuộc xây dựng một số thành phố lớn như Hà Nội, Thái Nguyên,

Việt Trì. Trong lĩnh vực nhà ở, mô hình các khu tập thể (KTT)

đã bắt đầu xuất hiện vào những năm 1960, áp dụng theo lý

thuyết mô hình tiểu khu nhà ở của Liên Xô và các nước XHCN

ở Đông Âu. Xuất hiện một số loại hình mới như trụ sở hành

chính, câu lạc bộ, nhà văn hóa, trường đại học.v.v. Giai đoạn

này, kiến trúc Hà Nội chịu ảnh hưởng lớn từ nước ngoài, chủ

yếu là từ nền kiến trúc XHCN, đặc biệt là nền kiến trúc Xô Viết.

Trong thế kỷ 20, nền kiến trúc Xô Viết đã đạt được nhiều

thành tựu rực rỡ góp công sức vào quá trình hình thành và phát

triển nền kiến trúc Hiện đại trên thế giới. Phong cách kiến trúc

Xô Viết phát triển rực rỡ nhất từ những năm 60 thế kỷ XX cho

đến khi Liên Xô tan rã. Giai đoạn này kiến trúc Xô Viết có ảnh

hưởng đến kiến trúc nhiều nước trong khối XHCN như Đông

Đức, Bungari, Hunggari, Tiệp Khắc, Cuba, Trung Quốc, Việt

Nam. Ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đã đem lại những thành

tựu lớn lao cho nền kiến trúc Việt Nam giai đoạn sau 1954: Xây

dựng được hệ thống các công trình kiến trúc phù hợp nhằm đáp

ứng các nhu cầu cơ bản về an sinh, xã hội; Tạo dựng kiến trúc

hiện đại cho Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung; Xây dựng

cho kiến trúc Việt Nam một hệ thống lý luận, cơ sở khoa học, hệ

thống tài liệu, quy chuẩn quy phạm đầy đủ, bài bản đồng bộ;

Xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên gia, trong lĩnh vực kiến

trúc và xây dựng bài bản nhất từ trước đến nay. Kiến trúc Xô Viết vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến kiến trúc Việt

Nam cho đến tận ngày nay nhờ thế hệ những kiến trúc sư (KTS)

đã được đào tạo và hệ thống đào tạo đang vận hành. Việc nghiên

cứu sự ảnh hưởng của kiến trúc Việt Nam đến kiến trúc Việt

Nam giai đoạn 1954-1986 chính là sự trân trọng những thành

Page 4: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

2

quả đồng thời khẳng định những giá trị kiến trúc cũng như

những những thành quả lao động của các KTS trong giai đoạn

này.

Đã có nghiên cứu về kiến trúc truyền thống, kiến trúc Pháp,

kiến trúc hiện đại, xong việc nghiên cứu về vai trò và mức độ

ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết kiến trúc Hà Nội giai đoạn

1954-1986 chưa được quan tâm thỏa đáng. Chính vì vậy việc

nghiên cứu những ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến kiến

trúc nhà ở và công trình công cộng tại Hà Nội giai đoạn 1954-

1986 là cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến phương pháp

luận trong thiết kế kiến trúc tại Hà Nội giai đoạn 1954-1986.

Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung,

hình thức và biểu hiện nghệ thuật trong kiến trúc nhà ở và

công trình công cộng (CTCC) tại Hà Nội giai đoạn 1954-

1986.

Xác định những ảnh hưởng tích cực và các mặt hạn chế của

kiến trúc Xô Viết đến kiến trúc Hà Nội giai đoạn 1954-1986.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Kiến trúc nhà ở và CTCC.

Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Các công trình tại khu nội đô lịch sử của Hà Nội

giới hạn từ phía Nam sông Hồng đến đường vành đai 2, theo

quy hoạch Hà Nội năm 2003 phê duyệt theo quyết định

1259/QĐ-TTGCP của Thủ tướng chính phủ.

- Thời gian: Giai đoạn 1954-1986.

- Vấn đề: Những đặc điểm chịu ảnh hưởng của kiến trúc Xô

Viết.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát hiện trạng

Phương pháp sưu tầm, khảo cứu và tổng hợp dữ liệu

Phương pháp hồi cứu (nghiên cứu lại)

Phương pháp so sánh, đối chiếu tìm mối liên hệ

Page 5: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

3

Phương pháp chuyên gia

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học

+ Bổ sung vào mảng lý thuyết kiến trúc Việt Nam trong giai

đoạn 1954-1986.

+ Bổ sung về phương pháp luận khoa học cho những công

trình nghiên cứu về lịch sử kiến trúc Việt Nam giai đoạn cận

đương đại.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

+ Hoàn thiện mảng lý luận, lý thuyết cho bài giảng lịch sử kiến

trúc.

+ Làm tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy

chuyên ngành kiến trúc trong các trường đại học.

+ Định hướng cho công tác phát triển kiến trúc để xây dựng

một nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, đậm đà bản sắc.

6. Những đóng góp mới của luận án

Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung

tư liệu, hệ thống hóa lý luận làm cơ sở khoa học để đánh giá giá

trị kiến trúc Việt Nam giai đoạn 1954 -1986.

Nhận định những yếu tố cơ bản nhằm khẳng định sự phát

triển của kiến trúc miền Bắc Việt Nam nói riêng và kiến trúc

Việt Nam nói chung, phù hợp với xu thế kiến trúc hiện đại trên

thế giới và là tiền đề cho sự hòa nhập của kiến trúc Việt Nam

với các nền kiến trúc quốc tế sau này.

Nhận định giá trị di sản các công trình kiến trúc theo phong

cách Xô Viết tại Hà Nội giai đoạn 1954-1986 và kiến nghị

nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị các công trình kiến trúc

theo phong cách kiến trúc Xô Viết có giá trị tiêu biểu ở Hà Nội.

7. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận án gồm:

Chương 1: Tổng quan về kiến trúc Xô Viết và kiến trúc Hà Nội

giai đoạn 1954-1986, 40 trang.

Page 6: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

4

Chương 2: Cơ sở khoa học để xác định ảnh hưởng của kiến trúc

Xô Viết đến kiến trúc Hà Nội giai đoạn 1954-1986, 53 trang.

Chương 3: Ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến kiến trúc nhà

ở và công cộng tại Hà Nội giai đoạn 1954-1986, 58 trang.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC XÔ VIẾT VÀ

KIẾN TRÚC HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1954-1986

1.1. Lược khảo quá trình hình thành và phát triển kiến trúc

Hà Nội qua các thời kỳ

Hình 1.1: Lược khảo kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ

Mục 1.1 trình bày sơ lược sự phát triển kiến trúc Hà Nội bát đầu

từ năm 1010, khi Lý Công Uẩn ra chiếu rời đô từ Hoa Lư về

Thăng Long cho đến nay, trong đó chú trọng xem xét đến mảng

kiến trúc CTCC và kiến trúc nhà ở.

Giai đoạn trước Pháp thuộc-thời phong kiến: các CTCC chủ yếu

là cung điện, đình, đền, chùa, v.v. kết cấu chủ yếu là kiểu kiến

trúc gỗ truyền thống và hầu hết không được thiết kế, mà được

xây dựng dựa vào kinh nghiệm. Nhà ở của dân cư vẫn là những

ngôi nhà tre, gỗ.

Giai đoạn Pháp thuộc: Các loại hình CTCC và nhà ở với nội

dung và hình thức du nhập từ kiến trúc Pháp. Các CTCC xây

dựng nhiều và đa dạng về chủng loại chủ yếu phục vụ giới cầm

quyền. Kiến trúc thời kỳ này có nhiều phong cách: Phong cách

phục cổ, phong cách địa phương Pháp, phong cách Art Deco.

Page 7: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

5

Nhà ở chủ yếu xây dựng biệt thự theo phong cách kiến trúc

phương Tây.

Giai đoạn 1954-1986: Là giai đoạn miến Bắc (và sau năm 1975

là cả nước) xây dựng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đặc trưng của

xã hội (XH) giai đoạn này là nền kinh tế bao cấp, phát triển theo

kế hoạch. Dựa vào bối cảnh chính trị-xã hội có thể chia giai

đoạn này thành 3 giai đoạn phát triển khác nhau.

Giai đoạn1954-1965: Miền Bắc thực hiện kế hoạch phát

triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất. Nhiều khu nhà ở kiểu tập thể

bắt đầu được xây dựng như khu tập thể Nguyễn Công Trứ, Văn

Chương, v.v. Các công trình thời kỳ này vẫn còn chịu ảnh

hưởng từ kiến trúc Pháp và Trung Quốc.

Giai đoạn 1965-1975: Giai đoạn chiến tranh phá hoại của

Mỹ ra miền Bắc. Các bộ phận sản xuất, các cơ quan hành chính

của Hà Nội đa phần đều được sơ tán, vì thế cũng không có điều

kiện xây dựng nhiều.

Giai đoạn 1975-1986: Kết thúc triến tranh, đất nước thống

nhất. Hàng loạt các tiểu khu nhà ở được xây dựng như Trung

Tự, Giảng Võ, Thành Công, Thanh Xuân, v.v. Kiểu nhà các căn

hộ khép kín có thiết kế đa dạng. Giai đoạn này chính là giai

đoạn mà kiến trúc Xô Viết có ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc Hà

Nội.

Giai đoạn từ 1986 đến nay: Việt Nam xóa bỏ kinh tế bao cấp,

chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Kiến trúc Hà Nội có bước đổi mới và hội nhập quốc tế với

nhiều phong cách. Tuy vậy, dấu ấn kiến trúc Xô Viết vẫn tiếp

tục ảnh hưởng không chỉ ở Hà Nội mà trên khắp mọi miền đất

nước do thế hệ các KTS Việt Nam được đào tạo ở thời kỳ trước

vẫn tiếp tục hành nghề và giảng dạy, tạo nên những thế hệ KTS

Việt Nam tiếp theo.

1.2. Thực trạng kiến trúc nhà ở và công cộng Hà nội

giai đoạn 1954 – 1986

Mục 1.2 trình bày hiện trạng kiến trúc Hà Nội giai đoạn 1954-

1986, là giai đoạn mà luận án giới hạn tập trung nghiên cứu.

Page 8: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

6

Nội dung chủ yếu của mục 1.2 là trình bày sự phát triển của

kiến trúc của Hà Nội trong giai đoạn 1954-1986 về phương diện

quy hoạch, kiến trúc nhà ở và CTCC, công trình công nghiệp và

nông thôn, trong đó tập trung vào phần kiến trúc nhà ở và

CTCC là đối tượng nghiên cứu của đề tài.

Quy hoạch đô thị: QH Hà Nội có thể chia làm 3 giai đoạn

chính.

Giai đoạn 1954 -1960: Các đồ án quy hoạch còn nhiều bất

cập và chưa chịu ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết.

Giai đoạn 1960 – 1975: Các phương án quy hoạch Hà Nội

đã có sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô (Thành phố

Maxcơva).

Giai đoạn 1976 – 1986: Đất nước thống nhất, Hà Nội là thủ

đô của cả nước. Quy hoạch Hà Nội đã được chuyên gia Liên Xô

(thành phố Leningrad) kết hợp với chuyên gia Việt Nam cùng

nghiên cứu.

Kiến trúc nhà ở: Đặc trưng của kiến trúc nhà ở giai đoạn này là

phát triển mô hình tiểu khu nhà ở. Tuy vậy, việc hình thành và

phát triển tiểu khu nhà ở của Hà Nội cũng có những bước phát

triển theo bối cảnh của xã hôi.

Giai đoạn 1954-1960: thời kỳ khôi phục, cải tạo và phát triển

kinh tế 1954-1960, Hà Nội xây dựng một vài khu nhà ở một

tầng ở An Dương, Phúc Xá, Mai Hương, Đại La, v.v.

Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất

1960-1965, Hà Nội đã xây dựng các KTT Nguyễn Công Trứ,

Kim Liên, Tân Mai, Mai Hương, Mai Động, Văn Chương. Năm

1960, Hà Nội xây dựng khu nhà ở Kim Liên bằng phương pháp

lắp ghép tấm nhỏ, quy hoạch do sự giúp đỡ của Liên Xô, nhà ở

do chuyên gia Triều Tiên giúp. Lần đầu tiên nhà ở được bố trí

theo hình thức tiểu khu theo lý thuyết tiểu khu của Liên Xô và

các nước XHCN.

Giai đoạn 1966-1975: Đặc điểm của giai đoạn này là du

nhập công nghệ lắp ghép tấm lớn từ Liên Xô và xây dựng một

loạt các nhà máy sản xuất bê tông tấm lớn ra đời như Xuân Mai,

Chèm, Đạo Tú, v.v.

Page 9: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

7

Giai đoạn 1976-1986: Kiến trúc nhà ở Hà Nội chịu ảnh

hưởng nhiều từ kiến trúc Xô Viết. Hà Nội thiết kế một số mẫu

nhà lắp ghép và triển khai xây dựng hàng loạt tại Trung Tự,

Khương Thượng, Giảng Võ, Vĩnh Hồ, Thành Công.

Kiến trúc các công trình công cộng: Giai đoạn 1954-1986 là

một giai đoạn nhiều biến động với kiến trúc CTCC tại Hà Nội.

Có thể chia làm hai giai đoạn chính:

Giai đoạn 1954-1975: Các CTCC được xây dựng giai đoạn

này chủ yếu là trụ sở cơ quan để phục vụ công tác. Ngoài ra còn

một số lượng công trình phục vụ an sinh xã hội khác, nhưng

không nhiều. Công trình công cộng tiêu biểu theo phong cách

Xô Viết trong giai đoạn này là Trường đại học Bách Khoa Hà

Nội do Liên Xô viện trợ tiền vốn và thiết kế.

Giai đoạn 1975-1986: Kiến trúc CTCC giai đoạn này nhiều

và đa dạng về loại hình, phong cách hơn so với giai đoạn 1954-

1975. Ngoài nguồn vốn trong nước, các CTCC có nguồn vốn

xây dựng do viện trợ từ Liên Xô, Cuba, Thủy Điển, v.v. Lực

lượng KTS thiết kế cũng có từ các KTS trong nước ngoài và

KTS nước ngoài. Kiến trúc CTCC Hà Nội giai đoạn này chịu

ảnh hưởng nhiều từ kiến trúc Xô Viết, có thể ví dụ như Lăng

Chủ Tịch, Cung VH Lao động, Bảo tàng Hồ Chí Minh và một

loạt các CTCC do KTS Việt Nam thiết kế.

1.3. Tổng quan kiến trúc Xô Viết qua các giai đoạn

Mục 1.3 trình bày tổng quan về quá trình hình thành và phát

triển của kiến trúc Xô Viết qua các giai đoạn, bắt đầu từ khi nhà

nước Liên bang Xô Viết được thành lập sau cuộc cách mạng

tháng 10 năm 1917 cho tới năm 1991, khi Liên Xô tan rã. Quá

trình hình thành và phát triển của kiến trúc Xô Viết được được

chia làm 4 giai đoạn dựa trên nhưng thay đổi của bối cảnh chính

trị-xã hội Liên Xô trong giai đoạn này.

Giai đoạn 1917-1941: Giai đoạn hình thành nhà nước Liên

Xô đến khi bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới II. Một số đặc

điểm nổi bật nhất của giai đoạn này là:

Page 10: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

8

Về kinh tế-XH: Tình hình rất khó khăn do vừa trải qua cuộc

nội chiến. Nhiệm vụ cấp thiết nhất là xây dựng lại nhà nước và

củng cố chính quyền.

Xuất hiện chủ nghĩa Kết cấu trong kiến trúc với nhiều tư

tưởng tiến bộ, đạt được nhiều thành tựu trong kiến trúc nhà ở và

CTCC. Những ý tưởng ra đời vượt xa thời đại 60-70 năm.

Giai đoạn 1941-1959: Cuộc chiến tranh thế giới II nổ ra làm

Liên Xô bị thiệt hại nặng nề, nó cũng làm thay đổi con người và

xã hội Xô Viết một cách hết sức sâu sắc. Liên Xô phát triển

nhanh kiến trúc nhà ở bằng việc áp dụng cơ giới hóa và tiêu

chuẩn hóa, đồng thời kiến trúc CTCC có xu hướng hồi cổ.

Giai đoạn 1959-1965: Thực hiện kế hoạch 7 năm đầu tiên

xây dựng chủ nghĩa cộng sản (CNCS). Nhà nước đầu tư nhiều

cho xây dựng cơ bản và rất chú trọng đến công nghiệp hóa và

tiêu chuẩn hóa.

Giai đoạn 1965-1991: Giai đoạn hưng thịnh của kiến trúc Xô

Viết. Kiến trúc Xô Viết đã đạt được nhiều thành tựu to lớn

trong các lĩnh vực quy hoạch, xây dựng nhà ở và CTCC, các

công trình công nghiệp nhờ vào sức mạnh của khoa học kỹ

thuật và sức mạnh của con người.

Về kiến trúc nhà ở: Phát triển là lắp ghép panel bê tông cốt

thép (BTCT) tấm lớn. Từ modul hóa tấm panel cho đến modul

hóa cả khối phòng.

Về kiến trúc CTCC: Phát triển nhiều loại hình phong phú,

đáp ứng nhu cầu người dân lao động.

1.4. Các đề tài và công trình nghiên cứu liên quan

Luận án đã tham khảo một số đề tài nghiên cứu khoa học, các

luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ trong và ngoài nước có liên quan

đến vấn đề nghiên cứu, bao gồm các lĩnh vực: Nghiên cứu và

đánh giá kiến trúc XHCN ở Việt nam; nghiên cứu liên qua mối

quan hệ giữa kiến trúc Liên Xô và kiến trúc Việt Nam.

1.5. Vấn đề nghiên cứu của luận án

Page 11: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

9

Đúc kết từ mục 1.4

luận án đã đưa ra các

vấn đề còn tồn tại, có

thể nghiên cứu và giải

quyết các nội dung:

Hình 1.2: Vấn đề nghiên cứu của luận án

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của kến trúc Xô Viết đến Hà Nội

giai đoạn 1954-1986 trên các loại hình kiến trúc nhà ở và CTCC

trong bối cảnh thế giới và mối quan hệ đồng minh giữa Việt

Nam và Liên Xô thông qua các kênh ảnh hưởng.

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến kiến

trúc Hà Nội giai đoạn 1954-1986 dưới góc độ con người-KTS

Việt Nam trong bối cảnh văn hóa xã hội và các giá trị lịch sử

truyền thống của kiến trúc Việt Nam

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÁC ĐỊNH ẢNH

HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC XÔ VIẾT ĐẾN KIẾN TRÚC

HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1954-1986

2.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Luận án chọn hướng nghiên cứu song song cả lý thuyết và thực

tiễn, chọn phương thức tiếp cận là dựa trên yếu tố con

người(KTS), văn hóa xã hội Việt Nam, đưa các công trình kiến

trúc về trong bối cảnh ban đầu để để “gạn đục khơi trong” tìm

lại được những giá trị tương thích trong bối cảnh cụ thể của

từng giai đoạn.

Page 12: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

10

Hình 2.1: Sơ đồ

phương pháp luận

2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật của Việt

Nam tác động đến kiến trúc Hà Nội giai đoạn 1954-1986

Mục 2.3 trình bày về định hướng phát triển kinh tế của Việt

Nam thông qua các nghị quyết, chủ trương lớn của Đảng tại các

kỳ Đại hội và các kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm của đất

nước. Luận án cũng trình bày các chính sách xây dựng và phát

triển Hà Nội, các điều kiện khoa học kỹ thuật còn yếu và thiếu

đã có nhiều tác động đến kiến trúc của Hà Nội giai đoạn này.

2.3. Đường lối phát triển kiến trúc Việt Nam giai đoạn 1954-

1986

Luận án nêu ra 3 nguyên tắc của nền văn hóa mới do Ban

thường vụ Trung ương Đảng đã đề ra năm 1943 là Dân tộc-

Khoa học – Đại chúng. Trong văn kiện Đại hội III của Đảng

(9/1960) đã chỉ rõ đường lối xây dựng nền văn hoá Việt Nam có

nội dung XHCN và tính dân tộc, điều này luôn được khẳng định

trong suốt giai đoạn 1954-1986. Nghị quyết Đại hội lần thứ IV

của Đảng đã nêu cho các KTS nhiệm vụ là “Phát triển nghệ

thuật kiến trúc XHCN có tính hiện đại và tính dân tộc” cùng

với phương châm truyền thống đã được xác định từ thời kỳ

trước là “thích dụng, bền vững, kinh tế và mỹ quan” trong đó

xác định kiến trúc là nghệ thuật XHCN với tính chất phải hiện

đại và đồng thời mang tính dân tộc”.

2.4. Cơ sở lý luận nhận diện Kiến trúc Xô Viết

Page 13: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

11

Mục 2.5 trình bày

những cơ sở nhận

diện kiến trúc Xô

Viết. Luận án đã

nêu ra 4 cơ sở

chính để nhận diện

nền kiến trúc Xô

Viết.

Hình 2.2: Cơ sở nhận diện kiến trúc Xô Viết

Nền tảng triết học: Xã hội Liên Xô và các nước XHCN được

xây dựng dựa trên nền tảng triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Tư tưởng và nghệ thuật kiến trúc: Kiến trúc Xô Viết lấy tư

tưởng nghệ thuật vị nhân sinh lên hàng đầu, lấy đối tượng phục

vụ là nhân dân lao động, nhiệm vụ đặt ra cho kiến trúc là giải

quyết những vấn đề xã hội.

Các yếu tố hình thành kiến trúc Xô Viết: Luận án chỉ ra

những yếu tố cơ bản để hình thành kiến trúc Xô Viết, đó là:

Cấu trúc nhà nước XHCN theo tầng bậc.

Nền kinh tế phát triển theo kế hoạch.

Quản lý hành chính bao cấp, rập khuôn.

Xây dựng con người XHCN.

Tổ chức hình thức đời sống XHCN.

Cải tạo xã hội XHCN.

Các phong cách kiến trúc Xô Viết tiêu biểu

Trong suốt giai đoạn tồn tại nhà nước Liên Xô, nền kiến trúc

Xô Viết hình thành một số phong cách tiêu biểu:

Chủ nghĩa Kết cấu: Bắt đầu từ những năm sau Cách mạng

1917 và suy thoái vào những năm 1930, khi Stalin lên năm

quyền. Chủ nghĩa Kết cấu có nhiều ý tưởng tiên phong, là nền

móng hình thành kiến trúc Xô Viết sau này.

Khuynh hướng kiến trúc cổ điển thời kỳ sau chiến tranh thế

giới II.

Page 14: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

12

Chủ nghĩa duy lý thập kỷ 60: Được ghi nhận với sự phát

triển của khoa học kỹ thuật xây dựng (KHKT), thực hiện cơ

giới hóa và tiêu chuẩn hóa trong xây dựng.

Xu hướng hiện đại 1965-1991: Giai đoạn hưng thịnh và đạt

nhièu thành tựu nhất của kiến trúc Xô Viết. Xây dựng nhiều khu

nhà ở, nhiều loại hình kiến trúc CTCC. Kiến trúc Xô Viết thời

kỳ này có ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc các nước XHCN

trong đó có Việt Nam.

2.5. Các kênh ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến kiến

trúc Hà Nội giai đoạn 1954-1986

Do vị trí địa lý khác biệt giữa

Liên Xô và Việt Nam, sự ảnh

hưởng của kiến trúc Xô Viết

đến kiến trúc Việt Nam không

diễn ra trực tiếp mà thông qua 4

kênh gián tiếp sau:

Hình 2.3: Các kênh ảnh hưởng

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Một trong những yếu

tố có ảnh hưởng lớn nhất của Liên Xô tại Việt Nam là việc cung

cấp các cơ hội giáo dục cho các sinh viên và nghiên cứu sinh

Việt Nam. Liên Xô đã đào tạo giúp Việt Nam nhiều chuyên gia

trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng, giảng viên đại học trong

giai đoạn này. Hầu hết các giáo trình giảng dạy tại các trường

đại học ngành xây dựng và kiến trúc của Việt Nam đều tham

khảo từ giáo trình của Liên Xô.

Viện trợ đầu tư xây dựng: Ảnh hưởng của kiến trúc đến kiến

trúc Hà Nội đã được chuyển qua những công trình mà Liên Xô

viện trợ về nguồn vốn và chuyên gia thiết kế.

Hợp tác khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng kiến trúc

Chủ yếu thông qua đội ngũ chuyên gia Liên Xô sang làm việc

tại Việt Nam và xây dựng hệ thống quy chuẩn, quy phạm trong

thiết kế.

Page 15: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

13

Thông tin tuyên truyền: Sức mạnh của tuyên truyền là rất

lớn, nhất là trong bối cảnh Việt Nam bị cấm vận quốc tế, nguồn

thông tin duy nhất đến từ bên ngoài là thông qua các nước

XHCN, mà chủ yếu nhất là qua kênh Liên Xô.

2.6. Những điều kiện tạo nên sự ảnh hưởng của kiến trúc Xô

Viết đến kiến trúc Hà Nội giai đoạn 1954-1986

Luận án trình bày 3 điều kiện tạo nên sự ảnh hưởng của kiến

trúc Xô Viết đến kiến trúc Việt Nam là:

Mối quan hệ đồng minh giữa Liên Xô và Việt Nam: Mối

quan hệ đồng minh ngày càng gắn chặt, nhất là sau năm 1978

Việt Nam bị cấm vận toàn diện, mối liên hệ duy nhất với bên

ngoài là thông qua Liên Xô và các nước XHCN.

Những điều kiện tương đồng giữa Liên Xô và Việt Nam: Đó

là cả hai nước đều xây dựng CNXH, cùng cấu trúc nhà nước và

cơ chế phát triển kinh tế.

Những điều kiện khác biệt giữa Liên Xô và Việt Nam: Đó là

những điều kiện về môi trường khí hậu, KHKT, văn hóa xã hội,

truyền thống lịch sử, v.v. Vì sự khác biệt này mà các KTS Việt

Nam ngoài việc tiếp nhận kiến trúc Xô Viết, nhưng có biến đổi

cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, thể hiện tinh thần dân tộc

trong các công trình kiến trúc. Vì thế con người-KTS Việt Nam

đóng vai trò trung tâm trong sự ảnh hưởng.

2.7. Vai trò của yếu tố con người - KTS Việt Nam trong việc

tiếp nhận sự ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết

KTS Việt Nam không tiếp nhận sự

ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết một

cách thụ động, máy móc mà họ tiếp

thu những tinh hoa của kiến trúc Xô

Viết một cách có chọn lọc, sáng tạo,

sau đó áp dụng phù hợp với điều kiện

kinh tế, văn hóa và những giá trị

truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hình 2.4: Vai trò con

người-KTS Việt Nam.

CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC XÔ VIẾT ĐẾN

KIẾN TRÚC NHÀ Ở VÀ CÔNG CỘNG TẠI HÀ NỘI

Page 16: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

14

3.1. Quan điểm và nguyên tắc của luận án.

Quan điểm

Đánh giá và ghi nhận sự ảnh hưởng

của kiến trúc Xô Viết đến kiến trúc Hà

Nội bao gồm cả các mặt tích cực và

hạn chế.

Lấy yếu tố con người-KTS Việt

Nam đóng vai trò trung tâm.

Xem xét ảnh hưởng của kiến trúc

Xô Viết đến kiến trúc Việt Nam trong

mối quan hệ biện chứng, có yếu tố

khách quan và yếu tố chủ quan.

Hình 3.1. Quan điểm

của luận án

Nguyên tắc

Khách quan hóa: Luận án nhìn

nhận vấn đề một cách đúng mực,

không quá ngợi ca nhưng cũng không

quá phê phán.

Nhân văn hóa: Nghệ thuật kiến

trúc trong bất kỳ thời kỳ nào, xã hội

nào cũng đều là sản phẩm sáng tạo của

con người, nó phản ánh những tình

cảm, nét văn hóa xã hội của một thời

kỳ, môt đất nước.

Hình 3.2. Nguyên tắc

của luận án

3.2 Ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến phương pháp luận

và phương châm trong sáng tác và thiết kế kiến trúc

Phương pháp luận trong sáng tác và thiết kế: Luận án nêu ra

4 nguyên tắc trong phương pháp luận thiết kế có ảnh hưởng từ

kiến trúc Xô Viết.

Nguyên tắc về tính giai cấp trong nghệ thuật kiến trúc

XHCN.

Nguyên tắc vị nhân sinh trong sáng tác và thiết kế kiến trúc

XHCN.

Nguyên tắc phi lợi nhuận trong sáng tác kiến trúc XHCN.

Page 17: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

15

Nguyên tắc công bằng trong hưởng thụ các sản phẩm kiến

trúc.

Phương châm thiết kế: Luận án đã chỉ sự biến đổi từ phương

châm thiết kế “Bền vững-thích dụng-mỹ quan-kinh tế” của kiến

trúc Xô Viết đã được chuyển đổi cho phù hợp điều kiện Việt

Nam trong giai đoạn này là “Bền vững–thích dụng-tiết kiệm-

đẹp trong điều kiện có thể”.

3.3. Ảnh hưởng kiến trúc Xô Viết đến kiến trúc nhà ở và

công trình công cộng

Mục 3.3 về sự ảnh

hưởng của kiến trúc

Xô Viết đến kiến

trúc nhà ở và CTCC

luận án trình bày

trên 3 vấn đề chính,

đó là: Hình 3.3. Ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết

đến kiến trúc nhà ở và CTCC.

3.3.1. Về nội dung và loại hình

Quy hoạch khu ở-Mô hình tiểu khu nhà ở: Quy hoạch Hà

Nội phải tuân thủ theo chủ trương, chính sách của Đảng và có

nhiều ảnh hưởng từ những đồ án quy hoạch của Liên Xô. Tuy

nhiên, một thành quả của quy hoạch giai đoạn này của Hà Nội

là tạo dựng các tiểu khu nhà ở.

Tiểu khu nhà ở, một mô hình đặc thù kiểu kiến trúc Xô Viết:

Mô hình tiểu khu nhà ở của Việt Nam áp dụng theo kiến trúc

Xô Viết có một số đặc điểm sau:

Cấu trúc tiểu khu phù hợp với điều kiện của các nước

XHCN.

Đặc thù xã hội kinh tế bao cấp tạo nên mô hình tiểu khu nhà

ở XHCN

Mô hình tiểu khu nhà ở khá phù hợp con người, lối sống

truyền thống Việt Nam.

Page 18: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

16

Các tiểu khu nhà ở tạo dựng bộ mặt kiến trúc mới cho Thủ

đô Hà Nội.

Mô hình tiểu khu nhà ở theo kiểu

XHCN có những đặc điểm khá

tương đồng với lối sống truyền thống

của người Việt và có nhiều ưu điểm

so với điều kiện bối cảnh Việt Nam

giai đoạn này

Hình 3.4. Mặt bằng quy

hoạch tiểu khu nhà ở của

Việt Nam

Kiến trúc nhà ở

Dựa vào một số đặc điểm luận

án đã phân loại nhà ở thời kỳ

này theo một số dạng điển hình

sau:

Phân loại theo tầng cao: Có

2 loại là nhà ở thấp tầng (dưới 2

tầng) và nhà ở có tầng cao trung

bình (4-5 tầng).

Phân loại theo kiểu hành

lang: Có 4 loại là không có

hành lang, hành lang bên, hành

lang giữa và đơn nguyên.

Hình 3.5: Sơ đồ phân loại nhà

ở tập thể ở Hà Nội giai đoạn

1954-1986

Phân loại theo cấu trúc căn hộ: Có 4 loại là kiểu chia gian,

căn hộ chung bếp và wc, căn hộ khép kín hành lang bên và căn

hộ khép kín hoàn chỉnh.

Phân loại theo phương pháp thi công: Có 2 loại là xây gạch

kết hợp tấm sàn BTCT và lắp ghép panel BTCT.

+ Nhận xét về kiến trúc nhà ở tại Hà Nội giai đoạn 1954-1986

- Chú trọng phát triển nhà ở kiểu chung cư.

- Đều là nhưng công trình thấp tầng (từ 5 tầng trở xuống)

- Mẫu nhà ở được thiết kế điển hình không đa dạng.

- Căn hộ được thiết kế điển hình với mức giản lược nhất.

Page 19: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

17

- Vật liệu xây dựng chủ yếu là vật liệu địa phương, BTCT bắt

đầu được đưa vào sử dụng phổ biến trong xây dựng.

- Vật liệu trang trí còn đơn giản, nghèo chất liệu.

- Bố cục kiến trúc ngay ngắn có nhịp điệu. Hình thức đơn

giản, hiện đại, phù hợp cấu trúc kết cấu.

- Phù hợp với điều kiện khí hậu, phong tục tâp quán của người

Việt - Các KTT mới đã tạo dựng được bộ mặt mới, hiện đại cho

kiến trúc Hà Nội thời kỳ bấy giờ.

Kiến trúc CTCC

Luận án đưa ra bảng so sánh các loại hình kiến trúc CTCC theo

các giai đoạn phát triển để có thể thấy rõ trong giai đoạn 1954-

1986 đã xuất hiện nhiều loại hình CTCC mới, đặc trưng của

thời kỳ kinh tế bao cấp.

GIAI

ĐOẠN

PHÁT

TRIỂN

CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC CTCC MỚI ĐƯỢC PHÁT

TRIỂN XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN NÀY

Giai

đoạn

phong

kiến

- Cung điện, thành lũy của chính quyền nhà nước

phong kiến.

- Công trình tôn giáo tín ngưỡng: Đình, đền, chùa

- Công trình giáo dục: Văn miếu, quốc tử giám

Giai

đoạn

Pháp

thuộc

- Công trình công quyền phục vụ cho chính quyền thực

dân đô hộ

- Các công trình công sở làm việc, trại lính cho người

Pháp và người Việt làm việc trong chính quyền đô hộ.

- Các CTCC thiết yếu phục vụ đời sống văn hóa xã hội

cho giới quan lại và tầng lớp địa chủ như: Ngân hàng,

bưu điện, cửa hàng, nhà hát, rạp chiếu phim, khu thể

thao giải trí, trường học, bệnh viện, công viên, khách

sạn.

- Các công trình phục vụ khai thác thuộc địa: Nhà ga

đường sắt, đường thủy, sân bay

Giai

đoạn

1954-

1986

- Các CTCC phục vụ chính quyền nhân dân: quốc hội,

trụ sở các bộ, các cơ quan nhà nước.

- Các CTCC phục vụ văn hóa tinh thần đại bộ phận

nhân dân lao động: Nhà văn hóa, câu lạc bộ thanh

Page 20: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

18

thiếu niên.

- Các CTCC phục vụ đời sống vật chất: Cửa hàng bách

hóa đồ dùng, lương thực thực phẩm mua bán theo tem

phiếu, hệ thống chợ

- Các CTCC phục vụ giáo dục: Nhà trẻ, trường học PT,

hệ thống các trường ĐH, cao đẳng, trung cấp đạo tạo

cán bộ chuyên ngành phục vụ phát triển XH.

- Các CTCC phụ vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức

khỏe: Bệnh viện, hệ thống trạm y tế, trạm xá.

Giai

đoạn sau

1986

- Tổ hợp các CTCC đa năng, các TTTM lớn phục vụ

nền kinh tế thị trường.

+ Phân loại kiến trúc CTCC: Để nhận rõ được sự ảnh hưởng

của kiến trúc Xô Viết đến kiến trúc các CTCC xây dựng tại Hà

Nội giai đoạn 1954-1986 có thể phân loại các CTCC thời kỳ

này theo nguồn vốn đầu tư và KTS thiết kế như sau:

CTCC do Liên Xô viện trợ vốn và thiết kế: Luận án có nêu

ra 4 công trình tiêu biểu là trường Đại học Bách khoa, Lăng

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cung VH Lao động, bảo tàng Hồ Chí

Minh. Đây đều là những công trình có quy mô lớn, có ý nghĩa

quan trọng, có mức đầu tư lớn so với điều kiện lúc bấy giờ.

Hình thức hiện đại mạnh mẽ, tỷ lệ lớn.

CTCC do KTS Việt Nam thiết kế:

Hình 3.6. Một số công trình xây dựng ở Hà Nội giai đoạn 1954-1986

do KTS Việt Nam thiết kế

Page 21: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

19

Luận án đưa ra nhận xét về các CTCC do KTS Việt Nam thiết

kế:

Các CTCC có nội dung thiết thực phục vụ đời sống vật chất

và tinh thần của người dân Thủ đô.

Chức năng phù hợp kinh tế bao cấp phục vụ chính sách an

sinh xã hội của nhà nước.

Hình thức kiến trúc đơn giản, hiện đại, tuân thủ nguyên tắc

hình thức đi sau công năng.

Có nghiên cứu phù hợp khí hậu nhiệt đới, chi tiết kiến trúc

truyền thống.

Quy mô xây dựng nhỏ nhắn, khiêm nhường.

3.3.2. Về hình thức kiến trúc

Luận án đã lập bảng so sánh hình thức kiến trúc nhà ở và CTCC

xây dựng tại Hà Nội giai đoạn 1954-1986 với hình thức kiến

trúc truyền thống và kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc và các công

trình kiên trúc thế giới cùng thời kỳ và đưa ra những nhận định

về những đặc điểm hình thức của kiến trúc Hà Nội giai đoạn

1954-1986 như sau:

Hình thức công trình phản ánh công năng bên trong: Đề cao

tính sử dụng mà giảm nhẹ trang trí.

Ngôn ngữ tạo hình hiện đại: Bắt nguồn từ vật liệu và phương

pháp xây dựng.

Phong cách giản dị, khiêm tốn: Do đặc điểm kiến trúc truyền

thống và điều kiện kinh tế còn khó khăn.

Đề cao tính dân tộc.

3.3.3. Về biểu hiện nghệ thuật trong công trình kiến trúc

Luận án đã nêu ra những biểu hiện nghệ thuật trong các công

trình kiến trúc giai đoạn nghiên cứu là:

Biểu hiện tính điển hình.

Biểu hiện tính kỷ luật, trang nghiêm.

Biểu hiện tính dân chủ, tính giai cấp

Page 22: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

20

3.4. Nhìn nhận và đánh giá ảnh hưởng Kiến trúc Xô Viết tới

kiến trúc Hà Nội giai đoạn 1954-1986

Các giai đoạn và mức độ ảnh hưởng: Luận án chia mức

độ ảnh hưởng làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1954-1975: Ảnh hưởng ít do điều kiện khó

khăn không xây dựng nhiều. Số lượng KTS Việt Nam

được đào tạo còn ít và chưa có nhiều điều kiện để hành

nghề.

Giai đoạn 1976-1986: Ảnh hưởng nhiều từ những công

trình do Liên Xô viện trợ xây dựng và đội ngũ KTS Việt

Nam được đào tạo từ Liên Xô và các nước XHCN về nước

hành nghề và giảng dạy.

Những ảnh hưởng tích cực

Nhưng mặt còn hạn chế

Luận án đã trình bày những

ảnh hưởng tích cực và những

mặt còn hạn chế của kiến

trúc Xô Viết đến kiến trúc

Hà Nội giai đoạn 1954-1986

như trong phần kết luận.

Hình 3.7. Những ảnh hưởng tích

cực và những mặt còn hạn chế

3.5. Bàn luận

3.5.1. Vai trò của kiến trúc nhà ở và công trình công

cộng tại Hà nội giai đoạn 1954-1986 trong nhận diện đô

thị Hà Nội

Bao gồm 3 vai trò, đó là

Vai trò lịch sử: Đánh dấu kết thúc giai đoạn thuộc địa, mở ra

thời kỳ kiến trúc tự do, độc lập.

Vai trò văn hóa xã hội: Tạo dựng cuộc sống mới XHCN.

Vai trò phát triển ngành.

3.5.2. Phát huy những giá trị ảnh hưởng tích cực của

kiến trúc Xô Viết trong kiến trúc Việt Nam đương đại

Page 23: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

21

Phát huy giá trị ảnh hưởng tích cực về mặt xã hội: xây dựng

một nền kiến trúc có trách nhiệm phục vụ công tác an sinh xã

hội, nâng cao đời sống, phục vụ lợi ích cho con ngườiPhát huy

giá trị ảnh hưởng tích cực về mặt khoa học: Phát huy những bài

học kinh nghiệm đã được đúc kết trong quá khứ.

Phát huy giá trị ảnh hưởng tích cực về giá trị sử dụng: Nâng

chất lượng môi trường sống, tạo dựng điều kiện tốt nhất về môi

trường, cảnh quan, dịch vụ công cộng.

Phát huy giá trị ảnh hưởng tích cực về giá trị thẩm mỹ: Hòa

nhập mà mà không bị đánh mất bản sắc, đề cao các giá trị

truyền thống.

3.5.3. Tiềm năng bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc

giai đoạn 1954-1986 tại Hà Nội

Kiến trúc nhà ở và CTCC được xây dựng tại Hà Nội là quỹ

công trình kiến trúc đánh dấu một giai đoạn phát triển, một mắt

xích quan trọng của chuỗi tiếp biến trong lịch sử phát triển kiến

trúc Việt Nam.

Kiến trúc giai đoạn 1954-1986 cần được nghiên cứu bảo tồn để

lưu giữ những ký ức về một giai đoạn đã góp phần tạo nên hồn

nơi chốn của đô thị.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Kiến trúc Xô Viết đã có ảnh hưởng đến kiến trúc Hà Nội về

nhiều mặt, từ phương pháp luận đến những biểu hiện nội dung

và hình thức, trong đó có cả những ảnh hưởng tích cực và hạn

chế. Những ảnh hưởng đó được xác định cụ thể như sau:

1. Ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến phương pháp luận

và phương châm trong sáng tác và thiết kế kiến trúc:

Ảnh hưởng đến phương pháp luận: Kiến trúc Xô Viết đã có

ảnh hưởng rõ rệt lên phương luận sáng tác kiến trúc tại Hà Nội

giai đoạn 1954-1986 trên cơ sở các nguyên tắc sau:

Page 24: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

22

- Nguyên tắc về tính giai cấp trong nghệ thuật kiến trúc

XHCN thể hiện rõ ở tính Đảng và tính đại diện của giai cấp

công nhân và nhân dân lao động.

- Nguyên tắc vị nhân sinh trong sáng tác và thiết kế kiến trúc

XHCN, trong đó tư tưởng nghệ thuật vị nhân sinh được đặt lên

hàng đầu, vốn là tư tưởng chủ đạo của triết học Mác-Lênin.

- Nguyên tắc phi lợi nhuận trong sáng tác kiến trúc XHCN với

mục đính chính là phục vụ quần chúng nhân dân lao động.

- Nguyên tắc công bằng trong hưởng thụ các sản phẩm kiến

trúc trên quan điểm mọi người dân đều bình đẳng và được phân

phối đồng đều, bảo đảm công bằng xã hội.

Ảnh hưởng đến phương châm thiết kế: Phương châm thiết

kế của kiến trúc Xô Viết đã được điều chỉnh cho phù hợp với

bối cảnh Việt Nam, từ “Bền vững-Thích dụng-Kinh tế-Mỹ quan

được chuyển thành “Bền vững-Thích dụng-Tiết kiệm-Đẹp trong

điều kiện có thể”.

2. Ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình thức

và biểu hiện nghệ thuật trong kiến trúc nhà ở và CTCC xây

dựng tại Hà Nội:

Về nội dung

- Mô hình cư trú: Xác lập mô hình cư trú mới là mô hình tiểu

khu nhà ở. Đây là mô hình ở kiểu mẫu cho lối sống XHCN tại

các đô thị của LX đã được các KTS Việt Nam nghiên cứu vận

dụng sáng tạo vào thực tế tại Hà Nôi, với các đặc điểm là một

khu dân cư với quy mô 5000-6000 dân có trung tâm công cộng

gồm cửa hàng, trường học đặt ở giữa các nhóm nhà với bán

kính phục vụ 400-500m.

Kiến trúc nhà ở:

- Xuất hiện loại hình kiến trúc nhà ở mới so với thời kỳ trước

là nhà ở tập thể. Với chiều cao không quá 5 tầng bố cục kiểu

hành lang (hành lang bên, hành lang giữa) hoặc theo đơn

nguyên.

- Xây dựng nội dung mới trong thiết kế kiến trúc nhà ở: Nhà ở

kiểu căn hộ khép kín được thiết kế điển hình với diện tích tương

đối hạn chế.

Page 25: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

23

Kiến trúc CTCC:

- Xuất hiện thêm nhiều loại hình kiến trúc CTCC mới như:

Nhà văn hóa, câu lạc bộ, cung thiếu nhi, nhà trẻ, hệ thống cửa

hàng bách hóa phân phối thiết bị, đồ dùng gia đình, của hàng

lương thực thực phẩm từ cấp tiểu khu đến cấp thành phố để

phân phối hàng hóa theo tem phiếu, trạm y tế, trạm xá.

- Kiến trúc CTCC giai đoạn này có những đặc tính nổi bất

sau:

Tính đại chúng.

Tính bình đẳng xã hội.

Tính phi lợi nhuận.

Tính điển hình hóa.

Tính đơn chức năng.

Phân cấp theo tầng bậc.

Về hình thức

Trên cơ sở những so sánh hình thức kiến trúc nhà ở và CTCC

xây dựng tại Hà Nội giai đoạn 1954-1986 với hình thức kiến

trúc truyền thống và kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc, luận án đưa ra

những nhận định về đặc điểm hình thức của kiến trúc Hà Nội

giai đoạn 1954-1986 như sau:

- Hình thức phản ánh công năng.

- Ngôn ngữ tạo hình hiện đại.

- Giản dị, khiếm tốn, đề cao tính dân tộc.

Về biểu hiện nghệ thuật

Dưới ảnh hưởng của kiên trúc Xô Viết, kiến trúc nhà ở và

CTCC Hà Nội giai đoạn 1954-1986 có nhưng biểu hiện nghệ

thuật sau:

- Biểu hiện tính điển hình.

- Biểu hiện tính kỷ luật, trang nghiêm.

- Biểu hiện tính dân chủ, giai cấp.

3. Kiến trúc Xô Viết đã có những ảnh hưởng rất lớn đến

kiến trúc Hà Nội giai đoạn 1954-1986 trong đó có cả những

ảnh hưởng tích cực và các mặt hạn chế, được biểu hiện trên

các khía cạnh sau:

Ảnh hưởng tích cực

Page 26: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

24

- Xây dựng phương pháp luận kiến trúc phù hợp với tư tưởng

nghệ thuật xã hội XHCN.

- Phát triển toàn diện ngành kiến trúc xây dựng ở Việt Nam.

- Xây dựng hệ thống đào tạo chuyên ngành bài bản nhất từ

trước đến nay.

- Tạo dựng quỹ công trình kiến trúc có giá trị sử dụng và giá

trị di sản.

- Thực hiện được các mục tiêu an sinh xã hội.

Những mặt hạn chế

- Các giải pháp thiết kế còn nặng tính duy ý chí, tư tưởng ý

thức hệ.

- Hình thức kiến trúc chưa được quan tâm một cách đúng

mức.

- Khó thích ứng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị

trường.

Kiến nghị

Kiến nghị 1: Đánh giá giá trị di sản của những công trình

kiến trúc giai đoạn 1954-1986 tại Hà Nội nhằm công nhận kiến

trúc giai đoạn này là một bộ phận của di sản Hà Nội, trên cơ sở

đó để có cơ sở bản tồn và tu tạo những công trình tiêu biểu nhất

của thời kỳ này.

Kiến nghị 2: Lựa chọn những công trình kiến trúc tại tiêu

biểu tại Hà Nội giai đoạn 1954-1986 để nghiên cứu định hướng

chuyển đổi chức năng trên cơ sở phục vụ phát triển du lịch của

Hà Nội, đem lại những lợi ích kinh tế cho ngành du lịch của Thủ

đô.

Kiến nghị 3 : Cần nghiên cứu kiến trúc tại Hà Nội giai đoạn

1954-1986 một cách đầy đủ và khách quan, làm cơ sở xây dựng

một chương trong giáo trình giảng dạy bộ môn lịch sử kiến trúc

trong các trường đào tạo chuyên ngành kiến trúc của Việt Nam

để sinh viên có cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển của

kiến trúc Việt Nam qua nhiều giai đoạn của lịch sử.

Page 27: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG VŨ ẢNH … tom tat 24 tran… · Xác định ảnh hưởng của kiến trúc Xô Viết đến nội dung, hình

25

DANH MỤC

CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Đặng Hoàng Vũ (2009), Nhìn lại chung cư Hà Nội sau

năm 1975 - Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số tháng 5/2009.

2. Đặng Hoàng Vũ (2015), Dấu ấn của phong cách kiến

trúc Xô Viết trên các công trình nhà ở và công cộng tại Hà Nội

giai đoạn 1954-1986 - Tạp chí Kiến trúc & Xây dựng, số tháng

3/2015.

3. Đặng Hoàng Vũ (2015), Khai thác và phát huy những

giá trị tích cực của phong cách kiến trúc Xô Viết trong kiến trúc

Việt Nam đương đại - Tạp chí Xây dựng & Đô thị, số

39+40/2015.