trong soÁ naØy - hcma.vnhcma.vn/uploads/2018/7/6/so 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán...

25
CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC, CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO CỦA HỌC VIỆN - Quyết định số 1269/QĐ-HVCTQG về việc ban hành Quy chế Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương lần thứ VII-2020 (tiếp) - Công văn số 97/HVCTQG-TCT ngày 25/01/2018 về việc đôn đốc các trường chính trị tiếp tục chuẩn hóa, nâng cao chất lượng bản tin, nội san NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI - TS. Nguyễn Văn Thắng - Một số vấn đề đặt ra đối với cán bộ chủ chốt của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Qua khảo sát Ban Giám hiệu của các trường) - ThS. Trần Thị Bích Hằng - Từ nhận thức về xây dựng văn hóa trường Đảng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến xây dựng văn hóa trường Đảng tại Trường Chính trị Tô Hiệu thành phố Hải Phòng - TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn hiện nay - ThS. Tống Trần Hà - Một số điểm mới trong Quy chế Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương lần thứ VII. - TS. Nguyễn Thái Bình - ThS. Ngô Thị Thu Hồng - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Gia Lai - ThS. Trần Thị Huệ - Nâng cao chất lượng soạn giáo án chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính hiện nay MÔ HÌNH - THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM - TS. Đặng Luận - Một số kinh nghiệm từ tổ chức phong trào thi đua của Cụm thi đua số 7 - ThS. Bùi Quang Toản - Một số vấn đề về đổi mới nghiên cứu thực tế của giảng viên Trường Chính trị tỉnh Hải Dương hiện nay - ThS. Đỗ Minh Tuấn - Công tác liên kết đào tạo đại học theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh tại Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ - ThS. Võ Minh Hoàng - Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, tỉnh An Giang - 70 năm trưởng thành và phát triển TIN TỨC - SỰ KIỆN Chòu traùch nhieäm xuaát baûn TS Nguyeãn Vaên Thaéng Vuï tröôûng Vuï Caùc tröôøng chính trò Ñieän thoaïi cô quan: 024. 62827178 Xuaát baûn 3 thaùng moät kyø Bieân taäp TS Caàm Thò Lai TS Nguyeãn Thò Thanh Nhaøn ThS Toáng Traàn Haø CN Traàn Thò Myõ Lieân Toøa soaïn Vuï Caùc tröôøng chính trò Hoïc vieän Chính trò Quoác gia Hoà Chí Minh 135 Nguyeãn Phong Saéc Nghóa Taân - Caàu Giaáy - Haø Noäi Ñieän thoaïi: 024. 62827183 024. 62827209 Email: [email protected] HOÄI ÑOÀNG CHÆ ÑAÏO PGS, TS Tröông Thò Tho â ng TS Nguye ã n Va ê n Tha é ng PGS, TS Nguye ã n Minh Tua á n PGS, TS Ho à Tro ï ng Hoa ø i PGS, TS Le â Va ê n Lô ï i PGS, TS Le â Minh Qua â n PGS, TS Ño ã Xua â n Tua á t Chu û tòch UÛ y vie â n UÛ y vie â n UÛ y vie â n UÛ y vie â n UÛ y vie â n UÛ y vie â n Thöïc hieän taïi Coâng ty Truyeàn thoâng Nhaát Nam www.truyenthongnhatnam.com.vn Email: [email protected] Tel: 0989 359 111 Giaáy pheùp xuaát baûn Soá 19/GP-XBBT ngaøy 23/3/2018 In taïi Coâng ty in Minh Ñaït 2 6 8 12 15 18 21 25 29 32 35 38 43 TRONG SOÁ NAØY Ảnh bìa 1: GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thăm và làm việc với Trường Chính trị tỉnh Bình Dương (5 - 2018)

Upload: others

Post on 18-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC, CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO CỦA HỌC VIỆN- Quyết định số 1269/QĐ-HVCTQG về việc ban hành Quy chế Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương lần thứ VII-2020 (tiếp)- Công văn số 97/HVCTQG-TCT ngày 25/01/2018 về việc đôn đốc các trường chính trị tiếp tục chuẩn hóa, nâng cao chất lượng bản tin, nội sanNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI - TS. Nguyễn Văn Thắng - Một số vấn đề đặt ra đối với cán bộ chủ chốt của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Qua khảo sát Ban Giám hiệu của các trường)- ThS. Trần Thị Bích Hằng - Từ nhận thức về xây dựng văn hóa trường Đảng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến xây dựng văn hóa trường Đảng tại Trường Chính trị Tô Hiệu thành phố Hải Phòng- TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn hiện nay- ThS. Tống Trần Hà - Một số điểm mới trong Quy chế Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương lần thứ VII.- TS. Nguyễn Thái Bình - ThS. Ngô Thị Thu Hồng - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Gia Lai- ThS. Trần Thị Huệ - Nâng cao chất lượng soạn giáo án chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính hiện nayMÔ HÌNH - THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM - TS. Đặng Luận - Một số kinh nghiệm từ tổ chức phong trào thi đua của Cụm thi đua số 7- ThS. Bùi Quang Toản - Một số vấn đề về đổi mới nghiên cứu thực tế của giảng viên Trường Chính trị tỉnh Hải Dương hiện nay- ThS. Đỗ Minh Tuấn - Công tác liên kết đào tạo đại học theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh tại Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ - ThS. Võ Minh Hoàng - Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, tỉnh An Giang - 70 năm trưởng thành và phát triểnTIN TỨC - SỰ KIỆN

Chòu traùch nhieäm xuaát baûnTS Nguyeãn Vaên Thaéng

Vuï tröôûng Vuï Caùc tröôøng chính tròÑieän thoaïi cô quan: 024. 62827178

Xuaát baûn3 thaùng moät kyø

Bieân taäpTS Caàm Thò Lai

TS Nguyeãn Thò Thanh NhaønThS Toáng Traàn Haø

CN Traàn Thò Myõ Lieân

Toøa soaïnVuï Caùc tröôøng chính trò

Hoïc vieän Chính trò Quoác gia Hoà Chí Minh135 Nguyeãn Phong Saéc

Nghóa Taân - Caàu Giaáy - Haø NoäiÑieän thoaïi: 024. 62827183

024. 62827209Email: [email protected]

HOÄI ÑOÀNG CHÆ ÑAÏOPGS, TS Tröông Thò ThoângTS Nguyeãn Vaên ThaéngPGS, TS Nguyeãn Minh TuaánPGS, TS Hoà Troïng HoaøiPGS, TS Leâ Vaên LôïiPGS, TS Leâ Minh QuaânPGS, TS Ñoã Xuaân Tuaát

Chuû tòchUÛy vieânUÛy vieânUÛy vieânUÛy vieânUÛy vieânUÛy vieân

Thöïc hieän taïiCoâng ty Truyeàn thoâng Nhaát Namwww.truyenthongnhatnam.com.vnEmail: [email protected]

Tel: 0989 359 111Giaáy pheùp xuaát baûn

Soá 19/GP-XBBT ngaøy 23/3/2018In taïi Coâng ty in Minh Ñaït

2

6

8

12

15

18

21

25

29

32

35

38

43

TRONG SOÁ NAØY

Ảnh bìa 1: GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thăm và làm việc với Trường Chính trị tỉnh Bình Dương (5 - 2018)

Page 2: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

2 3

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

Chương IVĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ XẾP HẠNG DANH HIỆU

Điều 13. Phương pháp chấm thiCác giám khảo chấm điểm độc lập theo các nội dung đã ghi trong “Phiếu chấm

điểm”. Điểm của người dự thi là điểm trung bình cộng của các giám khảo trong Tổ chấm thi. Trường hợp các giám khảo chấm điểm lệch nhau từ 02 điểm trở lên thì Tổ trưởng báo cáo Chủ tịch Hội đồng giám khảo xem xét quyết định.

Điều 14. Tổng điểm, thang điểm, hệ số điểm và cách tính điểm1. Tổng điểm, thang điểma) Tổng điểm tối đa: 100 điểm.b) Thang điểmĐiểm thi giáo án, thi viết và thi giảng bài trên lớp được tính theo thang điểm 20.- Không đạt: dưới 10 điểm.- Đạt: từ 10 điểm đến cận 14 điểm.- Khá: từ 14 điểm đến cận 16 điểm.- Giỏi: từ 16 điểm đến cận 18 điểm.- Xuất sắc: từ 18 điểm đến 20 điểm.2. Hệ số điểma) Điểm thi viết và thi giáo án tính hệ số 1.b) Điểm thi giảng bài trên lớp tính hệ số 3.3. Cách tính điểma) Điểm Hội thi của người dự thi là tổng điểm thi giáo án, thi viết và thi giảng

bài trên lớp.b) Điểm thi không làm tròn số và được phép lấy đến chữ số thứ hai trong phần

thập phân.Điều 15. Điểm nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy1. Điểm nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy là điểm quy đổi từ các đề tài

khoa học do người dự thi trực tiếp nghiên cứu, đã được nghiệm thu đạt yêu cầu trở lên; các bài nghiên cứu khoa học công bố trên các phương tiện truyền thông được cấp phép; các bài tham luận tham gia hội thảo từ cấp trường trở lên được in trong

Lời Ban Biên tập: Trong số 1-2018, Bản tin “Thông tin công tác trường chính trị” đã giới thiệu đến bạn đọc phần đầu của Quy chế Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trường cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương. Trong số 2-2018 này, Ban Biên tập giới thiệu phần cuối của Bộ Quy chế.

kỷ yếu. Các công trình khoa học trên đây phải được nghiệm thu hoặc công bố giữa hai kỳ Hội thi và chỉ được cộng điểm 01 lần.

2. Điểm nghiên cứu khoa học là điều kiện để Hội đồng giám khảo xếp loại danh hiệu “Giảng viên dạy giỏi”, “Giảng viên dạy giỏi xuất sắc”.

3. Người dự thi tập hợp các công trình khoa học đúng quy định, lập thành danh mục, có minh chứng kèm theo và xác nhận của nhà trường, gửi về Ban Tổ chức Hội thi trước thời điểm tổ chức Hội thi 30 ngày.

4. Cách tính điểm khoa họca) Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước được tính 5,0 điểm. Chủ

nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh hoặc tương đương được tính 4,0 điểm. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (cấp trường) được tính 1,5 điểm. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp khoa được tính 0,5 điểm. Nếu là cộng tác viên có bài viết hoặc thư ký đề tài thì được tính 1/4 số điểm của mỗi công trình.

b) Chủ biên giáo trình, tập bài giảng “Tình hình, nhiệm vụ của địa phương (hoặc ngành)” đã xuất bản được tính 4,0 điểm. Chủ biên các loại tài liệu bồi dưỡng, tham khảo cho học viên đã xuất bản hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt được tính 1,0 điểm. Nếu là cộng tác viên thì được tính 1/4 số điểm của mỗi công trình.

c) Mỗi bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí có mã ISSN được tính 1,5 điểm, đăng trên bản tin hoặc trang thông tin điện tử (website) của trung ương được tính 0,5 điểm; đăng trên bản tin, website của trường, của tỉnh được tính 0,25 điểm.

d) Mỗi bài nghiên cứu đăng trên báo (báo giấy, báo điện tử) trung ương được tính 0,5 điểm. Đăng trên báo (báo giấy, báo điện tử) địa phương được tính 0,25 điểm.

đ) Mỗi bài tham luận (bao gồm cả bài đề dẫn của chủ trì hội thảo) được công bố trong kỷ yếu hội thảo quốc tế được tính 4,0 điểm; đăng kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia được tính 2,0 điểm; đăng kỷ yếu hội thảo khoa học cấp tỉnh hoặc liên trường được tính 0,5 điểm; đăng kỷ yếu hội thảo khoa học cấp trường được tính 0,25 điểm.

Điều 16. Điều kiện xếp hạng danh hiệu1. Xếp hạng danh hiệu “Giảng viên dạy giỏi” trên cơ sở tổng số điểm thi (thi giáo

án, thi viết, thi giảng bài trên lớp) và xét điểm nghiên cứu khoa học của người dự thi. 2. Tổng điểm thi của người dự thi phải từ 80 điểm trở lên (trong đó điểm thi giáo

án, thi viết phải xếp từ loại khá trở lên). 3. Điểm nghiên cứu khoa học của người dự thi phải từ 2,5 điểm trở lên.Điều 17. Phân loại và giá trị của danh hiệu1. Các loại danh hiệua) Đạt danh hiệu “Giảng viên dạy giỏi xuất sắc” khi tổng điểm thi đạt từ 90 điểm

đến 100 điểm (trong đó điểm các nội dung thi đạt loại giỏi trở lên); điểm nghiên cứu khoa học đạt từ 5,0 điểm trở lên.

b) Đạt danh hiệu “Giảng viên dạy giỏi” khi tổng điểm thi đạt từ 80 điểm đến 100 điểm (trong đó điểm thi giảng trên lớp đạt loại giỏi trở lên, các nội dung thi khác xếp từ loại khá trở lên); điểm nghiên cứu khoa học đạt từ 2,5 điểm trở lên.

Page 3: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

4 5

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

2. Giá trị của danh hiệua) Danh hiệu “Giảng viên dạy giỏi xuất sắc” và “Giảng viên dạy giỏi” chỉ có giá

trị giữa hai kỳ Hội thi để các trường xem xét việc quy hoạch lãnh đạo, cử đi học nâng cao trình độ, bổ nhiệm, nâng ngạch, tăng lương trước thời hạn, xét các danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể.

b) Thành tích tham gia Hội thi của các trường sẽ được Học viện xem xét khi xét khen thưởng hằng năm và khi hiệp y khen thưởng bậc cao với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

Chương VKHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ THÔNG BÁO KẾT QUẢ HỘI THI

Điều 18. Khen thưởng1. Giảng viên đạt danh hiệu “Giảng viên dạy giỏi xuất sắc” các trường chính trị

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương được Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tặng bằng khen và giấy chứng nhận.

2. Giảng viên đạt danh hiệu “Giảng viên dạy giỏi” các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương được Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận.

3. Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ tặng thưởng cho các cá nhân có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy.

4. Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình tổ chức Hội thi.

Điều 19. Kỷ luật1. Người dự thi vi phạm Quy chế Hội thi, tùy thuộc mức độ vi phạm sẽ bị xử lý

theo một trong các hình thức sau đây:a) Khiển trách: áp dụng đối với người dự thi bị người coi thi hoặc người chấm thi

nhắc nhở đến lần thứ ba trong một hình thức thi. Người bị khiển trách bị trừ 02 điểm trong hình thức thi đó.

b) Cảnh cáo: áp dụng đối với người dự thi đã bị khiển trách và bị người coi thi hoặc chấm thi nhắc nhở đến lần thứ hai do vi phạm Quy chế trong một hình thức thi. Người bị cảnh cáo bị trừ 04 điểm trong hình thức thi đó.

c) Đình chỉ thi: áp dụng đối với người dự thi bị cảnh cáo lần thứ hai trong một hình thức thi. Người bị đình chỉ thi thì bị hủy kết quả tham gia Hội thi.

2. Thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Hội đồng giám khảo, Tổ ra đề thi viết, Tổ thư ký Hội thi vi phạm Quy chế Hội thi sẽ bị xử lý kỷ luật theo các hình thức sau:

a) Khiển trách: áp dụng đối với thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Hội đồng giám khảo, Tổ ra đề thi viết, Tổ thư ký Hội thi bị Trưởng ban Chỉ đạo, Trưởng ban Tổ chức, Chủ tịch Hội đồng giám khảo nhắc nhở do vi phạm lần thứ hai Quy chế Hội thi.

b) Cảnh cáo: áp dụng đối với thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Hội đồng giám khảo, Tổ ra đề thi viết, Tổ thư ký Hội thi đã bị khiển trách nhưng bị Trưởng ban Chỉ đạo, Trưởng ban Tổ chức, Chủ tịch Hội đồng giám khảo nhắc nhở do tiếp tục vi phạm Quy chế Hội thi.

c) Đình chỉ nhiệm vụ: áp dụng đối với thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Hội đồng giám khảo, Tổ ra đề thi viết, Tổ thư ký Hội thi đã bị cảnh cáo nhưng bị Trưởng ban Chỉ đạo, Trưởng ban Tổ chức, Chủ tịch Hội đồng giám khảo nhắc nhở do tiếp tục vi phạm Quy chế Hội thi.

3. Các trường hợp vi phạm đều phải lập biên bản. Trưởng ban Chỉ đạo Hội thi quyết định các hình thức kỷ luật hoặc ủy quyền cho Trưởng ban Tổ chức Hội thi quyết định.

4. Các vi phạm ngoài quyền hạn xử lý của Trưởng ban Chỉ đạo Hội thi sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Quyền khiếu nại, tố cáoTập thể và cá nhân được quyền khiếu nại, tố cáo bằng văn bản với Ban Chỉ đạo, Ban

Tổ chức Hội thi hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi thấy có tiêu cực, vi phạm. Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Hội thi hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 21. Thông báo kết quả Hội thiKết quả Hội thi được công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Học viện Chính

trị Quốc gia Hồ Chí Minh; thông báo đến cơ quan lãnh đạo, cơ quan chủ quản của các trường chính trị, trường bộ, ngành và các trường có người dự thi.

Chương VIĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Tổ chức thực hiện1. Vụ Các trường chính trị có nhiệm vụ chủ trì, phổ biến, hướng dẫn, theo dõi,

đôn đốc thực hiện Quy chế này. Khi có vấn đề phát sinh cần sửa đổi, bổ sung, thay thế thì Vụ Các trường chính trị nghiên cứu, đề xuất Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xem xét, quyết định.

2. Văn phòng Học viện, Vụ Kế hoạch - Tài chính, cơ quan phụ trách công tác thi đua - khen thưởng của Học viện và các đơn vị có liên quan phối hợp tổ chức và bảo đảm các điều kiện để tổ chức Hội thi.

3. Hiệu trưởng các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương có nhiệm vụ phổ biến và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.

GIÁM ĐỐC (Đã ký)

Nguyễn Xuân Thắng

Page 4: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

6 7

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kính gửi: Ban Giám hiệu các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bản tin, nội san, tạp chí của các trường chính trị là kênh thông tin quan trọng để trao đổi thông tin chỉ đạo, quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, đây là những diễn đàn để các trường chính trị trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trao đổi các kết quả nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, giảng viên và chất lượng học tập, nghiên cứu của học viên.

Thực hiện sự chỉ đạo về chuyên môn của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trường chính trị các tỉnh, thành phố đã chú trọng nâng cao chất lượng bản tin, nội san, tạp chí của các trường, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ chính trị. Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất bản định kỳ Tạp chí “Phát triển nhân lực”. Trường chính trị các tỉnh Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Lào Cai... đã xuất bản định kỳ 04 số/năm. Đáng chú ý là bản tin của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã được phát hành đến cán bộ chủ chốt cấp xã trong toàn tỉnh. Hầu hết tên gọi bản tin của các trường đã thực hiện đúng theo quy định của Học viện là “Thông tin Lý luận và thực tiễn”. Tuy nhiên, đến nay, một số trường chưa chuyển đổi tên gọi bản tin, nội san, có trường không đặt tên, có trường gọi là “kỷ yếu” hoặc “tài liệu”; in số lượng ít (100 - 150 cuốn/số), không phát hành đến học viên. Vẫn còn những bản tin không chia các chuyên mục, thiếu những bài viết có chất lượng cao.

Để sớm khắc phục tình hình nêu trên hướng tới xây dựng mô hình trường chính trị chuẩn, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đề nghị các trường chính trị tiếp tục chuẩn hóa, nâng cao chất lượng bản tin, nội san với một số yêu cầu cụ thể như sau:

1. Thống nhất lấy tên gọi “Thông tin Lý luận và thực tiễn” (trừ Tạp chí của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh) là tên chung cho bản tin, nội san của các trường chính trị. Bản tin, tạp chí phải do cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Các trường xuất bản ít nhất 02 số/năm. Khuyến khích các trường phát hành bản tin đến người học.

2. Bố cục bản tin gồm các chuyên mục chủ yếu:

- Thông tin lãnh đạo, chỉ đạo

- Nghiên cứu - Trao đổi

Số: 97/HVCTQG-TCT V/v đôn đốc các trường chính trị tiếp tục

chuẩn hóa, nâng cao chất lượng bản tin, nội san

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2018

- Mô hình - Kinh nghiệm

- Tin tức - Sự kiện

3. Thành lập Hội đồng biên tập (hoặc Hội đồng chỉ đạo) do đồng chí Hiệu trưởng làm Chủ tịch.

4. Nội dung chủ yếu của bản tin, nội san:

- Cập nhật chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương.

- Tăng cường các bài nghiên cứu, trao đổi, tư vấn về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý; kinh nghiệm giảng dạy, học tập, kết quả nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn.

- Tăng cường các bài nghiên cứu về công tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, những vấn đề, mô hình, kinh nghiệm, điển hình về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ sở.

- Những tình huống thường gặp và cách xử lý trong lãnh đạo, quản lý sát với thực tiễn địa phương, cơ sở.

5. Ban Giám hiệu các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu với Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để lãnh đạo các địa phương quan tâm, tạo điều kiện cho bản tin xuất bản định kỳ, hỗ trợ các điều kiện về cơ sở vật chất để bản tin “Thông tin Lý luận và thực tiễn” của trường chính trị vừa phục vụ cho giảng viên và học viên tại trường, tiến tới phục vụ đông đảo cán bộ lãnh đạo chủ chốt của địa phương, cơ sở.

6. Các trường thực hiện nghiêm việc thông tin, báo cáo Giám đốc Học viện tình hình xuất bản bản tin, nội san. Mỗi kỳ xuất bản gửi 02 bản tin về Học viện (qua Vụ Các trường chính trị) để theo dõi, tổng hợp tình hình.

Vụ Các trường chính trị có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn các trường chính trị tổ chức thực hiện văn bản này và định kỳ báo cáo Giám đốc Học viện.

Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VT, Vụ CTCT.

KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Nguyễn Viết Thảo

Page 5: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

8 9

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

1. Chưa bao giờ đội ngũ cán bộ chủ chốt của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi là trường chính trị cấp tỉnh) có nhiều biến động, biến động nhanh như những năm vừa qua. Qua khảo sát 63 trường chính trị cấp tỉnh, ban giám hiệu hiện có hơn 200 đồng chí, trong số đó khoảng 2/3 được bổ nhiệm, điều động trong 5 năm qua. Có những trường chính trị trong 6 năm qua có tới 5 lần thay hiệu trưởng, có đồng chí chỉ giữ chức vụ vẻn vẹn 8 tháng. 30/63 đồng chí (47,61%) được điều động từ các cơ quan khác (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, bí thư hoặc phó bí thư cấp ủy cấp huyện, giám đốc hoặc phó giám đốc sở...) về giữ chức vụ hiệu trưởng, trong đó, Bí thư Huyện ủy hoặc tương đương có 11 đồng chí. Hiện có 1 đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiêm nhiệm hiệu trưởng (Lào Cai), 1 đồng chí Ủy viên Ban

Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy kiêm hiệu trưởng (Bình Phước). Sự biến động nhiều và nhanh đối với ban giám hiệu của các trường chính trị cấp tỉnh những năm qua cũng có những mặt tích cực, nói lên phần nào sự trưởng thành tại chỗ của đội ngũ cán bộ cấp phòng, cấp khoa của các trường. Tuy nhiên, số cán bộ trưởng thành từ phó hiệu trưởng lên hiệu trưởng lại chiếm tỷ lệ thấp (10/63, chiếm tỷ lệ 15,87%). Nhiều đồng chí giữ các chức vụ chủ chốt của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành, thị về giữ chức vụ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của các trường chính trị cấp tỉnh đã được trải nghiệm nhiều lĩnh vực công tác, có lý luận, nhất là vốn sống thực tiễn phong phú, sâu sát cơ sở sẽ góp phần nâng cao vị thế của các trường, vận dụng được nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý trong quá trình lãnh đạo, quản lý của nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, sự biến động nhiều, nhanh cán bộ chủ chốt của các trường chính trị cấp tỉnh cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc để có

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁN BỘ CHỦ CHỐT CỦA CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ

TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (QUA KHẢO SÁT BAN GIÁM HIỆU CỦA CÁC TRƯỜNG)

TS. Nguyễn Văn Thắng* ThS. Lưu Thị Ngọc **

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

* Vụ trưởng Vụ Các trường chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. ** Chuyên viên Vụ Các trường chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

hướng giải quyết tốt hơn trong những năm tới. Một số đồng chí được điều về giữ các chức vụ trong ban giám hiệu còn thời gian không dài, không có nhiều khả năng sư phạm, ít kinh nghiệm quản lý trường học. Trường chính trị cấp tỉnh là một cơ quan của Đảng (Quy định số 29-QĐ/TW về thi hành Điều lệ Đảng) có tính đặc thù được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ của nó - vừa là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, vừa là cơ quan nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Vì vậy, ban giám hiệu của các trường chính trị cấp tỉnh cũng cần phải có yếu tố đặc thù, giữ nhiều vai trong một con người: nhà lãnh đạo, quản lý, nhà sư phạm, giảng viên giảng dạy lý luận chính trị, người làm công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Chúng ta không thần thánh hóa, quan trọng hóa ban giám hiệu của các trường chính trị cấp tỉnh. Nhưng nếu không chú ý những yếu tố có tính đặc thù trên đây khi cân nhắc, xem xét, điều động, bổ nhiệm thành viên ban giám hiệu, nhất là các đồng chí hiệu trưởng thì sẽ dẫn đến tình trạng không ai mong muốn như: làm cầm chừng chờ nghỉ hưu, dập khuôn máy móc cách quản lý không sát với môi trường của trường chính trị, không tạo được nhiều động lực rèn luyện, phấn đấu cho cán bộ chủ chốt cấp khoa, phòng...

2. Chức năng, nhiệm vụ của trường chính trị cấp tỉnh được mở rộng, được giao cả những nhiệm vụ mà trước đây

thuộc độc quyền của các cơ sở đào tạo cấp quốc gia (chương trình chuyên viên, chương trình chuyên viên chính), các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho khối Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ngày càng nhiều và nặng nề hơn; công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn cũng đặt ra cấp bách không kém công tác đào tạo, bồi dưỡng. Nếu tính bằng cấp, chỉ có 13/63 (chiếm tỷ lệ 20,63%) đồng chí hiệu trưởng có học vị tiến sĩ, 20/145 (chiếm tỷ lệ 13,79%) đồng chí phó hiệu trưởng có học vị tiến sĩ; 59/63 (chiếm tỷ lệ 93,65%) đồng chí hiệu trưởng có học vị thạc sĩ. Tuy nhiên, còn nhiều đồng chí trong ban giám hiệu của các trường nếu chỉ xét riêng về bằng cấp chuyên môn thì chỉ là cử nhân. Nhiều đồng chí chưa có chứng chỉ chuyên môn về nghiệp vụ sư phạm, về kiến thức kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về phương pháp dạy học tích cực. Một số đồng chí khả năng nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn còn hạn chế, nhiều năm không có bài nghiên cứu được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí, bản tin của Trung ương và địa phương. Một số đồng chí trong ban giám hiệu các trường hiện vẫn thuộc ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, không thuộc ngạch giảng viên. Một số đồng chí khả năng giảng dạy hạn chế, chưa thực sự lôi cuốn đội ngũ giảng viên trẻ noi theo. Cán bộ chủ chốt của trường chính trị cấp tỉnh ít được luân chuyển sang giữ chức vụ chủ chốt của các cơ quan khác, nhất là về cấp

Page 6: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

10 11

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

huyện, nên năng lực, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý thực tiễn không nhiều. Cá biệt, có đồng chí còn bị kỷ luật ở mức độ khác nhau.

3. Trường chính trị cấp tỉnh hiện tại (thời điểm tháng 5/2018) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cả cấp ủy tỉnh và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Về chuyên môn, trường chính trị cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Bội Nội vụ. Với mối quan hệ như vậy, đòi hỏi ban giám hiệu các trường, nhất là đồng chí hiệu trưởng phải có khả năng tham mưu trúng, tham mưu đúng, phải có vị thế (hiểu theo nghĩa tích cực) để giải quyết hài hòa các mối quan hệ, lãnh đạo, chỉ đạo nhà trường hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Tỉnh ủy, Thành ủy và UBND các tỉnh, thành phố giao cho, xử lý có hiệu quả chương trình phối hợp với các cơ sở liên kết đào tạo trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, thời điểm tháng 5/2018, chỉ có 39/63 (đạt 61,9%) hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng trường chính trị cấp tỉnh tham gia cấp ủy tỉnh, thành phố. Cá biệt, một trường chính trị cấp tỉnh những tháng qua chỉ có hiệu trưởng, một trường chính trị cấp tỉnh chỉ có 1 phó hiệu trưởng phụ trách trường. Nhiều trường chính trị qua 2 - 3 nhiệm kỳ cũng không có bất cứ ai trong ban giám hiệu tham gia cấp ủy tỉnh, thành phố (Lai Châu, Hải Phòng, Hà Nam, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Nam). Nhiều đồng chí tuy

không tham gia cấp ủy cấp tỉnh nhưng với năng lực của bản thân, sự cộng tác tích cực của đồng nghiệp, sự chăm lo của lãnh đạo địa phương vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, việc được tham gia cấp ủy cấp tỉnh chắc chắn sẽ thuận lợi hơn trong việc tham mưu cho lãnh đạo địa phương về công tác trường chính trị, trong việc lãnh đạo, quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng mà về bản chất là trường Đảng.

4. Để từng bước giải quyết một số vấn đề đặt ra trên đây, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về nghiên cứu và phát triển lý luận, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó có Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 09/02/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới, Nghị quyết Trung ương 6, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII), cần thực hiện có hiệu quả một số giải pháp sau đây:

Một là, xác định rõ vị trí, chức năng của trường chính trị cấp tỉnh theo hướng là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, là cơ quan nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, trước hết là thực tiễn của địa phương, trực thuộc cấp

ủy cấp tỉnh, có những điểm khác biệt cơ bản so với các cơ sở giáo dục khác trên địa bàn tỉnh. Đây là một cơ quan của Đảng có tính đặc thù như đã phân tích ở trên. Xác định rõ vị trí, chức năng như vậy sẽ giải quyết được hàng loạt vấn đề như tính chất của trường Đảng, công tác tổ chức - cán bộ, mối quan hệ của nhà trường với cấp ủy cấp tỉnh, UBND tỉnh, thành phố, với các cơ quan cấp trên chỉ đạo về chuyên môn, vấn đề đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, con dấu... và quan trọng hơn cả là vấn đề chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tác dụng của việc nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, việc tư vấn chính sách đối với địa phương. Trường chính trị là một cơ quan của cấp ủy cấp tỉnh nên hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng có đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cơ cấu “cứng” tham gia cấp ủy cấp tỉnh.

Hai là, làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn của ban giám hiệu, nhất là nguồn hiệu trưởng. Trên cơ sở tiêu chí về nhiều mặt đối với ban giám hiệu, đối với hiệu trưởng (tuổi, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận, số năm tối thiểu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, những chứng chỉ có liên quan khác về quản lý nhà nước, kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp sư phạm...) để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm. Trong quy hoạch các chức danh, cần tính toán hợp lý đối với những cán bộ, giảng viên trưởng thành từ thực tiễn

giảng dạy, nghiên cứu và quản lý ở cấp khoa, phòng (nguồn tại chỗ) với nguồn từ cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan trong tỉnh.

Ba là, kiên quyết khắc phục tình trạng bổ nhiệm, điều động để giải quyết tình thế, để chờ hưu, nhất là với những người không có nhiều kinh nghiệm quản lý giáo dục, trình độ chuyên môn xa với các chuyên ngành lý luận chính trị, hành chính.

Bốn là, cần thiết phải sớm xây dựng và ban hành quy chế cán bộ, giảng viên của hệ thống trường Đảng từ Trung ương đến các địa phương. Quy chế này do Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư ban hành để đảm bảo cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và hiệu lực cao trong quá trình tổ chức thực hiện. Riêng đối với trường chính trị cấp tỉnh, quy chế quy định những vấn đề cụ thể về tiêu chí đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, tiêu chí đối với giảng viên và những vấn đề có liên quan đến quy trình bổ nhiệm cán bộ chủ chốt của trường chính trị cấp tỉnh. Theo đó, hiệu trưởng trường chính trị cấp tỉnh do Ban Thường vụ cấp ủy cấp tỉnh bổ nhiệm nhưng cần có sự hiệp y với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Năm là, luân chuyển cán bộ chủ chốt của trường chính trị cấp tỉnh, nhất là các đồng chí phó hiệu trưởng tuổi đời còn trẻ về giữ chức vụ chủ chốt của cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện để tăng cường kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo, quản lý.<

Page 7: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

12 13

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

Văn hóa trường Đảng được tạo nên bởi sự bồi đắp những giá trị mang tính chuẩn mực về tri thức, niềm tin, lý tưởng, hành động, đạo đức... Đó là những giá trị tư tưởng, giá trị lý luận và thực tiễn mà mỗi cán bộ, giảng viên, học viên nhận thức được trong “môi trường Đảng” - nơi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cho Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Văn hóa trường Đảng là biểu hiện cụ thể của văn hóa Đảng; có tính lan tỏa, có tính giáo dục sâu sắc; thực sự là giá trị mang tính động lực.

Về bản chất, văn hóa chính trị đóng vai trò chủ đạo của văn hóa trường Đảng. Đó là một hệ giá trị chính trị được các chủ thể tiếp nhận, xây dựng, lựa chọn và biến thành nhu cầu, phương tiện và phương thức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước ta. Là biểu hiện của văn hóa chính trị xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam, nên văn hóa trường Đảng phải được xây dựng dựa trên những giá trị tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, liên tục, lâu dài của Đảng ta.

Việc xây dựng Văn hóa Trường Đảng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải là một quá trình thống nhất giữa các nội dung chủ yếu về tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh và phong cách Hồ Chí Minh, gắn bó hữu cơ với sự đổi mới, phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước ta. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vừa là giá trị lý luận chính trị cơ bản trong chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, vừa là phương pháp luận tích cực trong tổ chức, hoạt động của trường Đảng, vừa làm tấm gương sáng ngời để cán bộ, giảng viên, viên chức và học viên của trường Đảng học tập và làm theo.

Với tư cách là giá trị lý luận chính trị cơ bản, trong chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh phải được cấu thành trong các môn học, phần học thống nhất, khoa học trong hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường phù hợp với cấp học, bậc học và mục tiêu đào tạo cán bộ trong từng giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.

Với tư cách là phương pháp luận tích cực trong tổ chức, hoạt động của nhà trường, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh là lý luận về phương pháp, cách thức luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường, là hệ chuẩn mực trong

TỪ NHẬN THỨC VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA TRƯỜNG ĐẢNG THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

ĐẾN XÂY DỰNG VĂN HÓA TRƯỜNG ĐẢNG TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TÔ HIỆU THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ThS. Trần Thị Bích Hằng*

* Hiệu trưởng Trường Chính trị Tô Hiệu thành phố Hải Phòng.

đánh giá quá trình tổ chức, hoạt động và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; từ việc xây dựng nội dung chương trình, giáo trình, bài giảng, phương thức đào tạo, phương pháp giảng dạy... đến khâu đánh giá kết quả học tập của học viên cũng như thước đo sự trưởng thành và bản lĩnh của cán bộ, giảng viên.

Với tư cách là tấm gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đạo đức và phong cách sống, làm việc của Người, trường Đảng phải lấy đó là chuẩn mực để xây dựng và hoàn thiện phương thức tổ chức, quản lý và quan hệ ứng xử trong nhà trường, làm căn cứ để cán bộ đảng viên, viên chức và học viên của trường Đảng luôn soi mình để sống, làm việc, học tập ngày càng tốt hơn.

Trường Đảng Tô Hiệu thành phố Hải Phòng, nay là Trường Chính trị Tô Hiệu thành phố Hải Phòng, được thành lập ngày 03/5/1950, đến nay đã tròn 68 tuổi. 68 năm qua, gắn với đà đi lên của thành phố Cảng, trường đã luôn làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị và kỹ năng hành chính, cung cấp cho thành phố đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng về cơ bản yêu cầu nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố. Từ góc độ văn hóa chính trị, đó là quá trình xây dựng và đang dần hoàn thiện văn hóa trường Đảng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thực hiện sự chỉ đạo và hướng dẫn của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và của Thường trực Thành ủy Hải Phòng, Trường Chính trị Tô Hiệu đã và đang quyết tâm xây dựng trường sớm thực sự trở thành một môi trường học tập kỷ cương, thân thiện, giầu tính

Đảng của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị của thành phố - Xây dựng văn hóa trường Đảng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Một là, trên cơ sở các chương trình, giáo trình do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ban hành, Trường Chính trị Tô Hiệu tổ chức, triển khai theo hướng: nghiên cứu, biên soạn bài giảng các môn học, các chuyên đề phù hợp với đối tượng người học; gắn lý luận với thực tiễn của Hải Phòng, của địa phương, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, trình độ và chức danh, vị trí việc làm của học viên. Chú trọng nội dung yêu cầu này ở các chuyên đề thuộc phần học Tư tưởng Hồ Chí Minh và phần kỹ năng của người cán bộ, lãnh đạo, quản lý.

Vấn đề đặt ra hiện nay là không chỉ dừng lại ở các chuyên đề về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chung chung cho các cấp học, bậc học theo khung chương trình. Tại các giờ học ngoại khóa, thảo luận của học viên, căn cứ vào chủ đề các năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, cần thiết biên soạn thành các chuyên đề chuyên sâu, các báo cáo chuyên đề, tổ chức các buổi trao đổi, tọa đàm giữa các nhóm, các lớp học viên dưới sự chủ trì của giảng viên để tạo cơ hội, môi trường cho học viên được thể hiện quan điểm, nhận thức và chia sẻ trong việc làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người. Thời gian tới, Trường Chính trị Tô Hiệu sẽ tập trung tổ chức triển khai chương trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này.

Hai là, đổi mới phương thức đào tạo và phương pháp giảng dạy trong trường

Page 8: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

14 15

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

theo hướng tư duy mở, sáng tạo cho học viên, nhất là phương pháp nêu tình huống (có thể dưới hình thức giảng viên chủ động nêu tình huống, nêu vấn đề để học viên thảo luận, trao đổi; có thể dưới hình thức tự người học, bằng thực tế công tác của mình nêu tình huống, nêu vấn đề mà bản thân đang còn băn khoăn để trao đổi chia sẻ ngay tại lớp học). Với chuẩn mực giá trị văn hóa này, trường chỉ đạo các khoa tăng cường sinh hoạt chuyên môn, định hướng về dư luận, tư tưởng, phân tích đúng, sai để từ đó giúp học viên và thông qua học viên đấu tranh, phản bác lại các tư tưởng, âm mưu của các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” mà trong đó, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa được chúng coi là “mũi đột phá”, hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập vào cán bộ, đảng viên và nhân dân, từng bước chuyển hóa, xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Với việc đổi mới phương thức đào tạo và phương pháp giảng dạy, đòi hỏi từng giảng viên phải tư duy sáng tạo, tích cực tiếp cận thực tiễn xã hội, phân tích đối tượng học viên để xây dựng được hệ thống các vấn đề tình huống có sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Bên cạnh đó, đòi hỏi học viên chủ động và sáng tạo trong nhận thức, tìm tòi và đề xuất được các giải pháp, giải quyết vấn đề, tình huống một cách tích cực.

Ba là, xây dựng và kiện toàn tổ chức của trường, bao gồm tổ chức, bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của trường, của các đơn vị trực thuộc phù hợp với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong từng thời kỳ nhất định. Xây dựng bảng mô tả công

việc của từng chức danh, vị trí việc làm từ đó sắp xếp lại bộ máy đảm bảo phân công đúng người, đúng việc; qua đó có sự đánh giá một cách đúng đắn, khách quan năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ, viên chức nhà trường.

Bốn là, xây dựng và tổ chức thực hiện các chuẩn mực văn hóa giao tiếp, ứng xử của cán bộ, viên chức và học viên của trường cùng với xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, với các trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, viên chức và học viên, từng bước hướng đến xây dựng môi trường văn hóa, văn minh, hiện đại và mang đậm bản sắc chính trị.

Năm là, xây dựng và tổ chức các chương trình hành động thiết thực, hiệu quả, cụ thể việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng bộ trên các mặt công tác, mà trọng tâm là công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của trường. Chú trọng việc phát hiện, biểu dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, khen thưởng và nhắc nhở kịp thời các tổ chức và cá nhân làm tốt hoặc chưa tốt nhiệm vụ được giao vì sự phát triển chung của trường cũng như hướng tới góp phần xây dựng và củng cố giá trị mà các thế hệ cán bộ, giảng viên và học viên của trường dày công vun đắp 68 năm qua.

Đồng bộ trong thực hiện các biện pháp trên, bằng sự nỗ lực phấn đấu của toàn trường, sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện sâu sát của thành phố, của các cơ quan, đơn vị Trung ương, Trường Chính trị Tô hiệu sẽ vững vàng hướng tới xây dựng và thực hiện thành công các giá trị của văn hóa trường Đảng.<

Quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng về công tác cán bộ: “Cán bộ là gốc của mọi công việc. Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”, trong những năm qua, cùng với công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đặc biệt quan tâm; góp phần quan trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.

Mặc dù công tác bồi dưỡng là việc khó, nhiều việc mới, đòi hỏi và yêu cầu cao về tính chủ động, sáng tạo, khoa học trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, đặc biệt là yêu cầu về sự chuẩn bị nội dung chương trình, nguồn lực thực hiện; song khắc phục mọi khó khăn, với sự nỗ lực, cầu thị và quyết tâm cao nhất, công tác bồi dưỡng của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã đạt được những kết quả quan trọng. Các trường đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh hoàn thiện thể chế về công tác bồi dưỡng; tham mưu lồng ghép, phát huy các nguồn lực nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng. Đã triển khai được nhiều chương trình mới và khó, như: chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng, chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc

diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý; chương trình bồi dưỡng cán bộ nguồn cấp ủy cấp huyện... Các chương trình bồi dưỡng được đổi mới theo hướng làm sáng rõ hơn những vấn đề lý luận, quan điểm mới của Đảng và những vấn đề mới đang đặt ra trong thực tiễn; bồi dưỡng những kỹ năng cụ thể phù hợp với từng chức danh, vị trí việc làm. Trong tổ chức thực hiện chương trình, việc đổi mới phương pháp dạy và học được đặc biệt quan tâm. Thực hiện đồng bộ việc chuyển mạnh từ dạy - học thụ động sang dạy - học chủ động; thực hiện tốt phương châm “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”. Cách thức tổ chức thực hiện chương trình phong phú, đa dạng, có chiều sâu, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn người học. Trong khuôn khổ chương trình các lớp bồi dưỡng, nhiều trường đã tổ chức thành công các hội thảo chuyên đề, tọa đàm khoa học; nội dung hội thảo, tọa đàm tập trung vào những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở địa phương. Đồng thời, tổ chức cho học viên đi nghiên cứu thực tế các mô hình điển hình ở địa phương, cơ sở. Qua nghiên cứu thực tế, học viên có điều kiện được học tập, trao đổi những cách làm hay, sáng tạo, từ đó vận dụng phù hợp vào địa phương, đơn vị mình. Nhiều trường đã xây dựng, hoàn thiện, phát triển được mô hình bồi dưỡng thực sự hiệu quả.

Những thành tích quan trọng mà các trường đạt được trong công tác bồi dưỡng rất đáng được ghi nhận. Song, trước yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đã và đang đặt ra những vấn đề cần tập trung giải quyết: Công tác quản lý bồi dưỡng đã có nhiều đổi mới, song còn thiếu đồng bộ; khâu kiểm

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI CÁC TRƯỜNG

CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn*

* Phó Vụ trưởng Vụ Các trường chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Page 9: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

16 17

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm chưa thực sự được chú trọng. Ở nhiều địa phương, công tác phối hợp chưa có sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa nhà trường với các cơ quan tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng hàng năm và trong từng giai đoạn, theo đó nguồn lực đầu tư cho bồi dưỡng hàng năm lớn, song hiệu quả chưa cao. Chương trình, tài liệu phục vụ bồi dưỡng theo phân cấp chậm triển khai biên soạn; các chương trình hiện có thiếu tính cập nhật, chậm được cải tiến; nhiều nội dung chưa thực sự sát đối tượng, không phù hợp với thực tiễn. Đội ngũ giảng viên các trường còn thiếu kiến thức thực tiễn về lãnh đạo, quản lý, về chức danh, vị trí việc làm; đội ngũ giảng viên thỉnh giảng chưa có cơ chế, chính sách phát huy trách nhiệm. Nhận thức, thái độ và phương pháp học tập để chiếm lĩnh tri thức, hoàn thiện kỹ năng và phương pháp lãnh đạo, quản lý ở một bộ phận học viên còn hạn chế. Sự phối hợp với địa phương, đơn vị cử đi học trước, trong và sau khóa bồi dưỡng chưa chặt chẽ. Cơ sở vật chất phục vụ công tác bồi dưỡng trước mắt cũng như lâu dài còn có những bất cập...

Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện công tác bồi dưỡng cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý”; Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 09/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới; thực hiện Quyết định số 164 của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Đặc biệt, để thực

hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tâm huyết, năng động, sáng tạo, vì sự nghiệp đổi mới, có phương pháp làm việc khoa học, có kiến thức chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ năng lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, trong thời gian tới cần triển khai thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, tập trung xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu bồi dưỡng. Chương trình, tài liệu được biên soạn phải phù hợp tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu của thực tiễn trong từng giai đoạn. Nội dung chương trình, tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành; không trùng lặp. Đồng thời, phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao phù hợp với tình hình thực tế. Trong phạm vi được phân cấp, các trường chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức thẩm định các chương trình bồi dưỡng.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới phương thức, mô hình bồi dưỡng. Xây dựng, hoàn thiện, phát triển mô hình: 3-3-3 (3 mục tiêu: nâng cao nhận thức, niềm tin, thái độ; nâng cao kiến thức lãnh đạo, quản lý theo chức danh; hoàn thiện phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý; 3 nội dung: cập nhật kiến thức mới, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo và quản lý, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo, quản lý; 3 hoạt động: học các chuyên đề, tọa đàm, hội thảo, đi nghiên cứu thực tế). Thực hiện mô hình phương pháp giảng dạy kỹ năng. Tích cực thực hiện phương châm: 3 tăng (tăng chủ động, tăng đối thoại, tăng xử lý tình huống), 3 giảm (giảm thụ động; giảm độc thoại; giảm lý thuyết). Qua đó, vừa phát huy sự năng động, sáng tạo cho học viên,

vừa tạo cơ hội đề người học nghiên cứu, học tập những mô hình tốt, cách làm hay của đội ngũ công chức trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ giảng viên tâm huyết, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác bồi dưỡng thời kỳ mới.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định nâng cao chất lượng bồi dưỡng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cùng với việc thực hiện quy hoạch chiến lược về công tác cán bộ, giảng viên, cần có định hướng tốt, cơ chế tốt và môi trường tốt cho giảng viên học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Giao cho giảng viên đảm nhận các đề tài nghiên cứu khoa học, tổng kết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, chủ trì hội thảo, tọa đàm khoa học... góp phần phục vụ tốt hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thực hiện tốt công tác đánh giá chất lượng đội ngũ. Xây dựng quy chế đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên. Tập trung đánh giá trên 3 mặt: thái độ trách nhiệm, kiến thức và phương pháp giảng dạy. Tham mưu cho Tỉnh ủy có cơ chế, chính sách luân chuyển đội ngũ giảng viên của nhà trường về đảm nhận các chức danh cán bộ chủ chốt ở cơ sở để tích lũy kiến thức thực tiễn lãnh đạo, quản lý và kiến thức thực tiễn theo chức danh, từ đó làm tốt công tác giảng dạy các lớp bồi dưỡng. Chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định và Quy chế giảng viên thỉnh giảng để phát huy trách nhiệm của đội ngũ giảng viên thỉnh giảng trong việc tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng.

Thứ tư, đổi mới và thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác quản lý với phương châm “chủ động trong tham mưu, chặt chẽ trong phối hợp, quyết liệt trong chỉ đạo, sáng tạo trong tổ chức thực hiện và kịp thời trong kiểm tra, đánh giá”. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của trường; bám sát nhiệm vụ chính trị của

tỉnh để chủ động, sáng tạo trong tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Gắn hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn với nhiệm vụ bồi dưỡng; kết quả đề tài phục vụ trực tiếp cho công tác bồi dưỡng. Đề xuất các đề tài nghiên cứu khoa học, các nội dung tổng kết thực tiễn.

Trong phối hợp với các ban Đảng của Tỉnh ủy, các sở, ngành, địa phương cần chủ động, linh hoạt, không chờ đợi; đảm bảo công tác phối hợp phải đồng bộ, chặt chẽ, từ khảo sát, đánh giá nhu cầu; xây dựng kế hoạch; chiêu sinh, mở lớp, chọn cử báo cáo viên tham gia giảng dạy; tọa đàm, hội thảo khoa học, lựa chọn mô hình nghiên cứu thực tế đến đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng; Chủ động xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu theo phân cấp, đảm bảo sát đối tượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. Đổi mới mạnh mẽ công tác kiểm tra, đánh giá, xác định đây là khâu đột phá nâng cao chất lượng bồi dưỡng; tăng cường công tác quản lý học viên; thường xuyên lấy ý kiến của học viên về nội dung chương trình, chất lượng giảng dạy, công tác tổ chức, quản lý lớp học; cuối khóa bồi dưỡng gửi nhận xét, đánh giá kết quả học tập về cơ quan, đơn vị cử học viên tham gia lớp bồi dưỡng.

Thứ năm, đổi mới đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng.

Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có phục vụ tốt công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ từ nơi học tập, nghiên cứu đến nơi ăn nghỉ, sinh hoạt, giải trí, tạo điều kiện tốt nhất cho học viên nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu và rèn luyện thể chất. Đồng thời, quan tâm xây dựng môi trường giáo dục của Đảng nề nếp, kỷ cương, là địa chỉ thực sự tin cậy cho đội ngũ cán bộ, công chức viên chức về học tập, nghiên cứu.<

Page 10: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

18 19

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

Ngày 13/3/2018, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã ban hành Quy chế Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương lần thứ VII (Kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-HVCTQG) thay thế Quyết định số 1627/QĐ-HVCTQG ngày 23/4/2015 về việc ban hành Quy chế Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

Quy chế Hội thi giảng viên dạy giỏi các trường chính trị lần thứ VII có một số điểm mới đáng chú ý về nội dung so với Quy chế Hội thi giảng viên dạy giỏi các trường chính trị trước đây. Cụ thể là:

Thứ nhất, quy định về người dự thi. Quy chế mới quy định người dự thi là giảng viên thuộc biên chế của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương, các trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và phải có “thời gian trực tiếp giảng dạy chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính từ 02 năm trở lên” (Khoản 2 Điều 1); cách thức lựa chọn người dự thi được quy định rõ: “Căn cứ kết quả thao giảng cấp trường (lấy điểm từ cao xuống thấp), mỗi trường chính trị tỉnh, thành phố chọn, cử 02 giảng viên và các trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương chọn, cử 01 giảng viên để tham gia Hội thi toàn quốc”, các giảng viên dự thi của mỗi trường phải “giảng dạy các phần học, môn học khác nhau” (Khoản 1 và 2 Điều 8). Những sửa đổi này tạo thuận lợi cho các trường trong việc lựa chọn người dự thi, đồng thời bảo đảm đối tượng được lựa chọn thực sự là những giảng viên tiêu biểu, xứng đáng.

Thứ hai, quy định nội dung thi giáo án và thi giảng. Quy chế mới yêu cầu nội dung thi giáo án tại Khoản 1 Điều 10: “Người dự thi chọn 01 bài trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính sẽ tham gia thi giảng để soạn giáo án... Nếu bài dài hơn 04 tiết thì soạn

MÔ HÌNH - THỰC TIỄN - KINH NGHIỆMNHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG QUY CHẾ HỘI THI GIẢNG VIÊN DẠY GIỎI TOÀN QUỐC CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ

TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG, CÁC TRƯỜNG CÁN BỘ CỦA BỘ, NGÀNH, ĐOÀN THỂ TRUNG ƯƠNG LẦN THỨ VII

ThS. Tống Trần Hà*

* Vụ Các trường chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

hoàn chỉnh 04 tiết liền nhau để đăng ký dự thi, các tiết còn lại của bài chỉ cần ghi tên mục. Trong giáo án, cần phân chia nội dung tương ứng từng tiết”. Đồng thời, người dự thi giảng bài trên lớp không còn được tự lựa chọn nội dung thi mà phải “bắt thăm chọn tiết giảng” trong số 04 tiết giảng mình đã chọn để soạn giáo án dự thi. Cách thức thi giảng như vậy khắc phục được tình trạng một số giảng viên chọn nội dung giảng mà trong chương trình, giáo trình bố trí thời lượng giảng dưới 01 tiết, đòi hỏi người dự thi phải đầu tư trí tuệ, công sức, tâm huyết hơn với bài giảng.

Thứ ba, quy định về điểm nghiên cứu khoa học. Các quy định về tính điểm nghiên cứu khoa học được sửa đổi, bổ sung theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn; vừa nâng cao yêu cầu nhưng đồng thời mở rộng diện hoạt động khoa học được tính điểm để tạo động lực cho các giảng viên tích cực hơn trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Cụ thể: các đề tài khoa học phải đạt yêu cầu “đã được nghiệm thu đạt yêu cầu trở lên”; các bài nghiên cứu khoa học phải được công bố trên các phương tiện truyền thông “được cấp phép”. Riêng với hoạt động hội thảo khoa học, so với trước đây, Quy chế mới đã quy định tính điểm nghiên cứu khoa học với các bài tham luận tham gia hội thảo từ cấp trường trở lên nhưng phải đáp ứng yêu cầu là “được in trong kỷ yếu” (Khoản 1 Điều 15). Điều kiện để được xếp hạng

danh hiệu là “Điểm nghiên cứu khoa học của người dự thi phải từ 2,5 điểm trở lên” (Khoản 3 Điều 16). Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (cấp trường), chủ biên giáo trình, tập bài giảng “Tình hình, nhiệm vụ của địa phương (hoặc ngành)” đã xuất bản và mỗi bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí có mã ISSN được tính điểm cao hơn trước: lần lượt là 1,5 điểm, 4,0 điểm và 1,5 điểm (Điểm a, b và c Khoản 4 Điều 15). Quy chế mới cũng bổ sung thêm sản phẩm khoa học được tính điểm là “các loại tài liệu bồi dưỡng, tham khảo cho học viên đã xuất bản hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt”. Chủ biên các loại tài liệu này được tính 1,0 điểm (Điểm b Khoản 4 Điều 15). Cùng với đó, Quy chế quy định mỗi bài tham luận (bao gồm cả bài đề dẫn của chủ trì hội thảo) được công bố trong kỷ yếu hội thảo quốc tế được tính 4,0 điểm; đăng kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia được tính 2,0 điểm; đăng kỷ yếu hội thảo khoa học cấp tỉnh hoặc liên trường được tính 0,5 điểm; đăng kỷ yếu hội thảo khoa học cấp trường được tính 0,25 điểm (Điểm đ Khoản 4 Điều 15). Những quy định này được kỳ vọng sẽ khuyến khích giảng viên các trường chính trị chú trọng nghiên cứu đề tài khoa học cấp trường và công bố rộng rãi các kết quả nghiên cứu đó dưới dạng sách, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy. Mạnh dạn và tăng cường tham gia các hội thảo khoa học các cấp,

Page 11: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

20 21

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

trong đó đặc biệt là các hội thảo khoa học cấp quốc gia.

Thứ tư, cách thức xếp loại danh hiệu Giảng viên dạy giỏi. Trước đây, quy định về tiêu chuẩn đạt danh hiệu Giảng viên dạy giỏi xuất sắc là tổng điểm thi đạt từ 90 điểm đến 100 điểm (trong đó điểm thi giảng bài trên lớp đạt loại xuất sắc, các nội dung khác xếp từ loại giỏi trở lên), thì Quy chế mới đã quy định giảm xuống. Ngoài tiêu chuẩn tổng điểm như trước, thì điểm các nội dung thi chỉ cần “đạt loại giỏi trở lên”. Nhưng tiêu chuẩn về điểm nghiên cứu khoa học lại tăng lên so với trước: phải đạt từ 5,0 điểm trở lên (Điểm a Khoản 1 Điều 17). Tương tự như vậy, tiêu chuẩn đạt danh hiệu “Giảng viên dạy giỏi” là khi tổng điểm thi đạt từ 80 điểm đến 100 điểm, trong đó “điểm thi giảng trên lớp đạt loại giỏi trở lên, các nội dung thi khác xếp từ loại khá trở lên” nhưng điểm nghiên cứu khoa học phải đạt từ 2,5 điểm trở lên (Điểm b Khoản 1 Điều 17).

Thứ năm, quy định về thông báo kết quả Hội thi. Nhằm công khai, phổ biến rộng rãi kết quả Hội thi, đồng thời để các tỉnh, thành ủy cũng như các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nắm được tình hình tham gia Hội thi của cán bộ, giảng viên các trường, Quy chế mới quy định “kết quả Hội thi được công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; thông báo đến cơ quan lãnh đạo, cơ quan chủ quản của

các trường chính trị, trường bộ, ngành và các trường có người dự thi” (Điều 21).

Quy chế Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương lần thứ VII được Giám đốc Học viện ban hành ngay sau khi kết thúc Hội thi lần thứ VI nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho Ban Giám hiệu và giảng viên các trường trong công tác chuẩn bị cho giảng viên tham gia Hội thi lần thứ VII.

Nhiệm vụ trước mắt của các trường sau khi phổ biến Quy chế là chủ động tổ chức thao giảng cấp khoa, cấp trường theo tiêu chuẩn của Quy chế Hội thi lần thứ VII để vừa rèn luyện giảng viên theo tiêu chuẩn mới, vừa tích lũy kinh nghiệm cho Hội thi toàn quốc. Đồng thời, chủ động triển khai nghiên cứu các đề tài, hội thảo khoa học cấp cơ sở tạo môi trường để giảng viên được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học - một trong những tiêu chí chấm điểm quan trọng với thí sinh dự thi. Xây dựng và hoàn thiện hoạt động của website nhà trường, tăng cường công tác thông tin - tư liệu, xuất bản đều kỳ các bản tin thông tin lý luận và thực tiễn theo đúng yêu cầu tại Công văn số 97/HVCTQG-TCT ngày 25/01/2018 của Giám đốc Học viện về việc đôn đốc các trường chính trị tiếp tục chuẩn hóa, nâng cao chất lượng bản tin, nội san.<

1. Thực trạng của hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Tổng số công chức, cán bộ chuyên trách, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã đến nay so với năm 2009 là 7.989 người, tăng 14,7%; là đảng viên 5.551 đồng chí, tăng 39,1%. Chất lượng thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã được nâng cao, có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên chiếm 79,2%; lý luận chính trị từ trung cấp trở lên chiếm 75,1%. Tính đến cuối năm 2015, đội ngũ cán bộ cấp xã có 2.325 người, trong đó: dân tộc thiểu số: 825 người, chiếm 35,5%. Số cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên tăng 31%; số chưa qua đào giảm 24,15%. Đội ngũ công chức cấp xã là 2.370 người, trong đó: dân tộc thiểu số: 464 người, chiếm 19,6%. Số cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên tăng 16,83%; số chưa qua đào tạo giảm 6,81%.

Ngoài ra, đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng tỉnh đã chỉ đạo rà soát, đánh giá, phân loại lại đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, xác định số cán bộ, công chức cần phải đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị để bố trí trong thời gian tới; số cán bộ tuổi cao, sức yếu phải bố trí nghỉ để đưa số cán bộ, công chức trẻ được đào tạo từng bước thay thế. Hiện tại, hằng năm, tỉnh, huyện đều tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với nhu cầu vị trí việc làm và nhóm đối tượng. Từ năm 2011 đến 2015,

có 1.718 cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hệ thống chính trị ở cơ sở vẫn còn tồn tại những hạn chế. Đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm chưa rõ ràng; nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới và chưa đồng bộ. Năng lực chỉ đạo, điều hành, quản lý của hệ thống chính trị ở cơ sở còn chưa cao, cụ thể như: năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở Đảng còn yếu, nhất là năng lực vận dụng các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước vào tình hình cụ thể của địa phương. Quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở một số nơi hiệu quả thấp, nhất là việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng và cải cách thủ tục hành chính. Hoạt động xây dựng phong trào và xây dựng tổ chức đoàn thể trên một số mặt còn yếu, còn cầm chừng; công tác giám sát và phản biện xã hội, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân có nơi còn hạn chế. Một số cán bộ, công chức cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, tổ dân phố còn thấp, chưa thực hiện hết vai trò, trách nhiệm của mình. Nhìn chung, chất lượng chuyên môn, trình độ đào tạo lý luận chính trị vẫn chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới. Số cán bộ cơ sở có trình độ học vấn tiểu học và trung học cơ sở chiếm

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ

Ở TỈNH GIA LAITS. Nguyễn Thái Bình*

ThS. Ngô Thị Thu Hồng **

* Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Gia Lai.** Giảng viên khoa Nhà nước pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Gia Lai.

Page 12: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

22 23

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

tỷ lệ còn cao 33,11%, chưa qua đào tạo về chuyên môn chiếm 33,72%, đại học chỉ đạt 18,75%, thấp hơn chỉ tiêu 1,25% (chỉ tiêu là 20%); về lý luận chính trị: chưa qua đào tạochiếm 11,35%, cao cấp: chỉ đạt 5,38%, thấp hơn so với chỉ tiêu là 4,62% (chỉ tiêu là 10%). Đối với số công chức cấp xã, chưa qua đào tạo về lý luận chính trị chiếm 38,6%. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa coi trọng đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vì vậy một số chỉ tiêu theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo quy định đạt thấp ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. Công tác đào tạo, bồi dưỡng mặc dù đã có những cố gắng đổi mới nhưng vẫn còn tình trạng chạy theo số lượng, chưa cử đúng đối tượng đào tạo, học chưa đúng chuyên ngành cần đào tạo, bồi dưỡng vì thế chưa đáp ứng được nhu cầu công việc của cơ quan, tổ chức.

Những hạn chế đó xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Chính sách, chế độ đối với cán bộ cấp xã chưa thỏa đáng, chưa động viên, khuyến khích, thu hút được cán bộ có năng lực về công tác ở cơ sở. Công tác tạo nguồn cán bộ, nhất là tạo nguồn tại chỗ đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số ở nhiều nơi chưa đạt yêu cầu đề ra.

Và nguyên nhân chính là do trình độ năng lực, kinh nghiệm thực tiễn của một số người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Một bộ phận cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở thiếu gương mẫu trong công tác và lối sống như: Nói không đi đôi với làm, có biểu hiện cơ hội, cục bộ, địa phương, dòng họ, chủ nghĩa cá nhân, từ đó làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước ở cấp xã.

Bên cạnh đó, trình độ năng lực một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã không đồng đều. Công tác tạo nguồn cán bộ, nhất là tạo nguồn tại chỗ đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số nhiều nơi chưa đạt yêu cầu đề ra. Số cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số (chiếm 27,5%) đôi khi còn hạn chế về năng lực dẫn đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý có mặt còn chưa sâu sát, kịp thời.

Việc đào tạo, bồi dưỡng chỉ đào tạo về lý luận chính trị mà chưa chú ý bồi dưỡng về kỹ năng quản lý điều hành, tổ chức thực hiện, nhất là xử lý những tình huống trong thực tiễn, chưa chú trọng tính đặc thù riêng biệt của từng vị trí việc làm của cán bộ, công chức cấp xã. Thêm vào đó là chế độ chính sách cho cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tuy đã được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hơn so với trước, song còn thấp và chưa phù hợp.

2. Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở

Một là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã gắn với việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hệ thống chính trị cơ sở

Cơ sở vừa là cấp cuối cùng trong quản lý xét theo cấp độ của hệ thống chính trị, nhưng nó là cấp đầu tiên và trực tiếp nhất, là nền tảng xây dựng chế độ dân chủ của toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta. Vì cơ sở là nơi diễn ra mọi hoạt động và cuộc sống của nhân dân, nơi chính quyền gần dân nhất. Là nơi tổ chức và triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mọi đường lối, chủ trương có được thực hiện tốt hay không phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, mà nhất là phụ thuộc vào

phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên trong các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) “về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” để tiến hành xây dựng chương trình đào tạo phù hợp nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong cán bộ, đảng viên, chú trọng củng cố và kiện toàn các tổ chức thôn, làng, tổ dân phố. Thực hiện chủ trương hằng năm, cán bộ chuyên trách, cấp ủy viên cơ sở xã, phường, thị trấn phải được bồi dưỡng tập trung để cập nhật kiến thức, kinh nghiệm mới ít nhất 10 ngày tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc trường chính trị tỉnh, thành phố.

Hai là, đổi mới phương thức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã nhằm đảm bảo tốt hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở

Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần sát với thực tế ở cơ sở, chú trọng tính hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực tiễn của từng địa phương. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng hành chính bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động của của hệ thống chính trị ở cơ cở. Công tác giáo dục lý luận chính trị, học tập nghị quyết của Đảng cần được đổi mới mạnh mẽ. Thực hiện việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở cơ sở.

Bên cạnh đó, tiến tới xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công việc, trong đó xác định rõ kiến thức, kỹ năng người học cần đạt được sau khi kết thúc khóa học như cập nhật thông tin, bổ sung tri thức mới, nghiệp

vụ công tác đáp ứng nhu cầu công việc. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo phù hợp với tính chất đặc điểm của cán bộ, công chức dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Ba là, cụ thể hóa nội dung kiến thức phù hợp với quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong hệ thống chính trị cơ sở

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải bảo đảm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ, quy định theo tiêu chuẩn cho công chức lãnh đạo, quản lý và công chức các ngạch hành chính, kiến thức văn hóa công sở, trách nhiệm và đạo đức công chức. Nội dung cần bao quát kiến thức cơ bản nhằm trang bị cho người học thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học, nâng cao năng lực tư duy lý luận, năng lực tổ chức thực tiễn, tổng kết thực tiễn, khả năng ứng dụng lý luận một cách sáng tạo, hiệu quả. Kiến thức cơ bản phải cung cấp cho học viên phương pháp nghiên cứu, phương pháp phát hiện, xử lý, giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cần dành một tỷ lệ thích hợp cho kỹ năng thực hành trong cấu trúc chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng là cán bộ, công chức cấp xã để khi gặp những tình huống cụ thể trong công tác thì có thể xử lý nhanh, kịp thời, hiệu quả.

Bên cạnh đó, đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cần chú trọng xây dựng nội dung kiến thức chuyên ngành khoa học lãnh đạo, trong đó đi sâu về kỹ năng lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo nhằm trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng cần thiết về lãnh đạo. Chú trọng gắn liền nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, cập nhật những chủ trương, chính sách mới và kinh nghiệm thực tế trong việc giải quyết những tình huống cụ thể thường xảy ra ở cơ sở giúp nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ.

Page 13: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

24 25

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

Bốn là, đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý gắn với vị trí và trách nhiệm tương ứng của cán bộ, công chức cấp xã trong hệ thống chính trị ở cơ sở

Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần đổi mới theo hướng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý gắn với vị trí và trách nhiệm tương ứng của cán bộ, công chức cấp xã trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Tùy theo đặc thù của từng môn học có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp, vận dụng các phương pháp giảng dạy tích cực kết hợp sử dụng các công cụ, phương tiện dạy học hiện đại.

Phần lớn người học những chương trình đào tạo, bồi dưỡng này là cán bộ, công chức đã đạt chuẩn ở những trình độ nhất định, đã qua thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm công tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích đánh giá vấn đề. Vì vậy, nên định hướng nội dung học tập, nghiên cứu, nêu vấn đề, tình huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Để việc học tập có kết quả, đạt chất lượng cao, sau mỗi bài học, cụm chuyên đề nên cho học viên đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tập rút kinh nghiệm với thời gian thích hợp. Nội dung đi nghiên cứu, khảo sát thực tế phải sát với nội dung bài học, có giảng viên hướng dẫn, sau đợt nghiên cứu, thực tập học viên phải có bài thu hoạch. Chú trọng phương châm của đổi mới là lý luận liên hệ thực tế, bảo đảm tính khoa học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập suy nghĩ của người học.

Đối với bài giảng cần xác định mục tiêu nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ với xây dựng bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, tác phong cho cán bộ, công chức cấp xã. Tập trung xây dựng bài tập tình huống, bài tập rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ công tác trong chương trình đào tạo Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính và các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ

khác; với phương pháp đào tạo kết hợp giảng dạy lý luận với tăng cường thời gian để học viên thực hành các bài tập kỹ năng nghiệp vụ. Học viên sau khi tốt nghiệp ra trường vừa nắm được những nội dung cơ bản về lý luận, đồng thời cũng thành thạo kỹ năng nghiệp vụ công tác Đảng, chính quyền, công tác vận động quần chúng để những hạn chế, lúng túng của học viên khi vận dụng những vấn đề lý luận vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong công tác hoạt động trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

Năm là, đầu tư cơ sở vật chất, cơ cấu lại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng được việc áp dụng, sử dụng các phương pháp trao đổi tích cực. Do đó, cần đầu tư trang thiết bị, vật chất cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu dạy, học theo phương pháp mới. Để đạt được hiệu quả cần giới hạn số lượng học viên cho từng lớp học để phù hợp với việc áp dụng các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.

Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải có kiến thức chuyên sâu, giàu kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn, có phương pháp giảng dạy phù hợp. Trong quá trình giảng dạy trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng cấp huyện mời các lãnh đạo tỉnh, huyện, các chuyên gia, chuyên viên cao cấp, các báo cáo viên tham gia giảng bài cho các lớp, nhằm nâng cao kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cho các học viên.

Đồng thời, cần tăng cường hoạt động nghiên cứu thực tiễn cho giảng viên theo Đề án về việc đưa giảng viên đi thực tế có thời hạn tại cơ sở khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt để có cơ hội cọ xát thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm phục vụ thiết thực, hiệu quả, sát với thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng.<

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SOẠN GIÁO ÁN CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH HIỆN NAY

ThS. Trần Thị Huệ*

Trong giảng dạy nói chung, giảng dạy lý luận chính trị nói riêng, chất lượng giảng dạy của giảng viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chất lượng soạn thảo giáo án là một khâu quan trọng. Có thể khăng định, giáo án là một yêu cầu có tính bắt buộc, đồng thời, như một công cụ hỗ trợ quan trọng, không thể thiếu đối với người làm công tác giảng dạy nói chung, đối với giảng viên nói riêng.

Theo từ điển Giáo dục học “Giáo án là kế hoạch và dàn ý bài giảng của giáo viên được soạn trước ra giấy để tiến hành dạy học trong một hoặc hai tiết lên lớp. Trong giáo án thường ghi chủ điểm, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung chi tiết sắp xếp theo trình tự lên lớp, phương pháp và thủ thuật dạy - học của giáo viên và học sinh, công việc kiểm tra và đánh giá, ngoài ra còn chỉ ra những dụng cụ, thiết bị cần thiết phải dùng. Giáo án được chuẩn bị tốt là đảm bảo cho giờ dạy thành công, do đó cần cân nhắc, tính toán kỹ từng điểm nội dung, từng thủ thuật dạy - học, điều kiện thời gian và thiết bị sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp”.

Như vậy, quá trình giảng bài gồm hai giai đoạn cơ bản là soạn giáo án và thực hành giảng, trong đó soạn giáo án là khâu đầu tiên có tính quyết định thành công của một bài giảng. Mặc dù giáo án chưa phải là nhân tố chính để đánh giá chất lượng giờ giảng, bởi vì từ giáo án đến giờ giảng thực tế của giảng viên còn có khoảng cách. Tuy nhiên, giáo án tốt sẽ góp phần lớn vào sự thành công của giảng viên, trước hết là giúp cho giảng viên luôn bám sát vào nội dung của tài liệu, giáo trình, đảm bảo về kiến thức khoa học, đảm bảo về thời gian và phương pháp... Trên cơ sở đó, giúp cho giảng viên tránh rơi vào sự tùy tiện, mất phương hướng, mục tiêu và nội dung bài giảng.

Vai trò của giáo án là không thể phủ nhận, nó như một thời khóa biểu và bản đồ dẫn đường cho một bài giảng... giúp giảng viên quản lý thời gian dành cho mỗi đơn vị bài giảng cần được chú trọng, phần trọng tâm mà học viên phải nắm, từ đó giảng viên sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh khung thời gian, tăng giảm nội dung giảng dạy đề phòng các trường hợp cháy giáo án, thừa thời gian... Đồng thời, giáo án cung cấp cho giảng viên một nguồn tham khảo, chỉ ra nội dung của bài giảng và giúp đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, đưa ra kỹ

* Phó Trưởng khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh.

Page 14: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

26 27

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

Hai là, phải xác định được mục tiêu bài giảng đung, sát, phù hợp

Khi xác định mục tiêu, giảng viên cần khăng định được những gì học viên phải hiểu rõ, phải nắm vững, phải làm được sau bài học. Những kỹ năng đó cần phải phù hợp với trình độ của đối tượng người học. Giảng viên phải xác định rõ mục tiêu cần đạt về kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành động cho học viên. Trên cơ sở xác định mục tiêu để lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp.

Ba là, phải xác định được đối tượng người học

Giảng viên cần nắm vững về đối tượng người học của từng lớp. Cụ thể là nắm được thông tin về nghề nghiệp, cương vị công tác, độ tuổi, giới tính, nền tảng văn hóa... của người học. Việc xác định rõ đối tượng người học sẽ giúp cho giảng viên xác định lượng kiến thức, phương pháp và phương tiện giảng dạy phù hợp. Bởi nếu không nắm được đối tượng người học thì kiến thức vận dụng, liên hệ sẽ không trúng, không đúng và hiệu quả giờ giảng không cao.

Bốn là, phải xác định được trọng tâm bài giảng

Trong mỗi bài giảng, phần trọng tâm là phần thể hiện nội dung chính của bài, đòi hỏi giảng viên phải giành nhiều thời gian hơn các phần khác để làm rõ. Vì vậy, khi nghiên cứu bài trong giáo trình, giảng viên phải xác định được phần trọng tâm của bài giảng để khi soạn giáo án phân bổ thời gian cho tương xứng, thông qua đó học viên nhận thấy vấn đề then chốt, quan trọng của nội dung nghiên cứu.

Bước 2: Thực hành soạn giáo án

Đây là bước quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nội dung giờ giảng. Bước tiến hành soạn giáo án đòi hỏi người giảng viên phải có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, có phương pháp tốt để tiến hành thu thập, sàng lọc, xử lý thông tin thu thập phục vụ cho từng đơn vị nội dung cụ thể. Bước này, đòi hỏi giảng viên phải có một sự đầu tư kỹ lưỡng, thể hiện toàn bộ kịch bản của giờ giảng từ nội dung đến phương pháp và cả những tình huống có thể phát sinh giảng viên cần giải quyết.

Trong kế hoạch chi tiết của giáo án phải thể hiện đúng, đủ các bước lên lớp, gắn với nội dung của mỗi bước phải xác định rõ phương pháp, phương tiện và thời gian giảng dạy sao cho phù hợp. Để đảm bảo cho việc thể hiện nội dung kiến thức khi lên lớp được đầy đủ và mang tính chủ động cao, trong giáo án cần soạn chi tiết nội dung bài giảng.

Trong từng nội dung, gắn liền với việc phân tích, diễn giải làm rõ các ý chính mang tính chất lý luận là những ví dụ, dẫn chứng minh họa nhằm làm rõ nét hơn những kiến thức lý luận. Một bài giảng có tính thực tiễn cao sẽ làm cho các nguyên lý, lý luận trừu tượng, khó hiểu, phức tạp thành những vấn đề gần gũi, giản dị, dễ tiếp thu. Điều này đặc biệt cần thiết đối với các bài giảng lý luận gắn với đối tượng là cán bộ, lãnh đạo, quản lý và tương đương cấp cơ sở. Đồng thời hoạt động thực tiễn diễn ra ở cơ sở là vô cùng phong phú, đa dạng, việc đưa yếu tố thực tiễn nào vào bài giảng là tùy thuộc nội dung

năng học tập được sử dụng trong giờ và các phương tiện hỗ trợ cần thiết theo yêu cầu. Việc cung cấp thông tin theo một trật tự khoa học sẽ giúp học viên hiểu và nhớ những thông tin đó một cách khoa học. Nếu giảng viên lên lớp không có giáo án thì việc sử dụng phương pháp diễn giảng dựa trên nội dung bài giảng (giáo trình) được sử dụng thường xuyên phổ biến là điều không thể tránh khỏi. Giảng viên có thể dùng phương pháp đàm thoại nhưng câu hỏi không được dự tính trước thì tình trạng câu hỏi tùy tiện, ngẫu hứng, hoặc vụn vặt, không đúng trọng tâm, không kích thích tư duy, quá dễ hoặc quá khó, không phù hợp đối tượng... rất dễ xảy ra. Giờ dạy không được tính toán, hoạch định kỹ trước khi lên lớp thì việc sử dụng đồ dùng, thiết bị, phương tiện dạy học cũng sẽ không hợp lý, hoặc tình trạng thực hiện chậm hoặc quá nhanh tiến độ, lịch trình của học phần cũng là điều tất yếu. Và có biết bao nhiêu thiếu sót khác nếu giảng viên lên lớp không có giáo án.

Kinh nghiệm cho thấy, để có được giáo án tốt, giảng viên phải mất nhiều thời gian, công sức, trí tuệ và tâm huyết. Giáo án thể hiện cách thức tiếp cận riêng của mỗi giảng viên, thể hiện sự sáng tạo và nghệ thuật sư phạm của họ. Vì thế trong quản lý chất lượng dạy học không thể thiếu giáo án trong hồ sơ giảng dạy. Do vậy, việc nâng cao chất lượng soạn giáo án có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của giảng viên khi tiến hành thực giảng. Thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, theo tôi cần tuân thủ quy trình soạn giáo án như sau:

Bước 1: Chuân bị soạn giáo án

Đây là bước cơ bản, đặt nền móng cho sự thành công của một bài giảng. Chuẩn bị càng chu đáo bao nhiêu càng tạo điều kiện để nâng cao tính chủ động của giảng viên trong quá trình thực hiện nội dung soạn giảng bấy nhiêu, do đó mà bảo đảm kết quả của một giáo án.

Bước chuẩn bị yêu cầu:

Một là, phải nghiên cứu ky giáo trình và tài liệu liên quan đến bài soạn

Trước khi soạn giáo án, giảng viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài giảng trong giáo trình, nắm được kết cấu, nội dung bài để định hướng cho khung bài giảng trong giáo án. Bên cạnh đó, giảng viên cần nghiên cứu các tài liệu có liên quan để mở rộng kiến thức, hoặc minh họa làm nổi bật các kiến thức cơ bản. Thực tế, hệ thống tài liệu, giáo trình luôn mang tính ổn định tương đối, không thể thay đổi thường xuyên, nên nó chỉ đáp ứng được những nội dung lý luận cơ bản. Thực tiễn cuộc sống cũng như các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước luôn được bổ sung và phát triển. Do đó, việc thường xuyên cập nhật kiến thức về những quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, những bài viết có liên quan trên các báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết của cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể... có liên quan đến nội dung bài giảng để bổ sung một cách thường xuyên, cập nhật làm cho bài giảng sinh động, có tính thuyết phục cao, không lạc hậu, đi sau so với thực tế.

Page 15: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

28 29

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

cũng như tùy thuộc vào năng lực thực tế của từng giảng viên.

Do vậy, khi biên soạn bài giảng, giảng viên cần phải chú ý những nội dung phản ánh được những yêu cầu cơ bản và những vấn đề thực tiễn cần được quan tâm và được lý giải bằng lý luận; nội dung phản ánh được sự đúng đắn trong quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của nghành, của địa phương. Để đáp ứng được yêu cầu này, đòi hỏi người giảng viên (đặc biệt là giảng viên trẻ) phải chủ động xây dựng kế hoạch và chủ động thực hiện kế hoạch, tổ chức nghiên cứu thực tiễn một cách công phu, nghiêm túc, thâm nhập thực tế để điều tra, khảo sát để thu thập dữ liệu, tiếp cận trực tiếp các sự kiện, nhân chứng, các báo cáo chuyên đề, dự các lớp tập huấn, nghiên cứu các văn kiện Đảng, báo chí, mạng Internet... để làm cơ sở tư liệu cho việc soạn bài giảng.

Nếu bài giảng mang tính chất trang bị và rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ cho học viên như các bài giảng phần Nghiệp vụ công tác Đảng ở cơ sở..., trong giáo án giảng viên cần chuẩn bị trước một số bài tập thực hành, bài tập tình huống có liên quan và có định hướng trước về hướng xử lý, kết luận. Giảng viên cần xác định được nội dung nào cần thiết phải liên hệ thực tiễn và đưa loại hình, cấp độ thực tiễn nào là phù hợp; Những yếu tố thực tiễn đưa vào bài giảng phải mang tính điển hình, có ý nghĩa chung chứ không phải ngẫu nhiên; Các sự kiện thực tiễn phải mang tính thời sự, đang được xã hội quan tâm nhiều, bởi lẽ, nếu giảng viên quá lạm dụng đưa nhiều yếu

tố thực tiễn vào để chứng minh thì sẽ không thể bảo đảm về mặt thời gian, do dung lượng kiến thức lý luận quá nhiều và buổi giảng bài giảng có thể biến thành buổi nói chuyện thời sự. Vì vậy, cần phải hiểu đúng, đưa trúng và hợp lý các yếu tố thực tiễn vào bài giảng mới đạt được kết quả cao. Đồng thời giảng viên lựa chọn yếu tố thực tiễn phải có địa chỉ, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo tính trung thực; Khi đưa thực tiễn vào liên hệ nên có sự phân tích để người học thấy được thực tiễn liên hệ có phù hợp lý luận hay không, mang ý nghĩa tiêu cực hay tích cực. Sau mỗi ý, mỗi phần nội dung bài giảng, giảng viên cần neo chốt lại kiến thức cơ bản, chuyển ý sang mục tiếp theo và khi kết thúc nội dung bài giảng, neo chốt lại kiến thức cơ bản của cả bài giúp người học ghi nhớ sâu hơn.

Bước 3: Rà soát và kiểm tra lại toàn bộ giáo án

Sau khi soạn xong giáo án, giảng viên cần rà soát lại giáo án từ hình thức cho đến nội dung, nghiên cứ kỹ và nắm vững nội dung bài soạn chuẩn bị cho việc thông qua và phê duyệt của Khoa chuyên môn.

Để nâng cao chất lượng bài giảng đòi hỏi mỗi giảng viên phải không ngừng đổi mới, rèn luyện kỹ năng, phương pháp để nâng cao chất lượng giáo án. Giảng viên phải xác định rõ chủ đề bài soạn; soạn giảng cho đối tượng nào?; soạn giảng nhằm mục đích gì?; soạn giảng như thế nào?. Đó là những câu hỏi thường trực mang tính nguyên tắc, định hướng cho việc soạn giáo án của mỗi giảng viên nhằm đảm bảo yêu cầu bài giảng.<

Cụm thi đua số 7 khu vực Tây Nguyên gồm 5 trường: Trường Chính trị tỉnh Kon Tum; Trường Chính trị Gia Lai; Trường Chính trị tỉnh Đăk Lắc; Trường Chính trị tỉnh Đăk Nông và Trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng. Thực hiện Kế hoạch số 144/KH-HVCTQG ngày 16/9/2015 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về việc tổ chức phong trào thi đua đối với các cụm thi đua các trường chính trị cấp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, trong thời gian qua Cụm thi đua số 7 đã tổ chức được nhiều phong trào thi đua thiết thực, có sức lan tỏa đến đông đảo đội ngũ cán bộ, giảng viên; với nội dung, hình thức thi đua phong phú, đa dạng. Qua đó, tạo được không khí thi đua sôi nổi, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học của các trường.

Thông qua các phong trào thi đua, các hoạt động kỷ niệm tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, viên chức, người lao động về phong trào thi đua và công tác khen thưởng, làm cho phong trào thi đua yêu nước thực sự trở thành phong trào mang tính tự giác, thường xuyên đối với mỗi tập thể, cá nhân. Qua phong trào thi đua động viên, khích lệ cán bộ, viên chức, người lao động phát huy cao nhất trí tuệ, nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, hăng hái thi đua dạy tốt, học tốt,

phục vụ tốt và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy.

Nội dung thi đua của các trường trong Cụm được xác định trên cơ sở bám sát Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, lãnh đạo, quản lý; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.

Nội dung trên được cụ thể như sau: Thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định, hướng dẫn của Học viện nhất là chủ trương mới của Đảng về các trường chính trị, lấy việc hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và xây dựng trường chính trị chuẩn làm khâu đột phá trong việc từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện nghiêm túc chương trình, giáo trình, quy chế quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập; thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; mỗi cán bộ, viên chức nêu cao tinh thần

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA CỦA CUM THI ĐUA SỐ 7

TS. Đặng Luận*

* Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Kon Tum.

MÔ HÌNH - THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

Page 16: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

30 31

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

sáng tạo, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng các trường đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn phục vụ giảng dạy học tập, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh của các địa phương, thể hiện rõ vị trí, vai trò của trường chính trị; tăng cường tổ chức hoạt động phối hợp giữa các trường trong Cụm thi đua nhằm đẩy mạnh chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.

Qua nội dung thi đua, Cụm thi đua số 7 đã tổ chức phát động phong trào thi đua với nhiều hình thức phù hợp đã kịp thời phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, biểu dương và nhân rộng gương điển hình, tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc, các sáng kiến, kinh nghiệm hay trong phong trào thi đua của từng đơn vị trong Cụm. Trên cơ sở nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị và các nội dung phát động thi đua của năm học, các trường chính trị trong Cụm thi đua tổ chức phát động các đợt thi đua với nội dung cụ thể, sát với tình hình thực tiễn của mỗi đơn vị, tổ chức nhiều hình thức phong phú nhằm đạt được mục đích, yêu cầu và các nội dung thi đua do Cụm thi đua đề ra. Các phong trào thi đua tập trung hướng vào: (1) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học; thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu thi đua năm học gắn với việc đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo chủ đề của từng năm; (2) Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức dự giờ, thao giảng, thi giáo

viên dạy giỏi...; (3) Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo; (4) Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường, khuyến khích cán bộ, viên chức tham gia thực hiện các đề tài khoa học phục vụ cho việc nâng cao chất lượng quản lý; đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức các hội thảo chuyên môn; (5) Phát huy vai trò của các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh trong nhà trường; động viên kịp thời các thành viên tự giác tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn, các cuộc vận động, chăm lo xây dựng môi trường sư phạm. Bên cạnh đó, các trường trong Cụm đã tổ chức được nhiều hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học như: Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Từ năm 2015 đến nay, Cụm thi đua số 7 đã tổ chức được 03 cuộc Hội thảo khoa học với các chủ đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị cơ sở khu vực Tây Nguyên”; “Nâng cao chất lượng đào tào, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị ở Tây Nguyên”; “Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của các trường chính trị khu vực Tây Nguyên”. Tổ chức 03 kỳ Hội thao chào mừng Kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước với các

môn thi đấu (bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, kéo co)... các hoạt động của cụm không ngừng được đổi mới theo hướng phong phú, sinh động, thiết thực, có chiều sâu do vậy đã tạo sự gắn kết; có sức lan tỏa, thu hút sự tham gia của cán bộ, giảng viên các trường.

Tuy nhiên, phong trào thi đua của Cụm thi đua số 7 vẫn còn những hạn chế, bất cập như: Việc đánh giá, chấm điểm thi đua chủ yếu dựa vào các báo cáo của các trường, chưa có sự thẩm định kỹ lưỡng các tiêu chí; việc trao đổi, giao lưu về các mô hình, điển hình còn hạn chế; chưa chú trọng đẩy mạnh phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến; cán bộ phụ trách, theo dõi công tác thi đua, khen thưởng của nhà trường kiêm nhiệm, phụ trách nhiều lĩnh vực, nên chưa dành thời gian thỏa đáng cho công tác thi đua...

Từ những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong tổ chức phong trào thi đua của Cụm thi đua số 7, rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, tổ chức hoạt động phong trào thi đua phải căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, bám sát nhiệm vụ chính trị của nhà trường để xác định nội dung, chỉ tiêu thi đua cho phù hợp. Khi nhiệm vụ chính trị thay đổi, phát triển thì kịp thời điều chỉnh nội dung, chỉ tiêu thi đua cho phù hợp. Đồng thời, cấp ủy, Ban Giám hiệu các trường phải có nhận thức đầy đủ, tinh thần trách nhiệm cao; thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua và sử dụng nhiều hình thức, biện pháp trong tổ chức thi đua; khơi dậy ở mỗi cán bộ, viên chức tính tự giác, tinh thần trách nhiệm tham gia thi đua.

Hai là, thực hiện công khai, dân chủ ở tất cả các giai đoạn của thi đua, chú trọng

nhân rộng các điển hình tiên tiến các tập thể, cá nhân có tính sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mỗi trường; có hình thức, bước đi, cách làm phù hợp, triển khai thực hiện nghiêm túc ở cả ba khâu: phát hiện, xây dựng và nhân rộng. Đồng thời, đấu tranh phê phán, khắc phục với những biểu hiện thiếu trung thực, bệnh thành tích trong phong trào thi đua.

Ba là, đổi mới nội dung và hình thức tổ chức phong trào thi đua theo hướng phong phú, thiết thực, sinh động, phù hợp với đặc điểm của từng trường, tạo sự lôi cuốn, sức lan tỏa đến từng cán bộ, giảng viên, người lao động trong nhà trường.

Bốn là: tăng cường trao đổi, học tập kinh nghiệm về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn đối với các trường trong cụm thi đua và các trường chính trị ngoài cụm thi đua, thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng các trường chính trị trong Cụm ngày càng vững mạnh.

Năm là, kết hợp tốt thi đua thường xuyên với thi đua cao điểm; phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”, “nghiên cứu khoa học và công tác tốt”; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý vững mạnh với thi đua yêu nước, thi đua của các cấp, các ngành và các cuộc vận động, để duy trì phong trào thi đua phát triển liên tục. Đồng thời, tổ chức tốt việc sơ, tổng kết, bình xét và khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua. Chú trọng đổi mới công tác đánh giá, đảm bảo chính xác, khách quan, thực chất trong đánh giá.<

Page 17: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

32 33

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI NGHIÊN CỨU THỰC TẾ CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY

ThS. Bùi Quang Toản*1. Một số định hướng đổi mới

nghiên cứu thực tế (NCTT) của giảng viên Trường Chính trị tỉnh Hải Dương

Một là, việc NCTT phải được triển khai theo kế hoạch chung do Ban Giám hiệu trực tiếp xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ chuyên môn và sự đề xuất của các khoa. Theo đó, mỗi khoa nghiên cứu tại một huyện, hoặc một ngành, tập trung vào một lĩnh vực gắn với nhiệm vụ giảng dạy của khoa. Trên cơ sở kế hoạch, khoa tiến hành nghiên cứu, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung và lịch trình nghiên cứu mà kế hoạch đã đặt ra.

Hai là, Ban Giám hiệu đưa ra chủ trương, yêu cầu đối với hoạt động NCTT, đồng thời tham gia cùng khoa chuyên môn trong quá trình làm việc với các huyện, góp phần thể hiện đúng tầm quan trọng của hoạt động NCTT; giám sát chặt chẽ quá trình triển khai hoạt động NCTT của các khoa.

Ba là, trong quá trình triển khai, yêu cầu phải có sự tham gia của Thường trực Huyện ủy, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh nơi đến nghiên cứu thực tế với vai trò là đơn vị phối hợp tổ chức hoạt động nghiên cứu, cùng đánh giá kết quả nghiên cứu để đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý các lĩnh vực được nghiên cứu tại địa phương.

Bốn là, hoạt động nghiên cứu phải hướng vào hiệu quả thực chất, phục vụ hoạt động chuyên môn của khoa, đồng thời phát huy vai trò và trách nhiệm cá nhân các giảng viên. Mỗi giảng viên trên cơ sở kế hoạch chung phải xây dựng nội dung và đăng ký kế hoạch NCTT riêng của cá nhân, sau quá trình nghiên cứu

có báo cáo thu hoạch kết quả nghiên cứu. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi nhất để giảng viên có thể trải nghiệm sâu sắc thực tiễn hoạt động của chính quyền cơ sở thông qua hoạt động thâm nhập thực tiễn. Đây là một điểm mới quan trọng của hoạt động NCTT. Sau khi khoa làm việc với chính quyền các xã, giảng viên phải đăng ký một đơn vị để nhà trường có quyết định cử giảng viên xuống làm việc tại xã để nắm bắt cụ thể vấn đề nghiên cứu.

Năm là, đổi mới trong công tác tổng hợp, báo cáo kết quả NCTT. Kết quả NCTT được thể hiện thông qua báo cáo của cá nhân giảng viên, báo cáo của khoa sau khi thống nhất tại buổi làm việc với Thường trực Huyện ủy, UBND cấp huyện.

2. Quy trình tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu thực tế của giảng viên

Công tác triển khai thực hiện kế hoạch NCTT được tiến hành theo quy trình 4 bước chặt chẽ, bài bản, với sự tham gia trực tiếp của Ban Giám hiệu nhà trường và Thường trực Huyện ủy các huyện.

Bước 1: Làm việc với Huyện ủyThành phần tham gia buổi làm việc gồm: - Đại diện Ban Giám hiệu, Trưởng

Phó khoa, giảng viên khoa chủ trì NCTT, Trưởng phòng Nghiên cứu KH-TT-TL.

- Đại diện Thường trực Huyện ủy, lãnh đạo UBND huyện; đại diện lãnh đạo Văn phòng Huyện ủy, các phòng chuyên môn có liên quan.

Nội dung buổi làm việc tập trung vào một số vấn đề trọng tâm:

- Lãnh đạo Trường Chính trị báo cáo khái quát kế hoạch, nội dung chương trình NCTT; danh sách đoàn, lịch trình * TUV, HT Trường Chính trị tỉnh Hải Dương.

NCTT; một số yêu cầu nghiên cứu thực tế gắn với chuyên môn giảng dạy của khoa.

- Đại diện Thường trực Huyện ủy và cơ quan chuyên môn báo cáo khái quát đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và những nội dung liên quan đến vấn đề mà các khoa cần tìm hiểu trên địa bàn huyện.

- Tọa đàm, trao đổi để cán bộ, giảng viên của trường nắm bắt kỹ hơn vấn đề cần tìm hiểu.

Trên cơ sở nội dung làm việc, thống nhất lựa chọn một số đơn vị cấp xã để đoàn trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu.

Bước 2. Làm việc với Đảng ủy, UBND cấp xã

Theo kế hoạch, mỗi khoa làm việc với 5 - 10 đơn vị cấp xã. Việc nghiên cứu được tiến hành thông qua các buổi làm việc để nghe báo cáo, trao đổi, thảo luận về các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu và những vấn đề phát sinh thực tiễn tại địa phương; tham quan, tìm hiểu các mô hình, đơn vị điển hình trên địa bàn xã.

Kết thúc năm 2017, 100% các khoa đều đã hoàn thành kế hoạch NCTT tại các xã. Khoa thâm nhập, tìm hiểu thực tế ít nhất là 5 cơ sở, nhiều nhất là 10 cơ sở (Khoa Nhà nước và pháp luật), bình quân 7 cơ sở/khoa.

Bước 3. Giảng viên thâm nhập thực tế ở cơ sở

Trên cơ sở nội dung chương trình do khoa đảm nhiệm, bài giảng được phân công và tình hình thực tế ở cơ sở, Trưởng khoa phân công cho giảng viên về làm việc tại Đảng ủy, đoàn thể nhân dân, UBND xã trong thời gian từ 2 - 5 ngày để thâm nhập trực tiếp các hoạt động thực tiễn.

Giảng viên tự liên hệ, trao đổi, thống nhất cách thức làm việc với lãnh đạo đơn vị cơ sở; tiếp cận, tìm hiểu các nội dung cần nghiên cứu; tham gia vào một số nội dung hoạt động cụ thể của đơn vị.

Bước 4. Tổng hợp, báo cáoSau khi tiến hành NCTT, khoa và giảng

viên có báo cáo tổng hợp kết quả NCTT.Báo cáo tổng hợp NCTT của các khoa

được trình bày tại buổi làm việc lần thứ hai với các Huyện ủy nơi đoàn đi NCTT. Thành phần có Thường trực Huyện ủy, Ban Giám hiệu nhà trường và một số phòng, ban của huyện có liên quan để trao đổi về kết quả nghiên cứu tại địa phương, kiến nghị các vấn đề cần thiết với cấp ủy cấp huyện.

Đối với nhà trường, từng giảng viên viết báo cáo tổng hợp kết quả quá trình thâm nhập thực tiễn tại cơ sở. Khoa tổng hợp tài liệu, viết báo cáo kết quả hoạt động NCTT của khoa chuyển về phòng Nghiên cứu khoa học nhà trường để tổng hợp.

3. Kết quả bước đầu, những vấn đề đặt ra và biện pháp giải quyết

Về cơ bản hoạt động NCTT của các khoa đã đảm bảo được những yêu cầu của chủ trương đổi mới công tác NCTT của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, đem lại hiệu quả cao. Có thể đánh giá trên một số kết quả cơ bản:

Một là, việc NCTT đã được triển khai theo kế hoạch chung do nhà trường xây dựng, phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của các khoa, đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ.

Hai là, sự tham gia của Ban Giám hiệu nhà trường trong suốt quá trình thực hiện hoạt động NCTT của khoa đã đảm bảo tính nghiêm túc, hiệu quả của hoạt động NCTT, đồng thời nâng cao được vị thế của trường và của khoa trong hoạt động NCTT tại các xã, các huyện.

Ba là, trong quá trình triển khai NCTT đã có sự tham gia nhiệt tình và trách nhiệm của Thường trực Huyện ủy, UBND các huyện, cho thấy sự đánh giá cao của huyện đối với công tác NCTT của trường, tạo thuận lợi cho các khoa khi

Page 18: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

34 35

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

về nghiên cứu tại các xã, góp phần nâng cao đáng kể hiệu quả NCTT. Đồng thời, các khoa và giảng viên cũng có điều kiện để trực tiếp kiến nghị, đề xuất những vấn đề cần trao đổi với lãnh đạo huyện, những vấn đề còn tồn tại, tạo mối quan hệ hai chiều và phát huy được trí tuệ của giảng viên đóng góp cho việc quản lý, giải quyết các vấn đề của thực tiễn.

Bốn là, hoạt động nghiên cứu thực tế vừa phát huy được vai trò của tập thể khoa, đứng đầu là đồng chí trưởng khoa, vừa phát huy được vai trò và trách nhiệm cá nhân các giảng viên. Giảng viên được tạo điều kiện về xã 2 - 3 ngày, trực tiếp tham quan, nghiên cứu vấn đề mình đăng ký, sau đó có báo cáo kết quả, chủ động đề xuất kiến nghị khi có vấn đề cần giải quyết, giúp giảng viên hiểu sâu sắc thực tiễn quá trình quản lý tại cơ sở.

Năm là, công tác tổng hợp, báo cáo kết quả NCTT được thực hiện nghiêm túc và có nhiều đổi mới. Kết quả NCTT được thể hiện thông qua báo cáo của cá nhân giảng viên, báo cáo của khoa sau khi thống nhất tại buổi làm việc với Thường trực Huyện ủy, UBND cấp huyện. Sau khi kết thúc quá trình NCTT của các khoa, phòng NCKH có báo cáo tổng hợp chung việc NCTT để đánh giá, rút kinh nghiệm cho năm sau.

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai công tác NCTT còn một số vấn đề cần tập trung giải quyết, như: Việc triển khai NCTT theo hướng đổi mới, nên các khoa lúc đầu còn lúng túng, đôi lúc chưa thực sự chủ động nên tiến độ triển khai NCTT còn chậm. Chất lượng báo cáo NCTT của các khoa chưa đồng đều; có khoa báo cáo còn thiếu khoa học, chưa phản ánh sâu sắc vấn đề của xã, của huyện, chưa có nhiều kiến nghị, đề xuất có giá trị với huyện. Một số giảng viên chưa thực sự trách nhiệm, tích cực trong NCTT. Báo cáo tổng kết NCTT của khoa chủ yếu do đồng chí trưởng khoa, phó

khoa xây dựng mà chưa có sự tham gia tích cực của các giảng viên trong khoa. Đa số giảng viên chưa thực hiện đúng quy định về thời gian thâm nhập thực tiễn, chủ yếu vẫn thu thập thông tin qua buổi làm việc chung của khoa với xã...

Để việc đổi mới thực sự đạt được hiệu quả đề ra, đòi hỏi sự đổi mới về nhận thức và tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm của tập thể cán bộ, giảng viên các khoa, phòng. Trong đó, cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Đối với Ban Giám hiệu nhà trường: Tiếp tục có sự chỉ đạo bài bản, chặt chẽ, đôn đốc thường xuyên quá trình tổ chức nghiên cứu của các khoa, tham gia cùng các khoa khi cần thiết, tạo mọi điều kiện hỗ trợ các khoa trong quá trình thực hiện hoạt động NCTT.

- Đối với các đồng chí lãnh đạo khoa: Tổ chức hoạt động nghiên cứu thực tế một cách khoa học, nghiêm túc. Xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ nội dung và lịch trình nghiên cứu; phối hợp chặt chẽ với huyện, xã; phân công nhiệm vụ rõ ràng cho giảng viên; hạn chế tối đa sự phiền hà cho địa phương nơi đoàn đến tìm hiểu; báo cáo đầy đủ, kịp thời kết quả hoạt động nghiên cứu thực tế của khoa. Cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa khoa với các phòng chức năng trong nghiên cứu thực tế của giảng viên.

- Đối với mỗi cán bộ, giảng viên tham gia NCTT: Xác định đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu thực tế; có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm trong quá trình làm việc; xác định vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu, chủ động tìm hiểu, thâm nhập thực tiễn. Đặc biệt, giảng viên cần thực hiện nghiêm túc quy định về việc thâm nhập thực tiễn 2 - 3 ngày tại các xã để nắm được tình hình thực tiễn tại cơ sở, hiểu sâu sắc nội dung cần nghiên cứu.<

Khi Quảng Ninh tiến dần đến xu hướng hiện đại hóa nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng và chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” thì nhu cầu về nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các mục tiêu phát triển ngành kinh tế - xã hội của tỉnh trở nên rất cấp thiết. Quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cho thấy tỉnh cần thiết lập một bộ máy phát triển nhân lực, với mục tiêu nhanh chóng có được nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ trong các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong số lao động có việc làm của tỉnh dự báo đạt 89% vào năm 2020, tương đương với mức mục tiêu đặt ra cho khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Quyết định số 1216/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Tỷ lệ này được dự báo tiếp tục duy trì đến năm 2030, gắn liền với sự tăng năng suất lao động trong tỉnh. Dự báo nhu cầu lao động đến năm 2030 của

Quảng Ninh tăng trung bình khoảng 1,26% một năm lên mức khoảng 990.000 lao động.

Dựa trên phân tích cung, cầu về nhân lực, đến năm 2020, Quảng Ninh sẽ phải đương đầu với tình trạng thiếu hụt nhân lực rất lớn. Để giải quyết vấn đề này, các cơ sở đào tạo cần gấp rút vào cuộc tổ chức các khóa đào tạo nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu hụt nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Lộ trình đào tạo nguồn nhân lực có thể xây dựng theo 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 2015 - 2017: Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm nhằm mục tiêu đến năm 2017, đội ngũ lao động sẽ được trang bị những kỹ năng cụ thể phục vụ cho công việc thông qua các chương trình giảng dạy thiết thực bám sát những yêu cầu, đòi hỏi của địa phương và các doanh nghiệp sử dụng lao động trong và ngoài nước đóng trên địa bàn tỉnh.

- Giai đoạn 2017 - 2020: Lập kế hoạch và điều phối nhân lực sẵn sàng cho tương lai với mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành việc lập kế hoạch điều phối và có đủ nhân lực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

CÔNG TÁC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

CỦA TỈNH QUẢNG NINH TẠI TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYỄN VĂN CỪ

ThS. Đỗ Minh Tuấn*

* Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh.

Page 19: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

36 37

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

- Giai đoạn 2020 - 2030: Đưa Quảng Ninh trở thành đầu mối thu hút nhân lực lành nghề phấn đấu đến năm 2030, Quảng Ninh sẽ được coi là điểm đến hấp dẫn, thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động lành nghề trong và ngoài nước, được biết đến như một địa phương có phương thức tuyển dụng chuyên nghiệp dựa trên năng lực.

Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh việc tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ hiện có thì việc đẩy mạnh liên kết với các trường đại học để đào tạo nguồn nhân lực đa ngành, đa lĩnh vực đáp ứng yêu cầu về nhân lực của tỉnh là việc làm rất quan trọng.

Là đơn vị đầu tiên trong toàn tỉnh được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Đào tạo cán bộ, Trường Huấn luyện cán bộ đoàn đội theo Quyết định số 1789-QĐ/TU ngày 05/01/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, bên cạnh một số nhiệm vụ mới, Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ vẫn được tỉnh tin tưởng giao thực hiện nhiệm vụ liên kết đào tạo đại học để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh.

Trong bối cảnh nhà trường có nhiều chức năng, nhiệm vụ, việc triển khai hoạt động liên kết đào tạo với các trường đại học, học viện luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm và phân công 01 đồng chí Phó Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo. Phòng Đào tạo cũng có 1 bộ phận chuyên trách công tác liên kết đào tạo. Với truyền thống

40 năm liên kết đào tạo đại học, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, sự phối kết hợp, giúp đỡ của các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh, công tác liên kết đào tạo đã đạt được nhiều thành tích đáng trân trọng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, trong tình hình mới, với nhiều nhiệm vụ mới, bên cạnh những thuận lợi, công tác liên kết đào tạo đại học cũng gặp nhiều khó khăn:

Một là: Nhu cầu học tập theo hình thức vừa làm vừa học những năm gần đây đã giảm mạnh. Đây là khó khăn chung mà tất cả các cơ sở đào tạo không chính quy đang gặp phải. Nguồn tuyển sinh của hệ vừa làm vừa học (đa số là những người học để nâng cao trình độ và hoàn thiện bằng cấp cho phù hợp với chức trách, nhiệm vụ công tác của mình) nay đã hạn chế đi rất nhiều. Đội ngũ cán bộ, công chức từ các địa phương gần như đã phổ cập chương trình đại học, cao đăng. Họ muốn học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn không cần lấy bằng cấp. Đối tượng học sinh tốt nghiệp THPT phần lớn bị thu hút vào hệ đào tạo chính quy của các trường công lập và dân lập, nơi sẵn sàng hạ điểm tuyển sinh đến mức thấp nhất có thể để tuyển đủ chỉ tiêu; số khác lựa chọn học nghề.

Hai là: Số lượng các trường đại học, cao đăng, các cơ sở đào tạo liên kết tăng vọt. Rất nhiều trong số đó coi việc duy trì, đảm bảo quy mô đào tạo là vấn đề sống còn. Hoạt động quản lý các cơ sở đào tạo này còn chưa thống nhất và còn

tồn tại nhiều bất cập nên nảy sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tuyển sinh ồ ạt không theo định hướng nhu cầu của xã hội dẫn đến việc chất lượng đào tạo không đảm bảo, sinh viên tốt nghiệp không có việc làm hoặc phải làm trái ngành. Vì thế, việc tham gia học tập theo hình thức không chính quy đang bộc lộ nhiều bất cập. Thêm nữa, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khi tuyển nhân sự không chú trọng vào bằng cấp, trình độ đại học mà thiên về được đào tạo kỹ năng nghề, vì vậy việc đăng ký học theo hình thức vừa làm vừa học không còn là một lựa chọn bắt buộc đối với người học.

Ba là: Riêng đối với Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ những năm gần đây UBND tỉnh chủ yếu giao cho trường liên kết, phối hợp tuyển sinh đại học văn bằng 2, dẫn đến quy mô tuyển sinh giảm đáng kể. Bên cạnh đó, với nhiều nhiệm vụ mới kể từ khi thành lập, nhà trường cũng phải cân đối lại để việc thực hiện công tác liên kết đào tạo phát triển hài hòa trong mối tương quan với các nhiệm vụ khác.

Trong hoạt động liên kết đào tạo, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ đã xác định phải bám sát chỉ đạo của tỉnh, đào tạo đúng và trúng, tập trung vào các ngành mà nguồn nhân lực của tỉnh còn thiếu hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn như: Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Báo chí, Hành chính, Luật... một số ngành kỹ thuật như: Cấp thoát nước, Xây dựng công trình... Giảm thiểu những ngành học đã đào tạo quá nhiều, tức là chủ động giảm quy mô, tăng chất lượng.

Bên cạnh đó, cần tận dụng và phát huy các kinh nghiệm của các trường đại học, học viện đã có truyền thống liên kết đào tạo nhiều năm với nhà trường để xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo một cách hợp lý, hiệu quả. Thường xuyên mở các Hội nghị xúc tiến về liên kết đào tạo đại học, mời lãnh đạo các địa phương, Ban Tổ chức, Phòng Nội vụ cấp huyện, các cá nhân có liên quan để trực tiếp nắm được nhu cầu, nguyện vọng đào tạo mà cơ sở đang cần, từ đó xây dựng nội dung tuyển sinh đúng và trúng. Làm tốt công tác khảo sát nhu cầu đào tạo, bám sát định hướng của tỉnh Quảng Ninh. Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục và đào tạo thân thiện, lành mạnh, đội ngũ giảng viên, giáo viên có trình độ chuyên môn cao, nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng... tạo nên hình ảnh của một cơ sở đào tạo uy tín, tin cậy với phương châm đội ngũ đông đảo học viên đang học tập tại trường chính là mạng lưới cộng tác viên giúp nhà trường tuyển sinh hiệu quả nhất.

Trong bối cảnh phải thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ, chủ trương không tăng quy mô trong tuyển sinh liên kết mà tập trung vào đào tạo theo nhu cầu của địa phương và chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo đã khăng định tính đúng đắn và phù hợp với thực tiễn. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã tăng cường nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.<

Page 20: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

38 39

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang được thành lập từ năm 1948. Tiền thân là Trường Đảng tỉnh Long Châu Hậu, rồi lần lượt đổi tên là Trường Phan Đăng Lưu tỉnh Long Châu Hà (1950), Trường Đảng tỉnh An Giang (1958), Trường Trần Phú tỉnh An Giang (1961), Trường Đảng tỉnh Long Châu Hà (1974), Trường Chánh trị tỉnh An Giang (1976), Trường Đảng tỉnh An Giang (1980), Trường Đảng Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang (1985), từ năm 1995 đến nay mang tên Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang.

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, trước nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, trường luôn đứng vững, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh giao phó, trở thành địa chỉ đỏ tin cậy trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên qua các thời kỳ; góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, niềm tin đối với Đảng, với sự nghiệp cách mạng; nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, đảng viên tỉnh nhà, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của địa phương.

Giai đoạn tư năm 1948 đến năm 1975, trường được hình thành, trưởng thành, tưng bước được kiện toàn về tổ chức bộ máy, nô lực đào tạo, bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị cơ sở. Trong hai

cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường đã không ngừng tìm tòi, vận dụng sáng tạo, phát triển chương trình, nội dung, cách dạy, cách học phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Giữa năm 1948, Tỉnh ủy Long Châu Hậu quyết định thành lập trường Đảng với tên gọi là Trường Đảng tỉnh Long Châu Hậu. Năm 1950, trường được đổi tên thành Trường Phan Đăng Lưu. Trong khoảng 06 năm, tính từ năm 1948 đến năm 1954, mặc dù chiến tranh ác liệt, cơ sở vật chất thiếu thốn, lực lượng giảng viên mỏng, nhiều đồng chí kiêm nhiệm, nhưng tập thể nhà trường đã vượt qua khó khăn mở gần 20 khóa đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở, ước tính có khoảng hơn 1.000 lượt học viên dự học.

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-ver được ký kết, Trường Phan Đăng Lưu giải thể theo Chỉ thị của Xứ ủy Nam Bộ. Từ năm 1954 đến năm 1957 công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên do Tỉnh ủy trực tiếp thực hiện. Do tình hình cách mạng có nhiều chuyển biến, đầu năm 1958, Tỉnh ủy lập lại Trường Đảng tỉnh An Giang. Trường tiếp tục công tác đào tạo, bồi dưỡng, mở nhiều lớp, với nhiều loại đối tượng khác nhau, nội dung, chương trình luôn được cải tiến phù hợp với nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế của địa phương. Qua 03 năm lập lại (1958 - 1960), trường đã mở trên 15 khóa học, với hơn 300 học viên, đã góp

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TÔN ĐỨC THĂNG TỈNH AN GIANG - 70 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

ThS. Vo Minh Hoàng*

* Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang.

phần quan trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên cho tỉnh.

Đầu năm 1961, trường đổi tên là Trường Trần Phú tỉnh An Giang. Năm 1963, Ban Giám hiệu tiếp tục được bổ sung, kiện toàn, đồng thời, cán bộ của trường cũng được bổ sung thêm một số đồng chí, ngoài cán bộ giảng dạy còn có cán bộ phụ trách tổ chức, in ấn tài liệu, phục vụ hậu cần. Như vậy, cơ cấu tổ chức cũng như nội dung đào tạo, bồi dưỡng của trường cơ bản đã được định hình, có bước phát triển tương đối ổn định so với trước. Từ năm 1961 đến năm 1967, trường mở lớp liên tục, không chỉ cho cán bộ người Kinh mà cả người Khmer. Đầu năm 1975, trường ngưng đào tạo để tập trung lực lượng phục vụ cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975. Giai đoạn này, trường có bước trưởng thành, phát triển cả về tổ chức bộ máy, nhân sự, về chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, về số lượng, chất lượng người học, chỉ tính riêng 5 năm (1970 - 1974), trường đã mở được 15 khóa, với 600 học viên, góp phần phát triển lực lượng cán bộ cách mạng của tỉnh nhà, góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang ngày 30/4/1975 trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn tư năm 1975 đến năm 1986, trường được củng cố, kiện toàn về tổ chức bộ máy, được đầu tư cơ sở vật chất và đi tiên phong đào tạo chương trình sơ cấp lý luận chính trị và chương trình trung cấp lý luận chính trị. Sau ngày thống nhất đất nước, trước muôn vàn khó khăn, thách thức, trường tiếp tục mở những lớp bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Tháng 02/1976, thực hiện Quyết định số 19-QĐ/TW ngày 20/12/1975 của Bộ Chính trị, hai tỉnh Long Châu Tiền, Long Châu Hà hợp

nhất lại thành tỉnh An Giang. Trường Đảng Long Châu Tiền sáp nhập với Trường Đảng Long Châu Hà lấy tên gọi mới là Trường Chánh trị tỉnh An Giang. Năm 1980, Trường Chánh trị tỉnh An Giang được đổi tên thành Trường Đảng tỉnh An Giang. Ban Giám đốc được Tỉnh ủy điều động, luân chuyển, kiện toàn, các phòng, khoa được củng cố, đội ngũ cán bộ, giảng viên được tăng cường, một số đồng chí được cử đi học tại Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ - Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 21/5/1980, trường khai giảng khóa Lý luận chính trị chương trình sơ cấp đầu tiên. Đây là cột mốc đánh dấu bước chuyển cấp đào tạo từ chương trình lý luận chính trị cơ sở lên đào tạo chương trình lý luận chính trị sơ cấp. Chương trình, nội dung đào tạo thực hiện theo quy định của Ban Tuyên huấn Trung ương.

Năm 1981 - 1982, Tỉnh ủy đồng ý cho trường được lựa chọn một số cán bộ ở các huyện, thị và một số cán bộ ở Trường đưa đi đào tạo tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh với đủ các loại chương trình, các cấp học, sau khi học xong bổ nhiệm làm giảng viên, cán bộ quản lý của trường. Ngoài Ban Giám đốc và các Phòng Hành chính - Quản trị, Phòng Giáo vụ - Tổ chức, năm 1982 các khoa cũng được hình thành như Khoa Triết, Khoa Kinh tế chính trị, Khoa Lịch sử Đảng, Khoa Xây dựng Đảng. Với ý chí quyết tâm cao của Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ, giảng viên nhà trường, được sự đồng ý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 12/06/1984, trường khai giảng khóa đào tạo lý luận chính trị chương trình Trung cấp khóa I, thời gian học 18 tháng, với 188 học viên là cán bộ chủ chốt ở cơ sở, huyện, thị và ban ngành

Page 21: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

40 41

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

tỉnh dự học. Đây là dấu mốc thứ hai chuyển từ đào tạo chương trình Lý luận chính trị sơ cấp lên chương trình Lý luận chính trị trung cấp.

Tháng 11/1985, trường được đổi tên thành Trường Đảng Tôn Đức Thắng. Thời gian này, trường liên tục mở các lớp trung cấp lý luận chính trị với các hệ lớp khác nhau, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Về cơ bản trường đã tự lực gần như toàn bộ nội dung, chương trình, đây là bước tiến lớn về năng lực đào tạo, bồi dưỡng của trường. Cũng trong năm 1985, Chi bộ Trường được nâng lên thành Đảng bộ, ban đầu có 07 Đảng ủy viên. Điều này, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo động lực để toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân viên, viên chức phấn đấu nỗ lực trong mọi hoạt động.

Trong 6 năm (1980 - 1985), trường đã đào tạo, bồi dưỡng được 16 khóa, với 1.398 lượt học viên dự học, trong đó có 05 khóa cơ sở với 340 học viên, 08 khóa sơ cấp với 556 học viên, 03 khóa trung cấp (02 khóa tập trung, 01 khóa tại chức), với 502 học viên.

Giai đoạn tư năm 1986 đến năm 1995, trường đây mạnh đào tạo, bồi dưỡng; đi tiên phong, đột phá trong khâu liên kết với các cơ sở đào tạo tuyến Trung ương để đào tạo đội ngũ cán bộ cho tỉnh nhà ở bậc đại học, cao cấp lý luận chính trị.

Năm 1986, 1987, trường liên tục mở các khóa đào tạo Trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung và tại chức. Những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thoái trào, đánh dấu bằng sự sụp đổ của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Trước tình hình đó, nhiều trường Đảng ngưng

mở lớp thì Trường Đảng Tôn Đức Thắng vẫn vững vàng, kiên định, kiên quyết mở lớp. Năm 1989, trường kết hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy mở 03 khóa bồi dưỡng các chuyên đề mang tính lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng xã, phường cho 725 cán bộ chủ chốt ở xã, phường, thị trấn; mở 01 khóa Trung cấp lý luận chính trị (khóa VI), với 140 học viên là cán bộ ban ngành huyện và xã phường. Năm 1990, trường xây dựng xong Hội trường Trung tâm, có diện tích 1.700 m2 với sức chứa 320 người. Cuối năm 1991, có sự thống nhất chung về nội dung, chương trình giảng dạy ở các trường Đảng tỉnh, thành do Học viện Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo. Để tăng cường công tác giáo dục, đào tạo cán bộ đoàn thể theo Nghị quyết Đại hội V của Đảng bộ tỉnh, tháng 02/1992, Trường Đoàn thể sáp nhập vào Trường Đảng Tôn Đức Thắng. Năm 1993, trường đã phối kết hợp với Trường Đại học Tuyên huấn Trung ương (nay là Học viện Báo chí & Tuyên truyền) tổ chức 01 khóa học đổi bằng cho trên 200 học viên đã tốt nghiệp Đại học lý luận chính trị ở nhiều chuyên ngành khác nhau theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là lớp hoàn chỉnh văn bằng Đại học đầu tiên cho các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp được tổ chức tại trường. Sau đó, trường tiếp tục liên kết với Phân viện Báo chí & Tuyên truyền và các cơ sở đào tạo tuyến Trung ương mở các lớp đại học chuyên ngành. Trong vấn đề liên kết đào tạo trình độ đại học cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh, trường đã đi tiên phong, là bước đột phá lớn. Thời điểm này, trường cử nhiều đồng chí đi học cao học và nghiên cứu sinh ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Ngày 17/01/1995, Tỉnh ủy ra Quyết định số 167/QĐ-TU, thành lập Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang trên cơ sở sáp nhập Khoa Hành chính của trường Hành chánh - Kinh tế tỉnh với Trường Đảng Tôn Đức Thắng.

Trong 10 năm (1986 - 1995), trường đã đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo, bồi dưỡng được 25 khóa, với 2.722 lượt học viên dự học.

Giai đoạn tư năm 1996 đến năm 2018, trường thực hiện đa dạng hóa các hình thức, đối tượng, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, đây mạnh các hoạt động khoa học và liên kết đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; hoàn chỉnh tổ chức bộ máy, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; được đầu tư đung mức cơ sở vật chất, ky thuật, cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của tỉnh nhà.

Thực hiện Quyết định số 184 - BT/TW ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 01/11/2009, trường tiến hành tinh gọn bộ máy tổ chức từ 06 khoa còn 04 khoa (Khoa Lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa Nhà nước - Pháp luật; Khoa Xây dựng Đảng; Khoa Dân vận) và 03 phòng (Phòng Đào tạo; Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị; Phòng Nghiên cứu Khoa học - Thông tin - Tư liệu). Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Trường Chính trị Tôn Đức Thắng xứng đáng với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở hiện nay, ngày 24/10/2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang đã Ban hành Đề án số 04-ĐA/TU về “Nâng cao chất lượng hoạt động của Trường Chính trị Tôn Đức Thắng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.

Từ năm 1996 đến 2015, trường đã đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo, bồi dưỡng với các ban, ngành, các huyện, thị, thành trong tỉnh và với các cơ sở đào tạo tuyến Trung ương được 404 khóa, với 36.144 lượt học viên; có 34 đề tài khoa học cấp trường được nghiệm thu đạt loại khá trở lên, mỗi năm bình quân thực hiện 6 hội thảo khoa học cấp trường; xây dựng tượng đài Bác Tôn, cải tạo khu hiệu bộ, xây dựng mới ký túc xá, xây dựng hòn non bộ, chỉnh trang khuôn viên cây xanh, trang bị máy điều hòa cho các hội trường, phòng làm việc; đưa cổng thông tin điện tử vào hoạt động, sử dụng mạng thông tin nội bộ, phủ sóng Wifi toàn trường. Năm 2014, trường đã xây dựng quy hoạch tổng thể 1/500 và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Trường đạt chuẩn ISO 9001-2008. Trường liên tục được công nhận là Cơ quan văn hóa.

Từ năm 2016 đến nay với phương châm “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả, kỷ cương”, trường đã đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo, bồi dưỡng được 140 khóa, với 14.248 lượt học viên; đang thực hiện 1 đề tài khoa học cấp tỉnh, có 7 đề tài khoa học cấp trường được nghiệm thu đạt loại khá trở lên, 4 đề tài đang triển khai, tổ chức 2 hội thảo cấp tỉnh, 10 hội thảo cấp trường, xuất bản Bản tin lý luận và thực tiễn, tái lập Phòng truyền thống, cùng nhiều hình thức sinh hoạt khoa học khác. Đang triển khai Dự án đầu tư xây dựng trường giai đoạn 2016 - 2023, với vốn đầu tư 104 tỷ đồng. Cùng với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, đội ngũ giảng viên của trường cũng được quan tâm nâng cao chất lượng và số lượng, hàng năm đều cử giảng viên đi học các lớp sau đại học,

Page 22: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

42 43

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

văn bằng hai, tập huấn chuyên môn, học lớp phương pháp giảng dạy tích cực, đi nghiên cứu thực tế... hầu hết giảng viên đã sử dụng giáo án điện tử, sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực.

Hiện nay, Ban Giám hiệu có 04 đồng chí (Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng); có 04 khoa, 03 phòng. Trường có 53 biên chế, trong đó có 33 giảng viên, có 03 tiến sĩ, 23 thạc sĩ, 25 đại học; 01 giảng viên cao cấp, 13 giảng viên chính, 19 giảng viên.

Với những thành tích đạt được, trường đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, Ba; Cờ thi đua xuất sắc toàn ngành năm 2000, do Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia tặng; Cờ do Bộ Công an tặng “Đơn vị dẫn đầu phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2005; Cờ thi đua cấp Bộ năm học 2015 - 2016, do Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tặng; Cờ thi đua có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2001, 2002, 2003, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tặng; Cờ thi đua Tập thể lao động xuất sắc năm 2008, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tặng; Cờ thi đua năm học 2016 - 2017, do Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tặng; Cờ thi đua năm 2017, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tặng; cùng nhiều Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tặng.

Phát huy những thành tích đã đạt được và truyền thống 70 năm qua của trường, hướng tới xây dựng trường trở thành Trường Chính trị chuẩn, trong giai đoạn mới, nhà trường cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Xây dựng Đảng bộ, nhà trường thực sự là một khối đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng, có tình thương yêu đồng chí trong sáng. Phát huy dân chủ, gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương.

- Tăng cường, đổi mới công tác quản lý trên tất cả các mặt hoạt động, cả công tác quản lý học viên, đây là nhiệm vụ, giải pháp mang tính đột phá để nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. Mở rộng quy mô đào tạo, bồi dưỡng theo hướng đảm bảo thực chất “Học thật, thi thật, điểm thật”, vừa đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở địa phương, vừa phù hợp với năng lực của trường.

- Đẩy mạnh các hoạt động khoa học, không chạy theo số lượng, không nghiên cứu tràn lan, không hình thức, nghiên cứu khoa học phải phục vụ nhiệm vụ chính trị của trường, tổng kết thực tiễn ở địa phương và hướng đến cung cấp những luận cứ làm cơ sở cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết sách đúng đắn, khả thi.

- Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trên tất cả các mặt, từ kiến thức chuyên môn, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức, kỷ luật, phương pháp giảng dạy đến phong cách chuẩn mực của người thầy. Thực hiện nghiêm túc Đề án vị trí việc làm và Đề án công tác cán bộ mà Ban Giám hiệu đã ban hành.

- Đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm chất lượng Dự án đầu tư xây dựng trường, nhằm tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ tốt quá trình dạy và học. Xin cơ chế để trường từng bước tự chủ về tài chính.<

1. TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI tổ chức đoàn cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao chất lượng soạn, giảng phần VI, chương trình TCLLCT-HC”, “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”... Tổ chức lấy phiếu ý kiến phản hồi từ người học đối với 06 giảng viên; Phát hành Nội san Thông tin Lý luận và thực tiễn số 1/2018.

2. HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH hoàn thành và nghiệm thu 06 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Tổ chức 03 Hội thảo “Nâng cao chất lượng đào tạo đại học của Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh”, “Thực trạng doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh và những khuyến nghị chính sách”, “Ngành công tác xã hội Việt Nam: những yêu cầu và thách thức mới”. Tổ chức 02 đoàn cán bộ, giảng viên thăm và làm việc tại Trường Chính trị - Hành chính Viêng Chăn, Lào và Trường Đảng Bắc Kinh, Trung Quốc. Xuất bản tạp chí Phát triển Nhân lực số 1/2018 với 20 bài viết.

3. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TÔ HIỆU THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG tổ chức Hội thảo khoa học liên các trường chính trị: “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII”; “Công tác đưa cán bộ, giảng viên Trường Chính trị Tô Hiệu đi nghiên cứu thực tế có kỳ

hạn” và Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm học 2017 - 2018, phương hướng, nhiệm vụ năm học 2018 - 2019”. Xuất bản Nội san quý I năm 2018. Xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức thao giảng, dự giờ năm 2018.

4. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BĂC KẠN đón GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về thăm và làm việc với nhà trường. Tiếp tục tổ chức lấy phiếu và xử lý phiếu phản hồi từ người học năm 2018 đối với giảng viên các khoa, phòng. Tổ chức cho học viên các lớp TCLLCT-HC khóa 34, 35, 36 đi nghiên cứu thực tế; lấy ý kiến phản hồi từ người học đối với giảng viên các khoa, phòng.

5. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN CỪ TỈNH BĂC NINH phối hợp quản lý 01 lớp Cao cấp lý luận chính trị với 90 học viên. Biên tập và phát hành Nội san số 46, tổ chức tọa đàm về góp ý Bộ Quy chế quản lý đào tạo tại các trường chính trị tỉnh, quy chế Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc lần thứ VII-2020. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hội thảo, thao giảng cấp khoa năm 2018. Thực hiện kế hoạch thao giảng cấp khoa và hội thảo khoa học năm 2018.

6. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẾN TRE tổ chức tọa đàm cấp trường với chủ đề: “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ Trường Chính trị tỉnh Bến Tre”, “Những đóng góp của Ph.Ăngghen đối với sự hình thành và phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học”. Biên tập và xuất bản bản

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 23: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

44 45

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

tin “Thông tin Lý luận và thực tiễn”. Tổ chức tọa đàm “Vận dụng Nghị quyết Đại hội Phụ nữ các cấp” vào bài giảng Nghiệp vụ công tác Hội Phụ nữ và vận động phụ nữ ở cơ sở.

7. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BÌNH DƯƠNG khai giảng 03 lớp TCLLCT-HC với 204 học viên, 01 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính. Tổ chức thi tốt nghiệp và hướng dẫn viết tiểu luận tốt nghiệp cho học viên 03 lớp TCLLCT-HC. Phối hợp quản lý 01 lớp Cao cấp lý luận chính trị, 08 lớp đại học chuyên ngành theo kế hoạch. Tổ chức thành công Hội thảo khoa học với chủ đề “Việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ở Trường Chính trị tỉnh Bình Dương - Thực trạng và giải pháp”.

8. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BÌNH THUẬN tổ chức đoàn cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế tại xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong; phường Hàm Tiến, xã Thiện Nghiệp, thành phố Phan Thiết. Tiếp tục triển khai thực hiện 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường với chủ đề: “Đánh giá chất lượng sau đào tạo chương trình TCLLCT-HC giai đoạn 2010 - 2017 của Trường Chính trị tỉnh Bình Thuận”, “Xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm phần: Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước, pháp luật và quản lý hành chính nhà nước”, “Xây dựng bài tập tình huống phần V.1”. Phát hành “Thông tin Lý luận và thực tiễn”.

9. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BÌNH PHƯỚC thực hiện 01 đề tài khoa học cơ sở với chủ đề “Hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã tại thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - Thực trạng và giải pháp” và 05 đề tài khoa học cấp trường. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển Trường

Chính trị tỉnh Bình Phước, giai đoạn 2017 - 2020 và tầm nhìn 2030”.

10. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH CÀ MAU tiếp tục khai thác tư liệu và biên soạn lịch sử trường chính trị. Phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua cụm thi đua các trường chính trị cấp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 và Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm học 2017 - 2018 của Cụm thi đua số 09 (12 trường chính trị khu vực Đồng bằng sông Cửu Long).

11. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG ĐÌNH GIONG TỈNH CAO BẰNG triển khai thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh với chủ đề: “Nghiên cứu những vấn đề lý luận và quan điểm tiếp cận về năng lực giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm của Trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng và Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”. Tổ chức thành công Hội thảo khoa học của Cụm Thi đua số 02 với chủ đề “Nâng cao chất lượng đào tạo TCLLCT-HC”.

12. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH ĐĂK NÔNG quý I/2018 quản lý và giảng dạy 09 lớp TCLLCT-HC với 569 học viên, trong đó khai giảng 01 lớp TCLLCT-HC với 70 học viên, bế giảng 01 lớp TCLLCT-HC với 44 học viên. Phối hợp quản lý 02 lớp Cao cấp lý luận chính trị với 180 học viên. Xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học năm 2018 và viết bài tham gia Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của các trường chính trị khu vực Tây Nguyên - thực trạng và giải pháp”.

13. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH ĐIỆN BIÊN đón đoàn công tác của đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về thăm trường. Tổ chức cho các lớp TCLLCT-HC khóa 44 Việt - Lào, lớp Dân chính Đảng khóa 11 đi nghiên cứu thực tế. Xuất bản Thông tin Lý luận và thực tiễn số 1/2018.

14. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH GIA LAI triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị vòng 1. Tổ chức cho các lớp TCLLCT-HC đi nghiên cứu thực tế tại một số cơ sở, mô hình phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội trên địa bàn tỉnh. Biên tập và xuất bản 04 tài liệu: Bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã về quản lý nhà nước, bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm chương trình TCLLCT-HC, bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên và chuyên viên chính. Xuất bản Thông tin Lý luận và thực tiễn số 1/2018. Tiếp tục triển khai biên tập cuốn “Lịch sử Trường Chính trị tỉnh Gia Lai - quá trình hình thành và phát triển (1959 - 2019)”.

15. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HÀ NAM quý I/2018 duy trì quản lý và giảng dạy 07 lớp TCLLCT-HC, khai giảng 02 lớp TCLLCT-HC với 140 học viên. Phối hợp quản lý 01 lớp Cao cấp lý luận chính trị. Triển khai lấy phiếu phản hồi từ người học các lớp TCLCLT-HC đối với giảng viên. Phối hợp với Viện Thông tin khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Hà Nam”.

16. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẬU GIANG tổ chức các đoàn đi nghiên cứu thực tế cho học viên 04 lớp TCLLCT-HC. Tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “giữ vững kỷ cương, tăng cường trách nhiệm của viên chức ở Trường Chính

trị tỉnh Hậu Giang”, tọa đàm khoa học: “Kinh nghiệm đánh giá kết quả học tập lớp TCLLCT-HC ở trường chính trị các tỉnh Tây sông Hậu”. Phối hợp tổ chức Hội thảo khoa cấp tỉnh “Công tác quy hoạch đào tạo, quản lý đào tạo và hiệu quả bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo ở tỉnh Hậu Giang hiện nay”.

17. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH KIÊN GIANG quản lý và giảng dạy 22 lớp TCLCLT-HC, 09 lớp liên kết đào tạo tuyến trên, 04 lớp bồi dưỡng đối tượng 4, 02 lớp tập huấn quản lý cấp phòng, 02 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, trong đó khai giảng 02 lớp TCLLCT-HC K68 An Biên, K69 Gò Quao.

18. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH KON TUM tổ chức Hội thảo và Hội thao của Cụm thi đua số 07 các trường chính trị khu vực Tây Nguyên thực hiện giảng dạy 08 lớp TCLLCT-HC với 555 học viên. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức thành công Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi cấp tỉnh năm 2018. Xuất bản Nội san nhân dịp kỷ niệm 128 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

19. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH LAI CHÂU đón đoàn công tác của đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về thăm trường. Duy trì quản lý và giảng dạy 10 lớp TCLLCT-HC với 698 học viên, trong đó khai giảng 01 lớp TCLLCT-HC với 47 học viên. Bế giảng 01 lớp với 72 học viên, kết quả giỏi: 26 học viên (đạt 36,1%), khá: 45 học viên (đạt 62,5%), trung bình: 1 học viên (đạt 1,4%). Tổ chức 02 lớp TCLLCT-HC đi nghiên cứu thực tế.

20. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH LÀO CAI đón đoàn công tác của đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc

Page 24: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

46 47

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018 BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về thăm trường. Tiến hành lấy phiếu phản hồi từ người học đối với 07 giảng viên ở 05 lớp TCLCLT-HC. Tổ chức thao giảng cấp khoa, 4/4 khoa với 28 giảng viên tham gia; đoàn cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế theo kế hoạch. Phát hành Thông tin Lý luận và thực tiễn số 8/2018.

21. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ HOÀNG VĂN THU TỈNH LẠNG SƠN tiếp tục triển khai kế hoạch tổ chức hội thảo khoa học cấp trường “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - giá trị lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày này”. Tổ chức thao giảng cấp khoa và Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp trường. Phối hợp với Viện Triết học tổ chức tọa đàm khoa học “Thực hiện dân chủ trong vùng dân tộc thiểu số ở nước ta”.

22. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH LONG AN tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Các giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng chức danh Bí thư đồng thời là Chủ tịch HĐND hoặc Chủ tịch UBND cấp xã tại tỉnh Long An”.

23. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH TỈNH NAM ĐỊNH triển khai 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường đã được Hội đồng khoa học thông qua năm 2018. Tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người cán bộ, giảng viên Trường Chính trị Trường Chinh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

24. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NGHỆ AN khai giảng 03 lớp TCLLCT-HC, 02 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, bế giảng 04 lớp TCLLCT-HC. Xây dựng đề án cấp

tỉnh “Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh Nghệ An”.

25. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NINH BÌNH quý I/2018 khai giảng 02 lớp TCLLCT-HC K21A2, K23A2, lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên K46 khối Đảng, đoàn thể. Phối hợp quản lý 01 lớp Cao cấp lý luận chính trị. Triển khai kế hoạch đưa giảng viên đi nghiên cứu thực tế tại cơ sở năm 2018.

26. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NINH THUẬN quản lý và giảng dạy 13 lớp đào tạo, bồi dưỡng với 947 học viên, trong đó khai giảng 01 lớp TCLLCT-HC, 01 lớp bồi dưỡng. Tổ chức cho 06 lớp TCLLCT-HC và lớp bồi dưỡng chuyên viên K4 đi nghiên cứu thực tế ngoài tỉnh.

27. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH PHÚ THỌ tổ chức giảng dạy và quản lý 27 lớp với 2.120 học viên. Khai giảng 01 lớp TCLLCT-HC với 70 học viên, 04 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên. Triển khai thực kế hoạch thao giảng cấp khoa, cấp trường năm 2018.

28. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH QUẢNG NAM quý I/2018 tiếp tục quản lý và giảng dạy 17 lớp TCLLCT-HC với 1.532 học viên, trong đó khai giảng 04 lớp TCLLCT-HC, phối hợp quản lý 02 lớp Cao cấp lý luận chính trị, 01 lớp đại học chuyên ngành. Hội đồng khoa học phê duyệt 08 đề cương đề tài nghiên cứu khoa học. Triển khai thực hiện 30 nội dung khảo sát thực tế của giảng viên.

29. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH QUẢNG NGÃI khai giảng lớp TCLLCT-HC K18B01 hệ không tập trung tại huyện Sơn Tịnh. Tổ chức cho học viên các lớp TCLLCT-HC đi nghiên cứu thực tế và ôn thi tốt nghiệp. Triển khai nghiên

cứu đề tài khoa học cấp tỉnh “Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ở các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ quyền, quyền chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.

30. TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYỄN VĂN CỪ TỈNH QUẢNG NINH tổ chức quản lý và giảng dạy 18 lớp TCLLCT-HC với 1.440 học viên, bế giảng 03 lớp, khai giảng 01 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên. Phối hợp quản lý 18 lớp đại học, 02 lớp Cao cấp lý luận chính trị. Tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU và Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vào tuyên truyền, giảng dạy lý luận chính trị”, Hội thi học viên học giỏi lý luận chính trị năm 2018. Xuất bản và phát hành nội san số 1/2018.

31. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ LÊ DUẨN TỈNH QUẢNG TRỊ duy trì quản lý và giảng dạy 07 lớp TCLLCT-HC với 487 học viên, 02 lớp Cao cấp lý luận chính trị, 02 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, chuyên viên chính. Khai giảng 02 lớp TCLLCT-HC, 01 lớp chuyên viên chính. Giảng viên các khoa đi nghiên cứu thực tế cơ sở năm 2018 theo kế hoạch. Triển khai các nhiệm vụ chuẩn bị tổng kết 10 năm hợp tác Việt - Lào.

32. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH SÓC TRĂNG tiếp tục quản lý và giảng dạy 14 lớp TCLLCT-HC, các lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên khóa 31. Bế giảng 03 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên khóa 29, 30, 32. Phối hợp quản lý 07 lớp đại học và Cao cấp lý luận chính trị.

33. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH SƠN LA duy trì quản lý và giảng dạy 22 lớp đào tạo, bồi dưỡng, trong đó khai

giảng 03 lớp TCLLCT-HC, 02 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên, dự nguồn. Thành lập Tổ biên soạn tài liệu “Bồi dưỡng về lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội cấp xã”.

34. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TÂY NINH tiếp tục giảng dạy và quản lý 15 lớp TCLLCT-HC, 01 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên, 02 lớp Cao cấp lý luận chính trị. Tổ chức 02 lớp đi nghiên cứu thực tế cuối khóa; khai giảng 02 lớp TCLCLT-HC khóa B20 và 01 lớp bồi dưỡng công tác Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở.

35. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HÓA quản lý và giảng dạy 43 lớp TCLLCT-HC, trong đó khai giảng 08 lớp TCLLCT-HC, 04 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên. Bế giảng 01 lớp TCLLCT-HC với 74 học viên, giỏi 55 học viên đạt 74,32%, khá 19 học viên, đạt 25,67%. Triển khai nghiên cứu 02 đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu giải pháp nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở Thanh Hóa hiện nay” và “Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo cấp phòng thuộc UBND huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Xuất bản cuốn sách “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá hoạt động dạy - học TCLLCT-HC hiện nay”. Tổ chức cho các lớp TCLLCT-HC đi nghiên cứu thực tế.

36. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH THÁI NGUYÊN quý II/2018 tiếp tục quản lý và giảng dạy 16 lớp TCLLCT-HC với 1.393 học viên, 13 lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức ngắn hạn với 852 học viên, phối hợp quản lý 02 lớp Cao cấp lý luận chính trị. Mở mới 01 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên, 03 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Hội đồng khoa

Page 25: TRONG SOÁ NAØY - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2018/7/6/So 2 - 2018.pdfcông tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các trường chính trị tỉnh, thành phố

48

BAÛN TI N THOÂNG TIN COÂNG TAÙC TRÖÔØNG CHÍNH TRÒ SOÁ 2 - 2018

học nhà trường phê duyệt 05 đề tài khoa học cấp trường. Xuất bản Thông tin Lý luận và thực tiễn.

37. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ NGUYỄN CHÍ THANH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ xuất bản và phát hành bản tin Thông tin Lý luận và thực tiễn số 1/2018. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu thực tế cấp trường năm 2018 với nội dung “Phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở trong phát triển kinh tế - xã hội.

38. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TIỀN GIANG 6 tháng đầu năm 2018 quản lý, phối hợp quản lý và giảng dạy 45 lớp với 3.247 học viên, trong đó 19 lớp TCLLCT-HC, 07 lớp đại học, trung cấp chuyên ngành, 14 lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, phối hợp quản lý 05 lớp Cao cấp lý luận chính trị. Phát hành Thông tin Lý luận và thực tiễn số 41. Tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”.

39. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TRÀ VINH quản lý và giảng dạy 12 lớp TCLLCT-HC, 08 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, phối hợp quản lý 02 lớp Cao cấp lý luận chính trị, 03 lớp đại học chuyên ngành. Bế giảng 04 lớp TCLLCT-HC với 732 học viên, trong đó loại giỏi 01 học viên, đạt 0,28%; loại khá 86 học viên, đạt 24,02%; loại trung bình 271 học viên, đạt 75,7%. Xuất bản và phát hành bản tin Thông tin Lý luận và thực tiễn số 01/2018 với 200 cuốn.

40. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHẠM HÙNG TỈNH VĨNH LONG duy trì quản lý và giảng dạy 13 lớp TCLLCT-HC

với 849 học viên, 02 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên với 174 học viên, phối hợp quản lý 01 lớp Cao cấp lý luận chính trị. Khai giảng 01 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên với 99 học viên. Triển khai thực hiện 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2018.

41. TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH YÊN BÁI tiếp tục tổ chức và quản lý 04 lớp TCLLCT-HC với 376 học viên, phối hợp quản lý 01 lớp Cao cấp lý luận chính trị, 02 lớp đại học chuyên ngành. Khai giảng 02 lớp TCLCLT-HC với 149 học viên, 01 lớp bồi dưỡng kiến thức, bế giảng 01 lớp TCLLCT-HC với 115 học viên. Phối hợp tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng hoạt động Cụm thi đua các trường chính trị cấp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020”. Câu lạc bộ giảng viên trẻ tổ chức buổi sinh hoạt khoa học với chủ đề “Những giá trị bền vững của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”.

42. TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG chủ trì tọa đàm khoa học với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trường bộ, ngành trong tình hình mới”. Tham dự tọa đàm có 7/9 trường bộ, ngành của Cụm thi đua số 10 tham dự. Cùng với 05 bản tham luận, các đại biểu đã thảo luận nhiều ý kiến và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng ở các trường bộ, ngành hiện nay.<

Tổng hợp: ThS. Lưu Thị Ngọc

CN. Trần Thị Mỹ Liên

ThS. Nguyễn Văn Viên

ThS. Phạm Thị Kim Dung

(Vụ Các trường chính trị)