trung doc.ppt

70
TRÚNG ĐỘC

Upload: zhu-ghe-liang

Post on 19-Dec-2015

218 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRUNG DOC.ppt

TRÚNG ĐỘC

Page 2: TRUNG DOC.ppt

I. Khái niệm về chất độc- Chất độc là những chất mà khi xâm nhập vào cơ

thể, do đặc tính vật lý và hóa học của nó đã làm ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể

- Chất độc là những chất có thể hòa tan vào trong máu gây độc do bản chất hóa học của nó, hoặc là gây tổn thương cho cơ thể, hoặc là gây nguy hiểm cho những chức năng của một hay nhiều tổ chức của cơ thể.

- Chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể bằng con đường nào đó, không phải dạng tác động cơ giới, nhưng gây tổn thương hoặc phá hủy tổ chức cơ thể bởi những liều nhất định

Page 3: TRUNG DOC.ppt

“ chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể người, động vật, thực vật dưới những điều kiện nhất định, tùy theo tính độc, nồng độ và hàm lượng cơ thể gây nên những tác động sinh lý mạnh ở một hay nhiều bộ phận trong cơ thể, làm rối loạn sinh hóa

bình thường, gây ra nhiễm độc, hoặc có thể dẫn đến chết người, động vật

và thực vật”

Page 4: TRUNG DOC.ppt

II. Một số khái niệm trong nghiên cứu chất độc

1. Độc chất học: là khoa học nghiên cứu về những chất độc và ảnh hưởng của chúng đến các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.

2. LD50 (lethal dose 50): là liều chất độc gây chết 50% động vật thí nghiệm. Thường được dùng để cân nhắc về mức độ gây độc tương đối của một chất độc.

3. LC50 (lethal concentration 50): nồng độ chất độc gây chết 50% động vật thí nghiệm. Thường được sử dụng để đánh giá mức độ độc của các chất trong không khí và nước

Page 5: TRUNG DOC.ppt

4. Tính độc: là khái niệm phản ánh đặc tính gây độc.

5. Cơ chế gây độc: các triệu chứng lâm sàng khi gia súc bị nhiễm độc, các phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm chất độc.

Page 6: TRUNG DOC.ppt

III. Sự phân chia chất độc

1.Tác động của chất độc

- Chất độc gây chết qua phương thức làm giảm dưỡng khí trong máu

- Chất độc tác động đến cơ quan bài tiết, thần kinh

- Chất độc tác động vào nguyên sinh chất của tế bào

- Chất độc mang tính chất chọn lọc đối với hệ thần kinh trung ương.

Page 7: TRUNG DOC.ppt

2. Phương pháp phân tích chất độc

- chất độc có thể hà tan trong hơi nước

- chất độc có thể hòa tan trong Ether

- chất độc có thể chiết tách được qua Ether

Page 8: TRUNG DOC.ppt

3. Dựa vào nguồn gốc chất độc

- Chất độc nội sinh: chất độc được sản sinh ngay trong cơ thể. Thường là sản phẩm của rối loạn quá trình trao đổi chất sinh ra các chất độc

- Chất độc ngoại sinh: từ bên ngoài xâm nhập vò cơ thể. Loại chất độc này có nhiều thứ:

+ chất độc từ nguồn thực vật

+ chất độc có nguồn gốc động vật, côn trùng

Page 9: TRUNG DOC.ppt

+ Chất độc từ nguồn vi sinh vật

+ Chất độc là các độc tố của nấm mốc

+ Chất độc từ nguồn hóa chất

+ Chất độc từ nguồn khoáng chất

Page 10: TRUNG DOC.ppt

4. Dựa theo bản chất hóa học của chất độc

- Chất độc là những chất vô cơ: Pb, As, Hg, P, ...

- Chất độc là các hợp chất hữu cơ:

Page 11: TRUNG DOC.ppt

IV. Các đường xâm nhập của chất độc

1.Qua hô hấp

- Do hít vào miệng, mũi.

- Độc chất dạng khí, bụi, khói hay giọt nhỏ có thể qua hơi thở vào miệng, mũi, theo đường hô hấp vào phổi. Chỉ những mảnh vụn chất độc rất nhỏ mới có thể vào được phổi, còn phần lớn hơn sẽ đọng lại ở miệng, họng, mũi và có thể bị nuốt vào. Độc chất vào phổi rồi vào máu rất nhanh vì đường dẫn khí trong phổi có thành mỏng và được cung cấp máu tốt

Page 12: TRUNG DOC.ppt

2. Qua đường tiêu hóa- Phần lớn các trường hợp ngộ độc qua đường này sau

khi nuốt vào, chất độc xuống dạ dày, hấp thu qua thành ruột vào máu.

- Chất độc ở ruột lâu sẽ ngấm vào máu nhiều lần và gây tình trạng ngộ độc nặng hơn, nếu nôn ra hoặc gây nôn ngay sau khi nuốt phải chất độc có thể tống chất độc ra khỏi cơ thể trước khi liều độc vào máu.

- Có hai cách để ngăn chặn chất độc từ ruột vào máu là (1) dùng than hoạt để kết gắn hầu hết các độc chất để chúng không xuyên qua thành ruột hoặc (2) dùng thuốc nhuận tràng để đưa chất độc ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

Page 13: TRUNG DOC.ppt

3. Qua da

Do tiếp xúc với dung dịch, xịt hay bụi nước. Độc chất qua da ẩm ướt, nhiều mồ hôi nhanh hơn qua da lạnh, khô và qua da bị trầy sướt, tổn thương nhanh hơn da lành, độc chất gây tổn thương da sẽ qua da nhanh hơn một chất độc không gây tổn thương da.

Page 14: TRUNG DOC.ppt

4. Tiêm chích

- Độc chất có thể bị tiêm qua da bằng kim chích hoặc bị động vật, côn trùng, cá, rắn độc cắn hay đốt, tiêm trực tiếp vào máu hay dưới da vào cơ hay mô mỡ.

- Độc chất khi vào máu được vận chuyển khắp nơi trong cơ thể, một số độc chất được chuyển hóa qua gan thành dạng khác, ít độc hơn hoặc độc hơn chất ban đầu, sau đó thải qua nước tiểu, phân, mồ hôi hay khí thở ra. Một vài độc chất tồn tại lâu trong mô và cơ quan trong cơ thể

Page 15: TRUNG DOC.ppt

V. Các nhân tố ảnh hưởng đến độc tính của chất độc

1. Liều lượng của chất độc

Một số chất ở liều lựa chọn có tác dụng chữa trị, nếu liều lớn sẽ gây ngộ độc và liều cao hơn nữa có thể gây chết.

2. Bản chất vật lý và cấu tạo hóa học của chất độc

Page 16: TRUNG DOC.ppt

3. Nguồn gốc chất độc

4. Sự nhắc lại của liều độc

- Điều này dẫn tới ngộ độc rõ hơn là sử dụng liều độc chỉ 1 lần. Khi nhiễm độc nhiều lần làm cho chức năng của cơ thể khó giải độc bởi khả năng phân hủy của tổ chức bị tổn hại

- Tuy nhiên cũng có trường hợp khi kéo dài liều gây độc nhiều lần có thể dẫn đến sự điều chỉnh chống lại chất độc và nhiều khi dẫn đến miễn dịch thực sự.

- Với các loại chất độc bài tiết nhanh thì một liều độc mạnh có tác dụng gây độc mạnh hơn sự lặp lại

Page 17: TRUNG DOC.ppt

4. Loại, lứa tuổi, giới tính

- Độc chất gây độc có thể độc với gia súc này mà không độc đối với gia súc khác. Điều này rất có ý nghĩa trong việc sản xuất thuốc trừ sâu, diệt côn trùng và các chất điều trị hóa học.

- Sự khác nhau về giải phẫu và sinh lý học của cơ thể cũng là nguyên nhân đối với tính gây nhiễm độc của chất độc.

Page 18: TRUNG DOC.ppt

5. Khối lượng cơ thể

6. Trạng thái sức khỏe

- Gia súc ốm yếu thì mẫn cảm hơn gia súc khỏe.

- Gia súc bị mắc các bệnh về gan, thận mẫn cảm hơn với các chất độc

7. Đường xâm nhiễm của chất độc

Page 19: TRUNG DOC.ppt

VII. Khái niệm ngộ độc

Ngộ độc là trạng thái rối loạn những hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể do chất độc gây ra. Chất độc ức chế một số phản ứng sinh hóa học, ức chế chức năng của enzym. Từ đó, chất độc có thể ức chế hoặc kích thích quá độ các hormon, hệ thần kinh hoặc các chức phận khác của tế bò làm cho cơ thể có những triệu chứng, phản ứng khác thường

Page 20: TRUNG DOC.ppt

VIII. Phân loại trúng độc

1. Ngộ độc cấp tính

Là những biểu hiện ngộ độc xảy rất sớm sau 1 hoặc vài lần cơ thể tiếp xúc với chất độc. Tùy thuộc vào chất gây độc, đường xâm nhiễm của chất độc, biểu hiện ngộ độc có thể xảy ra 1-2 phút, 30-60 phút sau khi cơ thể hấp thu chất độc và thường là dưới 24 giờ.

Page 21: TRUNG DOC.ppt

2. Ngộ độc á cấp tính

Xảy ra sau nhiều ngày, có khi 1-2 tuần. Sau khi điều trị, khỏi nhanh nhưng thường để lại những di chứng thứ cấp.

3. Ngộ độc mạn tính

Chỉ xuất hiện sau nhiều lần phơi nhiễm chất độc, có khi là hàng tháng, hàng năm. Vì vậy, những biểu hiện của nhiễm độc thường là những thay đổi rất sâu sắc về cấu trúc và chức phận tế bào, khó điều trị.

Page 22: TRUNG DOC.ppt

VIII. Cơ chế tác dụng của chất độc

1. Cơ sở phân tử của tổn thương tế bào do ngộ độc: các chất độc khi qua quá trình chuyển hóa tạo thành các chất ưa điện tử, gốc tự do, chất ái nhân, chất phản ứng oxy hóa khử. Cơ chế tác dụng của chất độc được giải thích dựa trên tác hại của chất chuyển hóa này

Page 23: TRUNG DOC.ppt

2. Cơ chế gây độc đặc trưng trên cơ quan, tổ chức được giải thích đối với từng cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể.

* Cơ chế gây tổn thương hóa học: tác động trực tiếp trên các mô làm thay đổi các chức năng điều khiển sự ổn định nội môi phụ thuộc của màng tế bào. Sự phá hủy này thường xảy ra khi màng tế bào tiếp xúc với những chất ăn mòn mạnh . Những vùng nhạy cảm nhất của tổn thương hóa học là da, mắt, đường hô hấp trên, xoang miệng. Các chất gây tổn thương hóa học trực tiếp là axit, bazo, phenol, aldehid, cồn, một số muối kim loại nặng…

Page 24: TRUNG DOC.ppt

* Cơ chế gây hoại tử tế bào biểu mô

- Thường xảy ra ở các tế bào có hoạt tính chuyển hóa và khả năng sao chép mạnh, đó là các tế bào ống thận, túi mật, tủy xương, biểu mô ruột. Chất độc thường ảnh hưởng đến các enym chủ chốt hoặc các quá trình chuyển hóa trung gian trong các tế bào nói trên.

- Việc gây hoại tử tế bào biểu mô do gây thiếu hụt năng lượng làm giảm khả năng vận chuyển chủ độngvà điều chỉnh các chất điện phân và nước của tế bào, giảm tổng hợp các enzym và các protein cấu trúc. Hoặc gây thiếu máu cục bộ làm thiếu oxy mô bào, dẫn đến thiếu hụt năng lượng và sự phá hủy của các tế bào.

Page 25: TRUNG DOC.ppt

* Cơ chế tác động thông qua ức chế hoặc cạnh tranh enzym.

Thông thường các enzym xúc tác quá trình phản ứng của tế bào trong điều kiện nhiệt độ và nồng độ nhất định. Do tương tác hóa học trực tiếp với chất độc, các enzym có thể bị ức chế hoặc thay đổi hoạt tính. Quá trình ức chế hay cạnh tranh enzym bao gồm cả sự thay đổi cấu trúc không gian của các enzym

Page 26: TRUNG DOC.ppt

* Cơ chế gây độc ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa hoặc tổng hợp của cơ thể

Các chất độc tác động theo cơ chế này thưởng ảnh hưởng đến các sản phẩm cần cho năng lượng, cho cấu trúc hoặc quá trình tăng trưởng. Chất độc gây tổn thương AND hoặc gắn với ribosome trong quá trình vận chuyển hoặc phiên mã dẫn đến ức chế tổng hợp a.nucleic và ức chế tổng hợp protein.

Page 27: TRUNG DOC.ppt

* Cơ chế gây độc với hệ thần kinh

- Các phản xạ bình thường có thể được tăng cường thông qua phong tỏa sự dẫn truyền thần kinh ức chế của cung phản xạ. Kết quả là cơ thể không điều khiển được các cung phản xạ và kết thúc bằng các cơn co giất

- chất độc có thể làm thay đổi tính thấm của màng tế bào thần kinh đối với các ion

- chất độc ức chế các enzym thiết yếu cho chức năng cân bằng, làm thay đổi đặc tính dẫn truyền qua xinap thần kinh

- gây tổn thương hệ TKTW hoặc hệ thần kinh ngoại vi

Page 28: TRUNG DOC.ppt

* Cơ chế gây tổn thương hệ mạch và máu

- Chất độc tác động trực tiếp đến các tế bào tủy xương làm giảm hoặc ngừng sản sinh tế bào máu.

- Quá trình tổng hợp huyết sắc tố có thể chịu tác động của chất độctheo một số cơ chế+ giảm tổng hợp huyết sắc tố hoặc tăng lượng tiền

thân huyết sắc tố

+ Fe trong hemoglobin có thể bị oxy hóa từ hóa trị II thành hóa trị III

+ quá trình OXH làm biến chất Hemoglobin, tạo thành các thể Heinz làm tăng cả 2 quá trình thực bào hồng cầu và tan máu tự nhiên

Page 29: TRUNG DOC.ppt

* Cơ chế làm suy giảm đáp ứng miễn dịch

- Các chất độc này ảnh hưởng đến cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, giảm tổng hợp kháng thể, ngăn cản bổ thể.

- các chất độc ảnh hưởng đến miễn dịch gồm: kim loại nặng, độc tố nấm, dioxin…

* Cơ chế tác dụng gây quái thai, chết thai

- chất độc ảnh hưởng đến các tế bào mẫn cảm trong quá trình hình thành các cơ quan

- chất độc tác động trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai

Page 30: TRUNG DOC.ppt

* Cơ chế tác dụng gây ung thư

Giai đoạn đầu của ung thư do tác động của chất độc thường kết hợp với sự phá hủy AND vượt trội hoặc quá trình khôi phục không hoàn thiện ADN bị phá hủy.

Page 31: TRUNG DOC.ppt

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC

I. Chẩn đoán ngộ độc

1. Khái niệm

Chẩn đoán ngộ độc là việc đánh giá, phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng của sự rối loạn chức năng của các cơ quan, tổ chức của cơ thể để tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc, nhằm điều chỉnh những tác dụng của chất độc, xử lý và điều trị ngộ độc

Page 32: TRUNG DOC.ppt

Chẩn đoán ngộ độc bao gồm các loại sau

- Chẩn đoán lâm sàng: được thực hiện trước tiên để xác định các hệ cơ quan nào bị ảnh hưởng bởi chất độc

- Chẩn đoán tổn thương bệnh lý: được thực hiện để mô tả những biến đổi bệnh lý ở mô, tổ chức.

- Chẩn đoán bệnh căn: nhằm xác định nguyên nhân gây độc hoặc nguồn gây độc, là cơ sở để tiến hành các biện pháp trị liệu và phòng chống cụ thể

Page 33: TRUNG DOC.ppt

2. Quy trình chẩn đoán ngộ độc

a. Thu thập thông tin về nguyên nhân và điều kiện gây ngộ độc

- Thu thập các thông tin về loài, số lượng gia súc bị ngộ độc, loại thức ăn cho gia súc ăn trước đó, thời điểm xảy ra ngộ độc

- Ngộ độc thường xảy ra ở khâu cho ăn, chăm sóc và sử dụng súc vật

Page 34: TRUNG DOC.ppt

- Thu thập các dữ liệu về môi trường: nơi ở của súc vật, những thay đổi gần nhất về sự phơi nhiễm với môi trường (sự di chuyển, phun chất diệt côn trùng, chất diệt loài gặm nhấm, …)

- Thu thập các dữ liệu về khẩu phần ăn, nước uống của gia súc: chế độ ăn, nguồn nước uống, thay đổi trong việc cung cấp nước uống.

Page 35: TRUNG DOC.ppt

b. Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng

Ngộ độc cấp tính thường xảy ra với các triệu chứng liên quan đến các hệ cơ quan: tiêu hóa, thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu…

- Ngộ độc đường tiêu hóa: tiết nước bọt, nôn, chướng hơi, ỉa chảy, có thể táo bón với sự biến đổi của phân, đau bụng, đôi khi nổi mề đay

- Các dấu hiệu về hệ hô hấp: thở gấp, thở khó, ngạt thở, ho, chảy nước mũi, tím tái, bồn chồn…

- Các triệu chứng về tim mạch: mạch nhanh, yếu

Page 36: TRUNG DOC.ppt

- Các dấu hiệu của ngộ độc thần kinh: tăng quá trình hưng phấn thần kinh (bồn chồn không yên, điên cuồng), co giật, thở mạnh, co giật kiểu động kinh. Sau trạng thái co giật có biểu hiện ức chế, tê liệt và liệt.

- Các triệu chứng về tiết niệu: đái nhiều, đái dắt, xuất hiện albumin niệu, huyết niệu, các tế bào biểu mô thận trong nước tiểu

Page 37: TRUNG DOC.ppt

c. Kiểm tra các tổn thương bệnh lý

Những tổn thương bệnh lý do ngộ độc thường là: viêm dạ dày ruột, gan nhiễm mỡ, hoại tử giữa các tiểu thùy gan, sưng vỏ thận, hemoglobin niệu, tim phì đại, tích nước xoang ngực, phù kẽ phổi, mắt sưng tấy

Page 38: TRUNG DOC.ppt

d. Các xét nghiệm cơ bản cần thiết

Các xét nghiệm này giúp phát hiện mức độ hủy hoại đặc trưng đối với các cơ quan, tổ chức, góp phần xác định chất gây độc và định hướng trong điều trị. Các xét nghiệm này bao gồm:

- Các xét nghiệm máu

- Các xét nghiệm nước tiểu

- Các xét nghiệm độc chất

Page 39: TRUNG DOC.ppt

II. Điều trị ngộ độc

1.Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể

Việc loại chất độc ra khỏi cơ thể bằng nhiều biện pháp càng nhanh càng tốt nhằm giảm tối đa sự hấp thu chất độc vào máu, đồng thời tăng thải chất độc ra ngoài

- Loại chất độc bám trên da, mắt: rửa bằng nước sạch, nước ấm, nước muối sinh lý

Page 40: TRUNG DOC.ppt

* Loại chất độc qua đường tiêu hóa

- Gây nôn:

- Rửa dạ dày: đây là biện pháp hiệu quả nhất đối với chất độc dạng lỏng và dạng bột dễ tan. Có hiệu quả trong 60 phút đầu

- Hấp phụ chất độc trong dạ dày, ruột: than hoạt tính, các chất nhuận tràng (sorbitol 70%, dầu thầu dầu…), thụt trực tràng

Page 41: TRUNG DOC.ppt

* Thải chất độc qua đường khác

- Qua đường hô hấp: để con bệnh nằm ở nơi thoáng mát. Có điều kiện dùng máy trợ hô hấp nồng độ oxy 50%

- Qua đường thận: dùng các thuốc lợi niêu, truyền nhiều dịch

- Pha loãng máu: chống chỉ định khi trụy tim mạch

Page 42: TRUNG DOC.ppt

2. Phá hủy hoặc trung hòa chất độc bằng các chất kháng độc

a. Các chất đối kháng hóa học: thường tương tác với chất độc hoặc trung hòa chất độc

- Chất đối kháng liên kết với chất độc tạo thành phức hợp không qua được màng tế bào hoặc làm cho chất độc không gắn được với thụ thể đặc hiệu

- Chất đối kháng thông qua quá trình chuyển hóa: một số chất đối kháng tham gia chuyến hóa chất độc thành các sản phẩm ít độc hơn

Page 43: TRUNG DOC.ppt

b. Các chất đối kháng dược lý

Các chất đối kháng này có tác dụng trung hòa hoặc đối lập với tác dụng của chất độc thông qua các cơ chế

- Ngăn chặn quá trình chuyến hóa chất độc thành các sản phẩm độc hơn

- Làm tăng đào thải chất độc

- Chất đối kháng cạnh trạnh thụ thể với chất độc

- Chất đối kháng phong bế thụ thể của chất độc

- Chất đối kháng hồi phục chức năng bình thường của cơ thể bị ngộ độc

Page 44: TRUNG DOC.ppt

3. Hồi sức cấp cứu và điều trị triệu chứng

a. Điều trị suy hô hấp: đặt ống nội khí quản, cho thở oxy. Nếu bị ngạt do tê liệt men thì dùng xanhmethylen. Sau khi làm hô hấp nhân tạo có thể dùng thuốc kích thích hô hấp

b.Điều trị rối loạn nhịp tim

c. Chống shock: nguyên nhân shock là do nôn mửa, ỉa chảy, xuất huyết dẫn đến giảm thể tích máu, giảm cung lượng tim đột ngột do rối loạn nhịp tim: truyền tĩnh mạch ringer lactac hoặc chất thay thế huyết tương

Page 45: TRUNG DOC.ppt

d. Điều trị triệu chứng thần kinh

e. Chống rối loạn nước, điện giải, toan kiềm

f. Chống biến chứng máu

- Ngộ độc làm máu chậm đông: truyền tiểu cầu, máu tươi

- Trường hợp tan huyết chủ yếu điều trị bằng truyền máu

Page 46: TRUNG DOC.ppt

TRÚNG ĐỘC HCPPHC

- HCPPHC thuộc các hóa chất bảo vệ thực vật.

- Các HCPPHC do bị phân hủy nhanh thành các hợp chất vô hại và không tích lũy chất độc lâu dài trong môi trường nên được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp với mục đích: bảo vệ cây trồng, chống côn trùng phá hoại, điều trị các bệnh ký sinh trùng thú y, diệt ruồi…

- Các HCPPHC là các chất bao gồm cacbon và các gốc của a.phoshoric

Page 47: TRUNG DOC.ppt

* Cơ chế gây độc

- Các HCPPHC tác động chủ yếu lên quá trình dẫn truyền xung động thần kinh. Sự dẫn truyền xung động thần kinh được thực hiện là do quá trình hoạt hóa axetyl cholin trong các xinap thần kinh do men cholinesteraza thực hiện

- HCPPHC khi vào cơ thể gắn với AChE tạo thành phức hợp phosphoryl hóa bền vững và làm mất hoạt tính của ChE, do vậy phản ứng phân giải Axetyl cholin bị giảm sút hay đình trệ . Hậu quả là Axetyl cho lin tích tụ tại các xinap thần kinh.

Page 48: TRUNG DOC.ppt

- Sự tích tụ này gây ra sự kích thích liên tục quá mức các receptor ở hậu xinap (lúc đầu), sau đó là giai đoạn kiệt xinap ở cả hệ thần kinh trung ương và ngoại biên

- Axetyl cholin tích tụ lại gây rối loạn

+ ở các điểm nối thần kinh cơ trơn và ở các tế bào tiết sẽ gây co cơ và tăng tiết

+ ở các điểm nối thần kinh cơ-xương gây kích thích co giật

+ ở não, Ach làm tăng rối loạn cảm giác và hành vi, suy giảm chức năng vận động

Page 49: TRUNG DOC.ppt

* Triệu chứng

Khi gia súc bị ngộ độc HCPPHC, các receptor muscarin, receptor nicotin và các receptor tại hệ thần kinh trung ương bị kích thích

- Các triệu chứng muscarin: do tác động của Ach kích thích sợi hậu hạch phó giáo cảm, tác dụng chủ yếu lên cơ trơn gây co thắt ruột, phế quản, cơ trơn bàng quang, co đồng tử và giảm phản xạ ánh sáng; kích thích các tuyến ngoại tiết: tăng tiết nước bọt, dịch ruột, mồ hôi, nước mắt, dịch phế quản. Bệnh súc đau bụng, nôn, ỉa chảy, ỉa đái không tự chủ, khó thở dẫn tới suy hô hấp, nhịp tim chậm

Page 50: TRUNG DOC.ppt

- Các triệu chứng Nicotin: do sự tích tụ của Ach ở các bản vận động dẫn đến rối lọn sự khử cực của các cơ vân gây co giật, co cứng cơ, liệt cơ bao gồm cả các cơ hô hấp

- Các triệu chứng thần kinh trung ương: trung tâm hô hấp và tuần hoàn bị ức chế dẫn đến suy hô hấp, trụy mạch, co giật, hôn mê sâu

Page 51: TRUNG DOC.ppt

- Trong ngộ độc cấp HCPPHC, triệu chứng muscarin thường đến sớm nhất và luôn luôn xảy ra, có thể vài giây sau khi nhiễm ở đường hô hấp, vài phút đến vài giờ sau khi nhiễm ở đường tiêu hóa, nhiễm độc đường da mức độ nhẹ hơn có thể đến muộn hơn. Triệu chứng nicotin và triệu chứng thần kinh trung ương xảy ra khi nhiễm độc trung bình hoặc nặng

- Súc vật chết trong trúng độc HCPPHC thường do suy hô hấp. Suy hô hấp trong ngộ độc HCPPHC là do tăng tiết dịch, co thắt phế quản, liệt cơ hô hấp, ức chế trung tâm hô hấp

Page 52: TRUNG DOC.ppt

* Điều trị

Cần điều trị dựa theo nguyên tắc sau:

- Hạn chế chất độc hấp thu vào máu

- Dùng các chất đối kháng

- Điều trị bổ sung, tăng cường thể lực

Page 53: TRUNG DOC.ppt

+ Các biện pháp hạn chế hấp thu chất độc

- Khi phơi nhiễm chất độc qua da: dùng nước sạch, natri hydrocacbonat 5% để rửa, tắm.

- Khi phơi nhiễm chất độc qua đường hô hấp: đưa bệnh súc ra khỏi nơi nhiễm độc, đặt nơi thoáng gió

- Khi phơi nhiễm chất độc qua đường tiêu hóa: cho uống than hoạt tính

Page 54: TRUNG DOC.ppt

+ điều trị bằng chất kháng độc

- Sử dụng Atrophin chữa triệu chứng muscarin, làm giảm các tình trạng: tăng tiết dịch phế quản, nước bọt, mồ hôi, làm mất đau bụng, buồn nôn, nhịp tim chậm, làm giãn đồng tử. Liều 0,5-1mg/kgP. Theo dõi đồng tử mắt, khi đồng tử mắt đã giãn lại mức bình thường thì ngừng tiêm Atropin

- Diphehydramin dùng cho uống 4mg/kgP, 3 lần/ngày chữa triệu chứng nicotin. Không dùng phối hợp Atropin

Page 55: TRUNG DOC.ppt

+ điều trị bổ sung

- Bổ sung nước và chất điện giải

- Tăng cường tuần hoàn và hô hấp

- Bổ sung vit

Page 56: TRUNG DOC.ppt
Page 57: TRUNG DOC.ppt
Page 58: TRUNG DOC.ppt
Page 59: TRUNG DOC.ppt
Page 60: TRUNG DOC.ppt
Page 61: TRUNG DOC.ppt
Page 62: TRUNG DOC.ppt
Page 63: TRUNG DOC.ppt
Page 64: TRUNG DOC.ppt
Page 65: TRUNG DOC.ppt
Page 66: TRUNG DOC.ppt
Page 67: TRUNG DOC.ppt
Page 68: TRUNG DOC.ppt
Page 69: TRUNG DOC.ppt
Page 70: TRUNG DOC.ppt