truong phai an tuong

12
NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH BỘ MÔN ĐẠI CƯƠNG NGHỆ THUẬT HỌC Đề tài : CHỦ NGHĨA ẤN TƯỢNG I. DANH SÁCH NHÓM STT HỌ TÊN MSSV GHI CHÚ 1 Nguyễn Hà Thiên Bảo 1456010006 2 Huỳnh Khánh Duy 1456010020 3 Nguyễn Tuyết Trinh 1256010195 4 Phạm Nguyễn Tuyết Loan 1456010068 5 Nguyễn Thị Hoa 1456010042 6 Nguyễn Trương Thúy Hạnh 1456010031 7 Huỳnh Ngọc Lê 1456010060 8 Trần Thị Cẩm Tiên 1456010142 9 Nguyễn Thị Bích Tiền 1456010145 10 Ngô Thị Lan Du 1456010015 II. NỘI DUNG 1- Chủ nghĩa ấn tượng - Chủ nghĩa: "Hệ thống những quan điểm, ý thức, tư tưởng làm thành cơ sở lí thuyết chi phối,

Upload: phu-nguyen

Post on 17-Jan-2017

91 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Truong phai an tuong

N I DUNG BÀI THUY T TRÌNH B Ộ Ế ỘMÔN Đ I C NG NGH THU T H CẠ ƯƠ Ệ Ậ Ọ

Đề tài : CHỦ NGHĨA ẤN TƯỢNG

I. DANH SÁCH NHÓM

STT HỌ TÊN MSSV GHI CHÚ

1 Nguyễn Hà Thiên Bảo 1456010006

2 Huỳnh Khánh Duy 1456010020

3 Nguyễn Tuyết Trinh 1256010195

4 Phạm Nguyễn Tuyết Loan 1456010068

5 Nguyễn Thị Hoa 1456010042

6 Nguyễn Trương Thúy Hạnh 1456010031

7 Huỳnh Ngọc Lê 1456010060

8 Trần Thị Cẩm Tiên 1456010142

9 Nguyễn Thị Bích Tiền 1456010145

10 Ngô Thị Lan Du 1456010015

II. NỘI DUNG1- Chủ nghĩa ấn tượng

- Chủ nghĩa: "Hệ thống những quan điểm, ý thức, tư tưởng làm thành cơ sở lí thuyết chi phối, hướng dẫn hoạt động của con người theo định hướng nào đó." Chính vì vậy, chỉ có được độc lập tự do, bình đẳng và công bằng, đoàn kết bác ái như Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta từng nói, hỗ trợ thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. từ đó

Page 2: Truong phai an tuong

nó mới chi phối, hướng dẫn được hoạt động của con người trong xã hội. Như cái khái niệm chủ nghĩa, chúng ta không biết rõ thực chất là ai đã đưa ra, hệ thống những quan điểm là gì? ý thức, tư tưởng là gì? mà nó có thể làm thành cơ sở lý thuyết chi phối hướng dẫn được hoạt động của con người? Con người trong xã hội ai cũng như nhau ai cũng có cái quyền nhất định.

- Ấn tượng: (tiếng Pháp: Impressionnisme; tiếng Anh: Impressionism) là một trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại Paris (Pháp) vào cuối thế kỷ XIX. Trong hội họa đánh dấu bước quan trọng của trường phái ấn tượng.

- Cái tên “ấn tượng” do các nhà phê bình gọi theo một bức tranh nổi tiếng của Claude Monet: Impression, soleil levant (Ấn tượng mặt trời mọc).

- Chủ nghĩa ấn tượng: Đây là tên gọi của trào lưu nghệ thuật quan trọng nhất ở châu Âu vào thế kỷ XIX, nguồn gốc cho sự ra đời của chủ nghĩa Tân ấn tượng và Hậu ấn tượng và sau đó là chủ nghĩa Fauvism và chủ nghĩa lập thể. Trào lưu nghệ thuật này ra đời những năm 60 của thế kỷ XIX dưới sự ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng khác nhau về mặt tư duy và nghệ thuật chủ yếu là các quan điểm của chủ nghĩa Tự nhiên (Naturralism), chủ nghĩa Lãng mạn (omanticism), Họa phái Courbet và Barbizon. Hội họa phương Tây từ thời đại Phục hưng đến nửa đầu thế kỷ XIX theo con đường Hiện thực chủ nghĩa, tiếp cận với tự nhiên, họa sĩ có kỹ năng thuần thục, nắm vững luật phối cảnh và giải phẫu tạo hình thì sẽ vẽ “rất giống”. Khi chủ nghĩa Hiện thực đạt đến cao trào, đỉnh điểm thì sẽ làm cho họa sĩ mất đi hứng thú, họ nhận ra không nên vẽ tả chân quá. Rồi đến giai đoạn hội họa đã cắt đứt với truyền thống, dần biến các tác phẩm nghệ thuật thành hàng hóa, các nhà buôn tranh cộng sinh bảo hộ cho các họa sĩ. công cuộc công nghệ hiện đại xuất hiện máy ảnh đem đến những bức ảnh hiện thực đặt ra vấn đề cho các họa sĩ, họ luôn trăn trở “ vẽ cái mình cảm thấy” hơn là việc “sao chép”.

- Chủ nghĩa Ấn tượng ảnh hưởng mang tính chủ đạo chính là quan điểm truyền thống của chủ nghĩa Tự nhiên về nghệ thuật thị giác; nhiệm vụ họa sĩ vẽ những tác phẩm chân thực nghĩa là hình ảnh chân thực mà người họa sĩ nhìn thấy ở thế giới xung quanh. Các họa sĩ của chủ nghĩa Tự nhiên cổ súy cho “ Chất thơ của cuộc sống hàng ngày của Tự nhiên”. Còn chủ nghĩa Lãng mạn ít quan tâm đến cuộc sống thực nhưng quan điểm lại ảnh hưởng sâu rộng đến mối quan hệ cá nhân với xã hội và với tự nhiên vớ hai quan điểm mang tính cách mạng. Quan điểm thứ nhất là cái Tôi của mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng, nó vượt qua mọi giới hạn đặt ra do vị trí xã hội cá nhân.

Page 3: Truong phai an tuong

Quan điểm thứ hai là tự nhiên cần được coi trọng, mà còn vì chính bản thân con người và cũng vì chính môi trường tự nhiên.

- Các họa sĩ Ấn tượng chịu ảnh hưởng nhiều của Corot và Họa phái Barbizon ( mà người đứng đầu là Theosdore Rousseau)- là những phong cảnh dựa trên những nghiên cứu và hiểu biết tường tận về tự nhiên. Người theo Họa phái Barbizon- Pháp họ dám thách thức những vấn đề phức tạp như: vẽ những hiệu quả ánh sáng, sương mù…nhấn mạnh tầm quan trọng việc sáng tác ngoài trời qua những lần tổ chức sáng tác ngoài trời ở Pháp. Đặc biệt thời kỳ này phát minh ra cách đựng mầu trong những tuýp nhỏ. Phương pháp sáng tác và cách tiếp cận thiên nhiên của học phái này là những yếu tố ảnh hưởng tới các họa sĩ Ấn tượng nhiều nhất.

2- Đặc điểm- Đề tài:

Không đặt nặng vấn đề này, hơn nữa, đề tài của các tác phẩm thuộc trường phái Ấn Tượng không phải chỉ là những chủ đề truyền thống mang tính hàn lâm, thần thoại, kinh viện,.. mà có thể là bất cứ khoảnh khắc tuyệt vời nào đó của vạn vật mà người họa sĩ nắm bắt được.

Qua đó thể hiện cái nhìn mới,cnhanh, không mang định kiến, khác với trường phái hiện thực, tự nhiên..

- Kỹ thuật sáng tác: Tránh xa những xưởng vẽ, chuộng nhất kiểu vẽ ngoài trời, ngay tại thời điểm

khoảnh khắc cần nắm bắt diễn ra 1 cách tự nhiên nhất. Vẽ nhanh và chỉ vẽ trong 1 khoảng thời gian nhất định để đảm bảo độ chuẩn

xác về sự biến chuyển của màu sắc, độ tối sáng của khung cảnh,.. Chú trọng nắm bắt và thể hiện 1 cách tinh tế bầu không khí, đặc biệt là ánh

sáng trong từng tác phẩm Nếu những người bảo thủ ở Viện cơ sở nghệ thuật Pháp coi trọng màu sắc mờ

ảo và chi tiết chính xác thì Chủ nghĩa Ấn tượng lại đề cao những nét cọ rõ nét cũng sự pha trộn màu sắc tươi mát, không giới hạn và nhấn mạnh sự thay đổi độ sáng trong tranh.

Sự Ảnh hưởng từ nhiếp ảnh: Vào thời điểm đó, nhiế pảnh phát triển mạnh mẽ và tác động ít nhiều đến hội họa. Nếu như trước đây, mọi nét vẽ, màu sắc, góc nhìn,.. đều có mục đích là hướng đến trọng tâm của bức tranh nằm ngay chính giữa thì trường phái hội họa đã tiên phong phá vỡ quan niệm cứng nhắc đó. Điều này thể hiện rõ qua việc ánh sáng trong các bức tranh thuộc trường phái này dàn trải chứ không chỉ tụ vào trọng tâm.

Sự Ảnh hưởng từ tranh khắc gỗ Nhật Bản: Các mẫu thiết kế táo bạo của tranh khắc gỗ Nhật Bản phổ biến ở Pháp thời điểm đó cũng là một ảnh hưởng đến các họa sĩ ấn tượng. Cách sắp xếp không đối xứng, tương phản giữa những vùng màu phẳng và các mảng hoa văn phức tạp - một cấu trúc bố cục mà các họa sĩ ấn tượng có thể sử dụng để phát triển những ý tưởng của mình về màu sắc. Có thể thấy điều này rất rõ qua tranh của Van Gogh - danh họa nổi tiếng của hội họa hậu ấn tượng.

Page 4: Truong phai an tuong

3- Các họa sĩ và tác phẩm tiêu biểu

Édouard Manet (1832 – 1883):- Tiểu sử:

+ Xuất thân trong 1 gia đình tiểu tư sản bảo thủ người Pháp.+ Người thầy đầu tiên là Edmond Édouard Foamier, đồng thời cũng là bác ruột và là người đầu tiên hướng Manet theo con đường hội họa.+ Manet đã từng học ở xưởng vẽ của 1 họa sĩ cung đình và đi rất nhiều nơi để tìm được phong cách sáng tác cho riêng mình.+ Những sáng tác của Manet được cho là những bước đi đầu tiên của hội họa hiện đại và có ảnh hưởng đáng kể đối với Chủ nghĩa Ấn Tượng.

- Các tác phẩm tiêu biểu:+ Những sáng tác của Manet chủ yếu chịu ảnh hưởng từ phong cách của danh họa thời Phục Hưng – Titan, Velasquez, Goya và Courbet – 1 họa sĩ Pháp theo chủ nghĩa Hiện thực. 1 trong các tác phẩm tiêu biểu của Manet là:

Le déjeuner sur l'herbe (Bữa trưa trên cỏ) (1862 – 1863)

Nội dung:

- Lấy ý tưởng từ bức họa The Pastoral Concert của họa sĩ Titan, bức tranh của Manet vẽ 2 người đàn ông ăn mặc lịch sự ngồi cạnh 1 người phụ nữ khỏa thân với ánh mắt nhìn thẳng vào người xem tranh, phía xa đằng sau còn có thêm 1 người phụ nữ khác gần như khỏa thân trông như vừa tắm xong.- Tên ban đầu của tác phẩm là Bathe (Tắm), nhưng khi Manet định mang đi triển lãm thì bị từ chối và chịu sự lên án gay gắt của các nhà phê bình bởi sự hư mới mẻ, phi hàn lâm và không có chủ đề hay bố cục rõ rệt cùng lối vẽ, cách sử dụng màu sắc quá phóng túng.- Thậm chí, tác phẩm này còn bị chế nhạo là Bữa trưa trên cỏ và Manet đã lấy chính cách gọi này đặt tên cho tác phẩm.

Olympia (1865)

Olympia là 1 bức tranh hiện đại nhưng ít nhiều vẫn ảnh hưởng nét đẹp cổ điển, lấy ý tưởng từ những tác phẩm cùng đề tài có trước, cụ thể là tác phẩm Venus of Urbino của Titan.

Nội dung:

- Bức tranh vẽ 1 cô gái khỏa thân trong tư thế nằm, màu da và nét đẹp của cô gái được tôn lên nhờ cách sử dụng màu sắc và hình ản hcủa con mèo đen, người hầu da đen và bó hoa,..

Page 5: Truong phai an tuong

Chung số phận với Bữa trưa trên cỏ, Olympia cũng bị công chúng lên án kịch liệt, phản đối gay gắt, mãi 1 thời gian sau mới được cho kiệt tác và Manet mới được xem như 1 danh họa lớn của Pháp.

Giá trị:- Làm nổi bật sự tương phản giữa hội họa kinh viện với những chủ đề về lịch sử,

tôn giáo, chân dung,.. với sự phóng khoáng, cách tân của của hội họa hiện đại.- Giải phóng hình tượng nghiêm cẩn, đoan chính đến mức xơ cứng, giả tạo của

người phụ nữ trong hội họa.- Việc để cho người phụ nữ khỏa thân với ánh mắt không chút e dè và nét mặt

bình thản của những người còn lại trong bức tranh Le déjeuner sur l'herbe  là 1 lời khẳng định, đề cao vẻ đẹp của nữ giới nói chung chứ không là lối vẽ riêng chỉ giành cho các nhân vật thần thoại như quan niệm trước đó.

Một số tác phẩm nổi tiếng khác của Manet: Le Bon Bock (1878); Chân dung Henri Pertuiset – người săn sư tử, Chân dung Rochefort (1881); Mùa xuân, Quầy bar ở Les Folies – Bergère (1882);. . .

Claude Monet (1840 – 1926):

- Tiểu sử:

+ Sinh ra ở Paris và lớn lên ở Normandy (Pháp)+ Ban đầu, Monet là 1 họa sĩ vẽ tranh biếm họa. Sau đó, ông theo học và chịu ảnh hưởng từ phong cách sáng tác của Eugène Boudin – 1 họa sĩ chuyên vẽ tranh phong cảnh biển và Johan Barthold Jongkind – 1 họa sĩ người Hà Lan. Ông cũng từng tham gia xưởng vẽ của Charles Gleyre – 1 họa sĩ cung đình.+ Năm 1863, Monet rời xưởng vẽ và bắt đầu say mê với việc vẽ tranh ngoài trời và truyền niềm đam mê đó cho nhiều nghệ sĩ trẻ khác.+ 1874, Monet cùng 1 nhóm họa sĩ trẻ lập “Nhóm họa sĩ độc lập” theo đuổi phong cách sáng tác mới, khác hẳn phong cách hàn lâm cổ điển.

- Các tác phẩm tiêu biểu:

Impression, soleil levant (1872)

Chính tên của tác phẩm này đã được dùng để gọi tên cho phong cách sáng tác này - Ấn tượng Mặt trời mọc (Impression, soleil levant) –> Chủ nghĩa Ấn Tượng

- Bức tranh miêu tả cảnh mặt trời mọc trên hải cảng Le Havre.- Dù sau này bức tranh trở thành kiệt tác và được đánh giá như 1 dấu mốc cho sự

hình thành của CN Ấn tượng, .. và Monet cũng được coi như là cha đẻ của Chủ

Page 6: Truong phai an tuong

nghĩa Ấn tượng. Nhưng ngay trong những lần ra mắt đầu tiên, bức tranh chỉ nhận về toàn những lời chỉ trìch từ các nhà phê bình.

Bên bờ sông Sein, Bennecourt (1868)

- Với phong cách vẽ và bố cụ phóng khoáng, Monet đã nắm bắt được cái “ấn tượng” thoáng qua của phong cảnh.

- Điều đặc biệt của bức tranh là người phụ nữ thay vì nhìn thẳng vào những ngôi nhà và cây cối bên kia dòng sông thì lại nhìn vào hình ảnh phản chiếu dập dờn, lộn ngược của khung cảnh đó trên mặt nước. Góc nhìn này giống như bản chất quá trình nhận thức hình ảnh vậy: các hình ảnh đi vào mắt dưới dạng ánh sáng; khi ánh sáng thâm nhập, hình ảnh được đảo ngược lại và chiếu lên mặt sau của nhãn cầu, nơi các thông tin sẽ được não bộ xử lý.

- Bức tranh của Monet đã nắm bắt được sự dao động giữa ấn tượng và nhận thức - một khoảnh khắc ngẫu nhiên. Nó chuyển tải một cảm giác run rẩy khi ánh sáng và màu sắc phong cảnh thay đổi và thời gian trôi đi.

The Magpie (1868-1869)

- Đây là bức tranh về mùa đông lớn nhất của Monet, miêu tả một chú chim ác là cô đơn trên hàng rào tại Etretat. Nhưng điều gây kinh ngạc nhất của tác phẩm này là những cái bóng đổ trên tuyết, không chỉ có màu đen mà còn có sắc xanh ấn tượng.

Cánh đồng hoa anh túc ở Argenteuil (1875)

- Tuy Monet vẫn sử dụng chất liệu sơn dầu cùng vải thô thông thường nhưng họa phẩm này lại trở thành 1 tuyệt tác nghệ thuật, mới đây, tác phẩm này còn được liệt vào Top 10 những bức tranh được yêu chuộng nhất thập niên 90 (theo số liệu thống kê của overstockArt.com – 1 trang web uy tín chuyên kinh doanh những phiên bản chép tay tác phẩm của các danh họa)

- Bức tranh gợi lên cảnh sắc, không khí ngày hè trên cánh đồng hoa rực rỡ dưới ánh nắng, thể hiện được nét tinh hoa trong cách thức mà trường phái Ấn tượng nắm bắt được vẻ đẹp và sự đơn giản của tự nhiên.

- Bên cạnh đó, hình ảnh 2 mẹ con được sắp đặt hài hòa trong bức tranh làm cho tác phẩm hiện lên vừa sống động nhưng cũng rất đơn giản và tinh tế.

Phong cách sáng tác:

- Đam mê sâu sắc và luôn tin rằng cách vẽ thoát ly khỏi các xưởng vẽ, sáng tác trực tiếp ngoài trời.

- Với tiêu chí là vẽ thật nhanh, vẽ cùng 1 khoảng thời gian nhất định trong ngày nhằm ghi nhận lại những khoảnh khắc “ấn tượng” nhất nên Monet rất thành công trong việc tạo nên hiệu quả ánh sáng qua cách vẽ ánh nắng chiếu lên vạn

Page 7: Truong phai an tuong

vật, nhấn mạnh bằng những mảng tối, bóng đổ,.. một cách vừa chân thật vừa ấn tượng nhất.

- Cách sử dụng màu sắc tài tình, táo bạo đã giúp ông gặt hái được nhiều thành công.

VD:

Thay vì cứng nhắc chỉ dùng màu nâu đen để vẽ bóng đổ như hội họa hàn lâm, Monet lại dùng màu xanh French Ultramarine và viridian kết hợp với màu đỏ red-lake.

Hay như việc ông dùng màu xanh lam xám để vẽ hìn hảnh làm hơi nước trên nền trời sáng , đạt hiệu quả cao trong việc tạo hiệu ứng tương phản sáng tối.

Trong quá trình sáng tác, Monet không ngừng thử nghiệm thật nhiều cách thể hiện ánh sáng, bố cục, góc nhìn cũng như kĩ thuật vẽ mới lạ,..và được mệnh danh là “họa sĩ ánh sáng”.

- Đề tài: đa dạng, từ phong cảnh (vùng quê, vùng biển,..) đến cuộc sống thường nhật của thị dân Paris, đặc biệt là tầng lớp trung lưu.

Giá trị - tổng kết:

Có thể nói, Claude Monet là cha đẻ của trào lưu hội họa Ấn Tượng và trung thành với nó cho đến cuối đời, không hề thay đổi. Không chỉ vậy, ông còn luôn cố gắng để phát huy và nâng tầm phong cách sáng tác của mình với rất nhiều kỹ thuật vẽ, nội dung phong phú,..

Edgar Degas (1834 -1917):

- Tiểu sử:

+ Degas sinh ra tại Paris (Pháp) trong 1 gia tộc giàu có, ông giành cả đời cho sự nghiệp sáng tác hội họa và điêu khắc.+ Degas từng có thời gian làm việc tại xưởng in của bảo tàng Louvre. Ông cũng thường lui tới xưởng vẽ của Felix Barrias và Louis Lamothe+ Năm 1855, Degas chính thức trở thành học trò của Lamothe – học trò của Ingres.+ Sau này, Degas gặp gỡ và trở thành học trò xuất sắc của cả 2 họa sĩ đối nghịch nhau là Ingres – người khuyên ông nên “theo đuổi những đường thẳng” ( “follow of the lines”) và Declacroix.

- Các tác phẩm tiêu biểu:

The Dance Class (1874)

Vũ công và bó hoa (1878)

Page 8: Truong phai an tuong

Bốn vũ công (1900)

La Petite Danseuse de Quatorze Ans (Vũ nữ ballet 14 tuổi)

Nhìn chung, hìn hảnh các nữ vũ công ballet trong tranh của Degas thuuờng có vẻ mỏng manh với những cánh tay mềm mại như cành bướm vươn nhẹ lên trong một không gian hết sức huyền ảo.

Phong cách sáng tác:

- Phong cách sáng tác của Degas chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Anh quốc và tranh in khắc Nhật Bản.

- Hơn nữa, Degas còn thành công trong việc kết hợp được ưu điểm của cả 2 người thầy: kỹ thuật mô tả tuyệt vời của Ingres cùng với cách sử dụng màu sắc sống động của Declacroix. Và như cách Degas tự xưng, ông là “người họa sĩ của những đường thẳng đầy màu sắc” (“the colourist with line”).

- Không chỉ vậy, việc sử dụng phấn màu cùng nhiều kỹ thuật vẽ mới lạ, Degas đã khiến cho chất liệu này trở nên phổ biến hơn trước và có thêm cách dùng mới là hòa bột phấn màu vào nước rồi dùng cọ để vẽ thay vì dùng nó dưới dạng bút như trước đây.

- Đề tài: Đam mê âm nhạc và ballet, đề tài sáng tác của Degas thường là về các

vũ công ballet, các vũ điệu,.. hay khung cảnh các nhà hát opera,.. Sau đó, Degas theo đuổi đề tài về các trường đua ngựa và chủ đề này đã

được ông thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Ngoài ra, Degas còn ưa chuộng mảng đề tài về các quán café, những

buổi hòa nhạc và hình ảnh người lao động bình dân như: thợ giặt, người làm mũ; hay phong cảnh nông thôn, người cưỡi ngựa, người đi tắm,…

Giá trị - tổng kết:

Edgar Degas là 1 họa sĩ tiêu biểu với nhiều đóng góp đáng giá cần nhắc đến khi nói về Chủ nghĩa Ấn tượng. Ông là người dành cả đời để sống trọn vẹn với đam mê sáng tạo nghệ thuật, không kết hôn vì sợ ảnh hưởng đến việc sáng tạo nghệ thuật và cả khi về già, sống trong cảnh mù lòa, ông vẫn không ngừng sáng tác.

4- Chủ nghĩa Hậu ấn tượng và Tân ấn tượng

III. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢOhttp://chimvie3.free.fr/baivo/songviet/svdgn_ManetMontmartre.htm

http://soi.today/?p=32157