tthcm ve dai doan ket

25
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Cha Già dân tộc, cả cuộc đời Người là sự đấu tranh không ngừng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Với tư tưởng Đại đoàn kết, Người đã thống nhất toàn dân tộc đứng lên dành độc lập chống lại ngoại xâm, thống nhất đất nước và ngày một phát triển mạnh mẽ. (ĐCSVN)- Giữa thế kỷ XIX, nhân dân Việt Nam điêu đứng trong cảnh ngộ mất nước, bị xóa tên trên bản đồ thế giới, bị áp bức về chính trị, bị bóc lột về kinh tế, bị đầu độc về văn hóa, bị đày đọa trong đói rách và bệnh tật. Toàn xã hội Việt Nam đặc biệt là tầng lớp lao động lâm vào số phận bi thảm, quyền sống và mọi quyền con người bị chà đạp. Khát vọng giải phóng được ấp ủ từ lâu trong dân tộc Việt Nam càng thêm nung nấu và trở thành vấn đề sống còn. Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những người Việt Nam nhiệt thành yêu nước, đã từng ao ước hướng vào các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân và chống thuế ở Trung kỳ…, đã từng hy vọng vào ngọn cờ của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… nhưng đau xót thay mọi sự nỗ lực gắng gỏi của các thế hệ tiền bối đều không đi đến kết quả. Đối với Hồ Chí Minh, mặc dù khi đó chưa lý giải được thấu đáo nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX song Người đã nhận thấy ở các nhà ái quốc tiền bối còn có những lầm lẫn, mơ hồ trong việc phân biệt bạn thù, trong việc tập hợp lực lượng, xây dựng phong trào cách mạng ... Hồ Chí Minh trân trọng mọi công phu tìm kiếm, khâm phục tâm huyết của các bậc tiền bối, nhưng thấy rõ tất cả các con đường đã được chọn đều không có hiệu quả. Vì vậy, Người quyết

Upload: freeloadtailieu

Post on 10-Dec-2015

6 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

This is important political file that have much benefits for people who interested about politic.

TRANSCRIPT

Page 1: TTHCM Ve Dai Doan Ket

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Cha Già dân tộc, cả cuộc đời Người là sự đấu tranh không ngừng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Với tư tưởng Đại đoàn kết, Người đã thống nhất toàn dân tộc đứng lên dành độc lập chống lại ngoại xâm, thống nhất đất nước và ngày một phát triển mạnh mẽ.

(ĐCSVN)- Giữa thế kỷ XIX, nhân dân Việt Nam điêu đứng trong cảnh ngộ mất nước, bị xóa tên trên bản đồ thế giới, bị áp bức về chính trị, bị bóc lột về kinh tế, bị đầu độc về văn hóa, bị đày đọa trong đói rách và bệnh tật. Toàn xã hội Việt Nam đặc biệt là tầng lớp lao động lâm vào số phận bi thảm, quyền sống và mọi quyền con người bị chà đạp.

Khát vọng giải phóng được ấp ủ từ lâu trong dân tộc Việt Nam càng thêm nung nấu và trở thành vấn đề sống còn. Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những người Việt Nam nhiệt thành yêu nước, đã từng ao ước hướng vào các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân và chống thuế ở Trung kỳ…, đã từng hy vọng vào ngọn cờ của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… nhưng đau xót thay mọi sự nỗ lực gắng gỏi của các thế hệ tiền bối đều không đi đến kết quả. Đối với Hồ Chí Minh, mặc dù khi đó chưa lý giải được thấu đáo nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX song Người đã nhận thấy ở các nhà ái quốc tiền bối còn có những lầm lẫn, mơ hồ trong việc phân biệt bạn thù, trong việc tập hợp lực lượng, xây dựng phong trào cách mạng ... Hồ Chí Minh trân trọng mọi công phu tìm kiếm, khâm phục tâm huyết của các bậc tiền bối, nhưng thấy rõ tất cả các con đường đã được chọn đều không có hiệu quả. Vì vậy, Người quyết định xuất dương để xem xét thế giới, quan sát cuộc sống của các dân tộc, nghiên cứu cách làm của các nước, cốt tìm ra con đường cho dân tộc Việt Nam tự giải phóng mình. Những năm tháng bôn ba ở nước ngoài để tìm chân lý cứu nước, Hồ Chí Minh đã thâm nhập sâu sắc đời sống và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước TBCN, của các dân tộc bị áp bức bóc lột ở thuộc địa. Cuộc khảo nghiệm thực tiễn rộng lớn đã giúp Người nhận thức một sự thật: giới cần lao và các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi, bởi vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước “chính quốc”, chưa có tổ chức.

Từ nhận thức khoa học này, Hồ Chí Minh đã làm tất cả từ tuyên truyền, thức tỉnh, đến vận động, đến tổ chức dể làm xây dựng một chiến lược đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, chống chủ nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Trên con đường hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh tiếp tục tìm tòi, kiểm nghiệm những cơ sở lý luận

Page 2: TTHCM Ve Dai Doan Ket

thực tiễn trên một quy mô, phạm vi rộng lớn để dần dần xây dựng những luận điểm đầu tiên về đại đoàn kết đó là những luận điểm về sự cần thiết phải kết hợp cách mạng thuộc địa với cách mạng chính quốc, về sự cần thiết phải có một chính đảng của giai cấp công nhân để đoàn kết các lực lượng yêu nước, cách mạng ở thuộc địa và cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân; về vai trò của liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo. Những luận điểm này được phản ánh trong các bài viết của Người đăng trên Tạp chí Cộng sản (bản tiếng Pháp) số 18, 19 năm 1921, trên các báo “ Le Pari” (Người cùng khổ), “Luymanitê” (Nhân đạo), tạp chí “Thư tín quốc tế”, “Đời sống công nhân”…, trong các bài tham luận của Người tại Đại hội Nông dân quốc tế (1923), (trong thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp) Người viết: “Đối với tôi câu trả lời được rõ ràng: trở về nước đi vào quần chúng thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924) Người đã tuyên bố rõ: “lao động tất cả các nước! đoàn kết lại”.

Nhận thức được sức mạnh đoàn kết, vai trò của đại đoàn kết trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng hình thành một mặt trận đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân lao động ở các nước có bọn thực dân đi xâm lược với nhân dân các dân tộc bị xâm lược, Người coi khối liên minh đó là một trong những nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng.

Các nhà yêu nước tiền bối chưa thấy được số phận của các dân tộc bị áp bức khác cũng đau khổ, tủi nhục như nhau, có chung một nguyện vọng là phấn đấu cho tự do, độc lập của dân tộc mình. Hồ Chí Minh từ những năm 20 đã thấy rõ điều đó và Người đã nỗ lực phấn đấu để góp phần tích cực xây dựng mặt trận đoàn kết chiến đấu giữa các dân tộc bị áp bức để chông kẻ thù chung. Hội Liên hiệp thuộc địa (ở Pháp), “Hội các dân tộc bị áp bức” của các nước châu á, mà chính Người đã tham gia sáng lập. Trước Hồ Chí Minh trên thế giới chưa bao giờ hình thành một khối liên minh ấy.

Hầu hết các nhà yêu nước tiền bối đều dựa vào tầng lớp trên làm nòng cốt cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, coi quần chúng nhân dân chỉ đóng vai trò thứ yếu. Hồ Chí Minh trong khi lấy “công nông là gốc của cách mạng” lại vẫn sẵn sàng mở rộng cửa đón tiếp những người thuộc tầng lớp trên có tinh thần yêu nước vào Mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc vì độc lập tự do của tổ quốc. Mặt trận Việt minh (1941), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau này chính là biểu hiện của tinh thần ấy.

Là người quán triệt và vận dụng một cách sáng tạo những luận điểm của

Page 3: TTHCM Ve Dai Doan Ket

Mac-Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã góp phần làm phong phú những luận điểm ấy trong thời đại mới. Người đã rút ra một kết luận quan trọng là: “trong điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng của thời đại ngày nay, bất cứ một dân tộc nào dù nhỏ, nhưng nếu đoàn kết chặt chẽ và kiên quyết chiến đấu theo đường lối chính trị và quân sự đúng đắn lại được sự ủng hộ và giúp đỡ tích cực của phe XHCN và của nhân dân cách mạng thế giới thì có thể đánh thắng bất cứ bọn đế quốc nào, kể cả tên đầu sỏ là đế quốc Mỹ ”.

Kết luận nổi tiếng ấy của Người được nêu ra trong lúc đế quốc Mỹ đang ào ạt đưa hàng chục vạn quân và hàng triệu tấn vũ khí vào miền Nam Việt Nam, loài người đang hồi hộp lo lắng cho số phận của dân tộc Việt Nam trước sự xâm lược của tên đế quốc đầu sỏ, lại càng có ý nghĩa trọng đại. Nó chẳng những củng cố niềm tin tất thắng vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các dân tộc bị bọn đế quốc xâm lược, mà còn nêu lên một chân lý có tính thời đại về sự chiến đấu để bảo vệ thiêng liêng quyền dân tộc mình.

Tự nhận lấy trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử trước đất nước, dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh vô cùng thấm thía giá trị của đại đoàn kết. Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước năm 1941 trở về Cao Bằng, Hồ Chí Minh trong tay không có vũ khí, không có quân đội nhưng Người đã một cẩm nang thần kỳ, cống hiến cho dân tộc. “Dân ta muốn sống chỉ có một đường là đoàn kết lại để đánh Tây, đuổi Nhật” và truyền cẩm nang đó qua một trong nhiều phương tiện như báo Việt Nam độc lập số 102. Ngay từ số báo đầu tiên Bác đã khẳng định rõ:

“Mau mau đoàn kết cùng nhau

Để đánh Tây, đánh Nhật, để lo tự cường”.

Một lời kêu gọi thiết tha như thấy từ sâu thẳm đáy lòng yêu nước của Người.

Đoàn kết lại đồng bào ta ơi!

Trước thời cứu nước sau thời cứu dân.

Không một số báo Việt Nam độc lập nào trong những năm 1941- 1942 lại không có những lời kêu gọi, căn dặn, yêu cầu, mong mỏi, hướng dẫn, vận động toàn dân đoàn kết xung quanh Hội Việt Minh. Đoàn kết trong một tổ

Page 4: TTHCM Ve Dai Doan Ket

chức, trong một mặt trận đó là vũ khí mạnh nhất, không vũ khí nào, không ai thắng nổi. Không chỉ có kêu gọi, mà Hồ Chí Minh còn viết hàng loạt thơ ca như: Hòn đá, Dân cày, Công nhân, Phụ nữ, Ca binh lính, Ca sợi chỉ, Con Cáo và tổ Ong v.v… với tinh thần cốt lõi là kêu gọi toàn dân ta:

“Đoàn kết vững bền như khối sắt

Để cùng nhau cứu nước Nam ta”.

Với tư tưởng đó của Hồ Chí Minh được thể hiện rất đậm nét trong bài diễn ca Lịch sử nước ta, với hơn 200 câu lục bát truyền thống của dân tộc. Hồ Chí Minh đã tái hiện lại dòng lịch sử dân tộc, làm sống lại trong lòng người dân đất Việt những mốc son chói lọi; nêu cao những chiến công hiển hách của cha anh, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đồng thời động viên lớp lớp cháu con noi gương các bậc tiền bối đứng lên đánh đuổi giặc thù:

…Bất kỳ nam nữ nghèo giầu

Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn

Người giúp sức, kẻ giúp tiền

Cùng nhau giành lấy chủ quyền của ta…

Hồ Chí Minh còn dùng những hình ảnh sinh động có thực, với lý lẽ sắc bén, phân tích những đúng, sai, lợi, hại nhằm tuyên truyền giáo dục, thuyết phục lôi cuốn tập hợp quầnchúng cách mạng lên đường tranh đấu. Vì thế, Hồ Chí Minh luôn nghĩ rằng: trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân nên toàn dân ta đồng tình đồng sức, đồng lòng sẽ tạo nên sức mạnh kỳ diệu và hùng hậu, thành phong trào cách mạng sôi sục để đánh đuổi Nhật - Pháp cứu nước, cứu nhà. Sức mạnh đó đã được Hồ Chí Minh khẳng định trong bài thơ Nhóm lửa viết năm 1941. Và đúng như lời tiên đoán của Người chỉ 4 năm sau, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân ta đã tập hợp thành lực lượng to lớn trong Mặt trận Việt Minh giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc. Bằng tinh thần quyết chiến, quyết tháng, vượt qua bao khó khăn, thử thách, nhân dân ta đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám long trời lở đất, đưa dân tộc ta từ kiếp lầm than nô lệ sang

Page 5: TTHCM Ve Dai Doan Ket

kỷ nguyên độc lập tự do và CNXH. Đầu năm 1951, phát biểu tại Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt, Hồ Chí Minh chỉ rõ:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh đoàn kết càng rộng rãi, đoàn kết càng chặt chẽ thì thắng lợi càng to, thành tích càng lớn. Lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung, lịch sử cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng chứng minh sự khẳng định này của Người là hoàn toàn đúng.

Cách mạng tháng Tám thành công, 9 năm kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hơn 20 năm chống Mỹ cứu nước toàn thắng, góp phần cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở á, Phi, Mỹ Latinh. Tất cả những chiến công lịch sử phi thường ấy của nhân dân ta không thể không kể đến công lao vĩ đại của Hồ Chí Minh- Người anh dùng kiệt xuất của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bởi lẽ trong suốt quá trình đấu tranh, nhất là vào những lúc diễn ra bước ngoặt của cách mạng thì tầm nhìn xa, trông rộng của Hồ Chí Minh; tư tưởng bất tử: “Không có gì qúy hơn độc lập tự do” của Người; những chủ trương quyết đoán và sáng suốt của Người; tài năng động viên và tổ chức tuyệt vời của Người; phương pháp cách mạng vừa sắc bén vừa mềm dẻo, linh hoạt với tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người, thực sự là những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Hồ Chí Minh đã từng là hạt nhân đoàn kết của các dân tộc bị áp bức, đã thúc đẩy cuộc giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX giành thắng lợi, đã từng mơ ước “Bốn phương vô sản đều là anh em”. Tinh thần đoàn kết đó không bó hẹp trong một nước Việt Nam. Người lấy mục tiêu hoà bình, tự do, bình đẳng, bác ái, ấm no, hạnh phúc cho tất cả những Người lao động và tiến bộ thuộc mọi giống nòi, không phân biệt màu da, chủng tộc làm điểm tương đồng để thực hiện sự liên minh thống nhất đoàn kết quốc tế. Người đã rút ra bài học lớn: “đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, đoàn kết quốc tế để thế giới ủng hộ, giúp đỡ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng”. Và Người luôn luôn khẳng định: “lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”. Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng Người đã để lại bản Di chúc cho toàn Đảng, toàn dân ta. Người nhấn mạnh về đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế. Những dòng cuối cùng của Di chúc Người viết: “điều mong muốn cuối

Page 6: TTHCM Ve Dai Doan Ket

cùng của tôi là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Đó là những bài học quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo thành công mang ý nghĩa thực tiễn để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc

Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bó đuốc soi đường, dẫn lối cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ miền Nam đến miền Bắc, từ miền ngược đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, từ trong nước đến nước ngoài tiến lên giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đặc biệt với đại thắng mùa xuân 1975 đã mở ra một kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và tiến lên CNXH. Ba mươi năm đã trôi qua kể từ thắng lợi vẻ vang đó, đất nước Việt Nam độc lập thống nhất đã tiến những bước dài chưa từng có trong lịch sử, giành những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới. Ngày nay, tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang vẫy gọi chúng ta tiếp tục vững bước tiến lên để thực hiện bằng được “mục tiêu chung là củng cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN” mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương VII khoá IX đã chỉ rõ.

(Vũ Thị Kim Xuyến)

Cũng bàn về Đại đoàn kết dân tộc trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh PGS.NGND Lê Mậu Hãn có bài:

(ĐCSVN)- Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản do chính Người sáng lập trong hơn 75 năm đã qua cho phép chúng ta có thể khẳng định rằng: Trong một quốc gia dân tộc, bao giờ cũng có các giai cấp, tầng lớp xã hội, các tộc người, các tôn giáo khác nhau, song bao giờ cũng có lợi ích chung và cao cả của cả dân tộc. Dân tộc Việt Nam dù có nhiều giai cấp xã hội, tộc người và tôn giáo khác nhau song người Việt Nam đều là con Hồng, cháu Lạc có lịch sử hình thành dân tộc lâu đời, có một cội nguồn văn hoá chung, có chủ nghĩa dân tộc truyền thống vững bền, có lợi ích cao cả là độc lập, tự do.

Việt Nam là một quốc gia dân tộc đã hình thành sớm trong quá trình dựng

Page 7: TTHCM Ve Dai Doan Ket

nước và giữ nước. Nhân dân Việt Nam có ý thức sâu bền về quyền tự chủ quốc gia dân tộc. Quá trình dựng nước và giữ nước đã tạo dựng và phát triển cho dân tộc Việt Nam một nền văn hoá tư tưởng rực rỡ, trong đó chủ nghĩa dân tộc, ý chí độc lập và khát vọng tự do là dòng chứ lưu của lịch sử. Đó là nền tảng văn hoá tư tưởng của sự hội tụ và đoàn kết dân tộc, là động lực vĩ đại và duy nhất của nhân dân Việt Nam trong lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh đã khảo sát, nghiên cứu, tiếp biến, tổng hoà và phát triển biện chứng tinh hoá văn hoá của phương Đông và

cách mạng ở các nước phương Tây thế kỷ XVII, XVIII, đặc biệt là thế giới quan và phương pháp duy vật biện chứng của học thuyết Mác-Lênin và kinh nghiệm của cuộc cách mạng vô sản trên thế giới thế kỷ XX để xây dựng một hệ thống quan điểm toàn diện và sáng tạo về tư tưởng giải phóng và phát triển dân tộc, trong đó cốt lõi là tư tưởng độc lập tự do làm kim chỉ nam cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì nhu cầu phát triển của đất nước theo xu thế tiến bộ của thời đại mới. Hệ thống quan điểm cách mạng của Hồ Chí Minh là cơ sở của tư tưởng và chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Người trong cuộc đấu tranh giải phóng và phát triển đất nước trong thế kỷ XX.

Độc lập, tự do và tư tưởng cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh là chìa khoá để mở đường hội tụ thắng lợi của chiến lược: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công''.

1. Để thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc, trước hết phải có cương lĩnh đúng đắn phù hợp với thực tiễn của đất nước qua các thời kỳ cách mạng khác nhau. Ngay từ ngày đầu mới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, được hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 thông qua, trong đó đã nêu cao khẩu hiệu ''Việt Nam độc lập'', Việt Nam tự do và chính sách đoàn kết dân tộc rộng rãi, uyển chuyển. Cương lĩnh nêu rõ: trên cơ sở coi công nông là gốc cách mạng, Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, tập hợp, lôi kéo phú nông, tư sản, trung và tiểu địa chủ về phía cách mạng. Thực tiễn cao trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh, không chỉ có công nông đông đảo mà còn có phần lớn trí thức, một số sĩ phu, trung tiểu địa chủ cũng có xu hướng theo cách mạng rõ rệt. Sự thật lịch sử đó sớm minh chứng giá trị khoa học và thực tiễn cách mạng của tư tưởng độc lập tự do và chiến lược

Page 8: TTHCM Ve Dai Doan Ket

đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh.

Tình hình đất nước và thế giới càng biến chuyển, chiến lược và đường lối chủ trương cách mạng càng sát hợp với nhu cầu phát triển của dân tộc thì sức mạnh hội tụ và đoàn kết dân tộc càng rộng lớn, cách mạng càng giành được thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử vĩ đại và tính thời đại sâu sắc.

Sự thay đổi chiến lược cách mạng tư sản dân quyền có tính chất phản đế và phản phong kiến thành chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh (được Hội nghị lần thứ VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí thông qua tháng 5 năm 1941) có sức mạnh cuốn hút cả dân tộc đứng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời tháng 8 năm 1945 đã mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Với đường lối kháng chiến và kiến quốc (1945-1954), đặc biệt là Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 2 - 1951), tiếp đến là đường lối chiến lược tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc với cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước với quyết tâm ''Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Vì đại nghĩa của dân tộc, vì lương tâm và danh dự của nhân loại tiến bộ, Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh đứng đầu đã huy động sức mạnh quá khứ và hiện tại của dân tộc, kết hợp với sức mạnh tiến bộ của thời đại mới đưa dân tộc Việt Nam giành được những thắng lợi vĩ đại trong 30 năm khángchiến chống xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

Đường lối Đổi mới được đề ra trong Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế của thế giới trong giai đoạn hiện nay đã đóng vai trò quyết định đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, giành được những thành tựu to lớn trong chặng đường 20 năm đã qua, tạo niềm tin của quần chúng, động viên sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc và trí tuệ của mọi người Việt Nam thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 75 năm qua trước hết là thắng lợi của Cương lĩnh, chiến lược đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, là thắng lợi của tư tưởng cách mạng cao cả và vĩ đại của Hồ Chí Minh - tư tưởng độc lập, tự

Page 9: TTHCM Ve Dai Doan Ket

do.

2. Khối quần chúng đông đảo chỉ trở thành sức mạnh vô địch khi được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu cao cả, được tổ chức lại thành một khối vững chắc trên cơ sở của Mặt trận dân tộc thống nhất, được hình thành và phát triển ngày càng hoàn thiện trong tiến trình cách mạng.

Năm 1941, cùng với chủ trương thay đổi chiến lược cách mạng, Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh giữa lúc nhân dân Việt Nam đang sống quằn quại trong cảnh nước sôi, lửa nóng, lúc quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, ai cũng muốn độc lập, tự do.

Thành lập Mặt trận Việt Minh là một điển hình sáng tạo của Hồ Chí Minh về chiến lược đại đoàn kết dân tộc đưa đến thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, một nhà nước của dân tộc, do dân tộc và vì dân tộc.

Tiếp đến trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc 1945-1954, mặt trận dân tộc thống nhất tiếp tục được củng cố và mở rộng. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam đã ra đời, thực hiện sự đoàn kết quốc dân để làm cho nước Việt Nam được độc lập, thống nhất, dân chủ, phú cường. Hội ra đời tạo điều kiện mới để đoàn kết và tranh thủ những ai có thể tranh thủ được nhằm thống nhất lực lượng quốc gia dân tộc, chống chia rẽ. Lúc này, bao nhiêu thành kiến giai cấp, bao nhiêu phân tranh Đảng phái, bao nhiêu đố kỵ về tôn giáo và nòi giống phải hất văng ra khỏi con đường tiến triển của dân tộc Việt Nam. Thống nhất dân tộc là một vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù dân tộc. Vũ khí ấy, ta phải giữ lấy như một của báu…Lúc này bí quyết của sự thành công là ở tinh thần đoàn kết. Đây là mặt sáng tạo mới về đại đoàn kết dân tộc, dân chủ được thành lập trong cả nước, song lại đứng trước một tình thế hiếm nghèo như ''ngàn cân treo sợi tóc'' và phải bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong tương quan đối sánh lực lượng giữa ta và địch như ''châu chấu đá voi”, nhưng cuối cùng ta đã thắng, địch đã thua.

Trong cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước, Hồ Chí Minh đã giương cao ngọn cờ ''Không có gì quý hơn độc lập, tự do'' và chiến lược đại đoàn kết dân tộc để đẩy mạnh cuộc cách mạng ở miền Nam, thống nhất đất nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã rađời, kế tục sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Liên Việt.

Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã được thành lập nhằm

Page 10: TTHCM Ve Dai Doan Ket

tạo điều kiện để mở rộng khối đoàn kết dân tộc dưới ngọn cờ của Mặt trận. Đầu năm 1968, Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình miền Nam Việt Nam ra đời. Đây là một tổ chức thích hợp để thu hút các tầng lớp trung gian và thượng lưu ở thành thị miền Nam vào khối đại đoàn kết dân tộc chống Mĩ cứu nước.

Trải qua hơn 20 năm chiến đấu, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã thắng lợi hoàn toàn. Non sông đã thu về một mối. Năm 1976, các tổ chức Mặt trận trong cả nước đã được thống nhất lại thành một mặt trận chung lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện sứ mạng đại đoàn kết dân tộc, cùng nhau xây dựng lại đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, làm cho Việt Nam thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

3. Sau khi cách mạng thành công, nhà nước của dân, do dân tộc và vì dân tộc được thành lập, chiến lược đại đoàn kết quốc gia dân tộc không chỉ được thực thi bằng cách tập hợp lực lượng quần chúng rộng rãi, phong phú về nội dung và hình thức tổ chức mà còn phải liên hiệp quốc dân ở trong Quốc hội, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Hồ Chí Minh đề xuất và tổ chức thành công Quốc dân đại hội Tân Trào, lập ra Uỷ ban Giải phóng Dân tộc tháng 8 năm 1945 trong đêm trước cuộc Tổng khởi nghĩa, đặc biệt là tổ chức cuộc Tổng tuyển cử toàn dân vào tháng 1 năm 1946, để bầu ra quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Quốc hội của độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và của đại đoàn kết toàn dân, và quốc hội đã lập chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 1à một chính phủ chung của cả dân tộc chứ không phải là chính phủ riêng của một đảng phái, một giai cấp nào. Đây cũng là một điển hình thành công sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong tổ chức nhà nước Pháp quyền của dân tộc, do dân tộc và vì dân tộc, là một bài học vô cùng quý báu của việc thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực xây dựng, tổ chức nhà nước.

Để khối đại đoàn kết dân tộc được vững bền, Hồ Chí Minh chủ trương sau khi có chính quyền, chính phủ phải triển khai mới hoạt động của mình trên tất cả các lĩnh vực của chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. . . “Chính phủ tỏ rõ một ý muốn duy nhất làm sao đem lại cho dân chúng được tự do độc lập hoàn toàn và để cho tất cả mọi phần tử quốc dân được hưởng tự do, độc lập ấy như muôn vật được hưởng ánh ngặt trời"

Page 11: TTHCM Ve Dai Doan Ket

Khi một chính phủ, một Nhà nước thực sự là của dân tộc, do dân tộc và vì dân tộc phấn đấu vì lợi ích tối cao của quốc dân là độc lập, tự do và sớm mang lại quyền lợi cho toàn dân trước mắt và cả mai sau thì toàn dân sẽ gắn bó đại đoàn kết thành một khối để bảo vệ sự trường tồn của nhà nước, của dân tộc và cũng là bảo vệ lợi ích chân chính của mình và con cháu mình mai sau.

Chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp lực lượng quần chúng rộng rãi trong các hội quần chúng và Mặt trận dân tộc thống nhất qua các thời kỳ lịch sử khác nhau được

đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hồ Chí Minh cũng nêu rõ: ''Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình mà phải tỏ rõ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thành nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo''. (5)

Hồ Chí Minh đã thực thi thắng lợi chiến lược đại đoàn kết dân tộc do Đảng Cộng sản là người lãnh đạo duy nhất chính vì Người đã thành công trong việc sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thành một Đảng đạo đức và văn minh, một “Đảng hiện thân cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc, một Đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc Việt Nam”.

Trong tất cả mọi người Việt Nam sống ở trong nước hay ở nước ngoài đều luôn luôn tiềm ẩn tinh thần, ý thức dân tộc trong tâm thức của họ. Vì vậy, khơi nguồn và phát triển đến đỉnh cao sức mạnh dân tộc và trí tuệ của con người Việt Nam, thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh một cách sáng tạo, quy tụ lực lượng dân tộc bằng nội dung và hình thức tổ chức thích hợp với mọi đối tượng tập thể và cá nhân trên cơ sở lấy liên minh công nông và trí thức làm nòng cốt do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của của toàn dân là một bài học kinh nghiệm lịch sử có giá trị bền vững lâu dài, đặc biệt có ý nghĩa chính trị quan trọng trong sự nghiệp thực thi đường lối đổi mới, thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.

Và để kết thúc chủ đề đại đoàn kết toàn dân trong hệ tưởng Hồ Chí Minh em xin trích một phần bài viết của đồng chí Phạm Thế Duyệt - Chủ tịch UB TWMTTQ Việt Nam :

Page 12: TTHCM Ve Dai Doan Ket

“ Một trong những tài sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc ta, cho thế hệ chúng ta và các thế hệ mai sau là Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm một hệ thống những quan điểm toàn diện, nhất quán và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đó là từ cách mạng dân tộc, dân chủ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa; là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là cuộc cách mạng thuộc địa từ giải phóng dân tộc đến giải phóng xã hội, giải phóng con người...

Trong hệ thống những quan điểm đó nổi tên Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc thống nhất. Tư tưởng thấm đượm truyền thống văn hóa dân tộc và nhân văn sâu sắc đó đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng nhất, bảo đảm thắng lợi của Cách mạng Việt Nam trong thế kỷ 20 và sẽ trường tồn với thời gian.

Nghiên cứu lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đến một nhận định: ''Sử ta dạy cho ta bài học này. Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn".

Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng, kết hợp nhuần nhuyễn luận điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng'' của chủ nghiã Mác - Lê-nin với tư tưởng “dân là gốc'' của ông cha, Người đã đưa ra một chân lý: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công”.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, vì đại nghĩa dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh - biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, linh hồn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đã luôn luôn phấn đấu cho chân lý đó.

Nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy: Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể là cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, song tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn là tư tưởng cơ bản, nhất quán, là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Người.

Trong lễ ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, thay mặt Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào:

Page 13: TTHCM Ve Dai Doan Ket

Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm tám chữ là: “Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”

Theo quan điểm của Người, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết “mọi người mang trong mình dòng máu con Lạc, cháu Hồng”, là đoàn kết “mọi con dân đất Việt”, đoàn kết “mỗi một người con Rồng, cháu Tiên”. Đây không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, mà cũng là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc, vì nó là đòi hỏi khách quan của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển hóa những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

Và chính Người đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp đó. Nghiên cứu những bài viết, bài nói của Người, ta thấy hầu như không bài nào vắng bóng những từ đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Trên cương vị và uy tín của mình, Người đã dành khá nhiều thời gian viết thư gửi nam, phụ, lão, ấu, đồng bào các dân tộc, công nhân, nông dân, bộ đội, nhân sĩ, trí thức, giới công thương, Việt kiều, đồng bào các tôn giáo, v.v. nhằm duy trì và mở rộng khối đại đoàn kết.

Đối với đồng bào các dân tộc, Người kêu gọi: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay E-đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.

Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu giây liên lạc, hai là vì có kẻ xúi giục để chia rẽ chúng ta.

Ngày nay, nước Việt Nam là nước chung của chúng ta.

Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta” (Trích thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền nam tại PLây Cu ngày 19-4-1946)

Và chính vì thế mà trên thế giới này hiếm có quốc gia nào đồng bào các dân tộc lại coi lãnh tụ của mình là ''Cha già dân tộc" lúc còn sống cũng như khi đã qua đời như dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ. Muốn đoàn kết rộng rãi

Page 14: TTHCM Ve Dai Doan Ket

phải biết khoan dung độ lượng. Khoan dung, độ lượng là phẩm chất cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là điều kiện quan trọng đề tập hợp hết thảy mọi lực lượng mà Người đã rêu ra.

Điều đó được nêu trong bức thư gửi đồng bào Nam Bộ ngày 31-5-1946:

''Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam.

Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!

Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vì vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang...

Trong thư gửi các linh mục và đồng bào công giáo Việt Nam ngày 25-12- 1945, Hồ Chủ tịch viết: ''Trong lịch sử Việt Nam ta, lần này là lần đầu mà đồng bào công giáo ta làm lễ Nô- en một cách vui vẻ sung sướng trong nước Việt Nam độc lập, tự do. Người tin rằng: “Đồng bào công giáo quyết một lòng với nhân dân toàn quốc để giữ vững nền tự do độc lập đó”.

Gửi thư cho Hội Phật tử Việt Nam ngày 30-8-1947, Người cảm ơn sự đóng góp của đồng bào phật tử trong cuộc kháng chiến cứu nước và mong đồng bào đoàn kết, cố gắng thêm, cố gắng mãi cho đến ngày trường kỳ kháng chiến thắng lợi, thống nhất và độc lập thành công.

Gặp gỡ Việt kiều ở Pháp năm 1946, Bác căn dặn mọi người đoàn kết, giúp nhau tiến bộ, cố gắng học một nghề gì có ích để phục vụ dân tộc.

Một sáng tạo lớn, một cống hiến quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam cho dân tộc, cho giai cấp, cho phong trào giải phóng dân tộc, phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, là việc thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất. Trong tư duy cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận Dân tộc thống nhất là cái cốt vật chất, là điều kiện tiên quyết giúp cho việc chuyển hóa đại đoàn kết dân tộc từ sức mạnh tinh thần tiềm ẩn thành sức mạnh vật chất hiện thực, thành lực lượng có tổ chức.

Page 15: TTHCM Ve Dai Doan Ket

75 năm trước đây, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, ngày 18-11-1930 Hội Phản đế đồng minh, hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất ở nước ta ra đời theo tư tưởng Hồ Chí Minh, do Đảng Cộng sản Đông Dương khởi xướng và lãnh đạo, đã đánh dấu sự phát triển về chất phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta.

Kế tục sự nghiệp vẻ vang của Hội Phản để đồng minh (1930-1936) và của Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939), Mặt trận Việt Minh do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập (19-5-1941) đã tập hợp các tầng lớp nhân dân, các đảng phái yêu nước và các tổ chức cứu quốc, đoàn kết, động viên toàn dân nổi dậy giành chính quyền, đưa Cách mạng Tháng Tám đến thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đoàn kết trong Mật trận Liên Việt, nhân dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi, giải phóng một nửa đất nước.

Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc, trong Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ hòa bình Việt Nam, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước.

Cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, Mặt trận Dân tộc thống nhất đã không ngừng củng cố, mở rộng, với những hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ cách mạng của mỗi thời kỳ. Mặt trận Dân tộc thống nhất đã có những cống hiến xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc và trở thành một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Chính sách Mặt trận là một chính sách rất quan trọng. Công tác Mặt trận là một công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng... Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam.

Xuất phát từ quan điểm nêu trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được cụ thể hóa bằng Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Đại hội VI Mặt trận Tổ quốc Việt

Page 16: TTHCM Ve Dai Doan Ket

Nam chủ trương: “Đoàn kết rộng rãi, đoàn kết mọi thành viên trong xã hội, không phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, trong nước hay ở nước ngoài, đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở mục tiêu chung là giữ vững độc lập, thống nhất vì ''dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, đoàn kết giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trên thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trở thành động lực chủ yếu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đó là nhiệm vụ lịch sử nặng nề nhưng rất vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của mọi người Việt Nam yêu nước, thương nòi”.

Hãy phát huy cao sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết rộng rãi trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì sự phồn vinh của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.”