tu 121-125.cdr

166

Upload: truongminh

Post on 28-Jan-2017

262 views

Category:

Documents


33 download

TRANSCRIPT

Page 1: tu 121-125.cdr
Page 2: tu 121-125.cdr

oµ Tạp chí Khoa học và Công nghệ

CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – HÀNH VI

Mục lục Trang

Nguyễn Thu Quỳnh - Về hoán dụ ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) 3

Nguyễn Thị Thu Hương - Một số đặc điểm nồi bật của lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết Vi Hồng 7

Trần Thị Ngọc Anh - Lý luận, phê bình văn học và diễn ngôn lý luận, phê bình văn học (những vấn đề khái niệm) 15

Hà Thị Thanh Hoa, Dương Thị Thuý Hương - Quản trị chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Hoàng Gia 21

Đỗ Thị Thu Hằng, Trần Tuấn Anh, Hoàng Thị Thu - Kế toán mất mát, hao hụt hàng hoá: Những vấn đề đặt ra

đối với doanh nghiệp thương mại 25

Nguyễn Thị Hồng Yến, Trần Phạm Văn Cương, Nguyễn Chí Dũng - Đa dạng hóa hình thức huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang 31

Đỗ Thị Thúy Phương - Quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

huyện Vĩnh Tường 39

Phí Thị Hiếu - Môi trường trường học học phổ thông an toàn về tâm lý 45

Nguyễn Thị Uyên - Phân tích môi trường và định hướng chiến lược cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa tại

Việt Nam 49

Trần Huy Ngọc, Nguyễn Thị Ngân - Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại

học nước ta hiện nay 57

Lê Thị Quỳnh Trang, Lê Thị Thu - Những yếu tố ảnh hưởng, chi phối đến tính tích cực giảng dạy của

giảng viên 63

Nguyễn Văn Thanh, Hoàng Thị Huyền - Thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa sinh viên trường ĐH

Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên 69

Nguyễn Thị Lan Anh - Một số vấn đề về quản lý tài chính tại Bệnh viên Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 75

Nguyễn Việt Dũng, Mai Thanh Giang, Dương Thanh Tình - Sử dụng phương pháp chi phí sử dụng vốn xác

định cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp 81

Trần Hoàng Tinh - Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Thái Nguyên 87

Dương Đức Minh - Ứng dụng hoạt động học theo đề án vào dạy và học Tiếng Anh nhằm thúc đẩy quá trình tự

học và học tập suốt đời của sinh viên 93

Phạm Thị Mai Yến - Mô hình phát triển hệ thống phân phối mặt hàng thép xây dựng của Tổng Công ty Cổ phần Thép Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 99

Đỗ Thị Tám, Nguyễn Ngọc Toàn, Phan Đình Binh - Thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư

huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang theo hướng xây dựng nông thôn mới 105

Ngô Xuân Hoàng - Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Phổ Yên – Thái Nguyên 113

Đỗ Lệ Hà - Định hướng quản lý, tổ chức đào tạo chương trình tiên tiến đáp ứng những yêu cầu cơ bản của kiểm

định chương trình Abet 121

Lê Đăng Lăng, Lê Tấn Bửu - Phát triển thang đo một số khái niệm tiếp thị dựa vào khách hàng 127

Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Đức Thu, La Qúi Dương - Ảnh hưởng của chuẩn mực xã hội đến hành vi phàn nàn

và truyền miệng tiêu cực của khách hàng 135

Lê Ngọc Nương, Nguyễn Hải Khanh - Giải pháp marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến Sơn La 141

Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Nam Hà, Nguyễn Thị Hà Trang - Công tác quản lý sinh viên – nhân tố góp phần

khẳng định thương hiệu Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên 149

Nguyễn Minh Tân – Chuẩn hóa trình độ và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin – giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm 155

Trần Thị Ngọc Bích – So sánh mức độ hài lòng của các tổ trưởng tổ tiếng Anh với các giáo viên Tiếng Anh mới

ra trường ở các trường phổ thông có các đặc điểm khác nhau ở Việt Nam 161

Journal of Science and Technology

125(11)

N¨m 2014

Page 3: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thu Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 3 - 6

3

VỀ HOÁN DỤ Ý NIỆM “SỢ HÃI” TRONG TRUYỆN KIỀU (NGUYỄN DU)

Nguyễn Thu Quỳnh*

Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Tìm hiểu các hoán dụ về ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều (Nguyễn Du), chúng tôi xác lập được

2 hoán dụ cơ bản: Phản xạ biểu lộ tình cảm thay cho sợ hãi và Phản xạ sinh lí của cơ thể thay cho

sợ hãi. Mặc dù có những dấu hiệu của sự tiếp biến, giao lưu văn hóa với Trung Quốc ở kiểu tư duy

đậm chất Á Đông, nhưng sự tri nhận của Nguyễn Du về ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều vẫn

thể hiện được nét riêng, nét sáng tạo của ông trong việc vận dụng vốn ngôn ngữ của dân tộc để ý

niệm hóa những điều mang tính phổ quát và đã được nhân loại tri nhận.

Từ khóa: hoán dụ, ý niệm, sợ hãi, Truyện Kiều, Nguyễn Du

DẪN LUẬN*

Với vai trò là “cơ sở của tư duy”, là “chìa

khóa để mở ra sự hiểu biết”, hoán dụ ý niệm

(conceptual metonymy) được xem là một

trong những công cụ quan trọng để con người

khám phá chính bản thân, đặc biệt trong lĩnh

vực tình cảm - một lĩnh vực vốn được xem là

trừu tượng, khó nắm bắt, khó kiểm soát của

con người. Tìm hiểu hoán dụ ý niệm “sợ hãi”

(fear), chúng tôi mong muốn góp phần làm

sáng tỏ thêm quá trình tri nhận của con người

ở phương diện trạng thái tâm lí tình cảm, cụ

thể là trạng thái sợ hãi - một trạng thái tâm lí

tình cảm có tính tiêu cực, xuất hiện từ việc

nhận thức được về các mối đe dọa.

Truyện Kiều là quyển bách khoa của tâm

trạng. Vì vậy, Phan Ngọc đã gọi tác phẩm này

là “một cuốn tiểu thuyết tâm lí” và coi

Nguyễn Du là “tác giả của vạn tâm hồn”.

Với mong muốn thông qua ngôn ngữ Truyện

Kiều để khám phá thế giới tâm lí tình cảm của

con người nói chung và các nhân vật trong tác

phẩm này nói riêng, ở bài viết này, chúng tôi

sẽ tìm hiểu các hoán dụ về ý niệm “sợ hãi”

theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận.

Chúng tôi cũng hi vọng thông qua bài viết

này để tìm hiểu những biểu tượng tinh thần

của ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều, từ đó

thấy được những phổ quát của nhân loại và

những nét đặc thù văn hóa - dân tộc của Việt

Nam ở việc ý niệm hóa trạng thái tâm lí tình

cảm “sợ hãi”.

* Tel: 0975459119, Email: [email protected]

VÀI NÉT VỀ HOÁN DỤ Ý NIỆM VÀ Ý

NIỆM “SỢ HÃI”

Hoán dụ ý niệm

Kovecses định nghĩa: “Hoán dụ là một quá

trình tri nhận trong đó một thực thể ý niệm

(phương tiện) cung cấp sự tiếp cận tinh thần

đến một thực thể ý niệm khác (đích) trong

cùng một miền hoặc cùng một mô hình tri

nhận lí tưởng” [3, tr.145]. Như vậy, so với ẩn

dụ ý niệm, hoán dụ ý niệm về bản chất cũng

được coi là cái có tính ý niệm, đều liên quan

đến lược đồ ánh xạ và đều là phương tiện để

mở rộng tiềm lực của một ngôn ngữ. Điểm

khác nhau chủ yếu giữa hoán dụ ý niệm với

ẩn dụ ý niệm là: ẩn dụ chứa đựng một sự ánh

xạ qua các mô hình tri nhận khác nhau còn

hoán dụ lại ánh xạ trong cùng một mô hình.

Điều đó có nghĩa là một phạm trù trong một

mô hình được lấy làm chỗ dựa cho phạm trù

khác trong cùng một mô hình. Vì vậy, chức

năng chủ yếu của biểu thức hoán dụ ý niệm

như Nguyễn Thiện Giáp phân tích chính là:

“kích hoạt một phạm trù tri nhận bằng cách

quy chiếu vào phạm trù khác trong cùng một

mô hình và bằng cách đó, nêu bật phạm trù

thứ nhất hoặc tiểu mô hình mà nó thuộc vào”

[2, tr.249].

Ý niệm “sợ hãi”

Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa:

“Sợ là ở trong trạng thái không yên lòng vì

cho rằng có cái gì đó trực tiếp gây nguy hiểm

hoặc gây hại cho mình, mà tự thấy không thể

chống lại hoặc tránh khỏi” [5, tr.870].

Page 4: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thu Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 3 - 6

4

Ch. Darwin - nhà tự nhiên học người Anh đã

miêu tả cảm xúc “sợ hãi” như sau: Người sợ

hãi giây phút đầu tiên đứng lặng như trời

trồng, nín thở hoặc quỵ xuống đất một cách

bản năng. Tim đập nhanh, máu dồn về các bộ

phận của cơ thể, da tái nhợt, mồ hôi toát ra, bề

mặt của da trở nên lạnh, lông trên mặt dựng

đứng, các cơ bắt đầu run, hơi thở dồn dập,

miệng khô, giọng khàn… (Lược dẫn theo

Trần Văn Cơ [1, tr.333 - 334].

Trên cơ sở những phản ứng của cơ thể khi sợ

hãi, Lakoff đã đề xuất kịch bản (scenarios)

cho “sợ hãi” (dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp

[2, tr.252]) như sau:

- Nguyên nhân: Tình huống nguy hiểm, gồm

sự chết chóc, đau đớn về vật chất và tinh thần.

Bản thân nhận thấy nguy hiểm.

- Cảm xúc: Nỗi sợ tồn tại. Kinh nghiệm bản

thân về hậu quả sinh lí và hành vi

- Cố gắng kiểm soát: Bản thân cố gắng không

phô bày nỗi sợ và/ hoặc không bỏ chạy.

- Mất kiểm soát: Nỗi sợ tăng lên vượt giới hạn.

Bản thân mất đi sự kiểm soát trước nỗi sợ.

- Hành động: Bản thân bỏ chạy khỏi nỗi sợ.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu về

hoán dụ ý niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều

(Nguyễn Du) (bản do Đào Duy Anh khảo

đính và chú giải, Nxb Giáo dục, H., 2009) để

thấy được cách nhìn nhận của tác giả về một

trong những phạm trù tâm lí tình cảm cơ bản

nhất của con người.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT HOÁN DỤ Ý NIỆM

“SỢ HÃI” TRONG TRUYỆN KIỀU

Kết quả khảo sát cụ thể về các hoán dụ ý

niệm “sợ hãi” xuất hiện trong Truyện Kiều

được thể hiện trong bảng sau:

Bảng kết quả khảo sát hoán dụ ý niệm “sợ hãi”

trong Truyện Kiều

STT Hoán dụ

Lượt

xuất

hiện

Tỉ lệ

(%)

1 Phản xạ biểu lộ tình

cảm thay cho sợ hãi 8 61,5

2 Phản xạ sinh lí của cơ

thể thay cho sợ hãi 5 38,5

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho chúng ta mô

hình hoán dụ tri nhận của Nguyễn Du về ý

niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều cũng xuất

phát từ những mô hình tri nhận chung của

nhân loại. Các ánh xạ hoán dụ về ý niệm “sợ

hãi” được tìm thấy trong Truyện Kiều có liên

quan đến các phản xạ biểu lộ tình cảm và các

phản xạ sinh lí.

Sau đây, chúng tôi sẽ lần lượt tìm hiểu các

hoán dụ tri nhận về ý niệm “sợ hãi” đã xuất

hiện trong Truyện Kiều.

MÔ HÌNH TRI NHẬN CỦA CÁC HOÁN DỤ

Ý NIỆM “SỢ HÃI” TRONG TRUYỆN KIỀU

Phản xạ biểu lộ tình cảm thay cho sợ hãi

Hoán dụ phản xạ biểu lộ tình cảm thay cho sợ

hãi xuất phát từ cơ sở nghiệm thân khi sợ hãi

con người thường có những biểu hiện bộc lộ

tình cảm như mắt mở tròn xoe, mắt trợn tròn,

nhìn lấm lét, miệng há hốc, miệng im thin

thít, hết hồn hết vía, hồn bay phách lạc…

Trong Truyện Kiều, khi nói đến các phản xạ

biểu lộ tình cảm “sợ hãi”, Nguyễn Du đã

dùng các biểu đạt gắn với phần hồn và phần

phách của con người. Hoán dụ này được xuất

hiện thông qua các biểu thức ngôn từ như:

phách lạc hồn bay, phách lạc hồn xiêu, hồn

lạc phách xiêu, hồn kinh phách rời, thất

kinh, tán hoán… Cách tri nhận này mang

tính đặc trưng của dân tộc Việt tương đối sâu

sắc. Người Việt cho rằng con người có phần

hồn và phần phách. Khi thân thể đã chết,

phách vẫn còn và từ từ tan biến còn hồn vẫn

còn nguyên. Do quan niệm như vậy nên khi

gặp tình huống nguy hiểm, người Việt

thường mã hóa sự sợ hãi thông qua các ý

niệm hồn và phách. Trong Truyện Kiều,

Nguyễn Du đã thể hiện cách tri nhận này khi

nói tới nỗi sợ hãi của Kiều lúc gặp lũ ác

nhân nhà họ Hoạn đến bắt cóc nàng về Vô

Tích, nỗi sợ hãi của Thúc Ông và gia nhân

khi nghĩ rằng Kiều đã bị chôn vùi trong đống

lửa ở cửa hàng Lâm Tri… Đặc biệt, nỗi sợ

hãi của Thúc Sinh khi nhận ra Thúy Kiều

đang ở nhà Hoạn Thư trong phận tôi đòi đã

được Nguyễn Du miêu tả:

Page 5: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thu Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 3 - 6

5

1823. Sinh đà phách lạc hồn xiêu,

“Thương ôi chẳng phải nàng Kiều ở đây?”

Vốn bản chất sợ vợ nên việc nhận ra Thúy

Kiều và phải chứng kiến trận đòn ghen “ba

máu sáu cơn” của vợ mình là tiểu thư con gái

viên quan Bộ Lại đã khiến Thúc Sinh phách

lạc hồn xiêu. Nguyễn Du đã thông qua hoán dụ

phản xạ biểu lộ tình cảm thay cho sợ hãi để ý

niệm hóa nỗi sợ hãi. Nỗi sợ ghê gớm này còn

được thể hiện thông qua biểu thức ngôn từ:

2363. Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,

Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca.

trong tình huống Hoạn Thư phải ra trước tòa

án ở Lâm Tri và phải đối mặt với phu nhân

của Đại vương họ Từ - người mà nàng đã

từng trút giận bằng một trận đòn “ngứa ghẻ

hờn ghen”.

Như vậy, trong mô hình hoán dụ ý niệm phản

xạ biểu lộ tình cảm thay cho sợ hãi, Nguyễn

Du đã sử dụng các hình ảnh “hồn” và

“phách” quen thuộc trong tư duy của người

Việt nói riêng và người phương Đông nói

chung để ý niệm hóa sự sợ hãi.

Phản xạ sinh lí của cơ thể thay cho sợ hãi

Hoán dụ phản xạ sinh lí của cơ thể thay cho

sợ hãi cũng xuất phát từ cơ sở nghiệm thân là

khi sợ hãi con người thường có những biểu

hiện sinh lí như xanh mặt, tái mặt, dựng tóc

gáy, run rẩy, rùng mình, thót tim, ù tai, sởn

gai nổi da gà, toát mồ hôi, khóc lóc, sa sẩm

mặt mày, mặt cắt không còn hột máu… Trong

Truyện Kiều, để ý niệm hóa nỗi sợ hãi,

Nguyễn Du cũng thường xuyên tri nhận theo

mô hình hoán dụ ý niệm này.

Để nói về nỗi sợ hãi của Tú Bà, Nguyễn Du

dùng phản xạ sinh lí “run rẩy” thay cho

“sợ hãi”:

989. Nàng thì bằn bặt giấc tiên,

Mụ thì cầm cập mặt nhìn hồn bay.

Trong trường hợp này, Tú Bà đã sợ hãi thực

sự trước việc Thúy Kiều định quyên sinh. Nỗi

sợ hãi ấy của Tú Bà là hoàn toàn có cơ sở vì

tất cả vốn liếng của mụ giờ đã nằm cả trong

tay Kiều.

Bản thân Kiều cũng được Nguyễn Du miêu tả

về nỗi sợ hãi đến mức “sởn gai” khi nàng

biết việc Hoạn Thư đã đứng hồi lâu nghe

Thúc Sinh và mình tâm sự:

2005. Ấy mới gan, ấy mới tài,

Nghĩ càng thêm nỗi sởn gai rụng rời.

Và đặc biệt, khi nói đến nhân vật Thúc Sinh,

để làm nổi bật tính cách sợ vợ của anh chàng

này, Nguyễn Du đã dùng phản xạ sinh lí

“cứng lưỡi” đến nỗi không nói ra lời và

“khóc lóc” để ý niệm hóa nỗi sợ hãi.

1827. Sợ quen dám hở ra lời,

Khôn ngăn giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa.

Có thể thấy, thông qua các phản xạ sinh lí này

của Thúc Sinh, chúng ta đủ biết quan hệ vợ

chồng của Thúc Sinh thực chất là quan hệ

đẳng cấp. Đối với Hoạn Thư, không thể có

chuyện xuất giá tòng phu và cái ngôi hàng ở

Lâm Tri cũng không chứa nổi một người như

Hoạn Thư.

Bản chất của Thúc Sinh là nhút nhát, nhu

nhược, điển hình của anh chàng sợ vợ thì

trước cảnh ba quân gươm lớn, giáo dài, “nỗi

sợ hãi” của anh chàng này mới được bộc lộ

một cách thật thảm hại.

2325. Cho gươm mời đến Thúc lang,

Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run.

Và ngoại hình thiểu não của Thúc Sinh lúc

bấy giờ cũng được Nguyễn Du khắc họa:

2337. Thúc Sinh trông mặt bấy giờ,

Mồ hôi chàng đã như mưa ướt đầm.

Như vậy, khi nói đến nhân vật Thúc Sinh,

Nguyễn Du đã dùng rất nhiều các phản xạ

sinh lí của nhân vật như mặt như chàm đổ,

mình dường dẽ run, mồ hôi ướt đầm để ý

niệm hóa nỗi sợ hãi. Nhân vật Thúc Sinh

trong Truyện Kiều không chỉ sợ vợ, sợ cái uy

quyền của gia đình họ Hoạn mà còn run sợ

trước quân tướng của Từ Hải. Điều này cũng

chứng tỏ Thúc Sinh không bao giờ nghĩ Kiều

là kẻ chịu ơn mình và việc mình phải đến

phiên tòa ở Lâm Tri không phải để Thúy Kiều

tạ ơn mà để mình đền tội.

Như vậy, trong mô hình hoán dụ ý niệm phản

xạ sinh lí của cơ thể thay cho sợ hãi, Nguyễn

Du đã sử dụng rất nhiều các phản xạ sinh lí của

con người khi sợ hãi như: xanh mặt, run rẩy,

toát mồ hôi, sởn da gà để ý niệm hóa về sự sợ

hãi của các nhân vật trong tác phẩm của mình.

Page 6: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thu Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 3 - 6

6

KẾT LUẬN

Trong Truyện Kiều, chúng tôi xác định được

hai hoán dụ về ý niệm “sợ hãi”: phản xạ biểu

lộ tình cảm thay cho sợ hãi và phản xạ sinh lí

của cơ thể thay cho sợ hãi. Các hoán dụ ý

niệm này thông qua cách tri nhận của Nguyễn

Du về cơ bản mang tính phổ quát của nhân

loại và có cơ sở nghiệm thân tương đối sâu

sắc. Tuy nhiên, trong quá trình ý niệm hóa

tình cảm “sợ hãi” này, Nguyễn Du lại đặc

biệt chú ý đến mối liên hệ với phần hồn và

phách của con người và các phản xạ sinh lí

của con người như: mặt như chàm đổ, mình

dường dẽ run, mồ hôi ướt đầm...

Thông qua hai hoán dụ ý niệm này, chúng tôi

nhận thấy sự tri nhận của Nguyễn Du về ý

niệm “sợ hãi” trong Truyện Kiều có nhiều nét

gắn với đặc trưng tư duy - văn hóa của người

Việt. Điều này chứng tỏ ở Nguyễn Du là sự

hội tụ của một minh triết phương Đông và của

trí tuệ dân gian dân tộc Việt. Đặc biệt, cách

Nguyễn Du ý niệm hóa sự sợ hãi thông qua

các phản xạ sinh lí của cơ thể có rất nhiều sự

gặp gỡ trong cách nói của người bình dân

Việt Nam qua các câu thành ngữ như: mặt

xanh nanh vàng, mặt xanh như chàm đổ, sợ

run như dẽ, run như cầy sấy, sợ toát mồ hôi,

sợ sởn gai ốc, sợ sởn da gà…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Cơ (2011), Ngôn ngữ học tri nhận -

Từ điển (Tường giải & Đối chiếu), Nxb Phương

Đông, TP HCM.

2. Nguyễn Thiện Giáp (2012), Phương pháp luận

và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo

dục, H.

3. Kovecses Z. (2002), Metaphor: A practical

introduction, Oxford University Press: USA.

4. Ly Lan, Lý Toàn Thắng (2011), “Chiếu xạ

trong các ẩn dụ ý niệm về tình cảm”, T/c Từ điển

học & Bách khoa thư, số 6 (14), tr.89 - 99.

5. Hoàng Phê (chủ biên) (2001), Từ điển tiếng

Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, H.

6. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận.

Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt,

Nxb KHXH, H.

SUMMARY

CONCEPTUAL METONYMYS “FEAR” IN TRUYEN KIEU OF NGUYEN DU

Nguyen Thu Quynh*

College of Education –TNU

As a result of our research, there are two types of metonymys concerning fear: emotional

reflection instead of fear and physical reflection instead of fear. Though influenced by Chinese

culture, the linguistic cognition of fear in Nguyen Du’s work is unique. The author took full

advantage of the richness of Vietnamese vocabulary to conceptualize objects popularized and

cognized by others in a different way.

Key words: metonymy, conceptual, fear, Truyen Kieu, Nguyen Du

Ngày nhận bài:27/8/2014; ngày phản biện:15/9/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Nhung – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0975459119, Email: [email protected]

Page 7: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Thu Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 7 - 14

7

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỒI BẬT CỦA LỜI VĂN NGHỆ THUẬT

TRONG TIỂU THUYẾT VI HỒNG

Nguyễn Thị Thu Hương*

Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Vi Hồng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam nói

chung và các dân tộc thiểu số Việt Bắc nói riêng. Bằng việc sử dụng một số dạng lời văn tiêu biểu

trong lối viết tiểu thuyết như câu trần thuật lặp cấu trúc thành phần, câu ghép chỉ điều kiện (giả

thiết) – kết luận và câu ghép chỉ sự nhượng bộ, Vi Hồng không chỉ làm cho người đọc ấn tượng

với lối diễn đạt mềm mại, uyển chuyển, mượt mà và trong sáng mà còn làm nổi bật lên nội dung

thông điệp trong từng tiểu thuyết.

Từ khóa: Vi Hồng, văn xuôi, dân tộc thiểu số, lời văn nghệ thuật, tiểu thuyết

TÁC GIẢ VI HỒNG VÀ VẤN ĐỀ LỜI

VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM

VĂN HỌC*

Vi Hồng là một trong những cây bút tiêu biểu

của nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt

Nam nói chung và các dân tộc thiểu số Việt

Bắc nói riêng. Sức sống các tác phẩm của

ông và tên tuổi của nhà văn đã được khẳng

định. Việc nghiên cứu các sáng tác của ông

những năm gần đây đã được mở rộng về

nhiều khía cạnh như: tính dân tộc, giọng

điệu, bản sắc văn hóa, cách viết, sự nghiệp

sáng tác… Trong đó, cách tổ chức lời văn

nghệ thuật của Vi Hồng cũng rất riêng và là

một đối tượng nghiên cứu đáng được quan

tâm. Theo Từ điển Thuật ngữ văn học “Lời

văn nghệ thuật là dạng phát ngôn được tổ

chức một cách nghệ thuật, là hình thức ngôn

từ nghệ thuật của tác phẩm văn học”

[7;288]. Trong bài viết này, chúng tôi tiến

hành nghiên cứu lời văn nghệ thuật trong

tiểu thuyết Vi Hồng (cụ thể là một số dạng

câu điển hình mà nhà văn ưa dùng) dựa trên

lí luận về thi pháp lời văn trên các cấp độ

ngôn ngữ của GS Trần Đình Sử. Theo nhà lí

luận thì cú pháp cũng là phạm vi thể hiện thi

pháp; trong các quy tắc kết hợp của ngôn từ,

thi pháp cũng thể hiện đa dạng. Cụ thể, thơ

có các phép đảo trang, đối, lặp, tỉ, hứng, còn

cú pháp văn xuôi có những quy tắc khác

nhau tạo nên màu sắc riêng trong lối viết.

Nhà văn Lâm Tiến đã khẳng định Vi Hồng có

cách viết riêng: “vừa hiện thực, vừa lãng

* Tel: 0985610650

mạn, vừa dân gian, vừa bác học, vừa truyền

thống, vừa hiện đại” [5]. Nhưng dường như

cái lãng mạn, cái dân gian lấn lướt cái hiện

thực, cái bác học nên tác phẩm của Vi Hồng,

có thể nói, chúng được sáng tạo theo kiểu tư

duy dân gian – truyền thống. Chính cách tư

duy nghệ thuật như vậy chi phối mạnh mẽ

đến đặc điểm ngôn ngữ trong tác phẩm. Như

PosPelov từng viết: “Cái có ý nghĩa lớn nhất

là nguyên tắc phản ánh đời sống trong một

tác phẩm nào đó thuộc lối hiện thực hoặc

thuộc lối không hiện thực. Nhà văn càng xa

chủ nghĩa hiện thực thì khi đó ở các hành

động, suy nghĩ, tình cảm của nhân vật với

mức độ càng lớn, không bộc lộ cái bản chất

của tính cách mà thưởng chỉ bộc lộ tính

khuynh hướng tư tưởng cảm xúc, xu hướng

của tác phẩm khi đó các đặc điểm lời nói của

nhân vật càng gần với lời văn của tác giả”

[6;149 ]. Ở tiểu thuyết của Vi Hồng, hiện

tượng này khá nổi bật. Với quan niệm nghệ

thuật không lấy yêu cầu tái hiện hiện thực

nghiêm ngặt làm nguyên tắc sáng tác, Vi

Hồng chuộng miêu tả khả năng, dụng công

nhiều ở việc miêu tả cái có thể có (tức là khả

năng tưởng tượng, hư cấu, sáng tạo tạo nên

những hình tượng nghệ thuật thường mang

tính ước lệ, tượng trưng, lý tưởng hóa).

Khoảng cách rất gần giữa lời nói của nhân vật

và lối trần thuật của tác giả phục vụ cho đích

quan trọng nhất là bộc lộ thành công tư tưởng,

cảm xúc của tác phẩm.

Trong bài viết này, chúng tôi đi sâu phân tích

kiểu lời văn giàu tính ước lệ và tính cụ thể

hóa trong tiểu thuyết Vi Hồng dưới dạng tồn

Page 8: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Thu Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 7 - 14

8

tại trong hình thức một số cấu trúc câu. Với

lối tư duy nghệ thuật dân gian – truyền thống,

dường như những tác phẩm của Vi Hồng chỉ

mượn những chất liệu từ cuộc sống để tạo nên

tác phẩm của mình. Vì thế hình tượng trong

tác phẩm của Vi Hồng thường mang tính ước

lệ, tượng trưng, lý tưởng hóa. Chính điều này

đã quy định tính ước lệ trong ngôn ngữ và lời

văn của Vi Hồng. Nhà nghiên cứu Lâm Tiến

cũng đã chỉ ra: “Những từ như trai tơ, gái nụ,

trai nụ, gái hoa, trai thanh, gái nụ…, những

chi tiết như: quý hơn cả ông trời, sung sướng

như ông trời, to bằng ông trời, quý hơn cả

ngọc ngà…, đẹp như một nàng tiên, rực rỡ

như đóa hoa tiên, hóa thành nơi vách núi, chữ

viết như rồng bay, phượng múa, như hoa nở

trong vườn…thường có trong tác phẩm của

Vi Hồng ” [5]. Câu hỏi đặt ra là tại sao “ước

lệ” lại song hành với “cụ thể hóa”? Chính

việc lặp những cấu trúc ước lệ trong lời văn

theo lối diễn đạt trùng điệp (thậm chí tạo

thành nhịp, thành vần) đã cụ thể hóa tính chất

của đối tượng mà nhà văn đang nói đến, cụ

thể hóa tâm trạng của nhân vật, hay tâm tình

kín đáo mà nhà văn muốn giãi bày, trao gửi.

Trường hợp này ước lệ ở mặt hình thức, cụ

thế hóa trong ý nghĩa. Cũng có những cấu

trúc lặp trong câu mà bản thân nó đã mang

tính cụ thể. Nó dân dã, gần gũi, dễ hiểu như

những lời nói đời thường nhất. Ngoài ra cũng

có một số mô típ câu trong lời văn cũng tạo

nên nét đặc trưng của lời văn Vi Hồng. Người

đọc được thả mình trong thế giới liên tưởng,

tưởng tượng vô cùng phong phú nhưng đồng

thời vẫn khám phá, thấu hiểu một cách cụ thể

điều mà lời văn đề cập.

MỘT SỐ DẠNG CÂU TIÊU BIỂU TRONG

TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG

Câu trần thuật lặp cấu trúc các thành phần

Trong lời trần thuật, nhà văn miêu tả, đánh

giá tính chất của hiện tượng, vẻ đẹp của

thiên nhiên và những biểu hiện ở bên ngoài

của nhân vật. Phép lặp trong cấu trúc câu,

trong đoạn “là nguyên tắc kết hợp tạo nhịp

điệu, thống nhất và mở rộng nghĩa”. Chẳng

hạn, khi đánh giá toàn diện về gia đình Châu

Đoàn Pàng, Vi Hồng dùng hàng loạt các cụm

từ (tính từ/danh từ + “nhất”) để diễn tả:

“Châu Đoàn Pàng giàu nhất, giỏi nhất, khôn

ngoan nhất, thế lực nhất, vợ con nó cũng nhất

mọi nhẽ”. Không ai là địch thủ của hắn trong

cái bản Chín Thoong ấy – chúng ta hiểu được

điều đó một cách dễ dàng. Chính vì thế mà

Châu Đoàn Pàng tự tin vào sức mạnh, vào

khả năng xoay chuyển, tác động, chi phối mọi

thứ của mình.

Bức tranh thiên nhiên của núi rừng trong tác

phẩm cũng được đặc tả và hiện lên với nhiều

sắc thái khác nhau qua phép lặp cấu trúc lời

văn. Cái nắng trên dòng thác Chín Thoong

được tác giả miêu tả: “Nắng nằm sõng soài

trên các sườn núi quang cây. Nắng vắt vẻo

trên từng ngọn cây của mọi cánh rừng. Nắng

nằm ườn trên mắt vực Chín Thoong”. Những

câu văn miêu tả liên hoàn mang đầy hình ảnh,

đầy sự vận động của ánh nắng. Nơi nơi bản

mường Chín Thoong đã được nắng bao trùm,

tuôn chảy. Nắng có khi ru mình êm đềm, có

khi nhảy nhót, có khi lại lười biếng thật đáng

yêu. Hình ảnh “con nước” mà bố Phàn và

Hoàng đã kì công nghiên cứu để đem về cho

dân bản cũng được đặc tả đầy ấn tượng: “Đất

chảy ào ào theo con nước. Con nước đục

ngàu chảy băng băng về đồng. Con nước to

gấp mấy chục lần con nước do chiếc cọn bao

đời múc nước lên ruộng…Nước chảy cả vào

con mương nước cọn, nước tràn trề lênh

láng. Nước làm trôi cả những đàn vịt về cuối

mương”. Sức mạnh của con nước chính là

sức mạnh của sự văn minh, tiến bộ. Vi Hồng

có thói quen đặc tả khi viết về thiên nhiên.

Ông tả bằng tâm hồn nhạy cảm, bằng con

mắt đầy chất thơ. Làm sao tả thật cụ thể, chi

tiết; tả làm bật lên vẻ đẹp nguyên hình,

nguyên hương, nguyên sắc của thiên nhiên

mà vẫn đi vào lòng người. Kiểu câu văn dài,

lặp nhịp, vần, hoặc lặp liên tiếp cấu trúc giữa

các câu dường như đã chắp cánh cho ngòi

bút của nhà văn.

Khi Vi Hồng nói về mảnh hồn dân tộc Tày –

là những bài lượn, khúc lượn đã bắt đầu bắt

nhịp vào tâm hồn Hoàng lúc Hoàng đến cái

tuổi của những chàng thanh niên đang độ

xuân nồng, nhà văn cũng diễn tả cái mượt mà,

bay bổng, lãng mạn, cái thăng hoa của tuổi trẻ

trong Hoàng: “…những khúc lượn gửi cho

mây, cho gió, cho mình nuôi giọng, câu đau –

đau như dứt từ da mà ra, câu buồn – buồn

như tình yêu xa tình yêu; câu mừng – mừng

như đàn chim bay qua biển lớn bỗng gặp

Page 9: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Thu Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 7 - 14

9

rừng cây”. Lượn là niềm say mê, là nơi

Hoàng trao gửi những tâm tình riêng tư của cả

cõi lòng khốn khổ đến đắng cay. Cũng miêu

tả tiếng lượn trong Mùa hoa Bjoóc loỏng, tác

giả làm nổi bật cái dặt dìu, ngất ngây của âm

thanh đối lượn giữa đất trời, giữa ngày hội

tưng bừng: “Tiếng lượn của người con trai,

con gái vang lên từ hai buồng thổ cẩm rực rỡ

làm lay động mọi lá cây ngọn cỏ, làm phập

phồng cả không gian buổi sáng xuân trong

sáng”. Đối với người dân mường Khoang

Đông, họ nói đó là “hai con rồng lượn, hai

con chim phượng hoàng gặp nhau”.

Trùng điệp về hình thức cấu trúc song lại

phong phú về hình ảnh nên cái được nói đến

“đẹp” trong ngôn từ ước lệ, cụ thể và sâu sắc

trong các tầng nghĩa. Ông Phàn (Tháng năm

biết nói) cảm ơn Châu Đoàn Pàng đã có tấm

lòng mời mình ăn bữa cơm “miếng chín,

miếng mười, miếng tái, món cạn, món

nước…”. Ngọc đau đớn vì gia đình mình đã

mang ơn Châu Đoàn Pàng lúc nghèo khổ để

giờ “nợ miệng, nợ túi tiền, nợ cả gánh cả

khênh”. Món nợ ấy ép bố mẹ Ngọc phải gả

Ngọc cho Bùng.

Kiểu lời văn mang cấu trúc lặp như trên cũng

rất phổ biến khi Vi Hồng miêu tả, khắc họa

con người từ ngoại hình đến tâm hồn. Cái

cười của người đàn bà đần độn xấu xí sinh

thằng Thìm được miêu tả: “cô ta chỉ nhếch

mép cười như trâu cười nước đái của nó.

Nghĩa là cười bằng cách nhắm tít mắt, cặp

môi vênh váo, cười im lặng, cười câm”. Nụ

cười vừa có phần ngu ngơ, lại vừa có phần ẩn

bí. Thằng Thìm sau này cũng mang cái cười

như thế của dòng máu nhà nó: “Nó cười câm,

cười trâu, cười đái suốt ngày”, “cười nhoẳn

cả mũi, cười vặn cả cặp môi”. Còn nụ cười

của bố Phàn thì chất chứa đầy tâm trạng dằn

vặt của con người mang nặng tình đời. Trước

khao khát học hành của cậu bé Hoàng dù phải

lấy vợ và trước sự hồn nhiên đến đáng thương

của tâm hồn trẻ thơ – vì Hoàng chưa hiểu vợ

là gì, “bố Phàn cười chảy cả nước mắt, cười

lớn, cười to”, để ngay lập tức ông ta im bặt và

lau nước mắt đầy chua xót. Vẫn con người ấy,

nhưng “ông lại cười méo mó,…cười như lẫn

với cay đắng tan biến vào máu thịt trên khuôn

mặt đầy phúc hậu của ông” khi ông nghe

Hoàng giải thích tại sao gọi vợ mình bằng chị

và kể tính xấu của vợ. Còn cái cười của Băng

khi Hoàng chẳng hiểu gì về chuyện chăn gối

vợ chồng được mô tả phù hợp với tính cách

vô tư của những đứa trẻ mới lớn: “Băng cười

ré lên. Cái cười rủ lá che thân, mượn ống

giấu mật”.

Không chỉ có tiếng cười mà những trạng thái

khác của con người cũng được nhà văn cụ thể

hóa bằng sự sắp xếp liên tiếp những hình ảnh

cụ thể xen ước lệ hoặc toàn ước lệ. Đặc tả nỗi

buồn của nàng Thu Lạ (Mùa hoa Bjoóc

loỏng) thì được đặc tả: “Chị buồn như lá

dong héo phơi nắng, như lá khô rơi trong

đêm sương muối”. Đặt liên tiếp cấu trúc và

hình ảnh như thế cho ta cảm thấy nỗi buồn ấy

không chỉ làm héo hắt trái tim nàng mà còn

như kim châm làm âm ỉ và buốt giá tâm hồn

nàng. Khi bị người khác sỉ nhục là đồ “ma

gà”, Thu Lạ thấy mình “như chân tay rã rời,

như mục, như ải”. Nỗi cay đắng như ăn vào

da thịt nàng, nàng khóc rung cả sàn nhà. Vi

Hồng đặc tả nỗi đau ấy qua những giọt nước

mắt của nàng: “nước mắt ướt đẫm hai má của

nàng. Nước mắt se lông mi thành những sợi

to, nhọn hoắt…”. Nàng đã khóc quá nhiều, đó

là những giọt nước mắt đau đớn cho thân

phận và căm phẫn, nguyền rủa những kẻ độc

ác đã vu vạ điều xấu xa cho nàng.

Khảo sát những lời thoại của nhân vật trong

tác phẩm của Vi Hồng, chúng tôi thấy kiểu

câu lặp cấu trúc thành phần được sử dụng với

ưu thế tối đa. Nhân vật có thể giãi bày lòng

mình, trao đổi tâm tình, khơi gợi kỉ niệm với

người khác hoặc những lời đối đáp giao tiếp,

hỏi thăm trong cuộc sống đời thường. Cũng

có khi những câu văn ấy là dòng chảy tâm

hồn của nhân vật.

Quan sát cách sắp xếp, tổ chức các cụm từ

trong câu văn của Vi Hồng, chúng ta thấy các

cụm từ, các câu văn trong đoạn, các câu trong

hệ thống lặp cấu trúc thường đẳng lập với nhau

về hình thức (thường là lặp cấu trúc cụm động

từ, cụm danh từ hoặc cụm tính từ) và tương

đương về ý nghĩa; hoặc cụm từ, câu đứng sau

bổ sung, làm rõ nghĩa cho cụm từ, câu trước

đó. Điều này tạo nên tính liên kết chặt chẽ

trong lời văn (cả về hình thức và ý nghĩa) và

tính tập trung trong khi diễn tả, tạo hiệu quả

nghệ thuật trong “một cách viết riêng”.

Page 10: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Thu Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 7 - 14

10

Nỗi buồn riêng trải dài trong suy nghĩ của

Hoàng cũng hiện lên qua lời văn có kết cấu

chuỗi như thế: “Hoàng thấy nỗi buồn làm

mềm lòng, mềm loãng cả dòng suy nghĩ”.

Những tháng ngày xa quê, mang nặng tình

riêng trong lặng câm mà sống, làm và học.

Những cứ nghĩ về Chín Thoong là Hoàng

“háo hức, nở hoa, nở nụ trong lòng”. Nỗi nhớ

quê đầy vơi như con sóng dâng dạt dào trong

trái tim Hoàng: “Hoàng nhớ quê với nỗi nhớ

nhức nhối. Yêu quê lắm, nhớ quê lắm…

Hoàng nhớ tất cả những nét uốn cong của

mọi dãy núi, nhớ từng bóng chim bay trên

trời quê, nhớ từng đàn cá bơi lội giữa dòng

Chín Thoong”. Nỗi nhớ của Hoàng đã ôm

trọn núi rừng, bản mường Chín Thoong, nó

bừng lên, đốt cháy lòng anh, thôi thúc bước

chân anh về, nhưng cứ nghĩ đến hình ảnh

người đàn bà có hàm răng ba ba thì Hoàng lại

ngạt thở trong nhớ thương, cách trở.

Nếu Tháng năm biết nói là cuốn tự truyện

thấm thía nỗi buồn thương, cái lãng mạn

trong tâm hồn Vi Hồng như chưa tìm thấy

mảnh đất riêng của nó mà cất cánh; thì ở Mùa

hoa Bjoóc loỏng, cái bay bổng, mượt mà,

bóng bẩy trong lời văn lại vút bay. Bởi nó

được thoát ra từ những tâm hồn tuổi thơ đang

căng tràn sức xuân và tình yêu. Nhà văn cũng

đồng điệu với dòng suối ngọt ngào những tâm

tình của những trai nụ, gái hoa, trai tơ, gái

nụ… Khi Xinh Xông cứ van nỉ Mạnh Kha

cho biết chàng trai nào đối lượn cùng nàng thì

Mạnh Kha mượn lời rất khéo để tránh câu trả

lời: “Anh chỉ sợ khi mà gặp được chàng trai

mà em thường đối lượn cùng thì tiếng lượn

của em cụt mất cánh, nhạt mất màu, mất

phấn hương…”. Anh chàng Cặm Cang nói

chuyện với những nàng tiên xinh đẹp “lúc

nào cũng ngọt tiếng, ngọt lời”, tâm hồn thì

dạt dào sli lượn; nhưng mỗi lần ngước mắt

nhìn lên thấy chàng xấu quá thì Xinh Xông

đóng chặt tâm hồn mình theo bản năng

người con gái. Vi Hồng đã diễn tả điều đó

vừa rất hình ảnh, vừa bay bướm mà rất cụ

thể hóa: “…lập tức những nụ, những cánh

hoa nhạy cảm, những hương thầm, những

phấn thơm đều như khép kín lại ”. Bao nhiêu

nguồn mạch của sự tươi non mơn mởn. của

những tình tứ trong cõi lòng Xinh Xông

không còn mở lối cho Cặm Cang.

Phép lặp cấu trúc liên câu trong tiểu thuyết Vi

Hồng thường bắt gặp ở những đoạn miêu tả

nội tâm. Dòng chảy tâm trạng của nhân vật

như một bản nhạc thấm buồn qua nhịp điệu

các câu. Mi Tráng yêu Xinh Xông tha thiết

nhưng lại không dám đón nhận tình yêu của

nàng dù trong lòng chàng đang thả hồn về

những giấc mơ hạnh phúc tuyệt vời. Chàng đã

thấy rõ được sự chênh vênh của mối tình và

luôn mặc cảm về thân phận “ma gà”: “Ta như

đóa hoa đang nở căng, nhưng có thể thoắt bị

mụ phù thủy phù phép héo úa. Ta như cái quả

lê chín mọng treo rủ ở đầu cành, trước toán

bàn dân thiên hạ… nhưng con dơi hoang, dơi

mèo, dơi cú gì đó lại có thể gặm nhấm…”. Sự

mâu thuẫn, nỗi lo lắng về số phận, về tương

lai đang dằn vặt những suy nghĩ của chàng

trai. Tâm trạng ngổn ngang, đa chiều như vậy,

ta bắt gặp ở Người trong ống, khi Tú thực

hiện xong lễ “xăm ràng” với Ai Hoa, “chiến

thắng” trở về: “Hoa ngàn đang khao khát,

ong bướm vẫn dập dìu, nhưng sao anh thấy

núi rừng cô quạnh quá. Những đàn chim đẹp

vẫn giăng mắc giữa hai sườn núi, nhưng sao

chúng bay những đường rối mù vậy. Tiếng cu

gườm gáy ngon ngọt như thả từng chuỗi vàng

ngọc dài theo thung lũng, nhưng anh nghe

như tiếng khóc than ai oán…”. Đáng lẽ Tú

phải mừng khi anh đã vượt qua được một cửa

ải đầy sóng gió của đời anh để tiếp tục thực

hiện chí lớn song Tú lại mang một nỗi buồn

da diết. Tú buồn cho chính bản thân và buồn

cho cả Ai Hoa nữa. Bởi trong cuộc đời gặp

được người mình yêu và yêu mình không phải

dễ dàng gì. Tú buồn vì phải từ bỏ tình yêu

này, buồn hơn vì làm khổ một người con gái

nặng tình nặng nghĩa lại vô cùng xinh đẹp

như Ai Hoa. Vì thế lúc này đi giữa thiên

nhiên núi rừng có tươi non, tràn ngập hương

sắc và âm thanh thì đối với Tú cũng đâu có ý

nghĩa gì. Nó chỉ càng làm cho lòng anh quặn

thắt một nỗi đau, nỗi cô đơn mà thôi. Lặp cấu

trúc câu đối lập hai vế “A nhưng B” đem lại

sắc thái tâm trạng phức tạp đầy mâu thuẫn

đang diễn ra trong nội tâm nhân vật.

Đi vào những lời đối thoại, chúng ta khám

phá ra những sắc màu mới của kiểu câu lặp

cấu trúc các thành phần. Ngôn ngữ, lời văn

trở nên sống động và có sự biến hóa lạ kì khi

nó là lời nói của nhân vật, là những lời hỏi

Page 11: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Thu Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 7 - 14

11

thăm, trao gửi tâm tình… Thu Lạ mới Mạnh

Kha ở lại khi bố vắng nhà, Mạnh Kha thực

thà nói: “…em không sợ tiếng khóc, tiếng chì,

tiếng bướm, tiếng ruồi xanh hay sao”. Chim

Ca lên rừng tìm gặp Thu Lạ, nàng ngạc nhiên

phải thốt lên: “Em cảm thấy việc dữ đang đến

đầu bàn chân em. Việc xấu xa như con nước

máng sắp đổ xuống đầu em”. Bất ngờ về cuộc

viếng thăm này nên Thu Lạ vẫn nói những lời

giữ khoảng cách và đầy ý tình: “Anh đừng

khen em, đừng nói lời ngọt lại hóa chua loét,

nói lời đường mía mật ong lại hóa ra dấm”.

Chim Ca đến thăm nhà Thu Lạ sau khi nàng

bị nhục mạ, Thu Lạ cũng nói những lời mời

chào rất khách sáo xong lại rất quen thuộc với

thói quen giao tiếp của người Tày: “Không

biết nhờ cơn gió mát đưa cái quả đào tiên đến

nhà em hay lại do cơn nắng dồn, nắng khô

xua con sóc hoang vào nhà? Chỗ đứng không

yên, chỗ ngồi không ấm, mời anh ngồi tạm”.

Câu nói của Thu Lạ làm cho Chim Ca được

sống trong mảnh hồn riêng của dân tộc mình,

trong cái “lối nói theo đường hoa, đường quả,

ruỗi theo đường bướm ong bay, giữa ngan

ngát hương vị hoa quả”. Những câu nói có

vần nhịp phần lớn trong các đối thoại của

nhân vật là do Vi Hồng đã sử dụng một thể

loại văn học dân gian đặc sắc của người Tày

là “puối pác” (lời nói bằng câu có vần), “puối

rọi” (câu nói một chuỗi vần như hát). Phân

tích những dẫn chứng trên đây phần nào

chúng ta đã thấy được sự ảnh hưởng rõ nét

của “puối pác”, “puối rọi” trong lời văn của

Vi Hồng. Như lời của Chim Ca lúc hỏi Cặm

Cang có rất nhiều hình ảnh ước lệ được đặt

liên tiếp nhau, ăn vần, đối xứng nhau: “Có

việc gì to từ trên trời rơi xuống, việc gì nhọn

từ dưới đất mọc lên…”; “có việc gì to bằng

nửa ông trời, hay nặng như dãy núi đá”. Có

lẽ, khi viết về tình yêu, với những lời yêu

thương, hờn giận thì những câu nói của chàng

trai, cô gái Tày trở nên nhịp nhàng trong vần

điệu hơn hết thảy và ở đó chứa đựng nhiều

rung cảm nhất. Mi Tráng bày tỏ tình yêu với

Thu Lạ bằng những lời: “Anh yêu em như

ngọn lửa bén bãi cỏ gianh khô, như ong yêu

mật…”. Còn Chim Ca nhiệt thành, nồng hậu

trong yêu thương dành cho Thu Lạ: “Anh yêu

em, yêu thật lòng mình. Yêu hết hơi thở, yêu

trọn vẹn bằng một niềm tin, yêu suốt dọc thời

gian và không gian”. Với chàng trai xấu xí

Cặm Cang, thì cái khát khao yêu đương càng

dào dạt, càng mãnh liệt – đó là tấm lòng tha

thiết cuồng nhiệt hướng tới cái đẹp. Cặm

Cang yêu Thu Lạ với tình yêu nồng cháy như

thế: “Anh yêu em, yêu nặng như từng dãy núi

đá, yêu rộng như bầu trời trên đầu, yêu không

bao giờ dứt, không bao giờ ngừng như con

sông quê ta bốn mùa dạt dào con nước”.

Người đọc không khỏi xao xuyến khi ru mình

trong những lời tỏ tình ngọt ngào như thế. Kể

cả những lời giãi bày tình yêu của những

người con gái cũng rất mặn nồng, đắm say. Ai

Hoa yêu Tú bằng tình yêu đầu tiên và duy

nhất của cuộc đời thiếu nữ. Nàng khát khao

yêu đương và dâng hiến. Những lời nói ngọt

ngào của nàng luôn làm Tú quặn đau: “Anh là

mười hai con hồn của em, anh là hơi thở của

em, anh là tất cả cuộc đời em”. Nàng còn thề

thốt: “…em hứa em sẽ là người sẵn sàng dắt

ngựa cho anh mỗi khi anh say rượu. Em sẽ

tắm rửa cho anh mỗi khi thấy anh nhặm

người”. Ai Hoa yêu mãnh liệt bởi vì nàng

thấu hiểu được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của

Tú. Nàng muốn “trao gửi ngọn lửa trong mắt

và giọt máu trong tim” mình chỉ riêng cho Tú.

Cuối cùng, cái chết đã chứng minh tình yêu

chung thủy và sôi nổi của nàng. Sử dụng cách

nói có vần nhịp như puối pác, puối rọi trong

lời nói của các nhân vật đã giúp cho lời văn

của Vi Hồng có tiết tấu nhịp nhàng, âm điệu

hòa quyện và hiệu quả thẩm mĩ cao nên tác

phẩm của Vi Hồng có thêm nhiều lời nói hay,

đẹp từ truyền thống văn hóa dân gian – đó là

cách nói ngọt tiếng, ngọt lời đến ngọt lịm.

Số lượng câu có kiểu kết cấu lặp trong tiểu

thuyết Vi Hồng không phải là nhỏ. Trên đây,

chúng tôi chỉ xem xét những dẫn chứng tiêu

biểu. Lặp tạo nhịp điệu lời văn giống như thơ.

Viết lên những câu văn đầy chất thơ như vậy

bởi tâm hồn Vi Hồng là tâm hồn của dòng

chảy trữ tình dân gian. Mười ba, mười bốn

tuổi Vi Hồng đã làm hộ các anh, các chị

những bào phong slư (thơ tình yêu bảy chữ

của người Tày) và làm giỏi có tiếng. “Đêm

nằm, anh nghĩ ra những câu thơ hay, ý hay rồi

vùng dậy thắp đèn ghi lại”. Thêm nữa, thuở

nhỏ, Vi Hồng đã đọc và học rất nhiều dân ca,

truyện thơ Tày, Nùng… Tất cả đã trở thành

nguồn cội nuôi dưỡng không bao giờ cạn

Page 12: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Thu Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 7 - 14

12

trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Các

nhân vật của ông đều nói năng bóng bẩy, giàu

hình ảnh như lối nói dân ca. Kiểu câu đặc

trưng mà Vi Hồng viết đã tạo hiệu quả nghệ

thuật riêng trong tác phẩm.

Câu ghép điều kiện/giả thiết – kết luận và

câu ghép chỉ quan hệ nhượng bộ

Trong tiểu thuyết Vi Hồng, dạng câu ghéo chỉ

điều kiện/giả thiết – kết luận và câu ghép chỉ

quan hệ nhượng bộ là dạng câu được sử dụng

phổ biến thứ hai. Đặc biệt, chúng thường xuất

hiện trong các lời thoại của nhân vật: độc

thoại nội tâm, lời đối thoại trong tình yêu. Điều đó làm nên nét đặc sắc trong cách viết

của Vi Hồng.

Hai kiểu câu trên mang tính ước lệ về hình

thức câu (sử dụng các cặp kết từ mang tính

giả định), ước lệ trong những giả định được

đưa ra nhưng chúng lại mang tính cụ thể hóa

trong nội dung tâm tình mà nhân vật muốn

trao gửi cho đối tượng mình hướng tới.

Ở mô típ câu điều kiện/giả thiết – kết luận, tác

giả sử dụng cặp kết từ “nếu… thì…” xuất hiện

với tần số cao, mang lại sắc thái phong phú.

Trong lời nói, việc đưa ra điều kiện – giả thiết

bao giờ cũng là điều con người hướng tới mà

chưa thực hiện được hoặc đang mong muốn

làm được ở trong tương lai. Trong tiểu thuyết

Vi Hồng cũng vậy, các nhân vật cũng luôn

dùng những giả định để bày tỏ nỗi lòng, bày

tỏ mong ước của trái tim mình. Đàng đau đớn

vì bị vu tiếng “ma gà”, càng đau buồn hơn khi

sắp phải xa Hinh – người bạn “toong mản”;

nhưng nàng vẫn dũng cảm giãi bày, tỏ tâm

tình của chính mình để ướm hỏi lòng Hinh:

“Nếu không có chuyện trên trời rơi xuống,

dưới đất mọc lên… thì em xin làm người trải

chăn cho anh, căng màn cho anh, anh bằng

lòng không?”. Ước mơ ấy, hiện tại đã không

thể thực hiện được vì Đàng bắt buộc phải rời

xa quê hương mới có thể sống nổi. Dạm hỏi

lòng người tình, xem ân tình của Hinh dành

cho mình đến nhường nào, để Đàng hướng tới

một ước vọng xa xôi hơn: “Nếu anh cũng có

lòng yêu thương em như anh nói thì dù đi đến

đâu em cũng sẽ tìm cách tin tức cho anh

biết… Nếu ông trời mẹ đất còn mở mắt cho ta

nhìn, mở lòng cho ta sống thì rồi ta tìm đến

nhau”. Trải qua những sóng gió, thác ghềnh

của cuộc đời, cuối cùng số phận cũng đưa họ

trở về bên nhau. Đàng đau xót trong niềm vui

đang tràn ngập cõi lòng: “Em gặp lại anh thì

bát cơm đánh đổi bát ớt, nước chàm đã hết

rồi, nhuộm làm sao ăn được vải”. Còn Hinh

thì vẫn ôm trọn giấc mơ với người bạn gái

“toong mản” năm nao: “Nếu lòng em vẫn

thương anh thì từ nay em sẽ là người đồng

chí, người vợ của anh”. Niềm tin một hạnh

phúc đang gần kề với họ. Trong Tháng năm

biết nói, nỗi buồn của Hoàng cũng lồng vào

trong những câu nói như thế. Có khi là ước

muốn đồng cảm: “Nếu lòng mình như cái

bánh mật, như quả chuối tiêu chín cây thì

Hoàng đã bóc cho Băng xem rồi”; khi đó là

một sự tủi cực và ước muốn thay đổi: “Nếu

đời cháu phải gắn bó với người đàn bà có hai

hàm răng ba ba ấy thì chẳng khác gì đem đời

cháu buộc vào gốc cây bồ kết gai đống, buộc

cháu vào gốc cây bồ quân đầy gai chùm”.

Cặp kết từ “nếu… thì” còn tạo nên những lời

khéo léo khi Ngọc mở đầu câu chuyện với

Phàn: “Nếu chuyện em nhờ anh có làm lệch

lòng anh, có làm chua bụng người già, người

trẻ nhà anh thì xin anh tha thứ”.

Trước cuộc đời nghiệt ngã con người vẫn

đứng vững bởi tình yêu thương lẫn nhau, bởi

những khao khát, ước mơ trong tâm hồn

không bao giờ ngưng nghỉ. Nó làm cân lại

một nửa “người trong ống” vẫn còn mãi tồn

tại trong xã hội. Bố Tú đau đến thắt lại trước

sự quằn quại của mẹ Tú, ông cũng bất lực,

căm phẫn và chỉ có thể khóc. Ông thương vợ,

ước có thể mang thay cái đau đớn kia của vợ:

“nếu là cái gánh, cái khênh nặng thì tôi đã

cất lấy trên vai cho bà đi không”. Hay giữa xã

hội có vô số kẻ gian trá, xảo quyệt, lợi dụng

tình ái để thỏa mãn như Ba thì vẫn có một

tình yêu bất diệt như Ai Hoa dành cho Tú:

“Anh ơi, có tình yêu của anh thì em có tất cả,

nếu không thì em chẳng có gì cả, chẳng có gì,

cả hồn xác cũng không. Nếu anh không yêu

em thì em sẽ chết trên Ngai Vua cho ngọn gió

bốn chiều vùi dập…”. Ai Hoa chọn cái chết

để mãi mãi giữ một tình yêu duy nhất. Nàng

đem theo một nguyện ước cuối cùng trước khi

lìa cõi trần gian: “Nếu anh làm em mất đi đời

con gái thì khi em chết, em chỉ xin anh một

giọt máu chích ở đầu ngón tay thôi. Nếu anh

không làm được cái việc đó để em trở về với

Page 13: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Thu Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 7 - 14

13

mẹ Hoa mà còn trinh bạch thì em phảo xin

anh một đốt ngón tay – ngón tay đeo nhẫn

của anh ấy…”

Kết cấu câu theo cặp kết từ “nếu… thì” còn rất

nhiều trong tác phẩm. Ngoài ra còn có kết cấu

theo kiểu “nếu không… thì” mang sắc thái ý

nghĩa chỉ sự may mắn: may mắn có giả thiết

này mà kéo theo hoặc tránh được kết quả này,

đó có thể là cách cảm ơn giữa con người với

con người hoặc diễn tả sự vui sướng… Song

giá trị của sắc thái ý nghĩa này không mang lại

tính thẩm mĩ cao cho lời văn nghệ thuật.

Ở mô típ câu ghép chỉ quan hệ nhượng bộ với

các cặp kết từ đặc trưng (dù… nhưng; dù…

thì; dẫu… nhưng/ thì), khi đi vào khám phá,

chúng tôi tìm thấy nhiều điều lí thú. Tính chất

mâu thuẫn thể hiện ngay ở hình thức các kết

từ cặp đôi. Ở kiểu câu này về đầu bao giờ

cũng chỉ một sự đổi thay, một điều có thể xảy

ra, còn vế sau thường chỉ cái ổn định, như

nhất. Đi vào lời nói của nhân vật, dạng câu

này giống như lời thề nguyền hoặc một lời

nói có tính chất kiên định cao. Chính vì thế ở

đầu vế bao giờ những điều được nói ra cũng

rất to tát đi kèm với những hình ảnh mang

tính ước lệ, tượng trưng để diễn tả cho ý tình

cụ thể nằm ở vế sau. Dạng lời văn này trong

tiểu thuyết Vi Hồng chúng tôi cũng xếp vào

dạng lời văn mang tính ước lệ, cụ thể hóa.

Tác phẩm Vãi Đàng xây dựng hình ảnh một

cô gái Tày có một cuộc đời đầy bi kịch,

nhưng đó cũng là con người có tinh thần phản

kháng cao. Ngay từ ban đầu, Đàng đã kiên

quyết không đồng ý cuộc hôn nhân với Tổng

Vọi. Nàng nói: “Dù chim có bay giật lùi, lợn

mọc hai đầu, con nước mọc chân bò lên dốc,

tôi cũng không bao giờ nghĩ đến điều ấy”.

Trong mọi hoàn cảnh, Đàng luôn tỏ ra là cô

gái mạnh mẽ, là chỗ dựa vững chắc cho bố

mẹ. Khi bị vu tiếng ma gà, bố mẹ nàng định

tự tử bằng lá ngón, nàng kéo cha mẹ về nhà,

cho ăn uống rồi động viên tinh thần: “Dù bố

mẹ và con có chết đi đâu thì cũng cứ ăn bát

cháo và mặc cho gọn gàng”; “Dù trời đổ, núi

đá tan thành bụi, ta hãy bình tĩnh, có như thế

mới nhìn thấy con đường nào là con đường

sống, con đường nào là con đường chết”. Cả

lão Tổng Nhự ngay khi muốn lấy lòng Đàng

cũng nói lời thề thốt: “Dù ngay đêm nay,

Đàng có cầm đòn gánh phang tôi, tôi cũng

chỉ chạy như một đứa trẻ nhỏ”. Trong tình

yêu chân chính thì những lời thề nguyền ấy

lại trở thành một điều cần yếu, một sức mạnh

chắp cánh cho tình yêu vượt lên tất cả những

sóng gió, bão táp của cuộc đời. Băng trong

Tháng năm biết nói đã đi qua bao nhiêu thử

thách để đến với Hoàng và nàng lúc nào cũng

một lòng một dạ: “Dẫu nỗi đắng cay của đời

anh ngày càng tăng vị, dẫu chuỗi bất hạnh có

bám lấy trọn đời anh thì em vẫn là người giúp

anh làm vơi vợi mọi sự nồng nã của cuộc đời,

của một con người tài năng”. Hay Hạ Chi

trong Mùa hoa Bjoóc loỏng cũng sống chết

với tình yêu dành cho Mi Tráng: “Em chỉ yêu

mình anh. Mặc cho ông trời mang trăm dãy

núi đá xuống ngăn cách, mặc cho vị thần tối

cao Pựt Luông mang gai móng cú, gai hổ

vuốt, gai răng nanh chó sói xuống rào ở cửa

ngõ tình yêu giữa anh và em. Dù có vậy em

cũng chân trần lội qua như không có gì. Em

sẽ đến với anh bằng cả da thịt nõn nà của em,

bằng trái tim cháy bỏng của em”. Tình yêu là

sự dâng hiến chân thành, vươn cao hơn tất cả.

Mô típ “dù…thì” còn dùng để diễn tả mong

đợi của người nói với người nghe như mong

ước thuở nhỏ của Băng với Hoàng là “dù cho

thế nào…, dù cho hoa không nở, ong không

còn cánh bay thì Hoàng cũng đừng quên

mình”. Thu Lạ cũng mang tâm tư như vậy khi

chờ đợi tình yêu ở Chim Ca: “Dù chỉ là tình

yêu lời nói, dù chỉ là trong chốc lát anh ban

tuổi trẻ cho em, em vẫn hạnh phúc”.

Trong đội ngũ các nhà văn hiện đại, người

ta nhận thấy Nam Cao hay viết những câu

văn ngắn, nhịp gấp gáp; Nguyên Hồng hay

viết những câu văn dài, chồng chất điệp từ;

Thạch Lam hay viết những câu vừa phải,

âm điệu trầm buồn, man mác. Vi Hồng là

một nhà văn dân tộc thiểu số với tư chất

riêng cũng tạo được những câu văn đặc sắc

về hình thức và cách biểu đạt ý tình như

chúng ta vừa phân tích.

Page 14: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Thu Hương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 7 - 14

14

Ngoài ra, lời văn của Vi Hồng còn giàu tính

biểu cảm thể hiện qua các câu văn được mở

đầu bằng thán từ “ôi, ôi thôi”. Tuy nhiên,

trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không

đề cập đến.

Vi Hồng đã tạo nên một cách viết riêng trong

cốt cách Tày. Đó là lối diễn đạt vừa ước lệ,

vừa cụ thể hóa, giàu nhịp điệu, cảm xúc được

thể hiện rõ nét qua các dạng câu điển hình

như câu trần thuật lặp cấu trúc thành phần,

câu ghép chỉ điều kiện/giả thiết - kết luận, và

câu ghép chỉ quan hệ nhượng bộ. Qua đó, các

nhân vật trong tác phẩm được làm nổi bật hơn

ở các lời đối thoại, độc thoại, đồng thời màu

sắc dân gian trong lời văn nghệ thuật của nhà

văn Vi Hồng cũng rất đậm nét.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vi Hồng (2007), Người trong ống, Nxb Hội

Nhà văn, H.

2. Vi Hồng (1993), Tháng năm biết nói, Nxb Văn

hóa dân tộc, H.

3. Vi Hồng (2005), Mùa hoa Bjoóc loỏng, Nxb lao

động, H.

4. Vi Hồng (2005), Tuyển tập Văn, Nxb Văn hóa

dân tộc, H.

5. Lâm Tiến (2007), Cách viết tiểu thuyết của

nhà văn Vi Hồng, Báo Văn nghệ Thái Nguyên,

số 13

6. G.N.PosPelop (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn

học, Nxb Giáo dục, H, tr.149.

7. Nhiều tác giả (2004), Từ điển thuật ngữ văn

học, Nxb Giáo dục, H.

8. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp

học hiện đại, Nxb Giaos dục, H.

SUMMARY

SOME PROMINENT FEATURES OF THE ART OF WORDING

IN VI HONG’S NOVELS

Nguyen Thi Thu Huong*

College of Sciences - TNU

Vi Hong is one of the writers of prose typical of the ethnic minorities in Vietnam in generally

and the North Vietnamese ethnic minorities in particularly. By using some typical types of

sentences in his novels such as sentences repeating structures of components, compound

sentences showing conditions and results, or compound sentences showing concession, Vi Hong

not only impressed readers with the soft, flexible, smooth and bright writing but also highlighted

his messages in each novel.

Key words: Vi Hong, prose, ethnic minorities, the art of wording, novels.

Ngày nhận bài:18/6/2014; ngày phản biện:03/7/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS. Đào Thủy Nguyên – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0985610650

Page 15: tu 121-125.cdr

Trần Thị Ngọc Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 15 - 19

15

LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC VÀ DIỄN NGÔN LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH

VĂN HỌC (NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI NIỆM)

Trần Thị Ngọc Anh*

Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Có thể nói, sự phân biệt khái niệm lý luận, phê bình văn học và diễn ngôn lý luận, phê bình văn

học có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu văn học hiện nay. Sự phân biệt này sẽ góp phần quy

định giới hạn và khả năng nghiên cứu các phương diện khác nhau văn học Việt Nam đương đại.

Trong đó, việc diễn ngôn lý luận, phê bình văn học là một hướng đi mới chứa đựng nhiều hứa hẹn

trong việc khẳng định những thành tựu, ghi dấu những khả năng và vạch rõ những thách thức của

lý luận, phê bình văn học Việt Nam trong tương lai.

Từ khóa: Lý luận văn học, phê bình văn học, lý luận, phê bình văn học, diễn ngôn lý luận, phê

bình văn học.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Về mặt lý thuyết không có khái niệm ghép “lý

luận, phê bình văn học”. Cách diễn đạt này là

xuất phát từ thực tế hoạt động nghiên cứu văn

học Việt Nam, cơ bản không có nghiên cứu

thuần túy lý thuyết. Lý luận văn học chủ yếu

ẩn danh qua hoạt động phê bình. Lý luận văn

học của ta thường dừng lại ở việc giới thiệu và

ứng dụng lý thuyết văn học nước ngoài, chứng

minh chúng thông qua sự hoạt động tích cực

của đời sống phê bình. Cụm từ “lý luận, phê

bình văn học” ở ta về thực chất vẫn được ngầm

hiểu là sự tích hợp của cả hai khái niệm lý luận

văn học và phê bình văn học. Nó cũng cho

thấy một thực tế ở ta về sự khó phân định hai

hoạt động này trong nghiên cứu văn học.

Một cụm thuật ngữ khác là “diễn ngôn lý luận,

phê bình văn học” hiện nay cũng đang “hoạt

động tích cực” trong nghiên cứu văn học ở

Việt Nam. Vậy giữa chúng có gì khác nhau?

Sự khác nhau này có tác động như thế nào đối

việc nghiên cứu văn học của chúng ta?

KHÁI NIỆM LÝ LUẬN VĂN HỌC, PHÊ

BÌNH VĂN HỌC

“Lý luận văn học” là một từ Hán Việt gốc

Nhật. Người Nhật dùng thuật ngữ này để dịch

từ “Theory” trong tiếng Anh. Trung Quốc và

Việt Nam ta đồng thuận với cách dịch trên

với ý nghĩa: “Lý luận văn học là hệ thống các

* Tel: 01663.869188

tri thức, nguyên lý về văn học được khái quát

trên cơ sở thực tế phong phú, đa dạng và biến

đổi trong lịch sử” [1].

Theo R.Wellek và A.Warren trong Lý luận

văn học (Nguyễn Mạnh Cường dịch), thì: lý

luận văn học “nghiên cứu các nguyên tắc sáng

tác văn học, các phạm trù, các tiêu chí” [6].

Theo từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá

Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi biên

soạn và Từ điển văn học (bộ mới) do Đỗ Đức

Hiểu chủ biên về cơ bản đều thống nhất cho

rằng: Lý luận văn học là: “Bộ môn nghiên

cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát.

Lý luận văn học nghiên cứu bản chất của sáng

tác văn học, chức năng xã hội – thẩm mỹ của

nó, đồng thời xác định phương pháp luận và

các phương pháp phân tích văn học” [1], [2].

Các nhà nghiên cứu đều thống nhất có thể tập

hợp các phạm trù nghiên cứu của lý luận văn

học làm ba nhóm: lý thuyết về tính đặc trưng

của văn học; lý thuyết về cấu trúc tác phẩm văn

học; lý thuyết về quá trình văn học. Về mặt này,

giữa lý luận văn học và lý thuyết văn học là có

khoảng cách. “Lý thuyết văn học là hệ thống

những quan niệm cụ thể của những tác giả hay

trường phái nhất định, chẳng hạn, lý thuyết cấu

trúc, lý thuyết xã hội học, lý thuyết phân tâm

học… chúng luôn là số nhiều. Mỗi lý thuyết

đem đến những cái mới cho lý luận, mọi lý

thuyết văn học đều là lý luận văn học. Khoa lý

luận văn học cần nói đến không chỉ một, mà là

tất cả các lý thuyết, về văn học” [5].

Page 16: tu 121-125.cdr

Trần Thị Ngọc Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 15 - 19

16

Như vậy, về cơ bản, đúng như Nyire Lajos

khẳng định “lý luận văn học là lĩnh vực bàn

đến những vấn đề trừu tượng và khái quát của

khoa học văn học… Nghiên cứu lý luận văn

học kiểm tra mối liên hệ của các thành phần

tác phẩm văn học. Những thành phần của tác

phẩm tạo nên các thứ bậc phức tạp… Lý luận

văn học một mặt đưa ra những khái niệm lý

luận của nghiên cứu kinh nghiệm vào lĩnh

vực nghiên cứu của nó, mặt khác nó mở ra

những hiện tượng văn học mà trong nghiên

cứu kinh nghiệm của khoa học văn học –

trong văn học sử, phê bình, văn bản học, hoặc

trong nghiên cứu phong cách học – không

được đưa ra kiểm tra, phân tích” [2]. Do đó,

mối quan tâm hàng đầu của lý luận văn học là

những quy luật, khuôn khổ quy định sự tạo

thành văn bản văn học như một chỉnh thể

thẩm mỹ.

Trong khi đó, phê bình văn học được quan

niệm như “việc phân tích một tác phẩm cụ

thể” [6] “có chức năng phán đoán, bình luận,

giải thích đánh giá và giải thích tác phẩm văn

học, kèm theo việc phán đoán, bình luận, giải

thích, đánh giá những hiện tượng đời sống mà

tác phẩm đề cập tới… Những phán đoán phê

bình hầu như xuất hiện đồng thời với sự xuất

hiện của văn học” [3].

Phê bình văn học có những bước phát triển

mới trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX

với sự đóng góp của các tác giả tiêu biểu như:

Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế Bính Phạm

Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Hoài Thanh, Vũ

Ngọc Phan… và các tác phẩm phê bình tiêu

biểu Việt Hán văn khảo, Việt Nam phong tục

(Phan Kế Bính), Việt văn hợp tuyển giảng

nghĩa (Nguyễn Hữu Tiến), “Thi nhân Việt

Nam”(Hoài Thanh – Hoài Chân), “Nhà văn

Việt Nam hiện đại” (Vũ Ngọc Phan)… Sự

xuất hiện các tác phẩm này đã khiến cho lịch

sử phê bình văn học Việt bước sang trang

mới, thoát khỏi lối “bình văn” xưa kia. Phê

bình văn học theo đúng nghĩa thể loại chỉ ra

đời khi văn học có sự phân hóa thành các tư

tưởng và khuynh hướng nghệ thuật khác

nhau. Đây cũng chính là cơ sở để những năm

trước Cách mạng, văn học Việt Nam xảy ra

rất nhiều bút chiến nghệ thuật với những quan

điểm nhiều khi không chỉ dừng lại ở sự khác

biệt về học thuật mà còn nâng thành tầm tư

tưởng của xã hội và thời đại. Tiêu biểu là

tranh luận “nghệ thuật vị nghệ thuật” và

“nghệ thuật vị nhân sinh” giữa hai chủ soái

Hoài Thanh và Hải Triều.

Có thể nói, dù là lý luận văn học, phê bình văn

học hay lý luận, phê bình văn học thì đối tượng

hướng tới là tác phẩm văn học với bản chất,

quy luật tạo thành tác phẩm văn học. Sử dụng

tích hợp thuật ngữ “lý luận, phê bình văn học”

cũng không có nghĩa là đồng nhất các khái

niệm với nhau. Thực tế, thuật ngữ này, cơ bản

vẫn được giới nghiên cứu và bạn đọc ý thức rất

rõ là gồm hai loại hoạt động nghiên cứu văn

học khác nhau. Nhà nghiên cứu Trương Đăng

Dung trong bài viết “Vị trí chức năng của lý

luận văn học trong hệ thống khoa nghiên cứu

văn học” đã giúp người đọc phân biệt rõ hơn

những giới hạn cụ thể của lý luận văn học và

phê bình văn học: “lý luận văn học cố gắng đạt

được sự nhận biết mang tính hệ thống các hiện

tượng văn học, lý luận văn học hoạt động trên

các bình diện trừu tượng, còn phê bình văn học

luôn bám vào các tác phẩm văn chương cụ thể.

Phê bình văn học nêu lên những vấn đề của

văn học đương đại, nhưng việc nắm bắt và nêu

lên một cách khái quát những quy luật phát

triển của văn học nằm trong các hiện tượng

mới xuất hiện thì không phải là nhiệm vụ của

phê bình văn học” [3]. Chỉ có điều đối với văn

học Việt Nam, hai hoạt động nghiên cứu văn

học này gắn liền với nhau chặt chẽ tới mức

trong nhiều trường hợp khó mà phân tách

được. Hơn nữa, trong hoạt động văn học của ta

trước giờ không có việc sáng tạo lý thuyết

thuần túy. Lý luận văn học được nảy nở và

phát triển chủ yếu thông qua hoạt động phê

bình, sử dụng một lý thuyết văn học nào đó để

phê bình về văn học hoặc ngược lại. Lý luận

văn học ở ta nhờ thế cũng được dày lên thông

qua phê bình và trong phê bình. Và vì vậy, nó

cũng tạo ra một đặc trưng và truyền thống

riêng trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam.

DIỄN NGÔN LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH

VĂN HỌC

Sự xuất hiện của khái niệm “diễn ngôn” về căn

bản đã làm thay đổi quan niệm, cách tiếp cận,

Page 17: tu 121-125.cdr

Trần Thị Ngọc Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 15 - 19

17

cách nghiên cứu về ngôn ngữ và các vấn đề xã

hội trong đó có văn học nghệ thuật. Trước khi

thuật ngữ này trở nên thông dụng người ta vẫn

quan niệm “ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư

duy”. Điều này có thể hiểu ngôn ngữ là hình

thức biểu đạt của một nội dung khoa học, xã hội

nào đó. Nhưng trên thực tế, ngôn ngữ không chỉ

tồn tại như một công cụ, kí hiệu để phản ánh

một ý nghĩa nào đó mà nó còn chính là của nội

dung được biểu đạt. Vì khi một phát ngôn được

hình thành nó không chỉ phụ thuộc vào quy tắc

tạo nghĩa của ngôn ngữ mà còn phụ thuộc vào

cơ chế phát sinh một nội dung cụ thể. Cơ chế đó

là sự ràng buộc, sự quy định các phát ngôn của

cá nhân trong các điều kiện xã hội lịch sử cụ thể

được nói gì, không được nói gì và nên nói như

thế nào hay dựa vào đâu để nói. Diễn ngôn do

đó chính là hệ thống các hạn chế, các giới hạn

đối với mọi hành vi ngôn ngữ đồng thời cũng là

sự quy định về quyền được phát ngôn của con

người. Diễn ngôn lý luận, phê bình văn học theo

đó cũng chính hệ thống cơ chế biểu đạt của

ngôn ngữ văn học, chịu sự chi phối của một mô

hình tư duy, một kiểu lập luận và những quy tắc

ràng buộc của thẩm quyền xã hội cũng như

khung tri thức văn học.

Nếu như đối tượng của lý luận, phê bình văn

học nói một cách khái quát là tác phẩm văn

học cùng các phạm trù, quy luật, các vấn đề

có tính lặp lại của chúng, thì đối tượng của

diễn ngôn lý luận phê bình văn học lại chính

lý luận, phê bình văn học với những chiến

lược cụ thể trong hoạt động nghiên cứu thực

tế văn học, những bước đi, những biến

chuyển của lý luận, phê bình văn học dưới

những cơ chế chính trị xã hội nhất định và

khung tri thức mang tính lịch sử cụ thể. Phạm

vi của nó bao gồm cả những công trình lý

luận, phê bình văn học thuần túy và cả trong

thực tiễn xã hội như trong các Văn kiện, Nghị

quyết, tạp chí về kinh tế, chính trị, xã hội…

Nói cách khác nếu coi lý luận, phê bình văn

học là một hình thức diễn ngôn thì đối tượng

của lý luận, phê bình văn học là các diễn

ngôn, chứ không phải là đơn vị ngôn ngữ theo

nghĩa cấu trúc. Nó quan tâm “tới tính liên văn

bản, tới quan hệ giữa văn bản với văn bản,

chứ không quan tâm tới mối quan hệ giữa văn

bản và hiện thực được tham chiếu” [4].

Do đó, trong nghiên cứu văn học, diễn ngôn

là khái niệm chỉ chiến lược phát ngôn nghệ

thuật, thể hiện trong các nguyên tắc kết cấu,

xây dựng nhân vật. Trong đó, việc sử dụng

ngôn ngữ với mong muốn vượt khỏi giới hạn

cũ để phát ra được tiếng nói mới, thể hiện tư

tưởng mới trong chỉnh thể sáng tác đã trở

thành một trong những động lực quan trọng

cho mọi sự đổi thay trong văn học. Vận dụng

khái niệm diễn ngôn vào nghiên cứu văn học

“cho phép ta hiểu mới, hiểu lại các khái niệm

đã quen, mà chưa hiểu sâu, như khái niệm

phong cách, phong cách thời đại, phong cách

cá nhân…”[7].

Theo chúng tôi: Diễn ngôn lý luận, phê bình

văn học là khái niệm có tính lịch sử và thực

tiễn. Đó là hệ thống tri thức có thể được biểu

đạt qua từ, cụm từ, câu. Nó có tính thuật ngữ

và tạo thành một cơ chế diễn đạt về một nội

dung văn học nào đó cũng như những giới

hạn ảnh hưởng của nó tới văn học và các vấn

đề khác của văn học. Diễn ngôn lý luận, phê

bình văn học chính là cách kiến tạo các mô

hình nghiên cứu, các cách đánh giá về văn

học. Các mô hình nghiên cứu, các cách đánh

giá về văn học không chỉ tồn tồn tại trong

hoạt động lý luận, phê bình văn học thuần túy

mà nó tồn tại cả trong các lĩnh vực khác của

xã hội. Vì thế, diễn ngôn lý luận, phê bình

văn học là khái niệm có tính chất liên văn

bản, liên chủ thể.

Như vậy, diễn ngôn lý luận phê bình chính “là

cách nói, cách tự sự với những từ then chốt

(từ khoá quan trọng) làm nên quyền lực của

một thời, quy định cách tư duy và cách nói cụ

thể của cá nhân trong ngữ cảnh xã hội”[7]. Và

vì thế, “phương thức tốt nhất để xác định sự

cho phép có được diễn ngôn là ở chỗ, nghiên

cứu bộ máy thuật ngữ của nó. Bộ công cụ ngữ

nghĩa khi cần thiết phải xác định được ranh

giới giữa cái gì có thể nói được và những gì

không thể nói được” (Franhlin Ruodolf

Ankersmit).

Diễn ngôn lý luận, phê bình văn học rộng hơn

lý luận, phê bình. Ngoài nội hàm lý luận, phê

bình văn học, nó còn bao hàm sự tự đánh giá,

sự khẳng định, thậm chí có cả bài xích giữa

các truyền thống lý luận văn học. Diễn ngôn

Page 18: tu 121-125.cdr

Trần Thị Ngọc Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 15 - 19

18

lý luận, phê bình văn học bao gồm tri thức

nền tảng và vị thế quyền lực. Do vậy, khi một

lý thuyết thuần túy chưa trở thành ý thức hệ

thì cũng chưa thể có vị thế diễn ngôn.

Khái niệm diễn ngôn cũng phần nào cho thấy

lịch sử (văn học) sẽ chứng kiến, tạo điều kiện

cho sự đổi thay thậm chí mất đi một số thuật

ngữ cũ và sự sinh sôi, nảy nở của những thuật

ngữ mới về lý luận, phê bình văn học. Sự sinh

sôi, nảy nở của những hệ thuật ngữ mới trở

thành những nhân tố quan trọng xây dựng bộ

mặt mới, diện mạo mới của lý luận, phê bình

văn học. Theo đó, những gì còn trụ lại sẽ vẫn

là những nhân tố chủ lưu, quan trọng những gì

mới hình thành, qua thời gian kiểm nghiệm và

hiệu quả sử dụng sẽ xác lập vai trò của mình

đối với văn học và lý luận, phê bình văn học.

Diễn ngôn lý luận văn học Việt Nam trước

1986 có thể được gọi bằng một cái tên cụ thể

hơn là diễn ngôn lý luận phê bình văn học

Mácxit. Bởi đây là kiểu diễn ngôn được hình

thành trên cơ sở của việc tiếp thu hệ thống lý

luận khoa học của Mác - Ăng Ghen – Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hệ thống thuật ngữ

chi phối là: văn nghệ - chính trị, văn nghệ -

chế độ, tính đảng, tính dân tộc, tính nhân dân,

tính đại chúng, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ

nghĩa, phương pháp hiện thực xã hội chủ

nghĩa, nguyên lý Mác Lênin, Đường lối văn

nghệ của Đảng, nhà văn – chiến sĩ , lý luận,

phê bình văn học – mặt trận… Đặc biệt, nói

tới lý luận phê bình là nói tới việc đảm bảo

nguyên tắc “tuyên truyền, phục vụ, phục

tùng” với mệnh lệnh thức “cần, phải, là”. Hệ

thuật ngữ cơ bản trên đã chi phối địa hạt lý

luận phê bình văn học của ta trong một thời

gian dài. Trên tất cả các công trình nghiên

cứu, chuyên luận, báo chí đều coi chúng như

là những “bộ thuật ngữ công cụ” quan trọng

trong các công trình lý luận, phê bình văn học

lớn nhỏ.

Sau Đổi mới, việc cởi trói và đổi mới tư duy

của Đảng đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi

để lý luận phê bình văn học được phát triển

trên hệ hình nghiên cứu mới. Hệ thống thuật

ngữ chi phối diễn ngôn lý luận phê bình văn

học chuyển thành: văn học – mở cửa, giao

lưu, đối thoại, các trường phái văn học

phương Tây, phương Đông, các phương pháp

sáng tác mới, chủ nghĩa hiện đại (và các biến

thể), hậu hiện đại (và các biến thể), thi pháp

học, tự sự học, ký hiệu học, liên văn bản, hiện

sinh, phân tâm, cấu trúc… Quan điểm chỉ đạo

lý luận phê bình văn học là “khuyến khích,

tôn trọng”. Những yếu tố cơ bản trên đã góp

phần làm cho văn học được linh hoạt, cập

nhật hơn trong xu thế mới – xu thế hợp tác

trên toàn thế giới. Hệ thống thuật ngữ được

mở rộng theo hướng kể trên trong văn học

cũng đã chính thức ghi dấu những ảnh hưởng

khác nhau của các hệ thống lý thuyết văn học

tới hoạt động lý luận, phê bình văn học Việt

Nam hiện đại. Nó khơi mở những tiềm năng

và cũng tạo ra không ít những thách thức cho

lý luận, phê bình văn học Việt Nam trong kỉ

nguyên hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay.

KẾT LUẬN

Như vậy, nếu nhìn nhận và nghiên cứu lý

luận, phê bình văn học dưới góc độ diễn ngôn

sẽ là một sự đổi thay truyền thống nghiên

cứu, từ nghiên cứu thành tựu sang nghiên cứu

lịch sử lý luận, phê bình văn học như là lịch

sử thay thế của các khung tri thức khác nhau.

Theo chúng tôi đây là hướng nghiên cứu khả

dụng. Nó sẽ góp thêm một tiếng nói mới

trong việc khẳng định diện mạo và đóng góp

của lý luận, phê bình văn học đối với văn học

Việt Nam qua các thời kì lịch sử – những yếu

tố đã nhận được rất nhiều mối quan tâm

nghiên cứu thời gian qua.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhiều tác giả (2009), Nghiên cứu Văn học Việt

Nam – Những khả năng và thách thức, Nxb Thế

Giới, tr 38.

2. Đỗ Đức Hiểu (2004), Từ điển văn học bộ mới,

Nxb Thế giới, tr 916

3. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác

phẩm văn học, Nxb KHXH, tr13.

4. Lã Nguyên (2013), http://languyensp.

wordpress. com.

5. Nyire Lajos (2012), Lý luận văn học như là siêu

khoa học. Trương Đăng Dung dịch, http://phebinh

vanhoc.com.vn/?p=145

6. R. Wellek và A. Warren (2009), Lý luận văn

học, Nguyễn Mạnh Cường dịch, Nxb Văn học

Hà Nội.

7. http://trandinhsu.wordpress.com

Page 19: tu 121-125.cdr

Trần Thị Ngọc Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 15 - 19

19

SUMMARY

LITERARY CRITICISM AND DISCOURSE IN LITERARY THEORY

AND CRITICISM (SOME CONCEPTUAL QUESTIONS)

Tran Thi Ngoc Anh*

College of Education – TNU

The question of how to conceptually determine literary theories and criticism and discourse in

literary criticism has been raised recently. The clearly conceptual definition helps scholars to

realize boundaries and abilities of research on contemporary Vietnamese literature. Applying the

theory of discourse in literary studies to assert achievements, abilities and find out challenges of

Vietnamese literary criticism will be a potential trend in the near future.

Key words: Literary Theories, Literary Criticism, Literary Theories and Criticism, Discourse in

Literary Criticism

Ngày nhận bài:06/5/2014; ngày phản biện:16/5/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh – Nhà xuất bản – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 01663.869188

Page 20: tu 121-125.cdr

Trần Thị Ngọc Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 15 - 19

20

Page 21: tu 121-125.cdr

Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 21 - 24

21

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI

VÀ ĐẦU TƯ HOÀNG GIA

Hà Thị Thanh Hoa*, Dương Thị Thuý Hương

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Quản trị chuỗi cung ứng là một vấn đề rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là

các doanh nghiệp thương mại. Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng ở Công ty cổ phần thương mại

và đầu tư Hoàng Gia đã được quan tâm. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết rốt ráo,

ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bài báo góp một phần nhỏ đánh giá hoạt

động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty và đề xuất một số biện pháp giúp hoạt động này trở nên

hiệu quả hơn.

Từ khóa: chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng, doanh nghiệp thương mại, Công ty cổ phần

thương mại và đầu tư Hoàng Gia

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Gia nhập WTO từ 7/11/2007 cho đến nay

nước ta đã tham gia ngày càng sâu rộng vào

“thế giới phẳng”. Xu thế toàn cầu hóa và hội

nhập mang lại cho các doanh nghiệp Việt

Nam rất nhiều cơ hội và cũng không ít những

thách thức. Các doanh nghiệp nước ta hiện

nay không chỉ cạnh tranh với các doanh

nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với

những doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực về

tài chính và kinh nghiệm quản lý. Để chiến

thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải tìm

được cách đưa sản phẩm của mình đến tay

người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu của

họ với chi phí thấp nhất. Điều này có được nhờ

doanh nghiệp quản lý tốt dòng dịch chuyển sản

phẩm từ tay nhà cung cấp đến nhà sản xuất và

đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên

các công việc này chỉ được thực hiện một cách

có hiệu quả nếu doanh nghiệp quản lý chuỗi

cung ứng của mình hiệu quả.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUỖI

CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HOÀNG GIA

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại

Hoàng Gia là một doanh nghiệp vừa với 120

lao động, tiền thân là xưởng sản xuất bánh

kẹo Kim Liên, tại Xuân Đỉnh - Từ Liêm – Hà

Nội. Năm 2000, xưởng đổi tên là Công ty

TNHH Hoàng Gia và đến năm 2008 thì đổi

* Tel: 0949330585

tên như ngày nay là Công ty Cổ phần Đầu tư

và Thương mại Hoàng Gia. HIện tại, công ty

có 2 nhà máy chuyên sản xuất nước tinh khiết

và nước trà xanh, hoa quả...

Các sản phẩm chủ yếu của Công ty

+ Nước Vjoyful đóng bình loại 19.8 lít

+ Nước Joyful đóng chai loại 500 ml và 330 ml

+ Trà xanh H/G loại 500 ml và 330 ml

Đánh giá thực trạng hoạt động chuỗi cung

ứng tại Công ty Cổ phần Đầu tư và

Thương mại Hoàng Gia

+Về hoạch định

Kế hoạch sản xuất của Công ty Cổ phần Đầu

tư và Thương mại Hoàng Gia bắt đầu từ việc

dự báo lượng sản phẩm sản xuất trong một

năm và được xây dựng cụ thể cho từng tháng,

từ số liệu dự báo này công ty tiến hành xây

dựng kế hoạch thu mua và phân phối sản

phẩm. Phương pháp dự báo hiện nay công ty

đang áp dụng là phương pháp bình quân giản

đơn dựa trên sản lượng tiêu thụ từng tháng

của hai năm trước đó.

Công tác hoạch định của công ty thiếu chính

xác, sản lượng sản xuất theo kế hoạch luôn

lớn hơn sản lượng tiêu thụ thực tế. Nguyên

nhân của sự thiếu chính xác này là do Công ty

chỉ sử dụng số liệu tiêu thụ trong hai năm để

dự báo sản lượng sản xuất tiếp theo mà không

tính đến các nhân tố khác trong quá trình sản

xuất như lượng hàng tồn kho, sự thay đổi

trong thị hiếu của người tiêu dùng... Chính sự

Page 22: tu 121-125.cdr

Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 21 - 24

22

thiếu chính xác trong công tác hoạch định là nguyên nhân dẫn tới sự thiếu chính xác trong việc

xác định nhu cầu nguyên vật liệu. Với việc xây dựng kế hoạch sản xuất thiếu chính xác nguồn

vốn ứ đọng trong thành phẩm của công ty sẽ là:

Bảng 1. Giá trị thành phẩm tồn kho năm 2013 của Công ty

Đvt: 1000VNĐ

Sản phẩm Giá thành đơn vị

thực tế (1)

Lượng sản phẩm sản xuất

chưa bán được (2)

Nguồn vốn bị ứ đọng

(3)=(1)x(2)

Nước Vjoyful đóng bình

18,9 lít (bình) 6,8 38.500 261.800

Nước Joyful đóng chai

500 ml (thùng) 34,4 10.500 361.200

Trà xanh H/G

330ml(thùng) 86,3 7.000 604.100

Tổng 1.227.100

Nguồn: Phòng kế toán - cung ứng vật tư

Sơ đồ chuỗi cung ứng 3 sản phẩm chính của công ty

Như vậy với việc xây dựng kế hoạch sản xuất sai lệch so với nhu cầu thực tế nguồn vốn của công

ty bị ứ đọng trong thành phẩm là 1.227.100 (nghìn đồng). Trong giai đoạn tiếp cận nguồn vốn tín

dụng tương đối khó khăn như hiện nay nếu công ty nâng cao tính chính xác cho công tác dự báo

sẽ giảm được lượng vốn ứ đọng này để dùng vào mục đích khác. Tuy nhiên với lượng tồn kho

Người

tiêu dùng

Đại lý

bán lẻ

Công ty cổ phần

thương mại và

đầu tư Hoàng

Gia

Nhà cung cấp

đường

Nhà cung cấp bao

bì catton: Bao bì

Thành Phát, Bao bì

Thủ Đô

Nhà cung cấp dây truyền công

nghệ sản xuất trà xanh, nước

đóng bình, nước đóng chai.

Nhà cung cấp vỏ

bình công ty nhựa

Song Long, Việt

Nhật

Nhà cung cấp trà

xanh sấy khô tại

Thái Nguyên

Đại lý

bán buôn

Đại lý phân phối

của công ty

Đại lý

bán buôn

Đại lý

bán lẻ

Công ty du lịch Ánh Dương,

VietNam Open tour,công ty

DL DV Hồng Hà….

Các nhà cung cấp dịch vụ logistics:

công ty vận tải 18, ngân hàng

Vietcombank,ngân hàng Công

thương Việt Nam, Nhà cung cấp dịch

vụ marketing, CNTT…

Nông dân trồng

trà và các cơ sở

sấy trà

Các công ty

hóa chất

cung cấp

phôi nhựa

Nhà cung cấp

bột gỗ

Nông dân trồng

mía

Page 23: tu 121-125.cdr

Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 21 - 24

23

tương đối lớn trong năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, công ty sẽ có thể đáp ứng nhanh

nhất yêu cầu của khách hàng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Một nhược điểm nữa trong công tác hoạch định của công ty là chưa thấy được tầm quan

trọng của chiến lược định giá tác động đến nhu cầu như thế nào. Công ty xác định một mức lợi

nhuận trong giá quá cao, đặc biệt đối với sản phẩm nước đóng bình mức lợi nhuận trong giá

là 221%, trong khi công ty chưa định vị được sản phẩm trên thị trường. Thị trường của công

ty chỉ là những mảng thị trường nhỏ mà các công ty hàng đầu trong lĩnh vực nước giải khát

như Lavie, Cocacola... bỏ qua. Chiến lược định giá này sẽ không phù hợp với việc mở rộng

quy mô thị trường mà công ty đang theo đuổi hiện nay.

+Về hoạt động thu mua

Điểm tích cực trong công tác thu mua mà công

ty đạt được là công tác thu mua nguyên vật

liệu sản xuất cho hai nhà máy do bộ phận kế

toán và cung ứng vật tư đảm nhiệm. Sự thu

mua tập trung này sẽ giúp công ty có được lợi

thế của người mua hàng với số lượng lớn và

nhận được sự ưu đãi trong các điều kiện giao

hàng. Tuy nhiên, điểm hạn chế tại công ty cổ

phần và thương mại Hoàng Gia là công tác thu

mua mới chỉ là thu mua truyền thống. Công ty

chủ yếu dựa vào mức giá bán và các dịch vụ

kèm theo để lựa chọn nhà cung cấp mà ít quan

tâm đến sự phù hợp giữa nhà cung cấp với

hoạt động chuỗi cung ứng của công ty.

+Về hoạt động sản xuất

Một lợi thế trong hoạt động sản xuất là khu vực sản xuất của công ty khá rộng. Yêu cầu

về diện tích của một nhà máy sản xuất nước trung bình là khoảng 300-400m2, trong khi

diện tích của hai nhà máy hiện tại của công ty tổng cộng là 2,000m2. Với diện tích này, công

ty dễ dàng trong việc điều hành sản xuất và lưu kho thành phẩm.

Một thuận lợi nữa trong hoạt động sản xuất là công ty có dây chuyền sản xuất nước khoáng,

nước trà xanh và nước giải khát liên hợp. Công ty rất dễ dàng trong việc ứng phó với

những biến động của cầu. Khi thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi công ty có thể giảm

hoặc ngưng sản xuất sản phẩm này chuyển

sang sản phẩm khác mà không phải tốn thêm chi phí đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay công ty

đang sử dụng hệ thống sản xuất đơn giản, đặc biệt trong khâu xử lý lọc dẫn đến chất lượng

thành phẩm chưa cao.

+Về hoạt động phân phối

Công ty xây dựng cả hai loại kênh phân phối là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối

gián tiếp.

+ Kênh phân phối trực tiếp : Hiện nay, công

ty có 1 cửa hàng riêng tại trụ sở của công ty 305 đường Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội.

+ Kênh phân phối gián tiếp: Hiện nay, công ty có tổng số 10 đại lý phân phối độc quyền

nằm rải rác ở 5 huyện Mê Linh, Từ Liêm, Thường Tín, Thạch Thất, Quốc Oai. Thông

qua các hợp đồng, các đại lý phân phối trở thành đại lý chính thức của công ty, chịu sự

giám sát của công ty và đội ngũ bán hàng do công ty đào tạo và trả lương.

Công ty mới sử dụng các đại lý trung gian là các đại lý bán buôn. Tính đến nay, có 4 đại lý

mua sản phẩm của công ty về bán lại cho người tiêu dùng. Đối với các đại lý này, công

ty có thể bán sản phẩm và hết trách nhiệm về hàng hoá kể từ khi hàng hoá được giao.

Hình biểu diễn tỷ lệ doanh thu tiêu thụ sản

phẩm của các đại lý phân phối

GIẢI PHÁP

Biện pháp nâng cao hiệu quả phân phối

Cũng như tất cả các công ty khác, sản phẩm của công ty sản xuất ra là để bán, bán được sản phẩm công ty mới thu hồi được chi phí đã bỏ ra và đạt được mục tiêu lợi nhuận. Nhưng để có thể bán được sản phẩm trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì kênh phân phối phải hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, thống kê về sản lượng tiêu thụ thực tế

Page 24: tu 121-125.cdr

Hà Thị Thanh Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 21 - 24

24

của công ty trong những năm trở lại đây cho thấy sản phẩm của công ty ngày càng khó tiêu thụ. Điều này do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân hệ thống phân phối của công ty hoạt động kém hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả hệ thống phân phối, công ty nên thực hiện các biện pháp sau:

- Đánh giá lại các đại lý phân phối: Thu thập thông tin về doanh số bán hàng trong 2 năm trở lại đây, tính toán mức chi phí mà công ty phải bỏ ra cho các đại lý trên cơ sở đó loại bớt những đại lý phân phối hoạt động không hiệu quả.

- Thành lập bộ phận marketing chuyên biệt, không sử dụng nhân viên kiêm nhiệm của phòng kinh doanh như hiện nay. Tổ chức một cuộc thăm dò khách hàng tìm hiểu nguyên nhân sản lượng tiêu thụ sụt giảm.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ đặc biệt, chú ý đến khách hàng là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đặt tại các huyện Mê Linh, Từ Liêm, Thường Tín, Thạch Thất, Quốc Oai nơi mà công ty có đại lý độc quyền.

Ngoài ra, công ty cần phải sử dụng các biện pháp khuyến khích nhân viên tìm kiếm những phương thức bán hàng mới, cử nhân viên xuống tận các khu công nghiệp để mời họ dùng thử sản phẩm và thuyết phục họ mua sản phẩm của công ty.

Sử dụng Internet phục vụ chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả gắn chặt với việc biết khai thác và sử dụng công nghệ thông tin mà đỉnh cao là mạng internet làm

công cụ hộ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Hình thức thấp nhất và phù hợp nhất tại thời điểm này là công ty thành lập một trang web riêng và vận hành trang web một cách hiệu quả.

Trang web riêng của công ty được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/9/2011 tuy nhiên trang web chỉ hoạt động được hơn 2 tháng sau đó bị hỏng và cho đến nay trang web này hoạt động chưa hiệu quả. Công ty nên đầu tư nâng cấp trang web của mình bởi lợi ích mà trang web mang lại. Thông qua số lượt người ghé thăm trang web của mình, công ty có thể xác định được sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của công ty. Với hàng loạt những câu hỏi mang tính điều tra thăm dò như: Bạn đánh giá thế nào về chất lượng sản phẩm của Công ty? Trong tương lai bạn mong muốn uống loại nước uống như thế nào?... Công ty sẽ có những thông tin chắc chắn hơn về nhu cầu mong muốn của khách hàng làm cơ sơ để cải tiến sản phẩm theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu và mong muốn đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Công Bình (2010), Quản lý chuỗi cung ứng,

Nxb Thống kê. 2. Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Quản trị chuỗi cung

ứng, Nxb Thống kê.

3. Michael Hugos, (2009), Essentials of Supply Chain

Management, JohnWiley & Sons Inc, USA. 4. Tài liệu, báo cáo doanh thu, chi phí, kết quả kinh

doanh của Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư

Hoàng Gia.

SUMMARY

SUPPLY CHAIN MANAGEMENT AT HOANG GIA INVESTMENT

AND COMMERCIAL JOINT STOCK COMPANY

Ha Thi Thanh Hoa*, Duong Thi Thuy Huong

College of Economics and Business Administration - TNU

Supply chain management is an important issue for any enterprise, especially for commercial ones. Supply chain management at Hoang Gia Investment and Commercial Joint Stock Company has been

also considered. However, there are many un-thorough resolved problems that affect Hoang Gia’s

competive ability considerably. This paper contributes a small part at evaluating supply chain management at this company and proposes some solutions for making supply chain management

become more effective.

Key words: supply chain, supply chain management, commercial companies, Hoang Gia Investment and Commercial Joint Stock Company

Ngày nhận bài:12/3/2014; ngày phản biện:28/3/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Phạm Công Toàn – Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0949330585

Page 25: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 25 - 30

25

KẾ TOÁN MẤT MÁT, HAO HỤT HÀNG HOÁ: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Đỗ Thị Thu Hằng*, Trần Tuấn Anh, Hoàng Thị Thu Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong các doanh nghiệp thương mại, hàng hoá là một bộ phận tài sản quan trọng trong hoạt động

của doanh nghiệp. Nhà quản lý doanh nghiệp cần sử dụng hữu hiệu hệ thống công cụ quản lý để

nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp thương mại còn gặp

nhiều khó khăn trong việc phân biệt rõ ràng hàng hóa mất mát, hao hụt ở khâu nào và hạch toán ra

sao? Vì vậy, việc tìm đúng nguyên nhân phát sinh và hạch toán đúng các khoản hàng hóa mất mát,

hao hụt là rất cần thiết, giúp doanh nghiệp thương mại tăng cường khả năng quản lý hàng hóa và

phân định trách nhiệm quản lý hàng hóa.

Từ khóa: Kế toán mất mát - hao hụt hàng hóa, doanh nghiệp thương mại

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Hao hụt và mất mát hàng hóa là sự giảm mất

một phần về vật chất của hàng hoá phát sinh

trong quá trình bảo quản vận chuyển và lưu

thông hàng hoá. Hai vấn đề này luôn đi liền

với nhau. Tuỳ theo đặc tính lí, hoá của từng

loại hàng, hoặc do ảnh hưởng của các điều

kiện khách quan (mưa, gió, lụt, bão, nóng,

ẩm,vận chuyển, bốc dỡ…), hao hụt hàng hóa

được chia thành hao hụt định mức và hao hụt

ngoài định mức. Hao hụt định mức được

chính thức quy định cho từng loại hàng trên

cơ sở phân tích khoa học các đặc tính lí, hoá

và tác động của các yếu tố tự nhiên đến các

loại hàng đó và được hạch toán vào chi phí

lưu thông. Hao hụt ngoài định mức là hao hụt

vượt quá mức quy định cho phép, không được

hạch toán vào chi phí lưu thông. Giảm tỉ lệ

hao hụt hàng hóa là một biện pháp quan trọng

để giảm giá thành và phí lưu thông; đây là

một tiêu chí quan trọng mà người quản lí phải

phấn đấu thực hiện bằng các biện pháp cải

tiến kĩ thuật, tổ chức quản lí trong các khâu

bảo quản, vận chuyển, lưu thông. Đối với các

doanh nghiệp, việc đối mặt với hao hụt, mất

mát hàng hòa là chuyện thường gặp và đòi hỏi

phải xử lý cho đúng các quy định về kế toán.

Quá trình hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp thương mại, có thể phát sinh

hao hụt, mất mát hàng hóa ở cả khâu mua

* Email: [email protected]

hàng, khâu bán hàng và khâu bảo quản ở kho

hàng. Hàng hóa hao hụt, mất mát có thể do

nhiều nguyên nhân khác nhau, trị giá hàng

hóa hao hụt, mất mát có thể trong định mức

hoặc ngoài định mức. Kế toán khoản hao hụt,

tổn thất hàng hóa một cách hợp lý là vấn đề

rất cần thiết, đảm bảo cho việc tăng cường

quản lý hàng hóa trong các doanh nghiệp

thương mại.

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN TẠI

ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HAO HỤT VÀ MẤT

MÁT HÀNG HÓA TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Theo hướng dẫn của chuẩn mực kế toán Việt

Nam (VAS) số 02 “Hàng tồn kho” và quy định

của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành

theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày

20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, mọi

trường hợp phát hiện hao hụt, mất mát hàng

hóa ở bất kỳ khâu nào trong kinh doanh, phần

thiệt hại quy được trách nhiệm, bắt tổ chức, cá

nhân chịu trách nhiệm bồi thường, kế toán

hạch toán vào TK 138 – Phải thu khác (TK

1388 – Phải thu khác). Sau khi trừ (-) phần tổ

chức, cá nhân phải bồi thường do trách nhiệm,

phần còn lại hạch toán vào giá vốn hàng bán

trong kỳ (tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán).

Cụ thể bút toán hạch toán như sau:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán. Phần giá trị

hàng hóa hao hụt mất mát của hàng tồn kho

sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định

xử lý.

Page 26: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 25 - 30

26

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Nếu do

cá nhân gây ra trừ vào lương

Nợ TK 138 – Phải thu khác (TK 1388 –

Phải thu khác). Phải thu các tổ chức, cá

nhân phạm lỗi.

Nợ các TK liên quan. Theo quyết định xử lý

Có TK 138 - Phải thu khác (TK 1381 – Tài

sản thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao hụt,

mất mát.

* Trường hợp phần thiệt hại quy được trách

nhiệm cho tổ chức hoặc cá nhân, Kế toán định

khoản vào tài khoản 1388 – Phải thu khác.

Theo quy định hiện hành, kết cấu tài khoản

138 – Phải thu khác được cụ thể như sau:

Bên Nợ:

- Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết;

- Phải thu của cá nhân, tập thể (trong và ngoài

đơn vị) đối với tài sản thiếu đã xác định rõ

nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay;

- Số tiền phải thu về các khoản phát sinh khi

cổ phần hoá công ty nhà nước;

- Phải thu về tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được

chia từ các hoạt động đầu tư tài chính;

- Các khoản nợ phải thu khác.

Bên Có:

- Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài

khoản liên quan theo quyết định ghi trong

biên bản xử lý;

- Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần

hoá công ty nhà nước;

- Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải

thu khác.

Số dư bên Nợ:

Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được.

Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư

bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải

thu (Trường hợp cá biệt và trong chi tiết của

từng đối tượng cụ thể).

Tài khoản 138 - Phải thu khác, có 3 tài khoản

cấp 2:

- Tài khoản 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý:

Tài khoản phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa

xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định

xử lý. Về nguyên tắc trong mọi trường hợp

phát hiện thiếu tài sản, phải truy tìm nguyên

nhân và người phạm lỗi để có biện pháp xử lý

cụ thể. Kế toán chỉ hạch toán vào Tài khoản

1381 trường hợp chưa xác định được nguyên

nhân về thiếu, mất mát, hỏng tài sản của

doanh nghiệp phải chờ xử lý. Trường hợp tài

sản thiếu đã xác định được nguyên nhân và đã

có biên bản xử lý ngay trong kỳ thì Kế toán

ghi vào các tài khoản liên quan, không hạch

toán qua Tài khoản 1381.

- Tài khoản 1385 - Phải thu về cổ phần hoá:

Tài khoản phản ánh số phải thu về cổ phần

hoá mà doanh nghiệp đã chi ra như: Chi phí

cổ phần hoá, trợ cấp cho lao động thôi việc,

mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong

doanh nghiệp cổ phần hoá;

- Tài khoản 1388 - Phải thu khác:

Tài khoản phản ánh các khoản phải thu của

đơn vị ngoài phạm vi các khoản phải thu phản

ánh ở các TK131, 136 và TK 1381, 1385,

như: Phải thu các khoản cổ tức, lợi nhuận,

tiền lãi phải thu các khoản phải bồi thường do

làm mất tiền, tài sản...

Phương pháp hạch toán kế toán TK 138 được

trình bày thông qua một số nghiệp vụ mô

phỏng dưới đây:

a. Tài sản cố định hữu hình dùng cho hoạt

động sản xuất, kinh doanh phát hiện thiếu,

chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) (Giá trị

còn lại của tài sản cố định (TSCĐ))

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình

(Nguyên giá).

Đồng thời ghi giảm TSCĐ hữu hình trên sổ

kế toán chi tiết TSCĐ.

b. TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động sự

nghiệp, dự án hoặc hoạt động phúc lợi phát

hiện thiếu, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ

xử lý, ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Page 27: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 25 - 30

27

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành

TSCĐ (Giá trị còn lại) (TSCĐ dùng cho hoạt

động sự nghiệp, dự án)

Nợ TK 4313 - Quỹ phúc lợi đã hình thành

TSCĐ (Giá trị còn lại) (TSCĐ dùng cho hoạt

động phúc lợi)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của

tài sản thiếu chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

(TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi)

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (TSCĐ

dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án).

c. Trường hợp tiền mặt tồn quỹ, vật tư, hàng

hoá,. . . phát hiện thiếu khi kiểm kê, chưa xác

định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)

Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ

Có TK 155 - Thành phẩm

Có TK 156 - Hàng hóa.

* Phần giá trị hàng hóa hao hụt, mất mát còn

lại sau khi đã bắt tổ chức, cá nhân chịu trách

nhiệm bồi thường kế toán hạch toán vào tài

khoản 632 – Giá vốn bán hàng

Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho

theo phương pháp kê khai thường xuyên,

phần giá trị hàng hóa hao hụt, mất mát còn lại

phản ánh các khoản chi phí được hạch toán

trực tiếp vào giá vốn hàng bán:

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất

ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán

phải tính và xác định chi phí sản xuất chung

cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho một

đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình

thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định

không phân bổ (không tính vào giá thành sản

phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản

xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn

chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá

thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn

hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang; hoặc

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

- Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng

tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do

trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có các TK 152, 153, 156, 138 (1381)...

- Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế

TSCĐ vượt quá mức bình thường không

được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình

hoàn thành, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (Nếu

tự xây dựng)

Có TK 154 - Chi phí SXKD dỡ dang (Nếu

tự chế).

Qua phần hạch toán trên ta thấy, phương

pháp hạch toán không có sự phân biệt hàng

hóa hao hụt, mất mát ở khâu nào, hàng hóa

có hay không có định mức hao hụt và hàng

hóa hao hụt, mất mát trong định mức hay

vượt định mức.

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CÁC

KHOẢN HAO HỤT, MẤT MÁT HÀNG

HÓA TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

THƯƠNG MẠI

Để khắc phục những hạn chế trên, nghiên cứu

đề xuất phương pháp kế toán các khoản hao

hụt, mất mát hàng hóa trong các doanh nghiệp

thương mại cụ thể như sau:

Đối với hàng hóa hao hụt, mất mát trong

khâu mua

- Khi mua hàng, nhập kho hàng mua, phát

sinh hao hụt, mất mát

+ Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế

GTGT, tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa (TK 1561 – Giá mua

hàng hóa). Giá mua hàng hóa thực nhập chưa

có thuế GTGT.

Page 28: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 25 - 30

28

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381 - Tài sản

thiếu chờ xử lý). Giá mua hàng hóa hao hụt,

mất mát.

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

(TK 1331 – Thuế GTGT của hàng hóa dịch

vụ). Thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn.

Có TK 331 – Phải trả cho người bán. Số tiền

theo giá thanh toán.

+ Đối với hàng hóa không thuộc đối tượng chịu

thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế

GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa (TK 1561 – Giá mua

hàng hóa). Giá mua hàng hóa thực nhập

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381 - Tài sản

thiếu chờ xử lý). Giá mua hàng hóa hao hụt,

mất mát

Có TK 331 – Phải trả cho người bán. Số tiền

theo giá thanh toán

- Khi xác định được nguyên nhân, nghiên cứu

đề xuất:

+ Phần thiệt hại do hàng hóa hao hụt, mất mát

nếu quy được trách nhiệm, bắt tổ chức, cá

nhân phạm lỗi phải bồi thường, giá bồi

thường có thể bằng hoặc cao hơn giá thanh

toán với người bán. Trường hợp giá bồi

thường cao hơn giá thanh toán với người bán,

khoản chênh lệch đưa vào thu nhập khác của

doanh nghiệp, kế toán ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Nếu do

cá nhân gây ra trừ vào lương

Nợ TK 138 – Phải thu khác (TK 1388 –

phải thu khác). Phải thu các tổ chức, cá

nhân phạm lỗi

Có TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản

thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao hụt,

mất mát bắt bồi thường

Có TK 711 – Thu nhập khác. Khoản chênh

lệch giá bồi thường lớn hơn giá thanh toán

với người bán hàng hóa

+ Đối với phần thiệt hại còn lại, sau khi trừ (-)

phần tổ chức, cá nhân bồi thường, ghi vào giá

vốn hàng bán, kế toán ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán. Phần giá trị

hàng hóa hao hụt, mất mát còn lại

Có TK 138 - Phải thu khác (1381 – Tài sản

thiếu chờ xử lý). Phần trị giá hàng hoá hao

hụt, mất mát còn lại.

Đối với hàng hóa hao hụt, mất mát trong

khâu bán

- Khi phát sinh hao hụt, mất mát hàng hóa đang

trong quá trình chuyển đến cho bên mua, hàng

hóa chưa được xác định là tiêu thụ, chưa đủ

điều kiện ghi nhận doanh thu, kế toán ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (TK 1381 – Tài

sản thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao

hụt, mất mát

Có Tk 157 – Hàng gửi đi bán. Trị giá hàng

hóa hao hụt, mất mát

- Trường hợp sau khi đã được xác định tiêu

thụ, bên mua thông báo có phát sinh hao hụt,

mất mát theo hợp đồng bên bán phải chịu, kế

toán ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (TK 1381 – Tài

sản thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao

hụt, mất mát

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán. Trị giá hàng

hóa hao hụt, mất mát

- Khi xác định được nguyên nhân, nghiên cứu

đề xuất:

+ Đối với hàng hóa có định mức hao hụt và

hàng hóa hao hụt nằm trong định mức, khoản

thiệt hại này đưa vào chi phí bán hàng, kế

toán ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng. Trị giá hàng

hóa hao hụt, mất mát trong định mức

Có TK 138 – Phải thu khác (TK 1381 – Tài

sản thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao

hụt, mất mát trong định mức

+ Đối với hàng hóa hao hụt, mất mát vượt

định mức hoặc hàng hóa không có định mức

hao hụt, căn cứ biên bản xử lý thiệt hại, kế

toán ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Nếu do

cá nhân gây ra trừ vào lương

Page 29: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 25 - 30

29

Nợ TK 138 – Phải thu khác (TK 1388 -

phải thu khác). Phải thu các tổ chức, cá

nhân phạm lỗi

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán. Phần giá trị

hàng hóa hao hụt, mất mát còn lại

Có TK 138 – Phải thu khác (TK 1381 – Tài

sản thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao hụt,

mất mát trong định mức

- Đối với trường hợp hàng hóa hao hụt, mất

mát sau khi đã ghi nhận doanh thu, kế toán

điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng trên

TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ, bằng phương pháp ghi âm theo

định khoản:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ (Doanh thu).

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ (Doanh thu).

Đối với hàng hóa hao hụt, mất mát ở khâu

bảo quản

- Khi phát sinh hao hụt, mất mát hàng hóa ở

khâu bảo quản, chưa xác định được nguyên

nhân, chờ xử lý, kế toán ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (TK 1381 – Tài

sản thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao

hụt, mất mát

Có TK 156 – Hàng hóa. Trị giá hàng hóa hao

hụt, mất mát

- Khi xác định được nguyên nhân, nếu quy

định được trách nhiệm cho các tổ chức, cá

nhân phải bồi thường, ghi:

Nợ TK 111, 112, 334, 138 (1388) : Số tiền

theo giá bồi thường

Có TK 138 – Phải thu khác (TK 1381 – Tài

sản thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao hụt,

mất mát

Có TK 711 – Thu nhập khác. Khoản chênh

lệch giá bồi thường lớn hơn trị giá hàng hóa

hao hụt, mất mát

- Đối với khoản thiệt hại, sau khi trừ phần tổ

chức, cá nhân phải bồi thường, còn lại đưa

vào giá vốn hàng bán, kế toán ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán. Phần giá trị

hàng hóa hao hụt, mất mát sau khi trừ phần

bồi thường

Có TK 138 – Phải thu khác (TK 1381 – Tài

sản thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao hụt,

mất mát.

KẾT LUẬN

Đối với các doanh nghiệp, việc đối mặt với

hao hụt, mất mát hàng hóa là chuyện thường

gặp và đòi hỏi phải xử lý cho đúng các quy

định về kế toán. Hàng hóa hao hụt, mất mát

có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trị

giá hàng hóa hao hụt, mất mát có thể trong

định mức hoặc ngoài định mức. Việc hạch

toán các khoản hao hụt, tổn thất hàng hóa

theo đúng nguyên nhân phát sinh sẽ giúp

doanh nghiệp quản lý hàng hóa và phân định

trách nhiệm quản lý hàng hóa của doanh

nghiệp thương mại, từ đó có biện pháp nâng

cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính, (2006), “Chế độ kế toán doanh

nghiệp”, Nxb Tài chính.

2. Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS2.

3. Chuẩn mực kế toán Việt nam số 04 “Hàng tồn

kho” được ban hành theo Quyết định số

149/2001/QĐ-BTC ngày 31.12.2001 của Bộ

trưởng Bộ Tài chính.

4. Hướng dẫn của chuẩn mực kế toán Việt Nam

(VAS) số 02 “Hàng tồn kho” và quy định của Chế

độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết

định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006.

5. Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002

của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện 4 chuẩn

mực kế toán (đợt 1) ban hành theo Quyết định

149/2001/QĐ-BTC

6. Thông tư 161/2007/QĐ-BTC ngày 31/12/2007

của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn

mực kế toán ban hành theo Quyết định

149/2001/QĐ-BTC (đợt 1), Quyết định

165/2002/QĐ-BTC (đợt 2), Quyết định

234/2003/QĐ-BTC (đợt 3).

Page 30: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 25 - 30

30

SUMMARY

ACCOUNTING THE LOSS OF GOODS:

PROBLEM OF COMMERCIAL ENTERPRISES

Do Thi Thu Hang*, Tran Tuan Anh, Hoang Thi Thu

College of Economics and Business Administration - TNU

Goods are a crucial part of business assets in commercial enterprises. Managers need to effectively

use the system of management tools to improve the business performance of the enterprises.

Currently, commercial enterprises face many difficulties in specifying in which phase of

production line the good shrinkage occurs and how to record it. Therefore, accounting for goods

shrinkage according to the causes will help the commercial enterprises enhance the good

management and delimit the responsibilities in goods management.

Key words: Accounting for goods shrinkage, commercial enterprises

Ngày nhận bài:12/12/2013; ngày phản biện:26/12/2013; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Bùi Thị Minh Hằng – Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên

* Email: [email protected]

Page 31: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 31 - 38

31

ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

- CHI NHÁNH HÀ GIANG

Nguyễn Thị Hồng Yến1*, Trần Phạm Văn Cương1, Nguyễn Chí Dũng2

1Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên 2Ngân hàng TMCP Công thương Hà Giang

TÓM TẮT Hội nhập kinh tế quốc tế trong ngành ngân hàng hiện nay đang đặt ra những cơ hội và thách thức

to lớn đối với các Ngân hàng Thương mại (NHTM) Việt Nam. Đòi hỏi của xu thế hội nhập và toàn

cầu hoá buộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (và các NHTM) phải cơ cấu lại cho phù

hợp. Chính vì vậy, nhu cầu đổi mới hoạt động kinh doanh (trong đó có cải cách các phương thức

huy động và sử dụng vốn), nâng cao năng lực cạnh tranh của NH TMCP Công thương Việt Nam

nói riêng và các NHTM nói chung là tất yếu. Để có thể tồn tại và nâng cao được vị thế của mình

trên địa bàn đòi hỏi NHCT Hà Giang phải nỗ lực đa dạng hóa hình thức huy động và sử dụng vốn.

Từ khoá: ngân hàng thương mại,huy động vốn, sử dụng vốn, đa dạng hóa hình thức huy động vốn

và sử dụng vốn ,Viettinbank Hà Giang.

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƯƠNG HÀ GIANG*

Ngân hàng TMCP Công thương Hà Giang

(VietinBank Hà Giang) (NHCT Hà Giang)

được thành lập vào tháng 09/2009 và chính

thức đi vào hoạt động ngày 24/11/2009. Sau

gần 04 năm hình thành và phát triển, NHCT

Hà Giang đã và đang dần khẳng định được

vị thế năng lực của mình trên địa bàn tỉnh

Hà Giang.

Các hoạt động chính của Chi nhánh: Huy

động vốn, Cấp tín dụng bằng VNĐ và ngoại

tệ cho các tổ chức, cá nhân, Thanh toán và

Tài trợ thương mại, Ngân quỹ, Dịch vụ Thẻ

và ngân hàng điện tử, Hoạt động khác: Khai

thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tư vấn

đầu tư và tài chính, cho thuê tài chính, môi

giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý

danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán,

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG

HÀ GIANG

Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng

TMCP Công thương Hà Giang với

NHTM khác

Hiện nay, NHCT Việt Nam là một trong

những NHTM có vốn chủ sở hữu lớn thuộc

tốp đầu trong hệ thống NHTM Việt Nam.

*

Cùng với sự gia tăng của vốn chủ sở hữu, tỷ

lệ an toàn vốn cũng có sự cải thiện đáng kể.

Năm 2013, tỷ lệ an toàn vốn đạt 10,57%

vượt qua tỷ lệ vốn tối thiểu là 8% mà NHNN

quy định.

Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP

Công thương Hà Giang

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Chi nhánh

Giám đốc

Phòng Khách

hàng

doanh

nghiệp

Phòng Khách

hàng

nhân

Phòng

kế

toán

Phòng

Giao

dịch

Phòng Tổ

chức

hành

chính

Tổ

tiền

tệ

kho

quỹ

Phòng

Quản

lý rủi

ro

Tổ

tổng

hợp

Tổ kế

toán

giao

dịch

Tổ

điện

toán

PGD

Nguyễn

Trãi

PGD

Vị

Xuyên

PGD

Bắc

Quang

Tổ

hành

chính

Tổ

bảo

vệ

Tổ

lái

xe

Các Phó giám đốc

Page 32: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 31 - 38

32

Bảng 1. Quy mô vốn chủ sở hữu của NHTMCP CT Việt Nam với NHTM khác

TT Tên ngân hàng Năm

2011

Năm 2012 Năm 2013

Số dư

(Tỷ đồng)

Tốc độ

tăng trưởng (%)

Số dư

(Tỷ đồng)

Tốc độ

tăng trưởng (%)

1 NHCT Việt Nam 18.201 28.491 56,54 33.625 18,02

2 NH TMCP Ngoại

thương Việt Nam 20.737 28.639 38,11 41.553 45,09

3 NH NN và PTNT

Việt Nam 20.810 29.154 40,10 36.879 26,50

4 NH TMCP ĐT và

PT VN 24.220 24.390 0,70 26.494 8,63

(Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2011, 2012, 2013)

Nguồn vốn huy động ngân hàng TMCP Công thương Hà Giang

Tính đến hết ngày 31/12/2013, vốn huy động của NHCT Hà Giang đạt 962 tỷ đồng (chiếm 22,6%

thị phần huy động vốn trong toàn tỉnh). Trong số 03 NHTM hoạt động trên địa bàn, NHCT Hà

Giang đứng ở vị trí thứ 03, sau ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang.

Mặc dù vốn huy động của NHCT Hà Giang đứng trong tốp cuối các NHTM trên địa bàn tỉnh, thị

phần huy động cũng thấp nhất song mức tăng trưởng của vốn huy động tăng khá nhanh so với

cùng kỳ năm trước.

Bảng 2. Thị phần huy động vốn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh Hà Giang

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động ngành ngân hàng của NHNN Hà Giang năm 2013)

NHCT Hà Giang luôn xác định tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn đối với việc mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng và nền kinh tế nói chung. Kể từ khi thành lập, Chi nhánh đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn. Vì vậy, tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng khá tốt, nguồn vốn có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Số liệu huy động vốn qua 04 năm của Chi nhánh được thể hiện trên bảng 3.

Về cơ cấu tiền gửi:

Xét cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn chủ yếu của NHCT Hà Giang là tiền gửi

của các tổ chức kinh tế. Năm 2011, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 269,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ

63,1% tổng nguồn huy động. Năm 2012, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 340,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ

53,3% tổng nguồn huy động. Năm 2013, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 572,8 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ

59,5% tổng nguồn huy động.

STT TCTD

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số dư

(Tỷđ)

Tỷ

trọng

(%)

Số dư

(Tỷđ)

Tỷ

trọng

(%)

Tốc độ

tăng

trưởng

(%)

Số dư

(Tỷđ)

Tỷ

trọng

(%)

Tốc độ

tăng

trưởng

(%)

1 NHNN và

PTNT 1.245 49,56 1.346 46,19 8,11 1.891 44,60 40,49

2 NH TMCP

ĐT và PT 750 29,86 825 28,31 10,0 1.218 28,73 47,64

3 NH Công

thương 427 17,00 638 21,89 49,41 962 22,69 50,78

4 NH CSXH 21 0,84 26 0,89 23,81 30 0,71 15,38

5 NH Phát triển 4 0,16 8 0,27 100 1 0,02 -87,50

6 Các quỹ

TDND cơ sở 65 2,58 71 2,45 9,23 138 3,25 94,37

Tổng cộng 2.512 2.914 16,00 4.240 45.50

Page 33: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 31 - 38

33

Bảng 3. Tình hình huy động vốn của NHTMCPCT Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thực

hiện

Kế

hoạch

TSC

giao

Tỷ lệ

hoàn

thành

(%)

Thực

hiện

Kế

hoạch

TSC

giao

Tỷ lệ

hoàn

thành

(%)

Thực

hiện

Kế

hoạch

TSC

giao

Tỷ lệ

hoàn

thành

(%)

Tổng nguồn vốn

huy động 427 500 85,4% 638 700 91,1% 962 950 101,3%

(Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Giang, năm 2013)

Bảng 4. Hệ thống mạng lưới, điểm giao dịch của các NHTM trên địa bàn tỉnh Hà Giang

STT Tên Ngân hàng Tổng số điểm

giao dịch

Trong đó

CN cấp

1

CN cấp

2 PGD

Quỹ tiết

kiệm

1 NH NN và PTNT Hà Giang 24 1 10 8 5

2 NH TMCP Đầu tư và PT Hà

Giang 4 1 3

3 NH TMCP CT Hà Giang 4 1 3

4 Quỹ tín dụng nhân dân 8 8

(Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Giang, năm 2013)

Xét cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền: Nguồn

vốn của Chi nhánh chủ yếu là huy động bằng

đồng nội tệ (chiếm khoảng 97% tổng nguồn

huy động). Số tiền huy động bằng nguồn

ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ khoảng

3% trong tổng nguồn vốn huy động. Để đáp

ứng nhu cầu cho vay ngoại tệ trong thời gian

tới, chi nhánh cần áp dụng nhiều biện pháp để

tăng tỷ trọng huy động của đồng ngoại tệ.

Sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động phù

hợp với sự biến động của tổng nguồn vốn,

cũng như xu hướng phát triển chung của nền

kinh tế và định hướng chung của toàn hệ

thống NHCT VN.

Có được kết quả nêu trên, NHCT Hà Giang

đã và đang áp dụng nhiều biện pháp như:

- Đổi mới toàn diện hoạt động của mình, tích

cực tìm kiếm và khai khác các nguồn vốn

nhàn rỗi đặc biệt là nguồn vốn dân cư để đưa

ra những chính sách khách hàng phù hợp

nhằm duy trì nền khách hàng hiện có và thu

hút thêm nhiều khách hàng mới. Các giải

pháp cụ thể đã được triển khai ở Chi nhánh

trong thời gian qua như sau:

- Nâng cấp các điểm giao dịch, không ngừng

đổi mới trang thiết bị hiện đại; đào tạo và đào

tạo lại đội ngũ nhân viên giao dịch đáp ứng

yêu cầu công nghệ mới

- Luôn nêu cao tinh thần thái độ phục vụ

tốt, tuyên truyền quảng bá hấp dẫn để khách

hàng biết đến hình ảnh một NHCT đa năng

và tiện ích.

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN

HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG HÀ GIANG

Trên địa bàn tỉnh, ngoài NHNN, ngân hàng

Phát triển Việt Nam và ngân hàng Chính

sách xã hội là loại hình ngân hàng có thị

trường hoạt động riêng trên những lĩnh vực

có tính chất xã hội, thì có 03 ngân hàng

thương mại và 08 quỹ tín dụng nhân dân.

Tính đến hết ngày 31/12/2013, số dư nợ của

NHCT Hà Giang đạt 601,4 tỷ đồng (chiếm

15,46% thị phần cho vay của các NHTM

trong toàn tỉnh). Trong số 03 NHTM hoạt

động trên địa bàn, NHCT Hà Giang đứng ở vị

trí thứ 03, sau ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Hà Giang (chiếm

49,61% thị phần) và ngân hàng TMCP Đầu tư

và phát triển tỉnh Hà Giang (chiếm 29,43%

thị phần). Thị phần cho vay của NHCT Hà

Giang trên địa bàn tỉnh Hà Giang được thể

hiện qua bảng sau:

Page 34: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 31 - 38

32

Bảng 5. Thị phần tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Hà Giang

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động ngành ngân hàng của NHNN Hà Giang năm 2013).

Bảng 6. Tình hình sử dụng vốn của NHCT Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ

tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thực

hiện

Kế

hoạch

TSC

giao

Tỷ lệ

hoàn

thành

(%)

Thực

hiện

Kế

hoạch

TSC

giao

Tỷ lệ

hoàn

thành

(%)

Thực

hiện

Kế

hoạch

TSC

giao

Tỷ lệ

hoàn

thành

(%)

Thực

hiện

Kế

hoạch

TSC

giao

Tỷ lệ

hoàn

thành

(%)

Tổng

dư nợ 23,6 30 78,7% 226,5 280 80,9% 411,5 500 82,3% 601,4 700 85,9%

(Nguồn: Báo cáo của NHCT Hà Giang từ năm 2010 - 2013).

Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh trong 04 năm có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh.

Về cơ cấu dư nợ:

Bảng 7. Cơ cấu dư nợ của NHCT Hà Giang giai đoạn 2010 - 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Tổng dư nợ 23,6 226,5 411,5 601,4

Trong đó:

Phân theo thời gian

1. Cho vay ngắn hạn 6,7 28,3 67,3 29,9% 144,8 35,2% 220,8 36,7%

2. Cho vay trung dài

hạn 16,9 71,7% 158,7 70,1% 266,7 71,8% 380,6 63,3%

Phân theo TPKT

1. Cho vay cá nhân,

HGD 9,4 39,8% 37,5 16,5% 65,2 15,8% 108,6 18,1%

2. Cho vay doanh

nghiệp 14,2 60,2% 188,3 83,1% 345 83,8% 490 81,5%

3. Cho vay Thẻ TDQT 0 0,7 0,4% 1,3 0.4% 2,8 0,4%

(Nguồn: Báo cáo của NHCT Hà Giang từ năm 2010 - 2013).

STT TCTD

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số dư

(Tỷđ)

Tỷ

trọng

(%)

Số dư

(Tỷđ)

Tỷ

trọng

(%)

Tốc độ

tăng

trưởng

(%)

Số dư

(Tỷđ)

Tỷ

trọng

(%)

Tốc độ

tăng

trưởng

(%)

1 NHNN và

PTNT 1.547 55,98 1.780 53,32 15,06 1.930 49,61 8,43

2 NH TMCP

ĐT và PT 863 31,23 987 29,56 14,37 1145 29,43 16,01

3 NH Công

thương 226.5 8,20 411.5 12,33 81,68 601.4 15,46 46,15

4

Các quỹ

TDND cơ

sở

127 4,60 160 4,79 25,98 214 5,50 33,75

Tổng cộng 2.764 3.338,5 20,81 3890,4 16,53

Page 35: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 31 - 38

33

Trong năm 2013, bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh đã cố gắng rất nhiều để tìm kiếm khách hàng mới, dư nợ đạt mức tăng trưởng khá, tuy nhiên xét trên góc độ phát triển khách hàng thực tế năm 2013 tại chi nhánh cũng còn nhiều hạn chế. Số lượng khách hàng quan hệ tín dụng tại chi nhánh trong năm 2013 tuy có tăng so với năm 2012 nhưng mức tăng trưởng thấp (07 khách hàng) trong đó có 02 khách hàng cho vay liên chi nhánh.

Đi đôi với việc tăng trưởng tín dụng thì chất lượng tín dụng được NHCT Hà Giang đặc biệt quan tâm.

Một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng quan hệ tín dụng đó là tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ, nợ nhóm 02 tiềm ẩn tương lai gần của rủi ro. Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Chi nhánh đã rất chú trọng và quản lý khá tốt vấn đề nợ nhóm 02 và nợ xấu. Tính đến thời điểm hết ngày 31/12/2013, NHCT Hà Giang không phát sinh nợ nhóm 02 và nợ xấu.

Với thực trạng dư nợ cho vay như đã phân

tích ở trên có thể đánh giá chất lượng tín dụng

của NHCT Hà Giang đến hết ngày

31/12/2013 là tốt bởi không phát sinh nợ xấu.

Song không được chủ quan do bất thường của

nền kinh tế chịu tác động của hội nhập kinh tế

khu vực và thế giới ảnh hưởng tới hoạt động

sản xuất kinh doanh của khách hàng kéo theo

tiềm ẩn rủi ro không nhỏ cho đồng vốn ngân

hàng. Do vậy, chi nhánh phải luôn coi trọng

đến chất lượng tín dụng và phấn đấu bền bỉ vì

chất lượng tín dụng để an toàn trong hoạt

động kinh doanh.

MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN LÝ VỐN

HUY ĐỘNG VỚI SỬ DỤNG VỐN

427

638

962

226.5411.5

601.4

0

200

400

600

800

1000

1200

2011 2012 2013

Tổng huy động

vốn

Tổng dư nợ của

khách hàng trước

dự phòng rủi ro

Hình 2. Mối qua hệ giữa quản lý huy động vốn và

sử dụng vốn

(Nguồn: Báo cáo của NHCT Hà Giang

từ năm 2011 - 2013)

Sự tăng trưởng về quy mô, cơ cấu vốn huy động

là nền tảng quan trọng cho mọi hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng TMCP Công thương -

Chi nhánh Hà Giang. Tổng mức sử dụng vốn

sinh lời chiếm tới 94,4% tổng nguồn vốn huy

động, trong đó tín dụng chiếm 63% tổng nguồn

vốn huy động còn lại thực hiện điều chuyển nội

bộ, tăng năng lực vốn cho hệ thống, tài sản có

khác chiếm khoảng 10%. Tăng trưởng tín dụng

từ năm 2011 trở lại đây luôn đạt mức bình quân

khoảng trên 50%. Năm 2011 là 89%, năm 2012

là 82%, năm 2013 là 46%.

Bảng 8. Tăng trưởng tín dụng của NHCT Hà Giang

ĐVT:Tỷ đồng, lần

Chỉ tiêu Năm

2010 Năm 2011

Năm

2012

Năm

2013

Tổng nguồn vốn huy động 46 427 638 962

Ngắn hạn 39,1 384,3 587 894,6

Trung, dài hạn 6,9 42,7 51 67,4

Tổng dư nợ tín dụng 23,6 226,5 411,5 601,4

Ngắn hạn 6,7 67,3 144,8 220,8

Trung, dài hạn 16,9 158,7 266,7 380,6

Nguồn vốn NH/Dư nợ NH 5,83 5,71 4,05 4,05

Nguồn vốn trung, DH/Dư nợ Trung, dài hạn 0,41 0,27 0,19 0,18

Nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung DH 32,4 317 442,2 673,8

(Nguồn: Báo cáo của NHCT Hà Giang từ năm 2010- 2013 và kết quả tính toán của tác giả)

Page 36: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 31 - 38

36

Chỉ tiêu Tổng huy động vốn/tổng dư nợ được xác định là một trong những thước đo quan trọng nhất xác định tỷ lệ cân đối nguồn và sử dụng nguồn. Tỷ lệ này cho biết có bao nhiêu phần trăm vốn huy động tài trợ cho dư nợ của ngân hàng và 1% tăng thêm của tín dụng, đầu tư thì nguồn vốn huy động thương ứng bao nhiêu %. Hiệu quả đầu tư, cho vay của nguồn vốn huy động khá cao và thường xuyên: năm 2010 là 1,9 lần, năm 2011 là 1,8 lần, năm 2012 là 1,5 lần và năm 2013 là 1,6 lần, nghĩa là tín dụng tăng thêm 1 đồng thì huy động vốn tăng thêm hơn 1 đồng. Tỷ lệ này được duy trì tương đối cao chứng tỏ Chi nhánh luôn đáp ứng nhu cầu cho vay, vừa đảm bảo khả năng chi trả. Hệ số an toàn vốn đạt 10,57% vượt qua mức tối thiểu là 9% do NHNN quy định.

Về cơ cấu tín dụng còn chưa thực sự hợp lý, dư nợ ngắn hạn chiếm trung bình khoảng 30%, phần dư nợ chủ yếu là trung và dài hạn (chiếm khoảng 70%). Nếu đánh giá riêng ở cấp chi nhánh thì cơ cấu nợ như vậy là chưa đảm bảo, tuy nhiên hiện nay Ngân hàng Công thương Việt Nam đang áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung đồng thời quy mô hoạt động của chi nhánh rất nhỏ so với toàn hệ thống nên vấn đề này trong ngắn hạn là không đáng lo ngại.

Huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng CT Hà Giang đều có sự tăng trưởng qua các năm hoạt động. Bên cạnh tăng trưởng tín dụng bền vững, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên, tăng cường công tác xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng, nâng cao chất lượng tài sản có, trích lập DPRR theo đúng quy định của NHNN, đến cuối năm 2013 chi nhánh không có nợ nhóm 2, nợ xấu. Chi nhánh luôn đảm bảo mức chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay hợp lý với mức chênh lệch từ 2% - 3%, nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.

NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG HÀ GIANG

Những kết quả đạt được

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ở mức cao (Bq = 50%)

Dư nợ cho vay nền kinh tế không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng (Bq > 60%)

Cơ cấu sử dụng vốn có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

Những hạn chế

Những hạn chế

Hình thức huy động vốn còn đơn điệu

Hình thức sử dụng vốn còn nghèo nàn

Cơ cấu vốn huy động còn chưa hợp lý, cấu trúc nguồn vốn chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn.

Nguyên nhân của những hạn chế

Do ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới và trong nước.

Hoạt động thanh toán qua Chi nhánh còn chưa thực sự mạnh, thủ tục và thời gian thực hiện còn nhiều vấn đề trăn trở.

Chất lượng, số lượng nguồn nhân lực của Chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu.

Quy định, quy trình còn chưa phù hợp với địa bàn chi nhánh.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA NH TMCP CÔNG THƯƠNG HÀ GIANG

Trên cơ sở định hướng và mục tiêu kinh doanh của NHCT Việt Nam đến năm 2015 đã được đề ra, NHCT Hà Giang đã đề ra mục tiêu, định hướng phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, đó là:

- Mở rộng quy mô và năng lực hoạt động: Dự kiến tăng trưởng nguồn vốn hàng năm từ 50 - 60%/năm.

- Mở rộng thị trường, tăng thị phần: Phấn đấu đến năm 2015 đưa tổng thị phần của NHCT Hà Giang trên địa bàn tỉnh Hà Giang đạt 40% thị phần.

- Đảm bảo lợi nhuận: Lợi nhuận thu từ dịch vụ chiếm 20-30%, hạn chế triệt để nợ nhóm 2 và nợ xấu phát sinh.

Định hướng huy động và sử dụng vốn

Định hướng huy động vốn

Mục tiêu của Chi nhánh cho kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn của mình đến năm 2015 là mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 50%, trong đó nguồn vốn dài hạn chiếm 60%.

Page 37: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 31 - 38

37

Định hướng sử dụng vốn

Mục tiêu của Chi nhánh là mức tăng trưởng

dư nợ bình quân 40%/năm; cơ cấu lại tỉ lệ dư nợ trung dài hạn/ngắn hạn là 60/40.

GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG

VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG HÀ GIANG

Thực hiện được mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đưa NHCT Hà Giang chiếm 40% thị

phần của tỉnh Hà Giang, NHCT Hà Giang cần xây các giải pháp cụ thể như sau:

Những giải pháp tổng thể

* Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng

và cơ sở vật chất

* Đẩy mạnh ứng dụng Marketing ngân hàng

* Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự

*Nâng cao hiệu quả điều hành vốn

Giải pháp cụ thể

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn

Đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện giao dịch thuận tiện và các biện pháp bảo đảm hợp lý

giá trị tiền gửi của khách hàng (nhận gửi tiền tại nhà,…).

Quảng bá các sản phẩm gắn với công nghệ hiện đại (Tiết kiệm online, tiết kiệm tại ATM).

Phát triển các dịch vụ tín dụng, đầu tư, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ tài khoản

và quản lý tài sản.

Xây dựng một hệ thống thanh toán điện tử

rộng khắp.

Đầu tư đổi mới và hiện đại hoá công nghệ

Ngân hàng.

Cải tiến quy trình nghiệp vụ huy động, nâng

cao chất lượng công tác thanh toán, tăng

cường công tác tiếp thị và mở rộng loại hình

dịch vụ Ngân hàng khác.

Trong thời gian tới Chi nhánh nên thành lập

thêm phòng VIP, tổ tiếp thị nghiên cứu thị

trường và phát triển sản phẩm mới.

Cần tích cực hơn nữa trong việc quảng bá

hình ảnh và thương hiệu của VietinBank.

Mở rộng mạng lưới phòng giao dịch, quỹ

tiết kiệm.

Xây dựng chính sách khách hàng cũng như chính sách lãi suất thích hợp, điều chỉnh phù

hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh doanh nhằm khuyến khích người

gửi tiền.

Nâng cao trình độ, thái độ, tác phong giao dịch

của đội ngũ nhân viên tại các quầy giao dịch.

- Đa dạng hoá các hình thức sử dung vốn

Nâng cao chất lượng các hình thức sử dụng vốn hiện có.

Tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tác nghiệp.

Công tác nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm.

Áp dụng một số hình thức sử dụng vốn mới.

Việc hoàn thiện mở rộng và nâng cao chất

lượng các hình thức sử dụng vốn cũ và đang

áp dụng là cần thiết. Tuy nhiên, việc mở rộng

các hình thức sử dụng sẽ đáp ứng tốt hơn cho

khách hàng khi vay vốn, đồng thời, cũng sẽ

giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng đầu

tư (Cho vay thấu chi; cho vay tiêu dùng mua

sắm, xây dựng, sửa chữa nhà, phương tiện đi

lại; cho vay ứng trước tiền bán chứng

khoán...).

KIẾN NGHỊ

Kiến nghị với nhà nước

Cải thiện môi trường kinh tế, môi trường

pháp lý thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Xây dựng hệ thông kiểm toán vững mạnh.

Cải cách doanh nghiệp nhà nước.

Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam

Một là, cải thiện khuôn khổ quản lý, giám sát,

pháp lý tạo sân chơi bình đẳng.

Hai là, thực hiện tự do tài chính, nâng cao

tính chủ động kinh doanh của NHTM.

Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương

Việt Nam

Triển khai có kết quả chương trình hiện đại

hóa ngân hàng, ứng dụng chương trình giao

dịch INCAS giai đoạn 2 đến 100% các chi

nhánh trên toàn quốc.

Page 38: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Hồng Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 31 - 38

38

Triển khai và hoàn thiện các dịch vụ sản

phẩm trọn gói.

Thường xuyên nghiên cứu, sửa đổi các sản

phẩm dịch vụ, quy trình phù hợp với từng

vùng miền.

Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại

cán bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi

nhánh Hà Giang, Báo cáo tổng kết các năm, 2010

- 2013.

2. Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi

nhánh Hà Giang (2012), Chiến lược phát triển

Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi

nhánh Hà Giang năm 2011 và định hướng phát

triển đến năm 2015, Hà Giang.

3. NHNN Việt Nam - Chi nhánh Hà giang các báo

cáo định hướng hoạt động ngân hàng các năm tới

2010 - 2032

4. Vụ chiến lược phát triển Ngân hàng - Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát

triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm

nhìn 2020, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội.

SUMMARY

DIVERSIFICATION AND FORMS OF CAPITAL MOBILIZATION AND

USE AT VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY

AND TRADE – HA GIANG BRANCH

Nguyen Thi Hong Yen1*, Tran Pham Van Cuong1, Nguyen Chi Dung2

1College of Economics & Business Administration - TNU 2VietinBank – Ha Giang Branch

Currently, the international economic integration in banking sector poses opportunities andt

remendous challenges for Vietnam commercial banks. The integration trend and globalization

requires and forces Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade (and

commercial banks) to restructure accordingly. Therefore, the demand for innovation in business

activities (including the reform the modes of capital mobilization and use) and enhancement of

competitive capacity of Vietnam Commercial Joint Stock Bank for Industry and Trade in

particular and the commercial banks in general is inevitable. In order for survival and

improvement of its position in the province, VietinBank – Ha Giang Branch requires efforts to

diversify forms of capital mobilization and use.

Key words: Commercial banks, capital mobilization, capitaluse, diversification offorms ofcapital

mobilization and use, Viettinbank – Ha Giang Branch

Ngày nhận bài:10/6/2014; ngày phản biện:25/6/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Trần Đình Tuấn – Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên

*

Page 39: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 39 - 44

39

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH TƯỜNG

Đỗ Thị Thúy Phương*

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của Ngân hàng và nền kinh tế. Do đó, rủi ro

tín dụng là một vấn đề cần phải được quan tâm nghiên cứu, đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp.

Chi nhánh NHNo&PTNT Vĩnh Tường, cần xây dựng rõ chính sách hoạt động tín dụng cụ thể từng

thời kỳ và có định hướng theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện mô

hình và quy trình quản lý rủi ro tín dụng (RRTD), đảm bảo cấp tín dụng chặt chẽ, khách quan,

khoa học. Ngoài ra, cần hoàn thiện các yếu tố như đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phát triển

công nghệ, xây dựng hệ thống thu thập, phân tích thông tin… Từng bước hoàn thiện hệ thống quản

lý RRTD, để nâng cao chuẩn an toàn cho chính ngân hàng, đảm bảo lợi nhuận, nâng cao năng lực

cạnh tranh của các ngân hàng.

Từ khóa: Ngân hàng thương mại, tín dụng, quản lý rủi ro, rủi ro tín dụng, nợ xấu.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp cung cấp một danh mục các dịch vụ đặc biệt liên quan đến tiền tệ như: tiết kiệm, tín dụng, dịch vụ thanh toán và thể hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế [1]. Ngân hàng thương mại (NHTM) cũng như các trung gian tài chính khác đóng vai trò là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế. NHTM có hai hoạt động cơ bản là huy động vốn và sử dụng vốn. Rủi ro trong hoạt động của NHTM có thể hiểu đơn giản là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng dẫn đến giảm sút thu nhập [5].

Với cơ cấu thu nhập chiếm 95% trong tổng thu nhập của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vĩnh Tường, hoạt động tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược kinh doanh, đồng thời cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất của Chi nhánh. Công tác quản lý rủi ro tín dụng đã nhận được sự quan tâm của Ban Giám đốc, đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng tại chi nhánh, nhưng trên thực tế công tác này vẫn còn nhiều thiếu sót, yếu kém, đặt ra yêu cầu: nếu không nghiên cứu, tìm cách khắc phục thì sẽ có ảnh hưởng xấu đến hoạt động và kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Vì vậy việc

* Tel: 0912 551 551; Email: [email protected]

Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vĩnh Tường là rất cần thiết.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HUYỆN VĨNH TƯỜNG

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Tường (NHNo&PTNT Vĩnh Tường) được thành lập theo quyết định 498 của tổng giám đốc NHNo Việt Nam, là chi nhánh trực thuộc đơn vị thành viên (NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc), đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1996 với biên chế có 55 CBNV, nguồn vốn 45 tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế 240 tỷ đồng [4]. Tới năm 2012 Chi nhánh biên chế với 48 cán bộ công nhân viên. Tổng nguồn vốn huy động đạt 381,3 tỷ đồng, Tổng dư nợ cho vay là 546,2 tỷ đồng.

Đến nay chi nhánh NHNo&PTNT Vĩnh

Tường có 48 CBNV (trong đó 54% có trình

độ đại học), bộ máy tổ chức gồm: Ban giám

đốc; Phòng kế toán và ngân quỹ ; Phòng kinh

doanh; Phòng hành chính; Bộ phận khác và

có 2 phòng giao dịch trực thuộc:

Chi nhánh NHNo&PTNT có chức năng, nhiệm

vụ: Huy động vốn nội, ngoại tệ; Sử dụng vốn

để cấp tín dụng cho nền kinh tế và thực hiện

nghiệp vụ ngân quỹ, dịch vụ ngân hàng.

Page 40: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 39 - 44

40

Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Hoạt động huy động vốn

Năm 2010 tổng nguồn vốn tại chi nhánh có số

dư 270 tỷ đồng, năm 2011 tăng không đáng

kể, ở mức 273 tỷ đồng, kết thúc năm 2012, có

số dư đạt 381,3 tỷ đồng, tăng trên 1,4 lần,

hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra cho năm

2012 (350 tỷ đồng); Nguồn vốn tăng trưởng

tập trung vào nguồn vốn nội tệ có kỳ hạn từ

dân cư.

Hoạt động tín dụng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong thời gian

qua của Chi nhánh khá ổn định. Dư nợ cho

vay năm 2011 tăng so với 2010: 56.381 triệu

đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng gần 14 % và

năm 2012 tăng 81.600 triệu đồng, tỷ lệ tăng

xấp xỉ 18% so năm 2011.

Xét về cơ cấu tín dụng, một số đặc điểm chính:

- Chi nhánh chủ yếu tập trung cho vay ngắn

hạn và đồng đều qua các năm, dư nợ cho vay

tập chung ở nhóm khách hàng là hộ gia đình

và cá thể, điển hình tính đến năm 2012 dư nợ

ở nhóm khách hàng này chiếm trên 80% tổng

dư nợ cho vay.

- Đối với dư nợ phân theo ngành kinh tế: từ

năm 2010 đến 2012, ở ngành Thương mại -

dịch vụ và Nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng

cao nhất. Năm 2012 ngành Thương mại -

Dịch vụ chiếm 55%/tổng dư nợ, tiếp đó là

ngành nông nghiệp chiếm 19,6%; Ngành

Công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng dư nợ

tương đương nhau (chiếm khoảng trên 10%/

tổng dư nợ, dư nợ cho vay tiêu dùng là ở mức

thấp nhất, chiếm khoảng trên 4%/ tổng dư nợ.

Doanh số cho vay năm 2011 giảm, sang năm

2012 chi nhánh đã tập trung tìm kiếm thị

trường, đẩy mạnh đầu tư tín dụng nên tăng

trưởng khá mạnh, doanh số cho vay đạt 967

tỷ đồng, tăng 323 tỷ đồng, tương đương 50%

so năm 2011.

- Công tác quản lý, thu hồi nợ đến hạn, nợ

quá hạn cũng được quan tâm đảm bảo khả

năng quay vòng vốn đúng kế hoạch, quản lý

được vốn và hoạt động đầu tư của khách hàng

để tránh được rủi ro tín dụng mắc phải.

Dư nợ bình quân đạt được năm 2011 là 437 tỷ

đồng, đến năm 2012 đạt 506 tỷ đồng, tăng 69

tỷ đồng (16%) so năm 2011.

Vòng quay vốn tín dụng đạt được hệ số tương

đối cao. Năm 2011 đạt 1,34 vòng và năm

2012 đạt 1,75vòng.

Hoạt động khác: Agribank Vĩnh Tường đã có

nhiều cố gắng thực hiện tốt các sản phẩm dịch

vụ ngân hàng đã có.

Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của chi

nhánh

- Thực trạng rủi ro tín dụng

Phân loại nợ

Bảng 1: Phân loại nợ theo nhóm

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010

Tỷ trọng/

Tổng dư nợ

(%)

Năm 2011

Tỷ trọng/

Tổng dư

nợ (%)

Năm 2012

Tỷ trọng/

Tổng dư

nợ (%)

Tổng dư nợ

cho vay 408.196 100 465.000 100 546.200 100

Nhóm 1 397.696 97,43 455.650 97,99 476.200 87,20

Nhóm 2 3.619 0,89 6.500 1,40 67.500 12,36

Nhóm 3 181 0,04 1.200 0,26 953 0,17

Nhóm 4 1.800 0,44 50 0,01 47 0,01

Nhóm 5 4.851 1,20 1.578 0,34 1.500 0,27

Tổng nợ xấu 6.832 1,69% 2.828 0,61% 2.500 0,45%

Tỷ lệ nợ xấu 1,69% 0,61% 0,45%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng - NHNo&PTNT Vĩnh Tường)

Page 41: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 39 - 44

41

Theo quy định của NHNN, các khoản vay được phân nhóm nợ thích hợp nhằm phản ánh tính

chất, mức độ xảy ra của khoản vay đó, từ đó NH có thể trích lập dự phòng hay xử lý rủi ro để

giảm thiểu hậu quả đối với hoạt động kinh doanh.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng.

Phân loại nợ xấu theo kỳ hạn

Việc phân loại nợ xấu cụ thể hơn nhằm xác định định hướng bước đi của Chi nhánh trong thời

gian tới.

Bảng 2. Phân loại nợ xấu theo kỳ hạn vay

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2010

Tỷ

trọng

(%)

Năm

2011

Tỷ

trọng

(%)

Năm 2012 Tỷ

trọng (%)

Tổng dư nợ cho vay 408.196 465.000 546.200

Tổng nợ xấu 6.832 100 2.850 100 2.500 100

Trong đó:

- Ngắn hạn 2.598 38 357 13 415 17

- Trung và dài hạn 4.234 62 2.493 87 2.085 83

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng - NHNo&PTNT Vĩnh Tường)

Phân loại nợ xấu theo thành phần kinh tế

Năm 2010 nợ xấu tập trung hầu hết ở nhóm

khách hàng là doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng

73%/ tổng nợ xấu), sang đến năm 2011 và

2012 nợ xấu ở nhóm này đã không còn mà lại

chuyển sang nhóm khách hàng hộ, cá thể.

Trong năm 2012, nợ xấu ở nhóm khách hàng

hộ, cá thể (chiếm 100%/ tổng nợ xấu).

Một số nguyên nhân của những rủi ro tín dụng

- Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

- KH có hệ số nợ rất cao, dẫn đến mất khả

năng thanh toán.

- Ngân hàng không đánh giá đúng thực trạng

khách hàng...

Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng

Về bộ máy tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại

ngân hàng: Tại chi nhánh NHNo&PTNT

Vĩnh Tường chưa có phòng quản lý RRTD

độc lập. Trong phòng tín dụng cũng không có

bộ phận chuyên về quản lý RRTD.

Về chính sách và qui trình tín dụng của

ngân hàng:

- Đơn vị chưa có chính sách tín dụng riêng,

linh hoạt.

- Quy trình tín dụng được thực hiện theo

hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam.

Về công tác phân loại khách hàng, nhận diện rủi ro tín dụng: Định kỳ, hàng quý Agribank Vĩnh Tường thực hiện phân loại khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Về công tác phân tích, đánh giá phát hiện nợ xấu: Phân tích, đánh giá tín dụng nhằm phát hiện sớm nợ xấu nợ có vấn đề là công việc được chi nhánh thực hiện thường xuyên.

Về công tác xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề: Hàng quý, chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam.

Kết quả tài chính tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Tường

Năm 2012 đơn vị đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu về tài chính cấp trên giao và mục tiêu đã đề ra. Kết quả: quỹ thu nhập đạt xấp xỉ 28 tỷ đồng, quỹ tiền lương trên 11 tỷ đồng.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH TƯỜNG

Các giải pháp về xây dựng định hướng,

chính sách tín dụng

- Về chính sách lãi suất: NHNo&PTNT Vĩnh Tường cần xây dựng chính sách lãi suất theo hướng linh hoạt.

Page 42: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 39 - 44

42

- Về chính sách khách hàng: việc xây dựng

một chính sách khách hàng là điều cần thiết

nhằm thu hút khách hàng.

- Đa dạng sản phẩm tín dụng góp phần nâng

cao hiệu quả hoạt động nói chung của ngân

hàng thương mại.

- Chính sách đối với tài sản làm đảm bảo

tiền vay.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý

rủi ro tín dụng

Tiến hành cải tổ cơ cấu tổ chức và quyền hạn

của cán bộ các phòng ban

- Cơ cấu tổ chức phải phân chia rõ ràng giữa

các bộ phận.

- Phân công, giao việc phù hợp với năng lực

từng nhân viên tác nghiệp.

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn.

- Xây dựng cơ chế đánh giá, khen thưởng và

kỷ luật

- Thực hiện việc luân chuyển cán bộ tín dụng.

Chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo

cán bộ tín dụng (CBTD), đặc biệt là đội ngũ

chuyên trách về quản lý rủi ro tín dụng

- Với đội ngũ lãnh đạo: Ban lãnh đạo phải

thường xuyên được tham gia các đợt tập huấn

về quản lý, quản lý RRTD. Cần bố trí đủ và

phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh

tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất

lượng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời

gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám

sát các khoản vay một cách có hiệu quả.

- Với CBTD: Cần phải thường xuyên có kế

hoạch bồi dưỡng, bổ sung những kiến thức

cần thiết cho CBTD, nếu có chuyên môn và

kinh nghiệm tốt khả năng dự đoán, đưa ra

quyết định chính xác hơn, phán đoán được

những rủi ro có thể diễn ra. Ngoài những biện

pháp đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao

nghiệp vụ, khả năng giao tiếp ứng xử và

thương lượng với khách hàng, Ngân hàng cần

phải tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc họp để

thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa đội ngũ

CBTD của Ngân hàng cũng như các Ngân

hàng khác để đóng góp ý kiến, bổ sung thêm

kiến thức cần thiết, đưa ra các giải pháp nhằm

nâng cao chất lượng hoạt động.

Xây dựng mô hình quản lý rủi ro hoàn thiện

Ngân hàng cần tiến hành nghiên cứu và áp

dụng các phương pháp mới, tách biệt các bộ

phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định,

bộ phận quản lý tín dụng, tạo sự khách quan

trong công việc.

Nâng cao chất lượng thẩm định và đo lường

rủi ro

- Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác

rủi ro tổng thể của khách hàng.

- Trường hợp cần thiết có thể thuê một tổ

chức định giá hoặc kiểm toán độc lập trong

việc định giá tài sản của khách hàng.

- Phối kết hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng

Xây dựng hệ thống thông tin hoàn thiện về

khách hàng

Dựa trên cơ sở hợp tác, NHNN thực hiện kết

nối kho thông tin dữ liệu giữa các NH để bổ

sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của

kho dữ liệu.

Tăng cường công tác giám sát khoản vay

- Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết

định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối

chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và

cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của

khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có

đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ.

- Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay tất cả

các khoản cấp tín dụng phù hợp với đặc thù

của các khoản vay, chất lượng khách hàng.

- Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc

thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về

việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của

khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro

và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực

hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện

trên giấy tờ.

- Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời

những dấu hiệu của rủi ro như khách hàng có

khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của

môi trường kinh doanh, tình hình thị trường

ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, có

dấu hiệu vi phạm pháp luật…

- Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách

hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối

với từng loại vay.

Page 43: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 39 - 44

43

Đánh giá mức độ rủi ro của từng sản phẩm

cho vay và biện pháp quản lý phù hợp với

từng sản phẩm

Đối với sản phẩm cho vay các hộ không có tài

sản bảo đảm: NH cần xem xét cụ thể mục

đích sử dụng vốn vay của khách hàng, có thể

đó là vốn vay khẩn cấp để “đứng dậy” sau rủi

ro tuy nhiên việc sử dụng sai mục đích sẽ dẫn

đến hậu quả nợ gánh nợ và xảy ra tình trạng

không có khả năng trả nợ.

Đa dạng hóa phương thức cho vay san sẻ

rủi ro

Mở rộng các phương thức cho vay tín dụng

cần đi đôi với công tác cải tiến các thủ tục,

dịch vụ của Ngân hàng, xây dựng chiến lược

về khách hàng phù hợp với từng giai đoạn,

Ngân hàng cần chủ động phát hiện những dự

án đầu tư có hiệu quả. Đối với những dự án

quan trọng, Ngân hàng có thể tham gia ngay

từ ban đầu, nếu dự án cần khối lượng vốn lớn

vượt ra ngoài khả năng của Ngân hàng thì

cùng với các ngân hàng khác tham gia đầu tư

theo phương thức đồng tài trợ để dự án có đủ

vốn tiến hành, áp dụng chủ trương mở rộng

vốn tín dụng trung và dài hạn trong thời gian

tới. Qua đó phân tán rủi ro trong hoạt động tín

dụng của Ngân hàng.

Thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro

- Triển khai tới những khách hàng vay

không có tài sản đảm bảo phải thực hiện

mua bảo hiểm.

- Hạn chế cho vay không có tài sản đảm bảo;

- Nhận tài sản bảo đảm có tính lỏng cao.

- Đa dạng các hình thức cho vay, đối tượng

cho vay.

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng xảy ra khi người vay không

hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho Ngân hàng

như đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Dù do

bất kỳ nguyên nhân nào thì nó đều có ảnh

hưởng tiêu cực đến hoạt động của Ngân hàng

và nền kinh tế. Do đó, rủi ro tín dụng là một

vấn đề cần phải được quan tâm nghiên cứu,

đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp. Chi

nhánh NHNo&PTNT Vĩnh Tường, cần xây

dựng rõ chính sách hoạt động tín dụng cụ thể

từng thời kỳ và có định hướng theo xu hướng

phát triển kinh tế xã hội, đồng thời phổ biến

đến từng CBTD để từ đó có định hướng cho

vay hợp lý. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện mô

hình và quy trình quản lý RRTD, đảm bảo cấp

tín dụng chặt chẽ, khách quan, khoa học.

Ngoài ra, cần hoàn thiện các yếu tố như đào

tạo, phát triển nguồn nhân lực, phát triển công

nghệ, xây dựng hệ thống thu thập, phân tích

thông tin… Từng bước hoàn thiện hệ thống

quản lý RRTD, để nâng cao chuẩn an toàn

cho chính ngân hàng, đảm bảo lợi nhuận,

nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây chính là

yêu cầu sống còn của NHNo&PTNT nói

riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung

trong thời kỳ hội nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Lê Thị Mận và Ths. Hồng Thị Lan

Phương, “Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín

dụng của các ngân hàng thương mại tại TP.HCM”,

Tạp chí phát triển kinh tế, Số 187 tháng 05-2006.

2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Việt Nam (2007), Quyết định số: 636/QĐ-

HĐQT-XLRR, ngày 22/06/2007, về việc ban hành

quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý

rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

3. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Việt Nam (2010), Quyết định số: 666/QĐ-

HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010, về việc ban hành

quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ

thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông

thôn Việt Nam.

4. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Chi nhánh Vĩnh Tường (2011), Đề án Phát

triển kinh doanh năm 2012.

5. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong Ngân

hàng thương mại, Nxb Thống kê, 2009.

Page 44: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Thúy Phương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 39 - 44

44

SUMMARY

CREDIT RISK MANAGEMENT IN VINH THUONG BRANCHES OF

AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Do Thi Thuy Phuong*

College of Economics and Business Administration - TNU

Credit risk may have negative effect on a bank's operations and the economy. Therefore, the credit

risk management is an issue that needs to be researched and given the appropriate solutions.

Agribank Vinh Tuong should develop clear policies on credit operations for specific periods under

the social and economic development trend. Besides, the credit risk management process should be

improved, to ensure tight, objective and scientific credit. In addition, such factors as education,

human resource, technology, system of collecting and analyzing information... should be improved

to complete the credit risk management system to increase the safety standard of banks, ensure

profitability, enhance the competitiveness of banks.

Key words: commercial banks, credit risk management, credit risk, bad debt.

Ngày nhận bài:12/02/2014; ngày phản biện:25/02/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Trần Đình Tuấn – Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0912 551 551; Email: [email protected]

Page 45: tu 121-125.cdr

Phí Thị Hiếu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 45 - 48

45

MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG HỌC HỌC PHỔ THÔNG AN TOÀN VỀ TÂM LÝ

Phí Thị Hiếu*

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Bài báo đã đề cập tới các khái niệm và những vấn đề cơ bản như: môi trường giáo dục, an toàn tâm

lý, những đặc điểm của môi trường trường học an toàn về tâm lý, bạo lực học đường và hậu quả

của nó, tình trạng bạo lực học đường trong nhà trường Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất

các biện pháp và chỉ rõ vai trò của từng chủ thể trong việc xây dựng môi trường trường học an

toàn về tâm lý.

Từ khoá: môi trường giáo dục, an toàn về tâm lý, bạo lực học đường, trường học, phát triển

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN*

Sự phát triển của xã hội hiện đại làm tăng lên những yêu cầu đối với cá nhân và sự tinh thông nghề nghiệp của họ. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng trở nên bức thiết. Việc giải quyết vấn đề này liên quan tới hàng loạt khía cạnh: với việc mô hình hoá nội dung giáo dục, tối ưu hoá các cách thức, kỹ thuật tổ chức quá trình giáo dục, với việc tư duy lại mục đích và kết quả của giáo dục. Tất cả những điều đó, một mặt dẫn tới sự thay đổi môi trường giáo dục, mặt khác, làm tăng thêm yêu cầu đối với những người tham gia vào quá trình giáo dục và với đặc thù của mối quan hệ tác động liên nhân cách của họ.

Môi trường giáo dục là toàn bộ cơ sở vật chất, tinh thần mà trong đó con người được giáo dục đang sống, lao động và học tập được sử dụng nhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của họ phù hợp với mục đích giáo dục đã định. Môi trường giáo dục rất đa dạng, có thể phân chia một cách tương đối thành môi trường xã hội (môi trường gia đình, môi trường nhà trường…) và môi trường tự nhiên. Đối với lứa tuổi nhỏ, môi trường gia đình và môi trường nhà trường có tác động trực tiếp trong quá trình hình thành nhân cách. Các môi trường này tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, do đó cần được tổ chức theo một cơ chế hợp lý nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ [1].

* Tel: 01656634388; Email: [email protected]

Các công trình nghiên cứu của hàng loạt tác giả (Grachev G.V., 1998; Kabachenko T.X., 2000; Baeva I.A., 2002) chỉ ra rằng hiệu quả của quá trình giáo dục sẽ phụ thuộc vào tiêu chí an toàn tâm lý của môi trường giáo dục. Số liệu các công trình nghiên cứu của Lebedeva O.E. và Xưmaniuk E.E. cho thấy, theo ý kiến của học sinh, một trường phổ thông tốt phải có tiêu chí an toàn (trường phổ thông không có đe doạ của bạo lực, sự thiếu tôn trọng, sự lăng nhục…). Đối với phụ huynh học sinh “trường phổ thông tốt” phải đảm bảo sự an toàn cho đứa trẻ, sự quan tâm tới sức khoẻ của chúng [2,5,6].

Sự an toàn – đó là yếu tố đảm bảo sự phát triển bình thường của nhân cách. Nhu cầu an toàn là cơ sở trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của con người (A.Maxlow) mà thiếu đi sự thoả mãn một phần của nó không thể có sự phát triển hài hoà của nhân cách, sự thành công của việc tự hiện thực hoá những tiềm năng của con người [7].

Khái niệm an toàn tâm lý rất đa nghĩa. T.X. Kabachenko xem sự an toàn tâm lý “Như sự đo lường độc lập trong hệ thống chung của sự an toàn, là trạng thái của môi trường thông tin và những điều kiện hoạt động sống của xã hội không thúc đẩy sự phá huỷ những tiền đề của sự phát triển toàn vẹn về tâm lý, tính thích ứng hoạt động và sự phát triển của các chủ thể xã hội” [6]. I.A. Baeva hiểu “Sự an toàn tâm lý như là trạng thái của môi trường giáo dục, thoát ly khỏi những sự thể hiện của bạo lực tinh thần trong sự tác động qua lại, thúc đẩy sự thoả mãn các nhu cầu giao tiếp cá nhân-tin cậy, tạo ra giá trị riêng của môi trường và đảm bảo cho sức khoẻ tinh thần

Page 46: tu 121-125.cdr

Phí Thị Hiếu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 45 - 48

46

của những người tham gia vào nó” [3]. G.V. Grachev hiểu an toàn tâm lý như là “trạng thái bảo vệ tâm lý khỏi ảnh hưởng của những nhân tố thông tin đa dạng, cản trở hoặc gây khó khăn cho sự hình thành và hoạt động của cơ sở định hướng - thông tin phù hợp của hành vi xã hội ở con người và nhìn chung là của hoạt động sống trong xã hội hiện đại, hệ thống phù hợp các mối quan hệ của anh ta với môi trường xung quanh và với chính mình” [5, c.33].

Mặc dù được định nghĩa khác nhau nhưng

các tác giả trên đều đề cập tới những tiêu chí sau của sự an toàn tâm lý: là trạng thái của

môi trường không có bạo lực tâm lý, đảm bảo cho sức khoẻ tinh thần, sự phát triển

toàn vẹn về tâm lý, thoả mãn nhu cầu giao tiếp của cá nhân.

Theo số liệu của nhiều tác giả nước ngoài (I.A.Baeva, G.V. Grachev, E.Erikson,

R.Jonson, M.Lipsey, H.M Walker, B.J. Wise) sự bảo vệ tâm lý của trẻ em là điều kiện đảm

bảo cho sự thích ứng, sự phát triển các kỹ năng xã hội và sự hình thành ở đứa trẻ

khuynh hướng với những quan hệ tích cực trong xã hội, sự mong đợi được xã hội chấp

nhận, giúp đỡ, sự phát triển tình cảm cá nhân và mối quan hệ với chính mình [4].

Môi trường trường học an toàn về tâm lý có những đặc điểm sau: Không có biểu hiện của

bạo lực tâm lý trong sự tác động qua lại giữa những người tham gia vào quá trình giáo dục;

sự thoả mãn những nhu cầu cơ bản trong giao tiếp cá nhân của các chủ thể; việc rèn luyện

sức khoẻ tâm lý; sự ngăn ngừa những đe doạ đối với sự phát triển nhân cách bền vững hiệu

quả. Trong bài báo này, chúng tôi đề cập đến sự an toàn tâm lý ở môi trường trường học

bậc Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT).

Học sinh THCS, THPT nằm trong độ tuổi mà

sự phát triển về mọi mặt đang diễn ra mạnh

mẽ. Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách

của học sinh có nhiều yếu tố, trong đó môi

trường là điều kiện quan trọng cho sự phát

triển. Do đó, xây dựng môi trường trường học

an toàn về tâm lý là tạo điều kiện thuận lợi

cho sự phát triển của trẻ.

Môi trường giáo dục an toàn về tâm lý mang lại cho đứa trẻ những khả năng phong phú để

hình thành và phát triển nhân cách. Đó là những khả năng: tự quyết định gia nhập vào

môi trường giáo dục; tự lựa chọn hoạt động (nội dung và hình thức của nó) và đặc biệt

quan trọng là hoạt động tạo điều kiện cho trẻ đạt được thành công lớn nhất, sự tự thể hiện

cao nhất; việc xây dựng các mối quan hệ đối thoại với người khác thuộc các lứa tuổi và

nhóm xã hội khác nhau; phát huy mạnh mẽ hơn những vai trò xã hội khác nhau; sự lựa

chọn những tập thể khác nhau, sự thống nhất và thay đổi mạnh mẽ của chúng; khai thác và

nắm vững các môi trường khác nhau: văn hoá, thiên nhiên, thông tin v.v.

Như vậy, sự an toàn tâm lý của môi trường giáo dục phổ thông đó là thành tố có cấu trúc phức tạp mà thành phần tạo nên nó có những đặc điểm riêng trong sự phụ thuộc vào chủ thể của quá trình giáo dục-dạy học. Việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn về tâm lý cần được dựa trên những kỹ thuật định hướng nhân văn và những hình thức của sự phát triển nhân cách. Một trong những cơ sở của các kỹ thuật này là chất lượng của quá trình tương tác giữa nhà giáo dục và người học, trong đó nhân cách, tình cảm, sự tinh thông nghề nghiệp và sự hài lòng về lao động của chính nhà giáo dục thúc đẩy sự hình thành nhân cách khoẻ mạnh, năng động sáng tạo và thích ứng xã hội tốt của người học, làm giảm những áp lực thần kinh-tâm lý, nâng cao năng lực tự điều chỉnh, có nghĩa là thúc đẩy việc nâng cao sức khoẻ tâm lý của những người tham gia vào quá trình giáo dục.

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC ĐẾN SỰ AN TOÀN TÂM LÝ TRONG TRƯỜNG HỌC

Sau gia đình, trường học có ý nghĩa thứ hai từ những hệ thống xã hội hoá nhân cách đại diện

rộng rãi trong xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trên khắp thế giới, ở tất cả

những cấp học, lớp học khác nhau, đặc biệt là ở bậc THCS và THPT, sự an toàn tâm lý

trong trường học đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi nhiều yếu tố mà trước hết phải kể đến là

bạo lực học đường. Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính

miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác, để lại

Page 47: tu 121-125.cdr

Phí Thị Hiếu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 45 - 48

47

thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng,

tình cảm, tạo cú sốc tinh thần cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo

dục trong nhà trường. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh

mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên hoặc cán bộ công nhân viên trong nhà trường,

thậm chí là giữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với nhau.

Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là

nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra: ảnh hưởng tới

bản thân học sinh, tới nhà trường, gia đình và xã hội. Đối với học sinh, bạo lực học đường

gây hậu quả nghiêm trọng về cả mặt thể xác (gây tổn thương cho cơ thể, thậm chí có thể

cướp đi sinh mạng của học sinh) lẫn tinh thần (gây cảm giác lo âu, sợ hãi, chán nản, suy

sụp, ám ảnh, stress, ngại giao tiếp, trầm cảm và các loại rối nhiễu tâm lý khác) thậm chí

chúng có thể để lại dấu ấn trong suốt cuộc đời đứa trẻ. Theo một số nghiên cứu ở Mỹ, những

em bị bắt nạt thường bị cô lập nên không muốn ra ngoài chơi, không muốn đến trường

vì sợ bị trêu chọc, đánh đập, sợ bạn bè khác sẽ xa lánh do không muốn “cùng nhóm với kẻ

đáng ghét” hoặc “cùng nhóm với kẻ yếu thế” để bản thân cũng có thể trở thành nạn nhân bị

bắt nạt. Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ảnh hưởng xấu đến cả việc học tập, và sự phát

triển của các em cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc [8]. Các em rất dễ bị trầm cảm và luôn có cảm

giác thấp kém, những điều này sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của các em ngay cả lúc

đã trưởng thành. Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến

không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.

Điều đó cho thấy môi trường ở nhiều nhà trường không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn

và là nỗi sợ hãi đối với nhiều học sinh. Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học

sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh

tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô. Hơn nữa, những hành vi bạo lực của giáo viên

làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường

mất đi tính mô phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp, học sinh có cảm giác lo

lắng, sợ hãi khi đến tiết học của họ và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không thể đạt được

như mong đợi.

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê từ đường

dây nóng của Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em trong những ngày cuối năm 2012, bạo hành

tại trường học tăng 13 lần so với 10 năm trở về trước. Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát do

khoa Xã hội học, Trường ĐH KH XHNV - ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện mấy năm

trước tại 2 trường THPT tại quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho

thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể, có đến 96,7% số học sinh (HS) trong mẫu được

hỏi cho rằng ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực

trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên và 17,3% không thường

xuyên [9]. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục khác cho thấy, bạo lực

học đường ở bậc THCS xảy ra khá thường xuyên với những hành vi bạo lực tương đối đa

dạng [10].

Ngoài ra, sự mất cân đối trong phát triển tâm

sinh lý lứa tuổi học sinh, quan hệ thiếu thân thiện giữa những người tham gia vào môi

trường giáo dục, stress trong các loại hình hoạt động, bầu không khí tâm lý căng thẳng

trong tập thể cũng là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn tâm lý cá nhân [3]. Vì

vậy, có thể nói rằng, hiện nay nhu cầu an toàn trở thành bức thiết đối với các cá nhân trong

xã hội nói chung, các cá nhân tham gia vào môi trường giáo dục nói riêng và đòi hỏi phải

xây dựng môi trường trường học an toàn về tâm lý.

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Để xây dựng môi trường trường học an toàn

về tâm lý cần sự phối hợp hành động của các chủ thể sau:

- Về phía nhà trường:

+ Xây dựng kỷ luật trường học nghiêm khắc,

tăng cường công tác quản lý an toàn trường học

+ Phối hợp với cha mẹ học sinh và các tổ

chức đoàn thể liên quan xoá bỏ tình trạng bạo lực học đường trong trường học.

Page 48: tu 121-125.cdr

Phí Thị Hiếu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 45 - 48

48

+ Xây dựng bầu không khí tâm lý thân thiện trong tập thể cán bộ giáo viên và học sinh.

+ Hướng dẫn học sinh cách rèn luyện sức khoẻ tâm lý thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng quản lý cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn, xung đột; bằng những hoạt động thể dục thể thao lành mạnh và những suy nghĩ tích cực, tinh thần lạc quan về thế giới…

+ Xây dựng phòng tham vấn tâm lý học đường nhằm phát hiện và giải quyết kịp thời những vướng mắc tâm lý ở học sinh.

- Về phía phụ huynh học sinh:

+ Tránh sử dụng bạo lực trong việc giáo dục con cái vì điều đó làm ảnh hưởng tới hành vi của đứa trẻ khi giải quyết mâu thuẫn với người khác.

+ Xây dựng không khí gia đình hạnh phúc, tạo cho trẻ cảm giác an toàn về tâm lý.

+ Mẫu mực trong hành vi và lối sống, là tấm gương đạo đức để con cái noi theo.

+ Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục con em.

- Các ban ngành, chức năng cần: Cải tạo môi trường xã hội để hạn chế tối đa việc giải quyết mâu thuẫn giữa các cá nhân bằng bạo lực thể chất, tinh thần; có biện pháp cụ thể, kiên quyết để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của phim ảnh, sách báo, trò chơi có nội dung bạo lực, đồi truỵ… tới hành vi của trẻ.

- Bản thân học sinh cần: Có ý thức trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe thể

chất, tinh thần, nâng cao nhận thức cho bản thân về hậu quả của hành vi bạo lực học

đường; tích cực, tự giác trong việc xây dựng bầu không khí tâm lý đầm ấm trong tập thể,

tự rèn luyện các kỹ năng sống để có đời sống tinh thần thoải mái và xây dựng mối quan hệ

tốt đẹp với người khác…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Hồng Quang (2006), Môi trường giáo

dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Баева И.А (2002), Психологическая

безопасность в образовании. СПб.

3. Баева И.А., Волкова И.А., Лактионова Е.Б

(2009). Психологическая безопасность

образовательной среды: Учеб. пособие / Под

ред. И.А. Баевой. М.

4. Баева И.А. и др (2007), Психология

безопасности как теоретическая основа

гуманитарных технологий в социальном

взаимодействии / Под ред. И.А.Баевой. СПб.

5. Грачев Г.В. Информационно-

психологическая безопасность личности:

состояние и возможности психологической

защиты. М.: Изд-во РАГС, 1998 - 125 с.

6. Кабаченко Т. С. Психология управления: Уч.

пос. М.: 2000

7. Маслоу А. Мотивация и личность. Санкт-

Петербург, 2001. – 478 с.

8. http://htu.edu.vn/bo-mon-tam-ly-giao-duc/486-

bạo-lực-học-đường-và-những-hậu-quả

9. http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/bao-

luc-hoc-duong-do-cha-me-it-quan-tam-toi-con-

748163.htm

10.http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130430/

bao-luc-hoc-duong-thuong-xay-ra-o-bac-thcs.aspx

SUMMARY

THE CONSTRUCTION OF THE PSYCHOLOGICAL SAFETY SCHOOL

ENVIRONMENT Phi Thi Hieu *

College of Education - TNU

The author considers the conceptions and the problems: Education environmental, psychological

safety, the characteristics of the psychological safety school environment, school violence and its

aftermath, the state of school violence in Vietnam today. Since then, the author proposes measures

and specifies the role of each subject in the construction of the psychological safety school

environment.

Key words: Education environmental, psychological safety, school violence, school, develop

Ngày nhận bài:17/02/2014; ngày phản biện:24/02/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Phùng Thị Hằng – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 01656634388; Email: [email protected]

Page 49: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Uyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 49 - 55

49

ENVIRONMENT ANALYSIS AND STRATEGY ORIENTATION

FOR LOCAL RETAILERS IN VIETNAM

Nguyen Thi Uyen*

Vietnam University of Commerce

SUMMARY After January 11, 2015, Vietnam will fully open retail market to foreign companies what create

significant pressure on local retailers. In-depth study about strategic situation and strategy

orientation of Vietnamese supermarkets should be useful not only for the local supermarkets but

also for Vietnamese government to protect local firm from competition of foreign retailers. Based

on the data that is collected from investigation from consumers, experts’ opinion and other sources

from secondary data as well as the previous study of the author, this study has examined strategic

situation of the local supermarkets in Vietnam and generated TOWS analysis to formulate solid

strategies for local supermarkets in order to leverage their competitive advantages in Vietnam.

Key words: Vietnam Local supermarket, competitive advantage, business environment, TOWS

analysis, strategy formulation.

INTRODUCTION TO THE STUDY*

Vietnam became the WTO’s 150th member on 12 January 2007 that brings to local supermarkets with both opportunities and challenges due to this internationalization. With high potential retail market, Vietnam has been attracting many foreign retailers and this generates many threats on local supermarkets. Especially under WTO commitments, from January 11, 2010 to January 11, 2015, Vietnam has given the right to set up joint venture to provide services related to production, in which foreign investors can own up to 50 percent of the charter capital of the joint venture. Having to fairly competed with foreign firms even in their home market remains a big challenge for domestic retailers.

In the changeable environment with tough competition, the enterprises cannot do well without environment scanning; identifying strategic factors to formulate strategy solidly. The strategy formulation is the development of long-range plans for the effective management of environment opportunities and threats, taking into consideration corporate strength and weaknesses. The formulation of strategy forces organizations to examine the prospect of change in the future and to prepare for change rather than to

* Tel: 0979118679; Email: [email protected]

wait passively until market forces compel it. Therefore, a deep study on accessing current strategic situation of local supermarket environment, and formulate solid strategies for the local retailers is indeed necessary for local supermarkets in Vietnam. It does not only make sound with Vietnamese retailers but also create the significance to Vietnamese Government who wants to protect local retailers from competition and expansion of global retailers in Vietnam.

RESEARCH FRAMEWORK AND

METHODOLOGY

Chandler (1962) defined strategy as "The

determination of the basic long term goals and

objectives of an enterprise and the adoption of

the courses of action and the allocation of

resources necessary for carrying out these

goals". The strategies exist at several levels in

any organization - ranging from the overall

business (or group of businesses) through to

individuals working in it.

Strategy formulation begins with a scanning of the external as well as internal environment. To formulate effective strategies, managers in an organization need to be aware of realities in the business environment. Analysis of external environment helps to identify the possible threats and opportunities while analysis of internal environment helps to identify

Page 50: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Uyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 49 - 55

50

strengths, weaknesses and the key people within the organization.

The ten schools of strategy formation proposed by Mintzberg et al. (1998) gives an overview of the development in the field of strategy process and demonstrate the nature of its complexity. Of which, design School - It sees strategy formation as achieving the essential fit between internal strengths and weaknesses and external threats and opportunities. The formation of SWOT matrix results in four sets of possible strategic alternatives after matching the company’s internal strengths and weaknesses with the external opportunities and threats.

Based on the related theory and the results of previous study of the author about the “key determinant of retail performance in Vietnam”, the author has created the research model for this study as shown in figure 1.

Of which, Macro environment includes the political and legal, economic, social and cultural, technological factors. The industry environment includes factors of competitors, suppliers, buyers, substitutes and new

entrants. The internal environment includes the firm-specific characteristics such as: firm size, economy of scale (Douglas & Donald, 1969; Reid, 1984), retail market strategy (Michael and Barton, 2004); influence of technology (Melvin and Harriet, 1992); marketing, experience, location (Roger, Daekwan, Jeffrey, 2006); Experiences (Douglas & Donald, 1969); human resource (Melvin and Harriet, 1992); Location and property (Clifford Guy, 1994; Stepenson,8th edition); merchandise, product lines, square feet of store space (Robbins, 2004; Angie and Sarah, 2004 ).

The strategic situation of the local

supermarkets will be explored based on the

data that is collected from investigation from

consumers, experts’ opinion and other sources

from secondary data as well as the previous

study of the author. Three groups of

environment factors (macro environment,

industry environment, internal environment).

By using SWOT matrix, this study generates

alternative strategies and recommendations

for local supermarkets.

Figure 1. Research Model of Environment Analysis and Strategy Orientation

(Adapted from the Strategic Decision-Making Process, Wheelen and Hunger 2001)

Data analysis of Strategic Situation of Local supermarket

External environment

As one of the countries having the fastest economic growth in the region and several forces,

many of which are interconnected: for example, increasing incomes, urbanization, more female

participation in the labor force and openness to foreign investment, opening in lifestyle of young

people, Vietnam is a potential and attractive market to foreign retailers worldwide. In the period

of 2009 - 2011, although the world’s economy in general and Vietnam’s in particular were

Macro environment

scanning

Industry

Environment

Analysis

Strategic Alternatives

Strategic Factors

Best strategies

Internal

Environment

analysis

Page 51: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Uyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 49 - 55

51

severally affected by the economic downturn,

the retail industry in Vietnam still saw

impressive growth. In 2011, total retail sales

and consumer service revenue reached VND

2,004 billion, up 24.2 percent compared to the

previous year. In 2012, that number reached

VND 2,320 billion, up 16 percent compared

to 2011. Although it has dropped out of the

top 30 attractive retail markets in the world in

2013, according to economic experts, the

Vietnam market still attracts great interest

from large retail corporations in the world.

The report “Vietnam Retail Market Forecast to 2014” says the modern retail channels will

play a crucial role in the future growth, improving their position in the market.

Increasing purchasing power, changing lifestyle, and influence of western culture are

some of the key growth drivers in the country's modern retail market, it says, adding

that, during the next few years, a short wave of consolidation will emerge as foreign

retailers are trying to consolidate their position and deepen their market penetration.

Furthermore, Vietnam has a very receptive attitude towards welcoming FDI and

developing Trade relations. The government is committed to improve the country's

business and investment climate. So the retail market industry in Vietnam is attracting many

international retail groups all over the world. So Vietnamese retail businesses are meeting

with difficulties to compete with foreign rivals and are struggling to survive (Dinh

Thanh, 2011).

However, Vietnam’s application of Economic

Needs Test (ENT) requirement before allowing foreign retailers to open the second

retail outlets is a favorable factor for local retailers. The Departments of Industry and

Trade will use many criteria to decide whether to grant licenses to the opening of

supermarkets or not.

In term of Technological environment, an

estimated 2.0% of Vietnamese households have a broadband-enabled computer,

representing a significant increase from the 0.1% of households in 2005. The rapid uptake

is partly as consequence of the ease and low price of connection. According to the

Ministry of Information and Communication, Vietnam’s internet penetration is at 35.6

percent of the total population. For number of internet users, Vietnam has been ranked

seventh highest among the countries with high internet use in Asia, by Internet World

Stats, that creates potential opportunity for promoting well online marketing as well as

online retail to support offline retail in this market. However, it also results in the strong

substitute from online retail.

In term of industry environment, according to

the statistics from the Association of Vietnam

Retailers, modern retail channel accounts for

only 20 percent, so the market to exploit

remains big and plan, by 2020, Vietnam will

have raised this rate to 45 percent. The

country currently has about 130 commercial

centers, 700 supermarkets, over 1,000 modern

retail outlets, concentrating mostly in Hanoi

and Ho Chi Minh City.

To meet the increasing living standard, the

traditional trade will be instead by modern

trade day by day. The consumption from

traditional market with unstable and smaller

size could not compete with modern retailers

in gaining power of bargaining with

suppliers. The modern retailers with bigger

size than traditional retailers have more

advantages in negotiating with suppliers.

However, the cooperation among local

supermarkets and suppliers are still very

weak. So in expert’ opinion, the suppliers

actually do not have strong bargaining power

with modern retail chains and they still have

many difficulties with this cooperation (Ms

Dinh Thi My Loan, General Secretary of the

Association of Vietnam).

In term of threat of new entrants, current

competitors, all of experts said that the

current and potential foreign competitors are

very strong competency especially after

being a member of WTO. Under WTO

commitments, from January 11, 2010 to

January 11, 2015, Vietnam has given the right

to set up joint venture to provide services

Page 52: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Uyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 49 - 55

52

related to production, in which foreign

investors can own up to 50 percent of the

charter capital of the joint venture. After

January 11, 2015, Vietnam will allow the set

up of enterprises with 100 percent foreign

capital. It means that Vietnam's retail market

will be fully open to foreign companies,

which will create significant pressure on local

businesses (Investment and Trade Promotion

Centre, 2006).

According to Investment and Trade

Promotion Centre of HochiMinh City,

recently, Vietnam's retail market has also

welcomed the participation of many big

names in the world such as Auchan, one of

the largest retail groups in France, which

announced plans to invest US$500 million in

Vietnam retail market, NUTC Fair Price.

However, most of current participants are

supermarkets and hypermarkets, so the

segment of convenient store is still available.

The threats of new entrants and the degree

of rivalry are strong negative forces. The

bargaining power of consumers also

increases along with the greater number of

strong competitors and new comers. The

customers with higher living of standard

bring opportunities for modern retail

expansion but also threats of higher

requirement from customer.

The substitutes from traditional retailing,

online retailing should be taken into account

by the modern retailers. The active and young

population is enjoyable with online shopping

while the older generations prefer to keep the

habit of shopping at traditional market. The

fact indicated that the consumers with

traditional shopping habits prefer buying from

traditional market than going to modern

supermarket. Hang Da Market after upgrading

is an example proving for this reality. A lot of

Vietnamese people prefer the convenience of

the traditional market where they don’t have

to go to car park and just take a few minutes

to finish daily shopping on the way they go

back home from work. Especially, the fresh

food in traditional market is currently a

significant strength of traditional market.

Internal environment

By using the questionnaires with 5 point

rating scale to measure respondents’

evaluation by asking them the degree of

variable that ranked from (1) to (5) toward

positive extension, the statistics results from

185 respondents who are quite familiar with

shopping at supermarket indicates as follows:

Table 1. Mean statistics of respondents for characteristics of local supermarkets in Vietnam

Statistics Location Space Layout Brand Sales

Force

Promo-

tion

Product

Diversifi-

cation

Product

Quality

Competitive

Price

Added

Value

Service

After sales

service

N Valid 185 185 185 185 185 185 185 185 185 185 185

Missing 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Mean 3,0919 2,2108 2,6000 2,8000 2,6108 1,9081 2,0108 4,1027 2,0054 1,9946 2,7027

Std. Deviation ,83222 ,74738 ,49123 ,40109 ,65929 ,53891 ,63408 ,70344 ,63842 ,62985 ,45831

The statistics indicated that local supermarket evaluated at quite high level of location

convenience and product quality. It means that the customers find the convenience from the local

supermarket locations and these supermarkets are good at product quality. However, the

competency in brand, layout, sales force and after sales service still moderate, especially they are

quite weak at space, promotion, value added services, product diversification and price.

It is also transparent that the local retailers will understand customer needs more deeply than the

foreigners do. Being Vietnamese firms, local retailers are also familiar to business manner of

Vietnam. This will help them to easier in penetrating the local market. Saigon Coop Mart has

taken good advantages of this strength; it localized products such as increasing fresh food at

supermarket to meet the customer requirement.

Page 53: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Uyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 49 - 55

53

However, except Saigon Coop mart, most of

local small-size supermarkets are small and

slightly poor at competitive price. They do

not have the deep cooperation with suppliers

so the price is not competitiveness.

Comparing to grant foreign retailers, the

local supermarkets are les competitive in

price (Viet Trung, 2011).

The fact also indicates that marketing

program plays important role in retailing

performance. Advertisement, promotional

program, supported services for

entertainments at shopping places are

employed well at foreign supermarkets while

still poor at the local firms. Attractive

promotional programs at foreign

supermarkets such as Big C always attach

crowded customers.

Discussions and Recommendations

There is no doubt about the positive effect

from modern retail that AT. Kearney, in its

15 years analysis, indicated, “modern retail

drives the economy through increased

productivity, investments in capital stock,

new job creation and lower prices”. Vietnam

has potential market for retail industry and

need to stimulate the retail industry as a key

driver of the economy.

However, experience from Thailand shows

that the monopolistic power and over-

expansion of foreign modern retailers can

disrupt the local economy and culture. The

global retailers has put local traditional

retailers and suppliers at a competitive

disadvantage and ultimately put those that are

unable to adapt out of business. Thus, finding

strategic solution to enhance local retailers is

necessary to create a sustainable development

for retail industry.

To formulate solid strategies for local

supermarkets based on careful environment

scanning, the SWOT matrix is quite match in

this situation and it can illustrate as follows:

Table 2. SWOT Matrix for Local Supermarkets in Vietnam

Strengths:

Young and dynamics

Understand well local customer

needs

Familiar to business manner of

Vietnam

Reliable quality

Weakness:

Weak financial resource

Small size, poor space

Poor product line.

Slightly poor competitive

price

Moderate in sales and

Management Skills

Poor after-sales service

Poor relationship with

suppliers

Poor marketing and R&D

competency

Opportunities

fair and healthy

market

Growing market

High demand for a

new and modern retailing

Favorable Culture and

social trend

Regulation to

constraint expansion of

foreign retailers

SO strategies

- Market Penetration strategy: focus

on R& D and Marketing to strengthen

image and services

- Niche marketing: setting up local

convenient store or small size of

supermarket which match to local

customer needs

- Being First mover to take

advantages of government policy in

constraining expansion of foreign

retailers.

WO strategies

- Diversification strategy:

diversify product lines

- Merge and alliance strategy:

small local firm should

integrated to enhance capacity

- Strong Integrated with

suppliers

- Focus on Marketing and R&D..

Combine online marketing with

traditional marketing

Page 54: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Uyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 49 - 55

54

Niche markets of

convenient retail still

available for modern

retailers

Threats

Direct competition

from giant international

retailers

Higher requirement

from customers.

Modern Retail

expansion generate

higher bargaining power

for customers

Competition in

setting up the sustainable

relationship with

suppliers

ST strategies:

- Niche market focus: setting up local

convenient store or small size to

avoid direct competition of foreign

supermarket.

- Apply e-commerce software such as

CRM, CPM, EPR... to strengthen

competency and avoid threats

- Take advantage of online marketing

to stimulate firm attractiveness

WT strategies

- Strong Integrated with

suppliers

- Merge and alliance strategy:

small local firm should

integrated to enhance capacity

- Focus on Marketing and

R&D

- Growth strategy with higher

investment

- Apply e-commerce software

such as CRM, CPM, EPR... to

reduce operating cost and

strengthen relationship with

partner

The TOWS matrix plays an important role in suggesting the strategic alternatives so the theories

of strategy formulation should consider the TOWS matrix as an important part in the process of

generating the solid strategies.

REFERENCE

1. Cox Roger and Brittain Paul (2004) Retailing: an introduction, Prentice Hall.

2. Guy Clifford (1990). The retail development process: location, property and planning: London and

Newyork.

3. Stephen (2005). Organizational Behavior: Prentice-Hall.

4. J. Calantone Roger, Kim Daekwan, B.Schmidt Jeffrey, Cavusgil S. Tamer, (2006). The influence of

internal and external firm factors on international products adaptation strategy and export performance: A

three-country comparison, Journal of Business Research,59, pp. 176-185.

5. Miller, A . and Dess, G. G . (1993), Assessing Porter's (1980) Model in Terms of Its General isability,

Accuracy and Simplicity, Journal of Management Studies, 30(4).

6. Miller, D., & Friesen, P. H . (1983). Strategy making and environment: The third link, Strategic

Management Journal, 4, pp. 221-235.

7. Nguyen Thi Uyen, The Key determinants of retail performance in Vietnam, MBA thesis of

University of the Thai Chamber of Commerce.

8. Porter, M. E. (1985). Competitive advantage: Creating and sustaining superior performance.

9. Tanabe Mario, Claudio De Angelo Flisoni and Alexander Nicholas (2004) The effectiveness of

Strategic planning competitiveness in the Brazilian supermarket sector, Jounal of Retailing and

consumer services,11(1), pp.51-59.

Page 55: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Uyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 49 - 55

55

TÓM TẮT

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ NỘI ĐỊA TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thị Uyên*

Đại học Thương mại

Việc mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ cho các công ty nước ngoài vào ngày 11 tháng 1 năm

2015 của Việt nam sẽ tạo ra những sức ép lớn cho các nhà bán lẻ trong nước. Chính vì vậy, việc

nghiên cứu sâu về tình thế môi trường để định hướng chiến lược cho các các siêu thị trong nước

hiện nay đang là vấn đề cấp thiết đối với các siêu thị nội địa cũng như chính phủ trong việc bảo vệ

các siêu thị này trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các siêu thị nước ngoài. Trên cơ sở nguồn dữ liệu

thu thập từ điều tra khách hàng, ý kiến chuyên gia và các nguồn thứ cấp cũng như từ chính nghiên

cứu trước đây của tác giả, bài viết này chỉ rõ tình thế chiến lược của các siêu thị trong nước và vận

dụng mô thức TOWS để định hướng chiến lược cho các doanh nghiệp này nhằm tạo ra lợi thế cạnh

tranh trên thị trường bán lẻ Việt nam.

Từ khóa: Siêu thị nội địa của Việt nam, lợi thế cạnh tranh, môi trường kinh doanh, phân tích

TOWS, hoạch định chiến lược.

Ngày nhận bài:09/4/2014; ngày phản biện:25/4/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Nhâm Phong Tuân – Đại học Quốc gia Hà Nội

* Tel: 0979118679; Email: [email protected]

Page 56: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Uyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 49 - 55

56

Page 57: tu 121-125.cdr

Trần Huy Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 57 - 62

57

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƯỚC TA HIỆN NAY

Trần Huy Ngọc*, Nguyễn Thị Ngân

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Giáo dục lý luận chính trị là nội dung quan trọng của giáo dục đại học ở nước ta hiện nay. Thực trạng

giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay còn chưa đáp ứng được

yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Do đó, cần tiếp tục đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả

công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay.

Từ khóa: Giáo dục, lý luận, giáo dục lý luận chính trị, nâng cao chất lượng giáo dục, sinh viên

các trường đại học.

1. Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên

Việt Nam hiện nay là hoạt động truyền bá,

nhận thức và vận dụng sáng tạo những

nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước cùng những tinh hoa tư tưởng chính trị

của dân tộc và nhân loại nhằm hình thành thế

giới quan khoa học, nhân sinh quan cách

mạng, phương pháp tư duy biện chứng và

phương pháp hành động khoa học, góp phần

phát huy tính tích cực của sinh viên trong việc

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội

chủ nghĩa.*

Giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận

quan trọng của giáo dục đào tạo ở bậc đại

học, là yêu cầu khách quan nhằm hình thành

và phát triển nhân cách cho sinh viên. Giáo

dục lý luận chính trị tác động trực tiếp đến tư

tưởng, tình cảm, đạo đức và khả năng thực

hành công việc của mỗi sinh viên trong thực

tiễn cuộc sống. Trong bối cảnh, tình hình

chính trị khu vực và thế giới đang diễn biến

phức tạp, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực lý luận,

tư tưởng diễn ra ngày càng gay gắt, các thế

lực thù địch ra sức thực hiện âm mưu diễn

biến hòa bình... do đó, việc giáo dục lý luận

chính trị cho sinh viên được xem là yêu cầu

cấp bách hiện nay.

Về thực chất, giáo dục lý luận cho sinh viên

trong các trường đại học là cung cấp những tri

* Tel: 0949128678, Email: [email protected]

thức khoa học trong lĩnh vực chính trị để góp

phần chủ yếu vào việc hình thành thế giới

quan và phương pháp luận khoa học cho sinh

viên. Nó cùng với các khoa học khác và các

hoạt động chính trị - xã hội bồi dưỡng nhân

sinh quan cộng sản, lý tưởng cách mạng và

niềm tin vào các giá trị của CNXH để sinh

viên có những hành động chính trị - xã hội

tích cực mang tính chất nhân văn và tiến bộ.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi

trọng giáo dục lý luận chính trị. Bởi, theo

Người, nếu chỉ học văn hoá, kỹ thuật, chuyên

môn mà không có lý luận thì như “người

nhắm mắt mà đi”, giáo dục lý luận là nền

tảng, trên cơ sở đó nâng cao trình độ văn hoá

và chuyên môn. Học tập lý luận không phải là

để thuộc làu sách Mác - Lênin, không phải

học một cách giáo điều mà là học cái tinh

thần xử trí đối với mọi việc, đối với mọi

người và đối với bản thân mình. Lý luận

chính trị là bộ phận quan trọng của lý luận,

phản ánh những tính quy luật chính trị, các

quan hệ chính trị - xã hội, đời sống kinh tế -

chính trị - xã hội. Nếu chính trị là lĩnh vực

quan hệ giữa các giai cấp, đảng phái, dân tộc,

quốc gia về mặt nhà nước thì lý luận chính trị

là công cụ đắc lực cho việc cầm quyền của

một giai cấp, nó thể hiện lợi ích và thái độ của

giai cấp đối với quyền lực của nhà nước. Chủ

tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến giáo

dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và

nhân dân ta, coi đây là yếu tố tiên quyết cho

sự thành công của cách mạng.

Page 58: tu 121-125.cdr

Trần Huy Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 57 - 62

58

Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cũng luôn

nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của công tác

giáo dục lý luận chính trị. Từ thực tiễn công

tác giáo dục lý luận chính trị, Đảng ta đã đưa

ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm đổi mới,

nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo

dục lý luận chính trị như: Văn kiện đại hội X

của Đảng chỉ rõ: “Đổi mới, nâng cao chất

lượng, hiệu quả công tác giảng dạy và học

tập lý luận”1. Văn kiện đại hội XI tiếp tục xác

định: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương

thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính

thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng,

tuyên truyền học tập chủ nghĩa Mác – Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối

của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà

nước… Đổi mới, nâng cao chất lượng công

tác giáo dục lý luận chính trị, giáo dục công

dân trong hệ thống các trường chính trị, các

trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Mỗi cán bộ, đảng viên phải học tập, nâng cao

trình độ lý luận chính trị”2. Như vậy, đổi

mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận

chính trị được Đảng ta đặc biệt quan tâm,

nhất là giáo dục lý luận chính trị cho đối

tượng là thanh niên, sinh viên. Văn kiện đại

hội IX chỉ rõ: “Tăng cường giáo dục chính

trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.

Cải tiến việc giảng dạy và học tập các bộ môn

khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh ở các trường đại học, cao đẳng, trung

cấp chuyên nghiệp và dạy nghề”3.

2. Sau hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt

được những thành tựu to lớn trên tất cả các

mặt của đời sống xã hội. Song mặt trái của

kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập

quốc tế đã tác động tiêu cực đến đời sống xã

hội, làm băng hoại nhiều nét đẹp văn hóa

truyền thống, chà đạp lên những giá trị đạo

đức đích thực, làm thay đổi quan niệm, lối

sống, phai nhạt lý tưởng, niềm tin… của một

1 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, Nxb CTQG, HN, 2006, tr.285. 2 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI, Nxb CTQG, HN, 2011, tr.256-267. 3 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, Nxb Sự thật, HN, 2001, tr.110-111.

bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân ta

nói chung và thanh niên, sinh viên nói riêng.

Sinh viên - những người được coi là rường

cột, là chủ nhân tương lai của đất nước đang

có một số biểu hiện tiêu cực như: một bộ

phận sinh viên có tình trạng suy thoái đạo

đức, mờ nhạt về lý tưởng, sống thiếu hoài bão

lập thân lập nghiệp, thiếu bản lĩnh chính trị,

thờ ơ chính trị, mơ hồ về chính trị, có lối sống

vô cảm…

Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt

Nam trong thời kỳ đổi mới có nhiều thuận lợi

song cũng đứng trước không ít khó khăn, thách

thức: Cơ chế thị trường tạo điều kiện cho sinh

viên phát huy được sự năng động, sáng tạo của

mình, nhưng tính chất cạnh tranh khốc liệt của

nó lại sinh ra tâm lý sùng bái đồng tiền, bất

chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn;

Mở rộng giao lưu hội nhập quốc tế đón được

gió lành nhưng cũng không tránh khỏi gió

độc, nhất là sự lợi dụng của kẻ địch để thực

hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” mà đối

tượng chính là thế hệ trẻ trong đó có sinh

viên. Dưới tác động tiêu cực của cơ chế thị

trường, của hội nhập với thế giới, một số sinh

viên đã xa rời lý tưởng cách mạng, giảm sút

tình cảm, đạo đức cách mạng; Cuộc cách

mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến sự

“bùng nổ thông tin”: kiến thức khoa học của

nhân loại vô cùng phong phú, phương tiện kỹ

thuật ngày càng hiện đại, được sử dụng rộng rãi,

tốc độ truyền bá thông tin nhanh chưa từng

thấy, nhất là thông tin trên mạng internet rất đa

dạng, phong phú. Song hạn chế của vấn đề này

là sự thiếu kiểm soát của thông tin, sự lợi dụng

công nghệ thông tin để truyền bá tư tưởng phản

động, văn hóa không lành mạnh, công nghệ

thông tin tạo điều kiện cho con người xích lại

gần nhau hơn nhưng cũng dường lại như đẩy

con người xa nhau hơn… Trong điều kiện như

vậy, giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên

không chỉ có vai trò quan trọng trong cung cấp

thông tin mà quan trọng hơn là việc định hướng,

xử lý thông tin.

Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh

viên các trường đại học nước ta trong thời

gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, Hội

Page 59: tu 121-125.cdr

Trần Huy Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 57 - 62

59

nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khóa X đã chỉ rõ: “Chương trình, nội

dung, phương pháp giáo dục lý luận chính trị

trong nhà trường chậm đổi mới, chưa theo

kịp với trình độ phát triển và yêu cầu của xã

hội”4. Đó là một trong những nguyên nhân

dẫn đến hiện tượng một bộ phận sinh viên

không học hoặc không có hứng thú học tập,

nghiên cứu các môn lý luận chính trị, kết quả

sau khi học các môn lý luận chính trị thường

không cao, hoặc không có chuyển biến trong

nhận thức và hành động của sinh viên. Thực

tế này, đang đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho

công tác tư tưởng hiện nay là: Cần phải tiếp

tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả

giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại

học ở nước ta hiện nay.

3. Để nâng cao chất lượng giáo dục lý luận

chính trị trong các trường đại học hiện nay,

thiết nghĩ cần chú trọng một số giải pháp sau:

- Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường đại học

có vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới,

nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo

dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường

đại học. Do đó, từ phía các nhà quản lý giáo

dục trong các trường đại học cần:

+ Đổi mới tư duy, quan niệm về dạy và học

các môn lý luận chính trị, nhất là ở các trường

không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh. Cần nhận thức rõ vị trí, vai trò

của các môn lý luận chính trị đối với việc bồi

đắp tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho sinh

viên hướng tới việc hình thành thế giới quan

khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương

pháp tư duy và phương pháp làm việc biện

chứng cho sinh viên. Không thể coi đây là

môn phụ, không quan trọng...

+ Tiếp tục chăm lo, bồi dưỡng, phát triển đội

ngũ giảng viên lý luận chính trị cả về số

lượng và chất lượng. Trong thời gian tới cần

chú ý một số vấn đề sau:

Cần có một chiến lược xây dựng đội ngũ

giảng viên lý luận chính trị của các trường

4 ĐCSVN, Văn kiện Hội nghị Trung ương năm, Khóa

X, Nxb CTQG, HN, 2007, tr.37.

trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 năm. Từ

đó, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, sử dụng tối

ưu, cũng như có chế độ, chính sách hợp lý

nhằm làm cho đội ngũ này yên tâm, gắn bó

với nghề nghiệp của mình và nỗ lực phấn đấu

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Cần xây dựng quy trình tuyển dụng giảng

viên lý luận chính trị một cách cụ thể hơn.

Tránh tình trạng nhận tràn lan, không phù hợp

chuyên môn, kém hiệu quả, đào tạo lại…

Giảng viên lý luận chính trị cần được tạo điều

kiện và có quy chế cụ thể định kỳ đi nghiên

cứu thực tiễn ở trong nước (có thể ở nước

ngoài) với mục đích, yêu cầu và kế hoạch cụ

thể, tránh tình trạng hình thức, kém hiệu quả.

Ngoài tập huấn chuyên môn, các trường cần

chú ý tập huấn kỹ năng giảng dạy, ứng dụng

công nghệ thông tin, công nghệ cao trong

giảng dạy.

+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả các buổi

sinh hoạt chính trị, giảng dạy nghị quyết, các

hoạt động chính trị - xã hội ngoại khóa... cho

sinh viên.

- Khoa (Bộ môn) chuyên môn là thành trì về

chuyên môn, bộ phận quản lý trực tiếp nhất

đội ngũ giảng viên, hiểu rõ năng lực chuyên

môn của từng cán bộ giảng viên, do đó để

nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị

mà trước tiên là nâng cao chất lượng đội ngũ

giảng viên lý luận chính trị trong các trường

đại học hiện nay, Khoa (bộ môn) chuyên môn

có vai trò đặc biệt quan trọng. Một số giải

pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

đối với cấp Khoa (bộ môn) chuyên môn:

Khuyến khích giảng viên học tập, nghiên

cứu nâng cao trình độ chuyên môn, tin học,

ngoại ngữ.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các buổi sinh

hoạt chuyên môn định kỳ như: tổ chức thảo

luận chuyên đề, tổ chức các buổi tọa đàm về

nội dung chuyên môn và phương pháp giảng

dạy, tổ chức hội thảo về các môn lý luận

chính trị…

Tổ chức thường xuyên, nghiêm túc công tác

dự giờ, kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng

dạy của các giảng viên, qua đó góp ý và rút

Page 60: tu 121-125.cdr

Trần Huy Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 57 - 62

60

kinh nghiệm về nội dung và phương pháp

giảng dạy.

Đối với các giảng viên trẻ, cần có kế hoạch

bồi dưỡng chu đáo về chuyên môn và phương

pháp giảng dạy. Đồng thời có kế hoạch phân

công cán bộ bồi dưỡng, giúp đỡ các giảng

viên trẻ nâng cao trình độ và phương pháp

giảng dạy.

- Giảng viên lý luận chính trị là những chủ thể

trực tiếp truyền giảng lý luận chính trị cần: Ý

thức được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình

với môn học; không ngừng học tập nâng cao

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tìm tòi, học

hỏi, vận dụng các phương pháp mới, phù hợp

vào giảng dạy lý luận chính trị; áp dụng các

phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng

dạy... Trong đó vấn đề quan trọng nhất, đó

chính là không ngừng học tập, trau dồi kiến

thức lý luận và thực tiễn nhằm không ngừng

nâng cao trí tuệ và bản lĩnh chính trị, năng lực

chuyên môn và đạo đức cách mạng. Xứng

đáng là những người tiên phong trong công

tác giáo dục lý luận chính trị trong các trường

đại học, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà

Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

- Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình,

phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục

lý luận chính trị.

Mục tiêu giáo dục lý luận chính trị phải phù

hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và đối tượng giáo

dục trong mỗi giai đoạn cách mạng nhất định.

Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của công

tác giáo dục lý luận chính trị trong các trường

đại học là làm cho mỗi sinh viên hiểu rõ và

nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ

nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và

Nhà nước. Đó phải là sự lĩnh hội những chân

lý khoa học và cách mạng, giúp cho sinh viên

củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng,

vào mục tiêu cách mạng, vào sự nghiệp đổi

mới đất nước theo con đường độc lập dân tộc

gắn liền với CNXH, đồng thời phải trang bị

cho sinh viên những kiến thức mới về lý luận

chính trị, về khoa học xã hội và nhân văn, bồi

dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan và

phương pháp luận khoa học cho họ. Đó là cơ

sở để củng cố lập trường giai cấp, bản lĩnh

chính trị vững vàng cho sinh viên, kiên quyết

đấu tranh chống lại mọi biểu hiện thù địch, sai

trái, kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác –

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,

quan điểm của Đảng. Từng bước nâng cao

trình độ lý luận chính trị, năng lực vận dụng

chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, chủ trương, đường lối, chính sách,

pháp luật của Đảng và Nhà nước cho sinh

viên trong quá trình hoạt động thực tiễn chính

trị - xã hội của mình.

Công tác lý luận cần tiếp tục nghiên cứu, bổ

sung, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với thực tiễn

cách mạng Việt Nam. Nội dung, chương trình

giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các

trường đại học cần tiếp tục được đổi mới, bổ

sung, phát triển đồng thời cần cân đối lại nội

dung kiến thức trong từng môn học sao cho

logic, khoa học, nhất là trong điều kiện học

theo học chế tín chỉ hiện nay. Ngoài ra, tùy

theo từng đối tượng, hình thức, thời gian đào

tạo các chủ thể giáo dục có thể trang bị cho

sinh viên những hiểu biết về các vấn đề chính

trị - xã hội, các trào lưu tư tưởng mới nảy

sinh, các thể chế chính trị trên thế giới…

nhằm mở rộng tầm hiểu biết và có cơ sở đấu

tranh với những quan điểm thù địch, sai trái.

Phương pháp giữ vai trò rất quan trọng trong

giáo dục lý luận chính trị. Phương hướng cơ

bản của việc đổi mới phương pháp là: quán

triệt hơn nữa phương châm lý luận gắn liền

với thực tiễn; bảo đảm tính cách mạng, khoa

học trong giảng dạy; phát huy tính tích cực,

chủ động, sáng tạo của người học. Để quán

triệt và thực hiện phương hướng cơ bản này,

cần có sự linh hoạt, sáng tạo trong việc sử

dụng các phương pháp giảng dạy. Hình thức,

phương pháp giảng dạy phải phù hợp với mục

tiêu, đối tượng, cũng như phù hợp với những

yêu cầu mới của tình hình kinh tế - xã hội,

những quy luật của nhận thức, tâm lý đối

Page 61: tu 121-125.cdr

Trần Huy Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 57 - 62

61

tượng và đảm bảo truyền tải nội dung giáo

dục lý luận chính trị một cách tối ưu. Trong

điều kiện hiện nay, cần nhanh chóng tiếp cận

những thành tựu tiên tiến của khoa học công

nghệ trong giáo dục, từng bước hiện đại hóa

phương pháp, phương tiện dạy và học, thực

sự coi sinh viên là trung tâm của giáo dục

hiện đại để từ đó đưa ra các phương pháp giáo

dục tích cực, phù hợp.

- Ngoài ra, để nâng cao chất lượng, hiệu quả

giáo dục lý luận chính trị hiện nay thì vai trò

của người học (sinh viên) là rất quan trọng.

Bởi, có đổi mới như thế nào từ phía chủ thể

giáo dục lý luận chính trị, nội dung, chương

trình, phương pháp, phương tiện giáo dục lý

luận chính trị mà từ phía đối tượng không

chịu đổi mới thì không thể nào nâng cao

được chất lượng giáo dục lý luận chính trị. Do

đó, sinh viên các trường đại học cũng cần:

Đổi mới quan niệm về các môn lý luận chính

trị. Phải nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của

các môn lý luận chính trị, không thể coi đây

là các môn phụ, môn không quan trọng. Từ

đó, có ý thức, thái độ học tập, nghiên cứu một

cách nghiêm túc, đúng đắn.

Đổi mới cách học tập các môn lý luận chính

trị. Không thể học một cách chống đối, học

thuộc lòng, thi cho qua… do đó, khi học xong

sinh viên không nắm được bản chất của vấn

đề, không thể vận dụng những kiến thức đã

học vào thực tiễn để giải quyết được các vấn

đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đặt ra. Vì,

xét cho cùng giáo dục lý luận chính trị ở các

trường đại học không chỉ là trang bị tri thức lý

luận chính trị cho sinh viên mà còn phải giúp

hình thành ở họ niềm tin chính trị và hành

động chính trị - xã hội tích cực, đúng đắn.

Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu.

Hiện nay, trong học chế tín chỉ, với mục tiêu

là biến quá trình giáo dục trở thành quá trình

tự giáo dục, nên thời gian tự học, tự nghiên

cứu có thời lượng lớn hơn gấp nhiều lần thời

gian học trên lớp. Do đó, nếu sinh viên không

chủ động chuẩn bị kỹ bài ở nhà, không tự

nghiên cứu theo định hướng của giảng viên

thì thời gian học trên lớp của sinh viên sẽ

không có hiệu quả. Nhất là các môn lý luận

chính trị, với đặc thù là các môn khoa học có

tính khái quát hóa, trừu tượng hóa cao thì lại

càng cần phải nâng cao tinh thần, ý thức tự

giác học, tự nghiên cứu.

Giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc

sách hàng đầu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa

và hội nhập quốc tế hiện nay, giáo dục và đào

tạo ngày càng thể hiện vị trí, vai trò quan

trọng của mình trong việc xây dựng và phát

triển đất nước. Giáo dục đạo đức, tư tưởng,

tinh thần, tình cảm, văn hóa chính trị… cho

sinh viên là một trong những nhiệm vụ hết

sức quan trọng trong giáo dục đại học ở nước

ta hiện nay, do đó, đòi hỏi cần tiếp tục đổi

mới, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục lý

luận chính trị cho sinh viên các trường đại

học. Thực hiện thắng lợi, nghị quyết Hội nghị

lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp

hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị

trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội

nhập quốc tế với mục tiêu: Giáo dục con

người Việt Nam phát triển toàn diện và phát

huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của

mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu

đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Ngọc Am (2009), Một số vấn đề về phương

pháp giảng dạy lý luận chính trị, Nxb Thông tấn,

Hà Nội.

2.Vũ Ngọc Am (2011), “Hiệu quả và tiêu chí đánh

giá hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị”,

Tạp chí Tuyên giáo, (11), Hà Nội.

3. Hoàng Anh (2006), Giáo dục lý luận Mác –

Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách

của sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị

trường hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học

viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

4. Lương Gia Ban (2002), Góp phần nâng cao

chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung, chương

trình các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Phạm Huy Kỳ (2010), Lý luận và phương pháp

nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị, Nxb Chính

trị - Hành chính, Hà Nội.

Page 62: tu 121-125.cdr

Trần Huy Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 57 - 62

62

SUMMARY

IMPROVING THE QUALITY OF EDUCATION ON POLITICAL THEORY FOR

UNIVERSITY STUDENTS IN VIETNAM NOWADAYS

Tran Huy Ngoc*, Nguyen Thi Ngan

College of Economics and Business Administration - TNU

Education on political theory is an important part of education and training at tertiary level in

Vietnam. As it can be seen, the reality of political theory education for university students in our

country has not met the requirements of practice. Therefore, there is a necessary need to continue

to innovate in order to further improve the quality and effectiveness of education on political

theory for university students in our country nowadays.

Key words: Education, reasoning, education on political theory, improve the quality of education,

university students.

Ngày nhận bài:07/5/2014; ngày phản biện:28/5/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: ThS. Ngô Thị Tân Hương – Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0949128678, Email: [email protected]

Page 63: tu 121-125.cdr

Lê Thị Quỳnh Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 63 - 68

63

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG, CHI PHỐI ĐẾN

TÍNH TÍCH CỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

Lê Thị Quỳnh Trang1*, Lê Thị Thu2

1Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên 2Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội

TÓM TẮT Tích cực giảng dạy là ý thức tự giác của giảng viên về mục đích của hoạt động giảng dạy, thể hiện

lòng say mê đối với hoạt động giảng dạy; sự chủ động, sáng tạo và nỗ lực vượt mọi khó khăn, nhằm

tổ chức và thực hiện tốt hoạt động giảng dạy. Tính tích cực giảng dạy có vai trò quan trọng đối với

hoạt động giảng dạy của giảng viên, nó vừa là mục đích, vừa là phương tiện vừa là điều kiện của hoạt

động giảng dạy. Trong quá trình dạy học, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, chi phối đến tính tích cực

giảng dạy của giảng viên. Bài viết dưới đây sẽ trao đổi với người đọc về vấn đề này.

Từ khoá: tính tích cực, tính tích cực giảng dạy, vai trò của tính tích cực, vai trò của tính tích cực

giảng dạy, hoạt động giảng dạy.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM*

Tính tích cực

Tính tích cực là thái độ cải tạo của chủ thể đối

với thế giới khách quan thông qua việc huy

động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm

giải quyết các nhiệm vụ nảy sinh trong hoạt

động. Nó là một phẩm chất của tư duy; là điều

kiện quyết định hoạt động tưởng tượng sáng

tạo. Tính tích cực còn là thuộc tính ý chí của

nhân cách thể hiện trong hành động ý chí, kỹ

năng, hành động tự động hóa kỹ xảo, hành

động ý chí đơn giản và phức tạp – bản chất

tâm lý của tính tích cực thuộc về ý chí.

Tính tích cực của cá nhân gắn liền với trạng

thái hoạt động của chủ thể. Tính tích cực bao

hàm tính chủ động, sáng tạo, tính có ý thức

của chủ thể trong hoạt động, tính quy định

của mục đích hành động trong hiện tại tính

siêu hoàn cảnh và tính bền vững tương đối

của hành động trong sự tương quan với mục

đích đã thông qua. Tính tích cực thể hiện sự

nỗ lực cố gắng của bản thân, ở sự chủ động,

tự giác hoạt động và cuối cùng là kết quả cao

của sự hoạt động có mục đích của chủ thể.

Tính tích cực được nảy sinh, hình thành, phát

triển trong hoạt động.

Như vậy, tính tích cực là ý thức tự giác của

con người về mục đích của hoạt động, thể

* Tel: 0982 31 03 79; Email: [email protected]

hiện ở lòng say mê đối với hoạt động; sự chủ

động và sáng tạo vượt qua mọi khó khăn

trong hoạt động, nhằm tổ chức và thực hiện

hoạt động có hiệu quả. Tính tích cực được

nảy sinh, hình thành, phát triển và biểu hiện

trong hoạt động.

Tính tích cực giảng dạy của giảng viên

Tích cực giảng dạy là ý thức tự giác của

giảng viên về mục đích của hoạt động giảng

dạy, thể hiện lòng say mê đối với hoạt động

giảng dạy; sự chủ động, sáng tạo và nỗ lực

vượt mọi khó khăn, nhằm tổ chức và thực hiện

tốt hoạt động giảng dạy.

Ý thức tự giác của giảng viên thể hiện sự nhận

thức đầy đủ và sâu sắc về mục đích của hoạt

động giảng dạy. Mục đích của hoạt động giảng

dạy là giúp sinh viên tái tạo (lĩnh hội) nền văn

hóa xã hội, hình thành và phát triển nhân cách.

Để thực hiện được mục đích đó, thì yếu tố cốt

lõi trong hoạt động giảng dạy của giảng viên là

tạo ra được tính tích cực trong hoạt động học

của sinh viên, làm cho các em vừa ý thức được

đối tượng cần chiếm lĩnh, và biết cách chiếm

lĩnh đối tượng đó. Tính tích cực của sinh viên

trong hoạt động học quyết định chất lượng học

tập [1]. Do đó, chất lượng học tập phụ thuộc

vào trình độ tổ chức, lãnh đạo, điều khiển và

điều chỉnh của người giảng viên. Bởi vậy, nếu

người giảng viên nhận thức càng đầy đủ và sâu

sắc về mục đích đó bao nhiêu, thì sức mạnh vật

Page 64: tu 121-125.cdr

Lê Thị Quỳnh Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 63 - 68

64

chất và tinh thần của giảng viên càng được huy

động bấy nhiêu. Đây là cơ sở của tính tích cực

giảng dạy.

Cùng với việc nhận thức đầy đủ và sâu sắc về

hoạt động giảng dạy, giảng viên còn tỏ thái độ

của mình với nó nữa. Thực tiễn cho thấy, bên

cạnh việc giảng viên nhận thức sâu sắc và đầy

đủ về hoạt động giảng dạy và những yêu cầu

sư phạm của nghề tạo nên “lòng yêu nghề”,

thì việc giảng viên nhận thức đầy đủ và sâu

sắc về đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên,

hiểu sinh viên sẽ tạo nên “lòng yêu người”.

“Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề

bấy nhiêu” – đó là sự hòa quyện giữa tình

cảm và lý trí, tạo khả năng thúc đẩy mạnh mẽ

hoạt động của giảng viên, làm cho giảng viên

chủ động, độc lập và sáng tạo, nỗ lực vượt

qua mọi khó khăn trở ngại để tổ chức và thực

hiện hoạt động giảng dạy hiệu quả.

Chủ động, độc lập trong hoạt động giảng dạy

là một biểu hiện quan trọng của tính tích cực

giảng dạy. Trong hoạt động giảng dạy, người

giảng viên chủ động trong giảng dạy sẽ tích

cực, độc lập trong việc lập kế hoạch giảng

dạy, lựa chọn nội dung phương pháp, phương

tiện dạy học… và tích cực thực hiện các hành

động giảng dạy đạt hiệu quả cao.

Hơn nữa, “Dạy học là nghề sáng tạo nhất trong

các nghề sáng tạo”. Do đó, sáng tạo trong hoạt

động giảng dạy cũng là một đặc trưng cơ bản

của tính tích cực giảng dạy. Bởi sáng tạo, với

tư cách là hoạt động tạo lập và phát hiện những

cái mới, nó đòi hỏi giảng viên phải phát huy

năng lực, phải có động cơ tri thức, kỹ năng

mới có thể tạo nên sảm phẩm mới, độc đáo và

sâu sắc trong dạy học. Mặt khác, với tư cách là

một quá trình, sáng tạo đòi hỏi giảng viên phải

có sự bền bỉ, cần cù, tận tâm, tận lực đối với

hoạt động giảng dạy, không ngừng đổi mới

hoạt động giảng dạy.

Thực tiễn cho thấy, dạy học là một nghệ

thuật, trong đó người thầy vừa đóng vai là

một nhà soạn kịch vừa đóng vai là một diễn

viên, do đó đòi hỏi người giảng viên muốn

thành công thì phải rất khổ luyện. Sau mỗi

giờ giảng người giảng viên cần phải đánh giá

được bài dạy hôm nay đã thành công ở đâu

còn sai sót ở chỗ nào để rút kinh nghiệm cho

lần dạy sau. Trong quá trình đó, giảng viên

gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Sự nỗ

lực khắc phục mọi khó khăn trong quá trình

giảng dạy để đạt hiệu quả cao là một nét đặc

trưng của tính tích cực giảng dạy ở giảng

viên. Do đó, tính tích cực giảng dạy được nảy

sinh, hình thành, phát triển và biểu hiện trong

hoạt động giảng dạy.

Vai trò của tính tích cực giảng dạy

Đối với người thầy

Tính tích cực nói chung và tính tích cực giảng

dạy của giảng viên nói riêng là một trong

những phẩm chất cơ bản của nhân cách người

giảng viên. Tính tích cực giảng dạy là động

lực cơ bản tạo nên giá trị nhân cách người

thầy giáo, tốc độ phát triển của các phẩm chất

và năng lực giảng dạy của người giảng viên

phụ thuộc vào sự gia tăng tính tích cực trong

chính hoạt động sư phạm của người giảng

viên. Vì vậy tính tích cực giảng dạy của giảng

viên có vai trò:

- Là một yếu tố quan trọng để tạo nên nhân

cách người thầy giáo;

- Tạo nên tinh thần, thái độ là việc hăng say

của người thầy;

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ

luật của người thầy;

- Làm cho bài giảng của giảng viên có chất

lượng, hiệu quả cao hơn và hấp dẫn hơn;

- Tạo nên uy tín của người thầy đối với sinh

viên và đồng nghiệp.

Đối với sinh viên và tập thể giáo viên

Với mỗi bài giảng được phát ra không phải từ

cổ họng, mà là từ sự say mê, nhiệt tình, từ

tâm của giảng viên, sẽ:

- Kích thích được tinh thần say mê học tập

của người học;

- Kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của sinh viên;

- Làm cho sinh viên lĩnh hội bài học tốt hơn;

- Lôi cuốn được đồng nghiệp hăng hái làm việc.

- Tạo ra một bầu không khí tâm lý tích cực

trong tập thể giảng viên.

Page 65: tu 121-125.cdr

Lê Thị Quỳnh Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 63 - 68

65

PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH

HƯỞNG, CHI PHỐI ĐẾN TÍNH TÍCH CỰC

GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN

Phân tích nhóm yếu tố tâm lý cá nhân

+ Tình yêu và sự say mê hứng thú đối với

nghề nghiệp

Tính tích cực trong hoạt động giảng dạy của

giảng viên phụ thuộc rất lớn vào hệ thống thái

độ của người giảng viên đối với hoạt động

giảng dạy. Nếu giảng viên có sự say mê nghề

nghiệp; tình yêu đối với nghề nghiệp; hứng

thú đối với công việc; tinh thần kỷ luật; cởi

mở; chân thành; đoàn kết; tương trợ nhân ái;

công bằng cần cù; sáng tạo; khiêm tốn; yêu

thương con người… thì sẽ tạo nên những nét

tính cách tích cực ở người giảng viên. Điều

đó cho phép giảng viên hoạt động lao động tự

giác, có sức mạnh to lớn để vượt qua được

những khó khăn trở ngại đạt tới mục tiêu. Mặt

khác nó còn có khả năng lôi cuốn, tập hợp

được nhiều người khác theo mình [2].

+ Tinh thần trách nhiệm của giảng viên

trong hoạt động giảng dạy

Đây là yếu tố ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ

tới tính tích cực giảng dạy của giảng viên vì

nó thể hiện bản lĩnh và ý thức trách nhiệm của

người giảng viên trước công việc nói chung

và hoạt động giảng dạy nói riêng. Người

giảng viên có tinh thần trách nhiệm cao đối

với công việc thì họ thường hết lòng vì công

việc; say mê, nhiệt tình, tận tuỵ với nghề;

luôn thực hiện tốt các yêu cầu, nội quy, quy

chế về giảng dạy, chuyên môn và nghiệp vụ;

hoàn thành tốt các nhiệm vụ giảng dạy được

giao… và ngược lại.

+ Ý thức về nghĩa vụ cá nhân

Ý thức cá nhân là mức độ phát triển cao của ý

thức, là khả năng tự nhận thức về bản thân; có

thái độ rõ ràng đối với bản thân; tự điều

khiển, điều chỉnh hành vi theo mục đích tự

giác; từ đó tự giáo dục và tự hoàn thiện.

Ý thức về nghĩa vụ cá nhân phản ánh trình độ

nhận thức về nghĩa vụ và trách nhiệm của cá

nhân đối với xã hội với tư cách là những công

dân chân chính của xã hội và cộng đồng. Đối

với người giảng viên, bên cạnh những quyền

lợi của giảng viên, với tư cách là những người

giảng viên chân chính, người giảng viên cần

nhận thức đúng đắn về về nghĩa vụ và trách

nhiệm của mình đối với xã hội đó là giảng

dạy, giáo dục sinh viên; nghiên cứu khoa học

và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên

môn và nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất

lượng đào tạo. Ngoài ra giảng viên còn phải

có nghĩa vụ tuân theo các quy định của pháp

luật… Từ đó, có thái độ rõ ràng đối với bản

thân; tự điều khiển, điều chỉnh hành vi hoạt

động nghề nghiệp của mình theo mục đích tự

giác; trên cơ sở đó tự giáo dục và hoàn thiện

bản thân mình.

+ Lương tâm đạo đức nghề nghiệp

Lương tâm đạo đức là gốc của nhân cách nói

chung và nhân cách người giảng viên nói

riêng. Bất cứ một cá nhân nào khi tham gia

vào hoạt động nghề nghiệp, để mang lại chất

lượng và hiệu quả bền vững, bên cạnh năng

lực chuyên môn (trình độ tay nghề), cần phải

có đạo đức nghề nghiệp. Còn đối với dạy học

là nghề đào tạo con người, nghề lao động

nghiêm túc, không được phép tạo ra thứ phẩm

chứ đừng nói tới phế phẩm như một số nghề

khác, nghề mà công cụ chủ yếu được sử dụng

để thực hiện quá trình đào tạo là nhân cách

của chính mình, là phẩm chất đạo đức, chính

trị; là sự giác ngộ về lý tưởng đào tạo thế hệ

trẻ; là lòng yêu nghề, mến trẻ; là trình độ học

vấn; là lối sống, cách xử sự… của người thầy

giáo. Vì vậy, lương tâm đạo đức nghề dạy học

là thước đo chuẩn mực của người thầy giáo,

là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo.

K.D.Usinxki đã khẳng định “Dùng nhân cách

để tác thành nhân cách” [1]. Một người giảng

viên có lương tâm đạo đức nghề nghiệp sẽ

sống và hành động theo lẽ phải, có phẩm chất

đạo đức nghề nghiệp tốt đẹp, có tình yêu đối

với nghề và với con người. Đúng như

L.N.Tônxtôi – trong “Tác phẩm sư phạm” đã

nói: “Để đạt được thành tích trong công tác,

người thầy giáo phải có một phẩm chất – đó

là tình yêu. Người thầy giáo có tình yêu trong

công việc là đủ cho họ trở thành người giáo

viên tốt” [1].

Page 66: tu 121-125.cdr

Lê Thị Quỳnh Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 63 - 68

66

Phân tích nhóm yếu tố tâm lý xã hội

+ Không khí tâm lý, truyền thống làm việc

của khoa và trường

Bầu không khí tâm lý là hệ thống các trạng

thái tâm lý tương đối ổn định đặc trưng cho

một tập thể nào đó [3]. Bầu không khí tâm lý

sư phạm là hệ thống các trạng thái tâm lý

tương đối ổn định đặc trưng cho một tập thể sư

phạm và có ý nghĩa đối với các thành viên của

tập thể sư phạm đó. Bầu không khí tâm lý có

ảnh hưởng một cách gián tiếp tới hoạt động

giảng dạy của giảng viên. Nó được xem là

“chất xúc tác” cho quá trình hoạt động sư

phạm, trước hết là bổ sung cho các điều kiện

kích thích khác. Một tổ chức khoa và trường

có bầu không khí tốt như các thành viên đoàn

kết, đồng cảm và giúp đỡ lẫn nhau trong các

hoàn cảnh khó khăn, dân chủ, kỷ cương, tích

cực tham gia thực hiện nhiệm vụ chung của

khoa, trường, sự tín nhiệm và tính đòi hỏi cao

của các thành viên trong khoa, trường, phê

bình có thiện chí và thiết thực, tự do phát biểu

ý kiến về những vấn đề liên quan đến tập thể,

không có áp lực của người lãnh đạo… sẽ là

chất xúc tác tích cực làm tăng hiệu quả giảng

dạy của giảng viên và ngược lại.

Cùng với bầu không khí tâm lý, thì yếu tố

truyền thống của khoa, trường và tập thể

giảng viên cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới

tính tích cực giảng dạy của giảng viên.

Truyền thống là những di sản tinh thần luôn

luôn liên tục và luôn luôn được kế tục. Đó là

những đức tính, tập quán, tư tưởng và lối

sống được hình thành trong đời sống và được

xã hội thừa nhận, được truyền từ thế hệ này

sang thế hệ khác và có tác dụng to lớn đối với

mỗi cá nhân và toàn thể xã hội, là tài sản, tinh

hoa văn hoá tinh thần của thế hệ trước chuyển

giao cho thế hệ sau [4]. Truyền thống là một

thứ “keo kết dính” các thành viên của khoa và

trường trở thành chỉnh thể hoàn chỉnh thống

nhất và đoàn kết. Do tính quần chúng, tính

vững chắc, tính kế thừa và tính sáng tạo, tính

tiến bộ và dễ gây cảm xúc của truyền thống là

cho nó có sức mạnh to lớn đối với cuộc sống

của mỗi cá nhân và tập thể. Trong thực tế, căn

cứ vào ý nghĩa tích cực của truyền thống tốt

đẹp, tiến bộ đồng thời cũng có tổ chức có

truyền thống xấu, lạc hậu. Các khoa, trường

có truyền thống tốt đẹp, tiến bộ như truyền

thống dạy tốt học tốt; lá lành đùm lá rách; tôn

sư trọng đạo; đổi mới nội dung, phương pháp

dạy học; dạy và học tích cực… sẽ điều chỉnh

các giảng viên hoạt động tích cực để giữ vững

truyền thống.

+ Ảnh hưởng của đồng nghiệp

Để tồn tại và phát triển con người phải hợp

tác với người khác. Sự hợp tác là cơ chế tham

gia của cá nhân vào các mối quan hệ xã hội

nhằm thiết lập, gia nhập, duy trì và phát triển

hệ thống các mối quan hệ đó. Sự tham gia của

con người vào các mối quan hệ đó chính là sự

tìm kiếm mối liên hệ qua lại với người khác

để cùng hành động chung và thực hiện mục

đích. Trong quá trình hoạt động cùng nhau

diễn ra sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa người và

người. Trong hoạt động sư phạm cũng vậy,

các giảng viên có sự phản ánh trực tiếp hoàn

cảnh sinh hoạt, tri giác lẫn nhau, rung cảm lẫn

nhau, học hỏi lẫn nhau, có thái độ đánh giá

lẫn nhau, thậm chí bắt chước nhau… Mức độ

ảnh hưởng lẫn nhau giữa các giảng viên trong

hoạt động sư phạm, tuỳ thuộc vào rất nhiều

nhân tố, đặc biệt vào mức độ thống nhất giữa

họ với nhau trong sự nghiệp chung, vào uy tín

của giảng viên đối với những người khác

hoặc uy tín của tập sư phạm dưới con mắt của

giảng viên… Vì vậy, đồng nghiệp có thể ảnh

hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tính tích cực

giảng dạy của giảng viên.

+ Sự khuyến khích, đánh giá của lãnh đạo

khoa, trường

Lãnh đạo là sự ảnh hưởng xã hội, là hoạt

động có mục đích trong một tổ chức, là sự tác

động hợp pháp đến những người khác nhằm

thực hiện những mục đích đã định và khi nói

tới khái niệm “Người lãnh đạo” chúng ta

không chỉ đề cập đến khía cạnh quyền lực của

người đó được trao mà còn đề cập đến nghệ

thuật kích thích, lôi cuốn và thúc đẩy những

người bị lãnh đạo thực hiện hoạt động chung

nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra. Theo đó,

người lãnh đạo khoa, trường là người đại diện

cho giảng viên trong quan hệ chính thức với

các tổ chức khác để giải quyết những vấn đề

Page 67: tu 121-125.cdr

Lê Thị Quỳnh Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 63 - 68

67

liên quan đến tập thể sư phạm. Người lãnh

đạo khoa, trường muốn thành công phải khơi

dậy được sự hợp tác của những người dưới

quyền (giảng viên); phải tìm hiểu đặc điểm

người giảng viên, biết rõ nguyên nhân các

hành vi của họ; tìm hiểu những đặc điểm tốt

của giảng viên để khích lệ họ; quan tâm, chú

ý và đề cao vai trò cá nhân của giảng viên;

công bằng trong đánh giá; coi trọng hiệu quả

công việc của giảng viên… Vì vậy, sự khuyến

khích và đánh giá công bằng, khách quan của

lãnh đạo khoa, trường cũng là yếu tố quan

trọng ảnh hưởng tới tính tích cực giảng dạy

của giảng viên.

+ Sự đảm bảo về mặt lợi ích cho giảng viên

(lương, thưởng, thu nhập thêm…)

Ông cha ta xưa có câu: “Có thực mới vực

được đạo”, ngày nay điều đó vẫn có ý nghĩa

quan trọng đối với mọi hoạt động của con

người nói chung và đối với giảng viên nói

riêng. Mọi hoạt động suy cho đến cùng là

nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó. Nếu xét theo

thang thứ bậc nhu cầu của Maslow, nhu cầu

vật chất là loại nhu cầu thấp nhất cần được

thoả mãn để từ đó nảy sinh những nhu cầu

cao hơn [5]. Trong thực tế cũng vậy, con

người, ai cũng cần có việc làm để sống. Đời

sống vật chất cần phải đủ đảm bảo cho cá

nhân và gia đình họ. Mọi hoạt động nói chung

trước tiên đều đi đến giải quyết và đáp ứng

nhu cầu và lợi ích của người lao động. Bất cứ

người lao động nào cũng mong muốn kiếm

được việc làm vừa sức mình mà lại có đồng

lương cao. Vì vậy, việc đảm bảo lợi ích

(lương, thưởng, thu nhập thêm…) cho giảng

viên là một trong những biện pháp kích thích

tính tích cực giảng dạy của giảng viên mang

lại hiệu quả cao.

+ Tính tích cực học tập của sinh viên

Dạy học là sự phối hợp thống nhất biện chứng

giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học

của trò, trong đó sự nỗ lực của giảng viên và

sinh viên trùng với nhau tạo nên sự cộng

hưởng của chính quá trình dạy học đó. Mặt

khác, khi xem xét mối quan hệ giữa dạy và

học; giảng viên và sinh viên cho thấy: giảng

viên là người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển,

còn sinh viên tự giác, tích cực, chủ động tự tổ

chức, điều khiển hoạt động nhận thức - học

tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ

dạy học. Điều đó chứng tỏ tính tích cực học

tập của sinh viên là nhân tố quyết định trực

tiếp đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Do

đó, tính tích cực học tập của sinh viên là yếu

tố ảnh hưởng trực tiếp tới tính tích cực giảng

dạy của giảng viên.

Ngoài các yếu tố trên, thâm niên nghề nghiệp;

tuổi tác; giới tính; sức khoẻ… của giảng viên

cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến tính tích cực

giảng dạy của giảng viên.

Một số biện pháp phát huy tính tích cực

giảng dạy của giảng viên

Để phát huy được tính tích cực giảng dạy của

giảng viên, trước hết cần làm cho họ nhận

thức đầy đủ và đúng đắn về hoạt động giảng

dạy, về giá trị của nghề, đặc điểm và những

yêu cầu cũng như sự cần thiết phải có tính

tích cực giảng dạy. Vì vậy, cần có biện pháp

tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giảng

viên, cụ thể:

- Đề ra những quy định mang tính bắt buộc,

giảng viên cần thực hiện việc bồi dưỡng và tự

bồi dưỡng thường xuyên đặc biệt là bồi

dưỡng đổi mới nội dung, phương pháp,

phương tiện dạy học;

- Có kế hoạch kiểm tra đánh giá thường

xuyên và định kỳ chuyên môn, nghiệp vụ

nhằm thúc đẩy giảng viên tự học tự bồi dưỡng

để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Quá trình kiểm tra, đánh giá cần:

+ Có quy trình, tiêu chí rõ ràng, công khai hóa;

+ Phương pháp đánh giá và công cụ đánh giá

phải đa dạng, đáng tin cậy;

+ Đánh giá qua nhiều nguồn khác nhau: giảng

viên tự đánh giá; sinh viên đánh giá giảng

viên; đồng nghiệp đánh giá và cán bộ quản lý

đánh giá.

Bên cạnh đó, cần phải kích thích tinh thần,

tâm lý của giảng viên, bằng cách:

- Xây dựng tập thể sư phạm lành mạnh với

những truyền thống tốt đẹp;

Page 68: tu 121-125.cdr

Lê Thị Quỳnh Trang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 63 - 68

68

- Căn cứ vào đặc điểm tâm lý của mỗi giảng

viên để động viên kịp thời những đóng góp

của họ; đánh giá đúng những đóng góp của

họ, thừa nhận những khả năng của họ;

- Quan tâm đến đời sống của giảng viên và

mối quan hệ giữa các giảng viên để tạo ra môi

trường tâm lý tích cực cho các giảng viên

trong quá trình giảng dạy;

- Khéo léo ứng xử với giảng viên, thuyết phục

họ sẵn sàng tham gia hợp tác;

- Có chế độ khen thưởng và kỷ luật hợp lý,

kịp thời.

KẾT LUẬN

Tính tích cực luôn là vấn đề hấp dẫn và thu

hút sự tập trung nghiên cứu của nhiều nhà

khoa học. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới

tính tích cực của giảng viên. Mỗi yếu tố có

mức độ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực

khác nhau, nhưng nhìn chung tất cả các yếu tố

đó đều có vai trò quan trọng đối với mức độ

biểu hiện tính tích cực giảng dạy của giảng

viên và việc nâng cao tính tích cực đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn

Thàng (2008), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học

sư phạm, Nxb Thế giới.

2. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Hải Khoát, Phạm

Tất Dong (1995), Tâm lý học đại cương - Tập 1,

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Viện Đại học Mở.

3. Carl Roger (2001), Phương pháp dạy và học

hiệu quả, Nxb Trẻ.

4. Vũ Dũng (2006), Tâm lý học quản lý, Nxb Đại

học Sư phạm.

5. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương

pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư

phạm.

6. Lê Hương (2003), Tính tích cực nghề nghiệp

của công chức - Một số nhân tố ảnh hưởng, Nxb

Khoa học xã hội.

SUMMARY

ELEMENTS INFLUECING ON TEACHING POSITIVES OF LECTURERS

Le Thi Quynh Trang1*, Le Thi Thu2

1College of Technology - TNU 2Ha Noi College of Technology and Economics

Teaching positive is self-consciousness of teachers about the purpose of teaching activities;

demonstrates passion for teaching; initiative, creativity and effort to overcome all difficulties in

order to organize and implement effectively teaching activities. Teaching positive has an important

role to the teaching activities of lecturers; it's a goal, a means, and a condition of teaching

activities. In the teaching process. In teaching process, there are many elements that influence,

affect to the teaching positive of lecturers. The following article will be discussed with the readers

about this problem.

Keywords: positive, teaching positive, the role of positive, positive’s role of teaching, teaching

activities.

Ngày nhận bài:17/02/2014; ngày phản biện:14/03/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Đỗ Thị Tám – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0982 31 03 79; Email: [email protected]

Page 69: tu 121-125.cdr

Nguyễn Văn Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 69 - 74

69

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHOA SINH

VIÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Văn Thanh1*, Hoàng Thị Huyền2

1Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên,

2Khoa Ngoại Ngữ - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Thông qua quan sát, phỏng vấn chuyên gia, tổng hợp tài liệu và phân tích thực tế để tiến hành đánh

giá thực trang hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Kinh tế &

Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên.

Từ khóa: Thực trạng, Hoạt động thể dục thể thao, Ngoại khóa, Giờ chính khóa, Giờ ngoại khóa,

Giáo dục thể chất.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Hoạt động thể dục thể thao (TDTT) ngoại khóa là một yêu cầu tự nguyện tự giác phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe.

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên được thành lập từ năm 2004 với bề dày truyền thống gần 10 năm, thầy và trò của nhà trường luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Quy mô đào tạo hiện nay của trường là trên 5000 sinh viên chính quy. Với số lượng sinh viên như vậy, song thực tế cho đến nay, với thời lượng các tiết học thể dục là không đủ cho mục tiêu nâng cao thể chất cho sinh viên, việc tổ chức hoạt động ngoại khoá cho sinh viên còn kém hiệu quả. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thực trạng các hoạt động ngoại khóa TDTT cho sinh viên hàng năm cũng chưa được tiến hành do vậy không có cơ sở để điều chỉnh nội dung, hình thức tổ chức cho phù hợp và có hiệu quả tốt

Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng các hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên của trường là vấn đề mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những nguyên nhân trên với mong muốn đóng góp cho sự phát triển phong trào TDTT ngoại khóa của Trường chúng tôi tiến hành đánh giá "Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên".

* Tel: 0986882134 – Email: [email protected]

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm. Phương pháp toán học thống kê.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng chương trình, giáo án giảng dạy môn thể dục của Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên

Từ kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy:

Nội dung chương trình thể dục ở trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên phân bố chưa hợp lý và nội dung còn nghèo nàn, đơn điệu, không đáp ứng được nhu cầu, sở thích của sinh viên. Đây là một trong những điểm hạn chế trong công tác dạy học thể dục, không chỉ ở trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên mà ở hầu hết các trường ĐH trên cả nước.

Phương pháp tổ chức giảng dạy thể dục của trường

Môn thể dục được các giáo viên trong trường

tiến hành giảng dạy cho sinh viên theo hai

hình thức chính khóa và ngoại khóa.

Giờ học chính khóa: Được thực hiện theo

thời khóa biểu của nhà trường, lên lớp theo

khối lượng thời gian và chương trình, cách

kiểm tra đánh giá cho điểm theo quy định.

Giờ ngoại khoá: Thời gian hoạt động ngoại khóa dành cho các em nhìn chung còn trong phạm vi nhỏ, số lượng các em tham gia đội tuyển chưa nhiều. Nhà trường cũng chưa có hình thức hướng dẫn các em sinh viên tự tập luyện hoàn thiện các nội dung chính khóa. Chưa phát động được phong trào tự rèn luyện

Page 70: tu 121-125.cdr

Nguyễn Văn Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 69 - 74

70

tập luyện của sinh viên theo các nội dung, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Đôi khi, các giờ học

ngoại khóa chưa được coi trọng nên việc duy trì chưa thường xuyên chất lượng, chỉ khi chuẩn bị

tổ chức giải mới gấp rút tập luyện.

Bảng 1. Bảng phân phối chương trình giảng dạy môn thể dục

của trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên

TT

Học phần I, II, III

Nội dung giảng

dạy Số giờ

Tỷ lệ

% Nội dung giảng dạy

Số

giờ

Tỷ lệ

%

Nội dung giảng

dạy Số giờ

Tỷ lệ

%

Học phần I (GDTCI) Học phần II (GDTCII) Học phần III (GDTCIII)

1 Lý thuyết 3 10 Lý thuyết: 3 10 Lý thuyết: 3 10

2 Thực hành: 27 90 Thực hành: 27 90 Thực hành: 27 90

1. Phương pháp

tập luyện và

một số tư thế

chính

3 10

1. Tư thế chuẩn bị và

các hình thức di

chuyển

3 10 1. Các kỹ thuật

dẫn bóng 3 10

2. Một số bài

tập trong thể

dục cơ bản

3 10

2. Kỹ thuật chuyền

bóng cao tay và kỹ

thuật chuyền bóng

thấp tay (Đệm bóng)

9 30 2. Các kỹ thuật

giữ bóng 9 30

3. Bài thể dục

tay không 60

động tác

9 30 3. Kỹ thuật phát bóng 9 30 3. Các kỹ thuật

đá bóng 9 30

4. Bài thể dục

65 động tác với

gậy

9 30

4. Luật bóng chuyền

và phương pháp thi

đấu

3 10

4. Luật bóng đá

11 người và

phương pháp thi

đấu

3 10

5. Kiểm tra 3 10 5. Kiểm tra 3 10 5. Kiểm tra 3 10

Tổng số giờ

học phần I: 30 100

Tổng số giờ học

phần II: 30 100

Tổng số giờ học

phần III: 30 100

Khảo sát thực trạng về công tác giáo dục thể chất (GDTC) cho sinh viên trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên

Qua bảng 2 cho thấy chất lượng công tác GDTC chưa đáp ứng được nhiệm vụ, nhu cầu đào tạo cũng như nguyện vọng của sinh viên.

Thực trạng về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất, kinh phí, sân bãi, dụng cụ của nhà trường phục vụ cho công tác giảng dạy học tập nội khoá còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng, chưa đáp ứng được cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy học tập và tập luyện ngoại khóa của sinh viên, cũng như diện tích đất, công trình thể thao phục vụ cho nhu cầu tự tập luyện thể thao, rèn luyện thân thể của sinh viên trang thiết bị còn thiếu thốn.

Thực trạng thể lực và hoạt động TDTT ngoại khóa của trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên (bảng 3)

Những yếu tố được đánh giá là ảnh hưởng đến tập luyện ngoại khoá, rèn luyện thân thể (RLTT) của sinh viên là không có tổ chức, giáo viên hướng dẫn, không có điều kiện sân bãi dụng cụ và cũng một phần do chương trình học tập nặng nề nên thiếu thời gian.

Page 71: tu 121-125.cdr

Nguyễn Văn Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 69 - 74

71

Bảng 2. Kết quả khảo sát thực trạng về công tác GDTC

trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên (n = 36).

TT Nội dung phỏng vấn

Kết quả phỏng

vấn

n %

1.

Đánh giá công tác GDTC: - -

- Đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường. 12 33.33

- Đáp ứng từng phần yêu cầu. 0 0

- Chưa đáp ứng. 24 66.67

2.

Những vấn đề mà công tác GDTC cần tập trung: - -

- Đảng uỷ Ban giám hiệu cần quan tâm luôn. 32 88.89

- Cần đẩy mạnh hoạt động TDTT ngoại khóa. 29 80.56

- Cần nâng cao chất lượng giáo viên TDTT. 36 100.00

- Phải cải tiến phương pháp giảng dạy TDTT phù hợp điều kiện nhà trường. 30 83.33

- Cần phải tăng cường cơ sở vật chất sân bãi. 28 77.77

- Tăng kinh phí dành cho hoạt động thể thao. 30 83.33

- Cần tổ chức các hoạt động thể thao. 31 86.11

- Cần tổ chức các giải thể thao, CLB, đội tuyển. 32 88.89

3.

Công tác tổ chức bộ môn: - -

- Cần thiết phát triển bộ môn thể dục. 10 27.78

- Công tác kế hoạch bộ môn: -

+ Đã làm thường xuyên. 26 72.22

+ Chưa thường xuyên. 10 27.78

- Xây dựng lại chương trình, nội dung giảng dạy. 9 25.00

- Nên đưa nội dung kiểm tra tiêu chuẩn RLTT vào đánh giá điểm học tập

của sinh viên? 31 86.11

4.

Công tác kế hoạch tổ chức (n = 10): - -

- Công tác chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn với giáo viên. - -

+ Thường xuyên. 4 40.00

+ Chưa thường xuyên. 6 60.00

- Công tác hướng dẫn sinh viên tập luyện ngoại khoá của giáo viên. - -

+ Thường xuyên. 0 0.00

+ Thỉnh thoảng. 2 20.00

+ Chưa có. 8 80.00

Bảng 3. Kết quả điều tra thực trạng nhu cầu tập luyện ngoại khoá của sinh viên

trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên

TT Nội dung phỏng vấn

Năm thứ

nhất

(n = 72)

Năm thứ hai

(n = 68)

Năm thứ ba

(n = 60)

Tổng cộng

(n = 200)

n % n % n % n %

1.

Động cơ tập luyện TDTT:

- Ham thích. 25 34.72 17 25 20 33.33 62 31

- Nhận thấy tác dụng của

RLTT. 20 27.77 15 22.05 12 20 47 23.5

- Bắt buộc. 15 20.83 25 36.76 15 25 45 22.5

- Không có điều kiện. 12 16.66 11 16.17 13 21.66 36 18

Page 72: tu 121-125.cdr

Nguyễn Văn Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 69 - 74

72

TT Nội dung phỏng vấn

Năm thứ

nhất

(n = 72)

Năm thứ hai

(n = 68)

Năm thứ ba

(n = 60)

Tổng cộng

(n = 200)

n % n % n % n %

2.

Đánh giá giờ học nội khoá:

- Cung cấp kiến thức về TDTT. 2 2.77 4 5.88 2 3.33 8 4

- Trang bị kỹ thuật môn thể thao. 3 4.16 1 1.47 3 5 7 3.5

- Nâng cao được sức khoẻ. 5 6.94 5 7.35 7 11.66 17 8.5

- Giờ học sôi động. 2 2.77 3 4.41 5 8.33 10 5

- Giờ học khô khan. 10 13.88 12 17.64 13 21.66 25 12.5

- Không đủ sân bãi dụng cụ. 50 69.44 45 66.17 30 50 125 62.5

3.

Số sinh viên tập luyện ngoại

khoá:

- Thường xuyên. 21 29.16 8 11.76 10 16.66 39 19.5

- Thỉnh thoảng. 25 34.72 27 39.7 23 38.33 75 37.5

- Không tập. 26 36.11 33 48.52 27 45 86 43

4.

Yếu tố ảnh hưởng đến giờ

học GDTC chính khoá:

- Do điều kiện sân bãi. 27 37.5 25 36.76 23 38.33 75 37.5

- Do trình độ giáo viên. 10 13.88 3 4.41 2 3.33 15 7.5

- Thiếu dụng cụ tập luyện. 30 41.66 29 42.64 27 45 86 43

- Không có đủ trang bị giầy,

quần áo. 5 6.94 5 7.35 8 13.33 18 9

5.

Yếu tố ảnh hưởng đến việc

tập luyện ngoại khoá:

- Không có giáo viên hướng dẫn. 31 43.05 27 39.7 21 35 79 39.5

- Không có thời gian. 1 1.38 5 7.35 3 5 9 4.5

- Không có đủ điều kiện sân bãi

dụng cụ tập luyện. 30 41.66 21 30.88 23 38.33 74 37

- Không được sự ủng hộ bạn bè. 4 5.55 6 8.82 3 5 13 6.5

- Không ham thích môn thể

thao nào. 6 8.33 7 10.29 10 16.66 23 11.5

6.

Sự ham thích tập luyện các

môn thể thao:

- Thích. 37 51.38 38 55.88 32 53.33 107 53.5

- Không thích. 35 48.61 30 44.11 28 46.66 93 46.5

7.

Nhu cầu tham gia tập luyện

tại các CLB văn hoá.

- Rất muốn. 27 37.5 34 50 32 53.33 93 46.5

- Bình thường. 20 27.77 30 44.11 20 33.33 70 35

- Không cần thiết. 25 34.72 4 5.88 8 13.33 37 18.5

Page 73: tu 121-125.cdr

Nguyễn Văn Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 69 - 74

73

TT Nội dung phỏng vấn

Năm thứ

nhất

(n = 72)

Năm thứ hai

(n = 68)

Năm thứ ba

(n = 60)

Tổng cộng

(n = 200)

n % n % n % n %

8.

Nhu cầu tham gia tập luyện

tại CLB thể thao ngoại khóa.

- Rất muốn. 29 40.27 32 47.05 30 50 91 45.5

- Bình thường. 25 34.72 28 41.17 26 43.33 79 39.5

- Không cần thiết. 18 25 6 8.82 4 6.66 28 14

Thực trạng thể lực của sinh viên trường

ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh

Thái Nguyên

Qua nghiên cứu thực trạng học tập cho thấy

kết quả học tập thể dục của sinh viên chưa

khả quan, vấn đề cần phải được quan tâm, xây

dựng những biện pháp đồng bộ để nâng cao

thể lực thể chất cho sinh viên trong trường

thông qua hình thức tập luyện TDTT ngoại

khoá, từ đó nâng cao thể lực cho sinh viên tốt

hơn nữa.

KẾT LUẬN

- Trường ĐH Kinh tế & Quản trị kinh doanh

– Đại học Thái Nguyên chưa coi trọng công

tác ngoại khoá của sinh viên, thiếu sự tổ chức

hướng dẫn sinh viên tự tập luyện và rèn luyện

thân thể và các hoạt động tập luyện ngoại

khoá TDTT. Tổ chức thi đấu còn rất ít chưa

thực sự sôi động.

- Các điều kiện cơ sở vật chất, các điều kiện

đảm bảo về cán bộ và kinh phí cho công tác

giáo dục thể chất còn nhiều khó khăn, chưa

đảm bảo về chất lượng, thiếu về số lượng.

Chưa có chính sách đãi ngộ thích hợp động

viên cán bộ giáo viên và vận động viên tham

gia hoạt động phong trào thể dục thể thao

cũng như phong trào tập luyện ngoại khoá và

thi đấu các môn thể thao.

- Về cơ sở vật chất thiếu thốn ảnh hưởng

đến việc luyện tập TDTT ngoại khóa của

sinh viên.

- Thể lực của sinh viên còn yếu chưa đáp ứng

được nhu cầu về rèn luyện thân thể do nhà

trường đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bóng chuyền (Dùng cho sinh viên TDTT), Nxb

TDTT 2008

2. Bóng chuyền bãi biển và mi ni, Nxb TDTT

1993.

3. Điền kinh và thể dục - Nxb GD 2008.

4. Giáo trình bóng chuyền, Nxb Thể dục thể thao

Hà Nội - năm 2006

5. Giáo trình thể dục - Nxb TDTT 2011

6. Giáo trình trọng tài bóng đá, Nxb TDTT 2001

7. Luật bóng đá - Nxb TDTT Hà Nội 2011

8. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất nhà

trường, Nxb Thể dục thể thao, năm 1997.

9. Lý luận và phương pháp thể dục thể thao - Nxb

TDTT 2006.

10. Vệ sinh và Y học TDTT- Nxb GD 2006

Page 74: tu 121-125.cdr

Nguyễn Văn Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 69 - 74

74

SUMMARY

PHYSICAL ACTIVITY PATTERNS EXTRA – CURRICULAR SPORT

STUDENTS COLLEGE OF ECONOMICS AND BUSINESS ADMINISTRATION

- THAI NGUYEN UNIVERSITY

Nguyen Van Thanh1*, Hoang Thi Huyen2

1College of Economics and Business Administration - TNU 2Foreign Language Department – TNU

By observing, interviewing experts collecting information and analyzing current problems to

evaluate extracurricular physical exercise among students at College of Economics and Business

Administration - Thai Nguyen University.

Key words: Reality, sports activity, foreign key, primary key time, time extracurricular physical

education.

Ngày nhận bài:17/4/2014; ngày phản biện:14/5/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: ThS. Nguyễn Thành Trung – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0986882134 – Email: [email protected]

Page 75: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 75 - 79

75

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

TẠI BỆNH VIÊN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Lan Anh*

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Nhà nước giao quyền tự chủ tài chính cho các Bệnh viện công lập theo NĐ 10/2002/NĐ-CP. Năm

2006, cơ chế tự chủ được mở rộng và được thực hiện trên cơ sở các quy định của Nhà nước theo

NĐ 43/2006/NĐ-CP. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp có thu

công lập thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Thông tư

71//2006/TT-BTC, Thông tư 113/2007/TT-BTC. Bệnh viện xây dựng phương án tự chủ trình Bộ

Y tế phê duyệt, Bộ Y tế ra quyết định phê duyệt phương án và phân loại bệnh viện theo mức độ tự

đảm bảo về kinh phí hoạt động. Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, tác giả đề cập đến thực

trạng quy trình quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, từ đó đưa ra

một số yêu cầu cần thiết giúp cho quy trình quản lý tài chính tại Bệnh viện được đầy đủ, minh

bạch và đúng phát luật.

Từ khóa: Quản lý tài chính, Cơ chế tự chủ tài chính, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

TỰ CHỦ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN*

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp có thu công lập. Bệnh viện thuộc tuyến trung ương khu vực hạng I trực thuộc Bộ Y tế đặt tại tỉnh Thái Nguyên. Bệnh viện được thành lập từ tháng 7/1951 tại Minh Lý, Minh Lập - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, với tên gọi: Bệnh viện Liên khu Việt Bắc, trực thuộc khu Y tế Liên khu Việt Bắc. Ngày 01/7/1956, Bệnh viện được đổi tên thành: Bệnh viện Khu tự trị Việt Bắc, trực thuộc Ủy ban hành chính khu tự trị Việt Bắc. Cuối năm 1956 sáp nhập Bệnh viện Thái Nguyên vào Bệnh viện Khu tự trị Việt Bắc. Ngày 26/3/1976 Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định số 275/BYT-QĐ “Tiếp nhận Bệnh viện Đa khoa Khu tự trị Việt Bắc thuộc Ủy ban hành chính khu tự trị Việt Bắc về Bộ Y tế trực tiếp quản lý kể từ ngày 01/4/1976 và đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên”. Ngày 29/4/1997, Bộ Y tế có Quyết định số 744/QĐ-BYT đổi tên Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên thành Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trực thuộc Bộ Y tế. Ngày 11/5/2007, Bộ Y tế có Quyết định số 1689/QĐ-BYT “xếp hạng I đối với Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên”.

* Tel: 0974 198 666, Email: [email protected]

Bệnh viện đóng trên địa bàn trung tâm tỉnh

Thái Nguyên với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh

nghiệm, được đào tạo đúng chuyên môn

nhằm phục vụ trực tiếp cho người dân của

tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Bệnh

viện có trách nhiệm hỗ trợ chuyên môn,

nghiệp vụ cho hơn 30 các bệnh viện tỉnh,

huyện, thị, ngành, y tế cơ quan, công lâm

trường, xí nghiệp, đơn vị quân đội. Bệnh viện

có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực

về các mặt chính trị, kinh tế, an ninh quốc

phòng….

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ

theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Thông tư

71//2006/TT-BTC, Thông tư 113/2007/TT-

BTC. Cơ chế quản lý tài chính là hệ thống các

nguyên tắc, luật định, chính sách, chế độ về

quản lý tài chính và mối quan hệ tài chính

giữa các đơn vị dự toán các cấp với cơ quan

chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước. Đối

với các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện

quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính.

Đó là cơ chế nhằm tăng cường quyền tự chủ,

tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp

có thu về các mặt hoạt động tài chính, tổ chức

bộ máy và sắp xếp hoạt động, qua đó làm tăng

chất lượng cung cấp dịch vụ công của đơn vị.

Mục đích của bài viết giới thiệu với người đọc

Page 76: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 75 - 79

76

thực trạng quy trình quản lý tài chính tại Bệnh

viện đa khoa trung ương Thái Nguyên từ đó

đưa ra một số yêu cầu cần thiết giúp cho quy

trình quản lý tài chính tại Bệnh viện được đầy

đủ, minh bạch và đúng pháp luật.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG

THÁI NGUYÊN

Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên

xây dựng phương án tự chủ trình Bộ y tế phê

duyệt, Bộ Y tế ra quyết định phê duyệt

phương án và phân loại bệnh viện theo mức

độ tự đảm bảo về kinh phí hoạt động. Nguồn

kinh phí để Bệnh viện đa khoa trung ương

Thái Nguyên đảm bảo duy trì và phát triển

các hoạt động của Bệnh viện bao gồm: Nguồn

kinh phí thực hiện hoạt động sự nghiệp và

Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động sản xuất

kinh doanh, cụ thể:

- Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động sự

nghiệp được hình thành từ kinh phí NSNN

cấp và kinh phí từ thu viện phí, BHXH thanh

toán viện phí. Kinh phí NSNN cấp được

KBNN cấp phát theo mục lục NSNN nhằm

đảm bảo hoạt động thường xuyên, thực hiện

chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện, các

nhiệm vụ khoa học công nghệ, chương trình

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức…

- Nguồn kinh phí thực hiện hoạt động sản

xuất kinh doanh được hình thành từ hoạt động

thu khám chữa bệnh theo yêu cầu gồm các

khoản thu khám bệnh, các dịch vụ kĩ thuật,

điều trị theo yêu cầu; các khoản thu khác theo

quy định hiện hành như thu vận chuyển cấp

cứu, thu hợp đồng nhà thuốc, nhà xe, nhà ăn,

dịch vụ tạp hóa, thu điện nước phục vụ người

bệnh, thu đào tạo chuyên khoa…

Căn cứ vào nguồn kinh phí có được, Bệnh

viện tiến hành chi các khoản chi theo quy

định như sau:

- Chi cho hoạt động sự nghiệp bao gồm:

+ Chi lương, thưởng và các khoản phụ cấp;

+ Chi các dịch vụ hành chính: Chi hoạt động

chuyên môn như thuốc, hóa chất, dịch vụ y tế;

các loại phí xử lý chất thải, phí điện thoại, văn

phòng phẩm…;

+ Chi mua sắm, sửa chữa nhỏ thường xuyên;

+ Chi khác: Chi tiếp khách, từ thiện, đối

ngoại, an ninh trật tự…

Có thể tóm tắt thực trạng quy trình quản lý tài

chính tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái

Nguyên qua các bước như sau:

Quy trình quản lý tài chính của Bệnh viện

Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Đơn vị

Các bước

BV Đa

khoa TW

Thái

Nguyên

Bộ

Y tế

Kho

bạc

Nhà

nước

(1) Lập dự toán (1)

(2) Xét duyệt và

giao dự toán

(2)

(3.1) Sử dụng dự

toán

(3.1)

(3.2) Kiểm soát

việc thực hiện dự

toán

(3.2)

(4) Lập quyết toán (4)

(5) Duyệt quyết

toán

(5)

Bước 1:Lập dự toán

Dự toán NSNN là khoản dự trù về thu chi tài

chính trong một thời gian nhất định (thường

là 1 năm) của các cơ quan Nhà nước để đạt

được mục tiêu và là dự kiến các công việc,

nguồn lực cần thiết để thực hiện được các

mục tiêu trong một đơn vị.

Vào khoảng cuối tháng 8 hàng năm, căn cứ

vào hướng dẫn lập dự toán của Bộ Y tế, các

nghiệp vụ chuyên môn cần thực hiện năm tới,

định mức chi, các nhiệm vụ đột xuất do Chính

phủ và Bộ Y tế phê duyệt, cơ chế, chính sách

Nhà nước ban hành có tác động ảnh hưởng

đến dự toán chi của năm tới, quyết toán của

năm trước, dự toán đã được duyệt của năm

hiện tại, khả năng thu sự nghiệp… Bệnh viện

lập dự toán gửi về Bộ Y tế.

- Đối với dự toán thu: Chi tiết theo từng nội

dung thu (Thu phí, lệ phí, thu BHXH, thu

khám chữa bệnh theo yêu cầu…)

- Đối với các khoản chi: Chi tiết theo từng

nhiệm vụ chi, chi tiết theo mục lục NSNN và

lập theo mẫu quy định (Phụ lục 01).

Page 77: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 75 - 79

77

Bước 2: Xét duyệt và giao dự toán

Trên cơ sở dự toán đã lập của Bệnh viện, Bộ

Y tế xem xét, điều chỉnh dự toán và lập

phương án phân bổ thu chi ngân sách. Giữa

tháng 1 năm sau, Bộ Y tế phân bổ chi tiết

kinh phí ngân sách cho các Bệnh viện thuộc

sự quản lý của Bộ theo từng khoản chi tiết để

đảm bảo việc kiểm soát chi qua KBNN (Mẫu

phụ lục 02).

Bước 3: Sử dụng dự toán

Trên cơ sở kinh phí được giao, Bệnh viện

chấp hành dự toán thu chi ngân sách. Việc sử

dụng dự toán căn cứ vào nội dung dự toán đã

được duyệt và mức dự toán được giao. Theo

đó, dự toán được sử dụng cho các hoạt động

chi thường xuyên và chi không thường xuyên.

- Đối với dự toán chi cho hoạt động thường

xuyên, Bệnh viện tự điều chỉnh các khoản chi

sao cho hợp lý với tình hình hình thực tế tại

Bệnh viện và gửi cơ quan cấp trên, kho bạc

Nhà nước để theo dõi, quản lý và thanh toán.

Các khoản dự toán chi hoạt động thường

xuyên và các khoản thu sự nghiệp không sử

dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục

sử dụng.

- Đối với các khoản chi không thường xuyên

nếu kinh phí cuối năm không sử dụng hết

hoặc không sử dụng đến được chuyển sang

năm sau sử dụng hoặc hủy bỏ dự toán theo

quy định.

Bước 4: Quyết toán kinh phí và duyệt

quyết toán

Sau khi lập và thực hiện dự toán, cuối năm

các Bệnh viện thực hiện quyết toán ngân sách

Nhà nước, quyết toán theo các mục chi của

Mục lục NSNN tương ứng với từng nội dung

chi theo mẫu Bảng tổng hợp tình hình kinh

phí và quyết toán kinh phí (Phụ lục 03).

Bộ Y tế, Kho bạc Nhà nước và các cơ quan

Nhà nước có liên quan thực hiện kiểm tra,

thanh tra, kiểm soát hoạt động thu, chi của

Bệnh viện theo đúng quy định về chế độ tài

chính áp dụng đối với Bệnh viện và thực hiện

duyệt quyết toán.

MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG QUẢN LÝ

TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA

TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Về phía Bệnh viện Đa khoa Trung ương

Thái Nguyên

Thứ nhất: Yêu cầu từ bước lập dự toán:

- Dự toán phải được Bệnh viện lập theo tất cả

các nội dung có liên quan đến nhiệm vụ của

đơn vị trong năm dự toán bao gồm:

+ Các hoạt động thường xuyên theo chức

năng, nhiệm vụ được giao;

+ Các hoạt động không thường xuyên dự kiến

sẽ phát sinh trong năm dự toán.

- Dự toán được lập dựa trên các căn cứ cụ thể:

+ Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, mục tiêu

và tình hình thực hiện kế hoạch của năm sử

dụng dự toán;

+ Tình hình thực hiện dự toán của một số

năm trước;

+ Chính sách pháp luật về quản lý kinh tế, tài

chính hiện hành;

+ Sự thay đổi định mức hoặc thay đổi về chế

độ chi tiêu của cơ quan Nhà nước có thẩm

quyền ban hành.

Yêu cầu khi lập dự toán:

- Đảm bảo nội dung, biểu mẫu và thời hạn của

việc thực hiện dự toán;

- Nhiệm vụ và mục tiêu phải phù hợp với

chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành;

- Đảm bảo tính hợp lý, cân đối thu chi của kỳ

này so với kỳ trước và kỳ tiếp theo;

- Dự toán phải phù hợp, dự toán quá cao sẽ

gây lãng phí, quá thấp sẽ ảnh hưởng đến các

hoạt động của đơn vị.

Thứ hai, khi sử dụng dự toán: Bệnh viện phải

chấp hành đúng định mức chế độ chi tiêu hiện

hành theo quyết định số 140-HĐBT ngày 15-

9-1987 của Hội đồng Bộ trưởng, cụ thể:

- Không được lấy kinh phí sự nghiệp được

cấp để xây dựng nhà khách, trụ sở làm việc và

nhà ở. Việc chống xuống cấp các công trình

thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp phải

có dự toán được duyệt;

Page 78: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 75 - 79

78

- Không được dùng công quỹ để mua sắm những trang thiết bị nhập ngoại đắt tiền, nhất

là những thứ trong nước đã sản xuất được;

- Tăng cường quản lý và triệt để tiết kiệm tiêu

dùng xăng dầu nhằm giảm định mức tiêu hao xăng dầu trên đầu xe, chấp hành nghiêm

chỉnh chế độ sử dụng xe ô tô con;

- Triệt để tiết kiệm điện trong tiêu dùng,

nghiêm cấm dùng quỹ của Nhà nước, của Bệnh viện để thanh toán tiền điện thay cho

cán bộ, viên chức Nhà nước, không phân biệt cấp bậc;

- Tiết kiệm chi tiêu về hội nghị, tiếp khách.

Chỉ trong trường hợp thật cần thiết các ngành

mới được tổ chức hội nghị toàn ngành, tối đa

một năm một lần, chi tiêu theo chế độ do Bộ

Tài chính quy định và không được yêu cầu

ngân sách các địa phương và cơ sở cấp thêm.

Thứ ba, Khi quyết toán kinh phí:

- Bệnh viện thực hiện chi và quyết toán theo

các mục chi của mục lục NSNN tương ứng

với từng nội dung chi;

- Báo cáo quyết toán năm khi gửi Bộ Y tế

thẩm định, phê duyệt phải có xác nhận của

Kho bạc Nhà nước cùng cấp về tổng số và

chi tiết;

- Báo cáo quyết toán ngân sách không được

quyết toán chi lớn hơn thu. Bệnh viện không

quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền của

ngân sách Bộ Y tế vào báo cáo quyết toán

ngân sách của mình.

Về phía Bộ Y tế và các cơ quan Nhà nước

Căn cứ vào dự toán ngân sách được cấp có

thẩm quyền giao. Bộ Y tế, đơn vị có trách

nhiệm phân bổ và giao dự toán kinh phí cho

các đơn vị trực thuộc sau khi có ý kiến thẩm

tra của cơ quan tài chính cùng cấp:

- Bộ Y tế chỉ được cấp phát nguồn kinh phí

theo đúng dự toán được duyệt của cấp có

thẩm quyền;

- Nghiêm cấm các cơ quan quản lý Nhà nước

đòi hỏi Bệnh viện đóng góp để chi tiêu ngoài

định mức, ngoài kế hoạch, trái với chế độ của

Nhà nước, xâm phạm quyền tự chủ tài chính.

Bộ Tài chính cùng các ngành có liên quan

nghiên cứu ban hành hoặc trình các cơ quan

có thẩm quyền ban hành các văn bản sửa đổi,

bổ sung hoặc quy định mới các chính sách,

chế độ, tiêu chuẩn có liên quan đến thu - chi

ngân sách trong các Bệnh viện. Trên cơ sở đó

Bộ Tài chính xây dựng ngay các định mức tài

chính thích hợp đối với từng loại hoạt động,

từng thời gian nhất định để làm cơ sở cho

việc khoán thu, khoán chi.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hiện nay, việc huy động

nguồn lực tài chính cho phát triển y tế, chăm

sóc sức khỏe người bệnh là hết sức cần thiết.

NSNN còn hạn chế, trong khi nhu cầu phát

triển của ngành y tế lại cần nguồn lực tài

chính khá lớn. Để huy động được nguồn lực

tài chính cho ngành y tế cần có cơ chế, chính

sách quản lý tài chính thông thoáng, phù hợp

với yêu cầu thực tiễn của ngành. Cơ chế quản

lý tài chính đối với Bệnh viện Đa khoa Trung

ương Thái Nguyên chịu sự chi phối bởi nhiều

nhân tố. Bởi vậy, việc quản lý tốt nguồn tài

chính của Bệnh viện là việc làm cần thiết giúp

cho quy trình quản lý tài chính được chặt chẽ

từ khâu lập dự toán, sử dụng dự toán đúng

mục đích, có như vậy nguồn kinh phí NSNN

cấp cho hoạt động y tế của Bệnh viện Đa

khoa Trung ương nói riêng và toàn ngành y tế

nói chung mới thiết thực và có hiệu quả.

Ghi chú: Một số từ viết tắt trong bài báo

BHXH: Bảo hiểm xã hội, BTC: Bộ Tài chính,

BYT: Bộ Y tế, BV: Bệnh viện, KBNN: Kho bạc

Nhà nước, NSNN: Ngân sách Nhà nước,TW:

Trung ương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2006), Quyết định 19/2006/QĐ-

BTC ngày 30/3/2006 về chế độ kế toán đơn vị

HCSN, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-

CP ngày 25/4 2006, Thông tư 71/2006/TT-BTC

ngày 9/8/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu

trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ

máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự

nghiệp công lập, Hà Nội.

3. Bộ tài chính (2003), Luật kế toán và các văn

bản hướng dẫn, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2007), Thông tư 15/2007/TT-BYT,

ngày 12/12/2007 hướng dẫn thực hiện quyền tự

chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để

liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để

Page 79: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 75 - 79

79

mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ

của các cơ sở y tế công lập, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Đông (2005), Giáo trình kế toán

công trong đơn vị hành chính sự nghiệp, Nhà xuất

bản Tài chính, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Minh Thọ, Đặng Thị Dịu (2010),

Giáo trình kế toán hành chính sự nghiệp, Nhà xuất

bản Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

7. Lê Thị Thanh Hương (2012), Luận án tiến sĩ,

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các

bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam, Đại học

thương mại, Hà Nội.

8. Trang Web: www.bvdktuthainguyen.gov.vn và

số liệu thu thập tại phòng kế toán-tài vụ Bệnh viện

Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

SUMMARY

SOME ISSUES IN THAI NGUYEN NATIONAL GENERAL HOSPITAL’S

FINAMCIAL MANAGEMENT

Nguyen Thi Lan Anh*

College of Economics and Business Administration – TNU

Under Decree No.10/2002/ND-CP, the State assigns financial autonomy to Public Hospitals. In

2006, autonomy mechanism was implemented on the basis of the State’s regulations under

provisions of Decree No. 43/2005/ND-CP. Under Decree No.43/2006/ND-CP, Circular

No.71/2006/TT-BTC, Circular No.113/2007/TT-BTC, Thai Nguyen National General Hospital is a

Governmental business agency which manages finance under autonomy mechanism. The hospital

submitted the autonomy project to The Ministry of Public Health, and then the Ministry of Public

Health gave the decision to approve the project and clarify hospitals according to different levels

of operating fund self-assurance. Within the scope of research, the author refers the financial

management situations in Thai Nguyen National General Hospital in order to offer a number of

necessary requirements for fully and legally financial management in the Hospital.

Key words: Financial management, Financial autonomy mechanism, Thai Nguyen National

General Hospital

Ngày nhận bài:17/4/2014; ngày phản biện:05/6/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Đoàn Quang Thiệu – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0974 198 666, Email: [email protected]

Page 80: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 75 - 79

80

Page 81: tu 121-125.cdr

Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 81 - 86

81

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN

XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CỦA DOANH NGHIỆP

Nguyễn Việt Dũng*, Mai Thanh Giang, Dương Thanh Tình

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Lý thuyết về cơ cấu vốn hiện đại cho rằng có tồn tại một cơ cấu vốn tối ưu mà ở đó nhà quản trị

doanh nghiệp có thể tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn hoặc gia tăng giá trị doanh nghiệp. Hiện nay

có nhiều phương pháp để xác định cơ cấu vốn tối ưu, tuy nhiên việc lượng hóa còn gặp nhiều khó

khăn. Bài báo này sử dụng phương pháp chi phí sử dụng vốn để xác định cấu trúc vốn tối ưu với

trường hợp của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.

Từ khóa: Cơ cấu vốn tối ưu, nguồn vốn, doanh nghiệp

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có

thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để

đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh

doanh. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh

nghiệp cần phối hợp sử dụng các nguồn vốn

để tạo ra một cơ cấu nguồn vốn hợp lý đem

lại chi phí sử dụng vốn thấp nhất hoặc tối đa

hóa giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xác

định cụ thể cơ cấu vốn tối ưu trong thực tiễn

hoạt động của doanh nghiệp là vấn đề khó

khăn. Hiện nay có nhiều phương pháp để xác

định cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp như

phương pháp chi phí sử dụng vốn, phương

pháp giá trị hiện tại được điều chỉnh, phương

pháp so sánh và phương pháp phân tích hồi

quy. Mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược

điểm khác nhau, trong bài viết này tác giả

giới thiệu phương pháp chi phí sử dụng vốn

áp dụng với trường hợp của công ty cổ phần

xi măng Bỉm Sơn niêm yết tại Sở giao dịch

chứng khoán Hà Nội.

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ SỬ

DỤNG VỐN XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VỐN

TỐI ƯU

Phương pháp chi phí sử dụng vốn tiếp cận

theo quan điểm cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu

vốn mà tại đó tối thiểu hóa chi phí sử dụng

vốn và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.

Nội dung của phương pháp này trải qua các

bước cơ bản sau:

* Tel: 0915.644.857

Bước 1: Xác định chi phí sử dụng vốn vay tại mỗi hệ số nợ.

Chi phí sử dụng nợ vay là tỷ lệ sinh lời cần thiết phải đạt được từ việc sử dụng nợ vay để giữ cho thu nhập của các chủ sở hữu hiện tại không bị sụt giảm. Để xác định cơ cấu vốn tối ưu, việc ước lượng chi phí sử dụng nợ vay không chỉ dừng lại việc ước lượng chi phí sử dụng nợ vay hiện tại mà còn chi phí sử dụng nợ vay tương ứng với các hệ số nợ khác nhau. Muốn xác định được điều này, phương pháp phổ biến là dựa vào một hệ thống xếp hạng tín nhiệm. Tại mỗi mức tín nhiệm, ta có thể xác định mức bù rủi ro tương ứng, qua đó làm cơ sở xác định chi phí sử dụng vốn vay tại mỗi mức hệ số nợ.

Bước 2: Xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần tại mỗi hệ số nợ.

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm có ba bộ phận chính, đó là: cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường và lợi nhuận giữ lại. Chi phí riêng lẻ của từng nguồn vốn trên sẽ tác động đến chi phí vốn chủ sở hữu, từ đó, tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Việc tính toán chi phí sử dụng vốn cổ phần tại mỗi hệ số nợ sẽ bắt đầu bằng việc ước lượng hệ số beta khi tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần (βU). Beta không có đòn bẩy (βU) được xác định theo công thức sau:

E

D*t)(11

ββ L

U

Trong đó: D : Số tiền vay nợ ; E: Vốn chủ sở

hữu ; t : Thuế suất thuế TNDN

Page 82: tu 121-125.cdr

Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 81 - 86

82

Sau đó, ước lượng hệ số beta khi công ty sử

dụng nợ vay (βL) tại mỗi mức hệ số nợ theo

công thức sau:

E

D*t11*ββ UL

Áp dụng mô hình định giá tài sản vốn

(CAPM) để tính chi phí sử dụng vốn cổ phần

tại mỗi hệ số nợ:

rfrmirfe RR*βRr

Trong đó:

+ re là tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư đối

với cổ phiếu i

+ βi là hệ số phản ánh mức độ rủi ro của cổ

phiếu i.

+ Rrf là tỷ lệ lợi tức phi rủi ro

+ Rrm là tỷ lệ lợi tức của danh mục thị trường

Bước 3: Xác định chi phí sử dụng vốn bình

quân (WACC) tại mỗi hệ số nợ và xác định hệ

số nợ tối ưu.

Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)

được xác định theo phương pháp bình quân

gia quyền và có thể được xác định theo công

thức sau:

de rT

Dr

T

E WACC

Hệ số nợ tối ưu là điểm có chi phí sử dụng

vốn bình quân là nhỏ nhất.

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ SỬ

DỤNG VỐN XÁC ĐỊNH VƠ CẤU VỐN

TỐI ƯU CHO CÔNG TY CỐ PHẦN XI

MĂNG BỈM SƠN

Xác định các biến số cho việc ước lượng

Xác định lãi suất phi rủi ro

Lãi suất phi rủi ro được xác định bằng lãi suất

đáo hạn của trái phiếu chính phủ dài hạn tại một

thời điểm nhất định. Để xác định lãi suất phi rủi

ro, tác giả tính toán và sử dụng lãi suất bình

quân của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm

niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí

Minh là 8,87% làm lãi suất phi rủi ro

Xác định phần bù rủi ro

Phần bù rủi ro vốn cổ phần là phần chênh lệch

giữa tỷ suất lợi nhuận của danh mục thị trường

với lãi suất phi rủi ro. Tỷ suất lợi nhuận của

danh mục thị trường là mức tỷ suất lợi nhuận

đòi hỏi bình quân của chủ sở hữu đối với đồng

vốn đầu tư bỏ ra, hay nói cách khác đây chính là

mức chi phí sử dụng vốn trên thị trường.

Theo tính toán, tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi tại

Việt Nam năm 2012 là 15%. Do đó, phần bù

rủi ro vốn cổ phần của doanh nghiệp Việt

Nam là 15% - 8,87% = 6,07%.

Xác định hệ số beta của Công ty cổ phần xi

măng Bỉm Sơn

Hệ số beta của công ty sẽ được xác định theo

phương pháp truyền thống bằng cách hồi quy

dữ liệu giá cổ phiếu lịch sử của công ty với

chỉ số HNX – Index từ thời điểm công ty bắt

đầu niêm yết từ ngày 24/11/2006 đến ngày

31/12/2012. Như vậy, đường đặc thù chứng

khoán của BCC có dạng y = 0,943x + 0,000,

do đó hệ số beta của công ty là 0,943. Hệ số

này sẽ được sử dụng trong tất cả các ước

lượng về cơ cấu vốn tối ưu cho công ty.

Xác định cơ cấu vốn theo giá trị thị trường

tại ngày 31/12/2012

Cơ cấu vốn theo giá trị thị trường phản ánh tỷ

trọng các nguồn tài trợ theo giá trị thị trường.

Đối với các nguồn vốn vay, tác giả giả định

giá trị thị trường của nợ vay bằng với giá trị

sổ sách của công ty tại ngày 28/12/2012.

Xác định thuế suất thuế thu nhập doanh

nghiệp

Mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp áp dụng

tại Việt Nam hiện nay là 25%. Do đó, mức

thuế suất này được tác giả sử dụng trong các

ước lượng cơ cấu vốn tối ưu.

Bảng 1. ROE của doanh nghiệp Việt Nam

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012

ROE của DN trên SGDCKHCM 20,8% 17,4% 23,0% 21,5% 17,2% 18,9%

ROE của DN trên SGDCKHN 20,7% 12,4% 14,4% 13,0% 10,0% 10,9%

ROE binh quân 21% 15% 19% 17% 14% 15%

Nguồn: http://stox.vn và tính toán của tác giả

Page 83: tu 121-125.cdr

Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 81 - 86

83

Bảng 2. Cơ cấu vốn của BCC theo giá trị thị trường

Chỉ tiêu Số lượng cổ

phần

Giá đóng cửa

(đồng/CP)

Giá trị thị

trường (Trđ) Tỷ trọng

Vay và nợ ngắn hạn

1.250.155 28,73%

Vay và nợ dài hạn

2.699.838 62,04%

Tổng nợ vay

3.949.993 90,77%

Giá trị vốn cổ phần 95.661.397 4.200 401.778 9,23%

Tổng nguồn vốn

4.351.771

Tỷ lệ D/E

9,83

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên Bảng CĐKT và dữ liệu giá cổ phiếu

Xác định hệ số beta không có đòn bẩy

Beta không có đòn bẩy (βU) được xác định theo công thức sau:

260,119,83*50,71

0,943

E

D*t)(11

ββ L

U

Xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần với các hệ số nợ

Sử dụng công thức tính hệ số beta có đòn bẩy của công ty tại mỗi hệ số nợ theo công thức sau:

E

D*t11*ββ UL

Sử dụng βL vừa tính được, áp dụng vào công thức của mô hình định giá tài sản vốn CAPM để xác

định chi phí sử dụng vốn cổ phần tại mỗi hệ số nợ khác nhau, chi tiết thể hiện trong bảng 3.

rfrmirfe RRRr *

Bảng 3. Chi phí sử dụng vốn cổ phần tại các mức hệ số nợ

Hệ số nợ Tổng NV Nợ vay Vốn cổ phần Hệ số D/E Beta có đòn bẩy CPSDVCP

0% 4.351.771 0 4.351.771 0,00% 0,1126 9,55%

10% 4.351.771 435177,1 3.916.594 11,11% 0,1220 9,61%

20% 4.351.771 870354,2 3.481.417 25,00% 0,1337 9,68%

30% 4.351.771 1305531,3 3.046.240 42,86% 0,1488 9,77%

40% 4.351.771 1740708,4 2.611.063 66,67% 0,1689 9,90%

50% 4.351.771 2175885,5 2.175.886 100,00% 0,1971 10,07%

60% 4.351.771 2611062,6 1.740.708 150,00% 0,2393 10,32%

70% 4.351.771 3046239,7 1.305.531 233,33% 0,3097 10,75%

80% 4.351.771 3481416,8 870.354 400,00% 0,4504 11,60%

90% 4.351.771 3916593,9 435.177 900,00% 0,8727 14,17%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Tại mức hệ số nợ bằng 0%, công ty không sử dụng nợ vay, nguồn tài trợ cho công ty hoàn toàn từ vốn cổ phần. Do đó, công ty không có rủi ro tài chính mà chỉ còn rủi ro kinh doanh. Chi phí sử dụng vốn cổ phần (CPSDVCP) tại hệ số nợ 0% là 9,55%. Như vậy, phần bù rủi ro vốn cổ phần là 9,55% - 8,87% = 0,68%, cũng thể hiện phần bủ rủi ro kinh doanh trong chi phí sử dụng vốn cổ phần.

Tại mức hệ số nợ khác 0%, ví dụ tại mức hệ số nợ là 80%, chi phí sử dụng vốn cổ phần là 11,60%. Tại mức hệ số nợ này, công ty gánh chịu cả rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Như vậy, phần bù rủi ro tài chính trong chi phí sử dụng vốn cổ phần sẽ được xác định bằng cách lấy chi phí sử dụng vốn cổ phần tại mức hệ số nợ 80% trừ đi lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro kinh doanh, cụ thể 11,60% - 8,87% - 0,68% = 2,05%.

Page 84: tu 121-125.cdr

Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 81 - 86

84

Xác định chi phí sử dụng nợ vay tại các mức hệ số nợ

Hiện nay, chưa có một tổ chức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp đưa ra một thang xếp hạng chính thức và phần bù rủi ro tương ứng. Nhằm xây dựng một bảng xếp hạng tín nhiệm và phần bù rủi ro tương ứng, tác giả căn cứ theo hệ thống xếp hạng do http://www.bondsonline.com đưa ra dựa trên một hệ số duy nhất là khả năng thanh toán lãi vay. Hệ thống xếp hạng này được xây dựng cho ba lĩnh vực cơ bản là dịch vụ tài chính, công ty công nghiệp lớn và công ty chế tạo nhỏ. Theo hệ thống này, Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn được xếp vào loại hình doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn. Căn cứ vào hệ thống xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp công nghiệp quy mô lớn và mức lãi suất phi rủi ro, để ước lượng chi phí sử dụng nợ vay tương ứng với từng mức xếp hạng tín nhiệm được thể hiện trong bảng 4.

Bảng 4. Ước lượng chi phí sử dụng nợ vay theo xếp hạng tín nhiệm

Doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn

Khả năng TT lãi vay Xếp hạng Phần bù rủi ro

Lãi suất phi

rủi ro

Chi phí sử dụng

nợ vay TT >Z <= TO

-100 0,2 D 20,00% 8,87% 28,87%

0,2 0,65 C 12,00% 8,87% 20,87%

0,65 0,8 CC 10,00% 8,87% 18,87%

0,8 1,25 CCC 7,50% 8,87% 16,37%

1,25 1,5 B- 6,50% 8,87% 15,37%

1,5 1,75 B 5,65% 8,87% 14,52%

1,75 2 B+ 4,50% 8,87% 13,37%

2 2,25 BB 3,65% 8,87% 12,52%

2,25 2,5 BB+ 3,20% 8,87% 12,07%

2,5 3 BBB 2,50% 8,87% 11,37%

3 4,25 A- 1,70% 8,87% 10,57%

4,25 5,5 A 1,50% 8,87% 10,37%

5,5 6,5 A+ 1,40% 8,87% 10,27%

6,5 8,5 AA 1,25% 8,87% 10,12%

8,5 100 AAA 0,75% 8,87% 9,62%

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên hệ thống xếp hạng tín nhiệm

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) của Công ty BCC năm 2012 là 458.665 triệu đồng. Giá

trị EBIT năm 2012 sẽ được cố định để tính toán cơ cấu vốn tối ưu khi hệ số nợ thay đổi. Mức lãi

suất tiền vay áp dụng để xác định số tiền lãi vay phải trả là mức lãi suất cho vay dài hạn bình

quân trong 3 năm qua, theo tính toán của tác giả là 10,19%. Dựa trên hệ thống xếp hạng tín

nhiệm trên, tác giả tính toán chi phí sử dụng nợ vay sau thuế (CPSDNVST ) tại mỗi mức hệ số nợ.

Bảng 5. Chi phí sử dụng nợ vay sau thuế tại các mức hệ số nợ

Hệ số

nợ Tổng NV Nợ vay Lãi vay

Khả

năng

TTLV

Xếp

hạng CPSDNVTT CPSDNVST

0% 4.351.771 0 0 - AAA 9,62% 7,22%

10% 4.351.771 435.177,1 44.344,5 10,34 AAA 9,62% 7,22%

20% 4.351.771 870.354,2 88.689,1 5,17 A 10,37% 7,78%

30% 4.351.771 1.305.531,3 133.033,6 3,45 A- 10,57% 7,93%

40% 4.351.771 1.740.708,4 177.378,2 2,59 BBB 11,37% 8,53%

50% 4.351.771 2.175.885,5 221.722,7 2,07 BB 12,52% 9,39%

60% 4.351.771 2.611.062,6 266.067,3 1,72 B 14,52% 10,89%

70% 4.351.771 3.046.239,7 310.411,8 1,48 B- 15,37% 11,53%

80% 4.351.771 3.481.416,8 354.756,4 1,29 B- 15,37% 11,53%

90% 4.351.771 3.916.593,9 399.100,9 1,15 CCC 16,37% 12,28%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Page 85: tu 121-125.cdr

Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 81 - 86

85

Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân tại các mức hệ số nợ

Dựa trên kết quả xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần và chi phí sử dụng nợ vay sau thuế tại mỗi

mức hệ số nợ. Tác giả tính toán chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) tại mỗi mức hệ số nợ.

Bảng 6. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)

Hệ số nợ Hệ số VCSH CPSDVCP CPSDNVST WACC

0% 100% 9,55% 7,22% 9,55%

10% 90% 9,61% 7,22% 9,37%

20% 80% 9,68% 7,78% 9,30%

30% 70% 9,77% 7,93% 9,22%

40% 60% 9,90% 8,53% 9,35%

50% 50% 10,07% 9,39% 9,73%

60% 40% 10,32% 10,89% 10,66%

70% 30% 10,75% 11,53% 11,29%

80% 20% 11,60% 11,53% 11,54%

90% 10% 14,17% 12,28% 12,47%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Qua bảng 6, khi hệ số nợ của công ty dao

động từ 0% đến 90% thì chi phí sử dụng vốn

bình quân dao động từ 9,22% đến 12,47%.

Tại hệ số nợ là 90%, chi phí sử dụng vốn bình

quân đạt là 12,47%. Tại hệ số nợ là 30%, chi

phí sử dụng vốn bình quân của công ty đạt

mức thấp nhất là 9,22%. Như vậy, kết cấu

vốn đạt 30% nợ vay và 70% vốn cổ phần là

kết cấu vốn có chi phí sử dụng vốn thấp nhất,

kết cấu vốn tối ưu của công ty.

KHUYẾN NGHỊ

Đối với công ty

Thứ nhất, công ty nên điều chỉnh hệ số nợ

theo giá trị thị trường trong trung hạn về hệ số

nợ tối ưu là 30%. Do hệ số nợ hiện tại của

công ty là quá cao, nên công ty cần điều chỉnh

xu hướng giảm nợ vay dài hạn và ngắn hạn

xuống. Giới hạn vay nợ của công ty có thể

tham khảo hệ số nợ trung bình ngành là 67%.

Như vậy, công ty có thể chủ động điều chỉnh

hệ số nợ theo giá trị thị trường trong khoảng

30% - 67%.

Thứ hai, ổn định tỷ lệ chi trả cổ tức trên vốn

điều lệ. Trong giai đoạn 2009 – 2012, tỷ lệ

chia trả cổ tức của công ty giảm dần, năm

2012 tỷ lệ chia trả cổ tức là 0%, tức là công ty

dành toàn bộ lợi nhuận để lại tái đầu tư. Điều

này sẽ gây khó khăn trong công tác tái cấu

trúc bằng hình thức phát hành cổ phiếu. Tuy

nhiên, với tình hình và triển vọng kinh doanh

sáng sủa hơn trong những năm tới. Công ty

nên duy trì tỷ lệ chia trả cổ tức là 0% nhằm

tập trung nguồn lực thực hiện tái cơ cấu, hạ

thấp hệ số nợ, tạo ra sự cân bằng tài chính của

công ty trong trung hạn.

Thứ ba, định kỳ phân tích lại chính sách cơ

cấu vốn của công ty. Cơ cấu vốn tối ưu được

xây dựng theo phương pháp chi phí sử dụng

vốn được tính toán dựa trên những số liệu quá

khứ và giả định tại một thời điểm. Quá trình

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là

quá trình động, các biến số thường xuyên thay

đổi. Vì vậy, công ty nên đánh giá lại chính

sách cơ cấu vốn khi có những thay đổi quan

trọng như sự thay đổi của chính sách thuế thu

nhập doanh nghiệp; Sự thay đổi trong chính

sách đầu tư; Sự thay đổi trong hiệu quả kinh

doanh...vv.

Đối với Chính phủ

Một là, thúc đẩy sự phát triển của thị trường

chứng khoán (TTCK). Sự phát triển của thị

trường chứng khoán là cơ sở ước lượng các

tham số như lãi suất phi rủi ro, tỷ suất lợi

nhuận của danh mục thị trường, hệ số beta,

giá trị thị trường của cổ phiếu…vv. Đây là

các biến số rất quan trọng để xác định chi

phí sử dụng vốn của mỗi công ty.

Page 86: tu 121-125.cdr

Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 81 - 86

86

Hai là, xây dựng tổ chức đánh giá hệ số tín

nhiệm. Hiện nay, tại Việt Nam, chưa có cơ

quan xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp nào

xác định hạn mức tín nhiệm và phần bù rủi

ro tương ứng, làm cơ sở xác định chi phí sử

dụng vốn vay tại mỗi mức hệ số nợ. Do đó,

Chính phủ cần ban hành chính sách nhằm

xây dựng công ty đánh giá hệ số tín nhiệm.

Việc ra đời và công nhận dịch vụ định mức

tín nhiệm là một trong những bước đi để

thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu

doanh nghiệp phát triển, hỗ trợ các doanh

nghiệp huy động vốn để phát triển sản xuất

kinh doanh.

KẾT LUẬN

Quyết định về cơ cấu vốn là một quyết định

quan trọng của nhà quản trị tài chính. Việc

ước lượng cơ cấu vốn tối ưu dựa trên hệ

thống xếp hạng tín nhiệm khá đơn giản, căn

cứ vào các nhân tố nội tại của công ty mà

không xem xét đến các yếu tố liên quan đến

ngành kinh doanh, các thống kê thực nghiệm

của thị trường Mỹ có thể chưa thực sự phù

hợp với thị trường Việt Nam. Do đó, để xác

định cơ cấu vốn tối ưu có thể áp dụng nhiều

phương pháp khác nhau như phương pháp giá

trị hiện tại được điều chỉnh, phương pháp so

sánh và phương pháp phân tích hồi quy nhằm

đối chiếu, so sánh. Từ đó, lựa chọn cơ cấu

vốn tối ưu phù hợp nhất với đặc điểm của

doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), “Giáo

trình Tài chính doanh nghiệp”, Nxb Tài chính.

2. Vương Đức Hoàng Quân (2008), “Rủi ro hệ

thống và vấn đề xác định hệ số bêta tại Việt Nam”,

Tạp chí tài chính,10/2008

3. Webside:

http://www. Stox.vn

http://www.stockbiz.vn ;

http://www.bondsonline.com

SUMMARY

USING THE APPROACH OF CAPITAL COST TO DETERMINE THE

OPTIMAL CAPITAL STRUCTURE OF ENTERPRISE

Nguyen Viet Dung*, Mai Thanh Giang, Duong Thanh Tinh

College of Economics and Business Administration - TNU

The modern theory of capital structure states that enterprises are able to reach an optimal structure

of capital by minimizing their capital costs. Nowadays, there have been some approaches to

determine the optimal structure. However, they face the question of reliabilities due to lack of an

appropriate quantitative approach.This paper aims to introduce a new approach which exploits

capital costs to identify an optimal structure of capital for business firms.

Key words: optimal capital structure, capital sources, enterprises

Ngày nhận bài:17/4/2014; ngày phản biện:22/4/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Trần Văn Quyết – Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0915.644.857

Page 87: tu 121-125.cdr

Trần Hoàng Tinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 87 - 92

87

THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở TRUNG TÂM

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG THÁI NGUYÊN

Trần Hoàng Tinh*

Trung tâm Giáo dục quốc phòng - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Quản lý hoạt động dạy học luôn là hoạt động quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đối với

công tác nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở mỗi cơ sở giáo dục và đào tạo. Vì vậy, nâng

cao hiệu quả và đổi mới quản lý hoạt động dạy học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh ở

Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên trở nên cần thiết trong xu hướng phát triển hiện nay.

Bài viết đã tập trung làm rõ thực trạng hoạt động dạy học cũng như quản lý hoạt động dạy học.

Qua số liệu khảo sát đã có đánh giá thực tế, đưa ra được những thuận lợi, khó khăn, của công tác

quản lí hoạt động dạy học tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên. Trên cơ sở nghiên

cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, đã đề xuất 6 biện pháp cụ thể để quản lý hoạt động dạy học môn

Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên. Ở mỗi biện

pháp đều có mối tương tác, liên hệ và hỗ trợ lẫn nhau.

Từ khóa: Giáo dục quốc phòng, trung tâm, quản lý, hoạt động dạy học.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học [2]. Trong đó nâng cao hiệu quả và đổi mới quản lý giáo dục là nhiệm vụ có tính cấp bách của nền giáo dục nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là giải pháp có tính chiến lược được Đảng và Nhà nước cùng đông đảo mọi tầng lớp nhân dân quan tâm.

Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP, AN) cho sinh viên cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học là môn học chính khóa. Bảo đảm cho sinh viên có kiến thức cơ bản về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự [4].

* Tel: 0988114316

Tuy nhiên, công tác dạy học GDQP, AN ở các trường Đại học khá đặc thù, vừa phải theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phải theo quy định của Bộ Quốc phòng. Giảng viên giảng dạy cơ bản là các sĩ quan biệt phái, còn sinh viên thường chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của môn học này. Chính vì vậy, công tác quản lý hoạt động dạy học (HĐDH) môn học GDQP, AN ở các trường đại học khá phức tạp và còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

Trung tâm Giáo dục quốc phòng (GDQP) Thái Nguyên đã thực hiện giảng dạy môn học GDQP, AN với bề dày lịch sử trên 20 năm. Tuy nhiên, HĐDH vẫn còn là một bài toán chưa có đáp số cụ thể. Vì thế, việc đánh giá đúng thực trạng HĐDH và đưa ra những biện pháp quản lý HĐDH môn học GDQP, AN ở Trung tâm GDQP Thái Nguyên là việc làm hết sức cấp thiết.

THỰC TRẠNG HĐDH VÀ QUẢN LÝ HĐDH MÔN HỌC GDQP, AN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

Thực trạng hoạt động dạy môn GDQP, AN của đội ngũ giảng viên

- Về hoạt động giảng dạy

Page 88: tu 121-125.cdr

Trần Hoàng Tinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 87 - 92

88

Khi hỏi ý kiến của đội ngũ giảng viên bằng hình thức hỏi trực tiếp về hoạt động giảng dạy, có được kết quả sau: Đa số giảng viên đã chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp. Tuy nhiên có đến 50% số giảng viên không thường xuyên và chưa cập nhật thông tin mở rộng bài giảng cho sinh viên. Ngoài ra nhiều giảng viên mới chỉ đơn thuần lo hoàn thành việc truyền đạt kiến thức mà chưa quan tâm đến làm thế nào cho sinh viên cảm thấy hứng thú học tập, không sử dụng phương tiện dạy học tích cực, không trao đổi với sinh viên về phương pháp học tập tích cực để đạt hiệu quả cao. Chỉ có 20% giảng viên thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học tích cực và 25% giảng viên thay đổi phương pháp dạy học khi sinh viên không hứng thú học. Việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên sau khi kết thúc môn học và tìm hiểu những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình học tập không được thực hiện ở đa số giảng viên, mà chỉ được ở cấp Trung tâm. Có đến 40% giảng viên chưa bao giờ tìm hiểu những khó khăn của sinh viên gặp phải trong quá trình học tập. Việc làm này chỉ được làm thường xuyên ở 10% giảng viên và đôi khi ở 50% giảng viên. Đa số giảng viên đều nhận rõ tầm quan trọng của môn học nên việc kiểm tra, thi được thực hiện nghiêm túc để đánh giá đúng kết quả học tập của sinh viên.

- Về phương pháp dạy học

Qua kết quả khảo sát ta thấy phương pháp giảng dạy thuyết trình, vấn đáp là phương pháp giảng viên áp dụng thường xuyên nhất (90%). Những phương pháp dạy học tích cực như làm việc cặp, thảo luận nhóm, đóng vai theo tình huống rất ít khi được giảng viên sử dụng (thường xuyên 20%).

- Về phương tiện dạy học

Thực tế hiện nay có 60% giảng viên đã thường xuyên sử dụng máy chiếu và bài giảng điện tử để cho bài giảng sôi động hơn, hấp dẫn hơn. Nhưng bên cạnh đó, việc sử dụng tranh ảnh, sa bàn, vật thực trong giảng dạy còn hạn chế chỉ khoảng 20% giảng viên là sử dụng thường xuyên. Việc sử dụng mô hình vật thật trong giảng dạy của giảng viên cũng hạn chế, mới chỉ có 40% giảng viên là thường xuyên.

Thực trạng hoạt động học môn GDQP, AN

của sinh viên

Khi hỏi ý kiến của 200 sinh viên K22-KD1

(Khóa học GDQP, AN thứ 22 của sinh viên

trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh

doanh - Đại học Thái Nguyên) và 200 sinh

viên K22-SP2 (Khóa học GDQP, AN thứ 22

của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại

học Thái Nguyên) bằng hình thức hỏi trực

tiếp, có được kết quả sau: GDQP, AN là môn

học được nhiều sinh viên coi là môn học khó,

khô khan. Tuy nhiên có đến 85,00% sinh viên

thấy được tầm quan trọng của môn học và

82,00% sinh viên học vì là môn học bắt buộc.

Chính vì vậy, thời gian dành cho hoạt động tự

học và hoạt động ngoại khóa môn học GDQP,

AN của sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu chung

hiện nay. Có đến 58,40% sinh viên không

chuẩn bị bài trước, không đặt câu hỏi cho

giảng viên, không tham khảo tài liệu và không

ghi lại bài giảng theo cách học riêng. Người

học vẫn mang nguyên phương pháp học ở bậc

phổ thông là thụ động và ỉ lại vào giảng viên

khi đã lên bậc học cao hơn.

Thực trạng quản lý HĐDH môn GDQP, AN

ở Trung tâm GDQP Thái Nguyên

Thực trạng quản lý trình, kế hoạch giảng

dạy môn học

- Quản lý việc thực hiện chương trình giảng

dạy của giảng viên

Để giám sát việc thực hiện chương trình giảng

dạy của giảng viên, Ban giám đốc đã thường

xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình qua

kế hoạch của từng khóa. Nhưng việc đánh giá

tiến trình giảng dạy qua sổ đầu bài mới chỉ làm

tốt ở mức 65%. Việc kiểm tra việc thực hiện

tiến trình giảng dạy qua việc dự giờ đột xuất ở

trên lớp của Ban giám đốc được đánh giá ở

mức độ 53%. Điều này cho thấy thực trạng

quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

ở Trung tâm là khá tốt.

- Quản lý việc lập kế hoạch công tác giảng

dạy của giảng viên

Đa số giảng viên đã nhận thức được tầm quan

trọng của việc lập kế hoạch giảng dạy và đã

thực hiện tương đối tốt việc cụ thể hóa nhiệm

vụ năm học và xây dựng những chỉ tiêu, quy

Page 89: tu 121-125.cdr

Trần Hoàng Tinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 87 - 92

89

định cụ thể về kế hoạch cá nhân. Tuy nhiên,

khi yêu cầu giảng viên lập kế hoạch cá nhân

thì nội dung kiểm tra nhiệm vụ lập kế hoạch

công tác giảng dạy của giảng viên và nội

dung sử dụng kết quả kiểm tra có giai đoạn

đạt thấp. Khoảng 60% ý kiến đánh giá tập

trung ở mức trung bình.

Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của

giảng viên

- Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp

của giảng viên

Thực tế cho thấy các cán bộ quản lý và giảng

viên đã rất coi trọng những quy định cụ thể về

việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giảng

viên (69% cho là tốt đối với cán bộ quản lý,

80% đối với giảng viên). Tuy nhiên, việc bồi

dưỡng phương pháp soạn bài và chuẩn bị bài

lên lớp có khóa học vẫn chưa được chú trọng

(có đến 50% giảng viên cho rằng việc làm

này chưa tốt). Công tác kiểm tra việc sử dụng

tài liệu tham khảo có giai đoạn chưa tốt.

- Quản lý nề nếp lên lớp giảng dạy và việc

vận dụng phương pháp, phương tiện dạy học

của giảng viên

Trung tâm đã lập kế hoạch quản lý việc thực

hiện nề nếp lên lớp, xây dựng quy định cụ thể

việc thực hiện giờ lên lớp của giảng viên, tổ

chức dạy thay, dạy bù ở mức tốt và rất tốt. Việc

nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới

phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy

học đã được các nhà quản lý và giảng viên thực

hiện tốt (được đánh giá ở mức hơn 90%).

Nhưng việc bồi dưỡng năng lực sử dụng

phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại lại

chưa tốt. Đó là vì các giảng viên GDQP, AN

chỉ được bồi dưỡng phương pháp dạy học một

cách lý thuyết. Còn việc bồi dưỡng phương

pháp, kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học

hiện đại thì chủ yếu là các giảng viên tự học.

Trong khi đó, việc kiểm tra thường xuyên việc

sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học

hiện đại cũng chưa được các nhà quản lý quan

tâm đúng mức.

- Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học

tập của sinh viên

Việc thực hiện quy chế thi, ra đề và chấm thi

được phần lớn đánh giá là thực hiện tốt và rất

tốt. Việc thành lập ngân hàng câu hỏi giúp cho

người quản lý lựa chọn đề thi một cách khách

quan, giảm thiểu tiêu cực trong thi, kiểm tra.

Công tác kiểm tra việc vào điểm của giảng

viên cũng thuận lợi hơn khi giảng viên trực

tiếp vào điểm trên phần mềm của Trung tâm,

từ đó Ban Giám đốc và các cấp quản lý có thể

kiểm tra định kỳ hàng tháng để biết từng giảng

viên có sổ điểm dựa theo yêu cầu của kế hoạch

giảng dạy hay không. Tuy nhiên, hoạt động

phân tích kết quả học tập định kỳ của sinh viên

chưa được đánh giá tốt.

- Quản lý việc tự trau dồi, tự bồi dưỡng của

giảng viên

Việc định hướng tự bồi dưỡng của giảng viên

được thực hiện khá tốt. Nhưng công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện tự bồi

dưỡng, công tác kiểm tra hồ sơ tự bồi dưỡng và việc tổ chức giảng viên báo cáo kết quả tự

bồi dưỡng lại chỉ được đánh giá ở mức trung bình và chưa tốt.

Thực trạng quản lý hoạt động học tập của

sinh viên

Việc xác định động cơ học tập cho sinh viên có hơn một nửa số phiếu điều tra đánh giá ở

mức trung bình và chưa tốt. Việc hướng dẫn phương pháp học tập phù hợp cho sinh viên

cũng vậy dẫn đến có khóa chất lượng học GDQP, AN của sinh viên chưa đạt kết quả

như mong muốn. Việc xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp của

sinh viên lại được đánh giá cao, nhưng nề nếp tự học của sinh viên lại được đánh giá là

chưa tốt.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ

HĐDH MÔN GDQP, AN CỦA TRUNG TÂM

Những kết quả đạt được về quản lý HĐDH

môn GDQP, AN ở Trung tâm GDQP – ĐH Thái Nguyên

- Công tác quản lý chương trình, kế hoạch giảng dạy môn học được thực hiện nghiêm

túc theo các nội dung chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, có sự

sáng tạo, chủ động với nhiều biện pháp quản lý hiệu quả.

- Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên: Trung tâm đã xây dựng được đội

Page 90: tu 121-125.cdr

Trần Hoàng Tinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 87 - 92

90

ngũ cán bộ, giảng viên tận tụy, tâm huyết với nghề, sẵn sàng nhận và thực hiện tốt mọi

nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt kế hoạch trong việc cử cán bộ giảng viên đi học, bồi

dưỡng về phương pháp dạy học đại học, nhất là đối với đội ngũ cán bộ giảng viên trẻ. Nhận

thức đúng đắn mục đích, yêu cầu và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc hoạt động coi thi, kiểm

tra đánh giá kết quả dạy học. Vì vậy, đại đa số sinh viên đã nhận thức đúng vị trí, vai trò,

mục đích, yêu cầu về nội dung chương trình của môn học. Bên cạnh đó, Trung tâm đã thực

hiện quản lý và sử dụng, bảo quản, giữ gìn có hiệu quả các loại vũ khí, trang bị, phương tiện

đảm bảo cho dạy học, có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm trong cải tiến mô hình học cụ, vũ

khí trang bị, phương tiện đảm bảo cho HĐDH có hiệu quả.

Hạn chế và nguyên nhân về quản lý HĐDH

môn GDQP, AN ở Trung tâm GDQP - ĐH

Thái Nguyên

* Hạn chế

- Công tác quản lý chương trình, kế hoạch

giảng dạy môn học: Chưa phát huy hết vai trò

của đội ngũ cán bộ, giảng viên và trí tuệ tập

thể trong quản lý và thực hiện nội dung

chương trình dạy học cho các đối tượng.

- Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của

giảng viên: Trình độ của đội ngũ cán bộ giảng

viên chưa cao, chưa thực sự năng động, sáng

tạo; Chưa có kế hoạch trong việc đánh giá, rà

soát, đánh giá và phân loại trình độ phương

pháp dạy học cho các cán bộ giảng viên để đề

xuất đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ sư

phạm; Chưa điều chỉnh kịp thời về nội dung

câu hỏi thi, đề cương đáp án đánh giá kết quả

phù hợp với tính chất, yêu cầu của từng đối

tượng, nhất là đối với đối tượng liên kết đào

tạo GDQP, AN. Việc nhận xét, trả bài thi,

kiểm tra đánh giá kết quả của các đối tượng

chưa kịp thời và hiệu quả.

- Công tác quản lý hoạt động học tập của sinh

viên: Đa số sinh viên chưa thích nghi nhanh

chóng với môi trường học tập mang tính quân

sự, kỷ luật của Trung tâm, chưa xác định

đúng về ý nghĩa, vị trí, mục đích yêu cầu của

môn học nên có thái độ học tập và rèn luyện

chưa tốt.

- Công tác quản lý cơ sở vật chất và các điều

kiện phục vụ cho HĐDH: Quản lý bảo đảm về

số lượng các loại vũ khí, trang bị, phương tiện

day học còn thiếu so với qui mô, nhiệm vụ

đào tạo, việc quản lý còn thiếu tính kế hoạch,

chưa thực sự chủ động.

* Nguyên nhân:

- Khách quan: Do lịch sử để lại liên quan đến

chất lượng đội ngũ giảng viên; Bộ Giáo dục

và Đào tạo chưa có một qui chế rõ ràng và

hiệu quả trong việc chỉ đạo phân luồng các

trường học GDQP, AN tại Trung tâm, dẫn

đến việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chưa

có tính chủ động; mặt khác giữa Bộ Giáo dục

và Đào tạo với Bộ Quốc phòng chưa có cơ

chế liên thông phối hợp một cách cụ thể đối

với việc đào tạo cán bộ và giảng viên; chế độ

chính sách đối với đội ngũ cán bộ giảng viên

GDQP, AN còn thấp.

- Chủ quan: Nhận thức chưa đồng bộ, tích

cực; chưa có sự phối hợp một cách chủ động

và hiệu quả trong việc xây dựng nội dung

chương trình đào tạo cho các đối tượng giữa

Trung tâm và các Nhà trường; chưa có cán bộ

chuyên trách làm công tác đảm bảo chất

lượng giáo dục; chưa chỉ đạo và thực hiện tốt

công tác giáo dục động viên cho sinh viên

một cách kịp thời về việc chấp hành các nội

qui, qui định, các chế độ học tập và rèn luyện;

việc duy trì các chế độ, qui tắc, nội qui trong

học tập, luyện tập của đội ngũ cán bộ giảng

viên chưa thường xuyên và chưa đồng đều.

Như vậy, thực trạng công tác quản lý HĐDH

môn GDQP, AN ở Trung tâm Giáo dục quốc

phòng Thái Nguyên trong những năm qua cho

thấy: đã phát huy tốt vai trò của đội ngũ cán

bộ, giảng viên trong cả quản lý và thực hiện

nội dung dạy học để đạt được những hiệu quả

khá tốt. Tuy nhiên hiệu quả của công tác quản

lý với những tồn tại của nó cho thấy cần phải

tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực quản lý và

đề ra các biện pháp quản lý có hiệu quả hơn

nhằm tổ chức thực hiện HĐDH của Trung

tâm trong thời gian tới đạt được kết quả cao

Page 91: tu 121-125.cdr

Trần Hoàng Tinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 87 - 92

91

hơn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý

HĐDH môn học GDQP, AN ở Trung tâm

GDQP Thái Nguyên cần phải đề ra những

biện pháp quản lý hiệu quả, phù hợp với đặc

điểm tình hình của HĐDH và tính chất đặc

thù của nhiệm vụ GDQP, AN ở Trung tâm

GDQP Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HĐDH MÔN HỌC GDQP, AN TẠI TRUNG TÂM GDQP THÁI

NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Định hướng đổi mới công tác quản lý

HĐDH môn GDQP, AN

- Quá trình đổi mới quản lý HĐDH môn

GDQP, AN cho sinh viên phải đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong tình hình mới

và đáp ứng công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay;

- Nắm vững quan điểm hệ thống, đồng bộ trong đổi mới quản lý HĐDH môn GDQP, AN;

- Đổi mới quản lý HĐDH môn GDQP, AN phải trên cơ sở nắm vững quan điểm kế thừa

và phát triển;

- Tiến hành đổi mới HĐDH phải bảo đảm

đúng mục tiêu GDQP, AN cho sinh viên trong bối cảnh mới theo định hướng của Đảng.

Một số biện pháp quản lý HĐDH môn

GDQP, AN ở Trung tâm GDQP Thái

Nguyên trong giai đoạn hiện nay

Biện pháp 1, Nâng cao nhận thức về tầm

quan trọng của môn học GDQP, AN cho mọi

đối tượng trong Trung tâm. Nhận thức, tư

tưởng là yếu tố quan trọng hàng đầu, có ý

nghĩa quyết định đến hiệu quả của hoạt động.

Qua đó để nâng cao hiệu quả, chất lượng

quản lý HĐDH từ đó nâng cao hiệu quả, chất

lượng HĐDH môn GDQP, AN ở Trung tâm

GDQP Thái Nguyên.

Biện pháp 2, Tăng cường quản lý công tác xây

dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế

hoạch dạy học. Nhằm quản lý chặt chẽ và tổ

chức chỉ đạo thực hiện mọi kế hoạch, chương

trình dạy học cho sinh viên một cách khoa học,

hiệu quả, phù hợp với mục tiêu yêu cầu đào tạo

đã đề ra cho sinh viên góp phần nâng cao hiệu

quả, chất lượng dạy học môn GDQP, AN ở

Trung tâm GDQP Thái Nguyên.

Biện pháp 3, Xây dựng động cơ học tập đúng đắn, kích thích tính chủ động sáng tạo của

người học. Bao gồm chuẩn bị về mặt tâm lý cho hoạt động học của sinh viên; tăng cường

quản lý nề nếp học tập trên lớp của sinh viên; tăng cường hoạt động tự học của sinh viên.

Biện pháp 4, Tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên cả về số lượng và chất

lượng với cơ cấu hợp lý. Nhằm xây dựng đạt chuẩn đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên theo

Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh và qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời

nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP, AN nói riêng, chất lượng của công tác GDQP, AN

nói chung ở Trung tâm GDQP Thái Nguyên.

Biện pháp 5, Quản lý chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên. Bao gồm: Quản lý chặt chẽ hoạt động giảng dạy và đổi mới, nâng cao phương pháp, chất lượng dạy học của đội ngũ giảng viên; Tăng cường quản lý hoạt động thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

Biện pháp 6, Tăng cường quản lý đảm bảo về số lượng, chất lượng các loại vật chất, vũ khí trang bị, phương tiện dạy học. Đảm bảo có đầy đủ công cụ lao động để người dạy truyền đạt kiến thức, xây dựng và hình thành kỹ năng kỹ xảo cho người học.

Các biện pháp tuy độc lập nhưng lại có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, mỗi biện pháp có vị trí, vai trò khác nhau trong việc quản lý nâng cao chất lượng trên mỗi mặt công tác của HĐDH.

KẾT LUẬN

1. Quản lý HĐDH luôn là hoạt động quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đối với công tác nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở mỗi cơ sở giáo dục đào tạo. Chính vì vậy nâng cao hiệu quả và đổi mới quản lý HĐDH môn học GDQP, AN ở Trung tâm GDQP Thái Nguyên rất được quan tâm.

2. Bài viết đã tập trung vào làm rõ thực trạng HĐDH cũng như thực trạng quản lý HĐDH. Qua số liệu khảo sát đã có những đánh giá thực trạng đưa ra được những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu của công tác quản lý HĐDH tại Trung tâm GDQP Thái Nguyên.

3. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, đã đề xuất 6 biện pháp cụ thể để quản lý HĐDH môn GDQP, AN ở Trung tâm

Page 92: tu 121-125.cdr

Trần Hoàng Tinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 87 - 92

92

GDQP Thái Nguyên. Ở mỗi biện pháp đều có mối tương tác, liên hệ và hỗ trợ lẫn nhau.

4. Qua kiểm chứng, cả 6 biện pháp đề xuất đều được cán bộ làm công tác quản lý đánh giá là cần thiết và có tính khả thi. Nếu công tác tổ chức tốt, đồng bộ các biện pháp nêu trên và có được sự đồng thuận cao của các tổ chức trong đơn vị, sẽ giúp nâng cao chất lượng quản lý HĐDH môn học GDQP, AN tại Trung tâm./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chỉ thị số 12-CT/TW (ngày 03 tháng 5 năm

2007), “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với

công tác Giáo dục quốc phòng và an ninh trong

tình hình mới”.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần

thứ 8 Khóa XI.

3. Kế hoạch số 129/KH HDDGDQPANTWW

ngày 01/12/2011, “Công tác giáo dục quốc phòng

- an ninh giai đoạn 2012-2016”.

4. Luật Giáo dục quốc phòng, an ninh, ngày 19

tháng 6 năm 2013.

5. Nguyễn Thiện Minh (2013), Đẩy mạnh công tác

giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh

viên trong tình hình mới, Tạp chí quốc phòng toàn

dân.

6. Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4

năm 2012 của Thủ tướng chính phủ về việc “Quy

hoạch Hệ thống Trung tâm Giáo dục quốc phòng -

an ninh sinh viên giai đoạn 2011 - 2015”.

7. Hoàng Văn Tòng (2013), “Quản lí giáo dục

quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường

đại học Việt Nam trong bối cảnh mới”, Luận án

tiến sỹ.

SUMMARY

REALITY AND SOLUTION MANAGEMENT COURSEWORK TEACHING

ACTIVITIES IN EDUCATION, DEFENSE AND SECURITY OF THAI NGUYEN

CENTER FOR NATIONAL DEFENSE EDUCATION

Tran Hoang Tinh*

Center for National Defense Education - TNU

Management of teaching activities have always been the most important activity, is crucial to the

work of improving the quality of and effective teaching in each institution and training. So

increase the efficiency and innovation management coursework teaching activities in education,

defense and security in National Defense Education Center Resource becomes necessary in the

current development trends. The article has focused on clarifying the situation teaching activities

as well as the status management of teaching activities. Through survey data has made the

assessment of the situation given the advantages, disadvantages, strengths, weaknesses of

management teaching activities in National Defense Education Center. Based on the study of

reasoning and practices survey, proposed the 6 specific measures to manage teaching activities

education, defense and security in National Defense Education Center. Each measure has its

interaction, contact and support each other.

Key words: Defense education, centre, management, teaching activities

Ngày nhận bài:05/3/2014; ngày phản biện:18/3/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS. Phạm Hồng Quang – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0988114316

Page 93: tu 121-125.cdr

Dương Đức Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 93 - 98

93

APPLYING PROJECT-BASED LEARNING TO ENGLISH CLASSROOM

TO PROMOTE STUDENTS’ AUTONOMY, COLLABORATION

AND LIFELONG LEARNING

Duong Duc Minh*

Thai Nguyen University

SUMMARY The world is changing, so it is clear that students needboth knowledgeandskills to succeed. This

need is driven by not only workforce demands for high-performance employees who can

plan,collaborate, and communicate, but also by the need to help all youngpeople learn civic

responsibility and master their new roles as globalcitizens. However, motivating and engaging

students in active learning is challenging even for the most experienced teachers. Therefore,

Project-based Learning (PBL) is important in the learning process as it refers to students

designing, planning, and carrying out an extended project that produces a publicly-exhibited

output such as a product, publication, or presentation. This article aims to introduce some basic

theories as well as some practical steps in constructing a PBL class in order to promote students’

autonomy and lifelong learning. Besides providing useful information on PBL, ideas to address

issues and overcome obstacles are included to ensure teachers practise PBL.

Key words: project-based learning, ELT, autonomy, lifelong learning.

INTRODUCTION*

Project-based Learning (PBL) is a model for

classroom activity that shifts away from the

usual classroom practices of short, isolated,

teacher-centered lessons. PBL learning

activities are long-term, interdisciplinary,

student-centered, and integrated with real-

world issues and practices. It promotes

understanding, which is true knowledge. In

PBL, students explore, make judgments,

interpret, and synthesize information in

meaningful ways. In other words, learners in

PBL had the opportunity to construct

knowledge by generating their projects based

on their interests and individual differences.

They made connections between their new

knowledge and their existing knowledge and

were able to apply them to similar settings.

They learnt in a meaningful context while

creating the end product [16].

PRINCIPAL FEATURES OF PBL

The characteristics of PBL are consistent

among educators who studied and

implemented this teaching method [3], [5],

* Tel: 0983192994, Email: [email protected]

[12]. Features of PBL include: (a) complex

explorations over a period of time; (b) a

student-centered learning activity whereby

students plan, complete and present the task;

(c) challenging questions, problems or topics

of student interest which become the center of

the project and the learning process; (d) the

de-emphasis of teacher-directed activities; (e)

frequent feedback from peers and facilitators,

and an opportunity to share resources, ideas

and expertise through the whole process in

the classroom; (f) hands-on activities and the

use of authentic resources and technologies;

(g) a collaborative learning environment

rather than a competitive one; (h) the use of a

variety of skills such as social skills and

management skills; (i) the use of effort in

connecting ideas and acquiring new skills

during different stages of projects; (j) the

production of meaningful artefacts that can be

shared with peers, teachers, and experts in a

public presentation; and (k) assessment in

both the process of working from the first

stage to the last stage and the finished project.

It is clear that PBL has several distinct

characteristics which build upon the essence of

Page 94: tu 121-125.cdr

Dương Đức Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 93 - 98

94

authentic learning. Therefore, it is important to

study how authentic learning facilitates a

project based learning environment.

Authentic learning

Authentic activities are one of the main

features of PBL as students have an

opportunity to connect to real world situations

while completing their projects [6]. Authentic

learning allows students to experience

relevant and real-world tasks. It makes their

learning more meaningful by connecting prior

knowledge to their current study. Students

have real-life roles which are similar to the

real world outside the class room and these

necessitate teamwork, negotiation, and the

use of problem-solving skills [14].

In addition, a PBL project allows students to

engage in authentic situations and practices.

They have the opportunity to use other than

their textbooks, they need to search and

investigate their project through the use of

other resources (e.g. Internet, local

community, advertising materials, and verbal

communication in the real world.)

Roles of Teachers and Students in PBL

A teacher in PBL is a facilitator of skill

acquisition and an advisor. As a facilitator,

the teacher generates activities and students

have opportunities to draw and strengthen

their skills in inquiry, critical thinking and

problem-solving [8]. To ensure the

successful environments flourish, teachers

can help learners develop goals, monitor the

process of learning, answer questions raised

by students and suggest options whenever

students reach a deadlock[15]. Furthermore,

teachers need to maximize students’ thinking

and learning and help students who struggle

to find solutions [8]. In the early stages of

PBL, teachers need to help students to

develop an assessment tool such as a rubric,

which is used at different stages of the

project lifecycle. In addition, [8]stated that

teacher as the advisor should establish

rapport with students and care for students

by helping them to achieve their journey of

learning. To make students feel confident

and motivated throughout their project,

teachers should be aware of the abilities,

aptitudes and learning styles of students who

have different paces of learning [6].

The role of the student in PBL is of great

importance. As PBL involves student-directed

learning, the student needs to beinvolved in

three major roles: (a) as a self-directed

learner, (b) as a team member/collaborator

and (c) as a knowledge manager/leader [7].

As self-directed learners, students choose the

topic that is related to their experiences and

interests. Besides being responsible for their

own learning, as team members with shared

goals students also need to work

collaboratively for the success of the project.

As team members, they need to have a sense

of ownership and empowerment of their own

project [7]. Since the final outcome is in part

their responsibility as part of the whole class

or group work, students need to be team

members willing to work and put in effort to

make it right [9].

It can be concluded that the roles of teachers

and students in PBL are equally important

and that they need to be flexible for

successful participation with each other. The

teacher is not a leader but a facilitator, an

advisor, and a knowledge master, while the

student is not a passive learner but a self-

directed learner, a team member/collaborator,

and a knowledge manager/leader.

Learner autonomy

Learner autonomy is promoted through

project work. In PBL, students are allowed to

select the project topic and to be involved in

designing and planning their project and the

process of learning with support from

teachers [6]. [11] mentions thatPBL

classroom settings can narrow “the gap

between traditional classrooms and more

learner and learning-centered settings”. When

students have responsibility for their own

learning, they are motivated and feel more

competent and self-determined.

Page 95: tu 121-125.cdr

Dương Đức Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 93 - 98

95

It can be concluded that students in PBL

involved in the various project work stages

(selecting and investigating topics, collecting

data, interpreting and presenting data, assessing

the project) will have enhanced connection with

and self-control over their own learning.

Therefore, PBL fosters learners to become

autonomous and lifelong learners [4].

Cooperative learning

In PBL, students’ learning activities are

normally organized in small groups with the

emphasis on achieving the objective under the

direction of the group members who have

shared goals. Each member of the group is a

center of learning, and responsible not only

for learning but also for helping other

members learn and to give support. Learners

work through the project with support from

the teacher and feedback from teachers, peers

and field specific experts throughout the

project [6],[8].

BENEFITS OF PBL IN LANGUAGE

LEARNING

PBL plays an important role in developing

learners’ target language for real-life

purposes. It helps language students become

more competent in the use of the target

language and promotes learners’ autonomy,

learner centeredness, learner motivation and

integrated skill practice [11].

Research has shown that there are many

benefits to using PBL in the language

classroom. These are:

• Gaining language proficiency, self-efficacy

and self-esteem.

• Using real-life language and experiencing

language in meaningful life situations.

• Developing motivation, self-confidence and

the cognitive domain in second/foreign

language learning.

ASSESSMENT OF PBL

In disciplines other than language teaching,

various assessment practices can be

integrated. For example, homework

assignments, laboratory exercises, final

project papers and presentations can be

employed to measure content outcomes, while

implementation evaluation, informal

evaluation and project papers are used to

assess scientific process learning outcomes. In

addition, assessing the overall outcomes of

students can be done through a peer review

form, a faculty review panel, a final research

presentation and a final paper [1].

In language learning, students in PBL use real

communication, authentic language and

learning experiences to achieve the goals of

learning. Therefore, performance assessments

are crucial in PBL as they allow a variety of

assessments to evaluate students’ process of

learning and tasks. Therefore, multiple types

of formative and summative assessment

should be integrated as a part of an effective

assessment program [9],[10].

In PBL, students can evaluate their own team

members’ work or peers’ work by offering

suggestions for improvement or giving

support. Having experience withpeer

assessment during the learning process helps

learners to evaluate their peers’ final projects

more easily and also allows teachers to assist

and supervise the learning process among

students [2].

Self-assessment enables students to evaluate

their own work by reflecting on the

performance, work progress and overall

learning process that leads to their

achievement Peer and self-assessment

promote lifelong learning, self-awareness and

critical reflection skills [2].

STEPS OF PROJECT DEVELOPMENT

The process of PBL is an ongoing process

undertaken by students with support from

teachers. PBL’s complex, systematic but

flexible framework helps students to shape

their projects and understand what is expected

of them. To understand each stage clearly,

this articlesummarizes the four general steps

of project development from the following

educators [6],[13]. The four main steps of

PBL are shown below:

Page 96: tu 121-125.cdr

Dương Đức Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 93 - 98

96

The following is the summary of the four

project steps:

Starting the project: this stage involves

selecting the topic that is of interest and

relevance to students. The teacher can create

guiding questions so that students have an

idea of what to do and are encouraged to

study or develop. Students then establish the

project outline and plan the method of

development, the final outcomes and

individual’s responsibilities. The project

should be challenging and motivating

suchthat students can develop and have the

flexibility to work attheir own level, while

team members within the group offer advice

and assistance. This is an important feature as

it contributes to a successful outcome.

Developing the project: this stage involves the

research which isundertaken by all group

members either individually, in pairs, or as a

group. This should be decided by the group

before commencing the project. Students

search for information to answer their driven

question, note down the results they achieve,

any problems they encounter and ways to

solve them. This is an efficient process that can

be used to improve the project as it progresses.

Reporting to the class: this stage involves

presenting and receiving feedback from other

students on the progress of and improvements

to the project. The steps occurring throughout

the project are assessed to make sure that

students comprehend the problems and apply

the skills and concepts necessary to complete

the project.

Assessing the project: the final product can be

evaluated by an individual student, students

as a group, a teacher or external audience.

This stage allows students to apply and

present what they have learned.

CONCLUSION

It is clear that PBL is a systematic

methodology that is able to be implemented

in classroom settings including foreign

languagecontexts [11]. The development of

PBL in a classroom can be carefully

employed under a process that guides

practitioners and students in organizing

projects.

APPENDICE

Frequently Asked Questions about PBL

Why should I use Project-based Learning?

PBL is extremely effective as a method for

engaging students in their learning. With

engagement comes focus, discipline, and

mastery of academic content. Further,

students have the opportunity to work on

problems and issues relevant to their lives, as

well as learn vital work and life skills

necessary to succeed in schools or in working

environments.

Does Project-based Learning incorporate

content and standards?

PBL encourages learning of specified subject

matter, concepts and standards. Projects begin

withcurriculum standards and alternative

assessment tools are used to determine what

students have learnt. Projects are designed

around a Driving Question/Essential Question

which knits together intended outcomes and

project activities.

How does Project-based Learning differ from

Problem-based learning?

PBL and problem-based learning are similar,

and the terms are sometimes used

interchangeably. Both are based on inquiry

into an authentic problem or question.

Problem-based learning is a term commonly

used for research in colleges and universities,

while Project-based Learning is a term used

in schools.

Step 1: Starting the Project

Step 2: Developing the Project

Step 3: Reporting to the Class

Step 4: Assessing the Project

Page 97: tu 121-125.cdr

Dương Đức Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 93 - 98

97

How long should projects last?

A period of 2 - 6 weeks is recommended for

projects as it ensures maximum effectiveness

and solid assessment.

I have heard that PBL requires too much time.

PBL changes the nature of teachers’ planning

process where more time is required for

planning because materials, performance

assessments, and activities must be mapped

out before the project begins. However,

teachers often finds time spent working

closely with students, rather than preparing

new lessons once the project has begun.

Can other teaching methods be used along

with Project-based Learning?

Yes, PBL incorporates all traditional teaching

tools, methods, lectures, text-books, and

conventional assessments. However, the

nature of PBL demands students spending the

bulk of the project working in groups to find

answers to questions and deriving conclusions

Do I have to train my students to participate

in a PBL classroom?

Not only do you have to train your students in

soft skills, e.g. collaboration, facilitation, oral

presentation; the habits of mind like inquiry

and resilience buttheir parents, administrators

and fellow teachers as well. PBL is an

excellent way to get the community into the

classroom to function as tutors, experts, guest

speakers and panel members. Transparency is

the key to aPBL classroom, “We want the

public in our classrooms.” If teachers in

traditional schools complain about the lack of

parental involvement, it is not true in a PBL

classroom.

Do I have to have Internet access in my

classroom to effectively employ PBL?

It’s imperative that studentsare given access

to as many resources as possible, and the

Internet is certainly a powerful resource.

However, a functioning school resource

center or library provides greater advantages

to students.

How can I effectively monitor the many

project groups engaged in PBL?

Assigning and rotating students’ roles in

small groups are useful ways to allow groups

to progress without having the teacher within

the group most of the time. This will allow

teachers to circulate at a slower pace.

Rotating roles among students, and teachers

providing feedback on how they performed in

their roles will allow each student to

experience having to both talk and listen as

well as to lead and follow.

REFERENCES

1. Blumenfeld, P. C., & Palincsar, A. (1991).

Motivating project-based learning: Sustaining the

doing, supporting the learning. Educational

Psychologist, 26(3 & 4), 369-398.

2. Buchanan, E. A. (2004). Online Assessment

in Higher Education: Strategies to Systematically

Evaluate Student Learning, Distance Learning and

University Effectiveness

3. Curtis, D. (2002). The Power of Projects.

Educational Leadership, 60(1), 50-53.

4. Diffily, D. (2001). Real-World Reading and

Writing through Project-Based Learning. (ERIC

Reproduction Services No. ED 453 520).

5. Helle, L., Tynjala, P., & Olkinuora, E.

(2006). Project-based learning in post-secondary

education-theory, practice and rubber sling shots.

Higher Education, 51(2), 287-314.

6. Markham, T., Mergendoller, J., Larmer, J., &

Ravitz, J. (2003). Project Based Learning

Handbook. Canada: Buck Institute for

Education.Paradigms for Online Learning.

Hershey, PA: IGI.

7. Murchú, D. O. (2005). New Teacher and

Student Roles in the Technology-Supported,

Language Classroom. International Journal of

Instructional Technology and Distance Learning,

2(2), 3-10.

8. Newell, R. J. (2003). Passion for Learning:

How Project-Based Learning Meets the Needs of

21st Century Students. Lanham, MD: Scarecrow

Press.

9. Sidman-Taveau, R. L. (2005). Computer-

Assisted Project Based Learning in Second

Language: Case Studies in Adult ESL. PhD

Thesis. The University of Texas at Austin.

10. Slater, T., Beckett, G. H., & Aufderhaar, C.

(2006). Assessing Projects as Second Language

and Content Learning. OUP

Page 98: tu 121-125.cdr

Dương Đức Minh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 93 - 98

98

11. Stoller, F. (2002). Project Work: A Means to

Promote Language and Content. Cambridge: CUP

12. Solomon, G. (2003). Project-Based

Learning: a Primer. Technology & Learning, 23,

10-20.

13. Stanley, D. (2000). Project Based Learning-

6C's of Motivation. Retrieved from

http://www.coe.uga.edu/epltt/LessonPlans.htm.Ret

rieved date: 20 Mar 2014.

14. Woo, Y., Herrington, J., Agostinho, S., &

Reeves, T. (2007). Implementing Authentic Tasks

in Web-Based Learning Environments. Retrieved

from http://www.educause.edu/161831. Retrieved

date: 15 Mar 2014.

15. Woodward, J., & Cuban, L. (2001). A Review

of Technology, Curriculum, and Professional

Development: Adapting Schools To Meet the

Needs of Students with Disabilities. Thousand

Oaks, CA: Corwin Press.

16. Wrigley, H. S. (1998). Knowledge in Action:

The Promise of Project-Based Learning. Focus on

Basics, 2(D), 13-18.

TÓM TẮT

ỨNG DỤNG HOẠT ĐỘNG HỌC THEO ĐỀ ÁN VÀO DẠY

VÀ HỌC TIẾNG ANH NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH TỰ HỌC

VÀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI CỦA SINH VIÊN

Dương Đức Minh* Đại học Thái Nguyên

Thế giới đang thay đổi. Vì vậy rõ ràng là học sinh cần cả kiến thức và kỹ năng làm việc (như lập

kế hoạch, phối hợp làm việc và giao tiếp) để thành công trong học tập cũng như khi ra trường. Tuy

nhiên, việc thúc đẩy và khuyến khích sinh viên tích cực trong học tập là thách thức ngay cả đối với

những giáo viên giàu kinh nghiệm nhất. Do đó, Học theo Đề án (PBL) đóng vai trò quan trọng

trong quá trình học tập, bởi vì để học PBL, sinh viên cần thiết kế, lập kế hoạch, và thực hiện một

dự án mở rộng mà kết quả là một sản phẩm cụ thể. Bài báo này nhằm giới thiệu một số lý thuyết

cơ bản cũng như một số bước thực tế trong việc xây dựng một lớp học PBL để thúc đẩy tính tự chủ

của học sinh, sinh viên và để thúc đẩy việc học tập suốt đời. Ngoài việc cung cấp thông tin hữu ích

về PBL, đề án học tập PBL, bài viết cũng góp phần giải đáp phần nào những khó khăn, thắc mắc

từ phía giảng viên khi tham gia giảng dạy học theo đề án (PBL).

Từ khóa: học theo đề án, tự học, học tập suốt đời, học ngoại ngữ.

Ngày nhận bài:21/3/2014; ngày phản biện:07/4/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: ThS. Lê Quang Dũng – Đại học Thái Nguyên

* Tel: 0983192994, Email: [email protected]

Page 99: tu 121-125.cdr

Phạm Thị Mai Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 99 - 104

99

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI MẶT HÀNG THÉP

XÂY DỰNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT NAM

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Phạm Thị Mai Yến*

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong những năm qua, Tổng Công ty cổ phần thép Việt Nam (VNSTEEL) bán phần lớn sản phẩm

của mình thông qua các công ty kinh doanh thép - bên thứ ba, chứ không bán trực tiếp cho người

sử dụng. Trong khi đó các công ty thép hàng đầu đang tiến về hạ nguồn, kiểm soát việc phân phối

để thu lợi nhuận cao hơn. Các DN quá lệ thuộc vào kết quả bán hàng của các công ty thương mại

khiến các DN thép thuộc VNSTEEL mất đi thế kiểm soát giá cả, không phục vụ khách hàng lớn do

đó không nắm bắt được phần lợi nhuận bổ sung. Qua nghiên cứu thực tế về hệ thống phân phối

thép của VNSTEEL, bài báo đề xuất 03 mô hình phát triển hệ thống phân phối mặt hàng thép xây

dựng của VNSTEEL trong giai đoạn hiện nay, đó là: 1) Tổ chức kênh phân phối của các nhà phân

phối lớn; 2) Tổ chức bán hàng và phân phối; 3) Mô hình quản lý khách hàng quan trọng, phân phối

độc quyền và chính sách giá của VNSTEEL.

Từ khóa: Hệ thống phân phối, Mô hình hệ thống phân phối mặt hàng thép xây dựng.

ĐẶT VẤN ĐỀ *

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế diễn

ra ngày một mạnh mẽ đã và đang tác động tới

mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt

là hoạt động marketing của các doanh nghiệp

Việt Nam. Các Doanh nghiệp sản xuất thép

xây dựng nước ta nói chung và Tổng Công ty

cổ phần thép Việt Nam (VNSTEEL) nói riêng

đang đứng trước những cơ hội và thách thức

to lớn do quá trình này mang lại. Thị trường

thép xây dựng Việt Nam hiện đang chứa đựng

nhiều mâu thuẫn, mất cân đối cung cầu với

những biến động thất thường về giá cả, hiệu

quả kinh doanh thấp,... Chẳng hạn, vào thời

điểm cuối năm 2003 và đầu năm 2004 thị

trường thép xây dựng có sốt nóng, do biến

động trên thị trường thép thế giới và sự tăng

trưởng quá nóng của ngành xây dựng, dẫn

đến giá bán thép xây dựng trên thị trường

Việt Nam tăng cao đột biến. Nhưng ngay sau

đó, diễn biến thị trường lại theo chiều ngược

lại, đặc biệt là vào năm 2008, 2009 và đến

nay ngành thép Việt Nam nói chung và

VNSTEEL nói riêng vẫn gặp rất nhiều khó

khăn như: công nghệ sản xuất lạc hậu,

phương thức quản lý từ sản xuất đến tiêu thụ

* Tel: 0916.046.998

sản phẩm còn yếu kém, nguồn nguyên liệu

chưa chủ động được, hệ thống phân phối chưa

đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của

người sử dụng,... đã ảnh hưởng lớn đến hiệu

quả hoạt động kinh doanh của DN thép.

Như vậy, cả trên phương diện lý thuyết và

thực tiễn đang rất cần có những nghiên cứu toàn diện về quản trị kênh phân phối thép xây

dựng của các DN sản xuất thép tại Việt Nam nói chung và VNSTEEL nói riêng. Trên thực

tế, cũng chưa có công trình nghiên cứu nào về tổ chức và quản lý kênh phân phối mặt hàng

thép xây dựng của VNSTEEL trong thời gian qua. Các DN thép nói chung và VNSTEEL

nói riêng đang cần hoàn thiện hoạt động quản trị các kênh phân phối của mình nhằm nâng

cao hiệu quả kinh doanh và lợi thế cạnh tranh dài hạn. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng tổ

chức và quản lý hệ thống phân phối mặt hàng thép xây dựng của VNSTEEL thời gian qua,

từ đó đề xuất mô hình phát triển hệ thống phân phối mặt hàng thép xây dựng của

VNSTEEL là cấp bách.

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI MẶT HÀNG THÉP XÂY DỰNG CỦA VNSTEEL

Hiện nay VNSTEEL đã có 8 chi nhánh, 54

cửa hàng phân phối thép được phân bổ rộng

Page 100: tu 121-125.cdr

Phạm Thị Mai Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 99 - 104

100

khắp trên địa bàn cả nước, tiêu thụ 70 - 75%

tổng lượng thép sản xuất ra. VNSTEEL có

kênh bán hàng qua nhà phân phối, chủ yếu

bán cho các công trình trọng điểm quốc gia,

trong đó tỷ lệ cung ứng cho các công trình

trọng điểm quốc gia qua kênh này chiếm 25 -

30%. Các doanh nghiệp (DN) thuộc

VNSTEEL tổ chức tiêu thụ sản phẩm thép

theo hai mô hình: (i) Thông qua hệ thống chi

nhánh, cửa hàng trực thuộc với lượng thép tự

tiêu thụ 70%; (ii) Thông qua nhà phân phối

(Thép Miền Nam và các liên doanh bán sản

phẩm). Trong đó, hệ thống bán buôn cấp 1

bao gồm 30 DN như: Thái Hưng, Sơn

Trường, Xuân Hòa,… Riêng VNSTEEL có 5

công ty gồm 36 chi nhánh, xí nghiệp và 50

cửa hàng.

Hệ thống tổ chức kinh doanh và lưu thông của

VNSTEEL được kiến tạo và vận hành theo sơ

đồ ở hình 1.

Theo mô hình trên, VNSTEEL tổ chức tiêu

thụ sản phẩm thép theo ba hệ thống chủ yếu:

- Hệ thống lưu thông thép do các công ty sản

xuất thép 100% vốn của VNSTEEL tổ chức

và quản lý: Trong hệ thống này, tiêu thụ qua

mạng lưới các chi nhánh, cửa hàng chiếm

khoảng hơn 70% khối lượng thép sản xuất

của các công ty. Giá bán thép do nhà máy sản

xuất quy định thống nhất trong hệ thống chi

nhánh và cửa hàng, có cơ chế chiết khấu theo

khối lượng và địa phương.

Hình 1. Hệ thống tổ chức kinh doanh và lưu thông thép của VNSTEEL

Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL)

Công ty SX thép

(100% vốn

trong nước)

Các công ty

thương mại

Công ty liên

doanh SX thép

Chi nhánh của

các đơn vị SX

Cửa hàng của

các chi nhánh

Các công ty, DN,

cửa hàng ngoài

VNSTEL

Nhập khẩu thép,

phôi thép

Nguồn hàng SX

của VNSTEEL

Công ty

bán buôn

Đại lý ở

các vùng Cửa hàng bán buôn,

bán lẻ trực thuộc

Các DN và

cửa hàng tư nhân

Đại lý

bán lẻ

Người tiêu dùng

Page 101: tu 121-125.cdr

Phạm Thị Mai Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 99 - 104

101

- Đối tượng khách hàng của các công ty sản

xuất thép nói trên gồm các doanh nghiệp

thương mại và hộ tiêu dùng trực tiếp. Tuy các

đơn vị sản xuất đều ưu tiêu bán trực tiếp đến

người tiêu dùng cuối cùng, nhưng trên thực tế

rất khó thực hiện do các nguyên nhân về vấn

đề tài chính, cơ chế thanh toán, chiết khấu

thương mại,v.v…

- Hệ thống lưu thông thép do các công ty

thương mại của VNSTEEL tổ chức và quản

lý: Trong hệ thống này, tiêu thụ qua mạng

lưới các chi nhánh, cửa hàng của các công ty

thương mại trực thuộc VNSTEEL khoảng

12,4% khối lượng thép SX của công ty SX

100% vốn của VNSTEEL.

- Các hệ thống lưu thông thép do các nhà

phân phối ngoài VNSTEEL tổ chức và quản

lý. Trên 50% lượng thép do các công ty SX

100% vốn của VNSTEEL được tiêu thụ qua

mạng lưới phân phối của các công ty thương

mại ngoài VNSTEEL. Đối với hệ thống này,

hầu như VNSTEEL không thể kiểm soát chất

lượng, giá bán và điều tiết lượng hàng cung

ứng trên các địa bàn. Mặc dù các công ty liên

doanh SX thép của VNSTEEL tiêu thụ thép

qua hệ thống các nhà phân phối cấp I.

Nhìn chung, số lượng các DN buôn bán cấp I

hoạt động ở quy mô cấp vùng (như các công

ty thương mại trực thuộc VNSTEEL, các DN

ngoài VNSTEEL) tham gia trong hệ thống

lưu thông thép của VNSTEEL là 40 đơn vị.

Mỗi công ty SX có khoảng 15 - 20 nhà phân

phối bán buôn cấp II có quy mô hoạt động

cấp tỉnh, thành và làm đại lý cho các DN bán

buôn cấp I. Mức độ cạnh tranh giữa các nhà

phân phối khá mạnh mẽ. Mỗi công ty SX có

khoảng 100 khách hàng tiêu thụ. Các nhà

phân phối thép của VNSTEEL đều tham gia

vào hệ thống phân phối thép của nhiều nhà

sản xuất khác nhau với quy mô nhỏ, nhưng

lớn nhất chỉ chiếm 5 - 7% lượng tiêu thụ hàng

tháng của VNSTEEL nên không chi phối

được thị trường.

Tuy nhiên, kênh phân phối của VNSTEEL

hoạt động chưa thực sự hiệu quả do thiếu

các biện pháp đánh giá, kiểm soát cũng như

khuyến khích các thành viên kênh hoạt

động. VNSTEEL lệ thuộc nhiều vào các công

ty thương mại kinh doanh thép để bán hàng

đến tay người tiêu dùng. Các công ty thương

mại và nhà phân phối thép được đối xử như

người sử dụng và không được quản lý tích

cực để đảm bảo độ phủ thị trường mục tiêu.

Các đại lý bán hàng do bị hạn chế về quyền

lợi khi bị kiểm soát giá nên sẽ hoạt động

cũng kém hiệu quả nếu như không có những

chính sách khuyến khích hợp lý. Bên cạnh

đó, việc bán hàng và phân phối được tổ

chức bởi từng nhà máy thép, trong đó mỗi

nhà máy tự chịu trách nhiệm bán thép do

nhà máy mình sản xuất. Độ phủ có sự

chồng chéo của các công ty phân phối sản

phẩm kim khí.

Trong giai đoạn hội nhập quốc tế với sự gia

nhập ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh

nước ngoài, thì ngoài việc cung cấp những

sản phẩm đa dạng với chất lượng tốt,

VNSTEEL cần nhanh chóng xây dựng một hệ

thống phân phối rộng để đảm bảo kênh ngắn

nhưng vẫn cung cấp kịp thời sản phẩm tới thị

trường, và giảm giá thành tạo lợi thế cạnh

tranh so với các đối thủ khác.

Một điều rất bất ổn nữa trong khâu phân phối

trong thời gian qua tại các DN thép thuộc

VNSTEEL là phân phối theo kiểu bình quân,

nhỏ giọt cho các đại lý. Chẳng hạn như: tại thị

trường Hà Nội, TISCO có tới mấy chục đại

lý, nhưng mỗi tuần chỉ đưa đến từng đại lý

một lượng trung bình. Cách làm này dễ khiến

khách hàng hiểu nhầm là thiếu hàng, rồi giới

tư thương lại đồn thổi lên mỗi khi giá phôi

thép thế giới thay đổi. Hơn nữa, việc bán

thép, với một lượng sản phẩm phân phối hạn

chế như vậy, có thể dẫn tới các phản ứng tiêu

cực ở người bán. Công ty cần thực hiện các

hoạt động nghiên cứu nhu cầu khách hàng tại

các thị trường và đưa ra một chiến lược phân

phối sản phẩm tại các thị trường này một cách

hợp lý hơn.

Thực tế cho thấy một trong những điểm yếu

của các DN thép thuộc VNSTEEL là hệ thống

phân phối chưa đáp ứng được nhu cầu ngày

càng cao của người sử dụng thép, chưa thể

phân tích dự đoán được nhu cầu tiêu thụ thép

để có thể chủ động hoạt động kinh doanh và

Page 102: tu 121-125.cdr

Phạm Thị Mai Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 99 - 104

102

tránh rủi ro. Vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng của các DN thép thuộc VNSTEEL là phát triển hệ thống phân phối và mở rộng thị trường tiêu thụ.

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG

PHÂN PHỐI MẶT HÀNG THÉP XÂY

DỰNG CỦA VNSTEEL TRONG GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY

Một là, xây dựng và tổ chức lại kênh phân

phối tiêu thụ sản phẩm thép theo định hướng

chiến lược về thị trường và khách hàng, phân

định rõ ràng vai trò lãnh đạo kênh, liên kết

chặt chẽ các thành viên kênh để tạo sức mạnh

tổng hợp. Cụ thể:

- Các DNSX cần chú trọng phát triển kênh

phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu

dùng để tăng lượng tiêu thụ sản phẩm được SX

ra, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào các kênh

phân phối bên ngoài VNSTEEL. Như vậy, DN

mới có thể kiểm soát được chất lượng sản

phẩm thép và giá bán trên thị trường.

- Các DNSX thép liên kết chặt chẽ với các

doanh nghiệp lưu thông (các công ty kim khí)

trong VNSTEEL để tiêu thụ sản phẩm. Cùng

với đó, các DN thép thuộc VNSTEEL liên

doanh, liên kết với nhà đầu tư ở các địa

phương thực hiện các dự án chợ đầu mối kinh

doanh thép, siêu thị vật liệu xây dựng lớn… để

cung cấp thép cho các đầu mối này theo

phương thức giao hàng tại đại lý nhằm phát

triển tiêu thụ theo xu hướng tập trung hóa.

- Xây dựng kênh phân phối thép theo hướng tăng số đại lý bán hàng, giảm quan hệ “mua đứt bán đoạn” để kiểm soát được giá bán thép, giảm sự đầu cơ, găm hàng của các nhà phân phối làm ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ thép.

- Tổ chức mạng lưới bán thép tại các tỉnh, đặc biệt các tỉnh miền núi, nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Thực hiện hoạt động kinh doanh, phân phối thép xây dựng đúng với Quy chế “đại lý đúng là đại lý”; đã lập hệ thống thì phải kiểm tra, giám sát được hệ thống do mình lập ra.

- Phát triển thương hiệu để nâng cao hình ảnh và sự nhận biết của người tiêu dùng với sản phẩm của các DN thép thuộc VNSTEEL.

Hai là, tập trung củng cố và phát triển mô hình kênh phân phối thép xây dựng có quy mô lớn.

Các DN thép thuộc VNSTEEL hiện là nhà sản xuất và cung ứng thép lớn, hướng phát triển là phải xây dựng cho mình kênh phân phối thép có thương hiệu mạnh, đó là các kênh phân phối độc lập do nhà cung ứng quản lý và lãnh đạo kênh. Trong hệ thống phân phối sẽ có nhà phân phối chuyên nghiệp trực thuộc tập đoàn, các tổng đại lý và đại lý do nhà phân phối làm chủ.

Hình 2. Mô hình tổ chức hệ thống kênh phân phối của các nhà phân phối lớn

Khách hàng

lớn

Các nhà máy ở

phía Bắc

CTy TM / Nhà

phân phối

Các nhà máy ở

phía Nam

Tổ chức trung

tâm bán hàng

và phân phối

Khách hàng

trung bình

Các nhà máy thép

Khách hàng

mua lẻ

Khách hàng Bán hàng và phân phối

Page 103: tu 121-125.cdr

Phạm Thị Mai Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 99 - 104

103

Hình 3. Mô hình tổ chức bán hàng và phân phối

Ba là, tái cơ cấu, cải thiện hoạt động bán hàng và phân phối.

- Thiết lập hệ thống quản lý khách hàng quan trọng để phục vụ các khách hàng lớn và các dự án xây dựng lớn.

- Xây dựng mạng lưới các nhà phân phối độc quyền cho TISCO và Thép Miền Nam.

- Xây dựng và thống nhất chiến lược giá cho các kênh bán hàng khác nhau.

Bốn là, tổ chức Marketing và bán hàng theo sản phẩm, cùng với bộ phận biệt lập chuyên quản lý khách hàng chủ chốt.

- Tổ chức bán hàng và phân phối theo sản phẩm tạo sự tập trung về mặt quản lý để đảm bảo rằng các phân khúc sản phẩm mới sẽ được phát triển thành công và cho phép nhân sự bán hàng đảm nhận vai trò bán hàng chuyên biệt ở một số loại sản phẩm cụ thể như: thép cây, cốt thép bêtông, thép cuộn, thép hình… Ngoài ra, việc quản lý khách hàng chủ chốt là điều kiện cần thiết để có thể điều phối các yêu cầu của các khách hàng mua với số lượng lớn với các loại sản phẩm khác nhau.

Năm là, đẩy mạnh xuất khẩu. Trong hoàn cảnh tiêu thụ thép trong nước đang gặp vô vàn khó khăn như hiện nay, tập trung đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những cứu cánh cho nhiều DN. Các DN cần giữ vững xuất khẩu thép ở thị trường truyền thống và tìm thêm các thị trường mới như: Đông Nam Á, Mỹ, Canada, châu Phi…

Sáu là, áp dụng phương pháp quản lý khách hàng quan trọng, xây dựng một mạng lưới các nhà phân phối độc quyền và điều phối chính sách giá.

- Về quản lý khách hàng quan trọng: triển khai hệ thống quản lý khách hàng quan trọng và thành lập lực lượng bán hàng nội bộ để quản lý mối quan hệ với các công ty xây dựng lớn.

- Về phân phối: xây dựng một mạng lưới các nhà phân phối độc quyền cho TISCO và Thép Miền Nam và tích cực quản lý họ như một kênh bán hàng nhằm bao quát các khách hàng có quy mô vừa và nhỏ.

- Về định giá: điều phối chính sách giá cho các kênh bán hàng khác nhau và xây dựng một chiến lược định giá cho từng phân khúc cụ thể.

Thép dài Thép dẹt Quản lý khách hàng

chủ chốt

Miền

Nam

Miền

Bắc

Tổ chức

bán hàng & phân phối

Chịu trách nhiệm bán hàng

và phân phối sản phẩm

thép dài: thép cây, cốt thép

bê tông, cuộn, hình…

Chịu trách nhiệm bán hàng

và phân phối sản phẩm thép

dẹt: HRC, CRC, Tôn mạ,

thép tấm…

- Quản lý các khách hàng

chủ chốt (mua từ số

lượng nào đó trở lên), và

đóng vai trò đầu mối liên

hệ duy nhất cho khách

hàng.

- Điều phối các bộ phận

sản phẩm để giao hàng

theo yêu cầu của khách

hàng.

Page 104: tu 121-125.cdr

Phạm Thị Mai Yến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 99 - 104

104

Hình 4. Mô hình quản lý khách hàng quan trọng, phân phối độc quyền

và chính sách giá của VNSTEEL

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Đào (Chủ nhiệm đề tài) (2001), Tổ chức hoạt động kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam giai đoạn 2002 - 2005, Đề tài nghiên cứu khoa học, Tổng công ty thép Việt Nam, Hà Nội.

2. Hiệp hội thép Việt Nam (2002), Báo cáo nghiên cứu thị trường thép xây dựng tại Việt Nam.

3. Hiệp hội thép Việt Nam (2007), Các bài tham luận hội thảo Công nghiệp thép Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO, Hà Nội.

4. Nguyễn Bách Khoa - Nguyễn Hoàng Long (2005), Marketing Thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội. 5. Tổng công ty thép Việt Nam (2010), Chiến lược phát triển cho Tổng công ty thép Việt Nam đến năm 2015 và

tầm nhìn cho các năm tiếp theo (2025), Hà Nội.

6. Philip Kotler, Marketing Management, Prentice Hall, New Jersey.

SUMMARY

DEVELOPMENT MODEL OF DISTRIBUTION SYSTEMS OF BUILDING STEEL

PRODUCTS OF VIETNAM STEEL CORPORATION IN THE CURRENT PERIOD

Pham Thi Mai Yen* College of Technology – TNU

In recent years, most of VNSTEEL’s products were sold through steel companies – the third Party, not

directly to the customers. Meanwhile, leading steel companies are reaching downstream premises and

controlling distribution to return more on capital. The enterprises subject to sailing result of trading companies, which made Steel Corporation of VNSTEEL as TISCO and South Steel impossible to

control the price and serve the incumbent, cannot control the supplementary profit. By studying steel

distribution system of VNSTEEL, this article proposes 03 developing model for steel distribution system of VNSTEEL at current time. First, organizing distribution channel of big distributors; second,

sales and distribution organization; third, managing model of important customers, exclusive distribution and price policy of VNSTEEL.

Key words: distribution system, distribution system model of steel for building.

Ngày nhận bài:14/3/2014; ngày phản biện:17/3/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Đoàn Quang Thiệu – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0916.046.998

- Điều phối giá giữa các kênh khác

nhau.

- Xây dựng chiến lược giá cho các

phân khúc khách hàng khác nhau.

Quản lý

khách hàng

quan trọng

Phân phối

độc quyền

Chính sách

giá

- Thiết lập đội ngũ bán hàng nội bộ để quản

lý mối quan hệ với các công ty xây dựng lớn.

- Giảm sự lệ thuộc vào công ty thương mại-

bên thứ 3 trong việc bán hàng cho các khách

hàng quan trọng là các công ty xây đựng lớn.

- Xây dựng mạng lưới các nhà phân phối độc

quyền cho TISCO và VNSTEEL.

- Các nhà phân phối độc quyền được hỗ trợ tốt

hơn và được hưởng ưu đãi về điều khoản bán

hang, đổi lại họ chỉ bán sản phẩm của

TISCO/VNSTEEL.

Page 105: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Tám và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 105 - 112

105

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG

ĐIỂM DÂN CƯ HUYỆN YÊN THẾ - TỈNH BẮC GIANG

THEO HƯỚNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Đỗ Thị Tám1*, Nguyễn Ngọc Toàn2, Phan Đình Binh3

1Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 2 UBND huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

3Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Nghiên cứu phân tích thực trạng hệ thống điểm dân cư (ĐDC) huyện Yên Thế trong bối cảnh cả

nước đang thực hiện chính sách “Tam Nông”. Kết quả nghiên cứu cho thấy huyện có 108.805

người, 28.096 hộ, với tổng diện tích tự nhiên là 30.308,61 ha. Đất khu dân cư là 2.242,82 ha (trong

đất khu dân cư, đất ở là 1.179,10 ha, chiếm 52,57%). Huyện gồm 21 xã, thị trấn với 210 điểm dân

cư. Trung bình mỗi xã có 10 điểm dân cư. Mỗi điểm dân cư trung bình có 518 người và 134 hộ.

Việc phân loại điểm dân cư dựa trên một số tiêu chí của tiêu chuẩn Việt Nam số 4418 năm 1987

và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của

Chính phủ. Kết quả phân loại 210 điểm dân cư có 18 điểm dân cư loại 1; 79 điểm dân cư loại 2

và 113 điểm dân cư loại 3. Đến năm 2020, hệ thống dân cư phát triển theo 4 vùng của huyện theo

đặc điểm phát triển của từng vùng với 48 điểm dân cư loại 1; 97 điểm dân cư loại 2 và 65 điểm

điểm dân cư loại 3.

Từ khóa: Đất khu dân cư, Yên Thế, nông thôn mới, chính sách tam nông

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Đất khu dân cư có vai trò rất quan trọng trong

đời sống con người. Đó là nơi ăn ở, sinh sống,

vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi phục hồi sức lao

động của con người [6]. Tổ chức hợp lý mạng

lưới khu dân cư sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho

công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đáp

ứng yêu cầu tổ chức và phát triển sản xuất của

các ngành kinh tế, thoả mãn tốt nhất nhu cầu

của nhân dân, tạo sự đa dạng cảnh quan và

bảo vệ môi trường. Năm 2009, Chính phủ ra

Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành

Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới [2].

Đây là căn cứ quan trọng để đánh giá và quy

hoạch hệ thống ĐDC một cách khoa học, hợp

lý nhằm phát triển vùng nông thôn theo

hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Huyện Yên Thế nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh

Bắc Giang với tổng diện tích tự nhiên

30.308,61 ha, dân số 108.805 người, phân bố

trong 21 xã, thị trấn (trong đó có 5 xã vùng

cao) [4]. Hiện nay, sự phân bố mạng lưới dân

cư trên địa bàn huyện còn một số vấn đề tồn

* Tel: 0986739960; Email:[email protected]

tại như: hệ thống đô thị phát triển chưa ổn

định, cơ sở hạ tầng ở nhiều ĐDC nông thôn

còn thiếu, các công trình công cộng còn chưa

đảm bảo. Vì vậy, đánh giá thực trạng và định

hướng phát triển hệ thống ĐDC một cách

khoa học trên cơ sở đảm bảo có đủ quỹ đất để

phục vụ cho việc thực hiện các dự án phát

triển kinh tế đồng thời nâng cao chất lượng

cuộc sống của người dân trong huyện là rất

cần thiết.

Bài viết phân tích thực trạng việc tổ chức sử

dụng đất trong các ĐDC huyện Yên Thế, làm

cơ sở xây dựng định hướng phát triển hệ

thống ĐDC hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển

kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan

Nhà nước, các sở, các phòng ban trong huyện.

Nguồn số liệu sơ cấp thu thập bằng phương

pháp điều tra trực tiếp từ 210 ĐDC thông

qua bộ câu hỏi soạn sẵn và điều tra bổ sung

từ thực địa. Các tiêu chí điều tra từ các ĐDC

gồm: thông tin chung về ĐDC; thực trạng sử

Page 106: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Tám và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 105 - 112

106

dụng các loại đất trong ĐDC; cơ sở hạ tầng

trong ĐDC; kinh tế, xã hội và môi trường

trong ĐDC.

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu đất đai được xử lý bằng phần mềm EXCEL để thống kê toàn bộ diện tích đất đai của huyện và thống kê mô tả (tính số trung bình, tần suất, phần trăm, độ lệch) để mô tả đặc điểm của các ĐDC.

Phương pháp thống kê: dùng để thống kê toàn bộ diện tích đất đai của huyện theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, phân nhóm các số liệu điều tra để xử lý và tìm ra xu thế biến động đất đai.

Phương pháp phân loại hệ thống ĐDC: căn cứ vào một số tiêu chí của tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 4418 năm 1987 và Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới [2] gồm 5 nhóm tiêu chí là: quy hoạch, hạ tầng kinh tế xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa-xã hội - môi trường, và hệ thống chính trị. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của huyện, các tiêu chí trên được tổng hợp thành 9 nhóm. Mỗi nhóm tiêu chí được phân thành 4 cấp, tương ứng với 4 điểm (bảng 3). Điểm số của mỗi ĐDC được tính bằng cách cộng điểm của 9 nhóm tiêu chí trên. Phân loại ĐDC được xác định căn cứ vào điểm số của mỗi ĐDC: ĐDC loại 1: có điểm số trên 25 điểm; ĐDC loại 2: có điểm số từ 20-25 điểm; ĐDC loại 3: có điểm số dưới 20 điểm. Định hướng sử dụng đất khu dân cư trong tương lai được tính toán dựa trên định mức sử dụng đất cấp huyện của Bộ TN&MT, với các loại đất chính là đất ở, đất giao thông và đất xây dựng các công trình công cộng. Trong quá trình nghiên cứu có tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan và quy hoạch.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng phát triển hệ thống ĐDC huyện Yên Thế

Thực trạng phân bố các khu dân cư

Huyện có 2.242,82 ha đất khu dân cư, trong đó đất ở là 1.179,10 ha, chiếm 52,57%. Đất khu dân cư gồm 2 loại chính: đất khu dân cư đô thị có 133,81 ha (diện tích đất ở đô thị là 60,11 ha, đất xây dựng công trình công cộng là 14,33 ha, đất giao thông là 40,76 ha, đất

cây xanh là 6,22 ha) và đất khu dân cư nông thôn có 2109,01 ha (diện tích đất ở là 1118,99 ha, đất xây dựng công trình công cộng là 116,79 ha, đất giao thông là 646,42 ha, đất cây xanh là 140.07 ha). Tổng số ĐDC toàn huyện là 210 ĐDC, phân bố trong 21 xã và thị trấn. Bình quân số ĐDC trên xã là 10 điểm. Tổng dân số toàn huyện là 108.805 người và 28.096 hộ. Bình quân trên một ĐDC có 518 người và 134 hộ. Mức độ tập trung dân cư thấp hơn nhiều so với huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương với bình quân 1377 khẩu/ĐDC và 410 hộ/ĐDC [5], huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa bình quân mỗi ĐDC có 677 người và 166 hộ [1]. Hệ thống ĐDC phát triển theo 4 vùng:

- Vùng trung tâm gồm 6 xã với 47 ĐDC. Bình quân số ĐDC/xã là 7,8; số người/ĐDC là 568 và số hộ/ĐDC là 138, lớn hơn so với bình quân chung toàn huyện và với vùng khác trong huyện.

- Vùng Tây Bắc gồm 5 xã với 62 ĐDC, bình quân mỗi xã có 12,4 ĐDC.

- Vùng Đông Nam gồm 7 xã với 71 ĐDC, bình quân mỗi xã có 10,1 ĐDC. Vùng này dân cư sống tập trung thành ĐDC lớn, bình quân dân số/ĐDC và số hộ/ĐDC cao hơn so với mức bình quân chung của huyện.

- Vùng Tây Nam gồm 3 xã với 30 ĐDC. Bình quân ĐDC/xã là 10, số người/xã là 522 người và số hộ/xã là 143 hộ.

Thực trạng sử dụng đất khu dân cư

Trong đất khu dân cư, đất ở có 1.179,10 ha chiếm 52,57%. Xét về cơ cấu đất ở trong khu dân cư, tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều so với huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương với 82,14% [6], huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa với 76,95% [1]; và cao hơn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định với 50,38% [3] và chỉ bằng 0,60-0,78 lần so với định mức của Bộ TN&MT. Bình quân đất ở trên đầu người là 108,37 m2, cao hơn từ 1,20 - 1,55 lần so với định mức. Trong đó, vùng Trung tâm có diện tích đất ở bình quân cao nhất là 118,4m2 và cao hơn định mức từ 1,32-1,69 lần. Thấp nhất là vùng Tây Bắc với diện tích đất ở bình quân là 103,03 m2, cao hơn định mức từ 1,14 - 1,47 lần. Vì vậy, trong tương lai cần hạn chế mở mới các ĐDC, tăng khả năng tự giãn trên đất vườn.

Page 107: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Tám và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 105 - 112

107

Bảng 1. Hiện trạng hệ thống điểm dân cư huyện Yên Thế

Tiêu chí Vùng

Trung tâm

Vùng

Tây Bắc

Vùng

Đông Nam

Vùng

Tây Nam

Toàn

huyện

1. Số điểm dân cư (điểm) 47 62 71 30 210

2. Số nhân khẩu (người) 26.708 28.445 38.002 15.650 108.805

3. Số hộ (hộ) 6.495 7.426 9.882 4.293 28.096

4. Số khẩu/ ĐDC (người) 568 459 535 522 518

5. Số hộ/ ĐDC (người) 138 120 139 143 134

6. Diện tích khu DC (ha) 543,05 589,35 832,36 278,06 2242,82

- Đất ở (ha) 316,21 293,07 407,46 162,36 1179,10

- Đất XD CTCC (ha) 40,29 20,25 56,1 14,48 131,12

- Đất giao thông (ha) 135,69 248,18 244,67 58,64 687,18

- Đất cây xanh (ha) 33,72 21,9 55,1 35,57 146,29

- Đất TTCN (ha) 7,51 2,74 55,29 1,37 66,91

- Đất khác 9,63 3,21 13,74 5,64 32,22

Bảng 2. So sánh thực trạng sử dụng đất trong khu dân cư của huyện Yên Thế

với định mức sử dụng đất cấp huyện của bộ Tài nguyên & Môi trường*

Loại đất trong khu dân cư

Vùng

Trung

Tâm

Vùng

Tây

Bắc

Vùng

Đông

Nam

Vùng

Tây

Nam

Bình

quân

huyện

Định

mức

So sánh

với định

mức của

Bộ (lần)

Đất ở

Cơ cấu (%) 58,23 49,73 48,95 58,39 52,57 67 - 87 0,60 - 0,78

Diện tích

(m2/người) 118,40 103,03 107,22 103,74 108,37 70 - 90 1,20 - 1,55

Đất XD

CTCC

Cơ cấu (%) 7,42 3,44 6,74 5,21 5,85 2 - 3 1,95 - 2,93

Diện tích

(m2/người) 15,09 7,12 14,76 9,25 12,05 2 - 3 4,02 - 6,03

Đất

giao

thông

Cơ cấu (%) 24,99 42,11 29,39 21,09 30,64 9 - 10 3,06 - 3,40

Diện tích

(m2/người) 50,81 87,25 64,38 37,47 63,16 9 - 10 6,32 - 7,02

Đất cây

xanh

Cơ cấu (%) 6,21 3,72 6,62 12,79 6,52 2 - 3 2,17 - 3,26

Diện tích

(m2/người) 12,63 7,70 14,50 22,73 13,45 2 - 3 4,48 - 6,73

Đất

TTCN

Cơ cấu (%) 1,38 0,46 6,64 0,49 2,98 8- 11 0,27 - 0,37

Diện tích

(m2/người) 2,81 0,96 14,55 0,88 6,15 8 - 11 0,56 - 0,77

*Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài Nguyên & Môi trường

Đất xây dựng công trình công cộng có diện

tích là 131,12 ha, chiếm 5,85% đất khu dân

cư. Xét về cơ cấu cao gấp từ 1,95-2,93 lần so

với định mức. Diện tích bình quân trên đầu

người là 12,05 m2, cao hơn so với định mức

từ 4,02-6,03 lần. Vùng Tây Bắc có diện tích

bình quân thấp nhất trong huyện là 7,12

m2/người, cao hơn định mức là 2,37-3,56 lần.

Trong tương lai cần có giải pháp sử dụng hợp

lý quỹ đất này, giảm việc mở rộng các công

trình nhằm tránh lãng phí đất.

Đất giao thông trong khu dân cư có 687,18

ha, chiếm 30,64%. Xét về cơ cấu cao hơn

nhiều so với định mức (gấp từ 3,06-3,40 lần).

Bình quân trên đầu người là 63,16 m2, so với

định mức cao hơn 6,32-7,02 lần. Vùng có

diện tích bình quân đất giao thông cao nhất là

vùng Tây Bắc với diện tích 87,25 m2/người và

cao hơn định mức là 8,73-9,69 lần. Thấp nhất

là vùng Tây Nam với bình quân 37,47

m2/người, cao hơn định mức là 3,75-4,16 lần.

Trong tương lai, để tiết kiệm quỹ đất cho các

Page 108: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Tám và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 105 - 112

108

mục đích sử dụng khác, cần hoàn thiện hệ thống giao thông hiện có thay vì việc mở rộng hoặc

mở mới các tuyến giao thông.

Đất cây xanh có 146,29 ha, chiếm 6,52% đất khu dân cư. Xét về cơ cấu cao hơn so với định mức

từ 2,17 - 3,26 lần. Diện tích bình quân trên đầu người là 13,45 m2, cao hơn 4,48-6,73 lần so với

định mức.

Bảng 3. Kết quả phân cấp một số tiêu chí đánh giá điểm dân cư

Chỉ tiêu Thang

điểm

Kết quả đánh giá

Số lượng (%)

Nhóm A 210 100,00

A1: ĐDC có ý nghĩa lớn về hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh

hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của huyện và trở lên 4 5 2,38

A2: ĐDC có ý nghĩa lớn về hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh

hưởng đến quá trình phát triển của Thị trấn, các trung tâm cụm xã 3 31 14,76

A3: ĐDC có ý nghĩa về kinh tế, xã hội tác động ảnh hưởng đến quá

trình phát triển của xã 2 66 31,43

A4: Các ĐDC còn lại 1 108 51,43

Nhóm B 210 100,00

B1: ĐDC có diện tích > 25 ha 4 1 0,48

B2: ĐDC có diện tích từ 15 - 25ha 3 25 11,90

B3: ĐDC có diện tích từ 10 - 15ha 2 85 40,48

B4: ĐDC có diện tích < 10ha 1 99 47,14

Nhóm C 210 100,00

C1: ĐDC có dân số > 900 dân 4 6 2,86

C2: ĐDC có dân số từ 600 - 900 dân 3 45 21,43

C3: ĐDC có dân số từ 300 - 600 dân 2 147 70,00

C4: ĐDC có dân số < 300 dân 1 12 5,71

Nhóm D 210 124,76

D1: ĐDC có các đường trục cứng hóa > 80% và đường ngõ xóm không

lầy lội 4 52 24,76

D2: ĐDC có các đường trục cứng hóa từ 60 - 80% và đường ngõ xóm

không lầy lội > 90% 3 26 12,38

D3: ĐDC có các đường trục cứng hóa nhỏ hơn 60% và đường ngõ xóm

không lầy lội > 90% 2 56 26,67

D4: ĐDC có các đường trục cứng hóa < 60% và đường ngõ xóm lầy lội 1 128 60,95

Nhóm E 210 100,00

E1: ĐDC có tỷ lệ nhà kiên cố > 80% và không có nhà tạm 4 17 8,10

E2: ĐDC có tỷ lệ nhà kiên cố từ 50 - 80% và tỷ lệ nhà tạm<5% 3 79 37,62

E3: ĐDC có tỷ lệ nhà kiên cố < 50 % và tỷ lệ nhà tạm < 10% 2 80 38,10

E4: ĐDC có tỷ lệ nhà tạm > 10% 1 34 16,19

Nhóm F 210 100,00

F1: ĐDC có tỷ lệ hộ dùng điện > 95%, tỷ lệ hộ dùng điện thoại > 70%

và tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh > 85% 4 102 48,57

F2: ĐDC có tỷ lệ hộ dùng điện từ 65% - 95%, tỷ lệ hộ dùng điện thoại

từ 50 - 70% và tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh từ 60 - 85% 3 58 27,62

F3: ĐDC có tỷ lệ hộ dùng điện từ 45% - 65%, tỷ lệ hộ dùng điện thoại

từ 30 - 50% và tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh từ 40 - 60% 2 34 16,19

F4: ĐDC có tỷ lệ hộ dùng điện < 45%, tỷ lệ hộ dùng điện thoại < 30%

và tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh < 40% 1 16 7,62

Page 109: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Tám và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 105 - 112

109

Nhóm G 210 100,00

G1: ĐDC có tỷ lệ lao động qua đào tạo > 35% và tỷ lệ học sinh tốt

nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, dạy nghề > 85% 4 25 11,90

G2: ĐDC có tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 25% - 35% và tỷ lệ học

sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, dạy nghề từ

65% - 85%

3 122 58,10

G3: ĐDC có tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 15% - 25% và tỷ lệ học

sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, dạy nghề từ

50% - 65%

2 47 22,38

G4: ĐDC có tỷ lệ lao động qua đào tạo < 15% và tỷ lệ học sinh tốt

nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, bổ túc, dạy nghề < 50% 1 16 7,62

Nhóm H 210 100,00

H1: ĐDC có tỷ lệ lao động nông nghiệp < 35% 4 7 3,33

H2: ĐDC có tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 35% - 50% 3 1 0,48

H3: ĐDC có tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 50% - 65% 2 11 5,24

H4: ĐDC có tỷ lệ lao động nông nghiệp > 65% 1 191 90,95

Nhóm I 210 100,00

I1: ĐDC có tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa > 70% 4 78 37,14

I2: ĐDC có tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa từ 65% - 70% 3 21 10,00

I3: ĐDC có tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa từ 50% - 65% 2 66 31,43

I4: ĐDC có tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa < 50% 1 45 21,43

Bảng 4. Thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Yên Thế

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2020

Tổng số 1 2 3 Tổng số 1 2 3

1. Tổng dân số Người 108.805 13.672 41.808 53.325 120.400 33.194 54.016 33.190

2. Tổng số hộ Hộ 28.096 3.484 10.601 14.011 30.995 8.357 13.890 8.748

3. Quy mô hộ Người/Hộ 11,67 3,90 3,90 3,80 3,88 3,97 3,89 3,79

4. Diện tích đất

Khu dân cư Ha 2.242,81 288,53 860,16 1.094,12 2.597,14 931,54 1.045,25 620,35

5. Diện tích

đất ở Ha 1.179,10 144,73 459,79 574,57 1.316,68 416,62 558,48 341,58

6. Tổng số ĐDC

Điểm 210 18 79 113 210 48 97 65

7. Một số chỉ tiêu bình quân

- Diện tích đất

khu dân cư/ một ĐDC

Ha 10,68 16,03 10,89 9,68 12,37 19,41 10,78 9,54

- Số dân/ĐDC Người 518 759 529 471 573 691 556 510

- Số hộ/một ĐDC

Hộ 133 193 134 123 147 174 143 134

- Diện tích đất khu dân cư/hộ

m2 798,27 828,16 811,40 780,90 837,93 1.114,74 752,52 709,11

- Diện tích đất

ở/hộ m2 419,67 415,42 433,73 410,09 424,81 498,55 402,08 390,45

- Diện tích đất

khu dân cư/người

m2 206,13 211,04 205,74 205,18 215,71 280,63 193,51 186,91

- Diện tích đất

ở/người m2 108,37 105,86 109,98 107,75 109,36 125,51 103,39 102,92

Page 110: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Tám và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 105 - 112

110

Đất tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư có

66,91 ha, chiếm 2,98%. Xét về cơ cấu chỉ

bằng từ 0,27-0,37 lần so với định mức. Diện

tích bình quân toàn huyện là 6,15 m2/người,

thấp hơn 0,56-0,77 lần so với định mức. Tập

trung ở cụm công nghiệp Phồn Xương; Bố Hạ

và khu khai thác than Đông Sơn - Đồng Hưu;

và các khu làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở

Bố Hạ, Hương Vỹ, Đông Sơn.

Diện tích đất khác có 32,22ha, đó là các di

tích trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế và các

khu tôn giáo tín ngưỡng trên địa bàn huyện.

Phân loại hệ thống điểm dân cư

Kết quả nghiên cứu cho thấy huyện Yên Thế

có 210 ĐDC trong đó có 18 ĐDC loại 1; 79

ĐDC loại 2 và 113 ĐDC loại 3. Huyện có 9

ĐDC đô thị (đều là ĐDC loại 1) và 201 ĐDC

nông thôn. Trong đó có 47,14% tổng số ĐDC

có quy mô diện tích nhỏ hơn 10 ha, cho thấy

quy mô đất đai của các ĐDC huyện Yên Thế

không cao. Nhóm ĐDC có diện tích từ 10 –

15 ha chiếm 40,48%. Các ĐDC có quy mô

lớn hơn chỉ chiếm 0,48% tổng số ĐDC. Các

ĐDC trong huyện có quy mô dân số ở mức

trung bình, trong đó chiếm khoảng 70% tổng

số ĐDC. Các ĐDC có quy mô dân số dưới

300 dân chỉ chiếm 5,71% tổng số ĐDC. Về

hệ thống hạ tầng kỹ thuật, và hệ thống đường

giao thông vẫn còn một lượng lớn ĐDC

đường ngõ xóm còn trong tình trạng lầy lội,

chiếm tới 60,95% tổng số ĐDC. Tình trạng

nhà tạm vẫn còn khá nhiều ở các ĐDC, chỉ có

17 ĐDC chiếm 8,10 % có tỷ lệ nhà kiên cố

lớn hơn 80% và không có nhà tạm. Hạ tầng

xã hội ở các ĐDC ở mức trung bình. Toàn

huyện vẫn còn đến 90,95% ĐDC có tỷ lệ lao

động nông nghiệp trên 65%. Hiện nay, có

37,14% số ĐDC có hộ đạt gia đình văn hóa

trên 70%.

Định hướng phát triển hệ thống điểm dân

cư huyện Yên Thế đến năm 2020

Căn cứ vào Quy hoạch sử dụng đất, quy

hoạch các ngành và Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh

Bắc Giang và huyện Yên Thế; căn cứ kết quả

phân loại hệ thống ĐDC huyện Yên Thế năm

2013, dự báo đến năm 2020 dân số của huyện

là 120.400 người và 30.995 hộ. Định hướng

phát triển hệ thống ĐDC phát triển theo 4

vùng như sau:

* Vùng Trung tâm: Thị trấn Cầu Gồ đóng vai

trò là đô thị trung tâm của huyện với vị trí

thuận lợi, cơ sở hạ tầng đồng bộ và hoàn

thiện, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh

tế xã hội của huyện. Cụm công nghiệp Phồn

Xương được quy hoạch gần với các ĐDC xã

Phồn Xương dọc đường TL398 và gần với

khu đô thị mới của thị trấn Cầu Gồ. Định

hướng đến năm 2020 cần mở rộng thị trấn lên

250 - 300 ha và xây dựng một khu đô thị mới

kết hợp với việc phát triển các khu dịch vụ chất

lượng cao với diện tích 15,08 ha tại phố Hoàng

Hoa Thám.

* Vùng Tây Bắc: khu vực ngã ba Mỏ Trạng

giữ vai trò phát triển kinh tế cho xã Tam Tiến

và là nơi tập trung đầu tư để xây dựng thành

trung tâm cụm xã của các xã vùng cao của

huyện. Đến năm 2020 vùng này sẽ quy hoạch

mở rộng khu vực Mỏ Trạng xã Tam Tiến

thành Thị trấn Mỏ Trạng với quy mô 260 ha

vai trò là trung tâm kinh tế xã hội, dịch vụ

thương mại, du lịch nghỉ dưỡng, tiểu thủ công

nghiệp của tiểu vùng phía Bắc huyện Yên Thế.

* Vùng Đông Nam: Với việc hình thành cụm

công nghiệp mới trong khu vực thị trấn và

Nhà máy xi măng mới nằm phía Tây và đặc

biệt là tác động của trục hành lang kinh tế

Nam Ninh- Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng,

trục vành đai 5 của Vùng Thủ đô Hà Nội thì

thị trấn Bố Hạ sẽ là một đô thị dịch vụ - công

nghiệp, dự kiến có quy mô dân số trong

khoảng 10.000 - 12000 người, diện tích cần

được mở rộng lên khoảng 250 - 300 ha để đáp

ứng nhu cầu phát triển mới.

* Vùng Tây Nam: Đến năm 2020, huyện

Yên Thế sẽ tập trung đầu tư phát triển cơ sở

vật chất hạ tầng, phát triển quy mô đất đai

khu vực đồi Bia xã An Thượng để đưa khu

vực này trở thành trung tâm cụm xã của

vùng Tây Nam và phấn đấu trở thành thị tứ.

Page 111: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Tám và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 105 - 112

111

Giải pháp phát triển hệ thống ĐDC

Giải pháp về chính sách: cần phải hoàn thiện

các chính sách về bồi thường, giải phóng mặt

bằng; tổ chức việc đấu thầu đất ở; khuyến

khích sử dụng đất theo nguyên tắc tiết kiệm,

có hiệu quả, bảo vệ tài nguyên đất và môi

trường; ưu tiên trong đầu tư cơ sở hạ tầng; ưu

tiên với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu

số, vùng núi cao; khuyến khích sự tham gia

của của nhân dân trong quy hoạch xây dựng

nông thôn mới.

Giải pháp về quy hoạch: Việc sử dụng các

loại đất trong khu dân cư của huyện chưa hợp

lý so với định mức sử dụng đất trong khu dân

cư của Bộ TN&MT. Để các ĐDC phát triển

theo hệ thống, đảm bảo chất lượng, huyện

Yên Thế cần xây dựng đồng bộ và thống nhất

các loại quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế xã hội; Quy hoạch sử dụng đất;

quy hoạch phát triển các ngành; Quy hoạch

phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang

các khu dân cư hiện có và Quy hoạch nông

thôn mới tất cả các xã.

Giải pháp về huy động nguồn vốn: Để hoàn

thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trong các ĐDC

đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn. Do vậy cần

phải có những chính sách thu hút vốn đầu tư

từ nhiều nguồn để xây dựng cơ sở hạ tầng

nông thôn; đổi mới cơ chế tài chính, phát huy

nội lực.

KẾT LUẬN

Huyện Yên Thế có 210 ĐDC, phân bố trong

21 xã/thị trấn. Trung bình mỗi xã có 10 ĐDC

và mỗi ĐDC có 518 người, 134 hộ. Cơ cấu sử

dụng các loại đất trong khu dân cư chưa hợp

lý so với định mức sử dụng đất của Bộ

TN&MT. Huyện có 210 ĐDC (18 ĐDC loại

1,79 ĐDC loại 2 và 113 ĐDC loại 3), các

ĐDC phát triển theo 4 vùng: Trung tâm,

Đông Nam, Tây Nam và Tây Bắc. Định

hướng đến năm 2020, huyện sẽ có 210 ĐDC,

trong đó có 48 ĐDC loại 1, 97 ĐDC loại 2,65

ĐDC loại 3. Diện tích đất phi nông nghiệp

trong khu dân cư tăng lên 354,33 ha (đất ở

tăng lên 136,6 ha: đất ở đô thị tăng 58,58 ha,

đất ở nông thôn tăng 78,02 ha). Để phát triển

hệ thống ĐDC thống nhất và nâng cao chất

lượng cuộc sống, chính quyền địa phương cần

phải xây dựng hoàn chỉnh các loại quy hoạch

và có các chính sách huy động nguồn vốn từ

ngân sách Nhà nước và nhân dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[. Hà Thế Anh, Đỗ Thị Tám (2012), “Thực trạng

và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư

huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí

Khoa học và Phát triển, Tập 10, số 7/2012. Trang

1014-1023.

2. Chính phủ (2009) Quyết định số 491/QĐ-TTg

ngày 16-4-2009 của Chính phủ về việc ban hành

Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

3. Vũ Văn Nam (2012), Thực trạng và định hướng

phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Giao Thủy,

tỉnh Nam Định. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp,

Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Phòng Thống kê huyện Yên Thế (2012), Niên

Giám thống kê.

5. Vũ Văn Trọng (2012), Thực trạng và định

hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện

Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sĩ nông

nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Đỗ Đức Viêm (2005), Quy hoạch xây dựng và

phát triển điểm dân cư nông thôn, Nxb Xây dựng,

Hà Nội.

Page 112: tu 121-125.cdr

Đỗ Thị Tám và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 105 - 112

112

SUMMARY

CURRENT STATE AND ORIENTATION OF SYSTEM

OF RESIDENTIAL AREAS IN YEN THE DISTRICT,

BAC GIANG PROVINCE TOWARDS RURAL INNOVATION

Do Thi Tam1*, Nguyen Ngoc Toan2, Phan Dinh Binh3

1Hanoi University of Agriculture 2 People’s Committee Yen The district, Bac Giang province

3College of Agriculture and Forestry - TNU

The study aims at analyzing the nature of residential areas of Yen The district in response to “Tam

nong” policy. The results show that the district has a population of 108805 people, 28096

households, and a total area of 30308.61 hectares. In which, the land for residential areas is

2242.82 hectares, including 1179.10 hectares for housing (52.57%). It consists of 21 communes

with 210 residential areas. In average, each commune had 10 residential areas. Each residential

area includes 518 people and 134 households. Based on some criteria of Vietamese standards No.

4418 in 1987 and the criteria to build new rural areas, according to A Set of National Criteria for

Renewing Rural Areas in Decision No. 491/QD-TTg. Based on that, 210 residential areas of Yen

The were classified into 3 levels: level 1 with 18; level 2 with 79; and level 3 with 113 residential

areas. By 2020, the system of residential areas will develop in to 4 regions according to regional

advantages includings level 1 with 38; level 2 with 97; and level 3 with 65 residential areas.

Key words: Residential areas, Yen The, Rural innovation, “Tam nong” plolicy.

Ngày nhận bài:08/4/2014; ngày phản biện:24/4/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS. Đàm Xuân Vận – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0986739960; Email:[email protected]

Page 113: tu 121-125.cdr

Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 113 - 119

113

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN PHỔ YÊN –THÁI NGUYÊN

Ngô Xuân Hoàng*

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Sau gần hai năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,

huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, bước đầu đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên để xây

dựng chương trình nông thôn mới của huyện theo đúng kế hoạch đề ra, trong thời gian tới huyện

cần quan tâm đến triển khai thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: Hoàn thiện chính sách, công

tác điều hành quản lý; Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền xây dựng nông thôn

mới, nâng cao nhận thức của cư dân nông thôn; Hoàn chỉnh quy hoạch và thực hiện quản lý theo

quy hoạch; Phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội; Tổ chức tiếp nhận và huy động các nguồn lực

xây dựng nông thôn mới.

Từ khóa: Giải pháp, thúc đẩy, nông thôn mới, Phổ Yên, Thái Nguyên

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, sau

gần hai năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn

mới (MTQGXDNTM) đã trở thành phong trào được cả hệ thống chính trị và nhân dân

địa phương tích cực tham gia và bước đầu đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên,

Chương trình triển khai thực hiện còn chậm so với yêu cầu, một số tiêu chí cũng chưa thật

phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội của địa phương, một bộ phận cán bộ Đảng viên và

nhân dân nhận thức chưa rõ về vị trí, tầm quan trọng của Chương trình cũng như vai trò

chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới, bộ máy quản lý chưa hoàn thiện,

lãnh đạo các cấp, nhất là ở cơ sở còn nhiều vướng mắc trong chỉ đạo thực hiện.... Để khắc

phục dần những hạn chế trên đây, đúc rút những bài học kinh nghiệm cho Chương trình

mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương, chúng tôi đã tiến hành nghiên

cứu thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Phổ Yên, từ đó đề xuất một số giải

pháp nhằm thúc đẩy quá trình này ở huyện Phổ Yên trong thời gian tới.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để có thông tin và số liệu phục vụ nghiên

cứu, chúng tôi đã điều tra sơ bộ 15 xã nằm

* Tel: 0912.140.868; Email: [email protected]

trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới của

huyện, trong đó chọn bốn xã điểm để điều tra

chi tiết gồm (Tân Hương, Hồng Tiến, Đồng

Tiến, Nam Tiến), mỗi xã chọn ngẫu nhiên 50

hộ để điều tra thu thập thông tin. Các phương

pháp thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu

sơ cấp đã được sử dụng trong quá trình điều

tra 39 chỉ tiêu đánh giá 19 tiêu chí xây dựng

nông thôn mới. Phương pháp thống kê mô tả,

phương pháp tính toán so sánh, phương pháp

chuyên gia, chuyên khảo… đã được sử dụng

trong quá trình nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện

Phổ Yên

Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý: Ban chỉ

đạo huyện đã quán triệt các văn bản chỉ đạo tới

tận các cơ sở trong toàn huyện. Lựa chọn các

nội dung đột phá để thực hiện. Thành lập Ban

chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, ban hành các

nghị quyết, chương trình hành động, xây

dựng kế hoạch triển khai. Tổ chức phát động

và thực hiện phong trào thi đua “toàn dân

chung sức xây dựng nông thôn mới”. Huyện

cũng chỉ đạo các xã thành lập Ban chỉ đạo,

Ban quản lý xây dựng nông thôn mới. Thực

hiện triển khai rà soát đánh giá thực trạng nông

thôn để xác định điểm xuất phát xây dựng

nông thôn mới. Tích cực triển khai lập quy

hoạch, thực hiện các đề án phát triển kinh tế -

xã hội của huyện giai đoạn (2010-2015) gắn

Page 114: tu 121-125.cdr

Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 113 - 119

114

với việc xây dựng nông thôn mới cụ thể trên

địa bàn. Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo

của cấp trên về xây dựng nông thôn mới đến

các xóm và đến các hộ dân.

Công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền xây

dựng nông thôn mới

Năm 2013 Đài truyền thanh truyền hình huyện

đã có 320 tin bài tuyên truyền chủ trương,

chính sách, 48 chuyên mục về xây dựng nông

thôn mới. Ngoài ra tuyên truyền bằng băng

HD, đĩa CD về các chủ trương, chính sách của

Đảng, Nhà nước về Chương trình xây dựng

nông thôn mới. Bên cạnh đó huyện cũng đã tổ

chức cho các xã xây dựng nông thôn (NTM)

thăm quan học tập kinh nghiệm xây dựng nông

thôn mới tại 2 xã ở tỉnh Tuyên Quang. Trong

năm 2012-2013, huyện đã tổ chức thực hiện

được 07 lớp tập huấn cho trên 453 lượt người

tham dự với nội dung “Cơ chế huy động

nguồn lực và quản lý tài chính ngân sách trong

Chương trình xây dựng NTM” và “Hướng dẫn

triển khai quy hoạch xây dựng NTM; Hướng

dẫn xây dựng đề án nông thôn mới, đề án phát

triển sản xuất”. Các xã đã tổ chức được 44 lớp

tập huấn với 2.733 lượt người tham gia về nội

dung xây dựng nông thôn mới.

Kết quả xây dựng nông thôn mới ở huyện

Phổ Yên

Xây dựng quy hoạch, phát triển sản xuất nâng

cao thu nhập cho người dân

Tính đến ngày 28/9/2012 toàn huyện đã có

quyết định phê duyệt đề án quy hoạch nông

thôn mới cho 15/15 xã trên địa bàn toàn

huyện, đạt 100%. Sau đó huyện đã tổ chức

tập huấn hướng dẫn các xã xây dựng đề án

xây dựng NTM, đề án phát triển sản xuất.

Tính đến ngày 31/12/2012 có 15/15 xã đã xây

dựng, trình phê duyệt đề án xây dựng NTM

và 15/15 xã đã xây dựng, trình phê duyệt đề

án phát triển sản xuất. Đến hết tháng 03/2013

hoàn thành phê duyệt các đề án NTM và đề

án phát triển sản xuất cho toàn bộ các xã

trong huyện. Năm 2013 các cơ quan, đơn vị

tổ chức thực hiện được 51 lớp đào tạo nghề

với số lao động theo học nghề là 2.500 người.

Hầu hết các lao động sau đào tạo đều có việc

làm bước đầu tạo thu nhập. Hàng năm, Trạm

khuyến nông tập huấn chuyển giao khoa học

kỹ thuật cho bà con nông dân, phối hợp với

các đơn vị thực hiện các mô hình để phát triển

sản xuất. Tính đến hết năm 2013 đã tổ chức

được 215 lớp với 4.270 lượt người tham gia.

Một số mô hình thực hiện và đạt kết quả cao

như: Mô hình trồng mới và trồng lại 100 ha chè

cành. Mô hình trồng cây thanh long 05 ha tại xã

Phúc Thuận. Mô hình chăn nuôi gà hướng thịt

quy mô gia trại với 6.000 con. Mô hình hỗ trợ

hộ nông dân nghèo và cận nghèo chăn nuôi gà

thả vườn, quy mô: 7.500 con.

Bảng 1. Kết quả xây dựng mô hình phát triển sản xuất, tập huấn KHKT và đào tạo nghề cho người dân

TT Nội dung Đơn vị

tính

Trang

trại

Hợp tác

Doanh

nghiệp

1 Mô hình sản xuất 112 31 0

- Trồng trọt Mô hình SX 10

- Chăn nuôi Mô hình SX 94

- Lâm nghiệp Mô hình SX 2

- Thủy sản Mô hình SX 6

- Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp Mô hình SX 31

- Làng nghề Mô hình SX

2 Tập huấn KHKT

- Số lớp Lớp 215

- Số người tham gia Người 4.270

3 Đào tạo nghề

- Số lớp đào tạo Lớp 51

- Số người tham gia Người 2.500

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phổ Yên

Page 115: tu 121-125.cdr

Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 113 - 119

115

Kết quả huy động các nguồn lực thực hiện

Huyện Phổ Yên, trong hai năm thực hiện xây

dựng nông thôn mới, tổng kinh phí đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn là 156.353 triệu đồng.

Trong đó ngân sách nhà nước là: 136.673 triệu đồng, vốn tín dụng: 4.000 triệu đồng,

vốn nhân dân đóng góp: 15.680 triệu đồng. Vốn đầu tư, hỗ trợ cho các nội dung (Quy

hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, tuyên truyền, tập huấn, đào tạo

nghề lao động nông thôn,...), trong đó tập trung chủ yếu cho xây dựng kết cấu hạ tầng

(135.884 triệu đồng) chiếm 87% tổng nguồn vốn thực hiện. Mức độ đầu tư của ngân sách

Nhà nước năm 2012 đã tăng hơn 2011 là 8.639 triệu đồng: Ngân sách trung ương tăng

4.358 triệu, tương đương 12,1%; vốn chương trình MTQGXDNTM tăng 1.550 triệu đồng,

tương đương 217,7%, đây là một tín hiệu tích cực thể hiện có sự quan tâm đầu tư của các

cấp tới phong trào xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên huy động từ khu vực dân cư lại

giảm đi 12.640 triệu đồng tương đương giảm khoảng 89% so với năm 2011, điều này là do

nguồn lực từ khu vực cộng đồng dân cư chủ yếu được đóng góp từ ngày công xây dựng

đường xá, kênh mương, cải tạo vườn tạp..., đã thực hiện phần nhiều ở năm 2011. Tỷ trọng

dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng là chủ yếu, chiếm 87% nguồn lực thực hiện, tiếp theo là

đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chiếm 15,6%; một số nội dung như xây dựng kết cấu

hạ tầng, phát triển sản xuất và đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện năm sau

đều cao hơn năm trước; một số nội dung còn lại như quy hoạch, tuyên truyền, tập huấn,

thực hiện giảm so với năm 2011, điều này là phù hợp với quá trình xây dựng nông thôn

mới ở địa phương.

Kết quả tổng hợp đạt được các tiêu chí quốc

gia về nông thôn mới

Tiêu chí để đánh giá kết quả xây dựng và

hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí, cụ thể như sau: Quy

hoạch và thực hiện quy hoạch; Giao thông; Thủy lợi; Điện nông thôn; Trường học; Cơ sở

vật chất văn hóa; Chợ nông thôn; Bưu điện; Nhà ở dân cư; Thu nhập; Hộ nghèo; Tỷ lệ lao

động có việc làm thường xuyên; Hình thức tổ

chức sản xuất; Giáo dục; Y tế; Văn hóa; Môi trường; Hệ thống tổ chức chính trị; Quốc

phòng, an ninh. Qua kết quả đánh giá cho thấy: 15 xã đã hoàn thành tiêu chí 1 (tỷ lệ đạt

100%); 09 xã hoàn thành tiêu chí 3 (tỷ lệ đạt 60%); 10 xã hoàn thành tiêu chí 4 (tỷ lệ đạt

67%); 10 xã hoàn thành tiêu chí 5 (tỷ lệ đạt 67%); 01 xã hoàn thành tiêu chí 7 (tỷ lệ đạt

7%); 10 xã hoàn thành tiêu chí 8 (tỷ lệ đạt 67%); 02 xã hoàn thành tiêu chí 9 (tỷ lệ đạt

13%); 05 xã hoàn thành tiêu chí 10 (tỷ lệ đạt 33%); 05 xã hoàn thành tiêu chí 11 (tỷ lệ đạt

33%); 04 xã hoàn thành tiêu chí 12 (tỷ lệ đạt 27%); 07 xã hoàn thành tiêu chí 13 (tỷ lệ đạt

47%); 07 xã hoàn thành tiêu chí 14 (tỷ lệ đạt 47%); 14 xã hoàn thành tiêu chí 15 (tỷ lệ đạt

93%); 06 xã hoàn thành tiêu chí 16 (tỷ lệ đạt 40%); 13 xã hoàn thành tiêu chí 18 (tỷ lệ đạt

87%); 15 xã hoàn thành tiêu chí 19 (tỷ lệ đạt 100%); các tiêu chí 2, 6 và 17 chưa có xã nào

thực hiện được.

Tổng hợp kết quả trong toàn huyện theo

nhóm cho thấy: Số xã đạt chuẩn nông thôn mới và nhóm 1 (đạt chuẩn từ 14-18 tiêu chí):

chưa có xã nào đạt được; nhóm 2 (đạt chuẩn từ 9-13 tiêu chí): có 09/15 xã đạt (tỷ lệ đạt

60%); nhóm 3 (đạt chuẩn từ 5-8 tiêu chí): có 04/15 xã đạt (tỷ lệ đạt 27%); nhóm 4 (đạt

chuẩn dưới 5 tiêu chí): có 02/15 xã đạt (tỷ lệ đạt 13%). Như vậy có thể nhận thấy đa số

các xã trong huyện mức độ thực hiện đạt mức 9 đến 13 tiêu chí (chiếm 60%). Đây là

cơ sở để lãnh đạo các cấp, các ngành tiến hành rà soát, lựa chọn ưu tiên đầu tư cho các

đơn vị có khả năng hoàn thành xây dựng nông thôn mới theo từng giai đoạn, đảm bảo

lộ trình đã đề ra. Các tiêu chí giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường (hiện chưa

có xã nào thực hiện được) và một số tiêu chí có số ít đơn vị hoàn thành là chợ nông thôn,

nhà ở dân cư đạt chuẩn, cơ cấu lao động, thu nhập, hộ nghèo, đang là những vấn đề khó

khăn với huyện Phổ Yên sau gần 2 năm triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

huyện. Đây là những tiêu chí mà huyện Phổ Yên cần tập trung và có giải pháp hiệu quả,

ưu tiên thực hiện để đưa chương trình xây dựng nông thôn mới trong toàn huyện về

đích đúng yêu cầu đề ra.

Page 116: tu 121-125.cdr

Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 113 - 119

116

Bảng 2. Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí theo nhóm

TT Phân theo nhóm Thực hiện các tiêu chí Số xã Tỷ lệ (%) Ghi chú

1

Nhóm 1

Đạt 19 tiêu chí 0.0

2 Đạt 18 tiêu chí 0.0

3 Đạt 17 tiêu chí 0.0

4 Đạt 16 tiêu chí 0.0

5 Đạt 15 tiêu chí 0.0

6 Đạt 14 tiêu chí 0.0

7

Nhóm 2

Đạt 13 tiêu chí 1 6.7

8 Đạt 12 tiêu chí 2 13.3

9 Đạt 11 tiêu chí 4 26.7

10 Đạt 10 tiêu chí 0.0

11 Đạt 9 tiêu chí 2 13.3

12

Nhóm 3

Đạt 8 tiêu chí 2 13.3

13 Đạt 7 tiêu chí 0.0

14 Đạt 6 tiêu chí 1 6.7

15 Đạt 5 tiêu chí 1 6.7

16

Nhóm 4

Đạt 4 tiêu chí 2 13.3

17 Đạt 3 tiêu chí 0.0

18 Đạt 2 tiêu chí 0.0

19 Đạt 1 tiêu chí 0.0

20 Đạt 0 tiêu chí 0.0

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyên Phổ Yên và điều tra của tác giả

Bảng 3. Mức độ phát triển kinh tế sau khi xây dựng nông thôn mới

TT Chỉ tiêu Năm

2010

Năm

2012

So sánh

Số tuyệt

đối

Số tương

đối

1 Thu nhập bình quân (Triệu đồng) 12,4 21,2 + 8,8 171,0

2 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 8,3 6,2 - 2,1 74,6

3 Mô hình sản xuất hiệu quả (mô hình) 143 143 -

4 Giá trị sản xuất nông nghiệp (tỷ đồng) 459,6 497,2 +37,6 108,2

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phổ Yên

Kết quả phát triển kinh tế của nông hộ khi xây

dựng nông thôn mới

Kết quả điều tra quá trình xây dựng nông thôn

mới ở huyện Phổ Yên sau 2 năm triển khai

thực hiện cho thấy: Thu nhập bình quân đầu

người trong huyện đã tăng 8,8 triệu đồng lên

21,2 triệu đồng/năm so với 12,4 triệu đồng

năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn

6,2% năm 2012 so với 8,3% năm 2010. Các

mô hình trồng mới và trồng lại 100 ha chè

cành, mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ,

mô hình chăn nuôi gà thả vườn, trồng hoa ly,

hoa cúc, trồng nấm, nuôi thỏ, nuôi baba…,

được phát triển và nhân rộng ở nhiều địa

Page 117: tu 121-125.cdr

Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 113 - 119

117

phương, mỗi năm tạo việc làm mới cho trên

4000 lao động nông thôn, góp phần tăng thu

nhập, cải thiện đời sống cho nông dân. Cùng

với thay đổi tư duy sản xuất, nhận thức của

người dân trong huyện về xây dựng nông

thôn mới cũng được nâng lên, họ cùng nhau

góp sức, chủ động thực hiện chương trình

NTM. Nhiều tiêu chí được huyện triển khai

đạt kết quả cao như: Quy hoạch; y tế; trường

học; điện nông thôn; bưu điện; thuỷ lợi.

Một số giải pháp thúc đẩy quá trình xây

dựng nông thôn mới cho huyện Phổ Yên

Hoàn thiện chính sách, công tác điều hành

quản lý

Bổ sung, hoàn thiện và trình cấp có thẩm

quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thực

hiện còn thiếu; đồng thời rà soát bổ sung sửa

đổi các quy định, hướng dẫn đã có để phù hợp

với thực tiễn xây dựng NTM như: Cơ chế

lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc

gia trên địa bàn xã; Chính sách hỗ trợ thông

qua các tổ chức tín dụng, Quỹ đầu tư phát

triển địa phương... Hoàn thiện các chính sách

vĩ mô tạo cơ sở phát triển nông thôn bền

vững, các chính sách nên hướng về: huy động

nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng;

Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào phát

triển sản xuất trên địa bàn… Tăng cường,

nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo

các cấp: trên cơ sở tuyển dụng, đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của

công cuộc xây dựng nông thôn mới. Nâng cao

chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã:

Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm

công tác xây dựng NTM gắn với chương trình

đào tạo công chức xã (đề án theo Quyết định

số 1956/QĐ-TTg). Tăng cường công tác kiểm

tra, đôn đốc: giám sát kịp thời, điều chỉnh

những vướng mắc cho phù hợp với thực tiễn,

xử lý nghiêm những hành vi, trường hợp thiếu

tích cực, thiếu trách nhiệm, tiêu cực trong quá

trình triển khai xây dựng NTM.

Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, tuyên

truyền xây dựng nông thôn mới, nâng cao

nhận thức của cư dân nông thôn

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, đồng thời

triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua,

đánh thức tính năng động, tiềm tàng của

người dân. Công tác tuyên truyền cần phải

hướng tới mọi giai cấp, tầng lớp trong cộng

đồng. Công tác tuyên truyền cần phải thường

xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi và được tiến

hành bằng nhiều phương pháp linh hoạt. Tăng

cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực

hiện các chương trình cụ thể như: chuyển đổi

cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất

theo quy hoạch các vùng kinh tế, dồn điền,

đổi thửa, đưa công nghệ khoa học, kỹ thuật và

cơ giới hoá trong sản xuất.

Hoàn chỉnh quy hoạch và thực hiện quản lý

theo quy hoạch

Rà soát hiện trạng, bổ sung điều chỉnh quy

hoạch đảm bảo hiện đại, văn minh, bền vững,

ổn định cho phát triển sản xuất, phù hợp với

tình hình thực tế của địa phương. Khảo sát,

nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của huyện,

trong đó rà soát, bổ sung quy hoạch sản xuất

nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát huy

lợi thế so sánh của từng vùng, bố trí cơ cấu

cây, con, tăng cường đầu tư và nâng cao chất

lượng, hiệu quả các vùng chuyên canh, ưu

tiên phát triển các cây trồng, vật nuôi có quy

mô sản xuất lớn và thị trường ổn định như

lúa, ngô, chè, rau, trâu, bò, lợn… chú trọng

đến hàng nông sản có ưu thế của từng vùng.

Tiếp tục thực hiện quy hoạch và xây dựng các

trung tâm xã, cụm xã, thị trấn theo hướng đô

thị hoá, tạo diện mạo mới cho nông nghiệp,

nông thôn và là cơ sở để giúp đỡ người dân

từng bước chuyển dịch từ sản xuất thuần nông

sang thương mại, dịch vụ .

Phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội

Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức

sản xuất, dịch vụ có hiệu quả. Nhân rộng các

Page 118: tu 121-125.cdr

Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 113 - 119

118

hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu

quả như: tổ, nhóm, hiệp hội làng nghề, hợp

tác xã... với phương châm: “Theo điều kiện

cụ thể từng địa phương, để lựa chọn phương

án thực hiện phù hợp với quy mô lớn theo

hướng sản xuất hàng hoá”. Đẩy mạnh nghiên

cứu chuyển giao Khoa học công nghệ phục vụ

sản xuất. Tổng kết, rút kinh nghiệm để nhân

rộng, mở rộng các dịch vụ phục vụ sản xuất

nông nghiệp như bảo vệ thực vật, vật tư nông

nghiệp, quản lý và đổi mới hoạt động của các

loại hình hợp tác xã nông nghiệp, làm cầu nối

để nhân dân thực sự tiếp cận với các dịch vụ

theo cơ chế thị trường. Phát triển mạnh công

nghiệp, dịch vụ, thực hiện công nghiệp hoá

nông thôn. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận

động để huy động nguồn lực từ các tổ chức,

doanh nghiệp và nhân dân (tiền, ngày công,

hiến đất, vật tư…).

Tổ chức tiếp nhận và huy động các nguồn lực

xây dựng nông thôn mới

Tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu

tư, khuyến khích các thành phần kinh tế trong

và ngoài nước tham gia phát triển kinh tế

nông nghiệp, nông thôn. Nghiên cứu, rà soát

và đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về cơ

chế lồng ghép các nguồn vốn từ các chương

trình, dự án đầu tư trên địa bàn; ưu tiên đầu

tư, hỗ trợ cho 4 xã điểm xây dựng NTM và

các xã có khả năng hoàn thành xây dựng

NTM trong giai đoạn 2011-2020. Đổi mới các

hình thức, phương pháp để nâng cao hiệu quả

huy động các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt chú

trọng đến thu hút đầu tư từ cộng đồng dân cư

để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; thu hút đầu

tư của các doanh nghiệp vào phát triển sản

xuất trên địa bàn. Ban hành cơ chế quản lý,

chính sách hỗ trợ cho xây dựng nông thôn

mới ở địa phương thông qua các ngân hàng,

các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư phát triển địa

phương, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân

có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi

đầu tư cho khu vực nông thôn.

KẾT LUẬN

Sau 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu

Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện

Phổ Yên, với sự đồng lòng chung sức của

toàn thể nhân dân trong huyện, chương trình

xây dựng nông thôn mới huyện Phổ Yên

bước đầu đã đạt được một số kết quả khả

quan: Giá trị sản xuất nông nghiệp đã tăng

8,17%; cơ cấu cây trồng vật nuôi có sự

chuyển dịch đúng hướng; diện tích, số lượng

cây con có giá trị kinh tế cao đang dần được

nâng lên; tỷ trọng nông nghiệp tuy giảm

nhưng chất lượng tăng lên; hệ thống hạ tầng

giao thông, điện, nước sinh hoạt, kênh

mương thủy lợi được đầu tư bước đầu đã

đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt; cơ

cấu lao động nông thôn chuyển dịch theo

hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng

tỷ lệ dịch vụ, công nghiệp; đời sống vật chất

và tinh thần của người dân nông thôn được

cải thiện; hệ thống chính trị được củng cố,

an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được

giữ vững. Tuy nhiên so với bộ tiêu chí Quốc

gia về nông thôn mới thì huyện còn nhiều

việc phải làm trong thời gian tới để có thể

đưa chương trình xây dựng nông thôn mới

của huyện về đích đúng thời gian đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Vũ Trọng Khải (2004), Tổng kết và

xây dựng mô hình phát triển Kinh tế - Xã hội nông

thôn mới kết hợp truyền thống làng xã với văn

minh thời đại, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. GS.TS. Bùi Xuân Lưu (2004), Bảo hộ hợp lý

nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.

3. GS.TS. Đỗ Kim Chung, PGS.TS. Kim Thị

Dung, “Chương trình nông thôn mới ở Việt Nam -

một số vấn đề đặt ra và kiến nghị”, Tạp chí Phát

triển kinh tế, số 262 tháng 8/2012.

4. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng

nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020,

www.nongthonmoi.gov.vn/.

5. Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục

tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới huyện Phổ

Yên 02 năm 2011- 2012, tháng 2/2013.

6. Báo cáo kết quả thực hiện 02 năm Chương

trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên,

phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm

2013 của tỉnh Thái Nguyên, tháng 3/2013.

Page 119: tu 121-125.cdr

Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 113 - 119

119

SUMMARY

SOLUTIONS PRIMARILY TO PROMOTE THE PROCESS OF BUILDING

NEW RURAL MODEL IN PHO YEN DISTRICT -THAI NGUYEN PROVINCE

Ngo Xuan Hoang *

College of Economic and Technology – TNU

After nearly two years of implementing the national target program on building new rural areas,

Pho Yen district, Thai Nguyen province, initially achieved some positive results. However, the

program to build new rural district in accordance with the plan, in the future, regardless of the

district implemented a number of measures primarily follows: Completing the policy, the

administration management justice; Intensify training, training, dissemination of new rural

construction, to raise awareness of rural residents; Complete planning and implementation

management as planned; Economic development, stable social security; The receiving

organization and mobilization resources for building a new countryside.

Key words: Solutions, promote, rural new model, Pho Yen, Thai Nguyen

Ngày nhận bài:22/8/2014; ngày phản biện:15/9/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: ThS. Ứng Trọng Khánh – Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0912.140.868; Email: [email protected]

Page 120: tu 121-125.cdr

Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 113 - 119

120

Page 121: tu 121-125.cdr

Đỗ Lệ Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 121 - 126

121

ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ, TỔ CHỨC ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN

ĐÁP ỨNG NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA KIỂM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ABET

Đỗ Lệ Hà*

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Chương trình tiên tiến (CTTT) gồm 35 chương trình được triển khai tại 23 trường đại học hàng

đầu Việt Nam trên cơ sở áp dụng chương trình đào tạo gốc đang được triển khai tại các trường đại

học tiên tiến của Hoa Kỳ và được giảng dạy bằng tiếng Anh trong điều kiện tốt nhất của các

trường đại học tại Việt Nam. Các CTTT được nhập khẩu về Việt Nam đều đã được kiểm định theo

các tiêu chuẩn khác nhau, trong đó, các chương trình thuộc khối ngành kỹ thuật được kiểm định

theo tiêu chuẩn khối Kỹ thuật Công nghệ (Accreditation Board of Engineering and Technology -

ABET). Những kinh nghiệm trong việc định hướng quản lý, tổ chức đào tạo CTTT dựa trên các

yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn kiểm định ABET tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH

Thái Nguyên được trình bày trong bài báo này cho thấy đây là một hướng tiếp cận mới trong việc

quản lý, tổ chức đào tạo đại học tại Việt Nam. Hơn nữa, điều này chứng minh cho việc xây dựng

mô hình đổi mới trong giáo dục đại học là hoàn toàn có cơ sở thực tiễn.

Key words: Kiểm định chương trình; ABET; CTTT; Quản lý tổ chức đào tạo

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào

tạo Việt Nam là chủ trương quan trọng của

Đảng và Nhà nước nhằm đưa giáo dục và đào

tạo nước nhà lên ngang tầm với khu vực và

quốc tế, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công

nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Một

trong những hướng đổi mới giáo dục đại học

là triển khai các CTTT nhập khẩu từ các nước

phát triển chủ yếu từ Hoa Kỳ nhằm nhập khẩu

một mô hình đào tạo mới vào Việt Nam để từ

đó xây dựng các mô hình đào tạo tiên tiến cho

đất nước [1].

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại

học Thái Nguyên là một trong 23 trường đại

học hàng đầu của cả nước được giao nhiệm

vụ tổ chức đào tạo hai CTTT ngành Kỹ thuật

Cơ khí và Kỹ thuật Điện [1, 2]. Nội dung của

“Đề án đào tạo theo các chương trình tiên tiến

của Nhà nước” chỉ rõ kiểm định chương trình

là một vấn đề mà các trường tổ chức CTTT

bắt buộc phải thực hiện. Xác định được đây là

một công việc rất lớn, đòi hỏi phải có quá

trình thực hiện nên ngay từ khi bắt đầu triển

khai, Nhà trường đã mạnh dạn áp dụng những

yêu cầu cơ bản của các tiêu chuẩn kiểm định

* Tel: 0912.660.336; Email: [email protected]

ABET trong việc định hướng quản lý, tổ chức

đào tạo các CTTT. Thực tế sau 6 năm triển

khai chương trình, Nhà trường đã đạt được

những kết quả đầu tiên về đào tạo thông qua

việc xây dựng thành công môi trường đào tạo

quốc tế tại chính Nhà trường và chỉ ra rằng

CTTT chính là đòn bảy để Nhà trường định

hướng các hoạt động quản lý tổ chức đào tạo.

NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA KIỂM

ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH THEO TIÊU CHUẨN ABET 2013-2014

Yêu cầu đối với người học

Trong quá trình triển khai đào tạo, Nhà

trường phải đánh giá được thành tích học tập của sinh viên để làm cơ sở cho việc giám sát,

thúc đẩy việc học tập của sinh viên, người học phải được Nhà trường thông báo về

chương trình đào tạo và các thông tin liên quan đến nghề nghiệp. Đảm bảo sinh viên tốt

nghiệp đáp ứng tất cả các yêu cầu đặt ra trong chương trình đào tạo.

Yêu cầu về chuẩn đầu ra

Sinh viên tốt nghiệp phải đạt được các yêu

cầu sau:

- Khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào

giải quyết các vấn đề kỹ thuật.

- Khả năng áp dụng kiến thức về toán học,

khoa học và kỹ thuật.

Page 122: tu 121-125.cdr

Đỗ Lệ Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 121 - 126

122

- Khả năng thiết kế và tiến hành thí nghiệm,

cũng như để phân tích và diễn giải dữ liệu.

- Có khả năng hoạt động trên các nhóm đa

ngành.

- Khả năng xác định, xây dựng và giải quyết

các vấn đề kỹ thuật.

- Sự hiểu biết về trách nhiệm nghề nghiệp và

đạo đức.

- Khả năng giao tiếp hiệu quả.

- Kiến thức rộng cần thiết để hiểu được tác

động của các giải pháp kỹ thuật trong bối

cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội.

- Nhu cầu và khả năng tham gia học tập

suốt đời.

- Kiến thức về các vấn đề đương đại.

- Khả năng sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và

công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực

hành kỹ thuật.

Yêu cầu về chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo phải nhất quán với các

mục tiêu giáo dục và có thể đạt được kết quả

kỳ vọng của chương trình. Các yêu cầu về

chương trình đào tạo phải cụ thể với từng học

phần, giảng viên phải đảm bảo thực hiện đầy

đủ các yêu cầu của chương trình, phù hợp với

mục tiêu và tổ chức đào tạo của chương trình.

Điều này được thể hiện thông qua việc kết

hợp giữa kiến thức toán học ở bậc đại học và

các kiến thức khoa học ứng dụng, khả năng

áp dụng các chủ đề khoa học phù hợp với

chương trình…

Chương trình phải công bố mục tiêu đào tạo

sao cho phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức,

nhu cầu của người học, phải có tài liệu tham

khảo, đảm bảo tính hệ thống, tính hiệu quả

của quá trình, có sự kiểm tra thường xuyên

việc đảm bảo mục tiêu của chương trình đào

tạo đối với sự phát triển của tổ chức và thị

trường lao động.

Yêu cầu về đội ngũ

Giảng viên giảng dạy chương trình phải có

chuyên môn phù hợp với chuyên ngành giảng

dạy thông qua trình độ, tính chuyên nghiệp,

kinh nghiệm, tính liên tục trong phát triển

chuyên môn, tính kỷ luật, khả năng giảng dạy

hiệu quả và kỹ năng giao tiếp. Tóm lại, giảng

viên phải có kiến thức và kinh nghiệm xã hội

rộng và sâu để đảm nhận toàn bộ chương

trình. Từng chuyên ngành đào tạo phải có đủ

số lượng giảng viên để duy trì tính liên tục, ổn

định, giám sát, tương tác và tư vấn sinh viên.

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC TRONG

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CTTT NHẰM ĐẠT

CHUẨN ABET TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP - ĐH THÁI

NGUYÊN

Từ kinh nghiệm thực tế trong việc triển khai

đào tạo các chương trình đại trà tại một

trường Đại học Kỹ thuật truyền thống kết hợp

với kinh nghiệm quản lý đào tạo được học tập

tại các trường đại học tiến tiến, nhằm triển

khai thành công CTTT đạt được những yêu

cầu cơ bản của chuẩn ABET, Nhà trường cần

phải có định hướng chiến lược trong quản lý

đào tạo CTTT một cách đúng đắn và phù hợp

nhất. Đó là phải đề ra được các chiến lược

quản lý nhằm xây dựng được một đội ngũ

năng động, sáng tạo, cơ sở vật chất tốt và môi

trường văn hóa làm việc và học tập hiện đại.

Chiến lược quản lý được bắt đầu triển khai từ

năm học 2013-2014 với những nội dung cụ

thể như sau: Quản lý theo chất lượng đầu ra;

trao quyền tự chủ về đánh giá chất lượng cho

các Khoa trong nhà trường; phân tích kỹ tất

cả các dữ liệu đầu vào và đầu ra của Nhà

trường; công khai minh bạch về chính sách và

tài chính của Nhà trường; cập nhật những

thông tin mới, kiểm soát và loại bỏ những ảnh

hưởng tiêu cực tác động đến các mặt hoạt

động của Nhà trường. Từ việc xây dựng và

hoàn thiện chiến lược quản lý, Nhà trường đã

thực hiện những công việc cụ thể trong việc

triển khai CTTT, cụ thể:

Xây dựng đội ngũ năng động và sáng tạo

Nhân tố đội ngũ là nhân tố quan trọng nhất để

duy trì sự tồn tại và khẳng định thương hiệu

của Nhà trường. Việc phát triển đội ngũ của

Page 123: tu 121-125.cdr

Đỗ Lệ Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 121 - 126

123

trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp được

tiến hành thông qua hai con đường đó là bồi

dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng tại nước ngoài.

Đối với bồi dưỡng tại chỗ việc làm đầu tiên

có ý nghĩa quyết định sự thành bại của quản

lý đó là đổi mới tư duy trong đội ngũ giảng

viên về tác phong làm việc, về cách tiếp cận

với giáo dục đại học của các nước tiên tiến

thông qua việc nâng cao trình độ tiếng Anh.

Nhà trường định hướng không chỉ dừng ở chỗ

biết tiếng Anh mà còn phải sử dụng được

tiếng Anh thông qua việc giảng viên phải

được sử dụng tiếng Anh vào việc rà soát, điều

chỉnh chương trình đào tạo theo mô hình của

Hoa Kỳ cũng như việc sử dụng sách tiếng

Anh làm giáo trình cho các học phần kỹ thuật

và công nghệ. Bên cạnh đó, Nhà trường còn

tiến hành bồi dưỡng giảng viên ở nước ngoài

thông qua việc gửi giảng viên sang tập huấn ở

các trường đối tác nhằm trau dồi trình độ

ngoại ngữ, hoạt động chuyên môn và tiếp cận

nghiên cứu khoa học hiện đại.

Xây dựng cơ sở vật chất tốt phục vụ đào

tạo: Bên cạnh nhân tố con người thì yếu tố cơ

sở vật chất để phục vụ đào tạo là vô cùng

quan trọng. Trong đó, Nhà trường đã tập

trung vào việc đổi mới tư duy trong đầu tư cơ

sở vật chất, thay vì đầu tư dàn trải, thì chỉ tập

trung khai thác có hiệu quả các cơ sở vật chất

hiện có, đặc biệt khai thác hệ thống máy móc

hiện đại tại các phòng thí nghiệm để thông

qua đó nâng cao trình độ chuyên môn, rèn

luyện năng lực nghiên cứu khoa học. Nhà

trường đổi mới định hướng đầu tư xây dựng

các phòng thí nghiệm chuyên sâu mũi nhọn,

các phòng thí nghiệm nghiên cứu tiến tới hội

nhập với quốc tế trong việc sáng chế ra các

sản phẩm mới thay thế cho việc nghiên cứu

khoa học mới chỉ dừng ở lý thuyết.

Xây dựng môi trường văn hóa làm việc và

học tập hiện đại: Một đội ngũ tốt, một

chương trình đào tạo tốt, một hệ thống cơ sở

vật chất hiện đại vận hành trên một môi

trường làm việc và học tập thiếu sáng tạo liệu

có thể đáp ứng được yêu cầu của một bộ tiêu

chí khắt khe và toàn diện như ABET? Và để

trả lời câu hỏi này, Nhà trường đã và đang

xây dựng cùng lúc các chiến lược đổi mới

song song và xây dựng một môi trường văn

hóa làm việc và học tập hiện đại là công việc

quan trọng nhất. Đó là phòng làm việc riêng

cho giảng viên, là việc đăng ký đề tài NCKH

theo hướng tạo ra sản phẩm. Đó là môi trường

để sinh viên được thể hiện khả năng thông

qua việc chủ động xây dựng được kế hoạch

học tập cho bản thân, xác định được mục tiêu

phấn đấu cá nhân và đáp ứng yêu cầu đầu ra

về chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng nghề

nghiệp. Đó là nơi có các điều kiện đầy đủ về

học tập, sinh hoạt (khu liên hợp dịch vụ), thể

dục thể thao để mọi hoạt động của sinh viên

có thể gắn bó với nhà trường, tận dụng tất cả

thời gian hành chính của Nhà trường để học

tập theo nhóm, nghiên cứu khoa học và phát

triển các kỹ năng giao tiếp để thành công

trong tương lai.

NHỮNG KẾT QUẢ CƠ BẢN THU ĐƯỢC

TRONG TỔ CHỨC ĐÀO TẠO CTTT

Với định hướng chiến lược trong việc triển

khai đào tạo CTTT như ở trên, Nhà trường đã

thành công trong việc xây dựng môi trường

đào tạo quốc tế, tạo dựng được một mô hình

đào tạo mới trong Nhà trường để từ đó tạo

thành đòn bảy nhân rộng sang các chương

trình đào tạo khác của Nhà trường.

Kết quả thu được từ phía người học: về đầu

vào thì sinh viên CTTT cũng giống như sinh

viên các chương trình đại trà của nhà trường,

điểm khác biệt lớn nhất là sinh viên được học

tập trong môi trường với các giáo sư đến từ

nhiều trường đại học nước ngoài, mang theo

sự đa dạng về phương pháp giảng dạy, về văn

hóa, khối lượng giữa kiến thức lý thuyết và

thực hành, thực tập hiện đại. Khối lượng kiến

thức mà giáo sư cung cấp cho sinh viên

thường không quá lớn nhưng tính thực tiễn

của khối lượng kiến thức này cao hơn rất

nhiều so với khối lượng kiến thức “hàn lâm”

vẫn được cung cấp trong các trường đại học

Page 124: tu 121-125.cdr

Đỗ Lệ Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 121 - 126

124

Việt Nam. Hoạt động học có tính chất nghiên

cứu cao, bắt buộc người học phải chủ động,

sáng tạo trong việc tiếp nhận kiến thức. Bên

cạnh đó, phương pháp giảng dạy có tính

tương tác cao, sinh viên “bình đẳng” với giáo

sư trong hoạt động học tập. Ngôn ngữ học tập

bằng tiếng Anh. Để từ đó, kết quả sinh viên

tốt nghiệp có điểm Toefl- ITP từ 500 điểm trở

lên, có khả năng thiết kế, tư duy logic tốt,

kiến thức rộng về các vấn đề kỹ thuật hiện đại

do cập nhật nhanh từ những giáo sư nước

ngoài. Sinh viên học CTTT thường rất năng

động, khả năng giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng

làm việc tốt nên rất thuận lợi trong việc tìm

học bổng, thực tập nghề nghiệp tại nước

ngoài và đặc biệt xin việc tại các công ty liên

doanh quốc tế tại Việt Nam. Năm học 2013-

2014, sinh viên CTTT đã đăng được 2 bài báo

trên các tạp chí nước ngoài, 5 sinh viên đi

thực tập tại nước ngoài trong thời gian 6

tháng - 1 năm, 100% sinh viên tốt nghiệp có

việc làm tại các doanh nghiệp nước ngoài

trong thời gian 1-3 tháng.

Kết quả thu được trong việc xây dựng đội

ngũ: Từ chiến lược về phát triển đội ngũ của

Nhà trường, trường Đại học Kỹ thuật Công

nghiệp đã có những “cuộc cách mạng” nhằm

nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên.

Về chuyên môn nghiệp vụ, Nhà trường đã và

đang tập trung kết hợp bồi dưỡng giảng viên

về kiến thức chuyên môn và tiếng Anh. Nhà

trường đã cử gần 50 giảng viên đi thực tập

chuyên môn và nâng cao trình độ tiếng Anh

tại Hoa Kỳ trong thời gian từ 2-5 tháng, tính

đến tháng 6/2014, 75% giảng viên của Nhà

trường đã đạt điểm Toelf- ITP từ 450 điểm trở

lên và một nửa trong số đó đã đạt điểm Toefl

– ITP 500. Nhà trường đã thành lập Khoa

Quốc tế với 4 bộ môn chuyên môn giảng dạy

bằng tiếng Anh. Nhà trường cũng bố trí

phòng làm việc cho giảng viên giống các

trường đại học ở nước ngoài nhằm tăng

cường tính tương tác giữa giảng viên và sinh

viên. Điều này đã phần nào hạn chế được việc

giảng viên chỉ tập trung việc học thuộc lòng

các dữ kiện (lý thuyết) trong giáo dục đại học

và thiếu các nghiên cứu hiện đại, giảm thiểu

tối đa tính thụ động và không muốn thay đổi

hoặc cải tiến của giảng viên.

Kết quả thu được về cơ sở vật chất: Trải

qua quá trình xây dựng và tích lũy, nhà

trường có hệ thống cơ sở vật chất tốt, cơ bản

đảm bảo nhu cầu học tập và sinh hoạt của

sinh viên. Nhà trường có 2 thư viện, đặc biệt

là thư viện sách tiếng Anh gần 3.000 cuốn với

hệ thống số hóa toàn bộ tài liệu. Nhà trường

cũng đang cho xây dựng khu liên hợp dịch vụ

cho sinh viên và đưa vào hoạt động từ tháng

9/2014, khu liên hiệp thể thể dục thể thao (sân

vận động, sân bóng cỏ nhân tạo).

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG QUẢN

LÝ NHẰM TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG

CTTT TRÊN CƠ SỞ CÁC TIÊU CHUẨN

CƠ BẢN CỦA ABET

Từ chiến lược trong quản lý đào tạo CTTT

nhằm đạt chuẩn ABET đến những kết quả thu

được trong quá trình triển khai, với mục tiêu

phát triển tiếp sang các chương trình đại trà

khác, nhà trường đã rút ra một số kinh

nghiệm như sau:

Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giảng

viên là chìa khóa của sự thành công

Do chương trình tiên tiến được giảng dạy

bằng tiếng Anh, có thể nói đây là rào cản lớn

nhất đối với giảng viên của Nhà trường. Một

số giảng viên được đào tạo ở nước ngoài về,

song vẫn không tự tin để giảng dạy. Vì vậy,

để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ việc đầu

tiên là phải bồi dưỡng tiếng Anh. Về chuyên

môn, có thể tiến hành bằng hai con đường bồi

dưỡng tại chỗ và cử sang các trường đối tác

của CTTT để bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng

ngoại ngữ và các kỹ năng trong nghiên cứu và

thực hành giảng dạy hiện đại cần có con

đường riêng đó là phát huy được nhận thức

của giảng viên trong việc cần phải có các kỹ

năng đó để phục vụ giảng dạy. Đặc biệt, Nhà

trường tạo cơ hội cho giảng viên cập nhật

Page 125: tu 121-125.cdr

Đỗ Lệ Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 121 - 126

125

những kiến thức mới về chuyên ngành và trực

tiếp giải quyết các vấn đề của thực tiễn để lấy

kinh nghiệm giảng dạy cho sinh viên. Nhà

trường có cơ chế đánh giá năng lực làm việc,

bồi dưỡng, đề bạt giảng viên thông qua việc

lượng hóa được khối lượng công việc và

những đóng góp, thành tích của giảng viên

đối với Nhà trường.

Tiếp tục có cơ chế đầu tư chọn lọc để nhân

rộng CTTT sang các chương trình đào tạo

khác phù hợp điều kiện thực tế của Nhà

trường và hướng phát triển của các trường

Đại học trên thế giới

Đến thời điểm hiện nay, kết quả lớn nhất mà

CTTT đạt được tại trường Kỹ thuật Công

nghiệp là đổi mới tư duy cho hơn 400 giảng

viên, bồi dưỡng được tiếng Anh cho trên 400

giảng viên và bồi dưỡng nghiệp vụ tại trường

đối tác của CTTT gần 100 giảng viên. Từ đó

khẳng định, CTTT có ý nghĩa vô cùng quan

trọng đối với các trường đại học ở ngoài các

thành phố lớn nơi mà còn nhiều hạn chế trong

việc hội nhập với các trường đại học của thế

giới. CTTT đã hoàn thành sứ mệnh xây dựng

một ngành, một khoa trọng điểm để từ đó lan

rộng sang toàn trường. Tuy nhiên, với mục tiêu

tiếp tục triển khai chương trình ở một cấp độ

mới và lan tỏa sang sâu, rộng và có hiệu quả

tích cực sang các chương trình đào tạo khác

đòi hỏi Nhà trường phải chọn lọc được ngành

đào tạo, quyết định mức đầu tư và lượng hóa

bằng các số liệu cụ thể mà các đơn vị được đầu

tư cam kết đạt được, giao quyền chủ động

trong việc quyết định hướng cho ngành sẽ

được đầu tư để phát triển cho Khoa triển khai.

Giao cho đơn vị toàn quyền quyết định việc

nâng cao chất lượng và cập nhật chương trình

đào tạo; cách thức để thiết lập một cơ chế

nhằm bảo đảm các nguồn lực được phân bổ

dựa trên thành tích công việc và chất lượng;

đào tạo năng lực cho giảng viên trong việc

thiết kế nội dung chương trình, phương pháp

sư phạm, tiếp xúc với sinh viên và nghiên cứu

thông qua các nỗ lực phát triển về mặt chuyên

môn nghiệp vụ có hệ thống; Cách thức tổ chức

lại khối lượng công việc để giảng viên có thêm

thời gian chuẩn bị giáo án, tiếp xúc với sinh

viên và thực hiện nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Những kinh nghiệm được rút ra trong quá

trình triển khai, quản lý tổ chức đào tạo CTTT

chưa thực sự đủ để đáp ứng được những yêu

cầu của việc kiểm định chương trình. Việc

kiểm định chương trình đòi hỏi phải được áp

dụng trong điều kiện cụ thể tình hình hình của

từng Nhà trường, song những kinh nghiệm

này có ý nghĩa giúp cho Nhà trường rút kinh

nghiệm, tổng hợp để điều chỉnh công tác quản

lý một cách phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao

nhất, bên cạnh đó tích lũy được các biện pháp

quản lý phục vụ tốt cho quá trình tổ chức

kiểm định sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Đề án đào tạo

theo chương trình tiên tiến tại một số trường đại

học của Việt Nam giai đoạn 2008-2015, Hà Nội.

2. Các Giáo sư của các trường Đại học USA, Các

báo cáo kết thúc giảng dạy, Thái Nguyên.

3. Phạm Quốc Hùng, Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn

ABET (tổng hợp), 2010

Page 126: tu 121-125.cdr

Đỗ Lệ Hà Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 121 - 126

126

SUMMARY

ORIENTING MANAGEMENT AND TRAINING ORGANIZATION

OF ADVANCED PROGRAM TO MEET THE BASIC REQUIREMENTS

OF ABET EDUCATION ACCREDITATION

Do Le Ha* College of Technology – TNU

35 Advanced Programs (APs) implemented in 23 leading university in Vietnam are based on

applying the original curriculums which are currently carrying out at advanced university in USA

and are taught in English in the best conditions of Vietnameseuniversity. APs imported to Vietnam

are accredited according to different criteria, in which technical programs are accredited by

Accreditation Board of Engineering and Technology (ABET). Experiences in orienting

management and training organization of APs based on the basic requirements of ABET in Thai

Nguyen University of Technology presented in this paper show that this is a new approach in

management and training organization for Vietnamese higher education. Furthermore, this certifies

that building an innovation model in higher education is completely factual basis.

Key words: accreditation; ABET; AP; trainingorganization

Ngày nhận bài:27/8/2014; ngày phản biện:15/9/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: ThS. Nguyễn Thị Thu Hương – Đại học Thái Nguyên

* Tel: 0912.660.336; Email: [email protected]

Page 127: tu 121-125.cdr

Lê Đăng Lăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 127 - 134

127

PHÁT TRIỂN THANG ĐO MỘT SỐ KHÁI NIỆM TIẾP THỊ

DỰA VÀO KHÁCH HÀNG

Lê Đăng Lăng1*, Lê Tấn Bửu2

1Trường Đại học Kinh tế-Luật 2Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm phát triển thang đo lường khái niệm bao bì sản phẩm, ấn tượng cửa hiệu, độ phủ

bán hàng, quảng cáo và khuyến mãi. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bởi kỹ

thuật phỏng vấn tay đôi với nhà nghiên cứu (2), thảo luận nhóm tập trung với chuyên gia (06) và

với khách hàng (08) để phát triển tập biến quan sát đo lường khái niệm. Phương pháp nghiên cứu

định lượng bởi nghiên cứu sơ bộ (n=210) và chính thức (n=628) để kiểm định thang đo. Sản phẩm

trong nghiên cứu định lượng chính thức là 10 thương hiệu nước giải khát trong 05 ngành hàng

chính. Kết quả xây dựng thang đo bao bì sản phẩm gồm 03 thành phần, các khái niệm còn lại được

đo lường bởi một thành phần. Thang đo lường các khái niệm và thành phần đạt giá trị và độ tin

cậy. Kết quả có ý nghĩa đóng góp một số thang đo cần thiết cho những nghiên cứu liên quan trong

thực tiễn kinh doanh và học thuật.

Từ khóa: Thang đo lường; Bao bì; Ấn tượng cửa hiệu; Độ phủ bán hàng, Quảng cáo; Khuyến mãi;

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Tiếp thị hỗn hợp ngày càng đóng vai trò quan

trọng trong quảng bá thương hiệu. Theo

Nielsen, TNS, TKL,... thì quảng cáo nói

chung chiếm rất nhiều ngân sách tiếp thị,

nhưng để tương tác trực tiếp nhằm tạo cơ hội

để khách hàng trải nghiệm sản phẩm thì

không thể thiếu các hoạt động bao bì sản

phẩm, khuyến mãi và hai yếu tố rất quan

trọng trong bán hàng là độ phủ và ấn tượng

điểm bán. Với ngành giải khát, điểm bán hàng

rất quan trọng, chiếm tỷ trọng doanh thu cao

nhất chính là các cửa hiệu [24]. Do vậy, việc

xác định ảnh hưởng của quảng cáo, bao bì sản

phẩm, khuyến mãi, độ phủ bán hàng và ấn

tượng cửa hiệu đến nhận thức của khách hàng

thì rất quan trọng. Đây là sự mong đợi của rất

nhiều quản trị viên Marketing trong bối cảnh

ngân sách có hạn.

Về mặt học thuật, cần có thang đo lường các

khái niệm liên quan đến tiếp thị để đánh giá

sự ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả xây

dựng thương hiệu được chặt chẽ, nhưng qua

tổng hợp lý thuyết thì chưa thấy có thang đo

lường bao bì sản phẩm, còn thang đo ấn

tượng cửa hiệu, độ phủ bán hàng, quảng cáo

* Tel: 0917183979; Email: [email protected]

và khuyến mãi giá đã được Yoo et al [29] xây

dựng trong ngành hàng tiêu dùng lâu bền.

Nhưng hành vi tiêu dùng trong hai ngành hàng

này rất khác nhau. Do vậy, nhu cầu cần nghiên

cứu xây dựng thang đo các khái niệm này cho

ngành nước giải khát là rất lớn. Từ đó, mục

đích của nghiên cứu là dựa vào nhận thức của

khách hàng đối với thương hiệu trên cơ sở lý

thuyết tín hiệu xã hội để phát triển thang đo

các khái niệm này nhằm cung cấp cho thị

trường và giới học thuật một số thang đo cần

thiết phục vụ cho các nghiên cứu liên quan.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tín hiệu xã hội được định nghĩa là tín hiệu

thông tin hay truyền tin cung cấp thông tin

một cách trực tiếp hay gián tiếp về các sự

kiện xã hội như các thái độ về mặt xã hội, các

quan hệ, cảm xúc xã hội [26]. Do vậy, những

tín hiệu được phát đi từ thương hiệu là nguồn

gốc tạo nhận thức, thái độ của khách hàng đối

với thương hiệu, làm cơ sở để xây dựng thang

đo cho các khái niệm. Mặt khác, dựa vào lý

thuyết tín hiệu xã hội, các nhà nghiên cứu về

Marketing đã phát triển nhiều lý thuyết,

nhưng chưa thấy có thang đo các khái niệm

trên được xây dựng và kiểm định chặt chẽ cho

ngành nước giải khát mặc dù rất nhiều nghiên

cứu đã đề cập đến.

Page 128: tu 121-125.cdr

Lê Đăng Lăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 127 - 134

128

Bao bì sản phẩm

Kotler [21] cho rằng bao bì sản phẩm như các

hoạt động thiết kế và tạo ra hộp, thùng hay

gói chứa đựng sản phẩm. Arens [2] phát biểu

bao bì là vật liệu chứa đựng sản phẩm, bề

ngoài bao gồm thiết kế, màu sắc, hình dáng,

nhãn hiệu và vật liệu sử dụng. Theo

Brassington and Pettit [7], bao bì là bất kỳ

hộp hay gói chứa đựng sản phẩm được chào

bán và có thể bao gồm nhiều chất liệu như

thủy tinh, giấy, kim loại hay nhựa. Luca and

Penco [22] khám phá các yếu tố hình thành

bao bì rượu gồm: hình dạng, nguyên liệu,

hình tượng và ngữ văn; Hilgenkamp and

Shanteau [18] phát hiện tên thương hiệu có

ảnh hưởng đến đánh giá chất lượng sản phẩm;

Agariya et al. [1] phát hiện mối quan hệ nhân

quả giữa sự kết nối bao bì với thương hiệu,

màu sắc và kích cỡ bao bì; giữa sự kết nối bao

bì với quốc gia xuất xứ và biểu tượng, logo có

trên bao bì; Deliya and Parmar [13] đề xuất

một số yếu tố hình thành bao bì gồm: màu

sắc, hình ảnh nền, chất liệu, kiểu chữ, thiết kế

đóng gói, thông tin cung cấp và sự cải tiến

của bao bì; Deliya [12] khám phá các yếu tố

hình thành bao bì được ưa thích gồm: nguyên

liệu, hình dáng, kích cỡ, màu sắc, nội dung và

cách thiết kế bao bì;...

Ấn tượng cửa hiệu và độ phủ bán hàng

Theo Srivastava and Shocker [27] thì vai trò

của việc thiết kế và quản lý kênh bán hàng

như một công cụ tiếp thị làm tăng giá trị

thương hiệu ngày càng tăng cao. Hơn nữa,

nước giải khát thường được bán qua hệ thống

trung gian với độ bao phủ rộng để đáp ứng

nhu cầu cần được thỏa mãn ngay của khách

hàng. Do vậy, trong ngành này, hệ thống kênh

bán hàng trung gian đóng vai trò rất quan

trọng, trong đó tính chuyên nghiệp của các

cửa hiệu là yếu tố tạo nên ấn tượng cửa hiệu

và sự phổ biến của sản phẩm, được gọi là độ

phủ bán hàng có vai trò quyết định. Đây là

những thành phần chính của bán hàng, là một

trong năm thành phần chính của tiếp thị hỗn

hợp [21]. Thang đo ấn tượng cửa hiệu và độ

phủ bán hàng được phát triển dựa vào thang

đo ban đầu của Yoo et al. [29], gồm 03 phát

biểu mỗi loại.

Quảng cáo

Quảng cáo là một hình thức trong chiêu thị

hỗn hợp [21]. Đây là hình thức truyền thông

tin có chủ đích nhằm thay đổi nhận thức, thái

độ và hành vi của đối tượng. Hình thức này

có thể được thực hiện thông qua truyền hình,

báo, tạp chí, mạng internet,... Thang đo khái

niệm này được phát triển dựa vào thang đo

của Yoo et al. [29] với 03 phát biểu.

Khuyến mãi

Khuyến mãi là hoạt động chiêu thị hỗ trợ bán

hàng với bản chất là tăng giá trị sản phẩm tạm

thời để kích thích tiêu dùng trong ngắn hạn

[21]. Khuyến mãi gồm nhiều hình thức, trong

đó khuyến mãi giá thường được đề cập đến.

Do đó, nhận thức của khách hàng về khuyến

mãi và khuyến mãi giá thường không thật sự

rõ ràng. Thang đo ban đầu của khái niệm này

dựa vào đề xuất của Yoo et al. [29] gồm 03

phát biểu.

Quy trình xây dựng thang đo

Xây dựng thang đo khái niệm là quá trình

thiết kế và đánh giá một tập các biến quan sát

dùng để đo lường khái niệm nghiên cứu cần

đo lường [23]. Các biến này chính là các câu

phát biểu mô tả khái niệm. Khi xây dựng

thang đo cần chú ý 03 tính chất: 1) Hướng; 2)

Độ tin cậy; 3) Giá trị hội tụ và phân biệt. Một

số quy trình xây dựng thang đo phổ biến như

quy trình của DeVellis [11], Bollen [5] hay

Churchill [9], trong đó quy trình của

Churchill được xem là chặt chẽ hơn do việc

kiểm định thang đo được thực hiện 02 lần. Do

vậy, nghiên cứu này sử dụng quy trình của

Churchill để xây dựng thang đo, trong đó thay

thế phương pháp MTMM (Multitrait-

Multimethod; đa khái niệm, đa phương pháp)

bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) và

phân tích nhân tố khẳng định (CFA) như đề

xuất của Nguyễn Đình Thọ [23].

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu định tính để xây dựng tập biến

quan sát đo lường khái niệm. Nghiên cứu

định lượng để đánh giá sơ bộ thang đo. Cuối

cùng, nghiên cứu định lượng chính thức để

Page 129: tu 121-125.cdr

Lê Đăng Lăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 127 - 134

129

kiểm định thang đo. Bảng câu hỏi được thiết

kế theo thang đo Likert 05 điểm. Kỹ thuật

phỏng vấn trực tiếp được sử dụng. Đối tượng

nghiên cứu là khách hàng hiện tại và tiềm

năng của ngành giải khát, cụ thể là sinh viên

đại học. Mẫu được lấy theo phương pháp hệ

thống có bước nhảy 4 với thuộc tính kiểm

soát là nghề nghiệp (sinh viên) và độ tuổi (18-

23). Cụ thể, từ danh sách mẫu là khách hàng

cũng chính là sinh viên, tiến hành phỏng vấn

đối tượng ở vị trí thứ 5, 10, 15,... theo danh

sách. Thêm vào đó, đối tượng không có cơ

hội chọn thương hiệu yêu thích để trả lời mà

tùy thuộc vào sự ngẫu nhiên khi khảo sát,

nghĩa là từ một bảng câu hỏi chuẩn, phát triển

thành 06 bảng câu hỏi (cho nghiên cứu sơ bộ)

hay 10 bảng câu hỏi (cho nghiên cứu chính

thức) với nội dung như nhau chỉ khác tên

thương hiệu sản phẩm, sau đó để các bảng

câu hỏi với thương hiệu nghiên cứu khác

nhau theo từng tập bìa phỏng vấn. Khi khảo

sát, lấy ngẫu nhiên bảng câu hỏi với tên

thương hiệu sản phẩm đã được thiết kế sẵn để

phỏng vấn đối tượng. Dữ liệu được xử lý trên

SPSS 20.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phát triển tập các biến quan sát

Dựa vào kết quả nghiên cứu tài liệu tiến hành

phỏng vấn tay đôi với hai nhà nghiên cứu là

giảng viên Marketing để xác định và điều

chỉnh nội dung khái niệm cho phù hợp ngành

giải khát và thị trường Việt Nam. Kỹ thuật

phỏng vấn là dùng câu hỏi mở dựa vào dàn

bài thiết kế sẵn, được thực hiện vào đầu tháng

06/2013 tại TP.HCM. Kết quả khám phá

những nội dung chính làm cơ sở để xây dựng

tập biến quan sát đo lường khái niệm. Tiếp

đến, thảo luận nhóm tập trung với 06 chuyên

gia là giám đốc Marketing (PR/Truyền thông)

vào nữa đầu tháng 06/2013. Kỹ thuật là dùng

các câu hỏi mở dựa vào dàn bài thảo luận. Kết

quả khám phá thang đo sơ bộ của bao bì sản

phẩm gồm 21 biến. Cuối cùng, thảo luận

nhóm tập trung với 08 khách hàng của ngành

giải khát vào giữa cuối tháng 06/2013. Kết

quả có một số điều chỉnh và bổ sung so với

kết quả thảo luận chuyên gia.

Đánh giá sơ bộ thang đo

Đánh giá sơ bộ thông qua nghiên cứu định

lượng, được thực hiện 06-08/2013. Sản

phẩm nghiên cứu là nước giải khát với tiêu

chí: 1) Thuộc ngành hàng có dung lượng thị

trường lớn; 2) Có thị phần dẫn đầu; 3)

Thương hiệu nổi tiếng với nhiều hoạt động

truyền thông. Dựa vào Euromonitor

International [14], 6 thương hiệu được chọn:

CocaCola, Pepsi, Không Độ, C2, Sting,

Number One.

Hình 1: Thương hiệu khảo sát

Kết quả khảo sát thu được 210 bảng câu hỏi.

Mẫu được chia khá đều cho các thương hiệu

(Hình 1) với nữ chiếm 72,9%; độ tuổi 18-22

chiếm 91,9%; mẫu học năm hai và ba lần

lượt 48,1% và 42,9%, còn lại là năm nhất và

tư. Mẫu được khảo sát tại các trường Đại học

Kinh tế - Luật (53,3%), Đại học Công nghiệp

TP.HCM (30,5%), Đại học Công nghệ Kỹ

thuật TP.HCM (8,65%) và Đại học Văn

Lang (7,6%) với ngành kinh tế (85,2%) và

luật (14,8%).

Theo Nunnally and Burnstein [25], để phân

tích Cronbach’s alpha thì thang đo phải có

tính đơn hướng. Điều này cũng được khẳng

định bởi Nguyễn Đình Thọ [23]. Do vậy,

trong nghiên cứu này, do đang trong quá trình

xây dựng thang đo nên EFA trước, sau đó

Cronbach’s alpha sẽ phù hợp hơn. Điều kiện

phân tích Cronbach’s alpha là α≥0,6 và tương

quan biến tổng ≥0,3 [25]. Điều kiện EFA là

kiểm định KMO có KMO>0,6, Bartlett’s Test

có Sig.<0,05, hệ số tải nhân tố ≥0,5 [17],

chênh lệch hệ số tải nhân tố ≥0,3 [19], tổng

phương sai trích ≥50% [16]. Kết quả EFA sau

khi loại các biến không đạt điều kiện thì tại

Page 130: tu 121-125.cdr

Lê Đăng Lăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 127 - 134

130

Eigenvalue=1,169 có tổng phương sai trích là

72,415% trích được 08 thành phần. Các hệ số

tải nhân tố đều lớn hơn 0,5, chênh lệch hệ số

tải nhân tố trong mỗi biến đều lớn hơn 0,3.

Các hệ số α đều lớn hơn 0,6 và các tương

quan biến tổng đều lớn hơn 0,3.

Kiểm định thang đo

Theo Euromonitor International [14] thì 10

thương hiệu dẫn đầu thị phần trong 05 ngành

hàng chính được chọn nghiên cứu: Không Độ,

C2, CocaCola, Pepsi, Aquafina, Lavie,

Twister, Vfresh, Sting và Number One. Mẫu

khảo sát là sinh viên vì theo một số công ty

nghiên cứu thị trường như Nielsen, TNS,

FTA và sản xuất nước giải khát như THP hay

Tribeco thì nhóm đối tượng này chính là

khách hàng của ngành giải khát. Điều này

cũng phù hợp với thế giới khi Atilgan et al.

[3] khẳng định sinh viên đại học chính là

khách hàng của ngành giải khát nên sử dụng

sinh viên là đối tượng nghiên cứu thì được

chấp nhận, thậm chí là sự mong đợi [3]; thêm

vào đó, theo Yoo et al [29] nếu đối tượng

khảo sát biết và có kinh nghiệm sản phẩm tốt

thì họ có khả năng cung cấp những trả lời

đáng tin cậy. Nghiên cứu này được thực hiện

từ 11/2013 đến 02/2014. Mẫu với kích cỡ

n=628, chia đều các thương hiệu (10%) với

đặc điểm như bảng 1.

Kiểm định thang đo thông qua EFA,

Cronbach’s alpha(α) và CFA. Điều kiện để

mô hình tương thích dữ liệu thị trường là χ2

có p > 0,05 hoặc χ2/df ≤ 2, một số trường hợp

có thể không lớn hơn 3 [8] và các chỉ số CFI,

TLI không nhỏ hơn 0,9 [4] , RMSEA ≤ 0,08,

nếu RMSEA ≤ 0,05 là rất tốt [29]. Kết quả

EFA sau khi loại SD1, SD2 và PA9 do có hệ

số tải nhân tố thấp thì tại Eigenvalue=1,048,

tổng phương sai trích là 70,337%, trích được 07

thành phần, gồm Ấn tượng cửa hiệu, Quảng

cáo, Khuyến mãi, Độ phủ bán hàng và 03

thành phần của Bao bì sản phẩm, được đặt tên

là Bao bì nhận diện, Bao bì thu hút và Bao bì

liên tưởng dựa vào nội dung của biến đo

lường. Các hệ số α đều lớn hơn 0,6 và các

tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Kiểm định

giá trị phân biệt của 03 thành phần bao bì sản

phẩm cho thấy các hệ số tương quan (r) đều

khác 1 ở độ tin cậy 95% nên đạt giá trị phân

biệt. CFA chung cho các khái niệm. Kết quả

cho thấy mô hình có χ2=571,715 (p=0,000),

df=259; χ2/df=2,207; CFI=0,960, TLI=0,954;

RMSEA=0,044. Các trọng số đều lớn hơn 0,5

và đều có ý nghĩa thống kê. Kiểm định giá trị

phân biệt cho thấy các hệ số tương quan (r)

đều khác 1 ở độ tin cậy 95% nên các khái

niệm thật sự khác biệt.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng độ tin

cậy tổng hợp (pc), phương sai trích (pvc ) và hệ

số Cronbach’s alpha (α). Điều kiện để thang

đo có độ tin cậy là pc≥0,5 [20], pvc≥0,5 [16]

và α≥0,6 [25]. Kết quả đánh giá các giá trị pc ,

pvc và α cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu

ngoại trừ pvc của bao bì thu hút hơi thấp. Giải

pháp cải thiện là loại bỏ biến có trọng số thấp,

bắt đầu từ biến PA13 thì phương sai trích là

49,5%, có thể được chấp nhận do các chỉ tiêu

khác đều cao (Hình 2). Nếu tiếp tục loại PA14

thì pvc và α tăng lên, nhưng thường trong CFA

rất ít mô hình nào có tất cả các chỉ tiêu đều

đạt yêu cầu [17], do đó, tùy vào mục đích sử

dụng mà giữ lại hay loại bỏ biến PA14. Thêm

vào đó, nếu loại PA14 thì sẽ tiếp tục loại

PA16 để đảm bảo tương quan biến tổng lớn

hơn 0,3 khi Cronbach’s alpha.

Tóm lại, kết quả kiểm định cho thấy thang đo

các thành phần và các khái niệm đạt tính đơn

hướng, ngoại trừ ấn tượng cửa hiệu và thành

phần bao bì nhận diện (do có kết nối sai số),

giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và độ tin cậy.

Thêm vào đó, bao bì sản phẩm được đo lường

bởi 03 thành phần, được đặt tên là bao bì

nhận diện, bao bì thu hút và bao bì liên tưởng.

Page 131: tu 121-125.cdr

Lê Đăng Lăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 127 - 134

131

Bảng 1: Mẫu khảo sát (chính thức)

Khu vực Xuất xứ Giới tính Tuổi Năm học Trường-Ngành

HCM: 25,5%

Hà Nội: 25,5%

Đà Nẵng: 25,8%

Cần Thơ: 23,2%

Trong

nước:

29,8%

Ngoài

nước:

70,2%

Nam: 28,7%

Nữ: 71,3%

18-23:

99,2%

Trên 23:

0,8%

Năm 1: 8,4%

Năm 2: 24,2%

Năm 3: 30,1%

Năm 4: 27,7%

Năm 5: 8,6%

Trường học: 11

Ngành: 29

Hình 2. Kết quả CFA lần 2 (chuẩn hóa)

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Nghiên cứu đã phát triển được thang đo của

một số khái niệm: bao bì sản phẩm là một

thang đo gồm 03 thành phần, được đặt tên là

bao bì nhận diện, bao bì liên tưởng và bao bì

thu hút; ấn tượng cửa hiệu, độ phủ bán hàng,

quảng cáo và khuyến mãi là các thang đo chỉ

có một thành phần. Các thang đo đều đạt giá

trị và độ tin cậy. Những thang đo này dự kiến

có những đóng góp có ý nghĩa cho lĩnh vực

học thuật. Cụ thể, một số thang đo được xây

dựng là nguồn tham khảo có giá trị cho những

nghiên cứu mối quan hệ giữa một số hình

thức tiếp thị và các khái niệm khác. Quy trình

và phương pháp nghiên cứu được vận dụng

cũng có thể là nguồn tham khảo hữu ích cho

các học viên sau đại học trong một số nghiên

cứu liên quan đến xây dựng và kiểm định

thang đo.

Ngoài ra, các công ty nước giải khát (nghiên

cứu thị trường/truyền thông) có thể sử dụng

các thang đo làm dữ liệu thiết kế bảng câu hỏi

khảo sát nhận thức của khách hàng để đo

lường hiệu quả các chiến dịch tiếp thị đối với

thương hiệu. Phương pháp thực hiện là sử dụng

thang đo Likert 05 hoặc 07 điểm để phỏng vấn

khách hàng cho điểm các phát biểu. Kết quả tính

điểm trung bình để từ đó nhận định sự thành

công hay thất bại của chiến dịch. Thêm vào đó,

mỗi khái niệm có nhiều biến đo lường nên tùy

vào điểm trung bình có thể xem xét cải thiện các

hoạt động tương ứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agariya, Johari, Sharma, Chandraul and

Singh (2012), “The Role of Packaging in Brand

Communication”, International Journal of

Scientific and Engineering Research, 3(2), 1-13;

2. Arens, F. W., (1996), Contemporary

Advertising, Mcgraw-Hill Higher Education,

USA;

3. Atilgan, Aksoy, and Akinci (2005),

“Deteminants of the bran equity- a verification

approach in the beverage industry in Turkey”,

Marketing Intelligence and Planning, 23(3), 237-

248;

Page 132: tu 121-125.cdr

Lê Đăng Lăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 127 - 134

132

4. Bentler, P.M. and Bonett, D.G. (1980),

“Significance tests and goodness of fit in the

analysis of covariance structures”, Psychological

Bulletin, 88(3), 588-606

5. Bollen K.A (1989), Structural Equations

with Latent Variables, John Wiley and Sons, NY;

6. Bollen K.A (1989), Structural Equations

with Latent Variables, NY: John Wiley and Sons;

7. Brassington, F. and Pettit, S. (1997),

Principks of Marketing, Pitman Publishing,

London;

8. Carmines, E. and McIver, J. (1981),

Analyzing models with unobserved variables:

analysis of covariance, Sage Publications, CA;

9. Churchill, G.A. (1979), “A Paradigm for

developing better measures of marketing

constructs”, Journal of Marketing Research, 16,

64-73;

10. Churchill, G.A. (1979), “A Paradigm for

developing better measures of marketing

constructs”, Journal of Marketing Research, 16,

pp.64-73;

11. De Vellis, R.F (1991), “Scale Development:

Theory and Applications”, Journal of Educational

Measurement, 31(1), pp.79-82.

12. Deliya M.M (2012), “Consumer Behavior

Towards The New Packaging Of FMCG

Products”, National Monthly Refereed Journal of

Research in Commerce and Management, 1(11),

199-211;

13. Deliya M.M. and Parmar B.J. (2012), “Role

of Packaging on Consumer Nuying Behavior-

Patan Distric”, Global Journal of Management

and Business Research, 12(10), 49-67;

14. Euromonitor International (2013), Soft

Drinks in Vietnam;

15. Fornell, C. and Larker, D.F.(1981),

“Evaluating structural equation models with

unobservable variables and measurement error”,

Journal of Mark Research, 18 (02/1981), 39-50;

16. Gerbing, W.D. and Anderson, J.C. (1988),

“An update paradism for scale development

incorporating unidimensionality and its

assessments”, Journal of Marketing Research,

25(2), 186-192;

17. Hair, Black, Babin, Anderson and Tatham

(2006), Multivariate Data Analysis, 6th ed.,

Prentice Hall, NJ;

18. Hilgenkamp H. and Shanteau J. (2010),

“Functional Measurement Analysis of Brand

Equity: Does Brand Name affect Perceptions of

Quality?”, Psicolo1gica, 31, 561-575;

19. Jabnoun, N. and Al-Tamimi, H.A.H. (2003),

“Measuring perceived quality at UAE commercial

banks”, International Journal of Quality and

Reliability Management, 20(4), 458-472.

20. Joreskog,K.G.(1971),“Statistical analysis of

sets of congeneric tests”, Psychometrica, 36(2),

109-133;

21. Kotler P (1994), Marketing Management,

Prentice Hall, NJ;

22. Luca and Penco (2006), “The Role of

Packaging in Marketing Communicaation: an

Explorative Study of the Italian Wine

Business”,3rdInternational Wine Business

Research Conference, Montpellier,6-7-8/07/2006;

23. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp

nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế

và thực hiện, NXB Lao động-Xã hội, TP.HCM;

24. Nielsen (2012), Consumer Confidence

Survey and Retail Audit;

25. Nunnally J.C and Bernstein I.H (1994),

Psychometric Theory, 3rd ed, McGraw-Hill, NY;.

26. Poggi and D’Errico (2010), “Cognitive

Modelling of Human Social Signals” In

Proceedings of SSPW 2010 – Social signal

Processing Workshop, ACM, Sheridan Press, NY;

27. Srivastava, Rajendra K. & Shocker Allan

D. (1991), Brand equity: a perspective on its

meaning and measurement, Working Paper Series,

Report Number 91-124, MA: Marketing Science

Institute, Cambridge;

28. Steiger, J.H. (1990), “Structural Modeling

Evaluation and Modification: An Interval

Estimation Approach”, Multivariate Behavioral

Research, 25, 175.

29. Yoo B, Donthu N and Lee S (2000), “An

Examination of Selected Marketing Mix Elements

and Brand Equity”, Journal of the Academy of

Marketing Science, 28(2), 195-211.

Page 133: tu 121-125.cdr

Lê Đăng Lăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 127 - 134

133

PHỤ LỤC: THANG ĐO LƯỜNG CÁC KHÁI NIỆM

Khuyến mãi

PD5 Các chương trình khuyến mãi của X thường hấp dẫn tôi

PD6 Tôi rất thích tham gia các chương trình khuyến mãi của X

PD2 Tôi thích các khuyến mãi của X

Quảng cáo

AD7 Tôi rất thích các quảng cáo của X

AD6 Các quảng cáo của X rất hấp dẫn

AD8 Các quảng cáo của X gây được ấn tượng tốt với tôi

Ấn tượng cửa hiệu

SI2 Những cửa hiệu mà tôi có thể mua X thì nổi tiếng

SI1 Những cửa hiệu mà tôi có thể mua X thì sang trọng

SI3 Những cửa hiệu mà tôi có thể mua X thì có nét đặc trưng riêng

SI4 Những cửa hiệu mà tôi có thể mua X thường có bán những thương hiệu nổi tiếng

SI5 Những cửa hiệu mà tôi có thể mua X thường bán những sản phẩm chất lượng cao

Độ phủ bán hàng

SD4 Tôi có thể mua X ở bất kỳ đâu

SD5 Tôi dễ dàng tìm ra nơi có bán X

Bao bì sản phẩm

Thành phần 1: Bao bì nhận diện

PA2 Bao bì giúp tôi nhận ra ngay X trong số các sản phẩm cạnh tranh khác

PA1 Bao bì giúp tôi dễ dàng nhận ngay ra X

PA8 Màu sắc bao bì giúp tôi nhận ra X

PA7 Hình ảnh trên bao bì giúp tôi nhận diện ngay ra X

Thành phần 2: Bao bì liên tưởng

PA4 Bao bì giúp tôi cảm nhận chất lượng của X

PA5 Bao bì làm tôi có những liên tưởng đến chất lượng của X

PA3 Bao bì giúp tôi liên tưởng đến độ tin cậy của X

Thành phần 3: Bao bì thu hút

PA11 Kiểu chữ sử dụng trên bao bì thu hút sự chú ý của tôi với X

PA12 Thiết kế nhãn hiệu trên bao bì của X thu hút sự chú ý của tôi

PA14 Sự cải tiến bao bì của X thu hút sự chú ý của tôi

PA16 Kiểu dáng bao bì của X tạo sự chú ý với tôi

Ghi chú: X là tên của một thương hiệu nước giải khát

Page 134: tu 121-125.cdr

Lê Đăng Lăng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 127 - 134

134

SUMMARY

DEVELOPING SCALES OF CONSUMER-BASED

SELECTED MARKETING CONSTRUCTS

Le Dang Lang1*, Le Tan Buu2

1University of Economics and Law 2University of Economics, Ho Chi Minh city

This study purpose is to develop and validate scales of selected marketing constructs: product

packaging, store image, distribution intensity, advertising and sales promotion. The qualitative

research method is used by indepth-interview and focus-group techniques to develop items which

are statements for measuring constructs. The quantitative research method is applied to validate

scales. That is done by two stages: preliminary (n = 210) and official (n = 628). The research

product (official research) consists of ten brands in five key categories of beverage. The research

result show that construct of product packaging has three components, scale of other constructs has

only one component. All scales are reliability and validity. The result has a significant contribution

on academy and realization by supplying some necessary scales.

Key words: Scale; Packaging; Store image; Distribution intensity; Advertising; Sales promotion;

Ngày nhận bài:22/8/2014; ngày phản biện: 20/9/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Gấm – Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0917183979; Email: [email protected]

Page 135: tu 121-125.cdr

Phạm Văn Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 135 - 139

135

ẢNH HƯỞNG CỦA CHUẨN MỰC XÃ HỘI ĐẾN HÀNH VI PHÀN NÀN

VÀ TRUYỀN MIỆNG TIÊU CỰC CỦA KHÁCH HÀNG

Phạm Văn Hạnh*, Nguyễn Đức Thu, La Qúi Dương

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Hiểu được hành vi phàn nàn của khách hàng có thể giúp các hãng dịch vụ giảm rủi ro của việc mất

những khách hàng hiện tại, nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc tiếp nhận thông tin phản

hồi từ những phàn nàn của khách hàng. Bài viết này nghiên cứu ảnh hưởng của chuẩn mực xã hội

đến hành vi phàn nàn và xu hướng truyền miệng tiêu cực, đồng thời giải thích nguyên nhân khách

hàng bực mình lại không phàn nàn trên giác độ hành vi kiểm soát cảm xúc của họ. Kết quả nghiên

cứu chỉ ra rằng, khách hàng nhận thức áp lực xã hội cao sẽ tham gia nhiều hơn vào hành vi kiểm

soát cảm xúc và có xu hướng ít phàn nàn với nhà cũng cấp so với những khách hàng nhận thức áp

lực xã hội thấp. Tuy nhiên, khách hàng không phàn nàn thường có xu hướng nói xấu nhiều hơn

cho người khác về dịch vụ.

Từ khóa: chuẩn mực xã hội, kiểm soát cảm xúc, hành vi phàn nàn, truyền miệng tiêu cực, xu

hướng phàn nàn.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu mối liên hệ giữa cảm xúc tiêu cực và hành vi phàn nàn của khách hàng, tuy nhiên, từ khi trải quả cảm xúc tiêu cực đến việc thực hiện hành vi phàn nàn là một quá trình. Hành vi phàn nàn cũng bị ảnh hưởng bởi áp lực xã hội. Khi khách hàng nhận thấy áp lực xã hội là lớn thì họ có xu hướng ít phàn nàn. Mặc dù các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng hành vi phàn nàn bị ảnh hưởng bởi áp lực xã hội, không có nghiên cứu nào nghiên cứu sâu ảnh hưởng của áp lực xã hội lên hành vi phàn nàn và từ đó ảnh hưởng đến việc truyền miệng tiêu cực của họ. Khi khách hàng không phàn nàn họ có xu hướng truyền miệng tiêu cực. Nhận biết được hành vi không phàn nàn và tìm hiểu rõ nguyên nhân của việc không hài lòng sẽ giúp cho các hãng dịch vụ nâng cao được chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, hạn chế việc truyền miệng tiêu cực đến những khách hàng khác.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT

NGHIÊN CỨU

Hành vi phàn nàn của khách hàng

Khi khách hàng không hài lòng với dịch vụ

họ có xu hướng phản ứng lại với với sự không

* Tel: 01234-292-293; Email: [email protected]

hài lòng đó. Landon (1980) [3] định nghĩa

hành vi phàn nàn như là một sự thể hiện sự

không hài lòng bởi một khách hàng riêng lẻ

đối với một bên có trách nhiệm trong kênh

phân phối hoặc đại lý xử lý phàn nàn. Các

nghiên cứu gần đây xem xét hành vi phàn nàn

trên giác độ động. Tronvoll (2007) [7] coi

hành vi phàn nàn như là một quá trình sẽ xuất

hiện nếu những gì xảy ra vượt ra ngoài vùng

chịu đựng trong quá trình tương tác dịch vụ

hoặc/và trong việc đánh giá giá trị sử dụng.

Theo như Tronvoll, hành vi phàn nàn chỉ xảy

ra khi mà sự không hài lòng vượt ra ngoài

ngưỡng chịu đựng hay tầm kiểm soát cảm xúc

của khách hàng. Rõ ràng rằng không phải

khách hàng nào cũng phàn nàn vì nếu hành vi

phàn nàn nằm trong giới hạn chịu đựng khách

hàng sẽ không thể hiện cảm xúc.

Truyền miệng tiêu cực

Truyền miệng chính là việc người này cung

cấp thông tin cho người khác theo con đường

không chính thống và không thuộc dạng văn

bản. Truyền miệng có vai trò quan trọng trong

việc thu hút những khách hàng mới. Trong

kinh doanh dịch vụ, khi khách hàng không hài

lòng với dịch vụ, họ có xu hướng rời bỏ nhà

cung cấp. Họ còn truyền miệng tới những

khách hàng khác làm giảm đi khả năng thu

Page 136: tu 121-125.cdr

Phạm Văn Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 135 - 139

136

hút những khách hàng mới của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp hạn chế được những thông

tin truyền miệng tiêu cực thì danh tiếng của

doanh nghiệp càng được nâng cao.

Việc điều chỉnh cảm xúc của khách hàng

Trong một số dịch vụ, khách hàng nhận thấy

rằng cảm xúc của họ có thể ảnh hưởng tới

chất lượng dịch vụ hoặc họ có thể nhận được

dịch vụ tốt hơn nếu họ thể hiện những cảm

xúc phù hợp, họ sẽ chủ động điều chỉnh các

xúc của họ và không biểu hiện những cảm

xúc không mong muốn. Khách hàng có thể

không hài lòng hoặc thất vọng về dịch vụ,

nhưng biểu hiện cảm xúc của họ có thể làm

cho dịch vụ trở nên tệ hơn. Có hai chiến lược

mà khách hàng có thể sử dụng để điều chỉnh

cảm xúc của họ đó là: thay đổi nhận thức và

che giấu cảm xúc.

Thay đổi nhận thức

Đây là việc khách hàng giải thích các nguồn

tác động cảm xúc theo góc độ khác để giảm

nhẹ sự ảnh hưởng. Thông qua việc thay đổi

cách nghĩ về vấn đề xảy ra hoặc đánh giá lại

theo một hướng ít tiêu cực hơn sẽ làm giảm

tác động của cảm xúc tiêu cực. Ví dụ: một

khách hàng đến một hiệu làm tóc và họ không

hài lòng với dịch vụ, họ có thể nghĩ rằng đây

là một tai nạn còn chủ cửa hiệu đã cố gắng

hết sức. Khi khách hàng áp dụng chiến lược

này họ có xu hướng suy nghĩ ôn hòa hơn với

những lỗi nảy sinh và ít phàn nàn về chất

lượng dịch vụ.

Che giấu cảm xúc

Che giấu cảm xúc là việc khách hàng biểu

hiện thái độ hoặc nét mặt khác với những gì

mà họ thực sự trải qua. Che giấu cảm xúc đề

cập đến việc kiềm chế biểu hiện cảm xúc

bằng cách kiểm soát hành vi cảm xúc để điều

khiển việc biểu hiện cảm xúc. Nói theo cách

khác, che giấu cảm xúc là một dạng che đậy

có ý thức của hành vi thể hiện cảm xúc trong

khi cảm xúc xuất hiện.

Vai trò của chuẩn mực xã hội

Nếu khách hàng nhận thấy ảnh hưởng của

chuẩn mực xã hội cao hơn, họ sẽ tham gia

nhiều hơn vào điều chỉnh cảm xúc. Khi khách

hàng nhận thức được rằng cảm xúc của họ có

thể làm cho những người khác chú ý, họ sẽ cố

gắng che giấu và giảm ý định phàn nàn. Vì

thế, chuẩn mực xã hội sẽ làm tăng khả năng

và xu hướng khách hàng tham gia vào thay

đổi nhận thức và che giấu cảm xúc. Khách

hàng càng nhận thức áp lực từ phía xã hội, họ

càng tham gia nhiều hơn vào việc điều chỉnh

cảm xúc. Nếu khách hàng nhận thức áp lực từ

phía người khác khi họ phàn nàn, họ có thể cố

gắng kiểm soát cảm xúc của họ và cố gắng

duy trì trạng thái cảm xúc đến cuối của quá

trình dịch vụ. Một số giả thuyết được đưa ra

như sau:

H1: Khi khách hàng nhận thức cao hơn về

chuẩn mực xã hội họ sẽ tham gia nhiều hơn

vào chiến lược thay đổi nhận thức khi lỗi dịch

vụ xảy ra.

H2: Khi khách hàng nhận thức cao hơn về

chuẩn mực xã hội họ sẽ tham gia nhiều hơn

vào việc che giấu cảm xúc của mình khi lỗi

dịch vụ xảy ra.

VAI TRÒ CỦA VIỆC KIỂM SOÁT CẢM

XÚC VÀ HÀNH VI PHÀN NÀN

Lỗi dịch vụ có xu hướng tạo ra cảm xúc tiêu

cực của khách hàng. Khi khách hàng trải qua

lỗi dịch vụ, họ không phàn nàn ngay với người

cung cấp dịch vụ. Có hai quá trình xảy ra trong

quá trình dịch vụ: Đầu tiên, khách hàng thường

có xu hướng đánh giá lại khả năng của họ để

kiểm soát tình huống hoặc đánh giá những

hành động thay thế có thể. Thay đổi nhận thức

được coi như là một chiến lược hữu ích để thay

đổi tâm trạng. Thứ hai, mặc dù khách hàng

cảm thấy tức giận khi trải qua lỗi dịch vụ,

không phải tất cả họ sẽ thể hiện đúng cảm giác

trong quá trình dịch vụ. Trước khi tiến hành

hành vi phàn nàn, khách hàng cũng tham gia

vào chiến lược che giấu. Để có được sự che

đậy, khách hàng cần phải tham gia vào quá

trình kiểm soát phản ứng hiện thời của họ, so

sánh phản ứng cảm xúc của họ với tình trạng

mong muốn và cố gắng tiến sát tình trạng

mong muốn. Từ những thảo luận trên, hai giả

thuyết được đề xuất bao gồm:

Page 137: tu 121-125.cdr

Phạm Văn Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 135 - 139

137

H3: Khách hàng tham gia vào chiến lược thay

đổi nhận thức sẽ ít phàn nàn hơn so với khách

hàng không sử dụng chiến lược này.

H4: Khách hàng sử dụng chiến lược che giấu

cảm xúc sẽ ít phàn nàn hơn so với khách hàng

không tham gia vào chiến lược này.

KIỂM SOÁT CẢM XÚC VÀ TRUYỀN

MIỆNG TIÊU CỰC

Khi khách hàng kiểm soát cảm xúc, họ có xu

hướng ít phàn nàn về chất lượng dịch vụ khi

lỗi xảy ra. Tuy nhiên, do kiểm soát cảm xúc,

những cảm xúc tiêu cực bị kìm nén và nếu sự

khách hàng không phàn nàn để giải tỏa hết

những ấm ức trong lòng họ có xu hướng bày

tỏ điều đó với người khác. Họ có thể sẽ phàn

nàn với người thân bạn bè và khuyên họ

không tiêu dùng dịch vụ của hãng mà họ

không hài lòng. Các khách hàng hài lòng với

dịch vụ thường có xu hướng quay lại tiêu

dùng dịch vụ mà họ cảm thấy thỏa mãn, họ sẽ

nói tốt về dịch vụ cho những người khác.

Trong khi đó, những khách hàng không hài

lòng và không nói ra sự không hài lòng đó sẽ

có xu hướng nói xấu về dịch vụ và về hãng.

Từ những vấn đề trên, hai giả thuyết được

đưa ra như sau:

H5: Khách hàng tham gia vào chiến lược thay

đổi nhận thức có xu hướng truyền miệng tiêu

cực nhiều hơn so với những người không sử

dụng chiến lược này.

H6: Khách hàng tham gia vào chiến lược che

giấu cảm xúc có xu hướng truyền miệng tiêu

cực nhiều hơn so với những người không sử

dụng chiến lược này.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế kịch bản và quy trình

Một kịch bản về lỗi dịch vụ thông thường

được thiết kế để tạo phản hồi cảm xúc. Trong

nghiên cứu được thiết kế dạng thực nghiệm

này, những người tham gia sẽ đọc một kịch

bản về tình huống lỗi dịch vụ trong một nhà

hàng. Tình huống này mô tả lỗi dịch vụ gây ra

bởi nhân viên trong đó khách hàng bị đối xử

không công bằng. Người tham gia sẽ được

hỏi thành nhóm từ 30-40 người. Họ sẽ tham

gia vào tình huống đóng vai mà ở đó họ tưởng

tượng rằng họ là những khách hàng đi ăn

trong một nhà hàng và trải qua dịch vụ lỗi.

Sau đó họ trả lời câu hỏi liên quan đến nhận

thức của họ về chuẩn mực xã hội, hành vi

kiểm soát cảm xúc của họ, hành vi phàn nàn,

và hành vi truyền miệng tiêu cực. Nghiên cứu

này được tiến hành tại trường Đại học Kinh tế

và Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái

Nguyên. Tổng số 260 sinh viên tham gia, đa

phần trong số họ tuổi từ 19-22. Tất cả những

người này đã từng trải qua các tình huống gặp

phải dịch vụ lỗi.

Đo lường

Năm mục hỏi được dùng để đo lường chiến

lược thay đổi nhận thức và ba mục dùng để đo

lường việc che giấu cảm xúc ( thang đo Likert

7-điểm) được điều chỉnh từ những mục thuộc

nghiên cứu của Gross và John [2] và Gabbott

[1]. Bốn mục hỏi được dùng để đo lường ý

định phàn nàn được trích và điều chỉnh từ

nghiên cứu của Singh [5]. Hai mục hỏi được

dùng để đo lường nhận thức về chuẩn mực xã

hội được trích từ nghiên cứu của Rimal [4].

Ba mục hỏi để đánh giá xu hướng truyền

miệng tiêu cực được trích từ nghiên cứu của

Chih, Wang, Hsu, và Cheng [8]. Sau quá trình

xử lý, một vài mục bị loại do thiếu ý nghĩa

thống kê, một vài mục khác bị loại sau khi

tiến hành phân tích nhân tố kiểm định vì hệ số

điều chỉnh mô hình.

PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ

Kết quả cho thấy giá trị t-value của tất cả giá

trị truyền tải tiêu chuẩn ước lượng đều có ý

nghĩa ở mức p<0,01. Mô hình đo lường cho

các biến thể hiện độ phù hợp hợp lý với χ2

=352.57, GFI=.91, CFI=.95, RMSEA=.053.

Giá trị AVE đều vượt qua hệ số tương quan

bình phương của các cặp biến. Kết quả thể

hiện các biến là phân biệt.

Page 138: tu 121-125.cdr

Phạm Văn Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 135 - 139

138

** mức ý nghĩa p<0,01

Mô hình 1: Mô hình nghiên cứu

Giả thuyết 1 và 2 cho rằng khách hàng nhận

thức về áp lực xã hội cao sẽ tham gia vào việc

kiểm soát cảm xúc nhiều hơn khi xảy ra lỗi

dịch vụ so với những khách hàng nhận thức

áp lực xã hội thấp hơn. Kết quả phân tích số

liệu đã chỉ ra chuẩn mực xã hội có mối quan

hệ thuận chiều với việc khách hàng áp dụng

chiến lược thay đổi nhận thức (β=0,22;

p<0,01) và chiến lược che giấu cảm xúc

(β=0,24; p<0,01). Giả thiết 1 và 2 được chứng

minh. Việc khách hàng áp dụng chiến lược

thay đổi nhận thức và che giấu cảm xúc có

mối quan hệ ngược chiều với ý định phàn nàn

mới mức ý nghĩa p<0,01. Giả thiết 3 và 4 đã

được chứng minh. Kết quả này khẳng định,

khi khách hàng áp dụng hai chiến lược này họ

xu hướng ít phàn nàn. Tuy nhiên, kết quả

phân tích số liệu thực nghiệm cũng cho thấy,

khách hàng kiểm soát cảm xúc và ít phàn nàn

nhưng sẽ tham gia nhiều hơn vào việc truyền

miệng tiêu cực, nói xấu. Vì vậy, có quan hệ

thuận chiều giữa việc kiểm soát cảm xúc và

hành vi truyền miệng tiêu cực. Giả thuyết 5

(β=0,29, p<0,01) và 6 (β=0,19, p<0,01) được

chứng minh.

THẢO LUẬN

Nghiên cứu này đã đề cập đến một vấn đề

quan trọng thu hút nhiều sự quan tâm của lý

luận marketing đó là tại sao khách hàng bực

mình không phàn nàn. Mặc dù các nghiên cứu

trước đây đã chỉ ra nguyên nhân việc khách

hàng kiểm soát cảm xúc nên họ có xu hướng

không phàn nàn. Tuy nhiên, nghiên cứu này

đi xa hơn khi tìm ra ảnh hưởng chuẩn mực xã

hội đến hành vi kiểm soát cảm xúc của khách

hàng và từ đó ảnh hưởng đến ý định truyền

miệng tiêu cực.

Hành vi không phàn nàn khó để quan sát hơn

là hành vi phàn nàn. Khi lỗi dịch vụ xảy ra và

tùy thuộc vào mức độ tức giận, khách hàng có

thể phàn nàn hoặc không. Nếu khách hàng

chủ động kiểm soát cảm xúc của bản thân, sẽ

rất khó cho các hãng dịch vụ có thể phát hiện

phát hiện liệu rằng khách hàng hài lòng hoặc

không. Trong thực tế, lỗi dịch vụ xảy ra

thường xuyên và mỗi giai đoạn trong quá

trình dịch vụ luôn chứa đựng những rủi ro gây

ra lỗi. Khi khách hàng không hài lòng mà

không nói ra thì họ có xu hướng nói xấu nhà

cung cấp đó và tìm kiếm nhà cung cấp khác.

Từ kết quả của nghiên cứu này, một số gợi ý

cho các hãng dịch vụ nhằm nâng cao chất

lượng dịch vụ thông qua việc khuyến khích

khách hàng tham gia nhiều hơn vào việc phàn

nàn được đưa ra.

Thêm nữa, các hãng dịch vụ có thể nhận được

phản hồi từ khách hàng không hài lòng bằng

cách giảm ảnh hưởng của áp lực xã hội lên

hành vi kiểm soát cảm xúc của khách hàng và

ý định phàn nàn. Khách hàng có thể sẽ kiềm

chế việc thể hiện thái độ vì những chuẩn mực

xã hội. Nếu các hãng dịch vụ có thể định

hướng khách hàng với những hướng dẫn để

khuyến khích họ phàn nàn, họ sẽ cảm thấy

thoải mái hơn với việc đưa ra những gợi ý với

người cung cấp dịch vụ. Ví dụ nhà hàng có

Thay đổi

nhận thức

Chuẩn mực xã

hội

Truyền miệng

tiêu cực Che giấu

cảm xúc

Ý định phàn

nàn

0,22**

0,24** -0,16**

0,29**

0,19**

*

Page 139: tu 121-125.cdr

Phạm Văn Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 135 - 139

139

thể treo một tấm biển mà trên đó ghi dòng

chữ “Góp ý của quý vị sẽ rất hữu ích đối với

việc nâng cao chất lượng dịch vụ của chúng

tôi”. Tấm biển giúp khách hàng nhận ra rằng

hành vi phàn nàn của họ không bị coi là

những hành vi không phù hợp tại nhà hàng và

giảm áp lực từ phía người khác lên hành vi

phàn nàn của họ. Các hãng dịch vụ cũng nên

khuyến khích nhân viên thể hiện sự thân thiện

khi nhận được những góp ý từ khách hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Gabbott, M., Y. Tsarenko, and W. H. Mok

(2010), “Emotional Intelligence as a Moderator of

Coping Strategies and Service Outcomes in

Circumstances of Service Failure,” Journal of

Service Research, 14 (2) 234-248.

2. Gross, J. J. and O. John (2003), “Individual

Differences in Two Emotion-Regulation

Processes: Implications for Affect, Relationships,

and Well-being,” Journal of Personality and

Social Psychology, 85, 348-362.

3. Landon, E. L. (1980), “The Direction of

Consumer Complaint Research,” Advances in

Consumer Research, 7, 335-338.

4. Rimal, R. N. and K. Real (2003),

“Understanding the Influence of Perceived

Norms on Behaviors,” Communication Theory,

13, 184–203.

5. Singh J. (1988), “Consumer Complaint

Intentions and Behavior: Definitional and

Taxonomical Issues,” Journal of Marketing, 52,

93-107.

6. Stephens N. and K. P. Gwinner (1998), “Why

Don't Some People Complain? A Cognitive-

Emotive Process Model of Consumer Complaint

Behavior,” Journal of the Academy of Marketing

Science, 26 (3), 172-189.

7. Tronvoll, B. (2007a), “Complainer

Characteristics When Exit Is Closed,”

International Journal of Service Industry

Management, 18 (1), 25-51.

8. Wen-Hai Chiha, Kai-Yu Wangb∗, Li-Chun

Hsua and I-Shin Cheng, From disconfirmation to

switching: an empirical investigation of switching

intentions after service failure and recovery, The

Service Industries Journal, Vol. 32, No. 8, June

2012, 1305–1321

SUMMARY

THE EFFECT OF SOCIAL NORM ON CUSTOMER COMPLAINT BEHAVIOR

AND NEGATIVE WORD-OF-MOUTH

Pham Van Hanh*, Nguyen Duc Thu, La Qui Duong

College of Economics and Business Administration - TNU

Understanding customer complaint behavior can help service firms reduce the risks of losing

current customers, improve service quality through receiving feedback from customer complaint.

This paper studies the effect of social norm on complaint behavior and negative word-of-mouth. It

also explains the reasons why angry customers do not complain in perspective of emotion

regulation behavior. The results showed that customers who perceive highly social pressure

engage more on emotion regulation and less complain to providers than those who perceive low

social pressure. However, customers who do not complain intend to engage more on delivering

negative words about service to other people.

Key words: social norm, emotion regulation, complaint behavior, negative word-of-mouth,

complaint intention.

Ngày nhận bài: 04/6/2014; ngày phản biện: 24/6/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Trần Quang Huy – Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 01234-292-293; Email: [email protected]

Page 140: tu 121-125.cdr

Phạm Văn Hạnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 135 - 139

140

Page 141: tu 121-125.cdr

Lê Ngọc Nương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 141 - 148

141

GIẢI PHÁP MARKETING ĐỊA PHƯƠNG NHẰM THU HÚT

KHÁCH DU LỊCH ĐẾN SƠN LA

Lê Ngọc Nương*, Nguyễn Hải Khanh

Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Hoạt động marketing ngày nay không chỉ giới hạn trong phạm vi doanh nghiệp hay một ngành

nghề cụ thể mà còn phát triển trong phạm vi của một vùng, khu vực, địa phương hay quốc gia.

Marketing như vậy được gọi là marketing địa phương và có thể được vận dụng trong một tỉnh

(thành phố). Sơn La là một tỉnh miền núi nằm phía Tây Bắc tổ quốc, có nền văn hoá đa sắc màu

cùng với những ưu đãi của thiên nhiên. Sơn La có vị trí chiến lược quan trọng trên cung đường du

lịch Tây Bắc với nhiều lợi thế về phát triển du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế tiềm năng và thế mạnh

về du lịch của Sơn La chưa được khai thác một cách hiệu quả để xứng đáng là một ngành kinh tế

mũi nhọn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Nghiên cứu đã chỉ ra thực

trạng khai thác, phát triển du lịch và xây dựng những giải pháp marketing địa phương nhằm tạo lợi

thế cạnh tranh cho địa phương và thu hút khách du lịch đến Sơn La ngày một nhiều hơn.

Từ khóa: Marketing địa phương, Sơn La.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Sơn La là một tỉnh miền núi nằm phía Tây

Bắc tổ quốc, vị trí địa lý nằm sâu trong lục địa

với trung tâm là thành phố Sơn La, cách Hà

Nội 320 km theo trục Quốc lộ 6 Hà Nội – Sơn

La – Điện Biên - Lai Châu. Có thể nói Sơn La

là một tỉnh có nền văn hoá đa sắc màu với 12

dân tộc anh em sinh sống, cùng với những ưu

đãi của thiên nhiên như nguồn nước nóng, các

hang động, thung lũng, núi non hùng vĩ… cho

thấy Sơn La có một tiềm năng rất lớn để phát

triển du lịch địa phương.

Nhân dịp cách mạng Tháng Tám và Quốc

khánh 2-9 năm 2011 (từ ngày 27/8 đến

2/9/2011) lần đầu tiên những sản phẩm du

lịch sinh thái, văn hóa lịch sử nổi tiếng tại

Sơn La và vùng Tây Bắc đã được tỉnh Sơn La

tổ chức, giới thiệu trong chương trình du lịch

“Qua miền Tây Bắc, Sơn La - 2011”. Chương

trình đã nhận được sự quan tâm, quảng bá

rộng khắp của các cơ quan thông tấn, báo chí,

mọi người trong và ngoài nước.

Sự kiện lớn này thể hiện sự quan tâm đặc biệt

của Đảng và Nhà nước dành cho ngành du

lịch Sơn La. Bởi lẽ Sơn La có vị trí chiến lược

quan trọng trên cung đường du lịch Tây Bắc

* Tel: 0973282586

với nhiều lợi thế về phát triển du lịch, có thể

kể đến như khu du lịch cao nguyên Mộc Châu,

du lịch lòng hồ Thủy điện Sơn La - thủy điện

lớn nhất Đông Nam Á, các di tích lịch sử, văn

hóa cộng đồng... Tuy nhiên, trên thực tế tiềm

năng và thế mạnh về du lịch của Sơn La chưa

được khai thác một cách hiệu quả để xứng

đáng là một ngành kinh tế mũi nhọn góp phần

thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

nhà. Trong khi đó, tại Sơn La chưa có nghiên

cứu ứng dụng nào đề cập đến vận dụng lý luận

marketing địa phương để tạo lợi thế cạnh tranh

cho địa phương và thu hút khách du lịch đến

Sơn La ngày một nhiều hơn.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đánh giá thực trạng khai thác, phát triển du

lịch Sơn La trong giai đoạn 2008 - 2012, khảo

sát - đánh giá các nguồn lực, cơ sở hạ tầng, cơ

chế chính sách cần thiết cho phát triển du lịch

bền vững và xây dựng những giải pháp

marketing địa phương nhằm thu hút khách du

lịch đến Sơn La giai đoạn từ năm 2012 đến

năm 2020.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Chủ thể là

Marketing địa phương, khách thể là ngành

du lịch Sơn La.

Page 142: tu 121-125.cdr

Lê Ngọc Nương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 141 - 148

142

- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng du lịch Sơn La từ năm 2008 - 2012 tại địa bàn tỉnh

Sơn La.

- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình

nghiên cứu, nhóm tác giả thực hiện đề tài sử dụng các phương pháp sau:

Phân tích - tổng hợp: Trên cơ sở các thông tin và số liệu thu thập được, nhóm tác giả tiến

hành công việc tổng hợp phân tích, đánh giá.

Phân tích - so sánh: Những thông tin và số

liệu thu thập trong một thời kỳ nhất định, nhóm tác giả sử dụng để so sánh, phân tích

đánh giá giữa các thời kỳ khác nhau

Điều tra, phỏng vấn: thiết kế bảng hỏi, chọn

mẫu và tiến hành thu thập dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Phân tích - dự báo: Sau khi tổng hợp được tất

cả các thông tin, trên cơ sở đó đưa ra những dự

báo cho vấn đến nghiên cứu trong những năm

tiếp theo.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phương pháp và kết quả điều tra xã hội

học về du lịch Sơn La

Nhóm tác giả đã thiết kế bảng câu hỏi và phát

ngẫu nhiên cho 140 khách du lịch tại TP. Sơn

La, Mộc Châu và Mường La. Số phiếu thu về,

sử dụng được là 140 phiếu. Trong đó, 50

phiếu tại Thành phố Sơn La, 45 phiếu tại Mộc

Châu và 45 phiếu tại Mường La. Đặc điểm

của đối tượng được khảo sát cụ thể như sau:

Bảng 1. Đối tượng khách du lịch được khảo sát

(Đơn vị tính: người)

Du khách

Giới tính Độ tuổi

Nam Nữ <18 18-24 25-34 35-55 >55

1. Khách nội địa 69 56 5 23 36 52 9

Miền Bắc 36 26 3 12 17 25 5

Miền Trung 21 17 2 8 13 18 2

Miền Nam 12 13 0 3 6 9 2

2. Khách Quốc tế 8 7 0 2 4 7 2

Bảng 2. Mức độ đánh giá của du khách về du lịch Sơn La

(Đơn vị tính: %)

Những ý kiến về cơ sở hạ tầng và chất lượng phục vụ

tại các điểm du lịch Sơn La

Thang đánh giá

Rất

không

đồng

ý

Không

đồng

ý

Trung

lập

Đồng

ý

Rất

đồng

ý

1. Hệ thống giao thông thuận lợi 24% 67% 7% 2% 0%

2. Giá cả sinh hoạt hợp lý 2% 19% 25% 51% 3%

3. Cảnh quan thiên nhiên đẹp 1% 9% 14% 34% 42%

4. Có những nét văn hóa đặc trưng của địa phương 27% 41% 18% 12% 2%

5. Con người tại địa phương thân thiện, hiếu khách 3% 8% 10% 44% 35%

6. Phòng ở tiện nghi, thoải mái 15% 21% 32% 24% 8%

7. Các điểm du lịch có nhà vệ sinh sạch sẽ 21% 39% 26% 11% 3%

8. Dễ dàng lựa chọn phương tiện đi lại 22% 36% 28% 13% 1%

9. Những di tích lịch sử được bảo tồn tốt 26% 35% 27% 9% 3%

10. Các lễ hội văn hóa độc đáo 20% 33% 20% 18% 9%

11. Hệ thống điện, nước tại các điểm du lịch tốt 19% 28% 29% 19% 5%

12. Có nhiều đoàn khách khác cùng đến tham quan 14% 29% 34% 17% 6%

13. Có sẵn những chỉ dẫn thông tin du lịch 25% 40% 25% 8% 2%

14. Hướng dẫn viên, thuyết minh viên địa phương nhiệt

tình, chuyên nghiệp 19% 33% 22% 21% 5%

15. Hài lòng khi du lịch đến Sơn La 8% 29% 54% 13% 4%

Page 143: tu 121-125.cdr

Lê Ngọc Nương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 141 - 148

143

Qua bảng 1 chúng ta thấy tỉ lệ khách du lịch

là nam đi du lịch nhiều hơn (55%), độ tuổi đi

du lịch nhiều nhất là từ 35 đến 55 tuổi. Với

khách nội địa thì đa số du khách đến Sơn La

là từ miền Bắc (chiếm 48%). Số liệu cho thấy

lượng khách có độ tuổi từ 18 đến 34 chưa

nhiều và đối tượng khách trên 55 còn thấp,

đối tượng khách dưới 18 tuổi còn rất ít. Thực

tế này sẽ định hướng cho ngành du lịch Sơn

La phát triển những sản phẩm du lịch dành

cho lứa tuổi chiếm đa số là từ 35 đến 55 tuổi.

Qua số liệu bảng 2, chúng ta cần lưu ý những

điểm tốt và chưa tốt, cụ thể như sau:

* Những điểm được đánh giá chưa tốt:

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch: Về hệ thống

giao thông, có đến 67% không đồng ý là giao

thông thuận lợi, có đến 58% người cho rằng

việc lựa chọn phương tiện đi lại không dễ

dàng. Điều này ảnh hưởng đến việc quyết

định đi du lịch của du khách và ảnh hưởng

đến việc du khách có quyết định quay lại Sơn

La hay không. Về phòng ở tiện nghi, thoải

mái: chỉ có 32% số người đồng ý, còn lại cho

rằng không đồng ý và ý kiến trung lập không

đánh giá rõ rệt.

Ấn tượng địa phương: Có đến 68% số người

cho rằng Sơn La chưa có những điểm đặc

trưng riêng về du lịch. Các lễ hội chưa gây ấn

tượng khó phai trong du khách (có 53% số

người không đồng ý). Nghĩa là việc tạo dựng

ấn tượng, các lễ hội và hình tượng của địa

phương chưa hiệu quả và chưa được chú

trọng gìn giữ và phát huy đúng mức.

Tại các điểm du lịch: Các nhà vệ sinh bị đánh

giá là không tốt, có đến 60% du khách cho

rằng nhà vệ sinh chưa đáp ứng được tiêu

chuẩn vệ sinh. Hệ thống điện nước cũng bị

đánh giá là chưa tốt (47% không đồng ý và

29% là ý kiến trung lập). Thông tin chỉ dẫn về

du lịch cũng không sẵn có tại các điểm du lịch

(65% số người không đồng ý và rất không

đồng ý). Những di tích lịch sử chưa được bảo

tồn đúng mức (61%).

* Những điểm được đánh giá tốt

Về cảnh quan thiên nhiên được đa số du

khách đánh giá là đẹp (chiếm 76%), giá cả

sinh hoạt và tiền thuê phòng được cho là hợp

lý (chiếm 54%), con người tại địa phương

được đánh giá là rất thân thiện, hiếu khách

(chiếm 79%).

Về mức độ hài lòng sau khi đi du lịch Sơn La,

số liệu khảo sát chưa kết luận được về mức độ

hài lòng, ý kiến trung lập chiếm 54%, số cho

là hài lòng chiếm 17% và số cho là không hài

lòng chiếm 37%. Nghĩa là du lịch Sơn La

chưa xác định rõ được nhu cầu và mong

muốn của du khách, chưa có những giải pháp

hiệu quả thỏa mãn nhu cầu và mong muốn

của du khách tốt hơn những địa phương khác

trong toàn quốc.

Thực trạng marketing địa phương nhằm

thu hút khách du lịch đến Sơn La

* Số lượt khách du lịch đến Sơn La

Năm 2012, lượng khách đến với Sơn La đạt

hơn 400.000 lượt, tăng 4,8 lần so với năm

2003, trong đó có 63.606 lượt khách quốc tế.

Qua đồ thị 1, chúng ta thấy rằng lượt khách

đến Sơn La tăng vọt từ năm 2008 sang 2009,

sau đó tiếp tục giữ được mức tăng trong các

năm tiếp theo. Trong đó, việc thu hút khách

nội địa tăng cao hơn so với lượng khách quốc

tế. Sự việc này do công tác phát triển và xúc

tiến du lịch được quan tâm mạnh mẽ của

chính quyền địa phương.

* Thu nhập từ du lịch Sơn La

Đồ thị 2 cho thấy thu nhập từ du lịch năm 2012

đạt hơn 200 tỷ đồng, tăng 6,5 lần so với năm

2003, nâng cao vai trò của du lịch ở địa

phương. Ngày càng khẳng định ngành du lịch

Sơn La hoàn toàn có thể trở thành ngành mũi

nhọn góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy

kinh tế xã hội Sơn La phát triển.

* Nguồn lực ngành du lịch Sơn La

Sau hơn 10 năm thực hiện chiến lược phát

triển du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú và dịch

vụ hỗ trợ đã phát triển khá nhanh, thu hút

trên 150 tổ chức, doanh nghiệp và cùng

nhiều thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh

vực phát triển du lịch, tạo việc làm cho trên

2.000 lao động trực tiếp trong ngành và trên

4.000 lao động gián tiếp, được thể hiện qua

đồ thị 3.

Page 144: tu 121-125.cdr

Lê Ngọc Nương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 141 - 148

144

Đồ thị 1. Lượt khách du lịch đến Sơn La trong giai đoạn 2003-2012

Đồ thị 2. Thu nhập du lịch đến Sơn La trong giai đoạn 2003-2012

Đồ thị về tỷ lệ cơ cấu trình độ trong nguồn lực du lịch cho thấy rằng tỷ lệ những người có trình

độ đại học và trên đại học còn hạn chế (dưới 10%), điều này khó có thể thúc đẩy và nâng tầm du

lịch Sơn La lên mức đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng, ngang tầm đẳng cấp với ngành du lịch trên

toàn quốc và trong khu vực, dẫn đến sức cạnh tranh yếu trong thu hút du khách. Số lượng nhân

lực chưa qua đào tạo và làm việc trái ngành chiếm tỷ lệ lớn (trên 60%), điều này dẫn đến chất

lượng phục vụ trong ngành du lịch không chuyên nghiệp do không được đào tạo đúng chuyên

ngành, cần phải đào tạo lại và đào tạo bổ sung cho lực lượng lao động này.

Page 145: tu 121-125.cdr

Lê Ngọc Nương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 141 - 148

145

Đồ thị 3. Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực ngành du lịch

NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc

của Tổ quốc. Diện tích tự nhiên rộng đứng

thứ 3 cả nước, nhưng Sơn La lại là một

trong 7 tỉnh nghèo nhất nước. Cơ sở hạ tầng

cho phát triển du lịch còn nhiều khó khăn,

hạn chế. Đường giao thông, đường sông

chất lượng chưa cao, chưa đa dạng về loại

hình vận tải. Bên cạnh đó hệ thống khách

sạn nhà nghỉ, nhà hàng, chất lượng và số

lượng buồng phòng còn hạn chế.

Nền kinh tế còn chậm phát triển do điểm

xuất phát của nền kinh tế Sơn La thấp. Mặc

dù mấy năm gần đây, kinh tế của tỉnh đã có

khởi sắc, xuất hiện một số điển hình là nhân

tố thúc đẩy quá trình phát triển của tỉnh.

Tuy nhiên, kinh tế Sơn La nói riêng và kinh

tế Tây Bắc nói chung vẫn phát triển chậm

so với nhiều vùng trong cả nước.

GDP/người chỉ bằng 61% so với mức trung

bình của cả nước, thu không đủ chi, cơ cấu

kinh tế chuyển đổi chậm.

Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, khả năng

cạnh tranh chưa cao. Mặc dù có nhiều tiềm

năng để phát triển đa dạng sản phẩm nhưng

các sản phẩm chưa tạo được đặc trưng rõ nét,

chưa đa dạng để đáp ứng những nhu cầu du

lịch phong phú của khách hàng du lịch tiềm

năng. Nguyên nhân là do chưa có những

chuyên gia, tổ chức chuyên nghiệp về du lịch

tư vấn và triển khai những loại hình du lịch

hấp dẫn hướng về khách hàng.

Môi trường kinh doanh, đầu tư du lịch chưa

thực sự hấp dẫn cho nên cho thu hút được đầu

tư vào du lịch Sơn La. Những điểm du lịch mặc

dù có tiềm năng nhưng không được đầu tư đúng

mức thì vẫn đủ sức hấp dẫn để lôi cuốn khách

hàng đến với Sơn La. Các chính sách ưu đãi về

đầu tư cho du lịch, chế độ miễn giảm thuế, ưu

đãi về thuê đất cho lĩnh vực du lịch chưa đồng

bộ và rõ nét.

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn nhiều

hạn chế, dẫn đến khách du lịch, nhất là khách

du lịch nước ngoài rất thiếu thông tin về Sơn

La. Hiện nay, chủ yếu thông qua hoạt động

triển lãm hàng năm để quảng bá về du lịch.

Page 146: tu 121-125.cdr

Lê Ngọc Nương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 141 - 148

146

Các loại hình tuyên truyền, quảng bá chưa

phong phú và chưa được tiến hành thường

xuyên.

CÁC GIẢI PHÁP MARKETING ĐỊA

PHƯƠNG NHẰM THU HÚT KHÁCH DU

LỊCH ĐẾN TỈNH SƠN LA

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Để thực hiện tốt hoạt động Marketing địa

phương cần phải hết sức coi trọng đến lực

lượng phục vụ trong du lịch bởi chính những

người này sẽ có một sự tác động mạnh mẽ tới

du khách. Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho

các trường cao đẳng nghề, cao đẳng cộng

đồng hoạt động để từ đó có thể dễ dàng thu

hút các học sinh tốt nghiệp phổ thông theo

học nghề, giúp cho họ có một tay nghề kỹ

thuật vững chắc, góp phần vào sự nghiệp phát

triển du lịch của thành phố.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch hướng về

khách hàng

Dựa trên nguồn tài nguyên phong phú, đa

dạng có thể phát triển các loại hình du lịch

đặc trưng có sức hấp dẫn du khách như du

lịch khám phá, du lịch trải nghiệm, du lịch

cộng đồng, du lịch giúp đỡ người nghèo...

hướng về thỏa mãn nhu cầu và mong muốn

của khách du lịch. Bên cạnh đó cần chú trọng

đến đầu tư hoặc khuyến khích xây dựng các

tụ điểm vui chơi giải trí để giữ chân khách

như casino, vũ trường hiện đại, khách sạn đầy

đủ tiện nghi.

Rà soát lại quy hoạch du lịch

Sơn La hiện nay chủ yếu khai thác yếu tố

thiên nhiên mà chưa có một quy hoạch

tương xứng với những gì mình có. Vì thế

cần rà soát lại quy hoạch để Sơn La trong

tương lai sẽ trở thành một điểm đến hấp

dẫn, trở thành điểm đến du lịch bền vững.

Sự quy hoạch du lịch cần tính đến sự liên

hoàn giữa các khu du lịch, sự kết nối tạo

thành chuỗi giá trị không những trong

ngành du lịch và hỗ trợ tạo điều kiện lẫn

nhau trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội

phát triển.

Tăng cường quảng bá du lịch

Để hình ảnh Sơn La trở nên quen thuộc với

mọi người cần chú ý đến hoạt động quảng bá

du lịch. Quảng bá Sơn La bằng cách thành lập

bộ phận chuyên trách hoặc thuê một công ty

PR chuyên nghiệp của nước ngoài để tổ chức

các sự kiện lớn nhằm quảng bá cho Sơn La.

Bên cạnh đó cần hoàn thiện khâu cung cấp

thông tin du lịch qua website, email, liên kết

với các web tìm kiếm nổi tiếng như Google,

Yahoo, MSN… để du khách nước ngoài dễ

tìm kiếm.

Nâng cao ý thức người dân

Sự thân thiện và lòng hiếu khách của người

dân Sơn La hiện nay đang được du khách

đánh giá cao, địa phương cần tập trung vào

thế mạnh này. Bởi lẽ cộng đồng địa phương

có một vai trò rất lớn trong sự phát triển du

lịch, các hoạt động du lịch đều có sự tham

gia của cộng đồng địa phương. Vì thế, để

nâng cao khả năng thu hút khách cần tác

động đến ý thức của cộng đồng để họ thực

sự trở thành những người bảo vệ các đối

tượng du lịch.

Thực hiện công tác liên kết phát triển du lịch

Trong quá trình cạnh tranh gay gắt như hiện

nay thì liên kết hợp tác trong phát triển du

lịch để cùng nhau phát triển lại trở nên cần

thiết hơn bao giờ hết. Hoạt động liên kết giữa

các tỉnh khu vực Tây Bắc, đặc biệt các tỉnh

trên cung đường quốc lộ 6 như Hòa Bình, Sơn

La, Điện Biên cần được triển khai thực hiện

đồng bộ. Các địa phương cũng phối hợp nhau

để tổ chức các sự kiện lớn như Festival qua

miền Tây Bắc, Hành trình “Điện Biên năm

xưa”, liên hoan văn hóa du lịch Tây Bắc.

Chính hoạt động liên kết sẽ khai thác được

các nét đặc trưng cũng như phát huy được các

thế mạnh về du lịch của các tỉnh để phát triển

du lịch của khu vực.

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch

* Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát

triển du lịch

- Đường bộ: những tuyến đường được xác

định là lộ trình du lịch với hành trình dài cần

Page 147: tu 121-125.cdr

Lê Ngọc Nương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 141 - 148

147

xây dựng và hình thành trạm dịch vụ dừng

chân dọc theo các tuyến đường bộ với khoảng

cách hợp lý. Thường xuyên duy tu, sửa chữa

các tuyến đường hiện có.

- Đường không: Xúc tiến quá trình cải tạo và

xây dựng sân bay Nà Sản trở thành một sân

bay quốc tế hiện đại… Có chủ trương hỗ trợ

đối với các đường bay mới, ít khách để có thể

duy trì hoạt động.

- Đường sông: Nghiên cứu thiết lập đa dạng

các tuyến du lịch bằng đường sông đến Sơn

La qua dòng sông Đà. Xây dựng những điểm

ven sống thành chợ hàng hóa kết hợp du lịch,

xây dựng khu bán hàng lưu niệm, ẩm thực

phục vụ khách du lịch văn minh, sạch đẹp.

- Hoàn chỉnh hệ thống viễn thông - công nghệ

thông tin; xây dựng đồng bộ và hiện đại hoá

hệ thống biển báo, chỉ dẫn giao thông và du

lịch; xây dựng và cải tạo mạng lưới cấp điện,

nước cho các khu đô thị và du lịch.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

- Phát triển cả số lượng và chất lượng cơ sở

lưu trú nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành du

lịch, đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao thỏa mãn nhu

cầu hưởng thụ chất lượng cao của phân khúc

thị trường cao cấp.

- Kiểm tra, lựa chọn và thông báo rộng rãi

những khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống,

điểm mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách

du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ở

các điểm du lịch, giúp du khách có cơ sở để

lựa chọn và quyết định.

- Ban hành những chính sách ưu đãi đầu tư,

thu hút và lựa chọn những dự án xây dựng

khách sạn cao cấp với quy mô lớn, đẳng cấp

quốc tế, kêu gọi xây dựng hạ tầng xanh thân

thiện với môi trường mà lại tiết kiệm được

chi phí.

- Nâng cấp và xây dựng thêm các khu vui

chơi giải trí, các resort, các khu mua sắm lớn,

hiện đại và đa dạng hóa về chủng loại hàng

hóa, các khu thể thao phù hợp với điều kiện

địa hình của thành phố.

- Phát triển các khu mua sắm để tăng chi tiêu

của du khách và có những chính sách ưu đãi

với những gian hàng của các làng nghề trong

khu mua sắm;

- Cần xây dựng một số khu vui chơi giải trí

hiện đại mang đặc trưng và sự khác biệt so

với những nơi khác.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng các dịch vụ

kèm theo như dịch vụ vận chuyển, viễn thông,

y tế, ngân hàng… và đầu tư nâng cấp, trùng tu

các khu bảo tàng, văn hóa, sinh thái.

Phát triển du lịch gắn kết với cộng đồng

địa phương

Gia tăng sự hiểu biết về phát triển du lịch bền

vững, hướng tới cân bằng lợi ích kinh tế xã

hội, lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương

và vấn đề bảo vệ môi trường. Đảm bảo sự

tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình

xây dựng quy hoạch phát triển du lịch. Muốn

vậy phải để người dân địa phương tham gia từ

việc đánh giá thực trạng du lịch bền vững, lấy

ý kiến người dân về những biện pháp, đề ra

những nội quy để phát triển du lịch bền vững.

Khi người dân được tham gia và cùng trải

nghiệm quá trình này thì bản thân mỗi người

đã ý thức được trách nhiệm đối với môi

trường du lịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Mạnh (2009), Giáo trình

marketing du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Vũ Thị Thoa (2012), “Phát triển du lịch bền

vững”, Viện nghiên cứu phát triển du lịch,

http://www.vtr.org.vn/index.php?options=items&c

ode=2979

3. Kai Partale (2012), “Quản lý điểm đến cho 8

tỉnh miền núi Tây Bắc”, Chương trình Phát triển

Năng lực Du lịch có trách nhiệm với Môi trường

và Xã hội, http://www.esrt.vn/default.aspx?

portalid=1&tabid=356&itemid=16

4. Hoàng Vượng (2012), “Bộ thương hiệu du lịch

tám tỉnh Tây Bắc mở rộng”, Du lịch Việt Nam -

2012 - Số Xuân (2) - Tr. 50-51.

5. Sở Thương mại & Du lịch Sơn La (2006), Quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La giai

đoạn 2007 -2020.

6. Vũ Trí Dũng, ThS Nguyễn Đức Hải (2011),

Marketing lãnh thổ, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

Page 148: tu 121-125.cdr

Lê Ngọc Nương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 141 - 148

148

SUMMARY

LOCAL MARKETING SOLUTIONS TO ATTRACT TOURISTS

IN SON LA PROVINCE

Le Ngoc Nuong*, Nguyen Hai Khanh

College of Economics and Business Administration – TNU

Today's marketing activities are not limited in the scope of the business or a particular industry but

are developed in the scope of area, region, local or nation. This marketing is called local marketing

and can be applied in a province (city). Son La is a mountainous province located northwest of the

country, with colorful culture along with the good conditions in terms of nature. Son La has an

important strategic position with many advantages of tourism development. However, Son La

tourism has not been developed effectively as key economic sectors which contribute to promote

the social and economic development of the province. Research has shown reality of development,

tourism development and built local marketing solutions to create competitive advantages and to

attract more tourists to Son La.

Key words: Local marketing, Son La

Ngày nhận bài: 12/3/2014; ngày phản biện: 09/4/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Anh – Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0973282586

Page 149: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 149 - 153

149

CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN – NHÂN TỐ GOP PHẦN KHẲNG ĐỊNH

THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Nguyễn Thị Thủy1*, Nguyễn Nam Hà2, Nguyễn Thị Hà Trang2

1Đại học Thái Nguyên 2Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Công tác quản lý sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo

dục, đào tạo của Nhà trường. Quản lý tốt học sinh, sinh viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá

trình trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn, đồng thời còn tạo ra môi trường tốt cho việc rèn

luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách và tác phong, lối sống cho sinh viên.

Bằng những nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý học sinh, sinh viên, trong những năm

vừa qua, công tác quản lý sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh- Đại học Thái

Nguyên đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trên các mặt công tác chính trị, tư tưởng, công tác

học tập rèn luyện, nghiên cứu khoa học, công tác an ninh trật tự, công tác sinh viên nội, ngọai trú.

Hằng năm, các sinh viên của Nhà trường tốt nghiệp được các đơn vị sử dụng lao động đánh giá

cao, bởi bên cạnh việc vững vàng về kiến thức, kỹ năng tay nghề chuyên môn, các sinh viên của

trường còn thực sự trưởng thành, có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được chuẩn đầu ra về tin học,

ngoại ngữ. Điều đó đã khẳng định và làm nên thương hiệu của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.

Từ khóa: Công tác quản lý sinh viên, thương hiệu, Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh –

Đại học Thái Nguyên

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh

doanh là một trường thành viên của Đại học

Thái Nguyên - một Đại học vùng, một trong

ba đại học lớn nhất cả nước, đã được Đảng và

Chính phủ quy hoạch phát triển thành đại học

trọng điểm quốc gia nên có nhiều cơ hội và

được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính

phủ. Sứ mạng của Nhà trường là đào tạo

nguồn nhân lực trình độ đại học và trên đại

học với chất lượng cao, nghiên cứu khoa học,

chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế

trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và

quản lý nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát

triển kinh tế-xã hội, đặc biệt ở miền núi và

trung du Bắc bộ.* HSSV của Trường đến từ

trên 30 tỉnh, thành phía Bắc và miền Trung,

với lưu lượng và quy mô ngày càng tăng,

trước thực trạng đó công tác quản lý học sinh,

sinh viên (HSSV) trong những năm qua, luôn

được Nhà trường xác định là một nhiệm vụ

hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện

nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Nhà trường.

*Tel: 0915.212.799; Email: [email protected]

Quản lý tốt HSSV sẽ tạo điều kiện thuận lợi

cho quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng

chuyên môn, đồng thời còn tạo ra môi trường

tốt cho việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân

cách và tác phong, lối sống cho HSSV, làm tốt

công tác quản lý HSSV là cơ sở để Nhà trường

yên tâm vào việc mở rộng quy mô, nâng cao

chất lượng đào tạo để phát triển Nhà trường,

đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng

nguồn nhân lực làm giàu cho đất nước.

Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều

hành có hiệu quả của các cấp quản lý, sự phối

hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể và quyết

tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

của đông đảo thầy giáo, cô giáo, cán bộ viên

chức và học sinh, sinh viên trong toàn trường,

công tác HSSV trường Đại học Kinh tế và

Quản trị Kinh doanh trong 10 năm qua đã thu

được nhiều kết quả và thành tích to lớn:

Cơ cấu tổ chức

Ngay sau khi nhà trường được thành lập bộ

máy quản lý HSSV của Nhà trường được thiết

lập theo một hệ thống từ Ban Giám hiệu –

Page 150: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 149 - 153

150

Phòng Công tác Học sinh sinh viên đến các

khoa. Ban Giám hiệu đã phân công 1 đồng chí

Phó Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác

HSSV; thành lập phòng Phòng Công tác Học

sinh sinh viên tham mưu cho Ban Giám hiệu

về công tác tư tưởng trong HSSV, công tác

HSSV, công tác KTX… Tại các khoa có 1

Phó Chủ nhiệm khoa phụ trách công tác

HSSV, 1 trợ lý quản lý sinh viên và đội ngũ

giáo viên chủ nhiệm kiêm cố vấn học tập

năng động, nhiệt tình có trách nhiệm cao[3].

Với hệ thống quản lý của Nhà trường như trên

nên mọi hoạt động trong công tác HSSV được

diễn ra nhanh chóng, kịp thời và đạt kết quả

cao. Tính đến năm học 2013-2014, qui mô

sinh viên chính quy của Nhà trường là 5117

sinh viên, được phân bố như sau [1]:

TT Khoa Số

lớp

Số sinh

viên

Ghi

chú

1 Quản trị Kinh

doanh 25 1444

2 Kế toán 25 1656

3 Kinh tế 29 1590

4 Ngân hàng -

Tài chính. 14 326

5 Quản lý - Luật

kinh tế 2 101

Tổng cộng 95 5117

Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

Nhận thức rõ những khó khăn trong quá trình

thực hiện nhiệm vụ quản lý HSSV, trên quan

điểm lấy “sinh viên làm trung tâm” những

năm qua Nhà trường đã nâng cao chất lượng

giáo dục toàn diện để sản phẩm đào tạo phải

là những công dân tốt, có ích cho xã hội,

những lớp HSSV khoẻ mạnh cả về thể chất và

tinh thần, có trình độ tay nghề và phẩm chất

đạo đức tốt. Nhà trường đặc biệt quan tâm

tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện cho HSSV ý

thức tôn trọng và thực hiện pháp luật, nội quy,

quy định. Hằng năm, ngay vào đầu năm học

mới, đầu khoá học nhà trường đã duy trì tuần

sinh hoạt công dân HSSV với những nội dung

phong phú và thiết thực từ chuyển tải những

chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước, tình hình thời sự trong và ngoài nước.

Cũng như ở địa phương đặc biệt là tình hình

tội phạm, tệ nạn xã hội, ma tuý, mại dâm, an

toàn giao thông, những nội quy, quy chế của

Bộ, của Đại học Thái Nguyên, cụ thể hoá của

Nhà trường, tổ chức cho HSSV học tập, thảo

luận và viết thu hoạch về những nội dung trên

để sinh viên thấy được trách nhiệm, quyền

lợi, nghĩa vụ và bổn phận của mình, làm căn

cứ thực hiện đúng và đủ. Mặt khác, Đoàn

Thanh niên, Hội sinh viên còn thường xuyên

phối hợp với các phòng ban chức năng trong

trường tổ chức hoạt động ngoại khoá như giao

lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, sinh

hoạt chính trị, toạ đàm về phương pháp học

tập, về hoàn thiện kỹ năng trong giao tiếp ứng

xử... tạo môi trường sinh hoạt văn hoá lành

mạnh, thu hút đông đảo HSSV tham gia, góp

phần hạn chế, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực

và tệ nạn xã hội trong HSSV.

Từ những hoạt động trên mà nhận thức về

chính trị tư tưởng trong HSSV nhà trường đã

được nâng lên, trong mọi cư xử, hành động

đều thể hiện người có văn hoá, tình hình HSSV

được ổn định. Nhiều HSSV có nỗ lực phấn đấu

tốt trong học tập, rèn luyện đã được Nhà

trường quan tâm bồi dưỡng, kết nạp và trở

thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam [1].

Công tác học tập, nghiên cứu khoa học và

rèn luyện của HSSV

Trong những năm gần đây do tác động của cơ

chế thị trường, của Quy chế Học sinh, sinh

viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp

chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm

theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT

ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo) [3] và Quy chế Đào tạo

Đại học, Cao Đẳng hệ Chính quy theo hệ

thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định

số 43/2007/QĐ-BGDĐTngày 15 tháng 8 năm

2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

[2], và chuẩn đầu ra tin học, ngoại ngữ theo

chuẩn quốc tế mà động cơ học tập, ý thức học

tập và kết quả học tập của HSSV đã được nâng

lên rõ rệt, việc học thêm ngoại ngữ, tin học

được các em tham gia tích cực, và có ý thức

trong việc nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên,

cũng còn một bộ phận không nhỏ HSSV còn

lơ là, chểnh mảng trong học tập mà sa đà vào

việc chơi bời, rượu chè quán xá đặc biệt là nạn

chơi game, trò chơi điện tử.

Page 151: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 149 - 153

151

Kết quả học tập, rèn luyện qua các năm 2011- 2013 [1]

Tiêu chí Năm 2011 2012 2013

Kỳ 1 Kỳ 2

I- Kết quả học tập

- Loại xuất sắc 0 1 4 17

- Loại giỏi 46 48 41 142

- Loại Khá 410 566 557 935

- Loại TB Khá 177 0 865 881

- Loại Trung bình 35 269 - 0

- Loại yếu 0 0 2141 1633

I- Kết quả rèn luyện

- Loại xuất sắc 179 372 363 544

- Loại giỏi 271 444 1262 1750

- Loại Khá 142 64 1551 1003

- Loại TB Khá 76 4 432 311

Việc tổ chức thực hiện các chế độ chính

sách đối với HSSV

Trong những năm qua nhà trường đã thực

hiện nghiêm túc các chế độ chính sách của

Đảng và Nhà nước đối với HSSV như học

bổng, trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi, học bổng

ngoài ngân sách và xét miễn giảm học phí

từng kỳ cho HSSV trong đó có quan tâm

đúng mức đối với những HSSV nghèo, có

hoàn cảnh khó khăn đột xuất. Ngoài ra còn

liên hệ với các tổ chức ngân hàng chính sách

cho sinh viên vay vốn tín dụng, với cơ quan y

tế để cho các em tham gia bảo hiểm y tế và

bảo hiểm toàn diện. Năm 2011 Nhà trường đã

cấp cho 837 suất học bổng khuyến khích học

tập, với tổng số tiền là: 276.685.000 đ, năm

2012 là 870 suất, tổng số tiền là

1.788.600.000đ, năm 2013 là 562 suất với

tổng số tiền là 1.040.000.000đ [1].

Công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú

Nhằm tăng cường quản lý và tạo điều kiện

thuận lợi nhất cho học tập và rèn luyện của

HSSV, năm 2010 Nhà trường đã đưa vào sử

dụng Ký túc xá gần 1200 chỗ ở, với phòng ở,

phòng tự học, đủ trang thiết bị cần thiết cho

việc học tập và sinh hoạt. Các cán bộ quản lý

KTX được phân công phụ trách từng khu vực

thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc thực

hiện trật tự nội vụ, đảm bảo vệ sinh môi

trường, đảm bảo thực hiện thời gian theo quy

định; Định kỳ tổ chức hội nghị sinh viên khu

nội trú nhằm lắng nghe ý kiến phản ánh của

HSSV để nhanh chóng khắc phục những vấn

đề phát sinh [1].

Hiện nay còn khoảng 80% số sinh viên chính

quy của trường còn ở ngoại trú[1]. Do đó nhà

trường tăng cường công tác quản lý HSSV

ngoại trú. Theo dõi thường xuyên chỗ ở của

sinh viên ngoại trú, định kỳ tổ chức lực lượng

phối hợp với công an, chính quyền địa

phương nơi trường đóng để kiểm tra và xử lý

HSSV ngoại trú vi phạm nội quy quản lý

ngoại trú và những quy định của địa phương.

Là đơn vị được Nhà trường giao nhiệm vụ

trực tiếp quản lý HSSV, Phòng Công tác

HSSV phân công cán bộ chuyên trách định kỳ

hằng tuần và đột xuất tổ chức kiểm tra ngoại

trú, nắm bắt tình hình ăn ở, việc chấp hành

nội quy, quy định tại nơi cư trú của HSSV,

cập nhật họ tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ

nhà trọ để phối hợp quản lý. Định kỳ dự giao

ban với các Trưởng khu dân cư và Công an

các phường xã, nơi có sinh viên trường ngoại

Page 152: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 149 - 153

152

trú, từ đó có biện pháp can thiệp và kịp thời

xử lý, nhắc nhở các trường hợp vi phạm. Đại

đa số HSSV của trường có ý thức kỷ luật tốt,

tự giác, nghiêm túc trong việc chấp hành nội

quy, quy định của nhà trường cũng như của

địa phương. Tuy nhiên, công tác HSSV ngoại

trú là một vấn đề phức tạp và rất nhạy cảm,

địa bàn ngoại trú của HSSV rất rộng, cán bộ

quản lý HSSV ngoại trú của trường thì lại ít,

mặt khác còn nhiều hộ cho SV trọ chủ yếu

mang tính chất kinh doanh không quan tâm

đến công tác quản lý con người… nên cũng

còn nhiều điều phải bàn trong công tác HSSV

ngoại trú.

Công tác bảo đảm an ninh trật tự, kỷ cương

nề nếp, phòng chống tệ nạn xã hội và tội

phạm trong nhà trường

Để duy trì công tác an ninh trật tự trong nhà

trường, nhà trường đã thành lập 1 đội bảo vệ,

từng trải qua công tác có kinh nghiệm trong

công tác bảo vệ, duy trì trực tuần tra canh gác

24h/ngày. Bên cạnh đó, để phát huy tính tự

quản trong sinh viên, nhà trường đã thành lập

và thường xuyên kiện toàn đội Thanh niên

xung kích gồm 30 sinh viên, phân bố đều ở

các lớp, là những hạt nhân nòng cốt, mạng

lưới trật tự viên có vai trò tích cực trong việc

kiểm tra, đôn đốc thực hiện nội quy, quy định

trong và ngoài giờ học, nắm bắt các diễn biến

trong HSSV tới Nhà trường; đồng thời là lực

lượng nòng cốt trong việc giữ gìn an ninh, trật

tự trong Ký túc xá, thường xuyên phối hợp

với địa phương, cơ quan chức năng làm trong

sạch địa bàn trong đó đặc biệt là phòng PA83

Công an tỉnh Thái Nguyên, nhờ đó tình hình

an ninh trật tự trong nhà trường được giữ

vững và ổn định, đặc biệt không có HSSV vi

phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội.

Hằng năm, lớp lớp sinh viên - sản phẩm của

Nhà trường tốt nghiệp được các đơn vị sử

dụng lao động đánh giá cao, bởi bên cạnh

việc vững vàng về kiến thức, kỹ năng tay

nghề chuyên môn, các sinh viên còn thực sự

trưởng thành, có phẩm chất đạo đức tốt, đáp

ứng được chuẩn đầu ra về tin học, ngoại ngữ

(áp dụng cho sinh viên chính quy tốt nghiệp

từ năm 2013). Điều đó đã khẳng định và làm

nên thương hiệu của Trường Đại học Kinh tế

và Quản trị Kinh doanh, đồng thời giúp cho

mỗi cán bộ, giảng viên tham gia thực hiện

chức năng quản lý HSSV thêm tự hào và càng

nhận thức rõ trọng trách của mình trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của

Nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng

giáo dục toàn diện, phục vụ nhu cầu nhân lực

cho phát triển kinh tế, xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 . Báo cáo tổng kết công tác HSSV trường đại

học Kinh tế và Quản trị kinh doanh các năm 2011,

2012, 2013.

2. Quy chế Đào tạo Đại học, Cao Đẳng hệ

Chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm

theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐTngày

15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo

dục và Đào tạo)

3. Quy chế Học sinh, sinh viên các trường đại học,

cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy

(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-

BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

4. Quyết định của Hiệu trưởng trường đại học

Kinh tế và Quản trị kinh doanh ngày 27/3/2011

về việc ban hành Quy định Công tác Cố vấn học

tập tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh

doanh.

Page 153: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 149 - 153

153

SUMMARY STUDENT MANAGEMENT – A CONTRIBUTING FACTOR

FOR THE BRAND OF COLLEGE OF ECONOMICS AND BUSINESS

ADMINISTRATION – THAI NGUYEN UNIVERSITY

Nguyen Thi Thuy1*, Nguyen Nam Ha2, Nguyen Thi Ha Trang2

1Thai Nguyen University 2College of Economics and Business Administration - TNU

Student management is one of the most important tasks of education and training performance in

any schools and universities. Good management will facilitate students to master knowledge and

professional skills as well as provide them with a good environment for fostering moral

characteristics, personality and lifestyle.

With the best efforts, in recent years, the student management in College of Economics and

Business Administration – Thai Nguyen University has achieved many significant

accomplishments in terms of politics, ideology, academics, scientific research, security and student

accomodation management.

Anually, most of students graduating from the College are employed and appreciated because of

their strong knowledge, well-trained skills, good moral characteristics as well as their meeting the

output standard of information technology and foreign language. Such students’ success has

created and comfirmed the brand of College of Economics and Business Administration - Thai

Nguyen University.

Key words: Student management, brand, College of Economics and Business Administration –

Thai Nguyen University

Ngày nhận bài: 27/8/2014; ngày phản biện: 10/9/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thanh Minh – Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên

* Tel: 0915.212.799; Email: [email protected]

Page 154: tu 121-125.cdr

Nguyễn Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 149 - 153

154

Page 155: tu 121-125.cdr

Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 155 - 160

155

CHUẨN HOA KĨ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN -

GIẢI PHÁP THIẾT THỰC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO,

TĂNG CƠ HỘI TÌM KIẾM VIỆC LÀM

Nguyễn Minh Tân*

Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT Chuẩn hóa trình độ và kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cho cán bộ giảng viên

(CBGV) và sinh viên (SV) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho

SV sau khi ra trường là một trong những giải pháp cần thiết, khả thi và hoàn toàn phù hợp với sự

phát triển kinh tế, xã hội.

Tác giả đã trình bày ngắn gọn cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn của việc xây dựng đề án

chuẩn hóa mà Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) đã ban hành và triển khai đồng bộ trong toàn

Đại học; phân tích một số chuẩn quốc tế về CNTT đang được áp dụng phổ biến hiện nay như

ICDL (International Computer Driving Licence), IC3 (Internet and Computing Core

Certification), MOS (Microsoft Office Specialist) vv…

Trên cơ sở mô tả nội dung chi tiết và đánh giá mức độ phù hợp của chuẩn IC3 quốc tế do tổ chức

Certiport của Mỹ xây dựng, tác giả đã trình bày khái quát một số giải pháp cụ thể mà ĐHTN đã

lựa chọn và tổ chức thực hiện như: đối tượng áp chuẩn và lộ trình triển khai, phương pháp và cách

thức tiến hành…

Với gần 4000 CBGV, SV được đào tạo, tập huấn và nhận chứng chỉ IC3 quốc tế sau 6 tháng triển

khai đại trà, đã khẳng định tính khả thi và phù hợp của các giải pháp mà ĐHTN đang thực hiện,

Bước đầu góp phần khẳng định vị thế, chứng minh năng lực đào tạo của Đại học Thái Nguyên.

Từ khóa: Chuẩn hóa; chuẩn đầu ra, ứng dụng CNTT; IC3 quốc tế; tin học đại cương;

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Trong thời đại toàn cầu hoá, một đất nước

mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông

sẽ có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế, văn

hoá và phát triển.

Quan điểm trên đã được khẳng định một cách

nhất quán và xuyên suốt qua hàng loạt các

Nghị quyết, chỉ thị, các đề án và chương trình

hành động từ trung ương đến địa phương

trong nhiều năm qua, như: Nghị quyết số 37 -

NQ/TW, ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị

khóa IX, Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính

trị, Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày

06/10/2005 của Thủ tướng chính phủ, Nghị

quyết số 13-NQ/TƯ ngày 16/01/2012 của

BCH Trung ương, khóa XI về đổi mới căn

bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng

yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong

điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

* Tel: 0913.005.415

Đặc biệt, đề án: “Sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT” được Chính

phủ phê duyệt tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg, ngày 22/9/2010, đã nhấn mạnh mục tiêu

phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế và ứng dụng hiệu quả CNTT

trong mọi lĩnh vực với 6 nhóm nhiệm vụ, trong đó tập trung vào các vấn đề như: Phát

triển nguồn nhân lực CNTT đạt chuẩn; Ứng dụng hiệu quả CNTT trong cơ quan Đảng,

Nhà nước, trường học, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Quán triệt quan điểm trên, từ năm 2013, Đại học Thái Nguyên đã xây dựng đề án “Xây

dựng chuẩn CNTT cho cán bộ, giáo viên và sinh viên của Đại học Thái Nguyên”, Đề án

đã được triển khai và hoàn thành trong giai đoạn 2013-2015.

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CĂN CỨ THỰC TIỄN CỦA VIỆC CHUẨN HÓA

Sử dụng chuẩn CNTT được quốc tế công nhận chính là khẳng định vị thế của nhà

trường, phù hợp với sự hội nhập quốc tế.

Page 156: tu 121-125.cdr

Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 155 - 160

156

Tại Việt Nam, một số đơn vị đã sử dụng

chuẩn CNTT quốc tế như: Đại học Dân lập

Hải Phòng, Đại học Tôn Đức Thắng, Sở

Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, Đại học

Thăng Long,…

Tại ĐHTN, từ 2011, Trường Đại học Kinh tế

và Quản trị kinh doanh sử dụng chuẩn IC3,

Trường Đại học Công nghệ Thông tin và

Truyền thông sử dụng chuẩn MOS... bước

đầu khẳng định vị thế của nhà trường trong

việc đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng cao

năng lực cạnh tranh, tăng cơ hội tìm kiếm

việc làm cho sinh viên khi ra trường.

Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay việc

giảng dạy tin học đại cương của các trường

thành viên còn mang tính tự phát, chưa đồng

bộ, thiếu thống nhất, chưa đáp ứng kịp thời

nhu cầu của người học và của xã hội. Thực

trạng trên được phản ánh cụ thể qua 2 đợt thí

điểm đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp

tại một số cơ sở đào tạo của ĐHTN trong năm

2013 và 2014 vừa qua, trong đó, hiện trạng

chung là trình độ tin học căn bản và kĩ năng

sử dụng CNTT của CBGV và SV rất không

đồng đều và ở mức khá thấp.

Qua đó cho thấy, việc áp chuẩn đầu ra đồng

bộ, thống nhất, vừa phù hợp với đặc điểm

riêng của từng trường, từng chuyên ngành,

vừa đảm bảo mặt bằng chung về tin học căn

bản và đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội là

hết sức cần thiết.

Việc sử dụng các chuẩn quốc tế đã cho thấy

hiệu quả và thành công trong quá trình nâng

cao chất lượng dạy và học.

Đối với tiếng Anh, ĐHTN đã áp chuẩn tiếng

Anh B1, B2 khung Châu Âu cho đầu vào Sau

Đại học, Toeic, Toefl, Ielts cho tuyển dụng

công chức và từng bước phổ cập cho CBGV

và SV.

Đây chính là tiền đề cho việc sử dụng chuẩn

CNTT cho CBGV và SV của ĐHTN.

Việc sử dụng các chuẩn quốc tế nâng cao cơ

hội tìm kiếm việc làm cho SV ra trường.

Các công ty tư nhân, cơ quan nhà nước, các

nhà tuyển dụng đều đỏi hỏi ứng viên phải có

trình độ và kĩ năng sử dụng một cách có hiệu

quả các ứng dụng CNTT trong công việc. Vì

vậy, những ứng viên đạt chuẩn quốc tế (MOS,

IC3) có lợi thế rất lớn khi xin việc và tham dự

thẩm vấn, tác động tích cực đến các nhà tuyển

dụng, giảm thời gian, chi phí tổ chức thi,

kiểm tra, tăng hiệu quả và chất lượng nhân sự

được tuyển dụng.

Trong buổi làm việc với ĐHTN ngày

18/4/2013, Ông giám đốc nhân sự của Tập

đoàn Samsung Việt Nam đã cho biết: đầu

tháng 3/2013, tập đoàn thông báo tuyển 1000

kĩ sư CNTT cho tổ hợp Samsung Yên Bình,

Thái Nguyên, chỉ sau 2 tuần, đã có 14.000

ứng viên cả nước nộp hồ sơ, trong cuộc đua

này, những ứng viên có các chứng chỉ đạt

chuẩn quốc tế hoàn toàn chiếm ưu thế từ vòng

loại đến vòng phỏng vấn và sát hạch thực tế.

Đây là một minh chứng mang tính thực tiễn

và có sức thuyết phục cao.

Cũng tại buổi làm việc trên, Ông Dương Ngọc

Long, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, cũng

khẳng định từ nay đến 2020, Thái Nguyên sẽ

trở thành một trong những trung tâm CNTT

lớn của khu vực như: khu công nghiệp điện tử

Samsung, khu công nghệ cao về CNTT Yên

Bình, khu Công nghiệp CNTT tập trung Quyết

Thắng… đòi hỏi một số lượng lớn lao động có

kiến thức và kĩ năng ứng dụng CNTT trong

công việc hàng ngày.

Bên cạnh đó, việc triển khai Chính phủ điện tử

trong các cơ quan Nhà nước, các đơn vị hành

chính sự nghiệp và mọi lĩnh vực hoạt động

kinh tế xã hội cũng đặt ra một nhu cầu rất lớn

và rất cấp bách về đội ngũ nhân lực có kiến

thức, kĩ năng đạt chuẩn nhất định về CNTT.

MỘT SỐ CHUẨN QUỐC TẾ VỀ CNTT

ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG PHỔ BIẾN

HIỆN NAY

Chuẩn ICDL (International Computer

Driving Licence): là chuẩn quốc tế về kỹ năng

sử dụng máy tính, do tổ chức ECDL Quốc tế

xây dựng và phát triển, để kiểm tra và đánh

Page 157: tu 121-125.cdr

Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 155 - 160

157

giá mức độ thành thạo các kỹ năng sử dụng

máy tính cơ bản của người dùng. Các kỹ năng

được kiểm tra qua 07 mô đun thi ICDL, trong

đó có Word, Excel, Power Point, Internet, Cơ

sở dữ liệu….

Chuẩn IC3 (Internet and Computing Core

Certification): là chuẩn quốc tế về sử dụng

máy tính và Internet do tổ chức Certiport của

Mỹ cấp. IC3 chuẩn hóa kiến thức về công

nghệ thông tin trong việc sử dụng máy tính

và Internet một cách có nền tảng, đáp ứng

đúng các mục tiêu, yêu cầu trong quá trình

hội nhập và toàn cầu hóa để tiến tới việc

công nhận lẫn nhau, phục vụ cho việc dịch

chuyển lao động giữa các quốc gia trong khu

vực. Đảm bảo được các yêu cầu về trình độ

và kỹ năng sử dụng CNTT trong thời đại

công nghệ số hiện nay.

Chuẩn MOS (Microsoft Office Specialist):

Được sáng tạo bởi Microsoft và triển khai bởi

Certiport (Hoa Kỳ). Là thước đo chuẩn quốc

tế về kỹ năng sử dụng tin học văn phòng, bao

gồm Microsoft Word, Microsoft Excel,

Microsoft PowerPoint, Microsoft Access,

Microsoft Outlook. Bài thi được thực hiện

trực tuyến, với hơn 25 ngôn ngữ được xây

dựng và đã được Việt hóa.

Từ các căn cứ pháp lí và cơ sở thực tiễn đã

phân tích, Trung tâm CNTT - ĐHTN (ITC) đề

xuất phương án xây dựng bộ chuẩn trình độ

CNTT cho cán bộ và giảng viên của ĐHTN

theo bộ chuẩn IC3 quốc tế của tổ chức

Certiport (Hoa Kỳ).

KHÁI QUÁT VỀ IC3 QUỐC TẾ

Chuẩn IC3 quốc tế hiện được công nhận và sử

dụng phổ biến trên thế giới, là chứng chỉ công

nhận kỹ năng sử dụng, khai thác máy tính

thành thạo của người học. Khẳng định hiểu

biết của người học về phần cứng, phần mềm

trên máy tính.

Mục tiêu: giúp người sử dụng khai thác được

các công cụ số: Máy tính, Internet, E-mail,

Smart phones/PDAs. Nắm rõ các vấn đề: Bảo

mật dữ liệu. Các quy định pháp luật liên quan

khi sử dụng phần mềm, Internet. Các phương

pháp an toàn truy cập Internet.

Yêu cầu:

Máy tính căn bản: Xác định dạng máy tính,

quá trình cung cấp thông tin và hoạt động kết

nối của các bộ phận máy tính; Xác định chức

năng của các thành phần trong máy tính; Xác

định được yếu tố quyết định hành vi mua thiết

bị máy tính của các cá nhân và tổ chức; Xác

định các bộ phận chính của máy tính và các

giải pháp xử lý chung liên quan đến phần

cứng máy tính…

Phần mềm máy tính: Xác định được cách thức

kết nối phần mềm và phần cứng máy tính;

Cách thức phát triển và nâng cấp của phần

mềm; Xác định được các dạng khác nhau của

phần mềm, các khái niệm chung liên quan

đến phần mềm, nhiệm vụ của từng phần; Xác

định được đâu là hệ điều hành và cách thức

nó hoạt động giải quyết các vấn đề liên quan

đến hệ điều hành; Kiểm soát windows, các

file và đĩa; Xác định cách thay đổi hệ thống

cài đặt, sửa chữa, chuyển đổi phần mềm; Làm

việc với chương trình và giải quyết các vấn đề

liên quan đến các chương trình; Thao tác và

kiểm soát màn hình desktop, các file và các ổ

đĩa; Xác định cách thay đổi hệ thống cài đặt,

sửa chữa và di chuyển phần mềm…

Chức năng sử dụng Microsoft Word: Có thể

chỉnh sửa, định dạng văn bản bao gồm việc sử

dụng được các công cụ định dạng tự động. Có

thể chèn, sửa, định dạng bảng, vẽ các biểu đồ

đơn giản.

Sử dụng Microsoft Excel: Làm việc thành

thạo với bảng tính dữ liệu, thay đổi, chỉnh sửa

được cấu trúc, định dạng trong bảng tính, sử

dụng các hàm cơ bản. Có thể sắp xếp dữ liệu,

sử dụng được các chức năng và tạo được các

biểu đồ…

Sử dụng Microsoft Powerpoint: Có thể tạo và

chỉnh sửa một bài diễn thuyết với những hiệu

ứng cơ bản.

Kết nối trực tuyến: Mạng và Internet; Thư

điện tử: Sử dụng Internet; Sử dụng các trình

duyệt web, tìm kiếm thông tin trên Internet;

Page 158: tu 121-125.cdr

Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 155 - 160

158

Tác động của kết nối máy tính, Internet với xã

hội; Xác định những rủi ro của việc sử dụng

phần mềm ứng dụng; Xác định được cách sử

dụng Internet an toàn, hiệu quả và đúng luật…

ĐỐI TƯỢNG ÁP CHUẨN VÀ LỘ TRÌNH

THỰC HIỆN

Việc chuẩn hóa được triển khai theo lộ trình

phù hợp với từng nhóm đối tượng, bao gồm:

cán bộ, chuyên viên khối hành chính sự

nghiệp: Đội ngũ giảng viên các chuyên ngành

không chuyên tin; Sinh viên các chuyên

ngành không chuyên về CNTT (chuẩn đầu ra

cho môn tin học đại cương). Cụ thể như sau:

Chuẩn hóa trình độ CNTT đối với CBGV của

Đại học Thái Nguyên

- Bắt đầu từ năm 2013, Các cán bộ công chức

(CBCC) có nguyện vọng được tuyển dụng

vào ĐHTN đều phải đạt trình độ CNTT tương

đương chuẩn IC3 quốc tế.

- Chuẩn trên cũng sẽ được áp dụng đối với

toàn thể CBCC khối phòng ban và giảng viên

từ 45 tuổi trở xuống, đồng thời khuyến khích

các cán bộ quản lí phòng, ban trên 45 tuổi

phấn đấu đạt chuẩn trên (gọi tắt là CBGV).

Thiết kết khung chương trình môn tin học căn

bản thống nhất theo hướng tiếp cận chuẩn

IC3 đối với sinh viên các trường không thuộc

chuyên ngành CNTT

- Nhằm chuẩn hóa trình độ CNTT của SV

khối các trường không đào tạo chuyên ngành

CNTT, đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn và

tăng cơ hội cạnh tranh trong tìm kiếm việc

làm, cần xây dựng chuẩn đầu ra theo hướng

tiếp cận và tương đương với Chuẩn quốc tế

và áp dụng thống nhất tại tất cả các trường

thành viên.

- Lộ trình thực hiện được triển khai thí điểm

từ năm học 2013-2014 cho đối tượng là sinh

viên các hệ đào tạo chất lượng cao, và một

số trường có đủ điều kiện. Triển khai đại trà

tại tất cả các trường thành viên từ năm học

2014-2015.

PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH THỨC TỔ

CHỨC THỰC HIỆN

Đối với nhóm đối tượng là cán bộ phòng ban

và giảng viên không chuyên CNTT

ĐHTN hợp tác với tổ chức Certiport Hoa Kì,

thông qua đại diện tại Việt Nam là Công ty

IIG Việt Nam, là thành viên của Viện khảo thí

Giáo dục Hoa Kỳ (ETS). Theo thỏa thuận hợp

tác, IIG sẽ cung cấp khung chương trình

chuẩn của tổ chức Certiport Hoa Kì, cung cấp

bộ giáo trình chuẩn của cả 2 chương trình IC3

và MOS, ĐHTN được phép sử dụng khung

chương trình và 2 bộ giáo trình chuẩn trên để

đào tạo, tập huấn và được phép nhân bản

phục vụ công tác đào tạo tập huấn với một

mức phí ưu đãi.

Việc tổ chức thi sẽ theo các tiêu chí, tiêu

chuẩn và quy trình do Certiport Hoa Kỳ quy

định, đảm bảo tính nghiêm túc và khách quan,

trên nguyên tắc công khai, minh bạch và

không có sự can thiệp của bất cứ bên nào, vào

bất cứ một khâu nào trong suốt quá trình thi

cũng như kết quả thi.

ITC và IIG hợp tác thiết kế các phòng máy,

xây dựng testsite, cài đặt các chương trình,

phần mềm đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật để tổ

chức thi tại Đại học Thái Nguyên, với một cơ

chế giám sát chặt chẽ của cả 2 bên nhằm đảm

bảo tính pháp lí và chất lượng của bài thi.

Với đối tượng là SV

Việc xây dựng chuẩn đầu ra môn tin học đại

cương thống nhất trong toàn ĐHTN vừa là

quy định của ngành, vừa nhằm đảm bảo mọi

sinh viên của ĐHTN ra trường đều đạt tới mặt

bằng chung về trình độ và kĩ năng ứng dụng

CNTT, phục vụ quá trình học tập trong nhà

trường cũng như sau khi ra môi trường công

tác, mặt bằng đó phải được xã hội nói chung

và các nhà tuyển dụng nhân lực nói riêng

chấp nhận.

Được sự chỉ đạo và thống nhất cao trong

Thường vụ đảng ủy, Ban giám đốc và Thủ

trưởng các đơn vị đào tạo, ITC được giao

nhiệm vụ chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị

đào tạo tổ chức xây dựng khung chương trình,

đề cương môn học, ngân hàng đề thi và thang

Page 159: tu 121-125.cdr

Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 155 - 160

159

điểm nhằm đảm bảo chuẩn đầu ra theo những

tiêu chí và yêu cầu đã được thống nhất.

Việc xây dựng chuẩn và tổ chức giảng dạy

để đạt chuẩn sẽ do chính các đơn vị, đặc

biệt là đội ngũ giảng viên các bộ môn tin

học đại cương thống nhất xây dựng và tổ

chức thực hiện.

Việc xây dựng chuẩn “tương đương với IC3”

có những thuận lợi cơ bản sau:

- Đã được xã hội và các nhà tuyển dụng

chấp nhận

- Đã được triển khai thành công ở một số cơ

sở đào tạo, trường đại học

- Đã thí điểm tại trường Đại học KT&QTKD

- ĐHTN trong 3 năm gần đây

- Đã có khung chương trình, giáo trình, tài

liệu, bộ ngân hàng câu hỏi, phương thức tổ

chức thi được IIG cho phép sử dụng để các

đơn vị tham khảo xây dựng và biên soạn, vừa

phù hợp với các tiêu chí của ĐHTN vừa tiết

kiệm rất nhiều thời gian và kinh phí.

- SV đạt chuẩn của ĐHTN sẽ “tương đương”

với các SV đạt chuẩn IC3 quốc tế, sẽ dễ dàng

dự thi để có chứng chỉ quốc tế mà không cần

ôn luyện hay phải học thêm nhiều.

Việc tổ chức giảng dạy cho sinh viên các

trường, do đội ngũ giảng viên bộ môn tin học

đại cương, sau khi đã được tập huấn đảm

nhiệm, căn cứ khung chương trình, kế hoạch

và chuẩn đầu ra do chính họ tham gia thiết kế

và xây dựng.

Việc tổ chức kiểm tra, thi cuối kì sẽ do các đơn

vị tổ chức theo kế hoạch đào tạo và quy trình

chung do Bộ GD&ĐT và ĐHTN quy định.

KẾT LUẬN

Sau 6 tháng triển khai đại trà (tính từ tháng

1.2014), đã có gần 4000 CBGV, SV và các

ứng viên tham dự thi tuyển công chức vào

ĐHTN đã được đào tạo, tập huấn và được cấp

chứng chỉ quốc tế đã khẳng định: việc áp

chuẩn IC3 quốc tế đối với CBGV và SV mà

ĐHTN đang thực hiện là một trong những

giải pháp cần thiết, khả thi và hoàn toàn phù

hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội, góp phần

khẳng định vị thế, chứng minh năng lực đào

tạo của Đại học Thái Nguyên.

Sử dụng chuẩn CNTT cho toàn Đại học thể

hiện sự nhất quán trong đào tạo môn tin học

đại cương tại các đơn vị thành viên, giúp SV

ra trường có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm

hơn, dễ dàng làm chủ công việc mới, vận

dụng những kiến thức đã được đào tạo vào

môi trường thực tiễn.

Việc xây dựng chuẩn đầu ra thống nhất sẽ là

tiền đề để các cơ sở đào tạo từng bước tách

khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ra

khỏi quá trình đào tạo, tiến tới việc thành lập

các trung tâm kiểm định, đánh giá chất lượng

hoạt động độc lập với các cơ sở đào tạo, theo

đúng quan điểm dạy học hiện đại và xu hướng

chung hiện nay.

Việc áp chuẩn CNTT quốc tế hoàn toàn phù

hợp với định hướng chiến lược phát triển Đại

học Thái Nguyên trở thành Đại học Điện tử

giai đoạn 2015-2020.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thủ tướng Chính phủ (2010): Quyết định số

331/QD-TTg về Chiến lược phát triển công nghệ

thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010

và định hướng đến năm 2020.

2. Đại học Thái Nguyên (2012): Đề án “Xây dựng

chuẩn trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ

công chức, giảng viên và sinh viên Đại học Thái

Nguyên kế hoạch triển khai giai đoạn 2013-2015”

3. Đại học Thái Nguyên (2006): Dự án Tăng

cường năng lực đào tạo, và ứng dụng CNTT

trong các lĩnh vực chuyên ngành của Đại học Thái

nguyên giai đoạn 2006-2010.

4. Nguyễn Minh Tân (2013): “Ứng dụng công

nghệ thông tin - viễn thông trong đổi mới phương

pháp dạy và học theo học chế tín chỉ, tầm nhìn

chiến lược của ĐHTN”; Tạp chí KH&CN Đại học

Thái Nguyên, số 50; 2/2009.

5. Nguyễn Minh Tân (2013): “Vận dụng các quan

điểm hiện đại của lý luận dạy học trong việc thiết

kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực

hoá”, Tạp chí KH&CN Đại học Thái Nguyên Số

71, 9/2010.

Page 160: tu 121-125.cdr

Nguyễn Minh Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 155 - 160

160

SUMMARY

STANDARDIZATION OF INFORMATION TECHNOLOGY APPLICATION

SKILL – A PRACTICAL SOLUTION TO TRAINING QUALITY

IMPROVEMENT AND INCREASE EMPLOYMENT OPPORTUNITIES

Nguyen Minh Tan*

Thai Nguyen University

Standardized skill level and application of IT for civil servants, teachers and students is the

necessary, feasible and entirely consistent solution and fully consistent with the economic and

social development.

The author presents brief scientific and practical bases of standardization scheme that TNU has

issued and implemented uniformly throughout the University;

Analysis of a number of international IT standards are being applied currently popular, such as:

ICDL (International Computer Driving Licence), IC3 (Internet and Computing Core Certification),

MOS (Microsoft Office Specialist) etc. ...

On the basis of detailed content description and conformity assessment of IC3 international

standards, Design by Certiport U.S., The author presents a number of solutions that TNU has made

such that: subjects and standards roadmap, method and manner development and implementation...

With nearly 4000 civil servants, teachers and students have been trained and certified international

IC3 after 6-month deployment, were able to confirm the feasibility and appropriateness of the

measures that are implemented TNU, Initially proven training capacity of Thai Nguyen University.

Key words: standardization, output standard, information technology application, international

IC3, fundamental informational technology

Ngày nhận bài: 27/8/2014; ngày phản biện: 20/9/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: ThS. Phạm Đình Lâm – Đại học Thái Nguyên

* Tel: 0913.005.415

Page 161: tu 121-125.cdr

Trần Thị Ngọc Bích Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 161 - 165

161

COMPARING THE SATISFACTION LEVEL OF HEAD ENGLISH TEACHERS

WITH BEGINNING TEACHERS OF ENGLISH AT HIGH SCHOOLS WITH

DIFFERENT CHARACRETISTICS IN VIETNAM

Tran Thi Ngoc Bich*

Ministry of Education and Training, Vietnam

SUMMARY This study intends to examine the differences in satisfaction level with beginning English teachers at

high schools based on characteristics such as public/non-public status and location. The framework

for teaching performance was adapted from frameworks in Bransford, Darling-Hammond & LePage

(2005) and Ball & Cohen (1999). In this framework, the complex activities of teaching are divided

into 24 components clustered into the following 4 domains of teaching: knowledge of subject matter

and curriculum, knowledge of teaching, knowledge of learners, professional attitudes and values. The

research was carried at high schools in Hanoi and Ho Chi Minh City, two biggest cities in Vietnam.

The sample size is 94 head English teachers, asked to evaluate the teaching performance of

beginning English teachers in their school. The findings show that the satisfaction level of head

teachers with beginning teachers in non–public schools is higher than in public schools. The quality

of beginning English teachers in non-public schools and schools in rural area was more highly

appreciated than in public schools and schools in the city. Overall, the study seems to suggest that the

government should have the resolutions to minimize the gap between the schools in the rural and

urban area and between the public and private schools.

Key words: beginning English teachers, high school, and satisfaction.

INTRODUCTION*

Since Vietnam implemented Doimoi, an open

door policy welcoming foreign investment in

1986, the demand for highly qualified human

resources has been greater than ever before.

The government has regarded education as an

important element to develop the country. An

important function of public policies is to

distribute public resources rationally.

However the city – oriented policies have

created the disparity between urban and rural

areas in the field of education. The public

resources are allocated unfairly and majority

of high – quality education resources are

concentrated in cities. This has already led to

a serious unbalanced development in

education. The unbalanced development in

education has not only blocked the realization

of public interest and equity of education but

also restricted the harmonious social of

development between urban and rural areas. It

is necessary to look into public policies which

* Tel: 0905556609; Email: [email protected]

have influence on the division of public

resources and criticize them rationally to

narrow the gap in education between urban

and rural areas. Therefore, the study was

intended to examine the differences in

satisfaction level of head English teachers

with newly graduated teachers at high schools

based on characteristics such as public/non-

public status and location such as in suburban

and city center schools.

The design of the study for the most part

followed the quantitative research

methodology despite the fact that the

interviews were combined later. The research

was carried out on the teaching performance

of newly graduated teachers (beginning

teachers) at high schools in Hanoi and Ho Chi

Minh City.

This study utilized data sources drawn from

the heads of the English departments at high

schools. The reason for this decision on

sampling selection is that head English

teachers know a broader segment of a

teacher’s portfolio, especially those of

Page 162: tu 121-125.cdr

Trần Thị Ngọc Bích Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 161 - 165

162

beginning teachers through peer review. New

teachers are supervised, assisted and

evaluated by experienced teachers and head

teachers. The head teachers have well

understood the limitations and strong points

of beginning teachers, and periodically report

the evaluation of all English teachers to the

principal Board.

A questionnaire was distributed to 290 head

teachers of high schools with the assistance of

Hanoi and Ho Chi Minh Education

Departments. 94 head teachers of upper

secondary schools returned the completed

questionnaires.

The data were collected based on three major

aspects namely: the background and the

situation of recruitment of English teachers,

rating of teaching performance and

recommendation. The first part is the

background of the high school and head

English teachers with 14 questions about the

school name, address, type, number of teachers

and English teachers, education level, teacher

experience, recruitment information, probation

time, and probation content.

The main parts were the rating by head

English teachers, which contained 24 items.

This part aimed to measure how well teachers

performed their job. The 24 questions were

clustered into 4 major domains: knowledge of

subject matter and curriculum (6 items);

knowledge of teaching (7 items); knowledge

of learners (5 items); professional attitudes

and values embedded across knowledge

domains (6 items). This framework drew

upon Bransford, Darling - Hammond and

LePage (2005) and Ball and Cohen (1999).

Respondents were required to rate the

teaching performance of new teachers using a

five point Likert scale. The last part

consisting of two items is the

recommendation to improve the quality of

beginning teachers.

In addition to the questionnaire, this study

collected qualitative data from the interviews

with experienced head English teachers as

supplementary information to quantitative data

in hand. The interview structure was developed

ahead of field research with the main emphasis

on causes of limitations among new teachers as

evaluated by the head teachers.

The data analysis was conducted based on the

research questions.. T-test was employed to

compare the difference in the overall

satisfaction level at high schools with

different characteristics. This statistical tool

provided a meaningful base for comparison

between schools that are statistically

significant. The internal reliability of the head

English teachers’ rating of new teachers’

performance was at desired criteria α = 0.82.

After the analysis of the results from the

surveys, the recorded data from in-depth

interviews were transcribed, as were the

interview notes.

The framework for teaching performance was

adapted from frameworks in Bransford,

Darling - Hammond and LePage (2005) and

Ball and Cohen (1999). In this framework,

the complex activities of teaching are divided

into 24 components clustered into the

following 4 domains of teaching: Knowledge

of subject matter, Knowledge of teaching,

Knowledge of learners, Professional attitudes

and values.

RESULTS AND DISCUSSION

The Difference in terms of Rating Teaching

Performance between the Schools with

Different Characteristics

The Difference between the Public and Non

Public Schools

Among 24 variables, the rating result of

only 2 variables was statistically significant

in the difference between public and non –

public schools (p= 0.022, 0.020 < 0.05).

The mean rating for ‘culture’ and ‘modeling

ethical behavior’ in non-public school were

higher than in public schools. Teachers’

knowledge of culture and modeling ethical

behaviors in non-public schools are better

than in public schools.

Page 163: tu 121-125.cdr

Trần Thị Ngọc Bích Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 161 - 165

163

The Difference between the Schools in

Suburban Areas and City Centers

The T-test analysis on the difference between

schools in urban and suburban area in terms

of rating teaching of speaking skills and

assessment skills showed that the schools in

city centers differed significantly from those

in suburban areas in term of the rating result

on the items ‘assessment’ and ‘speaking

skills’( p = 0.028, 0.019 <0.05). Assessment

and speaking skills of new teachers in city

centers area are better than those of teachers

in suburban areas

Overall Satisfaction of Head Teachers with

Beginning Teachers

The five-point Likert scale ranging from (1)

‘very dissatisfied’ to (5) ‘very satisfied’ was

used to rate the overall satisfaction of head

teachers. Despite the fact that the head

English teachers are not satisfied with new

teachers at some variables, their overall

satisfaction was rated at an average of (2.96).

They are somewhat satisfied and dissatisfied

with new teachers. The majority of head

teachers rated the overall satisfaction level at

the neutral level (57%), while 20% are not

very satisfied and 20% are very satisfied.

There is no school that showed a rating of

very dissatisfied and only 3% of schools

showed ratings of very satisfied.

The Difference between Schools Having

Different Characteristics in terms of

Overall Satisfaction Levels

The Difference of Overall Satisfaction

Levels in Public and Non-public Schools.

The overall satisfaction in the non-public

schools is higher than in the public schools

(p=0.016 <0.05) . It is understandable that

the non–public schools have the right of

recruiting the teachers by themselves, while

the public schools have to recruit them

through prefectural boards of education. Since

the non-public schools recruit teachers

according their demand and needs, they are

more satisfied with the new teachers more

than the public schools.

The Difference in Overall Satisfaction Levels

at Schools in Suburban and Urban Areas

The overall satisfaction level of head teachers

with new teachers at schools in the city

centers is higher than in the suburban areas

(p=0.00 <0.05). It means that the ability of

new teachers in city centers is better than that

of their counterparts in suburban area.

After graduation, most teachers wish to live

and work in city centers because working and

living conditions are better than in rural or

suburban areas, and they normally have extra

income through part–time jobs. The excellent

graduates usually choose the schools in city

center to work. The schools in city centers

have more opportunities to recruit the

qualified teachers than in suburban areas. So

it is understandable that the head teachers are

more satisfied with the new teachers in city

centers than in suburban areas.

CONCLUSION

Conclusion

The main objective of this study was to

compare the satisfaction level of head English

teachers with beginning English teachers in

schools with different characteristics. This

may help the policy makers reduce the gap of

quality between schools with different

characteristics.

There is a statistically significant difference

between non-public and public schools in

terms of the overall satisfaction level of head

English teachers. The satisfaction level of head

English teachers with beginning English

teachers in non–public schools is higher than

in public schools. The quality of beginning

English teachers in non-public schools was

more highly appreciated than in public schools.

On the whole, based on the head teachers`

opinions, there is a gap, in terms of the

quality of beginning English teachers,

between schools with different characteristics.

Due to the advantages of location and their

independent role in the recruitment of

teachers, the schools in city centers and non-

public schools have employed better English

Page 164: tu 121-125.cdr

Trần Thị Ngọc Bích Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 161 - 165

164

teachers than the schools in suburban areas

and public schools. That is a possible issue

for policy-makers to minimize the gap in the

quality of teachers between locations and to

facilitate the involvement of public schools in

the recruitment of teachers.

Implications

The finding of this study shows that there is a

gap between the schools with different

characteristics such as public/non-public

status and location (in suburban and city

center). The quality of teachers in the schools

with different characteristics has the gap. The

new policies should make to distribute public

resources fairly and rationally to narrow this

gap. The policies ả are to encourage the

teachers to work in the rural area and to give

more autonomy to public schools to recruit

the new teachers.

REFERENCE

1. Ball, D. L. & Cohen, D. K. (1999). Developing

practice, developing practitioners: Toward a

practice-based theory of professional education.

In L. Darling-Hammond & G. Sykes (Eds.),

Teaching as the learning profession: Handbook of

policy and practice (pp. 3-32). San Francisco,

CA: Jossey-Bass.

2. Bransford & L. Darling-Hammond (2005).

Preparing teachers for a changing world: What

teachers should learn and be able to do (pp. 1-39).

San Francisco, CA: Jossey-Bass.

3. Brock, B. L., & Grady, M. L. (1997). From

first-year to first rate: Principals guiding

beginning teachers. Thousand Oaks, CA: Corwin

Press. P.11

4. Darling-Hammond L. (1999). Teacher quality

and student achievement: a review of state policy

evidence, p. 9-10, Stanford University. Retrieved

December 21th 2012 from: http://www.

politicalscience.uncc.edu/godwink/PPOL8687/W

K11March%2029%20Teachers/Darling-

Hammond%20Review%20essay%20on%2

0teacher%20quality%20and%20outcomes.pdf

5. Ewing R. & Smith D. (2003). Retaining

quality beginning teachers in the profession,

University of Sydney, 2(1), 15 -32.

6. Hall, J. K. (1998). The Communication

standards, in J. K. Philips (Ed.), Foreign language

standards: Linking research, theory, and practice,

Lincolnwood, IL: National Textbook Company.

7. Huong H. & Giang. M (2012). Failure of

English teachers. Retrieved October 12, 212

from: http://tuoitre.vn/Giao-duc/496164/Giao-

vien-tieng-Anh-rot-nhu-sung-rung.html

8. Koppich, EJ. &Kerchner, Ch.T. (1999).

Organizing the other half of teaching. In L.

Darling-Hammond & G. Sykes (Eds.), Teaching

as the learning profession: Handbook of policy

and practice (pp. 352-382). San Francisco, CA:

Jossey-Bass.

9. Lawson, H. (1992). Beyond the conception of

teacher education. Journal of Teacher Education,

43(3), 163-172.

10. Linda P. B., Paul T. S. et al. (2006). Models

and measures of beginning teacher quality, Sped.

Education, Hammill Institute on Disabilities, 40,

115. Retrieved December 20th 2012 from:

http://myweb.cwpost.liu.edu/nmarksbu/articles/Bl

antonetal.pdf

11. Martin, L. A., Chiodo, J. J., & Chang, L.

(2001). First-year teacher: Looking back after

three years. Action in Teacher Education, 23(1),

55–63.

12. Murnane R.J & Phillips B. R. (1981). What do

effective teachers of inner-city children have in

common? USA: Social science research 10(1), P.

83-100.

13. Nunan, D (2003). The impact of English as a

global language in education policies and

practices in the Asia-Pacific region. Tesol

Quarterly, 3(4) 589-613. The University of

Hongkong.

14. Richard, J. (2001). Curriculum development in

language teaching. Cambridge: Cambridge

university press.

15. Rivkin S.G., Hanushek, E. and Kain F. J.

(2005). Teachers, schools and academic

achievement. 73(2), 417-458. Econimetrica.

16. Simon, V. (1984). Perceived problems of

beginning teachers . Review of Educational

Research, 54: 143-178

17. Susan I. K (2000). Problems of beginning

teachers: Comparing graduates of bachelor's and

master's level teacher preparation programs pp.

83-96.

18. Tesol (2008). Standards for ESL/EFL teachers

of adults. Retrieved October 12, 212 from:

http://www.tesol.org/docs/books/standards-for-esl-

efl-teachers-of-adults-framework.pdf?sfvrsn=0

19. Yorke, M (2003). Formative assessment in

higher education: moves toward theory and the

enhancement of pedagogy practice. Higher

education, 45, 477-501. Netherland: Kluwer

Academic Publisher.

Page 165: tu 121-125.cdr

Trần Thị Ngọc Bích Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 161 - 165

165

TÓM TẮT

SO SÁNH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CÁC TỔ TRƯỞNG TỔ TIẾNG ANH

VỚI CÁC GIÁO VIÊN TIẾNG ANH MỚI RA TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG

PHỔ THÔNG CO CÁC ĐẶC ĐIỂM KHÁC NHAU Ở VIỆT NAM

Trần Thị Ngọc Bích*

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam

Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét sự khác biệt đối với mức độ hài lòng với những giáo viên

tiếng Anh ở bậc Trung học Phổ thông dựa trên những tính chất như trường công lập/ tư thục và

thành thị và nông thôn. Khuôn khổ phân tích của nghiên cứu này xuất phát từ nghiên cứu của

Bransford, Darling-Hammond & LePage (2005) và Ball & Cohen (1999). Trong khuôn khổ này,

những hoạt động giảng dạy được chia thành 24 nhân tố nhóm thành 4 lĩnh vực của giảng dạy: kiến

thức của môn và chương trình giảng kiến thức của người học, thái độ và giá trị nghề nghiệp.

Nghiên cứu này được tiến hành tại các trường THPT ở Hà Nội và TP HCM. Cỡ mẫu phân tích là

94 tổ trưởng tổ tiếng Anh của các trường, được hỏi để đánh giá việc giảng dạy của những giáo

viên tiếng Anh mới vào nghề trong trường. Kết quả phân tích mức độ hài lòng của Tổ trưởng tổ

tiếng Anh với những giáo viên trong trường Tư thục cao hơn trong trường Công lập. Chất lượng

của những giáo viên tiếng Anh mới ra trường ở trường tư thục và ở các trường thành phố được

đánh giá cao hơn trong trường Công lập và trường ở nông thôn. Tóm lại, nghiên cứu đưa ra một số

các giải pháp đề nghị Nhà nước cần có những biện pháp để thu hẹp khoảng cách về chất lượng

giáo viên đối với những trường ở nông thôn và thành thị hay giữa trường công lập và tư thục.

Từ khóa: giáo viên tiếng Anh, THPT, sự hài lòng

Ngày nhận bài: 27/8/2014; ngày phản biện: 03/9/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014

Phản biện khoa học: ThS. Nguyễn Thị Thu Hương – Đại học Thái Nguyên

* Tel: 0905556609; Email: [email protected]

Page 166: tu 121-125.cdr

oµ soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

SOCIAL SCIENCE - BEHAVIOR

Content Page

Nguyen Thu Quynh - Conceptual metonymys “fear” in Truyen Kieu of Nguyen Du 3

Nguyen Thi Thu Huong - Some prominent features of the art of wording in Vi Hong’s novels 7

Tran Thi Ngoc Anh - Literary criticism and discourse in literary theory and criticism (some conceptual questions) 15

Ha Thi Thanh Hoa, Duong Thi Thuy Huong - Supply chain management at Hoang Gia Investment and

Commercial Joint Stock Company 21

Do Thi Thu Hang, Tran Tuan Anh, Hoang Thi Thu - Accounting the loss of goods: problem of commercial

enterprises 25

Nguyen Thi Hong Yen, Tran Pham Van Cuong, Nguyen Chi Dung - Diversification and forms of capital

mobilization and use at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for industry and trade – Ha Giang branch 31

Do Thi Thuy Phuong - Credit risk management in Vinh Tuong branches of Bank for Agriculture and Rural

Development 39

Phi Thi Hieu - The construction of the psychological safety school environment 45

Nguyen Thi Uyen - Environment analysis and strategy orientation for local retailers in Vietnam 49

Tran Huy Ngoc, Nguyen Thi Ngan - Improving the quality of education on political theory for university

students in Vietnam nowadays 57

Le Thi Quynh Trang, Le Thi Thu - Elements influecing on teaching positives of lecturers 63

Nguyen Van Thanh, Hoang Thi Huyen - Physical activity patterns extra – curricular sport students College of

Economics and Business Administration - Thai Nguyen University 69

Nguyen Thi Lan Anh - Some issues in Thai Nguyen National General Hospital’s financial management 75

Nguyen Viet Dung, Mai Thanh Giang, Duong Thanh Tinh - Using the approach of capital cost to determine the optimal capital structure of enterprise 81

Tran Hoang Tinh - Reality and solution management coursework teaching activities in education, defense and

security of Thai Nguyen Center for National Defense Education 87

Duong Duc Minh - Applying project-based learning to English classroom to promote students’ autonomy, collaboration and lifelong learning 93

Pham Thi Mai Yen - Development model of distribution systems of building steel products of Vietnam steel

corporation in the current period 99

Do Thi Tam, Nguyen Ngoc Toan, Phan Dinh Binh - Current state and orientation of system of residential areas in Yen The district, Bac Giang province towards rural innovation 105

Ngo Xuan Hoang - Solutions primarily to promote the process of building new rural model in Pho Yen district -

Thai Nguyen province 113

Do Le Ha - Orienting management and training organization of advanced program to meet the basic requirements of Abet education accreditation 121

Le Dang Lang, Le Tan Buu - Developing scales of consumer-based selected marketing constructs 127

Pham Van Hanh, Nguyen Duc Thu, La Qui Duong - The effect of social norm on customer complaint behavior

and negative word-of-mouth 135

Le Ngoc Nuong, Nguyen Hai Khanh - Local marketing solutions to attract tourists in Son La province 141

Nguyen Thi Thuy, Nguyen Nam Ha, Nguyen Thi Ha Trang - Student management – a contributing factor for

the brand of College of Economics and Business Administration – Thai Nguyen University 149

Nguyen Minh Tan - Standardization of information technology application skill – a practical solution to training quality improvement and increase employment opportunities 155

Tran Thi Ngoc Bich - Comparing the satisfaction level of head English teachers with beginning teachers of

English at high schools with different characretistics in Vietnam 161

Journal of Science and Technology

125(11)

2014