tư vấn dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long an

65
CHĐẦU TƢ: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG HẬU DÁN NÔNG NGHIP NG DNG CÔNG NGHCAO HÙNG HU LONG AN ĐƠN VỊ TƢ VẤN: CÔNG TY CPHẦN TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH THUYT MINH DÁN Địa điểm đầu tƣ: Xã An Ninh Tây, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An

Upload: lap-du-an-dau-tu-thao-nguyen-xanh

Post on 15-Apr-2017

579 views

Category:

Business


6 download

TRANSCRIPT

CHỦ ĐẦU TƢ:

CÔNG TY CỔ PHẦN

PHÁT TRIỂN HÙNG HẬU

DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ CAO HÙNG HẬU LONG AN

ĐƠN VỊ TƢ VẤN:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN

ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH

THUYẾT MINH DỰ ÁN

Địa điểm đầu tƣ: Xã An Ninh Tây, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An

1

ĐƠN VỊ TƢ VẤN:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH

THUYẾT MINH DỰ ÁN

DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG

NGHỆ CAO HÙNG HẬU LONG AN

CHỦ ĐẦU TƢ

CÔNG TY CỔ PHẦN

PHÁT TRIỂN HÙNG HẬU

(Giám đốc)

TRẦN VĂN HẬU

2

MỤC LỤC CHƢƠNG I : GIỚI THIỆU DỰ ÁN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ ..................................... 4

I.1. Giới thiệu tổng quát về dự án ............................................................................... 4

I.1.1. Giới thiệu về chủ đầu tƣ ................................................................................ 4

I.1.2. Mô tả sơ bộ về dự án ..................................................................................... 4

I.2. Những căn cứ pháp lý .......................................................................................... 6

CHƢƠNG II : SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƢ .......................................................... 8

II.1. Tổng quan về khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao .................................. 8

II.1.1. Khái niệm khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ................................ 8

II.1.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

trên thế giới ............................................................................................................. 9

II.2. Tình hình kinh tế xã hội và chính sách phát triển ............................................. 12

II.2.1. Về phát triển kinh tế ................................................................................... 12

II.2.2. Về phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật ....................................................... 16

II.2.3. Lĩnh vực xã hội .......................................................................................... 17

II.2.4. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ............................................................... 17

II.2.5. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn .......................................... 19

II.3. Sự cần thiết phải đầu tƣ .................................................................................... 21

CHƢƠNG III : PHÂN TÍCH THỊ TRƢỜNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG ............................ 23

III.1. Phân tích thị trƣờng sản xuất và tiêu thụ ......................................................... 23

III.1.1. Thị trƣờng sản xuất ................................................................................... 23

III.1.2. Thị trƣờng tiêu thụ .................................................................................... 24

III.1.3. Một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao điển hình.................. 25

III.2. Thị trƣờng mục tiêu của dự án ........................................................................ 27

III.2.1. Thị trƣờng trong nƣớc .............................................................................. 27

III.2.2. Thị trƣờng quốc tế .................................................................................... 29

CHƢƠNG IV : QUI MÔ ĐẦU TƢ .............................................................................. 33

IV.1. Hoạt động khoa học và công nghệ .................................................................. 33

IV.1.1. Nghiên cứu ứng dụng ............................................................................... 34

IV.1.2. Thử nghiệm và trình diễn ......................................................................... 35

IV.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh ....................................................................... 41

IV.3. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực .................................................................. 41

CHƢƠNG V : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG .......................................... 44

V.1. Tác động môi trƣờng ........................................................................................ 44

V.1.1.Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 45

V.1.2. Đặc điểm thủy văn ..................................................................................... 46

V.1.3. Nguồn nƣớc tƣới ........................................................................................ 47

V.2. Biện pháp khắc phục các tác động đến môi trƣờng .......................................... 47

V.2.1. Phòng ngừa cháy nổ và an toàn vệ sinh lao động ...................................... 47

V.2.2. Các biện pháp khắc phục môi trƣờng đất phèn ......................................... 48

V.2.3. Các biện pháp khắc phục ngập nƣớc ......................................................... 48

V.2.4. Các biện pháp xử lý môi trƣờng ................................................................ 49

V.2.5. Các biện pháp hỗ trợ khác ......................................................................... 49

3

CHƢƠNG VI : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH .............................................. 51

VI.1. Tổng mức đầu tƣ xây dựng công trình ............................................................ 51

VI.2. Doanh thu dự án .............................................................................................. 52

VI.3. Chi phí vận hành dự án hoạt động ................................................................... 53

VI.4. Kế hoạch vay trả nợ ......................................................................................... 53

VI.5. Kết quả phân tích tài chính .............................................................................. 54

CHƢƠNG VII : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI .................................. 56

VII.1. Hiệu quả kinh tế ............................................................................................. 56

VII.2. Lợi ích xã hội ................................................................................................. 56

CHƢƠNG VIII: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ............................................................... 58

VIII.1. Kết luận ......................................................................................................... 58

VIII.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 58

PHỤ LỤC : HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ............... 60

4

CHƢƠNG I : GIỚI THIỆU DỰ ÁN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ

I.1. Giới thiệu tổng quát về dự án

I.1.1. Giới thiệu về chủ đầu tƣ

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG HẬU

Mã số doanh nghiệp : 0309929580 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ TP.HCM cấp

Đăng ký lần đầu : 12/4/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 18/06/2013.

Đại diện pháp luật : Trần Văn Hậu Chức vụ: Tổng giám đốc

Địa chỉ trụ sở : 1004A Âu Cơ, Phƣờng Phú Trung, Quận Tân Phú, TP.HCM

Điện thoại: (08) 3860 4999 Fax: (08) 3860 4666

Website : hunghau.vn

I.1.2. Mô tả sơ bộ về dự án

Tên dự án : dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hùng hậu long an

Địa điểm xây dựng : Xã An Ninh Tây, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An.

Diện tích dự án : 270ha

Mục tiêu dự án :

STT Mục tiêu hoạt động

Tên ngành Mã ngành theo

VSIC

1 Nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thuỷ sản nội địa 0322

2 Trồng cây hoa màu Trồng rau, đậu các loại và trồng

hoa, cây cảnh

0118

3 Nhân giống Nhân và chăm sóc cây giống

nông nghiệp

0130

4 Nghiên cứu và phát

triển thực nghiệm khoa

học tự nhiên và kỹ

thuật

Nghiên cứu và phát triển thực

nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ

thuật

7210

5 Sản xuất giống thuỷ

sản

Sản xuất giống thuỷ sản 0323

5

Mục đích dự án :

+ Cung cấp sản phẩm thủy sản, hoa màu cho thị trƣờng;

+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phƣơng, góp phần phát triển

kinh tế xã hội tỉnh Long An;

+ Đạt mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp;

6

Hình thức đầu tƣ : Đầu tƣ xây dựng mới

Hình thức quản lý : Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án

do chủ đầu tƣ thành lập.

Tổng mức đầu tƣ : 300,000,000,000 đồng

+ Vốn tự có là : 100,000,000,000 đồng chiếm 33.3%

+ Vốn vay ngân hàng : 200,000,000,000 đồng chiếm tỷ lệ 66.7% (dùng để xây

dựng, mua sắm thiết bị công nghệ)

Tiến độ dự án :

- Xin chấp thuận chủ trƣơng đầu tƣ: từ tháng 04/2016 đến tháng 07/2016.

- Lập phƣơng án bồi thƣờng giải phóng mặt bằng dự án và trình UBND Tỉnh Long An

phê duyệt: từ tháng 08/2016 đến tháng 12/2016.

- Tiến hành thực hiện công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng: từ tháng 01/2017 đến

tháng 12/2017.

- Tiến hành thủ tục pháp xin giao đất để thực hiện dự án: từ tháng 01/2018 đến tháng

04/2018.

- Tiến hành khởi công xây dựng dự án: từ tháng 05/2018 đến tháng 12/2019.

- Đi vào hoạt động chính thức: từ tháng 01/2020.

I.2. Những căn cứ pháp lý

Báo cáo đầu tƣ đƣợc lập dựa trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau:

- Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

- Luật Xây dựng ngày 18/06/2014;

- Luật Đầu tƣ ngày 29/11/2005;

- Điều 32 Luật công nghệ cao ngày 13/11/2008 ;

- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và

hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ;

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá X về nông

nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về Chƣơng

trình hành động của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp

hành Trung ƣơng Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 về thực hiện chính sách đầu theo hình

thức hợp tác công tƣ trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Quyết định số 3948/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 về quy hoạch sử dụng đất đến năm

2020 của UBND huyện Đức Hòa phê duyệt;

- Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 03/10/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê

duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030;

7

- Quyết định số 1895/2012/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tƣớng về việc phê duyệt

Chƣơng trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chƣơng trình quốc

gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

- Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/05/2015 của Thủ Tƣớng Chính phủ về việc phê

duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến

năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Long An;

- Nghị định số 210/2013/NÐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính

sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn;

- Thông tƣ số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 09 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu

tƣ về hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NÐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013

của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông

thôn;

- Nghị quyết số 164/2014/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân

dân tỉnh Long An khóa VIII - kỳ họp thứ 11 về chính sách hỗ trợ chuyển giao kết quả

nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ công nghệ trên địa bàn tỉnh Long An;

- Quyết định số 66/2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân

tỉnh về chính sách hỗ trợ chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ

công nghệ trên địa bàn tỉnh Long An;

- Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND ngày 24/7/2013 của UBND tỉnh Long An ban hành

quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận và quản lý các dự án đầu tƣ ngoài khu công nghiệp

trên địa bàn tỉnh Long An; và Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 của

UBND tỉnh Long An về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số

27/2013/QĐ-UBND.

- Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 03/10/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê

duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 2485/QĐ-UBND ngày 16/6/2016 của UBND tỉnh Long An về ban

hành Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành

nông nghiệp

- Công văn số 6081/BNN-KHCN ngày 31/7/2015 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông

thôn và văn bản số 1686/SKHĐT-ĐT ngày 06/8/2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh

Long An V/v hƣớng dẫn hồ sơ.

- Căn cứ vào Giấy chứng nhận kinh doanh số: 0309929580 của CÔNG TY CỔ PHẦN

PHÁT TRIỂN HÙNG HẬU do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh cấp

phép (ngày 12/04/2010). Thay đổi giấy phép kinh doanh lần 10 ngày 18 tháng 06 năm

2013.

8

CHƢƠNG II : SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƢ

II.1. Tổng quan về khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

II.1.1. Khái niệm khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Theo Điều 3 của Luật Công nghệ cao năm 2008

Công nghệ cao (CNC): là công nghệ có hàm lƣợng cao về nghiên cứu khoa học và

phát triển công nghệ; đƣợc tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo

ra sản phẩm có chất lƣợng, tính năng vƣợt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi

trƣờng; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới

hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khu công nghệ cao tập trung thực hiện

hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực

nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ: chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật

nuôi cho năng suất, chất lƣợng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt

hiệu quả cao; tạo ra các loại vật tƣ, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; bảo

quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng

công nghệ cao và phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.

Theo Luật Công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có 5 chức năng

cơ bản là: (1) nghiên cứu ứng dụng; (2) thử nghiệm; (3) trình diễn CNC; (4) đào tạo

nguồn nhân lực; (5) sản xuất sản phẩm NNCNC. Trong đó 3 chức năng: sản xuất, thử

nghiệm, trình diễn mang tính phổ biến, 2 chức năng còn lại tùy đặc điểm của từng

khu.

Đặc trƣng của sản xuất tại các khu NNCNC: đạt năng suất cao kỷ lục và hiệu quả kinh

tế rất cao; ví dụ ở Israen đã đạt năng suất cà chua 250 - 300 tấn/ha/năm, bƣởi 100 -

150 tấn/ha/năm, hoa cắt cành 1,5 triệu cành/ha/năm; giá trị sản phẩm 120 - 150 ngàn

USD/ha/năm, Trung Quốc đạt 40 - 50 ngàn USD/ha/năm.

Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp đƣợc áp dụng những công nghệ mới

vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá

trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ

sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lƣợng cao, đạt

hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh

tác hữu cơ (Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và PTNT).

Các tiêu chí cho khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Phù hợp với chiến lƣợc, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ của khu nông

nghiệp ứng dụng CNC;

- Có khả năng thu hút đầu tƣ, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nƣớc thực hiện

sản xuất sản phẩm NNUDCNC.

9

- Có điều kiện xây dựng kết cấu hạ tầng (thủy lợi, giao thông, điện …) đáp ứng yêu

cầu của hoạt động nghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễn ứng dụng CNC trong

nông nghiệp;

- Lấy con ngƣời làm gốc, dựa vào đội ngũ cán bộ khoa học.

- Có sự tham gia của giới doanh nghiệp.

- Có môi trƣờng kinh tế, xã hội, môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, khuyến khích tự do

sáng tạo, phát minh, ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, hoạt động theo

nguyên tắc của cơ chế thị trƣờng.

- Vai trò của khu NNUDCNC: Phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh, khu vực, là đầu tàu

về ứng dụng khoa học công nghệ.

II.1.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp ứng dụng

công nghệ cao trên thế giới

Khu CNC xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1939, đến đầu những năm 1980 đã có đến

hơn 100 khu, phân bố trên các bang của Mỹ. Ở Anh, năm 1961 đã xây dựng khu khoa

học công nghệ (vƣờn khoa học Jian Qiao) và đến năm 1988 đã có 38 vƣờn khoa học

với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan và các nƣớc Bắc Âu xây dựng

khu NNCNC vào năm 1981 và đến năm 1996 đã có 9 khu. Đến năm 2002, Trung

Quốc đã xây dựng hơn 400 khu kỹ thuật nông nghiệp hiện đại. Tại Đức, từ cuối những

năm 90 của thế kỷ XX, đã xây dựng mô hình ứng dụng các thành tựu khoa học và

công nghệ tiên tiến trong một không gian khép kín từ trổng trọt, chăn nuôi đến chế

biến tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng cao hơn. Tuy nhiên, phần lớn các khu này đều

phân bố tại nơi tập trung các trƣờng đại học, viện, trung tâm nghiên cứu để nhanh

chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm

kinh doanh của các doanh nghiệp hình thành nên một khu khoa học công nghệ với các

chức năng nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.

Áp dụng CNC từ những năm 1950, Israel đã tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có

giá trị trên 7,0 tỷ USD/năm ở vùng đất sa mạc hoá, bằng các giải pháp CNC trong

nông nghiệp nhƣ trồng cây trong nhà kính và tự động hóa, Israel đã nâng năng suất cà

chua 400 tấn/ha/năm. Năm 1978, Đài Loan đã sử dụng công nghệ nhà lƣới chống côn

trùng và biện pháp thuỷ canh trên giá đỡ là xốp, đã canh tác cà chua quanh năm theo

nhu cầu thị trƣờng đạt năng suất trên 300 tấn/ha/năm. Những năm 1990, tại Hồ Nam

và một số tỉnh của Trung Quốc, công nghệ nhà lƣới và điều tiết tiểu khí hậu theo

hƣớng tự động trên máy tính cũng đã đƣợc ứng dụng trong sản xuất hoa cắt cành hoặc

nguyên chậu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tại Úc, năm 1994 đã áp dụng công nghệ

tƣới nƣớc tiết kiệm và điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả theo ý muốn, bọc quả

chống côn trùng, nên năng suất xoài đã nâng lên trên 25 tấn/ha với chất lƣợng cao,

đáp ứng thị trƣờng ngƣời tiêu dùng. Tại Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc công nghệ

nuôi cấy mô và khí canh cũng đã và đang đƣợc ứng dụng rộng rãi trong sản xuất giống

khoai tây sạch bệnh.

10

Trong lĩnh vực chăn nuôi, khoảng 80% bò đực giống đƣợc sử dụng thụ tinh nhân tạo

có nguồn gốc từ nuôi cấy phôi, kỹ thuật chăn nuôi chuồng kín với hệ thống điều hoà

ẩm độ và nhiệt độ, hệ thống phân phối và định lƣợng thức ăn, sử dụng kết cấu thép kết

hợp với polymer sản xuất thiết bị chuồng sàn,... cho lợn, gia cầm đã đƣợc phát triển ở

nhiều nƣớc trên thế giới.

Trong nuôi trồng thuỷ sản, tại Israen bằng kỹ thuật nuôi thâm canh, năng suất cá rô

phi trong ao đạt 100 tấn/ha và nuôi trong hệ thống mƣơng nổi đạt 500 - 1.000 tấn/ha;

tại Nhật Bản nâng suất cá nheo Mỹ nuôi thâm canh trong hệ thống mƣơng nổi đạt 300

- 800 tấn/ha.

Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hƣớng ứng dụng công nghệ cao và sự phát

triển các khu NNCNC đã và đang trở thành mẫu hình cho nền nông nghiệp tri thức thế

kỷ XXI. Bên cạnh các nƣớc tiên tiến, nhiều nƣớc và khu vực lãnh thổ ở Châu á cũng

đã chuyển nền nông nghiệp theo hƣớng số lƣợng là chủ yếu sang nền nông nghiệp

chất lƣợng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học

hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao, an toàn, hiệu quả.

* Việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây trồng trên thế giới bao gồm:

- Công nghệ lai tạo giống: Đây là công nghệ đƣợc ứng dụng phổ biến trong

việc nghiên cứu và chọn tạo các giống cây trồng, con vật nuôi có những tính chất ƣu

việt cho hiệu quả, năng suất cao hoặc có khả năng chống chịu cao đối với điều kiện

ngoại cảnh tác động góp phần đẩy nhanh sự phát triển về mặt năng suất và chất lƣợng

cây trồng, vật nuôi, có nhu cầu ứng dụng cao trong nông nghiệp.

- Công nghệ nuôi cấy mô thực vật In vitro: Công nghệ nuôi cấy mô đƣợc hơn

600 công ty lớn trên thế giới áp dụng để nhân nhanh hàng trăm triệu cây giống sạch

bệnh. Thị trƣờng cây giống nhân bằng kỹ thuật cấy mô vào khoảng 15 tỷ USD/năm và

tốc độ tăng trƣởng khoảng 15%/năm.

- Công nghệ trồng cây trong nhà kính: nay đƣợc gọi là nhà màng do việc sử

dụng mái lớp bằng màng polyethylen thay thế cho kính (green house) hay nhà lƣới

(net house). Trên thế giới, công nghệ trồng cây trong nhà kính đã đƣợc hoàn thiện với

trình độ cao để canh tác rau và hoa. Ứng với mỗi vùng miền khác nhau những mẫu

nhà kính và hệ thống điều khiển các yếu tố trong nhà kính cũng có sự thay đổi nhất

định cho phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng, trong đó hệ thống điều khiển

có thể tự động hoặc bán tự động. Tuy nhiên đối với các vùng thƣờng chịu nhiều tác

động của thiên tai nhƣ bão lũ, động đất thì lại cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và chi phí

do rủi ro.

- Công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá thể:

Trong đó các kỹ thuật trồng cây thủy canh (hydroponics) dựa trên cơ sở cung cấp dinh

dƣỡng qua nƣớc (fertigation), kỹ thuật khí canh (aeroponics) – dinh dƣỡng đƣợc cung

cấp cho cây dƣới dạng phun sƣơng mù và kỹ thuật trồng cây trên giá thể - dinh dƣỡng

chủ yếu đƣợc cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ. Kỹ thuật trồng cây trên giá thể

(solid media culture) thực chất là biện pháp cải tiến của công nghệ trồng cây thủy

11

canh vì giá thể này đƣợc làm từ những vật liệu trơ và cung cấp dung dịch dinh dƣỡng

để nuôi cây.

- Công nghệ tƣới nhỏ giọt: Công nghệ này phát triển rất mạnh mẽ ở các nƣớc

có nền nông nghiệp phát triển, đặc biệt ở các nƣớc mà nguồn nƣớc tƣới đang trở nên

là những vấn đề quan trọng chiến lƣợc. Thông thƣờng hệ thống tƣới nhỏ giọt đƣợc

gắn với bộ điều khiển lƣu lƣợng và cung cấp phân bón cho từng lọai cây trồng, nhờ đó

tiết kiệm đƣợc nƣớc và phân bón.

* Trong chăn nuôi và thuỷ sản:

- Đƣa các giống vật nuôi qua thụ tinh nhân tạo và truyền cấy phôi vào sản xuất:

Với phƣơng pháp này có thể giúp duy trì đƣợc nguồn giống tốt và tiện lợi cho việc

nhập khẩu giống nhờ việc chỉ phải vận chuyển phôi đông lạnh thay vì động vật sống,

tuy nhiên giá thành tƣơng đối cao và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp.

- Sử dụng các giống cá qua biến đổi bộ nhiễm sắc thể và chuyển đổi giới tính ở

cá: giúp nâng cao năng suất nuôi trồng. Ví dụ chỉ có cá tầm cái đẻ trứng và cá đực

Tilapia lớn nhanh hơn cá cái. Ví dụ cá đực tilapia chuyển thành cá cái khi xử lý với

oestrogen. Loại cá đực này khi giao phối với cá cái bình thƣờng sẽ đẻ ra toàn cá đực

do đó tăng năng suất nuôi trồng khá cao.

- Hỗ trợ dinh dƣỡng vật nuôi: Các công nghệ biến đổi gen ngày càng đƣợc áp

dụng rộng rãi nhằm cải thiện dinh dƣỡng vật nuôi nhƣ thông qua việc biến đổi thức ăn

để vật nuôi dễ tiêu hoá hơn, hoặc là kích thích hệ thống tiêu hoá và hô hấp của vật

nuôi để chúng có thể sử dụng thức ăn hiệu quả hơn.

- Công nghệ trong chuẩn đoán bệnh và dịch tễ: Các loại kít thử dựa trên nền

tảng công nghệ sinh học cao cho phép xác định các nhân tố gây bệnh và giám sát tác

động của các chƣơng trình kiểm soát bệnh ở mức độ chính xác cao mà trƣớc đây chƣa

hề có. Dịch tễ phân tử đặc trƣng bởi các mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn, ký sinh và nấm)

có thể xác định đƣợc nguồn lây nhiễm của chúng thông quan phƣơng pháp nhân gen.

Việc đầu tƣ khu NNUDCNC không chỉ cần đến khoa học kỹ thuật, trình độ nhân lực

mà bài toán kinh tế, mô hình quản lý… cũng hết sức quan trọng cần xem xét. Đối với

Bình Thuận, mô hình NNUDCNC cần xác định đây là nơi nghiên cứu các sản phẩm

mà tỉnh có lợi thế, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHKT công nghệ.

Phát triển công nghệ cao trên địa bàn tỉnh cần lựa chọn những sản phẩm mà tỉnh có lợi

thế cạnh tranh, đặc sản của địa phƣơng, mang lại hiệu quả kinh tế cao: thanh long, tôm

giống, lúa giống, rau an toàn, heo, gà nuôi tập trung theo hƣớng công nghiệp, cá nƣớc

lạnh đặc sản.

Phát triển nông nghiệp CNC cần sự quyết tâm của hệ thống chính trị tỉnh Bình Thuận.

Trên thực tế, trong bất kỳ trƣờng hợp nào trên thế giới, sự tham gia trực tiếp hoặc gián

tiếp của Nhà nƣớc vào chƣơng trình xây dựng cũng nhƣ hoạt động của khu

NNUDCNC là yếu tố, điều kiện quyết định thành công của khu.

Xây dựng tiêu chí và đối tƣợng áp dụng công nghệ: Xác định tiêu chí và đối tƣợng áp

dụng công nghệ cao trƣớc khi xây dựng khu NNUDCNC, xác định vai trò, công nghệ

12

áp dụng, đối tƣợng thu hút vào các khu NNUDCNC, dự kiến sản phẩm và thị trƣờng

tiêu thụ của các doanh nghiệp trong khu NNUDCNC.

Vùng sản suất NNUDCNC: lựa chọn một số sản phẩm mà tỉnh có lợi thế để xây dựng

vùng NNUDCNC, tỉnh đầu tƣ hỗ trợ cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, điện,… định

hƣớng tiêu thụ sản phẩm để hình thành các vùng NNUDCNC.

Sản phẩm NNUDCNC cần đáp ứng đƣợc các yêu cầu về an toàn thực phẩm và xuất

xứ hàng hóa của sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng nội địa

và thị trƣờng xuất khẩu.

Đào tạo nguồn nhân lực: để xây dựng và phát triển thành công NNUDCNC, ngoài

việc đầu tƣ xây dựng khu, vùng NNUDCNC, tỉnh phải có chƣơng trình đào tạo và thu

hút nguồn nhân lực có khả năng về chuyên môn giỏi để làm nông nghiệp công nghệ

cao, tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật

nuôi, thủy sản; phát triển mạnh các cây con chủ lực theo hƣớng NNCNC, hình thành

hệ thống sản xuất giống với sự tham gia hợp lý của các thành phần kinh tế. Gắn

nghiên cứu với ứng dụng và chuyển giao công nghệ, gắn chọn, tạo, bình tuyển giống

với thị trƣờng tiêu thụ. Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi,

NTTS với sơ chế, bảo quản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất

lƣợng cao. Đầu tƣ thỏa đáng cho công tác khuyến nông nhằm tăng cƣờng hợp tác giữa

cơ quan nghiên cứu với cơ sở sản xuất để ứng dụng và chuyển giao nhanh các kết quả

nghiên cứu phục vụ sản xuất.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ: Bên cạnh việc đầu tƣ xây dựng các khu

NNUDCNC, tỉnh cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông

nghiệp theo hình thức doanh nghiệp UDNNCNC; các hộ nông dân liên kết với nhau

để hình thành các vùng NNUDCNC, cánh đồng mẫu lớn để nâng cao hiệu quả sản

xuất, tận dụng hạ tầng kỹ thuật, máy móc, thiết bị và kinh nghiệm của nông dân.

II.2. Tình hình kinh tế xã hội và chính sách phát triển

II.2.1. Về phát triển kinh tế

a. Nông nghiệp

- Giảm dần sản xuất lúa đến ngƣỡng thích hợp nhất, chú trọng tính ổn định, hiệu quả

sản xuất và phát triển các hệ thống luân canh lúa – rau màu.

- Rau màu chuyên canh và luân canh, từng bƣớc tiến lên chất lƣợng an toàn và sạch

nhằm phục vụ nhu cầu thực phẩm của đô thị và khu dân cƣ công nghiệp. - Giảm và ổn

định vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm (đậu phộng, mía, thuốc lá) trên cơ

sở đối chiếu với khả năng cung ứng lao động nông nghiệp, hiệu quả sản xuất và thị

trƣờng tiêu thụ.

- Phát triển kinh tế vƣờn theo tiến độ phát triển dân cƣ và đô thị.

- Chăn nuôi heo bò, phục hồi đàn gia cầm dƣới nhiều hình thức chăn nuôi, phát triển

đa dạng các loại vật nuôi khác tại vùng ven đô thị, tập trung phát triển các loại hình

13

nuôi công nghiệp, bán công nghiệp kết hợp chặt chẽ với vệ sinh phòng dịch và cải

thiện chất lƣợng sản phẩm.

- Đa dạng các loại hình dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp và nghiên cứu khả năng phát

triển một số loại hình hoa kiểng phục vụ đô thị, công thƣơng nghiệp sau năm 2010.

* Ngành trồng trọt

Ngành trồng trọt tăng trƣởng 3,5%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010 và phấn đấu giữ

vững tốc độ tăng 3,3 – 3,4%/năm trong giai đoạn 2011 - 2020 trên cơ sở ổn định một

số vùng chuyên, gia tăng hiệu quả sản xuất và phát triển đa dạng hóa các loại hình

dịch vụ.

- Đất lúa: còn khoảng 22.200 ha năm 2010 và 19.500 ha năm 2020, phân bố chủ yếu

tại khu vực ven sông Vàm Cỏ và khu vực bậc thềm phù sa cổ thấp. Diện tích gieo

trồng ƣớc khoảng 24.900 ha năm 2010 và 20.900 ha năm 2020 (giảm 1,8%/năm);

năng suất bình quân khoảng 2,9 T/ha năm 2010 và 3,5 T/ha năm 2020 (tăng

1,4%/năm); sản lƣợng dự kiến trong khoảng 72.400 T (giảm 0,5%/năm). - Màu lƣơng

thực: phát triển khoảng 5.550 ha gieo trồng bắp năm 2010 và 5.850 ha năm 2020 (tăng

4,9%/năm), sản lƣợng 33.300 T năm 2010 bà 43.900 T năm 2020 (tăng 8,4%/năm). -

Các loại rau đậu: có diện tích gieo trồng 2.230 ha năm 2010 và 3.260 ha năm 2020

(tăng 5,5%/năm), sản lƣợng tƣơng ứng là 36.800 T và 55.400 T (tăng 6,1%/năm).

- Cây công nghiệp hàng năm: giảm diện tích canh tác do sự phát triển khu vực công

nghiệp – đô thị và cân đối với khả năng cung ứng lao động, phát triển cơ giới hóa.

Diện tích gieo trồng dự kiến giảm còn 7.850 ha năm 2010 và 6.650 ha năm 2020

(giảm 3,1%/năm).

- Đậu phộng: ổn định vùng chuyên khoảng 6.150 ha năm 2010 và 5.000 ha năm 2020

(giảm 3,5%/năm), tập trung cải thiện giống và hiệu quả sản xuất, chất lƣợng sản

phẩm, kết hợp với việc cải thiện điều kiện cung ứng nƣớc tƣới cơ giới hóa đồng bộ

với mở rộng quy mô sản xuất. Sản lƣợng 16.300 T năm 2010 và 15.000 T năm 2020

(giảm 2,6%/năm).

- Mía: sẽ ổn định diện tích trong khoảng 1.100 ha năm 2020 (giảm 3%/năm), sản

lƣợng ổn định trong khoảng 82.500 T (giảm 0,7%/năm). - Thuốc lá: ổn định diện tích

trong khoảng 500 ha, sản lƣợng khoảng 900 T tùy vào nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu

của các nhà máy chế biến.

- Các loại cây lâu năm: tăng nhanh theo tiến độ mở rộng và hình thành các khu dân

cƣ, giảm lao động nông nghiệp.

- Cây ăn trái: tăng lên đến 150 ha năm 2010 và 1.120 ha năm 2020 (tăng 19,9%/năm)

do quá trình cải tạo vƣờn tạp và phát triển thêm các vƣờn mới. Năng suất bình quân

9,2 T/ha vào năm 2020; sản lƣợng dự kiến 950 T năm 2010 và 10.350 T năm 2020

(tăng 24,3%/năm). Ngoài ra, cần từng bƣớc nghiên cứu khả năng phát triển một số hoa

kiểng phục vụ cho đô thị.

14

BẢNG II.1 Chỉ tiêu vật chất ngành trồng trọt 2010 , 2015

2010 2015

1. Diện tích (ha) 30430 28920

Lúa 24880 223050

Màu 5550 5870

2. Rau đậu các loại 2230 2630

3. Cây công nghiệp hàng năm 7850 7200

4. Cây công nghiệp lâu năm (dừa) 13 24

5. Cây ăn trái 150 380

Nguồn: Quy hoạch tổng thể KTXH huyện Đức Hòa đến năm 2020

*Ngành chăn nuôi

Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi phát triển về vị trí địa lý cận đô thị và điều kiện tự

nhiên, ngành chăn nuôi phát triển với tốc độ tăng trƣởng khá cao (8,1%/năm) và ngày

càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Đàn heo: vẫn đƣợc xem là loại hình gia súc thu hút chủ lực tại địa bàn, tổng đàn gần

62.000 đầu con năm 2010 và dự kiến gần 81.000 đầu con năm 2020 với tốc độ tăng

trƣởng 5,3%/năm. Sản lƣợng thịt 12.200 T năm 2010 và 17.900 T năm 2020. Trong

cơ cấu đàn heo năm 2020, quy mô nuôi nông hộ và trại gia đình giảm dần, thay thế

bằng quy mô nuôi dạng trại nuôi công nghiệp – bán công nghiệp và trang trại liên hợp

chăn nuôi - thức ăn gia súc - trồng trọt.

- Đàn trâu: giảm mạnh theo tiến độ phát triển cơ giới, còn khoảng 4.100 đầu con năm

2010 và 610 đầu con và dự kiến năm 2020 (giảm 14,6%/năm). Sản lƣợng thịt khoảng

315 T năm 2010 và 60 T năm 2020.

- Đàn bò: phát triển tƣơng ứng với tiến độ cải thiện giống và điều kiện chăn nuôi, đạt

59.200 đầu con năm 2010 (trong đó có khoảng 5.000 bò sữa) và dự kiến 76.400 đầu

con năm 2020 (trong đó có khoảng 5.000 bò sữa), tốc độ tăng trƣởng 4,8%/năm, sản

lƣợng thịt khoảng 4.146 T năm 2010 và 6.070 T năm 2020, sản lƣợng sữa khoảng

12.200 T năm 2010 và 25.800 T năm 2020.

- Đàn gia cầm: đƣợc phục hồi dần cho đến năm 2010, bắt đầu tăng ổn định sau năm

2010, đối tƣợng nuôi chính là gà nuôi tập trung theo quy mô nuôi bán công nghiệp,

công nghiệp với quy trình vệ sinh phòng dịch chặt chẽ. Tổng đàn gia cầm 630 ngàn

đầu con và dự kiến năm 2010 và 795 ngàn đầu con năm 2020. Sản lƣợng 1.684 T thịt;

4,1 triệu quả trứng năm 2010 và dự kiến đạt 2.500 T thịt; 5,8 triệu quả trứng năm

2020.

Thủy sản

- Đối với nuôi trồng thủy sản chuyên: phát triển các loại hình nuôi thủy sản ao hầm

trong khu vực thổ cƣ và nuôi ao hầm công nghiệp tại các địa bàn thuận lợi ven sông

Vàm Cỏ Đông. Diện tích nuôi chuyên tăng đến 322 ha cá năm 2010 và 412 ha cá năm

2020. Về cơ cấu theo mức độ thâm canh, đến năm 2010 có khoảng 26 ha nuôi công

15

nghiệp và có thể tăng lên đến 144 ha năm 2020. Phát triển loại hình nuôi bán công

nghiệp, công nghiệp, nuôi lồng bè với tiến độ thích hợp theo khả năng chủ động, cải

thiện thức ăn, kiểm soát dịch bệnh và môi trƣờng nƣớc. Sau năm 2010, tùy vào nhu

cầu thị trƣờng, có thể tiếp cận loại hình nuôi đăng quần theo mô hình sinh thái.

- Đối với nuôi trồng thủy sản xen canh: Diện tích nuôi xen canh tại khu vực kinh tế

chịu ảnh hƣởng của triều năm 2010 ƣớc khoảng 4 ha và có thể lên đến 60 ha năm

2020. Sản lƣợng nuôi trồng ƣớc đạt khoảng 1.940 T cá và 1 T tôm năm 2010, 6.970 T

cá và 18 T tôm năm 2020.

- Đối với ngành đánh bắt: Giảm dần quy mô đánh bắt nội địa nhằm bảo vệ nguồn lợi

thủy sản sông rạch. Sản lƣợng đánh bắt nội địa trong khoảng 66 - 69 T, năng suất

khoảng 116 - 122 kg/mặt nƣớc.

BẢNG II.2. Chỉ tiêu vật chất ngành thủy sản 2010,2015

2010 2015

1. Nuôi trồng

Diện tích chuyên canh 322 373

Diện tích nuôi xen 4 15

Sản lƣợng 1941 3514 2. Sản lƣợng đánh bắt

(tấn) 69 67

Bình quân kg/ha mặt

nƣớc 122 119 Nguồn: Quy hoạch tổng thể KTXH huyện Đức Hòa đến năm 2020

b.Tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp

Ngành nghề TTCN đƣợc duy trì phát triển và đa dạng hóa trong nhân dân, hình thành

phƣơng thức sản xuất kiểu nhóm và làng nghề với những ngành nghề truyền thống

nhƣ: đan cần xé, đan mành trúc, chầm nón lá, se nhang, sản xuất nƣớc chấm, xay xát,

chế biến nông sản … Các sản phẩm TTCN tuy phong phú nhƣng do quy mô sản xuất

nhỏ và phân tán, thiết bị sản xuất lạc hậu nên giá trị sản phẩm chƣa cao, số lƣợng ít,

chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, các ngành nghề sản

xuất TTCN đã giải quyết đƣợc một phần lao động ở địa phƣơng. Bình quân mỗi hộ

sản xuất tạo việc làm ổn định cho 2 – 3 lao động, mỗi cơ sở sản xuất tạo việc làm cho

20 – 25 lao động. Lao động ngành nghề kéo theo sự phát triển các hoạt động dịch vụ,

thu hút thêm lao động. So với công nghiệp, ngành TTCN mang lại hiệu quả kinh tế

thấp hơn nhƣng lại có ý nghĩa chính trị - xã hội rất cao trong công tác xóa đói, giảm

nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn từ thuần nông tiến lên sản

xuất công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển.

c. Thương mại - Xuất nhập khẩu

Mạng lƣới chợ tiếp tục hình thành đồng bộ từ chợ trung tâm huyện đến các chợ xã.

Các chợ sẽ đƣợc mở rộng, cải tạo hoặc xây mới, kiện toàn bộ máy quản lý chợ nhằm

đảm bảo việc giao lƣu hàng hóa thuận lợi hơn. Ƣu tiên quy hoạch và xây dựng khu

16

thƣơng mại dịch vụ Đức Hòa, ngã tƣ Đức Lập Thƣợng, khu chợ vựa nông sản Lộc

Giang. Phát triển các siêu thị mini tại Hậu Nghĩa, Đức Hòa, Hiệp Hòa, các đô thị bên

cạnh các khu công nghiệp. Từng bƣớc đƣa hệ thống phân phối hiện đại vào các chợ.

Về cung ứng xuất khẩu: Kim ngạch cung ứng xuất khẩu của huyện Đức Hòa sẽ tăng

lên 32 triệu USD năm 2010, 69 triệu USD năm 2015 chủ yếu là đồ điện, đồ nhựa,

quần áo may sẵn, giày dép túi xách, hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng gia công

khác.

II.2.2. Về phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật

*Về giao thông

Với tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị và do địa bàn huyện Đức Hòa nằm trên các

tuyến giao thông quan trọng cấp vùng và cấp Quốc gia (đƣờng Vành đai 4, đƣờng

Vành đai 5, đƣờng N2), đồng thời tiếp cận các tuyến đƣờng Xuyên Á, đƣờng N1,

trong tƣơng lai nhu cầu và khả năng phát triển hệ thống giao thông bộ rất lớn. Đối với

sông Vàm Cỏ Đông (do TW quản lý): nạo vét, duy tu thƣờng xuyên (riêng kênh Thầy

Cai do TP. Hồ Chí Minh quản lý). Tổng khối lƣợng nạo vét khoảng 166.000 m3.

*Về thủy lợi

Các công trình thủy lợi dự kiến phục vụ phát triển nông lâm ngƣ nghiệp đến năm 2010

bao gồm các tiểu vùng: tiểu vùng Hựu Thạnh, tiểu vùng ven sông Vàm Cỏ Đông, tiểu

vùng trạm bơm Lộc Giang – Ba Sa.

Sau khi hệ thống Phƣớc Hòa đƣa vào sử dụng có khả năng cung ứng nƣớc trên lƣu

vực rộng 17.000 ha, đồng thời lƣợng nƣớc điều tiết dƣ sẽ đƣa vào sông Vàm Cỏ Đông

nhằm hạn chế xâm nhập mặn và tạo thêm nguồn tƣới cho nông nghiệp, thủy sản khu

vực ven sông Vàm Cỏ Đông.

*Về đô thị

Đô thị trên địa bàn huyện Đức Hòa bao gồm 1 thị trấn huyện lỵ và 2 thị trấn cấp tiểu

vùng, chiếm diện tích 2.940,73 ha, dân số chiếm 36.322 ngƣời, mật độ 1.235,14

ngƣời/km2. Tình trạng đô thị hóa trên địa bàn huyện thể hiện các đặc điểm sau:

- Tỉ lệ đô thị hóa: năm 2006 vào khoảng 18%, thuộc loại trung bình khá do trên địa

bàn có trên 3 đô thị loại 5. Tuy nhiên, mật độ dân số còn rất thấp 1.235 ngƣời/km2,

đặc biệt thị trấn Hiệp Hòa có mật độ chỉ vào khoảng 961 ngƣời/km2.

- Trung tâm huyện là thị trấn Hậu Nghĩa, nằm ở khu vực trung tâm huyện, là đô thị

giữ chức năng hành chính và khá phát triển; tuy nhiên các hoạt động kinh tế đô thị vẫn

còn kém hơn so với thị trấn Đức Hòa (thể hiện đặc trƣng của đô thị hậu cần công

nghiệp); riêng thị trấn Hiệp Hòa vẫn còn mang dáng dấp đô thị vừa mới đƣợc công

nhận và trong thực tế chƣa có nhiều tác động cấp tiểu vùng.

- Với đặc điểm trên, hiện trạng đô thị hóa đã phân cực theo hƣớng Đông – Tây. Đô thị

chính khu vực phía Tây là thị trấn Hậu Nghĩa với các điểm đô thị vệ tinh là TT Hiệp

Hòa, trung tâm xã Lộc Giang, ngã tƣ Đức Lập, ngã 3 Hòa Khánh Đông. Đô thị chính

khu vực phía Đông là TT Đức Hòa với các điểm đô thị vệ tinh là trung tâm xã Hữu

Thạnh, tuyến Đức Hòa Hạ - Đức Hòa Đông, Ngã 3 Mỹ Hạnh.

- Trong điều kiện phát triển mạnh công nghiệp hóa trên địa bàn huyện Đức Hòa cũng

nhƣ tại TP. Hồ Chí Minh, Trảng Bàng (dọc theo tuyến kênh Thầy Cai – An Hạ, dọc

17

tuyến lộ Xuyên Á), dự báo các đô thị trên địa bàn huyện sẽ tăng rất nhanh. Nếu không

sớm có những giải pháp quy hoạch, phân khu chức năng và xây dựng đô thị, tình trạng

cƣ trú tự phát có khả năng dẫn đến nhiều tác động nghiêm trọng về trật tự, môi trƣờng

đô thị và đặt ra nhiều vấn đề đối với kết cấu hạ tầng đô thị.

Đến năm 2010, trên địa bàn có 3 đô thị loại 5 (thị trấn Hậu Nghĩa, thị trấn Đức Hòa,

thị trấn Hiệp Hòa, trong đó thị trấn Hậu Nghĩa có thể cơ bản đạt 70% tiêu chí vùng nội

thị của đô thị loại 4). Tổng diện tích đất đô thị là 3.313 ha, dân số đô thị 45.771 ngƣời,

mật độ 1.582 ngƣời/km2, tỷ lệ đô thị hóa 21%. Đến năm 2020, trên địa bàn có 3 đô

thị, trong đó thị trấn Hiệp Hòa vẫn là đô thị loại 5, riêng thị trấn Hậu Nghĩa và Đức

Hòa về cơ bản đã đạt tiêu chí vùng nội thị của đô thị loại 4, tổng diện tích đất đô thị là

4.001 ha, dân số đô thị 75.842 ngƣời, mật độ 1.896 ngƣời/km2, tỷ lệ đô thị hóa 30%.

II.2.3. Lĩnh vực xã hội

*Về dân số

Dân số huyện dự kiến sẽ tăng từ 205.143 ngƣời năm 2006 lên 221.047 ngƣời năm

2010 (bình quân tăng 1,5%/năm), 235.240 ngƣời năm 2015 (bình quân tăng

1,25%/năm) và 249.735 ngƣời năm 2020 (tăng bình quân 1,20%/năm). Trong đó, dân

số cơ học đến huyện Đức Hòa dự kiến khoảng trên dƣới 11.250 ngƣời. Dân số đô thị

năm 2010 là 42.090 ngƣời (chiếm 19%), năm 2015 là 59.123 ngƣời (chiếm 25%) và

năm 2020 là 70.504 ngƣời (chiếm 28%) do mở rộng thị trấn Hậu Nghĩa và thị trấn

Đức Hòa.

*Y tế

Đến năm 2010, 100% trạm y tế có bác sĩ, trạm quan trọng có 2 bác sĩ. Khuyến khích

mở rộng mạng lƣới khám và điều trị tƣ nhân. Đến năm 2020, hệ thống y tế công trên

địa bàn huyện sẽ có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế, 2 phòng khám đa khoa khu

vực, 20 trạm y tế, 1 trung tâm kế hoạch hóa gia đình, 1 nhà bảo sanh khu vực. Hệ

thống y tế có 2 bệnh viện, khoảng 67 phòng mạch, 5 nhà bảo sanh tại các khu dân cƣ

đô thị công nghiệp và khoảng 79 nhà thuốc tây.

II.2.4. Tình hình quy hoạch sử dụng đất

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2014, tổng diện tích tự nhiên của huyện

Đức Hòa là 42775,65ha. Diện tích từng loại đất chính đƣợc thể hiện qua bảng sau:

18

Bảng II.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014

*Đất nông nghiệp

Tổng diện tích đất nông nghiệp hiện có là 29.468,83ha, chiếm 68,89% diện

tích tự nhiên, trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 28.760,59ha chiếm 97,60% diện tích đất nông

nghiệp.

- Đất lâm nghiệp: 286,32ha chiếm 0,97% diện tích đất nông nghiệp.

- Đất nuôi trồng thủy sản: 419,67ha chiếm 1,42% diện tích đất nông nghiệp.

- Đất nông nghiệp khác: 2,24ha chiếm 0,01% diện tích đất nông nghiệp.

Trong thời kỳ 2011 - 2014 diện tích đất nông nghiệp của huyện biến động

tƣơng đối ít. So với năm 2010 thì diện tích đất nông nghiệp giảm 482,42ha do

chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp

*Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp là 13.306,82ha chiếm 21,11% tổng diện tích tự

nhiên, trong đó:

- Đất ở: 3.798,43ha chiếm 28,55% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất chuyên dùng: 8.603,10ha chiếm 64,65% tổng diện tích đất phi nông

nghiệp.

- Đất tôn giáo tín ngƣỡng: 32,02ha chiếm 0,24% tổng diện tích đất phi nông

nghiệp.

- Đất nghĩa trang nghĩa địa: 255,21ha chiếm 1,92% tổng diện tích đất phi

nông nghiệp.

- Đất sông suối mặt nƣớc chuyên dùng: 617,00ha chiếm 4,64% tổng diện tích

đất phi nông nghiệp.

- Đất phi nông nghiệp khác: 1,06ha chiếm 0,01% tổng diện tích đất phi nông

nghiệp.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, công tác xây dựng nông thôn

mới đƣợc đẩy mạnh, nhiều công trình mới đƣa vào sử dụng cho thấy hiệu quả bƣớc

đầu từ chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Diện tích đất công

cộng (giao thông, thủy lợi) tăng 283,43ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

19

tăng 187,57ha

Năm 2014 diện tích đất phi nông nghiệp tăng thêm 482,42ha, tổng diện đất

phi nông nghiệp hiện tại là 13.306,82ha, diện tích đất phi nông nghiệp tăng chủ yếu

lấy từ đất lúa, đất cây hàng năm khác và đất cây lâu năm

*Đất nuôi trồng thủy sản

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản của huyện tăng 20,75ha.

II.2.5. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn

II.2.5.1. Thuận lợi

*Về vị trí, chức năng

Đức Hòa là huyện tiếp giáp TP. HCM, nằm trong vành đai dãn nở công nghiệp và là

thị trƣờng lớn cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm chế biến cho TP.

HCM nên có điều kiện thuận lợi:

- Nông - thủy sản hàng hóa sản xuất tại Đức Hòa dễ dàng vận chuyển bằng đƣờng bộ

vào tham gia thị trƣờng hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh – thị trƣờng có sức mua lớn

nhất cả nƣớc.

- Có cơ hội tiếp nhận những tiến bộ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực công - nông

- lâm - ngƣ nghiệp bởi thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm khoa học lớn nhất nƣớc

ta.

- Các cơ sở công nghiệp chế biến và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông -

lâm - thủy sản liên kết đầu tƣ và thu mua nông thủy sản mà Đức Hòa có tiềm năng sản

xuất, nhất là: rau, sữa tƣơi và thịt gia súc.

- Là không gian hỗ trợ đối với TP. HCM, cơ hội thuận tiện thúc đẩy nhanh quá trình

đô thị hóa.

- Là động lực thúc đẩy công nghiệp của tỉnh Long An phát triển. f Về tiềm năng phát

triển

- Tiềm năng đất cho phát triển công nghiệp khá phong phú. Là vùng đất xám, cao và

có nƣớc tƣới, thích hợp trồng đậu phộng, rau, các loại cây dùng làm thức ăn cho gia

súc (bắp, cỏ) và kết hợp nuôi bò. Bò và đậu phộng là 2 nông sản truyền thống nổi

tiếng của Đức Hòa đƣợc thị trƣờng Đông Nam Bộ biết đến. Nếu biết phát huy kinh

nghiệm, đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ tạo ra sản phẩm

chất lƣợng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

- Có khả năng phát triển cây công nghiệp và các loại nông sản cho giá trị hàng hóa

xuất khẩu cao.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang đƣợc nâng cấp, xây dựng mới, nhất là hệ thống

thủy lợi (tiếp nƣớc ngọt, tiêu úng, kiểm soát lũ, sổ và ém phèn ...), giao thông, điện khí

hóa nông thôn; vừa tạo tiền đề vừa là động lực thúc đẩy công nghiệp và nông - thủy

sản hàng hóa theo hƣớng thâm canh, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi ... ở

mức cao hơn.

- Công nghiệp Đức Hòa phát triển ổn định và vững chắc với quy mô lớn sẽ hỗ trợ đắc

lực cho nông nghiệp, kể cả đầu vào và đầu ra nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có sức

cạnh tranh cao, đồng thời đây cũng là thị trƣờng quan trọng tiêu thụ nông thủy sản

hàng hóa mà huyện sản xuất ra.

- Địa hình và vị trí của huyện rất thuận lợi cho quá trình phát triển các loại hình phục

vụ nghỉ ngơi, giải trí của ngƣời dân thành phố.

20

- Nguồn lao động trẻ và phong phú.

*Về thời cơ phát triển

Sự phát triển của TP. HCM nói chung và của công nghiệp trên địa bàn trọng điểm

phía Nam nói riêng là thời cơ thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế của huyện Đức Hòa phát

triển theo. Phát triển kinh tế của huyện Đức Hòa không những góp phần thúc đẩy

nhanh tiến độ phát triển kinh tế của tỉnh mà còn tạo cơ hội thu hút các khả năng liên

doanh liên kết với các nƣớc và với thành phố, đồng thời đẩy nhanh tiến trình đô thị

hóa trên địa bàn huyện. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới cùng chính sách hòa nhập,

toàn cầu hóa, khu vực hóa đã tạo cơ hội để huyện Đức Hòa thu hút nguồn tiết kiệm từ

bên ngoài nếu điều kiện cơ sở hạ tầng đƣợc đáp ứng tốt.

II.2.6. Những hạn chế và thách thức phát triển kinh tế xã hội của

huyện

- Tiềm năng kinh tế chƣa cao, khả năng nguồn vốn đầu tƣ ít.

- Hạ tầng cơ sở phát triển kém: giao thông đối nội, đối ngoại chƣa đáp ứng nhu cầu

công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Trình độ học vấn của nhân dân chƣa cao, các cơ sở y tế, giáo dục còn nghèo về vật

chất, mức độ đô thị hóa chƣa cao.

- Là huyện tiếp giáp với Tp. HCM, độ nhạy cảm về những vấn đề xã hội của thành

phố có tác động tích cực đến tình hình kinh tế - xã hội của huyện, song những ảnh

hƣởng tiêu cực đến xã hội của huyện cũng là một thách thức lớn đến quá trình phát

triển kinh tế - xã hội của huyện (các tệ nạn xã hội của thành phố lan tỏa ra khu vực

ngoại thành).

- 100% diện tích đất nông nghiệp ở Đức Hòa thuộc loại đất “có vấn đề”. Đất xám có

độ phì nhiêu thấp (nghèo và mất cân đối về dinh dƣỡng trong dung dịch đất), đất phèn

có nồng độ độc tố cao (SO42-, Al3+, Fe2+) trong khi nguồn nƣớc sử dụng cho nông

nghiệp lại có hạn.

- Ngập lũ và úng cục bộ, cộng với diễn biến phức tạp của thời tiết gây bất lợi cho sản

xuất nông nghiệp (nhất là hạn hán do hiện tƣợng Elnino gây ra với tần suất ngày càng

nhiều hơn).

- Chất lƣợng nguồn lao động và nhân lực trên địa bàn huyện còn thấp, đặc biệt là số

lƣợng cán bộ kỹ thuật, quản lý chuyên sâu về chuyên môn nông nghiệp, công nghiệp.

Điều này gây khó khăn cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành công -

nông nghiệp trên địa bàn huyện.

- Thị trƣờng tiêu thụ một số nông sản hàng hóa của Đức Hòa có nhiều biến động (giá

bán thấp, tiêu thụ kém: đậu phộng, mía, lúa gạo, thịt heo), trong khi đó năng suất và

chất lƣợng hàng hóa sản xuất tại Đức Hòa còn thấp, giá thành sản phẩm cao nên sức

cạnh tranh kém.

Nguy cơ cạn kiệt tài nguyên nƣớc ngầm do khai thác quá ngƣỡng cho phép đã và đang

tiếp tục xảy ra khá phổ biến, đồng thời với nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc - đất -

không khí do rác thải, nƣớc thải ở các cơ sở sản xuất công nghiệp chƣa đƣợc xử lý

hoặc chƣa đƣợc xử lý triệt để. Tình trạng lạm dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực

vật trong trồng trọt, chất thải chăn nuôi và bụi đất cát do các công trình xây dựng, làm

đƣờng giao thông, san lấp mặt bằng ... đang ngày càng đe dọa đời sống ngƣời dân và

làm ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

21

II.2.7. Chính sách hỗ trợ phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao:

- Căn cứ theo Quyết định số 176/2010/QĐ-TTg ngày 29/02/2010 của Thủ tƣớng

Chính phủ về “ Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến

năm 2020” có quy định hỗ trợ cho các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao trong phần IV mục 7.đ nhƣ sau:

+ Hƣởng mức ƣu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất sản

xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng các cơ sở dịch vụ

phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong vùng;

+ Nhà nƣớc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và thủy lợi cho nội đồng của

vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

+ Hƣởng các ƣu đãi khác do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ƣơng quy định theo thẩm quyền.

- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 09/01/2012 về “

Một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản” hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia

đình sản xuất, sơ chế các loại sản phẩm nông-lâm-thủy sản an toàn thuộc Danh mục

sản phẩm đƣợc hỗ trợ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quy định các ƣu đãi sau:

+ Đầu tƣ 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu

nƣớc, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung.

+ Không quá 50% tổng vốn đầu tƣ xây dựng, cải tạo: đƣờng giao thông, hệ thống

thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nƣớc của

vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP.

+ Hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để đƣợc cấp Giấy chứng

nhận sản phẩm an toàn

II.3. Sự cần thiết phải đầu tƣ

Hiện nay, nông nghiệp thế giới đang chuyển mình theo hƣớng ứng dụng công nghệ

cao, đƣa những thiết bị hiện đại vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Họ đang biến sản

xuất nông nghiệp thành công trƣờng mang tính công nghiệp. Điển hình là nông nghiệp

Israel, Nhật, Mỹ và bên cạnh nƣớc ta là Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,… Trong

nƣớc, các địa phƣơng nhƣ Đà Lạt (Lâm Đồng) và ngay cạnh tỉnh Long An, thành phố

Hồ Chí Minh đã xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao với sự tham gia của nhiều

doanh nghiệp đầu tƣ. Đây là hƣớng đi đúng để thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo

hƣớng nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch phục vụ

ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và đặc biệt là xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm sạch, đủ

tiêu chuẩn xuất khẩu.

Thực tế hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp của nƣớc ta còn nhiều vấn đề cần quan

tâm, trong đó có nhận thức, trình độ hiểu biết về công nghệ nuôi trồng để đảm bảo có

một nền nông nghiệp bền vững. Thực trạng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng

đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Trong đó, rau quả tƣơi nhiễm thuốc trừ sâu

bệnh, nhiễm nitrat, nhiễm kim loại nặng (thủy ngân, chì, asen…) vƣợt ngƣỡng cho

phép, thƣờng xuyên gây ngộ độc cho ngƣời sử dụng. Vì chất lƣợng cuộc sống, chúng

ta không thể để tồn tại những sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là rau tƣơi, hoa quả

22

không đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng ngày huỷ hoại sức khoẻ cộng

đồng.

Vì vậy, đồng thuận với chủ trƣơng của tỉnh Long An về việc khuyến khích đầu tƣ các

dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đƣa ngành nông nghiệp phát triển bền

vững. Việc đƣa công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh Long An

là hƣớng đi đúng đắn và cần thiết.

Đƣợc sự tƣ vấn của các chuyên gia nông nghiệp, CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT

TRIỂN HÙNG HẬU sẽ tham gia đầu tƣ ứng dụng những kỹ thuật trồng cây tiên tiến

trong nhà kính (còn gọi là nhà màng), trồng cây trên giá thể. Đặc biệt, Công ty sẽ ứng

dụng công nghệ tƣới bón tiên tiến tự động và bán tự động trong nhà màng, nhà lƣới và

ngay cả trên đồng ruộng…vào sản xuất các loại rau, quả.

Dự án Đầu tƣ để hình thành một trang trại sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ

cao với việc kết hợp hài hoà giữa công nghệ và sinh thái, mang lại hiệu ích kinh tế và

xã hội, hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến bảo quản và phân phối sản phẩm.

Phƣơng châm của Công ty Hùng Hậu là ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở canh tác

theo hƣớng hữu cơ, hạn chế sử dụng hoá chất, bảo vệ môi trƣờng với tiêu chí XANH-

SẠCH để có sản phẩm chất lƣợng cao.

Theo đó, Công ty Hùng Hậu sẽ xây dựng các công trình phục vụ sản xuất gồm:

- Nhà màng sản xuất cây giống: cách ly tốt để có cây con khoẻ cho sản xuất trên đất

của Công ty và cung cấp cho các trang trại vệ tinh.

- Hệ thống nhà màng, nhà lƣới trồng rau (gồm cả rau ăn lá, rau gia vị và rau ăn quả).

- Hệ thống các phòng nhân giống vi sinh có ích phục vụ cho sản xuất rau sạch, tái sử

dụng phế phẩm trồng trọt, xử lý giá thể trồng cây,…

- Hệ thống nhà sơ chế, đóng gói, bảo quản (có kho lạnh lƣu giữ sản phẩm) trƣớc khi

phân phối và xuất khẩu.

- Hồ nuôi trồng cá đồng theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP. Các chủng loại cá:

Cá hô, cá kết, cá cóc, cá mè hôi, cá éc, cá lăng đuôi đỏ, cá leo, cá nàng hai, cá lóc, cá

bông, cá vồ cờ, cá vồ đém, cá trê trắng, cá trê vàng, cá bổi, cá thác lác,….

Về công nghệ:

- Ứng dụng công nghệ cao, trồng cây trong nhà màng có điều khiển tự động và bán tự

động đƣợc cung cấp bởi các công ty nƣớc ngoài nhƣ Israel, Tây Ban Nha,…

- Ứng dụng công nghệ tƣới tiết kiệm nƣớc: tƣới nhỏ giọt, tƣới phun mƣa, với hệ thống

điều khiển châm phân tự động.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong việc nhân sinh khối lớn các chủng vi sinh phục

vụ nông nghiệp; sử dụng các chế phẩm sinh học trong kiểm soát sâu bệnh hại.

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến để sơ chế và bảo quản sau thu hoạch.

- Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong nuôi trồng cá Basa.

23

CHƢƠNG III : PHÂN TÍCH THỊ TRƢỜNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG

III.1. Phân tích thị trƣờng sản xuất và tiêu thụ

III.1.1. Thị trƣờng sản xuất

Khu NNCNC chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn. Hiện nay cả nƣớc đã có 7

khu NNUDCNC đi vào hoạt động là: TP. Hồ Chí Minh (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo,

chuyển giao, du lịch, sản xuất giống rau, hoa, cá kiểng); Hà Nội (nghiên cứu, sản xuất

giống rau, hoa, đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình sản xuất), Hải

Phòng (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo rau, hoa, giống cây con); Sơn La (nghiên cứu

giống, sản xuất rau, hoa, quả); Khánh Hòa (nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao giống

lúa, ngô, rau, hoa, mía, điều, xoài, heo, cá), Phú Yên (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo,

chuyển giao giống mía, bông, cây ăn quả, gia súc, gia cầm), Bình Dƣơng (nghiên cứu,

sản xuất, đào tạo, chuyển giao rau, quả, cây dƣợc liệu). Riêng khu NNCNC Hậu

Giang đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt mới đang ở giai đoạn đầu tƣ xây

dựng.

Đặc điểm của mô hình này là UBND các tỉnh/thành phố quy hoạch thành khu tập

trung với quy mô từ 60 - 400 ha tùy điều kiện quỹ đất của từng địa phƣơng. Tiến hành

thiết kế quy hoạch phân khu chức năng theo hƣớng liên hoàn từ nghiên cứu, sản xuất,

chế biến, giới thiệu sản phẩm. Nhà nƣớc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng

bộ: giao thông, điện nƣớc, thông tin liên lạc, xử lý môi trƣờng… đến từng phân khu

chức năng, quy định các tiêu chuẩn công nghệ và loại sản phẩm đƣợc ƣu tiên phát

triển trong khu NNCNC.

Các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đƣợc quyền đăng ký và đầu tƣ vào

khu để phát triển sản phẩm. TP. Hồ Chí Minh là địa phƣơng đầu tiên xây dựng khu

NNCNC theo mô hình đa chức năng, gắn nghiên cứu, trình diễn, chuyển giao công

nghệ với việc tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái đồng thời thu hút đầu tƣ của các doanh

nghiệp. Quy mô diện tích là 88 ha đƣợc thành phố đầu tƣ cơ sở hạ tầng đồng bộ. Mô

hình tổ chức quản lý của khu NNCNC này dự kiến giai đoạn đầu là đơn vị sự nghiệp

có thu, tự túc một phần kinh phí hoạt động. Qua hoạt động đã có nhiều ý kiến cho

rằng “Chỉ có chuyển sang hình thức doanh nghiệp với sự tự chủ về tài chính sẽ thúc

đẩy doanh nghiệp khu NNCNC đầu tƣ vào chiều sâu và ngày càng năng động hơn

trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ”.

Ƣu điểm của loại hình này: Đảm bảo đƣợc tính đồng bộ liên hoàn từ khâu nghiên cứu

đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp tham gia sản xuất trong

khu có sản lƣợng hàng hóa tập trung, kiểm soát đƣợc tiêu chuẩn, chất lƣợng nông sản,

giảm đƣợc chi phí đầu tƣ về cơ sở hạ tầng trên một đơn vị diện tích. Đƣợc hƣởng một

số chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc về thuê đất, thuế….

Hạn chế: Vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho khu lớn nên khả năng thu hồi vốn chậm, không

thích hợp với một số đối tƣợng cây con đòi hỏi diện tích sử dụng đất, không gian cách

ly lớn. Các doanh nghiệp có nguồn vốn thấp khó có thể tham gia đầu tƣ vào khu.

So với tiêu chí khu NNUDCNC thì các khu NNUDCNC của Việt Nam (trừ khu

NNUDCNC ở TP. HCM) chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cả về nghiên cứu, ứng dụng và

hiệu quả, nguyên nhân:

24

- Chƣa lựa chọn đƣợc mô hình khu NNUDCNC phù hợp.

- Việc triển khai xây dựng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là giải phóng mặt bằng và sự

phối hợp thực hiện giữa các cơ quan liên quan.

- Cơ chế chính sách chƣa thực sự thu hút đầu tƣ của các doanh nghiệp trong và ngoài

nƣớc.

- Mới chỉ tập trung phát triển các mô hình trình diễn, chuyển giao, quảng bá thƣơng

hiệu cho doanh nghiệp nên rất khó kêu gọi đầu tƣ vì các nhà đầu tƣ hạn chế về diện

tích.

- Thiếu nguồn nhân lực chất lƣợng cao, công nghệ nhập khẩu không phù hợp hoặc lạc

hậu (điển hình khu NNUDCNC ở Hà Nội, Hải Phòng).

Một vài điển hình về kết quả khả quan thu đƣợc từ khu nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao ở vài tỉnh thành trên cả nƣớc:

Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, nông nghiệp Hà Nội đã đạt mốc

tăng trƣởng 2,1% so với cùng kỳ năm 2015. Sản xuất nông nghiệp thời gian qua

không chỉ chuyển động theo hƣớng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng

cao hiệu quả, mà còn đƣợc ứng dụng mạnh mẽ KHCN. Dựa trên cơ sở ứng dụng tiến

bộ kỹ thuật và phƣơng thức sản xuất tiên tiến, sản xuất nông nghiệp đã có những

chuyển biến tích cực, từng bƣớc khẳng định vai trò của KHCN trong phát triển nông

nghiệp theo hƣớng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lƣợng,

hiệu quả cao.

III.1.2. Thị trƣờng tiêu thụ

- Lúa gạo chất lƣợng cao: Nhu cầu tiêu thụ gạo đặc sản, gạo chất lƣợng cao từ 2005

đến 2010 liên tục tăng và bán với giá cao gấp 1,5 - 2 lần gạo thƣờng. Nhu cầu gạo chất

lƣợng cao ngày một tăng, nhất là gạo sản xuất theo tiêu chuẩn chất lƣợng VietGAP,

GlobalGAP gắn với chế biến và thƣơng hiệu đƣợc bán tại các siêu thị.

- Thịt và trứng thủy cầm an toàn sinh học: Mức tiêu thụ thịt gia cầm (hơi) bình quân

của một ngƣời Việt Nam hiện nay chỉ có 7 kg/năm, bằng 1/5 so với Trung Quốc và

trứng gia cầm 36 quả/năm, chỉ bằng 1/6 so với Trung Quốc. Trên thực tế cơ cấu thịt

gia cầm chiếm tỷ lệ thấp và mất cân đối so với thịt heo trong cơ cấu cung cầu trên thị

trƣờng nội địa. Hiện nay, do ảnh hƣởng của dịch cúm gia cầm giá thức ăn tăng cao

nên lƣợng cung giảm, làm giá tăng cao. Dự báo nhu cầu tiêu dùng thịt trứng gia cầm

tiếp tục tăng và sẽ thiết lập mức giá cao đối với các sản phẩm chăn nuôi. Đặc biệt, sức

mua đối với thịt, trứng vịt an toàn sinh học sẽ tăng gấp 2 lần trong 10 năm tới.

- Thủy sản (cá): Nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung trong đó có thủy sản nuôi nƣớc

ngọt (cá nƣớc ngọt) ở thị trƣờng trong nƣớc ngày một tăng, với dân số 95 - 100 triệu

ngƣời vào năm 2020, dự báo tổng nhu cầu tiêu thụ thủy sản lên đến 3,0 triệu tấn/năm.

- Trái cây chất lƣợng cao: Tổng sản lƣợng trái cây trong nƣớc năm 2010 khoảng 7,0

triệu tấn, trong đó trái cây chất lƣợng cao dƣới 1,0 triệu tấn. Ngƣời tiêu dùng hiện nay

đang chuyển đổi cơ cấu thành phần dinh dƣỡng từ protein, lipit, gluxit sang các loại

trái cây giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nên sức tiêu thụ tăng. Giá trái cây ngon -

an toàn thực phẩm thƣờng bán với giá cao, nhất là trái cây đạt tiêu chuẩn chất lƣợng

đƣợc bày bán tại siêu thị. Đặc biệt thanh long trái vụ trong một vài năm gần đây giá

bán khá cao.

25

- Sản phẩm cao su: đối với cao su, do công nghiệp, đặc biệt công nghệ sản xuất ô tô

Việt Nam chƣa phát triển, do vậy mức tiêu thụ sản phẩm cao su những năm qua chƣa

nhiều. Theo nghị quyết của Đảng, đến năm 2020, nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công

nghiệp, dự báo trong những năm tới, công nghiệp phát triển, Việt Nam có thể sản xuất

các loại săm lốp xe chất lƣợng cao xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị dây chuyền sản

xuất ô tô với một số hãng sản xuất ô tô trên thế giới. Các chuyên gia dự báo tiêu thụ

cao su nguyên liệu trong nƣớc sẽ tăng 15%/năm trở lên và sẽ đạt 15 - 20% sản lƣợng

cao su sản xuất trong nƣớc trong thập niên tới.

*Về thị trường xuất khẩu

Nông thủy sản sản xuất - chế biến tại Bình Thuận có thể tham gia xuất khẩu gồm:

thanh long, thuỷ sản mặn - ngọt, cao su, điều, tôm giống…

- Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch (thực phẩm an toàn) ngày một tăng, nhất là ở các

nƣớc phát triển. Theo các nhà kinh doanh Trung Quốc, nhiều thƣơng gia bằng lòng

mua thực phẩm an toàn với giá đắt hơn loại thƣờng 40,0 - 50,0%. Chỉ riêng Mỹ doanh

thu từ bán thực phẩm an toàn năm 2002 đạt 11,0 tỷ USD, năm 2003 tăng lên 13,0 tỷ

USD, 2005: 15,0 tỷ USD. Do vậy, hƣớng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của

tỉnh nhằm tạo ra nông thủy sản an toàn đáp ứng yêu cầu thị trƣờng của các nƣớc nhập

khẩu còn nhiều tiềm năng, nhất là Nhật Bản, Mỹ, các nƣớc EU,…

III.1.3. Một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao điển hình

Vào cuối tháng 09 năm 2011 Sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Long tổ chức đoàn

tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ

cao (NNCNC) tại thành phố Hồ Chí Minh do ông Phan Nhựt Ái – Giám đốc Sở Nông

nghiệp & PTNT Vĩnh Long làm trƣởng đoàn.

Khu NNCNC đƣợc xây dựng theo quyết định số 3534/QĐ-UB ngày 14/7/2004 của

UBND TP.HCM tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi với tổng diện tích là 88,17 ha,

đến tháng 04 năm 2010 mới chính thức đi vào hoạt động với tổng mức đầu tƣ 152,627

tỷ đồng bằng nguồn vốn Ngân sách thành phố. Khu NNCNC nằm trên tuyến đƣờng đi

địa đạo Củ Chi và cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 44 km về phía Tây Bắc nên thuận

26

tiện giao thông đi các tỉnh và đƣợc xây dựng theo mô hình hiện hữu, đa chức năng tập

trung cho lĩnh vực trồng trọt.

Khu nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng

Nếu nhƣ khu NNCNC tại Lâm Đồng đã xác định đƣợc vị thế lớn của mình trên vùng

đất cao nguyên, thì NNCNC tại TP. Hồ Chí Minh với đặc trƣng là nông nghiệp đô thị

đã và đang có sức lan toả mạnh mẽ cho cả khu vực Đông nam bộ và ĐBSCL.

Khu NNCNC đã dành hơn 56 ha để kêu gọi nhà đầu tƣ thứ cấp đầu tƣ, sau khi xem

xét đã chấp thuận với 14 dự án chủ yếu sử dụng nguồn vốn trong nƣớc với tổng diện

tích 56,8 ha và tổng mức đầu tƣ hơn 452 tỷ đồng (suất đầu tƣ trung bình gần 8 tỷ

đồng/ha). Tuy nhiên, cho đến nay có 12 dự án đƣợc cấp thẩm quyền cấp giấy chứng

nhận đầu tƣ. Hiện nay đã có 07 nhà đầu tƣ đang triển khai xây dựng dự án: Công ty

TNHH Rau sạch Việt Thụy Phát, Công ty CP Đầu tƣ & Phát triển Nhiệt Đới, Công ty

TNHH SX-TM Việt Quốc Thịnh, Công ty TNHH Nông nghiệp Chánh Phong, Công ty

TNHH MTV Nấm Trang Sinh, Công ty TNHH Cuộc sống tốt lành, Công ty CP sinh

học Trƣờng Xuân. (Nguồn: Ban quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao TpHCM)

Triển khai tại Hà Nội

Hà Nội đã triển khai thực hiện mô hình đồng bộ: Sản xuất rau an toàn, phòng chống

dịch bệnh tổng hợp trong chăn nuôi bò thịt, bò sữa chất lƣợng hiệu quả, an toàn dịch

bệnh. Nhiều cơ chế, chính sách đƣợc đề xuất đƣa vào áp dụng cùng các giải pháp kỹ

thuật, biện pháp quản lý cho hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân, doanh nghiệp phát

huy tiềm năng. Hà Nội cũng đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh tập

trung quy mô lớn có giá trị kinh tế cao, thu nhập và đời sống của nông dân ngày càng

đƣợc cải thiện; sản lƣợng lƣơng thực cũng tăng thêm trong trồng trọt. Ngoài thu hoạch

nhanh gọn cây trồng vụ Đông, Hà Nội đã gieo cấy gần 92.600 ha lúa và trồng hơn

17.090 ha rau màu vụ Xuân cho năng suất vƣợt trội; duy trì ổn định tổng đàn gia súc,

gia cầm với đàn bò thịt là 138.250 con, bò sữa 14.420 con (sản lƣợng sữa đạt 16.200

tấn), trâu 23.620 con, lợn gần hơn 1,4 triệu con... .

Tiếp tục nghiên cứu nhân rộng công nghệ sinh sản nhân tạo đối với giống tôm thẻ

chân trắng, tôm sú, cua biển, cá bớp, cá nƣớc ngọt, ứng dụng công nghệ sản xuất tảo

làm thức ăn trong sản xuất giống, công nghệ tuần hoàn nƣớc, công nghệ kiểm soát

dịch bệnh để sản xuất giống chất lƣợng cao, sạch bệnh. Khuyến khích các doanh

nghiệp đầu tƣ công nghệ, nhân lực trong sản xuất, nhân giống tôm theo hình thức các

DNUDCNC và đƣợc ƣu đãi theo Luật CNC. Kêu gọi xã hội hóa trong đầu tƣ, xây

dựng các trung tâm sản xuất giống thủy sản: trung tâm giống thủy sản nƣớc ngọt ở

khu vực xã Gia An, huyện Tánh Linh, diện tích 10 ha, quy mô khoảng 8 - 10 triệu con

giống/năm; trại thực nghiệm sản xuất giống thủy sản ở huyện Hàm Thuận Bắc 5 – 8

triệu con; xây dựng trại sinh sản ƣơng giống cá tầm tại hồ Đa Mi (Cty CP Tầm Long

đầu tƣ). Nguồn giống cung cấp cho thị trƣờng cần đƣợc kiểm dịch chặt chẽ các khâu

thông qua hệ thống các trạm kiểm dịch giống trên địa bàn tỉnh.

Vùng sản xuất lúa giống tại Hoà Tiến

- Đây là vùng hằng năm đƣợc phù sa sông Yên bồi lắp, đất đai màu mỡ và có truyền

thống về trồng lúa lâu năm. Những năm gần đây đƣợc sự hƣớng dẫn của Trung tâm

khuyến ngƣ nông lâm, bà con tại vùng đã dần làm quen với chƣơng trình quản lý dịch

hại tổng hợp IPM và sản xuất theo quy trình canh tác chuẩn của Cục trồng trọt từ khâu

sản xuất đến khâu thu hoạch đạt chất lƣợng.

27

- Trong vùng hiện đang có gần 200ha diện tích sản xuất lúa giống nguyên chủng (chủ

yếu là các giống Xi23, NX30) sản xuất hằng năm cung cấp hơn 1000 tấn lúa giống,

tiêu thụ thông qua mối liên kết giữa hợp tác xã với các công ty cung cấp giống.

- Trong quá trình sản xuất lúa giống cũng đã áp dụng cơ giới hoá trong các khâu làm

đất, sạ hàng, tỉa dặm và thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và lò sấy. Đây là nền

tảng cơ bản để đẩymạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa giống.

- Hơn nữa, hiện nay vùng đang đƣợc dự án “Xây dựng vùng sản xuất lúa giống tại xã

Hoà Tiến, huyện Hoà Vang, Tp. Đà Nẵng” do chƣơng trình Hợp tác FAO và Ủy ban

nhân dân Tp. Đà Nẵng đầu tƣ hƣớng đến thị trƣờng mục tiêu là các tỉnh thành của của

khu vực Tây Nguyên, duyên hải và đồng bằng sông Hồng.

Cùng với đó Lâm Đồng đã sớm xây dựng những thƣơng hiệu nông sản mang bản sắc

riêng của địa phƣơng. Đồng thời, có 16 sản phẩm đƣợc đăng ký xác lập quyền nhãn

hiệu; 7 nhãn hiệu đƣợc cấp chứng nhận và 9 nhãn hiệu tập thể.

Nhiều sản phẩm mang thƣơng hiệu mạnh đã đƣợc khẳng định nhƣ: rau Đà Lạt, hoa Đà

Lạt, trà B’Lao, cà phê Di Linh, cà phê Arabica Langbiang, cá nƣớc lạnh Đà Lạt... Các

sản phẩm này đã đƣợc xuất khẩu sang các thị trƣờng Nhật Bản, Singapore, Australia,

Thái Lan, Bỉ, Hà Lan, EU, Mỹ, Trung Quốc…

Qua đó, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh đạt 30% giá trị

sản xuất ngành nông nghiệp. Năng suất giá trị sản phẩm cây trồng, vật nuôi khi áp

dụng công nghệ cao tăng từ 25 - 30%, giúp tăng lợi nhuận trên 30% so với doanh thu.

Đặc biệt, tỷ trọng giá trị nông sản xuất khẩu chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của

tỉnh.

Vùng trồng hoa cao cấp Quan Nam 4 – xã Hòa Liên

- Ngƣời dân trồng hoa thôn Vân Dƣơng 1 chỉ mới phát triển nghề trồng hoa từ năm

2004 trên diện tích manh mún, không ổn định nhƣng hiệu quả kinh tê- xã hội mang lại

từ nghề là rất cao ( Năm 2011 cho lãi bình quân 400 triệu/ha/5 tháng). Khi chuyển

sang vùng chuyên canh hoa tập trung sẽ tạo điều kiện ổn định để ứng dụng công nghệ

cao,phát triển nghề trồng hoa bền vững.

- Hợp tác xã hoa Vân Dƣơng 1 với 32 tổ viên đang hoạt động tốt trong việc thiết lập

các mối liên kết với hộ nông dân trong việc cung ứng vật tƣ trồng cây, giống và thị

trƣờng đầu ra. Trong khi khả năng đáp ứng tại chỗ hiện tại chỉ khoảng 60- 70% với

hoa thƣờng và 5% với chủng loại hoa cao cấp.

- Phát triển vùng trồng hoa ứng dụng công nghệ cao không chỉ đạt đƣợc hiệu quả về

mặt kinh tế cho nông dân mà còn giải quyết đƣợc sinh kế cho ngƣời dân khu di dời,

góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả.

III.2. Thị trƣờng mục tiêu của dự án

III.2.1. Thị trƣờng trong nƣớc

Khi sản xuất đƣợc rau chất lƣợng cao, đủ tiêu chuẩn VSAT thực phẩm thì chính thành

phố Hồ Chí Minh sẽ là thị trƣờng tốt của các nhà sản xuất rau tỉnh Long An. Long An

có thuận lợi về địa lý, nằm cận kề Thành phố Hồ Chí Minh nên việc sản xuất và cung

ứng rau tƣơi chất lƣợng cao cho Thành phố sẽ giảm đáng kể chi phí vận chuyển. Dự

án của Công ty Cổ Phần Phát Triển Hùng Hậu cách thành phố Hồ Chí Minh 50 km là

lợi thế rất thuận tiện về việc vận chuyển tiêu thụ sản phẩm cho thị trƣờng tiềm năng là

thành phố Hồ Chí Minh cũng nhƣ các cảng nội địa và Quốc tế.

28

Qua thực tế cho thấy, nguồn rau an toàn đƣợc cung cấp từ các chuỗi sản xuất của

Đồng Bằng Sông Cửu Long đƣợc tiêu thụ khá mạnh, nhất là tại các siêu thị lớn nhỏ ở

Thành phố Hồ Chí Minh, tạo đƣợc niềm tin của ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, nguồn

rau an toàn tại các chuỗi sản xuất này chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng cả về

số lƣợng và chủng loại; việc hình thành thêm các chuỗi sản xuất rau an toàn là rất cần

thiết. Thực tế hiện nay vẫn còn rất nhiều nơi có diện tích đất lớn nhƣng đang sản xuất

rau mang tính chất nhỏ lẻ, quy trình sản xuất chƣa đảm bảo an toàn thực phẩm và chất

lƣợng. Nếu mang ra so sánh thì thị trƣờng rau truyền thống vẫn đang chiếm ƣu thế về

diện tích, sản lƣợng. Cùng với đó, rau truyền thống có giá bán rẻ hơn so với rau sản

xuất trong chuỗi an toàn. Mặt khác, sản phẩm của những hộ trồng rau an toàn với quy

mô nhỏ lẻ, chƣa liên kết đƣợc với nhau, không thể cạnh tranh đƣợc với thị trƣờng rau

truyền thống, dẫn tới khó khăn khi tìm đầu ra ổn định. Tham gia vào chuỗi, các cơ sở

sản xuất rau sẽ đƣợc hƣớng dẫn thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn, đƣợc định

hƣớng đầu ra của sản phẩm... Vì thế, các hộ trồng rau nhỏ lẻ trong tỉnh cần phải liên

kết lại với nhau, có sự giám sát của đơn vị chuyên môn. Có nhƣ vậy, mới đáp ứng

đƣợc số lƣợng cũng nhƣ chủng loại rau theo nhu cầu thị trƣờng.

Phục vụ nhu cầu rau sạch trên địa bàn Tỉnh cũng là một kênh tiêu thụ khá lợi thế.

Chẳng hạn ngƣời sản xuất sau khi thu hoạch, tự mang đi tiêu thụ tại các chợ. Bên cạnh

đó việc bán buôn cả ruộng để tƣ thƣơng chủ động đến thu hoạch và mang đi tiêu thụ

tại các chợ đầu mối. Hình thức này ngƣời sản xuất bán cho tƣ thƣơng thấp hơn giá bán

lẻ tại chợ 20 - 30% . Ngoài ra bán buôn cho ngƣời thu gom chuyển đến một số chủ đại

lý trong vùng đứng ra thu gom sản phẩm sau thu hoạch để tiêu thụ ở đại phƣơng và

các tỉnh lân cận.

Đối với một khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cách tốt nhất vẫn là tiêu thụ

rau thông qua ký kết hợp đồng với các Hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ liên kết … ký hợp

đồng thu mua rau để tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng trên khắp cả nƣớc. Tiêu thụ rau

thông qua các mối tiêu thụ ổn định: bếp ăn công nghiệp, bếp ăn nhà trẻ, trƣờng học ...

Vấn đề quan trọng là việc xây dựng thƣơng hiệu rau an toàn cho các vùng rau.

Thƣơng hiệu này phải dựa trên việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lƣợng từ sản

xuất , thu mua đến tiêu thụ sản phẩm. Muốn vậy phải tuân thủ triệt để các yêu cầu về

tiêu chuẩn, tổ chức kiểm tra chất lƣợng từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu thụ tạo nên

chuỗi cung cấp sản phẩm sạch an toàn cho ngƣời tiêu dùng. Sản phẩm từ vùng rau an

toàn sẽ đƣợc hỗ trợ đóng gói, chứng nhận chất lƣợng, bảo trợ thƣơng hiệu và đƣợc ƣu

tiên tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức các điểm bán rau an toàn.

Tiềm năng tiêu thụ nội địa về sản lƣợng thủy sản trong nƣớc trung bình mỗi năm đạt

khoảng trên 6 triệu tấn, phần lớn phục vụ xuất khẩu, còn lại tiêu thụ trong nƣớc. Cả

nƣớc có gần 600 cơ sở chế biến thủy sản quy mô lớn, trên 7.000 cơ sở nhỏ lẻ, hộ gia

đình. Các mặt hàng thủy sản chủ yếu vẫn dành cho xuất khẩu, song, lƣợng thủy sản

xuất khẩu sụt giảm so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, mặt hàng thủy hải sản ở khu

vực phía Nam rất tiềm năng về sản phẩm cũng nhƣ thị trƣờng tiêu thụ, nhất là các sản

phẩm tinh chế ăn liền. Tổng mức bán lẻ nội địa trong 7 tháng đã tăng gần 9%, cao

nhất so với cùng kỳ 4 năm gần đây. Trong đó, nhu cầu thực phẩm của ngƣời tiêu dùng

tăng mạnh, đặc biệt là thủy sản. Cụ thể, mức chi bình quân cho lƣơng thực, thực phẩm

tại một thành phố lớn gần 1 triệu đồng/ngƣời/tháng, và dự báo sẽ tiếp tục tăng thời

gian tới. Không ít hàng thủy sản chất lƣợng cao đã có xu hƣớng trở lại phục vụ thị

trƣờng trong nƣớc. Theo thống kê, trung bình có khoảng 400.000 tấn sản phẩm/năm

29

với nhiều chủng loại phong phú đƣợc tiêu thụ thông qua hệ thống phân phối trong

nƣớc. Hƣởng ứng cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam”,

ngƣời tiêu dùng trong nƣớc sẽ tiếp tục quan tâm, sử dụng các mặt hàng thủy sản.

Việc tiêu thụ cá tra tƣơi sống cũng đƣợc khuyến khích vì nó tránh việc mua phải "cá

tra giả", nhƣng hiện nay phần lớn các công ty lại không có cửa hàng hay gian hàng

tiêu thụ cá trên thị trƣờng nội địa mà chủ yếu qua thƣơng lái. Việc truy xuất nguồn

gốc, địa phƣơng hay nông trại không thực hiện đƣợc; do đó, ngƣời dân không biết cá

tra tƣơi sống này đƣợc nuôi từ đâu và chất lƣợng thế nào. Chủ yếu việc tiêu thụ cá tra,

basa tƣơi sống là thông qua chợ đầu mối. Cá từ các nơi đƣa về đƣợc đổ dồn chung vào

bể rồi phân chia ra theo kích thƣớc để bán. Chính việc không có cạnh tranh về mặt

xuất xứ đã khiến cho sức hấp dẫn của cá tra, basa chƣa cao và giá cả cào bằng khiến

cho việc phân loại thị trƣờng tiêu thụ không khả thi.

Khác với con tôm đƣợc nuôi trồng nhiều nơi, cá tra, basa chủ yếu là sản vật của sông

Cửu Long, do đó nó cũng có sức hấp dẫn với các tỉnh, thành phố khác. Mặt hàng đã

chinh phục hàng trăm nƣớc thì không lý gì không đƣợc ngƣời dân các tỉnh miền

Trung, miền Bắc Việt Nam đón nhận. Hiện nay ở TP Hồ Chí Minh mỗi ngày tiêu thụ

vài trăm tấn cá tra, basa tƣơi sống qua các chợ đầu mối và thƣơng lái, chƣa kể các siêu

thị, nhà hàng. Do đó, việc mở rộng thị trƣờng ra các tỉnh phía Bắc đƣợc nhiều công ty,

nhà máy quan tâm.

Một số công ty đã đƣa sản phẩm tra, basa ra Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc

với các sản phẩm chả lụa basa, xúc xích basa, chạo sả basa, chả viên basa, basa cắt

khúc, basa kho tộ…

Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 500 tấn cá tra, basa tƣơi sống đƣợc vận chuyển đi tiêu

thụ ở các tỉnh, thành phố, và chủ yếu từ các nông trại nhỏ. Ngƣời dân ĐBSCL hy vọng

trong một ngày gần đây ngƣời dân các tỉnh phía Bắc cũng đƣợc thƣởng thức nhiều

hơn nữa đặc sản của sông Cửu Long, khi hệ thống phân phối cá tra, basa vƣơn rộng ra

cả nƣớc.

Do việc tiêu thụ cá tra tại thị trƣờng nội địa thời gian qua khá ổn định, hằng ngày

thƣơng lái tỏa xuống các vùng nuôi mua cá tra tƣơi sống tập trung về các chợ đầu mối,

vựa cá ở các tỉnh thành, sau đó bạn hàng mua lại rồi đƣa đi bỏ mối khắp chợ lớn nhỏ.

Thay vì bán cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, nhiều nông dân tại ĐBSCL

hiện đang chuyển sang nuôi cá tra để cung ứng cho thị trƣờng nội địa với lợi nhuận ổn

định và thu đƣợc “tiền tƣơi thóc thật”.

Nhu cầu ở trong nƣớc rất lớn nhƣng hiện chƣa có hệ thống phân phối hiệu quả, chủ

yếu thông qua giới thƣơng lái nên chƣa khai thác hết tiềm năng của phân khúc thị

trƣờng này. Chính vì vậy khi khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ra đời, với sản

lƣợng cá sản lƣợng 10.000 tấn cá sản xuất ra mỗi năm, khu nông nghiệp tạo thƣơng

hiệu riêng để tạo long tin cho ngƣời tiêu dung, khẳng định vị thế của doanh nghiệp

trên thị trƣờng.

III.2.2. Thị trƣờng quốc tế

Hiện nay, ASEAN là thị trƣờng XK cá tra lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Mỹ, EU và

Trung Quốc-Hongkong). Tính đến hết tháng 7/2016, giá trị XK cá tra đạt 79,8 triệu

USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong đó, 3 thị trƣờng đơn lẻ lớn nhất là

Thái Lan, Singapore và Philippines giá trị XK tăng lần lƣợt 1,3%; 1,6% và 4,4% so

với cùng kỳ năm 2015.

30

Nguồn: www.vasep.com.vn

Cho đến nay, ASEAN vừa là thị trƣờng XK cá tra lớn của Việt Nam nhƣng cũng là

nguồn cung nguyên liệu thủy sản của các DN Việt Nam nhƣ: tôm, mực, bạch tuộc và

một số sản phẩm cá biển. Hiện nay, chủ yếu Việt Nam XK cá tra phile đông lạnh và

cá tra cắt khúc đông lạnh sang thị trƣờng ASEAN. Trong đó, Thái Lan là thị trƣờng

XK đơn lẻ lớn nhất, chiếm đến 35,8% tổng giá trị XK của toàn khối và chiếm 3,1%

tổng XK cá tra Việt Nam.

Thị trƣờng Cá và Hải sản ở Brazil: Mặc dù ngƣời dân Brazil đang phải trải qua giai

đoạn khó khăn về kinh tế, bao gồm tỷ lệ thất nghiệp tăng, chi phí sản xuất tăng dẫn

đến lạm phát cao và nội tệ mất giá so với đô la Mỹ - tất cả các vấn đề trên đang làm

ảnh hƣởng đến nguồn nguyên liệu và chi phí hậu cần, cá và hải sản vẫn có thể đáp ứng

nhu cầu sản phẩm với đủ mức giá từ thấp đến cao, không chỉ làm hài lòng ngƣời tiêu

dùng bởi giá cả mà còn cả sự đa dạng sản phẩm từ hình thức đến hƣơng vị. Nhƣ vậy,

tổng doanh thu khối lƣợng theo loài đã tăng 4% trong năm 2015. Kênh siêu thị và đại

siêu thị có doanh số cá và hải sản đáng kể do kênh phân phối tiện lợi nhƣng sự lựa

chọn chỉ giới hạn ở một số loại cá. Thị trƣờng mở, nơi thuộc về các nhà bán lẻ tạp

hóa, đƣợc xem là ƣa thích hơn để mua cá và hải sản cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng nhận

thấy rằng sản phẩm ở đây tƣơi hơn so với những gì họ tìm thấy ở các kênh bán lẻ hiện

đại. Tuy nhiên, sự hạn chế về ngày và thời gian của thị trƣờng mở ở hầu hết các thành

phố gây trở ngại cho sự tăng trƣởng xa hơn nữa của hình thức tiêu thụ này.( Nguồn:

Euromonitor International)

Thị trƣờng cá và hải sản ở Nam Phi: Nam Phi nằm giáp với Ấn Độ Dƣơng và Đại Tây

Dƣơng, vì thế mà đất nƣớc này có nguồn cá hết sức dồi dào. Tuy nhiên, vấn đề tiêu

thụ cần đƣợc điều chỉnh để đảm bảo nguồn tài nguyên quốc gia không bị cạn kiệt.

Việc đƣa ra sáng kiến về Thủy Sản Bền vững ở Nam Phi đã cung cấp cho ngƣời dân

một hệ thống “đèn tín hiệu” để họ biết đƣợc nếu các loài cá/hải sản đang bị đe dọa sẽ

hiển thị trong danh sách đỏ hoặc đó là một sự lựa chọn tốt để khai thác sẽ đƣợc hiển

thị với danh sách xanh lá cây. Danh sách này rất quan trọng để đảm bảo sự tồn tại của

các loài cũng nhƣ chống đánh bắt khai thác quá mức. Nhiều địa phƣơng sinh sống nhờ

vào việc đánh bắt cá và điều này đã tạo ra vấn đề về đánh bắt quá mức. Việc đánh bắt

cá yêu cầu phải có giấy phép, tuy nhiên có rất nhiều ngƣ dân bất hợp pháp tại quốc gia

này.

31

So với năm trƣớc, tổng sản lƣợng năm 2015 vẫn tăng trƣởng tƣơng đối ổn định. Đa số

đánh bắt và tiêu thụ cá mòi, cá tuyết là nguồn cung cấp protein tƣơng đối hợp lý. Tuy

nhiên, nguồn cung ảnh hƣởng đến giá cả và từ đó sẽ ảnh hƣởng đến việc tiêu thụ sản

phẩm.

Cá tăng trƣởng sản lƣợng nhanh nhất cũng nhƣ có số loài lớn nhất do phần lớn các

loài cá phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Hơn nữa cá cũng rẻ hơn so với các loại

hải sản khác, đặc biệt phổ biến nhƣ cá tuyết và cá Snoke. Nguồn cung dồi dào nhƣng

phần lớn sản phẩm đƣợc đánh bắt tại địa phƣơng lại đƣợc xuất khẩu để có giá cao

hơn. Hơn 50% đƣợc sử dụng làm thức ăn gia súc, để lại số lƣợng rất nhỏ cho tiêu

dùng trong nƣớc. Tuy nhiên, quốc gia này có nhập khẩu cá tuyết từ Namibia, góp

phần làm tăng lƣợng tiêu thụ trong nƣớc. Về động vật giáp xác, phần lớn tôm tiêu thụ

ở Nam Phi đƣợc nhập khẩu từ Thị trƣờng Ấn Độ, Mozambique và Thái Lan: Cá và hải

sản chủ yếu đƣợc bán lẻ thông qua kênh siêu thị và đại siêu thị. Nhu cầu làm lạnh hạn

chế ở các mô hình cửa hàng bán lẻ sản phẩm. Nguồn điện đƣợc yêu cầu cho việc bảo

quản lạnh sản phẩm, cả trong phân phối cũng nhƣ bán lẻ và lƣu trữ nhằm góp phần

làm tăng đơn giá sản phẩm.

Sáng kiến của WWF về Thủy Sản Bền Vững Nam Phi (SASSI) cũng nhƣ các nhãn

sinh thái nhƣ tiêu chuẩn Hội đồng quản lý biển (MSC) sẽ giúp tạo ra nhận thức cho

ngƣời tiêu dùng về đánh bắt khai thác bền vững. Hiện nay các nhãn sinh thái đƣợc sử

dụng nhƣ một công cụ marketing, nơi ngƣời tiêu dùng có ý thức về môi trƣờng, chọn

mua những sản phẩm cá và hải sản có dán nhãn tiêu chuẩn.

Thị trƣờng cá và hải sản ở Nga: Năm 2015 cá và hải sản bị ảnh hƣởng bởi lệnh cấm

nhập khẩu đƣợc chính quyền Nga đƣa ra vào tháng 8 năm 2014. Vị trí địa lý và điều

kiện khí hậu cho thấy nƣớc Nga không thể tự sản xuất một cách đầy đủ số lƣợng đa

dạng các loại cá. Chính vì thế, các sản phẩm từ cá phần lớn đƣợc nhập khẩu một cách

truyền thống, trong đó cá hồi, cá trích và cá thu là những loại có nhu cầu cao nhất. Sự

sụt giảm đáng kể trong năm 2015 là kết quả của việc ban hành lệnh cấm, thể hiện qua

các sản phẩm từ hải sản, chủ yếu là các món ăn. Theo số liệu thống kê thƣơng mại

chính thức, nhập khẩu cá giảm 49% trong sáu tháng đầu năm 2015 do việc áp đặt lệnh

cấm. Trong khi sản xuất trong nƣớc năm 2015 tăng lên, một số loại cá và hải sản lại

không thể đƣợc đánh bắt gần bờ biển của Nga. Bên cạnh các biện pháp trừng phạt

hiện có, năm 2015 Nga còn đƣa Iceland vào danh sách các nƣớc bị cấm xuất khẩu cá

sang Nga. Iceland từng là nhà cung chính về cá rô, phi lê cá trích và cá ốt vảy sang thị

trƣờng Nga. Sự chuyển hƣớng nguồn nhập khẩu cá đã dẫn đến việc không thể thay thế

đầy đủ hàng hóa nhập khẩu bị mất đi bởi các nƣớc bị áp đặt lệnh cấm, do đó một số

loại cá và hải sản đã biến mất khỏi thị trƣờng Nga trong năm 2015.

Trong giai đoạn dự báo trƣớc đó, các loại cá đƣợc báo có sản lƣợng tích cực với tỷ lệ

CAGR là 1%. Cá là một trong những sản phẩm cơ bản và đƣợc tiêu dùng phổ biến

nhất ở Nga. Tuy nhiên, lệnh cấm vận nhập khẩu đã dẫn đến sự suy giảm 3% tổng sản

lƣợng trong năm 2015.

Cá có sự suy giảm sản lƣợng thấp nhất. Khi hàng loạt các loại cá bị biến mất hoàn

toàn ở thị trƣờng Nga hoặc trở nên khá đắt tiền, ngƣời tiêu dùng chủ động chuyển

sang sử dụng các loại cá đƣợc sản xuất trong nƣớc để ít tốn kém hơn, chẳng hạn nhƣ

cá minh thái. Sự gia tăng sản phẩm cá nƣớc ngọt nội địa cũng góp phần thúc đẩy

doanh số của các sản phẩm này. Tuy nhiên, sự hạn chế nhập khẩu đã dẫn đến sự suy

giảm 3% tổng doanh số cá ở Nga năm 2015.

32

Năm 2015 giá cá trung bình tăng 26%. Giáp xác và thân mềm tăng giá mạnh do có sự

sụt giảm đáng kể hơn trong nhập khẩu. Giá tăng dẫn đến tổng doanh số ở các kênh

bán lẻ giảm nhẹ. Tuy nhiên, thị phần các kênh bán lẻ chỉ chiếm 87% tổng doanh số cá

và hải sản năm 2015.

Tóm lại, để nắm bắt đƣợc những thị trƣờng tiêu thụ trên, doanh nghiệp cần phải:

- Xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao một

cách hoàn chỉnh trong lĩnh vực trồng trọt và thuỷ sản tại các vùng sản xuất ổn định.

- Liên kết chặt chẽ với Trung tâm Công nghệ Sinh học của Tỉnh Long An để lựa

chọn và đƣa vào sản xuất các giống cây trồng, con vật nuôi có năng suất cao, chất

lƣợng tốt và khả năng kháng bệnh phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa

phƣơng.

- Củng cố, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác tại các vùng sản xuất ứng dụng

công nghệ cao, đảm bảo việc tiêu thụ ổn định sản phẩm đƣợc tạo ra từ các vùng sản

xuất này. Từ đó tạo hiệu ứng “lan toả” trong vùng và phát triển mô hình hợp tác

xã, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Huyện, đảm bảo sự bền vững của

mô hình sản xuất.

- Chủ động xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện tạo

liên kết cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các vùng sản xuất.

- Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ sản xuất cho các hộ nông dân tham gia vào sản

xuất tại các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lƣợng sản

phẩm, tăng cƣờng tính cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời, đào tạo, bồi dƣỡng nâng

cao trình độ quản lý và năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của

các hợp tác xã, tổ hợp tác.

33

CHƢƠNG IV : QUI MÔ ĐẦU TƢ

IV.1. Hoạt động khoa học và công nghệ

Đây là hoạt động quan trọng nhất, cần có sự chuẩn bị và đầu tƣ kỹ càng ngay từ

đầu để đạt đƣợc hiệu quả cao khi đƣa và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,

hoạt động bao gồm: nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản

xuất; tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp

thuộc Danh mục công nghệ cao đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển; chuyển giao công

nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.

Căn cứ quy định của Luật Công nghệ cao, Quyết định 49/2010/QĐ-TTg ngày

19/7/2010 về Danh mục CNC đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển và Danh mục sản

phẩm CNC đƣợc khuyến khích phát triển và Quyết định 1895/QĐ-TTg ngày

17/12/2012 phê duyệt Chƣơng trình phát triển NNUDCNC quốc gia của Thủ tƣớng

Chính phủ, đối chiếu với các đối tƣợng sản xuất nông nghiệp đặc trƣng của tỉnh

các lĩnh vực CNC chính sẽ đƣợc ứng dụng gồm:

- Công nghệ chuyển gen (danh mục số 15) sẽ đƣợc ứng dụng cho tạo giống lúa, cây

ăn quả; nghiên cứu, lai tạo các giống thanh long ruột đỏ, tím, vàng, hồng; rau, hoa.

- Công nghệ tế bào mô, phôi động vật, công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật

(danh mục số 17) để áp dụng cho nhân giống quy mô công nghiệp.

- Công nghệ vi sinh (danh mục số 20) để ứng dụng trong bảo vệ thực vật, dinh

dƣỡng cây trồng, sản xuất nấm và trong xử lý môi trƣờng.

- Công nghệ chuyển gene và phƣơng pháp chỉ thị phân tử để tạo ra giống vật nuôi,

phƣơng pháp cắt phôi, nuôi cấy phôi, kỹ thuật cấy truyền, sản xuất tinh đông

lạnh…

- Công nghệ sinh sản nhân tạo bằng việc sử dụng các chất kích dục tố nhƣ:

Hybophis, IUHCG,…

- Lai tạo để có các giống thủy sản mới, nhất là cá cảnh, ứng dụng CNSH để sản

xuất cá đơn tính, nuôi siêu thâm canh bằng hệ thống tuần hoàn, gây đa bội thể để

sản xuất cá chất lƣợng cao, nuôi cấy mô tế bào để nhân giống các loài thực vật

thủy sinh.

Ngoài ra còn sử dụng một số công nghệ khác nhƣ:

- CNC trong canh tác nhƣ san phẳng mặt ruộng bằng laser, tƣới tiết kiệm nƣớc, tự

động hóa trong bón phân, dùng kỹ thuật GPS trong kiểm soát sâu bệnh…

- CNC trong chế biến, bảo quản sản phẩm. - CNC trong thủy lợi (tƣới tiết kiệm và

tự động hóa).

- CNC trong ứng dụng vật liệu mới nhƣ ứng dụng nano trong giữ ẩm đất.

- CNC trong bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Tóm lại, xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Thuận

đƣợc xây dựng gồm các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản nuôi,… sẽ chọn lọc công

nghệ cao theo hƣớng mở, phù hợp với điều kiện khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất

của tỉnh: liên tục cập nhật, tăng cƣờng tiếp cận với tất cả các kênh mà CNC đƣợc

thƣơng mại hóa của các tổ chức, các nhà khoa học, các doanh nghiệp ở trong và

34

ngoài nƣớc. Thực hiện đúng mục tiêu - lộ trình về mức độ công nghệ tiên tiến đã

đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1895/QĐ-TTg.

IV.1.1. Nghiên cứu ứng dụng

Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, tạo và phát triển các công nghệ cao trong

nông nghiệp thuộc Danh mục công nghệ cao đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển và các

công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ

cao đƣợc khuyến khích phát triển, bao gồm:

a) Công nghệ trong chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi

và giống thủy sản cho năng suất, chất lượng cao

- Về cây trồng nông, lâm nghiệp: Tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sử

dụng ƣu thế lai, công nghệ đột biến thực nghiệm và công nghệ sinh học để tạo ra

các giống cây trồng mới có các đặc tính nông học ƣu việt (năng suất cao, chất

lƣợng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận), phù hợp với

yêu cầu của thị trƣờng; công nghệ nhân giống để đáp ứng nhu cầu cây giống có

chất lƣợng cao, sạch bệnh;

- Về giống vật nuôi: Nghiên cứu cải tiến công nghệ sinh sản, đặc biệt là công nghệ

tế bào động vật trong đông lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử, phân biệt giới

tính, thụ tinh ống nghiệm, tập trung vào bò sữa, bò thịt; áp dụng phƣơng pháp

truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học trong chọn tạo và nhân nhanh các

giống vật nuôi mới có năng suất, chất lƣợng cao;

- Về giống thủy sản: Tập trung nghiên cứu kết hợp phƣơng pháp truyền thống với

công nghệ di truyền để chọn tạo một số giống loài thủy sản sạch bệnh, có tốc độ

sinh trƣởng nhanh và sức chống chịu cao; phát triển công nghệ tiên tiến sản xuất

con giống có chất lƣợng cao đối với các đối tƣợng nuôi chủ lực.

b) Công nghệ trong phòng, trừ dịch hại cây trồng, vật nuôi và thủy

sản

- Đối với cây trồng nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh, công

nghệ enzym và protein để tạo ra các quy trình sản xuất quy mô công nghiệp các

chế phẩm sinh học dùng trong bảo vệ cây trồng; nghiên cứu phát triển các kit để

chẩn đoán, giám định bệnh cây trồng; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học,

công nghệ viễn thám trong quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại cây trồng nông

lâm nghiệp;

- Đối với vật nuôi: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để chẩn đoán bệnh ở

mức độ phân tử; nghiên cứu công nghệ sản xuất kít để chẩn đoán nhanh bệnh đối

với vật nuôi; nghiên cứu sản xuất vắc-xin thú y, đặc biệt là vắc-xin phòng, chống

bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng, tai xanh ở gia súc và các bệnh nguy

hiểm khác;

- Đối với thủy sản: Nghiên cứu sản xuất một số loại kit để chẩn đoán nhanh bệnh ở

thủy sản; nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử và miễn dịch học, vi sinh vật học

trong phòng, trị một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản.

d) Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị mới sử dụng trong nông

nghiệp

- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tƣ, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, sau thu

hoạch và chế biến đối với cây trồng nông, lâm nghiệp, đặc biệt là cây trồng trong

nhà kính, nhà lƣới, nhƣ: Phân bón chuyên dụng, giá thể, chế phẩm sinh học, chất

35

điều hòa sinh trƣởng, khung, nhà lƣới, lƣới che phủ, hệ thống tƣới, thiết bị chăm

sóc, thu hoạch, hệ thống thông thoáng khí;

- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tƣ, máy móc, thiết bị phục vụ cho chăn nuôi và

nuôi trồng thủy sản, nhƣ: thức ăn, chế phẩm sinh học; khung nhà, hệ thống chiếu

sáng, hệ thống phân phối thức ăn, thu hoạch trong chăn nuôi; hệ thống điều khiển

tự động trong sản xuất thức ăn chăn nuôi; hệ thống xử lý nƣớc thải và chất thải rắn,

hệ thống điều tiết nƣớc tuần hoàn, hệ thống mƣơng nổi, hệ thống ao nhân tạo trong

nuôi trồng thủy sản.

đ) Công nghệ trong bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp:

- Đối với sản phẩm nông nghiệp: Nghiên cứu phát triển công nghệ chiếu xạ, công

nghệ xử lý hơi nƣớc nóng, công nghệ xử lý nƣớc nóng, công nghệ sấy lạnh, sấy

nhanh trong bảo quản nông sản; công nghệ sơ chế, bảo quan rau, hoa, quả tƣơi quy

mô tập trung; công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát; công nghệ bảo quản lạnh

nhanh kết hợp với chất hấp thụ etylen để bảo quản rau, hoa, quả tƣơi; công nghệ

tạo màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng; công nghệ lên men, công nghệ chế

biến sâu, công nghệ sinh học và vi sinh sản xuất chế phẩm sinh học và các chất

màu, chất phụ gia thiên nhiên trong bảo quản và chế biến nông sản;

- Đối với sản phẩm thủy sản: Nghiên cứu phát triển công nghệ bảo quản dài ngày

sản phẩm thủy sản trên tàu khai thác xa bờ; công nghệ sinh học sản xuất các chất

phụ gia trong chế biến thủy sản; công nghệ chế biến chuyên sâu các sản phẩm thủy

sản có giá trị gia tăng cao.

e) Công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi

- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ dự báo, tích trữ và khai thác nguồn nƣớc; công

nghệ thu trữ nƣớc để cung cấp nƣớc ổn định, hiệu quả phục vụ đa mục tiêu; công

nghệ thi công công trình thủy lợi; công nghệ lọc và cấp nƣớc ngọt cho các vùng đất

nhiễm mặn, ven biển, hải đảo; công nghệ xử lý nƣớc thải và vệ sinh môi trƣờng

nông thôn;

- Nghiên cứu phát triển công nghệ tƣới tiết kiệm nƣớc cho cây trồng nông, lâm

nghiệp; công nghệ vật liệu mới, giải pháp kết cấu mới, thiết bị mới phục vụ thi

công công trình thủy lợi;

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hóa, viễn thám và hệ thống thông tin địa

lý phục vụ quản lý, điều hành công trình thủy lợi.

g) Nhập khẩu và làm chủ công nghệ cao trong nông nghiệp

Lựa chọn nhập một số công nghệ cao trong nông nghiệp mà trong nƣớc chƣa có;

tiến hành nghiên cứu thử nghiệm, làm chủ và thích nghi công nghệ cao nhập từ

nƣớc ngoài vào điều kiện sinh thái và thực tế của nƣớc ta, đặc biệt là công nghệ

cao trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

IV.1.2. Thử nghiệm và trình diễn

Triển khai các đề án, dự án ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trên cơ sở

kết quả nghiên cứu hoặc chuyển giao công nghệ, bao gồm các đề án, dự án có hoạt

động triển khai thực nghiệm nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao; sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ cao, sản phẩm nông

nghiệp, ứng dụng công nghệ cao ở quy mô sản xuất nhỏ; xây dựng mô hình và đầu

tƣ sản xuất sản phẩm để tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng, tính năng vƣợt trội, giá

36

trị gia tăng cao, thân thiện với môi trƣờng, có thể thay thế sản phẩm nhập khẩu, cụ

thể:

a) Trong trồng trọt

- Sản xuất giống các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt và khả

năng chống chịu cao, xuất khẩu và thay thế nhập khẩu; từng bƣớc áp dụng trong

sản xuất giống cây trồng biến đổi gen (hoa màu thơm, khoai tây, thanh long);

- Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng, an toàn và hiệu quả cao áp

dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), VietGAP, tập trung vào các loại

cây lƣơng thực, cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp chủ lực;

- Sản xuất rau an toàn, hoa cao cấp trong nhà lƣới, nhà kính;

Nghiên cứu tạo giống khoai tây kháng bệnh virus và móc sương bằng phương pháp

công nghệ sinh học

Nhằm phát triển các sản phẩm nghiên cứu ở giai đoạn trƣớc (lai dòng soma) thành

giống khảo nghiệm có đặc tính kháng virus; ứng dụng các phƣơng pháp dung hợp

tế bào trần, lai hữu tính kết hợp sử dụng nguồn gen khoai tây dại để tạo đƣợc dòng

khoai tây mang đặc tính đồng thời kháng bệnh virus và bệnh mốc sƣơng.

Đề tài đã thu đƣợc một số kết quả nổi bật nhƣ sau:

- Đã tạo ra đƣợc 2 giống khoai tây kháng virus PVY (H76 và H79): có khả năng

trƣởng phát triển tốt, ít bị nhiễm sâu bệnh hại; hầu nhƣ không bị nhiễm bệnh mốc

sƣơng, héo vàng… Đặc biệt, giống có tiềm năng cho năng suất khoảng 20 tấn/ha và

năng suất thực tế hoảng 19 tấn/ha. Hai giống khoai tây này qua các lần khảo

nghiệm trên diện rộng ngoài sản xuất, đều đƣợc các cơ quan kiểm nghiệm và bà

con nông dân đánh giá cao cho sản xuất thử. Trong đó, dòng H76 có nhiều đặc tính

ƣu việt đã đƣợc Trung tâm khảo nghiệm giống và sản phẩm cây trồng quốc gia đề

nghị cho khảo nghiệm trên diện rộng ở các vùng sinh thái.

- Đã thu đƣợc 3 dòng con lai vừa có khả năng kháng bệnh virus và mốc sƣơng,

cũng nhƣ mang nhiều đặc tính nông sinh học quý có triển vọng phát triển thành

giống.

- Đã xây dựng thành công 2 quy trình gồm: Quy trình chọn tạo giống khoai tây

kháng bệnh virus PVY và quy trình chọn tạo giống khoai tây kháng đồng thời bệnh

virus và bệnh mốc sƣơng bằng dung hợp tế bào trần và lai hữu tính. Các quy trình

này rất dễ sử dụng và có độ lặp cao.

*Sơ đồ quy trình sản xuất và xử lý rau

Quy trình 1: Sản xuất rau theo tiêu chuẩn an toàn VSTP (Quy trình GAP)

Chuẩn bị nguyên vật

liệu trồng; chuẩn bị hồ

sơ truy nguyên nguồn

gốc

Chăm sóc rau theo

quy trình (VietGAP

hoặc GlobalGAP)

trong điều kiện nhà

màng, nhà lƣới

Thu hoạch và xử lý

rau sau thu hoạch theo

quy định của VietGAP

hoặc GlobalGAP.

37

Quy trình 2: Sản xuất cây giống rau

Quy trình 3:

- Xử lý, bảo quản, đóng gói sản phẩm rau ăn lá

Chuẩn bị

nguyên liệu

(Mụn dừa +

Phân hữu cơ)

Vào khay và

gieo hạt (có hệ

thống máy

gieo tự động)

Chăm sóc

(trong nhà màng

có điều khiển tự

động)

Cây đạt tiêu

chuẩn đƣa đi

phân phối

Rau nguyên liệu

(đã cắt bỏ gốc và chọn sơ bộ)

Rửa thô qua hệ thống máy xục

ô-zôn và xả nƣớc

Qua hệ thống băng chuyền làm bớt

nƣớc

Máy hút chân không loại bỏ nƣớc

Chọn lựa và đóng gói và bảo quản

trong kho lạnh

38

- Xử lý, bảo quản, đóng gói sản phẩm rau ăn quả:

*Mô tả chi tiết quy trình

-Quy trình 1: Sản xuất rau theo quy trình VietGAP (Global GAP)

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG HẬU sẽ tổ chức sản xuất rau theo

đúng quy trình mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành (Số 379/QĐ-BNN-

KHCN ngày 28/01/2008 về Quyết định Ban hành quy trình thực hành nông nghiệp

tốt cho rau, quả tƣơi an toàn). Sản phẩm rau sản xuất ra sẽ đƣợc cơ quan có thẩm

quyền kiểm tra cấp chứng nhận.

-Quy trình 2: Sản xuất cây giống rau

Trong sản xuất nông nghiệp, muốn đạt đƣợc năng suất cao thì khâu chuẩn bị cây

giống phải tốt. Yêu cầu quy trình sản xuất cây giống rau phải đƣợc thực hiện

nghiêm ngặt, tránh bị tác hại do sâu, bệnh và các yếu tố môi trƣờng bất lợi khác.

Nhƣ vậy, quá trình ƣơm cây phải thực hiện đƣợc theo các bƣớc sau đây:

Bƣớc 1: Chuẩn bị khay và giá thể trồng

Nếu là khay cũ thì phải đƣợc xử lý tiêu diệt nguồn bệnh.

Giá thể phải không độc hại với cây con, có khả năng thoát nƣớc tốt, phải chứa dinh

dƣỡng để cây đủ khoẻ. Quan trọng là giá thể cũng phải không chứa nguồn sâu,

bệnh.

Bƣớc 2: Đóng giá thể vào khay (30-50 lỗ) và gieo hạt.

Công ty sẽ sử dụng máy gieo hạt để có năng suất cao. Sau khi gieo hạt, các khay

đƣợc ủ trong nhà cho hạt nảy mầm mới đƣa ra ngoài nhà kính (Hình ảnh máy gieo

trong hình – phần phụ lục).

Rau quả nguyên liệu

(Cà chua, dƣa leo)

Rửa thô qua hệ thống máy xục

ô-zôn và xả nƣớc

Qua hệ thống băng chuyền làm bớt

nƣớc

Qua băng chuyền có hệ thống quạt

thổi làm khô

Phân loại và đóng gói và bảo quản

trong kho lạnh

39

Bƣớc 3: Chăm sóc cây giống trong nhà màng

Khi hạt mọc mầm, sẽ chuyển các khay ƣơm ra vƣờn. Vƣờn ƣơm đƣợc thiết kế là

những nhà kính đảm bảo thật kín không để côn trùng xâm nhập. Nhà đƣợc thiết kế

có màng che mƣa trên mái, xung quanh là lƣới mắt nhỏ (100 lỗ/cm2) có thể ngăn

cản đƣợc côn trùng nhỏ nhƣ bọ phấn, bọ trĩ, rệp. Khay đƣợc sắp xếp trên giàn cách

mặt đất tối thiểu 7o Cm. Làm nhƣ vậy để tránh nguồn bệnh từ đất do nƣớc tƣới bắn

lên cây.

Hệ thống nhà kính đƣợc thiết kế cửa 2 lớp và các thiết bị tƣới phun, thiết bị điều

khiển lƣới cắt nắng và hệ thống điều khiển khí hậu khác. Khi cây đạt độ lớn (tuỳ

loại cây rau) thì cung cấp cho ngƣời trồng.

-Quy trình 3: Xử lý, bảo quản, đóng gói sản phẩm rau

a) Rau ăn lá:

Rau khi thu hoạch đƣợc cắt bỏ gốc, làm sạch sơ bộ rồi đƣa qua hệ thống rửa thô

loại bỏ đất và các tạp chất. Giai đoạn này phải xả nƣớc liên tục để làm sạch rau.

Quá trình này có sục ô-zôn để khử trùng. Tiếp theo, đƣa rau qua hệ thống băng

chuyền để rau đƣợc ráo nƣớc.

Từ băng chuyền, rau đƣợc đƣa vào buồng hút chân không, nhờ chênh lệch áp suất,

rau sẽ khô ráo nƣớc. Mỗi loại rau có thời gian hút chân không phù hợp. Rau khi ráo

nƣớc, lấy ra khỏi buồng hút chân không sẽ đƣợc đóng gói và bảo quản trong kho

lạnh, chờ vận chuyển đi tiêu thụ.

b) Rau ăn quả:

Kỹ thuật xử lý rau ăn quả dễ dàng hơn rau ăn lá do diện tích bề mặt không lớn.

Hiện nay có nhiều thiết bị sử dụng cho sơ chế rau ăn quả. Ban đầu rau đƣợc xục

rửa thô để loại bỏ đất (có xử lý ô-zôn) sau đó chuyển qua hệ thống băng chuyền và

quạt gió (3-4 quạt từ trên xuống) để làm khô. Công đoạn cuối cùng là bao gói sản

phẩm, loại bao gói tốt nhất là màng bán thấm, tạo điều kiện trao đổi khí mà giảm

sự thoát hơi nƣớc. Rau quả sau khi bao gói cũng đƣợc giữ trong buồng lạnh để giữ

quả đƣợc tƣơi lâu. Lƣu ý: đối với quả cà chua, không đƣợc để lạnh từ 4o C trở

xuống để tránh hƣ hại do lạnh.

c) Trong chăn nuôi

- Sản xuất giống vật nuôi mới có năng suất, chất lƣợng cao, tập trung vào một số

loại vật nuôi chủ lực, nhƣ: bò, lợn, gia cầm;

- Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các loại thức ăn chăn nuôi, vắc-xin,

bộ kít mới trong chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh.

d) Trong thủy sản

- Nhân nhanh và sản xuất giống thủy sản có năng suất, chất lƣợng cao, tập trung

vào một số đối tƣợng thủy sản chủ yếu, nhƣ: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, các loại

cá nƣớc ngọt, cá biển có giá trị cao, nhuyễn thể hai mảnh vỏ;

- Nuôi thâm canh, siêu thâm canh, tự động kiểm soát và xử lý môi trƣờng bằng các

công nghệ tiên tiến (chemicalfog, biofloc, lọc sinh học) trong nuôi trồng một số

loài thủy sản, nhƣ: Cá, tôm;

- Sản xuất thức ăn, các loại thuốc phòng trị bệnh thủy sản, sản xuất các bộ kít chẩn

đoán nhanh bệnh trên các đối tƣợng nuôi thủy sản;

- Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để quy hoạch, quản

lý và khai thác nguồn lợi hải sản, các vùng nuôi trồng thủy sản.

40

Mô hình nuôi tôm sạch 2 giai đoạn sử dụng vi sinh ứng dụng vào công nghệ

Biofloc với những đặc điểm mới nhƣ: Giai đoạn 1, tôm giống đƣợc ƣơm trong ao

ƣơm với thời gian 20 ngày. Ao ƣơm đƣợc thiết kế diện tích bằng 10% ao nuôi, lót

bạt dƣới đáy và bờ ao, che phủ toàn bộ bằng lƣới phần trên mặt đất và nƣớc. Đáy

ao ƣơm có độ cao bằng với bờ ao nuôi và có ống D=300mm để chuyển tôm ƣơm

sang ao nuôi. Giai đoại 2, tôm đƣợc chuyển qua từ ao ƣơm đƣợc nuôi bằng quy

trình 4A (4 an toàn) gồm: An toàn vệ sinh thực phẩm (không sử dụng hóa chất,

kháng sinh), an toàn môi trƣờng (không xả thải ra môi trƣờng), an toàn dịch bệnh

(dùng chế phẩm sinh học phòng ngừa dịch bệnh) và an toàn xã hội (tăng chất

lƣợng, năng suất và lợi nhuận).

Mô hình nuôi tôm sạch 2 giai đoạn sử dụng vi sinh ứng dụng vào công nghệ

Biofloc là kết quả thƣơng mại hóa từ đề tài nghiên cứu khoa học, trên cơ sở ứng

dụng công nghệ sinh học vào phục vụ sản xuất, đƣợc đánh giá là hiệu quả và phù

hợp với các hộ nuôi tôm nhỏ, lẻ.

đ) Trong thủy lợi

- Ứng dụng công nghệ tự động hóa, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để quản

lý, khai thác và điều hành các công trình thủy lợi;

- Sản xuất vật liệu mới, thiết bị và thi công các công trình thủy lợi;

- Xây dựng và mở rộng mô hình ứng dụng công nghệ tƣới tiết kiệm cho một số loại

cây trồng nông, lâm nghiệp.

e) Trong chế biến, bảo quản

- Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các chất phụ gia thiên nhiên, các

chất màu để bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản;

- Xây dựng và mở rộng mô hình bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm nông sản;

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản và chế biến gỗ; vật liệu và công

nghệ nano để nâng cao độ bền cơ học, độ bền sinh học của gỗ rừng trồng mọc

nhanh; sản xuất vật liệu mới dạng bio-composite từ gỗ và thực vật có sợi;

- Xây dựng và mở rộng mô hình bảo quản dài ngày sản phẩm thủy sản trên tàu cá;

chế biến các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng cao.

g) Trong cơ điện, tự động hóa, sản xuất vật tƣ, máy móc, thiết bị

- Ứng dụng các công nghệ tiên tiến, bao gồm công nghệ điều khiển tự động hóa cơ

điện, điện tử trong sản xuất các loại vật tƣ, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất

nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản;

- Xây dựng và phát triển các cơ sở tự động hoặc bán tự động trong trồng trọt (nhân

giống và sản xuất rau, hoa), chăn nuôi (lợn, gà, bò), thủy sản (sản xuất giống và

nuôi thâm canh cá, tôm).

Về hiệu quả khoa học và công nghệ, đề tài đã góp phần chứng minh khả năng

chuyển đƣợc tính kháng bệnh virus và mốc sƣơng từ các loài khoai tây dại sang các

giống khoai tây trồng thông qua dung hợp tế bào trần. Đây là một hƣớng đi mới

đầy triển vọng trong chọn tạo các giống khoai tây trồng kháng các loại bệnh nguy

hiểm.

Về hiệu quả kinh tế - xã hội, đề tài bƣớc đầu đã tạo ra đƣợc các dòng khoai tây

kháng đồng thời bệnh virus và mốc sƣơng có khả năng phát triển thành giống.

Giống khoai tây mới kháng bệnh chắc chắn sẽ góp phần đƣa cây khoai tây trở

thành cây trồng chính ở vụ đông tại đồng bằng Bắc Bộ và nhiều vùng sản xuất

khoai tây khác trong cả nƣớc.

41

IV.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh

gồm: sản xuất sản phẩm NNUDCNC, trình diễn sản phẩm NNUDCNC; thực hiện dịch

vụ công nghệ cao trong nông nghiệp, dịch vụ cung ứng vật tƣ, thiết bị và tiêu thụ sản

phẩm; thực hiện dịch vụ dân sinh.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không chỉ là nơi sản xuất đáp ứng nhu cầu

thực phẩm sạch cho ngƣời tiêu dung mà còn là nơi gắn kết, hƣớng dẫn đƣa ra những

giải pháp tốt nhất phục vụ cho sự phát triển của nông nghiệp tỉnh nhà. Để đạt đƣợc

mục tiêu trên thì việc tổ chức những buổi triển lãm hay hội thảo chuyên đề về giống

cây trồng hay máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Sau đây là vài hình ảnh về những trang thiết bị hiện đại cùng với thông số kỹ thuật

phục vụ cho Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

Những hình ảnh về quá trình nuôi thủy sản và sản xuất rau sạch của Khu nông nghiệp

công nghệ:

Những hình ảnh về sản phẩm thủy sản và rau sạch đƣợc sản xuất ra mang đi tiêu thụ:

IV.3. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao là nhiệm vụ quan trọng để khu NNUDCNC

hoạt động có hiệu quả. Cần thiết phải có kế hoạch đào tạo các chuyên gia sâu về các

lĩnh vực sinh học, thuỷ sản, trồng trọt, quản lý, đồng thời cũng cần đào tạo lao động

lành nghề để đáp ứng cho hoạt động của khu.

Khu NNUDCNC Hùng Hậu Long An : tuyển 5 – 7 thạc sỹ về thủy sản, quản lý, công

nghệ sinh học và khoảng 200 - 300 lao động có tay nghề cao.

Đồng thời, các khu NNUDCNC tham gia dạy nghề; đào tạo và huấn luyện công nhân,

kỹ thuật viên, cán bộ quản lý về công nghệ cao trong nông nghiệp.

- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 09/01/2012 về “

Một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản” hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc theo Điều 5

mục 2.b:

+ Đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; biên soạn,

in ấn tài liệu, biểu mẫu phục vụ các lớp đào tạo, tập huấn;

+ Dạy nghề cho lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế sản

phẩm an toàn;

- Quyết định số 7303/QĐ-UBND ngày 09/09/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố

Đà Nẵng về” Ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết số 02-NQ/TƢ ngày 30/10/2007

của Ban Thƣờng vụ Thành ủy Đà Nẵng “ trong đó có quy định:

+ Hỗ trợ một lần từ 3-7 triệu đồng cho các đối tƣợng thu hút về làm việc cho hợp tác

xã tùy theo trình độ.

+ Hƣởng trợ cấp trong suốt 24 tháng kể từ ngày nhận nhiệm vụ tại hợp tác xã với các

mức hỗ trợ 200.000-400.000 đồng/ngƣời/tháng tùy theo trình độ.

+ Khuyến khích cán bộ trẻ từ các Sở, ban ngành Thành phố xuống hợp tác xã làm việc

với mức trợ cấp thêm ngoài lƣơng hàng tháng 500.000 đồng/ngƣời.

+ Hỗ trợ 100% chi phí học tập, tàu xe đi, về ( trong trƣờng hợp ngoài phạm vi thành

phố), hỗ trợ thêm một tháng tiền lƣơng cơ bản trong trƣờng hợp đào tạo dài hạn cho

các chức danh lãnh đạo và cán bộ chuyên môn, kỹ thuật.

42

- Quyết định số 922-QĐ/TU của Thành ủy Đà Nẵng ngày 11/02/2011 về việc “ban

hành Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao” có các mức hỗ trợ cho đối

tƣợng đƣợc quy định tại mục III nhƣ sau:

+ Đƣợc cấp học bổng trong thời gian học bao gồm học phí và các khoản chi phí bắt

buộc phải trả khác.

+ Đƣợc hƣởng lƣơng và các khoản phụ cấp (nếu có) theo quy định hiện hành, đồng

thời đƣợc nâng lƣơng theo niên hạn đối với cá nhân đang làm việc tại các cơ quan

thuộc thành phố Đà Nẵng.

Trong điều kiện của tỉnh, tiềm lực khoa học, công nghệ chƣa cao thì giải pháp hợp tác,

liên kết có vai trò rất quan trọng để khu NNUDCNC hoạt động có hiệu quả. Dự kiến

một số cơ sở nghiên cứu, viện, trƣờng sẽ hợp tác nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo nhƣ:

Liên kết, hợp tác với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, các Viện khoa học và

trƣờng đại học lớn tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong việc chuyển giao công nghệ

và đào tạo.

Liên kết với các khu công nghệ cao nói chung và các khu NNUDCNC nói riêng trong

nƣớc, trƣớc hết là khu nông nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh đang hoạt động

trong việc tổ chức quản lý, trao đổi chuyên gia, kinh nghiệm quản lý, trao đổi chuyển

giao công nghệ, môi giới đầu tƣ. Tỉnh Bình Thuận sẽ có kế hoạch để làm việc với Tp.

Hồ Chí Minh cụ thể hóa sự liên kết, hợp tác này.

Lồng ghép nguồn vốn thực hiện đề án từ các chƣơng trình, dự án và đề án đãđƣợc phê

duyệt.

Trung tâm thông tin và chuyển giao khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa học và công

nghệ đang đƣợc đƣợc đầu tƣ xây dựng sẽ triển khai nghiên cứu, tiếp thu, ứng dụng,

thực nghiệm công nghệ sinh học hiện đại trong và ngoài nƣớc phục vụ cho phát triển

của tỉnh sẽ là lợi thế lớn cho các khu, vùng, sản phẩm NNCNC nên cần hợp tác, liên

kết chặt chẽ.

Để xây dựng thành công khu và vùng NNUDCNC cần có 5 nhóm đối tác chính tham

gia vào quá trình vận động, xây dựng, triển khai và thực hiện: (l) Trung Ƣơng, (2)

chính quyền địa phƣơng, (3) nhà đầu tƣ (cùng tham gia quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ

tầng ban đầu), (4) các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất, chế biến, kinh doanh theo quy

hoạch và (5) hộ sản xuất.

Tổ chức liên kết các tổ chức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp, bao gồm: trang trại, tổ

hợp tác, HTX, doanh nghiệp tƣ nhân, các công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp

để tăng cƣờng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Tạo điều kiện tốt nhất để

doanh nghiệp gắn với vùng sản xuất cây con theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Nhà nƣớc hỗ trợ để hình thành các hình thức hợp tác của nông dân nhƣ nhóm sở thích,

Hiệp hội, HTX theo từng ngành hàng cụ thể. Các tổ chức nông dân và hiệp hội sẽ

cùng với doanh nghiệp đƣa ra giải pháp về tổ chức chuỗi giá trị, giải pháp về quản lí

chất lƣợng theo chuỗi, giải pháp quản trị thƣơng hiệu theo chuỗi, xây dựng kênh phân

phối và marketing sản phẩm; quản lí và chia sẻ rủi ro theo chuỗi.

Chủ động và tích cực thực hiện liên kết, hợp tác và thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực nông

nghiệp theo các danh mục đã đƣợc tỉnh công bố. Thực hiện xây dựng lộ trình liên kết,

hợp tác với các Viện, Trƣờng đại học, thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ và gắn kết hợp

tác với vùng động lực phát triển phía Nam, trong đó đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, Bình

Dƣơng, Đồng Nai, Lâm Đồng,…là các trung tâm công nghiệp, dịch vụ có tiềm năng

lớn về khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, nguồn vốn để có thể khai thác có hiệu quả

43

các tiểm năng lợi thế của tỉnh trong nghiên cứu, đào tạo chuyển giao công nghệ và đầu

tƣ sản xuất, chế biến, xúc tiến thƣơng mại, xuất khẩu.

Vận dụng chính sách khuyến khích đầu tƣ tại Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày

04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông

nghiệp, nông thôn.

- Tiến hành đẩy mạnh nâng cao năng lực của hoạt động kinh tế tập thể thông qua đào

tạo cán bộ quản lý, xúc tiến thƣơng mại tạo vị thế trên thị trƣờng.

-Khuyến khích phát triển các hình thức liên kết tự nguyện, các liên minh trong tổ chức

sản xuất, dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa nông hộ với doanh nghiệp,

tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng, trong đó doanh nghiệp là trung tâm.

Bộ máy của Công ty gồm 01 giám đốc, 01 phó giám đốc (giai đoạn sau, khi phát triển

sản phẩm, tăng thêm 2 phó giám đốc), các phòng chức năng. Ngoài ra, còn những

nhân viên hợp đồng bán thời gian và công nhân sản xuất theo chế độ hợp đồng thời vụ

(khi cần). Trong số nhân viên chính thức có 02 chuyên gia, cán bộ trình độ đại học và

cao đẳng 80%.

Cơ cấu nguồn nhân lực:

Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Trên đại học 6 5,0

Đại học 24 19,0

Trung học 40 30,0

Lao động phổ thông 60 46,0

Tổng cộng 130 100

TỔNG GIÁM

ĐỐC

Phòng Nhân

sự

Phòng Kinh

doanh

Phòng Tài

chính

PHÓ TỔNG GIÁM

ĐỐC

Phòng Kỹ

thuật

GIÁM ĐỐC ĐIỀU

HÀNH

44

CHƢƠNG V : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG

V.1. Tác động môi trƣờng

Long An nằm sát thành phố Hồ Chí Minh. Sức ép dân cƣ và công nghiệp hóa quá

nóng của thành phố lớn nhất Việt Nam này đã và sẽ còn dịch chuyển sang Long An,

làm nảy sinh nhiều nhu cầu mới về đất đai cho dân cƣ nhập cơ học và cho các doanh

nghiệp từ thành phố Hồ Chí Minh chuyển sang, vƣợt ngoài tầm kiểm soát của tỉnh

Long An. Hiện nay, sự chuyển đổi nhanh đất nông nghiệp sang công nghiệp, đô thị sẽ

là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hƣởng môi trƣờng đất và nƣớc trên địa bàn

Tỉnh Long An. Vấn đề môi trƣờng hàng đầu cần quan tâm trong phát triển là môi

trƣờng nƣớc. Ô nhiễm và thiếu nƣớc sạch cho kinh tế và sinh hoạt, kèm theo lũ và hạn

là những thách thức.

Long An có địa hình đơn giản, tƣơng đối bằng phẳng.Dải đất cao phía đông bắc nối

tiếp với địa hình giồng cát cổ phía ven biển (miền Hạ) tạo ra hình vành khăn ôm lấy

vùng trũng ngập nƣớc Đồng Tháp Mƣời phía tây bắc của tỉnh. Hơn một nửa diện tích

Long An là đất ngập nƣớc. Khu vực Đồng Tháp Mƣời địa hình thấp,

trũng, chiếm298,243 ha (có tài liệu là (13) 245,357 ha) hoặc 66,4% (có tài liệu là

56,6% (13) ) diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thƣờng xuyên bị ngập lụt hàng năm. Vùng

Đức Hòa, một phần Đức Huệ, Bắc Vĩnh Hƣng, Bắc Mộc Hóa và Bắc Tân Hƣng có

một số nơi có nền đất tốt, cao ráo, sức chịu tải khá nên việc xử lý nền móng ít phức

tạp, còn lại hầu hết các vùng khác đều có nền đất yếu. Theo con nƣớc hàng năm mà ở

Đồng tháp Mƣời có 2 thời kỳ dậy phèn: một vào đầu mùa mƣa (tháng 4 đến tháng 7)

và một vào cuối mùa mƣa (tháng 11 đến tháng 1 năm sau) (11) .

Long An có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.Nối liền với sông Tiền và

hệ thống sông Vàm Cỏ là các kênh dẫn và tiêu nƣớc rất quan trọng trong sản xuất

cũng nhƣ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cƣ nhƣ: Sông Vàm Cỏ Đông bắt

nguồn từ Campuchia, qua tỉnh Tây Ninh chảy vào địa phận Long An. Hồ Dầu Tiếng

đƣa xuống thêm 18,5 m3/s bổ sung nƣớc tƣới cho các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến

Lức và hạn chế quá trình xâm nhập mặn của tuyến Vàm Cỏ Đông qua cửa sông Soài

45

Rạp. Sông Vàm Cỏ Đông nối với Vàm Cỏ Tây qua các kênh ngang và nối với

sông Sài Gòn, Đồng Nai bởi các kênh Thầy Cai, An Hạ, Rạch Tra, sông Bến

Lức. Sông Bảo Định nằm trên địa bàn thị xã Tân An, bắt nguồn từ Tiền Giang và đổ

vào sông Vàm Cỏ Tây, là nguồn cung cấp nƣớc cho nhà máy nƣớc Tân An và cũng là

nơi tiếp nhận nƣớc thải từ khu vực dân cƣ sống dọc hai bên bờ sông. Sông Rạch Cát

(Sông Cần Giuộc) trong địa phận tỉnh Long An dài 32 km, lƣu lƣợng nƣớc mùa kiệt

nhỏ và chất lƣợng nƣớc kém do tiếp nhận nguồn nƣớc thải từ khu vực đô thị -TP Hồ

Chí Minh, ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của dân cƣ.

Nguồn nƣớc mặt của Long An không dồi dào, chất lƣợng nƣớc hạn chế về nhiều

mặt,nhất là nhiễm phèn,nên không đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của sản xuất

và đời sống. Trữ lƣợng nƣớc ngầm của Long An không nhiều, chất lƣợng không đồng

đều và tƣơng đối kém. Phần lớn nguồn nƣớc ngầm đƣợc phân bổ ở độ sâu từ 50 - 400

mét trong các tầng đá tuổi Đệ Tam.Tuy nhiên tỉnh có một số nguồn nƣớc ngầm

khoáng chất lƣợng tốt đang đƣợc khai thác phục vụ sinh hoạt dân cƣ và sản xuất nƣớc

đóng chai thƣơng phẩm (5,12). Tổng công suất khai thác nƣớc ngầm từ hiện nay

(2009) vào khoảng 110.000 m3/ngày đêm, phục vụ nhu cầu nƣớc sinh hoạt và nƣớc

cấp cho sản xuất của một số nhà máy và khu công nghiệp. Khai thác nƣớc ngầm chủ

yếu tập trung ở một số huyện nhƣ Đức Hòa, Bến Lức, thị xã Tân An, các huyện Cần

Đƣớc, cần Giuộc và Châu Thành. Độ sâu khai thác bình quân của tỉnh là trên 200 m.

Ở một số địa điểm khai thác nƣớc nông hơn nhƣ ở Đức Hòa – độ sâu khai thác chỉ vào

khoảng 20 – 30 m.(14).

V.1.1.Điều kiện tự nhiên

Huyện Đức Hòa có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc tính chuyển tiếp Đông và Tây

Nam Bộ. Nền nhiệt độ cao đều trong năm, lƣợng mƣa lớn và phân hóa theo mùa, ít gió

bão và không có mùa đông lạnh.

a. Mưa

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm của huyện là 1.625 mm nhưng phân bố không đều

trong năm. Mùa mƣa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa chiếm tới

85% tổng lƣợng mƣa cả năm. Những tháng còn lại là mùa khô, mưa ít, lượng mƣa chỉ

chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm.

Những tháng có số ngày mưa cao nhất là tháng 8, 9, 10; khoảng 19 ngày/tháng .

Mƣa nhiều và tập trung với cường độ lớn gây tràn trề bề mặt, làm rửa trôi, xói mòn

đất ở các vùng đất cao, kết hợp với lũ và đỉnh triều cao gây úng ngập các vùng đất ven

sông Vàm Cỏ Đông. Trong mùa khô do lƣợng mưa quá ít nên không thể canh tác nên

thiếu hệ thống thủy lợi đủ để đảm bảo nước tưới.

b. Gió

Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ

nên hướng gió trên địa bàn huyện thay đổi liên tục trong năm, tuy nhiên cũng hình

thành hai mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa Đông

Bắc thường thổi trong mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, còn gió mùa Tây

Nam thổi trong mùa từ tháng 5 đến tháng 9. Chuyển tiếp giữa hai mùa gió có gió

Đông, gió Tây Nam. Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm khoảng 2 m/s. Vào

mùa mưa tốc độ gió trung bình lớn hơn mùa khô, nhưng chênh lệch các tháng trong

năm không nhiều.

46

Khu vực huyện Đức Hòa tuy không có bão, nhƣng hay có giông. Mỗi năm giông xuất

hiện từ 110 đến 140 ngày, nhiều nhất từ thánh 5 đến tháng 11, đặc biệt như tháng 5 có

đến 20 - 22 ngày có dông. Dông thường xảy ra vào buổi trưa và chiều có thể kèm theo

hiện tượng sấm sét rất nguy hiểm. Tốc độ gió mạnh nhất trong cơn giông lên tới 30-

40 m/s có khả năng bẽ gãy hoặc làm đổ cây cối.

c. Nắng

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.660 giờ, trung bình mỗi ngày có 7,3 giờ

nắng, nếu so với Hà Nội là 4,5 giờ nắng/ngày thì huyện Đức Hòa rất giàu ánh sáng.

Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 2 và 3 khoảng 267 giờ, tháng có số giờ nắng

ít nhất là tháng 8 khoảng 189 giờ.

V.1.2. Đặc điểm thủy văn

Sông Vàm Cỏ Đông là sông lớn chạy dọc theo ranh giới giữa huyện Đức Hòa và

huyện Đức Huệ. Sông bắt nguồn từ CamPuChia chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Long

An, đổ ra biển qua cửa Soài Rạp. Phần qua huyện Đức Hòa dài hơn 40 km, rộng trung

bình 149 - 160 m, sâu trung bình 17 m, độ dốc lòng sông 0,21%. Sông Vàm Cỏ Đông

không chỉ là tuyến đường thủy quan trọng của huyện Đức Hòa và tỉnh Long An, mà

còn là tuyến đường thủy vành đai của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Sông

Vàm Cỏ Đông là một trong những nguồn nước chính cung cấp nước cho sinh hoạt và

sản xuất cho khu vực phía Tây của huyện. Các kênh rạch khác của huyện phần lớn bắt

đầu từ sông Vàm Cỏ Đông và ăn sâu vào các xã trong địa bàn Huyện, trừ kênh Cầu

An Hạ chạy qua huyện Đức Hòa nối sông vàm Cỏ Đông với hệ thống kênh rạch thành

Phố Hồ Chí Minh, còn lại là kênh rạch nội Huyện như:

- Tuyến kênh Nhà Thờ bắt đầu từ sông Vàm Cỏ Đông, chạy song song với đường tỉnh

7 (đường tỉnh 822), dài 3,5 km, rộng trung bình 12 m, sâu trung bình 2 m.

- Kênh rạch Nhum bắt đầu từ sông Vàm Cỏ Đông và kết thúc tại nơi giao với đường

đất Tân Phú.

- Kênh Cầu Duyên - Hốc Thơm bắt đầu từ sông Vàm Cỏ Đông và kết thúc tại đường

tỉnh 10 (đường tỉnh 825), dài 5 km, rộng trung bình 12 m, sâu trung bình 3m.

- Kênh số 2 bắt đầu từ sông Vàm Cỏ Đông và kết thúc tại đường tỉnh 9 (đường tỉnh

824), dài 5,8 km, rộng trung bình 12 m, sâu trung bình 3 m.

- Kênh sông Tra bắt đầu từ sông Vàm Cỏ Đông và kết thúc tại ngã ba Láng Pha, dài 2

km, rộng trung bình 32 m, sâu trung bình 4 m.

- Kênh chợ Đức Hòa bắt đầu từ ngã ba Láng Pha và kết thúc tại chợ Đức Hòa , dài

3km, rộng trung bình 32 m, sâu trung bình 4 m.

- Kênh Láng Pha bắt đầu từ ngã ba Láng Pha và kết thúc tại đường tỉnh 10, dài 4,8

km, rộng trung bình 20 m, sâu trung bình 3,5 m.

- Kênh Láng Ven - Bảy Quang bắt đầu từ ngã ba Láng Ven và kết thúc tại đường Đức

Lập - Tua 1, dài 3 km, rộng trung bình 12 m, sâu trung bình 2 m…

- Các kênh, rạch trên không chỉ có tác dụng dẫn nước ngọt từ sông Vàm Cỏ Đông vào

trong nội động mà còn tạo thành một hệ thống giao thông thủy cho phép các tàu

thuyền có trọng tải từ 5 - 30 tấn ra vào an toàn.

- Chế độ thủy văn của các kênh, rạch chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật

triều không đều có biên độ lớn của sông Vàm Cỏ Đông. Đỉnh triều lớn nhất trên sông

đo được ở trạm Hiệp Hòa là 1,4 m thấp nhất 0,96 m. Từ tháng 9 đến hạ tuần tháng 11

47

do lượng mưa không thoát kịp ra biển, dâng cao dồn nước vào các kênh rạch làm

nước trong đồng không thoát đi được gây ngập úng tại chỗ. Vùng đất thấp ven sông

hàng năm bị ngập liên tục 20 - 30 ngày từ khoảng giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 với

mức ngập sâu 0,3 - 0,5 m gây cản trở rất lớn cho sản xuất nông nghiệp trong vùng.

V.1.3. Nguồn nƣớc tƣới

Kênh thủy lợi: Ngoài hệ thống tƣới tiêu thủy lợi hiện hữu, xã An Ninh Tây cũng nhƣ

một số vùng khác của huyện Đức Hòa thƣờng bị thiếu nƣớc vào mùa khô.

Dự trữ nguồn nước thiên nhiên và thủy lợi:

Công ty chủ động tạo vùng hồ dự trữ nƣớc tƣới và cũng chính là vùng nuôi thủy sản

với diện tích khoảng 138 ha, sâu khoảng 3m, vừa chứa nguồn nƣớc thủy lợi, nƣớc

mƣa phục phụ tƣới tiêu, vừa là vùng nuôi thủy sản. Khi dự án của Công ty đi vào hoạt

động sẽ cũng sẽ góp phần cung cấp nƣớc sản xuất cho các dự án nông nghiệp lân cận.

Phần đất đào hồ, ao, Cty chúng tôi sẽ vận chuyển, đắp, tạo thành hệ thống đê chống

ngập và chống xâm nhập nƣớc mặn cho vùng dự án.

- Ứng dụng CNC trong phát triển nông nghiệp đã là một trong những biện pháp hữu

hiệu, hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố gây ô nhiễm môi trƣờng.

- Trồng trọt áp dụng quy trình kỹ thuật để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP

sẽ góp phần gìn giữ tốt môi trƣờng. Thanh long ứng dụng CNC sẽ đảm bảo VSATTP,

với lúa áp dụng quy trình canh tác tổng hợp “1 phải 5 giảm”, trong đó giảm phân bón,

giảm thuốc BVTV, giảm lƣợng nƣớc tƣới. Sử dụng phân bón cân đối, đảm bảo 4

đúng, nhất là tăng số lƣợng phân hữu cơ vi sinh. Tất cả các biện pháp canh tác kể trên

đều có tác dụng giảm ô nhiễm môi trƣờng.

- Chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học (CAV): tiến hành xây dựng chuồng trại

đúng quy cách, thu gom phân và thức ăn chìm xuống đáy ao, tiến hành xử lý đúng quy

trình kỹ thuật còn có thể làm phân bón rất tốt cho cây lâu năm.

- Nuôi tôm thâm canh UDCNC: Xây dựng ao nuôi đúng quy trình, có ao xử lý nƣớc

trƣớc khi đổ ra sông, kênh, rạch, tiến hành nạo vét, xử lý bùn có lẫn thức ăn chìm

xuống đáy ao làm phân bón sẽ giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng.

- Đối với các doanh nghiệp đầu tƣ trong khu NNUDCNC (Hàm Minh, Chí Công) thì

vấn đề xử lý môi trƣờng đƣợc thực hiện ngay trong giai đoạn xây dựng dự án. Đảm

bảo chất thải rắn và nƣớc thải ô nhiễm đƣợc xử lý triệt để theo tiêu chuẩn nƣớc thải

trƣớc khi cho thải ra môi trƣờng.

V.2. Biện pháp khắc phục các tác động đến môi trƣờng

V.2.1. Phòng ngừa cháy nổ và an toàn vệ sinh lao động

Đối với mỗi công trình xây dựng đều có những biện pháp phòng chống cháy nổ và an

toàn lao động.

- Trang bị các phƣơng tiện chữa cháy.

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân.

- Hệ thống chiếu sáng phải hoạt động tốt.

- Tập huấn cho công nhân xử lý theo đúng qui tắc an toàn khi có sự cố.

- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phòng chống cháy nổ.

48

V.2.2. Các biện pháp khắc phục môi trƣờng đất phèn

Dùng thủy lợi đối phó đất phèn, nhiễm mặn

- Ở vùng đất phèn, pH thấp, không nên rút nƣớc quá nhanh làm đất cạn khô, nứt nẻ, để

đất phèn tiếp xúc với không khí sẽ sinh ra phản ứng hình thành axit H2SO4 có hại

dƣới đây:

4FeS2 (pyrit) + 15O2 + 14H2O

g4Fe(OH)3 + 8SO22- + 16H+

- Cày sâu (nhƣng không lật), xới xáo nhiều lần để cắt đứt mạch mao dẫn, nhƣ vậy sẽ

hạn chế đƣợc nƣớc ngầm bốc hơi, mang muối đi theo từ dƣới lên bề mặt ruộng gây

mặn.

- Đắp đê, xây dựng hệ thống tƣới tiêu hợp lý nhắm mục đích ngăn nƣớc biển tràn vào,

rửa mặn.

- Hệ thống thau chua rửa mặn gồm kênh thoát nƣớc mặn nhằm rửa mặn ra khỏi ruộng

và kênh tƣới nƣớc ngọt để thay thế nƣớc mặn làm ngọt hóa đất.

- Tác dụng rửa mặn cũng phụ thuộc vào chất lƣợng nƣớc tƣới. Nƣớc nếu chứa hàm

lƣợng muối cao thì không dùng để thau chua, rửa mặn đƣợc.

Tăng cƣờng dinh dƣỡng

- Dùng phân bón có kali nhằm làm tăng hàm lƣợng K+ trong cây từ đó hạn chế sự thu

hút Na+ vào cây, hạn chế độc do Na+.

- Cần ƣu tiên sử dụng phân đạm gốc amon (NH4+) để hạn chế độc Na+, bón nhiều

phân lân để cung cấp lân cho cây, hạn chế sự thu hút các ion Cl- quá nhiều trong cây.

- Sử dụng phân bón chứa silic có khả năng thúc đẩy quá trình quang hợp, gia tăng tỷ lệ

chọn lọc của K+: Na+ và giảm lƣợng hút Na+ của cây trồng. Cần lƣu ý là nhu cầu

SiO2 của cây lúa cao gấp 4 lần nhu cầu đạm. Cây trồng ở điều kiện đất mặn nếu đƣợc

hấp thụ silic sẽ tạo ra nhóm enzyme ngăn cản sự phát sinh gốc tự do (antioxidant

enzyme). Từ đó giúp ngăn chặn sự phá hoại của các gốc tự do đối với tế bào cây

trồng. Silic đã đƣợc biết đến nhƣ một nhân tố quan trọng trong việc làm giảm tác hại

của mặn trên cây lúa.

- Bón một số dạng phân có chứa ion canxi, ion magie nhƣ CaO, CaCO3, CaSO4,

Ca(NO3)2, MgO, MgCO3… cho lúa có khả năng tăng tích lũy nồng độ proline cao để

điều chỉnh thẩm thấu, gia tăng khả năng hút nƣớc của cây, hạn chế việc hấp thu và vận

chuyển Na+, Cl- từ rễ vào thân cây, do đó gia tăng khả năng chống chịu mặn.

- Trên chân đất nhiễm mặn và có phèn thì nên bón loại vôi nung (CaO) để vừa rửa

mặn vừa hạ phèn, không bón các loại phân chua nhƣ super lân, DAP, (NH4)2SO4,

KCl… làm cho đất càng chua; còn với đất mặn không có phèn có thể bón vôi thạch

cao (CaSO4).

V.2.3. Các biện pháp khắc phục ngập nƣớc

Đối với lúa:

- Kiểm tra, rà soát lại diện tích mạ dự phòng đã gieo, bảo vệ diện tích này bằng mọi

biện pháp không để chuột, sâu, bệnh hoặc úng ngập mất mạ và cân đối lƣợng giống

ngắn ngày đã dự phòng để kịp thời cấy dặm những diện tích lúa bị ảnh hƣởng do mƣa

bão gây ra.

- Khoanh vùng những diện tích lúa mới cấy, cây lúa chƣa bén rễ, hồi xanh; diện tích

lúa gieo thẳng, lúa cấy bằng mạ nền cứng chiều cao cây thấp dễ bị ngập ƣu tiên tiêu,

thoát nƣớc trƣớc. Những diện tích cấy sớm, cây lúa đã phát triển tiêu thoát nƣớc sau.

49

Phải thực hiện tiêu thoát thật nhanh bằng mọi biện pháp theo phƣơng châm “Vùng

trũng tiêu nƣớc trƣớc, vùng cao tiêu nƣớc sau, lúa mới cấy tiêu nƣớc trƣớc, lúa cấy

sớm tiêu nƣớc sau” không để ngập, úng kéo dài gây mất lúa.

Đối với cây rau, màu:

- Khẩn trƣơng vun cao luống, khơi thông rãnh thoát nƣớc để thuận lợi cho tiêu thoát

nƣớc trên những diện tích rau, màu đã trồng.

- Thu hoạch nhanh những diện tích cây rau, màu đến kỳ cho thu hoạch; tiến hành che

chắn cho các loại rau ăn lá, chằng buộc lại giàn để bảo vệ rau, màu hạn chế tối đa ảnh

hƣởng của mƣa lớn gây dập nát, đổ gãy các loại rau, màu.

Đối với cây ăn quả:

- Khẩn trƣơng chằng buộc, sử dụng tre, luồng để chống cành, chống cây hạn chế đổ

gãy cây, rụng quả khi có gió mạnh.

- Khơi thông rãnh thoát nƣớc, vun cao xung quang tán không để ngập, úng ảnh hƣởng

đến sinh trƣởng của cây, sự phát triển của quả. Chủ động thu hoạch những loại quả đã

chín, nếu có nguy cơ bão đổ bộ vào đất liền có thể thu hoạch khi quả sắp chín và sử

dụng các loại chế phẩm sinh học an toàn để dấm quả đảm bảo chất lƣợng quả và vệ

sinh an toàn thực phẩm.

Đối với thủy sản:

- Cơi cao bờ, chắn lƣới, đắp đập buông lổ không để mất cá.

- Theo dõi sát thông tin dự báo thời tiết, thủy văn trên các phƣơng tiện truyền thông.

Rà soát lại các loại vật tƣ, máy móc, phƣơng tiện để chủ động phòng chống lụt bão

úng.

V.2.4. Các biện pháp xử lý môi trƣờng

- Các biện pháp xử lý chất thải rắn:

Trong dự án, chất rắn chủ yếu, là những chất hữu cơ nguồn gốc thực vật dễ phân hủy,

đƣợc thu gom cho để làm phân hữu cơ sử dụng lại cho cây trồng trong khu dự án.

Những chất thải rắn là những mảnh vỡ của dụng cụ sản xuất đƣợc gom cho xe rác của

công ty vệ sinh môi trƣờng.

- Các biện pháp xử lý nƣớc thải:

Nƣớc thải chủ yếu là nƣớc rửa rau trong dây chuyền sơ chế. Do nguồn nƣớc đƣa vào

khu vực trồng rau và sơ chế là nƣớc sạch không có chất độc hại nên nƣớc thải không

bị ô nhiễm, có thể cho chảy trực tiếp ra đƣờng thoát nƣớc thải chung của Khu Trung

tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học.

- Hạn chế và xử lý các loại khí thải: Dự án trồng cây xanh nên không có khí thải độc

hại.

V.2.5. Các biện pháp hỗ trợ khác

Ngoài các giải pháp kỹ thuật để làm giảm nhẹ ô nhiễm gây ra cho con ngƣời và môi

trƣờng, các biện pháp hỗ trợ sau đây cần đƣợc thực hiện:

- Giáo dục ý thức về vệ sinh môi trƣờng và vệ sinh công nghiệp cho cán bộ công nhân

viên trong Công ty.

- Kết hợp với các cơ quan, đơn vị và bộ phận khác trong khu vực dự án tham gia thực

hiện các qui định về môi trƣờng.

- Nhắc nhở và giáo dục ý thức cho cán bộ công nhân viên trong Công ty thực hiện tốt

các qui định về an toàn lao động, phòng chống chất nổ, kiểm tra sức khỏe định kỳ.

50

Bên cạnh đó, Ứng dụng khoa học công nghệ cao vào nông nghiệp sẽ giúp nhà sản xuất

tiết kiệm chi phí nhƣ: nƣớc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời góp phần bảo

vệ môi trƣờng. Cụ thể, việc ứng dụng hiệu ứng nhà kính để tạo ra môi trƣờng thuận

lợi cho sản xuất nông nghiêp cũng nhƣ ứng dụng các thành tựu công nghệ khác để tạo

ra các cơ sở trồng trọt chăn nuôi hiện đại, không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu giúp

nông dân chủ động đƣợc kế hoạch sản xuất cũng nhƣ khắc phục tình trạng mất mùa

vụ.

Bên cạnh đó, khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sẽ hạn chế đƣợc sự

lãng phí về tài nguyên đất, nƣớc do tính ƣu việt của các công nghệ này nhƣ công nghệ

sinh học, công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự động hóa sản xuất.

Việc tiết kiệm chi phí và tăng năng suất cây trồng vật nuôi sẽ giúp cho quá trình sản

xuất đƣợc dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn theo quy mô, từ đó tạo tính cạnh tranh với

các sản phẩm trên thị trƣờng cũng nhƣ khẳng định thƣơng hiệu sản phẩm của ngƣời

sản xuất.

51

CHƢƠNG VI : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

VI.1. Tổng mức đầu tƣ xây dựng công trình

Tổng mức đầu tƣ của dự án: 289,943,731 đồng (Hai trăm tám mƣơi chín tỉ chín

trăm bốn mƣơi ba triệu bảy trăm ba mƣơi mốt nghìn đồng ); Chi phí xây dựng nhà

xƣởng, mua sắm máy móc thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí khác và dự phòng

phí. Bao gồm tài sản đầu tƣ mới và đã đầu tƣ

Tổng mức đầu tƣ dự án

ĐVT: Nghìn đồng

STT Khoản mục chi phí Chi phí

trƣớc thuế

Thuế

GTGT

Chi phí sau

thuế

1 Chi phí xây dựng 153.810.000 15.381.000 169.191.000

2 Chi phí thiết bị 55.390.000 5.539.000 60.929.000

3 Chi phí quản lý dự án 5.280.208 528.021 5.808.229

4 Chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây

dựng

22.723.235 2.272.324 24.995.559

5 Chi phí khác 2.419.475 241.948 2.661.423

6 Dự phòng phí 26.358.521 0 26.358.521

TỔNG CỘNG 289.943.731

Bảng tiến độ sử dụng vốn

STT Hạng mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng cộng

1 Chi phí xây dựng 30% 30% 40% 100%

2 Chi phí máy móc thiết bị 15% 25% 60% 100%

3 Chi phí tƣ vấn 100% 100%

4 Chi phí quản lý dự án 32% 32% 36% 100%

5 Chi phí khác 15% 25% 60% 100%

6 Chi phí dự phòng 32% 33% 35% 100%

ĐVT: Nghìn đồng

STT Hạng mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng cộng

1 Chi phí xây dựng 50.757.300 50.757.300 67.676.400 169.191.000

2 Chi phí máy móc thiết

bị 9.139.350 15.232.250 36.557.400 60.929.000

3 Chi phí quản lý dự án 5.808.229 5.808.229

4 Chi phí Tƣ vấn dự án 7.998.579 7.998.579 8.998.401 24.995.559

5 Chi phí khác 399.213 665.356 1.596.854 2.661.423

6 Chi phí dự phòng 8.434.727 8.698.312 9.225.482 26.358.521

TỔNG VỐN 82.537.398 83.351.796 124.054.537 289.943.731

52

Trong đó, nguồn tài trợ dự án từ vốn tự có và vốn vay:

ĐVT: đồng

S

T

T

Hạng mục Năm 1 Năm 2 Tổng cộng Tỷ lệ Tỷ lệ

1 Vốn chủ sở hữu 100.000.000 0 100.000.000 33% 33%

2 Vốn vay 100.000.000 100.000.000 200.000.000 67% 67%

Cộng 200.000.000 100.000.000 300.000.000 100% 100%

VI.2. Doanh thu dự án

Ƣớc lƣợng sản lƣợng sản suất trong 1 năm

Sản lƣợng

(tấn)

Đơn giá

(đồng)

Cá tra phile 1.200 26.000

Thành phẩm cá tra 1.400 24.000

Cá Basa phile 1.300 25.000

Thành phẩm cá Basa 1.200 23.000

Nhóm rau ăn lá ngắn ngày 5.250 3.000

Nhóm rau ăn củ quả ngắn

ngày 3.140 8.000

Nhóm rau ăn củ quả dài

ngày 800 12.000

Ƣớc tính doanh thu dự án với hệ số tăng giá là 5%

Năm 2020 2021 2022 2023 2024 2025

Hạng mục 1 2 3 4 5 6

Tỉ lệ tăng giá 1,00 1,05 1,10 1,16 1,22 1,28

Cá tra phile 31.200.000 32.760.000 36.117.900 41.810.984 50.821.512 64.862.559

Thành phẩm cá tra 33.600.000 35.280.000 38.896.200 45.027.214 54.730.859 69.851.987

Cá Basa phile 32.500.000 34.125.000 37.622.813 43.553.108 52.939.075 67.565.166

Thành phẩm cá Basa 27.600.000 28.980.000 31.950.450 36.986.640 44.957.492 57.378.418 Nhóm rau ăn lá ngắn ngày 15.750.000 16.537.500 18.232.594 21.106.506 25.655.090 32.743.119 Nhóm rau ăn củ quả ngắn

ngày 25.120.000 26.376.000 29.079.540 33.663.202 40.917.833 52.222.676 Nhóm rau ăn củ quả dài

ngày 9.600.000 10.080.000 10.584.000 11.113.200 11.668.860 12.252.303

Tổng doanh thu 175.370.000 184.138.500 202.483.496 233.260.854 281.690.722 356.876.227

53

VI.3. Chi phí vận hành dự án hoạt động

Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán

- Các hệ thống máy móc thiết bị cần đầu tƣ để đảm bảo cho dự án hoạt động tốt;

- Doanh thu của dự án đƣợc từ:

+ Doanh thu chính: khai thác toàn bộ hệ thống vƣờn dƣợc liệu, gấc, bên

cạnh đó thu mua và bào chế, đƣa ra thị trƣờng các sản phẩm của công ty.

- Chi phí của dự án:

+ Chi phí canh tác

+ Chi phí điện nƣớc

+ Chi phí quản lý điều hành

+ Chi phí tiếp thị quảng cáo

+ Chi phí bảo trì thiết bị

+ Chi phí khác

- Chi phí khấu hao Tài sản cố định: Áp dụng phƣơng pháp khấu hao theo

đƣờng thẳng, thời gian khấu hao sẽ đƣợc tính phụ thuộc vào thời gian dự báo thu

hồi vốn. Trong tính toán áp dụng thời gian khấu hao theo phụ lục đính kèm.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án thuế suất áp dụng là 20%.

- Vòng đời dự án 50 năm, vòng đời kinh tế đƣợc tính 20 năm.

Chi phí dự án

Năm 2020 2021 2022 2023 2024 2025

Chi phí con giống 15.325.198 16.091.458 17.740.832 20.537.231 24.963.133 31.859.986

Chi phí lƣơng nhân viên 812.049 852.651 940.048 1.088.223 1.322.742 1.688.192

Chi phí BHYT,BHXH 178.651 187.583 206.811 239.409 291.003 371.402

Chi phí điện, phân bón 175.022 183.773 202.610 234.546 285.092 363.858

Chi phíxử lý phế thải,BVMT 80.145 84.152 92.778 107.402 130.548 166.616

Chi phí quản lý điều hành 1.258.478 1.321.402 1.456.846 1.686.481 2.049.928 2.616.285

Chi phí tiếp thị, quảng cáo 1.354.897 1.422.642 1.568.463 1.815.692 2.206.984 2.816.734

Chi phí gieo trồng 12.587 13.216 14.571 16.868 20.503 26.167

Chi phí mua giống cây trồng 837.832 879.724 969.895 1.122.775 1.364.740 1.741.793

Chi phí bảo trì thiết bị 1.217.989 1.278.888 1.409.975 1.632.222 1.983.976 2.532.112

Chi phí thu mua nguyên liệu 6.045.687 6.347.971 6.998.638 8.101.799 9.847.787 12.568.549

Chi phí khác 536.937 563.784 621.572 719.547 874.614 1.116.253

TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 27.835.472 29.227.245 32.223.038 37.302.194 45.341.050 57.867.947

VI.4. Kế hoạch vay trả nợ

ĐVT: Nghìn đồng

Tỷ lệ vốn vay 67%

Số tiền vay 200.000.000 ngàn đồng

Thời hạn vay 2 năm

54

Ân hạn 1 năm

Lãi vay 10% /năm

Thời hạn trả nợ 10 năm

Năm Ngày Dƣ nợ đầu

kỳ

Vay nợ

trong kỳ

Trả nợ

trong kỳ Trả nợ gốc Trả lãi vay

Dƣ nợ cuối

kỳ

0 7/1/2020 100.000.000 100.000.000

1 7/1/2021 100.000.000 100.000.000 10.000.000 200.000.000

2 7/1/2022 200.000.000 20.000.000 200.000.000

3 7/1/2023 200.000.000 45.000.000 25.000.000 20.000.000 200.000.000

4 7/1/2024 175.000.000 42.500.000 25.000.000 17.500.000 175.000.000

5 7/1/2025 150.000.000 40.000.000 25.000.000 15.000.000 150.000.000

6 7/1/2026 125.000.000 37.500.000 25.000.000 12.500.000 125.000.000

7 7/1/2027 100.000.000 35.000.000 25.000.000 10.000.000 100.000.000

8 7/1/2028 75.000.000 32.500.000 25.000.000 7.500.000 75.000.000

9 7/1/2029 50.000.000 30.000.000 25.000.000 5.000.000 50.000.000

10 7/1/2030 25.000.000 27.500.000 25.000.000 2.500.000 25.000.000

VI.5. Kết quả phân tích tài chính

Hiệu quả kinh tế dự án

Báo cáo thu nhập

ĐVTL Nghìn đồng Năm

2020 2021 2022 2023 2024 2025

Hạng mục 1 2 3 4 5 6

Doanh thu

175.370.000

184.138.500

202.483.496

233.260.854

281.690.722

356.876.227

Chi phí

27.835.472

29.227.245

32.223.038

37.302.194

45.341.050

57.867.947

Chi phí hoạt động

27.835.472

29.227.245

32.223.038

37.302.194

45.341.050

57.867.947

Chi phí khấu hao

1.457.942

1.457.942

1.457.942

1.457.942

1.457.942

1.457.942

Chi phí lãi vay

10.000.000

20.000.000

20.000.000

17.500.000

15.000.000

12.500.000

Lợi nhuận trƣớc thuế

147.534.528

154.911.255

170.260.458

195.958.660

236.349.672

299.008.281

Thuế TNDN (20%)

29.506.906

30.982.251

34.052.092

39.191.732

47.269.934

59.801.656

Lợi nhuận sau thuế

118.027.623

123.929.004

136.208.367

156.766.928

189.079.737

239.206.625

Báo cáo ngân lƣu

ĐVT : Nghìn đồng

55

2020 2021 2022 2023 2024 2025

Hạng mục 0 1 2 3 4 5

NGÂN LƢU VÀO 175.370.000

184.138.500

202.483.496

233.260.854

281.690.722

Doanh thu

175.370.000

184.138.500

202.483.496

233.260.854

281.690.722

NGÂN LƢU RA 289.943.731

27.835.472

29.227.245

32.223.038

37.302.194

45.341.050

Chi phí đầu tƣ ban đầu

289.943.731

Chi phí hoạt động

27.835.472

29.227.245

32.223.038

37.302.194

45.341.050

Ngân lƣu ròng trƣớc thuế

(289.943.731) 147.534.528

154.911.255

170.260.458

195.958.660

236.349.672

Thuế TNDN

29.506.906

30.982.251

34.052.092

39.191.732

47.269.934

Ngân lƣu ròng sau thuế

(289.943.731) 118.027.623

123.929.004

136.208.367

156.766.928

189.079.737

Ngân lƣu tích lũy

(289.943.731)

(171.916.108)

(47.987.105)

88.221.262

244.988.190

434.067.928

Hệ số chiết khấu 100% 89% 80% 71% 64% 57%

Hiện giá ngân lƣu ròng (289.943.731) 105.381.806 98.795.443 96.950.425 99.628.217 107.288.921

Hiện giá tích luỹ (289.943.731) (184.561.925) (85.766.482) 11.183.943 110.812.160 218.101.081

TT Chỉ tiêu

1 Giá trị hiện tại thuần NPV 218,101,081 đồng

2 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%) 36,8 %

Đánh giá Hiệu quả

Dựa vào kết quả ngân lƣu vào và ngân lƣu ra, ta tính đƣợc các chỉ số tài chính, và

kết quả cho thấy:

Hiện giá thu nhập thuần của dự án là : NPV = 218,101,081 nghìn đồng > 0

Suất sinh lợi nội tại là: IRR = 36,8 %> WACC

Dự án có suất sinh lợi nội bộ và đạt hiệu quả đầu tƣ.

56

CHƢƠNG VII : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI

VII.1. Hiệu quả kinh tế

- Đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Long An là định hƣớng phát

triển nông nghiệp đến nền sản xuất hàng hoá chất lƣợng cao phục vụ tiêu dùng

trong nƣớc và xuất khẩu. Việc hình thành các khu NNUDCNC sẽ là hạt nhân về

công nghệ và tổ chức sản xuất có sức lan tỏa ra toàn tỉnh. Từ đó làm thay đổi nhận

thức và hành động để chuyển từ nền sản xuất truyền thống sang nền sản xuất hiện

đại đạt hiệu quả và chất lƣợng cao. Tổng kết từ các mô hình NNUDCNC, giá trị

sản xuất có thể tăng thêm 100-300% và nhiều mô hình còn cao hơn nữa, đặc biệt là

giá trị tăng thêm do KHCN tác động. Ƣớc tính hiệu quả của đề án nhƣ sau:

+ Giá trị sản xuất các sản phẩm rau sạch ứng dụng công nghệ cao sẽ đáp ứng

15000 tấn rau sạch mỗi năm, sản lƣợng này sẽ tăng lên 20% những năm tiếp theo

thì việc cải tiến máy móc thiệt bị phục vụ cho khu nông nghiệp công nghệ cao

+ Giá trị sản xuất các sản phẩm cá tra, cá basa ứng dụng công nghệ cao sẽ đáp ứng

hơn 8000 tấn cá mỗi năm, sản lƣợng này sẽ tăng lên 10% những năm tiếp theo thì

việc cải tiến máy móc thiệt bị. Sản lƣợng cá và rau sạch sản xuất ra góp phần nâng

cao sản lƣợng sản xuất của tỉnh nhà.

- Lợi ích kinh tế còn tăng thêm qua chế biến xuất khẩu, thu ngoại tệ.

- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lƣợng, chủng loại, chất lƣợng rau cho tiêu

dùng của các tầng lớp nhân dân.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập,

nâng cao mức sống cho nông dân.

- Xã hội hóa trong sản xuất, tiêu dùng rau an toàn nhằm góp phần cải thiện đời

sống, sức khỏe cộng đồng, tiến tới thực hiện một nền nông nghiệp sạch.

VII.2. Lợi ích xã hội

dự kiến dự án đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho hơn 500 lao động tại

địa phƣơng. Tùy theo tình hình thực hiện dự án, công ty có thể thuê các chuyên gia

nƣớc ngoài làm việc.

- Góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời chuyển giao, nhân rộng

các mô hình sản xuất tiên tiến cho hộ nông dân.

- Thông qua đề án góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp theo hƣớng chất lƣợng

cao, mang lại giá trị gia tăng cao.

- Tạo nên bộ mặt nông thôn mới với cơ sở hạ tầng hiện đại, dân trí đƣợc nâng cao,

đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm ngành nghề mới, năng suất lao động tăng,

tăng thu nhập cho ngƣời dân.

- Dự án “Khu Nông nghiệp Công nghệ Cao Hùng Hậu” có nhiều tác động tích cực

đến sự phát triển kinh tế xã hội. Không chỉ đóng góp vào sự phát triển và tăng

trƣởng của nền kinh tế quốc dân nói chung, của khu vực nói riêng mà dự án còn

giúp Nhà nƣớc và địa phƣơng có nguồn thu ngân sách từ Thuế giá trị gia tăng,

57

Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dự án còn tạo ra công ăn việc làm cho

ngƣời lao động tại địa phƣơng.

- Dự án đầu tƣ công nghệ sản xuất tiên tiến – hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm mà

chất lƣợng, giá trị dinh dƣỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm luôn đƣợc đảm bảo tốt

nhất.

- Đánh giá tác động môi trƣờng: Thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ

môi trƣờng.

Ngoài ra, cần tập trung vào một số giải pháp: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,

nâng cao nhận thức từ cán bộ đến ngƣời dân, doanh nghiệp nhằm chuyển dần từ

sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất hàng hóa, sản xuất nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về sản

xuất an toàn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Có cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân

lực trình độ chuyên môn cao, lao động kỹ thuật đáp ứng đƣợc yêu cầu; bồi dƣỡng

cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho ngƣời dân; có

cơ chế chính sách về đất đai, khuyến khích việc tích tụ ruộng đất, xây dựng chuỗi

liên kết giữa ngƣời sản xuất với các doanh nghiệp, HTX từ sản xuất đến tiêu thụ

sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa bền vững. Nâng cao vai trò quản

lý nhà nƣớc trong sản xuất và liên kết “4 nhà” (Nhà nƣớc, nhà khoa học, doanh

nghiệp, nông dân). Đẩy mạnh tổ chức xây dựng hệ thống phân phối, quảng bá, giới

thiệu, cung ứng sản phẩm; tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ cho nông sản Lào Cai. Đầu

tƣ cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển giao và tiếp

nhận tiến bộ khoa học mới vào sản xuất nông nghiệp…

58

CHƢƠNG VIII: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

VIII.1. Kết luận

- Đây là dự án đầu tƣ phù hợp với chính sách, chủ trƣơng hỗ trợ phát triển kinh tế

Quốc gia trên nền tảng khoa học kỹ thuật của Nhà nƣớc ta trong thời kỳ hội nhập,

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia mạnh hơn vào hệ thống toàn cầu. Đặc

biệt dự án phù hợp với tiêu chí lựa chọn và chính sách khuyến khích doanh nghiệp

đầu tƣ vào Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học tỉnh Long An mà UBND

Tỉnh đã ban hành.

- Đây là dự án mang tính tổng hợp và là lĩnh vực mới, quy mô đầu tƣ lớn nên cần

sự hỗ trợ cao của cả hệ thống chính trị trong tỉnh, sự hỗ trợ của dịa phƣơng trong

quá trình xây dựng cũng nhƣ hoạt động của dự án.

- Dự án mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đem lại khoản thu ngoại tệ cho đất

nƣớc nhờ xuất khẩu rau:

+ Tạo ra đƣợc lƣợng đáng kể hàng hoá là cây giống rau, góp phần vào việc phát

triển chƣơng trình rau an toàn của địa phƣơng.

+ Sản xuất đƣợc lƣợng rau sạch khoảng 16.000-18.000 tấn hàng năm cung

cấp cho ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu, hạn chế phẩn nào sản phẩm rau

có chứa dƣ lƣợng hoá chất độc hại trên thị trƣờng.

+ Đóng góp tài chính cho đất nƣớc qua việc nộp thuế thu nhập doanh

nghiệp.

+ Tạo công ăn việc làm cho một bộ phận ngƣời lao động trong lĩnh vực nông

nghiệp.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG HẬU cam kết thực hiện đầy đủ

những quy định đã đƣợc nêu ra đối với nhà đầu tƣ trong QĐ số 47/2011/QĐ-

UBND, ngày 27/7/2011 của UBND Tỉnh và các quy định liên quan về môi trƣờng,

đầu tƣ và tài chính...

VIII.2. Kiến nghị

- CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HÙNG HẬU kính đề nghị Sở Khoa học –

công nghệ, các Cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt Dự án và cấp Giấy

chứng nhận đầu tƣ.

- Xem xét điều chỉnh Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND của UBND Tỉnh,

ngày 27/7/2011 về tiêu chí lựa chọn và chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu

tƣ vào Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học tỉnh Long An. Nếu thu phí duy tu,

bảo dƣỡng hạn tầng và phí xử lý nƣớc thải nhƣ Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND

thì quá cao, không khuyến khích đƣợc nhà đầu tƣ, chỉ phù hợp cho khu công

nghiệp. Mức thu nhƣ vậy đối với sản xuất nông nghiệp rất khó khăn để nhà đầu tƣ

thực hiện dự án. Sở Khoa học – công nghệ và các Sở liên quan của Tỉnh có thể

tham khảo văn bản số 4088/UBND-CNN ngày 20/8/2010 về đơn giá thuê đất và

chi phí duy tu bảo dƣỡng hạ tầng đối với các nhà đầu tƣ trong Khu Nông nghiệp

Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể: Phần duy tu bảo dƣỡng hạ tầng

đƣợc ƣu đãi, chỉ thu của doanh nghiệp 50% mức phí duy tu bảo dƣỡng (cách tính -

59

theo hƣớng dẫn của Nhà nƣớc theo công trình đầu tƣ mà doanh nghiệp đƣợc hƣởng

lợi, trừ phần công trình của đơn vị nhà nƣớc nằm trên khu đất) và không thu phí xử

lý nƣớc thải vì đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, không thải nƣớc

ô nhiễm.

60

PHỤ LỤC : HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN QUY TRÌNH CÔNG

NGHỆ

1. THÔNG TIN MÁY MÓC THIẾT BỊ PHỤC VỤ KHU NÔNG NGHIỆP

CÔNG NGHỆ CAO

Hình ảnh thiết bị Thông tin thiết bị

Bộ Điểu Khiển nƣớc tƣới SL-

1600

Hãng sản xuất: SL-1600

Mô tả: Kiểm soát 4 khu vực

và có thể mở rộng thành 16

khu vực. Chức năng tƣới tự

động nhƣ điều khiển lƣu

lƣợng. Lập trình tƣới theo

ngày, giờ, năm (365 ngày).

230 VAC/50Hz

Xuất xứ: Tây ban Nha

Dây chuyền rửa thanh long

- Hệ thống điện: Motor, biến

tầng điều khiển tốc độ, tủ điện

điều khiển, thiệt bị phụ cảm

biến, hmi, plc..

- Nguồn điện sử dụng 1pha

220V hoặc 3 pha 380V . Vận

tốc: 0-0.25m/s biến tầng điều

khiển tốc độ

- Trọng tải của băng tải lƣới

inox: 0-70kg/m tới chiều dài

băng tải

- Băng tải lƣới inox đƣợc vận

hành tự động bằng lực kéo

động cơ, đƣợc lắp đặt theo

mọi địa hình. d. Điều kiện

bảo hành bảo dƣỡng:

61

Tuổi thọ trung bình 4-7 năm -

Băng tải lƣới inox chịu đƣợc

mài mòn cao, sử dụng lâu dài

Xuất xứ: Đài loan

Ứng dụng: Sử dụng trong hệ

thống tƣới phun mƣa, tƣới

nhỏ giọt, hệ thống châm dinh

dƣỡng thức ăn cho gia súc,

gia cầm.

Model D3 - D25 Range:

Phạm vi hút: Tăng từ 0.03 -

25%

Dòng nƣớc đi qua: 10l/h -

25m3/h

Áp suất hút: 0.3 - 6 bar

Lƣơng phân qua hệ thống:

0.003 - 2.5m3/h

Cơ chế hoạt động: Piston thủy

lực (Nén - Đẩy)

Độ chính xác tới: 100%

Để trong hộp:

55.4x16.8x14.4cm, nặng 2 -

8kg.

Ống hút phân: phi 12-14mm

Bảo hành: 01 năm

Xuất xứ: Ấn độ

Máy gieo hạt giống

Kích thƣớc tổng thể (mm)

(D*R*C) :1230×1850×890

Khoảng cách giữa các hàng

(mm) : >420

Số hàng : 4

Điều chỉnh khoảng cách hạt

trên hàng ( 6 số ): cm

+ Tỷ số truyền I; Số:

1/2/3/4/5/6

+ Tỷ số truyền II; Số:

1/2/3/4/5/6

Chiều sâu điều chỉnh mũi rạch

hàng (mm) : 60-80

Năng suất gieo thuần túy

(ha/h) : 0.33-0.40

Xuất xứ:Đài Loan

62

– Chiều rộng làm việc: 10 mét

– Dung tích thùng chứa:

500lit

– Xếp gọn khi di chuyển

– Nâng hạ thủy lực

Xuất xứ: Việt Nam

2. HÌNH ẢNH QUY TRÌNH SẢN XUẤT KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ

CAO

Công đoạn chế biến cá Basa phile

Hình ảnh nuôi cá tra, cá Basa

63

Trồng rau sạch

Công đoạn thu hoạch rau sạch đi tiêu thụ

3. HÌNH ẢNH SẢN PHẨM ĐƢỢC SẢN XUẤT RA TỪ KHU NÔNG NGHIỆP

CÔNG NGHỆ CAO

Cá tra, cá ba sa thành phẩm dự kiến sản

xuất trên 1000 tấn/năm

Cá ba sa phile dự kiến sản xuất trên 500

tấn/năm

64

Cà chua sạch dự kiến sản xuất trên 200

tấn / năm

Khoai tây trồng nhà kính dự kiến sàn xuất

trên 300 tấn / năm

Đậu phộng dự kiến sản xuất trên 300

tấn/năm

Cây hoa màu ngắn ngày dự kiến cung cấp

cho thị trƣờng trên 600 tấn / năm