tuyỂn tẬp cÁc bÀi viẾt cỦa cuỘc thi “quyỀn con ngƯỜi...

140
TUYNTP CÁC BÀI VIT CA CUC THI “QUYN CON NGƯỜI VÀ TÔI” Phong trào Con Đường Vit Nam n hành www.conduongvietnam.org http://facebook.com/quyenconnguoi Email: [email protected] (c) 2012 Con Đường Vit Nam

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TUYỂNTẬPCÁCBÀIVIẾTCỦACUỘCTHI“QUYỀNCONNGƯỜIVÀTÔI”

Phong trào Con Đường Việt Nam ấn hành

www.conduongvietnam.org

http://facebook.com/quyenconnguoi

Email: [email protected]

(c) 2012 Con Đường Việt Nam

T r a n g | 2

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

KháiniệmvềQuyềnConNgườivớitôiđangrõnét

Mã số QCN&T000001

Tôi năm nay gần 70 tuổi, vậy đã có trên 60 năm dùng ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi còn bé được cắp sách đến trường, lớn lên cũng có đủ tiêu chuẩn là người lính trong quân đội.

Thế nhưng khái niệm về quyền con người - nói cho gọn là nhân quyền trong ý thức của tôi rất mơ hồ nên ít sử dụng, cũng bởi ít được nghe . Lúc còn trẻ chưa thấy vấn đề nhân quyền là quan trọng, là cần thiết và khi ấy ấu trĩ nghĩ rằng người ta đã cấm thì cái đó không thuộc quyền của mình.

Kể từ khi Việt nam có mạng Internet, được giao lưu rộng rãi với thế giới thì nhận thấy rằng tôi cũng như nhân dân Việt nam bị cắt xén một số quyền mà lẽ ra được hưởng (sử dụng) từ lâu như là quyền thông tin, quyền biểu thị chính kiến.... đó là nguyên nhân của sự ngu muội. Chính vì thế tôi lưu tâm nên khái niệm về nhân quyền dần dần được rõ nét.

Ai cũng biết từng cá nhân được tự do sống trong xã hội, được sử dụng rất nhiều quyền như: tự do hít thở khí trời, tự do sử dụng nguồi nước tự nhiên, tự do di chuyển trong môi trường để duy trì sự sống.... Nhiều lắm, không kể xiết!

Tựu trưng các quyền đó cũng phải đáp ứng hai yếu tố: Không vi phạm pháp luật và không vi phạm đạo lý.

Tôi tự hình dung: Trong thực tế pháp luật và đạo lý được hoà quyện khăng khít vào cuộc sống. Nhưng trên lý thuyết, trong khái niệm vẫn thấy nó tách bạch. Pháp luật là do ý trí con người cùng thời đặt ra để quản lý xã hội (vĩ mô). Đạo lý là do cuộc sống loài người phát sinh, quá trình bị thải loại những thứ không còn phù hợp rồi phát sinh ra cái mới phù hợp, thường gọi là Tạo hoá (vi mô).

Hãy tưởng tượng Pháp luật và Đạo lý là 2 đường tròn không đồng tâm, con người được tự do sống trong đó:

- Đường tròn pháp luật bao gồm: Hiến pháp, các bộ luật, nghị định, quyết định, chỉ thị... được ghi thành văn bản.

- Đường tròn đạo lý bao gồm: Đạo đức, văn hoá, phong tục, tôn giáo và nhiều các hoạt động Dân sự khác thường gọi là các hoạt động (tổ chức) phi chính phủ.

Trong xã hội độc tài, giới cai trị đề ra pháp luật luôn có tham vọng bao trùm đạo lý (hai đường tròn đồng tâm, là một). Họ muốn rằng mọi ngõ ngách cuộc sống đều có pháp luật giám sát. Hậu quả là biến xã hội thành trại lính, tạo ra những phe phái quyền lực, đương nhiên nhân quyền bị cắt xén, tước đoạt.

Trong xã hội dân chủ thì pháp luật sinh ra từ đạo lý. Quốc hội là đại diện của đạo lý để soạn thảo ra pháp luật. Pháp luật giúp đạo lý quản lý xã hội ở tầm vĩ mô, tầm vi mô thì tự các Hội, Đoàn, Đạo giáo kể cả đảng phái chính trị hoạt động theo giáo lý,

T r a n g | 3

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

tiêu chí, quy ước của các tổ chức dân sự đó. Không có tổ chức nào lớn hơn quốc hội. Những người ngồi ở ghế lãnh đạo Nhà nước là người làm hợp đồng của pháp luật, không phải là người sinh ra pháp luật!

Thế kỷ 20 loài người đạt được nhiều bước tiến về nhiều phương diện theo hướng văn minh. Sau thế chiến thứ 2 nhân loại đã thành lập Liên hợp quốc để hợp tác Quốc tế can thiệp vào những vấn nạn của loài người. Năm 1948 L.H.Q ra bản tuyên ngôn nhân quyền. Năm 1966 hoàn thiện công ước nhân quyền. Năm 1982 Việt nam ký và cam kết thực hiện.

Đến nay đã là 30 năm Việt nam cam kết thực hiện mà chưa công khai đến dân chúng nội dung Công ước nhân quyền. Người dân không biết quyền của mình, cũng không biết chính phủ (hệ thống quyền lực) đã vi phạm như thế nào, vì thế người dân luôn gánh chịu những bất công:

Một người dân đến U.B.N.D xã xin xác nhận vào hồ sơ xin việc, cán bộ xã trả lời: “Nhà ông chưa thanh toán hết nợ với H. T.X thì không xác nhận, đây là ý kiến chỉ đạo”. (Cách đây mấy năm hiện tượng này khá phổ biến, cấp trên phải có công văn nhắc nhở). Trong hoàn cảnh này có 4 đáp án: về vay tiền trả nợ H.T.X; thôi không làm hồ sơ nữa (hai đáp án này không ai lựa chọn); về nhà viết đơn khiếu nại gởi cấp trên, hoặc là dùng lý luận để đòi quyền được xác nhận. Nông dân thì hay nói to.

Kết quả của 2 cách này đang hiện hữu trên đất nước Việt nam:

- Số dân oan cứ nối dài không bao giờ dứt (không được xác nhận cũng như bị thu hồi đất hoặc bất kể việc gì, dân kiện theo luật nhưng ai giải quyết?)

- Thái độ nóng nảy, bằng chứng là nói to cả U.B nghe rõ thế là phạm tội gây mất trật tự nơi công cộng (các vụ cưỡng chế nhiều người dính vụ này).

- Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ viết đơn khởi kiện thủ tướng vi phạm luật, Quốc hội chưa thông qua mà đã ký quyết định khai thác bô -xít. Kết quả ông Vũ lĩnh 7 năm tù.

- Rất nhiều nhà dân chủ viết bài phản biện chính sách, đường lối chính trị. Một số cũng lĩnh án tù với tội danh viết bài tuyên truyền lật đổ chính quyền.

- Mùa hè 2011 và 2012 nhân dân tổ chức mấy cuộc biểu tình chống bành trướng Trung quốc xâm chiếm Đảo cũng bị đàn áp, bắt giam, sách nhiễu gia đình.

Ba ví dụ trên đều là sử dụng quyền công dân hợp pháp và là rất hợp đạo lý, tôn vinh tinh thần yêu nước mà cũng không thể dễ dàng thực hiện!

Qua đó nhận xét rằng xã hội Việt nam hiện tại chưa phải là xã hội dân chủ!

Tôi rút ra kết luận: Chỉ có xã hội dân chủ thì mới đảm bảo quyền con người. Muốn xây dựng xã hội dân chủ đòi hỏi phải có 50% dân số hiểu rõ quyền con người. Các yếu tố khác chưa nói đến. Điều đó muốn nói lên không thể trông chờ ai đó, một nhóm người nào đó mà xây dựng thành công xã hội dân chủ.

Tôi tự thấy một thời gian rất dài tôi bị mất quyền thông tin và nhận thông tin chân thật. Xung quanh tôi lúc nào cũng đầy ắp thông tin nhưng toàn là thông tin lừa bịp,

T r a n g | 4

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

sai lệch làm cho tôi như đã nói ở phần đầu là chưa có khái niệm đúng về quyền con người. Chính vì vậy mà đôi khi tôi cũng a dua theo đám đông tham gia vào những việc vô bổ và lại vô cảm với những nỗi bất hạnh của đồng loại. Đến lúc này tuy gần đất xa trời tôi phải cố gắng tự mình tiếp thu và cùng bầu bạn tự nâng cao Dân trí, mong muốn lớp con, cháu của tôi theo kịp các nước trong khu vực.

T r a n g | 5

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

QuyềnConNgườihayQuyềnLàmNgười

Mã số QCN&T000002

Loài người tiến hóa từ vượn. Đây chính là sự phát triển từ con đến người. Phần người càng nhiều thì nhân loại càng văn minh hơn. Trước khi xuất hiện nền văn minh của trái đất thì con người còn sống thời kỳ ăn lông ở lổ. Tức là sống nhiều bằng phần con. Phần người càng phát triển thì xã hội càng văn minh. Từ chỗ ăn thịt lẫn nhau, tiến lên nhiều bước đến chỗ bóc lột lẫn nhau. Từ chỗ xem chiến tranh là tất yếu để tạo ra sự thay đổi và phát triển đến nhận thức phải có hòa bình mới phát triển. Từ quân chủ đến dân chủ. Từ sự thui chột ý thức làm người để người khác đè đầu cưỡi cổ mình đến ý chí vươn lên đòi bằng được quyền làm người cho mình giống như mọi người khác. Tất cả đều là những quá trình giảm đi phần con và tăng thêm phần người trong mỗi con người.

Nền văn minh của thế giới hiện đại được xây dựng trên nền tảng tôn trọng và bảo vệ quyền làm người cho con người. Tức là nền văn minh của nhân quyền và dân chủ. Đây là xu thế phát triển tất yếu của văn minh nhân loại. Nhưng hiện nay một nửa nhân loại vẫn đang sống dưới mức văn minh này. Con người ở đó không có đầy đủ quyền làm người dưới các chế độ chuyên chế. Lẽ đương nhiên kỹ năng sống của họ bị buộc phải phát triển theo bản năng sinh tồn tự nhiên của phần con. Không có đất dụng võ cho phần người. Hay nói đúng hơn khả năng tư duy vượt trội của người so với vật lại được dùng để "sáng tạo" nên những kỹ năng sống để đáp ứng cho bản năng của phần con. Do vậy đạo đức cứ ngày càng suy đồi ở những nơi này, nhưng thói đạo đức giả để che dấu sự đồi bại thì ngày càng tinh vi.

Việt Nam thuộc về nơi này. Sự ra đời một phong trào vì nhân quyền trong nước là rất cần thiết và phù hợp với xu hướng tiến bộ của nhân loại. Việc tổ chức cuộc thi "Quyền con người và Tôi" rất có ý nghĩa. Tuy nhiên sự thay thế từ nhân quyền vốn xa lạ và có cảm giác "sai trái" bằng quyền con người thì cũng chưa được ổn. Nhân quyền - Human rights theo Tuyên ngôn của LHQ mang ý nghĩa là những quyền để đảm bảo cho người ta được sống đàng hoàng như NGƯỜI. Sống mà không phải sợ hãi. Sống mà không bị thiếu thốn. Sống phải được tự do cả thể xác lẫn tinh thần để có thể làm những gì mà phần người mong muốn. Chứ không phải sống như con vật vì sinh tồn mà chấp nhận thân phận nô lệ, luồn cúi. Nếu để tránh những hiệu ứng sai lệch đã bị tạo ra cho từ Nhân quyền thì thiết nghĩ, nên thay bằng quyền làm Người. Cụm từ này mới khơi gợi được ý thức vượt qua bản năng để vươn tới giá trị của nhân văn và đạo đức. Nó cũng làm cho người ta giật mình về sự hèn mọn của mình.

Trên đây là suy nghĩ và kinh nghiệm của tôi. Hàng chục năm sống trong một môi trường mà phần con lấn át. Nhưng tôi vẫn giữ được mình không buông thả theo bản năng để tìm kiếm những giá trị phi đạo đức. Nó không giúp tôi trở nên giàu có nhưng cũng không phải thiếu thốn mà còn giữ được đạo đức cho gia đình. Đó là nhờ tôi luôn ý thức cho mình và dạy con mình giữ quyền làm Người. Trong hoàn cảnh nhiễu nhương bây giờ, có nhiều cái quyền làm Người mà tôi cũng như bao người khác không sử dụng được. Nhưng chí ít tôi không đánh đổi nó vì tiền và danh vọng. Tôi giữ

T r a n g | 6

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

nó cho mình vì tôi tin xã hội sẽ phải nhanh đến ngày cần có nhiều người giữ còn được quyền làm Người.

T r a n g | 7

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Dânchủ,NhânQuyền:Mộtlờigiảichonhiềuvấnđề

Mã số QCN&T000003

Dânchủlàđiềukiệnđểthựcthivàbảovệnhânquyền

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người (Human Rights) hay nhân quyền, từ những định nghĩa hàn lâm nhất thì nhân quyền là “những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản của con người”1. Theo định nghĩa

trên thì chính quyền được lập ra để bảo vệ nhân quyền bằng luật pháp chứ không phải ban phát hay hạn chế các quyền ấy.

Tuy nhân quyền và dân chủ là hai khái niệm khác nhau về đối tượng trung tâm hướng tới nhưng chúng có mối quan hệ hỗ tương lẫn nhau. Trong khi dân chủ nhắm tới quyền của mọi người với tư cách là công dân của một quốc gia thì nhân quyền nhắm tới quyền của mọi người với cách hiểu rộng hơn, thoát ly khỏi quan niệm của từng quốc gia, rào cản về chính kiến, tôn giáo, chủng tộc…mang giá trị phổ quát mà bất kỳ đâu trên thế giới người ta đều được hưởng bình đẳng như nhau. Sở dĩ nhân quyền mang ý nghĩa rộng hơn dân chủ bởi do trước khi là công dân của một quốc gia, người ta đã là con người, nghĩa là người ấy đã có những quyền cơ bản như một con người. Anh ta có

thể bị cầm tù, bị trục xuất hay bị tước quyền công dân … nhưng quyền làm người thì không ai có thể tước đoạt của anh ta được.

Trong mối tương quan giữa hai khái niệm trên, nhân quyền vừa là nền tảng vừa là lý tưởng mà dân chủ hướng tới hay nói theo cách mà lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung San Suu Sky thì “thể chế dân chủ là cần thiết để đảm bảo thực thi nhân quyền”2.

Thật vậy, một chính quyền được bầu lên qua các cuộc bầu cử công bằng cùng với các thiết chế quản lý xã hội hữu hiệu sẽ là một công cụ đắc lực để người dân cất lên tiếng nói của họ nhằm thay đổi, cải biến xã hội để các quyền con người được bảo vệ một cách trọn vẹn nhất có thể. Do vậy, đấu tranh cho nhân quyền bao giờ cũng đi đôi với đấu tranh để đòi hỏi có được một nền dân chủ thực sự, một chính quyền “của dân, do dân và vì dân”.

Khianninhquốcgiabịdiễngiảitùytiện

1 Định nghĩa quyền con người của Cao ủy nhân quyền LHQ. 2 Aung San Suu Kyi phát biểu tại lễ nhận giải Nobel hòa bình 1991 tại Oslo, Nauy năm 2012.

T r a n g | 8

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Nhóm Quyền dân sự, chính trị bên cạnh nhóm quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội là những nhóm quyền cơ bản trong Bộ luật Nhân quyền Quốc tế quy định về quyền tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội: quyền bầu cử; ứng cử; tự do tư tưởng; ngôn luận…Đây là những công cụ quan trọng để xây dựng một xã hội dân chủ. Trong những quyền ấy, tôi nhấn mạnh đến quyền tự do tư tưởng, ngôn luận bởi chúng là nền tảng cho việc thụ hưởng một cách đầy đủ nhiều quyền con người khác. Ví dụ, không có tự do ngôn luận thì không thể thụ hưởng các quyền như tự do hội họp, lập hội, thực hành quyền bầu cử…

Khi nhắc tới “tự do” thì mặc nhiên nên hiểu không hề có tự do tuyệt đối theo nghĩa ai muốn làm gì cũng được. Tự do của một cá nhân bị giới hạn bởi tự do của người khác hay nói cách khác, người ta được hưởng tự do của mình cho đến khi nào chưa xâm phạm đến quyền của người khác vì thế pháp luật hiện hữu. Quyền tự do ngôn luận cũng không ngoại lệ.

“Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền … thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.”3 Mặc dù vậy, tự do ngôn luận cũng có giới hạn nhất định nhằm “tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác. Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội.”4

Quan điểm của chính quyền VN về sự giới hạn của tự do ngôn luận bằng việc viện dẫn những điều luật an ninh quốc gia mà thực chất là nhằm giữ vững chế độ chính trị XHCN nhiều khuyết tật. An ninh quốc gia được chính quyền VN hiểu không chỉ là đảm bảo độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước mà còn đặt nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN lên hàng đầu5. Hay nói cách khác, ở VN, bạn được quyền tự do ngôn luận cho tới khi nào bạn chưa chỉ trích chính quyền hay đòi thay đổi chế độ chính trị.

Đánh đồng an ninh quốc gia với sự tồn vong của chế độ chính trị có phải là cách nhìn nhận đúng đắn? Tất nhiên bất kỳ sự thay đổi chế độ chính trị nào không dựa trên quyền tự quyết, ý chí nguyện vọng của dân đều bất hợp pháp và có nguy cơ phá hoại an ninh quốc gia nhưng vấn đề đặt ra là chế độ chính trị XHCN có phải được xác lập bằng quyền tự quyết của dân VN thông qua trưng cầu dân ý rộng rãi, công bằng, minh bạch hay chưa? Đó là chưa kể luật bảo vệ an ninh quốc gia của VN đi ngược lại

3 Khoản 1,2 Điều 19 của ICCPR. 4 Khoản 3, Điều 19 của ICCPR. 5 Điều 14 luật an ninh quốc gia Việt Nam thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005.

T r a n g | 9

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

với điều 1 của ICCPR “các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình”. Như vậy, quyền “tự quyết” sẽ được thực thi như thế nào nếu quyền tự do ngôn luận bị giới hạn không cho phép bàn tới chuyện thể chế chính trị nào khác hơn là thể chế chính trị hiện hành?

Mặt khác, XHCN là một học thuyết chính trị tuy hiện đang được đảng cầm quyền đơn phương áp đặt là nền tảng chính thức cho chế độ chính trị của VN nhưng cũng phải tuân thủ đầy đủ diễn giải của LHQ về quyền tự do tư tưởng rằng “một học thuyết chính trị được coi là nền tảng chính thức cho thể chế chính trị ở một quốc gia thành viên cũng không được sử dụng để làm ảnh hưởng đến các quyền tự do nêu ở điều 18 và các quyền khác trong ICCPR, cũng như không được tạo ra sự phân biệt đối xử với những người không chấp nhận hay phản đối học thuyết chính trị đó” 6.

Hơn nữa, ngay cả việc đánh đồng khái niệm quốc gia tương đương với một học thuyết chính trị trong cụm từ “Tổ quốc XHCN” đã là một điều khá lố bịch bởi từ trước khi chủ nghĩa xã hội du nhập vào VN thì Tổ quốc VN chẳng lẽ không hề tồn tại? Cũng cần nhắc thêm rằng đã có khá nhiều ý kiến biện minh rằng CNXH là mong mỏi của biết bao xương máu chiến sĩ, đồng bào ngã xuống để giành lấy độc lập cho dân tộc. Quan niệm này bất hợp lý ở chỗ khi phất cao ngọn cờ MTDTGPMN, đoàn kết giai cấp vì mục tiêu độc lập dân tộc (cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân) chứ chưa phải là giai đoạn cách mạng XHCN sau này. Ngay cả chính cố thủ tướng Võ Văn Kiệt từng khẳng định trong lần trả lời phỏng vấn với BBC lúc cuối đời đại ý rằng: Tham gia mặt trận giải phóng có những người không chấp nhận CNXH nhưng họ chiến đấu vì mục tiêu độc lập Tổ quốc.

Tóm lại, việc đặt các điều luật về an ninh quốc gia mơ hồ và mâu thuẫn với chuẩn mực quốc tế thể hiện một chính sách cố tình diễn giải sai lệch dựa vào các ngoại lệ an ninh quốc gia để bảo vệ chế độ hiện hành vốn không được dựng lên bằng ý chí, nguyện vọng của người dân.

NhânquyềntạiViệtNam

Hậu quả tai hại của việc xem tồn vong của chế độ là ưu tiên hàng đầu, chính quyền VN đã tự trói buộc mình vào một thế kẹt nhất là khi những yếu kém về thể chế chính trị ngày càng bộc lộ rõ ràng kèm theo đó là những vòng lẩn quẫn không lối loát.

Nền kinh tế VN bị tàn phá bởi những núi nợ nghìn tỷ của các tập đoàn quốc doanh vốn được xem là đầu tàu kinh tế hay “đóng vai trò chủ đạo” theo lý luận của học thuyết chính trị trong thời kỳ quá độ lên XHCN bất chấp những khuyến nghị bãi bỏ quan niệm sai lầm này của các kinh tế gia trong nước bởi sự quản lý yếu kém của một bộ máy quan liêu, thiếu minh bạch.

Mặc dù tham nhũng ngày càng trở nên trầm trọng theo đánh giá của cả chính quyền lẫn quốc tế nhưng tham nhũng sẽ không thể bị đẩy lùi chừng nào vẫn không có sự

6 Bình luận chung số 22 về điều 19 của ICCPR thông qua tại phiên họp lần thứ 48 năm 1993 của Ủy ban nhân quyền LHQ.

T r a n g | 10

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

độc lập của tư pháp để xét xử bởi ĐCS vẫn kiên quyết không theo nguyên tắc tam quyền phân lập mà các quyền này hoạt động thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng7, vẫn kiên quyết chỉnh đốn nội bộ bằng phê và tự phê mà kết quả đạt được rất ít. Mục tiêu chống tham nhũng, chỉnh đảng vẫn đặt sự tồn vong của chế độ lên hàng đầu chứ không phải trao trả cho dân quyền làm chủ.

Mặc dù đã có hơn 700 tờ báo, kênh truyền thông và số lượng phóng viên ngày càng tăng nhưng tuyệt nhiên không có lấy một tờ báo tư nhân nào và không có một tờ báo nào mà không đặt dưới sự kiểm duyệt nghiêm ngặt của tổng biên tập mà hều hết đều là đảng viên ĐCS.

Mặc dù số lượng người sử dụng Internet ngày càng tăng nhưng những trang mạng bất đồng với chính quyền bị đánh phá, ngăn chặn cùng với số blogger bày tỏ quan điểm ôn hòa trên mạng bị bỏ tù bởi các điều luật liên quan đến an ninh quốc gia cũng gia tăng.

Mặc dù luôn khẳng định chế độ bầu cử là tự do, dân chủ nhưng luật bầu cử Quốc hội VN đòi hỏi người tự ứng cử phải được Mặt trận Tổ quốc – một tổ chức ngoại vi của ĐCSVN - thông qua. Ủy ban này kiểm soát và sàng lọc gắt gao các ứng cử viên thông qua các vòng “hiệp thông” – giai đoạn mà ĐCSVN chứ không phải là cử tri là người quyết định ứng viên nào đủ tư cách để được chốt danh sách bầu cử. Sau cùng cử tri chỉ được bỏ phiếu cho những

ứng viên nào đã qua sự chọn lọc kỹ càng của ĐCS, điều mà ở VN gọi là “đảng cử, dân bầu”, ngay chính cựu bộ trưởng tư pháp VN cho đó là một thứ “dân chủ hình thức”8. Thực trạng này khiến cho cố phó chủ tịch QHVN Nguyễn Hữu Thọ phải cay đắng thốt lên vào cuối đời: “Điều đau lòng là trong nhiều năm liền trôi qua, chúng ta vẫn còn duy trì những thứ [dân chủ] hình thức, hữu danh vô thực đó. Khuyết điểm lớn của chúng ta là chưa có dân chủ thật sự”9.

Mặc dù khẳng định ở VN không có ai bị bỏ tù vì lý do bất đồng chính kiến hay bày tỏ quan điểm; nhưng với cách diễn giải sai lầm về an ninh quốc gia, hàng loạt án tù hình sự đã tuyên với những nhà hoạt động chính trị đối lập chỉ bởi vì họ bày tỏ chính kiến

7 Cựu TBT Nông Đức Mạnh tiếp xúc cử tri tại Thái Nguyên:

http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Tong-Bi-thu-Nong-Duc-Manh-tiep-xuc-cu-tri-tai-Thai-Nguyen/20106/32910.vgp 8 Cựu bộ trưởng tư pháp TS.Nguyễn Đình Lộc trả lời phỏng vấn Vietnamnet:

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-08-29-cuu-bo-truong-tu-phap-ban-ve-dan-chu-va-phap-quyen 9 Cố phó chủ tịch QHVN Nguyễn Hữu Thọ:

http://phapluattp.vn/20111224010410576p0c1013/khong-the-song-chung-voi-dan-chu-hinh-thuc.htm

T r a n g | 11

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

một cách ôn hòa, đòi hỏi dân chủ hóa đất nước theo con đường dân chủ, đa đảng, tam quyền phân lập,…

Đâulàgiảipháp?

Nhân quyền chỉ có thể được bảo vệ trong một xã hội tự do, dân chủ; muốn bảo vệ nhân quyền thì không thể không dân chủ hóa đất nước bằng cách sử dụng chính cách các quyền tự do căn bản.

Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược hồi hè 2011 đã gây chú ý của quốc tế vì sự hiếm có trong một xã hội mà trước nay vẫn chỉ thường diễn ra các cuộc mít-tinh, tuần hành ủng hộ, tung hô. Biểu tình, viết blog, hội họp…đều là những hình thức lên tiếng, đấu tranh để giành cho được dân chủ. Giản đơn hơn hết, nhân quyền là khi người dân có quyền nói và dân chủ là khi chính quyền biết lắng nghe. Nhưng “Đừng có ảo tưởng rằng những người quan liêu, bảo thủ sẽ tự giác trao nhân dân quyền dân chủ…vấn đề tùy thuộc rất nhiều vào sự đấu tranh.”10 Do vậy nói đến dân chủ trước hết phải nói đến cơ chế, cách thức tổ chức của chính quyền phải được bầu lên tự do và công bằng. Cơ chế ấy chỉ được bảo đảm khi hội đủ các điều kiện như: quyền phổ thông đầu phiếu; quyền được sử dụng mọi phương tiện để tuyên truyền cho quan điểm, vận động tranh cử. Các điều kiện này chỉ được bảo đảm khi sinh hoạt chính trị đặt trên nền tảng đa nguyên, đa đảng – điều tuyệt đối cấm kỵ tại VN trước nay. Bầu cử đa đảng cũng sẽ vô nghĩa như ở Nga nếu thiếu đi các yếu tố công bằng, minh bạch, tôn trọng kết quả bầu cử, ngăn ngừa sự chi phối của nước ngoài…

Tuy nhiên trước khi đạt được những điều kiện lý tưởng như trên, phải từng bước hướng tới dân chủ bằng sự tham gia tích cực và sự quan tâm ngày càng nhiều của từng cá nhân vào các vấn đề chung của xã hội. Chỉ có thể bằng sự hiểu biết, trao đổi thông tin công khai dưới nhiều hình thức, người ta mới ý thức được quyền lợi của mình, của đất nước để sẵn sàng trả một cái giá (cũng có thể là rất đắt) để có được dân chủ.

Tình thế buộc ĐCSVN phải dân chủ hóa đất nước, phải ôn lại bài học lòng dân mà họ đã vận dụng thành thạo trong quá khứ để giải quyết hàng loạt vấn đề từ đối nội lẫn đối ngoại. Để Việt Nam đủ sức giữ vững chủ quyền quốc gia; ổn định, phát triển kinh tế, xã hội để vươn lên thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, chạy đua trở thành một nước tiên tiến để bù lấp những sai lầm do ý thức hệ bó buộc trong nhiều chục năm qua, cách duy nhất chỉ có thể là dân chủ hóa đất nước; bảo vệ quyền con người.

10 Cố phó chủ tịch Quốc hội, LS Nguyễn Hữu Thọ:

http://www.donghuonglongan.vn/ngi-long-an/182-nguyn-hu-th-va-lch-s-v-vang-ca-mt-trn-dan-tc-thng-nht-vit-nam-.html

T r a n g | 12

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

QuyềnConNgườicảđấy!

Mã số: QCN&T000004

Lâu nay hai chữ nhân quyền tồn tại trong tôi cứ như một thuật ngữ tội phạm vậy. Mà là dạng tội phạm chính trị ghê gớm mới đáng sợ chứ. Tôi thậm chí cũng không có chỗ trong não để liên tưởng đến cái nghĩa tiếng Việt thông thường là quyền con người. Cái não trạng đó không chỉ của riêng tôi đâu mà là hầu hết của những người xung quanh mà tôi biết. Ba tôi, má tôi, anh chị em, bà con lối xóm... đều co rúm lại khi nghe nói về đề tài này. Nghe nhiều nhất là từ các báo đài nhà nước bảo là "lợi dụng dân chủ, nhân quyền" thế này thế nọ. Mà hầu hết là từ các vị to nhất của Đảng và Nhà nước thì sao mà không hãi chứ. Lâu lâu lại xuất hiện một vụ án nổi đình nổi đám. Báo đài đồng loạt lên án một số người đã lợi dụng nhân quyền, quyền tự do dân chủ để tuyên truyền chống nhà nước, lật đổ chính quyền của nhân dân. Họ bị nhận những bản án mà nếu là mình thì chắc là tôi phải vãi mất linh hồn. Cứ như vậy nhân quyền đồng nghĩa với phản động và khắc sâu vào tâm trí của mọi người. Vậy thì ai mà dám nhắc tới nó.

Tôi lớn lên ở vùng quê xa xôi lên tỉnh lập nghiệp. Lúc ở quê tôi thân thiết với một chị lớn hơn tôi 15 tuổi. Chị là gia đình cách mạng. Ba là liệt sỹ khi chị mới 7 tuổi và em trai vừa lọt lòng. Bản thân là Đảng viên và chồng chị cũng là Đảng viên. Gia đình họ sống đàng hoàng, chẳng giàu có gì nhưng được láng giềng tôn trọng. Có những dịp 27 tháng 7 Phó chủ tịch tỉnh còn về tặng quà cho má chị. Báo đài địa phương còn đi theo phát tin những lời ca ngợi gia đình chị hết lời. Chị là một viên chức bưu điện địa phương. Còn chồng là một quan chức nhỏ trên tỉnh. Em trai chị cũng là một Đảng viên làm việc cho một nông trường ở tỉnh lân cận.

Cách đây hơn 3 năm tôi về quê ăn Tết, định qua nhà thăm chị nhưng ba tôi bảo chị chuyển lên tỉnh sống rồi, chỉ còn một mình má chị sống ở nhà. Tôi đến thăm. Bà cụ đã hơn 80 tuổi lui cui một mình. Tôi hỏi thăm chị thì bác nói trước Tết chị có về nhưng không ở lại vì có công tác gì đó mấy ngày này nên không ở lại được. Tôi hỏi thăm em trai chị thì bác nói anh cũng bận không về. Lòng băn khoăn sao chị ấy lên tỉnh mà không gọi cho mình. Chị biết rõ là tôi làm việc trên đó mà. Mấy tháng trước tôi điện thoại cho chị thấy tắt máy. Không có việc gì quan trọng nên tôi không gọi lại. Tôi lấy máy điện cho chị thì nghe bảo số thuê bao này không còn. Tôi hỏi bác chị có đổi điện thoại không? Bác bảo có nhưng không nhớ số.

Sau Tết vài tháng tôi tình cờ gặp chị trên tỉnh. Dù rất thân thiết nhưng tôi phải gặng hỏi mãi mới nghe chị trút bầu tâm sự.

Chị nói gần một năm trước, em trai chị bị bắt và sau đó bị kết án ba năm tù vì lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước. Chuyện xảy ra ở tỉnh lân cận nơi anh ấy làm việc cho nông trường. Tôi hỏi nguyên cớ gì thì được biết do anh ấy giúp nhiều người viết đơn và kéo nhau đi khiếu kiện về đất đai. Tôi khá ngạc nhiên vì từ nhỏ tôi đã biết anh ấy là người ít nói, không thích giao du. Nhưng ai cũng phải công nhận là anh rất lành tính và tốt bụng. Chị kể tiếp rằng đã phải chạy vạy các kiểu

T r a n g | 13

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

để người ta không đưa tin rộng rãi về chuyện em mình bị bắt. "Làm sao mà sống nổi nếu chính quyền địa phương và xóm giềng biết nhà có người phản động", chị nói mà nước mắt tuôn ra. Không những tốn tiền lo lót mà còn phải khuyên can em mình thành khẩn nhận tội, xin khoan hồng và hứa không tái phạm. Chị bảo khi nghe một cán bộ viện kiểm sát hứa là sẽ xét xử kín, không cho báo chí đưa tin thì chị mừng như được vàng. Thực tế đã xảy ra đúng như lời hứa đó. Nhưng chị vẫn không thoát khỏi kiếp nạn. Chồng chị trước khi xảy ra vụ án của người em đã có bất hòa công việc với cấp trên. Cũng đang kiện thưa nhau lùm xùm, không ngờ chuyện em vợ là phản động lại trở thành cái cớ để chồng chị bị quật ngã. Mất chức và bị khai trừ khỏi Đảng. Rồi anh ấy bị chuyển công tác đến một vùng xa. Chị vì vậy mà phải xin chuyển chổ làm để có thể ở gần chồng chứ không phải là lên tỉnh như má chị nói.

Tôi gặp chị ở đây là vì chị đang trên đường đi thăm nuôi người em trai ở tỉnh lân cận. Chị cho biết cứ hai ba tháng phải đi hàng trăm cây số đem tiền và đồ ăn cho em. Dù rất xa nhưng chị không dám gửi tiền và hàng bằng bưu điện. Chị làm ngành này, người ta mà biết chị có em đang ở tù thì làm sao mà yên ổn. Tôi hiểu và thông cảm cho chị. Tôi mà ở vào hoàn cảnh chị chắc cũng không làm khác được. Chị bảo mỗi lần đi như vậy mất hơn một ngày. Từ sáng sớm hôm nay đến gần trưa hôm sau mới về tới nhà. Phải đi xe chuyền qua nhiều chặng, không dám đi tuyến xe dịch vụ chở thân nhân đi thăm tù. Như thế sẽ bị phát hiện. Đi như vậy mà còn phải nhìn tới ngó lui, đội xụp nón lá suốt. Chia tay chị cho tôi số di động mới và dặn đừng nói chuyện gì về em trai chị trên điện thoại. "Công an nghe được hết đó, chị làm bưu điện nên biết mà". Tôi nhờ chị chuyển lời thăm anh ấy nhưng chị bảo không nên, "nói chuyện công an nghe thấy không hay cho em đâu".

Về nhà, hình ảnh người con trai mà tôi đã từng để ý hồi nhỏ giờ là tù nhân phản động cứ ám ảnh tôi. Tôi lên mạng tìm nhưng không có một chút thông tin gì về anh. Cho nên tôi tìm đọc những vụ án tương tự. Tôi bắt đầu có chủ ý phải hiểu vì sao đó là những tội phạm. Lâu nay tôi cứ biết như vậy vì người ta tuyên truyền như thế. Tôi để những lời đó lọt qua tai mình mà không hề có chút ý thức tự phân tích nào đọng lại trong đầu. Mà ngược lại là dường như cái vùng sợ hãi trong não trạng tôi cứ tự nhiên lớn dần lên sau mỗi lần như thế. Tôi bắt đầu đọc những thông tin không thuộc dòng chính thống. Tức là những cái bị cho là phản động mà trước đây tôi chẳng bao giờ dám bén mảng tới. Tôi dần hiểu ra ý nghĩa đúng đắn của quyền con người rồi cảm thấy xót thương và phẫn uất. Những người như anh không phải là lợi dụng nhân quyền mà ngược lại bị xâm phạm quyền con người của mình. Cả gia đình anh cũng bị chà đạp lên cái quyền đó.

Quyền được xét xử công bằng, công khai là một quyền con người. Nhưng những người có quyền thế đã làm cho chị phải bỏ tiền ra để mong người ta ban ơn mà tước bỏ cái quyền đó của em trai mình. Vì sao? Vì chị và gia đình muốn được sống yên ổn. Quyền được sống mà không phải bị đe dọa đến an nguy là quyền thiêng liêng nhất trong các quyền con người. Nhưng tôi dám nói rằng, không riêng chị mà tất cả người dân đều bị đe dọa đến cái quyền đó nên buộc phải đánh đổi rất nhiều quyền con người khác của mình để được yên ổn. Chỉ trừ những kẻ quyền thế ăn trên ngồi trước. Còn lại thường dân đều bị những nỗi sợ hữu hình lẫn vô hình khống chế mọi suy nghĩ, hành động của mình. Người ít học đã thế nhưng kẻ học cao hiểu rộng cũng chẳng khá

T r a n g | 14

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

hơn là bao. Sợ cọp đến cứt cọp cũng sợ nốt. Tôi dám nói không ngoa rằng không ít kẻ nhờ ca ngợi cứt cọp thơm mà nên danh nên phận.

Những trái ngang, bẩn thỉu đó vẫn tồn tại nhiều đời nay. Nhưng tôi đã không có sự liên tưởng chúng đến quyền con người. Nhân quyền lâu nay bị hiểu như những vấn đề chính trị cấm kị mà nên tránh xa. Đến khi có ý thức tìm hiểu thì tôi mới nhận ra rằng những tệ nạn đó đều từ sự thiếu vắng quyền con người mà ra cả. Không nói đâu xa, câu chuyện về anh và chị gái anh đều quanh quẩn từ quyền con người. Khiếu kiện đất đai vì sao? Vì quyền được sở hữu tài sản và không bị tùy tiện tước đoạt, bị xâm phạm. Nghe lén điện thoại ư? Quyền riêng tư, không bị xâm hại bí mật cá nhân. Còn anh ấy thì phải nhận tội xin khoan hồng là bởi vì sự an nguy của gia đình mình bị đem ra thách thức. Đó chính là hình thức truy bức. Quyền con người không cho phép như vậy. Luật pháp cũng cấm triệt việc truy bức, nhục hình nhưng nó tồn tại càng tinh vi hơn. Còn nhiều lắm, cứ chịu khó nghĩ thì thấy tất cả đều từ sự thiếu tôn trọng hoặc chà đạp quyền con người mà ra.

Tôi càng hiểu thì thấy mình có phần tự tin hơn khi nói đến những đề tài cấm kỵ. Tôi cũng bắt đầu thay đổi lối nghĩ và hành động của mình. Nhưng để làm sao để có được quyền con người cho mình nhiều hơn là điều tôi còn đang cố gắng tìm tòi. Trải nghiệm của tôi mới đến đây. Tôi muốn chia sẻ nó cho các bạn. Mong những người khác đã có những trải nghiệm thành công hơn cùng chia sẻ cho tôi và mọi người.

Cảm ơn Con đường Việt Nam đã cho tôi cơ hội để bày tỏ và chia sẻ. Sự quan tâm của tôi đến quyền làm người cho mình đã tăng lên nhiều hơn sau khi Phong trào này ra đời./.

T r a n g | 15

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

QuyềnConNgười‐QuyềncủaBạn,củaTôi

Mã số QCN&T000006

Có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi cho chính mình: “Quyền con người là gì? Nó có ý nghĩa thế nào với bản thân chúng ta…” chưa? Cá nhân tôi nghĩ, câu hỏi này sẽ chỉ xuất hiện khi bạn gặp sự cố, hoặc chứng kiến vấn đề của người khác trên thực tế, để rồi tự vấn mình.

Trong các chế độ độc tài toàn trị, việc cần và luôn được đặt lên hàng đầu để duy trì sự tồn vong của chế độ là cách thức triệt tiêu, làm thui chột mọi ý niệm về quyền con người của công dân trong xã hội. Bởi một khi còn có ý thức về quyền con người thì khao khát tự do sẽ luôn luôn tồn tại, và người ta sẽ tìm cách để nắm bắt ước mơ của mình. Chính vì vậy, thay vì nhắc đến quyền con người để duy trì và nâng cao nhận thức xã hội, các nhà độc tài thường sẽ chọn cách rao giảng về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của công dân đối với quốc gia mà mình đang sinh sống nhiều hơn.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người, trong đó định nghĩa thường được các nhà nghiên cứu trích dẫn từ Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc:

Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (action) hoặc sự bỏ mặc (omission) làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người.

Chúng có thể hiểu một cách đơn giản hơn: quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.

Vấn đề hiện tại của Việt Nam là việc đánh đồng quyền con người (nhân quyền) liên quan đến vấn đề chính trị, điều này tạo ra sự e ngại và tâm lý xa lánh các quyền cơ bản của con người do chính Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế ghi nhận. Và chính điều này tạo ra sự lạm quyền, nhũng nhiễu của những người thừa hành pháp luật, những người có trách nhiệm với xã hội trong một thời gian dài.

Câu chuyện của tôi rất đơn giản bạn à, và mối quan tâm của tôi với quyền con người cũng đến rất tự nhiên, như một bản năng phòng vệ của một người đang tìm cách tự bảo vệ mình.

Có những chuyện, bạn nghĩ rất đơn giản, nhưng không, mọi thứ không dễ dàng như bạn nghĩ nếu bạn chưa chạm tay vào nó.

Có ai tưởng tượng ra được rằng, một ngày nào đó, bạn sẽ bị tước đoạt tự do, vì công khai kêu gọi mọi người mặc một chiếc áo thun bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam không? Chắc là không, bởi không ai có thể tưởng tượng ra được rằng, một ngày nào đó, mình sẽ bị thẩm vấn, bị bắt giam vì những chuyện tưởng chừng như thuộc về quyền tự do bày tỏ chính kiến của mình trước các vấn nạn của quốc gia.

T r a n g | 16

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Chuyện không dừng lại ở đó, tôi đã bị cáo buộc bằng nhiều buổi đấu tố khác nhau trong những buổi họp nâng cao nhận thức phòng chống diễn biến hòa bình, bị theo dõi, bạn bè bị sách nhiễu bởi những người thừa hành luật pháp mà không thể tự bảo vệ bản thân mình, bảo vệ những quyền con người cơ bản của chính mình và những người xung quanh mình.

Nếu tôi im lặng, chấp nhận sống chung với tình trạng trên thì chuyện gì sẽ xảy ra? Mọi thứ sẽ dần trôi vào quên lãng, sau 1, 2 hay 3 năm, và cứ như thế, ngày càng sẽ có thêm nhiều người bị tước đoạt quyền của mình trong thinh lặng. Và rồi tương lai chúng ta sẽ đi về đâu, khi ý thức cá nhân về phẩm giá bản thân mình không có?

Câu chuyện của tôi hôm nay về quyền con người, cũng có thể sẽ hoặc đang là câu chuyện của bạn mà chính bản thân chúng ta không biết.

Thực tế là một khi tất cả chúng ta còn phải chịu thiếu thốn về mọi mặt trong cuộc sống xã hội như giáo dục, y tế.. người lao động không được bảo vệ quyền lợi một cách hợp pháp chính đáng, chúng ta cảm thấy bất an về chất lượng cuộc sống, cảm thấy sợ hãi khi muốn nói những điều mình nghĩ trước những sai trái bất công trong xã hội... đó chính là dấu hiệu của việc không tôn trọng và đảm bảo đầy đủ các quyền của con người.

Không thể xem nhẹ việc đòi hỏi các quyền của con người phải được thực thi một cách đầy đủ và công bằng, bởi việc một cá nhân thành công trong khi giành lấy quyền con người của mình có tác dụng thúc đẩy những người xung quanh mình mạnh dạn hơn, có trách nhiệm hơn rất nhiều. Ngoài việc đòi hỏi chúng ta tìm hiểu, nâng cao nhận thức của mình bằng cách nghiên cứu, và chia sẻ, việc đảm bảo các quyền con người được thực hiện chính là động lực chính thúc đẩy cả xã hội đi lên và phát triển theo hướng tốt đẹp hơn.

Quyền con người, quyền của bạn, của tôi không một ai có thể tước đoạt nó khi chúng ta có ý thức, nghĩa vụ và trách nhiệm với chính quyền lợi của mình.

Quyền con người, một phần không thể tách rời với cuộc sống, bởi chính nhờ có nó, con người ta sẽ trở nên văn minh, nhân đạo và nhất định xã hội sẽ tốt đẹp hơn khi mọi công dân cùng ý thức được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

Tìm hiểu và chia sẻ các trải nghiệm của mình về quyền con người, là cách tốt nhất để chúng ta tự bảo vệ bản thân, bảo vệ những người xung quanh, bảo vệ một xã hội nhân văn trước mắt.

T r a n g | 17

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Thay đổi từ lờinói đếnhành độngvì "CuộccáchmạngNhânQuyền”

Mã số QCN&T000007

Có lẽ từ lâu cụm từ “Đấu Tranh Nhân Quyền” đã quá quen thuộc với những người đấu tranh vì tự do nhân quyền và chống độc tài của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng với một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam khi nói đến cụm từ này đều rất e dè, vì sao? Vì điều này xuất phát từ tư tưởng đã được nhồi nhét từ lâu của Nhà Nước Việt Nam và từ sự tuyên truyền về cái gọi là phản động của Nhà Nước Việt Nam mỗi khi nhắc đến “Nhân Quyền”. Vì vậy chúng ta hãy thay đổi từ lời nói đến hành động bằng việc thay đổi từ “Đấu Tranh Nhân Quyền” sang “Cuộc Cách Mạng Nhân Quyền” bằng những hành động cụ thể và nêu cao tinh thần cũng như khẩu hiệu vì “Cuộc Cách Mạng Nhân Quyền”.

Vì sao chúng ta phải thay đổi và hành động từ “Đấu Tranh Nhân Quyền” sang “Cuộc Cách Mạng Nhân Quyền”? Từ trước đến nay hình thức đấu tranh của những nhà hoạt động vì nhân quyền của Việt Nam chủ yếu là hình thức đấu tranh bất bạo động và tuyên truyền chủ yếu qua mạng Internet. Nhưng ở Việt Nam tỷ lệ người dân sử dụng Internet còn rất hạn chế, chỉ vào khoảng hơn 30%, và trong con số này thì những người giác ngộ được lý tưởng đấu tranh vì nhân quyền là rất ít. Đồng thời Nhà Nước Việt Nam cũng ra sức ngăn chặn, bưng bít thông tin không cho truy cập vào những trang có nội dung gây hại cho họ mặc dù là nói đúng sự thật, và họ cũng có những bài viết để tuyên truyền và phản pháo lại. Những cuộc biểu tình thì bị ngăn chặn, đàn áp, và bắt giam,…Những phương tiện thông tin đại chúng luôn là công cụ hiệu quả của Nhà Nước Việt Nam, ra sức tuyên truyền và cũng cố niềm tin của người dân về chính sách của Nhà Nước Việt Nam, về cái gọi là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhưng thực chất là độc tài và áp đặt. Họ thường xuyên tổ chức quán triệt tư tưởng đối với người dân trên khắp mọi miền của Việt Nam. Xuyên tạc tư tưởng đấu tranh vì nhân quyền của những nhà hoạt động vì nhân quyền của Việt Nam và cho đó là phản động, chống đối. Họ luôn luôn tuyên truyền về Chủ Nghĩa Xã Hội, về cái gọi là “…Nhà Nước Của Dân, Do Dân và Vì Dân…”, họ luôn luôn giáo dục chính trị về Chủ Nghĩa Xã Hội cho giới trẻ trong các trường học từ bậc Tiểu Học lên đến mọi cấp bậc và tư tưởng đó ngấm sâu vào máu thịt của giới trẻ. Nhưng những lời nói và tuyên truyền của họ lại đi ngược lại với hành động của họ: Họ luôn luôn tuyên truyền rằng Chủ Nghĩa Xã Hội là tốt đẹp, là công hữu hoá tài sản cho xã hội và chỉ trích chế độ Tư Bản là tư sản hoá tài sản cho người giàu. Nhưng họ đã hành động như thế nào? Ở Việt Nam người dân luôn luôn bức xúc về chính sách đất đai của Nhà Nước Việt Nam. Họ lấy đất của dân để giao cho các Công Ty Tư Nhân phân lô và bán đất nền với danh nghĩa là làm dự án và bán với giá siêu lợi nhuận nhưng chỉ đền bù cho người dân với giá bèo bọt. Khi người dân phản đối thì họ

T r a n g | 18

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

cưỡng chế và không bao giờ lắng nghe tiếng nói từ người dân. Họ luôn luôn tuyên truyền rằng “…Vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh…”, nhưng họ đã hành động như thế nào? Họ chỉ biết đến lợi nhuận của cá nhân họ mà không quan tâm đến lợi ích của người dân, quan liêu, xa rời quần chúng nhân dân, đâu đâu cũng thấy bất công, đi đâu cũng nghe dân nói về văn hoá “phong bì”, “chạy chọt”, họ làm vì “phong bì” nặng hay nhẹ…chứ không phải vì sự công bằng của xã hội. Họ luôn luôn tuyên truyền rằng “…Nhà Nước của Dân, do Dân và vì Dân…”, nhưng họ đã hành động như thế nào? Những đề xuất chính đáng của người dân thì bác bỏ, họ tổ chức bầu cử công khai nhưng kết quả thì ai cũng biết trước. Họ chỉ trích các nước Tư Bản là thực dụng và hưởng thụ nhưng có một sự bất hợp lý đang hiện hữu ở Việt Nam mà ai cũng thấy nhưng không ai giám nói đó là làm cán bộ quan chức thì lương thấp nhưng ai cũng có nhà đẹp, xe ngon, nắm trong tay nhiều đất, nhiều tài sản…những thứ đó từ đâu ra? Có phải từ tham ô và bất chính? Nhưng khi có ai đề cập đến thì họ ra sức bao biện hoặc trù dập những người lên tiếng. Khẩu hiệu họ đề ra là “…dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra…” chỉ là một thuật ngữ để đánh bóng cái quyền cai trị của họ mà thôi. Thủ tục hành chính thì khỏi phải nói? Họ hành dân là chính, người dân phải đi năm lần bảy lượt họ mới chịu, ở Việt Nam ai cũng biết câu cửa miệng “…thủ tục hành chính thì hành là chính…”, hoặc “…chế độ một cửa nhưng có nhiều khoá…”. Mọi người vẫn thường nói vui rằng ở Việt Nam có nhóm máu mà không ở nơi đâu có đó là “COCC” (được dịch Con Ông Cháu Cha). “COCC” thì mới được nhận vào các cơ quan Nhà Nước mặc dù không biết người đó có tài hay không? Hoặc muốn vào các cơ quan đó thì “phong bì” phải nặng…Có rất nhiều những bất cập và bất công đang hiện hữu ở Việt Nam mà chúng ta cần tiến hành một “Cuộc Cách Mạng Nhân Quyền” cho Việt Nam. “Đấu Tranh Nhân Quyền” là tự phát, đơn lẻ, dễ bị đàn áp…Vì vậy chúng ta hãy hành động để huy động một cách tổng lực lực lượng xã hội đấu tranh bằng cách chuyển hoá từ “Đấu Tranh Nhân Quyền” sang “Cuộc Cách Mạng Nhân Quyền” để tập hợp tất cả nhưng cá nhân đơn lẻ, các tổ chức đơn lẻ lại thành một khối thống nhất và tạo nên sức mạnh tổng lực.

Bản thân tôi cũng đã từng tôn sùng tư tưởng Chủ Nghĩa Xã Hội và cái gọi là “Nhà Nước Của Dân, Do Dân và Vì Dân”…Nhưng khi nhận rõ ra bản chất độc tài của Chế Độ Cộng Sản đó là sự áp đặt một cách bất công và không bao giờ hành động vì lợi ích của người dân, nên tôi phải đứng dậy và đấu tranh.

Tất cả những luận chứng nêu trên, với một tinh thần đấu tranh vì sự công bằng xã hội và quyền tự do nhân quyền thực sự, chúng ta hãy chuyển hóa từ “Đấu Tranh Nhân Quyền” sang “Cuộc Cách Mạng Nhân Quyền”, để tạo nên một sức mạnh tập thể đủ chống lại sự đàn áp của Nhà Nước Việt Nam, buộc Nhà Nước Việt Nam thực thi Nhân Quyền như các nước khác trên thế giới.

Thời cơ của chúng ta đã đến.

Tình hình trong nước: Mặc cho Nhà Nước ra sức tuyên truyền nhưng phần lớn người dân đã nhận thức được và nhìn nhận được những bất công và áp đặt của Nhà Nước Việt Nam. Lòng tin của nhân dân ngày càng giảm sút, lung lay…đâu đâu cũng thấy những bức xúc của người dân về sự lãnh đạo của Nhà Nước Việt Nam. Thêm vào đó là việc Trung Quốc ngang nhiên lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam trên biển Đông nhưng những hành động đối phó của Nhà Nước Việt Nam quá yếu, điều này cho thấy sự nhu

T r a n g | 19

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

nhược và không thể bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Nhà Nước Việt Nam. Họ ra sức tuyên truyền về chính sách đàm phán ngoại giao hòa bình với Trung Quốc nhưng điều đó chỉ thể hiện cho sự yếu kém của họ mà thôi. Điều này đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta là đấu tranh giữ nước và đấu tranh vì sự toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ta từ bao đời nay. Từ đó tạo nên sự lung lay về ý chí và niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và Nhà Nước Việt Nam. Một Đảng Cộng Sản và Nhà Nước Việt Nam không có đủ sức mạnh để bảo vệ nhân dân khỏi sự xâm chiếm lãnh thổ của các nước khác. Cùng với sự xâm chiếm lãnh thổ trên biển Đông thì những nguồn lợi từ biển của nhân dân ta cũng bị xâm hại. Nguồn lợi rất lớn từ hải sản và dầu khí rơi vào tay nước khác, vậy thì làm gì có “…dân giàu, nước mạnh…”.

Tình hình thế giới: Các nước trong khu vực Đông Nam Á bất đồng quan điểm khiến cho Việt Nam ngày càng bị cô lập. Việt Nam đang cố gắng cải thiện quan hệ với Mỹ để tìm kiếm một sự trợ giúp nhưng rõ ràng Mỹ chỉ đứng ngoài và lên tiếng mà thôi chứ không thể can thiệp sâu vào tình hình ở Việt Nam. Mỹ chỉ hỗ trợ những nước là liên minh với Mỹ hoặc viện trợ cho những lực lượng theo phe của Mỹ. Phong trào nổi dậy lật đổ chế độ độc tài chuyên chế diễn ra rầm rộ trên thế giới. Khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho kinh tế Việt Nam ngày càng rơi vào khó khăn, từ đó cần một lực lượng để cải cách và vực dậy nền kinh tế của Việt Nam, cũng như đưa Việt Nam vào quỹ đạo phát triển của thế giới giống như Liên Xô đã làm nhưng năm 1990.

Từ những thực tế và thời cơ nêu trên chúng ta có thể khẳng định việc chuyển hóa từ “Đấu Tranh Nhân Quyền” mang tính chất đơn lẻ sang “Cuộc Cách Mạng Nhân Quyền” mang tính chất tổng lực là cần thiết và đưa Việt Nam tiến lên xã hội thực sự dân chủ và có nhân quyền, để công lý được thực thi.

T r a n g | 20

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

QuyềnConNgườivàTôi

Mã số QCN&T000008

Con người là một loại sinh vật cao cấp bởi khả năng biết nhìn nhận, suy tư, sáng tạo, tự thân mỗi người ngay từ khi bắt đầu được sinh ra đã là một nhân vị mang đầy đủ các phẩm giá cao quý.

Quyền con người là những giá trị phổ quát mà chúng ta phải tôn trọng và bảo vệ thông qua hệ thống luật pháp cuả một đất nước. Luật pháp, hay những khế ước xã hội cần được soạn thảo dựa trên quyền lợi của nhân dân, giúp cải thiện và nâng cao quyền sống của con người.

Một xã hội không hiểu được quyền của con người, chà đạp lên phẩm giá, nhân cách con người, vứt bỏ đi những giá trị phổ quát về quyền sống có thể được coi, được định nghĩa là một xã hội “man rợ”. Trong xã hội “man rợ”, tính mạng và cuộc sống của người dân luôn không được bảo đảm.

Điều đáng đau buồn là tôi nhìn thấy trong xã hội tôi sống đang xuất hiện những dấu hiệu của sự “man rợ” này.

Tôi nhìn thấy sự dã man trên thân xác người sống, trên thi thể người chết, trong sự đau khổ của chính mình. Khi cha tôi bị đánh chết bởi bàn tay của người công an nhân dân, là những người nắm trong tay quyền lực, thực thi luật pháp tôi thấy sợ hãi và nhận ra rằng mạng sống của con người trong xã hội này thật mỏng manh, quyền sống của con người dễ dàng bị tước đoạt. Những người đáng lẽ ra phải bảo vệ người dân nhưng lại có thể thẳng tay tra tấn, đánh chết người dân? Tôi không chấp nhận sự bất công, uất ức đó và tôi quyết tâm tìm sự thật, tìm lại công bằng cho người cha đã mất. Chúng tôi có quyền đòi hỏi công lý thực thi.

Tuy nhiên, điều đó không hề dễ dàng như những gì chúng tôi nghĩ. Công bằng trong xã hội của chúng tôi từ bao giờ mà lại trở nên xa xỉ đến thế! Sau những ngày tháng mỏi mòn chờ đợi cũng đã đến ngày vụ án được đem ra xét xử nhưng chúng tôi lại bị cản trở tham gia phiên tòa xét xử bởi chính những lực lượng thừa hành luật pháp, anh chị em ruột của cha tôi cũng không được vào dự. Quyền tham dự phiên tòa công khai của công dân bị Tòa án tước đoạt trắng trợn.

Bản án bất công 4 năm tù giam dành cho kẻ sát nhân của tòa án nhân dân thành phố Hà Nội một lần nữa làm dấy lên trong tôi một cảm giác ghê sợ. Tôi càng đau xót hơn khi biết được rằng, không chỉ mình cha tôi là nạn nhân, còn vô số những cái chết oan khiên dưới bàn tay của công an, dưới những sự tra tấn, đánh đập tàn ác ấy còn có rất nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh đau thương giống chúng tôi. Và tôi hiểu ra rằng quyền đòi hỏi công bằng, tôn trọng mạng sống, nhân phẩm con người không phải mình chúng tôi khao khát.

Chính tiếng khóc người thân đã nằm xuống lòng đất của cha mẹ, vợ con, anh chị những người xung quanh tôi, chính nỗi oan khiên đã đẩy tôi đến gần với những trăn

T r a n g | 21

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

trở về “quyền con người”. Đối với tôi của ngày trước “quyền con người” là một khái niệm vô cùng mơ hồ. Nhưng càng chịu bất công thì tôi lại càng hiểu rằng mình phải sử dụng quyền của mình để phản đối lại những điều sai trái.

Sau biến cố gia đình, tôi hiểu nhiều hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân trong xã hội. Trước sự bành trướng ngang ngược của Trung Quốc, tôi đã quyết định đi theo tiếng gọi Tổ quốc, nghe theo tiếng gọi của lương tâm, tham gia cùng đoàn người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Tôi làm đúng theo những điều mà Hiếp pháp quy định, hành động theo lương tri, truyền thống yêu nước của cha ông từ ngàn đời xưa nhưng một lần nữa tôi lại phải chứng kiến sự bắt bớ, đàn áp vô lý của chính quyền đối với những người dân yêu nước. Quyền công dân của chúng tôi ngang nhiên bị coi thường, chà đạp.

Và rồi tôi đã bắt đầu viết blog để bày tỏ chính kiến của mình. Tôi viết về những vấn nạn trong xã hội, những điều nhức nhối xoáy vào tâm can tôi. Tôi viết vì tôi không chịu cúi đầu, cam chịu khi những quyền chính đáng của con người bị tước đoạt thô bạo.

Ngay cả lúc này, quyền tự do riêng tư của tôi bị xâm phạm, điện thoại của tôi bị nghe lén, facebook bị kiểm soát chặt chẽ từng ngôn từ, và có những người theo dõi và chặn đường từ phía sau thì tôi cũng chẳng có gì để phải sợ hãi nữa. Tôi làm tất cả những điều có thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và những người thân của tôi.

Quyền con người, không một ai, không một thể chế nào có thể tước đoạt được.

Nhiều người có thể cho rằng những điều mà tôi đang làm là điên rồ, đòi hỏi quyền lợi khi mà không thu được kết quả là ngu xuẩn, rắc rối nhưng tôi không cho là như vậy. Bởi có xây dựng một cuộc đời vững chắc và thực sự sống trách nhiệm và nghĩa vụ với ý thức đầy đủ về quyền con người của mình chính là lúc chúng ta làm chủ được vận mệnh của chính mình.

T r a n g | 22

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

XãHội,ConNgười,vàQuyềnConNgườitrongXãHội

Mã số QCN&T000009

QuyềnConNgườiđốivớitôilàgì?

Mãi đến khi đối diện với câu hỏi này tôi mới thấy nó là một câu hỏi khó. Lý do không phải vì tôi chẳng biết gì về Quyền Con Người, cũng không phải vì nó là một thứ tôi có thừa hay thiếu mà đơn giản chỉ là vì tôi chưa bao giờ bỏ nhiều thời gian nghĩ đến nó từ mức cơ bản nhất để có thể trả lời một cách đơn giản nhất. Tất nhiên tôi có thể Google để tìm hiểu lịch sử nhân quyền trên thế giới hoặc đề cập đến những quyền lợi được nói đến trong bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhưng nghĩ cho cùng thì đó cũng chỉ là câu trả lời của người khác. Và để tự viết về cảm nhận của tôi với đề tài Quyền Con Người, tôi cảm thấy đây là một đề tài cần phải bắt đầu từ hai chữ Con Người.

ĐịnhnghĩaConNgườiđốivớitôilàgì?

Là một fan của thuyết tiến hóa Darwin, tôi tin rằng con người cũng chỉ là một loại động vật như những loại động vật khác. Con người có thể khác biệt ở sự thông minh tột đỉnh. Nhưng nếu ta nhìn vào sự thông minh của một con bò và một con khỉ và vẫn xem con khỉ là một động vật, thì con người cũng chỉ là một loại động vật thông minh hơn mà thôi. Và vì vậy, hai chữ Con Người đơn giản chỉ là cái tên của một loại động vật thông minh.

Dĩ nhiên, hai chữ Con Người đối với xã hội của chúng ta có một ý nghĩa sâu sắc hơn việc chỉ là tên gọi. Nó tượng trưng cho một sự tách rời ra khỏi cộng đồng của loài vật. Hai chữ Con Người hôm nay không đơn giản chỉ là homo (man - con người) mà còn là homo sapiens (wise man - con người sáng suốt). Nhưng, lấy gì làm lằn ranh tượng trưng cho sự tách rời khỏi thế giới động vật đó? Tôi tin rằng lằn ranh đó phải là sự tách rời khỏi quy luật tự nhiên của thế giới loài vật: Quy luật của “kẻ mạnh được, kẻ yếu thua”. Cho nên, Con Người phải là một loại động vật có thể tiến hóa để thoát khỏi quy luật “kẻ mạnh được, kẻ yếu thua” để xây dựng một xã hội tôn trọng sự bình đẳng. Sự khác biệt giữa con người và con vật phải nằm trong các sinh hoạt xã hội.

XãHộiConNgườiđốivớitôiphảinhưthếnào?

Xã hội của Con Người thực sự phải là một xã hội hướng tới sự bình đẳng của tất cả các thành viên. Đó phải là một xã hội không cho phép kẻ mạnh đối xử với kẻ yếu như những con vật, một xã hội hạn chế phân biệt giai cấp và phân biệt đối xử và có biện pháp trừng trị thích đáng những kẻ nào ngược đãi đồng loại.

Tất nhiên, với bản tính tự nhiên của một loài vật, những con người rời rạc không thể cưỡng lại lòng ham muốn tận dụng khả năng để vơ vét, đàn áp, hiếp đáp kẻ yếu hơn mình nhằm sinh lợi cho bản thân. Vì vậy, Xã Hội Con Người phải là một xã hội có cơ cấu, quy luật, và nỗ lực không ngừng nghỉ của các thành viên nhằm kềm chế tính thú của nhau và thúc đẩy phát triển những cá tính hướng đến bình đẳng, công bằng (tính người).

T r a n g | 23

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

ThựctrạngcủaXãHộiConNgườitheoquanđiểmcủatôi

Nhìn suốt chiều dài lịch sử nhân loại, con người vẫn chưa đủ sáng suốt để thoát khỏi quy luật tự nhiên của loài vật. Con người đã và đang lặn ngụp trong chiến tranh để xâm chiếm nhau. Con người vẫn còn đang sáng chế ra những phương pháp mới lạ trong kinh tế thị trường để lấn ép, cướp bóc lẫn nhau. Con người vẫn chấp nhận cái nghèo và cái khó như những lý do chính đáng để giẫm đạp lên nhau mà sinh tồn thay vì nương tựa vào nhau. Càng nghèo khó, con người càng kịch liệt giẫm đạp lên nhau cho đến khi thời cuộc bắt buộc phải dựa vào sức mạnh tôn giáo, đảng phái, đoàn thể, dân tộc, hình thức xã hội để rồi tiếp tục giẫm đạp lên nhau ở mức quy mô hơn.

Từ xã hội chủ nghĩa độc tài lạm quyền tàn độc cho đến xã hội tư bản ma mãnh với nhiều thủ đoạn chính trị kinh tế, tất cả chỉ là những xã hội nữa người nữa vật nếu thiếu vắng nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của các thành viên nhằm tạo dựng và duy trì cơ cấu, quy luật tôn trọng quyền bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội. Đối với tôi, chưa có một xã hội nào xứng đáng để gọi là Xã Hội Con Người một cách tuyệt đối. Nhưng vẫn còn đó sự khác biệt ở việc một xã hội có nhiều tính người hơn tính thú, có nhiều thành viên giống người hơn giống thú. Và quan trọng hơn hết là việc một xã hội gia tăng nỗ lực tiến về hướng Xã Hội Con Người, hội nhập vào cộng đồng thế giới hay buông thả theo tự nhiên về phía Xã Hội Loài Vật và tự cô lập lấy mình.

XãHộitạonênConNgười,hayConNgườitạonênXãHội?

Không phải do ngẫu nhiên mà tôi đặt ra một câu hỏi tương tự đề tài quả trứng và con gà. Là fan của thuyết tiến hóa, tìm câu trả lời cho nan đề quả trứng con gà không phải khó đối với tôi. Nhưng khác với nan đề quả trứng con gà, đề tài xã hội và con người không phải là một việc nghĩ đến cho vui vì những câu trả lời khác nhau sẽ dẫn đến những kết quả rất khác biệt.

Nhìn vào một xã hội có quá nhiều vấn nạn như xã hội VN chẳng hạn, tôi không thể quên được câu nói “xã hội này tạo ra những con người như thế”. Nó được dùng để giải bày cho sự bất lực của bản thân. Nó được dùng để trút cơn giận lên ĐCS, lên hình thức XHCN. Nhưng có thật như thế không? Nhìn xa hơn nữa, chúng ta có thể nói XHCN là do một số người tạo ra, và sau đó nó tạo ra những con người như thế. Tức là xã hội và con người tác động lẫn nhau. Sự thật là như vậy, nhưng có nên chấp nhận như vậy hay không?

Khác với vấn đề con gà và quả trứng khi sự thật là sao cũng chẳng ăn nhằm gì đến tôi, khi nghĩ đến câu trả lời xã hội tạo nên con người hoặc con người và xã hội tác động lẫn nhau, tôi không thể quên đi bản tính tha hóa tự nhiên ở con người. Những người tôi biết hiện nay không có được cái phước sống trong một xã hội hoàn hảo. Và thật vô phước cho những ai phải đối diện với một xã hội đầy dẫy những tệ nạn. Nếu chấp nhận rằng xã hội tạo ra con người, thì cái XHCN của VN sẽ còn tạo ra thêm nhiều “những con người như thế” nữa. Vòng xoáy xã hội tạo nên con người sẽ đưa đất nước về đâu?

Chấp nhận câu trả lời về việc xã hội và con người tác động lẫn nhau cũng nguy hiểm không kém. Ở một mặt, tác động tốt sẽ được con người lãnh công, và tác động xấu sẽ được đổ lỗi cho... xã hội. Mặt khác, khi thành phần tha hóa, thờ ơ, yếu hèn chiếm số đông trong khi xã hội đầy dẫy những tệ nạn, hai thành phần này tác động lẫn nhau sẽ có kết quả như thế nào?

T r a n g | 24

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Có lẽ đọc đến đây, bạn sẽ hỏi tôi rằng việc tin rằng con người tạo nên xã hội có khác biệt gì với trường hợp vừa nêu lên ở trên? Tôi tin rằng có khác. Khi loại bỏ niềm tin xã hội tạo nên con người, tôi sẽ không phó mặc số phận và thờ ơ với những việc đang xảy ra chung quanh tôi nữa (trừ khi nào tôi là thành phần đang hưởng lợi từ sự tha hóa của xã hội). Khi nhìn vào những điều xấu trước mắt và tin rằng tôi có thể thay đổi được nó, niềm tin này đã giúp tôi nhìn thẳng vào khả năng của mình, vào những gì tôi có thể làm. Ở mức tối thiểu, niềm tin này đã giúp tôi nhận ra sự tha hóa nơi con người khi họ có thể ung dung sống ngoài vòng pháp luật. Niềm tin này cũng đã giúp tôi nhận ra quyền lợi công dân được đảm bảo của bạn bè tôi đã bị tước đoạt như thế nào. Ở mức tối thiểu, niềm tin này giúp tôi hiểu được những người tôi quan tâm đang bị đối xử như người hay vật. Ở mức tối thiểu, nó đã giúp tôi cảm thông được sự hy sinh của những người đang bất chấp hiểm nguy tạo dựng một xã hội mới, đang chịu đựng cảnh ngục tù để đòi hỏi quyền làm người cho tất cả.

QuyềnConNgườivàTráchNhiệmConNgườitrongXãHội

Quyền Con Người theo tôi chỉ có thể đề cập đến trên vấn đề đủ hay thiếu, đồng đều hay không mà thôi. Con người trong bất kỳ xã hội nào cũng có một số quyền, nhưng có bao nhiêu, và sự giới hạn của mỗi quyền như thế nào mới chính là vấn đề. Trong một xã hội của những con người có trách nhiệm, từ tầng lớp lãnh đạo cho đến nhân dân đều phải cùng gánh vác bổn phận sử dụng và bảo vệ quyền làm người của mình cũng như của kẻ khác. Và quyền làm người đó không cần phải mơ hồ như tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do lập hội, v.v... Nó đơn giản chỉ là: được đối xử bình đẳng.

Theo tôi, chỉ khi nào nghĩ đến Quyền Con Người qua hai chữ “bình đẳng” người ta mới hiểu rõ mình có đủ hay chưa, mới hiểu rõ mình được đối xử như người hay vật. Xã Hội Con Người là một xã hội có luật pháp, hiến pháp được chấp hành nghiêm chỉnh để đảm bảo mọi người được đối xử bình đẳng. Nếu ai đó cảm thấy mình bị phân biệt đối xử, bị ngược đãi, sống trong bất công mà cho rằng đó là chuyện thường tình phải chấp nhận, người đó thật đang sống trong một xã hội người và thú lẫn lộn. Trong xã hội của loài người, chỉ có những con thú mới không có quyền lợi gì.

Và cũng qua hai chữ “bình đẳng”, tôi mới cảm nhận được rằng Quyền Con Người không phải là thứ được đảm bảo qua một bản tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc, không phải là thứ được đảm bảo bởi Hiến Pháp, càng không phải là thứ tự nhiên có được hay khi sinh ra là phải có. Quyền Con Người của tôi, cũng như sự tự do và bình đẳng, là một thứ phải đấu tranh mới có được và phải kiên trì bảo vệ mỗi khi tôi cảm thấy nó bị xâm phạm. Quyền Con Người đi đôi với trách nhiệm. Và cho dù tôi sống ở xã hội văn minh như thế nào đi nữa, nếu tôi không có trách nhiệm đấu tranh cho quyền làm người của tôi, quyền được đối xử bình đẳng của tôi, tôi sẽ bị người khác giẫm đạp lên. Suy cho cùng thì thế giới này vẫn còn là thế giới của động vật.

Lờikết

Bài viết này chỉ là tổng kết của những ý nghĩ rời rạc phát sinh từ ba chữ Quyền Con Người. Nó được trình bày rời rạc y như dòng tư tưởng của tôi. Tuy rời rạc, nhưng cũng đủ để tôi đi đến những nhận định sau đây:

T r a n g | 25

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

• Các vấn nạn, xã hội nào cũng có. Nhưng sự khác biệt là ở sự phản ứng của tất cả những thành viên trong xã hội đối với vấn nạn đó.

• Định nghĩa về con người rất mơ hồ và dễ dãi trong một xã hội lẫn lộn tính người và tính thú, cho nên Quyền Con Người cũng sẽ rất mơ hồ đối với những người đang sống trong một xã hội như vậy.

• Quyền Con Người xã hội nào cũng có, nhưng quan trọng là ở người có ít người có nhiều, người bị hạn chế, người được lạm dụng.

• Trong bất kỳ xã hội nào, nếu tôi không phấn đấu có và sử dụng quyền làm người, tôi sẽ bị phân biệt đối xử như một con vật. Là một con người, việc đơn giản nhất là phải biết suy nghĩ, phát biểu, và đấu tranh để thực hiện hai điều này.

• Niềm tin về khả năng con người tạo nên xã hội sẽ giúp xã hội phát triển theo nguyện vọng của con người.

• Một xã hội thiếu vắng sự bình đẳng của mọi thành viên là một xã hội mà trong đó, mọi người phải lặn ngụp tranh giành để mà sống. Đó là quy luật tự nhiên trong xã hội loài vật.

• Không có gì xấu xa khi thành thật với bản thân mình vì đó là việc cần thiết để nhìn ra mình giống người hay giống thú.

Dòng tư tưởng này khiến tôi nhớ lại một đoạn trích trong tác phẩm CHUYỆN CỦA B của nhà văn kiêm giáo sư Daniel Quinn, xin dùng nó làm đoạn kết.

"Là một kẻ chuyên lần mò lắp ráp, tôi không làm một điều gì có thể định nghĩa rõ ràng như vậy, anh Jared ạ. Tôi tìm hiểu thứ này, tôi thí nghiệm thứ kia. Tôi tự hỏi không biết có một chiều tư tưởng nào vốn gắn liền với tín ngưỡng hay không. Tôi tự nói với mình rằng ý tưởng cũng như thanh âm trong âm nhạc, một thứ không bao giờ đơn lẻ, cá biệt. Thay vào đó, nó lúc nào cũng được cộng hưởng, hòa lẫn với nhau dưới nhiều dạng hòa âm khác nhau - những âm bội và những âm dịu. Và tôi cũng nói với tôi rằng khi một ý thức phát triển trở thành một ý tưởng con người, nó sẽ bắt đầu vang dội trong một lối hòa âm tương đương với những gì ta gọi là tín ngưỡng; hoặc cơ bản hơn, đó là sự nhận thức về những gì thiêng liêng. Nói một cách khác, tôi tự hỏi rằng nhận thức về những gì thiêng liêng có phải là một nhận thức cá biệt gì không? Hay nó chỉ là một âm bội của ý tưởng con người mà thôi? Một phỏng đoán loại này có thể tạo nên scientia, kiến thức, nhưng vì nó không thể phủ nhận hay chứng minh gì, nó không thể tạo nên căn bản khoa học gì theo định nghĩa hiện đại. Một tác phẩm của nghệ thuật lắp ráp bricolage không có gì là khoa học cả, anh Jared ạ. Nhưng nó vẫn có thể tạo sự kinh ngạc, có lý, và kích thích tư duy. Nó vẫn có thể gây ấn tượng với đầy đủ tính xác thực, giá trị hiệu lực, tình lý, và sức thuyết phục." (B, Chuyện của B)

T r a n g | 26

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

“TaomuốnNhânQuyền.AichotaoNhânQuyền?”(*)

Mã số QCN&T000010

Ô hay, phải chăng Chí Phèo đã sống dậy và chỉ mong mỏi được “làm người” chứ chưa nói đến làm người lương thiện!? Thời đại nào lại bi đát hơn những năm 1940 thế nhỉ?

Nếu thật sự bạn muốn biết, thì đó không phải là tiếng kêu uất ức của Chí Phèo hay của một người nào đó, mà là của một cả đất nước, một dân tộc!

Nhân quyền (hay còn gọi là quyền con người) lẽ ra là điều đương nhiên mọi người được hưởng chứ không cần phải hỏi han xin xỏ, và đương nhiên cũng không ai được phép ban ân hay cấp phát cho người khác. Tuy nhiên, trong nhiều hoàn cảnh với nhiều lý do khác nhau, có lúc người ta không biết rằng mình có quyền nên đã bị lấy mất mà không hay biết. Và những người tước đoạt nhân quyền của người khác tự cho mình cái quyền đứng trên mọi người, thậm chí đứng trên cả luật pháp mà tôi tạm gọi là "quyền hơn người", quyền giẫm đạp lên người khác. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng, dung túng cho những bất công trong xã hội và đẩy những người dân lương thiện trở thành “chí phèo”: chí phèo bắn đạn hoa cải để giữ đất; chí phèo tự thiêu vì con cái bị giam giữ không qua xét xử; chí phèo đập phá trụ sở ủy ban, hành hung chủ tịch đòi thả người; chí phèo bất mãn bất lực trong hành trình đòi công bằng cho cha/ chồng/ con bị công an đánh chết…

Theo tôi, nhân quyền là quyền cơ bản trong xã hội để từ đó hình thành nên các quyền khác. Thật khôi hài và nực cười khi cả một dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác bị ma mị lừa phỉnh về “quyền làm chủ” nhưng lại chưa hề có nền tảng gì về quyền con người. Thành thực mà nói, tôi cũng đã từng không biết, không quan tâm đến quyền con người vì thấy nó có vẻ trừu tượng và "khó gặm". Thế nhưng em google (em ấy nhỏ hơn tôi mấy chục tuổi mà thông thái tột bậc) đã gào lên: Chị ngu thế, chị có quyền tự do tư tưởng, quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm, quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do hội họp và lập hội, quyền đi lại, quyền an toàn cá nhân, quyền được pháp luật bảo vệ bình đẳng,… và ngút ngàn các quyền khác nữa! Chao ôi… Chưa bao giờ tôi thấy mình "oai" như thế, có nhiều quyền đến thế! Nhưng khổ nỗi, tôi không nhớ đã bỏ quên các quyền của mình ở đâu rồi, kẻ nào đang giữ quyền của tôi, bao giờ thì trả lại cho tôi? Tôi không thể hình dung và cũng không giải đáp được: Nếu như không có quyền con người thì tôi đang là con gì, cả dân tộc này là con gì?

Có một thực tế vô lý và đáng buồn rằng không ít người tỏ ra lo lắng và sợ hãi trước quyền của mình. Kỳ thực nguyên nhân là do không hiểu biết đến nơi đến chốn. Không lẽ việc bạn đòi hỏi được làm người là sai trái? Hay chuyện bạn yêu cầu được tôn trọng, được đối xử như một con người đúng nghĩa là vi phạm pháp luật? Vì vậy, hành động thiết thực đầu tiên để thoát khỏi tâm lý sợ sệt là tìm hiểu thấu đáo và trang bị đầy đủ kiến thức về nhân quyền để có nền móng chắc chắn cho lời khẳng định “Tôi có quyền!”

T r a n g | 27

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao giáo phái Scientology đình đám của diễn viên Tom Cruise với những hoạt động kỳ bí và quái đản vẫn ngang nhiên tồn tại mà không bị cấm đoán? Đấy là do quyền con người được tôn trọng - ở đây là quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do lập hội. Bạn ghét nó nhưng không có nghĩa là nó không được phép tồn tại!

Tương tự, phong trào Con Đường Việt Nam có thể khiến một số người bất an, thậm chí là chướng mắt. Vậy bạn sẽ làm gì nếu bị gây áp lực, ngăn trở khi cùng tham gia tìm hiểu quyền con người? Hãy mạnh dạn sử dụng quyền con người của mình, cụ thể là quyền tự do ngôn luận, bao gồm: (i) quyền tìm kiếm thông tin và tư tưởng; (ii) quyền tiếp nhận thông tin và tư tưởng; và (iii) quyền chia sẻ thông tin và tư tưởng.

Phải chăng vì e ngại quyền sẽ đi kèm với trách nhiệm nên mọi người không dám đòi hỏi những thứ thuộc về mình? Hay sợ phải thay đổi một lối mòn mịt mù để rẽ ra một con đường đúng đắn? Cả hai giả thiết đều sai lầm! Tức nghĩa sẽ là phi lý và lệch lạc nếu bạn cho rằng mình không/ chưa có đầy đủ quyền con người thì bạn cũng không cần nhận lãnh trách nhiệm nào cả. Trái lại, khi ấy, trách nhiệm của bạn, của những người chưa có nhân quyền càng tăng lên bội phần, đó là trách nhiệm đối với bản thân và với cộng đồng.

Tôi có thể lấy ví dụ như bạn đang sống trong một tập thể chưa biết chữ. Vậy thì trách nhiệm của bạn không những là biết đọc, biết viết mà còn phải giúp những người khác tập đọc, tập viết. Tương tự như quyền con người, khái niệm này có thể xa lạ với bạn lúc ban đầu, nhưng bạn cần phải tìm hiểu cho chính bản thân bạn và chia sẻ hiểu biết của mình với cộng đồng. Người ta không thể đi mãi trên con đường xa rời nhân loại, biết sai mà vẫn đi!

Câu hỏi đặt ra là mỗi người chúng ta nên làm gì để đóng góp, vực dậy một đất nước? Ai đó đã nói rằng “khi không thể làm những điều bạn muốn, hãy làm những điều bạn có thể”. Vậy hãy bắt đầu từ những điều giản dị, từ chính bản thân mình. Hãy bắt đầu chấn hưng đất nước bằng chấn hưng từng con người cụ thể. Từng con người với nhận thức đúng đắn sẽ dần dần làm cho các hành động lạm quyền trở nên lạc lõng. Nó có thể "to tát" như việc bạn thẳng thắn bày tỏ quan điểm chê cười thói sách nhiễu, lên án giặc ngoại xâm, chỉ trích quan tham… hoặc chỉ nhỏ nhặt như tôn trọng ý kiến của người khác, từ bỏ thói quen áp đặt người thân trong gia đình làm theo ý muốn của bạn, không ép buộc con trẻ trong chuyện trang phục... Những chuyện tưởng chừng rất đơn giản nhưng không dễ chút nào, nhất là khi chúng ta không sẵn sàng thay đổi.

Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến những bài tập làm văn thuở bé với vô vàn lời hứa theo khuôn mẫu, nhưng thiết nghĩ trong hoàn cảnh này tôi không cần phải hứa, và chắc cũng chẳng còn ai ngây thơ trông chờ những lời hứa. Tôi sống là cho tôi, tôi tìm hiểu là cho tôi, tôi hành động là cho tôi, thì hà cớ gì tôi không thực hiện mà phải lần lữa đối phó bằng sự hứa hẹn? Thật vậy, nhận thức của tôi đã thay đổi và tôi đang nỗ lực đánh thức những người vẫn còn mê muội theo quán tính, bởi họ chưa nhận ra các tổn thất kinh tế, gánh nặng tài chính, thiệt hại vật chất, sa sút tinh thần cũng như trăm ngàn mối lo âu trăn trở khác đều dẫn xuất từ nguyên nhân mất mát quyền con người.

T r a n g | 28

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Thay lời kết, tôi xin thú nhận rằng mình cũng chỉ mới ở bước đầu chập chững tìm hiểu về quyền con người, nhưng ít ra giờ đây tôi cũng đã cảm thấy quyền con người rất gần gũi và cần thiết, gắn kết với rất nhiều hoạt động trong đời sống hàng ngày. Có thể hiểu biết của tôi còn sơ khai và ngây ngô, nhưng tôi vẫn quyết định góp tiếng nói cùng với mọi người. Bởi lẽ chúng ta đã im lặng quá lâu, và nếu tiếp tục im lặng thì chẳng khác nào sự khước từ, phủ nhận quyền của mình. Mỗi lời nói khẳng định quyền con người là một bước tiến, nếu chúng ta không bước đi thì sẽ chẳng bao giờ đến đích.

Dieu Hoa (*) Nguyên bản câu hỏi tu từ của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam

Cao: “Tao muốn làm người lương thiện. Ai cho tao lương thiện?

T r a n g | 29

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

QuyềnConNgười‐QuyềncủaTôi

Mã số QCN&T000011

Quyền con người là một phạm trù rộng lớn, đa diện. Mỗi phương diện là một vấn đề, do đó khi tiếp cận một vấn đề dưới một góc độ nhất định sẽ chỉ ra những thuộc tính nhất định, từ đó cũng sẽ có những định nghĩa riêng cho mỗi vấn đề. Do vậy, hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về quyền con người đã được công bố tuy nhiên không có định nghĩa nào giống định nghĩa nào và cũng không có định nghĩa nào bao hàm tất cả các thuộc tính của quyền con người.

Để dễ tiếp cận thì ta có thể hiểu quyền con người đó là những quyền tự nhiên vốn có của con người, nó không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất kỳ chính thể nào. Quyền con người là những quyền như quyền tự do thân thể; quyền tự do ngôn luận; quyền tự do báo chí; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do lập hội; quyền tự do mưu cầu hạnh phúc; quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật... Các quyền này tồn tại độc lập không phụ thuộc vào chính phủ hay bất kỳ Nhà nước nào. Nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ các quyền con người đó đồng thời phải đảm bảo cho các quyền đó được thực hiện một cách đầy đủ.

Thời gian gần đây, trong một số hoạt động của các nước, các tổ chức Quốc tế đặc biệt là Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc luôn kêu gọi tôn trọng và đảm bảo quyền con người trên phạm vi toàn thế giới. Kêu gọi các nước thành viên đảm bảo quyền bình đẳng giữa mọi công dân, tôn trọng quyền tự do cá nhân, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,… Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các giá trị về quyền con người đến mọi công dân trên toàn thế giới nhằm giúp họ hiểu và sử dụng các quyền con người của mình một cách triệt để, tạo nên sự công bằng giữa mọi cá nhân ở tất cả các nước và trên toàn thế giới.

Hiểu biết về quyền con người là nền tảng để mỗi người phát triển đầy đủ nhân cách, năng lực của mình, là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ của một xã hội, và cũng là tiền đề cho sự hòa bình và thịnh vượng của toàn nhân loại. Tuy nhiên, có một thực trạng phổ biến đáng buồn là “có hàng triệu người sinh ra rồi chết đi mà không hề biết rằng họ là chủ nhân của các quyền con người…”(Wolfgang Benedek). Để tìm hiểu và giải thích cho thực trạng đáng buồn đó có thể nêu lên các nguyên nhân: Thứ nhất là do chưa có sự đầu tư về mặt giáo dục, kiến thức về quyền con người chỉ có thể được phổ biến và được nhận thức thông qua giáo dục vì vậy để khắc phục nguyên nhân này thì cần đề cao vai trò của giáo dục trong việc phổ biến tri thức về quyền con người. Nguyên nhân thứ hai là có sự tác động, ngăn chặn việc phổ biến các tri thức về quyền con người từ phía chính quyền một số nước. Muốn nâng cao quyền con người trước hết là phải thay đổi nhận thức về quyền con người từ phía người dân, tuyên truyền và phổ biến các giá trị về quyền con người để họ biết được mình đang sống trong một thế giới văn minh, quyền con người được đặt lên hàng đầu và nhân dân mới là người chủ thực sự của đất nước. Đồng thời bộ máy chính quyền phải tôn trọng và đảm bảo đầy đủ mọi quyền con người, sự tồn tại và vững mạnh của một nhà

T r a n g | 30

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

nước phụ thuộc vào quyền làm chủ đất nước của nhân dân, chính nhân dân mới là người quyết định vận mệnh của đất nước.

Ở Việt Nam, quyền con người là vấn đề đang được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm. Nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước lên tiếng về nhân quyền xoay quanh những vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí… Điều đó cũng tốt nhưng quyền con người có những thứ đơn giản mà rất cần thiết như quyền biểu tình chống Trung Quốc, quyền được có cuộc sống an toàn, đầy đủ. Tình trạng trộm cướp, giết người, hiếp dâm trẻ em đang diễn ra tràn lan ở nước ta, chúng ta không an tâm khi ra đường, lo lắng cho con cái khi chúng ở trường học, ở nhà một mình… Thực trạng đó diễn ra mọi nơi gây nên sự bất bình cho bản thân và xã hội. Nhà nước phải có trách nhiệm để công dân có cuộc sống an toàn.

Việc nữa là quyền biểu tình chống Trung Quốc, tôi đã từng đi biểu tình chống Trung Quốc vì nó trắng trợn cướp biển đảo của chúng ta. Nếu không biểu tình để cho Trung Quốc thấy chúng ta không sợ thì chúng sẽ lấn tới, chúng sẽ cướp thêm biển đảo của chúng ta. Vậy mà những cuộc biểu tình sau này đã bị chính quyền ngăn cản, chính quyền chỉ cần đảm bảo cho các cuộc biểu tình diễn ra trong trật tự nhưng không được ngăn cản người dân thể hiện tinh thần yêu nước.

Qua bài viết này bản thân muốn góp tiếng nói của mình đến cuộc thi “Quyền Con Người Và Tôi” với mục đích ủng hộ phong trào Con Đường Việt Nam hoàn thành sứ mệnh của mình. Đồng thời cũng muốn góp tiếng nói vào cuộc đấu tranh cho quyền con người, góp phần xây dựng đất nước tự do, phồn thịnh.

Đông Du

T r a n g | 31

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

XácđịnhQuyềnConNgườibịtướcđoạt

Mã số QCN&T000012

Trước đây, lúc ấu thơ tôi được cắp sách đến trường là tôi đã thấy Quốc hiệu: Việt nam dân chủ cộng hoà - Độc lập tự do hạnh phúc, giống như là cây đa, giếng nước, mái đình quê tôi. Tự nhiên như vẫn có, vẫn là vậy, không để ý đến làm gì.

Sau khi thống nhất đất nước, khoá quốc hội đầu tiên đổi thành Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam . Nhân dân xôn xao đã mất: Dân chủ, độc lập, tự do, hạnh phúc, thấy vậy Quốc hội giữ lại câu: Độc lập, tự do, hạnh phúc thế là mất đứt, mất vĩnh viễn từ Dân chủ.

Cũng từ đó tôi chú trọng những chữ nghĩa trong Quốc hiệu, bởi vì nó trực tiếp quyết định đến vận mệnh đất nước và đời sống của mỗi công dân.

Trong số các từ ngữ đó tôi thấy cụm từ Tự do nó liên quan, gần gũi với quyền con người nhất nên bài viết này tôi đi sâu vào cụm từ Tự do.

Hiện nay đa số nhân dân hiểu và chấp nhận khái niệm Tự do trong khuôn khổ. Trên thế giới nước nào cũng vậy dùng luật pháp để quản lý xã hội. Luật pháp đề ra những điều cấm, hoặc là giới hạn những hành động được làm cũng có nghĩa giới hạn Tự do hay gọi là Tự do trong khuôn khổ. Cho nên người ta nói cho gọn: Con người được làm tất cả những gì mà mình muốn, trừ những điều pháp luật cấm. Như vậy xu hướng của công dân là càng cấm ít càng tốt, xu hướng của những nhà lãnh đạo độc tài càng cấm nhiều càng tốt. Thế là sinh ra mâu thuẫn, cái khoảng cách mâu thuẫn này chính là quyền con người bị tước đoạt.

Trong các xã hội dân chủ khoảng cách mâu thuẫn được thu hẹp, tiến tới triệt tiêu.

Chính vì lẽ trên mà Liên Hợp Quốc để ra Tuyên ngôn Nhân quyền, rồi sau đó có Công ước Nhân quyền yêu cầu các nước ký và cam kết thực hiện. Việt Nam ký và cam kết năm 1982. Một việc làm quốc tế hóa quyền con người, được phổ biến rộng rãi.

Trên đây là những điều tôi tiếp thu được các thông tin trên mạng Internet. Tôi xin kể ra đây một tình huống tôi phải đối mặt với pháp luật mà lúc đó tôi chưa biết Internet là gì. Lúc xảy ra sự việc vào đầu năm 2001, tôi có viết một bài tiểu luận dài khoảng 2 trang giấy khổ A4 mang tiêu đề: Ngón nghề cảnh sát. Nội dung tôi tố cáo Công an tỉnh Hà Nam đã sử dụng tiểu xảo lắp ghép các hình ảnh của tôi trong các buổi ở phòng tiếp dân tỉnh để cố tình chụp cho tôi tội gây mất trật tự nơi công cộng, họ đã đưa lên truyền hình Hà Nam thời lượng 5 phút vào tối ngày 16/06/2001.

Công an thì dùng tiểu xảo nhưng ở bài viết thì tôi gọi là ngón nghề để lên án những hành vi đê tiện, ngậm máu phun người của người Công an cầm máy ảnh cùng với âm mưu, kế hoạch người dựng lên chương trình ống kính cảnh sát để nhằm vu cáo tôi. Tôi viết bài, thuê đánh máy, photo vài chục bản gửi bạn bè, tổ dân phố với mục đích lên án.

T r a n g | 32

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Hậu quả là tôi phải làm việc với cơ quan An ninh điều tra theo 8 cái giấy triệu tập. Tôi nhớ nhất lần làm việc cuối cùng với ông Ân thượng tá, phó phòng An ninh điều tra (điều tra về tôn giáo, văn nghệ, báo chí...) thuộc Công an tỉnh Hà Nam. Ông Ân hỏi:

- Ông trình bày cho cơ quan biết, ông đã căn cứ vào luật nào để ông viết bài Ngón nghề cảnh sát?

Tôi trả lời: Là công dân tôi có quyền làm bất cứ điều gì theo ý muốn, trừ những gì mà pháp luật cấm. Ví như tôi tham gia giao thông khi đến ngã ba, ngã tư nếu không có biển cấm thì tôi có quyền đi các hướng. Nếu có biển cấm, ví dụ cấm rẽ trái thì tôi có quyền đi thẳng hoặc rẽ phải.... Vậy ông cho tôi biết luật nào cấm tôi viết bài tố cáo những hành vi sai trái của người đưa hình ảnh tôi lên ti vi?

Ông Ân tiếp lời: Ông tố cáo phải theo luật Khiếu nại tố cáo, tại sao ông viết bài đả kích?

Tôi trả lời: Câu hỏi này ông nên dành cho những người làm chương trình ống kính cảnh sát thì đúng hơn!

Sau lần thoát hiểm, tôi chưa thể hiểu tại sao lúc đó, lúc gay cấn nhất tôi lại nghĩ ra được lý lẽ mà họ phải chấm dứt ý định bỏ tù tôi như vậy?

Từ việc của tôi liên hệ sang các lần biểu tình chống Trung quốc dịp hè 2012 ở Hà nội. Thực tế là chưa có luật cấm biểu tình mà hiến pháp thì ghi rõ tự do biểu tình. Lý lẽ sắc bén, thuyết phục nhưng Công an vẫn đàn áp, không cho biểu tình. Hiện tượng trên chưa vô lý bằng các phiên toà xét xử công khai mà cứ ngăn cản, đàn áp, bắt bớ những người có ý định dự phiên toà!

Qua mấy việc trên đều giống nhau ở chỗ: giới cai trị luôn có xu hướng tước đoạt quyền con người mà công dân thì luôn mong muốn được sử dụng quyền đó....

Hiện nay, một trong các vấn đề nổi cộm của xã hội chính là đất đai. Từ Nam chí Bắc có rất nhiều dự án để hoang (thường gọi là treo). Tại Hà Nam có dự án thu hồi xong không biết làm gì lại vẫn cho dân cày cấy, nhưng quyền sở hữu thì đã hết vì đã nhận tiền đền bù (chỉ còn 4 hộ chưa nhận), cách đó không xa cũng có vài chục mẫu vì đã đổ đất san lấp nên không cấy được nữa đành bỏ hoang, chủ dự án thì nai lưng ra trả lãi ngân hàng, bởi vì chưa tìm được nguồn vốn để xây dựng bệnh viện Bình an, nửa còn lại không bán được vì bất động sản đóng băng, trong khi đó thì nhân dân không có đất canh tác. Nguyên do tình trạng trên nằm gọn ở câu trong luật: Đất đai là công thổ quốc gia, nhà nước thống nhất quản lý. Cho nên một người hay một nhóm người vay tiền ngân hàng với sự che chở của chính quyền là họ thu hồi vài chục mẫu, gây nên vài trăm người mất việc làm, hàng ngàn người thiếu ăn. Hiện trạng này nó lộ liễu ai cũng nhìn thấy mà vẫn không khắc phục được. Để giải thích nó nằm phần: Xu hướng của người cầm quyền, càng có nhiều điều cấm càng tốt!

Kết luận: Có việc chỉ tước quyền của một người trong một thời điểm (việc của tôi). Thực ra tước của mọi người quyền tự do ngôn luận. Có việc tước đoạt quyền của vài trăm, vài nghìn người (biểu tình). Cũng là tước bỏ quyền tự do biểu tình. Một quốc gia không có tự do ngôn luận và tự do biểu tình thì đó là xã hội độc tài vì Tự do ngôn

T r a n g | 33

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

luận là linh hồn của mọi tự do, vì luật khiếu nại, tố cáo không thể thay thế tự do biểu tình.

Thự tế khi mà bị tước đoạt quyền con người thì bản thân người đó không biết bởi năng lực nhận biết quyền của mình bị hạn chế. Một số trường hợp biết nhưng không có biện pháp bảo vệ. Đa phần bị tước đoạt là bởi vì nằm trong chế độ độc tài!

Cho nên loài người trên bước đường tiến tới văn minh đã quốc tế hóa quyền con người chủ động can thiệp vào những quốc gia vi phạm quyền con người bằng mọi hình thức có thể, đó là những điều kiện thuận lợi cho mỗi con người biết bảo vệ quyền của mình.

Như vậy đấu tranh cho quyền con người không thể đơn lẻ, một người có là mọi người đều có. Chỉ có cách duy nhất xây dựng xã hội dân chủ hay còn gọi là xã hội dân sự thì mới đảm bảo quyền con người theo tiêu chí Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Chỉ có thế thì mới chấm dứt tình trạng hành động viết báo của Nguyễn Văn Hải mà phải mang án nặng gấp 3 lần tội Công an đánh chết người!

T r a n g | 34

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

SửdụngQuyềnConNgườiđểbảovệtàisản

Mã số QCN&T000013

Với hơn 10 năm đi đòi công lý (1998-2009) tôi thấy thực là dài, như người đời đã nói “Thức lâu mới biết đêm dài”, có đi kiện thì mới biếtt hiện tình đất nước, nếu so với những người có thâm niên 25- 30 năm thì tôi chưa được bằng phân nửa, bây giờ nghĩ lại thật kinh hãi như vừa trải qua cơn ác mộng.

Tôi là người thành công trong số rất ít những người thành công. Số ít ỏi đó trừ những người nhờ ô dù, nhờ có tiền, nhờ may mắn để có thành công còn lại tự đi bằng đôi chân và trí tuệ của chính mình thì lại càng ít, tôi nằm trong số rất hiếm đó.

Nhân việc phong trào Con đường Việt nam vừa khởi xướng, tôi thấy việc nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí là rất cần thíêt, đó là cách tốt nhất để mỗi người ý thức được quyền của mình, để bảo vệ tài sản mình, có vậy thì số lượng dân oan mới giảm.

Tôi xin kể những năm tháng hãi hùng trong thời gian tôi tham gia khiếu nại:

Năm 1998 ngôi nhà của tôi bị dính vào dự án mở ngã ba mới Phủ Lý đi Nam Định, thổ đất của tôi là hình vuông có dịên tích 220m2. Vòng cua phía bắc của ngã ba cắt vào đất của tôi còn thừa lại 40m2 trong một hình tam giác. Đó là nguyên nhân để hai nhà hàng xóm liền kề liên minh với cán bộ GPMB sinh ra âm mưu chiếm đoạt 40m2 đất đó.

Trong quá trình giải toả và thi công, bừa bộn đất đá họ đã tự tiện chiếm hữu, thế là tôi chính thức thành dân oan. Tôi lăn lộn mất 4 năm gây ra nhiều vụ việc đình đám, nổi cộm thì UBND tỉnh ra quyết định tôi được sử dụng. Vậy là tôi đã thắng lợi, nhưng đây lại chính là nguyên nhân mà hai nhà hàng xóm và cán bộ cay cú, họ càng hợp tác với nhau để ngăn cản tôi xây dựng. Đến lúc này thì ông Đỗ Văn Sáng chủ tịch UBND thành phố Phủ Lý ra mặt cửa quyền không cho tôi xây nhà (vi phạm pháp luật). Tôi tiếp tục khiếu nại tố cáo để vượt qua. Trong thời gian này tôi đã nhờ 7 tờ báo chính thống lên tiếng với 9 bài trong đó có một bài mang tít “150 con dấu vẫn không xây được nhà” do báo tin tức đăng, vậy là đến tai thủ tướng Phan Văn Khải, tiếp sau đó có công văn của VP chính phủ yêu cầu Hà Nam giải quyết. Như vậy trong tay tôi có 200 con dấu đỏ của các loại văn bản, từ VP quốc hội, VP chính phủ, hội cựu chiến binh VN, ban kiểm tra Đảng, MTTQ Việt Nam và nhiều nhất là các công văn đôn đốc của thanh tra CP cùng với 9 bài báo. Để vượt qua sự chây ỳ tôi viết đơn xin phép mở phòng thông tin ngay tại 40m2 đất của tôi để tố cáo những sai phạm của ông Sáng. Công an không trả lời đơn, tôi cứ làm đơn như đã trình bày. Kết quả là vài chục công an cùng với 3 chiếc ô tô quần thảo với tôi hết một buổi sáng sang cả buổi chiều, tối thì mọi sự lại bình thường.

Tôi vẫn tiếp tục duy trì nhưng tình hình trở nên căng thẳng. Những lần tôi làm việc với số 1 Mai Xuân Thưởng có 2 lần tôi dồn lý buộc họ phải giới thiệu được vào Phủ Thủ tướng ở số 1 Hoàng Hoa Thám. Đài truyền hình trung ương cử 3 phóng viên cùng một xe chuyên dụng về tại nhà tôi ghi hình và phỏng vấn. Khi công an biết đã cử 2 người đến kiểm tra thẻ. Thành phố biết chuyện nên họ đã tìm cách đối phó. Rốt

T r a n g | 35

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

cuộc họ đã mang tiền lên rải vào tận tay những nhân vật chủ chốt, cuối cùng phía tôi lại nhận được con số 0! Tôi vẫn không nản bởi vì tôi biết rõ bản chất của chế độ.

Qua đây tôi rút ra nhận định: Nếu cứ lên tuyến trên tố cáo chỉ càng tạo cho họ tham nhũng, cấp dưới họ không chịu thua dân, họ sẽ mang tiền lên cấp trên đút lót.

Ngày 22/07/2008 tôi cùng với hơn chục người mang biểu ngữ vải màu đỏ dài 3,5m có nội dung “ Đả đảo bọn tham nhũng tỉnh Hà Nam” và trên ngực từng người có có biểu ngữ “Dân Hà Nam tố cáo tập đoàn tham nhũng Đinh Văn Cương” (là bí thư tỉnh). Chúng tôi căng biểu ngữ ngang cổng chính phòng tiếp dân của CP số 110 Cầu giấy Hà nội từ 8h sáng đến 3h chiều thì tự giải tán, hẹn nhau ngày mai tiếp tục. Ngày hôm sau hơn 7h chúng tôi tới thì đã thấy dày đặc công an. Tôi và ông Quý tiếp tục căng biểu ngữ, khoảng vài phút thì CA tới cướp luôn. Thấy vậy chúng tôi tản mát ra về. (các hình ảnh cuộc biểu tình vẫn lưu trên Youtube “vào Google gõ tham nhũng Hà Nam tìm tố cáo Đinh Văn Cương”).

Sau lần biểu tình tôi phải làm việc với CA tỉnh 23 lần theo giấy triệu tập. Suốt quá trình làm việc tôi đều chứng minh chúng tôi biểu tình không phạm luật. Hết cách truy bức tôi về việc biểu tình, cuối cùng họ ra câu hỏi: “ông đưa ra bằng chứng cho câu viết trong đơn tố cáo tên cướp ngày Đỗ Văn Sáng”. Tôi xin về nhà viết sau 1 tuần sẽ mang nộp. Đúng hẹn tôi nộp 5 trang văn bản và hơn 20 văn bằng làm chứng. Họ nhận rồi phải viết cho tôi giấy biên nhận, đóng dấu cơ quan cảnh sát điều tra vào thế là tôi đã có giấy chứng nhận lời tố cáo tên cướp ngày là đúng, tôi phôtô rồi đưa cho tất cả những ai quan tâm để thanh minh việc làm đúng đắn của tôi. Được đà tôi tiếp tục làm tới....

Ngày 20/11/2008 tôi đeo một biểu ngữ trên ngực có nội dung “Phản đối TB 113 do tên cướp ngày Đỗ Văn Sáng ký” đi từ nhà đến phòng tiếp dân tỉnh. Suốt buổi sáng hôm đó dân oan thì phấn khởi đưa ánh mắt sỉ nhục sang phía cán bộ, công an thì tức tối nhưng không ai động đến tôi, tôi thì tự nhiên khuyến khích dân oan chụp hình.

Hai ngày sau tôi nhận đựơc giấy mời làm việc với CA tỉnh, đúng như tôi dự kiến. Trong hoàn cảnh hiện tại chỉ có 2 cách sử lý với tôi, một là bắt tôi, hai là gặp tôi để giải quyết và họ đã chọn cách thứ 2. Tôi biết họ không thể chịu đựng nổi cảnh một công dân tố cáo ông chủ tịch là cướp ngày lại công khai trước bàn dân thiên hạ.

Tôi cùng với thanh tra CA làm việc, nâng lên đặt xuống mất gần 3 tháng, cuối cùng chốt ở văn bản: Phía thành phố làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận 4 lô đất tổng diện tích là 220m2, duyệt thủ tục để tôi xây nhà. Phía tôi chấm dứt khiếu nại, cho qua các vụ việc nhỏ, không đòi lại số vật liệu xây dựng khi cưỡng chế (khoảng 12 triệu).

Tóm tắt những tình tiết nổi cộm từ 1998 đến 2009:

2001 bài viết Ngón nghề cảnh sát phản bác ống kính cảnh sát trên ti vi tỉnh. Hậu quả là phải làm việc với CA theo 8 giấy triệu tập.

2002 nhận Q/Đ tỉnh giao đất. 2003 xây nhà trên đất đó xảy ra xô xát với hàng xóm, bị nhát dao chém vào phần mềm đuôi mắt trái, bị rắc rối thời gian dài vào vụ án hình sự mà tôi trở thành bị can. Hậu quả tôi bị can được phía bị hại bồi thường 9 triệu?...... 2004 tiếp tục xây nhà thì bị cưỡng chế tầng 2, sau đó là khởi kiện ông Sáng và hầu kiện 2 phiên sơ thẩm, phúc thẩm toà Hành chính. 2006 tổ chức phòng thông tin tố cáo ông Sáng. 2008 biểu tình ở 110 Cầu Giấy-Hà Nội. Và thường xuyên xảy ra các

T r a n g | 36

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

việc cộm nhỏ, bởi vì bệnh kinh niên của cán bộ là đùn đẩy, dây dưa. Khi tôi gặp là thể nào cũng to tiếng, bảo vệ can thiệp thì mới thôi.

Kết luận: Quá trình tham gia KNTC tôi lấy pháp luật làm trọng, luôn luôn dựa vào luật để hình thành lý lẽ, đạt được kết quả thì phải giữ văn bản đó làm cơ sở cho bước tiếp theo. Khi đó tôi chưa biết Tuyên ngôn và Công ước Nhân quyền, bản năng có sẵn chỉ bảo tôi sử dụng quyền con người là 3 quyền cơ bản: 1 - quyền tự do ngôn luận (viết bài Ngón nghề...) 2- quyền thông tin và 3 là quyền biểu tình. Biết sử dụng đúng lúc xen vào cùng lý lẽ theo luật là rất hiệu quả, nhất là những lúc có tính chất quyết định.

Hơn 10 năm chìm ngụp trong vụ việc không thể nào quên!

T r a n g | 37

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Gócnhìnvề"NhânQuyền"củamộtngườiViệtbênngoàichiếchộpsắt

Mã số QCN&T000014

Bài viết này nói về quan điểm riêng của tôi về "Nhân Quyền", và có sử dụng một vài tài liệu để so sánh và củng cố quan điểm của mình. Trong bài viết này, tôi xin chia ra làm ba phần chính: I/ Nguồn gốc và định nghĩa của "Nhân Quyền"; II/ Sự tồn tại và phát triển của "Nhân Quyền" tại Việt Nam; III/ Những hướng đi khả thi để bảo đảm sự phát triển cân đối và bình đẳng của "Nhân Quyền" trong xã hội Việt Nam. Những ý chính này sẽ được nói đến sau đây theo thứ tự để người xem tiện theo dõi.

I/Nguồngốcvàđịnhnghĩacủa"NhânQuyền":

Mặc dù khái niệm "Nhân Quyền" được biết đến và truyền bá rộng rãi vào giữa thế kỷ 20 khi bản tuyên ngôn nhân quyền của thế giới (Universal Declaration of Human Rights, UDHR) được công bố bởi 56 nước trong Liên Hiệp Quốc [1], nhưng theo hiểu biết và nhận thức của tôi thì khái niệm "Nhân Quyền" đã tồn tại từ rất lâu trước đó. Có thể nói "Nhân Quyền" tồn tại ngay khi con người vừa mới xuất hiện trên mặt đất. Đã có rất nhiều học giả, những nhà hiền triết từ cổ đến kim bằng nhiều cách diễn tả, dùng nhiều ngôn từ khác nhau để nói đến nguồn gốc của nhân quyền. Tựu chung lại cũng điều đi đến một kết luận rằng "Nhân Quyền là một quyền thiên liêng và cố định cùng xuất hiện song song với sự tồn tại của con người". Tiến sĩ Andrew Fagan, phó giám đốc của trung tâm nhân quyền tại trường Essex University đã viết về "Nhân Quyền" trên trang web "IEP" [2] như sau: "there exists a rationally identifiable moral order, an order whose legitimacy precedes contingent social and historical conditions and applies to all human beings everywhere and at all times". Tạm dịch là: "có hiện diện một thứ tự tinh thần rõ ràng và hợp lý, một thứ tự mà tính pháp lý có trước một xã hội ngẫu nhiên và những hoàn cảnh lịch sử áp đặt vào tất cả con người hiện diện ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời điểm nào". Theo ông Andrew, trước khi một cơ cấu xã hội của con người hình thành và trước khi những dữ kiện lịch sử xảy ra để dẫn tới ý thức bảo vệ nhân quyền của con người, đã có một quy luật tự nhiên hiện diện rất rõ ràng và hợp lý trong cuộc sống của nhân loại. Cái thứ tự mà ông nói đó chính là nhân quyền. Tiếp theo, xin nói về nhận thức của ông Aristotle, một triết gia người Hy Lạp cổ sống trong thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Aristotle cũng đã nhận dạng "Nhân Quyền" một cách chưa rõ ràng qua cách đề cập đến nó trong quyển sách của ông "Nicomachean Ethics" với tên gọi "Natural Justice" tức là "Sự công bằng trong tự nhiên". Theo Aristotle, có một sự công bằng rất tự nhiên trong cuộc sống mà không phải do con người tạo nên. Nó hiện diện trước khi con người có thể ý thức được nó. Cũng cùng thời điểm đó, nhóm chủ nghĩa Stoics của La Mã, điển hình là Cicero và Seneca cũng đưa ra một quan điểm về "Nhân Quyền" theo cái nhìn nghiên về Thiên Chúa Giáo rằng những chuẩn mực đạo đức bắt nguồn từ ý muốn của Thượng Đế. Họ tin vào sự tồn tại của một chuẩn mực đạo đức tự nhiên bao trùm cả thế giới và nó được Thượng Đế tạo ra như một thứ quy luật tự nhiên để xấp xếp xã hội của con người [2]. Nói dài, nói dai như thế, nhưng rốt cuộc thì tôi chỉ muốn củng cố nhận định

T r a n g | 38

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

của mình rằng "Nhân Quyền" là một quyền thiên liêng mà tự nhiên đã trao tặng cho con người ngay từ khi con người xuất hiện trên thế giới này. Nguồn gốc của nó gắn liền với sự tồn tại của con người. Nhân quyền của một người bắt đầu từ thời điểm họ sinh ra trên thế gian và theo họ đến ngày cuối cùng của cuộc đời họ.

Như vậy, "Nhân Quyền" là gì mà nó hiện diện trong cuộc sống của con người từ rất lâu, lâu lắm nhưng trải qua cả ngàn, cả triệu năm sau thì người ta mới ý thức được nó? Muốn có câu trả lời chính xác nhất thì hãy thả cho tư tưởng của mình trở về cái thời điểm mà nó xuất phát, tức là lúc trước khi có sự hiện diện của con người cho tới khi con người bắt đầu có mặt trên trái đất. Như vậy trước khi con người xuất hiện thì có "Nhân Quyền" hay không? chắc chắn là không, nhưng có một thứ tương tự như thế tồn tại tạm gọi là "Quyền Tự Nhiên" hay "Quyền Sống". Đó chính là cái quyền được sống, được sinh tồn và được đấu tranh để sinh tồn của tất cả mọi loài sinh vật. Như vậy, cái quyền tự nhiên của mọi loài sinh vật chính là quyền được "sống" và "bảo vệ cuộc sống". Như vậy thì điểm khác nhau giữa cái "quyền tự nhiên" đó và "Nhân Quyền" là ở đâu? Từ khi con người nguyên thủy xuất hiện thì họ cũng được hưởng cái quyền tự nhiên đó như bao loài sinh vật khác, tức là quyền được "sống" và "bảo vệ cuộc sống" của từng cá thể. Nhưng khi con người ngày càng phát triển thì thêm vào cái quyền tự nhiên nguyên thủy đó một yếu tố thứ ba là quyền được "xây dựng hạnh phúc" trong cuộc sống. Đó chính là tất cả ý nghĩa của hai chữ "Nhân Quyền".

Tuy "Nhân Quyền" hiện diện trên thế giới chúng ta từ rất lâu như thế, nhưng trong quá khứ phát triển của loài người, "Nhân Quyền" chỉ như một viên đá thô sần xùi, thô kệt. Vì bản năng sinh tồn của sinh vật, bao gồm cả con người thường đi chung với sức mạnh. Để sinh tồn, cá thể có sức mạnh sẽ lấn át những cá thể khác tạo nên một thế giới luôn có đấu tranh. Con người cũng thế, chúng ta đấu tranh để sinh tồn và dùng sức mạnh để lấn át những cá thể khác. Bản năng sinh tồn đó đã dần dần tạo nên một xã hội méo mó và tôn vinh quyền lực. Những người có sức mạnh có quyền xâm phạm đến sự sống và niềm hạnh phúc của những người yếu hơn. Sống, bảo vệ cuộc sống, và mưu cầu hạnh phúc là ba yếu tố của "Nhân Quyền". Vì thế có thể nói gọn lại rằng vì ảnh hưởng của bản năng sinh tồn nên những người có quyền lực luôn xâm phạm "Nhân Quyền" của những kẻ yếu hơn để hưởng thụ "Nhân Quyền" của chính bản thân họ. Khi thế giới càng phát triển thì người ta càng ý thức được "Nhân Quyền" của bản thân là quan trọng. Chính vì thế, họ mới đấu tranh để bảo vệ "Nhân Quyền" của mình, và để có thêm sức mạnh, con người đoàn kết lại với nhau để đấu tranh bảo vệ cho nhân quyền của họ. Và để bảo vệ "Nhân Quyền" một cách hữu hiệu và công bằng, một bộ luật dựa trên tinh thân tôn trọng "Nhân Quyền" cần được cho ra đời và cần một hệ thống thực thi nó để bảo đảm tất cả mọi cá thể con người điều có thể tận hưởng "Nhân Quyền" nhiều nhất với khả năng của họ mà không xâm phạm đến "Nhân Quyền" của một cá thế khác cùng sống trong một xã hội. Như vậy, "Nhân Quyền" là quyền được "Sống", "Bảo Vệ Cuộc Sống", và quyền được "Tạo Ra Hạnh Phúc Trong Cuộc Sống" của mỗi cá nhân sống trong một xã hội. Tất cả mọi cá nhân trong xã hội điều có thể sử dụng "Nhân Quyền" của mình để tạo cho bản thân một cuộc sống thoải mái như ý thích nhưng không thể quá đáng đến mức lấn át "Nhân Quyền" của những người khác.

Để hiểu rõ hơn về ba quyền căn bản của "Nhân Quyền" tức quyền được "Sống", "bảo vệ cuộc sống" và "tạo ra hạnh phúc cho cuộc sống", cần phải nói chi tiết thêm về ba quyền căn bản này. Mỗi quyền căn bản có thể phân tích ra làm nhiều quyền con

T r a n g | 39

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

người khác, nhưng chung quy tất cả các quyền con người khác điều cũng cố và xây dựng nên ba quyền căn bản của con người.

- Quyền được sống là quyền được sinh tồn trong xã hội mà không ai có quyền cướp đi mạng sống của họ. Chính vì thế, giết người là một tội ác vì hành động giết người đã cướp đi quyền sống của con người, xâm phạm "Quyền con người" của một cá thể. Song song với quyền được sống là quyền dược duy trì sự sống. Tất cả mọi người điều có quyền làm việc để duy trì sự sống, sự sinh tồn của họ. Quyền được làm việc một cách hợp pháp, không xâm phạm tới "Nhân Quyền" của người khác là một quyền con người chính đáng của bất cứ cá nhân hiện diện trong bất cứ mô hình xã hội nào. Thêm nữa là quyền được hít thở không khí trong lành, quyền được sử dụng nguồn nước sạch, quyền được hưởng những chăm sóc y tế cơ bản và còn nhiều quyền khác nhằm mục đích duy trì sự sống của một cá nhân trong một xã hội văn minh.

- Quyền được bảo vệ cuộc sống là quyền của một cá nhân nhằm ngăn chặn tất cả những gì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cá nhân đó. Đó là quyền được tự vệ và chống trả khi gặp một kẻ muốn tấn công, cướp đi mạng sống hay gây nguy hiểm đến cá nhân đó. Thêm nữa là quyền được sử dụng lực lượng an ninh của chính phủ quốc gia để bảo vệ bản thân như quyền được gọi cho đội cấp cứu, quyền được vào trụ sở cảnh sát bất cứ lúc nào cần giúp đỡ. Ở nước ngoài thì còn có quyền sử dụng vũ khí v...v... Tóm lại là những có thể bảo vệ mạng sống của một cá nhân mà không gây ảnh hưởng đến người khác điều là "Nhân Quyền".

- Quyền được tạo ra hạnh phúc trong cuộc sống nghĩa là mỗi cá nhân điều có thể làm những việc mà mình cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ để tận hưởng cuộc sống của họ. Một cá nhân có quyền lao động chăm chỉ hơn những người khác để cuộc sống họ sung túc hơn. Một cá nhân có quyền yêu đương, lập gia đình, và chăm sóc gia đình. Một cá nhân có quyền đi lại thoải mái trong hay ngoài nước nếu họ có khả năng. Một cá nhân có thể gầy dựng tài sản và bảo vệ tài sản hợp pháp của mình. Một cá nhân có thể chọn sự tín ngưỡng để gửi gắm niềm tin của mình một cách tự do mà không bị ép buộc bới bất cứ ai. Một cá nhân có quyền được bảo vệ khỏi sự xúc phạm về mặt danh dự lẫn tinh thần từ một hay nhiều cá nhân khác. Còn nhiều lắm, những quyền con người như thế. Nhưng căn bản vẫn là cái quyền "làm những gì mình cảm thấy hạnh phúc mà không gây ảnh hưởng đến người khác".

Trong những quyền con người được nêu trên, quang trọng nhất là quyền được "tự do tư tưởng", "tự do ngôn luận", và "tự do báo chí". Bởi vì ba quyền này điều có sức ảnh hưởng lớn tới ba quyền căn bản của con người là "sống", "bảo vệ cuộc sống", và "tạo ra hạnh phúc trong cuộc sống". Có tự do tư tưởng thì mới có thể ý thức được cuộc sống, ý thức được những gì tốt cho việc duy trì sự sống của cá nhân hay những gì có thể đe dọa tới cuộc sống của một cá nhân. Tự do tư tưởng mới có thể biết được điều gì cho một cá nhân hạnh phúc và điều gì thực sự hạnh phúc, hay những gì có thể đe dọa hạnh phúc của họ. Có tự do ngôn luận thì một cá nhân mới có thể nói lên những gì đe dọa đến mạng sống, hay hạnh phúc của họ, hay nói lên những gì họ cho là sẽ mang lại an toàn và hạnh phúc cho cá nhân và cộng đồng, xã hội họ đang sống. Có tự do báo chí mới có thể cung cấp thông tin cho họ về cuộc sống của họ đang sống, hay để một cá nhân nói lên hiện trang cuộc sống với xã hội và bảo vệ họ khỏi những đe dọa nhắm vào mạng sống hay hạnh phúc mà họ đang có. Có ba quyền đó thì con người mới có thể cùng nhau xây dựng một cuộc sống ngày càng hạnh phúc, một xã hội ngày càng văn minh.

T r a n g | 40

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

II/Sựtồntạivàpháttriểncủa"NhânQuyền"tạiViệtNam:

Ở phần này, tôi xin nói đến khái niệm "Nhân Quyền" ở Việt Nam. Để tiện theo dõi, tôi xin trình bày theo từng thứ tự riêng biệt cho rõ ý. Đầu tiên, xin nói sơ lược về tình trạng "Nhân Quyền" ở Việt Nam. Kế đến, xin bàn về hệ thống điều hành quốc gia có tác động như thế nào đến "Nhân Quyền" ở Việt Nam. Cuối cùng, xin được nói đến ý thức và tập quán của người Việt Nam góp phần tạo nên hiện trạng "Nhân Quyền" trong nước hiện này.

1‐Hiệntrạng"NhânQuyền"tạiViệtNam:

Nhắc lại định nghĩa về "Nhân Quyền" ở phần trên, "Nhân Quyền" là quyền được "sống", "bảo vệ sự sống", và quyền được "tạo ra hạnh phúc trong cuộc sống" của mỗi người. Như vậy ở Việt Nam có "Nhân Quyền" hay không? câu trả lời là "có". Ở Việt Nam, "Nhân Quyền" có phát triển hay không? câu trả lời vẫn là "có". "Nhân Quyền" ở Việt Nam đang phát triển theo chiều hướng "tốt" hay "xấu"? Câu trả lời là "xấu". Không chỉ là "xấu", mà còn phải nói rằng rất "tồi tệ". Sở dĩ nói rằng ở Việt Nam có "Nhân Quyền" là vì "Nhân Quyền" là một quyền tự nhiên của con người mà ai sinh ra cũng phải có dù rằng người đó ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này, từ người giàu sang đến kẻ hèn kém tất cả điều có "Nhân Quyền" từ lúc mới chào đời. Và "Nhân Quyền" ở Việt Nam vẫn đang phát triển vì khi có sự tồn tại thì sẽ có sự phát triển, cái gì cũng thế. Nhưng "Nhân Quyền" ở Việt Nam lại đang phát triển theo một hướng mang sơ, hoang dã chứ không phát triển theo một đường lối văn minh của nhân loại. Cái mang sơ, hoang dã của "Nhân Quyền" tại Việt Nam cũng tương tự như một xã hội loài người nguyên thủy, khi mà những người có quyền lực, có sức mạnh chèn ép, lấn át những kẻ yếu hơn để có thể hưởng thụ cái quyền làm người của cá nhân mình, tệ hơn nữa là cho gia đình, dòng tộc, bà con của họ. "Nhân Quyền" của đại đa số người dân Việt Nam bị xâm phạm, bị tước đoạt bởi những cá nhân, hay một nhóm người nắm giữ quyền lực tối thượng. Những kẻ đó sử dụng quyền lực để bóc lột, tước đoạt "Nhân Quyền" của người khác để vun vén, xây đắp "Nhân Quyền" của chính bản thân họ. Điều tồi tệ hơn nữa là hành động này lại mang tính dây chuyền từ trên xuống dưới. Từ những người giữ quyền lực cao nhất sẽ ảnh hưởng đến những người thừa hưởng quyền lực này và những kẻ theo đóm ăn tàn rồi đến những nạn nhân.

Nhìn lại xã hội Việt Nam hiện tại và những tệ nạn đang xảy ra điều có tính dây chuyền từ việc thiếu tôn trọng "Nhân Quyền" của người khác mà ra cả. Lấy một vài ví dụ cụ thể từ cao xuống thấp thì ở nguồn máy điều hành nhà nước Việt Nam đã có những người có quyền lực lớn, địa vị cao trọng sử dụng quyền lực đó để chèn ép và bóc lột "Nhân Quyền" của người khác một cách có hệ thống. Cái hệ thống đó lập lại kịch bản xuống những người cấp dưới và tới những kẻ cơ hội. Sau cùng, người dân thấp cổ bé miệng lại là nạn nhân của hệ thống bóc lột "Nhân Quyền" này. Những kẻ cùng đường không còn biết đâu là tương lai thì lại quay sang sử dụng bạo lực để cướp lấy "Nhân Quyền" của người bằng cách cướp bóc, lừa đảo để thỏa mảng những đòi hỏi con người của họ.

Nói đến hệ thống bóc lột "Nhân Quyền", đầu tiên phải nói đến hệ thống thương mại, kinh tế của Việt Nam điều nằm trong tay những người thuộc về nhà nước. Người dân không có cơ hội chen chân vào những làm ăn lớn. Đó là hành động sử dụng quyền lực lấy đi cơ hội được làm ăn một cách chính đáng của người dân, ngăn cản họ tạo một cuộc sống hạnh phúc bằng chính sức lao động và trí thông minh của mình. Tước

T r a n g | 41

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

đi cơ hội làm ăn chính đáng của người dân là tước đi quyền được tạo ra hạnh phúc của họ, đồng nghĩa với việc xâm phạm nhân quyền của đại đa số người dân Việt Nam. Tương tự như thế, nạn ô dù, cất nhắc người thân hoặc tuyển dụng những người bất tài mà có quan hệ thân với những người có chức quyền đã ngăn cản rất nhiều người có tài, có tiềm năng sử dụng kiến thức, tài năng của họ để cống hiến cho xã hội và xây dựng hạnh phúc của riêng họ. Điển hình như vụ "Tô Linh Hương" vừa qua là một ví dụ. Còn nhiều lắm những bất cập ở Việt Nam ảnh hưởng đến quyền được tạo ra hạnh phúc trong cuộc sống của người dân. Như những việc hối lộ, đút lót, văn hóa bao thư, hệ thống giáo dục v..v...

Bên cạnh đó còn có những bất cập ảnh hưởng lớn tới quyền được sống của người dân VN như những vụ thu hồi đất đai của nông dân gần đây. Đất đai là sinh mạng của người nông dân, nhưng chính quyền vì muốn sử dụng đất để làm kinh tế nên ra lệnh thu hồi đất, nhưng bồi thường lại không đúng giá và những chính sách tái định cư, hỗ trợ những người nông dân lại rất bê bối, đã đẩy đại đa số người nông dân vào con người mất khả năng kiếm sống. Cướp đi nguồn sống của người dân là cướp đi quyền được sống, duy trì cuộc sống của họ, và xâm phạm nghiêm trọng đến nhân quyền của người dân. Những yếu tố khác như một hệ thống giao thông thiếu an toàn của Việt Nam cũng gây nguy hiểm tính mạng cho người dân trong khi trách nhiệm là ở chính phủ phải bảo đảm một hệ thống đường xá tốt cho người dân. Xem thường tính mạng người dân là xem thường quyền được sống của người dân, là xúc phạm đến quyền làm người của họ. Một bầu không khí ô nhiễm, nguồn nước bẩn, vệ sinh thành phố và hệ thống y tế nghèo nàn cộng với nhiều tiêu cực trong lối làm việc của các bệnh viện cũng chứng tỏ một sự khinh thường sinh mạng của người dân, chà đạp quyền được sống của họ. Tất cả những việc trên điều xâm phạm nặng nề tới quyền làm người của người Việt Nam. Mỗi người dân điều có quyền được "Sống", một chính phủ được lập ra bởi người dân phải bảo đảm quyền được "sống" của họ. Đó là "Nhân Quyền"!

Tại Việt Nam, người dân mất đi quyền được "tạo ra hạnh phúc" của mình và ngay cả quyền được "sống" cũng bị đe dọa. Nhưng tệ hơn nữa là người dân Việt Nam mất đi cả cái quyền được "bảo vệ cuộc sống" của mình tức là quyền được tự vệ. Người dân mất đi quyền tự do ngôn luận vì họ không thể lên tiếng phê phán những điều tồi tệ xảy ra đối với bản thân họ. Người dân mất đi tự do hội hợp nên không thể tập hợp sức mạnh của người dân để chống lại những tiêu cực trong xã hội. Người dân mất đi quyền được tự do báo chỉ nên không thể biết được thông tin, không thể phổ biến thông tin và không thể cất tiếng nói chung trong xã hội. Người dân mất đi quyền tham gia vào chính trị nên không thể góp bàn tay mình làm tốt đẹp hơn xã hội họ đang sống. Hầu như tất cả những điều gì có khả năng làm cho cuộc sống của người Việt Nam được tốt hơn điều bị cấm. Người dân Việt Nam chỉ có một lối sống duy nhất là tồn tại và làm việc đến khi vắt kiệt sức lực của mình rồi qua đời. Đó là một cuộc sống nô lệ không có nhân quyền. Vì người nô lệ chỉ biết sống để làm việc cho người chủ chứ không có khả năng bảo vệ bản thân, không thể tận hưởng hạnh phúc trong cuộc sống. Đó chỉ là sự "tồn tại" chứ không phải là đang "sống". Tương tự như thể, người dân Việt Nam là đang "sống" hay chỉ là đang "tồn tại"? Mỗi cá nhân người Việt Nam phải có câu trả lời cho bản thân mình.

T r a n g | 42

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

2‐Hệthốngđiềuhànhquốcgiavànhữngtácđộngcủanóđến"NhânQuyền"ởViệtNam:

Trước khi nói đến hệ thống điều hành quốc gia ở Việt Nam thì xin nói sơ lược về một hệ thống điều hành căn bản của một quốc gia. Một hệ thống điều hành quốc gia được lập ra chỉ với một mục đích duy nhất là bảo vệ quyền làm người cho tất cả con người sống trong quốc gia đó. Điều đó đồng nghĩa với việc bảo vệ 3 quyền chính của con người gồm có quyền được "sống", "bảo vệ sự sống" và "tạo ra hạnh phúc trong cuộc sống". Một chính quyền, không cần biết sử dụng mô hình nào, tư tưởng nào, nếu bảo vệ được ba quyền chính của con người điều là một chính quyền tốt.

Xét về hệ thống chính quyền Việt Nam hiện này thì có nguồn gốc từ thuyết Cộng Sản của Nga. Đây là một chủ thuyết để xây dựng xã hội dựa trên căn bản thánh thiện nhất của con người. Thuyết Cộng Sản cũng hướng đến một xã hội bảo vệ "Nhân Quyền" của người dân. Nhưng vì một sai lầm chủ quan trong cấu trúc của thuyết này đã tạo nên hiệu ứng ngược cho tất cả những quốc gia sử dụng nó. Cái sai lầm đó là quá tin tưởng vào tính thiện của con người mà quên mất bản năng sinh tồn của một sinh vật. Như đã đề cặp đến ở trên, tất cả mọi sinh vật điều có xu hướng lấn át quyền sống của những sinh vật khác để tồn tại. Và cái quyền sống đó của sinh vật chính là cái "quyền làm người" của con người hay còn gọi là "Nhân Quyền". Và con người luôn có xu hướng lấn át "Nhân Quyền" của người khác khi có cơ hội. Từ những việc nhỏ nhặt nhất như tranh chấp một mẫu đất với nhà hàng xóm, hái trộm một trái táo bên kia hàng rào hay cố nói lớn tiếng để lấn át giọng của người đối thoại trong một cuộc cãi nhau điều là những hành động lấn át "Nhân Quyền" của người khác. Đó là bản năng sinh tồn mà không ai là không có. Nếu bản năng sinh tồn đó được đặt vào một vị trí quyền lực lớn thì nó sẽ ngày càng phát triển mạnh. Cái sai lầm của chủ thuyết Cộng Sản là đặt con người vào một vị trí quyền lực mà không thiết kế một yếu tố kiềm chế sự phát triển quyền lực. Kết quả của nó là tạo ra một sự lạm quyền dẫn đến hiện trạng lấn át "Nhân Quyền" với quy mô lớn.

Phía trên là nói đến căn bản tạo nên hệ điều hành chính phủ Việt Nam hiện nay. Còn hiện nay, hệ điều hành chính phủ vận hành như thế nào? Một khi cái căn bản để lập nên một hệ điều hành chính phủ không tốt thì sự phát triển của hệ điều hành đó cũng có nhiều khiếm khuyết. Quyền lực quá lớn được trao cho một nhóm người điều hành đất nước mà không có những yếu tố hạn chế quyền lực sẽ sinh ra lạm quyền. Và từ sự lạm quyền đó sẽ tạo ra những xâm phạm "Nhân Quyền". Hệ thống điều hành chính phủ của Việt Nam cũng có "tam quyền", lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhưng "tam quyền" này lại bị điều khiển bởi một quyền lực thống nhất chứ không độc lập với nhau. Sự thống nhất quyền lực này đã tạo ra một thứ "quyền lực tối thượng" cho phép những người nắm giữ nó khả năng thao túng "Nhân Quyền" của người dân. Chính thứ "quyền lực tối thượng" này đã khơi dậy bản năng sinh tồn của người nắm giữ nó và bất cứ ai nắm giữ được nó điều có xu hướng bóc lột "Nhân Quyền" của những người yếu hơn để hưởng thụ chính "Nhân Quyền" của họ, tức quyền được "sống", "bảo vệ cuộc sống", và "tạo ra hạnh phúc trong cuộc sống". Những người nắm giữ "quyền lực tối thượng" này cũng cần có "Nhân Quyền", và họ ý thức được họ cần nó, và họ cần nó rất nhiều, nên khi họ nắm được cái thứ "quyền lực tối thượng" ấy, họ tranh thủ xây dựng cái "Nhân Quyền" của bản thân họ. Họ chăm chút cuộc sống bằng cách bóc lột sự sống của người khác, họ bảo vệ cuộc sống của họ bằng cách đàn áp, tước đi khả năng tự vệ của những người khác và họ xây dựng hạnh

T r a n g | 43

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

phúc của bản thân bằng cách lấn át hạnh phúc của những người khác. Như vậy, cái thứ gọi là "Quyền lực tối thượng" đó chính là động lực và công cụ chính để thúc đẩy và hỗ trợ cho việc đàn áp "Nhân Quyền" ở Việt Nam. Một chính phủ mà "quyền lực tối thượng" càng mạnh thì sự đàn áp "Nhân Quyền" càng cao và càng rõ ràng. Nói một cách khác, "quyền lực tối thượng" chính là kẻ thù của "Nhân Quyền". Và cơ chế điều hành của chính phủ Việt Nam đang có chiều hướng ngày càng tôn vinh "quyền lực tối thượng" đó nên dẫn đến một sự phát triển không đồng điều của "Nhân Quyền" tại Việt Nam.

3‐ÝthứcvàtậpquáncủangườiViệtNam

Ở trên đã bàn về tình trạng "Nhân Quyền" và hệ thống điều hành chính phủ góp phần tạo nên tình trạng "Nhân Quyền" ở Việt Nam hiện tại. Nhưng vấn đề quang trọng nhất có sức ảnh hưởng tới tình trạng "Nhân Quyền" ở Việt Nam lại là ý thức và tập quán của người dân Việt Nam. Đó là cái tư tưởng "bị trị" đã nằm sâu trong tập quán của người Việt từ thời xa xưa. Một ngàn năm Bắc thuộc đã hằn lên ý thức hệ của người dân Việt một lệ thuộc và luôn là kẻ bị trị. Đối với người dân Việt Nam thì chính trị là một trò chơi xa xỉ và "Nhân Quyền" là một cụm từ xa lạ. Với tư tưởng phong kiến và lệ thuộc những người cai trị thì cuộc sống và tương lai của họ được phó mặc cho những người cai trị đất nước. Nếu gặp người tốt thì người dân được no ấm, còn gặp người tham lam, tàn ác thì người dân phải khốn khổ. Chính vì cái ý thức hệ đó mà đa số người dân Việt Nam điều chọn cách an phận mà tồn tại thay vì đấu tranh cho cuộc sống của họ. Chính vì vậy mà họ không nhận ra được cái quyền thiêng liêng mà họ đang có và họ không hề có ý thức đấu tranh để bảo vệ nó. Chính vì họ không đấu tranh cho "Nhân Quyền" của bản thân nên họ đã để cho những kẻ khác bóc lột "Nhân Quyền" của họ. Một tên trộm không dễ dàng gì vào nhà khi chủ nhà khóa cửa cẩn thận. Chính người dân Việt Nam đã quá bất cẩn để tên trộm "Nhân Quyền" có cơ hội hoành hành.

III/Nhữnghướngđikhảthiđểbảođảmsựpháttriểncânđốivàbìnhđẳngcủa"NhânQuyền"trongxãhộiViệtNam

Ở phần này xin nói đến những phương pháp khả thi để bảo vệ "Nhân Quyền" của người Việt Nam. Thực ra, đây chỉ là lời tổng kết của những ý trên. Toàn bộ bài viết trên đã tổng kết lại thành 3 ý chính để dẫn đến những giải pháp khả thi nhất cho người Việt Nam. Ý thứ nhất giải thích "Nhân Quyền" là một quyền thiên liêng mà ai sinh ra cũng phải có. Đó là quyền "Sống", "bảo vệ cuộc sống" và "tạo ra hạnh phúc trong cuộc sống". Ý này giải thích ý nghĩa của "Nhân Quyền" và mục tiêu người Việt Nam cần hướng tới để có được "Nhân Quyền". Ý thứ hai nói lên bản chất của con người là luôn muốn lấn át và bóc lột "Nhân Quyền" của người khác khi có cơ hội và "Quyền lực tối thượng" trong một quốc gia là một thứ công cụ thúc đẩy, hỗ trở con người bóc lột "Nhân Quyền" của người khác. Ý thứ ba nói đến tình trạng người dân Việt Nam vô tình hay tự nguyện trở thành nạn nhân của sự bóc lột "Nhân Quyền" này.

Như đã nói trên, cái mà thúc đẩy và hỗ trợ cho con người bóc lột "Nhân Quyền" của người khác là cái "Quyền lực tối thượng" của một quốc gia. Vậy muốn bảo vệ "Nhân Quyền" của người dân thì phải kiềm chế được cái "Quyền lực tối thượng" đó. Nhìn sang những nước phát triển và có bình đẳng về "Nhân Quyền" thì họ điều có cơ cấu và phương pháp để điều khiển cái "Quyền lực tối thượng" của quốc gia họ. Nhưng

T r a n g | 44

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

vấn đề là làm sao để điều khiển được cái "quyền lực tối thượng" của một quốc gia. Nghĩ xâu xa chẳng bằng nghĩ cho nó thẳng. Điều khiển "quyền lực tối thượng" chẳng qua chỉ đơn giản như việc điều khiển một con chó dữ mà thôi. Để điều khiển một con chó dữ cần có 2 yếu tố. Yếu tố thứ nhất là phải có một cái xích chó, có cả cái rọ mõm càng hay. Yếu tố thứ hai là cần người chủ chó cầm dây xích để dắt chó đi. Thế thôi, chỉ đơn giản có thế.

Cũng như điều khiển chó, điều khiển "Quyền lực tối thượng" cũng chỉ cần 2 yếu tố. Một cái xích chó và một người cầm xích chó. Cái xích chó chính là một cơ cấu phân quyền hợp lý trong chính phủ, một sự giám xát chặt chẽ những hành động của chính phủ. Muốn được như thế phải có sự độc lập giữa ba ngành "Lập Pháp", "Hành Pháp", và "Tư Pháp". Thêm vào đó là độc lập của báo chí và công luận để giám sát chặt chẽ. Như thế nào là sự phân lập giữa ba ngành và cơ cấu của một hệ thống điều hành hữu hiệu để kiềm chế "Quyền lực tối thượng" đó ra sao thì nói ra thật rất dài. Nhưng căn bản trong bài viết này chỉ nói đến sự cần thiết của một cơ chế hữu hiệu dùng để kiềm chế "Quyền lực tối thượng" của một chính phủ nên xin được bỏ qua về chi tiết của nó. Nhưng tóm lại, nó là cái dây xích chó.

Còn yếu tố thứ hai chính là người chủ cầm dây xích chó. Người chủ cầm xích chó không ai khác hơn chính là người dân trong một quốc gia. không phải một, mà là toàn dân. Chính người dân là người phải dẫn dắt chính phủ đi đúng với quyền lợi của người dân như dắt một con chó. Nếu không chú ý, con chó có thể chạy mất hoặc cắn lại chủ nó. Nhưng người chủ phải biết rõ mình là chủ, phải biết vị trí của mình và biết dùng quyền hạn của mình để điều khiển "quyền lực tối thượng" của một quốc gia.

Như vậy, có hai yếu tố để điều khiển "quyền lực tối thượng" là dây xích chó và chủ chó. Vấn đề là cái nào nên có trước và cái nào nên có sau, cái nào quan trọng hơn cái nào. Chỉ cần suy nghĩ đơn giản thì cũng biết được người chủ tạo ra cái xích chó nên người chủ quan trọng hơn cái xích chó và người chủ nên có trước rồi mới có cái xích chó. Tương tự như thế, Việt Nam cần phải có dân trí và dân khí trước khi muốn họ điều khiển được "quyền lực tối thượng" của quốc gia. Khi người dân thật sự nhận thức được vai trò của mình thì chính họ sẽ tự tạo ra sợi dây xích để điều khiển "quyền lực tối thượng" và tự bảo vệ bản thân. Muốn đánh thức người dân Việt Nam để họ nhận ra được vai trò của mình trong sự phát triển của đất nước, xin hãy đừng làm những "chiến sĩ" mà hãy trở thành những "tu sĩ" để đánh thức họ. Nếu muốn "Nhân Quyền" cấm rễ sâu và bền vững ở Việt Nam, hãy trở thành thành những "tu sĩ" đi đánh thức từng người dân Việt Nam khỏi cơn mê muội chứ đừng bắt buộc họ phải chấp nhận những gì chúng ta muốn họ phải làm. Hãy thay đổi ý thức hệ của một dân tộc chứ đừng áp đặt một hệ thống chính trị lên một dân tộc. Nếu ý thức hệ của người Việt Nam không thay đổi thì bất cứ một hệ thống chính trị nào cũng sẽ sụp đổ vì như đã nói ở trên, nếu chủ nhà cẩn thận khóa cửa thì tên trộm không thể nào vào nhà để trộm đồ. Cuối cùng, tôi xin mượn câu nói của cụ Phan Chu Trinh để kết thúc bài viết này. Đó là: "Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh". Phải cần nâng cao dân khí và dân trí của người dân Việt Nam trước khi tính đến những việc phát triển đất nước.

T r a n g | 45

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

QuyềnConngười:Sựthịnhvượngcủaquốcgia

Mã số QCN&T000015

Quyền con người trong đó có quyền sở hữu tài sản, được đảm bảo bằng văn bản cũng như trên thực tế, không phải là những thứ xa xỉ, xa lạ với thực tế đời sống, đó chính là “chén cơm, manh áo” của mỗi cá nhân trong xã hội nói riêng, và cũng là sự thịnh vượng của quốc gia nói chung.

Giả sử bạn được tự do chọn lựa bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới để sinh sống, bạn nên chọn lựa theo tiêu chí nào? Có rất nhiều tiêu chí để bạn cân nhắc và lựa chọn như thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng GDP, chế độ an sinh xã hội, hệ thống giáo dục, cơ sở hạ tầng, chế độ pháp quyền…

Nếu chỉ được dựa trên đúng một tiêu chí để lựa chọn, bạn nên lựa chọn theo tiêu chí nào?

Bạn nên lựa chọn sống ở quốc gia tôn trọng quyền con người. Bởi vì một quốc gia tôn trọng quyền con người sẽ đảm bảo được những gì bạn mong muốn để bạn, con cái và gia đình có được một cuộc sống ấm no và hạnh phúc như chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từng mong muốn: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bực là làm sao nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”

Alan Greenspan, cựu thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng nền tảng của sự thịnh vượng của từng quốc gia chính là việc tôn trọng các quyền cá nhân. Ông viết trong cuốn hồi ký The Age of Turbulence (Kỷ nguyên hỗn loạn): “Điều quan trọng nhất chính là bản chất của pháp quyền. Tôi không tin rằng hầu hết người Mỹ đều nhận thức được tầm quan trọng của Hiến pháp Mỹ đối với sự thịnh vượng của Mỹ, trong quá khứ, hiện tại và tương lai”.

Việc công nhận quyền con người trong hiến pháp và đảm bảo quyền con người trên thực tế sẽ dẫn đến sự giàu có và thịnh vượng của một quốc gia. Alan Greenspan khẳng định mối quan hệ đó khi viết: “Việc đảm bảo trong hơn hai thế kỷ qua các quyền cá nhân, đặc biệt là quyền sở hữu của tất cả chủ thể của nền kinh tế, cả người sinh ra tại Mỹ và người nhập cư, có đóng góp đặc biệt quan trọng đối với óc phiêu lưu và sự thịnh vượng của Mỹ”.

Trong khi ở một số quốc gia, lực lượng an ninh chìm có thể lôi bất kỳ một công dân nào đó bị cho là phạm tội chống đối nhà nước đi hỏi cung, cũng như cảnh sát kinh tế có thể bắt giữ một nhà kinh doanh thành đạt bị cho là vi phạm quản lý kinh tế nhà nước thì đó là điều cấm kỵ ở Mỹ, một quốc gia tôn trọng các quyền cơ bản của con người trong Hiến pháp cũng như trên thực tế. Greenspan, người điều hành ngân hàng trung ương Mỹ hiểu rất rõ mối quan hệ giữa quyền con người với sự thịnh vượng và giàu của một quốc gia, viết: “Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta được hưởng quyền gần như không bị cảnh sát chìm lôi đi hỏi cung về các “tội” mà chúng ta không hề

T r a n g | 46

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

biết”. Cũng tương tự đối với quyền không bị cưỡng chế tịch thu doanh nhiệp mà chúng ta đã dành tâm sức cả đời để gầy dựng”.

Lịch sử kinh tế thế giới đã từng chứng kiến nhiều trường hợp các doanh nhân bỗng chốc trắng tay, kinh tế của một quốc gia khủng hoảng khi mà tài sản của các doanh nhân bị tịch thu thông qua những cuộc cải cách ruộng đất tịch thu ruộng đất của địa chủ để chia cho dân cày, quốc hữu hóa tư liệu sản xuất bằng cách tịch thu tài sản của các doanh nhân chuyển cho nhà nước quản lý. Việc không tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người dân luôn dẫn đến những hệ quả tiêu cực đối với xã hội mặc dù những người thực thi chính sách luôn nghĩ rằng chính sách đó sẽ đem lại điều tốt lành cho xã hội.

Kinh doanh phải chấp nhận rủi ro nhưng rủi ro lớn nhất mà không một doanh nhân nào muốn phải đối mặt đó là tài sản mà họ tích lũy được sau bao nhiêu năm trời một ngày nào đó bị nhà nước hay một người có quyền lực trong tay cướp mất. Nỗi lo sợ đó rất thực tế và đó là lý do vì sao rất nhiều người sống ở một số quốc gia tích trữ vàng, gởi tiền vào ngân hàng ngoại quốc thay cho việc đầu tư vốn mở công ty làm ăn. Quốc gia nào đảm bảo bằng luật pháp cũng như trên thực tế quyền sở hữu tài sản của công dân, quốc gia đó sẽ thu hút được đầu tư của người dân quốc gia đó, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài và quốc gia đó sẽ trở nên thịnh vượng, người dân quốc gia đó sẽ trở nên giàu có.

Alan Greenspan cho rằng chế độ bảo vệ quyền sở hữu có một không hai của Mỹ đã đóng góp vào việc thu hút đầu tư nước ngoài. Ông lý giải: “Một số nhà đầu tư đến để tham gia vào một nền kinh tế mở, năng động. Một số đến chỉ để chứng kiến Mỹ là thiên đường an toàn đối với tài sản tiết kiệm của họ mà ở nước họ không được đảm bảo”.

Bảo vệ quyền tài sản, một trong những trụ cột của quyền con người, sẽ đảm bảo cho sự phát triển và thịnh vượng của quốc gia cũng là điều được giáo sư Roger Myerson, thuộc Đại học Chicago, đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2007 đã thuyết trình ở Đại học Ngoại thương vào ngày 15.11.

Là một nhà kinh tế học khởi xướng và phát triển lý thuyết thiết kế cơ chế, môn khoa học nghiên cứu việc xây dựng các quy tắc trò chơi để đảm bảo trò chơi đạt được những kết quả nhất định cho dù những người chơi-chủ thể kinh tế có những lợi ích riêng, trong bài thuyết trình trước đông đảo khán thính giả Việt Nam, ông đã bảo vệ quyền tài sản (protection of property rights) để phát triển kinh tế.

Ông cho rằng bảo vệ quyền tài sản chỉ làm được một cách hiệu quả nhờ chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền và nền dân chủ ở cấp cơ sở, địa phương, chứ không phải chỉ do một nhóm tinh hoa trên cùng hô hào mà không có khả năng thực hiện.

Việc bảo vệ quyền tài sản một cách hữu hiệu giúp tạo dựng một hệ thống tin cậy lẫn nhau và nhờ thế các hoạt động kinh tế đơm hoa kết trái dễ dàng hơn. Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy rằng cùng một quốc gia, giai đoạn nào quyền tài sản được bảo vệ một cách nghiêm ngặt thì đó là giai đoạn phát triển của quốc gia đó.

T r a n g | 47

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Như vậy, khi quyền con người trong đó có quyền sở hữu tài sản không phải là những thứ xa xỉ, xa lạ với thực tế đời sống, đó chính là “chén cơm, manh áo” của mỗi cá nhân trong xã hội nói riêng, và cũng là sự thịnh vượng của quốc gia nói chung.

Huỳnh Duy

T r a n g | 48

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

QuyềnDânĐen

Mã số QCN&T000016

Nói thật với mọi người từ ngày thấy phát động phong trào viết cho “ quyền con người ” tôi chả hứng thú gì mấy. Vì tôi nghĩ dù có viết cách mấy thì cũng chỉ là trang giấy trắng. Chẳng giúp được gì trong cái xã hội này khi mà mọi luật lệ trên giấy và ngoài đời thì các nhà lãnh đạo tài ba luôn cho làm ngược lại và kịch liệt đàn áp khi có bất cứ một người nào bất đồng quan điểm. Và nếu mong đoạt giải thì trên đây có bao nhiêu là người tài giỏi và am hiểu luật. Chẳng đến lượt mình đâu mà mong có giải. Đó là suy nghĩ của riêng tôi.

Sau những sự kiện vừa qua như mọi người thấy. Những hành động của Đảng Cộng Sản đã làm cho chúng ta không thể nào chịu đựng được nữa vì những áp đặt vô lý và những chiêu thức đối phó với dân hết sức tàn bạo , ngu xuẩn khiến tất cả mọi người dù có quan tâm về chính trị hay không đều tỏ ra hết sức bức xúc và có phản ứng tích cực về vấn đề này. Chính điều này khiến tôi suy nghĩ đến việc phải làm sao cho mọi người trên đất nước này biết họ có quyền gì đối với chính bản thân mình chứ không còn vì bất kì ai khác nữa. Tôi nói lên sự bức xúc trong chính sự bất công mà tôi thấy và nhận được từ chính quyền. Chúng ta đã đấu tranh để làm người thì chúng ta phải có cái quyền tối thiểu là với chính mình chứ không thể để bất kì ai, bất kì người nào có thể lấy mất cái quyền ấy được.

Quyềnconngười

Chúng ta là một sinh vật có bản năng đấu tranh từ khi còn là một con tinh trùng nhỏ nhoi. Đấu tranh để có thể được làm một con người. Khi lớn lên một chút. Chúng ta bước vào trường học. Ta có quyền bầu chọn hoặc phản đối khi thấy bạn được bầu có khuyết điểm không thể làm được vai trò lãnh đạo trong lớp. Nhưng điều đáng nói ở đây là sau khi bước khỏi ghế nhà trường thì hầu như tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam này đều mắc bệnh sợ. Khi đặt chân vào Ủy Ban Phường để chứng giấy tờ thì mọi người hết sức im lặng. Nhưng sự im lặng không phải vì lịch sự mà vì phải hồi hộp nhìn sắc mặt của các cán bộ chờ đợi đến tên mình được đọc lên và chạy ngay đến quầy nghe lệnh của cán bộ giờ phải làm gì tiếp theo.Tôi chỉ là một người dân đen, tôi không am hiểu luật pháp nhưng dư đủ khả năng để biết được những đồng tiền tôi làm lụng vất vả để đóng thuế chính là để chi trả cho cán bộ và họ có trách nhiệm hướng dẫn tôi phải làm gì chứ không phải la hét vào mặt tôi như vậy.

Khi biết thông tin xử tên Công An đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng. Một phiên tòa công khai mà lại không cho dân vào. Tôi cũng không hiểu rõ vấn đề lắm. Nhưng đến phiên xử các blogger tại Sài Gòn thì tôi đã chứng kiến tất cả. Lại thêm một phiên tòa “công khai”: Chạy một vòng các con đường dẫn đến phiên tòa. Công an chìm nổi được bố trí dày đặc trên các tuyến đường. Khi thấy lực lượng ùn ùn đi về một hướng thì tôi linh tính có chuyện. Chạy theo và đứng một góc gần đấy quan sát cùng một người bạn thì ngay lập tức vài xe bồ câu chạy đến nếu tôi không đi lẹ chắc đã bị bắt vào đồn. Họ tụ lại đó vì chặn bắt một nhóm người đến dự phiên tòa. Và kết quả với

T r a n g | 49

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

sự thắt chặt của công an thì không ai có thể vào phía trong để tham dự phiên tòa “công khai” ấy. Tại sao công khai mà lại như thế? Chúng tôi là một công dân mà không có quyền đến dự?

Đấy là còn chưa kể đến việc bầu cử quốc hội. Nói thật tôi không mong chờ kết quả gì vì tất cả đều đã có câu trả lời trước rồi. Đi cũng bằng không. Chẳng biết đến khi nào những chuyện này mới thật sự đúng nghĩa công khai. Không biết đến khi nào chúng ta mới được bầu cử đúng nghĩa và mọi lá phiếu bầu cử được công khai trên hệ thống máy tính. Ta cũng chả có quyền bầu cử khi loa phát thanh thì la to. Còn kết quả thì bên trong nội bộ sắp xếp.

Trong khi luật biểu tình đang chờ được ban hành và biểu tình là một quyền hợp pháp thì tất cả những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc đều bị quấy rối cuộc sống, công việc, học tập, bị giam giữ trái phép... Vậy luật có để làm gì? Chỉ là viết lên tờ giấy rồi ký vào cho vui thôi sao? Chúng ta không có quyền biểu tình trên đất nước Việt Nam này ư?

Các blogger không biết bao nhiêu lần bị sách nhiễu, quấy rối thậm chí là tra tấn hành hạ chỉ vì chống Trung Quốc. Cụ thể gần đây nhất là bé Phương Uyên đã bị bắt giữ trái phép và ép tội khủng bố, âm mưu chống phá nhà nước chỉ vì những mẫu truyền đơn chống Trung Quốc. Đến khi nào chúng ta mới được đứng giữa Sài Gòn mặc cái áo có biểu tượng mình thích và nói to rằng: Tôi ghét Trung Quốc !

Chẳng lẽ việc thương hay ghét ai đó hay một đất nước nào cũng cần phải được cho phép?

Sau quyết định xử phạt hành chánh đối với những người không đăng kí xe chính chủ của Bộ Trưởng ĐINH LA THĂNG thì làn sóng dư luận ngày càng phẫn nộ hơn về quyền lợi đang ngày càng bị cưỡng ép hết sức ngu xuẩn và bất hợp lí.

Chúng ta là một con người chúng ta có quyền tự do ngôn luận, quyền tự do thể hiện chính kiến và tự do báo chí; tự do tôn giáo; tự do hội họp lập hội; quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền được xét xử công bằng và theo đúng trình tự tố tụng. Công dân có quyền tham gia quản lí công việc của nhà nước và xã hội.

Chúng ta có thể không hiểu luật pháp vì thiếu học vấn nhưng không thể nào không nhận ra những quyền lợi của chính mình đang ngày ngày bị tước đoạt bởi những đường lối hết sức sai trái của bộ máy lãnh đạo. Nhưng thiết nghĩ mấy ai dám đứng ra chỉ rõ sự yếu kém đó của bộ máy độc tài này? Chính vì tâm lí lo sợ. Tại sao lại phải sợ sệt khi dân mới chính là chủ của đất nước?

Chúng ta rất cần sự lãnh đạo. Nhưng với đường lối sai thì phải sửa. Nếu không sửa được thì phải thay đổi chứ không thể lặng im mãi được. Chúng ta có quyền và mãi mãi là vậy. Không có bất cứ ai có thể áp dụng luật pháp hay hành động đàn áp nào nhằm cướp đi quyền chính đáng của mỗi con người - đó chính là được nói lên suy nghĩ của chính mình.

T r a n g | 50

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

GiannanvìQuyềnTựDoTínNgưỡng

Mã số QCN&T000018

Sáng ngày thứ hai (12/11/2012), chào mừng Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ bảy. Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Thành phố Hà Nội tổ chức lễ đón bằng của Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận Chùa Một cột (còn có tên là chùa Diên Hựu) là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á. Đến dự có Hòa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, lãnh đạo thành hội Phật giáo Hà Nội; đại diện lãnh đạo Thành phố Hà Nội; các ban ngành Trung ương và Thành phố cùng đông đảo tăng ni, phật tử các địa phương. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Chủ tịch Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt gửi lẵng hoa chúc mừng.

Tôi tham dự với đầy tình cảm xúc động kỷ niệm về Chùa Một Cột.

Năm 1987, tôi làm Tổng biên tập Tạp chí Lịch Sử Quân Sự, công việc rất vất vả vì đụng chạm đến nhiều nhân vật lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ bấy giờ đang có nhiều mâu thuẫn với nhau. Tôi bị ốm đột xuất phải đi cấp cứu ở bệnh viện Quân y 108. Trở về, được biết Hòa thượng Thích Tâm Cẩn, trụ trì Chùa Một Cột, chữa bệnh cho mọi người vào buổi chiều. Tôi đến xin Hòa thượng chữa bệnh cho. Hòa thượng vốn là học sinh trường Albert Saraut, Hà Nội. Sau tốt nghiệp, Hòa thượng đi tu ở Ấn Độ - về trụ trì ở Chùa Tây Thiên (Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc) rồi về trụ trì ở Chùa Một Cột.

Hòa thượng chỉ chứa bệnh bằng đôi bàn tay. Một bàn tay để trên đỉnh đầu, một bàn tay để sau lưng vùng tim. Người tôi ấm ran, cảm thấy khỏe mạnh, nhẹ nhõm và ăn ngon ngủ tốt. Một hôm tôi hỏi thăm Hòa thượng tại sao lại chữa trị được bệnh tật hiệu nghiệm như vậy, Hòa thượng bảo: Tôi hút năng lượng qua huyết Bách Hội của tôi (huyệt ở trên đỉnh đầu) và truyển cho ông.

Song khi đó lại có chủ trương của Đảng và Nhà Nước, phá Chùa Một Cột để làm Bảo tàng Hồ Chí Minh kịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông Hồ (1890-1990). Tôi đấu tranh bảo vệ Chùa, tranh cãi nhiều lần với ông thứ trưởng Bộ Xây Dựng, Tổng Công trình sư làm Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Chùa lúc bấy giờ bị phá nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu đã bị dỡ ngói, đang chuẩn bị phá Tam Bảo. Các phật tử đều phản đối và tôi là người phát ngôn thay mặt phật tử tranh luận rất gay gắt. Với sự phản đối quyết liệt của phật tử nên Chùa chỉ bị phá nhà thờ Tổ thôi. Còn giữ được nguyên và trùng tu lại.

Trong quá trình đấu tranh đó. Một buổi trưa tôi nằm ngủ được mơ thấy Đức Phật Bà Quan Âm xuống nhà tôi, tôi quỳ lên đón Đức Phật Bà, Đức Phật Bà bay lên; tôi nằm xuống thì lại thấy Đức Phật Bà hạ xuống, tôi lại quỳ lên đón Đức Phật Bà, Đức Phật lại bay lên. Chiều tôi kể sự việc trên với Hòa thượng. Hòa thượng bảo tôi: “Đấy là ông được Đức Phật Bà ban phúc cho. Chùa càng đẹp hơn thì sức khỏe của ông càng tốt

T r a n g | 51

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

hơn”. Từ ngày ấy, tôi khỏe mạnh và không phải đi bệnh viện nữa. Suốt đời tôi biết ơn Đức Quan thế Âm Bồ Tát và Hòa thượng Thích Tâm Cẩn.

Cách đây mấy năm, ông Lê văn Sang, tức là ông nguyên Thứ trưởng Bộ Xây Dựng làm Bảo tàng Hồ Chí Minh gọi điện thoại cho tôi nói: “ Tình cờ tôi biết điện thoại của ông. Tôi muốn đến thăm ông có được không?”. Tôi mời ông ấy đến chơi. Ông ấy đến ngay và đặt lên bàn thờ nhà tôi một gói bánh, một gói kẹo và một gói chè rồi nói chuyện với nhau. Ông ấy bảo: “Cũng may mà khi ấy ông đấu tranh bảo vệ Chùa Một Cột nên còn giữ được di tích như ngày nay”. Tôi trả lời: “Chủ yếu là các phật tử tham gia đông đảo. Tôi chỉ là người phát ngôn thôi. Còn đấy là Trời Phật phù hộ cho. Sau đó tôi kể riêng cho ông ta nghe: Từ năm 1962 đến 1965, tôi học Trường Tuyên Giáo Trung Ương. Ba năm liền học chủ nghĩa Mác–LêNin, Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử, phê phán Chủ nghĩa Duy tâm và ai cũng thuộc câu của Lê Nin “Tôn giáo là thuốc phiện”, và Đảng và Nhà nước ta bảo là: ”Đình chùa là tụ điểm mê tín dị đoan”.

Làng tôi có một ngôi Đình và bốn ngôi Chùa thì bị phá đi ngôi Đình và ba ngôi Chùa, trong đó có ngôi chùa bị phá, lấy đất cho Bộ Thủy lợi làm nhả an dưỡng. Sau đó Bộ Thủy lợi không làm nhà an dưỡng nữa mà bán cho một công ty.

Trong thời gian học ở trường Trường Tuyên giáo Trung Ương thì tôi tranh thủ học thêm bổ túc đại học tổng hợp Văn. Nhờ học Đại học Tổng hợp Văn mà tôi được biết về Chùa Một Cột. Năm 1049 vua Lý Thái Tông nằm mộng được thấy Đức Phật Bà ngồi thiền trên tòa sen và dắt vua lên tòa. Chuyện chiêm bao được Vua kể lại cho quần thần. Có ngưởi lo ngại cho đó là điềm chẳng lành. Nhưng sư Thiền Tuệ lại khuyên Vua xây chùa, làm tòa sen của Phật Bà Quan Âm đặt trên cột đá như đã thấy trong mộng. Vua y lời, xây chùa, dựng tượng dựng tượng thờ Đức Phật Bà. Chùa Một Cột ra đời từ đó để ngàn đời con cháu được sung bái, chiêm ngưỡng Đức Phật Bà Quan Âm. Chùa Một Cột ban đầu đặt tên là Diên Hựu Tự, nghĩa là Phúc Lành Dài Lâu. Là một di tích lịch sử tâm linh lâu đời của tổ tông để lại nên bà con đấu tranh bảo vệ Chùa là tâm đức của người Việt Nam. Ông Sang nói: Qua việc Chùa Một Cột cho tôi một bài học, nên khi làm Cung Văn Hóa Việt Xô tôi không cho phá khu kiến trúc cổ nhờ vậy bây giờ vẫn còn và các cụ tổ chức rồi sinh hoạt của Câu lạc bộ Thăng Long. Song khi đó, đã có người bảo tôi: ông Sang đã bắt đầu bị thần kinh rồi. Chúng tôi bắt tay nhau rất tình cảm.

Năm 1990, tôi nghỉ hưu, được bà con ở làng Tử Dương (tục gọi là làng Tía) xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (bây giờ là Hà Nội) bầu là trưởng ban liên lạc đồng hương làng ở Hà Nội. Lúc đó, tôi mới biết các cụ ở làng làm ăn ở Hà Nội đã xây dựng ngôi Đình ở số 8 phố Hàng Buồm, Hà Nội, thờ Tuệ Trung Thượng sĩ-Trần Trung, anh cả của Đức Thánh Trần Đại Thiên Vương-Trần Quốc Tuấn, người đã ba lần tham gia đánh thắng giặc Nguyên Mông, lập nhiều chiến công và là người đầu tiên giúp vua Trần Nhân Tông lập phái thiền Trúc Lâm ở Yên Tử. Đình được xây từ 1767 thời vua Lê Cảnh Hưng. Sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, tiếp quản Thủ Đô, thì ngôi Đình bị ông Xuân Bảo, cán bộ của TTXVN chiếm đoạt. Ngôi đình các cụ còn giữ đầy đủ văn bản pháp lý, từ bằng khoán điền thổ của Phủ Toàn Quyền Đông Dương, biên lai nộp thuế thời Pháp thuộc và Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, văn bản của Hội Đồng Giám Định Di Tích Hà Nội ghi nhận ngôi Đình. Trong Đình còn nhiều hoành

T r a n g | 52

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

phi, câu đối, chuông đồng, bia ký. Bà con làng ở Hà Nội đều bận tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nên sau năm 1975 mới đi đòi Đình nhưng không được. Các nhà khoa học lịch sử bảo vệ di tích rất ủng hộ dân làng, tổ chức hội thảo khoa học lịch sử về Đình, rất nhiều nhà sử học nổi tiếng tham gia, nhiều báo chí, đài truyền hình, đài Tiếng nói Việt Nam đăng bài, phát thanh đòi Đình nhưng không được, tên Xuân Bảo đến nhà tôi bảo đã nộp cho Quận 35 cây vàng và cho tôi 10 cây. Tôi không tán thành và kiên quyết đòi Đình, cùng bà con lên lãnh đạo Thành phố, Thành phố bảo xuống Quận, Quận bảo sang Tòa Án Nhân Dân, sang nộp đủ án và chứng cứ. Tất cả vòng vo đều không được. Lâu nay ngôi Đình đã trở thành cửa hàng bán bánh kẹo.

Đồng thời làng còn Điện thờ Danh tướng Phạm Nhữ Tăng, hậu duệ đời thứ tư của tướng Phạm Ngũ Lão cũng ba lần tham gia đánh thắng quân Nguyên Mông. Danh tướng Phạm Nhữ Tăng, phò vua Lê Thánh Tông bình định Chiêm Thành, mở rộng bờ cõi phía Nam của đất Nước, năm 1971 Điện thờ cũng bị một Đảng ủy viên xã chiếm. Nhiều sách báo viết về Điện thờ Danh tướng, tả rõ Điện có ao tròn, ao vòng theo đường vào Đền, Đền được bao boc bằng dãy cây tre, cây bông bụt, vào đền hai bên trồng cây cảnh với nền đường bằng gạch cổ. Ngày giỗ danh tướng, dòng họ cùng nhiều nhà sử học về dự lễ giỗ nhưng có lần phải lễ ở Đình, mới được xây lại 1990 hoặc một gia đình họ Phạm. Rất nhiều sách báo viết bài đòi trả Đình cho dòng họ Phạm vậy mà không được hồi âm.

Khi tôi bị bắt năm 2002, ngày 14/7/2004 Tòa Án Nhân Dân Hà Nội xử tôi bản cáo trạng có ghi tội “ kích động bà con gây mất trật tự an ninh xã hội” và xử 19 tháng tù giam.

Tôi viết lại những sự việc trên để công luận phán xét Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam có tôn trọng Nhân Quyền, tự do tín ngưỡng, tôn giáo hay không?

15/11/2012

T r a n g | 53

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Nhânquyềncủatôi!

Mã số QCN&T000019

Tôi xin được phép kể vài mẩu chuyện nhỏ về việc nhà cầm quyền Việt Nam thực thi sứ mệnh bảo vệ nhân quyền cho một công dân như tôi:

Kếttội:

Tôi bị bắt với một lý do rất… cười: tọa kháng tại nhà với biểu ngữ (được phía Cơ quan An ninh điều tra kết luận rằng mang nội dung xấu): “Trường Sa- Hoàng Sa là của Việt Nam. Phản đối công hàm bán nước ngày 14/9/1958 của Phạm Văn Đồng”. Hơn 16 tháng sau ra tòa, tôi nhận bản án 4 năm tù giam, thêm 3 năm quản chế về cái gọi là tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” mà không hề dính dáng đến việc “tọa kháng”, hành vi trực tiếp được nhà cầm quyền làm lý cớ bắt bỏ tù.

Hai chứng nhân “quan trọng” được đưa từ Thanh Hóa vào làm công cụ buộc tội bị cáo. Ông Nhiểm, ông Kính trông tội nghiệp với bộ mặt méo mó, khắc khổ ngồi lọt thỏm, bị bao vây giữa vô vàn những mật vụ dưới hàng ghế dự khán, thay vì ở vị trí dành cho người làm chứng theo quy định một phiên tòa: “Nếu thời gian quay trở lại hoặc có cơ hội khác, tôi vẫn sẽ giúp đỡ họ - những ngư dân Thanh Hóa- dù tôi biết trước có thể những con người này sẽ quay lại kết tội tôi. Họ buộc phải làm thế. Và tôi sẵn sàng tha thứ cho họ”. Tôi đã nói những lời này trước tòa dành cho những ngư dân Thanh Hóa tôi đã gặp và giúp đỡ hồi cuối tháng hai năm 2008.

Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, tôi sẽ không tường thuật lại chuyến đi Thanh Hóa cùng Ngô Quỳnh. Bạn đọc nào quan tâm và muốn tìm hiểu sự thật, xin tìm đọc bài viết “Uất ức- biển ta ơi!”tôi viết năm 2008. Tôi tin rằng, nếu ai còn là người Việt Nam thì không thể không đau xót trước việc đồng bào mình bị bắt giết ngay trên lãnh hải của Tổ Quốc mình, cũng như không thể phủ nhận Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Chỉ vì vạch trần và tố cáo một sự thật bị Đảng và Nhà nước giấu nhẹm, chỉ vì đòi quyền lợi chính đáng cho những nạn nhân, ngư dân Thanh Hóa mà tôi và Ngô Quỳnh đã bị tước mất tự do- dù là một thứ tự do đang hấp hối.

Biệtgiam:

Những ngày đầu, tôi bị giam chung với các nữ tù hình sự khác. Trong cuộc vật lộn mưu sinh, trở thành đủ loại tội phạm (họ vẫn thường tự hào rằng phải rất bản lĩnh mới dám thách thức pháp luật) thì sự xuất hiện của một cô gái nhỏ bé bị gán tội “chống Nhà Nước…” là điều ngoài sức tưởng tượng. Từ ngạc nhiên, tò mò rồi thiện cảm, chúng tôi trở nên gần gũi với nhau. Được vài hôm, những ánh mắt thân thiện, cảm mến biến mất. Thay vào đó là thái độ dè dặt, lảng tránh pha chút sợ sệt. Chính sách cô lập bắt đầu có hiệu quả!

Sắp đến giờ cơm chiều. Tiếng ổ khóa vang lên chát chúa. Tiếp đó là giọng nói lạnh tanh của quản giáo: “Phạm Thanh Nghiên chuẩn bị nội vụ!”. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía tôi, lo lắng, thương cảm, hoảng hốt: “Chết rồi, bị đi ép cung rồi”, “chị ơi! Biệt

T r a n g | 54

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

giam rồi”, “khổ thân, người bé như cái kẹo, chịu sao nổi cháu ơi”. Mỗi người góp một tí, từ chai mắm, gói lạc, ít bột canh, cuộn băng vệ sinh… tất cả được đùm vào một túi ni-lông, ấn vội vào tay tôi. Tôi không đủ thời gian đùn đẩy. Nhận cũng tốt. Đây sẽ là vốn liếng giúp tôi “cầm cự”, chờ đợi đến lúc nhận được quà tiếp tế từ gia đình. Tôi không sợ biệt giam, không sợ bị ép cung. Tôi sợ những ánh mắt thương cảm của họ. Những tình cảm rất con người mà vì một sức ép đáng sợ nào đó, họ đã buộc phải thủ tiêu đi.

Tôi bước ra cửa, không ngoái lại nhìn. Sau lưng, vài giọt nước mắt lặng lẽ rơi. Nhà tù, thì ra vẫn còn chỗ cho tình thương yêu và lòng nhân ái.

Dẫn tôi đi là người cán bộ tên C. Sau này tôi được nghe nhiều chuyện về ông ta, chủ yếu thành tích làm giầu bất chính và đánh tù. Tôi cắp túi quần áo, chân đất đi trên những con hẻm nhếch nhác vì mưa phùn, qua những dãy nhà giam lạnh ngắt và cũ kỹ. Trong những bức tường lặng câm kia là những sự chờ đợi và tuyệt vọng. Chờ đợi để được phán xử không theo cách của con người, rồi hiến mình cho sự khổ ải và hao mòn trong các trại cải tạo.

Khu giam giữ mới có khoảng sân khá rộng. Sau khi làm các thủ tục cần thiết, C giao tôi cho đồng nghiệp. Tôi đi theo K, cảm giác như đang bị nuốt vào một đường hầm. Lần đầu tiên kể từ khi bị bắt, tôi mới thực sự thấy hết cái âm u của chốn ngục tù. Chỉ khi dừng lại, tôi mới biết mình đang đứng trước một cánh cửa. Cửa mở, hai đồng tử của tôi giãn ra: đây là nơi dành cho con người ư?

Cái gọi là buồng giam rộng chừng 6m2. Hai bệ xi-măng đối diện nhau (chừa một lối đi hẹp ở giữa, tù quen gọi là “xa lộ”) dùng làm chỗ nằm. Từ cửa đến chân bệ nằm còn khoảng trống nho nhỏ để đồ ăn. Trong buồng không có nhà vệ sinh nên phải dùng bô. Chỗ để bô cách chỗ để đồ ăn chừng 3 bước chân. Một trong hai bệ nằm có gắn cố định một cùm sắt, dùng để cùm chân những người tù bị kỷ luật hoặc tử tù chờ ngày thi hành án. Tôi vào sau L vài ngày, đương nhiên phải nằm chung với cái cùm. L thường mắng tôi vì tội hay cho chân vào cùm. Bảo tôi không chịu kiêng kỵ, có ngày bị cùm thật cũng nên. Hàng ngày tôi đi bộ dọc trên “xa lộ”, coi như tập thể dục. Đoạn đường ngắn mấy bước chân, đi vài vòng phải nghỉ một lần để khỏi chóng mặt.

Mỗi ngày hai lần: sáng và chiều, công an mở cửa cho tù nhân ra ngoài làm vệ sinh cá nhân và lấy cơm. Mỗi lần chừng 20 đến 30 phút. Hầu như ngày nào tôi cũng phải đi cung nên mọi việc, từ giặt giũ, đổ bô, lấy cơm, rửa bát… L phải kiêm hết. Có hôm, chưa làm vệ sinh xong, điều tra viên đã đứng đợi ngoài cửa. Chắc chỉ có tù nhân lương tâm chúng tôi mới phải trải qua tình trạng ngồi bệ xí trong sự chờ đợi và thúc giục của cả cai tù lẫn điều tra viên mà thôi. Gần 4 tháng biệt giam, tôi phải đi cung hàng chục lần, chưa kể thời gian ở buồng chung hơn một năm. Chuyện này xin được kể trong một dịp khác.

L có tật xấu, đi ngoài vô tội vạ, không theo giờ giấc. Nhiều hôm cứ đóng cửa buồng cô nàng mới đi, mỗi lần như thế lại chữa ngượng: “Em luyện mãi mà không được, cứ nhìn thấy công an là nó lại thụt vào. Hình như c*t sợ công an chị ạ”. Hai cái bô chứa đầy “sản phẩm” của L. Mùi xú uế bốc lên nồng nặc. Đã thế, cô nàng còn lên lớp tôi: “Chị phải uống thật nhiều nước mới tốt cho sức khỏe, người đâu mà gầy đét, trông chán lắm”. Tôi bảo: “Có hai cái ngai vàng, mày ngự cả hai, chị uống nhiều nước thì chứa vào đâu?”. Cô nàng nhe hàm răng ám khói thuốc cười trừ. Nhìn L, tôi thấm thía

T r a n g | 55

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

hai câu thơ (được cho là của ông Hồ): “Cửa tù khi mở không đau bụng, đau bụng thì không mở cửa tù”.

Cánh cửa sắt, may quá có sáu lỗ thông hơi (to bằng quả trứng chim cút) - thứ duy nhất làm chúng tôi tạm quên mình đang ở trong một cái hộp. Hàng ngày được ra ngoài, tôi thường vãi cơm ra sân để dụ lũ chim sẻ đến. Qua sáu cái lỗ thông hơi quý giá đó, tôi và L luân phiên nhau chiêm ngưỡng, ngắm nghía chúng. L ước: “Giá biết bay như chúng, em sẽ bay về ôm hôn thằng Cu cho thật đã”. Rồi như tiếc rẻ “Nhưng làm con chim bay được thì lại không lắc, không phê được. Làm người như em, tuy tù tội nhưng được biết mùi đời. Sướng thân! Như chị thì thiệt, chả biết đếch gì. Chán chết”. Tôi không thích tranh cãi với L những lúc như thế. Lũ chim vô tâm, chúng nhặt nhạnh những hạt cơm cuối cùng rồi bay đi, mặc kệ tôi ngẩn ngơ. Không có cách nào gọi chúng lại. Tôi tủi thân, đâm ra giận chúng, hôm sau không vãi cơm cho chúng nữa. Theo thói quen, lũ chim bay đến ngơ ngác, tìm kiếm rồi bỏ đi. Tôi buồn! Từ đó không dám tự trừng phạt mình nữa.

Mộtlầnđicung:

Một vật gì giống như con rắn nằm lù lù giữa sân. Vừa nhận ra thứ đó dành cho mình, một luồng hơi lạnh chạy dọc sống lưng. Sau cái rùng mình, mặt tôi nóng ran, hai thái dương giật liên tục. Không thể để cơn phẫn nộ được dịp bung ra. Tôi sẽ luồn chân vào đó. Phải nếm trải hết mọi cay đắng của người tù. Tôi đứng im, ngoan ngoãn cho K xiềng chân mình. Nét ái ngại lộ rõ trên gương mặt anh ta: “Chị Nghiên đi chậm thôi, sẽ đỡ đau”. Tôi hít một hơi thở sâu chờ K mở cửa. Ánh mắt tôi đập vào ánh mắt người điều tra viên. Dù cố tỏ ra tự nhiên, nhưng tôi biết anh ta chứ không phải tôi đang bị chi phối bởi cái xiềng chân. Tôi không đi chậm như lời khuyên của K. Bị thôi thúc bởi lòng kiêu hãnh, tôi bước thật nhanh bất chấp hai vòng xích đập vào mắt cá chân đau điếng. Tôi không cho phép anh ta có cơ hội thấy tôi trong bộ dạng chậm chạp và đáng thương. Chỉ thể hiện ở bước đi thôi chưa đủ, tôi bông phèng:

- Này anh, giúp tôi một việc được không?

- Việc gì chị?

- Nhờ anh đăng ký với kỷ lục ghi-nét, công nhận tôi là người phụ nữ có cái lắc chân to và độc nhất thế giới nhé?

Bị bất ngờ, anh ta im lặng. Sau một hồi, tính háo thắng trỗi dậy, anh ta trả đũa:

- Nếu bây giờ tôi bắc thang cho chị trèo tường về, chị có về không?

- Sao nghiệp vụ anh kém thế?

- Gì cơ?

Tôi bảo nghiệp vụ anh kém vì anh đi điều tra tôi mà không hiểu gì về tôi. Này nhé, tôi vào đây một cách đường hoàng thì cũng đường hoàng rời khỏi đây. Không phải các anh tùy tiện bắt rồi thả vô tội vạ là được.

Có lẽ anh ta thấy tiếc về câu hỏi vừa rồi.

Một cán bộ trực trại và một điều tra viên khác đã chầu sẵn ở buồng hỏi cung. Chờ tôi ngồi xuống, trực trại rướn người qua mặt tôi, kéo thanh sắt vốn được bắt vít cố định nơi tay vịn, khóa lại. Động tác rất dứt khoát với vẻ mặt rất nghiêm trọng. Chắc đấy là

T r a n g | 56

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

thứ công cụ được phát minh ra để bảo vệ các nhân viên điều tra khi hỏi cung những tên tội phạm thuộc diện đặc biệt nguy hiểm. Thế ra, tôi được liệt vào loại “đặc biệt nguy hiểm” cơ đấy. Tôi quan sát việc liên quan đến mình như một kẻ thực sự bị thuần phục. Xong việc, viên trực trại lui về đứng phía sau tôi (chắc sẵn sàng tung đòn cứu đồng đội nếu đối tượng manh động). Hai điều tra viên đặt hồ sơ lên bàn:

- Chúng ta bắt đầu làm việc!

Tôi lơ đễnh nhìn lên trần nhà.

- Chúng ta làm việc thôi chị Nghiên.

- Anh bảo gì cơ?

Vẻ ngoan ngoãn lúc đầu của tôi khiến họ không chuẩn bị tâm lý đối phó cho sự phản công.

- Chúng ta vào việc…

- Làm gì có chuyện ấy. Các anh nghĩ tôi sẽ làm việc với các anh trong tình trạng này sao?

- Đây là quy định của…

- Là quy định của các anh thôi. Nguyên tắc của tôi là không làm việc với các anh trong tình trạng này.

Hai điều tra viên nhìn tôi chằm chằm. Tôi tiếp tục nhìn lên trần nhà, lưng dựa ra sau, các ngón tay gõ gõ vào thanh sắt chắn ngang trước mặt, chân đung đưa khiến cái xiềng cọ xuống nền nhà phát ra thứ âm thanh khô khốc, nghe đến sốt ruột. Cuối cùng, một trong hai người điều tra viên phải ra hiệu cho trực trại mở xiềng chân và thanh sắt chắn ngang ra. Tôi thôi nhìn lên trần nhà:

Đây sẽ là lần đầu và cũng là lần cuối tôi cho phép các anh làm thế. Nếu việc này còn tái diễn thì các anh sẽ chỉ nhận được một thứ duy nhất từ tôi, đó là sự im lặng. Mong các anh nhớ cho.

Trở về buồng giam, tôi mệt mỏi nằm vật xuống. Nhìn L với đôi mắt đỏ hoe, tôi đâm cáu. Cô nàng mặc cho tôi mắng mỏ, cứ sấn vào xoa xoa bóp bóp chỗ đau cho tôi. Tôi hắt hủi cô nàng để khỏi phải thương hại mình. Tôi nghĩ đến chú Nghĩa, đến Ngô Quỳnh và các anh em khác bị bắt cùng đợt với tôi. Không biết họ bị đối xử ra sao? Nhưng tôi tin, dù ở trong hoàn cảnh nào thì những người anh em ấy (sẽ không cáu ghắt bạn tù vô lối như tôi) mà sẽ ngạo nghễ và nở nụ cười nhân ái vì nhà tù là sự lựa chọn “bất khả kháng”, là cánh cửa duy nhất để đến với tự do.

Viết sau những ngày mới ra tù

Hải Phòng 24 tháng 11 năm 2012

Phạm Thanh Nghiên

T r a n g | 57

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

NghĩvềQuyềnConNgười:Thựctếvàgiảipháp

Mã số QCN&T000020

Từ khi bắt đầu có ý tưởng chia sẻ suy nghĩ của mình về quyền con người với những người khác, câu hỏi luôn hiện diện trong tôi đó là: "Có bao nhiêu người thực sự quan tâm đến quyền con người và sẵn sàng tranh đấu để nó được thực hiện đúng nghĩa đến cùng?" - một câu hỏi mà theo nhiều người không dễ dàng gì để có được câu trả lời.

Từ trước đến giờ tại Việt Nam, các khái niệm căn bản về quyền con người luôn bị hiểu sai lệch dưới tác động của hệ thống thông tin, truyền thông. Đặc biệt, quyền tự do bày tỏ chính kiến, tự do ngôn luận luôn bị gắn liền với khái niệm "phản động", điều này khiến một bộ phận không nhỏ người Việt Nam có cái nhìn khiếm khuyết đối với quyền con người.

Nguyênnhânbắtđầutừđâu?

Nền giáo dục Việt Nam đậm tính nho giáo không rèn luyện tính tự lập, tính phản kháng và ít nhiều kìm hãm sự tự do trong suy nghĩ của từng cá nhân ngay từ khi còn nhỏ. Điều này dẫn đến việc bị phụ thuộc và thiếu khả năng phân tích, thiếu nhận định cá nhân trước những sự kiện, những thông tin được tiếp nhận, và dẫn đến việc thiếu tin tưởng vào khả năng của chính bản thân mình, từ đó dẫn đến sự sợ hãi.

Trên thực tế đã chứng minh, những con người có ý chí độc lập, có ý thức về quyền con người luôn bị đối xử "khác biệt". Họ bị cô lập, bị đe dọa thậm chí bị trừng phạt. Điều này khiến phần còn lại của xã hội thấy sợ hãi và dè chừng.

Sống chung với quá nhiều nỗi sợ mơ hồ, dần dần con người bị tước đoạt mất ý chí bản thân, và quên mất các quyền căn bản của mình. Trong suy nghĩ chủ quan của mình tôi cho rằng, đây chính là phần lớn lý do dẫn đến cái nhìn khiếm khuyết đối với quyền con người trong tình trạng xã hội thực tại.

Nhiều người đã từng chép miệng than thở rằng: “mạng người Việt Nam sao giờ quá rẻ?” – câu nói tưởng chừng nghe đơn giản như một lời ai oán này đã chỉ ra tình trạng thiếu vắng các chuẩn mực cần phải được tôn trọng đối với con người, quyền được sống, được mưu cầu một cuộc sống hạnh phúc và an toàn.

Nói một cách khác, quyền con người chưa được đảm bảo tại xã hội Việt Nam hiện nay.

Làmsaothayđổiđượcthựctếđángbuồnnày?

Không có cách nào khác tốt hơn là bản thân mỗi người phải có ý thức về phẩm giá, giá trị và quyền của mình, bên cạnh các "nghĩa vụ công dân" luôn được hệ thống truyền thông nhắc nhớ. Một con người thực sự phải có quyền quyết định tự do và suy nghĩ của mình trước khi có bổn phận và nghĩa vụ với đất nước. Có như vậy họ mới ý thức được việc mình làm và hết mình vì nó.

T r a n g | 58

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Có nhiều người sẽ cho rằng tôi lạc quan khi đưa ra ý kiến trên, bởi thực tế mọi người thường nói về sự sợ hãi lớn lao mà mỗi người phải đối diện, và mọi người thường đặt vấn đề để vượt qua sự sợ hãi trước khi nói đến quyền con người.

Thật ra nếu bạn ý thức được quyền của mình, bạn sẽ vượt qua sự sợ hãi nhẹ nhàng hơn là tìm cách đấu tranh với nó.

Hãy thử thay đổi mình trước hết ở những việc nhẹ nhàng, bạn đọc sách, tìm hiểu thông tin về quyền con người. Đối diện với một vấn đề thực tế, hãy bắt đầu bắt cách tìm đọc để hiểu trong trường hợp cụ thể này, bạn có những quyền gì, và bạn nên làm gì. Điều cần làm là chúng ta phải giữ được bình tĩnh trong mọi tình huống. Ngay cả trong tình huống xấu nhất, hãy nhớ rằng, bạn vẫn có quyền được lựa chọn là nói hay im lặng.

Một điều quan trọng mà tôi muốn chia sẻ cùng mọi người đó là khi một cá nhân ý thức được quyền của mình, thì hiệu ứng đó sẽ lan tỏa đến với những người xung quanh rất nhanh chóng.

Vì vậy, đừng bao giờ từ bỏ quyền con người của mình, ngay cả khi bạn nghĩ bạn không thể làm gì cho xã hội.

Hãy bắt đầu chia sẻ với những người xung quanh mình về những gì bạn biết, tốt hơn nữa là chia sẻ với những người trẻ, thậm chí cả các em bé khái niệm ý thức giá trị bản thân của mình, để từ đó tất cả sẽ học được cách tự bảo vệ mình ngay trong môi trường mà mình sinh hoạt.

Quyền con người gắn liền với tôi, với bạn, với chúng ta, gắn liền với sự phát triển nền tảng của một xã hội công bằng và nhân văn. Không ai có thể khẳng định giá trị của chúng ta chính xác hơn bản thân của mỗi người, và một khi ý thức giá trị cá nhân được hiểu đúng nghĩa của nó với đầy đủ các khái niệm về quyền của con người thì nhất định xã hội sẽ phải thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Và một khi vẫn còn có người quan tâm đến quyền của con người và tiếp tục tranh đấu cho các quyền ấy được thực thi tại Việt Nam thì nhất định giấc mơ được sống trong một xã hội phát triển tốt đẹp của nhiều người sẽ trở thành hiện thực. Vì thế - tôi, bạn, chúng ta đừng bao giờ từ bỏ quyền con người của mình, bạn nhé!

T r a n g | 59

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

TìmlạiQuyềnConNgườicủatôi

Mã số QCN&T000021

Là một con người thì tôi có quyền gì? Nếu câu hỏi được đặt ra vào những năm trước 2006, tôi sẽ lúng túng rồi cúi mặt xuống mà im lặng hay nói không biết. Bởi đơn giản, tôi đã không được dạy, không được học điều đó cho nên tôi không biết. Hay nói cách khác, tôi đã được dạy để suy nghĩ, nói, và làm theo một yêu cầu chuẩn mực đã định, hay phải nghe và làm theo người khác bảo.

Quyền con người đối với tôi giống như một câu chuyện cổ tích, tôi có thể đọc nó nhưng mà ở hiện thực thì nó hoàn toàn không xảy ra. Bởi vì người ta đã cướp hạt giống "quyền con người" đi mất rồi, và thay vào đó, gieo vào trong tôi những nỗi sợ hãi... sợ hãi để nếu có nghĩ khác đi thì không dám nói, mà nếu có nói rồi thì sẽ phải xin lỗi vì mình đã nói sai, và nếu mà có làm rồi, thì sẽ phải chịu phạt- bởi theo họ, tôi đã làm sai. Và điều cuối cùng đáng sợ nhất, khi hạt giống sợ hãi trong bạn đủ lớn, bạn sẽ im lặng trước cuộc đời.

Câuchuyệncủatôi

Giađình‐quyềnlựclàsứcmạnh

Những kỉ niệm về gia đình trong tôi là nỗi sợ hãi, vì ở nơi đó, thân phận mỗi người trong gia đình được phân rõ. Bố là người có quyền lực lớn nhất: mọi ý muốn, quyết định, tâm trạng bố, mọi người phải chịu theo. Nếu có khác đi, hoặc không nghe sẽ bị mắng, tệ hơn là chửi và bị đánh. Nặng hơn nữa thì bị bỏ đói, vì bố sẽ không đưa tiền cho mẹ đi chợ. Vì vậy mọi người hoặc là đồng tình hoặc là a dua nói theo bố tôi.

Tôi nhớ có một lần giỗ bà nội, lúc đó tôi 9 tuổi. Tôi rất muốn được đi cùng với các anh chị họ vì như thế sẽ rất vui, nên đã bảo bố là tôi "muốn đi cùng họ". Tôi vừa nói hết câu đã nghe bốp một cái vào má, rồi tiếng ông quát tháo: "cút vào trong nhà không đi đâu hết". Sợ đến nỗi không khóc nổi, tôi lủi thật nhanh vào nhà... Nên từ đó tôi sợ lắm, nghĩ gì, muốn gì không bao giờ nói ra.

Nhàtrường:Khithầycôlêntiếng

Năm lớp 3, thầy giáo ra đề bài: các em hãy vẽ một anh bộ đội. Các bạn ai nấy đều lên hỏi ý kiến thầy, bạn cùng khu nhà với tôi cũng lên hỏi thầy, nhờ thầy vẽ phác họa hộ, rồi màu gì thì sẽ đẹp. Tôi không muốn hỏi, bởi tôi đã nghĩ ra hình chú bộ đội trong đầu cho riêng tôi. Nhưng vì tôi không giỏi vẽ, nên đã nhờ chị gái vẽ giùm. Chị vẽ rất ưng ý tôi, bên cạnh khẩu súng khoác trên vai, chú bộ đội còn mỉm cười và cầm một bông hoa nữa, trông thật là vui vẻ. Nhưng thầy giáo cho tôi điểm 8. Tôi hỏi là tại sao tôi chỉ được điểm 8, trong khi bạn cùng khu nhà lại được điểm 10. Thầy nói, "tôi cho bạn ấy điểm 10, vì tôi thấy nó đẹp". Tôi lẩm bẩm, thầy cho bạn ấy điểm 10 vì thầy vẽ hộ bạn ấy. Thế là tôi bị phạt rồi bị trù thành học sinh kém năm đó.

T r a n g | 60

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Xãhội

Ở nước tôi, phải kính trọng thầy cô giáo, nhưng thầy cô lại có thể mắng chửi học sinh. Kính trọng lễ phép và phải nghe lời người già. Tôi thấy chẳng đúng gì cả, không lẽ thầy cô giáo hay người già nói cái gì cũng phải nghe, kể cả cái sai cũng phải nghe à?

Sau này lớn lên, sự phản kháng trong tôi càng lớn. Nhiều lần bố đi chơi bài về lúc nửa đêm, về đến nhà ông quát, đi nấu mì cho tao. Tôi nói, nhà hết mì rồi. Ông chửi tôi, rồi nói, không biết đường đi mua về à? Tôi trả lời, giờ này người ta đóng cửa hết rồi, muốn ăn thì đi ra ngoài ăn. Con không nấu. Kết quả, đồ đạc trong nhà bị ông đập tan tành.

Một lần khác khi tôi học cấp 3, trong lớp tiết văn học, học thơ Xuân Quỳnh, nhà thơ tôi thích nhất hồi đó. Tôi nói với cô giáo: em không đồng ý với cô khi nói về nhà thơ Xuân Quỳnh như vậy. Kết quả, mẹ tôi được mời lên gặp ban giám hiệu và bà giáo dạy văn vì hành vi vô lễ, cãi lại lời cô giáo nói của tôi.

Tôi đã nghĩ rằng mọi đứa con trong bất kì gia đình nào và mọi học sinh đều phải nghe theo lời người lớn nói. Nhưng càng lớn, tôi càng thấy nhận định đó là không đúng. Tôi nhận thấy bố tôi đánh đập con cái là sai, áp đặt ra lệnh cũng là sai. Thầy cô mắng nhiếc, bắt học sinh viết theo ý họ cũng sai. Nhưng tôi đã chẳng tìm ra ai để bảo vệ hay ủng hộ tôi cả. Và thế là tôi im lặng. Vì lên tiếng thì sẽ bị phạt và bị trù dập mà cũng chẳng thay đổi được gì.

Thế nhưng sự phản kháng đó lại lớn dần lên và giúp tôi vượt qua cả nỗi sợ hãi đối với bố tôi. Sau nay bố tôi đã ít dần những áp đặt và ra lệnh lên tôi, vì ông biết tôi sẽ không làm theo. Nhưng trong lớp học, hay ngoài phố tôi thường im lặng, và không lên tiếng gì hết vì tôi sợ người ta sẽ đánh tôi như bố tôi đánh tôi.

Trảinghiệmđầutiênvềquyềnconngười

Đó là lớp học ngôn ngữ tiếng Đan Mạch và học viên đến từ nhiều nước khác nhau. Nghĩa là chúng tôi khác nhau về quan điểm suy nghĩ, kiến thức, cách nhìn nhận về cuộc sống và các sự kiện. Ngày đầu tiên, cô giáo Tina của tôi phát cho mỗi học viên một tờ, giải thích nội quy lớp. Mục 3 tôi đã ghi nhớ nhất

”3. thảo luận là bắt buộc ở trong lớp. Mỗi người nói lên suy nghĩ của mình. Trong quá trình thảo luận, phải tôn trọng khi có người nói, lắng nghe chờ đến khi người đó kết thúc mới có quyền lên tiếng đồng tình hay phản đối. Dù là đồng tình hay phản đối cũng phải dùng lý lẽ, viện cứ để chứng mình. Bất kì hình thức tấn công về mặt ngôn từ hay thể xác đều vi phạm và không được chấp nhận”.

Đó là điều khiến tôi kinh ngạc, và tôi còn cảm thấy bất ngờ hơn nữa khi người ta hỏi tôi nghĩ gì, thấy thế nào? Nếu không đồng tình thì có thể giải thích lí do. Mọi người đều lắng nghe tôi nói. Tôi thích mỗi khi cô giáo Tina nhìn và hỏi: các bạn nghĩ sao? Các bạn có đồng ý không?

Vậy là lần đầu tiên trong đời, tôi được trình bày những điều tôi nghĩ, thậm chí còn được lắng nghe khi trình bày sự không đồng tình mà không cảm thấy nỗi sợ hãi.

T r a n g | 61

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Trảinghiệmquyềnconngườitronggiađình

Đó là gia đình nhà Carlsson mà tôi chơi thân ở Borlänge. Veronica và Tomas có hai con gái tên là Maltida và Ella. Maltida năm nay 9 tuổi, Ella lên 5 tuổi. Veronica thường nói với tôi, cô thành công trong việc nuôi dạy Maltida. Maltida thông minh và nhẹ nhàng. Trong bữa tối, bé nói chuyện, ăn uống từ tốn, kết thúc phần của mình mà không phải chờ nhắc nhở. Thậm chí em còn ngồi kể chuyện, và đôi lúc tranh luận với Tomas.

Ngược lại, Ella thì nghịch ngợm, đặc biệt khi nhà có khách. Bé trườn, bò ra bàn, không chịu ăn. Veronica phải nói, giải thích, có đôi lúc nghiêm mặt nhưng tuyệt nhiên không cao giọng chứ đừng nói là quát nạt. Ella thông mình, em biết mình muốn cái gì, và muốn làm gì, đôi khi còn dùng lí lẽ để tranh luận với ba hay mẹ để đạt được điều mình muốn. Veronica hay nói với tôi, tốn nhiều năng lượng và thời gian với Ella, vì Ella hay đổi ý.

Tôi đem sự tò mò hỏi Veronica, rằng trong gia đình có phải cha mẹ và con cái luôn nói chuyện, thảo luận với nhau không? Cô nói đúng, rằng gia đình ở đây, ba mẹ và con cái luôn nói chuyện với nhau một cách bình đẳng. Bình đẳng nghĩa là khi con cái còn nhỏ, ba mẹ lắng nghe, chuyện trò, rồi giải thích điều này điều kia. Ba mẹ cũng phải giải thích về việc khi nào các em phải nghe theo ba mẹ, khi nào các em có thể tự quyết định. Và khi ai đó đang nói, thì mọi người đều phải lắng nghe. Khi con cái lớn lên rồi, thì nói chuyện với cha mẹ, như giữa những người bạn với nhau.

Điều này đối với tôi là một sự kinh ngạc. Và những cuộc tọa đàm như thế, tôi không nhìn ra ai phải sợ ai, hay nghe ai, ai là người quyết định. Họ gật gù khi đồng tình, hay là cười khi không đồng ý, nhưng tuyệt không có sự to tiếng át người kia, hay kể cả vì là người già thì biết nhiều hơn. Kể cả Ella, khi em nói chuyện và tranh luận với ba, mẹ hay với ông bà, em không hề có sự sợ hãi rằng em nhỏ, ít tuổi thì phải nghe mọi người. Trái lại, em lại càng tỏ ra là em muốn mọi người phải lắng nghe em nói.

Hoá ra vai trò của cha mẹ là rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển ý thức về quyền con người. Trong gia đình, cùng với tình yêu thương, cha mẹ hiểu rằng: con cái là thành viên cần phải được tôn trọng và lắng nghe nhất để hành xử thì con trẻ sẽ có được sự tự tin để suy nghĩ và biểu đạt điều chúng muốn. Ngược lại, nếu cha mẹ dùng quyền lực tạo ra mệnh lệnh và sự phục tùng, thì hạt mầm đó sẽ bị cướp đi. Hạt mầm này rất quan trọng vì nó giúp người ta tự tin để suy nghĩ, bày tỏ, hoặc nếu bị tước đi mất, người ta sẽ trở nên sợ hãi rồi im lặng, và không còn biết suy nghĩ nữa.

Hôm nay tôi đòi hỏi những quyền con người của tôi, những quyền đã được cộng nhận bởi quốc tế và luật pháp qua bài viết này. Tôi muốn suy nghĩ theo cách của tôi, nói điều tôi nghĩ, muốn được lắng nghe và khác biệt không có gì là sai trái cả. Không ai, dù nhân danh điều gì, cũng không có quyền tước đi quyền được suy nghĩ và nói lên tiếng nói của người khác. Tôn trọng quyền của riêng mình nghĩa là tôn trọng quyền của người khác nữa. Tôi mong rằng, những đứa trẻ trong mọi gia đình sẽ được coi là thành viên, được dạy sự tôn trọng người khác, biểu đạt điều mình nghĩ và sự lắng nghe. Cha hay mẹ, hay bất kì người lớn nào cũng không có quyền từ chối hay tước bỏ những quyền này. Vì đây chính là gốc rẽ của sự hình thành và phát triển ý thức về quyền con người trong mỗi con người chúng ta.

Pippi Langstrømpe

T r a n g | 62

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

LàmsaolấylạiQuyềnLàmNgườichoViệtNam

Mã số QCN&T000022

Vì sao Việt Nam vẫn là một đất nước toàn trị chà đạp lên quyền con người trong khi hầu hết các nước trong khu vực đã ít nhiều thay đổi? Vì sao chỉ một nhóm nhỏ có vài chục ngàn người lại thống trị chuyên chế được đến gần 100 triệu dân? Làm sao để nhân dân Việt Nam lấy lại quyền làm người đã bị tước đoạt hàng thế kỷ rồi?

Đã có rất nhiều nghiên cứu để lý giải và trả lời những câu hỏi trên. Hầu hết đều đúng và hay nhưng tình hình nhân quyền Việt Nam ngày càng xấu đi thảm hại. Vì sao vậy? Theo phân tích của tôi đó là vì chúng ta nói nhiều hơn làm. Hay chính xác hơn là các giải pháp và hành động của những người và tổ chức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền thiên về nói, về viết; chứ không phải bằng những hoạt động cụ thể, thực tế và mang tính biểu tượng cao để thu hút và thuyết phục quần chúng. Ở nước ta bây giờ không thiếu những tiếng nói mạnh mẽ, từ các nhà văn, nhà khoa học, sinh viên, đảng viên đến đại biểu quốc hội và cả chủ tịch nước. Người dân đều nghe, đều đọc được hết, ngay cả ở vùng xa xôi. Đầu tiên nghe hay, lạ thì họ thích và cũng không tiếc lời ca tụng. Đến lần thứ hai, thứ ba nghe thì họ vẫn thích và bảo những người này dám nói, dũng cảm đây. Nhưng đến lần thứ tư, thứ năm và thứ n thì họ bắt đầu ngán vì thấy hiện trạng vẫn thế. Người nóng nảy, bi quan thì bảo biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Người bình tĩnh, lạc quan khi thì nghĩ “cũng phải từ từ”. Nhưng đa số xem những lời nói, bài viết mạnh dạn sau rất nhiều lần như vậy chỉ như những món “giải trí” tinh thần trong một không khí mà báo chí và sự thật bị bóp nghẹt quá mức.

Đúng là chúng ta thiếu sự hoạt động hiệu quả. Ngay cả những người được tiếng là dũng cảm, nói và viết rất hay lại rất thiếu, chính xác hơn là sợ, những hoạt động thực tế. Điều đáng buồn là lý do làm họ sợ là ở chỗ: vì những hoạt động đó có thể tạo ra kết quả thực tế. Vì có thể tạo ra kết quả thực tế nên an ninh sẵn sàng ngăn chặn, đe dọa đến an nguy của họ. Do vậy, họ chọn một cách an toàn bằng cách vạch một đường giới hạn cho việc làm của mình chỉ dừng lại bằng những hành động nói và viết. Bây giờ số người nói và viết mạnh dạn đã khá nhiều rồi, còn đang rộ lên như nấm mùa mưa. Nên an ninh không đủ sức để ngăn chặn những việc làm này. Hơn nữa an ninh cũng đủ ma mãnh để hiểu rằng những hành động trên giấy, trên miệng này không đủ để tạo nên sự đe dọa đối với chế độ toàn trị. Do đó chỉ cần thỉnh thoảng “ khều” nhẹ vài người để những người này “la toáng” lên mạng. Như vậy cũng đủ “rung cây nhát khỉ” những người khác để nấm không quá nở rộ là được rồi. Nhiệm vụ trọng tâm của an ninh bây giờ là tập trung phá những hoạt động hữu hiệu có thể mang lại kết quả thực tế, đe dọa sự toàn trị. Cánh an ninh làm bộ như lo ngại ghê gớm về những bài viết, lời nói như vậy, như là chúng sắp giật sập chế độ đến nơi rồi. Nhưng theo đánh giá của tôi thì dù nấm có nở rộ tiếp 10 năm nữa thì sự toàn trị của cộng sản vẫn cứ y xì nếu những hành động đấu tranh vì nhân quyền vẫn thiếu vắng các hoạt động thực tế hữu hiệu.

Nếu bạn yêu cầu tôi một dẫn chứng cụ thể thì xin lấy trường hợp một phong trào vì quyền con người ra đời cách đây 6 tháng. Nó đã muốn thực hiện một hoạt động thực

T r a n g | 63

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

tế mà nếu thành công thì sẽ đưa đến hiệu quả lớn. Đó chính là ngay khi ra đời nó đã mời gọi gần như toàn bộ những người có tiếng là dám đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền của cả nước. Nhưng những người này đáp ứng ra sao thì bạn biết rồi. Một số người đã phản ứng ngay theo bản năng để bảo vệ ranh giới an toàn của họ bằng cách thể hiện mình “vô tội” với những lời lẽ cay độc miệt thị phong trào này và người phát động nó. Một cây viết được gọi là cự phách không ngần ngại khẳng định nó là con đường vào tù. Nhiều chủ blog có tiếng thì thay nhau phân tích về sự nguy hiểm của phong trào này đối với sự an toàn cá nhân bằng những trí tưởng tượng xuất phát từ sợ hãi. Tôi còn được biết rằng an ninh đã cho người gọi đến một số người được mời với một câu hỏi ngắn gọn nhưng đầy giọng đe dọa: “anh tham gia cái phong trào ấy à?” Và nhận được nhiều câu trả lời với đại ý là: “không, tôi có biết gì đâu. Chúng nó chơi tôi đấy”. Rồi như để chứng minh sự trung thực của mình với an ninh, họ chẳng tiếc bất kỳ lời lẽ nào mà một trí thức chẳng bao giờ nên phát biểu trước công chúng. Không biết họ có biết rằng cùng lúc đó cánh an ninh đang ngồi quan sát và mỉm cười đắc ý. Nhà hoạt động Nguyễn Thanh Giang đã phải nhiều lần than trời vì những thủ đoạn như vậy của an ninh Việt Nam: “mượn dao giết người”, “lấy mỡ nó rán nó”.

Xin được nói rõ là tôi ủng hộ những tiếng nói mạnh mẽ. Đó là cần thiết. Nhưng chưa đủ, và sẽ không bao giờ đủ để thay đổi chế độ toàn trị. Tôi chưa thấy một đất nước nào mà những nhà đấu tranh ở đó không sẵn sàng để vào tù mà có thể chuyển đổi được chế độ độc tài cả. Toàn trị cộng sản còn thâm sâu hơn nữa khi nó lợi dụng và đặt những tiếng nói mạnh mẽ ở ranh giới an toàn để biến chúng thành một cách xả stress cho xã hội đang bị dồn nén quá mức không nổ bung ra. Giả sử an ninh Việt Nam thiếu khôn ngoan, bắt vài chục người được mời hoặc tham gia cái phong trào nói trên thì cuộc cách mạng nhân quyền Việt Nam đã có được một sự kiện tuyệt vời tạo ra một cột mốc xoay chuyển quan trọng rồi. Nó sẽ dẫn đến một sự bùng nổ vì người dân sẽ thấy được một lực lượng tinh hoa không chỉ dám lên tiếng mạnh mẽ mà còn sẵn sàng dấn thân gian khổ để đấu tranh vì quyền con người cho họ. Đừng nghĩ dân trí thấp mà quần chúng không nhận ra được ai thực sự dấn thân, ai chỉ đấu tranh bằng mồm và ai chỉ mượn việc đấu tranh để đạt mục tiêu cá nhân mà không mang lại lợi ích cho họ. Đương nhiên sự thất bại của phong trào này còn có lý do ở người phát động thiếu kỹ năng tổ chức tốt và có phần ngây thơ. Nhưng không phải sự ngây thơ vô tình làm cái bẫy cho an ninh như một người được mời tham gia phong trào đó nhận định. Mà là sự ngây thơ không hiểu được lằn ranh an toàn của những người mình mời gọi họ. Tiếc thay cái lằn ranh đó cũng là ranh giới đảm bảo sự an toàn cho chế độ toàn trị.

Cũng đừng tưởng người dân Việt Nam không quan tâm, chưa mong muốn có đủ quyền làm người. Họ biết họ bị tước đoạt, biết sự cần thiết của các quyền đó để làm cuộc sống họ tốt hơn. Nhưng họ chưa thấy, chưa tin được những ai, lực lượng nào mà họ có thể gửi gắm sự dấn thân của họ để đấu tranh đến được kết quả cuối cùng. Có người phân tích theo tháp nhu cầu Maslow để cho rằng chỉ khi nào nhu cầu vật chất của con người được thỏa mãn thì họ mới quan tâm đến những nhu cầu tinh thần như văn hóa, chính trị. Nhưng lý thuyết này không giải thích được vì sao ở Việt Nam hoặc Trung Quốc đã có nhiều người giàu có, đầy đủ vật chất rồi nhưng đa số họ vẫn sẵn sàng để cho chính quyền đè đầu cưỡi cổ mình nhằm kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Cũng không giải thích được rằng vì sao sinh viên miền nam Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân xuống đường hy sinh cả tính mạng để đấu tranh chống nền

T r a n g | 64

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

độc tài. Rồi những thanh niên nghèo Hồi giáo đã làm nên kỳ tích mùa xuân Ả rập. Và vì sao Miến Điện chuyển hóa dân chủ trong khi thu nhập đầu người ở hàng bét thế giới, thua xa Việt Nam?

Tâm lý chung của số đông quần chúng, ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đều có một mẫu số chung là chỉ muốn nhìn gần vào những gì cụ thể. Đòi hỏi đám đông nhìn xa trông rộng là một việc luôn luôn ảo tưởng. Những nhà lãnh đạo xuất chúng là những người huy động được sức mạnh từ tầm nhìn ngắn hạn của quần chúng để chuyển hóa thành những giá trị dài hạn tốt đẹp cho họ. Từ một tâm lý như vậy nên một biểu tượng để thu hút quần chúng vào những hình ảnh cụ thể thực tế cho một cuộc cách mạng xã hội luôn có giá trị rất lớn dẫn đến thành công. Tâm lý đó không chỉ phổ biến ở châu Á mà ngay ở châu Âu như trường hợp của Valesa (Ba Lan), Havel (Tiệp Khắc) trong việc lật đổ chế độ toàn trị cộng sản ở đó.

Từ những lý do trên, tôi xin mạo muội đưa ra những cách thức sau đây để cuộc cách mạng nhân quyền ở Việt Nam có thể hình thành, lớn mạnh và đạt được kết quả cuối cùng:

1- Các lực lượng đấu tranh cho dân chủ hiện nay cần liên kết ngay lại với nhau bằng cách cam kết cùng nhau đấu tranh cho một mục tiêu duy nhất là lấy lại quyền làm người cho nhân dân Việt Nam. Đây chắc chắn là mục tiêu chung mà tất cả các lực lượng dân chủ đều có, vừa là mong muốn của bất kỳ người dân nào. Hơn nữa để tránh bị mâu thuẫn và chia rẽ thì cần gác bỏ những mục tiêu riêng hoặc đặc thù của mỗi lực lượng chẳng hạn như xóa bỏ chế độ cộng sản. Mục tiêu quyền con người là tối thượng tự thân nó giải quyết được tất cả những mục tiêu khác, từ xóa bỏ sự toàn trị đến thiết lập tam quyền phân lập từ gốc. Cái gốc đó đảm bảo cho một nền dân chủ chứ không phải ngược lại. Nếu có nhiều hơn một mục tiêu thì khó tránh được những tranh cãi, giành giật làm suy yếu sự liên kết và thống nhất. Hơn nữa mục tiêu duy nhất này còn là một chính nghĩa, một sức mạnh to lớn cho một cuộc cách mạng nhân quyền của nhân dân chúng ta. Nếu chế độ toàn trị đàn áp thì chắc chắn nó sẽ không chỉ bị lên án mạnh mẽ bởi cộng đồng tiến bộ quốc tế mà còn gây phẫn uất nghiêm trọng trong lòng dân.

2- Các lực lượng liên kết nay hãy cùng nhau xây dựng một biểu tượng cho cuộc cách mạng nhân quyền này. Đó có thể là hình ảnh kết hợp của một vài người bất khuất, đã hoặc đang bị tù đày ác nghiệt vì đấu tranh cho quyền con người của nhân dân. Hình ảnh đó nếu gắn kết được với một niềm tin về khả năng mang đến sự thịnh vượng cho dân chúng thì sẽ tạo nên được sức mạnh cực lớn. Những hình ảnh biểu tượng này nếu được hỗ trợ bởi những hình ảnh và sự cam kết của vài chục người sẵn sàng dấn thân vào tù để tiếp nối sự đấu tranh cho cuộc cách mạng nhân quyền đi đến kết quả cuối cùng thì chắc chắn sẽ tạo nên một làn sóng mãnh liệt thu hút quần chúng vào cuộc cách mạng, hết lớp này đến lớp khác. Đồng bào bên ngoài sẽ tiếp sức để duy trì ngọn lửa đấu tranh trong nước. Cộng sản hiểu rất rõ giá trị của biểu tượng nên sẵn sàng bỏ bao nhiêu công sức tôn tạo hình ảnh của Hồ Chí Minh để duy trì sức mạnh cho chế độ toàn trị. Cuộc cách mạng nhân quyền mà không biết tận dụng thế mạnh này thì đã thua mất một sức mạnh quan trọng rồi. Nhưng cần lưu ý là xây dựng biểu tượng chứ không phải thần tượng như các chế độ cộng sản. Thần tượng luôn gắn với sự mù quáng nên không mang đến tương lai tốt đẹp lâu dài.

T r a n g | 65

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

3- Hãy cùng nhau đưa ra một hiến chương đòi quyền thật ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu đối với quần chúng, trực tiếp và dứt khoát đối với chính quyền. Vận động nhân dân cùng lên tiếng đòi hỏi đáp ứng hiến chương này bằng nhiều hình thức khác nhau, từ thỉnh nguyện thư cá nhân đến các yêu cầu tập thể. Yêu cầu chính quyền đáp ứng và đề nghị cộng đồng quốc tế trợ giúp. Khi tới một mức độ nào đó mà chính quyền không đáp ứng thì sẵn sàng xuống đường biểu tình để đòi cho bằng được. Cần chuẩn bị tốt để nếu chính quyền đàn áp thì sẽ tự dấy lên một sự kiện lớn thu hút dư luận của quốc tế. Lúc đó cuộc cách mạng nhân quyền Việt Nam sẽ bước vào một bước ngoặt hết sức quan trọng. Đây là điều mà chúng ta thiếu hẳn từ trước đến giờ. Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc không đủ sức thuyết phục cộng đồng quốc tế quan tâm khi bị đàn áp. Phải là biểu tình đòi quyền con người, đòi dân chủ.

4- Theo dõi sát tình hình để nắm bắt được thời cơ. Kinh tế đang đi xuống không phanh sẽ làm lòng dân ắt lay chuyển mạnh. Việt Nam ứng cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Sửa đổi hiến pháp, lủng củng nội bộ chính quyền và sự thất bại của đảng cộng sản trong việc giải quyết những vấn nạn và nhu cầu cấp thiết của đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia và Trung Quốc ngày càng lấn lướt táo tợn, v.v… chắc chắn sẽ tạo nên một thời điểm chín muồi cho cuộc cách mạng nhân quyền Việt Nam không lâu nữa.

5- Đưa ra được một thông điệp ngắn gọn cho hiến chương đòi quyền ẩn chứa được các giải pháp cho các vấn đề trên và gợi lên một niềm tin thành công sắp đến cho quần chúng. Đây là việc rất khó nhưng nếu có được một thông điệp như vậy vào thời cơ chín muồi thì sẽ hiệu triệu được quần chúng để đưa cuộc cách mạng nhân quyền Việt Nam về đích.

Trong khuôn khổ một bài viết ngắn không diễn đạt hết được những lý giải sâu xa. Nhưng có lẽ không cần nói nhiều vì sẽ có không ít người thấu hiểu.

Tôi viết bài này để chia sẻ sự quan sát của tôi nhiều năm nay về con đường đấu tranh dân chủ cho Việt Nam. Nhưng cũng là để dự thi tìm một giải thưởng. Tuy nhiên tôi lại không nhắm cái giải nhất, nhì, ba mà là giải do bạn đọc bình chọn. Vì tôi nghĩ nếu nhiều người bỏ phiếu cho bài này tức là suy nghĩ của tôi đúng và phù hợp với nguyện vọng của đa số quần chúng. Đấy sẽ là một minh chứng thuyết phục cho những lực lượng đấu tranh vì một Việt Nam tự do, dân chủ, giàu mạnh.

Do vậy rất mong các bạn bình chọn cho tôi.

Trần Phương

T r a n g | 66

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

HãyhiểuQuyềncủaBạn!

Mã số QCN&T000023

Tôi có lẽ cũng sẽ như nhiều người khác, sinh ra - lớn lên và rời khỏi cuộc đời này mà chẳng biết mình có những quyền gì, tác dụng của nó với đời sống của chính tôi như thế nào, cho đến khi Phong trào Con đường Việt Nam ra đời. Nó làm tôi tò mò, tìm hiểu và muốn hét lên như Archimedes vậy: Ơ rê ka!

Thì ra bấy lâu nay tôi không hề hay biết rằng tôi có đến những 30 quyền và có thể là hơn thế nữa trong tương lai. Tất cả những quyền này đã được Liên Hợp Quốc công bố từ những năm 1948 bởi Công ước quốc tế về Quyền Con Người, mà Việt Nam đã ký kết tham gia năm 1982. Thật đáng xấu hổ cho một kẻ tốt nghiệp Đại học, đi làm cả chục năm trời, mà lại không biết đến điều đó như tôi.

Tìm hiểu thêm, tôi nhận thấy rằng lẽ ra Nhà nước phải có ít nhất là trách nhiệm bảo vệ quyền con người cho công dân của họ, chứ chưa nói tới trách nhiệm giáo dục, truyền bá cho nhân dân những quyền mà họ được hưởng, thứ không phụ thuộc bởi bất cứ luật pháp hay chính thể của một quốc gia nào. Tạo hóa cho họ những quyền ấy!

Thế nhưng, họ đang không làm cái ít nhất đấy, mà sẵn sàng dần cướp, cướp thêm các quyền tạo hóa của bạn - một con người. Không cần phải nói ra quyền tự do ngôn luận (đi biểu tình, tự do báo chí, bày tỏ quan điểm...) của chúng ta đang bị tước đoạt trắng trợn thế nào, hẳn bạn cũng đã nhìn thấy được không dưới một lần ở đất nước này. Bây giờ thì tôi đã biết và tôi muốn thêm nhiều người biết họ đang trắng trợn cướp đoạt những quyền tạo hóa của bạn. Khi bạn, bạn của bạn và tôi cùng cất tiếng nói để đòi lại quyền tạo hóa của mình, khi lời nói của một tập thể lớn đủ trọng lượng, đủ âm lượng, tôi tin nhà cầm quyền phải nhượng bộ. Hãy cùng tôi không chỉ tìm hiểu về quyền tạo hóa của mình mà hãy cho nhiều người khác bên bạn tự tin tìm hiểu và sử dụng nó một cách bình thường, vì đơn giản: Tạo hóa cho chúng ta những quyền ấy!

Tuy rằng Hiến pháp 1992 của Việt nam đảm bảo rất nhiều quyền con người được nêu trong Công ước Quốc tế về Quyền Con Người mà họ đã ký kết tham gia. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ thực hiện điều đó một cách nghiêm túc. Chúng ta là những con người, xin đừng thấy chỉ đồng loại bị tước đoạt, ta chưa, mà không lên tiếng tranh đấu bởi hết đồng loại thì bạn sẽ là nạn nhân kế tiếp, dù có thể là cuối cùng. Hãy tranh đấu cho quyền của bạn. Hạnh phúc là đấu tranh, không có thứ hạnh phúc và tự do nào miễn phí cả, thưa bạn. Và dù rằng bạn là kẻ tiêu cực đến cùng cực, thì xin hãy đấu tranh cho con, cháu của bạn, đừng để chúng phải sinh ra trong một xã hội mà bạn đang phải sống, và đừng để chúng một ngày hỏi: Ba (mẹ) đã làm gì, ở đâu những ngày tháng đó?

Khi bạn có nhiều quyền tạo hóa, như là bạn sử dụng được nhiều trong 24h mỗi ngày mà tạo hóa đang ban tặng, tôi tin tưởng bạn sẽ trở nên hạnh phúc, giàu có và thịnh

T r a n g | 67

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

vượng. Quyền con người - quyền tạo hóa đó đáng ra phải công bằng ai cũng như ai, như thứ chúng ta - những người đang sống - được hưởng 24 giờ mỗi ngày. Chúng ta chưa được điều đó. Vậy tại sao không tranh đấu? Chỉ tranh đấu cho quyền con người của bạn thôi mà.

Tìm hiểu và đấu tranh đòi hỏi quyền con người có phải là một hoạt động chính trị hay không? Theo tôi là không. Tôi được biết hiện nay một số tổ chức và nhà bảo vệ nhân quyền thế giới đang cố gắng chứng minh rằng đấu tranh bảo vệ nhân quyền, đấu tranh nhân quyền không mang tính chính trị.

Hãy xem định nghĩa chính trị là gì? Có nhiều định nghĩa về nó, nhưng tôi cho rằng định nghĩa này khá đầy đủ: Chính trị là nghệ thuật hay khoa học vận hành và quản lý xã hội bằng quyền lực Nhà nước nhưng nó phải bị hạn chế bằng luật pháp và được giám sát bởi người dân thông qua các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo.

Kết hợp với điều ở trên: Quyền Con Người là những thứ Quyền do tạo hóa ban tặng, ta có thể thấy quyền con người và những hoạt động đấu tranh bảo vệ quyền con người không phải là một hoạt động chính trị. Nó không phụ thuộc vào sự tồn tại của Nhà nước và nó có trước Nhà nước. Vì vậy, nếu bạn tin tôi, xin hãy cùng nhau đứng dậy đấu tranh cho quyền tạo hóa của chúng ta. Chỉ có thế, mà bạn cũng lắc đầu thì đành vậy. Xin chào bạn.

T r a n g | 68

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

QuyềnConNgườitrênquêhươngH.CAndersen

Mã số QCN&T000024

Quyền cơ bản của con người là một khái niệm rộng mà trong đó bao hàm nhiều khái niệm nhỏ khác nhau, giống như một cái cây cổ thụ được chia thành nhiều nhánh cây: to và nhỏ. Ví dụ quyền tự do ngôn luận, quyền được đến trường, quyền tự do báo chí, thông tin... đều thuộc về phạm trù những quyền cơ bản của con người. Tôi sẽ không đi vào thảo luận các khái niệm, định nghĩa vừa khó nhớ và gây buồn ngủ cho người đọc. Thay vào đó tôi xin chia sẻ khái niệm quyền con người dưới lăng kính nhiều màu sắc thông qua những câu chuyện, trải nghiệm của tôi ở Đan Mạch, một nước thuộc khu vực Bắc Âu, với dân số cả nước xấp xỉ 5 triệu người (có lẽ tương đương với dân số Hà Nội).

TrườngĐạiHọcAalborg‐ĐanMạch2006

Aalborg là thành phố lớn thứ 4 ở Đan Mạch, sau Copenhagen, Aarhus, và Odense. Trường Đại học Aalborg thu hút rất nhiều sinh viên đến từ nhiều nước, và châu khác nhau: Á, Âu, Phi, Mĩ La tinh, Úc. Ấn tượng sâu sắc của tôi về trường Aalborg đó là phương pháp dạy học hết sức gợi mở, tự do, tạo không gian sáng tạo, tư duy và phát triển cho sinh viên. Thầy giáo chỉ đóng vai trò hướng dẫn và gợi ý nếu sinh viên có câu hỏi. Tôi luôn mỉm cười khi nghe giảng viên nói "There is no stupid question, just go ahead" (nghĩa là không có câu hỏi nào là sai, cứ mạnh dạn hỏi đi). Giảng viên ở đây cũng rất trung thực, nếu câu hỏi nào họ không trả lời được, họ sẽ thẳng thắn nói "I am not sure, or I do not know" (tôi không chắc hoặc tôi không biết) và họ đưa ra thảo luận chung, cùng tìm ra câu trả lời.

Giảng viên thường giới thiệu những cuốn sách cơ bản trong suốt học kỳ, ngoài ra còn giới thiệu thêm nhiều sách khác, nếu sinh viên muốn đọc thêm. Sau đó chúng tôi ai cũng có lịch học và tự đọc sách. Tôi thích cách học thông qua đặt các câu hỏi, điều này giúp tạo không khí sôi nổi thảo luận cho tất cả sinh viên, cũng là cơ hội lớn cho sinh viên học hỏi lẫn nhau.Tôi cũng thích phương pháp viết bài tập nhóm và thảo luận nhóm. Phương pháp này chủ yếu phổ biến ở trường Aalborg. Làm việc nhóm yêu cầu kỹ năng lắng nghe, thảo luận, thoả hiệp và tôn trọng lẫn nhau và thường tốn nhiều thời gian cho sinh viên học cách làm việc nhóm. Tuy nhiên phương pháp này giúp sinh viên phát triển rất nhiều kỹ năng cho cá nhân như: khả năng hùng biện, phát triển ngôn ngữ nói và hình thể, thảo luận, thoả thuận, tổ chức,và làm việc có khoa học. Ngoài ra sinh viên còn tìm hiểu thêm về văn hoá, cuộc sống của bạn mình, học hỏi thêm nhiều điều mới lạ về đất nước mà có thể họ chưa bao giờ ghé thăm.

Có một chuyện xảy ra trong giờ giảng về tranh chấp lãnh thổ và quan hệ quốc tế mà đến nay tôi vẫn còn nhớ. Giảng viên đưa vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và Trung Quốc, tất cả sinh viên thảo luận sôi nổi. Phần lớn sinh viên đến từ châu Âu, Mĩ và các nước đều phản đối Trung Quốc áp đặt lên Tây Tạng và Đài Loan. Một sinh viên Trung Quốc đã đứng lên phản đối và bác bỏ các ý kiến của sinh viên khác. Người này ủng hộ chính sách của chính quyền trong việc đàn áp ở Tây Tạng.

T r a n g | 69

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Ông thầy dạy môn đó không nói ai sai ai đúng, chỉ giới thiệu những quyển sách cho sinh viên này đọc thêm và tự tìm hiểu. Ông nói, cô còn có khả năng xin đi thực tập, thu thập tư liệu và viết bài trong học kỳ thứ ba ở Tây Tạng (học kỳ bắt buộc đi thực tập). Ông cho rằng, kiến thức và trải nghiệm thực tế rất quan trọng, sẽ giúp người học giả tìm ra chân lý và sự thật của vấn đề.

NhàtrẻNøvling2012‐Làmtrẻconthậtsướng

Không may tôi tốt nghiệp cao học xong lại rơi đúng vào thời kỳ suy thoài kinh tế,tìm việc làm rất khó. Tuy nhiên tôi vẫn kiên trì tìm và tìm, cuối cùng tôi cũng xin được một việc làm trái nghề mà ở Việt Nam gọi là nghề "gõ đầu trẻ" ở một nhà trẻ có tên là Nøvling. Hồi còn là sinh viên ở trường Aalborg tôi cứ thường xuyên xuýt xoa và ngưỡng mộ các bạn Đan Mạch và châu Âu sao thông minh và giỏi. Tôi thắc mắc sao họ lại giỏi như vậy, cho đến khi bắt đầu đi làm ở nhà trẻ tôi mới dần hiểu ra vì sao. Đơn giản là họ đã được hưởng một nền giáo dục thật tốt ngay từ bậc mẫu giáo, nền tảng của sự phát triển cao hơn sau này.

Làm trẻ con ở Đan mạch sướng lắm. Trẻ con ở đây được chơi nhiều trò chơi phát triển trí tuệ, sáng tạo và khả năng tự lập bản thân là chủ yếu, ví dụ: trò chơi lego, xếp hình, đóng kịch búp bê trong nhà hát, nặn hình đất sét, vẽ...Các em chơi nửa ngày trong nhà và sau giờ ăn trưa sẽ chơi nửa ngày ngoài vườn bất kể thời tiết thế nào. Các em cũng bắt đầu được giáo dục, học và chơi theo nhóm ngay từ độ tuổi này: nhóm 3-4 tuổi, nhóm 5-6 tuổi, hoặc nhóm trộn lẫn tuổi lớn và bé. Các em lớn trong nhóm trộn tuổi được dạy giúp đỡ các em nhỏ và không được bắt nạt chúng.

Trẻ được dạy, biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến của những bạn học cùng nhà trẻ, cùng trường. Trẻ cũng được dạy là mình có quyền nói lên những hoạt động mà em muốn tham gia, để từ đó em có thể cam kết hoàn thành sự lựa chọn của mình một cách tự nguyện và vui vẻ. Trẻ cũng được dạy giải quyết những tranh chấp về đồ chơi hay giải quyết mâu thuẫn về chỗ ngồi bằng biện pháp đối thoại thay vì đánh nhau, bởi bạo lực sẽ khiến các bạn cùng lớp tránh xa,và không muốn chơi với em. Điều này rất quan trọng sẽ giúp trẻ ý thức được em là một phần của một cộng đồng. Hơn nữa cũng chỉ rõ những quyền cơ bản cũng như nghĩa vụ của em trong cộng đồng đó.

Sự sáng tạo, tự do trong sự tôn trọng các thành viên khác ở nhà trẻ đóng vai trò quan trọng. Tôi đã rất ngạc nhiên bởi sự sáng tạo bất ngờ của những trẻ chỉ mới 3, 4 tuổi khi các em chơi lego xếp hình nhà cửa, cầu cống, đường xá. Các em chia nhiệm vụ người xây nhà, xây vườn, xây đường, vườn thú, nông trang và giúp đỡ nhau hoàn thành trò chơi trong sự say mê và sáng tạo. Các em được đi dạo thường xuyên đến một công viên nơi có những tảng đá rất lớn. Ở đây các em được học cách giúp đỡ nhau trèo lên tảng đá, nghe có vẻ đơn giản nhưng với trẻ nhỏ lại là những bài học vô cùng quan trọng. Bởi có những trẻ khoẻ hơn trẻ khác không muốn giúp đỡ và hợp tác với các em nhỏ, nhưng cuối cùng những em này lại là người không thể trèo lên tảng đá được. Trong khi các em nhỏ khác giúp đỡ nâng và kéo nhau nên đã trèo lên được. Có những bài học đơn giản nhưng có ích cho trẻ thơ nhiều.

Cónên/phảisợcảnhsátkhông?

Cảnh sát ở Đan mạch cũng chỉ là một công dân có việc làm là duy trì an ninh, trật tự, giao thông cho xã hội, giống như là cô giáo dạy ở trường, hay là bác sĩ làm việc ở viện

T r a n g | 70

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

mà thôi. Họ chẳng có gì đáng sợ nếu bạn không vi phạm luật. Mà luật ở Đan mạch thì rõ ràng, không nhập nhằng, nếu bạn có thắc mắc thì có tư vấn luật miễn phí thứ ba hằng tuần ở thư viện trung tâm. Bạn sẽ được giải thích tận tình và chu đáo.

Hay bạn có thể viết thư đến cơ quan chịu trách nhiệm, đảm bảo bạn sẽ nhận được câu trả lời trong tuần làm việc. Tôi nhớ hồi là sinh viên chúng tôi có viết thư cho bộ trưởng quốc phòng Đan mạch về vấn đề lính chiến ở Afganistan. Chúng tôi chỉ là sinh viên nhưng vẫn nhận được phúc đáp đàng hoàng, trả lời rõ ràng, và cuối thư còn P/S: nếu có thắc mắc xin cứ liên hệ tiếp, sẽ được trả lời.

Thật ra cảnh sát ở Đan mạch là nghề vất vả, chịu nhiều sức ép, chỉ trích và phàn nàn từ báo chí (vì Đan mạch vốn có tự do báo chí). Báo chí ở Đan Mạch không có cơ quan kiểm duyệt như ở Việt nam mà chỉ áp dụng luật báo chí mà thôi. Vì vậy báo chí có khả năng phát huy sự sắc bén và lôi ra ánh sáng nhiều vụ việc cũng như sự thật. Chính vì vậy mới có sự kiện tranh biếm hoạ Mohamet 2006, chính phủ Đan mạch không được phép can thiệp, bởi tờ báo này không vi phạm luật báo chí. Ngay cả thủ tướng Đan mạch Helle Thorning Schmidt cũng có thể là đề tài đưa ra chỉ trích và bàn luận, như trong vụ vướng mắc về thuế của chồng bà. Hai năm trước tôi làm thêm tại khách sạn Hvide Hus (Nhà Trắng), tôi có dịp gặp gỡ bà (thời gian đó bà là một chính trị gia, chưa phải là thủ tướng) trong đợt vận động tranh cử cho đảng của mình ở Aalborg. Bà cũng chỉ được hưởng mọi quyền lợi bình thường như mọi người khác không giống như mấy vị lãnh đạo ở Việt nam, hưởng đặc quyền đặc lợi khác với mọi công dân.

QuyềnConNgười

Thật ra khái niệm quyền con người tuy rộng nhưng hiểu một cách đơn giản thì là chính những trải nghiệm trong cuộc sống mà mỗi chúng ta ai cũng trải qua nhưng nhiều khi không nhận thức được là những quyền đó bị xâm phạm hay là chưa được áp dụng đầy đủ. Ví dụ, những cuộc biểu tình gần đây ở Việt nam, chính quyền cộng sản đã và đang vi phạm quyền được biểu tình, tự do ngôn luận của người dân. Hay kiểm duyệt báo chí nghĩa là vi phạm quyền tự do báo chí, hay hạn chế thông tin trên các trang mạng, nghĩa là vi phạm về quyền tự do thông tin và tìm hiểu kiến thức. Vì vậy hãy dành thời gian suy nghĩ, đặt câu hỏi tại sao về cái đã xảy ra cho bản thân, và trong xã hội. Bước cuối cùng là phải tranh đấu cho quyền của chúng ta để một ngày kia ta sẽ được hưởng những quyền con người cơ bản.

T r a n g | 71

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

QuyềnConNgười‐Giấcmơthếkỷ

Mã số QCN&T000027

“Con người sinh ra có quyền bình đẳng…Trong những quyền đó, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”

Những lời bất hủ đó của chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn tuyên ngôn nước Mỹ như còn vang vẳng đâu đây. Nó như một hồi chuông làm thức tỉnh toàn dân tộc ta sau bao đêm dài nô lệ và phong kiến, thắp lên trong mỗi tâm hồn Việt một niềm hi vọng vô bờ!

Ngỡ rằng lịch sử đã sang trang, rằng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với dân tộc ta khi trong hiến pháp đã đề cập đến những phạm trù quan trọng nhất về quyền con người: Tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình…

Nhưng oái oăm thay, khi tự do, công lý và lẽ phải thăng hoa, thì quyền lợi của giai cấp thống trị độc tài có nguy cơ bị thu hẹp. Vì vậy mà nhà cầm quyền đã cắt xén dần những quyền tối thiểu nhưng thiêng liêng của nhân dân.

Trớ trêu thay khi nhân dân thực hiện những quyền đương nhiên này thì lại bị cho là phạm pháp!

Cũng chính vì vậy mà khi đất nước vừa manh nha một nền dân chủ _ “miếng bánh thơm tho” mà loài người văn minh đã được tận hưởng hàng trăm năm qua _ đã dần dần tuột khỏi tầm tay nhân dân ta. Để rồi nhân dân ta bấy lâu chỉ toàn ăn “bánh vẽ”!

Cũng vì quyền con người chưa được thực thi trong thực tế. Cho nên đất nước ta đã bỏ qua những cơ hội quý giá để hòa giải dân tộc và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… Bởi vì làm sao phát triển được đất nước khi mà đứng đầu là những con người với tư duy ấu trĩ: “Trí, phú, địa, hào _ đào tận gốc trốc tận rễ”. Họ đang tâm đối xử với trí thức, với tính nhân văn như những loài cỏ dại, họ tìm mọi cách loại bỏ khỏi xã hội những gene quí trong kinh doanh và quản lý, với một mục đích cuối cùng là những con người sống sót phải ngoan như bầy cừu để họ “cắt lông” hiền như bầy bò để họ “vắt sữa”

Hậu quả là _ cũng như các nước phi dân chủ khác _ chúng ta đã chối bỏ và làm lãng phí những tài năng hàng đầu: Phan Khôi, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Khắc Viện…

Đảng cộng sản đã khủng bố và loại bỏ những con người ưu tú và can trường nhất: Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần, Thụy An, Phùng Quán… cùng hàng ngàn, hàng vạn chí sĩ yêu nước thương nòi qua nhiều thế hệ!

Đau đớn thay cho đến hôm nay, sau bao thập kỷ đau thương tang tóc, với sự hi sinh xương máu của hàng triệu con người, đất nước đã được độc lập, thống nhất mà “Đảng ta” vẫn tiếp tục bắt bớ và hành hạ những con người ưu tú và dũng cảm nhất của thế hệ trẻ: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Quốc Quân…

T r a n g | 72

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Điều độc ác và đê tiện nhất là họ đã dùng hệ thống thông tin một chiều để tuyên truyền và bôi đen danh dự của những con người biết sống vì dân, hi sinh vì lẽ phải. Đồng thời, che đậy _ thậm chí cưỡng ép ca ngợi _ những kẽ độc tài gian manh xuyên thế kỷ!

Cho đến ngày nay, với sự phổ biến của thông tin đa chiều, khi bản chất của mọi sự việc – kể cả những “bức màn đỏ”cũng được vén lên - thì họ đã cuống cuồng vơ vét những đồng tiền cuối cùng của dân bằng đủ mọi cách, từ cướp đất đai đến biển lận công quĩ, từ thôn tính công ty nhà nước đến bán tài nguyên, rừng, biển…Họ dùng lực lượng an ninh để duy trì quyền lực , biến Đất nước thành một trại lính thời chiến, một mô hình “quốc xã” tại Việt Nam! Họ đã táng tận lương tâm bán rẻ quyền lợi Quốc gia cho phương Bắc, sẵng sàng xóa sạch công lao, xương máu của biết bao thế hệ đã ngã xuống hàng ngàn năm qua. Bằng chứng rõ nhất là họ “tập trung toàn lực”khống chế và đàn áp những ai dám tỏ lòng yêu nước và lòng căm thù chủ nghĩa bành trướng bá quyền!

Vì vậy mà cho đến hôm nay. Khi xã hội loài người đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba: kỷ nguyên của hậu công nghiệp, kỷ nguyên của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức, mà các “lãnh tụ xuất sắc” xứ ta vẫn cố tình “nhắm mắt, bịt tai”, đưa dân tộc kiên định trên con đường “độc đạo” đi về… thời trung cổ, đẩy Đất nước đến bên bờ vực phá sản toàn diện, trở thành bãi thải của thế giới về mọi mặt

T r a n g | 73

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

CâuchuyệnNhânQuyền!

Mã số QCN&T000028

Những tưởng nhân quyền chỉ được đề cập ở những vấn đề lớn lao trong công ước quốc tế hay chính sách ngoại giao quốc gia. Mà nó hiện hữu rất cụ thể trong từng hơi thở của cuộc sống hàng ngày và những câu chuyện xã hội quanh ta.

1.Câuchuyệnthứnhất(chuyệnnhà)

- Anh ơi! em chết mất chồng em lại đánh.

- Lại chuyện ghen tuông à?

- Vẫn chuyện tin nhắn điện thoại, nhưng lần này là do em túm được tin nhắn của ‘’con đĩ ‘’ ấy trong điện thoại của chồng.

- Đọc tin nhắn à !Em có biết là vợ chồng em đang vi phạm nhân quyền không ?

- Ơ ơ…sao anh nói gì mà to tát thế! em thấy nhiều vợ chồng hay các đôi yêu nhau vẫn đọc tin nhắn của nhau mà!

- Này nhé ! Thông tin hay tin nhắn trong điện thoại là tài sản riêng tư của mỗi cá nhân không được phép xâm phạm kể cả người đó là vợ hay chồng. Vợ chồng em đã xâm phạm bí mật thư tín của nhau. Đấy là quyền con người đấy. Thôi từ nay để cho yên nhà hãy tôn trọng nhau bằng cách đừng xem trộm điện thoại nữa em nhé !

2.Câuchuyệnthứhai(ngoàiđường)

- Tuýt tuýt tuýt.. dừng xe.

- Đề nghị anh cho kiểm tra giấy tờ.

- Tôi không vi phạm và anh không phải cảnh sát giao thông sao dừng xe tôi ?

- Theo quy định của thành phố giờ này chúng tôi được phép làm nhiệm vụ và kiểm tra..

- Theo tôi được biết khi tham gia giao thông tôi chỉ phải chấp hành theo điều khiển của lực lương cảnh sát giao thông mà thôi. Còn các anh nói thực hiện theo quy định của thành phố xin các anh cho xem văn bản đó đâu ?

- Tôi là người dân tôi có quyền được biết. Không có chứ gì ? Cho tôi gặp chỉ huy của các anh ! và các anh là lực lượng gì nhỉ ?

- Anh nhìn trang phục mà không biết à ?

- Thế cho tôi xem giấy tờ để chứng minh các anh thuộc lực lượng đó. Cũng không có à ?

T r a n g | 74

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

- Thời buổi bây giờ thật giả lẫn lộn chẳng biết đằng nào mà lần, chỉ cần lên phố mua mấy bộ đồ đó là ra đường có thể làm trấn lột hay cướp giả dạng ngay được.

- Thôi thôi.. mời ông đi cho…

3.Câuchuyệnthứ3(điệnthoại)

- A lô..

- Anh có phải là… làm ở…

- Ok .

- Anh đang ở đâu ? Tôi ở tổng cục an ninh muốn gặp anh.

- Anh tên là gì?

- Có cần thiết không?(loanh quanh)

- Tôi chỉ nói chuyện điện thoại với người có danh tính rõ ràng.

- Tôi là Quân (lúng túng)

- Anh ở bộ phận nào ?

- Anh chỉ cần biết tôi ở tổng cục an ninh là được.

- Anh là người đại diện của công quyền thì hãy xử sự như người đàng hoàng. Việc gì phải giấu giếm, anh nói rõ ở bộ phận nào tôi có thể kiểm tra được thông tin…

- Tôi ở A 65 (miễn cưỡng). Tôi muốn gặp anh?

- Tôi có thể gặp được nhưng anh gặp tôi có việc gì?

- Cứ gặp rồi khác biết.

- Xin lỗi ! tôi sẽ không dành thời gian cho cuộc gặp nếu tôi không biết trước nội dung của cuộc gặp…

- tút tút tút..

4.Câuchuyệnthứ4(trongtrạiPHNPLộcHà)

- Chúng tôi ở bên điều tra đề nghị anh hợp tác .

- Thế thì tôi đề nghị các anh điều tra ngay những người đã bắt bớ trái pháp luật chúng tôi vào đây. Chính các anh mới là người vi phạm, còn tôi không có nghĩa vụ phải làm việc với các anh

- Anh có đi biểu tình không ?

- Có ! tôi có tham gia biểu tình phản đối trung quốc gây hấn ở biển đông.

- Anh đã vi phạm nghị định 38 về trật tự an toàn giao thông.

T r a n g | 75

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

- Tôi không tham gia giao thông, chính xác là tôi đi biểu tình, việc này hoàn toàn đúng luật, để thực hiện quyền của mình theo điều 59 hiến pháp.

- Đề nghị anh bỏ tất cả giấy tờ tùy thân và các thiết bị đồ dũng cá nhân ra đây.

- Đây là tài sản cá nhân của tôi, các anh không có quyền xâm phạm.

- Các đồng chí làm nhiệm vụ, lục soát tất cả, lột cả giày, tất ra.

- Nếu các anh hành xử giống như côn đồ thế này thì tôi sẽ giữ quyền im lặng.Từ bây giờ tôi chính thức bị câm.

T r a n g | 76

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

ConđườngViệtNam?

Mã số QCN&T000031

Vậy có Con đường Mỹ, Con đường Anh, Con đường Pháp…, hay không? Hay các con đường của Nhật Bản, Hàn quốc…? Của từng nước một?

Con đường Anh, nếu có một con đường như thế, dường như bắt đầu từ một văn bản được gọi là Magna Carta, năm 1215. Lần đầu tiên quyền lực độc đoán và quyền sở hữu vô hạn của một ông vua bắt đầu bị hạn chế để nhường chỗ cho quyền tự do và quyền sở hữu, dù còn ít ỏi, của những người khác còn đang là thần dân của vua. Và Quyền Con người cứ lớn dần lên, vừa theo nghĩa quyền của từng con người cụ thể, vừa theo nghĩa những thành phần người được áp dụng cái quyền đó. Và kết quả hiển nhiên nhất của Quyền Con người là sự thịnh vượng của Liên hiệp Vương quốc Anh suốt từ thời đó tới giờ.

Những người khởi sự Con đường Mỹ, chắc là dựa trên kinh nghiệm bản thân khi đi tìm tự do ở Tân Thế giới, đã thiết kế nền móng cho con đường đó một cách hoàn hảo: mọi Con người sinh ra đều bình đẳng và Quốc hội không được phép tạo ra những luật ngăn cản tự do của Con người. Con đường Mỹ trở thành Giấc mơ Mỹ đối với toàn thế giới.

Còn ở Pháp, những ngòi bút như Voltaire, Rousseau, Montesquieu...đã dần dần làm rõ Con đường của họ, Con đường cho toàn thế giới bằng những áng văn về Quyền Con người và nền Pháp trị.

Vân vân, có vô vàn sự kiện và tác phẩm khi muốn tìm hiểu các con đường thành công khác.

Còn Việt Nam, chặng đường hàng ngàn năm qua là cái gì?

Từ khi đời sống kiểu bộ lạc bị thôn tính bởi sự tràn lấn từ phương Bắc, trải qua hàng ngàn năm với thân phận thần dân, không có Quốc gia mà chỉ có Triều đại, thậm chí triều đại cũng chỉ là thứ cấp trong sự ngưỡng vọng về thiên triều, người Việt chẳng có khái niệm gì về Quyền Con người, quyền của chính mình. Những dòng tộc cầm quyền coi thần dân của chúng như một đàn gà trong sân, nuôi chăn là để lúc nào cũng sẵn sàng cho những bữa tiệc xa hoa, ngon lành.

Cái kiểu cơ cấu xã hội đó ăn sâu vào tim óc mọi người: các dòng tộc cầm quyền chỉ có thể thay thế lẫn nhau, hoặc sau khi giành lại được độc lập hoặc sau khi soán đoạt của nhau, lặp lại phương thức cai trị của nhau mà không thay đổi cái nền tảng trên đó cơ cấu xã hội được tạo dựng; còn người dân thì được chỉ đào tạo về lòng trung thành và sự cam chịu.

Cái vũng lầy hàng ngàn năm chuyên chế của phương Đông đó chỉ bắt đầu được khuấy động bởi các đạo quân viễn chinh đến từ phương Tây. Những tên thực dân mặc dù chỉ muốn tròng thêm lên số phận vốn dĩ đã vô cùng khốn khổ của người dân

T r a n g | 77

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

bản địa một loại gông cùm mới, nặng nề và tàn khốc hơn nhiều, cũng đã vô tình hé lộ cho họ thấy một chân trời đổi mới. Những viên gạch đầu tiên và đúng đắn cho Con đường để đưa nước Việt ra khỏi thảm cảnh thần dân + thuộc địa lúc đó có tên gọi là “Khai Dân Trí, Chấn Dân Khi, Hậu Dân Sinh”. Chỉ tiếc rằng chúng chưa kịp có đủ thời gian cho sự đón nhận của mọi người thì đã bị vùi lấp bởi rác rưởi.

Số phận Việt Nam trở nên không thể thê thảm hơn được nữa, khi mà bên cạnh cái số phận làm hàng xóm của gã khổng lồ mắc căn bệnh bành trướng bất khả chữa trị, lại lãnh trọn luôn cái rác rưởi mỹ miều của lịch sử, cái rác rưởi mà trong đó, những kẻ giảo hoạt nhất lại nhân danh những điều tốt đẹp nhất để làm những điều tồi bại nhất cho đồng bào mình. Nếu như cái não trạng thần dân từ trước, tuy là quá trì trệ qua hàng ngàn năm, nhưng phần nào cũng là tự nhiên do sự quy định của trình độ chung ở thời đại đó, thì sang tới chế độ cộng sản, nó lại được cộng thêm bởi sự chia rẽ, cô lập và khống chế các cá nhân bằng một chính sách chủ động của nhà cầm quyền, làm cho người dân nghi kỵ lẫn nhau để dành độc quyền cho lòng trung thành duy nhất với nhà nước. Dân trí bị làm cho ngu độn, dân khí bị làm cho nhu nhược, dân sinh bị làm cho kiệt quệ.

Dưới chế độ cộng sản, con người không có nhân phẩm. Đối với mọi người dân, yếu tố tự nhiên thiết yếu là đất đai trên đó họ sinh sống hoặc sản xuất thì bị tước đoạt quyền sở hữu, việc kết hợp cùng nhau để bày tỏ chính kiến và niềm tin thì bị cấm đoán. Đối với công chức từ thấp tới cao, về mặt danh nghĩa chỉ được trả một đồng lương không đủ sống nhưng lại được trao quyền để kiếm lợi bất chính do đó mà trở thành con tin trung thành, bị cột chặt vào bộ máy. Hệ thống quyền lực vận hành một cách tự động và mù quáng, làm cho mọi kẻ nếu đã bị dính vào thì chỉ một cách duy nhất là trung thành nếu không sẽ bị nghiền nát. Từng con người một, từ dân đen tới lãnh tụ, hi sinh phẩm giá của mình để nuôi sống, làm nhiên liệu cho cỗ máy chế độ. Cha con nhà họ Kim hay anh em nhà Castro cũng chỉ là những tù nhân thảm hại của cái hệ thống chỉ chờ chúng ngơi tay một giây phút nào đó để nghiền nát chúng.

Vấn đề đã rõ ràng là từng con người phải có quyền tự do quyết định số phận của mình, và chỉ có như vậy họ mới có thể làm cho số phận trở nên tốt đẹp. Tự trong bản chất, con người là của chính cá nhân mình, do chính cá nhân mình và vì chính cá nhân mình. Mọi mưu đồ nhân danh lợi ích chung đều là cạm bẫy, mọi sự ủy quyền đều phải có giới hạn cụ thể và phải bị giám sát chặt chẽ. Ngày xưa cụ Phan Chu Trinh đã không hoàn tất được dự án Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh vì ông và các đồng chí của ông không thể khai, chấn và hậu cho hàng triệu người. Ngày nay chỉ còn một cách duy nhất là từng người, từng người một, phải biết khai trí cho chính mình, chấn khí cho chính mình và hậu sinh cho chính mình. Tất cả những cái đó đều là quyền tự do của mỗi cá nhân, là Quyền Con người của mỗi người.

Nếu mỗi con người biết suy nghĩ về những Quyền tự nhiên vốn có của mình, họ sẽ biết tự mình cách ly ra khỏi cái cỗ máy chế độ ăn thịt người, quay lưng lại với nó, bỏ đói nó, làm cho nó biến mất và không thể phục hồi ở bất cứ nơi nào trên trái đất.

Và điều đó hiển nhiên dẫn chúng ta đến một điểm chung, hòa nhập vào những con đường thành công trên thế giới: đó là những con đường có mọi điều kiện tốt nhất để phát huy tối đa khả năng của mọi người bước đi trên đó.

T r a n g | 78

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Hãy biết đòi hỏi Quyền Con người cho chính mình và tôn trọng Quyền Con người của người khác.

T r a n g | 79

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

CốlênPhươngUyênnhé!

Mã số QCN&T000032

Mình sắp ra trường, ở cái tuổi bước vào đời người ta có rất nhiều ưu tư. Thời buổi khó khăn bây giờ càng khiến sinh viên chúng mình băn khoăn lo lắng, nó làm cho mình thay đổi suy nghĩ rất nhiều.

Trước nay mình và các bạn thường có thói quen nghĩ theo những gì đã sắp sẵn của bố mẹ, của thầy cô, của Đoàn, của Đảng và Nhà nước. Những cái đó giống như chân lý ấy, cứ theo là thể nào cũng tốt, trệch khỏi thế nào cũng xấu, không thể có tương lai tươi sáng mà còn bị trừng trị. Cứ cái gì báo đài nói tốt là nó tốt, nói xấu là nó xấu. Mình chẳng mấy khi bận tâm suy nghĩ vì sao nó xấu, vì sao nó tốt và có thật là xấu hay tốt không. Mà nghĩ thế làm gì cơ chứ, chẳng có lợi gì cả. Có vài lần mình cũng thử làm vậy trước những chuyện mà mình thấy không được đúng lắm nhưng nó khiến mình hoang mang, vì mình không thể đi theo cái đúng được. Mình mà lên tiếng hoặc làm theo đó thì thế nào cũng mang vạ. Mình cứ im lặng hoặc a dua theo điều ngược lại thì yên ổn và được thành tích.

Mình xin kể chỉ một ví dụ trong rất nhiều chuyện thực tế mình đã trải qua. Mình cũng như tất cả các bạn đoàn viên khác phải thường xuyên học, viết, dự thi về học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ. Lúc đầu mình cũng hăng hái tìm hiểu nhưng càng về sau thì chẳng tìm được điều gì mới mà vẫn phải viết thu hoạch. Các bạn mình cũng thế nên mọi người được chỉ đạo cứ chép lại giống nhau của một bạn nào đó may mắn sưu tầm được cái mới, xem như là công trình tập thể. Cứ như vậy từ năm này qua năm khác, không chỉ ở trường mình mà tất cả các trường khác đều thế. Mình nghe người lớn làm trong các cơ quan nhà nước cũng thế. Các cô chú còn bảo rằng có người đánh máy rồi in sẵn ra giống hệt nhau, chỉ cần ký và ghi tên mình vào là được. Các cô chú ấy giải thích là lãng phí giấy tờ còn hơn là phí phạm thời gian vô bổ. Mình và nhiều bạn thấy không ổn, có điều gì đó rất không đúng nên đã có ý không muốn tiếp tục như thế. Nếu mình không chịu nộp bài dù là bài quay cóp (nhưng được phép) thì bị dọa sẽ lãnh nhiều hậu quả. Thế là mình đành bỏ cuộc, nhưng mình lại thấy rất nhiều bạn cho điều đó là bình thường, thậm chí là đúng đắn vì nó giúp cá nhân và tập thể có thành tích. Như vậy là làm việc có ích rồi.

Trong lúc học tập Bác, mình rất ấn tượng câu chuyện kể rằng giữa đêm đông buốt giá Bác chỉ có một chiếc áo ấm nhưng đã cởi ra khoác cho một chú cảnh vệ đang ngủ gật khi đang canh gác cho Bác làm việc. Mình thấy Bác thương người quá. Nhưng có lần trong nhà mình xảy ra một chuyện. Chú mình là một giám đốc công ty tư nhân, giàu có và nổi tiếng là tốt bụng. Nhưng hôm đó chú đuổi việc lái xe của chú là một người bà con thân thiết trong dòng họ. Việc này gây xôn xao trong gia đình và không ít người phản đối chú trong đó có mình. Mình hỏi vì sao chú làm thế. Chú bảo lái xe trách nhiệm trên hết là phải đảm bảo an toàn nhưng cậu ấy đã không ý thức được điều đó dù đã nhiều lần nhắc nhở và chỉ dạy. Mình đem câu chuyện Bác Hồ và chú cảnh vệ ra để kể và nói rằng chú mình đã không thương người, ngay cả với người bà con. Chú mình cười ngất và nói:

T r a n g | 80

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

- Chú không tin câu chuyện ấy có thật. Mà nếu thật thì nó chỉ nói lên một điều là ông Hồ là một lãnh đạo tồi chỉ biết đề cao những giá trị đạo đức giả và thói vô trách nhiệm

Rồi chú giải thích rằng người cảnh vệ đó rất vô trách nhiệm, ngủ gật thì làm sao bảo đảm an toàn cho người mình bảo vệ. Việc đấy phải bị khiển trách ngay để nó không lây lan. Đằng này Hồ Chí Minh lại khuyến khích thói xấu đó để đề cao đạo đức của mình. Đạo đức như vậy là đạo đức giả. Chú mình còn nói rất nhiều nữa nhưng mình nhớ mãi một câu:

“Khi nào mình thực sự là một con người thì mình mới có thể sống thật với lòng mình. Chú bây giờ vẫn chưa được như thế vì có lúc chú vẫn phải khom lưng làm điều mình không muốn để chú có thể tồn tại trên thương trường”.

Câu chuyện ấy đã mấy năm trước rồi, dần dà mình cũng quên đi dù lúc đó mình cũng đã nghĩ nhiều về điều chú mình nói. Nhưng nó làm mình hoang mang nên mình đã cố gạt nó qua một bên. Bây giờ mình đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời nên có rất nhiều cái mình phải đối diện, không thể tránh né được nữa. Mình phải quyết định để lựa chọn. Mình sẽ theo sự sắp đặt của bố mẹ để vào làm một cơ quan nhà nước, hay tự tìm chỗ mình thích và cố gắng xin vào cho bằng được bởi năng lực của mình. Chú mình thì khuyên không nên vào Nhà nước vì ở đó lừa lọc nhau rất nhiều, không phù hợp với bản tính của mình. Chú còn bảo sắp tới có khi nhà nước còn phải sa thải hàng loạt. Nhưng công ty chú bây giờ cũng rất chi là khó khăn, nghe nói may mắn lắm chú mới không phải vỡ nợ. Các công ty tư nhân khác thì giờ đổ bể hàng loạt nên tìm được một công việc tốt ở đó không dễ gì vào lúc này cả. Dù kêu mình vào cơ quan nhà nước nhưng dạo này mình thấy bố mẹ than vãn rất nhiều về công việc của họ cũng làm cho nhà nước, thu nhập giảm sút nặng, bất mãn trong công việc lại tăng. Trước đây bố mẹ ít dám nói những chuyện kỵ húy dù là trong nhà nhưng giờ thì gọi thẳng tên bác Thủ tướng mà chửi là tham lam, bất tài. Cả bác Tổng Bí thư cũng bị chế giễu. Mình kể những chuyện này cho chú nghe thì chú cười rất khoái chí. Chú bảo:

- “Bố mẹ cháu giờ mới bất đầu dùng đến quyền con người. Chừng nào hai người dám ra ngoài mà chửi và chế giễu như thế thì mới đúng là làm người. Ha ha ha!"

Rồi chú chỉ cho mình đọc câu chuyện ngụ ngôn con voi của chú Trần Huỳnh Duy Thức mà mình rất thích:

"Từ lúc còn rất nhỏ, voi con bị con người giữ chân bằng dây xích chặt vào cột. Vài lần nó cố giật bứng cái cột đi, nhưng sức bé làm nó thất bại. Từ đó định hình trong đầu nó một giáo điều là nó không thể làm được điều đó. Sức vóc nó lớn nhanh, nhưng đầu óc nó vẫn xơ cứng với giáo điều như vậy. Nó đã lớn đến mức thừa sức hất phăng cây cột giữ chân nó lâu nay, nhưng sự xơ cứng đầu óc đã ngăn cản mọi suy nghĩ thay đổi của nó. Nó vẫn nghĩ mình không đủ sức để có được tự do mà nó hằng ao ước từ bé. Tệ hơn nữa là nó còn hàm ơn những người đã xiềng xích mình vì được cho ăn. Cuối cùng nó chết già và hài lòng với những lời thương tiếc và ca ngợi của chủ."

Chú mình còn khuyên mình hãy năng đọc báo mạng “lề trái” để ít ra còn duy trì được cảm giác làm người. Mình nghe lời chú rồi đem những chuyện đọc được và cả chuyện

T r a n g | 81

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

chú mình cười bố mẹ kể cho hai người nghe. Họ cười ngượng nghịu chứ không lớn tiếng phản bác chú như trước đây mình vẫn thường thấy. Bố nói:

- “Chú mày hơi quá. Vì thế mà ngày xưa bị người ta hất ra khỏi cơ quan Nhà nước”.

Còn mẹ lại nói thêm:

- “Nhưng nhờ thế mà chú cứng cáp và sống độc lập hơn nhiều người”.

Có điều lạ nữa là bố mẹ không la chừng mình đọc báo phản động nữa. Mình biết dạo này hai người cũng thường xuyên lên mạng đọc những tin tức như vậy.

Phải nói là mình rất thích câu chuyện ngụ ngôn con voi kể trên. Mình gửi cho mấy đứa bạn tụi nó cũng thích. Nhờ đó mình tiếp tục tìm hiểu và biết được cuộc thi viết “Quyền con người và tôi”. Mình muốn dự thi nhưng thời gian còn lại quá ngắn, chỉ còn 2 tuần nữa là hết hạn. Mà lâu nay mình chưa bao giờ thật sự nghiên cứu về quyền con người nên làm sao kịp tìm hiểu. Mình lại chạy đến chú mình. Chú rất khuyến khích mình tham gia và phân tích là:

“Quyền con người rất rộng, cái gì tồn tại trong cuộc sống này cũng đều liên quan đến quyền con người cả. Chỉ cần cháu nói thật được suy nghĩ của mình là cháu đã sử dụng quyền con người của mình rồi, mà đó là quyền rất quan trọng để được làm người đàng hoàng. Kể ra những cảm nhận, những thay đổi trong suy nghĩ của cháu sẽ là những giá trị thựctế”.

Do vậy mình quyết định dự thi bằng bài viết này bằng cách kể lệ lại những điều mà mình thấy là có ý nghĩa trong sự thay đổi suy nghĩ của mình, mà theo chú mình nói là như mình bắt đầu ý thức được quyền con người.

Có lẽ do mình bắt đầu thay đổi nên mình thấy thương yêu và nể phục bạn Phương Uyên lắm. Bạn ấy nhỏ hơn mình đến 3 tuổi. Vào lúc mình bằng tuổi bạn ấy mình chỉ quen nghe theo số đông, theo sự áp đặt, sắp đặt sẵn. Còn bạn ấy đã dám thể hiện suy nghĩ thật, tấm lòng thật của mình. Mình biết hầu hết sinh viên bạn bè mình đều ghét Trung Quốc. Nhưng chỉ nói riêng với nhau, không dám nói ra trong những buổi họp Đoàn chứ đừng nói là bộc lộ cả suy nghĩ và hành động như Phương Uyên. Chú mình bảo Uyên đã dũng cảm sử dụng quyền con người mà lại bị đàn áp. Mình cũng tin như vậy, không còn tin vào những gì mà báo đài nói về bạn ấy nữa, nhưng để làm được như Uyên chắc mình sẽ còn một quãng đường dài. Tuy nhiên điều mình có thể làm được cho bạn ấy là tặng bài viết này cho Phương Uyên và sẽ ra sức bảo vệ sự đúng đắn của Uyên khi tranh luận về Uyên với những bạn bè khác.

Mình muốn nói với Uyên rằng mình sẽ cố gắng như Uyên, mình muốn làm người chứ không muốn làm voi. Cố lên Uyên nhé.

Dieu Hien

T r a n g | 82

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

“QuyềnConNgườivàTôi”:QuyềnBiểuTình

Mã số QCN&T000033

Lịch sử dân tộc ta kéo dài bốn ngàn năm đã chứng kiến biết bao đổi thay, biến cố. Những biến cố gần đây nhất mà chúng ta đều biết là thời kì kháng chiến chống Pháp – Nhật và nội chiến Bắc – Nam (1954-1975). Trong thời kì kháng chiến chống Pháp - Nhật , tiêu biểu là tháng tám năm 1945 với phong trào xuống đường biểu tình mạnh mẽ và sau đó trở thành đấu tranh bạo động có vũ trang để rồi nhanh chóng lật đổ ác thống trị của Nhật-Pháp. Trong thời kì nội chiến Bắc – Nam, Nhân dân ở miền Nam cũng nổi dậy làm nên các phong trào biểu tình lớn như Đồng Khởi (1959-1960), phong trào phật giáo (1963) để sau đó Cộng Sản miền Bắc đã chiếm được miền Nam. Giờ đây, khi biển Đông bắt đầu dậy sóng thì tình thần xuống đường biểu tình của dân ta lại lên cao, điển hình là các cuộc biểu tình ngày chủ nhật tai Hà Nội và Sài Gòn (2011-2012). Dưới sự đàn áp, đánh đập dã man của chính quyền Cộng Sản Việt Nam, phong trào đã gặp rất nhiều khó khăn và có dấu hiệu bế tắc. Ngay sau đó, dư luận đã đưa ra hàng ngàn câu hỏi rằng “người Việt Nam có quyền biểu tình hay không?”, hay “luật pháp Việt pháp có cho phép biểu tình hay không?”. Những câu hỏi chung chung với đại ý như vậy được đạt ra từ những người dân thấp cổ bé họng cho đến những đại biểu quốc hội, học giả nghiên cứu. Họ bắt đầu xem xét lại hiến pháp và luật pháp để đi đến một kết luận rằng “người dân Việt Nam có quyền biểu tình”.

Quyền biểu tình được hiến pháp năm 1992 nước CHXHCN Việt Nam qui định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Biểu tình là quyền Hiến định và là một trong những công cụ pháp lý để nhân dân thực hiện quyền lực của mình theo quy định tại điều 2 Hiến pháp “... tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Quyền biểu tình cũng là phương tiện để người dân bày tỏ ý chí, nguyện vọng và đòi hỏi của mình trước những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Hơn nữa, quyền biểu tình còn là vũ khí đấu tranh mạnh nhất và cuối cùng của nhân dân, khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, mà tất cả các biện pháp giải quyết bằng thủ tục pháp lý không mang lại kết quả hài lòng nhân dân.

Do ý nghĩa to lớn và là quyền hiến định nên quyền biểu tình chỉ có thể bị hạn chế bằng luật của quốc hội ban hành (điều 69 Hiến pháp: “...theo qui định của pháp luật...”). Nhưng trên thực tế quốc hội vẫn chưa ban hành bất kì một văn bản pháp luật nào để qui định và hạn chế quyền biểu tình cho nên người dân có quyền tự do thực hiện quyền thiêng liêng đó của mình theo Hiến pháp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt sau quyền biểu tình có thể bị hạn chế: tình trạng khẩn cấp được công bố chính thức, đe dọa sự sống còn của quốc gia do thiên tai, bệnh dịch, chiến tranh. Sau khi tình trạng khẩn cấp được bãi bỏ, quyền biểu tình phải được khôi phục hoàn toàn cho người dân.

Như tôi đã nói ở phần mở đầu, gần đây vì sự gây hấn quá lớn của Trung Quốc ở biển Đông nên nhân dân ta ở cả ba miền đồng loạt xuống đường ở Hà Nội, Sài Gòn và một vài địa điểm nhỏ khác như tại Nghệ An, Đà Nẵng... Những người xuống đường biểu

T r a n g | 83

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

tình không chỉ thực hiện quyền của họ mà trên tất cả họ đã cố gắng để làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng với đất nước được quy định tại điều 77 hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam: “Bảo vệ tổ quốc là quyền thiêng liêng và quyền cao quý của công dân”. Hơn ai hết những người biểu tình hiểu rõ rằng vận mệnh quốc gia đang bị nguy hại, lãnh hải quốc gia đang bị xâm chiếm. Họ xuống đường để phản đối trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam và kêu gọi người khác xuống đường bảo vệ tổ quốc thực hiện “nghĩa vụ thiêng liêng” của mình. Sau đó, chính quyền đã làm gì với họ? Đàn áp, bắt bớ, đánh đập không cho người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo Hiến pháp của họ. Khi các cuộc biểu tình diễn ra, lực lượng công an “gom” người biểu tình lên xe buýt, “tống” về đồn công an và giam giữ vô lý do trong thời gian dài. Họ đánh đập người biểu tình một cách dã man, tiêu biểu là “cú đạp lịch sử” vào mặt anh Nguyễn Chí Đức (một công dân yêu nước đang thực hiện “nghĩa vụ thiêng liêng” của mình) đã nói lên bản tính thiếu tôn trọng hiến pháp, luật pháp và nhân quyền của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Điều 71 hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định:

“- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

- Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.

-Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.”

Chưa hết, trong những lần biểu tình đó lực lượng chức chức năng còn thu giữ, đập phá máy thu hình của những nhà báo tự do. Họ xé băng rôn, khẩu hiệu cũng như cờ tổ quốc của của người biểu tình. Trong các cuộc biểu tình đòi đất đai, tài sản và quyền lợi cá nhân lực lượng công đã nhiều lần sử dụng vũ khí nóng làm thiệt hại tính mạng người dân, điển hình như vụ biểu tình chống cưỡng chế đất ở Nghi Sơn, Thanh Hóa; họ đã cướp đi 2 tính mạng của em nhỏ Lê Xuân Dũng, và anh Lê Hữu Nam. Với những hành động trắng trợn đó họ đã vi phạm nặng nề những khoản sau của Bộ luật hình sự (BLHS):

- Điều 93 BLHS về phạm tội giết người.

- Điều 97 BLHS về tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.

- Điều 104 BLHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.

- Điều 107 BLHS về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác trong khi thi hành công vụ.

- 123 BLHS về giữ hoặc giam người trái luật pháp.

- 143 BLHS về cố ý gây hư hỏng tài sản công dân.

Họ cũng vi phạm một số các điều khoản cơ bản trong bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948):

T r a n g | 84

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

- Điều 3: Ai cũng có quyền được sống, tự do và an toàn thân thể.

- Điều 9: Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách độc đoán.

Kết luận lại một điều rằng nhà cầm quyền Cộng sản đã không những vi phạm Hiến pháp, luật pháp của Việt Nam mà còn vi phạm cả những nền tảng luật pháp quốc tế nghiêm trọng, suy rộng ra thì họ đã vi phạm tội ác chống lại nhân loại bằng những hành động trắng trợn chống người biểu tình.

Bản thân tôi, chưa một lần tham gia biểu tình cùng đồng bào trên đường vì tuổi đời còn quá trẻ và cũng vì điều kiện nơi ở khá xa Hà Nội cũng như Sài Gòn. Mỗi sáng chủ nhật, khi đồng bào ta xuống đường, trái tim tôi cũng như hòa cùng nhịp đập, tuy chỉ nghe trực tuyến qua hệ thống truyền tin Paltalk. Tôi chỉ ước một lần được ra Hà Nội để cùng biểu tình với mọi người. Tôi cũng muốn một lần được thực hiện “nghĩa vụ thiêng liêng” và “quyền cao qúy” đó của mình. Trái tim một cậu bé mười sáu tuổi cũng rung theo mỗi nhịp đồng bào ta hô vang “Hoàng Sa! Việt Nam! Trường Sa! Việt Nam!” Tôi buột miệng hô lên theo và cảm thấy sung sướng vô cùng, vì trên phương diện nào đó tôi cũng đã thực hiện quyền biểu tình của mình, cho dù chỉ tại nhà. Những khi nghe tin người biểu tình bị đánh đập và bắt bớ, răng tôi cũng nghiến chặt và cảm thấy bị tổn thương giống như chính mình bị đánh đập vậy. Trong lòng tôi cũng nổi lên căm phẫn với những hành động sai trái, hung bạo của chính quyền. Tôi thật buồn khi phong trào đi đến bế tắc vì sự đàn áp quá mạnh của nhà cầm quyền, nhưng dù sao nó cũng là một tiền đề tốt cho phong trào đòi quyền con người sau này của dân ta.

Thật vậy, con đường thực hiện quyền biểu tình của nhân dân ta còn rất rất nhiều khó khăn cho nên đi đến bế tắc cũng là chuyện bình thường. Nó làm tôi đặt ra câu hỏi “làm sao để dân ta có thể thực hiện quyền biểu tình của mình?”. Một trong những lý do khiến đồng bào ta vẫn chưa hăng hái xuống đường là vì họ đa số vẫn chưa ý thức được quyền của mình, vẫn nghĩ đi biểu tình là trái pháp luật. Nếu họ không biết thì nhiệm vụ của chúng ta là phải làm cho họ nhận thấy họ có quyền và “nghĩa vụ” đi biểu tình. Cho ví dụ như tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về nhân quyền để mọi người tham gia nghiên cứu. Mỗi người chúng ta hãy trở thành một hạt nhân tuyên truyền cho người khác, cho đến khi người dân tự ý thức được họ có quyền biểu tình thì tức khác họ sẽ đứng lên đòi lại công bằng, bảo vệ tổ quốc. Đào tạo có một đội ngũ trí thức đủ bản lĩnh để dẫn dắt phong trào một cách có khoa học và hiệu quả. Chúng ta nên có một văn phòng luật sư luôn theo dõi tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Họ sẽ là những người hỗ trợ pháp lý cho những người biểu tình, đồng thời họ sẽ là những người gửi đơn khiếu nại về vấn đề nhân quyền của Việt Nam tới liên hợp quốc. Với sự giám sát xiết xao hơn của liên hợp quốc, nhà cầm quyền sẽ không dám có những hành vì vượt quá khuôn khổ luật pháp. Lúc ấy, người dân sẽ tự tin hơn để xuống đường thực hiện “quyền cao quý” của họ.

Nâng cao hiểu biết của người dân về quyền biểu tình là hết sức quan trọng. Mong rằng một ngày người dân có thể nắm rõ được quyền của mình, thể hiện lòng yêu nước bằng cách xuống đường biểu tình. Từ đó thúc đẩy một xã hội cũng như thể chế chính trị tiến bộ hơn ở Việt Nam, thật sự là “của dân, do dân và vì dân”.

Ngọn lửa xanh

T r a n g | 85

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

T r a n g | 86

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Tôn trọng chuẩnmựcQuyền ConNgười –mộtphương cáchsống

Mã số QCN&T000034

Một xã hội muốn được coi là công bằng, dân chủ, văn minh thì trước hết trong xã hội đó phải tôn trọng quyền con người. Ngược lại, nơi nào quyền con người bị phủ nhận và chà đạp, thì cho dẫu không có chiến tranh đẫm máu, người ta chỉ sống trong một thứ hòa bình giả tạo mà thôi .

Khi xem xét quyền con người, chúng ta phải phân biệt rõ bản chất và hiện tượng; nội dung và hình thức; nguồn gốc và sự phát triển của nó. Xuất phát từ tất cả những khía cạnh đó, có thể nói rằng quyền con người chẳng qua là sự tự ý thức của con người về những giá trị, những nhu cầu sống cơ bản, phù hợp với trình độ phát triển mang tính thời đại của xã hội loài người.

Cho đến nay, chúng ta phải thừa nhận rằng khó có thể tìm thấy một định nghĩa triết học “kinh điển” nào về quyền con người. Ngay cả những nhà tư tưởng lớn như Lôccơ, Rútxô… và sau này Mác, Engen, Lênin cũng không đưa ra một định nghĩa nào về khái niệm này giống như cách làm thông thường đối với các khái niệm triết học khác. Quyền con người (human rights) là một phạm trù đa diện, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau (theo một tài liệu của Liên hợp quốc, có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố) (United Nations: Human Rights: Question and Answers, Geneva, 1994.). Chúng ta thường chỉ tìm thấy các định nghĩa kiểu như “quyền con người người là quyền…“. Chẳng hạn, Lốccơ nói: “quyền tự nhiên của con người là quyền sống, quyền tự do, quyền tư hữu”. Các văn bản pháp lý đầu tiên quy định về quyền con người là "Luật về các quyền" của Anh (1689); "Tuyên ngôn độc lập" của Hoa Kỳ (1776); "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp (1789). Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ 1776 viết: quyền con người – đó là “các quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Hiến pháp 1791 của Pháp viết: quyền con người – đó là “quyền tự do, sở hữu, được an toàn và chống lại áp bức”. Cho đến nay, từ Đông sang Tây đã có rất nhiều định nghĩa về quyền con người, có những định nghĩa liệt kê quyền con người bao gồm những quyền cụ thể nào đó, có những định nghĩa rất khái quát. Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề từ một góc độ nhất định, chỉ ra những thuộc tính nhất định, nhưng không định nghĩa nào bao hàm được tất cả các thuộc tính của quyền con người.

Ngày 10 tháng 12 năm 1948, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc đã long trọng tuyên bố bản tuyên ngôn quyền con người. Ðây là lần đầu tiên trong lịch sử nhận loại, cộng đồng thế giới đã đưa ra một văn kiện đầu tiên của bộ luật quốc tế về quyền con người. Ngày nay, bảo vệ quyền con người đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Khoản 1 và 2 của bản tuyên ngôn nhân quyền đã khẳng định rằng: “Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng trong phẩm giá và quyền lợi, và mỗi một cá nhân, không phân biệt chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, nguồn gốc dân tộc hay xã hội... đều được hưởng mọi quyền lợi và tự do,

T r a n g | 87

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

được công bố trong bản tuyên ngôn. Về mặt lý luận, các quyền con người (các quyền cá nhân) được chia thành hai nhóm chính là nhóm các quyền dân sự, chính trị và các nhóm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Cả hai nhóm quyền này cùng được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948. Bản tuyên ngôn nhân quyền đã được công bố một thời gian ngắn sau đệ nhị thế chiến. Thảm kịch của chiến tranh đã cho nhân loại mỗi lúc một hiểu rằng hòa bình chỉ thực sự có khi con người biết tôn trọng quyền lợi và tự do căn bản của con người.

Theo tôi, khái niệm chung về quyền con người phải được xác định trên ba bình diện giá trị, đó là giá trị đạo đức và giá trị pháp lý và giá trị văn hóa.Về bình diện giá trị đạo đức, quyền con người là một giá trị xã hội cơ bản, vốn có của con người. Về bình diện giá trị pháp lý, quyền con người là một chế định pháp luật được quốc tế và mỗi quốc gia đảm bảo thực hiện. Theo luật pháp quốc tế cũng như luật pháp trong nước thì quyền con người bao gồm các quyền cơ bản như: quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ, quyền được tự do đi lại và cư trú, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt...Đồng thời, chúng ta phải nhân thức rằng vấn đề quyền con người là sự kết tinh các giá trị văn hóa của các dân tộc trên thế giới chứ không phải là sản phẩm riêng của bất kỳ một giai cấp, dân tộc hay khu vực nào; và xu hướng chung trên thế giới trong thế kỷ XXI quyền con người sẽ được tôn vinh và bảo đảm ngày càng chặt chẽ hơn, cả trên phương diện quốc gia và quốc tế. Những nhận thức như vậy bước đầu đã giúp giải tỏa một số quan điểm ấu trĩ cho rằng nhân quyền hoàn toàn là “sản phẩm” và công cụ của phương Tây nhằm can thiệp vào chủ quyền của các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các nước XHCN. Quyền con người là vấn đề phức tạp đa nghĩa, chứa đựng những mặt đối lập, mâu thuẫn, nhưng không loại trừ nhau. Đó là các mặt khách quan và chủ quan, tự nhiên và xã hội, kinh tế và tinh thần, văn hoá và chính trị, đạo lý và luật pháp. Nó cũng là sự kết hợp giữa các yếu tố quốc tế và dân tộc, giai cấp và nhân loại.

Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người, cho tất cả mọi người. Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ nhân phẩm và mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định, một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử. Tất cả các quốc gia văn minh đều nỗ lực xác định và ủng hộ nhân quyền. Ở đâu cũng vậy, cốt lõi của khái niệm này là giống nhau, đó là: nhân quyền là các quyền mà mỗi con người đều có đơn giản là vì họ là con người. Nhân quyền cũng là những quyền bất khả xâm phạm. Nhân quyền là của mọi người và bình đẳng cho mọi người.

Tôi không khỏi băn khoăn khi đọc một bài viết trên trang báo Dân trí đưa tin: “Một thiếu nữ bị bạo hành dã man giữa Thủ đô”. Hay báo chí Việt Nam vừa qua đưa tin rất nhiều vụ xâm hại tình dục với trẻ em dưới 16 tuổi mà không biết đó là tội phạm. Nhưng các nạn nhân cũng như kẻ gây tội phạm đều bảo không biết đó là vi phạm quyền con người và ngay cả các viên chức công an cũng không nắm vững các nguyên tắc chữa trị con người, họ đã dùng súng bắn vào người dân như tại Bình Phước vừa

T r a n g | 88

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

qua, trưởng công an đã bắn vào dân và người dân cũng sẵn sàng dùng xe tải, xe con, xe máy… húc vào công an mỗi khi vi phạm trên đường bị truy bắt.

Tất nhiên trên sự đồng thuận về các giá trị phổ quát, nhưng mỗi quốc gia với những thách thức riêng của mình nên ưu tiên các mục tiêu trước sau nhưng căn bản vẫn là tôn trọng con người nhằm thỏa mãn các khát vọng chính đáng diễn ra trong trật tự với các tổ chức xã hội dân sự thì luôn luôn được hoan nghênh và trân trọng! Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của văn hóa. Tôi tin tưởng rằng xây dựng nền văn hóa mới là nhằm tạo ra những con người Việt Nam mới thấm nhuần tinh thần dân tộc và những giá trị nhân quyền phổ quát của nhân loại để rồi các thế hệ người Việt Nam sẽ nối tiếp gây dựng và phát triển một nền văn hóa có bản sắc riêng, có khả năng đối thoại, hội nhập với thế giới, trong đó mỗi người dân Việt Nam đều coi sự tôn trọng những chuẩn mực nhân quyền như một phương cách sống.

LÂM VIỆT

T r a n g | 89

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

QuyềnConNgườiởViệtNam‐mộtđôimắt‐mộtcáinhìn

Mã số QCN&T000035

Quyền con người là thành tựu chung của cả loài người, là kết tinh của nền văn minh nhân loại. Lịch sử loài người cho thấy, tri thức về quyền con người có ý nghĩa quan tọng cho sự phát triển và tiến bộ của các xã hội cũng như là tiền đề cho sự phát triển đầy đủ về nhân cách và năng lực của mỗi cá nhân. Ở phạm vi rộng hơn, tri thức về quyền con người là tiền đề cho hòa bình và thịnh vượng của toàn nhân loại.

Ở Việt Nam các quyền cơ bản của con người cũng đã được khẳng định trong Hiến pháp và nhiều văn bản luật và dưới luật khác, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơ quan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế . Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người từ lâu đã là một chuyên ngành nghiên cứu riêng ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên, mới chỉ chính thức trở thành chủ đề nghiên cứu ở Việt Nam trong khoảng hơn hai thập kỷ gần đây. Điều đó trước hết là bởi quyền con người, ít hoặc nhiều tùy theo đối tượng, vẫn còn được cho là chủ đề “nhạy cảm’’ ở Việt Nam.

“Nhân quyền” là một phạm trù đa diện vì vậy thiết nghĩ vấn đề nhân quyền cũng nên được xem xét một cách tổng thể trên tất cả các mặt. Chúng ta không nên nhìn nhận vấn đề một cách cực đoan, xem nhẹ hay cường điệu hóa một mặt nào đó vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Tiếp cận vấn đề nhân quyền trên mặt pháp lý, chúng ta cũng phải khách quan nhìn nhận rằng Chính phủ Việt Nam đã tham gia nhiều văn kiện quốc tế ở nhiều khía cạnh liên quan đến vấn đề nhân quyền và từng bước nội luật hóa. Thực hiện yêu cầu của viêc xây dựng, ban hành kịp thời, thực hiện các pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quyền con người, quyền công dân…, nhiều giá trị tiến bộ của nhân loại về quyền con người trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội quy định trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên đã được thừa nhận và từng bước được nội luật hoá. Lần đầu tiên trong Hiến pháp nước ta đã thừa nhận thuật ngữ quyền con người; bỏ hình phạt tử hình đối với nhiều tội trong Bộ luật Hình sự; vai trò của luật sư, của tranh tụng được ghi nhận trong các bộ luật tố tụng và từng bước được thực thi trong đời sống. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước lần đầu tiên ra đời ở nước ta… Đó là những tư duy pháp lý mới về quyền con người, quyền công dân ngày càng được khẳng định và ghi nhận trong hệ thống pháp luật và trong thực tiễn ở Việt Namm thời gian qua.

Tuy nhiên, đối chiếu với đòi hỏi của thực tiễn thời kì mới hội nhập, mở cửa một khi các quan hệ xã hội biến đổi nhanh chóng, các quan hệ xã hội mới hình thành thì pháp luật về đảm bảo quyền con người vẫn còn đặt ra những câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Luật pháp quy định như vậy nhưng trong thực tế quyền con người có được thực thi nghiêm chỉnh hay không lại là một chuyện khác. Đây là một câu chuyện dài, rất dài...Những "tinh thần thượng tôn pháp luật", "luật pháp bất vị thân", "phụng

T r a n g | 90

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

công thủ pháp chí công vô tư" "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật"... vẫn đang là những câu khẩu hiệu treo lơ lửng trước mắt mọi người!

Thực tế, vấn đề nhân quyền là một vấn đề luôn mang tính thời sự và thu hút sự quan tâm của dư luận. Dư luận trong và ngoài nước có thể có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về vấn đề thực hiện nhân quyền ở Việt Nam, gần đây dư luận biết đến nhiều sự kiện phản ánh vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.Thực tiễn cho thấy ở Việt Nam có không ít những vụ việc xâm hại đến quyền của con người nhưng cơ quan bảo vệ pháp luật phản ứng quá chậm chạp, khi giới truyền thông lên tiếng thì sự việc gần như mới lọt vào tầm ngắm của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đó là các vụ hành hạ dã man trẻ em, nạn bạo hành liên miên với phụ nữ… Đâu là nguyên nhân và giải pháp cho thực trạng này?

Qua một số sự kiện nêu trên chúng ta cần khách quan đánh giá rằng phải chăng pháp luật về đảm bảo quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân vẫn còn đó những “khoảng trống”, vẫn chưa thể chế hết các quyền mà hiến định? Vì vậy, một số quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định nhưng chưa có luật cụ thể hóa để công dân thực hiện như Luật Biểu tình, Luật về Quyền lập hội, Luật về Quyền được thông tin, Luật về Quyền được bí mật đời tư… Từ năm 1988, với sự tuyên bố ngừng hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam, nhà nước Việt Nam không cho phép thành lập đảng, tổ chức đối lập công khai cũng như phát hành báo chí tư nhân và biểu tình, mít tinh ngoài biên chế. Những người bất đồng chính kiến đã dùng internet để phổ biến quan điểm của họ rằng họ không đồng tình với chính sách, quy định nào đó của nhà nước, qua hình thức diễn đàn, blog. Nhiều người đã bị bắt giam vì theo luật Việt Nam họ đã vi phạm Điều 88 Bộ luật Hình sự về hành vi chống Nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành về đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự, nhất là các quy định về giam giữ, điều tra, cải tạo, truy tố, xét xử… chưa thực sự phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong quản lý tư pháp. Tình trạng luật sư chưa được tham gia ngay từ giai đoạn khởi tố bị can, gia hạn tạm giam nhiều lần - kéo dài hàng năm, thậm chí nhiều năm - trong quá trình điều tra… là những biểu hiện vi phạm trong quản lý nhà nước về tư pháp hình sự, không phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế. Luật Trưng cầu dân ý, Luật Tham vấn và phản biện xã hội là những đạo luật tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước một cách trực tiếp, đến nay chưa có.

Hiện nay có một số nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng như Cù Huy Hà Vũ, Dương Thu Hương, Hoàng Minh Chính, Hà Sĩ Phu, Lê Chí Quang, Lê Công Định, Lê Thị Công Nhân…Những người bộc lộ tư tưởng chỉ trích sự lãnh đạo của Đảng được coi là các đối tượng "bất đồng chính kiến", và ở mức cao hơn là "thế lực thù địch" và có thể bị nghiêm trị. Trong một số trường hợp, những người bảo vệ quyền con người là đối tượng bị buộc tội hoặc bị các cáo buộc khác dẫn đến việc họ bị truy tố và kết án. Các vụ biểu tình hòa bình, đệ trình đơn khiếu tố chính thức chống lại sự ngược đãi của cảnh sát hay việc tham gia vào cuộc mít tinh của những người bảo vệ quyền con người trong nước hay việc giương biểu ngữ tưởng niệm những nạn nhân của các hành vi vi phạm quyền con người đều bị truy tố theo những tội như hối lộ, phá hoại trật tự công cộng, gây rối. Những bản án đưa ra trong trường hợp này bao gồm cả việc phạt tù dài hạn.Tuy nhiên, pháp luật về chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung, nhất là bảo hộ các quyền của

T r a n g | 91

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

công dân trước các cơ quan tư pháp nói riêng, chưa được đảm bảo. Người dân chưa thật sự tin tưởng vào các bản án của Toà án. Cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân chưa đi tới cùng. Chưa có cơ chế bảo vệ công dân một cách có hiệu quả trong việc thực hiện quyền tố cáo, nhất là tố cáo người có chức vụ, quyền hạn tham nhũng, tiêu cực.

Loại hình bảo vệ lợi ích của mình và phản đối các bất cập trong quy chế xã hội vẫn xảy ra như nông dân khiếu kiện và biểu tình chống bất công trong việc trưng thu đất đai của họ như vụ việc của ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, công nhân đình công đòi tăng lương và tăng quy chế bảo vệ xã hội, sinh viên đòi giảm học phí, người dân chống tăng giá xăng. Việt Nam hay bất kì nhà nước nước nào một khi đã tham gia vào các điều ước quốc tế thì nhà nước đó phải có nghĩa vụ phải tuân thủ theo các điều ước mà nước đó đã tham gia. Đòi hỏi nhà nước phải kiềm chế không can thiệp, kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc hưởng thụ các quyền con người của mọi cá nhân. Đồng thời nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ, ngăn chặn sự vi phạm các quyền con người của các bên thứ ba, phải có những biện pháp chủ động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân hưởng thụ đầy đủ các quyền con người, đặc biệt là các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Là thành viên của nhiều điều ước quốc tế hiện hành về quyền con người do Liên hợp quốc ban hành, cũng như các quốc gia khác, Việt Nam có nghĩa vụ bảo đảm các quyền con người được ghi nhận trong các điều ước mà mình đã phê chuẩn hoặc gia nhập, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực này, sau nữa là để góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo hướng công bằng, dân chủ.

Tóm lại, tuy đã thừa nhận và thể chế thành pháp luật nhiều giá trị mới, nhưng pháp luật về quyền con người cũng còn những “mảng trống”, chưa bao quát hết thảy các lĩnh vực, các loại chủ thể, các hình thức và phương tiện thực hiện các quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp và cuộc sống đòi hỏi. Do đó, trong thực tế ở một số lĩnh vực quyền con người, quyền công dân được thực hiện còn hình thức, chưa đảm bảo để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách hữu hiệu trong mối quan hệ với Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

Trong phạm vi bài viết, để có thể thực hiện tốt vấn đề nhân quyền với tầm nhận thức và tri thức nhỏ bé của mình tôi chỉ mạnh dạn góp ý ba vấn đề: thứ nhất, về nghiên cứu khoa học về nhân quyền; thứ hai, vấn đề về hoàn thiện pháp luật về nhân quyền; thứ ba, vấn đề giáo dục nhân quyền.

Nghiên cứu khoa học về quyền con người là một hoạt động cần thiết và quan trọng, bắt nguồn từ nhu cầu hội nhập quốc tế nói riêng và sự nghiệp đổi mới nói chung ở Việt Nam. Việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học về quyền con người là một yêu cầu cần thiết và cấp thiết trong thời gian tới nhà nước cần tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho hoạt động nghiên cứu trên lĩnh vực quyền con người trong khuôn khổ pháp luật quy định, bao gồm việc cho phép thành lập thêm các cơ sở nghiên cứu mới và đào tạo các chuyên gia có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này.

Cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi bị Nhà nước, các nhân viên nhà nước có thẩm quyền xâm hại đến còn chưa bình đẳng. Dân chủ hoá tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng là một đòi hỏi bức thiết, cần phải công khai,

T r a n g | 92

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

minh bạch hơn nữa, cần nghiên cứu xây dựng Luật về Công khai minh bạch hoạt động của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền. Theo đó, trong thời gian tới cần xây dựng Luật về Cơ quan bảo hiến độc lập; Luật về Quyền tiếp cận thông tin, Luật về Phản biện xã hội và tham vấn nhân dân, Luật Thanh tra nhân dân, bổ sung hoàn thiện các luật hiện có về giám sát của Quốc hội, Luật Thanh tra; Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Báo chí…Mặc khác, để nhân dân trực tiếp tham gia vào đời sống nhà nước ngày càng đông đảo và thực chất, cần xây dựng Luật Trưng cầu dân ý, Luật Tham vấn và phản biện xã hội; Luật Bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực trong; Luật Giám sát của nhân dân. Xuất phát từ thực trạng pháp luật hiện hành về quyền con người và quyền tự do dân chủ của công dân, nhu cầu đầu tiên của hoàn thiện pháp luật về quyền con người là phải tiếp tục cụ thể hoá các quyền hiến định. Theo đó, một mặt phải sớm ban hành các luật về quyền tự do lập hội, quyền tự do hội họp, luật biểu tình, luật tiếp cận thông tin, luật trưng cầu dân ý… Mặt khác, phải nâng các pháp lệnh như Pháp lệnh về dân chủ cơ sở, Pháp lệnh về tôn giáo tín ngưỡng, Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính... lên thành luật.

Quyền con người, quyền công dân không chỉ được thực hiện bằng việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật mà còn phải được tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế. Vì thế, tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý về quyền và nghĩa vụ của công dân là một định huớng quan trọng cùng với xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Bằng các hoạt động nghiên cứu, xây dựng thư viện, dịch tài liệu, biên soạn giáo trình, giảng dạy về quyền con người, sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực này.

Tác giả tin tưởng rằng giáo dục nhân quyền, rất phù hợp với truyền thống nhân đạo, với chủ nghĩa nhân văn của dân tộc, sẽ phát triển nhanh chóng và đem lại hiệu quả thiết thực cho xã hội nếu được chúng ta quan tâm đúng mức. Tuy nhiên có lẽ theo tác giả vấn đề đầu tiên là mỗi cá nhân phải biết, phải hiểu được quyền của mình để đòi hỏi và tự bảo vệ. Mọi cá nhân trong cộng đồng cũng cần có ý thức về quyền và nhân phẩm của người khác, tôn trọng quyền của người khác. Xây dựng nền văn hóa nhân quyền không thể tách rời với xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, giáo dục, xây dựng nền tảng đạo đức dân tộc và tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc. Chỉ có như vậy, nền nhân quyền Việt Nam mới hình thành nên những thế hệ người Việt Nam có khát vọng, lý tưởng, trung thực, sáng tạo, nối tiếp nhau phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện đại, hòa nhịp với dòng chảy chung của nhân loại, là động lực mạnh mẽ cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.

LÂM VIỆT

T r a n g | 93

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Khởiđầucủamọisựthayđổi

Mã số QCN&T000036

Quyền Con Người, tôi muốn chia sẻ cho các bạn theo sự hiểu biết của tôi, sự cảm nhận của riêng bản thân tôi, một người Việt Nam bình thường, một người được sinh ra sau chiến tranh và tất nhiên “được hưởng” mọi “thành quả giáo dục” trong môi trường xã hội chủ nghĩa.

Tôi sẽ chỉ đề cập đến cái gốc của vấn đề, hy vọng diễn đạt dễ hiểu cho nhiều người, để từ đó mỗi người chúng ta có thể tự tìm hiểu sâu xa hơn và cùng hướng tới một xã hội nhân văn hơn.

Quyền Con Người? Hiểu được chính xác là như thế nào? Được thực thi tại Việt Nam ra sao? Làm sao để phổ biến rộng khắp cho tất cả mọi người? Kể cả những người ít học, nghèo khổ, nứa chữ cũng không biết, cơm ăn ngày không đủ?

Với phần lớn những con người bình thường thì hầu như muốn nghe và hiểu thật nhanh Quyền Con Người là gì, sau đó áp dụng ngay lập tức… tôi có quyền… tôi có quyền… mà quên đi những người khác cũng có quyền… như họ.

Vì thế cho nên trước tiên ta cần phải ý thức được vì tất cả chúng ta là Con Người nên chúng ta có Quyền Con Người. Quyền Con Người là hiển nhiên, vốn có và không thể xâm phạm.

Các thành phần xã hội bao gồm những người thất nghiệp, vô gia cư, trẻ em mồ côi, người đồng tính, gánh hàng rong, buôn bán vỉa hè, nông dân, công nhân, tiểu thương, trí thức, có hoặc chưa có gia đình, công chức, trong hoặc ngoài đảng, các vị lãnh đạo các cấp chính quyền..., bất cứ ai, ở bất cứ vị thế nào trong xã hội, tất cả đều chưa nhận thức được mình có những quyền gì ngay từ lúc mình sinh ra. Cũng vì chưa nhận thức được rõ ràng quyền bẩm sinh thiêng liêng và vô cùng quý giá ấy nên xã hội luôn có những bất công, tranh chấp.

Khẳng định lại lần nữa: Quyền Con Người là những quyền cơ bản của mỗi con người đã có ngay từ khi sinh ra.

Con người sinh ra đã tự do?

Ai cũng mong muốn tự do và bình đẳng. Bình đẳng đối với tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, vị thế xã hội, chủng tộc, tôn giáo…

Bạn có thể hỏi bất cứ ai về sự bình đẳng, họ sẽ nói mong muốn có công bằng và bình đẳng hơn trong xã hội, nhưng khi bạn nói về sự hy sinh, hy sinh một phần tự do của họ để xã hội được đảm bảo bình đẳng hơn thì họ sẽ im lặng hoặc “từ từ suy nghĩ lại”.

Tại sao lại như vậy?

T r a n g | 94

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Con người là một trong những sinh vật sống trên trái đất, sinh ra > kiếm ăn để sống, để tồn tại > chết, từ khi sinh ra cho đến lúc chết, cũng như mọi sinh vật sống khác, con người chỉ có một việc quan trọng nhất buộc phải làm không ngừng là… “kiếm ăn”. Dĩ nhiên, con người còn có vô số nhu cầu khác trong cuộc sống.

Trong quá trình “kiếm ăn” tất nhiên sẽ xảy ra “va chạm”, nảy sinh mâu thuẫn với quá trình “kiếm ăn” của nhau.

Vì vậy, nếu không hiểu được mình có những quyền gì thì làm sao có thể tôn trọng quyền của người khác.

Tôi phác họa tạm “vòng xoáy” tương tác của Sự Bất Công như sau:

[“Kiếm ăn”] <=> [Mâu thuẩn] <=> [Thiếu hiểu biết] <=> [“Kiếm ăn”]

Nhìn vào “vòng xoáy” ta có thể thấy: “Kiếm ăn” buộc phải làm không ngừng, “Mâu thuẫn” tất yếu sẽ xảy ra, vậy nơi gây ra Sự Bất Công là do “Thiếu hiểu biết”.

Thời gian sống (một đời người) có giới hạn, con người sẽ không chỉ mãi đua nhau “kiếm ăn” cho bằng người khác, con người sẽ phải dành nhiều thời gian để tích lũy kiến thức, tư tưởng nhân văn truyền đạt lại cho thế hệ sau.

Mỗi người sẽ phải tự dừng lại… và bắt đầu tìm hiểu… để…

… Hiểu biết về những quyền cơ bản của mình, hiểu biết về con người tự do trong xã hội.

Đó chính là hiểu biết về Quyền Con Người...

…và… đó là Khởi Đầu Của Mọi Sự Thay Đổi.

Quyền Con Người ở Việt Nam thì sao?

Nước Việt Nam ta hiện nay do Đảng Cộng Sản cầm quyền, độc quyền lãnh đạo và đang đi theo con đường XHCN, vì những mục đích chính trị của họ nên họ xem Quyền Con Người như là một phương tiện phục vụ lợi ích riêng, không vì lợi ích của toàn dân Việt Nam, và nếu có phần nào đó họ cho rằng “vì lợi ích toàn dân” thì vẫn phải hiểu là chỉ phục vụ lợi ích riêng của họ mà thôi.

Nhà nước Việt Nam gia nhập LHQ, rồi tham gia ký kết nhiều Công ước quốc tế về quyền con người, nhưng Quyền Con Người ở Việt Nam theo quy định tại điều 50 Hiếp pháp 1992 được gọi là quyền công dân. Là công dân thì phải theo quy định của Hiến pháp và Luật. Thế là họ siết chặt Quyền Con Người bằng Luật.

Trong “vòng xoáy” Bất Công, chính quyền họ luôn mong muốn người dân “thiếu hiểu biết” càng tốt, càng có lợi cho họ.

Một bộ máy tuyên truyền đồ sộ cùng với hệ thống an ninh, công an là những công cụ đe dọa đầy bạo lực mang nhiệm vụ chính là bảo vệ họ, gây sợ hãi cho người dân, tuyên truyền những giá trị ảo cho người dân, bưng bít thông tin, che dấu sự thật nào bất lợi cho họ, làm cho người dân không dám “hiểu biết” hoặc ngây thơ tin rằng đã “hiểu biết” đủ rồi.

T r a n g | 95

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Chúng ta phải lựa chọn:

- Sẽ tiếp tục ở trong “vòng xoáy” Bất Công, dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội: tham nhũng, tha hóa đạo đức, suy thoái kinh tế…

- Hoặc sẽ nâng cao “hiểu biết” để đấu tranh giành lại những quyền tự do bị tước đoạt, hạn chế bất công, xây dựng xã hội tôn trọng Quyền Con Người

Chúng ta phải chọn, sự lựa chọn con đường của chúng ta bây giờ không chỉ cho chúng ta trong hiện tại, mà còn cho cả tương lai thế hệ con cháu chúng ta.

Bằng cách nào?

Mỗi người chúng ta đều có một hoàn cảnh khác nhau, vị trí xã hội khác nhau.

Mỗi người phải tự vượt qua sợ hãi bằng việc tìm hiểu thông tin, nâng cao “hiểu biết” của mình bằng Internet, mọi câu trả lời đều có trên Internet.

Sau đó tùy vào vị trí xã hội, tùy vào điều kiện, khả năng của mỗi người rồi tác động, lan tỏa dần từ tất cả những người xung quanh mình. Bạn phải kiên nhẫn và tin tưởng sẽ có kết quả, bởi để thay đổi một ai đó đâu phải đơn giản… kiên nhẫn… mỗi ngày một ít… những lúc cảm thấy chưa đủ khả năng thuyết phục ta quay lại Internet tiếp tục nâng cao “hiểu biết”.

Nâng cao “hiểu biết” chính mình, sau đó khích lệ, nâng cao “hiểu biết” của người khác.

Mục tiêu càng có nhiều người thay đổi, khả năng xây dựng một xã hội tôn trọng Quyền Con Người sẽ tăng lên.

Đấy là cách vượt qua nỗi sợ hãi mơ hồ của chính bản thân tôi, tôi nghĩ là phù hợp với đa số.

Các bạn sẽ có nhiều cách khác, sáng tạo hơn, nhanh hơn.

Phải luôn ý thức rằng chìa khóa của tự do chính là bạn, lựa chọn của bạn.

Chỉ cần bước đi bước đầu tiên.

Tôi sẽ cùng các bạn, nào… chiến đấu thôi.

Võ Trường Thiện

T r a n g | 96

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

ĐánhgiátìnhhìnhNhânQuyềnViệtNamtrênbaquyềncơbản

Mã số QCN&T000038

Triết gia John Locke trong Second Treatise of Government luận về bản chất của nhà nước có lẽ là người đầu tiên nói đến sự bình đẳng về quyền của con người. Tư tưởng của ông và những người đương thời ông ảnh hưởng các nhà lập quốc Mĩ trong cuộc Cách Mạng 1776 và thổi gió dân quyền vào cách mạng Pháp 1789. Ngày nay dân quyền và nhân quyền đã được chấp nhận thành những giá trị phổ quát; Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc định những quyền tối thiểu mà ai cũng được hưởng. Những quyền trọng yếu nhất trong tuyên ngôn đó không nằm ngoài ba quyền mà Locke đã nêu ra từ thế kỉ 17: quyền bảo đảm mạng sống, quyền tích trữ của cải riêng, và quyền tự do.

Dưới đây chúng tôi sẽ xét tới vấn đề nhân quyền Việt Nam trên ba quyền cơ bản ấy.

1. Quyền bảo đảm sinh mạng. Sinh mạng của người Việt rất bị coi rẻ. Những cái đáng lẽ ra là tiện nghi hoặc dịch vụ, lại hóa ra là nguồn gốc tai họa: y viện, cảnh sát, thủ tục hành chính, thực phẩm, đồ chơi trẻ con, những công trình công cộng. Hàng ngày tai nạn xe cộ giết chết hoặc làm tàn phế rất nhiều người, mà cầu cống vẫn cứ xây theo tiêu chuẩn gần giống đồ vàng mã, một người bạn Tây của tôi bảo đi xe đò ở Việt Nam một lần thôi rồi chừa. Trong khi một con đập đe dọa mạng sống của hàng chục ngàn người đang nằm trên vùng địa chấn rộng tới ba bốn trăm cây số thì nhà quản lí vẫn cho rằng người dân hoang mang lo lắng vô ích vì không biết gì về động đất. Tinh thần trách nhiệm của họ thật là ấu trĩ.

Y tế gọi là dịch vụ, y viện và trang thiết bị sắm từ ngân sách, nhưng người dân phải trả tiền để mua lấy sự chữa bệnh. Người Thái Lan dù bệnh nặng hay nhẹ vẫn chỉ đóng một số tiền tương đương 10 dollar khi vào viện, còn người Việt khi mắc bệnh hiểm nghèo phải bán cả gia sản, trâu bò, đất đai để chạy chữa, bằng không là cầm chắc cái chết. Ngư dân ra biển phải đối mặt với sự phá sản hoặc thậm chí bị giết chết, nhưng quân đội và ngành an ninh của nhà nước chỉ lo diễn tập chống bạo loạn đe dọa chính quyền. Nếu xét tình trạng những công nhân làm việc như nô lệ ở Nga gần đây chẳng hạn, hoặc tình cảnh khốn đốn của những người thiếu nữ bán thân qua ở đợ Hàn Quốc, Đài Loan, thì những dịch vụ xuất khẩu lao động và lấy chồng ngoại quốc là gì nếu không phải là nạn buôn người được hợp pháp hóa? Chỉ nghĩ tới môi trường sống đầy rẫy những bất trắc, làm cho con người lúc nào cũng trong tình trạng lo đau đáu, thì đã làm què quặt sức khỏe tinh thần và thể chất rồi.

Đau xót hơn cả là sự băng hoại về phẩm chất con người. Thế hệ trẻ như đang chịu khủng hoảng đạo đức và tâm linh, nạn phá thai tràn lan là dấu hiệu rõ nhất. Hệ thống giáo dục này đã làm ăn như thế nào mà thanh niên chúng ta trở thành những người ích kỉ, không có một chút trách nhiệm gì với bản thân mình và cả với thế hệ sau? Chính những người tự nhận là giác ngộ cách mạng phải chịu trách nhiệm cho những vấn đề đó. Phá thai là một tội ác làm tổn hại đến nòi giống mà nhà nước không thèm đếm xỉa. Không có quốc hội nào tào lao cho bằng những việc hệ trọng như thế lại

T r a n g | 97

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

không làm mà lại đi tìm cách quy định số người tham dự đám cưới, hoặc quy định rằng nuôi chó mèo phải ‘chính chủ’. Vì sao cái quốc hội ấy chỉ mãi quanh quẩn những biện pháp vá víu, chúng tôi sẽ xét sau.

2. Quyền tích trữ của cải riêng. Marx và Engels xây dựng chủ nghĩa xã hội để đối trị những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản ở thời kì đầu, tức là lúc đời sống của người lao động còn bị giai cấp bourgeois làm chủ và vắt kiệt sức. Hai ông tìm cách lấy quyền làm chủ phương tiện lao động và của cải từ tầng lớp trung lưu trao vào tay người lao động. Muốn vậy thì người lao động phải lập thành một khối vững chắc, tôn trọng sở hữu tập thể, xóa bỏ tư hữu của cải, cá nhân phải hi sinh quyền lợi của mình cho chủ nghĩa, cho một nền kinh tế. Chính nguyên tắc đặt quyền lợi và của cải tập thể trên quyền cá nhân, trên quyền công dân, mà chính quyền cộng sản sau này trở thành chuyên chế, thâu tóm mọi quyền lực và của cải trong xã hội vào tay mình, và rốt cục chính người lao động không sở hữu được gì.

Dưới chế độ hiện tại, quyền sở hữu của cải của người Việt Nam bị tước đi gần hết. Họ không có quyền sở hữu đất đai, là nguồn gốc sinh ra mọi hoa lợi và tài sản của con người. Chế độ sở hữu đó hoàn toàn bất công và thấm đầy nước mắt, Văn Giang là điển hình. Nhà tư bản bắt tay với chính quyền, đền cho nông phu một số tiền rẻ mạt để đổi lấy một mảnh đất thuận lợi, nhà cầm quyền rút quốc khố để đắp đường và xây hạ tầng, rồi nhà tư bản biến đất ruộng thành đất đô thị, thành khu sinh thái mèo mỡ. Lợi nhuận thuộc về ai chứ người nông dân có tích trữ hoa lợi bao nhiêu đời ở đó cũng không tài nào mua lại nổi miếng đất của tổ tiên họ. Có sự phân chia tài nguyên nào bất công hơn thế? Một đất nước văn minh không thể có nhiều người bị oan sai và dầm dề ăn vạ ngay trong thủ đô để đòi công bằng cho họ. Nếu quyền sở hữu của cải của công dân được tôn trọng thì mọi tranh chấp, đất đai chẳng hạn, phải có nhất trí hai bên mới giải quyết được, nhà nước chỉ đóng vai trò giữ luật pháp.

Quyền sở hữu của cải riêng còn bị hạn chế ở chỗ, quyền tiếp cận tài nguyên quốc gia rồi dùng tài năng để kinh thương và tạo ra của cải cho mình nó không công bằng. Trong nền kinh tế tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa này, mọi đặc quyền kinh tế, như dịch vụ ngân hàng, cơ sở hạ tầng, chính sách công, thuế má, đều dành hết cho thành phần quốc doanh và những nhà tư bản thân chính quyền. Chỉ có nhà nước mới được kinh doanh những nhu yếu phẩm cơ bản: năng lượng, đất đai, khoáng sản.

3. Quyền tự do. Các chính thể khác nhau là khác từ các nguyên tắc nền tảng. Chủ nghĩa tư bản đặt nền móng trên sự tôn trọng những quyền trọng yếu của con người. Chủ nghĩa cộng sản, trái lại, nền móng của nó là hi sinh con người để bảo vệ chế độ. Chính quyền cộng sản đã có trong tay mọi quyền lực và của cải quốc gia thì ưu tiên của nó là an ninh của nhà cầm quyền. Họ lấy sự kiểm soát con người làm nguyên tắc. Nhà cầm quyền không ngại dùng của công để làm phương tiện phục vụ quyền lợi của họ. Đi học ở nhà trường, trẻ con đã bị nhồi nhét đủ thứ tuyên truyền chính trị. Báo chí, sách vở, nhà trường đều là công cụ của đảng. Quốc hội, tòa án, cảnh sát không phải là những định chế độc lập, hoặc đại diện cho quốc dân.

Quốc hội trên danh nghĩa là đại diện của quốc dân, nhưng thực chất là do đảng cộng lập ra, để hợp pháp hóa nghị quyết của đảng. Quốc hội ấy phê chuẩn trong hiến pháp rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đảng cầm quyền có chỗ tuyệt đối bất khả nghi vấn trong hiến pháp, thì độc tài quyền lực sẽ thủ

T r a n g | 98

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

tiêu mọi quyền chính trị cơ bản của công dân. Tự do ngôn luận và lập hội, cho tới lập pháp, hành pháp, và tư pháp đều là độc quyền của đảng cộng sản, họ muốn cho ai thì cho. Tôn giáo chẳng hạn, luôn bị kiểm soát nghiêm ngặt. Có nghịch lí không, khi một người anh họ của tôi theo Công Giáo, muốn vào đi tu làm linh mục, phải xin phép công an, và thật tế là các tôn giáo, khi phong chức hay truyền giới đều phải có phép của công an. Khi tôn giáo tỏ thái độ khảng phán, thì nhà cầm quyền sẵn sàng đàn áp bằng võ lực. Bát Nhã, Thái Hà, và những vụ bắt bớ tín đồ khác chứng tỏ thái độ bất khoan nhượng của nhà cầm quyền đối với sự bất tuân phục của công dân.

Người dân ít có tiếng nói đối với những chính sách ảnh hưởng tới an nguy quốc gia. “Đã có Đảng và nhà nước lo”, ai tìm cách chia sẻ nỗi lo ấy thì bị coi là thách thức quyền lực nhà nước và đe dọa lợi ích quốc gia. Nhà cầm quyền sẵn sàng lập ra những phiên tòa như mở kịch để xử những người bất đồng chính kiến, ở đó quan tòa chỉ là những con rối của nhà cầm quyền, và pháp luật là do người có quyền thế diễn dịch. Cái lò báo chí, văn nghệ của nhà nước sản xuất ra nhiều chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, nhiều người xu nịnh, và nhiều sản phẩm sặc mùi tuyên truyền. Ai không chịu phục tùng nhất định sẽ bị mạt sát và trù dập. Tình trạng bức hại người dùng quyền ngôn luận từ sau Nhân Văn Giai Phẩm vẫn không thuyên giảm chút nào. Nhiều kí giả, học giả, luật sư, bác sĩ, tu sĩ, thường dân vẫn đang bị giam trong lao ngục, trại tâm thần, bị hành hung, khủng bố, giam lỏng tại nhà, bị mật thám theo dõi.

* * *

Có nhà nước pháp trị thì nhân quyền mới được tôn trọng, chúng tôi tin tưởng như thế. Trong nhà nước pháp trị ấy, pháp luật là quyền lực tối cao. Mọi công dân sẽ bình đẳng trước pháp luật, quyền lực được kiểm soát nên tránh được họa chuyên chế. Xã hội hiện nay của chúng ta không có pháp trị, có thể gọi là hỏng từ gốc, cho nên phải sửa từ gốc, tức là chính trị, mà chính trị đồi bại hay lành mạnh thì dân tộc nào cũng có thể quyết định.

Trong hoàn cảnh hiện thời không có cách gì hay hơn là dùng ngôn luận để ảnh hưởng quan điểm của nhiều người, mặc dù viết lách vẫn còn là một việc nguy hiểm. Tùy hoàn cảnh và khả năng mà người viết cần quan sát để điều mình viết khế hợp với độc giả, trong hoàn cảnh của chúng tôi thì khi viết lách, chúng tôi sẽ hướng tới giới trẻ và có những quan điểm sau.

Đầu tiên là không thỏa hiệp, không hợp tác với những chính sách và cách hành xử làm tổn hại quốc gia và quốc dân của nhà cầm quyền. Mỗi người trẻ nên định cho mình một giá trị sống, vì chính họ làm chủ vận mệnh của họ. Bản thân chúng tôi cũng dứt khoát không làm việc cho hệ thống công quyền, và muốn nhiều người trẻ quan sát để nhận ra đâu là sự thật, đâu là dối trá trong nhiều sản phẩm của bộ máy truyền thông nhà nước này. Giới trẻ cần hiểu rằng chính trị là quyền và trách nhiệm của công dân. Quốc dân ủy thác quyền lực cho nhà cầm quyền, góp thuế để nuôi quân đội và cảnh sát, khi quyền lực chính trị bị lạm dụng thì họ càng cần phải dấn thân vào chính trị để khai phóng những quyền làm người và quyền làm công dân khác. Lấy lại được những quyền tự do cơ bản ấy thì công dân mới mong chấm dứt được tình trạng đem tự chủ của quốc gia, đất đai của tổ tiên đổi lấy sự an ninh cho nhóm người cầm quyền.

T r a n g | 99

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Trong chính thể độc tài tiềm ẩn rất nhiều bất trắc, người trẻ cần đòi tự do, đòi một xã hội xứng với nhân phẩm và làm thăng hoa được tài năng của họ hơn, họ cần nghi vấn tính chính danh của nhà cầm quyền. Ngọn gió phản kháng đòi tự do luôn mãnh liệt, đã quét sạch gần hết nạn độc tài Bắc Phi và Arab, làm lung lay nhà nước quân trị ở Myanmar, và sẽ tiếp sinh lực cho những phong trào đòi tự do âm ỉ ở Việt Nam và cả Trung Quốc. Giới trí thức ngày nay đã ý thức được sức mạnh của họ, và khi nền kinh tế trái quy luật thị trường phải thoi thóp thì nhà cầm quyền không thể nuôi mãi công an và mật thám để kiểm soát người dân được. Nếu giới trẻ gây được một áp lực như thế lên nhà cầm quyền, thì nông dân, người nghèo – tức những người chịu bất công nhiều nhất trong sự phân chia tài nguyên và của cải, quyền lợi của nhà cầm quyền – sẽ cất tiếng nói đòi lại quyền sống của họ.

Đa số tổ chức dân sự và những thương nghiệp quốc tế khi vào làm việc ở Việt Nam đều phải thỏa hiệp với nhà cầm quyền về một số phương diện. Đành rằng thương nghiệp là phải kiếm lãi, nhưng nếu những tổ chức kinh tế, những hãng lớn, và những quốc gia có bang giao với Việt Nam chỉ nhắm lợi nhận mà bỏ mặc nhân quyền thì chẳng khác gì công nhận sự chính danh của một chính quyền tàn bạo. Như thế chẳng phải là gián tiếp chà đạp nhân quyền ở nước khác hay sao? Ngày nay thế giới khuyến khích kinh tế xanh, coi môi trường là một giá trị trong thương mãi, vậy thì tại sao không coi trọng quyền con người là một giá trị?

Về phía nhà cầm quyền, chúng ta chỉ có thể mong những người có lương tri trong họ có viễn kiến và nghĩ tới tương lai dân tộc. Trong bối cảnh tài nguyên đang dần dần cạn kiệt, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, và sự cạnh tranh lân bang có thể vượt qua mọi ranh giới lí trí, thì nếu nhà nước không có ủng hộ của quốc dân, nếu không có một mục tiêu chung là bảo vệ tổ quốc tổ tiên để lại, bảo vệ dân tộc, thì chúng ta không sao có sức mạnh để đối phó với ngoại bang ức hiếp hoặc có dã tâm thôn tính mình. Trong thế giới mà các quốc gia xích lại gần nhau hơn, dân chủ và tự do là một trào lưu của những nước văn minh, nếu các nhà lãnh đạo chúng ta không thay đổi thì Việt Nam có nguy cơ lạc hậu thêm nữa vì mọi cơ hội sẽ không đến với một dân tộc thoát ra khỏi trào lưu của thế giới. Chúng ta có nguy cơ lạc hậu sau cả Myanmar là nơi còn dồi dào tài nguyên và một thị trường mới mẻ.

Dấu hiệu của sự cải cách chính trị không gì bằng đảng cầm quyền chia sẻ quyền lực với quốc dân, tức sửa đổi hiến pháp và bỏ những điều khoản quy định sự độc tôn của đảng cộng sản. Họ cũng nên chia bớt quyền lợi kinh tế và tạo một thị trường mới công bằng hơn cho người dân tự do cạnh tranh. Từ bỏ bao giờ cũng phải hi sinh, nhưng làm như thế là trả lại cho nhà nước vai trò ban đầu và cuối cùng của nó: nhà nước chỉ là lực lượng được quốc dân ủy thác để thực thi dịch vụ hành chính, quản lí quốc gia.

T r a n g | 100

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Cầnvậnđộng“GiáodụcQuyềnConNgườitừTôi”

Mã số QCN&T000040

Hưởng ứng cuộc thi viết “Quyền Con Người và Tôi” do Phong trào Con Đường Việt Nam tổ chức và ngày Nhân quyền quốc tế 10/12 chủ đề “Tham dự và tham gia vào đời sống xã hội” , em đã chuẩn bị và sẽ hoàn tất bài dự thi vào ngày này, nhằm nâng cao học hỏi và đóng góp ý kiến nhỏ “để có thể mở mang kiến thức về nhân quyền cho bản thân và mọi người” trong khả năng của một học sinh cấp ba.

Cách nay hơn hai tháng, em nhận được tờ rơi vận động cuộc thi viết từ một người bạn. Qua tìm hiểu trên “conduongvietnam.org”, “danluan.org”, em đã hiểu mục đích cuộc thi viết này là để tạo cơ hội cho người Việt Nam thoát nạn “mù nhân quyền”, thoát nghèo, thoát khổ, giảm bớt bất công (theo cách nói của mẹ em) nếu có được nhiều người hưởng ứng tham gia, vận động để Quyền Con Người được thực thi.

Ở tuổi 17, chắc rằng những hiểu biết về “Quyền Con Người” của em còn rất hạn chế. Tìm hiểu qua “nhanquyen.vn” thì “quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế”. Còn “Quyền Con Người” theo cách nghĩ riêng em là quyền làm chủ của bản thân mỗi người, không cần ai cho phép, làm theo nhu cầu cho bản thân hoặc cho cộng đồng nhưng phải biết giới hạn, không tham lam, không được xâm phạm đến quyền làm người của người khác. Nó được bảo vệ một cách khách quan bởi luật Nhân quyền quốc tế, mà Việt Nam đã là thành viên từ 30 năm qua.

Trong thực tế thì người tham rất nhiều, là nguyên nhân tạo ra bất công xã hội. Họ xâm phạm quyền tư hữu của những cá nhân khác bằng nhiều hình thức, thủ đoạn. Họ chiếm đoạt tài sản, quyền lợi, đất đai, ngày giờ, công sức, cả mạng sống con người. Không chỉ là trộm cắp, lừa đảo trong dân thường mà nó còn tìm ẩn ở tầng lớp quản lí. Những người thừa hành pháp luật tạo ra lợi ích nhóm, tạo ra cường quyền, tạo ra rào cản, tạo ra tâm lí hèn kém chấp nhận nghịch cảnh, khiến người dân sợ hãi không dám đòi công bằng, lẽ phải, và mù mờ không biết tìm công lí ở đâu. Từ lúc sinh ra đến lúc chết đi đã có biết bao nhiêu người không hề biết rằng “họ là chủ nhân của các quyền con người” để mà đòi luật bảo vệ. Họ chỉ còn biết cam chịu những oan trái như trường hợp những người dân mất đất, mất tàu. Cũng có người uất ức quá đã chống trả theo bản năng tự phát, tự tử, tự thiêu. Tự phát liều mạng theo kiểu nông dân Chí Phèo để phản đối bất công như trường hợp bác Đoàn Văn Vươn chống lệnh cưỡng bức đất đai bằng đạn hoa cải, như hai mẹ con bác Lài liều khỏa thân giữ đất, như mẹ cô Tạ Phong Tần tự thiêu vì con bị tù oan...

Đút lót, tiếp tay cho tham nhũng được coi là việc làm “khôn ngoan” của những người chạy việc, chạy cửa cho nhanh. Qua các câu nói lưu hành trên cửa miệng như “thủ tục đầu tiên”, nói láy là thủ tục tiền đâu hay câu “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” được hiểu là có đút lót thì mới được việc. Hình thức tham nhũng này phổ biến khắp nơi ở các cơ quan công sở, bệnh viện và cả trường học nữa.

T r a n g | 101

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Câu nói “có tiền là có quyền” đã khiến nhân quyền của người nghèo bị chà đạp. Họ thường bị coi thường không chỉ ở phạm vi ngoài xã hội mà nó còn diễn ra ở môi trường em đi học và nơi em sinh sống. Ba mẹ em đều là thầy cô giáo. Mẹ em đã bỏ nghề vì lương quá thấp. Ba em vì yêu nghề, yêu trẻ nên đành chấp nhận số tiền lương ít ỏi không đến ba triệu đồng mỗi tháng trong thời buổi khó khăn hiện tại vì không muốn bắt học trò học thêm. Do vậy nhà em gặp nhiều thiệt thòi trong đời sống, may mà có dì dượng giúp đỡ mà đời sống gia đình em vượt qua thiếu hụt. Qua tìm hiểu Quyền Con Người, em đã hiểu ba không dạy thêm vì tôn trọng nhân quyền, tôn trọng “Quyền nghỉ ngơi” của học sinh (điều 24- TNQTNQ); còn ba em và nhiều giáo viên khác nữa đang bị vi phạm “Quyền làm việc và hưởng thù lao” (điều 23- TNQTNQ).

Phần nhiều giáo viên giải quyết khó khăn về lương bằng cách dạy thêm ngoài giờ, để có nhiều học thêm, có giáo viên không dạy phần trọng tâm bài học trong giờ học chính mà để dành cho dạy thêm. Nhà trường cũng muốn tăng thu nhập bằng cách tổ chức lớp văn hóa ngoài giờ nên nội dung bài học trong lớp học chính lại bị cắt xén chừa cho lớp học về đêm. Bằng hình thức ấy, học sinh đã bị vi phạm nhiều quyền mà dễ thấy nhất là “Quyền nghỉ ngơi” phần nhiều phải học ba ca mỗi ngày, không còn thời gian hồi phục hay làm việc giúp đỡ gia đình. Phụ huynh lại chồng chất thêm gánh nặng tiền học thêm, gánh nặng đưa đón con em đi học trên những con đường thường là kẹt xe, khói bụi và mưa nắng. Anh em trở thành nạn nhân kiểu học ấy, bị suy nhược thần kinh, phải bỏ học vào giữa năm lớp 12 và đang điều trị về tâm thần làm ba mẹ em thật là đau xót. Có bạn không đi học thêm vì hoàn cảnh nên bị phân biệt đối xử, bị o- ép về điểm, nhiều bạn chán nãn sinh ra nhiều việc làm tiêu cực. Vì chạy theo thành tích hoặc đồng tiền, có trường còn làm lơ, bao che cho những giáo viên có những việc làm sai trái trong dạy học, bỏ mặc học sinh với những yêu cầu chính đáng không được quan tâm giải quyết.

Những sự việc trên đều xuất phát từ lòng tham của một số người đã tạo ra nạn tham nhũng, tạo ra cường quyền bảo vệ lợi ích nhóm, làm cho người dân hãi sợ, chấp nhận mất mát nghèo nàn, không dám chống lại bất công khiến Việt Nam trở thành nước lạc hậu và tụt hậu ở một khoảng cách xa so với các nước trong khu vực.

Muốn xoay chuyển tình trạng này của đất nước, người dân phải vượt qua sợ hãi, dám đòi lại công bằng theo cách mà Phong trào Con đường Việt nam đề ra, đó là cách hay nhất và ôn hòa nhất nhưng không kém quyết liệt, trên cơ sở mọi người phải hiểu biết về luật nhân quyền theo pháp định Việt Nam, biết đòi hỏi chính quyền ưu tiên tôn trọng và bảo vệ.

Muốn người dân vượt qua sợ hãi, cần đầu tư Quyền Con Người về mặt giáo dục bằng cách vận dụng Luật nhân quyền Việt Nam và dựa vào Tuyên ngôn về Giáo dục Nhân quyền LHQ với 14 điều khoản, ta nên ưu tiên thực hiện điều 1,2,4,6,,10,11,14. (Trích: Luật nhân quyền- Nghiên cứu& Giáo dục).

Khẳng định với mọi người rằng việc Giáo dục Nhân quyền được luật pháp qui định hẳn hoi và có tư liệu “Giáo Trình Lý Luận Và Pháp Luật Về Quyền Con Người” (xuất bản vào tháng 11/2009 bởi NXB Chính trị quốc gia) để mọi người yên tâm tham khảo và tự tin thực hiện, yên tâm là mình không phạm luật. (điều 4)

T r a n g | 102

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Dù từ lâu đã có luật, nhưng phần nhiều những người nắm quyền không muốn vận động đem ánh sáng nhân quyền đến cho người dân chỉ vì lòng tham, vì tham-ô, tham nhũng hay vì trình độ quản lí kém.

Như vậy, chỉ còn cách người dân chúng ta tự vận động, phổ biến Quyền Con Người cho nhau, dựa trên Tuyên ngôn Giáo dục nhân quyền LHQ bằng nhiều cách sáng tạo sao cho phù hợp với tình hình đất nước hiện nay.

Dựa vào văn kiện pháp lí không chưa đủ, ta nên dựa vào sức mạnh cộng đồng quốc tế (điều 11,12,13), dựa vào các công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông đại chúng và các biện pháp nghệ thuật để góp phần đào tạo và nâng cao nhận thức về nhân quyền. (điều 6) .

Ở mức trình độ dân trí thấp hay ở lứa tuổi thanh-thiếu niên ta nên áp dụng phương pháp “học hỏi đi kèm với quyền lợi” bằng hình thức đố vui có thưởng, vận dụng những kiến thức nhân quyền trong vui học. Chẳng hạn như hình thức trả lời câu hỏi qua nhắn tin, trả lời trúng thì được tặng thêm tài khoản trong điện thoại. Hay nêu trả lời những câu đố-những yêu cầu hiểu biết nhân quyền thông qua địa chỉ của những trang báo mạng trái chiều, kích hoạt bằng những phần thưởng tượng trưng.

In địa chỉ “ nhanquyen.vn”, “conduongvietnam.vn” trên những bìa sách-vở, trên thân thước-bút-gôm tẩy, kinh dịch hay những sản phẩm tiêu dùng từ ngoài nước chuyển về. Thật đáng mừng nếu vận động này có nguồn tài trợ từ các nhà hảo tâm trong-ngoài nước và những tổ chức nhân quyền thế giới.

Vận động dân oan khiếu kiện đất đai bằng hình thức số đông, tập thể làm đơn gởi lên cấp cao giải quyết, nếu chưa thỏa đáng thì gởi đơn đến các cơ quan nhân quyền LHQ….

Vận động và tham gia ký Thỉnh Nguyện Thư cần 100000 chữ ký do nhạc sĩ Trúc Hồ ở hải ngoại tổ chức hay ký Ý Nguyện Thư về Kinh tế 2012 do Phong trào Con đường Việt Nam phát động để góp phần giải quyết về nhân quyền và khó khăn kinh tế hiện nay. Khi đất nước vượt qua khó khăn về kinh tế thì các thầy cô giáo trong đó có ba em nữa sẽ được mức thù lao công bằng hơn hiện tại.

Học sinh chúng em cần những nhà giáo có tâm huyết vận động một số nhà trường hủy bỏ lớp học “văn hóa ngoài giờ”, vận động thầy cô chỉ dạy thêm khi thực sự học sinh có nhu cầu, tránh tình trạng “ ép”đi học vì thu nhập cá nhân người dạy.

Em mong lời chúc của mẹ em thành sự thật: “Mẹ chúc con được giải trong cuộc thi này, nó là cơ sở để con vận động nhân quyền tốt hơn đến với các bạn trong trường”. Kết quả ấy sẽ là phương pháp “học hỏi đi kèm với quyền lợi” sẽ có tác dụng giúp bạn bè tự tin sử dụng và phổ biến quyền con người rộng rãi hơn theo cách mà Phong trào Con đường Việt Nam đã đề ra.

Em tin những vận động của phong trào này là ngọn gió lành đang thổi vào ngọn lửa yêu nước, tôn trọng nhân quyền của dân tộc, tạo thành sức bật thay đổi bộ mặt xã hội, trở thành một đất nước dân chủ - văn minh – tự do – bình đẳng và thịnh vượng./.

T r a n g | 103

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Thúy Hiền

T r a n g | 104

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

LuậnvềQuyềnConNgười

Mã số QCN&T000042

I.LuậnvềQuyềnConNgười:

Quyền Con Người là một giá trị cao quý nhất, là một phạm trù lịch sử. Quyền Con Người có một giá trị cao hơn cả chủ quyền quốc gia, vì như Hồ Chí Minh đã từng nói, đại ý rằng: “Độc lập để làm chi??? Trong khi người dân cơm ăn còn không đủ no, bệnh tật mà không được chữa!!!”.

Tôi, Phan Ái Quốc, phỏng theo lời của Hồ Chí Minh, nói: “Không có gì quý hơn Quyền Con Người!!!”.

Thực vậy, chúng ta đều biết: Hồ Chí Minh từng hùng hồn tuyên bố: “Không có gì quý hơn Độc Lập – Tự Do”, nhưng thực ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà chỉ độc lập được với Hoa Kỳ, với Pháp, nhưng lại là chư hầu của Liên Xô, của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa!! Thực tế là từ năm 1945 đến nay (2012), nước Việt Nam chưa bao giờ thực sự là một nước tự do và độc lập. Mà cứ coi như nước Việt Nam là một nước tự do và độc lập đi thì người dân Việt Nam chưa từng được hưởng 1 gram “quyền con người” nào cả! Tôi, Phan Ái Quốc, nói như vậy và bây giờ tôi xin chứng minh:

Quyền Con Người là những giá trị tư tưởng tự do truyền thống như:

- Quyền tự do tư tưởng

- Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

- Quyền được tham dự vào công việc của nhà nước

- Quyền bình đẳng trước pháp luật

- Quyền được sống; quyền tự do và an toàn thân thể

- Quyền không bị giam giữ, trục xuất tuỳ tiện

- Quyền được xét xử công bằng, công khai bởi một toà án độc lập và vô tư

- Trong tố tụng hình sự, có quyền được suy đoán vô tội

- v.v…

Xét về bản chất, đây là những quyền tự do để không ai có thể bị xâm hại. Các quyền này phải được bảo vệ một cách tuyệt đối bởi nhà nước. Nếu một nhà nước mà không bảo vệ được các quyền này thì đó chính là một nhà nước Phát-xít hay nhà nước Cộng sản (cực hữu hay cực tả). Trên thế giới hiện nay có vài nước ở vùng Scandinavia như Thụy Điển, Phần Lan, Nauy, Đan Mạch hay các nước Hà Lan, Thụy Sĩ, Áo, Đức, Úc, Pháp v.v… tuy họ chẳng bao giờ mị dân bằng cách: giơ chiêu bánh vẽ thiên đường chủ nghĩa xã hội, cộng sản… một cách đầy hoang tưởng, ảo tưởng một cách xa vời và thần thoại, nhưng tôi – Phan Ái Quốc – xác nhận những nhà nước trên thực sự là “thiên đường dưới hạ giới”. Những nước trên chẳng bao giờ rao giảng rằng nước họ theo một chủ nghĩa mà có nền dân chủ gấp triệu lần những nước khác ý thức hệ! Đó

T r a n g | 105

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

là đại ý của một ông tổ của học thuyết chính trị cực kỳ phát-xít – là một cái cực của phía bên kia của chủ nghĩa do Adolf Hitler sáng lập nên. Có một bí mật khủng khiếp là ông tổ này bị chết bởi một bệnh phong tình – syphilis – mà khi Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Liên Xô yêu cầu biên bản khám nghiệm tử thi chỉ có 3/27 bác sĩ cực giỏi của Liên Xô dám ký nhận: Ông tổ này là Vladimir Ilich Lenine.

Đó cũng là ý mà “bà phó Doan” tuyên bố trước 500 nghị gật của cái quốc hội Đảng cử - Dân bầu (Việt Nam) rằng nước CHXHCN Việt Nam có nền dân chủ gấp vạn lần nền dân chủ các nước tư bản đang “giãy chết”. “Tư bản giãy chết” cũng là một thuật ngữ kỳ quái, lạ lùng nhất!!! Bởi vì sao? Bởi vì người ta sẵn sàng bỏ mạng trên biển khơi, sẵn sàng cho hải tặc hãm hiếp, cướp bóc… để cương quyết trốn khỏi thiên đường cộng sản để đến những nước tư bản “đang giãy chết”.

Tất cả cũng bởi một điều ở các nước xã hội chủ nghĩa, người dân không hề được hưởng một gram Quyền Con Người nào! Đó là thực tế!

Bàn về Quyền Con Người thật là khó. Bởi vì nội hàm và ngoại diện của thuật ngữ Quyền Con Người cực kỳ rộng!

Tôi xin dẫn chiếu một số quan điểm của các học giả trên thế giới mà tôi mới tham khảo trên mạng:

Trước hết là tác giả Ayn Rand trong tác phẩm “Quyền Con Người” đã nói về việc thực thi quyền con người ở Hoa Kỳ. Ông nói: “Nước Mỹ thì coi mỗi con người là mục đích của chính mình, còn xã hội như phương tiện để đi đến một sự cùng tồn tại trong hoà bình, có trật tự, tự nguyện giữa các cá nhân”. Sau khi chứng minh một cách chặt chẽ rằng: Hoa Kỳ là một quốc gia mà ở đó Quyền Con Người được thực thi, tôn trọng một cách triệt để nhất, Ayn Rand ra lời kêu gọi tất cả các nước trên thế giới hãy học tập và làm theo gương của Hoa Kỳ: Khi đó cả thế giới sẽ “đại đồng”.

Ngài Kofi Annan, nguyên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, người mà tôi rất kính trọng, trong một tuyên bố của mình có nói:

“Quyền Con Người có một giá trị cao đẹp nhất và vĩnh hằng. Trong tất cả các tôn giáo và các nền văn hoá, Quyền Con Người là cơ sở của hoà bình và tiến bộ. Quyền Con Người là giá trị chung của mọi nền văn hoá”.

Và tôi đặc biệt trân trọng tư tưởng bất hủ về Quyền Con Người được nêu lên trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ 1786: “Mỗi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không thể bị tước đoạ. Trong những quyền ấy có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

II.ViệcthựcthiQuyềnConNgườiởViệtNam:

Tại Việt Nam từ ngày 2/9/1945, hay đúng hơn là 10/10/1954 tại miền Bắc và 30/4/1975 tại toàn Việt Nam thì Quyền Con Người hoàn toàn không được coi trọng. Đó là một sự thật!

Chẳng hạn tại miền Bắc từ năm 1953 tới năm 1958 có chiến dịch “đấu tố” hoàn toàn dập khuân theo phương thức của ngài đồ tể Mao Trạch Đông – người mà mới đây đã bị biến mất hoàn toàn trong văn kiện, cương lĩnh của Đại hội 18 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tại các cuộc đấu tố này, bất cứ ai cũng có thể bị con cái, vợ chồng, cha mẹ, người thân chỉ mặt, kết tội mà không có một bằng chứng xác đáng nào, không

T r a n g | 106

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

cho phép biện hộ, đặc biệt là không có luật sư bào chữa… Thẩm phán thì toàn là những bần cố nông mù chữ, toàn là Chí Phèo với Thị Nở nên đã gây ra cảnh tượng “đêm long trời – ngày lở đất”, làm oan sai hàng trăm ngàn người vô tội: điển hình là bà Nguyễn Thị Năm – một địa chủ yêu nước – đã từng nuôi dấu nhiều lãnh tụ cách mạng cao cấp, là mẹ của 2 sĩ quan cấp trung đoàn đã bị xử bắn không thương tiếc…

Và một điểm lạ nữa là từ năm 1954 đến 1975 tại miền Bắc XHCN không hề có trường đại học Luật!!! Nghề luật sư bị cấm! Luật sư, tiến sĩ luật Nguyễn Mạnh Tường phải sống trong cảnh cơ hàn, bám víu vào bà vợ tảo tần của mình.

Ngoài ra những năm 1963-1967 ở miền Bắc XHCN có “vụ án xét lại” cực kỳ kinh khủng: cả trăm cán bộ cao cấp có, trung cấp có bị tống giam vô thời hạn, không có lệnh truy tố của Viện Kiểm Sát, không có lệnh bắt, và đặc biệt là không xét xử: giam “mút mùa", “mút chỉ cà na". Điều này đã được nhà văn Vũ Thư Hiên - con cụ Vũ Đình Huỳnh, một nhân chứng lịch sử viết trong tác phẩm “Đêm giữa ban ngày" (các bạn vào google gõ từ khóa này sẽ được đọc toàn bộ tác phẩm).

Vào khoảng những năm 1990-1998 tại các nhà tù Việt Nam có những người bị bắt mà không xét xử: bởi vì họ có tội đâu mà xử! Họ chỉ chỉ trích chế độ độc tài Đảng trị, thối nát, tham nhũng thôi và cơ quan an ninh của thành phố, của Bộ bắt nguội họ, giam giữ họ có khi đến cả chục năm trời!!!

Các bạn cứ đọc báo mạng lề trái như Dân Làm Báo, Ba Sàm, Bauxite Việt Nam, Nguyễn Xuân Diện, Tô Hải, Quê Choa, Cu Làng Cát, Huỳnh Ngọc Chênh... thì sẽ được chứng minh một cách thuyết phục nhất:

- Ở Việt Nam: người dân bị bịt miệng,

- Ở Việt Nam: người theo đạo Tin Lành, đạo Hoà Hảo, theo Dòng Chúa Cứu Thế bị đàn áp,

- Ở Việt Nam: người dân không có tự do tư tưởng, bị nhồi sọ bởi một học thuyết không tưởng, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin,

- Ở Việt Nam: bầu là Đảng cử - Dân bầu, ví dụ luật sư Lê Quốc Quân bị đấu tố - rớt ngay từ vòng gửi xe khi ứng cử đại biểu Quốc Hội (ĐBQH),

- Ở Việt Nam: bệnh mà không có tiền thì bị từ chối chữa - học mà không đóng học phí thì bị đuổi ra khỏi lớp học.

Và còn rất nhiều vụ việc vi phạm Quyền Con Người tại Việt Nam nữa. Trong giới hạn 2000 chữ thì khó viết thêm xin chờ lần thi về Quyền Con Người tới.

III.Nhữngtrảinghiệmcánhân

Tôi sinh năm 1966 thi Đại học Bách Khoa (ĐHBK) năm 1984 được 29,5 điểm. Tôi được tuyển chọn đi học ngành Điều Khiển học tại Đại học Bách Khoa Praha - Tiệp Khắc, nhưng cũng như anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Lê Thăng Long, anh Lê Công Định: do tôi được tiếp xúc với giới trí thức ưu tú nhất của Việt Nam, tôi đã viết kiến nghị gửi lên Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN yêu cầu 8 điểm:

1/ Cách chức Tổng bí thư Lê Duẩn

2/ Đưa đồng chí Võ Văn Kiệt làm Tổng bí thư

T r a n g | 107

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

3/ Đưa đại tướng Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch nước

4/ Thiết lập lại cơ chế Thủ tướng - bãi bỏ cơ chế trách nhiệm tập thể “Hội đồng bộ trưởng". Đưa đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Thủ tướng.

5/ Giải thể hết các hợp tác xã, các tập đoàn, đưa chính sách “bù giá vào lương" của tỉnh Long An ra triển khai trên toàn quốc. Từ bỏ nền kinh tế sản xuất theo kế hoạch từ trước: tất cả theo quy luật “cung - cầu".

6/ Luật hoá sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam

7/ Rút quân Việt Nam ra khỏi Cambodia ngay lập tức

8 / Bỏ điều khoản trong hiến pháp 1980 “Trung Quốc là kẻ thù số 1 của Việt Nam". Tuyên bố Việt Nam sẵn sàng chơi thân với tất cả các nước trên cơ sở cùng có lợi.

Đó là dịp kỷ niệm 10 năm ngày giải phóng miền Nam 30/4/1985: tôi đi in roneo, in thạch ra rất nhiều bản đi phát tán tại trường ĐHBK Hà Nội, Y Hà Nội, Tổng hợp Hà Nội, Kinh tế Quốc Dân Hà Nội... và sau đó tôi cũng viết trong bài thi chính trị quốc gia năm 1985 tại trường Đại học Ngoại Ngữ Thanh Xuân (trường dành cho lưu học sinh Đông Âu và Nga). Kết quả là bài thi “chính trị quốc gia" của tôi cuối năm bị điểm không. Tôi bị dừng không cho đi nước ngoài và đương nhiên bị đuổi học. An ninh Tổng cục II giam tôi 3 tháng tại trại giam Thanh Liệt, đánh tôi đến thân tàn ma dại, điên điên khùng khùng... nhưng không thể đưa tôi ra toà vì thực chất là những gì tôi viết đều đúng: Lúc đó, toàn bộ dân tộc Việt Nam ai ai cũng oán thán Lê Duẩn; ai ai cũng muốn cách chức Lê Duẩn, đưa đồng chí Võ Văn Kiệt lên làm Tổng bí thư: Tôi chỉ là người đại diện cho tiếng nói của người dân Việt Nam. Tôi bị biệt giam tại Thanh Liệt hơn 3 tháng, cả bố mẹ tôi đã cầu cứu đồng chí Nguyễn Văn Linh, đồng chí Võ Văn Kiệt xin cho tôi ra vì khi đó tôi bị tra tấn rất dã man, đến thân tàn ma dại. Gia đình tôi và tôi viết đơn xin đi lên biên giới phía Bắc để chỉnh huấn lại tư tưởng. Vào ngày 22/12/1985 tôi là một binh nhì của tỉnh đội Hà Tuyên: Mặt trận Vị Xuyên, phòng tuyến Thanh Thuỷ...

Tất cả những điều trên được thầy Lê Văn Sen, hiệu trưởng trường đại học Ngoại ngữ Thanh Xuân chứng nhận, thầy Phạm Tiến Hùng, trưởng khoa Đông Âu, cô Lê Hoa, trưởng khoa Séc xác nhận... Một nhà nước có quyền con người thì tất cả những quyết định liên quan đến vận mệnh của con người thì đều phải có văn bản... nhưng tất cả những gì đến với tôi chỉ bằng tuyên bố miệng!?!

Tôi bị đuổi học, tôi bị ép đi bộ đội... tất cả các điều đó được thầy Nguyễn Trọng Hoàn, vụ trưởng vụ tuyển sinh Bộ ĐH-THCN năm 1984 năm nay vẫn còn sống 74 tuổi, được thầy Nguyễn Xuân Sinh trưởng phòng lưu học sinh bộ ĐH-THCN 1984 năm nay còn sống xác nhận, được thầy Nguyễn Văn Thuộc trưởng phòng GD Bộ ĐH-THCN năm nay còn sống xác nhận.

Ra quân 1988, tôi xin đi học lại Bách Khoa thì trường không cho học. Tôi phải đi thi lại ĐHBK: Các thầy Cù An Hưng dạy toán năm nay 70 tuổi xác nhận, thầy Nguyễn Bắc Dụng dạy Hoá là hiệu trưởng trường Trần Đại Nghĩa xác nhận, thầy TS Nguyễn Thanh Vũ dạy Lý năm nay 52 tuổi xác nhận...

Tôi đậu vào khoa Hoá thực phẩm ĐHBK thành phố Hồ Chí Minh năm 1989 và liền sau đó tổ chức cho sinh viên Bách Khoa biểu tình - có liên kết với anh Lê Thăng Long là Bí thư Đoàn Khoa Điện và bị GS Trương Minh Vệ - Hiệu trưởng, GS Lâm Quốc Dũng - bí

T r a n g | 108

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

thư Đảng Uỷ tuyên bố xanh rờn là không cho thi tốt nghiệp. Mặc dù tôi học năm thứ nhất và không có bị một kỷ luật nào!

Sau đó tôi bị đuổi học thiệt!?!

Và năm 2010 tôi thi đậu điểm cao vào lớp luật chất lượng cao AVF35 - đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tôi cũng là lớp trưởng lớp chất lượng cao này.

Nhưng dưới chế độ cộng sản của Việt Nam thì ngay trường đại học Luật cũng làm trái luật: Ngày 12/2/2011 tôi đến lấy đơn ứng cử ĐBQH khoá 13 với tư cách là sinh viên ưu tú nhất của lớp chất lượng cao AVF35 thì ngày 17/2/2011 ông Nguyễn Mạnh Hùng trưởng phòng CTCT-SVHS kêu lên yêu cầu tôi rút đơn ứng cử: Tôi tuyên bố đó là quyền hiến định của tôi. Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói sẽ đuổi học tôi nếu tôi tự ứng cử!?! Ông Hùng o ép, hành hạ tôi đến mức tôi phải tự rút đơn ứng cử ĐBQH của mình!

Tôi thi đậu thủ khoa ĐHBK thành phố Hồ Chí Minh, năm 46 tuổi tôi thi đậu á khoa Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, học lớp chất lượng cao AVF35 mà tôi không được quyền tham gia công việc của nhà nước!

Tôi còn giỏi hơn ông nghị Hoàng Hữu Phước, ông nghị “IQ” Nguyễn Tiến Cảnh, ông nghị “luật nhà thơ” Nguyễn Minh Hồng, bà nghị nói dối như cuội Đặng Thị Hoàng Yến... Hãy để dân bầu tôi! Bằng việc làm, bằng cuộc đời tôi! Tôi tin rằng Đảng không bầu nhưng nhân dân sẽ bầu tôi! Vì tôi là người Việt Nam, tôi đi biểu tình chống TQ mà trường Luật sắp đuổi học tôi (tôi xin gửi văn bản kỷ luật đính kèm sau đây).

Đó là những trải nghiệm của tôi khi thực hành các quyền con người tại Quê Hương Việt Nam ngàn lần yêu dấu của tôi!

IV. Những sáng kiến của tôi

Bản thân tôi nghĩ rằng ở Việt Nam hiện nay có đồng chí Trương Tấn Sang là khá sạch. Tôi và các đồng chí của tôi mong muốn nhân dân Việt Nam hậu thuẫn cho đồng chí Trương Tấn Sang thực hiện những điều mà đồng chí Sang tâm huyết. Trao nhiều quyền hạn cho đồng chí Sang trong đó có việc cách chức Thủ tướng bằng việc sửa đổi hiến pháp 1992.

Đồng chí Trương Tấn Sang sẽ là một Góc-ba-chốp, một Enxin của Việt Nam vì thay đổi ở Việt Nam chỉ có một cách khả thi nhất là thay đổi “tự diễn biến" ở cấp chóp bu. Điều này có thể đồng chí Trương Tấn Sang không dám làm nhưng khi 90 triệu dân Việt Nam đồng lòng đi sau đồng chí Sang thì có thể đồng chí Sang làm một cú vang danh như Enxin, Góc-ba-chốp, Iazurensky tại Ba Lan năm 1989.

Đó là ở tầm vĩ mô, thấp hơn một tý là dùng quyền lực thứ tư: Quyền tự do báo chí. Phải yêu cầu như ông Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Không có VÙNG CẤM cho báo chí", báo chí là thanh thượng phương bảo kiếm, quyền lực vô song, nhất là các blog: Các blogger hãy dùng bàn phím của mình để đưa ra tất cả những mặt tiêu cực / tích cực của xã hội, để người dân được tiếp cận với thông tin nhiều chiều, được kiểm chứng từ nhiều nguồn... thì sức mạnh quần chúng sẽ còn lớn hơn bom A, bom H...

Tầng thấp hơn nữa là các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zing, và các hệ thống thông tin liên lạc bằng di động... những mạng này làm hiệu ứng kết nối nhanh hơn điện, khả năng tập hợp biểu tình khả dĩ...

T r a n g | 109

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Một điều không thể thiếu là phải tuyên truyền giáo dục về Quyền Con Người trong nhân dân để người dân thấy đó là Quyền chứ không phải là ban phát, xin - cho!!! Việc giáo dục này phải được lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động khác.

Một điều nữa là phải biến xã hội Việt Nam thành một xã hội minh bạch, công khai hoá tất cả những hoạt động của nhà nước.

T r a n g | 110

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

PhongtràoConĐườngViệtNam,QuyềnConNgười&Tôi

Mã số QCN&T000043

Trước khi Anh Lê Thăng Long phát động Phong trào Con đường Việt Nam, tôi đã từng đọc 2 chữ "nhân quyền" rất nhiều lần, nhưng thực tình chẳng bao giờ chú ý, mặc dù tôi là kẻ la cà internet khá nhiều. Có thể vì tôi không ý thức được nó hoặc tôi thấy xem diễn viên lộ hàng, xem scandal bóng đá Việt Nam, xem Chelsea đá Ngoại hạng Anh, xem Real Madrid đá Champion Leagues... hay hơn nhiều. Hoặc cũng vì tôi đang không cảm thấy bị mất tự do tí nào cả! Đôi khi tôi cũng đau xót khi gặp những cảnh bất công, những mảnh đời nghèo khổ, nhưng rồi nó lại trôi nhanh hoặc tôi vui hơn một chút, nếu giúp được họ một vài ngàn đồng ít ỏi nào đó...

Tôi tò mò xem danh sách những người được anh Long mời và tôi tò mò đọc những gì anh ấy đưa lên blog. Tôi tò mò chờ đợi những người được mời trả lời... Và tôi thất vọng. Gần như không ai cả. Không ai tham gia...

Lúc ấy, tôi mới thấy cụm 'quyền con người' được nhắc đến nhiều như thế. Và tôi tìm hiểu, rồi tôi nắm bắt lấy cơ hội, dù gì tôi cũng là một doanh nhân. (Hiện giờ thì doanh nhân này đang gần như tạm nghỉ làm việc rồi, vì có việc đâu mà làm?). Tôi nắm bắt lấy nó vì những khách mời kia không tham gia, vì tôi thấy nó hợp với suy nghĩ của tôi và thú thực là vì tôi nghĩ tôi phải có trách nhiệm để tham gia. Một phong trào phù hợp thế này mà không một ai trong nước tham gia thì thật là... (*đục bỏ*).

Tôi đọc nhiều, xem nhiều những thông tin chính trị nhưng tôi thường im lặng vì thấy nó chưa phù hợp với mình. Nhưng giờ đây tôi lại tham gia vào một phong trào đấu tranh vì quyền con người. Bởi nó liên quan trực tiếp đến tôi, gia đình tôi, bạn bè tôi, sau đó mới là những người xung quanh mình. Tôi tin tưởng rằng nó chính là chìa khóa, nó là nguyên nhân gốc để giải quyết được mọi mâu thuẫn trong mọi xã hội. Khi tôi không hiểu tôi có những quyền gì và phải tôn trọng quyền của người khác ra sao, thì tôi làm sao có thể đòi hỏi người khác cũng như vậy với tôi? Chưa nói đến việc tôi phải có trách nhiệm giúp đỡ người khác hiểu về những quyền của họ để họ tự tin sử dụng và cũng tôn trọng quyền của tôi. Tôi phải có trách nhiệm với mọi người vì để tôi có ngày hôm nay, đâu chỉ là công ơn của riêng ba mẹ tôi?

Tìm hiểu về quyền con người, trao đổi, giúp đỡ người khác hiểu biết về quyền con người có vi phạm pháp luật không? Nếu có, chắc chắn rằng tôi đang không ngồi đây gõ những dòng chữ này. Mặc dầu tôi cũng thừa nhận rằng ngày mai tôi hoàn toàn có thể không còn tự do vì một lý do lãng xẹt nào đó, ba cái bao cao su đã qua sử dụng chẳng hạn. Ba cái, vì tôi trẻ hơn Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ! Tôi sẵn sàng đón nhận vì tôi biết cái gì cũng có giá của nó, tôi thấy mà tôi không làm thì tôi mặc cảm lắm, vì ba mẹ và xã hội đã cho tôi được như ngày hôm nay, tôi phải có trách nhiệm để đền đáp họ, theo đúng pháp luật, dù rằng họ có thể khép tôi vào một tội nào đó khác. Ai dám chắc là không?

Hôm nay, 12/12 tôi vừa đi cafe với hai người bạn về. Trong buổi cafe các anh có hỏi tôi đang làm gì? Tôi trả lời rằng tôi đang phải đọc nhiều sách lắm, tôi muốn trang bị

T r a n g | 111

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

kiến thức cho mình. Các anh rất tán thành. Chắc ít người phản đối lắm. Số ít ấy muốn người dân càng ngu thì càng dễ cai quản.

Tại Việt Nam hiện nay, quyền con người chưa được thực hiện tốt, mặc dầu đã có những bước cải thiện không thể phủ nhận về xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ... Nhưng có lẽ vì nhiều người trong chúng ta chưa thực sự ý thức được cái quyền tạo hóa ban cho của chúng ta - quyền con người, nên chưa đòi hỏi. Để việc thực hiện quyền con người được tốt ở nước ta, mỗi người trong chúng ta cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức. Kiến thức đấy có rất nhiều trên internet, không chỉ ở conduongvietnam.org, humanrights.com... Ngoài ra, còn cần phải có những lớp bổ sung kiến thức cho những người thực thi luật pháp ở Việt Nam về quyền con người, như nhiều nước trên thế giới đang làm hàng ngày. Để quyền con người được tôn trọng, thì ai ai cũng đều phải trang bị, vì cởi bỏ tấm áo công chức, tấm áo quan tòa, comple chính khách ra, anh cũng vẫn chỉ là một con người với đầy đủ hỉ nộ ái ố.

Hãy xem clip này: http://www.youtube.com/watch?v=zw3o4HxRXe0 . Bạn có tự tin rằng bạn nói chuyện tốt hơn tác giả clip khi gặp người thực thi pháp luật không? Tại sao anh ta lại có thể 'cãi' tốt như vậy? Đơn giản vì anh ấy tự tin hiểu biết về Luật Giao thông đường bộ. Thế nếu bạn cũng tự tin hiểu biết về những quyền tạo hóa của bạn, ai sẽ không tôn trọng bạn? Giả sử bạn là một cá nhân đơn lẻ, tôi đồng ý rằng có thể một tập thể nào đó dùng quyền lực, dùng sức mạnh để đàn áp bạn, nhưng nếu có nhiều người cùng hiểu biết như bạn, tập thể ấy có còn đủ sức để đàn áp bạn hay không, khi mà chính nghĩa thuộc về tập thể của bạn?

Năm 2008, tôi vô tình chứng kiến cảnh anh Phan Ngọc Tuấn rải tờ rơi nói về những vụ kiện tụng đất đai của gia đình anh ở vòng xoay Quách Thị Trang trước cửa chợ Bến Thành. Khi thấy tôi chụp hình cảnh đó, cảnh sát ùa tới tóm tôi về đồn công an Phường Bến Thành. Họ, rất nhiều người với nhiều tính cách đã tra hỏi tôi trong suốt nhiều giờ. Đến đêm, tôi được di lý về số 4 Phan Đăng Lưu và giữ ở đó đến trưa hôm sau. Tôi đã bị giữ trái pháp luật 24h30p mà không có bất cứ một lý do hay một biên bản tạm giữ, tạm giam nào. Sau này tôi mới biết được rằng họ giữ tôi để xem có liên quan gì đến anh Tuấn hay không. Sau một ngày tra hỏi, ký tường trình, xác minh... họ mới thả tôi ra như thả một kẻ tội phạm. Tiếc là, từ đó đến gần đây, tôi đôi khi vẫn tự hào về những đối đáp của mình với những công an tra khảo, mà không hề biết rằng các anh ấy đã ngang nhiên vi phạm quyền con người của tôi một cách độc đoán. Tôi kể lại để bạn đọc thấy rằng khi mình không hiểu biết thì thật là tai hại cho chính mình. Giờ đây, tôi tự trách mình chứ không 'hận thù' gì các anh ấy cả, có lẽ vì tôi cho đó là 'nhiệm vụ' của các anh và một phần là lỗi do tôi không hiểu biết. Phải không, các bạn? Gõ đến đây, tôi lại nhớ đến ánh mắt của người anh trai đã đi xa của tôi mà tôi hằng yêu quý. Một ánh mắt đau khổ, tuyệt vọng vô cùng vì không hiểu sao thằng em của mình lại bị bắt.

Tôi không có sáng kiến nào để đảm bảo quyền con người được thực hiện tốt hơn. Chỉ là như tôi đã nói ở trên, nếu bạn đồng ý với tôi rằng bạn phải có trách nhiệm với xung quanh vì những gì bạn đã nhận được, thì bạn không nên chỉ trang bị cho mình kiến thức về quyền con người, luật pháp, kiến thức khác... mà bạn còn phải giúp đỡ, thảo luận với người xung quanh để thêm hiểu biết, thêm tự tin cho mình. Từ đó, tôi tin xã hội mà chúng ta đang sống sẽ tốt đẹp hơn.

T r a n g | 112

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Tôi cho rằng một chế độ dân chủ không đồng nghĩa với chế độ đó con người sẽ sống hạnh phúc, quyền con người được tôn trọng. Chế độ đó nó chỉ là một phương tiện tốt để có thể tiến đến hạnh phúc, văn minh mà thôi. Thế nên, đấu tranh cho dân chủ có thể không phải là một phương cách hữu hiệu nhất để đạt được một xã hội hạnh phúc, văn minh. Xã hội nào cũng cần phải có một nhóm hay nhiều nhóm người quản lý nó, một cách diễn giải nôm na cho từ Nhà Nước. Nếu một hay nhiều nhóm này tôn trọng quyền con người, tôn trọng pháp luật, thứ có sau quyền con người thì ắt hẳn cơ hội sẽ là công bằng hơn với bất cứ một ai. Lúc đó năng lực của chính bạn sẽ quyết định bạn là người giàu có, hạnh phúc hay không, chứ không phải là do 'hậu duệ', 'quan hệ' hay 'tiền tệ'.

Tôi thường hay lấy ví dụ rằng: để quản lý một nhóm dưới quyền, sẽ rất dễ nếu nhóm ấy ít hiểu biết. Còn khi họ hiểu biết quyền của họ, bạn buộc phải thông minh lên và/hoặc tôn trọng họ thì bạn mới còn tồn tại ở vị trí quản lý. Nếu bạn đồng ý, thì hãy cùng tôi đấu tranh để có được đầy đủ các quyền của mình nhé, để bạn được sống bình thường như một con người.

T r a n g | 113

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

LỗihệthốngtrongsuynghĩvàtưduycủangườiViệt

Mã số QCN&T000030

Trong bài luận này, tôi muốn bàn đến khía cạnh tâm lý trong suy nghĩ và tư duy của người Việt về chính trị và xã hội. Đó là một lỗi nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới toàn bộ các vấn đề khác trong xã hội Việt Nam (VN) đang gặp phải. Cách duy nhất khắc phục nó là phải xây dựng một xã hội dân sự minh bạch lấy quyền con người làm trọng, và tự do học thuật lấy sáng tạo làm tiêu chí.

Để phân tích, tôi dựa vào lý thuyết về cách suy nghĩ và tư duy của Tiến Sĩ (TS) Daniel Kahneman trong cuốn “Thinking, Fast and Slow” (Suy nghĩ nhanh và chậm). TS Kahneman đạt giải Nobel Kinh Tế năm 2002 cho những cống hiến của ông về lý thuyết liên quan tới suy nghĩ, quyết định và hành động của con người. TS Kahneman và cộng sự cho rằng ở mỗi con người có hai hệ thống (hay cách thức) suy nghĩ và tư duy: Hệ 1 (suy nghĩ nhanh) hoạt động một cách nhanh chóng và tự động, hầu như tốn ít cống sức và thiếu cảm quan về sự kiểm soát; Hệ 2 (suy nghĩ chậm) điều khiển sự tập trung vào các hoạt động tinh thần tốn công sức, nó liên quan nhiều tới kinh nghiệm chủ quan của các cơ chế hành động, sự lựa chọn và sự tập trung.

Điểm mấu chốt đầu tiên trong lý thuyết của TS Kahneman là Hệ 1 luôn luôn được kích hoạt trước tiên trong mọi hoạt động của não bộ, rồi mới có sự tham gia và điều chỉnh của Hệ 2. Đó là cơ chế nhằm gia tăng tối đa sự hiểu quả, nhanh chóng, và làm giảm tối thiểu công sức trong suy nghĩ và tư duy. Điểm mấu chốt thứ hai là sự dễ mắc sai lầm trong đánh giá của Hệ 1, sự sai lầm đó chỉ có thể khắc phục bằng sự tham gia của Hệ 2 thông qua rèn luyện trong sự tập trung suy nghĩ và tư duy.

Tôi cảm thấy vô cùng thích thú với lý thuyết của TS Kahneman vì nó có thể trả lời câu hỏi làm thế nào để hiểu và thay đổi cách thức tư duy và suy nghĩ. Trước tiên, tôi muốn áp dụng hai điểm mấu chốt trên để hiểu tại sao nhiều người Việt hay có những kết luận hay nhận xét như sau: “30 năm qua có bao giờ X tự hỏi mình đã cho - nhận những gì, đã cống hiến, đóng góp cho đời được bao nhiêu. Y thì nghĩ mình chỉ là hạt cát bé nhỏ, phải sống sao cho xứng đáng với những gì đất nước mình, gia đình, bạn bè, người thân đã đem lại cho mình, và để ko phải hổ thẹn với chính mình. Bản thân mình chẳng là gì đâu, X ạ!” Ai sinh ra ở VN nhưng sinh sống ở nước ngoài mà nói sự không tốt ở xã hội VN, sẽ nhận được chính xác những gì được nói ở trên. Thậm chí những người có học vị rất cao hay một người bạn thân lâu năm cũng có thể đưa những nhận xét trên. Tôi không phân tích câu trên sai, mà cố gắng tìm hiểu tại sao họ lại kết luận nhanh như thế?

Những nhận xét trên chính xác là thuộc về Hệ 1: cách suy nghĩ nhanh. Cách suy nghĩ nhanh trong Hệ 1 không đòi hỏi công sức trong việc đưa ra kết luận, chúng thường trực và nằm ngay cửa miệng. Nhưng tại sao chúng lại thường trực như vậy, ngay cả khi chỉ cần nghe thấy loáng thoáng? Câu trả lời đơn giản là nó được cài đặt vào bộ não của họ ngay từ bé. Họ phản ứng với mọi nhận xét tệ hại về VN một cách vô thức. Cho dù ở một thời điểm khác, họ có thể đồng ý rằng đó là những đánh giá không sai.

T r a n g | 114

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Nhưng vì cách họ cảm nhận mọi thứ thành thói quen trong hàng chục năm, không cho phép họ đồng ý.

Phân tích đơn giản trên là để thông cảm và hiểu rõ bản chất cách thức tư duy và suy nghĩ ở VN, vì thực tế họ không có thời gian cho Hệ 2 tham gia vào kết luận cuối cùng. Vậy ảnh hưởng của cách suy nghĩ nhanh nên toàn bộ xã hội là như thế nào?

Rõ ràng Hệ 1 đưa ra những kết luận nhanh chóng, thực tế giúp loài người tồn tại được hàng ngàn năm trước sự đe doạ của kẻ thù. Nó nhằm mục đích chủ yếu là đem lại sự thoải mái trong suy nghĩ, giảm thiểu công sức trong tư duy, và cuối cùng là thoả mãn sự ích kỉ cá nhân. Điều gì xảy ra nếu một thiết chế quyền lực đánh vào cách suy nghĩ, tư duy và kết luận kiểu này? Ví dụ thiết chế đó kêu gọi “Hãy để chúng tôi làm cho tất cả, các bạn chỉ cần lắng nghe và làm theo lời chúng tôi.” Nếu các bạn biết rằng thiết chế đó đã có trong tiềm thức ngay từ bé, họ ở đó trao hoa và phát quà, thì liệu bạn của từ chối và nói rằng “Không. Chúng tôi muốn thiết chế làm theo ý chúng tôi”?

Không! Các bạn ít có khả năng nói thế. Vì Hệ 1 chỉ dẫn cho các bạn rằng: thiết chế quyền lực kêu gọi là đúng và nên làm theo vì trong quá khứ (kể cả hiện tại) các bạn đã được họ “làm cho tất cả.” Vì tính chất của Hệ 1 là làm giảm thiểu hay tránh công sức suy nghĩ về “ý chúng tôi” là gồm những cái gì, và khi bạn không dành thời gian cho Hệ 2 thì việc chấp nhận là khả dĩ nhất. Rất ít người biết câu trả lời cho “ý chúng tôi” vì ít có thời gian để nghiền ngẫm, và để Hệ 2 có khả năng xoá dấu vết sai lầm trong đánh giá của Hệ 1. Và số người có câu trả lời một cách hệ thống thì còn ít hơn nhiều.

Vì thế không lấy gì làm lạ là tại sao các thiết chế như trên lại có thể dễ dàng lôi kéo quần chúng như vậy, vì chúng muốn duy trì cách tư duy và suy nghĩ theo Hệ 1. Khi đa số suy nghĩ theo Hệ 1 và thiết chế không khuyến khích cách suy nghĩ theo Hệ 2 thì lỗi trong tư duy và suy nghĩ trở nên vô cùng nghiêm trọng. Mức độ nghiêm trọng nhất là họ hầu như từ chối tham gia vào bất cứ hoạt động gì của xã hội mà không đem lại lợi ích trước mắt nhưng lại đòi hỏi một chút nỗ lực hay cố gắng cả về thể chất lẫn tinh thần. Không phải vì họ thiếu hiểu biết hay khả năng mà Hệ 1 chỉ dẫn họ làm như vậy là tốt nhất: phải giảm thiểu tối đa công sức! Vậy lỗi hệ thống ở VN không chỉ là ở cơ chế chính trị, mà còn ở tiềm thức và cách thức tư duy của người Việt.

Để ước đoán số năm cần thiết để sửa lỗi hệ thống trong cách thức suy nghĩ và tư duy đó, tôi dựa vào những quan sát về giới du học sinh Tiến Sĩ tại Mỹ. Vì họ là những người đã từng được đào tạo tới cấp đại học ở VN, và có khả năng tư duy tốt, nên lấy họ làm chuẩn để suy ra toàn xã hội thì cũng không phải là thiếu căn cứ. Hơn nữa, họ sống trong xã hội hoàn toàn khác với VN, nên có điều kiện so sánh cách tư duy và suy nghĩ của họ. Còn những người luôn luôn sống và làm việc ở VN thì rất khó để có thể phát hiện ra lỗi suy nghĩ và tư duy của Hệ 1, và để cho những lỗi đó biến mất theo thời gian. Tôi thấy rằng để thay đổi nhận thức về xã hội và chính trị của một du học sinh tại Mỹ thì mất khoảng 3-5 năm. Người này phải nhận ra được lỗi tư duy về xã hội của mình. Điều này không hề đơn giản! Nhưng phần lớn mọi người không chọn cách tìm ra lỗi tư duy đó, tuy nhiên lại có thể bứt phá về khả năng tư duy cho công việc. Lỗi tư duy vẫn lẫn đâu đó trong đầu họ, vì để thay đổi nó cần phải có sự rèn luyện của Hệ 2 để xoá dấu vết trong lỗi tư duy trong Hệ 1.

T r a n g | 115

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Nhiều người chọn cách lảng tránh các vấn đề của xã hội VN, đơn giản là vì lảng tránh đem lại cho họ sự thoải mái trong suy nghĩ, theo như đặc điểm của Hệ 1. Nên có thể ước lượng là phần lớn du học sinh mất khoảng 10 năm (gấp đôi 3-5 năm) để nói rằng lỗi tư duy của Hệ 1 không ảnh hưởng nhiều nữa. Từ đó suy ra, cũng có thể mất thêm 10 năm nữa để họ cùng giúp người khác nhận ra sự sai lầm trong suy nghĩ và tư duy ở VN. Yêu cầu là thiết chế của xã hội như nhà nước không ngăn cấm họ. Nếu ngăn cấm thì không phải 20 năm, mà có thể lâu hơn nhiều. Đó là suy luận dựa trên dẫn chứng tồi, nhưng nó không làm giảm đi tính nghiêm trọng của lỗi hệ thống trong suy nghĩ và tư duy ở VN. Do đó, vì có lỗi hệ thống trong cách thức suy nghĩ và tư duy, nên có thể mất hàng thế hệ, ít nhất 20 năm, để thay đổi và đưa toàn xã hội VN vào quĩ đạo của sự ổn định và phát triển.

Cách duy nhất để chống lại lỗi hệ thống trong suy nghĩ và tư duy là cổ vũ cho quyền con người và xây dựng một xã hội dân sự trong sạch và lành mạnh. Vì tính chất lỗi hệ thống trong tư duy thường xuyên xảy ra ở mọi hình thái xã hội, thì luôn luôn đề cao và duy trì một nền học thuật tự do, một nền giáo dục dựa trên tôn chỉ sáng tạo là vô cùng cần thiết. Việc xây dựng một xã hội dân sự và tự do sáng tạo là nhằm đảm bảo rằng cách tư duy và suy nghĩ theo Hệ 2 luôn được đảm bảo và cổ vũ. Vì Hệ 2 là cách duy nhất sửa chữa được yếu kém trong Hệ 1.

Trong một xã hội mà đa số dựa vào Hệ 1 để đưa ra quyết định, thì việc tồn tại những người có thiên hướng suy nghĩ theo Hệ 2 là điều vô cùng quan trọng. Nếu không đảm bảo cho tiếng nói hay quyền con người của Hệ 2 được lắng nghe, thì sao xã hội tránh và sửa chữa được sai lầm? Sao chúng ta sống tốt hơn sau khi mắc sai lầm? Sao chúng ta có thể đưa toàn bộ xã hội ra khỏi vũng bùn? Đến đây, Quyền Con Người và Xã Hội Dân Sự không đơn giản là một vấn đề chính trị nữa, mà về mặt tâm lý, nó là vấn đề nghiêm túc, liên quan mật thiết tới việc cổ vũ và phát huy sự đúng đắn của cách tư duy và suy nghĩ theo Hệ 2.

Trần Độ

T r a n g | 116

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

MộtquyếtđịnhviphạmQuyềnConNgườicủaĐảngCSVN

Mã số QCN&T000005

Thế là đã 22 năm qua, QĐ 176 HĐBT vẫn còn đó như một bản án lên án tình trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam. QĐ 176 là QĐ của đảng CSVN núp dưới danh nghĩa Hội Đồng Bộ Trưởng.

Ngày 09/10/1989 HĐBT ra QĐ 176 với một cái tít rất mập mờ "Sắp xếp lại việc làm cho người lao động trong các DNNN". Theo đó một người lao động được "sắp xếp" về nghỉ một lần chỉ được trợ cấp mỗi năm công tác 1 tháng lương cơ bản. Để QĐ 176 nhẹ nhàng đi vào cuộc sống, HĐBT đưa ra 2 thủ thuật:

- Nâng lãi xuất tiền gửi ngân hàng lên 12% tháng

- Người lao động muốn được " sắp xếp" phải tự mình viết đơn xin về.

Thế là người lao động cứ lao đơn xin về như vớ được vàng- Mặc dù QĐ 176 không cần ai ký cũng có hiệu lực. Nhưng ngay sau khi nhận quyết định và nhận tiền trợ cấp, về nhà suy nghĩ lại thấy bị lừa liền đem trả QĐ, trả tiền trợ cấp cho tổ chức để xin về hưu, xin nghỉ mất sức, xin nghỉ không lương... Tất cả đều vô hiệu. Cán bộ tổ chức chỉ nhẹ nhàng hỏi một câu:

- Ông (bà) xin về hay tổ chức cho về?

Thật là ngoạn mục!

Người có cơ may có người nhà làm lãnh đạo thì lại kiếm được việc làm, người có tiền thì mua được sổ hưu. Còn đại đa số bị gạt ra lề đường tự kiếm sống khi toàn bộ sức lực và trí tuệ đã cuồng nhiệt cống hiến cho cách mạng để được Huân chương, Huy chương.

Tuy nhiên, nhiều người liên tục viết đơn về Bộ LĐ - TBXH kiến nghị xem lại QĐ 176 để trả lại chế độ BHXH cho họ.

Ngày 24/9/1993, Bộ LĐ - TBXH đã trả lời người lao động bằng công văn 3168/LĐ - TBXH với 3 nội dung cơ bản.

- Đã thống nhất với Bộ tài chính.

- Đã giải quyết đúng chính sách.

- Ai muốn trở lại DNNN chỉ được tính từ đầu.

Thật là một văn bản tùy tiện vô trách nhiệm, vừa non kém về trí tuệ, vừa suy thoái về đạo lý "uống nước nhớ nguồn".

Ngay từ năm 1990, tôi đã viết báo liên tục phê phán QĐ 176 và đã được một số tờ báo chính thống đưa lên công luận. Năm 1995 báo đại đoan kết có bài: "Công bằng trong BHXH". Năm 1997, báo đại đoàn kết có bài:"Cần thu hồi sổ hưu sớm".Trong đó có trường hợp bà Dương Thị Bích Liên ở Trà My - Đà Nẵng không đi thoát ly ngày nào mà mua được 12 sổ hưu. Năm 1998, báo Lao động xã hội lại có bài: "Cải cách BHXH".

T r a n g | 117

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Năm 2000, báo Môi trường và sức khỏe lại có bài: "Cải cách BHXH để đem lại công bằng xã hội".

Ông Nguyễn Trí Hậu ở Thanh tra Chính phủ và ông Cao Đức Hậu - Văn phòng Quốc hội đều có công thư gửi UBND tỉnh Hải Hưng yêu cầu giải quyết chế độ BHXH cho người lao động về nghỉ theo QĐ 176 vì tường hợp này thuộc diện chính sách.

Năm 2006 bà Cù Thị Hậu - Ủy viên Trung ương Đảng - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam viết thư cho tôi nói rõ: " Công đoàn đã kiến nghị với Chính phủ về QĐ 176". Ông Nguyễn Quốc Bảo ở Vụ Dân nguyện có công thư gửi cho tôi báo tin: " Phó Thủ tướng Phan Văn Khải đã có ý kiến với Bộ lao động". Ông Trần Đình Hoan là Trưởng Ban tổ chức TW Đảng liên tục có công thư gửi cho tôi báo tin:" Ban tổ chức TW Đảng đã có ý kiến với Bộ Lao động". Bộ trưởng Bộ lao động TBXH Nguyễn Thị Hằng trả lời Đại biểu tỉnh Bình Phước về QĐ 176 là: " Sẽ giải quyết cho lực lượng vũ trang trước, sau đến dân sự".

Thế mà, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII Bộ trưởng Bộ LĐ - TBXH Nguyễn Thị Kim Ngân (hiện là Phó Chủ tịch Quốc hội) đã phủ nhận tất cả những tiếng nới lương tâm và trách nhiệm của các đồng chí cán bộ Trung ương nói trên là: "Không giải quyết lại chính sách 176".

Đay là quan điểm của Bộ trưởng hay là Chỉ thị của Đảng?

Việc giải quyết lại QĐ 176 là rất thuận lợi vì các tổ cức Phi Chính phủ đã tài trợ cho Chính phủ Việt Nam 4 tỷ đô la để giải quyết tình trạng "Lao động dôi dư". Vậy tại sao chỉ giải quyết cho người lao động về nghỉ theo NĐ 41/CP ngày 11/04/2002 với mức trợ cấp cho một người về nghỉ là:

- Mỗi năm công tác được 01 tháng lương

- Mỗi năm mất việc làm được 01 tháng lương.

- Được 6 tháng lương đi tìm việc làm.

- Được 5 triệu làm vốn.

- Khi đủ tuổi lại được chuyển sang hưu.

Thật là một sự bất công đến tàn nhẫn giữa hai thế hệ lao động: Thế hệ lao động trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc bị ngược đãi! Thế hệ lao động trong hòa bình bảo vệ đảng CSVN được ưu đãi!.

Mấy năm gần đây ông Trần Quang Thành nguyên là PV Đài tiếng nói Việt Nam, hiện là PV Đài Á Châu tự do thường gọi điện về cho tôi là: "Tôi chỉ viết một bài phê phán QĐ176 mà bị kỷ luật đuổi ra khỏi Ngành, Nhờ đó nay tôi được ở nước ngoài". Thế mới biết "vi phạm" Luật Báo chí cách mạng thật là nguy hiểm.

Ngày 23/12/2003, Bộ trưởng Bộ Công an Lề Hông Anh cử đại tá Bùi Thế Dy về gặp tôi yêu cầu tôi ra phường lập biên bản không được viết về QĐ176. Nguy hiểm hơn Công an cùng với Tòa án đã xử oan sai vụ án dân sự của tôi bênh vực cơ quan có tiền chạy án gây thiệt hại nặng nề cho gia đình tôi, đẩy gia đình tôi vào góc chết cuộc sống trên 20 năm nay.

T r a n g | 118

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Tháng 11 năm 2011, báo Nhân dân đã đưa vụ án oan sai của tôi lên công luận. Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn tôi viết đơn xin được tái thẩm vụ án dân sự. Nhưng từ tháng 4 năm 2012 đến nay lại rơi vào im lặng.

Thế là chỉ vì bênh vực 85.5 vạn người lao động có công bị xa thải theo QĐ176 mà tôi trở thành người vi phạm pháp luật bị khủng bố ngấm ngầm và dai dẳng, bị xúc phạm đến quyền sống, quyền con người một cách vô nhân đạo.

Tôi viết bài này gửi đến Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, chính phủ Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sớm xem xét trả lại quyền con người cho tôi, trả lại quyền hợp pháp chính đáng cho gia đình tôi, cho 85,5 vạn người lao động có công bị thiệt thòi cay đắng trên 20 năm.

Tôi cũng gửi bài này đến Tổ chức Nhân quyền của Liên hiệp quốc xin được bênh vực và được tài trợ nhân đạo cho chúng tôi. Tôi cũng muốn gửi đến Tổ chức PV Không biên giới tập báo của tôi để được tham dự giải báo chí năm 2012. Tôi cũng gửi bài này đến các nhà Dân chủ Việt Nam xin được tư vấn giúp đỡ.

Cuối cùng xin được nhắc lại lời nguyền của người xưa để mọi người cùng suy ngẫm và cùng hành động cho đúng với đạo trời và phù hợp với lòng người:

" Nhất thế y, tam thế suy, nhất thế quan trường tam thế suy"

Hải Dương, ngày 02 tháng 09 năm 2012

T r a n g | 119

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Trẻemcũngcầnđượcbảovệ!

Mã số QCN&T000017

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” là câu nói bao hàm đầy đủ ý nghĩa về trẻ em . Đấy là tương lai của nhân loại, của thế giới, của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng và mỗi gia đình…. Vì vậy nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên và nhi đồng là trách nhiệm của toàn xã hội. Liên hợp quốc đã thông báo rằng: “Trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt, tất cả trẻ em trong hay ngoài giá thú đều được hưởng sự bảo trợ xã hội như nhau”.

Nhiều thập kỷ qua, việc chăm sóc trẻ em ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã được quan tâm ở những mức độ khác nhau, song do các yếu tố chủ quan và khách quan như thiên tai, mất mùa, chiến tranh, hoặc do trình độ dân trí thấp… trẻ em vẫn còn phải gánh chịu những nỗi đau, những thiệt thòi, trẻ em vẫn bị đói rét và vẫn bị giết hại trong những cuộc chiến, thậm chí vẫn bị bắt buộc cầm súng ra trận, hoặc phải tự lao động nuôi thân quá sớm, hoặc bị mua bán, xâm hại…

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990. Từ đó đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và luật pháp quốc gia. Ví dụ: như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục, Luật lao động, Luật dân sự, Luật tố tụng hình sự... được ban hành hay sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi của trẻ em. Trong nhiều năm qua, Việt Nam không ngừng mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế với xu hướng hội nhập, đa dạng, đa phương, chia sẻ và phát triển. Sự hợp tác này đã đưa đến các bước tiếp cận mới trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp quốc gia và cấp địa phương và có ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực ở Việt Nam, trong đó có phương pháp tiếp cận bảo vệ, chăm sóc trẻ em dựa trên quyền trẻ em, phát triển hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp độ khác nhau. Công tác lập pháp và giám sát về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Quốc hội được tăng cường. Công ước LHQ về Quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng từng bước đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, nạn bạo hành gia đình và đối tượng của nó là trẻ em vẫn diễn ra và gây nhiều ý kiến bức xúc từ xã hội.

Bạo lực gia đình đang là vấn đề được dư luận quan tâm sâu sắc. Đây là một dạng tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Trường hợp nghiêm trọng, bạo lực gia đình là tác nhân gây ra những hậu quả tai hại về cuộc đời, nhân cách của con người, gián tiếp tạo nên mầm mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội. Đối

T r a n g | 120

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

tượng của các hành vi bạo lực trong gia đình thường là những thành viên yếu đuối, dễ bị tổn thương và trong hầu hết các trường hợp là phụ nữ, người già và trẻ em.

Trẻ em ở trại từ thiện mồ côi thường bị đánh đập dã man

Tình trạng bạo lực trẻ em ở Việt Nam trong những năm gần đây diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Trong hai năm 2008-2009, cả nước đã xảy ra 5.956 vụ, trên 100 vụ giết trẻ em và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em được phát hiện và xử lý, trong đó có một số vụ gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nhiều trẻ em bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo, người sử dụng lao động và những người có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em có hành vi bạo lực trẻ em. Điển hình là các vụ: Cháu Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương ở quận Thanh Xuân, Hà Nội ngược đãi, đánh đập hành hạ trong một thời gian dài. Vụ Quản Thị Kim Hoa đánh đập trẻ em tại nhóm trẻ gia đình (Biên Hòa, Đồng Nai). Vụ cháu Hồng Anh 4 tuổi ở Xuân Mai – Hà Nội bị người “cha hờ” đánh đập, hành hạ dã man. Vụ cháu Nguyễn Hào Anh 14 tuổi (Cà Mau) bị vợ chồng chủ trại nuôi tôm Minh Đức hành hạ trong suốt một thời gian dài bằng các hình thức dã man như dùng kìm bấm vào môi, bẻ răng, dùng bàn là nóng dí lên da thịt. Vụ việc bắt cóc, tống tiền không thành dẫn đến việc sát hại 2 trẻ em ở Đắk Lắk.

Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực ở trong và ngoài trường học của học sinh vẫn tiếp tục xảy ra đang là nỗi bức xúc của xã hội, chưa làm an lòng các bậc phụ huynh và những nguời quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em. Hiện tượng bạo lực của học sinh không phải là một hiện tượng mới, song thời gian gần đây, hiện tượng này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng như: học sinh đánh nhau gây thương tích, thậm chí tử vong. Giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục có tính chất bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh; học sinh hành hung thầy, cô giáo. Đối tượng học sinh đánh nhau có cả nữ sinh, không phải chỉ có các nam sinh nóng nảy, thiếu kiềm chế, thậm chí nữ sinh đánh nữ sinh theo kiểu hội đồng. Rõ ràng, trong môi trường sống còn nhiều vấn đề xã hội phức tạp ngày nay, trẻ em luôn phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực phát sinh, nhưng các cấp, các ngành có liên quan vẫn chưa đưa ra được giải pháp cụ thể để ngăn chặn triệt để hiện tượng này.

Quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật Nhà nước ta qui định. Bên cạnh, các quyền cơ bản khác như: quyền được khai sinh và có quốc tịch, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền sống chung với cha mẹ; quyền được chăm sóc sức khỏe,…..quyền được học tập góp phần hoàn thiện các quyền trẻ em, tạo thành một hệ thống có mối liên quan chặt chẽ, mật thiết giúp cho trẻ em có những điều kiện tốt nhất về việc phát triển mọi mặt.

T r a n g | 121

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Sinh ra trong đất nước vẫn còn khó khăn, nghèo nàn cho nên cuộc sống của nhiều trẻ em Việt Nam gặp vô vàn thiếu thốn. Những nỗi vất vả, nhọc nhằn của cuộc đời đã đánh cắp đi những tâm hồn tuổi thơ đầy trong sáng và giàu khát vọng. Thật là đáng thương! Mong ước sao cho các em được ăn ngon hơn một chút, được mặc đẹp hơn một chút và được cắp sách đến trường vì một ngày mai tươi sáng hơn. Những mong muốn bình dị ấy thật

thường nhưng thật lớn đối với trẻ em nghèo Việt Nam. Các em chỉ dám nghĩ mà không dám mơ bởi khi sinh ra, các em đã cảm nhận được cái nắng, cái mưa của cuộc đời và chưa đến tuổi thành niên đã phải đương đầu với những nỗi vất vả ấy. Cái nghèo, cái khổ khiến các em phải thiệt thòi nhiều thứ mà trong đó quyền được học tập là thứ quan trọngnhất.

Tôi là đứa con sinh ra trên mảnh đất khô cằn xứ Quảng, nắng thì rát bỏng cả da, lạnh thì như cắt từng thớ thịt, nhưng dẫu sao tuổi thơ tôi vẫn may mắn hơn bao nhiêu đứa trẻ khác. Tôi được cắp sách đến trường, được sự yêu thương chăm sóc và giáo dưỡng của cha mẹ. Cuộc sống cơ cực khiến bao đứa trẻ không được cắp sách đến trường, lam lũ cực nhọc để kiếm sống. Chứng kiến hoàn cảnh gia đình các em, nhìn các em vô tư chơi đùa mà tôi không cầm được nước mắt.

Những bước chạy hồn nhiên, những trò chơi ngộ nghĩnh, những vẻ mặt ngây thơ của các em nhỏ

Ở nơi đây, các cô bé, cậu bé còn đỏ hỏn đã theo mẹ lên nương làm rẫy là chuyện thường. Dường như, cha mẹ các em muốn ngay từ khi sinh ra, các em đã được rèn luyện để thích nghi với hoàn cảnh khắc nghiệt và môi trường sống thiếu thốn trăm bề. Vào rừng kiếm củi đem đi bán lấy tiền mang về cho bố mẹ, đi kiếm rau rừng và địu cả vác to trên vai, cầm cuốc lên nương làm rẫy cùng cha mẹ… là những việc mà các em nhỏ vùng cao em nào cũng đã từng trải qua. Thế nhưng, mùa đông đến các em cũng chỉ có những chiếc quần áo cũ kĩ

T r a n g | 122

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

và nhàu nát. Đối vối nhiều em nhỏ ở nơi đây, một chiếc kẹo ngọt cũng trở thành thứ xa xỉ, chẳng được mua bao giờ.

Đối với các em, được đến trường là niềm vui lớn nhưng con đường đến với cái chữ thật không hề dễ dàng. Các em phải vượt qua từng con đường trơn trượt, trèo lên những quả đồi quanh co không một bóng người, nhiều em phải thức dậy từ 4h sáng để kịp đến lớp… Mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng những đôi chân trần ấy vẫn luôn kiên trì và nhẫn nại. Các em như là những tấm gương sáng, những tâm hồn đầy ý chí, nghị lực biết vươn lên trong cuộc sống để tôi noi theo, các em đáng được nhận những sự quan tâm, giúp đỡ từ chính quyền, xã hội để có được cuộc sống tốt đẹp hơn, được cắp sách đến trường như bao đứa trẻ khác. Nhưng sự thật, các em đang hằng ngày đối mặt với cuộc sống thiếu thốn, đến việc lao động kiếm miếng ăn còn không đủ chứ nói gì đến việc đến trường!

Nhìn các em nhỏ dân tộc cơ cực mà vẫn cười hồn nhiên, ai cũng thấy chạnh lòng.

Việt Nam là quốc gia phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990 và Công ước đã được dịch, in ấn, phát hành rộng rãi bằng những cuốn sách nhỏ có thể bỏ túi. Nội dung Công ước được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần giác ngộ và giáo dục, bồi dưỡng một thái độ đúng đắn về việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có thể yên tâm về những việc đã làm được mà phải thấy hết những mặt còn tồn tại. Vẫn còn không ít trẻ em sống trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn mọi bề, chưa được ăn no mặc ấm, chưa được đi học, phải lao động quá sức mình, thậm chí có nơi có lúc còn xảy ra tình trạng bạo hành hay buôn bán trẻ em. Đó là những tệ nạn xã hội hoàn toàn trái ngược với bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Vậy thử hỏi pháp luật, công lý ở đâu? Đối với tôi của ngày trước “quyền con người” là một khái niệm vô cùng mơ hồ, tôi còn không thể định nghĩa được nó. Nhưng giờ đây, sau bao chuyến tình nguyện, mùa hè xanh, được hòa nhập vào với cuộc sống của các em nhỏ nơi đây, chứng kiến biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh tôi mới thật sự thấy phẩn nộ. Không biết cuộc sống sau này của các em sẽ ra sao? Câu hỏi đó không chỉ của riêng tôi mà nó đã được xã hội đặt ra từ lâu.

T r a n g | 123

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Chừng nào trên trái đất còn trẻ em đói rét, còn trẻ em bị ngược đãi, bắn giết, chừng nào trẻ em còn chưa được tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát triển đúng cách thì Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em vẫn là tiếng chuông báo hiệu, nhắc nhở mọi người, nhắc nhở mọi quốc gia hãy hành động vì tương lai tốt đẹp của trẻ em.

Phương Ngọc

T r a n g | 124

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

KhuVườnNhânQuyền

Mã số QCN&T000025

Thế giới này là một khu vườn khổng lồ, đa dạng và phong phú các chủng loại sinh vật và cây cối, hoa trái. Đối với tôi, Quyền Con Người cũng giống như những bông hoa tươi tắn và rạng ngời điểm tô sắc thắm và hương thơm cho cuộc đời, hay như những trái cây ngon lành bổ dưỡng, nuôi sống nhiều loài sinh vật… Điều quan trọng đó là, ta có biết cách vun trồng, bảo vệ và sử dụng những hoa trái có ích ấy một cách đúng đắn và hiệu quả hay không?

Tự Nhiên sinh ra rất nhiều giống loài hoa cỏ, cây trái. Mỗi loài mỗi vẻ rất đặc trưng và có tầm quan trọng, hữu dụng khác nhau. Cũng thế, Quyền Con Người là những quyền căn bản tự nhiên mỗi người sinh ra đã có, nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực, nhiều mặt trong đời sống của mỗi con người như: quyền được sinh sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền được tự do và bình đẳng, quyền được hưởng sự giáo dục, quyền được tự do về tư tưởng – tôn giáo, quyền được tự do ngôn luận, quyền được bảo vệ danh dự và sự riêng tư… Và những quyền ấy là phổ quát, là công bằng cho mọi con người, mọi dân tộc, không phân biệt màu da, tín ngưỡng, văn hóa, tôn giáo, giới tính, xuất thân, nghề nghiệp…

Tuy biết rằng Quyền Con Người cần phải được tôn trọng và thực thi để mọi người đều được sống đúng với phẩm giá con người của mình, nhưng trong thực tế vẫn có những phá hoại, lạm dụng, diễn giải/ vận dụng sai, phân biệt đối xử giữa các dân tộc, các vùng miền, các quốc gia khác nhau trên thế giới. Những sự cố tình vi phạm Quyền Con Người ấy vẫn cứ tồn tại lý do là để đảm bảo cho những lợi ích riêng tư, ích kỷ của một số cá nhân hoặc một bộ phận nhân loại phản tiến bộ, phản nhân văn và phản… bội lại chính Người Mẹ Tự Nhiên vốn luôn công bằng và yêu thương hết thảy. Bên cạnh đó, sự vi phạm ấy cứ vẫn tiếp diễn phần nào chính là do lỗi của mỗi người chúng ta nữa! Vì sao?

Hãy nhìn vào xã hội chúng ta đang sống! Bề ngoài có vẻ chúng ta rất biết tôn trọng Quyền Con Người, chúng ta bị ru ngủ khi nghe những lời tuyên truyền “đẹp như mơ” của đồng chí X, những lời hứa hẹn “ngọt như mật” của lãnh đạo Y, những chiêu chém gió “phăng phăng như Đinh La Thăng” của cán bộ Z. Thế nhưng, thực tế khi được hỏi “Quyền Con Người là gì?” “Quyền Con Người được thực hiện ra sao?” thì chúng ta bỗng bối rối… Vì tất cả những gì chúng ta được nghe nói về Quyền Con Người chỉ là những kiến thức chung chung, những lý thuyết khô khan, những định nghĩa mơ hồ…và chúng ta cứ thế ra rả “trả bài” lại cho nhau một cách máy móc. Phải thừa nhận một điều là, chúng ta chưa có được một sự quan tâm và nhận thức đầy đủ về Quyền Con Người – quyền của chính chúng ta. Từ sự thiếu quan tâm và kém nhận thức ấy, người Việt Nam chúng ta luôn sống trong một tâm thế sợ sệt, e ngại, không dám dấn thân tranh đấu vì những quyền lợi hợp pháp và đương nhiên phải có của mỗi người.

T r a n g | 125

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Vì những lý do riêng, chính quyền nào cũng muốn kiểm soát và đặt công dân vào những khuôn khổ, định mức, ràng buộc nào đó. Mặc dù vậy, họ phải đảm bảo Quyền Con Người cần được thực hiện một cách tôn trọng và bình đẳng. Tùy thuộc vào sự tôn trọng Quyền Con Người của mỗi một thể chế và sự đòi hỏi, đấu tranh của người công dân mà mức độ vi phạm Quyền Con Người ở mỗi quốc gia có thể xảy ra nhiều hơn hay ít hơn. Càng ngày, chúng ta càng thấy công luận thế giới lên tiếng rất nhiều về tình trạng chính quyền Việt Nam vi phạm quyền tự do bày tỏ chính kiến, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do đi lại, quyền được pháp luật bảo vệ, quyền được xét xử công bằng… Bạn thấy gì qua phiên tòa xử ba blogger thuộc CLB Nhà báo tự do với mức án cao ngất chỉ vì dám viết bày tỏ ý kiến trên mạng? Bạn nghĩ sao khi tôi cùng bạn bè xuống đường biểu tình chống Trung Quốc bành trướng xâm lược qua hai mùa hè 2011 và 2012 đều bị bắt giữ, đánh đập, sách nhiễu, theo dõi, vu khống nói xấu…? Có người thì bị đuổi ra khỏi chỗ trọ, có người thì mất công ăn việc làm, có người bị bạn bè đồng nghiệp tẩy chay xa lánh… Lý do chỉ vì tôi và bạn bè dám sống và tranh đấu cho Quyền Con Người của mình ư?

Trở lại với khu vườn Quyền Con Người, bạn có thể đặc biệt thích hay không thích quyền này, quyền kia nhưng bạn phải tôn trọng tất cả các quyền đó. Cũng như chuyện có thể bạn thích hoa lan, tôi thích hoa hồng, nhưng tôi vẫn tôn trọng không dám chê bai hay phá hoại hoa lan của bạn vì cả hoa lan lẫn hoa hồng đều có ích lợi riêng, góp phần sắc hương riêng của mình vào vườn hoa nhân loại. (Ngược lại, tôi cũng yêu cầu bạn phải tôn trọng, không được chà đạp, bẻ cành, ngắt cánh hoa hồng của tôi nhé!). Không một cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào được phép tước đoạt Quyền Con Người của tôi (ở đây là hoa hồng), hoặc của bạn (là hoa lan). Thực ra, khu vườn Quyền Con Người là tài sản chung của toàn nhân loại: các quyền đó đều dành cho mọi người (hoa thơm trái ngọt không dành riêng cho một ai cả). Vì thế, dù tôi thích hoa hồng (vd: Quyền tự do ngôn luận) còn bạn thích hoa lan (vd: Quyền tự do tôn giáo), nhưng không có nghĩa là tôi chỉ có hoa hồng và bạn chỉ có hoa lan. Tôi và bạn đều có quyền và nghĩa vụ phải vun trồng, bảo vệ cả hoa hồng lẫn hoa lan; cũng như phải đấu tranh cho cả quyền tự do ngôn luận lẫn quyền tự do tôn giáo nữa… Và chưa hết, ở trong khu vườn còn rất nhiều hoa trái (tượng trưng cho các Quyền Con Người) nữa đấy bạn ạ!

Người Việt Nam chúng ta có thói xấu là hay ích kỷ “ăn cây nào rào cây ấy” nên thường chỉ quan tâm đến quyền lợi riêng của bản thân mà không màng đến quyền lợi của người khác, của cộng đồng. Nhiều khi sự ích kỷ ấy dẫn đến thói bàng quan, vô tâm, vô cảm… Thậm chí cả việc chà đạp lên quyền lợi của người khác miễn là lợi ích của mình được đảm bảo, không bị hư hao, sứt mẻ. Đó là lý do tại sao nhiều người nhận thấy rõ ràng có những sự bất công trong xã hội nhưng không dám lên tiếng để bảo vệ Sự Thật, bảo vệ những nạn nhân bị áp bức chỉ vì họ sợ lợi ích của mình (tiền bạc, địa vị, danh tiếng) bị ảnh hưởng. Sự ích kỷ, vô cảm ấy bắt nguồn từ chính sự sợ hãi: Sợ hãi vì kém nhận thức, hiểu biết sợ hãi vì không được can đảm, tự tin sợ hãi vì phải đánh đổi, trả giá…..

Vậy chúng ta cần phải vượt qua sự sợ hãi, bằng cách trang bị cho mình những nhận thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình với tư cách là một Con Người. Từ đó, chúng ta mới ý thức được mình cần phải làm những gì để đảm bảo Quyền Con Người của mình và mọi người đều được tôn trọng như nhau, không được phép xâm hại đến

T r a n g | 126

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

quyền của người khác. Khi chúng ta có được sự hiểu biết rõ ràng, đúng đắn thì sẽ mạnh mẽ, tự tin dấn thân cho những giá trị phổ quát của toàn nhân loại trong lĩnh vực nhân quyền. Với một tinh thần tôn trọng Quyền Con Người đích thực, chúng ta sẽ can đảm đánh đổi những lợi ích riêng tư, vượt thắng sự ích kỷ cá nhân để đóng góp cho sự tiến bộ và nhân văn của cộng đồng chung nhân loại. Về kinh nghiệm cá nhân mình, đôi khi tôi có thể bị “gai hoa hồng” của quyền tự do ngôn luận đâm vào tay đau điếng, nhưng tôi biết mình đang lên tiếng góp phần xây dựng một xã hội có nền báo chí minh bạch và vững mạnh trong tương lai… Và tôi dám chấp nhận thương đau, mạo hiểm với sự quyến rũ của đóa hồng ấy.Như đã nói, hoa hồng không phải của riêng mình tôi. Tôi vun trồng và giữ gìn, bảo vệ nó để chung cho mọi người. Vậy bạn cũng phải có trách nhiệm và bổn phận cùng tôi vun trồng, bảo vệ nó với tôi chứ nhỉ?

Chính quyền cũng cần phải vượt qua nỗi sợ của họ thì mới đưa xã hội phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo dựng được mối thiện cảm cũng như lòng tin của người dân. Chính quyền thường lo sợ rằng sẽ không thể kiểm soát được công dân của mình nếu như trao cho họ quá nhiều quyền. Thực ra, chính quyền nào biết tôn trọng và thực thi Quyền Con Người một cách bình đẳng và triệt để thì đất nước ấy càng dân chủ, vững mạnh và phát triển bền vững. Những hành vi độc tài, phản dân chủ, vi phạm nhân quyền chỉ càng khiến lòng dân phẫn nộ, oán ghét và tẩy chay. Quyền Con Người phải thể hiện ý chí chung của cả dân tộc, mọi người đều xem nó là thiết yếu và gắn liền với mọi mặt của cuộc sống thường nhật. Quyền Con Người cần phải được mọi người tôn trọng và thực thi bình đẳng, không bị xâm phạm bởi bất cứ cá nhân hay nhóm lợi ích nào. Vì thế, tôi thiết nghĩ Nhà Nước ta cần phải đẩy mạnh việc thực thi Quyền Con Người, đặt Quyền Con Người vào vị trí trung tâm cần được sự bảo vệ của pháp luật.

Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã nêu rõ: “Sự xâm phạm và coi thường nhân quyền dẫn đến các hành động dã man xúc phạm tới lương tâm của nhân loại, và việc xây dựng một thế giới trong đó con người không còn phải chịu sự khủng bố và sự khốn cùng, được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng là khát vọng cao nhất của con người. Nhân quyền phải được pháp luật bảo đảm, để mỗi người không còn bị buộc phải – khi không còn cách nào khác – nổi dậy đấu tranh chống lại sự tàn bạo và áp bức”.

Nếu không quan tâm chăm sóc, vun trồng và bảo vệ khu vườn Quyền Con Người, chúng ta sẽ không thể có những bông hoa đầy màu sắc, hương thơm và những trái ngon lúc lỉu trên cành. Công việc ấy là của chung mọi người, và không phải là việc ngày một ngày hai mà phải tiến hành bền bỉ, liên tục. Hãy cùng nhau làm việc đi nào!

Hành Nhân

T r a n g | 127

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

QuyềnConngười,mộtkháiniệmmớilạvớitôi

Mã số QCN&T000026

Đây là lần đầu tiên tôi tìm hiểu về quyền con người. Khi nói đến quyền con người tôi nghĩ ngay đến những quyền lợi mà con người được hưởng khi sống trong xã hội này. Nhưng có mấy ai thực sự hiểu rõ được quyền con người chính xác là những gì và nó ảnh hưởng trực tiếp như thế nào đến cuộc sống của chúng ta.

Đối với tôi quyền con người là quyền được sống, quyền được hưởng những lợi ích từ xã hội, quyền tự do ngôn luận nói lên những vấn đề mà mình cho là cần phải nói. Nhưng thực tế thì không bao giờ giống trên lí thuyết. Mặc dù tôi là một người không bao giờ quan tâm đến chính trị nhưng tôi đã được nghe rất nhiều chuyện về những con người và sự việc rất đỗi bất bình, những con người dám đứng lên vì tiếng nói của mình thì lại bị bắt, bị đả kích, bị làm khó dễ, chưa nói đến việc họ nói đúng hay sai, trước mắt đã thấy nói lên tiếng nói riêng là đã gặp những khó khăn như vậy, có những người còn bị bỏ tù vì điều đó. Vậy thì hỏi nhân quyền ở đâu trong cái xã hội này.

Một xã hội mà con người không có tiếng nói riêng thì có gọi là xã hội bình đẳng không khi mà có ai đó bị bắt chỉ vì dám nói lên chính kiến của mình, dám đứng lên chống lại những thế lực to lớn. Vậy nếu một xã hội không bình đẳng thì có thể nào phát triển và lớn mạnh lên được không. Quyền con người ở đâu khi mà trong một xã hội kẻ mạnh luôn đối xử với kẻ yếu như trong thế giới động vật đó là “mạnh được yếu thua”.

Trước đây tôi không hề quan tâm đến chính trị vì cứ nghĩ mình được sống, được học và làm việc bình thường là đủ, tôi cứ nghĩ là mình đã được hưởng đầy đủ quyền con người của mình. Và đó cũng là suy nghĩ chung của đa số thành phần thanh thiếu niên hiện nay (tôi chỉ nói đa số chứ không nói toàn bộ, vì có những bạn trẻ rất dũng cảm khi đứng lên đấu tranh vì tiếng nói của chính mình và tôi cũng đã có cơ hội gặp gỡ họ. Đó là lí do vì sao tôi hiểu rõ hơn về quyền con người). Đã có người từng nói với tôi rằng dù em không quan tâm tới chính trị nhưng chính trị luôn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của em. Tôi không dám đi sâu vào vấn đề “chính xác thế nào là quyền con người” vì bản thân tôi cũng chỉ tiếp cận vấn đề này trong thời gian ngắn, nhưng tôi rất buồn khi biết được có những số phận đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì dùng “quá nhiều” quyền con người của họ để bảo vệ quyền lợi của mọi người và cũng như cái xã hội “bình đẳng” mà họ đang sống trong đó.

Tôi không nói tôi biết nhiều hơn các bạn về chuyện này, nhưng tôi chỉ nói lên những gì tôi đã được nghe, được biết và được học từ những người đã từng có kinh nghiệm trải qua ít nhiều trong chuyện này. Mọi công dân trong một đất nước luôn muốn đất nước mình ngày càng phát triển để sánh vai và hòa nhập với các nước khác. Vậy điều đó có thể được thực hiện như thế nào khi mà mỗi cá nhân trong một quốc gia không có tiếng nói riêng, thật sự tôi không hiểu nổi hai chữ “dân chủ ” phải viết như thế nào.

T r a n g | 128

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Thực sự tôi rất kém môn Văn, chỉ vài dòng tâm sự thôi nhưng hi vọng có thể truyền đạt được ý nghĩ của tôi đến các bạn!

Minh Tân

T r a n g | 129

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Hãycứugiúpnhữngngưdântuyệtvọng

Mã số QCN&T000029

Những năm qua, nhiều ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa –Trường Sa đã bị hải quân Trung Quốc cướp phá phương tiện hành nghề trị giá hàng trăm triệu đồng, đánh đập dã man và càng phi lý hơn nữa họ còn phải đóng tiền mới được thả về. Trong số họ, có không ít người mà gia đình hiện giờ đang đối diện với cái đói ăn, thiếu mặc vì khoảng tiền nợ vay mượn để nộp cho Trung Quốc trong khi lại không có phương tiện để làm ăn.

Trước những sự kiên phi lý trên, dẫu Nhà nước Việt Nam vẫn miệt mài phản đối qua không biết bao nhiêu thông cáo từ Bộ ngoại giao, dẫu Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi có tận tình thăm hỏi, động viên hỗ trợ các gia đình bị hại bằng những khoản tiền phần nhiều mang ý nghĩa tượng trưng, những ngư dân khốn khổ vì miếng cơm, manh áo vẫn phải dong thuyền ra khơi trong nỗi phập phồng, thấp thỏm khôn nguôi của vơ, con ở nhà. Lẽ nào nỗi phi lý trên cứ hoài tiếp diễn như những con sóng trập trùng nối đuôi nhau ngoài khơi kia?

Trong khi đó, với hệ thống truyền thông được trang bị những thiết bị hiện đại không kém bất kỳ nước nào trong khu vực, nhưng người dân lại chỉ biết được đầy đủ những oan ức mà ngư dân mình phải gánh chịu nhờ hệ thông truyền thông được gọi là lề trái..

Im lặng rồi lại im lặng...

TẠISAOVÀTẠISAONHƯVẬY?

Chẳng lẽ những người đồng hương Quảng Ngãi vô cảm trước những oan ức mà đông bào mình phải chịu hay sao? Những ngư dân tai địa phương có người bị hại tại sao không tập hợp lại phản đối hành động cướp phá ngang ngược của “hải tặc” Trung Quốc? Tại sao không kiến nghị các cấp thẩm quyền có những hành động thiết thực bảo vệ ngư dân mình theo luật pháp quốc tế cho phép? Những người nghệ sĩ gốc Quảng Ngãi tại sao không tổ chức những đêm văn nghệ gây quỹ để giúp đỡ đồng hương của mình? Số tiền có thể không là bao nhiêu so với những mất mát mà đồng hương mình phải chịu nhưng nó vô cùng có ý nghĩa trong việc nói lên những bất công, những oan ức mà mọi người cần phải lên tiếng.

Những người đã và đang nuôi sống gia đình từ nguồn lợi của biển cả dọc bờ đất nước tại sao không nghỉ làm một ngày xuống đường phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc? Hay là các vị đang âm thâm chấp nhân số phận và thấp thỏm chờ đợi đến lượt mình?

Những nhạc sĩ tài hoa đi vào lòng người với những bài hát trữ tình, những khúc hát ca ngợi quê hương, những nhà thơ với ngôn từ đã một thời từng khuấy động dãy Trường Sơn chẳng lẽ vô cảm trước những nỗi đau của đồng bào mình phải gánh chịu? Hay

T r a n g | 130

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

các ông, các bà chẳng qua là những robot chỉ có thể tuôn ra những nốt nhạc, những bài thơ khi đã được nhấn nút bật?

Bạn là một giáo viên, ngoài việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, các bậc thầy, cô còn phải có trách nhiêm định hướng học sinh mình sống sao cho tốt. Sự kiện ngư dân Quảng Ngãi bị cướp phá, có bao nhiêu thầy, cô bày tỏ sự phẫn nộ trước học sinh của mình?

Nếu chúng ta thờ ơ với những sự bất công đang xảy ra với người xung quanh thì một lúc nào đó ta có thể gánh chịu sự kiện tương tự và đôi khi còn nghiêm trong hơn gấp bội phần.

Hãysốngcótráchnhiệmvớinhữngngườixungquanh

“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lai thành hòn núi cao”. Những việc làm hàng ngày trong đời thường mà đôi khi ta vẫn nghĩ là chuyện tự nhiên, nhưng nếu ta bỏ qua không quan tâm, đến khi nhận lấy hậu quả thì đã muộn. Hãy bắt đầu bằng những hành động đơn giản nhất để bảo vệ sự an nguy của đồng bào, qua đó tạo nên sức mạnh tập thể để gìn giữ độc lập chủ quyền cho dân tộc.

Hãy dũng cảm vượt qua sự rụt rè, sự sợ hãi để dóng lên tiếng nói bảo vệ những ngư dân của quê mình đang bị cướp bóc, đồng thời qua đó cũng khẳng định vị thế làm chủ của mỗi công dân đất Việt.

TRƯƠNG HÀ

T r a n g | 131

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

QuyềnConngười:Thựctếthôithúctôi

Mã số QCN&T000037

Tôi nghe về “quyền con người” lần đầu tiên trong một bữa nhậu, từ ông chú trong miền Nam ra. Ông chú có nói rằng, Đảng từ trước đến giờ không có thích hợp cho thời cuộc, mọi người, con người Việt muốn phát triển, đất nước muốn đi xa hơn thì phải có sự thay đổi. Tôi không hiểu lắm về nó, do tuổi đời nhỏ, ý thức chưa rõ ràng. Thời đó tôi khá là ngu, hiểu biết ít nhưng lại “háu đá”, tôi không hiểu lắm về cụm từ này nhưng tôi vẫn “bật” lại ổng, tôi viện lí lẽ với dẫn chứng lịch sử để bảo vệ Đảng và Nhà nước.

Tôi cứ nghĩ rằng, cuộc sống như thế này, có công ăn việc làm, cơm áo đầy đủ, đời sống trật tự khá an toàn là tốt rồi, ở nhiều nước khác còn không nổi cơ. Chế độ có thể có nhiều cái sai nhưng đều đang sửa đổi, tích cực hơn. Nói tóm lại là tôi cứ hiện hữu trong đầu cái câu trong bài hát nào đó mà tôi cũng không nhớ nữa: “Đảng đã cho ta…”.

Tôi hơi bị mâu thuẫn bởi trước đó, tôi vẫn luôn tìm lỗi để bắt bẻ lại các công cụ giáo dục, tuyên truyền, ấy vậy mà tôi lại luôn sẵn sàng bảo vệ lại chế độ trong mọi cuộc tranh luận, chỉ trích, dù với ai đi nữa. Nhìn lại trong thâm tâm, bởi tôi sợ, sợ mất đi cuộc sống hiện tại, sợ phải đối mặt với cảnh mà tôi hấp nạp qua phim, sách, tài liệu thuật lại. Tôi thường tự hỏi “những con người đó”, họ đấu tranh vì điều gì mà kiên cường đến vậy chớ? Tôi quả là một sản phẩm không đạt chất lượng nhưng vẫn có thể tiêu hóa tốt.

Rồi sự tha hóa nó ngày càng biểu hiện trắng trợn hơn. Trong hàng ngũ lãnh đạo thì liên tục cho ra đời phát ngôn gây sốc, như thể cạnh tranh với mấy cô chân dài thời buổi bão giá do chính các vị ấy tạo nên vậy. Cuộc sống thì ngày càng suy đồi và nguy hiểm. Các trang báo thì tràn ngập toàn tin hiếp dâm, giết người,… từ những sát thủ nhỏ tuổi, người trong gia đình. Các công cụ truyền thông luôn hướng con người về một cuộc sống mơ tưởng nhưng lại vùi dập, che dấu đi sự thật. Những con người dám nói lên “điều gì đó” thì bị nhiều thủ đoạn thô thiển và tởm lợm dìm xuống.

Tính cách hèn nhát ngày càng được cổ vũ phát triển.

Dường như Đảng và Nhà nước thích chơi trò mèo vờn chuột thế này. Tự tạo ra lỗi lầm bằng những mệnh lệnh như chuồn chuồn đạp nước, để duy trì nỗi sợ hãi trong toàn đám dân đen, cùng với sự giáo dục kìm hãm và o bế, kiểm soát con người, chế độ có gì mà phải ngại vong với tồn. Núp bóng tình yêu thương bác ái nhưng thực tế… Tôi xin được trích lời của ông chủ Cafe Trung Nguyên - Đặng Lê Nguyên Vũ:

"Nếu mỗi quốc gia đều có một chiếc chảo dầu dưới âm phủ để cho những kẻ phạm tội bị thảy vào thì chắc chắn chảo dầu của người Việt Nam không cần đậy nắp. Đơn giản, nếu kẻ nào ngoi lên là ngay lập tức bị kéo xuống."

T r a n g | 132

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Nắm được vài điều như trên, là một thanh niên, tôi tự hiểu mình còn phải học nhiều hơn nữa. Học để tồn tại được, “nâng cao bản lĩnh chính trị” và có thể đấu tranh được trong mọi hoàn cảnh.

Tôi hiểu nhiều hơn về cụm từ “quyền con người”. Việt Nam đã gia nhập Liên Hợp Quốc năm 1977, đã ký các công ước cam kết đảm bảo các quyền Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội, Dân sự cho nhân dân Việt Nam. Hiến pháp hiện hành (1992) cũng đã hiến định tất cả các quyền thiêng liêng này của người dân Việt Nam. Những quyền tất nhiên của một con người, nhưng thể hiện cụ thể ra trong xã hội thì chỉ ngẫu nhiên vào nhóm người. Với khả năng bản thân, tôi sẽ có thể giúp đỡ nhiều hơn cho thế hệ của mình và thế hệ tương lai. Tôi không đơn độc.

Tôi hiểu được nguyên nhân của những con người đó. Niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh con người Việt Nam sẽ thức tỉnh và dân tộc ta sẽ vươn lên, mạnh mẽ và hùng cường.

TTT

T r a n g | 133

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Câuchuyệnthìtươnglai

Mã số QCN&T000039

Bố: Thời gian chạy nhanh như chó đuổi thấm thoát đã đến ngày 9 tháng 12 năm 2027 rồi.

Thằng kia mày làm gì đấy? ra dạy cho tao ít tiếng Phổ Thông đi.

Con: Nó bắt ông bô phải học tiếng hay là để tí tởn đi tán mấy con ranh người Choang hay người Bạch chứ gì!

Bố: Thì có mấy con người Việt ngon lành đã chạy theo mấy thằng Hán cả rồi!

Con: Thế những năm 2007-2012 vào ngày nghỉ ông bô thường làm gì?

Bố: Tao đi nhậu,cà phê và đi đơm gái. Ơ cái thằng này sao mày tự dưng lại hỏi về thời đó?

Con: Vì hôm nay là ngày kỉ niệm. 15-20 năm trước ở Hà Nội và Sài Gòn có các cuộc biểu tình phản đối đường Trung Quốc chiếm biển đông. Thế ngày đấy ông bô không đi à!

Bố: Ừ thì ngày đó tao… tao ngây thơ tao tin lời chúng nó: việc ngoại giao đã có đảng và nhà nước lo sau mới biết chúng nó cùng một giuộc giờ ân hận thì đã muộn.

Con: Tin chúng nó thì có khác gì đổ thóc giống ra ăn à! mà đảng nào thế nhỉ?

Bố: Thì ngày đó chỉ có duy nhất một đảng cộng sản nên gọi là đảng thôi! Không như bây giờ…

Con: Cũng tại thế hệ của ông bô không chịu xuống đường nên mất nước là phải, còn trách gì nữa?

Bố: Ừ nhục! nhục lắm con ạ! Thì tại tao sợ và tao cũng nghe bẩu biểu tình chúng nó ngăn cản dữ lắm!

Con: Ông Bô sợ cái gì? Biểu tình là quyền con người !quyền tự do bày tỏ chính kiến, vả lại luật pháp thời đó đâu có cấm biểu tình và còn được quy định trong hiến pháp cơ mà!

Bố: Nhưng vì tao vẫn sợ, sợ cái gì không biết nữa! cứ thấy mọi người sợ là tao cũng sợ theo!

Con: Sao cái thời của ông bô sống bầy đàn nhỉ?

Bố: Thế nên giờ mới khốn nạn. Thế mày không dạy tiếng cho tao à!

Con: Ông bô phải tự học đi và ông cũng phải làm quen dần với việc tự chịu trách nhiệm với chính mình! Giờ tôi đi đây!

T r a n g | 134

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Bố: Thế hệ tao thì hèn nhưng còn chúng mày chắc gì đã hơn ?

Con: Không chúng tôi khác, chúng tôi đang phải khắc phục hậu quả. Tôi hẹn với mấy con người Tạng đi biểu tình đòi ly khai cho Việt Nam ra khỏi Trung Quốc đây!

T r a n g | 135

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Vàidòngchochínhbảnthân

Mã số QCN&T000041

I.NHÂNQUYỀN:

THEO TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN (1948) được công bố bởi Liên Hiệp Quốc thì nhân quyền là quyền được sống, được sống tự do, được mưu cầu hạnh phúc đúng với phẩm giá một con người. Đó là những quyền bạn có khi bạn bắt đầu được hình thành trong bụng mẹ.

Nhưng nếu muốn sống cho đáng là con người và cho đúng với phẩm giá mình, con người cần được Nhà nước bảo vệ, tạo điều kiện.

Nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã vi phạm hầu như tất cả các quyền ấy chứ đừng nói đến việc giúp người dân hiểu và sống các quyền của mình.

II/NHỮNGĐAUKHỔGÂYRADOCHÍNHQUYỀNCỘNGSẢNGÂYRAỞVIỆTNAMXÉTTRÊNKHÍACẠNHQUYỀNCONNGƯỜI

1/TRƯỚC1975:

- Mị dân, bắt dân phải vào quân ngũ. Cứ xem số nghĩa trang liệt sĩ rải rác từ Bắc vào Nam sẽ rõ phần nào con số bộ đội thiệt mạng. Một người quen của tôi ở Hà Nội bảo rằng cứ 10 thanh niên ra đi thì chỉ có 2, 3 người sống sốt trở về. Họ chỉ được huấn luyện ba ngày rồi gửi vào chiến trường miền nam lập tức (điều 3).

- Tàn sát hàng loạt: Cải cách ruộng đất 1949-1956 đã giết chết 15.000 người (The Times 1/07/1957); Tàn sát dịp Tết Mậu Thân năm 1968 tại Huế (22 địa điểm với tổng cộng 2326 sọ người bị chôn sống trong tổng số 6000 nạn nhân bị bắt đi): Quyền sống (điều 3) bị tước đoạt

- Bán hai quần đảo Hoàng sa, Trường Sa cho Trung Quốc dù chưa chiếm được miền Nam: vào 14/ 09/ 1958_ Phạm Văn đồng, thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ký công hàm công nhận lãnh hải của Trung Quốc bao gồm cả hai quần đảo trên. Quyền tham gia quản lý nhà nước bị bác bỏ (điều 21).

- Cưỡng chiếm miền Nam năm 1975 khiến cho gần 2 triệu người phải tỵ nạn chính trị

2/SAU1975:

A/Giaiđoạn1975‐1986:

Về kinh tế: tập trung quan liêu bao cấp: Nhà nước quản lý kinh tế bằng lệnh hành chính, can thiệp quá sâu vào hoạt động tổ chứ, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động theo phương châm: lỗ nhà nước bù, lãi nhà nước thu, quan hệ hàng hóa-tiền tệ bị coi nhẹ, chủ yếu là cấp phát-giao nộp, bộ máy quản lý không có năng lực, cửa quyền, quan liệu. Hậu quả: kinh tế không phát triển, đời sống người dân thấp (ba mẹ tôi đã phải ăn cơm độn khoai sắn, ăn bo bo liên tục cho tới những năm 1990).

T r a n g | 136

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Về chính trị: tiến hành “giáo dục” với lớp người có liên quan đến chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bằng các “lớp học cải tạo” kéo dài nhiều năm; tịch thu tài sản của Việt Nam Cộng Hòa và của các cơ sở tôn giáo (Nhà Chùa, Nhà Thờ, chủng viện…) hạn chế các hoạt động lập hội, truyền giáo của các tôn giáo; tuyên truyền và tiến hành xây dựng Chủ nghĩa Xã Hội trong các tầng lớp nhân dân; bôi đen và tô hồng quá khứ.

Về giáo dục: xuyên tạc sự thật về Nhà nước Việt Nam cộng hòa, về cuộc chiến tranh với Mỹ, về bản chất của cộng sản; thiết lập một hệ thống trường chính trị, trường Đảng để nhồi nhét vào thế hệ trẻ Việt những tư tưởng sai lạc như “yêu nước là yêu chế độ xã hội chủ nghĩa”; nhấn mạnh giáo dục về chính trị mà sao nhãng việc giáo dục nhân bản, giáo dục nhân cách, lý thuyết thiếu vắng thực hành (điều 26).

Về văn hóa-xã hội: hạn chế các hoat động văn hóa văn nghệ mà người biểu diễn là các danh ca thuộc Việt Nam Cộng Hòa (Nhật Trường- Trần Thiện Thanh đã gặp rất nhiều khó khăn từ chính quyền cộng sản khi diễn tại Phan Thiết quê ông sau 1975); độc quyền xuất bản báo chí.

B/Giaiđoạn1986‐nay:

Về chính trị:

- Độc Đảng (Đảng cộng Sản); Nội bộ Đảng Cộng sản lại chia bè kết cánh (vụ án t4 là một điển hình).

- Quyền Tham gia chính quyền bị hạn chế (Điều 21): không chấp nhận đảng viên là người có tôn giáo

Quyền tự do phát biểu, tự do lập hội, và tự do biểu tình (điều 18, 19, 20, 21) không được tôn trọng (bắt bớ, đàn áp và bỏ tù những người biểu tình, những người bất đồng chính kiến thậm chí đánh đập đến trọng bệnh). Phải kể đến đây một số tên tuổi đáng ngưỡng mộ như linh mục Nguyễn Văn Lý, giáo sư Phạm Minh Hoàng, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, blogger Tạ Phong Tần, các luật sư Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, ông Vi Đức Hồi, ông Vũ Quang Thuận, chín bạn trẻ Công giáo ở Vinh, em sinh viên Nguyễn Phương Uyên… Họ đã phải chịu rất nhiều đau đớn về thể xác cũng như tinh thần trong nhà tù Cộng Sản: chịu quản thúc, xét cung, đánh đập, tra tấn dã man, chịu bị lục soát, bị đối xử không có tính người, chịu bị bỏ tù bất công, chịu đói, chịu rét, chịu bị vu khống, nguyền rủa, ghét bỏ, chịu bị li tán vì lý tưởng!

Quyền Tự Do Tôn Giáo bị bóp nghẹt (Điều 18): Cấm tổ chứ hội họp thờ phụng, đạp đổ tưởng thánh, xúc phạm Nhà thờ, Thánh giá, chùa chiền, bỏ tù linh mục, mục sư, tăng lữ, thuê côn đồ hành hung người giáo hữu...phải kể đến vụ Tòa Khâm sứ Hà Nội (12/2008), Giáo xứ Thái Hà (8/ 2008), Đồng Chiêm (Mỹ Đức_Hà Nội_06/01/2010), cồn dầu (Đà Nẵng_tháng 2-10/2012), vụ đàn áp giáo dân Con Cuông, nghệ An (01/07/2012)...Không chỉ có Công giáo mà cả Phật giáo cũng bị đàn áp (vụ đàn áp Phật Tử vào chùa Giác Minh-Đà Nẵng (8/ 2010), vụ chùa Kim Quang_Huế (26/10/2012)...

Quyền sở hữu của người dân (điều 17) bị vi phạm nghiêm trọng: các vụ cưỡng chiếm đất xảy ra ngày một nhiều với quy mô và lực lượng trấn áp của càng đông (vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng 05/01/2012), vụ cưỡng chiếm đất của ba xã ở Văn Giang, Hưng Yên hôm 24/04/2012)...

T r a n g | 137

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Về kinh tế:

Nhìn chung, Việt Nam nặng hình thức kinh tế nhà nước (vụ Vinashin). Điều này cho thấy tuy đã sang kinh tế thị trường nhưng sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế vẫn chiếm thế độc tôn.

Nhập siêu: chủ yếu ở các mặt hàng có hàm công nghệ, khoa học điện tử cao (ô tô-xe máy, tivi, laptop, linh kiện điện tử). Xuất khẩu chủ yếu là lương thực thực phẩm, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, giày dép, áo quần, các mặt hàng gia công.

Tình trạng bán phá giá, trốn thuế, hàng lậu, hàng nhái vẫn không bị kiểm soát.

Tình trạng lạm phát không kiểm soát được. Thị trường chứng khoán không ổn định và nhiều khi sụt giảm nghiêm trọng.

Nhiều thương hiệu bị đánh cắp: thương hiệu kẹo dừa Bến tre (1998), Cà phê Buôn Mê Thuột – Daklak (2010), nước mắm Phú Quốc (2011) hay nông sản Đà lạt (2012), nước mắm nhĩ Phan Thiết…

Riêng năm 2011, nền kinh tế Việt Nam bị xem là khó khăn nhất kể từ hồi năm 1991, năm mà Liên xô sụp đổ.

" Tiêu dùng của người dân giảm xuống mức rất thấp, hàng hóa tồn kho các mặt hàng lên cao chưa từng thấy” (tiến sĩ Lê Đăng Doanh_viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương trả lời phỏng vấn của phòng viên BBC hôm 15/12/ 2011).

"Cũng là lần đầu tiên mà số doanh nghiệp được tuyên bố là phá sản được công bố là 48.000 doanh nghiệp." (tiến sĩ Lê Đăng Doanh)

“Đầu tư 100 đồng thì hàng hóa, tài sản tạo ra được có lẽ chỉ khoảng 40, 50 đồng, còn lại 60, 50 đồng kia nó bốc hơi. " (tiến sĩ Lê Đăng Doanh)

“Nhiều công ty phải "bán tháo" bất động sản”. "Còn về chứng khoán ở Việt Nam thì giảm sút rất nghiêm trọng” (tiến sĩ Lê Đăng Doanh)

Còn nhiều lắm những yếu kém và chậm phát triển của kinh tế Việt Nam có được dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Đến nỗi, một đứa bạn của tôi cười như mếu khi bảo: “con chíp 4 chấu của mình sản xuất đem ra nước ngoài không dùng được”.

Rõ ràng là đất nước nghèo hơn, người đói nhiều hơn và khoảng cách giàu nghèo cũng lớn hơn (Điều 25).

Tất cả khiến SỨC SÁNG TẠO và LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN BỊ HẠN CHẾ.

Về giáo dục:

Không giáo dục miễn phí (điều 26) khiến cho người nghèo khó có cơ hội thăng tiến trong xã hội

Không đầu tư đồng bộ, toàn diện: chỉ chủ yếu đầu tư các trường ở thành phố lớn và các ngành trọng điểm dẫn đến học lêch học tủ, kiến thức truyền đạt thiếu bao quát

Không được miễn phí dẫn đến tình trạng mù chữ vẫn còn nhiều nơi, không nhiều bất cập: chương trình học nặng, việc học thêm-dạy thêm để biết trước bài kiểm tra trở thành chuyện bình thường. Trò nào có đi học thêm thì chắc chắn điểm cao. Cả xã hội mua bằng cấp! Bạn tôi kể cậu nó tốn hết 200 triệu để có một mảnh bằng thạc sĩ Quản trị học loại khá! Xã hội loạn tiến sĩ giấy!

T r a n g | 138

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Số lượng trường Đại học được mở ngày càng nhiều nhưng chất lượng không được quản lý. Giữa trường và doanh nghiệp không có sự hợp tác, không có đầu ra hợp lý dẫn đến đa phần sinh viên sau khi tốt nghiệp phải làm trái ngành nghề…Một điều đáng buồn là cho đến nay không một trường Đại học nào của Việt Nam được công nhận là chuẩn quốc tế.

Trong suốt 5 năm từ 2006-2010, cả nước Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được công nhận. Trong năm 2011 thì không có một bằng nào! Thấp hơn cả Brunei. Họ có một bằng sáng chế dù chỉ có 0.407 triệu người.

Chính sự quản lý xã hội không đúng cách, không mang lại cho người dân bầu khí tự do đã làm đem lại những hậu quả trên.

Về văn hóa-xã hội:

Tôi chỉ có mấy từ: Xã hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản càng ngày càng xuống dốc về cả đạo đức nhân bản, cách ứng xử với cộng đồng cũng như với các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

III/HÀNHĐỘNG

Tôi không có gì để đáng gọi là góp ý ngoại trừ mong muốn các vị_ những con người đang đấu tranh cho Việt Nam, dù ở hải ngoại hay quốc nội, các vị hãy kiên trì, hãy đoàn kết và tin tưởng nhau, hãy bỏ qua mọi suy tính cá nhân để cùng vì một lý tưởng chung.

Tôi nghĩ sẽ ích lợi vô cùng nếu các vị gầy dựng một lực lượng người của quý vị làm “men” ngay tại Việt Nam để rồi chính lực lượng này sẽ khiến cho cả khối bột Việt “dậy men”.

Lực lượng này, việc xây dựng không khó vì một bộ phận người dân quốc nội hiện nay có tinh thần ý thức và tự giác rất cao. Họ sẵn sàng đi theo lý tưởng! Chỉ khó là làm sao duy trì mà thôi.

Hoàn thành lúc 11:pm tại Việt Nam

Vẫn như xưa

T r a n g | 139

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

MụclụcKhái niệm về Quyền Con Người với tôi đang rõ nét .................................................. 2 

Quyền Con Người hay Quyền Làm Người ................................................................ 5 

Dân chủ, Nhân Quyền: Một lời giải cho nhiều vấn đề ............................................... 7 

Quyền Con Người cả đấy! .................................................................................... 12 

Quyền Con Người - Quyền của Bạn, của Tôi .......................................................... 15 

Thay đổi từ lời nói đến hành động vì "Cuộc cách mạng Nhân Quyền” ...................... 17 

Quyền Con Người và Tôi ..................................................................................... 20 

Xã Hội, Con Người, và Quyền Con Người trong Xã Hội ........................................... 22 

“Tao muốn Nhân Quyền. Ai cho tao Nhân Quyền?” (*) .......................................... 26 

Quyền Con Người - Quyền của Tôi ....................................................................... 29 

Xác định Quyền Con Người bị tước đoạt ............................................................... 31 

Sử dụng Quyền Con Người để bảo vệ tài sản ........................................................ 34 

Góc nhìn về "Nhân Quyền" của một người Việt bên ngoài chiếc hộp sắt .................. 37 

Quyền Con người: Sự thịnh vượng của quốc gia .................................................... 45 

Quyền Dân Đen .................................................................................................. 48 

Gian nan vì Quyền Tự Do Tín Ngưỡng .................................................................. 50 

Nhân quyền của tôi! ............................................................................................ 53 

Nghĩ về Quyền Con Người: Thực tế và giải pháp ................................................... 57 

Tìm lại Quyền Con Người của tôi .......................................................................... 59 

Làm sao lấy lại Quyền Làm Người cho Việt Nam .................................................... 62 

Hãy hiểu Quyền của Bạn! .................................................................................... 66 

Quyền Con Người trên quê hương H.C Andersen ................................................... 68 

Quyền Con Người - Giấc mơ thế kỷ ...................................................................... 71 

Câu chuyện Nhân Quyền! .................................................................................... 73 

Con đường Việt Nam? ......................................................................................... 76 

Cố lên Phương Uyên nhé! .................................................................................... 79 

“Quyền Con Người và Tôi”: Quyền Biểu Tình ......................................................... 82 

Tôn trọng chuẩn mực Quyền Con Người – một phương cách sống .......................... 86 

Quyền Con Người ở Việt Nam- một đôi mắt- một cái nhìn ...................................... 89 

Khởi đầu của mọi sự thay đổi .............................................................................. 93 

Đánh giá tình hình Nhân Quyền Việt Nam trên ba quyền cơ bản ............................. 96 

Cần vận động “Giáo dục Quyền Con Người từ Tôi” .............................................. 100 

T r a n g | 140

Q u y ề n C o n N g ư ờ i v à T ô i ( c ) C o n Đ ư ờ n g V i ệ t N a m 2 0 1 2

Luận về Quyền Con Người ................................................................................. 104 

Phong trào Con Đường Việt Nam, Quyền Con Người & Tôi ................................... 110 

Lỗi hệ thống trong suy nghĩ và tư duy của người Việt .......................................... 113 

Một quyết định vi phạm Quyền Con Người của Đảng CSVN .................................. 116 

Trẻ em cũng cần được bảo vệ! .......................................................................... 119 

Khu Vườn Nhân Quyền ...................................................................................... 124 

Quyền Con người, một khái niệm mới lạ với tôi ................................................... 127 

Hãy cứu giúp những ngư dân tuyệt vọng ............................................................ 129 

Quyền Con người: Thực tế thôi thúc tôi .............................................................. 131 

Câu chuyện thì tương lai ................................................................................... 133 

Vài dòng cho chính bản thân ............................................................................. 137