uỶ ban nhÂn dÂnxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/vbdi/bc_so_ket_day... · web viewvề chất...

26
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN HẢI LĂNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-UBND Hải Lăng, ngày tháng năm 2018 BÁO CÁO Sơ kết 8 năm thực hiện Đề án 374/ĐA-UBND ngày 22/10/2010 của UBND huyện Hải Lăng về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2020” Sau 8 thực hiện Đề án 374/ĐA-UBND ngày 22/10/2010 của UBND huyện về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), UBND huyện báo cáo kết quả đạt được như sau: A. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN: I. Kết quả các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn: 1. Công tác chỉ đạo điều hành: Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Ngày 22/10/2010, UBND huyện ban hành Đề án số 374/ĐA-UBND về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2020”. Chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo Dạy nghề các xã, thị trấn do đồng chí Chủ tịch UBND xã, thị trấn làm Trưởng ban. Ban hành Kế hoạch số 916/KH-UBND ngày 29/8/2017 về đào tạo nghề và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025; Quyết định số 1032/QĐ-UBND ngày 9/5/2018 của UBND huyện Hải Lăng về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác đào tạo nghề, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT giai đoạn 2018-2020. Chỉ đạo các đơn vị tham gia đào tạo nghề nông thôn và UBND các xã, thị trấn thống kê, nắm tình hình thực tế của địa phương và nhu cầu tuyển dụng lao động của thị trường lao động trong, ngoài huyện để xác định ngành nghề cần đào tạo. 1 DỰ THẢO

Upload: others

Post on 28-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN HẢI LĂNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-UBND Hải Lăng, ngày tháng năm 2018

BÁO CÁOSơ kết 8 năm thực hiện Đề án 374/ĐA-UBND ngày 22/10/2010 của UBND

huyện Hải Lăng về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2020”

Sau 8 thực hiện Đề án 374/ĐA-UBND ngày 22/10/2010 của UBND huyện về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), UBND huyện báo cáo kết quả đạt được như sau:

A. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:I. Kết quả các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn:1. Công tác chỉ đạo điều hành:Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Ngày 22/10/2010, UBND huyện ban hành Đề án số 374/ĐA-UBND về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2020”. Chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo Dạy nghề các xã, thị trấn do đồng chí Chủ tịch UBND xã, thị trấn làm Trưởng ban.

Ban hành Kế hoạch số 916/KH-UBND ngày 29/8/2017 về đào tạo nghề và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025; Quyết định số 1032/QĐ-UBND ngày 9/5/2018 của UBND huyện Hải Lăng về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác đào tạo nghề, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT giai đoạn 2018-2020.

Chỉ đạo các đơn vị tham gia đào tạo nghề nông thôn và UBND các xã, thị trấn thống kê, nắm tình hình thực tế của địa phương và nhu cầu tuyển dụng lao động của thị trường lao động trong, ngoài huyện để xác định ngành nghề cần đào tạo.

Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm Dạy nghề tổng hợp cũ nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên xây dựng kế hoạch đào tạo; tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án tại các địa phương, cơ sở dạy nghề. Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm, những giải pháp khắc phục kịp thời nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.

2. Hoạt động thông tin tuyên truyền; tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn:

Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các đoàn thể: Đài Truyền thanh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Huyện Đoàn và UBND các xã, thị trấn, các tổ chức đoàn thể cấp xã tổ chức tuyên truyền, vận động về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tổ chức các buổi tư vấn học nghề cho người lao động. Công tác tuyên truyền đào tạo nghề được quan tâm thực hiện thường xuyên, thông qua

1

DỰ THẢO

Page 2: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

nhiều hình thức như: Qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là Cổng thông tin điện tử huyện đã đăng tải nhiều tin, bài, phóng sự chuyên đề về đào tạo nghề; in ấn, phát hành hơn 30.000 tờ rơi; hơn 500 đĩa tuyên truyền về học nghề, việc làm. Tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp với người lao động. Sau 8 năm thực hiện Đề án có hơn 10.000 lượt lao động nông thôn được tư vấn học nghề và việc làm thông qua các buổi tọa đàm, giao lưu, gặp mặt con em đi làm ăn xa trở về quê đón Tết, các phiên giao dịch việc làm.

3. Hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn:

Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên tổ chức Hội nghị triển khai công tác khảo sát, đăng ký đào tạo nghề. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn phối hợp với các đoàn thể tổ chức các hội nghị, tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, xây dựng và đăng ký kế hoạch đào tạo nghề của địa phương, đơn vị. Làm việc với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện thống kê nhu cầu lao động có tay nghề của đơn vị. Từ đó, xây dựng các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của huyện, cũng như đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các đoàn thể cấp xã xác định và xây dựng danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá và hướng phát triển kinh tế của địa phương, đơn vị.

Nhờ vậy, trong những năm qua huyện đã khôi phục, mở rộng được nhiều nghề truyền thống như: Nón lá, Thêu ren, Kỹ thuật sản xuất chổi đót... Bên cạnh đó, những ngành nghề mới được đào tạo và phát triển cũng mang lại hiệu quả cao như: Kỹ thuật nuôi gà thả vườn, Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Ném, Kỹ thuật chế biến món ăn...

4. Kết quả tổ chức đào tạo:4.1 Giai đoạn 2010-2015:- Nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn huyện,

UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề tổng hợp huyện, Trung tâm Kỹ thuật - Tổng hợp - Hướng nghiệp, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các đoàn thể cấp huyện chú trọng đẩy mạnh việc dạy nghề cho lao động đông thôn, cũng như hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, mở rộng các ngành nghề đào tạo tại các địa phương. Ngoài việc đào tạo nghề từ các cơ sở tư nhân nhỏ ở địa phương, UBND huyện cũng đã chỉ đạo cho các ban, ngành, đoàn thể tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua các nguồn vốn từ ngân sách, nguồn vốn từ chương trình mục tiêu và nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế. Kết quả đã đào tạo được 192 lớp với 5.670 người lao động. Các ngành nghề đào tạo chủ yếu là: thêu ren, cơ khí nông cụ, may công nghiệp, chăn nuôi - thú y, trồng rau sạch, trồng cao su, nuôi cá nước ngọt. Trong đó:

+ Sơ cấp nghề: 40 lớp với 1.068 người.+ Dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng: 152 lớp với 4.596 người.

(Chi tiết đính kèm phụ lục 1)

2

Page 3: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

Cụ thể như sau:Bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo,

Trung tâm dạy nghề tổng hợp huyện đã tuyển sinh và mở được 126 lớp với 3.570 học viên tham gia học các nghề như: thêu ren, cơ khí nông cụ, may công nghiệp, hương thơm - chỗi đót, chăn nuôi - thú y, điện dân dụng, kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mũ cây cao su, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật trồng ném, trồng rau sạch, kỹ thuật khai thác nhựa thông, kỹ thuật gieo tinh lợn....

Từ năm 2010 đến năm 2012, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp huyện mở được 26 lớp dạy nghề từ 2 đến 3 tháng, gồm các nghề: chăn nuôi - thú y; bảo vệ thực vật; trồng rau sạch; trồng hoa; trồng cao su, trồng dứa; nuôi cá nước ngọt, trồng cây lương thực; xây dựng... với 694 học viên tham gia.

Tranh thủ nguồn hỗ trợ của Dự án Phần Lan, Dự án Diz; Chương trình Khuyến nông - lâm - ngư, Khuyến công; Liên minh HTX&DNNQD tỉnh, Trung tâm dạy nghề miễn phí Phùng Xuân, Trường Trung học nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh, Trung học Y tế thông qua các cơ quan, ban, ngành đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Trạm Thú y, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư ... đã dạy nghề và tập huấn các nghề như: cơ khí nông cụ; thêu ren; may công nghiệp; chăn nuôi - thú y; tăm tre - chỗi đót; chằm nón; chế biến gỗ; sản xuất bao bì; dệt xăm lưới, trồng rau sạch; khai thác nhựa thông; ICM; chăn nuôi lợn quy mô trang trại...cho 1.406 người.

- Đến cuối năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 44%, (theo Đề án 374 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 45-50%) trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ nghề đạt 28,07%.

4.2 Giai đoạn 2016-2018:- Bằng nguồn vốn của Trung ương và địa phương, trong giai đoạn 2016-

2018, UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm GDNN-GDTX huyện, các đơn vị tổ chức dạy nghề khác tiến hành tổ chức đào tạo được 83 lớp với 1.979 người. Cụ thể như sau:

+ Sơ cấp nghề: 26 lớp với 392 người+ Dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng: 57 lớp với 1.587 người.

(Chi tiết đính kèm phụ lục 1)- Phấn đấu đến cuối năm 2018 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53%, trong

đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ nghề đạt 35%.- Các đơn vị dạy nghề đã hỗ trợ các chế độ như tiền ăn, tiền đi lại và chi

phí hỗ trợ cho học viên tham gia học nghề ngắn hạn theo quy định. Sau khi hoàn thành khóa học, các học viên được giới thiệu vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn huyện. Một số lao động nông thôn học nghề ngắn hạn thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập hộ nghèo được học nghề miễn phí, hỗ trợ chi phí trong thời gian học theo quy định. Các đơn vị tham gia dạy nghề đã linh động mở lớp dạy nghề ngay tại các thôn, xã khi đảm bảo được cơ sở vật chất, số lượng học viên và thời gian học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học, thực hành thí điểm trên cây trồng, vật nuôi, máy móc, thiết bị của học viên hay trong mùa vụ sản xuất.

3

Page 4: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

5. Hoạt động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề công lập:

Nhằm phát huy hết khả năng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong 08 năm qua bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia về dạy nghề và nguồn vốn của huyện, hàng năm đã bố trí cho Trung tâm Dạy nghề tổng hợp huyện kinh phí để mua sắm thiết bị và xây dựng, cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy nghề, cụ thể:

* Về mua sắm thiết bị dạy nghề:- Năm 2010 bố trí 1.496.623.000 đồng mua: Thiết bị dạy nghề hàn, nghề

sửa chữa máy nông ngư nghiệp, nghề mộc dân dụng.- Năm 2011 bố trí 797.369.000 đồng mua thiết dạy nghề sửa chữa ô tô.- Năm 2012 bố trí 607.700.000 đồng mua thiết bị dạy nghề điện dân dụng.Các thiết bị dạy nghề do Trung tâm mua sắm được sử dụng và phát huy

hiệu quả như: thiết bị nghề may công nghiệp, thiết bị nghề sửa chữa máy nông - ngư nghiệp, thiết bị nghề mộc dân dụng, thiết bị nghề tiện - gò - hàn... phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà cũng như nhu cầu học nghề của người lao động. Chính nhờ sự quan tâm đầu tư kịp thời, đúng mức nên công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã mang lại hiệu quả.

* Về xây dựng cơ bản:+ Ngân sách Trung ương, tỉnh:- Năm 2010: Bằng nguồn vốn tăng cường năng lực dạy nghề thuộc

Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục và Đào tạo đầu tư cho Trung tâm Dạy nghề tổng hợp huyện 1.000.000.000 đồng để xây dựng nhà xưởng thực hành cơ khí và sửa chữa động cơ. Trung tâm đã hoàn thành công trình và quyết toán với số tiền là 992.608.000 đồng. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đầu tư xây dựng nhà học lý thuyết và nhà học thực hành với tổng mức quyết toán là 3.723.928.000 đồng. Trong đó, năm 2010 được đầu tư 2.500.000.000 đồng, Trung tâm Dạy nghề tổng hợp đã giải ngân số vốn là 2.311.551.000 đồng.

- Năm 2011: Nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia việc làm phân bổ trả nợ xây dựng công trình nhà học lý thuyết và nhà học thực hành cho Trung tâm Dạy nghề tổng hợp là 1.339.962.000 đồng.

- Năm 2013: Nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia việc làm và dạy nghề đầu tư 2.000.000.000 đồng cho Trung tâm Dạy nghề tổng hợp huyện xây dựng nhà xưởng thực hành nghề May là 1.916.995.000 đồng. Thanh toán công nợ hạng mục thiết bị công trình nhà học lý thuyết và nhà học thực hành là 72.415.000 đồng.

- Năm 2014: Nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia việc làm và dạy nghề đầu tư 800.000.000 đồng xây dựng nhà xưởng thực hành nghề Mộc.

+ Ngân sách huyện:- Năm 2011, 2012: UBND huyện bố trí 625.815.000 đồng từ ngân sách

địa phương để xây dựng 02 công trình: san nền và đường ống thoát nước.- Năm 2017: UBND huyện bố trí 300.000.000 đồng từ ngân sách địa

phương sửa chữa cổng chính, đổ đường bê tông nội bộ, quét vôi dãy nhà làm

4

Page 5: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

việc, tường rào, sửa chữa nhà dạy may, nhà vệ sinh, nhà xe, sân bê tông, nhà bảo vệ Trung tâm.

- Năm 2018: UBND huyện bố trí 700.000.000 đồng từ ngân sách địa phương để xây dựng Tường rào, Nhà xe.

6. Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề; xây dựng, phê duyệt danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo nghề:

Thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, Trung tâm Dạy nghề tổng hợp huyện (cũ) nay là Trung tâm GDNN-GDTX đã xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo. Ngoài chương trình, giáo trình chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, đội ngũ cán bộ, giáo viên Trung tâm thường xuyên nghiên cứu, tham khảo, trao đổi kinh nghiệm với các trung tâm dạy nghề khác, từ đó xây dựng chương trình, giáo trình riêng của mình phù hợp với trình độ văn hoá, độ tuổi của đối tượng học nghề và của từng nghề.

Đến nay, Trung tâm đã xây dựng hoàn thiện 29 chương trình dạy nghề và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt về nội dung và định mức chi phí đào tạo, trong đó:

* Nghề nông nghiệp: 20 nghề, gồm: kỹ thuật nuôi và phòng trừ bệnh cho lợn; kỹ thuật nuôi giun quế; trồng rau an toàn; kỹ thuật khai thác nhựa thông; Chăn nuôi thú y; kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò; kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ bệnh cho lợn, bò gà; kỹ thuật nuôi cá nước ngọt; kỹ thuật sản xuất lúa giống; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh; kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây hồ tiêu; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt; kỹ thuật trồng cây dưa hấu; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ném; kỹ thuật trồng hoa; kỹ thuật nuôi và phòng trừ bệnh cho gà, vịt; kỹ thuật trồng nấm sò, rơm, linh chi; kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su; kỹ thuật gieo tinh lợn; kỹ thuật sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi trang trại.

* Nghề phi nông nghiệp: 09 nghề, gồm: kỹ thuật chế biến món ăn; kỹ thuật sản xuất nón lá; mộc dân dụng; kỹ thuật đan lưới đính chì; thêu ren; kỹ thuật sản xuất chổi đót; may công nghiệp; sửa chữa vận hành máy nông - ngư; pha chế đồ uống - Bar.

Việc xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với giáo trình chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định, nhưng vẫn đảm bảo cho người học tiếp thu dễ dàng, phù hợp với trình độ văn hóa của lao động nông thôn trên địa bàn huyện; thời gian đào tạo đảm bảo theo quy định và phù hợp với mùa vụ của nông dân trong quá trình học thực hành; ngành nghề đào tạo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương; đào tạo gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tay nghề của người lao động...

7. Hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề:

Hàng năm, Trung tâm GDNN-GDTX cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo quy định của Tổng Cục dạy nghề. Ngoài ra, Trung tâm còn chủ động ký hợp đồng với các đơn vị như Trường Trung cấp nghề Quảng Trị, Cao đẳng Du lịch Huế, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến Lâm, Trạm Thú y, Trạm Bảo vệ thực vật mời giáo viên giảng dạy các nghề chăn nuôi - thú y, kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, trồng trọt, trồng

5

Page 6: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

chăm sóc cây cao su... đồng thời ký hợp đồng với những người có kinh nghiệm, có tay nghề, nghệ nhân dạy các nghề: thêu ren, cơ khí nông cụ, may công nghiệp, nón lá...

Về chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn đảm bảo trình độ kiến thức, được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ dạy nghề; đối với các nghệ nhân, người có kinh nghiệp thì đảm bảo yêu cầu về kỹ năng tay nghề, làm nghề lâu năm; có tâm huyết với nghề, tận tình giảng dạy cho học viên.

8. Đánh giá hiệu quả sau đào tạo:Qua thống kê, phần lớn lao động sau khi được đào tạo nghề đều tự tạo

được việc làm và đã biết phát huy, vận dụng kỹ năng, kỹ thuật mới vào trong sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Một số học viên đã thành lập các tổ, nhóm hợp tác để làm dịch vụ, số còn lại đã biết tận dụng thời gian nông nhàn nhận gia công, sản xuất cho các tiểu thương ở chợ như làm nón, chổi đót, may công nghiệp, cung cấp rau an toàn, cây ném. Có trên 70% học viên sau khi hoàn thành khóa học tìm được việc làm tại chỗ, nhằm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.

9. Hoạt động hoàn thiện, nhân rộng các mô hình thí điểm có hiệu quả và xây dựng mô hình mới dạy nghề cho LĐNT:

Với các mô hình dạy nghề và giải quyết việc làm có hiệu quả, Ban chỉ đạo 1956 huyện giao trách nhiệm cho Trung tâm Dạy nghề tổng hợp trước đây nay là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện phối hợp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể cấp huyện và các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động để nhân rộng mô hình. Sau khi thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến nay đã xây dựng được các mô hình thí điểm có hiệu quả cao đó là: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ném, Kỹ thuật chế biến món ăn, Kỹ thuật nuôi gà thả vườn, May công nghiệp, Sửa chữa và vận hành máy Nông - Ngư nghiệp...

a. Mô hình Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ném:Thực hiện chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế vùng cát, thời gian qua

Trung tâm GDNN-GDTX huyện đã phối hợp với UBND xã Hải Dương, Hải Xuân, Hải Lâm, Hải Khê tuyển sinh và mở được gần 20 lớp dạy nghề trồng và chăm sóc cây ném trên cát cho gần 400 học viên tham gia. Sau thời gian đào tạo 02 tháng, các học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ném trên cát; các học viên được học và thực hành trực tiếp trên diện tích đất canh tác của gia đình mình. Hiệu quả kinh tế từ cây ném mang lại rất lớn, từ 40 đến 50 triệu đồng/ha, sau khi trừ các chi phí; thu nhập gấp 3 đến 4 lần so với trồng lúa.

Với hiệu quả kinh tế từ cây ném, UBND xã Hải Dương đã khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích sản xuất lên 54 ha (năm 2018). Từ đó đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân vùng cát. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết và khí hậu khắc nghiệt nên hiện nay cây ném trồng trên cát chỉ canh tác được 01 vụ/năm, từ tháng 8 đến tháng 11 (âm lịch). Để nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây ném và mở rộng diện tích đất trồng cần phải đầu tư hệ

6

Page 7: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

thống điện và nước tưới để sản xuất 02 vụ/năm. Hiện nay, mô hình trồng ném trên cát đã được các xã trên địa bàn huyện để triển khai trồng đồng loạt.

b. Mô hình May công nghiệp:Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề trong lĩnh vực May

công nghiệp của các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện, trong giai đoạn từ 2010-2018, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện đã tổ chức đào tạo 19 lớp nghề may công nghiệp cho hơn 500 học viên, với thời gian đào tạo mỗi lớp 2-4 tháng. Sau khi hoàn thành khóa học, 100% học viên được cấp chứng chỉ và được Nhà máy may xuất khẩu Phong Phú, Công ty Dệt may Vinatex Quốc tế Toms và Xí nghiệp may Lao Bảo tại thị xã Quảng Trị nhận vào làm việc với mức lương cơ bản từ 2,5 - 4 triệu đồng/tháng; người lao động được tham gia các loại hình bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và được bồi dưỡng kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, được tham gia tổ chức Công đoàn. Từ đó, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.

c. Mô hình Kỹ thuật sản xuất Nón lá:Nón lá là nghề truyền thống của nhân dân 02 xã Hải Tân và xã Hải Xuân.

Hiện nay, nghề Nón lá được tổ chức sản xuất theo hộ gia đình, người lao động chủ yếu được kèm nghề tại nhà; kỹ thuật, chất lượng còn thấp; thị trường tiêu thụ chủ yếu tại địa phương. Để khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, năm 2013 - 2015, Trung tâm Dạy nghề tổng hợp đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể huyện, UBND 02 xã Hải Xuân và Hải Tân tổ chức 05 lớp dạy nghề sản xuất nón lá cho 161 lao động, với thời gian đào tạo 02 tháng/lớp. Sau khi đào tạo, người lao động đã được nâng cao tay nghề, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; thu nhập tăng thêm từ làm nón của người lao động đạt bình quân 1,5 triệu đồng/người/tháng. Việc duy trì và phát triển nghề Nón lá đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho các gia đình trong thời gian nông nhàn, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân.

d. Mô hình Kỹ thuật chế biến món ăn:Nghề kỹ thuật chế biến món ăn hiện nay đang dần trở nên quen thuộc với

các học sinh, sinh viên và người lao động. Đây là một nghề mà đòi hỏi người học phải có sự đam mê, tính sáng tạo, phải có khứu giác, vị giác thật sự nhạy cảm và một đôi mắt biết ngắm nhìn.

Trên thực tế, nghề kỹ thuật chế biến món ăn luôn mang lại cơ hội việc làm hơn các ngành khác. Khi xã hội phát triển như vũ bão, đời sống con người ngày một cao hơn thì những ngành dịch vụ càng trở nên quan trọng và cần thiết. Trong những năm qua, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu kiến thức về kỹ thuật chế biến món ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và cách trình bày để món ăn trông bắt mắt. Trung tâm GDNN-GDTX đã mở được rất nhiều lớp học nghề KT chế biến món ăn dành cho lao động nông thôn các xã, thị trấn. Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây, nhu cầu đăng ký học nghề chế biến món ăn cao, đối với xã Hải Thọ, đã mở được 2 nhà hàng có tiếng như nhà hàng Anh Đào, nhà hàng Thủy Bảo, với số lượng người phục vụ từ 15-20 người Nhà hàng Tiến Phượng ở Hải Thiện với số lượng 10-15 người; Nhà Hàng

7

Page 8: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

Hằng Nhung ở Hải Tân, số lượng phục vụ 15-20 người, Nhà hàng Ngân Y, nhà hàng 105 ở Hải Phú, số lượng phục vụ 5-10 người (những người phục vụ phần lớn là học viên đã tham gia lớp học nghề Kỹ thuật chế biến món ăn mở tại địa phương). Từ việc thành lập các Tổ, nhóm hợp tác làm dịch vụ trên đã tạo được công ăn, việc làm cũng như phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

e. Điển hình trong công tác học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn:

- Thông qua các lớp học nghề, người dân được trang bị kiến thức về khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu. Điển hình trong thời gian qua có:

+ Chị Nguyễn Thị Thủy ở thôn Thâm Khê, xã Hải Khê là người có mô hình nuôi lợn thịt trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao. Trước khi tham gia học nghề, gia đình chị chỉ nuôi từ 10 đến 15 con lợn nái sinh sản. Sau khi học nghề (năm 2012), chị Thủy đã mạnh dạn xin cấp đất để xây dựng trang trại nuôi lợn thịt khép kín, mỗi lứa nuôi khoảng 200 con lợn thịt, sau 03 tháng lợn được xuất chuồng, trọng lượng mỗi con đạt 80kg trở lên, mỗi năm 3 lứa, thu nhập bình quân 150-200 triệu đồng/năm. Hiện nay, do con giống phải mua từ bên ngoài nên chi phí rất cao; gia đình dự định đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, nuôi thêm khoảng 40-60 con lợn nái ngoại nhằm đảm bảo con giống phục vụ nhu cầu chăn nuôi của gia đình và cung cấp cho nhân dân trong địa phương.

+ Chị Nguyễn Thị Dơi ở thôn Xuân Viên, xã Hải Dương là người có mô hình trồng ném trên cát đạt hiệu quả kinh tế. Ban đầu, chỉ với chút ít kinh nghiệm nên chị Dơi chỉ trồng được 0,5 sào ném, hiệu quả kinh tế thấp. Sau khi chị Dơi tham gia học lớp Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ném trên cát tại Trung tâm Dạy nghề tổng hợp cũ trước đây, với kinh nghiệm trong nghề trồng ném cộng với kiến thức được học chị đã mạnh dạn mở rộng diện tích lên đến 10 sào, thu nhập từ 10 sào ném đạt gần 120 triệu đồng/năm, từ đó giải quyết được việc làm cho các lao động trong gia đình. Trong 2 năm trở lại đây, thu nhập từ cây ném của gia đình chị Dơi cao gấp 3 - 4 lần thu nhập từ trồng lúa và chiếm phần lớn thu nhập trong gia đình.

10. Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án:Hàng năm, sau khi có Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh về đào tạo

nghề, Sở LĐ-TB&XH đã tập trung chỉ đạo, kiểm tra, giám sát kế hoạch đào tạo nghề. Trên cơ sở kế hoạch đào tạo của các đơn vị, lịch học cụ thể từng lớp, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng LĐ,TB&XH, Trung tâm GDNN-GDTX huyện tăng cường kiểm tra, giám sát các lớp đào tạo nghề ở các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện.

Qua các đợt kiểm tra, các ngành chức năng đã báo cáo UBND huyện đánh giá kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như đề ra các giải pháp khắc phục, chấn chỉnh những sai sót kịp thời trong quá trình quản lý, dạy và học nghề.

II. Kết quả thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã:

Trong những năm qua, huyện luôn xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là việc làm cấp bách và cần thiết. Vì vậy, công tác

8

Page 9: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài việc cử cán bộ đi học tập trung, học từ xa, huyện đã phối hợp với Trường Chính trị Lê Duẩn, Trường Quân sự, các sở, ban, ngành cấp tỉnh mở các lớp đào tạo trình độ trung cấp và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ cấp xã, thôn tại huyện.

Từ năm 2010 đến năm 2014 toàn huyện có 7.217 người tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Trong đó:

* Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và LLCT cho 583 người, gồm:+ Đào tạo trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 179 người; Trung cấp 82 người.+ LLCT: Cao cấp 3 người, Trung cấp 321 người.* Tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn tại tỉnh 501 lượt người, gồm:Tập huấn nghiệp vụ cho Trưởng, Phó Công an xã, Công an viên 147 người;

Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng quản lý đô thị 01 người; Bồi dưỡng kỹ năng hành chính 20 người; bồi dưỡng kỹ năng quản lý hành chính 40 người; bồi dưỡng cho cán bộ Tổ một cửa 20 người; tham gia bồi dưỡng QLNN: 15 người; bồi dưỡng kỹ năng quản lý cấp xã 15; bồi dưỡng QLNN về Địa chính - xây dựng 72 người; bồi dưỡng QLNN về công tác Văn hóa - Xã hội: 15 người; bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho PCT HĐND, UBND các xã, thị trấn: 56 người; bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh Bí thư, PBT Đảng ủy, TT Đảng ủy xã 40 người; tham gia bồi dưỡng công tác CCHC 20 người; tham gia tập huấn hướng dẫn sử dụng, cập nhật, quản lý cán bộ, công chức cấp xã 40 người.

* Tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn tại huyện cho 6.133 lượt người, cụ thể:Bồi dưỡng LLCT cho cán bộ Hội Nông dân xã 529 người; bồi dưỡng Quốc

phòng - An ninh 469 người; tập huấn Văn thư- Lưu trữ 20 người; mở các lớp bồi dưỡng LLCT và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận, các đoàn thể cơ sở 1.242 người; tập huấn cho người cao tuổi 140 người; bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ CCB các xã, thị trấn: 469 người; tập huấn hành chính công cho 20 người; tập huấn nâng cao năng lực cho các bộ làm công tác giảm nghèo 148 người; tập huấn điều tra cung cầu lao động cho 348 người; tập huấn điều tra hộ nghèo, cận nghèo cho 386 người; bồi dưỡng theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ cho cán bộ cấp xã: 60 người; bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD 122 người; tập huấn nghiệp vụ bảo vệ dân phố 214 người; bồi dưỡng Đại biểu HĐND xã 485 người; mở 2 lớp tập huấn về hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục xây dựng quy ước thôn không có người sinh con thứ ba trở lên và nghiệp vụ cho 304 người; mở 2 lớp tập huấn về kỹ năng truyền thông cho 100 cộng tác viên ở cơ sở; tập huấn nghiệp vụ QLNN về công tác thanh niên cho 23 người; tập huấn triển khai nội dung Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về địa giới hành chính các cấp 40 người; tập huấn sử dụng hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp cho cán bộ HTX và Tổ hợp tác SXNN 197 người; tập huấn phòng, chống tham nhũng cho 20 người; bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Tư pháp cấp xã, thị trấn 129 người; tập huấn công tác Tôn giáo cho 190 người; tập huấn về nhiệm vụ công tác xây dựng Hội, công tác kiểm tra, giám sát và xây dựng nông thôn mới cho 178 cán bộ Hội nông dân cơ sở.

Như vậy, sau 4 năm thực hiện Đề án, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, quy hoạch và cử nhiều cán bộ, công chức cấp xã tham gia đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. Từ đó đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã

9

Page 10: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

được nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận chính trị, chất lượng cán bộ được nâng lên, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.

III. Đánh giá kết quả thực hiện Đề án:1. Mặt được:Qua gần 8 năm thực hiện Đề án 374/ĐA-UBND ngày 22/10/2010 của

UBND huyện về đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2018 đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đẩy mạnh chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế; tập trung phát triển mạnh CN-TTCN, TM&DV phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính; quản lý, điều hành kinh tế - xã hội.

Toàn huyện đã mở được 245 lớp dạy nghề cho 6.891 lao động chưa có tay nghề, người nghèo, người chưa có việc làm; các lớp nghề, chương trình dạy phù hợp với trình độ văn hoá, phong tục, tập quán sản xuất và tình hình thực tế ở địa phương. Trên 70% người lao động qua đào tạo tìm được việc làm phù hợp và có thu nhập ổn định. 100% lao động học nghề may công nghiệp tại huyện được Nhà máy may xuất khẩu Gilimex - PPJ (Nhà máy may xuất khẩu Phong Phú - Quảng Trị), Công ty Dệt may Vinatex Quốc tế Toms và một số đơn vị khác nhận vào làm việc; một số lao động sử dụng kiến thức, kỹ năng được học vào sản xuất chăn nuôi gia đình như: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Ném, thêu ren, Nón lá, kỹ thuật nuôi gà thả vườn, kỹ thuật trồng rau an toàn, sửa chữa vận hành máy Nông - Ngư nghiệp, Kỹ thuật chế biến món ăn... từ đó nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,4% cuối năm 2015, dự kiến còn 5,5 vào cuối năm 2018.

- Ước thực hiện đến cuối năm 2018, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53%, trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ nghề đạt 35%.

2. Một số tồn tại và nguyên nhân:2.1. Tồn tại:- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về đào tạo nghề cho LĐNT ở một số địa

phương hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, đơn vị.

- Công tác truyền thông về đào tạo nghề thiếu thường xuyên; nội dung, hình thức chưa phong phú, chưa sâu sát với từng đối tượng.

- Một số địa phương triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” còn chậm, chưa quan tâm gắn dạy nghề với giải quyết việc làm, chọn ngành nghề đạo tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tế nên một số lao động khó tìm được việc làm phù hợp với nghề được đào tạo.

- Công tác giải quyết việc làm sau đào tạo cho người lao động hiệu quả chưa cao.

10

Page 11: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

- Công tác đào tạo nghề ở một số xã, thị trấn thường giao cho các đoàn thể tuyển sinh, quản lý nên UBND xã chưa thực hiện tốt chức năng quản lý, chưa đánh giá được hiệu quả sau đào tạo.

- Hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo nghề.

- Cán bộ phụ trách công tác đào tạo nghề ở các xã, thị trấn còn kiêm nhiệm quá nhiều việc nên việc tham mưu với UBND xã về đào tạo nghề chất lượng chưa cao.

2.2. Nguyên nhân:* Nguyên nhân khách quan:- Xuất phát điểm của nền kinh tế xã hội huyện nhà còn thấp, thời tiết khắc

nghiệt, hạn hán, lụt bão thường xuyên xảy ra; số lượng các đối tượng chính sách, mất sức lao động, đối tượng bảo trợ xã hội nhiều.

- Tiềm lực kinh tế của huyện và trong nhân dân còn hạn chế, chưa đáp ứng các yêu cầu để đầu tư cho công tác đào tạo nghề. Sản xuất còn thuần nông, lao động chủ yếu là giản đơn nên tỷ lệ lao động có tay nghề còn thấp.

* Nguyên nhân chủ quan:- Một số cấp uỷ đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm chỉ đạo đúng

mức đến công tác đào tạo nghề - giải quyết việc làm. Chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động và phổ biến các chính sách ưu đãi.

- Công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể còn hạn chế, chưa thường xuyên trong việc tuyên truyền, vận động, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động.

- Nhận thức của người lao động về học nghề, giải quyết việc làm nông nhàn cho lao động nông thôn chưa cao, một số nghề sau đào tạo chưa phát huy hiệu quả.

2.3. Bài học kinh nghiệm:- Sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt và thường xuyên của cấp ủy, chính

quyền, sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, có kế hoạch cụ thể, phù hợp thực tiễn từng địa phương, kịp thời tháo gỡ các khó khăn phát sinh là nhân tố quyết định cho thành công của Đề án.

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức cho nhân dân biết và hiểu rõ về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tầm quan trọng về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Việc tổ chức thực hiện phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền các cấp, với doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề và người lao động, từ đầu vào (xác định nhu cầu đào tạo), đến tổ chức đào tạo, giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm (đầu ra) v.v… thì sẽ mang lại hiệu quả cao.

- Việc triển khai thực hiện Đề án phải được lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, gắn đào tạo nghề với việc thực hiện Chương trình nông thôn mới ở từng địa phương; đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu sản xuất, kinh doanh, phù hợp với quy hoạch phát triển của từng địa phương và đào tạo phải gắn với giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo một cách có hiệu

11

Page 12: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

quả. Xây dựng các cơ chế, giải pháp sát thực, phù hợp với tình hình thực tế và các quy định.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn để đề ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sau đào tạo, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong huyện, trong tỉnh, trong nước cũng như xuất khẩu lao động.

B. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2019 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2020-2025:

I. Mục tiêu chung:- Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn để khai

thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Tạo sự chuyển biến tích cực trọng việc điều chỉnh hợp lý cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động, trang bị cho người lao động thêm các kỹ năng, kỹ thuật để có cơ hội tìm kiếm việc làm ổn định, tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà. Cung ứng nguồn lao động cho địa phương, doanh nghiệp, đón đầu Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

II. Chỉ tiêu cụ thể:1. Giai đoạn 2019-2020:- Thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, gắn công tác dạy

nghề với giải quyết việc làm cho lao động được đào tạo nghề một cách hiệu quả.- Đào tạo nghề cho 1.600 lao động nông thôn. Bình quân mỗi năm đào tạo

800 lao động. Trong đó:+ Nghề Nông nghiệp: 24 lớp, 700 người .+ Nghề Phi Nông nghiệp: 30 lớp, 900 người.

(Chi tiết kèm phụ lục 02)- Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo tại huyện đạt 65-

70%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 38%.- Đào tạo .......cán bộ công chức cấp xã.2. Phấn đấu đến năm 2025: - Đào tạo nghề cho 3.400 lao động. Trong đó:+ Đào tạo Sơ cấp nghề: 50 lớp, 1.500 người.+ Đào tạo dưới 03 tháng: 60 lớp, 1.900 người.- Đào tạo ..... cán bộ công chức cấp xã.2. Giải pháp thực hiện:Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt Đề án 374/ĐA-UBND ngày

22/10/2010 của UBND huyện về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn 2018-2020, cần tập trung thực hiện một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:

12

Page 13: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

2.1. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ và nhân dân; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của đào tạo nghề đối với việc nâng cao nguồn nhân lực, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về việc học nghề là điều kiện để tạo việc làm, giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện cho người lao động tích cực tham gia học nghề. Các đoàn thể: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên tăng cường truyên truyền, vận động, tư vấn cho đoàn viên, hội viên mình về chính sách của nhà nước trong đào tạo nghề, tích cực tham gia học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập để giảm nghèo bền vững.

- Đổi mới nội dung tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn; phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, ban, ngành triển khai, thực hiện về công tác đào tạo nghề gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Chỉ đạo Trung tâm GDNN-GDTX huyện tích cực phối hợp, liên kết với công ty, doanh nghiệp tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề May công nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn.

- Tạo mối liên hệ chặt chẽ, liên kết với với các doanh nghiệp, khu công nghiệp để điều tra nghề cần tuyển dụng làm cơ sở cho việc đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thị trường và cung ứng nguồn lao động cho doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh, phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở dạy nghề thủ công mỹ nghệ gắn với khôi phục phát triển làng nghề.

2.2. Nâng cao chất lượng các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

- Căn cứ chương trình và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh để xây dựng chương trình giáo trình, tài liệu dạy nghề cho lao động nông thôn sát đúng với tình hình thực tế của địa phương; biên soạn chương trình giáo án theo đúng quy định, phù hợp với đối tượng đào tạo nghề.

- Nâng cao vai trò trách nhiệm cụ thể của các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến xã, thị trấn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tổ chức mở các lớp tập huấn nghiệp vụ dành cho cán bộ làm công tác dạy nghề và các đoàn thể nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng tư vấn, hỗ trợ cho lao động nông thôn. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình có hiệu quả để áp dụng, nhân rộng trên địa bàn.

- Nâng cao chất lượng các lớp dạy nghề. Đa dạng hoá các loại ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường, chú trọng liên kết đào tạo các ngành nghề: Kỹ thuật xây dựng, cơ khí động lực, Kỹ thuật gò - hàn, Điện công nghiệp, may công nghiệp, sửa chữa vận hành máy nông nghiệp...

- Các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho các ngành, đoàn thể phụ trách; lựa chọn các lớp nghề phù hợp với

13

Page 14: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

nhu cầu của người lao động và nhu cầu của xã hội, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, lựa chọn những nghề phù hợp, để khai thác thế mạnh tiềm năng có sẵn của địa phương. Nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường lao động, tạo việc làm để có kế hoạch đào tạo một cách phù hợp.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề bàn giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong thời kỳ mới.

- Liên kết với các trường trong và ngoài tỉnh tổ chức các lớp đào tạo nghề chất lượng cao để phục vụ nhu cầu xã hội nói chung và của Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị tại huyện Hải Lăng nói riêng. Đồng thời có định hướng đào tạo các ngành nghề phụ trợ cho Khu kinh tế Đông Nam sau khi hình thành.

2.3. Tổ chức các lớp đào tạo nghề đón đầu Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị:

- Nghiên cứu, tìm hiểu các dự án khả thi để có định hướng, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm gồm các ngành, nghề phù hợp với tiến độ và thực tiễn nhằm đón đầu Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Trong đó, chú trọng phát triển thêm các ngành, nghề mới như:

+ Kỹ thuật xây dựng.+ Điện công nghiệp.+ Điện nước xây dựng.+ Cơ khí động lực.+ Sửa chữa máy tàu thuyền.+ Sửa chữa và vận hành máy xúc, máy ủi.+ Sửa chữa điện tử.2.4. Xây dựng đội ngũ quản lý và giáo viên dạy nghề đảm bảo theo

tiêu chuẩn quy định:- Xây dựng tiêu chí chuẩn đối với giáo viên dạy nghề. Bố trí giáo viên

giảng dạy phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung đề án vị trí việc làm; sắp xếp, bố trí đủ biên

chế đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện đảm bảo theo quy định.

- Huy động những người có điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn gồm: Những người có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và những nghệ nhân, người thợ giỏi được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

- Chú trọng tổ chức bồi dưỡng kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.

2.5. Tăng cường đầu tư nguồn lực, làm tốt công tác quản lý về đào tạo nghề cho LĐNT:

- Hàng năm, Trung tâm GDNN-GDTX lập dự toán kinh phí đào tạo nghề cho LĐNT; sửa chữa, nâng cấp CSVC, trang thiết bị đào tạo nghề, phối hợp với Phòng TC-KH tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch trình HĐND huyện xem xét quyết định để tổ chức, thực hiện.

- Thực hiện tốt công tác khảo sát xác định nhu cầu học nghề và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

14

Page 15: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện đào nghề cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, năm báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch.

- Tổ chức các hoạt động biểu dương, khen thưởng những gương điển hình tiên tiến (tập thể, cá nhân) trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

2.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã đáp ứng nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

- Tăng cường công tác tuyên truyền để cán bộ, công chức nâng cao nhận thức trách nhiệm trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, cập nhật thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí đang đảm nhận, chuẩn hóa các chức danh theo quy định.

 - Tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng từng chức danh cán bộ, công chức ở từng xã, thị  trấn. Hàng năm tiến hành ra soát, bổ sung quy hoạch cho các chức danh cán bộ, công chức, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng năm năm và hàng năm.

Trên đây là báo cáo sơ kết 08 năm thực hiện Đề án 374/ĐA-UBND ngày 22/10/2010 của UBND huyện Hải Lăng về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn./.

Nơi nhận:- Ban Thường vụ Huyện uỷ (b/c);- CT, PCTVX UBND huyện;- Các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện;- UBND các xã, thị trấn;- CVP, PCVP;- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂNKT. CHỦ TỊCHPHÓ CHỦ TỊCH

Lê Hữu Phước

15

Page 16: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

Phụ lục 1CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI LĂNG GIAI ĐOẠN 2010-2018(Kèm theo Báo cáo số /BC-UBND ngày / /2018 của UBND huyện Hải Lăng)

Năm

Tổng Trong đó Các đơn vị đào tạo

Ghi chú

Số học viên

Số lớp

Sơ cấp

nghề

Số lớp

Dạy nghề dưới

3 tháng

Số lớp

Trung tâm GDNN-GDTX Các đơn vị khác

Tổng số

học viên

Tổng số lớp

Sơ cấp

nghề

Số lớp

Dạy nghề dưới 03

tháng

Số lớp

Tổng số

học viên

Tổng số lớp

Sơ cấp

nghề

Số lớp

Dạy nghề dưới 03

tháng

Số lớp

Giai đoạn 2010-20152010 1077 39 476 18 595 21 617 22 377 14 240 8 454 17 99 4 355 13  2011 1.373 45 268 10 1.105 35 688 24 268 10 420 14 685 21 0 0 685 21  2012 703 22 93 3 610 19 433 14 93 3 340 11 270 8 0 0 270 8  2013 899 30 74 3 825 27 577 21 74 3 503 18 322 9 0 0 322 9  2014 833 30 131 5 702 25 736 27 131 5 605 22 97 3 0 0 97 3  2015 785 26 26 1 759 25 519 18 26 1 493 17 266 8 0 0 266 8  

Giai đoạn 2016-20182016 535 17 0 0 535 17 235 8 0 0 235 8 300 9 0 0 300 9  2017 686 36 232 19 454 17 470 18 130 5 340 13 216 8 102 4 114 4  2018 758 30 160 7 598 23 467 19 44 02 423 17 291 11 116 5 175 6Tổng cộng 7.649 275 1.460 66 6.183 209 4.742 171 1.143 43 3.599 128 2.901 94 317 13 2.584 81  

16

Page 17: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

Phụ lục 02KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI LĂNG GIAI ĐOẠN 2019-2020(Kèm theo Báo cáo số /BC-UBND ngày / /2018 của

UBND huyện Hải Lăng)

TT NghềNăm 2019 Năm 2020

Số lớp Số lượng Số lớp Số lượng

I Phi Nông nghiệp 15 450 15 4501 May công nghiệp 2 60 2 60

2 Sửa chữa vận hành máy Nông - Ngư nghiệp 2 60 2 60

3 KT chế biến món ăn 3 90 3 904 KT sản xuất Nón lá 1 30 1 305 Điện lạnh dân dụng 1 30 1 306 KT gò, hàn 1 30 1 307 Điện dân dụng 1 30 1 308 Điện công nghiệp 1 30 1 309 Điện nước xây dựng 1 30 1 3010 Mộc công nghiệp 1 30 1 3011 KT xây dụng 1 30 1 30II Nông nghiệp 12 350 12 350

1 KT trồng và chăm sóc cây Ném 2 60 2 60

2 KT trồng hoa 1 30 1 303 KT nuôi và TB cho lợn 1 30 1 30

4 KT trồng nấm rơm/sò/linhchi 1 30 1 30

5 KT nuôi và PTB cho gà, vịt 1 30 1 306 KT sản xuất men rượu 1 30 1 307 KT nuôi gà thả vườn 2 50 2 50

8 Trồng chăm sóc/khai thác cao su 1 30 1 30

9 Trồng rau an toàn 1 30 1 3010 KT nuôi cá nước ngọt11 KT trồng cây ăn quả 1 30 1 30

Tổng cộng (I + II) 27 800 27 800

Phụ lục 03

17

Page 18: UỶ BAN NHÂN DÂNxml18.quangtri.gov.vn/xml_hailang/VBDI/BC_so_ket_day... · Web viewVề chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CUNG ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC KKT ĐÔNG NAM QUẢNG TRỊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI LĂNG

GIAI ĐOẠN 2019-2020(Kèm theo Báo cáo số /BC-UBND ngày / /2018 của

UBND huyện Hải Lăng)

TT NghềNăm 2019 Năm 2020

Số lớp Số lượng Số lớp Số lượng

1 May công nghiệp 3 90 3 90

2 Sửa chữa điện và điện lạnh ô tô

2 60 2 60

3 KT gò, hàn nông thôn 3 90 3 90

4 Lắp đặt điện cho cơ sở sản xuất nhỏ

3 90 3 90

5 Sửa chữa bảo trì tủ lạnh và điều hóa nhiệt độ

2 60 2 60

6 Lặp đặt điện nội thất 2 60 2 60

7 Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ

2 60 2 60

Tổng cộng 17 510 17 510

18