uỶ ban nhÂn dÂn cỘng hÕa xà hỘi chỦ nghĨa viỆt...

12
1 UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH QUẢNG NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHƢƠNG ÁN Ứng phó với bão mạnh, siêu bão có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 3348 /QĐ-UBND ngày 07 /11/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam) Chƣơng I GIỚI THIỆU CHUNG I. CĂN CỨ PHÁP LÝ - Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; - Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai; - Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết, hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai; - Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai; - Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai; - Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc phê duyệt và công bố kết quả phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nƣớc dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam; - Quyết định số 2901/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2016 của Bộ Tài nguyên Môi trƣờng về việc công bố kết quả cập nhật phân kỳ bão, xác định nguy cơ bão, nƣớc dâng do bão và phân vùng gió cho các vùng ở sâu trong đất liền khi bão mạnh, siêu bão đổ bộ; - Quyết định số 442a/QĐ-TCTS-KTBVNL ngày 04/9/2014 của Tổng cục Thuỷ sản về việc ban hành hƣớng dẫn tàu thuyền tránh, trú và neo đậu khi có bão, áp thấp nhiệt đới; - Công văn số 65/TWPCTT ngày 24/4/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về phòng, chống thiên tai về việc rà soát, cập nhật phƣơng án ứng phó với bão mạnh và siêu bão. II. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LẬP PHƢƠNG ÁN Tỉnh Quảng Nam là một trong những địa phƣơng khu vực miền Trung thƣờng xuyên chịu nhiều tác động của thiên tai, đặc biệt là bão, lụt. Trong khi cơ sở hạ tầng của tỉnh còn rất hạn chế; số nhà tạm, nhà thiếu kiên cố, bán kiên cố chiếm tỷ lệ lớn lại nằm trong vùng thƣờng xuyên xảy ra thiên tai, đặc biệt là các xã ven biển và các xã nằm trong khu vực trũng thấp hạ lƣu các nhánh sông lớn thuộc hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, Tam Kỳ và Trƣờng Giang.

Upload: others

Post on 01-Nov-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsnnptnt.quangnam.gov.vn/Portals/5/plqd3348.signed.pdfngôi nhà bị hƣ hỏng, nhiều công trình cơ sở hạ

1

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH QUẢNG NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHƢƠNG ÁN

Ứng phó với bão mạnh, siêu bão có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3348 /QĐ-UBND

ngày 07 /11/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Chƣơng I

GIỚI THIỆU CHUNG

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

- Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác

phòng, chống thiên tai;

- Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ Quy định

chi tiết, hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;

- Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tƣớng Chính

phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

- Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tƣớng Chính

phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

- Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014 của Bộ Tài nguyên

và Môi trƣờng về việc phê duyệt và công bố kết quả phân vùng bão và xác định

nguy cơ bão, nƣớc dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam;

- Quyết định số 2901/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2016 của Bộ Tài nguyên

và Môi trƣờng về việc công bố kết quả cập nhật phân kỳ bão, xác định nguy cơ

bão, nƣớc dâng do bão và phân vùng gió cho các vùng ở sâu trong đất liền khi

bão mạnh, siêu bão đổ bộ;

- Quyết định số 442a/QĐ-TCTS-KTBVNL ngày 04/9/2014 của Tổng

cục Thuỷ sản về việc ban hành hƣớng dẫn tàu thuyền tránh, trú và neo đậu khi

có bão, áp thấp nhiệt đới;

- Công văn số 65/TWPCTT ngày 24/4/2018 của Ban Chỉ đạo Trung

ƣơng về phòng, chống thiên tai về việc rà soát, cập nhật phƣơng án ứng phó với

bão mạnh và siêu bão.

II. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LẬP PHƢƠNG ÁN

Tỉnh Quảng Nam là một trong những địa phƣơng khu vực miền Trung

thƣờng xuyên chịu nhiều tác động của thiên tai, đặc biệt là bão, lụt. Trong khi

cơ sở hạ tầng của tỉnh còn rất hạn chế; số nhà tạm, nhà thiếu kiên cố, bán kiên

cố chiếm tỷ lệ lớn lại nằm trong vùng thƣờng xuyên xảy ra thiên tai, đặc biệt là

các xã ven biển và các xã nằm trong khu vực trũng thấp hạ lƣu các nhánh sông

lớn thuộc hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, Tam Kỳ và Trƣờng Giang.

Page 2: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsnnptnt.quangnam.gov.vn/Portals/5/plqd3348.signed.pdfngôi nhà bị hƣ hỏng, nhiều công trình cơ sở hạ

2

Từ năm 1997 đến nay đã có 28 cơn bão, 12 ATNĐ, 66 trận lũ lụt làm

774 ngƣời chết (riêng trong năm 1999 có khoảng 118 ngƣời chết), hàng ngàn

ngôi nhà bị hƣ hỏng, nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị hƣ hỏng nặng, thiệt hại

ƣớc tính trên 13.000 tỷ đồng.

Năm 2006 là năm thiên tai xảy ra nghiêm trọng nhất, trong các tháng

5,6,7 lốc xoáy, mƣa đá và dông sét xảy ra liên tục ở các huyện Đại Lộc, Nam

Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Thăng Bình, Duy Xuyên và huyện Hiệp Đức

làm chết 05 ngƣời, bị thƣơng 18 ngƣời, trên 300 ngôi nhà và cơ quan làm việc

bị tốc mái, xiêu vẹo và sụp đổ hoàn toàn... Cả năm 2006 đã có 05 đợt áp thấp

nhiệt đới và 4 cơn bão, đặc biệt là bão số 1 (bão ChanChu) là một cơn bão

mạnh, gió cấp 11, 12; tuy không đổ bộ vào đất liền Việt Nam nhƣng hƣớng di

chuyển của bão ảnh hƣởng lớn đến các tàu thuyền đang hoạt động khai thác trên

biển, trong đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của ngƣ dân

Quảng Nam, đã làm chết và mất tích 158 ngƣời, 02 tàu bị mất tích và toàn bộ tài

sản của gần 500 thuyền viên cùng với sản phẩm đánh bắt đƣợc trong 01 tháng.

Ngày 01/10/2006, cơn bão Xangsane có cƣờng độ rất mạnh, cấp gió 12,

giật trên cấp 12 khi đổ bộ vào thành phố Đà Nẵng và các huyện phía Bắc của

tỉnh Quảng Nam, mặc dù đã đƣợc dự báo và chuẩn bị đối phó rất kỹ lƣỡng, tuy

nhiên sau khi bão đi qua đã làm 14 ngƣời chết, 550 ngƣời bị thƣơng, 8.417 nhà

bị sập, 132.000 nhà tốc mái, 2.162 phòng học và hàng ngàn công trình khác bị

hƣ hỏng, thiệt hại lên đến gần 2.000 tỷ đồng. Đây cũng là năm toàn tỉnh phải di

dời với qui mô lớn với hơn 68.000 ngàn dân phải sơ tán đến nơi an toàn để

tránh bão.

Vào cuối tháng 9/2009, Quảng Nam chịu ảnh hƣởng trực tiếp của cơn

bão số 9 (Ketsana) với gió cấp 12, giật trên cấp 12 đi kèm theo mƣa rất to từ

500mm đến 600mm; mực nƣớc hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn dâng lên rất

nhanh đều vƣợt báo động III, trong đó tại Ái Nghĩa mực nƣớc cao hơn mức lũ

lịch sử năm 1999 và 2007 khoảng 50 cm. Thiên tai năm 2009 đã làm 52 ngƣời

chết, trong đó: có 02 ngƣời chết do dông tố, lốc sét, 04 ngƣời chết do mƣa lũ,

33 ngƣời chết do bão số 9 và 13 ngƣời chết do sạt lở núi ở xã Trà Giác, huyện

Bắc Trà My (do ảnh hƣởng bão số 11 gây mƣa lũ từ ngày 29/10 đến

09/11/2009), 220 ngƣời bị thƣơng. Tổng giá trị thiệt hại về vật chất khoảng

3.600 tỷ đồng.

Tƣ ngay 10/10 đến ngày 15/10/2013, bão số 11 (bão NARI) đa đô bô

vào thành phố Đà Nẵng và các huyện phía Bắc tỉnh Quảng Nam , gây ra mƣa

to, gió mạnh cấp 10, câp 11, giât câp 12, câp 13, gây thiêt hai lớn vê tai san va

tính mạng cho các địa phƣơng ven biển . Ƣớc tính thiệt hại khoảng 1000 tỷ

đồng. Đặc biệt trong năm 2013, trên biển Đông xuất hiện cơn bão rất mạnh đó

là bão HAIYANG (cơn bao sô 14). Đây là một cơn bao co cƣ ờng độ vƣợt

khung gio manh nhât trong thang gio bão . Bão HAIYANG đã tàn phá khủng

khiêp thanh phô Tacloban (Phi-lip-pin) và đi vào biển Đông, hƣớng vào miền

Trung, nhƣng rất may mắn cơn bão này không đổ bộ vào tỉnh ta.

Năm 2016, cơn bão số 4 đã ảnh hƣởng trực tiếp đến các địa phƣơng trên

Page 3: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsnnptnt.quangnam.gov.vn/Portals/5/plqd3348.signed.pdfngôi nhà bị hƣ hỏng, nhiều công trình cơ sở hạ

3

địa bàn tỉnh Quảng Nam gây ra mƣa lớn trên diện rộng. Tổng lƣợng mƣa tại

các địa phƣơng phổ biến từ 200-300 mm, có nơi lớn hơn nhƣ: Hiệp Đức 340

mm, Trà My 344 mm; gió trên đất liền cấp 6, giật cấp 7, cấp 8, vùng biển gió

cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.

Từ ngày 03/11 đến ngày 08/11/2017, do ảnh hƣởng của hoàn lƣu bão số

12 suy yếu , kết hợp với không khí lạnh tăng cƣờng và nhiễu động đới gió

Đông, các địa phƣơng Quang Nam đã có mƣa lớn kéo dài ; tập trung vào các

ngày 04/11-05/11 có mƣa to đến mƣa đặc biệt to. Tổng lƣợng mƣa phân bố nhƣ

sau: vùng núi phía Tây Bắc, trung du và đồng bằng ven biển phía Bắc phổ biến

từ 400 - 600mm, vùng núi phía Tây Nam và đồng bằng ven biển phía Nam từ

700 - 1000mm, có nơi cao hơn nhƣ: Trà My 1433mm, Xuân Bình 1015mm.

Tổng ƣớc tính thiệt hại trong đợt này khoảng 1.600 tỷ đồng.

Mặc dù công tác phòng tránh thiên tai, giảm thiểu thiệt hại đã đƣợc các

cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh rất quan tâm và đã thực hiện rất

tốt trong những năm qua. Tuy nhiên do thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp

trƣớc những tác động của biến đổi khí hậu, vì vậy việc xây dựng Phƣơng án

ứng phó với bão mạnh, siêu bão xảy ra là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho

ngƣời dân, cộng đồng và xã hội.

III. MỤC TIÊU CỦA PHƢƠNG ÁN

Giúp UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và các địa phƣơng

liên quan trong công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với bão mạnh, siêu bão có

thể xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó,

khắc phục và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Chƣơng II

THỰC TRẠNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG TỈNH QUẢNG NAM

I. GIAO THÔNG

Hệ thống mạng lƣới giao thông tỉnh Quảng Nam cơ bản hoàn chỉnh, có

sân bay Chu lai, đƣờng thuỷ cảng Kỳ Hà, 500km đƣờng sông, đƣờng sắt Bắc -

Nam qua địa phận tỉnh Quảng Nam dài 95km, quốc lộ 1A từ Hoà Phƣớc, thành

phố Đà Nẵng đến dốc Sỏi huyện Núi Thành dài khoảng 100km, đƣờng cao tốc

Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đƣờng Hồ Chí Minh giáp từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến

tỉnh Kon Tum dài khoảng 193km, 206km quốc lộ 14B, 14D, 14E; ngoài ra còn

có 13 tuyến tỉnh lộ dài 448km, 1.087km đƣờng huyện lộ và 3.000km đƣờng xã

và các tuyến đƣờng cứu hộ, cứu nạn, cơ sở hạ tầng ngày càng đƣợc đầu tƣ xây

dựng kiên cố, vững chắc.

II. THUỶ LỢI

Trên địa bàn tỉnh có 73 hồ chứa nƣớc lớn nhỏ; 202 trạm bơm điện li tâm

trục ngang loại máy có lƣu lƣợng bơm từ 850- 1200m3/h; 813 đập dâng kiên

cố và bán kiên cố.

- Tổng diện tích tƣới lúa cả năm trên 80.000ha.

Page 4: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsnnptnt.quangnam.gov.vn/Portals/5/plqd3348.signed.pdfngôi nhà bị hƣ hỏng, nhiều công trình cơ sở hạ

4

- Tổng diện tích tƣới màu và cây công nghiệp: 10.000ha

- Diện tích đƣợc ngăn mặn: 9.500ha.

- Diện tích đƣợc tiêu úng: 1.200ha.

III. Y TẾ

Mạng lƣới y tế từ tỉnh đến cơ sở thƣờng xuyên đƣợc quan tâm đầu tƣ và

củng cố. Toàn tỉnh có 03 bệnh viện đa khoa, 06 bệnh viện và Trung tâm chuyên

khoa tuyến tỉnh, 07 Trung tâm dự phòng và Giám định kiểm nghiệm, 18 Trung

tâm y tế tuyến huyện, 244 trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn với 3.001 giƣờng bệnh

đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.

IV. GIÁO DỤC

Toàn tỉnh có 775 trƣờng, 10.817 lớp, 314.633 học sinh và 19.181 giáo

viên. Các huyện miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số đã có trƣờng phổ

thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú.

Hệ thống giáo dục từng bƣớc đƣợc phát triển, cơ sở hạ tầng ngày càng

đƣợc củng cố, chất lƣợng dạy và học có chiều hƣớng đƣợc nâng lên; tỷ lệ học

sinh bỏ học đƣợc giảm dần. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trƣờng trên 90%.

V. ĐIỆN SINH HOẠT

Trong những năm qua, với sự quyết tâm của ngành điện lực đã tích cực

cải tạo, nâng cấp và đầu tƣ xây dựng hệ thống mạng lƣới điện rộng khắp trên

địa bàn tỉnh. Đến nay đã có 100% xã, phƣờng có điện, còn lại chƣa có điện

thắp sáng thuộc vùng sâu, vùng xa.

VI. NƢỚC SINH HOẠT

Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tỷ lệ hộ

dùng nƣớc sinh hoạt đƣợc nâng lên 70%, trong đó hộ sử dụng nƣớc sạch là

84%, đã góp phần tích cực, hạn chế một số bệnh tật phát sinh do vệ sinh môi

trƣờng gây ra.

Chƣơng III

CÁC KHU VỰC THƢỜNG XUYÊN BỊ ẢNH HƢỞNG TRỰC TIẾP

CỦA BÃO MẠNH, SIÊU BÃO

I. TẦN SUẤT

Trung bình hằng năm có từ 05 đến 06 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ

vào Việt Nam, khoảng 04 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng đến khu vực

miền Trung và khoảng 20,4% ảnh hƣởng tới khu vực từ Đà Nẵng đến Bình

Định. Có những năm số lƣợng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam

bằng hoặc nhiều hơn 10 cơn, đó là các năm: 1964, 1973, 1978, 1985, 1986,

1989 và 1996.

II. KHU VỰC THƢỜNG XUYÊN THIỆT HẠI DO BÃO

- Khu vực ven biển: đây là khu vực phía đông đƣờng ven biển gồm:

Page 5: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsnnptnt.quangnam.gov.vn/Portals/5/plqd3348.signed.pdfngôi nhà bị hƣ hỏng, nhiều công trình cơ sở hạ

5

phƣờng Điện Dƣơng, Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn; xã Cẩm Thanh, phƣờng Cửa

Đại, thành phố Hội An; xã Duy Nghĩa, Duy Hải, huyện Duy Xuyên; xã Bình

Dƣơng, Bình Minh, Bình Hải, huyện Thăng Bình; xã Tam Thanh, thành phố

Tam Kỳ và xã Tam Tiến, Tam Hải, Tam Quang, huyện Núi Thành.

- Khu vực ven sông và các cửa sông gồm: các xã Tam Hòa, Tam Giang,

Tam Nghĩa, huyện Núi Thành; xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ; xã Bình Nam,

Bình Đào, Bình Triều, huyện Thăng Bình; xã Quế Phú, Quế Xuân, huyện Quế

Sơn; xã Duy Vinh, Duy Thành, huyện Duy Xuyên; phƣờng Điện Nam Trung,

Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn và các phƣờng còn lại của thành phố Hội An.

Chƣơng IV

CÁC KHU VỰC CẦN PHẢI SƠ TÁN KHI CÓ BÃO MẠNH, SIÊU BÃO

I. PHẠM VI ẢNH HƢỞNG

Phạm vi ảnh hƣởng do bão mạnh, siêu bão chủ yếu tập trung 8 huyện, thị

xã, thành phố vùng đồng bằng ven biển gồm: Núi Thành, Tam Kỳ, Thăng

Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An và Đại Lộc.

II. KHU VỰC SƠ TÁN ĐẾN

1. Yêu cầu

- Xác định vị trí tránh bão mạnh, siêu bão, gồm: các cơ quan, công sở,

trƣờng học và nhà dân kiên cố, bảo đảm các điều kiện về an toàn tránh trú bão.

- Bố trí lực lƣợng phục vụ công tác sơ tán và đảm bảo an toàn về tính

mạng, tài sản, an ninh trật tự trong thời gian sơ tán, đặc biệt là lực lƣợng quân

đội, công an, y tế và lực lƣợng xung kích địa phƣơng.

- Chuẩn bị vật tƣ, nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh, các phƣợng tiện cứu

hộ, cứu nạn, cấp cứu tại nơi sơ tán tránh lũ, bão.

2. Phƣơng án sơ tán dân theo cấp độ thiên tai

a) Bão mạnh, bão rất mạnh: (bão từ cấp 10 đến cấp 15)

Kết hợp sơ tán xen ghép và tập trung với quy mô vừa (sơ tán toàn bộ dân

nhà tạm bằng phênh, lợp mái tôn hay tre nứa hoặc nhà xây, lợp tôn nhƣng

không kín gió và không có chằng mí vững chắc), thời gian sơ tán trƣớc bão từ 4

đến 6 giờ.

b) Siêu bão: (bão từ cấp 16 trở lên)

Kết hợp sơ tán xen ghép và tập trung với qui mô lớn (sơ tán toàn bộ dân

nhà tạm bằng phênh, lợp mái tôn hay tre nứa hoặc nhà xây, lợp tôn, nhà lợp đất

sét nung không có chần mí), thời gian sơ tán xong trƣớc khi bão đổ bộ vào đất

liền từ 4 đến 6giờ.

III. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ PHƢƠNG ÁN SƠ TÁN DÂN ỨNG

PHÓ BÃO MẠNH, SIÊU BÃO

(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)

Page 6: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsnnptnt.quangnam.gov.vn/Portals/5/plqd3348.signed.pdfngôi nhà bị hƣ hỏng, nhiều công trình cơ sở hạ

6

Chƣơng V

CÔNG TÁC CHỈ HUY, TỔ CHỨC LỰC LƢỢNG, PHƢƠNG TIỆN SƠ TÁN

I. CÔNG TÁC CHỈ HUY

1. Chỉ huy sơ tán

Bão là hình thái thời tiết rất nguy hiểm, tần suất diễn ra thấp và nhân dân

trên địa bàn tỉnh chƣa có kinh nghiệm trong công tác phòng tránh bão, nhiều

nơi nhân dân và chính quyền địa phƣơng còn tƣ tƣởng chủ quan nên thiệt hại

do bão gây ra là khó lƣờng.

Vì vậy, nhất thiết phải phân công lãnh đạo UBND tỉnh thƣờng trực từng

khu vực để trực tiếp chỉ đạo khi có bão xảy ra.

2. Sơ đồ bố trí công tác chỉ huy

* Ghi chú :

- Chỉ đạo trực tiếp:

- Quan hệ phối hợp:

UBND TỈNH

Ban Chỉ huy

PCTT và TKCN tỉnh

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN

các Sở, ngành

Ban Chỉ huy

PCTT và TKCN cấp huyện

Ban Chỉ huy PCTT

các đơn vị cơ sở

Ban Chỉ huy

PCTT và TKCN cấp xã

Các đơn vị Quân đội,

LLVT trên địa bàn tỉnh

Khối Mặt trận, các Hội,

đoàn thể tỉnh

Các thôn, bản, cộng đồng, ngƣời dân

BCĐ TRUNG ƢƠNG VỀ PCTT UBQG ƢPSC THIÊN TAI và TKCN

CHÍNH PHỦ

Page 7: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsnnptnt.quangnam.gov.vn/Portals/5/plqd3348.signed.pdfngôi nhà bị hƣ hỏng, nhiều công trình cơ sở hạ

7

II. TỔ CHỨC LỰC LƢỢNG, PHƢƠNG TIỆN, HẬU CẦN

1. Lực lƣợng tham gia sơ tán

- Bộ máy chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống bão lụt đƣợc tổ chức

khép kín từ tỉnh đến cơ sở. Ngoài bộ máy Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và

Ban chỉ huy PCTT và TKCN các Sở, Ban ngành, thống kê có khoảng 1.000

cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác chỉ huy, điều hành, văn phòng giúp

việc tại các cấp huyện, xã.

- Lực lƣợng tham gia ứng phó khi có bão lụt xảy ra trên địa bàn tỉnh có

khoảng 1.974 cán bộ chiến sỹ quân đội, 939 cán bộ chiến sỹ công an, gần 200

cán bộ chiến sỹ Bộ đội biên phòng tỉnh và khoảng 5.558 dân quân tự vệ địa

phƣơng cấp xã, phƣờng.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo)

Ngoài ra, còn có lực lƣợng vũ trang chính quy của Quân khu V đóng

trên địa bàn phục vụ ứng cứu dân khi cần thiết nhƣ: Sƣ đoàn Bộ binh 315 có

khả năng hỗ trợ trên 1.000 cán bộ, chiến sỹ; Lữ đoàn Công binh 270 trên 150

cán bộ, chiến sỹ với các khí tài hiện đại (xuồng cứu hộ, xe lội nƣớc, cầu

phao…); Trung đoàn tăng thiết giáp 574 với hơn 300 quân, Sƣ đoàn không

quân 372 có khả năng hỗ trợ máy bay trực thăng để cứu nạn cứu hộ và tiếp tế

lƣơng thực, thực phẩm cho dân ở vùng bị cô lập do ảnh hƣởng của thiên tai…

2. Phƣơng tiện phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và ứng cứu

(Chi tiết tại Phụ lục 03 kèm theo)

Ngoài ra, nhiều hộ gia đình vùng trũng thấp ở các huyện phía Bắc của

tỉnh cũng chủ động tự mua sắm một số ghe thuyền nhỏ phục vụ cho công tác

phòng, tránh lũ lụt cho gia đình mình. Số liệu này chƣa đƣợc điều tra thống kê

đầy đủ, ƣớc tính khoảng trên 1.000 chiếc.

3. Dự trữ lƣơng thực, thực phẩm

(Chi tiết tại Phụ lục 04 kèm theo)

III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC LỰC LƢỢNG THAM GIA SƠ TÁN

1. Cấp tỉnh

a) Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh:

- Xác định các khu vực xung yếu để tập trung huy động lực lƣợng,

phƣơng tiện, vật tƣ chi viện cho các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tổ

chức di dời, sơ tán dân.

- Ban hành Công điện gửi cho các Sở, Ban, ngành, các Hội, Đoàn thể,

địa phƣơng, đơn vị về việc triển khai ứng phó với bão mạnh, siêu bão.

b) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

- Rà soát lại các Phƣơng án hiệp đồng với các lực lƣợng vũ trang.

- Rà soát lại phƣơng án hoạt động của Đội ứng cứu khẩn cấp thiên tai.

Page 8: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsnnptnt.quangnam.gov.vn/Portals/5/plqd3348.signed.pdfngôi nhà bị hƣ hỏng, nhiều công trình cơ sở hạ

8

- Triển khai công tác hỗ trợ sơ tán, ứng phó cho các huyện, thành phố

theo địa bàn.

- Triển khai công tác bố trí lực lƣợng, phƣơng tiện ứng phó, xử lý tình

huống khẩn cấp và tìm kiếm cứu nạn tại các khu vực trọng điểm.

- Thực hiện công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn trong thiên tai trong

điều kiện có thể.

c) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

- Triển khai công tác thông tin liên lạc với tàu thuyền, thông tin về bão,

kêu gọi tàu thuyền vào bờ hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

- Tổ chức bắn pháo hiệu báo bão theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các địa phƣơng hƣớng

dẫn tàu thuyền, các phƣơng tiện khai thác, nuôi trồng thủy sản neo đậu an toàn

tại các nơi quy định của tỉnh.

(Chi tiết các khu neo đậu tại Phụ lục 05 đính kèm).

- Triển khai phƣơng án hoạt động ứng cứu của Đội Cứu hộ trên biển và

các cửa sông.

- Triển khai công tác hỗ trợ sơ tán, ứng phó cho các huyện, thành phố

theo địa bàn.

d) Đề nghị Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực II

(DN-MRCC) và Đài Thông tin Duyên hải Đà Nẵng (DN-Radio):

- Đài Thông tin Duyên hải Đà Nẵng (DN-Radio) đảm bảo thông tin liên

lạc với tàu thuyền, thông tin về bão, kêu gọi tàu thuyền vào bờ hoặc thoát ra

khỏi khu vực nguy hiểm.

- Phối hợp Hải quân Vùng 3, Bộ Tƣ lệnh, Cảnh sát biển, Bộ Chỉ huy Bộ

đội Biên phòng tỉnh tìm kiếm cứu nạn trên biển.

e) Công an tỉnh:

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các địa phƣơng triển khai

Phƣơng án đảm bảo an toàn giao thông, chốt chặn các tuyến đƣờng và các khu

vực nguy hiểm.

- Triển khai Phƣơng án đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ

tài sản nhà nƣớc và nhân dân.

- Triển khai Phƣơng án phòng cháy chữa cháy, chú ý đến các khu vực trú

đậu của tàu thuyền, khu vực đã sơ tán nhân dân.

- Triển khai hoạt động của Đội ứng cứu sập đổ công trình.

g) Sở Xây dựng:

- Triển khai Phƣơng án phòng chống bão cho các công trình, công trình

đang thi công dở dang, các nhà cao tầng, tháp cẩu, cây xanh, hệ thống điện

chiếu sáng, cấp nƣớc.

Page 9: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsnnptnt.quangnam.gov.vn/Portals/5/plqd3348.signed.pdfngôi nhà bị hƣ hỏng, nhiều công trình cơ sở hạ

9

- Triển khai phƣơng án chống ngập úng.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải triển khai Phƣơng án huy động các

trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ công tác ứng phó bão.

h) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai Phƣơng án

neo đậu an toàn cho các tàu thuyền.

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và UBND các huyện, thị xã,

thành phố tổ chức trực PCTT và ứng cứu cho các hồ chứa thủy lợi, thủy điện.

i) Sở Giao thông vận tải:

- Triển khai phƣơng án phòng chống bão đối với các công trình giao thông.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng rà soát phƣơng án chuẩn bị huy

động trang thiết bị, phƣơng tiện, vật tƣ phục vụ công tác sơ tán, ứng phó.

- Triển khai phƣơng án bảo đảm an toàn giao thông vận tải trƣớc và

trong bão; Phối hợp với Công an tỉnh và các địa phƣơng chốt chặn các đoạn

đƣờng các khu vực nguy hiểm.

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trong công tác giải phóng lòng

đƣờng phục vụ ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn.

k) Sở Công Thƣơng:

- Rà soát Phƣơng án chuẩn bị, dự trữ, cung ứng các mặt hàng thiết yếu

cho nhân dân trƣớc và sau bão.

- Triển khai Phƣơng án phòng chống bão đối với các công trình, kho

tàng, trụ sở của ngành.

- Triển khai Phƣơng án đảm bảo an toàn hệ thống, mạng lƣới điện cho

tất cả các cấp điện thế.

l) Sở Tài nguyên và Môi trƣờng:

- Phối hợp với Sở Xây dựng triển khai Phƣơng án xử lý ngập úng.

- Sẵn sàng Phƣơng án tổ chức khắc phục môi trƣờng sau bão, phƣơng án

xử lý sự cố tràn dầu, phƣơng án bảo đảm an toàn các công trình xử lý môi trƣờng.

m) Sở Y tế:

- Triển khai Phƣơng án cấp cứu, tiếp nhận nạn nhân; phƣơng án đảm bảo

an toàn cho các cơ sở y tế, bệnh viện, bệnh nhân.

- Tham gia cùng với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh,

Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy trong công tác cấp cứu của các Đội cứu nạn,

cứu sập.

n) Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Triển khai công tác phòng chống lụt bão cho các công trình, cơ sở giáo dục.

- Phối hợp với các huyện, thành phố sử dụng cơ sở giáo dục đào tạo làm

Page 10: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsnnptnt.quangnam.gov.vn/Portals/5/plqd3348.signed.pdfngôi nhà bị hƣ hỏng, nhiều công trình cơ sở hạ

10

nơi sơ tán nhân dân.

- Thông báo và phối hợp với các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung

cấp…cho học sinh, sinh viên tạm nghỉ học tránh bão lũ khi có lệnh của lãnh

đạo tỉnh hoặc của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

o) Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh truyền hình Quảng Nam:

- Triển khai Phƣơng án thông tin truyền thông, kịp thời phát tin bão, các

Công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ƣơng và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN

tỉnh cho chính quyền, cộng đồng, ngƣời dân.

- Triển khai Phƣơng án phân công phóng viên đến các vùng trọng điểm

về thiên tai để kịp thời đƣa tin về tình hình thiên tai, ứng phó và khắc phục.

- Triển khai Phƣơng án đảm bảo an toàn các cơ sở phát thanh, truyền

hình, các công trình viễn thông, các trụ ăng ten trong khu dân cƣ; Phƣơng án

dự phòng và đảm bảo an toàn, thông suốt liên lạc với Trung ƣơng và các

huyện, thành phố.

p) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Triển khai phƣơng án đảm bảo an toàn cho tất cả các cơ sở văn hóa, thể

thao và du lịch, kể cả tàu du lịch, khách sạn, khu nghỉ dƣỡng.

- Phƣơng án đảm bảo an toàn cho khách du lịch.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố trong công tác sử dụng các

cơ sở du lịch, khách sạn, khu nghỉ dƣỡng, nhà hàng làm nơi sơ tán đến cho

ngƣời dân.

q) Đề nghị Đài Khí tƣợng Thuỷ văn Quảng Nam:

Triển khai phƣơng án đảm bảo thông tin về dự báo, cảnh báo đến lãnh

đạo tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

r) Văn phòng UBND tỉnh:

- Bố trí nơi họp, lịch làm việc với Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về phòng,

chống thiên tai, lãnh đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;

- Cung cấp thông tin bão, lũ và các văn bản chỉ đạo trên Cổng Thông tin

điện tử tỉnh.

2. Cấp huyện

a) Chủ động phối hợp với các lực lƣợng vũ trang đóng trên địa bàn, lực

lƣợng chi viện, hỗ trợ từ cấp trên và huy động lực lƣợng tại chỗ tổ chức di dời

dân ở các khu vực xung yếu đến nơi trú ẩn an toàn; đảm bảo lƣơng thực, nhu

yếu phẩm, nƣớc sạch, thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân, vệ sinh

môi trƣờng, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa

phƣơng và nơi sơ tán đến. Bảo vệ các khu vực, công trình trọng điểm, cứu hộ,

cứu nạn và giúp đỡ các gia đình bị nạn. Triển khai ngay kế hoạch chi tiết việc

huy động lực lƣợng giúp ngƣời dân chằng chống nhà cửa trƣớc bão và khắc

phục hậu quả bão; đồng thời, nắm chắc các phƣơng tiện, trang thiết bị trƣng

Page 11: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsnnptnt.quangnam.gov.vn/Portals/5/plqd3348.signed.pdfngôi nhà bị hƣ hỏng, nhiều công trình cơ sở hạ

11

dụng trong nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để kịp thời ứng

cứu khi cần thiết.

b) Chỉ đạo các bệnh viện, trạm y tế các xã, phƣờng, thị trấn huy động

lực lƣợng y, bác sỹ tại chỗ, phƣơng tiện, thiết bị, thuốc men để sơ cấp cứu,

chữa bệnh cho ngƣời dân.

c) UBND thành phố Hội An, Tam Kỳ: Triển khai kế hoạch chặt tỉa cây

xanh dễ đổ ngã, đảm bảo giao thông thông suốt tại các tuyến đƣờng quan trọng,

cửa ngõ ra vào thành phố; huy động lực lƣợng, phƣơng tiện tham gia xử lý môi

trƣờng khi bão đi qua.

d) UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển:

- Rà soát kế hoạch các hộ dân có nhà ở khu vực ven biển, vũng trũng

thấp, vùng có nguy cơ sạt lở không đảm bảo an toàn đến địa điểm trú ẩn khi có

lệnh của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;

- Tăng cƣờng kiểm tra, rà soát chặt chẽ các hộ nuôi trồng thủy sản trên

cửa sông, cửa biển; quản lý, bảo vệ tài sản tại các khu neo đậu tàu thuyền tránh

trú bão. Phối hợp với Chi cục Thủy sản, Đồn Biên phòng thƣờng xuyên thông

tin cho chủ tàu thuyền, thuyền trƣởng, ngƣ dân đang hoạt động trên biển biết vị

trí, hƣớng di chuyển của bão để chủ động tránh, trú.

e) Các địa phƣơng ven sông, ven sƣờn đồi, vùng có nguy cơ sạt lở: Tổ

chức lực lƣợng, chuẩn bị sẵn sàng phƣơng tiện để chủ động di dời dân đến các

địa điểm sơ tán đảm bảo an toàn.

g) Thông báo cho các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn kiểm tra kho

hàng, máy móc, thiết bị, để chủ động di dời đến địa điểm an toàn; khẩn trƣơng

huy động, trƣng dụng các phƣơng tiện, vật tƣ, máy móc, thiết bị hiện có của tổ

chức, cá nhân để hỗ trợ di dời, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả xảy ra.

h) Các xã, phƣờng, thị trấn: tổ chức lực lƣợng xung kích, trực chiến để

sẵn sàng ứng phó khi xảy ra bão; huy động và phân công lực lƣợng trợ giúp

nhân dân chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây...; xác định các khu vực trọng

điểm để chủ động ứng phó.

Chƣơng VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Phƣơng án này đề nghị các Sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh,

UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành xây dựng phƣơng án ứng phó với

bão mạnh, siêu bão của địa phƣơng, đơn vị để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

2. Thủ trƣởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị và Chủ tịch UBND các huyện,

thị xã, thành phố trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các địa

phƣơng, đơn vị thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công. Các thành viên Ban Chỉ

huy PCTT và TKCN tỉnh, huyện, thị xã, thành phố, xã, phƣờng, thị trấn thực

hiện theo nhiệm vụ và địa bàn đƣợc phân công phụ trách.

Page 12: UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMsnnptnt.quangnam.gov.vn/Portals/5/plqd3348.signed.pdfngôi nhà bị hƣ hỏng, nhiều công trình cơ sở hạ

12

3. Các Sở, Ban, ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao,

có trách nhiệm chỉ đạo, chủ động tổ chức thực hiện tốt công tác ứng phó, khắc

phục hậu quả do bão mạnh, siêu bão gây ra trong phạm vi đơn vị; đồng thời

phải chuẩn bị lực lƣợng, phƣơng tiện, vật tƣ cần thiết để sẵn sàng tham gia

công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo sự chỉ đạo, điều động

của Chủ tịch UBND tỉnh.

4. Các cơ quan, đơn vị, đoàn thể các cấp phối hợp chặt chẽ với chính

quyền địa phƣơng tích cực tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức cộng đồng

trong nhân dân, đề cao hơn nữa tinh thần chủ động, thực hiện tốt công tác

phòng chống thiên tai, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất do thiên tai gây ra.

5. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành thực hiện chế độ

thông tin, báo cáo theo quy định./.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Lê Trí Thanh