uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · web viewngành chức năng sớm...

65
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO Tổng hợp trả lời kiến nghị của cử tri Sau kỳ họp lần thứ ba và trước kỳ họp thứ tư Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VIII I. HUYỆN CHỢ MỚI 1. Cử tri xã Nông Thịnh (huyện Chợ Mới) đề nghị: 1.1. Tăng kinh phí hoạt động cho Ban chỉ đạo cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” để có hình thức khen thưởng các gia đình đạt “gia đình văn hoá”. Theo Thông tư 160/2010/TT-BTC ngày 19/10/2010 của Bộ Tài chính về hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT/BTC-MTTW ngày 10/01/2002 giữa Bộ Tài chính và Ban thường trực Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam về công tác quản lí tài chính thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và các cuộc vận động quyên góp do Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam phát động, năm 2012 các khu dân cư thuộc tỉnh Bắc Kạn được nhà nước cấp kinh phí để thực hiện cuộc vận động với số tiền 4.923 triệu đồng, phân bổ về các huyện, thị xã tại Quyết định số 2288/QĐ-UBND ngày 10/12/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2012, theo đó đã nâng định mức bình quân 1 triệu đồng lên 3 triệu đồng/khu dân cư (KDC); các xã thuộc vùng khó khăn được xác định theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, kinh phí tổ chức thực hiện cuộc vận động được cấp 5 triệu đồng/xã. Việc bình bầu gia đình văn hoá từ năm 2012 sẽ thực hiện theo Thông tư số 12/TT-BVHTTDL ngày 1 /home/website/convert/temp/convert_html/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Upload: others

Post on 19-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO Tổng hợp trả lời kiến nghị của cử tri

Sau kỳ họp lần thứ ba và trước kỳ họp thứ tư Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VIII

I. HUYỆN CHỢ MỚI1. Cử tri xã Nông Thịnh (huyện Chợ Mới) đề nghị:1.1. Tăng kinh phí hoạt động cho Ban chỉ đạo cuộc vận động “toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” để có hình thức khen thưởng các gia đình đạt “gia đình văn hoá”.

Theo Thông tư 160/2010/TT-BTC ngày 19/10/2010 của Bộ Tài chính về hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT/BTC-MTTW ngày 10/01/2002 giữa Bộ Tài chính và Ban thường trực Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam về công tác quản lí tài chính thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và các cuộc vận động quyên góp do Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam phát động, năm 2012 các khu dân cư thuộc tỉnh Bắc Kạn được nhà nước cấp kinh phí để thực hiện cuộc vận động với số tiền 4.923 triệu đồng, phân bổ về các huyện, thị xã tại Quyết định số 2288/QĐ-UBND ngày 10/12/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2012, theo đó đã nâng định mức bình quân 1 triệu đồng lên 3 triệu đồng/khu dân cư (KDC); các xã thuộc vùng khó khăn được xác định theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, kinh phí tổ chức thực hiện cuộc vận động được cấp 5 triệu đồng/xã.

Việc bình bầu gia đình văn hoá từ năm 2012 sẽ thực hiện theo Thông tư số 12/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ Văn hoá thể thao và du lịch qui định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn văn hoá”…Gia đình văn hoá được cấp giấy công nhận, được bình bầu là gia đình văn hoá tiêu biểu, được khen thưởng theo qui định tại điểm c, khoản 2, Điều 71, Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thi đua, khen thưởng và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thi đua, khen thưởng. Theo đó kinh phí khen thưởng trong đó có gia đình văn hoá tiêu biểu được ngân sách xã cân đối trên cơ sở dự toán kinh phí năm của Ban thường trực Uỷ ban MTTQ cấp xã xây dựng gửi cơ quan tài chính cấp xã xem xét, tổng hợp trình cấp thẩm quyền phê duyệt để bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm của Uỷ ban MTTQ xã theo qui định tại điều 5 của Thông tư số 160/2010/TT-BTC ngày 19/10/2010 của Bộ Tài chính.

1/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 2: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

1.2. Có biện pháp xử lý đối với Công ty cổ phần B&H (sản xuất giấy đế) đóng trên địa bàn xã không xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước.

UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, tại thời điểm kiểm tra (ngày 24/4/2012) nhà máy hoạt động bình thường; hệ thống xử lý nước thải sản xuất của nhà máy gồm 11 bể, có sử dụng hóa chất để xử lý, nước thải được xử lý qua hệ thống này trước khi xả ra môi trường. Theo Báo cáo giám sát môi trường định kỳ cuối năm 2011 của Nhà máy, kết quả phân tích nước thải sản xuất sau hệ thống xử lý không có thông số nào vượt tiêu chuẩn cho phép được quy định tại QCVN 12: 2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy;

Để xem xét chất lượng nước thải sau xử lý tại Nhà máy, Đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy 01 mẫu nước thải sản suất sau hệ thống xử lý, 02 mẫu nước mặt Sông Cầu để phân tích. Các kết quả cho thấy: Nước thải sản xuất tại Nhà máy giấy B&H đều nằm trong giới hạn cho phép. Đề nghị cử tri tiếp tục phối hợp giám sát hoạt động của Doanh nghiệp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền nếu phát hiện Doanh nghiệp xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.

1.3. Nâng mức hưởng phụ cấp đối với các chức danh kiêm nhiệm ở xã và thôn, bản. Hiện nay, mức hưởng 20% (theo khoản 3, điều 3 Nghị quyết số 25/2010/NQ-HĐND ngày 01/10/2010 về số lượng và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, bản, tổ dân phố) là quá thấp, không tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.

Mức hưởng phụ cấp kiêm nhiệm của những người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố nếu kiêm thêm một hay nhiều chức danh không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố nêu tại Nghị quyết số 25/2010/NQ-HĐND ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh được vận dụng tương tự như cán bộ, công chức cấp xã là hưởng thêm 20% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm đó (quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ). Vậy mức hưởng phụ cấp khi kiêm nhiệm thêm chức danh không chuyên trách như trên là phù hợp với các văn bản hiện hành và các vị trí này. Đề nghị các địa phương xem xét không nhất thiết phải bố trí kiêm nhiệm thêm những chức danh không chuyên trách mà nên bố trí riêng một chức danh không chuyên trách để các cán bộ được hưởng 100% mức phụ cấp.

2. Cử tri xã Quảng Chu (huyện Chợ Mới) đề nghị đầu tư xây dựng phòng thư viện, thiết bị, nhà đa năng và tường rào tại trường Tiểu học và THCS Quảng Chu.

Việc xây dựng nhà đa năng, phòng thư viện, thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học là rất cần thiết để phục vụ cho công tác dạy học, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, cả nước đang thắt chặt đầu tư công để kiềm chế lạm phát, vì vậy chưa thể bố trí kinh phí để đầu tư xây dựng.

Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo UBND huyện Chợ Mới cân đối kinh phí được phân bổ hàng năm để đầu tư hoàn thiện dần.

2/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 3: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

3. Cử tri xã Mai Lạp (huyện Chợ Mới) đề nghị đầu tư xây dựng nhà công vụ cho trạm y tế xã, hiện nay trạm y tế xã có 05 cán bộ nhưng chưa có nhà công vụ gây khó khăn trong hoạt động của trạm.

Thời gian qua tỉnh ta đã rất quan tâm đầu tư cho xây dựng trạm y tế để đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010. Từ năm 2011 thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, số xã đạt chuẩn quốc gia là 55/122 xã, phường, tuy nhiên do thiếu nguồn lực nên việc đầu tư cho các Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia để thực hiện các hoạt động chuyên môn của tỉnh còn hạn chế. Việc xây dựng nhà công vụ cho cán -bộ trạm y tế cho đến nay là bức xúc, cán bộ trạm y tế ở nơi khác đến công tác tại trạm các không có chỗ ở gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến hoạt động của trạm. Tuy nhiên, hiện nay cả nước đang thực hiện Nghị quyết 11-NQ/CP về kiềm chế lạm phát, vì vậy chưa thể triển khai xây dựng mới các nhà công vụ được.

4. Cử tri xã Yên Hân (huyện Chợ Mới) kiến nghị:4.1. Đặt biển báo tại đèo Khau Kít và Dốc Bội trên tuyến đường 256 vì đó

là những điểm thường xảy ra tai nạn.Đoạn tuyến đường tỉnh 256 qua đèo Khau Khít và dốc Bội hiện nay đã có

một số biển cảnh báo nguy hiểm. Tuy nhiên đây là đoạn tuyến có nhiều đường cong có bán kính nhỏ, độ dốc lớn và phía ta luy âm có nhiều vực sâu gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. UBND tỉnh đã giao Sở Giao thông Vận tải cắm bổ sung thêm một số biển báo để cảnh báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông, thời gian vào quý 2/2012.

4.2. Trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại 03 xã Yên Cư, Yên Hân, Bình Văn chỉ có cây chè tuyết shan và cây hồi, không có cây quế và cây keo, trong khi đó 02 loại cây này người dân tại các xã đã trồng và có năng suất cao. Đề nghị đưa cây quế và cây keo vào cơ cấu cây trồng tại 03 xã trên.

Các loài Keo (Keo lá tràm, Keo Tai tượng, Keo lai) là cây trồng lâm nghiệp nằm trong cơ cấu cây trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, và cũng là một trong những loài nằm trong Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành. Hiện nay tỉnh đang khuyến khích người dân tích cực trồng rừng bằng loài cây keo nhằm phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh.

Về cây quế:Đã được trả lời tại báo cáo số 270/BC-UBND ngày 19/10/2011, theo đó:

tỉnh Bắc Kạn có chủ trương tập trung ưu tiên phát triển các loại cây nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn (nhà máy sản xuất ván thanh, gỗ MDF của Công ty Cổ phần Sahabak tại khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới), vì vậy không đưa cây quế vào danh mục cơ cấu cây trồng trong chương trình trồng rừng theo Quyết định 147. Việc trồng quế trên diện rộng cần nghiên cứu kỹ vì đầu ra của sản phẩm cây quế không ổn định.

3/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 4: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

Với dự án trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ thì loại cây trồng phải phù hợp với loài cây trồng theo Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất được Uỷ ban nhân dân huyện Chợ Mới phê duyệt; nếu loài cây trồng không đúng theo Dự án được phê duyệt thì phải đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện xem xét, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung cơ cấu loài cây trồng theo dự án. Nếu tự đầu tư trồng rừng, đề nghị chủ rừng căn cứ vào điều kiện thực tế để lựa chọn loài cây trồng phù hợp.

4.3. Cử tri trường THPT Yên Hân (huyện Chợ Mới) đề nghị xem xét, tạo điều kiện cho học sinh Trường THPT Yên Hân trong năm học 2011 – 2012 được thi tốt nghiệp tại trường, không phải thi tại Trường THPT Chợ Mới gây khó khăn cho việc đi lại của học sinh.

Tại Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 20/4/2012 phê duyệt Phương án, kế hoạch và kinh phí tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012 của UBND tỉnh, học sinh trường THPT Yên Hân được thi tốt nghiệp tại trường (Hội đồng coi thi THPT Yên Hân), không phải thi tại trường THPT Chợ Mới, đáp ứng yêu cầu của cử tri.

5. Cử tri xã Thanh Vận (huyện Chợ Mới) đề nghị: 5.1. Có giải pháp để khai thác rừng trồng theo Dự án 661, vì hiện nay cây

trồng đã đến tuổi khai thác.Rừng trồng dự án 661 là rừng được trồng bằng nguồn vốn Ngân sách nhà

nước. Theo quy định hiện hành, việc khai thác rừng trồng dự án 661 thực hiện như sau:

- Đối với diện tích rừng trồng sau quy hoạch lại 3 loại rừng là rừng phòng hộ, chủ rừng được khai theo các phương thức sau:

+ Khi rừng khép tán được phép khai thác cây phụ trợ, nhưng phải đảm bảo mật độ cây trồng chính còn lại ít nhất là 600 cây/ha, nếu không đủ cây trồng chính thì phải để lại cây phụ trợ đảm bảo mật độ quy định như đối với cây trồng chính.

+ Khi rừng đạt tiêu chuẩn phòng hộ (độ tàn che >0,6) được khai thác chọn với cường độ tối đa là 20% hoặc khai thác trắng theo băng, đám xen kẽ nhau với tổng diện tích khai thác hàng năm không vượt quá 2/10 diện tích rừng trồng đã đạt tiêu chuẩn phòng hộ. Sau khai thác phải trồng lại rừng mới ngay vụ trồng kế tiếp đối với băng, đám đã khai thác.

- Đối với diện tích rừng trồng sau quy hoạch lại 3 loại rừng là rừng sản xuất:

+ Khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển đổi rừng theo Thông tư 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch thành rừng phòng hộ, đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chủ rừng chỉ được chặt nuôi dưỡng

4/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 5: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

và khai thác tỉa thưa cây phù trợ theo quy trình quy phạm, không được phép khai thác trắng rừng trồng.

+ Khi rừng trồng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển đổi rừng theo Thông tư 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, chủ rừng được tự chủ về phương thức khai thác (tỉa thưa, nuôi dưỡng, khai thác trắng) nhưng nếu khai thác trắng phải trồng lại rừng ngay sau vụ trồng rừng kế tiếp.

UBND tỉnh đang giao cho ngành chuyên môn xây dựng phương án chuyển đổi rừng theo Thông tư 24/2009/TT-BNN.

5.2. Ngành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới.

Ngày 16/3/2012, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 369/QĐ-UBND về việc đặt hàng và giao nhiệm vụ các đơn vị thực hiện đo đạc bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000, 1/500 và lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2012 tỉnh Bắc Kạn. Tại Quyết định của UBND tỉnh đã đặt hàng đơn vị thực hiện công tác đo đạc tại xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới là Công ty Cổ phần Tài nguyên và Môi trường Hưng Thịnh (địa chỉ tại số 3, TT 25, Khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Đến ngày 03/4/2012, các bên có liên quan đã triển khai công tác đo đạc bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Thanh Vận.

6. Cử tri xã Hoà Mục (huyện Chợ Mới) đề nghị khi thiết kế nơi trồng rừng theo Chương trình 147 cần tránh thiết kế vào khu vực rừng đầu nguồn, rừng đã có cây.

Theo quy định hiện hành, đối tượng đất trồng rừng dự án 147 bao gồm: - Đất trống, đồi núi trọc, đất rừng sau khai thác trắng; - Rừng tự nhiên nghèo kiệt không có khả năng phục hồi thành rừng; Rừng

trồng kém chất lượng được cơ quan có thẩm quyền cho phép cải tạo để trồng rừng sản xuất.

Việc lựa chọn, xác định hiện trường trồng rừng là do chủ hộ có đất, có rừng quyết định để đơn vị tư vấn thiết kế trồng rừng.

Đề nghị cử tri xã Hoà Mục nói riêng và cử tri toàn tỉnh nói chung, khi phát hiện việc thiết kế và thực hiện trồng rừng theo dự án 147 không đúng các đối tượng nêu trên kịp thời phản ánh với chính quyền địa phương hoặc hạt Kiểm lâm, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để xử lý theo quy định hiện hành.

7. Cử tri xã Thanh Bình (huyện Chợ Mới) phản ánh: Hiện nay 70% lực lượng thanh niên của xã làm công nhân tại nhà máy Sahabak. Tuy nhiên, đến đợt huấn luyện dân quân tự vệ thì lực lượng dân quân của xã thiếu do làm thuê tại nhà máy không nghỉ được, nếu nghỉ quả 02 ngày sẽ bị sa thải nên gây khó khăn cho công tác huấn luyện dân quân của xã và công tác giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Đề nghị tỉnh có hướng chỉ đạo và giải pháp khắc phục.

5/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 6: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

- Năm 2012, Ban chỉ huy Quân sự huyện Chợ Mới đã chỉ đạo BCH Quân sự xã Thanh Bình rà soát và tổ chức đủ biên chế lực lượng dân quân của xã theo đúng quy định, số công nhân đang làm việc trong công ty Sahabak không nằm trong lực lượng dân quân nòng cốt của xã hiện nay.

8. Cử tri xã Cao Kỳ (huyện Chợ Mới) đề nghị: 8.1. Tỉnh kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh Nghị định

92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009: đối với những cán bộ cấp xã chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cũng được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo;

Trong quá trình thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, một số cán bộ cấp xã đang công tác tại các xã, phường, thị trấn chưa có bằng chuyên môn, nghiệp vụ nên chưa được hưởng phụ cấp chức vụ, tuy nhiên công việc và trách nhiệm của các cán bộ cấp xã là như nhau. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh sẽ báo cáo vấn đề này với cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

8.2. Có chế độ cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với những trường hợp người khuyết tật nhưng không thuộc đối tượng là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo sống ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội quy định: Đối tượng người tàn tật được cấp thẻ bảo hiểm y tế phải là người tàn tật đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng hoặc người tàn tật đang nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội gồm:

+ Người tàn tật nặng không có khả năng lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên bị tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể lao động được.

+ Người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ là người tàn tật không có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân.

Như vậy các đối tượng tàn tật, khuyết tật khác không nằm trong quy định của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP thì không được cấp thẻ BHYT cũng như trợ cấp BTXH hàng tháng.

8.3. Đề nghị tỉnh chỉ đạo Công ty Quản lý Đường bộ 244 nạo vét đoạn cống trước cổng trạm Y tế xã Cao Kỳ vì khi trời mưa, nước không thoát và ứ đọng trên đường, gây khó khăn cho người tham gia giao thông khi đi qua đoạn đường này.

Tại vị trí cử tri kiến nghị (Km134+223, quốc lộ 3) bị tắc do người dân đổ đất, san vườn bên cạnh hạ lưu cống, do vậy khu vực này không còn lối thoát ngang. Công ty quản lý đường bộ 244 đã làm việc với UBND xã Cao Kỳ nhưng chưa tìm được giải pháp thoát nước cho khu vực này do chưa có mặt bằng để thi công.

8.4. Cử tri tiếp tục đề nghị tỉnh quan tâm xem xét chỉ đạo mở rộng phạm vi phủ sóng truyền hình tỉnh đến xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới và xã Yên Mỹ huyện Chợ Đồn và một số địa phương khác trong tỉnh vì hiện nay tại các địa phương trên chưa thể tiếp sóng của Đài phát thanh – truyền hình tỉnh, người dân không tiếp cận được với thông tin về tình hình mọi mặt của địa phương.

6/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 7: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

Do địa hình bị che chắn bởi các dãy núi cao, mặt khác công suất máy phát cũng như chiều cột anten của Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn còn hạn chế, do vậy sóng truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn không thể phủ sóng đến tất cả các địa bàn dân cư trong tỉnh.

Hiện nay, Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn đã đưa chương trình Truyền hình Bắc Kạn lên 02 hệ thống truyền dẫn là:

- Phối hợp với Viễn thông Bắc Kạn cung cấp kênh Truyền hình Bắc Kạn trên hệ thống dịch vụ Mytv (truyền hình trả tiền) do vậy, cử tri có thể liên hệ với Viễn thông Bắc Kạn để được cung cấp dịch vụ này.

- Trang Thông tin điện tử tổng hợp của Đài PT & TH Bắc Kạn, tên miền là: http:// bktv.vn . Cử tri có thể truy cập vào trang mạng nay trên Internet để theo dõi chương trình Đài PT & TH Bắc Kạn.

8.5. Đề nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ phát triển cây mía bầu của huyện Chợ Mới đồng thời chỉ đạo ngành chức năng hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu cây mía bầu nhằm làm tăng giá trị và sức tiêu thụ sản phẩm như đối với gạo bao thai Chợ Đồn, hồng không hạt Ba Bể…

Cây mía chủ yếu được trồng tập trung tại huyện Chợ Mới và một số huyện trên địa bàn tỉnh, trung bình mỗi năm khoảng 100 ha. Năm 2011 toàn tỉnh trồng 179 ha, năng suất bình quân 389 tạ/ha, sản lượng 6.980 tấn, giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) đạt 17,7 tỷ đồng tương đương gần 100 triệu đồng/ha; năm 2012 trồng 155ha bằng 87% so với năm 2011.

Hiệu quả kinh tế thu được từ trồng mía trên một đơn vị diện tích đất canh tác so với cây trồng khác là khá cao nhưng cây mía bầu chỉ sử dụng để ăn tươi, không thể qua công nghệ chế biến như ép lấy nước đóng hộp hoặc sản xuất đường. Ngoài ra, cây mía bầu đã được trồng ở nhiều vùng trên cả nước, vì vậy trong Quy hoạch cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2008 - 2015, tầm nhìn 2020 tỉnh không đưa cây mía bầu vào nhóm cây trồng chính.

Những năm qua cây mía bầu của huyện Chợ Mới đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài tỉnh, việc tiêu thụ đã kéo dài từ tháng 11 của năm trước đến tháng 4 âm lịch của năm tiếp theo. Để đảm bảo diện tích trồng mía ổn định, UBND huyện Chợ Mới cần có kế hoạch cụ thể về việc sản xuất cây mía bầu trên địa bàn huyện để cân đối được đầu ra cho sản phẩm.

Về xây dựng thương hiệu cho cây mía bầu, UBND huyện Chợ Mới cần cân nhắc thứ tự ưu tiên khi xây dựng thương hiệu đối với mỗi loại sản phẩm để cân đối nguồn kinh phí, đề xuất với UBND tỉnh hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu cho cây mía bầu.

8.6. Đề nghị đầu tư đường dây điện cho các thôn chưa có điện như: Thôn Phiêng Câm, Khau Lầm, Tham Chom, Hành Khiến (xã Cao Kỳ);

Hiện nay, ngành điện đã lập dự án đưa điện lưới quốc gia đến một số thôn của xã Phúc Lộc, xã Bành Trạch huyện Ba Bể, xã Cao Kỳ huyện Chợ Mới và đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

7/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 8: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

Tuy nhiên, còn một số thôn bản ở xa trung tâm xã việc mở rộng lưới điện đòi hỏi cần có lượng vốn đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn đầu tư xây dựng phát triển lưới điện hàng năm của Công ty Điện lực Bắc Kạn rất hạn hẹp; do đó trước mắt ngành điện chưa có kinh phí để thực hiện mở rộng lưới điện về các thôn bản ở xa trung tâm xã.

8.7. Cử tri phản ánh tình trạng quá tải tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh. Đề nghị sớm mở rộng trung tâm để đáp ứng nhu cầu cai nghiện.

Ngày 29 tháng 9 năm 1997 Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Quyết định số 485/QĐ-UBND về việc Thành lập Trung tâm Giáo dục lao động xã hội 05-06/CP tỉnh Bắc Kạn. Quy mô cai nghiện phục hồi cho 150 người nghiện/năm. Hiện nay, số học viên nghiện ma tuý có mặt tại Trung tâm là 173 học viên, vượt quá công suất 23 người.

Về điều kiện cơ sở vật chất: Để bảo đảm sinh hoạt cho học viên thì còn thiếu một số khu vực như: khu vực dành riêng cho các đối tượng vị thành niên; khu vực dành riêng cho người bị bệnh nặng; khu vực cho đối tượng vào lưu trú tạm thời; phòng học văn hoá, học nghề; khu nhà cho thân nhân thăm nuôi học viên…. Trung tâm đã tìm mọi biện pháp bố trí, sắp xếp chỗ ở cho học viên. Bố trí tăng thêm mỗi phòng 1 học viên (quy định mỗi phòng chỉ có 7 học viên), điều này đã ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, rèn luyện của học viên trong thời gian lưu trú tại Trung tâm. Đến nay đã quá tải không còn đủ sức để tiếp nhận nữa. Trung tâm phải thông báo tạm dừng việc tiếp nhận học viên vào cai nghiện. Như vậy, có thể thấy tình trạng quá tải không còn chỗ để tiếp nhận học viên vào cai nghiện hiện nay là rất bức xúc.

Trước thực trạng trên, cần thực hiện một số giải pháp sau:- UBND các huyện, thị xã chỉ đạo việc củng cố kiện toàn tổ công tác cai

nghiện tại gia đình và cộng đồng. Tăng cường công tác vận động, giúp đỡ người nghiện và gia đình tự giác khai báo và chủ động đăng ký hình thức cai nghiện tại gia đình (theo tinh thần nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 9/9/2010)

- Trung tâm CB-GD-LĐXH: Tiếp tục tiến hành lập danh sách, rà soát phân loại, đánh giá mức độ tiến bộ, xem xét và đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại Trung tâm theo quy định,

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong tỉnh cần tăng cường hơn nữa vai trò chỉ đạo, lãnh đạo đối với công tác phòng chống tệ nạn ma tuý; đấu tranh với tội phạm ma tuý và nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, công tác quản lý người nghiện sau cai. Các địa bàn trọng điểm, có nhiều người nghiện (huyện Chợ Mới, thị xã Bắc Kạn và huyện Bạch Thông) bố trí đất, vốn đầu tư xây dựng, mở rộng cơ sở cắt cơn, giải độc; đầu tư trang thiết bị, hợp đồng đội ngũ y, bác sĩ để thực hiện quy trình cai nghiện, phục hồi sức khoẻ, chống tái nghiện cho người nghiện ma tuý theo chương trình cai nghiện ma tuý tại cộng đồng.

- Các lực lượng chức năng: Công an Tỉnh triển khai các đợt cao điểm, truy quét mạnh các tụ điểm, triệt phá các ổ nhóm buôn bán ma tuý, đồng thời phối hợp

8/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 9: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

với ngành Kiểm sát, Toà án truy tố, xét xử nghiêm đối với những hành vi tội phạm về buôn bán, vận chuyển và sử dụng trái phép ma tuý trên địa bàn toàn tỉnh.

- Nghiên cứu thành lập Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma tuý tỉnh Bắc Kạn.9. Cử tri thị trấn Chợ Mới (huyện Chợ Mới) đề nghị:9.1. Ngành chức năng thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường của toàn

tỉnh vì hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề hơn, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm dòng sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn tỉnh.

Trong thời gian vừa qua, công tác bảo vệ môi trường luôn được quan tâm, Hàng năm tỉnh đều xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu. Trong năm 2012, đã hỗ trợ kinh phí cho việc xử lý rác thải sinh hoạt ở một số huyện chưa có bãi rác hợp vệ sinh trong đó có bãi rác của huyện Chợ Mới; Xây dựng mô hình thí điểm xử lý rác tại những điểm đông dân cư, chợ cấp xã (4 mô hình trên lưu vực sông Cầu) để nhân rộng ra trên địa bàn toàn tỉnh; Triển khai các dự án khơi thông dòng chảy; Thực hiện nhiệm vụ thu gom, vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt tại sông Cầu và suối Nông Thượng, đoạn qua nội thị, thị xã Bắc Kạn; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, mít tinh, diễu hành, trồng cây tại huyện Chợ Mới thuộc lưu vực sông Cầu hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6/2012 để từ đó nâng cao hiểu biết cho nhân dân về công tác bảo vệ môi trường.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch, phối hợp với UBND các huyện, thị xã và các ngành chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường theo quy định, tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; Chính quyền các địa phương thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, xử phạt nghiêm minh theo thẩm quyền các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

9.2. Khi báo cáo với cử tri về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm cần đánh giá đầy đủ, cụ thể hơn về một số dự án trọng điểm của tỉnh; về tình hình phòng, chống tham nhũng; Đồng thời, bên cạnh các thành tựu đạt được trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, cần nghiêm túc chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp khắc phục trong giai đoạn tiếp theo để cử tri nắm được.

Tiếp thu ý kiến cử tri, trong thời gian tới UBND tỉnh sẽ chỉ đạo cơ quan chuyên môn có những đánh giá đầy đủ, cụ thể hơn về một số dự án trọng điểm, tình hình phòng, chống tham nhũng, những khó khăn, vướng mắc và các đề xuất giải pháp hoàn thành kế hoạch đề ra trong báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng năm 2012 và trong các báo cáo khi tiếp xúc với cử tri.

9.3. Hiện nay Công trình Cầu ổ gà tại huyện Chợ Mới đang dừng thi công gây ảnh hưởng đến giao thông qua lại trên cầu. Đề nghị có biện pháp khắc phục.

9/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 10: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

Cầu Chợ Mới (cầu Ổ gà) do Ban QLDA6 - Bộ GTVT làm chủ đầu tư, hiện nay đã dừng thi công vì không có vốn, tại buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ GTVT với lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn ngày 19/4/2012, tỉnh cũng đã đề nghị Bộ GTVT quan tâm chỉ đạo Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành công trình.

9.4. Đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới, nên tạo điều kiện tối đa để người dân được đối ứng bằng sức lao động, vì hầu hết người dân đều có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đối ứng bằng tiền.

Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/6/2012, Về việc Quyết định sửa đổi nguyên tắc hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, trong đó đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trong Chương trình xây dựng nông thôn mới như sau:

- Các xã thuộc huyện nghèo (Ba bể, Pác Nặm) được hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước cho: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học, trạm y tế xã đạt chuẩn; xây dựng nhà văn hoá xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản.

- Các xã còn lại, hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước cho: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học, trạm y tế xã đạt chuẩn; xây dựng nhà văn hoá xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho từng nội dung công việc cụ thể, bảo đảm phù hợp với thực tế và yêu cầu hỗ trợ của từng địa phương.

Chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội của địa phương. Nhân dân trong xã bàn bạc mức độ tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua. Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội của địa phương được chính quyền địa phương xem xét, trả thù lao theo mức phù hợp với mức lương chung của thị trường lao động tại địa phương. Uỷ ban nhân dân địa phương xem xét, quyết định mức thù lao cụ thể sau khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Thực hiện các quyết định của Thủ tướng về xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh đã giao cho các Sở, ngành, Ban chỉ đạo, Văn phòng điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nghiên cứu tham mưu để UBND tỉnh trình HĐND thông qua cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn phù hợp với điều điện của tỉnh Bắc Kạn. Với chủ trương phát huy nội lực cộng đồng dân cư nông thôn và vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng kết

10/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 11: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

cấu hạ tầng nông thôn nói riêng và xây dựng nông thôn mới núi chung. Không quy định mức đóng góp, nhất là đóng góp bằng tiền. Theo đúng tinh thần sức dân đến đâu vận động đến đó cho từng dự án, công trình cụ thể do nhân dân bàn bạc, tự quyết định.

9.5. Đề nghị UBND tỉnh cho phép bộ phận tư pháp các xã thuộc huyện Chợ Mới được thực hiện công chứng trong lĩnh vực chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai (như một số huyện trong tỉnh hiện nay vẫn đang thực hiện) vì hiện nay, toàn huyện Chợ Mới chỉ có phòng công chứng số 3 thuộc Sở Tư pháp được phép công chứng trong lĩnh vực chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai, gây nhiều khó khăn cho người dân các xã xa trung tâm huyện khi có nhu cầu công chứng.

Về thẩm quyền công chứngTheo quy định tại Điều 2 Luật công chứng thì “Công chứng là việc công

chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Như vậy theo quy định trên thì việc công chứng là thuộc thẩm quyền của công chứng viên hành nghề tại các tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng) mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính (Uỷ ban nhân dân cấp xã, cấp huyện).

Qua theo dõi hoạt động công chứng tại Phòng công chứng số 3 thấy rằng việc người dân phải đi lại nhiều lần xuất phát từ phía người yêu cầu công chứng (hồ sơ không đầy đủ hoặc có mâu thuẫn hoặc không đúng theo quy định) như: Diện tích đất được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng so với diện tích đất đo trên thực địa; Họ, tên ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong Giấy khai sinh, trong Giấy chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu gia đình không thống nhất; người tham gia giao kết hợp đồng không đúng theo quy định của Luật đất đai (trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên hộ ông bà hoặc ghi tên cả hai vợ chồng nhưng khi đi công chứng thì chỉ có 1 trong hai bên vợ hoặc chồng mà không có giấy uỷ quyền) …. Do đó khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, công chứng viên đề nghị hoàn thiện, bổ sung là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục nhằm đảm bảo tính chính xác, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, từ đó đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa rủi ro, hạn chế tranh chấp xảy ra.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, trong thời gian tới cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong việc cung cấp thông tin địa chính (Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng ĐKQSDĐ thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện). Nghiên cứu xây dựng mô hình một cửa liên thông, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Tiếp tục trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho Phòng công chứng và tạo nguồn công chứng viên nhằm đáp ứng nhu cầu công chứng của người dân.

11/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 12: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

II. HUYỆN NA RÌ1. Cử tri xã Hảo Nghĩa (huyện Na Rỳ) phản ánh: 1.1. Nhiệm kỳ 2004-2011 HĐND huyện Na Rỳ chưa chi trả sinh hoạt phí

cho đại biểu HĐND 2 cấp (cấp xã và cấp huyện) mà chỉ được chi trả sinh hoạt phí cho đại biểu HĐND cấp huyện là 0,4 mức lương tối thiểu. Đề nghị tỉnh cho ý kiến chỉ đạo việc thực hiện Khoản 2, Điều 75, Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH khóa XI ngày 02/4/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định đại biểu HĐND đương nhiệm được cấp hoạt động phí hàng tháng. Theo đó, đại biểu HĐND cấp xã có được truy lĩnh sinh hoạt phí nhiệm kỳ 2004-2011 không?

Nội dung này đã được Sở Tài chính hướng dẫn tại Văn bản số 167/STC-QLNS ngày 16/4/2012. UBND huyện Na Rỳ đang giao các xã có đại biểu HĐND hai cấp lập dự toán, tổng hợp trình UBND huyện chi trả.

1.2. Đề nghị ngành chức năng chỉ đạo đơn vị thi công công trình đường Quốc lộ 3B qua địa bàn xã Hảo Nghĩa khắc phục những hư hỏng của các công trình thuỷ lợi do quá trình thi công để phục vụ sản xuất.

Vấn đề này, Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo nhà thầu thi công công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3B khắc phục những hư hỏng các công trình thủy lợi do quá trình thi công công trình gây ra. Nhà thầu đã cam kết cử cán bộ phối hợp cùng địa phương tiến hành thống kê những vị trí hư hỏng bắt đầu từ ngày 29/3/2012 và tiến hành khắc phục những hư hỏng trong thời gian sớm nhất.

1.3. Hiện nay việc khám sức khoẻ, giám định sức khoẻ cho các đối tượng nghi nhiễm chất độc hoá học chỉ khám vòng cổ tay, vòng chân, chụp X quang và hỏi một số câu liên quan đến sức khoẻ… do đó, khó đảm bảo chất lượng và phát hiện các bệnh. Đề nghị ngành chức năng cần có biện pháp nâng cao chất lượng việc khám và chẩn đoán bệnh.

Đo vòng cổ tay, vòng chân là để phát hiện các trường hợp có tổn thương dây thần kinh ngoại biên dẫn đến teo cơ (bệnh thứ 10. Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tính); Chụp X quang là để phát hiện các bệnh phối hợp, để chẩn đoán phân biệt với bệnh khác; Còn xác định có phải bệnh do nhiễm chất độc hóa học hay không là phải phân tích kết luận chẩn đoán theo quy định của Bộ Y tế theo quy định tại Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/2/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin.

2. Cử tri xã Cường Lợi, huyện Na Rì phản ánh:2.1. Hiện nay Hội người cao tuổi chưa được bố trí kinh phí hoạt động

phải xin kinh phí của xã nên gặp nhiều khó khăn. Đề nghị được bố trí kinh phí hoạt động hàng năm theo quy định.

Hội người cao tuổi là một trong những Hội có tính chất đặc thù, được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Căn cứ Luật ngân sách và Nghị quyết số 30/2010/NQ-HĐND ngày 19/11/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về định mức phân bổ dự toán chi thường

12/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 13: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

xuyên cho thời kỳ ổn định nhân sách nhà nước, UBND tỉnh đều phân bổ kinh phí chi thường xuyên trên địa bàn các huyện, thị xã (bao gồm cả các xã, thị trấn).

Như vậy, kinh phí hoạt động hàng năm của Hội người cao tuổi xã Cường Lợi (Na Rỳ) do ngân sách các huyện hỗ trợ và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

2.2. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn chăn nuôi của các nhà sản xuất khác nhau, đề nghị ngành chức năng thường xuyên thanh tra, kiểm tra chất lượng; đồng thời, tuyên truyền cho bà con nông dân thực hiện việc tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thức ăn chăn nuôi trước khi bán hoặc giết mổ đúng theo hướng dẫn in trên nhãn bao bì, tránh gây nguy hại đến sức khỏe con người.

Tiếp thu ý kiến phản ánh của cử tri, để làm tốt công tác thanh kiểm tra cũng như tuyên truyền hướng dẫn bà con nông dân thực hiện tốt các quy trình trong chăn nuôi của tỉnh những năm tiếp theo, UBND tỉnh chỉ đạo ngành Nông nghiệp & PTNT tăng cường công tác thanh kiểm tra nhiều hơn nữa, đồng thời tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

2.3. Đề nghị bố trí một bác sỹ cho trạm y tế xã, giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến y tế cơ sở.

Xã Cường Lợi, huyện Na Rỳ đã đạt chuẩn quốc gia về Y tế xã năm 2006, Trạm Y tế xã đã được bố trí 01 Bác sỹ đa khoa thực hiện công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã; Đến tháng 6 năm 2010 do nhu cầu công việc, bác sỹ đã chuyển công tác; Tuy nhiên do đảm bảo trạm chuẩn theo quy định của Bộ Y tế, Trung tâm Y tế Na Rỳ đa bố trí đủ nhân lực theo quy định gồm 02 y sỹ đa khoa, 01 y sỹ y học cổ truyền, 01 nữ hộ sinh, 01 điều dưỡng. Hiện nay y sỹ của Trạm đang học bác sỹ hệ 4 năm tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, sau 2 năm nữa mới có Bác sỹ về trạm.

3. Cử tri xã Lương Thượng (huyện Na Rỳ) đề nghị:3.1. Ngân hàng chính sách xã hội xem xét gia hạn nợ đối với những

những gia đình đã vay vốn cho con em đi học nhưng hiện nay chưa có việc làm.Theo quy định của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), thời gian

cho vay, thời gian gia hạn nợ của hộ vay vốn chương trình cho vay học sinh, sinh viên (HSSV) như sau:

Thời hạn cho vay: Bao gồm thời hạn phát tiền vay, thời gian ân hạn và thời hạn trả nợ, trong đó:

- Thời hạn phát tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khoá học, kể cả thời gian HSSV được nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Đến kỳ học cuối cùng của HSSV, khi hộ vay vốn nhận tiền, phải thoả thuận kỳ hạn trả nợ. Trong thời hạn phát tiền vay, người vay chưa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay; lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.

13/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 14: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

- Thời gian ân hạn: là khoảng thời gian 12 tháng, tính từ ngày học sinh sinh viên ra trường, kết thúc khoá học, chờ việc làm, trong thời gian này chưa phải trả gốc, lãi tiền vay.

- Thời hạn trả nợ: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và ngân hàng thoả thuận thời hạn trả nợ cụ thể nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ tối đa được quy định cụ thể như sau:

+ Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.

+ Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay.

- Gia hạn nợ: Kết thúc thời gian ân hạn, thời gian trả nợ, đến ngày trả nợ cuối cùng, nếu hộ gia đình vay vốn HSSV vẫn chưa trả được nợ thì Ngân hàng xem xét cho gia hạn nợ, thời gian gia hạn nợ được quy định như sau:

+ Đến thời điểm trả nợ cuối cùng, nếu người vay có khó khăn khách quan chưa trả được nợ thì được NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ.

+ Thủ tục gia hạn nợ: Người vay viết Giấy đề nghị gia hạn nợ (theo mẫu số 09/TD) gửi NHCSXH nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ.

+ Thời gian cho gia hạn nợ: tuỳ từng trường hợp cụ thể, ngân hàng có thể gia hạn nợ một hoặc nhiều lần cho một khoản vay, nhưng thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.

Như vậy, cử tri có thể liên hệ với ngân hàng chính sách xã hội nơi vay vốn để được hướng dẫn các thủ tục liên quan đến gia hạn nợ.

3.2. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương rà soát lại quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong đó cần chú ý quy hoạch quỹ đất thoả đáng cho việc xây dựng các khu vui chơi, giải trí, thể thao cho thanh thiếu nhi.

Tiếp thu ý kiến cử tri, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các xã thuộc Chương trình nông thôn mới rà soát bổ sung quy hoạch quỹ đất cho xây dựng các khu vui chơi, giải trí, thể thao cho thanh thiếu nhi vào quy hoạch chương trình nông thôn mới.

4. Cử tri xã Liêm Thuỷ (huyện Na Rỳ) đề nghị:4.1. Tăng mức vốn vay phát triển sản xuất cho những hộ thoát nghèo từ

50 triệu đến 100 triệu đồng để tạo điều kiện giúp người dân thoát nghèo bền vững, vì hiện nay quy định mức 30 triệu đồng là thấp.

Ngân hàng chính sách xã hội đang triển khai 10 chương trình cho vay, trong đó những hộ vay vốn phát triển sản xuất đã thoát nghèo (không thuộc diện hộ nghèo) có thể tiếp cận 03 nguồn vốn của NHCSXH, đó là: Chương trình cho vay giải quyết việc làm, chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, chương trình cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, mức cho vay tối đa của 03 chương trình này được quy định cụ thể như sau:

14/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 15: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

- Chương trình cho vay giải quyết việc làm: + Mức vay tối đa cho 01 hộ gia đình 20 triệu đồng ở mức vay này hộ vay

vốn không phải thế chấp tài sản;+ Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, mức vay tối đa không quá 500

triệu đồng/dự án;(Quy định tại Quyết định 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ

tướng Chính phủ) - Chương trình cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn: + Mức vốn cho vay đối với một hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tối đa là

30 triệu đồng, ở mức vay này hộ vay vốn không phải thế chấp tài sản.+ Trong một số trường hợp cụ thể, mức vốn vay của một hộ có thể trên 30

triệu đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội căn cứ vào khả năng nguồn vốn, nhu cầu đầu tư và khả năng trả nợ của hộ sản xuất, kinh doanh, để quyết định mức cho vay cụ thể, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng.

Đối với những hộ gia đình sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn trên 30 triệu đồng, ngoài điều kiện quy định còn phải: Có vốn tự có (bao gồm: giá trị vật tư, quyền sử dụng đất, lao động, tiền vốn) tham gia tối thiểu bằng 20% tổng nhu cầu vốn của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh; Cam kết sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để làm tài sản bảo đảm tiền vay.

(Quy định tại Quyết định 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007của Thủ tướng Chính phủ)

- Chương trình cho vay Thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên tại vùng khó khăn:

+ Đối với cá nhân là thương nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán theo quy định của cơ quan thuế: mức vốn cho vay tối đa là 30 triệu đồng, ở mức vay này hộ vay không phải thế chấp tài sản.

+ Đối với cá nhân là thương nhân thực hiện mở sổ sách kế toán và kê khai nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật: mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng. Ở mức vay này hộ vay vốn phải thế chấp tài sản.

(Quy định tại Quyết định 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ)

Như vậy, mức cho vay tối đa của hộ gia đình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội, nếu có đầy đủ điều kiện theo quy định thì có thể vay đến 100 triệu đồng.

4.2. Cử tri phản ánh tình trạng học sinh đi học tại trường THPT Yên Hân (huyện Chợ Mới) có kết quả học tập thấp, nghỉ học từ 40 đến 50 buổi vẫn được xét lên lớp. Đề nghị ngành giáo dục kiểm tra, xem xét.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Trường THPT Yên Hân thống kê toàn bộ số học sinh nghỉ học từ 40 ngày trở lên trong năm học 2011-2012. Theo báo cáo (số 114/BC-THPT ngày 04/7/2012) của trường THPT Yên Hân, chỉ có một em học sinh là Lương Văn Duy nghỉ học 41 ngày, xếp loại hạnh kiểm Trung

15/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 16: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

bình, học lực xếp loại yếu thuộc diện kiểm tra lại sau hè. Hiện nay chưa đến thời điểm tổ chức kiểm tra lại cho các em học sinh xếp loại học lực yếu, như vậy ở trường THPT Yên Hân hoàn toàn không có tình trạng học sinh nghỉ học từ 40 đến 50 buổi vẫn được xét lên lớp như cử tri xã Liêm Thuỷ đã phản ánh.

4.3. Đề nghị Công ty Lâm nghiệp sớm thu mua gỗ cho người dân trồng rừng tại xã Liêm Thuỷ vì hiện nay, cây đã đến tuổi khai thác, nếu chậm khai thác sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gỗ và thời vụ trồng rừng của người dân.

Thực hiện Dự án trồng rừng nguyên liệu giấy, năm 2002-2004, Công ty Nguyên liệu Giấy Sông Cầu (nay là Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bắc Kạn) đã uỷ quyền cho Lâm trường Na Rỳ ký kết hợp đồng đầu tư trồng rừng trên đất của các hộ dân tại xã Liêm Thuỷ với diện tích 26,46 ha, trong đó rừng trồng năm 2003: 17,86 ha, diện tích trồng rừng năm 2004: 8,60 ha (theo số liệu Phương án khai thác được UBND tỉnh phê duyệt).

Thực hiện phương án khai thác trắng rừng trồng Keo nguyên liệu ngoài quốc doanh đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phê duyệt, sau khi thống nhất chủ trương với UBND huyện Na Rỳ, năm 2011-2012, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Bắc Kạn đã tiến hành khảo sát, lập hồ sơ thiết kế toàn bộ rừng trồng năm 2003 của 16 hộ dân, hồ sơ đã được phê duyệt với khối lượng gỗ thương phẩm 620,30 m3. Hiện tại, Công ty đã tiến hành triển khai tổ chức cho các hộ dân để khai thác, đến nay vận chuyển tiêu thụ 543,52 m3 (tại Công ty Sahabak), còn 3 hộ dân chưa tổ chức khai thác, khối lượng 76,78 m3. Đề nghị các hộ còn lại khẩn trương khai thác để giải phóng hiện trường cho trồng rừng.

Đối với diện tích rừng trồng năm 2004, đến năm 2012 cây trồng mới đủ chu kỳ khai thác (8 năm) mới đáp ứng hiệu quả, do vậy năm 2012 Công ty mới triển khai khai thác, hiện tại Công ty đang tổ chức nhân lực thiết kế theo đơn đề nghị khai thác của 05 hộ dân, dự kiến trong tháng 7 hồ sơ được phê duyệt

5. Cử tri xã Lương Thượng, Liêm Thuỷ (huyện Na Rỳ) đề nghị giải quyết dứt điểm việc tranh chấp địa giới hành chính giữa xã Lương Thượng và Lạng San; giữa xã Liêm Thuỷ với tỉnh Thái Nguyên.

- Các điểm vướng mắc địa giới hành chính giữa xã Lương Thượng với xã Lạng San (huyện Na Rỳ) theo quy định tại điểm a, mục 2, phần II Thông tư 01/TT-LN ngày 23 tháng 3 năm 1992 của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ và Cục đo đạc và Bản đồ, các nội dung này thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện. Yêu cầu Uỷ ban nhân dân các huyện Na Rỳ xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

- Điểm giữa xã Liêm Thuỷ (Na Rỳ) với xã Sảng Mộc (Võ Nhai-Thái Nguyên). Điểm này hai tỉnh đã họp để giải quyết nhưng chưa giải quyết được; hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên đã thống nhất đề nghị Bộ Nội vụ chủ trì giải quyết, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được ý kiến chỉ đạo của Bộ Nội vụ.

16/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 17: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

III. CỬ TRI HUYỆN NGÂN SƠN1. Cử tri xã Bằng Vân (huyện Ngân Sơn) đề nghị:1.1. Cử tri các thôn Nặm Nộc, Lũng Sao, Khuổi Ngọa đề nghị được hỗ trợ

đất sản xuất cho 83 hộ đồng bào hạ sơn. Vì từ năm 1993, các hộ gia đình được giao đất để canh tác. Nhưng khi thực hiện Chương trình trồng rừng 327, đất của các hộ bị thu hồi nên không còn đất sản xuất.

Nội dung này, UBND tỉnh đang giao UBND huyện Ngân sơn rà soát, giải quyết.

1.2. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trạm y tế xã, vì hiện nay trạm y tế đã xuống cấp, không đảm bảo cho việc khám chữa bệnh cho người dân.

Trạm Y tế xã Bằng Vân hiện có 02 nhà. Trong đó có 01 nhà 4 gian được Dự án Dân số- Sức khỏe- Gia đình cải tạo, nâng cấp năm 1999 và 01 nhà (04 gian) đầu tư từ Chương trình 135 được đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 2008. Hiện nay 02 nhà đã xuống cấp, không đảm bảo cho các hoạt động chuyên môn.

Hiện nay, Dự án hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn (dự án do Chính phủ Luých-xăm-bua tài trợ) đang khảo sát để đầu tư xây dựng Trạm Y tế mới.

2. Cử tri thôn Nà Y, xã Thượng Ân (huyện Ngân Sơn) đề nghị tách thôn Nà Y thành hai thôn vì hiện nay số hộ trong thôn rất đông, địa bàn rộng, khó khăn trong công tác quản lý.

Nội dung này giao UBND huyện Ngân Sơn kiểm tra, hướng dẫn theo thẩm quyền

17/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 18: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

IV. CỬ TRI HUYỆN CHỢ ĐỒN1. Cử tri thị trấn Bằng Lũng (huyện Chợ Đồn) đề nghị: 1.1. Quan tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng thiết yếu

phục vụ sản xuất và đời sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số (đồng bào Dao) thôn Nà Pài, sau khi hạ sơn, ổn định tái định cư.

Sau khi xem xét cụ thể, cử tri cho biết đề nghị được hỗ trợ cải tạo hai công trình kênh mương phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của thôn đã được đầu tư xây dựng từ năm 1992, hiện nay đã xuống cấp không đảm bảo cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, cụ thể: Công trình Kênh mương Nà Bấc, có chiều dài khoảng 800 m, phục vụ tưới tiêu cho 13 ha, được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn định canh, định cư; Công trình kênh mương Khuổi Tráng được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn định canh, định cư phục vụ tưới tiêu khoảng 5 ha.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thuỷ nông Bắc Kạn và UBND huyện Chợ Đồn (đơn vị quản lý kênh mương Khuổi Tráng) cân đối nguồn vốn để sửa chữa trong thời gian tới. Trước mắt, đề nghị cử tri chủ động khắc phục khó khăn để sản xuất ổn định đời sống.

1.2. Xem xét luân chuyển cán bộ có bằng cấp từ cấp xã lên cấp huyện.Luân chuyển cán bộ là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử

hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong thời gian nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nhiệm vụ. Do vậy, chỉ có luân chuyên cán bộ từ Trung ương về tỉnh, từ tỉnh về huyện và từ huyện về cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Đối với cán bộ, công chức cấp xã có thể được xét chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên tuỳ thuộc yêu cầu công tác, nhu cầu của đơn vị tiếp nhận và phải đạt các yêu cầu của Hội đồng kiểm tra, sát hạch, đánh giá các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí cần tuyển.

1.3. Hiện nay tại các địa phương việc cấp phép xây dựng nhà ở còn nhiều bất cập, tình trạng xây dựng lộn xộn, người dân làm nhà trên đất ruộng chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng còn nhiều… Đề nghị cần có giải pháp khắc phục.

Việc người dân tự ý làm nhà trên đất ruộng chưa làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất là trái với quy định của pháp luật. Việc này, UBND huyện đã chỉ đạo UBND thị trấn Bằng Lũng kiểm tra, hướng dẫn người dân lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định đối với các trường hợp đủ điều kiện. Trường hợp không đủ điều kiện lập biên bản, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

1.4. Đề nghị quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đối với Trường THPT Chợ Đồn, vì trường đã được thành lập hơn 50 năm nhưng hiện cơ sở vật chất của nhà trường vẫn chưa được đầu tư đúng mức, chưa đảm bảo cho hoạt động dạy và học của nhà trường.

Trường THPT Chợ Đồn đã được thành lập hơn 50 năm, trải qua các thời kỳ phát triển trường đã được sự quan tâm của Nhà nước từng bước đầu tư:

18/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 19: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

- UBND tỉnh Bắc Thái quyết định giao cấp đất với diện tích hơn 18.000 m2 tại trung tâm thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn để xây dựng trường, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng nên thực tế trường chỉ được sử dụng hơn 6.000m2 vì vậy không đủ điều kiện về diện tích đất để xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ cho nhà trường.

- Năm 2005, trường THPT Chợ Đồn đã được UBND tỉnh Bắc Kạn đầu tư và xây dựng tại địa điểm mới thuộc tổ 16, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn với tổng diện tích sử dụng đất 57.065m2.

+ Dự án đầu tư xây dựng trường (giai đoạn 1) được UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 2403/QĐ-UBND ngày 10/10/2005 và Quyết định số 1006/QĐ-UBND ngày 23/5/2006 với tổng mức đầu tư: 16.633.562.000 đồng (trong đó có hạng mục nhà lớp học 3 tầng 11 phòng thuộc Dự án phát triển GD THPT đầu tư xây dựng).

+ Quá trình thực hiện từ khi có chủ trương đầu tư đến nay: Sau khi thực hiện xong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đã triển khai các bước thi công xây dựng công trình theo 03 gói thầu xây lắp gồm: Gói thầu san nền hoàn thành năm 2007; gói thầu nhà lớp học 3 tầng hoàn thành năm 2008; gói thầu hạ tầng kỹ thuật thực hiện từ cuối năm 2009, đến nay cơ bản đã hoàn thành và hiện đang lập hồ sơ đấu nối đường điện 35 kv để cấp điện cho công trình. Trong quá trình thực hiện do vướng mắc giải phóng mặt bằng, điều kiện thi công xây dựng… nên tiến độ ở một số phần việc có chậm.

- Để hoàn thiện cơ sở vật chất cho nhà trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu và quy mô giáo dục, ngày 14/12/2009 UBND tỉnh Bắc Kạn đã có Quyết định số 3785/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trường THPT Chợ Đồn (giai đoạn 2) với tổng mức đầu tư: 77.537.740.000 đồng, hiện đang chờ nguồn vốn đầu tư để đấu thầu xây dựng.

1.5. Ông Hà Đức Lỵ, tổ 6a, Thị Trấn Bằng Lũng (huyện Chợ Đồn): đề nghị xem xét giải quyết, xử lý dứt điểm vụ việc khiếu kiện về đất đai của gia đình ông, vì vụ việc đã kéo dài nhiều năm.

Đây là vụ việc phức tạp, kéo dài nhiều năm, để giải quyết vụ việc, UBND tỉnh xin ý kiến của Thanh tra Chính phủ. Ngày 03/5/2012, Cục giải quyết kiếu nại và tố cáo khu vực I- Thanh tra Chính phủ đã có Văn bản số 73/C.I-P.I trả lời vụ việc. Trên cơ sở trả lời của Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh sẽ xem xét, giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.

2. Cử tri xã Yên Nhuận (huyện Chợ Đồn), đề nghị nâng mức hưởng phụ cấp đối với các chức danh kiêm nhiệm ở xã và thôn, bản. Hiện nay, mức hưởng 20% (theo khoản 3, điều 3 Nghị quyết số 25/2010/NQ-HĐND ngày 01/10/2010 về số lượng và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, bản, tổ dân phố) là quá thấp, không tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.

Mức hưởng phụ cấp kiêm nhiệm của những người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố nếu kiêm thêm một hay nhiều chức danh

19/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 20: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố nêu tại Nghị quyết số 25/2010/NQ-HĐND ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh được vận dụng tương tự như cán bộ, công chức cấp xã là hưởng thêm 20% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm đó (quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ). Vậy mức hưởng phụ cấp khi kiêm nhiệm thêm chức danh không chuyên trách như trên là phù hợp với các văn bản hiện hành và các vị trí này. Đề nghị các địa phương xem xét không nhất thiết phải bố trí kiêm nhiệm thêm những chức danh không chuyên trách mà nên bố trí riêng một chức danh không chuyên trách để các cán bộ được hưởng 100% mức phụ cấp.

3. Cử tri xã Yên Mỹ (huyện Chợ Đồn) đề nghị:3.1. Có chính sách hỗ trợ đối với những hộ gia đình trồng rừng phòng hộ.Việc trồng rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn những năm trước đây

được thực hiện thông qua dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Tuy nhiên, đến năm 2010, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã kết thúc, vì vậy năm 2011 và 2012 trên địa bàn tỉnh không hỗ trợ triển khai trồng rừng phòng hộ.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã phê duyệt Dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2020, gồm một dự án tổng thể và 08 dự án cơ sở trên phạm vi toàn tỉnh Bắc Kạn, (phê duyệt ngày 27/4/2012), trong đó có nội dung trồng rừng phòng hộ thực hiện từ năm 2013 đến năm 2020. UBND tỉnh cũng giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch trung hạn 3 năm (giai đoạn 2013 - 2015) báo cáo Ban chỉ đạo Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, giao kế hoạch, trong đó có kế hoạch trồng rừng phòng hộ. Nếu được phê duyệt, chính sách trồng rừng phòng hộ, đặc dụng sẽ được triển khai thực hiện thông qua Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng trong các năm tới (từ năm 2013 trở đi).

3.2. Đề nghị cấp kinh phí xây dựng nhà bia tưởng niệm các liệt sỹ của xã. Căn cứ Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ

quy định về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sỹ; Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/5/2009 của liên bộ Bộ Lao động – TB&XH, Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ quy định về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sỹ, kinh phí để xây dựng nhà bia tưởng niệm các liệt sỹ của các địa phương, căn cứ vào nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương và cân đối của ngân sách địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho các công trình.

Năm 2012, do điều kiện nguồn ngân sách được hỗ trợ từ Trung ương và cân đối của ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp nên chủ yếu tập trung sửa chữa, cải tạo và nâng cấp một số nghĩa trang liệt sỹ cấp huyện đã xuống cấp để phục vụ các hoạt động thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ của địa phương và thân nhân liệt sỹ nhân kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2012), vì vậy chưa bố trí được kinh phí để xây dựng mới các công trình nhà bia tưởng niệm các liệt sỹ cấp xã trên địa bàn tỉnh.

20/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 21: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

3.3. Đề nghị Công ty TNHH một thành viên thuỷ nông Bắc Kạn sửa chữa, khắc phục những rò rỉ của công trình thuỷ lợi thôn Bản Rự, xã Yên Mỹ, huyện Chợ Đồn; Xem xét trách nhiệm của Công ty TNHH một thành viên thuỷ nông Bắc Kạn vì công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống kênh mương trên địa bàn xã do công ty quản lý không đảm bảo kịp thời.

Công tác thực hiện duy tu, sửa chữa thường xuyên hàng năm được quy định tại quyết định số 2606/QĐ-UBND ngày 24/8/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn, cụ thể: Chi phí sửa chữa thường xuyên hàng năm bằng 1,08% nguyên giá tài sản cố định. Hàng năm, đơn vị được chi trong nguồn kinh phí hạn hẹp từ nguồn cấp bù thuỷ lợi phí cho công tác sửa chữa thường xuyên theo định mức kinh tế kỹ thuật đã được UBND tỉnh quy định.

Về triển khai công tác sửa chữa chậm có nhiều nguyên nhân: trình tự thực hiện theo xây dựng cơ bản, nguồn kinh phí nhỏ không đủ để thực hiện sửa chữa hệ thống các công trình bị hư hỏng mà chỉ khắc phục sửa chữa nhỏ và nạo vét công trình. Vì vậy rất cần sự phối hợp và đóng góp công sức của bà con, chính quyền địa phương trong công tác quản lý khai thác vận hành để đơn vị dần sửa chữa khắc phục các hạng mục công trình trên địa bàn đảm bảo vận hành an toàn, ổn định, cấp đủ nước tưới phục vụ cho sản xuất. Đối với các công trình như phản ánh của cử tri từ khi tiếp nhận bàn giao, quản lý Công ty đã bố trí kinh phí để sửa chữa cụ thể như sau:

Tại xã Yên Mỹ năm 2011 đã sửa chữa công trình đập Vằng Ngược thôn Bản Rự (kinh phí đã vượt định mức theo quy định).

Các công trình bị hư hỏng còn lại Công ty vẫn đang tiếp tục lập kế hoạch để sửa chữa trong thời gian tới.

3.4. Đề nghị Công ty Lâm nghiệp sớm thu mua gỗ cho người dân trồng rừng tại xã Liêm Thuỷ và một số hộ còn lại của Yên Mỹ vì hiện nay, cây đã đến tuổi khai thác, nếu chậm khai thác sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gỗ và thời vụ trồng rừng của người dân.

Việc khai thác gỗ Keo nguyên liệu ngoài quốc doanh tại xã Yên Mỹ, huyện Chợ Đồn đã được triển khai từ năm 2010, đến nay còn 53,13 ha của 55 hộ, Công ty đã giao cho Xí nghiệp Lâm nghiệp Chợ Đồn-đơn vị thuộc Công ty đã làm việc, vận động các hộ dân khai thác nhiều lần, nhưng các hộ dân còn xem xét giá thu mua do khu vực khai thác xa đường vận chuyển, phải vận xuất nhiều, chi phí cao (Xí nghiệp lâm nghiệp Chợ Đồn thu mua gỗ tại bãi II, xe ô tô có thể vận chuyển được)

Với mục tiêu thu hồi vốn đầu tư, trả đất cho các hộ dân để trồng rừng, trong thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục chỉ đạo Xí nghiệp lâm nghiệp Chợ Đồn thống nhất cơ chế với các hộ dân, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các bên sớm triển khai khai thác.

3.5. Đề nghị giải quyết dứt điểm việc tranh chấp địa giới hành chính giữa xã Yên Mỹ với xã Yên Nhuận và xã Phong Huân (huyện Chợ Đồn).

- Các điểm vướng mắc địa giới hành chính giữa 3 xã Yên Mỹ, Yên Nhuận và xã Phong Huân (huyện Chợ Đồn theo quy định tại điểm a, mục 2, phần II Thông tư

21/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 22: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

01/TT-LN ngày 23 tháng 3 năm 1992 của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ và Cục đo đạc và Bản đồ, các nội dung này thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện. Yêu cầu Uỷ ban nhân dân các huyện Chợ Đồn xem xét giải quyết theo thẩm quyền.

4. Cử tri xã Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn) đề nghị4.1. Sớm bố trí vốn đầu tư hoàn thiện công trình trường THPT huyện Chợ Đồn.Dự án Trường THPT Chợ Đồn được chia làm hai giai đoạn:- Giai đoạn 1: Dự án được phê duyệt tại quyết định số 1006/QĐ-UBND

ngày 23/5/2006 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Dự án có tổng mức đầu tư 16.633 triệu đồng, vốn đã bố trí 13.470 triệu đồng (trong đó kế hoạch vốn năm 2012: 800 triệu đồng). Dự án đã hoàn thành, đi vào sử dụng và tỉnh đã bố trí đủ 81% TMĐT của dự án, phần vốn còn thiếu, tỉnh sẽ bố trí đủ sau khi có quyết định phê duyệt quyết toán của cấp có thẩm quyền

- Giai đoạn 2: được phê duyệt tại quyết định số 3785/QĐ-UBND ngày 14/12/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn. Đây là dự án khởi công mới có tổng mức đầu tư 77.537 triệu đồng. Thực hiện theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ do đó dự án chưa được khởi công và bố trí kế hoạch vốn.

4.2. Đề nghị Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch (đơn vị chủ đầu tư) chỉ đạo đơn vị thi công san gạt, hạ độ dốc đoạn dốc đường vào thôn Pù Lùng do thi công tuyến đường Ba Bể - Na Hang (Tuyên Quang).

Dự án đầu tư xây dựng công trình Đường nối khu du lịch Ba Bể - Bắc Kạn với khu du lịch Na Hang - Tuyên Quang do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn làm chủ đầu tư, hiện nay công trình đã thi công đạt khoảng 80% khối lượng công việc. Trong quá trình thiết kế bản vẽ thi công, đơn vị tư vấn chưa đề cập đến vị trí Km 6+900m, nơi đường mới cắt qua đường cũ lên thôn Pù Lùng I có độ cao chênh lệch nhiều, không đảm bảo độ dốc cho các phương tiện và người tham gia giao thông qua đoạn đường này.

UBND tỉnh đã có văn bản số 1660/UBND-VX về việc giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các ngành chức năng, đơn vị liên quan kiểm tra, tham mưu đề xuất bổ sung thiết kế công trình đoạn đường lên thôn Pù Lùng I, xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn. Trong thời gian tới, yêu cầu Sở VHTT&DL phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các ngành, các đơn vị liên quan sớm tham mưu, để xuất bổ sung thiết kế thi công và khắc phục, tạo thuận lợi cho người dân tham gia giao thông tại đoạn đường này.

4.3. Đề nghị cung ứng công tơ điện cho bà con trên địa bàn xã Xuân Lạc. Người dân đã đăng ký mua công tơ từ năm 2011 nhưng đến nay vẫn chưa được cấp.

Qua khảo sát, các hộ dân trên đều đang có điện sử dụng qua công tơ dùng chung, nay có nhu cầu tách riêng. Thực hiện Thông tư số 42/2011/TT-BCT ngày 19/12/2011 của Bộ Công thương về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện, đề nghị các hộ dân trên phối hợp cùng Điện lực Chợ Đồn làm thủ tục đăng ký hộ dùng chung công tơ để hưởng giá bán điện sinh hoạt bậc thang theo quy định của Chính phủ (nội dung trên Điện lực Chợ Đồn đã trả lời trực tiếp ý kiến cử tri tại kỳ họp thứ 4 HĐND huyện Chợ Đồn khoá VIII ngày 28 và 29 tháng 6 năm 2012).

22/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 23: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

V. THỊ XÃ BẮC KẠN1. Cử tri xã Nông Thượng (thị xã Bắc Kạn) đề nghị nâng mức hưởng phụ

cấp đối với các chức danh kiêm nhiệm ở xã và thôn, bản. Hiện nay, mức hưởng 20% (theo khoản 3, điều 3 Nghị quyết số 25/2010/NQ-HĐND ngày 01/10/2010 về số lượng và chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, bản, tổ dân phố) là quá thấp, không tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.

Mức hưởng phụ cấp kiêm nhiệm của những người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn, tổ dân phố nếu kiêm thêm một hay nhiều chức danh không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố nêu tại Nghị quyết số 25/2010/NQ-HĐND ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh được vận dụng tương tự như cán bộ, công chức cấp xã là hưởng thêm 20% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm đó (quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ). Vậy mức hưởng phụ cấp khi kiêm nhiệm thêm chức danh không chuyên trách như trên là phù hợp với các văn bản hiện hành và các vị trí này. Đề nghị các địa phương xem xét không nhất thiết phải bố trí kiêm nhiệm thêm những chức danh không chuyên trách mà nên bố trí riêng một chức danh không chuyên trách để các cán bộ được hưởng 100% mức phụ cấp.

2. Cử tri Phường Sông Cầu (thị xã Bắc Kạn) phản ánh dự án cải tạo, nâng cấp đường 257 (Bắc Kạn - Chợ Đồn) đoạn qua thị xã Bắc Kạn tiến độ rất chậm, đề nghị ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ thi công và lắp đặt cống thoát nước trên đoạn đường vào Nhà văn hoá tổ 17, Phường Sông Cầu.

Dự án Nâng cấp, cải tạo ĐT257 Bắc Kạn - Chợ Đồn đoạn qua nội thị thị xã Bắc Kạn được khởi công từ tháng 01/2011. Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ nên nguồn vốn dành cho dự án hạn chế và dự án phải giãn tiến độ thi công. Mặt khác theo Thông báo kết luận số 19/TB-UBND ngày 11/3/2011 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Du tại buổi kiểm tra tiến độ thi công dự án Nâng cấp, cải tạo ĐT257 Bắc Kạn - Chợ Đồn đã giao cho UBND thị xã Bắc Kạn xem xét, bố trí tái định cư cho các hộ dân thuộc địa phận thị xã Bắc Kạn. Nhưng cho đến nay UBND thị xã vẫn chưa bố trí được tái định cư cho các hộ dân thuộc diện phải di dời nên một số vị trí không có mặt bằng để thi công ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án.

Về lắp đặt công thoát nước trên đoạn đường vào Nhà văn hóa tổ 17 phường Sông Cầu: Theo hồ sơ thiết kế công trình thì cống thoát nước trên đoạn đường vào Nhà văn hóa tổ 17 nằm trong hệ thống thoát nước dọc của tuyến đường. Hiện nay hệ thống thoát nước dọc chưa thi công được do còn vướng mặt bằng thi công. Các hộ dân hai bên đường đoạn vào Nhà văn hóa tổ 17 vẫn chưa nhận tiền đền bù do chưa có tái định cư. Phía phải tuyến có hộ dân đang xây dựng nhà mới lấp mất đường thoát nước về phía hạ lưu nên việc đặt cống ngang tại vị trí đó không có tác dụng. Ngày 29/3/2012, Ban Quản lý dự án giao thông - Sở GTVT đã chỉ đạo đơn vị thi công xử lý thoát nước tạm thời bằng cách đào rãnh dọc cho thoát nước về vị trí cống thoát nước ngang tại Km2+ 483m. Tuy

23/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 24: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

nhiên các hộ dân đã không cho đơn vị thi công vì đoạn đó chưa được giải phóng mặt bằng.

Để giải quyết kiến nghị của cử tri phường Sông Cầu, yêu cầu Uỷ ban nhân dân thị xã Bắc Kạn sớm bố trí tái định cư cho các hộ dân phải di dời. Đồng thời, đề nghị cử tri khắc phục khó khăn chung trong điều kiện tiết giảm đầu tư công.

3. Cử tri thị xã Bắc Kạn phản ánh: hiện nay tình trạng khai thác vàng sa khoáng trái phép còn diễn ra thường xuyên và thủ đoạn ngày càng tinh vi, diễn ra công khai gây bức xúc trong nhân dân. Đề nghị cần có biện pháp hữu hiệu hơn trong quản lý để hạn chế tình trạng khai thác trái phép, tạo lòng tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền.

Trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác được tỉnh đặc biệt quan tâm, đây được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý tài nguyên khoáng sản của tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp chính quyền địa phương có hoạt động khoáng sản trái phép (đặc biệt là khoáng sản vàng), thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi nạn khai thác khoáng sản trái phép, từ việc ban hành văn bản pháp luật, đến chỉ đạo tổ chức giải toả, xử lý tang vật vi phạm, cụ thể như sau:

UBND tỉnh đã cụ thể hoá các nội dung quy định của Luật và các văn bản dưới Luật, đồng thời quy định bổ sung những nội dung cho phù hợp với tình hình địa phương, các văn bản sau đã được ban hành:

+ Chỉ thị số 14/2007/CT-UBND ngày 18/7/2007 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

+ Chỉ thị số 07/2009/CT-UBND ngày 28/4/2009 về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản vàng trái phép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

+ Quyết định số 1636/2010/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 về Quy định quản lý khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

+ Quyết định số 371/2010/QĐ-UBND ngày 01/3/2010 về việc ban hành Quy định xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

+ Quyết định số 2693/2010/QĐ-UBND ngày 10/12/2010 Quy định quản lý xe máy chuyên dùng và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Các văn bản trên được ban hành đáp ứng được yêu cầu quản lý, các ngành liên quan, chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã có đủ cơ sở thực hiện công tác quản lý vảo vệ tài nguyên khoáng sản.

*Về chỉ đạo tổ chức thực hiện:Chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương tổ chức kiểm tra giải toả các điểm

khai thác khoáng sản trái phép, kết quả năm 2011 như sau:

24/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 25: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

+ Hang vàng Bó Duống Nặm Nẩu, Lãng Ngâm, Hương Nê, sắt Lũng Viền, xã Cốc Đán; Đèo gió Nà Phặc, huyện Ngân Sơn (02 lần); huyện Ngân Sơn; vàng Thuần Mang, huyện Ngân Sơn; Khuổi Mỷ- Cốc Bó, huyện Ba Bể, Lương Thượng-Lạng San, Na Rỳ, thu giữ một số thiết bị máy móc giao địa phương quản lý bảo vệ theo quy định.

+ Kiểm tra, xử lý ở các địa phương: Huyện Na Rỳ tiến hành 06 đợt kiểm tra, thu giữ 28 thiết bị (máy nổ, máy bơm, sên hút cát); huyện Ngân Sơn, kiểm tra giải toả 17 đợt, thu giữ 14 máy xúc (tịch thu 08 máy), xử phạt hành chính 630 triệu đồng; huyện Pác Nặm tiến hành 06 đợt kiểm tra giải toả, tịch thu 05 máy xúc và 4000 lít dầu, xử phạt vi phạm hành chính 320 triệu đồng.

Hiện nay, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép chưa chấm dứt, nhưng chủ yếu hoạt động về đêm. Để giải quyết những vấn đề nêu trên, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân, các doanh nghiệp, các cơ quan, các tổ chức chính trị xã hội, cán bộ các cấp huyện, cấp xã thuộc ngành tài nguyên và môi trường, phổ biến các văn bản quy định pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên môi trường nói chung và trong việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản nói riêng;

- Gắn trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác. Kiên quyết xử lý những địa phương để xảy ra tình trạng khai thác trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Xử lý nghiêm túc các đơn vị, đối tượng tiếp tay, bao che cho hoạt động khoáng sản trái phép.

- Duy trì đoàn công tác liên ngành của tỉnh; Thành lập, củng cố các tổ công tác của huyện kiểm tra giải toả các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, tang vật, phương tiện tham gia khai thác trái phép.

- UBND các huyện xây dựng, phê duyệt kế hoạch bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên từng địa bàn xã năm 2012 và kinh phí cho công tác này trong dự toán ngân sách để triển khai thực hiện.

4. Cử tri xã Nông Thượng, phường Nguyễn Thị Minh Khai (thị xã Bắc Kạn) đề nghị:

4.1. Quan tâm bố trí kinh phí xây dựng trạm y tế xã Nông Thượng theo chuẩn mới.

Trạm Y tế xã Nông Thượng được dự án Dân số- Sức khỏe- Gia đình đầu tư xây mới và đưa vào sử dụng từ năm 1999, cơ sở trạm là nhà 05 gian nhưng diện tích chật hẹp đến nay không đảm bảo cho các hoạt động chuyên môn của trạm. Việc xây dựng mới Trạm Y tế xã Nông Thượng là cần thiết, tuy nhiên cả nước đang thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết 11/NQ-CP, vì vậy chưa thể triển khai xây dựng ngay được.

4.2. Hiện nay thủ tục xuất, nhập viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh còn rườm rà, một số trường hợp bệnh nhân phải cấp cứu nhưng vẫn yêu cầu qua trạm y tế

25/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 26: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

xã, phường, Trung tâm y tế thị xã mới được chuyển tới bệnh viện không đảm bảo chữa bệnh kịp thời cho bệnh nhân; việc cấp phát thuốc hạn chế, thái độ khám, chữa bệnh của một số y bác sỹ chưa tận tình. Đề nghị sớm khắc phục.

- Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn, tất cả các trường hợp bệnh nhân cấp cứu khi vào viện đều được xử trí ngay mà không cần các loại thủ tục giấy tờ, trong quá trình điều trị ngươì bệnh có trách nhiệm phải hoàn tất các giấy tờ trước khi ra viện theo quy định được ban hành tại Quyết định số 82/QĐ-BHYT ngày 20/01/2010 của Bảo hiểm Y tế.

- Về việc cấp phát thuốc Việc kê đơn thốc điều trị được thực hiện theo quy chế kế đơn. (Ban hành

kèm theo Quyết định số 04 /2008/ QĐ- BYT ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế); Kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán và phải theo phác đồ điều trị, các thuốc được kê là thuốc nằm trong danh mục trúng thầu do Sở Y tế phê duyệt. (theo tổng hợp của bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2011chi phí bình quân một đơn điều trị ngoại trú là 230.000đ)

Về thái độ khám chữa bệnh của một số y, bác sỹ:Đã được trả lời tại báo cáo số 270/BC-UBND ngày 19/10/2011, theo đó

Nếu có trường hợp cụ thể y, bác sỹ nào có biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, đề nghị có đơn cụ thể, góp ý quá hòm thư góp ý của Bệnh viện. Tỉnh sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm y đức.

5. Cử tri phường Nguyễn Thị Minh Khai đề nghị cần quản lý tốt hơn việc xét, duyệt, cấp phép cho các Đoàn nghệ thuật đến biểu diễn trên địa bàn tỉnh tỉnh để đảm bảo chương trình nghệ thuật có chất lượng, tránh tình trạng có chương trình bắt buộc cán bộ, công chức một số cơ quan mua vé xem với giá cao nhưng lại không kiểm soát vé, nội dung biểu diễn không có chất lượng.

Tiếp thu các kiến nghị của cử tri, trong thời gian tới UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hoá Thể thao Du lịch tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các Đoàn nghệ thuật biểu diễn đến biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn để giải quyết những tồn tại, vướng mắc, đề xuất các giải pháp hiệu quả trong công tác quản lý về hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn tỉnh.

6. Cử tri phường Nguyễn Thị Minh Khai (thị xã Bắc Kạn) kiến nghị:6.1. Có chính sách cho những người có công thuộc diện được điều dưỡng

tại cơ sở điều dưỡng nhưng vì sức khoẻ yếu không thể đi điều dưỡng tập trung thì được hưởng chế độ điều dưỡng tại nhà.

Thông tư liên tịch số 25/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 11/9/2010 của Liên Bộ Lao động-TB&XH, Tài chính, Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khoẻ đối với người có công với cách mạng quy định như sau: Đối tượng người có công với cách mạng được điều dưỡng mỗi năm một lần và luân phiên 5 năm một lần (tuỳ từng đối tượng), chủ yếu điều dưỡng tập trung tại các cơ sở điều dưỡng người có công.

Theo quy định này, hàng năm, các đơn vị lập danh sách điều dưỡng tập trung, đề nghị Sở Lao động-TB&XH ra quyết định điều dưỡng. Nếu trường hợp

26/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 27: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

do sức khoẻ (thương tật, ốm đau) không thể tham gia điều dưỡng tập trung được mà có nguyện vọng điều dưỡng tại gia đình thì đối tượng phải có đơn đề nghị, có giấy xác nhận của cơ sở y tế và văn bản đề nghị của phòng Lao động- TB&XH các huyện, thị xã, gửi Sở Lao động-TB&XH xem xét, nếu được chấp thuận thì đối tượng được hưởng là 800.000 đồng/người-lần.

6.2. Đề nghị ngành chức năng xem xét nguyên nhân gây đục dòng sông Cầu đoạn chảy quan thị xã Bắc Kạn trong thời gian gần đây và có biện pháp xử lý. (có thông tin cho rằng nguyên nhân do thuỷ điện Nặm Cắt xối nước thẳng đứng gây xói mòn làm ô nhiễm nguồn nước).

Trong quá trình thi công các công trình thuộc dự án xây dựng thuỷ điện Nặm Cắt (giai đoạn xây dựng trước đây) đã làm vương vãi một phần đất, cát lắng đọng trong lòng suối. Trong thời gian vận hành của nhà máy, khi phát điện với công suất nhỏ, lượng nước tràn qua cửa điều áp của kênh dẫn đến hiện tượng nước xả sục xuống lòng sông, hoặc tràn qua đỉnh đập gây nên hiện tượng suối bị đục. Hiện tượng này xảy ra không thường xuyên nhưng là nguyên nhân chính gây đục nước. Mặt khác, trong thời gian gần đây xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, nước từ các khe trên triền núi đổ xuống khu vực thi công trước đây cuốn theo bùn đất gây nên hiện tượng nước đỏ đục ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

Để hạn chế tình trạng này, yêu cầu Nhà máy thuỷ điện Nặm Cắt có biện pháp phân dòng xử lũ hợp lý sau đập dâng nước và xử lý hiện tượng nước tràn đập, đảm bảo không cho lưu lượng nước lớn sục trực tiếp xuống lòng sông tại khu vực sau đập, hạn chế tối đa hiện tượng đục nước Sông Cầu.

6.3. Khi báo cáo với cử tri về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm cần đánh giá đầy đủ, cụ thể hơn về một số dự án trọng điểm của tỉnh; về tình hình phòng, chống tham nhũng; Đồng thời, bên cạnh các thành tựu đạt được trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, cần nghiêm túc chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp khắc phục trong giai đoạn tiếp theo để cử tri nắm được.

Tiếp thu ý kiến cử tri, trong thời gian tới UBND tỉnh sẽ chỉ đạo cơ quan chuyên môn có những đánh giá đầy đủ, cụ thể hơn về một số dự án trọng điểm, tình hình phòng, chống tham nhũng, những khó khăn, vướng mắc và các đề xuất giải pháp hoàn thành kế hoạch đề ra trong báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng năm 2012 và trong các báo cáo khi tiếp xúc với cử tri.

6.4. Đề nghị UBND tỉnh có biện pháp giữ vững thương hiệu, quảng bá sản phẩm là thế mạnh trong phát triển sản xuất hàng hoá ở Bắc Kạn (như hồng không hạt, rượu Bó Nặm, gạo Bao thai…) nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất của người dân.

Để quảng bá, phát triển và giữ vững thương hiệu cho các sản phẩm này, trong những năm qua tỉnh ta đã tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:

27/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 28: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

1. Tiến hành đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệTỉnh đã xây dựng hồ sơ đăng ký và đã được cấp bằng bảo hộ sở hữu trí

tuệ cho các sản phẩm:- Chỉ dẫn địa lý Hồng không hạt Bắc Kạn;- Nhãn hiệu tập thể Gạo Bao thai Chợ Đồn;- Nhãn hiệu Rượu Bó Nặm;Đang tiến hành đăng ký Chỉ dẫn địa lý quýt Bắc Kạn, Miến dong Bắc Kạn.Trong những năm tới sẽ nghiên cứu để có thể tiếp tục thực hiện đăng ký

các sản phẩm khác như Khoai môn, Mía bầu...Sản phẩm được đăng ký sở hữu trí tuệ là sự khẳng định về chất lượng độc

đáo, danh tiếng được vang xa, nâng cao giá thành, tiêu thụ dễ dàng, tạo điều kiện thúc đẩy thương mại, khuyến khích sản xuất, như gạo Bao thai Chợ Đồn thu hoạch tới đâu thương lái thu mua đến đó; Hồng không hạt không đủ phục vụ cho thị trường Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội; Miến dong luôn giữ ở mức giá 40 -45 nghìn đồng/kg; quýt Quang Thuận vào vụ là thấy thị trường mua bán sôi động...

2. Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩmĐây là phần then chốt nhất của quá trình giữ vững thương hiệu, thời gian

qua ngoài việc tăng cường công tác thực thi quyền sở hữu công nghiệp UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các ngành, các tổ chức thực hiện một số dự án, như:

- Phát triển sản xuất, quản lý và khai thác sản phẩm Hồng không hạt mang chỉ dẫn địa lý "Bắc Kạn";

- Dự án Ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất cây giống đảm bảo chất lượng phục vụ phát triển vùng Hồng 1000ha của tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015;

- Dự án Quản lý và phát triển NHTT ''Gạo bao thai Chợ Đồn'' cho sản phẩm gạo bao thai của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Đây là dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt tại Quyết định số 3455/QĐ-BKHCN ngày 07/11/2011;

- Đề tài Nghiên cứu Phục tráng giống lúa Bao thai huyện Chợ Đồn;- Đề tài Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh Dong riềng tại

tỉnh Bắc Kạn...Ngoài ra hàng năm Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn còn tham gia

quảng bá các sản phẩm trên thông qua các Hội chợ Techmart do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dânCông tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về sở

hữu trí tuệ được đẩy mạnh, qua các kênh thông tin như: Sách, báo, tạp chí khoa

28/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 29: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

học công nghệ của Sở, sóng phát thanh - truyền hình của địa phương...và mở các lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ

Thông qua các lớp tập huấn và các kênh thông tin như: Sách, báo, tạp chí khoa học công nghệ, sóng phát thanh – truyền hình của địa phương đã nâng cao nhận thức của cán bộ, các doanh nghiệp từ đó áp dụng trong công tác quản lý cũng như phát triển của doanh nghiệp; các văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp đã được chuyển tải đến lãnh đạo, cán bộ, doanh nghiệp và nhiều tầng lớp khác, hiểu được tầm quan trọng của sở hữu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4. Để có thể giữ vững được thương hiệu thì việc xây dựng được thương hiệu cho các sản phẩm đã khó nhưng giữ vững được thương hiệu lại càng khó khăn gấp bội, đòi hỏi sự và cuộc của các cấp, các ngành chức năng và bà con nông dân, rất cần các nhà khoa học hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân, người dân cần tuân thủ nghiêm gặt quy trình sản xuất, áp dụng đúng khoa học kỹ thuật, bảo đảm chất lượng và mẫu mã của sản phẩm và các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp nhằm xây dựng, quản lý, bảo vệ và khai thác hiệu quả các sản phẩm nông sản đã được bảo hộ, tránh để hàng giả, hàng kém chất lượng làm mất uy tín sản phẩm được bảo hộ.

6.5. Đề nghị UBND tỉnh không phá dỡ cầu Bắc Kạn cũ (cầu Phà) mà có giải pháp duy tu, bảo dưỡng để cây cầu này trở thành di tích lịch sử của tỉnh vì cây cầu này gắn liền với lịch sử tái lập và phát triển của tỉnh.

Cầu Bắc Kạn (cũ) đã được bàn giao cho UBND thị xã Bắc Kạn quản lý từ 26/6/2008. Theo kiến nghị của cử tri, giao UBND thị xã sớm tham mưu, xem xét. Trước mắt để đảm bảo cây cầu không bị xuống cấp, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng.

7. Cử tri phường Phùng Chí Kiên, thị xã Bắc Kạn phản ánh: Công trình đường từ ngã ba Tỉnh uỷ đến đường Nguyễn Văn Tố bị sạt lở khi mưa bão, đất trôi xuống đường gây ngập úng, ảnh hưởng đến việc đi lại của người tham gia giao thông. Đề nghị có giải pháp khắc phục và bố trí tái định cư cho một số hộ dân bị thu hồi đất tại khu vực này.

Công trình này do Văn phòng Tỉnh uỷ là chủ đầu tư dự án, Chủ đầu tư đã chỉ đạo nhà thầu xử lý các khu vực có nguy cơ sạt lở đất để không ảnh hưởng tới giao thông, đi lại của nhân dân.

Về việc bố trí tái định cư cho một số hộ dân bị thu hồi đất thuộc công trình: Tỉnh uỷ Bắc Kạn đã có chủ trương cho nghiên cứu đề án xã hội hoá trong việc đầu tư xây dựng dự án tái định cư. UBND tỉnh đã có văn bản đồng ý cho Công ty Cổ phần Bắc Hà khảo sát, nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết 1/500, lập dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư dọc tuyến đường từ Tỉnh uỷ đến đường Nguyễn Văn Tố (Tại văn bản số 1613/UBND-XDCB ngày 28/6/2012).

29/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 30: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

VI. HUYỆN PÁC NẶM1. Cử tri xã Giáo Hiệu (huyện Pác Nặm) đề nghị: 1.1. Tỉnh thực hiện đầy đủ chế độ cho chức danh Phó Ban Chỉ huy quân

sự cấp xã, theo quy định là bằng 1,0 mức lương tối thiểu nhưng đến nay chưa được hưởng.

Chủ tịch UBND xã Giáo Hiệu báo cáo: Phụ cấp cho Phó Ban chỉ huy quân sự xã đã được chi trả đúng quy định.

1.2. Trả lời rõ lý do việc ông Lục Văn Kinh, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Giáo Hiệu nghỉ việc từ năm 2007, đã đóng bảo hiểm được 20 năm 3 tháng nhưng chưa được giải quyết chế độ nghỉ hưu.

Theo kết quả kiểm tra của UBND huyện Pác Nặm: Ông Lục Văn Kinh, sinh ngày 10/10/1952, nghỉ việc từ ngày 01/4/2007. Tại thời điểm đó, ông Kinh đã có đủ thời gian đóng Bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu, do vậy, cá nhân ông Kinh đã làm việc với Bảo hiểm xã hội huyện Pác Nặm để tự nguyện đóng BHXH chờ đủ tuổi nghỉ hưu. Hiện nay, nếu đã đủ thời gian theo quy định, đề nghị ông Kinh làm việc trực tiếp với BHXH huyện Pác Nặm để được giải quyết chế độ.

1.3 Ngành chức năng thông báo công khai các chế độ trong việc khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế.

Phòng y tế huyện Pác Nặm đã kiểm tra, rà soát các cơ sở khám chữa bệnh từ Trung tâm y tế huyện đến các trạm y tế xã: Các đơn vị đều có thông báo công khai các chế độ trong việc khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế.

1.4 Trường hợp sinh viên Mã Văn Tuấn, Hoàng Thị Giới thuộc xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, nhập học cử tuyển từ 01/10/2009, ra trường 20/9/2011, lớp T45 thuộc trường Trung cấp Lao động thương binh xã hội, khi hỏi nhà trường về thanh toán các chế độ học bổng và chế độ miễn giảm học phí thì được trả lời là do tỉnh chưa chuyển tiền hỗ trợ cho nhà trường nên chưa được thanh toán.

Đối với trường hợp hai sinh viên nêu trên, sau khi kiểm tra cho thấy: do Trường Trung cấp Lao động thương binh và xã hội chậm cung cấp số tài khoản cho Sở Giáo dục và Đào tạo nên chậm chuyển kinh phí cho nhà trường. Hiện nay, kinh phí đã được chuyển, đề nghị các sinh viên liên hệ với nhà trường để được nhận kinh phí hỗ trợ.

1.5. Xem xét, tách công tơ điện để sử dụng riêng cho từng hộ gia đình trên địa bàn xã, vì hiện nay một số hộ gia đình đang sử dụng chung công tơ dẫn đến chỉ số sử dụng điện tăng cao, có hộ gia đình sử dụng rất ít nhưng vẫn phải nộp tiền điện chia đều cho các hộ, gây bất hợp lý.

Lưới điện này do địa phương làm chủ đầu tư, mới được giao cho ngành điện quản lý nên còn nhiều hộ sử dụng chung công tơ. Việc tách công tơ cho các hộ cần thời gian và kinh phí, do vậy không thể triển khai ngay được. UBND tỉnh đã giao Công ty Điện lực Bắc Kạn xem xét, có kế hoạch cụ thể trong thời gian tới.

30/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 31: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

1.6. Đề nghị có chính sách hỗ trợ vật tư phân bón, giống lúa cho thôn tái định cư để đảm bảo sản xuất, vì người dân khu tái định cư cuộc sống rất khó khăn, không đủ tiền đầu tư cho sản xuất.

HĐND tỉnh Bắc Kạn ban hành Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 07/10/2011 về việc phê duyệt chính sách hỗ chợ phát triển sản xuất một số cây trồng nông nghiệp chính và trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2015. Theo đó, người dân được hưởng chính sách hỗ trợ 50% giá giống lúa thuần nguyên chủng với lượng thóc giống 40kg/ha; thời gian hỗ trợ 02 năm 2012 - 2013. Từ vụ xuân năm 2012, Nghị quyết này đã và đang triển khai tới các huyện, thị xã để người dân đăng ký nhu cầu cần hỗ trợ. Ngoài ra, các huyện nghèo còn được hỗ trợ theo chính sách quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

2. Cử tri Dương Thị Thuý, giáo viên trường Mầm non Giáo Hiệu (huyện Pác Nặm) phản ánh: cử tri và một số đồng nghiệp khác là giáo viên mầm non đang công tác tại trường mầm non của huyện Pác Nặm. Đã ký hợp đồng giáo viên dân lập từ tháng 9/2000, đến ngày 02/5/2004 được Sở Nội vụ Bắc Kạn xét tuyển vào biên chế nhưng phải mất 6 – 7 tháng tập sự, đến ngày 01/12/2006 mới được nâng lương bậc 2 đối với những người có bằng Trung cấp sư phạm. Còn ở các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn... các giáo viên mầm non cũng được Sở Nội vụ Bắc Kạn xét tuyển cùng đợt (02/5/2004) nhưng không phải tập sự 6 – 7 tháng (đến ngày 01/5/2006, các giáo viên mầm non đã được nâng lương bậc 2). Đề nghị làm rõ lý do phải tập sự đối với giáo viên mầm non huyện Pác Nặm.

Nội dung này, UBND tỉnh đã giao Sở Nội vụ kiểm tra, cụ thể như sau:Bà Dương Thị Thúy - Giáo viên mầm non trường Mầm non Giáo Hiệu được tuyển dụng làm giáo viên huyện Pác Nặm theo Quyết định số 527/QĐ-UB ngày 20 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Trong số giáo viên trúng tuyển theo Quyết định này có những trường hợp là giáo viên hợp đồng có đóng BHXH trước khi trúng tuyển, Sở Nội vụ đã có Công văn số 155/CV-SNV ngày 22 tháng 4 năm 2004 hướng dẫn các đơn vị tiến hành ký hợp đồng làm việc không có thời hạn đối với các trường hợp này (không thực hiện việc ký hợp đồng thử việc lần đầu vì số giáo viên này đã có thời gian hợp đồng tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh từ 01 năm trở lên). Như vậy bà Dương Thị Thúy sau khi trúng tuyển thuộc đối tượng không phải tập sự (hay thử việc lần đầu).

Yêu cầu UBND huyện Pác Nặm tiến hành rà soát các đối tượng tương tự như bà Dương Thị Thuý, giải quyết cho các đối tượng theo hướng dẫn tại Công văn số 155/CV-SNV ngày 22 tháng 4 năm 2004 của Sở Nội vụ.

3. Cử tri xã Nghiên Loan (huyện Pác Nặm) đề nghị xem xét trách nhiệm của Công ty TNHH một thành viên thuỷ nông Bắc Kạn vì công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống kênh mương trên địa bàn xã do công ty quản lý không đảm bảo kịp thời.

Công tác thực hiện duy tu, sửa chữa thường xuyên hàng năm được quy định tại quyết định số 2606/QĐ-UBND ngày 24/8/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn, cụ thể: Chi phí sửa chữa thường xuyên hàng năm bằng 1,08% nguyên giá

31/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 32: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

tài sản cố định. Hàng năm, đơn vị được chi trong nguồn kinh phí hạn hẹp từ nguồn cấp bù thuỷ lợi phí cho công tác sửa chữa thường xuyên theo định mức kinh tế kỹ thuật đã được UBND tỉnh quy định.

Về triển khai công tác sửa chữa chậm có nhiều nguyên nhân: trình tự thực hiện theo xây dựng cơ bản, nguồn kinh phí nhỏ không đủ để thực hiện sửa chữa hệ thống các công trình bị hư hỏng mà chỉ khắc phục sửa chữa nhỏ và nạo vét công trình. Vì vậy rất cần sự phối hợp và đóng góp công sức của bà con, chính quyền địa phương trong công tác quản lý khai thác vận hành để đơn vị dần sửa chữa khắc phục các hạng mục công trình trên địa bàn đảm bảo vận hành an toàn, ổn định, cấp đủ nước tưới phục vụ cho sản xuất. Đối với các công trình như phản ánh của cử tri từ khi tiếp nhận bàn giao, quản lý Công ty đã bố trí kinh phí để sửa chữa cụ thể như sau:

Tại xã Nghiên Loan: Năm 2010 đã sửa chữa công trình Đập kênh Nà Lẻo; năm 2011 sửa chữa công trình Đập mương Nà Nhạp; năm 2012 đã lập hồ sơ sửa chữa công trình Đập mương Lặp Lè.

Các công trình bị hư hỏng còn lại Công ty vẫn đang tiếp tục lập kế hoạch để sửa chữa trong thời gian tới.

32/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 33: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

VII. CỬ TRI HUYỆN BA BỂ1. Cử tri xã Hà Hiệu (huyện Ba Bể) đề nghị:1.1. Xem xét lại chế độ chính sách đối với vợ liệt sỹ có công chăm sóc,

phụng dưỡng bố mẹ liệt sỹ từ 10 năm trở lên. Nay vợ liệt sỹ đã chuyển nơi cư trú (vào miền nam) thì có được hưởng chính sách hỗ trợ này không. (Cử tri đã hỏi Phòng LĐTBXH huyện Ba Bể và được trả lời là do chuyển vào Miền Nam sinh sống nên không được hưởng).

Điều 5, mục 3, Chương I, Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ qui định:

Thân nhân sau đây của liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi:…2. Vợ hoặc chồng liệt sĩ là người có quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc hôn

nhân thực tế được pháp luật công nhận.Trường hợp vợ hoặc chồng liệt sĩ đã lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng đã

nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống được Uỷ ban Nhân dân cấp xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.

“ Được coi là chăm sóc phụng dưỡng bố mẹ liệt sĩ là người vợ (hoặc chồng) đã thay liệt sĩ chăm sóc bố mẹ liệt sĩ không chỉ là việc nuôi dưỡng ăn mặc hàng ngày mà còn chăm sóc thuốc men khi đau yếu. Khi cha mẹ qua đời phải tang lễ chu đáo với tình cảm của con cái đối với cha mẹ, được anh em trong gia đình yêu mến, cảm phục, được gia tộc họ hàng tin yêu thừa nhận được nhân dân và chính quyền địa phương đồng tình công nhận.

Trường hợp vợ (hoặc chồng) liệt sĩ đã đi lấy chồng (hoặc vợ) khác thỉnh thoảng qua lại thăm hỏi hoặc nhân ngày giỗ, tết có đồng quà tấm bánh thì không được coi là phụng dưỡng” – theo Công văn số 1856/TBLS&NCC ngày 03/10/1998 của Cục Thương binh liệt sĩ và Người có công.

Như vậy nếu vợ liệt sĩ có đủ điều kiện theo qui định trên thì đề nghị liên hệ trực tiếp với UBND xã và phòng Lao động – TBXH nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ để được xem xét và hướng dẫn theo thẩm quyền.

1.2. Sớm đầu tư xây dựng trụ sở xã Hà Hiệu, vì hiện nay trụ sở chật hẹp, không đủ phòng làm việc và xuống cấp nghiêm trọng.

Hiện nay, nhu cầu về vốn đầu tư các công trình, dự án của tỉnh (đặc biệt là hệ thống trụ sở UBND xã) là rất lớn, trong khi đó, nguồn vốn đầu tư trung ương cấp chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh.

Việc cử tri xã hà Hiệu huyện Ba Bể đề nghị sớm đầu tư xây dựng trụ sở UBND xã Hà Hiệu là rất thiết thực. Tuy nhiên, do nguồn vốn hạn chế nên chưa thể cân đối ngay để thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

1. Cử tri xã Khang Ninh (huyện Ba Bể) đề nghị:2.1. Trụ sở xã Khang Ninh đã hoàn thiện, đề nghị tỉnh có hướng dẫn mua

sắm trang thiết bị làm việc để sớm đưa công trình vào sử dụng.

33/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 34: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

Dự án xây dựng trụ sở UBND xã Khang Ninh có thuyết minh đầu tư là 5.303 triệu đồng, vốn đã bố trí 4.556 triệu đồng (trong đó kế hoạch năm 2012 là 1,0 tỷ), dự án đã hoàn thành bàn giao sử dụng. Tuy nhiên trong quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật công trình (số 573/QĐ-UBND ngày 11/5/2010) của UBND huyện Ba Bể không bao gồm hạng mục mua sắm trang thiết bị.

Việc mua sắm trang thiết bị làm việc thực hiện theo công văn số 3352/UBND-KTTH ngày 14/12/2011 về việc hướng dẫn mua sắm tài sản theo Nghị quyết số 11/NQ-CP và công văn số 365/UBND-KTTH về việc hướng dẫn bổ sung việc mua sắm tài sản theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2012 của UBND tỉnh Bắc Kạn.

2.2. Dự án tái định cư Đồn Đèn, đến nay có 33 hộ dân. Tuy nhiên, nhà cửa của các hộ dân mặc dù mới được đầu tư 4 – 5 năm nhưng đến nay đã mục nát và xuống cấp nghiêm trọng. Đề nghị xem xét có chính sách hỗ trợ các hộ dân tu sửa nhà để đảm bảo ổn định cuộc sống.

Nội dung này, giao UBND huyện Ba Bể chỉ đạo UBND xã Khang Ninh rà soát, bổ sung vào số liệu chung của địa phương để báo cáo, xin đầu tư của Bộ Xây dựng.

2.3.Đề nghị tỉnh sớm bàn giao tuyến đường 258, đoạn Km 45 – Km 48 để quản lý duy tu bảo dưỡng.

UBND tỉnh đang chỉ đạo sở Văn hoá- Thể thao Du lịch phối hợp với các ngành chức năng hiện các các thủ tục để tổ chức bàn giao tuyến đường này trong tháng 7/2012.

2.4. Đề nghị có chính sách hỗ trợ vật tư phân bón, giống lúa cho thôn tái định cư để đảm bảo sản xuất, vì người dân khu tái định cư cuộc sống rất khó khăn, không đủ tiền đầu tư cho sản xuất.

HĐND tỉnh Bắc Kạn ban hành Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 07/10/2011 về việc phê duyệt chính sách hỗ chợ phát triển sản xuất một số cây trồng nông nghiệp chính và trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2015. Theo đó, người dân được hưởng chính sách hỗ trợ 50% giá giống lúa thuần nguyên chủng với lượng thóc giống 40kg/ha; thời gian hỗ trợ 02 năm 2012 - 2013. Từ vụ xuân năm 2012, Nghị quyết này đã và đang triển khai tới các huyện, thị xã để người dân đăng ký nhu cầu cần hỗ trợ. Ngoài ra, các huyện nghèo còn được hỗ trợ theo chính sách quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

3. Cử tri xã Hoàng Trĩ (huyện Ba Bể) đề nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai cho phù hợp và công bằng hơn. Vì hiện nay, những hộ chăm sóc tốt, trâu, bò không bị chết rét thì không được hỗ trợ; những hộ chăm sóc không tốt, trâu, bò bị chết rét lại được hỗ trợ là mất công bằng.

Chính sách hỗ trợ vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai được quy định tại Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ và được UBND tỉnh cụ thể hoá tại Quyết định số 2482/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Bắc Kạn, theo đó quy định mức hỗ trợlà 02 triệu

34/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 35: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

đồng/con trâu, bò, ngựa bị thiệt hại do thiên tai gây ra (không phân loại những hộ thực hiện tốt và không tốt để trâu, bò bị chết mà đều được hưởng mức hỗ trợ như nhau gây mất công bằng trong xã hội theo ý kiến của cử tri).

Về lâu dài, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành chức năng có liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động sâu rộng trong nhân dân để thay đổi tập quán chăn nuôi, xem xét cơ chế hỗ trợ từ đề xuất của cộng đồng dân cư với những hộ thực hiện tốt và không hỗ trợ với những hộ thực hiện không tốt mà có trâu, bò bị chết để đảm bảo sự công bằng trong xã hội.

4. Cử tri xã Đồng Phúc (huyện Ba Bể) đề nghị:4.1.Xem xét lại việc thực hiện Quyết định hỗ trợ kinh phí khắc phục thiên

tai đợt rét đậm, rét hại năm 2011. Cụ thể hỗ trợ 2 triệu đồng/01 con trâu, bò bị chết rét. Tuy nhiên, khi chỉ đạo đến cấp xã lại quy định số kinh phí hỗ trợ đó phải được mua trâu, bò thay thế, nếu không sẽ thu hồi lại số kinh phí hỗ trợ. Đối với những hộ có số trâu, bò bị chết rét từ 5 – 7 con thì không thể đủ tiền để mua số trâu bò thay thế nên không thực hiện được.

Vấn đề cử trì nêu với mức hỗ trợ 2 triệu đồng /con trâu, bò bị chết rét năm 2011 được thực hiện theo chính sách quy định tại Quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 13/4/2011 của UBND tỉnh Bắc Kạn về quy định mức hỗ trợ trực tiếp về giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Vấn đề này một số địa phương khác trong tỉnh cũng có ý kiến trao đổi với nội dung tương tự như ý kiến của huyện Chợ Đồn. Sau khi trao đổi thống nhất với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT đã trả lời nội dung trên như sau: Kinh phí hỗ trợ 02 triệu đồng/con trâu, bò bị thiệt hại do thiên tai trong thời gian được UBND tỉnh công bố thiên tai trên cơ sở có đầy đủ các thủ tục xác định rõ trâu, bò bị thiệt hại do thiên tai, không phải thu hồi lại số kinh phí đã hỗ trợ nếu không mua được đủ số con giống để thay thế

4.2. Đề nghị ngành chức năng xem xét nâng chỉ tiêu về số lượng tuyển sinh vào trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh.

Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị về Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xoá mù chữ cho người lớn đã chỉ rõ: “đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở đi đôi với phát triển mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông gắn với dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước”. Chỉ thị cũng nêu rõ mục tiêu đến năm 2020 là “phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề”.

Việc phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT được căn cứ vào Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị, định hướng phân luồng học sinh sau THCS và mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất của các trường THPT.

Năm học 2011-2012 tỉnh Bắc Kạn có 3.718 học sinh tốt nghiệp THCS.

35/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 36: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

Phân bổ tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2012-2013 như sau:+ Vào lớp 10 THPT của 14 trường công lập: 2.757 học sinh, tỉ lệ 74,15%;+ Vào lớp 10 THPT các trường ĐH Lâm nghiệp, Hữu nghị 80, Hữu nghị

T78 và trường phổ thông vùng cao Việt Bắc: 59 học sinh, tỉ lệ 1,59%;+ Vào lớp 10 THPT trường dân lập: 160 học sinh, tỉ lệ 4,30%;+ Vào lớp 10 GDTX kết hợp với học nghề tại các trung tâm GDTX: 574

học sinh, tỉ lệ 15,44%;- Số học sinh còn lại là 168 em chiếm tỉ lệ 4,52% tham gia lao động sản

xuất và học nghề khác tại địa phương.Theo số liệu phân bổ tuyển sinh như trên thì số học sinh tốt nghiệp THCS

được học tiếp lên lớp 10 THPT chiếm tỉ lệ 80,04%, số học sinh còn lại được học nghề gần đạt 20%. Do đó việc đề nghị xem xét nâng chỉ tiêu về số lượng tuyển sinh vào trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh của cử tri xã xã Đồng Phúc (huyện Ba Bể) là không phù hợp với mục tiêu tăng cường phân luồng học sinh sau THCS theo Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị.

5. Cử tri xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể đề nghị:5.1. Sửa chữa tuyến đường 253 đoạn qua xã Phúc Lộc hiện nay đã xuống

cấp nghiêm trọng.Trong năm 2012, UBND tỉnh đã giao cho Sở GTVT làm chủ đầu tư triển

khai thực hiện lập dự án: Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 253, tỉnh Bắc Kạn. Kế hoạch vốn được giao là 100 triệu đồng, hiện đang tiến hành các thủ tục lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án theo quy định.

5.2. Đề nghị Ban Quản lý dự án 3 PAD tỉnh giải thích việc yêu cầu Ban quản lý Dự án xã Phúc Lộc chuyển lại 3 bộ hồ sơ dự thầu công trình làm đường liên thôn Khuổi Luội-Lùng Kim cho Ban Quản lý Dự án 3 PAD của tỉnh trước khi xã bán hồ sơ cho các nhà thầu.

Việc Ban quản lý dự án 3PAD tỉnh yêu cầu Ban QLDA 3PAD các xã chuyển 3 bộ hồ sơ mời thầu (không phải hồ sơ dự thầu) lên Ban QLDA tỉnh để thông báo và bán hồ sơ giúp Ban QLDA 3PAD các xã với lý do như sau:

Sau đợt giám sát đánh giá hàng năm (tổ chức vào tháng 7 năm 2011), Đoàn kiểm tra của dự án IFAD thấy rằng: trong thời gian qua, số lượng hồ sơ dự thầu của các nhà thầu không nhiều, thậm chí một số công trình từ khi thông báo mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu không có nhà thầu nào tham gia do phạm vi thông báo mời thầu hẹp, các nhà thầu ngoài phạm vi xã, huyện trên địa bàn không biết được thông tin về thông báo mời thầu các công trình của dự án.

Để tăng sự cạnh tranh giữa các nhà thầu tham gia các gói thầu xây lắp thuộc nguồn vốn Dự án, Đoàn giám sát yêu cầu Ban QLDA 3PAD tỉnh thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và bán HSMT giúp các xã tại Ban QLDA 3PAD tỉnh, tạo điều kiện cho các nhà thầu ở tỉnh mua HSMT các gói thầu trên, không phải đến Ban QLDA 3PAD các xã để mua HSMT.

Trên cơ sở các khuyến nghị của Đoàn giám sát đánh giá, Ban QLDA 3PAD tỉnh đã có văn bản số 222/CV-BQLDA ngày 16/8/2011 chỉ đạo Ban

36/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 37: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

QLDA 3PAD các xã chuyển 3 bộ HSMT đến Ban QLDA 3PAD tỉnh để thông báo mời thầu và bán HSMT giúp Ban QLDA 3PAD các xã, thị trấn trong vùng dự án để tăng tính cạnh tranh giữa các nhà thầu tham gia các gói thầu trên.

6. Cử tri xã Quảng Khê (huyện Ba Bể) đề nghị ngành chức năng xem xét việc thi công điểm trường Quảng Sơn không đúng thiết kế được duyệt. Sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng từ năm học 2008 – 2009, đến nay trang thiết bị vẫn chưa được cấp theo dự án.

Điểm trường Quảng Sơn thuộc trường Tiểu học Quảng Khê (huyện Ba Bể) được đầu tư xây dựng 01 nhà học 2 phòng học và 01 phòng giáo viên, 01 nhà vệ sinh, 01 bể nước từ nguồn vốn thuộc Dự án: Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Công trình được xây dựng từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008 hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Công trình được đầu tư xây dựng theo thiết kế mẫu của Dự án cung cấp; toàn bộ quá trình đầu tư, thi công xây dựng và hoàn thành được nghiệm thu theo đúng thiết kế đã phê duyệt.

Về trang thiết bị: Ban điều phối Dự án Trung ương chỉ cung cấp bàn, ghế học sinh cho các trường được xây dựng từ năm 2004 đến năm 2007. Từ năm 2008 đến khi kết thúc Dự án (năm 2010), Ban điều phối Trung ương dừng việc cung cấp bàn ghế học sinh. Do đó, điểm trường Quảng Sơn không được cung cấp thiết bị nữa.

7. Cử tri xã Phúc Lộc, xã Bành Trạch (huyện Ba Bể) đề nghị đầu tư đường dây điện cho các thôn chưa có điện như: Vằng Quan, Lủng Pầu, Khuổi Luội, Khuổi Pết, Nhật Vẹn, Phia Phạ, Nà Ma, Phiêng Chỉ, Cốc Muồi, Cốc Diển, Phia Khao (xã Phúc Lộc); Thôn Nà Còi, Bản Lấp, Tổng Làm, Khuổi Khét (xã Bành Trạch).

Hiện nay, ngành điện đã lập dự án đưa điện lưới quốc gia đến một số thôn của xã Phúc Lộc, xã Bành Trạch huyện Ba Bể, xã Cao Kỳ huyện Chợ Mới và đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, còn một số thôn bản ở xa trung tâm xã việc mở rộng lưới điện đòi hỏi cần có lượng vốn đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn đầu tư xây dựng phát triển lưới điện hàng năm của Công ty Điện lực Bắc Kạn rất hạn hẹp; do đó trước mắt ngành điện chưa có kinh phí để thực hiện mở rộng lưới điện về các thôn bản ở xa trung tâm xã.

37/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 38: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

VIII. CỬ TRI HUYỆN BẠCH THÔNG1. Cử tri các xã Dương Phong, Phương Linh (huyện Bạch Thông), đề nghị

xem xét việc thực hiện chế độ học bổng, miễn giảm học phí cho sinh viên theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ có hiệu lực từ năm học 2010 - 2011, đến nay một số sinh viên đã hoàn chỉnh thủ tục nhưng vẫn chưa được thực hiện.

Nội dung này, Sở LĐTB&XH đã có công văn số 495/HD-LĐTBXH ngày 05 tháng 5 năm 2011 V/v hướng dẫn phòng LĐTB&XH các huyện, thị xã xác định đối tượng, trình tự, thủ tục, hồ sơ, lập dự toán kinh phí để cấp bù học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo theo văn bản quy định trên. Đối với ý kiến nêu trên đề nghị cử tri huyện Bạch Thông đến phòng LĐTB&XH huyện để được hướng dẫn và giải quyết.

2. Cử tri xã Dương Phong, huyện Bạch Thông kiến nghị: 2.1. Việc khảo sát thiết kế thi công cải tạo nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ

257, đoạn Km 21+100 thu hồi diện tích đất nông nghiệp quá nhiều. Đề nghị tỉnh xem xét điều chỉnh lại thiết kế để đảm bảo hạn chế thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.

Tuyến đường 257 là tuyến đường huyết mạch của tỉnh nối trung tâm hành chính tỉnh Bắc Kạn với trung tâm hành chính huyện Chợ Đồn và tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, khu du lịch hồ Ba Bể (khi QL3 xảy ra sự cố tắc đường). Tuyến đường được thiết kế sau khi cải tạo, nâng cấp là đường cấp IV miền núi có chỉ tiêu kỹ thuật cao hơn đường cũ (cấp VI miền núi). Để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật nên trong quá trình thực hiện dự án phải thu hồi một diện tích lớn (trong đó có diện tích đất nông nghiệp đoạn Km21+ 100 như kiến nghị của cử tri) do khối lượng đào đắp lớn, cắt cua nhiều và phải chỉnh lại cánh tuyến một số vị trí cho đảm bảo yếu tố kỹ thuật. Việc điều chỉnh lại thiết kế theo như kiến nghị của cử tri sẽ không đảm bảo yếu tố kỹ thuật của tuyến đường và làm giảm mục tiêu đầu tư của dự án.

2.2. Việc cải tạo nâng cấp công trình đường tỉnh lộ 257 làm cho một số hộ dân trước đây nền nhà thấp hơn mặt đường, nay cao hơn mặt đường rất nhiều, vậy có được hỗ trợ kinh phí để hạ thấp nền nhà không, trong khi những hộ có nhà thấp hơn mặt đường thì được hỗ trợ.

Các hộ chênh cao, chênh thấp do thi công công trình đều được hỗ trợ theo Văn bản số 109/UBND-TH1 ngày 18/01/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Ban Quản lý dự án giao thông thuộc Sở đã phối hợp với Hội đồng đền bù GPBM huyện Bạch Thông tổ chức thống kê những hộ gia đình bị ảnh hưởng do chênh cao, chênh thấp khi thi công. Hiện phương án hỗ trợ đã được Uỷ ban nhân dân huyện Bạch Thông phê duyệt nhưng chưa trả tiền cho các hộ dân do dự án chưa được bố trí kinh phí. Khi có kinh phí năm 2012 cho dự án, Ban quản lý dự án giao thông sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan trả tiền hỗ trợ cho các hộ dân.

38/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 39: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

2.3. hiện nay Hội người cao tuổi chưa được bố trí kinh phí hoạt động phải xin kinh phí của xã nên gặp nhiều khó khăn. Đề nghị được bố trí kinh phí hoạt động hàng năm theo quy định.

Hội người cao tuổi là một trong những Hội có tính chất đặc thù, được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Căn cứ Luật ngân sách và Nghị quyết số 30/2010/NQ-HĐND ngày 19/11/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho thời kỳ ổn định nhân sách nhà nước, UBND tỉnh đều phân bổ kinh phí chi thường xuyên trên địa bàn các huyện, thị xã (bao gồm cả các xã, thị trấn).

Như vậy, kinh phí hoạt động hàng năm của Hội người cao tuổi xã Dương Phong (Bạch Thông) do ngân sách các huyện hỗ trợ và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

3. Cử tri xã Phương Linh (huyện Bạch Thông) phản ánh: 3.1. Hiện nay rất nhiều học sinh các bậc học sử dụng điện thoại di động,

gây mất tập trung trong giờ học. Đề nghị cần có quy định cụ thể việc sử dụng điện thoại di động trong các trường học.

Nội dung này đã được Bộ GD&ĐT quy định trong Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). Tại khoản 3, Điều 41 của Điều lệ này đã quy định các hành vi học sinh không được làm trong đó có nội dung học sinh không được “làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học” .

Trách nhiệm của cha mẹ học sinh được quy định tại Điều 8 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư số: 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tại điểm b, khoản 1, Điều 8 của Điều lệ này đã quy định cha mẹ học sinh có trách nhiệm “Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn của lớp để chăm sóc, quản lý, động viên học sinh tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định của Điều lệ và nội quy nhà trường”.

Như vậy, để xảy ra tình trạng học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học như cử tri phản ánh có trách nhiệm của cả nhà trường và gia đình học sinh, trước hết là giáo viên bộ môn không quản lí tốt học sinh trong giờ dạy, cha mẹ học sinh không căn dặn con em tuân thủ quy định của Điều lệ và nội quy nhà trường.

3.2. Tệ nạn xã hội, nghiện ma tuý diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là đối tượng nghiện chủ yếu tập trung ở lớp trẻ (lực lượng lao động chủ yếu). Đề nghị có biện pháp ngăn chặn.

- Trả lời: Tại Chương II Luật Phòng, chống ma tuý số 23/2000/QH10 của Quốc Hội ban hành ngày 9/10/2000 quy định trách nhiệm phòng, chống ma tuý

“Điều 6. Cá nhân, gia đình có trách nhiệm:

39/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 40: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

1. Giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma túy”;

Tại điểm a, mục 1, phần IV Giải pháp Chiến lược Quốc gia Phòng chống và kiểm soát ma tuý ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, ban hành kèm theo Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ nêu:

Các cấp ủy Đảng, chính quyền tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy, nhất là Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Luật Phòng, chống ma túy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy. Phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và tinh thần gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phòng, chống ma túy, đặc biệt là ở cấp cơ sở xã, phường, thị trấn, khu dân cư; coi công tác phòng, chống ma túy là tiêu chí để đánh giá hiệu quả, chất lượng hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội; đưa công tác này trở thành một trong những nhiệm vụ ưu tiên gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương; các cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, nghe báo cáo và có ý kiến chỉ đạo đối với công tác phòng, chống ma túy ở đơn vị, địa phương.

3.3. Việc thực hiện cai nghiện bắt buộc theo quy định là 24 tháng. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh mới thực hiện 12 tháng, đối tượng sau cai nghiện trở về địa phương tái nghiện nhiều. Đề nghị xem xét thực hiện cai nghiện bắt buộc đủ 24 tháng theo quy định.

Theo quy định tại Điều 2, Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ: Thời hạn áp dụng biệp pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma tuý từ một đến hai năm. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm a, khoản 1, phần III Thông tư số 117/2007/TTLT/BTC- BLĐTBXH liên Bộ Tài chính- Lao động- TBXH quy định: Người nghiện ma tuý, người bán dâm, (kể cả người nghiện ma tuý, người bán dâm chưa thành niên) bị bắt buộc đưa vào Trung tâm và người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm được trợ cấp các khoản sau:

a) Tiền ăn: mức tối thiểu 240.000 đồng/người-tháng; thời gian cụ thể như sau: - Đối với người nghiện ma tuý là 12 tháng, đối với người bán dâm là 9

tháng. Thời gian chấp hành quyết định còn lại (nếu có) người bán dâm, người nghiện ma tuý phải đóng tiền ăn theo quy định; Nếu thực hiện thời gian cai nghiện đủ 24 tháng theo kiến nghị của cử tri thì người nghiện ma tuý và gia đình phải tự đóng góp chi phí tiền ăn cho 12 tháng còn lại. Mặt khác cơ sở vật chất của Trung tâm chữa đang sửa chữa, nâng cấp sau 11 năm tổ chức cai nghiện, do

40/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc

Page 41: uû ban nh©n d©n céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam · Web viewNgành chức năng sớm đo đạc, lập bản đồ địa chính cho xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới

vậy hàng năm chỉ tiếp nhận được 150 người nghiện/hơn 1.000 người có hồ sơ quản lý.

Như vậy, theo quy định tại Nghị định 135 nêu trên thì thời hạn áp dụng biệp pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma tuý là từ một đến hai năm, không bắt buộc thực hiện thời gian cai nghiện bắt buộc đủ 24 tháng.

4. Cử tri xã Mỹ Thanh (huyện Bạch Thông) đề nghị4.1 Giải quyết dứt điểm việc tranh chấp địa giới hành chính giữa xã Mỹ

Thanh, huyện Bạch Thông và xã Tân Sơn (huyện Chợ Mới), xã Xuất Hoá (thị xã Bắc Kạn).

- Các điểm vướng mắc địa giới hành chính giữa 3 xã Mỹ Thanh (Bạch Thông), Tân Sơn (Chợ Mới), Xuất Hoá (thị xã Bắc Kạn). Theo quy định tại điểm a, mục 2, phần II Thông tư 01/TT-LN ngày 23 tháng 3 năm 1992 của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ và Cục đo đạc và Bản đồ, các nội dung này thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện. Yêu cầu Uỷ ban nhân dân các huyện Bạch Thông xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

4.2 Đề nghị định kỳ hàng năm có chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác rà soát hộ nghèo, tránh tình trạng cán bộ làm công tác rà soát, thống kê hộ nghèo chưa nắm đúng quy định, thực hiện chưa kiên quyết dẫn đến kết quả rà soát không đảm bảo chất lượng, gây nhiều bức xúc trong nhân dân.

Căn cứ vào văn bản và tài liệu hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Hàng năm Sở Lao động Thương binh và Xã hội đều xây dựng kế hoạch, biên soạn lại nội dung đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, trong đó có quy trình rà soát hộ nghèo, các tài liệu trên đều được cung cấp cho các huyện.

UBND huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo đối tượng gồm: Ban giảm nghèo cấp huyện, Ban giảm nghèo cấp xã, cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp xã, phường thị trấn và các Trưởng thôn bản. Thời gian tập huấn quy định từ 2-4 ngày/ lớp và các địa phương tổ chức tổ chức các lớp tập huấn phải kết thúc trước ngày 30/10 hàng năm, trước thời điểm rà soát hộ nghèo.

Theo ý kiến của cử tri xã Mỹ Thanh: cán bộ làm công tác rà soát thống kê hộ nghèo chưa nắm đúng quy định, thực hiện chưa kiên quyết dẫn đến kết quả rà soát không đảm bảo chất lượng, gây bức xúc trong nhân dân. UBND tỉnh giao Sở Lao động- TBXH kiểm tra, hướng dẫn địa phương thực hiện đúng theo các quy định hiện hành.

Trên đây là báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ ba và trước kỳ họp thứ tư, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VIII.

41/tt/file_convert/5e3af75820bcb3197834e522/document.doc