ubnd huyỆn ĐẦm hÀ cỘng hÒa xà hỘi chỦ nghĨa viỆt nam phÒng …

4
UBND HUYỆN ĐẦM HÀ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số 19/PGD&ĐT-THCS V/v hướng dẫn thực hiện Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học từ năm học 2018-2019. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đầm Hà, ngày 21 tháng 01 năm 2019 Kính gửi: Các trường THCS trên địa bàn huyện. Căn cứ Công văn số 60/SGDĐT-GDTrH ngày 05/01/2019 của Sở GD&ĐT Quảng Ninh về việc hướng dẫn thực hiện Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học từ năm học 2018-2019; Tiếp theo Công văn số 476/PGD&ĐT-THCS ngày 19/12/2018 của Phòng GD&ĐT Đầm Hà về việc hướng dẫn công tác BDTX từ năm học 2018-2019 đối với cán bộ quản lý và giáo viên. Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cho CBQL và giáo viên cấp trung học cơ sở như sau: 1. Mục đích, yêu cầu 1.1. Mục đích - CBQL, giáo viên thực hiện BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019, yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, huyện, yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo trong tình hình mới, chú trọng các hoạt động thực hành, rèn luyện kỹ năng, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu của học sinh; thực hiện đổi mới quản lý; tạo cơ hội cho CBQL, giáo viên được giao lưu trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm dạy học; - Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của CBQLvà giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng. 1.2. Yêu cầu Nội dung bồi dưỡng thiết thực, cập nhật được các thông tin, kiến thức phù hợp với đối tượng, phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục trung học trên địa bàn. Việc triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên phải gắn kết chặt chẽ với việc triển khai quy trình tự đánh giá và đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông và theo chỉ đạo đổi mới giáo dục của ngành để từng bước cải thiện, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục qua từng năm. 2. Đối tượng, thời gian bồi dưỡng 2.1 Đối tượng: Cán bộ quản lí và giáo viên của các trường có cấp THCS. 2.2 Thời gian: Trong biên chế năm học. 3. Thời lượng, nội dung bồi dưỡng

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND HUYỆN ĐẦM HÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG …

UBND HUYỆN ĐẦM HÀ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số 19/PGD&ĐT-THCS

V/v hướng dẫn thực hiện Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên

cấp trung học từ năm học 2018-2019.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đầm Hà, ngày 21 tháng 01 năm 2019

Kính gửi: Các trường THCS trên địa bàn huyện.

Căn cứ Công văn số 60/SGDĐT-GDTrH ngày 05/01/2019 của Sở GD&ĐT Quảng Ninh về việc hướng dẫn thực hiện Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên cấp trung học từ năm học 2018-2019;

Tiếp theo Công văn số 476/PGD&ĐT-THCS ngày 19/12/2018 của Phòng GD&ĐT Đầm Hà về việc hướng dẫn công tác BDTX từ năm học 2018-2019 đối với cán bộ quản lý và giáo viên. Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cho CBQL và giáo viên cấp trung học cơ sở như sau:

1. Mục đích, yêu cầu

1.1. Mục đích

- CBQL, giáo viên thực hiện BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019, yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, huyện, yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo trong tình hình mới, chú trọng các hoạt động thực hành, rèn luyện kỹ năng, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu của học sinh; thực hiện đổi mới quản lý; tạo cơ hội cho CBQL, giáo viên được giao lưu trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm dạy học;

- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của CBQLvà giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng.

1.2. Yêu cầu

Nội dung bồi dưỡng thiết thực, cập nhật được các thông tin, kiến thức phù hợp với đối tượng, phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục trung học trên địa bàn.

Việc triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên phải gắn kết chặt chẽ với việc triển khai quy trình tự đánh giá và đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông và theo chỉ đạo đổi mới giáo dục của ngành để từng bước cải thiện, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục qua từng năm.

2. Đối tượng, thời gian bồi dưỡng

2.1 Đối tượng: Cán bộ quản lí và giáo viên của các trường có cấp THCS.

2.2 Thời gian: Trong biên chế năm học.

3. Thời lượng, nội dung bồi dưỡng

Page 2: UBND HUYỆN ĐẦM HÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG …

2

3.1 Thời lượng: Thời lượng 120 tiết.

3.2 Nội dung bồi dưỡng:

a) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 1): khoảng 30 tiết/năm học. Các trường chọn nội dung bồi dưỡng cho phù hợp.

b) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học, bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 2): khoảng 30 tiết/năm học. Các trường chọn nội dung bồi dưỡng cho phù hợp.

c) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 3): khoảng 60 tiết/năm học.

- Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực tế của nhà trường, tham khảo các thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

- Đối với giáo viên THCS: Căn cứ Thông tư 31, các trường chọn nội dung bồi dưỡng cho phù hợp.

Hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX và phê duyệt kế hoạch BDTX của từng giáo viên để thuận tiện trong việc tổ chức thực hiện thời gian bồi dưỡng tập trung (theo thời lượng cụ thể quy định tại từng mô đun).

- Đối với CBQL: Tự lựa chọn các mô đun phù hợp nhu cầu bồi dưỡng của cá nhân, trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 27.

4. Hình thức, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên

4.1 Các đơn vị căn cứ nhu cầu thực tế và các hình thức BDTX tại Thông tư 26, lựa chọn hình thức BDTX CBQL, giáo viên cho phù hợp với đơn vị.

- Tiếp tục đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác BDTX. Hướng dẫn phương pháp tự học, tự bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn qua mạng cho giáo viên. Phát huy tốt vai trò của cốt cán trong việc bồi dưỡng, kiểm tra, hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt các nội dung BDTX theo kế hoạch. Tăng cường việc BDTX giáo viên thông qua sinh hoạt chuyên môn theo tổ/trường/cụm trường.

- Tăng cường hình thức BDTX qua mạng, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và tự bồi dưỡng theo phương châm học tập suốt đời. Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá kết quả BDTX, phát huy vai trò của đội ngũ chuyên gia, giáo viên cốt cán trong việc kiểm tra, hướng dẫn và bồi dưỡng giáo viên tại chỗ.

- Hiệu trưởng chú trọng việc tổ chức hướng dẫn học tập, trao đổi, thảo luận, giải đáp thắc mắc, đồng thời tăng cường năng lực tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức của giáo viên, tổ chức tập huấn cho giáo viên.

Page 3: UBND HUYỆN ĐẦM HÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG …

3

4.2 Tài liệu bồi dưỡng:

- Đối với CBQL: CBQL sử dụng tài liệu bồi dưỡng do Bộ GDĐT ban hành qua các cuộc tập huấn; các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng biên soạn hoặc có thể tự khai thác, sử dụng các tài liệu phù hợp khác.

- Đối với giáo viên: sử dụng tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (41 mô đun theo cấp học) và có thể tự khai thác, sử dụng các tài liệu phù hợp khác.

5. Đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên

a) Nội dung bồi dưỡng 1: Phòng Giáo dục đánh giá cho điểm.

b) Nội dung bồi dưỡng 2: Phòng Giáo dục đánh giá cho điểm.

c) Nội dung bồi dưỡng 3:

- Căn cứ đánh giá kết quả BDTX là kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX đã được phê duyệt.

- Đối với CBQL: thực hiện đánh giá kết quả BDTX theo khoản 2 điều 7 của Thông tư 27, tập trung đánh giá kết quả bồi dưỡng thông qua viết bài thu hoạch hoặc báo cáo chuyên đề thực hiện các mô đun theo kế hoạch đã xây dựng, đồng thời nộp file mềm sản phẩm về Phòng GDĐT.

- Đối với giáo viên thực hiện đánh giá theo quy định tại khoản 1.b) của Thông tư 26.

Kết quả đạt được của nội dung 3 được nhà trường tổng hợp cùng với nội dung 1, nội dung 2 (theo hướng dẫn của cấp quản lí) để tính điểm trung bình kết quả BDTX và xếp loại kết quả BDTX. Báo cáo gửi về Phòng GDĐT để công nhận và cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình BDTX.

Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của CBQL, giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.

6. Tổ chức thực hiện

- Hiệu trưởng trường THCS thực hiện trách nhiệm quy định tại Thông tư 26.

- Báo cáo kết quả BDTX về Phòng Giáo dục và Đào tạo qua địa chỉ [email protected] trước ngày 25/5 hàng năm.

Phòng GD&ĐT yêu cầu các đơn vị nghiêm túc tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc các đơn vị báo cáo với Bộ phận CM THCS, Phòng GD&ĐT Đầm Hà để có hướng giải quyết kịp thời./.

Nơi nhận: - Như trên (T/h); - Sở GD&ĐT (B/c); - UBND huyện (B/c); - Cổng TTĐT; - Lưu: VT, THCS2.

KT.TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

Dương Văn Tô

Page 4: UBND HUYỆN ĐẦM HÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG …

4