ubnd tỈnh ĐỒng thÁp c Ộng hÒa xà hỘi chỦ nghĨa viỆt … · ubnd tỈnh ĐỒng...

13
UBND TỈNH ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số:17/BC-SGDĐT Đồng Tháp, ngày 31 tháng 01 năm 2018 BÁO CÁO V/v kết thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cấp tiểu học tỉnh Đồng Tháp năm học 2017 - 2018 Thực hiện Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017 - 2018 và Quyết định số 804/QĐ-UBND-HC ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Uban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Khung kế hoch thời gian năm học 2017 - 2018 ca giáo dc mm non, giáo dc phthông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; Thực hiện Công văn số 3868/BGDĐT-GDTH ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2017 - 2018; Căn cứ Công văn số 62/HD-SGDĐT ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cấp tiểu học tỉnh Đồng Tháp năm học 2017 - 2018; Căn cứ Công văn số 1288/SGDĐT-GDTH ngày 23 tháng 8 năm 2017 của SGiáo dục và Đào tạo về việc thông báo kế hoạch hoạt động chuyên môn cấp tiểu học tỉnh Đồng Tháp năm học 2017 - 2018; SGiáo dục và Đào tạo (GDĐT) báo cáo sơ kết thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cấp tiểu học tỉnh Đồng Tháp năm học 2017 - 2018, như sau: Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT SƠ KẾT NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN CẤP TIỂU HỌC, HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017 - 2018 I. Kết quả thực hiện nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua Học kì I, năm học 2017 - 2018, các trường tiểu học tiếp tục triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống ti êu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục gắn với cuộc vận động “Hai không” của ngành; thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng t ạo”. Tiếp tục quán triệt trong toàn ngành học tập Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện nội dung giáo dục lồng ghép "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trong các môn học và các hoạt động ở giáo dục tiểu học. Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên,

Upload: tranquynh

Post on 16-May-2018

221 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

UBND TỈNH ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số:17/BC-SGDĐT Đồng Tháp, ngày 31 tháng 01 năm 2018

BÁO CÁO V/v sơ kết thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cấp tiểu học tỉnh Đồng Tháp

năm học 2017 - 2018

Thực hiện Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 6 năm 2017

của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017 - 2018 và Quyết định số 804/QĐ-UBND-HC ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2017 - 2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;

Thực hiện Công văn số 3868/BGDĐT-GDTH ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2017 - 2018;

Căn cứ Công văn số 62/HD-SGDĐT ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cấp tiểu học tỉnh Đồng Tháp năm học 2017 - 2018;

Căn cứ Công văn số 1288/SGDĐT-GDTH ngày 23 tháng 8 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thông báo kế hoạch hoạt động chuyên môn cấp tiểu học tỉnh Đồng Tháp năm học 2017 - 2018;

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) báo cáo sơ kết thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cấp tiểu học tỉnh Đồng Tháp năm học 2017 - 2018, như sau:

Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT SƠ KẾT NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN

CẤP TIỂU HỌC, HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2017 - 2018 I. Kết quả thực hiện nội dung các cuộc vận động và phong trào thi

đua Học kì I, năm học 2017 - 2018, các trường tiểu học tiếp tục triển khai Chỉ thị

số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục gắn với cuộc vận động “Hai không” của ngành; thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tiếp tục quán triệt trong toàn ngành học tập Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện nội dung giáo dục lồng ghép "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trong các môn học và các hoạt động ở giáo dục tiểu học. Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên,

2

khuyến khích giáo viên (GV), cán bộ quản lí (CBQL) giáo dục học tập và sáng tạo; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo. Tiếp tục triển khai các biện pháp chấm dứt hiện tượng học sinh không đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng lên lớp; giảm tỉ lệ học sinh còn gặp khó khăn trong học tập, học sinh bỏ học; đánh giá đúng chất lượng giáo dục.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cụ thể:

- Sở GDĐT, Phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố rất quan tâm và đã chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh các giải pháp xây dựng môi trường học đường thân thiện, xanh, sạch, đẹp. Các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã có nhiều giải pháp sáng tạo, thực hiện rất hiệu quả nội dung chỉ đạo này. Tất cả cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức trong nhà trường tham gia tích cực trong việc trồng cây xanh, trang trí lớp học, trường học, nhà vệ sinh, … Đặc biệt, các trường thực hiện tốt việc tái chế, tái sử dụng vật phế liệu như các vỏ xe, chai, lọ, đĩa nhạc, … để làm thành những bồn hoa, lọ hoa, hàng rào,… rất đẹp, dễ thương, gần gũi học sinh mà chi phí lại thấp. Tuy nhiên, có trường chưa quan tâm tới việc xử lí rác, giáo dục học sinh vứt rác đúng nơi quy định, một số góc học tập và trang trí lớp học còn mang tính hình thức, chưa gắn kết với từng hoạt động dạy học trên lớp.

- Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường. Hiệu trưởng các trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.

- Nội dung giáo dục văn hóa truyền thống được đưa vào nhà trường thông qua các trò chơi dân gian, hát dân ca. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực; các hoạt động văn hóa, thể thao; hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường và địa phương.

- Lễ khai giảng năm học mới được tổ chức với cả phần lễ và phần hội trang trọng; gọn nhẹ, vui tươi, tạo không khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới.

- Việc giao lưu, học tập kinh nghiệm được các trường quan tâm tổ chức. II. Kết quả triển khai các văn bản chỉ đạo cấp học

Triển khai và thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ giáo dục tiểu học và kế hoạch thời gian năm học 2017 - 2018. III. Kết quả triển khai các hoạt động 1. Qui mô và số học sinh giảm

- Qui mô phát triển tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh như sau: HKI, năm học 2015 - 2016 HKI, năm học 2016 - 2017 HKI, năm học 2017 - 2018 Trường Lớp HS Trường Lớp HS Trường Lớp HS

320 5 558 149 015 317 5 437 142 455 313 5 304 140 315 - Số học sinh giảm

HKI, năm học 2015 - 2016 HKI, năm học 2016-2017 HKI, năm học 2017-2018 Đầu kì Cuối kì Giảm Đầu kì Cuối kì Giảm Đầu kì Cuối kì Giảm

3

149 015 148 690 325 142 455 142 117 338 140 315 140 228 87 Tỉ lệ giảm: 0.22% Tỉ lệ giảm: 0.24% Tỉ lệ giảm: 0.06%

Số học sinh đến cuối HKI, năm học 2017 - 2018 là 140 228 em/140 315

em của đầu năm học, đã bỏ học là 08 em/140315 em tỉ lệ 0.006%; số học sinh giảm 87 em, tỉ lệ 0.06%.

Đầu năm học, tỉ lệ huy động học sinh ra lớp đạt 99.99% (140 101 học sinh/140 112 học sinh). Trong đó, học sinh 6 tuổi ra lớp 1 là 28 519 học sinh /28 519 học sinh, đạt tỉ lệ 100%.

- Triển khai dạy học môn Tiếng Anh Năm học 2017 - 2018, đơn vị thực hiện môn Tiếng Anh cấp tiểu học có

313 trường với 3 367 lớp và 94 327 học sinh ở lớp 1, 2, 3, 4, 5. Trong đó:

HKI, năm học 2016 - 2017

HKI, năm học 2017 - 2018 Dạy học ngoại ngữ

Trường Lớp HS Trường Lớp HS Toàn tỉnh, trong đó: 306 3 052 82 784 313 3 367 94 327 - Lớp 1 và lớp 2 10 42 1 420 13 47 1 679 - Theo SGK của Bộ (2 tiết/tuần) 274 2 440 62 622 278 2 488 64 775

- Theo SGK của Bộ (4 tiết/tuần) 3 31 1 207 46 347 10 623

- Tài liệu Family & Friends (2 tiết/tuần) 1 6 147 1 3 76

- Tài liệu Family & Friends (4 tiết/tuần) 49 557 17 909 35 392 13 162

- Có GV người nước ngoài 8 51 1 605 17 90 3 112

Thực hiện dạy Tiếng Anh tăng cường có giáo viên người nước ngoài từ lớp 1 đến lớp 5 tại 17 trường (tăng 09 trường) với 90 lớp (tăng 39 lớp) và 3 112 học sinh (tăng 1 507 học sinh). Trong đó, có 13 trường (tăng 02 trường) tổ chức cho học sinh học Tiếng Anh bằng hình thức xã hội hóa cho học sinh lớp 1 và lớp 2 với 47 lớp (tăng 05 lớp), 1 679 học sinh (tăng 259 học sinh) tham gia. Toàn tỉnh có 08 giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy tại các trường. Bước đầu học sinh được làm quen kĩ năng giao tiếp, các em rất ham thích, có thái độ tích cực, hứng thú với chương trình học tập môn Tiếng Anh, hỗ trợ tốt cho việc học Tiếng Anh ở các lớp trên và tạo được lòng tin trong cha mẹ học sinh. Đạt kết quả như trên là do ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng và giải pháp phù hợp với địa phương như: thực hiện tốt công tác tuyên truyền, kêu gọi sự đầu tư, sắp xếp đội ngũ giáo viên.

- Tổ chức dạy học môn Tin học Nội dung này, Sở GDĐT thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông

ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Đồng Tháp thực hiện môn Tin học cấp tiểu học có:

4

HKI, năm học 2016 - 2017 HKI, năm học 2017 - 2018 Học sinh Trường Lớp Học sinh Môn

SL % SL % SL % SL % Tin học

30 009 34.6 140 44.72 1 228 23.05 36 224 41.11

Số học sinh học Tin học đạt tỉ lệ 41.11%, tăng 6.51%. Trong đó, lớp 3 có 9 363 học sinh, lớp 4 có 13 378 học sinh và lớp 5 có 13 483 học sinh.

- Đối với học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn + Giáo dục hòa nhập: HKI, năm học 2016 - 2017 HKI, năm học 2017 - 2018

Trường Lớp Học sinh Trường Lớp Học sinh SL % SL % SL % SL % SL % SL % 159 50.16 484 8.9 597 0.42 160 51.11 432 8.1 557 0.39

Tăng cường công tác tuyên truyền về giáo dục hoà nhập; phối kết hợp với các cấp chỉ đạo thực hiện tốt các chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh; tổ chức hội thảo, hội giảng nâng cao năng lực cho CBQL, GV; kêu gọi sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể; tăng cường công tác hỗ trợ, tư vấn cho CBQL, GV.

+ Giáo dục chuyên biệt: Quy mô phát triển của Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh: HKI, năm học 2016 - 2017 HKI, năm học 2017 - 2018

Trường Lớp Học sinh Trường Lớp Học sinh 01 22 219 01 22 229

20 lớp và 203 học sinh tiểu học 21 lớp và 218 học sinh tiểu học Trường tổ chức các hoạt động dạy và học ổn định theo chỉ đạo của Bộ, Sở

GDĐT. - Đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn + Đối với trẻ em lang thang, cơ nhỡ; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang

theo học các lớp 1, 2, 3, 4, 5; giáo viên tiểu học sử dụng sách giáo khoa của môn Tiếng Việt, môn Toán, môn Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2, 3), môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lí (lớp 4, 5), sách giáo viên môn Nghệ thuật (phần Âm nhạc) để giảng dạy theo sự quản lí và chỉ đạo của các Phòng GDĐT huyện, thị xã, thành phố. Nhà trường có các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn đến trường.

+ Đối với học sinh lớp ghép ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới thuộc tỉnh, việc dạy và học được thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT. Phương pháp giảng dạy lớp ghép, giáo viên được tập huấn trong các lớp thuộc Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và Dự án tỉnh bạn hữu hướng dẫn.

+ Việc kiểm tra, đánh giá học sinh lang thang, cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn tập trung vào các yêu cầu cơ bản của Chuẩn kiến thức, kĩ năng hai môn Tiếng Việt và Toán; chú trọng sự tiến bộ của học sinh. Kết quả học tập căn cứ vào kết quả kiểm tra định kì của hai môn Tiếng Việt, Toán. Việc công nhận hoàn thành chương trình tiểu học đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thực

5

hiện đúng theo nội dung Công văn số 5276/BGDĐT-GDTH ngày 25/5/2007 của Bộ GDĐT.

- Phổ cập GDTH Thực hiện kiểm tra công nhận lại; kế hoạch duy trì và phấn đấu đạt chuẩn

ở các mức độ; việc sử dụng phần mềm quản lí phổ cập giáo dục: Công tác phổ cập giáo dục tiểu học luôn được củng cố và duy trì với nhiều biện pháp linh hoạt, sáng tạo ở cơ sở như: Tổ chức tốt Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường hàng năm, tích cực huy động trẻ em 6 tuổi ra lớp 1; thực hiện các biện pháp chống lưu ban, bỏ học trong các trường tiểu học chính quy; huy động trẻ em thất học, bỏ học đến trường, lớp với các loại hình phù hợp. Theo thống kê tính đến ngày 31/12/2017:

Cấp xã, phường, thị trấn: Tháng 12/2015 Tháng 12/2016 Tháng 12/2017

Mức độ

TS đơn vị

Đạt chuẩn

Tỉ lệ %

TS đơn vị

Đạt chuẩn

Tỉ lệ %

TS đơn vị

Đạt chuẩn

Tỉ lệ %

1 144 144 100,0 144 144 100,0 144 144 100,0 2 144 24 16,67 144 24 16,67 144 144 100,0 3 144 135 93,75

Cấp huyện, thị xã, thành phố:

Tháng 12/2015 Tháng 12/2016 Tháng 12/2017 Mức độ

TS đơn vị

Đạt chuẩn

Tỉ lệ %

TS đơn vị

Đạt chuẩn

Tỉ lệ %

TS đơn vị

Đạt chuẩn

Tỉ lệ %

1 12 12 100,0 12 12 100,0 12 12 100,0 2 12 11 91,67 12 11 91,67 3 12 05 41,67 12 07 58,33

- Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày HKI, năm học 2016 - 2017 HKI, năm học 2017 - 2018

Trường Lớp Học sinh Trường Lớp Học sinh SL % SL % SL % SL % SL % SL % 221 69.7 2 111 38.83 67 774 47.9 257 82.1 2 536 51.36 78 259 55.80

Trong đó có 88 trường tiểu học/313 trường tổ chức 100% học sinh học 2 buổi/ngày, chiếm tỉ lệ 28.11%. Nội dung chương trình, kế hoạch học 2 buổi/ngày thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Công tác dạy học 2 buổi/ngày được đa số CBQL giáo dục, GV quan tâm. Cơ sở vật chất ngày càng được đầu tư, trường đủ phòng học để tổ chức học 2 buổi/ngày tăng hơn năm học trước, cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, phần lớn, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu cho việc tổ chức 100% các trường thực hiện dạy học 2 buổi/ngày; các trường dạy học 2 buổi/ngày chưa có điều kiện thực hiện bán trú nên cha mẹ học sinh phải đưa rước 04 lần/ngày, mất thời gian... nên chưa đáp ứng nhu cầu của cha mẹ học sinh. Bên cạnh đó, đội ngũ GV còn thiếu, chưa đủ kinh phí chi trả cho GV, một số trường

6

không xã hội hoá được chế độ bồi dưỡng cho GV ở buổi học thứ 2 nên có trường thừa phòng học nhưng không tổ chức dạy được 2 buổi/ngày.

- Trường chuẩn quốc gia: Việc kiểm tra và công nhận các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia được thực hiện đúng theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Đảm bảo tiến độ thực hiện, kiểm tra và công nhận các trường đạt chuẩn quốc gia, tính đến ngày 31/12/2017, toàn tỉnh:

Tháng 12/2015 Tháng 12/2016 Tháng 12/2017 Mức độ

TS đơn vị

Đạt chuẩn

Tỉ lệ %

TS đơn vị

Đạt chuẩn

Tỉ lệ %

TS đơn vị

Đạt chuẩn

Tỉ lệ %

1 320 83 25.94 317 88 27.76 313 98 31.30 2 313 01 00.32

Có 98/313 trường tiểu học (chiếm tỉ lệ 31.3%) được Lãnh đạo UBND tỉnh ra quyết định công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 01/313 trường tiểu học (chiếm tỉ lệ 0.32%) đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Đây là năm đầu tiên tỉnh có trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

- Việc thực hiện bán trú HKI, năm học 2016 - 2017 HKI, năm học 2017 - 2018

Trường Lớp Học sinh Trường Lớp Học sinh SL % SL % SL % SL % SL % SL % 48 15.14 374 6.88 9 651 6.77 48 15.33 448 8.45 8 436 6.02

Các trường đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để hỗ trợ một phần kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức bán trú. Nhiều cha mẹ học sinh đồng tình hưởng ứng và đăng kí cho con mình tham gia bán trú. Tuy nhiên, nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách để mua sắm trang thiết bị phục vụ bán trú hoàn toàn không có. Tất cả trang thiết bị như: giường ngủ, bàn ăn, bếp nấu, khay ăn, xoong nồi,… đều phải huy động từ các nguồn lực khác nhau; cơ sở vật chất còn thiếu chưa đáp ứng yêu cầu cho học sinh ở bán trú.

Trong thời gian tới, Sở GDĐT tiếp tục chỉ đạo các trường có kế hoạch tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về chủ trương tổ chức bán trú, phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc lập kế hoạch tổ chức bán trú, thỏa thuận định mức các khoản thu, cải thiện chất lượng phục vụ cho học sinh như chất lượng suất ăn,

- Việc đánh giá ngoài Tất cả 313 trường đều thực hiện công tác tự đánh giá, trong đó có 157

trường được đánh giá ngoài. Kết quả: + Chưa đạt: 01 trường. + Đạt: * Cấp độ 1: 141 trường. * Cấp độ 2: 11 trường. * Cấp độ 3: 04 trường.

7

- Về xây dựng thư viện: có 198 trường/ 313 trường đạt thư viện chuẩn, chiếm tỉ lệ 63.26%; có 20 trường/ 313 trường đạt thư viện tiên tiến, chiếm tỉ lệ 6,39%.

- Về xây dựng trường đạt chuẩn “Xanh - Sạch - Đẹp”: có 147/313 trường tiểu học, chiếm tỉ lệ 46.96 % được Giám đốc Sở GDĐT ra quyết định công nhận trường đạt chuẩn “Xanh - Sạch - Đẹp”.

2. Chất lượng giáo dục Đính kèm các phụ lục. 3. Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh

theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy định đánh giá học sinh tiểu học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn

Các cấp quản lí luôn quan tâm chỉ đạo việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế theo Chương trình hành động số 188-CTr/TU ngày 28/12/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, có tinh thần chuẩn bị tâm thế trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Sở GDĐT đã tập trung chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, nội dung giáo dục, chương trình, sách giáo khoa, đánh giá học sinh cấp tiểu học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện của địa phương, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT. Thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học, lớp học theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học (ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT) và Công văn số 9832/BGDĐT-GDTH ngày 01 tháng 9 năm 2007 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5; Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (ban hành theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT); Chuẩn Hiệu trưởng Trường Tiểu học (ban hành theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT); Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ GDĐT về việc Quy định đánh giá học sinh tiểu học; chỉ đạo việc thực hiện giúp đỡ học sinh còn gặp khó khăn trong học tập ngay từ đầu năm học, mỗi GV phải giúp đỡ học sinh tại lớp mình phụ trách trong từng hoạt động dạy học trên lớp, kiên quyết ngăn chặn tình trạng học sinh không đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng mà lên lớp. Tuy nhiên, một bộ phận GV chưa thực hiện tốt việc đánh giá học sinh: nhận xét chung chung, khó hiểu, chưa giúp học sinh tự sửa sai hoặc có nhắc nhở học sinh tự sửa nhưng GV không kiểm tra, giám sát phần thực hiện của học sinh, làm thay học sinh. Đa số các sản phẩm của học sinh chưa được sự đánh giá, kiểm tra của giáo viên, bạn bè hay của chính học sinh. Dạy các môn/phân môn không theo quy trình. GV chỉ chú trọng nhận xét kết quả bài làm, chưa quan tâm về chữ viết và cách trình bày. GV lớp Một chưa quan tâm một cách đúng mức tới chữ viết của học sinh, không sửa sai kịp thời. Một số trường chưa thực hiện việc triển khai rộng rãi đến cha mẹ học sinh cách

8

đánh giá cũng như sự phối hợp cùng nhà trường trong việc đánh giá học sinh còn hạn chế.

Sở GDĐT đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới tổ chức lớp học; đổi mới kiểm tra, đánh giá với các mô hình đổi mới cụ thể, hiệu quả. Ngay từ đầu năm học 2017 - 2018, Sở GDĐT đã tiếp tục kiện toàn hội đồng chuyên môn giáo dục tiểu học cấp tỉnh và do đồng chí Phó Giám đốc Sở GDĐT phụ trách tiểu học làm Chủ tịch hội đồng. Các tổ chuyên môn đã tổ chức thành công các hội thảo, hội giảng với nội dung phong phú, thiết thực: 05 hội thảo, hội giảng chuyên môn giáo dục tiểu học cấp tỉnh tại thành phố Sa Đéc, huyện Hồng Ngự, Tân Hồng; tham dự có 965 đại biểu của các trường tiểu học toàn tỉnh; thực hiện 09 tiết dạy (gồm 02 tiết Âm nhạc, 01 tiết môn Tiếng Việt, 01 tiết Đạo đức, 01 tiết Thủ Công, 01 tiết Giáo dục hòa nhập, 02 tiết Toán, 01 tiết Địa lí); minh họa mô hình hoạt động 04 Câu lạc bộ Tiếng Anh gồm hát, vẽ, trò chơi, trải nghiệm thực tế; chia sẻ 07 báo cáo tham luận; giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, công tác dạy giáo dục hòa nhập, ... về các vấn đề liên quan đến công tác dạy và học trong thực tế tại các huyện, thị xã, thành phố.

- Việc thực hiện nói không với văn mẫu Mặc dù các đơn vị có quan tâm, quán triệt, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội

dung này nhưng hiệu quả chưa cao. Vẫn còn tình trạng: trong phân môn Tập đọc, GV tổ chức cho học sinh trả lời nội dung tìm hiểu bài một cách máy móc, rập khuôn bằng cách gạch/viết cả đoạn, cả câu vào sách giáo khoa; giáo viên bắt buộc học sinh học thuộc từng câu, từng chữ, từng dấu câu một số bài văn của chính các em để làm bài trong các lần kiểm tra định kì. - Việc bồi dưỡng học sinh còn gặp khó khăn trong học tập và học sinh năng khiếu: Việc bồi dưỡng học sinh còn gặp khó khăn trong học tập và học sinh năng khiếu được CBQL, GV quan tâm nhiều đến ngay từ đầu năm học. Tuy nhiên vẫn còn một số GV chưa có kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh gặp khó khăn trong học tập và học sinh năng khiếu; các trường đưa ra giải pháp còn chung chung, mang tính hình thức, chưa khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị. Các trường nắm được số liệu, danh sách cụ thể đối tượng học sinh còn gặp khó khăn trong học tập nhưng chưa xác định cụ thể khó khăn môn nào, lĩnh vực nào. Một số trường lớp chỉ có điều kiện tổ chức học 1 buổi/ngày, GV không có thời gian bồi dưỡng, phụ đạo ngay trong giờ học chính khóa, chỉ thực hiện bồi dưỡng trái buổi nên học sinh không tham gia thường xuyên nhất là học sinh còn khó khăn trong học tập, có hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn phải ở nhà giúp cha mẹ mưu sinh. Một số GV chưa thực hiện tốt việc dạy học cá thể hoá học sinh.

Trong năm học qua, Sở GDĐT chỉ đạo CBQL, GV quan tâm, theo dõi học sinh ngay từ những buổi học đầu tiên của năm học để phát hiện học sinh có năng khiếu, học sinh còn khó khăn trong học tập để có kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. GV ưu tiên thực hiện bồi dưỡng học sinh chủ yếu ngay trên những tiết học chính khóa. Những trường, lớp thực hiện 1 buổi/ngày, ngoài việc thực hiện bồi dưỡng học sinh ngay trên những tiết học

9

chính khóa, GV bồi dưỡng thêm vào những giờ học trái buổi. Các trường cố gắng tổ chức thực hiện dạy trên 5 buổi/tuần để có thể thực hiện bồi dưỡng học sinh ngay trên những tiết học chính khóa vì hình thức bồi dưỡng trái với buổi học chính khóa không có hiệu quả cao do học sinh vắng nhiều, nhất là học sinh còn khó khăn trong học tập, có hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn phải ở nhà giúp cha mẹ mưu sinh. Trong sinh hoạt tổ chuyên môn, GV thường xuyên chủ động chia sẻ kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh. CBQL quan tâm, thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ, tư vấn GV kịp thời. Các trường thường xuyên quản lí, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu và học sinh còn khó khăn trong học tập trong suốt năm học. 4. Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực, công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Sở GDĐT đã phối hợp với các ngành có liên quan (tỉnh Đoàn; Công an; Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch...) thực hiện các hoạt động: báo cáo chuyên đề về tình hình thực hiện an toàn giao thông; tình hình vi phạm pháp luật; bạo hành trong giới trẻ; tổ chức hội thi vẽ tranh cổ động về chủ đề An toàn giao thông... để học sinh thấy được thực trạng, nguyên nhân và có biện pháp phấn đấu không vi phạm; chuyên đề giáo dục truyền thống, nâng cao lòng tự hào về đất nước, con người và sự nghiệp cách mạng; tổ chức giáo dục, nâng cao kĩ năng sống cho học sinh thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, về nguồn, tham quan các di tích lịch sử, di tích cách mạng ở các địa phương; đảm bảo an ninh trật tự trong trường học và cơ sở giáo dục; truyền thông, giáo dục về y tế trường học, công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em và phòng chống HIV/AIDS, an toàn thực phẩm; tổ chức các giải thể thao học đường; tổ chức văn nghệ thiếu nhi trong dịp hè;...

Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc dạy học môn Thể dục chính khóa và kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh theo đúng hướng dẫn của Bộ GDĐT. Việc tổ chức cho học sinh được luyện tập thể thao ngoại khóa thường xuyên, có sự hướng dẫn của GV; triển khai thực hiện tốt các tiêu chuẩn rèn luyện thể lực được thực hiện theo nhu cầu và năng lực của học sinh.

5. Công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra; kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục cấp tiểu học

a. Tăng cường công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra; kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục cấp tiểu học:

Công tác quản lí, chỉ đạo, điều hành từ Sở đến các nhà trường tiếp tục được đổi mới; tăng cường phân cấp quản lí đi đôi với kiểm tra, giám sát và đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của các trường; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, bộ máy; quy mô phát triển; tài chính, thi đua khen thưởng; tăng cường công khai, minh bạch trong quản lí giáo dục.

Tập trung chấn chỉnh nền nếp, kỉ cương trong giáo dục tiểu học ngay từ đầu năm học; từng giáo viên thực hiện bàn giao học sinh lớp mình phụ trách cho giáo viên dạy năm học tiếp theo, khi bàn giao có biên bản và báo cáo hiệu trưởng về chất lượng học sinh ở lớp học được giao nhận.

10

Tăng cường công tác chỉ đạo thanh tra, kiểm tra chuyên môn và quản lí chất lượng giáo dục tiểu học, phối hợp thanh tra Sở GDĐT tiến hành thanh tra chuyên đề, chuyên ngành các trường tại Phòng GDĐT huyện Hồng Ngự, Châu Thành, Thanh Bình, Tam Nông, Lai Vung, Cao Lãnh, Tân Hồng, thị xã Hồng Ngự, thành phố Sa Đéc và 04 trường tiểu học. Ngoài ra, sau thanh tra, đoàn tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm chung, trao đổi, tư vấn cho tất cả cán bộ quản lí tại các trường trên địa bàn theo hình thức hội thảo.

b. Công tác bồi dưỡng đội ngũ GV và CBQL giáo dục: Tổ chức tập huấn và triển khai các chuyên đề về công tác chuyên môn

giáo dục tiểu học năm học 2017 - 2018, đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng thường xuyên trong đội ngũ GV và CBQL giáo dục.

6. Triển khai Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ Giáo dục Toàn tỉnh có 106 trường/313 trường tiểu học dạy và học sách Tiếng Việt

lớp 1 - Công nghệ giáo dục, tỉ lệ 33.87% với 394 lớp, 11 886 học sinh của 12 huyện, thị xã, thành phố (so với năm học trước giảm 4 trường, tăng 45 lớp và 2 658 học sinh).

Năm học này, Đồng Tháp thực hiện dạy và học Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục là năm thứ 5 nên CBQL, GV có kinh nghiệm, thành thạo với cách dạy theo sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục. Các trường thường xuyên chia sẻ, học tập lẫn nhau qua các buổi hội giảng, thao giảng, giao lưu giữa các trường nên các trường nên việc thực hiện rất thuận lợi. (đính kèm bảng thống kê kiểm tra định kì cuối năm học). 7. Triển khai Đề án "Phương pháp bàn tay nặn bột”

Thực hiện phương pháp "Bàn tay nặn bột” ở tất cả các trường. Nhà trường tổ chức triển khai tốt; có áp dụng trong giảng dạy chương trình TNXH 1,2,3 và Khoa học 4, 5. CBQL, GV rất quan tâm, hiệu quả phương pháp tốt nhưng do giáo viên tiểu học không được đào tạo chuyên sâu về kiến thức khoa học điều kiện, thời lượng tiết dạy chưa đáp ứng cao, giáo viên gặp nhiều khó khăn cho việc chuẩn bị. Những nội dung bài học và những thí nghiệm cần tiến hành đã được trình bày sẵn trong sách giáo khoa nên không phù hợp với phương pháp này.

8. Triển khai thí điểm dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch

100% các trường tiểu học trên toàn tỉnh đã thực hiện dạy và học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch. Sở GDĐT đã tổ chức nhiều hội thảo, hội giảng, tập huấn để giáo viên chia sẻ kinh nghiệm. Ngoài ra, các đơn vị còn thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, trao đổi kinh nghiệm trong việc giảng dạy.

9. Triển khai dạy học theo mô hình VNEN Toàn tỉnh có 8 trường/313 trường tiểu học dạy học sách theo mô hình

VNEN, tỉ lệ 2.88% với 81 lớp, 2 465 học sinh của 8 huyện, thành phố (so với năm học trước giảm 1 trường, giảm 7 lớp và 92 học sinh).

10. Các hoạt động khác

11

- Có nhiều giải pháp trong xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày; xây dựng phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2017 - 2018.

- Với quyết tâm chỉ đạo các trường thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện của từng trường, chất lượng và hiệu quả giáo dục của tỉnh từng bước được nâng lên.

- Sở GDĐT thường xuyên chỉ đạo các đơn vị dạy học gắn liền với thực tiễn, nhân rộng những mô hình hay, sáng tạo theo phương châm "Học sinh đất Sen Hồng hướng tới tự tin, tự lực, biết phản biện, gắn kết thực tiễn, định hướng tương lai".

- Tăng cường công tác tuyên truyền về Giáo dục Tiểu học bằng nhiều hình thức khác nhau: tham gia chuyên mục "Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp" trên kênh THĐT1; chuyên trang "Giáo dục Đồng Tháp"; thường xuyên đăng tin hoạt động giáo dục tiểu học trên website của Sở GDĐT; tạo nhóm cán bộ quản lí (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các thành viên hội đồng chuyên môn) trên Zalo, hộp thư điện tử để chia sẻ những thông tin liên quan.

- Thực hiện báo cáo định kì và đột xuất đúng thời gian quy định. IV. Đánh giá chung

1. Ưu điểm Trên cơ sở bám sát kế hoạch biên chế và các nhiệm vụ trọng tâm năm học

2017 - 2018; toàn ngành đã thực hiện kịp thời và đầy đủ các nhiệm vụ chuyên môn cấp tiểu học đặt ra trong học kì I.

Cụ thể là: Việc sắp xếp mạng lưới trường tiểu học thực hiện tốt, so với cùng kì năm

trước giảm 04 đơn vị (1.26%). Tỉ lệ học sinh giảm thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm học trước (thấp hơn 0.18%). Kết quả cuối học kì ở các nội dung được đánh giá đều tương đương năm học trước. Số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 tăng hơn cùng kỳ năm học trước 10 đơn vị, đưa tỉ lệ trường đạt chuẩn từ 27.76% lên 31.3%, đặc biệt đây là năm đầu tiên tỉnh có trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Kết quả PCGD tiểu học mức độ 1 được duy trì vững chắc, số xã, phường, thị trấn và huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn mức độ 2, 3 tăng hơn cùng kì năm trước.

Tỉ lệ huy động học sinh 6 tuổi ra lớp 1 đạt kết quả cao; thực hiện đầy đủ các nội dung, chương trình, sách giáo khoa theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Chất lượng giáo dục được nâng lên qua việc tổ chức các chuyên đề, hội thảo và hội giảng cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh; nhận thức và đầu tư đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học có nhiều tiến bộ; các cuộc vận động và phong trào thi đua lớn trong ngành được thực hiện khá nghiêm túc, phát huy hiệu quả; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục cấp tiểu học nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nghề nghiệp; công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong ngành tiếp tục được thực hiện tích cực và đáp ứng khá tốt yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục; giảm đáng kể số học sinh bỏ học; tăng số trường tiểu học 2 buổi/ngày; tăng số học sinh được học môn Tin học; 100% các trường tổ chức giảng dạy tiếng Anh, có thực hiện dạy tiếng Anh tăng cường có giáo viên người nước ngoài; các hoạt động có bước chuyển biến

12

rõ nét hơn so với năm học 2016 - 2017; từng bước kiện toàn các tổ chuyên môn của Hội đồng chuyên môn giáo dục tiểu học cấp tỉnh hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học tỉnh nhà. 2. Hạn chế

Bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn không ít hạn chế nhất định cần tập trung giải quyết như: Số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 còn ít, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn mức độ 2 theo Đề án nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 (đến năm 2020 phải có ít nhất 12 trường đạt chuẩn). Tình trạng thiếu cục bộ GV, việc phát huy tính tự chủ và sáng tạo trong đội ngũ CBQL giáo dục và GV trước yêu cầu đổi mới giáo dục chuyển biến còn chậm, việc sinh hoạt chuyên môn chưa đạt hiệu quả cao, công tác kiểm tra nội bộ chưa thật sự góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học, việc thực hiện Công văn hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ GDĐT về việc Quy định đánh giá học sinh tiểu học về Quy định đánh giá học sinh tiểu học của một bộ phận GV chưa được tốt. Việc thực hiện xây dựng trường Chuẩn quốc gia còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện cơ sở vật chất.

Phần thứ hai

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CHUYÊN MÔN CẤP TIỂU HỌC HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2017-2018

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ phát triển giáo dục cấp tiểu học năm học

2017 - 2018 của Bộ GDĐT, đồng thời căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2018;

Sở GDĐT đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm chuyên môn cấp tiểu học học kỳ II, năm học 2017 - 2018 như sau:

1. Tổ chức rút kinh nghiệm các hạn chế, những việc chưa làm được trong học kì I, đề ra các biện pháp khả thi, phù hợp để khắc phục. Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong học kì II, năm học 2017 - 2018. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị. 2. Tiếp tục chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ GDĐT về việc Quy định đánh giá học sinh tiểu học về Quy định đánh giá học sinh tiểu học; công tác kiểm tra nội bộ; việc sinh hoạt chuyên môn. 3. Tiếp tục phối hợp cùng Thanh tra Sở thực hiện chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn giáo dục tiểu học học kì II, năm học 2017 - 2018. 4. Tiếp tục duy trì, củng cố và nâng cao công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2017 trên phạm vi toàn tỉnh. 5. Tổ chức tốt “Ngày hội giao lưu học sinh tiểu học cấp tỉnh năm học 2017 - 2018”.

13

6. Tập trung các nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày; xây dựng phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 7. Các tổ của Hội đồng chuyên môn giáo dục tiểu học tỉnh Đồng Tháp tiếp tục tổ chức các hội thảo, hội giảng với nội dung phong phú, thiết thực.

8. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc “Nói không với văn mẫu trong dạy học môn Tiếng Việt”. Trong quá trình quản lí, chỉ đạo, điều hành, dạy học, CBQL, GV, NV cần quan tâm phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, không áp đặt, khuôn mẫu.

9. Nghiêm túc thực hiện công tác kiểm tra định kì giữa học kì II và cuối năm học.

10. Thực hiện tốt việc xét khen thưởng học sinh cuối năm.

Phần thứ ba MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Vụ Giáo dục Tiểu học cấp đầy đủ tài khoản (Trường học kết nối) cho tất

cả lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục Tiểu học các Sở GDĐT, Phòng GDĐT, CBQL, GV các trường tiểu học để khai thác hiệu quả hơn trang mạng này.

Vụ Giáo dục Tiểu học tham mưu Lãnh đạo Bộ GDĐT sớm thay đổi các văn bản có liên quan (Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; Điều lệ Trường tiểu học, Công tác kiểm định các trường tiểu học...) cho phù hợp, đồng bộ với cách đánh giá học sinh theo Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016; tiếp tục truyền thông trên các phương tiện thông tin về các địa phương thực hiện tốt cũng như những trường hợp thực hiện chưa tốt để các đơn vị khác rút kinh nghiệm./. Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC - Bộ GD&ĐT(Vụ GDTiểu học)(báo cáo); PHÓ GIÁM ĐỐC - UBND tỉnh Đồng Tháp (báo cáo); - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ (báo cáo); - Phòng GDĐT huyện, thị xã, TP (th/h); - Trường NDTKT (thực hiện); - Giám đốc, các Phó GĐ Sở (báo cáo); - Trưởng các Phòng CMNV Sở (phối hợp); - Website Sở (đăng tin); - Lưu: VT,GDTH,ThA, 20b. Nguyễn Minh Tâm