ubnd tỈnh an giang cỘng hÒa xà hỘi chỦ nghĨa viỆt...

5
UBND TỈNH AN GIANG VĂN PHÒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 276/TB-VPUBND An Giang, ngày 02 tháng 7 năm 2018 THÔNG BÁO Kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Quang Thi vvic xử lý sạt lở bờ sông, kênh rạch, sạt lở hệ thống đê bao trên địa bàn tỉnh An Giang Ngày 14 tháng 6 năm 2018, tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Quang Thi chủ trì cuộc họp vvic xử lý sạt lở bờ sông, kênh rạch, sạt lở hệ thống đê bao trên địa bàn tỉnh An Giang, cùng tham dự cuộc họp có lãnh đạo các S: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo UBND thành ph: Long Xuyên, Châu Đốc; lãnh đạo UBND các huyện An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, thxã Tân Châu; lãnh đạo Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông tỉnh; lãnh đạo Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Sau khi nghe báo cáo tổng hợp ca Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ý kiến phát biểu của UBND các huyện, thị xã, thành phố; ý kiến phát biểu của các Sban ngành tham dcuộc họp, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Quang Thi đã kết luận như sau: Trong thời gian qua tình hình sạt lở bờ sông, sạt lở đê trên địa bàn t ỉnh l à hết sức nghi êm trọng. Qua báo cáo tổng hợp c ủa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 7 nguyên nhân s ạt lở được nêu ra, trong đó bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Vmt khách quan, Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành t ừ sự bồi lắng của phù sa, theo quy luật tự nhi ên từ bao đời nay các dòng sông có hi ện tượng bên l ở, bên bồi nhưng những năm gần đây tình hình st llại diễn biến phức tạp. Qua theo dõi các điểm sạt lở trên địa bàn tỉnh có thể thấy rằng có sự chủ quan và có sự tác động của con người l àm cho tình hình sạt lở thêm phức tạp. Trước đây hệ thống kênh rạch trên địa bàn tỉnh được thi công nhằm đảm bảo mục tiêu ban đầu là thoát lũ, tháo chua, xổ phèn nên đa phần công trình khi thiết kế thi công không có khảo sát địa chất, không có hệ thống đê bao chống lũ nên cũng không có tính toán về ổn định mái kênh. Hiện nay gắn liền với kênh là hệ thống đê bao, hệ thống đường giao thông, nhà cửa dân cư đông đúc làm gia tăng tải trọng trong khi cơ, hệ số mái của kênh không đạt yêu cầu về ổn định, làm tăng nguy cơ gây sạt trượt. Song song với đó là sự phát triển nhà cửa, dân cư dọc theo các tuyến sông, kênh rạch nhưng chưa tính đến chiến lược quy hoạch bố trí dân cư. Mặc dù có sự tăng cường quản lý về mặt nhà nước nhưng nhà cửa, vật kiến trúc ven sông không giảm đi mà vẫn tiếp tục tăng và có chiều hướng gia tăng. Một vấn đề nữa là hoạt động giao thông, cả về số lượng phương

Upload: others

Post on 13-Sep-2019

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E9690EB0BDE8F923472582BE004AA180/... · quan: Sở Tài nguyên và Môi trường,

UBND TỈNH AN GIANG VĂN PHÒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 276/TB-VPUBND An Giang, ngày 02 tháng 7 năm 2018

THÔNG BÁO Kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Quang Thi

về việc xử lý sạt lở bờ sông, kênh rạch, sạt lở hệ thống đê bao trên địa bàn tỉnh An Giang

Ngày 14 tháng 6 năm 2018, tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh An

Giang, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Quang Thi chủ trì cuộc họp về việc xử lý sạt lở bờ sông, kênh rạch, sạt lở hệ thống đê bao trên địa bàn tỉnh An Giang, cùng tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo UBND thành phố: Long Xuyên, Châu Đốc; lãnh đạo UBND các huyện An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tân Châu; lãnh đạo Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông tỉnh; lãnh đạo Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Sau khi nghe báo cáo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ý kiến phát biểu của UBND các huyện, thị xã, thành phố; ý kiến phát biểu của các Sở ban ngành tham dự cuộc họp, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Quang Thi đã kết luận như sau:

Trong thời gian qua tình hình sạt lở bờ sông, sạt lở đê trên địa bàn tỉnh là hết sức nghiêm trọng. Qua báo cáo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 7 nguyên nhân sạt lở được nêu ra, trong đó bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về mặt khách quan, Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ sự bồi lắng của phù sa, theo quy luật tự nhiên từ bao đời nay các dòng sông có hiện tượng bên lở, bên bồi nhưng những năm gần đây tình hình sạt lở lại diễn biến phức tạp. Qua theo dõi các điểm sạt lở trên địa bàn tỉnh có thể thấy rằng có sự chủ quan và có sự tác động của con người làm cho tình hình sạt lở thêm phức tạp.

Trước đây hệ thống kênh rạch trên địa bàn tỉnh được thi công nhằm đảm bảo mục tiêu ban đầu là thoát lũ, tháo chua, xổ phèn nên đa phần công trình khi thiết kế thi công không có khảo sát địa chất, không có hệ thống đê bao chống lũ nên cũng không có tính toán về ổn định mái kênh. Hiện nay gắn liền với kênh là hệ thống đê bao, hệ thống đường giao thông, nhà cửa dân cư đông đúc làm gia tăng tải trọng trong khi cơ, hệ số mái của kênh không đạt yêu cầu về ổn định, làm tăng nguy cơ gây sạt trượt. Song song với đó là sự phát triển nhà cửa, dân cư dọc theo các tuyến sông, kênh rạch nhưng chưa tính đến chiến lược quy hoạch bố trí dân cư. Mặc dù có sự tăng cường quản lý về mặt nhà nước nhưng nhà cửa, vật kiến trúc ven sông không giảm đi mà vẫn tiếp tục tăng và có chiều hướng gia tăng. Một vấn đề nữa là hoạt động giao thông, cả về số lượng phương

Page 2: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E9690EB0BDE8F923472582BE004AA180/... · quan: Sở Tài nguyên và Môi trường,

2

tiện và tải trọng giao thông thủy - bộ đều tăng nhưng việc cắm biển cấm, biển báo hạn chế tốc độ, tải trọng chúng ta vẫn làm chưa tốt. Việc gia tăng tải trọng trên đường bờ và hoạt động của phương tiện giao thông thủy bên dưới lòng sông, kênh rạch đã góp phần làm gia tăng sạt lở. Khi xảy ra sạt lở, trong công tác tổ chức ứng phó với tình trạng khẩn cấp chúng ta còn nhiều lúng túng. Khi tổ chức khắc phục: công trình xây dựng từ khâu thiết kế, thi công, giám sát có những nơi làm chưa tốt nên chúng ta rơi vào vòng xoáy. Các vấn đề trên cho thấy rằng trong nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có trách nhiệm của chúng ta về mặt chủ quan, chúng ta cần phải chủ động và có động thái tăng cường công tác quản lý nhà nước trong thời gian sắp tới.

Qua báo cáo và kiến nghị của các địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh chia sẻ với các địa phương trước tình trạng sạt lở hiện nay. Để ứng phó và khắc phục tình trạng sạt lở trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, chúng ta cần phải triển khai thực hiện các công việc sau:

1. Thành lập tổ tư vấn: UBND tỉnh thống nhất thành lập tổ tư vấn ứng phó sự cố thiên tai khẩn

cấp trên địa bàn tỉnh, tổ này nằm trong Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của tỉnh, tổ trưởng là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành viên là các sở liên quan: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cử ra một thành viên để tham gia. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất nhân sự cụ thể thành viên cho tổ tư vấn. Tổ này được vận hành đến địa bàn của các địa phương, khi xảy ra tình trạng sạt lở thiên tai trên địa bàn của địa phương nào thì nhân sự của địa phương đó làm đầu mối. Nhiệm vụ của Tổ tư vấn là phải hoàn thành nhiệm vụ được phân công giao phó.

Khi có dấu hiệu đe dọa hoặc xảy ra tình trạng thiên tai khẩn cấp: - Tổ tư vấn có nhiệm vụ tư vấn cho cấp huyện ra một thông báo về tình

trạng khẩn cấp và báo cáo cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN (do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối). UBND tỉnh sẽ căn cứ vào tình trạng, qui mô, mức độ ảnh hưởng cụ thể để quyết định việc ban bố tình trạng khẩn cấp.

- Bước tiếp theo, địa phương thực hiện xử lý vận hành cơ chế 4 tại chổ: huy động lực lượng, đưa lực lượng vào giúp dân di dời, huy động phương tiện và thiết bị để để khắc phục sự cố, cắm biển báo, hạn chế giao thông thủy - bộ, chặt đốn hạ cây thực hiện xử lý bước đầu.

- Tổ tư vấn sau khi khảo sát hiện trường sẽ đánh giá tình hình và đề xuất (chỉ định) chọn đơn vị tư vấn để tư vấn khắc phục sự cố. Khi có kết quả của tư vấn về phương án xử lý, trước khi chọn giải pháp phương án kỹ thuật xử lý: Giao cho 2 Ban Quản lý Dự án ĐTXD Công trình NNPTNT tỉnh và Ban QLDA ĐTXD Công trình Giao thông tỉnh tham mưu cho 2 Sở chuyên ngành thẩm định về phương án và đề xuất nguồn vốn để thực hiện.

Page 3: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E9690EB0BDE8F923472582BE004AA180/... · quan: Sở Tài nguyên và Môi trường,

3

- Về phân cấp xử lý công trình khẩn cấp: Đối với công trình của huyện quản lý, huyện chịu trách nhiệm xử lý; công trình của tỉnh quản lý thì tỉnh chịu trách nhiệm xử lý.

2. Về nguồn vốn để thực hiện các công trình khắc phục sự cố sạt lở: Trên nguyên tắc công trình do cấp huyện quản lý thì sử dụng vốn huyện, công

trình do cấp tỉnh quản lý thì sử dụng vốn tỉnh. Đối với công trình do huyện quản lý nguồn vốn thực hiện được tiên ưu tiên sử dụng từ các nguồn: Miễn thủy lợi phí, nguồn vốn Nghị định 35/NĐ-CP, nguồn quỹ Phòng chống lụt bão của cấp huyện và nguồn dự phòng ngân sách của cấp huyện. Sau khi sử dụng nguồn vốn địa phương để thực hiện, trường hợp cân đối không đủ vốn để thực hiện, địa phương báo cáo Sở Tài chính để kiểm tra, xem xét và tham mưu đề xuất UBND tỉnh.

3. Về việc sử dụng quỹ phòng chống thiên tai do địa phương thu và quản lý: Theo kiến nghị của UBND các huyện, thị xã, thành phố để kịp thời ứng

phó với tình trạng thiên tai khẩn cấp, Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất chủ trương cho cơ chế: Huyện chủ động sử dụng nguồn quỹ Phòng chống lụt bão này trước để khắc phục xử lý công trình khẩn cấp và sau đó có báo cáo kịp thời về tỉnh.

4. Cơ chế thực hiện các công trình xử lý khẩn cấp trong thời gian tới: Chỉ thực hiện kè bảo vệ xử lý khẩn cấp đối với các tuyến đường huyết

mạch, trường học, bệnh viện, công trình trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên Tổ tư vấn cần lưu ý đối với các công trình xử lý tốn kém nhưng hiệu quả không cao nên chọn phương án khác thực hiện, không nên cố gắng để kè bảo vệ.

5. Về công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới: Các sở ngành liên quan và địa phương tăng cường công tác tuyên truyền

không cất nhà, công trình vật kiến trúc trên bờ sông, kênh rạch. Trong trường hợp có sửa chữa, chỉ thực hiện sửa chữa nhẹ đối với nhà cửa, không nâng cấp, gia tải cũng như để vật liệu nặng trên đường bờ (sông, kênh, rạch).

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường quan trắc, cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến các huyện, thông tin trên hệ thống báo đài.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải kiểm tra lại quy hoạch, quy định việc neo đậu các bè trên sông, kênh rạch, điều chỉnh di chuyển bè bảo đảm luồng lạch, bảo đảm giao thông thủy, di chuyển đến các vị trí xói lở để làm thay đổi vận tốc dòng chảy, tạo bồi lắng.

Giao Sở Giao thông vận tải rà soát tổng thể trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ưu tiên các điểm nằm trong khu vực cảnh báo sạt lở của Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện việc giảm tải trọng phương tiện giao thông thủy - bộ, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau khi giảm tải trọng.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 31/UBND-ĐTXD ngày 11/01/2016 về việc chấn chỉnh công tác quản lý nhà ở trên sông, kênh, rạch.

Page 4: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E9690EB0BDE8F923472582BE004AA180/... · quan: Sở Tài nguyên và Môi trường,

4

Sở Xây dựng tăng cường chỉ đạo thanh tra việc thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 31/UBND-ĐTXD ngày 11/01/2016, tăng cường quản lý thanh tra, thẩm tra năng lực của các đơn vị tư vấn trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường quản lý khai thác cát, xử lý tình trạng khai thác cát trái phép, song song đó tham mưu các biện pháp chỉnh trị dòng chảy hạn chế sạt lở. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về nội dung tham vấn cộng đồng khi thực hiện nạo vét ở những đoạn cua cong của sông kênh rạch khi đã có công bố, thông báo về tình trạng sạt lở khẩn cấp.

6. Xử lý các công trình sạt lở theo kiến nghị của địa phương: - Sạt lở trên sông Bình Di, huyện An Phú: Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn đang nghiên cứu giải pháp thực hiện. - Sạt lở tuyến đường trên kênh Xáng Tân An, thị xã Tân Châu: Thống

nhất chọn phương án tuyến đường tránh để thực hiện, không thực hiện phương án kè đoạn kè 50m, chỉ thực hiện gia cố tạm thời hoặc di chuyển bè đến neo đậu, địa phương cân đối các nguồn vốn để thực hiện, sau khi cân đối nếu không đủ vốn để thực hiện báo cáo Sở Tài chính để xem xét, đề xuất UBND tỉnh.

- Sạt lở trên Rạch Ông Chưởng tại xã Kiến Thành – Long Giang: Giao cho UBND huyện Chợ Mới thực hiện gia cố tạm thời đoạn chợ Kiến Thành và thực hiện đầu tư cụm dân cư Kiến Thành. UBND huyện Chợ Mới rà soát số hộ dân cư cần di dời từ bến đò Cái Xoài đến UBND xã Kiến Thành để xác định qui mô đầu tư, nghiên cứu phương án thực hiện, có thể thực hiện việc xã hội hóa, kêu gọi đầu tư, giao Sở Xây dựng hướng dẫn huyện Chợ mới trong trường hợp huyện thực hiện theo phương thức này. Hoặc UBND huyện Chợ Mới thực hiện bằng nguồn vốn của huyện, nếu khó khăn về vốn có thể tạm ứng Sở Tài chính để thực hiện nhưng phải cam kết về thời gian hoàn trả và nguồn vốn để hoàn trả.

- Đối với Khu dân cư Cái Sắn, thành phố Long Xuyên: Địa phương xem xét cũng có thể thực hiện theo phương án xã hội hóa, kêu gọi đầu tư hoặc thực hiện bằng nguồn vốn địa phương tương tự như huyện Chợ Mới.

- Sạt lở tại kênh Thầy Phó, huyện Châu Phú: Thống nhất làm kè bảo vệ, mở rộng đường đoạn Trường tiểu học D Bình Mỹ, lưu ý địa phương phải đánh giá khả năng xói lở của bờ kênh đối diện khi thực hiện gia cố bờ Nam kênh Thầy Phó.

- Đối với sạt lở cồn Vĩnh Thạnh Trung, cồn Bình Thủy, huyện Châu Phú: trường hợp địa phương có kinh phí thì có thể triển khai thực hiện khắc phục sạt lở.

- Sạt lở tại khóm An Hưng (kè rạch Lò Men, thượng lưu cầu Cái Sao), thành phố Long Xuyên: UBND thành phố xem xét xử lý trong khả năng cân đối ngân sách của địa phương, trường hợp mất khả năng cân đối báo cáo Sở Tài chính để tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Sạt lở tại Tổ 19, khóm Trung Hưng - (hạ lưu cầu Cái Sao), thành phố Long Xuyên: Địa phương vận động hoặc xem xét hỗ trợ 02 hộ dân tại vị trí sạt

Page 5: UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …qppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/E9690EB0BDE8F923472582BE004AA180/... · quan: Sở Tài nguyên và Môi trường,

5

lở tháo dỡ hàng rào, di dời tuyến đường vào bên trong kết hợp với gia cố lại mái kênh (rạch).

Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất chủ trương xử lý khẩn cấp cho các công trình: Sạt lở tuyến đường trên kênh Xáng Tân An, thị xã Tân Châu; Sạt lở trên Rạch Ông Chưởng tại xã Kiến Thành – Long Giang, huyện Chợ Mới; sạt lở kênh Thầy Phó, huyện Châu Phú; sạt lở trên rạch Cái Sao, thành phố Long Xuyên.

Đối với việc đầu tư các cụm tuyến dân cư di dời dân vùng sạt lở: Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ thủ tục của 7 cụm tuyến dân cư trình xin vốn Trung ương; các cụm tuyến dân cư còn lại địa phương rà soát tổng hợp lại, đề xuất cơ chế thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tổ chức cuộc họp để thống nhất có một cơ chế đầu tư các cụm tuyến dân cư này bằng nguồn vốn của huyện hoặc của tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý chủ trương hỗ trợ kinh phí cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực – đại diện cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN) triển khai ứng dụng đại trà các công nghệ mới đã được nghiên cứu thành công trên địa bàn tỉnh và cho phép thực hiện các nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm các công nghệ mới như vật liệu nhẹ Geotube hay tường cọc bản nhựa.

Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo đến các đơn vị có liên quan biết và tổ chức thực hiện./.

Nơi nhận: - Chủ tịch và các Phó Chủ tịch (để b/c); - Thành viên dự họp; - UBND huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn; - VPUBND tỉnh: LĐVP, P.KTN, P.TH, KTTH, KGVX;- Lưu: VT.

KT. CHÁNH VĂN PHÒNG PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG

Dk

Đinh Minh Hoàng