ubnd tỈnh long an. bc tien do ngay... · web viewvề nghiên cứu xây dựng dự án cải...

27
UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-SNN Long An, ngày tháng năm 2017 BÁO CÁO Kết quả thực hiện Chương trình Phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (Đến ngày 15/9/2017) I. Kết quả thực hiện chương trình 1. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện: - Cấp tỉnh: + Tỉnh ủy: Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (Chương trình) (Quyết định số 832-QĐ/TU ngày 26/4/2017 và Quy chế làm việc số 01- QC/BCĐ ngày 26/4/2017) + UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 (Đề án) (Quyết định số 1192/QĐ-UBND ngày 31/3/2017), kế hoạch triển khai thực hiện Đề án năm 2017 (Quyết định số 1296/QĐ-UBND ngày 11/4/2017); thành lập Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo (Quyết định 2289/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 và Quyết định số 2637/QĐ-UBND ngày 18/7/2017). + Sở ngành: Các sở, ban ngành đã rà soát ban hành kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2017-2020 và kế hoạch 2017. - Cấp huyện: + Huyện ủy: 15/15 huyện đã ban hành Nghị quyết cụ thể hóa Nghị quyết 08-NQ/TU trên địa bàn huyện, thị xã; Riêng huyện Cần Giuộc có 01 nghị quyết về 1

Upload: others

Post on 12-Jan-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND TỈNH LONG AN. bc tien do ngay... · Web viewVề nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn

UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMSỞ NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-SNN Long An, ngày tháng năm 2017

BÁO CÁO Kết quả thực hiện Chương trình Phát triển Nông nghiệp ứng dụng

công nghệ cao gắn với Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (Đến ngày 15/9/2017)

I. Kết quả thực hiện chương trình 1. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện:- Cấp tỉnh: + Tỉnh ủy: Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao gắn với Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (Chương trình) (Quyết định số 832-QĐ/TU ngày 26/4/2017 và Quy chế làm việc số 01-QC/BCĐ ngày 26/4/2017)

+ UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 (Đề án) (Quyết định số 1192/QĐ-UBND ngày 31/3/2017), kế hoạch triển khai thực hiện Đề án năm 2017 (Quyết định số 1296/QĐ-UBND ngày 11/4/2017); thành lập Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo (Quyết định 2289/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 và Quyết định số 2637/QĐ-UBND ngày 18/7/2017).

+ Sở ngành: Các sở, ban ngành đã rà soát ban hành kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2017-2020 và kế hoạch 2017.

- Cấp huyện: + Huyện ủy: 15/15 huyện đã ban hành Nghị quyết cụ thể hóa Nghị quyết

08-NQ/TU trên địa bàn huyện, thị xã; Riêng huyện Cần Giuộc có 01 nghị quyết về phát triển cây rau và 01 Chương trình phát triển tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao;

+ UBND các huyện: Rà soát, thành lập tổ giúp việc, ban hành kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2017-2020, KH 2017. Các ban ngành đoàn thể của huyện, UBND xã có kế hoạch triển khai thực hiện Đề án.

- Vai trò cơ quan thường trực: Phối hợp địa phương xác định vị trí, ranh giới của vùng sản xuất lúa,

rau, thanh long, bò thịt ứng dụng công nghệ cao, cung cấp bản đồ quy hoạch cho các huyện, xã.

1

Page 2: UBND TỈNH LONG AN. bc tien do ngay... · Web viewVề nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn

Công tác tuyên truyền: Tài liệu bướm truyền thông, panel của vùng đề án, tài liệu truyền thông (giấy, video): Đã hoàn thành và cấp phát cho các đoàn thể tỉnh, các địa phương và các Tổ triển khai thực hiện Đề án để cấp phát, phổ biến cho dân.

Thành lập, củng cố Ban Điều hành của Sở và 05 tổ thực hiện trên lúa, rau, thanh long, bò thịt, hỗ trợ doanh nghiệp.

Đảng ủy Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết số 94-NQ/ĐUS ngày 08/9/2016 về nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động thực hiện Chương trình.

Đôn đốc và tổ chức các đoàn làm việc với các địa phương triển khai thực hiện Đề án cụ thể năm 2017 và giai đoạn 2017-2020.

Tập trung triển khai kế hoạch xây dựng các mô hình trên lúa, rau, thanh long, bò thịt trong năm 2017.

Đang phối hợp cùng các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch năm 2018 để trình UBND tỉnh phê duyệt.

Hệ thống các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ này tại kỳ họp cuối năm 2017.

Đang phối hợp Đài truyền hình Long An tiếp tục thực hiện “Chương trình nhịp cầu nhà nông” nhằm tuyên truyền giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

Về nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn vị tư vấn là Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh xây dựng mô hình bò thịt ứng dụng công nghệ cao và lập dự án phát triển giống bò thịt tỉnh Long An đến năm 2020.

* Nhiệm vụ, công tác đã triển khai thực hiện sau Hội nghị ngày 22/6/2017 đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình trong 6 tháng đầu năm, do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì:

(1) Cấp tỉnh:- UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra công tác triển khai thực hiện

Chương trình: 01 Đoàn do PCT UBND tỉnh làm trưởng đoàn, 01 đoàn do Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm trưởng đoàn kiểm tra: Vùng lúa (huyện Vĩnh Hưng, huyện Tân Thạnh); vùng thanh long (huyện Châu Thành); vùng rau (thành phố Tân An, huyện Cần Đước, huyện Cần Giuộc); vùng chăn nuôi bò thịt (Đức Hòa, Đức Huệ).

+ Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Đoàn khảo sát công tác triển khai thực hiện Đề án do PCT HĐND tỉnh làm trưởng đoàn khảo sát tại các huyện Thạnh Hóa, Vĩnh Hưng, Cần Đước, Châu Thành, Đức Huệ.

- Chỉ đạo các sở tập trung rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tạo điều kiện thực hiện xúc tiến, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư.

2

Page 3: UBND TỈNH LONG AN. bc tien do ngay... · Web viewVề nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn

- Chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình.

(2) Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành kế hoạch giai đọan 2017-2020 và kế hoạch năm 2017; 12/16 Sở, ngành đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2017-2020 (còn Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ chưa ban hành kế hoạch; Ban Dân vận ban hành kế hoạch năm 2017; Sở Xây dựng kiến nghị UBND tỉnh điều chỉnh phân công nhiệm vụ của đơn vị); Sở Khoa học và Công nghệ đang điều chỉnh, ban hành kế hoạch giai đoạn 2017-2020 (Kế hoạch đã ban hành ngày 13/10/2016). (Đính kèm phụ lục 1);

(3) Các huyện:- 15/15 huyện thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình, 13/15 huyện

thành lập Tổ giúp việc, ban hành quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm (còn huyện Mộc Hóa, Tân Trụ, huyện Tân Trụ không nằm trong vùng đề án).

- 12/15 huyện đã rà soát, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 2017-2020 (còn huyện Tân Hưng và các huyện Thủ Thừa, Tân Trụ không nằm trong vùng đề án nên thực hiện tiếp tục kế hoạch đã xây dựng); 13/15 huyện ban hành kế hoạch 2017 (còn huyện Tân Thạnh, Tân Trụ; trong đó huyện Tân Thạnh chưa ban hành KH năm 2017 do không kịp thời vụ, sẽ ban hành kế hoạch thực hiện trong vụ đông xuân 2017/2018 cùng với kế hoạch năm 2018); đối với huyện Đức Hòa, Thủ Thừa thì phòng Nông nghiệp và PTNT ban hành kế hoạch thực hiện năm 2017 (Đính kèm phụ lục 2).

- Riêng việc thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc cấp xã, phường, thị trấn; nghị quyết chuyên đề, kế hoạch thực hiện của các đoàn thể huyện đến xã, phường, thị trấn. Sở Nông Nghiệp và PTNT chưa nhận được đầy đủ báo cáo của các huyện (Sở đã có văn bản đề nghị các huyện gửi báo cáo chậm nhất đến ngày 15/9/2017, hiện có thị xã Kiến Tường, Đức Hòa đã gửi báo cáo; Mộc Hóa, Cần Đước, Cần Giuộc, TP. Tân An báo cáo kết quả với Đoàn kiểm tra).

(4) Đối với cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn):

- Đã xây dựng đề cương, dự toán Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch Nông lâm ngư nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đã lấy ý kiến lần 1 nội bộ ngành.

- Đã hoàn thành và cấp phát 30.000 tài liệu bướm, 195 panel của vùng Đề án, 2.000 tài liệu truyền thông giấy, 150 đĩa DVD cho các đoàn thể tỉnh, các địa phương và các Tổ triển khai thực hiện Đề án để cấp phát, phổ biến cho dân. Đồng thời đăng tải tài liệu trên trang website của Sở.

- Hệ thống toàn bộ các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ này tại kỳ họp cuối năm 2017.

3

Page 4: UBND TỈNH LONG AN. bc tien do ngay... · Web viewVề nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn

- Đã lập kế hoạch, kinh phí tổ chức Hội nghị gặp gỡ, trao đổi giữa các tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn để xác định nguyên nhân, đề ra giải pháp thực hiện hiệu quả trong thời gian tới. Tuy nhiên, nội dung Hội nghị này trùng với nội dung Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh năm 2017 do Sở Công Thương là đơn vị tham mưu thực hiện, đã tổ chức ngày 15/9/2017 Do đó Sở Nông nghiệp và PTNT kiến nghị không tổ chức Hội nghị này.

- Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi chất lượng các hợp đồng, biên bản ghi nhớ đã được ký kết. Tổ chức Đoàn công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu, tiêu thụ rau an toàn của tỉnh Long An tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Điền – Thành phố Hồ Chí Minh

- Xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Long An thực hiện tuyên truyền Chương trình, về an toàn thực phẩm định kỳ trên sóng phát thanh và truyền hình. Đang phối hợp Đài truyền hình Long An tiếp tục thực hiện “Chương trình nhịp cầu nhà nông” nhằm tuyên truyền giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, phát sóng định kỳ vào tối chủ nhật hàng tuần.

- Tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình của các địa phương.

2. Kết quả triển khai thực hiện:a. Cây lúa: Nội dung tập trung triển khai: Ứng dụng tia laser để san bằng mặt ruộng;

sử dụng giống chất lượng cao, đạt chuẩn cấp xác nhận với lượng 100 kg/ha, sử dụng phân hữu cơ vi sinh để giảm phân hóa học, sử dụng chế phẩm nấm xanh quản lý rầy nâu, chế phẩm Sumitri xử lý ngộ độc hữu cơ và trồng hoa sinh thái trên bờ ruộng; ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ: ứng dụng máy cấy, sạ lúa, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy tự hành, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và cuộn rơm sau thu hoạch; tập huấn và ứng dụng quy trình sản xuất 1 phải 6 giảm và gắn với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, xây dựng hố thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

- Rà soát, tổng hợp các danh mục công trình thủy lợi trong vùng dự án đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để báo cáo tỉnh cho chủ trương đầu tư.

- Phối hợp Dự án VnSAT đào tạo, tập huấn 1 phải 6 giảm cho nông dân trong mô hình điểm và 273 lớp tập huấn 3 giảm 3 tăng cho nông dân, 7.575 lượt người tham dự (tương đương với diện tích khoảng 18.448 ha); 35 lớp 1 phải 5 giảm với 722 nông dân (tương đương 2.059 ha); xây dựng 13 điểm trình diễn 3G3T.

- Vụ đông xuân 2016-2017, thực hiện 03 mô hình điểm tại hợp tác xã (HTX) Gò Gòn, xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng; HTX Tiên Tiến, xã Bình Hòa

4

Page 5: UBND TỈNH LONG AN. bc tien do ngay... · Web viewVề nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn

Trung, huyện Mộc Hóa; Tổ hợp tác, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, mỗi mô hình 50ha, ứng dụng tia laser để san bằng mặt ruộng (150ha), ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ, trong đó diện tích cấy 60ha, 100% diện tích sử dụng giống xác nhận, sử dụng phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm nấm xanh, chế phẩm Sumitri và trồng hoa sinh thái.

Kết quả cho thấy mô hình ứng dụng công nghệ cao với ngoài mô hình thì lợi nhuận từ trong mô hình cao hơn ngoài mô hình từ 2-3 triệu đồng/ha. Nông dân trong mô hình được HTX ký hợp đồng đầu tư phân bón, thuốc BVTV với giá gốc và đảm bảo chất lượng; doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra, nông dân rất phấn khởi tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích.

+ Năm 2017, trong vụ Hè Thu 2017 tỉnh đang triển khai thực hiện 03 mô hình điểm/KH 13 MH, mỗi mô hình 50ha tại các HTX Nông nghiệp Hưng Phú, xã Khánh Hưng, huyện Vĩnh Hưng; HTX Nông nghiệp Cánh Đồng Xanh, xã Thạnh Hưng, Thị xã Kiến Tường và ở HTX Hưng Phát, xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng, ứng dụng tia laser để san bằng mặt ruộng (50ha); ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ, trong đó diện tích cấy trên 60ha, 100% diện tích sử dụng giống xác nhận, sử dụng phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm nấm xanh, chế phẩm Sumitri và trồng hoa sinh thái

Các mô hình đang tổng kết, Doanh nghiệp bao tiêu diện tích lúa cấy. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết, nội dung san phẳng mặt ruộng bằng tia laser không thực hiện được tại HTX Nông nghiệp Cánh Đồng Xanh và HTX Hưng Phát.

- Kết quả triển khai của các huyện: + Huyện Thạnh Hóa, vụ đông xuân 2016-2017, từ nguồn kinh phí của

huyện đã chủ động tổ chức 02 mô hình điểm (100ha) về sản xuất ứng dụng công nghệ cao, trong đó cấy lúa bằng máy tại xã Tân Tây (22,8ha) và Thủy Đông (19,15ha), sạ thưa bằng máy đeo vai 57,1ha, 100% diện tích cuộn rơm bằng máy; vụ hè thu 2017 xây dựng 03 mô hình (150ha), trong đó cấy lúa bằng máy tại xã Tân Tây 28,1ha, Thủy Đông 24ha, Thạnh An 9ha và sạ thưa bằng máy phun 88,9ha, xây dựng sản xuất theo quy trình 1phải 6 giảm 40ha, sử dụng nấm Sumitri 2ha, xây dựng 8 hố thu gom rác bảo vệ thực vật.

+ Thị xã Kiến Tường, trong vụ hè thu 2017, MH tại HTX nông nghiệp Thạnh Hưng 58 ha, MH tại ấp Ông Nhan Đông, xã Bình Hiệp 20 ha sản xuất lúa giống, thực hiện cấy lúa bằng máy cấy và doanh nghiệp bao tiêu đầu ra.

+ Các huyện khác phối hợp thực hiện các mô hình của tỉnh, đồng thời đang triển khai thực hiện mô hình điểm và nhân rộng theo kế hoạch được giao cho huyện trong vụ đông xuân 2017-2018.

b. Cây rau: Nội dung: Sử dụng giống sạch bệnh, năng suất cao và chất lượng tốt; sử

dụng phân hữu cơ vi sinh; sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, bảo vệ môi trường, giữ cân bằng hệ sinh thái; ứng dụng hệ thống tưới tự động, tiết kiệm; sản xuất

5

Page 6: UBND TỈNH LONG AN. bc tien do ngay... · Web viewVề nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn

trong nhà lưới để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết và dịch hại, đạt tiêu chuẩn rau an toàn tiến tới đạt chuẩn VietGAP, Global GAP, sản xuất theo chuỗi, ...).

- Tập huấn cho nông dân trong vùng triển khai thực hiện các mô hình điểm và nhân rộng.

- Năm 2016, đã triển khai xây dựng được 86,4 ha sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học trong sản xuất rau với 249 hộ tham gia tại 04 HTX và 04 Tổ hợp tác trên địa bàn các huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Đức Hòa1. Nhìn chung, các mô hình mang lại hiệu quả cao do lượng phân sử dụng giảm, ít sâu bệnh, năng suất cao và sản phẩm được kiểm tra đạt an toàn.

- Năm 2017, tỉnh chọn xây dựng 07 mô hình, sử dụng giống sạch bệnh, năng suất cao và chất lượng tốt; sử dụng phân hữu cơ vi sinh; sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, bảo vệ môi trường, giữ cân bằng hệ sinh thái, cụ thể như sau:

+ Xây dựng 02 mô hình (2 ha) tại Cần Đước (HTX 12 Giấy, Ấp 4-xã Long Khê và HTX Đồng Thuận-xã Long Trạch) trên cây cải xanh, cải ngọt và hành lá.

+ Xây dựng 02 mô hình (2 ha) tại Cần Giuộc (HTX Phước Hiệp-xã Phước Hậu và HTX Tân Vạn Hưng-xã Phước Lâm) trên cây cải xanh, cải ngọt, hành lá và húng cây.

+Xây dựng 02 mô hình (2 ha) tại Đức Hòa (Tổ hợp tác xã Tân Mỹ) trên cây khổ qua và dưa leo.

+ Xây dựng 01 mô hình (1 ha) tại thành phố Tân An (HTXNN rau, củ, quả Khánh Hậu) trên cây khổ qua và dưa leo.

Đánh giá, các mô hình mang lại hiệu quả cao, lượng phân vô cơ giảm, ít sâu bệnh, năng suất cao hơn, sản phẩm được kiểm tra đạt an toàn nên cho lợi nhuận cao hơn so với ruộng đối chứng.

Trong những mô hình năm 2017, chọn một số mô hình đề thực hiện nội dung hỗ trợ xây dựng nhà lưới, tưới thông minh.

. Về hỗ trợ xây dựng nhà lưới: 01 nhà lưới tại HTX Phước Hiệp-xã Phước Hậu và 01 nhà lưới tại HTX Phước Tiến-xã Phước Hậu tại Cần Giuộc đang thi công; 02 nhà lưới tại Cần Đước (HTX Đồng Thuận, HTX 12 Giấy): Đang làm thủ tục hỗ trợ 30% kinh phí cho nông dân.

. Xây dựng các mô hình tưới tiết kiệm: Hoàn thành công tác khảo sát, xác định và tổ chức lắp đặt được 02 mô hình tưới tiết kiệm tại hộ ông Trần Tiết Giao, diện tích thực hiện 4.500 m2, xã Phước Hậu (Cần Giuộc) và hộ ông Tập, diện tích thực hiện 2.000 m2 xã Long Khê (Cần Đước). Hoàn thành giai đoạn lắp đặt mô hình thí điểm.

1 Cần Đước: Thực hiện 03 MH: (1) MH trên rau cải ngọt tại HTX Rau An Toàn Việt, ấp 4 - xã Long Khê, (2) MH rau mồng tơi tại HTX Phước Hòa - xã Phước Vân và (3) MH rau bồ ngót tại THT ấp 4 - xã Phước Vân;

Cần Giuộc: 02 MH trên rau cải ngọt và hành lá tại HTX Tân Vạn Hưng, ấp Phước Kế - xã Phước Lâm và 01 MH hành lá tại HTX Phước Hiệp - xã Phước Hậu;

Đức Hòa: 01 MH trên khổ qua tại THT ấp Hòa Bình 2 - xã Hiệp Hòa.6

Page 7: UBND TỈNH LONG AN. bc tien do ngay... · Web viewVề nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn

.Về xây dựng vườn ươm: Đã chọn HTX Nông nghiệp CNC Trần Gia Farm, hiện đang khảo sát công nghệ cho phù hợp.

- Test mẫu đất, nước; thu mẫu sản phẩm và giám sát an toàn thực phẩm vùng sản xuất rau ứng dụng CNC: Thu 36 mẫu đất, nước (12 mẫu đất, 24 mẫu nước) tại 12 mô hình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh và kim loại nặng. Kết quả: 36 mẫu đất, nước đạt yêu cầu. Thu mẫu sản phẩm và giám sát an toàn thực phẩm: Thu 45 mẫu rau kiểm tra các chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật). Kết quả: Phát hiện 01 mẫu cải ngọt tồn dư dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm lân (Chlopyrifos = 56.47 µg/kg), các mẫu còn lại không phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

- Tiếp tục duy trì thực hiện 03 chuỗi cho 03 HTX rau: Phước Hòa (Cần Đước), Phước Hiệp (Cần Giuộc), Tân Hiệp (Đức Hòa) để cung ứng cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức cho 03 HTX này tham gia phiên chợ nông sản an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh và hỗ trợ tái chứng nhận VietGAP; triển khai thí điểm 03 điểm bán rau, thủy sản an tòan được kiểm soát theo chuỗi tại địa bàn thành phố Tân An: (1) Chi nhánh 4 Công ty TNHH tin học Anh Việt- trung tâm dịch vụ khách hàng Anh Việt; (2) Công ty thực phẩm 2030; (3) HTX rau An Tòan Phước Hòa

* Kết quả của các huyện:- Huyện Cần Đước: 6 tháng đầu năm 2017, tổ chức 13 lớp tập huấn về sản

xuất rau ứng dụng công nghệ cao, sử dụng giống sạch bệnh, sử dụng phân hữu cơ vi sinh; sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, bảo vệ môi trường, giữ cân bằng hệ sinh thái. Tổ chức 2 lớp dạy nghề kỹ thuật trồng rau. Triển khai 03 mô hình trình diễn sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao. Diện tích mô hình nhân rộng: 183,3 ha, Các mô hình trình diễn đã xong vụ sản xuất chuẩn bị tổng kết rút kinh nghiệm. Hoàn chỉnh lắp đặt 2 mô hình nhà lưới tại các xã: Long Trạch, Long Khê. Xác định địa điểm hỗ trợ 1ha tưới tiết kiệm tại ấp 1 xã Long Khê.

Hỗ trợ 2 điểm bán rau tại Cần Đước, nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm rau an toàn của huyện; tiếp tục khảo sát và chọn thêm 2 điểm bán rau an toàn tại chợ Cần Đước và chợ Rạch Kiến. Ngoài các mô hình trình diễn và nhân rộng được nhà nước hỗ trợ kinh phí, nông dân đã chủ động tự đầu tư vào sản xuất theo quy trình kĩ thuật ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện như xây dựng nhà lưới kết hợp hệ thống tưới tự động.

- Huyện Cần Giuộc: Xây dựng 2 mô hình sản xuất rau sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học tại các xã Phước Lâm, Mỹ Lộc. Lũy kế đến nay đã có 190 ha (đạt 63,4% KH năm) sản xuất rau bằng phân hữu cơ sinh học, thuốc trừ sâu vi sinh. Đã xây dựng thêm 6 nhà lưới, 5 nhà màng để trồng rau UDCNC, lũy kế đến nay toàn huyện đã có 41 nhà lưới, nhà màng trồng rau ăn lá (diện tích khoảng 25 ha) và 2 nhà kín (diện tích 0,27 ha) trồng rau theo phương pháp thủy canh. Ngoài ra còn có 140 ha rau xà lách xoong trồng trong nhà lưới (Mỹ Lộc 48 ha, Phước Lâm 40, Phước Hậu 52 ha). Hiện tại có 5 hợp tác xã và 02 tổ hợp tác trong sản xuất rau có ký hợp đồng để giải quyết đầu ra cho nông dân bình quân khoảng 3-4 tấn

7

Page 8: UBND TỈNH LONG AN. bc tien do ngay... · Web viewVề nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn

rau/ngày/1HTX, riêng đối với HTX Phước Thịnh bình quân 7 tấn/ngày; Tổ chức phiên chợ nông sản an toàn tại huyện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn2.

- Huyện Đức Hòa: Xây dựng 2 mô hình ở xã An Ninh Tây. Hiện nay, cơ bản đã thu hoạch xong vụ 1, chuẩn bị xuống giống vụ 2. Kết quả ban đầu cho thấy hiệu quả mang lại cao, năng suất cao hơn so với ruộng đối chứng, giá bán cao hơn sản xuất truyền thống do sản phẩm an toàn. Đã nhân rộng được 80 ha. Thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng lấy mẫu đất, nước, kiểm tra nông sản. Tổ chức cho nông dân thăm quan, học tập kinh nghiệm sản xuất rau tại huyện Cần Giuộc. Tổ chức hội nghị lấy ý kiến về sản xuất rau với các Sở ngành tỉnh và các doanh nghiệp, chợ đầu mối nông sản, hợp tác xã, nông dân trong vùng sản xuất để bàn kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cho vùng sản xuất rau công nghệ cao của huyện. Giới thiệu HTX Mai Hoa, phối hợp tập đoàn Vinpro lấy mẫu sản phẩm test dư lượng thuốc BVTV ở mô hình xã Tân Mỹ, An Ninh Tây để đưa vào tiêu thụ ở hệ thống siêu thị của tập đoàn Vinpro.

- Thành phố Tân An: Đã triển khai thực hiện 03 mô hình điểm tại Phường Khánh Hậu 2ha; xã Lợi Bình Nhơn 02ha; xã An Vĩnh Ngãi 01ha. Nội dung thực hiện là: Hỗ trợ phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học cho các nông dân thực hiện các mô hình; tập huấn kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ, hướng dẫn sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng trong sản xuất rau an toàn cho các nông dân; hỗ trợ đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm và tưới phân tự động.

c. Cây thanh long: Sản xuất đạt VietGAP, GlobalGAP, hỗ trợ máy băm cành, sử dụng phân

hữu cơ, bã dự tính dự báo, phân sinh học, thuốc BVTV sinh học, sử dụng xông đèn bằng đèn compact, áp dụng tưới tiên tiến, kết nối sản xuất theo chuỗi,...:

- Năm 2016, triển khai xây dựng 02 mô hình tại 2 HTX Long Hội và HTX Tầm Vu với quy mô 5ha/mô hình sản xuất thanh long theo VietGAP, sử dụng phân hữu cơ, phân sinh học, chế phẩm sinh học, bẫy côn trùng và 01 mô hình áp dụng tưới tiên tiến cho cây thanh long tại xã Long Trì, quy mô 5.000m2. Mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm được công tưới, công tưới phân, lượng nước tưới giảm được 10 lít nước/gốc/lần tưới mà hiệu quả hấp thu nước tốt hơn,tiết kiệm điện do mỗi lần tưới.

- Năm 2017, Tiếp tục thực hiện mô hình sản xuất thanh long theo VietGAP tại HTX Long Hội, HTX Tầm Vu với quy mô 05ha/mô hình. Thực hiện 6 mô hình điểm (Hòa Phú, Hiệp Thạnh, Dương Xuân Hội, An Lục Long, Long Trì, thị trấn Tầm Vu) 145,2ha, hướng dẫn nông dân sử dụng phân hữu cơ,

2 Lũy kế đến nay có 3 công ty đã và đang đầu tư vào lĩnh vực sản xuất rau CNC là: Công ty TNHH một thành viên RRFARN GREEN FARM của Nhật Bản đang sản xuất tại xã Phước Hậu; Công ty Cổ phần Tập đoàn phát triển Nông nghiệp CG chuẩn bị đầu tư trong khu vực Quy hoạch theo QĐ số 5170/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của UBND tỉnh Long An và Công ty TNHH UNI FARM đang đầu tư tại xã Long An. Ngoài ra còn có một vài Doanh nghiệp đang đầu tư với diện tích khoảng 0,5 ha – 2 ha.

8

Page 9: UBND TỈNH LONG AN. bc tien do ngay... · Web viewVề nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn

phân sinh học, chế phẩm sinh học, bẫy côn trùng, ứng dụng cơ giới hóa trong xử lý cánh nhánh thanh long: máy băm dây thanh long, hướng dẫn ủ thân cành với chế phẩm sinh học làm phân hữu cơ

- Mô hình tưới tiết kiệm: Đã thực hiện lắp đặt 1/3 mô hình tưới tiết kiệm nước trên thanh long tại hộ ông Phan Kim Truyết (xã An Lục Long) với quy mô 1 ha.

- Tập huấn quy trình sản xuất thanh long theo hướng VietGAP, ghi chép nhật ký sản xuất…

- Hỗ trợ HTX Long Trì, Long Hội, Tầm vu, Vạn Thành đăng ký hỗ trợ chứng nhận VietGAP.

Các nội dung do huyện thực hiện:- Đã tổ chức 1/6 lớp tập huấn hướng dẫn cho các hộ tham gia mô hình về

quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP; Hội Phụ Nữ, Huyện Đoàn mở 02 lớp tập huấn hướng dẫn quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP cho các cấp hội từ huyện đến xã; tổ chức 02 đợt tập huấn về nâng cao nhận thức về Luật HTX năm 2012 và kỹ thuật sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP

- Phát 500 sổ ghi chép và hướng dẫn ghi nhật ký sản xuất thanh long; Hướng dẫn hộ dân dọn vệ sinh vườn thanh long, bố trí khu vực để phân thuốc BVTV cho nông dân tham gia mô hình.

- Hỗ trợ 03 mô hình tưới tiết kiệm tại 03 xã Thanh Phú Long, Bình Quới, Thuận Mỹ đã chọn được nông dân tham gia mô hình, đã khảo sát lập dự toán và bảng vẽ

- Triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng hố thu gom xử lý bao bì thuốc BVTV trên địa bàn huyện

- In 7.000 tờ bướm tuyên truyền hướng dẫn quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Phối hợp với Đài Phát thanh huyện Châu Thành đưa tin về hoạt động tập huấn của mô hình sản xuất thanh long theo hướng VietGAP.

d. Con bò thịt: Nội dung: nâng cao tầm vóc, chất lượng thông qua bình tuyển giống, quy

trình chăn nuôi, kết nối giết mổ, tiêu thụ. - Đã điều tra, đánh giá hiện trạng ngành hàng bò thịt tại 02 huyện Đức

Hòa, Đức Huệ, xác định vùng triển khai thực hiện tại 22 xã, thị trấn trên địa bàn 02 huyện Đức Hòa, Đức Huệ nhằm xác định thực trạng của vùng để có hướng chuyển giao ứng dụng cho phù hợp.

- Khảo sát và thống nhất chọn 02 hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Hòa Khánh Tây, Đức Lập Hạ huyện Đức Hòa (hộ ông Phạm Thành Công; Ấp Tân Bình, xã Hòa Khánh Tây, hộ ông Phan Văn Kẻn, xã Đức Lập Hạ) và hộ ông Nguyễn Duy

9

Page 10: UBND TỈNH LONG AN. bc tien do ngay... · Web viewVề nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn

Hùng Việt trên địa bàn xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ làm mô hình điểm nuôi bò thịt ứng dụng CNC.

Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch xây dựng vùng chăn nuôi bò thịt tập trung ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn 02 huyện: Đức Hòa và Đức Huệ và tập huấn TOT cho đội ngũ giảng viên phục vụ cho vùng vùng chăn nuôi bò thịt tập trung ứng dụng công nghệ. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm tại 03 mô hình chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao ở TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Hoàn thành nội dung trong tờ rơi và tài liệu quy trình chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Đã phối hợp với các địa phương tổ chức mở lớp tuyên truyền bồi dưỡng kiến thức về Kinh tế tập thể cho Cán bộ quản lý kinh tế tập thể cấp huyện, xã trên địa bàn huyện: Đức Hòa, Đức Huệ.

Phối hợp với Liên minh HTX tỉnh và Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Hòa hỗ trợ thành lập HTX, tổ hợp tác (THT) vùng chăn nuôi bò thịt. Kết quả: Thành lập mới 01 Hợp tác xã ở xã Hòa Khánh Đông, huyện Đức Hòa; Thành lập được 6/9 tổ, đạt 67% so với kế hoạch.

* Các huyện:Huyện Đức Hòa: Thực hiện 02 mô hình điểm ở xã Hòa Khánh Tây (hỗ trợ 01

phần kinh phí mua bò cái sinh sản) và Đức Lập Thượng (hỗ trợ một phần kinh phí mua máy trộn thức ăn TMR, máy băm cỏ). Về xây dựng mô hình chăn nuôi bò vàng (bò thịt, bò sinh sản) kết hợp trồng cỏ hoặc bắp làm thức ăn: Thực hiện trên 29 điểm trồng cỏ (cỏ Voi Đài Loan) mỗi điểm trên 1.500m2, ở các xã Tân Phú, Lộc Giang, Đức Hòa Thượng, Hòa Khánh Tây.

Tiến độ thực hiện vỗ béo bò thịt được 130/150 con theo kế hoạch ở các xã Tân Mỹ, Hiệp Hòa, Tân Phú, Đức Hòa Thượng, Mỹ Hạnh Nam, Mỹ Hạnh Bắc, Thị Trấn Hậu Nghĩa.

Gieo tinh nhân tạo: Thực hiện nhân rộng mô hình đã gieo tinh nhân tạo 289/KH 600con, trong đó hỗ trợ 100% vật tư thực hiện công tác gieo tinh nhân tạo (tinh cọng ra, găng tay, dẫn tinh quản, số tai, bút ghi, kìm bấm tai, súng bắn tinh, sổ theo dõi, bình chứa ni tơ lỏng). Mức hỗ trợ không quá 02 liều tinh/01 bò thịt/năm, tiền công gieo tinh và theo dõi kết quả phối giống của dẫn tinh viên do hộ dân chi trả.

Huyện Đức Huệ: Đã xây dựng xong kế hoạch triển khai thực hiện các mô hình năm 2017. Do Chương trình khá mới mẻ và thu nhập người dân khu vực này còn thấp nên khi triển khia thực hiện Chương trình người dân còn nhiều bỡ ngỡ. Sau khi tham quan, học tập thực tế tại Tp, HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, người dân đề xuất nhà nước hỗ trợ về xây dựng lại chuồng trại, giống cỏ,...

e. Xây dựng doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Đã khảo sát và lựa chọn 04 doanh nghiệp đã có ứng dụng quy trình công

nghệ trong sản xuất nông nghiệp và có khả năng mở rộng, phát triển về ứng dụng công nghệ cao để định hướng phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng

10

Page 11: UBND TỈNH LONG AN. bc tien do ngay... · Web viewVề nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn

dụng công nghệ cao phù hợp với các tiêu chí, bao gồm: Công ty TNHH chăn nuôi Phú Gia Long An, Công ty CP TM và Đầu tư Chanh Việt Long An, Công ty Nghiên cứu và sản xuất Giống ứng dụng CNC Hưng Thịnh, Công ty TNHH Huy Long An – Mỹ Bình.

- Hỗ trợ Công ty TNHH Huy Long An – Mỹ Bình rà soát các tiêu chí, hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dự kiến hoàn thành trong tháng 09-10/2017.

- Công ty TNHH chăn nuôi Phú Gia Long An đã thuê Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Nam tư vấn, ngành hỗ trợ hồ sơ đăng ký công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để trình về Bộ (đăng ký toàn bộ các chi nhánh của Công ty TNHH Ba Huân); dự kiến hoàn thành trong tháng 09/2017.

- Đã thẩm tra, hướng dẫn cho 12 hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký hỗ trợ áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP theo Quyết định số 20/2016/QĐ-UBND ngày 26/4/2016.

- Tiếp nhận 01 hồ sơ đăng ký ứng dụng công nghệ cao của Công ty TNHH Unifarm và tổ chức Đoàn đi khảo sát thực tế tại công ty, kết quả khảo sát: Công ty vẫn đang trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng, chưa triển khai sản xuất.

- Sở KHCN hỗ trợ Công ty TNHH Công Bình thành lập doanh nghiệp KH&CN để lập thủ tục đăng ký doanh nghiệp nông nghiệp CNC về Bộ KH&CN. Tuy nhiên, do Công ty Công Bình chưa cung cấp được đầy đủ quyền sử dụng hợp pháp kết quả nghiên cứu khoa học của giống lúa PCR3 nên Sở Khoa học và Công nghệ chưa thể cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho Công ty. Hỗ trợ Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Xuất nhập khẩu Hiệp Phát thủ tục thành lập doanh nghiệp KH&CN với 2 sản phẩm máy băm dây thanh long và thiết bị rửa và xử lý trái thanh long sau thu hoạch.

* Công tác xúc tiến thương mại- Tiếp tục hỗ trợ 06 HTX, công ty tham gia Phiên chợ nông sản an toàn tại

Thành phố Hồ Chí Minh vào thứ bảy hàng tuần, đã thực hiện 34 đợt.- Tổ chức Hội nghị ký kết, thông qua Kế hoạch số 1950/KH-

PHSNNPTNTLA-BQLATTPTPHCM ngày 26/6/2017 về phối hợp sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các chuỗi cung ứng nông sản giữa tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020

- Cung cấp danh sách 34 HTX, doanh nghiệp sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP cho Saigon Co.op và Satra,….để tìm hiểu thông tin và triển khai ký hợp đồng tiêu thụ

11

Page 12: UBND TỈNH LONG AN. bc tien do ngay... · Web viewVề nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn

- Phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX và cơ sở sản xuất nông nghiệp của tỉnh Long An (các doanh nghiệp) tham gia 07 kỳ Hội chợ triển lãm tại các tỉnh, thành trong và ngoài nước.

- Theo bản thảo thuận hợp tác phát triển công thương giữa Sở Công Thương thành phố HCM và Sở Công Thương Long An giai đọan 2016-2020, có 58 biên bản ghi nhớ với hệ thống phân phối của Tp HCM, trong đó có 17 ghi nhớ thuộc lĩnh vực nông nghiệp, có 02 HTX (Long Khê, Phước Hòa) ký được hợp đồng kinh tế cung ứng rau cho hệ thống siêu thị của TP. HCM

- Tiếp tục thực hiện 06 hợp đồng kinh tế: (1) Công ty TNHH MTV FOHLA (Đức Huệ) ký hợp đồng mua bán chuối với Tổng Công ty TM Sài Gòn – SATRA; (2) Công ty CP ĐT SX - TM - DV Kết Phát Thịnh (Đức Huệ) hợp đồng mua bán bò với Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản – VISSAN; (3) Hợp tác xã TM DV Phước Hậu (Cần Giuộc) hợp đồng mua bán gà với Công ty TNHH San Hà; (4) Hợp tác xã chăn nuôi Kim Kê Phát (Cần Giuộc) hợp đồng mua bán gà với Công ty TNHH San Hà; (5) Hợp tác xã DV - NN Tân Vạn Hưng (Cần Giuộc) hợp đồng mua bán rau an toàn với Công ty TNHH Thy Hạnh Dung; (6) HTX NN SX TM DV Phước Thịnh (Cần Giuộc) hợp đồng mua bán rau an toàn với Công ty TNHH Ja Sin (khu công nghiệp Long Hậu), Và 07 biên bản ghi nhớ với các doanh nghiệp phân phối ở TPHCM, có 02 đơn vị triển khai được hợp đồng cung ứng hàng hóa

Ngoài ra, đã mời chuyên gia Hàn Quốc đến làm việc tại Long An để nghiên cứu chế biến rượu, mứt từ trái thanh long thành công khá tốt.

* Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp

- Chuyển Trạm Môi trường xanh từ huyện Bến Lức đến huyện Cần Giuộc”: nhằm đầu tư nâng cấp xây dựng mô hình điểm xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật của tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển vùng rau an toàn của huyện Cần Giuộc, Cần Đước.

- Nghiên cứu và xây dựng hệ thống theo dõi tưới tiêu thông minh trên cây thanh long.

- Chuyển giao quy trình công nghệ cao sản xuất rau an toàn cho Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Long An”

- Ứng dụng công nghệ sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh từ bùn đáy ao nuôi thủy sản và rơm rạ cho các loại cây trồng chính của tỉnh Long An: Đã sản xuất thử nghiệm chế phẩm và phân bón hữu cơ vi sinh và hỗ trợ phân cho các mô hình của các huyện và Chương trình nông nghiệp nghiệp công nghệ cao trên cây rau tại các huyện Cần Đước (10 tấn/10 ha), Cần Giuộc (10 tấn/10 ha), Tp. Tân An (10 tấn/10 ha) và trên cây lúa tại huyện Mộc Hóa (40 tấn/40 ha).

*Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, đăng ký mã vạch, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích (nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao)

12

Page 13: UBND TỈNH LONG AN. bc tien do ngay... · Web viewVề nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn

Tiến hành lập hồ sơ hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ năm 2017 cho 05 đơn vị, đăng ký 12 nhãn hiệu cho 06 công ty.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiến hành các thủ tục đăng ký tên lúa giống MLA1 và phối hợp trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu chọn giống chịu phèn và phục tráng giống lúa Nàng thơm Chợ Đào; phối hợp Viện lúa ÔMôn, Viện Cây ăn quả Miền Nam lập Dự án nghiên cứu, chọn tạo giống lúa, chanh, thanh long. Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu cho Công ty TNHH Huy Long An - Mỹ Bình

Riêng về xây dựng thương hiệu: Phối hợp Sở Khoa học công nghệ đăng ký bảo hộ độc quyền quốc tế đối với trái chanh không hạt, hỗ trợ Công ty Cổ phần Thương mại Chanh Việt xây dựng thương hiệu. Đối với mặt hàng gạo, thanh long là xây dựng thương hiệu quốc gia sẽ do Bộ NNPTNT chủ trì.

* Về phân bổ vốn đầu tư XDCB 2017: UBND tỉnh quyết định phân bổ vốn cho công trình hạ tầng kỹ thuật thực hiện Đề án Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm 4 công trình: Cống vùng rau công nghệ cao xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, Trạm bơm kênh Năm Kiểu (Vùng rau công nghệ cao huyện Cần Đước), Hệ thống kênh tưới vùng rau công nghệ cao huyện Đức Hòa, Cống vàm Ông Chương (vùng cây thanh long ứng dụng công nghệ cao huyện Châu Thành

* Về phân bổ vốn đầu tư hạ tầng năm 2017: Sở tham mưu đề xuất UBND quyết định phân bổ các nguồn vốn triển khai công trình hạ tầng kỹ thuật thực hiện Đề án Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm: Vốn ngân sách tỉnh phân bổ thực hiện 04 công trình; vốn cấp bù thủy lợi phí phân bổ thực hiện 24 công trình (tỉnh thực hiện) và hỗ trợ kinh phí huyện thực hiện 02 công trình; vốn lúa nước phân bổ thực hiện 19 công trình (tỉnh thực hiện) và hỗ trợ kinh phí cho các huyện đầu tư 7 trạm bơm điện (chi tiết theo phụ lục 3 đính kèm)

Đánh giá chung: Nhìn chung, Đề án phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, bước đầu đạt được kết quả khả quan. Đã xác định cụ thể vùng đề án để tập trung triển khai, đầu tư. Công tác thông tin tuyên truyền được quan tâm triển khai với nhiều hình thức, đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ công chức, người lao động và người dân; Đối với các mô hình đã triển khai thực hiện cho thấy bước đầu có kết quả khả quan, có nhiều mô hình sản xuất rau, thanh long cho hiệu quả cao đã tạo sức lan tỏa và ủng hộ của người dân, nhiều hộ dân sau khi tham quan học tập đã tự đầu tư xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm,…. Công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và giám sát đảm bảo an toàn được tăng cường, xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, nhiều hợp đồng cung ứng sản phẩm sạch cho các nhà phân phối trong và ngoài tỉnh được thực hiện góp phần tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Các địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác tổ chức triển khai thực hiện Chương trình: Thành lập được Ban chỉ đạo, có quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08 của Tỉnh ủy; Hội đồng nhân dân cũng có Nghị quyết về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa

13

Page 14: UBND TỈNH LONG AN. bc tien do ngay... · Web viewVề nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn

phương. UBND huyện có kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 2017-2020 và kế hoạch năm 2017. Các ban ngành đoàn thể của huyện cũng có kế hoạch triển khai thực hiện dựa trên kế hoạch của huyện, thành phố. Các xã trong vùng đề án cũng có ban hành Nghị quyết chuyên đề, thành lập Ban chỉ đạo cấp xã, Tổ giúp việc, kế hoạch triển khai thực hiện Đề án.

Các ngành cũng có chủ động phối hợp hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện đề án trong nhiều lĩnh vực như đầu tư cơ sở hạ tầng điện, thủy lợi, giao thông phục vụ sản xuất;

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, chương trình gặp một số khó khăn:- Kết quả thực hiện Chương trình còn chậm so với yêu cầu đặt ra, nhất là

sự phối kết hợp của các ngành, địa phương, hội đoàn thể, ... trong việc thông tin tuyền truyền quan điểm, chủ trương Nghị quyết đến người dân. Một số thành viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội ở một số địa phương chưa tích cực tham gia, tiên phong trong thực hiện mô hình điểm.

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư nhưng nhìn chung nhiều nơi vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, nhất là điện phục vụ trạm bơm, tưới rau.

- Kế hoạch triển khai Đề án trong năm 2017 ban hành chậm (vào tháng 4/2017) nên một số nội dung trong kế hoạch về việc thực hiện mô hình điểm, nhất là mô hình điểm trên cây lúa bị động, do tính chất mùa vụ không kịp triển khai cho vụ Hè thu năm 2017, các địa phương sẽ tổ chức thực hiện trong vụ đông xuân 2017/2018 cùng với kế hoạch năm 2018.

- Việc xây dựng các mô hình lúa trong vụ hè thu 2017 gặp khó khăn: Do vụ điều kiện thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh nhiều, chi phí sản xuất tăng.

- Việc phát triển kinh tế tập thể (Hợp tác xã, Tổ hợp tác) còn nhiều khó khăn, bất cập trong chính sách hỗ trợ, tiếp cận vốn vay. Bên cạnh một số Hợp tác xã, Tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, còn khá nhiều Hợp tác xã, Tổ hợp hoạt động kém hiệu quả, cầm chừng.

- Nhiều người dân vẫn còn tâm lý vào Hợp tác xã, Tổ hợp tác tham gia mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao chủ yếu để được nhận hỗ trợ từ nhà nước.

- Đối với cây thanh long, một số địa phương chưa thật sự quan tâm, chưa vận động kỹ nông dân đã đưa vào danh sách đăng ký thực hiện mô hình, do đó việc tổ chức đi khảo sát gặp khó khăn và mất nhiều thời gian để thống nhất danh sách tham gia mô hình. Việc hỗ trợ máy băm dây, ủ cành nhánh thanh long khó triển khai thực hiện vì việc thu gom cành nhánh, băm và ủ phân tốn nhiều công lao động trong khi công lao động hiện nay tại huyện Châu Thành rất khan hiếm, giá nhân công cao nên nông dân chưa tích cực khi tham gia. Việc tổ chức triển khai, họp dân phải thực hiện vào ban đêm nên khó khăn trong thực hiện.

- Chưa có chế độ, kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng cho cán bộ xã, ấp tham gia thực hiện Đề án.

14

Page 15: UBND TỈNH LONG AN. bc tien do ngay... · Web viewVề nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn

- Nguồn vốn từ chương trình lúa nước đã phân bổ từ đầu năm, các địa phương đã bố trí sử dụng cho các công trình thủy lợi nên khó cân đối triển khai thực hiện các mô hình tại địa phương.

- Một số mô hình trình diễn sản xuất ứng dụng công nghệ cao cho hiệu quả nhưng nhân rộng còn gặp khó khăn do tỷ lệ vốn đối ứng của người dân trong các mô hình còn cao (như mô hình tưới tiết kiệm: Do chi phí đầu tư cao, nhà nước chỉ hỗ trợ 30%, nông dân phải đối ứng 70%...), chưa có chính sách khuyến khích riêng để thực hiện chương trình, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, chủ yếu sử dụng định mức khuyến nông để thực hiện.

- Cơ chế thanh toán: Nhà nước chỉ hỗ trợ 30%, nông dân phải đối ứng 70%, nhưng về thủ thủ tục thanh toán, phải xuất hóa đơn toàn bộ chi phí (tức 100%).

III. Một số nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai các tháng cuối năm 2017:

- Các sở ngành tỉnh, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp bằng nhiều hình thức đến toàn thể chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể huyện, xã, ấp và người nông dân sản xuất.

- Phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình tăng cường thông tin tuyên tuyền chủ trương của tỉnh về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, về an toàn thực phẩm định kỳ trên sóng phát thanh và truyền hình . Báo Long An và Đài phát thanh và truyền hình Long An tham gia thường xuyên công tác thông tin tuyên truyền từ tỉnh, huyện đến xã.

- Trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại kỳ họp cuối năm 2017.

- Tăng cường kêu gọi đầu tư, xây dựng doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, kêu gọi doanh nghiệp ký kết cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm hỗ trợ địa phương tạo đầu ra với giá cả hợp lý.

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nông thôn, kiên quyết không để việc sử dụng phân tươi chưa qua xử lý bón cho thanh long.

- Tổ chức Hội nghị chuyên đề phát triển chăn nuôi bò thịt cho các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) do Hiệp hội chăn nuôi, Cục Chăn nuôi tổ chức tại Long An.

- Phối hợp đơn vị tư vấn là Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn xây dựng mô hình bò thịt ứng dụng công nghệ cao và dự án phát triển giống bò thịt tỉnh Long An đến năm 2020.

- Tổ chức tập huấn cho các thành viên Ban Giám đốc các HTX điểm theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Và triển khai thực hiện 12 mô hình HTX điểm.

15

Page 16: UBND TỈNH LONG AN. bc tien do ngay... · Web viewVề nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn

- Tập trung thực hiện hoàn thành kế hoạch Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2017 về xây dựng các mô hình và thực hiện nhân rộng.

+ Vùng lúa: Năm 2017, tỉnh thực hiện 13 mô hình, huyện thực hiện 13 mô hình. Căn cứ vào mô hình trình diễn, các huyện nhân rộng 2.900ha

+ Vùng rau: Năm 2017, tỉnh thực hiện 7 mô hình, huyện thực hiện 7 mô hình. Căn cứ vào mô hình trình diễn nhân rộng 430ha.

+ Vùng thanh long: Năm 2017, tỉnh thực hiện 6 mô hình, huyện 6 mô hình. Trên cơ sở thực hiện mô hình, huyện tổ chức triển khai nhân rộng 100ha.

+ Vùng chăn nuôi bò thịt: Năm 2017 thực hiện 03 mô hình. Đồng thời để đảm bảo tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ, huy động nguồn lực từ doanh nghiệp và nhân dân cùng tham gia chương trình.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp: Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và tổ chức khảo sát các doanh nghiệp đã đăng ký. Hướng dẫn các doanh nghiệp, Hợp tác xã đăng ký áp dụng quy trình GAP.

- Xây dựng kế hoạch triển khai Đề án năm 2018.- Chuẩn bị hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Chương trình về phát triển

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.IV. Kiến nghị1. Các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phối hợp với các ngành, đoàn thể

chính trị có liên quan tiếp tục tuyên truyền Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy thông qua các tài liệu mà Sở Nông nghiệp và PTNT đã gửi, gắn với việc tuyên truyền hỗ trợ thành lập THT, HTX; tăng cường xây dựng Cánh đồng lớn liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ hàng hóa.

2. UBND tỉnh chỉ đạo các Sở ngành, điạ phương xây dựng kế hoạch năm 2018 để sớm triển khai thực hiện; chuẩn bị nội dung cho hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Chương trình về phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

3. Triển khai thực hiện mô hình điểm:+ Mô hình tổ chức liên kết sản xuất: xây dựng mẫu 01 mô hình tổ hợp

tác, hợc tác xã cho từng huyện, thị xã, thành phố+ Mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp (lúa, rau,

thanh long, chăn nuôi bò thịt...) từ tổ chức sản xuất đến tiêu dùng.4. Giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn

vị liên quan hướng dẫn việc yêu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng toàn bộ chi phí (tức 100%), mô hình triển khai nhà nước hỗ trợ 30%, đồng thời hướng dẫn cách bố trí nguồn kinh phí triển khai thực hiện cho các huyện để triển khai phần nội dung thực hiện của các huyện.

16

Page 17: UBND TỈNH LONG AN. bc tien do ngay... · Web viewVề nghiên cứu xây dựng dự án cải thiện chất lượng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh: Phối hợp đơn

5. Tỉnh quan tâm đầu tư lưới điện 3 pha và hạ tầng kỹ thuật cho vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh và có chính sách ưu đãi về việc vay vốn cho các HTX, THT.

6. Sở Khoa học và Công nghệ có phương án xử lý phân gà tươi trước khi bón cho cây thanh long nhằm đảm bảo môi trường xung quanh.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch thu gom và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật từ các hố hoặc địa điểm thu gom

8. Các sở ban ngành và các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện Nghị quyết số 08 của Tỉnh ủy, Kết luận số 02-KL/BCĐ ngày 12/7/2017 của Bí thư Tỉnh ủy tại Hội nghị đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình trong 6 tháng đầu năm 2017, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2017 để triển khai thực hiện kịp tiến độ Đề án theo chỉ đạo.

9. Tổ giúp việc xin ý kiến Ban Chỉ đạo về chế độ báo cáo:- Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn): báo cáo tháng về công nghệ cao lồng ghép vào báo cáo tháng của Sở, các báo cáo khác sẽ thực hiện theo quy định:

- Các sở ban ngành tỉnh sẽ không thực hiện báo cáo hàng tháng, các báo cáo khác sẽ thực hiện theo quy định;

- Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thị xã và thành phố Tân An báo cáo tháng về công nghệ cao lồng ghép vào báo cáo tháng của huyện, các báo cáo khác sẽ thực hiện theo quy định./.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC- Thường trực Tỉnh ủy;- Thường trực HĐND;- Thành viên BCĐ tỉnh;- UBND tỉnh;- Các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh;- UBND các huyện, thị, thành phố;- GĐ, các PGĐ;- Các phòng ban, đơn vị trực thuộc;- Lưu: VT, P. KH,TC (H).

17