ubnd tØnh lµo cai

48
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI Số: 170 /BC - UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lào Cai, ngày 26 tháng 7 năm 2010 BÁO CÁO Tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001 – 2010 và xây dựng kế hoạch CCHC giai đoạn 2011 – 2020. Phần thứ nhất TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CCHC NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 I - NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 1. Những thuận lợi. Công tác CCHC nhà nước đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhà nước, các Bộ, Ngành Trung ương. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan đơn vị trong tỉnh đã quan tâm và có quyết tâm cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Tỉnh ủy, cấp ủy Đảng các ngành, địa phương đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng; UBND các cấp, các cơ quan, đơn vị đã có nhiều Chương trình, Đề án cụ thể nhằm đẩy mạnh CCHC. Nhận thức được ý nghĩa, vai trò của công tác CCHC nên công tác này đã nhận được sự đồng tình, quan tâm, ủng hộ, giám sát của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Sự phát triển của khoa học công nghệ, trình độ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao cũng là một trong những thuận lợi để thực hiện tốt công tác CCHC.

Upload: hamien

Post on 09-Feb-2017

217 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND tØnh Lµo cai

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Số: 170 /BC - UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Lào Cai, ngày 26 tháng 7 năm 2010

BÁO CÁO

Tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001 – 2010 và xây dựng kế hoạch CCHC

giai đoạn 2011 – 2020.

Phần thứ nhấtTỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CCHC

NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

I - NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 1. Những thuận lợi.Công tác CCHC nhà nước đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của

Đảng, nhà nước, các Bộ, Ngành Trung ương.Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan đơn vị trong tỉnh đã quan tâm và

có quyết tâm cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Tỉnh ủy, cấp ủy Đảng các ngành, địa phương đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng; UBND các cấp, các cơ quan, đơn vị đã có nhiều Chương trình, Đề án cụ thể nhằm đẩy mạnh CCHC.

Nhận thức được ý nghĩa, vai trò của công tác CCHC nên công tác này đã nhận được sự đồng tình, quan tâm, ủng hộ, giám sát của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Sự phát triển của khoa học công nghệ, trình độ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao cũng là một trong những thuận lợi để thực hiện tốt công tác CCHC.

Những kết quả, kinh nghiệm của CCHC giai đoạn 1991-2000 đã tạo nên những tiền đề, điều kiện cho việc triển khai CCHC giai đoạn 2001-2010.

2. Những khó khăn.Là tỉnh vùng cao, biên giới, điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội còn nhiều khó

khăn, còn có sự khác biệt giữa các vùng, miền nên việc triển khai công tác CCHC gặp rất nhiều trở ngại.

Tuy đã thực hiện công cuộc đổi mới nhưng sức ỳ của cơ chế cũ, lợi ích cục bộ của một số ngành, địa phương vẫn còn; tư duy, cách nghĩ, cách làm của một bộ phận cán bộ công chức còn theo nếp cũ, chậm đổi mới và kém năng động gây cản trở cho quá trình thực hiện CCHC.

CCHC là việc làm rộng lớn, bao trùm các yếu tố của nền hành chính, các lĩnh vực đời sống xã hội và đụng chạm đến lợi ích riêng, chung của nhiều người, nhiều cơ quan; kinh nghiệm về CCHC còn ít; cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy

Page 2: UBND tØnh Lµo cai

của Nhà nước có nhiều thay đổi. Nguồn lực dành cho công tác CCHC chưa nhiều.

I

II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI

1. Phổ biến, quán triệt chương trình tổng thể.Ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số

136/2001/QĐ-TTg về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức học tập và quán triệt Chương trình tổng thể CCHC của Chính phủ và các văn bản quan trọng khác của Trung ương và của tỉnh về công tác CCHC cho các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, các cơ quan trung ương và các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đồng thời UBND tỉnh tổ chức các hội nghị triển khai chương trình CCHC của tỉnh giai đoạn I (2001-2005).

Trong giai đoạn này, để chỉ đạo và thực hiện Chương trình tổng thể CCHC của Chính phủ, Tỉnh uỷ Lào Cai đã Nghị quyết về xây dựng đề án: Cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, huyện, đẩy mạnh phân cấp, kết hợp với củng cố năng lực tổ chức quản lý cấp huyện, thành phố và cơ sở giai đoạn 2001 - 2005”. Đề án được phê duyệt và được triển khai thực hiện, góp phần quan trọng trong việc củng cố hệ thống tổ chức bộ máy, bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, từng bước nâng hiệu lực, quả quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ của chính quyền các cấp tỉnh Lào Cai. Năm 2004 UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo CCHC tỉnh Lào Cai để chỉ đạo công tác CCHC của tỉnh.

Kết thúc giai đoạn 2001-2005 của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước 2001-2010, tỉnh Lào Cai đã tổ chức hội nghị tổng kết để đánh giá những kết quả đã đạt được, chỉ ra những tồn tại và bài học kinh nghiệm cho giai đoạn 2006-2010.

Giai đoạn II (2006 - 2010) được xác định là giai đoạn quyết định thành công của Chương trình Tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001 - 2010. Trong giai đoạn này, cùng với việc ban hành các đề án, nghị quyết chuyên đề Tỉnh uỷ Lào Cai đã ban hành đề án: “Đẩy mạnh CCHC giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh Lào Cai”. Đề án đã xác định nội dung và nguồn lực cho việc triển khai thực hiện chương trình CCHC của tỉnh Lào Cai 5 năm 2006 - 2010. Trên cơ sở đề án trên, ngày 30/01/2007 UBND tỉnh ban hành Chương trình CCHC nhà nước tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2010.

Thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng khoá X ”Về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước”; Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 07/11/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5; ngày 22/10/2007 Tỉnh uỷ Lào Cai ban hành Chương trình hành động số 42-CTr/TU thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng khoá X ”Về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai”; ngày 13/12/2007 UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 3409/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ Lào Cai và triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết TW 5 (khoá X) và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ “về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý

2

Page 3: UBND tØnh Lµo cai

của bộ máy nhà nước”. Đồng thời UBND tỉnh tập trung chỉ đạo việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, xác định CCHC là nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, hàng năm lấy kết quả CCHC làm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ..., do vậy công tác CCHC đã có những chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực.

2. Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai:Để triển khai thực hiện Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg về Chương trình

tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010 và các văn bản triển khai khác của Trung ương, UBND tỉnh Lào Cai cụ thể hoá bằng các văn bản, chương trình, kế hoạch như:

- Quyết định số 48/QĐ-UB ngày 18/02/2002 về phê duyệt Đề án “Cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, huyện, đẩy mạnh phân cấp kết hợp với củng cố năng lực tổ chức quản lý cấp huyện, thành phố và cơ sở giai đoạn 2001 - 2005” tỉnh Lào Cai;

- Chỉ thị số 05/2006/CT.UBND ngày 13/6/2006 về việc tăng cường công tác CCHC Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

- Quyết định số 196/QĐ.UB ngày 24/01/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh CCHC giai đoạn 2006 – 2010 của tỉnh Lào Cai”;

- Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 30/01/2007 về phê duyệt Chương trình CCHC nhà nước tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2010;

- Quyết định số 343/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 phê duyệt Hệ thống giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình CCHC tỉnh Lào Cai giai đoạn 2006 - 2010;

- Quyết định số 07/2007/QĐ-UBND ngày 07/02/2007 về ban hành Quy chế giám sát, đánh giá và thông tin phản hồi trong công tác CCHC trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

- Quyết định số 21/2007/QĐ - UBND ngày 9/5/2007 ban hành quy định về phong trào thi đua thực hiện Chương trình CCHC Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2007 - 2010;

- Quyết định số 3409/QĐ - UBND ngày 13/12/2007 về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ Lào Cai về “Đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước”.

- Quyết định số 2137/QĐ-UBND ngày 31/7/2008 về việc thành lập Tổ công tác 30 của tỉnh;

- Quyết định số 2047/QĐ-UBND ngày 01/9/2008 về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Tổ công tác thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Ngoài ra UBND tỉnh còn ban hành nhiều văn bản quy định thuộc các lĩnh vực khác như: quản lý dự án đầu tư xây dựng; quản lý cấp đổi giấy phép kinh doanh; xuất nhập khẩu...

3. Thông tin, tuyên truyền: Thực hiện Quyết định số 178/2003/QĐ-TTg ngày 03/9/2003 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Đề án tuyên truyền Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001-

3

Page 4: UBND tØnh Lµo cai

2010, UBND tỉnh Lào Cai đã giao cho Sở Văn hoá - TT & DL chủ trì xây dựng Đề án: Tuyền truyền công tác CCHC trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001 - 2010.

Đề án Tuyên truyền công tác CCHC đã được UBND tỉnh phê duyệt và thành lập Tiểu ban tuyên truyền CCHC tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001 - 2010, gồm các cơ quan: Sở Văn hoá - TT & DL, Đài Phát thanh - TH tỉnh, Báo Lào Cai, Đoàn thanh niên tỉnh Lào Cai; đồng thời mở một số chuyên mục tuyên truyền về CCHC trên Báo Lào Cai, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai, Cổng TTĐT tỉnh Lào Cai.

Nội dung tuyên truyền được bám sát các nội dung trong Chương trình tổng thể CCHC nhà nước của Chính phủ, hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, phù hợp với đối tượng tuyên truyền và được lồng ghép với việc tuyên truyền giáo dục pháp luật của tỉnh; thông qua đó, đã nâng cao hiểu biết của các tầng lớp nhân dân về những kiến thức cơ bản về CCHC nhà nước.

Mặt khác, để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác CCHC, UBND tỉnh giao Sở Nội vụ là cơ quan thường trực công tác CCHC tỉnh, phối hợp với Đài PTTH tỉnh, Báo Lào Cai và một số tạp chí của Trung ương và địa phương đăng tải, tuyên truyền những vấn đề mới nhất, có ý nghĩa thời sự trong công tác CCHC (trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính) đến người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Năm 2009, Sở Nội vụ đã hoàn chỉnh và in trên 600 cuốn sách "Tài liệu về công tác CCHC nhà nước tỉnh Lào Cai" để cấp phát cho các sở, ban, ngành và UBND huyện, thành phố. Hiện nay, Sở Nội vụ đang tập hợp để ban hành cuốn sách tập 2 “Tài liệu về công tác CCHC nhà nước tỉnh Lào Cai” để chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện Chương trình CCHC của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020.

Đài Phát thanh - TH tỉnh mở chuyên mục CCHC phát mỗi tháng một kỳ vào thứ 3 tuần đầu của tháng. Đến nay, chuyên mục CCHC của Đài Phát thanh - TH tỉnh đã đưa tin kịp thời về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và một số văn bản chỉ đạo của tỉnh về lĩnh vực CCHC; thông tin về kết quả công tác CCHC của các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh, những điển hình thực hiện tốt công tác CCHC, đồng thời cũng nêu lên những tồn tại, hạn chế để khắc phục. Sở Văn hoá - TT & DL đã tổ chức tuyên tuyền hàng nghìn buổi tới các thôn vùng sâu, vùng cao bằng hình thức sân khấu hoá kết hợp với việc chiếu bóng lưu động phục vụ đồng bào. Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức cuộc thi “Công chức, viên chức với công tác CCHC nhà nước” và cuộc thi viết tuyên truyền về công tác CCHC thông qua việc tìm hiểu các văn bản pháp luật. Cuộc thi là nơi để cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh có điều kiện, cơ hội để hiểu hơn về công tác CCHC và những giải pháp, sáng kiến để công tác CCHCcủa tỉnh đạt được hiệu quả cao hơn. Năm 2004 và năm 2006 tỉnh Lào Cai tổ chức thàh công 2 cuộc thi: “Tìm hiểu kiến thức Quản lý nhà nước và CCHC” cho cấp cơ sở, đối tượng là: Cấp uỷ, chính quyền và đoàn thể các xã, phường, thị trân trong tỉnh Lào Cai được chính quyền, đoàn thể và nhân dân các địa phương phấn khởi hưởng ứng, tham gia sôi nổi.

Ngoài ra, tỉnh Lào Cai còn thường xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị, toạ đàm như: Hội thảo Đánh giá thực trạng và bàn giải pháp để nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính tại đơn vị, Hội nghị tập huấn công tác quản lý đất đai và bồi thường giải

4

Page 5: UBND tØnh Lµo cai

phóng mặt bằng tại Tp Lào Cai, Hội thảo nâng cao chỉ số cạnh tranh (PCI) tại Lào Cai. Tổ chức tọa đàm về công tác CCHC trong ngành thuế trên Đài Phát thanh - TH tỉnh, mở hội nghị tuyên truyền Luật Thuế, thực hiện công khai hóa các thủ tục hành chính trên phương tiện thông tin đại chúng và trên Báo điện tử Lào Cai ...

4. Kiểm tra việc thực hiện.Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên và được xác định ngay

từ đầu của Chương trình, kế hoạch CCHC hàng năm của tỉnh. Theo kế hoạch CCHC, cơ quan thường trực xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và phối hợp giữa các cơ quan liên quan, tổ chức thường xuyên hoặc đột xuất tại tất cả các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Từ năm 2002 đến năm 2009, mỗi năm tỉnh tổ chức được từ 01 đến 02 đợt kiểm tra, giám sát. Trọng tâm việc kiểm tra giám sát là kết quả triển khai thực hiện kế hoạch CCHC của các cơ quan, đơn vị; tình hình và kết quả hoạt động của cơ chế “một cửa” của các cơ quan, đơn vị.

Phương pháp kiểm tra, giám sát cũng được từng bước đổi mới, thay thế cách kiểm tra truyền thống là nghe đơn vị báo cáo bằng phương pháp kiểm chứng kết quả cụ thể do cơ quan, đơn vị thực hiện trong năm kế hoạch, đánh giá những kết quả đã làm được và những việc chưa đạt được, xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục. Bằng biện pháp này, năm 2007 và năm 2008 Sở Nội vụ kiểm tra toàn diện về kết quả thực hiện công tác CCHC của các sở, ban ngành tỉnh, các huyện, Tp và các xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, để đánh giá một cách khách quan, năm 2009 tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Công ty tư vấn độc lập Nguồn việt (Vietinsight) tổ chức điều tra, khảo sát về hiệu quả dịch vụ “một cửa” tại 51 xã, 9 huyện, Tp và 4 sở ngành của tỉnh. Mục tiêu của cuộc điều tra là đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ chế “một cửa” trên toàn tỉnh thông qua ý kiến của cán bộ và của công dân về nhận thức cũng như mức độ hài lòng của họ đối với các dịch vụ “một cửa”.

5. Công tác sơ kết, tổng kết cải cách hành chính.Năm 2006 Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh tổ chức tổng kết thực hiện công tác cải

cách hành chính tỉnh giai đoạn I (2001-2005), đồng thời xây dựng cụ thể kế hoạch thực hiện giai đoạn II (2006-2010).

Trong 5 năm đầu của Chương trình tổng thể, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, điều hành của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh (hiện nay là thường trực CCHC tỉnh) đã bám sát Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010, công tác CCHC từ tỉnh đến cơ sở đã được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, có sự phối hợp của các đoàn thể quần chúng, nên bước đầu đã có chuyển biến ở các nội dung CCHC.

Tuy nhiên, công tác CCHC giai đoạn này còn bộc lộ nhiều thiếu sót, đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ, công chức được bố trí làm việc tại bộ phận :một cửa” chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí vừa làm, vừa phải rút kinh nghiệm. Tốc độ CCHC còn chậm, chưa nhất quán, hiệu quả quản lý nhà nước còn thấp, bộ máy còn cồng kềnh, thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà, chưa tiến kịp yêu cầu cải cách kinh tế - xã hội. Việc triển khai thực hiện có lúc, có những việc còn lúng túng cả về nội dung và cách làm.

5

Page 6: UBND tØnh Lµo cai

Trong giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh Lào Cai đã tích cực thực hiện các nội dung của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước. Với sự cố gắng của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp và lãnh đạo các sở, ban, ngành; công tác CCHC từ tỉnh tới cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực. Kết quả đạt được rõ nhất trong giai đoạn này là: đưa công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” đi vào chiều sâu; rà soát thủ tục theo Đề án 30 của Chính phủ và ban hành Bộ thủ tục hành chính chuẩn đối với cơ quan hành chính nhà nước các cấp; từng bước ứng dụng CNTT vào quản lý hành chính nhà nước của tỉnh.

III- TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ CÁC NỘI DUNG CẢI CÁCH:1- Cải cách về thể chế:1.1 - Công tác rà soát và ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL): a- Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: - Kết quả công tác tham gia ý kiến dự thảo văn bản: Từ năm 2001 đến năm

2010, đối với cấp tỉnh đã thực hiện tham gia ý kiến 699 dự thảo văn bản (của các cơ quan trung ương và địa phương), trong đó: có 292 văn bản QPPL, 407 các văn bản khác. Đối với cấp huyện: đã thực hiện tham gia ý kiến 850 dự thảo văn bản, trong đó: văn bản QPPL là 195; các loại văn bản khác là 655.

- Kết quả công tác thẩm định dự thảo văn bản QPPL: Cấp tỉnh đã thực hiện thẩm định 292 dự thảo văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành; cấp huyện: đã thẩm định được 270 dự thảo văn bản QPPL do UBND huyện ban hành.

- Kết quả công tác kiểm tra văn bản QPPL: Cấp tỉnh: tính từ năm 2004 đến tháng 5 năm 2010, đã thực hiện tự kiểm tra 289/312 văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành và đã phát hiện 79 văn bản có sai sót. Kiểm tra theo thẩm quyền 302/332 văn bản QPPL do HĐND, UBND cấp huyện ban hành, qua kiểm tra đã phát hiện 84 văn bản QPPL có sai sót. Cấp huyện đã thực hiện tự kiểm tra 508 văn bản, phát hiện và xử lý 54 văn bản; tiếp nhận và kiểm tra theo thẩm quyền 1.088 văn bản do HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn ban hành, phát hiện 168 văn bản có sai sót, đã xử lý theo quy định.

b - Công tác ban hành văn bản QPPL: Cấp tỉnh đã ban hành 713 văn bản QPPL, trong đó: 73 Nghị quyết, 547 Quyết

định, 86 Chỉ thị. Cấp huyện đã ban hành được 985 văn bản QPPL, bao gồm: 316 Nghị quyết, 419 quyết định, 249 chỉ thị, 02 văn bản hành chính chứa đựng QPPL. Cấp xã đã ban hành được 3.488 văn bản QPPL, bao gồm: 1.915 Nghị quyết; 1.460 Quyết định; 68 Chỉ thị; 45 văn bản hành chính chứa đựng QPPL.

c- Công tác rà soát rà soát văn bản QPPL:- Cấp tỉnh: từ năm 2001 đến năm 2007 đã rà soát 2.967 văn bản, lập danh

mục 839 văn bản QPPL; năm 2009 rà soát 804 văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành từ 01/10/1991 đến 30/6/2009. Kết quả xác định: Văn bản hết hiệu lực là 257, (gồm: 231 văn bản hết hiệu lực toàn bộ, 26 văn bản hết hiệu lực một phần).Văn bản còn hiệu lực là 573, (gồm: 547 văn bản còn hiệu lực toàn bộ, 26 văn bản còn hiệu lực một phần). Bãi bỏ 195 văn bản, gồm: 13 Nghị quyết, 138 quyết

6

Page 7: UBND tØnh Lµo cai

định, 42 Chỉ thị, 02 công văn, có nội dung không phù hợp tình hình thực tế của địa phương, hoặc đã được quy định tại bản khác nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ. Sửa đổi, bổ sung cho phù hợp là 12 văn bản, gồm: 02 Nghị quyết, 10 quyết định. Ban hành mới thay thế là 72 văn bản, gồm: 05 Nghị quyết, 45 quyết định, 22 Chỉ thị và công bố hết hiệu lực đối với những văn bản không còn áp dụng thực hiện.

- Cấp huyện: Đã rà soát 17.403 văn bản; trong đó trực tiếp rà soát về nội dung 959 văn bản QPPL. Kết quả xác định được: 469 văn bản còn hiệu lực, 490 văn bản hết hiệu lực, đề nghị hủy bỏ: 01 văn bản, bãi bỏ: 02 văn bản, sửa đổi bổ sung: 31 văn bản, ban hành mới thay thế: 28 văn bản.

- Cấp xã: Đã rà soát 1.494 văn bản, xác định có 458 văn bản còn hiệu lực, 1.036 văn bản hết hiệu lực. Hầu hết các xã mới chỉ thực hiện phân loại, lập danh mục văn bản QPPL, rà soát để xác định hiệu lực của văn bản, chưa thực hiện xử lý kết quả rà soát văn bản.

1.2 - Cải cách về thủ tục hành chính:a- Công tác rà soát thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ:Ngày 20/8/2009 UBND tỉnh Lào Cai đã hoàn thành giai đoạn 1 thống kê các thủ

thực hành chính và ban hành các Quyết định công bố bộ TTHC áp dụng tại các sở, ban, ngành thuộc tỉnh. Theo đó, tổng số TTHC áp dụng tại tỉnh Lào Cai có 1842 thủ tục, trong đó:

- Các sở, ngành thuộc tỉnh có : 674 TTHC; cấp huyện: 189 TTHC; cấp xã :168 TTHC ( với số thủ tục là 1031).

- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn: 811 TTHCNgày 29/3/2010 tỉnh Lào Cai đã hoàn thành giai đoạn 2 rà soát thủ tục hành

chính theo thống kê TTHC giai đoạn 1. UBND tỉnh đã ban hành quyết định thông qua phương án đơn giản hoá TTHC thuộc tỉnh và phương án kiến nghị đơn giản hoá TTHC thuộc thẩm quyền các bộ, ngành, Chính phủ.

Kết quả rà soát thủ tục hành chính cụ thể như sau: - Tổng số thủ tục hành chính được rà soát là 1180, trong đó cấp tỉnh là 851, cấp

huyện là 161, cấp xã là 168. - Số TTHC được kiến nghị giữ nguyên là 281 thủ tục.- Số thủ tục có kiến nghị chung thuộc thẩm quyền của tỉnh là 554 thủ tục (đạt

46,9%), trong đó số thủ tục hành chính có kiến nghị đơn giản hoá là 55 thủ tục. - Số thủ tục hành chính có kiến nghị chung thuộc thẩm quyền của trung ương là

576 thủ tục (đạt 48%), trong đó số TTHC có kiến nghị đơn giản hoá là 518/576.Tổng số thủ tục hành chính qua rà soát có kiến nghị đạt chỉ tiêu quy định khá

cao là 901/1180 (đạt 76%); số TTHC có kiến nghị đơn giản hoá là 519/1180(đạt 43,98 %) . Hiện nay tỉnh Lào Cai đang tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 3 thực thi phương án đơn giản hoá TTHC theo kế hoạch.

b- Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”.Thực hiện Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg, ngày 04/9/2003 của Thủ tướng

Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước địa phương. Năm 2004 tỉnh Lào Cai tổ chức triển khai thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa” tại 4 đơn vị: huyện Sa Pa, Bảo Thắng, Mường

7

Page 8: UBND tØnh Lµo cai

Khương, Tp Lào Cai và 4 sở, ngành, 02 đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh. Năm 2005 triển khai thực hiện ”một cửa” tại các huyện còn lại và 94 xã, phường, thị trấn.

Đến nay cấp tỉnh đã triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” tại 8 sở, ban, ngành: Sở Tài nguyên - MT, Sở Xây dựng, Sở Lao động - TB & XH, Sở Kế hoạch - ĐT, Sở Công thương, Sở Giao thông – VT, Ban quản lý khu Kinh tế cửa khẩu, Ban quản lý các khu công nghiệp. Các đơn vị đang triển khai thực hiện là Sở Y tế, Sở Giáo dục, Sở Văn hoá - TT & DL, Sở KH&CN. Một số cơ quan, đơn vị của Trung ương đóng tại địa phương cũng triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” như: Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh, Cục Hải quản tỉnh. Đối với cấp huyện đã triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” tại 9/9 huyện, Tp. Đối với cấp xã: đã triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” tại 154/164 xã, phường, thị trấn; còn 10 xã chưa triển khai thực hiện của huyện Si Ma Cai đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép chưa thực hiện cơ chế “một cửa” đó là: Nàn Sán, Sán Chải, Lử Thẩn, Lùng Sui, Cán Hồ, Quan Thần Sán, Bản Mế, Mản Thẩn, Nàn Sín, Thào Chư Phìn.

Nnăm 2008 đã triển khai thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” tại Sở Tài nguyên - MT và Sở Kế hoạch – ĐT. Nhìn chung bước đầu thực hiện tương đối tốt, hiện nay đang tiếp tục hoàn thiện mô hình hoạt động này. Năm 2009 Sở Lao động - TBXH, Sở Công Thương và UBND Tp Lào Cai đã xây dựng thí điểm Đề án “một cửa liên thông” (UBND Tp Lào Cai thực hiện thí điểm trên các lĩnh vực đất đai, quản lý đô thị, cấp phép kinh doanh, hộ tịch, lao động TB & XH tại UBND các phường Kim Tân, Cốc Lếu, Duyên Hải và Pom Hán).

1.3- Xây dựng và thực hiện các nhóm cơ chế chính sách nhằm khuyến

khích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.Các nhóm cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội

trên địa bàn tỉnh được từng bước hoàn thiện, góp phần góp phần tạo ra môi trường thông thoáng, nhằm thu hút đầu tư, kích thích và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai. Trong những năm qua, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều chính sách, trong đó có:

- Chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu vực kinh tế trọng điểm thuộc khu vực kinh tế cửa khẩu;

- Chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư và kinh doanh trong khu thương mại Kim Thành và trung tâm thương mại cửa khẩu quốc tế Lào Cai;

- Chính sách hỗ trợ đào tạo và thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao và nghệ nhân làm việc tại Lào Cai ;

- Chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản.

1.4- Về thực hiện quy chế dân chủ.Thực hiện Nghị định số 79/2003/NĐ-CP về thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp

xã, Nghị định số 71/1998/NĐ-CP về thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ và ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Ban chỉ đạo tỉnh đã chọn phường Lào Cai (Tp Lào Cai) thị trấn Phố Lu (huyện Bảo Thắng), xã Sa Pả (huyện Sa Pa) để

8

Page 9: UBND tØnh Lµo cai

tiến hành làm điểm. Sau đó tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cả 3 loại hình trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đều thực hiện khá nghiêm túc quy chế dân chủ: các việc thủ trưởng cơ quan phải thông báo, các việc trong cơ quan được bàn bạc trước khi thủ trưởng ra quyết định, các việc cán bộ, công chức giám sát, kiểm tra, các việc nhân dân được biết, được bàn và thực hiện quyền kiểm tra, giám sát. Việc thực hiện QCDC đã tác động tích cực đến việc sửa đổi lề lối làm việc, tác phong, tinh thần, thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp và công nhân lao động theo hướng dân chủ, công khai hoá, phục vụ ngày càng tốt hơn, góp phần xây dựng đời sống văn hoá nơi công sở, khu dân cư...

2. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính:

2.1- Về sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan HCNH giai đoạn 2001 - 2010.

a- Kết quả chủ yếu đạt được.- Giai đoạn 2001 - 2005:+ Đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh: Đã thực hiện việc sắp

xếp, điều chỉnh lại một số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo Nghị định 12/NĐ-CP ngày 27/3/2001 của Chính phủ. Sau khi sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh còn 21 cơ quan (trong đó có Ban Ngoại vụ và biên giới là cơ quan đặc thù địa phương), giảm 01 đơn vị so với thời điểm trước 2001.

Năm 2004, mô hình tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thực hiện theo Nghị định số 171/2004/NĐ - CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và cấp huyện. Theo đó, cấp tỉnh sau khi sắp xếp có 22 sở, ban, ngành (trong đó có Sở Thể dục thể thao và Sở Ngoại vụ).

Căn cứ các Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, xác định lại chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đối với một số sở, ban, ngành, nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp, bỏ sót nhiệm vụ; rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bên trong của các sở, ban, ngành. Qua rà soát đã quy định lại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị, như: Sở Thương mại và DL, Sở Công nghiệp, Sở Tài nguyên - MT, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Văn phòng UBND tỉnh , Văn phòng HĐND và Đoàn ĐBQH, Sở Văn hóa - TT, Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch - ĐT, Sở Tài chính, Sở Giáo dục - ĐT, Sở Thể dục - TT, Ủy ban Dân số gia đình và Trẻ em…

Tỉnh Lào Cai tăng cường phân cấp quản lý cho các huyện, thành phố, trên nguyên tắc “phân cấp đi đôi với phân quyền, việc nào do cấp nào làm tốt, nhanh, hiệu quả thì nên phân cấp cho cấp đó”; đặc biệt trên lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản, ngân sách, giáo dục, nông lâm nghiệp...

+ Đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh: chuyển giao Nhà thiếu nhi cho Tỉnh đoàn quản lý, thành lập Vườn Quốc gia Hoàng Liên, nâng cấp trường Trung

9

Page 10: UBND tØnh Lµo cai

học Y tế, Trường Công nhân Kỹ thuật trực thuộc UBND tỉnh . Ngoài ra một số đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ngành cũng được kiện toàn (giải thể, thành lập mới) theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNN, Sở Y tế, Sở Công nghiệp Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo

+ Đối với cấp huyện: Đã thực hiện việc sáp nhập 2 thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường thành thị xã Lào Cai (theo NĐ 16/2002/NĐ-CP ngày 31/01/2002 của Chính phủ). Triển khai thực hiện Nghị quyết số 22/2003/QH 11 của Quốc hội khoá 11 về việc tách huyện Than Uyên tỉnh Lào Cai chuyển về tỉnh Lai Châu quản lý từ 01/01/2004; đề nghị Bộ Xây dựng quyết định nâng cấp thị xã Lào Cai thành đô thị loại III, trình Chính phủ thành lập Thành phố Lào Cai (được phê duyệt tại Nghị định số 195/2004/NĐ-CP ngày 30/11/2004, chính thức là Tp Lào Cai từ 01/02/2005).

Về việc sắp xếp, điều chỉnh lại một số cơ quan chuyên môn cấp huyện được thực hiện theo Nghị định 12/NĐ-CP, ngày 27/3/2001 của Chính phủ; các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện được sắp xếp gồm 10 phòng, thành phố 11 phòng, đảm bảo đúng trình tự quy định của Trung ương. Năm 2004, thực hiện theo Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ, đã tập chung rà soát, hướng dẫn xây dựng lại chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban chuyên môn cấp huyện, thành phố phù hợp với quy định và điều kiện thực tế của địa phương; để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương, mô hình bộ máy của cấp huyện có 13 phòng, ban chuyên môn, riêng huyện Sa Pa do đặc thù là khu du lịch nên có thêm phòng Thương mại-Du lịch. Các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND các huyện, Tp, gồm: Trung tâm văn hoá Thông tin - TT; Đài truyền thanh - Truyền hình; Ban Quản lý xây dựng cơ bản; Ban quản lý chợ.

Việc phân cấp quản lý cho các huyện, thành phố được triển khai thực hiện trên các lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản, ngân sách, giáo dục, nông lâm nghiệp...

- Giai đoạn 2006 - 2010:+ Đối với các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh: Thực hiện Nghị định số

122/2005/NĐ.CP ngày 04/10/2005 của Chính quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng, tháng 7/2006 UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh phê chuẩn và quyết định thành lập Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Lào Cai. Tại thời điểm này, tỉnh Lào Cai có 24 cơ quan hành chính cấp tỉnh, gồm: 142 phòng, ban, chi cục. Tháng 7/2007 chuyển Chi cục Kiểm lâm (thuộc UBND tỉnh) về Sở Nông nghiệp-PTNT, giảm 01 đầu mối. Năm 2008, thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo đó, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai được tổ chức sắp xếp lại thành 19 cơ quan, giảm 4 cơ quan so với Nghị định 171/2004/NĐ-CP.

+ Đối với cấp huyện: Năm 2006 và năm 2007 các cơ quan chuyên môn cấp huyện cơ bản ổn định, với tổng số 119 phòng, ban; mỗi huyện, Tp thống nhất 13 phòng, ban; riêng huyện Sa Pa và huyện Bắc Hà 14 phòng, ban. Năm 2008, thực hiện Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 643/QĐ-UBND ngày 25/3/2008 về việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thành phố, theo đó các cơ quan chuyên môn (phòng, ban)

10

Page 11: UBND tØnh Lµo cai

thuộc UBND huyện, Tp thuộc tỉnh Lào Cai được sắp xếp thống nhất mỗi huyện, Tp 12 phòng, ban; tổng số toàn tỉnh còn 108 phòng, ban, giảm 11 phòng, ban.

Thực hiện Nghị định số 12/2010/NĐ-CP ngày 26/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, UBND tỉnh đã quyết định đổi tên Phòng Công thương thuộc UBND các huyện thành Phòng Kinh tế và Hạ tầng; HĐND tỉnh kỳ họp thứ 19 cũng đã Nghị quyết phê chuẩn việc thành lập Phòng Dân tộc thuộc UBND các huyện, thành phố.

b- Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:Những tồn tại: Việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ đối với một

số cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp huyện còn chưa kịp thời. Việc rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong một số cơ quan, đơn vị còn chậm.

Số lượng đầu mối các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện tuy có giảm, nhưng nhìn chung cơ cấu bên trong đều tăng, kéo theo tăng số lượng biên chế hành chính và sự nghiệp. Xu hướng nâng cấp tổ chức còn khá phổ biến cũng dẫn đến gia tăng tổ chức bên trong, tăng biên chế.

Nguyên nhân: Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định, các Bộ, ngành ban hành Thông tư hướng dẫn chưa kịp thời nên tỉnh không có căn cứ triển khai cụ thể tại địa phương .

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế. Trong quá trình sắp xếp cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện vẫn còn có hiện tượng xáo trộn, ngại sắp xếp do ảnh hưởng đến quyền lợi của một bộ phận cán bộ, công chức.

Tổ chức thực hiện chưa thực sự tốt và chưa thực sự có hiệu quả các chủ trương, thể chế đã đã được phân cấp, việc phân định nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan hành chính với nhiệm vụ đơn vị sự nghiệp dịch vụ công chưa rõ ràng.

Bài học kinh nghiệm:- Xây dựng và tổ chức thực hiện các Chương trình hành động về CCHC,

sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước phải phù hợp với Chương trình tổng thể của Chính phủ. Việc tổ chức thực hiện các Chương trình hành động phải gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính của các cơ quan, đơn vị.

- Việc chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch cần có sự quyết tâm của lãnh đạo các cấp các ngành; phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ CCHC, về công tác tổ chức bộ máy đặc biệt là các đơn vị thuộc diện tổ chức sắp xếp, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của đội ngũ cán bộ, công chức.

- Có kế hoạch triển khai thực hiện, xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp bảo đảm thực hiện, thời gian thực hiện, đồng thời tổ chức và kiểm tra việc thực hiện, đánh giá, kiểm điểm tiến độ triển khai thực hiện đối với từng đơn vị.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để có sự thống nhất cao về nhận thức, tư

11

Page 12: UBND tØnh Lµo cai

tưởng và hành động trong công tác CCHC nói chung và công tác cải cách sắp xếp tổ chức bộ máy nói riêng.

2.2 - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm đối với các quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp:

Ngày 28/10/2008, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 53/2008/QĐ-UBND quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng năm của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Quyết định số 54/2008/QĐ-UBND quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Lào Cai. Qua triển khai thực hiện, kết quả như sau:

Năm 2008, với tổng số 30 cơ quan, đơn vị, trong đó:- Xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 22 đơn vị, (gồm 19 cơ quan hành

chính; 3 đơn vị sự nghiệp);- Xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ: 05 đơn vị sự nghiệp;- Không xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ: 03 đơn vị, (gồm 2 cơ quan

hành chính, 1 đơn vị sự nghiệp).Năm 2009, với tổng số 30 cơ quan, đơn vị, trong đó:- Xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 18 đơn vị, (gồm 16 cơ quan

hành chính; 2 đơn vị sự nghiệp);- Xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ: 12 đơn vị, (gồm 6 cơ quan hành chính;

6 đơn vị sự nghiệp).

2.3- Triển khai xây dựng mô hình dịch vụ công tại khu hành chính mới của tỉnh.

Nhằm từng bước hiện đại hoá nền hành chính nhà nước của tỉnh, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh chủ trương xây dựng các cơ quan hành chính của tỉnh tại Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường theo mô hình hợp khối.

Khu hành chính mới của tỉnh được xây dựng từ năm 2004 đến nay đã cơ bản hoàn thành, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và nhiều cơ quan đã chuyển về làm việc tại trụ sở mới. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng Đề án dịch vụ công tại khu hành chính mới của tỉnh. Ngày 19/9/2009 phương án tổ chức quản lý và dịch vụ công sở các trụ sở hợp khối tỉnh Lào Cai đã được UBND tỉnh phê duyệt (tại Quyết định số: 3290/QĐ-UBND), giao Trung tâm tư vấn và dịch vụ tài chính thuộc Sở Tài chính trực tiếp quản lý điều hành.

2.4- Việc tổ chức thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND cấp huyện và phường.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và kế hoạch của Chính phủ, ngày 19/3/2009 Tỉnh uỷ Lào Cai đã ban hành Quyết định số 564-QĐ-TU thành lập Ban chỉ đạo tỉnh thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, phường tỉnh Lào Cai. Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thực hiện cho các huyện, thành phố trong tỉnh.

12

Page 13: UBND tØnh Lµo cai

UBND tỉnh đã phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh hướng dẫn kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ 2004 - 2009 đối với HĐND huyện, phương, hướng dẫn đề cương báo cáo tổng kết tại kỳ họp của HĐND huyện, phường nhiệm kỳ 2004 - 2009. Chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với các Ban Đảng Tỉnh uỷ thực hiện tốt công tác cán bộ.

Tháng 5/2009, việc triển khai thí điểm không tổ chức HĐND huyện, phường của tỉnh Lào Cai đã được thực hiện xong, đảm bảo đúng tiến độ thời gian và quy định của Trung ương. Công tác cán bộ được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2009/TT-BNV ngày 19/3/2009 của Bộ Nội vụ. UBND các huyện, phường được kiện toàn đang đi vào hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

3- Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:a- Kết quả chủ yếu đạt được: - Về công tác tuyển dụng:

+ Giai đoạn 2001-2005: Việc triển khai thực hiện Pháp lệnh cán bộ công chức và các Nghị định của Chính phủ về cán bộ công chức được UBND tỉnh Lào Cai quán triệt thực hiện nghiêm túc. Đối với nguồn nhân lực là công chức, viên chức để tuyển cho các sở, ngành, huyện, Tp được thực hiện theo hình thức thi tuyển; riêng viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo thực hiện việc tuyển dụng theo hình thức xét tuyển tại Thông tư số 24/2002/TTLT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ). Tổng số cán bộ công chức, viên chức có mặt tính đến năm 2005 là: 15.615 cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó: Trình độ đào tạo trên đại học là 101 người; trình độ đại học là 2861 người; trình độ cao đẳng 3017 người; trình độ trung cấp 6981 người; chưa qua đào tạo là 2655 người.

+ Giai đoạn 2006-2010: Trên cơ sở quy định của các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngày 18/12/2006 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 88/2006/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức của Nhà nước thuộc tỉnh Lào Cai. Thông qua phân cấp, thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và tự chủ kinh phí theo tinh thần Nghị định 130/2005/NĐ-CP, Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã thể hiện rõ; đây là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả công tác của đơn vị, đẩy mạnh công tác xã hội hoá một số lĩnh vực như giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao... Đồng thời đã thể hiện sự phân định rõ giữa ba loại hình công chức hành chính; viên chức sự nghiệp; cán bộ, công chức cấp xã, từ đó có cơ chế quản lý tương ứng, phù hợp. Theo đó, công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2006 đến năm 2009 là: 21.041 người, Trong đó: Trình độ đào tạo trên đại học là 199 người; trình độ đại học là 5591 người; trình độ cao đẳng 5001 người; trình độ trung cấp 8614 người; chưa qua đào tạo là 2655 người.

- Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức: Từ năm 2001 đến nay, Chính phủ đã nhiều lần thay đổi mức lương tối thiểu.

Hệ số lương, thang bảng lương đối với các ngạch công chức, viên chức đã được điều chỉnh theo hướng hợp lý, tách bạch và cụ thể. Tổng thu nhập của cán bộ, công chức,

13

Page 14: UBND tØnh Lµo cai

viên chức được tăng lên. UBND tỉnh Lào Cai cũng đã ban hành các quyết định về mức trợ cấp cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn, chính sách hỗ trợ đào tạo thu hút cán bộ, mỗi giai đoạn đều bổ sung, hoàn chỉnh cho phù hợp.

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Chính phủ, của Bộ Nội vụ về việc xét nâng ngạch, chuyển ngạch, xét nâng bậc lương thường xuyên, và nâng bậc lương trước thời hạn do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức hàng năm , tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nỗ lực công tác, hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ được giao.

Về tinh giản biên chế: Căn cứ Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ, UBND tỉnh đã thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với các cán bộ, công chức, viên chức không đảm bảo được sức khỏe, trình độ và khả năng thực thi công vụ. Kết quả tinh giản biên chế giai đoạn 2001 - 2005 là 481 người, trong đó: Nghỉ hưu trước tuổi: 421 người, thôi việc 60 người. Tổng số tiền chi trả cho các đối tượng tinh giản biên chế là 12.084.886.250 đồng. Tinh giản biên chế theo Nghị định số 132/2006/NĐ-CP: tính đến thời điểm hiện nay, được 837 người, trong đó, nghỉ hưu trước tuổi là 789 người và nghỉ thôi việc là 48 người.

- Về công tác bố trí và sử dụng và bổ nhiệm cán bộ: Thực hiện các quy định của Trung ương, của tỉnh về đánh giá bổ nhiệm, bổ

nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Lào Cai, UBND tỉnh đã chỉ đạo đánh giá nhận xét cán bộ đúng phẩm chất, đạo đức và năng lực cán bộ... để quy hoạch và bổ sung cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp các ngành trong tỉnh. Nhìn chung, trình độ của cán bộ quản lý và cán bộ lãnh đạo được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại được nâng lên về chuyên môn, nghiệp vụ, từng bước trẻ hóa được đội ngũ cán bộ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giao. Tuy nhiên, công tác cán bộ cũng còn có mặt hạn chế, công tác quy hoạch cán bộ cho từng cấp và từng ngành và cho từng chức danh... làm chưa thực sự khoa học, có nơi có lúc chưa gắn quy hoạch với công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ cho từng lĩnh vực, từng ngành, từng cấp một cách hợp lý.

Với những kinh nghiệm trên, từ năm 2006 trở lại đây, công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm cán bộ đã thực hiện đúng quy trình, đúng quy hoạch, công khai, minh bạch chú trọng sử dụng cán bộ nữ, cán bộ dân tộc ít người. Số cán bộ lãnh đạo được bổ nhiệm từ năm 2006 đến tháng 6/2010 là: 927 người.

- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng: + Giai đoạn 2001-2005: Thực hiện Quyết định số 74/QĐ-TTg ngày 07/5/2001

của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Tỉnh uỷ Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TU về phát triển nguồn nhân lực nhằm từng bước xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh Lào Cai. Theo đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức theo chức danh tiêu chuẩn Nhà nước ở mỗi cấp, mỗi ngành. Việc đào tạo, bồi dưỡng được gắn với quy hoạch và sử dụng theo một quy trình chặt chẽ. Từ năm 2001 đến năm 2005 tỉnh Lào Cai đã tổ chức đào tạo tại Trung ương và liên kết đào tạo tại tỉnh cho 21.773 lượt người về các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, lý luận chính trị, công tác đoàn thể, đào tạo nghề cho cán bộ, công chức, học sinh là con

14

Page 15: UBND tØnh Lµo cai

em các dân tộc của tỉnh, trong đó đào tạo văn hoá cho cán bộ cơ sở được 4.979 người; tổ chức bồi dưỡng được 89.071 lượt người. Đồng thời tỉnh Lào Cai đã liên kết với Trường Đại học Vân Nam - Trung Quốc để đào tạo Đại học chuyên ngành Tiếng Trung cho 34 cán bộ, công chức của tỉnh. Liên kết với Học viện Hồng Hà (Vân Nam - Trung Quốc) đào tạo cho gần 200 học sinh là con em các dân tộc trên địa bàn tỉnh có trình độ Đại học ở một số ngành cần thiết cho tỉnh Lào Cai. Tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 39/2002/QĐ-UB ngày 06/12/2002 về Chính sách hỗ trợ đào tạo và thu hút cán bộ. Tính đến tháng 12 /2005 đã hỗ trợ được 1.497 người, với số tiền hỗ trợ 2.500 triệu đồng và thu hút được 1.428 lao động ở tỉnh ngoài đến Lào Cai làm việc, trong đó có 343 người có trình độ Đại học.

+ Giai đoạn 2006 đến 6/2010: Để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn; UBND tỉnh đã chỉ đạo cụ thể hoá Đề án số 01-ĐA/TU ngày 29/12/2006 của Tỉnh ủy Lào Cai. Đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên môn, tỉnh, huyện, xã đặt mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phấn đấu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ từ tỉnh tới cơ sở, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Để đạt được mục tiêu trên, từ năm 2006 đến năm 2010: tập trung đào tạo, bồi dưỡng trình độ đại học chuyên môn; trình độ cao cấp, trung cấp lý luận chính trị; trình độ về ngoại ngữ, tin học; bồi dưỡng quản lý nhà nước cao, trung cấp, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và lựa chọn một số cán bộ trẻ, có triển vọng ở các ngành kinh tế của tỉnh sang đào tạo tại Trung Quốc. Trong đào tạo đã chú trọng xây dựng kế hoạch vừa đào tạo cho trước mắt vừa đào tạo cán bộ, công chức chất lượng cao (sau đại học) của ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn của tỉnh cho giai đoạn sau 2010-2015. Riêng đối với đội ngũ cán bộ cơ sở: Tập trung đào tạo văn hóa theo 3 vùng từ trình độ Tiểu học (vùng 3), Trung học cơ sở (vùng 2), Trung học phổ thông (vùng 1); đào tạo, bồi dưỡng Trung, Sơ cấp lý luận chính trị và quản lý Nhà nước, gắn lý luận với kỹ năng; tại Tp Lào Cai đã có Đề án đào tạo đại học chuyên môn cho Bí thư, Chủ tịch xã, phường; đã hoàn thành kế hoạch đào tạo mỗi xã có 01 đại học nông nghiệp; từ 1-2 trung cấp nông lâm nghiệp; tập trung đào tạo nghề mỗi năm khoảng 10 ngàn người; bồi dưỡng kiến thức khuyến nông, lâm đảm bảo số lượng, chất lượng cán bộ chuyên môn cấp xã có trình độ chuyên môn từ Trung cấp trở lên. Kết quả cụ thể:

+ Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ:. Bác sĩ chuyên khoa cấp I: 02 lớp, với 61 học viên.. Đại học tại chức, từ xa (sư phạm, hành chính, tài chính kế toán, luật, báo chí,

nông nghiệp, địa chính, xây dựng, giao thông, thể dục thể thao) 51 lớp, với 3.350 học viên.

. Cao đẳng sư phạm và công nghệ thông tin 124 lớp, với 5602 học viên; trong đó tại chức là 37 với 1780 học viên.

. Trung cấp (sư phạm, y tế, hành chính, văn phòng, nông lâm nghiệp, quản lý đất đai, địa chỉnh, kế toán, luật, công an, thanh vận, phụ vận): Tổng số 187 lớp, với 9728 học viên; trong đó tại chức 108 lớp, với 5179 học viên.

. Sơ cấp Y: 18 lớp, với 594 học viên.+ Đào tạo cử nhân, cao cấp lý luận chính trị và cử nhân xây dựng Đảng -

chính quyền nhà nước:

15

Page 16: UBND tØnh Lµo cai

. Cử nhân: Tổng số 3 lớp, với 265 học viên.

. Cao cấp lý luận chính trị: 5 lớp, với 581 học viên.

. Cao cấp, cử nhân chính trị hệ tập trung: 419 người.

. Trung cấp Lý luận chính trị: 38 lớp, với 1.891 học viên (trong đó cán bộ cơ sở 1.227 học viên), đào tạo chức danh xã đội trưởng 3 lớp với 189 học viên.

+ Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ công tác Đảng, đoàn thể, chính quyền.

. Tại Trường chính trị tỉnh: 134 lớp, với 7.702 học viên.

. Tại các huyện, Tp, Đảng uỷ trực thuộc, sở, ngành ...trên 22.000 lượt cán bộ/năm.

b- Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân:

- Tồn tại, hạn chế: Cán bộ thuộc một số lĩnh vực trọng yếu của tỉnh còn thiếu. Phần lớn cán bộ, công chức trình độ ngoại ngữ, tin học thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cơ cấu cán bộ tuổi trẻ tuy có tăng về số lượng và trình độ đào tạo nhưng một bộ phận có biểu hiện ngại đi cơ sở.

Tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số còn thấp, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế, cơ cấu đội ngũ cán bộ, phân bổ chưa đồng đều. Một bộ phận nhỏ chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới về kiến thức và năng lực; phương pháp công tác, tham mưu chưa kịp thời, hiệu quả thấp, tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao, ngại học tập, nghiên cứu để cập nhật và nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ...

- Nguyên nhân: Trong công tác xây dựng nguồn nhân lực chưa tạo ra tính đột phá mạnh mẽ trong công tác đánh giá, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ trong đó có cán bộ là người dân tộc thiểu số; chiến lược về công tác đào tạo chưa thực sự khoa học, tình trạng đào tạo nhưng không bố trí sử dụng được hoặc bố trí không đúng chuyên ngành vẫn còn phổ biến. Do quá chú trọng bằng cấp nên đào tạo tràn lan, chất lượng và hiệu quả không cao, đặc biệt là loại hình đào tạo tại chức....

Chính sách hỗ trợ đào tạo và thu hút cán bộ của tỉnh không còn đủ mạnh để thu hút cán bộ khoa học, kỹ thuật, nghệ nhân, công nhân có trình độ tay nghề cao...

4- Cải cách tài chính công:a- Kết quả chủ yếu đạt được:- Việc phân cấp quản lý tài chính công và ngân sách.Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách được thực hiện

theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Phân cấp ngân sách phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của HĐND và UBND các cấp. Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh quyết định một số chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu ngân sách phù hợp với quy định. Việc phân cấp và phân bổ dự toán Ngân sách đã phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của HĐND và UNBD các cấp; trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhiệm vụ thuộc cấp nào thì giao cho cấp đó quản lý và đảm bảo ngân sách để thực hiện và tạo sự chủ động cho các cấp chính quyền khai thác nguồn thu và chủ

16

Page 17: UBND tØnh Lµo cai

động điều hành chi ngân sách; ngân sách tỉnh đóng vai trò chủ đạo, đảm bảo nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Quy chế công khai tài chính được thực hiện công khai và triển khai rộng rãi ở các cơ quan, đơn vị; thông qua đó phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, tập thể người lao động và nhân dân trong đó việc kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước, huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Việc phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được thực hiện theo hướng tích cực, phù hợp với mục đích của Luật ngân sách và tình hình thực tế của địa phương, phát huy vai trò và tăng cường trách nhiệm của các cấp. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh hàng năm khá ổn định và hoàn thành vượt mức dự toán mà HĐND tỉnh thông qua. Chi thường xuyên được cân đối và bảo đảm mức chi hợp lý. Lĩnh vực sự nghiệp: y tế, giáo dục và đào tạo, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, bảo đảm xã hội…cơ bản được đáp ứng kinh phí đầy đủ, kịp thời.

Việc công khai tài chính, ngân sách tại các cấp, các ngành, nhất là đối với các đơn vị sử dụng ngân sách đã thực hiện thường xuyên; đảm bảo các quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính về đối tượng, nội dung, hình thức và thời gian công khai; tăng cường sự giám sát của các cơ quan quản lý, cán bộ, công chức và nhân dân trong công tác phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách, góp phần sử dụng ngân sách tiết kiệm, hạn chế tiêu cực, chống lãng phí.

- Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủThực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ

về thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, kinh phí đối với các cơ quan nhà nước và Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Liên bộ Tài chính-Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, UBND tỉnh đã quán triệt, yêu cầu các đơn vị quản lý hành chính phải thực hiện chế độ tự chủ theo quy định. Đến nay, các cơ quan hành chính cấp tỉnh đã thực hiện chế độ tự chủ theo hướng dẫn với tổng số là 49 đơn vị.

Các cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đều xây dựng quy chế làm việc, đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, tăng cường quyền tự chủ theo cơ chế mới, tạo điều kiện nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.

- Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.Tổng số đơn vị sự nghiệp công lập: 298 đơn vị; trong đó: số đơn vị sự nghiệp

giáo dục đào tạo 167 đơn vị, y tế: 47 đơn vị, văn hóa thông tin - thể dục thể thao: 18 đơn vị, sự nghiệp PT-TH: 11 đơn vị, sự nghiệp kinh tế: 49 đơn vị, sự nghiệp khác: 06 đơn vị.

- Tổng số đơn vị đã giao tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP: 281/281 đơn vị, bằng 100%.

- Phân loại 281 đơn vị chia ra:

17

Page 18: UBND tØnh Lµo cai

+ Đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: 04 đơn vị.+ Đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: 45 đơn vị. + Đơn vị do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: 232 đơn vị.

- Thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ.Theo quy định của Chính phủ, đối với tỉnh Lào Cai, hiện nay các tổ chức sự

nghiệp này được thành lập có quy mô rất nhỏ về tài lực, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu, năng lực cán bộ còn ít về số lượng và hạn chế về chất lượng chuyên môn; đặc biệt là các tổ chức này không có sản phẩm rõ ràng và ổn định. Các đơn vị này hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ được giao. Hàm lượng khoa học không nhiều. Cho nên khi thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP gặp nhiều khó khăn.

Căn cứ các tiêu chuẩn điều kiện qui định của Thông tư số 10/2005/TT-BKHCN về hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ. UBND tỉnh đã giao cho Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành rà soát các tổ chức khoa học và công nghệ và cấp đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho các tổ chức khoa học và công nghệ; theo đó đã cấp mới cho 2 tổ chức khoa học và công nghệ đăng ký hoạt động, đó là: Trung tâm ứng dụng Khoa học Công nghệ và Trung tâm kiểm nghiệm chất hượng hàng hoá thuộc Sở Khoa học - CN.

b. Những tồn tại, hạn chế.Về phân cấp tài chính ngân sách: Một số khoản thu Bộ Tài chính giao dự toán

cho tỉnh không phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nên khó khăn cho công tác giao dự toán của tỉnh cho các huyện, thành phố. Một số khoản thu phát sinh không ổn định và không đồng đều tại địa bàn cấp huyện, cấp xã như lệ phí trước bạ, các khoản thu về đất. Một số nhiệm vụ chi chưa quy định rõ trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện như đầu tư, duy tu, sửa chữa các công trình giao thông; tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, chi an ninh quốc phòng trên địa bàn các huyện, Tp.

Các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện theo cơ chế tự chủ như… vì vậy khó có thể tạo thu nhập tăng thêm cho người lao động khi thực hiện theo cơ chế tự chủ của Chính phủ.

Việc xây dựng định mức chi trong tình hình giá cả biến động mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các định mức và mức khoán chi, một số công tác mang tính đặc thù ngành không có đủ căn cứ để xây dựng định mức chi. Bên cạnh đó, do ngân sách địa phương hạn chế nên định mức phân bổ ngân sách cho các cơ quan còn thấp so với nhu cầu, nhiệm vụ chi của các đơn vị. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo động lực cho đơn vị, cá nhân cán bộ, công chức thực hiện chính sách. Mặt khác, việc tiết kiệm trong chi tiêu nhiều lúc, nhiều nơi còn hiện tượng lãng phí ngân sách hoặc hoạt động chuyên môn kém hiệu quả. Việc ổn định giao kế hoạch cho các đơn vị được giao quyền tự chủ được ổn định nhưng do công tác lập kế hoạch không dự báo được đầy đủ những yếu tố như sự thay đổi về chính sách nên kế hoạch các năm sau chưa sát, hợp với thực tế.

18

Page 19: UBND tØnh Lµo cai

5- Hiện đại hoá nền hành chính nhà nước.a. Kết quả chủ yếu đạt được.- Kỷ luật, kỷ cương hành chính; đổi mới lề lối, phương thức làm việc.UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 41/2006/QĐ-UBND ngày

10/5/2006 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy chế làm việc của UBND tỉnh Lào Cai Khóa XIII, nhiệm kỳ 2004 – 2009. Các cơ quan, đơn vị trong tỉnh cũng ban hành quy chế làm việc tại đơn vị mình; đồng thời thường xuyên chấn chỉnh, đổi mới lề lối và phương thức làm việc theo hướng dân chủ, công khai, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hoá, đạo đức cho cán bộ, công chức.

Trong quá trình triển khai công việc thực hiện giảm hội họp, giảm các thủ tục hành chính trong nội bộ, thay đổi phương thức làm việc bằng cách trao đổi nghiệp vụ qua hệ thống thư điện tử, hệ thống mạng LAN của tỉnh; quy định rõ ràng, cụ thể và công khai hoá những giấy tờ cần thiết cho việc giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, kiên quyết loại bỏ các loại giấy tờ, thủ tục bất hợp lý, nghiêm cấm các cơ quan, công chức tự đặt ra những loại giấy tờ trái quy định; ứng dụng mạnh mẽ CNTT để giảm văn bản, giấy tờ hành chính. Tại những nơi đã bảo đảm về hạ tầng kỹ thuật, bắt buộc ứng dụng hệ thống thư điện tử vào hoạt động của cơ quan nhà nước; tận dụng triệt để hệ thống thư điện tử để trao đổi các loại văn bản, tài liệu với người dân và doanh nghiệp khi cung cấp các dịch vụ công như: về lĩnh vực y tế; công nghệ thông tin.... Tăng cường các biện pháp giáo dục, tuyên truyền, động viên cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí trong công việc; xây dựng tác phong, lề lối làm việc khoa học, hiện đại, chủ động, sáng tạo trong thực thi công vụ.

- Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước.

Thực hiện Quyết định số 144/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, năm 2008 UBND tỉnh Lào Cai đã triển khai áp dụng ISO 9001- 2000 tại 5 đơn vị: Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng UBND tỉnh; năm 2009 triển khai thực hiện tại 6 đơn vị: Sở Xây dựng, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Công thương, Sở Tư pháp, Ban Quản lý khu Kinh tế cửa khẩu, UBND Thành phố Lào Cai; năm 2010 tiếp tục áp dụng hệ thống ISO 9000: 2008 tại 7 đơn vị: Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Thông tin - Truyền thông, Sở Văn hoá - TT & DL, Sở Lao động TB&XH, văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND huyện Bảo Thắng, UBND Huyện Bát Xát; hiện nay các cơ quan này đang xây dựng quy trình hoạt động tại cơ quan, đơn vị mình.

Đến nay, toàn tỉnh có 11 đơn vị đã được Tổng cục Đo lường chất lượng Bộ Khoa học và CN cấp chứng nhận với 223 quy trình được áp dụng; 7 cơ quan, đơn vị còn lại, dự kiến sẽ được thẩm định và cấp giấy chứng nhận cuối năm 2010 sau khi có quy định cụ thể của Bộ Khoa học - CN.

- Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước.

19

Page 20: UBND tØnh Lµo cai

Giai đoạn 2001 – 2005: tỉnh Lào Cai chủ yếu triển khai các hoạt động ứng dụng theo đề án 112 của Chính phủ. Năm 2002, khai trương cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai với địa chỉ http//www.laocai.gov.vn; năm 2003, tiến hành xây dựng và khai trương cơ sở dữ liệu thị trường Tây Nam - Trung Quốc với khối lượng dữ liệu gần 6000 trang A4, được đưa lên mạng Internet, phục vụ xúc tiên thương mại - cơ hội đầu tư của thị trường ASEAN với thị trường Tây Nam - Trung Quốc; triển khai 3 phần mềm dùng chung cơ bản và một số phần mềm ứng dụng trong quản lý, điều hành. Năm 2005 mạng Intranet ngành Giáo dục Đào tạo Lào Cai được đưa vào chạy thử nghiệm. Các phần mềm của ngành giáo dục như: quản lý nhân sự, quản lý thông tin trường học, phần mềm kế toán, phần mềm tuyển sinh các trường đại học, cao đẳng được thực hiện qua hệ thống mạng.

Các hệ thống phần mềm khác được sử dụng tại một số đơn vị: Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Sở Tài chính … bước đầu đã hình thành các cơ sở dữ liệu ở các ngành nhằm tiến đến hình thành cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành.

Giai đoạn 2006-2010: được sự quan tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông và hỗ trợ của Microsoft Việt Nam, tỉnh Lào Cai đã triển khai xây dựng đồng bộ phần mềm quản lý văn bản Hồ sơ - công việc (HSCV), phần mềm thư điện tử chuyên dụng (Microsoft exchange), Cổng thông tin nội bộ (Cổng Intranet) dùng chung và Cổng thông tin điện tử (Cổng Internet) của tỉnh và 35 cổng thành viên cho các cơ quan nhà nước. Bước đầu đã cài đạt phần mềm quản lý văn bản HSCV tại 35 đơn vị (Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố) và triển khai mở rộng đến một số phòng, ban thuộc UBND các huyện, Tp có nhu cầu và điều kiện về cơ sở hạ tầng.

Hệ thống giao ban trực tuyến đã đưa vào hoạt động ổn định và phát huy hiệu quả, 50 % các cuộc họp chỉ đạo điều hành giữa UBND tỉnh, các sở, ban, ngành với UBND các huyện, Tp đã dược thực hiện hiện trên môi trường mạng.

Ứng dụng CNTT vào thực hiện các dịch vụ hành chính công được quan tâm đẩy mạnh. Đã cung cấp 1.238 dịch vụ hành chính công lên mạng, trong đó: Mức độ 1 với 545 dịch vụ; Mức độ 2 với 567 dịch vụ; Mức độ 3 với 23 dịch vụ được cung cấp ở các đơn vị: Sở Thông tin - TT, Sở Kế hoạch - ĐT, Cục thuế tỉnh, Công an tỉnh. Năm 2010, tỉnh Lào Cai đang xây dựng và đưa vào phục vụ các dịch vụ công trực tuyến thuộc Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở Tài nguyên - MT, Sở Lao động-TB & XH và Tp Lào Cai.

Thực hiện trao đổi trực tuyến giữa chính quyền và người dân thông qua chuyên mục Hỏi - Đáp trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lào Cai với 29 đơn vị tham gia trả lời. Sau gần 5 năm đi vào hoạt động, chuyên mục đã thu hút trên 2 triệu lượt người truy cập với gần 3.000 câu hỏi được gửi tới các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Kênh Hỏi - Đáp trực tuyến đã thực sự trở thành cầu nối giữa chính quyền tỉnh Lào Cai với người dân.

Ứng dụng trong quản lý chuyên ngành: 48 % các sở, ban, ngành thuộc tỉnh đã và đang ứng dụng các phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác quản lý như: Phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý đất đai, bản đồ số của Sở Tài nguyên và Môi trường, phần mềm quản lý dự án và quản lý kế hoạch đầu tư của Sở Kế hoạch và đầu tư, Hệ thống thông tin quản lý

20

Page 21: UBND tØnh Lµo cai

bệnh viện về quản lý bệnh nhân, quản lý dược, viện phí, bảo hiểm y tế;… của Sở Y tế. Phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Sở Nội vụ, phần mềm quản lý công tác thi đua khen thưởng, phần mềm quản lý giáo dục và phần mềm quản lý tài chính... và bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về hồ sơ đơn thư, khiếu nại tố cáo tại thanh tra tỉnh.

Việc ứng dụng CNTT trong trong ngành giáo dục phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy và đào tạo tin học được thực hiện tốt; đã có 303 đơn vị giáo dục (gồm: 3 phòng GD, 16 trường THPT, 5 Trung tâm GDTX và các trường THCS, tiểu học, mầm non) được kết nối Internet tốt. Triển khai các phần mềm ứng dụng nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng quản lý giáo dục gồm: phần mềm quản lý cán bộ; quản lý học sinh; quản lý điểm ; phần mềm sắp xếp thời khóa biểu; phần mềm quản lý thi; phần mềm xây dựng và quản lý ngân hàng đề thi trắc nghiệm; phần mềm trộn đề trắc nghiệm; phần mềm quản lý thư viện...

Đến hết năm 2009, đã có 42/59 cơ quan nhà nước có mạng LAN với 3.954 máy tính, 52 máy chủ, trong đó 2.768 máy đã kết nối Inernet ADSL; 100% các sở, ban, ngành đã kết nối Internet. 164/164 xã, phường đã được đầu tư máy tính hỗ trợ công việc với 104/144 xã có máy tính kết nối Internet.

b- Những tồn tại, hạn chế:Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực CNTT gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối

với cấp xã, phường. Mặt khác, trong vài năm trở lại đây Lào Cai còn phải đối diện với tình trạng chảy máu chất xám, một bộ phận cán bộ, công chức CNTT trong các cơ quan nhà nước chuyển sang các doanh nghiệp hoặc chuyển về các tỉnh, Tp lớn làm việc.

Số lượng cán bộ sử dụng hệ thống thư điện tử, phần mềm quản lý hồ sơ công việc thường xuyên không nhiều, không sâu mới chỉ dừng ở mức quản lý văn bản đi và đến, vẫn còn có cơ quan chưa triển khai thực hiện tiện ích này.

Hệ thống giao ban trực tuyến đã đưa vào sử dụng song phát huy hiệu quả chưa cao do chưa triệt để khai thác sử dụng cho các loại hình hội nghị, mặt khác do chưa có phòng họp riêng cho hệ thống ở các huyện mà còn sử dụng chung với các phòng họp giao ban của huyện nên khó phát huy khai thác.

Công tác hội thảo, tuyên truyền cho ứng dụng CNTT với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân còn chưa được quan tâm đúng mức, vì vậy chưa phát huy được hiệu quả đưa các ứng dụng CNTT từ cơ quan nhà nước vào phục vụ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Nguyên nhân Lào Cai là một tỉnh vùng cao, biên giới, địa hình bị chia cắt, khí hậu khắc

nghiệt, cho nên việc đầu tư mở rộng hạ tầng CNTT gặp nhiều khó khăn.Chính phủ đã ban hành Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 64/2007/NĐ-

CP, Nghị định 102/2009/NÐ-CP song từ cấp Trung ương tới địa phương chưa bố trí thành danh mục chi cho CNTT theo luật ngân sách nên việc bố trí ngân sách cho phát triển và ứng dụng CNTT tùy thuộc vào khả năng ngân sách của từng địa phương.

Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, công chức chưa nhận thức rõ tầm quan trọng và vai trò của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động tác nghiệp, dẫn đến hiệu quả công tác

21

Page 22: UBND tØnh Lµo cai

chưa cao, hiệu quả sử dụng thiết bị thấp, chưa phát huy được hạ tầng đã đầu tư.Nguồn nhân lực CNTT vừa thiếu, vừa yếu, thiếu chuyên gia giỏi trên các lĩnh

vực mũi nhọn của tỉnh, môi trường .

IV – ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC CCHCTỈNH LÀO CAI 10 NĂM QUA

1. Những kết quả tích cực đã đạt được.Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, của các Bộ, ngành Trung

ương và của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã bám sát Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2001-2010, để chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Vì thế, công tác CCHC từ tỉnh đến cơ sở đã được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, có sự quan tâm phối hợp của các đoàn thể quần chúng, nên bước đầu đã có chuyển biến tích cực ở tất cả các nội dung: Cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính nhà nước. Nhìn chung, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên, thái độ và ý thức giải quyết công việc của nhiều cán bộ, công chức có chuyển biến, trách nhiệm hơn, hiệu quả công việc cao hơn; cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư tốt hơn..., đáp ứng yêu cầu tối thiểu trong việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ cho tổ chức và công dân. Một số lĩnh vực trọng tâm được tỉnh quan tâm chỉ đạo cũng có những chuyển biến tích cực. Kết quả đó được thể hiện thông qua đổi mới về nhận thức, thay đổi cách nghĩ, cách làm, sửa đổi một số cơ chế, chính sách, đổi mới lề lối làm việc, tăng cường trực tiếp đối thoại với tổ chức và công dân, giải quyết công việc nhanh chóng, dứt điểm, được công dân, tổ chức, doanh nghiệp đồng tình ủng hộ.

Bộ máy hành chính được tổ chức khoa học, hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước được nâng cao rõ rệt; thể chế nên hành chính được cải cách và hoàn thiện cơ bản, phát huy dân chủ, thiết lập chế độ công khai, minh bạch. Công tác ban hành văn bản được tiếp tục đổi mới về chất lượng và nội dung; thường xuyên đánh giá, rà soát, rút kinh nghiệm để văn bản quy phạm pháp luật được triển khai, thực hiện, mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều quy trình, thủ tục hành chính đã được đơn giản, công khai hoá, thời gian giải quyết được rút ngắn, qua đó tạo thuận lợi cho tổ chức và nhân dân trong thực hiện giao dịch hành chính với cơ quan nhà nước; góp phần cải thiện mối quan hệ với người dân, doanh nghiệp, tạo đà cho những chuyển động sâu sắc trong quá trình thực hiện CCHC của tỉnh.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có chuyển biến tích cực; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức cũng như công tác luân chuyển, đề bạt cán bộ có trình độ năng lực được thực hiện đồng bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên.

Thực hiện tốt chính sách quản lý tài chính công theo cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, biên chế, tài chính, góp phần thay đổi phương thức quản lý thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là các đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân:

22

Page 23: UBND tØnh Lµo cai

- Công tác CCHC trong 10 năm qua tuy đã được chỉ đạo kiên quyết và đẩy nhanh tiến độ song còn chậm, chưa nhất quán; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nhiều nơi còn chưa cao. Xác định công tác CCHC là việc khó, có lúc, có việc còn lúng túng về nội dung và cách làm, nhiều vấn đề vừa làm vừa phải rút kinh nghiệm, có những việc phải có chỉ đạo của cấp trên như vướng mắc trong cải cách tiền lương, công tác tổ chức cán bộ...

- Công tác CCHC đòi hỏi phải được thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, các cấp, các ngành, từ thủ trưởng đến cán bộ, công chức trong từng cơ quan, đơn vị. Thực tế, còn không ít cán bộ lãnh đạo ở một số địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về CCHC, chưa thực sự quan tâm, còn thiếu chủ động, chưa chỉ đạo thường xuyên, sâu sát; tổ chức triển khai cơ chế một cửa ở một số đơn vị còn mang tính hình thức; cơ chế một cửa liên thông còn nhiều bất cập, lúng túng khi thực hiện, thiếu sự phối hợp giữa các ngành với nhau. Lề lối làm việc chưa thực hiện tốt, tác phong còn lề mề, chậm chạp, gây lãng phí thời gian, giải quyết công việc không dứt điểm. Nhiều cơ quan còn chậm trong áp dụng CNTT, tin học hóa công sở.

- Cơ chế, chính sách ban hành chưa kịp thời, đầy đủ, thủ tục hành chính còn phải sửa đổi, bổ sung nhiều, tổ chức bộ máy còn cồng kềnh; năng lực, trình độ cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế, chất lượng đội ngũ hiện vẫn chưa đủ mạnh đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác CCHC giai đoạn hiện nay.

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ban hành còn chồng chéo, đôi khi còn mâu thuẫn, chính sách của nhà nước cũng có nhiều thay đổi, thiếu thống nhất gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện.

- Tình hình hội họp, giấy tờ hành chính tuy đã có chuyển biến tích cực song vẫn còn nhiều, công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí còn chưa triệt để gây lãng phí thời gian và kinh phí hành chính.

- Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công chủ yếu đề cập đến việc thực hiện quyền tự chủ mà chưa gắn liền với trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, cán bộ, công chức hoặc có đề cập nhưng thiếu cụ thể. Một số cơ quan, bộ phận, cá nhân vẫn chưa nhận thức được đầy đủ, toàn diện về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, việc kiểm soát chế độ chi tiêu theo quy chế chi tiêu nội bộ của kế toán đơn vị còn chưa được chặt chẽ.

- Việc thực hiện triển khai giao quyền tự chủ cho đơn vị cấp huyện còn chậm, nhất là các đơn vị thuộc khối giáo dục, do các địa phương còn hạn chế về khả năng quản lý khi triển khai thực hiện phân cấp quản lý tài chính. Việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp là việc làm mới nên trong quá trình thực hiện còn lúng túng, vướng mắc, chế độ tài chính còn những điểm chưa nhất quán nên đơn vị khó thực hiện; việc tiết kiệm chi tiêu chưa được đảm bảo, còn hiện tượng lãng phí ngân sách hoặc hoạt động chuyên môn kém hiệu quả.

- Chế độ chấp hành báo cáo chưa được các đơn vị chưa quan tâm chấp hành đầy đủ. - Công tác tuyên truyền về CCHC tuy đã được quan tâm hơn song chưa mạnh

mẽ và đồng bộ, chưa tuyên truyền sâu rộng tính tích cực của CCHC để cán bộ, công

23

Page 24: UBND tØnh Lµo cai

chức nghiêm chỉnh thực hiện và người dân hiểu và áp dụng. Nội dung thông tin tuyên truyền về CCHC còn sơ sài, đơn điệu, chưa cụ thể và thường xuyên.

- Thách thức gây cản trở công cuộc CCHC hiện nay còn nhiều như tư tưởng cục bộ của ngành, địa phương trong phạm vi, lĩnh vực nhất định. Còn có những cấp, những ngành chưa muốn phân cấp hoặc có những cấp, ngành chưa đủ sức, đủ điều kiện để đảm nhận nhiệm vụ được giao dẫn đến công việc trì trệ.

- Nhận thức trong chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác CCHC của một số Thủ trưởng cơ quan, đơn vị còn hạn chế, chưa sâu sát, chưa coi CCHC là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đơn vị.

3. Một số kinh nghiệm rút ra sau 10 năm thực hiện.- Đổi mới về nhận thức đối với CCHC: phải luôn xác định CCHC là khâu đột

phá, là người mở đường cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội đồng thời là những công việc gắn liền với quá trình vận hành của bộ máy hành chính, đòi hỏi phải có cách nhìn mới để duy trì tính bền vững của những kết quả đạt được qua CCHC.

- Về tổ chức cán bộ: để thực hiện có kết quả công cuộc CCHC, yếu tố quyết định hàng đầu chính là tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức. Hệ thống bộ máy hành chính phải được tổ chức sắp xếp hợp lý, gọn nhẹ và thường xuyên được kiện toàn; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, năng lực và có phẩm chất đạo đức tốt, khả năng giao tiếp, tinh thần thái độ phục vụ với tổ chức, công dân. Kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức vi phạm pháp luật.

- Phân định rành mạch giữa chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng quản lý điều hành hoạt động sự nghiệp. Việc tách bạch rành mạch các chức năng quản lý, trước hết tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính nhà nước nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước theo pháp luật đồng thời giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu.

- Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và phục vụ nhân dân. Vấn đề thiết lập các hệ thống thông tin phục vụ quản lý hành chính nhà nước và cung cấp cho các tổ chức và công dân là một hướng đi đúng đắn, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền nhà nước. Đây chính là cơ sở thiết thực cho việc tạo ra phương thức hoạt động mới trong môi trường quản lý hành chính, xuất phát từ tính hệ thống, thông suốt, chính xác, rõ ràng và minh bạch.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về CCHC, đặc biệt là tuyên truyền về thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”. Phải có sự thống nhất cao về nhận thức tư tưởng và hành động trong công tác CCHC. Không cầu toàn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Thực hiện tốt nguyên tắc công khai, dân chủ, coi trọng công tác quản lý giáo dục cán bộ công chức.

- Đảm bảo sự đồng bộ giữa CCHC với đổi mới từng bước hệ thống chính trị, với cải cách kinh tế, cải cách tư pháp.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc; tiến hành sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm. Kịp thời biểu dương những cá nhân, đơn vị làm tốt, phê phán những cá nhân, đơn vị thực

24

Page 25: UBND tØnh Lµo cai

hiện chưa nghiêm túc, hiệu quả thấp, vi phạm những quy định trong quá trình thực thi công vụ.

- Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác cải cách hành chính, trang thiết bị cho bộ phận thực hiện cơ chế “một cửa” nói riêng, cho các cơ quan hành chính nói chung để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong giải quyết công việc cho tổ chức và công dân.

4. Những vấn đề cần phải hoặc tiếp tục cải cách trong thời gian tới.- Tăng cường trách nhiệm trong việc chỉ đạo, điều hành để tạo sự chuyển biến

mạnh mẽ thực sự trong việc thực hiện công tác CCHC theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá X. Đề cao vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ và người đứng đầu cơ quan, đơn vị đối với công tác CCHC; tăng cường hoạt động kiểm tra của cấp uỷ đối với công tác cải cách hành chính của chính quyền.

- Công tác CCHC phải được thực hiện đồng bộ và đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực từ tỉnh đến cơ sở; tiếp tục phân cấp mạnh hơn nữa đồng thời với công tác kiểm tra, giám sát thực hiện. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ về CCHC; sớm sửa đổi, bổ sung các văn bản không còn phù hợp .

- Quan tâm tới các chính sách ưu đãi phù hợp nhằm thu hút người tài vào làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị, chính sách đối với cán bộ bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, quốc tế; tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế ở các cấp; tăng mức khoán kinh phí chi thường xuyên đối với các cơ quan, đơn vị trong điều kiện tăng mức lương tối thiểu.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Triển khai thực hiện có kết quả việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 đảm bảo đúng tiến độ, thời gian theo lộ trình quy định gắn với quy trình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

5- Đề xuất thi đua khen thưởng (có danh sách kèm theo).

Phần thứ haiCHƯƠNG TRÌNH CCHC NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

1. Về nội dung cải cách hành chínhGiai đoạn 2011-2020, Chương trình CCHC tỉnh Lào Cai vẫn tiếp tục thực hiện

cải cách hành chính trên các nội dung của Chương trình CCHC Nhà nước giai đoạn (2001-2010) trong đó, tập trung vào các nội dung:

1.1 Cải cách thể chế.- Xây dựng và hoàn thiện thể chế. Nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành, rà

soát văn bản của các cơ quan Nhà nước. Trong đó chú trọng ban hành các cơ chế chính sách phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Xây dựng cơ sở dữ liệu chung về văn bản QPPL của tỉnh.

25

Page 26: UBND tØnh Lµo cai

- Cải cách thủ tục hành chính đảm bảo đơn giản hóa thành phần hồ sơ, quy trình hợp lý, công khai minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân, doanh nghiệp khi thực hiện.

- Nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại, đưa vào thực hiện các hình thức liên thông trong nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước giữa các cơ quan cùng cấp và giữa các cấp tỉnh, huyện, xã.

1.2. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính.- Thực hiện các quy định của Trung ương về tổ chức bộ máy. Rà soát tổ

chức bộ máy, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính tránh chồng chéo, trùng lắp, bỏ sót. Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan phù hợp với yêu cầu quản lý.

- Rà soát thực hiện việc phân công, phân cấp trong công tác quản lý nhà nước. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị.

1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.- Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo các quy

định của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức. Xây dựng và thực hiện các chính sách về việc thu hút, tuyển dụng, quản lý, sử dụng đội ngũ CBCC đảm bảo đủ số lượng, chất lượng được nâng cao.

- Thực hiện tốt công tác giáo dục để nâng cao trách nhiệm, tính chuyên nghiệp; tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, kỹ năng tin học, ngoại ngữ... của đội ngũ cán bộ, công chức.

- Xác định các chức danh và tiêu chuẩn công chức phù hợp chức năng nhiệm vụ được giao làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển phù hợp.

- Thực hiện việc quản lý công chức bằng các phần mềm tin học, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức.

- Thực hiện tốt chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Tổ chức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ đối với cán bộ, công chức, viên chức.

1.4. Cải cách tài chính công.- Thực hiện có hiệu quả các cơ chế khoán biên chế và kinh phí tại các cơ

quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Đưa vào áp dụng thí điểm các hình thức khoán kinh phí mới. Chuyển một số đơn vị sự nghiệp công lập sang hoạt động ở loại hình doanh nghiệp.

- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá trên các lĩnh vực: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hoá Thể thao, Khoa học Công nghệ.

1.5. Hiện đại hóa nền hành chính.- Tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ quan nhà nước. Ứng dụng mạnh

mẽ và đồng bộ công nghệ thông tin trong quản lý, xử lý công việc của các cơ quan nhà nước. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức cao trên mạng.

- Đổi mới mạnh mẽ lề lối làm việc, phương pháp chỉ đạo điều hành và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu.

26

Page 27: UBND tØnh Lµo cai

- Áp dụng các hình thức quản lý tiên tiến mới trong các cơ quan, đơn vị nhà nước.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nhất là trụ sở cho các cơ quan nhà nước cấp xã.

2. Mục tiêu:2.1- Mục tiêu chung: Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, từng bước hiện

đại hoá, có tính chuyên nghiệp cao, thực sự là nền hành chính phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.2- Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: - Thể hiện rõ tính chất phục vụ của bộ máy hành chính của dân, do dân, vì dân;

chấm dứt hiện tượng phiền hà, sách nhiễu; 100% văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh ban hành đúng quy định của pháp luật và tạo hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; 100% các thủ tục hành chính được rà soát hàng năm đảm bảo rõ ràng, đơn giản, công khai, minh bạch. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa đạt chuẩn quy định của sở, ban, ngành, UBND cấp huyện là 100% và UBND cấp xã là 80%.

- Sắp xếp, tinh gọn bộ máy các cơ quan theo quy định của Trung ương Đảng và Chính phủ. Nghiên cứu thực hiện tách chức năng quản lý hành chính nhà nước với hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công. Phấn đấu 75% chính quyền cơ sở đạt trong sạch, vững mạnh; không có chính quyền cơ sở yếu kém; 100% các cơ quan hành chính áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9001- 2008 và 100% trụ sở làm việc của chính quyền cấp xã được xây dựng kiên cố, theo hướng hiện đại, văn minh.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, có tính chuyên nghiệp cao, có đạo đức, năng lực quản lý và kỹ năng thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Phấn đấu 100% công chức của sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và 100% công chức cấp xã đạt chuẩn quy định về trình độ đào tạo và sử dụng thành thạo tin học văn phòng; có ít nhất 40% công chức của sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có trình độ cao cấp lý luận chính trị và đại học chính trị; ổn định về biên chế công chức, viên chức và cán bộ không chuyên trách cấp xã.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo quy định của Chính phủ và các Bộ, nghành Trung ương.

3. Các biện pháp thực hiện Chương trình CCHC nhà nước 2011-2020.

3.1- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về lĩnh vực CCHC của các cơ quan, đơn vị. Đặt trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với công tác CCHC và phải lấy kết quả công tác CCHC làm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức về công tác cải cách hành chính nhà nước. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân hiểu biết và tham gia giám sát có hiệu quả đối với hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở.

27

Page 28: UBND tØnh Lµo cai

3.2- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động CCHC như:- Tập trung chỉ đạo công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh:

Kiện toàn và lựa chọn cán bộ có năng lực, trách nhiệm để tham mưu, theo dõi đôn đốc và giúp việc cho lãnh đạo về công tác CCHC của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch về công tác CCHC: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị căn cứ vào chương trình CCHC của tỉnh chỉ

đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động về CCHC hàng năm của ngành, địa phương mình; chủ động phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng kế hoạch tài chính cho các hoạt động về CCHC hàng năm, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, cán bộ trực tiếp theo dõi hoạt động CCHC của các cơ quan, đơn vị.

3.3- Thực hiện CCHC phải tiến hành đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, tạo sự thống nhất về mục tiêu, nội dung và hành động.

3.4- Bố trí đủ nguồn lực tài chính và nhân lực phục vụ cho các hoạt động CCHC, đồng thời sử dụng có hiệu quả Chương trình hỗ trợ CCHC của Chính phủ Đan Mạch cho Lào Cai..

3.5- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quá trình triển khai thực hiện để có biện pháp chỉ đạo, xử lý kịp thời, đồng thời đánh giá kết quả thực hiện của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

3.6- Triển khai ứng dụng phần mềm tin học hóa trong việc giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa tại các đơn vị. Tiếp tục duy trì thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO đối với các cơ quan hành nhà nước trong toàn tỉnh.

3.7- Chỉ đạo, đôn đốc các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, Tp và các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm công tác CCHC và các việc có liên quan đến công tác CCHC để đáp ứng được yêu cầu thực hiện công vụ.

4. Phân công tổ chức thực hiện:4.1- UBND tỉnh chỉ đạo chung việc triển khai thực hiện Chương trình tổng thể

CCHC giai đoạn 2011 - 2020.4.2- Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực

hiện Chương trình. 4.3- Các cơ quan được giao chủ trì các chương trình CCHC cụ thể chịu trách

nhiệm tham mưu xây dựng chương trình trình UBND tỉnh phê duyệt, chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện.

4.4- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Văn phòng UBND tỉnh xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình.

28

Page 29: UBND tØnh Lµo cai

4.5- Các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố căn cứ Chương trình và sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch CCHC 5 năm và hàng năm của ngành, địa phương, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

4.6- Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh tình hình và kết quả thực hiện Chương trình.

PHẦN THỨ BANHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1- Đề nghị Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ sớm ban hành Quy chế làm việc mẫu của Bí thư cấp uỷ đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, xã, phường, thị trấn thể các địa phương làm thí điểm, trong đó có Lào Cai thực hiện.

2- Đề nghị Bộ Nội vụ xây dựng hướng dẫn xác định cơ cấu công chức cho các ngành, các cấp làm cơ sở để thực hiện. Đồng thời tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và đổi mới một số nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp với thực tế hiện nay và cho từng đối tượng cán bộ, công chức.

3- Kiến nghị với Chính phủ đổi mới chính sách, chế độ đãi ngộ, tiền lương để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với công việc và tình hính phát triển kinh tế - xã hội.

4- Đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước. Hàng năm ngân sách Trung ương cân đối thêm nguồn lực cho chương trình phát triển và ứng dụng CNTT vào công tác hiện đại hoá nền hành chính, trong đó ưu tiên cho các tỉnh miền núi, biên giới, các địa phương còn nhiều khó khăn…

5- Đề nghị Chính phủ quy định cơ chế làm việc đối với hoạt động “một cửa” cấp xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn, nhu cầu giao dịch với tổ chức và công dân không nhiều để có chế độ làm việc phù hợp.

6- Đề nghị Chính phủ và các bộ ngành Trung ương tăng cường phân bổ các dự án có sự tài trợ của các tổ chức Quốc tế cho tỉnh Lào Cai để có thêm điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

7- Đề nghị Bộ Nội vụ sớm ban hành bộ chỉ số đánh giá kết quả công việc tại bộ phận “một cửa” các cấp và Hệ thống theo dõi, giám sát - đánh giá CCHC.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện Chương trình tổng thể cải cách thủ tục hành chính tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001 - 2010 và chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh Lào Cai.

Nơi nhận:- Bộ Nội vụ;- TT TU, HĐND, UBND tỉnh;- Các sở, ban, ngành tỉnh;- UBND các huyện, thành phố;- CVP, PVP;- Lưu: VT, TH, NC.

CHỦ TỊCH(đã kỹ)

Nguyễn Văn Vịnh

29

Page 30: UBND tØnh Lµo cai

30