ultrastructural characteristics of the human amniotic...

6
TP CHÍ Y - DƢỢC HC QUÂN SSCHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HC-2017 115 ĐẶC ĐIỂM CU TRÚC SIÊU VI THCA MÀNG ỐI NGƢỜI Nguyn Bảo Trân*; Đỗ Minh Trung**; Nguyễn Duy Bắc** Nguyễn Viết Trung***; Trần Hải Anh**; Phạm Văn Trân***; Trần Ngọc Anh** TÓM TT Mc tiêu: xác định đặc điểm siêu vi thcủa màng ối và quần thể tế bào màng ối. Phương pháp: màng ối sau khi thu thập, xử lý và làm sạch được đánh giá về mt cu trúc bng kính hin vi điện t. Kết qu: các tế bào biu mô màng ối thường là tế bào biểu mô đơn liên kết vi màng đáy theo dạng bán liên kết không hoàn toàn, dphân tách bng trypsin * Tkhóa: Màng i; Tế bào gc; Tế bào biu mô màng i. Ultrastructural Characteristics of the Human Amniotic Membrane Summary Objectives: To study the ultrastructural characteristics of the human amnion membrane. Methods: After collecting and cleaning in phosphate buffered saline (PBS) and then fixed in 5% glutaraldehyde fixative for electron microscopy, amniotic membrane was assessed the ultrastructural. Results: The epithelium is formed of one layer of cuboidal cells which are attached with the underlying basal by hemidesmosomes. These cells are isolated by trypsine easily. * Keywords: Amniotic membrane; Ultrastructure; Amniotic Epithelia cells. ĐẶT VẤN ĐỀ Màng ối được hình thành từ lá phôi ngoài có nguồn gốc từ khối nội bào vào ngày thứ 8 sau thụ tinh. Màng ối được cấu tạo bởi 3 màng chính: màng biểu mô đơn (single epithelial layer), màng nền dày (basement membrane) và màng vô mạch (avascular mesenchyme). Màng ối không có thần kinh, mạch máu hay bạch huyết, nằm ngay sát khoang ối (amniotic cavity) và các tế bào lá phôi (trophoblast cell), có thể dễ dàng phân tách khỏi màng đệm (chorion), nằm ngay dưới đó. Màng ối được nuôi dưỡng bằng dinh dưỡng và oxy từ dịch ối bao xung quanh và mạch máu của thai. Màng i là mt sn phẩm thường bđi trong quá trình sinh nở, là một nguồn cung cấp màng sinh học và cung cấp nguồn tế bào gốc lý tưởng. Sdng màng tế bào gc màng i không gp phi nhng vn đề vđạo đức, x hội. Các tế bào gốc phân lập từ màng ối có tính sinh miễn dịch thấp, không có khả năng ung thư hóa, có khnăng biệt hóa thành nhiu loại tế bào khác nhau. Ðặc biệt, màng ối được xem như mt ngun cung cp mô hay tế bào phù hp trong cy ghép da trên hiu quchng viêm và tính sinh min dch thp [2]. * Đại hc Y Dược Hi Phòng ** Hc vin Quân y *** Bnh vin Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Bảo Trân (nbtran@hpmu.edu.vn) Ngày nhận bài: 25/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/08/2017 Ngày bài báo được đăng: 28/08/2017

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

115

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC SIÊU VI THỂ CỦA MÀNG ỐI NGƢỜI

Nguyễn Bảo Trân*; Đỗ Minh Trung**; Nguyễn Duy Bắc**

Nguyễn Viết Trung***; Trần Hải Anh**; Phạm Văn Trân***; Trần Ngọc Anh**

TÓM TẮT

Mục tiêu: xác định đặc điểm siêu vi thể của màng ối và quần thể tế bào màng ối. Phương pháp:

màng ối sau khi thu thập, xử lý và làm sạch được đánh giá về mặt cấu trúc bằng kính hiển vi

điện tử. Kết quả: các tế bào biểu mô màng ối thường là tế bào biểu mô đơn liên kết với màng

đáy theo dạng bán liên kết không hoàn toàn, dễ phân tách bằng trypsin

* Từ khóa: Màng ối; Tế bào gốc; Tế bào biểu mô màng ối.

Ultrastructural Characteristics of the Human Amniotic Membrane

Summary

Objectives: To study the ultrastructural characteristics of the human amnion membrane. Methods:

After collecting and cleaning in phosphate buffered saline (PBS) and then fixed in 5% glutaraldehyde

fixative for electron microscopy, amniotic membrane was assessed the ultrastructural. Results:

The epithelium is formed of one layer of cuboidal cells which are attached with the underlying

basal by hemidesmosomes. These cells are isolated by trypsine easily.

* Keywords: Amniotic membrane; Ultrastructure; Amniotic Epithelia cells.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Màng ối được hình thành từ lá phôi

ngoài có nguồn gốc từ khối nội bào vào

ngày thứ 8 sau thụ tinh. Màng ối được

cấu tạo bởi 3 màng chính: màng biểu mô

đơn (single epithelial layer), màng nền dày

(basement membrane) và màng vô mạch

(avascular mesenchyme). Màng ối không

có thần kinh, mạch máu hay bạch huyết,

nằm ngay sát khoang ối (amniotic cavity)

và các tế bào lá phôi (trophoblast cell),

có thể dễ dàng phân tách khỏi màng đệm

(chorion), nằm ngay dưới đó. Màng ối

được nuôi dưỡng bằng dinh dưỡng và oxy

từ dịch ối bao xung quanh và mạch máu

của thai.

Màng ối là một sản phẩm thường bỏ đi

trong quá trình sinh nở, là một nguồn cung

cấp màng sinh học và cung cấp nguồn tế

bào gốc lý tưởng. Sử dụng màng tế bào

gốc màng ối không gặp phải những vấn

đề về đạo đức, x hội. Các tế bào gốc

phân lập từ màng ối có tính sinh miễn dịch

thấp, không có khả năng ung thư hóa, có

khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào

khác nhau. Ðặc biệt, màng ối được xem

như một nguồn cung cấp mô hay tế bào

phù hợp trong cấy ghép dựa trên hiệu quả

chống viêm và tính sinh miễn dịch thấp [2].

* Đại học Y Dược Hải Phòng

** Học viện Quân y

*** Bệnh viện Quân y 103

Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Bảo Trân ([email protected])

Ngày nhận bài: 25/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/08/2017

Ngày bài báo được đăng: 28/08/2017

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

116

Ghép màng ối đ được sử dụng thành

công ở những bệnh nhân (BN) bị dị tật

biểu mô khó lành, những BN không đáp

ứng với điều trị y khoa. Màng ối có khả

năng làm liền vết thương, được sử dụng

như một giá thể cho nuôi cấy tế bào.

Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:

Xác định một số đặc điểm siêu vi thể của

màng ối và quần thể tế bào màng ối.

ÐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

1. Đối tƣợng nghiên cứu.

Màng ối được thu nhận từ sản phụ

mổ đẻ, bảo đảm tiêu chuẩn xét nghiệm

sàng lọc, âm tính với HIV, HBV, HCV và

giang mai. Màng ối thu thập đặt vào trong

bình bảo quản đảm bảo vô trùng và chuyển

về trung tâm nghiên cứu.

2. Phƣơng pháp nghiên cứu.

* Chuẩn bị màng ối:

Nhau thai thu nhận sau ca mổ đẻ đặt

vào trong bình bảo quản vô trùng có chứa

PBS hoặc môi trường RPMI-1640 lạnh,

vận chuyển về trung tâm nghiên cứu trong

điều kiện nhiệt độ lạnh khoảng 4ºC.

Tiến hành bóc tách màng ối trong trong

phòng sạch không quá 4 giờ kể từ khi

thu thập. Cắt lọc, rửa sạch nhiều lần bằng

dung dịch PBS 1X cho tới khi màng ối trở

nên trong suốt.

* Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu vi thể

màng ối bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM):

Cố định mẫu trong glutaraldehyd 2,5%

12 giờ (để qua đêm), ở 40C. Sau đó, rửa mẫu

bằng đệm cacodylat, 2 lần x 10 phút/lần.

Cố định bổ sung bằng axít osmic 1%

trong 4 - 6 giờ, ở 40oC. Rửa lại mẫu bằng

đệm cacodylat 0,3M, 2 lần x 10 phút/lần.

Khử nước các mẫu theo quy trình bằng

cồn ethanol. Tiến hành làm khô mẫu: làm

khô tại điểm tới với các bước chính sau:

- Ngâm mẫu trong isoamyl acetate;

thay thế isoamyl acetate bằng CO2 lỏng;

làm bay hơi CO2 lỏng ở điểm tới hạn.

- Mạ phủ mẫu: mạ phủ mẫu bằng vàng

trên máy JFC-1200, JEOL (Nhật Bản) với

thời gian 45 - 60 giây để soi trên SEM.

* Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu vi thể

màng ối bằng kính hiển vi điện tử truyền

qua (TEM):

Pha mẫu mô thành các mảnh nhỏ có

kích thước 1 x 1 x 1 mm. Cố định mẫu trong

glutaraldehyde 2,5% trong 2 giờ. Rửa mẫu

bằng đệm cacodylat 0,3M 2 lần x 10 phút/lần.

Cố định mẫu bằng axít osmic 1% trong

đệm cocadylat trong 2 giờ. Rửa lại mẫu

bằng đệm cacodylat 0,3M 2 lần x 10 phút/lần.

Khử nước các mẫu bằng cồn ethanol;

khử cồn ethanol bằng propylen oxide.

Đúc mẫu bằng chất đúc epoxy, để tủ ấm

35oC trong 24 giờ, sau đó 45oC trong

24 giờ và 60oC trong 24 giờ.

Sử dụng lưới đồng loại 200 mắt lưới.

Tạo màng đỡ của lưới bằng màng formvar.

Cắt tiêu bản siêu mỏng sau gọt tinh trên

máy utramicrotom.

Nhuộm tiêu bản siêu mỏng bằng thuốc

nhuộm uranyl acetat 15 phút, chì citrate

trong 15 phút và quan sát trên TEM.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ

BÀN LUẬN

1. Đặc điểm hình thái siêu vi thể của

màng ối quan sát dƣới SEM.

Quan sát dưới kính hiển vi điện tử,

chúng tôi nhận thấy các tế bào biểu mô

màng ối có hình dạng khác nhau, từ dạng

trụ, đa diện đến hình cầu, đa số sắp xếp

tạo thành một lớp tế bào trên màng đáy.

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

117

Bờ tự do của các tế bào biểu mô có nhiều

vi nhung mao, bờ bên các vi nhung mao

này phân nhánh hoặc kết hợp với nhau

tạo thành các kênh gian bào. Sự đa dạng

về hình thái của tế bào biểu mô màng ối

có thể do ảnh hưởng của bước cố định

trong quá trình chuẩn bị mẫu, tương tự

như nhận định của Benirschke [1].

Trên màng đáy, các tế bào biểu mô sắp xếp theo bốn dạng mô hình chính hoặc

dạng chuyển tiếp giữa các mô hình:

Mô hình 1: Tế bào biểu mô màng ối có hình đa giác sắp xếp trên một mặt phẳng. Thỉnh thoảng có thể nhìn thấy các kênh gian bào ở góc của tế bào biểu mô.

Mô hình 2: Phần lớn các tế bào sắp xếp như mô hình 1. Tuy nhiên có nhiều kênh gian bào hơn ở mô hình, đồng thời rải rác có những tế bào hình bầu dục, lớn hơn và ngăn cách với tế bào xung quanh bởi các kênh được

tạo bởi các sợi tế bào chất mỏng.

Mô hình 3: Mô hình này hay gặp nhất, gồm những mảng tế bào hình đa giác khá dài, có xu hướng nằm song song với nhau. Rải rác có những tế bào lớn bằng phẳng, đơn độc hoặc tập trung thành một nhóm. Trong mô hình này,

khó nhìn thấy các kênh gian bào.

Mô hình 4: Xuất hiện bất thường một mảng tế bào hình tròn, ngăn cách với tế bào xung quanh bằng những khe sâu, dưới đáy khe có các sợi lưới. Ở một số vị trí là nhóm tế bào hình đa giác, không phải hình tròn. Ngoài ra còn quan sát thấy một số vị trí không có tế bào, chỉ là màng đáy đơn thuần.

Hình 1: Các mô hình sắp xếp tế bào màng ối.

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

118

Hình 2: Một số hình thái tế bào

(SEM x3.000).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi

quan sát dưới SEM, thỉnh thoảng quan

sát được một số tế bào có hình thái khác

thường: (A) tế bào có bề mặt bằng phẳng

và (B) tế bào có hình bầu dục, nằm ngăn

cách với xung quanh bởi những khoảng

trống và nối với tế bào xung quanh bằng

sợi tế bào chất.

2. Đặc điểm giải phẫu vi thể của màng

ối quan sát bằng TEM.

Hình 3: Tế bào biểu mô màng ối

(TEM x2.000)

Quan sát dưới TEM thấy các tế bào

biểu mô màng ối có những đặc điểm

chung: tế bào biểu mô màng ối thường là

tế bào biểu mô đơn, có hình khối hoặc

hình tròn với nhiều vi nhung mao ở đỉnh.

Nhân tế bào có kích thước tương đối

hằng định. Tuy nhiên, màng nhân không

đều, hình dáng thay đổi: múi, khía hoặc

cuộn lại. Chất nhân có đậm độ điện tử

không đều. Ở đỉnh của tế bào biểu mô

màng ối, nhiều vi nhung mao hình thành

từ bờ tự do hướng về dịch ối của tế bào

biểu mô.

Hình 4: Liên kết giữa tế bào biểu mô với

màng đáy (TEM x10.000).

Cực đáy tế bào liên kết với màng đáy

bởi các liên kết dạng bán liên kết không

liên tục, trong mối liên kết này chỉ có hình

ảnh tăng đậm độ điện tử phía tế bào biểu

mô. Màng đáy đi theo đường viền bề mặt

tế bào biểu mô màng ối như hình dạng

mỏm chêm. Với kiểu liên kết này nên tế

bào dễ bị phân hủy bởi trypsin.

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

119

Hình 5: Liên kết giữa hai tế bào biểu mô

màng ối (TEM x10.000).

Cạnh bên tế bào tương đối phức tạp

với các liên kết dạng cầu nối gian bào tại

vị trí liên kết có tăng đậm độ điện tử,

nhưng không có tơ trương lực như liên

kết desmosom và không có liên kết dính.

Hình 6: Hai tế bào biểu mô màng ối có

đậm độ điện tử khác nhau (TEM x1.500).

Quan sát qua SEM và xuyên TEM thấy

cả hai bề mặt đỉnh và đáy của tế bào

biểu mô màng ối đang hoạt động khi vận

chuyển các chất hòa tan và nước theo

dạng tế bào lưỡng cực. Như vậy, màng ối

có cấu trúc phù hợp với chuyển giao

nhiều chất tan qua con đường cạnh bào

(paracelluar) - qua kênh gian bào và con

đường xuyên bào.

Đặc biệt, chúng tôi quan sát có hai loại

tế bào với tế bào chất có đậm độ điện tử

khác nhau: đậm hoặc nhạt hơn như hai tế

bào (1) và (2). Tuy nhiên, các nghiên cứu

về mặt hình thái học chưa thể xác định sự

khác biệt về mặt đậm độ điện tử này có

nguyên nhân từ đâu, do đó chỉ tồn tại một

loại tế bào biểu mô duy nhất ở màng ối.

Sự khác biệt giữa các tế bào trong màng

ối là do vị trí tồn tại, mức độ thoái hóa hay

các tác nhân tác động từ bên ngoài.

Quan sát màng ối dưới TEM, chúng tôi

nhận thấy màng nền dày và có cấu trúc

từ các sợi collagen. Theo Al-Yahya và

CS, màng nền là một trong những màng

dày nhất trong các mô ở người [1].

Hình 7: Lớp trung mô và các tế bào

trung mô màng ối (TEM x2.000).

Lớp trung mô vô mạch của màng ối

được tạo từ các sợi collagen và có tế

bào trung mô. Theo Hu Jingfwei và CS,

Pasquinelli và CS, các tế bào trung mô

màng ối người có đặc điểm cấu hình siêu

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017

120

cấu trúc lai trung - biểu mô: biểu hiện

biểu mô có vi nhung mao đặc ở bề mặt,

khoang tế bào chất được lót bởi vi nhung

mao và có liên kết gian bào. Biểu hiện tế

bào trung mô có lưới nội chất ít phát triển,

các ổ sợi co thắt phát triển [4, 5]. Nghiên

cứu của Mendez và Savagner cho thấy

quá trình chuyển dạng của tế bào biểu

mô thành tế bào trung mô và ngược lại.

Quá trình chuyển dạng của tế bào biểu

mô thành tế bào trung mô là quá trình

thay đổi đáng kể về hình dạng và khả

năng di động của tế bào. Tế bào mất tính

phân cực đỉnh - đáy, mất liên kết với tế

bào xung quanh và màng đáy. Ngược lại,

hiện tượng chuyển dạng tế bào trung mô

thành tế bào biểu mô cũng được ghi

nhận với hiện tượng giảm di động và biểu

hiện với đặc điểm của tế bào biểu mô.

Hiện tượng chuyển dạng này gắn liền với

thay đổi vimentin như Mendez và CS đ

mô tả [6] và có liên quan đến CK-5 [7].

Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu,

chúng tôi không đánh giá quá trình chuyển

dạng tế bào này.

Lớp trung mô vô mạch cũng có thể

chia nhỏ thành 3 lớp: lớp đặc, lớp nguyên

bào sợi và lớp xốp. Lớp đặc: chứa các bó

sợi collagen, sợi đàn hồi nằm rải rác. Lớp

nguyên bào sợi là mạng lưới các nguyên

bào sợi. Ranh giới giữa hai lớp này

tương đối không rõ ràng. Nằm trong cùng

là lớp xốp, thành phần gồm các bó sợi

lưới và mucin. Chính vì vậy, khó bắt màu

trong nhuộm HE.

KẾT LUẬN

Xác định được cấu trúc với thành

phần của màng ối. Màng ối có các lớp tế

bào biểu mô và trung mô. Tế bào biểu mô

màng ối thường là tế bào biểu mô đơn.

Nhân tế bào có kích thước tương đối

hằng định, tuy nhiên màng nhân không

đều, hình dáng thay đổi: múi, khía hoặc

cuộn lại. Chất nhân có đậm độ điện tử

không đều. Trên màng đáy, tế bào biểu

mô sắp xếp theo bốn dạng mô hình liên

kết với màng đáy theo dạng bán liên kết

không hoàn toàn nên dễ bị phân tách bởi

trypsin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. AL-Yahya A.A, Makhlouf M.M.

Characterization of the human amniotic

membrane: histological, immunohistochemical

and ultrastructural studies. Life Science Journal.

2013, 4, p.10.

2. Benirschke K, Burton J.G, Baergen N.R.

Pathology of the human placenta. Sixth edition

ed. Springer. 2012.

3. Hao Y, Ma D.H, Hwang D.G et al.

Identification of antiangiogenic and antiinflammatory

proteins in human amniotic membrane. Cornea.

2000, 19 (3), pp.348-352.

4. Hu J, Cai Z, Zhou Z.W. Progress in

studies on the characteristics of human amnion

mesenchymal cells. Progress in Natural Science.

2009, 19 (9), pp.1047-1052.

5. Pasquinelli G, Tazzari P, Ricci F et al.

Ultrastructural characteristics of human

mesenchymal stromal (stem) cells derived

from bone marrow and term placent.,

Ultrastructural pathology. 2007, 31 (1), pp.23-31.

6. Mendez M.G, Kojima S, Goldman R.D.

Vimentin induces changes in cell shape,

motility, and adhesion during the epithelial to

mesenchymal transition. The FASEB Journal.

2010, 24 (6), pp.1838-1851.

7. Savagner P. The epithelial-mesenchymal

transition (EMT) phenomenon. Annals of

Oncology. 2010, 21 (suppl 7), pp.vii89-vii92.