us guide summit preview

24

Upload: thuy-lee

Post on 11-Mar-2016

232 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

Summit Education Service's official us guide 2011

TRANSCRIPT

Page 1: US Guide Summit Preview
Page 2: US Guide Summit Preview

LỜIngỏ

Trần Phương Hoa

Cái lớn nhất tôi học được ở Middlebury College, từ Mỹ, không chỉ là kiến thức sách vở mà là cách nhìn nhận vấn đề, cách giao tiếp với mọi người, một phong cách sống cho bản thân; nó được ngấm vào tôi dần dần, do tôi trải nghiệm và chắt lọc, chứ không phải được áp đặt, được “dạy.”

Page 3: US Guide Summit Preview

Một tối tháng 2, mẹ tôi đi làm về và đưa cho tôi 1 cái phong bì to. Nhà tôi địa chỉ loằng ngoằng, lúc nào cũng nơm nớp thất lạc thư nên tôi dùng địa chỉ của công ty mẹ. Hồi đó, chuyện thư tín từ nước ngoài bị thất lạc, đến chậm đến hàng tháng trời là chuyện bình thường. Đã đọc kỹ về tín hiệu của chiếc “fat envelope” và “skinny envelope,” lòng tôi đã hân hoan khó tả, run run mở chiếc phong bì priority mail dày cộp! Mẹ tôi thì không hề biết điều này, nhưng sau đó thì cũng vui mừng đến nỗi không ngủ được , gần như thức trắng cùng tôi đêm đó.

Đó là năm 2001, còn lá thư acceptance letter đó từ Middlebury College đó tôi vẫn mang theo trong hành trang của mình 10 năm nay. Lá thư đó thực sự đã làm thay đổi cuộc đời tôi và cho tôi những cơ hội mà tôi không hề ngờ tới, trong đó có việc gặp được những người bạn tuyệt vời và cả Myo, chồng tôi, người tôi vẫn gọi là “bạn” do thói quen. Cái lớn nhất tôi học được ở Middlebury College, từ Mỹ, không chỉ là kiến thức sách vở mà là cách nhìn nhận vấn đề, cách giao tiếp với mọi người, một phong cách sống cho bản thân; nó được ngấm vào tôi dần dần, do tôi trải nghiệm và chắt lọc, chứ không phải được áp đặt, được “dạy.”

Giờ cũng là tháng 2, mỗi ngày tôi và cả chồng tôi lại trải nghiệm lại cái cảm giảng hồi hộp, đợi chờ đứng ngồi không yên đó. Tôi và Myo đang cùng chờ với các học sinh của chúng tôi, cùng chờ với có lẽ là hàng ngàn học sinh Việt Nam có mơ ước cháy bỏng là đi du học ở Mỹ. Có 1 điều khiến tôi hơi giật mình là sau mười năm, bức tranh du học Mỹ cũng đã có nhiều đổi khác, nhưng những câu chuyện về tinh thần hiếu học, về ước mong được vươn ra ngoài, được hít thở không khí mới mẻ và phóng khoáng, được biết thế nào là “thế giới” vẫn có khá nhiều điểm tương đồng với câu chuyện của tôi và các bạn bè tôi 10 năm trước, và có lẽ là với cả câu chuyện của các anh chị du học sinh Việt Nam những lứa đầu tiên.

Hiện nay, Việt Nam đã là quốc gia đứng thứ 9 thế giới về số lượng học sinh đang học tập tại Mỹ; nhiều trường Đại học của Mỹ đã có hàng chục, thậm chí hàng trăm học sinh Việt Nam. Khả năng

chi trả của các gia đình Việt Nam cũng đã tốt lên rất nhiều và đây là một tín hiệu rất tốt, là may mắn cho nhiều em học sinh. Tuy nhiên, còn không ít em chỉ biết “dùi mài kinh sử”, cố gắng dành điểm số TOEFL, SAT thật cao, viết bài luận, hỏi han tìm hiểu, chuẩn bị hàng năm trời để mong có 1 học bổng đi Mỹ. Khi mà kinh tế Mỹ cũng đang chao đảo, các trường phải đau đầu về các vấn đề về ngân sách, khi một số trường chỉ có thể cung cấp 1-2 suất học bổng cho hàng trăm học sinh xuất sắc cùng đến từ Việt Nam, khi nhiều gia đình đã có khả năng tự túc hoàn toàn hoặc đóng góp ít nhất 20.000-25.000 đôla/1 năm, con đường tới các trường đại học Mỹ của những em có khả năng tài chính khiêm tốn, thường dưới 5.000–10.000$/năm càng trở nên chông gai hơn. Nhiều em thậm chí không được sự ủng hộ của bố mẹ, vừa phải ôn thi đại học, vừa chuẩn bị hồ sơ đi Mỹ, và cách duy nhất để các em đạt được ước mơ của mình là thuyết phục được hội đồng tuyển sinh – “adcom”, là mình xứng đáng nhận được gần 200.000 đô la tiền hỗ trợ tài chính, tương đương với 4 tỷ đồng Việt Nam cho 4 năm học!

Tôi khuyến khích và ủng hộ tất cả các bạn trẻ có mong muốn đi du học ở Mỹ và nước ngoài nói chung để mở mang tầm mắt. Tuy nhiên, tôi dành tình cảm đặc biệt và sự trân trọng, kính phục của tôi cho những bạn trẻ đang theo đuổi con đường tới Mỹ bằng học bổng. Với mong muốn giúp tất cả các bạn có thêm một chút kinh nghiệm và nhận được những chia sẻ, động viên từ các anh chị đi trước, tôi đã nảy ra ý tưởng viết quyển sách nhỏ này. Tôi may mắn có được 1 nhóm đồng tác giả rất tuyệt vời là em Nguyễn Thành Hà, em Trần Thanh Loan và em Bùi Lê Hoàng, những người vừa hoàn thành quá trình apply và còn rất nhiều kỷ niệm tươi mới và nắm được các thông tin cập nhật nhất. Tôi cũng muốn cảm ơn em Trần Hồng Việt và em Lê Hương Thùy đã nhận lời giúp minh họa và trình bày cuốn sách. Cuốn sách này cũng nhận được sự giúp đỡ và chia sẻ thông tin rất quý báu của rất nhiều các du học sinh thành công tại Mỹ trong các năm gần đây. Chúng tôi hi vọng cuốn sách sẽ giúp ích phần nào cho tất cả các học sinh và phụ huynh quan tâm tới du học bậc Đại học (4-year college) tại Mỹ.

Page 4: US Guide Summit Preview

1 Tổng quan về

du học bậc Đại học

Page 5: US Guide Summit Preview

Common AppliCAtion

Bao gồm các thông tin cơ bản về bản thân, một bài luận khoảng 500 từ và một câu trả lời ngắn về hoạt động ngoại khóa.

StAnDARDiZED tEStS SCoRES

Điểm các kỳ thi chuẩn hóa gửi thẳng cho trường từ website của ETS và Col-legeboard. Bạn cũng có thể chọn apply những trường SAT optional. Một số trường còn miễn TOEFL iBT khi điểm Critical Reading trên 600.rên 600.

tRAnSCRipt

Bảng điểm cấp 3 có đóng dấu của nhà trường. Một số trường còn yêu cầu cả bảng điểm lớp 9.

SUpplEmEntARY ESSAYS

Một số trường yêu cầu viết thêm một hay nhiều bài luận nữa. Dạng đề bài phổ biến nhất cho các bài supp là “Why X?”

FinAnCiAl AiD FoRmS

Có 2 loại mẫu đơn tài chính, cần check trên website để xem yêu cầu cụ thể của từng trường.

- CSS: gửi online qua website của col-legeboard, lệ phí mỗi trường xấp xỉ $20. Một số trường có fee waiver cho CSS, có thể email admission office để xin fee waiver code.

- ISFFA: gửi dưới dạng paper form và không mất lệ phí.

Ngoài ra, bạn cần gửi kèm Bank State-ment và Certificate of Income.

lEttER oF

RECommEnDAtion

Bạn nên chuẩn bị từ 2 đ ến 3 thư giới thiệu.

FEE WAiVER

Nếu bạn muốn được miễn phí apply thì nên gửi kèm với bộ hồ sơ. Tuy nhiên, cần lưu ý có một số trường không miễn giảm phí apply cho học sinh quốc tế.

ADDitionAl mAtERiAlS

Nếu bạn tự tin về tài lẻ thì có thể gửi các art supp (writ-ing sample, portfo-lio, resume…)

BộHồSơ

Page 6: US Guide Summit Preview

Myth #1: Các trường chỉ thích các học sinh giỏi toàn diệnTruth: Hội đồng tuyển sinh tìm kiếm những thí sinh phù hợp với nhu cầu của trường. Họ có thể chọn người chỉ giỏi bóng đá, âm nhạc, vật lý, con cái của alumni, người có khả năng chi trả toàn bộ học phí hay đóng góp nhiều tiền cho trường v.v. Chính vì điều này nên admis-sion ở US trở nên rất khó đoán.

Myth #2: Nên chọn trường dưa vào bang xêp hang trên USNews Truth: Thực tế chỉ có 46% trường cung cấp thông tin cho USNews nên bảng xếp hạng này khó có thể nói là toàn diện. Hơn nữa, việc chọn trường phụ thuộc rất nhiều vào sở thích và nhu cầu cá nhân nên các chỉ số của bảng xếp hạng này không hữu ích cho lắm. Ví dụ, acceptance rate của Connecticut College trên USNews là 36.7% nhưng accep-tance rate cho học sinh quốc tế thì thấp hơn nhiều 8%.

Myth #3: Điểm SAT thấp thi không co cơ hôi đươc nhân vào các trường tôtTruth: Admission office tính đến rất nhiều yếu tố khác nhau khi đọc hồ sơ và điểm SAT cũng chỉ là một thành phần nhỏ, không quan trọng bằng GPA. Một số trường tốt thậm chí còn không yêu cầu điểm SAT vì nghi ngờ tính hiệu quả của bài thi này. Đồng thời, điểm SAT cao cũng không đảm bảo chắc chắn được nhận.

Myth #4: Càng nhiều

hoat đông ngoai khoa

càng tôtTruth: Tham gia nhiều loại hoạt động ngoại khóa không tốt bằng việc bạn thể hiện được niềm đam mê và tâm huyết với những hoạt động ấy. Nếu bạn có một danh sách dài các hoạt động ngoại khóa: chơi đàn pi-ano, tennis, golf, bóng rổ, bóng bàn, thành viên của 5 câu lạc bộ tình nguyện trong 2 năm thì cũng không gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh bằng chơi đàn piano trong 10 năm.

Myth #5: Chỉ cân viêt môt essay cưc hay là se đươc nhân Truth: Bài luận là cơ hội để bạn stand out trong số những thí sinh có cùng điểm số và thành tích. Tuy thế, điều đó không có nghia là một bài luận hay có thể thay thế bảng điểm thấp. Hội đồng tuyển sinh không đưa ra quyết định dựa vào một bài luận, nhất là khi các dịch vụ sửa essay ngày càng tràn lan trên mạng.

AD M I S S ON

M Y THS

Page 7: US Guide Summit Preview

2Quá trình applyvào đại học Mỹ

Page 8: US Guide Summit Preview

Chọn trường luôn là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nghiêm túc và cẩn thận cao. Tuy nhiên hãy coi đây là một trò chơi xếp hình tìm xem trường nào sẽ là mảnh ghép vừa với khả năng và sở thích của bạn. Cẩn thận và quyết đoán. Không coi nhẹ, nhưng cũng đừng nên quá căng thẳng về nó. Bạn sẽ hiểu luật chơi và “phá đảo” trò chơi mang tên “chọn trường”. 1. CuộC Chơi bắt đầu?Cơ bản thì bạn có thể bắt đầu khi nào cũng được, nhưng cũng không nên quá sớm vì có thể ở giai đoạn lớp 10 bạn chưa xác định rõ ràng ngành học nào thú vị với bạn, hay bạn hợp với môi trường nào. Tốt nhất bạn nên bắt đầu vào mùa hè lên lớp 12 vì khi đó bạn cũng đã xác định khá rõ về sở thích cũng như khả năng của mình.

2. bao nhiêu là đủ?Một danh sách trường lý tưởng là từ 7-10. Tất nhiên, bạn cũng có thể nộp đơn tới nhiều trường hơn, nhưng thường là bạn sẽ không có đủ thời gian và sức lực để làm tốt bộ hồ sơ cho các trường về sau. Và cuối cùng thì bạn chỉ có thể học tại một trường mà thôi. Vậy tại sao không tập trung apply cho một số ít những trường bạn thực sự thích và hợp với bạn?

Bạn list trường ra làm ba nhóm:

• Nhóm dream schools: là trường mà khả năng bạn được nhận là không cao

• Nhóm reach schools: là trường mà khả năng bạn được nhận khá cao (Một số trường reach dù student profiles của trường có thể phù hợp với bạn, nhưng lại có thể rất cạnh tranh do số lượng học sinh nộp đơn vào những trường như thế này là nhiều)

• Nhóm safe schools: là nhóm trường mà bạn dễ dàng được nhận (Lưu ý: Với những trường safe này, thường quỹ của trường không lớn nên hiếm khi cho nhiều aid với học sinh quốc tế)

Phân chia như vậy sẽ tránh việc bạn sa đà vào apply những trường quá cao so với sức mình, hay apply nhiều trường dưới sức. Nói chung là để giúp bạn phân bố thời gian phù hợp, tăng khả năng thành công của bạn.

3. tự ƯớC lƯợng khả năng Của mình:Trước mỗi trò chơi, bạn cần tự đánh giá điểm mạnh và điểm yếu trong profile của mình

• Đầu tiên là qua những con số: Điểm standardized test của bạn có đáng chú ý không? GPA ở trường có thuộc top 5% hay 10%? Bạn có nhiệt tình tham gia các hoạt động ngoại khóa và giữ vai trò lãnh đạo không? Tài lẻ đặc biệt?

• Tự đánh giá chủ quan khả năng viết luận của mình: Bạn có hài lòng với bài luận mình đang viết? Khả năng diễn đạt thể hiện của bạn có tốt không? Thông điệp bạn muốn thể hiện có sâu sắc?

• Khả năng contribute của gia đình bạn?

Page 9: US Guide Summit Preview

CHỌN TRƯỜNG

4. CáC tiêu Chí nên quan tâm khi Chọn trƯờng: Sau khi ước lượng về khả năng của mình, bạn bắt đầu tìm hiểu về luật chơi:

• Học bổng: Đối với học sinh Việt Nam thì thường vấn đề được quan tâm nhiều nhất là được đáp ứng đủ nhu càu tài chính để nhập học. Dù có thể bạn chưa đủ khả năng để vào Harvard hay Yale để được hường chính sách full-ride của họ, bạn cũng có thể tìm cho mình nhiều sự lựa chọn khác nhau khi rất nhiều trường có khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính của bạn để nhập học. Hầu hết các trường top 50 Liberal Arts Colleges đều rất hào phóng với học sinh quốc tế. Các trường na-tional universities, do có số lượng học sinh đông, nên không thể hỗ trợ được tất cả các học sinh. Tuy nhiên, các trường ở top 30 thì vẫn có nhiều trường có khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính của bạn.

• Chất lượng giáo dục: Bạn nên nhìn vào chất lượng giáo viên, các khóa học của trường để đánh giá về chất lượng đào tạo ở đó. Website của trường thường đăng tải tin tức, giới thiệu về các thành tựu mà giáo viên và học sinh đạt được . Đây cũng là một bằng chứng tốt về chất lượng giáo dục ở trường.

Nếu bạn có định hướng khá rõ ràng về ngành học dự kiến, bạn cũng nên dựa trên tiêu chí ấy để chọn trường. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên đại học thường thay đổi ngành học của mình 1 lần thậm chí là 2, 3 lần nên bạn cũng không quá lo lắng nếu mình chưa chọn được ngành học thích hợp.

Các trường liberal arts thường không đào tạo chuyên sâu mà chú trọng ki năng

• Danh tiếng: Đôi khi danh tiếng không đi kèm với chất lượng giáo dục, nhưng khi đi xin việc đây cũng có thể là một yếu tố quan trọng trong hồ sơ của bạn.

• Quy mô: Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng chất lượng học tập ở trường. Thường với trường nhỏ bạn có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các giáo sư trong quá trình học tập. Đối với trường lớn, thì thường lại có hệ thống thư viện và cơ sở vật chất tốt hơn.

Bạn cũng nên đặt câu hỏi như: Bạn có luôn thích tra-nh luận hay thường là một người im lặng ngồi nghe giảng? Bạn cảm thấy thoải mái hơn khi sống trong một tập thể nhỏ đoàn kết hay thích mở rộng mối quan hệ của mình? Tự trả lời các câu hỏi này sẽ khiến bạn hiểu rằng kích cỡ trường như thế nào là phù hợp với bạn

• Địa điểm: Thời tiết của khu vực này có phù hợp với bạn không? Nhiều bạn sống không thoải mái trong thời tiết lạnh.Cũng có khi bạn muốn thay đổi khi đã sống nhiều năm ở một nước nhiệt đới như Việt Nam.

• Môi trường/ các hoạt động ở trường: Bạn thường làm gì trong thời gian rảnh rỗi? Bạn có thích chơi thể thao? Hay các hoạt động tình nguyện là niềm đam mê của bạn? Liệu bạn có thích một campus sôi động hay một nơi yên ả? Nên nhớ bạn không chỉ mang theo bộ não của mình tới trường, bạn nên tìm một nơi có không gian thoải mái nhất với cuộc sống của bạn.

Page 10: US Guide Summit Preview

5. CáC nguồn thông tin:

-Nhiều website cung cấp bảng xếp hạng uy tín như:• USnews.com• Business week xếp hạng ngành business của các trường đại học• Forbes college ranking

Lưu ý: Tuy nhiên, các bạn không nên chỉ sử dụng bảng xếp hạng trong quá trinh chọn trường, vì thứ hạng của một trường phụ thuộc vào nhiều nhân tố,. Nói chung về chất lượng giáo dục thì thường nếu chênh lệch nhiều giữa các trường hơn kém nhau 10-20 bậc.

-Công cụ trong việc chọn trường như:•Collegeboard.com: Đầy đủ, chi tiết, đặc biệt hữu ích ở phần yếu tố nào quan trọng nhất trong việc xét tuyển ở một trường cụ thể.•Princetonreview

-Lời nhận xét của chính học sinh đang học tại trường:•Unigo.com•Collegeprowlers -Các sách tham khảo như:•Fiske guide to college 2011: có cách đánh giá thú vị và đa chiều về nhiều trường. Không cứng nhắc như các sách khác. •40 colleges that change lives: Nhấn mạnh vào những nét đặc trưng của một số trường đại học, những điều đã làm những trường này trở nên tốt trong giáo dục mà không thể đánh giá bằng những bảng ranking.

-Hỏi han các anh chị trên forum, hoặc email cá nhânCách này không chỉ lấy được nhận xét cá nhân của các anh chị đi trước về trường. Mà còn biết được thêm cơ hội được nhận của mình ở trường và kinh nghiệm nộp hồ sơ trước của các anh chị.

-College fairs:

• Tránh đặt những câu hỏi chung như: Trường có nghành sinh học không? Hay trường nằm ở bang nào? Bởi trong giấy giới thiệu về trường (brochure) bạn hoàn toàn có thể tìm được những thông tin cơ bản này.• Hãy đặt những câu hỏi sâu sắc hơi một chút, thể hiện mối quan tâm của bạn như “Tôi muốn biết về cơ hội nghiên cứu với ngành tự động hóa” hay “Giá trị nào mà tập thể học sinh trường hướng tới?” • Luôn chuẩn bị trước danh sách những trường bạn quan tâm, và

Page 11: US Guide Summit Preview
Page 12: US Guide Summit Preview

STAnDARDIZEDTESTS SAT

SAT Reasoning Test (SAT I) là môt ki thi chuẩn hoa trong quá trinh xét duyệt vào đai học Mỹ. Tuy môt sô trường không bắt buôc SAT, nhưng vi việc xin học bổng ngày càng canh tranh nên SAT gân như là bắt buôc. Ki thi SAT đươc tổ chức bởi Collegeboard, làm thước đo cho kha năng thu nhâp và phân tích thông tin của học sinh.

1. CáCH đăNG Kí: Ở Việt Nam, kì thi SAT được tổ chức 6 lần trong 1 năm vào các tháng 10, 11, 12, 1, 5 và 6. Lệ phí cho mỗi lần thi (đối với thí sinh quốc tế) là $68. Bạn đăng kí bằng một tài khoản trên collegeboard.com đăng kí bằng cách gửi thư qua đường bưu điện.

2. Cấu TRúC: Một bài thi SAT có 3 phần chính là đọc hiểu, viết, toán. Mỗi phần chia là 3 phần nhỏ (section), sắp xếp rải khắp bài thi. Do có thêm một phần thử nghiệm nên SAT có tổng cộng 10 sections. Phần thử nghiệm không được tính điểm mà chỉ dùng để tiêu chuẩn hóa các câu hỏi cho bài SAT sau này.

Một bài thi kéo dài 3 tiếng 45 phút.

3. CáC pHầN và CáCH Tiếp CậN:a. Đọc hiểu (Critical Reading)Phần này bao gồm 2 section 25 phút và 1 section 20 phút. Có hai dạng câu hỏi là hoàn thành câu và trả lời câu hỏi đọc hiểu. Các câu hỏi hoàn thành câu yêu cầu thí sinh chọn ra từ thích hợp nhất (trong 5 đáp án) với ngữ cảnh trong câu điền vào chỗ trống. Dạng câu hỏi đọc hiểu dựa vào đoạn văn ngắn và dài cho trước. Phần đọc hiểu không kiểm tra nặng về kiến thức mà chỉ yêu cầu ki năng đọc và phân tích của thí sinh.

Cách tiếp cận:• Học từ vựng: Bạn nên mở rộng vốn từ càng nhiều càng tốt. Nên học theo các wordlists nhỏ trước, rồi dần tới các wordlist lớn. Học theo flashcards cũng là một cách tiện lợi do flashcards nhỏ gọn có thể mang theo người để ôn tập thường xuyên. Học từ theo gốc từ, hoặc học từ khi đọc novels cũng là các cách tốt để học, ôn và hiểu cách dùng từ. Một số wordlists ngắn và khá hiệu quả là Direct Hits, Princeton Review Hit Parade, Rocket Review, Barron’s High Frequency list…

• Đọc các tạp chí, sách báo viết bằng Tiếng Anh chuẩn (như NYtimes, The Econo-mists…) sẽ giúp bạn quen thuộc hơn với các topics được đề cập trong bài thi. Đọc nhiều cũng nâng cao ki năng phân tích đọc hiểu. Ngoài ra, đọc nhiều sẽ khiến cho bạn cảm thấy thoải mái hơn với việc đọc hiểu các văn bản bằng tiếng anh, và sẽ không còn thấy phần đọc hiểu của SAT đáng sợ nữa.

Page 13: US Guide Summit Preview

b. Viết (Writing)Phần thi viết yêu cầu viết một bài luận trong 25 phút ở đầu bài thi, 1 phần trắc nghiệm 25 phút và 1 phần trắc nghiệm 10 phút ở cuối bài thi. Phần viết luận đưa ra một ý kiến và yêu cầu thí sinh nêu quan điểm bình luận về vấn đề đưa ra. Phần này đánh giá khả năng phát biểu ý kiến, diễn đạt và đưa các dẫn chứng cụ thể để bảo vệ luận điểm của mình. Bài luận văn được chấm bởi 2 người theo thang điểm từ 1 đến 6.

Các câu hỏi trắc nghiệm của phần thi Viết có 3 dạng: tìm lỗi sai, cải thiện câu và cải thiện đoạn văn. Cả ba dạng này đều tập trung kiểm tra khả năng phát hiện lỗi sai và cải thiện để cho câu văn và đoạn văn trở nên mạch lạc.

Cách tiếp cận:• Bài luận: Luyện tập viết càng nhiều càng tốt. Bạn có thể viết về chủ đề tự do trong cuộc sống. Luyện tâp cách viết mạch lạc, lập luận và bảo vệ ý kiến rõ ràng và phân tích các ví dụ đưa ra. Song song với việc đó là tập viết luận văn theo đề SAT. Thời gian đầu có thể không cần tính thời gian, điều cốt yếu là viết trôi chảy, xây dựng vốn từ phong phú, cải thiện cách phân tích cũng như biện luận của bạn. Sau khi đã thoải mái với viết luận Tiếng Anh thì bắt đầu luyện tập chuyên về đề SAT, bắt đầu tính thời gian như khi thi thật.

• Đối với các câu hỏi trắc nghiệm: bạn làm nhiều bài trong cách sách luyện tập, rút ra những lỗi thường hỏi. Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý: những lỗi nào bạn thấy khó phát hiện và hay bị nhầm.

c. Toán (Math)Phần thi Toán bao gồm 2 phần thi 25 phút và 1 phần thi 20 phút với hai dạng câu hỏi là trắc nghiệm và điền đáp án đúng. Phần thi Toán của bài thi SAT kiểm tra các kiến cơ bản của chương trình phổ thông.

Cách tiếp cận: Ôn lại các kiến thức toán đã học ở cấp III và lưu ý các dạng như toán xác suất, đọc biểu đồ, toán logic…

4. CáC NGuồN TƯ liệu:-http://talk.collegeconfidential.com/sat-preparation/ có khá nhiều kinh nghiệm hữu ích chuẩn bị cho SAT, đặc biệt là ở phần sticky trên forum.

-http://www.sparknotes.com/testprep/ là một nguồn kiến thức tốt và miễn phí cho các bạn khi luyện SAT.

-Ngoài ra không thể thiểu collegeboard.com, khi tìm hiểu các thông tin cơ bản về SAT

NOTES: SAT subject tests được chia theo từng môn như Toán, Lý, Hóa, Sử… SAT subject tests là cơ hội để thí sinh thể hiện khả năng của mình trong một số linh vực nhất định. Do học sinh Việt Nam thường đạt điểm khá cao trong các bài thi này, và thời gian ôn tập thường không dài (~1 tháng) nên đây cũng là một cách để cải thiện stats của thí sinh Việt nam

Page 14: US Guide Summit Preview

TOEFLTOEFL (Test of English as a Foreign Language) là môt bài thi kiểm tra kha năng hiểu và sử dụng Tiêng Anh ở trinh đô đai học. Bài thi còn đánh giá mức đô kêt hơp giữa các kĩ năng đọc, nghe, noi, viêt của thí sinh trong học tâp. Môt bài thi TOEFL k éo d ài kh oang 4 ti êng, gồm bôn phân, không quá kho nhưng đòi hỏi sư tâp trung cao đô ở thí sinh.

1. Cấu TRúC: a. Đọc hiểu (Reading)

Phần này gồm 3 bài văn dài và những câu hỏi đọc hiểu.

Cách tiếp cận:• Đọc lướt để tóm gọn ý của bài văn

• Sau khi đọc câu hỏi thì luôn đọc lại đoạn có liên quan trước khi trả lời.

• TOEFL luôn có một vài dạng câu hỏi nhất định, bạn khi luyện tập nên làm quen với những dạng này.

• Tuy chủ đề của bài luận có thể mới lạ với bạn, nhưng nên nhớ bài đọc được thiết kế cho những người không có kiến thức chuyên môn đọc. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng đến tinh thần làm bài.

b. Nghe hiểu (Listening)Bao gồm 2 bài hội thọại (conversations) và 4 bài thuyết trình (lectures).

Cách tiếp cận:• Tập ghi chú khi luyện tập nghe tại nhà. Lưu ý khi ghi chú hãy ghi tắt nhưng dễ hiểu; bạn cũng có thể sử dụng hình vẽ, kí hiệu.

• Làm quen với các dạng câu hỏi thường gặp.

c. Đàm thoại (Speaking)Bao gồm 3 dạng câu hỏi:

• Dạng 1: Ý kiến cá nhân cho chủ đề được hỏi (có thể về s ở thích, thói quen hoặc nêu quan điểm ủng h ộ

một trong hai ý kiến đưa ra)

• Dạng 2: Tóm tắt đoạn hội thoại và nêu ý kiến cá nhân

• Dạng 3: Tường thuật lại một đoạn lecture và trình bày ý kiến cá nhân.

Cách tiếp cận:• Dạng 1: Luyện tập nói đều đặn với chủ đề bất kì. Bạn có thể google “Toefl speaking topics” và sẽ tìm được khá nhiều chủ đề luyện tập. Có thể lúc đầu bạn không tính giờ, nhưng sau khi đã thoải mái hơn, bạn nên tính giờ như thi thật.

Page 15: US Guide Summit Preview

• Dạng 2, 3: Các bài đối thoại và lectures ở TOEFL thường có một dạng nhất định. Bạn nên học cách ghi chú theo một format nhất định.

• Chung: Bạn nên nghe các lectures có sẵn trên mạng như từ ted.com tập ghi chú rồi ghi âm lại bài nói của mình. Khi nghe lại, bạn sẽ dễ dàng thấy lỗi sai của mình và sửa.

d. Viết luận (Writing): Gồm 2 câu hỏi.

• Câu 1 (Integrated Question): Dựa vào bài nghe và bài đọc cho sẵn, bạn sẽ phải trả lời một câu hỏi tóm tắt và tổng hợp.

• Câu 2 (Independent Question): Bạn sẽ phải viết một bài luận (tối thiểu 300 từ) nêu ý kiến cá nhân trước một chủ đề cho sẵn.

Cách tiếp cận:• Bạn có thể sử dụng cuốn 185 TOEFL Writing Topics and Model Essays, lấy các chủ đề cho sẵn để luyện tập. Bước đầu tập brainstorm (suy nghi ý tưởng) trong thời gian ngắn (3 pht). Sau đó, viết thành một bài luận hoàn chỉnh (có thể không tính thời gian lúc đầu). Sau đó, nhờ những người có kinh nghiệm, đọc và cho ý kiến.

• Khi đã quen với dạng bài luận của TOEFL, bạn nên chú ý đến việc đặt thời gian cho mỗi lần viết.

2. TƯ liệu:• Các trang web cung cấp bài giảng miễn phí như Ted.com, http://ocw.mit.edu/, http://oyc.yale.edu/, http://see.stanford.edu/see/courses.aspx, …

• Hoặc đơn giản là http://www.voanews.com/learningenglish/home/, trang web có nhiều bài nghe ở cấp độ trung bình giúp bạn làm quen với các lectures về một số chủ để nhất định

•Cũng giống như SAT, bạn nên tham khảo nhiều báo chí, sách truyện tiếng anh, như nytimes, bbc, cnn, vừa luyện khả năng đọc, vừa giúp làm quen với nhiều vấn đề mới mẻ như ki thuật, kinh tế.

Page 16: US Guide Summit Preview

1. Chọn đê tài Đề tài cho bài luận không nhất thiết phải cực kì đặc biệt, chưa từng ai khai thác bao giờ. Hãy chọn một đề tài có ý nghia nhất với bạn, một đề tài mà qua đó bộc lộ được con người bạn và bạn hiểu rõ về đối tượng định viết. Bài luận của bạn không thể sâu sắc khi bạn không hiểu rõ về nó. Bạn cũng không thể truyền cảm xúc cho người đọc khi chính bạn không cảm được những điều mình viết.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng tìm ra ngay được điều gì quan trọng nhất để viết. Bạn có thể viết nhật ký (bằng Tiếng Anh) vì đó là những dòng cảm xúc chân thật nhất mà có thể giúp ích cho việc chọn đề tài viết luận sau này. Đọc lại nhật ký bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì có thể sẽ khai thác được một tính cách nhất định nào đó qua những trang viết, hoặc ít nhất hiểu thêm về con người bạn. Ngoài ra, bạn có thể hỏi bố mẹ, anh chị em, bạn bè thân thiết những điểm gì về bạn mà họ ấn tượng nhất.

“Every piece of honest writing contains this tacit

message: “I wrote this because it’s important; I want you to read it; I’ll

stand behind it.”

Matthew Grieder

Personal StatementPersonal statement la môt phần rât quan trong trong bô hô sơ vi no phan anh tinh cach va suy nghi cua ban, đông thơi cung la phần duy nhât ban co toan quyên kiêm soat. Nhưng cần nhơ răng bai luân không phai la con at chu bai cua cuôc đua. Môt bai luân hay cung không thê cưu vơt đươc ban khi tât ca nhưng thư khac trong hô sơ dươi mưc trung binh.

Page 17: US Guide Summit Preview

Trong trương hơp ban chưa chăc chăn điêu gi quan trong nhât đôi vơi ban, ban co thê thư tra lơi môt sô câu hoi sau:

1. What are your favorite activities and hobbies? Why do you enjoy them?

2. Do you have any special talents or skills?

3. Who have been the most influential people in your life? The most memorable? The most interest-ing?

4. What have you done during the past four sum-mers?

5. What was your best day/experience? Worst? Funniest?

6. How have you changed in the past four years?

7. What was the most memorable experience you have had with your parents? Brother or sister? Best friend? Sisiter?

8. What accomplishment are you proudest of?

9. What make you special or unique?

10. What is your strongest quality?

11. What is a strong belief or philosophy that your hold?

12. What is the most difficult or challenging thing you have done?

13. What critical skills (leadership, analytical, communication, etc.) do you possess?

14. What is most important for the

admissions committee to know about you?

15. Are there events or experiences in your back-ground that might be of particular interest to the admission committee?

“Convince yourself that you are working in clay,

not marble, on paper not eternal bronze: let

that first sentence be as stupid as it wishes”

Jacques Barzun

2. bắt đầu viêtSau khi chọn được đối tượng bạn hãy bắt tay vào viết. Vì là bản phác thảo đầu tiên nên bạn cũng chưa cần ép bài viết của mình take shape hay “every word tells” ngay lập tức. Cứ viết ra tất cả những điều bạn nghi, do stream-of-conscious-ness. Điều quan trọng là bạn có tất cả những ý nghi trên giấy, sau đó sẽ sắp xếp và viết lại sau. Khi viết first draft, bạn có thể viết theo một for-mat nào đó: “if…but no…therefore…,” “once…but now…,” “this…then this…then this,” v.v.

Page 18: US Guide Summit Preview

3. viêt lạiNếu khi viết bản thảo đầu tiên, bạn có thể viết tất cả những gì mình suy nghi càng nhanh càng tốt để cảm xúc không tan biến, thì ở lần viết lại này, bạn cần chậm lại, khai thác sâu những chi tiết có thể là điểm nhấn của bài hoặc thêm chi tiết cho bài luận thêm sinh động.

Sau khi viết xong, bạn nên gửi bài viết cho người khác đọc và cho ý kiến. Người đọc bài của bạn nên là người hiểu rõ thế nào là good application essays (không chỉ good essays). Điều này tương đối quan trọng vì không phải essay nào đúng ngữ pháp và chọn từ trúng phóc cũng sẽ là một personal statement hay. Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể hỏi người đọc để giúp cải thiện bài luận:

“I have never thought of my-self as a good writer Anyone

who wants reassurance of that should read one of my first drafts. But I’m one of

the world’s great rewriters.”

James Michener

1. Does my statement accurately answer the question(s)?

2. Does my opening paragraph capture the read er’s attention? Is my entire statement interesting?

3. Does my statement distinguish me from others?

4. Is my statement positive?

5. Have I been selective? Have I introduced any controversial material?

6. Have I expressed myself clearly and concisely?

7. Is my statement well written in standard essay format--i.e., is it a complete essay with an introduc-tion, body, and conclusion?

8. Do I have smooth transition sentences that link my paragraphs together?

9. Is my statement a true representation of myself? Does it sound like me? And, is it personal?

Qua bài luận của bạn, người đọc phải thấy được con người bạn là ai và cá tính ấy có đủ thuyết phục hội đồng tuyển sinh mời bạn nhập học. Đừng nản chí khi nhận được negative feedback. Phản ứng của họ về bài luận của bạn sẽ là phản ứng của adcom, chỉ có điều khác là adcom sẽ không gửi nhận xét giúp cải thiện bài luận mà thay vì đó có thể là rejec-tion letter. Hãy cân nhắc feedback và chỉnh sửa bài luận của mình. Bạn phải kiên nhẫn trong quá trình này. Việc viết đi viết lại một bài luận đến mười lần (hoặc hơn) không phải là hiếm.

Page 19: US Guide Summit Preview

“Vigorous writing is concise. A sentence should contain no unnecessary words, paragraph no unnecessary sentences, for the same reason that a drawing should have no unnecessary lines and a machine no unnecessary parts. This requires not that the writer make all hissentences short, or that he avoid all detail and treat his subjects only in out-

line, but that every word tell.”

E.B. White

4. Chinh sưa

Khi chỉnh sửa bạn thực sự cần hết sức chậm rãi và cẩn thận từng câu, từng từ. Bạn nên tận dụng chức năng grammar and spelling check trên Microsoft Word, có thể tham khảo cuốn “The Element of Style” (William Struck and E. B. White) và cuối cùng không quên nhờ người khác đọc hộ lần cuối. Trong quá trình chỉnh sửa bạn có thể lưu ý các lỗi sau:

• Diễn đạt ro ràng.

• Tránh dung câu bị động.

• Tránh các động từ không có tác dụng biểu đạt như become, get, do, make, have...

• Tránh lạm dụng dung từ học được trong quá trình ôn SAT.

• Không lạm dụng tính từ và trạng từ, danh từ và dộng từ mới là linh hồn của câu văn.

• Đa dạng hóa các câu văn trong đoạn.

• Sử dụng dấu câu chính xác (tham khảo cuốn “The Element of Style”).

Page 20: US Guide Summit Preview

extra

curricular

activities

Các trường đại học Mỹ luôn tìm kiếm những học sinh toàn diện, không chỉ giỏi ở trên lớp, mà còn khéo léo, năng động trong cuộc sống. Thứ hai, Ban Tuyển Sinh muốn nhìn rõ hơn về con người bạn. Bạn có nhiệt tình, sôi nổi, tích cực? Bạn có những mối quan tâm như thế nào? Năng lực của bạn đến đâu? Hoạt động ngoại khoá sẽ giúp bạn thể hiện điều đó

{

Page 21: US Guide Summit Preview

Trong cuộc đua khốc liệt vào các đại học Mỹ hiện nay, khi xuất hiện ngày càng nhiều các thí sinh với thành tích học tập và điểm số vô cùng xuất sắc, thì hoạt động ngoại khoá chính là một trong những yếu tố quyết định giúp bạn gây ấn tượng với Ban Tuyển Sinh.

Tại sao phải hoạt động ngoại khoá? Trước hết, các trường đại học Mỹ luôn tìm kiếm những học sinh toàn diện, không chỉ giỏi ở trên lớp, mà còn khéo léo, năng động trong cuộc sống. Thứ hai, Ban Tuyển Sinh muốn nhìn rõ hơn về con người bạn. Bạn có nhiệt tình, sôi nổi, tích cực? Bạn có những mối quan tâm như thế nào? Năng lực của bạn đến đâu? Hoạt động ngoại khoá sẽ giúp bạn thể hiện điều đó. Ngoài ra, bản thân việc tham gia hoạt động ngoại khoá cũng giúp bạn trưởng thành hơn rất nhiều, sau này còn có thể là nguồn tài liệu rất hữu ích cho bài luận.

Tuy nhiên, việc tham gia hoạt động ngoại khoá đòi hỏi bạn phải đầu tư, không thể hời hợt. Ngay cả khi đọc hồ sơ, các nhà tuyển sinh cũng thường đặt ra những “tiêu chí” nhất định khi cân nhắc tới các hoạt động ngoại khoá.

Trước hết, ban tuyển sinh sẽ quan tâm liệu ban có thực sự đam mê và tâm huyết với hoạt động ngoại khoá bạn đang làm không. Một hồ sơ với các hoạt động rải rác trên nhiều linh vực, thời gian hoạt động ngắn ngủi, ít đóng góp, ít thành tích sẽ khó lòng gây ấn tượng với Ban Tuyển Sinh. Người đọc hồ sơ chỉ thấy sự hời hợt mà không hình dung được đâu mới là điểm mạnh của bạn. Trái lại, bạn tham gia đều đặn một câu lạc bộ suốt ba năm, có nhiều đóng góp, hoặc có thành tích về chơi bóng rổ trong nhiều năm liền sẽ thực sự là một dấu ấn tốt đẹp cho các nhà tuyển sinh.

Tuy nhiên, không vì thế, bạn chỉ chăm chút vào một hoạt động nhất định, bởi khi đọc hồ sơ, các nhà Tuyển Sinh cũng rất chú ý đến sự toàn diện của bạn. Bạn đóng góp rất nhiều cho câu lạc bộ Toán, nhưng đồng thời cũng đạt nhiều giải bóng đá sẽ cho người đọc hồ sơ thấy bạn là một người toàn diện và có khả năng cân bằng tốt.

Ngoài ra, khi đọc hồ sơ, ban tuyển sinh cũng rất quan tâm đến khả năng lãnh đạo của bạn. Giữ vai trò lãnh đạo trong một hoạt động ngoại khoá sẽ giúp bạn có lợi thể trong con mắt của ban tuyển sinh. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, người đọc hồ sơ luôn ưu tiên chú ý tới những đóng góp của bạn cho hoạt động ngoại khoá bạn đã và đang làm, vì vậy việc trở thành người lãnh đạo là điều không bắt buộc.

Khi đã hiểu được ban tuyển sinh muốn nhìn nhận ở bạn điều gì thông qua các hoạt động ngoại khoá, bạn nên lên cho mình một kế hoạch, đặt mục tiêu, và tận dụng thời gian để tham gia các hoạt động ngoại khoá ngay từ năm lớp 10. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, một hồ sơ với các thành tích tham gia các câu lạc bộ rất tốt nhưng điểm số bê bết lại là một tín hiệu không khả quan trong con mắt của ban tuyển sinh. Hãy luôn ưu tiên việc học tập và sắp xếp thời gian hợp lí để tham gia các hoạt động ngoại khoá để cuối cùng, bạn có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh! Một điều quan trọng nữa là bạn nên chọn những hoạt động ngoại khoá bạn thực sự yêu thích và có tâm huyết. Đừng tham gia những hoạt động chỉ vì bạn cho rằng chúng sẽ có lợi cho hồ sơ, nhưng bạn hoàn toàn không thể gắn bó và cống hiến cho nó. Người đọc hồ sơ sẽ quan tâm trên hết đến sự đam mê của bạn đối với hoạt động.

Hiện nay, các hình thức hoạt động ngoại khoá ở Việt Nam đã được phát triển hơn rất nhiều, không chỉ bó hẹp trong các dự án tình nguyện, mà được mở rộng ra trở thành tất cả các hoạt động nằm ngoài khuôn khổ học tập trên lớp. Ở trường, bạn có thể tham gia các hoạt động và câu lạc bộ khác nhau: trở thành bí thư, lớp trưởng, tham gia vào ban chấp hành đoàn trường, các sự kiện của trường, etc. Ngoài ra, bạn có thể đóng góp công sức vào các hoạt động từ thiện bên ngoài như tình nguyện tại Viện Nhi, tổ chức sự kiện quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, etc. Không chỉ vậy, bạn hoàn toàn có thể chơi các hoạt động thể thao phục vụ cho sức khoẻ cũng như sở thích cá nhân. Nhưng hãy nhớ tham gia đều đặn để không chỉ tốt cho bộ hồ sơ của mình, mà cũng là một cách để rèn luyện cơ thể nhé. Ngay cả nhưng tài lẻ như biết chơi piano, guitar hay hội hoạ cũng là những hoạt động ngoại khoá được các nhà tuyển sinh đánh giá cao. Nếu bạn sớm phát hiện mình biết vẽ, hoặc có năng khiếu về âm nhạc,etc. thì hãy cố gắng chăm chút cho nó. Hồ sơ của bạn sẽ trở nên toàn diện hơn rất nhiều đấy.

Page 22: US Guide Summit Preview

1. THƯ GiỚi THiệuĐối với một bộ hồ sơ du học Mỹ, thư giới thiệu chính là một công cụ quan trọng giúp các nhà tuyển sinh tìm hiểu thêm về bạn ki hơn qua quan điểm của người khác.

Nội dung của thư giới thiệu là tổng hợp những hoạt động nổi bật của bạn trong quá trình học tập được người viết thư giới thiệu ghi chép lại. Thư giới thiệu thường đề cập tới những khía cạnh đặc biệt của bạn chưa có cơ hội bộc lộ trong hồ sơ. Việc lặp lại những khía cạnh đã thể hiện trong các phần khác, trong thư giới thiệu, dễ khiến Ban Tuyển Sinh nhìn nhận về bạn là một người đơn giản đến nhàm chán.

Có hai cách để bạn có được một thư giới thiệu. Bạn có thể nhờ các thầy cô ở trường viết cho bạn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc viết thư giới thiệu đối với giáo viên vẫn còn là điều mới mẻ, nên nhiều trường hợp, thầy cô để bạn tự viết sau đó kiểm tra, và kí cho bạn. Dù là cách nào, thì bạn hãy cố gắng khôn khéo để có được một thư giới thiệu tốt nhé.

Cách 1: LOR bị độngBước 1: Chọn người viết

Hãy chọn người viết thư giới thiệu là người biết rõ về bạn. Không nên chọn những người có địa vị, chức vụ cao mà không hiểu rõ về bạn để viết thư giới thiệu. Thư giới thiệu cần phản ánh những khía cạnh chưa được khai thác trong hồ sơ. Một bức thư phản ánh chi tiết về con người bạn từ một nhân viên trong trường học sẽ có giá trị hơn một bức thư sơ sài, chung chung được viết từ thầy hiệu trưởng.

Bước 2: Tiếp cận người viết

Sau khi đã chọn được người viết thư giới thiệu cho mình, hãy cố gắng tiếp cận sớm họ. Hãy dành cho thầy cô có một khoảng thời gian hợp lí, đủ để viết cho bạn một bức thư hoàn chỉnh và đầy đủ. Thời gian hạn hẹp có thể khiến cho bức thư của bạn không đủ sức thuyết phục và sơ sài.

Khi đó, hãy gửi cho người viết đầy đủ thông tin của bạn, và trực tiếp đề cập những vấn đề bạn muốn bức thư truyền tải. Bạn nên đưa cho người viết một dàn ý, một số bài mẫu của thư giới thiệu, (trong trường hợp người viết không quen với việc viết thư), và một bản tóm tắt các hoạt động, thành tích của bạn.

Cách 2: LOR chủ độngViệc viết một thư giới thiệu cho chính mình có thể là một khó khăn đối với bạn, nhưng đây cũng là một cơ hội tốt để bạn có thể kiểm soát được nội dung của nó. Thư giới thiệu có thể coi là một bài luận chỉ ra những điểm mạnh của bạn. Hãy lập ra một danh sách những tính cách, đặc điểm tốt ở con người bạn, và sử dụng những câu chuyện, những ví dụ trong quá trình học tập để thể hiện một cách sinh động những phẩm chất đó. Tránh việc đề cập suông tới các điểm mạnh nhưng không có dẫn chứng cụ thể.

Page 23: US Guide Summit Preview

OTHERS2. pHỎNG vấNTuy thường không bắt buộc trong quá trình tuyển sinh, nhưng với mức độ cạnh tranh để vào một trường đại học Mỹ ngày nay, phỏng vấn cũng là một cơ hội tốt để bộc lộ bản thân, đánh bóng cho hồ sơ của bạn.

Có hai hình thức phỏng vấn chính, phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng của trường, hoặc phỏng vấn với cựu học sinh, có thể trực tiếp, qua mạng hoặc điện thoại. Nhưng dù là hình thức nào, một buổi phỏng vấn đều được tổ chức với hai mục đích cơ bản: đánh giá học sinh và quảng bá cho trường. Một buổi phỏng vấn sẽ giúp trường đại học nhìn nhận trực tiếp vào con người bạn, đồng thời, giúp các trường đại học tạo lập một hình ảnh về trường với bạn.

Thông thường, người phỏng vấn sẽ quan tâm đến quá trình học tập, tính cách, cũng như các hoạt động ngoại khoá và sở thích của bạn. Nhưng hãy đề cập những vấn đề này dưới góc độ cá nhân bằng cách chia sẻ với họ những kinh nghiệm, suy nghi riêng của mình. Những câu trả lời chung chung, bó hẹp trong phạm vi của resume, điểm số, kì thi, tưởng chừng sẽ rất ấn tượng, nhưng thực chất khiến cho người đối diện nhìn nhận về bạn là một học sinh thiếu chiều sâu hoặc chưa tìm hiểu ki về trường. Hãy quan niệm phỏng vấn cũng là một cuộc nói chuyện và bạn cần cho người đối diện thấy mình là một người thú vị, muốn tiếp tục trò chuyện với bạn.

Để có một buổi phỏng vấn tốt, bạn cần chuẩn bị ki lượng. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn có một buổi phỏng vấn thành công.

1. Tìm hiểu về trường: Luôn tìm hiểu về trường trước khi đến buổi phỏng vấn. Hãy thể hiện rằng bạn thực sự quan tâm tới trường.

2. Thực hành phỏng vấn: Bạn có thể nhờ bạn bè thực hành một buổi phỏng vấn thử và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

3. Đối với một buổi phỏng vấn, bạn hãy cố gắng giữ bình tinh, suy nghi ki trước khi trả lời câu hỏi, không hấp tấp, vội vàng. Biết cách đặt câu hỏi cho người phỏng vấn, đừng để cuộc phỏng vấn kéo dài như một cuộc hỏi cung, hãy biến nó thành một cuộc đối thoại thú vị.

4. Viết thư cảm ơn: Viết email cảm ơn interviewer về cuộc phỏng vấn. Bức thư không cần dài dòng. Một đoạn văn ngắn, súc tích sẽ gây thiện cảm cho người phỏng vấn.

Page 24: US Guide Summit Preview