Ủy ban nhÂn dÂn huyỆn bÌnh xuyÊn - cổng thông … · web viewbÁo cÁo tỔng hỢp quy...

150
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN _________________________________________ BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Upload: phamnhu

Post on 30-May-2018

222 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN_________________________________________

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN

ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bình Xuyên, tháng 10 năm 2010

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

MUC LUCMƠ ĐẦU..............................................................................................................5Phần thứ nhất......................................................................................................6ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN.....................................................PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN BÌNH XUYÊN................1 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN.......................................................6

1.1 Vị trí địa lý..............................................................................................61.2 Địa hình...................................................................................................71.3 Khí hậu....................................................................................................81.4 Tài nguyên thiên nhiên..........................................................................101.5 Thực trạng môi trường..........................................................................18

2 CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI – ĐÁNH GIÁ NGUỒN NHÂN LỰC..................192.1 Dân số và đặc điểm dân cư...................................................................192.2 Lao động và nguồn nhân lực.................................................................192.3 Dự báo dân số.......................................................................................20

Phần thứ hai......................................................................................................22THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN...........................................................................KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN GIAI ĐOẠN 2001-2010......22VÀ BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN............................................................................1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ........................22

1.1 Tăng trưởng kinh tế...............................................................................221.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................................................................231.3 Thu - chi ngân sách...............................................................................25

2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC.....................262.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.................................................262.2 Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (TTCN).......................302.3 Đầu tư phát triển và xây dựng...............................................................322.4 Phát triển các ngành dịch vụ.................................................................332.5 Phát triển các lĩnh vực Văn hoá, xã hội................................................342.6 Quốc phòng - an ninh............................................................................372.7 Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật........................................37

3 MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ KHÓ KHĂN.................................................393.1 Thành tựu..............................................................................................393.2 Khó khăn...............................................................................................40

4 TỔNG QUÁT VỀ THUẬN LỢI VÀ CƠ HỘI, HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC.................................................................................................................41

4.1 Thuận lợi và cơ hội...............................................................................414.2 Hạn chế và thách thức...........................................................................42

Phần thứ ba.......................................................................................................43QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN.......................................................KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN NĂM 2020..................43VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030........................................................................

2

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

1 BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN CỦA QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC............431.1 Bối cảnh quốc tế....................................................................................431.2 Bối cảnh trong nước, Vùng Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Vĩnh Phúc461.3 Dự báo nhu cầu một số thị trường chủ yếu...........................................47

2 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN...........................................482.1 Quan điểm phát triển.............................................................................482.2 Mục tiêu phát triển................................................................................50

3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030............................................................................53

3.1 Định hướng và yêu cầu phát triển.........................................................533.2 Đề xuất phương án phát triển................................................................54

4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC......................614.1 Định hướng sử dụng đất........................................................................614.2 Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn............634.3 Định hướng phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng

684.4 Định hướng phát triển các ngành dịch vụ.............................................714.5 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật..................................744.6 Định hướng phát triển lĩnh vực văn hóa, xã hội...................................784.7 Tăng cường an ninh quốc phòng...........................................................804.8 Định hướng phát triển khoa học công nghệ và môi trường..................81

5 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ LÃNH THỔ........................................................................................................82

5.1 Vùng tự nhiên........................................................................................825.2 Vùng kinh tế..........................................................................................835.3 Không gian du lịch................................................................................845.4 Không gian đô thị..................................................................................84

6 CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020.......856.1 Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư...................................................................856.2 Các chương trình. dự án đầu tư.............................................................86

Phần thứ tư............................................................................................................CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH............................................871 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ HÀNH CHÍNH.......872 HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ88

2.1 Các giải pháp chung..............................................................................892.2 Giải pháp huy động vốn trong nước....................................................892.3 Giải pháp huy động vốn nước ngoài.....................................................91

3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC....................................934 GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ......................................935 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN................946 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA, XÃ HỘI.........95

6.1 Về xoá đói giảm nghèo.........................................................................956.2 Về Giáo dục- Đào tạo............................................................................96

3

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

6.3 Về chăm sóc sức khoẻ nhân dân...........................................................966.4 Về văn hoá- thông tin, TDTT................................................................96

7 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH..................................................977.1 Tổ chức công bố quy hoạch..................................................................977.2 Tăng cường sự phối hợp giữa huyện với các phòng ban trong huyện. trong tỉnh trong quá trình thực thi quy hoạch..................................................977.3 Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện..............................................977.4 Thành lập ban chỉ đạo và ban giám sát thực thi quy hoạch..................98

4

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

MƠ ĐẦU

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc chấp thuận các thành phố, thị xã và các huyện của tỉnh triển khai tiến hành lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030. UBND huyện Bình Xuyên đã phối hợp cùng đơn vị tư vấn là Trung tâm Tư vấn phát triển và đào tạo, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ký kết hợp đồng kinh tế để triển khai nội dung nêu trên.

Sau hơn 4 tháng tổ chức triển khai thực hiện, đến nay dự thảo báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã cơ bản được hoàn thành. Dự thảo báo cáo đã được trình bày tại hai hội nghị do UBND huyện Bình Xuyên tổ chức với sự tham gia của các phòng, ban thuộc UBND huyện và đại diện các sở, ban ngành của tỉnh Vĩnh Phúc.

Tiếp thu ý kiến đóng góp của các đơn vị đã tham gia tại hai cuộc hội thảo, đơn vị tư vấn đã hoàn chỉnh, bổ sung những nội dung có liên quan trên cơ sở lĩnh hội có chọn lọc và đã hoàn thành bản dự thảo báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 lần thứ ba để báo cáo trước UBND huyện Bình Xuyên và đại diện các Sở, ban, ngành của tỉnh Vĩnh Phúc.

Dự thảo báo cáo được kết cấu đúng theo quy định tại Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 26/8/2006 của Chính phủ về lập, thẩm định và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và thông tư hướng dẫn thực hiện; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 17/01/2008 về việc sửa đổi một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP gồm các phần sau đây:

– Phần thứ nhất: Đánh giá các yếu tố và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bình Xuyên;

– Phần thứ hai: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Xuyên thời kỳ 2001-2010 và bối cảnh phát triển;

– Phần thứ ba: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020;

– Phần thứ tư: Các giải pháp thực hiện quy hoạch;– Kết luận và kiến nghị.

5

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Phần thứ nhấtĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN BÌNH XUYÊN

1 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN

1.1 Vị trí địa lý Bình Xuyên là một huyện có cả ba địa hình là: đồng bằng, trung du và

miền núi, có vị trí nằm gần trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo quốc lộ 2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50km theo hướng Tây – Tây Bắc.

Bình Xuyên có diện tích tự nhiên là 14.847,31ha (theo số liệu điều tra năm 2010), được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 21012’57” đến 210 27’ 31” độ vĩ Bắc và 105036’06” đến 105043’26” độ kinh Đông.

– Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên.– Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (thuộc Thủ đô Hà

Nội).– Phía Nam giáp huyện Yên Lạc.– Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và TP Vĩnh Yên.Vị trí địa lý có nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển

dịch vụ. Bình Xuyên là huyện trọng điểm phát triển khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, cách không xa các khu công nghiệp tập trung như: Bắc Thăng Long - Nội Bài; khu công nghiệp Sài Đồng, cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai trung tâm kinh tế – chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đường sắt Hà Nội – Lào Cai, Quốc lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua là những điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng (công nghiệp – dịch vụ và nông lâm nghiệp) và hình thành các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa của huyện.

Với ba thị trấn trên địa bàn huyện, gồm: Hương Canh – huyện lỵ và hai thị trấn Thanh Lãng và Gia Khánh, lại nằm ở vị trí giữa hai đô thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, Bình Xuyên cũng gặp không ít khó khăn hạn chế. Việc giao lưu đường bộ giữa vùng lân cận với khu vực phía Bắc huyện gặp khó khăn do bị dãy núi Tam Đảo chia cắt, làm hạn chế đến phát triển công nghiệp và dịch vụ, Khu vực đồng bằng của huyện có địa hình thấp, độ chênh lệch giữa các cốt ruộng lớn lại chịu ảnh hưởng của nguồn nước từ dãy núi Tam Đảo chảy qua nên khi mưa lớn xảy ra thường gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng.

6

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

1.2 Địa hìnhBình Xuyên có ba vùng địa hình khá rõ rệt: Đồng bằng, trung du, miền

núi; nhìn chung địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam:– Vùng núi: Nằm ở phía Bắc của huyện có dãy núi Tam Đảo chạy ngang

từ Tây sang Đông phân chia ranh giới huyện với tỉnh Thái Nguyên. Địa hình bị chia cắt mạnh. Đất đai có độ dốc cấp 3 (từ 15-250), cấp 4( trên 250) chiếm trên 90% diện tích, có nguồn gốc hình thành khá phức tạp, tạo nên tính đa dạng phong phú của hệ sinh thái vùng đồi núi. Nhìn chung, môi trường sinh thái vùng đồi núi. Nhìn chung, môi trường sinh thái đang ở trạng thái cân bằng, nhiều khu vực có địa hình cùng với các yếu tố khí hậu, danh lam thắng cảnh đã tạo nên tiềm năng du lịch như: Thanh Lanh, Mỏ Quạ… Bên cạnh đó với tính đa dạng của hệ thực vật đã tạo nên nguồn gien quý hiếm cho nghiên cứu khoa học.

– Vùng trung du: Tiếp giáp với vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam, gồm các xã: Gia Khánh, Hương Sơn, Thiện Kế, Bá Hiền, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu. Đây phần lớn là vùng đồi gò có độ dốc cấp 2 (8-150), nằm xen kẽ giữa các dải ruộng bậc thang có độ dốc cấp 1 (dưới 80); tuy nhiên, còn xuất hiện dải núi cao có độ dốc trên 150 chạy dài từ Hương Sơn đến Quất Lưu với các đỉnh cao như: Núi Đinh (204,5m), núi Nia (82,2m), núi Trống (156,5m). Do quá trình khai thác không khoa học trong những năm qua đã tạo ra diện tích khá lớn đất trống đồi núi trọc hoặc cây cối thưa thớt, phần lớn là cây bạch đàn không có khả năng cải tạo đất. Vùng này đất đai được hình thành từ nhiều loại đá vụn khác nhau, với độ dốc vừa phải, do đó ngoài mục đích lâm nghiệp đây còn là vùng có tiềm năng cho việc trồng cây ăn quả, trang trại vườn rừng, cây công nghiệp ngắn ngày.

– Vùng đồng bằng: Gồm các xã Đạo Đức, Phú Xuân, Tân Phong, Thanh Lãng, đất đai tương đối bằng phẳng, có độ dốc < 500; tuy nhiên độ chênh lệch giữa các cốt ruộng rất lớn ( điểm cao nhất: khu Kiền Sơn - Đạo Đức là 11,6m, điểm thấp nhất: khu Bới Dứa – Thanh Lãng là 6,3m). Xen kẽ giữa gò đất thấp là những chân ruộng trũng lòng chảo, đây là những khu vực thường ngập úng vào mùa mưa.

– Trừ khu vực dãy núi Tam Đảo là diện tích đồi núi phân bố tập trung, còn phần lớn các đồi gò đều nằm xen kẽ các khu ruộng khá bằng phẳng nên yếu tố địa hình có thể phân thành 2 dạng chính sau:

– Đất đồi núi có tổng diên tích: 124,54 ha.– Đất bằng có tổng diện tích: 10.395,33 ha.Địa hình của huyện cho phép phát triển kinh tế – xã hội đa dạng: kinh tế

đồi rừng, du lịch nghỉ dưỡng ở miền núi, vùng đồng bằng, vùng trung du thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và hình thành khu công nghiệp tập trung.

7

Page 8: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Từ đặc điểm địa hình nêu trên có thể đưa ra một số nhận xét về địa hình của huyện Bình Xuyên như sau:

– Vùng núi: Tập trung ở phía Bắc của huyện là những ngọn núi cao từ 300-1.500m chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, đất thích hợp với mục đích lâm nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu và du lịch nghỉ dưỡng. Chú trọng phát triển kinh tế đồi rừng trồng cây ăn quả, cây nguyên liệu, khoanh nuôi bảo vệ nhất là rừng phòng hộ. Phát triển dịch vụ gắn với vùng du lịch sinh thái. Đảm bảo đủ lương thực của vùng, kết hợp phát triển rừng với phát triển chăn nuôi đàn gia súc và cây con đặc sản của vùng núi.

– Vùng trung du: Phần lớn là đồi trọc bị xói mòn, vùng này ngoài mục đích lâm nghiệp còn có thể phát triển nông lâm kết hợp, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp tập trung, xây dựng cơ bản và nhiều mục đích chuyên dùng khác. Khai thác, sử dụng một cách hợp lý quỹ đất hiện có, ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp và giao thông.

– Vùng đồng bằng: Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, năng suất cao và từng bước sản xuất theo hướng công nghiệp, công nghệ cao. Xây dựng vùng chuyên trồng lúa giống, trồng rau, hoa quả, mở rộng chăn nuôi gia cầm, nạc hoá đàn lợn, cải tạo vùng chiêm trũng, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng kinh tế trang trại theo mô hình kinh tế VAC.

Tuy nhiên, địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều ưu thế trong sản xuất nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thuận lợi, dân cư tập trung, giao thông thuận tiện hơn vùng đồi núi và trung du do vậy vùng này cũng là mục tiêu của các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra sự mâu thuẫn trong sử dụng đất. 1.3 Khí hậu

Bình Xuyên nằm trong tiểu vùng khí hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, bị chi phối bởi dãy núi Tam Đảo, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, thường chịu tác động không tốt từ các cơn bão, gây mưa tô, lốc lớn.

Mùa hạ: nóng ẩm và mưa nhiều, thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 được phân chia làm hai thời kỳ:

– Thời kỳ thứ nhất: diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7 trời nóng bức, nhiệt độ ngoài trời lên cao, nắng mưa thất thường kèm theo giông bão, đôi khi có những trận gió Lào làm cây cối, lúa màu khô héo, thời kỳ này mưa tập trung có thể gây ngập úng.

– Thời kỳ thứ hai: từ tháng 7 đến tháng 9 nhiệt độ có giảm đôi chút nhưng thường có mưa kéo dài gây úng cục bộ.

8

Page 9: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Mùa đông: (lạnh và khô hanh) kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau được chia làm 2 thời kỳ:

Thời kỳ thứ nhất: được tính từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau, thời kỳ này không khí khô khan, độ ẩm thấp, biên độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau nhiều, hầu như không có mưa, sương mù vào buổi sáng (đôi khi có sương muối), trời giá lạnh có những đợt rét kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

Thời kỳ thứ hai: kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, giai đoạn này thời tiết ấm dần, đôi khi có mưa nhỏ (mưa phùn) có những đợt rét ngắn vào cuối vụ, thời tiết đỡ khắc nghiệt hơn.

a) Nhiệt độNhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,5 – 250C, tuy nhiên chênh lệch

nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông khá lớn (trung bình mùa hè là 28-34,40C; mùa đông từ 13-160C tối thấp có những ngày dưới 100C) nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6,7,8; thấp nhất vào tháng 12,1,2.

Do điều kiện địa hình nên nhiệt độ giữa vùng đồng bằng và miền núi chênh lệch nhau đến 5-70C.

b) Lượng mưaTập trung vào tháng 6,7,8 trong thời gian này lượng mưa đã chiếm 50%

lượng mưa cả năm, có những trận mưa to gây ngập úng cục bộ cùng với việc nước đầu nguồn tràn về các sông, suối đã gây nên úng lụt. Mưa ít vào tháng 12,1,2.

Lượng mưa giữa vùng núi và vùng thấp chênh lệch nhau khá lớn.Lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho cây trồng và sinh

hoạt, nhưng cũng gây nên úng lụt, rửa trôi bào mòn đất.c) Độ ẩmĐộ ẩm chênh lệch không nhiều qua các tháng trong năm; độ ẩm cao vào

mùa mưa, thấp vào mùa đông.Độ ẩm vùng núi cao hơn vùng trung du đồng bằng, bình quân độ ẩm vùng

đồi núi là 88%; vùng đồng bằng là 84%.d) Số giờ nắngSố giờ nắng bình quân 1.400-1.700 giờ/năm, mặc dù bình quân theo năm

cao nhưng giữa các tháng lại chênh lệch nhau rất nhiều, thường các tháng có số giờ nắng cao là các tháng mùa hè, thấp là các tháng cuối mùa đông. Số giờ nắng như vậy vẫn đủ lượng bức xạ cho cây trồng theo mùa vụ, tuy nhiên mùa đông phải bố trí cây trồng chịu hạn, chịu rét.

e) Chế độ gió

9

Page 10: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đôi khi kèm sương muối ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, khí hậu Bình Xuyên thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt đối với các loại cây lúa, ngô, khoai, đậu tương và rau xanh. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, khí hậu tại Bình Xuyên mùa hè lượng mưa tập trung lớn vì vậy có thể gây ngập úng, mùa đông đôi khi có sương đây là những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đối với sản xuất nông nghiệp của huyện.

f) Thủy vănNguồn nước mặt của huyện khá phong phú, phụ thuộc nhiều vào nguồn

nước từ các suối nhỏ thuộc dãy Tam Đảo chảy vào ở xã Trung Mỹ (hồ Thanh Lanh).

Hệ thống sông Cà Lồ: Có thể phân chia thành 3 nhánh: nhánh nối với sông Phan, từ Hồ Thanh Lanh, sông Cánh; nhánh nối liền với Cầu Bòn tiêu thoát nước trực tiếp nước mưa của dãy núi Tam Đảo thuộc huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên nhánh nối với sông Phan tiêu thoát nước vùng trũng của hai huyện Yên Lạc và Bình Xuyên. Sông Cà Lồ là sông tiêu tự nhiên duy nhất trên địa bàn huyện, mực nước cao nhất 9,14m, lưu lượng lớn nhất 268m3/s. Vào mùa mưa lũ tập trung, nước sông Cầu dâng cao không tiêu kịp gây úng lụt cục bộ tại khu vực trũng trong huyện.

– Nguồn nước mặt:Mùa mưa: thời gian này lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 6,7,8 nên

tại các sông, suối, ao hồ nguồn nước dồi dào, việc điều tiết nước cho cây trồng và công nghiệp sau này nhìn chung thuận lợi nhưng mặt khác do mưa tập trung với cường độ lớn thường gây nên ngập úng cục bộ tại khu vực trũng ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Mùa khô: Thời gian này ít mưa, thời tiết hanh khô, lượng bốc hơi cao; địa hình dốc, mực nước ở sông suối gần như cạn kiệt, nguồn nước điều tiết vào các ao hồ chứa bị hạn chế gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và xây dựng các công trình. Hồ Xạ Hương (thuộc huyện Tam Đảo) cung cấp nước.

– Nguồn nước ngầm:Nguồn nước ngầm của huyện không lớn, chất lượng nước không cao.

Theo đánh giá sơ bộ về tài nguyên môi trường của tỉnh Vĩnh Phúc thì trên địa bàn huyện có thể khai thác 200.000 m3/ngày đêm nhưng việc xử lý cung cấp cho sinh hoạt khá tốn kém. Cần cải tạo nâng cấp và xây mới các hồ chứa để tăng nguồn nước dự trữ cho sản xuất và tiêu dùng.

1.4 Tài nguyên thiên nhiên

10

Page 11: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

1.4.1 Tài nguyên đấta) Cơ cấu các loại đấtTheo phân loại đất mới của FAO-UNESCO trên địa bàn huyện có 21 loại

đất bao gồm 7 nhóm chính.– Đất bằng Có diện tích khoảng 6.692,91 ha , chiếm 44,99% diện tích đất tự nhiên,

gồm các nhóm đất chính:+ Đất phù sa: Diện tích khoảng 3.506,5 ha, chiếm 41,22% diện tích đất

bằng, 17,95% diện tích đất tự nhiên của huyện, gồm 2 nhóm đất là đất phù sa không chua và đất phù sa chua; phân bố tại các xã, thị trấn Hương Canh, Bá Hiền, Quất Lưu, Sơn Lôi, Đạo Đức, Tân Phong, Thanh Lãng, Phú Xuân, Hương Sơn và một diện tích nhỏ của 2 xã Tam Hợp và Thiện Kế. Đất phù sa không chua hoặc ít chua có dung tích hấp thu CEC cao, cation kiềm trao đổi cao, là loại đất có độ phì nhiêu cao nhất của huyện; diện tích nhóm đất này khoảng 1.213,5 ha, chiếm 6,21% diện tích tự nhiên. Đất phù sa chua diện tích khoảng 11,74% diện tích tự nhiên; là loại đất có độ phì nhiêu cao nhưng do đất chua, sắt – nhôm di động xuất hiện nên mặc dù đất dễ tiêu nhưng thường thấp. Nhìn chung, đất phù sa là loại đất tốt cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cho sản xuất lúa cao sản. Tuy nhiên, hiện có khoảng 862 ha đất phù sa có địa hình thấp, thường bị ngập úng khi mưa tập trung.

+ Đất Glây chua điển hình: Diện tích khoảng 355 ha, chiếm 1,82% diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn: Thanh Lãng, Quất Lưu và Hương Canh; đất có mực nước ngầm cao, yếm khí, chua, độ phì cao nhưng khả năng trao đổi chất kém; phân bổ nơi địa hình thấp nên thường bị ngập úng vào mùa mưa.

+ Đất mới biến đổi: Có diện tích 4.041,4 ha, chiếm 47,52% diện tích đất bằng, 20,68% diện tích đất tự nhiên, gồm 2 nhóm đất chính: đất mới biến đổi chua và đất mới biến đổi Glây; phân bố tập trung ở các xã, thị trấn: Trung Mỹ, Gia Khánh, Bá Hiền, Thiện Kế, Hương Sơn, Tam Hợp, Quất Lưu, Sơn Lôi, Hương Canh. Đất thường nghèo hữu cơ, chua do quá trình rửa trôi lớp đất mặt, thường phân bố nơi địa hình cao hoặc trung bình, có độ phì trung bình. Đây là loại đất quan trong về diện tích đối với sản xuất nông nghiệp.

+ Đất loang lổ: Gồm 2 nhóm: đất loang lổ chua và đất loang lổ bạc màu, có diện tích khoảng 392 ha chiếm 2,01% diện tích đất tự nhiên; phân bố ở Hương Canh (87 ha). Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, chua, độ phì nhiêu trung bình đến thấp, thường phân bố nơi địa hình cao đến trung bình, nếu có chế độ phân bón, tưới tiêu thích hợp thì độ phì sẽ tăng lên đáng kể, đây là loại đất phù hợp với hầu hết các loại cây trồng nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng công nghiệp ngắn ngày, cho năng suất cao.

11

Page 12: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

+ Đất cát: Gồm 2 loại là đất cát bạc màu và đất cát đốm rỉ, có diện tích 210 ha (chiếm 1,08% diện tích tự nhiên), phân bố ở Trung Mỹ, Bá Hiến. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ chất dinh dưỡng kém, độ phì thấp nên cần có chế độ canh tác và bón phân thích hợp để cải tạo loại đất này.

– Đất đồi núiCó diện tích khoảng 8.181,4 ha, chiếm 49,03% diện tích đất tự nhiên gồm

2 nhóm đất chính sau:+ Đất xám Feralit: Có diện tích khoảng 7.623,2 ha, chiếm 93,18% diện

tích đất đồi núi, 39,02% diện tích đất tự nhiên, phân bố nhiều nhất ở Trung Mỹ (mỗi xã trên 3.000 ha), Hương Sơn, Thiện Kế (mỗi xã từ 200 – 300 ha), Sơn Lôi, Quất Lưu, Gia Khánh, Tam Hợp, Bá Hiến (mỗi xã từ 50-130 ha), có độ dốc trên 250 chiếm 77,19%, từ 15-250 chiếm 13,7% diện tích, dưới 150 chỉ chiếm 5,04% diện tích nhóm đất (khoảng 689 ha). Đất nghèo dinh dưỡng, rất chua, sắt nhôm di động cao nhất trong các loại đất của huyện. Tuy nhiên, diện tích có độ dốc < 250 có thể cải tạo trồng cây ăn quả, cây lâu năm nếu được đầu tư thích hợp.

+ Đất xám mùn: Có diện tích khoảng 558,2 ha, chiếm 6,82% đất đồi núi, 2,86% diện tích tự nhiên phân bố ở Trung Mỹ (khoảng 118,2 ha), trên những đai cao trên 800 m. Đất dốc, giàu chất hữu cơ, độ phì nhiêu cao, chua.

b) Cơ cấu sử dụng đất và xu hướng dịch chuyển cơ cấu sử dụng đấtNăm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện là 14.847,31 ha,

tăng 288,22 ha so với năm 2005 (xem Biểu 1: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất huyện Bình Xuyên năm 2010).Biểu 1. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất huyện Bình Xuyên năm 2010

Diện tích: ha.

STT Mục đích sử dụng đất DT năm 2010

DT năm 2005

Thay đổi (ha)

(1) (2) (3) (4) (5 = 3-4)  Tổng diện tích tự nhiên 14.847,31 14.559,09 288,221 Đất nông nghiệp 10.293,65 10.395,33 -101,68

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6.299,41 6.491,34 -191,931.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5.225,01 5.849,73 -624,72

1.1.1.1 Đất trồng lúa 4.639,94 5.329,62 -689,681.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1,21 11,25 -10,041.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 583,86 508,86 75,001.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.074,40 641,61 432,791.2 Đất lâm nghiệp 3.633,59 3.769,74 -136,15

1.2.1 Rừng sản xuất 1240,54 1010,31 - 230,231.2.2 Rừng trồng phòng hộ 130,09 443,7 -313,611.2.3 Rừng đặc dụng 2.262,96 2.315,73 -52,77

12

Page 13: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

STT Mục đích sử dụng đất DT năm 2010

DT năm 2005

Thay đổi (ha)

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 346,29 134,25 212,041.4 Đất làm muối      1.5 Đất nông nghiệp khác 14,36   14,362 Đất phi nông nghiệp 4.471,69 3.891,17 580,52

2.1 Đất ở 658,67 554,05 104,622.1.1 Đất ở nông thôn 455,57 487,8 -32,232.1.2 Đất ở đô thị 203,1 66,25 136,852.2 Đất chuyên dùng 3.293,05 2.151,97 1.141,08

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 21,71 27,24 -5,53

2.2.2 Đất quốc phòng 371,93 275,73 96,202.2.3 Đất an ninh 9,48 9,43 0,052.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp 1.533,66 509,90 1.023,76

2.2.5 Đất có mục đích công cộng 1.356,27 1.329,67 26,602.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 22,15 18,74 3,412.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 84,65 76,59 8,062.5 Sông suối và mặt nước chuyên

dùng 401,17 1.087,61 -686,44

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 12 2,21 9,793 Đất chưa sử dụng 81,97 272,59 -190,62

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 77,61 148,05 -70,443.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 4,36 124,54 -120,183.3 Núi đá không có rừng cây      

Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Bình Xuyên 2010.

– Đất nông nghiệp: 10.293,65 ha, chiếm 69,33% diện tích tự nhiên (trong đó đất canh tác 6.299,41 ha, chiếm 42,43% diện tích đất tự nhiên và chiếm 61,2% diện tích đất nông nghiệp);

– Đất phi nông nghiệp: 4.471,69ha, chiếm 30,12% diện tích tự nhiên;– Đất chưa sử dụng: 81,97 ha, chiếm 0,55% diện tích tự nhiên; Nhìn chung quỹ đất của Bình Xuyên trong những năm qua đã được đầu

tư khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả, đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Cụ thể:

(1) Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp là 10.293,65ha, chiếm 69,33% diện tích tự

nhiên, cơ cấu sử dụng như sau:– Đất sản xuất nông nghiệp:

13

Page 14: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Đất sản xuất nông nghiệp là 6.299,41 ha, quỹ đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Bình Xuyên chiếm 42,43% diện tích tự nhiên và 61,2% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó:

Quỹ đất cây hàng năm là 5.225,01 ha, chiếm 82,94% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó : Đất lúa 4.639,94 ha, đất trồng cỏ dùng cho chăn nuôi 1,21 ha, đất cây hàng năm khác 583,86 ha.

Đất cây lâu năm là 1.074,4 ha, chiếm 17,06% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, mấy năm gần đây có một số hộ đã có xu hướng cải tạo đất cây lâu năm để phát triển các loại cây ăn quả, cây nguyên liệu làm thuốc.

– Đất lâm nghiệp:Hiện nay toàn huyện có 3.633,59 ha đất lâm nghiệp, chiếm 35,30% diện

tích đất nông nghiệp và chiếm 24,47% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: Diện tích rừng sản xuất là 1.240,54 ha, diện tích rừng trồng phòng hộ 130,09 ha và đất rừng đặc dụng là 2.262,96 ha.

– Đất nuôi trồng thủy sản:Diện tích là 346,29ha, chiếm 3,36% diện tích đất nông nghiệp tương

đương 2,23% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong thời gian qua, diện tích đất nuôi trồng thủy sản đã tăng mạnh từ 134,25ha năm 2005 lên 346,29ha năm 2010 (tương đương 2,58 lần).

(2) Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp là 4.471,69 ha, chiếm 30,12% diện tích tự

nhiên, cơ cấu sử dụng như sau:– Đất ở: Diện tích 658,67ha, chiếm 4,44% diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

Trong đó đất ở nông thôn 455,57 ha, đất ở đô thị 203,1 ha (tăng 104,62 ha so với năm 2005). Do quỹ đất ở còn hạn chế nên nhìn chung việc bố trí đất ở cho các cụm dân cư được bố trí giữa đất ở với đất xây dựng các công trình phúc lợi, chủ yếu 2 bên trục đường giao thông, khu công nghiệp,… Hiện nay do nền kinh tế đang phát triển, nhiều hộ gia đình muốn mua đất ở những nơi thuận lợi giao thông, các tụ điểm dân cư, thị trấn, thị tứ.

– Đất chuyên dùng: Diện tích 3.293,05 ha, chiếm 22,18% diện tích đất tự nhiên (tăng

1.141,08 ha so với năm 2005). Đây là loại đất chiếm diện tích khá lớn trong diện tích đất phi nông nghiệp và được sử dụng vào các mục đích phát triển cơ sở hạ tầng, mục đích công cộng... của địa phương. Bao gồm có đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp, đất quốc phòng an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng.

– Đất tôn giáo tín ngưỡng:

14

Page 15: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Diện tích 22,15 ha, chiếm 0,15% diện tích đất tự nhiên (tăng 3,41 ha so với năm 2005) được sử dụng để xây dựng các công trình tôn giáo phục vụ tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân như đình, chùa, nhà thờ, nhà thờ các họ tộc.

– Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích 84,65 ha, chiếm 0,57% diện tích tự nhiên (tăng 8,06 ha so với

năm 2005). Trong tương lai huyện cần mở rộng hơn nữa diện tích các nghĩa trang đồng thời phải cách xa khu dân cư đảm bảo không ô nhiễm đến môi trường xung quanh.

– Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 401,17 ha, chiếm 2,70% diện tích đất tự nhiên (giảm 686,44 ha so với năm 2005).

– Đất phi nông nghiệp khác: 12 ha, chiếm 0,08% diện tích tự nhiên (tăng 9,79 ha so với năm 2005).

(3) Đất chưa sử dụng:Diện tích 81,97ha, chiếm 0,55% diện tích đất tự nhiên, (giảm 190,62ha so

với năm 2005) trong đó: Đất bằng chưa sử dụng 77,61 ha; đất đồi núi chưa sử dụng là 4,36 ha. Trong thời gian tới huyện cần tập trung khai thác diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như dùng để xây dựng các công trình, trồng rừng trên diện tích đồi núi ... hạn chế việc sử dụng vào diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Một vài nhận định từ nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất Bình Xuyên:Từ cơ cấu các loại đất trên địa bàn huyện Bình Xuyên ta có thể thấy quỹ

đất của huyện hiện nay được sử dụng khá hợp lý và có hiệu quả, trong đó:Nhóm đất dành cho sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 69,33% tổng diện

tích đất tự nhiên, tỷ trọng này tương đối lớn so với nhiều huyện có cùng vị trí tương đồng với huyện Bình Xuyên trong cả nước. Đặc điểm này cho phép có thể phát triển một nền nông nghiệp đủ mạnh, tuy nhiên cũng cần phải chuyển dịch lại cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp có năng suất thấp sang sử dụng vào các mục đích khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đặc biệt là Bình Xuyên được chọn là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp và đô thị của tỉnh Vĩnh Phúc.

Đối với đất phi nông nghiệp: Đây là loại đất mà trong thời gian tới diện tích sẽ tăng lên đáng kể do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện vì vậy cần phải có các chính sách khai thác một cách có hiệu quả quỹ đất phi nông nghiệp hiện có.

Hiện nay quỹ đất chưa sử dụng không lớn, chỉ còn 0,55% diện tích nên việc khai thác có hiệu quả diện tích sẽ là một nhiệm vụ quan trọng của Bình Xuyên trong những năm tới.

1.4.2 Tài nguyên rừng

15

Page 16: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Huyện Bình Xuyên có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn 3.633,59 ha (chiếm 24,47% diện tích tự nhiên), chủ yếu phân bố tại xã Trung Mỹ. Rừng đặc dụng chiếm 87,8% tổng trữ lượng gỗ và 100% tổng trữ lượng tre nứa, trong đó 89,1% trữ lượng gỗ rừng đặc dụng là của rừng tự nhiên; rừng trồng phòng hộ chiếm 2,6%, rừng trồng sản xuất chiếm 9,6% tổng trữ lượng. Trong rừng tự nhiên rừng trung bình chỉ chiếm 21,08% diện tích, còn 78,92% là rừng nghèo, rừng phòng hộ và rừng hỗn giao. Diện tích rừng trồng cấp tuổi I chiếm 52,1%; rừng trồng cấp tuổi II-III chiếm 47,9%.

Như vậy rừng tự nhiên có chất lượng tốt, trữ lượng gỗ chủ yếu tập trung vào khu vực có rừng tự nhiên, rừng đang trong giai đoạn phục hồi; rừng trồng có chất lượng tương đối tốt, tỷ lệ diện tích trồng thành rừng đạt 80%. Đây là ưu thế tốt để huyện duy trì và phát triển vốn rừng. Tuy nhiên do nạn chặt phá rừng trong nhiều năm qua nên rừng nhìn chung còn bị nghèo kiệt, động vật hoang dã hầu như không còn. Trong những năm tới, cần hạn chế khai thác, chú trọng bảo vệ rừng và phát triển vốn rừng.

Do điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã hình thành một số vùng có tiềm năng du lịch và nghỉ dưỡng như thác Thậm Thình, khu vực Thanh Lanh, Mỏ Quạ...

1.4.3 Tài nguyên nhân vănTừ thời dựng nước, Bình Xuyên đã thuộc bộ Văn Lang của nước Văn

Lang. Trải qua hàng ngàn năm biến động lịch sử vùng này đã thay đổi nhiều tên gọi. Huyện Bình Xuyên tên xưa là Bình Nguyên, dưới các triều Mạc, Lê, Nguyễn đổi là Bình Tuyền thuộc thị trấn Thái Nguyên. Ngày 29-12-1899, toàn quyền Đông Dương Đu Me Nghị Định thành lập tỉnh Vĩnh Yên, lấy làng Tích Sơn làm thị xã. Vĩnh Yên có phủ Bình Xuyên và 4 huyện: Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch. Năm 1903 Bình Xuyên có 7 tổng, 41 làng; Tháng 2 năm 1950 thành lập tỉnh Vĩnh Phúc, Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; đầu năm 1968 Vĩnh Phúc sát nhập với Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Tháng 10 năm 1977 Bình Xuyên hợp nhất với huyện Yên Lãng và một phần huyện Kim Anh thành huyện Mê Linh; đầu năm 1979 theo quyết định của Hội đồng nhà nước Bình Xuyên tách khỏi Mê Linh, Tam Dương tách khỏi Lập Thạch hợp nhất thành huyện Tam Đảo. Đầu năm 1997 tỉnh Vĩnh Phú được chia thành 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 1 tháng 9 năm 1998 huyện Tam Đảo chia tách thành 2 huyện Tam Dương và Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay.

Cũng như nhân dân cả nước người dân Bình Xuyên có truyền thống cần cù trong lao động sản xuất cải tạo thiên nhiên và xã hội. Trải qua đời này đến đời khác vạt lộn với tự nhiên người dân Bình Xuyên đã biến dần những vùng rừng rậm, gò hoang, đầm bãi sình lầy thành những cánh đồng quanh năm xanh tốt, xây dựng thành làng xóm đông vui trù phú. Không những bền bỉ đấu tranh với thiên nhiên để bảo tồn sự sống, trải qua lao động con người Bình Xuyên còn tạo dựng nên những công trình văn hóa độc đáo và sáng tạo. Trong huyện còn

16

Page 17: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

tồn giữ lại nhiều công trình văn hóa vừa có ý nghĩa lịch sử, vừa có giá trị nghệ thuật như: thị trấn Hương Canh có đình Tam Canh (nơi thờ các tướng Ngô Văn Xương, Ngô Văn Ngập), chùa Cả Kính Phúc, chùa Tự Môn; xã Thanh Lãng có đền thờ 5 vị tướng là anh em cùng một nhà theo bà Trưng đánh giặc; xã Sơn Lôi có đình Bá Cầu, đình An Lão...

Nhân dân Bình Xuyên sẵn có truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Ngay từ những năm đầu Công Nguyên, nhân dân trong huyện đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa chống quân Nam Hán do Hai Bà Trưng lãnh đạo. Vào thế kỷ thứ 13 nhân dân Tam Canh, Tam Hợp theo Trần Thánh Tông đánh trận Bình Nguyên (thuộc Hương Canh ngày nay). Giữa thế kỷ 18 có Nguyễn Danh Phương (Quận Hẻo) đứng lên chiêu mộ binh sĩ khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến phản động thời vua Lê - chúa Trịnh, tích chứa quân lương ở Ngọc Bội (nay còn di tích thành Quận Hẻo thuộc xã Trung Mỹ), đóng đồn ở Tam Canh. Đầu thế kỷ XX, nông dân trong huyện tiếp tục hưởng ứng phong trào khởi nghĩa chống thực dân Pháp của chủ nghĩa quân Đề Thám. Tháng 10-1953 chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của huyện được thành lập tại Tam Lộng (Hương Sơn) cũng là chi bộ đầu tiên của tỉnh Vĩnh Yên (cũ). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Bình Xuyên đã nổi dậy giành chính quyền và đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Nhân dân Bình Xuyên có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, hàng ngàn con em Bình Xuyên đã lên đường chiến đấu và trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng quê hương giàu đẹp, nhân dân Bình Xuyên luôn phát huy truyền thống lao động cần cù, sáng tạo. Đây là thuận lợi để Đảng, chính quyền lãnh đạo nhân dân cùng vững mạnh tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện nhà. Những công trình di tích lịch sử văn hóa là tài sản vô giá cần được tôn tạo, bảo vệ, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và của quê hương.

1.4.4 Tài nguyên khoáng sảnNhìn chung, khoáng sản trên địa bàn huyện Bình Xuyên nghèo nàn chủ

yếu khai thác vật liệu xây dựng, ít về số lượng các mỏ, loại khoáng sản nghèo về hàm lượng. Một số các loại khoáng sản quý hiếm như thiếc, vàng có trữ lượng nhỏ, phân tán không đáp ứng được yêu cầu sản xuất công nghiệp. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn là đá xây dựng và đá granit (khoảng 20-25 triệu m3) phân bố chủ yếu thuộc xã Trung Mỹ, nhưng phần lớn khu vực có trữ lượng tập trung lại nằm trong vườn Quốc gia Tam Đảo, do đó điều kiện khai thác rất hạn chế, hiện nay việc khai thác đá đang được tiến hành ở Trung Mỹ chủ yếu cung cấp cho ngành giao thông và xây dựng. Theo đánh giá sơ lược hiện trên địa bàn của huyện có các mỏ sét như: Sét gạch ngói Quất Lưu, Mỹ Ký (Bá Hiến), Gia Du (Gia Khánh), Ngũ Hồ (Thiện Kế), Hương Canh với tổng trữ lượng khoảng 18,7 triệu m3 (số liệu Sở công nghiệp cung cấp). Tuy nhiên hàm

17

Page 18: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

lượng cao lanh không cao, do vậy chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất gạch, ngói, gốm chất lượng thấp. Trong những năm qua chưa có quy hoạch vùng khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói nên hiện tượng khai thác đất làm gạch ngói tràn lan, tập trung nhiều nhất tại khu vực Hương Canh, Tân Phong, Quất Lưu đã làm mất đi đáng kể diện tích đất canh tác, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Việc khai thác cát sỏi tại lòng sông suối đã làm thay đổi dòng chảy xói lở đất canh tác hai bên bờ vào mùa mưa lũ.1.5 Thực trạng môi trường

Với điều kiện địa hình đã tạo nên ba vùng sinh thái trên địa bàn huyện: vùng núi ít chịu ảnh hưởng tác động của quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp, sự hình thành và phát triển của vườn Quốc Gia Tam Đảo đã làm cho môi trường vùng này vẫn đang ở trạng thái lý tưởng; vùng trung du đang được khai thác theo mục đích kinh tế, quá trình sử dụng đất chưa hợp lý đã tác động đến môi trường, đất bề mặt bị rửa trôi trơ sỏi đá do mất tầng che phủ đã làm cho tầng kết vón bị mất dần dẫn đến độ phì nhiêu của đất bị giảm đi ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất, nhưng nhìn chung ở vùng này mật độ dân cư thấp, sản xuất công nghiệp còn ít, mức độ ô nhiễm chưa nhiều, môi trường ở vùng này đang ở trạng thái cân bằng; vùng đồng bằng dân cư tập trung, điều kiện kinh tế phát triển hơn hai vùng trên, đất đai được khai thác với cường độ cao hơn theo các mục đích kinh tế, do vậy môi trường đã bị tác động ở nhiều mặt như nguồn nước, không khí, môi trường, đất đai.

Hiện nay, trên địa bàn huyện mới chỉ đánh giá tác động của môi trường nước chủ yếu là nước mặt ở mức độ nghiêm trọng, chưa có đánh giá về ô nhiễm nước ngầm.

Với lợi thế về môi trường vùng đồi núi, hệ thống đầm, hồ, sông suối phong phú và các di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng đã tạo nên cảnh quan của huyện khá lý tưởng trong việc khai thác tiềm năng du lịch và nghỉ dưỡng.

Về tổng thể cảnh quan môi trường của huyện đang ở trạng thái cân bằng, để bảo vệ và duy trì sinh thái bền vững cần:

– Trồng cây gây rừng trên vùng đất trống đồi núi trọc, bố trí cơ cấu cây ăn quả kết hợp với cây lâm nghiệp thích hợp vừa để cải tạo đất đai vừa tạo ra sản phẩm.

– Sản xuất nông lâm nghiệp cần hạn chế việc sử dụng các chất hóa học, tránh gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, tổ chức việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý.

– Khu vực nông thôn, đô thị cần được quy hoạch đồng bộ hệ thống hạ tầng (nhất là khu vực đô thị) để hạn chế tối đa việc ô nhiễm môi trường xung quanh.

18

Page 19: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

2 CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI – ĐÁNH GIÁ NGUỒN NHÂN LỰC

2.1 Dân số và đặc điểm dân cưNăm 2010, quy mô dân số trung bình của huyện là 111.252 người, đứng

thứ 3 trong toàn tỉnh, trong đó nữ có 59,45 nghìn người, chiếm 52,45% tổng dân số toàn huyện. Mật độ dân số năm 2010 là 768 người/km2, bằng 84,5% mật độ dân số trung bình toàn tỉnh, đứng thứ 7/10 huyện, thành phố trong tỉnh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện những năm gần đây tuy giảm nhưng không nhiều (năm 2010 là 1,41%), có xu thế giảm, bình quân cả thời kỳ 2001-2010 tăng bình quân 1,64%/năm.

- Về phân bố dân cư: do đặc điểm tự nhiên, dân cư tập trung chủ yếu ở các xã, thị trấn đồng bằng, điều kiện sinh sống và đi lại dễ dàng. Những đơn vị hành chính có mật độ dân số cao là: thị trấn Hương Canh: 1.457 người/km 2; thị trấn Thanh Lãng đứng thứ hai với 1.396 người/km2, hai xã Đạo Đức và Phú Xuân cùng có 1.265 người/km2, xã Tam Hợp 1.074 người/km2.

- Về mức độ đô thị hóa: Tỷ lệ dân số thành thị của huyện ngày một tăng cao do sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn huyện (Bình Xuyên là huyện đứng thứ ba toàn tỉnh về tỷ lệ dân số thành thị, sau TP. Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên) với tỷ lệ dân số đô thị năm 2010 ước đạt 42-45%.

- Về dân tộc: Bình Xuyên là huyện có 3 dân tộc anh em gồm: Kinh, Sán Dìu, Cao Lan trong đó dân tộc kinh chiếm chủ yếu, khoảng trên 99%. Các dân tộc còn lại sống chủ yếu ở khu vực xã Trung Mỹ thuộc khu vực vườn Quốc gia Tam Đảo.

- Về tôn giáo: trên địa bàn huyện chủ yếu là không tôn giáo (chiếm khoảng >80% dân số), Phật giáo (chiếm khoảng 15%) và Thiên Chúa giáo (chiếm tỷ lệ rất nhỏ<1%). Trong nhiều năm vừa qua, huyện không có sự xáo trộn nhiều về vấn đề tôn giáo và dân tộc.2.2 Lao động và nguồn nhân lực

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2010 là 59,437 nghìn người, chiếm 53,42% dân số toàn huyện. Hiện tại, số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là khoảng 56,87 nghìn người, chiếm 95,86% lao động trong độ tuổi, trong đó khu vực nông - lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 5,5% tổng lao động trong độ tuổi, khu vực phi nông nghiệp chiếm khoảng 90%. Lao động dư thừa, nhàn rỗi, thiếu việc làm chiếm tỷ lệ nhỏ ở khu vực nông thôn và đô thị.

Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt ở mức cao so với toàn tỉnh, năm 2010 toàn huyện có 27,03 nghìn lao động đã qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 45,48% tổng lao động trong độ tuổi.

Với tỷ lệ này cho thấy Bình Xuyên đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện và hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể:

19

Page 20: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

– Lao động đã có việc làm ổn định: 44,86 nghìn người, chiếm 78,89% lao động trong độ tuổi.

– Lao động trong các doanh nghiệp, TTCN: 23,78 nghìn người, chiếm 40,02% lao động trong độ tuổi.

– Lao động tự do 29,6 nghìn người, chiếm 49,8% lao động trong độ tuổi.

Nhìn chung, người Bình Xuyên có truyền thống cần cù, chịu khó và có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước, các cây màu lương thực, cây thực phẩm cây công nghiệp, chăn nuôi). Trong thời gian gần đay, khi trên địa bàn huyện phát triển các khu công nghiệp đã tạo cho người dân Bình Xuyên làm quen dần với nếp sống công nghiệp, phù hợp với thực tế phát triển của huyện. Đây là những nhân tố mới, thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Tuy nhiên, mặc dù nguồn lao động của Bình Xuyên khá dồi dào, trẻ, khoẻ, có văn hoá và trình độ chuyên môn đã từng bước được nâng lên, vì vậy đã đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nền sản xuất hàng hoá. Trong những năm tới, khi các khu công nghiệp mới hình thành, nhu cầu đào tạo công nhân sẽ còn tiếp tục tăng lên.2.3 Dự báo dân số

Từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn huyện Bình Xuyên sẽ giảm tỷ lệ sinh hàng năm khoảng 0,3%o, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1.3% vào năm 2015 và khoảng 1% vào năm 2020. Việc tăng dân số cơ học từ các nơi khác đến Bình Xuyên dự báo sẽ tăng mạnh do trên địa bàn huyện sẽ phát triển nhanh và mạnh các khu công nghiệp và đô thị hóa (chủ yếu sẽ tăng ở thời kỳ 2011-2015).

Theo số liệu thống kê của huyện, mỗi năm Bình Xuyên có thêm 1.100-1.200 người bước vào độ tuổi lao động và có khoảng 1.700 học sinh tốt nghiệp phổ thông sẽ tạo ra sức ép lớn cho huyện về vấn đề dân số và việc làm. Bên cạnh đó, cũng sẽ có khoảng 800- 1.100 người tương ứng người bước ra khỏi tuổi lao động (do Bình Xuyên là huyện có quy mô dân số trẻ cao) và tỷ lệ này còn tiếp tục duy trì trong những năm tiếp theo của thời kỳ quy hoạch 2011-2020.Biểu 2. Dự báo dân số Bình Xuyên đến năm 2020 (bao gồm dân số cơ học)

Đơn vị: ngườiNguồn: Số liệu thống kê huyện Bình Xuyên và tính toán của Viện Chiến lược Phát triển.

Dự báo, đến năm 2020 dân số huyện Bình Xuyên sẽ đạt quy mô khoảng 160 nghìn người và vào năm 2030 là 250 nghìn người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động khoảng 65-68% tổng dân số toàn huyện. Trong đó, dự kiến đến năm 2015, sẽ có khoảng 65-70% lao động đang hoạt động trong các ngành công nghiệp – dịch vụ, phần còn lại sẽ làm trong các ngành kinh tế khác.

Dự kiến trong những năm tiếp theo, tỷ lệ dân số đô thị trên địa bàn huyện còn tiếp tục tăng cao và đạt mức 65-70% năm 2020, đạt mức trên 85% vào năm

20

Page 21: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

2030 khi Bình Xuyên là “vùng lõi” của đô thị Vĩnh Phúc và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn.

21

Page 22: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Phần thứ haiTHỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN GIAI ĐOẠN 2001-2010 VÀ BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN

1 TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.1 Tăng trưởng kinh tế Trong giai đoạn vừa qua (2001-2010), kinh tế Bình Xuyên đã có bước

phát triển khá. Năm 2001-2005, tốc độ (tính theo GTSX giá 1994) tăng trưởng bình quân 43,28%/năm, 5 năm 2006-2010 tăng trưởng bình quân đạt 14,97%/năm và tính chung cả thời kỳ 2001-2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 28,37%/năm (xem biểu 3).

Tốc độ tăng trưởng bình quân của các khu vực kinh tế như sau:– Khu vực nông - lâm nghiệp và thuỷ sản thời kỳ 2001-2010 đạt

3,19%/năm trong đó thời kỳ 2001-2005 đạt 6,29%/năm và thời kỳ 2006-2010 đạt 0,18%/năm;

– Khu vực công nghiệp -TTCN và xây dựng thời kỳ 2001-2010 đạt 36,11%/năm trong đó thời kỳ 2001-2005 đạt 20,91%/năm và thời kỳ 2006-2010 đạt 16,18%/năm;

– Khu vực dịch vụ thời kỳ 2001-2010 đạt 12,20%/năm trong đó thời kỳ 2001-2005 đạt 7,15%/năm và thời kỳ 2006-2010 đạt 17,49%;

– GTSX bình quân đầu người của huyện (tính theo giá 1994) tại năm 2005 đạt 21,51 triệu đồng, năm 2010 đạt 41,36 triệu đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 5 năm là 13,97%/năm và bằng 120% so với mức bình quân của tỉnh (11,52 triệu đồng).Biểu 3. Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện

Đơn vị: Tr.đồng

TT Năm 2000 2005 2010

Tăng BQ (%)

2001- 2005

2006-2010

1 Tổng Giá trị sản xuất (GO - giá 1994) 378.775 2.247.840 4.600.979 43,28 14,97

- Công nghiệp và xây dựng 198.062 2.041.306 4.231.128 20,19 16,18

- Nông. lâm nghiệp và thuỷ sản 162.611 220.603 222.598 6,29 0,18

- Dịch vụ 18.102 25.571 57.253 7,15 14,792 Tổng Gía trị tăng 257.925 1.381.177 3.009.372 39,88 16,85

22

Page 23: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

TT Năm 2000 2005 2010

Tăng BQ (%)

2001- 2005

2006-2010

thêm (VA- giá 1994)- Công nghiệp và xây dựng 136.663 1.224.784 2.765.522 55,05 17,69

- Nông. lâm nghiệp và thuỷ sản 107.323 134.568 200.338 4,63 8,28

- Dịch vụ 13.939 21.826 43.512 9,38 23,20

Nguồn: Niên giám thông kê huyện Bình Xuyên.

Sở dĩ Bình Xuyên đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời kỳ 2001-2010 chính là do Bình Xuyên là huyện trọng điểm phát triển các khu công nghiệp của tỉnh. Bên cạnh việc thu hút để phát triển các khu công nghiệp. Bình Xuyên còn có rất nhiều lợi thế để phát triển đô thị gắn với các khu công nghiệp do còn có khả năng phát triển về quỹ đất.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện trong thời kỳ 2001-2010 đã chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng phát triển công nghiệp (xem biểu 4). Năm 2000 cơ cấu khu vực công nghiệp – xây dựng trên địa bàn huyện chiếm 52,56% lên 82,70% năm 2005 và năm 2010 cơ cấu ước đạt 83,30%. Cơ cấu khu vực nông – lâm – thủy sản đã có xu hướng giảm từ 36,84% năm 2000 xuống 11,37% năm 2005 và dự kiến giảm xuống còn 7,60% vào năm 2010. Khu vực dịch vụ mặc dù có xu hướng chuyển dịch tích cực nhưng còn chậm: năm 2000 chiếm tỷ trọng 10,60%, năm 2005 chiếm 5,92% và năm 2010 ước chiếm khoảng 7,10%.

Tuy nhiên, với cơ cấu kinh tế như những năm vừa qua cho thấy nền kinh tế Bình Xuyên chưa phát triển hài hòa do còn có biểu hiện mất cân đối giữa khu vực sản xuất (công nghiệp- xây dựng; nông- lâm -nghiệp) và khu vực dịch vụ vì tốc độ tăng trưởng của khu vực sản xuất tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ.

Biểu 4. Cơ cấu kinh tế huyện Bình XuyênĐơn vị: %

TT Chỉ tiêu 2000 2005 2010Toàn nền kinh tế huyện 100 100 100

1 Công nghiệp và xây dựng 52,56 82,70 85,302 Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 36,84 11,37 7,603 Dịch vụ 10,60 5,92 7,10

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Xuyên.

Dự báo trong thời kỳ quy hoạch 2011 -2020, nếu có những giải pháp hữu hiệu thì kinh tế của huyện sẽ có những thay đổi mang tính tích cực hơn, toàn nền kinh tế sẽ phát triển nhanh và đạt được cơ cấu kinh tế hài hòa, bền vững.

23

Page 24: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Giai đoạn 2001-2010, qua so sánh một số chỉ tiêu của huyện đều cao hơn so với chỉ tiêu của tỉnh Vĩnh Phúc và cả nước, chỉ có chỉ tiêu thu nhập bình quân/người chỉ đạt 93% so với tỉnh (do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đã phần nào tác động đến phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện, dẫn đến thu nhập thực tế của người dân có phần suy giảm) nhưng lại đạt mức cao hơn 116% so với cả nước (xem biểu 5).

Biểu 5. So sánh thu nhập bình quân đầu người và tăng trưởng kinh tế của huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và cả

nước

TT Chỉ tiêu Bình Xuyên

Vĩnh Phúc Cả nước

1 Thu nhập bình quân (giá trị tăng thêm)/người dự kiến năm 2010, triệu đồng) 20,27 31, 17,2

- So với cả nước (%) 116 1242 Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 – 2010 (%) 16,31 16,2 7,5

- Công nghiệp - xây dựng 24,9 19,7 9,7- Nông lâm thuỷ sản 8,5 5,23 3,8- Dịch vụ 16,71 15,16 7,4

Nguồn: Niên giám thống kê cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Xuyên.

Các chỉ số tăng trưởng bình quân của huyện thời kỳ 2001-2010 đều cao hơn so với tỉnh và cả nước, đặc biệt là chỉ số tốc độ tăng trưởng công nghiệp – xây dựng tăng hơn 2,2 lần.Biểu 6. So sánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tính theo giá trị tăng thêm) của Bình Xuyên với Vĩnh Phúc và cả nước (%)

TT Chỉ tiêuBình Xuyên Vĩnh Phúc Cả nước

2000 DK 2010 2000 DK

2010 2000 DK 2010

Toàn nền kinh tế 100 100 100 100 100 1001 Công nghiệp và xây

dựng 51,25 81,37 40,68 52,69 36,73 39,40

2 Nông lâm thuỷ sản 37,50 11,56 28,94 19,45 24,53 22,103 Dịch vụ 11,25 7,57 30,38 27,86 38,74 38,50

Nguồn: Niên giám thống kê và tính toán của Viện CLPT.

Cơ cấu kinh tế của huyện cho thấy bộc lộ sự phát triển chưa hài hòa khi so sánh với tỉnh Vĩnh Phúc và cả nước qua hai mốc 2000 và 2010. Qua biểu 5 cho thấy: nền kinh tế của huyện tập trung nhiều vào khu vực công nghiệp – xây dựng khi mà ngành dịch vụ còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ (năm 2000 là 51,25/11,25% và năm 2010 là 81,37/7,57%). Tỷ lệ giữa khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ của hai mốc so sánh của huyện cho thấy khu vực dịch vụ của huyện còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của một huyện trọng điểm phát triển công nghiệp – đô thị của tỉnh. Trong khi đó, cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc và đạt mức độ hài hòa hơn (tỷ trọng công nghiệp – xây dựng

24

Page 25: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

so với dịch vụ lần lượt là 40,68%/30,38% năm 2000 và năm 2010 là 52,69%/27,86%. 1.3 Thu - chi ngân sách

a) Thu ngân sáchNăm 2010 thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (không kể cả trợ cấp) ước

đạt 290 tỷ đồng, tăng bình quân 43,04%/năm trong 10 năm (2001-2010). Thu ngân sách xã cũng đạt khá cao với tốc độ tăng bình quân tương ứng là 32,02%. Một trong những đặc điểm đáng chú ý là chỉ có một năm 2000,ngân sách trên địa bàn huyện trong tình trạng thu không đủ chi,từ năm 2001 cho đến năm 2005, từ năm 2006 đến năm 2010 tình trạng này đã được cải thiện. Bình Xuyên luôn tự cân đối được ngân sách trên địa bàn. Thu NS thu từ thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng cao, sau đó đến KTNN và FDI. Đến 2009, FDI tăng nộp NS do có nhiều doanh nghiệp FDI đến Bình Xuyên đầu tư.

Qua số liệu này cho thấy: Nguồn thu ngân sách của huyện dần chuyển sang thu từ hoạt động công nghiệp – dịch vụ trên địa bàn chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào những nguồn thu truyền thống như một số huyện khác trong tỉnh do quá phụ thuộc vào nông nghiệp và thực tế cho thấy đây là hướng phát triển đúng quy luật và có tính ổn định cho những năm tới của huyện.Biểu 7. Thu chi ngân sách trên địa bàn huyện 2000-2010

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2005 Ước

2010

Tăng BQ (%)2001-2005

2001-2010

1 Thu NS trên địa bàn Tr.đg 8.096 47.515 290.356 42,47 43,04Thu NS xã Tr.đg 7.906 27.137 127.175 27,97 32,02Tỷ trọng thu NS xã/Tổng thu % 97.65 57.11 43,8

2 Chi NS trên địa bàn Tr.đg 13.818 32.558 216.663 18,70 31,68Chi NS xã Tr.đg 6.676 21.958 119.118 26,89 33,40Tỷ trọng chi NS xã/Tổng chi % 48.31 67.44 42,96

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Xuyên và tính toán của Viện CLPT.

b) Chi ngân sách Năm 2010, dự kiến chi ngân sách trên địa bàn huyện ước đạt 216 tỷ đồng,

bằng 72,28% tổng thu ngân sách trên địa bàn,đạt tốc độ tăng bình quân 2001-2010 là 31,68% trong đó chi cho ngân sách xã đạt 42,96%. Tỷ trọng chi ngân sách xã/tổng chi ngân sách trên địa bàn huyện cũng có xu hướng giảm (riêng năm 2005 có tăng do nhu cầu chi thường xuyên tại xã tăng lên cùng với việc hình thành các khu công nghiệp và thị trấn mới trên địa bàn huyện).

Về cơ bản, công tác chi ngân sách đã đáp ứng kịp thời các khoản chi thường xuyên, ngoài ra hàng năm còn tiết kiệm chi thường xuyên, dành chi phát

25

Page 26: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

triển kinh tế của huyện từ 10-12 tỷ đồng mỗi năm và chi hỗ trợ các xã xây dựng trường học, đường giao thông, kiên cố hoá kênh mương.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

2.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản2.1.1 Sản xuất nông nghiệp

a) Trồng trọtCây lương thực: Trong sản xuất lương thực thì lúa là cây lương thực chủ

lực của huyện, thuộc vùng đồng bằng và trung du có diện tích đất phù sa màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa. Mặt khác, trong những năm gần đây nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn các giống cây phù hợp mà năng suất, sản lượng lúa vẫn giữ được sự ổn định trong sản xuất.

Năm 2005 với diện tích gieo trồng là 6.491,34 ha đạt sản lượng lúa đạt 35.010 tấn, năng suất 48,74 tạ/ha. Đến năm 2010 diện tích gieo trồng chỉ còn 6.299,41 ha (giảm 191,93 ha) và đạt năng suất 49,3 tạ/ha đối với lúa, ngô 35,8 tạ /ha. Sự sụt giảm này cũng một phần do sự thu hẹp về diện tích gieo trồng do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang sử dụng vào phát triển khu công nghiệp, nuôi trồng thủy sản … Biểu 8. Diện tích. giá trị sản xuất của một số cây trồng trên địa bàn huyện (giá cố định 1994)

TT Chỉ tiêuĐơn

vị tính

2000 2005 2010Tăng BQ (%)2001-2005

2001-2010

Tổng số ha 6.979,91 6.491,34 6.299,411 Cây lương thực ha 6.322,63 5.849,73 5.225,01

Cây rau đậu ha 711 637 572.5 -2.17Cây công nghiệp hàng năm ha 769.9 1.069,1 1.046,1 6.32Cây hàng năm khác ha 168.6 511,3 413.5 24.84

2 Sản lượng lương thực có hạt Tấn 38.349 35.010 41.919 -1.42 -1.57 - Đông Xuân Tấn 27.100 25.914 25.338 -0.89 -0.84 - Mùa Tấn 11.249 9.096 14.233,7 -2.24 -2.75

3 Giá trị sản xuất Tr.đg 83.130 111.809 222.598 6.11 2.76Cây lương thực Tr.đg 7.663 66.556 63.127 54.08 30.16Cây rau đậu Tr.đg 4.783 9.092 12.601 13.71 12.87Cây công nghiệp hàng năm Tr.đg 18.000 6.542 6.247 -18.33 -12.39Cây hàng năm khác Tr.đg 808 16.729 19.798 83.32 49.16

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Xuyên và tính toán của Viện CLPT.

Với tình hình trên, để cây lương thực ngày càng ổn định đảm bảo chính

26

Page 27: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

sách an ninh lương thực cho nhân dân trong toàn huyện thì trong thời gian tới huyện cần cải tạo tốt hệ thống thủy lợi, nạo vét tu bổ hệ thống kênh mương tiêu thoát nước. lựa chọn các giống cây con phù hợp với địa hình, khí hậu và điều kiện tự nhiên của từng vùng ...

Ngoài lúa là cây lương thực chủ đạo huyện cũng trồng và phát triển nhiều loại cây lương thực khác như ngô, khoai ... Cây thực phẩm: Bình Xuyên có vị trí địa lý nằm giữa các trung tâm công nghiệp của tỉnh và gần thủ đô Hà Nội, là nơi có lợi thế để sản xuất các loại cây thực phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong huyện và các vùng phụ cận. Trong những năm gần đây, cây thực phẩm đang là một trong những mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao, thị trường rộng lớn và ngày càng trở thành một hướng sản xuất chiến lược của nhiều địa phương trên địa bàn huyện với các loại cây trồng chủ yếu là rau xanh...sản lượng rau xanh năm 2010 ước đạt gần 7.000 tấn. Tuy nhiên, để cây thực phẩm ngày càng có những đóng góp đáng kể vào cơ cấu của ngành trồng trọt thì cần phải có các biện pháp để cải tạo đất đai, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mở rộng diện tích trồng rau, đậu để nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác, góp phần cải thiện đời sống và tăng thêm thu nhập cho người nông dân.

– Cây công nghiệp hàng năm: Các loại cây công nghiệp trồng trên địa bàn huyện thuộc loại cây có giá trị kinh tế cao đồng thời có thị trường trong và ngoài nước tuy nhiên do điều kiện đất đai kém màu mỡ, sản xuất còn manh mún, khả năng mở rộng diện tích và trồng với quy mô lớn khó khăn nên các loại nông sản này còn đóng vai trò thứ yếu trong phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế huyện nói chung. Mặt khác, giá trị đóng góp của các loại cây công nghiệp hàng năm đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp còn rất nhỏ bé, diện tích ngày càng giảm đi rõ rệt nhưng sản lượng vẫn không ngừng tăng lên theo thời gian. Năm 2010 đậu tương ước đạt 1.000 tấn... Sự tăng lên về sản lượng đã chứng tỏ sự quan tâm của huyện trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có các biện pháp để cải tạo đất và giống cây trồng.

Ngoài hai sản phẩm chính là đậu tương và lạc, huyện cũng trồng thêm một số loại cây công nghiệp hàng năm: đỗ tương ... nhưng sản lượng không đáng kể.

b) Chăn nuôiThực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong những năm

qua, huyện đã tích cực triển khai một số dự án về chăn nuôi như dự án cải tạo và nâng cao chất lượng giống đàn bò thịt, dự án cải tạo và chăn nuôi lợn hướng nạc, xây dựng hệ thống thú y cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh, Các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao chất lượng giống gia súc gia cầm, nhiều giống gia súc gia cầm mới được đưa vào sản xuất, tăng nhanh khối lượng hàng hóa cung cấp ra thị trường. Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của huyện gồm có trâu, bò, lợn, gia súc gia cầm với số lượng năm 2010 ước đạt: trâu 2.300 con; bò hơn 14.000 con; lợn hơn 50.000 con; gia súc gia cầm

27

Page 28: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

khoảng 500 nghìn con.Nhìn chung, ngành chăn nuôi của huyện đang có sự chuyển dịch cơ cấu theo

hướng tăng nhanh tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp và có xu hướng trở thành nông sản hàng hóa quan trọng của huyện. Tuy nhiên, để ngành chăn nuôi phát triển ngày càng cao và chiếm ưu thế trong nội bộ ngành nông nghiệp thì huyện cần có sự đầu tư nhất định về kỹ thuật chăn nuôi, lựa chọn giống gia súc gia cầm có giá trị kinh tế cao, giảm dần số lượng trâu, bò cày kéo, chọn những giống lợn hướng nạc ...

Tốc độ tăng trưởng bình quân của phân ngành chăn nuôi của huyện có thay đổi đáng kể theo hướng tích cực (thời kỳ 2001-2005 đạt bình quân 7,7%/năm, thời kỳ 2006-2010 là 14,78%/năm) tương ứng với giá trị sản lương đạt 51.590 triệu đồng năm 2000, năm 2010 ước đạt 149.416 triệu đồng, tăng gần gấp 3 lần so với đầu kỳ quy hoạch.Biểu 9. Số lượng một số loại gia súc, gia cầm và giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện 2001-2010

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2005 Ước

2010

Tăng BQ (%)2001-2005

2001-2010

1 Sản lượngTrâu Con 6.442 3.193 2.300 -13,01 -13,03Bò Con 9.327 12.268 14.000 5,63 5,98Lợn Con 43.362 59.417 50.000 6,5 -0,19

Gia cầm (gà và vịt)1000 con 446 397 500.000 -2,3 0,93

2 Giá trị Tr.đồng 50.770 68.603 80.562 6,21 5,94Gia súc gia cầm Tr.đồng 44.710 62.323 74.874 6,87 6,66Sản phẩm phụ chăn nuôi Tr.đồng 2.597 6.280 5.688 19,32 10,30

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Xuyên và tính toán của Viện CLPT.

2.1.2 Lâm nghiệpDiện tích trồng rừng (bao gồm cả trồng mới và trồng rừng phân tán) trên

địa bàn huyện 2001-2005 đạt tốc độ 6,81%; thời kỳ 2006-2010 là 14,78%. đạt giá trị năm 2000, giá trị sản xuất (giá so sánh 1994) của ngành lâm nghiệp đạt 1.201 triệu đồng; năm 2005 là 2.713 triệu đồng và đến năm 2010 ước đạt 5.406 triệu đồng (xem biểu 10). Biểu 10. Diện tích, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện thời kỳ 2001-2010

TT Chỉ tiêuĐơn

vị tính

2000 2005 Ước2010

Tăng BQ (%)2001-2005

2001-2010

1 Tổng diện tích trồng rừng ha 245 66 74,5 -23,07 2,45- Rừng trồng -nt- 219 50 35 -25,58 -6,89

28

Page 29: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

- Trồng rừng phân tán -nt- 26 16 39,5 -9,24 19,812 Giá trị sản xuất Tr.đg 3.280 3.113 1.802 -1,04 -10,36

- Trồng và chăm sóc rừng -nt- 1.270.9 1.333 567 0,97 -15,71- Sản phẩm lâm nghiệp -nt- 1.979.8 1.780 1.235 -2,11 -7,05

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Xuyên và tính toán của Viện CLPT.

Mặc dù huyện có quỹ rừng tương đối lớn song chủ yếu là rừng quốc gia nên khả năng khai thác vào mục đích phát triển kinh tế huyện rất hạn chế và đang có xu hướng giảm. Mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện là kết hợp khai thác lâm sản với phát triển kinh tế vườn đồi, trang trại, duy trì và mở rộng diện tích rừng hiện có để bảo vệ môi trường sinh thái. Các sản phẩm của ngành nông nghiệp là gỗ, củi, tre, luồng ... Trong cơ cấu của ngành nông nghiệp thì cơ cấu của ngành lâm nghiệp có sự giảm dần qua các năm từ 219 ha vào năm 2000 đã giảm xuống 50 ha vào năm 2005 và đến năm 2010 sẽ chỉ còn lại 35 ha.

Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp năm 2010 ước 1.802 triệu đồng (giá cố định 1994). Giảm gần một nửa so với năm 2000 (năm 2000 đạt 3.280 triệu đồng), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2010 là -5,81%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của trồng và chăm sóc rừng là -7,75%/năm và sản phẩm lâm nghiệp là -4,61%/năm.2.1.3. Thủy sản

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp giảm dần tỷ trọng của ngành trồng trọt tăng nhanh tỷ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản vì vậy mà trong thời gian qua diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện liên tục tăng lên gấp đôi, năm 2000 là 96,40 ha đến năm 2010 tăng lên 346,29 ha (tăng 249,89 ha so với năm 2000) và đạt sản lượng tương ứng là 1.100 tấn. Sản lượng thủy sản nuôi trồng bao gồm các loại như cá, tôm và các loại thủy sản khác với sản lượng cá 109,65 tấn; tôm 30,2 tấn và thủy sản khác là 112 tấn.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành thủy sản thời kỳ 2001- 2010 đạt 10,4%, thấp hơn thời kỳ 2001-2005 (đạt 16,64%) nhưng vẫn đạt cao nhất trong các ngành thuộc khu vực nông – lâm – thủy sản trên địa bàn huyện trong cùng thời kỳ so sánh (xem biểu 11).Biểu 11. Diện tích. giá trị sản xuất ngành thủy sản trên địa bàn huyện thời kỳ 2001-2010

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2005 Ước

2010

Tăng BQ (%)2001-2005

2001-2010

1 Diện tích nuôi trồng ha 511 752 1.100 8,05 7,86 - Nuôi cá ha 511 743 936 7,77 7,29

2 Sản lượng nuôi trồng tấn 1.100 - Cá thịt tấn 415 804.5 969 14,13 11,17

29

Page 30: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2005 Ước

2010

Tăng BQ (%)2001-2005

2001-2010

3 Sản lượng đánh bắt tấn - Cá tấn 21 93,9 109,65 34,8 22,88 - Tôm tấn 28,0 9,4 30,2 -19,61 0,95 - Thủy sản khác tấn 30 3,7 112 -34,33 17,75

4 Giá trị Tr.đg 3.809 8.223 8.407 16,64 10,40

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Xuyên và tính toán của Viện CLPT.

2.1.3 Dịch vụ nông nghiệpCác dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp đã phát triển khá mạnh. Công tác

thú y, bảo vệ thực vật, cung ứng phân bón, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất của ngành nông nghiệp. Hoạt động khuyến nông được kiện toàn về tổ chức và nâng cao chất lượng góp phần chuyển giao tích cực, kịp thời các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý sản xuất cho nông dân.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng của ngành trồng trọt giảm, chăn nuôi và thủy sản tăng nhanh. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được thực hiện tốt trong cả lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đã hoạt động tích cực đảm bảo hậu cần cho sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp của huyện trong những năm qua phát triển tương đối ổn định, đạt được kết quả như hiện nay là nhờ sự cố gắng rất nhiều của các cấp chính quyền và nhân dân trong huyện tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những mặt hạn chế. Cụ thể :

– Trong cơ cấu nông nghiệp thì trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%) nhưng giá trị kinh tế cao nhưng cơ cấu cây trồng vẫn còn thiên về trồng cây lương thực; các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao chưa được phát triển mạnh như rau đậu, cây ăn quả...

– Các phân ngành chưa phát triển đồng bộ, việc dồn điền ghép thửa còn chậm. Quy mô sản xuất chủ yếu vẫn là hộ gia đình, chưa xây dựng được các mô hình sản xuất lớn nên sản phẩm hàng hóa còn manh mún.

– Hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp còn khó khăn.2.2 Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (TTCN)

Một số sản phẩm công nghiệp – TTCN trên địa bàn huyện trong những năm vừa qua (2001-2010) đã xuất hiện sản phẩm chứa đựng hàm lượng chất xám và gia công cao như: gạch ốp lát thương hiệu Prime, lắp ráp xe máy Piagio (khu công nghiệp Bình Xuyên) và sản xuất phụ tùng xe máy Nissin. Tuy vậy, phần lớn các sản phẩm công nghiệp – TTCN trên địa bàn vẫn là các sản phẩm thông dụng hay sản xuất các sản phẩm từ kim loại phần lớn dựa vào chế tác các nguyên liệu thô sơ và tiêu tốn khá nhiều năng lượng và nguyên liệu (xem biểu

30

Page 31: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

12).

Biểu 12. Giá trị sản xuất và một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện thời kỳ 2001 -2010

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2005 Ước2010

Tăng BQ (%)2001-2005

2001-2010

I Sản lượng1 Khai thác mỏ Tr.đg 85 462 Công nghiệp chế biến Tr.đg 35.717 97.380 114.040 22,21 15,62

- Sản xuất trang phục Tr.đg 512 515 1.136 0,12 10,47- Chế biến sản xuất từ tre. nứa Tr.đg 227 22.141 3.150 149,94 38,93- Sản xuất từ chất khoáng Tr.đg 26.989 29.769 29.695 1,98 1,20- Sản xuất các Sản phẩm từ kim loại Tr.đg 422 1.340 15.733 26,00 57,19- Sản xuất xe có động cơ Tr.đg- Sản xuất giường tủ bàn ghế Tr.đg 1.411 7.218 20.861

II Sản phẩm chủ yếu1 Cát sỏi 1000m3 8,5 4,52 Xay sát Tấn 32.554 44.788 43.7943 Mì gạo -nt- 128 63 1634 Bánh bún -nt- 310 229 2405 Đậu phụ -nt- 616 205 4506 Rượu và nước

khoáng 1000 l 492 305 2537 May mặc 1000sp 68 67 1478 Gỗ xẻ m3 910 2.943 4.7189 Đan lát 1000sp 2910 Gạch chỉ 1000 viên 29.940 77.164 98.87211 Ngói móc -nt- 35.225 18.764 9.97112 Gò rèn 1000 SP 36 10413 Mộc m3 573 2.574 6.12414 Mũi diệp cày 100 SP 12 60 3,415 Sản xuất gạch ốp lát 1.000(m3) 100.00016 Lắp ráp xe máy

Piagio chiếc 20.000

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Xuyên và tính toán của Viện CLPT.

Năm 2010, khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện (85,30%) nên đã có một số sản phẩm đạt được tốc độ tăng trưởng cao như: sản xuất các sản phẩm từ kim loại (57,19%); sản phẩm từ tre, nứa (38,93%); Nhìn chung với một số sản phẩm công nghiệp – TTCN như trên thì Bình Xuyên mới chỉ đáp ứng nhu cầu thông thường của người dân địa

31

Page 32: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

phương là chủ yếu, đã bắt đầu có sự “bứt phá” vào các sản phẩm cao cấp như lắp ráp xe máy, một số sản phẩm linh kiện điện tử cao cấp ... phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu và người tiêu dùng của các đô thị lớn.

Cùng với việc phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn, huyện sẽ có nhiều cơ hội để tham gia vào các khâu sản xuất và phân phối một số sản phẩm công nghiệp – TTCN phục vụ đầu vào cho các nhà máy trong các khu công nghiệp như: cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất gạch men, cung cấp phụ kiện cho nhà máy lắp ráp các sản phẩm cơ khí (như: ốc, vít, bu lông..) để từng bước gia tăng giá trị cũng như thay đổi cơ cấu sản phẩm công nghiệp trên địa bàn trong những năm tới.2.3 Đầu tư phát triển và xây dựng

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) trên địa bàn huyện có xu hướng tăng nhưng mức độ tăng không đồng đều. Năm 2000 đạt giá trị là 13.818 triệu đồng, nhưng năm 2005 lại sụt giảm giá trị xuống còn 8.673 triệu đồng và đến năm 2010 ước đạt khoảng 38.745 triệu đồng. Tổng mức đầu tư XDCB của 10 năm (2001-2010) đạt khoảng 450 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân năm chỉ ở mức 13,7%/năm. Đây là mức tăng trưởng khá cao, tạo điều kiện thuận lợi để huyện Bình Xuyên đạt kế hoạch về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian vừa qua. Biểu 13. Đầu tư phát triển trên địa bàn huyện thời kỳ 2001-2010

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2000 2005 2010Tăng BQ 2001-2010

(%)Tổng đầu tư XDCB (giá 1994) 13.818,3 8.673 38.745 13,7

1 Do tỉnh quản lý 9.673 7.592 20.452 9,81

2 Do huyện quản lý 4.145 1.045 18.293 20,3

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Xuyên và tính toán của Viện CLPT.

Đáng chú ý là nguồn vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện trong thời kỳ 2001-2010 được phân thành hai nguồn chính: nguồn do tỉnh quản lý và nguồn do huyện quản lý. Tỷ lệ nguồn vốn do tỉnh quản lý thường xuyên chiếm khoảng 2/3 (khoảng 70% tổng nguồn vốn XDCB).

Đến năm 2010, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện ước đạt 38.745 triệu đồng, phần lớn đã tập trung vào những mục tiêu đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: phát triển hệ thống thủy lợi, xây dựng trường học, trạm xã, nhà văn hóa; thực hiện xoá đói, giảm nghèo. Chuẩn bị các điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học- công nghệ, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng. Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn đã được cứng hoá khoảng 225 km, đạt khoảng 80% do

32

Page 33: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

huyện quản lý được cải tạo, nâng cấp; đường ô tô đến được trung tâm 13/13 xã, thị trấn trong huyện.2.4 Phát triển các ngành dịch vụ

Công nghiệp phát triển kéo theo các ngành thương mại và dịch vụ phát triển. Tuy vậy, do mạng lưới giao thông của huyện còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng ngành dịch vụ chưa được đầu tư nhiều (mạng lưới chợ, TT thương mại, khu du lịch…) dân nông thôn còn chiếm tỷ lệ lớn với mức thu nhập thấp và sức mua kém… đã kìm hãm sự phát triển của ngành dịch vụ trong những năm qua, không tương xứng với sự phát triển của công nghiệp.

Năm 2010, cơ cấu của ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nền kinh tế của huyện (7,10%) đã cho thấy Bình Xuyên còn rất nhiều dư địa cho phát triển khu vực này do huyện có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp – đô thị trên địa bàn. Cụ thể một số ngành dịch vụ phát triển như sau:

2.4.1 Thương mạiTrên địa bàn huyên chưa có trung tâm thương mại. Hầu hết nhu cầu trao

đổi hàng hóa được diễn ra ở các chợ đầu mối khu vực: Láng, Cánh. Bá Hiến, Quang Hà và Trung Mỹ. Tổng lưu chuyển hàng hóa dịch vụ trên địa bàn năm 2010 đạt khoảng 1.750 tỷ đồng. Dịch vụ bán buôn, bán lẻ chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể trong tổng lư chuyển hàng hóa dịch vụ. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa dịch vụ trên địa bàn huyện giảm từ 5-7% so với năm trước do vị trí địa lý của Bình Xuyên nằm “kẹp” giữa hai đô thị lớn của tỉnh là TP. Vĩnh Yên và thị xã Vĩnh Yên nên phần lớn nhu cầu hàng hóa dịch vụ đã được cung ứng tại các đô thị trên.

Trong năm 2010, trên địa bàn huyện sẽ hoàn thành một trung tâm thương mại tại thị trấn Hương Canh, quy mô 14.274m2 trong đó diện tích xây dựng là 2.467m2 với ba tầng lầu có hệ thống sân đường, bãi đỗ xe.

2.4.2 Dịch vụ vận tảiDịch vụ vận tải chiếm 75- 80% tổng nhu cầu lưu chuyển hàng hóa dịch

vụ trên địa bàn, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương cũng như nhu cầu của người dân. Hiện tại huyên đã có nhiều đội xe vận tải hành khách và hàng hóa đi các nơi trong tỉnh cũng như về Hà Nội, Phú Thọ và một số tỉnh khác trong cả nước, Các đội xe vận tải hàng hóa chủ yếu phục vụ chuyên chở hàng hóa tại các khu công nghiệp trên địa bàn.

Về kinh doanh vận tải: Năm 2010 huyện có 450 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường bộ trong đó kinh tế tập thể có 5 cơ sở; tư nhân có 5 cơ sở và cá thể có 440 cơ sở.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển hàng năm 2010 khoảng 500.000 tấn và khối lượng hàng hóa luân chuyển khoảng 22.000 nghìn tấn/km. Doanh thu năm 2010 của ngành ước đạt 80.500 triệu đồng. Nhìn chung, dịch vụ vận tải trên địa

33

Page 34: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

bàn chưa phát triển, nhất là vận tải hành khách; số khách tham gia nhu cầu vận chuyển đạt khoảng 3.500 nghìn lượt/người. Các phương tiện vận chuyển đã được cải thiện, có khoảng 400 chiếc ô tô; ô tô khách có 150 chiếc, chủ yếu là xe ô tô loại 15-24 chỗ do tư nhân tự mua sắm.

2.4.3 Dịch vụ du lịch Hoạt động kinh doanh du lịch còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch

và chủ yếu đáp ứng một phần nhỏ du khách có đi ngang qua huyện. Năm 2010. trên địa bàn huyện chỉ tồn tại một số cơ sở kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, quy mô nhỏ tại thị trấn Hương Canh (dọc theo quốc lộ 2 cũ và quốc lộ 2 mới), thị trấn Thanh Lãng và thị trấn Gia Khánh với chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa thu hút được du khách lưu lại với Bình Xuyên. Mặt khác, do Bình Xuyên nằm giữa hai đô thị của tỉnh nên phần nhiều hạn chế dịch vụ lưu trú và ăn uống của du khách.

2.4.4 Hoạt động tín dụng ngân hàngNgân hàng đã có nhiều đổi mới trong quản lý, bằng nhiều hình thức huy

động, quản lý và giải quyết nhu cầu vốn vay. Chi nhánh ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội đã tích cực, chủ động huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, tập trung đẩy mạnh cho vay tới các hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu sử dụng vốn, góp phần phát triển kinh tế và giảm tỷ lệ đói nghèo trên địa bàn huyện. Dự kiến năm 2010, các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn huyện có tổng nguồn vốn huy động khoảng 460.000 triệu đồng, dư nợ tín dụng ước đạt 605.000 triệu trong đó chủ yếu cho vay chính sách xã hội, cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay hộ gia đình.2.5 Phát triển các lĩnh vực Văn hoá, xã hội

2.5.1 Giáo dục và đào tạoNăm 2010 trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển khá toàn diện,

từng bước kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển sự nghiệp giao dục.

Cơ sở vật chất giáo dục được chú trọng đầu tư theo hướng chuẩn hóa, có 100% số trường được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố. Trên địa bàn huyện có 19/57 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm tỷ lệ 33,3%). Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa: bậc học mầm non đạt 38,9%, bậc tiểu học đạt 86,1%, bậc trung học cơ sở đạt 46%. Công tác quản lý giáo dục có nhiều đổi mới, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng cao, giáo dục đại trà được duy trì ở mức ổn định, bền vững. Chất lượng học sinh giỏi có nhiều tiến bộ, học sinh giỏi ở bậc tiểu học, bậc trung học cơ sở luôn xếp ở tốp đầu, tốp thứ hai của tỉnh. Thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế huyện đều có học sinh đạt giải cao (đạt Huy chương Bạc toán giao lưu tuổi thơ, đạt Huy chương Vàng Olympic toán tổ chức tại Singapore).

34

Page 35: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Đặc biệt cùng với việc phát triển các khu công nghiệp, huyện đã chú trọng đến việc dạy nghề cho con em nhân dân trong huyện, đã thành lập các trung tâm dạy nghề của huyện, tạo mọi điều kiện thuận lợi để trường cao đẳng nghề CKNN và trung tâm giáo dục thường xuyên mở nhiều lớp dạy nghề cho hàng ngàn học sinh, sinh viên là con em trong huyện học tập, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng công nhân ở các doanh nghiệp trên địa bàn. Huyện đã chú trọng đến công tác xã hội hoá giáo dục, đẩy mạnh cụng tác khuyến học, huy động mọi nguồn lực để chăm lo đến sự nghiệp giáo dục đào tạo; 13/13 xã, thị trấn đã thành lập các trung tâm học tập cộng đồng đã và đang hoạt động có hiệu quả.

2.5.2 Y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đìnhHệ thống y tế các cấp được củng cố, trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện, 1

phòng khu vực và 13 trạm y tế xã, thị trấn với 145 giường bệnh, đảm bảo cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Mạng lưới y tế đã được củng cố từ huyện đến cơ sở với tổng số 169 y, bác sỹ trong đó tuyến huyện 11 bác sỹ; tuyến xã có 14 bác sỹ đảm bảo 100% trạm y tế xã, thị trấn có Bác sỹ. Số giường bệnh trên một vạn dân đạt 13,26 giường phục vụ cho 131.012 lượt khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện; chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng cao.

Các trạm y tế xã đã chú trọng đến công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng, các chương trình y tế quốc gia đã được tổ chức thực hiện tốt như chương trình tiêm chủng mở rộng; chương trình phòng chống sốt rét; chương trình phòng chống bướu cổ; chương trình phòng chống phong; chương trình phòng chống lao... góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong, thanh toán được bệnh phong, bệnh bại liệt... chú trọng đến công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng chính sách, trẻ em.

Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em thường xuyên được quan tâm. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ngày càng giảm, chính sách chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chăm lo giáo dục, đời sống văn hóa tinh thần cho trẻ em được các cấp, các ngành quan tâm và thực hiện tốt.

Có thể nói, ngành y tế đang từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tuy nhiên các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện khám chữa bệnh vẫn còn thiếu thốn và lạc hậu. Quy mô diện tích các bệnh viện, trạm y tế cơ sở hầu như chưa đáp ứng được việc chăm sóc sức khỏe của người dân do khoảng cách các trạm y tế đến một số khu dân cư trong xã còn khá xa.

2.5.3 Văn hoá, thông tin và thể thaoThực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về “Xây dựng và phát huy nền

văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, huyện đã có những bước thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ đối với địa phương. Thể chế và thiết chế văn hóa ngày càng được chú trọng. Tỷ lệ làng văn hóa tăng theo từng năm, các lễ hội truyền thống, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được khơi

35

Page 36: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

dậy và phát huy, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.Huyện đã tích cực triển khai phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa cơ sở. Nhân dân đã thực hiện tốt và lành mạnh hóa việc cưới, tang, lễ hội, bài trừ các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan... đến nay đã có 100% thôn, làng xây dựng, ban hành và thực hiện hương ước.

Sự nghiệp báo chí phát thanh truyền hình từng bước được nâng cấp, công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện tốt. Các thiết chế văn hóa như: thư viện, nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn... được củng cố và phát triển; 100% số xã đã có câu lạc bộ văn hóa và có đài truyền thanh.

Việc bảo tồn di sản văn hóa trong những năm qua cũng đã làm tốt công tác trùng tu tôn tạo di tích lịch sử, khôi phục các lễ hội văn hóa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Hiện trên địa bàn huyên có 25 di tích được xếp hạng trong đó có 12 di tích cấp trung ương và 13 di tích cấp tỉnh. Tuy nhiên, do mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện còn hạn chế nên việc khai thác những tiềm năng văn hóa – xã hội phục vụ cho phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế.

Hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, phong trào luyện tập thể thao phát triển đến tận các thôn xóm, huyện đã có những đoàn thể thao đi thi đấu trong và ngoài tỉnh... tuy nhiên hiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu luyện tập thể thao của người dân còn nghèo nàn, quy mô diện tích còn nhỏ hẹp chưa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong huyện.Xoá đói, giảm nghèo và thực hiện chính sách xã hội

Đời sống nhân dân ngày càng được ổn định và có bước cải thiện. Các chương trình xoá đói, giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, được nhân dân đồng tình và tích cực thực hiện. Số hộ nghèo ngày càng giảm. Năm 2000, tỷ lệ hộ nghèo từ 15,36% năm 2000 đến 2005 (theo chuẩn cũ) giảm xuống còn 3,6% năm 2006 (chuẩn mới) 13,49% ước 2010 vào khoảng 14%. Bình Xuyên là huyện có tỷ lệ đối nghèo thấp trong toàn tỉnh, tính bình quân mỗi năm giảm 10-15% số hộ nghèo. Theo chuẩn mới, tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2010 ước còn lại 14%, đứng thứ 3 trong tỉnh, sau TP. Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên. Giảm hộ nghèo bình quân từ 2-2,5%/năm.

Giải quyết việc làm vẫn là vấn đề lớn của huyên trong thời gian qua. Với số lượng lao động hàng năm tăng từ 1.500-1.800 người, số lao động cần sắp xếp việc làm ngày càng tăng do thu hồi đất.

Bằng nhiều biện pháp: lập dự án vay vốn giải quyết việc làm, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Thị trường xuất khẩu lao động của bình xuyên là Đài Loan, Malaysia.

36

Page 37: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Các chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng được các cấp, ngành quan tâm thực hiện. Hoạt động từ thiện giúp đỡ người tàn tật, các nạn nhân chiến tranh, trẻ em mồ côi lang thang, cơ nhỡ được triển khai sâu rộng trong nhân dân.2.6 Quốc phòng - an ninh

4.6.1. An ninhTình hình an ninh chính trị trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện

được đảm bảo. Huyện đã chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, đặc biệt là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Phong trào toàn dân tham gia quản lý, giáo dục giúp đỡ người lầm lỗi trên địa bàn thu được kết quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

4.6.2. Quốc phòngXây dựng thế trận phòng thủ tuyến huyện ngày càng vững chắc. Công tác

chỉ tiêu tuyển quân hàng năm đảm bảo chỉ tiêu, có chất lượng. Thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng lực lượng và huấn luyện dân quân tự vệ, kực lượng dự bị động viên. Công tác huấn luyện được đảm bảo, sẵn sàng triển khai chiến đấu khi có nhiệm vụ được giao. Thực hiện có hiệu quả chính sách hậu phương quân đội.2.7 Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật

2.7.1 Hệ thống giao thôngBình Xuyên có 2 loại hình vận tải chính là đường sắt và đường bộ.- Đường quốc lộ: trên địa bàn huyện có tuyến đường quốc lộ 2 đi qua, với

tổng chiều dài 8 km. Trước đây, tuyến quốc lộ 2 qua huyện Bình Xuyên cũng như toàn tuyến đi qua tỉnh quy mô mặt cắt nhỏ, nhưng đến nay tuyến đường này đã được nâng cấp và hoàn thiện đã đáp ứng được nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế - xã hội của Bình Xuyên nói riêng và của Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Trong năm 2009, tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã được khởi công tạo điều kiện cho kinh tế – xã hội của huyện phát triển, mở rộng quan hệ giao lưu, thông thương với các tỉnh bạn cũng như với bên ngoài (Vân Nam – Trung Quốc).

- Đường huyện lộ: Tổng chiều dài đường huyện lộ là 43,9 km, các đoạn đường này đang được từng bước nâng cấp, đến nay huyện đã nâng cấp được 40,4 km, còn 3,5 km đang tiếp tục được nâng cấp.

- Đường giao thông nông thôn: Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn của huyện có khoảng 305,7 km. Trong đó, đã bê tông và nhựa hóa được 225 km, những năm tới huyện tiếp tục nâng cấp số km đường còn lại.

Những năm tới huyện tiếp tục xây dựng mới và nâng cấp mạng lưới giao thông trên địa bàn, hình thành và hoàn thiện mạng lưới giao thông đáp ứng việc

37

Page 38: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế, góp phần nâng cao đời sống và dân trí cho nhân dân vùng nông thôn.

Nhìn chung, hệ thống đường giao thông của huyện những năm qua đã cố gắng đầu tư nâng cấp (cả đưởng tỉnh lộ, huyện lộ, đường nông thôn và đường khu công nghiệp), nhưng còn chậm so với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên chất lượng các loại đường bộ còn là hạn chế cho phát triển (nâng cấp chỗ này, lại xuống cấp chỗ khác), nguyên nhân do mức đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn còn hạn chế.

- Đường sắt: ngoài ra tuyến đường bộ đi qua, huyện Bình Xuyên còn có 12 km đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai nối Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, tại Bình Xuyên có một ga nhỏ là ga Hương Canh, Đường tỉnh lộ: Tổng số đường tỉnh lộ trên địa bàn huyện có 41 km, những năm vừa qua đã được tỉnh quan tâm đầu tư nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong năm 2008 tổng đầu tư cho phát triển giao thông của huyện khoảng 12.350 triệu đồng bao gồm nâng cấp, cải tạo, bê tông hóa một số tuyến đường giao thông của huyện. Trong những năm tới để thúc đẩy kinh tế -xã hội của địa phương phát triển huyện cần tiếp tục thực hiện các chương trình dự án cấp quốc gia và cấp tỉnh. Hình thành được mạng lưới giao thông phát triển sẽ tạo cơ hội cho huyện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống và dân trí cho nhân dân vùng nông thôn.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ của huyện đều trong tình trạng xuống cấp. Các tuyến đường giao thông liên xã, giao thông nông thôn còn nhỏ hẹp, hạn chế vận tải nên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, mức đầu tư cho phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn còn nhiều hạn chế.

2.7.2 Hệ thống thủy lợiTrong giai đoạn vừa qua, huyện đã quan tâm đầu tư nâng cấp và cải tạo

15 trạm bơm, cải tạo 38 hồ chứa nhỏ và cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương. Đến nay huyện đã kiên cố hóa được trên 50% số km kênh, mương cần phải kiên cố hóa và nâng cấp được 13 km đê trên địa bàn.

Nhìn chung, hệ thống thủy lợi của huyện đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phục vụ nước tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng của huyện.

Trong giai đoạn vừa qua huyện đã quan tâm đầu tư nâng cấp và cải tạo hệ thống trạm bơm, hồ đập... cơ bản hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương đảm bảo tưới tiêu phục vụ cho sản xuất.

Hệ thống sông Cánh, sông Cầu Bòn đón nhận nguồn nước mưa của phần lớn các suối trên địa bàn huyện chảy theo hệ thống sông Cà Lồ thoát ra sông Cầu.

Theo quy định hiện hành, công tác quản lý các công trình thủy lợi trên địa

38

Page 39: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

bàn huyện do công ty khai thác công trình thủy lợi đảm nhiệm.2.7.3 Hệ thống điện

Huyện Bình Xuyên có đường dây 110KV Việt Trì - Đông Anh và 220 KV mua điện từ Trung Quốc qua trạm chuyển tải, hệ thống điện huyện Bình Xuyên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chất lượng cung cấp điện ngày càng được cải thiện rõ rệt, sự cố và số lần cắt điện sửa chữa giảm nhiều.

Mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của Tỉnh và các cấp chính quyền tỉnh và sự ủng hộ của nhân dân, ngành điện của huyện đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, với triển vọng phát triển kinh tế huyện trong tương lai là một huyện phát triển về công nghiệp và dịch vụ, lưới điện của huyện vẫn cần phải được nâng cấp và hiện đại hóa hơn nữa.

Nguồn điện của Bình Xuyên được sử dụng từ nguồn điện chung của tỉnh, các đường dây 220kV và 110kV đi qua và đến huyện được vận hành tốt, ổn định. Đường dây và trạm 110 kV Bá Thiện công suất 2x63MVA (đã cơ bản xây dựng xong đường dây).

Nguồn điện cung cấp chính cho sinh hoạt và sản xuất lấy từ trạm giảm áp trung gian Quất Lưu cùng hệ thống đường dây, các trạm biến áp tiếp theo. Nhìn chung, mạng lưới điện cung cấp khá đầy đủ đảm bảo 100% số xã, thị trấn có điện, trạm biến áp; 100% số hộ được dùng điện. Tuy nhiên, huyện Bình Xuyên cũng như tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính mới được tái lập, nhu cầu điện cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ sở sản xuất cũng như nhu cầu điện dân sinh sẽ tăng nhanh trong khi mạng lưới điện hiện tại chưa đáp ứng kịp thời.

2.7.4 Mạng lưới thông tin liên lạcBình Xuyên có 1 bưu điện trung tâm tại thị trấn Hương Canh, 1 bưu điện

khu vực tại Gia Khánh và tất cả các xã đều có các điểm bưu điện văn hóa xã, 100% số xã có cáp điện thoại di động liên lạc trực tiếp đến mọi nơi. Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc tương đối đầy đủ và đang được hiện đại hóa, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. 3 MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ KHÓ KHĂN

3.1 Thành tựu– Về thành tựu, nền kinh tế Bình Xuyên liên tục duy trì tốc độ tăng

trưởng cao của một nền sản xuất công nghiệp là chủ yếu, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm (2001-2010) đạt 28,37%/năm (GTSX giá so sánh 1994) là mức cao so với tỉnh Vĩnh Phúc.

39

Page 40: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

– Cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đã chuyển dịch đúng hướng từ trên nền tảng đảm bảo an ninh lương thực (đảm bảo đủ nhu cầu cho tiêu dùng và chăn nuôi, dành phần lớn là hàng hoá trao đổi). Các cây, con phù hợp với nhu cầu thị trường được hình thành trong 10 năm trước đã tiếp tục phát triển mạnh trong những năm gần đây (rau, đậu, lạc, trâu, bò, lợn);

– Công nghiệp, xây dựng đã khởi sắc trong những năm gần đây, đã thu hút được nhiều dự án đầu tư, hình thành mới 04 khu công nghiệp với tỷ lệ giải phòng mặt bằng khoảng 50%/ tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.

– Các ngành dịch vụ đang có tỷ trọng tăng dần. Ngoài các dịch vụ xã hội phong phú, những dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất vật chất cũng đang được mở rộng và phát triển tuy ở mức độ khiêm tốn, chưa tương xứng với phát triển công nghiệp – đô thị trên địa bàn;

– Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá tiếp tục phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững. 3.2 Khó khăn

– Nền kinh tế tăng trưởng chưa đều do dựa chủ yếu vào phát triển các khu công nghiệp mà chưa chú trọng đến phát triển các dịch vụ phụ trợ đi kèm phục vụ cho phát triển công nghiệp.

– Chuyển dịch về cơ cấu kinh tế chưa khai thác và sử dụng triệt để tiềm năng sẵn có để kêu gọi đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ; sản xuất công nghiệp - TTCN còn nhỏ bé, ít có các doanh nghiệp lớn, bình quân trên dưới 40 lao động một cơ sở sản xuất, công nghiệp nông thôn phát triển chủ yếu đáp ứng nhu cầu tại chỗ, chưa có điều kiện vươn ra thị trường bên ngoài.

– Ngành thương nghiệp chưa thực sự đóng vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Thị trường không ổn định, sức mua của các tầng lớp dân cư còn nhỏ bé; đầu ra của những nông sản chủ lực còn phụ thuộc vào thị trường;

– Mặc dù là một huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đã đảm bảo nhu cầu chi của địa phương nhưng tỷ trọng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách được cấp từ tỉnh nên chưa chủ động được về mặt ngân sách cho đầu tư phát triển.

– Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Để tăng trưởng huyện bứt phá tạo ra tăng trưởng kinh tế, tiềm lực vốn trong dân chưa huy động được nhiều cho đầu tư và sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn đầu tư XDCB cho phát triển kinh tế.

Một số nhận xét về lợi thế và hạn chế của huyện Bình Xuyên trong quá trình phát triển

– Về lợi thế

40

Page 41: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

+ Vị trí địa lý và hệ thống giao thông cho phép Bình Xuyên giao lưu và trao đổi hàng hóa thuận lợi với địa bàn bên ngoài. Nhiều lợi thế để hình thành khu công nghiệp tập trung như Quất Lưu, Hương Canh, Sơn Lôi, Đạo Đức, Bá Thiện tạo thành một trục phát triển các khu công nghiệp dọc theo Quốc lộ 2 từ Đạo Đức đến Hương Canh; hình thành các đô thị phục vụ dân cư đến lao động tại các khu công nghiệp dọc theo tỉnh lộ 302B, tỉnh lộ 302A.

+ Nguồn nước nhìn chung thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp và sinh hoạt đời sống nhân dân. Chế độ khí hậu, đất đai với 3 vùng sinh thái đặc trưng rõ rệt có điều kiện phát triển kinh tế đa dạng. Vùng đồng bằng đất đai bằng phẳng và màu mỡ, nguồn lao động dồi dào, dân cư đông đúc có kinh nghiệm và truyền thống canh tác, chăn nuôi; là vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp thâm canh cao. Vùng trung du có quỹ đất đồi khá, có thể phát triển xây dựng các khu công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Vùng núi thuộc xã trung Mỹ còn quỹ đất, có chế độ khí hậu đặc biệt, là vùng có tiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng và du lịch sinh thái gắn kết với trục “tâm linh” của đô thị Vĩnh Phúc trong tương lai.

+ Nguồn nguyên vật liệu xây dựng như đất làm gạch ngói, đá xây dựng khá dồi dào, khai thác thuận tiện là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống (làm ngói, gốm...)

– Về hạn chế+ Là huyện nghèo về khoáng sản nên công nghiệp khai thác ít có điều

kiện phát triển.+ Trữ lượng nước ngầm không lớn, chất lượng không cao, nguồn nước

mặt phụ thuộc vào thiên nhiên (chưa điều tiết có hiệu quả, tiềm năng chưa được khai thác).

+ Việc giao lưu đường bộ với các khu vực phía bắc huyện gặp khó khăn, hạn chế đến việc phát triển công nghiệp và dịch vụ.

+ Nền kinh tế của huyện đóng góp chủ yếu do công nghiệp – đô thị, nhưng vẫn tồn tại sản xuất nông nghiệp ở trình độ thâm canh. Khu vực đồng bằng của huyện có địa hình thấp trong tỉnh, độ chênh lệch giữa các cốt ruộng lớn, lại chịu ảnh hưởng của nguồn nước của dãy núi Tam Đảo chảy qua, nên khi mưa lớn xảy ra thường gây úng lụt cục bộ khu vực trũng. 4 TỔNG QUÁT VỀ THUẬN LỢI VÀ CƠ HỘI, HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC

4.1 Thuận lợi và cơ hộiVị trí địa lý: Nằm trên trục của hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai -

Hà Nội- Hải Phòng, cùng với việc dự án đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai vừa được khởi công (giai đoạn 1 qua địa bàn huyện) thuộc hành lang đang được chuẩn bị đầu tư với mục tiêu xây dựng hành lang thành một vùng kinh tế động

41

Page 42: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

lực là cơ hội lớn để Bình Xuyên phát triển, khai thác những lợi thế của mình.Bình Xuyên có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, hệ thống giao thông

đối ngoại gồm Quốc lộ 2, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường sắt do Trung ương quản lý, hệ thống đường tỉnh lộ kết hợp với tuyến đường huyện, đường sắt. Đây là thuận lợi lớn, vì nhờ hệ thống giao thông này kinh tế Bình Xuyên có thể giao thương với các địa bàn trong cả nước và chịu tác động lan toả từ các vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Các điều kiện và tài nguyên thiên nhiên khá phong phú (thổ nhưỡng, khí hậu, nước mặt, nước ngầm...). không chỉ thuận lợi để phát triển các ngành nông lâm nghiệp toàn diện, đặc biệt là cây ăn quả, chăn nuôi, lâm nghiệp mà còn có thể đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và chế tác, các ngành dịch vụ (phục vụ cho huyện và cho các địa bàn lân cận).

Bình Xuyên là huyện chiếm tỷ trọng cao về tỷ trọng công nghiệp trên địa bàn so với các thành phố, thị xã của tỉnh Vĩnh Phúc. Theo số liệu thống kê năm 2008, Bình Xuyên chiếm 8,3% tỷ trọng công nghiệp toàn tỉnh, chỉ đứng sau thị xã Phúc Yên (80,3%) và TP. Vĩnh Yên (8,5%).4.2 Hạn chế và thách thức

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội đã hình thành về cơ bản nhưng còn một số tồn tại, hiệu quả sử dụng chưa cao;

Khai thác những lợi thế của khu vực I (khai khoáng, nông- lâm sản) đang đem lại những thành tựu ban đầu cho phát triển kinh tế, Trong tương lai sự đóng góp của chúng sẽ hạn chế, đồng thời khai thác quá mức sẽ có những tác động xấu tới môi trường sinh thái của huyện. Để nâng cao giá trị đóng góp của các lợi thế. Bình Xuyên cần hướng vào phát triển các ngành công nghiệp chế biến nhằm tăng thêm giá trị của các mặt hàng nông, lâm sản, khoáng sản, đảm bảo thương hiệu trên thị trường, khai thác tiềm năng du lịch. Trong điều kiện hiện nay, đây là một thách thức lớn cần có thời gian và môi trường đầu tư thuận lợi (để có thể thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài, hệ thống kết cấu hạ tầng cần được xây mới và nâng cấp).

Tập trung khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên sẽ có nguy cơ môi trường bị suy thoái, độ che phủ của rừng bị giảm. Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng trưởng và phát triển bền vững đang là vấn đề đặt ra đối với Bình Xuyên;

Số lao động có kỹ thuật đang làm việc có năng lực trình độ chuyên môn của huyện chưa theo kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế nên dẫn đến khả năng thu hút lao động từ bên ngoài đến huyện làm việc và sinh sống trong những năm tới sẽ tăng mạnh;

42

Page 43: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Phần thứ baQUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1 BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN CỦA QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC

1.1 Bối cảnh quốc tế Tình hình chính trị thế giới và khu vực trong những thập niên tới sẽ tiếp

tục có những diễn biến phức tạp, khó lường và do vậy, kinh tế thế giới và các khu vực tiếp tục chịu những tác động nhất định của tình hình này. Trong hai năm vừa qua (2008-2009), đặc biệt là năm 2009, khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu đã tác động rất nhiều đến các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhất là những tỉnh có nhiều khu công nghiệp như Vĩnh Phúc (trong đó có huyện Bình Xuyên).

Khu vực Châu Á và ASEAN tiếp tục là khu vực phát triển năng động, và là một nhân tố quan trọng đối với hoà bình, hợp tác phát triển trong khu vực. Các nền kinh tế lớn trên thế giới hiện rất quan tâm tới khu vực này và đã có nhiều chương trình hợp tác với ASEAN, hay riêng rẽ đối với mỗi nước thành viên. Việc mở rộng quan hệ giữa các nước trong khu vực với các nước ngoài khu vực đang tạo ra cơ hội cho các nước trong khu vực, trong đó có nước ta phát triển kinh tế, đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn do sự chênh lệch khoảng cách phát triển, trình độ sản xuất và công nghệ, kéo theo là những thách thức về tụt hậu, môi trường và nhiều vấn đề chính trị- xã hội khác. Nằm trên hành lang kinh tế Bắc - Nam quan trọng của Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) Nam Ninh (Trung Quốc) - Hà Nội - Hải Phòng và hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng mà trong đó Vĩnh Phúc (Bình Xuyên) là một điểm trên hành lang này. Do vậy việc phát huy tối đa lợi thế so sánh của một huyện trọng điểm của tỉnh sẽ giúp cho Bình Xuyên có điều kiện bứt phá về kinh tế - xã hội.

Dự báo những tác động của bối cảnh quốc tế đối với kinh tế-xã hội huyện Bình Xuyên:

1.1.1 Tác động tích cựcCó thể thấy, sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hoàn

thành về cơ bản lộ trình gia nhập AFTA, giai đoạn từ nay đến 2020 sẽ là giai đoạn Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh mẽ và đầy đủ vào kinh tế thế giới và khu vực. Đối với khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng nhiều dự án lớn về giao thông, viễn thông và hạ tầng khác sẽ hoàn thành trong giai đoạn từ nay đến 2015, góp phần hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế của khu vực, thúc đẩy đầu tư, thương mại, du lịch và các hoạt động sản xuất kinh doanh

43

Page 44: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

xuất, nhập khẩu khác. Trong đó hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai - Hà Nội- Hải Phòng cùng với các hành lang kinh tế khác sẽ là cầu nối, động lực phát triển kinh tế. Với số dân đứng hàng 13 thế giới, Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành một nền kinh tế mạnh và có ảnh hưởng lớn trong khu vực nếu có thể khai thác hợp lý các cơ hội phát triển từ bên ngoài.

Vì vậy, để những cơ hội và tiềm năng đó trở thành hiện thực, song song với quá trình này sẽ là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới quản lý kinh tế vĩ mô trong nước, hoàn thiện hệ thống thể chế, luật pháp, đẩy mạnh cải cách hành chính; cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh thu hút đầu tư, giải phóng sức sản xuất sao cho có thể vượt khỏi ngưỡng nghèo và trở thành nước cơ bản là công nghiệp vào năm 2020.

Các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động với tất cả các nước thành viên một cách bình đẳng, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước. Các sản phẩm chủ lực của Bình Xuyên (hiện nay là sản phẩm công nghiệp - TTCN) của Vĩnh Phúc nói chung như gạo, lạc, đậu tương, các loại rau, hoa quả, gỗ, bàn ghế... đã có thể xuất hiện bình đẳng trên thị trường thế giới với khả năng cạnh tranh của mình. Đồng thời, Bình Xuyên cũng có thể tạo những cơ hội thuận lợi để thu hút vốn đầu tư và công nghệ từ bên ngoài phục vụ các mục tiêu phát triển.

Với trình độ phát triển còn thấp như hiện nay, khai thác những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, sức lao động đang là những ngành quy mô vốn đầu tư và công nghệ không đòi hỏi cao, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, đặc biệt là những mặt hàng nông lâm sản, may mặc, da giầy. Tuy nhiên, sẽ phải đối phó với nhiều hình thức bảo hộ, trợ cấp hàng trong nước của những nước phát triển. Đấu tranh để bãi bỏ các hình thức trợ cấp, để hàng nông sản các nước đang phát triển có thể thâm nhập vào thị trường các nước phát triển là một trong những nguyên nhân thất bại của nhiều vòng đàm phán của WTO vừa qua. Vì vậy, tuy có lợi thế nhất định, song những sản phẩm này cũng cần phải được cải tiến về mẫu mã, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh, đảm bảo những yêu cầu về vệ sinh thực phẩm hoặc vượt qua được những hàng rào phi thuế quan khác. Tình hình tương tự đối với các sản phẩm chăn nuôi.

Tiếp cận thị trường vốn và công nghệ cho phép các nền kinh tế kém phát triển có thể đi tắt, thu hút các ngành công nghiệp hiện đại, đóng góp lớn cho giá trị gia tăng, thâm nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy, bên cạnh các ngành kinh tế đang là lợi thế hiện nay (sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp, vật liệu xây dựng, bàn gế, đồ mỹ nghệ....) Bình Xuyên phải tính đến thu hút đầu tư vào những ngành mang lại giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.

Dịch vụ thường được xem là khu vực tam cấp, mang lại thu nhập cao

44

Page 45: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

nhưng sẽ không thể thoát ly khỏi khu vực I và II. Việc Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ là cơ hội để người Việt Nam có thể được hưởng những dịch vụ cao cấp của thị trường thế giới, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ khả năng đáp ứng, song điều quan trọng hơn nó có thể giúp thu hút vốn, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước, đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế công nghệ cao, đồng thời cũng là môi trường để các doanh nghiệp Việt Nam làm quen và thâm nhập vào thị trường dịch vụ thế giới. Đó là các dịch vụ như dịch vụ bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, đào tạo, y tế, tư vấn pháp lý, đến các dịch vụ giải trí, v.v.

Việc thực hiện các cam kết quốc tế và mở rộng cửa thị trường dịch vụ cùng với những cải thiện tích cực trong hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư là nhân tố quan trọng tạo ra sự hấp dẫn về môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ. Đây chính là điều kiện để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phát triển các ngành dịch vụ.

1.1.2 Tác động tiêu cực– Dưới tác động của thị trường quốc tế, các doanh nghiệp có thể sẽ chỉ

tiếp tục phát huy những lợi thế hiện nay về sản xuất công nghiệp là chủ yếu mà ít quan tâm đầu tư các ngành sản xuất mới, đặc biệt là các ngành dịch vụ phụ trợ cho phát triển công nghiệp, có đóng góp cao cho tăng trưởng và thu nhập của người lao động.

– Các nhà sản xuất sẽ đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp công nghệ, ít quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái dẫn tới môi trường tự nhiên sẽ bị xuống cấp, các hệ sinh thái bị suy thoái. v.v.

– Sản xuất công nghiệp gia tăng, nhất là địa phương như Bình Xuyên có nhiều khu công nghiệp sẽ thỏa mãn nhu cầu thu hút ngày càng nhiều vốn và công nghệ từ bên ngoài nhưng cùng với việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát, làm tăng ô nhiễm không khí và nước, lượng phát thải các loại khí Cox, SOx và NOx chắc chắn sẽ tăng lên nhanh chóng. Cần chú trọng đến phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường.

– Du lịch xuyên quốc gia phát triển có thể sẽ kéo theo các loại dịch bệnh mang tính khu vực gây thiệt hại cho con người và kinh tế. Vì vậy, khi chấp nhận những cơ hội cũng cần biết cách chấp nhận về thách thức sao cho về dài hạn không gây cản trở quá trình phát triển.

– Tỷ trọng lao động có tỷ lệ qua đào tạo đạt khoảng 45% tổng lao động trong nền kinh tế vẫn sẽ là một trong những lợi thế của Bình Xuyên trong quá trình phát triển do các doanh nghiệp đến làm ăn trên địa bàn huyện tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới đây nên nhu cầu sử dụng lạo động qua đào tạo vẫn tăng mạnh, do vậy vân phải phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tào ngày một tăng lên hơn nữa trong thời kỳ quy hoạch 2011-2020, đặc biệt là thòi kỳ 2011-2015.

45

Page 46: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

1.2 Bối cảnh trong nước, Vùng Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Vĩnh PhúcThực hiện đường lối mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, cam kết trở thành

một nền kinh tế thị trường đầy đủ khi gia nhập WTO đòi hỏi chúng ta phải cải cách hệ thống hành chính trong nước, hệ thống pháp lý sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây sẽ là những tác động mạnh đến môi trường kinh doanh mà các doanh nghiệp đang quan tâm.

Để quản lý nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng những mục tiêu định trước. Việt Nam đã và đang tiến hành xây chiến lược phát triển kinh tế -xã hội đến năm 2020, chiến lược tăng trưởng toàn diện và phát triển bền vững. v.v. và nhiều quy hoạch để cụ thể hoá những chiến lược này theo vùng và theo từng thời kỳ. Thực tế phát triển kinh tế hơn 20 năm qua đã chứng minh sự đúng đắn của cách làm này.

Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp khai thác và chế tạo trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Bình Xuyên nói riêng sẽ có cơ hội tận dụng lợi thế này do vị trí địa lý của huyện nằm dọc theo quốc lộ 2 và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Tuy nhiên các tiềm năng của vùng chưa được khai thác hiệu quả, chất lượng tăng trưởng kinh tế, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, mặt bằng y tế, giáo dục còn kém hơn các vùng khác, đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn.

Để đẩy nhanh phát triển kinh tế, giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra với vùng. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiêu chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng như Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 191/2006/QĐ-TTg ngày 17 Tháng 08 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 54 -NQ/TW của Bộ Chính trị.

Đặc biệt hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai - Hà Nội- Hải Phòng sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và Bình Xuyên nói riêng. Tăng cường khả năng hợp tác phát triển một số lĩnh vực với các tỉnh thành phố trong vùng như: liên kết khai thác du lịch lữ hành, liên kết tổ chức các tour du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp lao động cho các khu, cụm công nghiệp trong vùng...

Hiện tại, khi tỉnh Vĩnh Phúc là vùng năng động về đầu tư thì Bình Xuyên là huyện được nhiều nhà đầu tư quan tâm bỏ vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyên. Về khả năng thu hút FDI: Hiện nay, số lượng dự án FDI thu hút vào tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Lắp ráp máy móc và một số lĩnh vực dịch vụ cao cấp như ngân hàng, bảo hiểm, y tế , tư vấn.

46

Page 47: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

… 1.3 Dự báo nhu cầu một số thị trường chủ yếu

1.3.1 Thị trường các nước phía Bắc (Đông Á)Hiện nay, thương mại buôn bán giữa Việt Nam - Trung Quốc ngày càng

được mở rộng bổ sung cho nhau về nguyên liệu khoáng sản, nông sản, thủy sản, vật tư thiết bị, hàng tiêu dùng trên cơ sở lợi ích kinh tế, hai bên cùng có lợi. Đài Loan và Hồng Kông ngày càng có xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại với tất cả các nước trong đó có nước ta và đang có xu thế tập trung đầu tư vào khu vực phía Bắc. Bình Xuyên có thể tận dụng vị trí địa lý và lợi thế khai thác tốt khả năng hợp tác sản xuất kinh doanh với các nước trong khu vực.

Một số thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước ít tài nguyên khoáng sản, có khả năng kinh tế phát triển mạnh trong khu vực, quan hệ buôn bán giữa hai bên đang chiếm vị trí quan trọng, hàng năm chiếm một tỷ lệ kim ngạch từ 40-50% giá trị xuất khẩu. Triển vọng tỷ trọng này sẽ đựoc duy trì và có thể tăng lên. Chủng loại mặt hàng có thể xuất khẩu sang các nước này là: thịt, cá, ớt, tỏi, lạc, đậu tương, rau, hoa quả tươi, nông sản chế biến, đồ gỗ, mây tre đan, hàng may mặc… Đây là những sản phẩm nông nghiệp mà Bình Xuyên có khả năng cung cấp.

1.3.2 Thị trường các nước trong khối ASEANPhần lớn các nước ASEAN đều là những nước có ngành nông nghiệp

phát triển, vì vậy quan hệ thương mại với các nước này chủ yếu trao đổi hàng hóa tiêu dùng và một số mặt hàng nông nghiệp có tính cạnh tranh cao. Việt Nam xuất khẩu sang các nước này các sản phẩm da trâu bò, tơ tằm, hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan, hoa quả tươi, vật liệu xây dựng, khoáng sản… và nhập về từ các nước này hàng hoá tiêu dùng, hàng điện tử, đồ điện gia dụng, vật tư cho sản xuất nông nghiệp- công nghiệp- xây dựng…

1.3.3 Thị trường các nước phát triểnHàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang khu vực này là dầu mỏ, than đá, vật

liệu xây dựng, hàng dệt may, thuỷ hải sản, hàng nông sản, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, đồ khảm trai, hàng thêu ren và các mặt hàng truyền thống… Việt Nam cũng nhập về từ các nước này hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng như máy móc thiết bị, ô tô, hàng cơ khí, điện tử, dược phẩm, hoá chất, nguyên liệu…

1.3.4 Thị trường trong nước– Thị trường Hà Nội: Đây là thị trường có triển vọng tiêu thụ các sản

phẩm của huyện như: hoa quả tươi. Ngoài ra còn có nhu cầu lớn về lương thực, thực phẩm (thịt trâu, bò, gia cầm...) và rau xanh. Một số đơn vị và cá nhân có quan hệ mua bán nông sản thực phẩm mật thiết với nông dân ở huyện.

– Thị trường Hải Phòng: có nhu cầu về tiêu thụ hoa quả tươi như: na

47

Page 48: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

dai, chanh, rau xanh và thực phẩm như: thịt lợn, trâu, bò.– Thị trường Quảng Ninh: Là thị trường tiêu thụ phần lớn các mặt hàng

lương thực, thực phẩm (thịt lợn, gia cầm, cá nước ngọt) rau xanh… của huyện vì có đường giao thông thuận lợi và không khắt khe về chất lượng hàng hoá. Nhiều doanh nghiệp và cá nhân đã lập các cơ sở, hình thành mạng lưới buôn bán hai chiều.

– Thị trường miền Trung và Đông Nam Bộ: Là thị trường có nhu cầu về quả tươi như: hành, tỏi, cà chua, rau quả số lượng lớn nhất khu vực Bắc miền trung như: Thanh Hoá, Nghệ An…Qua phần đánh giá, phân tích thị trường trong và ngoài nước cho thấy, một số mặt hàng chủ yếu mà Bình Xuyên có thể tham gia vào thị trường là cây công nghiệp như: rau xanh, lạc, đậu tương, rau, quả tươi, thực phẩm tươi sống từ thủy sản… Khả năng thị trường những mặt hàng nay rất rộng lớn. Như vậy, đòi hỏi phải lựa chọn cơ cấu sản xuất hợp lý, chủng loại mặt hàng tương đối đặc trưng trên cơ sở thế mạnh và lợi thế so sánh, đồng thời không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh bằng chất lượng, giá cả hàng hoá để chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là thị trường trong nước.

– Về thị trường lao động: huyện có dân số lớn thứ 3 trong tỉnh và có cơ câu lao động trẻ là chủ yếu, mỗi năm có thể cung cấp cho thị trường lao động trong và ngoài tỉnh từ 1.100-1.200 lao động đã qua đào tạo.

48

Page 49: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

2 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

2.1 Quan điểm phát triển 1) Quan điểm phát triển đồng bộ kinh tế-xã hội của huyện với các địa

bàn lân cận. Những điều kiện tự nhiên và xã hội, kết cấu hạ tầng thường gắn kết các

nền kinh tế lân cận thành một khối thống nhất, hỗ trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển, thông qua các vùng động lực. Vì vậy, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của huyện cần đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của cả tỉnh và đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các huyện trong tỉnh.

Bình Xuyên đang sở hữu một hệ thống giao thông đối ngoại khá thuận lợi (quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường sắt, đường thủy), hầu hết đều nối với các địa bàn phát triển và trở thành các vùng động lực cho cả vùng (Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Hà Nội v.v.). đang khai thác triệt để làn sóng đầu tư từ bên ngoài, tạo ra thị trường hàng hóa, dịch vụ rộng lớn, thị trường lao động, thị trường chuyển giao công nghệ.v.v... nhìn chung đang tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển cho các địa bàn xung quanh. Trong khi đó, Bình Xuyên sẽ là “vùng lõi” về phát triển công nghiệp và đô thị. Bình Xuyên có nhiều điều kiện để khai thác những lợi thế của các địa bàn lân cận và ngược lại. Do vậy, Bình Xuyên không chỉ phát triển đồng bộ trong tỉnh mà còn với bên ngoài. Quan điểm này cũng nhằm đảm bảo khả năng hội nhập kinh tế của huyện, khai thác hiệu quả các nguồn ngoài lực, bao gồm vốn, công nghệ, trang thiết bị, kinh nghiệm quản lý và các cơ hội phát triển có thể có từ các đề án phát triển trong vùng.

2) Quan điểm phát huy tối đa và hài hoà những lợi thế và cơ hội, giảm thiểu những hạn chế và thách thức.

Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên luôn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế. Song, với cơ chế kinh tế thị trường, đặc biệt là với những xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, nền sản xuất xã hội sẽ bị đẩy đến chuyên môn hoá khai thác và khai thác đến cùng kiệt các loại tài nguyên thiên nhiên sẵn có, nếu không biết thay vào đó là nắm bắt các cơ hội phát triển, các nguồn lực từ bên ngoài. Trong điều kiện hiện nay, sức mạnh nội lực sẽ được nhân lên nhiều lần nếu có thế tận dụng những cơ hội phát triển từ bên ngoài. Việc phát huy tối đa sức mạnh của huyện và liên kết với các địa bàn khác trong tỉnh và với khu vực, các khu kinh tế cửa khẩu, địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nội lực của huyện. Chỉ có nguồn nội lực mạnh mẽ mới có điều kiện tiếp thu các nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài và từng bước chuyển hoá thành nguồn nội lực mới, củng cố vị thế kinh tế và xã hội của huyện, đồng thời, cũng đảm bảo những điều kiện về phát triển bền vững cho huyện.

49

Page 50: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Trong những năm tới, khi nước ta thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về tự do hoá thương mại và đầu tư, việc nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ sản xuất trong huyện (thường cần theo sát các chuẩn mực quốc tế như: ISO 9000, ISO 9001, ISO 14000, HACCP, JIS, IEC. ...) có ý nghĩa quyết định đến tương lai phát triển của các DN và của nền kinh tế. Vì vậy. để đảm bảo cho nền kinh tế- xã hội phát triển ổn định, bền vững, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện cần phấn đấu nâng cao khả năng cạnh tranh không chỉ đối với thị trường trong nước mà cả ở thị trường khu vực và quốc tế. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ cũng cần xem xét khả năng gây tác hại đối với môi trường và khả năng khắc phục.

3) Tăng cường tập trung và tích tụ sản xuất, khai thác hiệu quả những lợi thế của huyện.

Thực tế những năm qua cho thấy cùng với trình độ phát triển sản xuất và tích luỹ vốn tăng lên. Bình Xuyên cũng như các địa bàn khác trong tỉnh đã lần lượt chuyển từ khai thác những lợi thế này sang khai thác những lợi thế khác của địa phương (từ nông lâm nghiệp, sang công nghiệp, dịch vụ, từ công nghiệp khai khoáng từng bước sang chế biến, chế tạo), duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong 6 năm qua và nhu cầu vốn đầu tư phát triển cũng ngày càng lớn hơn. Trong điều kiện mới, song song với việc khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân đầu tư phát triển các ngành nghề trong huyện cần thông qua các hình thức thành lập hợp tác xã, tổ sản xuất, xây dựng các doanh nghiệp cổ phần.... để huy động và sử dụng hiệu quả hơn nữa các nguồn vốn xã hội, mở rộng quy mô sản xuất, làm sâu sắc hơn hệ thống phân công lao động xã hội, tạo cơ hội và khả năng tiếp tục khai thác những lợi thế khác của huyện. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác, liên kết là có thể nâng cao khả năng cạnh tranh không chỉ ở thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.

4) Quan điểm phát triển bền vững, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái.

Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và toàn diện nền kinh tế - xã hội của huyện được xem là phương tiện để giải quyết các mục tiêu về phát triển kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống và phát triển nguồn nhân lực làm tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn các phương án phát triển.

50

Page 51: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Tăng trưởng kinh tế cao, nhưng không thể với mọi giá. Tăng trưởng cần được hướng vào xoá bỏ chênh lệch về mức sống, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá xã hội, thể dục thể thao, đồng thời cũng không để lại những hậu quả không thể khắc phục về môi trường, thiên nhiên cho các thế hệ sau này. v.v. tạo nên sự phát triển hài hoà, ổn định và bền vững. Giải quyết tốt những vấn đề đó là tiêu chuẩn để đánh giá quy hoạch phát triển, đồng thời cũng nhằm thoả mãn nhu cầu về lao động chất lượng cao trong tất cả các khâu, từ quản lý đến sản xuất, từ lao động đơn giản đến kỹ thuật cao ở những giai đoạn phát triển sau.

5) Quan điểm kết hợp ngay từ đầu phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh

Địa bàn huyện Bình Xuyên và tỉnh Vĩnh Phúc luôn có vị trí quan trọng trong hệ thống quốc phòng của cả nước và không chỉ của vùng Đồng bằng sông Hồng mà còn là “cửa ngõ”của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Trong bố trí quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần xem xét đầy đủ các yếu tố về an ninh, quốc phòng, nhất là trong việc bố trí các hạng mục công trình quan trọng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu đô thị và hệ thống kết cấu hạ tầng, đồng thời hướng tới tạo điều kiện giao lưu kinh tế thuận lợi với bên ngoài mà vẫn đảm bảo được an ninh quốc phòng.2.2 Mục tiêu phát triển

2.2.1 Mục tiêu tổng quátKhai thác và sử dụng tiềm năng phát triển kinh tế của huyện theo hướng

hiệu quả và bền vững, từng bước tăng cường và củng cố nội lực tiến tới gia tăng và giữ vững khoảng cách phát triển so với bình quân chung của tỉnh và các địa bàn lân cận.

Thời kỳ 2011-2015, tiếp tục giữ vững vị thế của Bình Xuyên trong tỉnh Vĩnh Phúc, vươn lên ngang tầm với TP. Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 đạt mức cao hơn thu nhập bình quân của tỉnh khoảng 1,3-1,5 lần. Phát triển kinh tế với cơ cấu tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phấn đấu đến năm 2015, Bình Xuyên hoàn thành xong mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là một trong những đơn vị đầu tiên về đích của tỉnh trước 5 năm.

2.2.2 Mục tiêu kinh tếMục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ đến năm 2020.

tầm nhìn đến năm 2030.Mục tiêu tổng quát: Chuyển đổi cơ cấu và thực hiện CNH, HĐH phù hợp điều kiện của tỉnh

để phát triển bền vững kinh tế - xã hội đạt tốp đầu của cả nước, vượt các chỉ tiêu đã được xác định trong Nghị quyết 54 -NQ/TW của Bộ Chính trị đối với vùng

51

Page 52: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Đồng bằng sông Hồng. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, kết hợp

chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

– Mục tiêu về kinh tế:Tiếp tục duy trì khoảng cách lợi thế giữa Vĩnh Phúc so với mức trung

bình của cả nước về GDP/người; phấn đấu vượt các chỉ tiêu đã được xác định trong Nghị quyết 54 -NQ/TW của Bộ Chính trị đối với vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 đạt gấp 1,5 -2 lần so với mức thu nhập đầu người bình quân của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hài hòa, ổn định.

– Mục tiêu về văn hoá, xã hội: Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng trên các lĩnh vực văn hoá, y tế,

giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, phấn đấu vượt mức bình quân của cả nước trên một số lĩnh vực chủ yếu về văn hoá- xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm 2%, thấp hơn mức bình quân của tỉnh Vĩnh Phúc và cả nước.

Đến năm 2015, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia 100% .Đến năm 2015, 100% tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ

sinh.Đến năm 2015, 100% xã, thị trấn của huyện đạt chuẩn y tế quốc gia. Tỷ

lệ bác sỹ/10.000 dân đạt tỷ lệ 10-12 bác sỹ/một vạn dân. Số giường bệnh trên một vạn dân đạt mức 25-30 giường/vạn dân.

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống khoảng 1,3% vào năm 2015 và khoảng 1% vào năm 2020 (đạt tỷ lệ sinh thay thế). Giảm tỷ lệ thất nghiệp đô thị xuống khoảng 4,5% vào năm 2015 và dưới 3% vào năm 2020; nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên 95% vào năm 2015 và đạt 100% năm 2020. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75% vào năm 2015 và trên 80% vào năm 2020.

Phấn đấu tăng số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá từ 80-85% vào năm 2015 lên 100% vào năm 2020. Đến 2015 có 60-65% làng, khu phố đạt chuẩn văn hoá, đến năm 2015 có 90-95% cơ quan, đơn vị văn hoá.

– Mục tiêu về môi trường:Tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi

trường, từng bước tạo thói quen, nếp sống vì môi trường xanh, sạch đẹp. Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.

52

Page 53: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Bảo vệ và khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và cân bằng sinh thái.

Các đô thị, khu dân cư tập trung và khu, cụm công nghiệp cần được xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam.

Phấn đấu nâng độ che phủ của rừng lên 45% vào năm 2015; môi trường ở cả đô thị và nông thôn được bảo vệ tốt.

Tỷ lệ gia đình có hố xí hợp vệ sinh đạt 100% vào năm 2015.– Mục tiêu về quốc phòng, an ninh:Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và quần chúng nhân

dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Củng cố hệ thống chính trị các cấp, tăng cường năng lực phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật, thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong Chương trình cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

Đến năm 2020, Bình Xuyên trở thành huyện có nền kinh tế phát triển mạnh trong tỉnh trên cơ sở chuyển hướng mạnh sang phát triển công nghiệp-TTCN và dịch vụ. Hình thành thêm các khu công nghiệp tập trung và hệ thống các đô thị trên địa bàn huyện làm trung tâm thu hút các doanh nghiệp trong ngoài huyện đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Cơ sơ hạ tầng dần được hoàn thiện, nâng cấp góp phần xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, thu hút nhiều dự án từ bên ngoài. Đặc biệt, sử dụng tối đa lợi thế khi Bình Xuyên được tỉnh chọn làm “đô thị lõi” trong chuỗi đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020, tạo điều kiện “bứt phá” không chỉ về mặt kinh tế mà còn chuyển biến tích cực về bộ mặt liên kết khu công nghiệp – đô thị trên địa bàn huyện vào năm 2020.

53

Page 54: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Năm 2015, tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân khoảng trên 21-22%/năm so với thời kỳ 2011-2020 và 20-25%/năm cho 10 năm tiếp theo (2020 – 2030).

– Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 190 triệu đồng (theo giá hiện hành), năm 2030 đạt trên 220 triệu đồng, đạt mức 1,2-1,5 lần so với mức bình quân chung của toàn tỉnh tại thời điểm so sánh. 3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM

NHÌN ĐẾN NĂM 2030

3.1 Định hướng và yêu cầu phát triểnĐẩy mạnh phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn

lực và tiềm năng sẵn có của huyện, đồng thời đảm bảo tính bền vững, hạn chế sự suy thoái của môi trường và hệ sinh thái.

Trong nông nghiệp, sử dụng hiệu quả diện tích canh tác hiện có, song song với nâng cao năng suất và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng cần áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ theo hướng hiện đại, sử dụng “công nghệ sạch” để sản xuất nông nghiệp. Phấn đấu giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp tăng từ 50 triệu đồng năm 2010 lên 130 triệu đồng năm 2015, khoảng 190 triệu đồng vào năm 2020 (theo giá hiện hành). Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả đàn gia súc, gia cầm, phát triển nhanh đàn bò hàng hoá.

Quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, từng bước nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, nâng độ che phủ cho rừng lên khoảng 45% vào năm 2020.

Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến từ bảo quản chế biến sau thu hoạch nhằm giảm dần tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch. Thu hút các nhà đầu tư chế biến nông, lâm sản, sản xuất thức ăn gia súc và các loại hàng nông - lâm sản khác cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước; nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nông, lâm sản tại chỗ. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho khả năng phát triển lâu dài, cần quy hoạch phát triển mạnh các khu, cụm công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư trong ngoài nước, phát triển các ngành công nghiệp không truyền thống, đảm bảo khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện mới.

Gắn kết sự phát triển kết cấu hạ tầng huyện Bình Xuyên với tỉnh Vĩnh Phúc và hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, đặc biệt là đô thị Vĩnh Phúc trong tương lai gần với ba đô thị sẵn có trên địa bàn, đó là: thị trấn Hương Canh, thị trấn Gia Khánh và thị trấn Thanh Lãng là một phần quan trọng của đô thị này trong tương lai. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu xã hội, bảo vệ môi trường; nâng cao mức sống cho nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và an toàn xã hội.

54

Page 55: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường; đồng thời, thu hút đầu tư hình thành các ngành công nghiệp mới, công nghiệp phụ trợ phục vụ cho các khu công nghiệp trên địa bàn huyện. Phát triển mạnh du lịch - ngành công nghiệp không khói là hướng đi cần quan tâm. Một mặt, khai thác tốt tài nguyên du lịch có thể có đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế, mặt khác nó cũng tạo điều kiện để duy trì tính đa dạng sinh học, môi trường, cảnh quan cho huyện.3.2 Đề xuất phương án phát triển

3.2.1 Những căn cứ và cơ sở để xây dựng phương án– Chiến lược và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến

năm 2020;– Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc thời

kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;– Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI. Đại

hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII.– Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) của tỉnh và

huyện. – Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của huyện thời kỳ 2001-2010;– Những lợi thế và cơ hội, hạn chế và thách thức đối với tương lai phát

triển kinh tế -xã hội của huyện;– Khả năng huy động các nguồn lực vào phát triển kinh tế của huyện,

bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vốn, nguồn nhân lực và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Yêu cầu bền vững về môi trường là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới;

– Quy hoach chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

3.2.2 Các phương án phát triểnXuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, khả năng huy động các

nguồn lực, định hướng và yêu cầu phát triển cũng như những mục tiêu cần đạt trong thời kỳ quy hoạch, dự kiến các phương án phát triển như sau:

a) Phân tích lựa chọn phương án phát triểnPhương án cơ bản (giả định các yếu tố phát triển của huyện sẽ xảy ra

đúng như dự báo)

55

Page 56: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Biểu 14. Những chỉ tiêu cơ bản của phương án 1 (phương án chọn)

Chi tiêu Đơn vị 2010 2015 2020 2030 Tăng trưởng bình quân (%)

2011-2015

2016-2020

2011-2020

2021-2030

1. Diện tích tự nhiên Km2 14.847,31 14.847,31 14.847,31 14.847,31 2. Dân số trung bình người 111.252 131.518 160.547 253.001         3. LĐ đang làm việc trong các ngành KTQD người 56.870 86.508 97.218 149.206         4. GTSX (giá 1994) Tr. Đồng 4.600.979 11.448.616 31.925.441 85.343.638 20,00 22,77 21,37 21,73 Chia ra: - Công nghiệp + xây dựng " 4.321.128 11.010.155 31.186.420 83.942.915 20,57 23,15 21,85 21,90 - Nông, lâm, thủy sản " 222.598 263.739 313.239 363.130 3,45 3,50 3,47 3,00 - Dịch vụ " 57.253 174.722 425.783 1.037.594 25,00 19,50 22,22 19,50 5. GTSX (giá HH) " 8.445.714 46.939.326 124.509.219 298.702.733       Chia ra: - Công nghiệp + XD " 7.204.466 41.621.100 102.097.560 237.468.673       - Nông, lâm, thủy sản " 641.956. 1.563.080 3.996.746 8.961.082       - Dịch vụ " 599.292 3.755.146 18.414.914 52.272.978       6, Cơ cấu GO % 100,00 100,00 100,00 100,00       Công Nghiệp – xây dựng % 85,30 88,67 82,00 79,50       Nông lâm, ng nghiệp % 7,60 3,33 3,21 3,00       Dịch vụ   7,10 8,00 14,79 17,50       7. VA (giá CĐ)   3.009.372 7.031.251 17.216.775 39.971.031 18,50 19,61 19,05 18,35 Công Nghiệp – xây dựng   2.765.522 6.613.390 16.456.229 38.452.279 19,05 20,00 19,52 18,50 Nông lâm, ng nghiệp " 200.338 294.363 412.859 579.056 8,00 7,00 7,50 7,00 Dịch vụ " 43.512 123.499 347.687 939.696 23,20 23,00 23,10 22,00 8. VA (giá HH) " 5.223.928 28.828.128 67.145.422 139.898.607       Chia ra: - Công nghiệp + XD " 4.250.635 24.936.331 55.394.973 111.918.886       - Nông, lâm, thủy sản " 577.760 1.297.266 2.887.153 5.595.944       - Dịch vụ " 395.533 2.594.532 8.863.196 22.383.777       10. Cơ cấu VA   100,00 100,00 100,00 100,00      

56

Page 57: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Chi tiêu Đơn vị 2010 2015 2020 2030 Tăng trưởng bình quân (%)

2011-2015

2016-2020

2011-2020

2021-2030

Công Nghiệp – xây dựng % 81,37 86,50 82,50 80,00       Nông lâm ng nghiệp % 11,06 4,50 4,30 4,00       Dịch vụ % 7,57 9,00 13,20 16,00    11. Đầu tư trên địa bàn (giá CĐ 1994) Tr. Đồng 700 3.420 4.120 9.000

Đầu tư giá 1994 Tr. USD 63 308 371 820 Công Nghiệp – xây dựng Tr.đồng 126 630 756 1.760 Nông lâm ng nghiệp ” 196 540 736 740 Dịch vụ ” 378 2.250 2.628 6.50012. Đầu tư trên địa bàn (giá HH)

”121.293

.237298.320

.468419.613

.705698.299

.721

Công Nghiệp – xây dựng ”90.137.

810241.493

.132331.630

.942581.230

.863

Nông lâm ng nghiệp ”13.034.

0639.289.4

2222.323.

4858.436.8

14 Dịch vụ

”18.121.

36447.537.

91465.659.

278108.632

.044Phân theo nguồn đầu tư- NSNN

”36.387.

97189.496.

140 125. 209.489.916

- Ngoài NSNN, trong đó:”

84.905.266

208.824.327

488.809.805

+ Vốn trong dân”

38.207.370

93.970.947

219.964.412

+ Vốn FDI”

46.697.896

114.853.380

268.845.393

13. Đầu tư/GDP % 73,00 58,00 55,0014. Hệ số ICOR ” 3,94 4,81 5,01

57

Page 58: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

b) Luận chứng phương án và hướng ưu tiên đầu tưPhương án 1 cho thấy, đến năm 2020, giá trị sản xuất bình quân đầu

người của huyện Bình Xuyên đã có sự khác biệt, tăng hơn 4 lần so với năm 2010 (năm 2010, giá trị sản xuất bình quân đầu người là 41,36 triệu đồng/người, năm 2015 tăng lên 87,08 triệu đồng/người và năm 2020 tăng lên 198,85 triệu đồng/người).

Khu vực nông lâm ngư nghiệp, giảm dần tỷ trọng từ 7,60% năm 2010 xuống 3,33% năm 2015 và tiếp tục giảm xuống 3,21% vào năm 2020. Vì vậy, thu nhập bình quân đầu người sẽ cao do giá trị sản xuất từ công nghiệp – xây dựng. Tuy nhiên, tổng nhu cầu vốn đầu tư cao hơn, nhưng xét về nguồn vốn hoàn toàn có thể đáp ứng.

Trên thực tế, đối với một nền kinh tế quy mô như Bình Xuyên tăng trưởng 18-20%/năm thời kỳ 2011-2015 là một thực tế thường thấy ở nước ta. Mặt khác, năm 2006-2010 Bình Xuyên đã đạt mức tăng trưởng khá 15,00%/năm. Trong giai đoạn 2011-2020, nếu cố gắng tận dụng những lợi thế về điều kiện tự nhiên, loại trừ những biến động thất thường của giá cả hàng nông sản, đồng thời những dự án về sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện nay đi vào hoạt động, khả năng đạt mức tăng trưởng như ở phương án giả định là hoàn toàn hiện thực.

Trong trường hợp lấy chuẩn nghèo quy định cho thời kỳ 2006-2010 hiện nay thì mục tiêu xoá đói giảm nghèo cần chuyển sang giai đoạn 2011-2015. Dự kiến những năm đầu giảm bình quân mỗi năm 3%, sẽ giảm nhanh từ năm 2010 và có thể xoá nghèo vào năm 2015. Với trình độ phát triển kinh tế trên, từ nay đến năm 2020 huyện sẽ có cơ hội gia tăng thêm khoảng cách với tỉnh trong những năm 2021-2025.

Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần chứng tỏ công nghiệp-TTCN sẽ không chỉ còn là chế biến nông - lâm sản, khoáng sản ở trình độ hiện nay, mà cần phải sâu hơn nữa, đồng thời có thêm các ngành công nghiệp mới, công nghệ cao, các ngành thu hút nhiều lao động; khu vực dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu tại chỗ mà còn có thể cung cấp dịch vụ ra ngoài lãnh thổ của huyện, đặc biệt là những dịch vụ phục vụ sản xuất vật chất.

Trên cơ sở những nhận định khái quát trên, kiến nghị lấy phương án 1 làm phương án chọn cho thời kỳ phát triển 2011-2020.

c) Một số đặc trưng phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến năm 2020 theo phương án 1 (phương án chọn).

58

Page 59: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Mặc dù cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch mạnh sang các ngành công nghiêp-xây dựng và dịch vụ, nhưng đối với Bình Xuyên khu vực nông- lâm và thuỷ sản vẫn cần phải khai thác triệt để những thế mạnh về điều kiện tự nhiên, làm nền tảng cho sự phát triển chung của nền kinh tế, dựa chủ yếu dựa vào đầu tư để nâng cao năng suất và tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Thời gian đầu, do sản xuất công nghiệp là chủ yếu nên khu vực kinh tế dịch vụ sẽ phát triển chậm hơn, tỷ trọng nhỏ hơn. Thời gian sau, cùng với sự lớn mạnh của khu vực dịch vụ, nhu cầu dịch vụ cho sản xuất và tiêu dùng của dân cư tăng lên sẽ kéo theo sự phát triển của khu vực dịch vụ.

Có thể thấy, nền kinh tế Bình Xuyên từng bước sẽ trở nên cân đối hơn, hài hòa hơn khi tỷ trọng giữa khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp – xây dựng ít chênh lệch hơn, điều này được thể hiện ở phương án tăng trưởng (phương án chọn).

Về huy động ngân sách, Dự kiến thu ngân sách trên địa bàn huyện tăng bình quân khoảng 21-22%/năm so với thời kỳ 2011-2020 và 20-25%/năm và khoảng 20%/năm trong các năm 2020 -2030 là phù hợp với xu thế và khả năng phát triển của huyện, tương đương lần lượt khoảng 2,6% và 5% tổng giá trị gia tăng trong các năm 2020 và 2030. Tỷ lệ huy động ngân sách trên là khá cao so với mức huy động ngân sách chung của cả nước, nhưng đối với một huyện như Bình Xuyên có thế mạnh về sản xuất công nghiệp – đô thị, thì tỷ lệ trên là phù hợp.

Nhu cầu và nguồn đầu tư: Tổng nhu cầu đầu tư để thực hiện phương án chọn bằng khoảng 37-38% tổng giá trị gia tăng. Đây là tỷ lệ phù hợp với giai đoạn tích lũy của nền kinh tế. Theo tính toán, khoảng 70% tổng vốn đầu tư là tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế (31-32% so với giá trị tăng thêm), còn lại là các nguồn huy động từ bên ngoài. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện phương án chọn cần có cơ chế cởi mở, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đồng thời cần tận dụng hiệu quả các nguồn vốn từ Trung ương, vốn của các chương trình, dự án quốc gia.

Cải thiện những cơ chế chính sách và là chủ trương biện pháp xoá đói giảm nghèo là thực hiện các chính sách về giải quyết việc làm, quỹ đầu tư vốn cho các hộ nghèo, khai thác tốt quỹ quốc gia về giải quyết việc làm, quỹ phục vụ người nghèo, thông qua các chương trình, dự án khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt với các hộ trong diện chính sách. Phấn đấu đến trước năm 2015, tỷ lệ nghèo còn dưới 2% (theo tiêu chí mới).

59

Page 60: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Tuy vây, trong điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển của huyện, với những lợi thế và tiềm năng sẵn có, huyện Bình Xuyên cũng có thể phát triển ở mức độ thấp hơn phương án 1 nhưng vẫn đạt ở mức cao so với một đơn vị cấp huyện có điều kiện tương tự trên phạm vi toàn quốc. Đây được coi là phương án dự phòng.

Phương án dự phòng được tính toán trên khả năng Bình Xuyên đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thấp hơn khoảng 13-15% so với phương án 1.

60

Page 61: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Biểu 15. Những chỉ tiêu cơ bản của phương án 2 (phương án dự phòng)

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2020 2030Tăng trưởng bình quân (%)

2011-2015

2016-2020

2011-2020

2021-2030

1. Diện tích tự nhiên km2 14.874,31 14.874,31 14.874,31 14.874,31         2. Dân số trung bình Người 111.252 131.518 160.547 253.001         3. Lao động làm việc trong các ngành KTQD -nt- 56.870 89.432 104.356 164.451        

4. GTSX (giá cố định 1994) Tr.đồng 4.600.979 10.933.811 27.421.557 65.053.165 18,90 20,19 18,86 Chia ra: - Công nghiệp - xây dựng " 4.321.128 10.530.201 26.752.963 63.842.032 19,50 20,50 19,00 - Nông lâm thủy sản " 222.598 263.739 313.239 363.130 3,45 3,50 3,00 - Dịch vụ " 57.253 139.871 355.355 848.004 19,56 20,50 19,00 5. GTSX (giá hiện hành) " 8.445.714 44.828.623 106.944.074 227.686.078 Chia ra: - Công nghiệp - xây dựng " 7.204.466 38.104.330 86.624.700 170.764.558 - Nông lâm thủy sản " 641.956. 1.569.002 3.422.210 7.058.268 - Dịch vụ " 599.292 3.586.290 16.897.164 49.863.251 6, Cơ cấu GO % 100,00 100,00 100,00 100,00 Chia ra: - Công nghiệp - xây dựng % 85,30 85,00 81,00 75,00 - Nông lâm thủy sản % 7,60 6,50 3,20 3,10 - Dịch vụ   7,10 8,50 15,80 21,90 7. VA (giá cố định 1994)   3.009.372 6.598.842 15.486.475 35.395.038 17,00 18,60 17,98 Chia ra: - Công nghiệp - xây dựng   2.765.522 6.193.932 14.780.912 34.102.689 17,50 19,00 18,20 - Nông lâm thủy sản " 200.338 294.363 412.859 579.056 8,00 7,00 7,00 - Dịch vụ " 43.512 110.547 292.704 713.293 20,50 21,50 19,50 8. VA (giá hiện hành) " 5.223.928 27.055.251 60.397.253 123.882.633 - Công nghiệp - xây dựng " 4.250.635 23.402.792 49.827.733 99.106.106 - Nông lâm thủy sản " 577.760 1.217.486 2.597.082 4.955.305 - Dịch vụ " 395.533 2.434.973 7.972.437 19.821.221

61

Page 62: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2020 2030Tăng trưởng bình quân (%)

2011-2015

2016-2020

2011-2020

2021-2030

10. Cơ cấu VA   100,00 100,00 100,00 100,00 - Công nghiệp - xây dựng % 81,37 86,50 82,50 80,00 - Nông lâm thủy sản % 11,06 4,50 4,30 4,00 - Dịch vụ % 7,57 9,00 13,20 16,0011. Đầu tư trên địa bàn (giá 1994) Tr. Đồng 673 3.028 3.071 7.116Đầu tư giá 1994 Tr. USD 61 272 333 648 Công Nghiệp - xây dựng Tr.đồng 121 558 679 1.392 Nông lâm ng nghiệp ” 189 478 667 585 Dịch vụ ” 364 1.992 2.356 5.13912. Đầu tư trên địa bàn (giá HH) ”

116.670.799

264.084.493

380.755.392

552.139.750

Công Nghiệp - xây dựng ” 86.702.693 213.778.800

459.574.383

Nông lâm ng nghiệp ” 12.537.340 8.223.345 6.670.918

Dịch vụ ” 17.430.766 42.082.348 85.894.449

Phân theo nguồn đầu tư 17.430.766 264.084.493

552.139.750

- NSNN ” 35.001.240 79.225.348165.641.92

5

- Ngoài NSNN, trong đó: ” 81.669.559 184.859.145

386.497.825

+ Vốn trong dân ” 36.751.302 83.186.615173.924.02

1

+ Vốn FDI ” 44.918.258 101.672.530

212.573.804

13. Đầu tư/GDP % 73,00 58,00 55,0014. Hệ số ICOR ” 4,01 5,31 5,72

62

Page 63: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Với phương án dự phòng này, các tính toán về đầu tư của huyện đã được tính đến các yếu tố không thuận và chỉ ở mức độ trung bình –khá. Tuy vậy, nếu phải thực hiện phương án 2, tỷ trọng đầu tư/GDP của huyện vẫn đạt ở mức cao so với các đơn vị cấp huyện khác của tỉnh Vĩnh Phúc trong cùng một thời kỳ. Tỷ trọng đầu tư bình quân trên GDP vẫn ở mức khoảng 50-70%. Đây là tỷ trọng cao đối với một nền kinh tế cấp huyện như Bình Xuyên.

So sánh hai phương án phát triển cho thấy:Bình Xuyên hoàn toàn có thể phát triển theo phương án 1 do đã thể hiện

đúng xu thế phát triển chung của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như vị thế của huyện trong tương lai do Bình Xuyên là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp – đô thị của tỉnh. Với phương án 1, Bình Xuyên có thể đáp ứng được nhu cầu bvoosn đầu tư cho thời kỳ 2011-2015 và 2016-2020 cũng như cho những năm tiếp theo và như vậy thì khả năng hoàn thành được mục tiêu đã đề ra.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

4.1 Định hướng sử dụng đất 4.1.1 Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Theo định hướng phát triển của các ngành và lĩnh vực nêu trên, xác định nhu cầu sử dụng đất của các ngành đến năm 2020 như sau:

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 6.299,41 ha, chiếm khoảng 42,43% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện (số liệu 2010), đất lâm nghiệp là 3.633,59 ha, chiếm 24,47%, đất nuôi thuỷ sản là 346,29 ha, chiếm 2,33% và đất nông nghiệp khác là 14,36 ha, chiếm 0,1%.

Do huyện chủ trương đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn một số xã: Bá Hiến, Thiện Kế và Trung Mỹ … nên chắc chắn quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện sẽ bị thu hẹp. Do vậy cần có giải pháp cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với loại đất này.

4.1.2 Định hướng quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệpTổng diện tích đất phi nông nghiệp là 4.471,69 ha, chiếm 30,12% tổng

diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó bao gồm đất cho các ngành như: Đất ở: Nhu cầu đất ở trong giai đoạn 2010 -2015 tăng 300 ha, bao

gồm đất ở nông thôn tăng 87,3 ha và đất ở đô thị tăng 16,5 ha; giai đoạn 2016 - 2020 đất ở tăng thêm là 500 ha.

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 65,6 ha tăng 4,7 ha trong giai đoạn 2011-2015 và tăng thêm 10 ha vào năm 2020 (xây dựng mới trụ sở UBND huyện chuyển ra khu vực ven Quốc lộ 2 mới và trụ sở làm việc của các xã, thị trấn).

Đất an ninh quốc phòng: có thể thay đổi diện tích khi nhu cầu đất an ninh, quốc phòng thay đổi trong thời kỳ quy hoạch.

63

Page 64: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Đất khu công nghiệp: nhu cầu đất công nghiệp trong giai đoạn 2010 -2020 là 1.000 ha và tăng thêm 600 ha cho giai đoạn 2020 -2030.

Đất sản xuất, kinh doanh: nhu cầu đất sản xuất kinh doanh, du lịch thương mại, mở các điểm kinh doanh, đến năm 2020 tăng 300 ha so với năm 2010.

Đất cho hoạt động khoáng sản: nhu cầu đất cho khai thác khoáng sản dự kiến tăng thêm 100 ha từ nay đến năm 2020.

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: nhu cầu đất cho sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ dự kiến tăng thêm 30 ha cho đến năm 2020.

Đất giao thông: nhu cầu đất để nâng cấp và xây mới các công trình giao thông cần 65 - 80 ha trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 (do có thể mở rộng, nâng cấp một số tuyến quốc lộ, huyện lộ đi qua địa bàn).

Đất thuỷ lợi: nhu cầu đất để nâng cấp, tu bổ các đập trung thủy nông, các hồ đập nhỏ và hệ thống kênh mương trên địa bàn huyện đến năm 2020 là 1.073,5 ha.

Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông: nhu cầu đất xây dựng các trạm xăng, đường điện, hệ thống bưu chính viễn thông giai đoạn 2010 - 2020 khoảng 12 ha.

Đất cơ sở văn hoá: Nhu cầu đất để xây dựng các công trình văn hoá giai đoạn 2007 - 2020 khoảng 20 ha.

Đất y tế: nhu cầu đất để mở rộng và nâng cấp các cơ sở y tế của huyện, xã giai đoạn 2010 - 2020 là 5 ha.

Đất giáo dục, đào tạo: nhu cầu đất để xây dựng hệ thống trường học trên địa bàn huyện giai đoạn (2010 - 2020) là 25 ha.

Đất thể dục, thể thao: nhu cầu đất để xây dựng sân vận động, bãi luyện tập thể dục thể thao trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 - 2020 là 50 ha.

Đất chợ: nhu cầu đất để nâng cấp, mở rộng và xây mới các chợ huyện, xã, chợ nông sản đến năm 2020, tăng thêm khoảng 20 ha.

Đất có di tích danh thắng: nhu cầu đất dành cho việc tôn tạo các di sản văn hoá, các danh lam thắng cảnh trong giai đoạn (2010 - 2020) là 15 ha.

Đất bãi thải, xử lý chất thải: nhu cầu đất dành cho việc xử lý rác thải trong giai đoạn (2008 - 2020) tăng thêm khoảng 15 ha.

Đất nghĩa trang, nghĩa địa: nhu cầu đất dành cho việc mở rộng, nâng cấp và XD mới một số nghĩa trang nhân dân theo nhu cầu trong giai đoạn (2010 -2020) tăng thêm 20 ha.

64

Page 65: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Đặc biệt, khi đề án “Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sử dụng quỹ đất trên địa bàn huyện. Do vậy, phương án giả định là phương án mở và có điều chỉnh khi tình hình thay đổi.4.2 Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn

4.2.1 Phát triển nông nghiệp và nông thôn 4.2.1.1 Quan điểm phát triển

Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và coi công nghiệp hoá, hiện đại hóa (CNH,HĐH) nông nghiệp, nông thôn - một trong những nhiệm vụ quan trong hàng đầu.

Đối với Bình Xuyên, giai đoạn phát triển 2011-2020 kinh tế nông-lâm nghiệp, nông thôn vẫn sẽ là bộ phận quan trọng nhưng sẽ giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện trong tương lai, Từ đây, tạo tích luỹ, từng bước chuyển dịch sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, nông-lâm, thuỷ sản cũng là khu vực sản xuất chịu sự tác động mạnh của các điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và bị giới hạn bởi năng suất sinh học của từng loại cây trồng, vật nuôi. Do vậy, yêu cầu lớn cho giai đoạn tới là trong khi khai thác triệt để tiềm năng của khu vực này, cần phải sử dụng hợp lý các loại đất, đảm bảo tính phát triển ổn định và bền vững cho nền kinh tế.

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hoá theo hướng thị trường, nâng cao tỷ lệ hàng hoá trên cơ sở quy hoạch lại các vùng sản xuất theo lợi thế của từng địa bàn, tạo điều kiện phát huy những cây con có thế mạnh, tiến hành thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả quy hoạch chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp nông thôn. Từng bước xây dựng nông thôn theo hướng văn minh hiện đại, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông thôn.

Đảm bảo vững chắc và ổn định an ninh lương thực, trên cơ sở ổn định diện tích trồng cây lương thực theo quy hoạch, lựa chọn, sử dụng các giống cây mới cho năng suất cao đưa vào sản xuất để đảm bảo nhu cầu về an ninh lương thực, cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng và chế biến xuất khẩu;

Bảo vệ, khôi phục và phát triển tài nguyên rừng nhằm phát huy tác dụng phòng hộ, bảo vệ tính đa dạng sinh học, cung cấp gỗ cho công nghiệp và đặc biệt, tạo điều kiện để khai thác đồng bộ các loại tài nguyên du lịch trên địa bàn.

Chuẩn bị các điều kiện tiến tới phát triển nông thôn bền vững cả về kinh tế, môi trường và xã hội.4.2.1.2 Mục tiêu phát triển

65

Page 66: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

a) Mục tiêu tổng quátDự kiến mục tiêu tổng quát về phát triển nông nghiệp và nông thôn đến

năm 2020 là: Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài

hoà giữa các địa phương. Khắc phục những hạn chế, yếu kém của thời gian phát triển vừa qua, xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống văn hoá, xã hội phong phú, lành mạnh để không thua kém so với các đô thị;

Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo anh ninh lương thực trước mắt và lâu dài;

Thúc đẩy phát triển nông-lâm nghiệp và thuỷ sản, các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, hình thành cơ cấu kinh tế nông thôn phù hợp với tiềm năng của huyện, giải quyết tốt các vấn đề về việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, giảm về căn bản số hộ nghèo trên điạ bàn;

Khai thác có hiệu quả các loại tài nguyên như điều kiện tự nhiên, đất đai, nguồn nước, lao động, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng gắn với thị trường tiêu thụ, tăng nhanh thu nhập trên một diện tích đất nông nghiệp, kết hợp lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, lợi ích từng vùng và toàn huyện;

Đẩy mạnh chăn nuôi, nâng dần tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp.

Đầu tư đào tạo lao động và phát triển các ngành nghề, các loại hình dịch vụ nông thôn, nhằm giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dôi dư ở nông thôn (kể cả lao động nông nhân), nâng cao thu nhập cho dân cư, đồng thời đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của khu vực nông thôn.

Song song với tăng trưởng kinh tế, cần đảm bảo và duy trì các điều kiện phát triển bền vững về môi trường và xã hội;

b) Mục tiêu cụ thểTừ phương án chọn, xác định những mục tiêu phát triển cơ bản của khu

vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đến năm 2020 như sau: Phấn đấu tổng giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2015 đạt

khoảng 320 tỷ đồng, năm 2020 đạt khoảng 370 tỷ đồng (giá so sánh 1994), nhịp độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn (2011-2020) khoảng 3,2%/năm và thời kỳ 2021-2030) là 3%. Dự kiến năm 2020, tỷ trọng nông-lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 3,21%, năm 2030 khoảng 3,0% trong cơ cấu kinh tế của huyện.

4.2.2 Định hướng phát triển các phân ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

a) Nông nghiệp

66

Page 67: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Xuất phát từ phương hướng sử dụng đất đai, thổ nhưỡng theo từng vùng và những tập đoàn cây con chủ lực đã hình thành và thích nghi với địa bàn, dự kiến tập trung phát triển 4 loại cây (cây ăn quả, cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày) và 4 con (lợn, bò, trâu, gà, cá, tôm) nhằm nâng cao giá trị sản xuất/đơn vị diện tích canh tác, đồng thời đảm bảo khả năng cung ứng cho công nghiệp chế biến.

Đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong nông nghiệp để tăng năng suất lao động cũng như năng suất cây trồng vật nuôi trong ngành thời kỳ 2010 -2020 sẽ tăng bình quân khoảng 3%/năm, thời kỳ 2020 -2030 là từ 2,5-3%/năm. Phấn đấu giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác nông nghiệp tăng từ 50 triệu đồng năm 2010 lên trên 60 triệu đồng năm 2020, khoảng 80 triệu đồng vào năm 2030. Tỷ suất hàng hoá nông nghiệp giai đoạn (2010 -2020) đạt khoảng 35%, giai đoạn (2020 -2030) đạt khoảng 50%. Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp sinh thái sạch, công nghệ cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Đối với sản xuất lương thực: Xác định hai cây lương thực chủ yếu là lúa và ngô trong đó lúa là cơ bản, áp dụng các biện pháp thâm canh và chuyển đổi cơ cấu giống lúa, ngô nhằm tăng năng suất và sản lượng, đảm bảo duy trì an ninh lương thực. Giảm nhẹ diện tích lúa không ăn chắc chuyển sang trồng cây và nuôi con khác có giá trị cao hơn, đảm bảo hệ số quay vòng đất tăng từ 2,34 lần hiện nay lên 2,5 lần vào năm 2015, Phấn đấu đến năm 2015 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 35.500 ngàn tấn, năm 2015 khoảng 35.000 ngàn tấn và đến năm 2020.

Đối với cây lúa: Giảm nhẹ tiến tới ổn định diện tích cây lúa hàng năm khoảng Ngoài ra gieo cấy thêm diện tích tái giá vụ mùa mỗi năm khoảng 500 - 800 ha ở vùng chiêm trũng. Xây dựng vùng lúa thâm canh cao sản tại các xã vùng đồng bằng như: Đạo Đức, Tân Phong, Phú Xuân... Phấn đấu năng suất lúa bình quân giai đoạn 2020 đạt 52 tạ/ha.

Đối với cây ngô: Chủ yếu phát triển sản xuất ngô vụ đông bằng các giống có năng suất cao, diện tích ổn định 1 ngàn ha/năm, sản lượng 5 – 7 ngàn tấn.

Quy hoạch vùng chuyên sản xuất rau màu khoảng 2.000 ha ở thị trấn Gia Khánh, thị trấn Thanh Lãng. Đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển trồng các loại cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ rộng như: các loại rau củ quả, hành tỏi, dưa các loại. Phấn đấu diện tích rau màu hàng năm khoảng 5 – 7 ngàn ha, với sản lượng 100 ngàn tấn.

Thực hiện thâm canh, nâng cao chất lượng, cơ cấu lại giống để rải vụ thu hoạch, đồng thời sử dụng công nghệ sinh học để có vùng vải, na, dứa chất lượng cao và an toàn, phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

67

Page 68: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi lên khoảng 50% vào năm 2015, trên 60% vào năm 2020 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm còn khoảng 42%, tỷ trọng ngành thuỷ sản khoảng 3% và tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng lên 5% trong cả giai đoạn quy hoạch.

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp; vùng miền núi cần chú trọng phát triển chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò. Đối với chăn nuôi gia cầm cần thay đổi tập quán từ nuôi thả rông sang nuôi nhốt, nuôi công nghiệp, nhằm kiểm soát được dịch bệnh. Phần đấu đàn lợn đến năm 2020 có 50 ngàn con. Giữ ổn định đàn trâu khoảng 3 ngàn con, đàn gia cầm có gần 1 triệu con năm 2020 và 2 triệu con vào năm 2030. Tổng sản lượng thịt các loại đạt 10 ngàn tấn năm 2010 và 30 ngàn tấn năm 2020.

Tăng cường việc ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá. Quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc tập trung, gắn với chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

b) Lâm nghiệpGiữ ổn định rừng, không tăng diện tích rừng. Xây dựng lâm nghiệp ổn

định theo 2 loại rừng, phấn đấu nâng độ che phủ của rừng khoảng 45% vào năm 2015.

c) Thuỷ sảnBình Xuyên có tiềm năng nuôi thuỷ sản khá lớn với khoảng trên một

ngàn ha diện tích mặt nước và một ngàn ha ruộng trũng, cấy lúa 1 vụ mùa không ăn chắc có thể nuôi cá và con đặc sản kết hợp giữa cấy lúa và thả cá ở những vùng thích hợp. Phấn đấu đến năm 2020, khai thác 90% diện tích có khả năng nuôi thủy sản.

Áp dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất nuôi thuỷ sản đạt 25 đến 30 tạ/ha theo hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh, nâng tổng sản lượng cá nuôi toàn huyện đạt 4 - 5 ngàn tấn vào năm 2010 và 10 ngàn tấn vào năm 2020 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thuỷ sản khoảng 15-16%/năm.

Một số biện pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp, nông thôn

68

Page 69: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Tiếp tục đầu tư cho phát triển thuỷ lợi, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, nhằm đáp ứng tưới tiêu cho nông nghiệp phát triển ở mức cao theo hướng thâm canh, xen vụ, tăng vụ, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý trên diện tích đất 2-3 vụ. Tập trung đầu tư cho các công trình then chốt có ý nghĩa toàn huyện, sửa chữa, nâng cấp các công trình hiện có và kiên cố hoá kênh mương, tránh thất thoát nước và phục vụ tưới tiêu kịp thời, đặc biệt đối với các khu vực trọng điểm lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày mũi nhọn, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Tăng thêm một số công trình như tưới cục bộ cho những xã còn khó khăn về nước tưới và nước sinh hoạt của dân. Những diện tích cao thường xuyên bị hạn, khó khăn trong việc cấp nước có thể chuyển đổi sang trồng các loại cây khác ổn định hơn; đối với diện tích bị úng trũng, tiêu nước khó thì chuyển sang mô hình xen canh lúa+ cá.

Nhanh chóng đưa giống mới (cây trồng, vật nuôi) có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất như: giống lúa, Ngô, đậu tương, lạc, dứa, lợn thịt có tỷ lệ nạc cao, bò lai nhằm tăng giá trị sản xuất và khả năng xuất khẩu; áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuẩt nhằm nâng cao năng suất và hạn chế tác hại môi trường.

Đối với cây lúa: thực hiên đầu tư thâm canh theo chiều sâu, có trọng lượng điểm bằng việc áp dụng các tiến bộ về giống và kỹ thuật canh tác. Tiếp tục gieo trồng các giống đã phù hợp và cho năng suất cao, lựa chọn thêm các giống mới có chất lượng cho trà xuân sớm, giảm diện tích hè thu tăng diện tích mùa sớm để tăng diện tích cây trồng vụ đông. Phát triển diện tích lúa lai, lúa thuần ở tất cả các xã, nhất là ở những xã ở những xã hình thành vùng lúa cao sản, coi đây là cuộc cách mạng để tăng năng suất cây trồng.

Về cây công nghiệp mũi nhọn phải tuyển chọn, tìm giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương và phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển rau các loại, để phục vụ các đô thị trong vùng, các khu công nghiệp tập trung.

Về chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, áp dụng công nghệ tuyển chọn hiện đại, lai tạo, nâng cao chất lượng giống. Phát triển đàn lơn thịt có tỷ lệ nạc cao, tích cực sin hoá đàn bò để thay thế đàn bò địa phương, lựa chọn giống gà, vịt có giá trị, phù hợp với thị trường tiêu thụ. Phát triển nuôi các con đặc sản ếch, ba ba lựa chọn giống gia súc gia cầm có chất lượng để tăng khả năng chế biến xuất khẩu.

Phát triển các loại hình hợp tác xã trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thương mại, dịch vụ ở nông thôn, nhằm tăng khả năng tiếp cận với thị trường cho người sản xuất;

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật thường xuyên cho nông dân để nâng cao hiểu biết của họ về kỹ thuật canh tác tiên tiến. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu suất xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng sản phẩm hàng hoá.

69

Page 70: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Chú trọng phát triển thương mại - dịch vụ tổng hợp ở nông thôn gắn với phát triển hệ thống chợ nông thôn để giúp nông dân những dịch vụ cần thiết và tiêu thụ sản phẩm với giá cả hợp lý bảo đảm sản xuất có lãi để kích thích sản xuất phát triển.

Hoàn thành công tác giao đất, khoán rừng, trên cơ sở quy hoạch và thiết kế cụ thể đến từng lô, khoảnh ở từng khu vực để bảo vệ, chăm sóc và bảo vệ, chăm sóc và trồng mới. Tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, khai rừng trồng hợp lý. Tổ chức tốt khâu dịch vụ (cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức tập huấn kỹ thuật về trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng) cho nhân dân trong vùng dự án.

Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động vốn và cho vay vốn của ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng người nghèo để hỗ chợ nông dân phát triển sản xuất.

Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề nông thôn, nhằm phục vụ thị trường tại chỗ và gia công hàng hoá cho các cơ sở ở đô thị hay các khu công nghiệp, tạo việc làm tại chỗ hoặc vào thời gian nông nhàn, tăng thu nhập cho người nông dân, tránh căng thẳng cho khu vực đô thị do di cư nông thôn.

Phát triển nông, lâm nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH, xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. 4.3 Định hướng phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và Xây

dựng4.3.1 Quan điểm phát triển

Phát triển công nghiệp là cơ sở để thúc đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặc dù các ngành công nghiệp -TTCN thường có đóng góp cao cho tăng trưởng kinh tế, song không thể phát triển với mọi giá mà phải xem xét, cân nhắc từ nhiều khía cạnh như khả năng vốn, công nghệ, giá thành, thị trường, giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường.v.v...Bình Xuyên có rất nhiều lợi thế về phát triển các ngành dịch vụ cho công nghiệp như: cung cấp nguyên liệu, phụ kiện, sản xuất các loại hàng hóa công nghiệp, máy công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến một số sản phẩm từ rừng, vật liệu xây dựng, Phát huy lợi thế so sánh về vị trí địa lý kinh tế, có thể tận dụng các cơ hội từ bên ngoài để phát triển các ngành công nghiệp mới, không truyền thống. Vì vậy, trước mắt chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, tăng tỷ lệ chế biến, nâng cao giá trị sản xuất tại chỗ cho các sản phẩm địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động, từng bước giảm dần tỷ lệ các sản phẩm sơ chế chuyển sang các sản phẩm tinh chế, tiến tới tạo tích luỹ, thu hút phát triển một số ngành công nghiệp mới, có hàm lượng khoa học công nghệ cao để nâng cao hiệu quả kinh tế.

4.3.2 Mục tiêu phát triển

70

Page 71: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đạt mức thu nhập bình quân đầu người bằng 1,2-1,5 lần so với mức thu nhập bình quân toàn tỉnh vào năm 2020, khu vực công nghiệp - xây dựng của huyện cần phải phát triển với nhịp độ bình quân 22-25%/năm trong 10 năm 2011-2020, 8-10%/năm trong 10 năm tiếp theo 2021-2030. Tỷ trọng trong nền kinh tế (GTSX) sẽ tăng nhanh từ 85,30% năm 2010 xuống còn khoảng 82% năm 2020 và khoảng 79,50% năm 2030, do đảm bảo cơ cấu kinh tế hài hòa giữa khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ; đưa cơ cấu kinh tế của huyện công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.

4.3.3 Định hướng phát triển các ngành công nghiệp Khai thác triệt để nguồn nguyên liệu nông lâm nghiệp, vật liệu xây

dựng tại chỗ, lực lượng lao động dồi dào, và đặc biệt là cơ hội từ khả năng lan toả nhanh chóng của các địa bàn phát triển lân cận, đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp phụ trợ như: công nghiệp chế biến nông, lâm sản; công nghiệp dệt may; công nghiệp vật liệu xây dựng; cơ khí và công nghiệp lắp ráp và phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển cho các khu công nghiệp đặt trên địa bàn huyện.

+ Công nghiệp chế biến nông lâm sản: thịt gia súc, gia cầm, hoa quả, thức ăn gia súc gia cầm và chế biến lâm sản đồ gỗ gia dụng, ván ép, ván ghép sàn, bột giấy, giấy và các sản phẩm từ giấy, Tập trung tại các cụm, điểm công nghiệp ở xã Trung Mỹ, thị trấn Gia Khánh và thị trấn Thanh Lãng.

+ Công nghiệp dệt, May, da giày: Tăng quy mô sản xuất của các xí nghiệp may xuất khẩu, thu hút đầu tư các nhà máy dệt kim, hoặc kéo sợi, sản xuất nguyên liệu phụ trợ cho ngành may mặc, thuộc da, giày vải, sản xuất bao bì nhựa.

+ Công nghiệp vật liệu xây dựng: Nâng công suất sản xuất gạch nung Tuynel và gạch không nung, cơ giới hoá khâu khai thác cát sỏi, vật liệu chịu lửa, gạch Samot. ... ở thị trấn Hương Canh.

+ Công nghiệp cơ khí, sản xuất phụ tùng và lắp ráp máy nông nghiệp và phương tiện vận tải; và một số ngành công nghiệp dịch vụ phục vụ cho trung chuyển hàng hoá từ Vân Nam (Trung Quốc) đi Hải Phòng.

+ Phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, đặc biệt là ngành nghề cơ khí nhỏ, chế biến nông sản trong nông thôn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và là con đường làm giàu, nâng cao mức sống của người nông dân.

+ Phát triển khu công nghiệp cao.

71

Page 72: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Hỗ trợ nhằm từng bước phát triển các hộ kinh doanh tiểu thủ công nghiệp thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động theo hình thức hội để phát triển kinh tế. Hỗ trợ đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, phát triển ngành nghề truyền thống, du nhập nghề mới.

Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đất đai, hạn chế lấy đất trồng lúa đã được đầu tư thuỷ lợi hoàn chỉnh làm khu công nghiệp.Về phân bố công nghiệp, do lợi thế về vị trí địa lý của Huyện, vì vậy có thể bố trí các khu, cụm công nghiệp gắn với dịch vụ và phát triển đô thị theo các trục không gian phát triển chủ yếu gồm: Trục Đông Bắc - Tây Nam gắn với quốc lộ 2, trục Tây Bắc – Đông Nam gắn với cao tốc Nội Bài – Lào Cai gắn với tỉnh lộ 303.

1) Trục Tây Nam - Đông Bắc: Giai đoạn 2011 - 2015: Giai đoạn 2016 - 2020:2) Trục Bắc - Nam: Giai đoạn 2011 - 2015: Giai đoạn 2016 - 2020:3) Trục Đông Tây: Giai đoạn 2011 - 2015: Giai đoạn 2016 - 2020:

4.3.4 Một số giải pháp Trên cơ sở chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước và của tỉnh, đồng

thời trong phạm vi quyền hạn của mình huyện Bình Xuyên cần có những giải pháp chính sách tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, hấp dẫn hơn để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (như được hỗ trợ một phần để xây dựng cơ sở hạ tầng; các dự án đầu tư sử dụng lao động ở địa phương được hỗ trợ phần kinh phí đào tạo; được hưởng mức giá thuê đắt nhất và thời gian ưu đãi dài nhất theo quy định hiện hành của Nhà nước.v.v.); khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chế biến dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương;

Quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp mới để sắp xếp và thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp gắn với xử lý nước thải, rác thải công nghiệp để phát triển bền vững;

Khai thác đúng mức thị trường trong nước kết hợp với tìm kiếm khả năng xuất khẩu, Bố trí vốn đầu tư xây dựng hệ thống giao thông các vùng sản xuất nguyên liệu, cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư.

72

Page 73: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, công nghệ và quản lý để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14.000, đồng thời chú ý tới tiêu chuẩn, nhãn mác hàng hóa và thị hiếu của người tiêu dùng để mở rộng thị trường. Mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới và đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng hiện đại hoá;

Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, nhất là khuyến nông ở nông thôn, xây dựng chương trình phát triển công nghiệp nhằm chuyển nhanh cơ cấu lao động, cơ cấu ngành và cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm và tăng thu nhập cho khu vực nông thôn.

Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, kết hợp với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động. Xây dựng chính sách khuyến khích người lao động tham gia đào tạo, công nhân kỹ thuật, thợ bậc cao, khuyến khích các nghệ nhân đào tạo, truyền nghề cho lao động trên địa bàn huyện thông qua chính sách ưu đãi: bố trí đất ở, hỗ trợ kinh phí đào tạo, chính sách tiền lương thực hiện chính sách khuyến khích và hỗ trợ kinh phí để mời các chuyên gia, nghệ nhân tham gia truyền, dạy nghề, kinh nghiệm bí quyết sản xuất các nghề TTCN và mỹ nghệ truyền thống.4.4 Định hướng phát triển các ngành dịch vụ

Dịch vụ là một trong những khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội, đảm bảo khả năng lưu thông, phân phối và phân phối lại thu nhập trong xã hội, thúc đẩy quá trình sản xuất của cải vật chất và điều căn bản là nó giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ cho những mục tiêu phát triển trong tương lai. Đặc biệt, đối với Bình Xuyên, khu vực dịch vụ hiện nay chưa xứng tầm với phát triển công nghiệp trên địa bàn nên phát triển khu vực dịch vụ là hết sức quan trọng đối với huyện. Phát triển dịch vụ phải thực sự dựa trên thực lực của Bình Xuyên và tận dụng có hiệu quả các nguồn lực từ tỉnh, Trung ương và ngoài nước.

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng các ngành dịch vụ (GTSX) thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 17-18%/năm, thời kỳ 2021 - 2030 vào khoảng 8-10%/năm. Tập trung phát triển các ngành thương mại, dịch vụ (đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng, hỗ trợ kinh doanh, tư vấn...) và du lịch để nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát huy lợi thế khi đô thị Vĩnh Phúc được hình thành và Bình Xuyên trở thành “đô thị lõi” và bên cạnh “trục tâm linh” theo hướng Bắc – Nam.

73

Page 74: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Ưu tiên phát triển những ngành liên quan đến phục vụ sản xuất vật chất như: thương mại, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, ngân hàng, tài chính tín dụng, bảo hiểm, bất động sản và du lịch. Trong đó cần tập trung hướng mạnh vào khai thác du lịch sinh thái để phát huy lợi thế của huyện, hình thành các tua du lịch hấp dẫn, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 250-300 triệu USD vào năm 2020, trên 500 triệu USD vào năm 2030.

Lực lượng lao động trong các ngành dịch vụ của huyện hiện tại chiếm 15%, đến năm 2015 đạt 17% và lên 18-19% vào năm 2020. Năng suất lao động của ngành dịch vụ tính bằng giá trị sản xuất sẽ tăng từ khoảng 4-4,5 triệu đồng năm 2010 lên khoảng 9 triệu đồng năm 2015, lên khoảng 25 triệu đồng năm 2020. Từng bước đầu tư và hỗ trợ đầu tư hạ tầng các ngành du lịch, dịch vụ, thu hút đầu tư hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại.

4.4.1 Về thương mại, dịch vụ và du lịch Đối với phát triển thương mại: Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và

dịch vụ đạt 1.700 tỷ đồng vào năm 2015 và 2.500 tỷ đồng vào năm 2020. Dự kiến đầu tư 3 trung tâm thương mại loại III tại thị trấn Hương Canh, thị trấn Gia Khánh và thị trấn Thanh Lãng với tổng diện tích sử dụng khoảng 25-30 nghìn m2, tổng vốn đầu tư khoảng 30 – 50 tỷ đồng. Tổng số chợ trên địa bàn huyện đến năm 2020 có 10 chợ, đến năm 2030 nâng lên 12 chợ. Cụ thể: nâng cấp, cải tạo theo hướng thành trung tâm thương mại 05 chợ gồm: Láng, chợ Cánh, chợ Bá Hiến, chợ Quang Hà, chợ Trung Mỹ xây mới 05 trung tâm thương mại và chợ ở các khu vực gồm: chợ Gia Khánh, chợ Thanh Lãng...

Đầu tư xây dựng mới 3 trung tâm thương mại loại III tại thị trấn Hương Canh (thêm 01 trung tâm), thị trấn Thanh Lãng và thị trấn Gia Khánh mỗi thị trấn có tối thiểu một trung tâm thương mại.

Đối với phát triển du lịch: Quy hoạch hệ thống các điểm du lịch vui chơi giải trí, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: Hạ tầng khu du lịch cùng với việc tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá tạo nên các tour du lịch sinh thái kết hợp với tôn giáo. Chú trọng phát triển những sản phẩm du lịch độc đáo gắn với những lợi thế của huyện và gần với các thị trường lớn như: Thủ đô Hà Nội, các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai và các tỉnh nằm trong vùng. Phấn đấu đến năm 2020 lượng khách đến du lịch tại địa bàn huyện đạt 200- 300 ngàn người và 500 ngàn người vào năm 2030.

Hạ tầng du lịch: Xây dựng hạ tầng Khu du lịch hồ Thanh Lanh giai đoạn I. Tu sửa một số di tích lịch sử văn hoá.

4.4.2 Dịch vụ vận tải

74

Page 75: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Dự báo giá trị sản xuất ngành vận tải tăng bình quân 11-12%/năm giai đoạn 2006-2010 và 16-17%/năm giai đoạn 2011-2015 và 15-16%/năm cho năm năm tiếp theo 2016-2020, đạt 30 tỷ đồng giá trị sản xuất (giá HH) vào năm 2010 và khoảng trên 200 tỷ đồng năm 2020. Khối lượng hàng hóa vận chuyển năm 2010 là trên 500 nghìn tấn, 3800 nghìn tấn vào năm 2020; vận chuyển 930 nghìn hành khách vào năm 2010 và 4400 nghìn người vào năm 2020.

Biểu 16. Định hướng phát triển khu vực dịch vụ

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2010 2015 2020

Tăng BQ (%)2008-2010

2011-2015

2016-2020

1 GTSX (giá hiện hành) Tỷ đồng 248.3 563 2007 6706 31.4 28.9 27.3

2 GTSX (giá ss94) " 165.8 346 1110 3235 27.9 26.2% 23.9 Tỷ trọng trong nền kinh tế " 17,6 23 32 39      

Nh/cầu đ/tư các th/kỳ 2008-2010, 2011-2015. 2016-2020(giá HH)

Tỷ đồng   561 2814 8716      

3 Lao động Ng.ngời 17,6 18,5 20,4 22,4 1,7 2,0 1,9

4 Các lĩnh vực:+Thương mại dịch vụ cơ sở 3030 3663 8407 11747 6,5 18,1 6,9

Thương mại, dịch vụ cơ sở 2535 3003 6783 7844 5,8 20,8 21,2Khách sạn nhà hàng (ăn uống) cơ sở 495 659 1624 3903 12,4 19,8 19,2

Tổng mức lưu chuyển (HH) Tỷ đồng 164.2 329.1 1345.8 4593.9 26,1 32,5 27,8

5 +Vận tải và bưu điệnGTSX vận tải và bưu điện (giá HH) tỷ đồng 25,0 41,2 139,7 463 18,0 27,7 27,1

Bưu chính viễn thông (HH) tỷ đồng 5,96 10,58 37,36 128,84 21,1 44,3 64,9

GTSX vận tải và bưu điện sS94) tỷ đồng 24,44 34,37 95,79 260,68 12,0 22,8 22,2

Bưu chính viễn thông (SS94) tỷ đồng 6,11 8,824 25,613 72,602 13,0 23,8 23,2

Vận tải hàng hóa 1000tấn 258,4 432,9 1185,2 3445,4 18,8 22,3 23,8

Vận tải hành khách 1000hk 443 673,1 1341,9 2920,0 14,9 14,8 16,8

Luân chuyển hàng hóa Tr.tấn/km 52 74 130 210 12,6 12,0 10,0

Luân chuyển hành khách

Tr.ngươi/km 27 40 81 175 14,9 14,8 16,8

75

Page 76: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Xuyên và tính toán của viện CLPT.

4.4.3 Tài chính ngân hàngThu chi ngân sách: tiếp tục khai thác tốt các nguồn thu, thực hiện tốt

Luật, Pháp lệnh, các chính sách thu thuế, thu phí lệ phí. Đẩy mạnh chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện khoán định mức chi hành chính cho các đơn vị, các đơn vị phải có kế hoạch sử dụng kinh phí hợp lý trong cả năm, hạn chế thấp nhất tình trạng phát sinh để dành ngân sách hỗ trợ đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng.

Về ngân sách, để đảm báo thu ngân sách ổn định, bên cạnh các biện pháp thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực, cần biết nuôi dưỡng các nguồn thu, áp dụng các biện pháp tránh thế thu. Do cơ cấu kinh tế chuyển hướng mạnh sang phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, nên ngân sách thu trên địa bàn cũng có khả năng tăng mạnh. Dự kiến thu ngân sách trên địa bàn huyện tăng bình quân 20-21%/năm giai đoạn 2011 -2020, 25%/năm giai đoạn 2021-2030, Giá trị tăng thêm vào năm 2020, khoảng 20-25%. Từ nay đến năm 2020, ngân sách của huyện phải duy trì bình quân được thu lớn hơn chi khoảng 15-20%/năm thì về cơ bản huyện sẽ tiếp tục tự chủ tài chính, dành nguồn vốn cho phát triển. Hơn thế nữa, ngân sách huyện phải sử dụng có hiệu quả hỗ trợ từ ngân sách tỉnh và Trung ương.

Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các ngân hàng trên địa bàn. Thường xuyên đánh giá tài chính của ngân hàng để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, tích cực xử lý các khoản nợ xấu. Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Tích cực huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo cung cấp cho phát triển sản xuất nông lâm-ngư nghiệp và dịch vụ, cho các hộ nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo. Có biện pháp phối hợp cho vay các nguồn vốn ưu đãi một cách tập trung, có hiệu quả nhằm thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế và xã hội của huyện,4.5 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, để có thể đi lên từ một xuất phát điểm thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, hệ thống kết cấu hạ tầng trước hết phải tạo điều kiện để khai thác những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phòng phú của huyện, tạo điều kiện cho người dân được hưởng những thành quả phát triển chung của xã hội, giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các địa bàn trong huyện. Vì vậy, quan điểm chung để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng như sau:

76

Page 77: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Đầu tư kết cấu hạ tầng cần gắn liền với nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải có bước đi hợp lý theo từng giai đoạn, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với khả năng các nguồn lực cho phép. Đối với một số khu vực cần thiết, phải định hướng đầu tư theo xu thế phát triển và đô thị hóa chung của tỉnh cũng như của khu vực vùng núi phía Bắc.

Ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng bức xúc, có tính đột phá, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh, trong đó tập trung vào phát triển giao thông nông thôn, thuỷ lợi, lưới điện, trường học và thiết chế văn hoá cơ sở.

Phân bố đầu tư một cách hợp lý, quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng cho các vùng vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng.

Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhưng phù hợp với khả năng huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế, nhất là khả năng đóng góp của nhân dân, đồng thời cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện các dự án này, tránh làm thất thoát của dân. Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đồng thời có chính sách hỗ trợ, giảm/miễn hợp lý đối với những đối tượng khó khăn, đối tượng chính sách.

4.5.1 Hệ thống giao thônga) Định hướng chungĐẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông, coi giao thông là một trong

những động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Phát huy tối đa về lợi thế địa lý của huyện, phát triển hệ thống giao thông vận tải đối ngoại (hệ thống giao thông đường bộ) nối Bình Xuyên với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận, đặc biệt chú trọng đến yếu tố Bình Xuyên là “vùng lõi” trong phát triển đô thị Vĩnh Phúc trong tương lai gần. Đến năm 2020, cơ bản ổn định hệ thống hạ tầng giao thông trên cơ sở đảm bảo quản lý tốt hành lang giao thông đối ngoại trong định hướng bố trí không gian kinh tế - xã hội thống nhất trên địa bàn.

b) Phương hướng phát triển Đường bộ: phát triển các trục giao thông theo dự kiến của tỉnh được

thực hiện qua địa bàn huyện và cải tạo, nâng cấp các trục giao thông như sau:+ Nâng cấp QL 2A từ Hà Nội – Vĩnh Yên – Việt Trì (đoạn qua Bình

Xuyên);+ Cải tạo, nâng cấp trục đường thị trấn Hương Canh – Sơn Lôi;+ Trục đường Phúc Yên – Bình Xuyên – Vĩnh Yên (đoạn đi qua Bình

Xuyên).

77

Page 78: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

+ Triển khai xây dựng đường xuyên Á Hà Nội - Côn Minh, cao tốc Hà Nội – Việt Trì đoạn qua Vĩnh Phúc theo tiêu chuẩn đường cao tốc mỗi bên có 2 làn xe mặt cắt 26m, qua Phúc Yên – Bình Xuyên – Vĩnh Yên – Tam Đảo – Lập Thạch (đoạn đi qua Bình Xuyên).

+ Cải tạo, nâng cấp đường Thanh Lãng – Phú Xuân – Đạo Đức.+ Cải tạo, nâng cấp đường Hương Canh – Tân Phong –Thanh Lãng.+ Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh lộ 302A+ Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh lộ 302B+ Mở các tuyến nối từ quốc lộ, tỉnh lộ vào các khu công nghiệp .+ Xây dựng mới đường Nam Bình Xuyên – Yên Lạc – Vĩnh Tường

(đoạn đi qua Bình Xuyên).+ Thực hiện Dự án đường giao thông nông thôn các xã và thị trấn.+ Xây dựng cầu Lò Cang, cầu Sổ, cầu Treo, cầu Tranh. Đường sắt: Nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn đường sắt.

Chuyển ga Hương Canh về vị trí mới kết hợp với xây dựng cảng nội địa (ICD).4.5.2 Hệ thống thủy lợi

a) Định hướng chungTập trung nguồn lực để đến năm 2020, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống

kênh trục để giải quyết tốt việc thiếu nước trong mùa khô và ngập úng trong mùa mưa. Bảo vệ tốt nguồn tài nguyên nước.

Thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả tưới tiêu và tiết kiệm nguồn nước bằng công tác kiên cố hoá kênh mương toàn bộ các hệ thống kênh tưới cấp 1, 2, 3, bổ sung thêm kênh nội đồng và mặt ruộng. Xây dựng hệ thống kênh tiêu đồng bộ với kênh tưới, các kênh tiêu úng trong mùa mưa và phục vụ công tác cải tạo đất.

b) Phương hướng phát triển Tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp và cứng hóa hệ thống đê thủy lợi từ

nay đến năm 2015 một số đê như đê Bá Hanh, đê Sáu Vó, đê Ươm. Cải tạo, nâng cấp Đầm Láng.

4.5.3 Hệ thống cấp điệna) Định hướng chung

78

Page 79: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng điện để phát triển kinh tế của địa phương với chất lượng cao và dịch vụ ngày càng tốt hơn theo hướng đô thị - công nghiệp gắn với đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030. Hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nâng cao chất lượng mạng lưới truyền tải điện đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định cho khách hàng, giảm sự cố, giảm tổn thất điện năng.

b) Phương hướng phát triển Tập trung đầu tư nguồn và lưới điện truyền tải nhất là các trạm biến áp

110 KV, đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định cho địa phương nhất là tại các khu công nghiệp.

Khẩn trương hoàn thành xây dựng các trạm biến áp đang thực hiện trong năm 2010, gồm các trạm:

Trạm Bá Thiện: Trạm Bá Thiện 220/110/22kV – 250MVA. Giai đoạn đến năm 2015: Nâng công suất trạm Bá Thiện Nâng cấp trạm 220kV Bá Thiện 250MVA lên 2x250MVA.Giai đoạn đến năm 2020:Tiếp tục đầu tư, chuẩn bị công suất và mạng truyền tải tới các khu vực

phát triển mới, các khu công nghiệp tập trung, các khu đô thị mới và khu vực nông thôn hiện đại vào giai đoạn tiếp theo.

4.5.4 Hệ thống cấp nước, thoát nướca) Về cấp nướcĐể đáp ứng nhu cầu nước sạch cho sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt của

nhân dân, trong giai đoạn tới cần tiếp tục xây dựng, mở rộng các nhà máy cấp nước hiện hữu. Đầu tư mở rộng mạng lưới cấp nước tới hộ gia đình.

Chú trọng quản lý, bảo vệ nguồn nước nhằm đảm bảo phát triển bền vững, ổn định và lâu dài. Nguồn nước mặt, nước ngầm tự nhiên dồi dào đủ để cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi trên địa bàn. Tuy nhiên, nếu không quy hoạch khai thác và bảo vệ (trên cơ sở phối hợp giữa các địa phương lân cận thuộc lưu vực các nguồn nước) nguồn nước có nguy cơ ô nhiễm, giảm khả năng cung cấp và ảnh hưởng đến sự phát triển của huyện, của cả tỉnh nói chung và các địa phương lân cận.

b) Về thoát nướcChú trọng đầu tư để đảm bảo nước thải sinh hoạt và công nghiệp được xử

lý 100% trước khi thải ra sông, suối. Tại các khu đô thị và khu công nghiệp xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng, nước thải riêng.

79

Page 80: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Quy hoạch bảo vệ các nguồn nước, xây dựng phương án tổng thể thoát nước và bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.

4.5.5 Mạng lưới bưu chính, viễn thông và thông tin liên lạca) Bưu chính Hoàn thành phổ cập dịch vụ; mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ bưu

chính theo hướng ứng dụng rộng rãi mọi lĩnh vực. Ứng dụng công nghệ hiện đại, triển khai tự động hoá trong khai thác, chấp nhận và ứng dụng tin học hoá cấp bưu cục, điểm phục vụ.

Phát triển kinh doanh từ các dịch vụ mới, dịch vụ lai ghép, dịch vụ tài chính dựa trên mạng bưu chính điện tử.

Tăng tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ mới. b) Viễn thông và thông tin liên lạc Phát triển dịch vụ theo hướng cung cấp ứng dụng rộng rãi trong mọi

lĩnh vực: Chính phủ điện tử, thương mại, tài chính, đào tạo, y tế, nông nghiệp… Phát triển cung cấp dịch vụ băng rộng và truy nhập đa giao thức. Nâng

cấp dung lượng cho các tuyến cáp quang, đáp ứng nhu cầu các dịch vụ viễn thông.

Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng cùng đầu tư và chia sẻ hạ tầng, cho phép nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuê hạ tầng mạng. Các dịch vụ dữ liệu, ứng dụng sẽ chiếm phần lớn doanh thu viễn thông, nhu cầu khách hàng giai đoạn này sử dụng các dịch vụ giải trí, truyền hình theo yêu cầu và tiếp cận dịch vụ dễ dàng.

Duy trì và mở rộng cung cấp các dịch vụ công ích.Các chỉ tiêu đến năm 2015: Dịch vụ viễn thông cố định: phổ cập tất cả các hộ gia đình. Dịch vụ viễn thông di động (truy nhập qua mạng vô tuyến): mật độ

thuê bao 80-100%. 100% số thuê bao là băng rộng. Trên 90% dân số sử dụng Internet. Truyền hình cáp, truyền hình theo yêu cầu.

4.6 Định hướng phát triển lĩnh vực văn hóa, xã hội4.6.1 Giáo dục - đào tạo và dạy nghề

80

Page 81: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Bố trí đủ số lượng, cơ cấu hợp lý; 100% giáo viên đạt chuẩn, nâng cao tỷ lệ giáo viên trên chuẩn. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ phòng học đạt chuẩn quốc gia cho từng ngành học phổ thông đạt 100%, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 100%; phấn đấu đạt phổ cập giáo dục bậc trung học trước năm 2015.

Biểu 17. Dự kiến một số chỉ tiêu giáo dục trên địa bàn huyện đến năm 2020

STT Chỉ tiêu 2000 2005 2008 2010 2015 20201 Tổng số 36 36 38 38 42 502 Tiểu học 18 18 19 19 20 223 Trung học cơ sở 14 14 15 15 16 204 Trung học phổ thông 4 4 4 4 6 8

81

Page 82: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Xuyên 2000, 2008 và tính toán của Viện CLPT.

Phấn đấu đến năm 2015, huy động 40-50% trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ (cả tỉnh 34,5%), 85% số trẻ đến tuổi mẫu giáo đến trường (cả tỉnh 83,2%) trong đó trẻ 5 tuổi đạt tỷ lệ 100% đến trường.

Xây dựng xã hội học tập, mở rộng hình thức liên kết giáo dục - đào tạo, thành lập các trung tâm học tập cộng đồng đến cấp xã. Phát huy vai trò của hội khuyến học, động viên kịp thời các gương điển hình trong học tập, sử dụng hiệu quả "quỹ khuyến học" trên địa bàn.

Khuyến khích phát triển các hình thức đào tạo, dạy nghề theo hướng xã hội hoá. Kết hợp giữa hình thức đào tạo nghề chất lượng cao, hiện đại tại các trung tâm đào tạo của tỉnh và của vùng với đào tạo tại chỗ. Quan tâm đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, phấn đấu đến năm 2015 có khoảng từ 5-10 cơ sở dạy nghề, năm 2020 có khoảng 15 cơ sở dạy nghề. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên khoảng 80% vào năm 2020.

4.6.2 Y tế - Dân số, Gia đình và trẻ emĐổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và

phát triển. Nâng cao chất lượng thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia y tế. Nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế công lập, phát triển dịch vụ y tế ngoài công lập. Thực hiện tốt các chính sách xã hội trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, về khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, phối kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Tiếp tục củng cố và phát triển y tế cơ sở, đẩy mạnh công tác xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã, phấn đấu đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II.

Thực hiện có kết quả chiến lược dân số, ổn định quy mô dân số của huyện ở mức 160 ngàn người vào năm 2020; phấn đấu đạt và giữ vững mức sinh thay thế. Quan tâm bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phấn đấu đến năm 2020, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 12%.

Tiếp tục chuẩn hoá hệ thống các trạm y tế xã, thị trấn; nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và nâng cấp phòng khám đa khoa khu vực thị trấn Thanh Lãng và thị trấn Gia Khánh thành bệnh viện đa khoa khu vực.

4.6.3 Văn hoá - Thông tin - Thể dục thể thaoTiếp tục quán triệt, thực hiên Nghị quyết Trung ương 5 ( khoá VIII) và

kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) về “ Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

82

Page 83: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Phấn đấu đến năm 2020 có 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 80% làng, bản, khu phố đạt chuẩn văn hoá được cấp huyện công nhận, trên 90% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá. Tăng cường xây dựng, củng cố các thiết chế văn hoá thông tin ở cơ sở.

Đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng gắn với công tác xã hội hoá hoạt động TDTT; quan tâm đầu tư toàn diện, đồng bộ cho nhóm các môn thể thao thế mạnh của huyện. Về cơ sở vật chất phấn đấu mỗi thôn bản có 1 nhà văn hoá, 1 sân thể thao; Mỗi xã có 1 thư viện, 1 nhà văn hoá, 1 sân thể thao tổng hợp: ở huyện có Sân vận động thể thao. Nhà văn hoá trung tâm và nhà văn hoá thiếu nhi, thư viện đảm bảo đủ cho nhu cầu vui chơi giải trí và khai thác thông tin của nhân dân.

4.6.4 Thực hiện các chính sách xã hội và giải quyết việc làmTriển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình giải quyết việc làm gắn

với nâng cao chất lượng nguồn lao động. Phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 2.000-2.500 lao động, trong đó xuất khẩu 300 - 400 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp đô thị xuống còn khoảng 4,5% vào năm 2015 và 4% vào năm 2020; nâng cao thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên 90% vào năm 2010 và đạt 93 - 95% vào năm 2020.

Tăng cường các nguồn lực theo hướng xã hội hoá, đẩy nhanh tốc độ xoá đói, giảm nghèo; thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa và trợ giúp các đối tượng chính sách, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh phát triển sản xuất, từng bước nâng cao mức sống của dân cư trong các xã nghèo. 4.7 Tăng cường an ninh quốc phòng

Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

83

Page 84: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chú trọng xây dựng lực lượng quân sự địa phương vững mạnh, chính quy, hiện đại. Xây dựng phòng thủ khu vực, xây dựng các đường cơ động chiến lược, các điểm cao quân sự. Thực hiện tốt chương trình giáo dục quốc phòng. Hàng năm, 100% cơ sở hoàn thành tốt huấn luyện quân sự và động viên tuyển quân. Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động ngăn ngừa và đối phó kịp thời với các tình huống phức tạp, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những điểm nóng. Xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp hành động giữa lực lượng công an và quân sự trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm. Chương trình hành động phòng chống ma tuý. Tăng cường phòng ngừa các tệ nạn xã hội.

Kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế với quốc phòng an ninh. Gắn kế hoạch xây dựng quốc phòng với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng một số khu kinh tế - quốc phòng với quy mô thích hợp, gắn với việc phân bố lực lượng, tạo thế liên hoàn giữa các địa bàn trong thế trận chiến tranh nhân dân. Phát huy vai trò của lực lượng vũ trang, tham gia phòng, chống và khắc phục thiên tai.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của nhà nước, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp lý và gắn công tác thi hành án với việc giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo của công dân. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự. Đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc. Quan tâm xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới. Đẩy mạnh các biện pháp chống tham nhũng, các biểu hiện tiêu cực, xử lý nghiêm minh các vụ, việc tiêu cực tham nhũng.

4.8 Định hướng phát triển khoa học công nghệ và môi trường 4.8.1 Ứng dụng khoa học công nghệ

84

Page 85: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Nghiên cứu ứng dụng và triển khai là hướng ưu tiên để đổi mới công nghệ với cơ cấu nhiều trình độ và đi thẳng vào công nghệ hiện đại ở những lĩnh vực kinh tế đã được chọn lựa, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm nền kinh tế có tốc độ phát triển cao, đồng thời không lạc hậu trong quá trình phát triển. Đẩy mạnh các hoạt động khoa học - công nghệ, tăng cường quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất và đời sống như: Hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong phát triển công nghiệp - TTCN, dịch vụ, nông nghiệp, nông thôn, phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm sản. Giải quyết căn bản được các vấn đề về giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và có giá trị xuất khẩu, có lợi thế.

Chú trọng triển khai các dự án, đề tài khoa học theo hướng ưu tiên ứng dụng công nghệ hiện đại ở những lĩnh vực kinh tế đã được lựa chọn phù hợp với quá trình phát triển. Phát huy vai trò của hội khoa học - kỹ thuật, nhà khoa học, giới trí thức trong việc tư vấn, giám định, phản biện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các dự án đầu tư phát triển.

Coi trọng việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong công nghệ chế biến, công nghệ sản xuất vật liệu mới.

Tiếp nhận hiệu quả việc chuyển giao một số công nghệ sản xuất tại các cơ sở công nghiệp trên địa bàn từ các nước tiên tiến như công nghệ ô tô, xe máy, công nghệ điện tử - viễn thông, phân bón hoá chất, công nghệ dệt may - da giầy, ... đến công nghệ chế biến, bảo quản nông lâm sản, đặc biệt cho các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm.

Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại vào phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản đa dạng, chú trọng khâu giống, thâm canh sản xuất và chế biến. ... nhằm sản xuất ra hàng hoá với số lượng lớn và chất lượng tốt, giá thành rẻ đối với hàng hoá chủ lực ( hoa quả, hàng hoá cây công nghiệp, vật nuôi. ...) đáp ứng nhu cầu và yêu cầu thị trường hiện đại.

4.8.2 Bảo vệ môi trườngBảo vệ môi trường cần nhìn nhận theo quan điểm tổng thể và đặt vào vị

trí trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội, tránh phải trả giá đắt cho môi trường sau này. Bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển.

Phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường; bảo vệ tốt môi trường sống ...

85

Page 86: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Bảo vệ môi trường không khí thông qua giảm lượng khí thải CO2 và khí các bon ở các khu vực sản xuất công nghiệp (khai thác than, chế biến nông lâm sản, sản xuất giấy, nhựa. ...) và xây dựng lâm phận rừng của huyện lên khoảng 33 nghìn ha với hệ thống cây xanh nông thôn, cây xanh đô thị hợp lý.

Bảo vệ môi trường nước, xử lý chất thải từ khu công nghiệp và khu đô thị, bệnh viện và cần ứng dụng công nghệ sạch để phát triển sản xuất.

Quan tâm đầu tư đến lĩnh vực môi trường, đặc biệt là các dự án về xử lý nước thải, chất thải rắn, các dự án nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, phủ xanh đồi núi trọc. Đồng thời không ngừng tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường.

Để tiếng ồn công nghiệp không ảnh hưởng sức khoẻ cho nhân dân thì giữa khu công nghiệp và khu dân cư có khoảng cách ly hợp lý hoặc có những giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn công nghiệp.

Xây dựng những quy định về bảo vệ môi trường, chú ý đánh giá tác động môi trường tại các khu đô thị và khu công nghiệp, làng nghề cũng như đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường. Tích cực và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do hoạt động của con người gây ra,

Khai thác tài nguyên tài nguyên rừng, khoáng sản (vật liệu xây dựng), tài nguyên nước là những hoạt động sản xuất đang và sẽ tiến hành trong nhiều năm nữa trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, đây cũng là những lĩnh vực rất nhạy cảm đối với môi trường và các hệ sinh thái của huyện. Vì vậy, khi khai thác các loại tài nguyên này hoặc tiến hành xây dựng các cơ sở công nghiệp, cần xem xét, cân nhắc ngay từ đầu những vấn đề về môi trường. Các dự án, trước khi triển khai cần phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, có nhiều lựa chọn cơ hội phát triển mang tính thay thế. Do vậy, tiếp tục khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên là cần thiết, nhưng không phải là lựa chọn duy nhất. Huyện có thể khai thác các cơ hội phát triển từ bên ngoài, đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái trên địa bàn như một loại tài nguyên có thể tạo ra những lợi thế so sánh mới trong tương lai. 5 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ

LÃNH THỔ

5.1 Vùng tự nhiênViệc phân chia lãnh thổ thành các vùng kinh tế tuỳ thuộc vào điều kiện tự

nhiên và trình độ phát triển kinh tế của địa bàn đó.

86

Page 87: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Qua đánh giá tổng hợp điều kiện đất, nước khí hậu: Nhìn chung rất phù hợp với điều kiện phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá với cây trồng, vật nuôi đã lựa chọn. Tuy nhiên với đặc điểm địa hình đồi núi thấp xen lẫn những cánh đồng bằng phẳng, nghiêng dần từ Đông Bắc, Đông và Đông Nam sang phía Tây, Độ cao trung bình 300m so với mặt nước biển. Có thể chia Bình Xuyên thành 3 vùng tự nhiên sau:

Khu vực đồng chiêm trũng (bán sơn địa) gồm các xã chiếm 29% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, vùng này có khả năng phát triển nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa và thuỷ sản kết hợp với chăn nuôi gia cầm, lợn.

Vùng Trung du, chiếm 39% TDTTN của toàn huyện, cây rau màu, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: na, dứa...

Vùng Miền núi gồm xã Trung Mỹ chiếm 42% TDTTN toàn huyện. Thích nghi cho các loại mô hình vườn rừng, vườn đồi với các loại hình cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, và chăn nuôi đại gia súc, gia cầm.5.2 Vùng kinh tế

Trong giai đoạn phát triển đến năm 2020, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch mạnh theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng các ngành nông lâm ngư nghiệp giảm (lĩnh vực sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên), quan hệ kinh tế với bên ngoài sẽ chặt chẽ hơn, vì vậy việc bố trí không gian cũng cần phải sao cho phù hợp. Với nhận thức đó, dự kiến phân bổ các vùng theo hướng gắn với các vùng động lực và trục phát triển. Dự kiến chia thành 4 vùng như sau:

1) Vùng động lực phát triển.Vùng kinh tế động lực đã và đang dần hình thành bao gồm: thị trấn

Hương Canh, thị trấn Gia Khánh, thị trấn Thanh Lãng gắn với các khu công nghiệp: Bình Xuyên 1, Bình Xuyên 2, Bá Thiện 1&2.

Vùng kinh tế động lực sẽ tạo ra 60-70% giá trị sản xuất công nghiệp, 70% mức giao lưu hàng hóa, 85% số thu Ngân sách trên địa bàn.

2) Vùng kinh tế nông, lâm nghiệp gắn với quốc phòng: Bao gồm các xã miền núi nằm ở phía Đông của huyện: Cơ cấu kinh tế của vùng này là phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp sạch

và kinh tế dịch vụ.Về lâm nghiệp: Chủ yếu là phát triển trồng rừng kinh tế, diện tích đất lâm

nghiệp của khu vực này chiếm 80% diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện. Về nông nghiệp: nông nghiệp sạch, chất lượng cao tạo ra giá trị lớn.

3) Vùng kinh tế phía Bắc:Gồm vùng núi giáp với dãy Tam Đảo thuộc xã Trung Mỹ.

87

Page 88: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Cơ cấu kinh tế của vùng này là nông, lâm và dịch vụ: Đây là vùng sản xuất lương thực và rau màu chủ yếu của huyện, ngoài ra còn phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn và gà thả vườn; phát triển cây ăn quả và lâm nghiệp cũng là thế mạnh của xã Trung Mỹ.

4) Vùng kinh tế phía Nam:Gồm các xã: Sơn Lôi, Đạo Đức, thị trấn Hương Canh, Tân Phong, Phú

Xuân thị trấn Thanh Lãng...Cơ cấu kinh tế của vùng này là nông nghiệp chất lượng cao, thủy sản và

dịch vụ phục vụ dân sinh và phát triển các ngành TTCN. Về phát triển nông nghiệp: Đây là vùng sản xuất lương thực, rau mầu

đứng thứ hai sau các xã vùng đồng mùa và có thế mạnh về phát triển thủy sản. Về cây công nghiệp và dịch vụ: Trên cơ sở đã hình thành các khu

công nghiệp hiện có, phát triển sản xuất các sản phẩm là thế mạnh của huyện như: máy công cụ, làm đồ gỗ xuất khẩu, phát triển các dịch vụ phục vụ cho các thị tứ nằm theo quốc lộ 2, đường cao Nội Bài – Lào Cai.5.3 Không gian du lịch

Đầu tư, tôn tạo và khai thác các điểm nằm trong trục tâm linh của tỉnh và những danh lam thắng cảnh đẹp được xếp hạng của huyện như đền hồ Thanh Lanh, đền Giang, suối gốc đa,.. gắn với dãy Tam Đảo nhằm từng bước thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng và văn hóa tâm linh.5.4 Không gian đô thị

Hệ thống đô thị dự kiến bố trí gắn liền với sơ đồ phân bố công nghiệp và du lịch như sau:

1) Đô thị Trung tâm:Phát triển đô thị của Bình Xuyên phải được gắn với quan điểm hình thành

và phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 (tỉnh Vĩnh Phúc) trong đó thị trấn Hương Canh và vùng phụ cận được coi là vùng “lõi” của đô thị mới này.

Được hình thành và phát triển trên cơ sở theo hướng phát triển về phía Tây dọc theo quốc lộ 2 (cũ) bám vào sườn Tây của quốc lộ 2 (mới) nối liền Bình Xuyên với TP. Vinh Yên. Mở rộng về phía Đông Nam nối liền các khu công nghiệp của VINALINES Vĩnh Phúc (hai xã Đạo Đức và Phú Xuân) với quốc lộ 2A về hướng đi Hà Nội. Phấn đấu đến trước năm 2020, nâng cấp thị trấn Hương Canh trở thành đô thị loại IV, nằm trong chuỗi đô thị của tỉnh.

2) Đô thị phía Tây Nam: Dọc theo quốc lộ 2. 3) Đô thị phía Đông Bắc: Phát triển thị tứ nằm trên quốc lộ 2 và đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai.

88

Page 89: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Phát triển thị tứ và khu thương mại thị trấn Gia Khánh dọc theo tỉnh lộ 302 và thị trấn Thanh Lãng, dọc theo tỉnh lộ 303.

4) Đô thị phía Bắc:5) Đô thị phía Nam:6) Đô thị phía Đông:

6 CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020

6.1 Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư Dự kiến, trong giai đoạn từ nay tới 2020, các giải pháp đầu tư (bao gồm

cả đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước và ngoài ngân sách) được định hướng như sau:

1) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng của một huyện công nghiệp và đô thị có trình độ phát triển:

Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống đường bộ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế;

Đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực đô thị theo tiêu chuẩn của một đô thị văn minh, hiện đại;

Hoàn thành cơ bản mạng lưới giao thống nông thôn theo hướng hình thành các cụm điểm dân cư văn minh hiện đại;

Thực hiện đầu tư phát triển hệ thống bưu chính viễn thông với công nghệ và trình độ hiện đại ngang tầm khu vực.

2) Kêu gọi và xúc tiến các dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghiệp: Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp đã được thành

lập; kêu gọi đầu tư phát triển một số khu công nghiệp mới và ổn định mạng lưới các khu công nghiệp vào các giai đoạn đến 2020;

Kêu gọi và xúc tiến đầu tư các dự án phát triển công nghiệp hợp tác có công nghệ hiện đại, tỷ suất đầu tư lớn, công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến nguyên liệu tại chỗ (các nguồn nguyên liệu tự nhiên và từ nông, lâm nghiệp) trong các khu công nghiệp đã được xác định.

Kêu gọi các nhà đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp mới trên cơ sở khai thác nguồn nhân lực tại chỗ và thị trường bên ngoài do các điều kiện thuận lợi về giao thương mang lại.

Kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm cả công nghiệp phần cứng và công nghiệp phần mềm....

Kêu gọi và xúc tiến đầu tư phát triển một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thương mại, du lịch.

89

Page 90: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Đầu tư hình thành các trung tâm thương mại và dịch vụ tài chính, tín dụng áp dụng các công nghệ hiện đại trong các hoạt động dịch vụ.

3) Đầu tư phát triển nông nghiệp– Xây dựng các chương trình ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới trong

canh tác nông nghiệp, theo hướng phát triển các sản phẩm phục vụ thị trường Hà Nội và xuất khẩu.

– Đầu tư nâng cấp, ổn định hệ thống hạ tầng thủy lợi.– Hình thành các chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

và các dự án trọng điểm trong các lĩnh vực phát triển xã hội:– Xây dựng và thực hiện chương trình đầu tư hiện đại hóa các cơ sở

giáo dục, đào tạo; nghiên cứu khoa học và công nghệ;– Xây dựng và thực hiện chương trình đầu tư hiện đại hóa các thiết chế

văn hóa xã hội;– Xây dựng và thực hiện chương trình đầu tư hiện đại hóa các cơ sở y

tế. chăm sóc sức khoẻ;6.2 Các chương trình. dự án đầu tư

(Xem phần Phụ lục)

90

Page 91: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Phần thứ tưCÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Để đạt được những mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đòi hỏi phải có một hệ thống các giải pháp thực hiện quy hoạch. Các giải pháp này cần được xây dựng đồng bộ, trên cơ sở những chính sách và quy định chung của Nhà nước, các quy hoạch có liên quan và cùng thời kỳ đối với địa bàn huyện. Vì vậy, cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:1 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ HÀNH CHÍNH

Căn cứ vào các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi quyền hạn của mình và để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu quy hoạch, huyện Bình Xuyên cần xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý một cách đầy đủ đối với địa bàn, cụ thể:

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực khác của tỉnh có liên quan trên địa bàn, cần xác định rõ các đề án, dự án lớn, có tính chất lâu dài nền tảng cho sự phát triển, từ đó có cơ chế tập trung đầu tư, tạo trọng điểm, gắn phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế của huyện với bảo đảm quốc phòng an ninh. Coi trọng việc đầu tư vào những lĩnh vực mang tính đột phá và cấp thiết. Đặc biệt ưu tiên dành nguồn vốn đầu tư thoả đáng cho xây dựng hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng (các khu công nghiệp, giao thông, điện nông thôn.v.v..).

Tiếp tục rà soát, bổ sung, cụ thể hoá các giải pháp nhằm phát huy mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế trong, ngoài huyện, kể cả nước ngoài, hiện đại hoá một số ngành kinh tế tiềm năng, đang có những lợi thế trước mắt như : chế biến hoa quả, nông sản, du lịch, các ngành nghề thu hút nhiều lao động, đặc biệt coi trọng các ngành sản xuất hàng xuất khẩu từ những nguồn nguyên liệu địa phương, có giá trị xuất khẩu lớn (hoa quả)....

Bổ sung và xây dựng mới các chính sách hỗ trợ đối với việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đối với các khu, cum công nghiệp, khu du lịch, nhất là về giao thông, cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông… Xây dựng các khu đô thị mới gắn với các địa bàn tăng trưởng, các tuyến du lịch, các hành lang phát triển đảm bảo cho nền kinh tế của huyện nhanh, đuổi kịp trình độ phát triển của tỉnh và vùng.

Bổ sung, cụ thể hoá các giải pháp cơ chế hiện hành và xây dựng các giải pháp mới, đặc thù, nhằm xây dựng từng vùng kinh tế phát triển cả về kinh tế và xã hội, tương ứng với tiềm năng phát triển của mỗi vùng.

91

Page 92: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ chế chính sách nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp về kinh tế và quốc phòng. Huy động và kết hợp bố trí hợp lý lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong làm kinh tế. Có chính sách khuyến khích và tạo lập thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, đảm bảo các hoạt động dân sự trên địa bàn.

Xây dựng chính sách và chế định cụ thể trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Trên cơ sở luật môi trường, chiến lược phát triển bền vững của cả nước, cần có chính sách và biện pháp kiểm soát chặt chẽ, xử lý cương quyết, hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động kinh tế gây ra, đặc biệt là các khu công nghiệp sử dụng hoá chất trong nông nghiệp.v.v.. Thực thi nghiêm ngặt Luật Bảo vệ môi trường, kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam đã ký kết, sớm thực hiện các dự án bảo vệ, bảo tồn nguồn gien trên địa bàn.

Có biện pháp kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh - quốc phòng, tạo sức mạnh tổng hợp phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Giải pháp có tính tiền đề cho các giải pháp trên chính là cải cách thủ tục hành chính. Tiếp tục cải cách hành chính là nền tảng quan trọng thực hiện hàng loạt các biện pháp hành chính, kinh tế khác, bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng không chỉ trong công tác giải quyết các công việc hành chính mà còn đảm bảo khả năng hiệu quả của các giải pháp quản lý kinh tế nói chung. Tiếp tục loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng; Rà soát lại quy trình làm việc, thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và nhà đầu tư, xoá bỏ khe hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng; Đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến đất, thủ tục cấp phép xây dựng; Tiếp tục triển khai cơ chế một cửa; áp dụng tiêu chuẩn quản lý ISO vào hoạt động của các cơ quan hành chính; Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, thay đổi tư duy của công chức theo hướng thân thiện với hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.2 HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

92

Page 93: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Để đạt được những mục tiêu và phương hướng đề ra trong quy hoạch, ước tính tổng vốn đầu tư xã hội cần huy động theo các kỳ kế hoạch 5 năm như sau: Thời kỳ 2011 -2020, nhu cầu đầu tư (theo giá 2010) là 2.900 tỷ đồng; trong đó thời kỳ 2011-2015 khoảng trên 1.000 tỷ đồng và thời kỳ 2016-2020 khoảng 900 tỷ đồng. Những năm còn lại của kế hoạch 5 năm 2006-2010 và năm năm tiếp theo 2011-2015 cần tập trung vốn đầu tư cho xây dựng hệ thống kết kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội trên địa bàn, đặc biệt là hệ thống giao thông, hạ tầng các khu kinh tế, các khu công nghiệp, hạ tầng du lịch và xây dựng các công trình lớn, có tính tạo điều kiện phát triển chung. Đây là một khối lượng vốn đầu tư rất lớn, đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực, vừa tạo tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế vừa khuyến khích, thu hút các nguồn vốn có thể có (cả trong và ngoài nước) dưới mọi hình thức.

Các giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện là:2.1 Các giải pháp chung

Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế tăng trưởng ổn định và vững chắc khi mọi người dân. các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cũng như các cơ quan nhà nước có ý thức tiêu dùng tiết kiệm. Theo phương án chọn, tiêu dùng bình quân đầu người có thể tăng lên 4,5-5 triệu đồng năm 2010, 9-10 triệu đồng năm 2015 và khoảng trên 20-21 triệu đồng năm 2020. Vì vậy, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế có thể đạt tới 30% Giá trị tăng thêm trong năm năm 2008-2010, 32-33% năm năm 2011-2015 và 34-35% đối với năm năm 2016-2020.

Xác định các công trình, các địa bàn ưu tiên và quy mô ưu tiên để kêu gọi vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong, ngoài khu vực.

Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích theo dự án thông qua đấu thầu, giảm tình trạng lãng phí, thất thoát vốn nhất là trong khâu thi công xây dựng. Lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Xây dựng và thực hiện quỹ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là đối với các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Sử dụng quỹ đất hợp lý để tạo vốn xây dựng các công trình hạ tầng đô thị.

Nâng cao chất lượng và đổi mới các hoạt động tài chính ngân hàng trong vùng. Tạo các cơ chế phù hợp để mở rộng hình thức tự bổ sung vốn của các doanh nghiệp và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện trên địa bàn. Đơn giản hoá các thủ tục cấp phát nhằm cải thiện môi trường đầu tư.

Tăng cường việc huy động các hình thức lao động nghĩa vụ (theo luật định) để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn, nhất là các công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục và các công trình phúc lợi khác.

93

Page 94: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Tiến hành tuyên truyền, quảng bá các thế mạnh của huyện, quảng bá vị trí, vai trò và khả năng thu hút đầu tư vào các địa bàn kinh tế động lực, các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch trọng điểm. Có chính sách khuyến khích (chính sách về đất đai, hỗ trợ vốn..) đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn. 2.2 Giải pháp huy động vốn trong nước

Nguồn vốn trong nước chủ yếu là nguồn vốn trong dân (bao gồm dân doanh và các doanh nghiệp), theo tính toán nguồn vốn này khoảng 70% tổng vốn đầu tư phát triển, trong đó nguồn vốn trong dân chiếm khoảng 40%.

94

Page 95: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

2.2.1 Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nướcNguồn vốn từ ngân sách nhà nước gồm cả ngân sách nhà nước chi cho

đầu tư phát triển trên địa bàn. Đây là nguồn vốn hết sức quan trọng đối với huyện, nơi còn nhiều xã khó khăn. Đầu tư từ ngân sách nhà nước có tác dụng định hướng, tạo môi trường thuận lợi để huy động các nguồn vốn từ trong nước và ngoài nước khác. Dự kiến nguồn vốn này chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu đầu tư cả thời kỳ.

Để đảm bảo nguồn vốn từ Nhà nước cần quan tâm nuôi dưỡng các nguồn thu, nguồn tín dụng ưu đãi hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, mặt khác huyện cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển, tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế.

Căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ đối với khu vực vùng Núi phía Bắc huyện cần phối hợp chặt chẽ với các Sở ngành tỉnh để xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hành động của các ngành và địa phương mình, đồng thời tiếp tục triển khai các công trình, dự án của các sở ngành đang thực hiện trên địa bàn theo đúng tiến độ, nhất là các dự án lớn về giao thông, hạ tầng các khu công nghiệp, khu du lịch và về an ninh quốc phòng... Đề nghị các bộ, ngành Trung ương và tỉnh ưu tiên bố trí nguồn vốn thoả đáng cho xây dựng các công trình hạ tầng tại các trung tâm đô thị trên địa bàn huyện như: Hương Canh, Thanh Lãng và Gia Khánh tạo điều kiện kết hợp với TP. Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên thành chuỗi công nghiệp - đô thị Vĩnh Phúc sau này.

Huyện cần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng nguồn thu để tăng thu ngân sách trên địa bàn. Quản lý, giám sát chặt chẽ các nguồn thu chi, thực hiện thu chi hợp lý để đảm bảo vốn cho đầu tư phát triển. Thực hiện triệt để tiết kiệm để sử dụng có hiệu quả và tăng tích luỹ đầu tư từ ngân sách địa phương, Lồng ghép có hiệu quả các chương trình mục tiêu, các chương trình quốc gia trên từng địa bàn. Nguồn thu từ sử dụng đất không nhỏ vì vậy quy hoạch sử dụng đất cần tạo điều kiện để có thêm nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.

Tăng cường công tác quản lý đầu tư, quản lý thu chi ngân sách, đảm bảo huy động đúng mức các nguồn thu từ các thành phần kinh tế theo chính sách thuế hiện hành. Tiếp tục cải cách cơ chế chi ngân sách địa phương sao cho hợp lý nhằm tăng tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển. Thực hiện tốt các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý đầu tư, quản lý xây dựng để tránh thất thoát, lãng phí, nhất là trong khâu xây dựng cơ bản...

95

Page 96: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

2.2.2 Đối với nguồn vốn tín dụngXét về dài hạn các doanh nghiệp nhà nước cũng như ngoài quốc doanh

dùng một phần lãi của mình để tiết kiệm, đầu tư mở rộng sản xuất. Nguồn vốn tín dụng là vốn ứng trước, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế theo những mục tiêu đã được định hướng. Vì vậy, để đạt mục tiêu có thể:

Áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng thông qua sự can thiệp của nhà nước vào thị trường bằng công cụ lãi suất tín dụng, hướng luồng vốn vào các ngành, các lĩnh vực ưu tiên.

Tiếp tục cải cách hành chính, mở rộng các hình thức cho vay và các đối tượng cho vay; đơn giản hoá các thủ tục cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Chuyển hình thức cho vay bằng thế chấp tài sản sang hình thức cho vay theo dự án, tín chấp.

2.2.3 Nguồn vốn đầu tư trong dân và doanh nghiệpTăng cường thu hút nguồn vốn trong dân, khuyến khích doanh nghiệp và

các cá nhân đầu tư kinh doanh sản xuất và đóng góp công ích dưới các hình thức bằng sức lao động hoặc bằng tiền của, kết hợp cùng với nguồn vốn Nhà nước xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng và thực hiện chính sách xã hội. Khuyến khích huy động các nguồn lực, tài sản, tiền của nhàn rỗi trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh làm giàu cho cá nhân và đóng góp cho xã hội.2.3 Giải pháp huy động vốn nước ngoài

Vốn nước ngoài gồm 2 nguồn chính là vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nguồn vốn nước ngoài có vai trò rất quan trọng, không những chúng đáp ứng một lượng vốn đầu tư lớn cho nền kinh tế mà còn tạo cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và mở rộng thị trường.

2.3.1 Đối với nguồn vốn ODAThời gian qua, lượng vốn ODA đầu tư vào huyện còn rất ít. Vì vậy huyện

cần phối hợp chặt chẽ với các Sở ngành tỉnh tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ ngành TW và các tổ chức quốc tế vận động các dự án ODA, trong đó ưu tiên vào các lĩnh vực như: phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội (điện, giao thông, cấp thoát nước, các công trình công cộng, y tế, giáo dục...); các dự án về môi trường, phòng chống thiên tai, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cộng đồng; về phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xoá đói giảm nghèo... Căn cứ vào những lĩnh vực ưu tiên trên, các địa phương trong vùng cần xây dựng các dự án cụ thể, tích cực vận động đầu tư và chủ động bố trí vốn đối ứng... làm cơ sở để vận động tài trợ. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm kinh tế đối ngoại và quản lý dự án để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA.

96

Page 97: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

2.3.2 Đối với nguồn vốn FDIDự báo trong thời gian tới, cùng với sự hình thành và phát triển của nhiều

công trình kinh tế lớn trên địa bàn như các khu công nghiệp, các đô thị, các khu du lịch, nhất là các khu du lịch hồ Thanh Lanh. Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Tam Đảo từ nguồn vốn FDI đầu tư vào huyện sẽ tăng mạnh. Song cũng cần phải có những giải pháp đi kèm:

Đổi mới cơ chế thu hút FDI, xây dựng giải pháp cơ chế, chính sách đồng bộ để thu hút nguồn vốn FDI phù hợp với quá trình hội nhập. Tạo mọi điều kiện thuận lợi và thông thoáng (chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính.

Điều chỉnh cơ cấu thu hút đầu tư FDI phù hợp, hướng nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực ưu tiên để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư theo hướng tăng dần những dự án áp dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh và có giá trị tăng cao. Khuyến khích các dự án có khả năng tận dụng những lợi thế cạnh tranh của huyện như xuất khẩu hoa quả và các dự án sản xuất hàng xuất khẩu khác.

Kết hợp nhiều hình thức liên doanh liên kết, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài đối với các dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của huyện như các khu du lịch, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp...

Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá, giới thiệu ra nước ngoài về các tiềm năng thế mạnh của huyện, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin.

2.3.3 Đối với các nguồn vốn khác Xây dựng các dự án cụ thể để tranh thủ các nguồn vốn của các tổ chức

quốc tế như chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình nước sạch nông thôn, vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục..

Mở rộng các hình thức đầu tư như BOT, BT và các hình thức khác để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, kêu gọi, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là những người xuất thân hoặc có nhân thân đang sinh sống ở các địa phương trong địa bàn về đầu tư phát triển sản xuất và dịch vụ tại quê nhà với những cơ chế, chính sách ưu đối thích hợp.

97

Page 98: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Song song với những chính sách điều hành vĩ mô của Nhà nước, ngoài những giải pháp về vốn nêu trên, huyện cần nghiên cứu xây dựng những cơ chế phù hợp với điều kiện của địa phương như về tài chính, về sử dụng đất.v.v... nhằm thúc đẩy phát triển nhanh các khu cụm công nghiệp, hệ thống kết cấu hạ tầng, các trung tâm đô thị, hay theo hướng đảm bảo các điều kiện phát triển bền vững cho huyện.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Phát triển nguồn nhân lực vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá trình phát triển. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ góp phần nâng cao năng suất xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và cuối cùng có thể đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của dân cư. Hơn bao giờ hết, trong giai đoạn phát triển tới các ngành kinh tế của Bình Xuyên sẽ đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải cao và ngày càng hoàn thiện. Chất lượng nguồn nhân lực hiện nay ở Bình Xuyên còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng chỉ chiếm hơn 15%. Vì vậy, những năm tới cần có chính sách tích cực để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là đối với các ngành công nghiệp và dịch vụ, từng bước xây dựng một lực lượng lao động chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của huyện theo mục tiêu quy hoạch.

Mở rộng các hình thức đào tạo, dạy nghề bằng nhiều hình thức (chính quy, tại chức, ngắn hạn, dài hạn), trong đó tập trung vào các ngành nghề chế biến nông lâm sản, công nghiệp nhẹ, du lịch, cơ khí sửa chữa, chế tạo...

Chú trọng đầu tư cho các trung tâm dạy nghề về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng dạy;

Đẩy mạnh phối hợp, liên kết với các Trường đại học, các trung tâm đào tạo, dạy nghề ở TP. Vĩnh Yên, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng v.v..để mở rộng quy mô và các hình thức đào tạo cho lực lượng lao động của huyện. Ưu tiên đào tạo công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật có trình độ cao trong các lĩnh vực chế biến nông lâm sản, nước uống, và các ngành công nghiệp mới khác.. Chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ để tiếp cận với khách du lịch và hội nhập.

Mở rộng dạy nghề, truyền nghề bằng nhiều hình thức thích hợp. Khuyến khích các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh tham gia dạy nghề cho lực lượng lao động của huyện và hỗ trợ cho công tác giáo dục đào tạo của huyện.

Dự kiến số người đào tạo và đào tạo lại thời kỳ 2011-2015 là khoảng 75%, bình quân mỗi năm khoảng 2.000-2.500 người.4 GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

98

Page 99: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Một trong những vấn đề mấu chốt để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo các điều kiện phát triển bền vững về môi trường là không ngừng đổi mới công nghệ. Do vậy cần coi trọng công tác khoa học công nghệ, trước hết tập trung vào các khâu trọng yếu, các chương trình phát triển và ứng dụng, đưa các tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ trực tiếp sản xuất, nhất là đối với các ngành nghề liên quan đến khai thác các điều kiện tự nhiên hay các loại tài nguyên thiên. Trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

Đổi mới công tác quản lý khoa học công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về khoa học công nghệ ở cấp huyện theo hướng linh hoạt và hiệu quả. Thực hiện cơ chế liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình từ xác định nhiệm vụ nghiên cứu đến triển khai thực hiện, đánh giá và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường. Thực hiện rộng rãi các cơ chế chính sách khuyến khích của nhà nước như cho vay tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế, thuê đất...để phát triển khoa học công nghệ. Có cơ chế vừa khuyến khích, vừa bắt buộc các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới, công nghệ thích hợp vào sản xuất.

Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển khoa học, công nghệ trong và ngoài nước, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp các ngành trong nước, các tổ chức nước ngoài trong các lĩnh vực đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, đổi mới công nghệ. Chủ động mở rộng và phát triển các quan hệ trao đổi và hợp tác với các địa bàn lân cận, các tổ chức hoa học, hội nghề nghiệp.v.v...5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN

Tiếp tục đổi mới kinh tế tập thể và phát triển mạnh hình thức kinh tế đa sở hữu.

Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một trong những quan điểm cơ bản của quá trình đổi mới kinh tế. Trong điều kiện hệ thống phân công lao động trong nước và quốc tế đã phát triển đến mức sâu rộng và đa dạng như hiện nay, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tập thể và đa sở hữu ngày càng có vai trò quan trọng trọng quá trình phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, cần có những cơ chế khuyến khích và đảm bảo quyền bình đẳng trong sản xuất kinh doanh giữa các thành phần kinh tế cả trong nước và ngoài nước trong khuôn khổ pháp luật chung.

99

Page 100: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Có chính sách khuyến khích và cho phép đa dạng hoá các hình thức phát triển kinh tế kể cả trong công nghiệp, du lịch, dịch vụ... để thu hút được mọi nguồn vốn đầu tư trong xã hội.

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở tổng kết các đơn vị làm tốt để tạo động lực phát triển, tăng sức hấp dẫn của kinh tế tập thể. Đa dạng hoá hình thức sở hữu trong kinh tế tập thể, hình thành các Tổ hợp tác. Hợp tác xã, Liên minh hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã.

Khuyến khích, huy động xã viên tăng thêm vốn góp, vay vốn của tổ chức tín dụng và huy động các nguồn vốn khác để không ngừng tăng thêm vốn đầu tư phát triển.

Khuyến khích phát triển mạnh hình thức kinh tế đa sở hữu mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần thông qua việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp cổ phần mới; để hình thức kinh tế này trở thành phổ biến, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế tạo đà huy động vốn đầu tư từ thành phần kinh tế này.

Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân đầu tư phát triển, không hạn chế về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn. Xoá bỏ triệt để mọi hình thức phân biệt đối xử, tôn vinh những người sản xuất, kinh doanh giỏi. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân lớn. Hỗ trợ khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm huy động các nguồn lực và phát huy các lợi thế so sánh của huyện, nhất là của vùng kinh tế; đồng thời với việc khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề, trang trại; chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực: kết cấu hạ tầng, y tế, giáo dục...

Thu hút tư nhân mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước, tham gia đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh quan trọng của nền kinh tế.

Tạo môi trường kinh tế, xã hội, môi trường pháp lý cho phát triển doanh nghiệp; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tạo bước chuyển biến toàn diện và sâu sắc trong cải cách hành chính. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao để giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Phát triển mạnh không hạn chế quy mô các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

100

Page 101: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế để tăng cường sự hỗ trợ và cùng phát triển. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất với nhiều quy mô, nhiều trình độ. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với các mục tiêu quốc gia và phù hợp với định hướng chung và lợi thế của từng vùng. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp đa sở hữu theo hướng xã hội hóa, tập thể hóa doanh nghiệp, đan xen sở hữu nhà nước, tư nhân, tập thể trong cùng một doanh nghiệp.6 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA, XÃ HỘI

6.1 Về xoá đói giảm nghèo Tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tốc độ xoá đói, giảm nghèo, chống tái

nghèo; tiếp tục nâng cao dân trí, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm. Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, miền núi.

Quan tâm đầu tư phát triển, thu hút các dự án đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế, đồng thời có cơ chế phát triển kinh tế lâm nghiệp tăng thu nhập và tạo việc làm cho đồng bào dân tộc.

Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá trong việc giải quyết việc làm, tạo môi trường khuyến khích người lao động học tập, nâng cao trình độ và tay nghề, đẩy mạnh các hoạt động hội chợ, dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động; thực hiện tốt các chương trình dự án, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động. Quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề và tạo điều kiện vay vốn giải quyết việc làm cho nông dân nghèo, các gia đình chính sách... 6.2 Về Giáo dục- Đào tạo

Cần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học ở các cấp học, bậc học và trình độ đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, thực hiện có hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên cán bộ quản lý giáo dục đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, đạt chuẩn, nâng cao tỷ lệ trên chuẩn. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hoá trường, lớp học theo hướng chuẩn hoá. 6.3 Về chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế đủ vế số lượng, giỏi về trình độ chuyên môn, đồng thời chú trọng giáo dục y đức cho đội ngũ cán bộ y tế; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh; đẩy mạnh việc thực hiện xây dựng chuẩn quốc gia y tế xã; nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện và các trạm xá tuyến xã để có đủ khả năng giải quyết nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân ngay tại địa phương.

101

Page 102: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Quan tâm bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tích cực giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Cải thiện chất lượng dân số về thể chất và tinh thần, xây dựng gia đình theo tiêu chí: bình đẳng, ấm no, hạnh phúc bền vững; tập trung mọi nỗ lực giảm tỷ lệ sinh một cách vững chắc, hiệu quả,6.4 Về văn hoá- thông tin, TDTT

Xây dựng văn hoá trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, phát huy truyền thống văn hiến, nét đẹp của quê hương và con người Vĩnh Phúc, tạo môi trường và đời sống văn hoá lành mạnh trong xã hội. Chú trọng bảo tồn, gìn giữ, phát huy di sản văn hoá vật thể và phi vật thể; bảo vệ tác quyền, tác giả, chống các hoạt động sao chép lậu, phát hành trái phép bản quyền. Vận động nhân dân tạo lập nếp sống và làm việc theo pháp luật một cách tự giác gắn với tích cực phòng, chống và giải quyết các tai, tệ nạn xã hội.

Tiếp tục triển khai sâu rộng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Quan tâm vận động, trợ giúp nhân dân góp sức xây dựng các thiết chế văn hoá và thư viện ở nông thôn, coi trọng xã hội hoá hoạt động văn hoá, TDTT, kể cả bảo tàng tư nhân, sưu tập, CLB…

Xây dựng, phát triển phong trào TDTT quần chúng, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân luyện tập thể dục và thi đấu thể thao theo hướng xã hội hoá, vì mục tiêu tăng cường sức khoẻ và đời sống văn hoá, thể thao của nhân dân. 7 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

7.1 Tổ chức công bố quy hoạchSau khi phê duyệt, phương án quy hoạch sẽ là định hướng cơ bản cho sự

phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian 10 năm tới. Yêu cầu cơ bản là phải thực hiện tốt việc lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện quy hoạch

Sau khi Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020 được phê duyệt, UBND huyện tổ chức công bố và phổ biến bản quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020 bằng nhiều hình thức cho tất cả các cán bộ, doanh nghiệp, nhân dân trong huyện và các nhà đầu tư.7.2 Tăng cường sự phối hợp giữa huyện với các phòng ban trong huyện.

trong tỉnh trong quá trình thực thi quy hoạch Phối hợp trong chỉ đạo, điều hành thực thi quy hoạch, kế hoạch. Phối hợp trong xây dựng, cung cấp thông tin phục vụ công tác dự báo;

trong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của huyện.

Phối hợp trong quản lý đầu tư, xúc tiến và kêu gọi đầu tư phát triển.7.3 Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện

102

Page 103: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

Các ngành của huyện và UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung lại quy hoạch của ngành mình và của địa phương mình trên cơ sở bản Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

Triển khai quy hoạch qua các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải bám vào các mục tiêu quy hoạch đã được duyệt và tiến độ phải thực hiện trong từng thời kỳ.

Cuối mỗi kế hoạch 5 năm (năm 2010, năm 2015, năm 2020) tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kỳ, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.

Xây dựng chương trình hành động và các chương trình phát triển theo từng thời kỳ, theo định hướng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Bình Xuyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phối hợp với các ban ngành của tỉnh. Trung ương và các huyện lân cận để triển khai các chương trình phát triển và hợp tác cùng phát triển.7.4 Thành lập ban chỉ đạo và ban giám sát thực thi quy hoạch

UBND huyện thành lập ban chỉ đạo thực thi quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội huyện Bình Xuyên giai đoạn 2008 – 2020, đầu mối là phòng Tài chính kế hoạch. Thành lập ban giám sát thực thi quy hoạch dưới sự điều hành của Hội đồng nhân dân các cấp và đại diện của nhân dân.

103

Page 104: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN - Cổng thông … · Web viewBÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BÌNH XUYÊN ĐẾN

KẾT LUẬN

Cùng với khả năng hoàn thiện của hệ thống giao thông thuộc khu vực vùng núi phía Bắc, đặc biệt là liên quan đến hệ thống giao thông đối ngoại của Bình Xuyên (Quốc lộ 2, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường sắt, đường thuỷ…) thế và lực phát triển của Bình Xuyên hoàn toàn thay đổi. Khả năng liên kết của kinh tế Bình Xuyên với các địa bàn phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tăng lên. Do vậy, việc tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ đến năm 2020 là việc làm cần thiết trong quản lý và điều hành nền kinh tế.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Xuyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ và khoa học những yếu tố và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa bàn trong bối cảnh phát triển chung của tỉnh Vĩnh Phúc, vùng Trung du Miền núi Bắc bộ, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, cả nước và quốc tế nói chung, làm rõ những cơ hội và thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, từ đó đưa ra những phương án phát triển, xác định những khâu đột phá, đồng thời, nêu ra các chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch.

Bản quy hoạch có thể sử dụng như là căn cứ chỉ đạo các hoạt động kinh tế - xã hội trên điạ bàn, đưa nền kinh tế phát triển đúng hướng, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Để góp phần thực hiện phát triển kinh tế-xã hội huyện Bình Xuyên theo đề án quy hoạch tổng thể, UBND huyện Bình Xuyên kiến nghị với tỉnh và các cơ quan Trung ương một số vấn đề như sau:

Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển, đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trường lớp, y tế… ;

Đối với các khu công nghiệp đã hình thành, đề nghị Trung ương và tỉnh hỗ trợ xây dựng hệ thống các công trình dịch vụ đi kèm như: nhà ở cho công nhân, nhà máy nước, nhà máy xử lý nuốc thải…

UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN

104