vị trí của người lao động việt nam

8
KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH VÀ Vị trí của Người lao động Việt Nam trong Thị trường Lao động Toà n cầu

Upload: others

Post on 01-Oct-2021

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Vị trí của Người lao động Việt Nam

K H Ả N Ă N G S Ử D Ụ N G T I Ế N G A N H V À

Vị trí của Người lao động Việt Nam trong Thị trường Lao động Toàn cầu

Page 2: Vị trí của Người lao động Việt Nam

Giới thiệuSau cuộc cải cách kinh tế quan trọng vào giữa những năm 80 của thế kỉ 20 – hay còn gọi là Công cuộc Đổi Mới – trong đó ưu tiên sản xuất hàng tiêu dùng và đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã phát triển thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình. Cuộc cải cách vẫn tiếp tục diễn ra trong những năm 90 của thế kỉ 20 , khi Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù nền kinh tế đã tăng trưởng chậm lại sau thời điểm chuyển giao của thế kỷ, nhưng động lực đang hình thành trở lại và GDP năm 2018 của quốc gia ước tính đạt 240,78 tỷ Đô la1. Trên thực tế, sự hồi phục kinh tế gần đây ấn tượng đến mức một số nhà bình luận tin rằng Việt Nam có thể bắt kịp với Trung Quốc về GDP bình quân đầu người chỉ trong vòng 11 năm tới2.

Việt Nam hiện đang là quốc gia có vị thế trên trường quốc tế và bởi vì Tiếng Anh là “ngôn ngữ chung” trong các hoạt động kinh doanh toàn cầu, nên tầm quan trọng của khả năng sử dụng tiếng Anh đối với người Việt Nam chưa bao giờ rõ rệt hơn thế.

Báo cáo này sẽ phân tích vai trò của khả năng sử dụng Tiếng Anh đối với sự phát triển không ngừng của hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và cách các doanh nghiệp Việt Nam đang xây dựng đội ngũ nhân viên thông thạo Tiếng Anh như thế nào để tăng tính cạnh tranh và nắm bắt những cơ hội mới trên thị trường toàn cầu.

2

Tầm quan trọng của khả năng sử dụng Tiếng

Anh của công dân Việt Nam chưa bao giờ rõ ràng

hơn thế.

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH VÀ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TOÀN CẦU

Page 3: Vị trí của Người lao động Việt Nam

PHẦN 1vào khoảng Với khoảng 96,5 triệu người3 dân Việt Nam, quá trình hiện đại hóa nền kinh tế đã dẫn đến sự gia tăng các công việc phi thủ công và đẩy mạnh nhu cầu về một lực lượng lao động có tay nghề cao hơn. Nếu nhu cầu này không được đáp ứng, thì dù có rất nhiều công dân trong độ tuổi lao động (độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 30,9), Việt Nam vẫn có thể gặp khó khăn trong việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế.

Nhận thức được khả năng sử dụng tiếng Anh là một năng lực quan trọng trong bối cảnh như vậy, chính phủ Việt Nam đã đưa ra những cải cách giáo dục táo bạo. Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 đã được ban hành vào năm 2008 với mục đích nâng cao việc dạy và học tiếng Anh ở mọi cấp học cho đến năm 2020.

Đề án có tổng ngân sách là 9.400 tỷ đồng và được thiết kế nhằm nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh của người học, đồng thời hỗ trợ các nỗ lực công nghiệp hoá và hiện đại hóa của quốc gia4. Tuy nhiên, cho dù khoản đầu tư rất lớn, các chuyên gia giáo dục lo ngại rằng đề án khó có thể đạt được các mục tiêu đề ra5.

Theo xu hướng toàn cầu, học sinh, sinh viên Việt Nam mong muốn trau dồi năng lực sử dụng tiếng Anh vì nó sẽ giúp các em tiếp cận các cơ hội việc làm mới. Nhưng trên thực tế, có nhiều thách thức cần phải vượt qua, ví dụ như thiếu nguồn lực, quy mô lớp học lớn, và nhiều lĩnh vực tiềm năng cần được cải thiện. Những vấn đề kể trên có thể được giải quyết bằng cách đảm bảo giáo viên tiếng Anh được đào tạo bài bản và có khả năng kết hợp các phương pháp giảng dạy cập nhật trong các chương trình học6.

Tuy nhiên, những thách thức này lại mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thể cung cấp đào tạo tiếng Anh bổ sung cho lực lượng lao động của mình để nâng cao các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, thì họ sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tận dụng các cơ hội thương mại quốc tế. Và nếu làm được điều đó, không chỉ doanh nghiệp mà cả quốc gia sẽ được hưởng lợi.

Chính phủ Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng một môi trường kinh doanh thân thiện, và Việt Nam hiện đang được xem là một trong những thị trường đầu tư nước ngoài hấp dẫn nhất thế giới7. Cụ thể, ngành sản xuất đang phát triển mạnh và các doanh nghiệp trong lĩnh vực này nhận thấy cần có một lực lượng lao động thành thạo tiếng Anh để có thể hợp tác với các đối tác toàn cầu và cung cấp dịch vụ cho khách hàng quốc tế.

Khả năng sử dụng tiếng Anh hỗ trợ quá trình hội nhập quốc tế của quốc gia và việc hợp tác với các đối tác nước ngoài có thể đóng góp tích cực vào chiến lược phát triển quốc tế của đất nước. Nếu Việt Nam tiếp tục con đường mở rộng kinh tế, thì những người lao động có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng. Theo đó, người sử dụng lao động cũng cần có khả năng đánh giá chính xác năng lực sử dụng tiếng Anh của cả ứng viên tiềm năng cũng như nhân viên hiện tại.

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH VÀ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TOÀN CẦU 3

Việc sử dụng tiếng Anh trong các doanh nghiệp Việt Nam

79% nhân viên trong các doanh nghiệp toàn cầu sử dụng tiếng Anh

Page 4: Vị trí của Người lao động Việt Nam

Việt Nam được xếp loại là quốc gia có mức độ thành thạo tiếng Anh ở mức trung bình8, nhưng trong bối cảnh thương mại quốc tế chiếm hơn 30% GDP toàn cầu9, nhu cầu nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho người lao động đối với các doanh nghiệp chưa bao giờ quan trọng đến thế.

Có một mối tương quan giữa khả năng tiếng Anh của người dân và hiệu quả kinh tế của một quốc gia. Việc nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh gần như luôn đi kèm với việc tăng thu nhập bình quân đầu người. Các nhà tuyển dụng và cán bộ quản lý nhân sự trên toàn thế giới cũng cho biết những ứng viên có khả năng tiếng Anh xuất sắc thường đòi hỏi mức lương cao hơn nhiều10. Bởi vì tiếng Anh có tiềm năng mở ra các cơ hội kinh doanh quốc tế, nên các chính phủ cần phải đầu tư vào hoạt động đào

tạo tiếng Anh như một phương thức cải thiện mức sống cho người dân, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được rằng để triển khai thành công hoạt động kinh doanh, cần phải có khả năng giao tiếp dễ dàng và hiệu quả với các tổ chức trên toàn cầu. Thái độ cởi mở của nhà nước đối với khả năng sử dụng tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng trong thành công này.

Nếu các doanh nghiệp Việt Nam có thể cải thiện trình độ tiếng Anh của nhân viên, điều này sẽ giúp họ xây dựng một lực lượng lao động cạnh tranh, từ đó, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của chính họ. Doanh nghiệp phải triển khai các sáng kiến hỗ trợ cải thiện kỹ năng sử dụng tiếng Anh, ví dụ như thông qua việc cung cấp rộng rãi các khóa đào tạo tiếng Anh chính thức.

4

Việt Nam đang tiến tới toàn cầu hóa ở nhiều lĩnh vực. Ước tính có hơn 10.000 doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam11 và hoạt động xuất khẩu hiện chiếm tới 90% GDP của cả nước.

Với chi phí nhân công cạnh tranh, rõ ràng đây là lý do tại sao các tập đoàn nổi tiếng như Ford, Samsung và Nike rất muốn thiết lập hoạt động kinh doanh tại Việt Nam12. Nhưng với sự gia tăng của các công nghệ tự động hóa và tiết kiệm sức lao động, tăng trưởng dựa vào sản xuất chỉ có thể giúp đất nước phát triển ở mức đó. Lực lượng lao động sẽ cần tự trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết trong tương lai – ví dụ như khả năng sử dụng tiếng Anh – để đảm bảo rằng họ vẫn là lực lượng lao động bền vững và có tính cạnh tranh13.

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH VÀ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TOÀN CẦU

PHẦN 2 Nhu cầu về một lực lượng lao động có kỹ năng

Lợi ích của đánh giá bên thứ ba đối với các công ty đa quốc gia tại Việt Nam

64% cho rằng đánh giá của bên thứ ba đo lường chính xác các kỹ năng của

73% đồng ý rằng đánh giá của bên thứ ba cung cấp dữ liệu khách quan và trung thực

64%

73%

Page 5: Vị trí của Người lao động Việt Nam

Tiếng Anh là ngôn ngữ giao dịch chính trong 56% các công ty toàn cầu14, vì vậy nếu Việt Nam tiếp tục đi theo con đường phát triển kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo rằng nhân viên có khả năng sử dụng tiếng Anh phù hợp. Các doanh nghiệp có lực lượng lao động có thể giao tiếp hiệu quả trong công việc có thể tận dụng tốt hơn các cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại.

Sự thừa nhận của doanh nghiệp Việt Nam về giá trị của khả năng sử dụng tiếng Anh tại nơi làm việc đã được thể hiện trong các kết luận của một nghiên cứu thị trường có tiêu đề: “Tại sao việc đánh giá lại quan trọng?”15. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các kỹ năng tiếng Anh xuất hiện trong hoạt động của đa số các doanh nghiệp đa quốc gia Việt Nam, với 56% cho rằng khả năng sử dụng tiếng Anh của nhân viên là rất quan trọng.

“Tại sao việc đánh giá lại quan trọng?” là một dự án nghiên cứu toàn cầu được thực hiện bởi Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS) và Ipsos Public Affairs. Dự án đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp đa quốc gia ở 10 quốc gia nhằm đánh giá quan điểm của họ về việc sử dụng tiếng Anh trong quá trình hiện thực hóa các mục tiêu kinh doanh toàn cầu. Ở Việt Nam, 75 chuyên gia nhân sự đã được phỏng vấn trong cuộc khảo sát này.

Nghiên cứu đã cho thấy rằng các tổ chức đa quốc gia tại Việt Nam coi khả năng sử dụng tiếng Anh là một tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn, đào tạo và phát triển nhân viên. Ví dụ, để sàng lọc và lựa chọn các ứng viên cho vị trí kỹ thuật chuyên môn, 63% người trả lời khảo sát chọn cách đánh giá kỹ năng tiếng Anh của các ứng viên. Ngoài ra, việc đánh giá trình độ tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sự nghiệp của một cá nhân, 74% doanh nghiệp cho biết họ sử dụng bài đánh giá này để theo dõi sự tiến bộ của nhân viên, và khi nhân viên được thăng chức thì khả năng sử dụng tiếng Anh của nhân viên đó sẽ càng được yêu cầu cao hơn.

Những thống kê nêu trên đặc biệt thú vị bởi vì chúng cho thấy rằng khi người lao động thăng tiến lên các vị trí có trách nhiệm lớn hơn các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh càng trở nên quan trọng hơn. Điều đó có nghĩa nếu bạn muốn thăng tiến trong một tổ chức đa quốc gia ở Việt Nam, thì năng lực sử dụng tiếng Anh là một công cụ giao tiếp hữu ích mà bạn cần có.

5

63% người trả lời khảo sát chọn cách đánh giá kỹ năng tiếng Anh của các ứng viên

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH VÀ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TOÀN CẦU

PHẦN 3 Năng lực sử dụng tiếng Anh tại nơi làm việc

Page 6: Vị trí của Người lao động Việt Nam

Trong bối cảnh kinh doanh trên thế giới ngày càng mang tính toàn cầu hoá, khả năng sử dụng tiếng Anh dần trở thành một điều kiện tiên quyết, chứ không còn là một lựa chọn. Do đó, việc chọn đúng công cụ đánh giá để đảm bảo nhân viên đạt trình độ mong muốn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

74% đáp viên là người Việt Nam tham gia nghiên cứu “Tại sao việc đánh giá lại quan trọng?”16 cho biết họ sử dụng bài đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh để theo dõi sự tiến bộ của nhân viên và đưa ra quyết định về thăng chức. Khi nhân viên thăng tiến, tác động của quyết định của họ có trọng lượng hơn đối với một tổ chức nói chung, vì vậy các công ty cần chắc chắn rằng họ đã lựa chọn đúng người cho đúng vị trí công việc.

Việc này là không thể nếu sử dụng dữ liệu không toàn diện hoặc không chính xác, vì có thể dẫn đến quyết định tuyển dụng và sắp xếp vị trí công việc không thực sự tối ưu. Các tổ chức đang sử dụng dữ liệu kém chất lượng để đưa ra quyết định kinh doanh cần phải suy nghĩ lại chiến lược của mình để tối đa hóa năng suất và thúc đẩy phát triển.

Nhìn chung, các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam thường sử dụng các bài kiểm tra nội bộ để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của nhân viên. Nhưng có 64% đáp viên cho biết bài đánh giá của bên thứ ba đánh giá chính xác hơn kỹ năng của nhân viên và 73% đồng ý rằng các đánh giá đó cung cấp dữ liệu khách quan và trung thực, các đáp viên cũng công nhận rằng các đánh giá chuẩn hóa được phát triển bởi một bên khác thật sự đem lại nhiều lợi ích.

Các chương trình đánh giá chuẩn hóa chất lượng cao phải tuân thủ quy trình thiết kế nghiêm ngặt, giúp đảm bảo tính chính xác, hợp lệ và công bằng. Các đánh giá đó cũng cung cấp một bức tranh rõ hơn về kỹ năng của một cá nhân. Bằng cách sử dụng dữ liệu đáng tin cậy, một tổ chức có thể tự tin đưa ra quyết định sáng suốt hơn, từ đó mang lại nhiều lợi ích hơn cho hoạt động kinh doanh (ví dụ như hợp lý hóa quy trình bố trí nhân sự để đảm bảo nhân viên được thăng chức vào vị trí phù hợp, ngay từ lần bổ nhiệm đầu tiên).

Và mặc dù sẽ phát sinh các chi phí đi kèm việc sử dụng các đánh giá chuẩn hóa, nhưng điều này nên được xem là một khoản đầu tư mang lại giá trị lâu dài. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng triệt để khoản đầu tư và cam kết phát triển các kỹ năng tiếng Anh, thì một chương trình đánh giá toàn diện hơn về sự tiến bộ của nhân viên có thể tối ưu hóa chi phí đào tạo.

Có khả năng đánh giá chính xác khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh của nhân viên là một phần quan trọng trong môi trường kinh doanh hàng ngày hiện nay. Các đánh giá tiếng Anh chuẩn hóa17 có thể giúp doanh nghiệp hiện thực hóa nguyện vọng của họ đối với cả doanh nghiệp và nhân viên của mình, bằng cách cung cấp đánh giá chính xác và khách quan về các kỹ năng bằng phương thức đánh giá dễ hiểu và dễ so sánh. Các đánh giá chuẩn hóa, chất lượng cao, được phát triển bởi một bên khác cung cấp thông tin công bằng, có giá trị và đáng tin cậy mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đưa ra quyết định quản lý tài năng khách quan, có cơ sở.

6KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH VÀ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TOÀN CẦU

PHẦN 4 Chương trình đánh giá chất lượng cao có thể giúp ích như thế nào

Page 7: Vị trí của Người lao động Việt Nam

Trong gần 40 năm qua, chương trình TOEIC® đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu trong việc đánh giá các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tạinơi làm việc. Chương trình bao gồm bài thi TOEIC® Nghe và Đọc, bài thi TOEIC® Nói và Viết và bài thi TOEIC Bridge®, được sử dụng bởi hơn 14.000 doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan chính phủ tại 160 quốc gia. Để tìm hiểu thêm về chương trình TOEIC tại Việt Nam, vui lòng truy cập địa chỉ www.toeicglobal.com

THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH TOEIC®

KẾT LUẬNCác doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đánh giá cao khả năng sử dụng tiếng Anh, nhưng họ vẫn còn cơ hội lớn hơn để tiếp tục thu lợi từ những khả năng mà kinh doanh toàn cầu có thể mang lại.

Trong hơn bốn mươi năm qua, Việt Nam đã chuyển đổi nền kinh tế để trở thành một lực lượng quan trọng trong thị trường toàn cầu ngày nay. Mặc dù việc nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam vẫn gặp nhiều tháchthức đáng kể, nhưng kỹ năng sử dụng tiếng Anh vẫn trở thành một công cụ có giá trị trong nền kinh tế phát triển mạnh của Việt Nam.

Khả năng giao tiếp với những đối tác nói tiếng Anh khác đã góp phần vào sự thành công của đất nước. Nếu đà phát triển này tiếp tục được duy trì, và trình độ tiếng Anh tiếp tục nâng cao thì điều này không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp đa quốc gia của Việt Nam, mà cho cả quốc gia nói chung.

7KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG ANH VÀ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TOÀN CẦU

Page 8: Vị trí của Người lao động Việt Nam

R E F E R E N C E S

1 List of Countries by Project GDP, (2018). StatisticsTimes.com. Retrieved from http://statisticstimes.com/economy/countries- by-projected-gdp.php

2 Babones, S., (2017) Vietnam’s GDP Is Just 11 Years Behind China, And Growing Rapidly, Forbes.com. Retrieved from https://www.forbes.com/sites/salvatorebabones/2017/11/09/vietnam-is-following-in-chinas-footsteps-in-gdp-growth-at-least/#4d75476a7c3e

3 Worldometers, (2018). Worldometers.info. Retrieved from http://www.worldometers.info/world-population/vietnam-population/

4 Nguyen, T., (2017), Vietnam’s National Foreign Language 2020 Project after 9 years: A Difficult Stage, Paper.iafor.org. Retrieved from papers.iafor.org/wp-content/uploads/papers/aceid2017/ACEID2017_35175.pdf

5 Civinni, C., (2018), Vietnam’s English targets set to fail, experts warn, ThePieNews.com. Retrieved from https://thepienews.com/news/vietnams-english-proficiency-targets-set-fail/

6 Le, S. (2011), Teaching English in Vietnam: Improving the Provision in the Private Sector

7 Sang, D. (2017), How Vietnam’s attracting foreign investment despite global market instability, WorldFinance.com. Retrieved from https://www.worldfinance.com/wealth-management/how-vietnams-attracting-foreign-investment-despite-global-market-instability

8 McCormick, C. (2013), Countries with Better English Have Better Economies, Harvard Business Review. Retrieved from https://hbr.org/2013/11/countries-with-better-english-have-better-economies

9 English, economics, and trade (2017), EF.co.uk. Retrieved from https://www.ef.co.uk/epi/insights/english-economics-and-trade/

10 McCormick, C. (2013), Countries with Better English Have Better Economies, Harvard Business Review. Retrieved from https://hbr.org/2013/11/countries-with-better-english-have-better-economies

11 Eckardt, S. (2018), Vietnam’s manufacturing miracle: Lessons for developing countries, Brookings.edu. Retrieved from https://www.brookings.edu/blog/future-development/2018/04/17/vietnams-manufacturing-miracle-lessons-for-developing-countries/

12 Globalization brings shifts in Vietnam (2017). Chinadaily.com. Retrieved from www.chinadaily.com.cn/business/2017wef/2017-01/19/content_27998575.htm

13 Nguyen, D., (2017) What does automation mean for manufacturing in Vietnam?, IOTBusinessPlatform.com. Retrieved from http://iotbusiness-platform.com/blog/automation-mean-manufacturing-vietnam/

14 Heaton, C. (2016), Why Assessment Matters

15 Heaton, C. (2016), Why Assessment Matters

16 Heaton, C. (2016), Why Assessment Matters

17 See https://www.ets.org/toeic

Copyright © 2018 by Educational Testing Service. All rights reserved. ETS, the ETS logo, MEASURING THE POWER OF LEARNING and TOEIC are the registered trademarks of Educational Testing Service (ETS) in the United States and other countries. All other trademarks are the property of their respective owners. 23345

V Ề E T S

Tại ETS, một tổ chức phi lợi nhuận, sứ mệnh của chúng tôi là giúp nâng cao chất lượng và sự công bằng trong giáo dục bằng cách cung cấp các đánh giá công bằng và có giá trị, các dịch vụ nghiên cứu và các dịch vụ liên quan khác. Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi đánh giá kiến thức và kỹ năng, thúc đẩy học tập và hiệuquả làm việc, hỗ trợ giáo dục và phát triển nghề nghiệp cho tất cả mọi người trên toàn thế giới.