và mái tóc dài mềm mại, chảy dọc lưng cong. những cả những...

20
Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 80 và mái tóc dài mềm mại, chảy dọc lưng cong. Những thanh niên đang tuổi lớn, ánh mắt tinh nghịch và giọng nói chợt đổi, ấm hơn và nồng nàn hơn, bên cô bạn gái nhỏ bé, chợt lao xao chân bước. Tôi cũng không thể quên không khí ngập tràn “mùi lính”, với nhiều sắc áo khác nhau. Ngoài những bài hát ảo não, nói lên nỗi nhớ nhà và sự gian khổ của người lính, cũng như sự đơn côi của người chinh phụ; và thảm thiết hơn, là hình ảnh người góa phụ, sững sờ đón chồng về, “trên trực thăng, sơn màu tang trắng”! Tuổi trẻ Pleiku còn được sống với những giây phút mộng mơ, qua các bài tình ca người lính, của Trần Thiện Thanh. TTT đã vinh danh các chiến sĩ, các binh chủng, để các anh sẽ thì thầm hát cho người yêu, và các người yêu bé nhỏ, sẽ dệt bao ước mơ, khi những bản tình ca ấy vang vang, mỗi khi chiều xuống. Từ người lính biên phòng, kể lể với người yêu: “Đồn anh bên sông cạn Và hoàng hôn ướt đẫm đáy sông thưa Nhiều tên trong đơn vị Gọi đùa anh, chiến sĩ của mộng mơ.” Đến người lính tàu bay, cũng đã thì thầm bên người yêu bé nhỏ: “Đây áo bay màu xanh, xanh như tình ái Thắt lại, khăn ấm chính em đan Khi gió quay cuồng sau cánh bay Con tàu thét gầm, cho tim ngất ngây Phi đạo chạy dài, anh cất cánh bay lên. Vượt cao vút cao Mây trời khuất dần, một vùng tuyết trắng ngần Tuyết ơi, xin nhuộm trắng trong tâm hồn, em gái nhỏ tôi yêu.” Rồi những người lính dù, chợt đến và để lại tơ vương: “Ôi đất nát trên đồi xanh Tình yêu khóc ngất bên cỏ tranh Đâu cánh dù ôm gió Đây cánh dù ôm kín đời anh.” Cả những người lính biển, ít khi xuất hiện nơi xứ cao nguyên tình xanh này: “Tại em khi xưa yêu màu trắng Tại em suy tư bên bờ vắng Nên đêm vượt trùng, Anh mong tìm gặp hoa trắng về tặng em Cho anh thì thầm Em ơi, tình mình trắng như hoa đại dương.” Thành phố của lính, của những người đã để lại biết bao nhung nhớ, dệt lên biết bao ước mơ, trong tâm hồn những cô gái nhỏ. Tôi còn nhớ, các anh lính chiến đã dựng lên một “chiến lũy” bằng công xa, chắn gần hết mặt tiền của trường Minh Đức! Khi trống tan trường vừa điểm, các cửa lớp chợt bung ra, một sức sống tuôn tràn, những cánh bướm trắng tung tăng. Đã có nhiều cánh bướm, bay lạc vào dãy xe, đậu dài trước ngõ! Các chiến sĩ đã trở về sau chiến dịch, bắt cóc các em gái hậu phương, trước đôi mắt ngỡ ngàng và trái tim chợt nhói, của các cậu học trò mới lớn! Tôi đã về lại Pleiku. Pleiku hôm nay, không còn “Đi 5 phút, đã về chốn cũ.”, nhưng Pleiku như rộng hơn, đông đúc hơn, rực rỡ ánh đèn hơn Pleiku trầm lặng của tôi ngày xưa. Pleiku đã có những quán ăn, với suối róc rách, với các lầu bát giác, như ở thác Prenn, Đà Lạt. Pleiku cũng có những quán trà, với các loại trà, có tên gọi quý phái. Nhưng tôi vẫn nhớ, những quán ăn nho nhỏ ngày xưa, như “Cà phê Dinh Điền”, “Bún bò Nhà Xác”… Và tôi không quên các quán cà phê, với những bàn vuông nhỏ, dưới gốc hoàng lan ngát hương. Tôi về lại Pleiku, ngỡ ngàng như khách lạ. Nếu không có cha Oanh, cha Nam, Đinh Đồng Bảo, Đinh Đồng Dưỡng, Quang Hiền,… thì có lẽ tôi sẽ lạc lõng ngay giữa “quê hương mình”! Tôi đã đọc ở đâu đó, là phải biết chấp nhận dĩ vãng, và để nó trôi đi. Biết là thế, nhưng có ai, không một lần, để tâm tư đi hoang, lãng vãng, về miền quá khứ xa xưa? Để lại thêm một lần, tâm tư trầm xuống, lắng đọng. Chợt ấm áp. Chợt đơn côi. Để rồi, vin vào một “chân lý” nào đó, buông tay, rã rời, như chợt mất chính mình. Để rồi, lại lao vào giòng đời, lại nổi trôi, lao đao bập bềnh theo số phận!

Upload: tranhanh

Post on 29-Aug-2019

217 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 80

và mái tóc dài mềm mại, chảy dọc lưng cong. Những thanh niên đang tuổi lớn, ánh mắt tinh nghịch và giọng nói chợt đổi, ấm hơn và nồng nàn hơn, bên cô bạn gái nhỏ bé, chợt lao xao chân bước.

Tôi cũng không thể quên không khí ngập tràn “mùi lính”, với nhiều sắc áo khác nhau. Ngoài những bài hát ảo não, nói lên nỗi nhớ nhà và sự gian khổ của người lính, cũng như sự đơn côi của người chinh phụ; và thảm thiết hơn, là hình ảnh người góa phụ, sững sờ đón chồng về, “trên trực thăng, sơn màu tang trắng”! Tuổi trẻ Pleiku còn được sống với những giây phút mộng mơ, qua các bài tình ca người lính, của Trần Thiện Thanh. TTT đã vinh danh các chiến sĩ, các binh chủng, để các anh sẽ thì thầm hát cho người yêu, và các người yêu bé nhỏ, sẽ dệt bao ước mơ, khi những bản tình ca ấy vang vang, mỗi khi chiều xuống.

Từ người lính biên phòng, kể lể với người yêu:

“Đồn anh bên sông cạn

Và hoàng hôn ướt đẫm đáy sông thưa

Nhiều tên trong đơn vị

Gọi đùa anh, chiến sĩ của mộng mơ.”

Đến người lính tàu bay, cũng đã thì thầm bên người yêu bé nhỏ:

“Đây áo bay màu xanh, xanh như tình ái

Thắt lại, khăn ấm chính em đan

Khi gió quay cuồng sau cánh bay

Con tàu thét gầm, cho tim ngất ngây

Phi đạo chạy dài, anh cất cánh bay lên.

Vượt cao vút cao

Mây trời khuất dần, một vùng tuyết trắng ngần

Tuyết ơi, xin nhuộm trắng trong tâm hồn, em gái nhỏ tôi yêu.”

Rồi những người lính dù, chợt đến và để lại tơ vương:

“Ôi đất nát trên đồi xanh

Tình yêu khóc ngất bên cỏ tranh

Đâu cánh dù ôm gió

Đây cánh dù ôm kín đời anh.”

Cả những người lính biển, ít khi xuất hiện nơi xứ cao nguyên tình xanh này:

“Tại em khi xưa yêu màu trắng

Tại em suy tư bên bờ vắng

Nên đêm vượt trùng,

Anh mong tìm gặp hoa trắng về tặng em

Cho anh thì thầm

Em ơi, tình mình trắng như hoa đại dương.”

Thành phố của lính, của những người đã để lại biết bao nhung nhớ, dệt lên biết bao ước mơ, trong tâm hồn những cô gái nhỏ. Tôi còn nhớ, các anh lính chiến đã dựng lên một “chiến lũy” bằng công xa, chắn gần hết mặt tiền của trường Minh Đức! Khi trống tan trường vừa điểm, các cửa lớp chợt bung ra, một sức sống tuôn tràn, những cánh bướm trắng tung tăng. Đã có nhiều cánh bướm, bay lạc vào dãy xe, đậu dài trước ngõ! Các chiến sĩ đã trở về sau chiến dịch, bắt cóc các em gái hậu phương, trước đôi mắt ngỡ ngàng và trái tim chợt nhói, của các cậu học trò mới lớn!

Tôi đã về lại Pleiku. Pleiku hôm nay, không còn “Đi 5 phút, đã về chốn cũ.”, nhưng Pleiku như rộng hơn, đông đúc hơn, rực rỡ ánh đèn hơn Pleiku trầm lặng của tôi ngày xưa. Pleiku đã có những quán ăn, với suối róc rách, với các lầu bát giác, như ở thác Prenn, Đà Lạt. Pleiku cũng có những quán trà, với các loại trà, có tên gọi quý phái. Nhưng tôi vẫn nhớ, những quán ăn nho nhỏ ngày xưa, như “Cà phê Dinh Điền”, “Bún bò Nhà Xác”… Và tôi không quên các quán cà phê, với những bàn vuông nhỏ, dưới gốc hoàng lan ngát hương. Tôi về lại Pleiku, ngỡ ngàng như khách lạ. Nếu không có cha Oanh, cha Nam, Đinh Đồng Bảo, Đinh Đồng Dưỡng, Quang Hiền,… thì có lẽ tôi sẽ lạc lõng ngay giữa “quê hương mình”!

Tôi đã đọc ở đâu đó, là phải biết chấp nhận dĩ vãng, và để nó trôi đi. Biết là thế, nhưng có ai, không một lần, để tâm tư đi hoang, lãng vãng, về miền quá khứ xa xưa? Để lại thêm một lần, tâm tư trầm xuống, lắng đọng. Chợt ấm áp. Chợt đơn côi. Để rồi, vin vào một “chân lý” nào đó, buông tay, rã rời, như chợt mất chính mình. Để rồi, lại lao vào giòng đời, lại nổi trôi, lao đao bập bềnh theo số phận!

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 81

Viết cho người bạn học cũ LTT...

Bước vội ra khỏi nhà thương, Lan Anh đi như chạy. Gió lạnh đập trên mặt nàng đau rát như thể có bàn tay vô hình nào đang dang ra tàn nhẫn. Lan Anh vụt chạy nhanh hơn như muốn trốn khỏi những gì vừa mới nghe, nhưng tiếng gót giày nàng nện trên mặt đường vẫn đuổi theo sau với bao chơi vơi bối rối. Nàng ứa nước mắt. Cảnh vật chung quanh như đảo lộn trong cơn say. Mùa đông kéo về chập chùng vây hãm.

Lan Anh bỗng cảm thấy mệt cách lạ thường, nàng muốn nằm xuống. Con đường này hôm nay thật vắng vẻ, hay là ta nằm xuống đây... Lan Anh ngó quanh quẩn, dường như trong ý nghĩ táo bạo đó có một cái gì thách thức nàng thực hiện - nàng muốn nằm xuống - Nhưng ánh mắt chợt bắt gặp chiếc ghế bên đường đang cô đơn mời mọc. Lan Anh ghé lại ngồi. Câu hỏi vẫn còn chạy đua quanh quẩn trong trí của nàng:

- Bây giờ phải làm sao? Phải làm sao??

Lan Anh nhìn sững vào khoảng không trước mặt - nàng không thấy gì hết - Mùa đông không có màu gì hết, không có tiếng nói gì hết -

Mùa đông không tên không tuổi đã có mặt từ bao giờ không ai hay biết. Cũng như những tế bào ung thư trong người nàng vậy, nó đã rớt vào, mọc rễ từ lúc nào nàng cũng không hay. Chỉ biết bây giờ bác sĩ mới cho hay rằng nó đã lan tràn trôi dạt khắp nơi. Nó đi đến đâu, tuổi thanh xuân của nàng gầy héo đi đến đó. Nó

hung hăng xâm lấn, nuốt trôi đi từng ngày quí báu của đời nàng. “Bịnh ung thư”... những chữ này nghe còn xa lạ lắm, để giải thích nó nàng phải tìm tra tự điển, nhưng oái ăm thay bây giờ nó lại là một phần đang phát triển trong thân xác nàng.

- Tại sao? …

Lan Anh gào lên trong hố sâu uất ức của lý trí. Trong sự không hiểu hoàn toàn trước một thực tại hãi hùng.

- Tại sao lại là mình? Tại sao không là ai khác?

Lan Anh bỗng vòng tay ôm lấy tấm thân nhỏ bé của mình như thể sợ bị cơn đau dành giựt mất.

- Không thể được, không thể đươc...

Lan Anh lẩm bẩm như van xin. Nàng còn quá trẻ, trái đất này với nàng có quá nhiều kỷ niệm và còn nhiều tương lai với nhau, nàng chưa thể chia tay nó được, chưa thể được...

- Chúa ơi, xin cho đây là một sự

lầm lẫn. Xin cho bác sĩ đã lầm, lầm hồ sơ, lầm sự khám nghiệm, hay họ lầm một Lan Anh nào đó...

Ý tưởng mong manh này trôi đến trong trí nàng như một chiếc phao cấp cứu, làm sáng lên đôi mắt u buồn mỏi mệt - đôi mắt đã một thời lánh đen, đẹp nhất trên sân trường trung học ngày nào... Phải rồi, có thể họ đã lầm, mình phải đi kiếm một thầy thuốc khác! Nghĩ đến đây, Lan Anh vụt đứng dậy đi mau, dường như có ý sợ thời gian không còn kịp nữa.

Tia hy vọng sáng trưng ở cuối đường kia không thể bị những làn sóng ung thư lan tràn dập tắt. Lan Anh thật sự chạy nhanh... nhưng rồi nàng cũng thực sự mệt... Cơn mệt không bình thường làm tăng thêm sự sợ hãi trong nàng... Con đường về nhà nàng hôm nay cũng vắng vẻ, bỗng dưng nàng thèm được nằm xuống khép mắt yên nghỉ nơi ven đường.

Người ta bảo chiếu điện sẽ «cho» nàng thêm một thời gian nữa. Người ta bảo tập thiền sẽ làm cho bớt đau. Người ta bảo... người ta bảo... tóm lại... không còn bao lâu nữa nàng sẽ từ giã cõi đời. Có những điều trên đời này, một khi chia tay có nghĩa là vĩnh biệt, trong đó có nàng. Những sợi tóc thơm tho đã từng làm rối ren lòng ai năm nào cũng vậy, vĩnh biệt. Vĩnh biệt những lọn gió vờn quanh, xỏa mạnh, luồn qua trăm kẽ tóc, mơn trớn khuôn mặt nàng trong những chiều nóng bức. Vĩnh biệt những ngón tay anh ngày nào còn ngại ngùng không dám vuốt tóc em. Bây giờ không còn gì nữa. Lan Anh đã chọn được một vài kiểu tóc giả

Mùa Đông Cuối Cùng

Grace Văn Hưng

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 82

để thế vào.

Nàng đã xanh và gầy đi nhiều lắm, sức khỏe nàng cứ lần lượt ra đi. Những màu phấn tươi hơn đã được mua về để che lên những nét cằn khô... Nhưng rồi dù sao đi nữa, vị bác sĩ khả kính của nàng cũng không đả động gì đến mùa Xuân sang năm... Nàng không dám hỏi - nhưng hình như nàng sẽ không bao giờ nhìn thấy mùa Xuân nữa... Hình như mùa đông này sẽ là mùa đông cuối cùng của đời nàng? Lan Anh đã từng nghe nói đời người ngắn ngủi, nhưng bây giờ nàng mới thấy. Mới hôm nào đây nàng đã được sanh ra... Bây giờ đối diện với cái chết như đối diện với một kỳ thi mà nàng chưa dò bài kịp. Nàng chưa sẵn sàng để vĩnh biệt người yêu, vĩnh biệt địa cầu này, và nàng cũng chưa sẵn sàng để gặp Chúa. Ước gì mình được sống thêm một thời gian nữa, mình sẽ... Ý tưởng này nghe quen quen, dường như lời hứa này nàng đã từng hứa qua bao lần trong quá khứ. Nhớ lại những năm còn vật lộn với sách đèn thi cử, Lan Anh đã từng xin 'nếu Chúa cho con đậu kỳ này, con sẽ...' Rồi nàng đã đậu qua bao kỳ thi rất khó, nhưng rồi nàng cũng vẫn không đậu nổi một lời hứa nào với Đấng nàng đã cầu xin. Nhớ khi lênh đênh trên đường vượt biên, mạng sống nhỏ nhoi như con thuyền ván mỏng, nàng đã hứa 'nếu Chúa cho con đến bến bờ, con sẽ...' Nhưng rồi nàng cũng đã giã từ những lời hứa đó, quăng trả nó lại với đại dương sau khi bước vài bước chân trên đất liền.

Bây giờ chỉ còn có mùa đông này, nàng không muốn thất hứa nữa. Nếu còn được sống hết mùa đông này, nàng sẽ... nàng sẽ... Ôi có biết bao nhiêu điều Lan Anh muốn làm nhưng chưa có thì giờ làm trong quá khứ, bây giờ thì thật sự nàng không còn thì giờ nữa. Nếu không bắt đầu,

nàng sẽ không bao giờ «có» thì giờ nữa để đợi chờ. Có một điều hiểu lầm giữa nàng với người yêu cũ, điều làm cho hai đứa chia tay, mùa đông này nàng muốn giải bày. Nàng muốn gặp lại để nói lời xin lỗi - để giải những oan nghiệt, mà bao nhiêu năm nay, tiếng thở dài của chàng vẫn còn mồn một bên tai. Nàng muốn làm một cái gì đặc biệt, nàng muốn tặng cho ai một cái gì, nàng muốn... muốn... muốn thật nhiều mà thời gian không có nữa...

Lan Anh bỗng chổi dậy, trang điểm. Màu son trên môi như đỏ hơn mọi ngày - hay là mỗi ngày da mặt nàng đã xanh xao hơn? -... Nhưng thôi, mặc kệ... Nàng vẫn chọn chiếc áo màu hồng, chiếc áo tuy mỗi ngày một rộng hơn, nhưng dù sao, màu của nó cũng không thay đổi, nó vẫn là màu kỷ niệm của nàng với một người.

Nếu chỉ còn có mùa đông này để sống, thì nàng sẽ sống với nó trọn vẹn. Nàng sẽ không u uất vật vã nữa nhưng sẽ đi ra đường để tìm gặp và giáp mặt với mùa đông, hỏi thăm mùa đông - biết đâu Thượng Đế có dấu trong mùa đông một niềm hy vọng, mà nếu không tìm, nàng sẽ không bao giờ gặp.

Bên ngoài, những ngày Noên đã qua rồi nhưng tiếng nhạc Giáng Sinh vẫn còn êm êm giăng mắc, tạo nên một nỗi luyến tiếc không duyên cớ. Trên cao, những đóa hoa bằng điện còn nguyên, chưa gỡ xuống – vẫn sáng lóng lánh như những đồ trang sức – đem lại hơi ấm và bình an cho lòng phố nhỏ. Thì ra mùa đông vẫn trổ bông!... Lan Anh thầm nghĩ. Phố chợ vẫn ồn ào, tiếng nhạc vẫn gieo rắc trên không trung... Sáng láng thay, vắng vẻ thay...

Tiếng nhạc đem nàng về với những kỷ niệm ở bên nhà khi còn bé. Mùa Noên nào cũng tập hát, cũng

gặp gỡ rộn ràng, những đêm thánh nhạc, những đêm không ngủ thật vui. Nàng chợt nhớ ra, từ khi sống trên xứ lạ quê người, nàng đã sống những ngày không cần Thượng Đế. Đã biết bao mùa đông đi qua không một lời ca, không một gói quà. Không được, không thể tiếp tục như thế nữa, thực ra Thượng Đế với hơi thở của nàng làm sao tách rời được. Những tế bào cancer này nếu không có Ngài thì ai có thể ngăn chận được sức lan tràn của nó? Những sợi tóc mây đã rụng qua bao lần chiếu điện, nếu không bởi tay Ngài thì ai sẽ khiến cho nó mọc trở lại với nàng? Những mầm mống đức tin mà Lan Anh đã được nuôi dưỡng ngày xưa nay chợt trở về nâng đỡ nàng trong cơn tuyệt vọng. Phải rồi, từ ngày bị đau, nàng đã đi qua rất nhiều bịnh viện, nhưng còn có một nơi nàng chưa đi đến - từ nay nàng sẽ tìm trở lại với giáo đường và niềm giao cảm với Thượng Đế - Chỉ có Đấng đã tạo ra nàng mới có thể tạo nàng trở lại - như người thợ gốm sửa lại chiếc bình hư hao.

- Ta sẽ mua thật nhiều quà kẹo cho các em Nhi Đồng, chắc chúng nó sẽ mừng lắm...

Ý nghĩ đó khiến nàng bước mau hơn về phía chợ, dường như có một niềm vui đang lặng lẽ phục hồi trong tim người con gái, niềm vui của kẻ tìm lại được cội nguồn. Trong mùa đông cuối cùng này nàng sẽ đến với Chúa như một em bé - em bé thiết tha đợi chờ món quà sự sống mà Ngài hứa sẽ ban cho...

Lan Anh vội tách ra khỏi đám đông, băng qua đường, ngồi bên chiếc ghế trống. Nàng bỗng thèm có được một giây phút yên tĩnh để nguyện cầu...

Pm Grace Văn Hưng

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 83

Gửi Người Em Gái Phố Núi

Em có nhớ những ngọn đồi hanh nắng Chiều Pleiku lãng đãng gió heo may Tiếng thông reo như khúc nhạc đắm say Như tình mình những tháng ngày mộng ước

o0o

Em có nhớ những con đường thuở trước Buổi hẹn đầu e ấp bước chân chim Như dáng yêu anh một kiếp trông tìm Em muôn thuở của cuộc tình phiêu lãng

o0o

Em có nhớ một chiều đông mưa lạnh Anh mây mù trông ngóng cánh chim xa Bóng dáng ai thấp thoáng dưới hiên nhà Tay ai ấm cho tình ai nồng ấm

o0o

Em đã đến để hồn anh mê cảm Tay vụng về đưa lối thẳm yêu đương Bờ vai gầy tha thiết cõi mù sương Anh say mãi môi em nồng men ngọt

o0o

Xin ấm êm như tình anh chân thật Đón hồn anh vào ánh mắt thiên thần Như đèn khuya chào đón kiếp thiêu thân Cho tan loãng dù một lần say đắm

o0o

Phạm Xuân Trường Rể TH Pleiku Tháng 9 năm 2008

BÀI TOÁN THẦY CHO

Thầy hỡi, lòng con xao xuyến quá Giờ này ở đâu đó đang mưa

Hoặc giả chìm sâu trong ký ức Ướt hồn con trăm lối đi về

Thầy đi xa. Thầy không thể mất Không nằm im trong đất bao giờ

Có những kẻ sinh ra để chờ cái chết Thầy vượt lên điều sinh ký tử quy

Tự bao giờ điểm thấp thầy cho

Và chiếc roi đung đưa ngày trước Theo cơn rét mùa đông lặn vào da thịt

Hạt nảy mầm thành bóng mát đời con

Con vẫn yêu ánh sáng mặt trời Mảnh trăng khuya vẫn một mình đứng ngắm

Trăm giây phút bẽ bàng tê điếng Con tự buồn không muốn sẻ chia ai

Con đang đứng trên lầu cao nhìn xuống Hành lang dài hun hút gió xanh trong

Dầu mù u đã thay bằng ánh điện Soi lòng đời không thấy rộng thêm hơn

Và những băn khoăn và những đau buồn

Hoặc Thầy giấu những điều không thể nói Bài toán đố Thầy muốn con tự giải

Đêm chập chờn le lói một vầng trăng!

Cao Thoại Châu SG 1996

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 84

Còn vài ngày nữa là tới tháng ba, hàng năm những ngày của tháng ba thường làm tôi bâng khuâng.Tôi đã đến Pleiku một buổi chiều cuối tháng 9 năm 69 và rời Pleiku khi những tia nắng èo uột cuối ngày đang rơi rớt trên sân trường Phạm Hồng Thái vào giữa tháng ba năm 75. Không đầy sáu năm ở đó nhưng biết bao nhiêu kỷ niệm đã đong đầy mang nặng trong tôi.

Tôi vừa nghe Tin hát bản Tình xa không biết đã đến lần thứ mấy và bây giờ đang nghe Đông hát bản Nỗi lòng. Âm thanh quen thuộc của những tiếng hát ngày xưa đang đưa tôi về sân trường của trường Trung học Pleiku thời 69-70. Tôi nhìn thấy Đông lần đầu khi mới về trường được chừng 2 tuần lễ.

Hôm đó tôi có giờ dậy vào cuối buổi sáng nên đến trường vừa đúng giờ ra chơi. Nhìn thấy một đám nam sinh đang ồn ào trong sân tôi hỏi Gs Lâm bá Chí là có chuyện gì vậy. Chí nhìn qua cửa sổ rối quay lại nhìn tôi cười nói “ tụi nó đang chọc Đông ca sĩ của trường và mấy nữ sinh đang đứng trên lầu.“ Tôi ngước mắt nhìn theo và còn nhớ khuôn mặt trắng mái tóc ngang vai và dáng gầy gầy của em ngày đó. Tôi nhớ là đã có hỏi trong trường có bao nhiêu ca sĩ nữa. Chiều đó Chí chỉ cho tôi thấy Tin khi em đang đi với Kim-Hoa từ phía lớp học hướng về phòng Học-Vụ. Tin hồi đó dáng cao hơn Đông và hình như rất thân với Kim-Hoa vì sau này tôi thấy 2 người lúc nào cũng đi bên nhau.

Thời đó Tin hay hát bản Tình

xa và Đông hay hát bản Đêm đông và bản Tiếng hát học trò. Ngoài 2 tiếng hát này tôi còn nhớ đã được nghe thêm một vài tiếng hát nữa rất hay đã cất lên trong những lần trại hè hay trại cuối năm. Có một tiếng hát đã hát bài Giết Người Trong Mộng thật là tuyệt vời làm tôi còn nhớ đến tận bây giờ. Tiếng hát hình như mang mang âm hưởng tiếng hát Áo tiểu thư xưa? Tôi mới ngừng viết để trả lời cho Gs Ngạc từ Úc

gọi qua, Ngạc mừng rỡ khoe tôi là không ngờ còn được nghe lại tiếng hát của Tin và Đông. Thứ bẩy vừa qua Cô Bích từ Cali cũng đã nói với tôi chuyện đó!

Tôi đang nghe tiếng hát Khánh An. Đây là Nga một trong bộ ba vui nhộn của lớp 10A2. Có phải tiếng hát em như đang nức nở cho những thăng trẩm của cuộc sống em đã trải qua. Ngày xưa các em ba đứa lúc nào cũng như hình với bóng nay đứa đang ở Úc, đứa đang ở Mỹ, đứa đang ở Việt Nam. Thuở còn ở chung dưới một mái trường có ai nghĩ đến những xa cách, nghĩ đến những chia lìa!

Tôi chợt nhớ tới cái dáng dềnh dàng cao lớn của Thắng, năng động

của Thìn, nhỏ nhắn của Kiên, thông minh của Hiền, nụ cười thật tươi của Luyện, lễ phép của Gia Lộc, ngoan ngoãn dễ thương của đám học trò con gái. Tôi cũng nhớ tới ánh mắt nhìn trộm dịu dàng của Luyện dành cho TB. Tôi cười thầm trong bụng và tiếp tục giảng bài làm như không thấy!

Những tiếng hát vang bóng một thời Tin, Đông đã đem lại cho thầy cô bạn bè ngày xưa những mộng

mơ những giây phút thoải mái nay sau gần 40 năm lại đã vượt đại dương tới Mỹ, tới Úc, tới Canada mang lại cho thầy cô xưa cho bạn bè cũ những ngọt ngào ấm êm của những kỷ niệm dấu yêu những ngày tháng cũ ! Tiếng hát Tin vẫn đầy phong độ mang chất nhựa của một loài ma túy cuốn hút người nghe vào cái huyền hoặc mộng mị của lời nhạc

Trịnh Công Sơn. Tiếng hát Đông vẫn là những tiếng pha lê réo rắt đi vào lòng người.

Thời học Trung học Võ Tánh Nha Trang tôi thích tiếng hát Vũ thị Thanh-Điệp bạn cùng lớp Đệ Tam B4 với tôi. Thời đi dậy tại Pleiku tôi thích tiếng hát của Tin và Đông.

Từ ít lâu nay tôi thích nghe tiếng hát của Hòn Sỏi, Áo tiểu thư xưa mới đây lại được thêm tiếng hát Quế Hương. Tôi mong tiếng hát các em sẽ tiếp tục vượt không gian đến với bạn bè và mang lại cho tôi niềm vui như đang được gặp các em. Những ngày ở Pleiku buổi tối tôi thích ngồi nghe nhạc ở Quán Văn, dàn máy nơi này với chiếc máy hát băng Akai M8 và cặp loa AR3 đưa

Pleiku...một thoáng bâng khuâng!

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 85

tôi chìm trong những âm thanh mà chiếc máy cassette nhỏ xíu của tôi không thể nào đạt tới được.

Có một buổi tối tôi đã ngồi một mình đến khuya trong quán sau nghe tin một người bạn vừa tử trận khi mới cưới vợ được chưa tròn 2 tháng. Tiếng hát Thái Thanh trong bài “ Kỷ Vật Cho Em “ vang lên như những vết dao xoáy vào tim tôi :

Em hỏi anh, em hỏi anh bao giờ trở lại

Xin trả lời xin trả lời mai mốt anh về

Anh trở về chiều hoang trốn nắng

Poncho buồn liệm kín hồn anhAnh trở về bờ tóc em xanhChít khăn sô lên đầu vội vã, em

ơi! Buổi sáng hôm sau vào lớp học

nhìn những em nam nữ sinh của tôi ngồi ngoan ngoãn tập vở trước mặt, nghĩ đến kỳ thi Tú Tài sắp đến trong vài tháng tới cả một nỗi xót xa trào dâng trong tâm hồn tôi.

Trong những con đường của Pleiku tôi thích nhất con đường Hoàng Diệu khoảng bắt đầu từ ngã ba Lê văn Duyệt lên đến trường Trung học Pleiku. Khi những cơn mưa đột ngột của mùa hè bắt đầu thưa dần, thấp thoáng đây đó những bụi dã quỳ bắt đầu vươn lên xanh mướt để rồi bất chợt một buổi sáng nào đó cả một khúc đường như bừng lên trong nắng với những nụ hoa vàng lấm tấm đó đây.

Năm 73 sau khi đổi về trường Phạm Hồng Thái tôi không còn có dịp đi lại trên con đường này mỗi ngày nhưng những buổi chiều cuối tuần tôi vẫn thường chạy Honda chầm chậm cho đến tận trường Trung học Pleiku để nhìn lại những bụi hoa dã quỳ, nhìn lại chùm cây thông ba lá mọc gần trường Tuyên Đức. Không gian vắng lặng của đoạn đường, những vạt nắng chiều lung linh trên những cành lá hòa

với tiếng gió rì rào qua hàng tre gần trường cho tôi cái cảm giác êm ái như đang sống ở một vùng đất thật thanh bình.

Một con đường nữa của Pleiku tôi cũng thích đó là đường Quang Trung, hình như đây là con đường nhiều hoa phượng nhất. Sáng Chủ nhật tôi thường ăn sáng trễ ở Hội quán Phượng Hoàng rồi để xe ở đó đi dọc về hướng Trịnh Minh Thế rồi quay trở lại. Những cây phượng trên khoảng đường trước sân vận động là những cây đẹp nhất, những cành phượng vươn dài mang đầy những chùm hoa đỏ thắm.

Tôi đang nhớ lại hình ảnh các em học sinh Phạm Hồng Thái của tôi đứng xềp hàng dưới cái nắng đổ lửa của ngày nắng hạ. Sân trường không một bóng cây, thỉnh thoảng những cơn lốc cuốn những hạt bụi đỏ lên cao xoáy chạy vòng vòng trong sân rồi thả rơi trên đầu trên áo của những em đang đứng xếp hàng trước cửa một lớp học nào đó. Những cây phượng bé bỏng ngày xưa nay đã lớn và tôi chưa được một lần tận mắt nhìn thấy bóng mát của những hàng cây do chính bàn tay các em vun trồng!

Tuyết đang còn rơi bên ngoài, mùa đông vẫn còn nơi đây. Mặt hồ đã đóng băng từ hơn tháng nay, tuyết trắng đang phủ khắp mặt hồ! Chưa đẩy 5 giờ chiều nhưng mặt trời đã gần khuất sau rừng cây phía bờ bên kia. Nơi tôi ở là đêm Pleiku là ngày, Pleiku giờ này đang sắp bắt đầu cho một ngày mới và chia cách hai nơi đang là cả một đại dương ! Xin gửi về Pleiku và các em học trò cũ ngày xưa của tôi ngàn vạn mến thương!

Gs Nguyễn đăng DựCuối tháng hai 2009 (Québec,

Canada)

Liên trường Pleiku

Trời đông, ảm đạm mây bay Sương rơi nhè nhẹ, hây hây gió chiều Chạnh lòng..., tôi..., mắt đăm chiêu

Mơ về phố núi những chiều cuối đông Xuân về gieo rắc nắng hồng

Hương mùa lúa chín, đượm nồng thắm tươiTrường xưa rộn rã tiếng cười

“Pleime” áo trắng rợp trời tung bay Tóc thề buông xõa gió lay

Nghiêng nghiêng vành nón, má hây hây hồng

“Pleiku”, đồng phục Xuân, ..., Đông Quần xanh, áo trắng mơ mòng tương lai

Non sông tiếng gọi:... ai ai... Bút nghiên tạm xếp, thân trai lên đường

“Thánh Phao Lồ” dưới mái trường Màu xanh đồng phục thường thường nữ sinh

Áo len, nhẹ khoác trên mình Hữu duyên “Minh Đức”, thắm tình “hoa nơ”

“Nông Lâm Súc” dệt ước mơ Tương lai tươi đẹp nên thơ cuộc đời “Phạm Hồng Thái” danh sáng ngời

“Sa diện liệt sĩ”, mộ nơi xứ người “Bồ Đề”, tài đức khắp nơi

Đào tạo sĩ tướng... giúp đời tương laiLiên trường Pleiku... ai ai...

Nhớ về họp mặt chuyện dài đồng hương

Xa quê 34 năm trường Tóc xanh nay đã điểm sương hai màu

Mắt đen xưa, nay còn đâu! Chân chim bên khóe mắt sầu chưa vơi

Xứ người vật lộn với đời Nhớ ngày hội ngộ (liên trường) nơi nơi tìm về

Chân thành, chắp nhặt lời quê Tặng người bạn cũ... ngày về gặp nhau

Đỗ Xuân Hương

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 86

Thế mà đã gần hai năm! Việt Nam và Pleiku trở lại trong tôi sau hơn ba mươi lăm năm. Phố Núi Pleiku ngày xưa giờ đã khoác lên lớp áo mới của thế kỷ hai mươi mốt - Núi Phố Gia Lai. Lúc ngắm hai tòa nhà trắng ngạo nghễ của Hoàng Anh Gia Lai nhìn xuống núi phố, lòng tôi xót xa nhớ lại Khu Giải Trí xanh đỏ tím vàng kiêu ngạo thách thức những cơn lốc bụi đỏ phố núi ngày nào.

Ngày còn bé, thỉnh thoảng tôi được ăn mặc đẹp đến nhà Cụ Vấn, lúc thì chạy chơi long tong ngoài vỉa hè Hoàng Diệu, khi thì vào trong ngồi trên sập gụ nâu bóng nghe người lớn nói chuyện với nhau qua tương Cự Đà, bún thang, cà cuống, chả cá Lão Vọng, cốm Hà Nội, lạc rang Hoàn Kiếm, chuyện Tây bắt bớ tra tấn, rồi đấu tố, chôn sống...

Có những lúc tôi được đi chơi xa, với "cơm nắm vừng hay ruốc" leo lên xe Lam khói mù mịt đi thăm người quen ở trong khu Dinh Điền, ấp Chiến Lược, hay trong làng Thượng. Còn lại, hằng ngày quanh tôi là hai kỳ quan: "bùng binh" Diệp Kính và vườn hoa Diên Hồng.

Chạy chơi với chị em hay bạn bè trên sỏi trong vườn hoa giấy này, điều kỳ diệu là không nhìn thấy đầu nhau, nhưng đùng một cái lại đâm vào nhau. Thường thì xem chiếu bóng ở rạp Diệp Kính; còn hát bội, cải lương, hay đại nhạc hội phải đến hội trường Thanh Bình rồi sau này có thêm hội trường Diên Hồng.

Biển Hồ là nơi xa xôi, đi xe đò vào Saigon còn dễ hơn là tìm xe

Lam đi Biển Hồ; quả thực, tôi biết thang máy rạp Rex, sở thú, bảo tàng viện, bến Bạch Đằng, v.v… của Saigon trước khi được đặt chân đến Biển Hồ.

Hôm đi học trở lại sau mấy ngày nghỉ, bao thay đổi đến! Đầu tiên "Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm..." không còn là bài hát của mỗi buổi sáng nữa. Những danh từ quen thuộc của ấp chiến lược, dân vệ, hiến binh, cảnh binh, thanh niên cộng hòa, trại nghĩa binh, kho bạc, đồn bảo an, cần lao, nhân vị... từ từ tan biến.

Một lần trong giờ ra chơi, tiếng động ồn ào náo loạn cơ khí trong bụi mù và khói đen, mang đến bao sững sờ ngạc nhiên cho thầy trò, đoàn convoy 112 chiếc, lớn bé hình hài đủ loại, đi ngang qua trường Nam, rồi như cơn mưa, từng loạt

kẹo, bánh lạt, café, chewing gums, thuốc lá, … rơi xuống. Tết năm đó, tôi được đi xe Lam trên con đường nhựa, lần đầu tiên đến Biển Hồ, thắng cảnh nổi tiếng của Pleiku, dự lễ Phóng Sanh.

Vẫn theo lời dặn và dụ của bố mẹ, tôi tiếp tục đọc báo hằng ngày, mỗi trang báo đọc tôi được một đồng. Từ báo chí, đài truyền thanh, và những gì quanh mình, túi ngữ vựng của tôi mỗi ngày một dầy thêm với bao danh từ mới: Đảo chánh, Chỉnh lý, Ủy ban lãnh đạo lâm thời, Salem, Quốc hội lập hiến, Winston, OK, Trần Văn Hương, Mama San, Phan Huy Quát, Baby San, Phú Thọ, Sư Đoàn 1 Kỵ Binh, An Mỹ, Camp Holloway, biểu tình, laundry, tự thiêu, snack bar, Trà Bá, Biệt Động Quân, Địa Phương Quân, thiết vận xa, Quân Cảnh Tư Pháp, Pleime, Đức Cơ, Nguyễn Văn Thiệu, Cảnh Sát, M113, Quân Đoàn, Nguyễn Cao Kỳ, dinh Ông Tướng...

Trong thời kỳ quân quản và khủng hoảng chính trị, người lớn quá bận rộn trong bối cảnh tạm bợ của thay đổi hay thay đổi trong tạm bợ, nên không có thì giờ để ý đến đám trẻ con như tôi - thấy nhiều và nghe nhiều những điều quá sớm so với tuổi. Tôi chào đời vài tuần sau khi bản Hiến pháp (Đệ nhất) Cộng Hòa Việt Nam ban hành; xa Pleiku, rời Trường Trung-Học mấy tháng

sau khi hiệp định Paris 1973 ra đời; lúc đó tôi chưa được mười bẩy tuổi.

Giờ đây, bao danh từ riêng đã trở thành những danh từ chung từ lúc nào - vũ trường Phượng Hoàng, bún bò Nhà Xác, khách sạn Mimosa; rồi

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 87

café Dinh Điền, Văn, Bắc Hương, Thiên Lý, Giao Chỉ, Băng, Vị Thuỷ, v.v... là tên và địa điểm những quen thuộc của ai đó mỗi khi nói đến Pleiku.

Ừ nhỉ, café Dinh Điền! Quán ăn bên cạnh Biệt Đìện này, tôi đã đến một lần với người cha - hai tô phở, ly café sữa của Bố, và ly chanh muối cho con. Ừ nhỉ, câu lạc bộ Phượng Hoàng! Cũng bên cạnh Biệt Điện đó, tôi đã bao lần dập dìu với bạn bè trượt patin (roller skating) hằng ngày, trong khoảng thời gian câu lạc bộ Sĩ Quan tạm đóng cửa trước khi trở thành vũ trường. Vâng, café Văn, gần nhà cô Hạnh, tôi cũng một lần được vào quán café này với người anh họ đi công tác từ Saigon - ly café sữa nóng của anh và ly Cacao sữa cho em.

Tôi không nhớ rõ bài thơ bản nhạc "Còn một chút gì để nhớ" đi vào đời Pleiku từ khi nào, nhưng chắc là sau lá thư tình ngô nghê sợ sệt và trước khi tôi biết nụ hôn đầu đời. Nhưng lúc đó, mỗi khi nghe bản nhạc này trên đài phát thanh FM Pleiku, lòng gợn lên một tí ghen ngấm ngầm với những người đàn anh khách lạ.

Đồng thời bản nhạc như nhắc lại cái tự ái dân tộc của năm lớp nhì, trong bộ đồng phục Sói con, tôi ôm thùng đi cả buổi chiều khắp phố phường, quyên tiền cứu trợ bão lụt và thấy chung quanh mình là bao khách lạ quân nhân Mỹ bên cạnh những em bé đánh giầy hay những người đàn bà.

Giờ đây, mỗi khi nghe lại bản nhạc này, cái ghen ngấm ngầm ngày nào trộn lẫn với ấm áp nhớ lại những ngày đầu tiên ở California hay Colorado và người khách lạ lại là mình; rồi cảm thông thương xót, nhớ lại những người quân nhân Mỹ giải ngũ khóc sướt mướt khi nhắc đến Pleiku, hay những người đàn

anh ngày nào trong quân đội, giờ tóc đã bạc, kể lại những nỗi cô đơn hay oán trách thời cuộc.

1967, khi bản Hiến pháp Đệ nhị Cộng Hòa Việt Nam ra đời và sau cuộc bầu cử Tổng Thống, tôi bước chân vào lớp đệ thất trường Trung-Học Pleiku với số danh bộ 559. Làm sao mà tôi có thể quên đưọc con số bù 559 này, khi phải thua nặng vì đã liều lĩnh dùng số danh bộ đánh bài cào với nhau ngay năm đầu của bậc trung học.

Không biết số danh bộ của người học sinh đầu tiên có phải là số 1 không, và là ai, tên gì, giờ ở đâu? Chả lẽ chỉ có trên dưới 500 người đã vào trường Trung-học Pleiku trước mình hay sao. Nếu thế, quả thật ngôi trường Pleiku của tôi còn trẻ và nhỏ lắm so với số danh bộ 73483 khi tôi chuyển trường vào Chu Văn An năm cuối trung học.

Như vận nước, bối cảnh xã hội, đạo đức, kinh tế, và quyền thế của Pleiku như những cơn lốc cuốn đi tất cả. Những bài học xưa nay trong gia đình, trong học đường, và trong Hướng Đạo dường như không giống những gì tôi nhìn thấy khi bước chân ra ngoài.

Năm đầu trung học, các anh Ghe, Hùng, Lâm, Thuận, ... đã cho tôi thấy được giá trị của những bài học xưa nay qua lời nói và hành động cụ thể của các anh. Họ tranh luận bàn cãi, giải quyết mâu thuẫn qua Judo, sau đó bắt tay trái, rồi choàng vai nhau đi tiếp.

Họ có mặt trong những đám cháy, trong những sinh hoạt xã hội cộng đồng. Tôi trở lại với Hướng Đạo và bắt đầu vào Judo để những năm sau này chúng tôi, với khăn quàng cổ, có mặt trong những đám cháy hay cứu thương.

Cũng năm đầu trung học, trở lại trường lớp sau tết Mậu Thân, ánh mắt và lời giảng của ba giáo sư - Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Phước Mỹ, và Vũ Thị Bích - đã khác.

Nhìn chúng tôi, hình như Cô đã lau khoé mắt, hình như giọng Cô hơi nghẹn ngào, và rồi mắt Cô rực lên đánh thức Tương Lai. Tôi đã thấy được sự dịu dàng cũng như cứng rắn và hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam mà tôi chưa thấy được ngoài đường phố.

Cái hiệp sĩ khí cứng cỏi nhũn nhặn của người con trai Việt Nam

và cái dịu dàng cứng rắn của người phụ nữ Việt Nam đã biến tôi từ thằng bé lêu lổng, chủ sòng bài và bầu cua, đứng gần bét năm lớp nhất, thành cậu bé nhất lớp với lời phê "giỏi, chăm, hoạt động" của cả ba nữ giáo sư.

Tôi cám ơn bố mẹ tôi đã thay đổi quyết định vào phút chót - cho tôi vào Trung Học Pleiku thay vì gửi tôi vào trường La Salle Kontum!

Vũ Bình Quảng. Boston 2010

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 88

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 89

Tính đến nay tôi đã xa Pleiku hơn 37 năm. Năm 1973 nhận sự vụ lệnh thuyên chuyển ra khỏi Pleiku lòng tôi buồn vô hạn, nhưng đã là lính thì phải chấp nhận. Dù vậy trong tôi hai chữ Pleiku vẫn in đậm, vẫn nhắc nhở tôi như là một người dân của Pleiku. Hai mươi mốt năm xa xứ, những lần hội họp, những lần uống rượu với bạn bè là những lần nhắc nhở đến Pleiku, để rồi cùng nhau nghêu ngao hát bài Còn một chút gì để nhớ để thương và những bài nhạc thời chiến.

Thật ra tôi chỉ đến Pleiku từ đầu năm 71 để làm việc như một người lính tác chiến. Thủa nhỏ khi còn ở Huế hai chữ Pleiku rất xa lạ với gia đình chúng tôi, xem như đó là một nơi rừng thiêng nước độc với những người Mọi cà răng căng tai đầy bí hiểm, đầy bùa thiêng ghê gớm như phim Ma thiêng trong rừng thẳm vừa mới được trình chiếu tại rạp Tân Tân thời đó. Cho đến một hôm (1964) anh tôi từ Đà Nẵng về thăm nhà và báo tin anh có sự vụ lệnh đổi về Pleiku, cả nhà sửng sốt. Mẹ tôi buồn kinh khủng, lo lắng nhiều cho anh, dặn dò anh đủ thứ, tránh xa những nơi buôn làng người Thượng, uống nước phải đun chín v.v…

Năm 65, sau lần đến Pleiku thăm anh tôi và ghé về thăm bạn bè ở Qui Nhơn, ba tôi quyết định dời gia đình vào Qui Nhơn để làm ăn. So với Huế, Qui Nhơn lúc đó dễ làm ăn hơn và cũng để tiện cho anh tôi khi về phép thăm nhà. Vào năm đó chú tôi cũng đổi về làm việc tại Pleiku,

riêng tôi thì về Đà Lạt để theo học Trung học Trần Hưng Đạo.

Mùa hè 1966 theo thím tôi và các em họ tôi về Pleiku thăm chú tôi bằng chuyến bay quân sự đến Pleiku chơi vài tuần rồi về thăm gia đình ở Qui Nhơn. Chuyến bay đến Pleiku sau 2 giờ bay, khi đến không phận PK, phi cơ phải bay quần trên bầu trời phi trường Cù Hanh gần 15 phút vì bánh xe bị kẹt không bung ra được. Dưới phi trường thì xe cứu hỏa đang chờ cấp cứu, nhưng may thay bánh xe phi cơ bung ra được và đáp xuống an toàn. Mọi người trên

máy bay bị một phen hoảng vía. Rồi thì chúng tôi được xe đón về thị xã Pleiku qua đường Trịnh Minh Thế với hàng cây thông xanh mát, xe rẽ vào đường Yersin đất đỏ đầy ổ gà.

Chúng tôi được nghỉ tại căn nhà sàn màu xanh số 12 Yersin, căn

nhà sàn duy nhất ở Pleiku thời đó. Hai tuần nghỉ hè ở Pleiku thật thú vị. Chung quanh nhà có những hoa lan rừng treo lủng lẳng. Buổi sáng ra balcon nhìn sương mù lãng đãng quanh nhà đến trưa thì nắng ấm. Có hôm anh em chúng tôi lội bộ băng qua sân vận động đi ra phố khu Diệp kính đánh bida mua đồ hộp Mỹ rồi lội bộ dọc theo phố Hoàng Diệu. Nửa tháng sống ở Pleiku với nhiều cảm tình tuy rằng thành phố nhỏ nhưng vui hơn Đà Lạt và ấm áp hơn Đà Lạt nhiều.

Pleiku là thành phố của lính nên có rất nhiều quán Café. Ở chợ Mới thì có quán café Diễm, café Hoàng Lan, quán Văn, quán Băng, Dinh Điền. Xuống Hoàng Diệu thì có Kim Liên, Tuyết, Phong Lan, Thu Hà, Vị Thủy. Qua Lê Lợi thì có quán Hạ, về Yersin thì có quán Hẹn. Khi thuyên chuyển về Pleiku tôi gặp nhiều bạn bè học chung lớp phục vụ nhiều binh chủng trong Quân Đội đóng ở Pleiku. Nhưng thân nhất là Dũng QC, hắn rất đẹp trai như Alain Delon của Pháp. Dũng rất hào hoa và chơi rất đẹp. Tôi thường theo Dũng đến quán Thu Hà tuy rằng quán tuy nhỏ không phải là quán café thuần túy như những quán nêu trên. Nhưng quán nhờ có cô chủ quán rất đẹp và hiền nên có nhiều Sĩ quan

Thiết giáp, Quân Y đến trồng cây si, trong đó có Dũng bạn tôi. Có nhiều đêm chúng tôi ngồi đó cho đến giờ giới nghiêm.

Dũng trồng cây si cô Hạnh còn tôi thì cũng sắp sửa trồng cây si cô

Pleiku MỘT THỜI KỶ NIỆMPleiku MỘT THỜI KỶ NIỆM

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 90

N-H em của Hạnh. Đến khi Hạnh lên xe hoa với trưởng ty Điện lực PK vì sợ làm góa phụ ngây thơ, nên Dũng thất tình đâm ra uống rượu nhiều hơn và chúng tôi chuyển điểm về quán nhậu Huế Lai trong hẻm Am bà khi nào gặp gỡ nhau. Ngoài ra có một quán café mà bạn bè chúng tôi hay làm điểm hẹn để gặp gỡ nhau khi về Pleiku đó là quán Vị Thủy.

Quán có cô chủ rất xinh có mái tóc dài, đôi mắt nhung đen, rất là lãng mạn và quyến rũ. Quán có nhạc rất hay thêm vào đó lại có cả bàn pingpong nên khách ra vào rất đông, những phi công F5, trực thăng cũng bay tớí bay lui thật là vui nhộn. Đôi khi chúng tôi cáp độ uống café. Có lần gặp nhà văn Hoàng Hải Thủy, nhạc sĩ Anh Việt Thu đi với Thịnh mập báo chí Quân đoàn đến uống café khi ra công tác tại Pleiku. Đôi lúc chúng tôi cũng mời những cô bạn gái Minh Đức hay Pleime vào đó uống café. Thụ và tôi cũng hay gặp nhau tại đó để đánh bóng bàn rồi kéo nhau đi ăn trưa. Sau nầy Thụ lập gia đình với cô nữ sinh Phao Lồ và ở lại PK để rồi vào tù tại đó.

Ngày Pleiku di tản tôi đang ở chiến trường Lâm Đồng. Nghe trên radio tường thuật đoàn quân di tản bị tả tơi lòng tôi đau xót vô vàn. Nghĩ đến các cháu và bà chị dâu bị mất tích mà lo lắng nhiều, còn bạn bè nữa không biết họ ra sao? Sau nầy những ngày trình diện tại trung tâm xã hội Trần Q Toản để chờ bổ sung đơn vị mới, có gặp lại một số bạn bè ở PK chạy về được Sài Gòn.

Năm 1988 khi vượt biên đến được Malaysia cũng gặp được một số dân Pleiku. Qua Mỹ năm 89 có người bảo San José có hội Ái hữu Pleiku nhưng chưa kịp tìm đến để coi sinh hoạt như thế nào thì đã nghe giải tán vì lủng củng nội bộ. Đến năm 91 thì gặp cô Ái Minh, gặp anh

Trần Kiêm Nguyện và gặp một số người đã từng ở PK ngày xưa. Đến 94 thì nghe tin Thụ và Trâm đến.

Tôi bay ra phi trường San Francisco để đón người bạn thân nhất của tôi, như vậy là tôi chỉ còn thiếu Dũng nữa là OK. Không biết D bây giờ đang ở đâu? Biết đâu nhờ ĐH nầy chúng tôi sẽ gặp được nhau.

Năm ngoái lần mò Internet tôi tìm kiếm được website của PK khi mở ra thấy hình Thu Đào, Đỗ khắc Hải và đã liên lạc được với Thu Đào qua anh chị Quách Thưởng. Sau nhiều lần liên lạc, Đào cho tôi biết sẽ tổ chức ĐH tại Houston và sẽ mở rộng để những người không phải là học sinh, không phải là người dân sinh trưởng tại PK được đóng góp tiếng nói và xây dựng Hội Ái Hữu Pleiku Hải Ngoại. Vì trong tôi bao giờ cũng nghĩ tới PK như là một nơi đẹp nhất với nhiều kỷ niệm nhất trong đời sống tình cảm của tôi.

Đang lúc viết tôi mở video lên để nghe mình hát bài ‘Còn chút gì để nhớ’ tặng cho quan khách và để tặng cô bạn gái ngày xưa đã từ Sài Gòn bay về Pleiku thăm tôi năm 72 cũng đang có mặt trong ngày đám cưới con trai đầu của Thụ & Trâm năm 2003 tại San Jose. (Em Pleiku má đỏ môi hồng. Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông… Xin cảm ơn một mái tóc mềm. Mai xa lắc trên đồn biên giới. Còn một chút gì để nhớ để thương… thương).

Thôi nói hoài những kỷ niệm PK vẫn không hết. Sẽ gặp nhau trong ĐH 4 tại Houston nói tiếp các bạn nhé.

Alabama tháng 01/2010.

Thành Nguyễn

MY LIFEGiải 3 (thơ tiếng Anh)

Ngày Hội Tuổi Trẻ và Tương Lai, 18/8/2001

Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam - Houston

As I walk on the path of my lifeI face troublesI feel the pains and happiness,which always come:Torments and obstacles.As I cry in the middle of the nightWhen there is no hopebut dawn lights will come,my tears shall dry.Another day’ll start with much more hopes and prospect,As I get to the lowest point of life.Yes, I fall down on both knees.The state where I couldn’t get up,the point where I decide to end my life.But again I see the rays of light coming...Lights as my multitude reasons to live,to continue this mundane life.As I try to get up and keep on walking toward the end,the unknown end.I see people, they try to put me down with their evil works and thoughts.But I’ll stand firm,I’ll suffer and struggle but I won’t ever surrender.Because deep in my heart, I knowmy life is a long journey to go !!!!

TRANG VÕ (Thế hệ 2 Học Sinh Pleiku)

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 91

Chú thích của tác giả: một số chi tiết trong bài viết được trích từ Wikipedia và Đặc san 80 năm Pleiku cũng như dựa theo một vài tài liệu không được ghi rõ xuất xứ. Hình của NQH cựu hs TH Pleiku.

Trong giai đoạn 1841-1850 người Pháp đã đặt được cơ sở Thiên chúa giáo đầu tiên tại Kon Tum.

Năm 1892 tòa Đại lý Hành chánh Kon Tum được thành lập cai quản bởi một cố đạo người Pháp tên là Vialleton còn được gọi là cha Truyền (Truyền tên Việt ở đây có thể vì cha là người giữ nhiệm vụ truyền đạo.)

Ngày 04 tháng 7 năm 1905 chiếu theo nghị định của Toàn Quyền Đông-Dương: “Đem vùng núi phía Tây của tỉnh Bình-Định thành lập một tỉnh tự trị lấy tên là Plei-Kou-Der và tỉnh lỵ đặt tại làng Jrai Pleikou“. Plei-Kou-Der bao gồm 2 tòa Đại lý Hành chánh: một tòa ở Kon Tum (trước đó thuộc tỉnh Bình Định) và một tòa ở Cheo Reo (trước đó thuộc tỉnh Phú Yên)

Plei là cách viết theo Pháp ngữ để diễn tả âm “plây“ của ngôn ngữ người thiểu số sinh sống tại đó có nghĩa là “làng“, Kou là cách viết theo Pháp ngữ đã diễn tả âm “cu“ của ngôn ngữ người thiểu số có nghĩa là “đuôi“.

Đó là một làng nằm về phía cuối của những làng người thiểu số nằm rải rác trên một vùng đất đỏ rừng rú hoang vu cao khoảng 300 đến 500 thước so với mặt biển.

Ngày 25-4-1907 người Pháp chính thức bãi bỏ tỉnh Plei-Kou-Der, toàn bộ đất đai gồm 2 tòa Đại lý hành chánh Kon Tum và Cheo Reo được sát nhập trở lại 2

tỉnh Bình Định và Phú Yên như trước đó.Ngày 03-12-1929 qua một nghị định của Tòa Khâm

sứ Trung kỳ thị xã Pleiku chính thức được thành lập.Tên viết Pleiku được dùng cho tới ngày nay có thể

được hình thành từ giai đoạn này Theo cấu trúc Pleiku thoát thai từ tên Pleikou, người ta đã giữ nguyên phần âm Plei theo tiếng Pháp ghép liền với âm Kou viết theo tiếng Việt nhưng thay chữ C bằng chữ K, không biết có phải vì để tạo phần thanh nhã cho tên đặt.

Ngôn ngữ Việt là ngôn ngữ đơn âm có nghĩa là mỗi chữ chỉ phát ra bằng một âm duy nhất chẳng hạn ”ăn“, “uống“ thay vì đa âm như tiếng Anh hoặc tiếng Pháp như “telephone”, “manger“ cho nên có thể nói tên gọi Pleiku là tên của một vài địa danh tại Việt Nam còn mang dấu tích của thời người Pháp còn ở tại đó.

Cũng khá ngộ nghĩnh là theo cách viết thì Pleiku cũng không thể nào được gọi là tiếng Việt viết đúng với quy tắc của tiếng Việt vì đó là một chữ đa âm. Nếu viết rời thành 2 chữ đơn âm cho đúng chữ Việt thì Plei phải viết là Plây và Ku sẽ phải viết là “cu“! Tuy nhiên khi đã là danh từ riêng thì có viết là Pleiku cũng chẳng là có gì gọi là sai.

Ngày 24-05-1932 Toàn quyền Đông dương lại ra nghị định tách Địa lý Hành chánh Pleiku ra khỏi tỉnh Kon Tum để thành lập tỉnh Pleiku, Thị xã Pleiku trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Pleiku.

Ngày 12-12-1932 vua Bảo Đại ra Chỉ dụ thành lập “Đạo Gia Lai“ và bổ nhiệm chức Quản Đạo cai trị vùng người Kinh trong tỉnh đặt dưới quyền quản lý chung

Pleiku… nổi trôi theo dòng lịch sử!

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 92

của một Công sứ người Pháp.Ngày 30- 04-1949 các tù trưởng các bộ lạc người

Thượng tại Pleiku đã cùng với các tù trưởng khác ở vùng cao nguyên Trung phần làm lễ tuyên thệ trung thành với vua Bảo Đại.

Tháng 4 năm 1950 vua Bảo Đại ban hành Đạo dụ VI đặt Pleiku và các tỉnh cao nguyên trực thuộc triều đình Việt nam và vùng đất này trở thành Hoàng triều cương thổ tách khỏi quyền cai trị của người Pháp kể từ ngày 25-07-1950.

Từ năm 1955 dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm các khu dinh điền đã được thành lập tại Pleiku như Thanh-An, Lệ-Trung, Phú Thọ…

Năm 1959 đất Pleiku bị cắt bớt cho 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định. Năm 1962 quận Cheo Reo lại bị sát nhập vào tỉnh Phú Bổn. Sau này tỉnh Đắc lắc nhượng bớt đất để Pleiku vẫn giữ nguyên diện tích hơn 8 ngàn cây số vuông cho tới năm 1975.

Pleiku bắc giáp Kon Tum, nam giáp Đắc Lắc, tây giáp Campuchia, đông giáp Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Pleiku là nguồn của sông Ba đổ nước về miền duyên hãi Trung phần Việt Nam và nguồn của sông Sê san đổ nước về phía Campuchia.

Đất đai và thời tiết Pleiku thuận lợi cho phát triển các loại cây như cao su, cà phê, hồ tiêu và các lâm sản đa dạng. Khí hậu chia ra 2 mùa: mùa mưa bắt đầu tháng 5 kết thúc tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Cho tới 75 có 2 con đường dẫn tới Pleiku, quốc lộ 19 nối Pleiku với Quy Nhơn và quốc lộ 14 nối Pleiku với Ban mê thuột. Liên tỉnh lộ 7B nối Phú Yên với Pleiku vì lý do chiến thuật đã bị bỏ hoang. Phi trường dân sự Cù Hanh khá nhỏ chỉ tiếp nhận được các loại máy bay cánh quạt nhỏ như DC3 của Hàng không Việt Nam.

Pleiku được bắt đầu biết đến nhiều và được phát triển nhanh chóng từ khi Vùng 2 Chiến Thuật được thành lập vào ngày 01-10-1957 bao gồm các tỉnh Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn, Bình Định, Phú Yên, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Quảng Đức, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Lâm Đồng và Bình Thuận.

Sở chỉ huy Vùng 2 chiến thuật còn được gọi là Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 được đóng tại Pleiku. Vị Tư lệnh đầu tiên là Thiếu tướng Trần Ngọc Tám ( 01-10-1957 đến 13-08-1958 ), vị tư lệnh cuối cùng là Thiếu tướng Phạm văn Phú ( 30-10-1974 đến 01-04-1975).

Cho tới tháng 3 năm 1975 cấp trung học tại Pleiku

gồm có các trường: Nam Trung học công lập đệ nhất và đệ nhị cấp Pleiku, Nữ Trung học công lập đệ nhất và đệ nhị cấp Pleime, Trung học tỉnh hạt hỗn hợp nam và nữ đệ nhất và đệ nhị cấp Phạm Hồng Thái, Trung tiểu học tư thục Minh-Đức, Trung tiểu học tư thục Bồ Đề, Trung tiểu học tư thục Tuyên-Đức của người Hoa, Trung học tư thục đệ nhất cấp Thánh Phao lồ, Trường Nông Lâm Súc, và Trường Thiếu sinh quân.

Pleiku lại càng được người ta biết đến nhiều hơn kể từ khi bản nhạc “Còn một chút gì để nhớ“ của Phạm Duy phổ thơ Vũ hữu Định được phổ biến hàng ngày trên các đài phát thanh quốc gia và đài phát thanh quân

đội “Em Pleiku má đỏ môi hồng… phố núi cao, phố núi đầy sương…” Danh từ phố núi và Pleiku như đã được gắn liền với nhau trong lời ca tiếng nhạc nên sau này Phố núi hầu như đã được dành riêng để nói về thành phố Pleiku.

Ngày 16 tháng 3 năm 75 quân và dân triệt thoái khỏi thành phố Pleiku bằng con đường liên tỉnh lộ 7B vì quốc lộ 19 đã bị cắt đứt và lúc đó thành phố Ban mê thuột đã bị thất thủ. Chính thể Cộng hòa xem như đã bỏ chấm dứt tại thành phố Pleiku kể từ ngày này.

Tỉnh Pleiku ngày nay dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa đã đổi tên là tỉnh Gia lai và thị xã Pleiku đã được nâng cấp thành Thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia lai.

Nguyễn đăng DựCựu HT Trung học Phạm Hồng Thái, PleikuTháng 01 năm 2010 - Québec (Canada)

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 93

“Phố núi cao, phố núi đầy sương, Phố xá không xa nên phố tình thân...”

Không biết sao mỗi lần nghe ai cất lên những âm hưởng hay hát những câu hát trên, lòng tôi thấy bồi-hồi, xúc động lạ. Cả một thời kỷ niệm của những năm tháng thanh xuân, những ngày tươi trẻ hiện về trong tôi. Âm ba đó hầu như réo gọi, nhắc nhở về nơi chốn xa xưa, thành phố đã từng cho tôi hạnh phúc và đau buồn. Pleiku được mệnh danh “Phố Núi Cao”, nơi tôi hằng thương nhớ mỗi bận đi xa chưa kịp về. Hôm nay, dù tận bên ni bờ Thái Bình Dương, nơi vùng Bắc Mỹ xa xôi, tôi vẫn nhớ nhung khôn nguôi về nó.

Pleiku, một phố nhỏ miền cao nguyên Gia-Lai, một vùng đất phía tây đất Việt, dọc biên giới Lào, Kampuchia, quê hương của đồng bào Thượng Jarai, Bana, Seđăng... Pleiku cũng là tên của một làng thượng nằm kề bên thị xã; theo tiếng Jarai “Plei” là làng và “ku” là đuôi.

Tên Pleiku là “làng đuôi”. Tục lệ người Thượng Jarai, mỗi năm vào mùa thu hoạch lúa rẫy, họ tổ chức lễ cúng Giang (Giang = trời) để tạ ơn trời đất đã cho họ “cái” lúa , “cái” ngô để ăn nên họ cúng lễ lớn bằng những con trâu. Sau khi tiệc tùng để lưu niệm họ gom bao nhiêu cái đuôi trâu lại và treo lên nhà rông (đình làng). Buổi lễ ấy cũng như buổi lễ “Thanksgiving” của người Mỹ. Làng này đã cúng nhiều trâu hơn các làng khác nên được có cái tên là Pleiku.

Trước thế kỷ hai mươi, rất ít người kinh từ miền xuôi như Bình Định, Tuy Hòa lên đây làm ăn, buôn

bán hay lập nghiệp. Pleiku lúc bấy giờ là nơi sơn lam, chướng khí, núi rừng điệp-điệp, trùng-trùng, đường xá đèo cao suối cả đi lại khó khăn.

Những ai từ miền xuôi mạo hiểm lên mạn ngược này, ngày về chắc cũng xa vời như đường lên xứ Lạng ở ngoài Bắc.

“Ai lên xứ Lạng cùng anh, tiếc công cha mẹ sanh thành ra em.”

Khoảng cuối thế kỷ thứ mười tám, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ từ ấp Tây Sơn, Bình Định dưới đèo An Khê, bất bình trước cảnh quân nhà Thanh xâm lược, đã chiêu binh mãi mã, vượt qua thác đèo, núi rừng hiểm trở để lập căn cứ quân sự ở An Khê.

Từ đó, dân kinh mới có vài làng mạc định cư ở miền cao nguyên này. Nơi đây đã trở nên đầu cầu để có sự tiếp giao với các buôn bản, bộ lạc người Thượng của người kinh. Tuy An Khê cũng nằm trong lãnh thổ Tây Nguyên, nhưng An Khê vẫn còn cách xa Pleiku cả trăm cây số đường rừng. Vào một thời buổi mà mọi di chuyển chỉ nhờ vào đôi chân, thì Pleiku, An Khê vẫn còn cách xa nhau diệu vợi.

Qua một vài văn kiện, chiếu chỉ của Triều đình Nhà Nguyễn, Pleiku là một nơi thuộc Hoàng Triều Cương Thổ. Dưới thời Pháp thuộc, các vì vua Nhà Nguyễn đã dành cho người Thượng vùng này một chính sách tự trị rộng rãi hơn bao giờ.

Pleiku nằm trên một độ cao khoảng 800 mét so với mực nước biển, bao quanh bởi núi rừng. Khí hậu Pleiku mát mẻ như Đà-Lạt, chỉ khác đất Pleiku là đất ba-gian, do

phún xuất thạch của các thời đại địa chấn trước đây tạo thành một vùng cao nguyên màu mỡ. Thời tiết Pleiku có hai mùa mưa nắng thuận hòa.

Khi cả nước hầu như chịu cảnh bão-lụt hoành-hành, cao nguyên Gia-Lai vẫn bình an trong căn nhà sàn ấm cúng bên ngọn lửa bập-bùng với những ghè rượu cần thắm đượm tình quê. Pleiku nối miền duyên hải Qui Nhơn bằng con đường Quốc lộ 19, con đường chạy qua hai đèo An-Khê và Mang-Yang nguy hiểm.

Mang-Yang theo tiếng người Thượng có nghĩa là “Cổng Trời”. Nếu có một lần khách ghé về Pleiku qua đường 19 từ Qui-Nhơn, đèo đầu tiên là đèo thử thách. Con đèo này lên cao chót-vót. Cứ sau vài phút xe chạy qua, nhìn trở lại con đèo, ta thấy dưới kia suối đồi, núi rừng sâu thẳm. Sau khi vượt qua đèo An Khê, mọi người tưởng như đã “hú vía”, không còn gì phải lo âu trước mặt; nhưng không, chỉ vài chục cây số nữa khách lại phải đối đầu với những kinh-dị sững-sờ: Mang-Yang trước mặt. Trên chặng đường phía trước “Cổng Trời” con đèo xuất hiện trên cao. Xe bắt đầu giảm vận tốc, gầm-gừ nhả khói. Hành khách và tài xế yên lặng theo dõi từng mét đường đi qua.

Ngoài sự sợ hãi, e-dè, không ai không tỏ ra khâm phục tạo hóa vẽ nên cảnh hùng tráng của nước non, càng đi lên, càng sương khói mịt-mù; gió lạnh cao nguyên xua vào làm ai-ai cũng rờn-rợn. Một vùng thiên-la địa võng hiện ra, không biết Tư-Thức ngày xưa lạc vào thiên-thai như thế nào, chứ khách về Pleiku chiều nay trên chuyến xe đò

Pleiku -- Niềm Yêu Dấu Lê Quý

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 94

qua đèo Mang-Yang cũng thấy mình đang lạc vào nơi chốn nào vượt xa thế tục. Những ngày tháng chiến-chinh thăm-thảm, tuổi trẻ chúng tôi cứ tiếp nối những cuộc hành quân ngày nọ tháng kia, thui-thủi với núi rừng, suối đồi đèo cao dốc cả. Mỗi bận sáng mai sương khói hay đường chiều mưa đổ u-buồn, kẻ chinh nhân chúng tôi đã từng ngâm lên những vần thơ trác hận:

“Mang-Yang mưa đổ mỗi chiều, Đoàn xe trỗi nhạc về đèo núi

xa, Ta cười, ta khóc riêng ta, Một vùng thế-kỷ xót xa một

mình!!..” Pleiku cũng còn có Quốc lộ 14

nối liền Đắc-Lắc để đi Saigon. Hai tuyến đường 14, 19 cho Pleiku nối tình muôn phương bằng các chuyến xe đò sáng-sáng, chiều-chiều xuôi ngược hay những chuyến xe tải hàng hóa đi về. Miền xuôi cho Pleiku cá biển, cá sông, những hàng tươi giá hạ của vùng châu thổ. Pleiku hay Tây nguyên đổi lại bằng thơm, mít, chuối, đu-đủ, khoai sắn, cà-phê, trà, cao-su... những loại gỗ quý như cẩm-lai, hương... là những thổ sản của núi đồi cao nguyên thân thuộc. Nhiều, nhiều lắm, nhất là Pleiku là sản phẩm của yêu thương; người dân nơi đây dù thượng hay kinh luôn hiền hòa, hiếu khách, thành-thật, trung hậu.

Vùng đất thành phố Pleiku khu trú là gồm đồi và lũng, nên du khách có thể thấy có lúc các căn phố phô diễn trên đồi cao nhưng cũng có lúc bẽn-lẽn, e-ấp như nàng sơn nữ diễm kiều che khuất mình bên chòm cây khe suối. Con đường từ ngã ba nơi hai con lộ 14, 19 giao nhau, chạy về cầu Hội-Phú là khởi điểm hạnh phúc cho kẻ xa nhà sau bao năm tháng ngược xuôi, giờ đây chờ phút giây trùng-phùng, hội ngộ. Gương mặt kẻ trở về ánh lên niềm rạng rỡ tươi

vui, hình ảnh mẹ già ra ngõ đón con về, em gái hân hoan ra xách chiếc va-li mừng anh trở lại, làm cho ai đó sung sướng dâng trào. Những ngày ấy, hoặc trên chuyến xe đò của cuộc đời sinh viên từ Saigon trở về thăm cha mẹ, hoặc trên chiếc xe nhà binh từ trận địa trở lại gia đình, con đường trải nhựa láng tinh, hai bờ đất đỏ nâng cao hai bên vệ đường, mang lại cho tôi một nguồn suối ấm êm sau những tháng ngày cô-đơn, gian nguy, cực nhọc.

Diệp-Kính là khu vực vui nhộn của con phố nhỏ này; nơi đây có rạp chiếu bóng mang tên Diệp Kính và công viên đằng trước làm nơi hẹn hò cho bao trai thanh gái lịch. Thuở còn là một anh học trò nhỏ lớp 6, lớp 7, những chiều rảnh-rỗi tôi cùng một, hai đứa bạn ra đây, ngồi trên ghế đá để lắp ráp những hoài bão, nói chuyện ước mơ về những chuyến đi xa của đời mình, xem những tấm bảng quảng cáo phim mà thèm nhỏ rãi vì không đươc xem, tiền không có một xu dính túi.

Chúng tôi cố tìm cách xin người thiếu nữ đẹp như mơ ngồi trong quầy vé lồng kính tờ “program” giới thiệu truyện phim, và làm sưu-tập (collection) cho bộ sưu-tập các chuyện phim đó. Sau những biến cố, những di chuyển trong đời, không biết bộ sưu tầm các phim này, phần nhiều là phim Ân-Độ, nay trôi dạt về đâu, nhưng kẻ hâm mộ ngày xưa bây giờ vẫn còn nhớ về, vẫn lâng-lâng với bao kỷ niệm êm-đềm, nên thơ đó.

Diệp Kính cũng là nơi có nhiều sinh hoạt của dân chúng thành phố này từ chiều đến khuya sau những sớm mai ngái-ngủ. Nơi đây là khu chợ trời bán đủ thứ máy móc, đồ đạc tối-tân, rồi các áo quần, giày dép, vật liệu quân đội. Khách viễn phương muốn biết mùi vị Pleiku, hãy dùng thử tô phở Bà Tư, hoành thánh mì

Nam Viên, hay ăn vài chén lưỡi, gân bò, uống vài cốc bia để sưởi ấm lòng khách viễn xứ. Gió lành-lạnh, và nắng nhè-nhẹ sáng mai, khách chỉ cần một tô phở Bà Tư hay một tô bún bò Quân-Vận Khu, một tách cà phê sữa đá, một điếu thuốc Pall-Mall là ta nghe lòng ấm lại.

Con đường Trịnh Minh Thế cây cao bóng mát, hai bên đường với những cây hoàng phượng chi-chít đan nhau. Con đường vốn thâm u này đã thêu dệt nên nhiều trang tình sử. Những cô nữ sinh nõn-nà, áo trắng Plei-Me trên con đường này ngày hai buổi đi về đã làm mê-mẩn bao nhiêu chàng trai hào-hoa xa xứ.

Những đóa hoa đẹp man-dại của núi đồi đã làm xiêu lòng không biết bao nhiêu kẻ chinh nhân, anh kiệt dừng bước sau các cuộc quân hành, tụ họp về trên con đường Trịnh Minh Thế để chiêm ngắm, tán tỉnh, nói lời yêu đương với những đóa hoa rừng.

Nhưng bạn ơi, nếu là một mình cô đơn, đêm về đừng bước chân lên con đường ấy làm chi, Pleiku vốn lạnh lẽo, u buồn, những đêm đen núi rừng càng làm cho khách viễn phương u buồn hơn vì đơn lẻ. Bởi thế đã có nhiều người cũng mệnh danh cho nó là “Đại lộ Cô Đơn”.

Vào những năm 1960, Pleiku đã đón chào mấy chục ngàn người từ nhiều nơi tới. Họ là những người đã sinh trưởng từ Bắc, Trung, Nam...

Họ là những văn sĩ, những thi nhân, là sĩ quan, công chức, những quân nhân về đây tụ hội. Họ là những thanh niên mang nhiều sức sống cho đời, là “nai tơ nhóm hội nẻo đường biên khu” nói theo Nhất Tuấn. Sở dĩ người ta về đây nhiều vì Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II của Quân-Lực VNCH trú đóng ở đây. Miền Nam lúc đó có bốn quân đoàn, Quân Đoàn I đóng tại Đà Nẵng, Quân Đoàn II tại Pleiku, Quân Đoàn III tại Biên Hòa,

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 95

Quân Đoàn IV tại Cần Thơ. Là một nước triền miên trong

tình trạng chiến tranh, ngoài Saigon là thủ-đô chính trị, là nơi lớn nhất về mọi mặt, các thành phố có Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn đóng quân đã có tầm cỡ về chính trị, kinh tế, văn hoá... Từ đó, Pleiku được nâng cấp kể từ khi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn di về đóng ở đó.

Từ một cậu thiếu niên, học vài năm trung học ở đây, tôi cũng lớn lên theo Pleiku với thời gian, với cảnh tình, cuộc đời ở đó. Rồi mỗi bận đi xa, tôi vẫn đi-đi, về-về Saigon-Pleiku và phố nhỏ miền cao này là nơi tôi hằng thương mến. Những quán cà phê Băng, Văn, những quán nhạc, tiệm sách... những tấc đất, từng góc phố Pleiku đầy ắp kỷ niệm với tôi trong cuộc đời. Nơi đây cũng là nơi đâm chồi, nảy lộc cho tôi những tình yêu tuổi trẻ, nụ hôn đầu đời, cho tôi những mộng mơ và đau khổ, để biết đọc, biết ngâm “áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, áo nàng xanh anh mến lá sân trường...”

Và cho tôi những kỷ niệm đau thương mất mát, những buổi sáng thẫn thờ bên ly cà phê sữa đá ở Quán Cà phê Dinh Điền để điểm danh và nhận tin bạn bè đứa nào còn, đứa nào mất đêm qua...

Thành phố Pleiku với những con đường ngập đầy hoàng phượng, màu phượng vàng quý phái hòa với lá xanh thẫm gợn buồn. Pleiku cho tôi mơ mộng, cho tôi hoài bão ngông cuồng tuổi trẻ ước mong bẻ nạng chống trời, lấy sức trai bình sinh thiên hạ. Nhưng hỡi ơi, đó chỉ là một giấc mơ, một cơn mộng mị mà thôi!

Pleiku, gia tài kỷ niệm mà gần một đời tuổi trẻ tôi bồi đắp, đã bị tàn phá sau 1975 khi giặc Cộng tràn về con phố. Tôi cùng bao nhiêu người trai khác đã rơi vào cảnh gông cùm. Làng xóm, quê hương người-người

tủi hận. Các phố xá Pleiku đã hoang tàn, những con đường xưa cũng trở nên sầu muộn

Sau khi chịu mấy năm tù, tôi trở về với mẹ cha già, vợ con yêu dấu ở Pleiku. Nắng bây giờ không còn hanh vàng, bướm và hoa ngày xưa không còn nữa. Những căn nhà đã thay ngôi đổi chủ. Tôi đứng bơ-vơ, mắt ngậm ngùi ứa lệ hình dung cảnh cũ người xưa. Tâm trạng Bà Huyện Thanh Quan “Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” đau xót hiện về, tôi lảo-đảo bước đi như người mất trí.

Bây giờ, mười mấy năm trời thêm nữa nối tiếp với đoạn đời xa khuất đã lâu. Không biết Pleiku thân yêu ngày xưa bây giờ ra sao (?) Đã lâu rồi tôi không trở lại, tôi chỉ giấu kín những kỷ niệm và nỗi niềm thương nhớ Pleiku trong lòng.

Thỉnh thoảng, vào những đêm u buồn sâu lắng, trong giấc mơ khuya, âm thanh những tiếng cồng từ buôn-bản xa vọng lại, thân yêu, trầm ấm, dìu dặt lúc nhặt lúc khoan theo gió kéo dài vô tận. Trong đêm chợt thức giấc, tôi nghe như tiếng núi rừng, tiếng thân yêu quê hương đang réo gọi. Tôi thấy thương nhớ quê hương, thương nhớ Pleiku, thương nhớ đồng bào tôi vô-vàn.

Những hạnh phúc ngày cũ và những hoang tàn sau 1975 đã mang đến cho tôi những nuối tiếc khôn nguôi. Thôi, ta chỉ biết gọi tên Em: Pleiku ơi, những ngày xưa yêu dấu.

Thân mến kính gởi về những Thầy Lê Bích, Ngô Hiệp, Trần Đình Đăng, Lê Tất Phùng, Hoàng Văn Lân, Trần Đình Thành, Thái Văn Duy, Lê Thanh Mãn, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Hòa, Phạm Văn Hùng, các Cô Nguyễn thị Phước-Mỹ, Lê thị Kiều Diệm, Bùi thị Thanh-Kiệm, Nguyễn thị Thúy Lan, thầy Giám thị Ngoạn và Bác Vơn và các Thầy cô giáo khác lâu ngày quá – trên bốn mươi năm rồi nên không

còn nhớ tên... Và các bạn học lớp Đệ Thất A

niên khoá 1960-1961 của Truờng Trung Học Pleiku: Tôn Thất Anh, Trần Bá Vinh, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Tấn Thời, Phạm Xuân Quý, Nguyễn Đăng Sơn, Nguyễn Thanh Sơn (Sơn Ca sĩ), Nguyễn Tại, Nguyễn Văn Tý, Võ Xuân Trọng, Trần Văn Thúc, Cao Khả Phước, Nguyễn Văn Cư, Đinh Văn Tư, Tô Hữu Thắng, Nguyễn Đình Thông, Nguyễn Thanh Kỳ, Nguyễn thị Mai Hồng, Hoàng thị Tố Tâm, Hoàng thị Ngọc Quý, Nguyễn thị Thiện, Nguyễn thị Phước, Đinh thị Bạch Lựu, Vũ thị Phượng, Nguyễn thị Lữ, Nguyễn thị Kim Nhung, Nguyễn thị Tuyết Nhung, Nguyễn thị Hương, Nguyễn thị Bích Liên, Đinh thị Mậu, Phạm thị Mau, Trần thị Song, Phạm thị Ngọc Hà, Lê thị Hạ, Nguyễn thị Thanh Nhàn, Tôn Nữ thị Quyên, Nguyễn thị Bướm, Bùi thị Tường An, Đinh thị Hạnh, Nguyễn thị Hạnh (nhà ở đường Nguyễn Thái Học, đối diện rạp Thăng Long), Nguyễn thị Đường (Người ca-sĩ của bài ca có giọng hát trầm buồn: Chiều nao tiễn anh đi khi bóng ngả xế tà... làm cho kẻ ra đi không bao giờ quên được), và một số bạn bè nữa ai nhớ xin nhắc dùm để mình cùng ôn lại những kỷ niệm vui buồn ngày xưa bên nhau....

Có thể chúng ta sẽ lập lại một danh sách toàn trường gồm lớp nào theo lớp đó. Tôi kêu gọi các bạn hãy lập danh sách của riêng lớp mình, từ đó chúng ta sẽ bổ sung vào cùng nhau.

Thân mến kính chào các Thầy, Cô và các bạn

Lê Quý Cựu Hoc sinh Trung Hoc Pleiku

Lớp đệ Thất A, nk: 60-61

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 96

7 ngày mưa qua thứ hai... chải tóc rối bời nhìn mưa chờ nắng rã rời tâm thân mưa rơi giọt nước trong ngần niềm thương nỗi nhớ rõ dần trong tâm thứ ba... chân bước, tần ngần phố sương mưa bụi mây vần vũ trôi mây bay về phía đỉnh đồi nhờ mây đưa gửi những lời trong tôi thứ tư... leo dốc lên đồi mưa trơn đất khách trên đồi vắng hoe trên đồi nhìn xuống dòng xe như thời gian chảy vàng hoe tháng ngày thứ năm... mưa đổ chớp lòe soi cây rũ lá tàu xe đứng dòng nước mưa

Dấu Hỏi Gởi «hồng vàng phố núi»

Từ thuở vào đời … Cha dạy lòng hiếu thuận

Mẹ cho cõi từ tâm Thầy trải bầu trời rộng Bạn cho tính hồn nhiên Anh em tình tương ái Chỉ có người cho ta

Một chữ tình bội bạc. £

Thức giấc giữa đêm khuya Nhìn lên vầng trăng lạnh Soi xuống bóng hình ta

Là một đời cô quạnh Ôi, vầng trăng mê mải

Trĩu nặng những tháng ngày Đã qua và sẽ tới

Vùi lấp những yêu thương ♥

Ôi, vầng trăng mê mải Chuyên chở giùm cho ta

Về nơi phố núi xa Nỗi thương nhớ miên man Cùng những giọt lệ thảm

Của cõi lòng sầu hận Trả người bội bạc

Gởi bạn từ tâm Cho giòng sông dậy sóng

Còn lại chút bình yên ♫

Chỉ có một vầng trăng Ai đó là trăng đầy

Còn ta là trăng khuyết Nên mê mải kiếm tìm

Những điều không có thực…

TrươngThuThủy Cali, đầu mùa đông 2008

nặng trĩu cành cong tha hương lữ khách

chạnh lòng nhớ quê

thứ sáu...

kỷ niệm hiện về Pleiku mưa đổ

sơn khê ướt dầm Cù Hanh

còn giữ tình thâm Pleime kiên nhẫn

âm thầm đợi ai

thứ bảy...

nhìn ngắm hình hài nửa đời lưu lạc

bạc phai mái đầu cầu vồng ngũ sắc bắc cầu

cho ta qua lại

nhịp cầu khi xưa

Chủ nhật...

trời vẫn mù mưa càng khui thương nhớ

càng đưa lũng sầu Pleiku hỡi

Pleime đâu? người xưa qua núi bỏ cầu vắng hoe

7 ngày gió thổi dù che

mưa qua phố núi buồn se thắt lòng...

HaiQ

-mưa Seattle-mưa Tây Nguyên

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 97

Lần đầu tiên đến Mỹ, ở chơi với cô em ở Cali vài ngày, với khí hậu thật dễ chịu, chỉ hơi se lạnh vào sáng sớm và chiều tối, tôi khen ngay một câu: “ mùa đông xứ Mỹ sao mà như mùa xuân xứ Úc vậy nè, thời tiết rất đẹp, nắng ấm rực rỡ…”thế là cậu con trai bèn quyết định cho mẹ hưởng cái lạnh của đất Mỹ cho biết nên đã mua vé cho hai mẹ con đến thăm New York và Washington DC.

Trang bị cho mùa đông với những phụ tùng như áo khoác, mũ len, găng tay, khăn quàng… tôi hăng hái lên đường đi thăm miền bắc Mỹ.

Ngày đầu tiên đến New York, sau khi ngồi trên máy bay hơn 5 tiếng đồng hồ, chúng tôi được xe bus chở về khách sạn. Vì là mùa đông, nên chưa đến 5 giờ chiều mà trời đã sập tối, do đó chúng tôi chỉ ở lại khách sạn, không đi ra ngoài thưởng lãm. Trong căn phòng ấm áp, mở TV xem tin tức thì thấy nhiệt độ khoảng 12-13 độ F, (bên Mỹ sử dụng độ Fahrenheit chứ không phải Celsius như bên Úc), biết là độ âm nhưng vẫn chưa hình dung cái lạnh như thế nào.

Ngày hôm sau, đón xe lửa ra thành phố để đến xem tượng Nữ Thần Tự Do.

(phải mở ngoặc ở đây để khen tặng Mỹ, hệ thống xe lửa bên này thật là tiện lợi và nhanh chóng, chỉ chờ 1, 2 phút là có chuyến ngay, rất

dễ dàng mua vé qua máy, có thể sử dụng một vé cho nhiều người; có một điểm hay nữa là nếu mình bỏ nhiều tiền hơn giá vé quy định, thì mình sẽ được hưởng tiền bonus, do đó mình sẽ được giá rẻ, thí dụ giá vé chỉ $5

cho chuyến đi đó, nhưng nếu mình bỏ $50 thì trên máy sẽ hiện ra hàng chữ là mình có được $10 bonus, nên tổng số tiền mình có sẽ là $60, tuy nhiên nếu mình bấm máy để lấy số tiền này ra ngay lúc này thì chỉ nhận lại được đúng số tiền mình bỏ ra mà thôi ($50). Chỉ khi nào mình sử dụng để di chuyển ( bằng cách scan qua máy để vào cửa - tức là đã trả một lần vé) thì bấm vào nút balance nó mới hiện ra số tiền mà mình được thưởng, và có thể rút ra hơn số tiền mà mình bỏ ra mua vé lúc đầu. Khi

mình không cần dùng vé này nữa mà vẫn còn dư tiền trong vé, thì mình vẫn có thể bấm nút để lấy lại tiền còn dư đó)

Vừa bước ra đường, cơn gió lạnh ập tới làm tôi rùng mình, tuy nhiên vẫn còn chịu đựng được, nhìn quanh từng đống tuyết trắng lẫn với đất đen vun đầy trên các gốc cây bên đường, và người đi bộ co ro cúi đầu lầm lũi đi, thấy mình sao vẫn còn “hùng dũng” quá. Đi thêm 2 dãy phố để đến được bến tàu, cái lạnh bắt đầu thấm, mặt lạnh rát, mũi đỏ ửng, môi thâm tím, tôi quấn vội khăn quàng che mặt, … vẫn lạnh…cái lạnh làm buốt cả đầu, cóng cả tay chân, thâm nhập vào trong người. Ác hơn nữa là gió …, gió thổi từng cơn, xoáy cái lạnh vào sâu hơn…

Đến bến tàu, nhìn số người đứng xếp hàng dưới gió lạnh để chờ phà mà ngán ngẩm, dễ chừng dài hơn

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 98

1km với rừng người. Không lẽ đã đến mà lại về không, tôi cũng nhập vào dòng người đứng đợi, lúc này gió lạnh tấn công dữ dội, (vì gần biển) từng trận gió thổi vào người lạnh buốt dù tôi đã che kín hết mặt mũi, chỉ chừa lại hai con mắt, nhìn quanh hầu hết đã biến thành những người đàn bà xứ Iran, Irak cả rồi!

Dòng người vẫn như đứng nguyên tại chỗ, những người lớn tuổi đứng co ro, rụt cổ, xuýt xoa kêu lạnh. Thanh niên thì sinh động hơn, xoa hai tay vào nhau, hoặc nhảy lên, nhảy xuống hầu mong tạo ra sức ấm để át được phần nào cái lạnh. Những xe bán cà phê, sữa nóng dọc đường được dịp hốt bạc vì hầu như ai cũng tấp vào mua, dù giá cả không rẻ. Cậu con trai tôi, thấy mẹ lạnh quá, cũng mua một ly đem lại, tay tôi run bần bật không thể cầm ly và khi uống vào thì cũng chẳng giảm được chút lạnh nào cả… Rồi sau hai tiếng đồng hồ chờ đợi dưới cái lạnh khủng khiếp đó, chúng tôi cũng được lên phà ra biển để xem tượng. Chúng tôi được thả xuống tượng đài để tham quan, chụp hình, nhưng sức người có hạn, tôi chỉ có thể đứng dưới chân tượng Nữ Thần Tự Do để chụp một tấm hình với khăn quàng che kín mặt mũi để có “chứng cớ” là mình đã đến đây, rồi chạy vội ngay vào quán bán đồ lưu niệm gần đó để trốn cái lạnh, trong khi chờ đợi phà trở qua đón về thành phố. Trong quán, người đông nghẹt, không hiểu mọi người có mua quà lưu niệm gì không, hay cũng cùng một ý tưởng trốn lạnh như tôi? Trong không khí ấm áp của quán, mọi người lần cởi bớt “đồ nghề” che lạnh, nhìn “đống” đồ cầm trên tay, tôi tự hỏi làm sao có thể mặc đẹp mà đủ ấm dưới cái lạnh này nhỉ?

Rời khỏi nơi này chúng tôi co ro cuốc bộ đến World Trade Centre cũ,

còn gọi là Twin Towers, nơi xảy ra biến cố ngày 11/9/2001. Cũng chỉ đi khoảng 2 dãy phố, vậy mà tôi thấy xa vạn dặm vì cái lạnh thấu xương lại xoáy buốt vào người. Đang đi, bỗng nhiên mắt thấy cộm và lạnh ngắt, không nhìn thấy gì cả, tôi nhắm mắt lại, hình như vật cộm trong mắt tan ra, nhìn lại được… tôi đoán, có lẽ vì hay bị chảy nước mắt sống nên trời quá lạnh đã làm nó đông thành đá trong mắt chăng???… hiện tượng này xảy ra nhiều lần sau đó!

Vừa mở cửa bước vào phòng mua vé ở nơi tưởng niệm Twin Towers, hơi nước đã phủ mờ kính đeo mắt, không nhìn thấy được gì và tiếp theo đó là những cái hắt hơi liên tục do thay đổi nhiệt độ từ lạnh qua ấm.

Tại nơi đây, các công trình xây cất đang tiến hành để phục hồi lại những gì đã có trước đây, xem lại hình ảnh, âm thanh, tiếng nói của những nhân chứng hoặc lời nói cuối cùng của những nạn nhân ngày đó, hầu như mọi người không ai cầm được nước mắt thương cảm dù là ngày ấy xảy ra cũng khá lâu và chúng tôi cũng từng theo dõi những đổ nát, thương tâm vào ngày đó qua TV rồi.

Sáng ngày hôm sau, nhìn ra cửa sổ thấy bầu trời âm u, và chỉ trong phút chốc bỗng nhiên tuyết rơi bạn ạ!. Chao ôi, đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy tuyết rơi tận mắt, đẹp, đẹp

tuyệt vời!Tuyết rơi nhanh và bay đầy

trời, chỉ trong chốc lát tuyết đã bao phủ mái nhà, xe cộ, cây cối, đường xá… nơi nào cũng trắng xóa, đúng là trắng như tuyết! Hầu như du khách cư ngụ trong khách sạn đều chạy ra đón tuyết, chơi và chụp hình với tuyết, vậy mà lạ ghê, không hề thấy lạnh, lại rất vui! Sau đó, lớp tuyết bám trên áo quần bắt

đầu tan ra nước, thấm vào người, bây giờ cái lạnh mới bắt đầu xuất hiện… Tuyết ngưng rơi, cái lạnh lại tăng lên dần dần… rồi tuyết tan, quyện với đất, đường xá trở nên ẩm ướt và trơn, nhớp, lúc này khách bộ hành phải cẩn thận, nếu không, có thể phải làm thơ: “với tay coi thử trời cao thấp, xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài”, tuy vậy cái lạnh vẫn không giảm bớt nhiệt độ đâu!

Rời New York, chúng tôi sang Washington DC với hy vọng nơi đây sẽ ít lạnh hơn vì nó gần phía nam hơn một chút. Nhưng chúng tôi đã thất vọng ngay, hình như Washington còn lạnh hơn New York nữa, khi nhìn thấy các hồ nước quanh thành phố đều đóng băng, tuyết được gom từng đống bên gốc cây, trên vệ đường, và nhất là một số thắng cảnh phải tạm thời đóng cửa vì thời tiết lạnh giá. Tuy vậy, chúng tôi vẫn đón xe lửa đi thăm tòa Bạch Ốc, Ngũ Giác Đài, đài tưởng niệm Lincoln, Monument v.v… cũng với trang phục của phụ nữ Hồi giáo và dáng điệu co ro, lẩm lũi bước đi giống hệt như bên New York vậy!!!

Tôi đã biết thế nào là lạnh buốt, lạnh thấu xương, lạnh cắt da, cắt thịt rồi!

Diệu ThảoMelbourne - Australia (2010)

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 99

Anh ngồi đó lặng im nghe chiều xuống

Dáng trầm tư mắt mộng phương trời nào

Thuở hoa niên những năm tháng trăng sao

Giờ hiu quạnh giữa hoàng hôn đất khách

Hoài niệm cũ âm thầm như muốn trách

Những đắng cay nghiệt ngã của đời thường

Bao đêm dài ray rứt nỗi tiếc thương

Bình minh đến với nụ cười lặng lẽ

oOo

Chồng sách cũ bụi thời gian rất khẽ

Tay ngại ngần nâng nhẹ những trang đời

Ôi dấu tích của một thời xa vắng

Thân phận người anh hiểu lắm người ơi!

Một đóa vô ưu hùng tâm vươn tới

Vẫn chạnh lòng theo mỗi nhịp thời không

Tuyết cuối thu trời Boston buồn lắm

Con phố nào ngun ngút nỗi chờ trông?

oOo

Ai đến bên anh vỗ về hay hờn dỗi

Cũng sẽ cùng anh chung một lối về

Mưa nắng vui buồn mấy nỗi nhiêu khê

Mà cô đơn cả hai cùng mang nặng!

Màu dĩ vãng đã nhòa theo năm tháng

Cây nhân sinh còn đượm vị ân tình

Sầu lữ thứ đong đầy trong đáy mắt

Vẫn ngóng chờ tha thiết một bình minh.

Ngu Lễ, cựu g/s Lê Văn Lập

Boston 2007

Lời tác giả: Vài cảm xúc của tuổi

xế chiều khi ở nước ngoài, Buồn

nhưng có lẽ sẽ có người động cảm

Giòng sông vô hạn

Ta mòn mỏi tình xưa Em vời vợi góc trời Bê nhớ bờ vô hạn

Tìm nhau chỉ thấy - không

Về một cõi hư không Trăm năm không còn lại Chút tình trăm năm – có

Ta và em còn gì?

Hư không – là giòng sông Trôi hoài không ngơi nghỉ

Có bến bờ hay chăng? Cuộc nhân duyên đuổi bắt

Giữa đất trời vô biên.

Trăm sông trôi về biên Sẽ không còn ai hiêu

«Câu chuyện của giòng sông» Khi Tất Đạt qua sông.

NHUẬN TÂM TH Bồ Đề 2/09