vai trÒ cỦa ĐoÀn tncs hỒ chÍ minh trong xÂy dỰng Ý...

24
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT THIỀU THỊ TUYẾT TRINH VAI TRÒ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2015

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

29 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

THIỀU THỊ TUYẾT TRINH

VAI TRÒ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO

THANH NIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

THIỀU THỊ TUYẾT TRINH

VAI TRÒ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO

THANH NIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử về Nhà nƣớc và Pháp luật

Mã số : 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí Úc

Hà nội – 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu

khoa học của tôi. Các thông tin, số liệu được trích dẫn

trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung

thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng

được ai công bố.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Thiều Thị Tuyết Trinh

MỤC LỤC

TRANG

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2. Tình hình nghiên cứu 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4

6. Tính mới và những đóng góp của đề tài 5

7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 5

8. Kết cấu của luận văn 6

CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN TRONG XÂY

DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN

1.1. Vai trò, vị trí của thanh niên và yêu cầu về việc xây dựng

ý thức pháp luật cho thanh niên 7

1.1.1. Khái niệm thanh niên 7

1.1.2. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý

thức pháp luật cho thanh niên 12

1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây

dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 19

1.1.4. Khái niệm, cấu trúc của ý thức pháp luật 22

1.2. Hệ thống tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay 30

1.2.1. Đội ngũ đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 30

1.2.2. Chất lượng chi đoàn, Đoàn cơ sở 33

1.2.3. Đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu của công tác Đoàn 35

và phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay

Kết luận Chương I 37

CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐOÀN

TNCS HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI THANH NIÊN TRONG XÂY DỰNG Ý

THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN

2.1. Đánh giá chung về thực trạng ý thức pháp luật của thanh

niên 38

2.1.1. Hiểu biết pháp luật của thanh niên 39

2.1.2. Nhận thức về pháp luật của thanh niên 40

2.1.3. Thái độ và tình cảm đối với pháp luật của thanh niên 41

2.2. Các hình thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 42

2.2.1. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ đạo và thực hiện việc giáo

dục pháp luật nhằm xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho thanh

niên

42

2.2.2. Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thông qua tập

thể và các hoạt động tập thể 45

2.2.3. Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên phải kết hợp

công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của tổ chức Đoàn

và các chủ thể khác

46

2.3. Kết quả thực hiện vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí

Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 48

2.3.1. Công tác chỉ đạo và thực hiện giáo dục pháp luật nhằm xây

dựng ý thức pháp luật cho thanh niên của tổ chức Đoàn Thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh

48

2.3.2. Đội ngũ cán bộ Đoàn - chủ thể thực hiện vai trò của tổ chức

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở Việt Nam trong xây dựng

ý thức pháp luật cho thanh niên

52

2.3.3. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên

thông qua các hoạt động tuyên truyền của Đoàn 54

2.3.4. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên

thông qua các hoạt động truyền thông 55

2.3.5. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên

thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật 57

2.3.6. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên

thông qua báo chí, biên tập bản tin, tài liệu giáo dục pháp luật cho

thanh niên

58

2.3.7. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên

thông qua hoạt động của các câu lạc bộ tuổi trẻ pháp luật 59

2.3.8. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên

thông qua công tác phối hợp quản lý, giáo dục thanh niên chậm tiến và

thanh niên lầm lỗi

60

2.3.9. Tổ chức Đoàn xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên

thông qua các đội thanh niên xung kích an ninh 61

2.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện vai trò của tổ

chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật

cho thanh niên

63

2.4.1. Yếu tố khách quan 63

2.4.2. Yếu tố chủ quan 64

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 65

Kết luận Chương II 66

CHƢƠNG III. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI

TRÒ CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC XÂY DỰNG Ý

THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN

3.1. Những quan điểm cơ bản về bảo đảm vai trò của Đoàn

TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 68

3.1.1. Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên là một bộ phận

của xây dựng ý thức pháp luật cho nhân dân 68

3.1.2. Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên là một nhiệm vụ

đặc biệt quan trọng của tổ chức Đoàn 70

3.1.3. Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên cần được tiến

hành thường xuyên và liên tục 71

3.1.4. Kết hợp xây dựng ý thức pháp luật với giáo dục chính trị,

tư tưởng, đạo đức cho thanh niên 72

3.1.5. Trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên, phải coi

trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Đoàn với các chủ thể liên

quan

72

3.2. Các giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí

Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 74

3.2.1. Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh về mọi mặt, xây dựng

đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu của công tác Đoàn và phong

trào thanh niên

74

3.2.2. Củng cố, nâng cao chất lượng bộ phận chuyên trách của tổ

chức Đoàn thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho thanh niên 76

3.2.3. Đẩy mạnh xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên

và các đội thanh niên xung kích tuyên truyền pháp luật của Đoàn 78

3.2.4. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho

đội ngũ cán bộ Đoàn, nhất là những người trực tiếp tham gia công tác

nhằm xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên

79

3.2.5. Kết hợp chặt chẽ xây dựng ý thức pháp luật với tuyên

truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên 81

3.2.6. Đổi mới, đa dạng hoá các hình thức xây dựng ý thức pháp

luật cho thanh niên 82

3.2.7. Tăng cường phối hợp giữa tổ chức Đoàn với các ngành liên

quan trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên 91

3.2.8. Đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của

các cấp chính quyền đối với việc tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn

trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên

93

Kết luận Chương III 95

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN

Trang

Bảng 1.1: Dân số thanh niên so với dân số cả nước, 2007 – 2013 10

Bảng 1.2: Cơ cấu dân số thanh niên theo nhóm tuổi tính đến năm 2013 11

Bảng 1.3: Cơ cấu dân số thanh niên theo khu vực nông thôn và

thành thị tính đến năm 2013

11

Bảng 2.4: Số vụ TTN phạm pháp hình sự từ năm 2007- 2011

40

Biểu đồ 2.5: Số trường THPT tổ chức chương trình “Khi tôi 18”

năm học 2011 – 2012

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Đoàn TNCS Đoàn Thanh niên cộng sản

51

THPT Trung học Phổ thông

TN

Thanh niên

TTN

Thanh thiếu niên

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của

thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng

lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam,

lực lượng xung kích cách mạng, trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại

diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu

niên Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào và

các tổ chức của thanh niên Việt Nam.

Là thành viên của hệ thống chính trị, tổ chức Đoàn hoạt động trong khuôn

khổ Hiến pháp và pháp luật; tăng cường phối hợp với các cơ quan nhà nước, các

đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào

tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia

vào việc quản lý nhà nước và xã hội. Trong thực tiễn hoạt động của mình, bên cạnh

các nội dung giáo dục như: chính trị, tư tưởng; đạo đức lối sống; truyền thống, tổ

chức Đoàn coi nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, xây dựng và nâng cao ý thức pháp

luật cho thanh niên là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của

mình, là trách nhiệm của mỗi cấp bộ Đoàn, là bộ phận không thể tách rời của công

tác xây dựng tổ chức Đoàn. Vấn đề này đã được khẳng định trong nhiều nghị

quyết, chỉ thị của Đoàn. Với chức năng, nhiệm vụ là một đoàn thể chính trị - xã

hội, tổ chức của những người cộng sản trẻ tuổi, là trường học xã hội chủ nghĩa của

thanh niên, đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, những năm qua, các

cấp bộ Đoàn trong cả nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp tăng cường công tác

tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên.

Là một cán bộ Đoàn có điều kiện gắn bó với đoàn viên, thanh niên và công

tác thanh niên, qua tiếp xúc, trao đổi, khảo sát và làm việc, tôi nhận thấy còn một

bộ phận không nhỏ đoàn viên, thanh niên trong xã hội hiểu biết pháp luật rất sơ sài,

khi vi phạm pháp luật rồi mà không biết nên vẫn tiếp tục vi phạm; hoặc có trường

hợp thanh niên các dân tộc thiểu số biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật,

nhưng nghĩ rằng không ảnh hưởng gì và sẽ không bị phạt hành chính hoặc truy cứu

trách nhiệm hình sự…

Qua học tập, nghiên cứu và nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp bách

của việc phải xây dựng và không ngừng nâng cao ý thức pháp luật đối với thanh

niên, tôi chọn đề tài: Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong

xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận

văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Xây dựng ý thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân nói chung và cho

thanh niên nói riêng là một vấn đề mang tính cấp thiết. Đây là vấn đề đã và đang

được các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý quan tâm và đã có nhiều công trình

nghiên cứu liên quan như: Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, Đào Trí Úc

chủ biên, Hà Nội, 1995; Luận án khoa học Ý thức pháp luật và giáo dục pháp luật

ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Đình Lộc; Giáo dục ý thức pháp luật trong việc tăng

cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tác giả Trần Ngọc Đường; một số bài viết đăng

trên các tạp chí chuyên ngành như: Một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức pháp

luật phòng, chống ma túy trong học sinh, sinh viên hiện nay" của Thạc sĩ Nguyễn

Thị Hoàng Lan, đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật - Bộ Tư pháp; Ý thức pháp

luật và văn hóa pháp luật của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồi, đăng trên Tạp chí Dân chủ

và pháp luật - Bộ Tư pháp; hay như một số luận văn tốt nghiệp như: Ý thức pháp

luật và vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức pháp

luật cho học sinh, sinh viên ở nước ta hiện nay, tác giả Nguyễn Thị Thụy, trường

Đại học Luật Hà Nội,...

Các công trình nói trên có nội dung cơ bản là đã nêu ra nhiều vấn đề về lý

luận và thực tiễn trong hoạt động giáo dục pháp luật cho nhân dân và cho thanh

niên. Tuy nhiên, các tác phẩm trên mới chỉ nghiên cứu về ý thức pháp luật của

thanh niên mà chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về vai trò của

tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên

ở Việt Nam hiện nay, góp phần tích cực vào việc tăng cường pháp chế xã hội chủ

nghĩa, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên, tạo môi trường

tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, không ngừng nâng cao đời sống vật

chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ thanh niên. Vì vậy,

việc triển khai nghiên cứu vấn đề này sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Đánh giá, tìm hiểu về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong

xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên; từ đó, tìm ra nguyên nhân của những

thành công và hạn chế, xác định phương hướng, đề xuất giải pháp tăng cường vai

trò của tổ chức Đoàn trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thời gian tới.

Để thực hiện được những mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: khái quát lý

luận về thanh niên, về ý thức pháp luật; hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về vai

trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; đánh giá thực trạng và kết quả của

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng ý thức pháp luật cho thanh

niên; đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát huy vai trò của tổ chức Đoàn

trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Công tác xây dựng ý thức pháp luật cho công dân nói chung và cho đối

tượng thanh niên nói riêng là trách nhiệm của toàn xã hội. Các tổ chức, cơ quan

đơn vị ngoài thực hiện nhiệm vụ giáo dục chung còn có trách nhiệm giáo dục cho

các thành viên trong tổ chức, đơn vị mình. Cũng chính vì lẽ đó nên có nhiều cơ

quan, đơn vị - chủ thể có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm xây

dựng ý thức pháp luật đối với các đối tượng khác nhau, phương pháp, cách thức

tiến hành và kết quả đạt được ở các mức độ khác nhau. Luận văn này chỉ tập trung

chủ yếu vào việc nghiên cứu kết quả, thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm

tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong xây

dựng ý thức pháp luật cho đối tượng là thanh niên.

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn được xây dựng trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật cho thanh

niên. Phương pháp luận trong nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin.

Quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa

học cụ thể như:

- Phương pháp xã hội học pháp luật đi sâu nghiên cứu về quan điểm, tư

tưởng, dư luận xã hội của thanh niên, nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên về việc

xây dựng ý thức pháp luật của tổ chức Đoàn thời gian qua và nguyện vọng, mong

muốn trong thời gian tới.

- Phương pháp lịch sử cụ thể xem xét các vấn đề liên quan đến việc thực

hiện vai trò của tổ chức Đoàn trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên trong

từng thời điểm, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh sử dụng trong xử lý

các nội dung, số liệu được thu thập, phân tích trong quá trình thực hiện đề tài.

- Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, người viết cũng tham khảo ý kiến các

chuyên gia, cán bộ, đồng nghiệp trưởng thành từ hoạt động thực tiễn, có những

kiến giải, đánh giá sát thực về phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong xây dựng ý

thức pháp luật cho thanh niên, nhất là về những giải pháp cần tập trung thực hiện

trong thời gian tới.

6. Tính mới và những đóng góp của đề tài

Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về vai trò của tổ

chức Đoàn trong việc xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên nhằm góp phần

làm rõ tính đặc thù về vai trò của tổ chức Đoàn khác với các tổ chức khác. Luận

văn đề xuất các phương hướng và giải pháp cơ bản về xây dựng ý thức pháp luật

cho thanh niên; các giải pháp mà luận văn nêu ra có thể được sử dụng trong công

tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho đoàn viên,

thanh niên trong cả nước.

7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giáo

dục pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ

Đoàn các cấp; góp phần thúc đẩy việc đưa các nội dung Nghị quyết Trung ương 7

(khoá X) của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh

niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi vào cuộc sống.

Các kiến nghị, đề xuất của luận văn được thực hiện sẽ góp phần tích cực vào

việc không ngừng phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, nâng cao chất lượng, hiệu

quả công tác xây dựng ý thức chấp hành pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu niên,

góp phần phòng, chống và đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội trong lứa tuổi thanh

thiếu niên, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, đi đầu trong sự

nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước.

8. Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của Đoàn Thanh niên trong xây dựng ý

thức pháp luật cho thanh niên.

Chương 2: Thực trạng về vai trò và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí

Minh đối với thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên.

Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn

TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên.

CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN TRONG XÂY

DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN

1.1. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA ĐOÀN VÀ YÊU CẦU VỀ VIỆC XÂY

DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN

1.1.1. Khái niệm thanh niên

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người ,sự phát triển của cơ thể con

người, từ khi sinh ra, đến khi từ giã cuộc đời trải qua nhiều giai đoạn như sự phát

triển của lịch sử xã hội. Mỗi con người được sinh ra, trưởng thành và tồn tại trong

suốt cuộc đời của mình đều trải qua các thời kỳ lứa tuổi. Ở mỗi thời kỳ lứa tuổi, sự

phát triển về thể chất, tâm lý và nhân cách của con người đó lại có những quy luật

riêng. Thanh niên là thời kỳ kế tiếp của lứa tuổi thiếu niên nhưng đây là giai đoạn

phát triển rất cao về thể chất và có nhiều diễn biến tâm lý… Chính vì thể, thanh

niên tồn tại với tư cách là một phạm trù lứa tuổi ở cấp độ phát triển đặc biệt. Do

đó, thanh niên là một thành phần đặc biệt của cơ cấu xã hội.

Khi nghiên cứu về thanh niên, có nhiều cách tiếp cận, tùy thuộc vào nội dung

và giác độ nghiên cứu:

- Về mặt sinh học, các nhà nghiên cứu coi thanh niên là một giai đoạn xác định

trong quá trình phát triển của cơ thể, trong giai đoạn này thấy rõ sự cường tráng về thể

lực, sự phát triển về trí tuệ, trưởng thành về sinh dục, tính dục.

- Các nhà tâm lý học thì lại nhìn nhận thanh niên là một giai đoạn chuyển tiếp

từ tuổi thơ phụ thuộc sang hoạt động độc lập với tư cách là một công dân có trách

nhiệm. Các nhà tâm lý học quan tâm tới các quy luật phát triển tâm lý của lứa tuổi

thanh niên mà đặc trưng là sự tự ý thức, tự khẳng định, sự hăng say hoạt động và

sáng tạo…, những nét đặc trưng của thế giới tâm hồn, đặc biệt là sự tự ý thức của

lứa tuổi này và coi đó là yếu tố cơ bản để phân biệt với các thời kỳ lứa tuổi khác.

- Tiếp cận từ góc độ xã hội học - dân cư, thanh niên có thể định nghĩa là một

bộ phận phức hợp của dân cư của một quốc gia - dân tộc bao gồm tất cả các cá

thể ở trong độ tuổi từ 15 đến 29. Như vậy, bộ phận dân cư được gọi là “thanh

niên” này chỉ phân biệt một cách tương đối với các bộ phận dân cư khác của quốc

gia - dân tộc ấy trên một tiêu chí duy nhất là giới hạn độ tuổi. Nếu sử dụng thuật

ngữ “nhóm xã hội” để chỉ tập hợp xã hội - dân cư “thanh niên” này thì có thể

thấy “nhóm” này có đường ranh giới nhóm (group boundary) rất mong manh,

chẳng khác nào hai sợi dây ảo chắn giữa hai đầu một khúc sông luôn luôn chảy,

bởi lẽ các thành viên của nhóm liên tục vào ở đầu này và ra ở đầu kia do quy luật

vận động tự nhiên của sự “lớn lên” hay “già đi” của các thành viên. Và điều này

cho thấy “thanh niên” là một nhóm xã hội - dân cư “động” chứ không phải là một

nhóm “tĩnh”, ổn định. Đặc trưng này hàm chứa cả những ưu điểm và cả những

nhược điểm của nhóm xã hội - dân cư “thanh niên”. Một mặt, nhờ quy luật là

nhóm “động” thường xuyên cho nên nó luôn là chủ thể chuyển tải liên tục các giá

trị liên thế hệ, nhưng mặt khác nó rất khó xác lập cho mình những giá trị xác định

có thể tạo nên một bản sắc nhóm bền vững (sustainable group identity)[29]. Vì

vậy, việc nghiên cứu, khám phá những định hướng giá trị, xác định những

chiều cạnh khách quan và chủ quan của văn hóa và lối sống của nhóm này hết

sức khó khăn và luôn hàm chứa độ dung sai và rủi ro cao.

- Dưới góc độ kinh tế học, thanh niên được xem là một lực lượng lao động xã

hội hùng hậu, nguồn lực bổ sung cho đội ngũ lao động trên tất cả các lĩnh vực, là

bộ phận quan trọng cấu thành lực lượng sản xuất, rất năng động, nhạy cảm, gắn bó

với tiến trình phát triển xã hội, đi đầu trong cuộc đấu tranh sáng tạo mới, tham gia

xây dựng giai cấp công nhân, xây dựng các lực lượng vũ trang.

Vì vậy, để có khái niệm chính xác nhất về thanh niên, chúng ta cần nghiên

cứu một cách tổng hợp, trên nhiều khía cạnh, có tính đến những quy luật bên trong

của sự phát triển về thể chất và tinh thần.

Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đặc điểm truyền

thống, tuổi thọ bình quân v.v... mà mỗi quốc gia có quy định độ tuổi thanh niên

khác nhau. Nhưng hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất tuổi thanh niên bắt

đầu từ 15 hoặc 16. Nhằm đảm bảo sự tiếp nối giữa tuổi trẻ em với tuổi thanh niên,

phù hợp với Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và các luật khác, Luật thanh

niên được Quốc hội khóa IX thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 tại

Điều 1 quy định "Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba

mươi tuổi" [34].

Ở Việt Nam, thời gian trước đây, thanh niên được hiểu gần như đồng nhất với

tuổi đoàn viên (15 đến 28 tuổi). Ngày nay do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phát

triển, thời gian học tập, đào tạo cơ bản của tuổi trẻ dài thêm, cùng với nhiều đặc

điểm khác mà chúng ta cho rằng thanh niên là những người trong độ tuổi từ 16 đến

30. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ tuổi đoàn viên và tuổi thanh niên. Theo điều lệ

Đoàn thì Đoàn là một tổ chức chính trị xã hội của thanh niên, bao gồm những thanh

niên ưu tú trong độ tuổi 15 đến 30. Hết tuổi đoàn viên theo quy định, người đoàn

viên đó vẫn có thể tự nguyện tiếp tục sinh hoạt trong tổ chức Đoàn hoặc tham gia

vào Hội Liên hiệp Thanh niên và các hoạt động khác của Đoàn và phong trào thanh

niên đến 35 tuổi [10].

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2003), Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 09-12-

2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp

luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

2. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1982), Chỉ thị số 315/CT/HĐBT, ngày 7-12-

1982 về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị Trung ương 7 (khoá X),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

IX, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

X, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

XI, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

10. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2012 – 2017.

11. TS. Nguyễn Minh Đoan (4/2004), Yếu tố tâm lý pháp luật trong quá trình

nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay, Tạp chí Khoa học pháp lý.

12. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2012), Văn kiện Đại hội X, Nxb

Thanh niên, Hà Nội.

13. Th.S Đào Thu Hiền (12/2013), Vai trò của ý thức pháp luật trong đời sống

xã hội, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường.

14. TS. Nguyễn Huy Hòa (2013), Mối liên hệ giữa chính sách pháp luật và ý

thức chấp hành pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật – Bộ Tư pháp.

15. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn

khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học Mác -

Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồi (2/2008), Ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật,

Tạp chí Dân chủ và pháp luật - Bộ Tư pháp.

17. Liên tịch Trung ương Đoàn - Bộ Tư pháp (1985), Nghị quyết số

04/1985/NQLT, ngày 16-11-1985 về việc tăng cường giáo dục pháp luật trong

Đoàn thanh niên và thanh niên.

18. Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan (10/2009), Một số biện pháp nhằm nâng cao

ý thức pháp luật phòng, chống ma túy trong học sinh, sinh viên hiện nay, Tạp chí

Dân chủ và pháp luật - Bộ Tư pháp.

19. Nguyễn Đình Lộc (1986), Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa và giáo dục

pháp luật cho nhân dân lao động.

20. Th.S. Nguyễn Văn Năm (3/2011), Vai trò của ý thức pháp luật đối với việc

thực hiện pháp luật, Tạp chí Luật học.

21. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980,

1992, 2001, 2013.

22. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương

Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên

trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

23. Hoàng Thị Kim Quế (2003), Bàn về ý thức pháp luật, Tạp chí Luật học.

24. Hoàng Thị Kim Quế (2007), Pháp luật và đạo đức , (Sách chuyên khảo ),

Nxb Chinh tri quôc gia, Hà Nội.

25. Hoàng Thị Kim Quế (Chủ biên) (2007), Giáo trình Ly luận chung Nhà nước

và pháp luật, Nxb Đai hoc Quôc gia Ha Nôi, Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Như Quỳnh (2010), Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền

phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sỹ.

27. Quyết định số 2160/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường công tác giáo dục

pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 –

2015.

28. Nguyễn Thị Thụy (1996), Ý thức pháp luật và vấn đề giáo dục pháp luật

trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên ở nước

ta hiện nay, Luận văn Tốt nghiệp, trường Đại học Luật Hà Nội.

29. PGS.TS. Phạm Hồng Tung, Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam

trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - Một số vấn đề lý thuyết và cách

tiếp cận.

30. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2011

về việc phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm

nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015.

31. Th.S. Hồ Thị Minh Trâm (2012), Nghiên cứu y thức pháp luật thanh niên

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

32. Trung ương Đoàn (2012), Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn

khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

33. Trung ương Đoàn (2003), Kết luận số 153-KL/TWĐTN, ngày 25-5-2004 của

Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật

cho thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay.

34. Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (2006), Luật Thanh

niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

35. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008, 2009, 2010,

2011, 6 tháng đầu năm 2012), Phụ lục báo cáo công tác đoàn và phong trào thanh

thiếu nhi.

36. Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (2012), Tổng quan tình

hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi giai đoạn 2007-

2012; xây dựng phương hướng, hệ thống giải pháp triển khai công tác Đoàn và

phong trào thanh thiếu nhi giai đoạn 2012-2017.

37. Trường Đại học Luật Hà Nội (1996), Giáo trình Lý luận về Nhà nước và

pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

38. Đào Trí Úc (chủ biên), Xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp

luật, Chương trình khoa học cấp Nhà nước, Đề tài KX.07-17.

39. Nguyễn Thúy Vân (2000), Logic khách quan của quá trình hình thành và

phát triển ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học.

40. Viện nghiên cứu Thanh niên, Kết quả khảo sát đánh giá tình hình thanh

niên các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.

41. Viện nghiên cứu Thanh niên, Kết quả điều tra Tổng quan tình hình thanh

niên, công tác Đoàn và phong trào TTN giai đoạn 2007-2012.

42. Nguyễn Ngọc Việt (2014), Nguyên Bí thư Quận đoàn Hoàng Mai, Phát huy

vai trò Đoàn TNCS HCM trong việc nâng cao ý thức pháp luật của người chưa

thành niên, Báo Tuổi trẻ Thủ đô Online.

43. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển ngôn ngữ, Nxb Văn hóa

Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh.