vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas

13
Vai trò của phụ nữ trong gia đình nông thôn hiện nay (Nghiên cứu tại Xã Cư Suê, Huyện Cư M’Gar, Tỉnh ĐakLak) ThS. Phạm Thị Hà Thương Triệu Thị Thanh Ái TÓM TẮT Cư Suê là một xã thuộc huyện CưM’Gar, tỉnh Đak Lak. Người dân ở đây đa phần là di cư từ các miền khác nhau trên đất nước về đây khai hoang lập nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới với các nông trường cà phê, cao su bạt ngàn. Trên địa phận xã gồm 10 thôn buôn, đa số là người dân tộc sinh sống theo và chủ yếu là làm nông nghiệp, nên số phận của người phụ nữ vì thế mà cũng chỉ nẳm ở mức chăm sóc con cái, phụ giúp người chồng, ít được tham gia các hoạt động xã hội, họ thua thiệt hơn các phụ nữ thành thị. Đề tài thực hiện điều tra thực địa dựa vào hai phương pháp định lượng với công cụ bảng hỏi (200 bảng) và phương pháp định tính với công cụ phỏng vấn sâu (7 cuộc). Với chủ đề này, nhóm nghiên cứu lựa chọn khách thể nghiên cứu là người vợ tại các gia đình ở Xã Cư Suê, huyện CưM’Gar, tỉnh Đak Lak. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vai trò của người phụ nữ nông thôn hiện nay vẫn giữ vai trò chính trong chăm sóc và quyết định chi tiêu trong gia đình. Tuy nhiên, những vai trò đó đã đã phần nào được người chồng chia sẻ và giúp đỡ. Trong sản xuất, người vợ cũng bắt đầu có vai trò cao hơn, mà không phải lúc nào cũng chỉ có công việc nội trợ. Người vợ được tham gia sản xuất cùng người chồng trong những công việc sản xuất như công việc đồng áng. NỘI DUNG 1. Đặt vấn đề 1

Upload: tripmhs

Post on 15-Apr-2017

706 views

Category:

Science


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas

Vai trò của phụ nữ trong gia đình nông thôn hiện nay(Nghiên cứu tại Xã Cư Suê, Huyện Cư M’Gar, Tỉnh ĐakLak)

ThS. Phạm Thị Hà ThươngTriệu Thị Thanh Ái

TÓM TẮT

Cư Suê là một xã thuộc huyện CưM’Gar, tỉnh Đak Lak. Người dân ở đây đa phần là di cư từ các miền khác nhau trên đất nước về đây khai hoang lập nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới với các nông trường cà phê, cao su bạt ngàn. Trên địa phận xã gồm 10 thôn buôn, đa số là người dân tộc sinh sống theo và chủ yếu là làm nông nghiệp, nên số phận của người phụ nữ vì thế mà cũng chỉ nẳm ở mức chăm sóc con cái, phụ giúp người chồng, ít được tham gia các hoạt động xã hội, họ thua thiệt hơn các phụ nữ thành thị. Đề tài thực hiện điều tra thực địa dựa vào hai phương pháp định lượng với công cụ bảng hỏi (200 bảng) và phương pháp định tính với công cụ phỏng vấn sâu (7 cuộc). Với chủ đề này, nhóm nghiên cứu lựa chọn khách thể nghiên cứu là người vợ tại các gia đình ở Xã Cư Suê, huyện CưM’Gar, tỉnh Đak Lak. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vai trò của người phụ nữ nông thôn hiện nay vẫn giữ vai trò chính trong chăm sóc và quyết định chi tiêu trong gia đình. Tuy nhiên, những vai trò đó đã đã phần nào được người chồng chia sẻ và giúp đỡ. Trong sản xuất, người vợ cũng bắt đầu có vai trò cao hơn, mà không phải lúc nào cũng chỉ có công việc nội trợ. Người vợ được tham gia sản xuất cùng người chồng trong những công việc sản xuất như công việc đồng áng.

NỘI DUNG

1. Đặt vấn đề

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Quỹ Quốc tế phát triển nông nghiệp (IFAD) được công bố mới đây đã cảnh báo về tình trạng bất bình đẳng đối với phụ nữ nông thôn trên toàn cầu, đồng thời kêu gọi các nước và các tổ chức quốc tế thực hiện các chính sách cần thiết để phụ nữ phát huy vai trò là động lực phát triển kinh tế nông thôn và xóa đói giảnghèo. Nghiên cứu nhấn mạnh, phụ nữ nông thôn bị phân biệt về vị trí và tính chất công việc, bị đối xử bất bình đẳng về thu nhập, số giờ được trả lương thấp trong khi khối lượng công việc lớn. Bên cạnh đó, phụ nữ chiếm 51% lực lượng lao động ở Việt Nam, phụ nữ ở nông thôn vẫn đóng vai trò chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, công việc gia đình và nuôi dạy con cái.

Ngày nay cuộc sống của người phụ nữ dần được cải thiện, tuy chưa phải đã hết những định kiến, nghi ngại, thậm chí là kỳ thị, nhưng xét toàn diện, phụ nữ Việt Nam đã phát huy được vai trò đối với thực tiễn phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực xã hội. Thế nhưng trong thực tế, phụ nữ nông thôn còn chịu nhiều thiệt thòi, chưa có sự quan tâm đúng mức về sức khoẻ, việc làm, địa vị xã hội, cả về tâm tư tình cảm; thiếu thông tin, thiếu điều kiện học tập nâng cao trình độ... Trong gia đình, vai trò của họ mờ nhạt

1

Page 2: Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas

so với người chồng trong các quyết định. Phần lớn họ được coi là người chịu trách nhiệm chủ yếu đối với công việc nội trợ.

Cư Suê là một xã thuộc huyện CưM’Gar, tỉnh Đak Lak. Người dân ở đây đa phần là di cư từ các miền khác nhau trên đất nước về đây khai hoang lập nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới với các nông trường cà phê, cao su. Trên địa phận xã gồm 10 thôn buôn, đa số là người dân tộc sinh sống chủ yếu dựa vào làm nông nghiệp, nên vai trò của người phụ nữ là chăm sóc con cái, phụ giúp người chồng, ít được tham gia các hoạt động xã hội. Bài viết này dựa vào kết quả nghiên cứu được tiến hành tại hai thôn: thôn 1 (dân tộc Kinh), thôn 3 (dân tộc Dao), Buôn Sút M’Rưng (dân tộc Ê Đê) nhằm tìm hiểu vai trò của người phụ nữ nông thôn hiện nay trong công viêc gia đình, quản lý tài sản, công việc sản xuất và tham gia các hoạt động cộng đồng.

2. Phương pháp nghiên cứu

Xã Cư Suê với gần 3370 hộ gia đình/10 thôn, buôn. Các địa điểm được chọn để khảo sát là thôn 1, thôn 3 và buôn Sút M’ Rưng. Đây là 3 điểm đại diên cho 3 người dân tộc khác nhau, có kinh tế phát triển và có số dân đông nhất xã. Đề tài thực hiện điều tra thực địa dựa vào hai phương pháp định lượng và định tính với công cụ bảng hỏi (200 bảng) và phương pháp định tính với công cụ phỏng vấn sâu (7 cuộc)

+ Thôn 1: Chủ yếu là người dân tộc kinh, đa phần người dân ở đây làm nông: trồng cà phê, ruộng và buôn bán nhỏ: tạp hóa.

+ Thôn 3: Đại bộ phận người dân ở đây là người dân tộc Dao. Họ sống bằng nghề nông là chủ yếu: cà phê, cao su và làm ruộng. Một số gia đình chăn nuôi trang trại nhỏ: nuôi heo, nuôi gà, nuôi dê. Vì trung tâm UBND Xã Cư Suê nằm trong địa phận của thôn nên một số hộ kinh doanh về các dịnh vụ: tiệm thuốc, tạp hóa, đại lý phân bón, cây xăng.

+ Buôn Sút M’ Rưng: Chủ yếu là người dân tộc Ê Đê. Nghề chủ yếu là làm nông: trồng cà phê, đa phần các gia đình trồng và thu mủ cho các công ty cao su. Một số gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ: bò, heo, gà.

3. Vai trò của phụ nữ trong gia đình nông thôn hiện nay

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ đóng góp kinh tế của người chồng chiếm lệ tỉ cao nhất (54.0 %), bởi vì người chồng luôn làm trụ cột trong gia đình, là người chăm lo và quản lý các hoạt động của gia đình. Người vợ ở mức thấp nhất (chiếm 11.0%). Bên cạnh đó, tỉ lệ đóng góp kinh tế là bằng nhau giữa vợ và chồng chiếm tỷ lệ cao thứ 2 (35.0%). Như vậy, vai trò của người phụ nữ ngày càng được nâng cao trong gia đình, nhưng vẫn giữ vai trò chính trong chăm sóc gia đình. Kết quả nghiên cứu tương đồng với các nghiên cứu trước (Lê Ngọc Văn, 2008) người chồng chịu trách nhiệm chính trong các công việc sản xuất tạo thu nhập như làm ruộng, làm thuê… Đối với những công việc tạo thu nhập bên ngoài hộ gia đình, người phụ nữ thường có thu nhập ít hơn do đó họ đánh giá cao phần đóng góp về kinh tế của người chồng.

2

Page 3: Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas

Biểu đồ 3.1. Mức độ đóng góp kinh tế của vợ và chồng trong gia đình (%)(Nguồn : kết quả khảo sát của đề tài)

Xem bảng 3.1 cho thấy, người vợ vẫn là nội trợ chính trong gia đình (chiếm 83.6% với việc đi chợ, 55.8% với việc nấu cơm và 59.1% về việc giặt giũ ). Đồng thời, những gia đình có con cái thì con cái làm việc nội trợ giúp bố mẹ những việc như nấu cơm chiếm 26.4%, rửa chén 44.7% và lau dọn nhà cửa 41.6%. Trong khi đó, người chồng làm công việc nội trợ với tỷ lệ rất thấp chiếm 0.5%. Nhưng hiện nay với cuộc sống hiện đại nên người chồng có những đóng góp trong công việc nội trợ giúp cho người vợ nhưng không hẳn là làm hết mà chỉ cùng tham gia với vợ chiếm 10.2% công việc nấu cơm và 23.4% lau dọn nhà cửa.

Bảng 3.1. Người thực hiện công việc nội trợ trong gia đìnhĐi chợ Nấu cơm Rửa chén Lau dọn nhà cửa Giặt giũ

Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Tần số %

Vợ 163 83.6 110 55.8 72 36.5 51 25.9 117 59.1Chồng 1 .5 1 .5 1 .5Vợ và chồng 6 3.1 20 10.2 25 12.7 46 23.4 17 8.6Con cái 15 7.7 52 26.4 88 44.7 82 41.6 54 27.3Người khác 11 5.6 14 7.1 11 5.6 17 8.6 10 5.1

Tổng 195 100.0 197 100.0 197 100.0 197 100.0 198 100.0

(Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài)

Bên cạnh đó, người phụ nữ trong gia đình luôn nắm giữ chính trong công việc chăm sóc gia đình. Mặc dù đã được người chồng chia sẻ công việc, nhưng vợ vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất như việc trông con với 136 người trả lời chiếm 69.4%. Trong khi đó, cả vợ và chồng cùng thực hiện việc trông con chiếm 26.0% chưa bằng ½ tỷ lệ của người vợ. Nhưng ở công việc dạy con, cả vợ và chồng chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều đó chứng tỏ người vợ không phải dạy con một mình mà được sự chia sẻ lớn từ người chồng. Mặc dù vậy, tỉ lệ tự dạy con của người vợ vẫn còn cao chiếm 32.1%. Kết quả nghiên cứu định tính thông qua công cụ phỏng vấn sâu cũng tương đồng kết quả nghiên cứu định lượng: “chồng lâu lâu về cũng có giúp. Như tắm cho con, nấu cơm nhưng mà lâu lâu thôi" (Phỏng vấn sâu, số 3). Một người phụ nữ khi được hỏi trong gia đình ai là nội trợ chính thì chị đã trả lời: "Thì phụ nữ làm mấy cái việc đó chứ, đàn ông thì họ chỉ đi làm ngoài". Có đến hai trường hợp người phụ nữ vì quá bận việc đi làm bên ngoài mà không thể đảm nhiệm được việc nội trợ, đó là người phụ nữ dân tộc Êđê, một mình nuôi con do không sống cùng với chồng, công việc nội trợ của gia đình

3

Page 4: Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas

chị do người mẹ già đảm nhiệm:"Nội trợ thì bà già.Chị đi làm miết mà bà già ở nhà, ở nhà thì công việc này việc nọ ví dụ như nấu cơm, nấu canh. Còn chị đi làm thì chị không rảnh, về thì khoảng trưa 11 giờ chị về thì đâu kịp làm việc nhà nữa đâu". Như vậy không những người phụ nữ đóng vai trò nội trợ mà còn có thể đảm nhiệm cả vai trò trụ cột như một người đàn ông trong gia đình. Ngoài ra, tỷ lệ cả vợ và chồng cùng chăm sóc người già và chăm sóc người bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất với 61.5% và 66.5%. Như vậy, các cặp vợ chồng đều có vai trò và trách nhiệm với gia đình mình.

Bảng 3.2. Người có vai trò chính trong việc chăm sóc gia đìnhTrông con Dạy con Chăm sóc người già Chăm sóc người bệnh

Tần số % Tần số % Tần số % Tần số %Vợ 136 69.4 63 32.1 63 32.3 54 27.4Chồng 6 3.1Vợ và chồng 51 26.0 127 64.8 120 61.5 131 66.5Người khác 9 4.6 12 6.2 12 6.1

Tổng 196 100.0 196 100.0 195 100.0 197 100.0

(Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài)

Khi được hỏi, tổ chức cộng đồng nào mà người vợ và người chồng tham gia nhiều nhất ở địa phương? Kết quả nghiên cứu cho thấy 63.0% người vợ trả lời tham gia hội phụ nữ chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Trong khi đó, tỷ lệ người chồng tham gia nhiều nhất là hội nông dân với 10.0%. Ở tổ chức đảng, đoàn thể người chồng tham gia nhiều hơn vợ với 4.0% còn người vợ chỉ chiếm 1.5%.

Biểu đồ 3.2. Tổ chức cộng đồng người vợ tham gia (%)(Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài)

Bên cạnh đó, về mức độ rất thường xuyên tham gia họp thôn thì người chồng chiếm tỷ lệ nhiều hơn người vợ với 13.4% và 8.0%. Nhưng ở mức độ thường xuyên, người vợ và người chồng lại ngang nhau với 15.6% của vợ và 15.5% của chồng. Ngoài ra, người vợ không tham gia họp thôn chiếm tỷ lệ cao nhất là 38.7%. Như vậy, phần lớn tại Xã Cư Suê, người chồng vẫn đang chiếm vị trí cao về mặt cộng đồng so với người vợ (bảng 3.5)

Bảng 3.3. Mức độ họp thôn của người vợ và chồng tại địa phương

4

Page 5: Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas

Mức độ tham gia họp thôn của vợ Mức độ tham gia họp thôn của chồngTần số % Tần số %

Rất thường xuyên 16 8.0 26 13.4Thường xuyên 31 15.6 30 15.5Thỉnh thoảng 47 23.6 54 27.8Hiếm khi 28 14.1 49 25.3Không tham gia 77 38.7 35 18.0Tổng 199 100.0 194 100.0

(Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài)Về mức độ họp xã (bảng 3.4), tỷ lệ người vợ tham gia gần bằng so với người

chồng ở mức độ thường xuyên với tỷ lệ tương ứng 14.6% và 13.5%). Nhưng nếu nhìn tổng quát, người vợ vẫn chiếm số lượng tham gia ít hơn chồng về mức độ họp xã. Theo kết quả nghiên cứu, trong tổng số đơn vị mẫu có 36 người là dân tộc Ê Đê theo chế độ mẫu hệ nhưng tỉ lệ người chồng tham gia các tổ chức cũng như hoạt động cộng đồng khá cao.

Bảng 3.4. Mức độ họp xã của vợ và chồng tại địa phươngMức độ tham gia họp xã của vợ Mức độ tham gia họp xã của chồng

Tần số % Tần số %Rất thường xuyên 11 5.6 21 10.9Thường xuyên 29 14.6 26 13.5

Thỉnh thoảng 33 16.7 36 18.7

Hiếm khi 21 10.6 39 20.2

Không tham gia 104 52.5 71 36.8

Tổng 198 100.0 193 100.0(Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài)

Về các hoạt động trong gia đình như đám ma, cưới hỏi, chúc tết, giỗ thì kết quả khảo sát cho thấy người chồng tham gia chính trong việc đi đám ma (38.5%) còn người tham gia chính trong việc đám cưới, hỏi (24.0%) là người vợ. Tuy nhiên, với câu trả lời “ai rảnh thì đi” lại chiếm mức cao nhất ở hai hoạt động ma chay, hiếu hỉ. Chứng tỏ cuộc sống của các gia đình ngày càng có sự thay đổi theo hướng tiến bộ và dán nhãn bắt buộc người chồng, người vợ phải tham gia trong các hoạt động gia đình . Điều đó càng thể hiện rõ hơn ở việc đi chúc tết với đám giỗ, mức độ người vợ và người chồng chiếm hơn ½ so với các thành viên khác (68.8% với chúc tết và 62.3% đi đám giỗ cùng nhau). Như vậy, người vợ và người chồng ngày càng có sự chia sẻ cho nhau những hoạt động trong gia đình và từ đó vai trò người vợ cũng được chú trọng đến. Đồng thời, người vợ thực hiện rất nhiều vai trò kép như: vừa chăm sóc con cái, vừa chăm sóc gia đình, vừa đi làm bên ngoài, lại có thể tham gia các hoạt động và tổ chức xã hội. Nổi bật nhất trong 7 trường hợp là người phụ nữ người dân tộc Dao, là cán bộ hội phụ nữ xã, lại chăm lo tốt cho gia đình. Khi được hỏi: "bác có cảm thấy quá tải khi mà vừa làm nông, vừa tham gia hoạt động xã hội, vừa chăm lo cho gia đình không?", thì họ trả lời: “Với bác thì điều đó nếu được thuận vợ thuận chồng thì bác thấy chuyện đó không có khó khăn gì, cố gắng thì sẽ vượt qua, nhưng với hoàn cảnh của bác thì không được như mong muốn vì bác trai không ủng hộ bác trong công việc công tác xã hội nên bác cũng thấy mệt mỏi, bác cũng muốn cố gắng làm sao để nhiệm vụ mình phải hoàn thành".

Bảng 3.5. Người hay tham gia các hoạt động trong gia đình

5

Page 6: Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas

Đám ma Cưới hỏi Chúc tết Giỗ

Tần số % Tần số % Tần số % Tần số %Vợ là chính 23 11.5 48 24.0 28 14.1 30 15.1Chồng là chính 77 38.5 40 20.0 11 5.5 10 5.0

Vợ và chồng 29 14.5 44 22.0 137 68.8 124 62.3

Ai rảnh thì đi 67 33.5 65 32.5 22 11.1 33 16.6

Khác 4 2.0 3 1.5 1 .5 2 1.0

Tổng 200 100.0 200 100.0 199 100.0 199 100.0(Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài)

Nhìn chung, vai trò của người phụ nữ tại địa bàn Xã Cư Suê ngày càng khẳng định được trong tất cả các hoạt động của của gia đình, xã hội. Tuy nhiên, vai trò chăm sóc gia đình, chăm sóc con cái, người phụ nữ vẫn thực hiện chủ yếu còn người chồng vẫn giữ vao trò trụ cột trong gia đình là chính. Bên cạnh đó, sự chia sẻ của vợ và chồng ngày càng được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực như nội trợ, chăm sóc gia đình và cả lĩnh vực cộng đồng hay các hoạt động mà trước đây đa phần là đàn ông tham gia thì bây giờ phụ nữ cũng đã tham gia ví dụ như đám ma, làm nhà hay đám giỗ.

Về quyền quyết định của người phụ nữ được thể hiện ở các mặt như quyền quyết định mua bán, chi tiêu hay tham gia góp ý vào các quyết định lớn của gia đình mình. Về người đứng tên đất, đa phần người chồng vẫn là người chiếm tị lệ cao nhất với 41.5% đất sản xuất và 50.8% là đất ở; 35.0% cả vợ và chồng đứng tên đất sản xuất và 27.6% cả vợ và chồng đứng tên đất ở. Còn nếu là các gia đình trẻ còn ở với ba mẹ chồng hay ba mẹ vợ thì người đứng tên đất sẽ là ông bà (19.0% đất sản xuất và 18.1% đất ở là do ông bà đứng tên ). Hiện nay việc đứng tên đất trong giấy tờ không còn quan trọng như trước đây, nó được sản sẻ và chia đều cho vợ và chồng trong gia đình, thể hiện sự bình đẳng và cũng nâng cao vị trí của người phụ nữ ngày nay (bảng 3.8). Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu trước (Phạm Thị Huệ, 2007), người chồng quyết định công việc sản xuất của gia đình chiếm 51,9%, người vợ chỉ chiếm 16.4%.

Bảng 3.6. Người đứng tên đất trong gia đìnhNgười đứng tên đất sản xuất Người đứng tên đất ở

Tần số % Tần số %Vợ 5 2.5 7 3.5Chồng 83 41.5 101 50.8Vợ và chồng 70 35.0 55 27.6Ông bà 38 19.0 36 18.1Khác 4 2.0Tổng 200 100.0 199 100.0

(Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài)Về quyền quyết định mua các sản phẩm để phục vụ cho gia đình, người vợ

nắm quyền quyết định cao nhất với 26.3% về việc mua vật nuôi. Còn người chồng nắm quyền quyết định mua tất cả các sản phẩm chiếm tỷ lệ rất cao, cao nhất là phân bón (42.7%) và thuốc phòng ngừa sâu bệnh (48.7%). Bên cạnh đó quyền quyết định của cả vợ và chồng chiếm với tỉ lệ cao ở các lĩnh vực còn lại như mua đất sản xuất (74.0%), mua đất ở (76.1%), máy móc sản xuất (53.8%), phương tiện vận chuyển (58.5%). Như vậy, người vợ trong gia đình nông thôn tại địa bàn Xã Cư Suê đã có chỗ đứng vững chắc trong việc quyết định cùng chồng mua các sản phẩm phục vụ cho gia

6

Page 7: Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas

đình. Tương đồng với kết quả trước (Phạm Thị Huệ, 2007) về việc mua sắm trong gia đình, cả vợ và chồng cùng quyết định chiếm tỉ lệ cao nhất với 44.9%; 38.9% quyền quyết định của người chồng và người vợ chiếm tỷ lệ là 16.2%. Về quyền quyết định trong quan hệ gia đình và họ hàng, trong hoạt động xã hội chung thì ý kiến bàn bạc và ra quyết định của cả vợ và chồng chiếm tỉ lệ cao nhất, và tiếp theo là quyền quyết định của người chồng và người vợ với tỉ lệ tương đối thấp.

Bảng 3.7. Quyền mua các sản phẩm phục vụ cho sản xuất.Vợ Chồng Vợ và chồng Ông bà Khác Tổng

Đất sản xuất Tần số 5 16 145 28 2 196% 2.6 8.2 74.0 14.3 1.0 100.0

Đất ởTần số 6 11 150 28 2 197% 3.0 5.6 76.1 14.2 1.0 100.0

Nhà xưởngTần số 4 25 56 4 89% 4.5 28.1 62.9 4.5 100.0

Máy móc sản xuấtTần số 4 49 100 31 2 186% 2.2 26.3 53.8 16.7 1.1 100.0

Giống các loạiTần số 11 60 99 22 3 195% 5.6 30.8 50.8 11.3 1.5 100.0

Phân bónTần số 10 81 75 25 2 193% 5.2 42.0 38.9 13.0 1.0 100.0

Vật nuôiTần số 50 28 78 32 2 190% 26.3 14.7 41.1 16.8 1.1 100.0

Thuốc phòng ngừa dịch bệnh sâu bệnh

Tần số 12 94 64 22 1 193% 6.2 48.7 33.2 11.4 .5 100.0

Phương tiện vận chuyển

Tần số 7 47 113 24 1 193% 3.6 24.4 58.5 12.4 .5 100.0

(Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài)Về quyền quyết định mua bán các sản phẩm của gia đình làm ra, bảng 3.8 cho

thấy người chồng ít được tự quyết định bán các sản phẩm của gia đình, nhưng người vợ lại chiếm tỉ lệ cao với việc bán vật nuôi (25.7%) và bán các loại hàng hóa (25.3%) trong khi người chồng chỉ chiếm có 5.8% bán vật nuôi và 4.6% bán các loại hàng hóa khác. Như vậy, sự bình đẳng cũng như vị trí người phụ nữ được thể hiện rõ qua việc cả vợ và chồng đều cùng nhau quyết định bán các sản phẩm gia đình làm ra với 81.0% bán đất, 71.6% bán cây trồng , 51.8% bán các loại vật nuôi và 57.7% bán các loại hàng hóa khác.

Bảng 3.8. Quyền bán các sản phẩm của gia đìnhVợ Chồng Vợ và chồng Ông bà Khác Tổng

ĐấtTần số 4 5 158 26 2 195

% 2.1 2.6 81.0 13.3 1.0 100.0

Cây trồngTần số 9 19 139 25 2 194

% 4.6 9.8 71.6 12.9 1.0 100.0

Vật nuôiTần số 49 11 99 29 3 191

% 25.7 5.8 51.8 15.2 1.6 100.0

Các loại hàng hóa khác

Tần số 49 9 112 20 3 194% 25.3 4.6 57.7 10.3 1.5 100.0

(Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài)

7

Page 8: Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas

Kết quả phỏng vấn sâu cũng thể hiện rõ quyền quyết định hầu hết đều do cả hai vợ chồng cùng nhau bàn bạc và cùng đưa ra quyết định. Nếu một trong hai người chồng hoặc vợ chưa đồng ý với quyết định, người còn lại cũng không được tự ý quyết định. Từ việc chi tiêu sinh hoạt cho đến việc chăm sóc nuôi dạy con cái cho đến việc quyết định mua bán các sản phẩm trong gia đình. Điều này được thể hiện rõ qua phỏng vấn sâu số 4: “Hai vợ chồng bàn bạc đồng ý thì mua… còn ví dụ như mình làm nông nghiệp thì khi nào bán một số lượng nào đó thì cùng bàn bạc với chồng và chồng đồng ý thì mới bán".Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp quyền quyết định nghiêng về phía người chồng, như phỏng vấn sâu số 3. Người vợ tuy tham gia hoạt động xã hội nhiều nhưng quyền nắm chi tiêu và quyết định mọi thứ hầu như thuộc về người chồng. Khi được hỏi về quyền quyết định trong gia đình người vợ phân trần:"Đúng ra là hai người, bác thì có nói là chi tiêu cùng nhau bàn bạc nhưng rốt cuộc cũng là bác trai, bác phải thua, việc mua các đồ dùng có giá trị như xe máy cũng là do bác trai quyết định".

4. Kết luậnVai trò của người phụ nữ nông thôn hiện nay vẫn giữ vai trò chính trong việc

nội trợ và chăm sóc thành viên trong gia đình. Mặc dù có sự chia sẻ từ phía người chồng. Trong sản xuất như công việc đồng áng, người vợ cũng dần thể hiện được vai trò bình đẳng với người chồng. Về quyền quyết định, người phụ nữ nông thôn ngày nay đã có quyền tham gia quyết định các công viêc của gia đình, tiếng nói của họ càng ngày có chỗ đứng trong gia đình. Quan niệm đàn ông là người có quyết định cao nhất đã dần dần được thay bởi sự đồng lòng và sự bàn bạc của cả hai vợ chồng. Việc đứng tên đất ảnh hưởng đến việc quyết định các công việc lớn của gia đình như đám cưới, đám hỏi, ma chay hay ủng hộ cho các qũy từ thiện. Nhưng hiện nay trong các gia đình việc đứng tên đất đa phần thuộc về cả vợ và chồng kể cả dân tộc Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, thì quyền quyết định đều được bàn bạc kĩ lưỡng giữa vợ và chồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Phạm Thị Huệ (2008), Quyền lực của vợ và chồng trong gia đình hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, Số 32. Lê Ngọc Văn (2008), Quan niệm về người chủ gia đình, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, Số 5

ĐÔI NÉT VỀ CÁC TÁC GIẢThS. Phạm Thị Hà Thương là giảng viên ngành Xã hội học trường Đại học Tôn Đức Thắng từ năm 2004 đến nay. Bà giảng dạy các môn: Giới và phát triển và Xã hội học gia đình. Ngoài việc giảng dạy, bà còn tham gia các công trình nghiên cứu về giới và gia đình với vai trò là chủ nhiệm đề tài và là thành viên trong các đề tài cấp cơ sở, cấp Tỉnh và cấp Bộ.

Triệu Thị Thanh Ái hiện là sinh viên năm cuối ngành Xã hội học trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ngoài việc học trên lớp, sinh viên Ái còn tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên với vai trò là chủ nhiệm đề tài. Bên cạnh đó, sinh viên Ái còn tham gia các công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên với vai trò là nghiên cứu viên.

8