vẬn dỤng chuẨn mỰc kẾ toÁn quỐc tẾ ĐỂ hoÀn...

238
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- LÊ HOÀNG PHÚC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Năm 2014

Upload: votuyen

Post on 05-Feb-2018

223 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------------

LÊ HOÀNG PHÚC

VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ

ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Năm 2014

Page 2: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------------

LÊ HOÀNG PHÚC

VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ

ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN Ở VIỆT NAMChuyên ngành : KẾ TOÁNMã số : 62343001

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học :PGS.TS VÕ VĂN NHỊ

TP.HCM, năm 2014

Page 3: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

số liệu và nội dung trong luận án là trung thực. Kết quả của luận án chưa

từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận án

Page 4: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục Bảng

Danh mục Hình

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀBÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1. Bản chất của Báo cáo tài chính

1.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính

1.1.2. Mục đích của báo cáo tài chính

1.1.2.1. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

1.1.2.2. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ

1.1.3. Vai trò của báo cáo tài chính

1.2. Đặc điểm chất lượng và các nhân tố tác động đếnBáo cáo tài chính

1.2.1. Đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính1.2.1.1. Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính

hữu ích1.2.1.2. Nhận xét về đặc điểm chất lượng của thông tin

tài chính hữu ích

1.2.2. Các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính

1.2.2.1. Các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính

1.2.2.2. Nhận xét về các nhân tố tác động đến báo cáotài chính

9

9

9

10

10

11

12

14

14

14

20

21

21

28

Page 5: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

1.3. Nội dung Báo cáo tài chính

1.3.1. Các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính

1.3.1.1. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

1.3.1.2. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ

1.3.2. Nội dung của báo cáo tài chính

1.3.2.1. Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kế toán quốc tế

1.3.2.2. Báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Mỹ, Pháp vàTrung Quốc

1.3.3. Nhận xét về Nội dung báo cáo tài chính

1.4. Áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với báo cáotài chính tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam

1.4.1. Tóm tắt quá trình phát triển và khái quát nội dung củachuẩn mực kế toán quốc tế

1.4.1.1.Tóm tắt quá trình phát triển chuẩn mực kế toánquốc tế

1.4.1.2. Khái quát nội dung của chuẩn mực kế toánquốc tế

1.4.2. Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối vớibáo cáo tài chính tại các quốc gia

1.4.2.1. Đối với Mỹ

1.4.2.2. Đối với Pháp và các nước Liên minh Châu Âu

1.4.2.3. Đối với Trung Quốc và một số quốc giaĐông Nam Á

1.4.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hòa hợp vớichuẩn mực kế toán quốc tế

30

30

30

33

34

34

42

45

47

47

47

48

51

52

54

55

58

Chương 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNGBÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPVIỆT NAM

2.1. Tóm tắt quá trình phát triển của hệ thống Báo cáotài chính doanh nghiệp Việt Nam

62

62

Page 6: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

2.1.1. Giai đoạn trước năm 1995

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay

2.2. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Namhiện hành

2.2.1. Đặc điểm của các nhân tố tác động đến hệ thống báo cáotài chính doanh nghiệp ở Việt Nam

2.2.2. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc soạn thảo báo cáotài chính

2.2.3. Kết cấu, nội dung hệ thống báo cáo tài chính doanhnghiệp hiện hành

62

63

66

66

73

76

2.3. Đánh giá thực trạng và vấn đề cần giải quyết đối vớihệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam

2.3.1. Đối chiếu một số nội dung của hệ thống báo cáo tàichính theo quy định của Việt Nam với IASB

2.3.1.1. Các nội dung tương đồng

2.3.1.2. Các nội dung khác nhau

2.3.2. Một số ý kiến của doanh nghiệp, nhà đầu tư vàchuyên gia về hệ thống báo cáo tài chính hiện hành

2.3.2.1. Ý kiến của một số doanh nghiệp, nhà đầu tư

2.3.2.2. Ý kiến của chuyên gia

2.3.3. Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chínhdoanh nghiệp Việt Nam

2.3.3.1. Ưu điểm

2.3.3.2. Hạn chế

81

81

83

84

91

91

96

99

99

101

2.3.4. Nhận diện những vấn đề cần giải quyết đối với hệ thốngbáo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 112

Page 7: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

Chương 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNGBÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆPVIỆT NAM 116

3.1. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện hệ thốngBáo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện

116

117120

3.2. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chínhdoanh nghiệp Việt Nam

3.2.1. Các giải pháp trong ngắn hạn để khắc phục hạn chế củahệ thống báo cáo tài chính hiện hành

3.2.1.1. Hoàn thiện các quy định về khung lý thuyết choBáo cáo tài chính

3.2.1.2. Điều chỉnh, bổ sung kết cấu, nội dung hệ thốngBáo cáo tài chính hiện hành

3.2.1.3. Xây dựng hệ thống báo cáo tài chính linh hoạttrong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

3.2.2. Các giải pháp dài hạn phát triển, hoàn thiện hệ thốngBáo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam

3.2.2.1. Định hướng sử dụng Giá trị hợp lý trong định giácác yếu tố của báo cáo tài chính

3.2.2.2. Định hướng ghi nhận và báo cáo nguồn lực tri thứcdoanh nghiệp trên báo cáo tài chính

3.2.2.3. Định hướng ghi nhận và báo cáo trách nhiệmxã hội doanh nghiệp trên báo cáo tài chính

3.2.3. Lộ trình thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thốngbáo cáo tài chính

3.3. Một số kiến nghị hỗ trợ cho việc hoàn thiện hệ thốngBáo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam

123

123

123

127

136

140

140

152

161

169

173

Page 8: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

3.3.1. Đối với Nhà nước, cơ quan chức năng quản lý về kếtoán kiểm toán và công bố thông tin trên thị trườngchứng khoán

3.3.2. Đối với các tổ chức nghề nghiệp và cơ sở đào tạo kếtoán, kiểm toán

3.3.3. Đối với các doanh nghiệp

173

177

178

KẾT LUẬN 181

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 9: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC Báo cáo tài chính

CĐKT Cân đối kế toán

FASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ

(Financial Accounting Standard Board)

Framework Khuôn mẫu lý thuyết cho Báo cáo tài chính(The Conceptual Framework for Financial Reporting)

GAAP Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi

(Generally accepted accounting principles)

IASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế

(International Accounting Standard Board )

IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế

(International Accounting Standard)

IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

(International Financial Reporting Standard)

KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh

TTCK Thị trường chứng khoán

TSCĐ Tài sản cố định

VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Page 10: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 : Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích theo IASBvà FASB

Bảng 1.2 : Tác động của các giá trị văn hóa đến giá trị kế toán

Bảng 1.3 : Tình hình sử dụng IAS/IFRS tại các quốc gia đến tháng 06/2013

Bảng 2.1: Đối chiếu mục đích, đặc điểm chất lượng, ghi nhận các yếu tố vànguyên tắc soạn thảo, trình bày BCTC giữa VAS và IAS/IFRS

Bảng 2.2 : Đối chiếu hệ thống báo cáo, các BCTC cơ bản giữa VAS vàIAS/IFRS

Bảng 2.3 : Đối chiếu nội dung một số khoản mục chủ yếu trên BCTC giữa VASvà IAS/IFRS

Bảng 2.4 : Thống kê mô tả kết quả khảo sát doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Bảng 2.5 : So sánh việc ghi nhận giá trị các nguồn lực tri thức trong cơ cấutài sản vô hình của doanh nghiệp giữa VAS và IAS/IFRS

Bảng 3.1 : Các thành phần và thuộc tính của nguồn lực tri thức

Bảng 3.2 : Các thành phần và thuộc tính chủ yếu của nguồn lực tri thức trìnhbày trên BCTC doanh nghiệp Việt Nam

Bảng 3.3 : Nội dung cơ bản của Báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệpViệt Nam

Bảng 3.4 : Các yếu tố trình bày trên báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệpViệt Nam

Bảng 3.5 : Hệ thống chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Việt Nam

Bảng 3.6 : Lộ trình phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệpViệt Nam.

Page 11: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 : Mô hình quan hệ giữa nguồn cung cấp vốn và văn hóa

Hình 3.1 : Mô hình về phạm vi của thông tin công bố trong hệ thống BCTClinh hoạt

Hình 3.2 : Mô hình về mức độ chi tiết của thông tin công bố trong hệ thốngBCTC linh hoạt

Hình 3.3 : Mô hình khung xây dựng các hệ số đánh giá nguồn lực tri thứcdoanh nghiệp Việt Nam.

Page 12: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 1 -

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Báo cáo tài chính (BCTC) là sản phẩm của kế toán tài chính, là đầu ra của

hệ thống thông tin kế toán. Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chính

hữu ích về doanh nghiệp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay

và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho

doanh nghiệp (IASB, 2010a). BCTC là nguồn thông tin quan trọng cho các giao

dịch về vốn của doanh nghiệp, đặc biệt trên thị trường chứng khoán. Việc hoàn

thiện BCTC không chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết mà nó còn có ý nghĩa thực

tiễn quan trọng trong việc đáp ứng một cách phù hợp nhu cầu thông tin đa dạng

trong quá trình phát triển không ngừng của các nền kinh tế.

Trên phương diện lý thuyết, những kết quả của dự án hội tụ giữa IASB và

FASB về việc xây dựng một khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày

BCTC là sản phẩm của một vấn đề được tranh luận tích cực, từ việc xác định

cách tiếp cận, mục đích, đặc điểm chất lượng, cho đến các nguyên tắc chi phối

việc soạn thảo và trình bày BCTC (Choi and Meek, 2011).

Trên phương diện thực tiễn, các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đang

trong quá trình đổi mới để hướng đến một bộ chuẩn mực kế toán toàn cầu, chất

lượng cao (a high quality, global accounting standards), phục vụ cho thị trường

vốn.

Ở Việt Nam, sau hơn 35 năm kể từ khi thống nhất đất nước, hệ thống kế

toán và BCTC doanh nghiệp hiện nay về cơ bản đã được xây dựng theo hướng

tiếp cận với thông lệ quốc tế trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam, có sự cải cách,

khá đầy đủ và có tính hệ thống. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập quốc tế về

kinh tế và kế toán mạnh mẽ như hiện nay, tính hữu ích của thông tin kế toán

Page 13: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 2 -

không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, các tiêu chuẩn chất lượng và công bố

thông tin phải được tiếp cận theo thông lệ quốc tế, hệ thống BCTC hiện nay đã

bộc lộ những tồn tại chưa được giải quyết, từ những vấn đề cụ thể như đo lường,

ghi nhận, đến việc củng cố các luận cứ khoa học, làm cơ sở vững chắc, ổn định

cho việc ban hành các chuẩn mực kế toán, đánh giá chất lượng BCTC. Cơ sở định

giá, đặc điểm chất lượng và nguyên tắc lập BCTC chưa được quy định đầy đủ,

thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; hệ

thống BCTC mang tính khuôn mẫu, thiếu sự linh hoạt; hệ thống báo cáo, một số

nội dung, khoản mục trên BCTC chưa đầy đủ, hoặc chưa phù hợp với chuẩn mực

kế toán và thông lệ quốc tế; chưa đề cập hoặc quy định việc ghi nhận và trình bày

nguồn lực tri thức, trách nghiệm xã hội doanh nghiệp trên báo cáo… Những hạn

chế này có nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, ảnh hưởng đáng kể đến

tính hữu ích và quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống BCTC.

Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu liên quan đến BCTC, cũng như việc áp

dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia. Tuy

nhiên, hầu như chưa có một nghiên cứu có hệ thống liên quan trực tiếp đến việc

đánh giá và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện

hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán.

Ở Việt Nam, gần đây, có một số nghiên cứu chuyên sâu về BCTC doanh

nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Sinh (2008) đã tiếp cận với các luận điểm

về hệ thống BCTC doanh nghiệp của IASB, FASB nhằm đưa ra giải pháp nâng

cao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu của

Nguyễn Thị Kim Cúc (2009) đã nhận định lại về khung pháp lý cho việc lập và

trình bày BCTC doanh nghiệp, tương thích với quy mô và cơ cấu tổ chức của các

loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hùng (2010) đề cập đến

việc kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính công bố của các công ty niêm yết

tại Việt Nam. Các nghiên cứu của Võ Thị Ánh Hồng (2008), Phạm Đức Tân

Page 14: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 3 -

(2009)… đề xuất một số giải pháp nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán

phục vụ việc ra quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương (2010) mô tả sự khác biệt giữa chuẩn

mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế và ảnh hưởng của nó đến

thông tin trình bày trên BCTC và quyết định của nhà đầu tư...

Bên cạnh đó, Vũ Hữu Đức và Trình Quốc Việt (2009) đã đề nghị áp dụng

chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các công ty niêm yết, công ty đại chúng,

ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm. Tăng Thị Thu Thủy (2009) đề xuất hoàn

thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo thông lệ quốc tế trên cơ sở

những đặc điểm của Việt Nam. Nguyen &Tran (2012) đề cập đến những khó

khăn của việc tồn tại song song hệ thống chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

trong quá trình hòa hợp kế toán quốc tế…

Các nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm

nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở

vận dụng và hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, hạn chế trong

việc củng cố luận cứ khoa học và kinh nghiệm cho việc ban hành các chuẩn mực,

chế độ kế toán, quy định soạn thảo và đánh giá chất lượng BCTC trên cơ sở vận

dụng chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, chưa được làm rõ. Giải pháp dài hạn

và lộ trình cho sự phát triển, hội nhập của hệ thống BCTC chưa được phác họa.

Các nghiên cứu cũng chưa đề cập hoặc giải quyết các nội dung mang tính toàn

cầu hiện nay trong soạn thảo và trình bày BCTC, chẳng hạn, vấn đề sử dụng giá

trị hợp lý trong định giá, trình bày nguồn lực tri thức hay trách nhiệm xã hội

doanh nghiệp trên BCTC.

Luận án này kế thừa các nghiên cứu trước đây, góp phần giải quyết các

vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng nêu trên.

Page 15: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 4 -

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác lập quan điểm, phương hướng,

đề xuất các giải pháp ngắn hạn, giải pháp dài hạn hoàn thiện hệ thống BCTC

doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế,

nâng cao tính hữu ích của BCTC, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Các quan điểm, phương hướng và giải pháp được xây dựng trên cơ sở

đã phân tích, tổng hợp, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về hệ thống BCTC doanh

nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, thực trạng áp dụng chuẩn

mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia và bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam, cũng như trên cơ sở nhận diện các đặc điểm về môi

trường kế toán tại Việt Nam, ưu điểm, hạn chế và các vấn đề cần giải quyết đối

với hệ thống BCTC doanh nghiệp hiện hành.

3. Phạm vi, nội dung nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định trong khuôn khổ BCTC

riêng của các loại hình doanh nghiệp, không bao gồm các ngân hàng và các tổ

chức tài chính tương tự.

Phạm vi chuẩn mực kế toán quốc tế được vận dụng để hoàn thiện hệ thống

BCTC bao gồm các IAS/IFRS liên quan trực tiếp đến trình bày và công bố thông

tin BCTC, không bao gồm toàn bộ các IAS/IFRS hiện có.

Luận án tập trung vào các nội dung sau:

(1) Lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và

thông lệ quốc tế;

(2) Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống

BCTC tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam;

(3) Quá trình phát triển của hệ thống BCTC Việt Nam qua các thời kì;

Page 16: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 5 -

(4) Đánh giá thực trạng hệ thống BCTC Việt Nam hiện hành trên cơ sở đối

chiếu hệ thống BCTC theo quy định của Việt Nam với hệ thống BCTC theo quy

định của IASB, ý kiến của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và chuyên gia về hệ

thống BCTC doanh nghiệp, các nhân tố môi trường kế toán, cũng như yêu cầu

của quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam.

(5) Quan điểm, phương hướng, mục tiêu hoàn thiện hệ thống BCTC

doanh nghiệp Việt Nam;

(6) Các giải pháp ngắn hạn và giải pháp dài hạn mang tính khoa học và

khả thi, trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, nhằm phát triển, hoàn

thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đáp

ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Định hướng về nội dung và

phương pháp đo lường giá trị hợp lý, báo cáo nguồn lực tri thức, báo cáo trách

nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC.

4. Phương pháp nghiên cứu

Về định tính, tác giả phân loại, đánh giá và chọn lọc nhiều tài liệu nghiên

cứu chuyên sâu trong và ngoài nước, khai thác các thông tin thứ cấp có liên quan

đến BCTC để phân tích, lý giải, đánh giá các đối tượng nghiên cứu theo các chủ

điểm về nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã được thiết kế. Tác giả đã thực hiện

việc phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về kế toán và BCTC doanh

nghiệp, sử dụng kết hợp với các thông tin đáng tin cậy khác để lý giải, đánh giá

thực trạng, đề xuất giải pháp.

Về định lượng, tác giả sử dụng phiếu câu hỏi điều tra, khảo sát ý kiến của

một số doanh nghiệp và nhà đầu tư về hệ thống BCTC, kết hợp với sử dụng

các dữ liệu định lượng khác để diễn giải, so sánh, phân tích, nhằm tạo ra cơ sở

tham khảo hữu ích cho những nhận định, đánh giá hệ thống BCTC doanh nghiệp

Việt Nam trong mối quan hệ với đặc điểm, yêu cầu của quá trình phát triển.

Page 17: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 6 -

Về phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể, tác

giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp chuyên gia; phương

pháp điều tra. Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương

pháp tư duy cũng được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp theo từng nội dung và mục

tiêu cụ thể của luận án.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả phân loại, đánh giá, và chọn

lọc nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước, các quy định, thông

lệ quốc tế, kinh nghiệm của các quốc gia… và các thông tin thứ cấp có liên quan

đến BCTC doanh nghiệp để tiến hành phân tích, tổng hợp, làm rõ những vấn đề

lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ

quốc tế; mô tả, lý giải, làm rõ những vấn đề tồn tại của hệ thống BCTC hiện hành

và xác định vấn đề cần phải giải quyết, phương hướng và giải pháp thực hiện.

- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,

phương pháp tư duy đã được sử dụng kết hợp theo từng nội dung và mục tiêu cụ

thể của luận án. Theo đó, phương pháp phân tích, tổng hợp đã được sử dụng để

hệ thống hóa cơ sở lý luận, đưa ra nhận xét về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo

chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế và quá trình áp dụng chuẩn mực kế toán

quốc tế tại các quốc gia, kinh nghiệm cho Việt Nam. Phương pháp so sánh được

sử dụng để đối chiếu hệ thống BCTC theo quy định của Việt Nam với hệ thống

BCTC theo quy định của IASB, giữa thực trạng hệ thống BCTC với những yêu

cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Phương pháp tư duy được sử dụng phối hợp

với phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp để xác định vấn đề cần giải

quyết, xây dựng phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTC.

- Phương pháp chuyên gia: Tác giả tiến hành phỏng vấn để thu thập ý

kiến các chuyên gia về kế toán và BCTC doanh nghiệp. Các ý kiến trả lời được

tổng hợp, lý giải, làm cơ sở hoặc củng cố cho nhận định về hệ thống BCTC

doanh nghiệp Việt Nam.

Page 18: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 7 -

- Phương pháp điều tra: Tiến hành khảo sát bằng các phiếu điều tra đối với

một số doanh nghiệp và nhà đầu tư. Thang đo Likert được sử dụng để đo lường

các mức độ đánh giá. Thực hiện thống kê mô tả kết quả điều tra và phân tích

phương sai Anova một yếu tố để kiểm tra về sự khác biệt trong kết quả đánh giá

giữa các nhóm đối tượng. Kết hợp kết quả với những dữ liệu thứ cấp khác để

diễn giải, so sánh, nhằm tạo ra cơ sở tham khảo hữu ích cho những nhận định,

đánh giá.

Như vậy, phương pháp định tính, với những tổng hợp, lý giải, đánh giá các

thông tin, là phương pháp được sử dụng chủ yếu, nhằm diễn giải hoặc quy nạp

theo các chủ điểm về nội dung và mục tiêu đã được thiết kế của luận án. Các

phân tích và đánh giá được thực hiện bằng những lý luận khách quan, theo các

chủ điểm đã được thiết kế. Các biểu hiện cụ thể của các phương pháp nghiên cứu

sẽ được thể hiện trong các nội dung của luận án.

Ở một góc độ khác, khi xác định phương hướng hoàn thiện hệ thống

BCTC doanh nghiệp, trên quan điểm lịch sử, cụ thể, luận án đã xuất phát từ sự

vận động và phát triển của các điều kiện môi trường kế toán, gắn với các yêu cầu

của quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán ở Việt Nam.

5. Những đóng góp chính của luận án

(1) Phân tích, tổng hợp, đánh giá, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hệ

thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, trong đó

có những vấn đề còn khá mới ở các quốc gia, như: đo lường giá trị hợp lý; báo

cáo nguồn lực tri thức; báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

(2) Phân tích thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ

thống BCTC tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam.

(3) Làm rõ tính tất yếu của quá trình cải cách hệ thống kế toán và BCTC

doanh nghiệp Việt Nam. Đánh giá thực trạng hệ thống BCTC doanh nghiệp

Page 19: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 8 -

Việt Nam hiện hành, nhận diện vấn đề tồn tại cần giải quyết.

(4) Xác lập một cách khoa học và phù hợp quan điểm, mục tiêu và

phương hướng hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp, trên cơ sở nhận diện

những điều kiện và bối cảnh mà hệ thống kế toán Việt Nam đang tồn tại và phát

triển.

(5) Đề xuất các giải pháp ngắn hạn, đặc biệt là các giải pháp dài hạn, mang

tính khoa học và khả thi, xác định lộ trình phù hợp, nhằm phát triển và hoàn thiện

hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đáp

ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Luận án đã định hướng về nội dung và phương

pháp những vấn đề mang tính đột phá ở Việt Nam liên quan đến định giá và trình

bày thông tin trên BCTC, như: đo lường giá trị hợp lý; báo cáo nguồn lực tri

thức; báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

6. Kết cấu luận án

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, luận án có 3 chương:

- Chương 1 : Cơ sở lý luận về Báo cáo tài chính doanh nghiệp.

- Chương 2 : Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp

Việt Nam.

- Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp

Việt Nam.

Ngoài ra, luận án còn có 17 Phụ lục để minh họa hoặc mô tả chi tiết một số

nội dung của luận án.

Page 20: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 9 -

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1. Bản chất của Báo cáo tài chính1.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính (Financial statements) là sản phẩm của kế toán tài chính,là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán, phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tìnhhình tài chính, kết quả tài chính của doanh nghiệp. BCTC cung cấp các thông tinvề tình hình tài chính, kết quả tài chính và các luồng tiền của doanh nghiệp, đápứng yêu cầu của số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết địnhkinh tế, nó cũng cho thấy kết quả quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn lựcđược giao phó cho họ (IASB, 2012).

Để đáp ứng mục tiêu này, BCTC trình bày thông tin về: tài sản, nợ phảitrả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí, bao gồm cả lãi và lỗ, khoản góp vốn củachủ sở hữu và phân phối cho chủ sở hữu, các dòng tiền. Thông thường, một hệthống BCTC bao gồm: báo cáo tình hình tài chính, báo cáo thu nhập; báo cáo vốnchủ sở hữu; báo cáo lưu chuyển tiền và thuyết minh BCTC.

Có nhiều cách thức và khía cạnh khác nhau trong việc tiếp cận với BCTC.Chẳng hạn, khi xem xét dưới góc độ khoa học kế toán, thì BCTC được xem là kếtquả của phương pháp tổng hợp - cân đối. Khi xem xét dưới góc độ các yếu tố củamột hệ thống thông tin kế toán thì BCTC được xem là đầu ra của hệ thống này,được xử lý và cung cấp bởi quy trình kế toán tài chính. Khi đề cập đến lợi ích củangười sử dụng thì BCTC là nguồn cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việcra quyết định kinh tế v.v… Vì vậy, khó có thể đưa ra một định nghĩa duy nhất vềBCTC. Mục đích và vai trò của BCTC, vì vậy, cũng không phải là duy nhất vàbất biến. Mục đích và vai trò của BCTC được đề cập dưới đây chủ yếu dựa trêncác quan điểm của một số tổ chức có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đến kế toántrên thế giới, được tiếp cận theo hướng phục vụ cho việc phát triển, hoàn thiện hệthống BCTC như mục tiêu đề ra của luận án.

Page 21: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 10 -

1.1.2. Mục đích của Báo cáo tài chính

1.1.2.1. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)

Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC quốc tế (IFRS Framework) do IASB phêchuẩn tháng 09/2010 xác định mục đích của BCTC cho mục đích chung (sau đâygọi tắt là mục đích của BCTC) là “cung cấp thông tin tài chính hữu ích về doanhnghiệp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợkhác trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp”(IASB, 2010a, p.OB2). Những quyết định này liên quan đến việc mua, bán hoặcnắm giữ cổ phiếu và công cụ nợ, cung cấp, thanh toán các khoản vay hoặc cáchình thức vay mượn khác.

IFRS Framework lưu ý rằng, các đối tượng khác, chẳng hạn các nhà quảnlý, có thể tìm thấy trong các BCTC những thông tin hữu ích. Tuy nhiên, mục đíchcủa BCTC và mục tiêu của các quy chế quản lý tài chính có thể không phù hợpvới nhau. Do vậy, cơ quan quản lý không được xem là đối tượng sử dụng chínhcủa BCTC. BCTC không hướng chủ yếu đến cơ quan quản lý hoặc các đối tượngkhác (IASB, 2010a).

BCTC cung cấp thông tin về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đólà thông tin về các nguồn lực kinh tế và nghĩa vụ nợ của của doanh nghiệp.BCTC cũng cung cấp thông tin về những ảnh hưởng của giao dịch và các sự kiệnkhác làm thay đổi các nguồn lực kinh tế và nghĩa vụ nợ, nó hữu ích cho các quyếtđịnh về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp. Thông tin về bản chất, quymô nguồn lực kinh tế và các các nghĩa vụ nợ có thể giúp người sử dụng xác địnhđiểm mạnh và điểm yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những thông tinnày có thể giúp người sử dụng đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp,cũng như nhu cầu bổ sung nguồn lực tài chính (IASB, 2010a).

Thông tin về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giúp người sử dụng đánhgiá được các khoản thu nhập tạo ra từ việc sử dụng các nguồn lực kinh tế. Thôngtin này giúp đánh giá trách nhiệm quản lý trong việc sử dụng có hiệu quả nguồnlực của doanh nghiệp. Thông tin về kết quả kinh doanh, cũng như sự thay đổi vàcác yếu tố cấu thành của các khoản thu nhập cũng quan trọng trong việc đánh giá

Page 22: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 11 -

khả năng tạo tiền trong quá khứ và tương lai của doanh nghiệp.

Thông tin về lưu chuyển tiền trong một kỳ của doanh nghiệp giúp người sửdụng đánh giá khả năng doanh nghiệp tạo ra dòng tiền thuần trong tương lai. Nóchỉ ra phương thức doanh nghiệp tạo ra và chi tiêu tiền, bao gồm thông tin về vayvà trả nợ, cổ tức bằng tiền hoặc phân phối bằng tiền khác cho các nhà đầu tư, vàcác yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Thông tin về dòng tiền “giúp người sử dụng dụng hiểu rõ về hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, đánh giá hoạt động đầu tư và tài chính, ước tính tínhthanh khoản, khả năng thanh toán và giải thích các thông tin về kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp” (IASB, 2010a, p.OB20).

Theo IAS 1- Trình bày BCTC (IASB hiệu chỉnh tháng 05/2012), mục đíchcủa BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả tài chính vàcác luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của số đông những người sửdụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. BCTC cũng báo cáo kết quả đạtđược trên cương vị quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn lực được giaophó. Để đáp ứng mục tiêu này, BCTC trình bày thông tin về: tài sản, nợ phải trả,vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí, khoản góp vốn và phân phối cho chủ sở hữu,lưu chuyển tiền tệ, cùng với những thông tin thuyết minh.

1.1.2.2. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB)

Mở đầu Chương Mục đích của BCTC trong Khái niệm kế toán tài chính số8 - Statement of Financial Accounting Concepts No.8 (SFAC 8), FASB khẳngđịnh, mục đích của BCTC là nền tảng của khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC. FASBcũng xác định mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chính hữu ích vềdoanh nghiệp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủnợ khác trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanhnghiệp. Điều này hoàn toàn tương đồng với IFRS Framework của IASB.

Các nội dung thông tin về các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp và cácnghĩa vụ nợ, cũng như sự thay đổi của chúng, thông tin về kết quả tài chính, thôngtin về lưu chuyển tiền trình bày trong SFAC 8 cũng được FASB quy định hoàntoàn tương đồng với IFRS Framework của IASB. Đây là kết quả của một dự án

Page 23: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 12 -

hội tụ kế toán giữa IASB và FASB (IASB - FASB Convergence Project) đượctriển khai từ năm 2004, trong đó có dự án hội tụ về khuôn mẫu lý thuyết choBCTC. Theo đó, với việc lựa chọn quan điểm đơn vị (entity pespective) thay vìquan điểm chủ sở hữu (proprietary pespective), cả IASB và FASB đều khẳng địnhcần có sự ưu tiên trong những người sử dụng BCTC để đảm bảo tính tập trung củathông tin cho việc ra quyết định.

Như vậy, mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chính hữu ích vềdoanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư hiện tạivà tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác, trong việc đưa ra quyết định vềviệc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp.

1.1.3. Vai trò của Báo cáo tài chính

Thông thường, vai trò của BCTC được xem xét thông qua mục đích và lợiích mang lại của việc sử dụng thông tin của một số đối tượng chủ yếu.

Theo IASB và FASB, các đối tượng sử dụng BCTC bao gồm nhà đầu tưhiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác và một số đối tượngkhác liên quan đến việc ra các quyết định kinh tế.

Các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ kháccần thông tin về các nguồn lực của doanh nghiệp không chỉ để đánh giá triểnvọng của dòng lưu chuyển tiền thuần trong tương lai mà còn đánh giá hiệu quảquản lý đối với việc sử dụng các nguồn lực hiện hữu của doanh nghiệp. Họ khôngthể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin trực tiếp mà phải dựa vào BCTCcho nhiều thông tin tài chính mà họ cần. Vì vậy, họ là những người sử dụng chínhmà BCTC hướng tới.

Các quyết định của nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng về việc mua, bán hoặcnắm giữ cổ phiếu và công cụ nợ phụ thuộc vào thu nhập mà họ mong đợi từ việcđầu tư, ví dụ như cổ tức, các khoản thanh toán nợ gốc và lãi hoặc sự gia tăng giátrị thị trường. Tương tự như vậy, quyết định của người cho vay và các chủ nợkhác về việc cung cấp các khoản cho vay và các hình thức tín dụng khác phụthuộc vào các khoản thanh toán nợ gốc và lãi hoặc các khoản thu nhập khác màhọ mong đợi. Kỳ vọng của các các nhà đầu tư, người cho vay và các chủ nợ khác

Page 24: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 13 -

về lợi nhuận phụ thuộc vào đánh giá của họ về giá trị, thời gian và triển vọng củadòng lưu chuyển tiền thuần trong tương lai. Do vậy, các nhà đầu tư hiện tại vàtiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác cần thông tin để giúp họ đánh giátriển vọng lưu chuyển tiền thuần trong tương lai của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, BCTC không thể cung cấp tất cả thông tin mà nhà đầu tư,người cho vay và chủ nợ khác cần. Những người sử dụng cần phải xem xét thôngtin cần thiết từ các nguồn khác, chẳng hạn, điều kiện và triển vọng của nền kinhtế, sự kiện, môi trường chính trị, công nghệ, tương lai doanh nghiệp. BCTCkhông được thiết kế để trình bày thông tin về giá trị doanh nghiệp nhưng chúngcung cấp thông tin giúp nhà đầu tư, người cho vay và các chủ nợ khác ước tínhgiá trị doanh nghiệp (IASB, 2010a).

IFRS Framework cũng lưu ý rằng, các bên liên quan khác như cơ quanquản lý, tổ chức, công chúng không phải là những nhà đầu tư, chủ nợ cũng cóthể tìm thấy thông tin hữu ích trên BCTC, mặc dù BCTC không phục vụ trựctiếp cho những nhóm đối tượng này.

Ở một khía cạnh khác, khi tiếp cận vai trò của BCTC dưới góc độyêu cầu pháp lý của việc cung cấp thông tin, thì vai trò của BCTC được thể hiệnthông qua trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc soạn thảo BCTC và công bốthông tin. Chẳng hạn, các nội dung trình bày trên BCTC nộp cho cơ quan thốngkê, thuế vụ có xu hướng khuôn mẫu, thiếu linh hoạt, đủ đáp ứng yêu cầu pháp lýcó liên quan. Ngoài ra, vai trò của BCTC đối với người sử dụng còn bị chi phốibởi quy mô, đặc điểm của doanh nghiệp. Chẳng hạn, đối với các doanh nghiệpnhỏ, vai trò của BCTC hướng đến người quản lý doanh nghiệp nhiều hơn, mụcđích công bố thông tin nhằm tìm kiếm vốn đầu tư hay nhà tài trợ thường hạnchế…

Tóm lại, bản chất của BCTC là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán, cungcấp thông tin cho những người có quan hệ lợi ích với doanh nghiệp trong việc racác quyết định kinh tế, chủ yếu bao gồm nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, ngườicho vay và các chủ nợ khác. Kết quả của dự án hội tụ giữa IASB và FASB khẳngđịnh cần có sự ưu tiên trong những người sử dụng BCTC để đảm bảo tính tập

Page 25: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 14 -

trung của thông tin cho việc ra quyết định. Tất cả các bên cung cấp vốn đều cóquyền được cung cấp thông tin đầy đủ; những nhà đầu tư và chủ nợ tiềm năngcần được cung cấp thông tin cho việc ra quyết định. Những đối tượng khác có thểtìm thấy những thông tin hữu ích từ BCTC nhưng họ không phải là đối tượngchính mà BCTC hướng tới. Các thông tin cung cấp trên BCTC được xác định cânbằng cho các đối tượng sử dụng chủ yếu, thông tin để đánh giá khả năng quản lýcũng được xem là một mục đích quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quyết định củanhững người cung cấp vốn cho doanh nghiệp.

Sau gần 25 năm ban hành khuôn mẫu lý thuyết của IASB (từ năm 1989) và35 năm của FASB (từ năm 1978), khái niệm sự thay đổi nguồn lực được hệ thốngthành 2 nhóm chính: thay đổi do kết quả kinh doanh và không do kết quả kinhdoanh. Thông tin về hoạt động kinh doanh và thông tin về lưu chuyển tiền trởthành hai cách tiếp cận bổ sung cho nhau trong việc trình bày sự thay đổi tìnhhình tài chính của doanh nghiệp trên BCTC.

1.2. Đặc điểm chất lượng và các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính

1.2.1. Đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính

1.2.1.1. Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích

Tính hữu ích của BCTC cũng chính là tính hữu ích của thông tin kế toánđược trình bày trên BCTC. Chính xác hơn, chính những tính chất đặc trưng củathông tin trên BCTC đã làm cho nó trở nên hữu ích qua việc thông tin được quantâm, được tin cậy và sử dụng để mang lại lợi ích.

Để có thể cung cấp thông tin hữu ích, BCTC cần thỏa mãn các đặc điểmchất lượng. Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích trình bàydưới đây là theo kết quả của một dự án hội tụ giữa IASB và FASB. Nói cáchkhác, các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích là tương đồng theoquan điểm của IASB và FASB (Chương 3 trong IFRS Framework và Chương 3trong SFAC 8). Theo đó, các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu íchlà các đặc tính thông tin có thể hữu ích nhất cho nhà đầu tư, người cho vay và chủnợ khác trong việc ra quyết định về doanh nghiệp trên cơ sở thông tin trên BCTC(IASB, 2010a).

Page 26: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 15 -

Theo IASB và FASB, các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữuích được phân ra thành các đặc điểm chất lượng cơ bản và các đặc điểm chấtlượng bổ sung.

Các đặc điểm chất lượng cơ bản: thích hợp và trình bày trung thực.

Các đặc điểm chất lượng bổ sung: có thể so sánh; có thể kiểm chứng; kịpthời và có thể hiểu.

Các đặc điểm chất lượng cơ bản(1) Thích hợp (Relevance)

Để thích hợp, thông tin kế toán phải có khả năng tạo ra sự khác biệt trongviệc ra quyết định của đối tượng sử dụng thông tin. Theo đó, “nó phải có giá trịdự đoán, giá trị xác nhận, hoặc cả hai” (IASB, 2010a, p.QC7).

Thông tin tài chính có giá trị dự đoán (predictive value) nếu nó có thể đượcsử dụng như một dữ liệu đầu vào cho người sử dụng dự đoán kết quả tương lai.Thông tin tài chính có giá trị xác nhận (confirmatory value) nếu nó cung cấpthông tin phản hồi về các đánh giá trước đó.

Giá trị dự đoán và giá trị xác nhận của thông tin tài chính liên quan đếnnhau. Thông tin có giá trị dự đoán thường cũng có giá trị xác nhận. Chẳng hạn,thông tin về doanh thu năm hiện tại, có thể được sử dụng làm cơ sở để dự đoándoanh thu trong những năm tương lai, cũng có thể được so sánh với dự đoándoanh thu cho năm hiện tại đã được thực hiện trong năm trước. Kết quả củanhững so sánh đó có thể giúp cải thiện các quy trình đã được sử dụng để thựchiện những dự đoán trước đó (IASB, 2010a).

Trọng yếu là một khía cạnh của tính thích hợp mà nó tùy thuộc vào tínhchất và mức độ của khoản mục được đề cập. Vì vậy, IASB và FASB không xácđịnh một ngưỡng định lượng thống nhất cho trọng yếu hay đưa ra trước những gìcó thể là trọng yếu.

(2) Trình bày trung thực (Faithful representation)Thông tin được trình bày trung thực khi nó được mô tả đầy đủ (complete),

trung lập (neutral) và không mắc lỗi (free from error) (IASB, 2010a).

Thông tin đầy đủ bao gồm tất cả các thông tin cần thiết cho người sử dụng

Page 27: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 16 -

hiểu được các hiện tượng, bao gồm tất cả các mô tả và giải thích cần thiết. Đốivới một số khoản mục, thông tin đầy đủ cũng đòi hỏi có sự giải thích các sự kiệnquan trọng về chất lượng và tính chất của khoản mục, các yếu tố và điều kiện ảnhhưởng đến bản chất của khoản mục.

Thông tin trung lập khi không có sự thiên vị trong việc lựa chọn hoặc trìnhbày, không bị thiên lệch nhằm đạt đến một kết quả định trước hay chịu ảnhhưởng của một thái độ cá biệt.

Trình bày trung thực không có nghĩa là chính xác trong tất cả các khíacạnh. Không mắc lỗi có nghĩa là không có sai sót hoặc thiếu sót trong các mô tảvà quy trình soạn thảo thông tin. Chẳng hạn, một ước tính không thể được xácđịnh là chính xác hoặc không chính xác, tuy nhiên, việc trình bày ước tính đượcxem là trung thực nếu số tiền được mô tả một cách rõ ràng, bản chất và hạn chếcủa quá trình ước tính được giải thích.

IASB và FASB lưu ý rằng, thông tin hữu ích khi nó vừa thích hợp vừađược trình bày trung thực. Việc trình bày trung thực thông tin không thích hợphoặc trình bày không trung thực thông tin thích hợp đều không giúp cho người sửdụng trong việc ra quyết định hữu ích. Ngoài ra, thông tin trình bày trung thựckhông nhất thiết tạo ra được thông tin hữu ích. Chẳng hạn, một ước tính đượctrình bày trung thực nếu doanh nghiệp áp dụng quy trình thích hợp, mô tả rõ ràngcác ước tính và giải thích các yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến các ướctính, tuy nhiên, nếu mức độ không chắc chắn là đáng kể thì thông tin ước tính sẽkhó mà đạt được sự hữu ích đặc biệt. IASB và FASB cũng chỉ ra quy trình cơ bảncho việc áp dụng các đặc điểm chất lượng cơ bản. Theo đó, trước hết, dự kiếnthông tin kinh tế có khả năng hữu ích cho người sử dụng thông tin tài chính củadoanh nghiệp. Tiếp theo, nhận dạng các thông tin mà nó sẽ thích hợp nhất nếu nócó sẵn và được trình bày trung thực. Sau cùng, xác định trong đó các thông tin cósẵn và có thể được trình bày trung thực (IASB, 2010a).

Các đặc điểm chất lượng bổ sung

Có thể so sánh, có thể kiểm chứng, kịp thời và có thể hiểu là những đặcđiểm chất lượng nhằm nâng cao tính hữu ích của thông tin thích hợp và đượctrình bày trung thực.

Page 28: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 17 -

(1) Có thể so sánh (Comparability)Thông tin về một doanh nghiệp sẽ hữu ích hơn nếu nó có thể được so sánh

với thông tin tương tự ở doanh nghiệp khác hoặc ở cùng một doanh nghiệp trongcác kỳ khác nhau. Có thể so sánh cho phép người sử dụng phân biệt và hiểu sựgiống nhau hay có khác nhau về các khoản mục (IASB, 2010a).

Có thể so sánh liên quan đến sự nhất quán, nhưng chúng không phải làmột. Sự nhất quán đề cập đến việc sử dụng các phương pháp giống nhau cho cáccác khoản mục tương tự nhau. Có thể so sánh là mục tiêu, còn nhất quán là điềukiện để đạt được mục tiêu đó.

IASB và FASB cũng cho rằng, tính có thể so sánh có thể đạt được từ việcđạt được các đặc điểm chất lượng cơ bản. Một sự trình bày trung thực các thôngtin kinh tế thích hợp tự nó đạt được, ở một mức độ nào đó, sự có thể so sánh đượcvới các thông tin thích hợp tương tự được trình bày trung thực bởi một doanhnghiệp khác.

(2) Có thể kiểm chứng (Verifiability)Có thể kiểm chứng giúp đảm bảo với người sử dụng rằng những thông tin

trình bày trung thực đối với các hiện tượng kinh tế. Có thể kiểm chứng có nghĩa lànhững người quan sát và đánh giá đủ năng lực và độc lập khác nhau có thể đạtđược sự đồng thuận, mặc dù không phải là hoàn toàn, về việc thông tin được trìnhbày trung thực.

Kiểm chứng có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Kiểm chứngtrực tiếp là việc xác minh một khoản mục hoặc một thuyết minh thông qua việcquan sát trực tiếp, chẳng hạn như đếm tiền. Kiểm chứng gián tiếp là việc kiểm tradữ liệu đầu vào, các công thức tính toán, hoặc tính toán lại đầu ra bằng phươngpháp tương tự. Chẳng hạn, kiểm tra giá trị ghi sổ hàng tồn kho bằng cách kiểm trasố lượng và giá trị đầu vào và tính toán lại hàng tồn kho cuối kỳ bằng việc sửdụng giả định phương pháp tính giá hàng tồn kho, ví dụ phương pháp nhập trướcxuất trước.

IFRS Framework và SFAC 8 cũng đề cập đến việc có thể gặp khó khăntrong việc kiểm chứng một số thuyết minh và thông tin tài chính dự báo tương

Page 29: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 18 -

lai. Để giúp người sử dụng thông tin quyết định có sử dụng thông tin như vậy haykhông, cần phải công bố những giả định cơ bản, phương pháp lập và các nhân tố,điều kiện khác hỗ trợ, tác động đến thông tin (IASB, 2010a).

(3) Kịp thời (Timeliness)Kịp thời có nghĩa là có thông tin có sẵn cho người sử dụng ra quyết định

đúng lúc. Nói chung, thông tin cũ thì kém hữu ích hơn. Nếu báo cáo chậm trễ thìthông tin sẽ mất đi tính thích hợp. Tuy nhiên, một số thông tin có thể vẫn hữu íchlâu sau khi kết thúc kỳ báo cáo, bởi vì người sử dụng cần các thông tin để xácđịnh và đánh giá xu hướng phát triển.

(4) Có thể hiểu (Understandability)Thông tin có thể hiểu nếu nó được phân loại, mô tả và trình bày rõ ràng,

súc tích. BCTC được trình bày cho người sử dụng là những người có những kiếnthức nhất định về kinh doanh và hoạt động kinh tế cũng như có khả năng nhấtđịnh trong đánh giá và phân tích thông tin.

Một số thông tin vốn nó đã phức tạp và rất khó để có thể dễ hiểu. Việc loạitrừ những thông tin này ra khỏi BCTC có thể làm cho thông tin dễ hiểu hơn, tuynhiên, điều này làm cho báo cáo trở nên không đầy đủ, và do vậy, có thể gây hiểunhầm. Đôi khi những nhà phân tích phải cần đến sự tư vấn để có thể hiểu nhữnghiện tượng kinh tế phức tạp.

Các đặc điểm chất lượng bổ sung nên được tối đa hóa đến mức có thể. Tuynhiên, đặc điểm chất lượng bổ sung, riêng lẻ hoặc một nhóm, không thể làm chothông tin hữu ích nếu thông tin không thích hợp hoặc không được trình bày trungthực. Đôi khi, một đặc điểm chất lượng bổ sung có thể phải gia giảm nhằm tối đahóa một đặc điểm chất lượng khác. Chẳng hạn, việc gia giảm trong ngắn hạn tínhcó thể so sánh như là kết quả của việc áp dụng một chuẩn mực BCTC mới là cầnthiết để có thể gia tăng tính thích hợp hoặc trình bày trung thực trong dài hạn.

Về rào cản đối với thông tin tài chính hữu ích, IASB và FASB cho rằng,chi phí là rào cản đối với thông tin cung cấp bởi BCTC. Quan hệ giữa chi phí vàlợi ích sẽ ảnh hưởng đến thông tin trên BCTC nói chung. Lợi ích của BCTC phảibiện minh được cho chi phí của người sử dụng và người lập BCTC, trên cả haiphương diện định lượng và định tính. IASB và FASB cũng xem xét ảnh hưởng

Page 30: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 19 -

của quy mô doanh nghiệp và các yếu tố khác đến những yêu cầu báo cáokhác nhau trong những tình huống nhất định.

Như vậy, các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích theoquan điểm của IASB và FASB có thể được khái quát tại Bảng 1.1

Bảng 1.1 : Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích theoIASB và FASB

Các đặc điểmchất lượng

cơ bản(Fundamental

qualitativecharacteristics)

Thích hợp(Relevance)

Trình bày trung thực(Faithful representation)

Các đặc điểmchất lượng

bổ sung(Enhancingqualitative

characteristics)

Có thểso sánh

(Comparability)

Có thểkiểmchứng

(Verifiability)

Kịp thời(Timeliness)

Có thể hiểu(Understandability)

Rào cản(Pervasiveconstraint)

Chi phí(Cost)

Nguồn : IASB (2010), Framework, và tổng hợp của tác giả.

1.2.1.2. Nhận xét về đặc điểm chất lượng của thông tin tài chínhhữu ích

Những vấn đề liên quan đến đặc điểm chất lượng của thông tin tài chínhhữu ích đã được các nhà nghiên cứu đề cập từ nhiều năm qua. Theo một kết quảmột nghiên cứu của Lev and Zarowin (1999), hệ thống đo lường và báo cáo kếtoán không đáp ứng tốt sự thay đổi đang tác động sâu sắc đến hoạt động kinhdoanh và giá trị thị trường của doanh nghiệp, và đó là nguyên nhân chính giảithích cho sự suy giảm về tính hữu ích của thông tin tài chính. Thời gian gần đây,

Page 31: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 20 -

bên cạnh các nghiên cứu về đặc điểm chất lượng của BCTC là những nghiên cứuvề phương pháp đo lường để đánh giá chất lượng của BCTC. Beest et al (2009)đã xây dựng một chỉ số 21 mục để đo lường chất lượng của BCTC theo 2 đặcđiểm chất lượng cơ bản và 4 đặc điểm chất lượng bổ sung, trên cơ sở 231 báo cáothường niên của các công ty đã được niêm yết trên TTCK Mỹ, Anh, Hà Lan năm2005 và 2007. Kết quả cho thấy, chất lượng của BCTC ngày càng tăng theo thờigian; có sự ảnh hưởng đáng kể của các biến quy mô công ty, quốc gia, ngànhcông nghiệp đến chất lượng BCTC...

Về các đặc điểm chất lượng của BCTC, bên cạnh quan điểm thống nhấtcủa IASB và FASB, cũng có một số quan điểm của các tổ chức và quốc gia khácvới các mức độ tương đồng khác nhau với IASB và FASB. Chẳng hạn, AASB(Hội đồng chuẩn mực kế toán Úc) xác định trong Framework bốn đặc điểm chấtlượng của BCTC gồm: có thể hiểu, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh vàba rào cản gồm: kịp thời, lợi ích và chi phí, cân đối các đặc điểm chất lượng(AASB, 2009).

Quá trình hội tụ quan điểm về đặc điểm chất lượng của BCTC giữa IASBvà FASB cũng cho thấy đã có một sự thay đổi và điều chỉnh khá rõ nét. Theo đó,khái niệm “đáng tin cậy” đã được thay bằng “trình bày trung thực”, với ý nghĩalà, việc phản ánh đúng bản chất của một hiện tượng kinh tế sẽ thể hiện chính xáchơn chất lượng được mong đợi của BCTC. Khái niệm “nội dung quan trọng hơnhình thức” không được đề cập riêng vì nó đã được bao hàm trong “trình bày trungthực”, trong khi “có thể kiểm chứng” được xem như một đặc điểm bổ sung vìkhông phải thông tin trình bày trung thực nào cũng có thể kiểm chứng độc lập.Ngoài ra, “thận trọng” cuối cùng đã được loại ra khỏi một yêu cầu chất lượngmong đợi của BCTC, bởi lẽ nó có thể mâu thuẩn với yêu cầu “trung lập”.

Như vậy, đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích là một kháiniệm mang tính lịch sử, cụ thể. Nó gắn liền và thay đổi phù hợp với từng giaiđoạn phát triển của các nền kinh tế - xã hội của các châu lục, các quốc gia với cácđặc điểm, điều kiện khác nhau. Nói cách khác, các đặc điểm chất lượng của thôngtin tài chính hữu ích không phải là bất di bất dịch, do vậy, khó có thể có mộtkhuôn mẫu chi tiết duy nhất cho việc nâng cao tính hữu ích của BCTC, mà nó

Page 32: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 21 -

cần phải được xác định trong các điều kiện cụ thể.

1.2.2. Các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính

1.2.2.1. Các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính

Ảnh hưởng môi trường là chìa khóa để giải thích hệ thống kế toán của mộtquốc gia. Nói cách khác, kế toán là sản phẩm của môi trường của nó, nghĩa là,“nó được hình thành, phản ánh, và củng cố đặc điểm riêng độc đáo với môitrường quốc gia của mình" (Radebaugh và Gray, 1997). Các nghiên cứu về tácđộng của các nhân tố môi trường đến hệ thống kế toán và BCTC đã được nghiêncứu từ những năm 1970 với nhiều nghiên cứu của Muller (1967), Jaggi (1975),Nobes (1981), Gray (1988), Walton (1998)… Có nhiều yếu tố được đề cập, trongđó nhân tố về văn hóa và kinh tế được ghi nhận sớm nhất.

Năm 1975, ảnh hưởng của môi trường văn hóa lên chuẩn mực và thông lệkế toán đã được đề cập bởi nghiên cứu của Jaggi.

Năm 1977, Hiệp hội Kế toán Mỹ (AAA) đã đưa ra 8 thông số quan trọngđược xem là yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến kế toán, bao gồm: hệ thống chínhtrị; hệ thống kinh tế; giai đoạn phát triển kinh tế; mục đích của BCTC; nguồn gốchoặc thẩm quyền biên soạn chuẩn mực kế toán; giáo dục và đào tạo; việc thực thiđạo đức và chuẩn mực; và người sử dụng dịch vụ.

Choi và Muller (1984) trích trong Zhang (2005) đưa ra danh mục 12 yếu tốmôi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát phát triển hệ thống kế toán, baogồm: hệ thống pháp luật; hệ thống chính trị; bản chất của quyền sở hữu kinhdoanh; sự khác nhau về quy mô và hoạt động của các công ty; môi trường xã hội;mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh; trình độ dự báo kinh doanh; sự hiệndiện của pháp luật kế toán; tốc độ đổi mới kinh doanh; giai đoạn phát triển kinhtế; mô hình tăng trưởng của nền kinh tế; và thực trạng giáo dục chuyên nghiệp.

Hofstede (1987) cho rằng, hệ thống kế toán thay đổi dọc theo dòng vănhóa dân tộc. Mô hình của Gray (1988) cho thấy rằng, ngoài các giá trị văn hóa,các yếu tố thể chế, chẳng hạn như hệ thống pháp luật, sẽ có ảnh hưởng tới sự pháttriển của hệ thống kế toán.

Gần đây, Choi and Meek (2011) cho rằng có 8 nhân tố gây ảnh hưởngđáng kể lên sự phát triển của kế toán gồm: các nguồn lực tài chính; hệ thống luật

Page 33: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 22 -

pháp; thuế; kinh tế - chính trị; lạm phát; trình độ phát triển kinh tế, trình độ giáodục; và nền văn hoá.

Với góc độ nhận diện sự tồn tại và tác động của các nhân tố đến hệ thốngkế toán và BCTC nhằm đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển,hoàn thiện hệ thống BCTC, luận án tập trung xem xét 5 nhóm nhân tố tác độngđáng kể đến hệ thống kế toán và BCTC, bao gồm: nhân tố kinh tế; nhân tố chínhtrị; nhân tố pháp lý; nhân tố văn hóa và quá trình toàn cầu hóa.

(1) Nhân tố kinh tếSự phát triển của kế toán là một quá trình phụ thuộc vào và đan xen với

phát triển kinh tế. Nói cách khác, môi trường kinh tế có ảnh hưởng quan trọng đốivới sự phát triển của kế toán (Zhang, 2005). Các nhân tố kinh tế chủ yếu tác độngđến hệ thống kế toán và BCTC bao gồm: đặc điểm và giai đoạn phát triển của nềnkinh tế; nguồn cung ứng tài chính và lạm phát.

Đặc điểm và giai đoạn phát triển của nền kinh tế có quan hệ với kế toán vàBCTC. Một nền kinh tế phát triển sẽ đòi hỏi công cụ kế toán hữu hiệu nhằm tạoniềm tin cho giao dịch và sử dụng vốn hiệu quả (Enthoven, 1965 cited by Yapa,1995). Môi trường kinh doanh của một quốc gia sẽ có ảnh hưởng đến các công bốtài chính thông qua nhiều nhân tố: thị trường vốn, quyền sở hữu công ty… (Jaggiand Lowf, 2000).

Các yếu tố đặc trưng của một nền kinh tế, như cơ chế quản lý, hình thức sởhữu chủ đạo (tư nhân, nhà nước, nước ngoài), định hướng phát triển (nôngnghiệp, công nghiệp, dịch vụ, tri thức), đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô,đặc điểm của thị trường hàng hoá…, cùng với hình thức kinh doanh chiếm ưu thếvà phổ biến trong hoạt động của các doanh nghiệp, sẽ tác động đến các chínhsách kế toán và đối tượng kế toán, nhằm làm tương thích với bản chất các quanhệ kinh tế, đáp ứng yêu cầu ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin.

Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp thực hiện quá trìnhsản xuất kinh doanh và đầu tư theo nhu cầu thị trường, điều này đã làm nảy sinhsự ràng buộc lẫn nhau về nhu cầu thông tin tài chính. Chính vì vậy, kinh tế thịtrường đòi hỏi sự đa dạng trong cung cấp, sử dụng thông tin trên BCTC. Khi mứcđộ hoạt động kinh tế và quy mô của các công ty tăng lên, có một sự gia tăng

Page 34: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 23 -

tương ứng trong hoạt động kế toán. Mức độ phát triển của xuất khẩu và nhậpkhẩu có thể có một tác động tích cực đến sự phát triển của kế toán (Belkaoui,1985 cited by Zhang, 2005). Khi TTCK phát triển, nó sẽ làm phát sinh kế toánmua bán, phát hành, chuyển đổi cổ phiếu, trái phiếu; nhiều đối tượng, hình thứcgiao dịch mới phát sinh cần được kế toán đo lường, ghi nhận và trình bày trênBCTC, như lãi cơ bản trên cổ phiếu, thặng dư vốn cổ phần, cổ phiếu quỹ, hoặcbáo cáo dòng tiền cũng được chú ý hơn để phục vụ cho nhu cầu thông tin dự báocủa các nhà đầu tư…

Nguồn cung ứng tài chính sẽ quyết định đối tượng chủ yếu sử dụngthông tin tài chính và do vậy, quyết định đặc điểm của thông tin tài chính đượccung cấp.

Theo đó, tại các nước mà nguồn cung ứng tài chính chủ yếu là thị trườngvốn (như Mỹ, Anh, Úc…), nơi mà các công ty cổ phần chiếm vị trí chủ yếu trongnền kinh tế, TTCK là nơi cung cấp vốn chủ yếu cho doanh nghiệp, yêu cầu đốivới thông tin tài chính là cần đảm bảo trình bày trung thực, hợp lý và đầy đủ. Sựđầy đủ của thông tin tài chính giúp nhà đầu tư có thể dựa vào các BCTC để đưara quyết định kinh tế mà ít khi phải thu thập thêm các thông tin khác (Nobes,1998).

Ngược lại, tại những quốc gia mà nguồn cung ứng tài chính chủ yếu là nhànước (như ở Pháp…) hoặc hệ thống ngân hàng (như ở Đức…) thường không cósự đòi hỏi cao về sự đầy đủ và hợp lý của thông tin tài chính. Yêu cầu đối vớithông tin kế toán tại các quốc gia này thường là sự tuân thủ các luật định. Ngoàira, thông tin kế toán sẽ hướng đến việc bảo đảm lợi ích của người cho vay, việccông bố thông tin ra công chúng trở thành thứ yếu.

Một minh chứng khá rõ ràng cho ảnh hưởng của nguồn cung ứng vốn đếnhệ thống kế toán và BCTC là trường hợp Nhật Bản. Chính sự phát triển nhanhchóng của TTCK và sự giảm dần vai trò của ngân hàng trong cung ứng vốn đãlàm cho hệ thống kế toán của Nhật Bản có những thay đổi đáng kể theo hướngxích lại gần với việc trình bày trung thực, hợp lý và đầy đủ (Nobes and Parker,1995, trích trong Vũ Hữu Đức, 2010).

Lạm phát cũng được xem là một nhân tố tác động đến hệ thống kế toán

Page 35: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 24 -

của các quốc gia. Tại các quốc gia có lạm phát cao, ảnh hưởng lũy kế của nó quanhiều năm có thể làm cho các thông tin kế toán trở nên vô nghĩa, trừ khi nó đượcđiều chỉnh phù hợp (Zhang, 2005). Lạm phát là một nhân tố bên ngoài khó kiểmsoát, gây ảnh hưởng may rủi đến BCTC, mức độ ảnh hưởng thay đổi giữa cáccông ty (Ilter, 2007).

Đối với các quốc gia đang phải đối đầu với lạm phát (như Brazil, Iran,Bangladest…), khái niệm bảo toàn vốn trở nên quan trọng và một số biện pháp kếtoán cần phải được sử dụng để loại trừ ảnh hưởng của biến đổi giá giá cả đếnBCTC. Chẳng hạn, tại Brazil, BCTC của các công ty phải được điều chỉnh đểphản ánh đúng giá trị tài sản và thu nhập.

(2) Nhân tố chính trịHệ thống chính trị xác định cơ chế kinh tế của một quốc gia, và vì vậy, xác

định mô hình kế toán. Một hệ thống kế toán có ích cho nền kinh tế quản lý tậptrung phải khác với hệ thống kế toán tối ưu cho một nền kinh tế thị trường. Nhântố này còn được đề cập dạng các thể chế chính trị trong đó Nhà nước can thiệpnhiều hay ít vào nền kinh tế.

Hệ thống chính trị cũng phát triển ra bên ngoài và du nhập các chuẩn mựcvà thông lệ kế toán. Chẳng hạn như việc nước Đức đã sử dụng chính trị để ảnhhưởng đến kế toán tại Nhật Bản và Thụy Điển.

Trong những năm gần đây, nhân tố chính trị còn được đề cập dưới dạngcác chính sách của quốc gia trong tiến trình hội tụ quốc tế. Chẳng hạn, Zeff(2007) đã đề cập đến ảnh hưởng của quan hệ chính trị giữa EU, Hoa Kỳ và IASBtrong việc ra quyết định về hội tụ kế toán.

(3) Nhân tố pháp lýMôi trường pháp lý có tác động mạnh mẽ đến hệ thống kế toán và BCTC

tại các quốc gia. Doupnik and Salter (1992) đã nghiên cứu tác động của hệ thốngpháp luật trên sự phát triển của hệ thống kế toán tại các quốc gia khác nhau, vàđưa ra giả thuyết rằng sự khác biệt về hệ thống pháp luật của các nước khác nhaucó thể giải thích sự khác biệt trong sự phát triển của hệ thống kế toán. Các nhân tốchủ yếu của môi trường pháp lý tác động đến hệ thống kế toán bao gồm: hệ thốngpháp luật; vai trò của Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp; và pháp luật về thuế.

Page 36: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 25 -

Hệ thống pháp luật tại các quốc gia, một cách chung nhất, có thể đượcphân thành 2 loại: hệ thống pháp luật dựa dựa trên thông luật (common law) và hệthống pháp luật dựa trên điển luật (codified law).

Thông luật dựa trên những phán quyết theo tập quán của tòa án. Hệ thốngnày hình thành ban đầu ở Anh và sau đó lan sang nhiều nước chịu ảnh hưởng củaAnh như Mỹ, Úc, Canada… Thông luật về cơ bản không hướng đến việc xâydựng những bộ quy tắc chung; luật công ty thường không đưa ra các quy tắc cụthể và chi tiết về việc lập và trình bày BCTC (Zhang, 2005). Những nghiên cứugần đây cũng chỉ ra rằng, ở các nước mà hệ thống pháp luật dựa trên thông luật,mức độ cao của sự bảo hộ pháp luật đối với nhà đầu tư và chủ nợ cũng như đặcđiểm của công ty, đã tạo ra nhu cầu cao hơn của người sử dụng thông tin trênBCTC (Jaggi et al, 2000).

Điển luật là hệ thống pháp luật có nền tảng từ hệ thống pháp luật của Pháp,Đức, hiện được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc điểm của nólà sử dụng luật thành văn, dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật. Trong lĩnhvực kế toán, việc soạn thảo và trình bày BCTC được quy định chi tiết trong cácđạo luật, thường là Luật Công ty hay Luật Thương mại. Chẳng hạn, tại Pháp, cácquy định về kế toán chủ yếu được ban hành dưới dạng một hệ thống kế toán thốngnhất bao gồm các tài khoản kế toán thống nhất, thường được gọi là Tổng hoạch đồkế toán (Plan Comptable Géneral - PCG). Ở nhiều quốc gia như Đức, Pháp, ViệtNam…, cơ sở, nguyên tắc kế toán được quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia;Nhà nước có vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá, soạnthảo và trình bày báo cáo, bao gồm cả phương phép ghi chép số liệu, phương pháplập và trình bày BCTC.

Vai trò của Nhà nước và Hội nghề nghiệp trong vấn đề về kế toán giữacác quốc gia cũng khác nhau.

Tại một số quốc gia như Anh, Pháp, Úc…, Nhà nước ít khi đưa ra các quyđịnh cụ thể về kế toán; những nguyên tắc, chuẩn mực kế toán thường được thiếtlập bởi các hội nghề nghiệp, là những tổ chức tư nhân chuyên nghiệp. Cácnguyên tắc và chuẩn mực nghề nghiệp do hội nghề nghiệp ban hành thường đượcsự chấp thuận rộng rãi của xã hội và Nhà nước. Chẳng hạn, tại Mỹ hiện nay, Hội

Page 37: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 26 -

đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB), một tổ chức tư nhân độc lập, được sựủng hộ và thừa nhận của Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) trở thành tổ chức chịutrách nhiệm chính trong xây dựng và ban hành chuẩn mực BCTC (SFAS).

Tại nhiều quốc gia khác như Pháp, Đức, Việt Nam…, Nhà nước giữ vai tròquyết định trong những vấn đề về kế toán. Việc soạn thảo, ban hành các chuẩnmực kế toán, chế độ kế toán và các hướng dẫn thực hiện ở các quốc gia nàythường do các cơ quan nhà nước thực hiện và được đặt trong luật hoặc các vănbản dưới luật. Vai trò của hội nghề nghiệp thường không đủ mạnh để chủ trì xâydựng và ban hành các nguyên tắc hay chuẩn mực nghề nghiệp.

Pháp luật về thuế cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến hệ thốngkế toán và BCTC.

Tại một số quốc gia như Anh, Mỹ, Hà Lan…, ảnh hưởng của thuế đến việctính toán lợi nhuận của kế toán là không đáng kể.

Tại một số quốc gia khác, không có sự khác biệt đáng kể giữa kế toán thuếvà kế toán tài chính. Các tài khoản thuế gần như tương đồng với các tài khoảnthương mại; việc ghi chép sổ sách kế toán phải tuân thủ quy định của thuế.

Tại các quốc gia như Đức, Bỉ, hay Việt Nam, tồn tại mối liên hệ nhất địnhgiữa BCTC và báo cáo thuế, và điều này có thể làm cho nhà đầu tư có thái độthiếu dứt khoát khi sử dụng thông tin trên BCTC.

Gần đây, mối quan hệ giữa kế toán và thuế ngày càng thay đổi, thường làtheo hướng từ phụ thuộc chuyển sang độc lập với nhau. Chẳng hạn, tại Tây BanNha, sau một thời gian dài luật thuế chi phối kế toán thì từ sau cuộc cải cáchnăm 1989, chúng đã trở nên độc lập với nhau hơn (Choi and Meek, 2011).

(4) Nhân tố văn hóaHofstede (1984) đã đưa ra 5 yếu tố văn hóa quan trọng để giải thích sự

tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới, bao gồm: chủnghĩa cá nhân (Individualism - Idv); khoảng cách quyền lực (Power distance -Pd); sự tránh né những vấn đề chưa rõ ràng (Uncertainty avoidance - Uav); namtính (Masculinity - Mas) và định hướng dài hạn (Long-term orientation - Lto).

Trên cơ sở đó, Gray (1988) đã đưa ra bốn giá trị kế toán có liên quan đếnnăm yếu tố trên, bao gồm: phát triển nghề nghiệp và kiểm soát theo luật định;

Page 38: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 27 -

thống nhất và linh hoạt; thận trọng và lạc quan; và bảo mật và công khai. Graycũng đã lập luận và mô tả tác động của các giá trị văn hóa đến giá trị kế toán(Bảng 1.2).

Bảng 1.2 : Tác động của các giá trị văn hóa đến giá trị kế toán

Các giá trị kế toánCác giá trị văn hóa

Phát triểnnghề nghiệp

Thốngnhất

Thậntrọng

Bảo mật

Chủ nghĩa cá nhân Tăng Giảm Giảm Giảm

Khoảng cách quyền lực Giảm Tăng Không Tăng

Tránh né vấn đề chưarõ ràng

Giảm Tăng Tăng Tăng

Nam tính Tăng Không Giảm Giảm

Định hướng dài hạn Giảm Không Tăng Tăng

Nguồn : Gray et al, 2001, cited by Vũ Hữu Đức, 2010.

Các nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để kiểm tra ảnh hưởng củacác yếu tố văn hóa đến hệ thống kế toán và BCTC các quốc gia theo lý thuyết củaHofstede và Gray.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, lý thuyết của Gray đã không thể giải thíchmối quan hệ giữa kế toán và giá trị văn hóa một cách hoàn toàn thỏa đáng. Cácgiá trị văn hóa dân tộc ít có ảnh hưởng đáng kể, trực tiếp trên các thuyết minh tàichính của các công ty tại các quốc gia thông luật (Jaggi et al, 2000). Hoặc là,không có bằng chứng thuyết phục cho thấy mối quan hệ giữa văn hóa và tính thậntrọng (Doupnik, 2004, trích trong Vũ Hữu Đức, 2010).

Bên cạnh đó, phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra, giữa các giá trị văn hóavới vấn đề công bố thông tin có mối mối quan hệ nhất quán với lý thuyết củaGray. Eddie (1991) đã tìm kiếm mối liên hệ giữa các giá trị xã hội và kế toánbằng cách nghiên cứu mười ba nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương,xác nhận dấu hiệu về mối liên hệ giữa các giá trị xã hội và kế toán. Nghiên cứuthực nghiệm của Salter and Niswander (1995) chỉ ra rằng mô hình của Gray có

Page 39: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 28 -

một sức mạnh giải thích đáng kể, cũng như đã cung cấp một lý thuyết khả thi đểcó thể giải thích sự khác biệt giữa các quốc gia trong cấu trúc và thực hành kếtoán. Chow (1995) đã áp dụng mô hình Hofstede-Gray với trường hợp của TrungQuốc, và cho rằng với tình trạng hiện tại của nghề kế toán, đo lường và công bốthông tin ở Trung Quốc, sự phát triển của hệ thống kế toán sẽ bị hạn chế bởi ảnhhưởng của văn hóa Trung Quốc…

(5) Quá trình toàn cầu hóaQuá trình hòa hợp khu vực và quốc tế trong những năm gần đây cũng có

những tác động đáng kể đến hệ thống kế toán và BCTC của các quốc gia. Kết quảcủa tiến trình toàn cầu hóa là sự gia tăng tính phụ thuộc của các quốc gia trongcác luồng đầu tư và thương mại quốc tế, các quyết định về phân bổ nguồn lực, giácả, các giao dịch quốc tế. Friedman (2005), trong “Thế giới phẳng”, đã chỉ rõ:toàn cầu hóa đã thúc đẩy việc phát triển các quá trình kinh doanh được tiêu chuẩnhóa. Còn cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Paul Volcker (2000) thì cho rằng,trong thế giới toàn cầu hóa nhanh chóng, cùng giao dịch kinh tế phải được hạchtoán cùng tính chất dù ở các vùng quốc gia lãnh thổ khác nhau.

Như vậy, quá trình toàn cầu đã dẫn đến nhu cầu phải có một tiêu chuẩnthống nhất trình bày và công bố thông tin về BCTC. Kết quả tất yếu của yêu cầunày là quá trình hòa hợp và hội tụ kế toán giữa các quốc gia trên thế giới. Hiệnnay, có nhiều tổ chức tham gia vào việc đề xuất các chuẩn mực kế toán quốc tếvà thúc đẩy hòa hợp kế toán quốc tế, trong đó có một số tổ chức giữ vai trò quantrọng như: Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Ủy ban Châu Âu (EC)… Sự ra đời của chuẩn mực kế toán quốc tế cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến hệthống kế toán của nhiều quốc gia.

1.2.2.2. Nhận xét về các nhân tố tác động đến hệ thống BCTCThứ nhất, kế toán và sự phát triển của hệ thống kế toán và BCTC không

tách rời mà phản ánh và chịu tác động của môi trường kinh tế, chính trị, pháp lývà văn hóa tại mỗi quốc gia và khu vực. Các nhân tố này không độc lập mà cómối quan hệ với nhau khá chặt chẽ. Chẳng hạn, các quốc gia theo điển chế luậtphần lớn có thị trường vốn không mạnh và kế toán có mối quan hệ với thuế, cácgiá trị kế toán thiên về hướng thận trọng, bảo mật, thống nhất và tuân thủ. Ngược

Page 40: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 29 -

lại, các quốc gia theo hướng thông luật (common law) có nguồn cung cấp vốnchủ yếu từ thị trường vốn, không có quan hệ chặt chẽ giữa kế toán và thuế, cácgiá trị kế toán thiên về hướng minh bạch, linh hoạt và phát triển nghề nghiệp.

Trong một chừng mực nào đó, môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý và cácgiá trị kế toán có gốc rễ từ các giá trị văn hóa, cùng chịu ảnh hưởng bởi nhữngyếu tố khác như địa lý, lịch sử… và tạo nên mối quan hệ chặt chẽ (Gray, 1988).Chẳng hạn, khoảng cách quyền lực có thể tác động đến hệ thống pháp lý, hay chủnghĩa cá nhân có thể tác động đến sự phát triển của các tổ chức nghề nghiệp.Nobes (1998) cũng đã phát triển một mô hình giải thích mối quan hệ giữa nguồncung cấp vốn và văn hóa. Theo đó, ông chia các quốc gia phát triển thành 2nhóm: nhóm quốc gia A - kế toán phục vụ cho cổ đông bên ngoài; nhóm quốcgia B - kế toán phục vụ cho cơ quan thuế và chủ nợ (Hình 1.1).

Môitrườngbênngoài

Văn hóa,bao gồm cảthể chế

Tầm quantrọng củanguồn tài trợ từbên ngoài

Nhómquốc gia

(A hoặc B)

Hình 1.1 : Mô hình quan hệ giữa nguồn cung cấp vốn và văn hóa.

Nguồn : Nobes (1998).

Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa trong những năm gần đây trở thành mộtnhân tố quan trọng tác động mạnh đến hệ thống kế toán và BCTC của các quốcgia. Quá trình này một mặt tác động đến các nhân tố kinh tế, văn hóa, pháp lý,một mặt nó tạo ra nhu cầu phải có một tiêu chuẩn thống nhất trong trình bày vàcông bố thông tin về BCTC. Quá trình hòa nhập khu vực và quốc tế tuy khôngphải là nhân tố trực tiếp song nó là yếu tố gián tiếp có tác động quan trọng đến hệthống kế toán và BCTC tại nhiều quốc gia.

Thứ ba, việc xác định các nhân tố, phạm vi ảnh hưởng và khả năng tácđộng của nó đến hệ thống kế toán và BCTC cần được xem xét trong những điềukiện cụ thể của quá trình phát triển hệ thống kế toán tại từng quốc gia. Bởi lẽ,bản thân các nhân tố này thường xuyên thay đổi, có mối quan hệ đan xen vớinhau và với nhiều nhân tố khác. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu thực nghiệm

Page 41: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 30 -

gần đây cho thấy thiếu bằng chứng thuyết phục cho lý thuyết của Gray và cầnphải tiếp tục nghiên cứu thêm (Finch, 2009). Với sự đa dạng trong mô hình pháttriển của các quốc gia, ngày càng có thêm nhiều nhân tố được nhận diện vàphân tích.

1.3. Nội dung báo cáo tài chính

1.3.1. Các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của Báo cáo tài chính

Xác định và ghi nhận các yếu tố của BCTC là một nội dung quan trọng củakhuôn mẫu lý thuyết về BCTC. Căn cứ vào mục đích của luận án, việc xác địnhvà ghi nhận các yếu tố của BCTC được trình bày chủ yếu theo quy định củaIASB, đồng thời có tham chiếu với quy định của FASB.

1.3.1.1.Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)IFRS Framework cho rằng, BCTC mô tả ảnh hưởng tài chính của các giao

dịch và sự kiện bằng cách nhóm chúng theo đặc điểm kinh tế - được gọi là cácyếu tố của BCTC (IASB, 2010a).

Các yếu tố trực tiếp phản ánh tình hình tài chính là tài sản, nợ phảitrả và vốn chủ sở hữu.

Tài sản và nợ phải trả có thể được phân loại theo tính chất hoặc chức năngcủa chúng nhằm trình bày thông tin một cách hữu ích nhất đến người sử dụng chomục đích ra quyết định kinh tế. Ngoài ra, trong việc đánh giá liệu một khoản mụccó đáp ứng định nghĩa tài sản, nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu hay không, cầnquan tâm đến bản chất kinh tế chứ không phải đơn thuần là hình thức pháp lý(IASB, 2010a).

Tài sản là “nguồn lực được kiểm soát bởi doanh nghiệp như là kết quả củacác sự kiện trong quá khứ và từ đó mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai”(IASB, 2010a, p.4.4).

Khái niệm “lợi ích kinh tế tương lai” bao hàm ý nghĩa “dịch vụ tiềm tàng”trong tài sản mà doanh nghiệp sẽ sử dụng, hoặc trở thành dòng tiền vào củadoanh nghiệp trong tương lai. Khái niệm “kiểm soát” bảo đảm khả năng doanhnghiệp sẽ thu được lợi ích kinh tế từ tài sản, cũng như giới hạn những người khácsử dụng lợi ích kinh tế đó, trừ khi phải trả một khoản chi phí nhất định cho doanhnghiệp. Khái niệm “kết quả của một sự kiện trong quá khứ” nhấn mạnh đến việc

Page 42: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 31 -

doanh nghiệp đã có quyền tiếp cận và kiểm soát lợi ích kinh tế tương lai của tàisản.

Một tài sản được ghi nhận trên BCTC khi “có khả năng thu được lợi íchkinh tế trong tương lai, và tài sản có giá trị có thể xác định một cách đángtin cậy” (IASB, 2010a, p. 4.44).

Nợ phải trả “là một một nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từcác sự kiện trong quá khứ mà việc thanh toán sẽ làm giảm lợi ích kinh tế củadoanh nghiệp” (IASB, 2010a, p.4.4).

Khái niệm “nghĩa vụ hiện tại” đề cập đến trách nhiệm phải thực hiện mộthành động một cách chắc chắn. Điều này thông thường gắn với một trách nhiệmpháp lý, trừ một số trường hợp khác, chẳng hạn, việc thực hiện một trách nhiệmmang tính đạo lý hoặc tập quán. Khái niệm “thanh toán” và “làm giảm lợi íchkinh tế” liên quan đến việc chuyển giao lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Kháiniệm “phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ” nhấn mạnh nợ phải trả là kết quảtừ các giao dịch trong quá khứ hoặc các sự kiện khác trong quá khứ.

Một khoản nợ phải trả được ghi nhận trên BCTC khi gần như chắc chắnlàm giảm lợi ích kinh tế để thanh toán nghĩa vụ hiện tại, và nợ phải trả có giá trịcó thể xác định một cách đáng tin cậy.

Vốn chủ sở hữu là “phần lợi ích còn lại trong tài sản của doanh nghiệpsau khi trừ đi mọi khoản nợ phải trả” (IASB, 2010a, p.4.4).

Vốn chủ sở hữu gồm hai phần: phần vốn đóng góp hoặc chi trả cho chủ sởhữu; phần vốn liên quan đến hoạt động trong kỳ (lợi nhuận tổng hợp).

Các yếu tố trực tiếp phản ánh kết quả hoạt động là thu nhập và chi phí.Thu nhập là sự tăng lên về lợi ích kinh tế trong kỳ do sự gia tăng tài sản

hay giảm nợ phải trả, làm tăng vốn chủ sở, mà không phải do góp vốn.Thu nhập bao gồm doanh thu (revenue) và thu nhập khác (gains). Doanh

thu phát sinh từ những hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp,trong khi thu nhập khác thì có thể hoặc không phát sinh từ những hoạt động kinhdoanh bình thường” (IASB, 2010a, p.4.30). Định nghĩa thu nhập của IASB thểhiện quan điểm tiếp cận dựa trên tài sản và nợ phải trả, trong đó thu nhập đặt nềntảng trên sự tăng lên của tài sản hay giảm đi của nợ phải trả. Doanh thu và thu

Page 43: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 32 -

nhập khác đều phản ánh sự tăng lên về lợi ích kinh tế, do vậy không có sự khácnhau về bản chất.

Thu nhập được ghi nhận “khi có sự gia tăng lợi ích kinh tế tương lai liênquan đến sự tăng lên của tài sản hay giảm xuống của nợ phải trả đã xảy ra, và cóthể xác định một cách đáng tin cậy” (IASB, 2010a, p.4.47).

Chi phí là sự giảm xuống về lợi ích kinh tế trong kỳ do giảm tài sản haygia tăng nợ phải trả, làm giảm vốn chủ sở hữu, nhưng không phải do phân phốivốn cho chủ sở hữu.

Chi phí bao gồm chi phí phát sinh từ hoạt động kinh doanh bình thường(expenses) và và các khoản chi phí khác (losses). Định nghĩa chi phí của IASBthể hiện quan điểm tiếp cận dựa trên tài sản và nợ phải trả, trong đó chi phí đặtnền tảng trên giảm xuống của tài sản hay sự gia tăng của nợ phải trả. Chi phí vàchi phí khác đều phản ánh sự giảm xuống về lợi ích kinh tế, do vậy không có sựkhác nhau về bản chất.

Chi phí được ghi nhận “khi có sự giảm lợi ích kinh tế tương lai liên quanđến sự giảm xuống của tài sản hay tăng lên của nợ phải trả đã xảy ra, và có thểxác định một cách đáng tin cậy” (IASB, 2010a, p.4.49).

IFRS Framework cũng đề cập, trong nhiều trường hợp, việc sử dụng cácước tính hợp lý là một phần thiết yếu của việc chuẩn bị các BCTC và không làmgiảm độ tin cậy của BCTC. Tuy nhiên, khi một ước tính hợp lý không thể thựchiện, khoản mục sẽ không được ghi nhận.

Về định giá các yếu tố trên BCTC, IFRS Framework, tại đoạn 4.55, đãđưa ra một số cơ sở được sử dụng với mức độ và cách kết hợp khác nhau trongBCTC, bao gồm:

- Giá gốc (Historical cost);- Giá hiện hành (Current cost);- Giá trị thuần có thể thực hiện (Realisable value);- Hiện giá (Present value).

Giá gốc là cơ sở đánh giá được sử dụng thông dụng nhất hiện nay, nhưngthường được kết hợp với các cơ sở định giá khác. Khuôn mẫu không bao gồmcác khái niệm hay nguyên tắc lựa chọn cơ sở định giá cần được sử dụng cho

Page 44: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 33 -

các yếu tố nhất định của BCTC hay trong những trường hợp cụ thể. Liên quanđến đo lường các yếu tố của BCTC, tháng 05/2011, IASB đã ban hành IFRS 13 -Đo lường giá trị hợp lý (Fair Value Measurement).

1.3.1.2. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB)Trong Khái niệm kế toán tài chính số 6 (SFAC 6) đã sửa đổi, FASB xác

định 10 yếu tố đo lường hoạt động và tình trạng tài chính của một doanh nghiệp,đó là: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, đầu tư của chủ sở hữu, phân phối chochủ sở hữu, lợi nhuận tổng hợp, doanh thu, chi phí, thu nhập khác, chi phí khác.Theo đó, 7 yếu tố phải có trên BCTC của các tổ chức lợi nhuận lẫn phi lợi nhuậnlà “tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu/tài sản thuần, doanh thu, chi phí, thu nhậpkhác và chi phí khác” và 3 yếu tố chỉ dành cho tổ chức lợi nhuận là “đầu tư củachủ sở hữu, phân phối cho chủ sở hữu, và lợi nhuận tổng hợp” (FASB, 2008).

Định nghĩa các yếu tố của BCTC theo FASB trong SFAC 6 được trìnhbày tại Phụ lục 01.

FASB cũng đưa ra 4 tiêu chuẩn chung cho việc ghi nhận các yếu tố củaBCTC, bao gồm :

- Định nghĩa: đối tượng phải thỏa mãn định nghĩa về yếu tố liên quan;- Khả năng đo lường: có thể xác định giá trị với độ tin cậy đầy đủ;- Thích hợp: thông tin về đối tượng có thể ảnh hưởng đến quyết định của

người sử dụng;- Đáng tin cậy: thông tin trung thực, có thể kiểm chứng và không thiên

lệch.Nhìn chung, việc xác định các yếu tố và ghi nhận các yếu tố trên BCTC

giữa IASB và FASB về cơ bản là tương đồng. Các định nghĩa về tài sản, nợ phảitrả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí hầu như là tương đồng với nhau; doanhthu, thu nhập, chi phí đều được IASB và FASB tiếp cận dựa trên tài sản và nợphải trả…

Sự khác nhau về việc xác định các yếu tố và ghi nhận các yếu tố trênBCTC giữa IASB và FASB bao gồm các điểm chủ yếu sau:

- Thứ nhất, FASB đưa ra 3 yếu tố liên quan đến vốn chủ sở hữu là đầu tưcủa chủ sở hữu, phân phối cho chủ sở hữu và lợi nhuận tổng hợp nhằm làm rõ

Page 45: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 34 -

hơn khái niệm vốn chủ sở hữu, trong khi các yếu tố trên không được IASB xemnhư yếu tố của BCTC. Thực ra, việc trình bày lợi nhuận tổng hợp(Comprehensive income) đã được IASB và FASB hướng dẫn sửa đổi gần nhưhòa hợp với nhau vào tháng 06/2011 (IASB sửa đổi IAS1- Trình bày BCTC, cònFASB ban hành cập nhật số 2011-50, chủ đề 220 - Lợi nhuận tổng hợp) (FASB,2012).

- Thứ hai, FASB định nghĩa thu nhập khác và chi phí khác như là một yếutố độc lập trên BCTC, trong khi IASB xem thu nhập khác là một bộ phận của thunhập, còn chi phí khác là một bộ phận của chi phí. Khác với FASB, IASB khôngxem sự khác nhau giữa doanh thu và thu nhập khác, tương tự cho chi phí và chiphí khác, là sự khác nhau về bản chất, mà xem đây là vấn đề liên quan đến khaibáo thông tin.

1.3.2. Nội dung của Báo cáo tài chínhĐể thực hiện vai trò cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng, trên cơ

sở các nguyên tắc, các tiêu chuẩn chất lượng, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố,BCTC phải chứa đựng nội dung để phục vụ cho việc phản ánh thông tin. Căn cứvào mục đích của luận án, nội dung của BCTC dưới đây được trình bày chủ yếutheo quy định của IASB, có tham chiếu với nội dung của BCTC tại Mỹ, Pháp vàTrung Quốc.

1.3.2.1. BCTC theo Chuẩn mực kế toán quốc tếTheo IAS 1 (2012) - Trình bày BCTC, một hệ thống BCTC đầy đủ gồm :(1) Báo cáo tình hình tài chính (a statement of financial position);(2) Báo cáo lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác (a statement of profit or loss

and other comprehensive income);(3) Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (a statement of changes in equity);(4) Báo cáo lưu chuyển tiền (a statement of cash flows);(5) Bản Thuyết minh BCTC (Notes);(6) Báo cáo tình hình tài chính tại thời điểm bắt đầu của kỳ so sánh gần nhất

khi doanh nghiệp áp dụng hồi tố chính sách kế toán hoặc thực hiện việc điềuchỉnh hồi tố đối với một số khoản mục trên BCTC, hoặc khi doanh nghiệp thựchiện phân loại lại các khoản mục trên BCTC.

Page 46: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 35 -

IAS 1 (2012) đưa ra 8 đặc tính cơ bản của BCTC, bao gồm: trình bày hợp lývà phù hợp với các chuẩn mực BCTC quốc tế; hoạt động liên tục; cơ sở kế toándồn tích; trọng yếu và tập hợp; bù trừ; tần suất báo cáo; thông tin so sánh; trìnhbày nhất quán (Phụ lục 02).

Dưới đây là kết cấu và nội dung của các BCTC quy định tại IAS 1 (2012).(1) Báo cáo tình hình tài chínhĐây là một bộ phận quan trọng của BCTC, dùng để phản ánh thực trạng

tình hình tài chính của doanh nghiệp, mà nó được thể hiện thông qua các thôngtin về nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, cơ cấu tài chính, tính thanh khoản,khả năng thanh toán.

Theo IAS1 (2012), thông tin tối thiểu trên Báo cáo tình hình tài chính phảibao gồm các khoản mục trình bày các số liệu sau:

(a) Nhà cửa, máy móc và thiết bị;(b) Bất động sản đầu tư;(c) Tài sản vô hình;(d) Tài sản tài chính, ngoại trừ số liệu trình bày ở phần (e), (h) và (i);(e) Các khoản đầu tư được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu;(f) Tài sản sinh học;(g) Hàng tồn kho;(h) Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác;(i) Tiền và các khoản tương đương tiền;(j) Tổng tài sản được phân loại là nắm giữ để bán và các nhóm tài sản chờ

thanh lý được phân loại là giữ để bán theo quy định của IFRS 5 - Tài sảndài hạn nắm giữ để bán và hoạt động gián đoạn;

(k) Các khoản phải trả người bán và phải trả khác;(l) Các khoản dự phòng;(m) Các khoản nợ phải trả tài chính (ngoại trừ các khoản được liệt kê ở mục

(k) và (l);(n) Các khoản phải trả thuế thu nhập hiện hành và tài sản thuế thu nhập hiện

hành, theo quy định của IAS 12 - Thuế Thu nhập;(o) Khoản phải trả thuế thu nhập hoãn lại và tài sản thuế thu nhập hoãn lại,

Page 47: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 36 -

theo quy định của IAS 12 - Thuế Thu nhập;(p) Các nghĩa vụ nợ phải trả có liên quan đến các nhóm tài sản chờ thanh lý

được phân loại là giữ để bán theo quy định IFRS 5 - Tài sản dài hạnnắm giữ để bán và hoạt động gián đoạn;

(q) Các lợi ích của cổ đông không nắm quyền kiểm soát, được trình bàytrong phạm vi vốn chủ sở hữu; và

(r) Vốn được phát hành và các quỹ dự trữ thuộc về các chủ sở hữu của côngty mẹ.

IAS 1 (2012) không áp đặt định dạng cố định cho Báo cáo tình hình tàichính, “không quy định hình thức hay mẫu biểu trình bày các khoản mục”(IASB, 2012a, p.57), các khoản mục khác biệt về bản chất hay chức năng cầnđược trình bày tách biệt trên báo cáo.

Doanh nghiệp trình bày riêng biệt tài sản ngắn hạn và dài hạn, nợ phải trảngắn hạn và dài hạn trên Báo cáo tình hình tài chính. Khi doanh nghiệp khôngthực hiện được sự phân loại này, tài sản và nợ phải trả được trình bày theo tínhthanh khoản của chúng (IASB, 2012a, p.60).

Doanh nghiệp phân loại tài sản là ngắn hạn khi:- Doanh nghiệp dự kiến bán tài sản, hoặc dự tính bán hay sử dụng nó trong

một chu kỳ kinh doanh bình thường;- Doanh nghiệp nắm giữ tài sản chủ yếu cho mục đích thương mại;- Doanh nghiệp dự kiến bán tài sản trong vòng 12 tháng sau ngày kết thúc

kỳ báo cáo; hoặc- Tài sản là tiền hoặc tương đương tiền, trừ khi tài sản này bị cấm không

được trao đổi hoặc sử dụng để thanh toán một nghĩa vụ nợ trong ít nhất12 tháng sau ngày kết thúc kỳ báo cáo.

Doanh nghiệp phân loại các tài sản còn lại là tài sản dài hạn.Doanh nghiệp phân loại một khoản nợ phải trả là ngắn hạn khi:- Doanh nghiệp dự kiến thanh toán khoản nợ phải trả này trong một chu kỳ

kinh doanh bình thường;- Doanh nghiệp nắm giữ khoản nợ chủ yếu vì mục đích thương mại;

Page 48: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 37 -

- Khoản nợ phải trả đến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kếtthúc kỳ báo cáo; hoặc

- Doanh nghiệp không có quyền trì hoãn vô điều kiện việc thanh toánkhoản nợ phải trả trong ít nhất 12 tháng kể từ sau ngày kết thúc kỳ báocáo.

Doanh nghiệp phân loại các khoản nợ phải trả còn lại là nợ phải trả dài hạn.(2) Báo cáo lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khácBáo cáo lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác (còn gọi là Báo cáo lợi nhuận

tổng hợp - statement of comprehensive income) trình bày lãi lỗ và thu nhập tổnghợp khác trong kỳ, thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận từ các nguồn lực đã đượcđầu tư. Những thông tin trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp hữu dụng cho người sửdụng trong việc xem xét lợi nhuận tạo ra trong mối quan hệ với doanh thu và chiphí, từ đó đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

IAS 1 (2012) tại đoạn 10A quy định việc trình bày lãi lỗ và lợi nhuận khácnhư sau:

- Doanh nghiệp có thể trình bày lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác trong mộtbáo cáo duy nhất (báo cáo lợi nhuận tổng hợp), với lãi lỗ và thu nhập tổng hợpkhác được trình bày thành hai phần.

- Doanh nghiệp cũng có thể trình bày lãi lỗ trong một báo cáo lãi lỗ riêng.Trong trường hợp này, báo cáo lãi lỗ riêng sẽ được đặt trước báo cáo lợi nhuậntổng hợp, vốn được bắt đầu bằng lãi lỗ.

Báo cáo lợi nhuận tổng hợp trình bày:- Lãi lỗ ;- Tổng thu nhập tổng hợp khác;- Tổng cộng lợi nhuận trong kỳ, bao gồm lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác.Thông tin trình bày trên Báo cáo lãi lỗ, được quy định trong IAS 1 (2012)

tại đoạn 82, bao gồm các khoản mục trình bày các số liệu trong kỳ về:- Doanh thu;- Thu nhập hoặc chi phí từ việc ngừng ghi nhận tài sản tài chính được xác

định giá trị theo giá trị phân bổ;- Các chi phí kinh doanh, chi phí tài chính;

Page 49: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 38 -

- Phần lãi hoặc lỗ của của khoản đầu tư liên doanh, liên kết, được kế toántheo phương pháp vốn chủ sở hữu;

- Bất kỳ một khoản thu nhập hay chi phí phát sinh từ sự chênh lệch giữa giátrị ghi sổ trước khi phân loại lại và giá trị hợp lý tại ngày phân loại lại(theo định nghĩa tại IFRS 9- Công cụ tài chính) khi một tài sản tài chínhđược phân loại lại để được đánh giá theo giá trị hợp lý;

- Chi phí thuế; và- Tổng giá trị về hoạt động kinh doanh bị gián đoạn.Thông tin về thu nhập tổng hợp khác, được xác định trong IAS 1 (2012) tại

đoạn 7, bao gồm :- Thay đổi trong thặng dư đánh giá lại tài sản (theo quy định tại IAS 16 -

Tài sản, nhà cửa và thiết bị và IAS 38 - Tài sản vô hình);- Đánh giá lại giá trị của các kế hoạch phúc lợi (theo quy định tại IAS 19-

Lợi ích nhân viên);- Lãi và lỗ phát sinh từ việc chuyển đổi BCTC của hoạt động nước ngoài

(theo quy định tại IAS 21 - Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ);- Lãi và lỗ từ khoản đầu tư vào công cụ vốn được xác định theo giá trị hợp

lý thông qua thu nhập tổng hợp khác (theo quy định tại IFRS 9- Công cụtài chính);

- Phần lãi và lỗ được ghi nhận đối với công cụ bảo hiểm rủi ro dòng tiền(theo quy định tại IAS 39 - Công cụ tài chính: Ghi nhận và đánh giá);

- Phần thay đổi trong giá trị hợp lý do các thay đổi về rủi ro tín dụng củanghĩa vụ nợ đối với các nghĩa vụ nợ cụ thể được xác định theo giá trịhợp lý thông qua lãi lỗ (theo quy định tại IFRS 9- Công cụ tài chính).

Doanh nghiệp cần trình bày chi phí được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ theocách phân loại dựa trên bản chất hoặc chức năng của chi phí, sao cho nó cung cấpthông tin đáng tin cậy và phù hợp hơn. Các chi phí được phân loại chi tiết hơnnhằm làm rõ các thành phần của kết quả kinh doanh mà các thành phần này có thểkhác nhau về tần suất, về dự kiến lãi hoặc lỗ và khả năng có thể dự đoán được.Phần thu nhập tổng hợp khác phải được trình bày thành các dòng chỉ tiêu khácnhau phản ánh giá trị các khoản thu nhập tổng hợp khác thu được trong kỳ, được

Page 50: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 39 -

phân loại dựa trên bản chất (IASB, 2012a).(3) Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữuBáo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu cung cấp thông tin về sự thay đổi vốn chủ

sở hữu của doanh nghiệp, phản ánh sự tăng, giảm giá trị của tài sản thuần trongkỳ, bao gồm các thông tin sau:

- Tổng lợi nhuận tổng hợp của một kỳ, trình bày riêng phần chia cho chủ sởhữu của công ty mẹ và các cổ đông thiểu số;

- Tác động của việc áp dụng hồi tố hoặc điều chỉnh hồi tố lên từng thànhphần của vốn chủ sở hữu, theo quy định của IAS 8- Chính sách kế toán,sự thay đổi trong ước tính kế toán và sai sót; và

- Đối chiếu giữa giá trị đầu kỳ và cuối kỳ cho từng thành phần của vốn chủsở hữu và thuyết minh riêng các thay đổi phát sinh từ:

+ Lãi lỗ (hoạt động kinh doanh); + Thu nhập tổng hợp khác; và + Các giao dịch với chủ sở hữu của doanh nghiệp với tư cách là chủ sở

hữu, trình bày rõ giá trị đóng góp của chủ sở hữu và giá trị phânchia cho các chủ sở hữu và thay đổi về tỷ lệ sở hữu của chủ sở hữutrong các công ty con mà không dẫn đến mất quyền kiểm soát.

Doanh nghiệp trình bày hoặc trong báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu hoặctrong thuyết minh BCTC số cổ tức được ghi nhận như là sự phân phối cho chủ sởhữu trong kỳ.

Như vậy, thay đổi trong vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp từ đầu đến cuốikỳ báo cáo thể hiện sự tăng lên hoặc giảm đi của tài sản thuần trong kỳ. Trừnhững thay đổi do các giao dịch với chủ sở hữu với tư cách là chủ sở hữu (nhưgóp vốn, mua lại cổ phần của đơn vị và cổ tức) và chi phí giao dịch liên quan trựctiếp đến những giao dịch này, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trong kỳ trình bàytổng thu nhập và chi phí, kể cả thu nhập và chi phí khác, tạo ra từ các hoạt độngcủa doanh nghiệp trong kỳ (IASB, 2012a).

(4) Báo cáo lưu chuyển tiềnBáo cáo lưu chuyển tiền cung cấp cơ sở để người sử dụng đánh giá khả

năng tạo ra tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp và nhu cầu sử

Page 51: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 40 -

dụng các dòng tiền này của doanh nghiệp. IAS 7 - Báo cáo lưu chuyển tiền(2012) trình bày các quy định của IASB về trình bày và công bố thông tin lưuchuyển tiền.

Báo cáo lưu chuyển tiền “trình bày lưu chuyển tiền trong một kỳ được phânloại theo hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính” (IASB,2012b, p.10).

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt độngtạo ra doanh thu chính của doanh nghiệp hoặc hoạt động khác không phải là hoạtđộng đầu tư hay tài chính. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh “là một chỉ sốquan trọng xác định mức độ hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá khả năng tạo ranguồn tiền để thanh toán nợ, duy trì hoạt động, trả cổ tức, tiến hành các hoạt độngđầu tư mới mà không cần viện đến các nguồn tài trợ bên ngoài” (IASB, 2012b,p.13).

Doanh nghiệp có thể trình bày lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanhtheo một trong hai phương pháp: phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp giántiếp.

Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ việc mua hoặcthanh lý các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác. Việc công bố tách biệt lưuchuyển tiền của hoạt động đầu tư là quan trọng vì nó thể hiện được quy mô củacác khoản đầu tư tạo ra thu nhập và dòng tiền tương lai.

IAS 7 (2012) trình bày một số nội dung lưu chuyển tiền từ hoạt động đầutư, gồm: tiền chi mua sắm hoặc tiền thu nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạnkhác; tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ; tiền thu hồi các khoản cho vay hoặcbán các công cụ nợ; các khoản tiền thu chi của các hợp đồng giao sau, hợp đồngkỳ hạn, hợp đồng quyền chọn (trừ hợp đồng cho mục đích thương mại)...

Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt độnglàm thay đổi quy mô và thành phần của vốn chủ sở hữu và vốn vay, liên quan đếnviệc huy động và hoàn trả các nguồn lực từ bên ngoài. Việc công bố tách biệt lưuchuyển tiền của hoạt động tài chính là quan trọng vì điều này hữu ích cho nhậnđịnh về xu hướng dòng tiền tài trợ của nhà cung cấp vốn cho doanh nghiệp.

IAS 7 (2012) đề cập một số nội dung lưu chuyển tiền từ hoạt động

Page 52: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 41 -

tài chính, gồm:- Tiền thu từ phát hành cổ phiếu hoặc các công cụ vốn cổ phần khác;- Tiền chi thanh toán cho chủ sở hữu;- Tiền thu từ phát hành trái phiếu, giấy nợ và các khoản vay ngắn hạn hoặc

dài hạn khác;- Tiền chi thanh toán các khoản nợ; và- Tiền chi trả nợ thuê tài chính.(5) Thuyết minh BCTCTheo IAS 1 (2012), đoạn 112, Thuyết minh BCTC hướng đến các mục tiêu:- Trình bày các thông tin về cơ sở cho việc soạn thảo BCTC và các chính

sách kế toán được sử dụng;- Thuyết minh bất cứ thông tin nào đã được yêu cầu bởi các chuẩn mực

BCTC quốc tế mà chưa được trình bày trên BCTC; và- Cung cấp thêm về những thông tin không được trình bày trên BCTC

nhưng được xem là phù hợp cho việc hiểu rõ hơn về chúng.Thuyết minh BCTC phải được trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản

mục trong Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo lợi nhuận tổng hợp, Báo cáo thayđổi vốn chủ sở hữu và Báo cáo lưu chuyển tiền cần được đánh dấu dẫn tới cácthông tin liên quan trong Thuyết minh BCTC (IASB, 2012a).

Theo IAS 1 (2012), đoạn 114, nhằm hỗ trợ người sử dụng trong việc sosánh với báo cáo của doanh nghiệp khác, thuyết minh BCTC cần được trình bàytheo trình tự sau:

- Báo cáo về sự tuân thủ các chuẩn mực BCTC quốc tế ;- Tóm tắt những chính sách kế toán quan trọng được áp dụng, gồm: cơ sở

định giá sử dụng trong soạn thảo BCTC và các chính sách kế toán khác mà đượcxem là phù hợp cho việc tìm hiểu về BCTC;

- Các thông tin chi tiết về các khoản mục đã trình bày trên Báo cáo tìnhhình tài chính, Báo cáo lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác, Báo cáo thay đổi vốn chủsở hữu, Báo cáo lưu chuyển tiền, theo trình tự mà chúng được trình bày trên cácbáo cáo; và

- Các công bố khác, bao gồm:

Page 53: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 42 -

+ Nợ tiềm tàng, các cam kết trong hợp đồng chưa được ghi nhận; và+ Các công bố thông tin phi tài chính, ví dụ như, mục tiêu và chính

sách quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp...Ngoài ra, theo các đoạn 125 đến 138 của IAS 1 (2012), các nội dung sau

cũng cần công bố trong thuyết minh BCTC: thông tin về các giả định về tương laivà cơ sở chính cho sự không chắc chắn của các ước tính được thực hiện vào cuốikỳ báo cáo khi các giả định hoặc ước tính này có nhiều rủi ro sẽ gây ra các điềuchỉnh trọng yếu tới giá trị được ghi nhận của tài sản và nợ phải trả trong năm tàichính tiếp theo; các thông tin cho phép người sử dụng BCTC đánh giá các mụctiêu, chính sách và quy trình quản lý vốn của doanh nghiệp; các công cụ tài chínhcó quyền yêu cầu mua lại được phân loại là công cụ vốn; các thông tin chi tiết vềcổ tức.

1.3.2.2. BCTC doanh nghiệp tại Mỹ, Pháp và Trung Quốc(1) BCTC doanh nghiệp tại MỹMỹ là quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao, nguồn cung ứng tài chính

chủ yếu từ TTCK, hệ thống pháp luật dựa trên thông luật (Choi and Meek, 2011).Hệ thống kế toán Mỹ dựa trên khuôn mẫu lý thuyết được ban hành dưới

dạng các khái niệm kế toán tài chính (SFAC) và các chuẩn mực kế toán tài chính(SFAS). Các khái niệm và chuẩn mực kế toán tài chính được ban hành bởi FASB(Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính), một tổ chức tư nhân độc lập thành lậpnăm 1973, được SEC (Ủy ban chứng khoán) thừa nhận và ủng hộ. Tính đến tháng06/2012, FASB đã ban hành 8 khái niệm kế toán tài chính và 9 bộ chuẩn mực kếtoán (được tổng hợp theo chủ đề trên cơ sở 168 chuẩn mực kế toán tài chính)(Phụ lục 03).

Đạo luật Sarbanes-Oxley (2002) của Mỹ mở rộng đáng kể các yêu cầu vềquản trị doanh nghiệp, các quy định của nghề nghiệp kế toán kiểm toán, công bốthông tin và báo cáo, trong đó, phù hợp với nguyên tắc kế toán được chấp nhận(GAAP) được xem là “sự sát hạch” của trình bày trung thực và hợp lý. GAAPbao gồm tất cả các chuẩn mực kế toán, các luật lệ, quy định được tôn trọng khisoạn thảo BCTC. FASB và SEC cũng đang cân nhắc việc chuyển các chuẩn mựcdựa trên quy tắc (rules-based) hướng đến dựa trên nguyên lý (principles-based)

Page 54: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 43 -

trong trình bày và công bố BCTC (Choi and Meek, 2011).FASB xác định 7 yếu tố trình bày trên BCTC của các tổ chức lợi nhuận lẫn

phi lợi nhuận là “tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu/tài sản thuần, doanh thu, chiphí, thu nhập khác và chi phí khác” và 3 yếu tố chỉ dành cho tổ chức lợi nhuận là“đầu tư của chủ sở hữu, phân phối cho chủ sở hữu, và lợi nhuận tổng hợp”(FASB, 2008).

Hệ thống BCTC thường niên của Mỹ (đối với doanh nghiệp lớn) bao gồm:- Báo cáo quản lý;- Báo cáo của kiểm toán viên độc lập;- Các BCTC cơ bản: Bảng CĐKT, Báo cáo thu nhập, Báo cáo thu nhập

tổng hợp, Báo cáo lưu chuyển tiền, Báo cáo thay đổi vốn cổ phần...;- Báo cáo thảo luận và phân tích kết quả hoạt động và tình hình tài chính;- Công bố chính sách kế toán có ảnh hưởng quan trọng đến BCTC;- Thuyết minh BCTC;- Báo cáo so sánh dữ liệu tài chính (chọn lọc) trong 5 hoặc 10 năm;- Báo cáo quý (chọn lọc).BCTC hợp nhất là yêu cầu bắt buộc, quy tắc hợp nhất đòi hỏi tất cả các

công ty con được hợp nhất đầy đủ. BCTC quý là bắt buộc với các công ty niêmyết trên TTCK nhưng không bắt buộc phải kiểm toán đối với các báo cáo này.

(2) BCTC doanh nghiệp PhápTrung tâm của hệ thống kế toán Pháp là Tổng hoạch đồ kế toán (PCG), một

hệ thống kế toán thống nhất bao gồm các nguyên tắc kế toán, hệ thống tài khoảnkế toán, mẫu BCTC, cách thức xử lý những trường hợp đặc biệt, phương pháp lậpbáo cáo hợp nhất và các hướng dẫn về kế toán quản trị. Hội đồng kế toán quốc giaPháp (CNC) và Ủy ban quy định kế toán (CRC) được giao giám sát việc thực hiệncũng như đề xuất cải tiến PCG. Năm 2009, Cơ quan chuẩn mực kế toán Pháp(ANC) được thành lập, thay thế CNC và CRC, với chức năng chính là thiết lậpchuẩn mực kế toán dưới hình thức các quy định cho khu vực tư nhân.

Hệ thống BCTC của Pháp bao gồm :- Bảng cân đối kế toán (Balance sheet);- Báo cáo lợi nhuận (Income statement);

Page 55: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 44 -

- Bản Thuyết minh BCTC (Notes to financial statements);- Báo cáo của hội đồng quản trị (Directors’ report);- Báo cáo kiểm toán (Auditor’s report).

Luật thương mại Pháp cho phép đơn giản hoá BCTC của các doanh nghiệpnhỏ và vừa; không có yêu cầu bắt buộc đối với Báo cáo thay đổi tình hình tàichính và Báo cáo lưu chuyển tiền. Tuy nhiên, CNC yêu cầu các doanh nghiệp lớnphải lập thêm bốn mẫu báo cáo gồm: Báo cáo tình trạng ngân quỹ, Báo cáo lưuchuyển tiền, Bản dự báo thu nhập, và Bản kế hoạch kinh doanh. Các doanhnghiệp niêm yết phải lập báo cáo giữa niên độ và Báo cáo kết quả hoạt động môitrường (Choi and Meek, 2011).

Đặc điểm của BCTC doanh nghiệp tại Pháp là yêu cầu công bố rộng rãi vàchi tiết đối với các thuyết minh và chú thích… Một đặc điểm quan trọng khác làhệ thống BCTC doanh nghiệp Pháp xem trọng vấn đề báo cáo về môi trường vàtrách nhiệm xã hội. Báo cáo trách nhiệm xã hội là một yêu cầu đối với tất cả cáccông ty có 300 nhân viên trở lên. Báo cáo này mô tả, phân tích, và báo cáo về cácvấn đề đào tạo, quan hệ lao động, điều kiện sức khỏe và an toàn, mức lương vàlợi ích công việc khác, môi trường làm việc… Các công ty niêm yết thì lập thêmbáo cáo môi trường (về tình hình tiêu thụ, tiết kiệm nguyên liệu, nước, nănglượng; việc xử lý chất thải, tiếng ồn, và chi phí liên quan; khoản dự phòngcho rủi ro về môi trường..) (Choi and Meek, 2011).

(3) BCTC doanh nghiệp Trung QuốcLuật Kế toán Trung Quốc giao cho Bộ Tài chính trách nhiệm thiết lập

chuẩn mực kế toán và các quy định kế toán liên quan. Năm 1992, Bộ Tài chínhban hành các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp (ASBE). Năm 1998, Ủy banchuẩn mực kế toán (CASC) được thành lập, trực thuộc Bộ Tài chính, phục vụ choviệc phát triển các chuẩn mực. Năm 2003, CASC được tái cấu trúc, bao gồm 26thành viên do Bộ Tài chính chỉ định từ các cơ quan nhà nước, giới học giả, các tổchức nghề nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, quyết định ban hànhchuẩn mực kế toán vẫn thuộc về Bộ Tài chính. Đến nay, hệ thống chuẩn mực kếtoán doanh nghiệp Trung Quốc (ASBE) bao gồm một chuẩn mực cơ bản và 38chuẩn mực kế toán được áp dụng đối với tất cả các công ty niêm yết Trung Quốc.

Page 56: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 45 -

Hệ thống BCTC định kỳ của Trung Quốc được thực hiện theo niên lịch,bao gồm :

- Bảng cân đối kế toán;- Báo cáo lợi nhuận;- Báo cáo lưu chuyển tiền;- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu;- Thuyết minh BCTC.Thuyết minh BCTC được yêu cầu công bố các thông tin về suy giảm giá trị

tài sản; thay đổi cơ cấu vốn; phân bổ lợi nhuận; phân khúc kinh doanh; chính sách kếtoán; các khoản dự phòng, các sự kiện quan trọng sau ngày kết thúc niên độ…

BCTC phải được thể hiện bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. BCTC nămphải được kiểm toán. BCTC quý là yêu cầu bắt buộc với các công ty niêm yết. Cáccông ty niêm yết phải đánh giá kiểm soát nội bộ của họ và thuê kiểm toán viên bênngoài đánh giá về hệ thống kiểm soát và cho ý kiến về báo cáo.

1.3.3. Nhận xét về Nội dung báo cáo tài chính

Sau khi tìm hiểu khái quát nội dung hệ thống BCTC theo quy định củaIASB và một số quốc gia đại diện cho một số trường phái kế toán trên thế giới,luận án rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, có sự tương đồng nhất định trong cấu trúc của các hệ thốngBCTC nói chung

Theo đó, hệ thống BCTC đều dựa trên 5 mẫu báo cáo cơ bản, gồm: BảngCĐKT, Báo cáo Lợi nhuận, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, Báo cáo lưuchuyển tiền và Thuyết minh BCTC, để cung cấp thông tin cho các đối tượng sửdụng, phù hợp với đặc điểm quốc gia và hòa hợp trong xu hướng hội nhậpquốc tế.

Thứ hai, có sự khác nhau trong khuynh hướng cung cấp thông tin vàchênh lệch về độ sâu, độ rộng của thông tin, giữa các quốc gia theo các trườngphái khác nhau

- IASB: không áp đặt định dạng cố định cho các báo cáo; báo cáo hướng đếnnhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác.

- Mỹ: Ngoài việc không áp đặt định dạng cố định cho các báo cáo, báo cáo

Page 57: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 46 -

hướng đến nhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác, BCTC xem trọng các“giải trình” của nhà quản lý và các thông tin liên quan đến lợi nhuận, các thảothảo luận và phân tích kết quả hoạt động và tình hình tài chính; chịu ảnh hưởngbởi các hiệp hội nghề nghiệp và Ủy ban chứng khoán.

- Pháp: Hệ thống kế toán và BCTC thống nhất, thiên về tính tuân thủ; yêucầu công bố rộng rãi và chi tiết đối với các thuyết minh và chú thích; xem trọngcác thông tin “xã hội”, “môi trường”.

- Trung Quốc: thiên về tính khuôn mẫu, thống nhất và tuân thủ; chịu sự chiphối của Nhà nước (chủ yếu là Bộ tài chính).

Thứ ba, có sự đa dạng về nội dung của các BCTC để đáp ứng linh hoạtnhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng

- Đối với các doanh nghiệp lớn, niêm yết hoặc có vai trò quan trọng:nội dung BCTC sẽ đầy đủ và phức tạp; BCTC phải được kiểm toán.

- Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: có sự đơn giản hóa trong nội dungBCTC.

Thứ tư, nhiều quốc gia quan tâm đến nội dung báo cáo về nguồn lực trithức và trách nhiệm xã hội

Nguồn lực tri thức (intellectual capital) là sở hữu trí tuệ, kinh nghiệm ápdụng, công nghệ tổ chức, các mối quan hệ khách hàng và các kỹ năng chuyênnghiệp mà nó tạo ra cho công ty lợi thế cạnh tranh trên thị trường (Edvinsson,2000). Abeysekera (2003) xác định nguồn lực tri thức bao gồm 3 thành phần:nguồn lực con người (Human capital), nguồn lực tổ chức (Structural capital) vànguồn lực quan hệ (Relational capital), trong đó, nguồn lực tổ chức bao gồm sởhữu trí tuệ (Intellectual property) và các tài sản hạ tầng (Infrastructure assets).

IASB quy định, phương pháp đo lường và báo cáo về các nguồn lực trithức (nếu được vốn hoá) thực hiện theo quy định về phương pháp kế toán các tàisản vô hình.

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi, nguồn lực tri thức đã được ghi nhận vàtrình bày trên BCTC thường niên của các công ty lớn tại nhiều quốc gia nhưThụy Điển, Đan Mạch, Úc, Mỹ, Ai Cập, Malaysia…. Theo đó, các công ty lớnnhư Skandia ở Thụy Điển đã áp dụng các hình thức của báo cáo nguồn lực tri

Page 58: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 47 -

thức như là bao cáo bổ sung cho các BCTC hàng năm. Nguồn lực tri thức cũng làmột phần của nguyên tắc kế toán và nội dung công bố tại Đan Mạch kể từ tháng01 năm 2002, công ty có nghĩa vụ báo cáo về nguồn lực tri thức nếu nó trọng yếuvà kiểm toán viên phải xác nhận báo cáo (J.R. Raj, 2011).

Trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility - CSR) là tác độngtích cực và cải thiện các tác động tiêu cực của doanh nghiệp đối với xã hội vàmôi trường, thông qua các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và sự tương tác của nóvới các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng và cácnhà cung cấp.

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quantâm và thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội. Một nghiên cứu của KPMG trên250 công ty hàng đầu (G 250) tại 21 quốc gia cho thấy, tỷ lệ các công ty có báocáo trách nhiệm xã hội (trong một báo cáo riêng hoặc là một phần của báo cáothường niên) tăng từ mức trung bình 45% năm 2000 lên 64% năm 2005, 83%năm 2008 và 95% năm 2011 (KPMG, 2011).

Tương tự như việc ghi nhận và trình bày nguồn lực tri thức, mặc dù chưacó một cơ sở hoàn chỉnh quy định về nguyên tắc, nội dung cũng như phươngpháp, việc ghi nhận và báo cáo về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTChoặc báo cáo thường niên hiện đang là một xu hướng tất yếu tại nhiều quốc giatrên thế giới.

1.4. Áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với BCTC tại các quốc gia vàkinh nghiệm cho Việt Nam

1.4.1. Tóm tắt quá trình phát triển và khái quát nội dung của chuẩn mựckế toán quốc tế

1.4.1.1.Tóm tắt quá trình phát triển chuẩn mực kế toán quốc tế

Kế toán quốc tế nói chung và chuẩn mực kế toán quốc tế nói riêng có mộtlịch sử phát triển khá lâu dài (Phụ lục 04).

Từ năm 1904, các tổ chức kế toán trên thế giới đã lần lượt tổ chức nhữnghội nghị kế toán quốc tế tại nhiều nơi như ở Saint Louis, Mỹ (1904), Amsterdam,Hà Lan (1926), New York, Mỹ (1929)… Cho đến hội nghị tổ chức tại

Page 59: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 48 -

Sydney (1972) thì các tổ chức nghề nghiệp đã đạt được thỏa thuận hình thành Ủyban hợp tác quốc tế kế toán (ICCAP) và Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế(IASC).

IASC là một tổ chức độc lập, thành lập ngày 29/06/1973 tại Luân Đôn,bao gồm 9 thành viên là tổ chức nghề nghiệp của các nước phát triển. IASC là cơquan đầu tiên xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. Mụctiêu quan trọng của IASC là xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán quốctế phục vụ cho việc soạn thảo và trình bày BCTC và thúc đẩy sự thừa nhận rộngrãi trên thế giới. Cho đến khi được tái cơ cấu vào năm 2001, IASC đã ban hànhKhuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày BCTC (Framework for thePreparation and Presentation of Financial Statements) và 41 chuẩn mực kế toánquốc tế (IAS).

Năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ra đời trên cơ sởtái cấu trúc IASC theo mô hình FASB, nhằm nâng cao tính độc lập và hiệu quảhoạt động. Mục tiêu quan trọng của IASB là phát triển một bộ chuẩn mực kếtoán duy nhất có chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn cầu, và thúcđẩy việc sử dụng nghiêm túc các chuẩn mực này (Choi and Meek, 2011).

Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) đã được IASC và IASBnhiều lần điều chỉnh, thay thế, cập nhật và ban hành mới. Đến thời điểm30/01/2014, có 42 IAS/IFRS đang hoặc sắp có hiệu lực.

1.4.1.2. Khái quát nội dung của Chuẩn mực kế toán quốc tếCác chuẩn mực kế toán quốc tế do IASB ban hành bao gồm ba phần chính:- Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC (The Conceptual Framework for

Financial Reporting);- Các chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards –

IASs) và các chuẩn mực BCTC quốc tế (International Financial ReportingStandards – IFRSs), sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS);

- Hướng dẫn giải thích chuẩn mực kế toán (IFRIC/SIC – InternationalFinancial Reporting Interpretation Committee/Standard InterpretationCommittee).

Page 60: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 49 -

(1) Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC quốc tếKhuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày BCTC (Framework for the

Preparation and Presentation of Financial Statements) được IASC tế xét duyệtvào tháng 04/1989 và công bố vào tháng 07/1989, sau đó được IASB thông quatháng 04/2001. Đến tháng 09/2010, Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC (TheConceptual Framework for Financial Reporting - IFRS Framework) được IASBphê duyệt và phát hành, thay thế cho Framework 2001.

IFRS Framework đặt ra các khái niệm cơ sở cho việc chuẩn bị và trình bàyBCTC cho người sử dụng bên ngoài. Mục đích chính của IFRS Framework là hỗtrợ IASB trong việc phát triển các chuẩn mực kế toán quốc tế trong tương lai vàxem xét các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện có; thúc đẩy việc hài hòa cácnguyên tắc, chuẩn mực kế toán và các thủ tục liên quan đến việc soạn thảo vàtrình bày BCTC.

IFRS Framework không phải là chuẩn mực kế toán do đó không xác địnhtiêu chuẩn đối với bất kỳ đo lường hoặc công bố cụ thể, không điều nào trongkhuôn mẫu được phép làm mất hiệu lực của các IAS/IRFS.

Nội dung chính của khuôn mẫu đề cập đến các vấn đề :- Mục đích của BCTC;- Các đặc điểm chất lượng của BCTC;- Xác định, ghi nhận, đo lường các yếu tố của BCTC;- Khái niệm vốn và bảo toàn vốn.

IFRS Framework đưa ra giả định hoạt động liên tục (going concern). Theođó, BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liêntục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa làdoanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt. Trườnghợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì BCTC phải lập trên một cơ sởkhác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập BCTC (IASB, 2010a).

Về định giá các yếu tố trên BCTC, IFRS Framework, tại đoạn 4.55, đãđưa ra một số cơ sở được sử dụng với mức độ và cách kết hợp khác nhau trongBCTC, bao gồm:

- Giá gốc (Historical cost);

Page 61: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 50 -

- Giá hiện hành (Current cost);- Giá trị thuần có thể thực hiện (Realisable value);- Hiện giá (Present value).

Giá gốc là cơ sở đánh giá được sử dụng thông dụng nhất hiện nay, nhưngthường được kết hợp với các cơ sở định giá khác. Khuôn mẫu không bao gồmcác khái niệm hay nguyên tắc lựa chọn cơ sở định giá cần được sử dụng chocác yếu tố nhất định của BCTC hay trong những trường hợp cụ thể. Liên quanđến đo lường các yếu tố, tháng 05/2011, IASB đã ban hành IFRS 13 - Đo lườnggiá trị hợp lý (Fair Value Measurement).

Ngoài ra, IFRS Framework, tại đoạn 4.59 đến 4.62, đã đưa ra kháiniệm vốn và bảo toàn vốn. Theo đó, vốn là tài sản thuần hay vốn chủ sở hữucủa doanh nghiệp (về phương diện tài chính), là năng lực sản xuất của doanhnghiệp (về phương diện vật chất). Bảo toàn vốn tài chính nghĩa là lợi nhuậnchỉ đạt được khi giá trị tài chính (hay tiền tệ) của tài sản thuần vào cuối kỳvượt quá giá trị tài chính (hay tiền tệ) của tài sản thuần vào lúc đầu kỳ, saukhi trừ các khoản phân phối hay đóng góp từ chủ sở hữu trong kỳ. Khái niệm vềbảo toàn vốn tạo cầu nối giữa khái niệm vốn và khái niệm lợi nhuận bởi vì nó chỉra điểm xuất phát của việc xác định lợi nhuận (IASB, 2010a).

(2) Các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS)Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) do IASC ban hành từ năm 1973 - 2000.

IASB thay thế IASC vào năm 2001. Kể từ thời điểm đó, IASB đã thực hiện sửađổi một số IAS và kiến nghị thêm các sửa đổi khác, thay thế một số IAS bằng cácchuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS). Thông qua các ủy ban, cả IASC và IASB đềuban hành các hướng dẫn về chuẩn mực. Các BCTC không được cho là tuân thủIAS/IFRS trừ khi các BCTC này tuân thủ tất cả các yêu cầu của mỗi chuẩn mựccũng như hướng dẫn giải thích các chuẩn mực.

Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế đã được IASC và IASB nhiều lần điềuchỉnh, thay thế, cập nhật và ban hành mới. Đến 30/01/2014, có 42 IAS/IFRS đanghoặc sắp có hiệu lực, trong đó có 28 IAS và 14 IFRS (Phụ lục 05).

(3) Hướng dẫn giải thích chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRIC/SIC)IFRIC/SIC do Ủy Ban hướng dẫn báo BCTC quốc tế (IFRIC) xây dựng.

Page 62: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 51 -

Các hướng dẫn giải thích do IFRIC xây dựng, đưa ra lấy ý kiến côngchúng và sau đó được IFRIC gửi tới Hội đồng IASB soát xét và chuẩn y, trởthành các hướng dẫn giải thích chính thức. Ở mức độ IFRIC, đạt được sựnhất trí nếu không có hơn 3 trong tổng số 14 thành viên IFRIC phủ quyết bảnhướng dẫn dự thảo hay hướng dẫn cuối cùng. Ở mức độ hội đồng, cách thứcbiểu quyết tương tự như đối với biểu quyết một chuẩn mực, nghĩa là phảiđược 9/14 thành viên hội đồng thông qua.1.4.2. Thực trạng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thốngBCTC tại các quốc gia

Như đã trình bày ở phần trên, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế trởthành một nhân tố thúc đẩy quá trình hòa hợp về kế toán. Trong phạm vi và mụcđích của luận án, quá trình này được luận án tiếp cận chủ yếu dưới góc độ của cácquốc gia trong quá trình hòa hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, đối với soạnthảo và trình bày BCTC.

Việc áp dụng IAS/IFRS đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia đượcnhiều ý kiến ủng hộ. Jones and Belkaoui (2010) cho rằng việc sử dụng IAS/IFRSmang lại nhiều lợi ích: (1) các nước sử dụng IAS/IFRS có thể tiết kiệm chi phísoạn thảo chuẩn mực và nhanh chóng hòa nhập vào chuẩn mực kế toán quốc tế,(2) hệ thống chuẩn mực được chấp nhận và có thể áp dụng trên toàn cầu cần thiếtcho sự quốc tế hóa nền kinh tế thế giới với mức độ ngày càng gia tăng, (3) sự hộinhập về kế toán giúp cho các công ty huy động vốn trên thị trường quốc tế.Nghiên cứu của Ball (2006) chỉ ra rằng sử dụng IAS/IFRS có thể giúp cải thiệntính so sánh của thông tin BCTC và do đó giảm chi phí và rủi ro sử dụng thôngtin của các nhà đầu tư. Francis et al (2012) thì cho rằng sự hòa hợp kế toán tạođiều kiện thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập tại các quốc gia, đặc biệt là sauquá trình áp dụng IAS/IFRS tại Liên minh châu Âu từ năm 2005.

Tuy nhiên, việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế không phải là khônggặp trở ngại đối với các doanh nghiệp ở các quốc gia. Một trong những thách thứcđó là phải có đội ngũ nhân viên kế toán và chi phí. Điều này không phải là vấn đềđơn giản vì chuẩn mực kế toán quốc tế được xem là khá phức tạp ngay cả đối vớicác nước phát triển. Để áp dụng IAS/IFRS doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí ban

Page 63: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 52 -

đầu khá lớn, xây dựng lại hệ thống thu thập, xử lý và trình bày các thông tin tàichính. Cũng có ý kiến cho rằng IAS/IFRS về cơ bản được xây dựng theo mô hìnhAnglo-America, vì vậy có thể không phù hợp với các nước đang phát triển vốn cósự khác biệt về văn hóa và môi trường kinh tế với các nước phát triển (Prather-Kinsey, 2006). Carmona and Trombetta (2008) thì cho rằng IAS/IFRS dựa trênnguyên tắc (principle-based IAS/IFRS), có tính linh hoạt cao, nên có thể khó vậndụng vào các nước đang phát triển. Chẳng hạn, do thiếu một thị trường phát triển,các nước đang phát triển khó có thể áp dụng phương pháp dựa trên thị trường(market - base) để ước tính giá trị hợp lý…

Dù vậy, có thể nói rằng việc áp dụng IAS/IFRS đã mở ra một thời kỳ mớilàm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày BCTC, loại trừ sự khácbiệt trong chuẩn mực kế toán, là điều kiện để các doanh nghiệp và tổ chức trêntoàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán thống nhất trong soạn thảo và trìnhbày BCTC. IAS/IFRS được chấp nhận như chuẩn mực lập BCTC cho các công tytìm kiếm sự thừa nhận trên TTCK thế giới. Paul Volcker, cựu chủ tịch Cục dự trữliên bang Mỹ cho rằng, trong thế giới toàn cầu hóa nhanh chóng, cùng giao dịchkinh tế phải được hạch toán cùng tính chất dù ở các vùng quốc gia lãnh thổ khácnhau, các công ty và các nhà đầu tư sẽ có lợi khi các BCTC, chuẩn mực kế toánvà thủ tục kiểm toán đồng nhất từ quốc gia này sang quốc gia khác. Khi một bộchuẩn mực kế toán chất lượng cao được áp dụng ở mọi nơi trên thế giới, chi phítiếp cận thị trường vốn có thể được giảm đi, khả năng so sánh của các thông tintài chính và chất lượng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư tăng lên, giảm thiểurủi ro đầu tư, tăng hiệu quả thị trường.

Những đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa, ưu thế về lợi ích mang lại củaviệc sử dụng IAS/IFRS, cùng với nỗ lực của IASB, đã thúc đẩy mạnh mẽ quátrình hòa hợp và hội nhập với các chuẩn mực kế toán quốc tế của nhiều quốc giatrên thế giới.

1.4.2.1. Đối với MỹMột trong những thách thức lớn nhất của IASB là đưa các BCTC lập

theo IFRS vào TTCK Mỹ, một quốc gia có các TTCK lớn nhất thế giới và sựphát triển cao của hệ thống chuẩn mực kế toán. Ủy ban chứng khoán Mỹ

Page 64: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 53 -

(SEC) và Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB) là hai đối tácchủ yếu với IASB trên con đường đi tìm một bộ chuẩn mực kế toán chấtlượng cao toàn cầu. “Sẽ không là chuẩn mực quốc tế nếu như thị trường vốnlớn nhất trên thế giới là Mỹ lại không là một phần của sự phát triển ấy” – phátbiểu của chủ tịch FASB, Robert. H.Herz.

Năm 2002, với sự ủng hộ của SEC, thỏa thuận Norwalk (NorwalkAgreement) được ký kết giữa IASB và FASB xác định sự hợp tác giữa hai tổchức nhằm xây dựng một bộ chuẩn mực kế toán quốc tế chất lượng cao toàn cầu.

Với những nỗ lực của IASB và FASB, đến tháng 11/2007, tại cuộc họpcủa FASB, SEC đã chấp nhận quy định mới là cho phép các công ty nuớc ngoàiniêm yết được lập BCTC theo IFRS của IASB mà không cần chỉnh hợp theo USGAAP. Quy định mới này đã được ban hành ngày 21/12/2007 và có hiệu lựcvào ngày 4/3/2008. Sau đó, vào ngày 27/8/2008, SEC đã công bố một đề xuấtcho lộ trình thực hiện IFRS để lấy ý kiến rộng rãi. Năm 2010, SEC phát hành báocáo đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng IFRSs sẽ có đối với hệ thống BCTCMỹ. Từ năm 2011, tại Hoa Kỳ, các câu hỏi liên quan đến IFRS có trong kỳ thiCPA (Certified Public Accountant) thống nhất (AICPA, 2012).

Báo cáo tiến độ tháng 4/2012 cho thấy so với kế hoạch đã điều chỉnh năm2008, có 10/12 dự án ngắn hạn và 6/8 dự án dài hạn được hoàn thành. Các dự ánhoàn thành được hai bên cùng điều chỉnh vào hệ thống chuẩn mực của mình(FASB & IASB, 2012). Theo lộ trình này, về cơ bản SEC ủng hộ việc hướngđến một hệ thống chuẩn mực kế toán chất lượng cao chung cho toàn thế giới,trong đó dự kiến tất cả các công ty niêm yết của Mỹ sẽ bắt buộc tuân thủ IFRS kểtừ năm 2015 với những điều kiện nhất định và được khuyến khích cho phép ápdụng từ năm 2010.

So với quy định của IASB, Hệ thống BCTC thường niên của Mỹ (đối vớidoanh nghiệp lớn) có thêm: Báo cáo quản lý; Báo cáo thảo luận và phân tích kếtquả hoạt động và tình hình tài chính; Công bố chính sách kế toán có ảnh hưởngquan trọng đến BCTC; Báo cáo so sánh dữ liệu tài chính (chọn lọc) trong 5 hoặc10 năm.

Đến nay, quá trình hòa hợp giữa GAAP của Mỹ với IAS/IFRS tuy còn chịu

Page 65: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 54 -

ảnh hưởng của nhiều vấn đề kỹ thuật cũng như ảnh hưởng bởi quan hệ chính trịvới IASB và với các quốc gia khác, nhưng những trở ngại trong việc hội tụ củaMỹ có thể từng bước vượt qua được (IFRS, 2012).

1.4.2.2. Đối với Pháp và Liên minh châu Âu (EU)Pháp là một quốc gia châu Âu có vị thế về kinh tế và chính trị trên thế giới.

Trung tâm của hệ thống kế toán Pháp là Tổng hoạch đồ kế toán (PCG), một hệthống kế toán thống nhất. Trong giai đoạn 2002 - 2004, căn cứ các quy định củaEU về thúc đẩy quá trình hội nhập với chuẩn mực kế toán quốc tế, hệ thống kếtoán Pháp được điều chỉnh thông qua các quy định của Hội đồng kế toán quốc giaPháp (CRC). Từ năm 2005, các công ty niêm yết của Pháp lập BCTC hợp nhấttheo IAS/IFRS. Năm 2009, Cơ quan chuẩn mực kế toán Pháp (ANC) được thànhlập, với chức năng chính là thiết lập chuẩn mực kế toán dưới hình thức các quyđịnh cho khu vực tư nhân, và tham gia các hoạt động của tổ chức kế toán quốc tế,bao gồm việc chấp nhận các chuẩn mực kế toán quốc tế tại châu Âu (ANC,2010). Từ năm 2011, tại Pháp, tồn tại song song PCG áp dụng cho BCTC riêng,và chuẩn mực kế toán quốc tế dụng cho BCTC hợp nhất của những công tyđại chúng.

Đối với Liên minh châu Âu, Ngày 13/2/2001, EC (Ủy ban châu Âu) chấpnhận một đề nghị về việc yêu cầu các công ty niêm yết của EU phải lập BCTChợp nhất theo IAS/IFRS kể từ năm 2005 (đạo luật được Nghị viện phê chuẩn vàongày 19/07/2002 và được công bố thành luật vào ngày 11/09/2002). Quy địnhnày cho phép các công ty không niêm yết cũng áp dụng IAS/IFRS. Năm 2003,Ủy ban chứng khoán châu Âu đã thông qua một chuẩn mực bao gồm 21 nguyêntắc nhằm phát triển và thực hiện một cách tiếp cận chung để thực thi IFRS (Choiand Meek, 2011).

EU đã luôn tạo ra mối quan hệ với IASB và đóng một vai trò tích cựctrong quá trình thiết lập các chuẩn mực kế toán quốc tế. Với việc yêu cầu cáccông ty niêm yết lập BCTC hợp nhất theo IAS/IFRS được sự ủng hộ và tánthành mạnh mẽ, hơn 7.000 công ty niêm yết đã thực hiện yêu cầu này từ ngày1/1/2005. Tuy nhiên, do còn một số vấn đề chưa thống nhất giữa EU và IASBnên EU đã không chấp nhận toàn bộ các IAS/IFRS và yêu cầu các công ty niêm

Page 66: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 55 -

yết chỉ sử dụng những IFRS nào đã được sự chấp nhận của EU. Ngoài ra, mộtnghiên cứu độc lập của Kvaal and Nobe (2009) tại 5 quốc gia Úc, Pháp, Đức,Tây Ban Nha và Anh cho thấy, việc áp dụng IAS/IFRS trong thực tế còn nhữngkhác biệt giữa các quốc gia khác nhau.

Như vậy, hiện nay, trên nguyên tắc chung, EU áp dụng nguyên bảnIAS/IFRS nhưng không chấp nhận toàn bộ IAS/IFRS mà phê duyệt từng chuẩnmực để áp dụng. Hiện nay EU và IASB vẫn tiếp tục các cuộc thảo luận để giảiquyết những vấn đề còn tồn tại giữa hai bên nhằm đạt đến sự thống nhất.

1.4.2.3. Đối với Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam ÁTrung Quốc là quốc gia châu Á có nền kinh tế lớn đứng thứ hai thế giới,

hệ thống pháp luật dựa trên điển luật, thiên về phía kiểm soát của Nhà nước.Hệ thống kế toán và BCTC doanh nghiệp Trung quốc hiện nay được quy

định bởi Luật Kế toán và các quy định của Ủy ban chứng khoán Trung Quốc(CSRC). Luật Kế toán của Trung quốc được ban hành đầu tiên năm 1995 và đượcsửa đổi năm 2000, quy định các nguyên tắc kế toán áp dụng, chi phối tất cả cácloại hình doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế, nó “đưa ra những nguyên tắckế toán chung, xác định vai trò của chính quyền, và những chủ đề, nội dung hạchtoán kế toán” (Choi and Meek, 2011, p.103). CSRC được thành lập vào năm1992, là cơ quan ban hành các quy định, yêu cầu về việc công bố thông tin đốivới các doanh nghiệp niêm yết.

Năm 1998, Ủy ban chuẩn mực kế toán (CASC) được thành lập, trực thuộcBộ Tài chính, phục vụ cho việc phát triển các chuẩn mực. Năm 2003, CASCđược tái cấu trúc, bao gồm 26 thành viên do Bộ Tài chính chỉ định từ các cơ quannhà nước, giới học giả, các tổ chức nghề nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp. Tuynhiên, quyết định ban hành chuẩn mực kế toán vẫn thuộc về Bộ Tài chính.

Vào tháng 6/2005, Trung Quốc đã đồng ý với IASB một kế hoạch hànhđộng để đạt tới một hệ thống chuẩn mực kế toán chất lượng cao. Tháng 11/2005,Ủy ban chuẩn mực kế toán Trung Quốc (CASC) và IASB đã tổ chức thành côngmột cuộc họp về vấn đề hội tụ chuẩn mực kế toán. Năm 2006, Trung Quốc đãquyết định kết hợp IFRS vào hệ thống luật pháp của mình và đã ban hành một hệthống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Trung quốc (ASBE), về cơ bản là phù

Page 67: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 56 -

hợp với IFRS trong những nguyên tắc chủ yếu về soạn thảo và trình bày BCTC.Năm 2010, Bộ Tài chính đã ban hành lộ trình tiếp tục hội tụ hệ thống chuẩn mựckế toán Trung quốc với IAS/IFRS. Hiện nay, các công ty niêm yết áp dụng theoASBE, vốn đang hòa hợp với IAS/IFRS trong một lộ trình do nhà nước quản lý.Trong khi đó, các doanh nghiệp không niêm yết của Trung quốc vẫn áp dụng hệthống kế toán doanh nghiệp được ban hành năm 2001.

Hệ thống BCTC định kỳ của Trung Quốc tương tự quy định của IASB, baogồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo lợi nhuận; Báo cáo lưu chuyển tiền; Báo cáothay đổi vốn chủ sở hữu; Thuyết minh BCTC.

Phương thức hòa hợp với IAS/IFRS của Trung Quốc phản ảnh sự lựa chọncủa Trung quốc trong bối cảnh vừa phải đáp ứng xu thế toàn cầu hóa vừa đảmbảo những yêu cầu riêng của nền kinh tế cũng như sự quản lý của Nhà nước.

Tại hầu hết các quốc gia Đông Nam Á có điều kiện kinh tế- xã hội có mứcđộ tương đồng nhất định với Việt Nam, như Philippines, Thái Lan, Indonesia …cũng có lộ trình cho việc áp dụng IAS/IFRS đối với soạn thảo và trình bàyBCTC.

Philippines quyết định chấp nhận toàn bộ IAS/IFRS và hầu như khôngđiều chỉnh từ năm 2005. Hội đồng Chuẩn mực báo cáo tài chính Philippines(FRSC) thành lập Ủy ban để ban hành các hướng dẫn áp dụng chuẩn mực báocáo tài chính (FRSC, 2012).

Tại Thái Lan, đến năm 2008, Liên đoàn kế toán Thái Lan (FAP) đã banhành 29 chuẩn mực kế toán, dựa phần lớn trên nền tảng IAS/IFRS (World Bank,2008). Năm 2010, Thái Lan công bố 2 giai đoạn hội nhập với IAS/IFRS. Theođó, giai đoạn 1 sẽ điều chỉnh các chuẩn mực hiện hành hòa hợp với IAS/IFRS vàban hành mới 04 chuẩn mực. Giai đoạn 2, sẽ rà soát điều chỉnh các chuẩn mựcmới ban hành và ban hành thêm 04 chuẩn mực mới để hình thành bộ chuẩn mựckế toán hòa hợp gần như hoàn toàn với IAS/IFRS (PwicewaterhouseCoopers,2011).

Tại Indonesia, Hội đồng Chuẩn mực kế toán Indonesia (DSAK) ban hànhcác chuẩn mực kế toán, áp dụng cho các công ty niêm yết, ngân hàng và các

Page 68: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 57 -

doanh nghiệp khác, kể cả doanh nghiệp nhà nước. Năm 2008, Indonesia công bốkế hoạch hòa hợp với IAS/IFRS đến năm 2012. Tuy nhiên, do những trở ngạinhất định, tính đến tháng 3/2010, chỉ mới có 68% chuẩn mực đã phù hợp vớiIAS/IFRS (World Bank, 2011)…

Tóm lại, sự ra đời và phát triển của chuẩn mực BCTC quốc tế đã thúc đẩymạnh mẽ quá trình hòa hợp và hội tụ kế toán quốc tế. Đến nay, đã có hơn 120quốc gia trên thế giới thực hiện việc yêu cầu (bắt buộc) hoặc cho phép (không bắtbuộc) các công ty niêm yết trên TTCK của họ sử dụng IAS/IFRS khi lập và trìnhbày BCTC (Bảng 1.3)

Bảng 1.3 : Tình hình sử dụng IAS/IFRS tại các quốc gia đến tháng 06/2013

Thực trạng áp dụng IAS/IFRS Số quốc gia/vùnglãnh thổ

Đối với các công ty niêm yết

Yêu cầu sử dụng toàn bộ IFRS 92

Yêu cầu sử dụng một phần IFRS 11

Cho phép sử dụng IFRS 25

Không cho phép sử dụng IFRS 24

Không có thị trường chứng khoán 21

Tổng số quốc gia 173

Đối với các công ty không niêm yết

Yêu cầu sử dụng toàn bộ IFRS 27

Yêu cầu sử dụng một phần IFRS 34

Cho phép sử dụng IFRS 45

Không cho phép sử dụng IFRS 32

Không có thông tin 35

Tổng số quốc gia 173

Nguồn: Deloitte, 2013, <http://www.iasplus.com/country/useias.htm>

Page 69: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 58 -

1.4.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hòa hợp với chuẩn mựckế toán quốc tế

Những mô tả ở trên cho thấy lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực kế toánquốc tế; quá trình hòa hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế trong việc xâydựng và phát triển hệ thống kế toán và BCTC tại các quốc gia diễn ra khá mạnhmẽ, theo các mức độ và phương thức khác nhau. Có thể nhóm một cách khái quátquá trình này thành các mô hình vận dụng chủ yếu sau:

- Mô hình 1: Áp dụng toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, gầnnhư không sửa đổi. Đại diện cho mô hình này là Philippines, Singapore... Ở cácquốc gia này, IAS/IFRS có ảnh hưởng rất đáng kể trong việc thiết lập chuẩn mựckế toán, các chuẩn mực kế toán quốc tế được hiệu chỉnh tối thiểu khi thiết lập hệthống chuẩn mực kế toán quốc gia.

- Mô hình 2: Các quốc gia vừa mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạchhoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, như Trung Quốc, Thái Lan, đông Âu...đã sử dụng IAS/IFRS làm cơ sở chủ yếu để xây dựng hệ thống chuẩn mực chomình. Ảnh hưởng của IAS/IFRS cũng tương tự như các quốc gia theo mô hình1, tuy nhiên, các quốc gia này không vận dụng toàn bộ mà chỉ vận dụng cósửa đổi để xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực của riêng mình.

- Mô hình 3: Áp dụng tại các quốc gia mà hệ thống chuẩn mực kế toáncủa họ ra đời trước khi có sự ra đời của IAS, nên họ chỉ cần sửa đổi để hòa hợpvới chuẩn mực quốc tế. Đây là trường hợp của các quốc gia đã phát triển, có nềnkế toán lâu đời, thuộc trường phái Anglo – Saxon và Châu Âu lục địa.

Quá trình áp dụng, hòa hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế trong việcphát triển hệ thống kế toán và BCTC tại các quốc gia cũng đã chỉ ra rằng:

- Hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế là một xu thế khách quan;

- Áp dụng ngay toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế cho quốc giakhông phải là vấn đề dễ dàng. Quá trình hòa hợp không đơn giản là ban hành cácchuẩn mực phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, vấn đề là chúng có thực sự đivào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu thông tin và kiểm soát của mỗi quốc gia;

Page 70: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 59 -

- Tùy theo điều kiện của từng quốc gia, việc hòa hợp với hệ thống chuẩnmực kế toán quốc tế đòi hỏi một lộ trình nhất định.

Thực trạng áp dụng, cũng như đặc điểm của mô hình hòa hợp với chuẩnmực kế toán quốc tế của các quốc gia là những kinh nghiệm có ý nghĩa choViệt Nam trong lựa chọn phương thức và lộ trình để hệ thống kế toán và BCTCdoanh nghiệp hội nhập với chuẩn mực kế toán quốc tế.

Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế thị trường còn khánon trẻ. Thị trường tài chính Việt Nam trong những năm gần đây có nhữngchuyển biến, đặc biệt là TTCK đã có những bước phát triển nhất định, songtrình độ phát triển và quy mô còn hạn chế. Mức độ lạm phát được kiểm soát,ổn định. Hệ thống pháp luật Việt Nam dựa trên điển luật, do vậy, Nhà nướcgiữ vai trò quyết định trong hệ thống kế toán quốc gia. Thuế và các chính sáchtài chính vẫn có những chi phối nhất định đến kế toán. Về văn hóa, Việt Namchịu ảnh hưởng nhiều theo văn hóa Á Đông, trong một chừng mực nào đó,tính thận trọng, sự tuân thủ các quy định được đề cao, hạn chế những vấn đềmang tính xét đoán (Trình bày tại Phần 2.2.1. Đặc điểm của các nhân tố tácđộng đến hệ thống BCTC doanh nghiệp ở Việt Nam).

Từ đặc điểm của các mô hình, kinh nghiệm của các quốc gia trong hộinhập với chuẩn mực kế toán quốc tế, cũng như đặc điểm của các yếu tố môitrường Việt Nam, luận án đề xuất lựa chọn mô hình 2 trong xác định phươngthức và lộ trình hội nhập với chuẩn mực kế toán quốc tế, cũng như xây dựng vàhoàn thiện nguyên tắc, tiêu chuẩn và nội dung soạn thảo và trình bày BCTCdoanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, một số đặc điểm của việc áp dụng mô hình nàyđược xác định như sau :

- Thứ nhất, không thể áp dụng ngay toàn bộ IAS/IFRS cho hệ thống kếtoán Việt Nam, do những điều kiện về mức độ phát triển kinh tế - xã hội. Ngaynhững nước phát triển như Anh, Úc, việc áp dụng ngay toàn bộ IAS/IFRS cũngdẫn đến những bất lợi (Jones and Higgins, 2006).

- Thứ hai, cần thiết xây dựng một chiến lược, xác định lộ trình cho quátrình hội nhập với chuẩn mực kế toán quốc tế của hệ thống kế toán và BCTC

Page 71: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 60 -

doanh nghiệp Việt Nam. Nội dung của chiến lược cần thể hiện tính chủ độngtrong hội nhập.

- Thứ ba, đối với thị trường vốn và TTCK, việc áp dụng VAS đã đượcđiều chỉnh so với IAS/IFRS sẽ không phản ánh đầy đủ và xác thực thông tin hoạtđộng của các chủ thể hoạt động trong thị trường này. Thực tế cho thấy, khi cónhu cầu niêm yết, huy động vốn trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp đangphải tốn không ít chi phí và thời gian chuyển đổi BCTC. Nếu áp dụng đầy đủ cácchuẩn mực theo thông lệ quốc tế, sẽ tạo ra bước tiến dài về minh bạch thông tincủa các tổ chức kinh doanh chứng khoán, cũng như của cả các doanh nghiệp khácmà trong cơ cấu tài sản có nhiều công cụ tài chính, đáp ứng nhu cầu minh bạchthông tin ngày càng cao của thị trường.

Tóm lại, Báo cáo tài chính là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán, cungcấp thông tin tài chính hữu ích về doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng, trongđó chủ yếu là nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ kháctrong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp. Đểcó thể cung cấp thông tin hữu ích, BCTC cần thỏa mãn các đặc điểm chất lượng.Theo IASB và FASB, các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu íchđược phân ra thành các đặc điểm chất lượng cơ bản (thích hợp và trình bàytrung thực) và các đặc điểm chất lượng bổ sung (có thể so sánh, có thể kiểmchứng, kịp thời và có thể hiểu).

Sự phát triển của hệ thống kế toán và BCTC tại các quốc gia không táchrời mà phản ánh và chịu tác động đan xen của môi trường kinh tế, chính trị, pháplý, văn hóa và quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Nội dung của hệ thống BCTC theo IASB và các quốc gia có sự tương đồngnhất định trong cấu trúc nói chung, có sự đa dạng về nội dung của các BCTC đểđáp ứng linh hoạt nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng và ngày càng cónhiều thông tin về nguồn lực tri thức và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

Page 72: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 61 -

Quá trình hòa hợp và hội nhập với các chuẩn mực kế toán quốc tế trongviệc phát triển hệ thống kế toán và BCTC tại các quốc gia diễn ra khá mạnh mẽ.Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán,việc nghiên cứu các khái niệm, các luận điểm về BCTC, đặc biệt quá trình ápdụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống kế toán và BCTC tại các quốcgia, trong đó có Việt Nam, là điều có ý nghĩa quan trọng, giúp hình thành mộtgóc nhìn khách quan và khoa học, làm cơ sở đánh giá đúng thực trạng và đề racác quan điểm, giải pháp phát triển, hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệptrong điều kiện Việt Nam hiện nay.

Page 73: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 62 -

Chương 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNGBÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.1. Tóm tắt quá trình phát triển của hệ thống báo cáo tài chínhdoanh nghiệp Việt Nam

2.1.1. Giai đoạn trước năm 1995

Trong giai đoạn trước năm 1986, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chếkế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Trong điều kiện đó, hệ thống kế toán là công cụcủa nhà nước tập trung cho mục tiêu quản lý các doanh nghiệp quốc doanh, đơnvị hành chính sự nghiệp, hợp tác xã thông qua việc ban hành các chế độ kế toánvà văn bản hướng dẫn liên quan đến kiểm tra. Thông tin thể hiện trên các báo cáokế toán tại các doanh nghiệp phản ánh chủ yếu tình hình thực hiện kế hoạch đượcgiao nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát của các cơ quan nhà nước.

Chế độ Báo cáo thống kê - kế toán định kỳ ban hành năm 1986 đã quyđịnh 09 mẫu báo cáo kế toán định kỳ mà các xí nghiệp phải lập và nộp cho các cơquan quản lý của nhà nước, gồm: Bảng Tổng kết tài sản (ký hiệu 12/CN); Vốnsản xuất (13/CN); Chi phí sản xuất theo yếu tố (14/CN); Giá thành toàn bộ sảnphẩm theo khoản mục (15/CN); Giá thành đơn vị sản phẩm chủ yếu theo khoảnmục (16/CN); Tiêu thụ và lãi, lỗ (17/CN); Các khoản thanh toán với ngân sách(18/CN); Các quỹ xí nghiệp (19/CN), và Xây dựng cơ bản (20/CN).

Đặc trưng cơ bản của hệ thống BCTC giai đoạn này là được soạn lập trêncơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định về ghi nhận, đo lường theo các nguyên tắc,các chỉ tiêu kế hoạch và định mức do nhà nước quy định; mục tiêu chủ yếu làcung cấp thông tin về kết quả thực hiện kế hoạch đã giao cho xí nghiệp (về khốilượng, giá trị) và trách nhiệm liên quan của giám đốc xí nghiệp.

Giai đoạn 1987-1995, Nhà nước tiếp tục đổi mới đồng bộ các chính sáchquản lý vĩ mô, từng bước hình thành nền kinh tế hàng hóa, đa dạng hóa thànhphần kinh tế.

Page 74: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 63 -

Dấu ấn về kế toán trong giai đoạn này là sự ra đời của Pháp lệnh kế toán -thống kê năm 1988 và Chế độ báo cáo kế toán định kỳ theo Quyết định số224/TC-CĐKT năm 1990. Điều 12 Pháp lệnh kế toán - thống kê nêu rõ: “Các báocáo kế toán, thống kê phải chính xác. Tính toán các chỉ tiêu phải theo đúng nộidung và phương pháp do Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê quy định” (Hộiđồng Nhà nước, 1988). Pháp lệnh kế toán - thống kê còn cho phép các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện chế độ kế toán và thống kê theonhững nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế phổ biến được Bộ Tài chính và Tổng cụcThống kê Việt Nam thừa nhận và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và thốngkê Việt Nam. Chế độ báo cáo kế toán định kỳ năm 1990 áp dụng thống nhất chocác xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, quy định hai phần: Phần số liệu (Bảngtổng kết tài sản (01/BCKT), Bảng Kết quả kinh doanh (02/BCKT), Chi phi sảnxuất theo yếu tố (03/BCKT)); Phần thuyết minh (Bản giải trình về kết quả hoạtđộng sản xuất, kinh doanh (04/BCKT)). Chế độ này đã khẳng định vai trò và mụcđích của BCTC là tổng hợp và đánh giá một cách tổng quát, toàn diện tình hìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị sau một kỳ hạch toán, cung cấp số liệuđể phân tích hoạt động kinh tế của đơn vị, phát hiện những nhân tố tích cực, đề ranhững biện pháp hiệu quả nâng cao chất lượng kinh doanh, củng cố chế độ hạchtoán.

Chế độ báo cáo kế toán định kỳ năm 1990 có nhiều điểm nổi bật so vớitrước đây. Trong giai đoạn này, số liệu kế toán có giá trị pháp lý để đánh giá kếtquả hoạt động, thực hiện kế hoạch và các nghĩa vụ của đơn vị. Tuy nhiên, cácquy định về kế toán thời kỳ này vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý củanền kinh tế thị trường, và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay

Yếu tố tác động đáng kể đến đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam trong giaiđoạn này là quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, là việc Việt Nam trởthành một thành viên có vai trò quan trọng trong khối ASEAN, APEC, là côngviệc chuẩn bị, đàm phán và trở thành một thành viên chính thức của Tổ chứcthương mại thế giới (WTO). Biểu hiện cụ thể của quá trình này là dòng vốn đầu

Page 75: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 64 -

tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng nhanh, cùng với sự phát triển của các thànhphần kinh tế khác ngoài quốc doanh đã tạo ra một diện mạo, một động lực pháttriển mới cho nền kinh tế; các hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư trở nênnhộn nhịp, phong phú; thị trường buôn bán hàng hóa phát triển mạnh; TTCK, cácmô hình công ty cổ phần, liên doanh, liên kết rất được Nhà nước chú trọng và tạođiều kiện phát triển…

Trong bối cảnh đó, kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC nói riêngđã bắt buộc phải có những cải cách mang tính lột xác nhằm đáp ứng yêu cầu pháttriển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập.

Đầu tiên là sự ra đời của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyếtđịnh 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995, với hệ thống BCTC bao gồm 4 mẫubiểu:

- Bảng cân đối kế toán, mẫu B01 – DN;

- Kết quả hoạt động kinh doanh, mẫu B02 – DN;

- Lưu chuyển tiền tệ, mẫu B03 – DN;

- Thuyết minh BCTC, mẫu B09 – DN.

(sau đó được bổ sung, sửa đổi bằng Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp banhành theo QĐ 167/2000/QĐ-BTC năm 2000).

So với hệ thống báo cáo ban hành năm 1990, hệ thống BCTC mới đã đượcthiết kế với quan điểm và nhận thức mới về đối tượng sử dụng thông tin trongnền kinh tế thị trường. Các chỉ tiêu trong báo cáo được xây dựng vừa nhằm đápứng nhu cầu kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước, vừa nhằm đáp ứng nhu cầu đánhgiá thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng thông tin của nhiềuđối tượng khác nhau. Hệ thống báo cáo cũng thể hiện được sự tôn trọng và vậndụng có chọn lọc các chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế về đo lường, ghinhận các đối tượng kế toán và trình bày thông tin trên BCTC.

Bên cạnh đó, để phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừathuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước, Chế độ kế toán doanhnghiệp vừa và nhỏ cũng được ban hành theo quyết định 1171-TC/QĐ/CĐKT năm

Page 76: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 65 -

1996, được sửa đổi, bổ sung bằng quyết định 144/2001/QĐ-BTC năm 2001 vàsau đó được thay thế bằng quyết định 48/2006/QĐ-BTC năm 2006.

Dấu ấn thứ thứ hai trong lịch sử phát triển của hệ thống kế toán Việt Namnói chung và hệ thống BCTC doanh nghiệp nói riêng trong giai đoạn này là sự rađời của Luật kế toán vào năm 2003. Luật kế toán ra đời tạo khung pháp lý chohoạt động kế toán ở nước ta trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhậpkinh tế. Luật đã thừa nhận hàng loạt các khái niệm, nguyên tắc kế toán và hoạtđộng của nền kinh tế thị trường…, và đã xác định tại điều 29 : "Báo cáo tài chínhđược lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyếtminh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán." (Quốc hội, 2003).

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, hệ thống kế toánViệt Nam tiếp tục được cải cách theo hướng phù hợp với kinh tế thị trường, hoànhập với thông lệ quốc tế. Dấu ấn cho quá trình này là sự ra đời của hệ thốngchuẩn mực kế toán Việt Nam, bắt đầu từ năm 2001.Theo đó, mục đích của BCTCđược xác định là “cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinhdoanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng cho số đông người sửdụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế” (Bộ Tài chính, 2003).

Sự ra đời của 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam cùng với các hướng dẫnthực hiện chuẩn mực, được tổng kết trong Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hànhtheo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006, tiếp tục được bổ sung bằngthông tư 161/2007/TT-BTC năm 2007 và thông tư số 244/2009-TT-BTC năm2009 là những biểu hiện cụ thể của xu hướng hòa nhập với chuẩn mực và thônglệ quốc tế của hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC doanhnghiệp nói riêng. Hiện nay, Bộ Tài chính đang tiếp tục xem xét sửa đổi, bổ sungđối với một số nội dung bất cập của chế độ kế toán doanh nghiệp.

Như vậy, việc cải cách hệ thống kế toán nói chung và hệ thống BCTCdoanh nghiệp nói riêng ở Việt Nam giai đoạn 1995 đến nay đã đạt được nhữngthành quả đáng kể. Việc soạn thảo, trình bày BCTC được đặt trong khuôn khổpháp lý thống nhất và tương đối ổn định. Hệ thống kế toán và BCTC đã đạt đượcmột mức độ hòa hợp nhất định với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế.

Page 77: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 66 -

BCTC không phải chủ yếu phục vụ cho Nhà nước mà cho các nhà đầu tư, cácngân hàng, chủ nợ, đối tác và công chúng; thông tin về luồng tiền trở thành mộtthông tin quan trọng trên BCTC thể hiện sức khỏe về tài chính của doanhnghiệp; các đối tượng và giao dịch phức tạp của nền kinh tế thị trường được phảnánh khá đầy đủ trên BCTC v.v…

Tuy nhiên, Luật kế toán và các chuẩn mực kế toán vẫn chưa thực sự pháthuy được vai trò của mình; BCTC của giai đoạn này vẫn thiếu tính đồng bộ;nhiều nội dung chưa phù hợp với thông lệ quốc tế ; thông tin trên BCTC vẫn chưathực sự hữu ích và được xem trọng… Những vấn đề này cần được nghiên cứuđánh giá một cách hệ thống nhằm xác định quan điểm khoa học, phương hướngvà giải pháp phù hợp cho con đường phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTCdoanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.

2.2. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam hiện hành

2.2.1. Đặc điểm của các nhân tố tác động đến hệ thống BCTC doanh nghiệp ởViệt Nam

(1) Nhân tố kinh tế

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, cần phát triển nhanh, hài hòa cácthành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp, đồng thời phải tăng cườngtiềm lực và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước (Đảng Cộng sản Việt Nam,2011). Quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế nhìn chung còn ở mứcthấp. GDP năm 2013 đạt 149,3 tỷ USD (bằng khoảng 40% so với Thái Lan), tốcđộ tăng trưởng đạt 5,42%. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 theo giáhiện hành ước tính đạt 1.091 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước và bằng30,4% GDP. Lạm phát được kiểm soát ổn định ở mức 6,04% (Chính phủ, 2013).

Thị trường tài chính Việt Nam trong những năm gần đây có những biếnchuyển tích cực, đặc biệt là TTCK đã có những bước phát triển nhất định. Tronggiai đoạn 2000 - 2005 vốn hóa thị trường đạt xấp xỉ 1% GDP nhưng đến năm2006 quy mô thị trường đã đạt 22,7%, và tiếp tục đạt mức trên 40% GDP vàonăm 2007. Tuy nhiên, năm 2013, mức vốn hóa thị trường chỉ đạt 964 nghìn tỷ

Page 78: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 67 -

đồng, xấp xỉ 31% GDP (Chính phủ, 2013).

Tăng trưởng tín dụng trong năm 2012, 2013 có dấu hiệu chậm lại ở hầu hếtcác tổ chức tín dụng do nhu cầu vay vốn không có dấu hiệu tăng. Tính đến thờiđiểm cuối năm 2013, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 14,64% so với năm2012, tăng trưởng tín dụng đạt 12,5%. Nợ xấu tăng cao, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệthống ngân hàng xấp xỉ 4%.

Về doanh nghiệp, đến cuối năm 2013, cả nước có khoảng 491.900 doanhnghiệp đang hoạt động. Trong năm 2013, có 60.737 doanh nghiệp giải thể, ngừnghoạt động. Trong số doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp nhỏ và vừachiếm tỷ trọng rất lớn, số lượng công ty cổ phần niêm yết chiếm tỷ trọng khôngđáng kể (Chính phủ, 2013).

Những dữ liệu trên cho thấy quy mô và trình độ phát triển kinh tế của ViệtNam còn ở mức thấp; tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ổn định 01 con số; nguồncung cấp vốn cho doanh nghiệp Việt Nam không dựa nhiều vào TTCK mà từnhiều nguồn quan trọng khác như ngân sách nhà nước, vay ngân hàng, đầu tưtrực tiếp nước ngoài… Điều này dẫn đến yêu cầu tuân thủ các luật định đối vớithông tin kế toán, đồng thời thông tin kế toán sẽ hướng đến việc bảo đảm lợiích của người cho vay. Song song đó, sự ra đời và phát triển của của TTCKcùng với sự phát triển của các tập đoàn kinh tế, các công ty niêm yết, với quy,mô mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh tăng lên đáng kể, đã tạo ra nhữngyêu cầu nhất định trong việc biên soạn, trình bày và công bố BCTC doanhnghiệp Việt Nam.

(2) Nhân tố chính trị

Đại hội Đảng lần thứ XI xác định, Việt Nam cần tăng cường tiềm lực vànâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lựclượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, gópphần ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong một chừng mực nào đó, nền kinh tế Việt Nam chưa hoàn toàn hoạtđộng theo cơ chế thị trường, cùng với mức độ can thiệp của Nhà nước vào nền

Page 79: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 68 -

kinh tế, đã làm giảm tính bức thiết về yêu cầu phải có một hệ thống kế toán vàBCTC tối ưu cho nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó, sự ra đời của các chuẩn mực kế toán Việt Nam phản ảnh ýchí của Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế. Theo đó, một trong nhữngnguyên nhân của việc xây dựng và ban hành nhanh các chuẩn mực kế toán ViệtNam là yêu cầu để được chấp nhận là thành viên của Tổ chức thương mại thếgiới (Nguyen Cong Phuong & Richard, 2011). Điều này cũng phù hợp với giảithích của Ramanna (2011) về tác động của chính trị đối với quá trình hội nhậpvới chuẩn mực kế toán quốc tế.

(3) Nhân tố pháp lý

Hệ thống pháp luật

Một cách chung nhất, kế toán Việt Nam nằm trong định hướng “tuân thủluật pháp”, nên việc soạn thảo, trình bày BCTC và công bố thông tin được đặttrong một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, cho dù hệ thống kế toán và BCTC có thểbị tác động bởi nhiều nhân tố môi trường khác nhau. Cơ sở pháp lý cho việc soạnthảo, trình bày và công bố thông tin về BCTC hiện hành có thể phân thành 3 cấppháp lý, bao gồm:

- Luật Kế toán và Nghị định hướng dẫn Luật Kế toán;

- Chuẩn mực kế toán;

- Chế độ kế toán.

Luật kế toán được Quốc hội khóa XI thông qua năm 2003 nhằm thốngnhất việc quản lý mọi hoạt động kế toán; bảo đảm kế toán là công cụ quản lý,giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính; cung cấp thôngtin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổchức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân(Quốc hội, 2003). Luật Kế toán quy định rõ về mục đích và nội dung của BCTC,các yêu cầu lập BCTC, thời hạn nộp BCTC, các nội dung, hình thức và thời hạncông khai BCTC và kiểm toán BCTC.

Page 80: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 69 -

Chuẩn mực kế toán Việt Nam là những quy định và hướng dẫn cácnguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, làm cơ sở ghi chépkế toán và lập BCTC nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quanvề thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành chi phối việc soạn thảo vàtrình bày BCTC bao gồm 01 chuẩn mực chung và 25 chuẩn mực cụ thể (Phụ lục06):

- VAS 01 – Chuẩn mực chung ;

- VAS 21 – Trình bày BCTC ;

- VAS 24 – Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ;

- VAS 25 – BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con;

- VAS 27 – BCTC giữa niên độ;

- Các chuẩn mực kế toán cụ thể khác như: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình,hàng tồn kho v.v… đều có quy định về việc trình bày các đối tượng tương ứngtrên BCTC.

Chế độ kế toán doanh nghiệp là những quy định và hướng dẫn về kế toán,bao gồm: Chế độ chứng từ kế toán; hệ thống tài khoản kế toán; chế độ sổ kếtoán; hệ thống BCTC.

Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 để áp dụng chung cho “tất cả các loại hìnhdoanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế” (Bộ Tài chính, 2006a).Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành theo Quyết định số48/2006/QĐ-BTC áp dụng cho “tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừathuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã”(Bộ Tài chính, 2006b).

Các quy định chủ yếu về nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản; công khaivà công bố thông tin về BCTC trong Luật kế toán, VAS 1- Chuẩn mực chung -được tóm tắt như sau:

Page 81: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 70 -

- Nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản: VAS 01- Chuẩn mực chung, tạiđoạn 3 đến 16, đưa ra các nguyên tắc kế toán cơ bản bao gồm: cơ sở dồn tích,hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng và trọng yếu; các yêucầu cơ bản đối với kế toán bao gồm: trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễhiểu, và có thể so sánh; các yêu cầu này “phải được thực hiện đồng thời” (Bộ Tàichính, 2002).

- Về Công khai và công bố thông tin: Luật Kế toán quy định các đơn vị kếtoán thuộc hoạt động kinh doanh phải công khai về tình hình tài sản, nguồn vốn,kết quả hoạt động kinh doanh, trích lập và sử dụng các quỹ và thu nhập của ngườilao động, theo các hình thức: phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản; niêmyết (điều 33.1). Thông tư 52/2012-TT-BTC ngày 5/04/2012- Hướng dẫn về việccông bố thông tin trên TTCK - quy định các vấn đề về yêu cầu thực hiện công bốthông tin, phương tiện và hình thức công bố thông tin, nội dung công bố thông tinđịnh kỳ, công bố thông tin bất thường, công bố thông tin liên quan đến quản trịcông ty của công ty đại chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu racông chúng, tổ chức niêm yết…

Vai trò của Hội nghề nghiệp

Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) là một tổ chức nghề nghiệp, tựquản và độc lập, hoạt động dưới sự giám sát của Bộ Tài chính. VAA thực hiệnnhiều nhiệm vụ: tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kế toán; quản lý thốngnhất danh sách người hành nghề kế toán và danh sách doanh nghiệp dịch vụ kếtoán; thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luật về kế toán; tổ chức bồi dưỡng và cấpchứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng; cử cán bộ chuyên môn tham gia Hội đồngquốc gia về kế toán, các Ban soạn thảo chuẩn mực, chế độ kế toán khi có yêu cầucủa Bộ Tài chính... (Bộ Tài chính, 2005).

Trong những năm qua, VAA đã có những hoạt động và đóng góp nhất địnhvào sự phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam, là thành viên thứ 130 của Liênđoàn kế toán quốc tế (IFAC) và thành viên thứ 7 của Hiệp hội kế toán các nướcASEAN (AFA) (VAA, 2012).

Page 82: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 71 -

Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) là tổ chức nghề nghiệpcủa những kiểm toán viên hành nghề và các doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam.VACPA thực hiện các nhiệm vụ: tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nghềnghiệp kế toán, kiểm toán; quản lý thống nhất danh sách kiểm toán viên hànhnghề và danh sách doanh nghiệp kiểm toán; thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luậtvề kế toán, kiểm toán, chất lượng dịch vụ trong các doanh nghiệp kiểm toán...

Sau 7 năm hoạt động (2005-2012), VACPA đã không ngừng gia tăng sốlượng và chất lượng hội viên, được giao thêm nhiều trọng trách như: trực tiếpsoạn thảo và hướng dẫn chuẩn mực kiểm toán; kiểm soát chất lượng; tổ chức ônthi kiểm toán viên, và đặc biệt được kết nạp làm thành viên chính thức của Hiệphội kế toán Châu Á - Thái Bình Dương (CAPA) từ tháng 6/2010…(VACPA,2013).

Như vậy, kế toán Việt Nam, nhìn chung, nằm trong định hướng “tuân thủluật pháp”, nên việc soạn thảo, trình bày BCTC và công bố thông tin được đặttrong một khuôn khổ pháp lý khá chặt chẽ. Hội nghề nghiệp có vai trò nhất địnhtrong sự phát triển của hệ thống kế toán - kiểm toán Việt Nam, tuy nhiên, tính độclập và vị thế của hội nghề nghiệp vẫn còn ở mức thấp.

(4) Nhân tố văn hóa

Chưa có những nghiên cứu bài bản về sự tác động của văn hóa đến hệthống kế toán và BCTC Việt Nam. Trong 05 yếu tố văn hóa quan trọng để giảithích sự tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia theo nghiên cứucủa Hofstede, Việt Nam được đánh giá với mức điểm như sau (Hofstede, 2013) :

- Chủ nghĩa cá nhân (IDV): 20;

- Né tránh những vấn đề chưa rõ ràng (UAV): 30;

- Nam tính (MAS): 40;

- Khoảng cách quyền lực (PD): 70; và

- Định hướng dài hạn (LTO): 80.

Khoảng cách quyền lực có số điểm cao phản ánh mức độ xã hội có thểchấp nhận sự bất bình đẳng bên trong và giữa các định chế và tổ chức, nói cách

Page 83: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 72 -

khác, con người dễ chấp nhận các thứ bậc và các thứ bậc này được giải thíchbằng quyền lực và truyền thống. Định hướng dài hạn có số điểm cao phản ánh sựcoi trọng tính kiên trì, sắp xếp các mối quan hệ theo địa vị và tôn trọng sự sắpxếp này. Chủ nghĩa cá nhân có số điểm thấp cho thấy con người thường liên kếtthành những nhóm quan hệ khá chặt chẽ, trong đó họ thường được bảo vệ để đổilấy lòng trung thành (Hofstede, 2013).

Với số điểm trên, nếu áp dụng lý thuyết của Gray về mối quan hệ giữa cácgiá trị văn hóa và các giá trị kế toán, sẽ cho thấy, trong hệ thống kế toán ViệtNam, tính chất thống nhất, thận trọng và bảo mật được đề cao, trong khi pháttriển nghề nghiệp không được đề cao. Điều đó có nghĩa là, trong một chừngmực nào đó, hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và BCTC nói riêng sẽ cókhuynh hướng nhấn mạnh đến sự tuân thủ các quy định; tiếp cận thận trọngđối với các sự kiện không chắc chắn, hạn chế những vấn đề mang tính xétđoán; giới hạn cung cấp thông tin trong phạm vi nhà quản lý hoặc cung cấpvốn; tuân thủ các quy định pháp lý và chịu sự kiểm soát từ phía Nhà nước(Gray,1988).

Điều này tỏ ra khá phù hợp với thực tế Việt Nam hiện nay, dù rằng mức độcó khác nhau. Hơn nữa, văn hóa Việt Nam chỉ là một nhân tố, nó không quyếtđịnh tính chất của hệ thống kế toán và BCTC doanh nghiệp Việt Nam.

(5) Quá trình hội nhập quốc tế

Việt Nam đã gia nhập WTO hơn 7 năm, hiện có mối quan hệ chính trị, kinhtế với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Nền kinh tế nước ta nói chung và hệthống kế toán nói riêng đã có sự cải cách, theo hướng hội nhập khu vực và quốctế. Về lâu dài, khi ranh giới của các quan điểm về soạn thảo và trình bày BCTCtrên thế giới ngày càng thu hẹp, khi nền kinh tế và trình độ quản lý kinh tế đãphát triển ở mức cao hơn, thì sự hòa hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế sẽtrở thành một yêu cầu mang tính tất yếu, tạo ra tiếng nói chung về kế toán.

Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán,tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính quốc tế, vấn đề then chốtđối với hệ thống kế toán và BCTC Việt Nam là phải xây dựng một hệ thống kế

Page 84: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 73 -

toán và BCTC hòa hợp với các thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế (ĐườngNguyễn Hưng, 2012).

2.2.2. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc soạn thảo BCTC

Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày, các yếu tố và ghi nhận cácyếu tố của BCTC được quy định chủ yếu tại VAS 1- Chuẩn mực chung; VAS 21 -Trình bày BCTC; VAS 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Mục đích của BCTC: Theo VAS 21, BCTC phản ánh theo một cấu trúcchặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đíchcủa BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanhvà các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đôngnhững người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đíchnày, BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

- Tài sản;

- Nợ phải trả;

- Vốn chủ sở hữu;

- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ;

- Các luồng tiền.

Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minhBCTC giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặcbiệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoảntương đương tiền (Bộ Tài chính, 2003).

Yêu cầu lập và trình bày BCTC: VAS 21, đoạn 09 quy định, BCTC phảitrình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quảkinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thựcvà hợp lý, các BCTC phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ mọi quy địnhcủa từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mựckế toán Việt Nam của Bộ tài chính. Theo đó, doanh nghiệp phải:

- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp nhằm đảm bảoBCTC cung cấp được các thông tin đáp ứng các yêu cầu sau:

Page 85: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 74 -

+ Thích hợp với nhu cầu ra các quyết định kinh tế của người sử dụng;

+ Đáng tin cậy, khi:

. Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp;

. Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉđơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;

. Trình bày khách quan, không thiên vị;

. Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;

. Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.

- Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấpthông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu;

- Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toánkhông đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịchhoặc những sự kiện cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp.

Theo nguyên tắc bản chất quan trọng hơn hình thức, các thông tin tài chínhcần được trình bày đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất, nội dung và giá trịcủa nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Nguyên tắc lập và trình bày BCTC: VAS 21 đưa ra các nguyên tắc: hoạtđộng liên tục; cơ sở dồn tích; nhất quán; trọng yếu và tập hợp; bù trừ; và có thể sosánh.

- Hoạt động liên tục: Khi lập và trình bày BCTC, giám đốc (hoặc ngườiđứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục củadoanh nghiệp. BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạtđộng liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần,trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phảithu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình

- Cơ sở dồn tích: Doanh nghiệp phải lập BCTC theo cơ sở kế toán dồn tích,ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Theo đó, các giao dịch và sự

Page 86: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 75 -

kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu,thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và BCTC của các kỳ kế toán liênquan.

- Nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phảinhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi:

+ Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặckhi xem xét lại việc trình bày BCTC cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thểtrình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc

+ Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.

- Trọng yếu và tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bàyriêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trìnhbày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặcchức năng.

- Bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên BCTC khôngđược bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ.

- Có thể so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong BCTC nhằm để so sánhgiữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệutrong BCTC của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thôngtin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụnghiểu rõ được BCTC của kỳ hiện tại.

Các yếu tố của BCTC: VAS 1 quy định, các yếu tố liên quan trực tiếp đếnviệc xác định tình hình tài chính trong BCĐKT là tài sản, nợ phải trả và vốn chủsở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinhdoanh trong Báo cáo KQHĐKD là doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quảkinh doanh.

Ghi nhận các yếu tố của BCTC: Chuẩn mục chung quy định một khoảnmục được ghi nhận trong BCTC khi thỏa mãn cả hai tiêu chuẩn:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế hoặc làm giảm lợi ích kinh tế trongtương lai;

Page 87: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 76 -

- Khoản mục đó có giá trị và xác định được giá trị một cách đáng tin cậy.

2.2.3. Kết cấu, nội dung hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện hành

Hệ thống báo cáo, nội dung của hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệphiện hành được quy định tại VAS 21 - Trình bày BCTC, VAS 24 - Báo cáo lưuchuyển tiền tệ; các chuẩn mực kế toán cụ thể khác, như: TSCĐ hữu hình, hàng tồnkho v.v…; và chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC.

Theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp, hệthống BCTC doanh nghiệp bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN);

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN);

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN);

- Bản thuyết minh BCTC (Mẫu B09-DN).

(1) Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN)

Bảng CĐKT là một BCTC tổng hợp phản ánh một cách tổng quát các yếutố trực tiếp liên quan đến việc xác định thực trạng tài chính của doanh nghiệpbao gồm tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thờiđiểm nhất định.

Theo đoạn 51, VAS 1, Bảng CĐKT phải bao gồm các khoản mục chủ yếusau đây :

1. Tiền và các khoản tương đương tiền;

2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn;

3. Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác;

4. Hàng tồn kho;

5. Tài sản ngắn hạn khác;

6. TSCĐ hữu hình;

7. TSCĐ vô hình;

8. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn;

Page 88: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 77 -

9. Chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang;

10. Tài sản dài hạn khác;

11. Vay ngắn hạn;

12. Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác;

13. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;

14. Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác;

15. Các khoản dự phòng;

16. Phần sở hữu của cổ đông thiểu số;

17. Vốn góp;

18. Các khoản dự trữ;

19. Lợi nhuận chưa phân phối.

Cách thức trình bày các yếu tố thông tin trên Bảng CĐKT áp dụng vớitừng loại hình doanh nghiệp được quy định trong văn bản hướng dẫn thực hiệnVAS 21. Các khoản mục bổ sung, các tiêu đề và số cộng chi tiết cần phải đượctrình bày trong Bảng CĐKT khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu. Nói cáchkhác, việc trình bày các khoản mục phải tuân thủ theo quy định của chuẩn mực,chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể về mẫu biểu báo cáo,sắp xếp, phân loại thành các chỉ tiêu, mức độ chi tiết và mã số của từng chỉ tiêu.Hiện Bảng CĐKT năm theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC có 94 chỉ tiêu; BảngCĐKT theo Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo QĐ số48/2006/QĐ-BTC, đơn giản, ít chỉ tiêu hơn, có 64 chỉ tiêu.

Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn vàdài hạn, trường hợp không thể phân biệt được như vậy thì có thể trình bày theotính thanh khoản giảm dần. Một số khoản “phải trả thương mại, phải trả nhânviên, chi phí phải trả là những yếu tố cấu thành nguồn vốn lưu động trong mộtchu kỳ hoạt động bình thường” thì được xếp vào loại nợ phải trả ngắn hạn kể cảkhi chúng được thanh toán sau 12 tháng tới kể từ sau ngày kết thúc niên độ(Bộ Tài chính, 2003).

Riêng biến động vốn chủ sở hữu được trình bày trên Thuyết minh BCTC.

Page 89: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 78 -

(2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN)

Báo cáo KQHĐKD là một BCTC tổng hợp phản ánh các yếu tố trực tiếpliên quan đến tình hình và kết quả kinh doanh, bao gồm doanh thu, thu nhập, chiphí, kết quả kinh doanh và lãi trên cổ phiếu trong một kỳ nhất định.

Theo VAS 21, Báo cáo KQHĐKD phải bao gồm các khoản mục chủ yếusau đây:

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;

2. Các khoản giảm trừ;

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ;

4. Giá vốn hàng bán;

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ;

6. Doanh thu hoạt động tài chính;

7. Chi phí tài chính;

8. Chi phí bán hàng;

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp;

10. Thu nhập khác;

11. Chi phí khác;

12. Phần sở hữu trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết và liên doanh được kếtoán theo phương pháp vốn chủ sở hữu (trong Báo cáo KQHĐKD hợp nhất);

13. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;

14. Thuế thu nhập doanh nghiệp;

15. Lợi nhuận sau thuế;

16. Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong lãi hoặc lỗ sau thuế (trong Báo cáoKQHĐKD hợp nhất);

17. Lợi nhuận thuần trong kỳ.

Việc trình bày các khoản mục phải tuân thủ theo quy định của các chuẩnmực, chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể về mẫu biểu báocáo, sắp xếp, phân loại thành các chỉ tiêu, mức độ chi tiết và mã số của từng chỉ

Page 90: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 79 -

tiêu. Chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC quy định Báocáo KQHĐKD trình bày các khoản mục doanh thu, thu nhập khác, chi phí theochức năng liên quan đến từng hoạt động, báo cáo này gồm 18 chỉ tiêu được mã sốhóa. Báo cáo KQHĐKD theo Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hànhtheo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC đơn giản, ít chỉ tiêu hơn, gồm 16 chỉ tiêu.

Việc phân loại chi phí trên báo cáo theo chức năng thì cần bổ sung thôngtin về tính chất của chi phí; nếu không thể trình bày theo chức năng chi phí thì cóthể trình bày theo bản chất chi phí. Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh baogồm cả kết quả hoạt động đầu tư tài chính. Phải trình bày trên báo cáo KQHĐKDchỉ tiêu lãi cơ bản trên cổ phiếu, ngoài ra còn phải trình bày trong thuyết minh giátrị của cổ tức trên mỗi cổ phần đã được đề nghị hoặc công bố trong niên độ báocáo.

(3) Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03-DN)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của BCTC, phản ánhviệc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhautrong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Theo VAS 24, doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trong kỳ trênBáo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạtđộng đầu tư, và hoạt động tài chính.

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quanđến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thôngtin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinhdoanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hànhcác hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài.

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việcmua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tưkhác không thuộc các khoản tương đương tiền.

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đếnviệc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh

Page 91: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 80 -

nghiệp.

Việc trình bày các luồng tiền phải tuân thủ theo quy định cụ thể vềphương pháp lập, mẫu biểu, sắp xếp, phân loại thành các chỉ tiêu, mức độ chitiết, mã số chỉ tiêu.

Doanh nghiệp được lựa chọn một trong hai phương pháp lập: trực tiếphoặc gián tiếp.

Theo quy định của VAS 24 và chế độ kế toán hiện hành, cơ sở thuần đượcvận dụng để báo cáo các luồng tiền đối với các khoản thu, chi hộ khách hàng;các khoản thu, chi tiền có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn; tổng sốtiền thu, chi từ hoạt động thanh lý, mua bán công ty. Chênh lệch tỷ giá chưathực hiện không phải là luồng tiền thu - chi nhưng vẫn được trình bày riêng biệttrên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tiền lãi vay đã trả được phân loại là luồng tiền từhoạt động kinh doanh; các khoản tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận đã nhận đượcphân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư; các khoản cổ tức, lợi nhuận đã trảđược phân loại là luồng tiền hoạt động tài chính (Bộ Tài chính, 2002b).

(4) Bản thuyết minh BCTC (mẫu B09-DN)

Bản thuyết minh BCTC là một bộ phận hợp thành không thể tách rời củaBCTC dùng để mô tả hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trìnhbày trên Bảng CĐKT, Báo cáo KQ HĐ KD , Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cũngnhư các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.

Theo VAS 21, Bản thuyết minh BCTC của doanh nghiệp cần phải:

- Đưa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập BCTC và các chính sách kế toánđược chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;

- Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán màchưa được trình bày trong các BCTC khác;

- Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các BCTCkhác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.

Bản thuyết minh BCTC thường được trình bày theo thứ tự sau đây và cầnduy trì nhất quán nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được BCTC của doanh

Page 92: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 81 -

nghiệp và có thể so sánh với BCTC của các doanh nghiệp khác:

- Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam;

- Giải trình về cơ sở đánh giá và chính sách kế toán được áp dụng;

- Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong mỗi BCTCtheo thứ tự trình bày mỗi khoản mục hàng dọc và mỗi BCTC;

- Trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu;

- Những thông tin khác, gồm:

+ Những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết và những thông tin tàichính khác; và

+ Những thông tin phi tài chính.

Về trách nhiệm lập và công khai BCTC, tất cả các doanh nghiệp thuộc cácngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm. Các công ty,tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập BCTC năm củacông ty, tổng công ty còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất vào cuốikỳ kế toán năm dựa trên BCTC của các đơn vị kế toán trực thuộc công ty, tổngcông ty. Đối với doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên TTCKcòn phải lập BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ. Các doanh nghiệp khác nếu tựnguyện lập BCTC giữa niên độ thì được lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược.

2.3. Đánh giá thực trạng và vấn đề cần giải quyết đối với hệ thống báo cáotài chính doanh nghiệp Việt Nam

2.3.1. Đối chiếu một số nội dung của hệ thống BCTC theo quy định củaViệt Nam với IASB

Khi xây dựng các các chuẩn mực kế toán, quan điểm xuyên suốt củaViệt Nam là tiếp cận hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. VAS cơ bản đượcxây dựng dựa trên IAS, theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc chuẩn mực kế toánquốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệpViệt Nam. Do vậy, VAS đã cơ bản tiếp cận với IAS, phản ánh được phần lớn cácgiao dịch của nền kinh tế thị trường, góp phần nâng cao tính công khai, minh bạchthông tin về BCTC của các doanh nghiệp.

Page 93: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 82 -

Mặc dù vậy, nội dung VAS hiện đã bộc lộ nhiều điểm khác với IAS/IFRS.Kết quả của một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, mức độ hòa hợp của VAS vớiIAS/IFRS liên quan đến 10 chuẩn mực được chọn nghiên cứu ở mức bình quân là 68%.Theo đó, các chuẩn mực về doanh thu và chi phí có mức độ hòa hợp cao hơn cácchuẩn mực về tài sản. Mức độ hòa hợp về đo lường l à 81,2%, cao hơn so vớimức độ hài hòa về khai báo thông tin (57%) (Phạm Hoài Hương, 2010).

Như vậy, mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS thấp hơn so với mục tiêuđề ra là 90%, theo phát biểu của ông Bùi Văn Mai - nguyên vụ trưởng Vụ chế độ kếtoán - Bộ Tài chính trong một phỏng vấn của báo Vnexpress năm 2006, nghĩa làtồn tại một khoảng cách nhất định giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩnmực kế toán quốc tế. Khoảng cách này tạo ra sự khác nhau không nhỏ giữa hệ thốngBCTC theo chuẩn mực kế toán Việt Nam với hệ thống BCTC theo chuẩn mực kếtoán quốc tế.

Dưới đây, luận án thực hiện đối chiếu một số nội dung của hệ thống BCTCtheo VAS và Chế độ kế toán doanh nghiệp với hệ thống BCTC theo IAS/IFRS,nhằm cung cấp một góc nhìn làm cơ sở để có những đánh giá về thực trạng củahệ thống BCTC hiện hành trong việc đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Phạm vi và nội dung đối chiếu bao gồm:

- Mục đích của BCTC;

- Yêu cầu, nguyên tắc soạn thảo và trình bày BCTC;

- Các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của BCTC;

- Hệ thống báo cáo;

- Kết cấu và nội dung BCTC.

Cơ sở chủ yếu làm căn cứ đối chiếu là VAS1- Chuẩn mực chung, VAS 21-Trình bày BCTC, VAS 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, quy định về trình bàyBCTC trong một số VAS, hệ thống BCTC quy định trong Chế độ kế toán doanhnghiệp (Việt Nam), so sánh với IFRS Framework, IAS 1- Trình bày BCTC, IAS7-Báo cáo lưu chuyển tiền, quy định về trình bày BCTC trong một số IAS/IFRS(IASB).

Page 94: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 83 -

2.3.1.1. Các nội dung tương đồng

- Mục đích của BCTC

Đoạn 9 trong IAS1 và đoạn 05 trong VAS 21 đều đề cập, mục đích của

BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và

các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông

những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

- Yêu cầu, nguyên tắc soạn thảo và trình bày BCTC

Cả IAS/IFRS và VAS đều đề cập đến yêu cầu trình bày trung thực, với ý

nghĩa là, việc phản ánh đúng bản chất của một hiện tượng kinh tế sẽ thể hiện

chính xác hơn chất lượng được mong đợi của BCTC; BCTC phải được lập và

trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán.

IFRS Framework đề cập đến “ hoạt động liên tục” như là một giả định cơ

bản, VAS 1 thì xem đây là một nguyên tắc kế toán cơ bản.

IAS 1 (2012) đưa ra 8 đặc tính cơ bản của BCTC bao gồm: trình bày hợp lý

và phù hợp với các chuẩn mực BCTC quốc tế; hoạt động liên tục; cơ sở kế toán

dồn tích; trọng yếu và tập hợp; bù trừ; tần suất báo cáo; thông tin so sánh; trình

bày nhất quán. VAS 21 đưa ra 6 nguyên tắc lập và trình bày BCTC gồm: hoạt

động liên tục; cơ sở dồn tích; nhất quán; trọng yếu và tập hợp; bù trừ; và, thông

tin so sánh.

- Các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của BCTC

Cả IAS/IFRS và VAS đều cho rằng các yếu tố liên quan trực tiếp tới việc

xác định và đánh giá tình hình tài chính là tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; các yếu tố

liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là thu nhập là chi phí.

Về ghi nhận các yếu tố của BCTC, một khoản mục thỏa mãn định nghĩa

một yếu tố của BCTC được ghi nhận nếu:

+ Thu được lợi ích kinh tế hoặc làm giảm lợi ích kinh tế trong tương lai;

Page 95: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 84 -

+ Giá trị có thể xác định một cách đáng tin cậy.

- Về cơ sở định giá; hệ thống báo cáo, kết cấu và nội dung BCTC

Theo IFRS Framework, giá gốc là cơ sở định giá được sử dụng thông

dụng hiện nay, nhưng thường được kết hợp với các cơ sở định giá khác như: giá

hiện hành, giá trị thuần có thể thực hiện, hiện giá. VAS 1 đề cập đến giá gốc như

là một nguyên tắc kế toán cơ bản.

Hệ thống BCTC theo IAS/IFRS và theo VAS đều có những báo cáo cơ

bản: Bảng CĐKT, Báo cáo KQHĐKD và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Nhìn chung, BCTC theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam có nhiều

nét tương đồng với cách ứng xử của IASB. Bên cạnh những điểm tương đồng,

tồn tại một số điểm khác nhau về kết cấu và nội dung BCTC sẽ được trình bày tiếp

theo.

2.3.1.2. Các nội dung khác nhau

Các nội dung khác nhau được trình bày tại các Bảng 2.1, Bảng 2.2 vàBảng 2.3.

Bảng 2.1: Đối chiếu mục đích, đặc điểm chất lượng, ghi nhận các yếu tố vànguyên tắc soạn thảo, trình bày BCTC giữa VAS và IAS/IFRS

Vấn đềkế toán

Theo Chuẩn mực, chế độkế toán Việt Nam

Theo IASB (IAS/IFRS)

Tính chất củachuẩn mực(chế độ)

Chuẩn mực có tính quy tắc(rule-based).Quy định và hướng dẫn toàndiện, chi tiết, cụ thể việc trìnhbày báo cáo.

Chuẩn mực có tính nguyên lý(principle).Hướng dẫn bao quát việc trìnhbày BCTC, và hướng dẫn ápdụng giới hạn.

Giả định,nguyên tắccơ bản

“ Hoạt động liên tục” và “cơ sởdồn tích” được xem như nguyêntắc kế toán cơ bản.

“ Hoạt động liên tục” là giảđịnh cơ bản, còn “cơ sở đồntích” là một đặc tính củaBCTC.

Page 96: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 85 -

Vấn đềkế toán

Theo Chuẩn mực, chế độkế toán Việt Nam

Theo IASB (IAS/IFRS)

Mục đích củaBCTC

- Không được đề cập trongVAS 1 mà trình bày trong VAS21.- Mục đích của BCTC là cungcấp các thông tin về tình hìnhtài chính, tình hình kinh doanhvà các luồng tiền của một doanhnghiệp, đáp ứng nhu cầu hữuích cho số đông những người sửdụng trong việc đưa ra cácquyết định kinh tế.

- Được quy định trong IFRSFramework.- Mục đích của BCTC là cungcấp thông tin tài chính hữu íchvề doanh nghiệp cho các đốitượng sử dụng, chủ yếu là nhàđầu tư hiện tại và tiềm năng,người cho vay và các chủ nợkhác trong việc đưa ra quyếtđịnh về việc cung cấp nguồnlực cho doanh nghiệp.

Các đặc điểmchất lượngcủa thông tintài chính hữuích

- Được đề cập tổng quát dướidạng các yêu cầu cơ bản đối vớikế toán, bao gồm: trung thực,khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễhiểu, có thể so sánh.- Các tính chất không đượcphân thành cơ bản hay bổ sung;được yêu cầu phải thực hiệnđồng thời.

- Được mô tả rõ ràng về tiêuchuẩn, kể cả một số trườnghợp đặc thù.- Các đặc điểm chất lượng củathông tin được chia thành đặcđiểm chất lượng cơ bản (thíchhợp và trình bày trung thực)và đặc điểm chất chất lượngbổ sung (có thể so sánh, cóthể kiểm chứng, kịp thời, cóthể hiểu).

Ghi nhận cácyếu tố củaBCTC

- Không đề cập cụ thể đếnphương pháp định giá.Việc ghinhận chủ yếu căn cứ vào giágốc.- Chưa ban hành chuẩn mực vềđo lường giá trị hợp lý.- Xác định các khoản mục tốithiểu cho các báo cáo trongchuẩn mực, nhưng lại quy địnhcụ thể, chi tiết trong văn bảnhướng dẫn chuẩn mực .

- IFRS Framework đưa ra mộtsố phương pháp định giá có thểsử dụng, bao gồm: giá gốc; giáhiện hành; giá trị có thể thựchiện; hiện giá.- Ban hành IFRS 13- Đo lườnggiá trị hợp lý.- Xác định các khoản mục tốithiểu cho các báo cáo.

Page 97: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 86 -

Vấn đềkế toán

Theo Chuẩn mực, chế độkế toán Việt Nam

Theo IASB (IAS/IFRS)

Vốn và bảotoàn vốn

Không đề cập đến vấn đề này. Khái niệm về bảo toàn vốn tạocầu nối giữa khái niệm vốn vàkhái niệm lợi nhuận bởi vì nóchỉ ra điểm xuất phát của việcxác định lợi nhuận.

Kỳ báo cáo Việc lập BCTC cho một niên độkế toán không được vượt quá 15tháng.

Trong một số trường hợp,doanh nghiệp có thể lập báocáo cho giai đoạn 52 tuần.

Bảng 2.2 : Đối chiếu Hệ thống báo cáo, các BCTC cơ bản giữa VAS vàIAS/IFRS

Vấn đềkế toán

Theo Chuẩn mực, chế độkế toán Việt Nam

Theo IASB (IAS/IFRS)

Hệ thốngBCTC

Hệ thống BCTC của doanhnghiệp gồm:- Bảng cân đối kế toán;- Báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh;- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;và- Thuyết minh BCTC.

Báo cáo thay đổi vốn chủ sởhữu được trình bày trongBản thuyết minh BCTC.

Hệ thống BCTC đầy đủ baogồm :- Báo cáo tình hình tài chính;- Báo cáo lãi lỗ và thu nhập tổng hợpkhác- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu;- Báo cáo lưu chuyển tiền;- Bản Thuyết minh BCTC;- Báo cáo tình hình tài chính tại thờiđiểm bắt đầu của kỳ so sánh gầnnhất khi doanh nghiệp áp dụnghồi tố chính sách kế toán hoặc thựchiện việc điều chỉnh hồi tố đối vớimột số khoản mục trên BCTC, hoặckhi doanh nghiệp thực hiện phânloại lại các khoản mục trên BCTC.

Page 98: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 87 -

Vấn đềkế toán

Theo Chuẩn mực, chế độkế toán Việt Nam

Theo IASB (IAS/IFRS)

Bảng cânđối kế toán( Báo cáotình hình tàichính)

- Hướng dẫn việc xác định,phân loại tài sản và nợ phảitrả trong chuẩn mực; quyđịnh chi tiết việc trình bàytừng khoản mục trên báocáo theo mẫu biểu quy địnhtrong văn bản hướng dẫnchuẩn mực.- Không đề cập.

- Hướng dẫn việc xác định, phânloại tài sản và nợ phải trả; khôngđưa ra mẫu biểu của Báo cáo tìnhhình tài chính, cũng như yêu cầu vềtrình tự sắp xếp, trình bày các khoảnmục trên báo cáo.

- Doanh nghiệp cần trình bày ngàyđáo hạn của tài sản và nợ phải trả đểcó thể đánh giá tính thanh khoản.

Báo cáo kếtquả hoạtđộng kinhdoanh( Báo cáolãi lỗ và lợinhuận khác)

Chuẩn mực yêu cầu doanhnghiệp trình bày báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp trình bày :- Trình bày lãi lỗ và thu nhập tổnghợp khác trong một báo cáo duy nhất(báo cáo lợi nhuận tổng hợp), với lãilỗ và thu nhập tổng hợp khác đượctrình bày thành hai phần.- Trình bày lãi lỗ trong một báo cáolãi lỗ riêng. Trong trường hợp này,báo cáo lãi lỗ riêng sẽ được đặt trướcbáo cáo lợi nhuận tổng hợp, vốnđược bắt đầu bằng lãi lỗ.

Báo cáo lưuchuyển tiền

- Phân loại lãi vay đã trả vàodòng tiền hoạt động kinhdoanh, và lãi vay hoặc cổtức, lợi nhuận nhận được vàodòng tiền hoạt động đầu tư,còn cổ tức, lợi nhuận đã trảvào dòng tiền hoạt động tàichính.

- Cho phép phân loại dòng tiền về cổtức và lãi vay theo 2 cách:(1) Cổ tức và lãi vay đã trả hoặcnhận được vào dòng tiền hoạt độngkinh doanh; (2) Cổ tức hoặc lãi vayđã trả vào dòng tiền hoạt động tàichính, cổ tức hoặc lãi vay đã nhậnvào dòng tiền hoạt động đầu tư.

Page 99: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 88 -

Vấn đềkế toán

Theo Chuẩn mực, chế độkế toán Việt Nam

Theo IASB (IAS/IFRS)

- Chưa được đề cập. - Các khoản thấu chi ngân hàng cóthể được xem như một bộ phận củacác khoản tương đương tiền.

Báo cáothay đổi vốnchủ sở hữu

Trình bày thành một mụctrong Bản thuyết minhBCTC.

Trình bày tách biệt trong một báocáo riêng, cung cấp thông tin về sựthay đổi vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp, phản ánh sự tăng, giảm giátrị của tài sản thuần trong kỳ.

Thuyết minhBCTC

- Chưa đề cập do chưa cóchuẩn mực hoặc hướng dẫn.

- Một số nội dung được yêu cầucông bố trong Thuyết minh BCTC,liên quan đến: công cụ tài chính, suygiảm giá trị tài sản…

Bảng 2.3 : Đối chiếu nội dung một số khoản mục chủ yếu trên BCTC giữaVAS và IAS/IFRS

Vấn đềkế toán

Chuẩn mực, chế độ kếtoán Việt Nam

IASB (IAS/IFRS)

Khoản mụctiền tệ vàkhoản phảithu

Không đề cập đến các khoảnchiết khấu khi trình bày cáckhoản phải thu trên báo cáo.

Các khoản phải thu cần tính đếncác khoản khấu trừ, chiết khấu chokhách hàng

Hàng tồn kho - Cho phép sử dụng phươngpháp nhập sau, xuất trước(LIFO).- Nông sản thu hoạch từ cáctài sản sinh học được ghinhận theo giá phí.

Không cho phép áp dụng phươngpháp nhập sau, xuất trước (LIFO).- Nông sản thu hoạch từ các tài sảnsinh học theo IAS 41-Nông nghiệp- được ghi nhận theo giá trị hợp lýtrừ đi chi phí bán hàng ước tính tạithời điểm thu hoạch.

Page 100: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 89 -

Vấn đềkế toán

Chuẩn mực, chế độ kếtoán Việt Nam

IASB (IAS/IFRS)

Tài sản cốđịnh hữu hình

Trình bày theo giá gốc trừ (-)khấu hao lũy kế; có thể đượcđánh giá lại trong một sốtrường hợp đặc biệt.Chưa đề cập và hướng dẫnchính thức về suy giảm giá trịtài sản đối với TSCĐ hữuhình.

Trình bày theo giá gốc trừ (-) khấuhao lũy kế và suy giảm giá trị tàisản tích lũy, hoặc giá trị đánh giálại. Khi giá trị có thể thu hồi đượcgiảm xuống thấp hơn giá trị cònlại, thì giá trị còn lại cần được điềuchỉnh giảm xuống mức giá trị cóthể thu hồi.

Tài sản cốđịnh vô hình

Trình bày theo giá gốc trừ (-)khấu hao lũy kế; chưa đề cậpđến việc đánh giá lại giá trịtài sản vô hình.

Trình bày theo giá gốc trừ (-)khấu hao lũy kế và tổn thất tài sảntích lũy, hoặc giá trị đánh giá lại.

Các khoảnmục đầuđầu tưchứngkhoán, đầutư liên kết,liên doanh

Các khoảnmục đầuđầu tưchứngkhoán, đầutư liên kết,liên doanh

Được đề cập không đầy đủtại thông tư 210/2009/TT-BTC.

- Các khoản đầu tư chứngkhoán ngắn hạn hoặc đầu tưchứng khoán dài hạn khácđược báo cáo theo giá gốc,trích lập dự phòng khi giá thịtrường thấp hơn giá gốc.

Bao gồm trong khái niệm Tài sảntài chính, được phân loại thành:tài sản tài chính theo giá trị hợp lýthông qua báo cáo lãi lỗ; tài sản tàichính sẵn sàng để bán; các khoảnvay và phải thu; các khoản đầu tưnắm giữ chờ đến ngày đáo hạn

- Được báo cáo theo giá trị hợp lý,nếu có dấu hiệu cho thấy khoảnđầu tư vốn bị suy giảm giá trị thìáp dụng chuẩn mực suy giảm giátrị tài sản.

Page 101: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 90 -

Vấn đềkế toán

Chuẩn mực, chế độ kếtoán Việt Nam

IASB (IAS/IFRS)

- Trái phiếu chuyển đổi :Chưa quy định trong chuẩnmực, có đề cập chưa đầy đủtại Thông tư 210/2009/TT-BTC.

- Thuyết minh về giá trị hợplý: công bố thông tin về giátrị hợp lý của tài sản tài chínhvà nợ tài chính; phương phápxác định giá trị hợp lý củatừng tài sản hay nợ riêng lẻ.

- Quy định hạch toán tại IAS 39-Công cụ tài chính: Ghi nhận vàđánh giá, hạch toán tách biệt phầnNợ phải trả và Vốn chủ sở hữu.

- Công bố thông tin chi tiết vềphương pháp, kỹ thuật định giá;công bố thông tin trong trường hợpthị trường của công cụ tài chínhkhông phải là thị trường tích cực,trường hợp không công bố giá trịhợp lý.

Lãi từ hoạtđộng kinhdoanh

Lợi nhuận thuần từ hoạt độngkinh doanh bao gồm cả lợinhuận và chi phí tài chính.

Lãi kinh doanh là các khoản lãilỗ từ các họat động kinh doanhthông thường của doanh nghiệp,không bao gồm các khoản thu nhậpvà chi phí tài chính (chi phí lãivay).

Lãi trên cổphiếu ( EPS)

Lãi được dùng để tính EPSbao gồm cả các khoản lãikhông dành cho các cổ đôngphổ thông.

Những khoản thưởng này sẽ đượctính vào chi phí để trừ ra khỏi lãicho việc tính EPS.

Như vậy, hệ thống BCTC theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay cơ

bản đã được xây dựng theo hướng tiếp cận với chuẩn mực và thông lệ quốc tế,

khá đầy đủ và có tính hệ thống. Song, qua đối chiếu, có thể nhận thấy, hệ thống

BCTC theo quy định của Việt Nam và hệ thống BCTC theo quy định của IASB có

sự khác nhau đáng kể, tập trung ở đặc điểm chất lượng của BCTC, hệ thống

Page 102: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 91 -

báo cáo, các nội dung của BCTC, đặc biệt là nội dung có liên quan đến thị

trường vốn, TTCK chưa phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, làm ảnh

hưởng không nhỏ đến tính minh bạch và hữu ích của thông tin cung cấp qua

BCTC.

Điều này sẽ được tiếp tục làm rõ ở phần tiếp theo của luận án.

2.3.2. Một số ý kiến của doanh nghiệp, nhà đầu tư và chuyên gia vềhệ thống BCTC hiện hành

Nhằm có cơ sở tham khảo hữu ích cho việc đánh giá hệ thống BCTCdoanh nghiệp Việt Nam hiện nay, tác giả đã thực hiện khảo sát ý kiến một sốdoanh nghiệp, nhà đầu tư chứng khoán về BCTC doanh nghiệp hiện hành; đồngthời tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia trong lĩnh vực kế toán và BCTCdoanh nghiệp.

2.3.2.1. Ý kiến của một số doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT)

(a) Mục tiêu, nội dung, đối tượng, hình thức và thời gian khảo sát

Mục tiêu: thu thập thông tin tham khảo hữu ích cho những nhận định,đánh giá.

Nội dung khảo sát :- Đánh giá về cơ sở tính giá, nguyên tắc, yêu cầu lập và trình bày BCTC;

hình thức, nội dung cơ bản, phương pháp lập BCTC và sử dụng thông tin trênBCTC;

- Việc sửa đổi, bổ sung BCTC doanh nghiệp hiện hành.Mẫu phiếu khảo sát được trình bày tại Phụ lục 07.Đối tượng: 57 Doanh nghiệp (trong đó đối tượng trả lời bao gồm: 3 giám

đốc doanh nghiệp, 29 kế toán trưởng, 25 kế toán tổng hợp, có trình độ đại họchoặc cao đẳng kinh tế) và 36 Nhà đầu tư chứng khoán tại TP.HCM, Cần Thơ vàVĩnh Long.

Thông tin về đối tượng khảo sát được trình bày tại Phụ lục 08.Hình thức: Việc khảo sát được thực hiện bằng các phiếu khảo sát được gửi

Page 103: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 92 -

trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến đối tượng khảo sát. Thời gian trung bình từlúc gửi phiếu khảo sát đến lúc nhận lại phiếu trả lời 26 ngày.

Thời gian: Từ tháng 02/2013 - 05/2013.

(b) Phương pháp xử lý dữ liệu

Thang đo Likert với thang điểm từ 1 đến 4 được sử dụng để đo lường cácmức độ đánh giá (không đồng ý - đồng ý một phần - đồng ý - hoàn toàn đồng ý).Tác giả sử dụng phần mềm SPSS (16.0) để thực hiện các kết quả thống kê mô tả.Ngoài ra, phân tích phương sai ANOVA một yếu tố (One-way ANOVA) cũngđược thực hiện để kiểm tra về sự khác biệt trong kết quả đánh giá giữa doanhnghiệp và nhà đầu tư, với độ tin cậy 95% (α =5%).

(c) Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát được tổng hợp tại Bảng 2.4.

Bảng 2.4 : Thống kê mô tả kết quả khảo sát doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Nội dung Giá trịtrungbình

(Mean)

Độ lệchchuẩn

(Std. De)

Mức ýnghĩa

quan sát( Sig.)

DN 2.02 .582

NĐT 2.78 .760Đã thống nhất, đồng bộ

Tổng 2.31 .751

.000

DN 2.60 .495

NĐT 2.81 .624Phù hợp với kinh tế thịtrường ở Việt Nam

Tổng 2.68 .555

.077

DN 2.86 0.581

NĐT 2.67 0.478Phù hợp với điều kiệncủa Doanh nghiệp

Tổng 2.78 0.549

.099

DN 2.82 .601

NĐT 2.64 .683

Cơ sởtính giá,nguyêntắc, yêucầu lậpvà trìnhbàyBCTC

Dễ hiểu, dễ áp dụng

Tổng 2.75 .637

.172

Page 104: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 93 -

Nội dung Giá trịtrungbình

(Mean)

Độ lệchchuẩn

(Std. De)

Mức ýnghĩa

quan sát( Sig.)

DN 2.51 .504

NĐT 2.61 .645Đã đầy đủ, hợp lý.

Tổng 2.55 .562

.395

DN 1.89 .622

NĐT 2.89 .799

Phù hợp với điều kiện,quy mô của DN.

Tổng 2.28 .646

.001

DN 2.19 .549

NĐT 2.00 .632

Hìnhthức, kếtcấu,phươngpháp lậpBCTC

Dễ hiểu, dễ thực hiện.

Tổng 2.12 .587

.123

DN 2.84 .527

NĐT 2.75 .604

Thông tin trên BCTChiện có ảnh hưởng đếncác quyết định kinh tế.

Tổng 2.81 .557.440

DN 2.77 .682

NĐT 2.53 .654

BCTC hiện là kênhthông tin ưu tiên đượcsử dụng trong việc raquyết định kinh tế Tổng 2.68 .678

.091

DN 1.96 .680

NĐT 1.97 .736

Sử dụngthông tintrênBCTC

BCTC hiện đã đáp ứngtốt nhu cầu sử dụngthông tin.

Tổng 1.97 .699.961

DN 2.81 .693

NĐT 3.08 .649

BCTC mang tính khuônmẫu, chưa đáp ứng nhucầu sử dụng thông tinđa dạng . Tổng 2.91 .686

.058

DN 2.67 .664

NĐT 2.61 .803

Hạn chếcủa hệthốngBCTC

BCTC chưa đáp ứng tốtnhu cầu do thông tinkhông phù hợp và chưakịp thời. Tổng 2.65 .717

.718

Page 105: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 94 -

Nội dung Giá trịtrungbình

(Mean)

Độ lệchchuẩn

(Std. De)

Mức ýnghĩa

quan sát( Sig.)

DN 2.74 .583

NĐT 2.67 .676

BCTC phải được lậptheo quy mô DN và phùhợp với nhu cầu củangười sử dụng thôngtin. Tổng 2.71 .618

.597

DN 2.98 .694

NĐT 2.86 .593

Thống nhất một chế độkế toán, DN được lựachọn hình thức BCTCphù hợp với quy mô vàđặc thù. Tổng 2.94 .656

.388

DN 2.18 .468

NĐT 3.03 .686

Sửa đổi,bổ sungBCTCdoanhnghiệp

BCTC công ty cổ phầnđại chúng hoặc niêmyết phải được công bốbắt buộc trên Website. Tổng 2.51 .654

.000

Nguồn : Xử lý và tổng hợp của tác giả.

Kết quả về ý kiến của một số doanh nghiệp và nhà đầu tư được thống kêtrong Bảng 2.4 được mô tả tóm tắt như sau:

- Về Cơ sở tính giá, nguyên tắc, yêu cầu lập và trình bày BCTC

Các doanh nghiệp và nhà đầu tư được hỏi ý kiến đã đồng ý một phần(mean = 2,31) về việc cơ sở tính giá, nguyên tắc, yêu cầu lập và trình bày BCTCđã thống nhất và đồng bộ, và đồng ý (mean xấp xỉ 3,0) về việc chúng đã phù hợpvới kinh tế thị trường ở Việt Nam, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, dễhiểu, dễ áp dụng. Trong khi đó, mức ý nghĩa quan sát (Sig.) < 0.05 cho thấy có sựkhác biệt (mang ý nghĩa thống kê) trong ý kiến của doanh nghiệp và nhà đầu tưvề tính thống nhất, đồng bộ của cơ sở tính giá, nguyên tắc, yêu cầu lập và trìnhbày BCTC. Theo đó, mức độ đồng ý của doanh nghiệp thấp hơn đáng kể so vớinhà đầu tư.

Page 106: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 95 -

- Về Hình thức, nội dung, kết cấu, phương pháp lập BCTC hiện nay

Các doanh nghiệp và nhà đầu tư được hỏi ý kiến đã đồng ý một phần(mean xấp xỉ 2,0) về việc hình thức, nội dung, kết cấu, phương pháp lập BCTChiện nay đã đầy đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện, quy mô doanh nghiệp, dễhiểu, dễ thực hiện. Trong khi đó, mức ý nghĩa quan sát (Sig.) < 0.05 cho thấy cósự khác biệt (mang ý nghĩa thống kê) trong ý kiến của doanh nghiệp và nhà đầutư về sự phù hợp với điều kiện, quy mô doanh nghiệp đối với hình thức, kết cấu,phương pháp lập BCTC hiện nay. Theo đó, mức độ đồng ý của doanh nghiệpthấp hơn đáng kể so với nhà đầu tư.

- Sử dụng thông tin trên BCTC

Các doanh nghiệp và nhà đầu tư được hỏi ý kiến đã đồng ý (mean xấp xỉ3,0) rằng thông tin trên BCTC hiện có ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế,BCTC hiện là kênh thông tin chủ yếu và ưu tiên trong việc ra quyết định kinh tế.Tuy nhiên, họ chỉ đồng ý một phần (mean xấp xỉ 2,0) là BCTC hiện đã đáp ứngtốt nhu cầu sử dụng thông tin của doanh nghiệp và nhà đầu tư.

- Hạn chế của hệ thống BCTC

Các doanh nghiệp và nhà đầu tư được hỏi ý kiến đã đồng ý (mean xấp xỉ3,0) rằng BCTC hiện mang tính khuôn mẫu, thiếu linh hoạt, chưa đáp ứng nhu cầusử dụng thông tin đa dạng cho nhiều đối tượng; BCTC hiện chưa đáp ứng tốt nhucầu sử dụng thông tin hữu ích cho việc ra quyết định là do thông tin không phùhợp và không kịp thời. Không có sự khác biệt (mang ý nghĩa thống kê) trong ýkiến giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư (Sig. > 0.05).

Về Sửa đổi, bổ sung BCTC doanh nghiệp

Các doanh nghiệp và nhà đầu tư được hỏi ý kiến đã đồng ý (mean xấp xỉ3,0) BCTC phải được lập phù hợp với quy mô và đặc thù doanh nghiệp; nên thốngnhất một chế độ kế toán doanh nghiệp, đồng thời quy định doanh nghiệp được lựachọn hình thức BCTC phù hợp với quy mô và đặc thù doanh nghiệp; BCTC côngty cổ phần đại chúng hoặc niêm yết phải được công bố bắt buộc trên Website.Bên cạnh đó, có sự khác biệt (mang ý nghĩa thống kê) giữa ý kiến doanh nghiệp

Page 107: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 96 -

và nhà đầu tư (Sig.<0.05) về việc công bố bắt buộc trên Website BCTC của côngty cổ phần đại chúng hoặc công ty niêm yết. Theo đó, mức độ đồng ý của doanhnghiệp thấp hơn đáng kể so với nhà đầu tư.

2.3.2.2. Ý kiến của chuyên gia

Để có điều kiện tiếp cận theo chiều sâu của vấn đề, cung cấp cơ sở thamkhảo hữu ích trong nghiên cứu luận án, tác giả luận án đã tiến hành phỏng vấn cácchuyên gia về kế toán và BCTC doanh nghiệp.

(a) Mục tiêu, nội dung, đối tượng, hình thức, thời gian thực hiện

Mục tiêu: tiếp cận theo chiều sâu của vấn đề, làm cơ sở hoặc củng cố chonhận định, đề xuất về hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam.

Nội dung phỏng vấn:

- Đánh giá các vấn đề về khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC, tính hữu ích củahệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam;

- Hạn chế của hệ thống BCTC;

- Quan điểm về vấn đề linh hoạt và đa dạng hóa hệ thống BCTC; thống nhấtmột chế độ kế toán doanh nghiệp; sử dụng giá trị hợp lý; trình bày nguồn lực trithức và báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC.

Mẫu Phiếu Phỏng vấn được trình bày tại Phụ lục 09.

Đối tượng: 06 chuyên gia, bao gồm:

- 02 chuyên gia là lãnh đạo Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, Bộ Tàichính;

- 02 chuyên gia đang nghiên cứu, giảng dạy kế toán doanh nghiệp vàBCTC doanh nghiệp bậc đại học và sau đại học;

- 01 chuyên gia là kiểm toán viên hành nghề, có bề dày kinh nghiệm vềcông tác kiểm toán BCTC doanh nghiệp;

- 01 chuyên gia là kế toán trưởng một công ty cổ phần quy mô lớn.

Thông tin chi tiết về các chuyên gia được trình bày tại Phụ lục 10.

Hình thức: Phỏng vấn trực tiếp: 05 chuyên gia; thông qua Phiếu phỏng vấn:

Page 108: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 97 -

01 chuyên gia.

Thời gian phỏng vấn: Tháng 05, 06 năm 2013.

(b) Kết quả phỏng vấn

Về Cơ sở tính giá, nguyên tắc, yêu cầu lập và trình bày BCTC; hệthống báo cáo

Có 02/06 chuyên gia đồng ý, 04/06 chuyên gia đồng ý một phần về việc cơsở định giá, nguyên tắc, yêu cầu soạn thảo và trình bày BCTC đã thống nhất vàđồng bộ; hệ thống báo cáo, nội dung của BCTC hiện hành phù hợp với chuẩn mựckế toán và thông lệ quốc tế.

Về tính hữu ích của BCTC

Có 03/06 chuyên gia đồng ý, 03/06 chuyên gia đồng ý một phần về việcthông tin trên BCTC hiện nay hữu ích để ra quyết định kinh tế.

Về hạn chế của hệ thống BCTC:

Có 04/06 chuyên gia đồng ý, 01/06 chuyên gia đồng ý một phần, 01/06chuyên gia hoàn toàn đồng ý giá trị hợp lý được quy định và sử dụng còn rời rạc,chưa có hệ thống trong đánh giá các yếu tố của BCTC; hệ thống báo cáo, một sốnội dung trên BCTC liên quan đến thị trường vốn, TTCK chưa phù hợp với chuẩnmực kế toán và thông lệ quốc tế.

Có 04/06 chuyên gia đồng ý, 02/06 chuyên gia hoàn toàn đồng ý BCTCcòn mang tính khuôn mẫu, chưa linh hoạt để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin đadạng cho nhiều đối tượng.

Về thống nhất một chế độ kế toán

Có 05/06 chuyên gia ủng hộ, 01/06 chuyên gia không ủng hộ việcthống nhất một chế độ kế toán doanh nghiệp.

Về linh hoạt và đa dạng hóa BCTC theo quy mô, đặc thù doanh nghiệp

Có 05/06 chuyên gia ủng, 01/06 chuyên gia không ủng hộ việc linh hoạt vàđa dạng hóa BCTC.

Page 109: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 98 -

Về quy định báo cáo nguồn lực tri thức và trách nhiệm xã hội doanhnghiệp trên BCTC trong 5 năm tới

Có 04/06 chuyên gia ủng hộ, 01/06 chuyên gia đề nghị cần thận trọng trêncơ sở tham khảo thông lệ quốc tế; 01/06 chuyên gia không có ý kiến.

Về các công việc cần làm trong ngắn hạn

Có 04/06 chuyên gia đề cập đến việc cập nhật nội dung các chuẩn mực kếtoán; bổ sung, điều chỉnh VAS 1, VAS 21, xác định mục đích, đặc điểm chấtlượng, hệ thống báo cáo phù hợp với thông lệ quốc tế; 02/06 chuyên gia đề cậpđến việc ban hành lại chế độ kế toán doanh nghiệp và chế độ BCTC.

Về các công việc mang tính chất dài hạn

Có 04/06 chuyên gia đề cập đến việc ban hành lại hệ thống chuẩn mựcBCTC Việt Nam (VFRS) áp dụng đầy đủ IFRS; 01/06 chuyên gia đề cập đến việctinh giảm hệ thống BCTC theo kế toán Mỹ; 01/06 chuyên gia không có ý kiến vềvấn đề này.

Như vậy, các chuyên gia cho rằng hệ thống BCTC doanh nghiệp hiện hành

cơ bản đã thống nhất, đồng bộ, từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế, hữu ích

cho người sử dụng. Hạn chế chủ yếu nhất mà các chuyên gia đề cập là hệ thống

báo cáo, một số nội dung trên BCTC, đặc biệt là nội dung có liên quan đến thị

trường vốn, thị trường chứng khoán, chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán và

thông lệ quốc tế; hệ thống BCTC khuôn mẫu, thiếu tính linh hoạt.

Hầu hết các chuyên gia ủng hộ việc thống nhất một chế độ kế toán doanh

nghiệp, trên cơ sở đó, hướng dẫn áp dụng về hình thức và nội dung BCTC phù hợp

với quy mô và đặc thù kinh doanh. Các chuyên gia cũng ủng hộ việc quy định báo

cáo nguồn lực tri thức và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC trong 05

năm tới.

Page 110: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 99 -

2.3.3. Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp

Những đánh giá về ưu điểm, hạn chế của hệ thống BCTC doanh nghiệphiện hành được thực hiện dựa trên cơ sở:

(1) Những luận điểm, quy định của các quốc gia và tổ chức có uy tín trênthế giới về hệ thống kế toán và BCTC, trong đó lấy quy định của IASB làm nềntảng;

(2) Kết quả đối chiếu hệ thống BCTC theo quy định của Việt Namvới hệ thống BCTC theo quy định của IASB;

(3) Ý kiến của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các chuyên gia về hệthống BCTC doanh nghiệp;

(4) Yêu cầu của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhậpquốc tế về kinh tế và kế toán ở Việt Nam.

2.3.3.1. Ưu điểm

Hơn mười lăm năm qua, kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC

doanh nghiệp nói riêng đã có sự cải cách, đổi mới sâu sắc, toàn diện; một trong

những kết quả của quá trình đổi mới đó là sự hình thành một hệ thống BCTC

doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng cơ bản được yêu cầu của quá trình hội nhập và

phát triển kinh tế đất nước. Điều này biểu hiện qua một số điểm chủ yếu sau :

Thứ nhất, Hệ thống BCTC doanh nghiệp nhìn chung được xây dựng

trong môi trường pháp lý về kế toán cơ bản ổn định, đã khắc phục được rất

nhiều hạn chế do sự chấp vá, thiếu đồng bộ của giai đoạn trước để lại.

Luật Kế toán ra đời tạo khung pháp lý cho hoạt động kế toán ở nước ta

trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế. Luật đã thừa nhận

hàng loạt các khái niệm, nguyên tắc kế toán và hoạt động của nền kinh tế thị

trường…, và đã xác định "Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và

chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính

của đơn vị kế toán”. Sự ra đời của 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam cùng với các

hướng dẫn thực hiện chuẩn mực, được tổng kết trong chế độ kế toán doanh

Page 111: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 100 -

nghiệp ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006, tiếp tục được

bổ sung bằng thông tư 161/2007/TT-BTC năm 2007 và thông tư số

244/2009/TT-BTC năm 2009 là những biểu hiện cụ thể về sự đồng bộ của hệ

thống kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC doanh nghiệp nói riêng.

Thứ hai, hệ thống BCTC doanh nghiệp từng bước tiếp cận và hòa hợp

với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế.

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, hệ thống kế toán

Việt Nam tiếp tục được cải cách theo hướng hòa hợp với chuẩn mực kế toán và

thông lệ quốc tế. Dấu ấn cho quá trình này là sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kế

toán Việt Nam, được xây dựng chủ yếu dựa trên hệ thống chuẩn mực kế toán quốc

tế (IAS). Theo đó, mục đích của BCTC được xác định là cung cấp các thông tin

về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh

nghiệp, đáp ứng cho số đông người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh

tế. Các vấn đề về nguyên tắc lập và trình bày BCTC, hệ thống báo cáo, nội dung cơ

bản của báo cáo nhìn chung cũng được xây dựng hướng đến việc tiếp cận với chuẩn

mực kế toán và thông lệ quốc tế về lập và trình bày BCTC. Nói cách khác, hòa

hợp với thông lệ quốc tế về lập và trình bày BCTC là mục tiêu và xu thế tất yếu

của Việt Nam trong quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống kế toán hiện nay.

- Thứ ba, hệ thống BCTC hiện hành cơ bản phù hợp và đáp ứng sự phát

triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, với yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, tài

chính cho từng loại hình doanh nghiệp Việt Nam.

BCTC hiện không phải chủ yếu phục vụ cho Nhà nước mà là nguồn cung cấp

thông tin quan trọng cho các nhà đầu tư, các ngân hàng, chủ nợ, đối tác và công

chúng; thông tin về luồng tiền trở thành một thông tin quan trọng trên BCTC, thể

hiện sức khỏe về tài chính của doanh nghiệp; các đối tượng và giao dịch của nền

kinh tế thị trường được phản ánh khá đầy đủ trên BCTC… Những điều này, như thư

của Bộ trưởng Bộ Tài chính gửi Đại hội IV Hội Kế toán kiểm toán Việt Nam, “đã

góp phần tích cực vào tạo lập môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh lành mạnh,

Page 112: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 101 -

hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trong nâng cao chất lượng quản trị kinh

doanh”.

- Thứ tư, hệ thống BCTC doanh nghiệp hiện hành nhìn chung khá dễ hiểu,

dễ thực hiện.

Phương pháp lập BCTC doanh nghiệp hiện hành được hướng dẫn khá chi

tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện. Các chỉ tiêu trên BCTC không quá

phức tạp. Nhiều vấn đề liên quan đến nguồn lực tài chính, tài sản, nguồn vốn, doanh

thu, chi phí … được thuyết minh khá đầy đủ trong Bản thuyết minh BCTC, đáp ứng

cơ bản nhu cầu của các đối tượng sử dụng.

2.3.3.2. Hạn chế

Như đã trình bày ở trên, việc cải cách hệ thống kế toán nói chung và hệthống BCTC doanh nghiệp nói riêng ở Việt Nam đến nay đã đạt được nhữngthành quả đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, cũng bộc lộ những hạnchế cần được nghiên cứu, đánh giá một cách cụ thể nhằm xác định phương hướngvà giải pháp cho con đường đổi mới và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệptrong điều kiện hiện nay. Những hạn chế của hệ thống BCTC doanh nghiệp ViệtNam hiện hành đề cập dưới đây được đo lường không chỉ trên cơ sở của thựctrạng, mà còn trên cơ sở những yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kinh tếvà kế toán ở Việt Nam.

Thứ nhất, cơ sở định giá, đặc điểm chất lượng và nguyên tắc lập BCTCchưa được quy định rõ ràng và đầy đủ, thiếu tính đồng bộ. Nhiều nội dung củaLuật Kế toán có liên quan đến BCTC đã không còn phù hợp.

- Giá trị hợp lý được quy định và sử dụng một cách rời rạc, chưa có hệthống trong đánh giá và ghi nhận các yếu tố của BCTC.

Trong IAS/IFRS, giá trị hợp lý được sử dụng ngày càng nhiều trong trongđịnh giá và ghi nhận các yếu tố của BCTC. Cuộc họp tháng 09/2009 tại Mỹ,nhóm các nước G-20 đã xác nhận lại cam kết thúc đẩy việc hội tụ hệ thống chuẩnmực BCTC quốc tế (IFRS) trong đó có đề cập đến việc sử dụng giá trị hợp lý nhưmột cơ sở định giá chủ yếu nhằm tăng cường tính đáng tin cậy và thích hợp của

Page 113: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 102 -

thông tin trình bày trên BCTC. Tháng 5/2011, IASB phát hành IFRS 13 - Đolường giá trị hợp lý (Fair Value Measurement) - có hiệu lực từ 01/01/2013. Trongkhi đó, VAS 1 hầu như chỉ đưa ra nguyên tắc giá gốc. Điều này, trong nhiềutrường hợp, có thể làm cho BCTC không phản ánh trung thực và hợp lý giá trịhiện tại của các tài sản khi được đánh giá lại. Việt Nam hiện tại chưa có chuẩnmực quy định về suy giảm giá trị của TSCĐ nên TSCĐ được ghi nhận theonguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại. Chính vì vậy, giá trị ghi sổ của tàisản trên BCTC có thể chưa phản ánh được giá trị có thể thu hồi của tài sản, trongkhi có nhiều nhân tố dẫn đến sự sụt giảm giá trị tài sản, đặc biệt trong thời kỳkhủng hoảng kinh tế.

Về phương pháp xác định giá trị hợp lý, ngoại trừ đoạn 24 của chuẩn mựckế toán số 4- Tài sản cố định vô hình- có đề cập đến phương pháp xác định giá trịhợp lý của TSCĐ vô hình, thông tư 21/2006/TT-BTC hướng dẫn việc xác địnhgiá trị hợp lý trong xác định giá phí hợp nhất kinh doanh và thông tư210/2009/TT-BTC hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tàichính, chưa có hướng dẫn chính thức và thống nhất về phương pháp xác định giátrị hợp lý trong kế toán. Thực ra, ngày 13/03/2006, Bộ Tài chính đã ban hànhThông tư 17/TT/BTC hướng dẫn Nghị định 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá,và mới đây là Nghị định 89/2013/NĐ-CP, trong đó có quy định khá cụ thể cácphương pháp định giá. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp này như thế nàotrong kế toán vẫn còn bỏ ngỏ, có thể dẫn đến sự không thống nhất trong thựchiện, chẳng hạn giữa doanh nghiệp với kiểm toán độc lập.

Như vậy, giá trị hợp lý và việc sử dụng giá trị hợp lý ở Việt Nam tuy đã cósong vẫn chưa có một định hướng rõ ràng. Điều này thể hiện qua các điểm chủyếu sau:

- Chưa xác định một cách rõ ràng và nhất quán về việc sử dụng giá trị hợplý là cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán;

- Định nghĩa giá trị hợp lý chưa rõ ràng, chưa đầy đủ;

- Các quy định về giá trị hợp lý và sử dụng giá trị hợp lý trong kế toánnằm rải rác trong các chuẩn mực, mang tính chấp vá, thiếu tính hệ thống;

Page 114: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 103 -

- Chưa có hướng dẫn chính thức và thống nhất về phương pháp xác địnhgiá trị hợp lý trong kế toán;

- Giá trị hợp lý sử dụng chủ yếu cho ghi nhận ban đầu, chưa sử dụng đểtrình bày các khoản mục sau ghi nhận ban đầu, do đó chưa đạt được mục đíchghi nhận và trình bày các khoản mục theo những thay đổi của thị trường.

- Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích được trìnhbày rất chung chung trong VAS 1 và đề cập rãi rác trong một số chuẩn mực,chưa được diễn giải để có thể kết nối chúng với nhau trong một hệ thống quyđịnh thống nhất và cụ thể.

VAS1 có đề cập đến các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữuích dưới dạng các yêu cầu kế toán, bao gồm: trung thực, khách quan, đầy đủ, kịpthời, dễ hiểu, và có thể so sánh; các yêu cầu này “phải được thực hiện đồng thời”(Bộ Tài chính, 2002a). VAS 21 cũng đề cập đến nguyên tắc và yêu cầu lập vàtrình bày BCTC. Tuy nhiên các quy định này chưa thể hiện được một cách thốngnhất và cụ thể quy định về đặc điểm chất lượng của BCTC. Điều này có thểdẫn đến sự thiếu quan tâm, thiếu tôn trọng về đặc điểm chất lượng của BCTCcủa các đối tượng có liên quan đến soạn thảo, trình bày và sử dụng thông tintrên BCTC.

Ngoài ra, các quy định có liên quan đến đặc điểm chất lượng của BCTCthể hiện trong VAS 1 và VAS 21 cũng không phù hợp với quy định của IASB vàFASB. Trong khi VAS yêu cầu “phải được thực hiện đồng thời” thì IASB quyđịnh và giải thích các thứ bậc, bao gồm đặc điểm chất lượng cơ bản và đặc điểmchất chất lượng bổ sung.

- Luật Kế toán được ban hành cách đây hơn 10 năm, đến nay một số nộidung có liên quan đến BCTC đã không còn phù hợp.

Khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới hơn 6 năm, nềnkinh tế đã phát triển một bước cao hơn, nhiều văn bản luật ở các lĩnh vực khác cóliên quan đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, thì một số quy định của

Page 115: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 104 -

Luật Kế toán liên quan đến kế toán doanh nghiệp và BCTC doanh nghiệp đã bộclộ một số vấn đề bất cập. Chẳng hạn :

- Các nguyên tắc kế toán quy định trong luật có mức độ chi tiết không cầnthiết, thiếu sự cô đọng. Việc quy định chỉ sử dụng giá gốc trong xác định giá trịtài sản tỏ ra không phù hợp khi hiện nay có nhiều hoạt động, đối tượng cần phảiphản ánh theo giá trị hợp lý;

- Quy định về kỳ kế toán của doanh nghiệp đặc thù và tài khoản kế toáncũng chưa đảm bảo về tính minh bạch. Theo đó, rất khó xác định được thế nào làđơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động; nếu doanh nghiệp thiết lậpmột hệ thống tài khoản cho kế toán quản trị thì liệu có vi phạm luật;

- Quy định về đơn vị kế toán như hiện nay dẫn đến tình trạng các doanhnghiệp có quy mô rất lớn nhưng không bổ nhiệm kế toán trưởng vì chỉ lập và nộpbáo cáo cho đơn vị cấp trên;

- Quy định của Luật kế toán về lập BCTC tổng hợp và BCTC hợp nhấtcũng chưa rõ ràng, chưa chỉ rõ khi nào phải lập BCTC tổng hợp, khi nào phải lậpBCTC hợp nhất…

- Quy định về danh mục BCTC của các đơn vị kinh doanh chưa phù hợpvới thông lệ quốc tế, khi không đề cập đến Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu…

Do vậy, Luật Kế toán cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung một cách toàndiện nhằm chuẩn hóa về tính minh bạch, thống nhất và hội nhập.

Thứ hai, Hệ thống BCTC cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt và chưa đặttrọng tâm vào việc đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin phù hợp của nhiều đốitượng sử dụng thông tin khác nhau.

Việc quy định một mô hình BCTC với cấu trúc và nội dung định sẵn chocác doanh nghiệp hiện nay tỏ ra không thật phù hợp. Theo thông lệ và chuẩnmực kế toán quốc tế, BCTC bao gồm một khung các yếu tố cần phải công bố,có thể được điều chỉnh cho phù hợp trong từng điều kiện cụ thể.

Hướng dẫn chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam quy định và hướngdẫn cụ thể, chi tiết việc xác định, sắp xếp, phân loại từng khoản mục trên BCTC

Page 116: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 105 -

theo mẫu quy định trong khi IASB không áp đặt định dạng cố định cho BCTC,“không quy định hình thức hay mẫu biểu trình bày các khoản mục” (IASB,2012a, p.57).

Sự thiếu linh hoạt của hệ thống BCTC hiện hành làm cho việc lập cácBCTC trở nên bị “hành chính hóa” theo một khuôn mẫu định sẵn, điều này cóthể làm cho những lợi ích mang lại từ BCTC mà nhà đầu tư, người cho vay, chủnợ, nhà nước, các doanh nghiệp, và nhiều người sử dụng khác mong muốn đạtđược trở nên không rõ ràng và nặng tính hình thức.

Thông tin hữu ích trước tiên phải phù hợp với người sử dụng, phải đầy đủvà thuận lợi trong so sánh. Chế độ kế toán hiện hành chỉ mới chú ý đến đặcđiểm của doanh nghiệp (về quy mô) khi xây dựng hai mô hình BCTC theoQuyết định 15/2006/QĐ-BTC (dành cho các doanh nghiệp lớn) và theo Quyếtđịnh 48/2006/QĐ-BTC (dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa), mà chưa đặttrọng tâm vào các nhóm đối tượng sử dụng thông tin đa dạng về mục đích, yêucầu sử dụng thông tin, trình độ, khả năng để ra quyết định. Cụ thể, không phảimục đích sử dụng thông tin trên BCTC của mọi đối tượng là như nhau, bởi điềunày phụ thuộc rất nhiều vào lợi ích mang lại. Thông tin trình bày trên BCTC cóthể rất hữu ích và cần thiết với nhóm đối tượng này nhưng lại kém hữu ích vàkhông cần thiết đối với nhóm đối tượng khác.

Thứ ba, Hệ thống báo cáo, một số nội dung, khoản mục trên BCTCchưa đầy đủ, hoặc chưa phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Cụ thể:

(1) Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu chưa được trình bày thành một báo cáoriêng biệt, trong khi, theo IFRS Framework, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu làmột báo cáo riêng biệt trong hệ thống BCTC.

(2) Thu nhập tổng hợp khác (other comprehensive income) chưa được đềcập, dẫn đến sự thiếu toàn diện của Báo cáo KQHĐKD.

(3) Quy định mẫu biểu của báo cáo một cách cứng nhắc, làm triệt tiêu tínhlinh hoạt và đa dạng của hệ thống BCTC, không phù hợp trong điều kiện cácdoanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, có các thông tin đặc thù

Page 117: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 106 -

nhưng mang tính trọng yếu cần phải trình bày trên BCTC.

(4) Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam cho phép sử dụng phương phápnhập sau, xuất trước (LIFO), trong khi IASB và FASB đều không cho phép;chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam chỉ cho phép sử dụng một trong haiphương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ để hạch toán hàng tồnkho, trong khi IASB cho phép sử dụng cả 2 phương pháp này tùy thuộc vào đặcđiểm doanh nghiệp và loại hàng tồn kho.

(5) Một số chỉ tiêu chưa được phân loại và trình bày phù hợp với nguyên tắctrọng yếu và tập hợp. Chẳng hạn, chỉ tiêu Hàng tồn kho (Mã số 141) là tập hợpcủa hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ, chi phí sản xuất dỡ dang,thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, trong khi từngkhoản mục có thể trọng yếu và cần phải trình bày riêng biệt.

(6) Việc quy định ghi chép kế toán trên các tài khoản ngoài Bảng CĐKThiện nay tỏ ra bất cập vì quy định vừa thừa vừa thiếu và không phù hợp với thônglệ quốc tế.

(7) Chưa đề cập đến các khoản chiết khấu khi trình bày các khoản phải thutrên báo cáo, trong khi IASB quy định, các khoản phải thu cần tính đến các khoảnkhấu trừ, chiết khấu cho khách hàng trước hoặc ngay thời điểm thanh toán đểtrình bày số thuần trên báo cáo (nếu trọng yếu).

(8) Chưa đề cập và hướng dẫn chính thức về suy giảm giá trị tài sản đối vớiTSCĐ hữu hình; cũng như việc đánh giá lại TSCĐ vô hình. Trong khi đó, IASBquy định, giảm giá trị được ghi nhận khi giá trị ghi sổ vượt quá giá trị sử dụng(theo dòng tiền chiết khấu) hoặc giá trị hợp lý thuần; còn TSCĐ vô hình đượctrình bày theo giá gốc trừ (-) khấu hao lũy kế và suy giảm giá trị tài sản tích lũy,hoặc giá trị đánh giá lại.

(9) Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn hoặc đầu tư chứng khoán dàihạn theo VAS được báo cáo theo giá gốc (trích lập dự phòng khi giá thị trườngthấp hơn giá gốc), trong khi theo ISAB, các khoản đầu tư này được báo cáo theogiá trị hợp lý, nếu có dấu hiệu cho thấy khoản đầu tư vốn bị giảm giá trị thì

Page 118: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 107 -

áp dụng chuẩn mực suy giảm giá trị tài sản.

(10) Chưa có những hướng dẫn hạch toán kế toán cụ thể đối với nghiệp vụphát hành trái phiếu chuyển đổi (theo IAS 39 - Công cụ tài chính: Ghi nhận vàđánh giá), dẫn đến, doanh nghiệp vẫn có thể ghi nhận toàn bộ giá trị phát hànhvào nợ phải trả, mà lẽ ra phải tách biệt được giá trị phần nợ phải trả và phần vốnchủ sở hữu của công cụ này.

(11) Quy định về đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳchưa phù hợp. Cụ thể: Doanh nghiệp không phải đánh giá lại các khoản mục tiềntệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập BCTC giữa niên độ, dẫn đến thông tin về cáckhoản mục này trên BCTC giữa niên độ chưa được phản ánh trung thực. Ngoài ra,việc quy định bắt buộc phải đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản có gốc ngoạitệ đối với tiền nhận trước của người mua, trả trước cho người bán, doanh thu nhậntrước tỏ ra không phù hợp trong nhiều trường hợp có bằng chứng về việc cáckhoản này không phải thu hồi hoặc thanh toán.

(12) Quy định về việc chuyển các khoản nợ và vay dài hạn sang nợ dài hạnđến hạn trả khi phân loại nợ phải trả trên BCTC tại thời điểm cuối niên độ còn bấtcập, chưa đồng bộ. Theo đó, các khoản nợ dài hạn được quy định căn cứ kế hoạchtrả nợ để chuyển sang nợ dài hạn đến hạn trả và báo cáo trên BCTC như mộtkhoản nợ ngắn hạn, trong khi các khoản vay dài hạn, vốn có cùng tính chất, thì lạikhông thực hiện như vậy.

(13) Lãi hoạt động kinh doanh bao gồm cả hoạt động tài chính. Theo quyđịnh hiện hành, chỉ tiêu Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên báo cáoKQHĐKD bao gồm cả doanh thu và chi phí tài chính (tức là bao gồm các khoảnlãi/lỗ do đầu tư cổ phiếu và chi phí lãi vay). Điều này vừa không phù hợp vớithông lệ quốc tế, vừa rất dễ tạo ra sự nhập nhằng về thông tin, thậm chí hiểu nhầmcho nhà đầu tư, khi các khoản lãi/lỗ bán cổ phiếu vốn không phải của hoạt độngmang tính thường xuyên của công ty lại được hiểu là kết quả hoạt động chủ yếucủa công ty.

(14) Không trình bày tách biệt các hoạt động tiếp tục khỏi các hoạt độnggián đoạn trong phần thuyết minh BCTC. VAS không yêu cầu việc trình bày tách

Page 119: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 108 -

biệt các hoạt động tiếp tục và hoạt động gián đoạn trong khi IFRS 5- Tài sản dàihạn nắm giữa để bán và hoạt động gián đoạn - yêu cầu trình bày riêng biệt cáchoạt động tiếp tục và không tiếp tục, nhằm mục tiêu làm cho người sử dụng cácBCTC tăng khả năng dự đoán các dòng tiền, lãi trên cổ phiếu (EPS) và tình hìnhtài chính của doanh nghiệp.

(15) Phương pháp lập chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu (EPS) chưa phản ánh đúngbản chất của khoản mục này trong một số trường hợp. Theo cách tính hiện tại thìlãi dùng để tính EPS bao gồm cả các khoản trích quỹ khen thưởng phúc lợi khôngthuộc cổ đông. Theo quy định của IAS 33 - Lãi trên cổ phiếu, thì lãi dùng để tínhEPS phải trừ các khoản lãi không dành cho cổ đông phổ thông (phần phân phốilợi nhuận vào các quỹ doanh nghiệp). Những khoản thưởng này sẽ được tính vàochi phí để trừ ra khỏi lãi cho việc tính EPS. Nhiều công ty trích quỹ khen thưởngphúc lợi đến 15% lợi nhuận sau thuế, do vậy EPS của các công ty này cũng bị sailệch đáng kể.

(16) Chỉ tiêu “Lãi suy giảm trên cổ phiếu” chưa được quy định trình bàythành một chỉ tiêu trên BCTC của các công ty cổ phần. Điều này làm hạn chế vềmức độ cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư, không phù hợp với thông lệquốc tế.

(17) Một số thông tin có thể hữu ích cho người sử dụng chưa được quyđịnh như một thông tin tối thiểu trình bày trên Bản thuyết minh BCTC, chẳnghạn: thuyết minh về ngày đáo hạn của các khoản nợ phải thu, phải trả trọng yếu;trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán; trái phiếu chuyển đổi của cáccông ty niêm yết; lợi nhuận tổng hợp; thuyết minh các hoạt động bị gián đoạn;các xét đoán và các khía cạnh không chắc chắn mà lãnh đạo đơn vị sử dụng trongquá trình lập BCTC.

(18) Một số đối tượng và giao dịch có liên quan trực tiếp đến việc ghi nhậnvà trình bày các khoản mục trên BCTC đã phát sinh trong nền kinh tế nhưng chưađược VAS đề cập, cụ thể: về công cụ tài chính (IAS 32, IAS 39, IFRS 7, IFRS 9);thanh toán trên cơ sở cổ phiếu (IFRS 2); suy giảm giá trị tài sản (IAS 36) và đolường giá trị hợp lý (IFRS 13).

Page 120: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 109 -

(19) Nội dung thông tin định kỳ về BCTC của công ty niêm yết phải công bốtheo quy định còn nhiều bất cập như: thông tin so sánh trên báo cáo còn giới hạn;một số thông tin quan trọng chưa được yêu cầu công bố; quy định về lập dựphòng chưa đầy đủ v.v…

Thứ tư, hệ thống kế toán và BCTC doanh nghiệp chưa đề cập hoặc quyđịnh việc ghi nhận và trình bày một số nội dung theo thông lệ quốc tế, trongsoạn thảo và trình bày BCTC, như: hạch toán và báo cáo nguồn lực tri thức(intellectual capital), báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CorporateSocial Responsibility - CSR).

Về hạch toán và báo cáo nguồn lực tri thức, hiện nay, hệ thống kế toán ViệtNam hầu như chưa có đề cập một cách có hệ thống về vấn đề này. Quy định hiệnhành về việc ghi nhận, đo lường và trình bày thông tin về giá trị các tài sảnvô hình của doanh nghiệp trong hệ thống kế toán Việt Nam có một số điểmchưa phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế (Bảng 2.5).

Bảng 2.5 : So sánh việc ghi nhận giá trị các nguồn lực tri thức trong cơcấu tài sản vô hình của doanh nghiệp giữa VAS và IAS/IFRS

Nội dung Chuẩn mực kế toánquốc tế (IAS 38)

Chuẩn mực kế toánViệt Nam (VAS 04 )

Các tài sảnvô hình.

- Phần mềm máy vi tính;- Mẫu mã sản phẩm;- Bản quyền;- Phim ảnh;- Danh sách khách hàng;- Ký quỹ nhà cửa;- Bằng sáng chế;- Hạn mức nhập khẩu;- Giấy phép kinh doanh;- Mối quan hệ với kháchhàng và các nhà cung cấp;- Đặc quyền quảng cáo.

- Quyền sử dụng đất có thời hạn;- Quyền phát hành;- Bản quyền, bằng sáng chế;- Nhãn hiệu hàng hoá;- Phần mềm máy vi tính;- Giấy phép và giấy phépnhượng quyền;- Công thức và cách thức phachế, kiểu mẫu thiết kế và vậtmẫu;-TSCĐ đang triển khai.

Page 121: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 110 -

Nội dung Chuẩn mực kế toánquốc tế (IAS 38)

Chuẩn mực kế toánViệt Nam (VAS 04 )

Ghi nhậntài sản vôhình.

Hai điều kiện ghinhận tài sản- Doanh nghiệp thu được cáclợi ích kinh tế trong tươnglai gắn liền với tài sản;- Chi phí cho việc hình thànhtài sản được ghi nhận mộtcách đáng tincậy.

Ba trường hợp chủ yếu :- Các tài sản được mua riêngbiệt (Giá mua – chiết khấu,giảm giá, chi phí đưa vào hoạtđộng);- Các tài sản phát sinh từ việcsáp nhập doanh nghiệp (Giátrị hợp lý);- Các tài sản xây dựng nội bộ(Chi phí được tính vào chi phíkinh doanh).

Các chi phíkhông đượchạch toánvào tài sản vôhình(phân bổ vàochi phí kinhdoanh).

- Lợi thế thương mại phátsinh nội bộ;- Chi phí trước khi đi vào hoạtđộng;- Chi phí đào tạo;- Chi phí quảng cáo;- Chi phí di chuyển địa điểm.

- Lợi thế thương mại phát sinhnội bộ;- Chi phí trước khi hoạt động;- Chi phí đào tạo;- Chi phí quảng cáo trong giaiđoạn tiền hoạt động;- Chi phí phát sinh trong giaiđoạn nghiên cứu.

Nguồn: IAS 38; VAS 04; tổng hợp của tác giả.

Bảng 2.5 cho thấy, phạm vi phản ánh của các tài sản vô hình giới hạnở quy mô hẹp, tập trung vào các nguồn lực tổ chức hơn là các nguồn lực bênngoài và nguồn lực con người. Trong hệ thống kế toán Việt nam, các tài sảnvô hình thường được coi là các TSCĐ, điều này phần nào không phù hợp vớichuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, theo đó, các tài sản vô hình của doanhnghiệp không chỉ đơn thuần là các tài sản cố định.

Về báo cáo trách nhiệm xã hội, trong khi báo cáo trách nhiệm xã hội đãtrở nên rất phổ biến trong BCTC doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giớithì tại Việt Nam, bên cạnh báo cáo thường niên của một số tập đoàn, công ty

Page 122: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 111 -

có quy mô lớn có đề cập đến kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội, hầu như hệthống kế toán Việt Nam chưa có quy định cụ thể về ghi nhận và trình bày cácthông tin này trên BCTC. Theo một nghiên cứu gần đây của Word Bank, tạiViệt Nam, rào cản và thách thức chủ yếu cho việc thực hiện trách nhiệm xã hộiở Việt Nam bao gồm: nhận thức về trách nhiệm xã hội còn hạn chế, thiếunguồn tài chính và kỹ thuật, sự nhầm lẫn giữa quy định trách nhiệm xã hội vớivà bộ luật lao động (World Bank, 2006).

Thứ năm, những hạn chế về công bố thông tin BCTC.

Tính hữu ích của thông tin chỉ có thể được hiện thực hóa khi nó kịp thờivà dễ tiếp cận, điều này liên quan mật thiết đến phương thức công bố và tiếp cậnthông tin.

Việc công bố thông tin về BCTC hiện nay được thực hiện theo Chế độ kếtoán và Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK.

Ngày 5/4/2012, Bộ Tài chính ban hành thông tư số 52/2012/TT-BTChướng dẫn về công bố thông tin trên TTCK. Tuy nhiên, hàm lượng các thông tinphân tích và phi tài chính vẫn chưa thực sự đầy đủ; lổ hổng về tính trung thực củathông tin công bố, khi có sự chênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và saukiểm toán. Lợi nhuận năm 2013 nhiều công ty niêm yết giảm đến hơn 40% saukiểm toán. Một số công ty đại chúng lớn bị hủy niêm yết không thực hiện nghĩavụ công bố thông tin như quy định. Ngoài ra, ngày càng có nhiều công ty niêmyết chưa tuân thủ các quy định về phương tiện, hình thức và thời điểm công bốthông tin. Theo Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), tính đến phiên giaodịch 24/05/2013, trên cả hai sàn vẫn còn hơn 60 doanh nghiệp (gần 10%) chưacông bố báo cáo thường niên 2012 mặc dù đã hết hạn chót gần một tháng(UBCKNN, 2013). Những điều này gây trở ngại không ít cho những người muốncó được thông tin chính thức, đầy đủ và kịp thời về tình hình tài chính và kết quảhoạt động của doanh nghiệp.

Những hạn chế của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam có thể bắtnguồn từ những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan khác nhau. Về

Page 123: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 112 -

khách quan, chủ yếu là ảnh hưởng của cơ chế cũ và môi trường văn hóa, phápluật; ảnh hưởng của các thay đổi nhanh chóng trong quá trình hội nhập sâu vàrộng. Về chủ quan, chủ yếu là là việc ban hành các văn bản lập quy về kế toán,đặc biệt là ban hành mới và cập nhật chuẩn mực kế toán, chưa kịp thời; nhà quảnlý doanh nghiệp chưa thực sự xem trọng vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộtrong việc ngăn ngừa, phát hiện và kiểm soát các rủi ro đối với BCTC (NguyễnĐình Hùng, 2010).

2.3.4. Nhận diện những vấn đề cần giải quyết đối với hệ thống BCTCdoanh nghiệp hiện nay

Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng của hệ thống BCTC hiện hành, cácyêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán, luận án xác địnhnhững vấn đề quan trọng cần giải quyết đối với hệ thống BCTC doanh nghiệp, cảtrong ngắn hạn và dài hạn, nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanhnghiệp Việt Nam.

(1) Xác lập một cách rõ ràng và phù hợp quan điểm, phương hướngphát triển, hoàn thiện hệ thống BCTC

Khi bắt tay xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính

đã xác định, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam phải được xây dựng “dựa trên

cơ sở các chuẩn mực quốc tế về kế toán”. Đến nay, nhìn lại hệ thống chuẩn mực

kế toán Việt Nam đã xây dựng và ban hành, ngoài những kết quả đạt được, hiện

đang tồn tại một khoảng cách không nhỏ giữa VAS và IAS/IFRS. Vấn đề sử dụng

giá trị hợp lý trong định giá chưa được định hướng một cách rõ ràng. Việc áp

dụng VAS đã được điều chỉnh đối với thị trường vốn, TTCK như đã thực hiện, đã

không phản ánh đầy đủ và xác thực thông tin hoạt động của các chủ thể hoạt động

trong thị trường này. Như vậy, quan điểm xây dựng hệ thống kế toán Việt Nam

nói chung và hệ thống BCTC nói riêng vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng

thời phù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế Việt Nam là sự lựa chọn hợp lý,

song, trong điều kiện hội nhập sâu và rộng như hiện nay, ở một chừng mực nào

Page 124: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 113 -

đó, chính sự chưa thống nhất cao về nội hàm của nó trong thực hiện, đã góp phần

làm chậm lại quá trình hội nhập quốc tế về kế toán ở Việt Nam.

Về chế độ kế toán, chúng ta đang cố gắng xây dựng một hệ thống quy định

thật chi tiết và cụ thể về thực hành kế toán. Điều này là hoàn toàn phù hợp trong

điều kiện trình độ quản lý, nhận thức và năng lực thực hành của đội ngũ làm công

tác kế toán còn hạn chế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hiện đang tồn tại quá nhiều

chế độ kế toán, thậm chí là quá nhiều hình thức sổ kế toán, vừa cụ thể lại vừa

phức tạp… Đôi lúc, chúng ta lay hoay với việc nên tồn tại nhiều chế độ hay chỉ

cần một chế độ kế toán doanh nghiệp thống nhất là đủ.

Về BCTC, như đã trình bày, nội dung, kết cấu BCTC mang tính khuôn

khổ, thiếu linh hoạt. Kết quả là, hệ thống BCTC hiện hành vừa chưa thể hòa hợp

với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, vừa chưa đáp ứng được nhu cầu sử

dụng thông tin hữu ích của các đối tượng trong nền kinh tế.

Chính vì vậy, việc căn bản nhất và đầu tiên nhất cần giải quyết nhằm pháttriển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, đáp ứng yêu cầu pháttriển kinh tế và hội nhập quốc tế về kế toán, là xác lập một cách rõ ràng, nhấtquán và phù hợp quan điểm, phương hướng phát triển.

(2) Xây dựng lộ trình hợp lý phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTCdoanh nghiệp

Việc phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp ở Việt Namcần được thực hiện theo một lộ trình hợp lý. Việc xây dựng lộ trình hợp lý pháttriển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp không chỉ là cơ sở quan trọngcho việc đề ra các giải pháp phù hợp trong từng giai đoạn mà nó còn giúp choviệc kiểm soát quá trình thực hiện, phân bổ nguồn lực thực hiện hợp lý.

(3) Thực hiện các giải pháp trong ngắn hạn để khắc phục các hạn chếcủa hệ thống BCTC hiện hành

Như đã đánh giá ở phần 2.3.3.2, cơ sở định giá, đặc điểm chất lượng vànguyên tắc soạn thảo BCTC, hệ thống BCTC, ghi nhận và trình bày các khoản

Page 125: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 114 -

mục trên BCTC hiện hành tồn tại một số hạn chế nhất định. Những hạn chế nàymột phần liên quan đến nguyên tắc kế toán, phần lớn thuộc về phương pháp soạnthảo và trình bày, một số vấn đề mang tính kỹ thuật, có thể điều chỉnh được trongngắn hạn, cần được khẩn trương thực hiện.

(4) Xây dựng hệ thống BCTC linh hoạt trong nền kinh tế thị trường ởViệt Nam

Những hạn chế về tính “cứng nhắc” của hệ thống BCTC cũng như nhu cầusử dụng thông tin đa dạng của nhiều đối tượng trong nền kinh tế đã phân tích ởphần 2.3.3.2 cho thấy, xây dựng một hệ thống BCTC linh hoạt là một giải phápcần thiết để nâng cao tính hữu ích của BCTC.

(5) Xây dựng và thực hiện các giải pháp dài hạn phát triển và hoànthiện hệ thống BCTC

Nếu việc xác lập quan điểm, phương hướng một cách rõ ràng và nhất quánlà then chốt thì việc xây dựng và thực hiện giải pháp dài hạn được xem là trọngtâm của quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC. Những giải pháp dàihạn liên quan đến: sử dụng giá trị hợp lý trong định giá các yếu tố của BCTC; ghinhận và báo cáo nguồn lực tri thức; ghi nhận và báo cáo trách nhiệm xã hộidoanh nghiệp trên BCTC. Những nội dung này đã được các quốc gia trên thế giớiáp dụng. Đó cũng là các vấn đề có liên quan trực tiếp đến 7 xu hướng phát triểncủa kế toán quốc tế trong dài hạn, bao gồm: kế toán xã hội, kế toán nguồn lực trithức, kế toán chi phí vốn, công bố dự toán tài chính, báo cáo dòng tiền, báo cáolao động, báo cáo giá trị gia tăng (Ahmed et al, 2004).

Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kế toán, việc sửdụng giá trị hợp lý trong định giá là cần thiết và là xu thế tất yếu ở Việt Nam.Báo cáo nguồn lực tri thức và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC cũnglà điều không kém quan trọng để đáp ứng yêu cầu hòa hợp với chuẩn mực vàthông lệ quốc tế, với một lộ trình thích hợp.

Căn cứ, định hướng và giải pháp cho các vấn đề này sẽ được trình bày ởChương 3.

Page 126: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 115 -

(6) Thực hiện đồng bộ những giải pháp mang tính hỗ trợ

Đây được xem như là điều kiện cần của quá trình phát triển hoàn thiện kếtoán Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC nói riêng. Môi trường kinh tế vàpháp luật kinh tế bất cập thì hệ thống kế toán khó thể phát triển hoàn thiện. Thịtrường giao dịch tài sản thiếu “minh bạch” thiếu “tích cực” thì khó có thể sử dụnggiá trị hợp lý làm cơ sở định giá tài sản… Ngoài ra, nhiều vấn đề không kém quantrọng cần được xem xét như chất lượng đào tạo kế toán, ứng dụng công nghệthông tin trong kế toán v.v…

Tóm lại, ở Việt Nam, sau hơn 35 năm kể từ sau khi thống nhất đất nước

đến nay, hệ thống BCTC doanh nghiệp hiện nay đã được xây dựng theo hướng

tiếp cận với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, khá đầy đủ và có tính hệ

thống. Kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC doanh nghiệp nói riêng đã

có sự cải cách, đổi mới, đáp ứng cơ bản được yêu cầu của quá trình hội nhập và

phát triển kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, trên cở sở yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kế toán, hệ

thống BCTC hiện nay cũng tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết như: cơ sở

định giá, đặc điểm chất lượng và nguyên tắc lập BCTC chưa được quy định rõ

ràng và đầy đủ, thiếu tính đồng bộ; hệ thống BCTC thiếu sự linh hoạt; hệ thống

báo cáo, một số nội dung, khoản mục trên BCTC chưa đầy đủ, hoặc chưa phù

hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; chưa quy định việc ghi nhận và

trình bày nguồn lực tri thức, trách nghiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC.

Do vậy, việc cần làm hiện nay là cần xác lập một cách rõ ràng và phù hợp

quan điểm, phương hướng phát triển, hoàn thiện hệ thống BCTC. Trên cơ sở đó,

thực hiện các giải pháp trong ngắn hạn để khắc phục các hạn chế của hệ thống

BCTC hiện hành. Đồng thời, từng bước xây dựng một hệ thống BCTC linh hoạt

trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, cũng như thực hiện các giải pháp dài

hạn phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC.

Page 127: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 116 -

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNGBÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Trong Chương 1 và Chương 2, luận án đã trình bày những mô tả, nhậnđịnh, phân tích về bản chất, vai trò, đặc điểm chất lượng cũng như các nhân tốtác động lên BCTC; ảnh hưởng của IAS/IFRS đến hệ thống kế toán và BCTC củacác quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam; đánh giá ưu điểm, hạn chế, nhữngvấn đề cần giải quyết của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam hiện naytrong bối cảnh hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán. Trên cơ sở đó, trongchương này, luận án xác định quan điểm, mục tiêu, phương hướng; đề xuất cácgiải pháp ngắn hạn và dài hạn, các kiến nghị hỗ trợ cho việc phát triển, hoànthiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao tính hữu ích, đáp ứng yêucầu hội nhập quốc tế.

3.1. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chínhdoanh nghiệp Việt Nam

Việc xác lập đúng đắn quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiệnhệ thống BCTC được thực hiện trên cơ sở nhận diện được những điều kiện và bốicảnh cụ thể mà hệ thống kế toán Việt Nam đang tồn tại và phát triển.

Hiện nay, chúng ta đang xây dựng, cải cách và từng bước hoàn thiện kếtoán nói chung và hệ thống BCTC nói riêng trong bối cảnh: (i) Việt Nam đangtrong tiến trình đổi mới mạnh mẽ, toàn diện nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinhtế thị trường và hội nhập kinh tế; (ii) Việt Nam đã và đang tiến hành cải cách môitrường pháp luật theo hướng đầy đủ, thông thoáng; đặc biệt là cải cách hệ thốngkế toán trên cơ sở tiếp cận và hòa hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốctế; (iii) Ngày càng nhiều tổ chức quốc tế tham gia tích cực vào việc thúc đẩy quátrình hòa hợp kế toán quốc tế, tạo một áp lực thực sự đối với hệ thống BCTCcác quốc gia phải tuân thủ chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, nhằmđáp

Page 128: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 117 -

ứng yêu cầu quá trình hội nhập về kinh tế và kế toán.

Những điều kiện trên ảnh hưởng và chi phối đáng kể đến hệ thống kế toánvà BCTC doanh nghiệp Việt Nam.

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng một hệ thống kế toán và BCTChòa hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế, hữu ích với nhiều đối tượng.Theo đó, luận án xác định quan điểm xuyên suốt quá trình xây dựng và hoàn thiệnhệ thống BCTC là: (i) Hòa hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; (ii)Phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế ở ViệtNam; (iii) Đề cao tính linh hoạt của hệ thống BCTC, phù hợp với quy mô, đặc thùdoanh nghiệp và tính đa dạng về đối tượng sử dụng thông tin.

(1) Hòa hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế

Kế toán chính là ngôn ngữ chung trong kinh doanh. Xu thế toàn cầu hóahiện nay và sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn toàn cầu đặt ra yêu cầu cácBCTC phải được lập trên một cơ sở thống nhất. Do đó, hòa hợp kế toán quốc tế làcon đường mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải xem xét thực hiện vì lợi ích củachính mình. Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy quan điểmxây dựng hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC nói riêng vừaphù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với điềukiện phát triển của nền kinh tế Việt Nam là sự lựa chọn hợp lý, song, trong điềukiện hội nhập sâu và rộng như hiện nay, ở một chừng mực nào đó, chính sự chưathống nhất cao về nội hàm của nó trong thực hiện đã góp phần làm chậm lại quátrình hội nhập quốc tế về kế toán ở Việt Nam.

Mục tiêu của IASB là phát triển một bộ chuẩn mực kế toán duy nhất cóchất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn cầu để đáp ứng yêu cầu vềchất lượng, tính minh bạch và tính so sánh được của thông tin trên BCTC nhằmgiúp các bên tham gia vào thị trường vốn thế giới và các đối tượng sử dụngkhác ra quyết định kinh tế; thúc đẩy việc sử dụng và vận dụng nghiêm túc cácchuẩn mực này; và mang lại sự hội tụ giữa các chuẩn mực kế toán quốc gia và

Page 129: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 118 -

chuẩn mực kế toán quốc tế (Choi and Meek, 2011). Các mục tiêu này về cơ bảnphù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế củaViệt Nam hiện nay. Sau hơn 7 năm gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta nói chungvà hệ thống kế toán nói riêng đã có sự chuyển mình, hội nhập khu vực và quốctế. Về lâu dài, khi ranh giới của các quan điểm về soạn thảo và trình bày BCTCtrên thế giới ngày càng thu hẹp, khi nền kinh tế và trình độ quản lý kinh tế đãphát triển ở mức cao hơn, thì sự hòa hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế sẽtrở thành một yêu cầu mang tính tất yếu, mang lại những lợi ích to lớn trong pháttriển và hội nhập kinh tế.

Tóm lại, hòa hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế về soạn thảovà trình bày BCTC là xu thế tất yếu của Việt Nam trong quá trình phát triển vàhoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và hệ thống BCTC nói riêng hiện nay.

(2) Phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhậpkinh tế ở Việt Nam

Đảng và Nhà nước ta khẳng định cơ chế phát triển kinh tế hiện nay vàtrong giai đoạn sắp tới là chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực hiện cácnguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ các loại thị trường và hệ thống thểchế kinh tế thị trường phù hợp với đặc điểm của nước ta. Việt Nam là quốc giađang phát triển, cần phát triển nhanh, hài hòa các thành phần kinh tế và các loạihình doanh nghiệp (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011). Vốn đầu tư toàn xã hộithực hiện năm 2013 theo giá hiện hành đạt 1.091 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so vớinăm trước và bằng 30,4% GDP (Chính phủ, 2014).

Sự phát triển đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực, dịch vụ hoạt động trongnhững năm gần đây là một trong những điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Namtrong thời kỳ hội nhập kinh tế.

Trong lĩnh vực ngân hàng, từ khi gia nhập WTO, hệ thống các ngân hàngthương mại đã có bước phát triển nhanh về mặt số lượng. Năm 2013, Việt Namcó 40 ngân hàng thương mại, 54 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh. Đến nay hệ thống các ngân hàng

Page 130: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 119 -

thương mại đã có mạng lưới bao phủ đến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước(Vũ Văn Thực, 2013).

TTCK Việt Nam sau hơn 13 năm đi vào hoạt động đã có những bước pháttriển đáng kể. Theo báo cáo của UBCKNN, số lượng các tổ chức trung gian trênTTCK đã tăng từ 7 công ty chứng khoán và 1 công ty quản lý quỹ lên 105 công tychứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ. Từ 5 công ty năm 2000 đến nay đã cóhơn 600 công ty và tổ chức niêm yết. Bên cạnh đó, các ngân hàng, công ty tàichính, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các doanh nghiệp bảo hiểm,quỹ đầu tư tham gia thị trường đã góp phần hình thành một hệ thống các nhà đầutư chuyên nghiệp. Từ 3.000 tài khoản năm 2000, đến nay thị trường đã có hơn 1tỷ tài khoản.

Về doanh nghiệp, đến cuối năm 2013, cả nước có khoảng 500.000 doanhnghiệp đang hoạt động thực tế, với các lĩnh vực và ngành nghề rất đa dạng(Chính phủ, 2013)…

Chính sự phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp, quy mô doanhnghiệp và ngành nghề, đặc biệt là sự phát triển của TTCK đã tạo ra một nhu cầuto lớn và đa dạng về đối tượng sử dụng thông tin kế toán trong nền kinh tế thịtrường ở Việt Nam hiện nay. Thông tin kế toán trở thành một kênh thông tin có ýnghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư, người cho vay và chủ nợ, các cơ quan quảnlý Nhà nước, nhà quản trị doanh nghiệp. Nói cách khác, các đặc điểm và sự pháttriển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đặt ra cho hệ thống kế toán Việt Namnói chung và hệ thống BCTC nói riêng các vấn đề vừa là động lực vừa là mục tiêuhoàn thiện, đó là: hệ thống BCTC cung cấp thông tin phù hợp, hữu ích với nhiềuđối tượng sử dụng trong nền kinh tế thị trường, bao gồm: nhà đầu tư, chủ nợ vàcác đối tượng khác; hệ thống BCTC phản ánh đầy đủ và đồng bộ các đối tượng,giao dịch phát sinh trong nền kinh tế.

(3) Đề cao tính linh hoạt của hệ thống BCTC, phù hợp với quy mô, đặcthù doanh nghiệp và tính đa dạng về đối tượng sử dụng thông tin

Cần phải linh hoạt và đa dạng hóa BCTC, bởi vì, tính khuôn mẫu, thiếulinh hoạt, làm cho BCTC bị “ hành chính hóa”, cùng với việc chưa đặt trọng tâm

Page 131: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 120 -

vào việc đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin phù hợp của nhiều đối tượng sử dụngthông tin khác nhau, làm suy giảm đáng kể tính hữu ích của hệ thống BCTC. Nóicách khác, linh hoạt và đa dạng hóa BCTC sẽ góp phần nâng cao tính hữu íchcủa BCTC.

Ở một khía cạnh khác, kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay phát triển đadạng về thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp, quy mô. Về quy mô, ViệtNam có 12 tập đoàn kinh tế, 96 tổng công ty, gần 500 ngàn doanh nghiệp nhỏ vàvừa. Điều đó đặt ra yêu cầu soạn thảo và trình bày BCTC phù hợp đặc điểm kinhdoanh của các loại hình doanh nghiệp với các quy mô khác nhau, có xét tới khíacạnh cân đối giữa lợi ích và chi phí.

Tính linh hoạt thể hiện ở quy định mở về phạm vi lập báo cáo, linh hoạttrong nội dung, kết cấu của báo cáo, vừa đảm bảo cung cấp thông tin tối thiểu cầnthiết mang tính bắt buộc theo khuôn khổ, vừa cho phép công bố thông tin chi tiếtphù hợp với quy mô, loại hình và đặc thù riêng, trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu cơbản của kế toán.

Tính đa dạng của BCTC chính là kết quả của sự linh hoạt, trên nền tảngmột hệ thống BCTC chuẩn hóa. Linh hoạt và đa dạng hóa BCTC là hai khía cạnhcủa cùng một vấn đề. Theo đó, linh hoạt là cơ sở của đa dạng hóa; còn đa dạnghóa là biểu hiện cụ thể của tính linh hoạt, được thực hiện trên nền tảng của sự linhhoạt.

3.1.2. Phương hướng hoàn thiện

(1) Đẩy mạnh và chủ động trong việc áp dụng và hòa hợp với chuẩnmực kế toán và thông lệ quốc tế.

Như đã trình bày, để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế vềkinh tế và kế toán, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính quốctế, vấn đề then chốt đối với hệ thống kế toán và BCTC Việt Nam là thực hiện hòahợp với IAS/IFRS, tiến tới áp dụng đầy đủ IAS/IFRS.

Phân tích ở Chương 1 cho thấy, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trìnhhòa hợp tiến tới áp dụng đầy đủ IAS/IFRS đối với hệ thống kế toán và BCTC là

Page 132: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 121 -

cần chủ động trong hội nhập. Mô tả ở Chương 2 về đặc điểm các nhân tố tácđộng đến hệ thống kế toán và BCTC Việt Nam cũng cho thấy, Việt Nam hiện cómối quan hệ chính trị, kinh tế với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, quá trình hộinhập quốc tế về kinh tế trong xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ tất yếu đòi hỏiViệt Nam phải xây dựng một hệ thống kế toán và BCTC hòa hợp với chuẩn mựckế toán quốc tế, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.

Phương hướng hội nhập với chuẩn mực kế toán quốc tế mang tính “chủđộng” áp dụng cho Việt Nam cần thể hiện được các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, sự chủ động trong hội nhập thể hiện ở việc nhanh chóng cậpnhật quy định đối với chuẩn mực đã ban hành và đẩy mạnh ban hành các chuẩnmực mới phù hợp với IAS/IFRS. Tuy nhiên, chủ động không có nghĩa là saochép rập khuôn toàn bộ IAS/IFRS, tùy tính chất của từng chuẩn mực mà xem xétđến các điều kiện của Việt Nam trong áp dụng.

Thứ hai, việc ban hành các chuẩn mực trên cơ sở điều chỉnh theo tìnhhình thực tế Việt Nam tỏ ra không phù hợp đối với một số lĩnh vực, chẳng hạnđối với thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Việc áp dụng VAS đã được điềuchỉnh sẽ không phản ánh đầy đủ và xác thực thông tin hoạt động của các chủ thểhoạt động trong thị trường này. Do vậy, các chuẩn mực về trình bày BCTC,chuẩn mực liên quan trực tiếp đến thị trường vốn, thị trường chứng khoán cầnđược áp dụng đầy đủ theo IAS/IFRS, nhằm tạo ra sự minh bạch thông tin của cáctổ chức kinh doanh chứng khoán, cũng như của cả các doanh nghiệp khác màtrong cơ cấu tài sản có nhiều công cụ tài chính, đáp ứng nhu cầu minh bạch thôngtin ngày càng cao của thị trường.

Thứ ba, việc áp dụng giá trị hợp lý trong định giá các yếu tố của BCTC;ghi nhận và báo cáo nguồn lực tri thức, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trênBCTC cũng phải tiệm cận với thông lệ quốc tế.

Thứ tư, cần thiết xây dựng một chiến lược, xác định các giai đoạn cho quátrình hội nhập với chuẩn mực kế toán quốc tế.

Page 133: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 122 -

(2) Thống nhất một chế độ kế toán doanh nghiệp

Việc đạt được một chế độ kế toán doanh nghiệp thống nhất sẽ mang lạinhiều lợi ích trước mắt và lâu dài cho hoạt động kế toán ở Việt Nam, chẳng hạn:hệ thống kế toán và BCTC đạt được sự thống nhất, chặt chẽ; doanh nghiệp dễvận dụng và cập nhật các thay đổi; Nhà nước dễ kiểm soát, điều chỉnh, bổ sung;công tác đào tạo, nghiên cứu về kế toán cũng thuận lợi hơn.

Thống nhất và chuẩn hóa một chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng chomọi loại hình doanh nghiệp cũng là cơ sở để thực hiện linh hoạt và đa dạng hóaBCTC. Thống nhất một chế độ kế toán doanh nghiệp không có nghĩa là tất cả cácdoanh nghiệp sẽ thực hiện “rập khuôn” trong soạn thảo và trình bày BCTC. Nóicách khác, việc thống nhất một chế độ kế toán hoàn toàn không gây trở ngại choviệc vận dụng của doanh nghiệp, bởi vì, trên cơ sở chế độ kế toán doanh nghiệpthống nhất, Nhà nước hướng dẫn áp dụng về hình thức và nội dung BCTC phùhợp với quy mô và đặc thù kinh doanh.

(3) Việc phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệpViệt Nam cần được thực hiện theo một lộ trình phù hợp.

Nội dung cơ bản của lộ trình này được phác họa như sau:

Trong ngắn hạn, thực hiện các giải pháp để khắc phục nhanh các hạn chếtrước mắt của hệ thống BCTC hiện hành.

Như đã đánh giá ở phần 2.3.3.2, cơ sở định giá, đặc điểm chất lượng vànguyên tắc lập BCTC, hệ thống BCTC, ghi nhận và trình bày các khoản mục trênBCTC hiện hành tồn tại một số hạn chế nhất định. Những hạn chế này một phầnliên quan đến nguyên tắc kế toán, phần lớn thuộc về phương pháp soạn thảo vàtrình bày, một số vấn đề mang tính kỹ thuật, có thể điều chỉnh được trong ngắnhạn, cần được khẩn trương thực hiện, để từng bước chuẩn hóa hệ thống BCTC.

Trên cơ sở một hệ thống báo cáo đã được khắc phục các hạn chế trongngắn hạn, cần song song thực hiện các giải pháp đồng bộ để tạo lập cơ sở vàphương thức thực hiện một hệ thống BCTC linh hoạt, đáp ứng yêu cầu về tính đadạng của đối tượng sử dụng thông tin và quy mô doanh nghiệp.

Page 134: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 123 -

Trong dài hạn, nâng cấp toàn diện hệ thống BCTC doanh nghiệp, xâydựng và thực hiện các giải pháp chiến lược nhằm đạt đến mục tiêu hòa hợp, tiếnđến áp dụng đầy đủ chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế. Xây dựng lộ trình vàthực hiện các giải pháp dài hạn liên quan đến cập nhật, ban hành các chuẩn mựcBCTC Việt Nam (VFRS) áp dụng đầy đủ IAS/IFRS, áp dụng đo lường giá trị hợplý, báo cáo nguồn lực tri thức và trách nghiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC.

Phương hướng phát triển, hoàn thiện hệ thống BCTC nhằm hướng đến haimục tiêu quan trọng: (i) Nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC; (ii) Hòa hợpvới chuẩn mực kế toán và thông lệ và quốc tế trong ngắn hạn, tiến tới áp dụngđầy đủ chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế trong dài hạn.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệpViệt Nam

3.2.1. Các giải pháp trong ngắn hạn để khắc phục hạn chế của hệ thốngBCTC hiện hành

Như đã trình bày ở trên, cơ sở định giá, đặc điểm chất lượng và nguyên tắclập BCTC, hệ thống BCTC, ghi nhận và trình bày các khoản mục trên BCTC hiệnhành tồn tại một số hạn chế nhất định. Những hạn chế trước mắt này một phầnliên quan đến nguyên tắc kế toán, phần lớn thuộc về phương pháp soạn thảo vàtrình bày, một số vấn đề mang tính kỹ thuật, có thể điều chỉnh được trong ngắnhạn, cần được khẩn trương thực hiện, để từng bước chuẩn hóa hệ thống BCTC.

Trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống BCTC linh hoạt trong nền kinh tế thịtrường.

3.2.1.1. Hoàn thiện các quy định về khung lý thuyết cho Báo cáotài chính

(a) Sửa đổi, bổ sung Luật Kế toánNhư đã trình bày ở mục 2.3.3.2, Luật Kế toán được ban hành cách đây hơn

10 năm, đến nay nhiều nội dung đã không còn phù hợp khi Việt Nam đã gia nhậpTổ chức thương mại thế giới, nền kinh tế đã phát triển một bước cao hơn, nhiều

Page 135: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 124 -

văn bản luật ở các lĩnh vực khác có liên quan đã được sửa đổi, bổ sung hoặc banhành mới.

Do vậy, Luật Kế toán cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung một cách toàndiện nhằm chuẩn hóa về tính minh bạch, thống nhất và hội nhập. Nội dung chủyếu cần sửa đổi, bổ sung xoay quanh các nội dung về: đối tượng áp dụng; nguyêntắc kế toán; cơ sở định giá; tổ chức nghề nghiệp về kế toán; kỳ kế toán của doanhnghiệp đặc thù; áp dụng hệ thống sổ kế toán; hóa đơn bán hàng; lập BCTC tổnghợp và BCTC hợp nhất…

Một số nội dung chủ yếu có liên quan đến hệ thống BCTC cần được xemxét sửa đổi như sau:

- Cần sửa đổi nguyên tắc giá trị tài sản được tính theo giá gốc thànhnguyên tắc kết hợp giữa giá gốc với giá trị hợp lý;

- Bỏ từ “chính xác” tại khoản 3 điều 6 về yêu cầu kế toán vì không phù hợpvới các ước tính kế toán;

- Quy định lại về đơn vị kế toán, theo hướng, một doanh nghiệp phụ thuộcđạt đến quy mô nhất định phải được xem là đơn vị kế toán (tránh tình trạng cácdoanh nghiệp có quy mô rất lớn nhưng không bổ nhiệm kế toán trưởng vì chỉ lậpvà nộp báo cáo cho đơn vị cấp trên);

- Điều chỉnh thuật ngữ kỳ kế toán theo hướng phân biệt kỳ kế toán với niênđộ kế toán;

- Bổ sung thêm vào Danh mục Báo cáo tài chính (Khoản 3 điều 29) củađơn vị kinh doanh mẫu “ Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu”;

- Quy định rõ về lập BCTC tổng hợp và BCTC hợp nhất: Đơn vị kế toáncấp trên phải lập BCTC tổng hợp dựa trên các BCTC của các đơn vị trong cùngđơn vị kế toán cấp trên. Công ty mẹ phải lập BCTC hợp nhất trên cơ sở BCTCcùa công ty mẹ và các công ty con.

Việc sửa Luật không chỉ đơn thuần nhìn vào những hạn chế mà Luật đãbộc lộ. Cần có một tổng kết đánh giá cụ thể về nội dung của Luật kế toán hiệnhành trong mối quan hệ với những yêu cầu của thực tiễn, của quá trình đổi mới vàhội nhập kinh tế hiện tại và tương lai, để từ đó ban hành một Luật Kế toán chuẩnhóa, vừa xứng tầm là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán, vừa tạo điều kiện, mở

Page 136: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 125 -

đường cho quá trình phát triển và hội nhập của hệ thống kế toán Việt Nam nóichung và hệ thống BCTC doanh nghiệp nói riêng.

(b) Nâng cấp VAS 1, chuẩn hóa quy định về mục tiêu, đặc điểm chấtlượng, nguyên tắc soạn thảo và trình bày BCTC.

Chuẩn mực chung (VAS 01) quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, yêucầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của BCTC. VAS 01 vàFramework có nhiều điểm hài hòa với nhau vì VAS 01 được xây dựng trên cơ sởtham khảo Framework và vận dụng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tuynhiên, một số khái niệm và nguyên tắc trong Framework chưa được đề cập hoặcđề cập không đầy đủ trong VAS 1. Điều này ảnh hưởng đến vai trò của Chuẩnmực chung, đến nguyên tắc soạn thảo và trình bày BCTC. Do vậy, cần bổ sung,điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến Chuẩn mực chung như sau:

Thứ nhất, quy định việc sử dụng kết hợp “giá trị hợp lý” cùng với “nguyêntắc giá gốc”.

Việc quy định sử dụng nguyên tắc giá gốc như hiện nay làm cho BCTCtrong nhiều trường hợp không phản ánh được thực chất năng lực tài chính củadoanh nghiệp. Giá trị ghi sổ của tài sản trên BCTC có thể chưa thực sự sát với giátrị có thể thu hồi của tài sản, trong khi có rất nhiều nhân tố dẫn đến sự sụt giảmgiá trị tài sản, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Trong khi đó, IFRSFramework (2010) đã đưa ra một số cơ sở đo lường được sử dụng với mức độ vàcách kết hợp khác nhau trong BCTC. Đồng thời, tháng 5/2011, IASB đã pháthành IFRS 13 - Đo lường giá trị hợp lý, có hiệu lực từ 01/01/2013.

Do vậy, trước mắt, VAS 1 cần phải quy định việc sử dụng kết hợp “giá trịhợp lý” cùng với “nguyên tắc giá gốc”. Trên cơ sở đó, quy định trong các VAS cụthể và các hướng dẫn việc sử dụng giá trị hợp lý đối với các đối tượng và giaodịch nhằm giúp BCTC doanh nghiệp phản ánh trung thực và hợp lý giá trị tài sản.Tiếp theo đó, ban hành chuẩn mực “ Đo lường giá trị hợp lý”, xác lập điều kiện,phương pháp, lộ trình áp dụng “Nguyên tắc giá trị hợp lý” trong hệ thống kế toánViệt Nam nói chung và trong việc soạn thảo và trình bày BCTC nói riêng.

Thứ hai, thay thế các yêu cầu kế toán bằng các đặc điểm chất lượng củathông tin tài chính hữu ích.

Page 137: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 126 -

Như đã trình bày, VAS1 đề cập đến các đặc điểm chất lượng của thôngtin tài chính hữu ích dưới dạng các yêu cầu kế toán, bao gồm: trung thực, kháchquan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, và có thể so sánh; các yêu cầu này “phải đượcthực hiện đồng thời” (Bộ Tài chính, 2002a). VAS 21 cũng đề cập đến nguyêntắc và yêu cầu lập và trình bày BCTC. Tuy nhiên các quy định này chưa thểhiện được một cách thống nhất và cụ thể quy định về đặc điểm chất lượng củaBCTC. Trong khi đó, IASB đã quy định, mô tả và giải thích rõ ràng các thứ bậccủa đặc điểm chất lượng.

Do vậy, cần thiết thay thế các yêu cầu kế toán bằng các đặc điểm chấtlượng của thông tin tài chính hữu ích. Nội dung các đặc điểm chất lượng củathông tin tài chính hữu ích phù hợp với quy định của IASB tại IFRS Framework.Theo đó, đặc điểm chất lượng bao gồm đặc điểm chất lượng cơ bản và đặc điểmchất chất lượng bổ sung, “nội dung quan trọng hơn hình thức” không được đềcập như một tiêu chuẩn riêng biệt vì nó đã bao hàm trong “trình bày trungthực”. Ngoài ra, có thể có những hướng dẫn thích hợp về rào cản chi phí trongđiều điều kiện Việt Nam.

Thứ ba, khái niệm “bảo toàn vốn” (capital maintenance) cũng cần được bổsung vào Chuẩn mực chung như là một trong những yếu tố quyết định mô hình kếtoán được sử dụng trong trình bày BCTC. Theo đó, nêu ra các phương pháp vàcác trường hợp nào sẽ được áp dụng việc bảo toàn vốn khi cần thiết. Điều này sẽlà cơ sở rất quan trọng giúp cho hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và hệ thốngBCTC nói riêng hội nhập với thông lệ quốc tế.

Thứ tư, nâng cấp, tiến đến thay thế VAS 1 – Chuẩn mực chung thànhVietnamese Conceptual Framework.

Hiện nay, VAS 1 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toáncơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của BCTC doanh nghiệp, nhưng lạiđược xem như là một chuẩn mực kế toán. Điều này làm cho vai trò của VAS 1 trởnên không rõ ràng, không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Do vậy, trên cơ sở bổ sung, điều chỉnh, nội dung, cần tiến tới nâng cấp,thay thế VAS 1 – Chuẩn mực chung thành Vietnamese Conceptual Framework(Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC Việt Nam).

Page 138: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 127 -

3.2.1.2. Điều chỉnh, bổ sung kết cấu, nội dung hệ thống Báo cáotài chính hiện hành

(a) Điều chỉnh, bổ sung hệ thống BCTC

(1) Bổ sung Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữuNhư đã trình bày ở chương 2, hiện tại Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

chưa được trình bày thành một báo cáo riêng biệt trong hệ thống BCTC doanhnghiệp, trong khi, theo IFRS Framework, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu là mộtbáo cáo riêng biệt trong hệ thống BCTC.

Nhằm hòa hợp với chuẩn mực quốc tế, thiết nghĩ, có thể xem xét trình bàyvà công bố Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu như là một báo cáo riêng biệt tronghệ thống BCTC. Thay đổi trong vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp từ đầu đếncuối kỳ báo cáo thể hiện sự tăng lên hoặc giảm đi của tài sản thuần trong kỳ. Trừnhững thay đổi do các giao dịch với chủ sở hữu với tư cách là chủ sở hữu (nhưgóp vốn, mua lại cổ phần của đơn vị và cổ tức) và chi phí giao dịch liên quan trựctiếp đến những giao dịch này, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trong kỳ trình bàytổng thu nhập và chi phí. Theo đó, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu cung cấpthông tin liên quan đến sự tăng, giảm giá trị của tài sản thuần hoặc vốn đầu tư củacổ đông theo các nguyên tắc đo lường cụ thể được lựa chọn và công bố, bao gồmcác thông tin sau:

- Tổng lợi nhuận tổng hợp của một kỳ, trình bày riêng phần chia cho chủ sởhữu của công ty mẹ và các cổ đông thiểu số;

- Tác động của việc áp dụng hồi tố hoặc điều chỉnh hồi tố lên từng thànhphần của vốn chủ sở hữu, theo quy định của IAS 8- Chính sách kế toán, sự thayđổi trong ước tính kế toán và sai sót; và

- Đối chiếu giữa giá trị đầu kỳ và cuối kỳ cho từng thành phần của vốn chủsở hữu và thuyết minh riêng các thay đổi phát sinh từ:

+ Lãi lỗ (hoạt động kinh doanh); + Thu nhập tổng hợp khác;và + Các giao dịch với chủ sở hữu của doanh nghiệp với tư cách là chủ sở

hữu, trình bày rõ giá trị đóng góp của chủ sở hữu và giá trị phânchia cho các chủ sở hữu và thay đổi về tỷ lệ sở hữu của chủ sở hữu

Page 139: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 128 -

trong các công ty con mà không dẫn đến mất quyền kiểm soát.Doanh nghiệp trình bày trong báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, hoặc trong

thuyết minh BCTC, khoản cổ tức ghi nhận là phần phân chia cho các chủ sở hữutrong kỳ và cổ tức được chia trên mỗi cổ phiếu.

(2) Đổi tên “Bảng cân đối kế toán” thành “Báo cáo tình hình tài chính”.

(3) Đổi tên “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” thành “Báo cáo lợinhuận tổng hợp” hoặc “Báo cáo lãi lỗ và thu nhập khác”.

Như vậy, hệ thống BCTC doanh nghiệp sau khi bổ sung Báo cáo thay đổivốn chủ sở hữu và điều chỉnh chỉnh tên gọi đối với Bảng cân đối kế toán và Báocáo KQHĐKD, sẽ bao gồm :

- Báo cáo tình hình tài chính;- Báo cáo lợi nhuận tổng hợp hoặc Báo cáo lãi lỗ và thu nhập khác;- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu;- Báo cáo lưu chuyển tiền;- Thuyết minh BCTC.

(b) Điều chỉnh, bổ sung nội dung các khoản mục trên BCTC

(i) Bảng cân đối kế toán(1) Thay đổi tên gọi Bảng cân đối kế toán thành Báo cáo tình hình tài

chính cho phù hợp với IAS 1 và nội dung, bản chất của thông tin trình bày trênbáo cáo này.

(2) Bỏ quy định ghi chép trên các tài khoản ngoài bảng. Việc quy định ghi chép kế toán trên các tài khoản ngoài Bảng CĐKT hiện

nay tỏ ra bất cập vì quy định vừa thừa vừa thiếu và không phù hợp với chuẩn mựckế toán và thông lệ quốc tế. Do vậy nên bỏ các tài khoản ngoài bảng, đồng thời bổsung các nội dung tương ứng trong thuyết minh BCTC.

(3) Quy định lại phương pháp tính giá hàng tồn kho cho phù hợp với thônglệ quốc tế. Theo đó, không sử dụng phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO); giávốn sẽ được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) hoặc phươngpháp bình quân, ngoại trừ hàng tồn kho không thể hoán đổi cho nhau một cách

Page 140: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 129 -

thông thường và hàng hóa được sản xuất hoặc dịch vụ được cung cấp tách riêngtheo từng dự án sẽ được xác định theo phương pháp giá đích danh.

(4) Phân loại lại một số chỉ tiêu chưa được phân loại và trình bày phù hợpvới nguyên tắc trọng yếu và tập hợp. Cụ thể :

- Chỉ tiêu Hàng tồn kho là tập hợp của hàng mua đang đi đường, nguyên vậtliệu, công cụ, chi phí sản xuất dỡ dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi đi bán,hàng hóa kho bảo thuế, trong khi từng nhóm khoản mục trong đó có thể trọng yếuvà cần phải trình bày riêng biệt. Do vậy, cần phải trình bày từng nhóm khoản mụcnày thành một chỉ tiêu riêng biệt trên báo cáo. Theo đó, điều chỉnh, bổ sung cácchỉ tiêu phản ánh giá trị hiện của các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sảnxuất, kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tách chỉ tiêu “hàng tồn kho” thànhcác chỉ tiêu:

+ Nguyên vật liệu, công cụ;+ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang;+ Thành phẩm, hàng hóa;

- Tách Chỉ tiêu “Đầu tư ngắn hạn” thành 2 chỉ tiêu :+ Đầu tư chứng khoán ngắn hạn;+ Đầu tư ngắn hạn khác.

- Tách chỉ tiêu “Đầu tư dài hạn khác” thành 2 chỉ tiêu :+ Đầu tư chứng khoán dài hạn;+ Đầu tư dài hạn khác.

(5) Sửa tên một số chỉ tiêu cho phù hợp và nhất quán. Chẳng hạn, “Phải trảngười bán” thành “Phải trả người bán ngắn hạn” “Phải thu dài hạn nội bộ” thành“Phải thu nội bộ dài hạn”; “Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác” thành“Phải trả ngắn hạn khác”…

(6) Các khoản phải thu cần tính đến các khoản khấu trừ, chiết khấu chokhách hàng trước hoặc ngay thời điểm thanh toán để trình bày số thuần trên báocáo (nếu trọng yếu).

(7) Bổ sung quy định hoặc hướng dẫn đối với các khoản suy giảm giá trịđối với tài sản cố định, trong khi chờ đợi ban hành một chuẩn mực chính thức vềsuy giảm giá trị tài sản.

Page 141: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 130 -

Quy định về suy giảm giá trị của tài sản có ý nghĩa quan trọng và cần thiết,đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế khi mà tồn tại các dấu hiệu cả bêntrong và bên ngoài doanh nghiệp về sự sụt giảm giá trị của tài sản. Chính vì vậy,các doanh nghiệp phải tiến hành xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản để bảođảm rằng tài sản được ghi nhận không cao hơn giá trị có thể thu hồi. Hơn nữa,phạm vi điều tiết của chuẩn mực “ Suy giảm giá trị tài sản” lại có sức lan tỏa rộngnhư đất đai, nhà cửa, trang thiết bị … mà những tài sản này lại chiếm tỷ trọng lớntrên tổng tài sản, đặc biệt là ở các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.

Do vậy, trong khi chờ đợi ban hành một chuẩn mực chính thức về giảm giátrị tài sản, cần có quy định bổ sung nội dung cho các khoản giảm giá trị đối vớitài sản cố định. Nội dung của các quy định này cần tiếp cận với IAS 36 và IAS16. Theo đó, các tài sản sẽ không thể được ghi nhận và báo cáo ở giá trị cao hơngiá trị có thể thu hồi được (recoverable amount). Doanh nghiệp cần phải ghi giảmgiá trị ghi sổ của một tài sản về bằng giá trị có thể thu hồi được nếu giá trị ghi sổcủa tài sản không thể thu hồi hoàn toàn. Nói cách khác, nếu giá trị của một tài sảntrong bảng CĐKT cao hơn giá trị thực tế của nó, được đo lường là giá trị có thểthu hồi được, tài sản đó được đánh giá là bị một khoản lỗ giảm giá trị. Do vậy nócần được ghi giảm giá trị đúng bằng giá trị lỗ do giảm giá trị tài sản (animparement loss), là số tiền mà giá trị ghi sổ của một tài sản vượt quá số tiền cóthể thu hồi được của nó. Tương tự, theo IAS 16 – Tài sản cố định hữu hình, khigiá trị có thể thu hồi của TSCĐ được giảm xuống thấp hơn giá trị còn lại, thì giátrị còn lại cần được điều chỉnh giảm xuống mức giá trị có thể thu hồi được.

(8) Bổ sung quy định các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn hoặc đầu tưchứng khoán dài hạn được báo cáo theo giá trị hợp lý thay vì giá gốc như hiệnnay, trong khi chờ đợi ban hành một chuẩn mực chính thức về đo lường giá trịhợp lý.

(9) Bổ sung hướng dẫn hạch toán đối với nghiệp vụ phát hành trái phiếuchuyển đổi phù hợp với IAS 39 - Công cụ tài chính: Ghi nhận và đánh giá, trongkhi chờ ban hành chính thức VAS về công cụ tài chính, nhằm tránh tình trạngdoanh nghiệp vẫn có thể ghi nhận toàn bộ giá trị phát hành vào nợ phải trả, mà lẽ

Page 142: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 131 -

ra phải tách biệt được giá trị phần nợ phải trả và phần vốn chủ sở hữu của công cụnày. Theo đó, ngoài hướng dẫn về trình bày BCTC, Bộ Tài chính cần có hướngdẫn hạch toán tách biệt được giá trị phần nợ phải trả và phần vốn chủ sở hữu, theohướng: phần nợ phải trả trong trái phiếu chuyển đổi được tính là giá trị hiện tạicủa các khoản thanh toán trong tương lai gồm có gốc và lãi trái phiếu được chiếtkhấu; phần chênh lệch giữa giá phát hành và nợ phải trả phải được ghi nhận vàovốn chủ sở hữu.

(10) Bổ sung quy định doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiềntệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập BCTC giữa niên độ, nhằm phản ánh trung thựcthông tin về các khoản mục này trên BCTC. Ngoài ra, cần bổ sung quy địnhkhông bắt buộc phải đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản có gốc ngoại tệ đốivới tiền nhận trước của người mua, trả trước cho người bán, doanh thu nhận trướctrong trường hợp có bằng chứng về việc các khoản này không phải thu hồi hoặcthanh toán.

(11) Hướng dẫn lại về việc chuyển các khoản nợ và vay dài hạn sang nợdài hạn đến hạn trả khi phân loại nợ phải trả trên BCTC tại thời điểm cuối niênđộ. Theo đó, cần quy định bổ sung việc chuyển các khoản vay dài hạn sang nợ dàihạn đến hạn trả và báo cáo trên BCTC như một khoản nợ ngắn hạn.

(12) Bổ sung chỉ tiêu “ Phải trả cổ tức” vào phần Nguồn vốn - Loại A- MụcI, hoặc tính vào chỉ tiêu Phải trả, phải nộp ngắn hạn khác khoản cổ tức phải trả.Khi lập BCTC năm, các công ty thường đã có kế hoạch chia cổ tức cho năm rồi.Những khoản cổ tức này cho dù chưa có quyết định chính thức thì, theo nguyêntắc thận trọng, cần ghi nó là một khoản cổ tức (ước tính) phải trả và ghi giảmphần “Lợi nhuận chưa phân phối”.

Mẫu “Báo cáo tình hình tài chính” theo đề nghị của luận án được trình bàytại Phụ lục 11.

(ii) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

(1) Đổi tên “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”

Tiêu đề “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” chưa phản ánh được

Page 143: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 132 -

toàn diện kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, cần đổi tên thành “Báocáo lợi nhuận tổng hợp” hoặc “ Báo cáo lãi lỗ và thu nhập khác”

(2) Thay đổi cấu trúc của Báo cáo KQHĐKD

Theo IAS 1 (2012), doanh nghiệp có thể trình bày lãi lỗ và thu nhập tổnghợp khác trong một báo cáo duy nhất (báo cáo lợi nhuận tổng hợp), với lãi lỗ vàthu nhập tổng hợp khác được trình bày thành hai phần. Như vậy, Báo cáo lợinhuận tổng hợp được hiểu là báo cáo về sự thay đổi tài sản thuần của doanhnghiệp là kết quả của những giao dịch và những sự kiện khác mà không liên quanđến thay đổi do những giao dịch với chính chủ sở hữu. Báo cáo lợi nhuận tổnghợp sẽ bao gồm 2 phần: Lãi lỗ; thu nhập tổng hợp khác.

(3) Tách doanh thu và chi phí tài chính ra khỏi nội dung của lợi nhuận hoạtđộng kinh doanh.

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, lãi/lỗ kinh doanh là các khoản lãi lỗ từcác họat động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, không bao gồm cáckhoản thu nhập và chi phí tài chính (bao gồm chi phí lãi vay). Theo quy định hiệnhành, chỉ tiêu này bao gồm cả doanh thu và chi phí tài chính (tức là bao gồm cáckhoản lãi/lỗ do đầu tư cổ phiếu và chi phí lãi vay). Điều này vừa không phù hợpvới chuẩn mực kế toán, vừa rất dễ tạo ra sự nhập nhằng về thông tin, thậm chíhiểu nhầm cho nhà đầu tư, khi các khoản lãi/lỗ bán cổ phiếu vốn không phải củahoạt động mang tính thường xuyên của công ty, có thể được hiểu là kết quả hoạtđộng chủ yếu của công ty.

Do vậy, cần điều chỉnh một số nội dung sau:

- Bổ sung chỉ tiêu “ Lãi vay hoạt động kinh doanh” phản ánh chi phí lãi vayphục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (Theo dõi chi tiết trên TK 635).

- Đổi tên chỉ tiêu “ Doanh thu hoạt động tài chính” thành “ Doanh thu hoạtđộng đầu tư, tài chính”; đổi tên chỉ tiêu “Chi phí hoạt động tài chính thành” thành“Chi phí hoạt động đầu tư, tài chính” nhằm phản ánh đúng nội dung kinh tế củachỉ tiêu.

- Bổ sung chỉ tiêu “ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, tài chính”

Page 144: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 133 -

- Từ “thuần” trong chỉ tiêu “ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh”cũng cần được cắt bỏ, vì nó rất dễ gây nhầm lẫn là đã trừ thuế thu nhập.

(4) Thay thế các chỉ tiêu “Thu nhập khác”, “Chi phí khác” và “Lợi nhuậnkhác” bằng một chỉ tiêu “Lợi nhuận khác”, vì dù các hoạt động khác có góp phầnlàm tăng, giảm lợi nhuận kế toán nhưng thực chất được doanh nghiệp thực hiệnmà không gắn với mục tiêu “tìm kiếm” lợi nhuận (như phạt vi phạm hợp đồng,thu hồi nợ khó đòi đã xóa sổ …), và cũng không có sự tương xứng giữa “Thunhập khác” và “Chi phí khác” để có thể xác lập mối liên hệ nhân quả giữa chúng.

(5) Bổ sung chỉ tiêu “Lãi suy giảm trên cổ phiếu” và chuẩn hóa hướng dẫntính chỉ tiêu “Lãi cơ bản trên cổ phiếu” (EPS).

Việc tính lãi suy giảm trên cổ phiếu cung cấp thước đo lợi ích của mỗi cổphiếu phổ thông trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp khi tính tới tác độngcủa các cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm đang lưu hành trongkỳ. Đối với những công ty có phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưuđãi có thể chuyển đổi hoặc có kế hoạch cho người lao động được nhận cổ phiếuphổ thông của công ty... khi những người này thực hiện quyền chuyển đổi thànhcổ phiếu phổ thông, thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty sẽ bị giảm. Nhữngthông tin này có ý nghĩa tham khảo cần thiết cho việc ra quyết định của nhàđầu tư.

Theo quy định của IAS 33 - Lãi trên cổ phiếu, lãi dùng để tính EPS phảitrừ các khoản lãi không dành cho cổ đông phổ thông (phần phân phối lợi nhuậnvào các quỹ doanh nghiệp). Những khoản thưởng này sẽ được tính vào chi phí đểtrừ ra khỏi lãi cho việc tính EPS. Do vậy, cần điều chỉnh cách tính chỉ tiêu lãi cơbản trên cổ phiếu cho phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế.

Công thức để tính “lãi cơ bản trên cổ phiếu” và “lãi suy giảm trên cổphiếu” theo đề nghị của luận án được trình bày tại Phụ lục 12.

(6) Lộ trình áp dụng “Báo cáo lợi nhuận tổng hợp”

Báo cáo lợi nhuận tổng hợp là một vấn đề khá mới ở Việt Nam. Do vậy,luận án đề xuất lộ trình cho việc áp dụng “Báo cáo lợi nhuận tổng hợp” như sau:

Page 145: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 134 -

- Trước mắt (1-3 năm tới): Đổi tên Báo cáo KQHĐKD thành “ Báo cáo lợinhuận”. Phần báo cáo về thu nhập tổng hợp khác được trình bày trong Thuyếtminh BCTC;

- Tiếp theo đó, đổi tên “Báo cáo lợi nhuận” thành “ Báo cáo lợi nhuậntổng hợp”, hoặc “ Báo cáo lãi lỗ và thu nhập khác” trình bày đầy đủ 2 phần“ Báo cáo lãi lỗ” và “Báo cáo thu nhập tổng hợp khác”.

Mẫu “Báo cáo lợi nhuận” và “Báo cáo lợi nhuận tổng hợp” theo đề nghịcủa luận án được trình bày tại Phụ lục 13, Phụ lục 14.

(iii) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

(1) Xem xét quy định về các khoản thu thấu chi (bank-overdrafts) và cáckhoản tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn trong các luồng tiền, theo hướng: khoản thấuchi ngân hàng phải được ứng xử như là một khoản nợ vay ngắn hạn và xếp vàocác luồng tiền của hoạt động tài chính (Mục III.3 – Tiền vay ngắn hạn, dài hạnnhận được); các khoản tăng giảm về “tiền gởi tiết kiệm” nên được xếp vào cácdòng thu, chi như là một khoản tiền gởi ngân hàng.

(2) Ngoài ra, về mặt kỹ thuật, cần quy định phân biệt rõ nợ phải trả do muahàng hóa, nguyên liệu, nhận cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanhvà nợ phải trả do mua sắm TSCĐ thuộc hoạt động đầu tư trong lập báo cáo lưuchuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp để tránh sự lẫn lộn giữa dòng tiền hoạtđộng đầu tư và dòng tiền hoạt động tài chính.

(iv) Thuyết minh BCTC

(1) Bổ sung thuyết minh các khoản trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tàichính để nhà đầu tư có những thông tin cụ thể về và chi tiết giá trị của các khoảnđầu tư, các khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. Việc công khai trích lậpcác khoản dự phòng này, cùng với các giải thích về cách thức trích lập dự phòng,lý do không trích lập dự phòng rất có ý nghĩa đối với nhà đầu tư khi xem xét vàđánh giá tổn thất với từng khoản đầu tư tài chính. Nội dung thuyết minh có thể rấtngắn gọn song có ý nghĩa tham khảo quan trọng.

Page 146: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 135 -

(2) Công bố các thông tin về trái phiếu chuyển đổi của các công ty niêm yếttại Mục V.20 trên Bản thuyết minh BCTC. Những thông tin này là cơ sở rất quantrọng để đánh giá khả năng thanh toán, cũng như dự đoán EPS của công ty.Những thông tin cần phải thuyết minh bao gồm:

+ Trái phiếu chuyển đổi tại thời điểm đầu kỳ;

+ Trái phiếu chuyển đổi phát hành thêm trong kỳ;

+ Trái phiếu chuyển đổi được chuyển thành cổ phiếu trong kỳ;

+ Trái phiếu chuyển đổi đáo hạn không chuyển thành cổ phiếu trong kỳ;

+ Trái phiếu chuyển đổi tại thời điểm cuối kỳ.

(3) Bắt buộc trình bày tách biệt các hoạt động tiếp tục khỏi các hoạt độnggián đoạn trong phần thuyết minh BCTC

Theo IFRS 5 - Tài sản dài hạn chờ bán và hoạt động gián đoạn - các hoạtđộng tiếp tục và ngưng trệ được yêu cầu trình bày riêng biệt. Điều này có ý nghĩaquan trọng trong việc giúp người sử dụng các BCTC tăng khả năng dự đoán cácdòng tiền, EPS và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong khi đó VAS chưađề cập đến yêu cầu này, dẫn đến nhà đầu tư, người cho vay thiếu cơ sở đánh giáxác thực về năng lực hoạt động thực sự của doanh nghiệp.

Do vậy, trước mắt, cần bổ sung quy định yêu cầu thuyết minh các hoạtđộng bị ngưng trệ trong Bảng thuyết minh BCTC.

(4) Để khắc phục tình trạng khá cồng kềnh hiện nay của thuyết minhBCTC, có thể xem xét chỉ trình bày chi tiết những thông tin đối với các trườnghợp: các chỉ tiêu được lập trên cơ sở “tập hợp” thông tin từ nhiều tài khoản cấpmột và khác nhau về bản chất, chức năng; hoặc các chỉ tiêu được lập trên cơ sở“bù trừ” giữa tài sản và nợ, giữa doanh thu và chi phí, giữa thu và chi.

(5) Ngoài ra, IAS 1 yêu cầu trình bày các xét đoán và các khía cạnh khôngchắc chắn mà lãnh đạo đơn vị sử dụng trong quá trình lập BCTC. Đây là nhữngthông tin tham khảo quan trọng cần được bổ sung trên thuyết minh BCTC.

Page 147: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 136 -

3.2.1.3. Xây dựng hệ thống BCTC linh hoạt trong nền kinh tế thị trườngở Việt Nam

Những phân tích ở mục 2.3.3.2 cho thấy hệ thống BCTC hiện thiếu sự linhhoạt và chưa đặt trọng tâm vào việc đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin phù hợpcủa nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau. Xây dựng một hệ thống BCTClinh hoạt là một tất yếu để nâng cao tính hữu ích của BCTC.

(a) Đặc điểm, mô hình của hệ thống BCTC linh hoạt

Tính linh hoạt thể hiện ở quy định mở về phạm vi lập báo cáo, linh hoạttrong nội dung, kết cấu của báo cáo, vừa đảm bảo cung cấp thông tin tối thiểu cầnthiết mang tính bắt buộc theo khuôn khổ, vừa cho phép công bố thông tin chi tiếtphù hợp với quy mô, loại hình và đặc thù riêng, trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu cơbản của kế toán.

Tính đa dạng của BCTC theo các nhóm đối tượng sử dụng thông tin chínhlà kết quả của sự linh hoạt, trên nền tảng một hệ thống BCTC chuẩn hóa. Linhhoạt và đa dạng hóa BCTC là hai khía cạnh của cùng một vấn đề. Theo đó, linhhoạt là cơ sở của đa dạng hóa; còn đa dạng hóa là biểu hiện cụ thể của tính linhhoạt, được thực hiện trên nền tảng của sự linh hoạt.

Điều kiện cần của hệ thống BCTC linh hoạt là một hệ thống BCTC tiêuchuẩn hóa.

Đặc điểm của mô hình BCTC linh hoạt có thể được phác họa như sau:

- Phạm vi của chỉ tiêu công bố cụ thể của doanh nghiệp so với khuôn khổcác chỉ tiêu của hệ thống BCTC tiêu chuẩn được minh họa tại Hình 3.1.

Page 148: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 137 -

Hình 3.1: Mô hình về phạm vi của thông tin công bố trong hệ thống BCTClinh hoạt.

- Mức độ chi tiết của chỉ tiêu thông tin công bố cụ thể của doanh nghiệp sovới các chỉ tiêu của hệ thống BCTC tiêu chuẩn được minh họa tại Hình 3.2.

Hình 3.2: Mô hình về mức độ chi tiết của thông tin công bố tronghệ thống BCTC linh hoạt.

Hệ thống chỉ tiêu thôngtin công bố trên BCTCdoanh nghiệp A

Khuôn khổ các chỉ tiêucủa hệ thống BCTCtiêu chuẩn

Hệ thống chỉ tiêu thôngtin công bố trên BCTCdoanh nghiệp B

Mức độ chi tiết của thôngtin X trên BCTC công bốcủa doanh nghiệp A

Mức độ chi tiết của thôngtin X trên BCTC công bốcủa doanh nghiệp B

Mức độ chi tiết của thôngtin X trên hệ thống BCTCtiêu chuẩn

Page 149: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 138 -

Việc trình bày và công bố thông tin của doanh nghiệp trong mô hìnhBCTC linh hoạt phác họa ở trên cần tuân theo quy tắc:

(1) Hệ thống các chỉ tiêu của hệ thống BCTC tiêu chuẩn được mã hóathống nhất bằng các mã số thích hợp;

(2) Khi trình bày và công bố các thông tin, các doanh nghiệp phải tuân thủhệ thống các mã số này để đảm bảo thông tin kế toán mà doanh nghiệp công bốtrong nền kinh tế có sự nhất quán và so sánh được.

Với đặc điểm của hệ thống BCTC linh hoạt được đề xuất và phác họa ởtrên, doanh nghiệp có thể chủ động trong trình bày và công bố những thông tincần thiết, thích hợp với 4 nhóm đối tượng sử dụng thông tin chủ yếu trong nềnkinh tế thị trường. Đó là: BCTC phục vụ nhà đầu tư (các cổ đông, người nắm giữcác chứng khoán chuyển đổi, hợp đồng quyền chọn, quyền mua); chủ nợ (nhữngngười cung cấp các khoản vay, tài trợ vốn, tín dụng thương mại, người nắm giữcác chứng chỉ nợ); nhà quản trị nội bộ; và Nhà nước (các cơ quan tài chính, thuế,thống kê, vv…).

(b) Xây dựng hệ thống BCTC linh hoạt

(1) Trước hết, xây dựng một hệ thống BCTC doanh nghiệp tiêu chuẩn.

Hệ thống các chỉ tiêu của báo cáo “tiêu chuẩn” này bao quát được nhiềungành nghề, nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động kinh tế đa dạng, có thể áp dụng đượccho tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phụ thuộc vào quy mô.

Hệ thống này được thực hiện trên cơ sở thống nhất một chế độ kế toándoanh nghiệp và kết quả bổ sung, điều chỉnh hệ thống BCTC hiện hành đã đượctrình bày ở trên. Nó một mặt đảm bảo được tính có thể so sánh giữa các loại hìnhBCTC được phát triển từ hệ thống này, một mặt nó là cơ sở đáp ứng sự thay đổilinh hoạt trong nhu cầu thông tin của các bên sử dụng thông tin, cũng như mụcđích và khả năng cung cấp thông tin kế toán của các doanh nghiệp.

Như vậy, Nhà nước không ban hành nhiều chế độ kế toán mà thống nhấtmột chế độ kế toán doanh nghiệp, trên cơ sở đó, quy định hoặc hướng dẫn ápdụng phù hợp với các doanh nghiệp khác nhau về quy mô và đặc thù hoạt độngkinh doanh.

Page 150: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 139 -

(2) Trên cơ sở hệ thống BCTC tiêu chuẩn, Nhà nước quy định hoặchướng dẫn về dung lượng và đặc điểm những thông tin tối thiểu phải công bốđối với từng loại doanh nghiệp :

- Công ty niêm yết, công ty đại chúng;

- Doanh nghiệp nhà nước;

- Công ty bảo hiểm;

- Công ty chứng khoán;

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Hợp tác xã.

(3) Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm ngành nghề, mỗi doanh nghiệpsoạn thảo, trình bày và công bố BCTC phù hợp với hệ thống BCTC tiêuchuẩn, với các mức độ chi tiết khác nhau, đáp ứng yêu cầu về thông tin tốithiểu cần phải công bố đã được quy định hoặc hướng dẫn.

Minh họa cho một Báo cáo tình hình tài chính của một Công ty trách nhiệmhữu hạn kinh doanh thương mại quy mô vừa và nhỏ vận dụng Hệ thống BCTClinh hoạt theo đề nghị của luận án được trình bày tại Phụ lục 15.

Lộ trình cho việc xây dựng một hệ thống BCTC linh hoạt và đa dạng hóalà điều cần phải cân nhắc vì nó liên quan đến một hệ thống BCTC tiêu chuẩn.Trước mắt, cần khắc phục đến mức có thể những hạn chế của hệ thống BCTChiện hành, trên cơ sở đó mới có thể tiến hành các giải pháp linh hoạt và đa dạnghệ thống báo cáo. Sau đó, tính linh hoạt của hệ thống BCTC cũng sẽ từng bướcthích nghi với các giải pháp dài hạn nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống kếtoán nói chung và hệ thống BCTC nói riêng.

Page 151: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 140 -

3.2.2. Các giải pháp dài hạn phát triển và hoàn thiện hệ thống Báo cáotài chính doanh nghiệp Việt Nam

Nếu việc xác lập quan điểm, phương hướng một cách rõ ràng và nhất quánlà then chốt thì việc đề ra giải pháp dài hạn và một lộ trình thực hiện hợp lý đượcxem là trọng tâm của quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC.

Những giải pháp phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp màluận án đề xuất và định hướng liên quan đến :

(1) Sử dụng Giá trị hợp lý trong định giá các yếu tố của BCTC;

(2) Ghi nhận và báo cáo nguồn lực tri thức doanh nghiệp trên BCTC;

(3) Ghi nhận và báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC.

Các giải pháp nêu trên là những vấn đề đã được một số quốc gia trên thếgiới bắt đầu triển khai áp dụng, cũng chính là các vấn đề có liên quan trực tiếpđến 7 xu hướng phát triển của kế toán trong thời gian tới, bao gồm: kế toán xãhội, kế toán nguồn lực tri thức, kế toán chi phí vốn, công bố dự toán tài chính, báocáo dòng tiền, báo cáo lao động, báo cáo giá trị gia tăng (Ahmed et al, 2004).

Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kế toán, việc sử dụnggiá trị hợp lý trong định giá là cần thiết và là xu thế tất yếu ở Việt Nam. Báo cáonguồn lực tri thức và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC cũng là điềukhông kém quan trọng để đáp ứng yêu cầu hòa hợp với thông lệ quốc tế, với mộtlộ trình thích hợp.

3.2.2.1. Định hướng sử dụng Giá trị hợp lý trong định giá các yếu tốcủa BCTC

(a) Xu hướng tất yếu của việc sử dụng giá trị hợp lý trong định giá cácyếu tố của BCTC

Về lý thuyết, các giá trị đo lường trong kế toán bao gồm:- Giá gốc (Historical cost): Số tiền (hoặc các khoản tương đương tiền) đã trả

hay giá trị hợp lý của tài sản tại thời điểm có được tài sản.- Giá trị hiện tại (Current value):+ Giá hiện hành (Current cost): Số tiền (hoặc các khoản tương đương tiền)

sẽ phải trả để có được tài sản tương tự tại thời điểm hiện tại.

Page 152: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 141 -

+ Giá trị thuần có thể thực hiện (Net reliazable value): Số tiền (hoặc cáckhoản tương đương tiền) có thể thu được nếu bán tài sản tại thời điểm hiện tại.

+ Hiện giá (Present value): Giá trị hiện tại chiết khấu của các khoản tiềnthuần nhận được từ việc sử dụng tài sản.

Giá trị hợp lý lần đầu tiên được IASB đề cập trong IAS 16 –Nhà xưởng,máy móc và thiết bị, là “giá trị tài sản có thể đem trao đổi giữa các bên có hiểubiết, có thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang giá” (IASB, 2012c)

Tháng 5 năm 2009, IASB công bố “Dự thảo về đo lường giá trị hợp lý”,theo đó, giá trị hợp lý được hiểu là “giá trị sẽ nhận được khi bán một tài sản haygiá trị thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch có tổchức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường”. Định nghĩa về giá trịhợp lý trong dự thảo này tương tự như định nghĩa giá trị hợp lý được đưa ra trongbáo cáo số 157 “Đo lường giá trị hợp lý” (FAS 157) của FASB. Định nghĩa nàythống nhất giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả trong hệ thống chuẩn mực kếtoán quốc tế là “giá trị đầu ra” của tài sản hay nợ phải trả. Giá trị đầu ra có thểđược xác định trực tiếp từ thị trường hay ước tính bằng cách sử dụng các kỹ thuậtđịnh giá.

Tháng 9/2010, IASB công bố dự thảo IFRS 13 - Đo lường giá trị hợp lý vàtháng 5/2011, IASB phát hành IFRS 13 - Đo lường theo giá trị hợp lý (Fair ValueMeasurement) - có hiệu lực từ 01/01/2013.

Theo IFRS 13, giá trị hợp lý được IASB xác định là giá trị sẽ nhận đượckhi bán một tài sản hay giá trị thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trảtrong một giao dịch có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đolường (IASB, 2011).

IFRS 13 đưa ra 3 cấp độ xác định giá trị hợp lý, các vấn đề về kỹ thuật địnhgiá, công bố thông tin cũng được quy định cụ thể. Như vậy, IFRS 13 “đã pháttriển tính nhất quán và giảm thiểu độ phức tạp bằng cách cung cấp, lần đầu tiên,một định nghĩa chính thức về giá trị hợp lý và một nguồn thống nhất đo lường giátrị hợp lý và yêu cầu công bố thông tin để sử dụng trong hệ thống chuẩn mựcBCTC quốc tế” (IFRS, 2011a).

Page 153: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 142 -

Thực ra, từ trước khia IFRS 13 ra đời, giá trị hợp lý đã được IASB quyđịnh sử dụng với nhiều mức độ và cách thức khác nhau trong từng chuẩn mực cụthể. Cho đến nay, vẫn còn không ít những tranh luận xung quanh việc sử dụng giátrị hợp lý (vấn đề được tranh luận nhiều nhất là tính đáng tin cậy và phương phápxác định giá trị hợp lý). Song, những ưu điểm của giá trị hợp lý và lợi ích của sửdụng giá trị hợp lý là không thể phủ nhận. Điều này thể hiện qua một số khía cạnhsau: giá trị hợp lý phản ánh được những thay đổi của thị trường; những giả địnhdùng để ước tính giá trị hợp lý có thể được xác định và kiểm chứng; các mô hìnhđịnh giá cho những trường hợp không có giá thị trường hiện đang phát triển vàtừng bước hoàn thiện.

Mặc dù còn nhiều tranh cải, “giá trị hợp lý tiếp tục được xem như làphương pháp tốt nhất hiện nay để đánh giá và báo cáo các công cụ tài chính, nólàm tăng tính minh bạch của các tác nhân thị trường lên thông tin tài chính”(Dennis Dally, 2009).

Về xu hướng sử dụng giá trị hợp lý, các hướng dẫn được quy định trongIFRS 13 và những cập nhật tại chủ đề số 820 (báo cáo số 157 trước đây củaFASB) vào tháng 5/2011 đã hoàn thành một dự án lớn cải thiện IFRS và USGAAP để mang lại sự hội tụ giữa chúng. Leslie F Seidman, Chủ tịch của FASB,cho biết: “ Cập nhật này đại diện cho một bước tiến tích cực hướng tới mục tiêuchia sẻ trên toàn thế giới hội tụ các chuẩn mực kế toán. Việc thống nhất ý nghĩacủa giá trị hợp lý sẽ cải thiện tính nhất quán của thông tin tài chính trên toàn thếgiới. Chúng tôi cũng đáp ứng yêu cầu tăng cường công bố về các giả định được sửdụng trong các phương pháp đo lường giá trị hợp lý” (IFRS, 2011b). Hiện nay,các quốc gia phát triển như Úc, Hồng Kông… đều đã ban hành và áp dụng chuẩnmực đo lường giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán của mình.

Như vậy, những ưu điểm nổi bật của giá trị hợp lý đã được bộc lộ về lýthuyết lẫn thực tiễn. Cùng với những nỗ lực của IASB và FASB và một số quốcgia trong việc thúc đẩy việc tạo lập cơ sở và ứng dụng giá trị hợp lý, có thể khẳngđịnh, việc sử dụng giá trị hợp lý để định giá trong kế toán đang trở thành một xuhướng tất yếu hiện nay.

Page 154: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 143 -

Ở Việt Nam, như đã phân tích ở mục 2.3.3.2, giá gốc được quy định là mộtnguyên tắc cơ bản của kế toán Việt Nam. Giá trị hợp lý hiện được quy định và sửdụng một cách rời rạc, chưa có hệ thống; chưa có một định hướng rõ ràng trongdài hạn về việc sử dụng giá trị hợp lý, cũng như thiếu hẳn các nguyên tắc vàhướng dẫn về phương pháp xác định giá trị hợp lý trong đo lường các yếu tố củaBCTC.

Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kế toán, việc sửdụng giá trị hợp lý trong định giá là cần thiết và là xu thế tất yếu ở Việt Nam.Điều này xuất phát chủ yếu từ sức ép của yêu cầu hội nhập và cả sức ép của yêucầu phát triển của bản thân nền kinh tế Việt Nam. Sự phát triển của bản thân nềnkinh tế và yêu cầu hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu áp dụng theo thông lệ quốc tế,đối với chuẩn mực kế toán nói chung và vấn đề sử dụng giá trị hợp lý nói riêng,nhằm đáp ứng nhu cầu minh bạch thông tin ngày càng cao của thị trường. ViệtNam đã có hệ thống các thị trường đang phát triển, TTCK đã hình thành và pháttriển hơn 13 năm và đạt được những thành tựu nhất định. Theo đề án phát triểnthị trường vốn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được Chính phủ ViệtNam phê duyệt, đến năm 2020 giá trị vốn hóa TTCK đạt 70% GDP; hành langpháp lý cho việc doanh nghiệp Việt Nam niêm yết chứng khoán ở nước ngoàicũng được tạo lập tại Luật Chứng khoán 62/2010/QH12 và Nghị định 84/2010NĐ-CP…

Tóm lại, việc sử dụng giá trị hợp lý trong định giá các yếu tố của BCTC ởViệt Nam chỉ còn là vấn đề sớm hay muộn. Bên cạnh sự chưa hoàn chỉnh củamột hệ thống thị trường tích cực (active market) ở Việt Nam, cũng như sự thiếuvắng các nguyên tắc và hướng dẫn về phương pháp xác định giá trị hợp lý, có lẽ,vấn đề cần phải giải quyết đầu tiên, chính là niềm tin vào sự hợp lý của giá trịhợp lý.

(b) Nguyên tắc và lộ trình sử dụng giá trị hợp lý trong định giá cácyếu tố của BCTC doanh nghiệp Việt Nam

Nguyên tắcNguyên tắc cơ bản của việc sử dụng giá trị hợp lý là phải phù hợp với

chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, và điều kiện của Việt Nam.

Page 155: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 144 -

Việc sử dụng giá trị hợp lý phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tếnhằm: đáp ứng yêu cầu hội nhập, tạo ra sự hòa hợp về các tiêu chuẩn đánh giácủa Việt Nam với các tiêu chuẩn đánh giá của quốc tế, đảm bảo tính đồng bộ củahệ thống kế toán, đáp ứng nhu cầu minh bạch thông tin ngày càng cao của thịtrường.

Hiện nay, nền kinh tế thị trường Việt Nam, TTCKViệt Nam còn khá nontrẻ, nhiều dữ liệu tham chiếu chưa có, do vậy, nếu áp dụng ngay toàn bộ theochuẩn mực quốc tế sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy của thông tin được địnhgiá theo giá trị hợp lý. Do vậy, việc sử dụng giá trị hợp lý cần tính toán phù hợpvới đặc điểm kinh tế của từng giai đoạn. Tuy nhiên, nếu quá chú trọng đến điềukiện áp dụng mà thận trọng quá mức sẽ dẫn đến sự nửa vời, lạc điệu trong quátrình hội nhập. Từ đó, cho thấy, việc xác định một lộ trình hợp lý cho việc ápdụng giá trị hợp lý trong định giá các yếu tố của BCTC doanh nghiệp Việt Nam làvô cùng cần thiết.

Lộ trình

Lộ trình cho việc áp dụng giá trị hợp lý có thể được chia thành 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (từ nay đến hết năm 2016) Đây là giai đoạn tạo ra những điều kiện ban đầu có tính chất nền tảng để

có thể áp dụng giá trị hợp lý một cách vững chắc trong định giá các yếu tố củaBCTC.

- Thứ nhất, thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tăngcường các hội thảo… nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận về việc sửdụng giá trị hợp lý trong định giá, từ cơ quan chức năng, người làm công tác kếtoán, cho đến các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC.

- Thứ hai, điều chỉnh Luật kế toán, Chuẩn mực chung liên quan đếnđịnh giá.

Luật Kế toán cần sửa đổi nguyên tắc giá trị tài sản được tính theo giá gốcthành nguyên tắc kết hợp giữa giá gốc với giá trị hợp lý. Tương tự, VAS 1 cũngcần phải quy định việc sử dụng kết hợp “giá trị hợp lý” cùng với “nguyên tắc giágốc”

- Thứ ba, ban hành chuẩn mực Đo lường giá trị hợp lý (VFRS 13). Nội

Page 156: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 145 -

dung chuẩn mực cần được xây dựng theo hướng tiệm cận với IFRS 13- FairValue Measurement.

- Thứ tư, bổ sung, cập nhật, nội dung các chuẩn mực kế toán hiện hành cóliên quan đến giá trị hợp lý.

Trong quá trình rà soát và điều chỉnh các chuẩn mực kế toán đã ban hành,cần bổ sung các quy định về định giá theo hướng tiếp cận các chuẩn mực kế toánquốc tế. Các quy định bổ sung cần hướng đến việc tạo lập sự thống nhất, theo đó,cần quy định trong chuẩn mực yêu cầu trình bày thông tin về giá trị hợp lý: sốtiền giá trị hợp lý tại ngày cuối kỳ; xác định giá trị hợp lý (phương pháp xác định,cơ quan định giá…); những giả định và dữ liệu được sử dụng…

Giá trị hợp lý nhất thiết phải được sử dụng sau ghi nhận ban đầu đối với:bất động sản đầu tư, công cụ tài chính, hợp nhất kinh doanh; các khoản đầu tưvào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư vào công ty con, bởi lẻ, nếu phản ánhtheo giá gốc sẽ không phản ánh được những thay đổi của thị trường, không phảnánh được lãi - lỗ chưa thực hiện vào đúng kỳ mà nó phát sinh.

Giai đoạn 2 (Từ năm 2017-2020)

Đây là giai đoạn đưa VFRS 13 vào áp dụng một cách toàn diện.- Thứ nhất, Ban hành một số hướng dẫn về việc sử dụng VFRS 13.Trên cơ sở VFRS 13, Bộ Tài chính ban hành quy định giải thích các cấp

độ, phương pháp xác định giá trị hợp lý, quy định sự cân đối giữa các đặc tínhchất lượng và các tiêu chuẩn đánh giá khi có hạn chế thông tin giữa tính thíchhợp và tính đáng tin cậy.

Đây cũng là giai đoạn mà các chuẩn mực kế toán về công cụ tài chínhđang bắt đầu được áp dụng. Do vậy, tùy theo điều kiện thực tế, có thể quy địnháp dụng giới hạn từng bước đối với một số nội dung của VFRS 13.

- Thứ hai, từng bước hoàn chỉnh một hệ thống thị trường tích cực (activemarket); đồng bộ và minh bạch hóa hành lang pháp lý về kinh doanh.

Thị trường tích cực là thị trường mà việc mua bán, giao dịch trên thịtrường được thực hiện trên cơ sở ngang giá, người mua và người bán có thể đượctìm thấy tại bất kỳ thời điểm nào, có sự tự nguyện giữa các thành viên tham giathị trường. Thị trường hàng hóa và thị trường tài chính Việt Nam phải được xây

Page 157: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 146 -

dựng ngày càng “hoạt động” để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm các dữ liệu tham chiếutrong đo lường giá trị hợp lý.

(b) Định hướng một số nội dung và phương pháp đo lường giá trị hợp lýCăn cứ vào mục tiêu và phạm vi của luận án, phần này chỉ trình bày định

hướng những vấn đề cơ bản về định nghĩa, nội dung và phương pháp đo lườnggiá trị hợp lý, trên tinh thần hòa hợp với IFRS 13- Đo lường giá trị hợp lý, vàthông lệ quốc tế.

Các định nghĩaGiá trị hợp lý (Fair value): là giá trị nhận được khi bán một tài sản hay giá

trị thanh toán cho một khoản nợ phải trả trong một giao dịch có trật tự giữa cácbên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị.

Thị trường tích cực (Active market): là thị trường mà trong đó các giaodịch của tài sản hoặc nợ phải trả diễn ra khá thường xuyên và khối lượng giaodịch đủ để cung cấp thông tin định giá với giả định các giao dịch vẫn tiếp tục diễnra như vậy.

Giá đầu ra (Exit price): là giá có thể nhận được khi bán tài sản hoặc phảitrả để thanh toán một khoản nợ.

Giá trị sử dụng tối ưu (Highest and best use): là việc sử dụng tài sản phi tàichính bởi các thành viên thị trường để tối đa hóa giá trị của tài sản hoặc nhóm tàisản và nợ phải trả trong doanh nghiệp.

Thị trường thuận lợi nhất (Most advantageous market): thị trường có thểtối đa hóa giá trị tài sản bán được hoặc tối thiểu hóa giá trị phải trả để chuyểnnhượng nợ phải trả, tính cả chi phí giao dịch và chi phí vận chuyển.

Thị trường chính (Principal market): là thị trường có khối lượng và mức độhoạt động lớn nhất của tài sản hoặc nợ phải trả.

Các định nghĩa khác về giá mua vào, dòng tiền dự kiến, dữ liệu thị trườngđược xác thực, thành viên thị trường… được trình bày tại Phụ lục 16.

Các cấp độ xác định giá trị hợp lýCác dữ liệu đầu vào sử dụng trong các kỹ thuật định giá được phân cấp

theo ba cấp độ: dữ liệu đầu vào cấp độ 1; dữ liệu đầu vào cấp độ 2; dữ liệu đầuvào cấp độ 3.

Page 158: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 147 -

(1) Dữ liệu đầu vào cấp độ 1Dữ liệu đầu vào cấp độ 1 là giá niêm yết của các tài sản hay nợ phải trả

(không điều chỉnh) trên các thị trường tích cực mà đơn vị có thể tiếp cận tại ngàyxác định giá trị hợp lý (IASB, 2011).

Giá niêm yết trên thị trường tích cực cung cấp bằng chứng đáng tin cậynhất của giá trị hợp lý và được sử dụng mà không cần điều chỉnh để xác định giátrị hợp lý bất cứ khi nào có sẵn.

Dữ liệu đầu vào cấp độ 1 thường có sẵn cho nhiều loại tài sản tài chính vànợ phải trả tài chính, một số được trao đổi tại nhiều thị trường tích cực (ví dụ nhưtrao đổi trên nhiều sở giao dịch). Do vậy, việc xác định dữ liệu ở cấp độ 1 cần lưuý đến cả hai yếu tố sau:

- Thị trường chính của tài sản hoặc nợ phải trả được giao dịch, hoặc thịtrường thuận lợi nhất khi không có thị trường chính;

- Doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch tài sản hoặc nợ phải trả theomức giá thị trường tại thời điểm xác định giá trị hay không.

(2) Dữ liệu đầu vào cấp độ 2Dữ liệu đầu vào cấp độ 2 không phải là giá niêm yết được phân loại là dữ

liệu đầu vào cấp độ 1 mà là giá của tài sản hay nợ phải trả có thể quan sát đượctrực tiếp hoặc gián tiếp.

Nếu tài sản hoặc nợ phải trả có thời hạn xác định (theo hợp đồng), dữ liệuđầu vào cấp độ 2 cần phải quan sát được cho phần lớn toàn bộ thời hạn đó. Dữliệu đầu vào ở cấp độ 2 chủ yếu bao gồm:

- Giá niêm yết của tài sản hoặc nợ phải trả tương tự trên thị trường tíchcực;

- Giá niêm yết của tài sản hoặc nợ phải trả giống hệt hoặc tương tự trên thịtrường không tích cực;

- Các dữ liệu không phải là giá trị niêm yết nhưng có thể quan sát được chotài sản và nợ phải trả, chẳng hạn như: lãi suất và đường cong lãi suất thu thậpđược ở khoảng giá niêm yết phổ biến; biên độ rủi ro tín dụng;

(3)Dữ liệu đầu vào cấp độ 3Dữ liệu đầu vào cấp độ 3 là dữ liệu đầu vào không quan sát được đối với

Page 159: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 148 -

tài sản hoặc nợ phải trảDữ liệu đầu vào không quan sát sẽ được sử dụng trong việc đo lường giá trị

hợp lý khi dữ liệu quan sát được là không có sẵn, áp dụng trong trường hợp có rấtít giao dịch tài sản hoặc nợ phải trả tại ngày xác định giá trị. Tuy nhiên, mục tiêucủa đo lường giá trị hợp lý vẫn không đổi, giá bán ra tại ngày xác định giá trị xemxét từ khía cạnh của một thành viên thị trường đang nắm giữ tài sản hoặc nợ phảitrả. Do đó, dữ liệu không quan sát được sẽ phản ánh các giả định được sử dụngbởi các thành viên thị trường khi xác định giá trị của tài sản hoặc nợ phải trả, baogồm cả các giả định về rủi ro.

Một doanh nghiệp sẽ xây dựng các yếu tố đầu vào không quan sát được, sửdụng các thông tin sẵn có tốt nhất trong các trường hợp, có thể bao gồm dữ liệucủa chính doanh nghiệp. Trong việc xây dựng các yếu tố đầu vào không quan sátđược, một doanh nghiệp có thể bắt đầu với dữ liệu của chính doanh nghiệp đó,nhưng doanh nghiệp nên điều chỉnh các dữ liệu nếu các thông tin có sẵn một cáchhợp lý chỉ ra rằng những thành viên thị trường khác sẽ sử dụng dữ liệu khác hoặccó yếu tố gì đó đặc biệt đối với doanh nghiệp mà không sẵn có cho những ngườitham gia thị trường (như khả năng hiệp trợ của doanh nghiệp) (IASB, 2011).

Các phương pháp đo lường giá trị hợp lýMục tiêu của đo lường giá trị hợp lý là ước lượng giá của giao dịch trật tự

để bán tài sản hoặc chuyển giao nợ phải trả diễn ra giữa các thành viên thị trườngtại thời điểm định giá (IASB, 2011).

Đo lường giá trị hợp lý yêu cầu xác định các vấn đề chủ yếu sau:- Loại tài sản hoặc nợ phải trả đang được đo lường (phù hợp với doanh

nghiệp tài khoản);- Với tài sản phi tài chính, tiền đề định giá là phù hợp với đo lường (nhất

quán với việc sử dụng tài sản hiệu quả và đạt giá trị cao nhất);- Thị trường chính (thị trường thuận lợi nhất) của tài sản hoặc nợ phải trả;- Kỹ thuật định giá thích hợp cho việc đo lường, xem xét dữ liệu sẵn có để

phát triển thành dữ liệu đầu vào thể hiện được giả định của nhà đầu tư sử dụng khiđịnh giá tài sản hoặc nợ phải trả và cấp bậc của giá trị hợp lý tương ứng với dữliệu đầu vào được phân loại.

Page 160: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 149 -

Việc áp dụng phương pháp đo lường giá trị hợp lý cần tuân theo các quyđịnh chủ yếu sau :

- Giá trị hợp lý được xác định cho từng tài sản hoặc nợ phải trả cụ thể. Dođó, khi xác định giá trị hợp lý, doanh nghiệp cần xem xét các đặc điểm của tài sảnhoặc nợ phải trả mà các thành viên thị trường cũng sẽ lưu ý đến khi định giá tàisản hoặc nợ phải trả đó tại ngày xác định giá trị hợp lý. Các đặc điểm đó có thểbao gồm: điều kiện và vị trí của tài sản; các hạn chế (nếu có) khi bán hoặc sửdụng tài sản.

- Việc xác định giá trị hợp lý giả định rằng tài sản hoặc nợ phải trả có thểtrao đổi trong một giao dịch có trật tự giữa các thành viên thị trường nhằm bán tàisản hoặc chuyển giao nợ phải trả tại ngày xác định giá trị hợp lý trong các điềukiện thị trường hiện tại.

- Giá trị hợp lý là giá sẽ nhận được khi bán tài sản hoặc phải trả để chuyểnnhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch có trật tự tại thị trường chính(hoặc thuận lợi nhất) tại ngày xác định giá trị dựa trên các điều kiện thị trườnghiện tại bất kể giá có thể quan sát được hay được ước tính dựa trên một phươngpháp định giá khác.

Kỹ thuật định giá

Doanh nghiệp sẽ sử dụng các kỹ thuật định giá phù hợp với hoàn cảnh vàcó đủ dữ liệu để có thể xác định được giá trị hợp lý, tối đa hóa việc sử dụng cácyếu tố đầu vào quan sát được có liên quan và giảm thiểu việc sử dụng các yếu tốđầu vào không quan sát được.

Kỹ thuật định giá dùng để đo lường theo giá trị hợp lý phải được áp dụngnhất quán. Tuy nhiên, một sự thay đổi trong kỹ thuật định giá hoặc trong việc ápdụng (ví dụ như thay đổi trọng số khi áp dụng nhiều kỹ thuật định giá hoặc thayđổi mức điều chỉnh áp dụng trong mô hình định giá) là thích hợp nếu sự thay đổinày làm kết quả đo lường đưa ra giá trị là tương đương hoặc có tính đại diện hơncho giá trị hợp lý trong các trường hợp đó. Chẳng hạn, các thị trường mới xuấthiện; nhiều thông tin mới được cung cấp; các kỹ thuật định giá được cải thiện;hoặc các điều kiện thị trường thay đổi.

Page 161: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 150 -

Mục tiêu của sử dụng kỹ thuật định giá để ước tính giá trao đổi trong mộtgiao dịch có trật tự để bán tài sản hoặc chuyển giao nợ phải trả diễn ra giữa nhữngthành viên thị trường tại thời điểm xác định giá trị hợp lý theo các điều kiện thịtrường hiện tại. Ba kỹ thuật định giá được sử dụng rộng rãi là: phương pháp thịtrường, phương pháp chi phí; và phương pháp thu nhập.

(1) Phương pháp thị trường

Phương pháp thị trường là kỹ thuật định giá sử dụng giá và các thông tinliên quan khác được thu thập từ các giao dịch thị trường cho các tài sản và nợphải trả giống hệt hoặc có thể đem so sánh được (tương tự).

Kỹ thuật định giá thích hợp với phương pháp tiếp cận thị trường thường sửdụng nhiều thị trường xuất phát từ tập hợp giá của loại tài sản hoặc nợ phải trảtương đương. Các thị trường này nằm trong phạm vi khác nhau giữa mỗi cặp sosánh. Lựa chọn các thị trường thích hợp trong phạm vi yêu cầu sự điều chỉnh vềcác yếu tố định tính và định lượng ảnh hưởng tới việc định giá.

Kỹ thuật đánh giá phù hợp với phương pháp tiếp cận thị trường bao gồm cảma trận giá. Ma trận giá là dùng kỹ thuật toán học để định giá phần lớn một sốloại công cụ tài chính, như chứng khoán nợ, không cần dựa hoàn toàn trên giániêm yết trên sàn cho các loại chứng khoán đang định giá, mà dựa vào mối quanhệ giữa chứng khoán đang định giá với mã chứng khoán chuẩn niêm yết trên sàn(IASB,2011).

(2) Phương pháp chi phí

Là phương pháp định giá phản ánh chi phí cần thiết hiện tại để thay thếtoàn bộ tài sản đang định giá (thường được gọi là chi phí thay thế hiện tại).

Đứng từ quan điểm của bên tham gia thị trường là người bán, giá nhậnđược từ bán tài sản dựa trên tổng phí tổn đối với người mua để mua lại hoặc chiphí để thiết kế tài sản thay thế với chức năng hoạt động tương đương, giảm trừ sựlỗi thời. Vì người mua sẽ không mua tài sản có sẵn với giá cao hơn tổng chi phíthiết kế lại tài sản. Lỗi thời bao gồm sự suy giảm khả năng sản xuất của tài sản,lỗi thời về chức năng (công nghệ), lỗi thời lợi ích kinh tế và do vậy chi phí này

Page 162: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 151 -

lớn hơn khoản khấu hao trên BCTC và khấu hao cho mục đích thuế.(3) Phương pháp thu nhập

Phương pháp thu nhập là kỹ thuật định giá chuyển đổi các dòng tiền trongtương lai (thu nhập hoặc chi phí) với một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Khi sử dụngphương pháp này, giá trị hợp lý đã phản ánh giả định của thị trường hiện tại vềdòng tiền trong tương lai. Các kỹ thuật định giá của phương pháp này này có thểbao gồm:

- Mô hình giá trị hiện tại;- Mô hình định giá quyền chọn, hoặc mô hình nhị thức khi kết hợp với mô

hình giá trị hiện tại sẽ phản ánh giá trị thời gian và giá trị nội tại của quyền chọnđó; và

- Mô hình thu nhập vượt trội đa giai đoạn sử dụng để đo lường giá trị hợplý của tài sản vô hình.

Nguyên tắc chung về dữ liệu đầu vào trong các kỹ thuật định giá là các kỹthuật định giá được sử dụng để đo lường giá trị hợp lý phải tối đa hóa sử dụng dữliệu liên quan có thể quan sát được có liên quan và giảm thiểu sử dụng yếu tố đầuvào không quan sát được (IASB,2011).

Công bố thông tinDoanh nghiệp phải thuyết minh các thông tin giúp người sử dụng BCTC

đánh giá các mặt sau (IASB, 2011):- Đối với tài sản và nợ phải trả được đo lường theo giá trị hợp lý định kỳ

hoặc không định kỳ trên báo cáo tình hình tài chính sau khi ghi nhận ban đầu,những kĩ thuật định giá và các dữ liệu đầu vào được sử dụng trong quá trình xácđịnh giá trị hợp lý.

- Ảnh hưởng của phương pháp xác định giá trị hợp lý trên Báo cáo lợinhuận tổng hợp trong kỳ đối với các giá trị hợp lý được xác định định kỳ chủ yếudựa trên các dữ liệu đầu vào không sẵn có tại ngày xác định giá trị hơp lý.

Doanh nghiệp phải cân nhắc các vấn đề sau:- Mức độ chi tiết cần thiết để đáp ứng các yêu cầu thuyết minh;- Cần phải chú trọng như thế nào theo từng yêu cầu thuyết minh;- Cần phải thực hiện việc nhóm hoặc phân tách các khoản mục thế nào;

Page 163: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 152 -

- Liệu người sử dụng BCTC có cần thêm thông tin bổ sung gì để đánh giácác thông tin định lượng được công bố.

3.2.2.2. Định hướng ghi nhận và báo cáo nguồn lực tri thứcdoanh nghiệp trên BCTC

(a) Khái quát về nguồn lực tri thức và yêu cầu báo cáo về nguồn lựctri thức doanh nghiệp

Theo Leif Edvinsson (2000), nguồn lực tri thức (intellectual capital) là sởhữu trí tuệ, kinh nghiệm áp dụng, công nghệ tổ chức, các mối quan hệ kháchhàng và các kỹ năng chuyên nghiệp mà nó tạo ra cho công ty lợi thế cạnh tranhtrên thị trường. Abeysekera (2003) xác định nguồn lực tri thức bao gồm 3 thànhphần: nguồn lực con người (human capital), nguồn lực tổ chức (structural capital)và nguồn lực quan hệ (relational capital), trong đó, nguồn lực tổ chức bao gồm sởhữu trí tuệ (intellectual property) và các tài sản hạ tầng (infrastructure assets).Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh (CIMA, 2005) phân chia nguồn lực trithức thành các thành phần và thuộc tính chi tiết (Bảng 3.1).

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích của việc ghi nhận và báo cáonguồn lực tri thức của doanh nghiệp. (Connell, 2000) cho rằng các khoản mục vềnguồn lực tri thức có tác động mạnh mẽ đến việc sử dụng các thông tin tài chínhcho việc ra các quyết định kinh tế, các doanh nghiệp sẽ được lợi nếu trình bàyđầy đủ hơn nguồn lực tri thức của mình. Holmen (2005) cited by Moolman(2010) chỉ ra năm lợi ích của việc tăng cường ghi nhận và trình bày nguồn lực trithức trên BCTC, bao gồm: (1) thu hẹp khoảng cách giữa giá trị sổ sách và giá trịthị trường, (2) cung cấp thông tin về "giá trị thực" của doanh nghiệp, (3) làmgiảm thông tin bất đối xứng, (4) tăng khả năng huy động vốn bằng cách cung cấpgiá trị của tài sản vô hình, và (5) nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Một kết quảnghiên cứu trên các công ty hàng đầu ở Ai Cập cho thấy, có 83% cho rằng thôngtin về nguồn lực tri thức hữu ích cho việc ra quyết định đầu tư liên quan đến côngty; 71,9% cho rằng thông tin về nguồn lực tri thức hữu ích cho việc đánh giá hoạtđộng của công ty (Ismail, 2008).

Page 164: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 153 -

Bảng 3.1 : Các thành phần và thuộc tính của nguồn lực tri thức

Nguồn lực con người(Human capital)

Nguồn lực quan hệ(Relational capital)

Kĩ năng công việc;Trình độ văn hóa;Trình độ chuyên môn nghề nghiệp;Kiến thức về công việc;Khả năng làm việc;Tâm lý;Chủ động, sáng tạo trong công việc;Khả năng thích ứng với công việc.

Thương hiệu;Các khách hàng;Lòng trung thành của khách hàng;Các tên công ty;Đơn đặt hàng;Kênh phân phối;Các quan hệ hợp tác kinh doanh;Hợp đồng bản quyền;Các hợp đồng được quyền ưu tiên;Giấy phép kinh doanh.

Nguồn lực tổ chức (Structural capital)

Sở hữu trí tuệ(Intellectual property)Bằng sáng chế;Quyền tác giả;Quyền thiết kế;Bí mật thương mại;Nhãn hiệu hàng hóa;Nhãn hiệu dịch vụ.

Tài sản hạ tầng(Infrastructure assets)Triết lý quản lý;Văn hóa doanh nghiệp;Quy trình quản lý;Hệ thống thông tin;Quan hệ tài chính.

Nguồn : CIMA (2005), cited by Moolman (2010).

IASB quy định, phương pháp đo lường và báo cáo về các nguồn lực trithức (nếu được vốn hoá) thực hiện theo quy định về phương pháp kế toán các tàisản vô hình. Khái niệm “Tài sản vô hình là các tài sản có thể nhận biết được,không phải là tiền và không mang hình vật chất cụ thể” là cơ sở để nhận biết tàisản vô hình. IAS 38- Tài sản vô hình, quy định cụ thể các loại tài sản vô hình và

Page 165: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 154 -

điều kiện ghi nhận tài sản vô hình. Theo đó, hai điều kiện ghi nhận tài sản vô hìnhlà: doanh nghiệp thu được các lợi ích kinh tế trong tương lai gắn liền với tài sản;và, chi phí cho việc hình thành tài sản được xác định một cách đáng tin cậy. Cáckhoản mục không đáp ứng được yêu cầu ghi nhận trên Báo cáo tình hình tài chínhthì được tính vào chi phí trong Báo cáo lợi nhuận tổng hợp. IASB (2009, p.A49 )lưu ý rằng, trong một số trường hợp, chi phí phát sinh để tạo ra lợi ích kinh tếtrong tương lai, nhưng vẫn không có kết quả trong việc tạo ra một tài sản vô hìnhđáp ứng các tiêu chí công nhận. Theo đó, một số nguồn lực tri thức mang bảnchất của tài sản vô hình lại được hạch toán như những khoản chi phí của doanhnghiệp, chẳng hạn: chi phí đào tạo, chi phí trước khi đi vào hoạt động, lợi thếthương mại phát sinh nội bộ… Nói cách khác, trong trường hợp này, các khoảnchi cho đầu tư vào các nguồn lực tri thức được xem là các chi phí phát sinhtrong quá khứ hơn là các tài sản có thể đem lại lợi ích trong tương lai.

Như vậy, khó khăn lớn nhất cho việc kế toán và báo cáo các nguồn lực tri

thức cũng như các tài sản vô hình khác là việc thiếu các nguyên tắc và phương

pháp liên quan đến việc đo lường. Bên cạnh đó, các tranh luận chống lại việc ghi

nhận và báo cáo nguồn lực tri thức trên BCTC xoay quanh hai vấn đề: (1) thông

tin về nguồn lực tri thức không đáp ứng các đặc tính quan trọng về chất lượng

thông tin tài chính hữu ích; (2) nguồn lực tri thức không đáp ứng được định nghĩa

và tiêu chuẩn của một tài sản (Cronje, 2012).

Tháng 12 năm 2010, IASB ban hành Báo cáo phân tích quản trị

(Management Commentary), cung cấp một khuôn khổ của việc trình bày các

phân tích quản trị có liên quan đến BCTC lập theo IAS/IFRS. Một trong những

vấn đề được đề xuất là báo cáo này trình bày về cách thức mà những nguồn tài

nguyên không được trình bày trong BCTC có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của

một doanh nghiệp (IASB, 2010b). Báo cáo nên bao gồm thông tin bổ sung cho

các BCTC, chẳng hạn thông tin về mối quan hệ với các khách hàng lớn, các biện

pháp thực hiện, và các chỉ số… Báo cáo phân tích quản trị đã mở đường cho các

doanh nghiệp báo cáo thông tin về nguồn lực tri thức của doanh nghiệp mình.

Page 166: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 155 -

Như vậy, mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi, nguồn lực tri thức đã được ghi

nhận và trình bày trên BCTC thường niên của các công ty lớn tại nhiều quốc gia

như Thụy Điển, Đan Mạch, Úc, Mỹ, Ai Cập, Malaysia…. Theo đó, các công ty

lớn như Skandia ở Thụy Điển đã áp dụng các hình thức của báo cáo nguồn lực tri

thức như là báo cáo bổ sung cho các BCTC hàng năm. Nguồn lực tri thức cũng là

một phần của nguyên tắc kế toán và nội dung công bố tại Đan Mạch kể từ tháng

01 năm 2002, công ty có nghĩa vụ báo cáo về nguồn lực tri thức nếu nó trọng yếu

và kiểm toán viên phải xác nhận báo cáo (Raj, R., 2012).

Như vậy, việc ghi nhận và báo cáo về nguồn lực tri thức trên BCTC đang

trở thành một xu hướng tất yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Như đã trình bày ở mục 2.3.3.2, hiện nay, quy định về việc ghi nhận, đo

lường và thông tin về giá trị các nguồn lực tri thức trong cơ cấu các tài sản vô

hình của doanh nghiệp trong hệ thống kế toán Việt Nam còn có điểm chưa phù

hợp với chuẩn mực quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế

về kế toán, Việt Nam không thể không nghiên cứu và từng bước áp dụng các quy

định về việc ghi nhận, đo lường và báo cáo về nguồn lực tri thức trên BCTC

doanh nghiệp theo xu hướng và thông lệ quốc tế, với một lộ trình thích hợp.

(b) Lộ trình áp dụng việc ghi nhận và báo cáo nguồn lực tri trên BCTC

doanh nghiệp Việt Nam

Căn cứ mức độ yêu cầu của quá trình hội nhập và điều kiện của Việt Nam,

luận án đề xuất lộ trình áp dụng việc ghi nhận và báo cáo về nguồn lực tri thức

trên BCTC doanh nghiệp như sau :

Từ nay đến hết năm 2016

Thứ nhất, Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, hội thảo…

nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, lợi ích của nguồn lực tri thức và báo cáo về

nguồn lực tri thức của doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận từ người làm công tác kế

toán cho đến các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC.

Page 167: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 156 -

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung VAS 04 cho phù hợp với IAS 38, nội dung chủ

yếu bao gồm:

- Xây dựng hệ thống xác định các tài sản tri thức của doanh nghiệp, dựa

trên ba tiêu chuẩn định tính được nêu trong IAS 38: khả năng nhận biết tài sản;

vấn đề về kiểm soát; các lợi ích kinh tế trong tương lai;

- Bổ sung các tài sản vô hình theo IAS 38, bao gồm: phim ảnh; danh sách

khách hàng; ký quỹ nhà cửa; giấy phép kinh doanh; mối quan hệ với khách hàng

và các nhà cung cấp; đặc quyền quảng cáo;

- Thời gian sử dụng của tài sản cố định vô hình có thể hữu hạn hoặc vô

hạn. Tài sản cố định vô hình có thời gian sử dụng vô hạn sẽ không trích khấu hao

nhưng doanh nghiệp phải đánh giá khả năng suy giảm giá trị tài sản.

Thứ ba, quy định về việc trình bày thông tin nguồn lực tri thức trên thuyết

minh BCTC, ngoài các thông tin về tài sản cố định vô hình đã ghi nhận và trình

bày trên Báo cáo tình hình tài chính. Quy định được áp dụng bắt buộc trước hết

với các công ty niêm yết, các tập đoàn, khuyến khích áp dụng với các loại hình

doanh nghiệp khác.

Từ năm 2017 - 2020

- Thứ nhất, xây dựng phương pháp đo lường các đại lượng định tính một

cách phù hợp và xác định mối quan hệ giữa các phương pháp định lượng

truyền thống và các phương pháp định tính. Việc kết hợp các chỉ tiêu định tính

với các chỉ tiêu định lượng cho phép các doanh nghiệp có sự mềm dẻo trong

việc thông tin về các nguồn lực tri thức của doanh nghiệp. Trong một số trường

hợp khó khăn trong việc xác định giá trị và thời gian sử dụng của tài sản, có thể

trình bày tài sản tại thuyết minh của BCTC.

- Thứ hai, căn cứ các hướng dẫn, quy định mới của IASB cũng như việc áp

dụng tại các quốc gia, tiến hành cập nhật, quy định và hướng dẫn về đo lường, ghi

nhận và trình bày nguồn lực tri thức trên BCTC doanh nghiệp Việt Nam phù hợp

với IASB và thông lệ quốc tế.

Page 168: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 157 -

(c) Định hướng một số nội dung về trình bày nguồn lực tri thức trên

BCTC doanh nghiệp Việt Nam

Căn cứ vào mục tiêu và phạm vi của luận án, phần này chỉ trình bày định

hướng những vấn đề cơ bản về ghi nhận, đo lường và trình bày nguồn lực tri

thức, trên tinh thần hòa hợp với thông lệ quốc tế.

Nguồn lực tri thức trình bày trên BCTC hoặc Báo cáo thường niên

Báo cáo nguồn lực tri thức doanh nghiệp vẫn còn là một vấn đề khá mới

mẻ. Xác định các khoản mục của nguồn lực tri thức được trình bày là một vấn đề

quan trọng trong báo cáo nguồn lực tri thức.

Nghiên cứu của Sujan et al (2007) trên 20 công ty hàng đầu của Úc chỉ ra

rằng, các nguồn lực quan hệ (bên ngoài) là thành phần được báo cáo nhiều nhất

(48%), tiếp theo là nguồn lực tổ chức (bên trong) với 31% và nguồn lực con

người là 21%.

Trong khi đó, kết quả nghiên cứu trên 40 công ty hàng đầu niêm yết trên

TTCK Nam Phi năm 2009 cho thấy, số thuộc tính bình quân được một công ty

báo cáo liên quan đến nguồn lực con người là 8, nguồn lực tổ chức là 4,9 và

nguồn lực quan hệ là 7. Trong tổng số thuộc tính được báo cáo, 40 % thuộc

nguồn lực con người, 25% thuộc nguồn lực tổ chức và 35% là nguồn lực quan hệ

(Cronje et al, 2012).

Một số nghiên về trình bày nguồn lực tri thức của Aprial et al (2003),

Abeysekera and Guthria (2005) cho thấy phần lớn các thuộc tính được báo cáo

liên quan đến nguồn lực quan hệ, kế đến là nguồn lực con người…

Như vậy, các thành phần và thuộc tính chủ yếu của nguồn lực tri thức yêu

cầu trình bày trên BCTC doanh nghiệp Việt Nam, được luận án đề xuất theo xu

hướng và thông lệ quốc tế hiện nay, được trình bày tại Bảng 3.2.

Page 169: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 158 -

Bảng 3.2: Các thành phần và thuộc tính chủ yếu của nguồn lực tri thứctrình bày trên BCTC doanh nghiệp Việt Nam

Số thứ tự Nội dungI Nguồn lực con người1 Tinh thần kinh doanh

2 Giáo dục, đào tạo

3 Kiến thức về công việc

4 Khả năng làm việc

5 Kĩ năng công việc

II Nguồn lực tổ chức1 Triết lý quản trị

2 Các quy trình quản trị

3 Văn hóa doanh nghiệp

4 Hệ thống thông tin

III Nguồn lực quan hệ1 Các quan hệ hợp tác kinh doanh

2 Các tên công ty

3 Các khách hàng

4 Sự trung thành của khách hàng

5 Các kênh phân phối

6 Các nhãn hiệu hàng hóa

Nguồn : Tổng hợp và đề xuất của tác giả.

Phương pháp xác định tài sản tri thức trình bày trên Báo cáotình hình tài chính

Xây dựng phương xác định các tài sản tri thức của doanh nghiệp, cần dựatrên ba tiêu chuẩn định tính được nêu trong IAS 38 (và có thể điều chỉnh bổ sungsau này), bao gồm:

- Khả năng nhận biết tài sản (tách rời từ các tài sản vật chất và hình thành từcác hợp đồng hoặc thoả thuận hợp pháp). Đây là điều kiện tiên quyết cho việc xác

Page 170: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 159 -

định một nguồn lực tri thức là tài sản của doanh nghiệp. Ví dụ, để xác định mộtsáng kiến của công nhân là tài sản của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải chứngminh được quyền sở hữu đối với sáng kiến đó thông qua chứng nhận quyền sở hữutrí tuệ.

- Vấn đề về kiểm soát (có quyền thu lợi ích từ tài sản). Yếu tố này bắt nguồntừ yếu tố thứ nhất. Cùng với quyền sở hữu tài sản, doanh nghiệp phải đạt đượcquyền vận hành và khai thác tài sản. Ví dụ, việc vận dụng một sáng kiến trong sảnxuất kinh doanh để đem lại hiệu quả kinh tế.

- Các lợi ích kinh tế trong tương lai (làm phát sinh doanh thu hoặc giảm chiphí của doanh nghiệp). Yếu tố này cần được giải trình rõ khi xác định tài sản. Vídụ, dự tính việc tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp là bao nhiêu phần trămkhi áp dụng một sáng kiến.

Hệ thống chỉ số đánh giá nguồn lực tri thức doanh nghiệp

Có nhiều phương pháp đo lường nguồn lực tri thức, chẳng hạn phương phápdựa trên giá trị thị trường (market to net book value), phương pháp tính toán giá trịvô hình (Calculated intangible value - CIV), phương pháp trực tiếp (DirectIntellectual Capital method), phương pháp xác định giá trị tri thức do Baruch Levhay Paul Strassmann đề xuất… Các phương pháp này không được chấp nhậnrộng rãi vì những hạn chế nhất định của nó. Chẳng hạn, trong phương pháp CIV,chi phí vốn sẽ áp đặt giá trị hiện tại thuần của tài sản vô hình, hay trong phươngpháp trực tiếp, kỹ thuật tính toán vẫn chưa hoàn thiện và rất khó để có thể xác địnhđủ các thành phần của nguồn lực tri thức của một doanh nghiệp…

Từ đó, bên cạnh việc hoàn thiện các mô hình đo lường nguồn lực tri thức,việc xây dựng một hệ thống chỉ số đánh giá nguồn lực tri thức có thể được xem làcách thức hữu ích để báo cáo hoạt động của doanh nghiệp.

Trên cơ sở lộ trình đã được phác thảo ở trên, luận án trình bày tóm tắtnhững vấn đề cơ bản mang tính định hướng cho Việt Nam trong xây dựng chỉ sốđánh giá nguồn lực tri thức doanh nghiệp, căn cứ các mô hình và thông lệ quốc tế.

Mô hình khung xây dựng các hệ số đánh giá nguồn lực tri thức doanhnghiệp được phác thảo dưới đây. Mô hình này dựa trên một đề xuất củaAbeysekera (2003) và tổng hợp, phân tích của tác giả (Hình 3.3).

Page 171: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 160 -

Các khoản mụctài chính

Các khoản mụcnguồn lực tri thức

Hình 3.3: Mô hình khung xây dựng các hệ số đánh giá nguồn lực tri thứcdoanh nghiệp Việt Nam

Nguồn : Abeysekera (2003) và tổng hợp, đề xuất của tác giả.

Các tác nhân chungLợi nhuận, doanh thu, tài sản

thuần

Mô hình đo lường

Được chấp nhận rộng rãi

Các tác nhân chungGiá trị hợp lý, sự thay đổi

giá trị hợp lý

Mô hình đo lườngKhông được chấp nhận

rộng rãi

Chỉ sốGiá trị hợp lý, giá trị thị trường, chỉ

số chứng khoán công nghiệp

Xây dựng chỉ sốCác Hệ số (Ratios)

Báo cáo lợi nhuận

Khoản mục doanh thu tri thức• Bí quyết• Thẩm quyền• Công khai thuận lợi• Doanh thu khách hàng lặp lại

Khoản mục chi phí tri thức• Các khiếu nại• Chi phí vắng mặt• Quan hệ với công đoàn• Công khai các bất lợi• Nghỉ ốm• Các tai nạn.

Báo cáo tình hình tài chính

Khoản mục tài sản tri thức• Chi phí đào tạo• Sự trung thành với nhãn hiệu• Sở hữu trí tuệ• Sự trung thành của khách hàng• Khách hàng chiến lược• Thâm niên của chuyên gia• Quy trình công nghệ

Khoản mục công nợ tri thức• Sự cân đối khách hàng lớn• Thuế, sự tăng thuế.

Page 172: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 161 -

Các hệ số đánh giá nguồn lực tri thức doanh nghiệp đề xuất từ mô hìnhtrên được minh họa tại Phụ lục 17.

3.2.2.3. Định hướng ghi nhận và báo cáo trách nhiệm xã hộidoanh nghiệp trên BCTC

(a) Khái quát về trách nhiệm xã hội và yêu cầu trình bày trách nhiệmxã hội doanh nghiệp trên BCTC

Có nhiều cách tiếp cận về trách nhiệm xã hội (Corporate SocialResponsibility-CSR).

Theo Ủy ban châu Âu (2011), CSR là trách nhiệm của doanh nghiệp vềảnh hưởng của họ đối với xã hội. Anguss Duff (2011) đề cập trách nhiệm xã hộinhư là tác động tích cực và cải thiện các tác động tiêu cực của doanh nghiệp đốivới xã hội và môi trường, thông qua các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và sựtương tác của nó với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư,cộng đồng và các nhà cung cấp.

Stone (2005) phân tích khái niệm CSR thành những trách nhiệm có tínhchất bắt buộc, trách nhiệm được thừa nhận và trách nhiệm tùy ý đối với cộngđồng của doanh nghiệp. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu chia trách nhiệm xã hộithành khía cạnh bên trong (gồm: quản lý nguồn nhân lực, sức khỏe và an toàn laođộng, thích ứng với sự thay đổi, quản lý tác động môi trường và tài nguyên thiênnhiên) và khía cạnh bên ngoài (gồm: cộng đồng địa phương, đối tác kinh doanh,nhà cung cấp và người tiêu dùng, quyền con người, vấn đề môi trường toàn cầu)(EC, 2001).

Những vấn đề của trách nhiệm xã hội, theo Quazi and O’Brien (2000), baogồm: bảo vệ môi trường; quan hệ tốt với người lao động; đảm bảo lợi ích cổđông; lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; thực hiện tốt trách nhiệm với nhàcung cấp, đóng góp cho cộng đồng xã hội. Còn theo Tilt (2010), CSR bao gồm:đạo đức; quản trị; hoạt động xã hội như từ thiện và tham gia cộng đồng; an toànsản phẩm; cơ hội bình đẳng; quyền con người và các hoạt động môi trường.

Page 173: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 162 -

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội nói chung bảo vệ môi trường nói riêngmang lại những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp. Milton Friendman, nhà kinh tếhọc người Mỹ đoạt giải thưởng Nobel kinh tế, đã nói: “Trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận của họ”. Chính sách giảm phế thải, lãng phítrong sản xuất sẽ làm giảm chi phí của doanh nghiệp. Người tiêu thụ có thể sẵnsàng bỏ ra thêm hay trả giá cao hơn cho các sản phẩm, dịch vụ ít ảnh hưởng đếnmôi trường, mang hiệu “sản phẩm xanh”. Việc tiếp thị, quảng cáo thông quanhững hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường tỏ ra có hiệu quả hơn nhiều so vớicác phương pháp tiếp thị truyền thống. Nghiên cứu của Schmitdt (2003) cited byNguyen Dinh Hung (2009) cũng cho thấy, có sự tương quan nhất định giữa thànhquả thực hiện môi trường xã hội và thành quả tài chính của doanh nghiệp.

Kế toán trách nhiệm xã hội tập trung vào đóng góp của các doanh nghiệpcho xã hội và môi trường thông qua hoạt động của mình. Hiện tại IASB quy địnhcác nội dung áp dụng đối với nợ phải trả về môi trường và dự phòng tổn thất tạiIAS37 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng và IFRS 3 - Hợp nhất kinhdoanh. Những phân tích gần đây cho thấy sự đa dạng trong các báo trách nhiệmxã hội, bao gồm cả báo cáo cam kết, báo cáo môi trường, báo cáo hoạt động kinhtế và xã hội (còn gọi là báo cáo 3 P: con người-people, hành tinh-planet, lợinhuận-profit) và một phần trong báo cáo thường niên hoặc BCTC, cũng như sự đadạng trong thể thức, mức độ và tính chất của báo cáo, đặc biệt là các ngành côngnghiệp và giữa các quốc gia (Labelle, 2006 cited by Tilt, 2010).

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quantâm và thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội. Một nghiên cứu của KPMG trên 250công ty hàng đầu (G 250) tại 21 quốc gia cho thấy, tỷ lệ các công ty có báo cáotrách nhiệm xã hội (trong một báo cáo riêng hoặc là một phần của báo cáo thườngniên) tăng từ mức trung bình 45% năm 2000 lên 64% năm 2005, 83% năm 2008và 95% năm 2011. Nhật Bản, một quốc gia châu Á, được xem là quốc gia đi đầutrong thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội. Theo đó, tỷ lệ doanh nghiệp ở NhậtBản báo cáo thực hiện trách nhiệm xã hội (trong dữ liệu nghiên cứu của KPMG)năm 2008 là 93%, năm 2011 là 99% (KPMG, 2011).

Page 174: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 163 -

Các doanh nghiệp trên thế giới đang ngày càng nhận ra rằng báo cáo CSRthúc đẩy sự đổi mới và nghiên cứu, giúp các công ty phát triển kinh doanh và tănggiá trị của tổ chức. Các công ty chưa báo cáo về hoạt động CSR của họ đang bắtđầu chịu áp lực đáng kể. Điều này sẽ ngày càng quan trọng, không chỉ để cạnhtranh trong một bối cảnh xã hội, mà còn để đạt được một sự hiểu biết tốt hơn vềcách thức mà hoạt động trách nhiệm xã hội tác động và mang lại lợi cho kinhdoanh như tiết kiệm chi phí và tạo cơ hội kinh doanh mới (KPMG, 2011).

Như vậy, tương tự như việc ghi nhận và trình bày nguồn lực tri thức, mặcdù chưa có một cơ sở hoàn chỉnh quy định về nguyên tắc, nội dung cũng nhưphương pháp, việc ghi nhận và báo cáo về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trênBCTC hoặc báo cáo thường niên hiện đang là một xu hướng tất yếu tại nhiềuquốc gia trên thế giới.

Tại Việt Nam, báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp không phải là mộtđiều quá mới mẻ. Một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Vinamilk, VNGroup…đã có báo cáo về thực hiện trách nhiệm xã hội từ những năm 2007. Một nghiêncứu của Viện Khoa học Lao động và xã hội năm 2008 tại các doanh nghiệp dệtmay và da giày, cho thấy, nhờ thực hiện trách nhiệm xã hội mà năng suất laođộng đã tăng từ 34,2 triệu lên 35,8 triệu đồng/người/năm (Nguyễn Đình Hùng,2009).

Tuy nhiên, hiện có nhiều rào cản và thách thức cho việc thực hiện và báocáo thực hiện CSR ở Việt Nam. Nhận thức về trách nhiệm xã hội nói chung vàbảo vệ môi trường nói riêng của doanh nghiệp hạn chế; thiếu nguồn tài chính vàphương pháp để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội; chưa có một khungquy định về nguyên tắc hoặc nội dung báo CRS áp dụng cho doanh nghiệp; việcbáo cáo CSR mang tính tự phát là chủ yếu, số lượng doanh nghiệp có báo cáoCRS rất ít, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp quy mô lớn.

Từ thực trạng trên, để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế vềkế toán, Việt Nam không thể không nghiên cứu và từng bước áp dụng việc ghinhận và báo cáo trách nhiệm xã hội trên BCTC doanh nghiệp theo xu hướng vàthông lệ quốc tế, với một lộ trình thích hợp.

Page 175: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 164 -

(b) Lộ trình áp dụng báo cáo trách nhiệm xã hội trên BCTC doanhnghiệp Việt Nam

Căn cứ mức độ yêu cầu của quá trình hội nhập và điều kiện của Việt Nam,luận án định hướng lộ trình áp dụng việc ghi nhận và báo cáo về nguồn lực trithức trên BCTC doanh nghiệp như sau:

Từ nay đến hết năm 2016

Thứ nhất, thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, hội thảo…nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, lợi ích của thực hiện CSR và báo cáo CSR,tạo sự đồng thuận từ doanh nghiệp, người làm công tác kế toán cho đến các đốitượng sử dụng thông tin trên BCTC. Từng bước biến việc thực hiện trách nhiệmxã hội nói chung và đối với môi trường nói riêng của doanh nghiệp trở thành độngcơ bên trong của nhà quản trị.

Thứ hai, rà soát, điều chỉnh VAS 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợtiềm tàng và VAS 11- Hợp nhất kinh doanh phù hợp với các quy định tại IAS 37và IFRS 3. Ban hành quy định và hướng dẫn những vấn đề cơ bản về báo cáotrách nhiệm xã hội nói chung và chi phí môi trường nói riêng, chẳng hạn, phạm vicác nội dung cần báo cáo hoặc thuyết minh, trình bày chỉ số đánh giá trách nhiệmxã hội… Quy định áp dụng bắt buộc trước hết với các công ty niêm yết, các tậpđoàn, khuyến khích áp dụng với các loại hình doanh nghiệp khác.

Từ năm 2017-2020

Thứ nhất, xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phảithực thi trách nhiệm đối với môi trường một cách đầy đủ và nghiêm túc, baogồm: bổ sung, hoàn chỉnh, đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp lý về bảo vệ môitrường, chẳng hạn, quy định cụ thể về chất lượng không khí, chất lượng nước,chất thải rắn, chất thải độc hại, đa dạng sinh học…; thực thi nghiêm minh các quyđịnh về bảo vệ môi trường, kiên quyết xử lý vi phạm, không vì mục tiêu trướcmắt (chẳng hạn thu hút vốn đầu tư) mà xem nhẹ các quy định về bảo vệ môitrường.

Page 176: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 165 -

Thứ hai, căn cứ các hướng dẫn, quy định mới của IASB cũng như việc ápdụng tại các quốc gia, tiến hành cập nhật, quy định và hướng dẫn việc ghi nhận vàtrình bày báo cáo trách nhiệm xã hội trên BCTC Việt Nam phù hợp với IASB vàthông lệ quốc tế.

(c) Định hướng một số nội dung báo cáo CSR trên hệ thống BCTCdoanh nghiệp Việt Nam

Căn cứ vào mục tiêu và phạm vi của luận án, phần này chỉ trình bày địnhhướng những vấn đề cơ bản về trình bày trách nhiệm xã hội trên BCTC, trên tinhthần hòa hợp với thông lệ quốc tế.

Các yếu tố của CSR trình bày trên BCTC hoặc Báo cáo thường niên

Báo cáo trách nhiệm xã vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ với các quốcgia. Việc xác định nội dung, các yếu tố của CSR trình bày trên báo cáo và thứ tựưu tiên của nó hiện không giống nhau giữa các quốc gia và các doanh nghiệp.

Nội dung và các yếu tố của CSR trình bày trên BCTC hoặc Báo cáothường niên mà luận án đề xuất dưới đây chủ yếu dựa trên: Hướng dẫn của Liênhiệp quốc năm 2008 về các chỉ số trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên(UNCTAD/ITE/TEB/2007/6); các yếu tố CSR đã được trình bày phổ biến tại cácdoanh nghiệp của Nhật Bản, một số quốc gia Châu Á; và tổng hợp, đề xuất củatác giả.

Nội dung cơ bản của Báo cáo CSR trên hệ thống BCTC tài chính doanhnghiệp Việt Nam, theo xuất của luận án, được trình bày tại Bảng 3.3.

Page 177: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 166 -

Bảng 3.3 : Nội dung cơ bản của Báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệpViệt Nam

Thứ tự Nội dung

Phần 1 Giới thiệu về công ty

- Tóm lược về hồ sơ công ty và kết quả tài chính;

- Tầm nhìn và các cam kết trách nhiệm xã hội củacông ty.

Phần 2 Trình bày thực hiện trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp (có thể bao gồm hệ thống chỉ sốđánh giá trách nhiệm xã hội) về :

- Sản phẩm;

- Môi trường;

- Tuân thủ luật lệ;

- Nhân lực;

- Đầu tư cho cộng đồng;

- Xã hội;

- ……

Phần 3 Các ghi nhận của cộng đồng đối với tráchnhiệm xã hội của công ty

Nguồn : UNCTAD (2008) và tổng hợp, đề xuất của tác giả.

Các yếu tố và thứ tự ưu tiên trình bày trên báo cáo trách nhiệm xã hộidoanh nghiệp Việt Nam, theo đề xuất của luận án, được mô tả tại Bảng 3.4.

Page 178: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 167 -

Bảng 3.4: Các yếu tố trình bày trên báo cáo trách nhiệm xã hộidoanh nghiệp Việt Nam

Yếu tố CRS Thứ tự ưu tiên

Cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn 1

Tuân thủ luật lệ và hành xử đạo đức 2

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất kinh doanh 3

Đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng địa phương nơicông ty đóng trụ sở

4

Tạo ra lợi nhuận và nộp thuế 5

Tôn trọng và bảo vệ quyền con người 6

Tạo công ăn việc làm 7

Không cung cấp sản phẩm/dịch vụ có hại cho con người 8

Đóng góp cho xã hội thông qua hoạt động từ thiện vàbảo trợ 9

Trả cổ tức 10

Tạo ra công nghệ mới 11

Nguồn : UNCTAD (2008) và tổng hợp, đề xuất của tác giả.

Hệ thống chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Hệ thống chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội luận án đề xuất dưới đây chủyếu dựa vào Hướng dẫn của Liên hiệp quốc năm 2008 về các chỉ số trách nhiệmxã hội trên báo cáo thường niên (UNCTAQ/ITE/TEB/2007/6) và tổng hợp, đềxuất của tác giả. Theo đó, các chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệpđược trình bày tại Bảng 3.5.

Page 179: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 168 -

Bảng 3.5 : Hệ thống chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Việt Nam

Nhóm Chỉ sốThương mại, đầu tư vàliên kết

1. Tổng doanh số;2. Giá trị nhập khẩu, xuất khẩu;3. Tổng giá trị đầu tư mới;4. Giá trị mua nội địa.

Vi phạm pháp luật 5. Số lần bị kết án do vi phạm liên quan đến phápluật và số tiền bị phạt, phải bồi hoàn.

Tạo việc làm và chínhsách đối với người laođộng

6. Tổng số nhân viên với chi tiết phân loại côngviệc, loại hợp đồng, giới tính;

7. Lương và các lợi ích của người lao động phânchia theo loại công việc và giới tính;

8. Tổng số lao động và tỷ lệ nghỉ việc phân chiatheo loại lao động và giới tính;

9. Tỷ lệ nhân viên được đảm bảo bằng thỏa ước laođộng tập thể.

Phát triển nguồn nhân lực 10. Số giờ đào tạo trung bình 01 người lao động 01năm phân chia theo loại nhân viên;

11. Chi phí đào tạo trung bình 01 người lao động01 năm phân chia theo loại nhân viên;

An toàn và sức khỏe 12. Chi phí an toàn sức khỏe trên đầu người;13. Số ngày làm việc bị thất thoát do tai nạn,

thương tật và đau ốm.Đóng góp cho Chính phủ 14. Các khoản đã nộp cho Nhà nước.Đóng góp cho cộng đồng,xã hội

15. Các khoản tự nguyện đóng góp cho phát triểncộng đồng;

16. Các khoản tự nguyện đóng góp cho xã hội (từthiện và bảo trợ xã hội).

Bảo vệ môi trường 17. Chi phí bảo vệ môi trường;18. Tỷ lệ tái chế, tỷ lệ sử dụng năng lượng mặt trời;19. Tỷ lệ cắt giảm khí nhà kính.

Công nghệ 20. Chi phí nghiên cứu phát triển.

Nguồn : UNCTAD (2008) và tổng hợp, đề xuất của tác giả.

Page 180: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 169 -

Các chỉ số nêu trên chỉ mang tính định hướng cơ bản cho việc trình bày chỉsố đánh giá trách nhiệm xã hội trên BCTC của doanh nghiệp Việt Nam. Tùy theođiều kiện phát triển kinh tế, môi trường kinh doanh và đặc điểm của từng doanhnghiệp mà có sự thêm bớt, điều chỉnh hoặc chi tiết cho phù hợp.

3.2.3. Lộ trình thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTC

Như đã trình bày ở Phương hướng hoàn thiện hệ thống BCTC, để đáp ứngyêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán, vấn đề quan trọngđối với hệ thống kế toán và BCTC Việt Nam là thực hiện hòa hợp với IAS/IFRS,tiến tới áp dụng đầy đủ IAS/IFRS. Đặc trưng và nội dung của lộ trình thực hiệncác giải pháp hòa hợp toàn diện với IAS/IFRS cần thể hiện tính chủ động tronghội nhập. Theo đó, đối với các chuẩn mực liên quan trực tiếp đến thị trường vốn,TTCK, chuẩn mực trình bày BCTC, Việt Nam cần áp dụng gần như 100% cácquy định theoIAS/IFRS. Bên cạnh đó, việc áp dụng giá trị hợp lý trong định giácác yếu tố của BCTC; ghi nhận và báo cáo nguồn lực tri thức, trách nhiệm xã hộidoanh nghiệp trên BCTC cũng phải tiệm cận với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Việc xây dựng một lộ trình hợp lý là cơ sở quan trọng cho việc kiểm soátquá trình thực hiện, phân bổ nguồn lực thực hiện hợp lý, hiệu quả. Định hướng vàlộ trình hòa hợp toàn diện của hệ thống VAS nói chung và hệ thống BCTC doanhnghiệp Việt Nam nói riêng với IAS/IFRS phác thảo dưới đây nhấn mạnh đến tính“trình tự” hơn là thời điểm thực hiện. Bởi vì, cần căn cứ những biến động củađiều kiện kinh tế- xã hội đất nước và của quá trình hội nhập trong nước lẫn quốctế, để có điều chỉnh phù hợp.

Từ nay đến hết năm 2016 :(1) Điều chỉnh, bổ sung Luật Kế toán;(2) Điều chỉnh, bổ sung hệ thống Báo cáo tài chính hiện hành.(3) Điều chỉnh, cập nhật các chuẩn mực đã ban hành theo hướng phù hợp

với IAS/IFRS. Lưu ý, cần điều chỉnh, cập nhật các chuẩn mực Việt Nam đã banliên quan đến :

+ IFRS 10 – Báo cáo tài chính hợp nhất : thiết lập các nguyên tắc soạn thảovà trình bày BCTC hợp nhất khi một doanh nghiệp kiểm soát một hoặc nhiềudoanh nghiệp khác.

Page 181: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 170 -

+ IFRS 11 – Hoạt động liên doanh: Quy định kế toán liên quan đến cácthỏa thuận khi có sự kiểm soát chung, BCTC của các bên khi các doanh nghiệpliên doanh liên kết với nhau hoặc giữa các công ty trong một tập đoàn.

+ IFRS 12 – Công khai lợi ích trong các doanh nghiệp khác: Quy địnhcác yêu cầu công bố thông tin về lợi ích trong công ty con, liên doanh, liên kết,cho phép người sử dụng BCTC đánh giá: bản chất, và các rủi ro liên quan với lợiích của mình vào đơn vị khác; ảnh hưởng của những lợi ích về vị trí tài chính,hiệu suất tài chính và lưu chuyển tiền tệ;

(4) Ban hành mới 7 chuẩn mực kế toán liên quan đến thị trường vốn, thịtrường chứng khoán, đo lường theo giá trị hợp lý và suy giảm giá trị tài sản vànâng cấp, thay thế Chuẩn mực chung (VAS1) thành Khuôn mẫu lý thuyết choBCTC. Các chuẩn mực này cần áp dụng gần như 100% các quy định theo chuẩnmực kế toán và thông lệ quốc tế. Cụ thể :

+ Chuẩn mực kế toán số 32 - Trình bày công cụ tài chính (VAS 32);+ Chuẩn mực kế toán số 39-Công cụ tài chính: Ghi nhận và đánh giá (VAS 39);+ Chuẩn mực BCTC số 7 - Công cụ tài chính: Thuyết minh (VFRS 7);+ Chuẩn mực BCTC số 9 - Công cụ tài chính (VFRS 9);+ Chuẩn mực BCTC số 2 - Thanh toán bằng cổ phiếu (VFRS 2);+ Chuẩn mực BCTC số 13 - Đo lường theo giá trị hợp lý (VFRS 13);+ Chuẩn mực kế toán số 36 - Suy giảm giá trị tài sản (VAS 36);+ Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC (Vietnamese Conceptual Framework).

(5) Ban hành lại, thống nhất một chế độ kế toán doanh nghiệp và hệ thốngBCTC. Chế độ kế toán doanh nghiệp và hệ thống BCTC cần thể hiện đầy đủ cácnội dung đã trình bày tại mục 3.2.1.1, 3.2.1.2 của luận án và rà soát để đảm bảotính thống nhất với các quy định tại các chuẩn mực kế toán đã được ban hành.

(6) Tiến hành xây dựng hệ thống BCTC linh hoạt.

(7) Ban hành quy định ban đầu về báo cáo nguồn lực tri thức và trách nhiệmxã hội doanh nghiệp trong hệ thống BCTC doanh nghiệp.

Từ năm 2017 đến 2020 :(1) Ban hành các chuẩn mực mới, chủ yếu bao gồm :

Page 182: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 171 -

+ Chuẩn mực BCTC 05 - Tài sản nắm giữ để bán và hoạt động gián đoạn(VFRS 5);

+ Chuẩn mực BCTC 06 - Tìm kiếm, thăm dò và xác định giá trị các nguồntài nguyên khoáng sản (VFRS 6);

+ Chuẩn mực kế toán 20 - Kế toán các khoản trợ cấp và công bố về sự tàitrợ từ Chính phủ (VAS 20);

+ Chuẩn mực kế toán 19 - Lợi ích nhân viên (VAS 19);+ Chuẩn mực kế toán 41 - Nông nghiệp (VAS 41).(2) Tiếp tục cập nhật các chuẩn mực đã ban hành phù hợp với IAS/IFRS.(3) Hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực đã ban hành và đẩy mạnh áp dụng

đo lường giá trị hợp lý trong định giá các yếu tố của BCTC.(4) Đẩy mạnh áp dụng, phát huy hiệu quả của hệ thống BCTC linh hoạt,

trên cơ sở một chế độ kế toán thống nhất. (5) Ban hành quy định và hướng dẫn áp dụng chính thức về báo cáo về

nguồn lực tri thức và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong hệ thống BCTCdoanh nghiệp.

Từ sau năm 2020 :(1) Tiếp tục cập nhật hoặc ban hành các chuẩn mực còn thiếu; đưa hệ

thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC doanhnghiệp nói riêng cập nhật và áp dụng đầy đủ IAS/IFRS.

(2) Hoàn chỉnh quy định về hạch toán và báo cáo về Nguồn lực tri thức vàTrách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong hệ thống BCTC doanh nghiệp. Quy địnhbước đầu hoặc hướng dẫn áp dụng về Công bố dự toán tài chính và Báo cáo giátrị gia tăng.

(3) Đến năm 2025, Ban hành lại hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toándoanh nghiệp và hệ thống BCTC doanh nghiệp thống nhất, đảm bảo áp dụng đầyđủ IAS/IFRS và các quy định, hướng dẫn đã ban hành. Việt Nam thực sự trởthành một quốc gia áp dụng đầy đủ IAS/IFRS.

Như vậy, con đường phía trước của hệ thống kế toán Việt Nam nói chungvà hệ thống BCTC doanh nghiệp nói riêng đã được phác họa và định hình.

Lộ trình của con đường này được tóm tắt tại Bảng 3.6.

Page 183: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 172 -

Bảng 3.6 : Lộ trình phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệpViệt Nam

Giai đoạn Giải pháp thực hiện Mục tiêu

(1) Điều chỉnh, bổ sung Luật Kế toán ;(2) Điều chỉnh, bổ sung hệ thống Báo cáo tàichính doanh nghiệp hiện hành.(3) Điều chỉnh, cập nhật các chuẩn mực đã banhành theo hướng phù hợp với IAS/IFRS(4) Ban hành mới 7 chuẩn mực kế toán liên quanđến thị trường vốn, thị trường chứng khoán, đolường theo giá trị hợp lý, suy giảm giá trị tài sảnvà nâng cấp (VAS1) thành Việt Nam ConceptualFramework.(5) Ban hành lại, thống nhất một chế độ kế toándoanh nghiệp và hệ thống BCTC.(6) Tiến hành xây dựng hệ thống BCTC linh hoạt.

Từ nayđếnhết năm2016

(7) Ban hành quy định ban đầu về ghi nhận vàbáo cáo Nguồn lực tri thức và Trách nhiệm xã hộidoanh nghiệp trên hệ thống BCTC .

- Khắc phục hạnchế của hệ thốngBCTC hiệnhành, từng bướcchuẩn hóa hệthống BCTC,tạo cơ sở choxây dựng và ápdụng hệ thốngBCTC linh hoạt;

- Hòa hợpmột bướcvới IAS/IFRS

(1) Ban hành 05 chuẩn mực kế toán mới.(2) Tiếp tục cập nhật các chuẩn mực đã ban hànhphù hợp với IAS/IFRS.(3) Hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực đã banhành và đẩy mạnh áp dụng đo lường giá trị hợp lýtrong định giá các yếu tố của BCTC.(4) Đẩy mạnh áp dụng, phát huy hiệu quả của hệthống BCTC linh hoạt, trên cơ sở một chế độ kếtoán thống nhất.

Từ năm2017đến năm2020

(5) Ban hành Quy định và hướng dẫn áp dụngchính thức về hạch toán và báo cáo về Nguồn lựctri thức và Trách nhiệm xã hội doanh nghiệptrong hệ thống BCTC.

Hệ thống BCTCtiệm cận vớichuẩn mực kếtoán và thông lệquốc tế, linhhoạt, hữu ích,đáp ứng nhu cầuđa dạng củanhiều đối tượngsử dụng thôngtin.

Page 184: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 173 -

Giai đoạn Giải pháp thực hiện Mục tiêu

(1) Tiếp tục cập nhật hoặc ban hành các chuẩnmực còn thiếu;

(2) Hoàn chỉnh quy định về hạch toán và báo cáovề Nguồn lực tri thức và Trách nhiệm xã hộidoanh nghiệp trong hệ thống BCTC. Quy địnhbước đầu hoặc hướng dẫn áp dụng về Công bốdự toán tài chính và Báo cáo giá trị gia tăng.

Từsau năm2020

(3) Đến năm 2025, Ban hành lại hệ thống chuẩnmực, chế độ kế toán doanh nghiệp và hệ thốngBCTC doanh nghiệp thống nhất, áp dụng đầy đủIAS/IFRS và các quy định, hướng dẫn đã banhành.

Đưa hệ thốngBCTC doanhnghiệp Việt Namcập nhật và ápdụng đầy đủIAS/IFRS.

Việt Nam thựcsự trở thành mộtquốc gia ápdụng đầy đủIAS/IFRS.

3.3. Một số kiến nghị hỗ trợ cho việc hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chínhdoanh nghiệp Việt Nam

Đây có thể được xem như là điều kiện cần của quá trình phát triển hoànthiện kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống BCTC nói riêng. Môi trường kinhdoanh và hành lang pháp lý về kinh doanh bất cập thì hệ thống kế toán khó thểphát triển hoàn thiện. Thị trường giao dịch tài sản thiếu “minh bạch” thiếu “tíchcực” thì khó có thể sử dụng giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường giá trị tài sản…Ngoài ra, một số vấn đề không kém quan trọng cũng cần được xem xét như vaitrò của hội nghề nghiệp về kế toán, chất lượng đào tạo kế toán, ứng dụng côngnghệ thông tin trong kế toán v.v… Luận án đưa ra một số kiến nghị, trong mụctiêu và phạm vi của luận án, đối với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan quản lý vềkế toán kiểm toán; các tổ chức nghề nghiệp, cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán; vàcác doanh nghiệp.3.3.1. Đối với Nhà nước, cơ quan chức năng quản lý về Kế toán kiểm toán vàcông bố thông tin trên TTCK.

(1) Quốc HộiXem xét sửa Luật Kế toán.

Page 185: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 174 -

Luật Kế toán cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện nhằmchuẩn hóa về tính minh bạch, thống nhất và hội nhập.

Việc sửa Luật Kế toán không chỉ đơn thuần nhìn vào những hạn chế màLuật đã bộc lộ. Cần tổng kết đánh giá cụ thể về nội dung của Luật kế toán hiệnhành trong mối quan hệ với những yêu cầu của thực tiễn, của quá trình đổi mới vàhội nhập kinh tế, từ đó ban hành một Luật Kế toán xứng tầm là văn bản pháp lýcao nhất về kế toán, tạo điều kiện, mở đường cho quá trình phát triển và hội nhậpcủa hệ thống kế toán và hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam.

(2) Chính Phủ

Chính phủ ban hành kịp thời:

- Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Kiểm toán độc lập (ngoài các vấnđề đã được hướng dẫn tại Nghị định 17/2012/NĐ-CP);

- Bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường, chẳnghạn, quy định về chất lượng không khí, chất lượng nước, chất thải rắn, chất thảiđộc hại, đa dạng sinh học…(liên quan đến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp).

(3) Bộ Tài chính

Thứ nhất, tập trung nguồn lực hoàn thành những việc trọng tâm đến hếtnăm 2016:

(1) Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định 2261/QĐ-BTC- Kế hoạchtriển khai thực hiện Chiến lược Kế toán – kiểm toán đến 2020, tầm nhìn 2030.

(2) Điều chỉnh, bổ sung Luật Kế toán.

(3) Điều chỉnh, bổ sung hệ thống Báo cáo tài chính hiện hành.

(4) Điều chỉnh, cập nhật các chuẩn mực đã ban hành theo hướng phù hợpvới IAS/IFRS. Lưu ý, cần điều chỉnh, cập nhật các chuẩn mực Việt Nam đã banhành liên quan đến IFRS 10 – Báo cáo tài chính hợp nhất; IFRS 11 –Hoạt độngliên doanh; IFRS 12 – Công khai lợi ích trong các doanh nghiệp khác.

(5) Ban hành mới 7 chuẩn mực kế toán liên quan đến thị trường vốn, thịtrường chứng khoán, đo lường theo giá trị hợp lý và suy giảm giá trị tài sản vànâng cấp, thay thế Chuẩn mực chung (VAS1) thành Khuôn mẫu lý thuyết cho

Page 186: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 175 -

BCTC. Các chuẩn mực này cần áp dụng gần như 100% các quy định theo chuẩnmực và thông lệ quốc tế.

(6) Ban hành lại, thống nhất một chế độ kế toán doanh nghiệp và hệ thốngBCTC. Chế độ kế toán doanh nghiệp và hệ thống BCTC cần thể hiện đầy đủ cácnội dung đã trình bày tại mục 3.2.1.1, 3.2.1.2 của luận án và rà soát để đảm bảotính thống nhất với các quy định tại các chuẩn mực kế toán đã được ban hành.

(7) Tiến hành xây dựng hệ thống BCTC linh hoạt.

(8) Ban hành quy định ban đầu về báo cáo Nguồn lực tri thức và Tráchnhiệm xã hội doanh nghiệp trong hệ thống BCTC doanh nghiệp.

Thứ hai, Áp dụng thí điểm áp dụng các mô hình kiểm toán chất lượng từhai phía. Thứ nhất là mô hình kiểm tra chéo của Mỹ và các nước nói tiếng Anh,theo đó, mỗi công ty kiểm toán phải đăng ký vào chương trình kiểm tra đượccông nhận, và tham gia kiểm tra chất lượng dịch vụ và việc tuân thủ các chuẩnmực kiểm toán của các công ty khác. Thứ hai là mô hình ở Pháp và các nước TâyÂu, sử dụng khoảng 1.000 kiểm toán viên lấy từ các công ty kiểm toán độc lập,sau đó có bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra và đề nghị họ tình nguyện mỗi năm làmcho các hiệp hội ít nhất 200 giờ để soát xét lại hồ sơ chất lượng kiểm toán của cáckiểm toán viên khác; mỗi kiểm toán viên độc lập trong một năm phải bị soát xétchất lượng ít nhất một hồ sơ kiểm toán theo phương pháp chọn lựa ngẫu nhiên.Rõ ràng, Việt Nam cũng cần phải từng bước áp dụng việc kiểm soát chất lượngthông qua các mô hình như vậy.

Thứ ba, Phát huy hơn nữa việc phối hợp với các trường đại học có đàotạo ngành kế toán, các chuyên gia, các hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp đểhội thảo, lấy ý kiến đóng góp nhằm ban hành các quy định vừa có tính khoa học,hiện đại, vừa phù hợp với môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

Thứ tư, Tăng cường thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, đàotạo, hội thảo… nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận về việc áp dụng hệthống chuẩn mực kế toán, giá trị hợp lý, việc ghi nhận và báo cáo nguồn lực trithức, báo cáo trách nhiệm xã hội, từ cơ quan chức năng, doanh nghiệp, người làmcông tác kế toán, cho đến các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC.

Page 187: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 176 -

(4) Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước

- Tham mưu tốt cho Bộ Tài chính, Chính phủ trong việc sửa đổi, xây dựngcác văn bản hướng dẫn Luật chứng khoán, Luật kiểm toán độc lập, sửa đổi cácquy định về xử phạt, chế tài những vi phạm đủ tính răn đe, nhằm xây dựng môitrường minh bạch và lành mạnh trên TTCK.

- Tăng cường công tác giám sát, quản lý việc thực hiện các quy định tronglĩnh vực chứng khoán, đặc biệt là việc phát hành chứng khoán của các công tyniêm yết.

- Xây dựng một hệ thống thang điểm để đánh giá chất lượng thông tin củacác công ty niêm yết công bố trong năm, cuối năm có tổng kết đánh giá việc thựchiện trách nhiệm công bố thông tin của các công ty niêm yết và công bố trênphương tiện thông tin đại chúng để các nhà đầu tư có thể so sánh, đánh giá. Từngbước nghiên cứu xây dựng chỉ số đánh giá mức độ minh bạch thông tin tài chính.

(5) Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp

Các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đào tạo, tưvấn, tuyên truyền:

- Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc Bộ Kế hoạch và đầutư): tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản trị doanhnghiệp theo Chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các doanhnghiệp nhỏ và vừacủa Chính phủ, đặc biệt là các lớp về quản trị tài chính, kế toándành cho chủ doanh nghiệp;

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): tổ chức đào tạobằng những hình thức thích hợp để phát triển nguồn nhân lực cho các doanhnghiệp, giúp các doanh nhân nâng cao kiến thức, năng lực quản lý và kinh doanh,đặc biệt trong lập, công khai và sử dụng thông tin về BCTC;

- Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BPSC): cung cấp các dịchvụ đào tạo thiết thực, hiệu quả; tổ chức các hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp liênquan đến tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần từng bước hoàn chỉnh một hệ thống thị trườngtích cực (active market); đồng bộ và minh bạch hóa hành lang pháp lý về kinh

Page 188: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 177 -

doanh. Thị trường hàng hóa và thị trường tài chính Việt Nam phải được xây dựngngày càng “hoạt động” để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm các dữ liệu tham chiếu trongđo lường giá trị hợp lý, và trong các ước tính khác.

3.3.2. Đối với các tổ chức nghề nghiệp và cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán

(1) Phát huy vai trò của Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA)

Trong những năm qua, VAA đã có những hoạt động và đóng góp nhất địnhvào sự phát triển của hệ thống kế toán Viêt Nam.

Trong thời gian sắp tới, Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam cần phát huyhơn nữa vai trò của mình trong đào tạo và huấn luyện nghề nghiệp; đa dạng cácphương thức và nội dung hoạt động… Càng hội nhập sâu trong lĩnh vực kế toánchúng ta càng nhận thấy vai trò của Hội Kế toán và kiểm toán trong việc truyềnbá chuyên môn kiến thức lý luận và thực tiễn về hệ thống chuẩn mực kế toáncũng như trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Vì vậy, Hội Kếtoán và kiểm toán cần có lộ trình cụ thể cho sứ mệnh quan trọng này. Chẳng hạn,trên cơ sở hỗ trợ kinh phí của Nhà nước, Hiệp hội tổ chức biên dịch các tài liệukế toán nước ngoài của các tổ chức kế toán quốc tế có uy tín và có tầm ảnhhưởng sâu rộng như IASB, FASB, IFAC v.v… và có chính sách hợp lý để hỗtrợ khâu mua bản quyền và phân phối rộng rãi các tài liệu này.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần đánh giá đúng vai trò của Hội kế toán và kiểmtoán, từ đó mạnh dạn trao cho Hội các quyền và nhiệm vụ tương xứng với vai tròcủa Hội. Ngoài ra, cần có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ trong mối quan hệgiữa các cơ quan điều hành và các tổ chức cung ứng các dịch vụ công bố thôngtin trên thị trường như: Hiệp hội kế toán, kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội kiểmtoán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Hiệp hội chứng khoán Việt Nam, trongviệc xây dựng môi trường pháp lý cũng như theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạtđộng kế toán và công bố thông tin trên TTCK.

(2) Các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, đặc biệt là các cơ sở đào tạođại học

Các cơ sở đào tạo đại học cần đẩy mạnh việc đổi mới chương trình,

Page 189: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 178 -

phương thức đào tạo và công tác nghiên cứu khoa học về kế toán.

Việc cải tiến, bổ sung chương trình, phương thức đào tạo kế toán bậc đại

học theo hướng hiện đại, phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế,

đặc biệt quan tâm cách thức đào tạo theo hướng tích cực.

Hiện nay, các chương trình đào tạo ở các trường đại học nước ngoài có bổ

sung các học phần mà người học có thể tham dự để dự thi chứng chỉ CPA

(Certified Public Accountant) do các hiệp hội nghề nghiệp tổ chức. Chương trình

đào tạo thiết kế theo kiểu đào tạo tín chỉ, đào tạo theo hướng mở là xu hướng tất

yếu đối với chương trình đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Các trường đại học tạo và học viện cần đẩy mạnh thực hiện có hiêu quả mô

hình đào tạo tín chỉ đối với chuyên ngành đào tạo kế toán. Việc xây dựng khung

chương trình cũng nên tham khảo chương trình tiên tiến của các nước để tạo

thuận lợi trong việc thừa nhận bằng cấp, thi chứng chỉ kiểm toán viên, chuyển đổi

môn học hay chuyển tiếp học ở bậc học cao hơn. Về lâu dài, cần đưa tiếng Anh

thành ngôn ngữ trong giảng dạy chuyên ngành kế toán.

Giáo trình về kế toán cũng cần thay đổi một cách căn bản, trong đó lấy

chuẩn mực kế toán là nền tảng để học viên hiểu thực chất vấn đề thay vì sa đà vào

nghiệp vụ chi tiết; kiến thức về tế kế toán quốc tế nói chung và chuẩn mực kế toán

quốc tế cũng cần được quan tâm trong thiết kế chương trình.

Về nghiên cứu khoa học về kế toán, hiện nay các đề tài cấp trường, kể cả cấp

bộ chủ yếu tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung, cập nhật hoặc xây dựng quy trình

tổ chức thực hiện các chuẩn mực, chế độ kế toán. Cần tập trung, khuyến khích các

công trình nghiên cứu về phát triển củng cố hoặc áp dụng một lý thuyết mới

trong lĩnh vực kế toán, đặc biệt là công trình nghiên cứu có tính định lượng.

3.3.3. Đối với các doanh nghiệp

Lập và công khai BCTC là trách nhiệm của doanh nghiệp được Nhà nướcquy định trong Luật kế toán, Luật chứng khoán, chuẩn mực và chế độ kế toán.Hiện nay, việc thực hiện trách nhiệm này của các doanh nghiệp còn hạn chế.

Page 190: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 179 -

Do vậy, trước hết, các doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa chính trực,trách nhiệm giải trình và minh bạch trong soạn thảo và công bố BCTC. Việc thiếtlập một mô hình tổ chức kế toán phù hợp với điều kiện tổ chức quản lý, tổ chứckinh doanh, đồng thời thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu là vấn đề màbất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm trong bối cảnh phát triển kinh tế thịtrường, nhiều cá nhân và đối tác quan tâm đến thông tin tài chính và tính đáng tincậy của thông tin tài chính của doanh nghiệp.

Trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay, một vấn đề khácmà các doanh nghiệp không thể không quan tâm là việc chọn lựa và áp dụng cácgiải pháp tin học hóa và phần mềm kế toán. Theo đó, đầu tư cho giai đoạn khảosát, thiết kế thường tốn kém và mất nhiều thời gian nhưng sẽ hạn chế được nhữngtổn thất có thể rất lớn do sự không tương thích của phần mềm về mặt công nghệ,chức năng.

Đối với các công ty niêm yết, cần rà soát và tối ưu hoá quy trình khoá sổvà lập BCTC, đảm bảo tuân thủ quy định về công bố thông tin trên TTCK. Côngty cần quan tâm đến việc thực hiện nghĩa vụ công bố đầy đủ với nhà đầu tư và cổđông về các thông tin tài chính, trách nhiệm của ban lãnh đạo trong việc lập vàcông bố BCTC, các giao dịch quan trọng với các bên liên quan, chi tiết các khoảnvay, các khoản nợ phải thu với danh sách khách hàng cụ thể, chi tiết các khoảntrích lập dự phòng trong kỳ, các thông tin phi tài chính, như mục tiêu hoạt độngcủa công ty, chủ sở hữu và quyền lợi của cổ đông, thay đổi quyền kiểm soát trêntài sản đầu tư và những giao dịch bất thường, thù lao cho ban giám đốc, thông tinliên quan đến môi trường, xã hội và các bên liên quan, những yếu tố rủi ro cơbản, kiểm toán nội bộ…

Việc gia tăng tính độc lập của Ban kiểm soát, việc xây dựng hệ thống kiểmsoát nội bộ hiệu quả cũng cần được các công ty niêm yết quan tâm đúng mức.

Các công ty niêm yết càng cần thiết phải tin học hóa công tác kế toán; phốihợp với các cơ quan chức năng như UBCKNN, cơ quan thuế… để tiếp nhận ýkiến về thực trạng công tác lập, trình bày, công bố BCTC.

Page 191: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 180 -

Tóm lại, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng một hệ thống BCTC

doanh nghiệp hòa hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, hữu ích với đối

tượng sử dụng. Theo đó, quan điểm xuyên suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện

hệ thống BCTC là: hòa hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; phù hợp

với điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế ở Việt Nam; đề cao

tính linh hoạt của hệ thống BCTC, phù hợp với quy mô, đặc thù doanh nghiệp và

tính đa dạng về đối tượng sử dụng thông tin.

Nếu việc xác lập quan điểm, phương hướng được xem là then chốt, thì việc

đề ra các giải pháp và một lộ trình thực hiện hợp lý được xem là trọng tâm của

quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC. Theo đó, trong ngắn hạn, cần

bổ sung, điều chỉnh về khung pháp lý cho BCTC, hệ thống báo cáo, nội dung một

số khoản mục trên BCTC; thống nhất một chế độ kế toán, từng bước xây dựng hệ

thống BCTC linh hoạt trong nền kinh tế thị trường. Trong dài hạn, thực hiện các

bước đi phù hợp để cập nhật và ban hành mới các chuẩn mực phù hợp với

IAS/IFRS , sử dụng giá trị hợp lý trong định giá, ghi nhận và báo các nguồn lực tri

thức, báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC, tiến tới áp dụng đầy

đủ hệ thống chuẩn mực kế toán theo IAS/IFRS.

Cùng với việc từng bước hoàn chỉnh một hệ thống thị trường tích cực, minh

bạch hóa hành lang pháp lý về kinh doanh, việc thực hiện các giải pháp ở trên một

cách hiệu quả và đồng bộ sẽ tạo ra một hệ thống kế toán và BCTC doanh nghiệp

Việt Nam cập nhật và áp dụng đầy đủ IAS/IFRS, linh hoạt, hữu ích, đáp ứng yêu

cầu hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán.

Page 192: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 181 -

KẾT LUẬN

Báo cáo tài chính là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán. Mục đích củaBCTC là cung cấp thông tin tài chính hữu ích về doanh nghiệp cho các nhà đầu tưhiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyếtđịnh về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp.

Những yêu cầu của quá trình hội nhập, ưu thế về lợi ích mang lại của việcsử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS), cùng với nỗ lực của IASB, đãthúc đẩy mạnh mẽ quá trình hòa hợp và hội nhập với IAS/IFRS của nhiều quốcgia trên thế giới.

Luận án đã phân tích, tổng hợp, đánh giá cơ sở lý luận về hệ thống BCTCtheo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, thực trạng áp dụng chuẩn mực kếtoán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia và kinh nghiệm cho ViệtNam. Từ đó, trên cơ sở kết quả đối chiếu hệ thống BCTC theo quy định củaViệt Nam với hệ thống BCTC theo quy định của IASB, ý kiến của các doanhnghiệp, nhà đầu tư và chuyên gia về hệ thống BCTC doanh nghiệp, cũng như yêucầu của quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán ở Việt Nam, luận án đãxác định rõ ràng, cụ thể những ưu điểm, hạn chế của hệ thống BCTC doanhnghiệp hiện hành, nhận diện các vấn đề cần giải quyết. Theo đó, ở Việt Nam, sauhơn 35 năm kể từ khi thống nhất đất nước, hệ thống kế toán và BCTC doanhnghiệp hiện nay về cơ bản đã được xây dựng theo hướng tiếp cận với thông lệquốc tế trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam, có sự cải cách, khá đầy đủ và có tínhhệ thống. Tuy nhiên, cơ sở định giá, đặc điểm chất lượng và nguyên tắc lậpBCTC chưa được quy định đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với chuẩnmực kế toán và thông lệ quốc tế; hệ thống BCTC mang tính khuôn mẫu, thiếu sựlinh hoạt; hệ thống báo cáo, một số nội dung, khoản mục trên BCTC chưa đầy đủ,hoặc chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; chưa đề cập hoặcquy định việc ghi nhận và trình bày nguồn lực tri thức, trách nghiệm xã hội doanhnghiệp trên báo cáo…

Page 193: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 182 -

Trên cơ sở đó, luận án xác lập một cách khoa học và phù hợp quan điểm,

mục tiêu và phương hướng hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp; đề xuất các

giải pháp ngắn hạn, đặc biệt là các giải pháp dài hạn, mang tính khoa học và khả

thi, xác định lộ trình phù hợp, nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC

doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đáp ứng yêu cầu hội

nhập quốc tế. Luận án đã định hướng về nội dung và phương pháp những vấn đề

mang tính đột phá ở Việt Nam liên quan đến định giá và trình bày thông tin trên

BCTC, như: đo lường giá trị hợp lý; báo cáo nguồn lực tri thức; báo cáo trách

nhiệm xã hội doanh nghiệp.

Hạn chế của luận án là mẫu khảo sát doanh nghiệp, nhà đầu tư và ý kiếncủa chuyên gia về hệ thống BCTC doanh nghiệp hiện hành chưa nhiều, dù rằng,đây là một cơ sở tham khảo, không quyết định hoàn toàn cơ sở đánh giá thựctrạng hệ thống BCTC. Bên cạnh đó, các đề xuất của luận án về đo lường giá trịhợp lý, báo cáo nguồn lực tri thức, báo cáo trách nhiệm xã hội dừng lại ở nhữngvấn đề cơ bản về yêu cầu, nội dung, phương pháp, lộ trình; các nội dung chi tiếtvà điều kiện cần và đủ để áp dụng cho từng giai đoạn cụ thể ở Việt Nam chưađược xác định một cách cụ thể. Ngoài ra, trong phạm vi của luận án, mô hình hộinhập cho hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam với IAS/IFRS cũng chưa đượclý giải đầy đủ.

Tuy còn những hạn chế nhất định nhưng, cùng với những vấn đề lý luận vềBCTC đã được luận án phân tích, tổng hợp, đánh giá, những quan điểm, phươnghướng, giải pháp và kiến nghị của luận án sẽ là tài liệu rất có ý nghĩa đối với cácnghiên cứu chuyên sâu về hệ thống BCTC doanh nghiệp, cũng như đối với các cơquan chức năng của Nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện phương hướng,giải pháp phát triển, hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam.

Page 194: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 183 -

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lê Hoàng Phúc, “Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam vàchuẩn mực kế toán quốc tế - Thực trạng, nguyên nhân và định hướngphát triển”, Tạp chí Kế toán và kiểm toán, số 11/2011, năm 2011, tr. 20-22.

2. Lê Hoàng Phúc “ Thực trạng và định hướng sử dụng giá trị hợp lýtrong hệ thống kế toán Việt Nam”, Tạp chí Kế toán và kiểm toán, số04/2012, năm 2012, tr. 37-39.

3. Lê Hoàng Phúc “ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thôngtin tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ViệtNam”, Tạp chí Kiểm toán, số 03 (136), năm 2012, tr. 33-35.

4. Lê Hoàng Phúc, “Chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính - Những tácđộng đến hệ thống kế toán quốc gia và sự bài học kinh nghiệm cho ViệtNam”, Tạp chí Kế toán và kiểm toán, số 09/2013, năm 2013,tr. 29-31.

Page 195: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 184 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài Chính, 2001. Chuẩn mực kế toán số 2 - Hàng tồn kho, ban hànhtheo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC.

2. Bộ Tài Chính, 2001. Chuẩn mực kế toán số 3 – Tài sản cố định hữu hình,ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC.

3. Bộ Tài Chính, 2001. Chuẩn mực kế toán số 4 – Tài sản cố định vô hình, banhành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC.

4. Bộ Tài Chính, 2002. Chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mực chung, banhành theo quyết định số 162/2002/QĐ-BTC.

5. Bộ Tài Chính, 2002. Chuẩn mực kế toán số 14 – Báo cáo lưu chuyển tiềntệ, ban hành theo quyết định số 162/2002/QĐ-BTC.

6. Bộ Tài Chính, 2002. Chuẩn mực số 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ,ban hành theo quyết định số Số: 12/2005/QĐ-BTC.

7. Bộ Tài Chính, 2003. Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tàichính, ban hành theo quyết định số 243/2003/QĐ-BTC.

8. Bộ Tài Chính, 2005. Chuẩn mực kế toán số 23 – Các sự kiện phát sinhsau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, ban hành theo Quyết định số12/2005/QĐ-BTC.

9. Bộ Tài Chính, 2005. Chuẩn mực kế toán số 28 – Báo cáo bộ phận, banhành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC.

10. Bộ Tài Chính, 2005. Chuẩn mực kế toán số 3 0 – Lãi trên cổ phiếu,ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC.

11. Bộ Tài chính, 2006. Chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo Quyếtđịnh số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.

12. Bộ Tài chính, 2006. Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, ban hànhtheo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006.

Page 196: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 185 -

13. Bộ Tài chính, 2009. Hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế vềtrình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tàichính, ban hành theo thông tư số 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009.

14. Bộ Tài chính, 2012. Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trườngchứng khoán, theo thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5/04/2012.

15. Bùi Văn Dương, 2007. Lập báo cáo tài chính hợp nhất trong trường hợpcác công ty con cầm giữ cổ phiếu lẫn nhau, Tạp chí Phát triển kinh tế, số199, trang 36-37.

16. Chính phủ, 2013. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 [on line]

<http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungtinhhinhthuchien?categoryId=100002927&articleId=10053063 > [ngày truy cập: 12 tháng 2năm 2014].

17. Đảng cộng sản Việt Nam, 2011. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, 2011, tr.4.

18. Đường Nguyễn Hưng, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển củahệ thống kế toán Việt Nam. Tạp chí Kế toán và kiểm toán, số 10/2012 (tr.21-21-22), số 12/2012 (tr. 21-23).

19. Hội đồng Nhà nước, 1988. Số: 6-LCT/HĐNN8–Pháp lệnh Kế toán thốngkê, Hà Nội, 1988.

20. Nguyễn Đình Hùng, 2010. Hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tàichính công bố của các công ty niêm yết tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinhtế, ĐH Kinh tế TP.HCM.

21. Nguyễn Đình Hùng, 2009, Trách nhiệm xã hội và vấn đề trình bày chỉ sốđánh giá trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của công ty niêmyết tại Việt nam, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 230, tr 41-45

22. Nguyễn Phúc Sinh, 2008. Nâng cao tính hữu ích của BCTC doanh nghiệpViệt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tếTP.HCM.

23. Nguyễn Thế Lộc, 2010. Tính hợp lý của“ Giá trị hợp lý” trong hệ thốngchuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. Tạp chí Kiểm toán, số 11, trang36-39;

Page 197: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 186 -

24. Nguyễn Thị Kim Cúc, 2009. Hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệpnhằm phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam.Luận án tiến sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM.

25. Nguyễn Thị Kim Oanh, 2010. So sánh đối chiếu chuẩn mực kế toán quốc tếvà Việt Nam trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, Luậnvăn thạc sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM.

26. Nguyễn Thị Liên Hương, 2010. Phân tích ảnh hưởng sự khác biệt chuẩnmực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế đến quyết định củanhà đầu tư. Luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM.

27. Phạm Hoài Hương, 2010. Mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán ViệtNam và chuẩn mực kế toán quốc tế, Tạp chí Khoa học và công nghệ, ĐHĐà Nẳng số 5(40), trang 155-162.

28. Phạm Đức Hiếu, 2010. Kế toán theo giá trị hợp lý và khủng hoảng tài chính- Các tranh luận và liên hệ thực tế ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế,số 239, trang 8-13.

29 . Phan Thị Phước Lan, Việt Nam chưa áp dụng toàn bộ IFRS/IAS, tại sao?

<http://www.kiemtoan.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2063>, [ngày truy cập : 25/01/2012].

30. Quế Chi, 2011. Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế:Những thách thức mới. Tạp chí Kế toán và kiểm toán, số 07, trang 40.

31. Quốc hội (2003), Luật số 03/2003/QH – Ban hành Luật Kế toán, Quốc hộiKhóa XI.

32. Trần Quốc Thịnh, 2012. Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế vànhững kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kiểm toán, số 3/2012.

33. Trần Xuân Nam, Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế : Việt Nam vàsự khác biệt, < http://www.tapchiketoan.com/ke-toan/chuan-muc-ke-toan-viet-nam/chuan-muc-bao-cao-tai-chinh-quoc-te-viet-nam-va-su-khac-3.html > [ ngày truy cập : 09/12/2012].

34. Trình Quốc Việt, 2009. Đề xuất chiến lược hội nhập kế toán quốc tế choViệt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM.

Page 198: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 187 -

35. Võ Văn Nhị, Nguyễn Ngọc Dung, 2009. Các hạn chế từ khuôn mẫu chungcho việc ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp trongmối liên hệ với môi trường và bảo vệ môi trường, Tạp chí Kiểm toán, số 8,trang 20.

36. Võ Văn Nhị, Nguyễn Đình Hùng, 2009. Trách nhiệm xã hội và vấn đề trìnhbày chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của côngty niêm yết. Tạp chí Phát triển kinh tế , số 230, trang 41-43.

37. Vũ Hữu Đức, 2010. Những vấn đề cơ bản của Lý thuyết kế toán, NXBLao động.

Tiếng nước ngoài

38. AASB, 2009. Framework for the Preparation and Presentation ofFinancial Statements [pdf] Available at :

<aasb.gov.au/admin/file/content105/c9/Framework_07-04_COMPdec07_01-09.pdf> [Accessed 7 July 2012]

39. Abeysekera, I., 2003. Intellectual accounting scorecard - Measuring andreporting Intellectual Capital [online] Availableat:

<http://ro.uow.edu.au/cgi/viewcontent.cgi?article=1590&context=commpapers>[Accessed 28 March 2013]

40. Ahmed, Riahi and Belkaoui, 2004. Accounting theory, 4th Edition,International Edition, the University Press, Cambridge.

41. Ball, R., 2006. International Financial Reporting Standards (IFRS): Prosand Cons for Investors. Accounting & Business Research 36. [online]Available at:<http://search.ebscohost.com/login.aspx?direct=true&db=buh&AN=23860578&site=ehost-live> [Accessed 28 March 2012]

42. Beams, F. A., 1996. Advanced Accounting, Sixth Edition, Prentice-HallInternational, Inc.

43. Beest, F., Braam,G. and Boelens, S. (2009), Quality of FinancialReporting: measuring qualitative characteristics [pdf] Available at< http://www.ru.nl/publish/pages/516298/nice_09108.pdf > [Accessed 15March 2012]

Page 199: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 188 -

44. Choi, F.D.S. and Meek, G.K, 2011. Intrenational Accountting, 7 th edition,Prentice Hall.

45. Cronje, C.J. and Moolman, S., 2012. Intellectual Capital : Measurement,recognition and reporting [pdf] Available at:<http://uir.unisa.ac.za/bitstream/handle/10500/8789/Cronje_Intellectual_capital.pdf?sequence=1> [Accessed 16 March 2013].

46. Dally, D., 2009. Fair value accounting: Is it an appropriate measure of valuefor today’s financial instruments? [ pdf ] Available at:<http://www.pwc.com/us/en/point-of-view/assets/pwc_pointofview_fairvalue.pdf> [Accessed 12 November2012].

47. Deloitte, 2006. China’s New Accounting Standard. [on line] Availableat:<http://www.deloitte.com/view/en_cn/cn/ab75912aff1fb110VgnVCM100000ba42f0 0aRCRD.htm> [Accessed 10 August, 2012].

48. Deloitte, 2010. Leading the way IFRSs & VASs, Comparison of IFRSs andVASs/VN GAAP.

49. Deloitte, 2013. Use of IFRS by jurisdiction [on line] Available at<http://www.iasplus.com/country/useias.htm> [Accessed 10 March, 2013].

50. Doupnik, S. & Taylor M. E., 1985. An Empirical Investigation of theObservance of IASC Standards in Western Europe. ManagementInternational Review. [on line] Available at:<http://www.jstor.org/discover/10.2307/40227737?uid=3739320&uid=2&uid=4&sid= 21101154891933> [Accessed 12 August, 2012].

51. EC, 2011. A renewed EU strategy 2011-14 for Corporate SocialResponsibility [online] Available at: < http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=COM:2011:0681:FIN:EN:PDF> [Accessed 26 March 2013].

Page 200: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 189 -

52. EC, 2001. Promoting a European framework for Corporate SocialResponsibility [online] Available at: < http://eur-lex.europa.eu/LexUriServ/site/en/com/2001/com2001_0366en01.pdf>[Accessed 29 March 2013].

53. FASB, 2008. SFAC 5- Recognition and Measurement in FinancialStatements of Business Enterprises [pdf] Available at

< http://www.fasb.org/pdf/aop_CON5.pdf> [Accessed 17 July, 2012].

54. FASB, 2008. SFAC 6- Elements of Financial Statements [pdf]Available at : < http://www.fasb.org/pdf/aop_CON6.pdf> [Accessed 25July, 2012].

55. FASB , 2008, SFAC 7- Using Cash Flow Information and Present Value in

Accounting Measurements [pdf] Available at

< http://www.fasb.org/pdf/aop_CON7.pdf> [Accessed 19 June, 2012].

56. FASB, 2010. Conceptual Framework for Financial Reporting [pdf]Available at < http://www.fasb.org/pdf/aop_CON8.pdf> [Accessed 04May, 2012].

57. FASB , 2012, Presentation of Comprehensive Income: Reclassificationsof Items of Other Comprehensive Income, [pdf] Available at<http://www.fasb.org/jsp/FASB/FASBContent_C/ProjectUpdatePage&cid=1176159219593> [Accessed 04 November, 2012].

58. Finch, N., 2009. Towards an understanding of cultural influence onthe international practice of accounting. Journal of internationalbusiness and cultural studies, [pdf] Available at:

<http://aabri.com/manuscripts/09175.pdf> [Accessed August 12, 2011].

59. Gray, J.S. , 1988. Towards a Theory of Cultural Influence on theDevelopment of Accounting Systems Internationally [pdf] Available at :

<http://apira2010.econ.usyd.edu.au/conference_proceedings/APIRA-2010-027-Hooghiemstra-Institutional-environment-and-internal-control-disclosures.pdf> [Accessed 18 October, 2011].

Page 201: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 190 -

60. Greuning, H., 2000. International Accounting Standards, A practice Guide.The National Politica Publishing House.

61. Hofstede G., 1984. Cultural dimensions in management and planning [pdf]

Available at: <http://www.springerlink.com/content/p17811531v546347/> [Accessed 8 September, 2012].

62. Hofstede, G., 2013. Cultural Demesion of Vietnam. [on line] Available at:< http://geert-hofstede.com/vietnam.html> [Accessed April 24, 2013].

63. IASB, 2009. IAS 38 - Intangible Assets, was approved July 2009 [pdf]Available at < http://eifrs.ifrs.org/eifrs/bnstandards/en/2013/ias38.pdf >

[Accessed 15 April , 2012].

64. IASB, 2010. The Conceptual Framework for Financial Reporting, wasapproved September, 2010 [pdf] Available at<http://eifrs.ifrs.org/eifrs/bnstandards/en/2012/framework.pdf>,

[Accessed 3 Septemper 2012].

65. IASB, 2010. IFRS Practice Statement Management Commentary, [pdf]Available at < http://www.ifrs.org/Current-Projects/IASB-Projects/Management-Commentary/IFRS-Practice-Statement/Documents/Managementcommentarypracticestatement8December.pdf> [Accessed 15 November , 2012].

66. IASB, 2011. IAS 36 - Impairment of Assets, was approved May 2013 [pdf]Available at : < http://eifrs.ifrs.org/eifrs/bnstandards/en/2013/ias36.pdf >

[Accessed 15 July, 2013].

67. IASB, 2011. IFRS 13 - Fair Value Measurement, was approved , May 2011[pdf] Available at < http://eifrs.ifrs.org/eifrs/bnstandards/en/2013/ifrs13.pdf >

[Accessed 8 November 2012].

68. IASB, 2012. IAS 1- Presentation of Financial Statements, was approvedMay, 2012 [pdf] Available at :

<http://eifrs.ifrs.org/eifrs/bnstandards/en/2012/IAS1.pdf>,

[Accessed 8 November 2012].

Page 202: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 191 -

69. IASB, 2012. IAS 7 - Statement of Cash Flows, was approved , October2012 [pdf] Available at :

<http://eifrs.ifrs.org/eifrs/bnstandards/en/2012/IAS1.pdf>

[Accessed 8 November 2012].

70. IASB, 2012. IAS 16 - Property, Plant and Equipment, was approved ,May, 2012 [pdf] Available at :

<http://eifrs.ifrs.org/eifrs/bnstandards/en/2012/IAS16.pdf>

[Accessed 8 November 2012].

71. IFRS , 2011. An AICPA Backgrounder [pdf] Available at:< http://www.ifrs.com/pdf/IFRSUpdate_V8.pdf> [Accessed 12 November2012].

72. IFRS, 2011. IASB and FASB issue common fair value measurement anddisclosure requirements [on line] Available at:<http://www.ifrs.org/News/Press+Releases/IFRS+13+FVM+May+2011.htm> [Accessed 22 December 2012].

73. IFRS, 2012. The IFRS Foundation and its translation policies. [on line]Available at:

<http://www.ifrs.org/Use-around-the-world/IFRS-translations/Pages/IFRS-translations.aspx> [Accessed 15 October, 2012].

74. Ismail, T.H., 2008. Intellectual Capital Reporting in Knowledge Economy:Evidence from Egypt [pdf] Available at:<http://www.cba.edu.kw/wtou/download/conf3/tariq.PDF> [Accessed 24April 2013].

75. Jaggi, B. and Lowf, P.Y., 2000. Impact of Culture, Market Forces, andLegal System on Financial Disclosures, The International Journal ofAccounting, Vol. 35, No. 4, p. 495—519.

76. Japan Ministry of Economy, Trade and Industry, 2012. Japan’s Policy forCSR [pdf] Available at:<http://www.oecd.org/investment/mne/csrpolicyinjapan.pdf>

[Accessed 28 July 2013].

Page 203: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 192 -

77. Jones, S., and A. R. Belkaoui, 2010. Financial accounting theory.Melbourne: Cengage Learning. Point of view 2009. Available at:<www.iasplus.com > [Accessed 2 April, 2011].

78. Keener, M.H., 2011. The relative value relevance of earnings and bookvalue across industries, Journal of Finance and Accountancy,

Available at <www.aabri.com/manuscripts/11764.pdf > [Accessed 12Septemper 2012].

79. KPMG, 2011. Corporate responsibility reporting has become de facto lawfor business [online] Available at:<http://www.kpmg.com/global/en/issuesandinsights/articlespublications/corporate-responsibility/pages/de-facto-business-law.aspx> [Accessed 18November 2012].

80. Lev, B. and Zarowin, P., 1999. The Boundaries of Financial Reporting andHow to Extend Them, Journal of Accounting Research, Vol. 37, No. 2, p.353-385.

81. Moolman, S., 2010. Intellectual Capital : Measurement, recognition andreporting, Masters of commerce in the subject Accounting, University ofSouth Africa [pdf] Available at:<http://uir.unisa.ac.za/bitstream/handle/10500/4847/dissertation_moolman_s.pdf?sequence=1> [Accessed 24 March 2013].

82. Nguyen Cong Phuong & Jacques Richard, 2011. Economic Transition andAccounting System Reform in Vietnam. European Accounting Review, vol.20, no. 4.

83. Nguyen Cong Phuong & Tran dinh Khoi Nguyen, 2012. Internationalharmonization and national particularities of accounting - Recentaccounting development in Vietnam. Journal of Accounting &Organizational Change, Vol. 8 No. 3.

84. Nobes, C., 1998. Towards a general model of the reasons for internationaldifferences in financial reporting [pdf]]. Availableat:<http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/1467-6281.00028/abstract>[Accessed 12 March , 2012].

Page 204: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 193 -

85. Prather-Kinsey, J., 2006. Developing countries converging withdeveloped-country accounting standards: Evidence from South Africaand Mexico. The International Journal of Accounting

Available at:

<http://www.sciencedirect.com/science/article/B6W4P-4K1G5DK-

1/2/38d7136adf8eebbeb4c39c49ac5974e6> [Accessed 22 April, 2011].

86. PricewaterhouseCoopers, 2011. Adoption IFRS in Thailand. [on line]Available at: <http://www.pwc.com/th/en/ifrs/adoption.jhtml> [Accessed16, April , 2013]

87. Raj, J.R. and Seetharaman, A. , 2012. The role of accounting in theknowledge economy, African Journal of Business Management , Vol. 6(2),pp. 465-474,18 January, 2012. Available at:<http://www.academicjournals.org/article/article1380724990_Raj%20and%20Seetharaman.pdf> [Accessed 12 April 2013].

88. Ramanna, K., 2011. The international politics of IFRS harmonization.

Harvard Business School Accounting. [pdf] Available at:

<http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1875682>[Accessed Mar 12, 2012].

89. Sujan, A. and Abeysekera, I., 2007. Intellectual capital reporting practicesof the top Australian firms [online] Available at:<http://ro.uow.edu.au/cgi/viewcontent.cgi?article=1437&context=commpapers >[Accessed 28 March 2013].

90. Tilt, C.A., 2007. Corporate Responsibility, Accounting and Accountants[online] Available at:<http://www.springer.com/cda/content/document/cda_downloaddocument/9783642026294-t1.pdf?SGWID=0-0-45-811817-p173912904 > [Accessed28 April 2013].

Page 205: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 194 -

91. Tschopp, D. et al, 2011. The institutional promotion of corporate socialresponsibility reporting, Journal of Academic and Business Ethics, WesternKentucky University [pdf] Available at:< http://www.aabri.com/manuscripts/111010.pdf> [Accessed 03 April2013].

92. UNCTAD, 2008 Guidance on Corporate Responsibility Indicators inAnnual Reports [pdf] Available at:< http://unctad.org/en/docs/iteteb20076_en.pdf> [Accessed 28 October2012]

93. World Bank, 2008. Report On The Observance Of Standards And Codes –Accounting and Auditing - Kingdom Of Thailand. [online]

<http://documents.worldbank.org/curated/en/2008/04/10038403/kingdom-thailand-report-observance-standards-codes-rosc-accounting-auditing>

[Accessed 05 April 2013].

94. World Bank, 2011. Report On The Observance Of Standards And Codes -Accounting and Auditing -Indonesia. [online]

<https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/12845/700860ESW0P1160C00rosc0aa0indonesia.pdf?sequence=1> [Accessed 26 March2013]

95. Yapa, S. et al, 1995. The development of accounting systems andaccounting education in high income oil exporting countries: An overview[pdf] Available at :

<http://ro.uow.edu.au/cgi/viewcontent.cgi?article=1080&context=accfinwp>

[Accessed 28 November, 2011].

96. Zhang, G., 2005. Environmental Factors in China's Financial AccountingDevelopment since 1949, Doctor Thesis, Erasmus University Rotterdam.

<pdf> Available at : < http://repub.eur.nl/pub/1888/> [Accessed 28November, 2012].

Page 206: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 195 -

PHỤ LỤC

Phụ lục 01 : Các yếu tố của BCTC (theo FASB)

Tài sản là nguồn lực mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai, được doanhnghiệp kiểm soát và là kết quả của các sự kiện trong quá khứ.

Nợ phải trả là một một nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ cácsự kiện trong quá khứ mà việc thanh toán sẽ làm giảm lợi ích kinh tế của doanhnghiệp, hoặc làm chuyển giao tài sản hoặc cung cấp dịch vụ cho các đơn vị khác.

Vốn chủ sở hữu là phần còn lại của tài sản doanh nghiệp sau khi trừ đimọi khoản nợ phải trả.

Đầu tư của chủ sở hữu (Investments by owners) là “sự gia tăng vốn chủsở hữu của doanh nghiệp thông qua việc chuyển giao một lợi ích hay nghĩa vụ đểgia tăng quyền sở hữu” (FASB, 2008, p.66).

Phân phối cho chủ sở hữu (Distributions to owners) là “sự giảm đi củavốn chủ sở hữu thông qua việc chuyển giao tài sản, dịch vụ, hoặc hình thành nợphải trả cho các chủ sở hữu” (FASB, 2008, p.67).

Lợi nhuận tổng hợp (Comprehensive income) “bao gồm tất cả những thayđổi của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ, ngoại trừ kết quả từ đầu tưcủa chủ sở hữu và phân phối cho chủ sở hữu” (FASB, 2008, p.70).

Doanh thu là sự tăng lên của tài sản hay sự giảm đi của nợ phải trả (hoặckết hợp cả hai) từ việc cung cấp hàng hóa dịch vụ trong quá trình hoạt động kinhdoanh chủ yếu của doanh nghiệp.

Chi phí là sự giảm xuống của tài sản hay gia tăng nợ phải trả (hoặc kếthợp cả hai) từ việc cung cấp hàng hóa dịch vụ trong quá trình hoạt động kinhdoanh chủ yếu của doanh nghiệp.

Thu nhập khác (Gains) là sự gia tăng trong vốn chủ sở hữu từ các giaodịch không thường xuyên, nhưng không phải là doanh thu hoặc đầu tư của chủ sởhữu.

Chi phí khác (Losses) là sự giảm đi trong vốn chủ sở hữu từ các giao dịch

Page 207: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 196 -

không thường xuyên, nhưng không phải là chi phí hoặc phân phối cho chủsở hữu.

--------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguồn: FASB, 2008. SFAC 6- Elements of Financial Statements.

Page 208: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 197 -

Phụ lục 02 : Các đặc tính cơ bản của BCTC (theo IASB)

(1) Trình bày trung thực hợp lý và tuân thủ Chuẩn mực BCTC quốc tế

Các BCTC phải trình bày trung thực hợp lý tình hình tài chính, kết quả tàichính và lưu chuyển tiền tệ của một doanh nghiệp. Việc trình bày trung thực hợplý đòi hỏi phải mô tả trung thực ảnh hưởng của các giao dịch, sự kiện và điều kiệnphù hợp với các định nghĩa và tiêu chí ghi nhận tài sản, nợ phải trả, thu nhập vàchi phí như quy định tại Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC. Việc áp dụng chuẩnmực BCTC, với các thuyết minh bổ sung nếu cần, sẽ giúp các BCTC được trìnhbày một cách trung thực, hợp lý.

(2) Hoạt động liên tục

Khi lập BCTC, Ban Giám đốc phải đánh giá khả năng hoạt động liên tụccủa doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải lập các BCTC trên cơ sở hoạt động liên tụctrừ khi Ban Giám đốc có ý định giải thể doanh nghiệp hoặc ngừng kinh doanh,hoặc không có phương án khả thi nào khác ngoài việc giải thể doanh nghiệp hoặcngừng kinh doanh. Trong quá trình đánh giá khả năng hoạt động liên tục, nếu banlãnh đạo nhận thấy yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến các sự kiệnhoặc điều kiện có thể gây nghi ngờ đáng kể về khả năng tiếp tục hoạt động củađơn vị, doanh nghiệp phải thuyết minh những yếu tố không chắc chắn này. Trongtrường hợp không lập các BCTC trên cơ sở hoạt động liên tục, doanh nghiệp phảithuyết minh điều này cùng với nguyên tắc lập BCTC và lý do tại sao doanhnghiệp không thể hoạt động liên tục.

(3) Cơ sở kế toán dồn tích

Doanh nghiệp phải lập các BCTC theo cơ sở dồn tích ngoại trừ thông tinlưu chuyển tiền tệ. Khi áp dụng cơ sở dồn tích, doanh nghiệp ghi nhận các khoảnmục như tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí (các khoản mụctrên các BCTC) nếu chúng thỏa mãn các định nghĩa và tiêu chí ghi nhận như quyđịnh tại Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC.

(4)Trọng yếu và tập hợp

Doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt từng nhóm các khoản mục trọngyếu có tính chất tương đồng. Doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt các khoản

Page 209: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 198 -

mục có bản chất hay đặc điểm không tương đồng, trừ khi các khoản mục này làkhông trọng yếu.

(5) Bù trừ

Doanh nghiệp không được phép bù trừ tài sản với nợ phải trả hoặc thu nhậpvới chi phí trừ khi chuẩn mực kế toán quy định hoặc cho phép bù trừ.

(6) Tần suất báo cáo

Doanh nghiệp phải trình bày một bộ hoàn chỉnh các BCTC (bao gồm cảthông tin so sánh) tối thiểu là hàng năm. Khi một doanh nghiệp thay đổi ngày kếtthúc kỳ kế toán và trình bày các BCTC cho một giai đoạn dài hơn hoặc ngắn hơnmột năm, doanh nghiệp phải thuyết minh bổ sung về:

- Nguyên nhân sử dụng kỳ kế toán dài hơn hay ngắn hơn; và

- Việc số liệu trình bày trên các BCTC không hoàn toàn có thể so sánh được

(7) Thông tin so sánh

Doanh nghiệp phải trình bày thông tin so sánh đối với giai đoạn liền trướccho tất cả các số liệu trình bày trên các BCTC cho kỳ kế toán hiện tại ngoại trừtrường hợp các chuẩn mực kế toán cho phép hoặc có yêu cầu khác. Doanh nghiệpphải trình bày thông tin có thể so sánh cho các thông tin diễn giải và mô tả nếucác thông tin này là cần thiết để hiểu các BCTC cho kỳ kế toán hiện tại.

Doanh nghiệp phải trình bày, ở mức tối thiểu, hai báo cáo tình hình tàichính, hai báo cáo lãi/lỗ và các lợi nhuận tổng hợp khác, hai báo cáo lưu chuyểntiền tệ và hai báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu và các thuyết minh liên quan.

Nếu trong trường hợp không thể phân loại lại số liệu so sánh, doanh nghiệpphải thuyết minh:

- Lý do của việc không phân loại số liệu so sánh, và

- Bản chất của những điều chỉnh sẽ được thực hiện nếu số liệu được phânloại lại.

(8) Trình bày nhất quán

Doanh nghiệp phải phân loại và trình bày các khoản mục trên BCTC mộtcách nhất quán giữa các kỳ, trừ khi:

Page 210: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 199 -

- Việc áp dụng cách trình bày khác hay phân loại khác sẽ rõ ràng là phùhợp hơn; hoặc

- Một chuẩn mực kế toán yêu cầu thay đổi cách trình bày.

--------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguồn: IASB, 2012. IAS 1- Presentation of Financial Statements.

Page 211: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 200 -

Phụ lục 03 :

Báo cáo khuôn mẫu kế toán tài chính (SFAC)

SFAC Nội dung

SFAC 1 Mục đích BCTC của doanh nghiệp kinh doanh ( thay thế bởiSFAC 8)

SFAC 2 Tiêu chuẩn chất lượng của thông tin kế toán (được thay thế bởiSFAC 8)

SFAC 3 Các yếu tố của BCTC (được thay thế bởi SFAC 6)

SFAC 4 Mục đích BCTC của tổ chức phi lợi nhuận

SFAC 5 Ghi nhận và đánh giá trong BCTC của doanh nghiệp kinh doanh

SFAC 6 Các yếu tố của BCTC

SFAC 7 Sử dụng các dòng tiền và hiện giá để đánh giá trong kế toán

SFAC 8 Khuôn mẫu lý thuyết về BCTC

Nguồn: www.fasb.org , <accessed 08 December 2012>.

Bộ chuẩn mực kế toán (ASC)

Chủ đề Nội dung

Chủ đề 100 Nguyên tắc chung

Chủ đề 200 Trình bày

Chủ đề 300 Tài sản

Chủ đề 400 Nợ phải trả

Chủ đề 500 Vốn chủ sở hữu

Chủ đề 600 Doanh thu

Chủ đề 700 Chi phí

Chủ đề 800 Nghiệp vụ mở rộng

Chủ đề 900 Ngành nghề

Nguồn: www.fasb.org , [accessed 15 December 2012].

Page 212: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 201 -

Phụ lục 04 : Các dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thànhvà phát triển chuẩn mực kế toán quốc tế

1959 – Jacob Kraayenhof, thành viên sang lập của một công ty kiểm toán độclập lớn ở Châu Âu đề xuất thành lập các chuẩn mực quốc tế.

1966 – Tổ nghiên cứu kế toán quốc tế được hình thành bởi các hiệp hội nghềnghiệp ở các nước Canada, Vương Quốc Anh và Mỹ.

1973 - Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) được thành lập.

1977 – Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) được sáng lập.

1978 - Ủy ban cộng đồng Châu Âu phát hành Chỉ thị thứ tư (Fourth Directive)lần đầu để tiến tới việc hòa hợp kế toán ở Châu Âu.

1981 – IASC lập ra nhóm tư vấn về các tổ chức chưa phải là thành viên để mởrộng dữ liệu cho việc xây dựng chuẩn mực quốc tế.

1987 – Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO) kiên quyết xúc tiếnviệc sử dụng các chuẩn mực chung trong thực hành kế toán và kiểm toánqua các kỳ hội nghị thường niên.

1989 – IASC phát hành Bản dự thảo số 32 (Exposure Draft 32) về tính so sánhđược của các BCTC. Khuôn mẫu soạn thảo và trình bày BCTC( Framework) được ban hành bởi IASC.

1995 – Hội đồng IASB và Ủy ban kỹ thuật IOSCO có được sự đồng thuận về mộtkế hoạch làm cho IAS trở thành một bộ chuẩn mực toàn diện có tính hạtnhân, điều đó sẽ cho phép Ủy ban này tán thành IAS cho mục đích niêmyết và tăng vốn trên thị trường toàn cầu.

1995 – Ủy ban Châu Âu thông qua việc cho phép sử dụng IAS tại các công tyniêm yết trên thị trường vốn quốc tế.

1996 – Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) tuyên bố: “… hỗ trợ các mục tiêu củaIASB để phát triển nhanh nhất các chuẩn mực kế toán có thể phục vụ choviệc soạn thảo BCTC và đăng ký phát hành ở hải ngoại”.

2001 – EC đề xuất một quy định về việc yêu cầu tất cả các công ty niêm yết trên

Page 213: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 202 -

thị trường chính thức của EU phải soạn thảo BCTC hợp nhất phù hợp vớiIAS vào năm 2005.

2001 – Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) kế tục IASC. Các chuẩnmực của IASB là các chuẩn mực BCTC quốc tế đã được chỉ định (IFRS),và bao gồm các IAS được ban hành bởi IASC.

2002 – Nghị viện Châu Âu tán thành đề nghị của Ủy ban rằng hầu hết các công tyniêm yết EU phải tuân theo các chuẩn mực của IASB khi lập BCTC hợpnhất trễ nhất là vào năm 2005.

2002 – IASB và FASB đã ký kết văn bản “Norwalk Agreement” để cam kết hộitụ giữa các chuẩn mực kế toán Mỹ và quốc tế.

2003 – Hội đồng Châu Âu chấp thuận sửa đổi Chỉ thị Thứ tư và Chỉ thị Thứ bảyđể giải quyết sự thiếu nhất quán giữa các chỉ thị cũ và IFRS.

2003 – IASB ấn hành IFRS 1 và duyệt lại IAS 15.

2007 - Tại cuộc họp của FASB, SEC đã chấp nhận quy định mới là cho phépcác công ty nước ngoài niêm yết được lập BCTC theo IFRS của IASB màkhông cần chỉnh hợp theo US GAAP

Từ 2003 - 2014, IASB đã sửa đổi, cập nhật và ban hành mới nhiều IAS/IFRS.Đến tháng 30/01/2014, có 42 IAS/IFRS đang có hiệu lực.

-------------------------------------------------------------------------------------------

Nguồn : Choi, F.D.S. and Meek, G.K. (2011), Intrenational Accountting,7 th edition, Prentice Hall; tổng hợp của tác giả.

Page 214: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 203 -

Phụ lục 05 : Các chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực BCTC quốc tế(IAS/IFRS), đến 30/01/2014

STT Số hiệu Tên chuẩn mực

01 IAS 1 Trình bày BCTC

02 IAS 2 Hàng tồn kho

03 IAS 7 Báo cáo lưu chuyển tiền

04 IAS 8 Chính sách kế toán, sự thay đổi ước tính kế toán và sai sót

05 IAS 10 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

06 IAS 11 Hợp đồng xây dựng

07 IAS 12 Thuế thu nhập doanh nghiệp

08 IAS 16 Nhà xưởng, máy móc và thiết bị

09 IAS 17 Thuê tài sản

10 IAS 18 Doanh thu

11 IAS 19 Lợi ích nhân viên

12 IAS 20 Kế toán các khoản trợ cấp và công bố về sự tài trợ từChính phủ

13 IAS 21 Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái

14 IAS 23 Chi phí đi vay

15 IAS 24 Công bố về các bên liên quan

16 IAS 26 Kế toán và báo cáo về các quỹ hưu trí

17 IAS 27 BCTC riêng

18 IAS 28 Đầu tư vào công ty liên kết

19 IAS 29 BCTC trong nền kinh tế siêu lạm phát

20 IAS 32 Công cụ tài chính: Trình bày

21 IAS 33 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

22 IAS 34 BCTC giữa niên độ

Page 215: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 204 -

STT Số hiệu Tên chuẩn mực

23 IAS 36 Suy giảm giá trị tài sản

24 IAS 37 Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

25 IAS 38 Tài sản vô hình

26 IAS 39 Công cụ tài chính: Ghi nhận và đánh giá

27 IAS 40 Bất động sản đầu tư

28 IAS 41 Nông nghiệp

29 IFRS 1 Áp dụng lần đầu chuẩn mực BCTC quốc tế

30 IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu

31 IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh

32 IFRS 4 Hợp đồng bảo hiểm

33 IFRS 5 Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động gián đoạn

34 IFRS 6 Hoạt động thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản

35 IFRS 7 Công cụ tài chính : Công bố

36 IFRS 8 Bộ phận hoạt động

37 IFRS 9 Công cụ tài chính

38 IFRS 10 BCTC hợp nhất

39 IFRS 11 Hoạt động liên doanh

40 IFRS 12 Công khai lợi ích trong các doanh nghiệp khác

41 IFRS 13 Đo lường giá trị hợp lý

42 IFRS 14 Regulatory Deferral Accounts

--------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguồn: IFRS, 2014, <www.ifrs.org>, [ accessed 18 March, 2014].

Page 216: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 205 -

Phụ lục 06 : Các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đối chiếu vớiIAS/IFRS, đến 30/01/2014

VAS IAS/IFRS

VAS 1: Chuẩn mực chung Framework : Khuôn mẫu lý thuyết choBCTC

VAS 21: Trình bày BCTC IAS 1: Trình bày BCTC

VAS 2: Hàng tồn kho IAS 2: Hàng tồn kho

VAS 24: Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ IAS 7: Báo cáo Lưu chuyển tiền

VAS 29: Thay đổi chính sách kế toán,ước tính kế toán và các sai sót.

IAS 8: Chính sách kế toán, thay đổi ướctính kế toán, và sai sót

VAS 23: Các sự kiện phát sinh sau ngàykết thúc kỳ kế toán năm

IAS 10: Các sự kiện phát sinh sau ngàykết thúc kỳ kế toán năm.VAS 15: Hợp đồng xây dựng IAS 11: Hợp đồng xây dựng

VAS 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp IAS 12: Thuế thu nhập doanh nghiệp

VAS 3: Tài sản cố định hữu hình IAS 16: Tài sản cố định hữu hình

VAS 6: Thuê tài sản IAS 17: Thuê tài sản

VAS 14: Doanh thu và thu nhập khác IAS 18: Doanh thu

Chưa có IAS 19: Lợi ích nhân viên

Chưa có IAS 20: Kế toán các khoản trợ cấp vàcông bố về sự hỗ trợ từ Chính phủ

VAS 10: Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷgiá hối đoái

IAS 21: Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷgiá ngoại tệ

VAS 16: Chi phí đi vay IAS 23: Chi phí đi vay

VAS 26: Thông tin về các bên liên quan IAS 24: Thông tin về các bên liên quan

Chưa có IAS 26: Kế toán và báo cáo về các quỹhưu trí

Page 217: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 206 -

VAS IAS/IFRS

VAS 25: BCTC hợp nhất và kế toánkhoản đầu tư vào công ty con

IAS 27: BCTC riêng

VAS 7: Kế toán các khoản đầu tư vàocông ty liên kết

IAS 28: Đầu tư vào công ty liên kết

Chưa có IAS 29: BCTC trong nền kinh tế siêulạm phát

Chưa có IAS32 : Công cụ tài chính : Trình bày

VAS 30: Lãi trên cổ phiếu IAS 33: Lãi trên cổ phiếu

VAS 27: BCTC giữa niên độ IAS 34: BCTC giữa niên độ

Chưa có IAS 36: Suy giảm giá trị tài sản

VAS 18: Các khoản dự phòng, tài sảnvà nợ tiềm tàng

IAS 37: Các khoản dự phòng, tài sảnvà nợ tiềm tàng

VAS 4: Tài sản cố định vô hình IAS 38: Tài sản vô hình

Chưa có IAS 39: Công cụ tài chính: Ghi nhậnvà đánh giá

VAS 5: Bất động sản đầu tư IAS 40: Bất động sản đầu tư

Chưa có IAS 41: Nông nghiệp

Không có IFRS 1: Áp dụng lần đầu IFRS

Chưa có IFRS 2: Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu

VAS 11: Hợp nhất kinh doanh IFRS 3: Hợp nhất kinh doanh

VAS 19: Hợp đồng bảo hiểm IFRS 4: Hợp đồng bảo hiểm

Chưa có IFRS 5: Tài sản dài hạn nắm giữ đểbán và hoạt động gián đoạn

Chưa có IFRS 6: Hoạt động thăm dò và đánhgiá tài nguyên khoáng sản

Page 218: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 207 -

VAS IAS/IFRS

VAS 22 : Trình bày bổ sung BCTCcủa các ngân hàng và tổ chức tàichính tương tự (dựa trên IAS 30)

IFRS 7: Công cụ tài chính : Công bố

VAS 28 : Báo cáo bộ phận IFRS 8: Bộ phận hoạt dộng

Chưa có IFRS 9 : Công cụ tài chính

Chưa có IFRS 10 : BCTC hợp nhất

Chưa có IFRS 11 : Hoạt động liên doanh

Chưa có IFRS 12 : Công khai lợi ích trong cácdoanh nghiệp khác

Chưa có IFRS 13 : Đo lường giá trị hợp lý

Chưa có IFRS 14 : Regulatory DeferralAccounts

-------------------------------------------------------------------------------------------

Nguồn: IFRS, 2014 <www.ifrs.org>; tổng hợp của tác giả.

Page 219: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 208 -

Phụ lục 07 : Mẫu phiếu khảo sát doanh nghiệp, nhà đầu tư

PHIẾU KHẢO SÁTÝ kiến về Hệ thống Báo cáo tài chính Doanh nghiệp hiện hành

A. NGƯỜI CHO Ý KIẾN:

1. Họ và tên : ………………………………………………………………………

2. Vị trí công việc: Ban Giám đốc Kế toán trưởng Nhà đầu tư

3. Doanh nghiệp công tác : …………………………………………………………

4. Địa chỉ : ……………………………………………... Điện thoại………………

5. Loại hình: Nhà nước TNHH, DNTN Cổ phần Khác

6. Quy mô : Lớn ; Vừa & nhỏ. 6. Lĩnh vực : SX T/mại X/dựng

B. NỘI DUNG

Xin Quý Anh, Chị vui lòng cho biết ý kiến bằng cách đánh chéo (×) vào ô chọn:

1. Không đồng ý 2. Đồng ý một phần 3. Đồng ý 4. Hoàn toàn đồng ý

1. Cơ sở tính giá, các nguyên tắc, yêu cầu lập và trình bày BCTC hiện hành

Đã thống nhất, đồng bộ 1 2 3 4

Đã phù hợp với điều kiện kinh tế thị trườngở Việt Nam 1 2 3 4

Đã phù hợp với điều kiện của Doanh nghiệp 1 2 3 4

Dễ hiểu, dễ áp dụng 1 2 3 4

2. Hình thức, nội dung, kết cấu, phương pháp lập BCTC hiện nay

Đã đầy đủ, hợp lý 1 2 3 4Đã phù hợp với điều kiện, quy mô củaDoanh nghiệp 1 2 3 4

Dễ hiểu, dễ thực hiện 1 2 3 4

3. Sử dụng thông tin trên BCTC

Thông tin trên BCTC hiện có ảnh hưởngđến các quyết định kinh tế của Doanhnghiệp và nhà đầu tư

1 2 3 4

Page 220: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 209 -

Thông tin trên BCTC hiện là kênh thôngtin ưu tiên được sử dụng trong việc raquyết định kinh tế của DN và nhà đầu tư

1 2 3 4

Thông tin và công bố thông tin về BCTChiện đã đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng thôngtin của Doanh nghiệp và nhà đầu tư

1 2 3 4

4. Hạn chế của hệ thống BCTC hiện hành

BCTC hiện mang tính khuôn mẫu, thiếulinh hoạt, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụngthông tin đa dạng cho nhiều đối tượng

1 2 3 4

BCTC hiện chưa đáp ứng tốt nhu cầu sửdụng thông tin hữu ích cho việc ra quyếtđịnh là do thông tin không phù hợp vàkhông kịp thời.

1 2 3 4

5.Ý kiến về sửa đổi, bổ sung BCTC doanh nghiệp

BCTC phải được lập theo quy mô DN vàphù hợp với nhu cầu của người sử dụngthông tin đa dạng

1 2 3 4

Thống nhất một chế độ kế toán nhưng quyđịnh DN được lựa chọn hình thức BCTCphù hợp với quy mô và nhu cầu cung cấp,sử dụng thông tin.

1 2 3 4

BCTC công ty cổ phần đại chúng hoặcniêm yết phải được công bố bắt buộc trênWebsite.

1 2 3 4

6. Ý kiến khác về BCTC doanh nghiệp…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xin Chân thành cảm ơn. Kính chào trân trọng.Ngày tháng năm 2013

Người cho ý kiến

Page 221: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 210 -

Phụ lục 08 : Thông tin về đối tượng khảo sát

- Các doanh nghiệp: 57

Số phiếu phát ra: 95, số thiếu thu về: 66; số phiếu sử dụng được: 57.

Theo loại hình doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ %

Nhà nước 09 15,8

Tư nhân, TNHH 31 54,4

Cổ phần 17 29,8

Theo lĩnh vực hoạt động Số lượng Tỷ lệ %

Sản xuất 25 43,9

Thương mại, dịch vụ 16 28,1

Xây dựng 12 21,1

Khác 04 6,9

Theo quy mô hoạt động Số lượng Tỷ lệ %

Lớn 21 36,8

Nhỏ và vừa 36 63,2

- Các nhà đầu tư: 36

Nhà đầu tư cá nhân tại TP.HCM, Cần Thơ và Vĩnh Long, có trình độtừ Cao đẳng trở lên.

Số phiếu phát ra: 80; số thiếu thu về: 42; số phiếu sử dụng được: 36.

Page 222: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 211 -

Phụ lục 09 : Mẫu Phiếu phỏng vấn chuyên gia

PHIẾU PHỎNG VẤNÝ kiến của Chuyên gia về Hệ thống Báo cáo tài chính Doanh nghiệp Việt Nam

A. CHUYÊN GIA CHO Ý KIẾN:1. Họ và tên :

2. Học hàm, học vị : 4. Chức danh :

3. Đơn vị công tác :B. NỘI DUNG

Xin Quý Chuyên gia cho biết ý kiến bằng cách check (X) vào ô được chọn:

1. Không đồng ý 2. Đồng ý một phần 3. Đồng ý 4. Hoàn toàn đồng ý

1. Các quy định ghi nhận, định giá các yếu tố của Báo cáo tài chính doanh nghiệp(BCTC DN); nguyên tắc, yêu cầu soạn thảo và trình bày BCTC DN hiện hành:

Đã đầy đủ, thống nhất, đồng bộ 1 2 3 4

Đã phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứngyêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 1 2 3 4

Phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam 1 2 3 4

Dễ hiểu, dễ áp dụng 1 2 3 4

2. Hệ thống báo cáo, nội dung cơ bản của BCTC DN hiện hành:

Hệ thống, đầy đủ, cấu trúc hợp lý 1 2 3 4

Phù hợp với thông lệ quốc tế 1 2 3 4

Dễ hiểu, dễ soạn thảo 1 2 3 4

3. Tính hữu ích của BCTC DN:

Thông tin trên BCTC DN hiện nay hữuích để ra quyết định kinh tế 1 2 3 4

Đáp ứng được nhu cầu thông tin đa dạngcho nhiều đối tượng sử dụng 1 2 3 4

Dễ hiểu, dễ sử dụng 1 2 3 4

Page 223: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 212 -

4. Hạn chế chủ yếu của hệ thống BCTC DN hiện hành :

Giá trị hợp lý được quy định và sử dụngcòn rời rạc, chưa có hệ thống trong đánhgiá các yếu tố của BCTC DN

1 2 3 4

BCTC DN còn mang tính khuôn mẫu,chưa linh hoạt để đáp ứng nhu cầu sử dụngthông tin đa dạng cho nhiều đối tượng.

1 2 3 4

Hệ thống báo cáo, một số nội dung trênBCTC DN liên quan đến thị trường vốn,thị trường chứng khoán chưa phù hợp vớithông lệ quốc tế.

1 2 3 4

Phỏng vấn Chuyên gia :

Hỏi Trả lời của Chuyên gia1.Theo ý kiến của chuyên

gia, trong ngắn hạn (1-3năm tới) vấn đề gì là quantrọng cần làm ngay để khắcphục hạn chế của hệ thốngBCTC DN hiện hành ?

2.Theo ý kiến chuyên gia,cần thiết đa dạng hóaBCTC theo quy mô, đặcthù DN ?

3. Theo ý kiến của chuyêngia, có nên thống nhất mộtchế độ kế toán doanhnghiệp ? Trên cơ sở đó,quy định DN được lựa chọnhình thức và nội dungBCTC phù hợp với quy môvà đặc thù theo hướng dẫncủa Nhà nước?

Page 224: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 213 -

4. Theo ý kiến của chuyêngia, trong vòng 05 năm tới,có cần quy định về hạchtoán kế toán và báo cáo vềnguồn lực tri thức, tráchnhiệm xã hội doanh nghiệptrên BCTC DN?

5. Theo ý kiến của chuyêngia, trong 10 năm tới, vấnđề gì là quan trọng nhấttrong thực hiện chiến lượcvề kế toán DN nói chungvà hệ thống BCTC DN nóiriêng?

6. Các ý kiến khác củachuyên gia?

Xin Chân thành cảm ơn. Kính chào trân trọng.Ngày……tháng….. năm 2013

Người hỏi Chuyên gia cho ý kiến

Page 225: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 214 -

Phụ lục 10 : Thông tin về các chuyên gia

STT Chuyên gia Học hàm/ học vị Chức vụ/Đơn vị công tác

1 Chuyên gia 1 Phó Giáo sư, Tiến sĩVụ trưởng, Vụ Chế độ Kế toán và

Kiểm toán - Bộ Tài Chính, Việt Nam.

2 Chuyên gia 2 Thạc sĩPhó trưởng Phòng Kế toán Doanh nghiệp,

Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán -Bộ Tài Chính, Việt Nam.

4 Chuyên gia 3 Tiến sĩPhó trưởng Khoa Kế toán-Kiểm toán,

ĐH Tài chính-Marketing.

3 Chuyên gia 4 Tiến sĩ Giảng viên, ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh

5 Chuyên gia 5 Tiến sĩ, CPAPartner, VIETVALUES AUDIT AND

CONSULTING Co., LTD.

6 Chuyên gia 6 Cử nhânKế toán trưởng - Công ty CPTM

Bia Sài Gòn Sông Tiền.

Page 226: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 215 -

Phụ lục 11: Mẫu Báo cáo Tình hình tài chính theo đề xuất

Doanh nghiệp: ………. Mẫu : B01-DN

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHtại ngày …/…/n

Đơn vị tính : 1.000đ

CÁC CHỈ TIÊU Mãsố

Thuyếtminh

Cuốinăm

Đầunăm

(1) (2) (3)

(4) (5)PHẦN TÀI SẢN

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 V.01

1. Tiền 111

2. Các khoản tương đương tiền 112

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120

1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121

2. Đầu tư ngắn hạn khác 128

3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 V.02

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131

2. Trả trước cho người bán 132

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133

4. Các khoản phải thu ngắn hạn khác 138 V.03

5. Dự phòng khoản phải thu khó đòi (*) 139

IV. Hàng tồn kho 140

1. Nguyên vật liệu, công cụ 141

2. Chi phí sản xuất dở dang 142

3. Thành phẩm, hàng hóa 143 V.04

4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V.05

Page 227: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 216 -

CÁC CHỈ TIÊU Mãsố

Thuyếtminh

Cuốinăm

Đầunăm

V. Tài sản ngắn hạn khác 150

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151

2. Các khoản thuế nộp thừa hoặc được khấutrừ

152 V.06

3. Tài sản ngắn hạn khác 158

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200

I. Các khoản phải thu dài hạn 210

1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211

2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212

3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 V.07

4. Phải thu dài hạn khác 214 V.08

5. Dự phòng khoản phải thu khó đòi (*) 219

II. Tài sản cố định 220

1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.09

▫ Nguyên giá 222

▫ Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223

2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.10

▫ Nguyên giá 225

▫ Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226

3. Tài sản cố định vô hình 227 V.11

▫ Nguyên giá 228

▫ Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229

III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.12

IV. Bất động sản đầu tư 240 V.13

▫ Nguyên giá 241

▫ Giá trị hao mòn lũy kế (*) 242

V. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250

Page 228: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 217 -

CÁC CHỈ TIÊU Mãsố

Thuyếtminh

Cuốinăm

Đầunăm

1. Đầu tư vào công ty con 251

2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252

3. Đầu tư chứng khoán dài hạn 253

4. Đầu tư dài hạn khác 254 V.14

5. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 255 V.15

VI. Tài sản dài hạn khác 260

1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.16

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.17

3. Tài sản dài hạn khác 268

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270

PHẦN NGUỒN VỐN

A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300

I. Nợ ngắn hạn 310

1. Vay và nợ ngắn hạn 311

2. Phải trả người bán ngắn hạn 312

3. Người mua trả tiền trước 313

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.18

5. Phải trả người lao động 315

6. Phải trả nội bộ ngắn hạn 317

7. Doanh thu chưa thực hiện 318

8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 319

9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 320 V.19

10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 321

II. Nợ dài hạn 330

1. Phải trả người bán dài hạn 331

2. Vay và nợ dài hạn 332

3. Trái phiếu chuyển đổi 333

Page 229: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 218 -

CÁC CHỈ TIÊU Mãsố

Thuyếtminh

Cuốinăm

Đầunăm

4. Phải trả nội bộ dài hạn 334 V.20

5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21

6. Quỹ phát triển khoa học công nghệ 336

7. Phải trả dài hạn khác 337

8. Dự phòng phải trả dài hạn 339

B – VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400

I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411

2. Thặng dư vốn cổ phần 412

3.Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 413

4. Vốn khác của chủ sở hữu 414

5. Cổ phiếu quỹ (*) 415

6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 416

7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 417

8. Quỹ đầu tư phát triển 418 (...) (...)

9. Quỹ dự phòng tài chính 419

10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 420

11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 421

12. Nguồn vốn đầu tư XDCB 422

II. Nguồn kinh phí 430

1. Nguồn kinh phí 431 V23

2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 432

TỔNG NGUỒN VỐN (430 = 300 + 400) 440

Page 230: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 219 -

Phụ lục 12 : Công thức xác định lãi trên cổ phiếu (EPS) và lãi suy giảmtrên cổ phiếu

Công thức xác định lãi trên cổ phiếu (EPS)

(1) Trường hợp quỹ khen thưởng phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế, lãi cơbản trên cổ phiếu được xác định theo công thức sau:

Lãi cơ bảntrên cổ phiếu =

Lãi hoặc lỗ phân bổ cho Số trích quỹcổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông - khen thưởng, phúc lợi------------------------------------------------------------------------------

Số lượng bình quân gia quyền củacổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ

(2) Trường hợp quỹ khen thưởng phúc lợi được trích vào chi phí, lãi cơ bản trên cổphiếu được xác định theo công thức sau:

Lãi cơ bản trên cổ phiếu =

Lãi hoặc lỗ phân bổcho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông

--------------------------------------------Số lượng bình quân gia quyền của

cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ

Công thức xác định lãi suy giảm trên cổ phiếu(1) Trường hợp quỹ khen thưởng phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế, lãi suygiảm trên cổ phiếu được xác định theo công thức:

Lãi suy giảmtrên cổ phiếu =

Lãi hoặc hoặc lỗ phân bổ cho Số trích quỹcổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông - khen thưởng, phúc lợi-------------------------------------------------------------------------------

Số bình quân gia quyền Số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông + của cổ phiếu phổ thông

đang lưu hành trong kỳ sẽ được phát hành thêm

(2) Trường hợp quỹ khen thưởng phúc lợi được trích vào chi phí, lãi suy giảm trên cổphiếu được xác định theo công thức:

Lãi suy giảmtrên cổ phiếu =

Lãi hoặc lỗ phân bổ chocổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông

-------------------------------------------------------- Số bình quân gia quyền Số bình quân gia quyền

của cổ phiếu phổ thông + của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ sẽ được phát hành thêm

Page 231: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 220 -

Phụ lục 13 : Mẫu Báo cáo lợi nhuận theo đề xuất của luận án

Doanh nghiệp báo cáo: ... Mẫu số B02-DN

BÁO CÁO LỢI NHUẬNNăm : ...

ĐV tính: 1.000đ.

CÁC CHỈ TIÊU Mã số Thuyếtminh

NămX

NămX-1

(1) (2) (3) (4) (5)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 VI.26

3. Doanh thu thuần (10 = 01 - 02) 10

4. Giá vốn hàng bán 11

5. Lợi nhuận gộp (20 = 10 - 11) 20

6. Chi phí bán hàng 21

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22

8. Chi phí lãi vay hoạt động kinh doanh 23

9. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh{30 = 20 - (21 + 22 + 23)} 30

10. Thu nhập hoạt động đầu tư, tài chính 31 VI.27

11. Chi phí hoạt động đầu tư, tài chính 32 VI.2812. Lợi nhuận hoạt động đầu tư, tàichính (40 = 31 – 32) 40

13. Lợi nhuận khác 50 VI.2914. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế(60 = 30 + 40 + 50) 60

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 61 VI.30

16. Lợi nhuận kế toán sau thuế(70 = 60 – 61) 70

17. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 80 VI.31

18. Lãi suy giảm trên cổ phiếu 81

Page 232: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 221 -

Phụ lục 14: Mẫu Báo cáo Lợi nhuận tổng hợp theo đề xuất của luận án

BÁO CÁO LỢI NHUẬN TỔNG HỢPNăm : ...

ĐV tính: 1.000đ.

CÁC CHỈ TIÊU Mã số Thuyếtminh

NămX

NămX-1

(1) (2) (3) (4) (5)

A. BÁO CÁO LÃI LỖ

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 VI.26

3. Doanh thu thuần (10 = 01 - 02) 10

4. Giá vốn hàng bán 11

5. Lợi nhuận gộp (20 = 10 - 11) 20

6. Chi phí bán hàng 21

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22

8. Chi phí lãi vay hoạt động kinh doanh 23

9. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh{30 = 20 - (21 + 22 + 23)} 30

10. Thu nhập hoạt động đầu tư, tài chính 31 VI.27

11. Chi phí hoạt động đầu tư, tài chính 32 VI.2812. Lợi nhuận hoạt động đầu tư, tàichính (40 = 31 – 32) 40

13. Lợi nhuận khác 50 VI.2914. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế(60 = 30 + 40 + 50) 60

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 61 VI.30

16. Lợi nhuận kế toán sau thuế(70 = 60 – 61) 70

17. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 80 VI.31

Page 233: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 222 -

CÁC CHỈ TIÊU Mã số Thuyếtminh

NămX

NămX-1

18. Lãi suy giảm trên cổ phiếu 81

B. BÁO CÁO THU NHẬP TỔNG HỢPKHÁC

1.Thay đổi trong thặng dư đánh giá lạitài sản

91

2.Đánh giá lại giá trị của các kế hoạchphúc lợi

92

3. Lãi và lỗ phát sinh từ việc chuyển đổiBCTC của hoạt động nước ngoài

93

4. Lãi và lỗ từ khoản đầu tư vào công cụ vốnđược xác định theo giá trị hợp lý

94

5. Lãi và lỗ được ghi nhận đối với công cụbảo hiểm rủi ro dòng tiền

95

6. Phần thay đổi trong giá trị hợp lý do cácthay đổi về rủi ro tín dụng đối với các nghĩavụ nợ cụ thể được xác định theo giá trịhợp lý

96

7. Tổng thu nhập tổng hợp khác 100

Page 234: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 223 -

Phụ lục 15: Báo cáo Tình hình tài chính minh họa của Công ty TNHHthương mại X (quy mô vừa và nhỏ)

Doanh nghiệp: ………. Mẫu : B01-DN

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHtại ngày …/…/n

Đơn vị tính : 1.000đ

CÁC CHỈ TIÊU Mã số Thuyếtminh

Cuốinăm

Đầunăm

(1) (2) (3) (4) (5)

PHẦN TÀI SẢN

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 V.01

1. Tiền 111

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120

1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121

2. Đầu tư ngắn hạn khác 128

3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 V.02

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131

2. Các khoản phải thu ngắn hạn khác 138 V.03

3. Dự phòng khoản phải thu khó đòi (*) 139

IV. Hàng tồn kho 140

1. Thành phẩm, hàng hóa 144 V.04

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V.05

V. Tài sản ngắn hạn khác 150

1. Thuế GTGT được khấu trừ 152

2. Các khoản thuế nộp thừa 152 V.06

Page 235: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 224 -

CÁC CHỈ TIÊU Mã số Thuyếtminh

Cuốinăm

Đầunăm

3. Tài sản ngắn hạn khác 158

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200

I. Các khoản phải thu dài hạn 210

1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211

2. Phải thu dài hạn khác 214 V.08

II. Tài sản cố định 220

1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.09

▫ Nguyên giá 222

▫ Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223

2. Tài sản cố định vô hình 227 V.11

▫ Nguyên giá 228

▫ Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270

PHẦN NGUỒN VỐN

A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300

I. Nợ ngắn hạn 310

1. Vay và nợ ngắn hạn 311

2. Phải trả người bán ngắn hạn 312

3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.18

4. Phải trả người lao động 315

5. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạnkhác

320 V.19

II. Nợ dài hạn 330

1. Vay và nợ dài hạn 332

2. Phải trả dài hạn khác 337

Page 236: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 225 -

CÁC CHỈ TIÊU Mã số Thuyếtminh

Cuốinăm

Đầunăm

B – VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400

I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411

2. Quỹ đầu tư phát triển 418 (...) (...)

3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 421

II. Nguồn kinh phí 430

TỔNG NGUỒN VỐN (430 = 300 + 400) 440

Ghi chú : - Mã số của các chỉ tiêu trên báo của công ty X thống nhất với mã sốtrên Báo cáo Tình hình tài chính tiêu chuẩn;

- Chỉ tiêu “Các khoản thuế nộp thừa hoặc được khấu trừ” (Mã số152) được Công ty X trình bày chi tiết thành 2 chỉ tiêu “ThuếGTGT được khấu trừ” và “Các khoản thuế nộp thừa”.

Page 237: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 226 -

Phụ lục 16 : Định nghĩa một số khái niệm có liên quan đến đo lường giá trịhợp lý

Giá mua vào: là giá phải trả để mua tài sản hoặc nhận nợ phải trả trong một giaodịch trao đổi.Dòng tiền dự kiến: là bình quân gia quyền theo xác suất (xác suất phân phốitrung bình) của tất cả các dòng tiền có thể có trong tương lai.Dữ liệu đầu vào có thể quan sát được: dữ liệu được thu thập từ dữ liệu thịtrường chẳng hạn như thông tin công khai có sẵn về các sự kiện và giao dịch,phản ánh các giả định của các thành viên thị trường sử dụng khi xác định giá tàisản hoặc nợ phải trả.Dữ liệu đầu vào không quan sát được: là dữ liệu chưa có trên thị trường và đượcxây dựng dựa trên các thông tin có sẵn trên thị trường về các giả định mà cácthành viên thị trường sẽ sử dụng khi xác định giá trị của tài sản và nợ phải trả.Dữ liệu thị trường được xác thực: là dữ liệu có nguồn gốc hoặc được kiểmchứng bằng cách thu thập từ giá thị trường tương quan hoặc bằng một phươngpháp khác.Thành viên thị trường: là người mua hoặc người bán trên thị trường chính (thịtrường thuận lợi nhất) trao đổi các tài sản hoặc nợ phải trả có những đặc điểmsau:

- Là những bên độc lập với nhau, không phải là bên liên quan theo địnhnghĩa được nêu ở VAS 24, mặc dù giá trong một giao dịch với bên liên quan cóthể được dùng làm dữ liệu đầu vào để xác định giá trị hợp lý nếu đơn vị có bằngchứng rằng giao dịch đó được thực hiện tuân theo các điều khoản thị trường;

- Có hiểu biết hợp lý về tài sản và nợ phải trả và các giao dịch liên quandựa trên việc sử dụng các thông tin sẵn có bao gồm các thông tin có được thôngqua việc tiến hành soát xét toàn diện theo thông lệ hay tập quán;

- Có thể tham gia giao dịch mua bán tài sản hoặc nợ phải trả;- Sẵn sàng tham gia thực hiện giao dịch mua bán tài sản hoặc nợ phải trả,

họ có động cơ tham gia nhưng không bị ép buộc hoặc đe dọa phải thực hiện giaodịch.

--------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguồn : IASB, 2011 - IFRS 13.

Page 238: VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN …dulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cao... · bỘ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo trƯỜng

- 227 -

Phụ lục 17 : Minh họa các hệ số đánh giá nguồn lực tri thức

Đối với Báo cáo lợi nhuận

Các Hệ số tác động đến doanh thu• Đầu tư vào đào tạo / thay đổi trong giá trị thị trường;• Doanh thu thay thế / thay đổi trong giá trị thị trường;• Số lượng các phương tiện truyền thông thuận lợi đã phát hành / thay đổi tronggiá trị thị trường;• Trung bình doanh thu lặp lại cho mỗi khách hàng trong kỳ / thay đổi trong giátrị thị trường.Các Hệ số tác động đến chi phí• Chi phí giải quyết khiếu nại / thay đổi trong giá trị thị trường;• Chi phí vắng mặt / thay đổi trong giá trị thị trường;• Chi phí ngừng việc do những bất đồng với các công đoàn / thay đổi trong giátrị thị trường;• Chi phí nghỉ ốm / thay đổi trong giá trị thị trường;• Chi phí tai nạn / thay đổi trong giá trị thị trường.

Đối với Báo cáo Tình hình tài chính

Các Hệ số tác động vào việc tạo ra tài sản:• Tiền đầu tư vào giáo dục lao động / giá trị thị trường;• Tài sản trí tuệ hữu hiệu / giá trị thị trường;• Trung bình doanh thu lặp lại cho mỗi khách hàng trong 5 năm / giá trị thịtrường;• Thời gian trung bình làm việc của các chuyên gia trong các công ty / giá trị thịtrường;• Doanh thu mỗi khách hàng tăng cường / giá trị thị trường;• Đầu tư mới trong quy trình công nghệ / giá trị thị trường.Các Hệ số tác động vào việc tạo ra trách nhiệm pháp lý• Doanh thu từ 5 khách hàng lớn / giá trị thị trường;• Tăng thuế đối với các sản phẩm / giá trị thị trường.

Nguồn : Abeysekera (2003) và tổng hợp, đề xuất của tác giả.