vĂn hÓa kÁnh loÓng cỦa ngƯỜi thÁi Ở huyỆn mai chÂu, …

227
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BVĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Duy Thịnh VĂN HÓA KÁNH LOÓNG CỦA NGƯỜI THÁI Ở HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội – 2018

Upload: others

Post on 07-Apr-2022

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Duy Thịnh

VĂN HÓA KÁNH LOÓNG CỦA NGƯỜI THÁI

Ở HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội – 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Duy Thịnh

VĂN HÓA KÁNH LOÓNG CỦA NGƯỜI THÁI

Ở HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH

Chuyên ngành: Văn hóa học

Mã số: 9229040

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Nguyễn Đăng Nghị

PGS.TS Trịnh Hoài Thu

Hà Nội – 2018

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung

và số liệu trong luận án là hoàn toàn trung thực, trích dẫn đúng quy định. Nếu

có điều gì trái với lời cam đoan trên, tôi xin chịu trách nhiệm.

Tác giả luận án

Nguyễn Duy Thịnh

2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GS Giáo sư

HĐND Hội đồng nhân dân

Nxb Nhà xuất bản

NCS Nghiên cứu sinh

NNC Nhà nghiên cứu

PGS Phó giáo sư

PL Phụ lục

Sđd Sách đã dẫn

Tp Thành phố

TS Tiến sĩ

TSKH Tiến sĩ khoa học

tr Trang

TW Trung ương

UBND Ủy ban nhân dân

VD Ví dụ

VHNT Văn hóa nghệ thuật

VHTT Văn hóa thông tin

3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ 2

MỤC LỤC ........................................................................................................ 3

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI MAI CHÂU ............................................ 14

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 14

1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 38

1.3. Khái quát về người Thái Mai Châu ...................................................................... 53

Tiểu kết ............................................................................................................ 61

Chương 2. SINH HOẠT VĂN HÓA KÁNH LOÓNG ................................ 63

2.1. Khảo tả về loóng ...................................................................................... 65

2.2. Hai giai đoạn sinh hoạt văn hóa kánh loóng (1954 – 1992 và 1993 –

2017) ................................................................................................................ 68

2.3. Nghệ thuật kánh loóng .............................................................................. 88

Tiểu kết ............................................................................................................ 97

Chương 3. NHỮNG BIỂU HIỆN TÍN NGƯỠNG VÀ VAI TRÒ PHỤ NỮ

THÁI MAI CHÂU TRONG SINH HOẠT VĂN HÓA KÁNH LOÓNG ..... ..99

3.1. Những biểu hiện tín ngưỡng ...................................................................... ..99

3.2. Vai trò phụ nữ Thái Mai Châu ................................................................... 113

Tiểu kết .......................................................................................................... 124

CHƯƠNG 4. LÝ GIẢI BIẾN ĐỔI SINH HOẠT VĂN HÓA KÁNH LOÓNG

TRONG SỰ ĐỐI SÁNH VỚI KHẮC LUỐNG ............................................. 126

4.1. Một số biến đổi trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng ............................. 127

4.2. Sinh hoạt văn hóa khắc luống của người Thái Con Cuông ............................. 131

4.3. So sánh ................................................................................................... 140

4.4. Nguyên nhân và xu hướng biến đổi sinh hoạt văn hóa kánh loóng ................ 149

Tiểu kết .......................................................................................................... 157

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 159

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ......................... 163

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 164

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 184

4

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH TRONG LUẬN ÁN

Sơ đồ 1.1. Khung phân tích ..................................................................................................... 52

Bảng 2.1: Số đo chi tiết của ba chiếc loóng tại địa bàn nghiên cứu ...................................... 64

Bảng 2.2: Động tác và âm thanh của loóng............................................................................ 91

Bảng 4.1: Động tác và âm thanh của luống.......................................................................... 137

Bảng 4.2: Đặc trưng vị trí địa lý, nguồn gốc tộc người, giao lưu văn hóa, kinh tế ...... 141

Hình 2.1: Loóng của bản Văn ................................................................................................. 65

Hình 2.2: Chày để gõ loóng của bản Văn............................................................................... 66

5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Mai Châu là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Hòa Bình. Đây là nơi

sinh sống của nhiều tộc người như Mường, H’mông, Hoa… Tuy nhiên, Mai

Châu là địa bàn tập trung chủ yếu người Thái sinh sống. Họ giữ vai trò chủ

đạo trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại huyện Mai Châu. Người Thái ở

huyện Mai Châu mang những nét chung của văn hóa Thái nhưng lại có nhiều

đặc trưng riêng do chịu ảnh hưởng các yếu tố văn hóa từ nhiều hướng khác nhau.

Kánh loóng là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian rất độc đáo, gắn

liền với sự tồn tại, phát triển của người Thái Mai Châu1 nói riêng và cộng

đồng người Thái ở Việt Nam nói chung. Sinh hoạt văn hóa kánh loóng có ý

nghĩa quan trọng đối với đời sống văn hóa người Thái Mai Châu, phản ánh

đặc điểm xã hội, đời sống tâm linh và thực hành tín ngưỡng, vì thế, hiện

tượng này mang nhiều giá trị về mặt văn hóa.

Những năm gần đây, hoạt động kinh tế du lịch ở Mai Châu phát triển

mạnh mẽ, tạo ra sự chuyển biến sâu sắc về kinh tế, văn hóa, xã hội của địa

phương. Du lịch phát triển đã tác động không nhỏ đến văn hóa truyền thống

của người Thái Mai Châu. Bên cạnh những tác động tích cực, thúc đẩy văn

hóa Thái Mai Châu phát triển, thì du lịch cũng đang đặt văn hóa truyền thống

của người Thái Mai Châu trước nguy cơ biến đổi, bị mai một, pha trộn, không

còn giữ được bản sắc. Sinh hoạt văn hóa kánh loóng cũng không tránh khỏi

xu hướng biến đổi đó. Ở chiều hướng tích cực, tuy hình thức, ý nghĩa của sinh

hoạt văn hóa kánh loóng đã có nhiều thay đổi, song nó vẫn được duy trì và

tồn tại như một di sản văn hóa quan trọng. Nhiều bản du lịch của người Thái

Mai Châu vẫn giữ được các đội kánh loóng để phục vụ du khách thăm quan.

1 Người Thái Mai Châu: là những người Thái sinh sống lâu đời tại khu vực huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình;

mang nhiều nét đặc trưng riêng trong văn hóa, được định hình bởi các yếu tố địa lý, lịch sử, môi trường của

nơi cư trú. Luận án sử dụng thuật ngữ “Thái Mai Châu” là nói đến nhóm người Thái ở huyện Mai Châu; để

phân biệt với các nhóm Thái ở địa phương khác như Thái Sơn La, Thái Điện Biên, Thái Nghệ An…

6

Mặt khác, sinh hoạt văn hóa kánh loóng cũng thay đổi hoàn toàn về chức

năng, ý nghĩa, cùng với đó là các trường hợp sử dụng, bài bản... dẫn đến nguy

cơ mất đi những giá trị, nét đặc sắc của một hình thức sinh hoạt văn hóa cổ

xưa còn được bảo lưu đến ngày nay.

Sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu chưa nhận

được sự quan tâm nghiên cứu đúng mức. Không có nhiều các bài viết, công

trình chuyên khảo về hình thức sinh hoạt văn hóa này.

Do đó, thiết nghĩ cần phải có một công trình nghiên cứu tổng thể về sinh

hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu để có thể thấy rõ hơn sự đa

dạng của các giá trị văn hóa Thái. Từ đó, nhận diện được đặc trưng trong văn

hóa của người Thái Mai Châu và những biến đổi thông qua nghiên cứu trường

hợp kánh loóng.

Việc nghiên cứu trường hợp sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người

Thái Mai Châu có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Ở khía cạnh lý luận,

công trình góp phần giải mã một số đặc trưng trong văn hóa Thái như vấn đề

giới, tín ngưỡng, tâm linh, vũ trụ quan... Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu

của luận án sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho các chính sách bảo vệ và phát huy

di sản văn hóa Thái trong xã hội Việt Nam đương đại.

Vì thế, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Văn hóa kánh loóng

của người Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng thể về sinh hoạt văn hóa kánh loóng nhằm tìm hiểu đời

sống xã hội và những giá trị văn hóa đặc trưng của người Thái Mai Châu.

- Giải mã một số đặc trưng trong văn hóa Thái như vấn đề giới, tín

ngưỡng, tâm linh, vũ trụ quan...

7

- Cung cấp cơ sở khoa học cho các chính sách bảo vệ và phát huy di

sản văn hóa Thái trong xã hội Việt Nam đương đại.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát quy trình chế tác, qua đó nêu lên những đặc điểm cơ bản

trong cấu tạo của loóng.

- Tìm hiểu ý nghĩa, vai trò của loóng đối với đời sống xã hội người

Thái Mai Châu, thông qua các lễ hội, nghi lễ, hoạt động du lịch.

- Làm rõ sự biến đổi của sinh hoạt văn hóa kánh loóng trong bối cảnh

hiện nay về mặt hình thức, chức năng, vai trò, ý nghĩa. Đồng thời, chỉ ra

nguyên nhân và xu hướng biến đổi sinh hoạt văn hóa kánh loóng.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Sinh hoạt kánh loóng trong đời sống văn hóa của người Thái ở huyện

Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian

Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, có những cứ liệu thực tiễn,

chúng tôi đã khảo sát sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu

tại khu vực người Thái cư trú tương đối tập trung, cụ thể là ở thị trấn Mai

Châu bao gồm các bản: bản Lác, bản Pom Coọng, bản Văn, bản Nà Phòn,

xóm Mỏ, xã Chiềng Châu. Đây là các bản, xóm phát triển mạnh về hoạt động

du lịch. Ngoài ra, chúng tôi khảo sát một số xã cách xa trung tâm huyện Mai

Châu như xã Mai Hạ, xã Vạn Mai, xã Xăm Khòe. Các địa điểm được lựa

chọn để nghiên cứu đảm bảo tính điển hình và đáp ứng sự đa dạng, khách

quan, đa chiều của đối tượng nghiên cứu.

Cùng với đó, Luận án còn tìm hiểu sinh hoạt văn hóa khắc luống của

người Thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Từ đó, so sánh với sinh hoạt

văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu.

8

- Về thời gian

Chúng tôi tìm hiểu các khía cạnh liên quan đến sinh hoạt văn hóa kánh

loóng trong khoảng thời gian từ năm 1954 (theo hồi cố của nghệ nhân) cho

đến năm 2017. Trong đó, chúng tôi phân thành hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: từ 1954 đến 1992.

+ Giai đoạn 2: từ 1993 đến 2017.

Năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, nhân dân các dân tộc huyện

Mai Châu, tỉnh Hòa Bình và toàn miền Bắc tập trung sản xuất, khắc phục hậu

quả chiến tranh, xây dựng quê hương sau giai đoạn kháng chiến khốc liệt,

gian khổ đánh đuổi thực dân Pháp.

Năm 1993 là thời điểm một số bản du lịch của huyện Mai Châu được

tỉnh Hòa Bình chính thức cấp phép tổ chức hoạt động phục vụ du lịch cho đến

nay. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn máy xay xát và máy tuốt lúa được đưa

vào sử dụng đã thay thế hoàn toàn loóng trong quá trình sản xuất nông

nghiệp. Vì thế, loóng không còn chức năng giã lúa mà chỉ được dùng để gõ

như một nhạc cụ.

Thời điểm từ năm 2013 đến 2017, chúng tôi đi khảo sát, tìm tư liệu

phục vụ cho việc nghiên cứu Luận án.

- Về nội dung

Tìm hiểu ý nghĩa, vai trò của loóng đối với đời sống xã hội người Thái

Mai Châu, thông qua các lễ hội, nghi lễ, hoạt động du lịch.

Làm sáng tỏ diện mạo, chỉ ra những nét đặc trưng, độc đáo trong sinh

hoạt văn hóa kánh loóng.

Làm rõ sự biến đổi của sinh hoạt văn hóa kánh loóng trong bối cảnh

hiện nay về mặt hình thức, chức năng, vai trò, ý nghĩa. Đồng thời, chỉ ra

nguyên nhân và xu hướng biến đổi.

Trong một góc nhìn rộng hơn, Luận án so sánh sinh hoạt văn hóa kánh

loóng của người Thái Mai Châu với khắc luống của người Thái ở huyện Con

9

Cuông, tỉnh Nghệ An để thấy được những điểm tương đồng, khác biệt. Từ đó,

nhận biết rõ hơn các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến đặc trưng trong sinh hoạt

văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu.

4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

4.1. Câu hỏi nghiên cứu

Tại sao người Thái Mai Châu lại đưa sinh hoạt kánh loóng vào các nghi

lễ, lễ hội như lễ mừng cơm mới, lễ Xên bản, Xên mường, lễ chá chiêng...?

Đưa sinh hoạt kánh loóng vào các nghi lễ, lễ hội của người Thái để

biểu hiện điều gì về mặt ý nghĩa tâm linh?

Loóng là nông cụ, nhạc cụ chỉ dành riêng cho người phụ nữ Thái Mai

Châu gõ?

Sinh hoạt văn hóa kánh loóng được đưa vào phục vụ du lịch từ khoảng

thời gian nào? Có bao nhiêu đội kánh loóng ở các bản tại Mai Châu tham gia

hoạt động phục vụ du lịch?

Hiện nay, người Thái Mai Châu kánh loóng trong những trường hợp nào?

4.2. Giả thuyết khoa học

Sinh hoạt văn hóa kánh loóng trong các nghi lễ liên quan đến nông

nghiệp là biểu hiện tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ Mặt trời, Mặt

trăng của người Thái Mai Châu.

Ở huyện Mai Châu, chỉ có phụ nữ dân tộc Thái tham gia kánh loóng và

họ là những người sáng tạo nên hình thức nghệ thuật dân gian này.

Hoạt động du lịch là nguyên nhân chủ yếu làm tái tạo vào bảo lưu sinh

hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái tại huyện Mai Châu.

5. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của đề tài

Đây là công trình khoa học nghiên cứu tổng thể, toàn diện về văn hóa

nghệ thuật đối với sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu.

10

Về phương diện lý luận, công trình góp phần giải mã một số đặc trưng

trong văn hóa Thái như vấn đề giới, tín ngưỡng, tâm linh, vũ trụ quan...

Về phương diện thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp luận cứ cho

việc khẳng định các giá trị của sinh hoạt văn hóa kánh loóng; cung cấp cơ sở

khoa học cho các chính sách bảo vệ và phát huy di sản văn hóa Thái trong xã

hội Việt Nam đương đại.

6. Phương pháp nghiên cứu

Với nội dung nghiên cứu của luận án, NCS sử dụng các phương pháp

nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Qua việc tập hợp và nghiên cứu các văn bản tài liệu liên quan gồm

công trình nghiên cứu, luận văn, luận án, sách, tạp chí (với các thao tác: phân

tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…), NCS kế thừa và vận dụng kết quả những

công trình trước đây, đồng thời phát hiện, khái quát hóa thành luận điểm,

nhận định riêng. Tìm hiểu các số liệu, đánh giá tình hình kinh tế, xã hội, văn

hóa có liên quan đến nội dung mà NCS quan tâm. Những nguồn tài liệu đó là

cơ sở cho sự so sánh, tiếp nối và đi sâu hơn ở luận án này.

Để tìm được nguồn tài liệu lưu trữ, NCS đã đến các thư viện để đọc và

ghi chép những tài liệu thành văn có liên quan đến luận án. Cụ thể là các thư

viện: Thư viện Quốc gia Việt Nam (31 – Tràng Thi – Hai Bà Trưng – Hà

Nội); thư viện Viện Nghiên cứu Văn hóa (27 – Trần Xuân Soạn – Hai Bà

Trưng – Hà Nội); thư viện Học viện Khoa học Xã hội (477 – Nguyễn Trãi –

Thanh Xuân – Hà Nội); thư viện Viện nghiên cứu Đông Nam Á, thư viện Dân

tộc học (số 1 – Liễu Giai – Hà Nội); thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc

gia Việt Nam (32 – Hào Nam – Đống Đa – Hà Nội); thư viện tỉnh Hòa Bình,

thư viện huyện Mai Châu, thư viện Trường Cao đẳng VHNT Tây Bắc.

11

Phương pháp điền dã

Thâm nhập thực tế, quan sát tham dự tại địa điểm nghiên cứu nhằm thu

được những thông tin cần thiết về đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Thực hiện quan sát để miêu tả, ghi chép chi tiết về những đặc điểm, hình thức

sinh hoạt văn hóa của người Thái Mai Châu có liên quan đến đối tượng

nghiên cứu của luận án. Trong quá trình đi điền dã, NCS đã đến các bản du

lịch tại trung tâm thị trấn Mai Châu như bản Lác, bản Văn, bản Pom Coọng

và các xã ở cách xa trung tâm huyện Mai Châu như xã Nà Phòn, xã Xăm

Khòe, xã Vạn Mai, xã Đồng Bảng… NCS tham dự lễ hội Xên bản, Xên

mường diễn ra vào dịp đầu năm mới và các hoạt động biểu diễn phục vụ du

khách có tổ chức kánh loóng.

Phương pháp phỏng vấn

Là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu để

thu thập thông tin về sinh hoạt văn hóa kánh loóng. NCS đã thực hiện hơn 40

cuộc phỏng vấn khác nhau, sử dụng các câu hỏi định tính đối với các đối

tượng nắm giữ thông tin chính, những người hiểu biết về văn hóa Thái như

một số thầy Mo, người Thái cao tuổi, nghệ nhân, chủ các cơ sở làm du lịch,

thanh niên và cán bộ quản lý văn hóa... Tiến hành phỏng vấn hồi cố từng cá

nhân, thảo luận với từng nhóm đối tượng nhất định theo các nội dung đã được

chuẩn bị, tiến hành ghi chép, chụp ảnh, quay video, nhằm mang lại những

thông tin cần thiết cho việc điều tra, nghiên cứu. Trong quá trình điền dã,

NCS đã phỏng vấn 4 NNC văn hóa dân gian tại huyện Mai Châu, bao gồm:

Khà Văn Tiến, Hà Công Tín, Lò Cao Nhum, Lường Song Toàn. Đây là những

NNC người dân tộc Thái sinh sống tại địa phương, đã có nhiều năm tìm hiểu

về văn hóa Thái và xuất bản nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Bên cạnh

đó, NCS phỏng vấn sâu một số người Thái cao tuổi có hiểu biết về văn hóa

Thái như: ông Khà Văn Ư (72 tuổi; bản Nà Phòn, thị trấn Mai Châu); bà

12

Ngần Thị Tuyết (63 tuổi; bản Nà Phòn, thị trấn Mai Châu); bà Hà Thị Sơn (67

tuổi; Xóm Mỏ, xã Chiềng Châu); bà Hà Thị Tều (82 tuổi; bản Văn, thị trấn

Mai Châu); bà Hà Thị Yên (66 tuổi; bản Văn, thị trấn Mai Châu)… Đây là

những người còn nhớ được nhiều thông tin liên quan đến sinh hoạt văn hóa

kánh loóng.

Phương pháp so sánh

NCS sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu, phân tích mở rộng,

làm rõ vấn đề nghiên cứu trong luận án.

Tiếp cận nghiên cứu liên ngành

Văn hóa học xem xét văn hóa với tư cách là một hiện tượng xã hội tổng

thể, vì thế nó cần phải nghiên cứu cùng một lúc nhiều phương diện của một

hiện tượng và bằng các cách tiếp cận khác nhau. Loóng là một nông cụ, đồng

thời cũng là nhạc cụ gắn liền với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian

như lễ hội, nghi lễ, tín ngưỡng, vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng… Do

đối tượng nghiên cứu là một hiện tượng tổng thể, nên muốn hiểu nó một cách

toàn diện và sâu sắc phải sử dụng những phương pháp nghiên cứu của các

chuyên ngành khác nhau. Ngoài phương diện nghệ thuật, cần phải xem xét cả

những phương diện khác (kinh tế, xã hội, lịch sử, địa lý…) trong đó các hình

thức sinh hoạt văn hóa kánh loóng đó phát sinh, tồn tại, phát triển hay biến

diệt. NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu, cơ sở lý luận của các ngành Lịch

sử học, Dân tộc học, Nhân học và Âm nhạc học để giải quyết vấn đề nghiên

cứu của luận án. Lịch sử học được áp dụng giúp cho Luận án có căn cứ, thông

tin về lịch sử tộc người Thái Mai Châu – chủ nhân của sinh hoạt văn hóa kánh

loóng, trong đó bao gồm lịch sử cư trú, lịch sử văn hóa, lịch sử hoạt động

kinh tế, xã hội; lịch sử về giao lưu với những tộc người khác trong khu vực cư

trú…; Dân tộc học tìm kiếm sự mô tả toàn diện, chi tiết và phân tích về sinh

hoạt văn hóa kánh loóng dựa trên nghiên cứu điền dã. Chúng tôi phải tham

gia vào đời sống của người Thái Mai Châu trong khoảng thời gian dài, quan

13

sát những điều xảy ra, lắng nghe và đặt câu hỏi. Mục đích là đưa ra những mô

tả sâu, chi tiết. Dân tộc học được áp dụng để mang lại sự khám phá định tính

các giá trị và ý nghĩa của sinh hoạt văn hóa kánh loóng; Ngành nhân học có

thế mạnh đặc biệt trong việc nghiên cứu “những quá khứ đã mất”. Nghiên cứu

nhân học văn hóa ở các xã hội cổ sơ, cổ truyền giúp chúng ta hiểu rõ hơn

những quy luật, sự vận hành của một hiện tượng văn hóa ở thời kỳ đó. Dựa

trên những quan sát, các sự kiện, ngành nhân học khắc phục được những hạn

chế của tự biện. Các phương pháp chính của ngành nhân học văn hóa là: quan

sát tham dự, phỏng vấn và quan sát cá nhân, quan sát hành vi hệ thống – trực

tiếp…; Từ góc độ ngành Âm nhạc học sẽ góp phần làm rõ những quy luật âm

nhạc của kánh loóng, trong đó bao gồm những đặc trưng về tiết tấu, hình thức

diễn tấu, kỹ thuật diễn tấu, bài bản, tính chất âm nhạc… Những đặc trưng

mang tính quy luật trong âm nhạc kánh loóng là biểu hiện về thẩm mỹ, quan

niệm, tính sáng tạo của người Thái Mai Châu.

7. Bố cục luận án

Ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo

(15 trang) và Phụ lục (42 trang), luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát

về người Thái Mai Châu (48 trang)

Chương 2: Sinh hoạt văn hóa kánh loóng (35 trang)

Chương 3: Những biểu hiện tín ngưỡng và vai trò phụ nữ Thái Mai

Châu trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng (26 trang)

Chương 4: Lý giải biến đổi sinh hoạt văn hóa kánh loóng trong sự đối

sánh với khắc luống (32 trang)

14

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI MAI CHÂU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Tài liệu đề cập đến loóng và đuống

Chúng tôi tìm hiểu và thấy rằng, cho đến nay chưa có công trình nào

nghiên cứu chuyên sâu, tổng thể về loóng của người Thái Mai Châu. Các

công trình đi trước chỉ giới thiệu về loóng với tư cách là một nhạc cụ nằm

trong hệ thống nhạc cụ của người Thái. Hoặc khi các tác giả nghiên cứu về lễ

hội của người Thái, có nhắc đến sinh hoạt kánh loóng như một hoạt động

mang tính góp vui, giải trí ở trong phần hội. Ngoài ra, có một số bài viết dưới

dạng bài báo giới thiệu về sinh hoạt kánh loóng đăng trên các tạp chí. Nhìn

chung, các bài viết dạng này chỉ mang tính chất miêu tả, giới thiệu khái quát

về sinh hoạt kánh loóng. Với tình hình nghiên cứu như vậy, chúng tôi sẽ xem

xét những vấn đề xung quanh chiếc loóng được các nhà nghiên cứu đi trước

đề cập tới. Tất cả góc cạnh đó, dù ít hay nhiều, chúng tôi cũng tổng hợp để

phác họa rõ tình hình nghiên cứu. Cùng với đó, loóng là một nhạc cụ, nông cụ

phổ biến trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc và miền núi

Nghệ An, Thanh Hóa. Trong luận án, chúng tôi có sự so sánh giữa sinh hoạt

văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu với khắc luống1 của người Thái

tại khu vực huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An để có cái nhìn tổng thể về hình

thức sinh hoạt văn hóa này. Bên cạnh đó, trong đời sống của người Mường

cũng rất phổ biến một nông cụ, nhạc cụ đồng dạng với loóng, được gọi là

đuống. Những nghiên cứu về đuống của người Mường cũng được nhiều nhà

nghiên cứu đề cập tới. Người Mường Hòa Bình và người Thái Mai Châu sinh

sống cạnh nhau từ lâu đời, có lịch sử, văn hóa gắn bó chặt chẽ, có nhiều ảnh 1. Khắc luống: cách gọi của người Thái tại Nghệ An đối với hình thức sinh hoạt văn hóa “gõ máng”. Đây

cũng giống với sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu.

15

hưởng, tác động qua lại lẫn nhau. Vì thế, việc tổng hợp những nghiên cứu về

đuống là rất cần thiết, phần nào đó sẽ bổ sung cho quá trình nghiên cứu, tìm

hiểu về loóng.

Tất cả tư liệu đề cập đến sinh hoạt văn hóa kánh loóng mà chúng tôi có

được giới hạn từ 1972 đến năm 2014. Như vậy, ngoài việc làm rõ tình hình

hình nghiên cứu về loóng của người Thái Mai Châu, chúng tôi sẽ tìm hiểu cả

những công trình nghiên cứu về loóng tại các khu vực Thái khác và những

nghiên cứu về đuống của người Mường. Việc tìm hiểu sâu, rộng tài liệu, công

trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến đối tượng nghiên cứu trong luận án

sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu về loóng

của người Thái Mai Châu.

1.1.1.1. Nghiên cứu về loóng của người Thái Mai Châu

Tìm hiểu tài liệu đề cập đến sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người

Thái Mai Châu, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu

chuyên sâu về hình thức sinh hoạt văn hóa này. Có một số bài viết về văn hóa

Thái Mai Châu trong đó dành một vài dòng để nói về sinh hoạt văn hóa kánh

loóng. Cũng có một số bài dành dung lượng nhiều hơn, mô tả, giới thiệu chi

tiết hơn, tuy nhiên, đó là dạng bài tạp chí hoặc khi các tác giả viết về một lễ

hội nào đó của người Thái thì có điểm qua sinh hoạt văn hóa kánh loóng như

một hoạt động ở trong lễ hội đó.

Năm 1972, sinh hoạt văn hóa kánh loóng được đề cập đến trong cuốn

Góp phần tìm hiểu tỉnh Hòa Bình do Bùi Văn Kín chủ biên cùng với các tác

giả Mai Văn Trí, Nguyễn Phụng. Đây là cuốn sách tổng hợp về địa chí, lịch

sử, kinh tế, văn hóa tỉnh Hòa Bình. Phần đề cập đến kánh loóng, tác giả viết:

Múa loóng là điệu múa thường múa vào những ngày mừng cơm mới

hoặc mừng trong bản bắn được thú rừng. Điệu múa còn múa vào

những đêm nguyệt thực, xưa ta gọi là “gấu ăn trăng”. Đêm “gấu ăn

16

trăng” thì hầu hết cả vùng Thái ở Hòa Bình đều gõ múa. Đôi khi còn

múa vào những ngày có đám cưới, hoặc đám ma. Điệu múa chủ yếu

là tiết tấu, gồm động tác giã gạo, đập chầy, chuyền tay chầy, gõ cối.

Đội hình chuyển động vòng quanh cái cối giã lúa dài khoảng 4 đến 5

mét (cối là một cây gỗ tròn đục thành máng dài, cho lúa vào đó giã

thành gạo). Tính chất điệu múa rộn ràng, khỏe, biểu hiện vui mừng

phấn khởi, lạc quan là chủ yếu vì ngoài động tác chuyển động lại kết

hợp với trống, chiêng, mõ, tiếng chầy đập chầy, tiếng chầy đập cối…

tạo thành một loại tiết tấu rất phức tạp và âm thanh rất gần. Ngoài ra

còn có cả tiếng hú reo trong cao trào múa [73, tr.37].

Như vậy, các tác giả chỉ dành một đoạn ngắn để nói về sinh hoạt văn

hóa kánh loóng của người Thái tại khu vực Hòa Bình. Trước hết, kánh loóng

được gọi là múa loóng, có nghĩa đây là một điệu múa. Ngoài ra, các tác giả

cũng đề cập đến một số động tác diễn tấu, cách thức tổ chức, tính chất điệu

múa này. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng phần giới thiệu về kánh loóng trong

cuốn sách này rất vắn tắt, sơ sài, chưa phản ánh rõ các vấn đề liên quan về

hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo này.

Năm 1988, Sở VHTT Tỉnh Hà Sơn Bình xuất bản cuốn sách Tìm hiểu

văn hóa cổ truyền của người Thái Mai Châu. Trong đó, tập hợp các bài khảo

cứu của nhiều tác giả như Hà Trọng Sinh, Nguyễn Hữu Thức, Hà Sủm, Đặng

Văn Tu, Nguyễn Dấn, Khà Tiến, Lò Cao Nhum. Mỗi bài viết đã đề cập đến

từng góc cạnh khác nhau trong đời sống văn hóa của người Thái Mai Châu, từ

vấn đề lịch sử cư trú, các lễ nghi phong tục, trang phục, ẩm thực… Trong số

các bài viết, có hai bài nhắc đến loóng. Tác giả Nguyễn Hữu Thức khi tìm

hiểu về lễ cơm mới của người Thái Mai Châu có viết: “Còn ở đầu chái nhà

sàn, các thiếu nữ Thái cầm chày theo nhịp của người cầm cái các cô diễn lại

động tác giã gạo. Cùng với tiếng kể mo đều đều là tiếng trầm bổng của chày

17

đánh máng có lót rơm ở dưới và tiếng thậm thịch của những bước chân cô gái

nhún nhảy” [110, tr.122]. Chúng ta thấy rằng những người thiếu nữ Thái Mai

Châu đã tổ chức giã gạo (kánh loóng) trong lễ cơm mới. Họ vừa giã vừa nhún

nhảy, có lẽ vì thế nhìn như họ đang múa. Tác giả Lò Cao Nhum khi viết về

xòe cũng có nhắc đến loóng:

Xòe đánh máng dành cho đàn bà, con gái. Cứ ba cặp một, mỗi cặp

cầm hai chày gõ vào thành máng dùng để giã lúa, tạo ra những

tiếng chắc giòn và khỏe, nhịp điệu mỗi lúc một nhanh, mạnh. Xòe

đánh máng thường là tùy hứng nhưng chủ yếu đánh vào dịp vui tập

thể, khi có nguyệt thực, chị em đánh máng để xua đuổi “ếch ăn

trăng” theo quan niệm cũ [110, tr.197].

Lò Cao Nhum gọi kánh loóng là đánh máng. Theo tác giả, đây là một

điệu xòe (có nghĩa là múa), được dùng trong những ngày vui và khi có “ếch

ăn trăng” (nguyệt thực). Tính chất của điệu Xòe đánh máng thì giòn, khỏe,

nhanh, mạnh. Chúng tôi nhận thấy phần đề cập đến kánh loóng ở hai bài viết

này rất ít. Hai tác giả chỉ giới thiệu sơ qua về một hình thức sinh hoạt văn hóa

được xuất hiện trong lễ cơm mới, ngày vui và khi nguyệt thực.

Năm 1998, Hà Sủm hoàn thành và xuất bản cuốn sách Hà Sủm những

bài viết chọn lọc.Tác giả đã tìm hiểu về các vấn đề như Trang phục người

Thái Mai Châu, Văn nghệ dân gian Thái Mai Châu, Khèn bè… Trong số các

bài viết, có một bài đề cập đến quan niệm cổ xưa của người Thái Mai Châu về

sinh hoạt văn hóa kánh loóng với tiêu đề là Ếch ăn trăng. Đây là một câu

chuyện kể mang màu sắc thần thoại nhằm giải thích hiện tượng Nguyệt thực

của người Thái Mai Châu. Họ cho rằng Nguyệt thực chính là lúc Ếch và mặt

trăng đánh nhau quyết liệt. Người dưới mặt đất hò reo vang dậy khích lệ, cổ

vũ ếch. Ở cuối câu chuyện, tác giả có viết: “Về sau các bản Thái hễ thấy mặt

trăng tự dưng bị khuyết, mọi người đều kéo nhau xuống dưới sàn, đàn bà gõ

18

mõ, đập chày vào máng giã gạo, đàn ông đánh thanh la, chiêng trống ầm ĩ”

[111, tr.183]. Bài viết đã cho thấy quan niệm cổ xưa của người Thái Mai

Châu đối với một hiện tượng tự nhiên đó là Nguyệt thực. Đồng thời, quan

niệm đó còn gắn với sự xuất hiện của một nông cụ - máng giã gạo. Bài viết

không tìm hiểu về sinh hoạt văn hóa kánh loóng, nhưng đã đề cập đến một

quan niệm cổ xưa có liên quan đến nhận thức của người Thái Mai Châu về

hình thức sinh hoạt văn hóa này. Đây là một điểm đáng chú ý, chúng tôi sẽ sử

dụng làm căn cứ để phục vụ cho quá trình nghiên cứu sâu hơn về sinh hoạt

văn hóa kánh loóng.

Năm 2002, Đại học Quốc gia Hà Nội - Chương trình Thái học Việt

Nam đã xuất bản cuốn sách Văn hóa và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn

ngữ Thái ở Việt Nam. Cuốn sách tổng hợp nhiều bài nghiên cứu về lịch sử,

văn hóa, xã hội người Thái. Trong cuốn sách này, Võ Thị Thường có bài viết

về lễ “cha chiêng” của người Thái Mai Châu, trong đó có nhắc đến loóng. Tác

giả viết: “Phần hội nhộn nhịp trong tiếng chày gõ vào máng lúa (tẳm đuống)” [135,

tr.594]; “Trong cha chiêng, không những có múa, hát, mà còn diễn kịch và những

hình thức âm nhạc đậm nét văn hóa Thái – Mường như điệu đánh đuống hoặc nhạc

lễ pi mùn…” [135, tr.595]. Tác giả gọi hình thức sinh hoạt văn hóa kánh loóng là

tẳm đuống, được dùng trong phần hội, sau các nghi lễ cầu cúng. Bài viết của Võ

Thị Thường không đi sâu tìm hiểu về sinh hoạt văn hóa kánh loóng, mà chỉ đề cập

sơ qua, coi đó như một hoạt động trong lễ “cha chiêng”. Như vậy, thông qua bài

viết, chúng ta thấy trong lễ “cha chiêng”, người Thái Mai Châu cũng có tổ chức

kánh loóng.

Năm 2007, Nxb Văn hóa Dân tộc phát hành cuốn sách Văn hóa truyền

thống một số tộc người ở Hòa Bình do Nguyễn Thị Thanh Nga chủ biên,

trong đó Chương 2 viết về văn hóa truyền thống của người Thái Mai Châu.

Tác giả đã giới thiệu khái quát các đặc trưng trong văn hóa người Thái Mai

19

Châu, từ lịch sử nguồn gốc, hoạt động kinh tế, đời sống tinh thần, các nghi lễ

trong việc cưới hỏi, tang ma, các lễ hội diễn ra hàng năm… Khi đề cập về

nghệ thuật dân gian của người Thái Mai Châu, tác giả có nhắc đến việc sử

dụng loóng:

Xòe đánh máng: Là loại xòe chỉ dành riêng cho phụ nữ. Cách xòe như

sau: một tốp 6 người chia thành 3 cặp, mỗi cặp gồm hai chày gõ vào

thành chiếc máng giã lúa, nhịp đánh cứ nhanh và mạnh dần. Hình thức

này thường được phụ nữ Thái Mai Châu gõ khi có nguyệt thực, họ đánh

máng để cổ vũ cho ếch chiến đấu với mặt trăng chiếm lại cây đũa thần

(theo truyện Ếch ăn trăng của người Thái Mai Châu) [98, tr.267].

Tác giả cũng gọi kánh loóng là đánh máng và coi đây là một điệu Xòe. Cách

gọi tên và quan điểm này giống với tác giả Lò Cao Nhum và Nguyễn Hữu Thức

như chúng tôi đã nhận xét ở phần trên. Nguyễn Thị Thanh Nga đề cập đến cách

thức tổ chức cũng như tính chất của điệu “xòe đánh máng”. Đồng thời, bài múa này

tác giả cho biết được dùng khi có Nguyệt thực.

Năm 2010, Hà Thị Tô Thắm đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ:

Âm nhạc dân gian Thái Huyện Mai Châu Hòa Bình. Đây là một công trình

nghiên cứu về âm nhạc dân gian Thái Mai Châu dưới góc độ Âm nhạc học.

Trong Luận văn, tác giả giới thiệu các thể loại dân ca và hình thức diễn

xướng, các loại nhạc cụ, cấu tạo cũng như kỹ thuật diễn tấu của từng loại.

Qua đó, tác giả đã phân tích về thang âm, tiết tấu, quãng, kỹ thuật diễn tấu…

Trong phần nghiên cứu về nhạc cụ, tác giả có đề cập đến một loại có tên là loóng:

Từng cặp chày gõ vào thành máng tạo ra những tiếng chắc và khỏe,

nhịp điệu nhanh, mạnh. Đánh máng thường hay tùy hứng, nhưng

chủ yếu trong những dịp vui vẻ tập thể, khi có nguyệt thực, chị em

đánh máng để xua đuổi “ếch ăn trăng”. Ngày xưa “kéng loóng” chỉ

dành cho phụ nữ nhưng ngày nay cả nam giới cũng tham gia. Hiện

20

nay “kéng loóng” ở Mai Châu đã trở thành một nét sinh hoạt văn

hóa độc đáo vào những dịp vui như ngày tết, ngày lễ thanh niên

nam nữ tổ chức “kéng loóng” [119, tr.34].

Tác giả còn mô tả về hình dáng, chức năng, bài bản của loại nhạc cụ

này... Qua xem xét các ví dụ trích dẫn của công trình, chúng tôi nhận thấy tác

giả chưa nghiên cứu toàn diện tại khu vực huyện Mai Châu. Do cách tiếp cận

vấn đề nghiên cứu dưới góc độ Âm nhạc học nên tác giả chỉ dừng lại ở việc

phân tích về tiết tấu, tính chất âm nhạc, cấu trúc bài bản. Đồng thời, loóng

cũng không phải đối tượng nghiên cứu trọng tâm của công trình nên chỉ được

điểm qua như một loại nhạc cụ trong hệ thống các nhạc cụ của người Thái

Mai Châu. Tác giả chưa xem xét loóng ở góc độ văn hóa học.

Năm 2011, Nguyễn Tuệ Chi đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ:

Đuống của người Mường xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đây

là luận văn nghiên cứu về đuống của người Mường xã Kim Thượng, huyện

Tân Sơn, Phú Thọ dưới góc nhìn văn hóa học. Tác giả đã sưu tầm những bài

chàm đuống cơ bản tại khu vực này, qua đó nghiên cứu về cách thức diễn tấu,

quan niệm về văn hóa, các giá trị của Chàm đuống… Trong chương 3, mục

Sự đa dạng và thống nhất của đuống, tác giả có giới thiệu một số nét cơ bản

về loóng của người Thái Mai Châu, từ đó so sánh với đuống của người

Mường để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nhạc cụ này.

Như vậy, loóng không phải đối tượng nghiên cứu của công trình mà chỉ là sự

so sánh, mở rộng thêm nhằm khẳng định sự đa dạng của các hiện tượng văn

hóa. Cùng một nông cụ, nhạc cụ đồng dạng nhưng ở mỗi tộc người lại có

quan niệm, bài bản khác nhau. Khi giới thiệu về loóng, Nguyễn Tuệ Chi cho

biết người Thái gọi hình thức sinh hoạt văn hóa này là khua loóng. Đồng thời,

chỉ ra một số đặc điểm về mặt cấu tạo, cách thức tổ chức, quy tắc diễn tấu,

những dịp diễn ra hoạt động khua loóng. Đặc biệt, tác giả đã đề cập đến thực

21

tế sinh hoạt khua loóng trong giai đoạn hiện nay. Nguyễn Tuệ Chi cho rằng

khua loóng có nhiều thay đổi so với xưa kia, cụ thể như: “sử dụng loóng chủ

yếu với mục đích vui chơi chứ yếu tố tâm linh không còn nhiều, sử dụng dưới

hình thức sinh hoạt văn nghệ quần chúng, diễn tấu dưới bàn tay của các diễn

viên không chuyên được tuyển từ các bản làng và phục vụ cho khách tham

quan du lịch” [29, tr.54]. Mặc dù phần giới thiệu về loóng chỉ chiếm dung

lượng ít và chủ yếu để so sánh, mở rộng thêm cho nghiên cứu trọng tâm của

tác giả về đuống của người Mường. Tuy vậy, một số thông tin, nhận định của

tác giả về loóng là rất đáng chú ý. Chúng tôi sẽ tham khảo, đối chiếu để đi sâu

hơn trong đề tài nghiên cứu của mình.

Năm 2013, Hoàng Nga có một bài viết về loóng đăng trên tạp chí Điện

tử Hòa Bình. Tác giả tìm hiểu lễ hội Xên bản, Xên mường của người Thái Mai

Châu, trong đó có một hoạt động ở phần hội mà tác giả gọi là keeng loóng.

Bài viết đề cập đến hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực gắn với sinh hoạt

keeng loóng. Tác giả viết:

Xưa kia khi chưa có sự hiểu biết khoa học cứ thấy hiện tượng nhật

thực, người dân cho rằng ông Ta Nghèn (tức mặt trời) bị con gấu

gặm và thấy hiện tượng nguyệt thực cho rằng nàng Bươn (tức mặt

trăng) bị con ếch nhà trời gặm. Con người ở trần gian là anh em

phải có trách nhiệm giúp đỡ các Mường thoát nạn. Vì vậy, cả làng

trên, làng dưới, nhà nào có loóng đều phải mang ra gõ, tạo âm thanh

dồn dập, tưng bừng để xua đuổi con ếch hay con gấu giúp đỡ ông

Ta Nghèn, nàng Bươn. Cũng chính từ đó mà keeng loóng trở thành

hoạt động tinh thần quen thuộc của người Thái Mai Châu [185].

Như vậy, qua câu chuyện kể mang màu sắc thần thoại này đã cho thấy

quan niệm cổ xưa của người Thái Mai Châu. Họ gắn hiện tượng tự nhiên với

một nông cụ lao động phổ biến trong đời sống. Từ đó, làm nảy sinh một hình

22

thức sinh hoạt văn hóa độc đáo, gắn liền với nhiều hoạt động trong cuộc sống

người Thái nơi đây. Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu khái quát chức năng

của việc keeng loóng, cách thức diễn tấu và một số quan niệm của người Thái Mai

Châu. Bài viết chỉ giới thiệu, miêu tả khái quát về sinh hoạt văn hóa của một tộc

người. Tác giả chưa đi sâu tìm hiểu những vấn đề xung quanh các quan niệm, lý do

tồn tại của sinh hoạt keeng loóng. Ngoài ra, bài viết cũng chỉ giới thiệu hoạt động

keeng loóng trong phạm vi lễ hội Xên bản, Xên mường. Trong khi đó, hoạt động

này còn được diễn ra ở nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa khác như lễ chá chiêng, lễ

mừng cơm mới, tang ma… Đáng chú ý, tác giả cho biết người Thái Mai Châu hiện

nay còn keeng loóng trong những dịp như Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân. Ở đây

có sự thay đổi về không gian diễn tấu keeng loóng. Hiện nay, Đảng bộ, chính quyền

địa phương thường tổ chức ngày Đại đoàn kết toàn dân nhằm khích lệ, kêu gọi sự

đoàn kết trong cộng đồng dân cư, cùng chung sống vui vẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Người

Thái Mai Châu đã keeng loóng trong ngày này để góp vui, tạo không khí vui vẻ,

đoàn kết.

Như vậy, điểm qua các tài liệu có đề cập đến loóng của người Thái Mai

Châu, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu sinh hoạt

văn hóa kánh loóng một cách tổng thể, đa chiều. Rõ ràng, còn nhiều khoảng

trống trong nghiên cứu về loóng. Có nhiều vấn đề các tác giả đi trước chỉ nêu

ra hiện tượng mà không có sự giải thích thấu đáo. Bản chất cốt lõi của sinh

hoạt văn hóa kánh loóng cũng chưa công trình nào trả lời được.

Như đã trình bày ở trên, trong quá trình triển khai luận án, chúng tôi có

so sánh giữa sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu với khắc

luống của người Thái tại huyện Con Cuông, Nghệ An. Cùng với đó, loóng là

một nông cụ, nhạc cụ có từ lâu đời, phổ biến trong đời sống của một số tộc

người khu vực Đông Nam Á. Vì thế, việc tổng quan những tài liệu có đề cập

về loóng tại các khu vực có dân tộc Thái sinh sống hay đuống của người

23

Mường là cần thiết, giúp cho vấn đề nghiên cứu trong luận án, các giả thuyết

hay nhận định chặt chẽ, rõ ràng hơn.

1.1.1.2. Những nghiên cứu về loóng tại các vùng Thái khác

Loóng được đề cập đến trong cuốn sách Tìm hiểu nông cụ cổ truyền

Việt Nam của Ngô Đức Thịnh.Tác giả đã giới thiệu về chiếc cối của các dân

tộc như Tày, Thái, Mường vẫn thường dùng để giã lúa. Trong đó, tác giả có

hình ảnh minh họa cụ thể cho mỗi loại cối của từng tộc người. Ngoài những

loại cối mà các dân tộc vẫn dùng chày tay để giã, tác giả còn giới thiệu những

chiếc cối sử dụng sức nước và cối xay. Chúng tôi nhận thấy, Ngô Đức Thịnh

chủ yếu nghiên cứu chiếc cối giã lúa dưới góc độ nông cụ trong sản xuất nông

nghiệp.

Khi giới thiệu về loóng, tác giả đã viết:

Cối hình thuyền, làm từ thân cây khoét rỗng ít phổ biến hơn loại cối

hình trụ đứng, thường gặp ở người Tày, Thái, Mường gọi là

“loóng”. Loóng có lòng khoét sâu khoảng 30cm, dài 2m, một hoặc

hai đầu còn khoét lỗ tròn, dùng chứa thóc hay các tạp chất. Loóng

sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Khi đập lúa, người ta

chắn phên rồi đập lúa và loóng, dùng chày giã tách hạt, dùng loóng

giã thóc tách vỏ trấu, làm trắng gạo… Số người giã có thể từ hai trở

lên, đứng ở hai phía loóng dùng đồng thời hay xen nhau giã chày

vào lòng loóng. Thường có những nhịp điệu khi giã loóng, có lúc

sau khi nện chày vào lòng cối, người giã rút chày lên, đập chày vào

thành loóng, tạo nên tiếng đệm nghe như hòa tấu nhạc cụ. Ngoài sử

dụng loóng giã thóc gạo, khi đón hay tiễn khách quý, khi làng có

người chết, khi báo tin… người ta giã loóng không. Tiếng loóng

hợp thành các giai điệu khác nhau thích hợp với từng trường hợp.

Thư tịch cổ Trung Quốc, khi mô tả về phong tục cổ của cư dân

24

nước ta cũng nói tới, khi làng có người chết, người ta giã cối làm

lệnh, báo cho mọi người tới thăm viếng [125, tr.250].

Bài viết không đề cập cụ thể đến loóng của người Thái Mai Châu mà

chỉ giới thiệu về loóng của người Thái nói chung. Nội dung chủ yếu mô tả về

cấu tạo, cách thức sử dụng, ngoài ra còn nhắc đến một số chức năng, quan

niệm của người Thái khi gõ loóng như đón tiếp khách quý, khi có người chết,

khi báo tin… Tác giả ngoài việc xem xét loóng với tư cách một nông cụ sử

dụng cho việc giã lúa thì phần nào đó đã coi loóng như một loại nhạc cụ.

Điểm đáng chú ý trong phần giới thiệu của Ngô Đức Thịnh về loóng chính là

việc loóng được nói tới trong “thư tịch cổ Trung Quốc”. Điều này cho thấy

trong phong tục cổ của cư dân nước ta, loóng đã được sử dụng phổ biến, đồng

thời gắn với một số hoạt động liên quan đến tâm linh.

Có một số cuốn sách đã dành dung lượng khoảng hai trang để giới

thiệu về loóng như Âm nhạc dân gian xứ Nghệ do Lê Hàm chủ biên, [52,

tr.321 – 322]; Âm nhạc dân gian dân tộc Thái ở Nghệ An của Dương Hồng

Từ, [147, tr.247 – 248]; Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa Nghệ

An của Vi Văn Biên, [18, tr.242 - 243]; Đời sống văn hóa dân tộc Thái của

hai tác giả Phạm Hổ Đấu và Trần Thị Liên, [44, tr.53 - 54]. Đây là những

cuốn sách nghiên cứu về văn hóa và âm nhạc của người Thái tại vùng Thanh

Hóa, Nghệ An. Tuy mỗi phần trong các tài liệu này có đề cập đến một loại

nông cụ - nhạc cụ được gọi là luống, nhưng nội dung rất đa dạng, thể hiện sự

độc đáo, phong phú của loại hình sinh hoạt văn hóa này.

Trong cuốn Âm nhạc dân gian xứ Nghệ do Lê Hàm chủ biên, tác giả

cho rằng: “Bộ khắc gõ chiếm một vị trí không kém phần quan trọng so với bộ

cồng chiêng. Khắc gõ không thể thiếu trong âm nhạc của các dân tộc miền

núi, nhất là ở người Thái vào dịp vui chơi, hội hè” [52, tr.321]. Tên của loại

hình sinh hoạt văn hóa này được tác giả giới thiệu: “Khắc gõ chủ yếu là khắc

25

luống còn gọi là tung loọng, tức là dùng chày giã gạo gõ vào thành cối dài”

[52, tr.321]. Tác giả đã mô tả tính chất của điệu khắc luống: “không khí vui

tươi, rộn ràng, nhịp nhàng làm tăng thêm hưng phấn khi múa nhảy của người

tham gia” [52, tr.321]. Cùng với đó, tác giả cũng chỉ ra 3 cách gõ của người

Thái vùng xứ Nghệ, đó là: “khắc lóng” hội, “khắc phắt phùm” (theo kiểu dệt

vải), “khắc to cáy” (theo kiểu chọi gà). Theo Lê Hàm, người Thái xứ Nghệ

thường khắc luống trong những ngày vui, ngày hội, khi có đám ma và đám cưới.

Tác giả còn ký âm các bài khắc luống ra trên khuông nhạc. Phần giới thiệu về luống

của Lê Hàm rất ngắn gọn, khái quát, chủ yếu là mô tả, xem xét luống với tư cách là

một loại nhạc cụ. Tuy nhiên, các thông tin tác giả đưa ra rất đáng chú ý, phản ánh

những biểu hiện cơ bản một loại hình sinh hoạt văn hóa của người Thái xứ Nghệ.

Trong cuốn Âm nhạc dân gian dân tộc Thái ở Nghệ An [147] của

Dương Hồng Từ, tác giả đã nghiên cứu về âm nhạc dân gian của người Thái

tại vùng Nghệ An, trong đó, có đề cập đến một loại nhạc cụ gõ được gọi là

loóng. Có thể thấy Dương Hồng Từ chỉ xem xét loóng ở góc độ Âm nhạc học.

Tác giả ký âm tiết tấu của một số bài bản như Tùng loọng tên phan (như chân

con nai nhảy), Tùng loọng phắt phưm (như tiếng thoi dệt vải), Tùng loọng tò

cáy (giã theo kiểu con gà chọi, chỉ dùng trong đám tang). Cùng với đó, tác giả

miêu tả về cách chế tác, cấu tạo, cách diễn tấu. Dương Hồng Từ cũng cho biết

người Thái Nghệ An gọi hình thức sinh hoạt văn hóa này là khắc luống.

Ngoài ra, theo tác giả, một số khu vực Thái tại Nghệ An còn gọi là Tùng

loọng, Quành loong. Do cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu ở góc độ Âm nhạc

học nên tác giả chỉ tập trung mô tả về cách thức diễn tấu, tính chất âm nhạc,

các vị trí âm thanh trên luống và một số bài bản đã được ký âm. Những vấn

đề về văn hóa, các quan niệm của người Thái Nghệ An đối với sinh hoạt

khắc luống không được Dương Hồng Từ nghiên cứu, đề cập đến. Tuy vậy,

chúng tôi sẽ tham khảo những vấn đề khắc luống của người Thái Nghệ An đã

26

được tác giả giới thiệu, để làm cơ sở đối chiếu với sinh hoạt kánh loóng của

người Thái Mai Châu.

Trong cuốn Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa Nghệ An

[18] của Vi Văn Biên, tác giả xếp luống vào nhóm công cụ lao động của

người Thái vùng Thanh Hóa, Nghệ An. Vi Văn Biên cho rằng đây là một

công cụ lao động mang tín hiệu truyền thông, bởi có thể truyền tải được âm

thanh, dùng để báo tin vui, buồn cho mọi người trong bản. Tác giả cũng đề

cập đến một số hình thức sử dụng luống của người Thái vùng này. Họ tổ chức khua

luống vào những ngày vui như đám cưới, ngày Tết, mừng nhà mới, Xên mường,

trai gái vui chơi… Ngoài ra, người Tày Dọ1 còn khua luống trong đám ma, người

Tày Thanh không có tập tục này. Tác giả cũng mô tả khái quát cách thức tổ chức

bài khua luống trong đám cưới và đám ma. Từ số lượng người tham gia, vai trò của

từng nhóm, động tác thực hiện, các vị trí âm trên luống… Có thể nói, điểm đáng

chú ý trong phần đề cập đến khua luống của Vi Văn Biên là đã xếp luống vào

nhóm công cụ lao động có chức năng truyền thông tin. Đây có thể coi là một

chức năng cổ xưa nhất của loại nông cụ này.

Trong cuốn Đời sống văn hóa dân tộc Thái [44], hai tác giả Phạm Hổ

Đấu và Trần Thị Liên nghiên cứu văn hóa người Thái vùng Thanh Hóa. Khi

đề cập đến sinh hoạt khua luống, tác giả coi đây là một hình thức diễn xướng

dân gian. Hai tác giả đã mô tả khái quát cách thức tổ chức bài khua luống, từ

số lượng người tham gia, vị trí tạo âm thanh trên luống… Đồng thời, theo hai

tác giả, người Thái vùng Thanh Hóa thường khua luống trong các dịp như lễ

rước dâu, ngày cưới, ngày Tết.

Nhìn chung, những tài liệu dành khoảng hai trang để giới thiệu về

sinh hoạt khua luống chỉ dừng lại ở việc mô tả khái quát về một hình

thức sinh hoạt văn hóa. Các tác giả chưa nghiên cứu, phân tích, đi sâu về

1. Người Thái vùng Thanh Hóa, Nghệ An lại phân thành các nhóm là Tày Dọ, Tày Thanh, Tày Mười.

27

hiện tượng văn hóa này. Mặc dù vậy, mỗi tác giả cũng đưa ra một số

điểm đáng chú ý xung quanh sinh hoạt khua luống của người Thái vùng

Thanh – Nghệ.

Năm 2012, Hội nghị Thái học toàn quốc lần thứ 6 đã được tổ chức tại

Thanh Hóa. Các bài nghiên cứu, tham luận được tổng hợp trong cuốn sách

Cộng đồng các tộc người ngữ hệ Thái – Kadai ở Việt Nam truyền thống, hội

nhập và phát triển. Nhiều vấn đề liên quan đến tộc người Thái, từ lịch sử

nguồn gốc, văn hóa, kinh tế, xã hội đến hội nhập và phát triển đã được trao

đổi, phân tích, đánh giá cụ thể. Tác giả Phan Đăng Nhật có bài viết về sử thi

Thái sưu tầm tại Nghệ An. Khi nói về Tầng trời cao trong quan niệm của

người Thái, tác giả viết: “Ngoài ao rồng, còn có Nong U lúc – U lá, Nong

Hành Cốp Căm (nơi có con ếch ăn mặt trăng):

Ếch ăn trăng, nạ dòng gõ mõ

Gái gõ chày cứu lấy nàng trăng [88, tr.110]

Phan Đăng Nhật đã có những nghiên cứu rất công phu về sử thi của

người Thái. Chúng ta biết rằng, sử thi của mỗi tộc người luôn chứa đựng tri

thức, quan niệm, tâm thức của họ trong xã hội cổ xưa. Trong đoạn sử thi trên,

tác giả đề cập đến quan niệm rất phổ biến trong đời sống người Thái liên quan

đến hoạt động mà tác giả gọi là gõ chày, đó là hiện tượng ếch ăn trăng. Từ

đây, chúng ta thấy rằng quan niệm này trong sử thi của người Thái vùng Nghệ

An cũng có phần tương đồng với quan niệm của người Thái Mai Châu. Người

Thái Mai Châu xưa kia vẫn có quan niệm mỗi khi Nguyệt thực (ếch ăn trăng),

tất cả bản sẽ mang loóng ra gõ. Trong đoạn sử thi của Phan Đăng Nhật, dù chỉ

có vài dòng nhưng đã đưa ra một điểm rất đáng chú ý. Người Thái tại vùng

Nghệ An cũng gắn một hoạt động liên quan đến nông nghiệp với một hiện

tượng tự nhiên là Nguyệt thực.

28

Năm 2012, Sách Cộng đồng các tộc người ngữ hệ Thái – Kadai ở Việt

Nam truyền thống, hội nhập và phát triển [80] (Hội nghị Thái học toàn quốc

lần thứ 6) được xuất bản. Hai tác giả Phạm Đức Lương và Mai Văn Tùng có

bài viết về Nhạc cụ cổ truyền của người Thái ở Thanh Hóa. Bài viết đã giới

thiệu về các loại nhạc cụ như Khèn bè, Pí Khúi, Pí một, Trống chiêng… Trong

đó, đề cập về các khía cạnh như cấu tạo nhạc cụ, cách chế tác, không gian thể

hiện. Trong số các nhạc cụ được đề cập tới, có một loại mà các tác giả gọi là

luống. Hai tác giả nói đến nguồn gốc xuất xứ nhạc cụ này, mô tả cấu tạo, chất

liệu, cách chế tác, chức năng sử dụng trong lao động và trong các sinh hoạt

văn hóa liên quan. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một bài viết giới thiệu chung về

nhạc cụ của người Thái Thanh Hóa trong đó có luống. Hai tác giả không đi

sâu vào lý giải những vấn đề xung quanh hiện tượng khua luống [80, tr.271].

Năm 2015, sách Cộng đồng các tộc người ngữ hệ Thái – Kadai ở Việt

Nam những vấn đề phát triển bền vững [97] (Hội nghị quốc gia Thái học Việt

Nam lần thứ 7) được xuất bản. Hai tác giả Nông Văn Nảo và Lò Thị Phào có

bài viết về “Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu” (Cốm mới) của người Thái Trắng ở

Mường So, Lai Châu. Bài viết đã giới thiệu ý nghĩa, mục đích của lễ hội, các

bước chuẩn bị, trình tự các hoạt động trong phần lễ và phần hội. Trong đó, ở

phần hội, tác giả viết:

Nói là giã cốm, nhưng không cho cốm vào máng, cốm làm lễ, cốm

ăn đều giã cối tròn dùng tay giã hoặc chân đạp. Giã máng là cả hội

từng tốp, từng tốp thay nhau. Bên nam và bên nữ mỗi người cầm

đòn chày đứng hai bên máng giã đúng nhịp điệu: Cùng, cùng, cùng,

các, cùng. Ba tiếng cùng mọi người đều giã xuống đáy, tiếng các là

mỗi cặp đối diện gõ ngọn chày vào nhau. Cứ độ ba mươi phút lại

thay tốp khác [97, tr.347].

29

Qua đây, chúng tôi thấy một số điểm đáng chú ý như có cả nam và nữ cùng

tham gia giã máng. Việc họ cùng nhau giã máng chỉ là hành động mang tính chất

biểu trưng bởi trong máng không hề có cốm. Từng tốp nam nữ thay nhau giã máng

là biểu hiện một ý niệm của người Thái nơi đây. Có thể đây là hành động cầu mong

mùa màng tươi tốt, bội thu, làng bản ấm no, hạnh phúc.

Ngoài ra, có một số bài viết đáng chú ý về loóng đăng trên các tạp chí

địa phương như Độc đáo sinh hoạt khua luống của người Thái Trắng ở Lai Châu

(Tiểu Phong); Loỏng - Bộ gõ độc đáo của đồng bào Thái (Dạ Ngân); Điệu

khắc luống, tín ngưỡng phồn thực của đồng bào Thái (Kiều Nga). Những bài

viết dạng này chủ yếu cũng mô tả khái quát về hình dạng, chức năng, một số

quan niệm xung quanh hiện tượng văn hóa này.

Như vậy, qua sự tổng hợp các bài viết, công trình nghiên cứu đi trước

có đề cập đến loóng của người Thái tại một số khu vực khác như Thanh Hóa,

Nghệ An, Lai Châu, chúng ta thấy một thực tế là chưa có công trình nào đi

sâu vào nghiên cứu sinh hoạt văn hóa này. Nói cách khác, chưa có công trình

nào chọn loóng làm đối tượng nghiên cứu chính. Ở mỗi công trình kể trên,

loóng chỉ chiếm dung lượng khiêm tốn. Đồng thời, các tác giả cũng chỉ dừng

lại ở việc giới thiệu khái quát về loóng mà chưa có những nghiên cứu, phân

tích sâu những vấn đề liên quan.

1.1.1.3. Những nghiên cứu về đuống của người Mường

Sách Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu lý luận phê bình âm nhạc Việt Nam thế

kỷ XX, tập 3 (2003), có hai bài viết về đuống. Bài thứ nhất của Vi Văn Tuyên: “Tục

Đâm đuống Thanh Sơn” [159, tr.241 – 243]; Bài thứ hai của Trịnh Lại: “Đuống –

nhạc cụ gõ của dân tộc Mường” [159, tr.297 – 300]; Đây là hai bài viết được nhóm

biên soạn chọn lọc từ các nguồn tài liệu khác nhau để đưa vào cuốn sách này. Thực

chất, bài “Tục Đâm đuống Thanh Sơn” của Vi Văn Tuyên đã được in trong Tạp chí

Văn hóa Vĩnh Phú, số 5 (1974); bài “Đuống – nhạc cụ gõ của dân tộc Mường” của

30

Trịnh Lại được in trong Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, số 2 (1976). Có thể nói,

đây là hai bài viết đề cập đến đuống sớm nhất mà chúng tôi được biết.

Trong bài viết “Tục Đâm đuống Thanh Sơn” của Vi Văn Tuyên, tác giả đã

dành 2 trang để giới thiệu về tục Đâm đuống của người Mường ở Thanh Sơn, Phú

Thọ. Theo Vi Văn Tuyên, người Mường khu vực này thường tổ chức Đâm đuống

vào những ngày vui như ngày Tết, hội mùa, mừng ngày dọn về nhà mới hoặc đám

cưới. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến các vấn đề như vị trí tạo âm thanh,

cách thức tổ chức gõ. Đặc biệt, từ những âm thanh, nhịp điệu của tiếng chày gõ vào

đuống, tác giả nói đến ý nghĩa của mỗi âm điệu đó. Ví dụ khi gõ loại nhịp ba, có ý

nghĩa như: Vui xuân mới! Cơm cơm trắng, cơm cơm nhà! Hoặc nhịp hai kết hợp

nhịp ba, có ý nghĩa: Cơm trắng, cơm nhà! Cơm cơm trắng, cơm nhà! Đây là một ý

niệm hết sức độc đáo mà chúng tôi chưa thấy tài liệu nào đề cập đến. Theo đó, mỗi

tiếng gõ vào đuống sẽ tương ứng với một từ. Họ mong ước điều gì thì họ ngầm tư

duy đến lời cầu khẩn. Những lời đó là những cụm từ được biểu hiện thông qua

những tiếng chày giã vào đuống. Qua đó, tác giả nhận định tục Đâm đuống trong

ngày xuân của người Mường để cầu mong cho lúa tốt được mùa, cối lúa luôn đầy,

có bát cơm trắng dẻo thơm. Từ những biểu hiện của hình thức sinh hoạt văn hóa

này, Vi Văn Tuyên cho rằng tục Đâm đuống là một tập quán tốt đẹp, đồng thời còn

là một hình thức nghệ thuật âm nhạc. Đây là một bài viết ngắn gọn, khái quát về tục

Đâm đuống của người Mường ở Thanh Sơn. Tuy nhiên, bài viết này xuất hiện sớm

(1974), vì thế những thông tin tác giả đưa ra mang nhiều ý nghĩa. Đó là những nét

đặc trưng về tục Đâm đuống trong giai đoạn còn chưa bị tác động của kinh tế thị

trường. Thời điểm đó, đuống vẫn là nông cụ phổ biến trong đời sống đồng bào dân

tộc Mường. Những bài bản, quan niệm, hình thức tổ chức liên quan đến Đâm

đuống vẫn còn đậm bản sắc văn hóa cổ truyền của người Mường.

Tìm hiểu bài viết “Đuống – nhạc cụ gõ của dân tộc Mường” của Trịnh Lại,

chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sau:

31

Trịnh Lại đã khảo sát, nghiên cứu đuống của người Mường tại huyện Phù

Yên (Sơn La). Tác giả gọi sinh hoạt văn hóa này là Đánh đuống (hoặc gọi là đâm

đuống). Bài viết có dung lượng 4 trang. Bài viết của Trịnh Lại cho thấy sự tỉ mỉ, chi

tiết của tác giả trong quá trình nghiên cứu. Điều đó thể hiện ở việc tác giả đã vẽ

hình, cấu tạo của đuống với các số đo rất chi tiết, cụ thể, từ chiều dài, rộng, sâu, đáy,

mặt của lòng đuống, độ dầy của thành đuống…Trịnh Lại đã ký âm 03 bài đuống

thành âm hình tiết tấu, bao gồm các bài mừng cơm mới, giã lúa thường ngày, gấu

ăn trăng (nguyệt thực). Tác giả cũng lý giải quá trình hình thành sinh hoạt âm nhạc

dân gian này của người Mường. Điểm đáng chú ý trong bài viết của Trịnh Lại, đó là

việc tác giả đã khẳng định về chức năng nhạc cụ của đuống:

Đuống là một nhạc cụ gõ không định âm giống như chiêng, cồng,

trống cái… Âm thanh của đuống do chày đánh vào đuống tạo nên:

Nghe tiếng đuống, ta có thể phân biệt được ba âm thanh khác nhau.

Chày giã vào lúa nghe trầm, gõ vào thành đuống nghe thanh hơn,

đến khi chày gõ vào chày, tiếng nghe lại sắc gọn. Ba âm thanh này

lúc dàn trải lúc quyện vào nhau. Có khi chỉ nghe thấy tiếng trầm

hoặc tiếng sắc gọn, có khi tiếng thanh lại nổi lên trên nền của tiếng

trầm giữ nhịp, cảm giác của người nghe có lúc tưởng như đuống

phát ra “giai điệu” âm nhạc thực thụ [159, tr.298].

Thời điểm năm 1976 khi tác giả viết bài này, đuống vẫn là nông cụ quan

trọng, phổ biến trong đời sống đồng bào Mường. Chức năng chính của đuống vẫn

là giã lúa. Việc tác giả sớm đặt ra vấn đề đuống với chức năng một nhạc cụ là một

dấu mốc quan trọng, có ý nghĩa đối với sự phát triển, tồn tại của nông cụ này.

Theo Trịnh Lại, ngoài việc sử dụng đuống trong các dịp hội đầu xuân,

mừng cơm mới, gấu ăn trăng, người Mường còn gõ đuống như một dạng hiệu

lệnh báo cho dân bản biết một ngày lao động mới đã tới, tất cả dân bản tập

trung đi đào mương, đắp phai, hoặc vỡ đất khai hoang trồng chè… Đây cũng

32

là một chức năng rất đáng chú ý mà chúng tôi không thấy các tác giả khác đề

cập đến.

Năm 1989, Lê Ngọc Canh và Tô Đông Hải đã hoàn thiện, xuất bản

cuốn sách Nhạc cụ gõ cổ truyền Việt Nam. Đây là tài liệu nghiên cứu về các

loại nhạc cụ gõ cổ truyền của Việt Nam. Trong đó, hai tác giả đã dành 5 trang

để giới thiệu về chiếc đuống của người Mường [25, tr.84 – 88]. Theo nhóm

tác giả: “Đuống là một nhạc cụ phổ biến ở vùng Thái, Mường và được nhân

dân ưa thích… Người Mường gọi là Đuống, người Thái gọi là Loóng. Người

Mường gọi hình thức sử dụng nhạc cụ này là Đâm Đuống hoặc Chằm Đuống.

Người Thái gọi là Kẻng Loóng” [25, tr.84]. Hai tác giả cũng cố gắng tìm hiểu,

lý giải nguồn gốc loại nhạc cụ độc đáo này: “Đuống là một loại nhạc cụ ra đời

từ rất sớm, ít ra là cùng thời với trống đồng” [25, tr.85]. Nhóm tác giả dựa vào

những hình khắc vẽ trên trống đồng Đông Sơn ghi lại hình người giã gạo và

cho rằng hình ảnh đó có thể giải thích là cảnh giã gạo hoặc cũng có thể là đâm

đuống. Họ cho rằng: “Cách đánh trống đồng ngày nay còn tồn tại ở vùng

Mường (Thanh Sơn, Vĩnh Phú), cho ta thấy nó cũng tương tự như cách đâm

đuống” [25, tr.85]. Do cách tiếp cận đuống từ góc độ nhạc cụ học nên nhóm

tác giả tập trung vào mô tả cấu tạo của đuống, môi trường sử dụng, phương

pháp sử dụng, tính chất âm nhạc. Một số điểm đáng chú ý trong phần giới thiệu về

đuống của Lê Ngọc Canh và Tô Đông Hải, đó là: Về phương pháp tổ chức đâm

đuống, người Mường phân nhóm người tham gia thành hai bè, một bè do người làm

“cái” thực hiện và một bè do những người làm “con” thực hiện. Người làm “cái” là

người chỉ huy, điều khiển việc thay đổi tiết tấu của đuống. Người làm “con” thường

được tổ chức thành từng đôi. Về mặt âm nhạc, các tác giả cũng đã ký âm một số

dạng tiết tấu tiêu biểu của các bài đuống.

Sách Lịch sử âm nhạc dân gian cổ truyền của Nguyễn Viêm có giới

thiệu về đuống (1996); [158, tr.63 – 64]; Tuy nhiên, phần đề cập đến đuống

33

rất sơ sài, không có thông tin gì mới so với các bài viết về đuống đã được giới

thiệu từ những thời điểm trước đó.

Cuốn sách ảnh Người Mường trên đất tổ Hùng Vương [85] (Bùi Tuyết

Mai chủ biên), giới thiệu đuống như một sinh hoạt văn hóa âm nhạc. Tuy

nhiên, việc giới thiệu đuống mới dừng lại ở mức khái quát và có đưa ra một

số âm hình tiết tấu đuống.

Năm 2005, UBND Tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành cuốn sách Địa chí

Hòa Bình. Đây là một tài liệu quan trọng, mang nhiều giá trị. Cuốn sách đã

tổng hợp những vấn đề về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội, các tộc

người của Tỉnh Hòa Bình. Trong phần viết về nghệ thuật dân gian của người

Mường, các tác giả có đề cập ngắn gọn đến tục đâm đuống: “Người Mường

Hòa Bình cũng có múa đâm đuống, còn người Thái Mai Châu thì gọi là múa

keng loóng. Điệu múa này động tác đơn giản nhưng ngoài việc đâm vào

đuống, những người múa còn nhảy múa xung quanh trước khi giã vào đuống

như mô phỏng những động tác giã gạo ngày thường” [146, tr.750]. Như vậy,

tục đâm đuống của người Mường được xem như một điệu múa.

Năm 2005, Nxb Đại học Sư phạm xuất bản cuốn Giáo trình Âm nhạc

cổ truyền Việt Nam do Nguyễn Thụy Loan chủ biên. Trong cuốn giáo trình

này, phần viết về đuống chiếm dung lượng rất nhỏ. Tác giả viết:

Đuống: là chiếc máng gỗ và chày dọc vốn dùng để giã gạo của

người Mường. Có vùng người Mường gọi là luống. Người Thái –

tùy từng vùng cũng có thể gọi là luống hoặc loóng. Từ rất xa xưa

công cụ lao động này đã được sử dụng như một nhạc cụ để hòa tấu

trong một số dịp sinh hoạt văn hóa tinh thần. Đã hình thành nhiều

bài bản đuống với nội dung và mục đích khác nhau [78, tr.31].

34

Tác giả có ảnh minh họa cho sinh hoạt này đồng thời gọi tên là đâm

đuống, khua luống, keng loóng, queng loóng… Rõ ràng, tác giả chỉ giới thiệu

khái quát về đuống của người Mường và xem xét ở góc độ nhạc khí.

Năm 2009, bài viết Tục đâm đuống ở Vĩnh Phú của Dương Duy Thiện, in

trong Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3 cũng nhắc đến tục đâm đuống và giới thiệu

về cách diễn tấu nhưng chỉ ở mức độ sơ lược.

Năm 2011, có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về đuống rất đáng

chú ý, đó là Luận văn Thạc sĩ ngành Văn hóa học của Nguyễn Tuệ Chi có tên:

Đuống của người Mường ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Có

thể nói, đây là một công trình đầu tiên nghiên cứu sâu về sinh hoạt chàm

đuống của người Mường. Những thông tin, luận điểm của tác giả có giá trị

khoa học cao, giúp ích nhiều cho những ai nghiên cứu về đuống và loóng,

trong đó có chúng tôi. Tác giả đã xem xét chàm đuống ở góc độ âm nhạc học,

nghệ thuật học và các vấn đề về văn hóa. Nguyễn Tuệ Chi với nền tảng là

người học cơ bản về lý luận âm nhạc, vì thế phần nghiên cứu về chàm đuống

từ góc độ âm nhạc học và nghệ thuật học được phác họa rất chi tiết, khoa học.

Tác giả đã ký âm các bài bản ra trên khuông nhạc, chỉ rõ các động tác, kỹ

thuật, tư thế, cách thức tổ chức chàm đuống. Từ góc độ văn hóa, tác giả cũng

đã chỉ ra những quan niệm, nhận thức của người Mường về sinh hoạt chàm

đuống. Theo Nguyễn Tuệ Chi, người Mường ở Tân Sơn, Phú Thọ thường

chàm đuống trong ngày Tết, lễ mừng cơm mới, đám cưới, tang ma. Tác giả

cũng gợi mở những vấn đề mới rất thú vị như việc so sánh với loóng của

người Thái Mai Châu hay một số nhầm lẫn trong nhận thức về sinh hoạt văn

hóa này. Đồng thời, luận văn cũng làm rõ những giá trị về nghệ thuật, văn hóa

và khả năng ứng dụng của đuống trong đời sống hiện nay. Tuy rằng tác giả đã có

những nghiên cứu rất tỉ mỉ, công phu về chàm đuống, nhưng có thể nói còn nhiều

vấn đề, ý nghĩa sâu xa trong sinh hoạt văn hóa này chưa được làm rõ. Ví dụ như

35

việc chàm đuống biểu hiện quan niệm, tín ngưỡng gì trong tâm thức người Mường

hay những biến đổi của nó. Tuy nhiên, đây vẫn là một công trình nghiên cứu giá trị.

1.1.2. Một số nhận xét

1.1.2.1. Những kết quả đáng chú ý

Các tư liệu đã cho thấy những giá trị của sinh hoạt văn hóa kánh loóng Thái

Mai Châu trong kho tàng văn hóa truyền thống của người Thái nói chung và dân

tộc Việt Nam nói riêng. Về nội dung, các vấn đề đã được đề cập tới bao gồm:

Kánh loóng Thái Mai Châu dưới góc độ Văn hóa dân gian (chức năng,

quan niệm, ý nghĩa của kánh loóng trong đời sống người Thái Mai Châu).

Kánh loóng Thái Mai Châu dưới góc độ Nhạc khí học (chất liệu chế

tác, âm sắc, độ vang…).

Kánh loóng Thái Mai Châu dưới góc độ Âm nhạc học (tiết tấu, cách

thức diễn tấu, kỹ thuật diễn tấu…).

Chúng tôi nhận định rằng sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái

Mai Châu đã được xem xét dưới các góc độ như văn hóa dân gian, nhạc khí

học, âm nhạc học là trong một phạm vi hẹp. Bởi như đã trình bày, hầu hết

những phần đề cập đến sinh hoạt văn hóa kánh loóng đều chiếm một dung

lượng nhỏ trong các công trình nghiên cứu. Có tài liệu đề cập nhiều nhất cũng

chỉ 3 trang (Luận văn Thạc sĩ của Hà Thị Tô Thắm). Còn đa số các tác giả

dành một vài dòng viết về sinh hoạt văn hóa kánh loóng. Thực chất, các bài

viết chỉ mô tả hiện tượng kánh loóng. Nếu cho rằng những bài viết tiếp cận

sinh hoạt văn hóa kánh loóng từ các góc độ nghiên cứu như nêu ở trên thì có

nghĩa các tác giả phải sử dụng hệ thống lý thuyết, cơ sở lý luận của các ngành

khoa học đó để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Từ đó, rút ra những quy luật, ý

nghĩa sâu xa của hình thức sinh hoạt văn hóa này. Tuy nhiên, các nhà nghiên

cứu đi trước chưa làm được điều đó. Cụ thể như tác giả Hà Thị Tô Thắm đã

cố gắng tiếp cận sinh hoạt kánh loóng từ góc độ âm nhạc học bằng cách ký

36

âm các âm hình tiết tấu, chỉ ra kỹ thuật diễn tấu… Tuy nhiên, những điểm tác

giả đưa ra còn sơ sài, chưa làm rõ các quy luật âm nhạc, cấu trúc bài bản, tính

chất… Những phần viết đề cập đến sinh hoạt kánh loóng từ góc độ văn hóa

dân gian chỉ dừng lại ở việc mô tả hiện tượng văn hóa này. Việc mô tả đó

cũng không chi tiết, sơ sài, thậm chí có hiện tượng bị nhầm lẫn giữa sinh hoạt

kánh loóng của người Thái Mai Châu với chàm đuống của người Mường.

Đối với những phần đề cập đến sinh hoạt văn hóa kánh loóng ở một số

vùng Thái khác và chàm đuống người Mường đều có dung lượng lớn hơn so

với phần tìm hiểu về kánh loóng của người Thái Mai Châu. Có những công

trình nghiên cứu về âm nhạc của người Thái vùng Nghệ An như Âm nhạc dân

gian xứ Nghệ của Lê Hàm; Âm nhạc dân gian dân tộc Thái ở Nghệ An của

Dương Hồng Từ, trong đó phần đề cập đến loóng khá chi tiết. Các công trình

khác tìm hiểu về loóng từ góc độ văn hóa cũng được mô tả chi tiết, có nhiều

phân tích đáng chú ý như Tìm hiểu nông cụ cổ truyền Việt Nam của Ngô Đức

Thịnh, Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa Nghệ An của Vi Văn

Biên… Đặc biệt, có công trình nghiên cứu chuyên sâu về đuống, một nông cụ

- nhạc cụ đồng dạng với loóng với nhiều giá trị đó là Luận văn Thạc sĩ của

Nguyễn Tuệ Chi. Trong luận văn này, Nguyễn Tuệ Chi đã xem xét đuống của

người Mường ở cả góc độ văn hóa học và âm nhạc học. Những kết quả

nghiên cứu về loóng và đuống ở các vùng khác rất có giá trị, là cơ sở để luận

án đối chiếu, làm rõ hơn sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu.

Văn hóa Thái nói chung đã được nghiên cứu sâu, có nhiều nhà nghiên

cứu tiêu biểu về lĩnh vực này như Cầm Trọng, Đặng Nghiêm Vạn, Tô Ngọc Thanh,

Vi Văn An, Nguyễn Hữu Thức, Dương Đình Minh Sơn… Tuy nhiên, ở phạm vi

một khía cạnh chuyên biệt về một hiện tượng văn hóa như sinh hoạt văn hóa

kánh loóng thì chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu một cách sâu sắc, triệt để.

37

1.1.2.2. Một số hạn chế

Kánh loóng của người Thái Mai Châu chưa được nghiên cứu một cách

có hệ thống, thiếu cơ sở lý luận.

Văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu hầu như chỉ được mô tả

qua các biểu hiện của nó mà chưa được phân tích, làm rõ căn nguyên tồn tại,

tức là gốc rễ của biểu hiện đó.

Những phân tích về khía cạnh âm nhạc kánh loóng của người Thái Mai

Châu còn nhiều hạn chế, thiếu mối liên hệ với bản sắc tộc người nên không

thấy được ý nghĩa sâu xa và các giá trị của nó.

Hầu hết đều là những bài viết giới thiệu sơ lược nằm trong các công

trình nghiên cứu tổng hợp về văn hóa người Thái, hoặc âm nhạc của họ. Chưa

có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu riêng về sinh hoạt văn hóa

kánh loóng. Chỉ có duy một luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về đuống của người

Mường, một nông cụ - nhạc cụ đồng dạng với loóng (của Nguyễn Tuệ Chi).

Tuy nhiên, như đã nhận xét về công trình này ở phần trên, mặc dù tác giả đặt

ra một số vấn đề mới rất có giá trị, nhưng cũng còn nhiều ý nghĩa trong sinh

hoạt chàm đuống chưa được làm rõ.

Sau thời gian thu thập tư liệu và đọc gần như toàn bộ các văn bản đề

cập đến sinh hoạt văn hóa kánh loóng, chúng tôi sơ bộ có những nhận xét

trên. Những nhận xét đó nhằm làm rõ diện mạo chân thực về sinh hoạt văn

hóa kánh loóng, đồng thời tìm ra những khoảng trống trong các nghiên cứu đi

trước để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn, đa chiều hơn trong luận án này.

1.1.2.3. Những vấn đề đặt ra

Qua những vấn đề đã chắt lọc được từ các tư liệu về sinh hoạt văn hóa

kánh loóng, chúng tôi nhận thấy cần có một cái nhìn tổng thể để thấy rõ sự

độc đáo, các giá trị của hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian này. Cần phải áp

38

dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành cho từng vấn đề để đưa ra

diện mạo chân thực về sinh hoạt văn hóa kánh loóng.

Như vậy, những vấn đề cần giải quyết của luận án:

Nghiên cứu những biểu hiện của kánh loóng về mặt văn hóa để nhận

biết được tâm thức, quan niệm cổ xưa của người Thái Mai Châu.

So sánh sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu với

khu vực Thái khác (người Thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ an) để thấy sự

tương đồng, khác biệt trong cùng một loại hình sinh hoạt văn hóa.

Làm rõ sự biến đổi, những yếu tố tác động, nguyên nhân và xu hướng

biến đổi trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng.

Nghiên cứu sâu về nghệ thuật kánh loóng, chỉ ra các quy luật âm nhạc,

kỹ thuật diễn tấu…

1.2. Cơ sở lý luận

Luận án nghiên cứu về sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái ở

huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình từ góc độ văn hóa học. Để giải quyết những

vấn đề nghiên cứu đã đặt ra, luận án cần sử dụng và làm rõ một khái niệm,

thuật ngữ và quan điểm trong nghiên cứu về văn hóa của các NNC đi trước.

1.2.1. Các khái niệm và thuật ngữ cơ bản

1.2.1.1. Các khái niệm cơ bản

- Văn hóa

Trên thế giới đã có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về văn hóa của

nhiều nhà nghiên cứu xuất phát từ quan điểm nghiên cứu và góc độ tiếp cận

khác nhau. Hiện nay, có khoảng 200 đến 400 định nghĩa về văn hóa [51,

tr.223]. Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án, NCS sử dụng

khái niệm của nhà bác học Xô Viết N.N.Trêbôxarốp: “Văn hóa là toàn bộ các

giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nên nhằm thỏa mãn chính

các nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của con người” [51, tr.223].

39

- Văn hóa học

Theo Nguyễn Tri Nguyên:

Văn hóa học là một thuật ngữ tập hợp nhằm bao quát một ngành

nghiên cứu văn hóa nhằm cố gắng đạt tới sự liên kết các phương

thức quan sát khác nhau của nhiều chuyên ngành và có tham vọng

khái quát hóa các vấn đề như: lịch sử tinh thần, triết học, khoa học

ngữ văn, nghệ thuật học, xã hội học, khoa học lịch sử, nhân học và

tâm lí học. Trong văn hóa học con người chiếm vị trí trung tâm với

tư cách là thực thể sáng tạo văn hóa. Văn hóa học nghiên cứu tồn

tại và hoạt động con người, xã hội và những sáng tạo văn hóa [102,

tr.11].

1.2.1.2. Về thuật ngữ kánh loóng

Trước khi đi đến thống nhất một cách gọi chung cho thuật ngữ kánh

loóng được sử dụng trong luận án, chúng tôi tạm gọi theo cách hiểu, cách

nhìn trực quan đối với sinh hoạt văn hóa này của người Thái Mai Châu là gõ

máng. Có nghĩa rằng, đây là động tác cầm chày gõ vào chiếc máng người

Thái Mai Châu thường dùng để giã lúa.

- Thuật ngữ kánh loóng trong các tư liệu

Năm 1972, sinh hoạt gõ máng được đề cập đến trong cuốn Góp phần

tìm hiểu tỉnh Hòa Bình do Bùi Văn Kín chủ biên cùng với các tác giả Mai

Văn Trí, Nguyễn Phụng. Nhóm tác giả đã gọi hình thức sinh hoạt văn hóa này

của người Thái là múa loóng. Ở đây, với cách gọi là múa loóng đã có sự kết

hợp giữa tiếng Việt và tiếng Thái, trong đó múa là tiếng Việt, loóng là tiếng

Thái. Đồng thời, các tác giả đã coi sinh hoạt gõ máng là một điệu múa của

người Thái.

40

Năm 1988, trong cuốn sách Tìm hiểu văn hóa cổ truyền của người Thái

Mai Châu, tác giả Lò Cao Nhum1 khi viết về Xòe đã gọi một điệu múa của

người Thái là xòe đánh máng. Đây cũng là cách kết hợp giữa tiếng Việt và

tiếng Thái. Xòe là tiếng Thái, có nghĩa là múa. Đánh máng là tiếng Việt, có

nghĩa tác giả muốn nói đến việc cầm chày gõ hoặc giã vào máng chuyên dùng

giã lúa. Với cách gọi như vậy, Lò Cao Nhum cũng coi sinh hoạt gõ máng là

một điệu múa.

Năm 2002, Đại học Quốc gia Hà Nội - Chương trình Thái học Việt Nam đã

xuất bản cuốn sách Văn hóa và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái ở

Việt Nam. Võ Thị Thường có bài viết về lễ “cha chiêng” của người Thái Mai Châu

Hòa Bình, trong đó có đoạn tác giả viết: “Phần hội nhộn nhịp trong tiếng chày gõ

vào máng lúa (tẳm đuống)”. Đuống chính là cái máng giã lúa. Đây là cách gọi của

người Mường để chỉ cái máng. Tẳm đuống nghĩa là gõ máng hoặc giã máng. Võ

Thị Thường đã có sự nhầm lẫn giữa cách gọi sinh hoạt gõ máng người Mường với

người Thái Mai Châu. Điều này cũng có thể lý giải do hai tộc người Thái Mai Châu

và Mường Hòa Bình sinh sống cạnh nhau từ lâu đời, vì thế một số từ ngữ nhầm lẫn

hoặc vay mượn, ảnh hưởng của nhau cũng là điều dễ hiểu.

Năm 2005, UBND Tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành cuốn sách Địa chí

Hòa Bình. Trong phần viết về nghệ thuật dân gian của người Mường, các tác

giả có đề cập đến tục đâm đuống: “Người Mường Hòa Bình cũng có múa đâm

đuống, còn người Thái Mai Châu thì gọi là múa keng loóng” [146, tr.750].

Các tác giả đã có sự phân biệt cách gọi sinh hoạt gõ máng của người Mường

và người Thái. Với người Thái Mai Châu, sinh hoạt gõ máng được gọi là keng

loóng. Cách gọi này chúng tôi thấy rất phổ biến trong cộng đồng người Thái

tại Mai Châu.

1 Lò Cao Nhum: Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa người dân tộc Thái sinh sống tại Mai Châu.

41

Năm 2007, trong cuốn sách Văn hóa truyền thống một số tộc người ở

Hòa Bình, Nguyễn Thị Thanh Nga có đề cập đến sinh hoạt gõ máng. Tác giả

gọi là xòe đánh máng. Cách gọi này giống với nhà nghiên cứu Lò Cao Nhum như

chúng tôi đã trình bày.

Năm 2010, trong luận văn Thạc sĩ của Hà Thị Tô Thắm, tác giả đã gọi

sinh hoạt gõ máng là kéng loóng [119, tr.34]. Cách gọi này gần giống với

cách gọi của nhóm tác giả trong cuốn Địa chí Hòa Bình. Tác giả Hà Thị Tô

Thắm là người dân tộc Thái sinh ra tại Mai Châu, hiện đang giảng dạy âm

nhạc tại trường Cao đẳng VHNT Tây Bắc.

Năm 2011, trong luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Tuệ Chi, tác giả cho biết

người Thái ở huyện Thường Xuân, Thanh Hóa và huyện Mai Châu, Hòa Bình

gọi sinh hoạt gõ máng là khua loóng. Cách gọi này của Nguyễn Tuệ Chi

không giống với các tác giả khác khi tìm hiểu về sinh hoạt gõ máng của người

Thái Mai Châu. Có thực tế là người Thái vùng Thanh Hóa thường gọi sinh

hoạt gõ máng là khua loóng, như tác giả Vi Văn Biên đã nói đến trong cuốn

sách Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa và Nghệ An. Tuy nhiên,

tại khu vực Thái Mai Châu, các nhà nghiên cứu và cả trong dân gian, chúng

tôi không thấy gọi sinh hoạt gõ máng là khua loóng.

Năm 2013, Hoàng Nga có bài viết đề cập đến loóng đăng trên tạp chí

Điện tử Hòa Bình. Tác giả đã tìm hiểu lễ hội xên bản, xên mường của người

Thái Mai Châu, trong đó có một hoạt động ở phần hội mà tác giả gọi là keeng

loóng. Đây chính là sinh hoạt gõ máng.

Như vậy, qua khảo sát các tư liệu, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên

cứu đi trước đều thống nhất gọi cái máng dùng để giã lúa của người Thái Mai

Châu là loóng. Tuy nhiên, riêng động từ gõ thì mỗi người lại gọi một cách

khác nhau. Võ Thị Thường gọi là tẳm, Nguyễn Tuệ Chi gọi là khua. Lò Cao

Nhum và Nguyễn Thị Thanh Nga lại gọi hình thức sinh hoạt gõ máng là xòe

(múa). Cách gọi như vậy của các tác giả đều chưa đúng với cách người Thái

42

hiểu hoặc không đúng nghĩa của động từ gõ. Chúng tôi chú ý tới cách gọi

động từ gõ gần giống nhau của các tác giả Hà Thị Tô Thắm, Hoàng Nga và

nhóm tác giả trong cuốn Địa chí Hòa Bình. Động từ gõ được gọi bằng các từ

như keng, kéng, keeng. Ba cách gọi động từ gõ vừa nêu cơ bản là thống nhất.

Sở dĩ có sự khác nhau về thanh bằng, thanh sắc là do ngữ âm của mỗi khu vực

người Thái Mai Châu sinh sống. Tuy nhiên, trong dân gian, người Thái Mai

Châu lại không nói như trong các tài liệu đã viết. Để làm rõ hơn điều này,

chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát tại một địa điểm ở huyện Mai Châu để có thể đi

đến một cách gọi phổ biến nhất động từ gõ.

- Thuật ngữ kánh loóng trong dân gian

Theo bà Hà Thị Xiểng ở bản Chiềng Châu, khu vực này gọi gõ máng là

keeng loóng. Bà Hà Thị Tều - đội loóng bản Văn nói rằng khu vực bản Văn

gọi là kành loóng. Theo bà Hà Thị Ưm - đội loóng bản Pom Coọng cho biết

khu vực này cũng gọi là kành loóng. Còn anh Hà Công Quân, người ở bản

Pom Coọng cho biết, khu vực Mai Thượng bao gồm xã Đồng Bảng, trung tâm

thị trấn, đến Nà Sài thường gọi là kành loóng. Từ khu vực xã Mai Hạ đi vào

trong theo quốc lộ 15 lại gọi là keeng loóng. Ngoài ra, có một số ý kiến rất

đáng chú ý khác như: Bà Hà Thị Nhuồn - đội loóng xóm Tân Tiến, xã Xăm

Khòe cho biết, khu vực này lại gọi gõ máng là kánh loóng. Từ trung tâm thị

trấn đi theo quốc lộ 15 khoảng 10 km, sau đó rẽ vào đường liên xã đi tiếp

khoảng 10 km nữa thì đến xã Xăm Khòe. Khu vực này cũng có bản làm du

lịch tên là bản Bước. Bà Nhuồn cho biết thêm, người Thái Mai Châu từ khu

vực xã Mai Hạ đi sâu vào trong các xã Vạn Mai, Mai Hịch, Xăm Khòe, Bao

La, Piềng Vế, thường gọi gõ máng là kánh loóng. Còn người Thái ở khu vực

trung tâm thị trấn lại gọi là kành loóng. Bà Hà Thị Phóng, ở bản Bước, xã

Xăm Khòe nói rằng khu vực này cũng gọi gõ máng là kánh loóng. Theo ông

Khà Văn Tiến, ở bản Nà Phòn, xã Nà Phòn cho biết từ khu vực xã Chiềng

43

Châu đến trung tâm thị trấn, người Thái gọi gõ máng là kánh loóng. Từ xã

Vạn Mai đi vào vùng trong, người Thái lại gọi là kánh loóng. Ý kiến của ông

Khà Văn Tiến giống với bà Hà Thị Nhuồn và Hà Thị Phóng như đã giới thiệu

ở trên.

Cùng với việc tham khảo ý kiến của những người Thái cao tuổi, chúng tôi

cũng hỏi một số NNC văn hóa tại địa phương để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Theo

NNC Khà Văn Tiến ở xóm Nghẹ, xã Vạn Mai cho biết khu vực này gọi gõ máng là

kành loóng. NNC Lường Song Toàn cũng cho rằng người Thái ở khu vực thị trấn

Mai Châu thường gọi gõ máng là kành loóng.

Như vậy, có thể nhận thấy người Thái Mai Châu gọi từ gõ cũng có sự

khác nhau. Tùy theo từng khu vực, có nơi gọi là kành, kánh hoặc keeng. Tuy

nhiên, phổ biến hơn cả là hai cách gọi kành và kánh. Từ keeng trong dân gian

lại không phổ biến, mà chỉ thấy xuất hiện nhiều trong các tư liệu. Ở đây, rất

có thể một số nhà nghiên cứu đã viết theo từ tượng thanh, tức là khi nghe âm

thanh phát ra từ động tác gõ chày vào máng. Dựa theo ý kiến của một số nhà

nghiên cứu văn hóa tại địa phương và những người Thái có hiểu biết về sinh

hoạt gõ máng, chúng tôi thấy rằng phần lớn người Thái tại khu vực trung tâm

thị trấn và các bản du lịch như bản Văn, bản Lác, bản Pom Coọng gọi từ gõ là

kành (khu vực này trước đây gọi là vùng Mường Thượng). Trong khi đó, từ

khu vực xã Mai Hạ đi sâu vào vùng trong (trước đây gọi là vùng Mường Hạ)

theo quốc lộ 15 đến các xã như Vạn Mai, Mai Hịch, Xăm Khòe, Bao la, Piêng

Vế, Cun Pheo, người Thái lại gọi từ gõ là kánh.

Các khu vực dân cư có ngữ âm khác nhau cũng là điều tự nhiên. Chúng

tôi lựa chọn cách gọi đối với từ gõ của người Thái Mai Châu để sử dụng trong

luận án theo tiêu chí phổ biến, đồng thời là từ gốc và cổ hơn. Tiếp tục tìm

hiểu, chúng tôi được biết vùng Mường Hạ gồm các xã Mai Hạ, Vạn Mai, Mai

Hịch, Xăm Khòe, Bao La, Piêng Vế, Cun Pheo là vùng đất cổ. Theo NNC Lò

44

Cao Nhum, khu vực Mai Hạ trước đây là trung tâm của vùng Thái Mai Châu,

nơi con cả của Tạo Mường ở. Hiện nay, vùng này cũng ít bị tác động bởi các

hoạt động kinh tế, du lịch. Trong khi đó, vùng Mường Thượng gồm xã Đồng

Bảng, trung tâm thị trấn, xã Chiềng Châu… đã có nhiều biến đổi trong kinh

tế, văn hóa, xã hội.

Như vậy, có thể thấy giữa hai từ kành và kánh, thì từ kánh được sử

dụng phổ biến ở vùng Mượng Hạ, đồng thời đây cũng là từ cổ. Chúng tôi sẽ

sử dụng cụm từ kánh loóng là một thuật ngữ chỉ động tác gõ máng của người

Thái Mai Châu.

- Các thuật ngữ liên quan đến kánh loóng sử dụng trong luận án

Loóng: chiếc máng bằng gỗ người Thái Mai Châu sử dụng để giã lúa và

diễn tấu như một nhạc cụ.

Kánh loóng: hành động cầm chày gõ vào máng trong lao động cũng như

diễn tấu trong lễ nghi, tín ngưỡng.

Văn hóa kánh loóng: tổng thể mối liên hệ của con người với loóng thông

qua việc sử dụng loóng với nhiều mục đích, chức năng khác nhau, gắn bó lâu dài

với đời sống thường ngày cũng như đời sống tín ngưỡng của con người.

Sinh hoạt văn hóa kánh loóng: là những hoạt động của con người thông qua

việc sử dụng loóng với nhiều mục đích, chức năng khác nhau, gắn bó lâu dài với

đời sống thường ngày cũng như đời sống tín ngưỡng của con người.

Nghệ thuật kánh loóng: tổng thể những phương thức, hình thức, thủ pháp, kỹ

thuật diễn tấu kánh loóng.

Âm nhạc kánh loóng: những bài bản âm nhạc bao gồm các nguyên tắc âm

nhạc như tiết tấu, loại nhịp, âm sắc, tốc độ, sắc thái.

Kánh loóng Thái Mai Châu: hiện tượng chỉ giới hạn trong phạm vi một tộc

người, tại một địa điểm, cụ thể là gõ máng của người Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh

Hòa Bình.

45

Trong luận án, chúng tôi sẽ sử dụng những từ ghép với kánh loóng trong các

trường hợp sau:

- Văn hóa kánh loóng Thái Mai Châu.

- Nghệ thuật kánh loóng Thái Mai Châu.

1.2.2. Các quan điểm trong nghiên cứu

Để lý giải những vấn đề liên quan đến sinh hoạt văn hóa kánh loóng,

chúng tôi dựa vào các quan điểm trong nghiên cứu văn hóa của một số nhà

nghiên cứu đi trước. Cụ thể là quan điểm về tính nguyên hợp trong văn hóa dân

gian và biến đổi văn hóa. Chúng tôi sẽ vận dụng hai quan điểm này để tìm hiểu,

nhìn nhận một số khía cạnh của vấn đề nghiên cứu.

1.2.2.1. Về tính nguyên hợp trong văn hóa dân gian

Quan điểm về “tính nguyên hợp” trong văn hóa dân gian đã được nhiều

NNC đề cập đến, tiêu biểu như Đinh Gia Khánh, Nguyễn Thụy Loan, Lê

Ngọc Canh.

Theo Đinh Gia Khánh:

Việc tiếp cận thẩm mỹ văn hóa dân gian sẽ không được chính xác

nếu không nhận thức đầy đủ về một đặc điểm cơ bản của văn hóa

dân gian là tính nguyên hợp. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu cần

lý giải một cách chu đáo thì mới tìm hiểu được một cách chính xác

văn hóa dân gian [68, tr.11].

Đinh Gia Khánh cho rằng:

Nói rằng đặc điểm cơ bản của văn hóa dân gian là tính nguyên hợp

(syncrétisme) tức là nói rằng qua nghệ thuật ấy, người ta nhận thức

về hiện thực như là một tổng thể chưa bị chia cắt... Khi nói rằng văn

hóa dân gian có tính nguyên hợp, chúng ta hiểu rằng văn hóa dân

gian trong khi phản ánh thế giới, luôn luôn là một nhận thức nguyên

hợp về tổng thể vốn có của thế giới [68, tr.12].

46

Để nghiên cứu một tác phẩm folklore, cần phải phân tích, tách chỉnh

thể nguyên hợp ấy ra thành các thành tố để có thể đi sâu tìm hiểu nội dung

cũng như cấu trúc của từng thành tố, sau đó phải được nâng cao bằng quá

trình tổng hợp. Do đó, Đinh Gia Khánh đã nhấn mạnh: phương pháp tổng hợp

là một phương pháp có tầm quan trọng đặc biệt với folklore học. Đinh Gia

Khánh là một trong những nhà nghiên cứu ở Việt Nam sớm đặt ra tầm quan

trọng của “tính nguyên hợp” trong văn hóa dân gian. Ông nhấn mạnh đây là

vấn đề quan trọng hàng đầu cần lý giải một cách chu đáo thì mới tìm hiểu

được một cách chính xác văn hóa dân gian. Theo Đinh Gia Khánh, khi tìm

hiểu “tính nguyên hợp” của văn hóa dân gian cần xem xét văn hóa dân gian

trên ba bình diện như đã nêu ở trên.

Theo quan điểm của Nguyễn Thụy Loan:

Xét cho cùng thì dường như mọi hiện tượng văn hóa nghệ thuật (cổ

cũng như mới) đều có mối quan hệ với những yếu tố liên đới đa

chiều: chủ thể sáng tạo, hoàn cảnh sáng tạo, môi trường tồn tại,

mục đích, đối tượng phục vụ và thưởng thức, trong một số trường

hợp là mối quan hệ với những thành tố nghệ thuật khác nhau... và

đương nhiên trong đó cũng có sự kế thừa ở những mức độ khác

nhau những thành tựu nghệ thuật của những thời đại khác nhau, của

một số địa phương khác nhau mà nó có mối quan hệ giao lưu trong

quá khứ hoặc trong hiện tại... [79, tr.99].

Quan điểm của Nguyễn Thụy Loan cũng tương đồng với các quan điểm

của Đinh Gia Khánh khi nhấn mạnh đến tính “chỉnh thể nguyên hợp” trong

văn hóa dân gian: “...dường như mọi hiện tượng/ sản phẩm văn hóa nghệ

thuật đều nằm trong một chỉnh thể nguyên hợp của nó mà từ đó chúng nảy

sinh và tồn tại” [79, tr.99]... Tuy nhiên, Nguyễn Thụy Loan đã đề cập một

cách chi tiết, cụ thể hơn từng khía cạnh các yếu tố tạo nên “chỉnh thể nguyên

47

hợp” đó như chủ thể sáng tạo, hoàn cảnh sáng tạo, môi trường tồn tại, mục

đích, đối tượng phục vụ và thưởng thức, trong một số trường hợp là mối quan

hệ với những thành tố nghệ thuật khác nhau... Bên cạnh đó, theo quan điểm

này, tác giả cũng bao quát cả yếu tố thời gian, đó là các sản phẩm văn hóa

nghệ thuật cổ truyền cũng như mới.

Khi nhận xét về nghệ thuật biểu diễn dân gian, Lê Ngọc Canh cho rằng:

Ngược theo dòng lịch sử tiến hóa của loài người, chúng ta thấy

rằng, nghệ thuật biểu diễn dân gian vốn tồn tại từ thời nguyên thủy

và kế tiếp phát triển trong các thời đại sau này. Nó có vai trò quan

trọng trong sinh hoạt văn hóa nghệ thuật. Có thể nói, những động

tác, điệu bộ, tiếng hú, hò reo, nhịp đập, vỗ là những yếu tố của nghệ

thuật biểu diễn đầu tiên của loài người. Nghệ thuật ca, múa, nhạc

“dân gian nguyên thủy” là một trong những thành tố đầu tiên của

văn hóa dân gian. Chúng là những loại hình sáng tạo rất sớm của

loài người và vốn tồn tại trong tính chỉnh thể nguyên hợp của văn

hóa dân gian [22, tr.223].

Từ đây, Lê Ngọc Canh đã nhận định: “Nghệ thuật biểu diễn dân gian thể

hiện rõ nét tính chỉnh thể nguyên hợp của văn hóa dân gian” [22, tr.223].

Quan điểm của Lê Ngọc Canh nhấn mạnh đến yếu tố nghệ thuật biểu diễn

dân gian, một thành tố trong văn hóa dân gian. Tác giả xem xét các hiện tượng văn

hóa nghệ thuật dân gian như những tác phẩm được hội tụ các yếu tố như ca, múa,

nhạc, diễn xướng. Các yếu tố này luôn hòa quyện, kết hợp với nhau trong một

chỉnh thể nguyên hợp không thể tách rời.

1.2.2.2. Sinh hoạt văn hóa kánh loóng nhìn từ quan điểm về tính nguyên hợp

Tìm hiểu các quan điểm của từng tác giả về “tính nguyên hợp”, chúng

tôi thấy rằng có nhiều cách diễn giải, tiếp cận khác nhau, điều này xuất phát

từ chính đặc điểm của folklore chứa đựng nhiều thành tố. Tuy nhiên, các quan

48

điểm đều thống nhất đó là cần xem xét các hiện tượng folklore trong một

chỉnh thể nguyên hợp. Từ đó, mới lý giải được những vấn đề xung quanh mỗi

hiện tượng văn hóa.

Như chúng tôi đã trình bày, sinh hoạt văn hóa kánh loóng là một hiện

tượng văn hóa nghệ thuật dân gian. Kánh loóng được trình diễn trong các nghi

lễ, lễ hội của người Thái Mai Châu. Vì thế, trong sinh hoạt văn hóa này chứa

đựng các yếu tố về âm nhạc dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tín

ngưỡng dân gian. Các yếu tố này đã gộp lại với nhau trong một “chỉnh thể

nguyên hợp”. Nếu tách rời sinh hoạt kánh loóng ra khỏi những nghi lễ thì

không lý giải được ý nghĩa, vai trò của loóng đối với tâm thức của người Thái

Mai Châu trước đây. Họ kánh loóng trong các nghi lễ để giải quyết vấn đề gì?

Tại sao lại gõ loóng mà không phải một nông cụ nào khác?... Tất cả những

câu hỏi này cần phải soi chiếu từ đặc trưng về “tính nguyên hợp” của văn hóa

dân gian thì mới có thể giải thích được. Có nghĩa rằng không chỉ xem xét

kánh loóng đơn thuần ở góc độ âm nhạc mà phải đặt trong bối cảnh cụ thể, đó

là các nghi lễ, tín ngưỡng, từ đó có thể hiểu người Thái Mai Châu quan niệm,

mong ước điều gì qua các nghi thức mang tính tâm linh. Như quan điểm của

Đinh Gia Khánh cho rằng: “việc tiếp cận thẩm mỹ văn hóa dân gian sẽ không

được chính xác nếu không nhận thức đầy đủ về một đặc điểm cơ bản của văn

hóa dân gian là tính nguyên hợp” [68, tr.11].

Chúng tôi nhận thấy cần thiết phải dựa vào các quan điểm về “tính

nguyên hợp” trong văn hóa dân gian để lý giải vấn đề nghiên cứu. Mỗi quan

điểm của các nhà nghiên cứu đi trước nhấn mạnh đến một khía cạnh khác

nhau của từng hiện tượng văn hóa dân gian. Lê Ngọc Canh đề cao yếu tố nghệ

thuật biểu diễn; Tô Đông Hải lại nhấn mạnh đến yếu tố âm nhạc dân gian.

Ngoài ra, có một số quan điểm xem xét các hiện tượng văn hóa ở nhiều chiều

bao hàm các yếu tố cấu thành. Chúng tôi sẽ dựa theo các quan điểm này để có

49

thể làm rõ vai trò của từng thành tố trong hiện tượng văn hóa kánh loóng, mối

liên hệ, tác động qua lại giữa các thành tố đó. Từ đó, sẽ thấy được bản chất,

các vấn đề cốt lõi của sinh hoạt văn hóa kánh loóng.

1.2.2.3. Về biến đổi văn hóa

Biến đổi văn hóa là một vấn đề từ lâu đã được rất nhiều học giả trên thế

giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. Thuyết Truyền bá văn hóa (đại diện

là G.Eliot, Smith 1911, W.Rivers 1914) với luận điểm cho rằng: Biến đổi văn

hóa là sự vay mượn hoặc truyền bá các đặc trưng văn hóa từ xã hội này sang

xã hội khác; Thuyết Vùng văn hóa với đại diện là C.L.Wissler, A.L.Kroeber

đã chỉ ra sự biến đổi văn hóa diễn ra đa chiều và nhiều cấp độ tùy thuộc vào

việc cộng đồng đó là trung tâm hay ngoại vi hay vùng chuyển tiếp, môi

trường và sự chuyên môn hóa của cộng đồng đó là gì? [27, tr.10] Đặc biệt,

các nhà lý thuyết hiện đại hóa như Ronald Inglehart và Wayne E.Baker trong

công trình Hiện đại hóa, biến đổi văn hóa và duy trì các giá trị truyền thống

[176] đã đưa ra quan điểm: từ Karl Marx tới Daniel Bell đã cho rằng sự phát

triển kinh tế, xã hội sẽ mang tới những biến đổi văn hóa phong phú; sự vượt

trội của các động lực kinh tế, chính trị đã khiến cho văn hóa biến đổi.

Các nhà nghiên cứu ở trong nước cũng có nhiều quan niệm về sự biến

đổi văn hóa. Theo Nguyễn Duy Bắc: “Một cách hiểu rộng nhất, đó là một sự

thay đổi so sánh với một tình trạng văn hóa hoặc một nền văn hóa có trước

dưới tác động của những nhân tố chính trị - kinh tế - xã hội” [12, tr.36]. Các

nhà nghiên cứu nhân học nói riêng và khoa học xã hội nói chung tương đối

thống nhất ở luận điểm: “sự biến đổi văn hóa là xu hướng tất yếu trong quá

trình toàn cầu hóa và sự biến đổi ấy đã và đang diễn ra rất đa dạng, ở nhiều

cấp độ và theo nhiều chiều hướng khác nhau” [12, tr.77].

Theo quan điểm của Lương Văn Hy về sự thay đổi của người nông dân,

làng quê trong quá trình xây dựng nông thôn mới và chuyển đổi cơ cấu kinh

50

tế, những đổi thay về chính trị, xã hội đến đời sống văn hóa. Tác giả cho rằng:

“Sự cải cách kinh tế, nâng cao đời sống nông dân là nguyên nhân quan trọng

để các lễ nghi được tăng cường, các lễ nghi cũ được khôi phục, các lễ nghi

mới được cập nhật và sáng tạo ...” [62].

Lê Hồng Lý cho rằng: “biến đổi văn hóa là do sự thay đổi chính trị với

những đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đã dẫn đến những đổi mới to

lớn về kinh tế và kéo theo nó là văn hóa” [83, tr.371].

Khi bàn về lý thuyết nghiên cứu các giá trị và hệ giá trị tổng quát văn

hóa truyền thống Việt Nam, trong công trình mang tên Bảo tồn và phát huy

các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Ngô

Đức Thịnh đã đề cập đến việc tiếp thu và xây dựng một hệ thống các lý thuyết

về văn hóa và hệ giá trị văn hóa, coi đó như là công cụ phương pháp luận để

nhận thức hệ giá trị văn hóa Việt Nam. Theo tác giả, giá trị văn hóa cũng như

bản sắc văn hóa, hình thành và định hình trong lịch sử, là yếu tố khá bền

vững. Tuy nhiên, các giá trị đó không phải là bất biến, mà luôn biến đổi theo

sự phát triển của xã hội.

Như vậy, quan điểm của các nhà nghiên cứu về biến đổi văn hóa đều

thống nhất đây là xu hướng tất yếu của mỗi nền văn hóa trong bối cảnh toàn

cầu hóa như hiện nay. Dù muốn hay không, chúng ta đều phải chấp nhận nó

như một lẽ tự nhiên. Việc nhận diện những biến đổi, đánh giá các yếu tố tích

cực hay tiêu cực từ sự biến đổi đó là nhiệm vụ quan trọng mà trong luận án

chúng tôi cần giải quyết. Chúng tôi lựa chọn một số luận điểm (hạt nhân hợp

lý) nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa là điểm tựa cho lý luận nghiên cứu của

luận án.

51

1.2.2.4. Biến đổi trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng nhìn từ quan điểm

về biến đổi văn hóa

Sinh hoạt văn hóa kánh loóng cũng nằm trong xu hướng biến đổi của văn

hóa với sự chi phối của bối cảnh kinh tế, xã hội theo một quy luật tự nhiên,

nhưng có đặc trưng riêng gắn với trường hợp cụ thể của huyện Mai Châu. Hiện

nay, qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy sinh hoạt văn hóa kánh loóng đã có một

số thay đổi rõ ràng. Bài bản trước đây chỉ dùng trong lễ tang, lễ mừng cơm mới thì

nay được dùng trong việc biểu diễn phục vụ khách du lịch, phục vụ các hội nghị;

Việc diễn tấu kánh loóng trong lễ xên bản, xên mường (lễ hội lớn nhất của người

Thái) ngày nay chỉ còn mang tính hình thức bởi không nghe rõ âm thanh, do ban tổ

chức bật nhạc hiện đại phát trên loa công suất lớn át hết tiếng kánh loóng. Có thể

nhận thấy sinh hoạt văn hóa kánh loóng đã thay đổi cả về không gian diễn tấu,

chức năng, người nghe... Cùng với đó, một số bạn trẻ chưa nắm rõ cách thức

diễn tấu, bài bản kánh loóng nên khi tham gia gõ không đúng.

Vận dụng các quan điểm về biến đổi văn hóa, chúng tôi nhận thấy phù

hợp với trường hợp sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu,

đặc biệt trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang chuyển đổi từ xã hội truyền

thống sang xã hội hiện đại, trong xu hướng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế

giới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Áp dụng quan điểm này giúp

chúng tôi nhận diện sự biến đổi trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người

Thái Mai Châu. Điều đó cho chúng ta có cái nhìn hoàn chỉnh hơn về tính đa

dạng và sự tồn tại đan xen, hỗn dung của những yếu tố cũ và mới trong hiện

tượng văn hóa này từ truyền thống đến hiện đại.

Những luận điểm trên của các học giả là cơ sở để chúng tôi tiếp cận

nghiên cứu sự biến đổi trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái

Mai Châu. Từ đó, có thể nhận biết được sự thay đổi của sinh hoạt văn hóa

kánh loóng, vai trò của kánh loóng trong đời sống người Thái hiện nay như

52

thế nào? Sự thay đổi bắt đầu từ khi nào? Những yếu tố nào tác động đến sự

biến đổi trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng, nguyên nhân và xu hướng biến đổi...

Khi đề cập đến vấn đề biến đổi văn hóa, NCS quan tâm đến lý luận cho rằng

biến đổi văn hóa cần được nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị và xã

hội cụ thể, trong những tương tác giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, giữa trong

nước và quốc tế. Luận án nghiên cứu tổng thể sinh hoạt văn hóa kánh loóng của

người Thái Mai Châu, trong đó làm rõ những vấn đề về sự biến đổi của hình thức

sinh hoạt văn hóa này xét trong bối cảnh huyện Mai Châu phát triển kinh tế du lịch.

Do vậy, NCS xác định, lựa chọn hạt nhân hợp lý trong những quan điểm về biến

đổi văn hóa để triển khai nghiên cứu của luận án này là: Sự biến đổi văn hóa dưới

tác động của quá trình phát triển kinh tế, cụ thể ở đây là sự phát triển hoạt động

kinh tế du lịch.

Áp dụng cơ sở lý luận trên vào nghiên cứu sinh hoạt văn hóa kánh loóng của

người Thái Mai Châu, NCS đưa ra sơ đồ khung phân tích cụ thể như sau:

Sơ đồ 1.1. Khung phân tích

53

1.3. Khái quát về người Thái Mai Châu

1.3.1. Lịch sử tộc người và địa bàn cư trú

Người Thái tại tỉnh Hòa Bình chủ yếu sinh sống ở huyện Mai Châu,

chiếm 95,15% tổng số người Thái trong toàn tỉnh. Theo Nguyễn Thị Thanh

Nga, người Thái Mai Châu là tộc người được hình thành từ một nhóm Thái

Trắng nơi đầu nguồn sông Hồng (vùng đất Mường Hước Pước Khà thuộc

huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai ngày nay) di cư đến Hòa Bình và chọn mảnh đất

Mai Châu làm nơi dừng chân lập nghiệp. Đến nay, thời gian họ định cư ở Mai

Châu đã được hơn 600 năm. Đây cũng là thời gian các nhóm Thái ở vùng

biên giới Việt - Hoa biến động và tìm cách tràn xuống vùng Tây Bắc trong đó

có Hoà Bình, rồi tràn sang Trung Lào và Hạ Lào.

Về môi trường cảnh quan nơi cư trú, Mai Châu là một trong 9 huyện

miền núi của tỉnh Hòa Bình. Phía đông huyện Mai Châu tiếp giáp các huyện

Tân Lạc và Đà Bắc (Hòa Bình), phía nam giáp huyện Quan Hóa (Thanh Hóa)

và phía bắc giáp huyện Mộc Châu (Sơn La). Theo số liệu thống kê năm 2015,

huyện Mai Châu có tổng diện tích tự nhiên là 57.127,98 ha; dân số 54.537

người.Từ thời xưa, Mai Châu đã từng được coi là ngã ba đường tỏa đi nhiều

nơi. Từ đây, theo quốc lộ 6 ngược lên Tây Bắc, xuôi theo sông Mã xuống

Biển Đông hoặc ngược dòng sông Mã sang tỉnh Hủa Phăn (Lào), cũng từ đây

có thể xuôi về Châu thổ sông Hồng... Vì thế, Mai Châu là vùng đất sớm giao

lưu văn hóa với miền núi và miền xuôi, giao lưu với nước bạn Lào. Điều đó

đã tạo cho Mai Châu có sắc thái văn hóa riêng so với các vùng khác ở Việt Nam.

Cảnh quan môi trường ở Mai Châu rất đẹp, với núi non hùng vĩ, thảm

rừng được bảo vệ luôn giữ màu xanh tươi. Ngoài ra, Mai Châu từ lâu đã nổi

tiếng với những di tích, danh thắng, là điểm thu hút đông đảo khách du lịch

như: hang Khoài, hang Láng, hang Chiều, hang Bộ Đội, bản Lác (Chiềng

Châu), bản Bước (Xăm Khòe), xóm Hang Kia (Hang Kia)...Vì vậy, Mai Châu

từ lâu đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

54

Theo số liệu được công bố trên Trang Thông tin điện tử huyện Mai Châu,

năm 2016, dân số huyện Mai Châu khoảng trên 55.000 người. Trong đó, người

Thái chiếm đa số gần 60%, người Mường chiếm 14,05%, người Kinh chiếm

14,01%, người Mông chiếm 9,6%, người Dao chiếm 2,02%, còn lại là đồng

bào các dân tộc khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Sự cộng cư này tạo nên một diện

mạo đa dạng, sinh động, đặc sắc cho nền văn hóa thung lũng Mai Châu nói

chung và văn hóa Thái Mai Châu nói riêng. Ngoài thị trấn Mai Châu tập trung

đông dân cư, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện, hiện nay ở

huyện cũng đã hình thành những tụ điểm dân cư theo hướng đô thị hóa như:

Co Lương (Vạn Mai), Đồng Bảng (Đồng Bảng)..., những khu dân cư này

phân bố chủ yếu dọc theo quốc lộ 15; đây là những hạt nhân làm chuyển biến

tích cực cho kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Mai Châu.

1.3.2. Đời sống kinh tế

Dựa vào những đặc điểm về tự nhiên, địa vực cư trú, tập quán và kỹ

thuật sản xuất thì kinh tế trồng trọt là yếu tố quyết định sự tồn tại xã hội cổ

truyền của người Thái Mai Châu. Người Thái là một trong những cư dân biết

làm ruộng nước sớm ở Đông Nam Á. Họ đã đạt trình độ cao trong kỹ thuật

sản xuất lúa nước, như cách dẫn nước vào ruộng, cách thức khai khẩn đất đai

và cơ cấu các loại cây trồng thích hợp. Cũng giống như các nhóm Thái khác,

người Thái Mai Châu sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Mọi hoạt động

sản xuất đều xoay quanh việc làm ra thóc gạo.

Hiện nay, Mai Châu đang thực hiện các giải pháp đột phá để đẩy mạnh

phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Khai thác tiềm năng để phát triển du lịch

sinh thái, văn hóa. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình mục

tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; khuyến khích các thành phần kinh

tế phát triển.

55

Theo số liệu kinh tế, xã hội được đăng trên Trang Thông tin điện tử

huyện Mai Châu, ngành chăn nuôi ở Mai Châu chủ yếu phát triển theo quy

mô hộ gia đình. Các loại gia súc thường được nuôi là trâu, bò, lợn theo

phương thức chăn thả tự nhiên ở các bãi cỏ hoặc dưới tán rừng là chính. Năm

2015, tổng đàn gia súc của huyện đạt 39.444 con, đàn gia cầm đạt 187.532

con; sản xuất nuôi trồng thủy sản tương đối ổn định, tổng diện tích ao hồ nuôi

trồng thủy sản toàn huyện đạt 75,22 ha, nuôi ca lồng đạt 330 lồng, sản lượng

thủy sản khai thác đạt 118,5 tấn. Hình thành các mô hình chăn nuôi như: nuôi

gà thả vườn, nuôi cá ao, nuôi bò, nuôi lợn sinh sản… Cho đến nay, huyện Mai

Châu luôn duy trì số cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

Các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng mở rộng về quy

mô sản xuất, tăng sản lượng các mặt hàng. Toàn huyện có 637 cơ sở sản xuất

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đã tiêu thụ khối lượng lớn nguồn nguyên

vật liệu của địa phương, giải quyết việc làm tại chỗ, góp phần tăng thu nhập

cho 2.376 lao động.

Hiện nay, những giá trị trong văn hóa Thái đã góp phần mạnh mẽ thúc

đẩy phát triển kinh tế du lịch tại huyện Mai Châu. Du khách đến với Mai

Châu có thể thưởng thức những ẩm thực rất hấp dẫn của người Thái như thịt

nướng, cá đồ chua, cơm lam...; du khách được sống trong không gian lễ hội,

nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật độc đáo như múa xòe, nhảy sạp,

hát đối đáp, thổi khèn bè, kánh loóng, uống rượu cần...

Du lịch được coi là thế mạnh của huyện Mai Châu với một số địa danh

du lịch văn hoá nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả đối với du khách

nước ngoài như bản Lác (Chiềng Châu), bản Củm (Vạn Mai), bản Pom

Coọng (thị trấn Mai Châu)... Huyện Mai Châu hiện có 119 nhà nghỉ từ khách

sạn 3 sao cho tới homestay. Hiện tại huyện đã thu hút được một số nhà đầu tư

vào các dự án như Mai Châu Ecolodge, Sol Bungalows... và đang có một vài

56

dự án du lịch sinh thái được triển khai tại xã Tân Mai, xã Noong Luông với

tổng mức đầu tư hàng chục tỷ đồng; khi hoàn thành hứa hẹn đây sẽ là điểm

đến hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế với địa thế đẹp, hấp dẫn.

Với 800 ha diện tích mặt nước, hồ sông Đà là một danh lam thắng cảnh

đẹp, có thể thu hút nhiều khách du lịch đến với Mai Châu. Phát huy thế mạnh

tiềm năng về du lịch làng nghề, Ủy ban nhân dân huyện đã quan tâm chỉ đạo

công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thường xuyên tăng cường

công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh về văn hoá, bản sắc dân tộc, huy

động nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ du

lịch trên địa bàn. Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng Đề án Phát triển du lịch

huyện Mai Châu giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030; triển khai thực hiện

công trình hạ tầng du lịch huyện Mai Châu với tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng

nhằm củng cố, tăng cường khai thác các tiềm năng về du lịch. Trong 6 tháng

đầu năm 2016 huyện Mai Châu đã đón 145.890 lượt khách đến tham quan, du

lịch, trong đó khách quốc tế là 46.163 lượt người, tổng doanh thu đạt trên 36

tỷ đồng.

1.3.3. Đời sống tâm linh

Về tín ngưỡng, tôn giáo, người Thái không theo một tôn giáo cụ thể

nào, mặc dù văn hóa của họ ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo. Tín ngưỡng dân

gian của người Thái gắn với quan niệm vạn vật hữu linh: mỗi ngôi nhà, bờ

suối, gốc cây, hòn đá, cánh rừng, các đồ vật xung quanh... đều có hồn ngụ ở đó

và chịu sự cai quản của then Luông. Quan niệm của người Thái cũng cho rằng

có hai thế giới song song tồn tại là Mường người và Mường trời. Mường

người là thế giới thực mà người Thái đang sinh sống. Mường trời là vùng

rộng lớn của cõi trời, nơi ở của các Then, trong đó Then Luông là Then đứng

đầu Mường trời.

57

Phong tục

Về đám cưới, người Thái ít bị ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo như người

Việt nên trong xã hội Thái, luôn khuyến khích việc trai gái đi lại làm quen với

nhau. Sau khi chọn được bạn đời, đôi nam nữ báo hai bên gia đình làm quen.

Việc hai gia đình đi lại phải nhờ vai trò của ông mối. Để tiến hành cưới phải

qua các bước như Đi dạm tiếng, Đi dạm hỏi, Xin ngày cưới... Trong ngày cưới,

có nhiều thủ tục như Nhà trai phải mang đồ sang nhà gái làm bữa cơm xin

dâu, Trong ngày xin dâu nhà trai phải chú trọng vai trò của ông cậu (lúng ta)

của cô gái... Xong phần lễ, các thành viên nhà trai, nhà gái vào mâm cơm, vui

uống rượu cần, cùng nhau hát khắp chúc mừng. Sau đó là cuộc hát đố thi tài,

tạo nên không khí vui vẻ, sinh động cho ngày cưới. Xưa kia, sau khi cưới,

chàng trai phải về ở rể nhà gái từ một đến ba năm. Tập quán này khẳng định sự

tôn trọng gia đình nhà gái của gia đình nhà trai trong xã hội Thái thời trước.

Về Tang lễ, người Thái xưa kia, khi gia đình có người mất, tang lễ

được tiến hành qua các bước sau: Lễ tắm xác, lễ liệm, lễ nhập quan, tạ ơn

công cha mẹ, lễ chính, lễ đưa tang, lễ đưa cơm cuối cùng, lễ rửa nhà. Trong

phần lễ chính, ông mo kể lai lịch người chết, nói với linh hồn người chết hãy

nhận lấy thức ăn, đồ dùng, công cụ sản xuất để mang về “mường ma” làm vốn

liếng. Khi đưa tang, trống chiêng, gõ máng (loóng) để mở đường.

Các nghi lễ nông nghiệp

Lễ xên bản xên mường: Xên trong tiếng Thái nghĩa là cúng. Xên bản

xên mường nghĩa là cúng bản cúng mường với mục đích cầu phúc cho bản

mường. Trước kia, ở Mai Châu, cứ hai năm người ta lại tổ chức hội Xên bản

một lần, năm thứ ba sau đó, hội Xên mường sẽ được tổ chức. Hội Xên bản là

ngày hội của mọi người dân sinh sống trong bản, đó cũng là một lễ nghi nông

nghiệp cầu cho mùa màng tốt tươi. Người ta cúng cầu thần phù hộ và xua

đuổi thần trùng. Trước ngày tổ chức hội Xên bản, dân bản cử người đến quét

58

dọn, sửa sang lại các miếu thờ công cộng và dọn vệ sinh chung trong bản,

thậm chí ở ngoài đồng ruộng, họ cũng tiến hành dọn dẹp sạch cỏ, đắp bờ cho

vuông vắn, đẹp đẽ.

Lễ cơm mới (khau mờ): Theo Nguyễn Hữu Thức, trước năm 1945,

người Thái Mai Châu không ăn Tết Nguyên đán như người Việt, mà họ tổ

chức một lễ nghi lớn gọi là lễ cơm mới (khau mờ). Lễ cơm mới mỗi năm

được tổ chức một lần trong khoảng thời gian từ tháng Chạp đến tháng ba (tức

là kết thúc vụ mùa đến mở đầu mùa làm rẫy). Ngày tổ chức lễ cơm mới

không thống nhất chung cho các gia đình người Thái mà tùy thuộc vào

hoàn cảnh của người được cắt cử làm lễ. Sau khi chuẩn bị chu đáo mọi mặt

gia chủ chọn ngày lành tháng tốt để làm [110, tr.117]. Ngày làm lễ cơm mới

là niềm vui của cả cộng đồng dòng họ sống trong bản, trong mường, nhưng

trách nhiệm lớn lao, vinh hạnh hơn cả là cô con dâu trong gia đình đăng cai

làm lễ.

Khi miêu tả về lễ Kin kháu mờ (Ăn cơm mới) của người Thái Mai

Châu, Lường Song Toàn viết:

Bắt đầu phần lễ thì ông mo hướng dẫn cho các nàng dâu trong nhà,

mặc áo, váy lễ (thường mặc khi có đám tang), đầu chít khăn đen

nhuộm chàm, vai đeo túi thiêng, dùng một cái mẹt hoặc cái sàng lấy

lúa đang phơi ở gác bếp đem xuống máng thường dùng để giã lúa gọi

là “Lóong”, giã xong rồi thì giã bằng cối giã đạp bằng chân sau đó

sảy thành gạo rồi đem về nhà ngâm. Đây là nghi thức tượng trưng,

thực ra mọi thứ đã được chuẩn bị từ trước rồi [144, tr.155].

Các cô con dâu phải đảm nhiệm nhiều phần việc quan trọng của ngày tổ

chức lễ cơm mới như giã gạo, đồ xôi… Lễ cơm mới là ngày vui chơi giải trí.

Có nhiều trò chơi được tổ chức như đánh lẻ, đánh khăng, đánh quay… Đặc

biệt, những người phụ nữ Thái Mai Châu còn chơi đánh máng (gõ loóng). Lễ

59

cơm mới chỉ diễn ra trong một ngày một đêm và bó hẹp trong một dòng họ

nhưng đó là niềm vui trọn vẹn của mọi nhà sau một năm làm ăn vất vả để

nghỉ ngơi vui chơi, chế biến sản phẩm nông nghiệp, tỏ lòng thành kính với

tổ tiên. “Ngày ấy là khoảng khắc giao cảm của mùa cũ và mùa mới, giao

cảm giữa trời và đất, giao cảm giữa cõi sống và cõi chết” [111, tr.122].

Hiện nay trong đời sống xã hội Mai Châu, lễ cơm mới và tết đón mừng

xuân mới đã nhập với nhau làm một.

Ngoài ra, người Thái Mai Châu còn có nhiều nghi lễ liên quan đến

nông nghiệp như lễ cúng ruộng (xên ná), lễ cúng nương (xên háy)…

1.3.4. Lễ hội dân gian

Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu đối

với mỗi dân tộc. Vào mùa xuân, những lúc nông nhàn, đồng bào lại tổ chức lễ

hội để thỏa mãn nhu cầu văn hóa tâm linh. Người Thái Mai Châu cũng vậy,

những sinh hoạt lễ hội tồn tại từ rất lâu đời đã trở thành tập tục của đồng bào.

Tiêu biểu như Lễ hội chá chiêng, lễ trồng cột mường (tọc đắc mường), lễ

uống rượu cần đoán số (í khặc í khì), lễ vỗ gọi nàng trong sọt (tộp nàng

đúng), lễ nhóm lửa (khíp phày), hội cầu mưa...

Về lễ chá chiêng, trong các lễ hội của người Thái Mai Châu, chá

chiêng là một nghi lễ rất độc đáo. Theo Võ Thị Thường1 khi tìm hiểu về lễ

chá chiêng của người Thái Mai Châu đã cho rằng, đây là lễ quan trọng nhất

của người hành nghề Mùn. Các ông Mùn là đệ tử của các Phi mùn (thần linh,

tổ tiên, ma…). Sau một thời gian thực hành chữa bệnh cho mọi người, ông

Mùn tổ chức lễ chá chiêng để tạ ơn Phi mùn và các lực lượng siêu nhiên phù

trợ. Chá chiêng thường được tổ chức ba hay bốn năm một lần vào mùa xuân.

1 Võ Thị Thường (2002), Lễ “Cha chiêng” của người Thái Mai Châu, Hòa Bình, In trong sách Văn hóa và lịch sử các

dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.583 – 595.

60

Dân làng đến dự phải mang theo gạo, rượu… để góp vào bữa liên hoan

chung. Đồng thời, thông qua ông Mùn, những người đến dự muốn tạ ơn Phi

mùn đã chữa khỏi bệnh cho họ. Đặc trưng của lễ chá chiêng là tính chất “hội”

của nghi lễ. Khó có thể tách bạch rạch ròi giữa phần “lễ” và “hội”. Trong

phần “hội”, luôn nhộn nhịp trong tiếng chày gõ vào máng giã lúa. Họ múa,

hát, uống rượu cần, cứ thế cho đến hết đêm.

Lễ hội cầu mưa được tổ chức theo từng bản vào khoảng tháng ba,

tháng tư khi thời tiết khô hạn và diễn ra trong những đêm trăng có quầng

đỏ, quầng vàng, điềm báo đại hạn. Tham gia dự hội là tất cả dân bản

nhưng đông vui nhất là nam nữ thanh niên. Họ mặc áo mưa, đội mũ nón đi

thành từng đoàn vừa đi vừa hát bài “cầu mưa xuống”, còn tầng lớp trung

niên và người già ở tại nhà sàn đón tiếp. Đoàn người kéo nhau đi xung

quanh bản, vào từng nhà và ngôi nhà đầu tiên mà họ đến là nhà có người

già cao tuổi nhất. Sau khi đi khắp lượt các nhà trong bản, đoàn trở về nơi

xuất phát, châm đuốc diễu hành qua bản một vòng sau đó đi ra suối chia

thành từng tốp nam nữ đối mặt nhau thi tát “nước vàng”, “nước bạc” vào

người. Khi ai nấy ướt sũng, lạnh cóng mới chịu trở về nhà. Vào dịp tổ

chức hội cầu mưa, hầu như mọi sinh hoạt của người dân đều hướng vào

việc cầu mưa. Trai gái yêu nhau cũng tạm gác lại những lời hát tỏ tình,

giao duyên giành lời ao ước cho hạt mưa rơi xuống.

1.3.5. Văn nghệ dân gian

Người Thái Mai Châu có vốn văn học nghệ thuật rất phong phú và

đặc sắc. Họ là chủ nhân của kho tàng văn học dân gian với các bộ sử thi

hàng ngàn trang như “ẳm ệt luông”, “ẳm ệt nọi”, mo “khay, phác, phạ”

(mở họng trời), những tác phẩm cổ viết về phong tục, luân lý, truyện kể và

các thể loại văn học dân gian như tục ngữ, truyện thơ, truyện cổ tích,

truyện ngụ ngôn...

61

Về âm nhạc dân gian, người Thái Mai Châu có vốn dân ca rất đa

dạng và phong phú với nhiều thể loại như: mo, khắp, pháng, sắng, xềnh,

sươn... Ngoài ra còn có các bài hát gắn với phong tục như hát cầu mưa,

hát mừng đám cưới, hát hỏi vợ...; những bài hát gắn với cuộc sống sinh

hoạt của người dân như hát vui gây cười, hát ru, hát đố, hát đồng dao...

Hệ thống nhạc cụ của người Thái Mai Châu cũng rất độc đáo như:

trống, chiêng, loóng, tính tẩu, khèn bè, các loại pí (sáo Thái)...

Người Thái Mai Châu còn rất nổi tiếng với nghệ thuật múa Xòe.

Ngoài những đặc điểm chung của Xòe giống như các khu vực Thái khác,

Xòe của người Thái Mai Châu còn có nhiều nét riêng như sự duyên dáng,

khoẻ khoắn, có tính địa phương: xòe ống bổng dành cho đàn ông mừng

thắng lợi sau mỗi cuộc đi săn; xòe chá, xòe vòng với những nét mềm mại,

trữ tình gây cảm xúc mạnh mẽ tới người xem. Từ xòe vòng, người ta nâng

cao thành những điệu xòe hấp dẫn như: xòe khăn, xòe hoa, xòe trống

chiêng... Ngoài ra, còn có các loại xòe đơn lẻ như: xòe đánh máng, xòe

đánh trống, xòe đánh chiêng, xòe kiếm...

Tiểu kết

Trong chương 1, chúng tôi đã đề cập đến những vấn đề tổng quan tình hình

nghiên cứu về sinh hoạt văn hóa kánh loóng, cơ sở lý luận và khái quát về người

Thái Mai Châu Hòa Bình.

Sau thời gian thu thập tư liệu và đọc gần như toàn bộ các văn bản liên

quan, chúng tôi sơ bộ có một số nhận xét về sinh hoạt văn hóa kánh loóng.

Những nhận xét đó nhằm làm rõ diện mạo chân thực về sinh hoạt văn hóa

kánh loóng, đồng thời tìm ra những khoảng trống trong các nghiên cứu đi

trước để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu sâu, đa chiều hơn trong luận án này.

Về mặt cơ sở lý luận, chúng tôi làm rõ một số khái niệm về văn hóa,

văn hóa học và thuật ngữ “kánh loóng”. Đồng thời, chúng tôi sẽ dựa theo các

62

quan điểm về “tính nguyên hợp” trong văn hóa dân gian để có thể làm rõ vai

trò của từng thành tố trong hiện tượng văn hóa kánh loóng và mối liên hệ, tác

động qua lại giữa các thành tố. Từ đó, sẽ thấy được bản chất cốt lõi của sinh

hoạt văn hóa kánh loóng. Cùng với đó, luận án dựa theo các quan điểm về

“biến đổi văn hóa”. Đây là cơ sở để chúng tôi tiếp cận nghiên cứu những biến

đổi trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu. Qua đó, sẽ

nhận biết được sự biến đổi, vai trò của kánh loóng trong đời sống người Thái

hiện nay như thế nào? Thời điểm bắt đầu sự thay đổi? Những yếu tố tác động

đến sự biến đổi trong sinh hoạt kánh loóng, nguyên nhân và xu hướng biến đổi.

Giới thiệu về người Thái Mai Châu Hòa Bình, chúng tôi điểm qua các

mặt trong đời sống của họ bao gồm các vấn đề như lịch sử tộc người, địa bàn

cư trú, đời sống kinh tế, cơ cấu xã hội truyền thống, đời sống tâm linh, lễ hội

dân gian. Trong đó, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến đời sống tâm linh, lễ

hội dân gian của người Thái Mai Châu bởi những vấn đề này liên quan chặt

chẽ đến sinh hoạt văn hóa kánh loóng. Ngoài ra, chúng tôi cũng làm rõ yếu tố

phát triển kinh tế du lịch tại huyện Mai Châu. Đây chính là nguyên nhân chủ

yếu tác động đến văn hóa truyền thống của người Thái nói chung và sinh hoạt

văn hóa kánh loóng nói riêng.

63

Chương 2

SINH HOẠT VĂN HÓA KÁNH LOÓNG

2.1. Khảo tả về loóng

2.1.1. Chất liệu làm loóng

Loóng là loại công cụ được làm bằng nguyên liệu có sẵn ở trong rừng. Để

làm được một cái loóng tốt và bền, người Thái phải tìm những cây gỗ to, nhiều năm

tuổi, đủ độ già. Loóng phải đảm bảo cứng, chắc, khi gõ vào phải có tiếng vang xa,

không bị mối mọt để khi gõ không bị vỡ và sử dụng được lâu dài.

Người Thái Mai Châu thường chọn gỗ vàng tâm, lát, nhãn rừng, xâng… để

làm loóng. Theo anh Hà Công Quân [PL 4,1, tr.190], gỗ vàng tâm có đặc điểm

ít bị mòn, trơn như được đánh bóng, càng giã lại càng bóng, không bị nứt nẻ

mối mọt. Còn ông Khà Văn Tiến [PL 4, 2, tr.190] ở bản Nà Phòn cho biết, gỗ

lát có thớ chồng chéo, bùng nhùng, vì thế bền, chắc, không bị nứt, vỡ. Ngoài

ra, gỗ lát còn rất mịn. Khi gõ chày vào tạo ra tiếng kêu to, giòn, vang. Những

loại gỗ này rất phù hợp để làm loóng.

Hầu hết những chiếc loóng còn lại đến nay ở Mai Châu đều đã được

làm cách đây từ 30 đến 40 năm, thậm chí lâu hơn nữa như loóng của gia đình

ông Hà Văn Cấp (70 tuổi) ở bản Bước, xã Xăm Khòe được làm bằng gỗ lát từ năm

1940 [ảnh 17, PL 8, tr.204]. Hoặc như loóng của bản Pom Coọng, theo ông Hà

Công Nhôi [PL 4, 2, tr.190] cho biết là được làm bằng gỗ xâng từ năm 1955

[ảnh 15, PL 8, tr.204]. Đã rất lâu rồi không có người Thái nào lên rừng tìm gỗ

để làm loóng mới. Bởi ngày nay rất khó tìm được gỗ tốt như xưa, hoặc nếu có thì

cũng không được tự do chặt cây để làm loóng. Vì thế, những chiếc loóng còn tồn tại

đến nay mà vẫn thường xuyên được sử dụng là những chiếc có chất gỗ rất tốt. Trải

qua khoảng thời gian dài, chịu sự tác động của thời tiết, mối mọt và cả sự tác động

của quá trình lao động mà vẫn bền, đẹp, chắc chắn.

64

2.1.2. Cấu tạo loóng

Người ta dùng một cây gỗ to, chặt khúc và khoét rỗng lòng để làm

loóng. Loóng là một cái máng với chiều dài không có một quy định cụ thể nào

mà phụ thuộc vào chiều dài và đường kính của cây gỗ, nếu cây gỗ dài thì làm

dài mà nếu cây gỗ ngắn thì làm ngắn. Hoặc do điều kiện kinh tế, số lượng

người trong mỗi gia đình mà người Thái làm cái loóng to hay nhỏ để đáp ứng

được việc giã gạo cho đủ ăn. Tiến hành khảo sát, đo đạc chi tiết loóng của

một số gia đình tại Mai Châu có kết quả theo bảng sau:

Bảng 2.1: Số đo chi tiết của ba chiếc loóng tại địa bàn nghiên cứu

Các chi tiết của loóng Loóng của

bản Văn

Loóng nhà ông

Vì Văn Cường

(bản Lác 2)

Loóng của

bản Pom

Coọng

Phía ngoài loóng

Chiều dài

Chiều dài (Phần đầu có cối nhỏ giã gạo)

Chiều cao (Phần đầu loóng)

Chiều cao (Phần giữa loóng)

Chiều cao (Phần đuôi loóng)

Chiều rộng (Phần đầu loóng)

Chiều rộng (Phần giữa loóng)

Chiều rộng (Phần đuôi loóng)

Chiều rộng đáy (Phần đầu loóng)

Chiều rộng đáy (Phần giữa loóng)

Chiều rộng đáy (Phần đuôi loóng)

2,78m

0,72m

0,35m

0,33m

0,32m

0,53m

0,37m

0,35m

0,27m

0,22m

0,22m

2,93m

0,70m

0,39m

0,36m

0,38m

0,45m

0,31m

0,33m

0,09m

0,10m

0,09m

3,47m

0,80m

0,35m

0,39m

0,38m

0,52m

0,39m

0,32m

0,08m

0,09m

0,09m

Trong lòng loóng

Chiều dài miệng

Chiều rộng miệng (Phần đầu loóng)

Chiều rộng miệng (Phần giữa loóng)

Chiều rộng miệng (Phần đuôi loóng)

Độ sâu lòng (Phần đầu loóng)

Độ sâu lòng (Phần giữa loóng)

1,8m

0,27m

0,27m

0,27m

0,22m

0,27m

2,05m

0,25m

0,23m

0,23m

0,22m

0,22m

2,34m

0,29m

0,28m

0,23m

0,27m

0,27m

65

Độ sâu lòng (Phần đuôi loóng)

Độ dày thành

0,25m

0,05m

0,23m

0,05m

0,24m

0,06m

Cối tròn (Phần đầu loóng)

Đường kính

Chiều sâu

0,16m

0,14m

Không có 0,16m

0,12m

Chày

Chiều dài

Đường kính đầu chày

Chiều dài chỗ tay cầm (Được khoét

nhỏ hơn hai đầu chày)

1,3m

0,04cm

0,12m

1,3m

0,05m

0,10m

1,27m

0,03m

0,09m

Chúng tôi xin minh họa bằng 2 hình vẽ dưới đây:

Hình 2.1: Loóng của bản Văn

66

Hình 2.2: Chày để gõ loóng của bản Văn

67

Qua việc đo đạc cụ thể như trên, chúng tôi thấy rằng các chỉ số của 3

chiếc loóng là xấp xỉ nhau. Số đo khác biệt đáng kể nhất là độ dài tổng thể

của loóng, nhưng độ chênh lệch không lớn. Chi tiết này có lẽ phụ thuộc vào

nhu cầu riêng của từng gia đình. Nếu gia đình nào đông người, cần nhiều gạo

ăn thì người ta phải làm loóng dài hơn để giã được nhiều gạo.

Ngoại trừ chiều dài của loóng có sự chênh lệch rõ nhất, các số đo khác

của 3 chiếc loóng gần như tương đương nhau. Ví dụ như độ dày thành có số

đo lần lượt của 03 chiếc loóng là 0,05m – 0,05m – 0,06m; Độ sâu lòng (Phần

đầu loóng): 0,22m – 0,22m – 0,27m; Chiều cao phía ngoài (Phần đầu loóng):

0,35m – 0,39m – 0,35m;... Các số đo khá tương đương nhau giữa 3 chiếc loóng cho

thấy dường như có một kinh nghiệm chung trong cách chế tác loóng của người

Thái Mai Châu. Trải qua thời gian rất dài sử dụng, người Thái đã đúc kết được cách

chế tác loóng phù hợp với công việc lao động của họ.

Nhìn bề ngoài loóng hơi giống hình một con thuyền độc mộc. Phần

được khoét rỗng trong lòng theo kiểu bé dần tính từ miệng đi xuống đáy của

loóng. Tuy nhiên, chiều rộng ở miệng loóng lại khá đều nhau. Chiều rộng của

đáy loóng lại rất hẹp. Vì thế, nếu nhìn ở phần đầu của loóng, chúng ta sẽ thấy

từ mặt trên đi xuống đáy được làm theo kiểu như hình tam giác với cạnh đáy

chính là mặt trên của loóng. Chiều cao phía ngoài của loóng cũng được làm

ngắn dần. Độ sâu của lòng có hơi hướng sâu dần tính từ đầu đến đuôi loóng.

Việc người Thái làm loóng bé dần và sâu dần tính từ đầu đến đuôi loóng giúp

cho việc giã lúa được tiện lợi hơn. Tức là khi giã lúa, hạt thóc sẽ dồn dần về

phía cuối của loóng. Ở phần đầu của loóng, người Thái để chiều rộng lớn hơn

thân loóng. Trên mặt của phần đầu có khoét một lỗ nhỏ để làm cối giã gạo.

Chiều rộng phía ngoài của loóng được làm bé dần tính từ đầu loóng. Với chức

năng là công cụ lao động, loóng càng dài thì năng suất lao động càng cao vì

giã được nhiều lúa.

68

Khi chế tác loóng, có lẽ người Thái Mai Châu chỉ tính làm sao tạo ra

một nông cụ bền chắc phục vụ việc giã lúa. Có một điều rất ngẫu nhiên, nông

cụ đó lại trở thành nhạc cụ với những đặc trưng như kêu vang, khỏe, chắc, có

các loại âm khác nhau... Từ chất liệu gỗ cho đến cấu tạo hợp lý đã giúp cho

những chiếc loóng trở nên bền chắc qua thời gian.

2.2. Hai giai đoạn sinh hoạt văn hóa kánh loóng (1954 – 1992 và

1993 – 2017)

2.2.1. Sinh hoạt văn hóa kánh loóng giai đoạn 1954 – 1992

Sinh hoạt văn hóa kánh loóng gắn với đời sống người Thái Mai Châu từ

rất lâu đời. Người Thái là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước nên loóng gắn

liền với quá trình sản xuất nông nghiệp của họ từ sớm. Việc xác định những

đặc trưng, biểu hiện sinh hoạt văn hóa kánh loóng trong xã hội cổ xưa của

người Thái là rất khó khăn, cần nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Vì thế, luận án

lựa chọn giai đoạn lịch sử của người Thái Mai Châu đó là từ năm 1954 đến

1992 để nghiên cứu về hình thức sinh hoạt văn hóa này. Năm 1954, miền Bắc

hoàn toàn giải phóng sau giai đoạn đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp. Người

Thái Mai Châu cùng với nhân dân toàn miền Bắc tích cực sản xuất, xây dựng

quê hương, đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh. Tuy rằng giai đoạn này,

miền Bắc vẫn phải làm hậu phương chi viện cho chiến trường miền Nam tiếp

tục đánh đuổi đế quốc Mĩ xâm lược cùng với nhiều sự kiện lịch sử của đất

nước, nhưng về cơ bản, người Thái Mai Châu vẫn giữ được nếp sinh hoạt văn

hóa cổ truyền trong đời sống của họ. Sinh hoạt văn hóa kánh loóng được diễn

ra phổ biến trong đời sống của người Thái Mai Châu giai đoạn này. Từ những

hoạt động sản xuất nông nghiệp cho đến các nghi lễ, tín ngưỡng, phong tục,

đều ít nhiều có sử dụng loóng. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người Thái cao

tuổi hiện nay lữu giữ được nhiều thông tin. Chúng tôi sẽ tìm hiểu, làm rõ các

mặt liên quan đến sinh hoạt văn hóa kánh loóng trong giai đoạn này.

69

2.2.1.1. Quan niệm của người Thái Mai Châu về sinh hoạt văn hóa

kánh loóng

Trước đây, loóng là một nông cụ rất quan trọng trong đời sống đồng

bào dân tộc Thái nói chung và người Thái Mai Châu nói riêng. Tùy điều kiện

kinh tế mà mỗi gia đình có thể sở hữu từ 1 đến 2 chiếc loóng. Là cư dân sống

chủ yếu dựa vào trồng lúa nước nên vai trò của loóng trong mỗi gia đình

người Thái là rất cần thiết. Sau khi thu hoạch lúa về, người Thái tích trữ ở

trên sàn nhà. Đến khi cần có gạo nấu cơm, họ mang lúa cho vào máng giã

thành gạo. Loóng thường được để ở gầm nhà sàn, nơi thuận tiện cho việc giã

lúa. Đồng thời, để loóng ở đó sẽ tránh bị mưa nắng làm hư hỏng. Có thể nói,

loóng là một trong những nông cụ quan trọng nhất trong đời sống của người

Thái trước đây.

Có một chuyện kể rất phổ biến trong cộng đồng người Thái Mai Châu

liên quan đến loóng, đó là chuyện Ếch ăn trăng (Cộp kin bươn). Đây chính là

hiện tượng nguyệt thực. Trước đây, mỗi khi có nguyệt thực, tất cả các bản

người Thái đều mang loóng cùng với các vật dụng khác ra gõ. Người Thái

quan niệm rằng, nguyệt thực chính là lúc ông Mặt Trời giao cấu với bà Mặt

Trăng. Nếu cứ để như vậy sẽ sinh ra nhiều Mặt Trời, từ đó gây ra hạn hán. Vì

thế, phải gõ loóng thật mạnh để xua đuổi tách Mặt Trời và Mặt Trăng ra. Đây

là một quan niệm rất cổ xưa, có lẽ liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp của

người Thái.

Trước đây, các bản người Thái thường ở cách xa nhau. Các loại thú dữ

như hổ, báo... có rất nhiều. Chúng thường rình bắt các loại gia súc nuôi trong

gia đình như lợn, gà... Thậm chí, chúng còn bắt cả con người. Phụ nữ Thái

thường dạy sớm giã lúa lấy gạo nấu cơm ăn cho mỗi ngày. Đó cũng là lúc các

loại thú dữ rình bắt người. Việc cầm chày giã mạnh vào loóng ít nhiều cũng

tạo ra tiếng động mạnh, có thể khiến các loại thú dữ sợ sệt. Vì thế, trong quan

70

niệm cổ xưa của người Thái, việc gõ loóng với ý nghĩa xua đuổi thú dữ cũng

tồn tại khá phổ biến.

Người Thái Mai Châu trước đây thường kánh loóng trong nhiều hình

thức nghi lễ, tín ngưỡng như lễ xên Bản, xên Mường, lễ mừng cơm mới, lễ chá

chiêng, tang ma, đám cưới. Người Thái cũng quan niệm khác nhau ở trong

mỗi hình thức nghi lễ, tín ngưỡng mà có sinh hoạt kánh loóng. Cụ thể như lễ

xên Bản, xên Mường, kánh loóng xuất hiện mang ý nghĩa góp vui trong phần

hội. Lễ này thực chất là một lễ nghi nông nghiệp cầu cho mùa màng tươi tốt

có từ thời xa xưa trong sinh hoạt văn hóa của người Thái. Đối với lễ mừng cơm

mới, kánh loóng cũng là để làm vui khi gia đình thu hoạch lúa mới về. Lễ này mang

ý nghĩa tạ ơn thần linh đã giúp cho mỗi gia đình có thóc gạo mới để ăn. Việc kánh

loóng trong lễ chá chiêng cũng là để làm vui trong phần hội. Lễ này là dịp các con

nuôi đến tạ ơn ông Mo vì đã chữa cho khỏi bệnh. Còn kánh loóng trong tang ma là

để đưa linh hồn người đã khuất về Mường Trời. Kánh loóng trong đám cưới cầu

cho đôi trai gái sớm có con đàn cháu đống. Như vậy, có thể thấy người Thái Mai

Châu xưa kia kánh loóng trong rất nhiều hình thức sinh hoạt nghi lễ, tín ngưỡng,

theo đó là một loạt các quan niệm khác nhau.

Thật khó để xác định được rằng từ khi nào người Thái coi loóng với tư

cách một nhạc cụ. Chỉ có thể thống nhất một điểm rằng các loại nhạc cụ gõ là

những loại cổ xưa nhất của con người. Có lẽ loóng của người Thái cũng nằm

trong số nhạc cụ cổ xưa như vậy. Khi người Thái gõ loóng trong các nghi lễ,

lễ hội, tang ma... với ý nghĩa góp vui hoặc đưa tiễn linh hồn người đã mất thì

chức năng nhạc cụ được xác định. Khi gõ trong các hoạt động mang tính tâm

linh, người Thái không cho lúa vào loóng. Chính vì vậy, quan niệm của người

Thái về loóng với tư cách một loại nhạc cụ cũng là quan niệm rất cổ xưa.

71

2.2.1.2. Các trường hợp sử dụng loóng

Trong lao động và sinh hoạt đời thường

Trước đây, loóng là một nông cụ rất quan trọng trong đời sống của

người Thái Mai Châu. Họ vốn là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, vì thế họ

đã sáng tạo ra các công cụ phục vụ cho quá trình sản xuất cây lúa từ rất sớm.

Loóng được hình thành cũng xuất phát từ mục đích để tạo ra hạt gạo. Giã lúa

là một trong nhiều khâu của quá trình làm ra hạt gạo, bao gồm: cày bừa - gieo

mạ - cấy lúa - chăm sóc lúa - gặt lúa - phơi lúa - giã lúa - giã thóc. Trong quá

trình vừa nêu, giã lúa và giã thóc là hai khâu cuối có liên quan đến loóng. Gia

đình nào cũng phải có một cái loóng, chức năng chính là dùng để giã lúa. Bên

cạnh đó, có thể được dùng để giã ngô, khoai, sắn hoặc giã men làm rượu.

Người Thái Mai Châu trước đây sau khi thu hoạch lúa về, thường để ở

trên gác nhà sàn. Mỗi lần cần gạo nấu cơm, những người phụ nữ lại mang một

vài bó lúa xuống gầm nhà sàn, nơi có loóng để giã thành gạo. Họ thường giã

lúa vào buổi sáng sớm. Mỗi lần họ chỉ giã đủ cho gia đình ăn trong khoảng 2

ngày. Đầu tiên họ giã các bó lúa để lấy thóc. Sau đó, họ đưa thóc cho vào

chiếc cối nhỏ ở đầu loóng để giã tách vỏ thóc ra thành gạo. Thông thường,

việc giã lúa trong mỗi gia đình do những người phụ nữ đảm nhiệm, đàn ông

hầu như không tham gia. Nếu các gia đình có công việc như đám tang, mừng

cơm mới... thì những người phụ nữ ở trong bản sẽ sang giã lúa giúp. Mỗi gia

đình khi làm cỗ sẽ cần nhiều gạo, vì thế việc giã lúa sẽ phải chuẩn bị từ ngày

hôm trước. Việc có nhiều người cùng giã lúa chính là lý do căn bản tạo nên

hình thức sinh hoạt văn hóa kánh loóng.

Quá trình giã lúa, với mục đích là để tách được hạt thóc ra khỏi cây lúa.

Khi để lúa vào loóng thì lúa sẽ nằm ở vị trí đáy của loóng. Vì vậy, khi giã lúa

sẽ phải hướng phần đầu của chày xuống đáy loóng. Thỉnh thoảng, lại gõ chày

vào thành loóng để cho rơi ra những hạt thóc hoặc cọng lúa dính ở đầu chày.

72

Giã được một lúc thì người Thái lấy chày gạt, xoay từng bó lúa để xem đã

tách hết thóc chưa. Nếu vẫn còn thóc thì họ tiếp tục giã cho đến khi nào tách

hết hạt thóc ra. Sau khi giã lúa xong, họ sẽ bốc từng nắm thóc đưa vào cối nhỏ

ở phần đầu của loóng để giã tách vỏ thóc. Cối này cũng nhỏ nên chỉ có hai

đến ba người cùng giã. Nhìn chung, việc giã lúa trong lao động cũng không

có gì phức tạp, khó khăn. Phụ nữ Thái dù còn ít tuổi, mỗi khi nhìn bà hoặc mẹ

giã lúa là đều vào làm giúp được ngay.

Vào những ngày xuân, ngày vui, mừng nhà mới... người Thái cũng

kánh loóng. Cùng với những hoạt động khác như hát khắp, múa xòe, thổi pí,

thổi khèn bè... thì kánh loóng cũng là một hoạt động không thể thiếu. Có thể

nói, việc nhiều người cùng gõ vào loóng sẽ tạo nên những âm hưởng rất sôi

động, không kém gì trống chiêng. Mỗi khi xuân về, người Thái lại chuẩn bị

cho mình những bộ quần áo mới thật đẹp. Họ cùng nhau tập trung ở sân rộng

của bản để vui chơi. Ngày xuân có rất nhiều các hoạt động như múa, hát, đàn,

trò chơi dân gian, uống rượu cần... Trong các hoạt động đó, kánh loóng cũng

là một phần quan trọng góp vui vào không khí ngày xuân. Bên cạnh đó, người

Thái cũng đi đến thăm hỏi làng xóm, họ hàng trong ngày xuân. Sau khi cùng

nhau ăn uống chúc tụng đầu năm, họ lại đàn, hát vui chơi kánh loóng. Các cô

gái dân tộc Thái vốn đã rất duyên dáng trong bộ váy áo truyền thống, thì họ

càng đẹp hơn khi khi cùng nhau kánh loóng. Hình thức sinh hoạt văn hóa đó

cũng thể hiện tài năng của người phụ nữ Thái bởi chơi kánh loóng theo những

bài đã được thống nhất với nhau cũng là việc rất khó.

Mỗi gia đình khi làm được căn nhà mới là điều rất vui mừng. Họ tổ

chức mời làng xóm, họ hàng sang ăn uống chia vui cùng với gia đình. Sau khi

ăn uống xong, họ lại cùng nhau vui chơi. Có thể là hát Khắp, múa Xòe hoặc

kánh loóng. Tiếng loóng vang vọng tạo nên không khí vui tươi, hân hoan, như

lời chia vui, cầu chúc cho gia chủ may mắn, khỏe mạnh, mọi việc thuận lợi.

73

Có thể nói, trong những ngày vui trước đây của người Thái, kánh loóng

là một sinh hoạt không thể thiếu. Với những thế mạnh về âm lượng và màu

sắc âm thanh, kánh loóng luôn mang đến sự thích thú, hứng khởi đối với mỗi

người Thái.Việc họ cùng nhau kánh loóng trong dịp vui, sinh hoạt đời thường

chỉ mang ý nghĩa như một hoạt động góp vui. Ở đây không mang ý niệm linh

thiêng nào khác.

Trong nghi lễ, tín ngưỡng, phong tục

Khi có nguyệt thực (Ếch ăn trăng)

Mỗi khi có nguyệt thực, tất cả các bản Thái Mai Châu đều mang loóng

ra gõ. Họ gõ thật mạnh để xua đuổi con Ếch đi. Thời gian gõ phụ thuộc vào

thời gian xảy ra nguyệt thực. Thông thường, người Thái sẽ gõ cho đến khi nào

Ếch nhả mặt trăng ra (hết nguyệt thực) thì mới dừng lại. Họ sẽ chọn một vài

cái loóng to, vang nhất của bản rồi mang ra giữa bản cùng nhau gõ. Cũng có

thể, họ tổ chức gõ ngay tại sân mỗi gia đình.

Trong đám cưới

Đám cưới là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi người Thái.

Vì lẽ đó, họ đã có những quy ước nhất định được xã hội chấp thuận trong việc

tổ chức cưới xin. Người Thái ít bị ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo nên xã hội

khuyến khích việc trai gái đi lại làm quen nhau. Việc hai gia đình gặp gỡ làm

quen nhau phải nhờ vai trò ông mối. Quyền quyết định chọn rể là của nhà gái.

Nhà trai qua lại nhà gái ít nhất ba lần, bao gồm các bước như Đi dạm tiếng

(Pay tham đo), Đi dạm hỏi (Pay xo khoản hụ), Xin ngày cưới.

Trong ngày xin dâu, nhà trai coi trọng những ông cậu (lung ta) của cô

dâu. Ông cậu được xếp ngồi mâm trên và có quyền bắt bẻ nhà trai điều này,

điều nọ. Đây là tàn tích về quyền lực mẫu hệ còn rớt lại trong xã hội phụ

quyền Thái hiện nay. Trong ngày cưới sau các nghi lễ như lễ rửa chân, khấn

tổ tiên, đôi trai gái cùng uống rượu cần, ăn thịt gà... thì họ chính thức trở

74

thành vợ chồng. Xong lễ, các thành viên nhà trai nhà gái cùng ngồi vào mâm

cơm, vui uống rượu cần. Lúc này họ hát Khắp chúc mừng, hát đố thi tài...

Vào ngày cưới của người Thái Mai Châu trước đây, việc có kánh loóng

hay không cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Theo nhà nghiên cứu Lường Song

Toàn1 cho biết người Thái Mai Châu không kánh loóng trong đám cưới. Còn

theo ông Khà Văn Tiến2 lại nói người Thái xưa kia có kánh loóng trong đám

cưới. Khi chúng tôi hỏi những nhà nghiên cứu và một số người Thái cao tuổi

là có kiêng kỵ gì việc kánh loóng trong ngày cưới hay không thì họ cho biết là

không kiêng. Cùng với đó, chúng tôi tìm hiểu tại sao người Thái Mai Châu

không kánh loóng trong ngày cưới thì không ai trả lời được. Chúng tôi thấy

rằng, một nông cụ, nhạc cụ quan trọng với đời sống người Thái xưa kia, luôn

xuất hiện trong nhiều sinh hoạt như các lễ hội, ngày vui mà lại không có trong

ngày cưới thì cũng là điều lạ lùng. Ngày cưới của người Thái xưa đương

nhiên bao giờ cũng có những hoạt động vui chơi, giao lưu như đàn, hát, múa

xòe, trò chơi dân gian... Trong các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian này,

có lẽ không có hình thức nào tạo được không khí sôi nổi như việc kánh loóng.

Với đặc điểm là có nhiều người cùng cầm chày gõ vào loóng, sẽ tạo ra âm

lượng rất lớn. Trong đó, khi họ kết hợp lại với nhau tạo ra nhiều chùm tiết tấu

rất sinh động, có nhiều khoảng âm sắc trầm, trung, cao kết hợp nghe như có

giai điệu. Chính những nét độc đáo này đặt ra câu hỏi tại sao một số người

cho rằng xưa kia người Thái không kánh loóng trong ngày cưới. Trong khi

đó, nhìn sang tộc người Mường Hòa Bình (tiếp giáp với Mai Châu) và người

Thái ở Quan Hóa (thuộc Thanh Hóa, tiếp giáp Mai Châu) thì thấy người

Mường và người Thái ở hai khu vực này tổ chức kánh loóng và chàm đuống3

trong ngày cưới rất phổ biến. Đây là một hoạt động không thể thiếu trong

1 Lường Song Toàn: sinh năm 1947; Địa chỉ: Thị trấn Mai Châu, Hòa Bình. Phỏng vấn ngày 2/5/2016.

2 Khà Văn Tiến: sinh năm 1953; Địa chỉ: Bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu. Phỏng vấn ngày

1/5/2016. 3. Người Mường gọi sinh hoạt gõ máng là chàm đuống.

75

ngày cưới đối với người Thái ở Quan Hóa và người Mường Hòa Bình xưa.

Trong ngày cưới, lúc đón dâu về đến cửa, nhà trai sẽ kánh loóng và chàm

đuống rất sôi nổi, nhiệt tình. Hoạt động này mang ý nghĩa cầu mong cho vợ

chồng sẽ sớm có con đàn cháu đống. Đây cũng là ước vọng muôn đời của con

người và của mỗi tộc người. Chính bởi lý do này, cùng với việc so sánh sinh

hoạt kánh loóng của người Thái Mai Châu với các tộc người lân cận đã cho

phép chúng tôi đi đến nhận định: rất có thể xưa kia người Thái Mai Châu

cũng kánh loóng trong ngày cưới. Nhưng vì thời gian trôi qua, nhiều yếu tố

tác động đã làm mất đi sinh hoạt này trong đám cưới của họ.

Theo ông Khà Văn Tiến1 cho biết, khi gia đình nào có đám cưới, ngay từ

ngày hôm trước khi tổ chức lễ cưới, hàng xóm đã sang cùng giúp gia đình giã lúa

lấy gạo. Đám cưới cần nhiều gạo để làm cỗ mời khách và gia đình thông gia nên

việc giã gạo rất quan trọng. Có khi các gia đình phải mượn thêm một vài cái loóng

và nhiều người cùng giã mới đủ số gạo cần cho làm cỗ. Vì thế, không khí buổi giã

gạo chuẩn bị cho ngày cưới cũng rất sôi nổi, vui vẻ, khẩn trương.

Trong tang ma

Trong tang ma, vai trò của ông Mo rất quan trọng. Theo Hà Sủm, trong

phần lễ chính có các hoạt động của ông mo như:

Ông mo kể lai lịch người chết “ẳm óc chẩu xứa”, nói với linh hồn người

chết hãy nhận lấy thức ăn, đồ dùng, công cụ sản xuất để về “mường ma”

làm vốn liếng, tiếp tục sống ở thế giới bên kia. Sau cùng mo “dẫn

đường” linh hồn người chết đến nhập nhà mồ. Con cháu và dân làng

khóc tiễn biệt người thân lần cuối cùng. Trống, chiêng, kèn đưa đám nổi

lên [111, tr.93].

Theo Nguyễn Hữu Thức: “Tang lễ của người Thái nhất thiết phải có

nghi lễ mo dẫn hồn người mất về Mường Trời. Ông mo là nhân vật trung gian

1. Khà Văn Tiến: sinh năm 1953; Địa chỉ: Bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu. Phỏng vấn ngày

1/5/2016.

76

chuyển tiếp hồn người ở cõi sống về cõi Mường Phi (Mường Ma)” [134,

tr.84]. Như vậy, có thể thấy rõ vai trò ông Mo trong tang lễ của người Thái

Mai Châu rất quan trọng.

Theo nhà nghiên cứu Lường Song Toàn1, trong đám ma bố hay mẹ

chồng, thường tổ chức kánh loóng vào ngày cuối trước khi đưa tang, do con

dâu và những người con dâu trong họ thực hiện. Khi kánh loóng, họ phải mặc

trang phục truyền thống. Thời điểm kánh loóng thường vào ban đêm với ý

nghĩa đưa hồn về Mường Trời. Còn theo ông Khà Văn Tiến ở bản Nà Phòn,

trong tang ma của người Thái Mai châu, sau khi ông mo làm xong thủ tục, các

con dâu đi xuống sân. Tất cả con dâu bước qua loóng ba lần, sau đó bắt đầu

gõ. Họ gõ khoảng hai đến ba phút thì dừng. Chỉ có con dâu gõ, phụ nữ ngoài

không được gõ. Nhà nào con dâu ít thì nhờ các dâu trong họ sang giúp. Gõ

loóng xong thì ông mo đưa con dâu lên nhà.

Như vậy, có thể thấy trước đây việc kánh loóng trong tang ma của

người Thái là rất phổ biến. Việc này do các con dâu đảm nhiệm dưới sự chỉ

đạo của các ông Mo. Về hình thức, thời điểm tổ chức kánh loóng có thể còn

những ý kiến khác nhau, nhưng ý niệm và vai trò của hoạt động này trong

tang ma là thống nhất. Kánh loóng trong tang ma để đưa hồn người đã khuất

lên Mường Trời. Đối với người Thái, sau khi chết đi, linh hồn phải lên được

Mường Trời thì mới tái sinh. Vì thế, việc kánh loóng trong tang ma xưa kia là

rất cần thiết và quan trọng.

Trong lễ xên bản, xên mường

Trước đây, cứ hai năm người Thái Mai Châu tổ chức hội xên bản, đến

năm thứ ba sẽ tổ chức hội xên mường. Ngày hội xên bản, dân làng không tổ

chức vui chơi. Nhưng đến kỳ mở hội xên mường thì không khí rất sôi nổi, nhất

là những năm mùa màng tươi tốt, đời sống dân làng no đủ. Trong hội xên

mường có các hoạt động như tổ chức một đám rước từ nhà Tạo Mường ra sân

1 Lường Song Toàn: phỏng vấn ngày 2/5/2016.

77

làng, đi đầu là tạo mường cùng các chức sắc, đi phía sau là đoàn nam nữ thanh

niên khiêng giàn trống chiêng cùng khèn, sáo chơi rất sôi nổi, rạo rực lòng

người. Hội xên mường thường kéo dài trong 3 ngày. Mỗi ngày có những hoạt

động khác nhau. Trong đó, bao giờ cũng có các hoạt động vui chơi như múa

xòe, thi bắn súng, bắn cung, ném còn, chọi gà, thi hát đối đáp, thi thổi khèn

sáo… Trong các hoạt động vui chơi, văn nghệ đó, không thể thiếu được việc tổ

chức kánh loóng. Những cô thiếu nữ Thái trong trang phục truyền thống, cùng

nhau kánh loóng tạo nên không khí rất vui vẻ, sôi động, hấp dẫn. Họ có thể

kánh loóng liên tục cả buổi, người nào mệt thì người khác vào gõ thay. Việc

kánh loóng trong hội xên mường cũng là một hoạt động vui chơi giải trí nên

hoàn toàn tự nhiên, không bị bó buộc trong khuôn khổ lễ nghi nào cả.

Trong lễ mừng cơm mới

Theo Nguyễn Hữu Thức, trước năm 1945, người Thái ở Mai Châu

không ăn Tết Nguyên đán như người Việt. Thường trong một năm, lễ nghi lớn

nhất trong mỗi gia đình là lễ cơm mới. Theo ông Hà Công Nhôi1 cũng cho

biết, ngày xưa người Thái ăn mừng cơm mới rất to như ngày Tết. Xưa kia, họ

trồng lúa mỗi năm một vụ nên chỉ tổ chức mừng cơm mới một lần. Lễ cơm

mới người Thái gọi là khau mờ. Đây là lễ đánh dấu khép lại chu trình sản xuất

của một năm, mở ra một chu trình làm ăn mới, thường được tổ chức trong

khoảng thời gian từ tháng Chạp đến tháng 3 Âm lịch. Ngày khau mờ là niềm

vui lớn của cả cộng đồng, dòng họ sống trong bản, trong mường nhưng trách

nhiệm lớn lao, vinh hạnh hơn cả là cô con dâu trong gia đình người làm lễ.

Con dâu phải tổ chức, quán xuyến mọi công việc như mang lúa đi giã thành

gạo, nấu nướng làm cỗ, mời khách… Trong lễ cơm mới, không thể thiếu các

hoạt động vui chơi, văn nghệ. Trẻ em thì tụ tập chơi đánh lẻ, đánh khăng,

đánh quay. Người lớn thì hát khắp, múa xòe và không thể thiếu việc kánh

1. Ông Hà Công Nhôi, 65 tuổi, người ở bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu. Phỏng vấn ngày 12/2/2017.

78

loóng. Cũng theo Nguyễn Hữu Thức: “Còn ở đầu trái nhà sàn, các thiếu nữ

Thái cầm chày theo nhịp của người cầm cái, các cô diễn lại động tác giã gạo.

Cùng với tiếng mo kể đều đều là tiếng trầm bổng của chày đánh máng có lót

rơm ở dưới và tiếng thập thịch của những bước chân cô gái nhún nhảy” [110,

tr.122]. Khi miêu tả về lễ Kin kháu mờ (Ăn cơm mới) của người Thái Mai

Châu, Lường Song Toàn đã viết:

Bắt đầu phần lễ thì ông mo hướng dẫn cho các nàng dâu trong nhà, mặc

áo, váy lễ (thường mặc trong khi có đám tang), đầu chít khăn đen

nhuộm chàm, vai đeo túi thiêng, dùng một cái mẹt hoặc cái sàng lấy lúa

đang phơi ở gác bếp đem xuống máng thường dùng để giã lúa gọi là

“Loóng”, giã xong rồi thì giã bằng cối giã đạp bằng chân sau đó sảy

thành gạo rồi đem về nhà ngâm. Đây là nghi thức tượng trưng, thực ra

mọi thứ đã được chuẩn bị từ trước rồi [144, tr.155].

Trong lễ chá chiêng

Theo ông Hà Công Nhôi1, lễ chá chiêng từ lâu đã không còn được tổ

chức. Cách đây khoảng hơn 20 năm, ông Hà Sủm nguyên là Giám đốc Sở

Văn hóa Thông tin tỉnh Hòa Bình đã thực hiện một dự án làm lại lễ chá

chiêng. Kể từ đó cũng không thấy ai tổ chức nữa.

Võ Thị Thường có bài viết về lễ “cha chiêng” của người Thái Mai

Châu Hòa Bình, trong đó có đoạn tác giả viết: “Phần hội nhộn nhịp trong

tiếng chày gõ vào máng lúa (tẳm đuống)” [135, tr.583].

Xưa kia, ở các bản Thái thường xuất hiện những ông Mùn. Thông

thường, ông Mùn vừa làm thầy Mo, vừa biết nhiều bài thuốc chữa bệnh, hiểu

biết về văn học nghệ thuật. Để ràng buộc những người dân được ông chữa

khỏi bệnh, cứ một đến hai năm, ông Mùn lại mở hội chá chiêng một lần. Hội

chá chiêng thường được tổ chức vào tháng Giêng. Ngày lễ này, những người

1. Hà Công Nhôi: sinh năm 1952; Địa chỉ: Số nhà 47, bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu. Phỏng vấn ngày

1/5/2017.

79

được chữa bệnh đều phải đến nhà thầy Mùn tạ ơn. Trong lễ chá chiêng, ngoài

phần nghi lễ ra, có rất nhiều sinh hoạt văn nghệ như ca hát, múa khăn, múa

tập thể, múa kiếm, trò diễn, hái hoa kếp boóc, gõ trống chiêng... Trong đó

cũng có phần kánh loóng. Việc người Thái Mai Châu kánh loóng trong lễ chá

chiêng cũng diễn ra trong phần vui hội. Loóng được đặt ở giữa sân, trong

vòng những người làm lễ và ở ngay cạnh thầy Mo. Việc kánh loóng cũng phải

theo sự chỉ đạo của ông Mo. Kánh loóng trong chá chiêng thường kéo dài

trong khoảng 30 đến 40 phút. Theo ông Hà Công Nhôi, bài kánh loóng trong

chá chiêng cũng chỉ có một kiểu đánh. Số người gõ bao giờ cũng là chẵn đứng

thành từng đôi. Khi kánh loóng có kết hợp với trống chiêng, boóng mu (ống

tre rỗng hai đầu) và nhảy múa.

2.2.1.3. Các hình thức sử dụng kánh loóng

Qua những trường hợp sử dụng loóng của người Thái Mai Châu, chúng

tôi thấy có 2 hình thức sau:

Sử dụng đơn lẻ: Đây là hình thức sử dụng phổ biến của người Thái Mai

Châu. Trong sinh hoạt lao động cũng như các nghi lễ, tín ngưỡng, người Thái Mai

Châu chủ yếu chỉ sử dụng riêng một chiếc loóng. Bản thân việc kánh loóng khi có

sự kết hợp của nhiều người cùng làm đã rất khó đều nhau. Có lẽ vì lý do này mà

hiếm khi thấy việc kánh loóng kết hợp với các nhạc cụ hay công cụ nào khác.

Sử dụng kết hợp với nhạc cụ gõ khác: Trước đây, người Thái Mai Châu

có kết hợp kánh loóng với trống, chiêng nhưng cũng không phổ biến. Trong

một số nghi lễ, tín ngưỡng, ở phần vui hội chúng ta có thể bắt gặp hình thức

này, thậm chí họ kết hợp cả múa sạp. Khi có Nguyệt thực, người Thái Mai

Châu mang loóng ra gõ cùng với các công cụ khác như xoong, nồi... Tất cả

những vật dụng nào có thể tạo ra tiếng động mạnh thì họ mang ra gõ. Âm

thanh tạo ra càng to càng tốt.

80

2.2.1.4. Ứng xử của người Thái Mai Châu với loóng

Coi loóng là dụng cụ quan trọng trong gia đình: Trước đây, loóng là

một dụng cụ rất quan trọng, cần thiết trong mỗi gia đình người Thái Mai

Châu, vì chức năng chính là giã lúa. Nếu không có loóng thì việc giã lúa lấy

gạo sẽ rất khó khăn. Với vai trò quan trọng như vậy, loóng được người Thái

ứng xử cũng có những nét đặc biệt. Phải chọn ngày đi vào rừng tìm gỗ làm

loóng. Khi làm xong, cũng phải chọn ngày để kéo về. Ngày kéo loóng mới về

là ngày vui của riêng gia đình nhưng cũng là niềm vui của làng xóm.

Loóng thường được đặt ở gầm nhà sàn, nơi thuận tiện cho việc giã lúa,

đồng thời tránh mưa nắng hắt vào sẽ làm hỏng. Một số gia đình còn làm thêm

mái che ở phía trước hoặc bên cạnh nhà sàn là nơi để loóng. Trong khu vực

mái che này, họ để một số vật dụng khác nữa như cối giã gạo bằng chân, nia

để sẩy gạo... Cũng xuất phát từ dụng cụ tạo ra hạt gạo để ăn, nên người Thái

cũng tránh việc dẵm chân hoặc ngồi lên loóng.

Coi loóng có hồn: Người Thái Mai Châu cũng giống như nhiều tộc

người khác trên đất nước ta, đều có quan niệm tín ngưỡng vạn vật hữu linh.

Tức là tất cả mọi vật đều có linh hồn. Loóng cũng được coi như vậy. Trong

gia đình người Thái, những dụng cụ lao động cũng như gia súc như trâu bò...

họ đều rất coi trọng. Trước đây, vào ngày Tết họ còn làm mâm cơm cúng mời

hồn của các dụng cụ về ăn Tết.

Xem loóng như một phương tiện đưa linh hồn người đã khuất về

Mường Trời: Trước đây, trong đám tang của người Thái Mai Châu, bắt buộc

có tục lệ con trai cả quăng chài1, con dâu kánh loóng. Con trai cả phải quăng

chài vào sàn nhà và nói “ôi mẹ tôi (bố tôi) chết rồi”, sau đó trống chiêng nổi

lên. Hành động của người con trai cả như một sự thông báo với làng bản việc

1 Quăng chài: là tục lệ khi nhà có người mất. Trài là một công cụ để đánh bắt cá ngoài sông, suối.

81

gia đình nhà mình có tang. Từ đó, họ hàng, người trong làng bản sẽ sang giúp

đỡ các công việc tang lễ.

Việc con dâu phải kánh loóng trong tang ma đã đặt ra những vấn đề cần

lý giải về vai trò, ý nghĩa của việc kánh loóng trong lễ tang. Tại sao người

Thái Mai Châu đưa sinh hoạt kánh loóng vào trong tang ma? Phải chăng để

mong cho hồn người chết no đủ hay để đưa hồn người chết lên Mường Trời

rồi sau đó mới được tái sinh? Hiện nay, trong tang ma của người Thái Mai

Châu không còn kánh loóng nữa. Trong quá trình đi điền dã, chúng tôi đã hỏi

một số nhà nghiên cứu văn hóa tại địa phương và các cụ già người Thái về

vấn đề tại sao lại người Thái lại kánh loóng trong tang ma, thì phần lớn chưa

có câu trả lời rõ ràng. Các nhà nghiên cứu cũng chưa giải thích được cụ thể

vấn đề này.

Trước hết, cần phải xác định việc kánh loóng trong tang ma có thể coi

là một thể loại nhạc nghi lễ phong tục. Xưa kia, con người đã biết đưa âm

nhạc dân gian vào các phong tục, nghi lễ như tang ma, cưới hỏi, cúng tế… để

làm vui hoặc tô điểm thêm cho không khí mỗi buổi lễ được trang trọng, linh

thiêng hoặc biểu đạt những ý niệm nào đó trong niềm tin của mỗi tộc người.

Để lý giải vấn đề ý nghĩa của việc kánh loóng trong tang ma, chúng tôi

sẽ đi từ vai trò của ông Mo trong tang lễ trong việc đưa hồn về Mường Trời.

Theo Nguyễn Hữu Thức: “Tang lễ của người Thái nhất thiết phải có nghi

lễ Mo dẫn hồn người mất về Mường Trời. Ông Mo là nhân vật trung gian

chuyển tiếp hồn người ở cõi sống về cõi Mường Phi (Mường Ma)” [134, tr.84].

Họ là người thay mặt cho người dương trần tiếp xúc với người âm, là

người chủ xướng, tổ chức và hướng dẫn thực hiện các trình thức, lễ thức của

đám tang từ đầu cho đến cuối. Họ là người diễn xướng áng mo dài hơi với

nhiều bài Mo, những cung đoạn khúc triết lâm ly khác nhau để dẫn các linh

hồn từ thế giới này đến một thế giới khác một cách tuần tự và logic.

82

Hà Sủm viết:

Ông mo kể lai lịch người chết “ẳm óc chẩu xứa” nói với linh hồn

người chết hãy nhận lấy thức ăn, đồ dùng, công cụ sản xuất của con

cháu để về “mường ma” làm vốn liếng, tiếp tục sống ở thế giới bên

kia. Sau cùng mo “dẫn đường”, linh hồn người chết đến nhập nhà

mồ. Con cháu và dân làng khóc tiễn biệt người thân lần cuối cùng.

Trống, chiêng, kèn đưa đám nổi lên [111, tr.93].

Trong Ẳm Ệt của người Thái Mai Châu có phần mo đưa hồn người chết

về Mường Trời. Phần này gọi là mo lên trời, trong đó có kể các chặng đường

mà hồn phải đi qua. Có đoạn:

…Chỗ nào xấu Mo bắc cầu

Nơi nào sợ Mo đi trước

Chĩa mũi gươm đi trước dẫn đường

Chặng khó đoạn xấu ta đi qua

Đoạn dài đi hết buổi ta vượt

Đi đến nơi

Mường Ma giã gạo cối đá, cối cát

Ma giã gạo hốc đá trên cao

Chặng này ta đi qua

Khỏi chặng này ta đi đến…[112, tr.817]

Áng mo lên trời là một áng mo dài hơi nhất và cũng vô cùng quan trọng

trong quá trình diễn ra lễ tang, đồng thời cũng là phần kết thúc các trình thức,

lễ thức của cuộc lễ. Toàn bộ diễn xướng mo lễ tang kể từ lúc khởi đầu cho

đến phần kết thúc là một chuỗi những diễn biến và các sự kiện rất logic. Tất

cả đều được thần thoại hóa trong suốt chặng đường từ mường trần gian qua

mường long vương âm phủ của vua thủy tề rồi lên mường trời thấp đến

83

mường trời cao. Tất cả đều được ghi lại trong cuốn Ẳm Ệt sử thi dân tộc Thái

Mai Châu.

Như vậy, theo các nhà nghiên cứu đi trước đã nhận định, vai trò của

ông mo trong tang lễ người Thái đặc biệt quan trọng. Ông mo tổ chức mọi

công việc, các nghi thức, thủ tục cần thiết và đặc biệt là phải hát những áng

mo để đưa hồn về Mường Trời.

Trong tang ma Thái Mai Châu, sau khi ông mo làm xong thủ tục, các

con dâu xuống sân và mỗi người cầm một cái chày. Đến giờ chuẩn bị kánh

loóng, ông mo nói với hồn loóng cho các con dâu được bước qua loóng và

kánh loóng. Tất cả con dâu bước qua loóng ba lần sau đó bắt đầu gõ. Họ gõ

khoảng hai đến ba phút thì dừng. Chỉ có con dâu gõ, phụ nữ ngoài không

được gõ. Nhà nào con dâu ít thì nhờ các dâu trong họ sang giúp. Kánh loóng

xong thì ông mo đưa con dâu lên nhà.

Chúng ta có thể nhận thấy, kánh loóng cũng là một hoạt động, một thủ

tục, hay một bước quan trọng nằm trong chuỗi các thao tác tổ chức của ông

mo, để giúp cho linh hồn người đã khuất được thanh thản, no đủ, vui vẻ, và

đặc biệt lên được tới Mường Trời để rồi tái sinh. Loóng là một nông cụ rất

quan trọng trong việc tạo ra hạt gạo nuôi sống con người. Mỗi gia đình đều

phải có loóng. Loóng gắn bó mật thiết với đời sống người Thái.

Ngoài chức năng của một nông cụ, loóng còn là một nhạc cụ có thể tạo

ra những âm hưởng rất sinh động, tinh tế, giàu sức biểu cảm. Chính những âm

hưởng đó đã góp phần khắc vào niềm tin của người Thái về một chức năng

trong tang ma. Không phải tự nhiên mà trong nhiều loại nhạc cụ của người

Thái, họ đã chọn loóng để gõ trong tang ma. Rõ ràng, loóng có ưu thế vượt

trội về âm lượng, âm sắc, khoảng âm khá rộng. Đặc biệt, những âm hình tiết

tấu mà người Thái gõ trên loóng rất đa dạng, có tính chất thúc dục, tạo một

cảm giác muốn nhún nhảy, bước đi, thậm chí như muốn “bay” lên. Hơn nữa,

một cảm nhận chung khi nghe kánh loóng là sự vui tươi, lạc quan, thể hiện

84

niềm tin, khát vọng, mong ước những điều tốt đẹp sẽ đến với người đã khuất

ở trên Mường Trời.

Chính sự quan trọng của loóng trong đời sống người Thái với tư cách

một nông cụ và những hiệu ứng về mặt tính chất âm nhạc với tư cách một

nhạc cụ đã khiến họ lựa chọn loóng gõ trong tang lễ.

Theo Vi Văn Biên, khi nghiên cứu về văn hóa vật chất của người Thái

Thanh Hóa – Nghệ An, cũng đề cập đến việc người Thái khu vực này Khua

luống trong đám tang:

Khi gia đình nào có người chết thì 6 người xuống gầm sàn khua

một hồi luống dài theo điệu 2 lần thúc chày vào lòng luống, một lần

đập chày vào thành luống (đầu chày không được đập vào nhau);

trong khi khua không được kết hợp giã gạo. Trong quá trình làm

ma, khi thầy mo mời hồn người chết ăn hoặc thầy mo đưa hồn

người chết lên đến (cổng trời) đều khua luống để hồn người chết

nhớ [18, tr.243].

So sánh giữa văn hóa của người Thái vùng Thanh - Nghệ với vùng Thái

Tây Bắc, tác giả viết:

Sự tương đồng về văn hóa giữa các nhóm Thái có được là do họ

đều có cội nguồn chung, về ngôn ngữ và văn hóa chung… Người

Thái Thanh Hóa, Nghệ An về nguồn gốc, họ có lịch sử di cư, do

vậy trong hành trang mà họ mang theo có cả những phong tục

truyền thống văn hóa dân tộc tồn tại hàng ngàn năm, gồm những tập

tục, ma chay, cưới xin, thờ cúng, hội hè… khó nhầm lẫn với các

dân tộc khác [18, tr.303].

Theo Dương Hồng Từ, khi nghiên cứu về âm nhạc dân gian dân tộc

Thái Nghệ An cũng đã đề cập đến Khắc luống trong tang ma:

85

Người Thái quan niệm người chết tức là linh hồn về sống với tổ

tiên, về nơi họ phải về, ở đó là thế giới của thần tiên, là nơi ở của

ông trời, ở đó quang cảnh thật đẹp đẽ, đời sống thật sung sướng, do

đó khi có người chết người thân phải làm lễ tiễn hồn vía về với tổ

tiên và với quan niệm như thế âm nhạc trong lễ tang của người Thái

ngoài các bài bi ai còn có các bài rộn ràng vui tươi, có nơi còn tổ

chức Khắc luống… [147, tr.27].

Như vậy, theo Vi Văn Biên, trong quá trình làm ma, khi thầy mo mời

hồn người chết ăn hoặc thầy mo đưa hồn người chết lên đến (cổng trời) đều

khua luống để hồn người chết nhớ. Còn theo Dương Hồng Từ, người Thái

Nghệ An Khắc luống trong tang ma cũng để tiễn hồn vía người đã khuất về

với tổ tiên. Những qua niệm này của người Thái vùng Thanh – Nghệ cũng

tương đồng với người Thái Tây Bắc.

Qua phân tích, lý giải việc người Thái Mai Châu kánh loóng trong tang

ma, cũng như xem xét sinh hoạt này trong tang ma của người Thái khu vực

Thanh – Nghệ, chúng tôi cho rằng, mục đích, ý nghĩa của sinh hoạt này nhằm

giúp cho linh hồn người đã khuất được thanh thản, no đủ, vui vẻ, và đặc biệt

là sẽ lên được tới Mường Trời để rồi tái sinh.

2.2.2. Sinh hoạt văn hóa kánh loóng giai đoạn 1993 – 2017

Năm 1993 là dốc mốc quan trọng làm thay đổi diện mạo sinh hoạt văn

hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu. Tỉnh Hòa Bình chính thức có văn

bản chỉ đạo tập trung phát triển huyện Mai Châu thành khu du lịch trọng điểm

của tỉnh. Đồng thời, thời điểm này máy xay xát và máy tuốt lúa đã thay thế

hoàn toàn loóng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Loóng lúc này không

còn chức năng là nông cụ mà chính thức trở thành một loại nhạc cụ gõ được

đưa vào biểu diễn phục vụ du khách thăm quan. Vì thế, sinh hoạt văn hóa

kánh loóng trong giai đoạn này có những thay đổi so với trước đây. Chúng tôi

86

sẽ nghiên cứu, làm rõ những biểu hiện để thấy được sự biến đổi của hình thức

sinh hoạt văn hóa này.

2.2.2.1. Quan niệm mới về sinh hoạt văn hóa kánh loóng

Hiện nay, loóng chỉ còn chức năng duy nhất đó là một nhạc cụ dùng để

biểu diễn trong một số hình thức sinh hoạt văn hóa. Chức năng giã lúa đã

không còn nữa. Cùng với đó, những quan niệm về sinh hoạt kánh loóng cũng

có sự thay đổi. Các quan niệm cũ như loóng là vật dụng quan trọng, Ếch ăn

trăng, xua đuổi thú dữ, làm vui trong các nghi lễ tín ngưỡng... thì nay đã

không còn nữa hoặc rất mờ nhạt. Hiện nay, có một quan niệm mới khá phổ

biến tại Mai Châu, người Thái coi sinh hoạt kánh loóng là hình thức biểu diễn

để phục vụ du lịch và một số ngày vui. Không gian diễn tấu mới này không

phải là những nghi lễ hay lễ hội như xưa. Người Thái Mai Châu không còn

giữ các quan niệm cũ khi họ sinh hoạt kánh loóng. Ngày nay, họ chỉ biết rằng

kánh loóng tạo nên những âm thanh vui tai, khiến cho người nghe thích thú,

đồng thời mang lại cho họ thu nhập. Vì thế, họ lập ra các đội loóng, cùng

nhau luyện tập gõ cho thành thạo để mỗi khi có dịp là cùng nhau kánh loóng.

2.2.2.2. Những trường hợp sử dụng loóng

Những trường hợp đã hoàn toàn mai một: người Thái Mai Châu trước

đây thường kánh loóng trong lao động, hoặc trong các dịp vui, ngày Ếch ăn

trăng (Nguyệt thực), tang lễ, đám cưới, mừng cơm mới, lễ chá chiêng, xên

bản, xên mường. Đến giai đoạn này, gần như tất cả trường hợp này đã không

còn kánh loóng nữa. Có thể nói, các trường hợp kánh loóng trong lao động và

các phong tục, nghi lễ, tín ngưỡng đã hoàn toàn bị mai một. Chỉ còn duy nhất

lễ xên bản, xên mường là vẫn kánh loóng. Tuy nhiên, vai trò của sinh hoạt

kánh loóng trong lễ này cũng không còn quá quan trọng và hình thức biểu

hiện cũng có sự biến đổi. Chúng tôi sẽ trình bày kỹ vấn đề này trong phần sau.

Những trường hợp mới được sử dụng: Hiện nay, việc kánh loóng phục

vụ khách du lịch là phổ biến hơn cả. Thực chất, trong các chương trình chính

87

biểu diễn văn nghệ phục vụ du khách tại các bản làm du lịch, người Thái

không đưa loóng vào. Họ chỉ kánh loóng khi có yêu cầu riêng. Điều này theo

một số người Thái1 tại đây lý giải rằng bản thân chiếc loóng rất to và nặng,

không tiện để di chuyển lên khu vực có sân khấu nhỏ để biểu diễn cho du

khách nghe. Bên cạnh đó, để kánh loóng cần đến nhiều người cùng làm. Vì

thế, cũng khó thực hiện khi kinh phí tổ chức toàn bộ chương trình văn nghệ

không có nhiều. Những chiếc loóng còn lại đến nay thường được để ở nhà văn

hóa hoặc khu vực các bản du lịch. Khi có khách yêu cầu, họ sẽ di chuyển

loóng ra khu vực sân rộng để kánh loóng.

Bên cạnh việc kánh loóng phục vụ du lịch, chính quyền, đoàn thể ở Mai

Châu cũng chú trọng đưa sinh hoạt kánh loóng vào những ngày vui như ngày

Đại đoàn kết toàn dân, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, phục vụ một số Hội nghị của

UBND huyện. Trong những ngày này, người Thái tổ chức kánh loóng như

một tiết mục văn nghệ biểu diễn trong chương trình.

2.2.2.3. Các hình thức sử dụng loóng

Giai đoạn này, qua tìm hiểu những trường hợp sử dụng loóng của người

Thái Mai Châu, chúng tôi thấy có 2 hình thức sau:

Sử dụng đơn lẻ: Đây là hình thức sử dụng phổ biến của người Thái Mai

Châu hiện nay. Trong việc phục vụ khách du lịch, những ngày vui, ngày Đại

đoàn kết toàn dân, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, các Hội nghị của UBND Huyện,

người Thái Mai Châu chủ yếu chỉ sử dụng một chiếc loóng.

Sử dụng kết hợp với nhạc cụ gõ khác: Hiện nay, người Thái Mai Châu

có kết hợp kánh loóng với trống, chiêng nhưng cũng không phổ biến. Ở một

số đội kánh loóng, chúng tôi vẫn thấy hình thức này, thậm chí họ kết hợp cả

múa sạp. Tuy nhiên, việc kết hợp kánh loóng với trống, chiêng chỉ mang tính

hình thức. Hiệu quả âm thanh của sự kết hợp này là không tốt, nghe rất lộn

1 Hà Công Quân: số nhà 47, bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu; Phỏng vấn ngày 3/5/2017.

Lò Thị Kiết: bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu; Phỏng vấn ngày 3/5/2017.

88

xộn. Bởi những âm hình tiết tấu của việc kánh loóng do nhiều người cũng gõ

đã rất khó đều, đôi khi còn bị lệch nhịp. Khi kết hợp thêm trống chiêng gõ

cùng mà không theo quy tắc âm nhạc nào lại càng làm rối hơn. Có lẽ, sự kết

hợp này chỉ mang tính hình thức. Sự góp thêm của trống chiêng chỉ thêm

phần sôi nổi cho các cuộc vui hội.

2.2.2.4. Ứng xử của người Thái Mai Châu với loóng

Hiện nay, ứng xử của người Thái Mai Châu đối với loóng cũng có

nhiều thay đổi. Trước đây, loóng là một vật dụng quan trọng trong mỗi gia

đình người Thái. Gia đình nào cũng có ít nhất một chiếc loóng. Họ để ở gầm

sàn nhà, nơi không bị mưa nắng hắt vào làm hỏng loóng. Có một số gia đình

còn làm thêm mái che riêng cho loóng. Bên cạnh đó, họ còn coi loóng cũng

có hồn giống như các vật dụng khác xung quanh đời sống của họ (tín ngưỡng

vạn vật hữu linh). Đặc biệt, họ còn coi loóng như một phương tiện đưa hồn

người đã khuất về Mường Trời. Hiện nay, tất cả những quan niệm này đã

không còn nữa. Người Thái Mai Châu giờ đây chỉ coi loóng như một nhạc cụ

dùng để biểu diễn văn nghệ. Khi không dùng thì họ lại để gọn vào một góc

của sân nhà, nơi có mái che. Những chiếc loóng là của chung của mỗi bản thì

để ở sân khu vực nhà văn hóa hoặc ở góc sân của bản. Nhìn chung, người

Thái Mai Châu đều có ý thức rằng những chiếc loóng còn tồn tại đến nay đều

rất có giá trị. Họ hiểu rằng muốn làm một cái loóng mới là rất khó khăn, thậm

chí không có điều kiện để làm. Nhiều gia đình cũng muốn đi tìm mua để có

thể sở hữu một chiếc loóng còn đẹp, chắc chắn. Như vậy, ứng xử với loóng

cũng có thay đổi rõ rệt. Trước đây, vì loóng quan trọng, cần thiết phục vụ cho

lao động nên gia đình nào cũng sở hữu. Hiện nay, họ muốn sở hữu loóng như

để lưu lại một nông cụ cổ ít nhiều có giá trị đối với việc phục vụ du lịch.

2.3. Nghệ thuật kánh loóng

Như trên đã nêu, ngoài chức năng là một công cụ lao động, loóng là

một loại nhạc cụ độc đáo. Trải qua thời gian dài gắn liền với đời sống người

89

Thái, sinh hoạt văn hóa kánh loóng đã trở thành một hình thức nghệ thuật.

Trong đó đã định hình các yếu tố như cơ cấu tổ chức người diễn tấu, điều

kiện diễn tấu, phương thức, kỹ thuật diễn tấu, nguyên tắc âm nhạc, bài bản.

Tất cả yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên những âm hưởng giàu cảm xúc,

cuốn hút người nghe, thể hiện tài năng của người kánh loóng.

2.3.1. Về cơ cấu tổ chức người diễn tấu

Bài dùng trong lễ mừng cơm mới, số người gõ thường là chẵn, trong đó

có 2 người đóng vai trò giữ nhịp, những người còn lại chia làm từng cặp đứng

đối diện dọc theo hai thành loóng. Số người gõ ít hay nhiều phụ thuộc vào

chiều dài của loóng. Ở bài này, hình thức gõ và số người tham gia được người Thái

Mai Châu phân định như sau: 2 người trong vai trò giữ nhịp được gọi là “Tô mé”

nghĩa là “Cái”, những người còn lại được gọi là “Au lục” nghĩa là “Con”. Hai người

trong vai trò làm “Cái” bao giờ cũng gõ trước mấy nhịp lấy đà, sau đó những người

gõ trong vai trò “Con” sẽ vào sau. Tất cả mọi người đều đứng gõ, trong đó những

người “Con” đứng hướng nhìn về phía “Cái” giữ nhịp.

Bài dùng trong lễ tang, số người tham gia cũng là chẵn, được chia làm

từng cặp. Khi tham gia các cặp đó đứng thành hai hàng quay mặt vào nhau

dọc theo thành loóng. Hai người gõ ở vị trí đầu của loóng trong vai trò giữ

nhịp được gọi là “Cái”. Những người còn lại chia làm từng cặp gõ những âm

hình tiết tấu chính của bài. Hai người làm “Cái” bao giờ cũng gõ trước mấy

nhịp, sau đó những đôi làm “Con” vào sau.

2.3.2. Về điều kiện diễn tấu

Để tổ chức được một cuộc diễn tấu kánh loóng, phải đáp ứng được các

điều kiện sau:

Tiêu chuẩn của loóng: Để chọn một chiếc loóng đưa ra diễn tấu đó là

phải chắc, vang, không bị nứt, vỡ, hình thức đẹp, có chiều dài đủ để nhiều

người đứng gõ (thường là 10 người).

90

Có đủ số chày: Khi kánh loóng, mỗi người sẽ cầm một chày để gõ.

Không có quy định cụ thể về số người chơi vì phụ thuộc vào độ dài của loóng.

Nếu chiếc loóng dài sẽ có nhiều người cùng chơi và ngược lại. Như vậy, trong

quá trình chuẩn bị kánh loóng, nhóm người tham gia đã phải xác định rõ

chiều dài của loóng, từ đó họ tập hợp đủ số người chơi kèm theo số chày cho

mỗi người.

Có đủ số người biết kánh loóng: Để diễn tấu kánh loóng, nhất thiết

phải có đủ số người biết gõ. Có thể nói, nếu không biết gõ thì không thể đứng

vào đội hình người chơi kánh loóng. Khi kánh loóng, người chơi thường đứng

thành từng đôi quay mặt vào nhau. Có những động tác khó như va hai đầu

chày vào nhau. Nếu không biết gõ sẽ rất dễ va chày vào mặt hoặc tay người

cùng chơi. Diễn tấu kánh loóng có những nguyên tắc về âm nhạc. Mặc dù

những người tham gia không hiểu về nguyên tắc âm nhạc nhưng họ lại có

cách thức riêng để có thể gõ những âm hình tiết tấu phức tạp mà vẫn đều

nhau, không bị lệch nhịp.

2.3.3. Phương thức và kỹ thuật diễn tấu

2.3.3.1. Phương thức diễn tấu

Phổ biến nhất là những người gõ đứng thành từng đôi quay mặt vào

nhau. Tập thể nhiều người cùng gõ đòi hỏi phải tuân theo những quy định

chặt chẽ. Những người tham gia diễn tấu phải nắm vững quy định này. Chỉ

cần một người hoặc một đôi gõ sai là cả đội hình kánh loóng sẽ lộn xộn ngay.

Tư thế diễn tấu: Diễn tấu loóng có thể ở nhiều tư thế như đứng thẳng,

cúi khom lưng vừa phải, cúi khom lưng thấp xuống.

Động tác diễn tấu: Có 5 động tác cơ bản là: Giã (đâm thẳng đầu chày

xuống giữa lòng loóng hoặc thành loóng ở phía đối diện người chơi), Gõ (gõ

cạnh đầu chày vào thành loóng ở cùng phía người chơi), Chọi (dùng hai cạnh

của đầu chày chọi với nhau), Dập (đặt chày nằm ngang loóng dập xuống mặt

loóng), Va (đặt chày nằm ngang loóng rồi va hai chày vào nhau).

91

Như vậy, có 6 loại âm thanh có thể tạm được mô tả bằng các từ tượng

thanh như sau:

- Âm thanh Giã vào lòng loóng: Truỵch (âm thanh trầm, đục).

- Âm thanh Gõ hoặc Giã vào thành loóng: Kang (âm thanh tầm trung,

chắc, gọn).

- Âm thanh Chọi cạnh đầu chày vào nhau: Cắc (âm thanh đanh, sắc, gọn).

- Âm thanh Dập chày xuống ngang mặt trên loóng: T’rụp (âm thanh

tầm trung, không gọn).

- Âm thanh Va hai chày vào nhau: T’rách (âm thanh tầm trung, không gọn).

Riêng đối với âm thanh do Chọi cạnh đầu chày vào nhau, người Thái sử

dụng cả hai đầu trên và dưới của chày. Chúng tôi gọi hai động tác Chọi cạnh đầu

chày vào nhau ở đầu trên và dưới của chày là: Cắc trên và Cắc dưới.

Với âm sắc của các âm thanh này, chúng tôi thể hiện trên khuông nhạc

như sau:

Truỵch Kang Cắc trên Cắc dưới T’rụp T’rách

Bảng 2.2: Động tác và âm thanh của loóng

STT Động tác Vị trí tạo âm

thanh

Màu sắc âm

thanh

Âm

thanh

Vị trí các âm

thanh trên khuông

nhạc

1 Giã

Lòng và thành

loóng (phía đối

diện người chơi)

Trầm, đục Truỵch

2 Gõ Thành loóng (phía

gần người chơi) Trung, chắc Kang

3

Chọi

Hai cạnh đầu

chày

Đanh, sắc,

gọn

Cắc trên

Cắc dưới

92

4 Dập Ngang mặt trên

của loóng

Trung,

không gọn T’rụp

5 Va Hai thân chày Trung,

không gọn T’rách

Như vậy, chỉ với 6 âm thanh tạo ra từ chiếc loóng, người Thái Mai

Châu đã sáng tạo ra nhiều âm hình tiết tấu khác nhau, gắn với ý nghĩa, tính

chất, đặc điểm của từng loại hình sinh hoạt văn hóa như đã nêu ở trên.

2.3.3.2. Kỹ thuật diễn tấu

Kỹ thuật diễn tấu kánh loóng không quá phức tạp. Chỉ cần hiểu cách

thức thực hiện sẽ làm được. Thông thường, người chơi dùng hai tay cầm ở

phần giữa của chày. Một số chiếc chày khá dài và nặng, vì thế, khi gõ người

chơi phải dùng một lực tương đối mạnh thì mới có thể tạo ra những âm thanh

khỏe khoắn, chắc gọn. Nếu Gõ vào thành loóng hoặc Chọi chày vào nhau thì

người chơi phải đứng thẳng để thực hiện. Còn khi Giã xuống vị trí lòng

loóng, đòi hỏi người chơi phải cúi xuống một chút thì mới Giã tới vị trí này.

Đối với hai người gõ trong vai trò giữ nhịp (Cái), họ thường đứng ở đầu

hoặc giữa loóng. Trong tất cả các đôi tham gia kánh loóng, chỉ có hai người

trong vai trò làm Cái có tư thế, cách cầm chày khác những đôi còn lại. Hai

người làm Cái sẽ cúi khom lưng. Hai chiếc chày được đặt ngang mặt loóng.

Mỗi người dùng hai tay cầm hai cạnh đầu chày. Cách tạo âm thanh là Dập

ngang thân chày xuống mặt loóng và Va hai thân chày vào nhau. Động tác tạo

âm này hoàn toàn giống cách người Thái gõ cho mọi người chơi nhảy sạp.

Trong các cách tạo âm thanh, có thể nói động tác Chọi hai cạnh đầu

chày vào nhau là khó nhất. Khi thực hiện động tác này, hai người chơi cần để

hai chày gần nhau theo phương thẳng đứng. Khoảng cách giữa hai chày

khoảng 20cm. Người chơi sẽ phải Chọi liên tục một chùm tiết tấu từ hai cạnh

đầu chày. Lúc này, đòi hỏi người chơi phải rất tập trung, khéo léo, xử lý gọn

93

gàng, nhẹ nhàng mà vẫn tạo được âm thanh chắc, gọn. Nếu thực hiện động tác

này không khéo léo có thể va chày vào tay hoặc mặt, đồng thời phần đầu chày

phía dưới rất dễ va phải thành loóng.

2.3.4. Các nguyên tắc âm nhạc của kánh loóng

Từ việc mô tả các âm thanh của loóng ra trên khuông nhạc, là cơ sở để

chúng tôi ký âm những âm hình tiết tấu của các bài bản kánh loóng. Phân tích

những bài bản này từ góc độ âm nhạc học cho chúng tôi thấy những nguyên

tắc âm nhạc sau:

- Bài dùng trong Lễ mừng cơm mới [PL 5, tr.193]

Chúng tôi ký âm bài bản kánh loóng ra trên khuông nhạc. Có thể thấy

rõ là có sự phân chia thành 3 bè khác nhau cùng vang lên trong quá trình kánh

loóng. Bè 1 và bè 2 là do những người trong vai trò “Con” sẽ gõ. Về mặt tiết

tấu, có thể thấy hai bè này hoàn toàn giống nhau. Tức là đều sử dụng tiết tấu

nghịch phách, chùm 3 nốt nhạc có móc kép trước, chùm 2 nốt móc đơn. Tuy

nhiên, người Thái đã rất khéo léo khi kết hợp hai bè này. Sự khéo léo, tinh tế

ấy thể hiện ở chỗ, mặc dù gõ âm hình tiết tấu giống nhau, nhưng âm sắc lại

khác nhau. Khi bè 1 gõ âm trầm (truỵch) thì bè 2 gõ âm trung (kang) và

ngược lại. Tức là luôn kẹp hai âm trầm và trung cùng vang lên. Hai bè này

liên tục thay đổi, lặp lại hai loại âm sắc này. Có thể nói, sự kết hợp cùng lúc

hai âm thanh trầm và trung chính là âm hưởng chủ đạo của bè 1 và bè 2.

Với bè 1 và bè 2, âm hình tiết tấu chủ đạo:

Mỗi đôi người gõ kánh loóng ở bè 1 và bè 2, sau khi gõ hai nhịp âm

hình tiết tấu như trên đây bằng âm trầm (truỵch), họ lại gõ đúng hai nhịp vẫn

tiết tấu như vậy nhưng bằng âm trung (kang). Âm hình tiết tấu chủ đạo này cứ

lặp đi lặp lại như vậy thành chu kỳ.

Bè 3 là những người trong vai trò làm “Cái” sẽ gõ. Bè này chơi âm

hình tiết tấu móc đơn trì tục. Bè 3 sử dụng hai âm là âm trầm (truỵch) và

94

trung (kang). Đặc điểm của bè 3, chỉ đơn thuần gõ đều đặn, giữ nhịp ổn định

cho các bè “Con” chơi những âm hình tiết tấu phức tạp hơn.

Âm hình tiết tấu chủ đạo của bè 3:

Âm hình tiết tấu này cứ lặp đi lặp lại đều đặn.

Mối tương quan giữa bè 3 với bè 1 và bè 2 cũng tạo nên những sắc thái,

đặc trưng âm nhạc.

Khi bè 3 gõ xuống âm trầm thì bè 1 và 2 nghỉ. Sau đó bè 3 gõ âm trung

(kang) trùng với bè 1 (truỵch) và 2 (kang). Giữa bè 3 với bè 1 và 2 tạo nên

một cảm giác như đối đáp lại với nhau. Theo chúng tôi thấy, chính sự kết hợp

theo cách thức như thế này đã tạo nên âm hưởng đặc trưng của bài kánh loóng

trong lễ mừng cơm mới.

- Bài dùng trong lễ tang [PL 5, tr.193]

Âm hình tiết tấu chính của bài kánh loóng trong lễ tang là ở bè 1 và bè

2. Những người chơi bè này trong vai trò là “Con”. Điểm đặc trưng của bài

loóng trong tang lễ chính là động tác Chọi hai cạnh đầu dùi vào nhau.

Từng đôi người chơi sử dụng hai cạnh đầu dùi Chọi vào nhau. Đây là

động tác khó thực hiện. Đòi hỏi người chơi phải khéo léo, nắm vững kỹ thuật,

quy tắc thực hiện.

95

Xét tổng thể bài kánh loóng trong tang lễ, âm hình chủ đạo chính là nét

tiết tấu sau:

Chúng tôi nhận thấy giữa bè 1 với bè 2 có sự kết hợp tinh tế giữa những

âm trầm, âm cao của loóng và chày.

Âm hình tiết tấu đặc trưng của bài kánh loóng này:

Đây chính là nét tiết tấu chính của bài kánh loóng do các cặp làm

“Con” gõ. Nhưng các cặp không gõ đồng thời một lúc mà chia ra theo một

nguyên tắc. Một cặp sẽ gõ trước 4 ô nhịp, đến ô nhịp thứ 5 của nét tiết tấu này

thì cặp thứ hai mới bắt đầu gõ. Điểm thú vị là cặp thứ hai lại gõ đúng nét tiết

tấu này nhưng họ vào sau cặp trước 4 ô nhịp. Chính nguyên tắc này tạo nên sự

đối nhau giữa tiết tấu móc đen và móc đơn của hai bè. Nói một cách khác,

việc kết hợp hai “giai điệu” như vậy chồng lên nhau tạo cảm giác như một

dạng “phức điệu”. Điều này thể hiện thẩm mỹ cao về âm nhạc của người Thái

Mai Châu một sự sáng tạo rất thú vị, tinh tế, sinh động.

Bè 3 do 2 người đảm nhiệm, có vai trò giữ nhịp cũng được gọi là “Cái”,

chỉ gõ âm hình tiết tấu trì tục, đều đặn để tạo một bè nền ổn định, như một

điểm tựa vững cho các bè khác. Hai người chơi bè này để chày nằm ngang

loóng khi gõ nhìn hình thức gần giống cách người Thái đánh trong múa sạp.

Bè này chỉ có hai âm thanh đó là Va dùi vào nhau và Dập xuống mặt của

loóng. Nhìn chung âm hưởng của bè này chỉ mang tính chất, chức năng của

một bè giữ nhịp.

96

Âm hưởng chủ đạo của bè 3:

Mối tương quan giữa bè 3 với bè 1 và 2 trong bài kánh loóng này

không có gì đặc biệt. Âm hưởng bè 3 có khoảng âm trung. Khi vang lên sẽ

kẹp cùng các âm trầm, cao của bè 1 và 2. Khi bè 1 và 2 vang lên nghe đã rất

đầy đặn, sự xuất hiện của bè 3 đôi khi hơi mờ nhạt.

2.3.5. Bài bản kánh loóng

Số lượng bài: Xưa kia, trong mỗi hình thức sinh hoạt văn hóa của

người Thái Mai Châu như lễ cơm mới, lễ chá chiêng, lễ xên bản, xên mường,

tang ma… thường có một bài kánh loóng riêng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều bài

kánh loóng đã mất đi. Người Thái tại Mai Châu chỉ còn biết gõ 2 bài là kánh

loóng trong lễ mừng cơm mới và trong tang ma.

Tên gọi: Các bài kánh loóng hiện nay tại Mai Châu đã không còn giữ

được tên nữa. Chúng tôi đã hỏi một số nhà nghiên cứu văn hóa tại địa phương

cũng như nhiều người Thái cao tuổi biết về kánh loóng, nhưng đều không biết

tên gọi các bài nữa.

Loại nhịp: cả 2 bài kánh loóng đều có nhịp 2/4.

Cao độ của loóng: Ngoài phần tiết tấu, về âm thanh, loóng còn có

những độ cao khác nhau. Các cao độ này không thể xác định theo một thang

âm cụ thể nào, chỉ có thể xác định tương đối theo âm vực: trầm - trung - cao.

Cấu trúc âm nhạc: Có thể nhận thấy, 2 bài kánh loóng của người Thái

Mai Châu còn lại đến nay chỉ là dạng 1 câu nhạc (8 nhịp) được nhắc lại. Sự

nhắc lại ở đây cũng là nguyên dạng, không có thay đổi.

Trường hợp sử dụng: Xưa kia, mỗi bài kánh loóng được sử dụng cho

mỗi trường hợp cụ thể. Ngày nay, người Thái Mai Châu chỉ còn giữ được hai

bài là kánh loóng trong lễ cơm mới và trong tang lễ. Tuy nhiên, chính trong

hai lễ này bây giờ họ không tổ chức kánh loóng nữa. Họ sử dụng cho các

97

trường hợp mới như phục vụ du lịch, ngày Đại đoàn kết toàn dân, ngày Quốc

tế phụ nữ 8/3…

Tiểu kết

Trong chương 2 của luận án, các vấn đề trọng tâm được đề cập đến

gồm sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu trong giai đoạn

1954 – 1992 và 1993 – 2017; đồng thời luận án cũng chỉ ra các đặc trưng cơ

bản trong nghệ thuật kánh loóng.

Chúng tôi tìm hiểu sâu về sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái

Mai Châu trong giai đoạn 1954 – 1992, bao gồm các vấn đề cấu tạo loóng,

những quan niệm về sinh hoạt văn hóa kánh loóng, các trường hợp, hình thức

sử dụng loóng và ứng xử của người Thái Mai Châu với loóng. Tất cả vấn đề

này phản ánh rõ mối liên hệ giữa cộng đồng người Thái với loóng. Từ đó, cho

thấy tầm quan trọng của loóng đối với xã hội cổ truyền của người Thái Mai

Châu. Loóng có mặt trong nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, thể hiện những

quan niệm, cổ xưa và sự ứng xử của đồng bào với loóng.

Cùng với đó, chúng tôi tìm hiểu về những biểu hiện của sinh hoạt văn

hóa kánh loóng trong giai đoạn từ 1993 – 2017. Từ đó, cho chúng ta thấy rõ

sự biến đổi về nhiều mặt hình thức sinh hoạt văn hóa này. Những biến đổi thể

hiện ở các mặt như có một số quan niệm mới về sinh hoạt văn hóa kánh

loóng, các trường hợp sử dụng, sự ứng xử. Những biểu hiện của sinh hoạt văn

hóa kánh loóng trong đời sống người Thái Mai Châu giai đoạn này khác giai

đoạn trước rất nhiều. Sự thay đổi đó xuất phát từ những yếu tố khách quan,

điều kiện địa lý, hoạt động kinh tế du lịch, môi trường sống. Đó cũng là điều

hiển nhiên bởi các hiện tượng văn hóa dân gian cần có sự thay đổi để có thể

thích nghi, phù hợp với nhu cầu, thẩm mỹ, nhận thức của người Thái hiện nay.

Mục 2.3, chúng tôi đã trình bày chi tiết về nghệ thuật kánh loóng.

Trong đó, bao gồm các yếu tố cơ cấu tổ chức người diễn tấu, điều kiện diễn

98

tấu, phương thức và kỹ thuật diễn tấu, các nguyên tắc âm nhạc và bài bản

kánh loóng. Tất cả yếu tố này phản ánh tính nghệ thuật trong diễn tấu kánh

loóng. Rõ ràng, người Thái trải qua một thời gian rất dài, đã chắt lọc, sáng tạo

nên một hình thức nghệ thuật độc đáo. Thể hiện qua những tiết tấu đa dạng,

âm hưởng sinh động, sôi nổi.

99

Chương 3

NHỮNG BIỂU HIỆN TÍN NGƯỠNG VÀ VAI TRÒ PHỤ NỮ

THÁI MAI CHÂU TRONG SINH HOẠT VĂN HÓA KÁNH LOÓNG

Sinh hoạt văn hóa kánh loóng phản ánh những nét đặc trưng, độc đáo

trong quan niệm của người Thái Mai Châu. Đó là những biểu hiện về tín

ngưỡng và vai trò người phụ nữ Thái trong hình thức sinh hoạt văn hóa này.

3.1. Những biểu hiện tín ngưỡng

Tìm hiểu sinh hoạt văn hóa kánh loóng, chúng tôi nhận thấy có biểu

hiện một số tín ngưỡng cổ xưa của người Thái Mai Châu. Trong đó, có tín

ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ Mặt Trời, Mặt Trăng.

3.1.1. Tín ngưỡng phồn thực

3.1.1.1. Một số biểu hiện tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa Thái

Trong đời sống tâm linh của người Thái, cây hoa có vai trò rất quan

trọng. Ở các lễ hội Kin chiêng boóc mạy, Chá Mùn, Chá Một không thể thiếu

cây hoa. Biểu tượng cây hoa có nhiều lớp nghĩa, trong đó có nghĩa biểu tượng

về phồn thực. Theo Hoàng Anh Nhân:

Cây hoa rực rỡ sắc màu ấy, người xưa gửi gắm ẩn ý phần trên được

biểu hiện là dương vật, phần dưới biểu hiện là âm vật, giữa hai phần

ấy là trứng, là các loại động vật, là tô tem, là các công cụ làm ăn

sinh sống. Như vậy cây hoa là nơi biểu hiện tín ngưỡng phồn thực,

là loại tín ngưỡng xa xưa của con người [137, tr.129].

Cầm Trọng khi mô tả về lễ xên lẩu nó (cúng rượu măng) của người

Thái đã viết:

Bất thình lình, một đoàn múa với hình nộm dương vật làm bằng

khúc gỗ xuất hiện, cả cuộc vui rú lên như báo hiệu một cơn cuồng

loạn. Sau đó cuộc vui được phân thành nam, nữ đôi bên. Mỗi người

cầm một khúc lõi cây chuối để múa gọi là xe co cuổi (múa cây

100

chuối)… Khi tiến sát gần nhau, nam đâm thẳng cây chuối ra trước

mặt, nữ dương cây chuối lên đỡ. Cứ mỗi lần một cặp nam nữ đụng

chạm cây chuối, mọi người lại kêu đồng thanh ba tiếng: Xê! Xê!

Xê! Cuối cùng cuộc vui kết thúc bằng động tác đâm chuối và đỡ

chuối loạn xạ [142, tr.62].

Đỗ Đình Hãng và Vũ Trường Giang khi tìm hiểu về các lễ hội của

người Thái cũng nhận định:

Tín ngưỡng phồn thực là một hiện tượng rất phổ biến ở nhiều lễ hội.

Ở các lễ hội truyền thống của người Thái, tín ngưỡng phồn thực xuất

hiện nhiều và khá phong phú ở hội chơi hang và một số hội đầu

xuân. Tín ngưỡng phồn thực biểu hiện ở vật thờ cúng, ở biểu trưng

cây cỏ và được phản ánh trong các trò chơi, trò diễn mang tính nghi

lễ phong tục. Có thể thấy rất rõ qua các trò chơi tung còn, một trò

chơi không thể thiếu trong nhiều lễ hội [53, tr.25].

Như vậy, chúng ta thấy rằng, trong đời sống tâm linh của người Thái,

hiện vẫn còn lưu giữ lại khá rõ nét những biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực.

Có những công cụ tượng trưng cho sinh thực khí nam hoặc nữ được hóa thân

vào các vật thiêng, đồ thờ cúng dùng trong các nghi lễ. Bên cạnh đó, xuất hiện

cả những hành động, trò diễn tượng trưng cho việc giao phối được thực hiện

bởi các đôi nam nữ ở phần hội.

Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu hay còn gọi là lễ hội Cốm đã có từ lâu đời của

người Thái. Họ tổ chức lễ hội này để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng

bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển, đồng thời lễ hội cũng là nơi giao lưu tình

cảm, gắn kết cộng đồng. Trong lễ hội Cốm, ngoài những khâu chuẩn bị lễ vật,

ở phần hội, không thể thiếu được sinh hoạt giã cốm.

Theo Nông Văn Nảo, Lò Thị Phào:

101

Nói là giã cốm, nhưng không cho cốm vào máng, cốm làm lễ, cốm

ăn đều giã cối tròn dùng tay giã hoặc chân đạp. Giã máng là cả hội

từng tốp, từng tốp thay nhau. Bên nam và bên nữ mỗi người cầm

đòn chày đứng hai bên máng giã đúng nhịp điệu: cùng, cùng, cùng,

các, cùng. Ba tiếng cùng mọi người đều giã xuống đáy, tiếng các là

mỗi cặp đối diện gõ ngọn chày vào nhau. Cứ độ ba mươi phút lại

thay tốp khác [97, tr.357].

Nông Văn Nảo, Lò Thị Phào còn cho rằng:“Lễ hội cốm là lễ hội mang

đậm ý nghĩa của tín ngưỡng phồn thực, ở lễ hội này ta sẽ cảm nhận được sự

giao hòa của đất trời, sự hòa quện của âm dương và sự giao lưu của vạn vật”

[97, tr.357].

Như vậy, cần khẳng định rằng trong đời sống văn hóa dân tộc Thái, tín

ngưỡng phồn thực vẫn tồn tại một cách rất sinh động, phong phú. Được biểu

hiện rõ ràng, trang trọng qua các nghi lễ, trò diễn trong lễ hội của họ.

3.1.1.2. Kánh loóng một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực

Người Thái có câu: thóc lúa ngồi trên, bạc tiền ngồi dưới (khẩu nặm

năng nưa, ngấn cắm năng tẩu). Điều đó đã cho thấy tầm quan trọng của cây

lúa đối với đời sống của người Thái xưa kia. Trải qua hàng chục thế kỷ trên

đồng ruộng nước, hệ thống thủy lợi của người Thái đã được tóm lược trong

câu: mương, phai, lái, lin. Đây là một sự sáng tạo trên cơ sở những kinh

nghiệm tích lũy được để dẫn nước tưới ruộng theo phương pháp thủ công.

Những biện pháp về thủy lợi thô sơ này đã xuất hiện cùng với việc ổn định

nơi cư trú, lập bản, dựng mường của người Thái.

Nông nghiệp phát triển cũng là cơ sở có nhiều các nghi lễ xuất hiện để

cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Hàng năm, vào dịp đầu

xuân, người Thái Mai Châu thường tổ chức lễ xên bản, xên mường. Đây là

thời điểm khởi đầu một năm, chuẩn bị cho vụ mùa mới, nên người Thái tổ

102

chức cúng lễ để cầu xin các loại ma như ma trời, ma đất, các vị thần, linh hồn

tổ tiên phù hộ cho mưa thuận gió hòa, không có sâu bệnh phá hoại mùa màng,

không có chim muông phá ruộng vườn, mọi người ai cũng khỏe mạnh, cộng

đồng vui vẻ đoàn kết. Trước đây, để chuẩn bị cho lễ xên bản, xên mường, tất

cả người Thái trong các bản cùng nhau làm các công việc cần thiết để ngày lễ

được đầy đủ, chu đáo, trang trọng. Vào ngày lễ chính thức, bao giờ cũng chia

ra thành phần lễ và phần hội. Ở phần lễ, sẽ có ông mo trong vai trò chủ tế đọc

lời mo mời thần linh về chứng giám cuộc lễ. Trong phần hội, có các trò chơi

dân gian được tổ chức rất sôi nổi, vui vẻ như bắn nỏ, đánh trống chiêng, ném

còn, hát khắp, đố chữ, thưởng thức các món ăn, đồ uống dân tộc. Và đặc biệt,

trong phần hội không thể thiếu sinh hoạt kánh loóng.

Sau mỗi vụ mùa, người Thái Mai Châu thường tổ chức lễ mừng cơm

mới (kin khau mờ). Trong lễ mừng cơm mới, người Thái sẽ chuẩn bị các đồ lễ

như giã gạo làm bánh, đánh bắt cá ngoài suối, đồ xôi ngũ sắc... Bắt đầu phần

lễ, ông mo thực hành các nghi lễ cúng mời tổ tiên, các vị thần về ăn cỗ. Trong

lúc ông mo cúng thì tất cả mọi người tổ chức các trò chơi dân gian như đánh

cù quay (Tó sáng), đánh trống chiêng, ném còn... Ở đầu sàn nhà, các thiếu nữ

Thái cầm chày theo nhịp của người cầm cái, các cô diễn lại động tác giã gạo.

Cùng với tiếng kể mo đều đều là tiếng trầm bổng của chày đánh máng có lót

rơm ở dưới và tiếng thập thịch của những bước chân cô gái nhún nhảy.

Phỏng vấn một số người Thái và các NNC văn hóa tại địa phương,

chúng tôi được cho biết:

“Trong lễ mừng cơm mới, nhiều người phụ nữ dân tộc Thái trong các

gia đình cùng nhau kánh loóng. Việc cầm chày giã vào lòng loóng là thể hiện

tín ngưỡng của chúng tôi, cầu cho mưa thuận gió hòa, mong vụ mùa sau bội

thu, bản mường no đủ”. [Bà Ngần Thị Tuyết, PL4.2, STT10, tr191].

103

“Trước đây, người Thái Mai Châu thường kánh loóng trong lễ Xên bản,

Xên mường, lễ mừng cơm mới, lễ chá chiêng. Chúng tôi thường kánh loóng

trong phần vui hội, sau các nghi lễ cầu cúng của thầy mo. Việc kánh loóng là

thể hiện tín ngưỡng mang tính tâm linh của dân tộc Thái chúng tôi”. [Bà Hà

Thị Tều, PL4.2, STT8, tr191].

“Người Thái Mai Châu tổ chức kánh loóng trong lễ khau mờ (mừng

cơm mới) có ý nghĩa cầu mong mùa màng tươi tốt, bội thu. Đó là biểu hiện tín

ngưỡng nông nghiệp”. [NNC Khà Văn Tiến, PL4.1, STT2, tr190].

“Người Thái Mai Châu kánh loóng trong các nghi lễ liên quan đến

nông nghiệp. Đó là biểu hiện tín ngưỡng phồn thực”. [NNC Lường Song

Toàn, PL4.1, STT1, tr190].

Chúng ta thấy rằng, trong các nghi lễ, lễ hội liên quan đến nông nghiệp

của người Thái Mai Châu, bao giờ cũng có sinh hoạt kánh loóng. Người Thái

Mai Châu gắn hành động giã cối trong lễ mừng cơm mới với tín ngưỡng phồn

thực. Tuy nhiên, cần phân tích sâu hơn, rộng hơn vấn đề này để lần ra dấu vết

về tín ngưỡng dân gian cổ xưa của một tộc người qua lớp sương mù lịch sử.

Thử tìm hiểu một công cụ có chức năng gần với loóng của người Thái –

đó là cối giã gạo của người Việt, từ quan niệm cổ xưa của người Việt về biểu

tượng cối giã gạo này, để đối chiếu, xem xét những điểm chung, chúng ta có

thể nhận biết rõ những vấn đề đằng sau sinh hoạt kánh loóng của người Thái.

Theo Lý Khắc Cung:

Dấu tích xưa nhất của tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ là

từng tượng đôi trai gái giao phối hồn nhiên trên nắp thạp đồng Đào

Thịnh. Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ... bao quanh các

cánh sao – biểu tượng mặt trời – cũng có hình âm vật, dương vật.

Động tác giã cối được chạm khắc trên mặt trống đồng, thạp đồng

cũng là hình ảnh mờ nhạt của hành vi tính giao nam nữ [36, tr.12].

104

Cùng chung quan điểm, Trần Ngọc Thêm đã nói cụ thể hơn: “Thời xa

xưa, chày và cối – bộ công cụ thân thiết của người nông nghiệp Đông Nam Á

– đã là những vật tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ, còn việc giã gạo

là tượng trưng cho việc giao phối” [123, tr.130].

Cũng theo Trần Ngọc Thêm:

Vai trò của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống của người Việt cổ

lớn tới mức chiếc trống đồng - biểu tượng sức mạnh và quyền lực

của người xưa đồng thời cũng là biểu tượng toàn diện của tín

ngưỡng phồn thực. Trước hết, hình dáng trống đồng được phát triển

từ chiếc cối giã gạo. Thứ hai, cách đánh trống đồng theo lối cầm

chày dài mà đâm lên mặt trống được khắc trên chính các trống đồng

và còn được bảo lưu ở người Mường hiện nay là mô phỏng động tác

giã gạo – động tác giao phối [122, tr.131].

Như vậy, quan điểm của các NNC đều có chung nhận định về mối liên

hệ giữa chày và cối với tín ngưỡng phồn thực. Tuy nhiên, cần phân tích, lí

giải sâu hơn vấn đề này, để hiểu được mối liên hệ giữa một nông cụ với một

tín ngưỡng dân gian cổ xưa. Trước hết, chúng ta có thể thống nhất rằng đối

với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước tại khu vực Đông Nam Á cổ, những

quan niệm, tín ngưỡng dân gian cơ bản là tương đồng với nhau. Do vậy, khi

các nhà nghiên cứu có đưa ra nhận định về quan niệm chày và cối với tín

ngưỡng phồn thực của người Việt hay của cư dân Đông Nam Á thì loóng của

người Thái cũng không nằm ngoài nhận định này. Bởi các tộc người cùng

sinh sống trên một cơ tầng văn hóa Đông Nam Á cổ, có sự tiếp xúc, gắn bó

lâu đời dẫn đến họ có cùng phương thức sản xuất, trồng trọt, quan niệm, tâm

thức cũng là điều dễ hiểu.

Cùng với đó, theo quan điểm của Trịnh Sinh khi lý giải mối quan hệ

giữa văn hóa Đông Sơn với người Thái cổ từ góc độ khảo cổ học và ngôn ngữ

105

học, tác giả đã cho rằng: “… ngay từ thời văn hóa Đông Sơn, người Thái cổ đã

có mặt tại nước ta từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên. Sau đó, những lớp

người Thái đến sau tiếp tục di cư bổ sung…” [108, tr.112]. Cũng theo Trịnh

Sinh: “Nghiên cứu về các di tích phân bố văn hóa Đông Sơn, có thể giúp chúng

ta hiểu rõ hơn về một cộng đồng đã có mặt từ thời gian này và đóng góp vào sự

hình thành người Việt. Đó là cộng đồng người Thái cổ” [108, tr.110].

Từ mối liên hệ khăng khít giữa người Việt và người Thái cổ xưa trên

đất nước ta, cùng với việc các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy nhiều trống đồng,

thạp đồng ở những vùng có nhiều người Thái sinh sống. Đã có thể cho chúng

ta đi đến nhận định rằng những dấu vết về sinh hoạt kánh loóng vẫn còn được

lưu lại trên các trống đồng cổ. Hay nói cụ thể hơn, sinh hoạt kánh loóng của

người Thái biểu hiện tín ngưỡng phồn thực đậm nét, xuất hiện từ thời cổ xưa,

gắn chặt với đời sống cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Ở đây một vấn đề cũng cần bàn thêm, đó là việc chúng tôi có sự đồng

nhất về hình ảnh cối giã gạo của người Việt cổ được lưu lại trên trống đồng

với loóng của người Thái. Đây đều là những nông cụ, được cư dân nông

nghiệp trồng lúa nước xưa kia sử dụng trong quá trình lao động. Chúng tôi

không có tham vọng giải thích rõ vấn đề hình ảnh cối giã gạo còn lưu giữ lại

trên trống đồng Đông Sơn có phải là loóng hay không? Bởi rất rõ ràng, cối

giã gạo và loóng hoàn toàn khác nhau về hình dạng và một số chức năng. Đặc

biệt, loóng đã được người Thái phát triển thành nhạc cụ gõ. Còn cối giã gạo

không được coi là nhạc cụ. Tuy vậy, với cách nhìn nhận các nông cụ này dưới

góc độ tín ngưỡng phồn thực, thì dù là cối hay loóng cũng đều là những hình

ảnh sinh động, tượng trưng cho sinh thực khí. Hơn thế nữa, chúng ta biết

rằng, vào thời kỳ cổ xưa, các công cụ của con người thường mang tính

nguyên hợp, đa năng. Lâu dần, cùng với sự phát triển của xã hội, chúng mới

dần được chuyên biệt hóa. Chúng tôi không khẳng định hình ảnh cối giã gạo

106

trên trống đồng Đông Sơn là loóng với tư cách một nhạc cụ gõ. Mà chỉ dám

đặt giả thuyết để nghiên cứu rằng vào thời kỳ Đông Sơn, rất có thể người Việt

cổ và người Thái cổ cùng sử dụng một nông cụ đồng dạng với nhau đó là

loóng. Trải qua thời gian, bao thăng trầm của lịch sử, người Việt đã không

còn sử dụng một dạng nông cụ giống như loóng nữa. Nhưng do vị trí địa lý,

văn hóa, phong tục tập quán... đã cho phép người người Thái bảo lưu được

một nông cụ cũng như một hình thức sinh hoạt văn hóa cổ xưa này.

Theo Đỗ Lai Thúy:

Những hình ảnh, biểu tượng, ám chỉ của tín ngưỡng phồn thực (âm

vật, dương vật, hành vi tính giao) đã trở thành những mẫu cổ tồn tại

trong “vô thức tập thể”, trong kho ký ức chung của cả cộng đồng

người Việt. Trong diễn trình lịch sử, gặp khi có điều kiện thuận lợi,

chúng lại xuất hiện trong các loại hình văn hóa dân gian và các sáng

tác cá nhân [133, tr.20].

Từ một ký ức chung của cộng đồng người trên đất nước ta về những

biểu tượng, hình ảnh của tín ngưỡng phồn thực, đã xuất hiện rất đa dạng,

phong phú các hình thức biểu hiện ở mỗi tộc người. Kánh loóng cũng là một

hình thức như vậy. Trở lại với sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái

Mai Châu, việc kánh loóng trong sinh hoạt văn hóa tâm linh là một hành vi thị

phạm bằng một hình thức nghệ thuật để cầu mong sự sinh sôi nảy nở. Có lẽ,

trong nhiều cách thức, công cụ để tượng trưng cho hành động tính dục, thì

kánh loóng biểu hiện rõ ràng, sinh động hơn cả. Chúng ta biết rằng, những

hình thức sinh hoạt văn hóa gắn với nghi lễ tín ngưỡng thường mang theo dấu

tích cổ xưa của một tộc người. Bên cạnh đó, theo chúng tôi, các nhạc cụ gõ là

loại có lịch sử lâu đời, nếu như không muốn nói là lâu đời nhất. Trong số

nhạc cụ hiện nay còn dùng ở các tộc người, thì nhạc cụ gõ thường gắn với

sinh hoạt cộng đồng, nghi lễ, phong tục mang tính chất biểu tượng và linh

107

thiêng, mà thường lĩnh vực linh thiêng ấy đều gắn với cái cổ, cái nguyên sơ.

Kánh loóng rõ ràng là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian gắn với tín

ngưỡng cổ xưa, quan trọng trong đời sống, nhận thức của người Thái Mai

Châu. Chính vì thế, trải qua hàng nghìn năm, sinh hoạt văn hóa kánh loóng

vẫn tồn tại.

Tín ngưỡng phồn thực thuở nguyên sơ vốn là một quan niệm gắn bó rất

chặt chẽ với quan niệm tín ngưỡng nông nghiệp, là tín ngưỡng cơ bản nhất

của cư dân trồng trọt, nó rất phong phú và đã ảnh hưởng sâu đậm tới sinh hoạt

xã hội ở nông thôn. Nó không phải là hiện tượng dâm tục mà là ước vọng

cơm no áo ấm ngàn đời của cư dân luôn phải “trông trời, trông nước, trông

mây” để làm nông nghiệp.

Qua sự lý giải trên, thấy rằng sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người

Thái Mai Châu biểu hiện tín ngưỡng phồn thực rất đậm nét. Đây là một tín

ngưỡng dân gian cổ xưa phổ biến trong cộng đồng cư dân nông nghiệp trồng

lúa nước. Việc người Thái Mai Châu vẫn bảo lưu được hình thức sinh hoạt

văn hóa độc đáo này thể hiện được những giá trị văn hóa của một tộc người.

Từ một công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, họ đã phát triển thành một

nhạc cụ sử dụng trong các nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh. Điều đó

thể hiện tính thẩm mỹ, sự sáng tạo, ước vọng cổ sơ của người Thái Mai Châu.

3.1.2. Tín ngưỡng thờ Mặt Trời, Mặt Trăng

Người Thái tại Mai Châu Hòa Bình vẫn quan niệm rằng sinh hoạt kánh

loóng ra đời từ hiện tượng Ếch ăn trăng, tiếng Thái thường gọi là Cộp kin

bươn. Đây là hiện tượng nguyệt thực. Xưa kia, mỗi khi có nguyệt thực, tất cả

các bản Thái đều mang loóng ra gõ. Ở trường hợp này, tiết tấu kánh loóng sẽ

rất nhanh, nhộn nhịp. Cũng chính từ đó mà kánh loóng trở thành hoạt động

tinh thần quen thuộc của người Thái Mai Châu.

108

“Xưa kia, mỗi khi có Nguyệt thực, tất cả bản mường đều mang loóng

ra gõ để xua đuổi Ếch ăn Mặt Trăng”. [Bà Ngần Thị Tuyết, PL4.2, STT10,

tr191].

Thần thoại giải thích nguyệt thực là những chuyện kể nằm trong hệ

thống thần thoại về Mặt Trời, Mặt Trăng hết sức phổ biến ở Việt Nam và trên

thế giới. Có nhiều thần thoại lý giải việc xuất hiện nguyệt thực trong những

nền văn hóa cổ xưa, khi loài người chưa có đủ kiến thức khoa học để chỉ ra

những nguyên nhân thực sự.

Theo truyền thuyết của người Inca (một nền văn minh cổ ở Nam Mỹ)

thì khi nguyệt thực xảy ra là lúc có một con báo jaguar (báo đốm Nam Mỹ)

tấn công và ăn Mặt Trăng. Mặt Trăng bị chảy máu nên mới trở nên đỏ sẫm

như vậy. Họ còn sợ rằng sau khi ăn Mặt Trăng, con báo sẽ lao xuống Trái Đất

và ăn thịt người. Vậy nên mỗi lần thấy hiện tượng này, người Inca thường tập

trung nhau lại, vung giáo hướng về Mặt Trăng đồng thời gây ra nhiều tiếng

động, tiếng hò hét... để xua đuổi con báo [191].

Ở phương Đông, bản thân từ thực trong nguyệt thực (và cả nhật thực) ở

tiếng Việt là lấy lại từ tiếng Hán (và chuyển thể sang Hán-Việt) có nghĩa là ăn

hay bị ăn. Theo truyền thuyết của người Trung Quốc thì nguyệt thực là khi có

một con rồng nuốt Mặt Trăng, và muốn nó nhả ra thì cần phải gây nhiều tiếng

động để đuổi nó đi [191].

Chúng ta nhận thấy, xuyên suốt các câu chuyện kể là motif có một con

vật xấu xí hoặc to lớn, dữ tợn ăn Mặt Trăng. Đồng thời, khi xảy ra hiện tượng

nguyệt thực, tộc người nào cũng cố gắng tạo nên những tiếng động mạnh mẽ

bằng các công cụ cổ xưa để xua đuổi con vật ăn Mặt Trăng đó đi.

Tìm hiểu thần thoại về Mặt Trời, Mặt Trăng của người Thái Mai Châu

có ý nghĩa làm sáng tỏ cách lý giải nguyên sơ về một hiện tượng tự nhiên, qua

đó thấy được tâm thức của người Thái cổ xưa. Ngoài ra, chuyện kể còn ẩn

109

chứa những quan niệm liên quan đến tín ngưỡng, phong tục gắn với cội nguồn

văn hóa chung của các dân tộc ở Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Thanh Trâm có một nghiên cứu rất công phu chuyện

thần thoại về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực của các tộc người tại Việt

Nam và khu vực Đông Nam Á. Trong kết quả nghiên cứu, tác giả đã nhận

định rằng qua câu chuyện kể của các tộc người về hiện tượng tự nhiên này là

biểu hiện tính dục và đề cao vai trò Mặt Trăng, Mặt Trời. Chúng tôi đặc biệt

chú ý đến một nhận định của tác giả khi cho rằng phong tục, nghi lễ được

thực hiện của các tộc người khi có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực là biểu

hiện tín ngưỡng thờ Mặt Trăng, Mặt Trời. Tác giả cho rằng:

Hầu hết thần thoại ở các dân tộc Việt Nam và Đông Nam Á đều kể

mỗi khi có nhật thực, nguyệt thực, người trần gian khua chiêng,

đánh trống, giã cối không và hò hét ầm ĩ khiến những kẻ "ăn" mặt

trời, mặt trăng sợ phải bỏ đi, vì người ta sợ mặt trời, mặt trăng bị

che lấp sẽ có hại đến mùa màng. Motif này, một mặt giải thích

nguyên nhân nhật thực, nguyệt thực chỉ xảy ra trong một khoảng

thời gian ngắn, mặt khác, có thể thấy là sự du nhập motif dân tộc

học vào chuyện kể. Xuất phát từ vai trò to lớn của mặt trời, mặt

trăng, nỗi sợ hãi trước sự biến mất của mặt trời, mặt trăng sẽ ảnh

hưởng trực tiếp đến mùa màng và đời sống con người, những cư

dân sản xuất nông nghiệp lúa nước đã thực hành nghi lễ xua đuổi kẻ

"ăn" mặt trời, mặt trăng mỗi khi có hiện tượng nhật thực, nguyệt

thực. Phong tục này rõ ràng xuất phát từ tín ngưỡng thờ mặt trời,

mặt trăng, một tín ngưỡng nông nghiệp phổ biến ở Đông Nam Á…

Trong thần thoại giải thích nhật thực, nguyệt thực, tục đánh chiêng,

trống, giã cối không, hò hét ầm ĩ nhằm xua đuổi kẻ che lấp mặt trời,

mặt trăng đã in hình lên chuyện kể một cách sinh động, nguyên sơ.

110

Điều này cho thấy sự ảnh hưởng của tín ngưỡng, phong tục dân gian

lên truyện kể cũng như sự phổ biến của nghi lễ thờ mặt trời, mặt

trăng trong đời sống sinh hoạt văn hóa của các dân tộc [136, tr.285].

Tác giả cũng tổng kết những nét tương đồng trong các chuyện thần

thoại về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực của các tộc người khu vực Đông

Nam Á:

Tục đánh chiêng, trống, giã cối không, hò hét đuổi kẻ "ăn" mặt trời,

mặt trăng ở nhiều dân tộc cũng đều đi vào chuyện kể, tạo thành sự

gắn kết giữa thần thoại và tín ngưỡng, nghi lễ dân gian. Có thể thấy,

những điểm tương đồng này xuất phát từ cội nguồn văn hóa chung

của cư dân Đông Nam Á thời tiền sử. Theo các tài liệu văn hóa học,

Đông Nam Á là một khu vực lịch sử văn hóa thống nhất trong đa

dạng, có chung cơ tầng văn hóa nông nghiệp lúa nước. Các dân tộc

cư trú ở khu vực này đều có chung những tín ngưỡng, phong tục, lễ

hội liên quan đến cây lúa nước như tín ngưỡng hồn lúa, tín ngưỡng

thờ nước, tín ngưỡng thờ mặt trăng, mặt trời… Hình thành từ cơ

tầng văn hóa bản địa đó, văn học dân gian của các dân tộc trong khu

vực có nhiều truyện kể và motif tương đồng như huyền thoại về nạn

hồng thủy, motif quả bầu, huyền thoại về nguồn gốc của lửa, motif

giải thích nhật thực, nguyệt thực [136, tr.286].

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Trâm về các chuyện thần thoại

của Việt Nam và các nước Đông Nam Á liên quan đến hiện tượng nhật thực,

nguyệt thực, tác giả đã đưa ra một số nhận định rất có giá trị. Trong đó, đáng

chú ý khi Nguyễn Thanh Trâm lý giải rằng hiện tượng tự nhiên này được gắn

với câu chuyện kể là thể hiện tín ngưỡng thờ Mặt Trăng, Mặt Trời. Chúng tôi

cũng đồng quan điểm với tác giả ở nhận định như vậy. Bởi đối với cư dân

nông nghiệp trồng lúa nước thì Mặt Trời, Mặt Trăng không chỉ đem lại sự

111

sống cho con người mà còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát

triển và năng suất của cây trồng. Theo quan niệm phổ biến trên thế giới, Mặt

Trời là nguồn năng lượng duy trì sự sống, là biểu tượng của ánh sáng và

quyền uy, còn Mặt Trăng lại tác động đến nước, đến chu kỳ sinh trưởng của

sinh vật dưới nước và vì vậy được xem là ngọn nguồn và biểu tượng của sức

sinh sản. Chính vì thế, việc người xưa tôn thờ Mặt Trời, Mặt Trăng và gắn với

các câu chuyện kể là một quan niệm rất cổ xưa. Nó thể hiện sự nhận thức,

niềm tin, tín ngưỡng dân gian từ thủa xa xưa của loài người.

Như đã nói ở trên, người Thái Mai Châu thường kánh loóng khi có hiện

tượng nguyệt thực (ếch ăn trăng).Trong câu chuyện kể liên quan đến kánh

loóng, bao giờ cũng được người Thái kể lại gắn với hiện tượng nguyệt thực

mà họ gọi là Ếch ăn trăng. Thậm chí, người Thái còn cho rằng sinh hoạt kánh

loóng ra đời từ hiện tượng nguyệt thực (ếch ăn trăng). Từ đây, chúng ta có thể

nhận thấy trong tâm thức của người Thái, hiện tượng nguyệt thực và kánh

loóng có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Phỏng vấn một số người Thái và các NNC văn hóa tại địa phương,

chúng tôi được cho biết:

“Mỗi khi có Nguyệt thực, người Thái chúng tôi cảm thấy lo sợ một

điều không may sắp xảy đến, ảnh hưởng đến mùa màng, cuộc sống. Vì thế,

các bản Thái mang loóng và các vật dụng khác ra gõ càng to càng tốt. Gõ đến

khi nào Mặt Trời và Mặt Trăng tách ra thì mới dừng lại”. [Bà Hà Thị Tều,

PL4.2, STT8, tr191].

“Nguyệt thực là lúc con Ếch ăn Mặt Trăng. Hiểu đầy đủ có nghĩa là con

Ếch ăn nằm với Mặt Trăng. Nếu cứ để như vậy sẽ sinh ra nhiều Mặt Trời. Khi

đó sẽ rất nóng và ảnh hưởng đến mùa màng. Vì vậy, cần gõ loóng để xua đuổi

con Ếch đi”. [NNC Hà Công Tín, PL4.1, STT3, tr190].

“Xưa kia, khi có Nguyệt thực, người Thái Mai Châu thường cho rằng

đó là hiện tượng Ếch ăn Trăng. Mỗi khi như vậy, tất cả các bản Thái đều

112

mang loóng ra gõ rất sôi nổi. Tôi nghĩ rằng, thực chất đây là hiện tượng tự

nhiên phổ biến. Người Thái chúng tôi là cư dân nông nghiệp, sinh sống, nuôi

trồng phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Mặt Trăng và Mặt Trời rất quan trọng đối

với quá trình sản xuất nông nghiệp. Vì thế, mỗi khi Nguyệt thực, người Thái

rất lo sợ ảnh hưởng đến mùa màng”. [NNC Lường Song Toàn, PL4.1, STT1,

tr190].

Như vậy, có thể nhận thấy người Thái quan niệm tương đối thống nhất

về hiện tượng Nguyệt thực. Thực chất, họ đều lo sợ Nguyệt thực sẽ ảnh hưởng

đến mùa màng. Vấn đề ở đây cần lý giải tại sao khi có Nguyệt thực, người

Thái Mai Châu lại mang loóng ra gõ?

Khi xem xét loóng của người Thái Mai Châu, về mặt trực quan, chúng

ta thấy rằng loóng là một công cụ có kích thước to và rộng. Thông thường,

chiều dài của loóng có thể đến 3m, chiều rộng 0,5m. Khi có nhiều người cùng

cầm chày giã vào lòng loóng sẽ tạo nên những âm thanh đầy sức mạnh, rung

chuyển làng bản, núi rừng. Khi giã xuống đáy loóng sẽ tạo nên những âm

trầm, đục nghe như tiếng sấm rền. Khi gõ vào thành loóng tạo ra tiếng nghe

đanh thép như tiếng sét. Những âm thanh như sấm với sét đầy sức mạnh, rất

dễ tạo cho con người liên tưởng đến sự kết nối với trời đất, thần linh, các đấng

siêu nhiên. Vào thời kỳ cổ xưa, nhận thức của con người về thế giới tự nhiên

còn hạn chế, có thể loóng là một công cụ có sức mạnh để con người sử dụng

vào những nghi lễ, quan niệm cổ xưa.

Nguyệt thực là một hiện tượng tự nhiên, ít nhiều có ảnh hưởng đến quá

trình sản xuất của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Loóng lại là một công

cụ phục vụ nông nghiệp. Trong rất nhiều công cụ thời kỳ cổ xưa, con người

đã chọn một nông cụ gắn bó mật thiết với quá trình tạo ra hạt gạo nuôi sống

họ để gõ khi có nguyệt thực. Đằng sau những âm thanh rộn ràng, linh hoạt,

thúc giục mạnh mẽ đó là những ước vọng về sự sinh sôi, nảy nở, mùa màng

tươi tốt, bội thu. Ước vọng không bị thiên nhiên tác động, ảnh hưởng đến sinh

113

trưởng của cây trồng. Từ những điều mong ước đó đã dẫn đến việc người

Thái cổ xưa tôn thờ Mặt Trăng, Mặt Trời, những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng

trực tiếp đến cuộc sống của họ.

Như vậy, chuyện kể về hiện tượng nguyệt thực của người Thái Mai

Châu gắn với sinh hoạt văn hóa kánh loóng cũng thuộc nhóm những chuyện

kể lý giải hiện tượng nhật thực, nguyệt thực phổ biến tại Việt Nam và các

nước Đông Nam Á. Qua nghiên cứu của Nguyễn Thanh Trâm cũng như sự lý

giải mối liên hệ giữa câu chuyện kể của người Thái Mai Châu, đã cho phép

chúng tôi nhận định rằng: sinh hoạt văn hóa kánh loóng biểu hiện tín ngưỡng

thờ Mặt Trăng, Mặt Trời, một tín ngưỡng phổ biến trong đời sống cư dân

nông nghiệp.

3.2. Vai trò phụ nữ Thái Mai Châu

Tìm hiểu về sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái huyện Mai

Châu, chúng tôi nhận thấy chỉ phụ nữ tham gia kánh loóng. Vấn đề này chứa

đựng những quan niệm của người Thái cổ xưa về việc phân công lao động

theo giới cũng như những điều cấm kỵ. Việc phân công lao động này bởi lý

do gì? Biểu hiện như thế nào qua sinh hoạt văn hóa kánh loóng? Chúng tôi sẽ

cố gắng lý giải những vấn đề trên, từ đó góp phần làm rõ hơn vai trò người

phụ nữ Thái Mai Châu qua sinh hoạt văn hóa kánh loóng.

Trong những ngày vui, lễ hội như xên bản, xên mường, lễ chá chiêng,

đám cưới, tang ma, lễ mừng cơm mới... những người phụ nữ Thái Mai Châu

đều kánh loóng. Phụ nữ tham gia kánh loóng không phụ thuộc vào tuổi tác,

công việc hay địa vị xã hội. Ai có thể biết gõ thì đứng vào đội hình để thực

hiện. Thông thường, những phụ nữ tuổi trung niên có nhiều kinh nghiệm hơn

trong việc kánh loóng có thể truyền dạy cho lớp thiếu nữ trẻ qua những buổi

lao động hoặc các dịp lễ hội. Theo nhiều người Thái Mai Châu cho biết, khởi

thủy sinh hoạt văn hóa kánh loóng xuất phát từ việc những người phụ nữ cùng

114

giúp nhau giã lúa trong những ngày mỗi gia đình cần nhiều gạo để lo công

việc như ma chay, cưới hỏi... Trong quá trình cùng giã lúa như vậy, sự va đập

giữa chày với loóng, hoặc chày va vào chày đã gợi cho người phụ nữ Thái

những ý tưởng ban đầu về các âm hình tiết tấu. Rõ ràng, nếu cùng nhau giã

lúa, có kết hợp tiết tấu sẽ khiến cho quá trình lao động bớt mệt nhọc. Như

vậy, quá trình người phụ nữ giã lúa, đã làm nảy sinh một hình thức sinh hoạt

văn hóa.

Sinh hoạt văn hóa kánh loóng biểu hiện nhiều nét đặc trưng, độc đáo

trong văn hóa của người Thái Mai Châu, đồng thời, còn gắn chặt với vai trò

người phụ nữ. Có một vấn đề chúng tôi muốn tìm hiểu, đó là tại sao chỉ có

phụ nữ tham gia kánh loóng? Phải chăng vì họ là người đảm nhiệm công việc

nội trợ, dẫn đến việc giã lúa lấy gạo nấu cơm là do họ thực hiện? Có lý do nào

khác đằng sau vấn đề này không? Việc phân công lao động theo giới, hay

những vấn đề về vai trò người phụ nữ trong xã hội cổ xưa đều rất đặc biệt, đã

được nhiều học giả nghiên cứu. Có những điều khác biệt mà trong xã hội

ngày nay, khi thấy hiện tượng như vậy, chúng ta cảm thấy khó hiểu và không

giải thích được. Nếu lý giải được vấn đề này, có thể sẽ hé mở phần nào quan

niệm, nhận thức của người Thái cổ xưa về những sinh hoạt trong xã hội

nguyên thủy.

3.2.1. Tìm lời giải từ trong đời sống xã hội cổ xưa

Để lý giải vấn đề này, trước tiên chúng tôi đi từ việc trồng trọt của

người Thái. Cầm Trọng đã cho rằng: “Trên cơ sở những đặc điểm về tự nhiên,

về địa vực cư trú, về tập quán và kỹ thuật sản xuất v.v... rõ ràng kinh tế trồng

trọt là yếu tố quyết định sự tồn tại xã hội cổ truyền của người Thái. Và lúa trở

thành sản phẩm chủ đạo của nền sản xuất” [140, tr.91]. Kỹ thuật làm ruộng

nước theo phương pháp cổ truyền của người Thái đã đạt tới trình độ phát triển

nhất định. Tiêu biểu cho kỹ thuật sản xuất có thể nói đến hệ thống thủy lợi

được tóm tắt trong câu thành ngữ: mương, phai, lái, lin.

115

Với một tộc người có lịch sử lâu đời, đồng thời đã đạt được những

thành quả đáng kể trong kỹ thuật canh tác nông nghiệp, rõ ràng người Thái đã

phải trải qua một quá trình hình thành, phát triển rất lâu dài mới tích lũy được

những kinh nghiệm như vậy. Từ việc đời sống người Thái gắn liền với cây lúa

là cơ sở nảy sinh các tín ngưỡng dân gian, quan niệm và cả những điều cấm

kỵ trong sinh hoạt và sản xuất.

Tìm hiểu Ẳm Ệt1 của người Thái Mai Châu, nơi còn lưu giữ nhiều vấn

đề về lịch sử xã hội, các triết lý dân gian, những nhận thức giản đơn về vũ

trụ... chúng tôi nhận thấy trong đó có nhắc đến nhiều về kẻng lóng2 và chày

cối. Như trong chuyện Sinh ra con người (Ẳm óc cần), có đoạn: “Biết Kẻng

lóng máng lợn, máng chó lên không?” [112, tr.602]. Theo như nhóm tác giả

cuốn sách, có chú thích rằng kẻng lóng có nghĩa là trẻ con người Thái xưa,

hay dùng que làm chày, khua máng cho lợn ăn, bắt chước người lớn kẻng lóng.

Hoặc như trong chuyện Sinh ra mo (Ẳm óc mo), cũng có đoạn: “Còn Kẻng – lóng

mang cho lợn cho chó ăn” [112, tr.666]. Cũng theo nhóm tác giả, ở đây kẻng lóng

được chú thích có nghĩa là lấy chày giã gạo gõ theo nhịp vào máng chày lúa. Chúng

tôi cho rằng, việc kẻng lóng được nhắc đến trong Ẳm Ệt biểu hiện hai vấn đề: Thứ

nhất, đây là sinh hoạt lao động quan trọng, phổ biến trong đời sống người Thái cổ.

Thứ hai, dường như từ rất xa xưa, người Thái đã định hình được một hình thức sinh

hoạt văn hóa nghệ thuật - kánh loóng.

Chúng tôi đặc biệt chú ý tới câu chuyện sử thi Thái có nhắc đến

người phụ nữ với việc giã lúa. Như trong chuyện Mở họng trời (khay pác

phạ), có đoạn:

Ở Mường Trời, Mường Mây cao xa

Nó ở sân nhà Then, gái giã gạo

Nó ở sân nhà Then, gái chày lúa 1Ẳm Ệt: Sử thi thần thoại dân tộc Thái Mai Châu. 2Kẻng Lóng: cũng đồng nghĩa với từ Kành Loóng (gõ máng).

116

Hết năm nó vỗ cánh gáy

Trên cối: Gái nhà Then hay giã gạo

Lên trên máng chày lúa nhà Then nó gáy... [112, tr.585]

Trong quan niệm của người Thái, vũ trụ có bốn mường: Mường Trời,

Mường Trời giữa, Mường Lúm (mường trần gian), dưới đất có Mường Lúng

Lỉnh. Người Thái luôn tin rằng ở dưới Mường trần gian có cái gì thì trên

Mường Trời cũng có cái đó. Trong đoạn sử thi trên, người Thái kể rằng, trên

Mường Trời có “gái giã gạo”, “gái chày lúa”, “gái nhà Then hay giã gạo”.

Điều đó có nghĩa rằng ở Mường Trần gian cũng có hoạt động của người phụ

nữ Thái gắn với việc giã gạo, giã lúa. Chúng tôi tìm trong Ẳm Ệt, không thấy

chỗ nào có ghi chép về việc đàn ông kánh loóng hoặc những hoạt động gắn

với chày và cối. Trong đoạn trích của sử thi trên đây, phần nào đã thấy được

vai trò người phụ nữ Thái cổ xưa trong sinh hoạt lao động giã lúa. Trở lại vấn

đề liên quan đến vai trò người phụ nữ Thái trong việc giã lúa. Ngày nay, theo

cách hiểu thông thường, đương nhiên do người phụ nữ lo công việc nội trợ

nên việc giã lúa lấy gạo nấu cơm là phần việc của họ. Trong xã hội nguyên

thủy, liệu đã có sự phân định rạch ròi vai trò nội trợ của người phụ nữ như

hiện nay chưa? Việc phân công lao động này xuất phát từ vai trò người phụ

nữ trong cộng đồng hay bởi một quan niệm nào khác?

“Việc kánh loóng từ xưa đến nay chỉ có người phụ nữ Thái thực hiện.

Đàn ông không bao giờ kánh loóng. Có thể do chúng tôi thường lo việc nấu

nướng nên phải giã lúa (kánh loóng)”. [Bà Ngần Thị Tuyết, PL4.2, STT10,

tr191].

“Từ xưa chỉ có phụ nữ kánh loóng. Đàn ông không ai kánh loóng. Có

thể xưa kia người Thái đã có sự phân công lao động theo giới. Vì vậy, kánh

loóng là việc chỉ người phụ nữ thực hiện; đàn ông không tham gia”. [NNC

Khà Văn Tiến, PL4.1, STT2, tr190].

117

3.2.2. Vấn đề phân công lao động theo giới

Khi bàn về việc phân công lao động theo giới trong xã hội nguyên thủy,

Robert Lowie1 đã cho rằng: “Sự phân công lao động này, trong một chừng

mực lớn, là theo ước lệ, nghĩa là nó không gắn chút nào với đặc điểm sinh lý

của hai giới” [154, tr.102]. Điều này có nghĩa rằng, sự phân công lao động

theo giới không phải do nam giới có sức mạnh, sự nhanh nhẹn lớn hơn phụ nữ

hay ngược lại. Cũng theo Robert Lowie: “Theo nhiều khả năng, đàn bà là

những người đầu tiên trồng trọt, bởi vì trong các cộng đồng người đi săn, luôn

luôn phụ nữ phải cung cấp thức ăn thực vật” [154, tr.104]. Robert Lowie nhận

định: “… các hình thức nguyên thủy của việc canh tác luôn luôn phó thác cho

nữ giới” [154, tr.103].

Như vậy, trong xã hội nguyên thủy, dường như việc phân công phụ nữ

trồng trọt, đàn ông đi săn là rất phổ biến. Điều này cũng chỉ cho chúng ta

thấy, ngay từ buổi đầu bình minh của xã hội loài người, đã có sự phân công

lao động theo giới. Khi con người biết sản xuất, trồng trọt, sự phân công này

càng trở nên rõ ràng hơn. Vậy điều gì khiến cho con người từ thời nguyên

thủy đã có ý thức trong việc phân công lao động theo giới?

Tiếp tục tìm hiểu, chúng ta thấy giã lúa là một trong nhiều khâu của

quá trình làm ra hạt gạo: gieo mạ - cấy lúa - chăm sóc lúa - gặt lúa - phơi lúa

- giã lúa - giã thóc, từ đây mới có hạt gạo để nấu cơm. Trong quá trình vừa

nêu, giã lúa là khâu gần cuối. Cho đến ngày này, những phần việc của quá

trình vừa nêu vẫn do phụ nữ thực hiện. Người đàn ông chỉ làm các công việc

như làm cỏ, dẫn nước vào đồng, cày, bừa. Những phần việc còn lại đều do

phụ nữ làm. Chúng ta thấy rằng, phần việc của phụ nữ đều liên quan, tiếp xúc

với cây lúa. Điều này gợi cho chúng ta thấy trong nhận thức, nguồn gốc xa

1 Robert Lowie: Nhà nhân học người Mỹ.

118

xưa của con người, phải có điều gì đó rất đặc biệt, mới dẫn đến sự phân công

lao động giữa nam và nữ rạch ròi đến vậy.

Trở lại với việc trồng cây lúa nước của người Thái cổ xưa. Chúng ta

thử tìm hiểu xem sự phân công lao động trong sản xuất cây lúa biểu hiện như

thế nào?

Theo Cầm Trọng, khi nhận định về sinh hoạt bầy và tabu1 giới trong

sản xuất của người Thái nguyên thủy, đã cho rằng:

Và đến những năm gần đây, việc cấy lúa vẫn là thứ lao động dành

riêng cho đàn bà. Đặc biệt ở nhiều nơi còn giữ “thói quen” không để

những đàn ông lạ mặt bén mảng tới trong khi tập đoàn chị em cấy

lúa. Nếu ai cố tình đi qua đám chị em đương cấy ấy, thì lập tức bị tấn

công, dưới dạng bông đùa, cợt nhả một cách sỗ sàng… Họ vơ lấy

bùn ném rồi trát lên toàn thân ông ta. Người đàn ông lọt vào đám

đông đó, nhiều khi hết đường chạy, và bị họ xô đẩy ngã lăn ra đất.

Bọn đàn bà xúm lại, cù cho anh ta một trận nên thân [140, tr.43].

Theo Đinh Gia Khánh, khi nghiên cứu về văn hóa dân gian Việt Nam

và các nước trong khu vực Đông Nam Á cổ xưa, đã cho rằng có rất nhiều

điểm tương đồng nhau. Cụ thể như việc an táng người chết, ở nhà sàn, tục

uống rượu cần, lễ đâm trâu… Chúng tôi chú ý tới một điểm tương đồng khi

tác giả cho rằng ở Đông Nam Á, trong tâm thức của các dân tộc rất phổ biến

niềm tin về “hồn cây lúa”. Ở các tộc người vùng Đông Nam Á có những tục

rất cổ về vấn đề này. Khi nói đến quan niệm của cư dân ở Java về cây lúa

nước, Đinh Gia Khánh cho rằng:

Ở Giava (Java), từ lâu, cây lúa nước được gắn với sự phồn thực và

nữ tính. Và cây lúa nước được coi là hiện thân của nữ thần Dewi

sri. Vì cây lúa là hiện thân của nữ thần cho nên có nhiều sự cấm kỵ

1Tabu: nghĩa là cấm kỵ.

119

đối với đàn ông, trong sự tiếp xúc với cây lúa. Đàn ông không được

gần nữ thần. Đàn ông phải cày, bừa, tức là làm đất chuẩn bị cho

việc trồng lúa. Nhưng họ không được động đến cây lúa. Việc gieo

hạt giống, nhổ mạ, cấy lúa, tưới bón cho lúa thì chỉ có phụ nữ mới

được làm [66, tr.160].

Tìm hiểu về người Thái tại Thái Lan, chúng tôi cũng thấy có hiện

tượng như vậy. I.V.Ivanova cho rằng:

Theo phong tục khắp nơi trong nước thì nhất thiết đàn ông không

được tham gia công việc đập lúa. Nếu trong gia đình người nội trợ

đau yếu và không có con gái lớn thì các cô gái bên láng giềng được

người đàn ông mời sang đập lúa. Có thể là trong quá khứ xa xưa khi

người phụ nữ còn là sức lao động chính trong nông nghiệp thì có

một số công việc nhà nông là đặc quyền của phụ nữ. Cùng với thời

gian có một phần lớn các quy tắc cấm đàn ông không được làm

nhiều việc trong số đó đã mất hiệu lực và cũng có một vài quy tắc

còn được giữ lại trong nông dân Thái cho đến ngày nay (đập lúa và

trong một vài vùng có cả gặt hái nữa). Những điều cấm kỵ đó có thể

xem là tàn dư, vì rằng xuất phát từ những điều kiện sinh hoạt của

người Thái ngày nay, chính họ cũng khó giải thích [63, tr.45].

Như vậy, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước, người Thái

xưa kia đã có sự cấm kỵ khắt khe đối với người đàn ông trong việc tiếp xúc

với cây lúa. Đàn ông không được đến gần khu vực phụ nữ cấy lúa, không

được tiếp xúc với cây lúa, và cho đến bước cuối cùng là đập lúa, đàn ông

cũng không được làm. Từ đây, phần nào đã trả lời cho chúng ta vấn đề tại sao

người đàn ông xưa kia không tham gia đập lúa. Không hẳn vì đó là công việc

nội trợ của phụ nữ, mà còn có những cấm kỵ đối với người đàn ông trong sinh

hoạt lao động này.

120

Vậy việc cấm kỵ này mang ý nghĩa gì? Nghiên cứu những điều cấm kỵ,

các nhà khoa học thường dùng thuật ngữ tabu (ta – bou). Trong tiếng Thái,

các hiện tượng cấm kỵ được gọi là căm.

Cầm Trọng đã lý giải về căm với ý nghĩa từ buổi đầu rằng: “Một điều

nổi bật dễ nhìn thấy là phần lớn những điều căm như thế, bằng cách này hay

cách khác đều có liên quan tới quan hệ nam nữ” [140, tr.31]. Trong nghiên

cứu, Cầm Trọng đã đưa ra những nhận định sau: “Ý nghĩa của chữ căm là ở

quan hệ tính giao, không phải ở chỗ phân công lao động. Và cũng chính vì nội

dung căm như thế mới có thể gọi là tabu với nghĩa đầu tiên này” [140, tr.32].

“…tabu giới trong sản xuất đã dẫn tới tình trạng phải cách ly giữa đàn ông với

đàn bà trong nhiều ngày và sự thu hẹp lại thời gian tạp giao bừa bãi” [140,

tr.41]. “Tabu giới trong sản xuất đã làm cho thời gian cách ly giữa đàn ông,

đàn bà lâu ra. Đó cũng là điều kiện khách quan để nảy sinh sự phân công lao

động theo giới” [140, tr.42]. Cùng với đó, Cầm Trọng lại cho rằng: “… Điều

cần chú ý, chúng tôi nhắc lại, người ta chỉ tấn công người lạ mặt, còn những

người đàn ông cùng vùng, cùng bản, ra gặp, thậm chí cùng lao động với họ,

chẳng có hiện tượng gọi là dók như thế” [140, tr.46].

Như vậy, theo quan điểm của Cầm Trọng, quá trình lao động liên quan

đến cây lúa của người Thái cổ xưa, có việc cấm kỵ đàn ông lạ mặt tiếp xúc

phụ nữ. Vì thế, việc không để cho đàn ông tham gia đập lúa đâu đó vẫn còn

lưu lại trong quan niệm của người Thái ngày nay, có thể coi là tàn dư của việc

cấm kỵ đối với những người đàn ông lạ mặt. Như Cầm Trọng đã nhận định,

khởi thủy việc cấm kỵ không phải cấm tất cả đàn ông, mà chỉ cấm những

người đàn ông lạ mặt. Trải qua thời gian, ý niệm này dần bị “hòa lại”, “trộn

lẫn” một cách tự nhiên mà bản thân người Thái sau này cũng không nhận thức

rõ nguyên nhân sâu xa của việc cấm kỵ. Từ vấn đề phân công lao động theo

giới trong xã hội nguyên thủy, đến việc cấm kỵ những người đàn ông lạ mặt

121

tiếp cận phụ nữ trong quá trình lao động, đã dẫn tới phụ nữ có đặc quyền

riêng trong việc tiếp xúc cây lúa.

Có một vấn đề chúng ta cần tìm hiểu thêm, đó là nhiều nhà khảo cổ học

khi nghiên cứu về trống đồng Đông Sơn, đã cho rằng trên mặt trống đồng, có

hình ảnh đôi nam nữ cầm chày giã gạo. Rõ ràng, đây là minh chứng cho thấy

thời kỳ nguyên thủy, đàn ông có tham gia hoạt động giã gạo. Phải lý giải thế

nào về hiện tượng này khi chúng ta nói trong xã hội nguyên thủy đã có sự

phân công lao động theo giới, bên cạnh đó là chuyện cấm kỵ đàn ông lạ mặt

tiếp cận quá trình lao động của phụ nữ? Có một vấn đề cần nói thêm, trong cơ

tầng văn hóa Đông Nam Á cổ, cư dân trồng lúa nước có nhiều nét tương đồng

về tập quán sản xuất nông nghiệp. Vì thế, người Thái hay cư dân Việt Mường

cổ xưa cũng đều sử dụng những nông cụ đồng dạng để giã lúa, gạo là chày và

cối. Chúng tôi cho rằng, những hình ảnh hai người cầm chày giã vào cối còn

lưu lại trên trống đồng Đông Sơn không chỉ phản ánh lịch sử văn hóa người

Việt Mường, mà ở đó phần nào đó còn phản ánh cả lịch sử những tộc người

trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á cổ, trong đó có người Thái.

Theo Trần Quốc Vượng và Hà Văn Tấn:

Lối giã gạo bằng chầy tay như người Lạc Việt cũng là một tục lệ

phổ biến ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Giã gạo còn có ý

nghĩa thiêng liêng, quan trọng. Truyền thuyết của ta nói rằng “Khi

có người chết thì giã cối, xóm giềng nghe tiếng thì đến giúp

nhau”(Lĩnh Nam chích quái). Trong nghi thức tế lễ của người Na –

ga ở Át – xam giã gạo là một khâu quan trọng, thường do hai người

con trai và con gái chưa cưới làm việc đó. Nghi thức tế lễ của người

Mường cũng có cảnh giã gạo in hệt như cảnh hình dung trên trống

đồng [167, tr.239].

122

Cũng theo Trần Quốc Vượng và Hà Văn Tấn: “Hình thức giã gạo bằng

chày tay được khắc hình trên trống đồng Việt Nam và ngày nay còn thịnh

hành ở người Mường và ngưởi Việt… giống như hình trên trống đồng và tục

trai gái giã gạo trong các buổi lễ ở người Mường hiện nay” [167, tr.206]. Hai

học giả còn cho rằng: “Tiếp theo là một cặp hai người đối diện nhau, tay cầm

chày dài, đầu cắm lông chim như đang giã xuống chiếc cối khoét rộng. Hai

người đó, một người mặc váy lông chim, một người hình như ở trần truồng

hoặc chỉ đóng khố, búi tóc, như một cặp trai gái” [167, tr.139].

Qua những nhận định của Trần Quốc Vượng và Hà Văn Tấn, chúng tôi

nhận thấy rõ ràng hình ảnh hai người cầm chày giã gạo còn lưu giữ lại trên

trống đồng Đông Sơn là một đôi trái gái. Dường như đôi trai gái cùng nhau

giã gạo đó xuất hiện trong các nghi lễ tâm linh. Những nghi lễ cổ xưa này

thường liên quan đến nông nghiệp, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng

bội thu. Tín ngưỡng phổ biến của cư dân nông nghiệp cổ xưa là tín ngưỡng

phồn thực. Có lẽ xuất phát từ tín ngưỡng phồn thực, nên cư dân Đông Sơn đã

để cho đôi nam nữ “diễn” động tác giã gạo trong các nghi lễ nông nghiệp. Khi

thực hiện một nghi lễ mang tính phồn thực để cầu cho cây trái sinh sôi, nảy

nở, mùa màng bội thu, việc nam nữ đứng gần nhau kết hợp cùng “diễn” động

tác giã gạo không ảnh hưởng gì đến việc cấm kỵ như quan điểm của Cầm

Trọng đã nói. Thậm chí, với ý nghĩa, tinh thần của buổi lễ, việc bố trí nam nữ

cùng giã gạo càng tăng thêm sự sinh động, gây sự kích thích, một yếu tố cốt

lõi cần thể hiện rõ trong nghi lễ này. Và như vậy, rất có thể đàn ông thời

nguyên thủy chỉ được tham gia việc giã gạo trong các nghi lễ nông nghiệp.

Còn trong quá trình lao động họ không được tham gia. Đó có thể coi là đặc

quyền riêng của người phụ nữ Thái cổ xưa.

123

3.2.3. Liên hệ việc cấm kỵ đàn ông trong sinh hoạt kánh loóng

Giã lúa cần sự góp sức của nhiều người phụ nữ cùng thực hiện trên một

công cụ là loóng. Khi cùng tham gia, mỗi người sử dụng riêng một cái chày.

Giống như gặt lúa, phơi lúa... giã lúa cần nhiều người cùng tham gia, nhưng

khác ở chỗ mỗi người đó phải cùng thực hiện công việc trên một công cụ lao

động. Khi nói đến giã lúa, có nghĩa rằng đây là công việc lao động, là quá

trình cầm chày giã vào loóng có để sẵn lúa. Việc giã lúa nhằm tách hạt thóc ra

khỏi cây lúa. Còn kánh loóng như đã nói, nghĩa là gõ máng. Đây là sinh hoạt

văn hóa mà người phụ nữ Thái cùng nhau cầm chày gõ vào loóng tạo nên

những tiết tấu sinh động. Lúc này, kánh loóng không phải là việc lao động

nữa mà người Thái đã coi đó như diễn tấu một nhạc cụ gõ. Cùng một hành

động cầm chày giã vào loóng nhưng mang hai ý nghĩa, mục đích khác nhau.

Điều này cũng xuất phát từ chức năng kép của loóng - vừa là một nông cụ,

đồng thời cũng là một nhạc cụ. Tuy vậy, việc giã lúa hay kánh loóng cũng

đều phản ánh vai trò người phụ nữ Thái trong sinh hoạt này. Hai hoạt động có

sự liên quan chặt chẽ, là sự phát triển tiếp nối. Khởi thủy là việc giã lúa, sau

đó được phát triển thành sinh hoạt kánh loóng. Vì vậy, kánh loóng sẽ mang

một số quy tắc, quan niệm như giã lúa.

Đến đây, chúng ta có thể nhận định rằng, việc chỉ có phụ nữ tham gia

kánh loóng là do trong xã hội nguyên thủy của người Thái, đã có sự phân

công lao động theo giới. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân từ việc cấm kỵ đàn

ông lạ mặt tiếp xúc với phụ nữ đang lao động, nhằm tránh sự tạp giao bừa bãi.

Đó cũng là những điều ít nhiều còn lưu lại qua sinh hoạt văn hóa kánh loóng

đến tận ngày nay. Hay nói một cách khác, ngày nay, chúng ta chỉ thấy phụ nữ

Thái tham gia kánh loóng, đó có thể là tàn dư của việc cấm kỵ đàn ông lạ mặt

tiếp xúc phụ nữ trong quá trình lao động liên quan đến cây lúa.

124

Sự phân công lao động và cấm kỵ này tồn tại lâu bền trong suốt lịch sử

phát triển của tộc người Thái cũng bởi vai trò người phụ nữ trong gia đình và

xã hội. Trải qua thời kỳ mẫu hệ đến ngày nay, phụ nữ vẫn nắm giữ việc điều

tiết mọi sinh hoạt trong gia đình trong đó có việc nội trợ. Chính vì vậy, việc

giã lúa hay kánh loóng vẫn luôn là sinh hoạt do người phụ nữ Thái đảm

nhiệm. Xác định được vấn đề này rất có giá trị trong việc khẳng định thêm

rằng chính những người phụ nữ Thái đã sáng tạo nên một hình thức nghệ

thuật dân gian. Họ đã biến một nông cụ trong lao động trở thành một nhạc cụ

gõ. Những tiết tấu phức tạp, sinh động, có tính tổ chức chặt chẽ trong diễn tấu

đã thể hiện tính thẩm mĩ rất cao của những người phụ nữ Thái. Đó là một sự

sáng tạo nên những giá trị văn hóa. Cùng với đó, họ còn góp phần bảo lưu bản

sắc văn hóa tộc người. Điều này được minh chứng rất rõ khi một nông cụ tồn

tại suốt từ thời kỳ xã hội nguyên thủy cho đến tận ngày hôm nay.

Tiểu kết

Trong chương 3, chúng tôi nghiên cứu, luận giải hai vấn đề chính đó

là những biểu hiện tín ngưỡng và vai trò phụ nữ Thái Mai Châu qua sinh

hoạt văn hóa kánh loóng.

Trong đời sống của người Thái Mai Châu trước đây, loóng gắn liền

với nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa và sản xuất nông nghiệp. Bản chất của

việc người Thái Mai Châu đưa loóng vào các sinh hoạt văn hóa liên quan

đến nông nghiệp thực chất là thể hiện niềm tin, tín ngưỡng tâm linh của họ.

Như đã phân tích, lý giải trong nội dung chương 3, sinh hoạt văn hóa kánh

loóng biểu hiện tín ngưỡng phồn thực và thờ Mặt Trăng, Mặt Trời. Trước

đây, đời sống của cư dân nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên.

Họ luôn mong ước thời tiết mưa thuận, gió hòa, không có thiên tai, bão lũ

ảnh hưởng đến mùa màng; cây trái phát triển, vạn vật sinh sôi nảy nở. Vì

thế, hàng năm người Thái tổ chức nhiều nghi lễ, lễ hội để cầu phúc cho bản

125

mường ấm no, hạnh phúc. Trong các sinh hoạt văn hóa đó, họ thường đưa

loóng vào gõ vừa để tạo không khí sôi nổi, hân hoan trong ngày vui hội;

đồng thời cũng thể hiện niềm tin, tín ngưỡng tâm linh.

Sinh hoạt văn hóa kánh loóng còn thể hiện vai trò người phụ nữ trong

đời sống xã hội của người Thái Mai Châu. Việc chỉ có phụ nữ tham gia kánh

loóng là do trong xã hội nguyên thủy của người Thái đã có sự phân công lao

động theo giới. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân từ việc cấm kỵ đàn ông lạ

mặt tiếp xúc với phụ nữ đang lao động, nhằm tránh sự tạp giao bừa bãi. Đó

cũng là những điều ít nhiều còn lưu lại qua sinh hoạt văn hóa kánh loóng đến

tận ngày nay. Hay nói một cách khác, ngày nay, chúng ta chỉ thấy phụ nữ

Thái tham gia kánh loóng, đó có thể là tàn dư của việc cấm kỵ đàn ông lạ mặt

tiếp xúc phụ nữ trong quá trình lao động liên quan đến cây lúa.

Xác định được vấn đề những biểu hiện tín ngưỡng và vai trò phụ nữ

Thái Mai Châu qua sinh hoạt văn hóa kánh loóng là kết quả có giá trị, góp

phần giải mã đặc trưng trong văn hóa của người Thái Mai Châu.

126

Chương 4

LÝ GIẢI BIẾN ĐỔI SINH HOẠT VĂN HÓA KÁNH LOÓNG

TRONG SỰ ĐỐI SÁNH VỚI KHẮC LUỐNG

Từ những biểu hiện trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng đã đặt ra một

số vấn đề cần lý giải để thấy được các nguyên nhân, yếu tố tác động và xu

hướng biến đổi. Để làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến biến đổi, chúng

tôi đã so sánh với trường hợp khắc luống1 của người Thái ở huyện Con

Cuông, tỉnh Nghệ An. Việc so sánh giữa sinh hoạt văn hóa kánh loóng với

khắc luống sẽ chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của cùng một hình thức sinh

hoạt văn hóa. Qua đó, cho thấy các nguyên nhân, yếu tố tác động đến đặc

trưng trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu.

Chúng tôi lựa chọn đối tượng để nghiên cứu so sánh là người Thái ở

huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Tại khu vực này, người Thái vẫn giữ được

một số hoạt động liên quan đến sinh hoạt văn hóa khắc luống mang nhiều yếu

tố, đặc trưng riêng. Cùng với đó, theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy khu vực

Thái ở huyện Con Cuông có nhiều điểm khác biệt với Thái Mai Châu về phát

triển kinh tế, sự giao lưu văn hóa, lịch sử tộc người... Những điểm này phần

nào đó có sự tác động, ảnh hưởng đến đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa khắc

luống và kánh loóng. Về mặt không gian, chúng tôi lựa chọn sinh hoạt văn

hóa khắc luống của người Thái tại khu vực Con Cuông làm đối tượng để đối

chiếu, so sánh với kánh loóng của người Thái Mai Châu. Về mặt thời gian,

chúng tôi tìm hiểu về sinh hoạt văn hóa khắc luống của người Thái Con

Cuông từ năm 1954 đến 2017, trong đó cũng lấy mốc năm 1993 để phân

thành hai giai đoạn nghiên cứu. Từ đó, sẽ cho thấy rõ hơn các nguyên nhân,

yếu tố tác động, xu hướng biến đổi trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng của

người Thái Mai Châu. 1 Khắc luống: Dùng chày gõ vào chiếc máng dùng để giã lúa. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa tương tự

như kánh loóng của người Thái Mai Châu Hòa Bình.

127

4.1. Một số biến đổi trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng

Qua nghiên cứu, tìm hiểu về sinh hoạt văn hóa kánh loóng ở hai giai

đoạn khác nhau, chúng tôi đã nhận thấy một số biến đổi. Sự biến đổi thể hiện

ở một số mặt như quan hệ sở hữu, diễn tấu, những biểu hiện tín ngưỡng.

4.1.1. Biến đổi văn hóa kánh loóng nhìn từ góc độ quan hệ sở hữu

Từ sở hữu tư nhân đến sở hữu tập thể: Trước đây, mỗi gia đình người

Thái Mai Châu đều sở hữu ít nhất một chiếc loóng. Kể từ khi có máy tuốt lúa

và xay xát gạo thì loóng không còn được dùng để giã lúa nữa. Nhiều gia đình

chặt làm củi hoặc để không lâu ngày bị hỏng nên họ vứt bỏ đi. Chính vì thế,

hầu như các gia đình người Thái Mai Châu đã không còn sở hữu riêng loóng

nữa. Phần lớn những chiếc loóng hiện nay là chung của cả bản. Chúng thuộc

sở hữu của tập thể cả cộng đồng dân cư mỗi bản. Loóng được đặt ở sân nhà

văn hóa hoặc góc sân rộng của các bản.

Từ sở hữu trong cộng đồng đến sở hữu ngoài cộng đồng: Theo chúng tôi

tìm hiểu, một số người Kinh yêu thích văn hóa Thái đã sưu tầm các dụng cụ

lao động của người Thái để lưu giữ trong gia đình. Trong đó, họ có sưu tầm

cả loóng. Ngoài ra, một số đơn vị nghệ thuật cũng sưu tầm, sở hữu loóng để

dàn dựng các tiết mục văn nghệ. Chính vì vậy, có sự biến đổi về sở hữu từ

trong cộng đồng đến ngoài cộng đồng. Sự biến đổi này tuy chưa phải phổ biến

những cũng có tồn tại. Đặc biệt, hiện nay việc tìm những cây gỗ tốt để làm

loóng mới là gần như không có. Vì thế, những chiếc loóng được làm bằng gỗ tốt

còn bền đẹp rất có giá trị. Nhiều người muốn tìm mua lại loóng để phục vụ việc tổ

chức hoạt động văn nghệ ở trong và ngoài cộng đồng người Thái Mai Châu.

4.1.2. Biến đổi một số yếu tố liên quan đến diễn tấu loóng

Một số yếu tố liên quan đến diễn tấu loóng như mục đích, môi trường diễn

tấu đều ít nhiều có sự biến đổi.

128

4.1.2.1. Về mục đích diễn tấu

Hiện nay, người Thái Mai Châu tổ chức kánh loóng phục vụ khách du

lịch, ngày Đại đoàn kết toàn dân, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, một số Hội nghị

của Huyện. Xét từng trường hợp sử dụng sẽ thấy có sự biến đổi lớn về mục

đích diễn tấu so với trước đây.

“Hiện nay, tại Mai Châu, người Thái vẫn thường xuyên kánh loóng.

Chúng tôi kánh loóng trong nhiều dịp, đặc biệt trong lễ lớn nhất của người

Thái là Xên bản, Xên mường, không bao giờ thiếu kánh loóng. Ngoài ra,

chúng tôi còn biểu diễn kánh loóng phục vụ khách du lịch”. [Ông Khà Văn Ư,

PL4.2, STT16, tr191].

Với việc kánh loóng phục vụ khách du lịch, mục đích rất rõ ràng để tạo

thu nhập. Người chơi kánh loóng bỏ công sức biểu diễn kánh loóng cho khách

du lịch nghe và du khách phải trả phí theo một mức nhất định.

“Các đoàn thể của huyện Mai Châu cũng thường xuyên đưa sinh hoạt

kánh loóng vào biểu diễn trong những ngày vui như ngày Đại đoàn kết toàn

dân, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3...”. [NNC Lò Cao Nhum, PL4.1, STT4, tr190].

Việc kánh loóng trong các ngày Đại đoàn kết toàn dân, ngày Quốc tế

phụ nữ 8/3, một số Hội nghị của Huyện là theo sự chỉ đạo của các tổ chức

đoàn thể, cơ quan. Tại huyện Mai Châu, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể, cơ

quan ban ngành đều nhận thức rõ sự độc đáo của hình thức sinh hoạt kánh

loóng. Vì thế, nếu có chương trình nghệ thuật chào mừng các dịp như vậy họ

sẽ yêu cầu đưa loóng tham gia biểu diễn. Lúc này, mục đích của việc kánh

loóng cũng thay đổi. Trước đây, họ kánh loóng trong các nghi lễ, lễ hội có

tính chất linh thiêng. Đến nay, họ kánh loóng trên sân khấu với mục đích biểu

diễn phục vụ khán giả hoặc góp vui vào các chương trình.

129

4.1.2.2. Về môi trường diễn tấu

Môi trường diễn tấu kánh loóng có nhiều thay đổi so với trước đây. Sự

thay đổi thể hiện ở không gian diễn tấu, thời điểm, thời gian diễn tấu và

chương trình có diễn tấu kánh loóng.

Không gian diễn tấu

Theo chúng tôi tìm hiểu, hiện nay người Thái thường tổ chức kánh

loóng ở một số không gian sau:

- Trong lễ xên bản, xên mường, loóng được đặt tại phía trước sân khấu

chính của buổi lễ. Trên sân khấu có các tiết mục múa, hát, nhảy sạp, thổi khèn

bè... Phía dưới sân khấu có rất đông khán giả là người Thái cũng như một số

tộc người khác cũng đến xem tham dự.

- Loóng đặt tại sân nhà văn hóa hoặc sân rộng giữa các bản. Người Thái

diễn tấu kánh loóng phục vụ khách du lịch tại các địa điểm này. Thông

thường, mỗi lần biểu diễn cũng chỉ cho một nhóm du khách khoảng 5 – 7

người xem.

- Loóng được đặt trên sân khấu phục vụ hội nghị.

Thời điểm và thời gian diễn tấu

Theo bà Lò Thị Kiết1, hiện nay thời điểm và thời gian diễn tấu kánh

loóng cũng không quy định cụ thể. Thông thường, nếu các hội nghị diễn ra

vào đầu giờ sáng hoặc chiều thì người Thái tổ chức kánh loóng đầu tiên. Sau

đó mới bắt đầu vào chương trình hội nghị. Ngoài ra, khi có du khách yêu cầu

lúc nào thì đội văn nghệ sẽ tập hợp lại để biểu diễn phục vụ.

1. Bà Lò Thị Kiết, (51 tuổi), Đội loóng bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, thị trấn Mai Châu (phỏng vấn ngày

1/5/2017).

130

Chương trình có diễn tấu kánh loóng

Theo bà Ngần Thị Tuyết1, các chương trình văn nghệ phục vụ du khách

tại một số địa điểm du lịch không đưa tiết mục kánh loóng vào. Vì cái loóng

rất to, nặng, không tiện di chuyển đến khu vực biểu diễn. Loóng thường được

đặt cố định tại Nhà văn hóa của bản. Nếu có khách yêu cầu thì mời đến nơi có

đặt loóng để biểu diễn cho họ xem. Tại đây, khi kánh loóng có thể diễn tấu

riêng hoặc kết hợp với trống chiêng và múa xòe. Cùng với đó là các tiết mục

khác trong chương trình biểu diễn như hát Khắp, các điệu múa Thái... Kánh

loóng cũng là một tiết mục nằm trong chương trình văn nghệ. Thông thường

các đội văn nghệ đưa tiết mục kánh loóng vào giữa chương trình. Đây cũng là

tiết mục được du khách cũng như bản thân cộng đồng người Thái Mai Châu

rất yêu thích. Kánh loóng kết hợp trống, chiêng, múa tạo nên không khí sôi

nổi, vui tươi.

4.1.3. Biến đổi về biểu hiện tín ngưỡng liên quan đến kánh loóng

Như đã phân tích, lý giải trong chương 3 của luận án, trước đây, người

Thái Mai Châu tổ chức kánh loóng trong các nghi lễ, tín ngưỡng liên quan

đến nông nghiệp như lễ mừng cơm mới, xên bản xên mường, nguyệt thực... là

biểu hiện tín ngưỡng phồn thực và thờ Mặt Trời, Mặt Trăng. Trải qua thời

gian, không còn nhiều nghi lễ, tín ngưỡng được tổ chức trong đời sống sinh

hoạt của người Thái hiện nay. Người Thái Mai Châu chỉ còn giữ được lễ xên

bản xên mường, thường tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới. Cùng với sự mai

một các nghi lễ, tín ngưỡng nông nghiệp kéo theo việc sinh hoạt văn hóa kánh

loóng cũng mất đi ý nghĩa, những biểu hiện về mặt tín ngưỡng. Hiện nay,

người Thái Mai Châu kánh loóng trong những trường hợp mới, không phải là

không gian nghi lễ như trước đây. Họ kánh loóng chỉ để làm vui, tạo không

1. Bà Ngần Thị Tuyết, (63 tuổi), Đội phó đội văn nghệ bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, thị trấn Mai Châu (phỏng

vấn ngày 1/5/2017).

131

khí sôi nổi, sinh động. Không còn những ý niệm về tín ngưỡng thông qua việc

kánh loóng như trước đây.

4.2. Sinh hoạt văn hóa khắc luống của người Thái Con Cuông

4.2.1. Vài nét về người Thái Con Cuông

Vùng núi phía tây Nghệ An là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu

số như Thái, Thổ, Mường, Dao, Mông, Ơ đu... Trong đó, người Thái chiếm số

lượng lớn nhất và đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội ở khu vực này. Ở Nghệ An, địa bàn có đông người Thái là các huyện:

Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Nghĩa

Đàn. Như vậy, có thể nhận thấy đây là một vùng đất rộng lớn, tập trung đông

người Thái sinh sống từ lâu đời.

Con Cuông là huyện miền núi phía tây nam của tỉnh Nghệ An. Phía

đông giáp huyện Tân Kỳ và Quỳ Hợp, phía tây giáp tỉnh Bulikhămxay của

Lào với đường biên giới dài 68 km, phía nam giáp huyện Anh Sơn và phía

bắc giáp huyện Tương Dương. Con Cuông là địa bàn sinh sống của các dân

tộc như Thái, Việt, Thổ, Hoa. Trong đó, người Thái chiếm số lượng đông

nhất, khoảng 64,2% dân số toàn huyện.

Người Thái Con Cuông vẫn giữ được nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa

độc đáo trong đó có khắc luống1.

4.2.2. Quan niệm của người Thái Con Cuông về sinh hoạt văn hóa

khắc luống

Quan niệm của người Thái Con Cuông trước đây về sinh hoạt văn hóa

khắc luống

Người Thái Con Cuông có một số quan niệm liên quan đến sinh hoạt

văn hóa khắc luống như sau:

1 Khắc luống: Là cách gọi của người Thái tại Nghệ An đối với hình thức sinh hoạt văn hóa “gõ máng”. Đây

cũng giống với sinh hoạt kánh loóng của người Thái Mai Châu.

132

Luống là một nông cụ rất quan trọng trong đời sống đồng bào dân tộc

Thái huyện Con Cuông Nghệ An. Tùy điều kiện kinh tế mà mỗi gia đình có

thể sở hữu từ 1 đến 2 chiếc luống. Là cư dân sống chủ yếu dựa vào trồng lúa

nước nên vai trò của luống trong mỗi gia đình người Thái là rất cần thiết. Có

thể nói, luống là một trong những nông cụ quan trọng nhất trong đời sống của

người Thái Con Cuông trước đây.

Có một chuyện kể rất phổ biến trong cộng đồng người Thái Con Cuông

liên quan đến luống, đó là chuyện Ếch ăn trăng (Cốp cán ky bươn). Đây chính

là hiện tượng nguyệt thực. Trước đây, mỗi khi có nguyệt thực, tất cả các bản

người Thái Con Cuông đều mang luống cùng với các vật dụng khác ra gõ để

xua đuổi con Ếch ngậm mặt trăng.

Trong quan niệm trước đây của người Thái Con Cuông, việc khắc

luống với ý nghĩa xua đuổi thú dữ cũng tồn tại khá phổ biến.

Người Thái Con Cuông trước đây thường khắc luống trong nhiều hình

thức nghi lễ, tín ngưỡng như tang ma, đám cưới, ngày lễ Tết, ngày vui của

bản, mường, mừng cơm mới... Họ cũng quan niệm khác nhau ở trong mỗi

hình thức nghi lễ, tín ngưỡng mà có sinh hoạt khắc luống. Khắc luống trong

tang ma là để đưa linh hồn người đã khuất về Mường Trời. Khắc luống trong đám

cưới cầu cho đôi trai gái sớm có con đàn cháu đống. Như vậy, có thể thấy người

Thái Con Cuông trước đây khắc luống trong rất nhiều hình thức sinh hoạt nghi lễ,

tín ngưỡng, theo đó là một số quan niệm khác nhau.

Quan niệm của người Thái Con Cuông hiện nay về sinh hoạt văn hóa

khắc luống

Hiện nay, luống chỉ còn một chức năng duy nhất đó là một nhạc cụ

dùng để biểu diễn trong một số hình thức sinh hoạt văn hóa. Chức năng giã

lúa không còn nữa. Những quan niệm về sinh hoạt khắc luống cũng có sự

133

thay đổi. Các quan niệm cũ về sinh hoạt khắc luống như luống là vật dụng

quan trọng, nguyệt thực, xua đuổi thú dữ, làm vui trong các nghi lễ tín

ngưỡng... thì nay đã không còn nữa hoặc rất mờ nhạt. Chúng tôi nhận thấy,

người Thái tại Con Cuông không có quan niệm mới nào xung quanh sinh hoạt

khắc luống. Có thể nói, hiện nay họ chỉ coi đó là một nhạc cụ gõ sử dụng

trong một số dịp vui hoặc ngày Tết.

4.2.3. Các trường hợp sử dụng luống

Các trường hợp sử dụng luống trước đây

Chúng tôi xin giới hạn mốc thời gian người Thái huyện Con Cuông

trước đây sử dụng luống là vào khoảng những năm 1993 trở về trước. Bởi đây

là giai đoạn bắt đầu xuất hiện máy tuốt lúa, máy xay xát gạo khiến cho chức

năng giã lúa của luống mất dần. Từ đó, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của sinh

hoạt văn hóa khắc luống trong đời sống người Thái Con Cuông.

Trước đây, người Thái Con Cuông thường khắc luống trong lao động

đời thường. Đó là giã lúa để lấy gạo nấu cơm. Ngoài ra, họ còn khắc luống

trong các nghi lễ, lễ hội, tín ngưỡng linh thiêng như ngày Tết, ngày vui, tang

ma, đám cưới, ngày hội của bản, mường, ngày nguyệt thực, mừng cơm mới...

Các trường hợp sử dụng luống hiện nay

Hiện nay, sinh hoạt khắc luống tại Con Cuông ít được sử dụng. Trong

lao động, người Thái đã không còn dùng luống để giã lúa nữa. Trong các nghi

lễ linh thiêng như tang ma, đám cưới, mừng cơm mới, nguyệt thực... cũng

không còn khắc luống. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy hiện nay người Thái Con

Cuông thỉnh thoảng còn khắc luống trong dịp Tết, vui xuân1. Nhìn chung,

sinh hoạt khắc luống tại Con Cuông chỉ còn xuất hiện ở một vài nơi. Số người

biết khắc luống cũng không nhiều.

1 Thông tin do ông Lang Văn Dậu (50 tuổi), bà Lữ Thị Duyến (55 tuổi) ở thôn Kẻ Mẻ, Xã Mậu Đức, huyện

Con Cuông cung cấp (phỏng vấn ngày 26/2/2016).

134

4.2.4. Một số yếu tố trong nghệ thuật khắc luống của người Thái

Con Cuông

4.2.4.1. Cơ cấu tổ chức người diễn tấu

Trong sinh hoạt văn hóa khắc luống của người Thái Con Cuông Nghệ

An, quy định về số người gõ khá đa dạng. Có những bài nhiều người gõ, họ

đứng thành từng đôi quay mặt vào nhau. Trong những bài này, không giới hạn

số người gõ mà chỉ phụ thuộc vào độ dài của luống. Cũng có bài chỉ 5 người gõ

hoặc 2 người gõ. Như vậy, thấy rằng, tại Con Cuông khi người Thái khắc

luống, có bài số người gõ là lẻ và có bài quy định số người gõ ít. Đây cũng là

điểm khác biệt rõ ràng so với cơ cấu tổ chức kánh loóng của người Thái Mai Châu.

Theo bà Lữ Thị Duyến cho biết, việc phân chia vai trò trong đội hình

những người khắc luống là mờ nhạt, không rõ. Về cơ bản, chúng tôi nhận

thấy có hai bộ phận gõ hai dạng âm hình tiết tấu khác nhau. Tuy nhiên, người

Thái Con Cuông chỉ biết gõ như vậy mà không coi bộ phận nào là “Cái” hoặc

“Con” giống như trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái Mai Châu.

4.2.4.2. Phương thức diễn tấu

Phổ biến nhất là những người gõ đứng thành từng đôi quay mặt vào nhau.

Tư thế diễn tấu: Diễn tấu luống có thể ở nhiều tư thế như đứng thẳng,

khom lưng vừa phải, cúi khom lưng thấp, cúi gập lưng thấp xuống hơi

nghiêng thân trên về bên phải.

Động tác diễn tấu: Có 6 động tác cơ bản là: Giã (giã thẳng đầu chày

xuống lòng luống hoặc thành luống ở phía đối diện người chơi), Đâm (đâm thẳng

đầu chày vào thành phía ngoài luống và mặt phía trên thành luống ), Gõ (gõ cạnh

đầu chày vào thành trong của luống ở cùng phía người chơi, gõ cạnh đầu chày vào

thành ngoài của luống, đặt chày dọc theo lòng trong và gõ vào thành luống,), Chọi

(dùng cạnh đầu chày phía dưới chọi với nhau), Dập (đặt dùi nằm ngang luống dập

xuống mặt luống), Va (đặt chày nằm ngang luống rồi va hai chày vào nhau).

135

Chúng tôi sẽ sử dụng các từ tượng thanh cũng như ký hiệu trên khuông

nhạc như mô tả về âm thanh của loóng để biểu hiện âm thanh của luống. Như

vậy, cũng có 6 loại âm thanh được mô tả bằng các từ tượng thanh như sau:

- Âm thanh Giã vào lòng luống hoặc thành luống ở phía đối diện người

chơi: Truỵch (Âm thanh trầm, đục).

- Âm thanh Đâm, Gõ hoặc Giã vào thành phía ngoài hoặc mặt phía trên

thành luống: Kang (Âm thanh tầm trung, chắc, gọn).

- Âm thanh Chọi cạnh đầu chày phía dưới vào nhau: Cắc (Âm thanh

đanh, sắc, gọn).

- Âm thanh Dập chày xuống ngang mặt trên luống: T’rụp (Âm thanh

tầm trung, không gọn).

- Âm thanh Va hai chày vào nhau: T’rách (Âm thanh tầm trung, không gọn).

Trong cách khắc luống của người Thái Con Cuông, bài luống sạp có

động tác Giã xuống lòng luống ở 3 vị trí khác nhau, đó là ở chính giữa lòng

luống, ở trong lòng phía đầu và cuối luống (Giã vào giữa hai chày của hai cặp

người chơi đứng ở đầu và cuối luống). Đây cũng là điểm khác biệt giữa khắc

luống so với kánh loóng. Ngoài ra, trong các bài khắc luống khác, động tác

Giã xuống lòng luống vẫn làm theo cách như kánh loóng (Giã xuống lòng

luống, không Giã vào giữa hai chày của những cặp người chơi bên cạnh) .

Chúng tôi minh họa trên khuông nhạc các vị trí của động tác Giã này

như sau:

- Giã xuống lòng luống (không Giã vào giữa hai chày của những cặp

người chơi bên cạnh):

- Giã xuống chính giữa lòng luống (bài Luống sạp):

- Giã xuống lòng phía cuối luống (bài Luống sạp):

136

- Giã xuống lòng phía đầu luống (bài Luống sạp):

- Giã xuống thành trong của luống (phía đối diện người chơi):

Ngoài ra, so với kánh loóng thì khắc luống có thêm một số vị trí tạo âm

thanh. Đó là Đâm chày vào thành phía ngoài luống và mặt phía trên thành

luống. Chúng tôi đặt hai vị trí âm thanh này trên khuông nhạc như sau:

- Đâm chày vào thành phía ngoài luống:

- Đâm chày vào mặt phía trên thành luống:

Trong bài luống đơn lại có những vị trí tạo âm theo cách khác. Đó là

đặt toàn bộ thân chày dọc theo thành phía trong của luống để gõ. Chúng tôi

đặt vị trí âm này trên khuông nhạc như sau:

Gõ cạnh đầu chày vào thành ngoài của luống (bài luống đơn). Chúng tôi

đặt vị trí âm này trên khuông nhạc:

Mặc dù vị trí tạo âm thanh khi khắc luống của người Thái Con Cuông

có khác người Thái Mai Châu ở một số điểm trên nhưng hiệu quả, màu sắc

âm thanh tạo ra từ đây cũng vẫn trong khoảng âm trung.

137

Bảng 4.1: Động tác và âm thanh của luống

STT Động tác Vị trí tạo âm thanh Màu sắc âm

thanh

Âm

thanh

Vị trí các âm

thanh trên

khuông nhạc

1 Giã

Lòng luống

Trầm, đục Truỵch

Thành trong của luống (phía đối

diện người chơi) Trầm, đục Truỵch

2 Gõ

Thành trong của luống (phía

gần người chơi) Trung, chắc Kang

Thành trong của luống (phía

gần người chơi); (đặt toàn bộ

thân chày dọc theo thành trong

của luống để gõ).

Trung, chắc,

không gọn K’rang

Thành ngoài của luống (gõ cạnh

đầu chày). Trung, chắc Kang

3 Đâm

Thành ngoài của

luống (gõ đầu chày). Trung, chắc Kang

Mặt phía trên thành luống Trung, chắc Kang

4 Chọi Cạnh đầu chày phía dưới Đanh, sắc, gọn Cắc dưới

5 Dập Ngang mặt trên của luống Trung,

không gọn T’rụp

6 Va Hai thân chày Trung,

không gọn T’rách

138

4.2.4.3. Kỹ thuật diễn tấu

Kỹ thuật diễn tấu khắc luống khá đa dạng. Về cách cầm chày, người

chơi có thể dùng một tay hoặc hai tay để cầm. Cũng giống như chiếc chày

người Thái Mai Châu dùng để kánh loóng, chày người Thái Con Cuông dùng

khắc luống khá dài và nặng. Vì thế, khi gõ người chơi phải dùng một lực

tương đối mạnh thì mới có thể tạo ra những âm thanh khỏe khoắn, chắc gọn.

Nếu Gõ vào thành luống hoặc Chọi chày vào nhau thì người chơi phải đứng

thẳng để thực hiện. Còn khi Giã xuống vị trí lòng luống, người chơi phải cúi,

khom lưng xuống một chút thì mới Giã tới vị trí này. Khi thực hiện động tác

Đâm chày vào thành ngoài của luống có trong các bài luống khàu, luống xen

ven, luống đơn, người chơi phải quay mặt dọc theo chiều dài của luống, cúi

khom lưng thấp xuống, đặt chày ngang mặt trên của luống, hướng đầu chày

về thành luống, toàn bộ thân chày hơi chếch cao dần về phía đuôi. Động tác

này khó thực hiện hơn động tác đứng thẳng để gõ. Bởi cúi khom thấp xuống

sẽ nhanh bị mỏi. Đồng thời, để chày nằm ngang gõ sẽ cần nhiều lực hơn là để

chày thẳng đứng rồi Giã xuống lòng luống.

Trong bài Luống sạp, có hai đôi đặt chày nằm ngang mặt trên của

luống, thực hiện động tác như những người gõ sạp trong hình thức nhảy sạp

của người Thái. Hai đôi này đứng ở đầu và cuối luống. Về tư thế, cách cầm

chày của hai đôi này khác những bài khắc luống còn lại. Những đôi người gõ

sẽ cúi khom lưng. Hai chiếc chày được đặt ngang mặt loóng. Mỗi người dùng

hai tay cầm hai cạnh đầu chày. Cách tạo âm thanh là Dập ngang thân chày

xuống mặt loóng và Va hai thân chày vào nhau. Động tác tạo âm này hoàn

toàn giống cách người Thái gõ cho mọi người chơi nhảy sạp.

Đối với động tác Chọi cạnh đầu chày vào nhau ở trong bài luống chọi

gà, người Thái Con Cuông chỉ sử dụng cạnh đầu chày phía dưới. Vì thế, động

tác này có phần dễ hơn động tác Chọi cả hai đầu chày với nhau mà người

139

Thái Mai Châu thường làm. Khi thực hiện động tác này, người chơi cần để

hai chày gần nhau theo phương thẳng đứng. Khoảng cách giữa hai chày

khoảng 20cm. Người chơi sẽ phải Chọi liên tục một chùm tiết tấu từ cạnh đầu

chày phía dưới. Biên độ dao động của đầu chày dưới là vừa phải, không đưa

rộng quá sẽ dễ va phải thành trong của luống.

Trong bài Luống đơn, có một động tác gõ cũng rất độc đáo. Một người

sẽ để chày dọc theo lòng trong của luống. Khi gõ sẽ dùng toàn bộ thân chày

gõ vào mặt trong thành luống ở phía gần người chơi. Để thực hiện được động

tác này, người chơi phải cúi gập lưng thấp xuống. Vì thế, cũng sẽ nhanh bị

mỏi lưng. Biên độ dao động của chày phải hẹp để tránh bị va phải thành luống

phía đối diện người chơi. Do cách đặt chày như vậy, nên lực gõ cũng phải sử

dụng nhiều hơn thì mới có thể tạo ra âm thanh chắc, khỏe.

Bài bản: Hiện nay, người Thái Con Cuông vẫn giữ được 5 bài khắc

luống. Trong đó, các bài bản này đều còn tên gọi bao gồm: luống khàu, luống

xen ven, luống sạp, luống chọi gà, luống đơn.

Về nhịp: Phần lớn các bài kánh loóng đều sử dụng nhịp 2/4. Chỉ có bài

luống xen ven kết hợp giữa nhịp 2/4 và 3/4.

Về cao độ của luống: Âm thanh của luống cũng không có những cao độ

xác định theo một thang âm cụ thể nào mà chỉ có thể xác định tương đối theo

âm vực: trầm - trung - cao.

Về cấu trúc âm nhạc: Có thể nhận thấy, 5 bài kánh loóng của người

Thái Con Cuông còn lại đến nay chỉ là dạng 1 câu nhạc được nhắc lại. Sự

nhắc lại ở đây cũng có thay đổi về vị trí tạo âm. Như bài luống chọi gà, đầu

tiên là Gõ vào thành trong của luống phía gần người chơi và Chọi hai cạnh

đầu chày vào nhau. Sau đó, nhắc lại nguyên âm hình tiết tấu nhưng vị trí âm

chuyển sang Đâm chày vào mặt phía trên thành luống.

140

Về trường hợp sử dụng: Xưa kia, mỗi bài khắc luống được sử dụng cho

từng trường hợp cụ thể như khắc luống trong ngày Quỷ ăn trăng (nguyệt

thực), tang ma, mừng cơm mới, lễ xăng khan, ngày Tết, vui xuân. Nói chung,

các trường hợp xưa kia có khắc luống thì ngày nay gần như không còn làm

nữa. Theo bà Lữ Thị Duyến1 cho biết, hiện nay người Thái Con Cuông cũng

không còn tổ chức khắc luống nhiều như xưa. Thỉnh thoảng tổ chức khắc

luống trong ngày Tết, vui xuân.

4.3. So sánh

4.3.1. Một số vấn đề về vị trí địa lý, nguồn gốc tộc người, giao lưu văn

hóa, kinh tế

Như đã trình bày về đặc điểm vị trí địa lý, nguồn gốc tộc người, sự giao

lưu văn hóa, kinh tế của người Thái Mai Châu và Thái Con Cuông, chúng tôi

nhận thấy một số điểm khác biệt giữa hai khu vực Thái này.

1 Bà Lữ Thị Duyến (57 tuổi), thôn Kẻ Mẻ, xã Mậu Đức, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (phỏng vấn 2/2016)

141

Bảng 4.2: Đặc trưng vị trí địa lý, nguồn gốc tộc người, giao lưu văn hóa, kinh tế

Địa phương MAI CHÂU CON CUÔNG

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Huyện miền núi của tỉnh Hòa

Bình.

Huyện miền núi, biên giới của

tỉnh Nghệ An.

Không có đường biên giới. Có đường biên giới chung với

Lào dài 55,5 km.

- Phía Bắc giáp huyện Mộc

Châu Sơn La.

- Phía Nam giáp huyện Quan

Hóa Thanh Hóa.

- Phía Đông giáp các huyện

Tân Lạc và Đà Bắc.

- Phía Bắc giáp huyện Tương

Dương.

- Phía Nam giáp huyện Anh Sơn.

- Phía Đông giáp huyện Tân Kỳ

và Quỳ Hợp.

- Phía Tây giáp tỉnh

Bulikhămxay của Lào.

NGUỒN GỐC

TỘC NGƯỜI

Nguồn gốc từ Bắc Hà, Lào

Cai.

Người Thái ở Con Cuông có

cùng một cội nguồn với người

Thái Tây Bắc.

GIAO LƯU

VĂN HÓA

Là vùng đệm, giao lưu văn

hóa mạnh mẽ với miền núi,

miền xuôi và tộc người

Mường.

Giao lưu, ảnh hưởng nhiều văn

hóa Lào.

KINH TẾ

Phát triển du lịch (Từ lâu đã

là điểm du lịch hấp dẫn với

du khách trong và ngoài

nước).

Chưa có phát triển du lịch.

Nông nghiệp, chăn nuôi.

Nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn

nuôi.

142

Từ bảng 4.2, có thể nhận thấy nhiều điểm khác biệt giữa hai khu vực

Mai Châu và Con Cuông. Về vị trí địa lý, huyện Con Cuông có đường biên

giới chung với Lào dài 55,5 km, trong khi đó huyện Mai Châu lại không có

đường biên giới. Đây là một điểm khác biệt quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến

đời sống, văn hóa, xã hội của hai khu vực Thái. Về vấn đề giao lưu văn hóa,

Huyện Mai Châu là một khu vực rất đặc biệt, nơi đây từ lâu đã diễn ra sự giao

lưu mạnh về văn hóa. Đặc biệt, người Thái Mai Châu sinh sống cạnh người

Mường Hòa Bình nên có nhiều nét văn hóa chịu ảnh hưởng của tộc người

Mường. Trong khi đó, người Thái Con Cuông do sinh sống tiếp giáp với nước

Lào nên ảnh hưởng nhiều yếu tố của văn hóa Lào. Một điểm khác biệt nữa đó

là hoạt động kinh tế. Trong khi khu vực Thái Mai Châu phát triển mạnh về

kinh tế du lịch thì khu vực Thái Con Cuông chưa có điều này. Có thể nói, đây

là điểm khác biệt đáng chú ý nhất, có tác động, ảnh hưởng mạnh đến mọi mặt

đời sống, tạo nên sự khác biệt căn bản về văn hóa giữa hai khu vực Thái.

Những khác biệt trong đặc điểm vị trí địa lý, sự giao lưu văn hóa, hoạt động

kinh tế giữa hai khu vực Thái là cơ sở để nhận biết sự tương đồng và khác biệt trong

trường hợp cụ thể đó là sinh hoạt kánh loóng và khắc luống.

4.3.2. Về các quan niệm

Như đã trình bày về các quan niệm liên quan đến sinh hoạt văn hóa

kánh loóng Thái Mai Châu và khắc luống Thái Con Cuông. Có nhiều

điểm tương đồng, khác biệt trong quan niệm của người Thái giữa hai khu

vực. Chúng tôi đã tổng hợp những điểm chính trong quan niệm của người

Thái Mai Châu và Thái Con Cuông về sinh hoạt văn hóa kánh loóng và

khắc luống trong bảng 7.1 [PL 7, tr.196].

Về sự tương đồng

Trước đây, trong quan niệm của người Thái giữa hai khu vực về sinh

hoạt văn hóa kánh loóng và khắc luống có nhiều nét tương đồng với nhau.

Đối với sản xuất nông nghiệp, họ đều coi loóng và luống là những nông cụ

cần thiết, quan trọng. Đồng thời, người Thái hai khu vực đều cho rằng tiếng

143

động phát ra từ nông cụ này có tác dụng xua đuổi thú dữ và xua đuổi Ếch hay

Quỷ ăn Mặt Trăng. Trong tín ngưỡng, phong tục, họ đều đưa loóng và luống

vào để gõ với những ý niệm, mong ước về sự may mắn, ấm no, hạnh phúc...

Đồng thời, họ đều coi loóng và luống là nhạc cụ khi gõ tạo nên không khí rất

sôi nổi, vui vẻ trong những ngày Tết, ngày vui của cộng đồng. Như vậy, có

thể khẳng định, trong quan niệm của người Thái Mai Châu và Thái Con

Cuông xưa kia về sinh hoạt văn hóa kánh loóng - khắc luống có nhiều điểm

tương đồng.

Hiện nay, giữa hai khu vực Thái cũng có điểm tương đồng trong quan

niệm về kánh loóng và khắc luống. Cả hai khu vực Thái đều không còn sử

dụng loóng và luống để giã lúa nữa mà coi đây là một loại nhạc cụ. Họ đều

quan niệm nhạc cụ này khi gõ sẽ tạo nên không khí sôi nổi, vui vẻ trong

những ngày Tết, ngày vui của cộng đồng.

Về sự khác biệt

Trước đây, có thể nói không có sự khác biệt trong quan niệm giữa hai

khu vực Thái về sinh hoạt kánh loóng và khắc luống. Sự khác biệt chỉ ở tên

gọi của một số nghi lễ liên quan. Ví dụ, người Thái Mai Châu thường gọi hiện

tượng nguyệt thực là Ếch ăn trăng thì người Thái Con Cuông lại gọi là Quỷ

ăn trăng. Ở đây, họ đều nghĩ rằng khi nguyệt thực là lúc có một con vật xấu

xí ăn mặt trăng. Hay lễ chá chiêng của người Thái Mai Châu thì người Thái

Con Cuông gọi là lễ xăng khan. Thực chất, hai lễ này đều có ý nghĩa để tạ ơn

thầy Mo đã giúp đỡ, chữa bệnh.

Hiện nay, nhiều quan niệm xưa về loóng và luống giữa hai khu vực

Thái đã không còn nữa. Thay vào đó là một số quan niệm mới. Tại Mai Châu,

đồng bào Thái coi loóng là một hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật độc

đáo, hấp dẫn. Từ đó, họ đưa vào nhiều hoạt động như ngày Quốc tế phụ nữ

8/3, ngày Đại đoàn kết toàn dân, phục vụ khách du lịch. Trong khi đó, tại Con

Cuông, người Thái cũng coi luống là một nhạc cụ có sức hấp dẫn, nhưng

phạm vi, mức độ sử dụng, phát triển nhạc cụ này hạn chế hơn Thái Mai Châu

144

rất nhiều. Hàng năm, chỉ vào dịp Tết, ngày xuân thì họ mang luống ra gõ.

Những ngày trong năm, ít khi người Thái Con Cuông tổ chức khắc luống.

Xu hướng biến đổi

Từ những quan niệm về sinh hoạt văn hóa kánh loóng và khắc luống

giữa hai khu vực Thái trong quá khứ cũng như hiện tại, chúng tôi đã rút ra

một số xu hướng biến đổi. Đối với sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người

Thái Mai Châu, một số quan niệm xưa kia liên quan đến sản xuất nông

nghiệp, xua đuổi các thế lực gây hại, tín ngưỡng, phong tục thì đến nay đã

không còn. Tuy nhiên, tại Mai Châu, xu hướng quan niệm về kánh loóng như là

một hình thức nghệ thuật dân gian độc đáo, hấp dẫn lại phổ biến và ngày một phát

triển trong giai đoạn hiện nay. Trong khi đó, các quan niệm trong sinh hoạt khắc

luống của người Thái Con Cuông lại có xu hướng mất dần. Những quan niệm xưa

về khắc luống đến nay còn lại rất ít. Người Thái Con Cuông chỉ còn giữ quan niệm

luống là một nhạc cụ khi gõ sẽ tạo nên không khí sôi nổi, vui vẻ, rộn ràng.

Qua sự so sánh về các quan niệm của người Thái Mai Châu và Thái

Con Cuông liên quan đến sinh hoạt văn hóa kánh loóng và khắc luống, chúng

tôi đã chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt. Cùng với đó là xu hướng

biến đổi của hình thức sinh hoạt văn hóa này. Để làm rõ hơn sự biến đổi trong

sinh hoạt kánh loóng của người Thái Mai Châu, chúng tôi sẽ tiếp tục so sánh

một số vấn đề khác như các trường hợp, mục đích và nghệ thuật diễn tấu.

4.3.3. Về các trường hợp, mục đích diễn tấu loóng, luống

Chúng tôi đã tổng hợp các trường hợp, mục đích diễn tấu loóng, luống trong

bảng 7.2 [PL 7, tr.196].

* Giai đoạn 1954 - 1992

Về những điểm tương đồng: Sinh hoạt hoạt văn hóa kánh loóng và khắc

luống giữa hai khu vực Thái có nhiều điểm tương đồng về các trường hợp sử

dụng. Cùng với đó là sự tương đồng về mục đích diễn tấu.

145

Về những khác biệt: Khác biệt duy nhất chỉ có một trường hợp sử dụng

kánh loóng của người Thái Mai Châu mà người Thái Con Cuông không làm đó

là trong lễ Xên bản, xên mường. Từ xưa đến nay, người Thái Mai Châu vẫn tổ

chức lễ Xên bản, xên mường. Trong thời gian chiến tranh chống Pháp và Mỹ, lễ

này tại Mai Châu không được tổ chức. Sau khi hòa bình lập lại, đất nước hoàn

toàn giải phóng, chính quyền và bà con dân tộc Thái đã khôi phục lại lễ Xên

bản, xên mường, được tổ chức thường xuyên vào ngày mồng 9 tháng Giêng

(Âm lịch) hàng năm. Trong khi đó, tìm hiểu tại khu vực Thái Con Cuông,

chúng tôi không thấy đồng bảo Thái tổ chức lễ nào tương đồng với lễ Xên bản,

xên mường.

* Giai đoạn 1993 - 2017

Về những điểm tương đồng: Giữa hai khu vực Thái không có sự tương

đồng về trường hợp kánh loóng và khắc luống.

Về những khác biệt: Sinh hoạt kánh loóng và khắc luống giữa hai khu

vực Thái hoàn toàn khác biệt về các trường hợp sử dụng. Tại Mai Châu, người Thái

sử dụng kánh loóng trong các trường hợp mới như ngày Đại đoàn kết toàn dân,

Quốc tế phụ nữ 8/3, biểu diễn trong các hội nghị của huyện, xã, phục vụ khách du

lịch. Trong khi đó, tại Con Cuông, người Thái không khắc luống trong những dịp

như vậy. Họ chỉ còn khắc luống trong mỗi dịp Tết, đầu xuân.

Xu hướng biến đổi

Tại Mai Châu, chúng tôi nhận thấy xu hướng biến đổi mạnh về các

trường hợp sử dụng kánh loóng. Có nhiều trường hợp mới người Thái đưa

kánh loóng vào gõ. Trong khi nhiều trường hợp xưa có kánh loóng thì đến

nay đã mất dần. Chỉ còn duy nhất trường hợp kánh loóng trong lễ Xên bản,

xên mường. Cùng với sự biến đổi về trường hợp sử dụng dẫn đến biến đổi về

mục đích diễn tấu. Xưa kia, đồng bào Thái Mai Châu tổ chức kánh loóng

ngoài ý nghĩa để tạo không khí vui vẻ trong mỗi nghi lễ, lễ hội thì họ còn gửi

vào đó những mong ước về sự ấm no, hạnh phúc, may mắn... Hiện nay, mục

146

đích đó đã không còn. Kánh loóng ngày nay chỉ có ý nghĩa góp vui trong mỗi

chương trình tham gia. Đồng thời, những người gõ cũng để kiếm thêm thu

nhập từ việc kánh loóng.

Tại Con Cuông, nhiều trường hợp trước đây có tổ chức khắc luống thì

đến nay đã mất dần. Không có trường hợp mới nào người Thái đưa khắc

luống vào sử dụng. Họ chỉ còn gõ trong dịp Tết, đầu xuân với mục đích tạo

không khí vui vẻ.

Như vậy, căn cứ vào các trường hợp, mục đích sử dụng kánh loóng và

khắc luống giữa hai khu vực Thái, chúng tôi đúc rút ra một số điểm tương

đồng và khác biệt. Từ đây, đã cho chúng ta thấy xu hướng biến đổi của cùng

một hình thức sinh hoạt văn hóa cũng khác nhau. Trong khi ở Mai Châu, sinh

hoạt kánh loóng phát triển mạnh, nở rộ các hoạt động liên quan thì tại Con

Cuông, khắc luống lại có xu hướng thu hẹp và mất dần.

4.3.4. Về một số yếu tố trong nghệ thuật diễn tấu

Chúng tôi đã tổng hợp một số yếu tố trong nghệ thuật diễn tấu kánh

loóng và khắc luống của người Thái Mai Châu và Thái Con Cuông ở bảng 7.3

[phụ lục 7]. Qua đó, chúng tôi đã rút ra những điểm tương đồng và khác biệt

như sau:

Về những điểm tương đồng

- Tư thế diễn tấu: có 3 tư thế diễn tấu giống nhau gồm a.b.c.

- Vị trí tạo âm: có 5 vị trí tạo âm giống nhau gồm a.b.c.g.k.

- Kỹ thuật diễn tấu: có 5 kỹ thuật giống nhau gồm a.b.c.đ.e.

- Đặc điểm âm nhạc: giống nhau về loại nhịp 2/4 và cao độ.

Về những khác biệt

- Cơ cấu tổ chức người diễn tấu: Khắc luống Thái Con Cuông có cơ

cấu, phân bổ số người diễn tấu đa dạng hơn kánh loóng Thái Mai Châu.

Trong đó, tại Con Cuông có thể số người diễn tấu là lẻ hoặc dùng ít người (2

người). Điều này trong kánh loóng Thái Mai Châu không có.

147

- Tư thế diễn tấu: khác nhau ở tư thế d. (Kánh loóng Thái Mai Châu

không có).

- Vị trí tạo âm: khác nhau ở các vị trí d.đ.e.f.h.i. (Kánh loóng Thái Mai

Châu không có).

- Kỹ thuật diễn tấu: khác nhau ở kỹ thuật d. (Kánh loóng Thái Mai

Châu không có).

- Bài bản: khác nhau về số lượng và tên gọi. Trong đó, khắc luống Thái

Con Cuông còn giữ được nhiều bài hơn và còn có tên gọi.

- Đặc điểm âm nhạc: khác nhau ở loại nhịp ¾ và cấu trúc bài bản.

Trong đó, khắc luống Thái Con Cuông có nhịp ¾ mà kánh loóng Thái Mai

Châu không có. Cấu trúc bài bản của khắc luống Thái Con Cuông cũng đa

dạng, phong phú hơn ở chỗ khi nhắc lại mỗi câu nhạc có thay đổi vị trí tạo

âm. Đồng thời, có những đoạn mở đầu, kết thúc bài là những động tác giã lúa

lao động thuần túy.

Qua so sánh một số yếu tố trong nghệ thuật diễn tấu kánh loóng Thái

Mai Châu và khắc luống Thái Con Cuông, chúng tôi rút ra một số nhận định

như sau:

Cơ cấu tổ chức người diễn tấu khắc luống Thái Con Cuông đa dạng

hơn kánh loóng Thái Mai Châu.

Tư thế diễn tấu khắc luống Thái Con Cuông nhiều hơn kánh loóng Thái

Mai Châu.

Vị trí tạo âm trong khắc luống Thái Con Cuông nhiều hơn kánh loóng

Thái Mai Châu.

Kỹ thuật diễn tấu khắc luống Thái Con Cuông nhiều hơn kánh loóng

Thái Mai Châu.

Bài bản khắc luống Thái Con Cuông nhiều hơn kánh loóng Thái Mai Châu.

Đặc điểm âm nhạc trong khắc luống Thái Con Cuông phong phú hơn

kánh loóng Thái Mai Châu.

148

4.3.5. Nhận xét chung

Khu vực Thái Con Cuông còn bảo lưu được nhiều bài bản khắc luống với

hình thức diễn tấu đa dạng. Các bài bản khắc luống vẫn có tên gọi. Vị trí tạo âm

thanh trong mỗi bài cũng nhiều hơn, độc đáo hơn so với kánh loóng Thái Mai

Châu. Qua so sánh, có thể khẳng định nghệ thuật khắc luống Thái Con Cuông

phong phú, đa dạng hơn so với kánh loóng Thái Mai Châu. Tuy khu vực Thái

Con Cuông không phát triển du lịch, chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi sự yếu tố kinh

tế, nhưng vẫn giữ được những nét độc đáo trong nghệ thuật khắc luống. Đây

cũng là một hiện tượng văn hóa đáng chú ý. Rõ ràng, tại một khu vực miền núi

biên giới, người Thái Con Cuông còn giữ được nhiều giá trị đặc sắc, cổ xưa

trong văn hóa. Khắc luống là một minh chứng cụ thể. Đó là sự khẳng định yếu tố

vị trí địa lý, môi trường đã góp phần định hình bản sắc văn hóa.

Khu vực Thái Mai Châu diễn ra sự giao lưu mạnh mẽ nhiều luồng văn

hóa khác nhau. Kinh tế có sự thay đổi, phát triển mạnh đặc biệt là du lịch.

Sinh hoạt văn hóa kánh loóng đã biến đổi nhiều. Do có sự phát triển mạnh về

du lịch, chủ trương của Đảng ủy, UBND huyện Mai Châu tập trung khai thác,

bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống. Từ đó, nhiều hình thức sinh hoạt văn

hóa đã được người Thái nơi đây bảo lưu, phục hồi trong đó có kánh loóng.

Tuy nhiên, có một số thay đổi trong mỗi hình thức sinh hoạt văn hóa Thái để

phù hợp với đời sống hiện nay. Kánh loóng Thái Mai Châu đã biểu hiện rõ

điều này. Qua phần giới thiệu về sinh hoạt kánh loóng hiện nay, chúng tôi

nhận thấy có nhiều thay đổi về mục đích diễn tấu, địa điểm diễn tấu. Đồng

thời, bài bài kánh loóng cũng không giữ được nhiều. Người Thái Mai Châu

chỉ giữ được 2 bài kánh loóng. Nghệ thuật kánh loóng cũng không phong phú,

đa dạng như khắc luống Thái Con Cuông.

Như vậy, có thể nhận thấy, yếu tố vị trí địa lý, lịch sử cư trú, giao lưu

văn hóa, phát triển kinh tế du lịch đã dẫn đến sự khác biệt rõ rệt trong cùng

một hình thức sinh hoạt văn hóa của người Thái giữa hai khu vực. Qua so

149

sánh, chúng tôi nhận thấy rõ hơn sự biến đổi trong sinh hoạt văn hóa kánh

loóng của người Thái Mai Châu.

4.4. Nguyên nhân và xu hướng biến đổi sinh hoạt văn hóa kánh loóng

Từ những biểu hiện của sự biến đổi trong sinh hoạt văn hóa kánh

loóng, đồng thời qua đối chiếu, so sánh với trường hợp khắc luống của người

Thái Con Cuông, có thể nhận thấy những yếu tố tác động, nguyên nhân và xu

hướng biến đổi.

4.4.1. Nguyên nhân của biến đổi

4.4.1.1. Thay đổi trong kỹ thuật sản xuất nông nghiệp

Theo bà Khà Thị Mếnh1, máy tuốt lúa được đưa vào sử dụng khoảng

năm 1990. Sau đó, máy xay xát cũng được đưa vào phục vụ việc xay xát thóc

gạo cho cộng đồng người Thái Mai Châu. Thời gian đầu, cả huyện chỉ có 1, 2

chiếc máy xát. Người Thái ở các bản phải tuốt lúa xong sau đó chở thóc ra

chỗ có máy xát để xát gạo.

Có thể nói, sự xuất hiện của máy tuốt lúa và máy xay xát gạo chính là

yếu tố then chốt tác động mạnh vào sự tồn tại của loóng. Hai loại máy này

được chế tạo và đưa vào sử dụng, phục vụ quá trình lao động của người nông

dân trong khoảng những năm 90 thế kỷ trước. Từ đó, hầu hết người nông dân

Thái đều thay đổi cách giã thóc lúa truyền thống. Rõ ràng khi sử dụng hai loại

máy này, hiệu quả, năng suất lao động cao hơn cách giã thóc lúa bằng loóng

rất nhiều. Máy tuốt lúa và may xay xát đều sử dụng động cơ và chạy bằng

điện. Sau khi gặt lúa xong, người nông dân sẽ cho từng bó lúa vào máy tuốt

lúa để tách hạt thóc ra. Mỗi chiếc máy tuốt lúa có thể đủ chỗ cho hai đến ba

người cùng làm. Khi máy tuốt lúa chạy, người nông dân đưa từng bó lúa vào

để tuốt chỉ trong khoảng thời gian ngắn đã có thể đã xong một bó lúa. Cứ như

vậy quá trình lao động diễn ra rất nhanh và bớt mệt nhọc hơn nhiều so với

1. Bà Khà Thị Mếnh (68 tuổi), người ở bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, thị trấn Mai Châu. Là thành viên đội loóng

của bản (phỏng vấn ngày 2/5/2017).

150

cách giã lúa bằng loóng. Sau khi tuốt lúa xong, họ đổ thóc vào từng bao và cất

gọn trên sàn nhà. Khi cần gạo để ăn, người Thái sẽ mang thóc đến gia đình

nào có máy xay xát để thuê người ta xay. Thời điểm xuất hiện máy xay xát,

đó là một công cụ lao động khá đắt tiền, không phải gia đình nào cũng có thể

sở hữu được. Có khi cả bản chỉ có vài chiếc. Vì thế, đã có giai đoạn một số

gia đình làm thêm dịch vụ xay xát gạo để kiếm thu nhập. Tuy rằng không sở

hữu máy xay xát trong mỗi gia đình, nhưng không vì thế mà người Thái dùng

loóng để giã thóc. Họ vẫn mang thóc đến gia đình có máy xay xát để thuê

người ta xay.

Quá trình thay đổi kỹ thuật sản xuất nông nghiệp diễn ra nhanh chóng

và trên phạm vi rộng. Những chiếc loóng không được sử dụng nữa nên nhiều

gia đình đã chặt ra làm củi. Một số gia đình để loóng ở gầm nhà sàn và chứa

các vật dụng khác. Trải qua quãng thời gian dài không còn vai trò trong sản

xuất nông nghiệp, loóng đã bị mất đi rất nhiều. Cho đến nay, việc sở hữu

loóng ở mỗi gia đình người Thái Mai Châu là rất hiếm. Chỉ còn loóng là của

chung cả bản. Như vậy, yếu tố thay đổi trong kỹ thuật sản xuất nông nghiệp

đã tác động đến sự biến đổi trong sinh hoạt kánh loóng. Sự tác động chủ yếu

biểu hiện ở góc độ trong lao động đời thường. Cùng với đó là làm mất dần

loóng trong cộng đồng người Thái Mai Châu.

4.4.1.2. Phát triển du lịch

Tại Mai Châu, từ những năm 1960 đã là một tập thể điển hình về kinh

tế - xã hội (nuôi thả cá, xây dựng đường, cầu vào bản, làm nhà và ở theo nếp

sống mới...), nên khi đó được các chuyên gia nước ngoài (Ba Lan, Liên Xô)

biết và đến thăm quan. Rồi sau đó những người lính Pháp cũng là những du

khách khám phá nét đẹp, cảnh quan sinh thái nơi đây. Từ những năm 80 thế

kỷ trước, Mai Châu là nơi nghỉ dưỡng vào mỗi dịp cuối tuần của các công

nhân người Nga đến xây dựng thủy điện Hòa Bình.

151

Hoạt động du lịch ở Mai Châu được manh nha từ những năm 1980,

nhưng đến năm 1993 mới chính thức được chính quyền tỉnh cấp phép hoạt

động. Đến năm 1994, chính quyền huyện có chủ trương xây dựng thành địa

điểm du lịch, từ đó bắt đầu thu tiền dịch vụ của khách. Mai Châu trở thành

một điểm du lịch trọng điểm của tỉnh Hòa Bình. Khách du lịch khi đến Hòa

Bình phần lớn lựa chọn điểm chính trong chuyến đi của họ là Mai Châu.

Ngày 11/12/2014, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định

2060/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh

Hòa Bình giai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn đến 2030, với định hướng: phát

triển du lịch tỉnh Hòa Bình phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội

và du lịch cả nước, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh

và các ngành kinh tế khác. Trong đó, quan điểm chỉ đạo của tỉnh đối với hoạt

động phát triển du lịch tại Mai Châu như sau:

Phát triển du lịch điểm du lịch quốc gia Mai Châu phù hợp với Chiến

lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, vùng Trung du miền

núi Bắc bộ; các Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, du lịch tỉnh Hòa Bình;

đảm bảo thống nhất với các Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành và lĩnh

vực liên quan.

Phát triển du lịch điểm du lịch quốc gia Mai Châu bền vững, phù hợp

với bối cảnh, xu thế phát triển du lịch cả nước và tỉnh Hòa Bình; gắn việc bảo

tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị tự nhiên, giữ vững quốc

phòng, an ninh; đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ

môi trường. Đồng thời, phát triển du lịch đảm bảo các lợi ích kinh tế, xã hội

cho cộng đồng địa phương.

Phát triển du lịch bền vững trên cơ sở tài nguyên tự nhiên sẵn có, lấy du

lịch văn hóa làm nền tảng để phát huy tính đặc thù tài nguyên du lịch.

152

Kinh tế du lịch đã tạo ra những tác động tích cực đối với văn hóa người

Thái Mai Châu. Từ phát triển du lịch, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của

người Thái được lựa chọn, khai thác tạo thành những sản phẩm phục vụ du

khách. Sinh hoạt văn hóa kánh loóng cũng trong xu hướng đó. Cùng với

những sản phẩm thổ cẩm, ẩm thực, lễ hội... sinh hoạt văn hóa kánh loóng đã

trở thành món ăn tinh thần vô cùng độc đáo đối với du khách thăm quan.

Du khách đến Mai Châu cũng dần đa dạng và số lượng nhiều hơn, gồm

cán bộ, sinh viên, học sinh... Du khách người nước ngoài đến Mai Châu thăm

quan du lịch cũng rất nhiều. Họ đến từ các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật,

Hàn Quốc, Thái Lan... Hàng năm, các địa điểm du lịch tại Mai Châu đón

khách từ nửa cuối tháng 7 năm trước đến hết tháng 4 năm sau. Sức hấp dẫn

của cảnh quan và bản sắc tộc người nơi đây đã thu hút khách du lịch ngày một

đông, trong đó khách nước ngoài chiếm ưu thế.

Theo Bùi Thanh Thủy: “Du lịch cộng đồng – Bản Lác, Mai Châu được

các nhà nghiên cứu nhắc tới như là hình mẫu của loại hình du lịch này từ

những năm 90 của thế kỷ trước” [132, tr.34].

Từ sự phát triển du lịch tại Mai Châu đã kéo theo nhiều loại hình dịch

vụ được mở ra để phục vụ du khách như nhà nghỉ, nhà hàng, đồ lưu niệm...

Các chương trình văn nghệ cũng được chú trọng để đưa vào phục vụ. Nhiều

đội văn nghệ được thành lập với những chương trình biểu diễn hấp dẫn mang

đậm bản sắc văn hóa người Thái. Trong đó có các hình thức biểu diễn như

múa, hát dân ca, thổi Khèn, Pí, nhảy sạp... Mỗi chương trình văn nghệ biểu

diễn khoảng một đến hai tiếng. Với giá trọn gói là 500.000 nghìn đồng. Các

đội văn nghệ không đưa sinh hoạt kánh loóng vào chương trình biểu diễn

chính thức. Thông thường, chỉ khi nào có khách yêu cầu thì các đội văn nghệ

mới tổ chức kánh loóng phục vụ. Các bản du lịch tại Mai Châu hiện nay đều

có đội kánh loóng.

153

“Khi có đoàn khách du lịch yêu cầu, chúng tôi sẽ tập hợp cả nhóm để

kánh loóng. Loóng thường được đặt ở nhà văn hóa của bản hoặc trong sân của

một vài hộ gia đình làm du lịch. Vì loóng rất to và nặng nên ít khi di chuyển

sang vị trí khác để gõ mà thường gõ ngay tại nơi đặt loóng. Khi kánh loóng,

tất cả phụ nữ tham gia đều phải mặc trang phục truyền thống của người Thái.

Chúng tôi cũng thường xuyên được yêu cầu kánh loóng cho du khách thưởng

thức”. [Ông Khà Văn Ư, PL4.2, STT16, tr191].

“Kinh phí cho việc kánh loóng cũng không quy định cụ thể. Có thể là

200.000, 300.000 hoặc 500.000 . Mỗi đoàn du khách đưa bao nhiêu thì chúng

tôi nhận và cho vào quỹ của cả nhóm”. [Ông Khà Văn Ư, PL4.2, STT16,

tr191].

Khi kánh loóng biểu diễn phục vụ du khách, người Thái Mai Châu

thường chơi hai bài là kánh loóng trong lễ cơm mới và kánh loóng trong tang

lễ. Có thể họ kết hợp thêm trống, chiêng hoặc cả múa vào bài kánh loóng. Đối

với tiết mục này, các du khách đều biểu hiện sự thích thú, lạ lẫm. Khi được

xem và nghe những tiết tấu sôi nổi của bài kánh loóng, ngay lập tức họ đưa

máy ảnh, máy quay hoặc điện thoại ra để ghi lại. Sau khi đội văn nghệ biểu

diễn xong, một số du khách còn đến hỏi, tìm hiểu những thông tin về hình

thức sinh hoạt văn hóa độc đáo này.

Có thể nói, chính sự phát triển du lịch tại Mai Châu đã tác động đến sự

tồn tại cũng như làm thay đổi không gian, mục đích diễn tấu của sinh hoạt văn

hóa kánh loóng. Có một thời gian khá dài, kể từ khi máy xay xát được đưa

vào sử dụng thay thế cho cách giã lúa truyền thống, cũng đồng thời sinh hoạt

kánh loóng ít được biểu diễn. Cùng với đó là các nghi lễ, lễ hội có kánh loóng

cũng không còn được tổ chức nữa. Chính những yếu tố này đã khiến một giai

đoạn sinh hoạt kánh loóng bị mai một. Kể từ khi du lịch phát triển, người dân

thấy được giá trị của những hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền nên họ đã

154

chú trọng gìn giữ, phát huy. Các đội kánh loóng cũng vì thế được hồi sinh.

Người Thái tổ chức tập luyện thường xuyên. Những người phụ nữ nhiều tuổi

còn nhớ cách thức, bài bản kánh loóng truyền dạy lại cho lứa trẻ để cùng nhau

chơi. Các đội kánh loóng được tổ chức khá quy củ. Họ cũng có những người

đội trưởng phụ trách việc chung. Khi có chương trình, người đội trưởng sẽ

báo với các thành viên để chuẩn bị cho việc kánh loóng. Khi ra biểu diễn, họ

đều mặc trang phục truyền thống và trang điểm rất đẹp.

Như chúng tôi đã nói, trước đây người Thái Mai Châu thường kánh

loóng trong các dịp lễ hội, nghi lễ linh thiêng của họ. Ngày nay, những bài

bản trong các nghi lễ đó lại được đưa ra biểu diễn phục vụ du khách. Chính

điều đó biểu hiện rõ sự thay đổi về không gian và mục đích diễn tấu. Về

không gian diễn tấu, rõ ràng không có sự linh thiêng. Hiện nay, có thể các đội

kánh loóng ở sân bản hoặc sân Nhà văn hóa. Du khách tập trung đứng xung

quanh để quan sát. Về mục đích diễn tấu cũng để có thêm thu nhập.

Văn hóa và môi trường kinh tế là những phương diện khác nhau của

đời sống xã hội, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ. Trong mối quan hệ

đó, cơ sở kinh tế sẽ quyết định nội dung, tính chất, hình thức, biểu hiện của

văn hóa. Khu vực huyện Mai Châu có điều kiện thuận lợi về địa lý, khí

hậu, môi trường để phát triển kinh tế du lịch. Các giá trị trong văn hóa Thái

Mai Châu tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với du khách khi đến thăm quan,

nghỉ dưỡng tại đây. Người Thái tự ý thức rất rõ điều này, cùng với định

hướng của chính quyền địa phương nên nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa

độc đáo được khôi phục để phục vụ hoạt động kinh tế, qua đó, đảm bảo

nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận người dân, đóng góp vào sự phát

triển của xã hội. Sinh hoạt văn hóa kánh loóng cũng trong xu hướng này.

Nhiều đội kánh loóng ở các bản được thành lập, tự tập luyện để biểu diễn

phục vụ du khách. Tuy vậy, do mục đích của hoạt động kánh loóng đã khác

155

so với trước đây nên dẫn đến sự thay đổi trong tính chất, ý nghĩa, biểu hiện

của hình thức sinh hoạt văn hóa này.

Như vậy, sự phát triển du lịch tại Mai Châu là một yếu tố tác động đến

sinh hoạt kánh loóng. Đó là làm tái tạo lại một hình thức sinh hoạt văn hóa cổ

xưa của người Thái Mai Châu. Cùng với đó là sự sáng tạo, thay đổi để thích

ứng với yêu cầu trong đời sống xã hội hiện nay.

4.4.1.3. Về công tác quản lý

Trong công tác quản lý, ngành văn hóa ở địa phương còn chưa đánh

giá chưa đúng về vai trò, vị trí của sinh hoạt văn hóa kánh loóng đối với

đời sống người Thái Mai Châu và trong hoạt động du lịch. Từ đó, dẫn đến

thiếu những chủ trương và sự chỉ đạo cụ thể để bảo tồn, phát huy hình thức

sinh hoạt văn hóa này.

Bên cạnh đó, họ cũng chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, giá trị tư

tưởng của sinh hoạt văn hóa kánh loóng, để có thể khôi phục những hình

thức kánh loóng theo các quan niệm, phong tục của người Thái Mai Châu

trước đây. Việc đầu tư cho sưu tầm, bảo vệ và phổ biến các giá trị của sinh

hoạt văn hóa kánh loóng chưa được chú trọng, thiếu tính hệ thống. Nhiều

hoạt động chưa sát thực với điều kiện thực tế địa phương, còn mang tính tự

phát, phong trào, cho nên chưa phát huy được hiệu quả và các giá trị của

hình thức sinh hoạt văn hóa này đối với hoạt động du lịch.

4.4.1.4. Về quá trình hội nhập quốc tế

Quá trình hội nhập quốc tế cũng có những tác động không nhỏ tới

văn hóa truyền thống của người Thái Mai Châu nói chung và sinh hoạt văn

hóa kánh loóng nói riêng. Xu hướng hội nhập diễn ra nhanh chóng, mạnh

mẽ dẫn đến một bộ phận người Thái Mai Châu vội vã tiếp nhận văn hóa

dân tộc khác (kể cả văn hóa nước ngoài) một cách tùy tiện và có thái độ

chối bỏ văn hóa truyền thống của dân tộc mình; đặc biệt là lớp thanh niên

156

trẻ tuổi, họ không còn hứng thú với việc lắng nghe, thưởng thức hoặc diễn

tấu kánh loóng trong mỗi dịp diễn ra các sinh hoạt văn hóa truyền thống.

Đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu khiến cho việc bảo tồn và phát huy

hình thức sinh hoạt văn hóa kánh loóng gặp nhiều khó khăn.

4.4.2. Xu hướng biến đổi của sinh hoạt kánh loóng

Có hai xu hướng trái ngược nhau dưới đây:

4.4.2.1. Xu hướng thu hẹp

Thu hẹp phạm vi biểu hiện của sinh hoạt kánh loóng Thái Mai Châu

Nhiều trường hợp sử dụng loóng cổ truyền không còn hoặc ít được thực

hiện. Nhiều quan niệm về văn hoá kánh loóng bị mai một (chẳng hạn quan

niệm Ếch ăn trăng...), bị rơi vào quên lãng. Từ đó văn hoá kánh loóng Thái sẽ

thu hẹp dần phạm vi biểu hiện của nó. Có lẽ dần dần, văn hoá kánh loóng

Thái Mai Châu chỉ còn được biểu hiện qua việc diễn tấu trong các chương

trình văn hoá nghệ thuật.

Thu hẹp phạm vi chủ thể

Hiện nay, xuất hiện xu hướng giảm dần sự nhỏ lẻ, rải đều loóng ở nhiều

chủ sở hữu, dần chỉ còn ít nhà có loóng. Những người biết diễn tấu âm nhạc kánh

loóng trong cộng người Thái Mai Châu ngày một ít. Ngoài ra, một bộ phận không

nhỏ người Thái Mai Châu dần quên lãng, hoặc thờ ơ với văn hoá kánh loóng. Đây

là một thực tế mà chúng tôi nhận ra qua những lần điền dã.

4.4.2.2. Xu hướng mở rộng

Mở rộng phạm vi diễn tấu

Như trên đã nêu, có thể thấy, diễn tấu bài bản âm nhạc kánh loóng Thái

Mai Châu có xu hướng mở rộng phạm vi ở nhiều khía cạnh như các trường

hợp diễn tấu, mục đích diễn tấu, đối tượng diễn tấu, không gian diễn tấu. Cụ

thể như ngày nay tại Mai Châu, người Thái kánh loóng trong các dịp như

ngày Đại Đoàn kết toàn dân, ngày Quôc tế phụ nữ 8/3, phục vụ du lịch...

Xu thế loóng tách khỏi cộng đồng tộc người

157

Có thể coi sự tách khỏi cộng đồng tộc người của loóng là một xu hướng

mở rộng. Sự hiện diện của loóng, từ nhiều dạng thức, ở bên ngoài cộng đồng

Thái Mai Châu, đã dần trở nên rõ rệt hơn. Chẳng hạn: Loóng trở thành đồ trưng

bày hoặc biểu diễn trong một số cơ sở như Viện Âm nhạc, Bảo tàng Dân tộc học

Việt Nam, Trường Cao đẳng VHNT Tây Bắc, Đoàn Nghệ thuật các Dân tộc tỉnh

Hòa Bình... Loóng được khai thác, sử dụng cho âm nhạc chuyên nghiệp. Xu thế

này còn mờ nhạt nhưng rồi tương lai sẽ ngày một rõ hơn.

Tiểu kết

Đối với những vấn đề liên quan đến biến đổi trong sinh hoạt văn hóa kánh

loóng, chúng tôi đã lý giải và chỉ ra các nguyên nhân, xu hướng biến đổi của

hình thức sinh hoạt văn hóa này. Bằng phương pháp so sánh với trường hợp

sinh hoạt văn hóa khắc luống của người Thái ở Con Cuông đã góp phần làm

rõ hơn các vấn đề liên quan đến biến đổi của kánh loóng.

Về nguyên nhân biến đổi, có thể thấy rõ nhất đó là sự thay đổi trong kỹ

thuật sản xuất nông nghệp và quá trình phát triển du lịch tại Mai Châu. Từ đó,

dẫn đến những xu hướng biến đổi trong đó có những trường hợp sinh hoạt

văn hóa kánh loóng bị thu hẹp lại, nhưng cũng có nhiều trường hợp mới phát

sinh. Qua so sánh, đối chiếu với trường hợp khắc luống của người Thái Con

Cuông, Nghệ An đã cho thấy sự tương đồng, khác biệt của cùng một hình

thức sinh hoạt văn hóa. Do tác động, ảnh hưởng từ vị trí địa lý, đặc điểm hoạt

động kinh tế, sự giao lưu văn hóa dẫn đến những biểu hiện khác nhau trong

quan niệm, trường hợp sử dụng, nghệ thuật diễn tấu... Nguyên nhân của sự

khác biệt chủ yếu do quá trình phát triển kinh tế du lịch tại huyện Mai Châu

đã tạo nên diện mạo, những đặc điểm trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng có

nét riêng so với khắc luống của người Thái Con Cuông.

Nghiên cứu sự biến đổi trong sinh hoạt văn hóa kánh loóng góp phần

làm rõ nhận thức của người Thái Mai Châu hiện nay đối với hình thức sinh

hoạt văn hóa này. Những nét đặc trưng, độc đáo trong sinh hoạt văn hóa kánh

158

loóng còn được bảo lưu đến nay thể hiện các giá trị về mặt văn hóa. Mặc dù

có nhiều thay đổi trong quan niệm, các trường hợp, hình thức diễn tấu kánh

loóng để phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện nay, tuy nhiên

không làm mất đi những giá trị cốt lõi của một hình thức sinh hoạt văn hóa cổ

xưa còn được bảo lưu đến ngày nay. Đó là sự sáng tạo nên một hình thức

nghệ thuật trình diễn dân gian, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa tinh

thần của cộng đồng người Thái Mai Châu. Đồng thời, hiện nay hình thức sinh

hoạt văn hóa kánh loóng đang góp phần tạo nên những nét đặc trưng, độc đáo

của văn hóa Thái, thu hút nhiều du khách đến với Mai Châu thăm quan, du

lịch, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

159

KẾT LUẬN

Chúng tôi đã tìm hiểu các tài liệu đề cập đến loóng và thấy rằng, cho

đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, tổng thể về loóng của

người Thái Mai Châu. Các công trình đi trước chỉ giới thiệu về loóng với tư

cách là một nhạc cụ nằm trong hệ thống nhạc cụ của người Thái. Hoặc khi

các tác giả nghiên cứu về lễ hội của người Thái, có nhắc đến sinh hoạt kánh

loóng như một hoạt động mang tính góp vui, giải trí ở trong phần hội. Ngoài

ra, có một số bài viết dưới dạng bài báo giới thiệu về sinh hoạt văn hóa kánh

loóng đăng trên các tạp chí. Nhìn chung, các bài viết dạng này chỉ mang tính

chất miêu tả, giới thiệu khái quát về sinh hoạt văn hóa kánh loóng. Rõ ràng,

còn nhiều khoảng trống trong nghiên cứu về loóng. Có những vấn đề các tác

giả đi trước chỉ nêu ra hiện tượng mà không có sự giải thích thấu đáo. Bản

chất cốt lõi của sinh hoạt văn hóa kánh loóng là gì cũng chưa công trình nào

trả lời được.

Chúng tôi tìm hiểu về sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người Thái

Mai Châu trong giai đoạn 1954 - 1992. Trong đó, bao gồm các vấn đề cấu tạo,

quan niệm, các trường hợp sử dụng và ứng xử của người Thái Mai Châu với

loóng. Tất cả những vấn đề này phản ánh rõ mối liên hệ giữa cộng đồng

người Thái với loóng. Từ đó, cho thấy tầm quan trọng của loóng đối với đời

sống của người Thái Mai Châu trước đây. Nghiên cứu về cấu tạo loóng,

chúng tôi nhận thấy số đo các chiếc loóng của người Thái Mai Châu khá

tương đương nhau. Dường như có một kinh nghiệm chung trong cách chế tác

loóng. Trải qua thời gian dài sử dụng, người Thái đã đúc kết được cách chế

tác loóng phù hợp với công việc lao động của họ. Đối với các quan niệm về

sinh hoạt văn hóa kánh loóng, chúng tôi nhận thấy có nhiều quan niệm khác

nhau. Cụ thể như loóng là một nông cụ quan trọng trong mỗi gia đình, Ếch ăn

160

trăng (nguyệt thực), xua đuổi thú dữ, gắn với các nghi lễ linh thiêng phản ảnh

mong ước khát vọng của người Thái về sự ấm no, hạnh phúc, mưa thuận gió

hòa... Cùng với những quan niệm liên quan đến loóng là các trường hợp kánh

loóng. Người Thái Mai Châu trước đây thường kánh loóng trong lao động,

những dịp vui tụ tập đông người, ngày nguyệt thực, đám cưới, tang ma, xên

bản, xên mường, lễ mừng cơm mới, lễ chá chiêng. Sự ứng xử với loóng của

người Thái xưa cũng có nhiều điểm đáng chú ý. Đương nhiên, họ luôn coi

loóng là một nông cụ thân thiết, gần gũi, quan trọng trong gia đình. Cùng với

đó, người Thái cũng coi loóng có “hồn”. Đồng thời, đồng bào còn coi loóng

như một phương tiện đưa linh hồn người đã mất về Mường Trời.

Tìm hiểu về những biểu hiện của sinh hoạt văn hóa kánh loóng trong

gia đoạn từ 1993 - 2017, chúng tôi thấy rõ sự biến đổi về nhiều mặt hình thức

sinh hoạt văn hóa này. Những biến đổi thể hiện ở các mặt như có một số quan

niệm mới về sinh hoạt văn hóa kánh loóng, các trường hợp sử dụng, sự ứng

xử. Đặc biệt, chúng tôi đã chỉ ra sự biến đổi nhìn từ góc độ quan hệ sở hữu và

một số yếu tố liên quan đến diễn tấu loóng. Những biểu hiện của sinh hoạt

văn hóa kánh loóng trong giai đoạn này khác trước đây rất nhiều. Sự biến đổi

đó xuất phát từ những yếu tố khách quan, điều kiện địa lý, kinh tế du lịch, môi

trường sống. Đó cũng là điều hiển nhiên bởi các hiện tượng văn hóa dân gian

cần có sự thay đổi để có thể thích nghi, phù hợp với nhu cầu, thẩm mỹ, nhận

thức của con người hiện nay.

Luận án đã giải mã được một số đặc trưng trong văn hóa Thái như tín

ngưỡng, tâm linh, vấn đề giới... Về những biểu hiện tín ngưỡng, chúng tôi dựa

trên dữ liệu thu được tại địa bàn nghiên cứu, đồng thời căn cứ vào những

quan điểm của các học giả đi trước để phân tích, lý giải. Từ đó, cho thấy thực

chất sinh hoạt văn hóa kánh loóng biểu hiện tín ngưỡng dân gian đậm nét.

161

Trong đó, gồm có tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ Mặt Trời, Mặt

Trăng. Đây là những tín ngưỡng dân gian cổ xưa phổ biến trong cộng đồng cư

dân nông nghiệp trồng lúa nước. Việc người Thái Mai Châu gắn một hình

thức sinh hoạt văn hóa với tín ngưỡng dân gian thể hiện những giá trị văn hóa

của một tộc người. Từ một công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, họ đã phát

triển thành một nhạc cụ sử dụng trong các nghi lễ quan trọng trong đời sống

tâm linh. Điều đó thể hiện tính thẩm mỹ, sự sáng tạo, ước vọng cổ sơ của

người Thái Mai Châu.

Về vai trò người phụ nữ Thái Mai Châu trong sinh hoạt văn hóa kánh

loóng, chúng tôi đã phân tích, lý giải và đi đến nhận định việc chỉ có phụ nữ

tham gia kánh loóng là do trong xã hội nguyên thủy của người Thái, đã có sự

phân công lao động theo giới. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân từ việc cấm

kỵ đàn ông lạ mặt tiếp xúc với phụ nữ đang lao động, nhằm tránh sự tạp giao

bừa bãi. Đó cũng là những điều ít nhiều còn lưu lại qua sinh hoạt văn hóa

kánh loóng đến tận ngày nay. Hay nói một cách khác, ngày nay, chúng ta chỉ

thấy phụ nữ Thái tham gia kánh loóng, đó có thể là tàn dư của việc cấm kỵ

đàn ông lạ mặt tiếp xúc phụ nữ trong quá trình lao động liên quan đến cây lúa.

Xác định được vấn đề này rất có giá trị trong việc khẳng định thêm rằng chính

những người phụ nữ Thái đã sáng tạo nên một hình thức nghệ thuật dân gian.

Họ đã biến một nông cụ trong lao động trở thành một nhạc cụ gõ. Những tiết

tấu phức tạp, sinh động, có tính tổ chức chặt chẽ trong diễn tấu đã thể hiện

tính thẩm mĩ rất cao của những người phụ nữ Thái. Đó là một sự sáng tạo nên

những giá trị văn hóa. Cùng với đó, họ còn góp phần bảo lưu bản sắc văn hóa

tộc người. Điều này được mình chứng rất rõ khi một nông cụ tồn tại suốt từ

thời kỳ xã hội nguyên thủy cho đến tận ngày hôm nay.

Từ việc chỉ ra những vấn đề liên quan đến sự biến đổi trong sinh hoạt

162

văn hóa kánh loóng, nguyên nhân, xu hướng biến đổi của hình thức sinh hoạt

văn hóa này, luận án đã cung cấp cơ sở khoa học cho các chính sách bảo vệ

và phát huy di sản văn hóa Thái trong xã hội Việt Nam đương đại. Về nguyên

nhân của biến đổi, có thể thấy rõ nhất đó là sự thay đổi trong kỹ thuật sản

xuất nông nghệp và quá trình phát triển du lịch tại Mai Châu. Từ đó, dẫn đến

những xu hướng biến đổi trong đó có những trường hợp sinh hoạt kánh loóng

bị thu hẹp lại, nhưng có cũng có nhiều trường hợp mới được phát sinh. Ngoài

ra, để làm rõ hơn yếu tố tác động đến sinh hoạt văn hóa kánh loóng của người

Thái Mai Châu, chúng tôi so sánh với khắc luống Thái Con Cuông để thấy sự

tương đồng, khác biệt của cùng một loại hình sinh hoạt văn hóa. Do tác động,

ảnh hưởng từ vị trí địa lý, đặc điểm hoạt động kinh tế, sự giao lưu văn hóa

dẫn đến những biểu hiện khác nhau trong quan niệm, trường hợp sử dụng,

nghệ thuật diễn tấu.

163

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Duy Thịnh (2014), “Loóng, nhạc cụ gõ độc đáo của người

Thái ở Mai Châu”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (365), tr.101 – 104.

2. Nguyễn Duy Thịnh (2016), “Sinh hoạt kành loóng của người Thái ở

Mai Châu”, Tạp chí Văn hóa học, (5), tr.61 – 66.

3. Nguyễn Duy Thịnh (2017), “Tại sao chỉ có phụ nữ Thái Mai Châu

tham gia kành loóng”, Tạp chí Văn hóa Dân gian, (2), tr.14 – 19.

4. Nguyễn Duy Thịnh (2017), “Tìm hiểu ý nghĩa việc Kánh loóng trong lễ

tang của người Thái Mai Châu”, Tạp chí Văn hóa học, (2), tr.47 – 50.

164

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Vi Văn An (1999), Thiết chế Bản – Mường truyền thống của người Thái ở

miền Tây Nghệ An, Luận án Tiến sĩ, Viện Dân tộc học, Hà Nội.

2. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Tái bản, Nxb Văn hóa –

Thông tin, Hà Nội.

3. Dương Viết Á (2009), Mấy vấn đề văn hóa âm nhạc Việt Nam, Nxb Văn

hóa Dân tộc, Hà Nội.

4. Dương Viết Á (2000), Ca từ trong âm nhạc Việt Nam, Viện Âm nhạc, Hà Nội.

5. A.A.Belik (2000), Văn hóa học những lý thuyết nhân học văn hóa, Bản

dịch, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội.

6. Huỳnh Công Bá (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Tp Huế.

7. Huỳnh Công Bá (2012), Lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Tp Huế.

8. Huỳnh Công Bá (2012), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Tp Huế.

9. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Mai Châu (1988), Ký ức kháng chiến Mai

Châu, Xí nghiệp in Hà Sơn Bình.

10. Baker, Chris (2011), Nghiên cứu văn hóa: lý thuyết và thực hành, Đặng

Tuyết Anh dịch, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

11. Trần Thế Bảo (1993), Lòng bản – Yếu tố mô hình trong âm nhạc truyền

thống Việt Nam, Luận án PTS, Nhạc viện Tp Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Duy Bắc (chủ biên) (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong

bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb

Từ điển Bách khoa và Viện Văn hóa, Hà Nội.

13. Đặng Xuân Bảng (1997), Sử học bị khảo, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

14. Nguyễn Chí Bền (2006), Văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực

tiễn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

165

15. Nguyễn Chí Bền (chủ biên) (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Chí Bền (2013), Lễ hội cổ truyền của người Việt, cấu trúc và

thành tố, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

17. Đặng Việt Bích (2011), Tìm hiểu văn hóa Việt Nam (Tập tiểu luận), Nxb

Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

18. Vi Văn Biên (2006), Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa và

Nghệ An, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

19. Trần Bình (2015), Văn tế trong nghi lễ gia đình của người Thái ở Mai

Châu, Hòa Bình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

20. Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc thực trạng và những

vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Trần Văn Bính (chủ biên) (2006), Đời sống văn hoá các dân tộc thiểu số

trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Lý luận chính

trị, Hà Nội.

22. Lê Ngọc Canh (1999), Văn hóa dân gian Việt Nam – Những thành tố,

Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

23. Lê Ngọc Canh (2003), Nghệ thuật âm nhạc và múa dân tộc Mường Vĩnh

Phú, In trong sách Hợp tuyển Nghiên cứu – Lí luận – Phê bình âm

nhạc Việt Nam thế kỉ XX, (3), Viện Âm nhạc, Hà Nội.

24. Lê Ngọc Canh (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học văn hóa nghệ

thuật, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

25. Lê Ngọc Canh, Tô Đông Hải (1989), Nhạc cụ gõ cổ truyền Việt Nam,

Viện Văn hóa dân gian, Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Phương Châm (2009), Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện

nay, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.

166

27. Nguyễn Thị Phương Châm, Trương Thị Minh Hằng (2010), Những xu

hướng biến đổi văn hóa ở nông thôn và đô thị Việt Nam thập niên

đầu thế kỷ XXI (2001 – 2010), Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện nghiên

cứu văn hóa, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

28. Nguyễn Đổng Chi (1956), Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Nxb Văn

sử địa, Hà Nội.

29. Nguyễn Tuệ Chi (2011), Đuống của người Mường xã Kim Thượng,

huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ, Học viện KHXH

Việt Nam, Hà Nội.

30. Nguyễn Tuệ Chi (2016), Bản sắc tộc người, di sản văn hóa và du lịch:

Nghiên cứu trường hợp người Mường và người Thái ở Hòa Bình,

Luận án Tiến sĩ, Học viện KHXH Việt Nam, Hà Nội.

31. Nguyễn Đức Từ Chi (1995), Người Mường ở Hoà Bình, Hội Sử học Việt

Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

32. Nguyễn Đức Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người,

Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

33. Hoàng Xuân Chinh (1989), Văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam, UBKHXH

Việt Nam, Viện Khảo cổ học, Hà Nội.

34. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

35. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

36. Lý Khắc Cung (2010), Văn hóa phồn thực Việt Nam, Nxb Dân trí, Hà Nội.

37. Nguyễn Mạnh Cường (2008), Văn hóa tín ngưỡng của một số dân tộc trên đất

Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.

38. Chu Xuân Diên (1995), Văn hóa dân gian và phương pháp nghiên cứu

liên ngành, Trường Đại học Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh xuất bản,

Tp HCM.

167

39. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hóa đến văn hóa học, Viện Văn hóa và

Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

40. Vũ Cao Đàm (2011), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa

học và Kỹ thuật, Hà Nội.

41. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nxb Lao động, Hà Nội.

42. Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hóa Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia

Tp Hồ Chí Minh, Tp HCM.

43. Bế Viết Đẳng (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế xã

hội ở miền núi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

44. Phạm Hổ Đấu, Trần Thị Liên (2011), Đời sống văn hóa dân tộc Thái,

Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.

45. Emile Durkheim (1993), Các quy tắc của phương pháp xã hội học, Bản

dịch, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

46. E.B.Tylor (2000), Văn hóa nguyên thủy, Bản dịch, Tạp chí Văn hóa Nghệ

thuật, Hà Nội.

47. Tuấn Giang (2006), Giá trị nghệ thuật của diễn xướng dân gian Việt

Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

48. Lê Sĩ Giáo (1998), “Về bản chất tên gọi Thái trắng, Thái đen ở Việt

Nam”, Tạp chí Dân tộc học, (3), tr.6 – 10.

49. Vũ Quang Hà (chủ biên) (2003), Xã hội học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia,

Hà Nội.

50. Mai Văn Hai, Mai Kiệm (2003), Xã hội học văn hóa, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

51. Mai Văn Hai, Phạm Việt Dũng (2010), Xu hướng biến đổi trong văn hóa

và lối sống ở Việt Nam, Thông tin khoa học xã hội, số 2.

52. Lê Hàm (chủ biên) (2000), Âm nhạc dân gian xứ Nghệ, Hội Văn nghệ

dân gian Nghệ An.

168

53. Đỗ Đình Hãng, Vũ Trường Giang (2006), “Lễ hội truyền thống của người

Thái Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Dân tộc học, số 2,

tr.25 – 30.

54. Nguyễn Thị Hiền (1999), “Quan niệm mới về folklore và văn bản

hóa”,Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4.

55. Nguyễn Thị Hiền (2000), “Một số phương pháp nghiên cứu folklore ở

phương Tây”,Tạp chí Văn hóa Dân gian, số 3, tr. 105-126.

56. Phạm Đình Hổ (2012), Vũ trung tùy bút, Bản dịch, Nxb Trẻ, Tp.HCM.

57. Hội văn nghệ dân gian Việt Nam (2001), Một thế kỷ sưu tầm nghiên cứu

văn hóa văn nghệ dân gian, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

58. Nguyễn Thị Huế (chủ biên) (2013), Thần thoại các dân tộc thiểu số Việt

Nam, Quyển 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

59. Trần Thị Huệ (2004), “Bản Lác, điểm du lịch văn hóa dân tộc người Thái

Mai Châu Hòa Bình”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr.66.

60. Nguyễn Văn Huyên (2005), Văn minh Việt Nam, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

61. Trịnh Lan Hương (2016), Vấn đề khai thác chất liệu văn học dân gian

trong sáng tác ca khúc ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện

KHXH Việt Nam, Hà Nội.

62. Lương Văn Hy (1993), Cải cách kinh tế và tăng cường lễ nghi tại hai

làng ở miền Bắc Việt Nam 1980 – 1990, In: The challenge of

reform in Indochina, Cambridge: Havard, Institute for

Internationnal Developmet, Havard University, p.2549.

63. I.V.Ivanova (1973), Các dân tộc Thái của Thái Lan, Người dịch: Lê

Quang Thiêm,Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.

64. Vũ Ngọc Khánh (2006), Kho tàng thần thoại Việt Nam, Nxb Văn hóa

Thông tin, Hà Nội.

169

65. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo (1997), Kho tàng diễn xướng dân

gian Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

66. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn

hóa Đông Nam Á, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

67. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

68. Đinh Gia Khánh (1989), Văn hóa dân gian là một nghệ thuật nguyên hợp,

In trong sách Văn hóa dân gian – Những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

69. Đinh Gia Khánh (2000), “Phương pháp tổng hợp trong việc nghiên cứu

Folklore”, trong Góp phần nâng cao chất lượng sưu tầm nghiên cứu văn

hóa văn nghệ dân gian, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

70. Đinh Gia Khánh (2008), Nghiên cứu văn hóa dân gian: Phương pháp,

lịch sử, thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

71. Vũ Khiêu (2000), Văn hóa Việt Nam xã hội và con người, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

72. Lương Quỳnh Khuê (2008), Bản sắc văn hóa Mường cổ truyền và xu

hướng biến đổi hiện nay (Qua khảo sát văn hóa Mường tỉnh Hòa

Bình) (Đề tài cấp Bộ).

73. Bùi Văn Kín (chủ biên) (1972), Góp phần tìm hiểu tỉnh Hòa Bình, Ty

Văn hóa Thông tin Hòa Bình.

74. Nguyễn Quang Lê (2014), Bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống người

Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

75. Trần Gia Linh (2013), Huyền thoại mẹ và tín ngưỡng phồn thực trong

văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb Thời đại, Hà Nội.

76. Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2006), Nhạc lễ dân gian người Việt ở Nam Bộ,

Luận án Tiến sĩ, Thư viện Viện VHNT quốc gia Việt Nam, Hà Nội.

170

77. Nguyễn Thụy Loan (1993), Lược sử âm nhạc Việt Nam, Nxb Âm nhạc.

78. Nguyễn Thụy Loan (2006), Giáo trình Âm nhạc cổ truyền Việt Nam, Nxb

Đại học Sư phạm, Hà Nội.

79. Nguyễn Thụy Loan (2006), “Cần tìm hiểu để làm rõ thêm khái niệm

nguyên hợp trong văn hóa dân gian”, trong Thông báo Văn hóa dân

gian 2005, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

80. Phạm Đức Lương, Mai Văn Tùng (2012), “Nhạc cụ cổ truyền của người

Thái ở Thanh Hóa”, In trong sách Cộng đồng các tộc người ngữ hệ

Thái – Kadai ở Việt Nam truyền thống, hội nhập và phát triển, Hội

nghị Thái học toàn quốc lần thứ VI, Thanh Hóa.

81. Hoàng Lương (2004), Luật tục với việc bảo tồn và phát huy di sản văn

hóa truyền thống một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa

Dân tộc, Hà Nội.

82. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và

thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

83. Lê Hồng Lý (2008), Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín

ngưỡng, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.

84. Bùi Tuyết Mai (chủ biên) (1999), Người Mường ở Việt Nam, Nxb Văn

hóa Dân tộc, Hà Nội.

85. Bùi Tuyết Mai (chủ biên) (2001), Người Mường trên đất tổ Hùng Vương,

Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

86. Quán Vi Miên (2015), Văn hóa Thái tìm hiểu và khám phá, Tập 1, Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

87. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại

học Sư phạm, Hà Nội.

88. Phan Đăng Nhật (2012), Một bản anh hùng ca/ sử thi Thái đặc sắc sưu

tầm ở Nghệ An, In trong sách Cộng đồng các tộc người ngữ hệ Thái

171

– Kadai ở Việt Nam truyền thống, hội nhập và phát triển, Hội nghị

Thái học toàn quốc lần thứ VI, Thanh Hóa.

89. Phan Đăng Nhật (chủ biên) (2013), Sử thi Thái, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

90. Nhiều tác giả (1988), Fônclo Bâhnar, Sở Văn hóa Thông tin Gia Lai –

Kon Tum.

91. Nhiều tác giả (1990), Văn hóa dân gian những phương pháp nghiên cứu,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

92. Nhiều tác giả (1993), Văn hoá dân tộc Mường, Sở Văn hoá Thông tin,

Hội văn hoá các dân tộc tỉnh Hoà Bình, Hoà Bình.

93. Nhiều tác giả (2007), Văn hóa học những phương pháp nghiên cứu, Nxb

Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

94. Nhiều tác giả (2010), Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam:

những cách tiếp cận nhân học, Quyển 1 và quyển 2, Nxb Đại học

quốc gia Tp Hồ Chí Minh, Tp HCM.

95. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2007), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục.

96. Đức Ninh (chủ biên) (2008), Về một số vấn đề văn hóa dân gian

(folklore) Đông Nam Á, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

97. Nông Văn Nảo, Lò Thị Phào (2015), Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu (cốm mới)

của người Thái trắng ở Mường So, In trong sách Cộng đồng Thái –

Kadai Việt Nam những vấn đề phát triển bền vững, Hội nghị quốc

gia Thái học Việt Nam lần thứ VII, Lai Châu.

98. Nguyễn Thị Thanh Nga (2007), Văn hóa truyền thống một số tộc người ở

Hòa Bình, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

99. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin,

Hà Nội.

172

100. Nguyễn Tri Nguyên (2000), Văn hóa - tiếp cận từ vấn đề và hiện

tượng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

101. Nguyễn Tri Nguyên (2006), Văn hóa – tiếp cận lý luận và thực tiễn,

Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

102. Nguyễn Tri Nguyên (2010), Văn hóa học – những phương diện liên

ngành và ứng dụng, Nxb Đại học công nghiệp Tp HCM.

103. Đặng Thị Oanh (2011), Văn hóa Thái những tri thức dân gian, Nxb

Thanh niên, Hà Nội.

104. Phùng Đăng Quang (2005), Nhạc khí dân tộc S’tiêng, Nxb Trẻ, Tp HCM.

105. J. H. Fichter (1974), Xã hội học, bản dịch của Trần Văn Đĩnh, in lần hai,

Nxb Hiện đại, Sài Gòn.

106. John Kleinen (2007), Làng Việt đối diện tương lai hồi sinh quá khứ,

Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, (bản dịch).

107. Ngô Xuân Sao (2012), “Bản sắc văn hóa của người Thái Thanh Hóa qua tìm

hiểu một số biểu tượng trong mo”, In trong sách Cộng đồng các tộc

người ngữ hệ Thái – Kadai ở Việt Nam truyền thống, hội nhập và phát

triển, Hội nghị Thái học toàn quốc lần thứ VI, Thanh Hóa.

108. Trịnh Sinh (2015), “Người Thái và văn hóa Đông Sơn”, In trong sách Cộng

đồng Thái – Kadai Việt Nam những vấn đề phát triển bền vững, Hội

nghị quốc gia Thái học Việt Nam lần thứ VII, Lai Châu.

109. Hoàng Sơn (1996), Tìm hiểu nhạc cụ dân tộc thiểu số Việt Nam, Luận

án Phó Tiến sĩ, Thư viện VHNTQG Việt Nam, Hà Nội.

110. Sở Văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình (1987), Tìm hiểu văn hóa cổ truyền

của người Thái Mai Châu.

111. Hà Sủm (1998), Hà Sủm những bài viết chọn lọc, Nxb Văn hóa dân tộc,

Hà Nội.

173

112. Hà Sủm (chủ biên) (2001), Ẳm Ệt sử thi thần thoại dân tộc Thái - Mai

Châu, Sở Văn hóa Thông tin Hòa Bình, UBND Huyện Mai Châu.

113. Quách Thế Tản (2000), Văn hóa Hòa Bình thế kỷ XX, Nxb Văn hóa Dân

tộc, Hà Nội.

114. Nguyễn Thị Hồng Tâm (2017), Biến đổi văn hóa truyền thống của

người Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong phát triển du

lịch, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.

115. Tô Ngọc Thanh (1979), “Mấy ý kiến về đặc trưng nguyên hợp trong

nghiên cứu Phôn – cơ – lo”, Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, số 5.

116. Tô Ngọc Thanh (1995), Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc thiểu số Việt

Nam, Nxb Văn nghệ, Tp HCM.

117. Tô Ngọc Thanh (1998), Âm nhạc dân gian Thái Tây Bắc, Nxb Âm nhạc,

Hà Nội.

118. Lê Mạnh Thát (2001), Lịch sử âm nhạc Việt Nam (Từ thời Hùng Vương

đến thời Lý Nam Đế), Nxb Tp Hồ Chí Minh, Tp HCM.

119. Hà Thị Tô Thắm (2010), Âm nhạc dân gian Thái Mai Châu tỉnh Hòa

Bình, Luận văn Thạc sĩ, Học viện ÂNQG Việt Nam.

120. Bùi Quang Thắng (2006), Hành trình vào văn hóa học, Nxb Văn hóa

Thông tin, Hà Nội.

121. Bùi Quang Thắng (Chủ biên) (2008), 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

122. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tái bản, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

123. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb

Tp.HCM.

124. Ngô Đức Thịnh (1990), Quan niệm về folklore, Nxb KHXH Việt Nam, Viện

VHDG, Hà Nội.

174

125. Ngô Đức Thịnh (1996), Tìm hiểu nông cụ cổ truyền Việt Nam, Nxb Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

126. Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng (1999), Luật tục Thái ở Việt Nam, Nxb Văn

hóa Dân tộc, Hà Nội.

127. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt

Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

128. Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (đồng chủ biên) (2005), Folklore một

số thuật ngữ đương đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

129. Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (đồng chủ biên) (2005), Folklore thế giới -

một số công trình nghiên cứu cơ bản, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

130. Ngô Đức Thịnh (2014), Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến

đổi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

131. Dương Duy Thiện (2009), “Tục đâm đuống ở Vĩnh Phú”, Tạp chí Văn

hoá dân gian, (3).

132. Bùi Thanh Thủy (2012), Văn hóa các tộc người thiểu số tỉnh Hòa Bình

với việc phát triển du lịch văn hóa, Luận án Tiến sĩ, Viện VHNT

Việt Nam, Hà Nội.

133. Đỗ Lai Thúy (1999), Từ cái nhìn văn hóa, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

134. Nguyễn Hữu Thức (2012), Di sản văn hóa phi vật thể của người Thái

Mai Châu, Nxb Lao động, Hà Nội.

135. Võ Thị Thường (2002), Lễ “Cha chiêng” của người Thái Mai Châu, Hòa

Bình, In trong sách Văn hóa và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ

Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.583 – 595.

136. Nguyễn Thanh Trâm (2013), Thần thoại giải thích nhật thực, nguyệt

thực ở Việt Nam và Đông Nam Á, In trong Thông báo văn hóa 2011

– 2012 của Viện nghiên cứu văn hóa, Nxb Tri thức, Hà Nội.

175

137. Lê Huy Trâm, Hoàng Anh Nhân (2001), Lễ tục – lễ hội truyền thống xứ

Thanh, Nxb Văn hóa Dân tộc.

138. Hoàng Trinh (2000), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn hóa,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

139. Cầm Trọng (1978), Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học Xã

hội, Hà Nội.

140. Cầm Trọng (1987), Mấy vấn đề cơ bản về lịch sử kinh tế xã hội cổ đại người

Thái Tây Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

141. Cầm Trọng, Phan Hữu Dật (1995), Văn hóa Thái Việt Nam, Nxb Văn

hóa Dân tộc, Hà Nội.

142. Cầm Trọng (chủ biên) (2002), Văn hóa và lịch sử các dân tộc trong

nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

143. Cầm Trọng (2005), Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, Nxb

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

144. Lường Song Toàn (2016), Tín ngưỡng dân gian người Thái huyện Mai

Châu – Tỉnh Hòa Bình, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, tr.155.

145. Lê Văn Toàn (chủ biên) (2016), Vấn đề nghiên cứu và đào tạo âm nhạc

dân tộc học Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

146. Tỉnh ủy – HĐND – UBND Tỉnh Hòa Bình (2005), Địa chí Hòa Bình,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

147. Dương Hồng Từ (2005), Âm nhạc dân gian dân tộc Thái ở Nghệ An,

Nxb Nghệ An, Nghệ An.

148. Từ điển Bách khoa toàn thư (1996), tập 1, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

149. Từ điển Tiếng Việt (1995), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

150. Từ điển văn hóa Việt Nam (1993), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

176

151. Lê Thị Hoài Phương (Chủ biên) (2009), Hợp tác quốc tế về văn hóa

trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

152. Jean Chavelier, Alain Gheer brant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa

thế giới, Nxb Đà Nẵng - Trường Viết văn Nguyễn Du.

153. Pierre Gressin (1994), Tỉnh Mường Hoà Bình, Nxb Lao động - Sở

VHTT Hoà Bình, Hà Nội.

154. Robert Lowie (2008), Không gian văn hóa nguyên thủy nhìn theo lý

thuyết chức năng, Bản dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội.

155. Robert Layton (2007), Nhập môn lý thuyết Nhân học, Nxb Đại học quốc

gia Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.

156. Đặng Nghiêm Vạn và các tác giả (1977), Tư liệu về lịch sử và xã hội

dân tộc Thái, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

157. Đặng Nghiêm Vạn, Đặng Văn Lung, Tăng Kim Ngân (1994), Truyện cổ

các dân tộc ít người Việt Nam, Tập 4, Nxb Văn học, Hà Nội.

158. Nguyễn Viêm (1996), Lịch sử âm nhạc dân gian cổ truyền, Viện nghiên

cứu âm nhạc.

159. Viện Âm nhạc (2003), Hợp tuyển tài liệu nghiên cứu lý luận phê bình

âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX, tập 3, Hà Nội.

160. Viện Dân tộc học (1980), Bản lĩnh bản sắc dân tộc, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

161. Viện Văn hóa dân gian (1989), Văn hóa dân gian: Những lĩnh vực

nghiên cứu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

162. Viện VHNT quốc gia Việt Nam (2014), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế 10

năm thực hiện công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Unesco,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

163. Viện Văn hóa dân gian (1990), Văn hóa dân gian – những phương pháp

nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

177

164. Hồ Sĩ Vịnh (Chủ biên) (1993), Tìm về bản sắc dân tộc của văn hóa, Tạp chí

Văn hóa Nghệ thuật xuất bản, Hà Nội.

165. Trần Quốc Việt (2015), Âm nhạc dân gian của người Bố Y ở Việt Nam, Luận

án Tiến sĩ, Học viện KHXH Việt Nam, Hà Nội.

166. Tô Vũ (2002), Âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại, Viện Âm nhạc.

167. Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn (biên soạn) (1959), Lịch sử chế độ cộng

sản nguyên thủy ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

168. Trần Quốc Vượng (1996), “Văn hóa Hòa Bình – văn hóa thung lũng”,

Tạp chí Khảo cổ học, (2), tr.1 – 5.

169. Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tái bản,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

170. Trần Quốc Vượng (2002), Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, Nxb

Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

171. V.M.Mezhuev (2012), Tư tưởng văn hóa khái luận về triết học văn hóa,

Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

172. Alan W. Barton, Theresa Selfa (2010), Community development and

Natural Landcapes.

173. Christoph Wulf (2011), The performativity and dynamics of intangible

cultural heritage.

174. Esteban Ruiz Ballesteros, Macarena Hernandez Ramirez (2006),

Identity and community – Reflections on the development of mining

heritage tourism in Southern Spain.

175. Hart Clive (1967), Kite: an historical survey, London.

176. Inglehart, Rolald và Wayne E.Baker (2000), Modernization, Cultural

Change and Persistence of Traditional Values, American

Sociological Review, Vol.65. No.1.

178

177. Midgley (1986), Community participation - Social development and the

state, Methuen, London.

178. N.N (1894), A Musical Kite, Paris.

179. Streeter Tal (1972), The art of Japanese kite, Tokyo.

180. UNWTO (2011), Study on tourism and intangible cultural heritage.

181. UN (1972), Popular participation: Emerging trends in community

development.

182. Wang XiaoYu (1996), Chinese Kites: Their Arts and Crafts,

Shangdong Friendship Publishing House.

183. Wright G N (1859), The Chinese Empire illustrated.

III. Tài liệu trên mạng internet

184. A. Radcliffe - Brown, Bàn về khái niệm chức năng trong khoa học xã

hội, Đinh Hồng Phúc dịch (2013) từ nguồn: A. R. Radcliffe-Brown.

1965. Structure and Function in Primitive Society. New York: The

Free Press, pp. 178-187, http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-

hoc/phan-khoa-triet-hoc/khoa-hoc-luan/ban-ve-khai-niem-chuc-

nang-trong-khoa-hoc-xa-hoi_205.html.

185. Hoàng Nga (2013), Độc đáo điệu keeng loóng của người Thái Mai

Châu,<http://www.baohoabinh.com.vn/16/76789/Doc_dao_dieu_ke

eng_loong__cua_nguoi_thai_Mai_Chau.htm>, truy cập ngày

05/03/2016.

186. Kiều Nga (2014), Điệu khắc luống, tín ngưỡng phồn thực của đồng bào

Thái, <http://congannghean.vn/van-hoa-giao-duc/201403/dieu-

khac-luong-tin-nguong-phon-thuc-cua-dong-bao-thai-457340/>, truy

cập ngày 05/03/2016.

179

187. Dạ Ngân (2011), Loỏng - Bộ gõ độc đáo của đồng bào Thái,

<http://www.baomoi.com/Loong-Bo-go-doc-dao-cua-dong-bao-

Thai/c/5614784.epi>, truy cập ngày 05/03/2016.

188. Đặng Thị Oanh, Tính nguyên hợp với việc nghiên cứu tác phẩm văn học

dân gian, http://www.cdsplaocai.edu.vn/in-1425364544.htm, truy

cập ngày 2/7/2016.

189. Tiểu Phong (2012), Độc đáo sinh hoạt khua luống của người Thái Trắng ở

Lai Châu, <https://phiatruoc.wordpress.com/2012/04/20/d%E1%BB%99c-

dao-sinh-ho%E1%BA%A1t-khua-lu%E1%BB%91ng-c%E1%BB%A7a-

ng%C6%B0%E1%BB%9Di-thai-tr%E1%BA%AFng-%E1%BB%9F-lai-

chau/>, truy cập ngày 05/03/2016.

190. Ngô Đức Thịnh, Văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc,

<http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu/Traodoi/2007/

2441/Van-hoa-dan-gian-va-van-hoa-dan-toc.aspx> truy cập ngày

2/7/2016.

191. Trí Thức Trẻ (2015). Khoa học lý giải sự ảnh hưởng của hiện tượng

Nguyệt thực đến con người, <http://genk.vn/kham-pha/khoa-hoc-ly-

giai-su-anh-huong-cua-hien-tuong-nguyet-thuc-den-con-nguoi-

20150404094631008.chn>, truy cập ngày 05/03/2016.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

VĂN HÓA KÁNH LOÓNG CỦA NGƯỜI THÁI

Ở HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH

PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội – 2018

181

MỤC LỤC

PHỤ LỤC 01: Hệ thống bản đồ ............................................................................................ 182

PHỤ LỤC 02: Tóm tắt truyền thuyết về nguyên ủy dòng họ Tạo tới Mai Châu .............. 185

PHỤ LỤC 03: Danh sách các đội Kánh loóng .................................................................... 187

PHỤ LỤC 04: Danh sách những người cung cấp thông tin cho đề tài luận án ................. 190

PHỤ LỤC 05: Bài bản Kánh loóng của người Thái Mai Châu .......................................... 193

PHỤ LỤC 06: Bài bản Khắc luống của người Thái Con Cuông ....................................... 194

PHỤ LỤC 07: Các loại bảng................................................................................................. 196

PHỤ LỤC 08: Hình ảnh ........................................................................................................ 204

182

PHỤ LỤC 01

HỆ THỐNG BẢN ĐỒ

Bản đồ 1.1: Hành chính Tỉnh Hòa Bình

[Nguồn: Sách Địa chí Hòa Bình của UBND tỉnh Hòa Bình, Nxb CTQG]

183

Bản đồ 1.2: Du lịch Hòa Bình

[Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình]

184

Bản đồ 1.3: Huyện Mai Châu

[Nguồn: UBND huyện Mai Châu]

185

PHỤ LỤC 02

TÓM TẮT TRUYỀN THUYẾT VỀ NGUYÊN ỦY DÒNG HỌ

TẠO TỚI MAI CHÂU

Tổ tiên nhà Tạo khi xưa ở Mường Hước Pước Khà hay gọi tắt là

Mường Pước Khà vì ở đó cỏ gianh mọc nhiều. Vì thiếu đất, ba anh em cùng

mẹ rủ nhau xuôi sông Hồng xuống tìm đất lập mường. Hai anh em đi thuyền

đồng nên đi nhanh. Anh cả và mẹ đi thuyền da nên đi chậm. Lái thuyền nản,

lâu ngày lại cắt miếng da nấu ăn nên thuyền lại chậm thêm. Anh em xuôi

xuống đồng bằng đã có người Kinh ở, còn bên ven sông có người Mường,

bèn ngược lên thác Bờ. Đến đó anh cả đổi thuyền đồng, để mẹ đi thuyền da

với em.

Hai em đến Ngòi Chò thì nghỉ (Chò là nghỉ), tức chỗ Suối Rút hiện

nay. Thấy cây có dấu của anh, hai em định theo anh lên ngược. Nhưng đến

bãi Xang (chỗ Suối Rút rẽ vào Mai Châu) thấy đàn sáo bay từ Mai Châu bay

ra, hai em không theo anh cả nữa, rẽ vào Mai Châu, bãi Xang mang tên từ đó.

Ban đầu, hai em đến xóm Đậu thấy rộng kêu “Ái chà chà” (nên nay

còn có tên là Xóm Aí) bèn nghỉ lại. Hai em bỏ thuyền theo ven đồi đi lên. Đi

lâu, khát nước, hai em cúi xuống vũng nước uống, cắm giáo đồng bên cạnh.

Cây giáo đổ, tuột lưỡi, tìm không thấy. Chỗ đó giờ mang tên xóm Tòng. Khi

tới xóm Vãng, mẹ hỏi đây là đâu? Con đáp không rõ chỉ thấy có mỏ nước ở

giữa (tiếng Thái là Pó Vãng Cang). Nên nay có tên là xóm Vãng. Khi đến

Chiềng Xại đánh vỡ cong. Nên Chiềng Xại còn có tên là xóm Cong. Hai anh

em tới Bó Luông, thấy có nguồn nước làm ruộng được, nhưng ruộng lại hẹp,

nên đi tiếp xuống Chiềng Châu đất rộng, hai anh em bèn đặt tổ tiên ở đó. Em

út là ông Dát không vừa ý, xin mẹ và anh đi xa hơn nữa. Mẹ và anh ưng cho,

mổ con bò sừng sắt, sừng đồng tiễn chân. Người em theo sông Mã xuống

thấy đã có dòng Lò Khăm và họ Phạm ở đó. Xuôi là hay đấy, hay đấy. Người

186

em bèn dừng lại và đặt tên đất ở đó là Mường Lầu, Mường Khòng. Lầu là

chúng ta, Khòng là luật tức theo luật của Mai Châu. Vì tổ tiên người Mường

Lầu, Mường Khòng là em út nên ngày nay Thái Mai Châu thường gọi người

Thái Thanh Hóa là chú. Lúc đầu, theo tục lệ, nếu Mường Khoòng mổ trâu

thường nộp đùi cho anh cả. Vì anh cả ở xa, anh hai lại ở với mẹ, nên tạo

Mường Khoòng vẫn mang nộp biếu tạo Mai Châu.

Một lần, tạo sai hai người em đem đùi trâu nộp anh, một người mặc áo

đen, một người mặc áo trắng. Người áo đen khiêng đằng trước, người áo

trắng khiêng đằng sau. Đường xa khát nước, ngồi nghỉ. Người áo đen tần mẩn

lấy dao khắc vào dòn càn nào ngờ thành chữ nghĩa như sau: “Em mổ trâu làm

lễ hạ điền cho hai người đem biếu, xin ông Hai giết người áo đen còn tha

người áo trắng trở về”. Khi đến nơi, tạo anh xem, thấy lạ đánh cong họp

mường, ai cũng nói chữ ghi rõ ràng như vậy. Tạo anh bèn đem người áo đen ra giết.

Người áo trắng sợ chạy mất, càng gọi càng chạy. Nên tạo Hai không dặn dò gì

được cho tạo út cả. Được tin, tạo út lên hỏi anh, thấy đúng chữ mình viết. Tạo đòi

người áo trắng lên hỏi biết là hai người khiêng đều không biết chữ, người áo đen

ghi thành vậy ắt điềm trời. Từ đó, tạo út thay đùi trâu chỉ nộp đùi lợn.

Người anh cả có một cô con gái rất đẹp, không gả chồng, lại lấy làm vợ lẽ.

Họ hàng ở Chiềng Châu, Lầu, Khoòng khinh không nhận họ nữa. Người anh hai ở

Chiềng Châu có ba con trai, cho con cả ăn Mường Pa, con hai ăn Chiềng Xại, con

thứ ba ăn Mường Hịch. Khi đó, ở Mai Hạ, có Xá Khả đại tức là người Mán Hoa ở.

Tạo Xá xây bờ thành rất chắc để đề phòng, chiếm đất. Đánh nhiều lần không được,

Mường Thượng bày mưu thi bắn tên cắm bào bờ thành. Xá thật thà bắt tên đồng rơi

cả. Thái khôn bắn tên nhẹ bịt sáp ong nên dính vào thành. Tạo Xá thua phải lên

Phai Dôm ở núi cao sau Nà Phòn hiện nay ở [Nguồn: 135, tr 227].

187

PHỤ LỤC 03

DANH SÁCH CÁC ĐỘI KÁNH LOÓNG

Đội kánh loóng bản Văn, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Thời điểm 08.01.2017.

STT Họ và tên Năm sinh Địa chỉ

1 Hà Thị Yêu 1951 Bản Văn, thị trấn Mai Châu.

2 Hà Thị Tều 1935 Bản Văn, thị trấn Mai Châu.

3 Lò Thị Ón 1955 Bản Văn, thị trấn Mai Châu.

4 Hà Thị Tứn 1961 Bản Văn, thị trấn Mai Châu.

5 Lò Thị Uôn 1961 Bản Văn, thị trấn Mai Châu.

6 Hà Thị Páy 1950 Bản Văn, thị trấn Mai Châu.

7 Ngần Thị Nhiềm 1955 Bản Văn, thị trấn Mai Châu.

8 Lò Thị Siêu 1957 Bản Văn, thị trấn Mai Châu.

Đội kánh loóng bản Lác 2, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Thời điểm 08.01.2017.

1 Hà Thị Xiểng 1963 Bản Chiềng Châu, thị trấn Mai Châu.

2 Vì Thị Dương 1971 Bản Lác 2, thị trấn Mai Châu.

3 Mạc Thị Thu 1983 Bản Chiềng Châu, thị trấn Mai Châu.

4 Hà Thị Thủy 1993 Bản Chiềng Châu, thị trấn Mai Châu.

5 Bùi Thị Linh 1993 Xóm Hịch, xã Mai Hịch, thị trấn Mai Châu.

6 Hà Thị Trang 1989 Bản Chiềng Châu, thị trấn Mai Châu.

7 Mạc Thị Quyến 1982 Bản Chiềng Châu, thị trấn Mai Châu.

8 Vì Thị Dương 1983 Bản Chiềng Châu, thị trấn Mai Châu.

9 Hà Thị Hoan 1984 Bản Chiềng Châu, thị trấn Mai Châu.

10 Hà Thị Dựng 1982 Bản Lác 2, thị trấn Mai Châu.

188

Đội kánh loóng bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Thời điểm 11.2.2017.

1 Hà Thị Ửm 1952 Bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu.

2 Lò Thị Ăn 1955 Bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu.

3 Hà Thị Ứn 1961 Bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu.

4 Hà Thị Sơn 1956 Bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu.

5 Khà Thị Xiên 1955 Bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu.

6 Lục Thị Sình 1956 Bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu.

7 Lường Thị May 1952 Bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu.

8 Lục Thị Tấm 1961 Bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu.

9 Khà Thị Hạnh 1956 Bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu.

Đội kánh loóng bản Bước, xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Thời điểm 11.2.2017.

1 Hà Thị Dung 1966 Bản Bước, xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu.

2 Hà Thị Thóa 1965 Bản Bước, xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu.

3 Hà Thị Thích 1964 Bản Bước, xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu.

4 Hà Thị Quảng 1973 Bản Bước, xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu.

5 Hà Thị Vinh 1967 Bản Bước, xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu.

6 Hà Thị Danh 1971 Bản Bước, xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu.

Đội kánh loóng bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Thời điểm 01.05.2017.

1 Lò Thị Coi 1940 Bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu.

2 Lò Thị Xật 1958 Bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu.

3 Khà Thị Mếnh 1949 Bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu.

4 Hà Thị Út 1954 Bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu.

5 Hà Thị Yên 1949 Bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu.

189

6 Hà Thị Nhiếm 1946 Bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu.

7 Lò Thị Kiết 1966 Bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu.

8 Hà Thị Dâm 1954 Bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu.

9 Khà Thị Cúi 1959 Bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu.

Đội khắc luống thôn Kẻ Mẻ, xã Mậu Đức, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

Thời điểm 23.02.2016.

1 Lữ Thị Duyến 1961 Thôn Kẻ Mẻ, xã Mậu Đức, huyện Con

Cuông, tỉnh Nghệ An.

2 Lang Thị Hoa 1963 Thôn Kẻ Mẻ, xã Mậu Đức, huyện Con

Cuông, tỉnh Nghệ An.

3 Lang Thị Máy 1969 Thôn Kẻ Mẻ, xã Mậu Đức, huyện Con

Cuông, tỉnh Nghệ An.

4 Lò Thị Mai 1959 Thôn Kẻ Mẻ, xã Mậu Đức, huyện Con

Cuông, tỉnh Nghệ An.

5 Lang Thị Điều 1967 Thôn Kẻ Mẻ, xã Mậu Đức, huyện Con

Cuông, tỉnh Nghệ An.

6 Lang Thị Loan 1962 Thôn Kẻ Mẻ, xã Mậu Đức, huyện Con

Cuông, tỉnh Nghệ An.

7 Lò Thị Luyện 1959 Thôn Kẻ Mẻ, xã Mậu Đức, huyện Con

Cuông, tỉnh Nghệ An.

8 Lang Thị Liệu 1961 Thôn Kẻ Mẻ, xã Mậu Đức, huyện Con

Cuông, tỉnh Nghệ An.

190

PHỤ LỤC 04

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN

CHO ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

4.1. Danh sách nhà nghiên cứu

STT Họ và tên Năm

sinh

Nghề nghiệp Địa chỉ Thời điểm

1 Lường Song

Toàn

1947 Nhà nghiên cứu

văn hóa dân

gian.

Thị trấn Mai Châu,

Hòa Bình. 12/8/2014

2 Khà Văn

Tiến

1944 Cán bộ văn hóa

huyện (đã nghỉ

hưu).

Xóm Nghẹ, xã Vạn

Mai, huyện Mai

Châu.

11/2/2017

3 Hà Công

Tín

1949 Công an (đã nghỉ

hưu).

Xóm Mỏ, xã Chiêng

Châu, huyện Mai

Châu.

21/1/2016

4 Lò Cao

Nhum

1955 Cán bộ của Hội

Văn học Nghệ

thuật tỉnh Hòa

Bình (đã nghỉ

hưu).

Bản Lác 1, thị trấn

Mai Châu. 12/2/2017

5 Bùi Chí

Thanh

1933 Giảng viên (đã

nghỉ hưu).

Phường Chăm Mát,

tp Hòa Bình. 20/8/2015

6 Hà Văn Đức 1957 Giảng viên (đã

nghỉ hưu).

Tổ 17, phường

Chăm Mát, tp Hòa

Bình.

15/6/2015

7 Lê Hoàng 1959 Nhà nghiên cứu

văn hóa dân

gian.

Khối 1, thị trấn Con

Cuông, Nghệ An. 20/2/2016

4.2. Danh sách người Thái

STT Họ và tên Năm

sinh

Nghề nghiệp Địa chỉ Thời điểm

1 Hà Công

Quân

1975 Kinh doanh phục

vụ du lịch.

Số nhà 47, bản Pom

Coọng, thị trấn Mai

Châu.

11/2/2017

2 Hà Công

Nhôi

1952 Nghề nông Số nhà 47, bản Pom

Coọng, thị trấn Mai

Châu.

12/2/2017

3 Hà Thị

Ửm

1952 Nghề nông Bản Pom Coọng, thị

trấn Mai Châu. 11/2/2017

191

4 Hà Thị

Nhuồn

1961 Nghề nông Xóm Tân Tiến, xã

Xăm Khòe, huyện Mai

Châu.

11/2/2017

5 Hà Thế

Nhiên

1957 Nghề nông Xóm Tân Tiến, xã

Xăm Khòe, huyện Mai

Châu.

11/2/2017

6 Hà Thị

Phóng

1950 Nghề nông Bản Bước, xã Xăm

Khòe, huyện Mai

Châu.

11/2/2017

7 Hà Thị

Sơn

1950 Nghề nông Xóm Mỏ, xã Chiềng

Châu, huyện Mai

Châu.

20/2/2015

8 Hà Thị

Tều

1935 Nghề nông Bản Văn, thị trấn

Mai Châu. 8/1/2017

9 Khà Văn

Tiến

1953 Nghề nông Bản Nà Phòn, xã Nà

Phòn, huyện Mai

Châu.

12/2/2017

10 Ngần Thị

Tuyết

1954 Nghề nông Bản Nà Phòn, xã Nà

Phòn, huyện Mai

Châu.

4/3/2017

11 Lò Thị Kiết 1966 Nghề nông Bản Nà Phòn, xã Nà

Phòn, huyện Mai

Châu.

1/3/2017

12 Khà Thị

Mếnh

1949 Nghề nông Bản Nà Phòn, xã Nà

Phòn, huyện Mai

Châu.

1/3/2017

13 Hà Thị

Yêu

1951 Nghề nông Bản Văn, thị trấn Mai

Châu. 20/8/2016

14 Lò Thị Coi

1940 Nghề nông Bản Nà Phòn, xã Nà

Phòn, huyện Mai

Châu.

20/8/2016

15 Hà Thị

Nhiếm

1946 Nghề nông Bản Nà Phòn, xã Nà

Phòn, huyện Mai

Châu.

20/8/2016

16 Khà Văn

Ư

1944 Nghề nông Bản Nà Phòn, xã Nà

Phòn, huyện Mai

Châu.

16/5/2015

17 Lò Văn

Nhoi

1964 Nghề nông Xóm Đồng Bảng, xã

Đồng Bảng, huyện

Mai Châu.

16/5/2015

18 Hà Thị

Xiểng

1963 Nghề nông Bản Chiềng Châu, thị

trấn Mai Châu. 20/8/2016

19 Lang Văn 1969 Nghề nông Thôn Kẻ Mẻ, xã Mậu 20/2/2016

192

Dậu Đức, huyện Con

Cuông, tỉnh Nghệ

An.

20 Lữ Thị

Duyến

1961 Nghề nông Thôn Kẻ Mẻ, xã Mậu

Đức, huyện Con

Cuông, tỉnh Nghệ

An.

20/2/2016

21 Lò Thị

Mai

1959 Nghề nông Thôn Kẻ Mẻ, xã Mậu

Đức, huyện Con

Cuông, tỉnh Nghệ

An.

20/2/2016

22 Lường Văn

Nghiệp

1957 Nghề nông Xã Môn Sơn, huyện

Con Cuông, tỉnh

Nghệ An.

20/2/2016

23 Hà Thái

Linh

1981 Giáo viên bậc

Tiểu học.

Xóm Chiềng Sại, thị

trấn Mai Châu. 20/8/2015

193

PHỤ LỤC 05

BÀI BẢN KÁNH LOÓNG CỦA NGƯỜI THÁI MAI CHÂU

1. Bài dùng trong lễ tang

2. Bài dùng trong Lễ mừng cơm mới

194

PHỤ LỤC 06

BÀI BẢN KHẮC LUỐNG CỦA NGƯỜI THÁI CON CUÔNG

1. Bài Luống khàu

2. Bài Luống xen ven (Hoa sen)

3. Bài luống sạp

195

4. Bài Luống chọi gà

5. Bài Luống đơn

196

PHỤ LỤC 07

CÁC LOẠI BẢNG

Bảng 7.1: CÁC QUAN NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LOÓNG THÁI MAI CHÂU VÀ LUỐNG

THÁI CON CUÔNG

Địa phương

Thời điểm

MAI CHÂU CON CUÔNG

Sản xuất

nông

nghiệp

Xua đuổi thế lực

gây hại

Loại hình nghệ thuật

dân gian độc đáo,

hấp dẫn

Tín ngưỡng,

phong tục

Sản xuất

nông

nghiệp

Xua đuổi thế lực

gây hại

Loại hình

nghệ thuật

dân gian độc

đáo, hấp dẫn

Tín ngưỡng,

phong tục

Giai đoạn

1954 - 1993

Loóng cần

thiết cho

sản xuất

nông

nghiệp.

Để xua

đuổi

thú dữ.

Bắt

nguồn từ

chuyện

Ếch ăn

trăng

(nguyệt

thực) để

không

ảnh

hưởng

mùa

màng.

Kánh loóng mang đến

không khí vui tươi, sôi

nổi cho các nghi lễ,

phong tục như trong

ngày vui, đầu xuân, lễ

chá chiêng.

Kánh loóng trong

một số nghi lễ, lễ

hội, phong tục

còn mang ý nghĩa

linh thiêng, phản

ánh các ý niệm

của người Thái

như lễ cơm mới,

tang ma, đám

cưới, lễ xên bản,

xên mường.

Loóng cần

thiết cho

sản xuất

nông

nghiệp.

Để xua

đuổi

thú dữ.

Bắt nguồn

từ chuyện

quỷ ăn

trăng

(nguyệt

thực) để

không ảnh

hưởng mùa

màng.

Khắc luống

mang đến không

khí vui tươi, sôi

nổi cho các nghi

lễ, phong tục

như trong ngày

vui, đầu xuân, lễ

xăng khan.

Khắc luống

trong một số

nghi lễ, lễ hội,

phong tục còn

mang ý nghĩa

linh thiêng, phản

ánh các ý niệm

của người Thái

như lễ cơm mới,

tang ma, đám

cưới, lễ lở

ngoạt.

197

Giai đoạn

1993 - 2017

Không

còn

Không

còn

Không

còn

Kánh loóng mang đến

không khí vui tươi, sôi

nổi cho lễ hội như lễ

xên bản, xên mường,

ngày Đại đoàn kết toàn

dân, Quốc tế phụ nữ 8 –

3, chào mừng các Hội

nghị, phục vụ khách du

lịch.

Không còn Không còn Không

còn

Không còn Khắc luống

mang đến không

khí vui tươi, sôi

nổi cho ngày vui

đầu xuân.

Không còn

198

Bảng 7.2: CÁC TRƯỜNG HỢP, MỤC ĐÍCH DIỄN TẤU LOÓNG, LUỐNG

TẠI MAI CHÂU VÀ CON CUÔNG

Địa phương

Thời điểm

MAI CHÂU CON CUÔNG

Các trường hợp sử

dụng loóng

Mục đích diễn tấu Các trường hợp sử

dụng luống

Mục đích diễn tấu

Giai đoạn

1954 - 1993

Ếch ăn trăng (nguyệt

thực).

Xua đuổi con Ếch ăn mặt trăng (sợ ảnh

hưởng đến mùa màng).

Quỷ ăn trăng (nguyệt

thực).

Xua đuổi con Quỷ ăn mặt trăng (sợ ảnh

hưởng đến mùa màng).

Lễ xên bản, xên

mường.

Cầu phúc cho bản, mường. Không có

Lễ chá chiêng. Tạ ơn thầy Mo. Lễ xăng khan Tạ ơn thầy Mo.

Ngày Tết, đầu xuân.

Tạo không khí vui vẻ trong ngày Tết,

đầu xuân.

Ngày Tết, đầu xuân. Tạo không khí vui vẻ trong ngày Tết, đầu

xuân.

Đám cưới. Giã lúa lấy gạo làm cỗ và tạo không khí

vui vẻ trong ngày cưới, mong cô dâu chú

rể sớm có nhiều con.

Đám cưới. Giã lúa lấy gạo làm cỗ và tạo không khí

vui vẻ trong ngày cưới, mong cô dâu chú

rể sớm có nhiều con.

Tang ma. Đưa hồn về Mường Trời. Tang ma. Đưa hồn về Mường Trời.

Mừng cơm mới. Tạo không khí vui vẻ trong ngày tổ

chức mừng cơm mới.

Mừng cơm mới.

Tạo không khí vui vẻ trong ngày tổ

chức mừng cơm mới.

199

Địa phương

Thời điểm

MAI CHÂU CON CUÔNG

Các trường hợp sử

dụng loóng

Mục đích diễn tấu Các trường hợp sử

dụng luống

Mục đích diễn tấu

Giai đoạn

1993 - 2017

Không có.

Ngày Tết, đầu xuân. Tạo không khí vui vẻ trong ngày Tết, đầu

xuân.

Lễ xên bản, xên

mường.

Tạo không khí vui vẻ trong chương

trình.

Không có.

Ngày Đại đoàn kết

toàn dân.

Tạo không khí vui vẻ trong chương

trình.

Không có.

Một số Hội nghị của

Bản, Xã, Huyện.

Tạo không khí vui vẻ trong chương

trình.

Không có.

Ngày Quốc tế phụ nữ 8 – 3. Tạo không khí vui vẻ trong chương

trình.

Không có.

Phục vụ khách du lịch. Kiếm thu nhập. Không có.

200

Bảng 7.3: SO SÁNH MỘT SỐ YẾU TỐ TRONG NGHỆ THUẬT DIỄN TẤU KÁNH LOÓNG

THÁI MAI CHÂU VÀ KHẮC LUỐNG THÁI CON CUÔNG HIỆN NAY

Địa phương

Nghệ thuật

diễn tấu

MAI CHÂU CON CUÔNG

CƠ CẤU TỔ CHỨC

NGƯỜI DIỄN TẤU

Số lượng người tham gia diễn tấu tùy thuộc độ dài

của loóng, nhưng bao giờ cũng là chẵn và đứng

theo từng đôi đối diện.

Số lượng người gõ có quy định cụ thể:

- Có bài số lượng người tham gia diễn tấu tùy thuộc

độ dài của luống, nhưng là chẵn và đứng theo từng

đôi đối diện.

- Có bài 05 người gõ.

- Có bài 02 người gõ.

Phân chia số người gõ thành hai nhóm “Cái” và

“Con”:

- “Cái” là một đôi người diễn tấu đứng ở đầu

loóng.

- “Con” đứng thành từng đôi đối diện nhau dọc

theo hai thành loóng.

Sự phân chia số người gõ thành “Cái” và “Con” khá

mờ nhạt.

201

TƯ THẾ DIỄN TẤU a. Đứng thẳng. Đứng thẳng.

b. Cúi khom lưng vừa phải. Cúi khom lưng vừa phải.

c. Cúi khom lưng thấp. Cúi khom lưng thấp.

d. Không có Quay mặt dọc theo chiều dài của luống, cúi khom

lưng thấp, hơi nghiêng thân trên về bên phải.

VỊ TRÍ TẠO ÂM a. Giữa lòng loóng. Giữa lòng luống.

b. Thành trong của loóng (phía đối diện người diễn tấu).

Thành trong của luống (phía đối diện người diễn tấu).

c. Thành trong của loóng (phía gần người diễn

tấu).

Thành trong của luống (phía gần người diễn tấu).

d. Không có Thành trong của luống (phía gần người chơi); (đặt toàn

bộ thân chày dọc theo thành trong của luống để gõ).

đ. Không có Thành ngoài của luống (gõ cạnh đầu chày).

e. Không có Thành ngoài của luống (gõ đầu chày).

f. Không có Mặt phía trên hai thành luống.

g. Cạnh đầu chày phía dưới. Cạnh đầu chày phía dưới.

h. Cạnh đầu chày phía trên. Không có

i. Mặt trên của phần đầu loóng. Mặt trên của phần đầu và mặt trên hai thành luống.

k. Phần thân chày. Phần thân chày.

202

KỸ THUẬT DIỄN TẤU

a.

Cách sử

dụng

chày khi

diễn

tấu.

- Cầm chày bằng hai tay.

- Tay phải cầm giữa thân chày,

tay trái cầm ở vị trí cách điểm

giữa thân chày về phía dưới

khoảng 30cm.

- Hướng đầu chày, cạnh đầu chày,

thân chày vào đúng các vị trí tạo

âm.

- Cầm chày bằng một tay và hai tay.

- Tay phải cầm giữa thân chày, tay trái cầm ở vị trí

cách điểm giữa thân chày về phía dưới khoảng

30cm.

- Hướng đầu chày, cạnh đầu chày, thân chày vào đúng

các vị trí tạo âm.

b. Dùng nhiều lực để gõ. Dùng nhiều lực để gõ.

c.

Biên độ dao động giữa chày với các vị trí tạo

âm vừa phải, để không va vào chày người

khác gõ.

Biên độ dao động giữa chày với các vị trí tạo âm vừa

phải, để không va vào chày người khác gõ.

d. Không có Đặt chày dọc theo lòng trong để gõ toàn bộ thân chày

vào thành trong của luống.

đ.

Người trong vai trò “Cái” phải gõ đều, chắc

nhịp để

làm điểm tựa cho các đôi “Con”.

Người trong vai trò giữ nhịp phải gõ đều, chắc nhịp để

làm điểm tựa cho các đôi khác gõ.

e. Những đôi trong vai trò “Con” khi gõ phải

nghe theo

nhịp của “Cái” để đảm bảo gõ chắc nhịp.

Những đôi tham gia diễn tấu khi gõ phải nghe tiết tấu

của người giữ nhịp để đảm bảo chắc nhịp.

203

BÀI BẢN

Số

lượng

2 bài. 05 bài.

Tên gọi Không có.

Có.

ĐẶC ĐIỂM ÂM NHẠC

Loại

nhịp

Nhịp 2/4 Nhịp 2/4 và ¾ (2/4 nhiều; ¾ ít).

Cao độ Không xác định. Chỉ có 03 loại âm là

trầm – trung – cao.

Không xác định. Chỉ có 03 loại âm là trầm – trung –

cao.

Cấu trúc

bài bản

Chỉ là một câu nhạc (8 nhịp) được nhắc

lại nguyên dạng.

Chỉ là một câu nhạc được nhắc lại nhưng có thay đổi về

vị trí tạo âm. Ngoài ra, còn có một vài nhịp mở đầu, kết

thúc bài (không phải âm hưởng chính của bài, chỉ như

động tác giã lúa).

204

PHỤ LỤC 08

HÌNH ẢNH

Ảnh 01: Đội loóng bản Văn, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (chụp ngày 8/1/2017);

(Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 02: Loóng của bản Văn, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (chụp ngày 8/1/2017);

(Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

205

Ảnh 03: Loóng của bản Văn, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (chụp ngày 8/1/2017);

(Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 04: Kánh loóng kết hợp trống chiêng do đội loóng bản Văn, thị trấn Mai Châu

thực hiện (chụp ngày 8/1/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

206

Ảnh 05: Nhà sàn người Thái ở bản Văn, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (chụp ngày 8/1/2017);

(Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 06: Sân rộng giữa bản Văn, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (chụp ngày 8/1/2017);

(Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

207

Ảnh 07: Đội Loóng ở Bản Lác 2, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (chụp ngày

08/01/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 08: Loóng của nhà anh Vì Văn Cường ở Bản Lác 2, thị trấn Mai Châu, tỉnh

Hòa Bình (chụp ngày 8/1/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

208

Ảnh 09: Loóng của nhà anh Vì Văn Cường ở Bản Lác 2, thị trấn Mai Châu, tỉnh

Hòa Bình (chụp ngày 8/1/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 10: Chày để kánh loóng của nhà anh Vì Văn Cường ở Bản Lác 2, thị trấn Mai

Châu, tỉnh Hòa Bình (chụp ngày 8/1/2017); ((Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

209

Ảnh 11: Đường đi trong bản Lác 2, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (chụp ngày 8/1/2017);

(Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 12: Người Thái huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình kánh loóng trong lễ Xên bản,

xên mường (chụp ngày 9/2/2014); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

210

Ảnh 13: Người Thái huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình kánh loóng trong lễ Xên bản,

xên mường (chụp ngày 9/2/2014); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 14: Đội loóng bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (chụp ngày

11/2/ 2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

211

Ảnh 15: Loóng của bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (chụp ngày

11/2/ 2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 16: Đội loóng bản Bước, xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

(chụp ngày 11/2/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

212

Ảnh 17: Loóng của nhà ông Hà Văn Cấp ở bản Bước, xã Xăm Khòe, huyện Mai

Châu, tỉnh Hòa Bình (chụp ngày 11/2/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 18: Điểm du lịch bản Bước, xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

(chụp ngày 11/2/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

213

Ảnh 19: Loóng của bản Lác 1, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, đặt tại gầm sàn Nhà

văn hóa của bản (chụp ngày 12/2/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 20: Nhà văn hóa bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Nơi

thường tổ chức văn nghệ (chụp ngày 1/5/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

214

Ảnh 21: Loóng của bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Đặt tại gầm nhà sàn (Nhà văn hóa của bản); (chụp ngày 1/5/ 2017); (Người chụp ảnh:

Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 22: Chày dùng để kánh loóng của bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, thị trấn Mai Châu, tỉnh

Hòa Bình (chụp ngày 1/5/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

215

Ảnh 23: Đội Loóng bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

(chụp ngày 1/5/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 24: Đội Loóng và đội múa bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

(chụp ngày 1/5/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

216

Ảnh 25: Kánh loóng kết hợp múa phục vụ khách du lịch tại bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, thị

trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình (chụp lại từ ảnh gốc của bà Ngần Thị Tuyết ở bản Nà Phòn);

(Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 26: Kánh loóng kết hợp múa tại bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, thị trấn Mai Châu, tỉnh

Hòa Bình (chụp ngày 1/5/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

217

Ảnh 27: Kánh loóng kết hợp trống chiêng, múa tại bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, thị trấn Mai

Châu, tỉnh Hòa Bình (chụp ngày 1/5/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 28: Đội loóng xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (chụp ngày 25/ 2/2016);

(Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

218

Ảnh 29: Đội loóng xã Mậu Đức, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (chụp ngày 26/2/2016); (Người

chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 30: Đội loóng xã Mậu Đức, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (chụp ngày 26/2/2016)

(Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

219

Ảnh 31: Nhà nghiên cứu Khà Văn Tiến (80 tuổi), xóm Nghẹ, xã Vạn Mai, huyện Mai

Châu, tỉnh Hòa Bình (chụp ngày 11/2/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 32: Nhà nghiên cứu Lò Cao Nhum (62 tuổi), bản Lác 1, thị trấn Mai Châu, tỉnh

Hòa Bình (chụp ngày 12/2/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

220

Ảnh 33: Ông Hà Công Nhôi, (65 tuổi), bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa

Bình (chụp ngày 12/2/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 34: Anh Hà Công Quân, (42 tuổi), bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa

Bình (chụp ngày 12/2/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

221

Ảnh 35: Ông Khà Văn Tiến, (64 tuổi), bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, thị trấn Mai Châu,

tỉnh Hòa Bình (chụp ngày 12/2/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 36: Bà Ngần Thị Tuyết, (63 tuổi), bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, thị trấn Mai Châu, tỉnh

Hòa Bình (Đội phó đội văn nghệ của bản); (chụp ngày 1/5/2017); (Người chụp ảnh:

Nguyễn Duy Thịnh)

222

Ảnh 37: Ông Khà Văn Úc, (59 tuổi), bản Nà Phòn, xã Nà Phòn, thị trấn Mai Châu,

tỉnh Hòa Bình (Đội trưởng đội văn nghệ của bản); (chụp ngày 1/5/2017); (Người

chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 38: Nhà nghiên cứu, NSƯT Bùi Chí Thanh (Sinh năm 1933), phường Chăm

Mát, TP Hòa Bình; (chụp ngày 1/5/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

223

Ảnh 39: Nhà nghiên cứu Lường Song Toàn (Sinh năm 1947), xóm Chiềng Sại, thị

trấn Mai Châu (chụp ngày 14/5/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 40: Nhà nghiên cứu Hà Công Tín (Sinh năm 1948), xóm Mỏ, xã Chiềng Châu,

thị trấn Mai Châu (chụp ngày 14/5/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

224

Ảnh 41: Anh Hà Thái Linh (Sinh năm 1981), xóm Chiềng Sại, thị trấn Mai Châu

(chụp ngày 14/5/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 42: Đội văn nghệ bản Lác múa phục vụ khách du lịch (chụp ngày 1/5/2017); (Người

chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

225

Ảnh 43: Đội văn nghệ bản Lác múa phục vụ khách du lịch (chụp ngày 1/5/2017);

(Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)

Ảnh 44: Đội văn nghệ bản Pom coọng hướng dẫn khách du lịch nhảy sạp

(chụp ngày 1/5/2017); (Người chụp ảnh: Nguyễn Duy Thịnh)