văn hiến việt nam - chuyên đề kinh tế & văn hóa số 9 - 10

80

Upload: pham-viet-long

Post on 24-Jun-2015

114 views

Category:

News & Politics


0 download

DESCRIPTION

Tạp chí Văn hiến Việt Nam - Số 9 - 10.

TRANSCRIPT

Page 1: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Page 2: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10
Page 3: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Taïp chí xuaát baûn 02 kyø/thaùngGiaáy pheùp hoaït ñoäng baùo chí soá 397/GP- BVHTTVaø soá 41/GP - SÑBSGiaáy pheùp Quaûng caùo soá 1187/BC

TOØA SOAÏN TRÒ SÖÏ27 Höông Vieân, Q. Hai Baø Tröng, Haø NoäiÑT & Fax: (84.4)39.764.693

CHUÛ NHIEÄMGS. Hoaøng Chöông

TOÅNG BIEÂN TAÄPNhaø baùo Nguyeãn Theá Khoa

PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP THÖÔØNG TRÖÏCNhaø baùo Traàn Ñöùc Trung

PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄPTs. Nguyeãn Minh San

TRÖÔÛNG BAN TRÒ SÖÏNhaø baùo Nguyeãn Hoaøng Mai

THÖ KYÙ TOØA SOAÏNNhaø baùo Traàn Thu HieànNhaø baùo Töø My Sôn

GIAÙM ÑOÁC ÑIEÀU HAØNHNhaø baùo Voõ Thaønh Taân

HOÄI ÑOÀNG BIEÂN TAÄPGS. Vuõ Khieâu - GS. Traàn Baûng - GSTS. Traàn Vaên Kheâ - Nhaø thô Nguyeãn Khoa Ñieàm - NS. Vuõ Maõo - GSVS. Hoà Só Vònh - GS. Tröôøng Löu - GSTS. Thaùi Kim Lan - TS.NSND Phaïm Thò Thaønh - NSND Ñaëng Nhaät Minh - TS. Ñoaøn Thò Tình - GSTS. Nguyeãn Thuyeát Phong - NB. Phaïm Ñöùc Löôïng - NB. Trung Ñoâng

BAN CHUYEÂN ÑEÀVAÊN PHOØNG BAN BIEÂN TAÄPSoá 64 Trung Hoøa (Soá 06 - Loâ 12B cuõ) Khu ÑTM Trung Yeân - Trung Hoøa - Caàu Giaáy - Haø NoäiÑT: (84.4)37.83.1961 - 37.83.1962Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn

VAÊN PHOØNG QUAÛNG CAÙO VAØ PHAÙT HAØNHSoá 404 Ñöôøng Böôûi, Q. Ba Ñình - TP. Haø NoäiÑT: 04. 3 7717665 * Fax: 04. 3 7718875; Mobile: (+84)989.186661Email: [email protected]: www.vanhien.net; www.tinnhanh24.vn

VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI TP. HCM288B An Döông Vöông - Q. 5 - TP. HCMÑT: (84.8)38.353.878

VAÊN PHOØNG ÑAÏI DIEÄN TAÏI ÑAØ NAÜNGTaàng 5 Khaùch saïn Eiffel -117 Leâ Ñoä - TP. Ñaø NaüngÑT: (84.511)647.529 - Fax: (84.511)811.972Email: chuyendevanhien@ yahoo.com.vn

Trình baøy - De. Quang Anh

TAØI TRÔÏ PHAÙT HAØNHDoanh nghieäp saùch Thaønh nghóa - TP. HCM

In Taïi - Coâng ty TNHH MTV in Quaân ñoäi I

GIAÙ: 50.000VNÑ

nội dungSỐ 9+10 (264)-2014

CULTURE OF VIETNAM

SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN4. Khuê Văn Các - biểu trưng của Hà Nội

Nguyễn Thùy Linh7. “Người Hà Nội” - khúc tráng ca bất hủ của Nguyễn Đình Thi

Ny San 11. Mùa Thu trong ca khúc viết về Hà Nội

TS. Nguyễn Minh San15. Đài phun nước gắn gốm Bông sen vàng - công trình nghệ thuật mới Chào mừng 60 năm giải phóng Thủ đô

Tràng An18. Hội thảo “Văn nghệ sĩ cao tuổi với văn hóa dân tộc”

VH19. Nguyễn Á - “Ảnh nghệ thuật về Hoàng Sa, Trường Sa, biển đảo Việt Nam”Những vấn đề đặt ra từ Tọa đàm khoa học

Nguyễn Minh Hoàng23. Vai trò của báo chí trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc

GS Hoàng ChươngHIỀN TÀI ĐẤT VIỆT27. Trần Huy Liệu - một người tù chăm học

Trần Chiến 29. Nữ sĩ Hằng Phương - Điểm tựa làm nên những giải thưởng lớn

Châu GiangTỪ TRONG DI SẢN31. Nhà hát Chèo Quân đội - 60 năm xây dựng và trưởng thành

NSUT Nguyễn Thế Phiệt34. Chính sách “Ngụ binh ư nông” và vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng

GS Trần Quốc Vượng39. Phác thảo kho tàng âm nhạc dân gian Quảng Nam

Trương Đình Quang42. Chầu văn - từ cửa đền, cử phủ đến sân khấu, lên truyền hình và xuất ngoại

San HoàngDIỄN ĐÀN46. Nghệ thuật tranh, tượng ngoài trời ở Hà Nội sau 60 năm giải phóng - Nhìn lại và suy ngẫm

Ny San

Ảnh bìa 1: Khuê Văn Các. Ảnh TTXVN

54. Mấy ý kiến về văn nghệ sĩ cao tuổi với văn hóa dân tộc

Đỗ Hoài56. Tản mạn về Văn nghệ sĩ cao tuổi với văn hóa dân tộc

Trương NguyễnVÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG60. Công ty CP Giống cây trồng Trung ương - Khi thương hiệu song hành với chất lượng

Trúc Lam62. Công ty CP Xây dựng công nghệ Tuấn Hùng - Cam kết bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng

Hiền Trần64. Tỉnh Điện Biên với công tác bình đẳng giới

Tây BắcDOANH NHÂN TÂM - TÀI66. Công ty TNHHMTV Xổ số kiến thiết Kon Tum - Một người vì mọi người

Thu Thu68. Công ty TNHH Khoáng sản và luyện kim Việt - Trung - Sự quyết đoán của một doanh nhân

Trần Hiền70. Người sát cánh cùng Xuân Lộc phát triển

Thu Trần72. Phòng Chẩn trị Đông y Nguyễn Lễ - Chuyện về một người con đất Quảng

Trần ThuTHƯƠNG HIỆU - NHÃN HIỆU - TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 74. Nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam - Nâng tầm thương hiệu với hướng đi mới

Trần Thu76. Công ty TNHH Thép Hoàng Gia Phát - Định vị Thương hiệu Royal Steel

Thu ThuVĂN HÓA GIAO THÔNG78. Tổng kết, trao giải và triển lãm tranh cuộc thi “Thiếu nhi vẽ về Văn hóa giao thông” - 2014

VH

Page 4: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

EVENTS & COMMENTS4. Temple Khue Van - A symbol of Hanoi

Nguyen Thuy Linh7. “The Hanoian” - A timeless song of Nguyen Dinh Thi

Ny San 11. Fall in songs about Hanoi

Dr. Nguyen Minh San 15. Fountain decorated with ceramic golden Lotus - New art work of 60-year Hanoi liberation

Trang An18. Seminar on “Senior artists with national culture”

VH 19. The problems in the scientific discussion “about the art photos of Paracel, Spratly islands by Nguyen A”

Nguyen Minh Hoang23. The role of the press in the preservation and promotion of heritage values of national culture

Professor Hoang Chuong STALENTS OF VIETNAMESE LAND27. Tran Huy Lieu - A hard learning prisoner

Tran Chien 29. Woman artist Hang Phuong - An inspiration to make the big prizes

Chau GiangINSIDE HERITAGE 31. Military Theatre - 60 years of building and growing

Artist Nguyen The Phiet 34. Economic issue associated with defense

Gs. Tran Quoc Vuong 39. Drawing treasure of Quang Nam folk music

Truong Dinh Quang42. Chau Van singing - from the temple’s gate to the stage, on television and abroad

San HoangFORUM46. Outdoor paintings, statues Art in Hanoi after 60 years of liberation - Look back and think

Ny San

Contentsnumber 9+10 (264) - 2014

54. A few comments on elderly artists with national culture

Do Hoai56. Some gleanings on elderly artists with national culture

Truong Nguyen FOR THE COMMUNITY DEVELOPMENT60. Seed national corporation - When brand paralleled with quality

Truc Lam 62. Tuan Hung Technology Construction JSC - Commit to protect the health of community

Hien Tran 64. Dien Bien province with gender equality

Tay BacBUSINESSMAN HEART - TALENT66. Kon Tum Lottery Company, Ltd. - A man for all people

Thu Thu 68. Vietnam - China Minerals and Metallurgical Co., Ltd. - The determination of an entrepreneur

Tran Hien 70. The person is alongside with Xuan Loc’s development

Thu Tran 72. Nguyen Le oriental medicine diagnosis chamber - Story of a Quang’s land son

Tran ThuTRADEMARK - BRAND NAMEBY CULTURAL VIEW74. Vietnam Soy Milk Factory - Enhance brand image with new direction

Tran Thu 76. Hoang Gia Phat Steel Company Limited - Positioning Royal Steel Brand

Thu ThuTRAFFIC CULTURE78. Review, award in painting exhibition contest “Children’s paintings about traffic culture” - 2014

VH

Page 5: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

TỪ GÁC KHUÊ VĂN…Để đề cao Nho học, tỏ rõ sự trọng học và cũng là để

khai hoá cho muôn dân, vào năm Canh Tuất (1070), niên hiệu Thần Vũ thứ hai, vua Lý Thánh Tông đã cho xây Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long để thờ Khổng Tử - ông tổ của Nho giáo cùng các học trò của Ngài. Hoàng Thái tử đương triều được đưa tới đó học tập. Như vậy, Văn Miếu không chỉ là nơi thờ tự mà còn là trường học đầu tiên - trường học đặc biệt của triều Lý dành cho Hoàng Thái tử Càn Đức, vua Lý Nhân Tông sau này. Ở các địa phương, nhà vua cũng cho lập Văn chỉ để làm nơi thờ Khổng Tử nhằm khuyến khích việc học tập của nhân dân trong các làng xã.

Kế tục truyền thống Nho học và xây dựng Văn Miếu

của triều Lý, các triều đại sau, đều quan tâm đến giáo dục Nho học và tu sửa, phát triển, hoàn thiện Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Trong kiến trúc tổng thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay, Khuê Văn Các / Gác Khuê Văn được xây dựng vào năm 1805 dưới thời Nguyễn / Gia Long.

“Khuê Văn” - Sao Khuê, theo cách lý giải truyền thống của triết học Đông phương về thiên thể: “Khuê” là tên một ngôi sao trong chòm 28 sao, là đầu Bạch hổ phương Tây, có 16 ngôi, sắp xếp khúc khuỷu giống hình chữ Văn (chữ Hán). “Khuê” chủ về văn chương”. Về sau, người ta coi Sao Khuê biến hóa là người đứng đầu của quan văn.

Gác Khuê Văn là một lầu vuông 8 mái, được xây trên một nền hình vuông cao, lát gạch Bát Tràng, kiểu

BIỂU TRƯNG HÀ NỘIl NGUYỄN THÙY LINH

KHUÊ VĂN CÁC

KỶ NIỆM 60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2014)Ả

nh N

guyễ

n M

inh

San

4

Page 6: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

KỶ NIỆM 60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2014)

dáng kiến trúc khá độc đáo: tầng dưới là 4 trụ xây bằng gạch, 4 bề trống không, tầng trên là kiến trúc gỗ 2 tầng mái lợp ngói ống, trang trí 4 góc bằng đất nung. Sàn gỗ có chừa một khoảng để bắc thang lên gác. Bốn cạnh có diềm gỗ chạm trổ tinh vi, xung quanh là lan can con tiện. Bốn mặt gác trổ 4 cửa sổ tròn xung quanh có những thanh gỗ con tiện tỏa ra 4 phía, tượng trưng cho các tia của Sao Khuê tỏa sáng. Trên gác treo biển sơn son thếp vàng đề 3 chữ: “Khuê Văn Các”. Xung quanh 4 mặt đều có câu đối:1. Hy triều phấn sức long văn trịKiệt các trân tàng tập đại quan. (Dịch: Đời thịnh tô điểm nền văn trịLầu gác lộng lẫy lưu giữ vẻ đẹp)2. Thánh hiền nhất thống đồ thư phủVăn hiến thiên thu lễ nghĩa bang(Dịch: Phủ đồ thư một mối thánh hiềnNước lễ nghĩa nghìn năm văn hiến)3. Khuê tinh thiên lãng nhân văn xiểnBích thủy xuân thâm đạo mạch trường.(Dịch: Sao Khuê sáng giữa trời, nhân văn rạng tỏSông Bích đượm sắc xuân, đạo học dài lâu)4. Thành lâm Bắc Đẩu hồi nguyên khíNguyệt tế thu đàm chiếu cổ tâm.(Dịch: Sao Bắc Đẩu sáng kinh thành tụ hội nguyên khí/Đầm thu đọng bóng nguyệt soi rọi tấm lòng xưa)

Khuê Văn Các xinh xắn, kiến trúc giản dị, tao nhã, ẩn dưới tán những cây si, cây đa cổ thụ xung quanh,

in bóng xuống giếng Thiên Quang (Thiên quang tỉnh - giếng ánh sáng trời), càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nó. Giếng Thiên Quang hình vuông, có lan can gạch xây 4 phía, quanh năm nước đầy, xanh trong phẳng lặng. Theo quan niệm của người xưa, giếng hình vuông tượng trưng cho mặt Đất, cửa sổ hình tròn của Khuê Văn Các tượng trưng cho bầu Trời. Bố cục kiến trúc trên ngụ ý nói nơi đây là nơi hội tụ mọi tinh hoa của Trời - Đất, nhằm đề cao Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trung tâm giáo dục văn hóa Nho học Việt Nam.

… ĐẾN BIỂU TƯỢNG HÀ NỘI - THÀNH PHỐ HÒA BÌNH

Nhân kỷ niệm 900 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, UBND TP Hà Nội phát động cuộc thi sáng tạo mẫu biểu trưng Hà Nội. Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng tham gia của không chỉ người Việt Nam ở trong và ngoài nước mà còn của người nước ngoài. Sau hơn 2 năm tổ chức, với 3 đợt thi, (từ ngày 31/5/1997 đến 19/8/1998), Ban tổ chức đã nhận được 428 tác phẩm của 237 lượt tác giả dự thi. Theo Ban tổ chức, trong số các bài thi gửi về, đa số các bài thi chọn Khuê Văn Các. Đó là một công trình kiến trúc đẹp. Đứng riêng đã đẹp, đứng chung trong quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng rất hài hòa, cân đối. Khuê Văn Các còn tượng trưng cho văn hóa,

Ảnh Nguyễn Minh San

5

Page 7: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

học vấn, trí tuệ ngàn đời của người Việt Nam. Nhưng vẽ nó một cách tả thực thì không dễ, bởi các tỷ lệ của công trình rất chuẩn. Hai lớp mái vẽ hơi to là thô ngay. Hai cột vẽ hơi mảnh hay thấp đi là dị dạng liền. Cho nên thể hiện Khuê Văn Các theo lối cách điệu là lối xử lý thông minh và hiệu quả.

Và, chỉ có một họa sĩ, lại là một họa sĩ Việt kiều - ông Phạm Ngọc Tuấn, đã gần 50 năm sống ở nước ngoài đã chọn lối vẽ này và ông đã thành công. Mẫu vẽ Khuê Văn Các của ông Phạm Ngọc Tuấn - một Việt kiều tại Pháp là 1 trong 136 bài/mẫu của 45 tác giả dự thi đợt 3, được Hội đồng nghệ thuật đánh giá đã đạt được các yêu cầu cơ bản của Biểu trưng Hà Nội, là: truyền thống, hiện đại, dễ nhận biết và có thể thể hiện trên nhiều chất liệu. Tuy nhiên, Hội đồng nghệ thuật cũng góp ý kiến để ông sửa chữa và nâng cao hơn nữa nhằm hoàn thiện tác phẩm nghệ thuật của mình.

Họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn, sinh năm 1929, là một chàng trai Hà Nội, định cư 49 năm ở nước ngoài, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Thủa nhỏ Phạm Ngọc Tuấn đã say mê hội họa. Lớn lên, ông từng theo

học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nay là ĐH Mỹ thuật Hà Nội. Ông là học trò của những họa sĩ danh tiếng như Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Hoàng Tích Chù..Học được 1 năm, năm 1950, ông sang Pháp tiếp tục học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật quốc gia Pháp. Năm 1956, ông nhận bằng tốt nghiệp trường này. Sau hàng chục năm làm nghệ thuật, ông đã có triển lãm tại Bỉ, Đức, Ca na đa, Italia, Thụy Sĩ. Năm 1975, ông đoạt giải Nhất cuộc thi vẽ hiện đại về bộ bài Tây do Bảo tàng Mỹ thuật trang trí Paris tổ chức. Năm 1995 ông về thăm Việt Nam. Ông tâm sự: “Gần 50 năm xa Hà Nội, nhưng hình ảnh về Hồ Gươm, Tháp Rùa, chùa Một Cột, Khuê Văn Các,… luôn đau đáu trong ký ức của ông. Ngồi ở Paris, ông đã vẽ gần 200 mẫu Khuê Văn Các gửi về nước tham gia cuộc thi. Khi đặt chân về nước sau gần 50 năm xa cách, ông vô cùng ngỡ ngàng trước sự đổi mới nhanh chóng của đất nước, Thủ đô nói riêng. Đặc biệt là ông nhận thức rõ đường lối đổi mới của Đảngvà Nhà nước, trong đó có tạo điều kiện cho các người Việt Nam ở nước ngoài về nước xây dựng đất nước, làm giầu chính đáng cho quê hương”.

Ngày 23/7/1999, UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 59/1999/QĐUB công nhận mẫu biểu trưng Hà Nội của tác giả Phạm Ngọc Tuấn đoạt Giải Nhất và được đưa vào sử dụng chính thức. Trong cuộc thi này, không có giải nhì, chỉ có 2 giải ba, một thuộc về họa sĩ Hà Nội, ông Thủy Liên, và một thuộc về họa sĩ Việt kiều ở Đức, ông Phạm Phú Oanh, sinh viên cũ của Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Trao đổi với các đồng nghiệp và báo chí trong nước, tác giả của Biểu trưng Hà Nội - Thành phố vì Hòa bình, nói: “Đoạt giải, đặc biệt là giải Nhất của một cuộc thi lớn là niềm hạnh phúc lớn đối với bất kỳ người dự thi nào. Nhưng với tôi, là một người Việt Nam sống 49 năm ở nước ngoài thì niềm hạnh phúc còn nhân lên gấp bội. Điều đó thể hiện tính nhất quán giữa nói và làm của Nhà nước Việt Nam, coi người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Việc tôi đoạt giải Nhất là một minh chứng không có sự phân biệt giữa người ở trong nước và ngoài nước”.

Chỉ thông qua một cuộc thi vẽ Biểu trưng Hà Nội thôi, cũng đã cho thấy Đất Mẹ Việt Nam luôn giang tay đón mọi “Con Rồng cháu Tiên” ở mọi chân trời, góc bể mang tài năng và tâm đức về xây dựng một nước Việt Nam giầu mạnh, một Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn vật - Thành phố vì Hòa Bình - Trái tim của cả nước./. n

Ảnh Nguyễn Minh San

KỶ NIỆM 60 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2014)

6

Page 8: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Hà Nội là mảnh đất nghìn năm văn vật do không biết bao thế hệ người Hà Nội điểm tô, đổ bao máu xương mới có được. Tuy

nhiên, trong kho tàng di sản gần một nghìn ca khúc viết về Hà Nội đến hôm nay, số bài hát viết về người Hà Nội, nghĩa là lấy người Hà Nội làm đối tượng sáng tác trực tiếp, rất ít, chỉ có duy nhất một bài, và bái hát ấy mang tên “Người Hà Nội”. Tác giả của ca khúc ấy là Nguyễn Đình Thi. Song, cũng phải nói ngay rằng, mặc dù những ca khúc khác viết về Hà Nội, không lấy tên bài hát là Người Hà Nội, hoặc không lấy người Hà Nội làm đối tượng sáng tác trực tiếp, mà chỉ viết về một mùa nào đó trong bốn mùa vần xoay của đất trời; hay về một tháng, một ngày, một khoảnh khắc ngắn ngủi của Hà Nội; hay về một loài hoa, một địa

danh nào đó: Hồ Gươm, Hồ Tây, con ngõ nhỏ,…của Hà Nội, thì trong nội dung các bài hát ấy đều có bóng dáng, đều có hơi thở của con người Hà Nội.

Mở đầu bài hát “Người Hà Nội”, với nhịp “vừa phải” Nguyễn Đình Thi kể cho ta nghe tên các địa danh tiêu biểu mà, hễ nhắc đến nó là người ta biết là Hà Nội: “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây”; về Hà Nội là thủ đô ngàn năm “lắng hồn núi sông” với những tên gọi qua các thời kỳ: “Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội…”. Tiếp đến, tác giả dùng nhịp “nhanh vừa”, để kể tên các địa danh nổi tiếng, làm nên hồn cốt của Hà Nội 36 phố phường: “… đây Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Rền,….Quanh co, chen quanh rộn ràng Đồng Xuân,…Hàng Đào ríu rít Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai…”.

l NY SAN

KHÚC TRÁNG CA BẤT HỦ CỦA

NGUYỄN ĐÌNH THI

Người Hà Nội

HÀ NỘI - THỦ ĐÔ MỘT NGHÌN NĂM TUỔI CỦA NƯỚC VIỆT NAM, ĐƯỢC THẾ GIỚI

VINH DANH LÀ “THÀNH PHỐ VÌ HÒA BÌNH” ĐÃ ĐƯỢC NGỢI CA TRONG GẦN MỘT

NGHÌN CA KHÚC CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC. TRÊN THẾ GIỚI,

KHÔNG CÓ THỦ ĐÔ CỦA NƯỚC NÀO NHƯ HÀ NỘI LẠI CÓ NHIỀU CA KHÚC CỦA

RIÊNG MÌNH ĐẾN THẾ.

7

Page 9: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Sau khi cho người nghe biết về những địa danh tiêu biểu của Hà Nội, Nguyễn Đình Thi đi vào miêu tả con người Hà Nội. Đối với một thành phố 1000 năm tuổi, trải qua nhiều thể chế chính trị khác nhau: phong kiến, thực dân - phong kiến, dân chủ cộng hòa, thì công dân của nó gồm đủ loại người, mọi tầng lớp: nông dân, công nhân, trí thức, văn nghệ sĩ, tư sản, tiểu thương, quan chức chính phủ, học sinh, sinh viên,…Trong rất nhiều loại người đó, Người Hà Nội được Nguyễn Đình Thi nói đến là những ai, trong ca khúc? Trước hết ta thấy, đó là những người lao động với “làn áo xanh nâu” (trang phục chủ yếu của người lao động nghèo khó thủa đó) gánh gồng “tíu tít”, “ríu rít” buôn bán, làm lụng quanh những Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Rền, những phố Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai…Chính họ, theo Nguyễn Đình Thi là những người làm cho “Hà Nội vui sao”.

Một hình ảnh người Hà Nội nữa xuất hiện trong ca khúc “Người Hà Nội” là những chàng trai làm cho “Hà Nội tươi thắm. Sống vui phố hè”; là những chiến sĩ cảm tử quân chiến đấu để chống lại quân Pháp xâm lược.

Và, sau rốt, một người Hà Nội xuất hiện trong ca khúc “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị Cha Già dân tộc, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng nước ta. Nếu những “Người Hà Nội” trên chỉ được Nguyễn Đình Thi mô tả chung chung, thì chỉ duy nhất Cha Già dân tộc - Hồ Chí Minh được giới thiệu đích danh. Hình ảnh Hồ Chủ tịch được Nguyễn Đình Thi khắc họa ở hai thời điểm quan trọng nhất trong cuộc đời của Bác là thời điểm Người lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng

hòa; và thời điểm sau khi Người lãnh đạo kháng chiến 9 năm chống Pháp, với trận đại thắng Điện Biên Phủ trấn động địa cầu, Người cùng Trung ương Đảng trở về Thủ đô. Đó cũng là hai thời khắc quan trọng, làm nên mốc son chói lọi trong chặng đường lịch sử 1000 năm của Thủ đô Hà Nội.

Từ quê hương Làng Sen (Nghệ An) đến Hà Nội chưa đầy 300km, nhưng Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh đã phải mất 34 năm và phải đi vòng quanh thế giới mới đến được Hà Nội. Nguyễn Đình Thi tả Bác Hồ xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc đời Người ở Hà Nội là sau khi Bác lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, từ Chiến khu trở về Hà Nội, sau khi Hà Nội giành chính quyền:

“Một ngày Thu non sông chiến khu về, /đường vang tiếng hát cuốn dòng người. /“Đoàn quân Việt Nam đi”. / Hà Nội say mê chen đón Cha về, kín trời phất phới vàng sao. /Ngày ấy chói vinh quang vang ngàn phương lời thề ước.

Việt Nam yêu dấu ngả soi bóng sông Hồng Hà”. Sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945,

chỉ hơn một năm sau, ngày 19/12/1946, Bác Hồ đã phải ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, bởi thực dân Pháp đã quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Người cùng Trung ương Đảng rút lên chiến khu, từ đó lãnh đạo cuộc kháng chiến. Cuộc chiến đấu của Trung đoàn Thủ đô và nhân dân Hà Nội để bảo vệ Thủ đô yêu dấu được Nguyễn Đình Thi mô tả bằng âm nhạc:

“Hà Nội cháy khỏi lửa ngập trời. /Hà Nội hồng ầm ầm rung, sông Hồng reo. /Thét lên xung phong căm hờn sôi gầm súng. / Bùng cháy khắp phố ta ơi. / Vùng lên chiến sĩ ta ơi. / Trời Hà Nội đỏ máu. / Bụi hè đường

Chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô dẫn đầu đội hình Đại đoàn quân tiên phong về tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954. Ảnh tư liệu

8

Page 10: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

cuốn bốc tung bay, xác thù phơi dưới gót giày ầm ầm cười tiếng súng vui thay vang ngày mai sáng láng. / Này lớp lớp người đi ánh sao tưng bừng chói lói lòng ta. / Mai này lớp lớp người đi thét vang vang trời khải hoàn. / Nhìn đây máu chúng ta tưới bao nhiêu đất này, ta tưới ngày mai vút lên”.

Cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp thắng lợi, Bác Hồ và Trung ương Đảng cùng các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô năm xưa ca khúc khải hoàn, trở về Hà Nội. Hình ảnh Bác Hồ và đoàn quân chiến thắng trở về Hà Nội được Nguyễn Đình Thi mô tả bằng âm nhạc:

“Hồng Hà réo sóng say sưa trong Cha / bóng Người mênh mông. / Mắt Người sáng láng vầng sao thắm tươi, / trán Người mái tóc bạc thêm. / Bóng cờ bát ngát ngày vui nước non reo cười, /trên môi Người cười, tiếng cười ngày về”.

Ca khúc “Người Hà Nội” được Nguyễn Đình Thi sáng tác trước Tết Nguyên đán năm 1947, giữa lúc cuộc chiến đấu chống quân Pháp với vũ khí hiện đại của Trung doàn Thủ đô và nhân dân Hà Nội diễn ra ác liệt. Và trên thực tế, Trung đoàn Thủ đô đã phải rút khỏi Thủ đô. Vậy mà, chính trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Đình Thi đã hình dung được ngày chiến thắng Bác Hồ cùng đoàn quân ca khúc khải hoàn trở về Thủ đô. Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, dự đoán thiên tài của Nguyễn Đình Thi đã hoàn toàn đúng sự thực. Chỉ với niềm tin vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng, của lãnh tụ, niềm tin vào tinh thần quyết chiến quyết thắng của chính nghĩa mới viết nổi, mới tiên đoán về sự kiện sẽ đến 8 năm sau - ngày giải phóng Thủ đô, Bác Hồ, Trung ương Đảng và những người con của Hà Nội đi tản cư sẽ ca khúc khải hoàn trở về thành phố của mình.

Sau khi ra đời, bài hát “Người Hà Nội” nhanh chóng được truyền đi, đến với các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô. Bài hát thúc giục những người con của Hà Nội đang đánh nhau với giặc Pháp để giữ từng tấc đất thấm máu của Hà Nội. Ở một xóm nhỏ heo hút trên đồi Phú Thọ, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã viết phối khí cho dàn nhạc dây một cách tài hoa và độc đáo. Chính nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát cũng biểu diễn bài hát ấy trong Hội nghị Tuyên huấn Trung ương họp ở Đại Từ (Thái Nguyên, năm 1947). Bài hát ấm lòng biết bao người khắp ba miền về dự họp. Dòng nhạc và tiếng hát vừa dứt đi, cả hội trường vỗ tay vang trời và mắt người nào cũng hoe hoe đỏ. Hôm đó, đồng chí Trường Chinh đến gặp riêng Nguyễn Đình

Thi và dẫn anh đi men theo sườn đồi vào trong một xóm nhỏ. Ở đây, anh được gặp Bác Hồ và Người bảo anh hát cho Người nghe “Người Hà Nội”. Kìm nén xúc động, Nguyễn Đình Thi đã hát một cách say sưa:

“Hồng Hà réo sóng say sưa trong Cha, /bóng Người mênh mông. / Mắt Người sáng láng vầng sao thắm tươi, / trán Người mái tóc bạc thêm. / Bóng cờ bát ngát ngày vui nước non reo cười, /trên môi Người cười, tiếng cười ngày về”.

Trong một đợt tuyên truyền xung phong, Nguyễn Đình Thi lại về Hưng Yên. Dọc đường gặp nghệ sĩ múa Thái Ly, là cán bộ tuyên truyền của tỉnh. Thái Ly vừa đi, vừa ôm cây đàn ghi ta vừa hát bài “Người Hà Nội”. Hai người đi các huyện dọc đường số 5, con đường huyết mạch lớn nối Hà Nội với cảng Hải Phòng, quân Pháp đang dồn sức đánh chiếm. Thái Ly hát còn Nguyễn Đình Thi lặng lẽ sửa nốt, bổ sung tiết tấu và lời ca… Cho mãi tới năm 1948, giữa Chiến khu Việt Bắc, bài hát “Người Hà Nội” mới hoàn chỉnh như hiện nay.

Năm 1951, Nguyễn Đình Thi và nhạc sĩ Lưu Hữu Phước trong Đoàn thanh niên, sinh viên Việt Nam dự Festival thanh niên, sinh viên thế giới tại Berlin (Cộng hòa DC Đức). Bài hát “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi được các nhạc sĩ người Đức phối khí, phối âm để trình diễn trong Đại hội. Ban tổ chức Festival đã bố trí một dàn nhạc lớn để thể hiện bản nhạc này. Nhưng rồi đúng hôm bản nhạc trình diễn thì vị nhạc trưởng người Đức lại vắng mặt do có công việc đột xuất. “Người Hà Nội” của đất nước Việt Nam đang chiến đấu chống thực dân Pháp không thể không vang lên trước những người trẻ thế giới để thế giới hiểu rõ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Không do dự, Nguyễn Đình Thi đã đứng trên bục, chỉ huy dàn nhạc người Đức trình tấu bản nhạc của mình, trước sự thán phục của các thính giả. Sau đó, bản nhạc được thu đĩa rồi từ đó bay sang Pháp, các nước châu Âu làm nức lòng kiều bào ta ở nước ngoài.

Kể từ khi ra đời đến nay, “Người Hà Nội” đã đi cùng cuộc sống của Thủ đô, của người Hà Nội và vang lên trên những con đường ra trận. Trong những ngày Hà Nội đánh B52 trên bầu trời Hà Nội, người ta vẫn nghe “Người Hà Nội”. “Người Hà Nội” luôn được nhiều thí sinh chọn để thể hiện tài năng trong các cuộc thi Sao Mai, Sao Mai điểm hẹn,.. “Người Hà Nội” không còn là của riêng người Hà Nội nữa, mà đã trở thành tài sản chung của mọi thế hệ người Việt Nam.

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

9

Page 11: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

“Người Hà Nội” là 1 trong 100 bài hát hay nhất về Hà Nội được tuyển chọn in trong tác phẩm Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long (Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2009). Nếu được phép chọn 10 ca khúc hay nhất trong 100 ca khúc hay nhất đó, tôi và chắc nhiều người khác cũng đồng ý là, “Người Hà Nội” của tác giả Nguyễn Đình Thi nằm trong số này.

Nhiều năm sau khi ca khúc “Người Hà Nội” ra đời, Nguyễn Đình Thi đã tâm sự về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm bất hủ này. Buổi chiều tối ngày 19 / 12/ 1946, khi đang là Tổng Thư ký Hội Văn hóa cứu quốc, Nguyễn Đình Thi được lệnh rời Hà Nội cùng với đồng chí Trần Huy Liệu. Hai người đi trên một chiếc xe con xuôi về phía Hà Đông, đến Ngã Tư Sở thì đèn điện vụt tắt, cả Hà Nội cháy bùng lên vì đạn pháo lửa. Lửa đỏ ngợp trời, Hà Nội rung chuyển vì tiếng đại bác của giặc Pháp và đạn pháo của bộ đội ta đánh trả. Hà Nội đang cháy ngùn ngụt sau lưng Nguyễn Đình Thi. Nguyễn Đình Thi nghẹn ngào thương trào nước mắt. Nguyễn Đình Thi và Trần Huy Liệu đều im lặng không ai nói với nhau lời nào, nhưng lòng cũng cháy bỏng vì Hà Nội. Đến Hà Đông, anh Trần Huy Liệu đi tiếp, còn Nguyễn Đình Thi được đồng chí Trường Chinh trao cho nhiệm vụ cầm bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch quay gấp về Hà Nội ngay trong đêm 19/12/1946 để kịp trao cho Ủy ban kháng chiến Hà Nội. Nhận lệnh, Nguyễn Đình Thi tất tả đi ngược trở về nơi góc trời đang cháy đỏ. Hàng trăm, hàng vạn người, già trẻ bồng bế nhau đi tản cư. Những dáng người xiêu vẹo, những đôi mắt đỏ hoe cứ ám ảnh Nguyễn Đình Thi mãi trên con đường quanh co trở về Hà Nội. Đi bộ đến nửa đêm thì Nguyễn Đình Thi kịp trao Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch cho Ủy ban kháng chiến Hà Nội. Xong nhiệm vụ, anh đi gấp đến 4 giờ sáng thì về đến cơ quan báo Cứu quốc đóng ở Làng Sét.

Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, quân và dân Hà Nội, mà lực lượng nòng cốt là Trung đoàn Thủ đô đã anh dũng chiến đấu ngăn cản bước tiến của quân Pháp để người dân Hà Nội kịp tản cư ra các vùng quanh Hà Nội. Do thế lực quân Pháp quá mạnh, cuộc chiến đấu của Trung đoàn Thủ đô không cân sức, bị chúng vây chặt ở Liên khu I. Còn quân Pháp đã đánh xuống vành đai Hà Nội.

Đầu năm 1947, cơ quan báo Cứu quốc đóng ở làng Khúc Thủy, bên bờ sông Nhuệ, Hưng Yên. Giữa lúc báo đang chuẩn bị ra số Tết để gửi vào tặng bộ

đội Trung đoàn Thủ đô đang giữ từng tấc đất Hà Nội, thì đồng chí Thép Mới về gặp Nguyễn Đình Thi và “đặt” anh làm một bài hát để tặng chiến sĩ ta. Tình cờ, trong một ngôi nhà của người Hà Nội tản cư còn sót lại chiếc đàn piano. Nguyễn Đình Thi ngồi xuống. Sau một phút lắng tĩnh, những hình ảnh về Hà Nội lần lượt ùa về. Nguyễn Đình Thi gõ từng nhịp một xuống phím đàn. Như có một sức mạnh kỳ bí, dòng nhạc tuôn chảy cùng lòng người:

…“Hà Nội cháy, khói lửa ngợp trời. /Hà Nội hồng ầm ầm rung. /Hà Nội vùng đứng lên. /Hà Nội vùng đứng lên. /Sông Hồng réo. /Thét xung phong căm hờn sôi gầm súng. /Bùng cháy khắp phố ta ơi!/Vùng lên chiến sĩ ta ơi!/Trời Hà Nội đỏ máu”…

Cứ thế, dòng nhạc tuôn chảy như một dòng thác. Bài hát “Người Hà Nội” ra đời như thế đó.

Từ một bài hát “đặt hàng” sáng tác để phục vụ chính trị, cổ động chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô xông lên trận tiền giết quân thù để bảo vệ thành phố yêu dấu của mình, “Người Hà Nội” đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật bất hủ, có sức sống vượt thời gian và được nhiều người yêu thích. Điều này chỉ có thể có được bởi tài năng và tình yêu Hà Nội của Nguyễn Đình Thi. Khi sáng tác bài hát này, ông mới 24 tuổi.

Sau gần bẩy mươi năm, nghe bài hát “Người Hà Nội” và đối chiếu với cuộc sống thực tại, ta vẫn bắt gặp bóng dáng “làn áo xanh nâu” gánh gồng “tíu tít”, “ríu rít” buôn bán, làm lụng quanh những Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Rền, trên các phố Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai…mà Nguyễn Đình Thi mô tả “Người Hà Nội” năm xưa. Bóng những người phụ nữ quảy quang gánh bán hàng rong, mưu sinh, nhiều khi đến phiền lòng cho giao thông, nhưng nó là một nét văn hóa Hà Nội. Nếu mất gánh gồng (cũng như mất xe xích lô), tôi e mất đi một bản sắc Hà Nội. Nguyễn Đình Thi quá giỏi khi nhận ra cái nét ấy.

Trong số những người con của Hà Nội được Nguyễn Đình Thi tả trong “Người Hà Nội” của năm 1947, nay chỉ có Bác Hồ đã “đi xa”. Nhưng trong đời sống thực cũng như trong Tráng ca “Người Hà Nội”, Bác Hồ vẫn sống mãi trong trái tim người Hà Nội và các thế hệ người Việt Nam:

“…bóng Người mênh mông. Mắt Người sáng láng vầng sao thắm tươi, trán Người mái tóc bạc thêm. Bóng cờ bát ngát ngày vui nước non reo cười,trên môi Người cười, tiếng cười ngày về./.n

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

10

Page 12: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Mùa Thu không chỉ là một trong bốn tiết Xuân - Hạ - Thu - Đông của Đất Trời, mà còn đong đầy nhiều cảm xúc của người

Hà thành và những lữ khách cho dù chỉ thoáng gặp trong một lần ghé qua Hà Nội. Mùa Thu năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, nhân dân Hà Nội vùng lên trong Cách mạng tháng Tám, cướp chính quyền từ tay phát xít Nhật. Cũng Mùa Thu ấy, Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, làm nên một cuộc thay đổi vận mệnh của cả một đất nước, một dân tộc, và của mỗi gia đình người Hà Nội. Sau 9

Mùa Thu Hà Nội dưới gông cùm của thực dân Pháp, với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hà Nội sạch bóng quân thù, tưng bừng cờ hoa hân hoan chào đón Bác Hồ và Trung ương Đảng trở về, cũng vào đúng Mùa Thu, ngày 10 tháng 10 năm 1954. Vì thế, thật dễ hiểu là Mùa Thu đã rung động con tim vốn nhạy cảm với cái Đẹp của Trời đất, với cái Đẹp của tâm hồn Con người của nhiều nhạc sĩ. Cứ mỗi độ Thu sang, các nhạc sĩ ở khắp mọi miền quê của Tổ quốc, lại hướng về Hà Nội - nơi “lắng hồn núi sông”, trái tim của cả nước, để viết về Hà Nội - nhớ về Mùa Thu Hà Nội.

Mùa Thu Hà Nội đã chiếm trọn cảm xúc nhiều nhạc sĩ. Trong số 100 bài hát hay nhất về Hà Nội được tuyển chọn từ hàng nghìn bài hát viết về Hà Nội,

Hà Nộitrong ca khúc viết về

l TS.NGUYỄN MINH SAN

Mùa thu

Một sớm Ba Đình. Ảnh Vũ Trung Kiên

11

Page 13: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

in trong Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long (Nxb Văn hóa - Thông tin, 2009), có 16 bài viết về 4 mùa ở Hà Nội. Trong 16 bài đó, thì tên bài hát có từ “Thu” (mùa thu, đêm thu, sắc trời thu, thu sớm, thu lại về, đoản khúc thu), nghĩa là tác giả lấy Mùa Thu Hà Nội làm đối tượng thể hiện trực tiếp, có 11 bài (chiếm tỷ lệ gần 70% viết về 4 mùa và chiếm 11% trong số 100 bài nhất về Hà Nội), chỉ có 04 bài tên bài hát có từ “Mùa Xuân”, có 01 bài hát tên bài hát có từ “Mùa Đông”, còn “Mùa Hạ” không có bài nào.

11 bài hát mà ngay từ tên bài hát có từ “Thu”, là:1. Có một mùa Thu Hà Nội (Nhạc: Phạm Tuyên,

Lời: thơ Lê Hoàng Minh); 2. Có phải em mùa Thu Hà Nội (Nhạc: Trần Quốc

Lộc, Lời: thơ Tô Như Châu);3. Đêm Thu Hà Nội (Nhạc: Lê Mây , Lời: thơ

Hoàng An Hợp); 4. Em nhớ thương Hà Nội mùa Thu (Nhạc: Đỗ

Dũng, Lời: thơ Chơn Huệ);5. Một sắc trời Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Văn Dung);6. Thu sớm bước dạo (Nhạc và lời: Lê Tịnh);7. Hà Nội mùa Thu (Nhạc và lời: Vũ Thanh);8. Hà Nội Thu lại về (Nhạc: Đoàn Bổng, Lời: thơ

Nguyễn Thị Hồng);9. Tôi yêu mùa Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Phạm

Trọng Cầu)10. Đoản khúc Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Trịnh

Công Sơn);11. Nhớ mùa Thu Hà Nội (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn)Ngoài 11 ca khúc trên, trong số 100 ca khúc hay

nhất viết về Hà Nội đó, tuy tên bài không có chữ “Thu”, nghĩa là mục đích của tác giả không viết trực tiếp về Mùa Thu Hà Nội, song trong nội dung bài hát viết về những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, hay chỉ là sự kiện liên quan đến riêng tác giả đã diễn ra dưới trời Thu, sắc Thu của Hà Nội. Nhớ đến sự kiện ấy, tác giả không quên được hương sắc của Thu Hà Nội. Hay, mỗi khi bắt gặp hay nhớ về Thu Hà Nội, những kỷ niệm trên lại ùa về, đong đầy nỗi nhớ.

Có thể thấy điều này trong những sáng tác sau:- Có 2 bài hát, tuy tên bài hát không có chữ

“Mùa Thu”, nhưng tên bài hát có tháng nằm trong tiết Thu Hà Nội, là: Cảm xúc tháng Mười (Nhạc: Nguyễn Thành, Lời: thơ Tạ Hữu Yên); Hà Nội tháng Mười (Nhạc và lời: Xuân Giao), Tháng Mười Hà Nội (Nhạc và lời: Trương Ngọc Ninh), …Ví như bài Tháng Mười Hà Nội, Trương Ngọc Ninh đã viết những ca từ: “Tháng mười thu, phố phường thu Hà Nội. Tháng mười thu, mùa thu. Lắng nghe heo may gọi mùa thu nước xanh trong mặt hồ. Chiều xuống lá thu nhẹ rơi bồi hồi mưa thu trong tôi….”.

- Những bài không trực tiếp có tên bài hát có chữ mùa Thu, nhưng viết về một loài hoa đặc trưng của Hà Nội - hoa Sữa - loài hoa chỉ nở vào cuối Thu đầu Đông, là: Hoa sữa (Nhạc và lời Hồng Đăng), Mùa hoa sữa (Nhạc: Huy Thục, Lời: phỏng thơ Hải Như); …

- Tuy tên bài hát không có tên mùa Thu, nhưng ta bắt gặp mùa Thu hoặc tiết Thu Hà Nội trong nội dung ca từ, như: Hà Nội đêm trở gió (Nhạc: Trọng Đài, Lời: Chu Lai - Trọng Đài); Hà Nội mùa vắng những cơn mưa (Nhạc: Trương Quí Hải, Lời: dựa ý thơ Bùi Thanh Tuấn); Trời Hà Nội xanh (Nhạc và lời: Văn Ký); Im lặng đêm Hà Nội (Nhạc: Phú Quang, Lời: thơ Phạm Thị Ngọc Liên); Em ơi, Hà Nội phố (Nhạc: Phú Quang, Lời: phỏng thơ Phan Vũ),.…Ví như bài Em ơi, Hà Nội phố, ta bắt gặp những ca từ nói lên hương hoa mùa Thu rất riêng của Hà Nội là: “mùi hoàng lan”, “mùi hoa sữa”; là “cây bàng mồ côi mùa đông”, là “hàng phố cũ rêu phong từng mái ngói xô nghiêng”, là “hoàng hôn trên Hồ Tây nao nao kỷ niệm”. Đó là những cảnh sắc rất Thu của Hà Nội. Tác giả yêu say đắm cảnh sắc ấy, nhân cách hóa, ví sắc Thu như một người con gái mình yêu.

Với 11 ca khúc, 11 “tuyên ngôn” về Mùa Thu Hà Nội được tác giả đặt ra ngay từ tên bài, có một điều lạ lùng, hầu hết các tác giả của những ca khúc này đều không phải là người Hà Nội. Có phải thế chăng mà Chế Lan Viên viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”.

Tháp Rùa. Ảnh Nguyễn Minh San

12

Page 14: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Trong 11 ca khúc đó, có 5 ca khúc, phần lời là thơ hoặc ý thơ của tác giả khác được nhạc sĩ phổ nhạc (là: Có một mùa Thu Hà Nội thơ Lê Hoàng Minh; Có phải em mùa Thu Hà Nội thơ Tô Như Châu; Đêm Thu Hà Nội thơ Hoàng An Hợp; Em nhớ thương Hà Nội mùa Thu thơ Chơn Huệ; Hà Nội Thu lại về thơ Nguyễn Thị Hồng). Và, trong số 11 ca khúc hay nhất viết về Mùa Thu Hà Nội ấy, Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - một người con Xứ Huế, lại quá nửa đời người sống ở Sài Gòn (nay là TP Hồ Chí Minh), là tác giả của 02 ca khúc là: Đoản khúc Thu Hà Nội và Nhớ mùa Thu Hà Nội. Cả hai ca khúc này, Trịnh Công Sơn là tác giả của cả phần nhạc và ca từ.

Trong số 11 ca khúc ấy, Thu sớm bước dạo là ca khúc viết muộn nhất. Theo đề tựa “Tặng Hà Nội nghìn năm của tôi”, có thể suy luận nhạc sĩ Lê Tịnh viết bài này chậm nhất là năm 2010, nhân kỷ niệm Hà Nội 1.000 năm tuổi.

Mùa Thu Hà Nội chỉ có 3 tháng. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, sắc Thu đã kịp vương vào con người và vạn vật của Hà Nội. Nhưng thế cũng đủ để các nhạc sĩ cảm nhận và mô tả Mùa Thu Hà Nội dưới muôn hình vạn trạng.

Trong Có một mùa Thu Hà Nội, Nhạc sĩ Phạm Tuyên không tập trung tả hương sắc mùa thu thế nào mà nói về một sự kiện diễn ra vào mùa thu năm 1946, cuộc chiến 60 ngày đêm của quân dân Hà Nội, về Trung đoàn Thủ đô phải tạm rút khỏi Hà Nội, sau 9 năm lại ca khúc khải hoàn về lại Thủ đô: “Vời vợi xanh năm cửa ô. Tháng mười heo may ngọn gió, lớp lớp quân về như sóng. Rung

rinh màu lá cây rừng. Mắt người Hà Nội rưng rưng. Cờ sao tung bay phố cổ. Có một mùa thu như thế, thành lời bài hát không quên”.

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc trong Có phải em mùa Thu Hà Nội đã nhân cách hóa, gọi mùa Thu Hà Nội là “em” để trò chuyện, để bày tỏ cảm xúc của mình: về mùa Thu Hà Nội xưa, với Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, với “hồn Trưng Vương sông Hát”, mùa Thu Hà Nội “mùa thu của ước mơ”.

Nhạc sĩ Lê Mây trong Đêm Thu Hà Nội, tả về một đêm mùa thu Hà Nội, bên Hồ Gươm xanh huyền thoại, nghe thu đến với đất trời, nghe lá mùa thu rơi, trong không gian êm ả, và phát hiện ra “Hương Hà Nội êm đềm, dịu dàng trong mùa hoa sữa. Đêm mùa thu đang mở cửa, đón bao câu chuyện tâm tình. Bàn chân dù muôn phương. Người đi nào nguôi quên, dáng mùa thu Hà Nội. Một Tháp Rùa lung linh quyện mây trời trong xanh. Tháp Bút nghiêng ngiêng đợi chờ”.

Hà Nội giữa mùa Thu được Nhạc sĩ Đỗ Dũng tả trong Em nhớ thương Hà Nội mùa Thu với “Không gian êm ả. Có những phố gầy giăng mắc sương mây. .. Chiều se se lạnh heo may rải lá vàng trong gió. Buông mặt nước hồ hai hàng liễu rủ. Tiếng chuông chiều ngân vang cùng với niềm tiếc nuối gợi nhớ miền mênh mang”. Tác giả nguyện “dù có chia xa hay gần gũi. Lặng mãi trong em mùa thu”.

Nhạc sĩ Văn Dung, trong một ngày Thu đi trên đường Hà Nội, ông đã nhận ra hương sắc riêng Một sắc trời Thu Hà Nội: “Hà Nội ngây ngất nắng xao động gió heo may”, nhận ra Hà Nội “ngàn năm dấu xưa còn đó, trầm mặc uy nghi Thăng Long Đông Đô. Lặng lẽ chiều Tây Hồ, Lặng lẽ từng hồi chuông bâng khuâng trong không gian”. Trong cái hương sắc mùa thu ấy, tác giả như nghe thấy tiếng hát ngày ấy, từng nhịp bước ngày ấy, nghe vọng về lời Người (Bác Hồ) nói bao thân thương; để Hà Nội hôm nay thênh thang trong gió thu. Để ta đi bên nhau vui say bao ước mơ. Để Hà Nội đẹp bao trong trang thơ”.

Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu “yêu” mùa Thu Hà Nội, bởi Thu Hà Nội có: “mặt hồ lấp lánh như gương soi…chiếc lá mùa thu rơi làm xôn xao Hồ Gươm…bay hương cốm mới.. màn sương thu… mùa heo may về…”. Và, tác giả nhớ về “mùa thu xưa” Cách mạng tháng Tám thành công, “lời Bác nói núi sông âm vang Ba Đình” (trong khi đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, Bác đã nói : “Tôi nói đồng bào nghe rõ không ?”) (bài Tôi yêu mùa Thu Hà Nội).

Mỗi khi Hà Nội vào Thu, cũng như mỗi người dân Hà Nội, trong lòng Nhạc sĩ Vũ Thanh lại xao xuyến, bâng

Mùa cốm xanh về. Ảnh Thuỵ Anh

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

13

Page 15: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

khuâng “nghe gió đưa vang vọng giữa Ba Đình” lời Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập (“lời Người thu năm ấy”), bâng khuâng nhớ về mầu cờ đỏ sao vàng rực trời Hà Nội trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (“Mầu cờ thu năm ấy”). Từ mùa Thu năm 1945 ấy, trải qua gian lao, qua chiến tranh, Hà Nội “Vẫn đây, xanh trời mây”, vẫn trọn vẹn một tình yêu trong trái tim mỗi người Việt Nam, Hà Nội vẫn giữ “khuôn mặt sáng”, vẫn “duyên dáng”, vẫn giữ dáng vóc của Thủ đô một nước ngàn năm văn hiến. Có được diện mạo ấy, dáng vóc ấy, là bởi có “Em bên anh. Ta bước đi nghe lòng nghĩ suy gì. Hà Nội tim ta đó. Dặm dài trong gian khó. Vẫn ngát xanh, xanh mùa thu” (bài Hà Nội mùa Thu).

Mùa Thu Hà Hội được Nhạc sĩ Đoàn Bổng cảm nhận qua một cảnh đẹp của Hà Nội là Hồ Tây. Vào một chiều thu, Hồ Tây thật “mộng mơ”, “êm đềm”. Lúc hoàng hôn buông xuống, “trời Hồ Tây trong xanh”. Hai người yêu nhau, đứng bên nhau trong cảnh sắc ấy của Hồ Tây: “Hai chúng mình lặng im. Nỗi cô đơn vơi dần…Mơ màng trong em anh. Em dịu dàng bên anh. Anh ôm em nồng thắm”. Và, khi xa nhau, kỷ niệm ấy không bao giờ phai mờ: “Rồi từ đấy xa nhau. Bao nỗi buồn đọng lại. Trong chiều thu lắng sâu” (bài Hà Nội Thu lại về).

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có 2 bài, là: Đoản khúc Thu Hà Nội và Nhớ mùa Thu Hà Nội. Hai ca khúc, hai tâm trạng của tác giả. Trong Đoản khúc Thu Hà Nội: Trịnh Công Sơn đã tả những nét đặc trưng của tiết trời mùa thu, là: “Hà Nội mùa Thu. Hà Nội gió. Xôn xao con đường, xôn xao lá. Nhòa phố mong manh, nhòe phố mưa. Chợt nắng long lanh chợt nắng thưa”. Nhưng ông chỉ mượn cái hương sắc ấy để nói tâm trạng nhớ nhung một người con gái mà đoan chắc ông nhớ, khi ông đang ở Hà Nội trong một sớm mùa thu: “Hà Nội mùa thu tròn nỗi nhớ. Không bởi vì em hay vì em…Hồng má môi em hồng sóng xa. Vì một bàn tay không ngần ngại. Tặng hết cho tôi một phố chờ”. Đến Nhớ mùa Thu Hà Nội, Trịnh Công Sơn hoàn toàn khác. Những thứ mà ông nhớ rất cụ thể, và đều là những thứ gợi hương, sắc

đặc trưng của Thu Hà Nội. Và, nói đến Thu Hà Nội nếu phải dùng sắc, dùng hương để cảm, để kể, để tả, thì không thể không tả, không nhắc đến /kể đến nó:

“cây cơm nguội vàng”, “Cây bàng lá đỏ”, “nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu”, “mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió”, “mùa cốm xanh về thơm từng

ngõ nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua”, “Hồ Tây chiều thu mặt nước vàng bay, … màn sương thương nhớ,… bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời”.

Và, trong cái hương sắc mùa thu Hà Nội ấy, mặc dù “đi giữa mọi người” giữa trời Thu Hà Nội, Trịnh Công Sơn vẫn “nhớ đến một người”. Đoan chắc, người con gái được Trịnh nhớ đến ấy không buồn, khi lòng người nghệ sĩ “Nhớ đến một người để nhớ mọi người”.

Nhạc sĩ Lê Tịnh viết Thu sớm bước dạo sau khi những ca khúc viết về Mùa Thu Hà Nội đã rất nổi tiếng, rất được yêu thích, đã đi vào trái tim yêu Hà Nội của bao thế hệ rồi. Thời điểm tác giả viết ca khúc này là lúc không gian Hà Nội đã mở rộng, đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giao thông nội đô còn nhiều điều tiếng. Song, Mùa Thu năm 2010 của Hà Nội được nhạc sĩ cảm nhận về phương diện thiên nhiên, Hà Nội vẫn giữ hương sắc mùa thu xưa, như: “sương giăng mờ hột nào rót nhỏ”, “một khung trời những vân vi chớp hé”, “từng chiếc lá tìm nhau sắc nắng mùa thu”, “cây sấu ru mùa hè vương trên áo chút gió heo may”. Và tác giả vẫn nghe thấy trong gió Thu Hà Nội của thế kỷ XXI những tiếng vọng của mùa Thu cách mạng Hà Nội xưa: “thành phố của em gươm thiêng truyền đời đời ánh lửa”, “Vào Ba Đình nắm hương thơm thắp cháy cháy hồng điều chung thủy”. Hà Nội vẫn là “Nơi suy nghĩ tóc bạc nhiều cho trăm lối đất nước đi về”. Tác giả gửi gắm niềm tin tưởng, cũng là nhắn gửi cho muôn sau: Hà Nội “Đưa chân bước nghe thì thào, xin ai chớ quên rêu phong, cho hương sắc mãi thơm đời đời”.

Thu quyến rũ đã lên hương, lên sắc, và ngất ngây tình trong những ca khúc hay nhất về Hà Nội. Dù có muôn sau, Mùa Thu Hà Nội vẫn mãi là vẻ đẹp bất tận và quyến rũ của Hà Nội.

Thu ấy chắc chắn sẽ tiếp tục cất lên thành lời, ngân lên thành nhạc để:

Hà Nội tim ta đó Dặm dài trong gian khó Vẫn ngát xanh, xanh Mùa Thu!./. n

Chiều Hồ Tây. Ảnh Thắng Sói

14

Page 16: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

l TRÀNG AN

Vào buổi tối, với kỹ thuật chiếu sáng bằng đèn đổi màu, bông sen gốm

khổng lồ chuyển dần theo các màu: hồng cánh sen, hồng cam, xanh ngọc, tím biếc… ấn tượng và đẹp mắt. Bất cứ ai đến thăm công trình cũng đều cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn bay bổng đậm chất Hà thành.

Đài phun nước cao gần 5m,

gồm 3 tầng cánh sen được tạo hình mềm mại, thanh thoát. Mỗi tầng cánh có 6 cánh, tổng cộng 18 cánh sen được gắn hàng triệu viên gốm nhỏ 2cm x2cm. Cấu trúc vươn lên và xòe nở của bông sen gần giống với kiến trúc của chùa Một Cột gồm có một cột trụ chính tâm nâng đỡ khối hoa sen.

Ngoài ra, xung quanh đài phun nước có thêm 4 chiếc ghế

gắn gốm hình vòng cung. Đường diềm trang trí lưng tựa của các ghế này là nét đồ họa cầu Long Biên và phố cổ Hà Nội. Vì thế mỗi khi tựa lưng vào ghế mỗi người sẽ cảm nhận được mình đang được bao bọc bởi những gì thân thương nhất của Thủ đô. Đây là kỹ thuật in trên gốm nặng lửa rất đặc biệt của các tác giả công trình để đưa các hình ảnh

ĐÀI PHUN NƯỚC GẮN GỐM BÔNG SEN VÀNGCông trình nghệ thuật mới chào mừng 60 năm giải phóng Thủ đô

15

Page 17: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

cổ của Hà Nội và hình ảnh Hà Nội trong ngày tiếp quản Thủ đô lịch sử 10/10/1954 lên những tấm gốm vĩnh cửu được sắp đặt rất đương đại phía trên hình đồ họa cầu Long biên.

Tác giả của công trình Đài phun nước gắn gốm bông sen vàng này là nữ họa sỹ Nguyễn Thu Thủy. Là “Công dân ưu tú” của Thủ đô (năm đầu tiên), với tình yêu Hà Nội sâu sắc,, họa sỹ Nguyễn Thu Thủy- tác giả Con đường Gốm sứ ven sông Hồng, Cờ Tổ quốc và 6 bức tranh gốm độc đáo ở Trường Sa - luôn đau

đáu với những ý tưởng nối tiếp ý tưởng và mong muốn được chinh phục và làm đẹp các không gian lớn ngoài trời, đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội. Ngay từ giữa năm 2013, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy cho đã hình thành 3 ý tưởng mới về ba công trình nghệ thuật công cộng chào mừng 60 năm giải phóng Thủ đô là: Đài phun nước bông sen vàng tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Điêu khắc gốm Trái tim tình yêu Hà Nội bên hồ Trúc Bạch và Vĩnh cửu hóa hình ảnh Hà Nội cổ trên đường đê Trần Quang Khải đối diện Bảo

tàng lịch sử Quốc gia. Nữ họa sỹ rất vui mừng vì cả ba ý tưởng đều được lãnh đạo UBND TP Hà Nội ủng hộ và đồng ý cho triển khai thực hiện. Tuy nhiên, ý tưởng thứ 3 sau đó chưa được triển khai vì vướng quy hoạch cải tạo cung đường này. Còn công trình Trái tim tình yêu Hà Nội đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Trở thành tổng đạo diễn của hai công trình nghệ thuật công cộng mới, trọng đại của Thủ đô, họa sỹ Nguyễn Thu Thủy cùng ê kíp chính gồm: kiến trúc sư Nguyễn Thành Lam, nhà điêu

“”

VÀO ĐÚNG NGÀY HÀ NỘI KỶ NIỆM SỰ KIỆN TRỌNG ĐẠI 60 NĂM GIẢI PHÓNG,

NGƯỜI DÂN HÀ NỘI VÀ DU KHÁCH BỐN PHƯƠNG VÔ CÙNG NGỠ NGÀNG VÀ

PHẤN KHỞI KHI ĐƯỢC CHIÊM NGƯỠNG MỘT CÔNG TRÌNH MỸ THUẬT NGOÀI

TRỜI: ĐÀI PHUN NƯỚC BÔNG SEN VÀNG GẮN GỐM TẠI VƯỜN HOA MAI XUÂN

THƯỞNG (TRÊN PHỐ MAI XUÂN THƯỞNG, ĐẦU ĐƯỜNG THANH NIÊN, HÀ NỘI)

GIỮA KHÔNG GIAN XANH MƯỚT CỦA CÂY CỐI, ĐÀI PHUN NƯỚC HIỆN LÊN BỪNG

SÁNG, HÀNG TRIỆU TIA NƯỚC VÀ NHỮNG VIÊN GỐM NHỎ LẤP LÁNH DƯỚI

NẮNG THU VÀNG.

Đài phun nước Bông sen vàng được chiếu sáng chuyển màu vào ban đêm. Ảnh Thu Thủy

16

Page 18: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

khắc Bùi Viết Đoàn và gần 60 thợ xây dựng và nghệ nhân gắn gốm của Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội đã làm việc miệt mài,cật lực trong suốt 56 ngày đêm để kịp hoàn thành công trình phục vụ công chúng Thủ đô vào đúng dịp lễ kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng.

Họa sỹ Thu Thủy cho biết, so với dự án Con đường gốm sứ, hai dự án nghệ thuật công cộng mới này đã được triển khai rất bài bản, qua các khâu thẩm định, thẩm tra, phê duyệt của Sở Xây dựng. Vai trò của chủ đầu tư là Ban Quản lý chỉnh trang Đô thị Hà Nội là hết sức quan trọng. Họ là các chuyên viên có nghiệp vụ về kiến trúc, xây dựng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc giám sát các công trình xây dựng. Chính việc chịu áp lực về tiến độ và chất lượng dưới sự giám sát khắt khe của họ, chị và e kíp thực hiện đã đạt được độ hài lòng trong việc chuyển thể từ phác thảo thành tác phẩm.

Trong quá trình triển khai

thực hiện, ê kíp thực hiện cũng đã tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ Hội đồng Nghệ thuật của Sở VH,TT&DL Hà Nội. Ví dụ như việc điều chỉnh độ nghiêng của cánh sen, thảm cỏ xanh bao quanh đài phun nước, hoa văn sóng nước thời Lý trang trí thành bể, các tone màu vàng của cánh sen… Kết quả lao động nghệ thuật vất vả là Hà Nội có thêm một đài phun nước đẹp và một vườn hoa hết sức lãng mạn.

Nhìn một cách tổng thể, công trình Đài phun nước gắn gốm bông sen vàng hài hòa giữa không gian xanh của công viên Mai Xuân Thưởng, xứng đáng là một công trình nghệ thuật công cộng mang tính biểu tượng của vùng sen Tây Hồ, cũng như vẻ đẹp thanh khiết của tâm hồn người Hà Nội gửi gắm niềm vui niềm tự hào về thủ đô văn hiến trong dịp lễ kỷ niệm đầy ý nghĩa này.n

Hoạ sĩ Thu Thủy trực tiếp gắn gốm, và chỉ đạo thi công tại hiện trường.Ảnh hoạ sĩ Thu Thủy cung cấp

17

Page 19: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

l VH

Sáng 01/10/2014, đúng ngày “Thế giới Người cao tuổi”, tại Hội trường Bộ VH-TT&DL, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và

phát huy văn hóa dân tộc phối hợp với Báo Người cao tuổi Việt Nam tổ chức Hội thảo “Văn nghệ sĩ cao tuổi với văn hóa dân tộc”.

Tới dự Hội thảo có các vị: ông Huỳnh Vĩnh Ái - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, TS. Đàm Hữu Đắc - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Người cao tuổi Việt Nam; GS.AHLĐ Vũ Khiêu, GS.Hoàng Chương -Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Nhà báo Kim Quốc Hoa - Tổng biên tập Báo Người cao tuổi Việt Nam; cùng

hơn 100 Giáo sư, Tiến sĩ, Nghệ sĩ nhân dân, nhà nghiên cứu hàng đầu về văn hóa nghệ thuật tham dự.

Trước khi Hội thảo khai mạc, Đoàn Nghệ thuật Hội Người Cao tuổi Việt Nam, đã biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ mang tính dân tộc chào mừng Hội thảo.

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái chúc mừng các đại biểu tham dự Hội thảo nhân ngày “Thế giới Người cao tuổi”. Sau Báo cáo Đề dẫn của GS Hoàng Chương, lần lượt gần 20 nhà khoa học, văn nghệ sĩ trình bày tham luận, phát biểu ý kiến tại Hội thảo.n

HỘI THẢO KHOA HỌCVĂN NGHỆ SĨ CAO TUỔI VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC

Gs.AHLĐ Vũ Khiêu tặng câu đối mừng Gs. Hoàng Chương và nhà báo Kim Quốc Hoa tại Hội thảo. Ảnh Nguyễn Minh San

18

Page 20: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Gs. Hoàng Chương phát biểu tại buổi Toạ đàm

PGS.TS Hồng Vinh phát biểu tại buổi Toạ đàm

Nguyễn Á

Tọa đàm khoa học “Ảnh nghệ thuật về Hoàng Sa - Trường Sa, biển đảo Việt

Nam của Nguyễn Á” do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tổ chức sáng ngày 04 tháng 10 năm 2014, tại Hội trường Bộ VH-TT&DL (Hà Nội).

Tham dự Tọa đàm, có: PGS.TS Hồng Vinh - nguyên Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận và Phê bình văn học nghệ thuật Trung

ương; TS. Lê Bá Trình - Phó Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; TS. Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông; TS. Bùi Mạnh Hải - nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN; PGS.TSKH Phan Đình Tân - Chánh Văn phòng Bộ VH-TT&DL; Ông Vũ Văn Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin tuyên truyền Ủy ban Biên giới quốc gia; TS. Thiếu tướng Nguyễn Quang Bắc - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật Bộ QP; Ông Vũ Quốc Khánh - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam; NSND Chu Thúy Quỳnh - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam; các Giáo sư, Tiến sĩ, NSND, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật hàng đầu, như: GS Phong Lê, GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, GS Đặng Kim Chi, GS Nguyễn Lân Dũng, Nhạc sĩ Phạm Tuyên, NSND Đặng Nhật Minh, NSND Đàm Liên, NSND Phạm Thị Thành, Nhà ngoại giao Nguyễn Trung, TS Đinh Hoàng Thắng cựu Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan,…Tham dự Tọa đàm còn có Anh hùng Quân đội La Văn Cầu, Thiếu tướng Anh hùng Quân

đội Lê Mã Lương, Đại tá Nguyễn Duy Quang - Trưởng phòng KHQS Cảnh sát biển Việt Nam.

Một điểm thú vị và mang ý nghĩa chính trị - khoa học rất lớn là sự xuất hiện tại cuốc Toạ đàm giữa Thủ đô, xung quanh các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ hàng đầu đất nước của những cán bộ, chiến sĩ vừa bước ra khỏi những ngày lao động, chiến đấu căng thẳng, mệt mỏi, cái chết chỉ cách trong gang tấc khi làm nhiệm vụ thực thi pháp luật Việt

Ảnh nghệ thuật về Hoàng Sa - Trường Sa, biển đảo Việt NamNhững vấn đề đặt ra từ Tọa đàm khoa học

l NGUYỄN MINH HOÀNG (Bài và ảnh)

19

Page 21: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Nam trên vùng biển Hoàng Sa để ngăn cản Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đó là ông Bùi Đức Bệ - Trạm trưởng Trạm Hải đăng đảo Song Tử Tây (Trường Sa), là Thiếu tá Nguyễn Văn Hưng - Thuyền trưởng tầu Cảnh sát biển 8003 và nhiều chiến sĩ cảnh sát biển thuộc cấp trên Tầu 8003. Tầu CSB 8003 chính là con tầu mà nghệ sĩ Nguyễn Á đã có mặt để chụp nên những bức ảnh - bằng chứng không thể chối cãi về sự hung hăng, xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam của Trung Quốc, được in trong cuốn sách ảnh nghệ thuật “ Hoàng Sa - Trường Sa, biển đảo Việt Nam”.

Sau bản Báo cáo đề dẫn của GS. Hoàng Chương - Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn

và phát huy văn hóa dân tộc, đã có 15 tham luận, phát biểu ý kiến tại Tọa đàm của các đại biểu: TS Lê Bá Trình - Phó Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, PGS.TS Đoàn Thị Tình, TS Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, GS Phong Lê, NSND-Đạo diễn Đặng Nhật Minh, Anh hùng Quân đội La Văn Cầu, Anh hùng Quân đội - Thiếu tướng Lê Mã Lương, Nhạc sĩ Phạm Tuyên, GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Khắc Mai, NSND Chu Thúy Quỳnh - Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam, ông Bùi Đức Bệ - Trạm trưởng Trạm Hải đăng Song Tử Tây - Trường Sa,… Nội dung chính của các tham luận và ý kiến phát biểu tại Tọa đàm

được PGS.TS Hồng Vinh - Chủ tịch Hội đồng Lý luận và Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, thành viên Chủ tọa cuộc Tọa đàm tổng hợp, như sau:

1. Tôi rất tán đồng với nhận xét của GS. Phong Lê là chưa có một buổi Tọa đàm khoa học giữa Thủ đô nào về một cuốn sách ảnh lại thu hút đông đảo các Giáo sư, NSND, nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật đến dự và phát biểu thật cảm xúc, thật ngưỡng mộ, khâm phục như buổi Tọa đàm về cuốn sách ảnh “Hoàng Sa - Trường Sa, biển đảo Việt Nam” của nghệ sĩ Nguyễn Á hôm nay. Mọi người có mặt tại buổi Tọa đàm này là biểu thị sự trân trọng một sản phẩm văn hóa phản ánh kịp thời đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

NSND Chu Thúy QuỳnhGS.TSKH Hồ Ngọc ĐạiNhạc sĩ Phạm Tuyên

Toàn cảnh buổi Toạ đàm Gs. Hoàng Chương, Gs. Nguyễn Lân Dũng, NSNA Nguyễn Á chụp ảnh lưu niệm với CBCS tàu CSB 803

20

Page 22: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

của đất nước ta trong những tháng qua, cũng là thấm đẫm mồ hôi, tiêu tốn không biết bao nhiêu sức lực của nghệ sĩ Nguyễn Á. Chính cuốn sách ảnh này của Nguyễn Á đã nói thay tiếng lòng của chúng ta, tình cảm của chúng ta về một vấn đề thiêng liêng, đó là chủ quyền lãnh thổ quốc gia, chủ quyền biển đảo là vô cùng thiêng liêng, là bất khả xâm phạm. Quân đội ta, nhân dân ta, và tất cả chúng ta ở đây không thể đánh đổi chủ quyền lấy một thứ hữu nghị viển vông, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định với thế giới.

2. Tất cả các ý kiến phát biểu trong cuộc Tọa đàm này đều đánh giá rất cao giá trị tư tưởng, nghệ thuật của cuốn sách. Cuốn sách bắt nguồn từ Tâm - Tài và Tầm của Nguyễn Á.

Tâm là lòng yêu nước, yêu nhân dân, là trách nhiệm của một công dân, trách nhiệm của một nghệ sĩ chân chính - một chiến sĩ trên mặt trận nghệ thuật khi cầm máy của Nguyến Á. Khi tác nghiệp ngoài Hoàng Sa - Trường Sa - đó là cuộc chiến đấu của Nguyễn Á trong những ngày tháng Biển Đông dậy sóng chống Trung Quốc xâm phạm vùng kinh tế đặc quyền của chúng ta. Tác giả đã lao động tới tận cùng, yêu nước đến tận cùng. Đó là thái độ sống thật đáng trân trọng, đáng mặt một đấng nam nhi, cần được nhân rộng trong xã hội, đặc biệt là trong giới trẻ.

Tài ở Nguyễn Á thể hiện ở chỗ anh có cách thức tiếp cận sự kiện - đối tượng sáng tác từ nhiều chiều, nhiều góc độ. Anh đã phải chụp trên 10.000 bức ảnh để từ đó chọn

ra hơn một nghìn bức ảnh in trong cuốn sách, phản ánh vô cùng sinh động nhiều lớp người, từ cán bộ chiến sĩ trên các đảo ở Trường Sa, trên các nhà giàn DK1, trên các tầu cảnh sát biển, tầu kiểm ngư, là những ngư dân, các nhà sư ở đảo Trường Sa, người dân trên đảo lớn Trường Sa, trên đảo Lý Sơn,...Ảnh về những con người sống, lao động, chiến đấu ở nơi đầu sóng ngọn gió của Nguyễn Á luôn luôn toát lên niềm lạc quan. Đây chính là động lực làm nên sự đoàn kết để tạo nên sức mạnh đánh thắng bất cứ kẻ thù nào xâm lược nước ta.

3. Trên một nghìn bức ảnh in trên gần 400 trang sách, được tác giả tập trung vào mấy nội dung sau:

- Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đó là điều

GS Nguyễn Lân Dũng NSND Đặng Nhật Minh Nhà sử học Dương Trung Quốc

CBCS tàu CSB 803 tại Toạ đàmNNC Nguyễn Mại và NSNA Nguyễn Á

21

Page 23: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

được khẳng định qua các tư liệu lịch sử là không thể đảo ngược. Và chủ quyền về Hoàng Sa, Trường Sa, về biển đảo là thiêng liêng không gì có thể đánh đổi được.

- Những tấm gương bộ đội, ngư dân, các lực lượng thực thi pháp luật, nhân dân cả nước hướng về Hoàng Sa, Trường Sa, về biển đảo, mỗi khi có kẻ thù xâm lược, hay mỗi khi biển đông sóng to gió lớn gây tàn phá, …

- Phản ánh tình cảm của đồng bào, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hướng về Hoàng Sa, Trường Sa. Thông qua cuốn sách ảnh này thấy tình cảm của đất liền dành cho những người chiến sĩ ở Hoàng Sa, Trường Sa. Cho thấy, Hoàng Sa, Trường Sa luôn có một điểm tựa vững chắc là đất liền, làm cho Hoàng Sa, Trường Sa không xa đâu.

- Cuộc sống lao động, chiến đấu của các chiến sĩ, ngư dân trên các đảo nổi, đảo chìm, giữa biển khơi…

4. Cuốn sách đã gửi đi một thông điệp: với một Quân đội anh hùng, với một dân tộc luôn yêu chuộng và khát khao hòa bình, nhưng không ảo tưởng, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta đã nhận được sự đồng tình của nhiều quốc gia trên

thế giới. Chúng ta nhất định sẽ giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng, trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa, biển đảo Việt Nam. Chúng ta không quên lời nhắn nhủ của vua Lê Thánh Tông năm xưa: “Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Lê Thái Tổ để làm mồi cho giặc thì người ấy sẽ bị trừng trị nặng”.

5. Một số đại biểu nêu ý kiến về hướng phát hành cuốn sách, về trao tặng tác giả Nguyễn Á một phần thưởng xứng đáng. Những ý kiến này đã nhận được sự tán đồng của các đại biểu tham dự Tọa đàm. Cụ thể:

- NSND Đặng Nhật Minh, Nhạc sĩ Phạm Tuyên đề nghị, trong các lần tái bản, cuốn sách cần có thêm phần chú thích bằng tiếng Trung Quốc. Theo các ông, đối tượng chủ yếu trong công tác tuyên truyền vạch bộ mặt thật của thế lực bành trướng Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giữ gìn biển đảo là 1,3 tỷ nhân dân Trung Quốc.

- Ý kiến của Thiếu tướng Anh hùng Lê Mã Lương: cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền đối ngoại (của Bộ Ngoại giao). Vì vậy cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Cuốn sách này cần được các đoàn đi công tác nước ngoài mang đi tuyên truyền, các đại sứ quán, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải có cuốn sách này, đồng bào ta ở nước ngoài cần có cuốn sách này,…

- Ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc: Cuốn sách này là kho tư liệu quí, là tài sản quí của quốc gia về chủ quyền biển đảo. Cần coi trọng quảng bá rộng rãi.

- Một số ý kiến đề nghị: Bộ VH-TT&DL, Bộ GD&ĐT, Bộ Ngoại giao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, …

cần mua cuốn sách này để phục vụ công tác tuyên truyền của mình.

- NSND Chu Thúy Quỳnh, NNC văn hóa Nguyễn Mai: Nhà nước nên ghi công xứng đáng cho Nguyễn Á (có ý kiến là thưởng Huân chương Độc lập, có ý kiến là Huân chương Lao động, có ý kiến là Bằng khen Thủ tướng Chính phủ,…).Trao tặng Phần thưởng nào thì cũng đề nghị Trung tâm NCBT&PHVHDT và Hội NS nhiếp ảnh Việt Nam cũng cần có hình thức, bước đi theo đúng qui trình của Nhà nước.

6. Tổ chức cuộc Tọa đàm này, một lần nữa GS. Hoàng Chương và Trung tâm NCBT&PHVHDT lại “Ghi điểm”. Bởi trước cuộc Tọa đàm hôm nay, cách đây không lâu, cũng chính Hội trường này, Trung tâm đã tổ chức cuộc Tọa đàm “Thơ Nguyễn Thế Kỷ về Hoàng Sa - Trường Sa”. Nguyễn Thế Kỷ, Nguyễn Á, một già một trẻ, cùng vì Hoàng Sa, Trường Sa, biển đảo Việt Nam. Nhờ hoạt động của Trung tâm, Hà Nội có mặn mòi của biển cả, có hơi thở của Hoàng Sa, Trường Sa, hơi thở của biển đảo thân yêu của chúng Ta. Hà Nội và cả nước luôn hướng về Hoàng Sa, Trường Sa. Hoàng Sa, Trường Sa luôn hướng về Hà Nội - Thủ đô Anh hùng, trái tim của cả nước./.n

Anh hùng Quân đội La Văn Cầu Trạm trưởng Trạm Hải đăng đảo Song Tử Tây - Bùi Đức Bệ

22

Page 24: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Cách đây gần một thế kỷ, ngày 21/6/1925 do xác định báo chí là công cụ tuyên truyền, đồng thời cũng là vũ khí đấu tranh của Đảng,

của cách mạng nên ngay lúc mới về nước, Hồ Chủ tịch đã sáng lập đồng thời làm chủ nhiệm kiêm chủ bút ra tờ Thanh Niên, tờ báo cách mạng đầu tiên, tiền thân của báo Nhân dân ngày nay.

Đến nay, báo chí đã trở thành lực lượng hùng hậu với nhiều loại hình: báo viết, báo hình, báo ảnh, báo nói và báo điện tử. Ngoài việc tuyên truyền về các mặt chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh... báo chí cách

mạng của chúng ta còn giành một thời lượng và một tỉ lệ số trang không nhỏ cho việc tuyên truyền về văn hóa, trong đó có việc tuyên truyền, quảng bá và bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.

Nước ta là một đất nước giàu có và phong phú về di sản văn hóa, từ vật thể đến phi vật thể. Những Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Thánh Địa Mỹ Sơn, Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An, Hoàng Thành Thăng Long đã trở thành Di sản văn hóa thế giới. Những di tích lịch sử như Đền Hùng, Thành Cổ Loa, Điện Biên Phủ, Hang Pắc Pó, Chùa Hương Tích - Hương Sơn (Hà

VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ Trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc

l GS HOÀNG CHƯƠNG

Nghệ thuật tuồng. Ảnh Quốc Bảo

23

Page 25: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Tĩnh), Chùa Hương (Hà Tây), Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương), Yên Tử (Quảng Ninh)... và hàng ngàn chùa chiền miếu mạo, hàng trăm tháp Chàm uy nghi ngạo nghễ đứng vững hàng 7,8 trăm năm như ở Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Định hiện nay. Về di sản văn hóa phi vật thể như hát Bội (Tuồng), Bài Chòi, Chèo, Cải Lương, múa rối nước, dân ca, dân vũ, kể khan Tây Nguyên, Dù kê Nam bộ, Nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, quan họ, ca trù, hát xoan, cồng chiêng Tây Nguyên, và các hình thức âm nhạc dân gian khác như Hát Xẩm, Chầu văn, Ví dặm... rải khắp từ Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, miền Trung đến Nam Bộ. Đó là vốn quý của dân tộc ta, là niềm tự hào của nhân dân ta, một dân tộc có nền văn hóa phong phú, đặc sắc lâu đời và bền vững nên không có một thế lực ngoại bang nào khuất phục được.

Trong nhiều thập kỷ qua, được sự quan tâm của Đảng và Hồ Chủ tịch nên việc phục hồi và phát huy di sản văn hóa dân tộc được tiến hành thường xuyên và đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậy, do chiến tranh tàn phá và thiên tai tác động, kể cả con người nữa mà sự mai một, sự mất mát, sự hao mòn về di sản văn hóa dân tộc không phải là nhỏ, chính vì vậy mà ngày 29/6/2003 Quộc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Di sản văn hóa, xác định: Di

sản văn hóa gồm: “Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác...”. Tiếp theo, ngày 11/11/2002 Chính phủ đã ra Nghị định số 92/2002 quy định chi tiết Luật Di sản văn hóa, thì văn hóa phi vật thể bao gồm:

Tiếng nói, Chữ viết, Tác phẩm văn học nghệ thuật, Khoa học, Ngữ Văn truyền miệng, Diễn xướng dân gian, Lối sống, Nếp sống, Lễ hội, Nghề thủ công truyền thống, Tri thức văn hóa dân gian.

Báo chí từ Trung ương đến địa phương đã lên tiếng hưởng ứng những nghị quyết và nghị định hết sức quan trọng của Quốc hội cũng như Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Thật ra không phải chờ khi có luật và có nghị định Di sản thì báo chí mới quan tâm đến vấn đề này, mà từ trước đây báo chí đã từng lên tiếng, phản ánh rất nhiều về thực trạng của di sản văn hóa dân tộc Việt Nam. Cũng có thể nói báo chí đã là áp lực góp phần thúc đẩy việc ra đời của Luật Di sản văn hóa mà Quốc hội đã thông qua. Nếu thống kê được thì trong vài thập kỷ qua đã có hàng trăm bài viết trên các mặt báo, trên các màn ảnh nhỏ, đài phát thanh đã lên tiếng phê phán tình trạng xâm phạm di sản văn hóa như khối đá hình Nàng Tô Thị (ở Lạng Sơn), Chùa Hương, Chùa Dâu ( ở Hà Tây), Mộ Nguyễn Du (ở Hà Tĩnh)... nhà cổ ở Hà Tây và các loại hình nghệ thuật truyền thống bị biến dạng, bị “gieo vừng ra ngô” ! Nhờ có báo chí mà ngăn chặn được dự án “100 kiệt tác sân khấu” với 100 tỷ đồng ở Nhà hát Tuổi trẻ vào năm 2010.

Trong nhiều thập kỷ qua, được sự quan tâm của Đảng và Hồ Chủ tịch nên việc phục hồi và phát huy di sản văn hóa dân tộc được tiến hành thường xuyên và đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậy, do chiến tranh tàn phá và thiên nhiên tác động cộng với hành vi xâm phạm của con người mà sự mai một, sự mất mát, sự hao mòn về di sản văn hóa dân tộc không phải là nhỏ.

Nhờ có tiếng nói của báo chí mà sự xâm hại di sản văn hóa được ngăn chặn phần nào. Thông qua báo chí mà người trong nước và cả bạn bè quốc tế mới hiểu được cái hay, cái đẹp của vốn di sản sân khấu truyền thống quý giá như tuồng, chèo, múa rối nước cùng các hình thức âm nhạc dân gian đặc sắc như Quan họ Bắc Ninh, Nhã nhạc cung đình Huế v.v... Báo chí đã làm được một việc rất quan trọng là phát huy, tôn vinh những tài năng, nghệ thuật dân tộc từ xa xưa

Liền chị quan họ Bắc Ninh. Ảnh Nguyễn Minh San

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

24

Page 26: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

và các thế hệ nghệ sĩ tài năng kế tiếp. Chính những nghệ sĩ tài năng này là hiện thực sống động của di sản nghệ thuật dân tộc.

Cũng nhờ có báo chí mà những lễ hội dân gian được tiến hành hàng năm trong không khí trang nghiêm, hấp dẫn, cộng đồng đến với tâm linh và truyền thống văn hóa của dân tộc. Đồng thời báo chí cũng phê phán những lễ hội tổ chức thiếu nghiêm túc hoặc thương mại hóa lễ hội, hướng lễ hội thật sự đi vào đời sống tâm linh trong sáng và có tính văn hóa.

Tuy nhiên, không phải tất cả các tờ báo, các đài phát thanh, truyền hình đều vào cuộc một cách có hiệu quả. Một số tờ báo không mấy mặn mà với di sản văn hóa, dường như mục bảo vệ di sản không được chú trọng. Đây là biểu hiện của sự khủng hoảng về thẩm mỹ văn hóa và sự thiếu quan tâm tới di sản văn hóa dân tộc của một tờ báo và nhà báo.

Nhờ có tiếng nói của báo chí mà các cơ quan chức năng Nhà nước mới biết và mới thực sự chuyển biến, thật sự quan tâm tới việc bảo vệ, việc đầu tư phục hồi những di tích bị hư hỏng, xuống cấp và mất mát, đồng thời cũng thông qua báo chí mà nhân dân mới biết được cái quý, cái đẹp, cái giá trị muôn đời của các di sản văn hóa dân tộc kể cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Thông qua báo chí mà người trong nước và ngoài nước mới hiểu được cái hay cái đẹp của tuồng, chèo, múa rối nước, ca trù, bài chòi, ví dặm, ca Huế, hát xẩm, Đàn đá Khánh Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, Đàn ca tài tử Nam Bộ, Đàn hát then Tây Bắc... mới biết tới những phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Động Phong Nha - Kẻ Bàng, Quần thể di tích Tràng An - Ninh Bình, Thành nhà Hồ - Thanh Hóa mà UNESCO đã công nhận là Di sản VH của thế giới. Báo chí cũng làm được cái việc rất quan trọng là phát huy, tôn vinh những tài năng nghệ thuật dân tộc từ xa xưa như Đào Duy Từ, Đào Tấn, Nguyễn Diêu, Nguyễn Hiển Dĩnh (tuồng), Nguyễn Đình Nghị, Trùm Thịnh, Cả Tam, Tào Mạt...(chèo), Cao Văn Lầu, Trần Hữu Trang, Phùng Há, Năm Châu (cải lương) và các thế hệ nghệ sĩ tài năng kế tiếp.

Nhờ có báo chí mà đông đảo nhân dân mới biết được tới Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Phúc... (Hát Ả Đào) lừng danh và mới biết được Hà Thị Cầu một tài năng hát xẩm có một không hai, nhờ có báo chí mà bạn bè khắp năm châu được làm quen với di sản văn hóa Việt Nam và tìm đến văn hóa Việt Nam với tấm lòng say mê hứng thú. Có thể nói, vai trò của báo chí thật là quan trọng, thật là to lớn trong việc bảo tồn và

phát huy di sản văn hóa DT trong hơn nửa thế kỷ qua và nhờ có báo chí mà nhận thức về văn hóa của nhân dân ta được đúng đắn hơn. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy bất kỳ tờ báo nào kể cả chính trị, kinh tế, và quân sự đều có những chương mục giành riêng cho văn hóa, trong đó ít nhiều có nói về di sản văn hóa dân tộc, khi thì tôn vinh, ca ngợi các giá trị di sản, lúc thì phê phán những hành vi làm tổn hại di sản văn hóa dân tộc. Nhờ có báo chí gióng lên tiếng chuông cảnh báo, phát hiện những cái sai phạm trong việc bảo vệ di sản mà cơ quan quản lý Nhà Nước mới biết được, hoặc biết rõ hơn thực trạng một di sản nào đó đang xuống cấp, đang bị xâm hại mà kịp thời giải quyết. Điển hình như Chùa Hương - Hà Tây, hoặc vụ cáp treo Yên Tử ở Quảng Ninh trong năm 2002, hoặc vụ Đàn Nam Giao ở Huế bị phá, vụ Tượng đá Nàng Tô Thị ở Lạng Sơn bị đập, hoặc nhiều tượng đá ở Bảo tàng Chàm (Đà Nẵng) bị mất cắp, hoặc nhà cổ ở Hà Tây bị làm mới...

Cũng nhờ có báo chí lên tiếng mà nạn phá tuồng, phá chèo được hạn chế, một phần nạn “cải tiến” nghệ thuật dân tộc quá đà được ngăn chặn.

Tuy nhiên không phải tất cả các tờ báo, đài phát thanh truyền hình, đài TNVN đều vào cuộc với cơ quan bảo vệ văn hóa dân tộc, mà thực tế cho thấy không ít tờ báo và đài truyền hình chưa thật quan tâm, hoặc chưa mạnh tay trong việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Một số tờ báo không mấy mặn mà với các di sản văn hóa dân tộc, dường như mục bảo vệ di sản không mấy phù hợp với những trang giật gân, những hình ảnh hở hang, xa lạ kiểu Châu Mỹ, Châu Âu nào đó, hoặc có xu hướng nghiêng về nói chuyện đời tư nghệ sỹ... Dĩ nhiên loại báo chạy theo thị hiếu tầm thường lại được những người thẩm mỹ thấp kém đón nhận nhiệt tình và báo bán chạy hơn.

Cũng có một số tờ báo vô tình hay cố ý tiếp tay cho những người làm lu mờ bản sắc dân tộc. Ví dụ như vở tuồng, vở chèo, cải lương, vở Bài chòi nào đó mới công diễn mà chất Tuồng, chất chèo, cải lương lại mờ nhạt, nhưng người viết báo lại khen là “rất tuồng”, “rất chèo”, rất “cải lương” và có sự hấp dẫn v.v... và v.v... Cũng có thể người viết bài chưa hiểu đặc trưng của các loại hình nghệ thuật truyền thống này, nên cứ “ca” để động viên các nghệ sĩ, nhưng cũng có người theo thị hiếu, theo sở thích của mình mà viết và cho đăng trên báo, không nghĩ tới tác hại là “ bôi dầu cho kiến leo”, tức là những người “phá tuồng”, “phá chèo” dựa vào những bài báo sai trái đó mà khẳng định mình, đánh bóng mình. Những bài báo loại này đã đưa lại

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

25

Page 27: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

hệ lụy cho một số diễn viên tuồng, chèo không sành hát tuồng, hát chèo, hát cải lương, hát Bài chòi nên đã trượt dài theo hình thức kịch nói, cuối cùng nghề của ông cha không nắm vững được. Đó là nguyên nhân của sự mai một di sản văn hóa dân tộc. Vì không xác định được vai trò vị trí của báo chí là tôn vinh cái đẹp của dân tộc và phê phán cái ngoại lai, cái bắt chước nước ngoài một cách ngây thơ, vụng về, thiếu chọn lọc, nên đã không ít bài báo cứ bốc đồng ca ngợi một vài nhạc sĩ, một số ca sĩ nào đó, những người nhân danh vì thế hệ trẻ mà sáng tạo và biểu diễn phục vụ cho giới trẻ, nhưng thực chất là làm hại thế hệ trẻ, bởi họ phải nhồi nhét, phải hưởng thụ những sản phẩm độc hại, giai điệu thì nghèo nàn, ca từ thì sáo rỗng, lặp đi lặp lại chỉ là những lời yêu đương trăng gió thiếu tính tư tưởng, thiếu tính nhân văn, thiếu tính giáo huấn và thiếu cả tính thẩm mỹ dân tộc. Chưa nói là cung cách ăn mặc và biểu diễn của diễn viên thì rập theo phương Tây, thậm chí còn quá quắt hơn, quái dị nên không ít người cho rằng: các ca sĩ đang khoe cơ thể, đang lên cơn điên, hoặc tập thể dục trên sân khấu. Cũng đã có một số tờ báo như Nhân Dân, Quân đội Nhân Dân, Văn Hiến Việt Nam, Văn Hóa, Toàn Cảnh, Lao Động, Tiền Phong... đã có nhiều bài giới thiệu về sân khấu dân tộc, về di sản văn hóa dân tộc, đồng thời có một số bài phê phán những hiện tượng xâm hại di sản và hiện tượng phi nghệ thuật trong đời sống nghệ thuật hiện nay. Nhưng “gió cứ thổi người cứ đi”, nghệ thuật dân tộc vẫn lép vế, nghệ thuật hiện đại lai căng vẫn lên ngôi, và người tán dương cho thứ nghệ thuật lai căng vẫn tồn tại.

Nhìn chung giữa xây và chống trong việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc trên mặt trận báo chí hãy còn trong thế hai chiều đối nghịch giữa hai khuynh hướng dân tộc và hiện đại, giữa thương mại và bảo vệ truyền thống mà vai trò của báo chí hết sức quan trọng.

Đó là thực tế trên cả nước. Riêng với một địa phương như Bình Định, tình hình cũng không khá hơn. Bình Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, là quê hương của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, quê hương của anh hùng dân tộc lỗi lạc Quang Trung - Nguyễn Huệ, Bình Định cũng là quê hương của những văn thần võ tướng lừng danh như Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Đặng Văn Long... thời Tây Sơn và những chí sĩ yêu nước nổi tiếng thời kháng Pháp như Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ, Võ Duy Dương, Chàng Lía... Bình Định là quê hương của danh nhân Đào Tấn (hậu tổ hát bội) của Nguyễn Diêu, Lê

Đại Cang và rất nhiều danh nhân khác. Bình Định là đất tuồng, đất Bài chòi và đất võ, đặc biệt Bình Định là nơi hai cha con Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Tất Thành đã sống và chia tay lần cuối trên lãnh thổ Việt Nam. Trừ Nghệ An và Huế, chưa ở đâu Bác Hồ thời trẻ sống tới hơn một năm như ở Bình Định. Nhưng cho đến nay văn hóa Bình Định chưa có nhiều người biết đến, bởi báo chí chưa thật sự quan tâm. Vì vậy mà nhà biên kịch bộ phim “Nhìn ra biển cả” (nói về hành trình của Bác Hồ từ Huế vào nam tìm đường cứu nước) đã bỏ sót hơn một năm Bác đã từng ở Bình Định trước khi dừng chân 5 tháng ở trường Dục Thanh - Phan Thiết. Bình Định đã tổ chức hội thảo cấp quốc gia về Nguyễn Tất Thành ở Bình Định nhưng sau hội thảo lại không được tuyên truyền đầy đủ trên báo (kể cả tờ Thông tin Bình Định không có một dòng) nên chẳng mấy ai biết sự kiện lịch sử quan trọng này. Cũng vì báo chí không quan tâm mà khi Bình Định tổ chức kỷ niệm 50 năm giải phóng An Lão, có nhiều người nhầm An Lão ở Hải Phòng, cũng như Hà Nội có con đường mang tên Đào Tấn nhưng người Hà Nội không biết Đào Tấn là ai, buộc đài PTTH Hà Nội phải mời tôi nói về con người và sự nghiệp danh nhân Đào Tấn cho người Hà Nội biết. Mới đây Bộ trưởng Bộ VH - TT&DL đã trao bằng di tích văn hóa cấp quốc gia cho hai loại hình di sản đặc biệt của Bình Định là Võ thuật dân tộc và nghệ thuật Bài chòi dân gian (Bài chòi đang được lập hồ sơ trình UNSECO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại). Nhưng tôi theo dõi đăng tin về võ thuật và Bài chòi còn quá khiêm tốn, như vậy làm sao gây được ấn tượng cho người đọc? Nên còn rất ít khách du lịch đến Bình Định so với Đà Nẵng, Nha Trang. Về điểm này, phải nói là cả hai phía chủ thể và khách thể - Chủ phải thật sự quan tâm tới vai trò của báo chí, khách phải quan tâm tới di sản văn hóa dân tộc của Bình Định.

Chúng ta đang ngồi trên mỏ vàng mà không biết vàng ở đâu bởi không có người mách bảo. Trong dịp kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị tổ chức gặp gỡ báo chí, ông nhấn mạnh rằng “ báo chí là liều thuốc bổ giúp cho tim mạch Hà Nội được mạnh khỏe thăng hoa...”. Cách làm này đem lại hiệu ứng rất cao, bởi báo chí là tai mắt, là tư vấn và là người bảo vệ di sản văn hóa chính thể, cho những người lãnh đạo các cấp, trong đó có bảo vệ di sản văn hóa dân tộc vì nếu văn hóa dân tộc không được bảo vệ một cách thường xuyên và chu đáo, thì sẽ mất văn hóa, mà mất văn hóa là mất nước./.n

TRẦN HUY LIỆU

Chăm học

SÖÏ KIEÄN&BÌNH LUAÄN

26

Page 28: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Khám Lớn Sài Gòn đã vào đêm. Ngọn đèn hành lang soi lờ mờ bóng người lính gác bất động. Thỉnh thoảng anh ta đứng dậy, xốc

súng đi rảo qua các phòng giam. Tiếng ngáy, tiếng chép miệng, nghiến răng như một bản hợp xướng kinh khủng, khúc “sô lô” là tiếng rên của người bị đánh ban ngày.

Mò mẫm trong xó tối, Liệu lôi ra mảnh báo tiếng Pháp. Lợi dụng ánh đèn ngoài kia, và lúc người lính gà gật, anh đứng hẳn dậy xem. Đến một chỗ ngắc ngứ thì ngẩn người ra, cứ thế tần ngần, cuối cùng mò mẫm đến cuối phòng, lay người dược sĩ bị bắt vì tội làm thuốc giả.

- Này, hỏi tí đây. “Anh-đê-păng-đăng-xơ” là gì?- Là “độc lập” - người dược sĩ lầu bầu, trở mình

ngủ tiếp.- Nhưng “Anh-đê-păng-đăng” cũng là “độc lập”

kia mà…- Một đằng là tính từ, một đằng là danh từ. Còn

gì nữa không?- Còn một đoạn nữa nhưng tối quá.Tiếng thì thào làm vài người thức dậy. Góc bên

kia có tiếng càu nhàu:- Thôi bố trẻ ơi, để chúng con ngủ ạ.- Rõ là con mọt, đêm xuống mới cót két.-Đ. mẹ thằng nào phá giấc ông… Mai cho một

trận!Một thường phạm nổi cáu làm Liệu lo lắng, lui về

chỗ. Cái bọn chuyên lấy đấm đá đạp làm cơm ăn

nước uống hàng ngày, anh ngán lắm, dù ngoài kia có lúc chỉ huy cuộc mít tinh cả vạn người. Mảnh báo lại bị dúi vào xó, để mai lôi ra.

Ấy là vào năm 1927, những hoạt động chính trị tạm lắng xuống với Liệu. “Lắng xuống” vì anh phải nằm bót sáu tháng, “trận phủ đầu êm dịu” của chánh cẩm Arnoux với kẻ quậy phá nguy hiểm. Nhưng Khám Lớn có cái hay, là chỗ để bồi bổ sự học. Liệu rất tự tin khi dùng tiếng Việt và chữ Nho, nhưng lỗ mỗ về tiếng Tây. Vào khám thiếu tự do mà anh không phát điên, có lẽ vì nhờ cái đức “mọt sách bẩm sinh”.

Vào Nam Kỳ, xứ thuộc địa Pháp, sinh sống, thực hành chí hướng đều bằng chữ nghĩa, Liệu thấy có quá nhiều thứ mình còn thiếu. Thực dân sang đây đô hộ người Việt, đặt chế độ cai trị tàn ác khiến anh căm thù. Nhưng nước Pháp - với tư tưởng “Tự do-Bình đẳng-Bác ái” những nhà triết học của thế kỷ Ánh Sáng- hấp dẫn anh. Trước đó, những “Tinh thần pháp luật”, “Khế ước xã hội”, rồi nay là “Tư bản luận”, “Lịch sử tiến hóa nhân loại”, “Lịch sử tư tưởng thế giới”… anh đã đọc qua tiếng Hoa của Thương vụ ấn quán Thượng Hải. Nhưng chỉ là ông đồ non mà làm báo ở Nam Kỳ thì thiếu hụt quá.

Thời làm chủ bút Đông Pháp thời báo, Liệu lấy tin khá nhiều ở báo chữ Tây. Trước khi đưa người biết dịch, anh hay tò mò “điểm” những từ quan trọng, đoán nội dung tin, hễ khớp với bản dịch mà thấy mình mò đúng thì khoái chí lắm. Liệu nhất định phải học tiếng Pháp. Không hệ thống cũng được. Nhưng

l TRẦN CHIẾN

một người tùTRẦN HUY LIỆU

Chăm học

27

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 29: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

lúc thì “cày” một nghìn ba trăm chữ về đám tang Phan Chu Trinh, lúc vợ đòi sữa cho con, đành chịu. Có ai ngờ được tập trung để học mà cũng khó thế.

“Dịp tập trung” ấy là sáu tháng Khám Lớn ông Arnoux dành cho. Thày dạy có thừa. Bạn tù giỏi tiếng Pháp rất nhiều, dư thời gian và sẵn sàng bảo học, có khi hai ông thầy cãi nhau trước mặt trò. Khó hơn là tài liệu. Sách vở giáo trình thì Tây cấm ngặt. Đành gom nhặt những mẩu báo gói đồ tiếp tế, “nghiên cứu” rồi đem hỏi, có khi “nghiên cứu” cả trong hố xí. Bên ngoài, Tý vợ anh rất chịu khó gửi cho anh những gói đồ tiếp tế mà báo gói nhiều hơn cá kho, muối lạc.

- Từ này nghĩa là gì? - Trật tự câu này thế nào?- Mệnh đề nào là chính?Cái mạnh của Liệu là kiến thức chính trị, kinh

nghiệm sống. Thầy giáo bổ sung nghĩa từ, giảng văn phạm là anh “thủng”, trước biết ý nghĩa câu văn, sau có thông tin về ngoài đời.

Sang năm 1929 lại có dịp tập trung lớn, lớn chưa từng thấy, tòa Nam kỳ cử đi bồi bổ kiến thức. “Khóa chuyên tu” dài những năm năm, “trường” biệt lập, không có vợ con eo xèo, đám nặc nô đòi nợ, cũng chả lo viết báo kiếm sống. “Trường” Côn Đảo cách đất liền hàng trăm cây số, Liệu được phân về “lớp” Hòn Cau còn hẻo lánh hơn, tha hồ tập trung.

Côn Đảo tuy xa nhưng không phải không có liên lạc. Nhân vợ một mã tà về Sài Gòn, Liệu nhắn Tý (vợ) đang bán rau ở chợ Bến Thành gửi cho quyển từ điển Larousse. Thay cho những mảnh báo tiếng Tây, anh có hẳn người bạn nhỏ dầy cộp, cầm nặng tay, có điều giấu giếm khó. Một chương trình nghiêm

ngặt được đề ra: mỗi ngày học 200 từ với đầy đủ nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa rộng. Gốc dừa, vườn chuối, bãi cát là vở, mẩu gạch, khúc que là bút, đâu đâu cũng chi chít chữ viết. Trong một tháng, Liệu học được 6000 chữ. Nhịp độ “nhồi” sau đó chậm lại vì cái đầu đã “đầy” dần. Hai năm ở Hòn Cau, vốn tiếng Pháp của anh tăng vùn vụt, chỉ trừ sáu tháng nằm liệt vì chuyến rong chơi xuống Hang Yến.

Có lần bạn tù trêu, thách Liệu nhớ hết nghĩa của một từ rất hóc hiểm. “Lời giải” đâu ra đấy làm anh em phục lăn, gọi anh là “tự vị sống”. Dường như chả biết sốt ruột, bí bức là gì, “nhai” từ điển chán, Liệu tấn công sang sách, từ chính trị sang văn học. Nghiền “Tội ác của Sylvestre Bonnard”, một tuyệt tác của Anatole France - đến mười lần, anh điên cả người vì chưa cảm nhận được cái hay trong câu chữ.

Do cách học đặc biệt này ở “trường Côn Đảo” mà khi “tốt nghiệp”, anh học trò đã đọc hiểu thông, viết chưa thạo, còn nghe và nói không được chuẩn. Nhưng thế cũng đã đủ để xông vào trường văn trận bút sôi nổi sau đó.

Cảnh tù ngục bí hãm sinh ra cho con người những phẩm chất tuyệt vời. Ông đồ non nhất định phải học tiếng Tây và vẫn nhất định phải làm báo. Là thư kí tòa soạn “Hòn Cau tuần báo”, Liệu góp bài với “Tiếng sóng bể”, “Bàn góp”, những tờ báo viết tay độc nhất vô nhị trên thế giới. Đây cũng là thời kỳ manh nha nhà viết sử tương lai. Dựa vào trí nhớ, anh viết về cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (1917), khởi nghĩa Yên Thế. Bạn tù Quốc dân đảng Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Phúc, Nguyễn Phương Thảo (sau này là trung tướng Nguyễn Bình) xem và góp vào đấy khá nhiều ý. Bên “phe” Cộng sản, Ngô Gia Tự, trước cuộc vượt biển bất thành, đã bao đêm ngồi ngoài bãi cát nghe anh tâm sự về mộng viết sử. Trần Huy Liệu không thể ngờ rằng sau này, sau những tột đỉnh vinh quang, thăng trầm trên đường đời còn là cái cớ để anh trở thành người viết sử chuyên nghiệp./.n

(Trích trong sách “Trần Huy Liệu - Cõi người” - Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2009)

Nhà tù Côn Đảo. Ảnh internet

28

Page 30: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Nữ sĩ Hằng Phương sinh năm 1908, tại làng Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Nữ sĩ được gia đình cho học hành khá bài bản cả chữ

Hán, tiếng Pháp, Quốc ngữ. Là người yêu thích văn chương, làm thơ, Hằng Phương đã đăng thơ trên các báo: Phụ nữ tân văn, Ngày nay, Hà Nội tân văn, Đàn bà.

Hằng Phương gặp Vũ Ngọc Phan, một thanh niên đã thi đỗ tú tài Tây, sau đó trở thành thày giáo dạy tư và viết báo cho các báo: Nhật Tân, Trung Bắc tân văn, Pháp Việt, Hà Nội tân văn,…Hai người yêu nhau và, theo tiếng gọi của tình yêu, bà theo Vũ Ngọc Phan ra Hà Nội. Trong bài thơ Lòng quê

làm tặng Vũ Ngọc Phan bà đã khẳng định chính Vũ Ngọc Phan đã làm thay đổi cuộc đời bà, bà yêu đời hơn, và nguyện theo ông đi suốt cuộc đời:

Bình minh buổi ấy gặp anh,/Rủ em ra chốn đô thành xa khơi./Yêu anh, em hóa yêu đời,/Theo anh chắp cánh tung trời bay cao.

Trong Thi nhân Việt Nam, in lần đầu năm 1941, Hằng Phương thuộc diện những “tác giả một bài”. Người có lời thơ rất “yểu điệu, dễ thương”. Hoài Thanh - Hoài Chân viết: “Thơ Hằng Phương cùng một giọng êm dịu, ngọt ngào như thơ Vân Đài. Nhưng ít dấu tích thơ Đường và thành thực hơn. Như đoạn cuối trong bài Lòng quê, trích theo đây lời thơ thực

l CHÂU GIANG

Điểm tựa làm nên những giải thưởng lớnNữ sỹ Hằng Phương

Chồng là Nhà văn nổi tiếng - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt đầu); Con gái đầu là họa sĩ nổi tiếng - từng giữ chức Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam - Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật; Con trai là Giáo sư, Viện sĩ quốc tế - Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học kỹ thuật -từng 3 khóa là Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam; Song, người phụ nữ ấy - là vợ, là mẹ của chủ nhân những giải thưởng cao quí trên lại không có một giải thưởng, một tấm huy chương nào. Bà chỉ làm thơ, làm nội tướng trong gia đình. Song, đằng sau sự thành đạt của chồng, của các con, đằng sau những giải thưởng cao quí ấy đều có công lao của bà. Bà là nữ sĩ Hằng Phương -vợ của Nhà văn Vũ Ngọc Phan, là mẹ của Họa sĩ Vũ Giáng Hương, của GS.VS Vũ Tuyên Hoàng.

29

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 31: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

yểu điệu dễ thương. Hằng Phương mượn lời chim để nói nỗi lòng mình. Nhưng thực ta không còn biết đây là lời người hay lời chim. Bởi mối tình ở đây nhẹ nhàng quá, trong trẻo quá. Người thơ tưởng chừng đã biến thành chim....Tình quê còn đưa thi hứng cho Hằng Phương nhiều lần nữa. Có khi nó lẫn với lòng thương người mẹ đã khuất:

Ngày nay bên khóm trúcEm thơ khóc rưng rức;Tìm mẹ biết tìm đâu?Trời xanh xanh một màu...Có khi nó chỉ là tình lưu luyến cảnh quê hương:Ai về cố quận cho ta nhắnGửi chút lòng thương nhớ núi sông.Hằng Phương rất yêu mến cảnh. Người âu yếm

nhìn những lúc trăng lên:Sáng trưng mái ngói nhà ai,Đôi chim ngỡ buổi ban mai giật mình.những lúc bình minh:Sương đêm còn đọng trên cành,Rưng rưng hạt ngọc, long lanh nhìn trời.Và:Nách tường đôi lứa chim sâu,Nằm trong tổ ấm, thò đầu nhởn nhơ...Những bức tranh nho nhỏ ấy đơn sơ mà xinh tươi

làm sao! Hồn thi nhân âu cũng thế”.Nữ sĩ Hằng Phương cùng với nữ sĩ Ngân Giang

là hai thi sĩ sinh thời được Bác Hồ gửi thơ tặng. Nữ sĩ Hằng Phương được Bác gửi thơ tặng trong hoàn cảnh như sau: Những ngày đầu, sach khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Vũ Ngọc Phan ở ngoại thành, thường xuyên đi xe điện từ Thái Hà vào làm việc tại toàn soạn báo Tiền Phong, cơ quan ngôn luận của Hội Văn hóa Cứu quốc. Trong công tác, ông thường nhận được những lời huấn thị của Bác Hồ. Mỗi lần gặp Bác, ông vẫn kể lại vinh dự ấy cho Hằng Phương nghe. Vì vậy, đầu năm 1946, trên đường qua Thanh Hóa ra Hà Nội, nữ sĩ đã mua một cân cam Làng Giàng, một giống cam được coi là thứ đặc sản quí hiếm lúc đó để mang ra Hà Nội biếu Bác. Hàng Phương mang cam vào Bắc Bộ Phủ biếu Bác. Vì vội, các chiến sĩ cảnh vệ nhận cam, song không kịp hỏi tên người tặng, cho nên khi nhận được cam, Hồ Chủ tịch rất băn khoăn. Sau Tết, Bác đã gửi đăng trên tờ báo của giới nữ Thủ đô Hà Nội lúc bấy giờ bài thơ Cảm ơn người tặng cam. Bài thơ viết:

Cảm ơn bà biếu gói camNhận thì không đúng từ làm sao đây

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?Nghe người nhà nói, Bác Hồ có thơ cảm ơn trên

báo, Hằng Phương cảm động đến phát khóc, chạy ngay ra các sạp báo mua mấy tờ liền.

Trong những thành công của nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vũ Ngọc Phan (Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật) có công lao đóng góp vô cùng to lớn của nữ sĩ Hằng Phương. Sinh thời, Vũ Ngọc Phan đã phải rất dầy công đi tới từng vùng, từng thôn xóm gặp gỡ, nghe, ghi chép. Hầu như những nơi ông đến, ông phải ăn dầm ở dề, phải 3 cùng với người dân, lại phải có máy móc, máy đo trường độ, cao độ âm nhạc,…mới có thể làm được. Trong bối cảnh đất nước có chiến tranh, đời sống cán bộ nhà nước còn nghèo, thiếu thốn đủ bề, máy móc (ghi âm,..) không có, hoàn toàn nghe và ghi chép thủ công, 50 năm Vũ Ngọc Phan vẫn say mê “đãi cát tìm vàng”, “ngậm ngải tìm trầm”. Và thế là, mọi công việc gia đình, nuôi dạy con cái, nữ sĩ Hàng Phương một mình lo toan. Tư tưởng và tài năng của Vũ Ngọc Phan được cộng hưởng tài năng của thi sĩ Hằng Phương, đã sinh ra và nuôi dưỡng những người con nổi tiếng, là Hoạ sĩ Vũ Giáng Hương - Chủ tịch Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam -Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và Giáo sư, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng - nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng (3 khoá liền), Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Liên hiệp Các hội KH-KT Việt Nam -Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Kỹ thuật.

Để tri ân người Mẹ đã sinh thành và cả đời hết lòng vì chồng, vì con của mình, ngay sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng đã khởi xướng và tích cực vận động một số cơ quan, tổ chức khoa học trong và ngoài nước tổ chức thành công Hội thảo quốc tế lớn về Đô thị cổ Hội An. Thành công của Hội thảo này đã làm tiền đề để UNESCO công nhận Đô thị cổ Hội An -quê mẹ của ông trở thành Di sản Văn hóa Thế giới.

Nữ sĩ Hằng Phương - giống như bao người phụ nữ Việt Nam khác, suốt đời tần tảo yêu chồng, thương con, tất cả cho chồng, cho con, lấy sự thành đạt, của chồng, của con làm hạnh phúc. Niềm vui khi chồng và các con đã góp phần làm rạng danh khoa học, văn học nghệ thuật nước nhà, đối với nữ sĩ Hằng Phương còn quí hơn bất cứ giải thưởng nào!n

30

HIEÀN TAØI ÑAÁT VIEÄT

Page 32: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Cùng với sự trưởng thành, phát triển của ngành Hậu cần Quân đội, Đoàn

Nghệ thuật TCHC đã theo sát bước chân người chiến sĩ, bám sát nhiệm vụ chính trị, góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ngay sau khi thành lập tại Chiến khu Việt Bắc, Đội đã nhanh chóng xây dựng được những chương trình nhỏ và các tốp xung kích kịp thời đến phục vụ các đơn vị và nhân dân các địa phương.

Trong kháng chiến chống Mỹ, khi đường dây 559 ra đời, Đoàn Văn công TCHC được bổ xung thêm Đội chèo của tỉnh đội Hưng Yên và Đội văn công sư đoàn 330 đổi tên thành Đoàn Văn công

Trường Sơn thuộc TCHC. Trên suốt tuyến đường Trường Sơn lịch sử, với hàng ngàn đơn vị, nơi nào có bộ đội, thanh niên xung phong là nơi ấy có dấu chân các diễn viên của Đoàn. Nhiều đồng chí của Đoàn đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Sau những chuyến đi phục vụ bộ đội dài ngày ở chiến trường, ngày 28 tháng 3 năm 1967, Đoàn vinh dự được vào Phủ Chủ tịch biểu diễn báo cáo với Bác Hồ và Bộ Chính trị vở chèo “Anh lái xe và cô chống lầy” và chương trình ca múa nhạc đặc sắc. Khi Miền Nam giải phóng, Đoàn Nghệ thuật TCHC là một trong những đoàn có mặt sớm nhất tại các vùng giải phóng, là lần đầu tiên Đoàn đem tiếng hát chèo

Cách mạng, một đặc phẩm của văn hóa nghệ thuật Sông Hồng đến với Miền Nam. Đoàn đã biểu diễn hơn 100 đêm với các vở diễn “Trần Quốc Toản ra quân”; “Người năm ấy”; “Cô thủ kho”; “Đôi mắt” những vở diễn của Đoàn đã gây xúc động hàng vạn khán giả miền Nam mới được giải phóng.

Thời kỳ 1978 đến 1990 là giai đoạn các khuynh hướng nghệ thuật bị thương mại hóa, nhưng Đoàn Chèo TCHC vẫn kiên trì định hướng kế thừa và phát triển nghệ thuật chèo truyền thống. Đoàn đã cho ra mắt hàng loạt vở diễn ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi tư tưởng yêu nước, thương dân, trọng nghĩa khinh tài, phê phán cái xấu, cái ác.

60 Năm XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNHNHÀ HÁT CHÈO QUÂN ĐỘI

l NSƯT- NS. NGUYỄN THẾ PHIỆT

Cách đây vừa tròn 60 năm, ngày mồng 1 tháng 10 năm 1954, đồng chí Trần Hữu Dực, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp đã ký Quyết định 97/QĐCC thành lập Đội Văn công làm công tác văn nghệ, thuộc Cục chính trị, Tổng cục Cung cấp, tiền thân của Đoàn Nghệ thuật chèo Tổng cục Hậu cần (TCHC) nay là Nhà hát Chèo Quân đội.

Hìn

h ản

h tro

ng v

ở C

hu V

ăn A

n - N

gười

thầy

của

muô

n đờ

i.Ả

nh N

hà H

át c

hèo

Quâ

n độ

i

31

Page 33: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Hình ảnh trong vở Trạng Quỳnh. Ảnh Nhà Hát chèo Quân đội

Tiêu biểu là bộ ba vở chèo “Bài ca giữ nước” của cố nghệ sĩ nhân dân Tào Mạt có sức thuyết phục công chúng mạnh mẽ, được Bộ Văn hóa tổ chức hội thảo khoa học, khẳng định đây là hướng phát triển đúng đắn của chèo, có tầm tư tưởng lớn, có tính chiến đấu cao, góp phần tích cực trong việc gìn giữ và phát triển sân khấu truyền thống.

Từ năm 1990 đến nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đoàn Nghệ thuật Chèo TCHC đã nhanh chóng đổi mới cả nội dung lẫn hình thức hoạt động nghệ thuật. Đoàn tiếp tục khai thác các đề tài lịch sử, dân gian, và đã đạt nhiều giải thưởng về đề tài chiến tranh cách mạng của Bộ Quốc phòng và hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc và toàn quân, như các vở: “Người tử tù mất tích” “Nữ tú tài” (Huy chương vàng 1995) “Điều đọng lại sau chiến tranh” (Giải A năm 1997, Huy chương bạc hội diễn toàn quân năm 2014), “Người anh hùng áo vải” (Huy chương bạc hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 2000), “Ánh sao đầu núi” kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên phủ. Vở chèo “Đêm trắng” được Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương tặng giải xuất sắc, “Chu Văn An Người thầy của muôn đời” (Huy chương vàng hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc), “Nguyễn Chí Thanh sáng trong như ngọc một con người” (Huy chương vàng hội diễn toàn quân), “Tiếng hát vùng mê thảo” (Giải thưởng xuất sắc của hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam), “Hùng ca Bạch Đằng Giang” (Huy chương bạc hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc).

Là Đoàn chèo duy nhất của Quân đội, do vậy địa bàn hoạt động của Đoàn rất rộng, từ các

đơn vị quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, Campuchia, tới bộ đội Trường Sa và khắp mọi miền Tổ quốc. Ngoài ra, Đoàn có vinh dự được biểu diễn phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc và nhiều kỳ họp của Quốc hội. Hàng năm, Đoàn có từ 170 -200 buổi biểu diễn. Ngoài ra, Đoàn có hàng chục vở diễn thường xuyên phát trên sóng phát thanh truyền hình của Trung ương và các địa phương.

Trong xây dựng đơn vị, Đoàn luôn chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ diễn viên, nâng cấp phương tiện kỹ thuật, chăm lo đời sống của cán bộ chiến sĩ. Kết hợp giữa đào tạo chính quy tại trường, với đào tạo tại chức rèn luyện trong thực tế. Trình độ chuyên môn của đội ngũ diễn viên

của Đoàn không ngừng nâng lên cho đến nay 100% cán bộ, diễn viên đã tốt nghiệp đại học. Đồng thời, Đoàn rất coi trọng việc xây dựng tổ chức Đảng, đổi mới lề lối tác phong làm việc, chăm lo xây dựng các tổ chức quần chúng, các phong trào thi đua, các hoạt động xã hội và công tác dân vận.

Sáu mươi năm xây dựng và trưởng thành, từ phục vụ các đơn vị ở Việt Bắc, đi suốt cuộc trường chinh 30 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước từ khi nước nhà thống nhất đến nay, các thế hệ cán bộ chiến sĩ, nam nữ diễn viên của Nhà hát Chèo Quân đội đã kế tiếp nhau xây dựng nên những nét truyền thống tiêu biểu của Nhà hát. Đó là tinh thần hăng say lao động nghệ thuật, hết lòng phục vụ bộ đội, kiên trì định hướng sân khấu chèo truyền thống, thực sự là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa như Bác Hồ kính yêu đã dạy.

Sáu mươi năm qua, 95 chương trình được dàn dựng, trong đó có hơn 65 vở kịch bản được dàn dựng thành công và 25 chương trình trích đoạn, ca nhạc kịch ngắn phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính trị trong hai cuộc kháng chiến và xây

Đại tá, ThS, Đạo diễn, NSƯT Nguyễn Quốc Trượng - Giám đốc Nhà Hát chèo Quân đội

32

Page 34: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

dựng đất nước.Những chiến công, thành tích

của Đoàn đã được Đảng Nhà nước, Quân đội ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý là:

- Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân trong thời kỳ đổi mới.

- 3 Huân chương Chiến công- HC Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba- HC Quân công hạng Ba- HC Lao động hạng Nhì- 50 Huy chương vàng, 75 Huy

chương bạc qua các kỳ hội diễn.Năm 1993 Đoàn được Bộ

Quốc phòng tặng Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua. 15 diễn viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú. Đứng trước yêu cầu xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, trước sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà hát Chèo Quân đội nhận thức một cách đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Đó là, ra sức trau dồi bản lĩnh chính trị, trong mọi lúc mọi nơi luôn thể hiện là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa văn nghệ. Đó là, tích cực rèn luyện toàn diện về mọi mặt cả chính trị, đạo đức và chuyên môn, xây dựng được nhiều vở diễn có giá trị nghệ thuật cao, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ chính trị và bảo tồn, phát triển nghệ thuật chèo truyền thống

góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc như nghị quyết TƯ 5 khóa 8 đã đề ra. Đồng thời không ngừng chăm lo xây dựng tổ chức Đảng, xây dựng các tổ chức quần chúng, củng cố và phát triển mối quan hệ, đoàn kết với chính quyền các địa phương, với các cơ quan, đơn vị và đồng nghiệp. Bảo đảm tốt hơn nữa đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, diễn viên, nhạc công, nhân viên, xây dựng Đoàn vững mạnh toàn diện.

Cán bộ, chiến sĩ của Nhà hát Chèo Quân đội luôn mong muốn nhận được sự quan tâm lãnh đạo sát sao của cấp trên; Sự giúp đỡ của các cơ quan đơn vị trong và ngoài quân đội, của chính quyền nhân dân các địa phương; Của

các đoàn nghệ thuật bạn; Của các nhà biên kịch, đạo diễn, các cộng tác viên và cơ quan thông tấn báo chí.

Sáu mươi mùa xuân đã đi qua, bằng nhiều thế hệ nghệ sỹ, có những đồng chí đã hy sinh anh dũng trong lúc làm nhiệm vụ để viết nên những trang sử sáng ngời của người nghệ sĩ, chiến sĩ. Chặng đường phía trước còn dài, cán bộ chiến sĩ của Nhà hát hôm nay nguyện phát huy truyền thống vẻ vang của 60 năm chiếu chèo người lính, ra sức rèn đức, rèn tài nâng cao chất lượng nghệ thuật các vở diễn tiếp tục kế thừa và phát triển nghệ thuật chèo truyền thống, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao trong chặng đường mới./.n

Thượng tá, ThS Lê Danh ToànChính trị viên - Nhà Hát chèo Quân đội

Thượng tá, NSƯT Vũ Duy Từ Phó giám đốc Nhà Hát chèo Quân đội

Trung tá, NSƯT Vũ Tự LongPhó giám đốc Nhà Hát chèo Quân đội

Hình ảnh trong vở Hùng Ca Bạch Đằng Giang.Ảnh Nhà Hát chèo Quân đội

33

Page 35: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

“Ngụ binh ư nông” là một chính sách lớn. Căn cứ vào tên đặt cho chính sách đó và những nội dung, việc làm

mà ngày nay ta được biết qua các trang sử cũ, thì có thể hiểu đó là chính sách có ý nghĩa chỉ đạo, có ý nghĩa nguyên tắc trên nhiều phạm vi. Từ phạm vi chiến lược thuộc quốc tế, đến phạm vi chỉ đạo cụ thể việc tổ chức, quản lý, nuôi dưỡng, sử dụng quân đội thường trực trong thời bình. Có thể hiểu “ngụ binh ư nông” là một quốc sách, nhằm giải quyết nhiệm vụ xây dựng đất nước và củng cố lực lượng quân sự trong thời bình, giải quyết quan hệ giữa xây dựng

kinh tế với quốc phòng. Cũng có thể hiểu “Ngụ binh ư nông” là gửi binh lính ở nông thôn khi quốc gia vô sự.

Để có thể hiểu được sâu và đầy đủ về chính sách “ngụ binh ư nông”, một điều hết sức cần thiết là tìm hiểu cơ sở xã hội, điều kiện lịch sử xã hội của nó. Theo chúng tôi, điều kiện lịch sử xã hội cần thiết tìm hiểu là nền văn minh Việt Nam cổ đại, một nền văn minh nảy sinh và phát triển trên một quốc gia đất không rộng, người không đông, một nước nhỏ so với những kẻ thù xâm lược lâu đời, là giai cấp phong kiến thống trị trên một nước đất rộng, người đông.

l GS. TRẦN QUỐC VƯỢNG

Chính sách Ngụ binh ư nông

&VẤN ĐỀ KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của mình, dân tộc ta có nhiều kinh nghiệm kết hợp chặt chẽ vấn đề kinh tế với quốc phòng. Sự kết hợp đó được thể hiện tập trung trong chính sách “ngụ binh ư nông”. Đó là một chính sách được đề ra từ những triều đình đầu tiên của kỷ nguyên nước Đại Việt độc lập tự do, và được duy trì, bổ sung, hoàn chỉnh trong các triều đại phong kiến Việt Nam.

Ảnh

min

h ho

ạ: It

aly

34

Page 36: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Nền văn minh đó, do những tất yếu lịch sử, đã điều chế ra chính sách đó.

Nền văn minh cổ truyền Việt Nam xây dựng trên nền tảng kinh tế nông nghiệp, lấy trồng trọt làm chính, và trồng trọt lấy trồng lúa làm chính, có kết hợp với thủ công nghiệp, chăn nuôi, đánh cá và nuôi cá… Những gia đình tiểu nông nằm trong những xóm làng, những pháo đài xanh, với lũy tre bao bọc, là những đơn vị xã hội cơ bản của văn minh và nhà nước. Nông thôn là khung cảnh địa lý, kinh tế, xã hội cơ bản của đất nước Việt Nam thời cổ đại và trung cổ. Trai tráng ở nông thôn, là lực lượng chủ yếu cung cấp cho các đạo quân Việt Nam những chiến sĩ yêu nước, kiên quyết chiến đấu bảo vệ ruộng nương, mảnh vườn, mái tranh, xóm làng và đất nước…

Dựa vào nguồn nhân lực ở nông thôn, gắn chặt vào nông thôn, các đạo quân Việt Nam thời đó đã thấy sức mạnh lớn lao của một quân đội gắn bó với nông thôn. Đó là sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của các đạo hùng binh Việt Nam trong chiến tranh giữ nước. Một yếu tố khác của nền văn minh cổ đại, có tác dụng trực tiếp đến việc ra đời của chính sách “ngụ binh ư nông”, là sự tổ chức chính trị, trong đó có tổ chức quân sự. “Cái mối liên hệ công cộng của xã hội văn minh là Nhà nước”(F.Ăngghen - Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước - NXB Sự thật, H, 1961, tr267). Mỗi nền văn minh lựa chọn một kiểu hợp quần, một kiểu tổ chức Nhà nước, với một bộ máy quân sự và một lề lối tiến hành chiến tranh tương ứng…

“Lưu vực sông Hồng là quê hương buổi đầu của dân tộc ta” (Phạm Văn Đồng). Nước ta, từ khi thành lập cho đến nay là một nước nhỏ, dân ít. Ấy thế mà dân tộc đấy đã phải đương đầu với đội quân xâm lược Tống, Minh có từ 10 đến 20 vạn, đội quân xâm lược Tần, Nguyên có đến 40-50 vạn. Để chiến đấu và chiến thắng, không có cách nào khác là phải phát động toàn dân khởi nghĩa và tiến hành chiến tranh nhân dân, và phải “vừa cày ruộng, vừa đánh giặc”. Do vậy cần phải cân đối giữa lực lượng chiến tranh và lực lượng sản xuất, xây dựng đất nước và chiến đấu giữ nước. .

Từ yêu cầu đó của thực tiễn, tổ tiên ta đã đi tới một tổ chức quân sự vừa đáp ứng được nhiệm vụ giữ nước, vừa thỏa mãn được nhu cầu làm ruộng, sản xuất ra lương thực. Phải có binh, đồng thời không vì binh mà để ảnh hưởng không tốt đến việc làm ruộng. Thế rồi từng bước qua thực nghiệm, chính

sách “ngụ binh ư nông” ra đời. Cho nên đó là chính sách vì binh, mà cũng vì nông. Có thể nói, đây cũng là một sự kết hợp quốc phòng với kinh tế ngay trong tổ chức quân sự.

Tuy vậy, do tài liệu còn thiếu thốn và rời rạc, việc tìm hiểu về vấn đề kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng của tổ tiên ta có nhiều khó khăn. Cho nên, dựa vào nhiều hiện tượng lịch sử, chúng tôi nêu lên một số nét để hình dung cụ thể về vấn đề đó.

Thời Hùng, dân Lạc là dân làm ruộng, đánh cá. Chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ đã xuất hiện một đội quân thường trực. Trong vầng dương của buổi bình minh còn đượm màu huyền sử, ta chỉ biết thời bình thì dân làm ruộng, thời chiến thì cầu hiền tài ở các bản làng, dân ứng nghĩa tụ tập ở ven rừng, cử người tuấn kiệt lên làm tướng. Quân lính, thì mới hôm qua còn là người cầm cuốc vỡ nương, cầm vồ đập đất, người câu cá bên bờ sông, đầm, kẻ cầm giáo, vác cung đi săn trong rừng, thậm chí cả những chú bé chăn trâu cầm khăng đi chơi nghịch, cầm roi tre xua đàn gia súc. Chất phác, giản dị, “chính sự dùng lối tết nút thừng để ghi nhớ sự việc” (Đại Việt sử lược). “Vua vẫn cùng dân đi cày như ông Nghiêu ông Thuấn” (Ngô Thì Sĩ), thì tổ chức quân sự và quốc phòng chưa thể có gì là phức tạp.

Mãi đến thời Âu Lạc (nửa sau thế kỷ III trước CN), mới thấy sử chép vua An Dương sai đắp thành Cổ Loa, tướng quân Cao Lỗ huấn luyện một vạn quân sĩ trên tổng số khoảng nửa triệu dân, là một tỷ lệ hợp lý. Dựng một cái thành, với vài triệu mét khối đất đào đắp (ước tính trên diện tích còn lại), phải huy động 5,6 triệu ngày công (lại còn đắp rồi lại đổ). Dân ít, phải hàng chục năm mới có thể hoàn thành. Đắp thành giữa đồng bằng châu thổ, trong bối cảnh một nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước, giữa một vùng còn úng lầy và một thiên nhiên nhiệt - ẩm, nhiều lũ lụt, bên bờ một dòng chảy lớn của hệ thống sông Hồng, thì đắp thành cũng là trị thủy, lũy thành cũng là đê. Vòng lũy ngoài của hệ thống phòng thủ Cổ Loa rõ ràng cũng là đê sông Ngũ huyện Hoàng Giang - con đê ở huyện Phong Khê, mà sử sách đời Hán đã ghi lại. Cũng y như vòng ngoài Loa thành. Đại La thành của kinh thành Thăng Long đời Lý - Trần - Lê, cũng là đê sông Nhị với những chi lưu Tô Lịch, Kim Ngưu… Huy động quân dân đắp thành, cũng đồng thời là đắp đê phòng lũ, đó là một nét đặc sắc của công cuộc kết hợp kinh tế với quốc phòng của Âu Lạc, Đại

35

TÖØ TRONG DI SAÛN

Page 37: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Việt cổ truyền…Một nghìn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc,

tuy mất nước mà vẫn còn làng… và còn dân, nên vẫn có cơ sở tổ chức, huy động quân nghĩa mà chiến đấu. Bà Trưng, bà Triệu, Phùng Hưng hay ba cha con họ Khúc, khi dựng binh thì trước hết là tập hợp người nhà, anh chị em, chồng con, rồi đến người trong họ, trong làng… trước khi khởi nghĩa lan tràn ra cả nước. Nước không phủ định làng, làng không phủ định họ, họ hàng - làng - nước xoắn xuýt với nhau trong làm ăn, cũng như trong đánh giặc. Theo sử chép thì hồi đó có tổ chức tông binh (lính người cùng họ). Ngay trong quân đội đời Trần, cấm quân vẫn được phiên chế vào các “vệ”, các “đồ”, các “quân”, mỗi đơn vị bao gồm những người lính cùng làng, hay cùng miền và tổ chức ấy có ý thức để kết hợp việc quân với việc nông, như sau này ta sẽ rõ.

Trước khi theo bà Trưng khởi nghĩa, nữ tướng Lê Chân rời bỏ miền quê cũ dưới chân rặng núi Đông Triều, đem một số dân làng đi khai hoang miền hải tần bãi biển hoang vu, lập nên làng xóm mới (trang An Biên, khu phố Lê Chân, Hải Phòng ngày nay), vừa là náu mình chờ thời cơ giết giặc, vừa là xây dựng hậu phương căn cứ mới, có cơ sở kinh tế vững vàng… Cũng vậy, sau khi đại cục nước Vạn Xuân vừa nhen nền tự chủ của Lý Nam Đế đã vỡ, vị tướng trẻ Triệu Quang Phục, từ năm 546, đem hơn 1 vạn quân còn lại về bãi Màn Trò, giữa một vùng trời nước mênh mang, lau sậy um tùm, ngày ngày khai hoang đất nổi giữa vùng đất Dạ Trạch (Khoái Châu - Hải Hưng), binh lính cũng là nông dân, ngày cầm cầy cuốc làm ăn, đêm rẽ thuyền độc mộc đánh các đồn địch lẻ, như thế bảo là làm kế “trì cửu” (đánh lâu dài). Dạ Trạch là một điển hình sơ khởi của công cuộc xây dựng căn cứ địa, dân cũng là binh, vừa làm ăn vừa đánh giặc, đánh du kích, đánh lâu dài và cuối cùng thắng lợi…

Từ thế kỷ X, nước nhà giành được độc lập lâu dài, tổ chức quân đội của Nhà nước phong kiến cần phải được xây dựng thành quân đội có quy củ, phép tắc, điển chương. Nó cần có chính sách rõ ràng. Chính sách “ngụ binh ư nông” của nhà nước phong kiến dân tộc ra đời và dần dần định hình rõ nét. Hay nói cách khác, việc kết hợp quốc phòng với kinh tế đã được dần dần xác lập chính thức.

Sử vẫn ghi: Đại thắng Đinh Hoàng Đế năm 974 tổ chức quân thập đạo, theo nguyên tắc thập tiến: mỗi đạo 10 quân, mỗi quân 10 lữ, mỗi lữ 10 tốt, mỗi

tốt 10 ngũ, mỗi ngũ 10 người. Theo tổ chức đó thì số quân đến 1 triệu. Khó có thể xem đó là số quân của quân thường trực. Song có thể hiểu với tinh thần của chính sách “ngụ binh ư nông”, thì đó là tổng số quân bao gồm cả quân thường trực và số quân đội làm ruộng là chính và khi cần là binh.

Song dù số quân là bao nhiêu, nhưng chính sách “ngụ binh ư nông” để kết hợp quốc phòng và kinh tế, đã đưa lại hiệu lực quốc phòng mạnh mẽ. Quân đội ấy đã chống Tống, phạt Chiêm thắng lợi. Khi đất nước đã ra khỏi tình trạng chiến tranh (sau năm 982), thì các vua Tiền Lê - từ Lê Hoàn đến Long Đĩnh, đều huy động quân sĩ cùng dân tham gia một số công việc kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, đặc biệt là công việc bảo đảm và phát triển giao thông vận tải, như đóng thuyền, đào sông, đắp đường quốc lộ, có năm huy động đến 5000 lính của Châu Hoan (Nghệ Tĩnh), đi sửa sang đường đất từ Nghệ Tĩnh đến giáp đèo Ngang…

Sang thời Lý, thì đường lối “ngụ binh ư nông” đã đi vào quy chế.

Việc kết hợp quốc phòng với kinh tế trong bản thân tổ chức quân thường trực, được quy định thành phép tắc, điển chương. Việc sử dụng binh cho thời chiến cũng dựa theo nguyên tắc đó.

Quân đội thời Lý, ngoài số cấm quân thường trực bảo vệ Thăng Long, có khoảng 3200 người, còn số quân đội đóng ở các châu, lộ do các quan trấn thủ chỉ huy, không có số nhất định, gọi là sương quân , quân của các vương hầu quý tộc và quân của tù trưởng miền núi, gọi là thổ binh. Trong chiến tranh với Chiêm Thành, quân số huy động là 3 vạn, trong chiến tranh chống Tống, quân số được huy động cao nhất là từ 6 đến 10 vạn người trong số dân 3-4 triệu. Nhà Lý thi hành “Luật nghĩa vụ quân sự” dân đinh đến 18 tuổi, phải dăng ký tên vào sổ bìa vàng - Hoàng sách, nên hạng đinh này gọi là hoàng nam. Đinh trên 20 tuổi gọi là đại hoàng nam. Cấm quân có số nhất định, tuyển các đại hoàng nam khỏe và giỏi võ sung vào, còn quân các địa phương không có số nhất định. Ba đoạn sử trích sau đây minh họa rõ chính sách “ngụ binh ư nông” thời Lý:

An Nam chí lược (một bộ sử đời Trần) chép: “Quân không có số nhất định. Người dân nào đến tuổi cũng phải đăng lính, nhưng hàng tháng họ vẫn được thay nhau về làm ruộng.”

Lĩnh ngoại đại đáp (sách viết đầu thế kỷ XII, ngang thời Lý) chép cụ thể hơn: “Binh lính một tháng

36

TÖØ TRONG DI SAÛN

Page 38: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

một lần thay nhau nghỉ, để cày cấy tự cấp. Hàng năm vào ngày mồng 7 tháng giêng, mỗi người lính được phát 300 đồng tiền, 1 tấm lụa, mỗi tháng mỗi người lính được phát 10 bó lúa”.

Đại Việt sử ký (Ngô Thì Sĩ) chép: “Lúc chinh phạt thì cất quân giao cho các tướng. Nếu quân không đủ thì lấy dân đinh mà dùng. Việc xong lại trở về cày ruộng”

Đời Trần cũng vậy, thời bình, số quân cấm vệ và quân các lộ không đầy 10 vạn người (Lịch triều hiến chương loại chí, Binh chế chí): chỉ trong kháng chiến chống Nguyên mới huy động đến 20 vạn, ấy là kể cả quân dội riêng của các vương hầu. Tinh thần của chính sách quân sự là “lúc có việc thì toàn dân là lính (Cương mục)”. Việc lấy quân không có số nhất định, chỉ chọn dân đinh nào khỏe mạnh thì lấy “khi không có việc thì trở về làm ruộng” (An Nam chí lược).

Khi xưa, người không nói là “đi lính” mà nói là “đi phiên”. Phiên đọc trạnh thành “phen”. Tiếng Việt có từ “phu phen”. Phu là người dân đi làm lao dịch cho Nhà nước, phen là đi lính, vì cắt phiên nhau. Kẻ tại ngũ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, kẻ về nhà làm ruộng, hết tháng lại đổi phiên, gọi là “thay phiên”. Sử nhà Trần đã ghi lại được một câu hát trong trò múa rối thời Trần Thái Tông: “chóng đến ngày mồng một thay phiên”. Lối “ngụ binh ư nông”, gửi quân sĩ ở nông nghiệp, nông thôn theo lối cắt lần, cắt lượt như vậy rất có tác dụng:

Mọi người dân từ 18 tuổi trở lên, khỏe mạnh, đều phải thi hành nghĩa vụ quân sự.

Mọi đinh tráng đều được huấn luyện quân sự, đều có những kiến thức tối thiểu về võ nghệ. Đó là một xã hội trọng võ điển hình, làm nền cho tinh thần thượng võ và truyền thống thượng võ Việt Nam.

Thời bình, ngoài một số ít quân thường trực, mọi đinh tráng đều là quân dự bị, khi cần điều động là có ngay và ai nấy đã biết rõ quân ngũ của mình.

Quân lính thay phiên nhau về làm ruộng, ngoài việc bình đẳng về nghĩa vụ quân sự, lại giảm bớt được chi phí quốc phòng và điều quan trọng là, thực hiện được sự cân đối giữa lực lượng sản xuất và lực lượng quốc phòng. Sản xuất nông nghiệp - nền tảng của nền kinh tế quốc dân, được bảo đảm, sức lao động ở nông thôn không bị thiếu. Lại bảo đảm bình thường hóa được sinh hoạt vợ chồng, sinh hoạt của những gia đình tiểu nông, tế bào của nền kinh tế phong kiến như Mác nói.

Cuộc kháng chiến của cha con Hồ Quý Ly thất

bại (1407), giặc Minh xâm lược và đô hộ nước ta (1407 - 1427). Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra và cuối cùng quy tụ vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427). Từ một đội nghĩa quân ban đầu không quá 2000 người, đến chặng cuối của cuộc chiến tranh giải phóng, quân đội yêu nước của Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã lên tới 35 vạn người (Toàn thư; Cương mục). Để nuôi dưỡng và phát triển đạo quân ấy một đạo quân nông dân yêu nước, ngoài việc đóng góp của nhân dân cả nước, đạo quân ấy đã từng bước trưởng thành và lớn mạnh theo phương châm “vừa cày ruộng, vừa đánh giặc” (Nguyễn Trãi).

Dưới triều Lê, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng trong tổ chức quân sự, đã được thực hiện bằng một hình thức, biện pháp cao hơn. Ngoài việc tiếp tục gửi binh nơi đồng ruộng, quân đội còn trực tiếp làm ruộng. Thời Lê số quân thường trực có 10 vạn. Vua Lê đã chia thành 5 phiên, cứ lần lượt thay nhau một phiên “lưu ban” (như nay gọi là thường trực), còn 4 phiên về làm ruộng. Thế là số quân thường trực thực chất chỉ còn 2 vạn. Chính sách “ngụ binh ư nông” ngày càng được thực hiện triệt để và mở rộng. Năm 1466, chia số quân làm 2 ban, cứ lần lượt thay nhau một nửa tại ngũ, một nửa về làm ruộng. Đến cuối thế kỷ XV thì lính coi ngục và lính nấu bếp, cũng được luân lưu thay phiên về làm ruộng.

Biện pháp tổ chức triển khai của chính sách này cũng ngày càng hoàn thiện. Buổi đầu thời Lê mỗi khi cần bổ sung quân đội, hay điều động thêm dân ra lính, thì triều đình thường phái các quan đại thần về các địa phương (đạo), để tuyển binh. Các loại được miễn quân dịch là:

Con quan từ lục phẩm trở lên.Giám sinh Quốc tử giámNô tỳ (đầy tớ nhà quan).Gia đình có 3 đinh tráng trở lên, thì được miễn

một người.Còn tất cả các hạng đinh tráng đều phải đăng

lính. Năm 1470, Lê Thánh Tông quy định việc tuyển lính làm cùng một lần với điều tra số dân, lập sổ hộ tịch. Cứ 3 năm, sửa lại hộ tịch một lần gọi là tiểu điền. Cứ 6 năm, làm lại hộ tịch một lần gọi là đại điền. Triều đình điều quan đại thần về các địa phương lập các trường tuyển, duyệt nhân khẩu. Trừ các hạng chức sắc, quan lại, còn dân đinh từ 18 tuổi trở lên đều phải đăng ký hộ tịch, chia làm các hạng tráng, quân, dân, lão, cố, cùng. Hạng tráng phải tòng quân ngay. Hạng quân là một loại quân dự bị, cho ở nhà

37

TÖØ TRONG DI SAÛN

Page 39: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

làm ruộng, khi cần điều động mới phải tòng ngũ… Gia đình nào có 3,4 suất đinh, thì một người sung vào hạng “tráng”, một người vào hạng “quân”, còn lại vào hạng “dân”. Gia đình nào có 5-6 suất đinh, thì 2 người sung vào hạng “tráng”, một người sung vào hạng “quân”, còn lại vào hạng “dân”…

Như vậy quân thường trực thời Lê Thánh Tông chừng 8 vạn (trong hơn 80 vạn suất đinh), nhưng quân hậu thì khá đông: năm 1471 có chiến tranh với nước ngoài, chỉ trong một thời gian ngắn, Lê Thánh Tông đã huy động một số quân thủy, bộ 25 - 30 vạn một cách dễ dàng. Quân thường trực thì thường xuyên luyện tập có diễn tập hàng năm và có khảo hạch võ nghệ quân sĩ 3 năm một lần. Quân hậu bị thì chỉ đăng ký tên vào sổ quân, ngày thường ở nhà làm ruộng, đóng sưu nộp thuế. Chỉ khi có chiến tranh hay khi quân thường trực hao hụt, thì nhà nước chiếu sổ gọi tòng quân.

Những người bị điều động vào công việc khẩn hoang, lập đồn điền cho Nhà nước (thời Hồng Đức năm 1481 có cả thảy 43 sở đồn điền), cũng được tổ chức thành đội ngũ như quân sĩ, gọi là đồn điền binh hay thực điền binh, triều đình cử các viên đồn điền

sứ cai quản họ. Có sở làm ruộng, sở nuôi tằm, sở chăn nuôi gia súc…

“Ngụ binh ư nông” vừa là đường lối quân sự, vừa là tổ chức quân sự. “Ngụ binh ư nông” là nhằm và để kết hợp được, giữa chính sách xem binh là việc lớn của nước, với chính sách trọng nông. Đường lối ấy, tổ chức ấy xuất phát từ một nền văn minh nông nghiệp, từ thực tiễn của một dân tộc nông dân. “Dĩ nông vi bản”, “ngụ binh ư nông” bảo đảm thế quân bình giữa kinh tế và quốc phòng, giữa lực lượng sản xuất và lực lượng chiến đấu, bảo đảm mối quan hệ hỗ tương giữa tiền phương và hậu phương trong chiến tranh giữ nước, bảo đảm sự hiện diện của một quân đội thường trực tinh thông võ nghệ, sẵn sàng chiến đấu, kết hợp với một lực lượng hùng hậu quân hậu bị đông đảo, dễ dàng huy động. “Ngụ binh ư nông” đã phát huy tác dụng tích cực, trên suốt chặng đường hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

(Trích trong “Tìm hiểu văn hóa nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam” của GS. Trần Quốc Vượng, do Nxb Văn hóa - Thông tin & Viện Văn hóa xuấn bản năm 2012

Tranh minh hoạ binh sĩ Việt thời Trần (sách “Kể chuyện danh nhân Đất Việt - NXB Giáo dục). Ảnh Thuỵ Anh

38

TÖØ TRONG DI SAÛN

Page 40: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Tôi say mê, yêu quý dân ca của đất nước, của quê hương. Trong kháng chiến, cùng lúc với việc ghi chép, sưu tập dân ca miền Bắc, tôi

bắt đầu sưu tầm tìm hiểu hò khoan, đồng dao, vè, lý Quảng Nam...

Kho tàng âm nhạc dân gian của Quảng Nam phong phú, nhiều dáng vẻ, lắm màu sắc.

Cái đẹp, cái hay cũng như cái cốt cách của nền âm nhạc ấy, thế hệ này sang thế hệ khác, đã thấm nhuần vào không khí, hơi thở của đất nước, của quê hương, vào tinh thần và tâm hồn dân tộc, ngấm sâu vào tiềm thức của mỗi người.

Chính cái đẹp ấy, cái hay ấy, cái cốt cách ấy, đã tạo cho chúng ta những tình cảm cao đẹp chân chính, và cũng cùng lúc, bồi đắp cho chúng ta một sức đề kháng mãnh liệt, đối với những cái, hào nhoáng bên ngoài, mà bên trong chứa đầy độc tố.

Từ năm 1955, sống trên miền Bắc, được gần các nghệ sỹ hát bội, kịch hát bài chòi, diễn sướng dân ca (nói vè, nói lía, hát sắc bùa v.v...), tôi tiếp tục ghi chép dân ca, và tập tành nghiên cứu. Với một vài bạn nhạc sĩ, chúng tôi bắt đầu giới thiệu dân ca của quê hương.

Sau 25 năm xa đất Quảng Nam, nay tôi trở về sống trong tiếng hát quê hương. Tôi lại tìm đến những nghệ sĩ dân gian, những vùng ca hát. Trong tôi bao điều băn khoăn. Các vùng Đại Lộc, Duy Xuyên, có còn ai nhớ các điệu múa hát Sắc Bùa nữa không. Những câu hát nhắn khi kéo sợi, se chỉ, hái dâu, ươm tơ... của Bảo An, Phú Bông, Xuân Đài, Quảng Huế; những câu hát huê tình, từ lúc hái lá chè cho đến khi đạp lá chè - một vòng khúc với giai điệu duyên dáng, mượt mà của

l TRƯƠNG ĐÌNH QUANG

PHÁC THẢOKHO TÀNG ÂM NHẠC DÂN GIAN QUẢNG NAM

Chùa Cầu - Hội An - Quảng Nam.Ảnh Nguyễn Minh San

39

Page 41: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Tam Kỳ, Tiên Phước - những điệu hát ru, những giọng hò khoan đò ngang, đò dọc, của khúc sông Thu Bồn, về Phố cổ Hội An, khúc sông Hoài - chợ Được, Tiên Đõa - Bến Đá - Tam Giang..., vẫn còn vang lên giữa đất trời yêu thương kiên cường...?

Đi tìm nghệ nhân ở các nhóm bạn hò khoan ngày xưa, nay không còn trên đất cũ, tôi lại nghe giọng hò giã gạo, hò chèo ghe, điệu lý, câu vè..., ca ngợi tình yêu trai gái, thiên nhiên, lao động, chống đối các bất công của xã hội.

Tôi chú trọng đi sâu vào tính chất, màu sắc của dân ca. Mỗi làn điệu, mỗi bài hát có dáng vẻ riêng, với cái đẹp không thể so sánh ngay trong từng thể loại.

Tiếng hát ca vút bay lên từ hiện thực cuộc sống xã hội. Bản chất của những sáng tác ấy chắt lọc từ cuộc đời, nhưng chúng sống bền vững, là do sức thể hiện của tâm hồn người hát, người diễn sướng, từ bản thân nghệ thuật.

Ở những dân ca ấy, sự hòa hợp các yếu tố của ngôn ngữ âm nhạc thật nhuần nhuyễn, chặt chẽ: điệu thức, giai điệu, tiết tấu, sắc thái, độ nhanh chậm, độ vang, kể các cơ cấu bên trong, tức cấu trúc và tính chất biểu diễn của chúng. Với những thể loại mang tính sân khấu, dù chỉ là yếu tố mầm mống, phải được nhìn nhận trong sự kết hợp nghệ thuật diễn viên.

Giai điệu là linh hồn của bài hát, bản nhạc. Thực chất của hình tượng âm nhạc, nghĩa là phần căn bản của nó, nằm trong giai điệu. Trong giai điệu, có vẻ đẹp chính, có một sự hấp dẫn chính của nghệ thuật âm thanh, không có giai điệu, thì tất cả trở nên mờ nhạt, vô duyên; dù có một sự kết hợp hòa âm gắng gượng, có lối phối dàn nhạc khá đẹp.

Trong âm nhạc dân gian thường có những giai điệu, mà thật ra thì chúng là những tác phẩm hoàn mỹ. Tất cả những yếu tố truyền cảm trong các giai điệu ấy thật trong sáng, đẹp đẽ lạ lùng.

Giai điệu dân ca rất giàu hình tượng. Những hò khoan chèo ghe, gợi lên hình tượng sông nước mênh mông. Giai điệu trữ tình, nhịp điệu sôi nổi của biết bao điệu hò lao động, gợi lên hình tượng trai gái gắn bó, thân thương, trong công việc lao động, trong tâm tình giao duyên.

Cũng trong phạm vi giai điệu, chúng ta không thể không tự hào về cái khả năng tài tình của một thể loại, mà chúng ta thường gọi là làn điệu, là giọng. Ở đây, giai điệu có thể thay đổi cung bậc ở vào những phách nhất định, miễn là một cung bậc chính vẫn giữ tương đối nguyên vị. Và bất cứ một khổ thơ nào của dân tộc

cùng thể nào, gắn với giai điệu gốc, cũng có thể kể, ngâm, hát theo làn điệu đó, giọng đó; tất nhiên là, có sự chuyển hóa bên trong, do tài năng và tâm hồn người và nhóm diễn xướng... Khả năng khắc họa hình tượng, nếu như để tạo một không khí, thể hiện một tâm trạng, thì thật là sở trường.

Đi sâu vào giai điệu, tôi vẫn gắn bó với nội dung của lời ca. Dựa trên lời thơ ấy, nghệ sĩ dân gian và người dân quê hương đã sáng tạo những giai điệu phong phú, thể hiện tình cảm và ý tưởng của mình.

Tiếng hát dân ca bay lượn trên khắp mọi miền Tổ quốc. Vì thế, khi con sáo sang sông..., cũng có thể dừng cánh trên đất Quảng Nam, đã có sự đổi mới tâm hồn. Sự di chuyển và trao đổi của âm điệu, càng thấm thía tâm tình gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau.., và đến đây, phải ở lại đây, ở cho bén rễ xanh cây hãy về...

Hãy lắng nghe quê hương ta cất tiếng hát.Chèo thuyền trên sông, trên biển, lấy gỗ trên rừng,

cuốc cày trên đồng ruộng, giã gạo trên sân, chăn trâu bò ngoài bãi vắng, quây quần đầm ấm trong căn nhà thân thương..., trong mọi sinh hoạt của người dân, đều vang lên làn điệu quê hương, thắm thiết, trữ tình và trong sáng.

Làn điệu hò có hai thể loại: - Hò trên sông nước- và Hò trên cạnCác điệu hò chèo ghe - hò đò dọc - hò đò ngang,

trên một dòng sông, không phải giữ nguyên giai điệu hay tiết tấu, mà do hình thái địa lý và dòng chảy của khúc sông, làn điệu ở mỗi nơi, có dáng vẻ và màu sắc riêng.

Hò kéo lưới với giai điệu dàn trải, khi mới buông tay lưới, nhưng rồi tốc độ tăng dần với nhịp điệu lao động, tiết tấu thay đổi, từ khi lưới còn ở xa cho đến lúc lưới vào gần bờ.

Cùng là hò chèo thuyền, lúc mái chèo buông lơi, thuyền lướt nhẹ, thì giai điệu êm đềm, thanh thản, nhưng trong cuộc đua, thì giọng hò trở nên nhanh nhẹn, chắc khỏe, nhất là lúc sắp tới đích, thì câu kể, lời xô dồn dập, khẩn trương.

Sinh hoạt và lao động trên cạn, trong dân gian lại có những điệu hò có tên gắn liền với việc làm cụ thể như: hò giã vôi, hò ba lí, hò giã gạo, hò đi cấy, hò tát nước, hò xay lúa, hò đạp chè... giai điệu và tiết tấu của chúng khăng khít với tính chất và tốc độ của từng việc làm. Thể loại hò này, không bị ràng buộc bởi một thủ tục nào. Trai gái hò hát khi lao động, không hát mời

40

TÖØ TRONG DI SAÛN

Page 42: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

trước, không hát hẹn sau.Hát hò khoan đối đáp hòa quyện vào việc tập thể

sản xuất. Nhóm bạn hò, chủ yếu là những người giã gạo, đập lúa, đập chè, mài dừa..., có sự giúp đỡ của nghệ nhân chuyên hò, giỏi “hát kiến tại” - sáng tác kịp thời tại chỗ - ghép ý cũ và chế biến lời hát mới.

Ngày xưa, ở vài nơi trong tỉnh, hò khoan đối đáp đã được đưa lên sân khấu.

Nhiều vùng còn có hát ống, hát đối, hát nhân ngãi, hát kết... đều là thể loại hát huê tình của trai gái, lúc rỗi rãi, lúc hội hè. Các nhóm bạn hát hò đều lấy đối ý là chính. Lời hát đáp phải khớp ý, liền vần với câu của bạn hò đối. Đối ý ở đây, chỉ là trai thắc mắc, gái giải thích và ngược lại, đối đáp trong từng vế, hoặc cả trổ. Đáp lại mà sai ý, sẽ bị nhóm bạn chê cười. Suốt buổi hát thường chỉ với một giai điệu - mô hình chính, có chuyển hóa vài nét, cho hợp với thanh điệu và tình cảm của lời hát.

Cuộc hát cũng không nhất thiết phải có mở đầu, có giã từ; mà nhiều khi suốt buổi, chỉ hát nhớ thương kết nghĩa, dặn dò...

Hát đố để đố chữ, đố vật, chủ yếu là thử thách sự nhanh trí, cái hiểu biết của nhau, thường được chen vào cuộc hát, đẻ thay đổi không khí, nội dung vẫn đậm đà tính chất trữ tình.

Hát ru, với độ nhanh chậm và sắc thái thay đổi dần, từ lúc em bé đang thức đến lúc thiu ngủ, rồi ngủ say..., là giai điệu yêu thương của người mẹ, người chị... gửi gắm, dậy bảo cho em những ý tình đẹp đẽ về con người, về quê hương, về cuộc sống và xã hội.

Trong dân gian, nhiều nghệ nhân chuyên nói vè, nói lía, nói thơ. Nói vè, nói lía đều trình diễn vè truyện dài, nhiều tình tiết, có xung đột, diễn biến tình cảm mang tính kịch sân khấu.

Từ chất liệu vè - thể 4 từ, 5 từ - Hô lô tô góp vui cho trò chơi đánh số, vào dịp hội hè, ngày Tết ta; tính chất sôi nổi, linh hoạt.

Lý là một thể loại ca hát đặc sắc. Từ dân gian, được nghệ nhân hát múa nhạc ở các hoạt cảnh, tổ khúc Sắc bùa, Bả trạo..., và nghệ sĩ hát bội tiếp nhận, chuyển hóa, trau chuốt giai điệu, sức diễn cảm càng phong phú.

Làn điệu từ cuộc chơi xô cổ nhơn, câu thai câu hô trong trò đánh bài chòi, chuyển hóa dần từ câu hô đơn giản đến giai điệu, trở thành thể loại diễn xướng. Lối hô quân bài trong hội đánh bài chòi trong ngày Tết ta, nhanh chóng vượt khỏi hội chơi, từ đất lên dàn, trở thành thể loại hô diễn - nhân tố ca nhạc chủ yếu của

kịch hát bài chòi.Hò, hát, vè, lý, hô bài chòi là những làn điệu chủ

yếu trong thể loại ca cảnh hoặc hoạt cảnh.Con nít chơi đập chuồn chuồn, hu hu ve ve, họa

bù rầy dùng, đố tuổi..., vừa hát đồng dao hòa hợp vào trò chơi, thể loại chơi + hát + học + vui hoặc hát + múa + học + chơi.

Sắc bùa là tổ khúc gồm lý và vè nối tiếp nhau, nội dung có phần trừ ma yểm quỷ, nhưng, chủ yếu là đuổi cái xấu, đón cái tốt, tập trung ca ngợi tổ tiên, mô tả việc làm của một số nghề (làm ruộng, nuôi tằm, đánh cá, thợ mộc v.v...), cầu chúc những điều may mắn và tốt lành cho người lao động.

Hò đưa linh hoặc hò bả trạo, hoạt cảnh gồm diễn xướng kết hợp cử điệu với động tác hình thể, có pha múa, thường được trình bày dưới hai dạng. Vùng biển, hò này là tiết mục trong lễ tang cá voi. Theo tục lệ của ngư dân, để tỏ lòng biết ơn cá voi thường cứu người và thuyền lúc giông tố trên biển, ai thấy và vớt xác cá voi bị chết trôi dạt vào bờ thì đứng làm trưởng nam, lo lễ tang.

Trong đám tang, để tiễn đưa linh hồn người chết về nơi yên nghỉ thanh bình; hoạt cảnh được trình diễn với một chiếc thuyền tưởng tượng, hát các bài lý, câu vè, làn điệu hát bội kết hợp với những động tác cách điệu: chèo thuyền, câu cá, tát nước, cứu thuyền vượt qua giông tố..., thể hiện tình cảm yêu thương, nhớ tiếc người đã khuất, nhưng với tính chất lạc quan, tươi sáng, làm khuây khỏa nỗi buồn cho tang gia và bạn bè, để tin tưởng rằng, người chết sẽ được về nơi vĩnh cửu, linh hồn siêu thoát.

Còn có các loại hát: soi môi, soi chổi, soi vung, soi quạt v.v... sinh động, hóm hỉnh, màu mè.

Do hình thái địa lý và kinh tế, do cuộc đấu tranh với thiên nhiên, chống đối lại những bất công trong xã hội và đời sống, người dân ở đất Quảng Nam có một tinh thần kiên cường, bất khuất, một tâm hồn chân thành, mộc mạc, một đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú.

Phản ánh trung thực và sinh động cuộc sống lao động và tinh thần của nhân dân, như một bức tranh hoàn mỹ, những màu sắc của nền dân ca vùng đất này được kết hợp trong một sự hài hòa tài hoa, sâu sắc.

Từ xa xưa, nền dân ca này đã thấm vào máu thịt, hòa quyện vào tình cảm của nhân dân, tiếp sức cho cuộc đời “một nắng hai sương”, thêm miền thiết tha với cuộc sống, thêm tình yêu quê hương, đất nước./.n

41

TÖØ TRONG DI SAÛN

Page 43: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Chầu Văn - hát thờ nơi cửa đền, cửa phủ… Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam, ngoài

những vật phẩm dâng cúng giống như nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác (hương/nhang, trà, quả,…), có một thức cúng rất đặc biệt, chỉ tín ngưỡng này mới có, đó là Hầu đồng (còn gọi: lên đồng, hầu bóng). Chính thức cúng này đã tạo cho Tín ngưỡng thờ Mẫu có sắc thái riêng, trở thành di sản văn hóa độc đáo, có sức thu hút đông đảo tín đồ - các con nhang đệ tử.

Hầu đồng rất phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là vùng Sơn Nam Hạ xưa (nay là các tỉnh

Nam Định, Hà Nam, Thái Bình), Thanh Hóa và Hà Nội, nơi được xem là có những trung tâm thờ Mẫu lớn. Nam Định - nơi có Phủ Giầy (huyện Vụ Bản), Phủ Nấp (huyện Ý Yên) nổi tiếng - nơi thờ chính Đệ nhất Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Thái Bình nổi tiếng với đền Đồng Bằng thờ Đức Vua Cha Bát Hải, Thanh Hóa nổi tiếng với “Đền Sòng thiêng nhất Xứ Thanh” thờ Mẫu Liễu, Hà Nội nổi tiếng với Phủ Tây Hồ thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Tại những nơi này, diễn ra Hầu đồng liên miên, đặc biệt là vào dịp “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”, thu hút rất đông con nhang, đệ tử và du khách thập phương. Hầu đồng,

l SAN HOÀNG

CHẦU VĂNTỪ CỬA ĐỀN, CỬA PHỦ ĐẾN SÂN KHẤU,LÊN TRUYỀN HÌNH &

… XUẤT NGOẠIM

ột g

iá đ

ồng

trên

sân

khấu

do

Ngh

ệ nh

ân V

ương

Dan

h Th

ưởng

đạ

o di

ễn. Ả

nh N

guyễ

n M

inh

San

42

Page 44: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

thủa mới hình thành chỉ trình diễn tại các đền, phủ riêng thờ Mẫu, sau này được trình diễn cả trước các ban thờ Mẫu được phối thờ trong các chùa của đạo Phật ở Việt Nam. Bởi thế, người ta cho Hầu đồng là loại hình múa thiêng - múa tín ngưỡng.

Hầu đồng là một hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp, chứa đựng / kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố không thể tách rời nhau là âm nhạc chầu văn (hát thờ) và múa lên đồng (múa thiêng). Bài viết này chỉ xin tìm hiểu yếu tố âm nhạc trong Hầu đồng, đó là Chầu văn, còn gọi là Hát văn.

Cho đến nay, chưa ai có ý định tìm hiểu xem, trong thức cúng đặc biệt Hầu đồng để dâng lên Thánh - Mẫu đó thì hát Chầu văn có trước hay múa thiêng hầu đồng/hầu bóng có trước. Song, trên thực tế, thì Hầu đồng phải có âm nhạc là hát Chầu văn; nghĩa là nếu không có Hát văn thì không thể thực hiện nghi lễ Hầu đồng, Thánh - Mẫu không thể giáng đồng được. Hát Chầu văn có chức năng để rước các giá đồng (36 giá, như giá Ông Hoàng Mười, Hoàng Bẩy, giá Cô, giá Cậu, giá Bà Chúa Thượng Ngàn,…), nâng đỡ - phụ họa - dẫn dắt các trình thức, động tác múa, làm cho nghi thức hầu đồng trở nên linh thiêng. Lời hát Văn (theo đó Thanh đồng/người lên đồng - thể hiện những điệu múa tương thích) có nội dung tái hiện lại nguồn cội, lai lịch và các chiến công lừng lẫy của các vị Thánh/đã hóa Thánh: ông Hoàng Ba, Hoàng Bẩy, Hoàng Mười,… Đó là những bài văn kể lại thần tích, các chiến công của các vị Thánh, có kết hợp với các điệu múa thiêng của các con nhang đệ tử. Hầu đồng

có 36 giá, thì cũng có 36 bản Hát văn tương ứng với 36 giá đồng đó. Mỗi bản Hát văn của 36 giá ấy, lại có những làn điệu Chầu văn riêng phù hợp. Hát văn có những làn điệu phong phú, thích hợp với từng tình huống, tính cách, điệu bộ của từng vị Thánh giáng đồng. Theo nhịp đàn, nhịp phách của khúc hát, các thanh đồng múa những động tác thể hiện/lột tả tính cách các vị thánh giáng đồng trên một “sân khấu” đó là chiếc chiếu trước ban thờ Thánh - Mẫu.

Hình thành và phát triển trong môi trường sinh hoạt tín ngưỡng như vậy, hát Chầu văn đã tạo cho mình một phong cách ngôn ngữ âm nhạc riêng, không lẫn với bất cứ loại ca hát dân gian hay tín ngưỡng nào khác. Các nghệ nhân Hát văn trong các buổi Hầu đồng là những Cung văn. Họ cú thể hát không, có thể vừa hát, vừa chơi một trong các nhạc cụ sau: đàn nguyệt, cảnh, phách, trống, thanh la. Họ không chỉ phải giỏi ngón đàn, hay giọng hát, mà còn phải thông hiểu nghi lễ, nắm được lề luật và trình tự Hầu đồng, nhanh nhạy trong phối hợp với các hành động nghi lễ và các điệu múa của người hầu đồng. Bởi thế, sự phối hợp giữa lời hát, âm nhạc của Cung văn với các hành động cúng lễ nhảy múa của người hầu đồng trở thành yêu cầu nghiêm ngặt, không thể tùy tiện. Xưa kia, người ta tổ chức hát Văn thi để tuyển lựa các Cung văn giỏi. Đó là các Nghệ nhân vừa trình diễn vừa có khả năng sáng tác các bài văn, các giai điệu hát Văn.

Hát Chầu văn, ngoài việc là hình thức hát thờ, hát cửa đền, hát nghi lễ phục vụ Hầu đồng trước điện

Một giá đồng trên sân khấu do Nghệ nhân Vương Danh Thưởng đạo diễn. Ảnh Nguyễn Minh SanBiểu diễn Hát Văn. Ảnh Nguyễn Minh San

43

TÖØ TRONG DI SAÛN

Page 45: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Thánh - Mẫu như nói ở trên, nó có thể tách khỏi môi trường tín ngưỡng /vượt ra ngoài cửa đền, cửa phủ, trở thành một làn điệu dân ca phục vụ sinh hoạt cộng đồng với nội dung khá phong phú, đa dạng của đời sống hàng ngày. Với tư cách một loại hình dân ca, Chầu văn / Hát văn có nhiều làn điệu như vỉa, phú, dọc, cờn, xá, chèo đò, mỗi làn điệu có tính chất và đặc điểm riêng. Thể phú dõng dạc, nghiêm trang ngợi ca theo lối thơ 7 chữ, hoặc song thất lục bát. Thể cờn, thể thơ lục bát lại khoan thai tình tứ đường hoàng, thể xá sôi nổi rộn ràng đến mức mạnh mẽ. Chất giọng hát Văn không thể lẫn với bất cứ thể loại nào khác.

… đến sân khấu, lên truyền hình và … xuất ngoại

Đã một thời gian dài sinh hoạt nghi lễ Hầu đồng bị cấm, bị chụp cho cái mũ mê tín dị đoan, là duy tâm. Theo đó, Hát văn cũng bị liên lụy. Cùng với nó, không ít công trình kiến trúc đền, phủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và nhiều di sản văn hóa khác bị triệt phá, hoặc để mặc cho thời gian hủy hoại. Song, Chầu văn và hầu bóng không mất đi. Bởi nó có những hạt nhân hợp lý phù hợp với tâm thức dân gian lành mạnh của người dân. Và chính vì nhận ra những hạt nhân hợp lý ấy mà trong cái biển mê, có nhiều người đã ra sức bảo tồn và phát huy nó. Họ là các thủ nhang, thủ đền, là các cung văn dân dã, là các thanh đồng và tín đồ đạo Mẫu. Nhờ vậy, Hát văn (và Hầu đồng) vẫn được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Ngày nay, Hát văn (và Hầu đồng) đã vượt cửa đền, cửa phủ lên sân khấu, nhà hát hiện đại, lên sóng truyền hình và…xuất ngoại với tư cách một tinh hoa văn hóa Việt.

Người dũng cảm, có công trong việc bảo vệ Chầu văn, đưa Chầu văn không chỉ tưng bừng, réo rắt nơi cửa đền, cửa phủ mà, còn lên sân khấu (sân khấu hóa), lênn sóng phát thanh đầu tiên là Nhà văn Chu

Văn (nổi tiếng với những tiểu thuyết như Bão biển, Đất mặn, Sao đổi ngôi,…) - nguyên Trưởng ty Văn hóa tỉnh Nam Hà cũ (sau tách ra thành lập hai tỉnh Nam Định và Hà Nam ngày nay). Nghe kể lại, vào những năm cuối 1950 và đầu 1960, Chu Văn là Phó Ty Văn hóa Nam Định, chỉ đạo việc xóa bỏ tệ bói toán đồng bóng mê tín, dị đoan. Nhưng ông lại mê say tiếng hát Chầu của mấy ông Cung văn. Trước bàn thờ Vua Cha Bát Hải và Trần Triều/Trần Hưng Đạo, là những bài Văn chầu: “Văn Trần triều”, văn “Tam vị đức Vua”, văn “Đức vua Bát Hải”,…Có nhiều ngày ông ngồi cả buổi nghe họ đàn hát cho các bà cô hầu bóng. Ông đã ghi nhiều bài hát, nghe các ông cung văn giải thích từng thể loại, đã nghiên cứu

Hát Văn hầu đồng - đạo diễn Vương Danh Thưởng. Ảnh Nguyễn Minh San

44

Page 46: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

rất kỹ lưỡng và ông đã nhiều lần tự hỏi: Hát Chầu văn là một sản phẩm văn hóa, cũng như hát Chèo, Tuồng,…Tại sao không đưa nó thành một bộ môn phục vụ quần chúng? Những người đồng tình với ông cho đó là ý kiến hay. Nhưng nhiều người phản đối tức thì, kể cả cán bộ tuyên huấn, chính trị: ai lại đem cái sản phẩm mê tín dị đoan ấy lên sân khấu cách mạng, nhất là ta đang cải tạo, xây dựng miền Bắc XHCN! Đình, chùa, đền, phủ thờ cúng nay đã biến thành nhà kho Hợp tác xã. Thậm chí có người nâng thành quan điểm, qui cho ông có tư tưởng có đường lối chống văn nghệ của Đảng và tiếp tay cho tệ nạn mê tín dị đoan. Nhưng ông cho rằng, bản thân hát Chầu văn không xấu, xấu chăng là mục đích sử dụng, hoàn cảnh và nội dung lời hát. Ông xin ý kiến Bộ Văn hóa và Tỉnh ủy Nam Định cho làm thử. Ông viết lời bài hát Văn đầu tiên. Bài hát Văn Đôi lời nhắn nhủ được Tốp nữ của Đoàn Văn công Nam Định hát mở màn Hội diễn Sân khấu toàn quốc lần thứ nhất năm 1962 tại Rạp Hồng Hà, Hà Nội. Cả hội trường ngỡ ngàng. Những cô tố nữ khăn nhung áo the, chân đi hài cánh phượng đã chinh phục họ ngay từ phút đầu. Khi kết thức, cả hội trường đã hoan hô nhiệt liệt tưởng như không dứt. Tiết mục được tặng Huy chương Vàng.

Như một sự “cởi trói”, kể từ đó, hát Chầu văn đã có “giấy thông hành” nhanh chóng được khai thác, phát triển và hòa nhập vào cuộc sống mới cùng các liền anh, liền chị dân ca Quan họ Bắc Ninh, ca Huế, dân ca Nam Bộ,… Trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và trên sân khấu, tiếng hát Chầu Văn cùng tiếng đàn nguyệt đã sống lại một đời sống mới. Tiếng đàn nguyệt của Thế Tuyền, tiếng phách của Xuân Thiệu, tiếng hát của Kim Liên, của Tốp nữ Nam Hà, đã là một đặc sản của Văn hóa Nam Hà. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, tiếng Hát Văn đã qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam theo chân anh bộ

đội suốt chặng đường giải phóng. Tiếng đàn nguyệt cùng trống phách hợp với nhau lúc khoan, lúc nhặt, lúc xôn xao, ào ạt như gió cuốn mưa sa, chắp cánh cho những câu hát văn bay cao bay xa rồi đậu vào tâm hồn người nghe.

Cũng kể từ đó, hình thức Hát Văn / Chầu văn phân tách ra thành hát Chầu văn trong các nghi lễ Hầu bóng và, hát Văn với tư cách là một làn điệu dân ca, tách ra khỏi sinh hoạt tín ngưỡng, được biểu diễn trên sân khấu, đài phát thanh, trong các sinh hoạt văn hóa quần chúng. Bây giờ hát Văn không chỉ có người Nam Định, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Nội hát (giống như Quan họ không chỉ có người Bắc Ninh, Bắc Giang hát; Cải lương không chỉ có Nam Bộ hát), mà Hát văn đã vang lên trên mọi miền đất nước, lên sân khấu, lên truyền hình và biểu diễn trên sân khấu của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, một số đơn vị nghệ thuật (đa phần là các đoàn Chèo) đã dàn dựng một số giá đồng (đương nhiên là phải có Hát văn) biểu diễn trên sân khấu ở trong và ngoài nước, gây được tiếng vang, được nhiều người thích. Tuy nhiên, quanh việc dàn dựng, sân khấu hóa các giá đồng hiện nay, có cái được và nhiều cái phải bàn. Bứt hầu/lên đồng (và đương nhiên là cả Hát văn) khỏi không gian truyền thống / không gian thiêng là điện, phủ, trước mặt các vị Thánh - Mẫu oai linh đưa lên sân khấu nghìn nến, trước ánh mắt hàng nghìn người, trước máy ảnh, máy quay phim,… là cả một vấn đề. Rồi, nhân vật hầu/lên đồng lại là một diễn viên được đào tạo bài bản không biết có phải là người có “căn số” hay không (bởi, hầu/lên đồng là yêu cầu / là việc phải làm (gia đồng, trình đồng) của những người có “căn số” để làm tròn bổn phận phục vụ Thánh - Mẫu mà “kiếp trước còn nợ”), vì vậy, thực chất là diễn lên đồng chứ không phải là người đang hầu đồng (thánh nhập), cũng là cả một câu chuyện cần trao đổi. Như trên đã thưa trước, xin khất câu chuyện này trong một bài viết khác.

Nhưng, một vấn đề không thể khất được, xin trình / bẩm ngay là: Rất, rất cần phải có một Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Chầu văn để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển Chầu văn hiện nay. Và, cũng là để phục vụ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của Hầu đồng và Chầu văn khi loại hình văn hóa này được công nhận là Di sản văn hóa nhân loại trong thời gian không xa./.n

Một giá đồng trên sân khấu do Nghệ nhân Vương Danh Thưởng đạo diễn. Ảnh Nguyễn Minh San

45

TÖØ TRONG DI SAÛN

Page 47: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

1. Tranh, tượng đài ngoài trời ở Hà Nội trước năm 1954

Trước khi khái niệm tượng đài và tượng đài xuất hiện nhiều ở Hà Nội bởi người Pháp và phong cách Pháp từ cuối thế kỷ XIX thì tượng đài ở Hà Nội đã có, tiêu biểu nhất là Bút Tháp - Đài nghiên (ảnh 1) do Nguyễn Siêu dựng ở đầu cầu Thê Húc trên Hồ Gươm vào năm 1865. Trước đó, việc tưởng niệm các anh hùng dân tộc (những người đã có công trong các cuộc kháng chiến chống phong kiến phương Bắc xâm lược), thường là tạc tượng đưa vào thờ trong các đền, miếu, đình. Đến dịp ngày sinh, ngày mất/hóa, các tượng thờ này được đưa ra rước quanh làng.

Sau khi đã tạm ổn định bộ máy cai trị ở Việt Nam, từng bước người Pháp đã cho dựng tượng đài ở Hà Nội nhằm nhấn mạnh sự hiện diện của nhà nước Pháp, văn minh Pháp ở Việt Nam có thể kể đến:

- Tượng Nữ thần tự do (được dân ta gọi là tượng Đầm xòe), là tượng đầu tiên dựng ở Vườn hoa Đốc Lý (nay là Vườn hoa Lý Thái Tổ, bởi có tượng Lý Thái Tổ dựng năm 2010), dựng năm 1889. Mục đích dựng tượng này người Pháp nhằm quảng bá cho tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Nhưng việc làm của Pháp ở Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại với chiêu bài mà Pháp đưa ra.

- Năm 1890, nhân dịp Quốc khánh Pháp (14/7),

l NY SAN (bài & ảnh)

Nghệ thuật tranh, tượng đài ngoài trời ở Hà Nộisau 60 năm Thủ đô giải phóng

nhìn lại & suy ngẫm

ẢNH 17 ẢNH 21

46

Page 48: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

người Pháp cho dựng bức tượng Paul Bert - viên Toàn quyền Pháp tại Đông Dương tại vườn hoa Đốc Lý, và đổi tên Vườn hoa này thành Vườn hoa Paul Bert. Bức tượng viên Toàn quyền Pháp to bằng người thực, được đúc bằng đồng mang từ Pháp sang. Bức tượng thể hiện rõ tinh thần thực dân, miệt thị người Việt Nam qua việc mô tả. Paul Bert một tay cầm cờ Pháp, một tay giơ ra chỉ lên đầu một người An Nam búi tóc, mặc bộ áo cánh ngồi khúm núm dưới chân.

Một thời gian sau khi dựng tượng Paul Bert, bức tượng “đầm xòe” được người Pháp cho chuyển đến dựng ở Vườn hoa Bách Việt (tức Vườn hoa Cửa Nam - hay Place Neyret).

Tại Vườn hoa Paul Bert còn có tượng Renan - nhà văn, nhà sử học lừng danh người Pháp. Vị trí tượng quay mặt nhìn sang Nhà băng Đông Dương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

- Ngày 23/5/1931, tại cảng Quai Clemenceau (tên thường gọi là Bến Phà Đen) ở đầu cầu Long Biên, ngày nay là đường Trần Nhật Duật, người Pháp dựng bức tượng Jean Dupuis. Jean Dupuis vốn là một nhà buôn người Pháp, chỉ đường cho các chiến thuyền Pháp xâm lược miền Bắc Việt Nam, mà nơi đổ bộ đầu tiên của thủy quân Pháp là Bến Phà Đen. Phía dưới pho tượng chân dung Jean Dupuis là phù điêu các chiến hạm Pháp cập Bến Phà Đen.

ẢNH 13

ẢNH 19 ẢNH 20

ẢNH 3

47

Page 49: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

- Tại Vườn hoa Canh Nông (tức Vườn hoa Lê Nin hiện nay), Pháp đã dựng tượng đài lớn bằng đá hoa cương với dòng chữ “Souvernir à nos heros” (Tưởng niệm các anh hùng của chúng ta) để kỷ niệm sự kiện quân Pháp chiếm được Thành Hà Nội. Nhóm tượng này miêu tả một tốp lính Pháp đang hùng hổ chĩa súng và đại bác nhằm thẳng vào Cột Cờ Hà Nội ở phía bên kia đường.

- Tại Vườn hoa Pasteur (đối diện tòa nhà của Viện Pasteur do Pháp xây dựng), dựng tượng bán thân nhà bác học Pháp L.I. Pasteur bằng đồng (ảnh 2).

- Tại vườn hoa đối diện Phủ Khâm Sai (nay là Nhà khách Chính phủ), người Pháp cho dựng Đài phun nước (ảnh 3). Nước được phun lên từ 08 con cóc đúc bằng đồng ở xung quanh bệ đài hình trụ vuông nên dân ta thường gọi là Vườn hoa con cóc (nay tên chính thức là Vườn hoa Diên Hồng).

Từ sau khi sự kiện Nhật đảo chính Pháp, đặc biệt là sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chỉ duy nhất tượng nhà bác học L.I. Pasteur và Đài phun nước con cóc là còn để lại và tồn tại đến nay, còn các tượng khác đều đã bị Hà Nội phá bỏ.

2. Tranh, tượng đài ngoài trời ở Hà Nội từ ngày giải phóng 10/10/1954 đến nay

Thủ đô Hà Nội giải phóng ngày 10/10/1954, nhưng phải đến năm 1966, nghĩa là 12 năm sau, Hà Nội mới tiến hành dựng tượng đài ngoài trời. Tượng đài đầu tiên được dựng là tượng Lý Tự Trọng (ảnh 4) đặt ở Vườn hoa Lý Tự Trọng (đầu đường Thanh Niên, đối diện đền Quan Thánh). Nhà điêu khắc Nguyễn Văn Tự là tác giả của tượng đài này. Lý Tự Trọng là một thanh niên tham gia cách mạng từ khi còn rất trẻ và đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ. Trong bối cảnh đế quốc Mỹ đã tiến hành chiến tranh bắn phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, việc dựng tượng đài Lý Tự Trọng ở Thủ đô có ý nghĩa rất lớn trong việc động viên cổ vũ thanh niên Hà Nội

ẢNH 1

ẢNH 14

ẢNH 12

48

Page 50: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

lên đường nhập ngũ và sẵn sàng chiến đấu. Trên thực tế, sau khi khánh thành bức tượng Lý Tự Trọng, Vườn hoa Lý Tự Trọng trở thành nơi sinh viên, thanh niên sinh hoạt văn hóa, chính trị. Các hoạt động noi gương Lý Tự Trọng liên tiếp được tổ chức, các lễ rước đuốc, nhập ngũ và sinh hoạt Đoàn, Đội đã diễn ra rất trọng thể trước tượng Lý Tự Trọng.

Về mặt nghệ thuật tượng đài ngoài trời, bức tượng Lý Tự Trọng được xem như mẫu mực của nghệ thuật điêu khắc tượng chân dung của giới điêu khắc miền Bắc lúc đó.

Tiếp sau Tượng đài Lý Tự Trọng, từ đó đến nay, Hà Nội đã dựng được một số tượng đài nữa, là:

- Các tượng đài trong Công viên Thống Nhất (tên cũ là Công viên V.I. Lê Nin): Công viên này rộng hơn 50 ha, đã được thành phố Hà Nội cho dựng khá nhiều tượng người, như: Tượng đài Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi (tác giả Võ Văn Tấn), tượng người bắn cung, tượng hai trẻ em nô đùa, tượng phụ nữ ngồi đọc sách, (các ảnh 5,6,7,8,9,10,11)…Cụm tượng đài mới nhất được dựng trong Công viên Thống Nhất (trên đảo Hòa bình) là tượng đài Bác Hồ và Bác Tôn (tượng đứng toàn thân) (ảnh 12).

- Tượng đài “Khắc sâu căm thù giặc Mỹ”, tưởng niệm những nạn nhân B52 của đế quốc Mỹ, tại phố Khâm Thiên. Năm 1973, một năm sau ngày Mỹ ném bom B52 hủy diệt Hà Nội, trong đó có phố Khâm Thiên (ngày 26/12/1972), Thành phố Hà Nội đã quyết định giữ lại một đoạn phố bị bom Mỹ phá hủy gần như hoàn toàn để tưởng niệm những người

dân phố Khâm Thiên đã bị bom Mỹ giết chết. Tượng đài “Khắc sâu căm thù giặc Mỹ” (tác giả Nguyễn Văn Tự) đã mô tả một bà mẹ bế đứa con nhỏ trong tay chết đứng ngay trong đống hoang tàn của bom B52.

- Cụm tượng đài “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh” (tác giả Kim Giao, dựng năm 1984) ở cạnh đền Bà Kiệu (ảnh 13), hướng tượng nhìn thẳng ra đường Đinh Tiên Hoàng.

- Tượng đài V.I.Lê nin - lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới dựng tại Vườn hoa Canh Nông (cạnh đường Điện Biên Phủ, đối diện Cột Cờ Hà Nội và Bảo tàng Quân đội) (ảnh 14). Năm 1984, Hà Nội đón nhận tượng đài V.I.Lê nin do Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô trao tặng. Sau khi dựng tượng V.I. Lê Nin, Vườn hoa Canh Nông được đổi gọi là Công viên V.I. Lê Nin. Theo đó, Công viên V.I. Lê nin (cạnh hồ Ha Le), đã lấy lại tên cũ là Công viên Thống Nhất.

- Tượng đài bác sĩ A. Yesin (tượng bán thân bằng đồng): dựng tại Vườn hoa A.Yesin (cạnh Chợ Đống Cao) (ảnh 15).

- Tượng đài Anh hùng Hô xe Mácti Pê rét của dân tộc Cu Ba (tượng bán thân, bằng đồng) ở Vườn hoa Tao Đàn (cuối đường Lý Thường Kiệt, đối diện Thông tấn xã Việt Nam và Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội) (ảnh 16).

- Tượng đài Lý Thái Tổ (tượng toàn thân, bằng đồng) (ảnh 17): Tượng được dựng tại Vườn hoa Indira Grandi (vốn xưa là Vườn hoa Paul Bert dưới

ẢNH 4ẢNH 22 ẢNH 15

49

Page 51: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

thời Pháp, sau đổi thành Vườn hoa Chí Linh. Khi dựng bức tượng bà Thủ tướng Ấn Độ Indira Grandi tại Vườn hoa Chí Linh, vườn hoa này đổi gọi là Vườn hoa Indira Grandi), nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, năm 2010. Sau khi dựng tượng đài Lý Thái Tổ tại Vườn hoa Indira Grandi, bức tượng bà Indira Grandi được dời về đặt tại Công viên Thành Công. Vườn hoa Indira Grandi được đổi gọi là Vườn hoa Lý Thái Tổ.

- Tượng đài bà Indira Grandi (ảnh 18): Trước đó, tượng đài bà dựng tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ của Vườn hoa Lý Thái Tổ hiện nay. Sau khi nơi đây được thành phố quyết định dựng tượng vua Lý Thái Tổ, tượng bà Indira Grandi được di chuyển về dựng tại Công viên Thành Công, theo đó, công viên này được đổi gọi là Công viên Indira Grandi. Công viên Indira Grandi nằm cạnh Tòa nhà Dầu khí Việt Nam (ngã tư Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng) và hồ Thành Công.

- Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh (tác giả Vũ Đại Bình, dựng khoảng năm 2010) tại Vườn hoa Hàng Đậu (tên cũ là Vườn hoa Vạn Xuân) (ảnh 19).

- Tượng đài - phù điêu và bức tranh gò đồng mô tả hình ảnh cuộc chiến đấu bảo vệ Hà Nội Mùa Đông năm 1946 (tác giả Nguyễn Chi Lăng) trước cửa chợ Đồng Xuân (ảnh 20).

- Tượng đài Quang Trung và phù điêu ở Công viên Gò Đống Đa (tác giả Vương Học Báo) (ảnh 21). Năm 1989, nhân dịp kỷ niệm 200 năm chiến thắng

quân Thanh ở Ngọc Hồi, Hà Nội cho dựng tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ ở khu vực gò Đống Đa. Đây là tượng đài có kích thước lớn nhất ở Hà Nội, riêng tượng Quang Trung cao 14,6m, thể hiện Quang Trung đang chống tay vào đốc kiếm, hướng ánh mắt xa xăm. Phía sau tượng đài Quang Trung là phù điêu lớn dài khoảng 30m, chia làm 2 mảng, một bên mô tả cuộc tấn công theo thế rồng cuộn, làm quân giặc thua chạy tán loạn; một bên là cảnh vua Quang Trung và đoàn quân hiên ngang tiến vào Thăng Long cùng không khí đón Tết tưng bừng của người Thăng Long.

- Vườn hoa Ngọc Hồi (thuộc huyện Thanh Trì, cửa ngõ phía Nam Hà Nội, nằm cạnh đường Quốc lộ I A, cách Hà Nội hơn 10km): dựng tượng đài Chiến thắng Ngọc Hồi (tác giả Tạ Duy Đoán) được làm theo lối biểu trưng với hình tượng chắc khỏe của ba mũi tên đồng bay thẳng về phía Thăng Long.

- Tượng đài tưởng niệm Những chiến sĩ vô danh (tác giả Nguyễn Hồng Ngọc và Lê Hiệp) dựng ở Vườn hoa Bắc Sơn (cạnh Quảng trường Ba Đình). Tượng đài mô tả hình mái chùa lồng gắn với bia tưởng niệm.

- Tượng đài - phù điêu mô tả cảnh bệnh viện Bạch Mai bị bom B52 Mỹ phá hủy dựng ngay trên một khu nhà bị bom Mỹ tàn phá năm 1972 trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai.

- Đài tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng Nhà tù Hỏa Lò (tác giả Lê Liên và Khúc Quốc Ân) dựng trong phần còn giữ lại của Nhà tù Hỏa Lò làm di tích,

ẢNH 2 ẢNH 16 ẢNH 18

50

Page 52: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

sau khi khu nhà tù này được phá để xây dựng tòa nhà cao tầng. Tác phẩm mô tả những chiến sĩ cách mạng kiên cường, bất khuất trước gông cùm, các đòn tra tấn dã man của bọn cai ngục.

- Tượng đài Công nhân Việt Nam (tác giả Nguyễn Phú Cường) (ảnh 22) ở góc sân mặt tiền Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Tác phẩm miêu tả hình ảnh công - nông - binh đứng dưới hai lá cờ Đảng và cờ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được nhập lại thành hình dáng như một mũi tầu đang lướt sóng.

- Tranh gốm sứ trên đê sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội (tác giả Nguyễn Thu Thủy): Bức tranh với chất liệu gốm sứ trên nền tường của đê sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội miêu tả hầu hết những di tích, hiện vật, biểu trưng, địa danh tiêu biểu nhất của Hà Nội trên cả phương diện lịch sử và văn hóa. Bức tranh đã được ghi trong sách Kỷ lục Guines thế giới về thể loại tranh gốm sứ. Bức tranh hoàn thành đúng vào dịp Kỷ niệm Thăng Long - Hà Nội tròn 1.000 tuổi (ảnh 23).

Ngoài các tranh, tượng đài - phù điêu do chính quyền TP Hà Nội chỉ đạo xây dựng đặt tại các con đường, công viên, khu di tích lịch sử - văn hóa của thành phố trên đây, nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, trường học ở Hà Nội đã dựng tượng đài danh nhân hoặc đài tưởng niệm một sự kiện liên quan đến cơ quan, đơn vị trong khuôn viên cơ quan, đơn vị mình. Có thể kể đến:

- Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh dựng tại sân

trước thềm giảng đường chính Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (tác giả Nguyễn Vũ An) dựng tại khuôn viên Công ty Cơ khí Hà Nội. Tác phẩm dựng năm 2002, nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Công ty và kỷ niệm 9 lần Bác Hồ về thăm và giao nhiệm vụ cho cán bộ, công nhân nhà máy.

- Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh (tác giả Nguyễn Vũ An) tại Trụ sở Công an quận Hai Bà Trưng.

- Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông.

- Tượng đài Thiếu tướng - Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa (tác giả Tạ Duy Đoán) tại khuôn viên Viện Khoa học và Công nghệ Trần Đại Nghĩa.

3. Mấy nhận xét và kiến nghị3.1. Mấy nhận xét về thực trạng tranh, tượng đài

ngoài trời ở Hà Nội hiện nay60 năm qua, Hà Nội đã dựng được một số tranh,

tượng đài, phù điêu ngoài trời. Những tác phẩm nghệ thuật này đã miêu tả một số mốc son đáng nhớ gắn liền với lịch sử 1.000 năm của Thăng Long - Hà Nội. Trong đó, có giá trị nhất, nổi tiếng nhất là bức Tranh gốm sứ dọc theo đê sông Hồng đoạn qua Hà Nội đã được sách Kỷ lục Guines thế giới ghi nhận. Tuy nhiên, nhìn lại 60 năm nghệ thuật tranh, tượng đài ngoài trời ở Hà Nội, có thể thấy các công trình nghệ thuật này thật nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu cảnh quan của một thành phố, chưa tương xứng với Thủ đô ngàn năm văn hiến thành phố vì hòa bình.

ẢNH 5 ẢNH 6 ẢNH 7ẢNH 7

51

Page 53: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

3.1.1. Hà Nội chưa khai thác hết các địa điểm vốn dĩ là nơi thích hợp nhất để dựng tranh, tượng đài, phù điêu ngoài trời.

Tranh, tượng đài, phù điêu ngoài trời thường được các nước trên thế giới dựng tại các ngã 3, ngã 4, các bùng binh, các công viên, vườn hoa, quảng trường. Nhìn lại Hà Nội, cho đến nay, mới chỉ có các công viên, vườn hoa và bờ đê (đồng thời cũng là con đường) dọc sông Hồng là có các tranh, tượng đài, phù điêu hiện diện. Còn, hầu hết những vị trí đắc địa nhất, hiệu quả nhất là các cửa ô, các ngã tư, ngã năm, ngã sáu, bùng binh, quảng trường (để phô diễn giá trị thẩm mỹ của tác phẩm tranh tượng, để làm đẹp cảnh quan khu vực, để nâng cao hiểu biết về lịch sử - văn hoá dân tộc cho công chúng,…) thì lại chưa có tranh, tượng đài, phù điêu nào. Đó là: các cửa ô của Thăng Long xưa, các quảng trường (Quảng trường CM tháng Tám trước Nhà hát Lớn Hà Nội, Quảng trường 1/5 trước Cung VH Hữu nghị Hà Nội, Quảng trường Đông Kinh nghĩa thục ở Bờ Hồ Hoàn Kiếm, …), các ngã 3, 4, 5, 6. Phần lớn các vị trí đắc địa này là nơi dựng một vòng xuyến, ở giữa ngự một cột đèn chiếu sáng, và gần đây là nơi án ngữ của những cây cầu vượt bằng thép đầy tính thực dụng, ở một số ngã 4 ngã 5. Bao biện cho sự thiếu hụt, thấp kém thẩm mỹ này, không ít người đổ lỗi … tại Hà Nội “phố nhỏ, ngõ nhỏ”, không có không gian cho tượng đài. Trong khi những người làm mỹ thuật Hà Nội xót xa, tiếc nuối thì những người làm giao

thông được ngợi khen, tung hô là có sáng kiến giải quyết nạn ùn tắc giao thông.

Thành Thăng Long - Hà Nội xưa, có cửa hẳn hoi: Cửa Đông, Cửa Nam, Cửa Bắc, Ô quan Chưởng, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa,… Nay, người thì bảo Hà Nội có 5 cửa ô (“Năm cửa ô đoàn quân tiến về,…”), người thì bảo 8, thậm chí 12 cửa ô. Có nhiều ý kiến như thế, nhưng chúng ta không khó để xác định và từ đó ấn định những cửa ô chính để Hà Nội mở ra và ngược lại, các địa phương khác, bạn bè quốc tế vào/về Hà Nội. Sau khi xác định các cửa ô/cửa ngõ chính rồi, thì không thể không xây dựng một cái cổng. Nhưng cho đến nay, tất cả các con đường cửa ngõ Thủ đô (Hải Phòng lên / Đường 5, Thái Nguyên xuống

ẢNH 8 ẢNH 9 ẢNH 10

ẢNH 11

52

Page 54: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

/ QL3, Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ I từ phía Nam ra,..) đều không có cổng, không có tranh, tượng đài, phù điêu, chứ nói gì đến Khải hoàn môn. Nhớ lại, để chuẩn bị kỷ niệm Hà Nội tròn 1.000 tuổi, Hà Nội đã có dự án xây Khải hoàn môn Hà Nội, đã tổ chức thi vẽ mẫu,… Vậy mà, đến nay, Hà Nội đã 1003 tuổi rồi, Khải hoàn môn Hà Nội vẫn chưa thấy đâu.

3.1.2. Về đối tượng dựng tượng đàiVề cơ bản, tượng đài Hà Nội chia thành hai thể

loại: Tượng chân dung nhân vật lịch sử và nhóm tượng, tượng mang tính chất biểu trưng.

Phần lớn tượng người được dựng trong các công viên, vườn hoa Hà Nội là các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa người nước ngoài. Số anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa người Việt Nam trước năm 1945 chỉ có một (Quang Trung). Số danh nhân văn hoá, tướng lĩnh nổi tiếng, nhà hoạt động cách mạng tiêu biểu được dựng tượng ở qui mô do thành phố chỉ đạo rất ít, không đếm nổi trên đầu ngón tay của một bàn tay. Trong khi đối tượng này trong lịch sử hào hùng 4.000 năm của đất nước “vốn xưng nền văn hiến đã lâu” nhiều, nhiều lắm. Và, ngay chính tại các con đường, các phố Hà Nội mà họ được đặt tên, cũng không có tranh, tượng nào.

Và, ngay cả khi Hà Nội đã được tôn vinh là “Thành phố vì Hòa bình”, song cho đến nay biểu tượng “Thành phố vì Hòa bình” Hà Nội vẫn chưa … chọn được chỗ để đặt.

3.1.3. Nghệ thuật và chất liệu tranh, tượng đàiNghệ thuật tượng đài Hà Nội chịu nhiều ảnh

hưởng nghệ thuật tượng đài Liên Xô trước đây, với phong cách hiện thực/tả thực là nổi trội. Những tranh, tượng đài ở Hà Nội hiện có đều mang tính

minh họa lịch sử (nhân vật, hay một chiến công,..), từ qui mô kích thước cho đến hình thức thể hiện, chưa có những tác phẩm mang tính biểu tượng “ý tại ngôn ngoại”(kiểu như Bút Tháp “Tả thanh thiên”), buộc người xem (đặc biệt là du khách nước ngoài) phải chiêm ngưỡng, phải suy nghĩ sâu để tìm sự đồng cảm, trên cả phương diện hình thức và nội dung tác phẩm.

3.2. Nguyên nhân của tình trạng trên Theo tôi, nguyên nhân chính của tình trạng

trên là do lãnh đạo Hà Nội chưa quan tâm nhiều đến vấn đề cảnh quan, vẻ đẹp mỹ thuật của Thủ đô; mặc dù Hà Nội hô và giăng rất nhiều khẩu hiệu xây dựng Thủ đô “Xanh - Sạch - Đẹp”. Đối với khu phố cổ Hà Nội / 36 phố do đặc điểm kiến trúc Hà Nội thường là kiến trúc nhỏ, không có các đại lộ lớn, không gian vườn hoa hẹp, nên việc dựng tượng đài gặp nhiều khó khăn, đã đành, có thể đổ thừa được. Nhưng ở những khu đô thị mới, đặc biệt là Hà Nội mở rộng, trong qui hoạch, nội việc bắt buộc phải có quĩ đất làm sân chơi cho trẻ em, người ta cũng… quên, huống chi là không gian cho tranh, tượng đài.

Trong cái lỗi ấy, không thể không trách cứ đội ngũ họa sĩ, nhà điêu khắc Hà Nội. Họ chưa làm được cái việc “vén mây mù trong mắt quân vương”.

Nhạc sĩ Trần Tiến, một người Hà Nội gốc, có một bài hát “Hà Nội, những năm 2000”. Trong bài hát, ông mơ nhiều: Hà Nội “trẻ em không còn ăn xin... lại nghe tàu điện leng keng... mọc thêm bao công viên...” Còn tôi… tượng đài ngoài trời ở Hà Nội - niềm tin và hy vọng, cho dù phải mơ về Hà Nội, những năm 3000!n

ẢNH 23

53

Page 55: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

l ĐỖ HOÀI

MẤY Ý KIẾN VỀ VĂN NGHỆ SĨ CAO TUỔI VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC

Người cao tuổi là Văn nghệ sĩ, nghệ nhân hoạt động trong môi trường sáng tạo có hàm lượng “chất sám” rất quý giá. Ở họ tài năng thăng

hoa không phụ thuộc vào tuổi tác. Mới đây, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Hiệp hội làng nghề Việt Nam vừa làm lễ mừng thọ GS. Anh hùng lao động Vũ Khiêu bước vào tuổi 100. Khi vào tuổi “xưa nay hiếm”, GS Vũ Khiêu vẫn có những công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nổi tiếng và ở tuổi 97, GS còn cho ra mắt cuốn sách rất quý “Hồ Chí Minh - Ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam” cùng với rất nhiều bài chúc văn, văn tế, câu đối với những áng văn tuyệt vời. GS Hoàng Chương mặc dù tuổi đã cao vẫn làm việc không ngưng nghỉ cho ra mắt nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đồng thời chèo lái một trung tâm văn hóa đi tiên phong trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc đã được một nhà báo ca ngợi ông là “gừng càng già càng cay”. NSND Phạm Thị Thành không quản ngại đường xá xa xôi đến nhiều địa phương tổ chức các sự kiện văn hóa dân tộc. NSND Đàm Liên tận tình truyền dạy nghệ thuật Tuồng cho lớp

trẻ… Trong lĩnh vực này cũng cần nhắc đến các nghệ nhân làng nghề đã suốt đời nêu cao tinh thần “Sinh ư nghệ tử ư nghệ” giữ gìn và phát huy những tinh hoa giá trị của kho tàng nghề truyền thống có từ hàng trăm năm, nghìn năm của cha ông. Họ đã mang theo tâm hồn nghệ sĩ với bàn tay và khối óc sáng tạo của mình đã thổi hồn vào các sản phẩm tinh hoa của dân tộc.

Văn nghệ sĩ, nghệ nhân cao tuổi luôn luôn mong muốn được hoạt động xã hội. Từ xưa người ta cứ nghĩ rằng đến tuổi già mọi sự cống hiến đã khép lại, đến tuổi già là chỉ nghỉ ngơi, an dưỡng, trà dư tửu hậu và bàn chuyện phiếm cho vui, nhưng đôi khi chuyện phiếm dẫn đến những hệ lụy khó lường. Trên thực tế có rất nhiều người cao tuổi vẫn cố gắng vươn lên hòa nhập vào cuộc sống đang phát triển, với ý thức nghỉ ngơi tích cực thực hiện ý tưởng của Hội người cao tuổi Việt Nam là sống khỏe, sống vui, sống có ích. Nhiều người đã nhận ra rằng nếu thoát ra khỏi đời sống xã hội nghỉ ngơi thụ động một cách tiêu cực có nghĩa là suốt ngày chỉ nằm một chỗ, chẳng bao giờ tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, không giao tiếp với mọi người, cách ly

54

DIEÃN ÑAØN

Page 56: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

với cuộc sống của cộng đồng, cách ứng xử tiêu cực ấy đã làm hao mòn sức khỏe và tổn thọ mà thôi. Ấy là chưa kể không ít trường hợp “nhàn cư vi bất thiện” tức là nhàn rỗi quá sinh ra làm việc xấu gây nên gánh nặng cho gia đình và xã hội như nát rượu, phát ngôn bừa bãi vô trách nhiệm… Những nghệ sĩ cao tuổi đó thực tế không đóng góp được gì cho sự nghiệp văn hóa dân tộc, ngược lại còn làm tổn hại cho môi trường văn hóa xã hội.

Vậy người cao tuổi văn nghệ sĩ, nghệ nhân phải làm gì để có thể gắn bó với đời sống xã hội và trở thành người có ích? Trước hết họ phải gương mẫu trong gia đình, tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa. Cả cuộc đời hấp thụ những tinh hoa văn hóa của dân tộc của gia đình truyền thống, người cao tuổi đi đầu trong việc bảo vệ những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Với vị thế cây cao bóng cả, họ là trụ cột tinh thần, là người “cầm chịch” cho gia đình phát triển lành mạnh. Còn với hàng xóm, khu dân cư, người nghệ nhân, nghệ sĩ cao tuổi am hiểu quá trình phát triển lịch sử, văn hóa của địa phương nhất là các thuần phong mỹ tục về các bộ môn nghệ thuật dân tộc, có thể nói họ nắm rất vững kiến thức và thẩm mỹ văn hóa dân tộc trong cộng đồng. Việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, bảo tồn tôn tạo các di sản văn hóa dân tộc tổ chức lễ hội truyền thống không thể không có ý kiến của người văn nghệ sĩ cao tuổi. Những sai phạm trong công tác bảo tồn di sản hoặc “hành chính hóa” lễ hội làm cho nó méo mó, sai lệch, trong đó có nguyên nhân chính là không thu hút tham gia, không chịu lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp xây dựng của người cao tuổi nhất là những người cao tuổi văn nghệ sĩ, nghệ nhân. “Chất xanh” của văn nghệ sĩ, nghệ nhân rất quý giá vì kết tinh những tinh hoa văn hóa dân tộc trong đó, nếu chúng ta không biết khai thác thì thật vô cùng lãng phí và có lỗi đối với nền văn hóa dân tộc mà cha ông đã bao đời gây dựng.

Cần có một môi trường để những nghệ sĩ cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội, tiếp tục cống hiến cho đời trong khả năng của mình. Ngành văn hóa, hội người cao tuổi Việt Nam và các địa phương giữ vai trò quan trọng trong vị trí tạo ra môi trường ấy. Việc xây dựng đời sống văn hóa ở các cơ sở cần tập trung được nhiều người cao tuổi tham gia, thông qua các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, thôn, bản văn hóa “phong trào ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”.

Trường hợp Đại tá Anh hùng quân đội Đinh Thế Văn hơn 70 tuổi vẫn làm chủ trò phường rối nước Đào Thục huyện Đông Anh, Hà Nội là một điển hình tốt.

Đẩy mạnh hơn nữa việc người cao tuổi tham gia giám sát và phản biện xã hội trong công việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nhất là trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Những ý kiến phản biện của người cao tuổi cần được coi trọng và tiếp thu tránh hình thức chủ nghĩa, nghe mà không thực hiện. Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam chính là môi trường để các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ cao tuổi gắn với hoạt động xã hội, thực hiện giám sát và phản biện xã hội trong lĩnh vực văn hóa dân tộc, cần được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển nhiều hơn nữa. Để khai thác “chất xám” của đội ngũ văn nghệ sĩ, nghệ nhân cao tuổi trước hết thu hút và tạo điều kiện cho họ đóng góp tài năng, công sức vào việc xây dựng phong trào văn nghệ quần chúng. Ở nhiều địa phương các nghệ sĩ chuyên nghiệp khi về hưu đã trở thành hạt nhân phát triển nghệ thuật dân tộc, là nòng cốt trong việc giữ gìn các di sản văn hóa phi vật thể, là những di sản được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Cần có cơ chế chính sách để họ có thể truyền nghề cho các thế hệ tiếp theo. Hiện nay, các nghệ nhân là nghệ nhân diễn xướng dân gian rất mong muốn được truyền nghề cho thế hệ trẻ. Các nghệ nhân tài năng, giàu kinh nghiệm, tuổi ngày càng cao, nếu không truyền nghề kịp thời thì những giá trị nghệ thuật dân tộc truyền thống có nguy cơ bị mai một. Như trường hợp nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu đã qua đời mà chỉ mới truyền nghề được một học sinh trẻ là Mai Tuyết Hoa. Thực trạng hiện nay, nghệ thuật dân tộc đang đứng trước rất nhiều khó khăn thử thách. Cha muốn truyền nghề mà con không muốn nối, đã vậy lại không có nơi để mà truyền nghề. Muốn truyền nghề phải có lớp học, phải có kinh phí. Rõ ràng cần có cơ chế chính sách để những nghệ nhân cao tuổi có thể tham gia công việc đầy ý nghĩa này. Có ý kiến cho rằng như vậy có lạm dụng sức lao động ảnh hưởng đến tuổi già? Nhưng thực tế đã chứng minh, người cao tuổi ở lĩnh vực này rất có khát khao được cống hiến tài năng, sức sáng tạo của mình. Đối với họ được làm việc, sáng tạo, được cống hiến cho xã hội là niềm vui, niềm tự hào, là liều thuốc bổ tinh thần quý giá cho nên càng say sưa với công việc thì càng có thêm niềm vui, từ đó tăng sinh lực và minh mẫn. Đó là cách nghỉ ngơi tích cực, vấn đề là chọn công việc cho phù hợp với sức khỏe và tuổi tác của mỗi người.

Người cao tuổi văn nghệ sĩ, nghệ nhân hầu hết đều mong muốn gắn bó với môi trường hoạt động xã hội, được truyền nghề cho lớp trẻ để từ đó tìm ra nguồn vui và ý nghĩa cuộc sống ở quãng cuối đời./.n

55

DIEÃN ÑAØN

Page 57: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Văn nghệ sĩ khi bước vào tuổi già, ngoài những điểm chung với những người già đồng tuế nói chung, họ có

một số điểm riêng. Trước hết là những điểm mạnh:

1. Trước khi về hưu, các văn nghệ sĩ cao tuổi, với tài năng và khoảng thời gian làm việc trên dưới 40 năm sung sức nhất của mình, đều đã gây dựng được một gia tài văn học, nghệ thuật riêng phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đó có thể là một pho tượng, cụm tượng đài, hoặc một bức tranh, một công trình kiến trúc, một tập thơ, tiểu thuyết, bản nhạc, vở kịch, bộ phim,...Đã mang trong mình “máu” / mê nghệ thuật, các văn nghệ sĩ luôn say mê hoạt động sáng tạo, thường quên tuổi tác và, chẳng kể tuổi tác. Dù đang trẻ hay khi đã về già, dù hưu hay chưa, dù đương trong cơ quan nhà nước hay sống tự do, thì với họ cũng thế, vẫn vẹn nguyên đam mê sáng tạo. Nhiều người, khi già, khi nghỉ hưu rồi mới là lúc bùng nổ, mới là lúc ngọn lửa đam mê bùng cháy, mới là lúc thực hiện những dự án khủng của đời mình. Điều này thường thấy ở một số nhà thơ, nhà văn - quan chức không quên nghề, lấy quan trường làm chốn dạo chơi. Khi đương chức, họ bận công việc, không có thời gian

dành cho thơ, văn. Nghỉ hưu rồi, họ mới có điều kiện, về thời gian, về tiền bạc, về kinh nghiệm, vốn sống,…cho sáng tác.

2. So với các văn nghệ sĩ trẻ, ngoài các đạo luật khác, văn nghệ sĩ cao tuổi cũng như những người cao tuổi khác, được Nhà nước quan tâm chăm sóc, bảo vệ bằng một đạo luật riêng Luật Người cao tuổi; có một tổ chức chính trị - xã hội riêng: Hội Người cao tuổi Việt Nam; có một diễn đàn riêng: Báo Người Cao tuổi Việt Nam.

3. Phần nhiều văn nghệ sĩ cao tuổi có lương hưu, ngoài ra, nhiều người còn thường

l TRƯƠNG NGUYỄN

Tản mạn vềvăn nghệ sĩ cao tuổi với văn hóa dân tộc

TRONG KHO TÀNG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM, CÓ NHIỀU CÂU KHẲNG ĐỊNH NGƯỜI CAO TUỔI, TRONG ĐÓ CÓ NHỮNG VĂN NGHỆ SĨ CAO TUỔI LÀ NHỮNG NGƯỜI GIẦU KINH NGHIỆM SỐNG, TINH THÔNG NGHỀ NGHIỆP, CÓ CHÍ KHÍ PHẤN ĐẤU VƯƠN LÊN KHÔNG KỂ TUỔI TÁC, NHƯ: “GỪNG CÀNG GIÀ, CÀNG CAY”, “GỪNG GIÀ, GỪNG RỤI, GỪNG CAY”, “TUỔI CAO CHÍ CÀNG CAO”,…

Nhà Văn hoá Mịch Quang và Gs. Hoàng Chương.Ảnh Nguyễn Minh San

56

Page 58: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

xuyên được con cái trợ giúp tiền bạc, mời đi du lịch nước ngoài,...Vì thế, phần lớn văn nghệ sĩ cao tuổi không bị thúc ép về vấn đề tiền bạc để sống khi sáng tác, không còn bị thúc bách bởi tâm trạng “Cơm áo không đùa với khách thơ”. Và, khi đã được “cởi bỏ” về tâm lý tiền bạc, văn nghệ sĩ cao tuổi đồng thời được thoải mái, tự do hơn trong sáng tạo.

4. Khi nghỉ hưu, văn nghệ sĩ cao tuổi không bị thúc ép về thời gian hành chính như cán bộ, công chức khi đương công tác, vì thế họ dồn cả trí tuệ và thời gian cho công việc sáng tạo.

5. Văn nghệ sĩ cao tuổi có vốn sống, có kinh nghiệm nghề nghiệp hơn hẳn văn nghệ sĩ trẻ. Vốn sống là yếu tố vô cùng quan trọng đối với những người làm văn hóa dân tộc. Những văn nghệ sĩ cao tuổi hôm nay, hầu hết đã trải qua, đã tham gia 2, 3 cuộc kháng chiến của dân tộc (chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, quân bành trướng Trung Quốc), vì vậy, sáng tác về đề tài chiến tranh vệ quốc ấy - một đề tài đòi hỏi các thế hệ hôm nay và muôn sau của nước ta phải quan tâm, phản ánh, chắc chắn văn nghệ sĩ cao tuổi có thế mạnh hơn người trẻ.

Song, văn nghệ sĩ cao tuổi cũng gặp một số khó khăn, thách thức, sau:

1. Khó khăn, thách thức đầu tiên đối với văn nghệ sĩ cao tuổi chính là… tuổi già. Tuổi già cứ xồng xộc đến, không ai cưỡng lại được. Tuổi già đồng nghĩa với việc sức khỏe (cả tinh thần và sức khỏe cơ thể/cơ bắp) sụt kém, sức làm việc, sức sáng tạo kém hơn so với chính văn nghệ sĩ cao tuổi khi trẻ và với lớp văn nghệ sĩ trẻ. Với những văn nghệ sĩ cao tuổi có gia cảnh không được vuông - tròn, thì khó khăn, thách thức càng nhiều hơn.

2. Văn nghệ sĩ cao tuổi cùng sống, cùng đồng hành và cạnh tranh sòng phẳng với những văn nghệ sĩ trẻ trong một Thế giới phẳng, văn nghệ sĩ trẻ hiện nay đang có xu hướng “Văn học điện tử”. Trong cuộc đua ngấm ngầm nhưng vô cùng quyết liệt này, văn nghệ sĩ cao tuổi bị tụt hậu về công nghệ, việc nắm bắt thông tin trong cộng đồng mạng không kịp thời, không đầy đủ.

3. Văn nghệ sĩ cao tuổi phải đối mặt với khó khăn, thách thức khi xử lý mâu thuẫn thế hệ/tuổi tác trong cách nghĩ, cách sống, trong thẩm mỹ; đặc biệt là đối với các hiện tượng muốn “hạ bệ thần tượng”, thay đổi các quan niệm, các giá trị văn hóa - tư tưởng, xóa nhòa công lao của người đi trước, không mặn mà với văn hóa truyền thống dân tộc.

4. Văn nghệ sĩ cao tuổi sau khi nghỉ hưu, nếu muốn nghiên cứu khoa học, nhất là những đề tài lớn, họ gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí, bởi họ không thuộc diện Nhà nước đầu tư, nếu tham gia đấu thầu, cũng rất khó trúng thầu.

Các văn nghệ sĩ cao tuổi hiện nay đều là những người đã trải qua 2, 3 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đang sống những năm tháng cuối đời trong hòa bình mong manh bởi Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, không từ bỏ âm mưu độc chiếm biển Đông. Để tiếp tục con đường sáng tạo văn học nghệ thuật, cống hiến cho văn hóa dân tộc sau khi được nhà nước cho nghỉ hưu, trong bối cảnh xã hội hiện nay, văn nghệ sĩ cao tuổi cần phải:

1. Học tập nghị lực / tinh thần lạc quan của Bác Hồ “Sáu ba mình nghĩ vẫn là đương Xuân”. Tỏ rõ là “cây cao bóng cả”, dạy bảo con cháu (nội, ngoại, dâu, rể) biết vì lẽ phải, biết vì mọi người để mình sống trọn vẹn, trở thành người có ích cho xã hội.

2. Văn nghệ sĩ cao tuổi phải kiên định lập trường tư tưởng mà suốt thời trẻ đã theo Bác Hồ, theo Đảng, sống và cống hiến cho độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân, trong đó có mình và gia đình mình. Để làm được điều đó, văn nghệ sĩ cao tuổi cần kiểm soát cảm xúc, không để những thiệt thòi cá nhân trong thụ hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước lấn át, đánh mất lòng khoan dung. Từ đó, tự mình giữ gìn, bảo vệ danh tiếng của mình trong quãng đời còn lại. Phải chứng tỏ rằng, văn nghệ sĩ cao tuổi vừa Đáng Kính về Tuổi tác, vừa

Gs. Trần Văn Khê. Ảnh Internet

57

DIEÃN ÑAØN

Page 59: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Đáng Kính / trọng/nể về một quá khứ hào hùng, về những tác phẩm/công trình văn hóa của mình đã đi cùng năm tháng của những cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

3. Phải chống lại sự an bài, ngủ quên trên chiến thắng, bằng lòng với những gì mình đã sáng tạo nên trong quá khứ. Văn nghệ sĩ cao tuổi cần tiếp tục sáng tạo cống hiến cho đời những tác phẩm/công trình Văn hóa mới có giá trị, để chứng tỏ “Gừng càng già càng cay”. Muốn vậy, phải nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê sáng tạo, sáng tạo không ngưng nghỉ, không nề tuổi tác, sáng tạo cho đến khi trái tim ngừng đập mới thôi sáng tạo, không thôi đóng góp cho đời những giá trị văn hóa mới.

Theo qui luật tự nhiên, khi con người ta tuổi tác càng cao, thì nhận thức càng cao thâm hơn. Căn cứ vào đó và những điểm mạnh của văn nghệ sĩ cao tuổi nói ở trên, tôi cho rằng văn nghệ sĩ cao tuổi nên đi vào 3 hoạt động sau:

Thứ nhất, tập trung thời gian còn lại của cuộc đời, nghiên cứu, tổng kết những bài học thành công và những nguyên nhân chưa thành công của giới mình, ngành mình. Công việc này, các văn nghệ sĩ cao tuổi làm tốt hơn các văn nghệ sĩ trẻ tuổi hơn.

Thứ hai, tham gia giảng dạy/truyền thụ kiến thức về văn hóa dân tộc cho lớp trẻ. Cổ nhân đã tổng kết rằng “Thầy / thầy thuốc, thầy giáo / già, con hát trẻ”. Văn nghệ sĩ cao tuổi chính là những người thầy, góp phần phát hiện và bồi dưỡng Tài năng, dìu dắt, đào tạo lớp trẻ theo qui luật “tre già măng mọc”.

Thứ ba, tham gia giám sát, phản biện văn hóa dân tộc. Các văn nghệ sĩ cao tuổi có thể tham gia công việc này trong các tổ chức: Hội Người cao tuổi, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các hội nghề nghiệp mà mình là hội viên, là những cơ quan có chức năng tiến hành công tác này.

4. Văn nghệ sĩ cao tuổi tham gia đấu tranh chống lại những cái sai để bảo vệ lý tưởng cao đẹp của Đảng ta, bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc bằng vũ khí văn nghệ.

5. Văn nghệ sĩ cao tuổi phải “cố mà học”, học còn là để làm gương, như Bác Hồ dạy.

6. Văn nghệ sĩ cao tuổi nên tự nguyện tham gia một tổ chức xã hội - nghề nghiệp để được hưởng sự đầu tư kinh phí của Nhà nước (thông qua đấu thầu) cho các đề tài thuộc các chương trình nghiên cứu của Nhà nước.

Thực tiễn đời sống văn hóa - nghệ thuật nước ta thời gian qua, bên cạnh rất nhiều tấm gương trí thức, văn nghệ sĩ cao tuổi sau khi nghỉ hưu vẫn như con tằm rút ruột nhả những đường tơ cuối cùng của mình cống hiến cho đất nước những tác phẩm có giá trị, vẫn miệt mài truyền dạy ngón nghề mà mình đã tích lũy bao năm cho nghệ sĩ trẻ (tiêu biểu như: GS. AHLĐ Vũ Khiêu, GS Trần Văn Khê, GS Hoàng Chương, Nhà nghiên cứu - Soạn giả Mịch Quang, NSND Đàm Liên, NSND Phạm Thị Thành, Nhạc sư Vĩnh Bảo,…), thì có một số trí thức, văn nghệ sĩ cao tuổi, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có nhiều người rất nổi tiếng, có nhiều tác phẩm văn học, nhiều công trình khoa học có giá trị, đã tập trung thời gian, trí tuệ vào những hoạt động gây xáo trộn đời sống chính trị - văn hóa đất nước. Họ lợi dụng quyền dân chủ góp ý vào sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tuyên truyền phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, đòi bỏ Điều 4 trong Hiến pháp. Họ viết thư đề nghị “Đảng CS Việt Nam tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ Toàn trị sang Dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa”. Thực chất là họ đòi giải tán Đảng, thực hành đa đảng. Báo Văn nghệ TP HCM gọi lá Thư ngỏ gửi Đảng này là lá Thư lật Đảng. Có vị nhà văn rất nổi tiếng còn cho “việc dạy sử không nên đắp bồi chủ nghĩa yêu nước”, bởi ông ta cho lòng yêu nước biến thành chủ nghĩa là đã bị chính quyền chính trị hóa để phục vụ tuyên truyền”. Hiểm độc hơn, chính vị này còn đưa ra quan điểm “chúng ta tôn vinh các bà mẹ Việt Nam anh hùng từng có nhiều con hy sinh trong chiến tranh, là đúng thôi. Nhưng có lẽ cũng đừng làm quá. Còn có hàng triệu bà mẹ khác có con đi lính cho chính quyền miền Nam và đã ngã xuống. Mình làm quá, các bà mẹ ấy sẽ tủi thân”.

Gần đây thôi, những “gương mặt cũ mèm” trên lại kêu gọi thành lập cái gọi là Hội Nhà văn độc lập, Hội Nhà báo độc lập,…như một cách phản đối các hội nghề nghiệp tương ứng do Nhà nước thành lập.

Qua hiện tượng trên, có thể thấy trong thời chiến tranh, trước vấn đề còn mất, sống/chết, những trí thức, văn nghệ sĩ cao tuổi trên đã quên mình vì nghĩa lớn, quên đi mọi mặt của cuộc sống riêng nhỏ bé để hy sinh cho Tổ quốc, thì nay, trong cuộc sống hòa bình, họ không kiên định lập trường

58

DIEÃN ÑAØN

Page 60: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

tư tưởng mà suốt thời trẻ đã theo Bác Hồ, theo Đảng; lại yếu đuối trước sức mạnh vật chất, trước những mất mát, thiệt thòi cá nhân. Nguy hại hơn, họ đánh mất lòng khoan dung, tự mình bôi nhọ danh tiếng của mình trong quãng đời còn lại. Trong kháng chiến họ đã “đứng lên” và kêu gọi người ta “đứng lên”, nay chính họ lại bị cho là “tụt hố”, không “đứng lên” được.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có 02 Mẹ Việt Nam Anh hùng, có 02 Liệt sĩ chống Pháp và chống Mỹ, bản thân đã từng là người lính đánh Mỹ, đánh bành trướng Trung Quốc (17/2/1979), tôi (và chắc chắn là hơn 2 triệu gia đình có người thân hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, của hàng chục nghìn Mẹ Việt Nam Anh hùng) không thể chấp nhận quan điểm lệch lạc của vị văn nghệ sĩ kia về việc phong tặng Danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng. Suy nghĩ ấy, một cách bóng gió, ông ta cho việc Nhà nước ta phong tặng gần 2 triệu chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là Liệt sĩ cũng đã làm tủi thân những binh lính của chế độ ngụy quyền Sài Gòn đã theo quân xâm lược cầm súng giết hại đồng bào mình. Với suy nghĩ ấy, không chỉ đánh đồng khái niệm chiến tranh, vị nhà văn này còn lợi dụng “dân chủ”, núp bóng “yêu nước” để thỏa mãn sự hằn học cá nhân, kích động hằn thù dân tộc, kích động biểu tình, tiến tới những cuộc “Cách mạng Cam” ở Việt Nam, muốn dựng nên một “Quảng trường Maia” (Ucraina) giữa lòng Hà Nội vậy. Việc làm của họ nhằm gây mất ổn định chính trị, muốn máu sẽ lại đổ, lại loạn ly, và mất nước. Họ đã lộ nguyên hình là những kẻ cơ hội. Ông ta và những người cùng quan điểm quá lệch lạc ấy là “những người luôn ở trên tuyến đầu chống phá đất nước” (báo Văn nghệ TP HCM, số 283, ngày 12/12/2013).

Sinh thời, Bác Hồ từng khẳng định tiếng nói và hành động của người cao tuổi có ý nghĩa trọng đại đối với vận mệnh nước nhà: “Đất nước hưng thịnh do phụ lão gây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức. Nước mất phụ lão cứu, nước suy sụp phụ lão phù trì…”. Từ đó, Người khởi xướng tinh thần phát huy nêu gương sáng của người cao tuổi: “Chúng ta là bậc phụ lão, cần phải tinh thành đoàn kết trước để làm gương cho con cháu ta”. Bác luôn nhắc nhở người cao tuổi “Càng già càng giỏi”, “Tuổi cao chí càng cao”, phụ lão phải nêu gương sáng cho con cháu về lòng yêu nước thương nòi,

tinh thần dũng cảm, kiên cường, giữ vững khí tiết và đạo đức cách mạng, tùy theo khả năng, sức lực tham gia vào kháng chiến, kiến quốc, lo dìu dắt, đào tạo lớp trẻ theo qui luật “tre già măng mọc”. Việc làm của số văn nghệ sĩ cao tuổi trên đã đi ngược lại lời dạy của Bác Hồ.

Với những điểm mạnh nêu ở trên, rõ ràng, văn nghệ sĩ cao tuổi là một nguồn lực chất lượng cao, một mỏ vàng quí hiếm của đất nước. Để văn nghệ sĩ cao tuổi tiếp tục cống hiến, Nhà nước không thể dùng mệnh lệnh, dùng luật bắt buộc, mà cần có chính sách động viên, khuyến khích, thu hút họ làm việc, tiếp tục cống hiến.

Hiện nay, Nhà nước đã có chính sách cho các PGS, GS được kéo dài thêm 5 - 7 năm chưa phải về hưu sau khi đã đến tuổi hưu. Những vị này tiếp tục được Nhà nước trả lương 100%, bố trí phòng ốc làm việc không thua kém khi đương chức, đương quyền. Trong khi đó, văn nghệ sĩ (NSUT, NSND) làm trong các cơ quan Nhà nước không được hưởng chế độ đó. Đây là sự bất hợp lý, thiếu công bằng. Chính sách kéo dài thời gian làm việc và được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ khác cho các PGS, GS là một chính sách tốt, nhằm tận dụng chất xám của những nhà khoa học này. Nhưng trên thực tế hiện nay, khi chính sách này đi vào cuộc sống, lại chưa được như kỳ vọng. Có nhiều người, chủ yếu là các quan chức “chạy” học hàm PGS, GS, biến thời gian này thành kỳ nghỉ dưỡng kéo dài bằng tiền thuế của người dân trên đồng ruộng một nắng hai sương, của người thợ trên những giàn khoan ngoài biển khơi sóng gió, hiểm nguy. Có một số GS, PGS thứ thiệt, có năng lực, nhưng do quá nhiều năm làm công tác quản lý, đã không còn kỹ năng và sức kiên trì để làm công tác nghiên cứu, không cập nhật kiến thức, nên trong thời gian làm việc kéo dài đó, họ tiếp tục hưởng đãi ngộ nhưng hiệu quả công việc nghiên cứu, giảng dạy không nhiều.

Vì vậy, một mặt Nhà nước cần giám sát, quản lý chặt chẽ đối tượng GS, PGS được hưởng chế độ làm việc kéo dài trên đây; đồng thời, cần cho văn nghệ sĩ (NSUT, NSND) được hưởng chế độ kéo dài thời gian làm việc khi đến tuổi hưu. Chắc chắn, với những tố chất đặc biệt của văn nghệ sĩ, thì chế độ này sẽ tạo điều kiện để văn nghệ sĩ cao tuổi tiếp tục sáng tạo nên những tác phẩm mới để lại cho đời. /.n

59

DIEÃN ÑAØN

Page 61: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

l TRÚC LAM

CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG TRUNG ƯƠNG

Khi thương hiệu song hành với chất lượng

Trong ba năm gần đây, lợi nhuận trước thuế của Công ty đã tăng gấp 3 lần, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân đạt 53%/năm, sản lượng tăng 23%. Đó là một vài con số cho thấy thành quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nỗ lực vươn lên, phấn đấu thực hiện mục tiêu tự sản xuất 70% lúa lai cho ngành nông nghiệp nước nhà.

Bà Trần Kim Liên - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống cây trồng

Trung ương (viết tắt là Vinaseed) cho biết: Năm 1968, Công ty Giống cây trồng cấp 1, tiền thân của doanh nghiệp chính thức được thành lập. Trải qua quá trình phát triển, cộng với sự phấn đấu lao động sáng tạo không mệt mỏi của các thế hệ cán bộ công nhân viên, đến năm 2011, Vinaseed được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ và trở thành doanh nghiệp khoa học công nghệ đầu tiên của ngành giống cây trồng Việt Nam. Nói thì ngắn gọn và đơn giản nhưng thực tế khó khăn hơn rất nhiều. Từ một đơn vị trình độ công nghệ thấp, trang thiết bị lạc hậu, doanh nghiệp đã vượt qua nhiều thử thách, đánh đổi không ít mồ hôi, công sức, trí tuệ để vươn lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất lúa lai của thị trường nội địa. Mong muốn của

chúng tôi là góp phần tiết kiệm chi phí ngoại tệ nhập khẩu và chủ động về nguồn giống cho thị trường Việt Nam.

Mong muốn, khát khao của Vinaseed đã và đang dần trở thành hiện thực khi hầu hết những sản phẩm của doanh nghiệp đều nhận được sự tin dùng của bà con nông dân trên khắp cả nước, từ Bắc tới Nam thông qua hàng nghìn đại lý lớn nhỏ. Sở dĩ Công ty có được kết quả này là vì trong suốt những năm qua, ban lãnh đạo đã thực hiện nhiều chiến lược quan trọng. Đáng kể nhất là những chiến lược về con người. Tại Vinaseed, công tác phát triển nguồn nhân lực luôn được coi là giá trị cốt lõi nhất. Chính vì vậy, đến nay, con người đã trở thành một lợi thế cạnh tranh và là điểm khác biệt nổi trội của doanh nghiệp so với các đơn vị khác trên thương trường. Bí quyết thành công hay nói cách

khác là mục tiêu phát triển đội ngũ nhân lực năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp được Công ty triển khai thành công nhờ các hệ thống chính sách và các cam kết với người lao động như: Cam kết cung cấp điều kiện làm việc tiện nghi và an toàn cho tất cả cán bộ công nhân viên; Tạo cơ hội đào tạo, thăng tiến công bằng cho tất cả mọi người; Thực hiện đầy đủ hoặc cao hơn so với quy định của Nhà nước về các chế độ tiền lương, thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cùng các chế độ phúc lợi khác đối với người lao động; Tuân thủ nguyên tắc lương thưởng thực hiện dựa trên kết quả công việc của người lao động; Và tôn trọng sự khác biệt giữa con người với con người. Đó chính là điều kiện tiên quyết khi hiện tại có nhiều nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng đang ký hợp đồng làm cố vấn

‘ ‘

60

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 62: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

kỹ thuật, chuyên gia cấp cao tại Vinaseed như: TSKH-Anh hùng Lao động Trần Hồng Uy, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Ngô; GS.VS Trần Đình Long - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, chuyên gia đậu đỗ hàng đầu Việt Nam; GS.TSKH Trần Duy Quý - nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp;…

Bên cạnh đó, Vinaseed là một trong số ít doanh nghiệp ngành giống làm chủ công nghệ sản xuất hạt lai và có diện tích sản xuất lúa lai lớn nhất Việt Nam hiện nay. Chỉ tính riêng trong năm 2012, tổng diện tích sản xuất lúa lai F1 của doanh nghiệp đã là 400ha với sản lượng đạt gần 1.200 tấn. Thời gian gần đây, để phục vụ cho công tác sản xuất và bảo quản giống cây trồng được tốt hơn, Công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhiều cơ sở vật chất hiện đại phục vụ ngành giống cây trồng với 100% vốn đầu tư được để lại từ lợi nhuận. Từ năm 2004-2009, tổng đầu tư cho hiện đại hóa cơ sở vật chất của doanh nghiệp là 42 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư cho máy móc, thiết bị chế biến và bảo quản là 15 tỷ đồng. Nhà máy Ba Vì - một trong những đơn vị thành viên của Công ty - được khánh thành vào cuối năm 2009, được đánh giá là nhà máy chế biến giống hiện đại nhất Việt Nam với hệ thống dây chuyền công nghệ tự động từ chế biến đến đóng gói của CHLB Đức. Nhờ đó, đã nâng công suất chế biến, đóng gói bảo quản của Công ty lên 20.000 tấn/năm, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển lên quy mô lớn hơn, đảm bảo 100% hạt giống được chế biến tại Vinaseed có được chất

lượng cao, ổn định. Hệ thống kho bảo quản của đơn vị có 195 gian, tương đương với khoảng 12.000m3, có công suất bảo quản trên 10.000 tấn hạt giống/năm.

Không chỉ sản xuất kinh doanh thành công, Vinaseed còn là một doanh nghiệp tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện xã hội. Ngoài số tiền đóng góp cho các quỹ mỗi năm trên dưới 1 tỷ đồng, Công ty còn chủ động mở các lớp đào tạo nghề và tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động nông nghiệp trên khắp cả nước. Thông qua hoạt động sản xuất giống cây trồng, mỗi năm doanh nghiệp đã đào tạo cho trên 3.000 hộ nông dân sản xuất hạt lai với mức thu nhập cao gấp 1,3 lần so với sản xuất lương thực.

Với truyền thống 45 năm xây dựng và trưởng thành, Vinaseed tự hào là doanh nghiệp giống cây trồng hàng đầu của Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như sự phát triển bền vững của ngành

nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước nhà. Bằng tất cả tình cảm, trách nhiệm của người con dân đất Việt đối với cuộc sống của cộng đồng và xã hội, Công ty đã cam kết cung cấp cho nền nông nghiệp trong nước các loại giống cây trồng có chất lượng tốt nhất. Và khi thương hiệu song hành với chất lượng sản phẩm thì kết quả đương nhiên sẽ phải là: doanh thu năm 2011 đạt trên 468 tỷ đồng, năm 2012 là trên 530 tỷ đồng; thu nhập bình quân của người lao động là 11 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, là những giải thưởng quý giá như: Huân chương Lao động hạng Ba, Top 100 Sao Vàng Đất Việt 2010, Bông lúa vàng Việt Nam lần thứ nhất 2012, Cúp vàng Hội nhập kinh tế quốc tế lần II/2010, Thương hiệu nổi tiếng Asean 2013,… Thiết nghĩ, trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về uy tín, công nghệ, chất lượng sản phẩm và thị phần giống cây trồng của ngành nông nghiệp Việt Nam đối với Vinaseed là một cái đích đã ở rất gần. n

Bà Yortkeomany Souphanouvong - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Phải) và Ông Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế (Trái) trao Cúp vàng “Thương hiệu nổi tiếng Asean” cho Đại diện Công ty CP Giống cây trồng Trung ương tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

61

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 63: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Đến đây, hẳn người đọc đã hiểu vì sao doanh nghiệp lại lựa chọn

cho mình sứ mệnh bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Thực tế, năm 1998, dưới sự lãnh đạo của doanh nhân Lê Xuân Hùng, doanh nghiệp chú trọng vào lĩnh vực tư vấn, thiết kế bể bơi, bể sục,… nhằm đón đầu một nhu cầu mới của thị trường khi đời sống ngày một phát triển. Bằng việc sử dụng những sản phẩm tốt nhất, công nghệ hiện đại nhất, chất lượng nhất, hoàn toàn có khả năng đáp ứng về kỹ thuật và mỹ thuật, doanh nghiệp đã chinh phục được khách hàng, kể cả những người khó tính. Mỗi dự án được triển khai, lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp được củng cố. Không những thế, doanh nhân Lê Xuân Hùng càng tin rằng lựa chọn của mình là đúng đắn. Và, đầu năm 2006,

Công ty TNHH Xây dựng công nghệ Tuấn Hùng được thành lập với số vốn điều lệ 1,9 tỷ đồng. Đầu năm 2010, doanh nghiệp chính thức chuyển hoạt động theo mô hình cổ phần, mang tên gọi như hiện tại với số vốn điều lệ 25 tỷ đồng.

Trở thành nhà phân phối chính thức, cung cấp và lắp đặt, bảo trì, bảo hành đại diện tại Việt Nam của Tập đoàn Fiber pool Spain; chứng chỉ nghề lắp đặt, bảo hành, bảo trì do Tập đoàn Zebec korea cấp; toàn bộ các sản phẩm do Công ty Tuấn Hùng cung cấp đều được nhập khẩu trực tiếp, đồng thời được lắp đặt, nghiệm thu theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, sự chuyên nghiệp, bài bản của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh đã góp phần quan trọng trong việc củng cố uy tín cũng như thương hiệu của doanh

nghiệp trên thị trường. Như đối với vấn đề bảo hành thiết bị. Tất cả các sản phẩm do Công ty cung cấp đều dược bảo hành từ 01 đến 10 cho từng loại theo quy định của Hãng. Trong thời gian bảo hành, nếu thiết bị có lỗi do nhà sản xuất mà không khắc phục được ngay, sẽ được đổi lại thiết bị khác hoặc đưa thiết bị thay thế tạm thời trong thời gian tiến hành kiểm tra và sửa chữa. Trong trường hợp có sự cố, kể từ khi nhận được thông báo, các nhân viên của Công ty sẽ có mặt chậm nhất 12 giờ nếu công trình ở ngoại thành và chậm nhất 04 giờ nếu công trình ở nội thành Hà Nội trong phạm vi 30 km. Việc cung cấp vật tư tiêu hao, thiết bị thay thế trong suốt tuổi thọ của sản phẩm sau khi bán hàng được đảm bảo. Do đó, các dự án, công trình do doanh nghiệp tham gia tư vấn, thiết kế,

Cam kết bảo vệ sức khỏecho cộng đồng

Hình thành trên cơ sở kế thừa công nghệ và bề dày kinh nghiệm của Tập đoàn xây dựng Vinaconex, Công ty cổ phần Xây dựng công nghệ Tuấn Hùng ngay từ những ngày đầu hoạt động đã chủ động lựa chọn cho mình một hướng đi riêng trong xu thế chung. Chuyên tư vấn, thiết kế, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp với lĩnh vực kinh doanh chủ đạo là sản xuất, cung cấp, lắp đặt thiết bị vật tư ngành nước, bể bơi, bể sục, phòng xông hơi khô, ướt, phòng massage vip, xử lý nước sinh hoạt, rác thải, đài phun nước nghệ thuật, tưới cây tự động,…

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHỆ TUẤN HÙNG

l MỘNG HUỆ

62

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 64: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

thi công trải dài khắp trong Nam ngoài Bắc.

Thừa thắng xông lên, Công ty tiếp tục mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực: xử lý nước thải, rác thải công nghiệp - sinh hoạt và thiết bị y tế. Doanh nhân Lê Xuân Hùng chia sẻ: “Xuất phát từ thực tế là nguồn nước ô nhiễm và rác thải đang từng ngày, từng giờ đe dọa đến môi trường sống của chúng ta. Có điều kiện đi nhiều nơi, đến nhiều khu vực, tôi nhận thấy người dân đang phải sống chung với nước bẩn, rác thải và luôn phải đối mặt với nguy cơ bệnh dịch trong khi hoàn toàn có thể khắc phục. Tôi nghĩ môi trường đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Kinh doanh thêm lĩnh vực này, không chỉ giúp tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, mà còn góp phần tích cực bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp, trực tiếp bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng”. Trong thời gian qua, bất cứ nơi nào khách hàng yêu cầu là Công ty có mặt. Không quản đường xá xa xôi, đích thân Giám đốc cũng đến tận các vùng sâu vùng xa để triển khai nhiều đề án nhằm đảm bảo nguồn

nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân. Cũng với mục đích này, trong năm 2012, Công ty đã tự nguyện triển khai dự án “Đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật chuyên ngành xử lý nước sạch sinh hoạt, cấp nước sạch cho dân bản” tại huyện Hưng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Thiết thực hơn, doanh nghiệp còn triển khai xây dựng nhà máy cấp nước có công suất hơn 1.000m3/h tại thành phố Hải Phòng.

Trong những ngày tháng này, khi nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn thì Công ty Tuấn Hùng lại mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng tại xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam trên diện tích 23.300m2. Được biết đây sẽ là nơi sản xuất, lắp đặt thiết bị lọc nước sinh hoạt, nước thải, lọc nước bể bơi, đồ chơi trẻ em,… có chất lượng cao, giá cả hợp lý để tăng tính cạnh tranh, phục vụ rộng rãi nhu cầu người tiêu dùng trong nước. Dự tính, sau khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp sẽ giải quyết được trên 200 lao động địa phương.

Đứng chân tại Hà Nội, kinh doanh thành công trong nhiều

lĩnh vực song Công ty Tuấn Hùng lại dành nhiều sự quan tâm cho nhân dân vùng sâu, vùng xa còn nhiều lạc hậu và đói nghèo. Điều này không có nghĩa là doanh nghiệp không quan tâm tới các hoạt động ủng hộ từ thiện ở Trung ương và địa phương, nếu như không nói là rất tích cực đóng góp. Tuy nhiên, bằng cách thức của riêng mình, doanh nghiệp luôn chủ động dành sự quan tâm đặc biệt tới các trẻ em dân tộc miền núi, người nghèo ở vùng sâu vùng xa. Đó là những bộ quần áo mới, sách vở, cặp,… cho các em học sinh; là những gói quà nghĩa tình cho những đối tượng chính sách vào dịp lễ tết;… Giá trị của những đợt ủng hộ, những gói quà luôn có thể thể hiện bằng những con số cụ thể. Nhưng cái tâm của người có tấm lòng hướng thiện mới là sự vô hạn. Cũng giống như trong kinh doanh, con số để nói lên sự thành công thì luôn rõ ràng nhưng nỗ lực của những người doanh nhân trong quá trình xây dựng nên một thương hiệu thì khó có thể đong đếm. Chính vì vậy, khi Công ty cổ phần Xây dựng công nghệ Tuấn Hùng được vinh danh bởi các giải thưởng: Cúp vàng Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển, Thương hiệu nổi tiếng Asean, Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh,… hẳn doanh nhân Lê Xuân Hùng là người vui nhất, hạnh phúc nhất khi thấy nỗ lực bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng của mình được ghi nhận một cách xứng đáng. n

63

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 65: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

“Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc,

có diện tích tự nhiên 9.562,9 km, có đường biên giới quốc gia dài 400,861 km (tiếp giáp với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào là 360 km, tiếp giáp với Trung Quốc là 40,861 km). Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính (8 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố), 130 xã, phường, thị trấn; dân số 527.779 người, trong đó nữ là 263.671 người (chiếm 49,96%);

lao động nữ chiếm 49,9%, sản xuất chính là nông nghiệp.

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong năm 2013, các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong tỉnh luôn quan tâm tới việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới. Thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch

và chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả, tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, y tế, giáo dục và trong gia đình, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Các hoạt động thực hiện công tác bình đẳng giới bước đầu thu được những kết quả

TỈNH ĐIỆN BIÊNVỚI CÔNG TÁC BÌNH ĐẲNG GIỚI

l ĐIỆN BIÊN

“ Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 9.562,9 km, có đường biên giới quốc gia dài 400,861 km (tiếp giáp với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào là 360 km, tiếp giáp với Trung Quốc là 40,861 km). Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính (8 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố), 130 xã, phường, thị trấn; dân số 527.779 người, trong đó nữ là 263.671 người (chiếm 49,96%); lao động nữ chiếm 49,9%, sản xuất chính là nông nghiệp.

Bà Yortkeomany Souphanouvong - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (trái) và Ông Bùi Đặng Dũng - Phó chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Quốc Hội (phải) trao Cúp vàng “Nhà lãnh quản lý xuất sắc” cho Ông Trần Thanh Nghị - Giám đốc Sở LĐ TBXH tỉnh Điện Biên tại Thủ đô Hà Nội

64

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 66: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

đáng khích lệ, công tác bình đẳng giới ngày càng có những bước chuyển mới.

Để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới: Năm 2013, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan quản lý Nhà nước về công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đã căn cứ văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, chủ động phối hợp với Sở Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn các cấp, các ngành trong tỉnh triển khai và tổ chức thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới trên điạ bàn toàn tỉnh, đặc biệt chú trọng tới mục tiêu nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về bình đẳng giới, ngoài việc cử cán bộ tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác bình đẳng

giới, các lớp nâng cao năng lực, đào tạo giảng viên nguồn do Bộ Lao động - TB&XH tổ chức. Tham dự các hội nghị, hội thảo tham vấn về công tác bình đẳng giới và kinh nghiệm tổ chức bộ máy làm công tác bình đẳng giới đã dần hình thành nên một bộ phận cán bộ nòng cốt có đủ kiến thức, năng lực, kỹ năng để tổ chức triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh. Công tác tổ chức và bộ máy cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ của các ngành, các cấp thường xuyên được kiện toàn, phù hợp với thực tế của từng địa phương, đơn vị, đảm bảo mỗi cấp, ngành đều có cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Các cấp, các ngành cũng đã chủ động lồng ghép các

kiến thức về bình đẳng giới vào nội dung, chương trình các hội nghị của đơn vị tổ chức, cụ thể: Đã tổ chức 18 lớp tập huấn cho 1.531 lượt cán bộ làm công tác bình đẳng giới cấp huyện, cấp xã; đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã, cán bộ nữ lãnh đạo, cán bộ là thành viên Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp, cán bộ làm công tác lao động - TB&XH các cấp, trưởng thôn, bản…. về Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, kế hoạch của tỉnh, các văn bản có liên quan đến công tác bình đẳng giới, nghiệp vụ công tác thống kê, tổng hợp, báo cáo công tác bình đẳng giới theo định kỳ. Lồng ghép với tầm nhìn khu vực tổ chức 6 hội nghị truyền thông về giới cho 579 chị em là người dân tộc thiểu số”.n

Cánh đồng xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Việt Linh

65

VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN COÄNG ÑOÀNG

Page 67: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp, tuy chưa phải là doanh nhân

nhưng có thể nói ông là dân kinh tế chính hiệu - làm giáo viên giảng dạy tại trường Tài chính tỉnh Gia Lai - Kon Tum và đảm nhiệm công việc Tổ trưởng bộ môn. Đến năm 1986-1991, ông được đề bạt làm Phó Hiệu trưởng trường Trung học Kinh tế tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Sau đó, ông đảm nhiệm vị trí Giám đốc Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Kon Tum đến nay. Nghiệp kinh doanh chính thức bén duyên với ông từ đây.

Không có dịp trao đổi kỹ với ông nhưng người viết bài này tin rằng, công việc kinh doanh đối với ông không khó. Tất nhiên, trường hợp người giỏi lý thuyết khi áp dụng vào thực tế lại dở tệ rõ ràng không phải là không có, vì lĩnh vực nào cũng cần phải có khả năng ngoài kiến thức cơ bản. Nhưng thực tế cũng chứng minh rằng, bao giờ có học cơ bản, có kiến thức chuyên môn cũng vẫn

hơn. Với doanh nhân Nguyễn Thanh Phương, kiến thức của những năm giảng dạy là nền tảng vững chắc để ông tự tin chinh phục lĩnh vực kinh doanh với biết bao thử thách, biến động thất thường, không thể lường trước. Và hơn 20 năm làm Giám đốc điều hành Công ty là bấy nhiêu năm kiến thức, kinh nghiệm được đúc kết. Sự dày dạn giúp ông trở nên bản lĩnh hơn trước sự khốc liệt của thương trường.

Kon Tum là một tỉnh miền núi kinh tế kém phát triển, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, dân số ít với 55% là đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, để có thể phát triển kinh doanh, đòi hỏi phải có cách thức riêng. Tại Công ty xổ số, để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, tập thể cán bộ công nhân viên đã phải phấn đấu không ngừng, phát huy tinh thần đoàn kết, thi đua lao động sáng tạo, phát kiến thêm nhiều hình thức kinh doanh mới thu hút đông đảo người chơi tham gia, mang lại lợi

nhuận cao. Trong năm 2011 và 2012, chính doanh nhân Nguyễn Thanh Phương đã đề xuất hai sáng kiến tiêu biểu. Sáng kiến đầu tiên là trở thành công ty xổ số đầu tiên trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên tổ chức phát hành tờ vé số xổ số kiến thiết mệnh giá 10.000 đồng thay cho tờ vé 5.000 đồng, góp phần giảm 50% lượng vé in hàng tuần. Nhờ đó, trong hai năm đã tiết kiệm được 3,4 tỷ đồng in vé hàng tuần, doanh thu năm 2011 tăng 20% so với năm 2010. Đồng thời giảm bớt khối lượng công việc tại một số khâu như công tác phát hành vé, thu hồi và kiểm đếm vé ế, công tác trả thưởng,… Sáng kiến thứ hai là phối hợp với Công ty xổ số kiến thiết Ninh Thuận vận chuyển vé ế cho nhau. Sự hợp tác này giúp tận dụng được công vận chuyển, tiết kiệm xăng dầu, vừa hạn chế rủi ro trên đường, vừa giảm khấu hao phương tiện,…

Bên cạnh đó, công tác điều hành quản lý luôn được ông

CÔNG TY TNHH MTV XỔ SỐ KIẾN THIẾT KON TUM

Một ngườivì mọi người

l THU THU

Là doanh nghiệp của một tỉnh Tây Nguyên có nhiều khó khăn, nhưng nỗ lực của Công ty TNHHMTV Xổ số kiến thiết Kon Tum trong những năm qua thật đáng ghi nhận. Hiện tại, mỗi năm Công ty đóng góp cho ngân sách Nhà nước hơn 50 tỷ đồng. Thành tích này, đầu tiên thuộc về tập thể cán bộ công nhân viên Công ty, trong đó không thể không nói tới vai trò lãnh đạo của ông Nguyễn Thanh Phương - Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty.

66

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 68: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Phương tuân thủ và chấp hành một cách nghiêm túc. Tại Công ty, luôn tuân thủ sự lãnh đạo của cấp trên, của tập thể cấp ủy, chỉ thị Nghị quyết của các cấp ủy Đảng cũng như của chi bộ Công ty, luôn đảm bảo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong công tác. Đảm bảo thực hiện chức trách nhiệm vụ theo đúng thẩm quyền và thường xuyên trao đổi, kiểm tra, chỉ đạo kịp thời trong quá trình công tác, duy trì sinh hoạt trao đổi, bàn thảo công việc. hàng năm thực hiện Đại hội công nhân viên chức, người lao động và thường xuyên lấy ý kiến của các đoàn thể người lao động trong sửa đổi nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể,… Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí luân chuyển cán bộ nhân viên, giải quyết đầy đủ kịp thời các chế độ, chính sách đối với người lao động, không vi phạm trong thực hiện luật lao động, bảo hiểm xã hội, thỏa ước lao động tập thể,… Tổ chức nghiên cứu tình hình thị trường, đề ra giải pháp kinh doanh phù hợp, nâng

cao uy tín của Công ty. Dưới sự lãnh đạo của doanh

nhân Nguyễn Thanh Phương, những giải pháp đồng bộ đã mang lại những kết quả bất ngờ cho Công ty: trong các năm qua, doanh nghiệp đạt tổng doanh thu lên đến hơn 1.500 tỷ đồng, tổng nộp ngân sách hơn 370 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, tự bổ sung vốn gần 50 tỷ đồng. Nhờ đó, địa phương đã có điều kiện để xây dựng nhiều công trình phúc lợi xã hội, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh. Đối với công tác từ thiện xã hội, Công ty đã tích cực tham gia dưới nhiều hình thức như: nhận phụng dưỡng suốt đời hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng hàng trăm nhà tình nghĩa, tình thương, quyên góp cho các quỹ,… Chỉ tính từ năm 2010 đến nay, doanh nghiệp đã ủng hộ trên 6 tỷ đồng.

Còn có thể nói gì hơn trước nỗ lực vượt bậc của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Xổ số kiến thiết Kon Tum. Xin chúc mừng họ, những người đã chung

tay làm nên những con số đầy tự hào với những thành tích như: Huân chương Lao động hạng Nhất - Nhì - Ba, Cờ thi đua - Bằng khen - Giấy khen của Chính phủ, các bộ ban ngành cùng các danh hiệu: Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất nước, Top 500 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam. Nhân đây, xin được chúc mừng doanh nhân Nguyễn Thanh Phương, người đã lãnh đạo Công ty đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp kiến thiết địa phương trong tình hình mới. Và ông, xứng đáng được ghi nhận công lao với: Huân chương lao động hạng Nhì - Ba, danh hiệu Chiến sỹ Thi đua, nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cơ quan chức năng, Huy hiệu Hữu nghị của Lào và đặc biệt là các giải thưởng: Doanh nhân Việt Nam làm theo lời Bác 2011, Doanh nhân Văn hóa 2012, Doanh nhân Tâm - Tài 2012, Trí thức tiêu biểu Việt Nam trên mặt trận kinh tế 2012, Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới 2013,… n

67

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 69: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Đôi nét phác họa về Công tyVTM là công ty liên doanh,

được thành lập vào năm 2006 trên cơ sở hợp tác giữa Tổng Công ty Thép Việt Nam, Công ty Khoáng sản Lào Cai và Công ty HH khống chế cổ phẩn Gang thép Côn Minh. Doanh nghiệp có vốn điều lệ 101 triệu USD và trụ sở đặt tại đại lộ Trần hưng Đạo, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai. Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khai thác mỏ và sản xuất gang thép, Công ty đã và đang đầu tư triển khai các dự án: Khai thác và chế biến quặng sắt mỏ Quý Xa có công suất 3 triệu tấn/năm tại xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; Xây dựng và vận hành Nhà máy Gang thép Lào Cai có công suất giai đoạn I là 500.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng, thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Được biết, tổng mức đầu tư thực hiện hai dự án nói trên khoảng 337,5 triệu USD. Trong đó, giai đoạn I từ khi thành lập đến giữa năm 2012 hoàn thành đầu tư dây chuyền luyện gang, luyện thép; giai đoạn II từ giữa 2012 đến 2015 hoàn thiện đầu tư dây chuyền cán thép, đồng thời nâng công suất nhà máy lên trên 1 triệu tấn/năm. Ngoài ra, Công ty còn cùng lúc thực hiện một số dự án mỏ nguyên liệu trợ dung khác để phục vụ cho việc vận hành, khai thác Nhà máy Gang thép.

Và chân dung một doanh nhân quyết đoán

Như đã nói ở trên, với trọng trách được giao, doanh nhân Nguyễn Văn Toàn luôn xác định, việc tổ chức điều hành hoạt động doanh nghiệp phải tuân thủ theo pháp luật Việt Nam, vừa đảm bảo lợi lích chủ quyền quốc gia dân

tộc, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh vì lợi ích của doanh nghiệp và quyền lợi, lợi ích của người lao động. Thiết nghĩ, đây thực sự là một nhiệm vụ nặng nề, nhiều áp lực mà ông phải gánh vác và giải quyết.

Tuy nhiên, bằng vốn sống và kinh nghiệm bản thân, ông cũng hiểu rằng, để có thể đáp ứng các mục tiêu đề ra, Công ty cần liên tục duy trì sự lãnh đạo tập trung, chỉ đạo điều hành quyết liệt, đồng bộ; đồng thời, tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh và các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương. Những khó khăn của một doanh nghiệp mới đang trong quá trình đầu tư xây dựng dần dần được tháo gỡ. Những vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng, tiếp cận và vận động nguồn vốn, quản lý hàng ngàn lao động của nhà thầu

CÔNG TY TNHH KHOÁNG SẢN VÀ LUYỆN KIM VIỆT TRUNG

Sự quyết đoáncủa một doanh nhân

l QUANG HÒA

Trở thành người chịu trách nhiệm cao nhất của một doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Toàn - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung(viết tắt là VTM) hiểu rằng đời sống vật chất tinh thần của rất nhiều người lao động đang phụ thuộc vào từng quyết định của mình. Bên cạnh đó, còn là sự tin tưởng của lãnh đạo cấp trên vào năng lực của ông. Chính vì vậy, ông luôn nỗ lực làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và xứng đáng với niềm tin của người lao động.

68

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 70: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

trong nước và nước ngoài tham gia thực hiện các dự án, quan hệ ngoại giao với các đối tác nước ngoài,… đã được doanh nhân Nguyễn Văn Toàn cùng lãnh đạo Công ty chủ động giải quyết, điều phối tiến độ, thực hiện tốt công tác đầu tư nhằm đảm bảo duy trì đúng tiến độ như kế hoạch. Nhờ đó, suốt thời gian qua, VTM luôn hoàn thành mọi mục tiêu đề ra, đóng góp tích cực vào sự ổn định kinh tế - xã hội của địa phương.

Dành nhiều công sức, thời gian cho việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng ông Toàn cũng như Ban Giám đốc luôn chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể trong Công ty tích cực tham gia vào các phong trào ủng hộ, quyên góp vì cộng đồng tại địa phương đứng chân. Cùng với số tiền 320 tỷ đồng đóng góp vào ngân sách Nhà nước từ năm

2009 đến nay, mỗi năm Công ty còn trích nhiều triệu đồng từ quỹ phúc lợi để giúp đỡ bà con dân tộc nghèo có thêm cơm ăn, áo mặc vào những dịp lễ tết. Đối với người lao động, song song với việc duy trì đảm bảo các chế độ lương, thưởng, phúc lợi theo đúng quy định của Nhà nước, lãnh đạo VTM còn tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Phụ nữ, Thanh niên,… tham gia vào các hoạt động văn thể của tỉnh, của ngành,… như cầu lông, bóng đá, văn nghệ,… chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Thông qua các hoạt động này, doanh nghiệp vừa tạo được sân chơi giải trí lành mạnh cho cán bộ công nhân viên sau những giờ lao động vất vả; vừa khẳng định sự phát triển bền vững, ổn định của VTM trong hiện tại và mai sau.

Cùng với tập thể Ban Giám

đốc, doanh nhân Nguyễn Văn Toàn đã thể hiện bản lĩnh khi quyết đoán trong chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sự quyết đoán ấy, không chỉ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp để nộp thuế, đảm bảo cuộc sống cho người lao động; mà còn mang lại vị thế cũng như sự phát triển ổn định cho VTM. Riêng với ông, là những ghi nhận công sức của lãnh đạo cơ quan cấp trên và các cơ quan ban ngành qua các hình thức khen thưởng như: Bằng khen, Giấy khen, danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010-2012, Gương mặt trí thức trẻ tiêu biển trên mặt trận kinh tế 2012, giải thưởng Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới 2013,… Và ông còn “được” một thứ vô cùng giá trị là sự tin yêu, mến phục của mọi người.n

Bà Yortkeomany Souphanouvong - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Trái) và Ông Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (Phải) trao Giải thưởng “Nhà quản lý xuất sắc thời kỳ đổi mới” cho Ông Nguyễn Văn Toàn - TGĐ Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt - Trung tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

69

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 71: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Những ngày đầu thành lập, Xuân Lộc là một huyện thuần nông, miền núi,

nghèo nàn và lạc hậu. Đến nay, sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, cùng với biết bao mồ hôi, công sức của các thế hệ lãnh đạo và quần chúng nhân dân, huyện đã phát triển mạnh mẽ về mọi mặt và được tỉnh đánh giá cao. Được biết, trong những năm qua, huyện có nền kinh tế phát triển ổn định và toàn diện, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt mức 12-14%/năm, các ngành kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực và đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người của nhân dân tăng nhanh. Sự nghiệp văn hóa- xã hội có nhiều tiến bộ, chú trọng thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; các mục tiêu về nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, công tác “đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc, đặc biệt là các phong trào xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa giao thông nông thôn, xây dựng nhà tình thương, xóa nhà tạm đã trở thành phong trào hành động

cách mạng thiết thực của quân và dân Xuân Lộc, điều đáng trân trọng là đến nay Xuân Lộc đã có 65,7% trường học các cấp được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Quốc phòng- an ninh được củng cố và giữ vững. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, bộ mặt đô thị và nông thôn của huyện nông thôn miền núi có nhiều thay đổi, ngày càng đẹp hơn, khang trang hơn. Ngoài ra, huyện Xuân Lộc còn đạt được những thành tựu quan trọng trong công tác xây dựng hệ thống chính trị. Các tổ chức cơ sở Đảng từng bước được củng cố theo hướng trọng sạch vững mạnh; các cơ quan nhà nước tiếp tục được xây dựng, kiện toàn; các tổ chức ở khu, ấp được củng cố và hoàn thiện. Đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng trưởng thành và từng bước đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường, đã góp phần phát huy sức mạnh của toàn Đảng bộ trong sự nghiệp xây dựng huyện Xuân Lộc ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Nền tảng vững vàng của huyện Xuân Lộc là điều kiện thuận lợi để

ông Trần Anh Tuấn cùng lãnh đạo địa phương triển khai những biện pháp kinh tế phù hợp, thúc đẩy sự phát triển không ngừng của huyện trong tiến trình hội nhập kinh tế. Riêng về phần mình, thực hiện chức trách, nhiệm vụ là Đại biểu HĐND tỉnh Đồng Nai, Đại biểu HĐND huyện Xuân Lộc; Phó Bí Thư Huyện ủy; Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc, ông Trần Anh Tuấn đã chủ động tập trung nghiên cứu, vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để phát huy tinh thần đoàn kết, trí tuệ tập thể và trách nhiệm cá nhân để lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn huyện Xuân Lộc luôn đạt và vượt chỉ tiêu được giao, góp phần cùng cán bộ và nhân dân huyện nhà đạt nhiều thành tựu trong phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nhân dân, xây dựng nông thôn mới, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; nhất là các công trình điện, thủy lợi phục vụ sản xuất, đường giao thông, các cơ sở y tế, giáo dục, trung tâm văn hóa - thể thao xã, nhà văn hóa khu ấp. Đồng

NGƯỜI SÁT CÁNHcùng XUÂN LỘC phát triển

l THU THU

Hoàn toàn không ngoa ngôn khi nói rằng từng bước phát triển của huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) có sự đóng góp của ông. Bởi, ngay từ những ngày đầu huyện thành lập (1991), ông đã là Huyện ủy viên, Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Xuân Lộc. Từ đó đến nay, ông và huyện Xuân Lộc như “hai người bạn” đồng hành, gắn bó, thân thuộc. Hiện tại, với cương vị Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, ông càng thấy mình cần có trách nhiệm nhiều hơn nữa với sự phát triển của địa phương nhằm khẳng định vai trò của Xuân Lộc trong tiến trình phát triển chung của tỉnh Đồng Nai. Và, Trần Anh Tuấn chính là tên gọi của người lãnh đạo nói trên.

70

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 72: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

thời, phát triển toàn diện văn hóa, xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, triển khai đồng bộ hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, nhất là công tác giảm nghèo, chăm lo nâng cao đời sống gia đình chính sách, người có công…

Mặt khác, mang trách nhiệm của người đứng đầu UBND huyện và trọng trách Người Đại biểu nhân dân, ông Trần Anh Tuấn đã thường xuyên đổi mới phương pháp làm việc, quản lý nhà nước tại địa phương với quyết tâm đóng góp công sức, trí tuệ của mình cho sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; hoạt động của HĐND tỉnh Đồng Nai, HĐND huyện Xuân Lộc và điều hành hoạt động của UBND huyện đạt nhiều kết quả cao trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, góp phần xây dựng quê hương Xuân Lộc ngày càng giàu đẹp, văn minh, nhân dân trên địa bàn huyện có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cụ thể, ông đã chú trọng điều hành chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Năm 2013 vừa qua, cơ cấu công nghiệp tại huyện đã chiếm 42,5%, nông nghiệp chiếm 29,1% và dịch vụ chiếm 28,4%. Đối với sản xuất nông nghiệp để nâng cao đời sống cho nhân dân, nhất là đối với một huyện nông thôn miền núi, ông đã đề xuất, chỉ đạo các giải pháp về thu hút đầu tư vào các Khu, Cụm công nghiệp, đào tạo nghề để tạo việc làm cho người dân (đến nay đã thu hút trên 22.000 công nhân) nhằm giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp. Bên cạnh đó, tập trung tối đa việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng nhanh năng suất, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Trong đó, ông đã đã tập trung chỉ đạo thực hiện và đạt kết quả tích cực một số nhiệm vụ trọng

tâm như: Nhân rộng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao và Công tác thủy lợi. Gắn liền với các giải pháp đạt kết quả nêu trên và để phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp, ông Trần Anh Tuấn còn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục phát triển loại hình kinh tế hợp tác, đặc biệt là nhân rộng mô hình Câu lạc bộ năng suất cao làm cơ sở cho nông dân hợp tác ở mức giản đơn, phù hợp với điều kiện hiện có và tạo tiền đề cho đi lên vững chắc hơn đó là Liên hiệp Câu lạc bộ năng suất cao, hợp tác xã. Đến nay đã phát triển được 350 Câu Lạc bộ với 10.883 hội viên; Từ CLBNSC huyện đã thành lập 15 Liên hiệp CLB năng suất cao với 2.374 Hội viên trên cơ sở liên kết các câu lạc bộ và hiện nay đang hình thành 7 Hợp tác xã từ mô hình hình Liên hiệp CLBNSC để hoạt động thiết thực có hiệu quả. Phát huy mô hình CLBNSC nhân dân đã liên kết thành lập Câu lạc bộ làm giàu (hiện đã thành lập được 15 câu lạc bộ làm giàu tại 15 xã, thị trấn). Tổng số HTX hiện có 32 hợp tác xã và 2 Quỹ tín dụng nhân dân,

với 7.087 xã viên, tổng vốn điều lệ 96,78 tỷ đồng.

Tận tâm tận lực với công việc và trách nhiệm, ông Trần Anh Tuấn đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của huyện cũng như nâng cao mức sống cho nhân dân. Và mục tiêu gần nhất là cùng huyện Xuân Lộc quyết tâm phấn đấu không ngừng để hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2014. Thiết nghĩ, với một người lãnh đạo như ông, sự lớn mạnh của huyện không đơn thuần là thành quả mà còn là niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ bến trong sự nghiệp công tác. Cũng như những thành tích tự hào mà ông đã đạt được như: Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở (nhiều năm liền), Chiến sỹ Thi đua cấp tỉnh,… Mới đây nhất, ông trở thành một trong top 100 Nhà quản lý xuất sắc năm 2014. Tin rằng, niềm vui này sẽ tiếp thêm cho ông sức mạnh trong sự nghiệp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc cho nhân dân trên địa bàn huyện.n

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài(Trái) trao Cúp vàng “Nhà lãnh quản lý xuất sắc” cho Ông Trần Anh Tuấn - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai tại Thủ đô Hà Nội

71

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 73: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Với nghề thuốc Đông y, có thể khẳng định chắc chắn Nguyễn Lễ không phải là

người ngoại đạo khi cụ nội, ông nội của ông đều là những người thầy thuốc giỏi có tiếng ở địa phương. Những lần theo chân ông nội đi lấy cây thuốc là một phần ký ức đẹp của tuổi thơ đối với Nguyễn Lễ. Đó là những bài học đầu tiên về cách nhận biết cây thuốc cùng những công dụng của chúng trong việc chữa bệnh cứu người. Là những kinh nghiệm trong việc hành nghề y và nhất là đạo lý của người thầy thuốc. Sự giỏi giang bốc thuốc cứu người của một người thầy thuốc chỉ có thể khiến người ta nể phục nhưng để chiếm được thiện cảm và khiến người ta yêu quý thì cần nhiều hơn nữa. Ấy là cách sống, là tấm lòng thiện tâm. Tất cả cứ ngấm dần, ngấm dần vào trong suy nghĩ của cậu bé thủa nào, để khi lớn lên Nguyễn Lễ theo đuổi ngành Đông y như một lẽ đương nhiên. Cùng với vốn nghề được thừa hưởng từ truyền thống gia đình, những năm

tháng miệt mài học tập ở trường Trung cấp Y của tỉnh đã cung cấp cho ông một nền kiến thức chuyên ngành cơ bản, giúp ông tự tin mở phòng khám bốc thuốc cứu người ngay trên chính mảnh đất quê hương còn nhiều gian khó.

Sinh ra và lớn lên trên một vùng quê nghèo, nơi người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông và một số nghề thủ công nên có lẽ hơn ai hết Nguyễn Lễ hiểu rất rõ cái cảnh khốn khổ của người nghèo khi bị ốm và không có tiền đi khám chữa bệnh. Chính vì vậy, khởi nghiệp hành nghề y cũng là lúc ông dành sự quan tâm đặc biệt tới những người bệnh nghèo. Từ đó đến nay, nhắc đến tên ông là người ta nhắc đến hoạt động khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Trao đổi với chúng tôi, Lương y Nguyễn Lễ tâm sự: “Người dân quê tôi còn nghèo lắm. Có rất nhiều mảnh đời bất hạnh. Còn tôi chỉ muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để giảm bớt những cơ cực của người dân”. Được biết,

tại phòng khám của Nguyễn Lễ, người dân nghèo đến khám chữa bệnh, ông không nhận bất cứ một đồng thù lao nào. Nếu bệnh nhân ở xa còn được ông lo nơi ăn, chốn ở để họ yên tâm chữa bệnh. Và dường như ông trời đã thấu hiểu, rung động trước tấm lòng của ông. Nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo, chạy chữa khắp nơi không khỏi, tới phòng khám của lương y, gặp thầy, gặp thuốc, gặp tâm, bệnh tình được chữa khỏi. Tiếng lành đồn xa, bệnh nhân khắp nơi tìm đến nhà “thầy Lễ” mỗi ngày một đông. Để phục vụ người bệnh tốt hơn, ông đã phải mua thêm hàng trăm mét vuông đất để mở rộng vườn nhà, vận động các nhà hảo tâm đầu tư xây dựng hẳn một ngôi nhà điều trị miễn phí cho người nghèo với quy mô 30 giường bệnh.

Đã thành thường lệ hàng chục năm nay, buổi sáng Lương y Nguyễn Lễ ở nhà khám bệnh cho bệnh nhân. Buổi chiều ông đi khắp các vùng rừng núi quanh địa phương để tìm cây thuốc. Mỗi

l TRẦN THU

PHÒNG CHẨN TRỊ ĐÔNG Y NGUYỄN LỄ

Chuyện về một người conĐẤT QUẢNG

Là một lương y cao tay bốc thuốc Đông y nhưng ông Nguyễn Lễ còn là một “Mạnh Thường Quân” của quê hương Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam. Bởi, ông luôn tâm niệm, hạnh phúc lớn nhất của người thầy thuốc là cứu được một người khỏi bệnh và hạnh phúc của một con người là được sẻ chia với đồng loại.‘ ‘

72

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 74: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

ngày ông khám và bốc thuốc từ 20 đến 30 bệnh nhân. Bệnh nhân giàu hay nghèo đến với phòng khám đều được chăm sóc tận tình chu đáo. Điều lạ là khám chữa bệnh không bao giờ đề cập đến chuyện tiền nong, miễn phí cho rất nhiều người nghèo nhưng mỗi năm Nguyễn Lễ vẫn chi cho các hoạt động từ thiện hàng trăm triệu đồng. Làm hàng trăm mét đường bê tông nông thôn, xây cổng làng, xây 18 căn nhà đại đoàn kết, 2 nhà để xe trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực B, tặng xe lăn, xe lắc cho người tàn tật, phát hàng nghìn suất quà cho người nghèo, người cao tuổi, nạn nhân chất độc da cam, học sinh nghèo hiếu học,… Khi được hỏi động cơ nào khiến ông làm như vậy, Lương y Nguyễn Lễ cười: “Tôi chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Còn những người khá giả tôi cũng không lấy đắt mà chỉ vận động họ cùng quyên góp chung tay làm việc thiện”. Cảm kích tay nghề và tấm lòng nhân hậu của người thầy thuốc, nhiều bệnh nhân sau khi được ông chữa khỏi bệnh đã không quản đường xá xa xôi, thường xuyên về thăm

và cùng ông tham gia vào các hoạt động từ thiện ở địa phương. Tuy nhiên, cái cách làm từ thiện của Nguyễn Lễ cũng không giống ai. Mỗi khi thuyết phục được một nhà hảo tâm, ông liền đề xuất với cán bộ địa phương xin danh sách hộ nghèo để cân đối cho phù hợp với các đối tượng rồi cùng với nhà hảo tâm ấy đến trao quà trực tiếp trước sự chứng kiến của ông và cán bộ địa phương. Nhờ đó, không chỉ các cá nhân mà các doanh nghiệp cũng bị ông thuyết phục và tham gia ủng hộ từ thiện nhiều lần.

Hơn chục năm hành nghề y, số bệnh nhân đến và được Lương y Nguyễn Lễ chữa khỏi không thể kể hết. Số tiền ông cùng mọi người ủng hộ cho các hoạt động từ thiện cũng lên đến hơn 10 tỷ đồng. Song, với ông, thế vẫn là chưa đủ. Như với công tác khám chữa bệnh, lương y luôn phải cập nhật tài liệu, sách vở để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, phần nào đáp ứng kịp thời với sự phát triển của y học trong thời đại mới. Thì với từ thiện, ông cũng sẵn sàng dành nhiều công sức, thời gian để hoạt động luôn

có thể diễn ra thường xuyên, liên tục mà không nhất thiết phải phụ thuộc vào các đợt kêu gọi. Với ông, cứu người bệnh hay giúp các đối tượng chính sách đều quan trọng và cần kíp như nhau.

Hiện nay, ngoài công việc của một lương y, Nguyễn Lễ còn kiêm nhiệm nhiều cương vị khác ở các Hội: Đông y, Khuyến học, Chữ thập đỏ của xã Đại Tân và huyện Đại Lộc. Bận rộn nhưng ông rất vui vì được giúp ích cho đời và cho người bất hạnh. Để ghi nhận những đóng góp và nỗ lực của lương y Nguyễn Lễ trong suốt những năm qua, Trung ương Hội Đông y Việt Nam cùng nhiều cơ quan ban ngành đã trao tặng ông nhiều Bằng khen, Giấy khen; là một trong số những cá nhân xuất sắc được khen thưởng trong dịp sơ kết 04 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (2006-2010). Đặc biệt, trong năm 2013 vừa qua, ông cùng lúc được tôn vinh trong lễ trao giải Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh ở Nhà hát lớn Hà Nội và Cúp vàng Vì sự phát triển cộng đồng tại thủ đô Viên - chăn (Lào). n

Bà Yortkeomany Souphanouvong - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Trái) và Ông Nguyễn Đức Kiên - Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (Phải) trao Giải thưởng “Vì sự phát triển cộng đồng Asean” cho Đại diện Phòng chẩn trị đông y Nguyễn Lễ tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

73

DOANH NHAÂN TAÂM - TAØI

Page 75: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Ra đời vào năm 1997 với tên gọi Nhà máy Sữa Trường Xuân, lãnh đạo

của doanh nghiệp đã thể hiện được khả năng đánh giá thị hiếu người tiêu dùng trong tương lai. Và nhà máy được đầu tư với mục đích đón đầu xu thế khách hàng khi đời sống không ngừng được cải thiện, vấn đề nâng cao tầm vóc được quan tâm, các sản phẩm như sữa tiệt trùng, sữa đậu nành,… lên ngôi. Chính vì vậy, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư số vốn ban đầu lên tới 60 tỷ đồng cho dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất thiết kế 10 triệu lít/năm. Song song với công tác đầu tư, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới vấn đề marketing, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Thương hiệu từng bước được củng cố và khẳng định. Đến năm 2001, uy tín của thương hiệu đã mang lại cho Công ty một vinh dự lớn, được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chọn là nhà cung cấp cho chương trình

Giáo dục vệ sinh và dinh dưỡng học đường tại Việt Nam thông qua Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Suốt 6 năm thực hiện chương trình, đã có gần 60 triệu hộp sữa đậu nành chuyển đến tận tay 500 ngàn lượt học sinh tiểu học ở 6 tỉnh thành trong cả nước. Và, chính chương trình đã trở thành một gợi mở quan trọng, giúp lãnh đạo Công ty sáng suốt chuyển hướng phát triển sản phẩm. Đặc biệt là vào thời điểm 2003, trước xu thế ngày một ưa chuộng những sản phẩm thực phẩm và đồ uống có nguồn gốc từ thiên nhiên, Công ty đã quyết định kinh doanh theo hướng chuyên sâu, chỉ sản xuất, kinh doanh duy nhất một loại sản phẩm là sữa đậu nành. Cùng với lựa chọn này, Công ty trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam chuyên về sữa đậu nành với mặt hàng tiên phong trên thị trường là Fami.

Năm 2005, để phù hợp với tình hình mới, Công ty đổi tên thành Nhà máy sữa đậu nành Việt Nam cùng thương hiệu Vinasoy. Tuy

nhiên, phải đến năm 2010, thương hiệu Vinasoy mới thật sự công cuộc chinh phục thị trường. Sau 5 năm âm thuầm chuẩn bị nội lực, lên kế hoạch, đề ra chiến lược, sản phẩm sữa đậu nành nguyên chất Vinasoy được coi là bước ngoặt quan trọng của nhà máy nói riêng và của ngành sữa đậu nành nói chung. Sản phẩm có ý nghĩa như “phát pháo” khởi đầu cho một hướng đi mới của doanh nghiệp trong nỗ lực định vị thương hiệu đối với người tiêu dùng. Đó là chủ trương đầu tư vào chiều sâu của Vinasoy dựa trên cơ sở là sự lao động sáng tạo không ngừng của đội ngũ cán bộ kỹ thuật chủ chốt Công ty. Nhờ sự sáng tạo, những sản phẩm mới của dòng sữa đậu nành sẽ tiếp tục trình làng, đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của người tiêu dùng. Cùng với cam kết chú trọng phát triển đầu tư chiều sâu, Công ty còn tiếp tục mạnh dạn đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy thứ hai tại Bắc Ninh vào giữa năm 2013 với

NHÀ MÁY SỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM

Nâng tầm thương hiệuvới hướng đi mới

Từ lâu, thương hiệu Vinasoy đã nổi tiếng với sản phẩm sữa đậu nành Fami hộp giấy khi chiếm tới 70% thị phần. Thành công này đã trở thành động lực để doanh nghiệp mạnh dạn triển khai phát triển theo hướng đi mới. Đó là đầu tư vào chiều sâu để tiếp tục khẳng định vị thế của thương hiệu trên thị trường.‘ ‘

l TRẦN THU

74

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 76: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

công suất thiết kế ban đầu là 90 triệu lít/năm.

Hiện tại, công suất sản xuất của Nhà máy sữa đậu nành Việt Nam là 175 triệu lít/năm. Và các năm 2011, 2012 và 2013 thị phần của thương hiệu luôn đứng hàng đầu trong lĩnh vực sữa đậu nành trong nước với hơn 70% theo số liệu của AC Nielsen. Sử dụng sản phẩm của Vinasoy, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm bởi sản phẩm được sản xuất trên hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại, khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu đóng gói bao bì ra thành phẩm. Đối với nguyên liệu đậu nành sau khi trích ly, tiêu chuẩn hóa sẽ được xử lý bằng công nghệ UHT ở nhiệt độ cao và đóng gói vô trùng trong bao bì giấy gồm 6 lớp cách nhiệt, có tác dụng tránh các tác động của môi trường. Điều này đã giúp cho sản phẩm duy trì nguyên vẹn hương vị đậu nành tự nhiên trong vòng 6 tháng mà không cần đến chất bảo quản.

Và đáng mừng hơn nữa, tại

Công ty, người lao động luôn nhận được sự quan tâm của Ban Giám đốc. Xuất phát từ quan niệm xem con người là tài sản quý giá và là giá trị cốt lõi của Công ty, các thế hệ lãnh đạo vì thế đã đưa vấn đề chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên là một trong những nhiệm vụ chính, quan trọng hàng đầu trong doanh nghiệp. Từ đó, đã hình thành nên nhiều chế độ, chính sách ưu đãi khác cho người lao động bên cạnh những chế độ theo quy định của pháp luật. Cán bộ công nhân viên càng có thêm động lực để yêu quý, gắn bó với doanh nghiệp bằng tất cả sự tận tâm và lòng nhiệt huyết với công việc. Công ty vì thế càng phát triển ổn định bền vững. Đối với hoạt động từ thiện xã hội, Vinasoy coi đó là sứ mệnh, là trách nhiệm phải thực hiện đối với đất nước. Do đó, bằng việc tham gia tài trợ cho các chương trình truyền hình thực tế, doanh nghiệp đã hỗ trợ hàng tỷ đồng cho người nghèo khắp các vùng miền

của Tổ quốc. Tăng trưởng đạt 140%/năm là

những gì mà Vinasoy làm được trong mấy năm qua. Chắc chắn, đây là con số “trong mơ” của không ít doanh nghiệp thuộc mọi thành phần. Và bí quyết chính là ở chỗ doanh nghiệp đã nỗ lực xây dựng thành công thương hiệu cho nhãn hàng sản phẩm Fami để có được sự tin dùng của khách hàng trong suốt nhiều năm qua. Và giờ đây, thương hiệu Vinasoy lại tiếp tục quá trình chinh phục người tiêu dùng. Không vội vàng, không ôm đồm, Công ty bình tĩnh, tự tin và kiên trì theo đuổi định hướng đã lựa chọn. Niềm tin ấy đã mang lại cho doanh nghiệp vị thế dẫn đầu của lĩnh vực sữa đậu nành Việt Nam cùng rất nhiều danh hiệu giá trị như: Hàng Việt Nam chất lượng cao 2012 - 2013, Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam, Top 20 Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam, Top 100 thương hiệu Việt bền vững 2012, Thương hiệu nổi tiếng Asean 2013,… n

75

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 77: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Ông Hoàng Bách Thảo - Tổng Giám đốc Công ty cho biết: “Giữa tháng

7/2005, Thép Hoàng Gia Phát chính thức được thành lập tại khu đất gần 7.300m2 ở Khu công nghiệp Sóng Thần II, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Là một doanh nghiệp mới nhưng Công ty có thế mạnh là xưởng sản xuất được đầu tư theo công nghệ mới nhất của Hàn Quốc và Nhật Bản. Tiếp theo là sự tập trung, quy tụ được một đội ngũ cán bộ công nhân viên có 15 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực kỹ thuật chế tạo, thiết kế, kinh doanh và sản xuất. Chính vì vậy, chúng tôi rất tự tin chinh phục thị trường ở các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, gia công các loại tôn mạ kẽm, mạ màu; gia công chế tạo máy cơ khí; lắp đặt thiết bị ngành mạ, ngành luyện kim. Sau một năm đầu tư xây dựng, Công ty chính thức đi vào sản xuất vào

cuối năm 2006”.Nhờ được chuẩn bị kỹ càng

từ khâu đầu tư đến sản xuất, quảng bá thương hiệu, tiếp cận thị trường nên sản phẩm tôn mạ kẽm dạng cuộn được thị trường tiếp nhận và đánh giá cao, sản xuất ngày càng ổn định. Bên cạnh đó, sản phẩm tôn mạ kẽm dạng tấm cắt dập cũng đang từng bước làm hài lòng người tiêu dùng bởi sự đa dạng, sẵn sàng đáp ứng theo yêu cầu khách hàng. Trước những tín hiệu khách quan từ thị trường đối với các sản phẩm, lãnh đạo Công ty đã mạnh dạn quyết định: mở rộng diện tích và quy mô sản xuất (đầu tư xây dựng thêm xưởng sản xuất tôn mạ màu), thực hiện kiểm soát các xưởng sản xuất và kinh doanh theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 đã được tổ chức NQA của Vương quốc Anh chứng nhận và các sản phẩm chính thức mang thương

hiệu Royal Steel. Song song với quyết định này, toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nêu cao quyết tâm đồng tâm hiệp lực, đẩy mạnh nghiên cứu, cải tiến để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, hướng tới mục tiêu tham gia nhiều hơn nữa vào thị phần xây dựng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước trong khu vực Asean.

Với phương châm “Vì quyền lợi người tiêu dùng”, Thép Hoàng Gia Phát trong những năm qua đã đạt được những thành tích đáng kể. Từ nguồn vốn điều lệ 68 tỷ đồng, năm 2011 doanh nghiệp đã sản xuất kinh doanh thành công với doanh thu là 450 tỷ đồng, năm 2012 là 470 tỷ đồng. Hiện tại, doanh nghiệp có 03 xưởng sản xuất, gồm: Xưởng mạ kẽm có công suất 40.000 tấn/năm, sản lượng cung cấp cho thị trường 25.000 tấn/năm;

Xuất hiện trên thị trường vào cuối năm 2006, sản phẩm tôn mạ kẽm của Công ty TNHH Thép Hoàng Gia Phát đã và đang được thị trường ưa chuộng với số lượng mỗi năm một tăng. Và, để thương hiệu Royal Steeel tiếp tục được định vị trong lòng khách hàng, trong những năm gần đây, lãnh đạo doanh nghiệp đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp đồng bộ.

CÔNG TY TNHH THÉP HOÀNG GIA PHÁT

ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU

Royal Steell THU THU

76

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 78: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Bà Yortkeomany Souphanouvong - Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Phải) và Ông Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế (Trái) trao Cúp vàng “Thương hiệu nổi tiếng Asean” cho Đại diện Công ty TNHH Thép Hoàng Gia Phát tại Thủ đô Viêng Chăn, Lào

Xưởng Mạ màu có công suất 20.000 tấn/năm, sản lượng cung cấp cho thị trường 10.000 tấn/năm; Xưởng Cắt cán có công suất 15.000 tấn/năm, sản lượng cung cấp cho thị trường 10.000 tấn/năm. Theo ông Hoàng Bách Thảo, 75% sản phẩm của Royal Steel phục vụ cho xuất khẩu và 25% phục vụ tiêu thụ nội địa, trong đó chủ yếu bán sỉ cho các công ty xây dựng.

Tuổi đời non trẻ nhưng những thành tích đạt được của Thép Hoàng Gia Phát thực sự rất đáng ghi nhận. Và để định vị thương hiệu Royal Steel, một trong những nhiệm vụ hàng đầu được Công ty đặc biệt coi trọng trong thời gian tới là tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý, đào tạo đội ngũ kế thừa, nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như khả năng quản lý cán bộ công nhân viên, tạo tiền đề cơ bản để triển khai ứng dụng hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp, tiến tới chuẩn hóa các hoạt động của

doanh nghiệp theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp. Ông Bách Thảo khẳng định: “Đây là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp tạo thế chủ động trong việc ứng phó những biến đổi khách quan của thị trường. Đồng thời, cũng là bước chuẩn bị chạy đà tạo nên sức bật mới cho Công ty khi tình hình kinh tế có những chuyển biến tích cực hơn”.

Và qua tìm hiểu, được biết Royal Steel còn có một thế mạnh nữa. Đó là sự quan tâm của Ban lãnh đạo đến đời sống vật chất tinh thần của người lao động. Tại Công ty, 100 lao động được đảm bảo thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng, các chế độ phúc lợi theo quy định của Nhà nước được thực hiện đầy đủ. Ngoài ra, doanh nghiệp tự mua thêm bảo hiểm tai nạn 24/24 cho 100% cán bộ công nhân viên; có chế độ thăm hỏi, trợ cấp cho các trường hợp khó khăn; lập các quỹ khen thưởng cho cá nhân và tập thể vào các dịp lễ, tết trong

năm; khen thưởng cho con em người lao động có thành tích học tập xuất sắc, ngày 1/6, tết trung thu,… Chính vì vậy, người lao động luôn gắn bó với doanh nghiệp, coi các mục tiêu của doanh nghiệp là của mình và sẵn sàng làm việc hết mình, hết khả năng vì lợi ích chung. Mọi chiến lược, mục tiêu phát triển của Thép Hoàng Gia Phát vì thế càng có điều kiện thuận lợi trở thành hiện thực trong thực tế.

Tiếp tục coi trọng chính sách chất lượng là trọng tâm, Công ty đang tích cực triển khai các giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của Nhật, Hoa Kỳ, Úc và các phương pháp cải tiến liên tục nhằm khẳng định vị thế thương hiệu của Royal Steel trên thị trường. Hy vọng rằng giải thưởng Thương hiệu nổi tiếng Asean 2013 là giải thưởng tiên phong của Thép Hoàng Gia Phát trong quá trình chinh phục những đỉnh cao mới. n

77

THÖÔNG HIEÄU & NHAÕN HIEÄU TÖØ GOÙC NHÌN VAÊN HOÙA

Page 79: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Không vượt rào chắn - tác phẩm đạt giải A, bé Nguyễn Đình Quyết. Ảnh Nguyễn Minh San

Giao thông đường sắt - tác phẩm đạt giải A, bé Nguyễn Phương Thảo.Ảnh Nguyễn Minh San

l VH

Năm 2014, lần thứ hai Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy

văn hóa dân tộc phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức cuộc thi “Thiếu nhi vẽ về Văn hóa giao thông”. Chỉ sau mấy tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 1.888 bức tranh của các em thiếu nhi từ 25 đơn vị tập thể cùng rất nhiều cá nhân của nhiều tỉnh, thành trong cả nước gửi tới tham dự. Trong đó, có hơn 1.000 bức của các tác giả nhí Hà Nội. Kết quả:

- Có 5 đơn vị được tặng Giải thưởng Tập thể, là: Khoa Mỹ thuật - Cung Thiếu nhi Hà Nội; Nhà Thiếu nhi TP Đà Nẵng; Nhà

Thiếu nhi TP Huế; Trường THCS Tấn Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre; Trung tâm Văn hóa quận Ba Đình - Hà Nội.

- Có 20 tác phẩm được tặng Giải A, 30 tác phẩm được tặng Giải B và 80 tác phẩm được tặng Giải C.

Lễ Tổng kết, trao tặng giải thưởng và triển lãm Tranh Thiếu nhi vẽ về Văn hóa Giao thông - 2014, chào mừng Kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2014) tổ chức sáng ngày 08/10/2014 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật - số 02, Hoa Lư, Hà Nội đã thu hút hàng ngàn thiếu nhi cả nước tham dự.n

Thiếu nhi vẽ về Văn hóa giao thôngnăm 2014

Tổng kết, trao tặng giải thưởng và triển lãm tranh

Pano về triển lãm tranh thiếu nhi toàn quốc với VHGT. Ảnh Nguyễn Minh San78

VAÊN HOÙA GIAO THOÂNG

Page 80: Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Kinh tế & văn hóa số 9 - 10

Qua đường đúng nơi qui định - tác phẩm đạt giải A, bé Đỗ Ngọc Linh.Ảnh Nguyễn Minh San

Đội mũ bảo hiểm trước khi tham gia giao thông - tác phẩm đạt giải A, bé Hoàng Phương Linh. Ảnh Nguyễn Minh San

Chú công an dạy chúng em luật giao thông - tác phẩm đạt giải A, bé Lê Thị Hồng Anh. Ảnh Nguyễn Minh San

Không được vượt đèn đỏ - tác phẩm đạt giải B, bé Đặng Thị Thế Quyền. Ảnh Nguyễn Minh San

Nguy hiểm quá - tác phẩm đạt giải A, bé Trần Thị Khánh An. Ảnh Nguyễn Minh San

79

VAÊN HOÙA GIAO THOÂNG