vĂn kiỆn dỰ Án hỖ trỢ kỸ thuẬt sỬ dỤng vỐn oda dự án...

97
i BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án Phát triển Hệ thống Thông tin Quản lý ngành Lâm nghiệp tại Việt Nam – Giai đoạn II (FORMIS II) Lập dự án: Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan Soạn thảo dự án: Finish Consulting Group Kiểm tra: Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp (đã được chỉnh sửa, hoàn thiện theo kết quả thẩm định của Bộ NN&PTNT ngày 20/3/2013) HÀ NỘI, THÁNG 4/2013

Upload: vukhanh

Post on 29-Aug-2019

218 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

i

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP

VĂN KIỆN

DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA

Dự án

Phát triển Hệ thống Thông tin Quản lý ngành Lâm nghiệp

tại Việt Nam – Giai đoạn II (FORMIS II)

Lập dự án: Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan

Soạn thảo dự án: Finish Consulting Group

Kiểm tra: Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp

(đã được chỉnh sửa, hoàn thiện theo kết quả thẩm định của Bộ NN&PTNT ngày 20/3/2013)

HÀ NỘI, THÁNG 4/2013

Page 2: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

ii

Mục lục

PHẦN I: THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN ....................................................................................................................... IV

PHẦN II: NỘI DUNG DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA ..................................................................... V

TÓM TẮT V

1. BỐI CẢNH ........................................................................................................................................................................... 2

1.1 Các chính sách của nhà nước và của ngành ..................................................................................................... 2 1.1.1 Các chính sách của nhà nước và của ngành - Bối cảnh ................................................................................ 2 1.1.2 Sự phát triển của ngành lâm nghiệp .............................................................................................................. 2 1.1.3 Các chính sách ngành lâm nghiệp ................................................................................................................. 4 1.1.4 Các chương trình hợp tác trong ngành lâm nghiệp Việt Nam do Phần Lan tài trợ ....................................... 5 1.1.5 Tổng quát về dự án FORMIS pha I .............................................................................................................. 8 1.1.6 Tham gia của các bên liên quan trong quá trình thực hiện dự án FORMIS ................................................ 12 1.1.7 Các dự án lâm nghiệp khác đang triển khai ở Việt Nam ............................................................................ 13 1.1.8 Các dự án Công nghệ thông tin-Truyền thông (CNTT-TT) ........................................................................ 14

1.2 Các vấn đề cần giải quyết và bài học kinh nghiệm ........................................................................................ 15

1.3 Các bên liên quan và hưởng lợi ..................................................................................................................... 17

2 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ ................................................................................................................. 19

2.1 Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ: ............................. 19

2.2 Lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc

lĩnh vực được tài trợ. ..................................................................................................................................... 20

3 THUYẾT MINH VỀ CÁC CAN THIỆP CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 20

3.1 Mục tiêu tổng quát và các chỉ số tương ứng .................................................................................................. 20

3.2 Các mục tiêu và các chỉ số tương ứng ........................................................................................................... 21

3.3 Các kết quả .................................................................................................................................................... 24

3.4 Hoạt động ...................................................................................................................................................... 25

4 GIẢ ĐỊNH VÀ RỦI RO ................................................................................................................................... 27

5 TÍNH TƯƠNG THÍCH VÀ BỀN VỮNG ........................................................................................................ 32

5.1 Môi trường chính sách ................................................................................................................................... 32

5.2 Mức độ khả thi về kinh tế và tài chính........................................................................................................... 34

5.3 Năng lực thể chế ............................................................................................................................................ 34

5.4 Nhân tố văn hóa-xã hội .................................................................................................................................. 34

5.5 Sự tham gia và Quyền sở hữu ........................................................................................................................ 35

5.6 Bình đẳng, giới và dân tộc thiểu số ............................................................................................................... 36

5.7 Môi trường ..................................................................................................................................................... 36

5.8 Công nghệ phù hợp ........................................................................................................................................ 36

5.9 Nghĩa vụ của Cơ quan thực hiện.................................................................................................................... 37

6 THỰC HIỆN .................................................................................................................................................... 37

6.1 Phương pháp tiếp cận .................................................................................................................................... 37

6.2 Phạm vi địa lý ................................................................................................................................................ 37

6.3 Các vấn đề then chốt ...................................................................................................................................... 38

6.4 Các vấn đề xuyên suốt ................................................................................................................................... 39

6.5 Kế hoạch hoạt động ....................................................................................................................................... 40

7 QUẢN LÝ DỰ ÁN .......................................................................................................................................... 41

7.1 Tổ chức Dự án ............................................................................................................................................... 41

7.2 Quản lý tài chính............................................................................................................................................ 47

7.3 Ngân sách ...................................................................................................................................................... 47

Phía Việt Nam cam kết đảm bảo điều kiện về nhân sự và trang thiết bị để phục vụ hoạt động của dự án tại cấp tỉnh ......... 50

7.4 Năng lực quản lý, tổ chức thực hiện của chủ dự án ....................................................................................... 51

Page 3: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

iii

7. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ............................................................................................................................ 51

Phụ lục

Phụ lục A Khung logic ma trận với các hoạt động dự án ........................................................................................................ 52 Phụ lục B Đề cương hướng dẫn thực hiện dự án (PIM) .................................................................................................... 56 Phụ lục C Danh mục các tài liệu tham khảo ........................................................................................................................... 57 Phụ lục D Điều khoản tham chiếu của quản lý dự án ............................................................................................................. 58 Phụ lục E Điều khoản tham chiếu của Hỗ trợ kỹ thuật ........................................................................................................... 61

Danh mục bảng

Bảng 1. Các thành tựu của FORMIS Pha I và điều chỉnh kế hoạch cho FORMIS Pha II ......................................................... 9 Bảng 2 Các hạn chế và các vấn đề còn tồn tại của FORMIS pha I và điều chỉnh cần thiết trong FORMIS Pha II................. 10 Bảng 3. Các giả định chính, cấp độ và ảnh hưởng đến chiến lược dự án ................................................................................ 29 Bảng 4. Những rủi ro của dự án và giải pháp giảm thiểu. ....................................................................................................... 31 Bảng 5 Thời gian biểu chung của các hoạt động chính ........................................................................................................... 41 Bảng 6 Yêu cầu về các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật ................................................................................................................. 45 Bảng 8. Ngân sách theo các hợp phần thuộc đóng góp của Chính phủ Phần Lan (EUR) ....................................................... 48 Bảng 9. Ngân sách theo hạng mục, Đóng góp của Chính phủ Phần Lan (EUR) .................................................................... 48 Bảng 10. Nguồn vốn đối ứng .................................................................................................................................................. 50 Bảng10 Khung logic ma trận với các hoạt động chi tiết ......................................................................................................... 52

Danh mục sơ đồ

Sơ đồ1.Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020 và năm chương trình của Chiến lược .................................. 4 Sơ đồ 2 Kiến trúc hệ thống thông tin FORMIS....................................................................................................................... 12 Sơ đồ 3 Cây vấn đề về quản lý thông tin ngành Lâm nghiệp Việt Nam ................................................................................. 17 Sơ đồ 4. Cây mục tiêu về thông tin quản lý ngành lâm nghiệp Việt Nam .............................................................................. 21 Sơ đồ 5 Sơ đồ tổ chức dự án ................................................................................................................................................... 42

Page 4: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

iv

PHẦN I: THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN

1. Tên dự án: Phát triển hệ thống quản lý thông tin ngành lâm nghiệp giai đoạn II (FORMIS

II)

2. Mã ngành dự án: A 02

3. Tên nhà tài trợ: Chính phủ Phần Lan

4. Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a. Địa chỉ liên lạc: số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

b. Số điện thoại: 0084 4 38434682 Fax: 0084 4 38569833

5. Đơn vị đề xuất dự án: Tổng cục Lâm nghiệp

a. Địa chỉ liên lạc: số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

b. Số điện thoại: 0084 4 38438792 Fax: 0084 4 38438793

6. Chủ dự án dự kiến: Tổng cục Lâm nghiệp

a. Địa chỉ liên lạc: số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

b. Số điện thoại: 0084 4 38438792 Fax: 0084 4 38438793

7. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 5 năm (2013-2018)

8. Địa điểm thực hiện dự án: Trung ương và các tỉnh

9. Tổng vốn dự kiến của dự án: 10.137.530 Euro

Trong đó:

- Vốn ODA Chính phủ Phần Lan tài trợ: 9.700.000 EUR.

- Vốn đối ứng: 437.530 Euro, tương đương với 11.700.000.000 VNĐ.

10. Hình thức cung cấp ODA: Hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại.

Page 5: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

v

PHẦN II: NỘI DUNG DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA

TÓM TẮT

Dự án Phát triển Hệ thống Quản lý Thông tin ngành Lâm nghiệp tại Việt Nam – pha II (FORMIS

II) được xây dựng nhằm đảm bảo pha tiếp theo sẽ kế thừa được những thành công của FORMIS

pha I (10/2009-10/2012). Dự án FORMIS II được thiết kế kéo dài trong 5 năm trong đó 4 năm

đầu để thực hiện dự án và năm thứ năm để bàn giao các kết quả của dự án. Ban quản lý dự án sẽ

được đặt tại Hà Nội. Dự án sẽ mở rộng việc sử dụng các ứng dụng FORMIS đã được lựa chọn và

các hoạt động của nó ở tất cả các tỉnh của Việt Nam, tập trung ở các tỉnh có rừng. Trước khi mở

rộng ra tất cả các tỉnh, dự án sẽ thử nghiệm toàn diện các ứng dụng cơ bản ở tất cả các huyện của

3 tỉnh pha I. Hơn thế nữa dự án sẽ thí điểm các ứng dụng mới của FORMIS ở 3 tỉnh của pha I

trước khi áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Ngân sách của dự án được tài trợ từ Chính phủ Phần

Lan là 9,7 triệu EUR. Nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 437.530 Euro, tương

đương 11,700,000,000 VNĐ.

Dự án sẽ hỗ trợ ngành lâm nghiệp phát triển sâu hơn hệ thống thông tin lâm nghiệp với cổng

công nghệ thông tin được tích hợp. “Phát triển và củng cố hệ thống thông tin phục vụ công tác

quản lý ngành lâm nghiệp” là một trong 21 dự án ưu tiên được nêu trong Chiến lược Phát triển

Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020, và được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt thông qua

Quyết định số 3427 ký vào tháng 11/2006 về “Phê duyệt đề án ứng dụng và phát triển công

nghệ thông tin”.

Mục tiêu tổng quát của Dự án FORMIS II là đảm bảo các nguồn tài nguyên rừng được quản

lý bền vững dựa trên nền tảng thông tin cập nhật và góp phần vào công tác xóa đói giảm

nghèo trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội chung của Việt Nam. Mục đích cụ thể của

dự án là xây dựng một hệ thống thông tin quản lý được tích hợp đầy đủ để hỗ trợ công tác ra

quyết định của ngành lâm nghiệphỗ trợ việc quản lý rừng, các hoạt động REDD và FLEGT.

FORMIS sẽ được thiết kế sao cho dễ hoạt động và vận hành, đồng thời phục vụ tốt hơn cho các

nhu cầu về thông tin ngành lâm nghiệp Việt Nam, trao đổi thông tin và giám sát tác động.

Dự án FORMIS pha II sẽ đạt được các kết quả sau:

1. Các quy trình, tiêu chuẩn và cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan của Việt Nam: Trao đổi dữ liệu điện tử trong nội bộ TCLN,với các cơ quan liên quan bên ngoài và các

cơ sở dữ liệu của FORMIS; TCLN sẽ thành lập một đơn vị vềcông nghệ thông tin cấp

cục/vụ để hỗ trợ về công nghệ thông tin và các sản phẩm của FORMIS; các quy định

pháp lý về quản lý dữ liệu cho các quy trình chủ chốt sẽ được soạn thảo và phê duyệt;

2. Hệ thống nền FORMIS kèm theo các công cụ được vận hành ở tất cả các tỉnh, tập trung

chủ yếu ở các tỉnh có rừng: Hệ thống quản lý thông tin tài nguyên rừng đã cải tiến (bao

gồm: Thông tin tài nguyên rừng, những can thiệp, báo cáo về các hoạt động/sự cố, thông

tin liên quan đến các sản phẩm lâm nghiệp và quản lý tài chính) đặc biệt những ứng dụng

mới của hệ thống sẽ được thử nghiệm và chạy vận hành một cách toàn diện ở 3 tỉnh của

pha I trước khi áp dụng nó trên toàn quốc. Phiên bản rút gọn của Hệ thống báo cáo và

Quản lý thông tin lâm nghiệp có các ứng dụng FORMIS đã được lựa chọn sẽ được đào

tạo và chạy vận hành ở tất cả các tỉnh;

3. Cơ sở dữ liệu ngành lâm nghiệp được chuẩn hóa và được đưa vào trong cơ sở dữ liệu

chuẩn của FORMIS, các chỉ số báo cáo về việc thực hiện các hoạt động lâm nghiệp được

xây dựng xong: Huy động và sử dụng của các dữ liệu thu thập để chia sẻ và báo cáo cho

toàn quốc; Tăng cường sử dụng các biện pháp thu thập dữ liệu ở cấp xã dựa vào GPS;

Page 6: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

vi

Các ứng dụng nhập liệu ngoại tuyến cần thiết được chuẩn bị sẵn và có khả năng kết nối

với FORMIS. Tiếp tục triển khai việc xác định và tích hợp các bộ dữ liệu; Hai hoạt động

kinh doanh lâm nghiệp sẽ được chọn và kế hoạch dựa trên lý thuyết sẽ được xây dựng;

Hệ thống thí điểm của 2 hoạt động kinh doanh lâm nghiệp sẽ được tạo và thử nghiệm ở 3

tỉnh của pha 1; Hỗ trợ các bên liên quan chuẩn hoá các bộ dữ liệu cho đồng bộ với

FORMIS. Sàng lọc các chỉ số báo cáo của ngành lâm nghiệp.

4. Năng lực thu thập và quản lý thông tin được tăng cường: Tài liệu tập huấn của hệ thống FORMIS được chuẩn bị đưa vào trang Web; Tài liệu hướng dẫn sử dụng FORMIS được

soạn thảo; Các khóa đào tạo cơ bản về IT, GIS và chuyên sâu về FORMIS cho các tỉnh

và các cán bộ cấp huyện được tổ chức.

5. Trung tâm Thông tin ngành Lâm nghiệp/ PhòngCNTT Lâm nghiệp được thành lập và vận hành.

Page 7: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

5MHRP Chương trình phục hồi 5 triệu ha rừng (còn gọi ‘Chương trình 661’)

ADB Ngân hàng Phát triển châu Á

CBD Công ước về Đa dạng sinh học

BĐKH Biến đổi khí hậu

CDM Cơ chế Phát triển sạch

CIFOR Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế

CIREN Cục Công nghệ thông tin – Bộ Tài nguyên Môi trường

CIS Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NN&PTNT)

CTA Cố vấn trưởng kỹ thuật

Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DBMS Hệ thống Quản lý Dữ liệu

Chi cục LN Chi cục Lâm nghiệp

UBND huyện Ủy ban nhân dân huyện

DPWG Tổ công tác cấp huyện

EC Ủy ban Châu Âu

EU Hội đồng Châu Âu

FAO Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc

Viện ĐTQHR Viện Điều tra Quy hoạch Rừng

FLEGT (Chương trình) Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại

FLITCH (Dự án) Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên

FMFA Bộ Ngoại giao Phần Lan

FOMIS Hệ thống Thông tin và Giám sát ngành lâm nghiệp

FORMIS Phát triển Hệ thống Thông tin Quản lý Ngành Lâm nghiệp

Cục KL Cục Kiểm lâm

FRA Đánh giá tài nguyên rừng

VIệN KHLN Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

FSSP Chương trình Đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GIS Hệ thống thông tin địa lý

GIZ Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (trước đây là GTZ: Tổ chức hợp tác kỹ thuật

Đức)

Chính phủ VN Chính phủ Việt Nam

GPS Hệ thống định vị toàn cầu

TCTK Tổng cục Thống kê

Vụ HTQT Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT)

ICI Chương trình hợp tác thể chế (của Phần Lan)

ICRAF Trung tâm Nông-Lâm Quốc tế

ICT Công nghệ Thông tin và Truyền thông

IS Hệ thống thông tin

IT Công nghệ thông tin

JICA Tổ chức Hỗ trợ quốc tế Nhật Bản

LAN Mạng nội bộ

LT Dài hạn

M&E Giám sát và đánh giá

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

MDG Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

Bộ TNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ KHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư

MRV Đo lường, Báo cáo, và Thẩm định

PGĐ Phó giám đốc (dự án)

NFA Đánh giá/Kiểm kê rừng quốc gia

NFIMAP Chương trình Điều tra và Giám sát rừng quốc gia

NTFP Lâm sản phi gỗ

Page 8: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

viii

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (vốn)

PD Văn kiện dự án

BQLDA Ban Quản lý dự án

UBND Tỉnh Uỷ ban nhân dân tỉnh

PPMG Nhóm QLDA cấp tỉnh

BCĐ Ban chỉ đạo dự án

RECOFTC Trung tâm Con người và Rừng

REDD Giảm thiểu phát thải từ Mất rừng và Suy thoái rừng

R-PP Đề án Chuẩn bị Sẵn sàng (cho Quỹ đối tác Cacbon lâm nghiệp, FCPF)

RS Ảnh vệ tinh

Kế hoạch PTKTXH Chương trình Phát triển Kinh tế - xã hội

Chiến lượcPTKTXH Chiến lược phát triển Kinh tế-xã hội

LTQD Lâm trường quốc doanh

SFM Quản lý rừng bền vững

SNV Tổ chức Phát triển Hà Lan

ST Ngắn hạn

TA Hỗ trợ kỹ thuật

TFF Quỹ Ủy thác Lâm nghiệp

ToR Tham chiếu (công việc)

UN Liên hiệp quốc

UNCCD Công ước LHQ về phòng chống Sa mạc hóa

UNFCCC Công ước khung LHQ về Biến đổi khí hậu

UN-REDD Chương trình phối hợp REDD ở các nước đang phát triển

Chiến lược PTLN Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam

ĐHLN Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (Xuân Mai)

TCLN Tổng cục Lâm nghiệp

VPA Thỏa thuận đối tác tự nguyện

WG Tổ công tác

WB Ngân hàng thế giới

XML Ngôn ngữ định dạng mở rộng

Page 9: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

2

1. BỐI CẢNH

1.1 Các chính sách của nhà nước và của ngành

1.1.1 Các chính sách của nhà nước và của ngành - Bối cảnh

Chiến lược phát triển chính của Việt Nam bao gồm Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 10 năm

(Chiến lược PTKTXH) và Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 5 năm (Kế hoạch PTKTXH).

Chính phủ Việt Nam đã xây dựng Chiến lược PTKTXH cho giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch

PTKTXH cho giai đoạn 2011-2015. Chiến lược Chiến lược PTKTXH 2011-2020 đặt các mục tiêu

phát triển cho ngành lâm nghiệp theo các tiêu đề như “cải thiện chất lượng môi trường”, “phát

triển lâm nghiệp bền vững” và “thực hiện chương trình tái trồng rừng”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(Bộ KHĐT) đã ban hành Công văn số 4350/BKHDT-QLQH ngày 05/7/2011 hướng dẫn các bộ,

các tỉnh lập Quy hoạch Phát triển kinh tế xã hội và Kế hoạch phát triển ngành giai đoạn 2011-

2015.Vì vậy, Chính phủ và các bộ ngành hiện đang xây dựng Kế hoạch PTKTXH 2011-2015.

Nhìn chung kế hoạch PTKTXH 2011-2015 ngoài các mục tiêu khác thì còn có mục tiêu phát triển

nông nghiệp ở mọi vùng miền để giảm nghèo- với ưu tiên là những vùng sâu vùng xa và vùng có

nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, đồng thời cũng tăng cường bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên

nhiên1. Ngoài ra, chiến lược PTKTXH 2011-2020 nhấn mạnh một loạt các mục tiêu liên quan đến

phát triển công nghệ thông tin bao gồm cả mục tiêu hiện đại hóa ngành thông tin-truyền thông và

cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trên cả nước.

Giảm nghèo là chủ trương xuyên suốt trong tất cả các kế hoạch và chính sách của Chính phủ. Việt

Nam đã đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) bằng việc giảm nghèo từ 58.1%

năm 1993 xuống còn 28.9% năm 2002. Đến năm 2008, tỷ lệ nghèo tiếp tục giảm còn 14.5%.

Thách thức hiện tại là làm giảm sự chênh lệch (về thu nhập, tiếp cận với các dịch vụ cơ bản) đang

có xu hướngng gia tăng và giải quyết các nguyên nhân cãn bản của đói nghèo ở các vùng miền

trong cả nước.

Lĩnh vực công nghệ thông tin được ưu tiên nhấn mạnh trong chính sách của nhà nước. Theo ‘Quy

hoạch Phát triển Công nghệ thông tin-Truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam đến 2020’, Chính phủ

Việt Nam nhắm đến việc thiết lập một ngành CNTT-TT trình độ quốc tế, đóng góp từ 8-10% vào

GDP. Mục tiêu của ngành CNTT-TT đến năm 2020 bao gồm:

Nằm trong top 10 nước cung cấp phần mềm và các dịch vụ kỹ thuật số

Đạt 80% số lượng các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng CNTT trong vận

hành

Phát triển một số công ty truyền thông tầm cỡ.

Cung cấp truyền thông di động băng thông rộng cho 85% dân số.

1.1.2 Sự phát triển của ngành lâm nghiệp

Ngành lâm nghiệp ở Việt Nam đóng góp 1% vào tổng GDP của cả nước mặc dù con số này có thể

bị tính thấp hơn giá trị thực về kinh tế-xã hội và môi trường mà ngành lâm nghiệp đã đóng góp

vào nền kinh tế quốc gia, đóng góp vào tạo sinh kế cho người dân, các giá trị môi trường ví dụ

như bảo vệ lưu vực và vùng duyên hải và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BDKH). Hiện

1Hiện vẫn có tỷ lệ lớn người nghèo ở Việt Nam đặc biệt là ở đồng bào dân tộc thiểu số là những người sống ở vùng

cao nơi có rừng che phủ. Mặc dù đồng bào dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,5% dân số trong cả nước nhưng họ chiếm

44,7% tỷ lệ nghèo của Việt Nam và 59% đói. Họ cũng gây ra áp lực cho việc chuyển đổi đất để sản xuất lương thực

nhằm đáp ứng nhu cầu đủ lương thực để giảm nghèo (R-PP. 2011, p. 35).

Page 10: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

3

nay có khoảng 25 triệu người đang sống trong rừng hoặc gần rừng, đặc biệt là những vùng miền

núi nơi có rất nhiều hộ nghèo và nhiều nhóm dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 là 13.388.974 ha trong đó có 10.304.816 ha rừng tự

nhiên và 3.083.257 ha rừng trồng. Độ che phủ rừng tăng từ 37% năm 2005 lên 39.51% năm 2010.

Trữ lượng gỗ khai thác từ rừng trồng chiếm khoảng 92% tổng lượng khai thác.Lĩnh vực chế biến

gỗ đang phát triển nhanh chóng với sự có mặt của cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) lẫn

các công ty quy mô lớn. Sản xuất gỗ từ rừng trồng đang ngày càng có vị trí quan trọng do có sự

tham gia của một số lượng lớn các hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu về gỗ nhỏ. Ở nhiều tỉnh

vùng đông bắc và duyên hải miền trung, gỗ rừng trồng đang trở thành nguồn thu nhập lâu dài cho

nhiều nông dân.

Trong thập niên gần đây, công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã phát triển vượt bậc và kết quả

là giá trị xuất khẩu tăng gấp 10 lần trong giai đoạn 2000-2010, có nghĩa là khoảng 3,44 tỷ đô-la

Mỹ năm 2010 (và khoảng 4 tỷ năm 2011). Thị trường chính cho sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt

Nam là Mỹ (45%), châu Âu (30%), Nhật Bản (12%) trong tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, công

nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc thích nghi với

những thay đổi của thị trường, đặc biệt là Đạo luật Lacey của Mỹ và Kế hoạch hành động về

Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại gỗ (FLEGT) của Liên minh Châu Âu (EU).

Những chính sách có các quy chuẩn nghiêm ngặt nhằm đảm bảo các sẩn phẩm gỗ được nhập khẩu

vào các thị trường này phải có nguồn gốc hợp pháp.

Kế hoạch hành động về EU-FLEGT đã đưa ra một loạt các quy chuẩn nhằm đạt được mục đích

chống chặt phá rừng. Những hoạt động này bao gồm:

Hỗ trợ việc quản trị rừng tốt hơn và xây dựng năng lực ở các nước sản xuất gỗ;

Phát triển Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) với các nước sản xuất gỗ để tránh nhập

khẩu những gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp vào thị trường Châu Âu;

Cố gắng giảm nhu cầu tiêu thụ gỗ bất hợp pháp của Liên minh Châu Âu và không

khuyến khích việc đầu tư của các cơ quan tổ chức của Liên minh Châu Âu có thể tạo

điều kiện cho việc chặt phá rừng.

Năm 2010, Việt Nam quyết định tiến hành đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện. Mặc dù Việt

Nam hiện không có bất cứ quy định pháp lý nào cho các công ty chế biến gỗ phải xây dựng hệ

thống quản lý chuỗi hành trình sản phẩm nhưng từ năm 2003, phần lớn các công ty chế biến gỗ

xuất khẩu sang thị trường Chấu Âu đều đã chủ động áp dụng hệ thống quản lý chuỗi hành trình

sản phẩm chính quy có hoặc không có chứng chỉ rừng theo yêu cầu của các nhà nhập khẩu Châu

Âu2. Đứng trên quan điểm nhu cầu thông tin lâm nghiêp, việc thực hiện Hiệp định đối tác tự

nguyện cần các dữ liệu về:

Các công ty chế biến gỗ, công ty xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ;

Trữ lượng gỗ được khai thác, loại rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng), địa điểm khai thác

và mã vạch nhằm tạo điều kiện cho việc truy xuất nguồn gốc gỗ và hạn chế sự thâm

nhập của gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp;

Sản xuất và sụt giá của nguyên liệu gỗ ở các công ty chế biến gỗ;

Việc vận chuyển, kinh doanh và xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

2Nguồn: Viện lâm nghiệp Châu Âu (EFI). 2011. Khung pháp lý về định nghĩa gỗ hợp pháp ở Việt Nam. Báo cáo

nghiên cứu, trang 87.

Page 11: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

4

1.1.3 Các chính sách ngành lâm nghiệp

Trong những thập niên gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện công

tác quản lý rừng, đất lâm nghiệp và quản lý ngành lâm nghiệp nói chung. Từ năm 1992, chương

trình 327 phủ xanh đất trống đồi trọc đã chú trọng đến việc bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

và trồng rừng trên đất trống thuộc các phân loại rừng này.

Năm 1997, với Nghị quyết số 08/1997/QH10, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn “Chương trình

tái trồng 5 triệu ha rừng (1998-2010)”hay còn gọi là “Chương trình 661” tập trung vào bảo vệ

tài nguyên rừng hiện có và đẩy nhanh việc trồng rừng nhằm cải thiện hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng

sinh học và cung cấp nguyên liệu thô cho công nghiệp chế biến gỗ.

Năm 2003, Luật Đất đai đã được Quốc hội thông qua. Luật này quy định quyền và trách nhiệm

của nhà nước như là đại diện cho toàn dân về quyền sở hữu đất đai nhằm thống nhất việc quản lý

đất, các hình thức đăng ký và sử dụng đất; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Năm 2004, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được sửa đổi và Quốc hội thông qua nhằm đáp ứng

các yêu cầu mới về phát triển KTXH, bảo vệ môi trường, hội nhập kinh tế toàn cầu. Luật này

được coi là khung chính sách pháp lý quan trọng của ngành lâm nghiệp Việt Nam.

Năm 2007, Thủ tướng phê duyệt Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam (Chiến lược PTLN)

giai đoạn 2006-2020.Chiến lược này đã vạch ra mục tiêu tổng quát của ngành lâm nghiệp nhằm

định hướng cho việc lập kế hoạch và xây dựng các dự án.Chiến lược gồm 5 chương trình và sau

đó được cụ thể hóa thành các dự án (Sơ đồ 1). Chiến lược được thực hiện trong ba chu kỳ kế

hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm

Sơ đồ1.Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020 và năm chương trình của Chiến lược

Luật Đa dạng sinh học (số 20/2008/QH12) được Quốc hội thông qua năm 2008.Luật này dành

cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức,

hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Luật Đa dạng sinh

học được áp dụng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong nước, kiều bào ở nước ngoài, các

Page 12: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

5

tổ chức và cá nhân nước ngoài đang triển khai các hoạt động liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh

học và phát triển bền vững ở Việt Nam.

Năm 2008, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 158/2008/QD-TTg phê duyệt Chương

trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu.Mặc dù chương trình này tập trung nhiều

vào lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng nó cũng bao gồm cả lĩnh vực giảm thiểu. Bộ

Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) là đơn vị đầu mối của chương trình này, bộ này có nhiệm

vụ phối hợp với các đơn vị liên quan để hỗ trợ Chính phủ ứng phó với biến đổi khí hậu.

Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2010/ND-CP về Chính sách Chi trả Dịch vụ Môi

trường Rừng. Nghị định quy định chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam.Theo

Nghị định này, hấp thụ cacbon và bảo tồn được xem là dịch vụ từ rừng vì thế Nghị định đã thiết

lập nền tảng pháp lý quan trọng cho việc thực hiện REDD+ ở Việt Nam.

Một Biên bản Ghi nhớ (MoU) giữa Chính phủ Việt Nam và các đối tác quốc tế về hỗ trợ ngành

lâm nghiệp được ký vào năm 2001 cho Chương trình Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP).

Chương trình đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp đã giúp soạn thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

sửa đổi năm 2004 cũng như hỗ trợ xây dựng Chiến lược Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020.

Quỹ Ủy thác Lâm nghiệp (TFF)3 được thành lập năm 2004 nhằm tạo ra một cơ chế cho 4 nhà tài

trợ song phương của châu Âu (Phần Lan, Hà Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ) tài trợ việc thực hiện

các ưu tiên của ngành trong khuôn khổ các chính sách đã được thống nhất. Hiện nay, theo Biên

bản ghi nhớ 2009-2012, TFF được Phần Lan, Hà Lan và Thụy Sĩ tài trợ còn Đức cung cấp hỗ trợ

kỹ thuật. TFF đã hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin và giám sát ngành lâm nghiệp thông qua dự

án nhỏ “Phát triển Hệ thống thông tin và Giám sát ngành lâm nghiệp” (FOMIS4GA 024/05).

Trong pha I của dự án FORMIS, TFF đã hỗ trợ tài chính, giám sát và đánh giá dự án.

1.1.4 Các chương trình hợp tác trong ngành lâm nghiệp Việt Nam do Phần Lan tài

trợ

Quan tâm của chính phủ Phần Lan dành cho ngành lâm nghiệp Việt Nam bắt đầu từ một nghiên

cứu khả thi vào năm 1992 là thời điểm khi số lượng các nhà tài trợ cho ngành lâm nghiệp còn rất

ít, chủ yếu chỉ có SIDA, UNDP/FAO và Chương trình Lương thực thế giới (WFP). Các hoạt động

sau đây được thực hiện trong giai đoạn 1990-2010:

Chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam-Phần Lan (VFFP) triển khai ở các xã thí điểm

thuộc tỉnh Bắc Kạn (các hoạt động thực địa như giao đất lâm nghiệp với định hướng dùng

lâm nghiệp như là điểm nhấn cho phát triển nông thôn)

Hỗ trợ quy mô nhỏ về kỹ thuật và tài chính cho tiến trình lập kế hoạch cấp quốc gia bao gồm

sự hỗ trợ/tham gia trong Tổ công tác quốc gia về quy hoạch sử dụng đất và giao đất, cung cấp

cán bộ nguồn cho các mảng hoạt động chương trình FSSP và hỗ trợ tài chính cho các khóa

đào tạo.

3TFF có 4 mục tiêu cụ thể: 1) Đưa ODAđến gần hơn với những ưu tiên đã được thống nhất được hình thành trong

khuôn khổ FSSP, 2) Tăng cường hỗ trợ ODA dành cho ngành lâm nghiệp phù hợp với CPRGS, 3) Hài hòa hóa tài trợ

ODA cho ngành lâm nghiệp và giảm các chi phí giao dịch cho Chính phủ Việt Nam, 4) Hỗ trợ việc chuyển sang cách

tiếp cận hỗ trợ ngành cho các ODA trong lĩnh vực lâm nghiệp.

4FOMIS là hệ thống giúp cho quản lý những kế hoạch hành động chủ chốt của ngành lâm nghiệp ví dụ như Chiến

lược phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam, Kế hoạch 5 năm ngành lâm nghiệp 2006-2010 và chương trình 5 triệu ha

rừng (hay còn gọi là chương trình 661). Mục đích chính của hệ thống là thu thập các chỉ số dữ liệu.

Page 13: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

6

Dự án cấp vùng giai đoạn 1995-2000 hỗ trợ đạo tạo lâm nghiệp xã hội theo định hướng dựa

vào cộng đồng do Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (Xuân Mai) đảm nhận.

Hai chương trình phát triển nông thôn ở miền Trung Việt Nam (Chương trình PTNT Quảng

Trị pha I-III giai đoạn 1997-2009 và Chương trình PTNT Thừa Thiên Huế 1999-2009)5. Các

chương trình này dành một phần ngân sách nhỏ cho hoạt động bảo vệ môi trường và các hoạt

động lâm nghiệp.

Chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam-Phần Lan pha II được triển khai từ 1999-2003.

Mục tiêu của Chương trình này là phát triển bền vững ở các vùng miền núi của Việt Nam

thông qua lồng ghép các hoạt động lâm nghiệp với sử dụng đất, kinh tế nông thôn và xây

dựng các mô hình nông nghiệp. Địa bàn dự án ở pha I là huyện Chợ Đồn và bắt đầu vào năm

1996. Ban đầu Chương trình này được triển khaiở hai xã Ngọc Phái và Đồng Lạc. Trong pha

II, Chương trình này tiếp tục mở rộng thêm ở 5 xã phía bắc của huyện bao gồm Nam Cường,

Tân Lập, Xuân Lạc, Quảng Bạch và Bằng Phúc; ngoài ra còn có hai xã Quảng Khê và Cao

Trí của huyện Ba Bể.

Từ sau năm 2004, Chính phủ Phần Lan tập trung hỗ trợ tài chính cho các hoạt động của TFF.

Ngoài các lĩnh vực khác, TFF cũng tài trợ cho xây dựng Chương trình 5 triệu ha rừng (cũng

được gọi là chương trình 661). TFF đồng tài trợvới WB cho dự án Phát triển ngành Lâm

nghiệp và cùng với ADB tài trợ Dự án FLITCH.

Sự hợp tác của Bộ Ngoại giao Phần Lan ở Việt Nam tập trung vào lĩnh vực môi trường/ biến đổi

khí hậu, thông tin và hiểu biết dân sự.Ban đầu, Chính phủ Phần Lan hỗ trợ xây dựng các hệ thống

thông tin mới cho ngành lâm nghiệp thông qua TFF (báo cáo FOMIS) và sau đó là dự án

FORMIS (2009-2012). Mục đích chính của dự án là tăng cường quản lý giám sát trong nội bộ

ngành lâm nghiệp. Hiện nay, bên cạnh dự án FORMIS pha I thì Bộ Ngoại giao Phần Lan cũng tài

trợ các dự án của ngành lâm nghiệp ở Việt Nam như sau:

- Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Phần Lan (Metla) và nhóm chuyên gia Điều tra Rừng Quốc gia

(NFI) điều phối gói tài trợ hợp tác thể chế của Bộ Ngoại giao Phần Lan (FMFA) thông qua dự

án ‘Cải thiện năng lực nghiên cứu về Công nghệ thông tin trong (quản lý) Tài nguyên rừng ở

Việt Nam và Nepal (2010-2012)”. Đơn vị thực hiện/ đối tác từ phía Việt Nam là Viện điều tra

quy hoạch rừng (FIPI) và Trường ĐHLN. Mục tiêu của dự án này là tăng cường năng lực và

chuyên môn cho các cán bộ ở các cơ quan đối tác của Việt Nam và Nepal nhằm giảm thiểu

phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng. Mục tiêu này dự kiến đạt được thông qua “cải thiện

năng lực của các tổ chức đối tác” trong các hoạt động thu thập và phân tích dữ liệu điều tra

rừng quy mô lớn, giám sát môi trường, báo cáo tài nguyên rừng và các thống kêliên quan đến

lưu lượng cacbon.

- Chương trình Hợp tác Lâm nghiệp FAO-Phần Lan thông qua dự án Đánh giá tài nguyên rừng

toàn quốc (NFA) (“Hỗ trợ đánh giá và theo dõi lâu dài tài nguyên rừng và cây phân tán toàn

quốc tại Việt Nam 2011-2014”) phối hợp với Tổng cục LN/Bộ NN&PTNT thông qua cơ quan

thực hiện dự án là Viện ĐTQH Rừng. Chương trình Hợp tác Lâm nghiệp FAO-Phần Lan do

5 Trong Chương trình PTNT Quảng Trị III (2005–2009), tỷ lệ hộ nghèo của 3 huyện dự án đã giảm như sau: Hải

Lăng từ 28% xuống 19%, Cam Lộ từ 29% xuống 17% và Da Krong từ 64% xuống 41%. Do vậy, cùng với tỷ lệ

nghèo giảm là chất lượng đời sồng người dân các khu vực này của tỉnh Quảng Trị được gia tăng đáng kể. Đây có

thể xem là một ví dụ liên hệ tích cực với Mục tiêu Thiên niên kỷ 1 (MDG1) ở vùng dự án (Báo cáo ODA, p. 8).

Page 14: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

7

Bộ Ngoại giao Phần Lan tài trợ với mục tiêu hỗ trợ chính phủ các nước đang phát triển bảo vệ

tài nguyên rừng, xây dựng sinh kế rừng bền vững và cung cấp những thông tin/kiến thức về

giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tiến trình FLEGT của Liên minh Châu Âu ở Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị và thực

hiện Hiệp định đối tác tự nguyện cùng với Liên minh Châu Âu. Đơn vị thực hiện chính là

Viện nghiên cứu lâm nghiệp Châu Âu thông qua chương trình hỗ trợ EU-FLEGT vùng Châu

Á6.

- Dự án ForInfo7 (2011-2014) ở vùng sông Mekong do RECOFTC thực hiện. Dự án ForInfo tập

huấn cho người dân địa phương về những thông tin chung có giá trị về tài nguyên rừng của họ

để họ có thể tiếp cận với thị trường cho sản phẩm và dịch vụ của họ.

- Bộ Ngoại giao Phần Lan cùng phối hợp với chính phủ Thụy Điển tài trợ Chương trình Hợp

tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong (GMS) thông qua Chương trình bảo vệ môi trường và

sángkiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học. Chương trình tiểu vùng và sáng kiến do ADB

tài trợ, cơ quan thực hiện là Trung tâm bảo vệ môi trường ở Bangkok8.

- Hỗ trợ cho hợp tác lâm nghiệp giữa Hiệp hội Sản xuất nông nghiệp và Các chủ rừng của Phần

Lan (MTK) và Liên minh hợp tác xã của Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (Việt Nam)9.

Phát triển chính quyền địa phương và thúc đẩy quản trị hiệu quả là những chủ đề quan trọng trong

các dự án mà chính phủ Phần Lan đang hỗ trợ Việt Nam. Sáng kiến ‘Một Liên hiệp quốc’đang

nhắm vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ỤN và khả năng hỗ trợ chính phủ nhằm đạt được

các mục tiêu phát triển.

Các tổ chức phi chính phủ Phần Lan không hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp ở Việt Nam.

6http://www.euflegt.efi.int/

7ForInfo: Cải thiện sinh kế thông qua việc xây dựng và sở hữu thông tin lâm nghiệp của người dân địa phương về các

sản phẩm và dịch vụ thị trường. At: http://www.recoftc.org/site/resources/ForInfo/

8http://www.finland.or.th/public/default.aspx?nodeid=43904&contentlan=2&culture=en-US

9http://www.g3forest.org/userfiles/file/G3/CaseStudies/IFFACaseStudies/MTKTwinVietnam.pdf

Page 15: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

8

1.1.5 Tổng quát về dự án FORMIS pha I

Dự án FORMIS I đang được Tổng cục lâm nghiệp, trước đó là Cục lâm nghiệp thuộc Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện. Mục tiêu tổng quát của dự án là xây dựng hệ

thống thông tin lâm nghiệp hiện đại thống nhất từ trung ương đến địa phương, nhằm cung cấp

thông tin chính xác cho việc ra quyết định của ngành lâm nghiệp tại tất cả các cấp. Mục đích của

dự án là sẵn sàng cung cấp thông tin chính xác cho việc ra quyết định.

Dự án FORMIS I dự kiến bắt đầu thực hiện vào đầu năm 2009, do đó dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật

(TA) bắt đầu từ tháng 5 năm 2009. Tuy nhiên, quá trình phê duyệt tại Việt Nam mất nhiều thời

gian hơn nên dự án chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 10 năm 2009, và sẽ kết thúc vào tháng

10 năm 2012. FORMIS I được thực hiện tại Hà Nội và 3 tỉnh thí điểm là Thanh Hóa, Thừa Thiên

Huế và Quảng Ninh. Tổng ngân sách của dự án là 4,4 triệu EUR. Nguồn vốn hỗ trợ của Phần Lan

chuyển qua hai cơ chế tài chính riêng: i) nguồn vốn trực tiếp là 2,2 triệu EUR dành cho hỗ trợ kỹ

thuật và ii) nguồn vốn dành cho hoạt động là 1,8 triệu EUR thông qua Quỹ ủy thác ngành lâm

nghiệp TFF.

Nói một cách ngắn gọn, FORMIS I sẽ cung cấp các kết quả sau cho pha 2:

Hệ thống nền FORMIS phục vụ cho công tác chia sẻ thông tin dạng điện tử;

Đề xuất các tiêu chuẩn thông tin và cơ chế chia sẻ thông tin phục vụ cho công tác báo cáo

ngành lâm nghiệp10

;

Danh mục siêu dữ liệu;

Hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng;

Ứng dụng điều tra rừng và hệ thống báo cáo ngành lâm nghiệp;

Kiến trúc thông tin hỗ trợ thực hiện các giải pháp công nghệ thông tin, triển khai chiến

lược lâm nghiệp và chỉ đạo các quy trình nghiệp vụ lâm nghiệp chính;

Hạ tầng CNTT cấp trung ương và 3 tỉnh thí điểm;

Các khóa đào tạo bao gồm “Làm việc với GIS”, “Quản trị mạng” và các tài liệu và hướng

dẫn đào tạo;

Kế hoạch xây dựng năng lực thể chế nhằm duy trì hệ thống FORMIS;

Thông tin chi tiết hơn về các thành quả, hạn chế, và các vấn đề còn tồn tại của FORMIS I cần

được giải quyết trong FORMIS II được trình bày tại các bảng dưới đây.

10 Tuy nhiên, theo Cố vấn trưởng dự án FORMIS (10/2011), có thể chưa được phê duyệt chính thực trong giai đoạn 1

của dự án

Page 16: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

9

Bảng 1. Các thành tựu của FORMIS Pha I và điều chỉnh kế hoạch cho FORMIS Pha II

Thành tựu Điều chỉnh cần thiết trong Pha II PD/IP11

Kết quả 1: Quy trình, tiêu chuẩn và cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan của Việt

Nam

1 Đề xuất tiêu chuẩn thông tin điều tra rừng Phê duyệt của Tổng cục lâm nghiệp IP

2 Đề xuất cơ chế chia sẻ thông tin Tiếp tục cải tiến cơ chế

Phê duyệt của Tổng cục lâm nghiệp

IP

3 Danh mục siêu dữ liệu Tiếp tục cập nhật dữ liệu vào danh

mục siêu dữ liệu

IP

4 Tổ công tác CNTT cấp tỉnh Tiếp tục thúc đẩy hoạt động của Tổ

CNTT

PD

Kết quả 2: Các công cụ và hệ thống nền FORMIS được đưa vào hoạt động tại tất cả các

tỉnh, tập trung vào các tỉnh có rừng

1 Kiến trúc hệ thống thông tin Tiếp tục theo kiến trúc hệ thống

thông tin khi xây dựng hệ thống

FORMIS

IP

2 Hệ thống nền FORMIS Tiếp tục duy trì hệ thống nền và tích

hợp cơ sở dữ liệu và ứng dụng mới

IP

3 Cổng thông tin lâm nghiệp Việt Nam Tiếp tục hỗ trợ xây dựng nội dung

trên cổng thông tin và chủ trương

cổng thông tin là một cổng kết nối

đến các hệ thống thông tin

IP

2 Hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng Tiếp tục tích hợp các bộ dữ liệu hiện

có vào cơ sở dữ liệu. Mở rộng và

điều chỉnh cấu trúc cơ sở dữ liệu khi

phát sinh các yêu cầu mới

IP

3 Ứng dụng web cho điều tra tài nguyên

rừng

Hỗ trợ đào tạo và xây dựng thêm ứng

dụng mới cho chủ sở hữu ứng dụng

IP

4 Hệ thống báo cáo Triển khai đến người dùng chạy thử

phiên bản beta trong tình huống thực

tế, từ đó bắt đầu mở rộng

IP

5 Ứng dụng văn phòng điện tử cho Tổng

cục lâm nghiệp

Tiếp tục hỗ trợ người dùng cho đến

khi đơn vị chịu trách nhiệm về CNTT

của Tổng cục lâm nghiệp có thể đảm

đương được trách nhiệm của mình

IP

6 Web FOMIS (thống kê ngành lâm nghiệp

cấp vĩ mô)

Đánh giá khả năng tích hợp toàn bộ

cơ sở dữ liệu. Tiếp tục cập nhật dữ

liệu

IP

7 Thử nghiệm công nghệ di động cho nhập Xem xét mở rộng nhập dữ liệu di IP

11PD: Văn kiện dự án; IP: Giai đoạn khởi động

Page 17: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

10

dữ liệu động cho hệ thống báo cáo

8 Thử nghiệm phương pháp giải đoán ảnh

viễn thám cải tiến

Xem xét sự phù hợp của việc tiếp tục

thử nghiệm công nghệ viễn thám

IP

Kết quả 3: Dữ liệu ngành lâm nghiệp được chuẩn hóa và chuyển đổi vào cơ sở dữ liệu

FORMIS chuẩn và báo cáo các chỉ số hoạt động phù hợp

1 Các bộ dữ liệu được chuẩn hóa và chuyển

đổi

Tiếp tục nhận dạng và tích hợp các

bộ dữ liệu

PD

2 Đánh giá bộ chỉ số ngành lâm nghiệp liên

quan đến các vấn đề xuyên suốt

Thực hiện việc rà soát lại bộ chỉ số

như đã chỉ ra trong bản đánh giá

IP

Kết quả 4: Tăng cường năng lực thu thập và quản lý thông tin

1 Chương trình và nội dung đào tạo cho

một số khóa đào tạo

Tiếp tục mở rộng chương trình đào

tạo đến các vùng địa lý và các tổ

chức mới.

IP

Kết quả 5: Trung tâm Thông tin ngành Lâm nghiệp/ Phòng CNTT Lâm nghiệp

1 Mô tả các quy trình, năng lực và nhân sự

cần thiết cho công tác duy trì hệ thống

FORMIS

Sử dụng khi thiết lập “trung tâm

thông tin” cho Tổng cục lâm nghiệp

Bảng 2 Các hạn chế và các vấn đề còn tồn tại của FORMIS pha I và điều chỉnh cần thiết trong

FORMIS Pha II

Các hạn chế/vấn đề còn tồn đọng Điều chỉnh cần thiết trong pha II PD/IP

Kết quả 1: Quy trình, tiêu chuẩn và cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan của Việt

Nam

1 Thực hiện chức năng của Tổ công tác

CNTT cấp trung ương

Thống nhất với lãnh đạo Tổng cục lâm

nghiệp về phương thức làm việc hiệu quả

cho Tổ. Văn kiện dự án có đề cập đến việc

thành lập “Ban tư vấn CNTT lâm nghiệp”

(IT-WG), có thành phần và TOR tương tự

như Tổ công tác CNTT ở Pha I.

IP

Kết quả 2: Các công cụ và hệ thống nền FORMIS được đưa vào hoạt động tại tất cả các

tỉnh, tập trung vào các tỉnh có rừng

1 Một số ứng dụng có thể phải chạy thử

thêm trước khi mở rộng

Phụ thuộc vào kết quả cuối cùng từ việc

xem xét FORMIS I bao gồm việc chạy thử

thêm trong kế hoạch của FORMIS II

IP

Một số hệ thống, như cổng thông tin

hoặc hệ thống báo cáo có thể yêu cầu

có quy định quản trị trước khi các tổ

chức có thể chấp nhận.

Tạo điều kiện xây dựng các quy định cho

các hệ thống thông tin

2 Kịp thời mua sắm phần cứng, phần

mềm và trang thiết bị. Trong trường

hợp thời gian giao thiết bị không phù

Vấn đề này có liên quan đến hoạt động

mua sắm sử dụng nguồn vốn TFF, áp dụng

thông lệ mua sắm của Bộ NN&PTNT.

IP

Page 18: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

11

hợp với các hoạt động, sẽ dẫn đến

hoặc trang thiết bị hoặc các hoạt động

sẽ phải chờ đợi

Thông lệ mua sắm này sẽ thay đổi trong

FORMIS II và được trông đợi là sẽ nhanh

và thuận lợi hơn đối với nhu cầu thực tế.

Kết quả 3: Dữ liệu ngành lâm nghiệp được chuẩn hóa và chuyển đổi vào cơ sở dữ liệu

FORMIS chuẩn và báo cáo các chỉ số hoạt động được thiết lập

1 Kết quả này căn cứ vào giả định rằng

các dự án và cục vụ của Tổng cục lâm

nghiệp sẵn sàng chia sẻ dữ liệu

Đưa giả định này vào trong kế hoạch hoạt

động tổng thể và quản lý giả định một

cách hệ thống

IP

2 Chủ sở hữu dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu

tài nguyên rừng không rõ ràng: VD:

FIPI hay Tổng cục lâm nghiệp

Làm rõ chủ sở hữu IP

Kết quả 4: Tăng cường năng lực thu thập và quản lý thông tin

Không có hạn chế hay vấn đề gì

Kết quả 5: Trung tâm Thông tin ngành Lâm nghiệp

Không có hạn chế hay vấn đề gì

Thiết kế hệ thống FORMIS

Hệ thống FORMIS được thiết kế dựa trên việc đánh giá cẩn thận các nhu cầu thông tin trong

ngành lâm nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành. Hệ thống được thiết kế

nhằm cung cấp một môi trường hoạt động, nơi mà một số cơ quan nhà nước, các công ty tư nhân

và các tổ chức phi chính phủ tạo, xử lý, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu và thông tin.

Việc thiết kế hệ thống dựa trên kiến trúc theo hướng dịch vụ (SOA), bao gồm 3 phần chính như

được trình bày trong ảnh sau: các nguồn dữ liệu ở dưới cùng, hệ thống nền ở giữa và các kênh

phân phối ở trên cùng. Kiến trúc hệ thống thông tin này cho phép quản lý thông tin hiệu quả về

mặt tài chính, dữ liệu có thể được chia sẻ qua một số ứng dụng và giữa các bên có liên quan.

Kiến trúc hệ thống thông tin FORMIS dựa trên cấu trúc cơ sở dữ liệu thống nhất, có thể tích hợp

các bộ dữ liệu hiện có vào hệ thống cũng như tạo dữ liệu mới. Dữ liệu và các ứng dụng được truy

cập thông qua “Cổng thông tin lâm nghiệp Việt Nam”.

Việc duy trì hệ thống FORMIS yêu cầu 3 hoạt động chính: xây dựng các tiêu chuẩn thông tin và

cơ chế chia sẻ thông tin/dữ liệu bao quát tất cả các quy trình nghiệp vụ chính trong ngành lâm

nghiệp, tích hợp và xây dựng các ứng dụng và dữ liệu, xây dựng năng lực nhân sự và năng lực thể

chế cho Tổng cục lâm nghiệp nhằm duy trì bền vững hệ thống.

Page 19: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

12

Kiến trúc hệ thống thông tin FORMIS

Sơ đồ 2 Kiến trúc hệ thống thông tin FORMIS

1.1.6 Tham gia của các bên liên quan trong quá trình thực hiện dự án FORMIS

Trong dự án FORMIS Pha I, sự tham gia của các bên liên quan đã được xác định như là một “vấn

đề then chốt xuyên suốt”, được xem xét trong tất cả mọi hoạt động của dự án. Các bên liên quan

chính bao gồm các cục vụ của Tổng cục lâm nghiệp cũng như các dự án lâm nghiệp thuộc Tổng

cục, ví dụ như dự án UN-REDD, dự án Kiểm kê rừng toàn quốc FAO-Phần Lan, dự án lâm

nghiệp Việt – Đức và dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống khu vực Tây nguyên

(FLITCH).

Sự tham gia của các bên liên quan rất quan trọng vì hai yếu tố sau: 1) sự tham gia và tham vấn

của các bên liên quan rất quan trọng khi xây dựng các tiêu chuẩn thông tin lâm nghiệp và cơ chế

chia sẻ thông tin và 2) hệ thống FORMIS phụ thuộc vào dữ liệu chủ yếu được các bên liên quan

tạo ra. Dự án FORMIS không tạo ra dữ liệu sơ cấp, trừ việc phục vụ cho mục đích xây dựng hệ

thống thông tin.

Sự tham gia của các bên liên quan thông qua:

Các cơ cấu quản lý: Ban chỉ đạo dự án trung ương và 3 Ban chỉ đạo dự án cấp tỉnh với thành

phần là đại diện của các bên có liên quan chính. Các tổ công tác cấp huyện tại hai huyện của

mỗi tỉnh thí điểm. Tổ công tác CNTT cấp trung ương và 3 tỉnh thí điểm.

Quá trình tham vấn về việc xây dựng các tiêu chuẩn thông tin bao gồm họp riêng với từng

bên, hội thảo và ý kiến đóng góp bằng văn bản

Hội thảo lấy ý kiến về các hệ thống thông tin và kết quả đầu ra chính.

Page 20: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

13

1.1.7 Các dự án lâm nghiệp khác đang triển khai ở Việt Nam

ADB và TFF đồng tài trợ dự án ‘Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên -

FLITCH’ ở 6 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng, và Phú Yên). Dự án tập

trung vào xây dựng các kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bền vững cho 3 triệu ha đất rừng.

FLITCH vận hành và thực hiệnkiểm kê rừng ở hai cấp độ: (i) kiểm kê rừng cấp tỉnh để chuẩn bị

cho kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bền vững cấp tỉnh (ii) đánh giá tài nguyên rừng ở 60 xã

tham gia dự án (10 xã/tỉnh) để chi tiết hóa kế hoạch bảo vệ vŕ phát triển rừng bền vữngcấp xă.

Hoạt động kiểm kê rừng thực hiện ở rừng phòng hộ và rừng sản xuất mà tiến hành ở rừng đặc

dụng. Ngoài các hoạt động kiểm kê tại hiện trường, FLITCH dự định lập các bản đồ trạng thái

rừng cập nhật cho từng tỉnh trong dự án (tỷ lệ 1:100.000) cho 22 huyện (tỷ lệ 1: 50.000) và 60 xã

(tỷ lệ 1:10.000) dựa vào giải đoán ảnh vệ tinh SPOT5. Thông qua các gói thầu do các nhà thầu

khác nhau cung cấp, dự án sẽ trang bị cơ sở dữ liệu GIS liên quan đến bản đồ vùng, giao đất và

trồng mới rừng.

Dự án KfW 3 ‘Trồng rừng ở các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh’ đang triển khai ở

vùng Tây Bắc của Việt Nam. Đây là dự án thứ ba tiếp tục hỗ trợ phục hồi rừng suy thoái và tăng

thu nhập cho các tiểu hộ trồng rừng ở vùng sâu và đặc biệt khó khăn. Mục tiêu chung của dự án là

góp phần tái trổng rừng và bảo vệ đất ở các tỉnh dự án. Liên quan đến dữ liệu lâm nghiệp, dự án

KfW3 đã thiết lập mạng lưới khoảng 3.000 ô định vị (PSPs) trong năm 2005, điều tra lặp vào năm

2009.

Chương trình lâm nghiệp Việt-Đức đã tiến hành điều tra về quản lý rừng ở 6 Lâm trường quốc

doanh ở 5 tỉnh khác nhau (Đak Lak, Kon Tum, Ninh Thuận, Quảng Bình, và Yên Bái). Chương

trình này nhằm hỗ trợ các lâm trường phát triển các kế hoạch quản lý rừng bền vững. Các hoạt

động thực địa được triển khai năm 2005 ở Đak Lak, 2007 ở Kon Tum và Ninh Thuận, 2008 ở

Quảng Bình và 2010 ở Yên Bái. Đánh giá tài nguyên rừng tập trung chủ yếu ở rừng sản xuất tự

nhiên.Tổng cộng khoảng 700 ô mẫu đã được thiết lập12

.

Chương trình Quản lý tài nguyên thiên nhiên của Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức (GIZ hiện nay và

GTZ trước đây) đang triển khai các dự án trong lĩnh vực quản lý rừng ở trong khu bảo tồn, quản

lý khu bảo tồn tự nhiên, hoạch định môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Nhiều dự án đã phát

triển các khái niệm về thu thập và quản lý dữ liệu và có thể liên kết với dự án FORMIS13

.

Dự án do KfW tài trợ ‘Phục hồi và Quản lý rừng bền vững ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình

Định và Phú Yên (KfW6)”’ đã thiết lập được một mạng lưới có 227 ô định vị (PSPs) giúp theo

dõi tăng trưởng rừng, tỷ lệ chết và tái sinh. Tất cả các ô định vị này (100 ở Bình Định, 79 ở

Quảng Nam và 48 ở Quảng Ngãi) được lập trong rừng sản xuất của các xã tham gia dự án và

được thống kê đo đếm từ năm 2008.

Ở Việt Nam hiện có nhiều chương trình và dự án liên quan đến chương trình REDD+ được xem

như chương trình chuẩn bị sẵn sang với REDD+, ví dụ như UN-REDD, JICA, REDD‐ALERT,

Winrock, RECOFTC, ICRAF, CIFOR, và SNV14. Một trong những dự án chính là Chương trình

UN-REDD (pha I 2009-2011, pha II 2011-2014, pha III từ 2015 về sau) là chương trình chung

của UNDP, FAO và UNEP. Mục tiêu tổng thể của chương trình UN-REDD Việt Nam là giúp các

12

Setje-Eilers, U. 2010. Đề án về Các chuẩn mực thông tin trong điều tra rừng. Bản thảo FORMIS.45 p. 13

Xem thêm tại http://www.gtz.de/en/praxis/4787.htm

14 Thêm vào đó, Phần Lan đã hỗ trợ một nghiên cứu về REDD vào năm 2009-2010 cho TCLN. Viện điều tra Quy

hoạch rừng là nhà thầu phụ và chịu trách nhiệm cung cấp các dữ liệu cho xây dựng đường phát thải cơ sở tạm thời

(trữ lượng carbon rừng).Những dữ liệu và kết quả của nghiên cứu này đã được chuyển giao cho TCLN và cho dự án

FORMIS.

Page 21: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

14

nước sẵn sàng và bắt đầu khởi động tiến trình REDD+ vào năm 2015. Chương trình REDD+ hỗ

trợ phát triển hệ thống Đo lường, Báo cáo, và Thẩm định REDD (MRV) – là hệ thống yêu cầu thu

thập dữ liệu về sử dụng đất, mất rừng và suy thoái rừng. Hệ thống MRV sẽ rất cần các hình thức

chia sẻ thông tin, chẳng hạn như chia sẻ thông tin nền nhằm đảm bảo các tiếp cận (dữ liệu) mở và

miễn phí.Trong bối cảnh này, FORMIS có thể cung cấp các giải pháp kỹ thuật và vận hành cũng

như chia sẻ thông tin về MRV REDD+. SNV cũng đang có các hoạt động liên quan đến REDD+

như lập bản đồ mật độ cacbon và phát triển các ứng dụng thu thập dữ liệu rừng có sự tham gia.

Những hoạt động này của SNV có nhiều điểm tương đồng với các lĩnh vực của FORMIS.

1.1.8 Các dự án Công nghệ thông tin-Truyền thông (CNTT-TT)

Cùng với nỗ lực thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực CNTT-TT, Việt Nam đã có

những ưu đãi cho các nhà đầu tư như ưu đãi về thuế. Cũng có nhiều nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ

trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông như WB, ADB, EU, USAID, CIDA,

v..v..Chính phủ Phần Lan hỗ trợ Chương trình Đối tác Sáng tạo15

nhằm tăng cường hệ thống sáng

tạo quốc gia và tạo môi trường hỗ trợ kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Một dự án quan trọng đang triển khai và có tác động đến ngành lâm nghiệp do WB tài trợ thông

qua Bộ Tài nguyên & Môi trường (Bộ TNMT) về phát triển và hiện đại hóa lĩnh vực quản lý đất

đai đồng thời tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thông tin về đất đai. Dự án nhằm hiện đại hóa Hệ

thống Quản lý Đất đai (LAS) ở một số tỉnh được lựa chọncủa Việt Nam, hoàn thiện và cập nhật

bản đồ dữ liệu không gian, hoàn thiện và cập nhật hồ sơ đất đai, phát triển sâu hơn và triển khai

Hệ thống Quản lý hồ sơ đất. Dự án cũng nhằm xây dựng cách tiếp cận dữ liệu đăng ký sử dụng

đất (thông qua các đơn vị quản lý đất đai và qua Internet). Hệ thống quản lý đất đai sẽ cung cấp

nhiều lợi ích cho ngành lâm nghiệp như cung cấp dữ liệu bản đồ số cho FORMIS.

Ngoài ra, một số dự án/chương trình không phải là dự án công nghệ thông tin nhưng có vai trò

quan trọng trong việc cung cấp và xử lý dữ liệu trong ngành lâm nghiệp:

1. Chương trình lâm nghiệp Việt – Đức

- Nhà tài trợ: Hợp tác kỹ thuật Đức (GIZ)

- Đơn vị thực hiện: Tổng cục lâm nghiệp

- Thời gian: 2005-2015

- Mục đích: Nhằm cải thiện việc quản lý rừng và công nghiệp gỗ một cách hiệu quả và bền

vững ở Việt Nam.

Xem:http://www.giz-

mnr.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=34&Itemid=50

2. Chương trình UN-REDD Việt Nam

- Nhà tài trợ: FAO, UNDP, UNEP

- Đơn vị thực hiện: Tổng cục lâm nghiệp

- Thời gian: 2009-2012

- Mục đích: Nhằm hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc phát triển hệ thống REDD+ hiệu

quả tại Việt Nam và nhằm đóng góp cho việc giảm sự chuyển dịch vùng của phát thải

Xem: http://vietnam-redd.org/Web/Default.aspx?tab=project&zoneid=110&lang=en-US

15

http://www.ipp.gov.vn/

Page 22: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

15

3. Hỗ trợ đánh giá rừng toàn quốc (NFA)

- Nhà tài trợ: FAO –Phần Lan

- Đơn vị thực hiện: Viện điều tra và quy hoạch rừng (FIPI)

- Thời gian: 2011 - 2014

- Xem: http://www.fipi.vn/NFA_Site/HTML/Gioithieu.html

4. Lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên (FLITCH)

- Nhà tài trợ: ADB, TFF

- Cơ quan quản lý: Bộ NN&PTNT

- Thời gian: 2007 - 2015

- Xem: http://pid.adb.org/pid/LoanView.htm?projNo=34341&seqNo=01&typeCd=3

5. Giám sát và đánh giá của việc quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

(MESMARD)

- Nhà tài trợ: Cơ quan hợp tác phát triển Thuỵ Sỹ (SDC)

- Đơn vị thực hiện: Vụ kế hoạch, Bộ NN&PTNT

- Thời gian: Pha1: 2007 - 2009; Pha2: 2010 - 2014

- Mục đích: Nhằm tăng cường năng lực và nhận thức cho Bộ NN&PTNT về lập kế hoạch,

giám sát và đánh giá

1.2 Các vấn đề cần giải quyết và bài học kinh nghiệm

Hiện nay, dữ liệu ngành lâm nghiệp Việt Nam đang lưu trữ còn tản mạn ở nhiều bộ, cơ quan và

vụ viện của Bộ NN&PTNT.Hơn nữa, dữ liệu lại không được cập nhật thường xuyên nhằm đáp

ứng nhu cầu ngày càng tăng về các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội quốc gia và hội nhập kinh tế

quốc tế. Trong ngành lâm nghiệp Việt Namcó một vấn đề đó là thiếu các văn kiện pháp lý chính

thống hướng dẫn các vụ viện của nhà nước về thu thập, chia sẻ và chuẩn hóa các dữ liệu lâm

nghiệp (cho các việc cơ bản hàng ngày). Một loạt các vấn đề có thể nhìn thấy trong điều phối việc

quản lý số liệu lâm nghiệp và chia sẻ nó như giữa Bộ NN&PTNT và các cơ quan liên quan (Bộ

TNMT, Tổng cục thống kê, v.v.). Cũng còn thiếu các chuẩnmực chia sẻ dữ liệu chung, các kỹ

năng và thiết bị thu thập dữ liệu còn hạn chế, khó tiếp cận với các dữ liệu hiện có, thiếu các ứng

dụng CNTT dễ sử dụng, thiếu kỹ năng quản lý dữ liệu. Tuy nhiên, dự án FORMIS pha I (2009-

2012) đã tập trung giải quyết được một số vấn đề đã nêu bằng các nỗ lực trong phát triển hệ thống

FORMIS nền và cổng thông tin điện tử ngành lâm nghiệp, các họa động thu thập dữ liệu lâm

nghiệp ở ba tỉnh thí điểm dự án.

Phương pháp thu thập dữ liệu, phân loại và tính toán các chỉ tiêu ngành ở các bộ thường khác

nhau dẫn đến thông tin thiếu nhất quán, không tương thích, và có độ tin cậy thấp. Một khó khăn

khác đó là các bộ/ngành khác nhau, các đơn vị trong Bộ NN&PTNT, các tỉnh thường sử dụng

phần mềm và format khác nhau.

Khảo sát nhu cầu cho thấy sự cần thiết phải phát triển các phương pháp và cách thức thu thập,

phân tích dữ liệu cho các chỉ tiêu hiện nay vốn đang thiếu thông tin, ví dụ như dữ liệu về xuất

nhập khẩu gỗ, tính pháp lý của gỗ (như yêu cầu của FLEGT/VPA) không phải luôn luôn có sẵn.

Tương tự, hiện cũng đang có nhu cầu cao về thu thập dữ liệu cho báo cáo về Thỏa thuận Môi

Page 23: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

16

trường Đa phương (MEA), dịch vụ môi trường rừng, quản lư các lâm trường quốc doanh (SFE)16

và các chủ rừng khác.

Mặc dù còn nhiều thách thức, hiện nay đã có những tiến triển đáng kể trong việc sử dụng CNTT-

TT ở Việt Nam vốn là một thuật lợi cho đề xuất dự án (này), ví dụ phát triển hạ tầng băng thông

rộng, liên kết, đầu tư của khối tư nhân vào lĩnh vực này. Đến cuối tháng 2/2011, số lượng người

dùng Internet ở Việt Nam đạt 28 triệu người, chiếm 32% tổng dân số17. Ngoài ra, Chính phủ Việt

Nam chính thức xúc tiến việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở trong các cơ quan, tổ chức

của nhà nước18

.

Theo đánh giá nhu cầu thông tin của FORMIS pha I, Tổng cục Lâm nghiệp và các dư án của

Tổng cục Lâm nghiệp hiện đang thiết lập và lưu giữ dữ liệu đều muốn chia sẻ thông qua hệ thống

FORMIS nền và cổng thông tin điện tử. Hệ thống nền cung cấp các định nghĩa dựa trên cơ sở dữ

liệu GIS và các hợp phần mềm phục vụ cho việc điều chỉnh và phát triển tiếp các ứng dụng phần

mềm.Cổng thông tin điện tử là môi trường chuyển tải thông tin và tài liệu trên cơ sở trang

web.Những công cụ này được phản ánh trong kiến trúc FORMIS hiện nay, bao gồm cả hệ thống

nền là hệ thống sẽ có khả năng tích hợp dữ liệu và các ứng dụng. Đây là dịch vụ quan trọng từ hệ

thống FORMIS. FORMIS không chỉ để chia sẻ thông tin và các ứng dụng mà dự án sẽ phát triển

mà nó còn các dữ liệu và các ứng dụng mà người hưởng lợi và những người liên quan phát triển.

Tuy nhiên, những hoạt động khởi động trong lĩnh vực này chưa hoàn thiện và vì vậy cần sự tiếp

tục. Người dùngcuối đã không có khả năng sử dụng những tiện ích của những công nghệ này.

Hiện nay, Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm của Sở NN&PTNT đều đã được trang bị

máy tính kết nối internet và một số nơi cũng sử dụng GIS trong công việc. Nhìn chung, hạ tầng

CNTT có thể đáp ứng cơ bản công việc hàng ngày. Tuy nhiên, hạ tầng CNTT vẫn còn hạn chế

trong các đơn vị lâm nghiệp cấp cơ sở, đặc biệt là ở các Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng

phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, vườn quốc gia và ở cấp xã. Tình trạng thiếu kỹ năng cần

thiết về công nghệ thông tin cũng hạn chế việc sử dụng hiệu quả ứng dụng CNTT. Vì vậy, dự án

cũng nhắm đến nâng cấp hạ tầng CNTT cho các đơn vị tham gia và cung cấp các khóa tập huấn

CNTT cơ bản cũng như các chủ đề nâng cao.

Cây vấn đề về quản lý thông tin ngành lâm nghiệp Việt Nam được trình bày ở Sơ đồ 3.

16Thứ trưởng Hứa Đức Nhị, tại hội thảo về “Chính sách lâm nghiệp ở Việt Nam, Thực trạng và Định hướng cho

2011-2015”.Hà Nội, 7.12.2010 17

http://www.oif.vn/en/2011041412554245p64c66/it-sector-rolls-out-new-development-strategy.htm 18

Bộ TT&TT. Thông tư số 41/2009/TT-BTTTT về Ban hành danh mục các phần mềm mã nguồn mở áp dụng trong

các tổ chức cơ quan nhà nước.

Page 24: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

17

Sơ đồ 3 Cây vấn đề về quản lý thông tin ngành Lâm nghiệp Việt Nam

Điểm qua cây vấn đề cho thấy vấn đề cốt lõi chính là dữ liệu chính xác cho quá trình ra quyết

định quản lý rừng chưa được thiết lập, ảnh hưởng lớn đến các quyết định về quản lý rừng chưa

thực sự tối ưu. Cây vấn đề cũng phát hiện ra nguyên nhân căn bản xuất phát từ các liên kết và hợp

tác chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan tổ chức chưa phù hợp, báo cáo hoạt động thiếu chính xác và

năng lực & khả năng xử lý dữ liệu còn hạn chế, đặc biệt ở cấp cơ sở.

1.3 Các bên liên quan và hưởng lợi

Dự án được thiết kế sau khi tham vấn các bên liên quan cấp trung ương, tỉnh và địa phương là

những người sẽ tích cực tham gia thực hiện dự án bởi chính quyền các cấp cần hệ thống thông tin

và truyền thông tốt để điều hành hiệu quả. Quá trình thiết kế đã cân nhắc rất kỹ các kinh nghiệm

rút ra từ việc thực hiện Dự ánFORMIS I.

Page 25: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

18

Các bên hưởng lợi trực tiếp

Dự án nhằm mục đích mang lại lợi ích cho các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ của họ được

đề ra trong chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam. Ngoài Bộ NN&PTNT ra thì các bộ

khác như Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục thống kê cũng sử

dụng thông tin từ FORMIS. Hệ thống thông tin chắc chắn sẽ có lợi cho chính quyền các cấp.

Việt Nam đã kí một số cam kết quốc tế đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải cung cấp các thông tin

về môi trường tự nhiên bao gồm cả đất rừng. Việt Nam cũng có các cam kết trong các tiến trình

quốc tế và với các tổ chức quốc tế chẳng hạn như Chương trình Đánh giá Tài nguyên Rừng Toàn

cầu (FRA) do FAO thực hiện, Công ước về Đa dạng Sinh học (CBD), Công ước của Liên hợp

quốc về Chống Sa mạc hóa (UNCCD), Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu

(UNFCCC), Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động, thực vật quý hiếm(CITES), Công ước

về đất ngập nước (RAMSAR) và Công ước Di sản Thế giới. Đề thực hiện được các cam kết này,

cần phải có các thông tin có tính cập nhật và chất lượng tốt.

Công nghiệp chế biến gỗ cũng cần những thông tin đáng tin cậy.Tại thời điểm hiện tại, đang có

nhu cầu cần thông tin đáng tin cậy về diện tích đất sẵn có và có thể trồng rừng lấy gỗ; nổi lên nhu

cầu về các thông tin cần thiết cho FLEGT và chứng chỉ rừng. Dự án nhằm mục đích mang lại lợi

ích cho ngành công nghiệp chế biến gỗ bằng cách cung cấp phần mềmđánh giá nguồn gốc gỗ

cũng như cung cấp thông tin không gian và số liệu thống kê chính xác về đất rừng. Tương tự như

vậy, dự án sẽ hỗ trợ tiến trình FLEGT bằng cách xây dựng một cơ sở dữ liệu mới về công nghiệp

chế biến gỗ.

Các Bên hưởng lợi gián tiếp

Các hộ gia đình và cộng đồng sống ở nông thôn là những đối tượng liên quan trực tiếp đến sử

dụng tài nguyên rừng. Vì vậy, các quyết định và chính sách lâm nghiệp ban hành ở các cấp trung

ương, tỉnh, huyện, xã đều ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người dân. Thông

tin tốt hơn sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định tốt hơn và do vậy sẽ

giúp cải thiện đời sống của người dân.

Các bên hưởng lợi trực tiếp của dựán được tóm tắt như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) là cơ quan quan trọng

nhất và chịu trách nhiệm cung cấp dữ liệu đầu vào và vận hành. Trong Bộ

NN&PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) là đơn vị đảm nhận hầu hết các hoạt

động chính của dự án. TCLN đã cơ cấu những chức năng trước đây của Cục Lâm

nghiệp và Cục kiểm lâm ở cấp trung ương. Đến nay vẫn chưa có sự thay đổi nào trong

cơ cấu ngành lâm nghiệp ở cấp tỉnh và các đơn vị cơ sở.

Các Bộ và cơ quan nhà nước khác; Các kết quả chính của dự án sẽ được Bộ TNMT,

Bộ KHĐT và TCTKsử dụng bởi vì những dữ liệu lâm nghiệp cũng được sử dụng

trong các hoạt động của các cơ quan này. Bộ TNMT và TCTK có thể trực tiếp truy

cập vào cơ sở dữ liệu của FORMIS.

Các nhà hoạch định chính sách; cần các văn bản pháp lý mới nhất và cần được tiếp

cận với những thông tin FORMIS.

Cán bộ chuyên trách lâm nghiệp ở các cấp, là những người cung cấp dữ liệu chính và

cũng là người sử dụnghàng ngày vàra quyết định.

Page 26: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

19

Chính quyền cơ sở không nằm trong ngành lâm nghiệp; cần thông tin về các chỉ báo

môi trường và dữ liệusẵn có về hoạt động lâm nghiệp định kỳ;

Ngành công nghiệp; quan tâm đến dữ liệu về gỗ và lâm sản ngoài gỗ; dữ liệu về xuất

nhập khẩu lâm sản, nhu cầu về lâm sản của các thị trường trong nước và quốc tế.

Các bên hưởng lợi gián tiếp của dựán bao gồm:

Gia đình và cộng đồng có sử dụng các nguồn tài nguyên rừng ở vùng thí điểm.

Họ có thể vận dụng các công cụ CNTT-TT được nhà nước cung cấp nếu các công cụ

này đơn giản dễ sử dụng nhưng các công cụ này sẽ mang lại lợi ích chính thông qua

việc cải thiện tốt hơn quá trình lập kế hoạch quản lý rừng và quản lý rừng, đồng thời

tạo thu nhập do quản lý các nguồn tŕi nguyęn rừng tốt hơn.

Các bên liên quan chính:

Cộng đồng quốc tế và các cam kết quốc tế có yêu cầu báo cáo môi trường đáng tin

cậy.

NGO và các tổ chức địa phương quan tâm đến quản lý tài nguyên rừng, bảo tồn thiên

nhiên, thương mại gỗ, giám sát và mở rộng quản trị rừng;

Công chúng; cần số liệu thống kê cơ bản và bản đồ dùng cho công cộng

FSSP/TFF và các nhà tài trợ

Ởnước có rừng như Việt Nam, việc thu thập dữ liệu lâm nghiệp, xử lý thông tin, quản lý và giám

sát là hoạt động thường xuyên liên tục. Điều này sẽ tạo ra thành công chung cho tất cả các cấp,

cộng đồng, cơ hội việc làm và thu nhập ở các dịch vụ dân sự cũng như cơ hội cho nhà nước và

doanh nghiệp tư nhân. Sản phẩm chính của dự án FORMIS hiện tại là cổng thông tin điện tử trên

nền web, GIS nền và hệ thống báo cáo. Hạn chế của dự án FORMIS (pha I) là khả năng kết nối

với các hoạt động liên quan đến thu thập dữ liệu, chia sẻ dữ liệu và cung cấp các sản phẩm phần

mềm. Một số ứng dụng phần mềm cho người dùng cuối cũng cần được cung cấp cho cả những

cán bộ lâm nghiệp không có chuyên môn công nghệ thông tin. Thay vì tập trung ở tỉnh, các khóa

tập huấn sẽ tập trung ở cấp huyện và xã.

2 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT NHÀ TÀI TRỢ

2.1 Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu tiên

của nhà tài trợ:

Quan tâm của chính phủ Phần Lan giành cho ngành lâm nghiệp Việt Nam bắt đầu từ một

nghiên cứu khả thi vào năm 1992 là thời điểm khi số lượng các nhà tài trợ cho ngành lâm nghiệp

còn rất ít, chủ yếu chỉ có SIDA, UNDP/FAO và Chương trình Lương thực thế giới (WFP). Từ đó

đến nay, Chính phủ Phần Lan đã viện trợ Việt Nam nhiều dự án lâm nghiệp và là một trong

nhưng nhà tài trợ song phương quan trọng cho Việt Nam và có bề dày kinh nghiệm trong hỗ trợ

các dự án lâm nghiệp ở Việt Nam.

Thời gian qua và trong thời gian sắp tới, ưu tiên trong hỗ trợ phát triển chính thức của Chính

phủ Phần Lan đối với Việt Nam tập trung vào lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu, thông tin và

hiểu biết dân sự. Ban đầu, Chính phủ Phần Lan hỗ trợ xây dựng các hệ thống thông tin mới cho

ngành lâm nghiệp thông qua TFF (báo cáo FOMIS) và sau đó là dự án FORMIS pha 1 (2009-

2012). Mục đích chính của dự án là tăng cường quản lý giám sát trong nội bộ ngành lâm nghiệp.

Page 27: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

20

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương và thúc đẩy quản trị rừng hiệu quả

là những chủ đề quan trọng trong các dự án mà chính phủ Phần Lan đang hỗ trợ Việt Nam. Dự án

FORMIS II tiếp tục các thành quả thử nghiệm của giai đoạn I và ứng dụng trên toàn quốc nhằm

xây dựng một hệ thống thông tin lâm nghiệp được cập nhật, tích hợp đầy đủ để hỗ trợ công tác

quản lý của ngành lâm nghiệp. Dự án đồng thời phục vụ tốt hơn nữa cho ngành lâm nghiệp xây

dựng các báo cáo đối với các tổ chức quốc tế, các công ước, cam kết đa phương, song phương về

lâm nghiệp và môi trường như REDD+, FLEGT. Như vậy, dự án FORMIS II phù hợp với chính

sách và định hướng ưu tiên của Chính phủ Phần Lan.

2.2 Lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm

quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ.

Khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Phần Lan tạo điều kiện thuận lợi cho Việt

Nam hơn các nhà tài trợ khác trong việc thực hiện Dự án đề xuât vì các lý do sau:

- Nhà tài trợ Phần Lan đã viện trợ cho dự án FORMIS giai đoạn 1 được thực hiện thành

công ở 3 tỉnh thí điểm;

- Nhà tài trợ Phần Lan là quốc gia có kinh nghiệm tốt nhất trên thế giới về quản lý rừng

dựa trên hệ thống thông tin hiện đại mà Việt Nam muốn học hỏi;

- Quá trình lựa chọn nhà thầu/công ty tư vấn thực hiện các dự án ODA của Chính phủ Phần

Lan rất minh bạch. Các nhà thầu có kinh nghiệm tổ chức thực hiện dự án.

3 THUYẾT MINH VỀ CÁC CAN THIỆP CỦA DỰ ÁN

3.1 Mục tiêu tổng quát và các chỉ số tương ứng

Sau pha I của dự án FORMIS vẫn còn nhu cầu về tăng cường hệ thống thông tin ngành lâm

nghiệp và để giám sát một cách hiệu quả các tác động của hoạt động lâm nghiệp. Dự án FORMIS

pha II được coi là dự án hỗ trợ kỹ thuật để “thừa kế”các kết quả của dự án FORMIS pha I. Việc

sử dụng hỗ trợ kỹ thuật (TA) giúp đẩy mạnh các quy trình cần thiết cho việc nắm bắt và xử lý số

liệu thống kê ở cấp trung ương, hỗ trợ cấp huyện trong quá trình ra quyết định cũng như công bố

thông tin. Mục tiêu tổng quát của dự án là Đảm bảo các nguồn tài nguyên rừng được quản lý

bền vững dựa trên một hệ thống thông tin lâm nghiệp được xây dựng và cập nhật, qua đó

đóng góp vào công tác xóa đói giảm nghèo trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội chung

của Việt Nam.

Các chỉ số sau đây được dùng để giám sát mục tiêu tổng quát:

1. Diện tích đất lâm nghiệp, diện tích rừng hiện có (bao gồm rừng trồng và rừng tự nhiên).

2. Độ che phủ rừng.

3. Diện tích đất lâm nghiệp giao cho các chủ rừng (bao gồm các hộ gia đình và các chủ rừng).

4. Các số liệu của ngành lâm nghiệp hỗ trợ thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

5. Tỷ lệ đói nghèo của các tỉnh có rừng.

6. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của ngành lâm nghiệp.

Mục đích của dự án là xây dựng Một hệ thống thông tin quản lý được tích hợp đầy đủ để hỗ trợ

công tác ra quyết định của ngành lâm nghiệp.

Page 28: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

21

Tại giai đoạn này, các bên tham gia có thể tiếp cận một cách dễ dàng thông tin phục vụ quản lý

rừng bền vững (SFM) và các hoạt động khác như REDD+ và FLEGT. Tương tự, FORMIS được

vận hành và có khả năng nhân rộng; hệ thống cũng cung cấp thông tin chính xác và tin cậy, phục

vụ tốt hơn thông tin ngành lâm nghiệp Việt Nam, truyền thông, và các nhu cầu giám sát tác động.

3.2 Các mục tiêu và các chỉ số tương ứng

Cây vấn đề giúp phát triển Cây mục tiêu bằng cách chọn các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề để

hình thành các mục tiêu phát triển. Cây mục tiêu được thể hiện ở Sơ đồ 4.

Sơ đồ 4. Cây mục tiêu về thông tin quản lý ngành lâm nghiệp Việt Nam

Cây mục tiêu bao gồm các mục tiêu được đề ra để giải quyết vấn đề cơ bản.Các mục tiêu chính

của dự án được đưa ra bao gồm:

Page 29: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

22

1. Mục tiêu: Kết nối dữ liệu phù hợp và hợp tác giữa các cơ quan đối tác. Cần phát triển

việc chuyển giao dữ liệu số (điện tử) và cung cấp chuẩn dữ liệu. Trách nhiệm chia sẻ dữ liệu

và chuẩn cần được trao đổi và thống nhất giữa các cơ quan; điều này sẽ giúp cải thiện nhanh

chóng việc chuyển giao dữ liệu giữa các cơ quan. Kế thừa những đầu ra của dự án FORMIS

pha I để thực hiện mục tiêu này: 1) Hệ thống FORMIS nền dùng để chia sẻ thông tin điện tử;

2) Đề xuất các tiêu chuẩn và cơ chế chia sẻ thông tin cho báo cáo lâm nghiệp (mặc dù

việcchính thức thông qua có thể không đạt được trong pha I); 3) Danh mục siêu dữ liệu

2. Mục tiêu: Tăng cường độ chính xác của hệ thống báo cáo không gian của các hoạt động

và các chỉ số giám sát. Thiết kế chính thức của hệ thống vận hành nên sớm được hoàn thiện.

Các gói phần mềm thử nghiệm và các sản phẩm cải tiến dễ tiếp cận sẽ được xây dựng và đào

tạo. Cải thiện việc lập báo cáo hoạt động vẫn rất cần thiết.Kế thừa những đầu ra của dự án

FORMIS pha I để thừa hưởng mục tiêu này: 1) Hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng, 2)

Ứng dụng kiểm kê rừng và 3) Hệ thống báo cáo lâm nghiệp. Hệ thống FORMIS nền được sử

dụng để tích hợp các ứng dụng này.

3. Mục tiêu: Tăng cường năng lực xử lý dữ liệu và xây dựng năng lực cho cán bộ lâm

nghiệp ở tất cả các cấp. Những trở ngại chính của việc nhập và xử lý dữ liệu có thể khắc

phục được thông qua quy trình thu thập dữ liệu mới và các công cụ phần mềm. Kế thừa những

đầu ra của dự án FORMIS pha I để thừa hưởng mục tiêu này: 1) Kiến trúc thông tin nhằm hỗ

trợ việc nhất quán triển khai các giải pháp công nghệ thông tin để hỗ trợ việc triển khai chiến

lược ngành lâm nghiệp và chỉ đạo các hoạt động chính của ngành, 2) Cơ sở hạ tầng công nghệ

thông tin ở cấp trung ương và các tỉnh thí điểm, 3) Tổ chức các khóa học đào tạo như ‘Làm

việc với GIS’, ‘Quản trị mạng’, 4) Lập kế hoạch xây dựng năng lực thể chế để duy trì hoạt

động của hệ thống FORMIS.

Các mục tiêu ở hàng dưới cùng của Cây mục tiêu xác định bản chất của đề xuất Hỗ trợ kỹ thuật

và trực tiếp dẫn đến các hoạt động cần hỗ trợ kỹ thuật để triển khai. Các mục tiêu này được sử

dụng để xây dựng kế hoạch hoạt động. Việc lựa chọn chiến lược cho dự án căn cứ vào các nhân tố

sau đây:

Sự phù hợp;Thứ nhất, dự án nhằm mục đích mang lại lợi ích cho các cơ quan hưởng lợi thông qua

việc đáp ứng công việc của họ đề ra trong chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp. Thứ hai, các

vấn đề về môi trường vẫn là ưu tiên hàng đầu trong các chương trình nghị sự của chính phủ và các

hoạt động hỗ trợ quốc tế, chẳng hạn như Cân bằng Cacbon và ‘Giảm phát thải từ mất rừng và suy

thoái rừng ở các nước đang phát triển’ (REDD) đang được quan tâm.Các tiến trình này đã tạo ra

nhu cầu cực lớn về thông tin đáng tin cậy. Thứ ba, nếu không có dự án này sẽ không có kênh

thông tin chi tiết dựa vào bản đồ kỹ thuật sốđược cập nhật nào có thể giúp cho việc lập kế hoạch

hoạt động và giám sát. Phần lớn việc lập kế hoạch ngành lâm nghiệp trước đây đều làm thủ công

và sử dụng bản đồ giấy.Thứ tư, các dữ liệu riêng lẻ và thông tin đi kèm được lưu trữ ở các vụ viện

khác nhau vốn gây khó khăn cho việc tiếp cận. Dự án này sẽ giúp cho có được những thông tin

này và thông tin này có thể được kết nối với việc lập kế hoạch không gian lâm nghiệp quy mô lớn

và hệ thống báo cáo hoạt động. Thứ năm, các tiến trình mới như FLEGT sẽ yêu cầu thông tin về

công nghiệp gỗ, dòng vận chuyển gỗ và nguồn gốc gỗ.Tầm quan trọng về nhu cầu thông tin của

chương trình FLEGT sẽ thúc đẩy sự quan tâm trong những năm tới và sẽ có tác động kinh tế to

lớn đến lĩnh vực công nghiệp dựa vào rừng. Hệ thống quản lý thông tin Lâm nghiệp sẽ góp phần

mạnh mẽ trong phát triển Nền Kinh tế Xanh ở Việt Nam bằng cách cung cấp thông tin về tài

nguyên rừng, các tác động của việc sử dụng và quản lý trên nguồn tài nguyên này.

Page 30: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

23

Tác động; Bằng cách thiết lập cơ sở hạ tầng không gian toàn quốc cho ngànhlâm nghiệp và bằng

việc tích hợp thông tin môi trường – xã hội (báo gồm cả giao đất) với các dữ liệu về lâm nghiệp,

dự án cho phép thực hiện được một cơ chế hoặc định chính sách về quản lý lâm nghiệp, sử dụng

đất lâm nghiệp, và quy hoạch sử dụng đất nói chung mang tinh toàn diện và trên cơ sở có đầy đủ

thông tin. Cùng với việc hình thành các thông lệquản lý rừng, điều này sẽ cho phép sử dụng thực

sự bền vững các tài nguyên thiên nhiên và sẽ tăng cường sự đóng góp của của ngành lâm nghiệp

cho kinh tế của địa phương, vùng và quốc gia. Dữ liệu lâm nghiệp tin cậy và cập nhật sẽ cho phép

ngành lâm nghiệp hòa nhập và đóng gópvào các chính sách và chiến lược nhằm thích ứng và

giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam và cũng là một phần thiết yếu của tiến trình

VPA. Các cơ sở dữ liệu, bản đồ, và các dữ liệu (như là các văn bản) và các ứng dụng khác được

triển khai một cách tập trung và cho lần đầu tiênvà những thông tin này sẽ chỉ có ở một điểm và

được xây dựng trên cơ sở các hệ thống trực tuyến. Sự minh bạch của hệ thống thông tin sẽ hỗ trợ

cải thiện sự bình đẳng giữa các chủ rừng và người sử dụng.

Tính hiệu quả; Dự án sẽ tập trung vào triển khai các hệ thống đồng bộđể xây dựng và chia sẻ dữ

liệu cơ bản ở một số lĩnh vực trọng tâm của ngành lầm nghiệp, quản lý tài nguyên rừng và hoạch

định. Dự án cũng hỗ trợ lập kế hoạch quản lý rừng, đây là yếu tố chính quyết định mức độ sử

dụng bền vững các tài nguyên rừng. Dự án sẽ giới thiệu các phương pháp để thu thập dữ liệu cấp

tỉnh, chia sẻ nguồn dữ liệu mới này cho các cấp quản lý lâm nghiệp.

Hiệu suất; Dự án sẽ giải quyết một khối lượng lớn những nhu cầu bức thiết về dữ liệu đồng thời

cung cấp các kết quả cụ thể đến người sử dụng và các bên liên quan của dự án. Những kiến

thứcchuyên môn của các công ty công nghệ thông tin của Việt Nam có thể được dùng trong khi

triển khai dự án. Trên nền tảng những kết quả cơ bản được xây dựng trong FORMIS pha I, dự án

FORMIS pha II sẽ mở rộngviệc thí điểm dự án và thí điểm hệ thống thành một hệ thống thông tin

lâm nghiệp toàn quốc đồng thời cũng sẽ xây dựng cơ cấu tổ chức và năng lực để quản lý và duy

trì hệ thống một cách lâu dài. Những kiến thức công nghệ thông tin lâm nghiệp là sự kết hợp giữa

các chuyên gia quốc tế và chuyên gia địa phương, nhiệm vụ chính của hỗ trợ kĩ thuật sẽ là đào tạo

bao gồm cả cầm tay chỉ việc và xây dựng năng lực.

Các chính sách: Thông tin lâm nghiệp cơ bản tạo thành cơ sở dữ liệu môi trường. Nhiều hệ thống

và nguồn dữ liệu khác nhau được sử dụng ở cấp cơ sở (kế hoạch quản lý, báo cáo hoạt động) và ở

cấp quốc gia (ví dụ, NFI). Tất cả những hệ thống này đều có giá trị giúp theo dõi những thay đổi

và hỗ trợ các chương trình BDKH toàn cầu, FLEGT và các chính sách REDD+. Nhu cầu hiện nay

đòi hỏi một cơ chế chia sẻ dữ liệu, do vậy dự án sẽ tập hợp và vận động Bộ NN&PTNT ban hành

văn bản pháp lý để hỗ trợ việc chia sẻ dữ liệu.

Tính bền vững;Các vấn đề trọng điểm bao gồm tính làm chủ của địa phương, bảo trì hệ thống và

năng lực để sử dụng, duy trì và phát triển hệ thống thông tin cũng như các quy trình bắt buộc

(xem themở mục 4.5). Đứng trên quan điểm kỹ thuật thì dự án sẽ tiếp tục giới thiệu hệ thống báo

cáo được tự động hóa có nền GIS đếncác cơ quan sử dụng đầu cuối. Các sản phẩm phần mềm

theo đơn đặt hàng được cung cấp trên cơ sở hợp phần phần mềm có đăng ký dưới dạngchính

sách“mã nguồn mở”. Điều này sẽ giúp đảm bảo tính bền vững lâu dài và giữ chi phí ở mức thấp

nhất. Các module phần mềm thiết kế theo đơn đặt hàng của dự án FORMIS pha I đã được thử

nghiệm nhưng chưa đưa vào vận hành đầy đủ. Nói chung, dự án FORMIS pha II nên tập trung

vào việc hoàn thiện và đưa các hệ thống, các module đã được xây dựng và phát triển ở pha I vào

vận hành.

Page 31: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

24

Thông tin lâm nghiệp có giá trị quan trọng và công nghệ đang trở thành việc có thể tiếp cận được

với hầu hết các cơ quan, ngay cả ở cấp tỉnh. Tương tự như vậy, các thiết bị phần cứng, phần mềm

được đề xuất cần phải đáp ứng các yêu cầu hiện nay cũng như mở rộng trong tương lai.Dự đoán

là mức độ chính xác của quá trình ra quyết định sẽ được cải thiện đáng kể. Cần phải cân nhắc đến

tính bền vững ngay cả trong việc mua sắm của Dự án FORMIS pha II: Bộ NN&PTNT/TCLN

muốn thực hiện việc mua sắm của Dự án FORMIS trên cơ sở từng gói cơ bản riêng lẻ, chứ không

phải là gói thầu lớn, do vậy điều quan trọng là cần phải có các tài liệu hướng dẫn chi tiết chomỗi

gói mua sắm và được đưa vào trong sổ tay hướng dẫn, đào tạo sẽ được tổ chức cho các cán bộ của

TCLN ngay từ giai đoạn đầu của dự án và cho mỗi lần mua sắm.

3.3 Các kết quả

Việc xây dựng Cây mục tiêu cho phép chuẩn bị khung logic ma trận của dự án. Khung logic ma

trận hệ thống hóa các mục tiêu và giả định cho một dự án phát triển cùng với các phân tích đi

kèm. Nó nhấn mạnh các nguyên nhân và hệ quả giữa các nhân tố chủ đạo và cung cấp công cụ để

trình bày các nhân tố đó. Các kết quả sau đây cần thiết cho việc đạt được các mục đích:

Kết quả 1: Các quy trình, tiêu chuẩn và cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan của Việt

Nam.

Dữ liệu điện tử được trao đổi trong nội bộ Tổng cục Lâm nghiệp, với các cơ quan liênn quan bên

ngoài và các cơ sở dữ liệu của FORMIS. Các quy chế, hướng dẫn về quản lý dữ liệu cho các quy

trình nghiệp vụ chủ chốt được dự thảo và phê duyệt.

Kết quả 2: Hệ thốngFORMIS nền và các công cụ được vận hành tại tất cả các tỉnh, tập

trung chủ yếu ở các tỉnh có rừng.

Hệ thống quản lý thông tin tài nguyên rừng đã cải tiến (bao gồm: Thông tin tài nguyên rừng,

những can thiệp, báo cáo về các hoạt động/sự cố, thông tin liên quan đến các sản phẩm lâm

nghiệp và quản lý tài chính) đặc biệt những ứng dụng mới của hệ thống sẽ được thử nghiệm và

chạy vận hành một cách toàn diện ở 3 tỉnh của pha I trước khi áp dụng nó trên toàn quốc. Tăng

cường sử dụng các biện pháp thu thập dữ liệu ở cấp xã dựa vào GPS; Các ứng dụng nhập dữ liệu

ngoại tuyến cần thiết được chuẩn bị sẵn và có khả năng kết nối với FORMIS; Hai ứng dụng phục

vụ hoạt động lâm nghiệp sẽ được xác định và xây dựng mô hình khái niệm. Hệ thống thí điểm của

2 ứng dụng phục vụ hoạt động lâm nghiệp sẽ được xây dựng và vận hành thử nghiệm ở 3 tỉnh đã

được xác định trong giai đoạn 1 của dự án.

Kết quả 3: Cơ sở Dữ liệu Ngành Lâm nghiệp được chuẩn hóa và đưa vào trong Cơ sở Dữ

liệu chuẩn của FORMIS, các chỉ số báo cáo về việc thực hiện các hoạt động lâm nghiệp

được xây dựng.

Huy động và sử dụng của các dữ liệu đã thu thập để chia sẻ và báo cáo cho toàn quốc; Tiếp

tục triển khai xác định và tích hợp các bộ dữ liệu; Hỗ trợ các bên liên quan chuẩn hoá các bộ dữ

liệu cho đồng bộ với FORMIS; Sàng lọc các chỉ số báo cáo của ngành lâm nghiệp.

Kết quả 4: Năng lực quản lý và thu thập thông tin được tăng cường.

Tài liệu đào tạo về hệ thống FORMIS được chuẩn bị trên nền WEB; Tài liệu hướng dẫn sử dụng

được soạn thảo. Các khóa đào tạo cơ bản về IT và GIS, GPS và chuyên sâu về hệ thống FORMIS

các tỉnh và cán bộ cấp huyện được tổ chức. Chi tiết các chủ đề đào tạo sẽ được xác định sau trên

cơ sở đánh giá nhu cầu đào tạo.

Page 32: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

25

Kết quả 5: Trung tâm Thông tin ngành Lâm nghiệp/ Phòng CNTT Lâm nghiệp được thành

lập và vận hành.

TCLN đang thành lập Trung tâm Thông tin ngành Lâm nghiệp/ Phòng CNTT Lâm nghiệpnhằm

hỗ trợ về CNTT và duy trì các kết quả của dự án FORMIS;

Các hoạt động dự án nằm trong 5 hợp phần:

1. Hợp phần – Xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn và cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ

quan của Việt Nam

2. Hợp phần – Xây dựng hệ thống FORMIS nền và các ứng dụng

3. Hợp phần – Thu thập, chuẩn hóa dữ liệu và hệ thống báo cáo

4. Hợp phần – Tăng cường năng lực trong quản lý và thu thập thông tin

5. Hợp phần – Hỗ trợ thành lập Trung tâm Thông tin Lâm nghiệp/ Phòng CNTT Lâm

nghiệp

3.4 Hoạt động

Hợp phần 1: Xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn và cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ

quan của Việt Nam.

1. Tiếp tục chia sẻ dữ liệu thông qua “Danh mục siêu dữ liệu của Tổng cục lâm nghiệp” đã được xây dựng trong Pha I

2. Hỗ trợ và tạo điều kiện để a) Phê duyệt Tiêu chuẩn thông tin cho điều tra tài nguyên rừng và hệ thống báo cáo đã được xây dựng, b) Xây dựng mới các tiêu chuẩn cho các

loại thông tin lâm nghiệp còn lại: công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất và dịch vụ, kinh tế

và các lợi ích khác.

3. Hỗ trợ chia sẻ thông tin trong a) Bộ NN&PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp ở cấp trung ương; b) Các cơ quan lâm nghiệp ở cấp địa phương; và c) Các dự án thuộc Tổng cục

lâm nghiệp. Việc chia sẻ sẽ được thực hiện chủ yếu thông qua “hệ thống báo cáo” và

danh mục siêu dữ liệu thuộc Kết quả 2.

4. Cho phép chia sẻ dữ liệu giữa a) Bộ NN&PTNT và Bộ TNMT và b) giữa Bộ

NN&PTNT và Tổng cục thống kê. Soạn thảo các thỏa thuận và quy định cần thiết.

Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm tin học & thống kê, thuộc Bộ NN&PTNT khi cần.

Xây dựng lược đồ ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (XML schema) cho phép chia sẻ dữ

liệu dưới dạng điện tử.

5. Điều chỉnh các chỉ số ngành lâm nghiệp có xem xét đến các vấn đề liên ngành. Xác định các số liệu liên quan đến các vấn đề liên ngành giữa Bộ NN&PTNT, Bộ TNMT

và Tổng cục thống kê.

6. Thực hiện so sánh các với các hệ thống tương tự phù hợp nhất với mục đích chia sẻ thông tin & dữ liệu của Việt Nam và quốc tế. Ví dụ: “Inspire directive” của Châu Âu

về chia sẻ dữ liệu không gian địa lý.

7. Tham khảo ý kiến sâu, rộng đối với các bên liên quan về các tiêu chuẩn và cơ chế chia

sẻ thông tin đã đề xuất, đặc biệt trong trường hợp có sự chồng chéo về các hoạt động,

Page 33: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

26

nhiệm vụ, và chức năng trong các cơ quan có liên quan. Pha 2 của dự án sẽ tiếp tục

làm việc với “Tổ thông tin thống kê và dự báo” đã được thành lập tại Tổng cục lâm

nghiệp vì mục đích cải thiện các hệ thống báo cáo.

Hợp phần 2: Phát triển Hệ thống FORMIS nền và các ứng dụng tại tất cả các tỉnh, tập

trung ở các tỉnh có rừng

1. Duy trì và vận hành hệ thống nền FORMIS và Cổng thông tin điện tử lâm nghiệp Việt

Nam: tiếp tục duy trì và thực hiện đào tạo cho Trung tâm /Đơn vị thông tin lâm nghiệp

(dự kiến được thành lập) thuộc Tổng cục lâm nghiệp, đầu tư máy chủ và hệ thống lưu

trữ cần thiết.

2. Vận hành hệ thống báo cáo đã được xây dựng trong Pha I cho đến khi Tổng cục lâm nghiệp có thể tiếp nhận hoàn toàn. Các hệ thống báo cáo bao gồm: Hệ thống Cơ sở dữ

liệu Tài nguyên rừng, Ứng dụng điều tra rừng trên nền web, Hệ thống theo dõi diễn

biến tài nguyên rừng, Hệ thống báo cáo nhanh và trang Web FORMIS. Bổ sung thêm

các chức năng cần thiết nhằm cho phép thực hiện các dịch vụ công trực tuyến đối với

người dân, VD: thông báo hoạt động trồng rừng hoặc thông báo diễn biến rừng.

3. Duy trì và tiếp tục cải tiến Văn phòng điện tử của Tổng cục Lâm nghiệp và Danh mục dữ liệu của Tổng cục lâm nghiệp đã được xây dựng trong Pha I.

4. Xây dựng mới 3 hệ thống thông tin sẽ được Tổng cục Lâm nghiệp quyết định.

5. Theo khuyến nghị của Đoàn đánh giá giữa kỳ, các tài liệu lien quan đến xây dựng ứng dụng được xem như một kết quả quan trọng và phải có tài liệu thiết kế rõ ràng được

Tổng cục lâm nghiệp phê duyệt trước khi bắt đầu xây dựng ứng dụng.

6. Tích hợp các dữ liệu thích hợp và dữ liệu về các vấn đề xuyên suốt từ Bộ TNMT và

Tổng cục thống kê vào hệ thống.

7. Kết nối các tỉnh và huyện mới vào hệ thống FORMIS: Mở rộng hệ thống đến các tỉnh

và huyện có rừng. Các tỉnh và huyện này sẽ được đánh giá và lựa chọn dựa trên mức

độ sẵn sàng tham gia, năng lực đội ngũ cán bộ sử dụng để vận hành hệ thống

FORMIS, tình trạng thiết bị và cơ sở hạ tầng thông tin. Ưu tiên các tỉnh có động lực và

năng lực kết nối thông tin cao nhất.

8. Khảo sát, đánh giá hiện trạng/nhu cầu cơ sở hạ tầng CNTT ở các tỉnh được lựa chọn và tác động đối với ngân sách của dự án và các tỉnh tham gia.

9. Soạn thảo văn bản chính thức xác nhận FORMIS là nền tảng thông tin của Tổng cục

Lâm nghiệp.

Hợp phần 3: Thu thập, chuẩn hóa dữ liệu và các chỉ số báo cáo

1. Khảo sát các dữ liệu lâm nghiệp hiện có trên toàn quốc tại các cấp hành chính khác nhau.

2. Tích hợp các dữ liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng vào hệ thống FORMIS.

3. Dự án FORMIS sẽ hợp tác với các dự án và cơ quan của chính phủ có nhiệm vụ cung

cấp dữ liệu. Ví dụ: dự án FAO-Phần Lan (NFA), dự án UN-REDD và dự án điều tra

rừng toàn quốc (NFI). Xây dựng các công cụ báo cáo để sử dụng ngay các dữ liệu đã

được tích hợp vào hệ thống FORMIS.

4. Thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp cần thiết để phát triển hệ thống.

Page 34: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

27

Các chỉ số báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp phù hợp với các chỉ số ngành lâm nghiệp do

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Kết quả 4: Tăng cường năng lực trong quản lý và thu thập thông tin

1. Đánh giá nhu cầu đào tạo

2. Lập kế hoạch và xây dựng chương trình đào tạo.

3. Thực hiện đào tạo bằng hình thức sử dụng chuyên gia dự án thực hoặc ký hợp đồng đào tạo.

4. Đánh giá các hoạt động đào tạo.

5. Duy trì nội dung và giao diện người dùng của “Cổng thông tin lâm nghiệp Việt Nam”. Hỗ trợ các đơn vị của Tổng cục lâm nghiệp sử dụng Cổng thông tin.

6. Tạo môi trường hài hòa hóa các thông tin đăng tải trên các trang web thuộc Tổng cục Lâm nghiệp. Hiện các thông tin liên quan được đăng rải rác trên ít nhất 8 trang web có

liên quan của các đơn vị trong Tổng cục Lâm nghiệp.

7. Công bố thường xuyên các tài liệu về hoạt động và kết quả của dự án FORMIS tới các

đơn vị liên quan, vd: thông tin về các ứng dụng, tiêu chuẩn thông tin và các kết quả

khác.

Hợp phần 5: Hỗ trợ thành lập và vận hành Trung tâm Thông tin Lâm nghiệp/ Phòng CNTT

Lâm nghiệp

Các chức năng chính của Trung tâm thông tin lâm nghiệp là: a) Xây dựng kế hoạch và đề

xuất phát triển CNTT trình Tổng cục lâm nghiệp; b) Duy trì và phát triển các hệ thống

thông tin theo đúng kiến trúc thông tin tổng thể; c) Thực hiện Chính phủ điện tử tại Tổng

cục Lâm nghiệp; d) Vận hành hệ thống mạng máy tính của Tổng cục lâm nghiệp; e) Tích

hợp dữ liệu và phần mềm vào hệ thống FORMIS.

Hạ tầng công nghệ thông tin của Tổng cục Lâm nghiệp do dự án FORMIS II hỗ trợ thiết

lập cho Trung tâm thông tin lâm nghiệp/Phòng Tin học lâm nghiệp được kết nối với hạ

tầng công nghệ thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tuân thủ theo các

quy định/quy chế quản lý, khai thác hạ tầng CNTT của Bộ).

1. Hỗ trợ thành lập Trung tâm Thông tin ngành Lâm nghiệp/Phòng CNTT lâm nghiệp

2. Xây dựng năng lực (lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch phát triển và chiến lược công nghệ thông tin).

3. Tổ chức các khóa đào tạo tập huấn cho cán bộ lâm nghiệp các cấp.

4 GIẢ ĐỊNH VÀ RỦI RO

Nhằm tiếp cận mục tiêu tổng thể của dự án, cần giả định rằng chính quyền trung ươngcam kết với

dự án thể hiện thông qua hỗ trợ tài chính, thể chể, pháp lý và giám sát việc thực hiện. Để dự án

thành công, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan và trách nhiệm duy trì dữ liệu cần được phân

Page 35: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

28

định rõ. Cũng cần làm rõ chức năngcủa các cơ quan liên quan cho phép việc chia sẻ thông tin và

chuyển giao dữ liệu trong dự án FORMIS.

Cũng cần giả định thêm rằng cách tiếp cận phù hợp và được phê duyệt,quy trình quản lý rừng bền

vững có thể tạo ra một cơ sở tốt cho phát triển hệ thống thông tin. Ngoài ra, dự án cần tuân thủ

các chính sách về công nghệ thông tin của nhà nước và chiến lược CNTT-TT để có sự phù hợp

trong phát triển hệ thống thông tin củaBộ NN&PTNT. Những giả định được trình bày và phân

tích trong Bảng 1 dưới đây.Danh mục những rủi ro đi kèm với xếp hạng và các giải pháp giảm

thiểu được trình bày ở bảng 3.

Page 36: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

29

Bảng 3. Các giả định chính, cấp độ và ảnh hưởng đến chiến lược dự án

Giả định Xếp hạng

(cao – trung

bình)

Ảnh hưởng đến chiến lược dự án

Quy trình và cách tiếp cận thích hợp

được phê duyệt về quản lý rừng bền

vững tạo ra một cơ sở tốt cho phát triển

hệ thống thông tin

Cao

Chính sách CNTT và chiến lược CNTT

để phù hợp với phát triển hệ thống thông

tin của Bộ NN&PTNT

Cao Theo “Phát triển và tổng hợphệ thống

thông tin quản lý ngành lầm nghiệp” là

một trong 21 dự án ưu tiên được nêu trong

Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt

Nam 2006-2020 và được Bộ trưởng Bộ

NN&PTNT phê duyệtbằng Quyết định

3427 ký vào tháng 11/2006 về“phê duyệt

chương trình ứng dụng và phát triển công

nghệ thông tin”, đã có hỗ trợ mang tính

chiến lược. Thông qua việc tiếp xúc và

trao đổi với Bộ NN&PTNT, dự án cần

ðảm bảo rằng các hoạt ðộng cần thiết để

thực hiện chiến luợc phải theo lịch trình

Chia sẻ dữ liệu được xem như là công cụ

quan trọng để đạt được các mục tiêu

phát triển của chính phủ trong từng lĩnh

vực

Cao

Mạng lưới giao tiếp với bên ngoài của

từng tỉnh giúp cho việc thực hiện dự án

Trung b nh

Tư liệu viễn thám và dữ liệu thực địa từ

dự án NFA của Việt Nam và FAO

Cao

Các tổ chức đối tác trong và ngoài tỉnh

thí điểm sẽ sẵn sàng cung cấp dữ liệu

bao gồm dữ liệu tài nguyên rừng

Trung bình Thông thường, thông tin được coi như là

một tài sản cần được bảo vệ và chỉ chia sẻ

hạn chế với một số lượng hạn chế các cơ

quan liên quan. Thách thức sẽ là thay đổi

thông lệ này thành văn hóa chia sẻ thông

tin, đặc biệt giữa các cơ quan tổ chức và

thuyết phục tất cả các bên liên quan về lợi

ích của việc minh bạch thông tin, chia sẻ

thông tin đến tất cả các cấp chính quyền và

rộng hơn đến công chúng

Các kĩ năng CNTT cơ bản của các cán

bộ cấp tỉnh đủ đáp ứng cho các ứng

dụng trên máy tính

Trung bình Không biết được năng lực đặc biêt là ở các

tỉnh không triển khai thí điểmvà có thể rất

khác nhau. Bộ NN&PTNT/TCLN nên

phân tích cẩn thận vấn đề về năng lực khi

xây dựng Tổ công tác và thậm chí xem xét

tuyển dụng

Bộ NN&PTNT sẽ có các nguồn lực để

duy trì các phần cứng được cài đặt sau

khi kết thúc dự án

Trung bình Đào tạo sẽ là hỗ trợ xây dựng năng lực. Hệ

thống được xây dựng phải dễ sử dụng và

chi phí phù hợp (bao gồm cả bảo trì). Hệ

thống thông tin phải chứng minh tính hữu

dụng và lợi ích của nó để tạo ra một động

cơ để duy trì mức độ đã đạt được và thậm

chí còn phát triển cao hơn.

Sớm thỏa thuận về vai trò của Bộ Trung bình Việc thoả thuận và làm rõ vai trò của Bộ

Page 37: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

30

Giả định Xếp hạng

(cao – trung

bình)

Ảnh hưởng đến chiến lược dự án

TN&MT với ngành lâm nghiệp trong

việc giao đất rừng

TN&MT về giao đất rừng nên được thực

hiện ngay và do lãnh đạo đảm nhiệm. Điều

này có thể thực hiện được với sự hợp tác

tốt giữa Bộ NN&PTNT và Bộ TNMT. Giả

định này liên quan đến chức năng quản lý

nhà nước của Bộ NN&PTNT và Bộ

TNMT nên thoả thuận cần được thể hiện ở

dạng văn bản (ví dụ thông tư liên tịch nếu

cần)

Thiết kế nguyên lý lý thuyết của cơ sở

dữ liệu – các ứng dụng có ích được xác

định từ các bên liên quan

Trung bình Nhu cầu và kĩ năng của các bên liên quan

ở tất cả các cấp cần được xem xét

Thiết kế kĩ thuật – các nhà cung cấp dịch

vụ sẵn long cung cấp bảo hành và dịch

vụ hậu mãi (dịch vụ hỗ trợ tại chỗ)

Trung b nh Khi thương thảo hợp đồng với nhà cung

cấp dịch vụ, bảo dưỡng cần được đề cập

như một điều khoản của hợp đồng

Phát triển và sử dụng các ứng dụng về

sử dụng đất, giao đất tại cấp huyện và

tỉnh – Giảm nghèo và giảm bất bình

đẳng được coi là yếu tố quan trọng trong

quá trình giao ðất

Cao

Nhanh chóng xây dựng Tổ công nghệ

thông tin ngành Lâm nghiệp cấp tỉnh

Trung bình Giả định này có ảnh hưởng chính đến

thành công của FORMIS pha II và đòi hỏi

có một sự cam kết mạnh mẽ và đóng góp

từ Bộ NN&PTNT

Có các hướng dẫn của chính phủ về an

ninh thông tin

Cao

Page 38: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

31

Bảng 4. Những rủi ro của dự án và giải pháp giảm thiểu.

Rủi ro Tác động

(lớn/nhỏ)

Xác suất (có

thể/không thể)

Giảm thiểu

Kết quả 1: Các quy trình, chuẩn và cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan của Việt Nam. Chồng chéo các nhiệm vụ giữa

Bộ TNMT và Bộ NN&PTNT

ngăn cản việc hài hòa toàn diện

về phân loại rừngBộ TNMT và

Bộ NN&PTNT ngăn cản việc hài

hòa toàn diện về phân loại rừng

Nhỏ Có thể Duy trì đối thoại giữa Bộ

NN&PTNT và Bộ TNMT nhằm hài

hòa các tiêu chuẩn. Phối hợp với

các dự án khác: NFA/Bộ

NN&PTNT, JICA/Bộ TNMT, dự

án cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học Các cấu trúc dữ liệu trong quản lý

rừng cơ bản chưa phản ảnh được

thực tế quản lý

Nhỏ Không thể Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu mở

có thể giải quyết được vấn đề

Các bên liên quan sử dụng phần

cứng & phần mềm khác nhau Nhỏ Có thể Duy trì kiến trúc Hệ thống thông tin

độc lập với phần mềm trong hệ

thống FORMIS Các dự án ODA có các hoạt động

chồng chéo Nhỏ Có thể Theo Tuyên bố Paris về Hiệu quả

tài trợ, duy trì đối thoại thường

xuyên với các dự án và nhà tài trợ

khác nhằm loại bỏ các hoạt động

chồng chéo trong quá trình lập kế

hoạch hoạt động

Kết quả 2: Hệ thống FORMIS nền và các công cụ được áp dụng tại tất cả các tỉnh Các thủ tục hành chính yêu cầu

báo cáo và phê duyệt trên giấy,

do đó các huyện và tỉnh không

thể áp dụng ứng dụng FORMIS

Lớn Có thể Hệ thống mới và cũ có thể cùng tồn

tại cho đến khi hệ thống điện tử có

vị trí chính thức. Đảm bảo địa vị

chính thức trong dài hạn Các tỉnh và huyện không có cam

kết với hệ thống FORMIS Lớn Không thể Xác định cụ thể các nhu cầu thực tế

và các quy trình lâm nghiệp được

thực hiện. Cam kết các cơ quan cố

định trong quá trình thực hiện

FORMIS. Tìm kiếm sự chấp thuận

từ Sở NN&PTNT, Ủy ban nhân

dân. Chồng chéo các phương pháp báo

cáo giữa các cơ quan lâm nghiệp

gây cản trở đến việc sử dụng các

hệ thống báo cáo

Lớn Có thể Làm việc với Tổng cục lâm nghiệp

(Tổ thông tin thống kê) nhằm làm

rõ các phương pháp báo cáo.

Tốc độ Internet không tốt gây cản

trở đến việc sử dụng hệ thống

FORMIS

Lớn Không thể Hệ thống được thiết lập như một hệ

thống tập trung toàn diện

Các bên liên quan ở các vùng sâu

vùng xa không thể truy cập hoặc

sử dụng internet

Nhỏ Có thể Tiếp tục sử dụng phương pháp

truyền thống được cải tiến tại

những vùng không có internet Sự phân mảnh và không nhất

quán do các hệ thống CNTT được

xây dựng mới gây nên

Lớn Có thể Thiết kế các hệ thống mới phù hợp

với kiến trúc hệ thống FORMIS đã

được xây dựng trong Pha I

Kết quả 3: Dữ liệu ngành Lâm nghiệp được chuẩn hóa và đưa vào trong Cơ sở dữ liệu chuẩn của

FORMIS và các chỉ số báo cáo về việc thực hiện các hoạt động lâm nghiệp được xây dựng

Các bên có liên quan không

sẵn sàng chia sẻ dữ liệu

Lớn Không thể Đảm bảo các bên có liên quan

nhận thức được lợi ích từ việc

chia sử dữ liệu thông qua

FORMIS/ Quyết định chính

thức về việc sử dụng hệ thống

FORMIS như là hệ thống nền

chia sẻ dữ liệu của Tổng cục lâm

nghiệp

Page 39: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

32

Kết quả 4: Tăng cường năng lực trong quản lý và thu thập thông tin

Cán bộ được đào tạo sẽ bị

chuyển đến các vùng/đơn vị

khác

Nhỏ Có thể Xây dựng năng lực đào tạo dài

hạn có thể duy trì đủ nguồn nhân

lực cho toàn quốc. Đảm bảo

rằng các cán bộ đều được cam

kết làm việc ở đúng vị trí

Tổng cục lâm nghiệp không

thể duy trì liên tục hoạt động

đào tạo

Lớn Không thể Phối hợp với các Trường/Viện

trong việc đào tạo nâng cao

năng lực cán bộ.

Kết quả 5: Trung tâm Thông tin ngành Lâm nghiệp/ Phòng CNTT Lâm nghiệp

Bộ NN&PTNT/Tổng cục lâm

nghiệp không đủ năng lực tài

chính để duy trì hệ thống

FORMIS sau khi hỗ trợ từ

Chính phủ Phần Lan kết thúc

Lớn Không thể Giám sát chi phí CNTT &

truyền thông theo “tổng chi phí

sở hữu’ (TOC) trong quá trình

tham gia của các huyện, tỉnh và

Tổng cục lâm nghiệp. Đảm bảo

rằng, Bộ NN&PTNT/Tổng cục

lâm nghiệp có thể kết hợp nguồn

vốn đầu tư cho CNTT&truyền

thông vào ngân sách. Đảm bảo

hệ thống có nguồn tiết kiệm

trong các hoạt động giám sát.

Tối ưu hóa đầu tư cho CNTT

trong quá trình thiết kế hệ thống.

Hỗ trợ Tổng cục lâm nghiệp đạt

được sự bền vững về tài chính

trong suốt thời gian thực hiện dự

án (5-7 năm)

Thiết lập Trung tâm thông tin

lâm nghiệp diễn ra lâu hơn dự

kiến

Lớn Có thể Hỗ trợ Tổng cục lâm nghiệp

trong quá trình thành lập. Thống

nhất giải pháp tạm thời trong

thẩm quyền của Bộ

NN&PTNT/Tổng cục lâm

nghiệp

Tổng cục lâm nghiệp không

thể thu hút các cán bộ CNTT

có năng lực làm việc cho nhà

nước

Lớn Có thể Hỗ trợ xây dựng chức năng nhà

nước hấp dẫn và lâu dài. Áp

dụng linh hoạt biện pháp thuê

ngoài. Tận dụng nguồn cán bộ

hiện có

Các mẫu hợp đồng về mua

sắm công nghệ thông tin chưa

phản ảnh được yêu cầu thực tế

Lớn Có thể Giúp Tổng cục lâm nghiệp/Bộ

NN&PTNT rà soát mẫu hợp

đồng về CNTT theo các tiêu

chuẩn quốc tế

5 TÍNH TƯƠNG THÍCH VÀ BỀN VỮNG

5.1 Môi trường chính sách

Luật Thống Kê được Quốc Hội thông qua ngày 26/6/2003 là văn bản quy phạm pháp luật về

thống kê cao nhất tại Việt Nam và Nghị định Chính phủ số 40/2004 hướng dẫn thi hành luật về

đối tượng cung cấp thông tin, hệ số chỉ tiêu, bảng phân loại, chế độ báo cáo, điều tra thống kê,

công bố và sử dụng thông tin thống kê, ứng dụng các công nghệ cao và tổ chức thống kê. Trong

năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Quyết định số 305 về việc ban hành hệ thống Chỉ

Page 40: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

33

Tiêu Quốc Gia bao gồm 24 nhóm chỉ tiêu trong đó có các chỉ tiêu về nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản (Nhóm 9 trong tài liệu). Căn cứ vào Quyết Định số 305 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ

Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã ban hành Quyết Định số 71/2006 ban hành

hệ số chỉ tiêu cho Bộ NN&PTNT bao gồm 19 nhóm chỉ tiêu với tổng số 232 chỉ tiêu, trong đó có

19 chỉ tiêu dành cho ngành lâm nghiệp. Trung Tâm Thông Tin và Thống Kê (CIS) của Bộ

NN&PTNT là cơ quan chủ trì và phối hợp với các cơ quan ban ngành khác trong việc thu thập và

xử lý thông tin.

Dự án có nền tảng pháp lý vững chắc trong ngành lâm nghiệp Việt Nam. Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ

ngành lâm nghiệp trong việc xây dựng một hệ thống thông tin lâm nghiệp với cổng công nghệ

thông tin tích hợp. “Xây dựng và Củng Cố hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp” là một

trong 21 vấn đề ưu tiên của dự án mà đã được xác định trong Chiến Lược Phát Triển Lâm Nghiệp

Việt Nam giai đoạn 2006-2020 và vấn đề này đã được Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT thông qua vào

tháng 11/2006 theo Quyết Định số 3427 về việc “phê duyệt việc ứng dụng công nghệ thông tin và

chương trình phát triển”.

Dự án tiếp tục giải quyết nhu cầu ngày càng tăng về thông tin nhằm giám sát ngành lâm nghiệp và

những thay đổi về rừng, đồng thời cũng quan trọng cho REDD+. Tháng 12/2008, Thủ Tướng

Chính Phủ đã phê duyệt Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia nhằm Ứng Phó với Biến Đổi Khí Hậu

(NTP-RCC). Văn Phòng Thường Trực đặt tại Bộ TN&MT điều phối việc thực hiện Chương Trình

này, đồng thời phục vụ Ban Chỉ Đạo (do Thủ Tướng Chính Phủ chủ trì) và Ban Điều Hành (do

Bộ Trưởng Bộ TN&MT chủ trì), hai ban có đại diện cấp cao của Bộ NN&PTNT.

Hội nghị UNFCCCtại Balinăm 2007 đã công nhận Việt Nam là một trong năm quốc gia hàng đầu

trên thế giới chịu đe dọa lớn nhất bởi hiện tượng biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng nước

biển dâng. Kể từ đó,Việt Nam đã đưa ra một số hoạt động và chương trình thích ứng với biến đổi

khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (GHG), quan trọng nhất là:

Chiến Lược Quốc Gia về Phòng, Chống, Ứng Phó và Giảm Nhẹ Thiên Tai đến năm 2020

(Quyết định số 172/2007/QD-TTg, ngày 16/11/2007) nhằm giảm nhẹ thiên tai và tác động

của chúng đối với con người, tài sản, nông nghiệp, tình hình kinh tế, môi trường, và phát

triển bền vững.

Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia nhằm Ứng Phó với Biến Đổi Khí Hậu (NTP-RCC),

được khởi xướng vào năm 2008. Chính sách này đề ra các ưu tiên về ứng phó với biến đổi

khí hậu trên toàn quốc. NTP-RCC đặt ra lộ trình giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí

hậu cũng như vai trò của các bên liên quan.

Khung Chương Trình Hành Động nhằm Thích Ứng và Giảm Thiểu Biến Đổi Khí Hậu của

Ngành Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn giai đaạn 2008- 2020 (APF) đưa ra các

hành động trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp.

Một số nhu cầu dữ liệu chiến lược liên quan đến việc buôn bán gỗ, và do đó liên quan đến

FLEGT. Theo báo cáo nghiên cứu của EFI (2011), có 63 văn bản có giá trị pháp lý liên quan tới

định nghĩa về tính hợp pháp của gỗ tại Việt Nam được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền vào tháng 2 năm 2011, bao gồm: 19 Luật, 28 Nghị Định của Chính Phủ,02 Quyết

Định của Thủ Tướng, và 14 Quyết Định/ Thông Tư của Bộ Ngành/ Trung Ương.

Dự án đề xuất sẽ cung cấp các hoạt động hỗ trợ giải quyết vấn đề nghèo đói và quản lý rừng bền

vững về phương diện thực thi hơn là chính trị. Tuy nhiên, mục tiêu sau cùng của dự án là cải thiện

Page 41: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

34

điều kiện sống của người dân bằng cách cung cấp thông tin chính xác cho các quyết định chính

trị.

5.2 Mức độ khả thi về kinh tế và tài chính

Hỗ trợ kỹ thuật sẽ tăng cường năng lực và khả năng cho TCLN trong việc sử dụng, duy trì, và

phát triển FORMIS. Đến khi kết thúc pha mới được đề xuất, các modul được phát triển trong hai

pha của dự án sẽ đóng vai trò then chốt trong vận hành của chính quyền ở các cấp. Những hệ

thống này cũng sẽ được sử dụng trong ngân sách của Chính Phủ. Vì vậy, dự án được lồng ghép

vào trong cấu trúc của TCLN/Bộ NN&PTNT và chính phủ, do đó tối đa hóa khả năng bề vững về

thể chể sau khi dự án kết thúc.

Dự án ưu tiên phát triển quy trình quản lý tài chính rõ ràng và minh bạch, phân bổ nguồn lực

nhằm giúp các cơ quan điều hành có thể ước đoán được ngân sách cho nhu cầu tương lai.

5.3 Năng lực thể chế

Chính phủ Việt Nam cam kết phát triển và cải thiện năng lực quản lý hành chính của tất cả các cơ

quan nhà nước19. Chính phủ đã ban hành nhiều chiến lược, kế hoạch tổng thể, và nghị định liên

quan tới các mục tiêu của ICT và Chính phủ nhằm khiến ICT trở thành động lực thúc đẩy sự phát

triển kinh tế.

Năng lực của TCLN trong việc quản lý và tiếp tục phát triển FORMIS vẫn còn yếu do hạn chế về

nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn. Tại văn phòng Tổng cục, chỉ có một cán bộ CNTT

chuyên trách; ở Cục Kiểm lâm (FPD) cũng chỉ có 1 cán bộ CNTT, và ở Viện điều tra quy hoach

rừng có hai chuyên gia CNTT. Các vụ/cục khác không có nhân sự CNTT.

Hiện nay, TCLN đang có kế hoạch thiết lập một đơn vị CNTT, và tuyển dụng nội bộ một số cán

bộ CNTT có đủ năng lực. Đơn vị CNTT mới này dự kiến sẽ được đặt ở văn phòng Tổng cục20

.

Nhìn chung, việc xây dựng và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông tại Bộ NN&PTNT có

cơ sở pháp lý vững chắc và được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, vẫn cần đầu tư nhiều hơn cho

nhân sự, nâng cấp thiết bị, và tiếp tục phát triển nguồn nhân lực ở tất cả các cấp quản lý của Bộ

NN&PTNT trong việc làm chủ CNTT và các hệ thống do FORMIS triển khai.

5.4 Nhân tố văn hóa-xã hội

Việc nhân rộng và phát triển FORMIS có tầm quan trọng lớn trong việc thực thi hệ thống thông

tin ngành nhằm phát triển hệ thống thông tin của Bộ NN&PTNT để từng bước đáp ứng các yêu

cầu của Chiến lược PTKTXH. Một khi FORMIS vận hành đủ chức năng sẽ thúc đẩy thực thi các

chính sách đất đai và giảm nghèo ở vùng nông thôn, và cung cấp các công cụ đánh giá tình trạng

rừng dưới áp lực của con người. Một hệ thống thông tin lâm nghiệp hiện đại sử dụng hồ sơ địa

chính của Bộ TNMI và dữ liệu kinh tế-xã hội của TCTK sẽ có tác động trực tiếp tới sự phát triển

19

Tầm nhìn chính phủ (Sách trắng): Đến năm 2015, ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan chính phủ

nhằm: (1) cải tiến phương pháp cung cấp thông tin và dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp, cung cấp các

dịch vụ công cơ bản thông qua mạng lưới, người dân và doanh nghiệp sẽ trao đổi thông tin, gửi và nhận hồ sơ, trả

phí dịch vụ và tiếp nhận dịch vụ qua mạng, (2) cải tiến phương pháp quản lý nguồn thông tin trong các cơ quan

nhà nước, phát triển dữ liệu quốc gia về con người, đất đai, tài chính, kinh tế, công nghiệp và thương mại làm nền

tảng cho việc triển khai chính phủ điện tử; (3) xây dựng môi trường làm việc điện tử giữa các cơ quan nhà nước

trên toàn quốc.

20Đề xuất được Phó Giám Đốc VNFOREST phê duyệt ngày 6/10/2011 thông qua quyết định số 523/ QD-TCLN-VP.

Page 42: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

35

KTXH ở các tỉnh, thúc đẩy nhiều cơ hội đáp ứng các yêu cầu về quản lý đất lâm nghiệp, phát

triển hạ tầng thông tin và hội nhập quốc tế. Vì vậy, FORMIS sẽ cung cấp các thông tin cơ bản

giúp các nhà hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển tốt hơn các chiến lược bảo tồn rừng

liên quan đến các vấn đề nghèo đói.

Hệ thống FORMIS cũng sẽ thúc đẩy phát triển lâm nghiệp trồng rừng và công nghiệp rừng ở Việt

Nam. Thông tin liên quan đến tài nguyên tự nhiên sẽ kích thích các nhà đầu tư tư nhân và chính

phủ lập kế hoạch cho các hoạt động tăng thu nhập trong lâm nghiệp. Việc sử dụng bền vững các

nguồn tài nguyên tự nhiên sẽ tăng cơ hội việc làm và giảm đói nghèo ở các vùng sâu vùng xa.

5.5 Sự tham gia và Quyền sở hữu

Dự án được thiết kế nhằm cải thiện việc sử dụng và quản lý CNTT-TT, cung cấp công cụ ra quyết

định nhanh hơn và cải thiện cách thức quản lý rừng sử dụng CNTT-TT trong TCLN/Bộ

NN&PTNT, và chú trọng vận hành ở tất cả các cấp. Dự án do TCLN quản lý phối hợp với các

đơn vị liên quan bao gồm: Trung Tâm Thông Tin và Thống Kê (CIS), Viện Khoa Học Lâm

Nghiệp Việt Nam (FSIV), FIPI, Bộ Tài chính, Bộ TN&MT, MPI (bao gồm TCTK), Văn phòng

Chính phủ, FSSP và các đơn vị khác. Các tổ chức này tham gia vào việc xây dựng FORMIS, và

do đó sẽ tuân thủ quy định chia sẻ dữ liệu và hợp tác. Tuy nhiên, vai trò của mỗi đơn vị trong dự

án cần được chính thức thống nhất. Do vậy các phiên họp định kỳ, tọa đàm, hội thảo có vai trò

quan trọng cho việc chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan.

CNTT-TT, ngoài việc được sử dụng như một phương tiện liên lạc ‘truyền thống’, sẽ được sử dụng

ở mọi giai đoạn nhằm gia tăng sự tham gia của các bên liên quan. Lĩnh vực này còn hỗ trợ các

bên liên quan tiếp cận thông tin, trao đổi, chia sẻ kết quả đồng thờihỗ trợ hoặc bổ sung cho các

cuộc đối thoại trực tiếp. Công cụ CNTT-TT thích hợp bao gồm email, nhắn tin nhanh, chia sẻ file,

giao lưu trực tuyến.

Sau 4 năm thực hiện dự án, TCLN và các đơn vị trong Tổng cục cùng các bên liên quan sẽ hoàn

toàn duy trì các hệ thống liên quan như cổng thông tin, module phần mềm, tài liệu hệ thống và

hướng dẫn sử dụng. TCLN chịu trách nhiệm soạn thảo các đề án và kế hoạch để mở rộng hệ

thống và các hoạt động trong phạm vi cả nước theo kế hoạch hàng năm của Bộ NN&PTNT.

Việc sở hữu dự án và FORMIS càng được cải thiện một khi cán bộ của Trung tâm thông tin

ngành Lâm nghiệp/ Phòng CNTT lâm nghiệp được tập huấn bởi nhóm CNTT của FORMIS và họ

có thể được phân công làm việc bán thời gian tại văn phòng FORMIS. Vì vậy, Ban QLDA cần

thảo luận và đề xuất các bước triển khai cần thiết.

Như trình bày trong Báo cáo đánh giá giữa kỳ (MTR) FORMIS I, dự án có thể học hỏi từ ‘khảo

sát mức độ hài lòng’ được tiến hành với các đối tượng trong TCLN và CIS vào cuối kỳ pha I.

Cuộc khảo sát này sẽ bao gồm các nhận xét về quan điểm của các bên tham gia chủ chốt về tính

thích hợp, hiệu quả và tác động của dự án. Nhìn chung, và cũng để chứng minh giá trị của mình,

FORMIS II có thể cung cấp các dịch vụ và sản phẩm thân thiện với người dùng cho các đối tượng

hưởng lợi, bao gồm người nghèo và các dân tộc thiểu số.

Hạ tầng CNTT-TT và năng lực nhân sự khác nhau giữa các tỉnh. Nhìn chung, nhu cầu tập huấn về

CNTT-TT, GIS, và RS thường cao hơn ở các cấp dưới. Ở cấp xã, ICT/GIS được sử dụng dưới

hình thức được tin học hóa và RS được sử dụng bằng tay/thị giác để xem xét các tài liệu khác

nhau. Dự án có kế hoạch tập huấn cho một số lượng lớn các cán bộ ở các cấp trung ương và địa

phương nhằm đảm bảo năng lực nhân sự đủ để vận hành dự án và duy trì sự phát triển CNTT-TT

ở Việt Nam.

Page 43: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

36

5.6 Bình đẳng, giới và dân tộc thiểu số

Trong quá trình phát triển FORMIS, giới đóng vai trò quan trọng bởi lợi ích của việc phát triển hệ

thống thông tin luôn được đánh giá cao bởi cả nam giới và nữ giới. Khảo sát VFDS 2006-2020 có

các hợp phần nhấn mạnh về giới và dân tộc thiểu số. Các hợp phần này bao gồm tạo cơ hội việc

làm, giảm số lượng hộ nghèo và hoàn thành giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cộng đồng, hộ

gia đình, và cá nhân. Về lâu dài, FORMIS sẽ cung cấp thông tin hỗ trợ quản lý các nhiệm vụ này.

FORMIS cũng có thể cung cấp tiếp cận bình đẳng về thông tin liên quan đến tài nguyên rừng, thị

trường, dịch vụ khuyến nông, và tài chính. Để tích hợp vấn đề giới và dân tộc thiểu số vào kế

hoạch công việc và hoạt động một cách phù hợp, dự án FORMIS sẽ hợp tác với các cơ quan nhà

nước liên quan và các dự án khác có tiếp cận về giới và dân tộc thiểu số.

Ví dụ dự án có thể thúc đẩy và lồng ghép các vấn đề về giới thông qua việc xác định các chỉ tiêu

đo lường hiệu quả hoạt động liên quan đến giới và dân tộc thiểu số (Kết quả 2), xác định các

chiến lược và giải pháp hỗ trợ dân tộc thiểu số tiếp cận cổng thông tin FORMIS (Kết quả 1 và 2),

và tập huấn cho người dùng hệ thống (Kết quả 4).

Ở Việt Nam nói chung, chương trình Đối tác Hành động vì Giới (GAP) chịu trách nhiệm thúc đẩy

bình đẳng giới ở Việt Nam và cung cấp hỗ trợ mang tính chiến lược dành cho việc trao đổi và

pháp lý về các vấn đề giới. GAP bao gồm đại diện của các cơ quan nhà nước của Việt Nam, tổ

chức phi chính phủ ở địa phương, tổ chức quốc tế, và chương trình LHQ hoạt động trực tiếp và

gián tiếp về bình đẳng giới.

Dự án nhằm đảm bảo bình đẳng xã hội trong tuyển dụng nhân sự, tập huấn và các hoạt động khác.

5.7 Môi trường

Triển khai hợp lý quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch quản lý rừng sẽ mang lại nhiều tác động

tích cực cho môi trường. Trước tiên, điều này sẽ giúp thực hiện hiệu quả các chính sách trồng

rừng và bảo vệ rừng. Hệ thống thông tin sẽ giúp phát hiện và ngăn chặn lập tức các hoạt động có

tác động nguy hại đến môi trường. FORMIS sẽ đưa lại những hiệu quả tích cực về bảo vệ đất

rừng và môi trường và gia tăng độ che phủ rừng, thực thi chương trình REDD+ và giao đất hợp lý

cho phát triển công nghiệp, đô thị và nông thôn. Nhìn chung, dự án FORMIS cũng nhằm mục tiêu

hỗ trợ sự bền vững của khí hậu, đó là một mục tiêu xuyên suốt của Chính Sách Phát Triển của Bộ

Ngoại giao Phần Lan mới.

5.8 Công nghệ phù hợp

Dự án nhằm mục tiêu giới thiệu các công nghệ phù hợp nhằm tăng cường các tiến trình hiện tại để

FORMIS có thể đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của Chính phủ, TCLN/Bộ NN&PTNT, và các bên

hưởng lợi khác. Kỹ năng mới về thu thập dữ liệu, tính toán, phân tích, hoạch định và đánh giá, lưu

trữ dữ liệu, và sắp xếp cần được thống nhất. Các kỹ năng CNTT và công nghệ cao sẽ đượcnâng

cao thông qua hình thức đào tạo tại chức, hội thảo và tọa đàm.

Nếu thành công, cách tiếp cận về kỹ thuật và phương pháp thí điểm và phát triển trong pha 2 sẽ

được tích hợp trong kế hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh mà sau này có thể được chấp nhận và sử dụng

trên cả nước. Tất cả các modul hệ thống sẽ được tư liệu hóa cùng với kế hoạch bảo trì nhằm đảm

bảo tính bền vững và tiếp tục phát triển các module của FORMIS trên cổng thông tin.

Page 44: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

37

5.9 Nghĩa vụ của Cơ quan thực hiện

Tổng cục lâm nghiệp là cơ quan thực hiện dự án FORMIS, phân công cán bộ lãnh đạo dự án và

chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình thực hiện của dự án. Tổng cục lâm nghiệp có trách nhiệm

chung về các kết quả và duy trìdự án FORMIS. Ngoài ra, Tổng cục lâm nghiệp cũng theo dõi tổng

quan tất cả mọi hợp phần của dự án và giám sát quá trình thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu

của dự án. Tổng cục lâm nghiệp phải đảm bảo cung cấp kịp thời và quản lý hiệu quả các đóng góp

tài chính của Chính phủ Việt Nam cho dự án. Tổng cục lâm nghiệp cũng chịu trách nhiệm về

khoản đóng góp bằng hiện vật cho dự án, ví dụ như các cơ cấu tổ chức và đóng góp hiện tại của

Tổng cục lâm nghiệp cho dự án.

6 THỰC HIỆN

6.1 Phương pháp tiếp cận

Dự án FORMIS pha II sẽ đưa hệ thống thông tin quản lý vào vận hành nhằm hỗ trợ Tổng cục lâm

nghiệp và các bên liên quan chỉ đạo và quản lý ngành lâm nghiệp. Hệ thống FORMIS cụ thể hơn

sẽ giúp chỉ đạo ngành lâm nghiệp theo các mục tiêu có trong chiến lược ngành và Kế hoạch bảo

vệ và phát triển rừng. Hệ thống bao gồm các ứng dụng hỗ trợ quản lý các quy trình nghiệp vụ lâm

nghiệp (sản xuất, phòng hộ, và đặc dụng) và các sáng kiến quốc tế (vd: REDD+, FLEGT)

Nói tóm lại, ở địa phương, dự án FORMIS pha II sẽ: a) vận hành và triển khai các ứng dụng đã

hoàn thiện; b) tích hợp các bộ dữ liệu vào danh mục siêu dữ liệu FORMIS; c) tập huấn người

dùng nhằm đảm bảo năng lực cần thiết cho các tổ chức địa phương duy trì các ứng dụng. Tại

trung ương, dự án sẽ: a) hoàn thiện các tiêu chuẩn thông tin và cơ chế chia sẻ dữ liệu; b) xây dựng

thêm 3 ứng dụng mới; d) thành lập Trung tâm thông tin lâm nghiệp chịu trách nhiệm về CNTT &

truyền thông cho Tổng cục lâm nghiệp. Mô tả chi tiết về phương pháp tiếp cận được trình bày

dưới đây.

Năm kết quả của dự án được khâu nối với nhau.Hệ thống nền và các công cụ của FORMIS (kết

quả 2), hỗ trợ công tác quản lý trong việc ra quyết định là một kết quả cốt lõi.Hệ thống nền và các

công cụ sẽ được vận hành thông qua các tiêu chuẩn thông tin và cơ chế chia sẻ thông tin (kết quả

1), tích hợp các dữ liệu hiện có (kết quả 3), và tăng cường năng lực cho các huyện và tỉnh có rừng

cũng như các cơ quan cấp trung ương (kết quả 4). Kết quả 5, Trung tâm thông tin lâm nghiệp sẽ

đảm bản tính bền vững của các công cụ và hệ thống nền FORMIS.

6.2 Phạm vi địa lý

Mục tiêu là khâu nối các tỉnh và huyện có rừng vào hệ thống FORMIS.Có 62 tỉnh có rừng tự

nhiên cũng như rừng trồng. Việc mở rộng sẽ phụ thuộc vào quá trình làm việc với các cơ quan và

dự án hiệnđang triển khai.

Các huyện và tỉnh mở rộng sẽ được lựa chọn căn cứ vào tình trạng sẵn sàng, năng lực, động lực

thực hiện và tự nguyện bố trí nhân sự và hạ tầng duy trì hệ thống FORMIS trong dài hạn. BQL

DA phối hợp với Tổng cục lâm nghiệp quyết định tiêu chí lựa chọn tỉnh và huyện.

Các hệ thống thông tin mới sẽ được chạy thử và đánh giá tại 3 tỉnh thí điểm của FORMIS Pha I

trước khi được mở rộng ra toàn quốc.

Page 45: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

38

6.3 Các vấn đề then chốt

Hướng tiếp cận dựa trên kết quả:Hướng tiếp cận dựa trên kết quả gồm một chu kỳ 4 giai đoạn:

1) Lập kế hoạch thống nhất mục tiêu, kết quả và các chỉ số được sử dụng để đo lường hiệu quả

hoạt động. 2) Thực hiện: triển khai các hoạt động cần thiết nhằm đạt được các đầu ra/kết quả

mong đợi, 3) Giám sát: đo lường các kết quả/đầu ra căn cứ vào các bằng chứng có được 4) Đánh

giá:Rút kinh nghiệm từ công tác giám sát để xây dựng kế hoạch mới trong đó có xem xét đến các

bài học kinh nghiệm. Hướng tiếp cận dựa trên kết quả được thực hiện theo cách sau:

1. Rà soát các chỉ số kết quả và đầu ra mong đợ từ các hoạt động trong giai đoạn khởi động. Cũng xem xét đến các chỉ số theo phân tích rủi ro.

2. Tham khảo các kết quả, chỉ số và đầu ra của dự án khi trao đổi về tình hình hoạt động và xây dựng điều khoản tham chiếu, kế hoạch hoạt động và báo cáo tiến độ của các chuyên

gia.

3. BQL DA sẽ đánh giá tiến độ thực hiện trongcác cuộc họp sơ kết 6 tháng và xác định các cơ hội cải tiến chiến lược thực hiện.

Tính bền vững của các kết quả:Tính bền vững về tài chính xuất phát từ a) giảm các chi phí

giao dịch trong công tác Quản lý rừng bền vững và b) khả năng tái sử dụng dữ liệu và các

dịch vụ trong hệ thống nền FORMIS. Các chi phí giao dịch liên quan đến các dịch vụ công về

lập kế hoạch, giám sát, báo cáo và xử lý lâm nghiệp có thể được giảm thiểu thông qua các thủ

tục hành chính đơn giản nhờ CNTT và truyền thông. Ví dụ ứng dụng báo cáo & lập kế hoạch

dựa trên web có thể giảm thiểu thời gian và ngân sách dùng cho việc gửi các báo cáo và kế

hoạch chính thức liên quan đến quản lý rừng.Ngoài ra, các thủ tục hành chính sử dụng

CNTT&truyền thông sẽ gia tăng hiệu quả của các phương pháp quản lý rừng bền vững cơ

bản thông qua việc giảm thời gian cần thiết cho công tác lập kế hoạch, báo cáo và phê duyệt.

BQL DA sẽ tìm hiểucác chương trình có liên quan đến CNTT&truyền thông như chương

trình của Bộ Thông tin và truyền thông (MIC) tổ chức các thủ tục hành chính thông qua các

dịch vụ trực tuyến.

Hệ thống nền FORMIS sẽ cho phép tái sử dụng dữ liệu và các dịch vụ đã lập trình trong hệ

thống nền để một số tổ chức có thể sử dụng cùng một dữ liệu.Do đó, chi phí cho công tác thu

thập và lưu trữ dữ liệu sẽ giảm. Kiến trúc hệ thống FORMIS sẽ có thể làm giảm các phần

cứng và phần mềm không cần thiết tại Tổng cục lâm nghiệp, từ đó giảm chi phí đầu tư.

“Trung tâm thông tin lâm nghiệp” được thành lập tại Tổng cục lâm nghiệp là đầu mối trung

tâm chotính bền vững về thể chế, cùng với chiến lược CNTT&truyền thông sẽ tổ chức hợp lý

nguồn đầu tư vào CNTT&truyền thông và giảm phần cứng và phần mềm không cần thiết.

FORMIS có thể gián tiếp góp phần đảm bảo tính bền vững về môi trường thông qua duy trì

thông tin và dữ liệu liên quan đến chứng chỉ rừng và đảm bảo tính pháp lý của nguồn gốc gỗ

(FLEGT).FORMIS cũng sẽ thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học tại các diện tích rừng phòng hộ

và rừng đặc dụng.

Đảm bảo truy cập thông tin lâm nghiệp.Trọng tâm là hai khía cạnh: khía cạnh công nghệ

và khía cạnh quản lý. Khía cạnh quản lý có liên quan đến cấp phép cho các bên có liên quan

truy cập cơ sở dữ liệu và ứng dụng để xem, tải hoặc chỉnh sửa dữ liệu.Khía cạnh quản lý

được chi phối bởi chính sách cấp phép có liên quan đến từng cơ sở dữ liệu và ứng dụng.Tổng

cục lâm nghiệp là đơn vị cấp phép. Xét trên quan điểm kỹ thuật, các hợp phần chính có trong

hệ thống nền FORMIS cho phép đảm bảo truy cập qua internet được hỗ trợ bởi các công cụ

xác thực người dùng đã có trong hệ thống nền.Trong khi công nghệ dựa trên internet hỗ trợ

hầu hết các bên liên quan truy cập được dễ dàng, hiệu quả về chi phí thì cũng có một số khu

Page 46: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

39

vực không có kết nối internet, tại những vùng này việc truy cập thông tin dựa vào các phương

tiện truyền thống cho đến khi có kết nối internet.

Chiến lược xây dựng năng lực. Để duy trì đà hoạt động, chúng tôi đề xuất tiếp tục các hoạt

động đào tạo trong FORMIS II mà không có giai đoạn ngắt quãng, sử dụng các khóa đào tạo

và chương trình đào tạo đã được xây dựng ở Pha I. Kế hoạch đào tạo cho các khóa đào tạo

cấp thiết sẽ được hoàn thành trong giai đoạn khởi động. Mô tả chiến lược đào tạo chi tiết hơn

được trình bày trong phần 2.4 Các hoat động.

Quyền sở hữuQuyền sở hữu sẽ được giải quyết theo hướng sau: a) đảm bảo rằng hệ thống

FORMIS sẽ thực sự hỗ trợ được người dùng trong công việc hàng ngày của họ, b) phối hợp

làm việc với các cơ quan của nhà nước.

Hỗ trợ người dùng: Dự án FORMIS sẽ tiếp tục ứng dụng hướng xây dựng hệ thống lấy người

dùng làm trung tâm trong đó người dùng chủ động tham gia xây dựng hệ thống bao gồm:

thiết kế, thực hiện, chạy thử các mẫu thử nghiệm và nâng cấp hệ thống. Chúng tôi sẽ hướng

đến hệ thống được các cơ quan nhà nước như Trung tâm tin học & thống kê, Tổng cục lâm

nghiệp, Sở NN&PTNT và Ủy ban nhân dânchấp thuận, trong quá trình triển khai các thủ tục

hành chính có liên quan đến công tác lập kế hoạch, giám sát và báo cáo ngành lâm nghiệp.

Chúng tôi sẽ thực hiện các cuộc điều tra khảo sát định kỳ mức độ hài lòng của người dùng

nhằm hỗ trợ mục đích này.

Phối hợp làm việc với các cơ quan nhà nước: BQL DA sẽ xác định các chủ sở hữu hệ thống

để trao quyền điều hành cho một cơ quan nhà nướcthường trực. Ví dụ, đối với “hệ thống theo

dõi độ che phủ rừng” thì Cục kiểm lâm sẽ là đối tác chính. Cơ quan thực hiện sẽ nhờ vào các

cơ quan thường trực trong quá trình thực hiện, BQL DA chỉ là hỗ trợ tạm thời.

Hướng tiếp cận dựa trên quyền lợi. Hướng tiếp cận dựa trên quyền lợi tại FORMIS sẽ phụ

thuộc vào: a) cung cấp cho các cộng đồng liền kề đường truy cập thông tin rừng, các quy

định của ngành và các dịch vụ của nhà nước được dễ dàng hơn. Khoảng 45% hộ nghèo của

Việt Nam là người dân tộc thiểu số đang sinh sống gần rừng và rừng là nguồn thu và sinh kế

chủ yếu của họ. Thông tin thu được nhờ hệ thống FORMIS sẽ giúp họ đưa ra những quyết

định có thể tác động có ý nghĩa đến đời sống của họ. b) Xây dựng năng lực cho nhà nước là

những người thi hành công vụ cũng như các chủ rừng là những người nắm quyền lợi về các

quyền liên quan đến các vấn đề quản lý thông tin. Mỗi cá nhân đều có quyền được biết thông

tin có liên quan đến họ được thu thập, lưu trữ và chia sẻ như thế nào. c) Thúc đẩy công tác

lập kế hoạch dựa trên quyền lợi bằng cách kết nối thông tin về thuê rừng với thông tin về tình

hình kinh tế xã hội tại công đồng xung quanh, như thông tin về lợi ích và tác động từ rừng

được phân chia theo thu nhập, dân tộc và giới. d) Tăng tính minh bạch và xác thực trong công

tác quản lý thông tin. Đây là một đặc điểm cần thiết trong công tác quản lý thông tin có liên

quan đến REDD+ và FLEGT.

6.4 Các vấn đề xuyên suốt

Các vấn để xuyên suốt bao gồm: các quyền lợi, xóa đói giảm nghèo, mức độ tham gia của các dân

tộc thiểu số, bình đẳng giới và tính bền vững của khí hậu. BQL DA FORMIS sẽ xác định các cơ

hội nhằm tuyên truyền và giáo dục người dùng và các bên liên quan về ý nghĩa và các phương

pháp lồng ghép các vấn đề xuyên suốt vào công tác quản lý thông tin. Hướng tiếp cận của dự án

FORMIS như sau:

Tình trạng đói nghèo ở Việt Nam chủ yếu phổ biến ở các cộng đồng sinh sống tại các khu vực gần

rừng.Tình trạng đói nghèo sẽ được giải quyết thông qua: a) Tìm kiếm dữ liệu có liên quan đến đói

nghèo tại GSO, MoLISA và bất kỳ đâu có cơ sở dữ liệu về số liệu lâm nghiệp, ví dụ như thông tin

về dân số được phân loại theo các mức độ giàu có. Điều này sẽ tạo điều kiện phân tích sự tương

Page 47: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

40

quan giữa các chỉ số vận hành ngành lâm nghiệp và đói nghèo.b) Xác định các chỉ số vận hành

nhạy cảm với đói nghèo. c) Phát triển cơ sở dữ liệu chế biến gỗ cho phép giám sát tác động về

kinh tế và môi trường của ngành công nghiệp này đối với cộng đồng dân cư.

Mức độ tham gia của các dân tộc thiểu số và bình đẳng giới sẽ được lồng ghép bằng cách a) Rà

soát các chỉ số ngành lâm nghiệp nhằm phân loại theo dân tộc và giới. Một nghiên cứu trong Pha

I có kết luận rằng 45 trong tổng số 76 chỉ số ngành cần được rà soát lại về mặt này. b) Hỗ trợ bình

đẳng giới và khả năng tham gia của các dân tộc thiểu số vào các hoạt động của dự án một cách

chủ động, vd: “lên kế hoạch danh sách kiểm tra” nhằm hướng dẫn những người này phối hợp với

các hoạt động của dự án. c) Phân loại thông tin theo dân tộc, vd: mức độ tham gia của các dân tộc

thiểu số vào hoạt động đào tạo và các hoạt động khác sẽ được theo dõi. d) Theo dõi hoạt động

truy cập của các dân tộc thiểu số vào hệ thống FORMIS và phân loại thông tin theo giới. e) Giám

sát đầu tư vào CNTT tại các khu vực có dân tộc thiểu số sinh sống.

Tình bền vững của khí hậu sẽ được đảm bảo chủ yếu qua việc tham gia tích cực vào các chương

trình REDD+ bao gồm: a) thành viên trong mạng lưới REDD và đặc biệt là tổ công tác kỹ thuật

REDD/MRV; b) củng cố vị trí hệ thống FORMIS như là một hệ thống nền CNTT&truyền thông

cho REDD/MRV; “dự thảo tài liệu khung MRV” đã xác định FORMIS là hệ thống nền

CNTT&truyền thông; b) chấp nhận FORMIS như là hệ thống nền CNTT&truyền thông phục vụ

công tác đánh giá quản trị có sự tham gia, đây là một phần quan trọng của chương trình REDD+;

c) Tiếp tục phối hợp với SNV và các cơ quan có liên quan khác hỗ trợ “Đánh giá rừng có sự tham

gia”.

6.5 Kế hoạch hoạt động

Thực tiễn lập kế hoạch hoạt động tại dự án FORMIS bao gồm:

1. Kế hoạch hoạt động cho Giai đoạn khởi động (5 tháng) và năm đầu tiên của dự án đã có trong tài liệu này.

2. Kế hoạch hoạt động tổng thể cho toàn bộ thời gian hoạt động của dự án (5 năm) sẽ được lập trong Giai đoạn khởi động

3. Kế hoạch hoạt động hàng năm sẽ được soạn thảo theo từng năm

4. Kế hoạch hoạt động 6 tháng sẽ được soạn thảo cho nửa sau mỗi năm của dự án căn cứ vào tình hình hoạt động của 6 tháng đầu năm.

Kế hoạch hoạt động cho năm đầu tiên của dự án có bao gồm Giai đoạn khởi động được đính

kèm trong tài liệu này tại Phụ lục F. Các hoạt động chính trong bản kế hoạch hoạt động này là:

1. Quản lý dự án: khởi động FORMIS Pha II

2. Kết quả 1: thúc đẩy công tác chia sẻ dữ liệu giữa các bên liên quan

3. Kết quả 2: duy trì các hệ thống thông tin đã được xây dựng, đặc biệt là Hệ thồng nền FORMIS và Cổng thông tin Tổng cục lâm nghiệp; triển khai các hệ thống thông tin hiện có

tại ba tỉnh thí điểm (Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, và Quảng Ninh) phục vụ công tác đánh

giá và nâng cấp; lựa chọn 20 tỉnh mới để mở rộng hệ thống trước.

4. Kết quả 3: khảo sát các nguồn dữ liệu hiện có cần tích hợp vào hệ thống FORMIS

5. Kết quả 4: các hoạt động đào tạo cần triển khai ngay, đánh giá nhu cầu đào tạo

6. Kết quả 5: thiết lập trung tâm thông tin

Thời gian biểu chung cho các hoạt động chính được trình bày tại Biểu 5 dưới đây. Kế

hoạch hoạt động tổng thể chi tiết hơn sẽ được soạn thảo trong Giai đoạn khởi động.

Page 48: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

41

Bảng 5 Thời gian biểu chung của các hoạt động chính

7 QUẢN LÝ DỰ ÁN

7.1 Tổ chức Dự án

Cơ cấu tổ chức của dự án FORMIS II khác với FORMIS I do dự án được triển khai thực hiện trên

toàn quốc.

Bộ NN&PTNT là cơ quan điều hành chịu trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện dự án, phê

duyệt các kế hoạch hoạt động và báo cáo (bao gồm cả báo cáo tài chính và kỹ thuật) của dự án, và

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG, DỰ ÁN FORMIS, PHA II TỔNG QUAN VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

01/2013-12/2018

Khởi động Pha II

KẾT QUẢ 1: Quy trình, tiêu chuẩn và cơ chế trao đổi thông tin

Thúc đẩy công tác chia sẻ dữ liệu thông qua danh mục siêu dữ liệu của

Tổng cục lâm nghiệp

Thúc đẩy quá trình xây dựng và phê duyệt các tiêu chuẩn thông tin

Lập bản đồ số liệu về đói nghèo, giới và các cơ hội bình đẳng

Thống nhất về các phương thức chia sẻ dữ liệu với Bộ NN&PTNT, Bộ TNMT,

Tổng cục Thống kê

Rà soát các chỉ số ngành lâm nghiệp nhằm phản ánh các vấn đề xuyên

suốt

KẾT QUẢ 2: Các công cụ và hệ thống nền FORMIS được đưa vào vận

hành tại tất cả các tỉnh

Duy trì hệ thống nền và cổng thông tin

Triển khai các hệ thống thông tin mới tại 3 tỉnh thí điểm

Mở rộng hệ thống ra 20 tỉnh đầu tiên

Mở rộng hệ thống ra 20 tỉnh khác

Mở rộng hệ thống ra 22 tỉnh còn lại

Quy định công nhận FORMIS là hệ thống nền thông tin của Tổng cục LN

KẾT QUẢ 3: Dữ liệu ngành lâm nghiệp được chuẩn hóa và chuyển vào cơ

sở dữ liệu FORMIS; các chỉ số vận hành được thiết lập

Điều tra các số liệu hiện có trên toàn quốc

Tích hợp các dữ liệu đã thu thập vào FORMIS (kế thừa một số từ Pha I)

Xây dựng các công cụ báo cáo/báo cáo từ dữ liệu đã được tích hợp vào

FORMIS

KẾT QUẢ 4: Tăng cường năng lực thu thập và quản lý thông tin

Các hoạt động đào tạo triển khai ngay: cổng thông tin, hệ thống báo cáo

và GPS/GIS

Đánh giá nhu cầu đào tạo

Xây dựng chương trình đào tạo, lên kế hoạch các khóa đào tạo

Thực hiện các hoạt động đào tạo

Thiết kế các công cụ học qua web cho cổng thông tin

Cập nhật nội dung cổng thông tin, duy trì giao diện người dùng

Tài liệu thông tin đến các bên liên quan

KẾT QUẢ 5: Trung tâm thông tin ngành lâm nghiệp/Phòng CNTT lâm

nghiệp

Điều khoản tham chiếu cho Trung tâm: nhiệm vụ, chức năng, nhân sự

Xây dựng năng lực cho Trung tâm thông tin

Mua sắm: các máy chủ bổ sung, hệ thống back-up,…

Quản lý dự án

Kế hoạch hoạt động năm thứ nhất do BQL DA phê duyệt

Kế hoạch hoạt động tổng thể do Ban chỉ đạo dự án phê duyệt

Tuyển dụng nhân sự

Họp BQL DA X X X X X X X X X X

Họp Ban chỉ đạo dự án X X

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Page 49: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

42

ra quyết định và giải pháp khắc phục các khó khăn của dự án. Bộ NN&PTNT phối hợp với nhà tài

trợ, chuyên gia tư vấn và các bên liên quan khác giám sát quá trình thực hiện dự án nhằm đảm

bảo về thành công của dự án. Tổng cục lâm nghiệp là chủ dự án, chịu trách nhiệm trước Bộ

NN&PTNT về công tác quản lý chung và các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Chỉ đạo và hướng dẫn quá trình quản lý và thực hiện dự án theo các nội dung và

mục tiêu của dự án đã được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động và ngân sách hàng năm, trình Bộ NN&PTNT phê

duyệt.

- Hướng dẫn các quy định và chính sách của nhà nước và của ngành về việc thực

hiện dự án.

- Phối hợp với các cục vụ có liên quan trong Bộ NN&PTNT và các địa phương

trong việc thực thi các chính sách và quy định của nhà nước cũng như mối quan

hệ với nhà tài trợ - Phần Lan.

- Báo cáo định kỳ lên Bộ NN&PTNT và các Bộ/Ngành có liên quan theo quy định.

Giúp việc cho Chủ dự án có Ban quản lý dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành

lập.

Sơ đồ tổ chức của dự án được trình bày trong sơ đồ 5 và điều khoản tham chiếu cho quản lý dự án

được trình bày trong Phụ lục D.

Sơ đồ 5 Sơ đồ tổ chức dự án

Ban chỉ đạo (BCĐ) chịu trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện dự án, xem xét và phê duyệt các kế

hoạch hoạt động và các báo cáo tiến độ (bao gồm cả các báo cáo tài chính và hoạt động) và đưa ra

các quyết định về chính sách liên quan tới các vấn đề ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án ở các

cấp. Bộ NN&PTNT thay mặt Chính phủ Việt Nam sẽ phối hợp với nhà tài trợ, tư vấn dự án và

các đối tác đảm bảo quá trình giám sát và thực hiện thành công dự án.

Thành viên của BCĐ sẽ do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quyết định. BCĐ sẽ do lãnh đạo của Bộ

Nông nghiệp &PTNT làm trưởng ban với các thành viên là lãnh đạo của Trung tâm tin

học và thống kê (CIS), Vụ hợp tác quốc tế, Vụ kế hoạch và Vụ tài chính, thuộc Bộ

NN&PTNT, và Tổng cục lâm nghiệp. Đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục

Thống kê (GSO), Bộ Tài nguyên môi trường và Đại sứ quán Phần Lan sẽ được mời làm

Ban Chỉ đạo TW Ban Quản lý dự

án

Nhóm chuyên gia tư vấn

Tổ CNTT ngành lâm nghiệp

trung ương

Tổ công nghệ thông

tin cấp tỉnh

Page 50: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

43

thành viên của BCĐ . Thứ trưởng phụ trách lâm nghiệp và đại diện ĐSQ Phần Lan sẽ là

đồng trưởng ban Ban chỉ đạo cùng chủ trì các cuộc họp của BCĐ.

Ban quản lý dự án (BLQ DA) là cơ quan giúp việc cho Tổng cục Lâm nghiệp được Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm lập kế

hoạch hoạt động hàng năm, báo cáo tiến độ, lập kế hoạch ngân sách, tổ chức và quản lý tài chính

dự án. BQL DA sẽ quyết định thành phần các đối tác tham gia trong mỗi hợp phần dự án. BQL

DA phối hợp chặt chẽ với các Tổ CNTT lâm nghiệp cấp trung ương và cấp tỉnh để thực hiện dự

án. Quy chế thực hiện dự án sẽ được soạn thảo nhằm xác định rõ ràng trách nhiệm các bên tham

gia, mối quan hệ công việc giữa cấp trung ương và các tỉnh, các huyện và tư vấn.

Thành viên của BQL DA sẽ được xác định trong giai đoạn khởi động của dự án. BQL DA cũng

chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của dự án được thực hiện tại tất cả các tỉnh.

Phó Tổng cục trưởng của TCLN sẽ là Giám đốc dự án, làm việc kiêm nhiệm cho dự án. Phó Giám

đốc dự án (số lượng cụ thể do Trưởng Ban chỉ đạo quyết định) là cán bộ biên chế của TCLN/Bộ

NN&PTNT, làm việc chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, giúp Giám đốc dự án quản lý các công việc

hàng ngày của dự án. Số lượng Phó Giám đốc dự án do Trưởng Ban chỉ đạo quyết định. Kế toán

trưởng là cán bộ biên chế của TCLN/Bộ NN&PTNT và sẽ làm việc kiêm nhiệm cho dự án.

Trách nhiệm của BQL DA FORMIS II như sau:

- Phối hợp với công ty tư vấn tiếp nhận khoản viện trợ từ Chính phủ Phần Lan và

vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam để thực hiện dự án;

- Vận hành và quản lý dự án như đã quy định trong Văn kiện dự án do Bộ

NN&PTNT và Bộ ngoại giao Phần Lan phê duyệt;

- Xây dựng các bản kế hoạch hoạt động và trình phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng

năm của dự án;

- Chuẩn bị các báo cáo tài chính và báo cáo tiến độ theo quy định;

- Phối hợp chặt chẽ với các tổ công tác CNTT cấp tỉnh và trung ương, công ty tư

vấn, nhà cung cấp dịch vụ và các bên liên quan khác của Việt Nam thực hiện dự

án;

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát mọi hoạt động của công ty tư vấn,

nhà cung cấp dịch vụ và các nhà thầu phụ trong quá trình thực hiện dự án.

Ở cấp tỉnh, thành lập Tổ Công nghệ thông tin thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT để thực hiện dự án.

Thành viên của Tổ Công nghệ thông tin bao gồm các nhân sự tại các cơ quan chuyên môn về lâm

nghiệp thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổng cục Lâm nghiệp sẽ xây dựng chức

năng, nhiệm vụ của Tổ Công nghệ thông tin cấp tỉnh để hướng dẫn thực hiện.

Tổ CNTT lâm nghiệp cấp trung ương sẽ hoạt động kiêm nhiệm và bao gồm đại diện của các đơn

vị có liên quan thuộc Bộ NN&PTNT. Các đơn vị tham gia bao gồm các đơn vị sau: Trung tâm

Tin học và Thống kê, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Khoa Học Công Nghệ, Vụ tài chính, Vụ Pháp chế,

Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, Đại Học Lâm Nghiệp, Cục Kiểm lâm, Vụ Phát triển

rừng, Vụ Kế hoạch-Tài chính, Vụ Sử dụng Rừng, Viện điều tra quy hoạch rừng thuộc Tổng cục

Lâm nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ TN&MT, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Văn phòng Chính phủ và

FSSP.

Page 51: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

44

Công ty Tư vấn kỹ thuật/nhà thầu

Nhà tài trợ - Chính phủ Phần Lan với sự tham vấn với các cơ quan hữu quan của Việt Nam

sẽ chịu trách nhiệm về thuê tuyển công ty tư vấn. Các chuyên gia tư vấn quốc tế, trong nước và

cán bộ dự án làm việc tại văn phòng BQLDA tại Hà Nội và đi công tác ở cấp tỉnh và huyện. Dự

kiến có khoảng 4 chuyên gia quốc tế dài hạn sẽ làm việc cho dự án trong đó có Cố vấn trưởng làm

việc dài hạn chuyên trách trong 5 năm. Các vị trí khác sẽ theo nhu cầu công việc để thuê tuyển.

Ngoài ra, dự án sẽ cần một số vị trí các chuyên gia trong nước cả ngắn hạn và dài hạn.

Công ty tư vấn/nhà thầu có nhiệm vụ chính sau đây:

- Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật theo Văn kiện dự án và Hợp đồng tư vấn;

- Quản lý nhân sự các chuyên gia tư vấn và cán bộ dự án thuộc gói hỗ trợ kỹ thuật;

- Mua sắm xe cộ, trang thiết bị, các hợp đồng dịch vụ theo Văn kiện dự án và bảo trì

bảo dưỡng các tài sản trong suốt quá trình thực hiện dự án;

- Phối hợp với cơ quan thực hiện dự án chuẩn bị báo cáo tiến độ và báo cáo tài chính

theo các quy định của chính phủ Việt Nam và Phần Lan;

- Hỗ trợ cơ quan thực hiện dự án xây dựng hệ thống giám sát dự án;

- Thông báo, liên lạc với các cơ quan nhà nước và nhà tài trợ về tiến độ và các điều

chỉnh hoạt động cần có để đạt được mục tiêu dự án.

Các cơ quan nhà nước có liên quan (Các bộ ngành, UBND các tỉnh và các cơ quan khác) chịu

trách nhiệm phối hợp, thúc đẩy, và hỗ trợ trong quá trình thực hiện dự án

Tổng cục Lâm nghiệp tuyển dụng hợp đồng 03 nhân sự chuyên trách về công nghệ thông tin để

tăng cường năng lực cho bộ phận công nghệ thông tin được thành lập (theo kết quả 5 của Dự án

FORMIS II; hưởng lương từ vốn đối ứng Việt Nam) và tham gia tích cực vào các hoạt động của

Dự án FORMIS II.

Các yêu cầu về hỗ trợ kỹ thuật cho các Hợp phần được trình bày ở Bảng 6 dưới đây. Điều khoản

tham chiếu hỗ trợ kĩ thuật được mô tả chi tiết trong Phụ lục E.

Page 52: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

45

Bảng 6 Yêu cầu về các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật

Chức danh Địa điểm Nguồn gốc Thời gian

Tư vấn dài hạn

1 Cố vấn trưởng (CTA) BQLDA ở Hà Nội Quốc tế 52,5 tháng

2 Quản lý Hệ thống thông tin lâm nghiệp

(FISM)

BQLDA ở Hà Nội Quốc tế 31,5 tháng

3 Cố vấn Đào tạo và Truyền thông (TCA) BQLDA ở Hà Nội Quốc tế 31,5 tháng

4 Cố vấn trẻ - kỹ thuật BQLDA ở Hà Nội Quốc tế 21 tháng

5 Cố vấn trẻ - lâm nghiệp BQLDA ở Hà Nội Quốc tế 21 tháng

6 Chuyên gia CNTT & truyền thông lâm

nghiệp

BQLDA ở Hà Nội Trong nước 52,5tháng

7 Chuyên gia Đào tạo IT cao cấp BQLDA ở Hà Nội Trong nước 52,5 Tháng

8 Chuyên gia Lâm nghiệp BQLDA ở Hà Nội Trong nước 52,5 tháng

9 Chuyên gia GIS lâm nghiệp BQLDA ở Hà Nội Trong nước 45 tháng

Đội ngũ hành chính

Giám đốc dự án BQLDA ở Hà Nội Cán bộ của Bộ

TCLN/NN&PTNT,

kiêm nhiệm

Phó giám đốc dự án (Số lượng do Trưởng

Ban chỉ đạo quyết định)

BQLDA ở Hà Nội Cán bộ của Bộ

TCLN/NN&PTNT,

chuyên trách hoặc

kiêm nhiệm

Cán bộ Hành chính dự án BQLDA ở Hà Nội Trong nước 52,5tháng

Kế toán trưởng BQLDA ở Hà Nội Trong nước Cán bộ của Bộ

NN&PTNT, kiêm

nhiệm

Quản lý tài chính BQLDA ở Hà Nội Trong nước 52,5tháng

Kế toán BQLDA ở Hà Nội Trong nước 60 tháng

Điều phối viên quốc gia BQLDA ở Hà Nội Trong nước 52,5 tháng

Cố Vấn Mua Sắm Trong Nước BQLDA ở Hà Nội Trong nước 31,5 tháng

Điều Phối Viên cấp vùng(3) Xác định sau Trong nước 3 * 54 tháng = 162

Chuyên gia IT BQLDA ở Hà Nội Trong nước 52,5 tháng

Phiên dịch/Thư ký cao cấp BQLDA ở Hà Nội Trong nước 2*48= 96 tháng

Điều phối viên các hoạt động động tạo BQLDA ở Hà Nội Trong nước 60 tháng

Điều phối viên hoạt động cấp huyện (3) Các tỉnh thí điểm Trong nước 180 tháng

Chuyên gia đào tạo/CNTT cấp huyện (3) Các tỉnh thí điểm Trong nước 180 tháng

Cán bộ CNTT làm việc tại TCLN (Bộ

phận CNTT của Tổng cục) (3), sử dụng

tiền đối ứng và được tuyển dụng hợp đồng

bởi Tổng cục Lâm nghiệp.

Tổng cục Lâm

nghiệp

Trong nước Trong thời gian dự

án

Chuyên gia chính phủ điện tử và truyền

thông điện tử

Quốc tế 4 tháng

Chuyên gia về lồng ghép giới và đói

nghèo

Quốc

tế/Vùng

6 tháng

Cố vấn CNTT& truyền thông Quốc tế 8 tháng

Chuyên gia phần mềm điều tra rừng Quốc tế 4 tháng

Chuyên gia báo cáo lâm nghiệp Quốc tế 6 tháng

Tư vấn chưa xác định Quốc tế 13 tháng

Tư vấn chưa xác định Trong nước 53 tháng

Điều khoản tham chiếu chi tiết cho tư vấn ngắn hạn và dài hạn được trình bày ở phụ lục E. Lịch

trình trợ giúp kỹ thuật được mô tả trong bảng 7.

Page 53: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

46

Bảng 7. Hỗ trợ kỹ thuật

Mục tiêu của quản lý chương trình nhằm đảm bảo các hoạt động dự án vận hành thông suốt giữa

các bên liên quan trong dự án. Các hoạt động quản lý dự án bao gồm:

- Lập kế hoạch tổng thể, quản lý, và phối hợp;

- Củng cố kế hoạch hoạt động và ngân sách;

- Duy trì các buổi họp BQLDA và Ban ĐH;

- Báo cáo giữa kỳ;

- Báo Cáo Cuối Kỳ;

- Quản lý và kiểm soát ngân sách dự án;

- Giám sát tiến độ và nhận diện các cản trở;

- Đấu thầu và mua sắm;

- Liên lạc với các cơ quan nhà nước.

Cố vấn trưởng có nhiệm vụ chính là tổ chức các hoạt động quản lý trong suốt tiến trình dự án.

Bản tham chiếu quản lý dự án được trình bày ở Phụ lục D.

Công việc này sẽ được tiến hành thường xuyên trong suốt dự án. Toàn bộ dự án được thực hiện

trong 5 năm.

Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4

Chuyên gia kỹ thuật

Quốc tế Cố vấn trưởng (CTA) 52,5

Quốc tế Quản lý hệ thống thông tin lâm nghiệp (FISM) 31,5

Quốc tế Cố vấn đào tạo và truyền thông (TCA) 31,5

Quốc tế Trợ lý cố vấn lâm nghiệp (AFA) 21

Quốc tế Trợ lý cố vấn trưởng (ATA) 21

Quốc tế Cố vấn CNTT & truyền thông 8

Quốc tế

Chuyên gia truyền thông điện tử và chính phủ

điện tử 4

Quốc tế Chuyên gia phần mềm điều tra rừng 4

Quốc tế Chuyên gia báo cáo ngành lâm nghiệp 6

Quốc tế Chuyên gia về lồng ghép giới và đói nghèo 6

Quốc tế Chuyên gia ngắn hạn chưa phân bổ 13

Trong nước Chuyên gia CNTT & truyền thông lâm nghiệp 52,5

Trong nước Chuyên gia lâm nghiệp 52,5

Trong nước Chuyên gia đào tạo CNTT cao cấp 52,5

Trong nước Chuyên gia GIS trong lâm nghiệp 45

Trong nước Chuyên gia ngắn hạn chưa phân bổ 53

Cán bộ hỗ trợ

Trong nước Quản lý tài chính 52,5

Trong nước Cố vấn mua sắm 31,5

Trong nước Kế toán 60

Trong nước Cán bộ hành chính 52,5

Trong nước Chuyên gia CNTT 52,5

Trong nước Phiên dịch/Thư ký 48

Trong nước Phiên dịch/Thư ký 48

Trong nước Điều phối viên quốc gia 52,5

Trong nước Điều phối viên cấp vùng (3) 162

Trong nước Điều phối viên hoạt động đào tạo 60

Trong nước Điều phối viên hoạt động cấp huyện (3) 180

Trong nước Chuyên gia đào tạo/CNTT cấp huyện (3) 180

Trong nước Các vị trí công nhân (1), lái xe (2) 108

Năm 4: 2016 Năm 5: 2017

Chi tiết

Đầu vào

(tháng)

Năm 1: 2013 Năm 2: 2014 Năm 3: 2015

Page 54: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

47

7.2 Quản lý tài chính

Việc quản lý tài chính sẽ tuân thủ các quy định của Chính Phủ Việt Nam đối với nguồn vốn đối

ứng và tuân thủ các quy định của Chính Phủ Phần Lan đối với nguồn vốn của Phần Lan tài trợ.

Giám đốc Ban Quản lý dự án TW chịu trách nhiệm quản lý, chi tiêu, thanh toán toàn bộ nguồn

vốn đối ứng do Chính phủ Việt Nam đóng góp. Ban quản lý dự án có thể mở 1 tài khoản tại ngân

hàng thương mại hoặc sử dụng tài khoản hiện có của Tổng cục Lâm nghiệp để tiếp nhận nguồn

vốn đối ứng. Mọi hoạt động chi tiêu, mua sắm và thanh quyết toán từ nguồn vốn đối ứng của dự

án được thực hiện theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam.

Cơ chế quản lý tài chính chi tiết sẽ được thống nhất trong gian đoạn khởi đông của dự án.

7.3 Ngân sách

Tổng ngân sách dự án cho 5 năm là 10.137.530 EUR. Đóng góp từ chính phủ Phần Lan là

9.700.000 EUR. Đóng góp của Chính phủ Việt Nam là 11.700.000.000 VNĐ, tương đương với

437.530 EUR. Đóng góp của chính phủ Phần Lan bao gồm phần ngân sách dự phòng là 494.620

EUR. Việc sử dụng phần ngân sách dự phòng phải được phê duyệt của bộ ngoại giao Phần Lan.

Cơ chế tài chính trong nước:

Nguồn vốn đóng góp của Chính phủ Việt Nam được Chính phủ cấp cho Tổng cục Lâm nghiệp để

thực hiện các hoạt động của Ban quản lý dự án bao gồm:

Chi phí hoạt động thường xuyên: Phương tiện liên lạc (điện thoại, fax, internet), Điện, nước,

an ninh, vệ sinh, thuê mướn văn phòng, sửa chữa văn phòng, lệ phí ngân hàng, trang thiết bị

văn phòng thiết yếu.

Lương, phụ cấp cho Giám đốc, Phó giám đốc dự án, Kế toán trưởng và Tổ CNTT trung ương,

03 nhân sự CNTT hợp đồng làm việc cho bộ phận CNTT thuộc Tổng cục Lâm nghiệp và nhân

sự làm việc kiêm nhiệm khác;

Họp Ban Chỉ đạo dự án, họp Ban quản lý dự án mở rộng, và các hội nghị chuyên đề khác.

Phần đóng góp của Chính phủ Phần Lan (vốn ODA) là 9,7 triệu Euro, trong đó chi phí cho hỗ trợ

kỹ thuật là 4.785.170 Euro (49%), còn lại 4.914.830 Euro sẽ được chi cho các hang mục chính

sau:

Đào tạo

Mua sắm thiết bị

Các hợp đồng dịch vụ

Hội thảo, hội nghị

Phần chính của các chi phí truyền thông, sửa chữa và bảo dưỡng (máy móc và thiết bị văn

phòng) và các chi phí hoạt động khác như thuê xe, phương tiện truyền thông, xuất bản, biên

dịch và các chi phí vận hành văn phòng

Đánh giá giữa kì

Đánh giá cuối kỳ

Kiểm toán

Page 55: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

48

Tất cả các hạng mục mua sắm được tài trợ từ nguồn đóng góp của Chính phủ Phần Lan sẽ được

thực hiện theo Hướng dẫn Mua sắm của Bộ ngoại giao Phần Lan. Một chuyên gia mua sắm trong

nước sẽ được tuyển dụng cho ban quản lý dự án. Việc mua sắm được thực hiện theo kế hoạch

hoạt động hàng năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Bộ Ngoại giao Phần Lan và Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Các dịch vụ tư vấn hỗ trợ kĩ thuật sẽ được kí kết thông qua quá trình đấu thầu cạnh tranh năm

2012. Các tư vấn ngắn hạn chưa xác định sẽ được quy định trong kế hoạch hoạt động hàng năm

và được tuyển dụng thông công ty cung cấp hỗ trợ kĩ thuật.Việc tuyển dụng nhân sự Hỗ trợ kỹ

thuật sẽ được thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ ngoại giao Phần Lan.

Bảng 8. Ngân sách theo các hợp phần thuộc đóng góp của Chính phủ Phần Lan (EUR)

Hợp phần Năm thứ

1

Năm thứ

2

Năm thứ

3

Năm thứ

4

Năm thứ

5

Tổng

(EUR)

Các quy trình, tiêu chuẩn

và các cơ chế

16,500 24,800 20,700 12,400 8,200 82,600

Hệ thống nền FORMIS 197,970 122,910 129,760 56,960 87,060 594,660

Thu thập dữ liệu, chuẩn hóa

và báo cáo

15,000 21,000 19,000 10.100 5,200 70,300

Tăng cường năng lực 231,500 275,400 389,600 344,600 231,100 1,472,200

Trung tâm Thông tin ngành

Lâm nghiệp

77,000 60,000 60,000 65,000 65,000 327,000

Quản lý dự án, hành chính 1,591,440 1,648,700 1,571,110 1,107,880 766,040 6,685,170

Tổng 2,129,410 2,152,810 2,190,170 1,596,940 1,162,600 9,231,930

Dự phòng 93,614 93,614 93,614 93,614 93,614 468,070

Tổng cộng 2,223,024 2,246,424 2,283,784 1,690,554 1,256,214 9,700,000

Trong phần quản lý dự án và hành chính sẽ bao gồm cả chi phí nhập khẩu, vận hành, bảo dưỡng

02 (hai) xe ô tô hai cầu phục vụ cho các hoạt động dự án.

Bảng 9. Ngân sách theo hạng mục, Đóng góp của Chính phủ Phần Lan (EUR)

Hoạt động Năm thứ

1

Năm thứ

2

Năm thứ

3

Năm thứ

4

Năm thứ

5

Tổng (EUR)

Đầu tư trang thiết bị 100,210 35,700 54,700 34,700 19,200 244,510

Chi phí hoạt động 175,860 112,610 104,360 104,360 100,860 598,050

Các hợp đồng dịch vụ 116,000 96,000 86,000 21,000 61,000 380,000

Chi phí chuyên gia tư

vấn quốc tế

739,000 803,000 723,000 381,500 195,750 2,842,250

Chi phí chuyên gia tư

vấn trong nước

180,600 180,600 180,600 175,000 147,850 864,650

Bồi hoàn chi phí chuyên

gia tư vấn quốc tế

263,140 263,900 266,360 179,630 82,790 1,055,820

Bồi hoàn chi phí chuyên

gia tư vấn trong nước

16,500 18,700 18,700 18,700 16,500 89,100

Chi phí cán bộ dự án 281,100 334,100 334,100 304,700 284,700 1,538,700

Page 56: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

49

trong nước

Bồi hoàn chi phí cán bộ

dự án trong nước

25,500 32,800 32,750 32,750 22,850 146,650

Đào tạo 231,500 275,400 389,600 344,600 231,100 1,472,200

Tổng phụ 2,129,410 2,152,810 2,190,170 1,596,940 1,162,600 9,231,930

Dự phòng 93,614 93,614 93,614 93,614 93,614 468,070

Tổng cộng 2,223,024 2,246,424 2,283,784 1,690,554 1,256,214 9,700,000

Page 57: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

50

Bảng 10. Nguồn vốn đối ứng

TT Hạng mục Chi phí / Năm (Đồng) Tổng chi phí

(Đồng) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

1 Chi thường xuyên của BQL dự

án

1.200.000.000 1.200.000.000 1.200.000.000 1.200.000.000 1.200.000.000 6.000.000.000

1.1 Phương tiện liên lạc (Điện thoại,

Fax,…)

78.000.000 78.000.000 78.000.000 78.000.000 78.000.000 390.000.000

1.2 Phương tiện liên lạc (Internet) 126.000.000 126.000.000 126.000.000 126.000.000 126.000.000 630.000.000

1.3 Điện, nước 144.000.000 144.000.000 144.000.000 144.000.000 144.000.000 720.000.000

1.4 An ninh, vệ sinh 120.000.000 120.000.000 120.000.000 120.000.000 120.000.000 600.000.000

1.5 Thuê văn phòng 480.000.000 480.000.000 480.000.000 480.000.000 480.000.000 2.400.000.000

1.6 Sửa chữa văn phòng 25.000.000 25.000.000 25.000.000 25.000.000 25.000.000 125.000.000

1.7 Sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị 50.000.000 50.000.000 50.000.000 50.000.000 50.000.000 250.000.000

1.8 Trang thiết bị văn phòng 36.800.000 36.800.000 36.800.000 36.800.000 36.800.000 184.000.000

1.9 Chi phí thường xuyên cho điều

phối viên vùng (Phương tiện liên

lạc, điện, nước…)

120.000.000 120.000.000 120.000.000 120.000.000 120.000.000 600.000.000

1.10 Lệ phí ngân hàng 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 100.000.000

2 Lương, phụ cấp 880.200.000 880.200.000 880.200.000 880.200.000 880.200.000 4.401.000.000

2.1 Lương cán bộ hợp đồng về CNTT

làm việc tại TCLN

162.000.000 162.000.000 162.000.000 162.000.000 162.000.000 810.000.000

2.2 Phụ cấp cán bộ kiêm nhiệm của

Ban QLDA (giám đốc, phó giám

đốc, kế toán trưởng, cán bộ kỹ

thuật tham gia dự án), 50% mức

lương đang hưởng

718.200.000 718.200.000 718.200.000 718.200.000 718.200.000 3.591.000.000

3 Hoạt động của Ban QLDA 1.300.000.000

3.1 Họp Ban Chỉ đạo dự án 60.000.000 60.000.000 60.000.000 60.000.000 60.000.000 300.000.000

3.2 Họp Ban quản lý dự án mở rộng,

Hội nghị, hội thảo chuyên đề: 4

cuộc/năm x 50 người/cuộc

140.000.000 140.000.000 140.000.000 140.000.000 140.000.000 700.000.000

3.3 Chi phí Kiểm tra giám sát 60.000.000 60.000.000 60.000.000 60.000.000 60.000.000 300.000.000

Tổng 2.080.200.000 2.080.200.000 2.080.200.000 2.080.200.000 2.080.200.000 11.700.000.000

Phía Việt Nam cam kết đảm bảo điều kiện về nhân sự và trang thiết bị để phục vụ hoạt động của dự án tại cấp tỉnh

Page 58: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

51

7.4 Năng lực quản lý, tổ chức thực hiện của chủ dự án

Tổng cục Lâm nghiệp được thành lập theo Quyết định số 04/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 là cơ

quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ

trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ quản lý

nhà nước về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước; quản lý, chỉ đạo các hoạt động dịch vụ công

thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

Tổng cục Lâm nghiệp chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2010 trên cơ sở sát nhập Cục Lâm

nghiệp và Cục Kiểm lâm. Trực thuộc Tổng cục có 10 cục/vụ/ban chuyên môn, Viện điều tra qui

hoạch rừng và 6 vườn quốc gia. Tổng cục Lâm nghiệp là cơ quan có năng lực đã tổ chức thực

hiện thành công Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2010. Đây là các chương trình

dự án mục tiêu quốc gia quan trọng nhất của ngành lâm nghiệp trong thời gian qua. Ngoài ra,

Tổng cục Lâm nghiệp có nhiều kinh nghiệm và năng lực tổ chức thực hiện các dự án ODA đặc

biệt là các dự án Hỗ trợ kỹ thuật. Tổng cục có nhiều kinh nghiệm làm việc với đối tác và các mô

hình quản lý ODA khác nhau như FSSP, Quĩ TFF, Quĩ VCF, Dự án UN-REDD. Hiện nay Tổng

cục Lâm nghiệp đang được Bộ giao thực hiện hơn 10 dự án ODA và phi chính phủ quốc tế. Bên

cạnh đó, Tổng cục Lâm nghiệp đã thực hiện thành công dự án FORMIS I được nhà tài trợ và Bộ

đánh giá cao và kiến nghị tiếp tục giai đoạn 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cam kết

sử dụng bộ máy hành chính (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên phạm vi cả nước để

thực hiện dự án.

7. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

Tiến độ, hiệu quả, hiệu suất, tác động, và tính bền vững của dự án sẽ được thiết lập và giám sát

thông qua việc lập kế hoạch và hệ thống báo cáo định kỳ, bao gồm các báo cáo sau:

Kế hoạch Tổng thể dự án (5 năm)

Kế hoạch hàng năm (bao gồm cả Khung logic ma trận có điều chỉnh);

Báo cáo tiến độ hàng năm bắt đầu theo năm tài chính nhà nước;

Báo cáo tiến độ và Báo cáo tài chính nửa năm một lần;

Báo cáo hàng quý;

Báo cáo kết thúc dự án.

Các kế hoạch và báo cáo nêu trên đáp ứng được yêu cầu về Hướng dẫn Thiết kế Chương Trình,

Giám sát và Đánh giá Dự án của Bộ Ngoại giao Phần Lan 21

và các quy định của chính phủ Việt

Nam.

Đánh giá giữa kỳ được tiến hành sau 2 năm thực hiện dự án, và đánh giá tài chính sẽ được tiến

hành sau khi dự án kết thúc.

Kiểm toán dự án – Hiệu quả tài chính của phần đóng góp của chính phủ Việt Nam sẽ được kiểm

toán theo các luật lệ và quy định hiện hành của Chính Phủ Việt Nam. Chi phí của chính phủ Phần

Lan sẽ được kiểm toán theo luật lệ và quy định của chính phủ Phần Lan và một báo cáo tài chính

riêng sẽ được gửi cho chính phủ Việt Nam.

21http://formin.finland.fi/Public/Print.aspx?contentid=69920&nodeid=34606&culture=en-US&contentlan=2

Page 59: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

52

Phụ lục A Khung logic ma trận với các hoạt động dự án

Bảng10 Khung logic ma trận với các hoạt động chi tiết

Can thiệp mang tính logic Các chỉ số Phương tiện kiểm

định

Các giả định

Mục

tiêu

tổng

quát

Đảm bảo các

nguồn tài nguyên

rừng được quản

lý bền vững dựa

trên nền tảng

thông tin cập nhật

và đóng góp vào

công tác xóa đói

giảm nghèo trong

công cuộc phát

triển kinh tế - xã

hội chung của

Việt Nam.

Diện tích đất lâm

nghiệp, diện tích

rừng (bao gồm rừng

trồng và rừng tự

nhiên) được theo

dõi và quản lý làm

cơ sở cho quá trình

ra quyết định.

Độ che phủ rừng.

Diện tích đất lâm

nghiệp giao cho các

chủ rừng (bao gồm

cả hộ gia đình và

chủ rừng)

Các chỉ số của

ngành lâm nghiệp

hỗ trợ cho việc thực

hiện các cam kết

quốc tế của Việt

nam.

Tỷ lệ đói nghèo các

tỉnh có rừng.

Các báo cáo

VNFF

Cơ sở dữ liệu FORMIS (bao

gồm các thông

tin cơ bản để

theo dõi)

Các báo cáo về tiến trình VPA

Mục

đích

Một hệ thống

thông tin quản lý

được tích hợp đầy

đủ để hỗ trợ công

tác ra quyết định

của ngành lâm

nghiệp

FORMIS chính thức

được phê duyệt vào cuối

năm thứ 3

Cán bộ của TCLN, cán bộ lâm nghiệp chủ chốt ở

cấp tỉnh, huyện biết về

cổng thông tin lâm

nghiệp và có thể sử dụng

cổng thông tin lâm

nghiệp để lấy thông tin

vào năm thứ 5

Bộ KHĐT, Bộ TNMT và

TCTK có thể truy cập sử

dụng trực tiếp vào các cơ

sở dữ liệu FORMIS

Trao đổi dữ liệu số và công bố các tiểu chuẩn

được tiến hành cho các

quy trình lâm nghiệp cốt

lõi vào năm thứ 3

Các thông tư

của Bộ

NN&PTNT

Các hướng dẫn của TCLN

Khảo sát người sử dụng

Các tiêu chuẩn được tài liệu

hóa và được

phê duyệt

Các kết quả thử nghiệm

FORMIS

Các báo cáo

được tạo ra từ

FORMIS

Cách tiếp cận và

quy trình phù hợp

và được phê duyệt

cho quản lý rừng

bền vững tạo một

nền tảng vững chắc

cho phát triển hệ

thống thông tin

Chính sách và

chiến lược công

nghệ thông tin mô

tả sự phát triển hệ

thống thông tin bên

trong Bộ

NN&PTNT

Page 60: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

53

Can thiệp mang tính logic Các chỉ số Phương tiện kiểm

định

Các giả định

Nguồn dữ liệu chính sẵn sàng trong FORMIS

(NFI, sử dụng đất, địa

chính, dữ liệu kinh tế xã

hội/đói nghèo – phân

nhóm theo giới tính và

dân tộc)

Hệ thống FORMIS cung

cấp dữ liệu vào hệ thống

báo cáo trực tuyến quốc

gia vào năm thứ 3

Các kết

quả

Kết quả 1: Các

quy trình, tiêu

chuẩn và cơ chế

trao đổi thông tin

giữa các cơ quan

của Việt Nam

1) Trao đổi điện tử giữa các

cơ quan về thông tin và

dữ liệu liên quan đến các

quá trình chủ chốt mà đã

được lựa chọn

2) Các tiêu chuẩn ngày càng

tăng của các quy trình lâm

nghiệp được tài liệu hóa

và được các cơ quan có

thẩm quyền thông qua.

3) Các thỏa thuận trao đổi

và/hoặc các quy định

pháp lý giữa các cơ quan

chủ chốt bao gồm cả số

lượng ngày càng tăng các

quy trình lâm nghiệp

4) Các thông lệ quản lý dữ

liệu mới được quy định

trong các quy định pháp

5) Trao đổi dữ liệu tự động

được nối giữa các tỉnh thí

điểm với cấp quốc gia

6) Sự hài lòng của các bên

liên quan chủ chốt liên

quan đến chia sẻ thông tin

7) Quản lý lâm nghiệp cấp

xã có khả năng đưa dữ

liệu không gian và thuộc

tính vào FORMIS

8) Điều phối công tác thu

thập dữ liệu với các tổ

chức khác (ví dụ Sở

NN&PTNT và Sở

TNMT)

Các hướng dẫn của TCLN

Khảo sát người sử dụng

Các tiêu chuẩn được tài liệu hóa

và được phê

duyệt

Các báo cáo

được tạo ra từ

FORMIS

Hệ thống lưu trữ dự án

(FORMIS)

Chia sẻ dữ liệu

được xem như một

công cụ quan trọng

để đạt được các

mục tiêu phát triển

của chính phủ

trong từng lĩnh vực

Kết quả 2: Hệ

thống FORMIS

nền và các công

cụ được áp dụng

tại tất cả các tỉnh,

tập trung ở các

1) Hệ thống thông tin viễn

thám dễ sử dụng trên toàn

quốc tuân theo các quy

trình lâm nghiệp được

thiết kế, mua sắm/xây

dựng và được cung cấp:

Các hướng dẫn của TCLN

Khảo sát người sử dụng

Các tiêu chuẩn được tài liệu hóa

Cho phép thực hiện

các mạng lưới

thông tin bên ngoài

ở mỗi tỉnh

Page 61: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

54

Can thiệp mang tính logic Các chỉ số Phương tiện kiểm

định

Các giả định

tỉnh có rừng Hệ thống thông tin quản

lý lâm nghiệp (bao gồm:

thông tin tài nguyên rừng,

các can thiệp và báo cáo

về các hoạt động/sự cố,

thông tin liên quan đến

các sản phẩm rừng và

quản lý tài chính) và phát

triển 2 quy trình lâm

nghiệp chủ chốt đã được

lựa chọn khác

2) Các hệ thống liên quan từ

bên ngoài các tỉnh thí

điểm được tích hợp vào

FORMIS

3) Hệ thống FORMIS nền

được phát triển hơn nữa

theo yêu cầu của người sử

dụng đầu cuối

4) Nâng cao sự hài lòng của

những người sử dụng

chính liên quan đến tính

sẵn có, sự phù hợp và

chất lượng của những

thông tin hỗ trợ quá trình

ra quyết định

và được phê

duyệt

Các báo cáo

được tạo ra từ

FORMIS

Hệ thống lưu trữ dự án

(FORMIS)

Kết quả 3: Cơ sở

Dữ liệu Ngành

Lâm nghiệp được

chuẩn hóa và đưa

vào trong Cơ sở

Dữ liệu chuẩn

của FORMIS và

các chỉ số báo

cáo về việc thực

hiện các hoạt

động lâm nghiệp

được xây dựng

Dữ liệu về các chỉ số hoạt

động lâm nghiệp có thể được

nhập tự động và sản xuất ra

các bản đồ chỉ số hoạt động

lâm nghiệp

Các báo cáo

được tạo ra từ

FORMIS

Hệ thống lưu trữ dự án

(FORMIS)

Tài liệu viễn thám

và một số dữ liệu

thực địa có giá trị

từ dự án NFA của

FAO

Các tổ chức đối tác

bên trong và bên

ngoài các tỉnh triển

khai thí điểm sẽ

cung cấp dữ liệu

bao gồm cả dữ liệu

tài nguyên rừng

Kết quả 4: Tăng

cường năng lực

thu thập và quản

lý thông tin

1) Tăng cường thẩm quyển

cơ quan lâm nghiệp tại

các cấp quốc gia, tỉnh và

địa phương trong việc sử

dụng và duy trì

GIS/CNTT và các hệ

thống thông tin được lựa

chọn

2) Một đơn vị hỗ trợ công

nghệ thông tin chính quy

trong TCLN có khả năng

và thẩm quyền để làm các

nhiệm vụ của mình

3) Tăng số lượng người sử

Hệ thống lưu trữ dự án (ví dụ như

các ghi chép đào

tạo)

Các hướng dẫn

Khảo sát người sử dụng

Các tiêu chuẩn được tài liệu hóa

và được phê

duyệt

Các báo cáo

được tạo ra từ

FORMIS

Các kĩ năng CNTT

cơ bản của cán bộ

cấp tỉnh đủ đáp ứng

cho các ứng dụng

trên máy tính

Page 62: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

55

Can thiệp mang tính logic Các chỉ số Phương tiện kiểm

định

Các giả định

dụng cổng thông tin điện

tử FORMIS và hệ thống

GIS/CNTT

4) Cán bộ lâm nghiệp có thể

sử dụng dữ liệu không

gian, bản đồ và các thống

kê trong công việc của họ

5) Đào tạo thành công giảng

viên để mở rộng các hoạt

động đào tạo

6) Tài liệu đào tạo được tập

trung hóa (cổng thông tin)

có thể được sử dụng trong

thiết kế chương trình đào

tạo FORMIS và các giảng

viên có khả năng chỉnh

sửa tài liệu theo nhu cầu

của địa phương

Kết quả 5: Trung

tâm Thông tin

ngành Lâm

nghiệp/ Phòng

CNTT Lâm

nghiệp

Quyết định chính thức của Bộ

trưởng Bộ NN&PTNN vào

cuối năm thứ nhất

Các cán bộ nguồn được đào

tạo vào cuối năm thứ 2 theo

giới tính

Lưu trữ ở Bộ NN&PTNT

Hệ thống lưu trữ dự án

Bộ NN&PTNN sẽ

có nguồn lực để

duy trì phần cứng

được cài đặt sau

khi dự án kết thúc

Page 63: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

56

Phụ lục B Đề cương hướng dẫn thực hiện dự án (PIM)

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Mục đích và nội dung của hướng dẫn thực hiện dự án

2. Khung thể chế

3. Cơ quan chức năng

4. Quản lý tài chính dự án

4.1 Thiết lập tài khoản ngân hàng và sao kê tài khoản

4.2 Xác nhận chi tiêu

4.3 Nộp yêu cầu thanh toán

4.4 Tính hợp lệ của khoản chi

4.5 Tỉ giá hối đoái

4.6 Hệ thống kiểm toán và kế toán của các đối tác

4.7 Tài liệu tài chính và kế toán của dự án

4.8 Danh mục các thiết bị mua sắm

3. Các thay đổi ngân sách và sử dụng dự phòng

5. Mua sắm

5.1 Các quy trình

5.1.1 Thiết bị

5.1.2 Các dịch vụ tư vấn

5.2 Kế hoạch mua sắm của dự án

6. Sử dụng xe dự án

7. Báo cáo và lưu trữ hồ sơ

8. Thông tin và công khai

9. Giám sát và kiểm toán dự án

9.1 Hệ thống giám sát

9.2. Kiểm toán của dự án

10. Kết thúc dự án

10.1 Báo cáo hoàn thành (kể từ khi bắt đầu dự án)

10.2 Bàn giao thiết bị và các kết quả

Page 64: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

57

Phụ lục C Danh mục các tài liệu tham khảo

Quyết định 3427. Phê duyệt đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, Hà Nội, ngày

11 tháng 11 năm 2006, 7 trang

EC (European Commission). 2009. Hướng dẫn của Ủy ban châu Âu về tài chính cho chi phí

trong nước đối với (dự án) hợp tác phát triển ở Việt Nam.

Viện lâm nghiệp Châu Âu (EFI). 2011. Khung pháp lý liên quan đến xác định pháp lý gỗ tại

Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu, 87 trang

FAO. 2011. Kế hoạch hoạt động dự án“Hỗ trợ chương trình đánh giá và theo dõi lâu dài tài

nguyên rừng và cây phân tán toàn quốc tại Việt Nam”. Dự án Đánh giá rừng Quốc gia.

FORMIS. 2010. Kế hoạch hoạt động tổng thể dự án FORMIS 2009-2012 (ngày 3.3.2010)

Hung, Le Anh.Nhu cầu nội bộ về dữ liệu địa lý trong dự án FORMIS. 02. 12.2010. Báo cáo

FORMIS. 12 trang

ProForest. 2009. Nghiên cứu phạm trù FLEGT tại Việt Nam – Phần 1, báo cáo chính thức.

Chuẩn bị cho EFI. Báo cáo tổng kết, ngày 30 tháng 10 năm 2009, 39 trang

Making Waves.Southeast Asia Series. Spotlight: Vietnam. Hiện trạng công nghiệp thông tin

truyền thông ở Đông Nam Á. PricewaterhouseCoopers International Limited (PWC).54 trang.

At: http://www.pwc.com/en_MY/my/assets/publications/Making-Waves-VN.pdf

Vụ Phát triển chính sách, Bộ Ngoại giao Phần Lan. Hướng dẫn thiết kế, giám sát và đánh giá

chương trình, 69 trang

Đề án chuẩn bị sẵn sàng (R-PP), Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ngày 4 tháng 3 năm

2011. 157 trang

Remetsteiner, E., Vähänen, T. & Braatz, S. 2005.CNTT-TT và Quản lý quốc tế. Trong:

Hetemäki, L. & Nilsson, J. (Eds.). Công nghệ thông tin và ngành lâm nghiệp.IUFRO World

Series Vol. 18. Pp. 197-220.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội (Chiến lược PTKTXH) cho Việt Nam giai đoạn 2011 –

2020.Ủy ban trung ương đảng phê duyệt ngày 16/02/2011.Bản dịch tiếng Anh. 20 trang

Sunderlin, W.D. and Ba, H.T. 2005.Poverty Alleviation and Forests in Vietnam (Xóa bỏ

nghèo đói và tài nguyên rừng ở Việt Nam).CIFOR.85 p.

TCLN. 2011. Lâm nghiệp Việt Nam: Giới thiệu về tài nguyên rừng và lâm nghiệp Việt Nam.

Tại:

http://vietnamforestry.org.vn/mediastore/fsspco/2011/07/11/ForestryOfVietNam_2011_EN_V

ersion15.pdf

Viet Nam Forestry Development Strategy 2006 – 2020 (Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt

Nam). 5 February 2007. 57 p.

Vietnam – Finland Forestry Sector Cooperation Programme, Phase II 1999 – 2003 (Chương

trình hợp tác ngành lâm nghiệp Việt Nam-Phần Lan). Báo cáo kết thúc 18/8/2003, Phase

II.106 p. + Annexes.

Viet Nam Forest Sector Progress Report 2006-2010 (Báo cáo tiến độ ngành lâm nghiệp Việt

Nam).Tại:

http://www.vietnamforestry.org.vn/FOMIS_Report_2010/EN_VN/Chuong_1_EN.pdf

Page 65: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

58

Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam. Sách trắng 2010. Ban chỉ đạo quốc gia về

CNTT (NSCICT). Bộ thông tin và truyền thông (MIC). 122 trang

Phụ lục D Điều khoản tham chiếu của quản lý dự án

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, Ban QLDA, Tổ CNTT Ngành Lâm Nghiệp, Tổ CNTT Ngành

Lâm Nghiệp cấp tỉnh

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo (BCĐ)

Mục tiêu:

Điều phối cấp quốc gia và đảm bảo chức năng thông tin chính sách.

Thành viên

Trưởng BCĐ là lãnh đạo của Bộ NN&PTNT và các thành viên của BCĐ bao gồm lãnh đạo

của Trung tâm tin học và thống kê (CIS), Vụ hợp tác quốc tế, Vụ kế hoạch và Vụ tài chính,

thuộc Bộ NN&PTNT, và Tổng cục lâm nghiệp. Đại diện của Vụ Kế hoạch đầu tư, Tổng cục

thống kê (GSO), Bộ Tài nguyên môi trường và Đại sứ quán Phần Lan cũng sẽ được mời làm

thành viên của BCĐ .

Trưởng ban

Thứ trưởng chịu trách nhiệm về lĩnh vực lâm nghiệp và đại diện của Đại Sứ Quán Phần Lan là

đồng trưởng ban BCĐ.

Các nhiệm vụ chính

Nhiệm vụ của BCĐ Dự Án bao gồm:

Đảm bảo điều phối liên kết và hợp tác giữa các cơ quan/bộ và các dự án liên quan để

tạo tác động cộng hưởng.

Đảm bảo các vấn đề thực thi chính sách ảnh hưởng đến thu thập dữ liệu lâm nghiệp,

cập nhật và chia sẻ giữa các cơ quan và bộ;

Rà soát và phê duyệt kế hoạch hoạt động và báo cáo hàng năm.

Giám sát và đánh giá tổng thể dự án thông qua các đánh giá kết quả đạt được theo

logframe (đã nêu trong Văn kiện dự án).

Đề xuất với Ban QLDA về các hoạt động cần thiết nhằm cải thiện kết quả dự án, bao

gồm về nội dung, địa điểm, thời gian, và tổ chức thực hiện các hoạt động dự án.

Đảm bảo hiệu quả các hoạt động khác theo yêu cầu để đạt được mục tiêu dự án.

Các vấn đề khác do thành viên Ban chỉ đạođề xuất.

Tổ chức họp và các thủ tục

BCĐ sẽ họp sáu tháng một lần theo định kỳ hằng năm hoặc thường xuyên nếu có nhu

cầu rà soát tiến độ dự án. Chủ tịch sẽ quyết định thời gian và địa điểm các cuộc họp.

Số lượng biểu quyết phải đảm bảo khi có ít nhất một nửa số thành viên bổ nhiệm dài

hạn tham gia.

Ban QLDA sẽ chịu trách nhiệm làm thư ký bao gồm ghi lại tất cả các cuộc họp, chuẩn

bị chương trình, ghi biên bản, và phân phát tài liệu liên quan.

Page 66: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

59

Tất cả các quyết định của BCĐ đều ban hành bằng văn bản và được ghi vào biên bản

cuộc họp hoặc các tài liệu thích hợp khác. Biên bản các cuộc họp của BCĐ sẽ được ký

bởi các chủ tịch. Biên bản các cuộc họp sẽ có giá trị pháp lý đối với việc lập tức thực

hiện các quyết định của dự án.

Page 67: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

60

Các tổ chức điều hành chính sẽ là BQLDA ở cấp trung ương. BQLDA sẽ quản lý và giám sát

các hoạt động liên quan của dự án và được Tổ CNTT Ngành Lâm nghiệp (cấp tỉnh) hỗ trợ

các hoạt động. Đơn vị đảm nhận chức năng trong suốt quá trình dự án và sẽ tự giải thể ngay

khi kết thúc dự án. Nhiệm vụ của BQLDA được trình bày dưới đây.

Nhiệm vụ của Ban QLDA

Mục tiêu:

Quản lý, điều phối, thực hiện và giám sát trách nhiệm của PMU và triển khai các hoạt động

dự án sao cho đạt hiệu quả và năng suất cao nhất.

Thành viên

Thành viên của Ban QLDA sẽ được xác định trong giai đoạn khởi động dự án.

Chức năng chính:

Thiết lập hệ thống quản lý và báo cáo dự án;

Điều phối và củng cố các kế hoạch hoạt động, các yêu cầu về ngân sách để Tổ CNTT

Lâm Nghiệp cấp tỉnh xem xét;

Điều phối với các cơ quan hành chính và kỹ thuật cấp trung ương và cấp tỉnh liên quan

đến Tổ CNTT lâm nghiệp nhằm đảm bảo hỗ trợ thực hiện và duy trì các hoạt động dự

án ở mọi cấp;

Tiến hành các hoạt động dự án ở cấp trung ương, đặc biệt là tập huấn, mở rộng

FORMIS, thu thập và phân tích, xử lý và chia sẻ dữ liệu;

Tiến hành việc mua sắm hàng hóa và các dịch vụ tư vấn theo quy định của dự án (bởi

hai chính phủ Việt Nam và Phần Lan);

Thực hiện và cố vấn các hoạt động kế toán và báo cáo tài chính các hoạt động dự án,

đệ trình cho nhà tài trợ để báo cáo và giải ngân;

Giám sát và báo cáo các hoạt động thực hiện dự án với Bộ NN&PTNT và nhà tài trợ;

Hỗ trợ quản lý cho BCĐ các lĩnh vực chuẩn bị chương trình, tài liệu thảo luận, và ghi

chép biên bản các buổi họp của BCĐ.

Nhiệm vụ của các Tổ CNTT Ngành Lâm Nghiệp

Được quy định trong giai đoạn khởi động

Page 68: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

61

Phụ lục E Điều khoản tham chiếu của Hỗ trợ kỹ thuật

Chức danh Giám đốc dự án

Nguồn gốc Trong nước

Nguồn kinh phí Cán bộ biên chế của TCLN/Bộ NN&PTNT

Thời gian 60 tháng – Cán bộ chuyên trách hoặc kiêm

nhiệm

Điều khoản tham chiếu – Giám đốc dự án

Giám đốc dự án là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, là đồng Trưởng ban Quản lý Dự

án. Giám đốc Dự án chịu trách nhiệm quản lý điều hành tổng thể toàn bộ hoạt động của dự án.

Thời gian: 60 tháng

Địa điểm làm việc: Hà Nội, Việt Nam

Nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo dự án về điều hành và quản lý dự án để triển khai

hiệu quả các hoạt động hỗ trợ cho công tác quản lý ngành.

- Phối hợp với Cố vấn trưởng/Công ty tư vấn để đảm bảo tính hiệu quả của các dịch vụ hỗ

trợ kỹ thuật.

- Đồng chủ trì các cuộc họp Ban quản lý Dự án.

- Chỉ đạo chung việc lựa chọn, tuyển dụng cán bộ phía Việt Nam hưởng phụ cấp từ nguồn

vốn đối ứng tham gia kiêm nhiệm/chuyên trách thực hiện dự án. Phối hợp với Cố vấn

trưởng lựa chọn chuyên gia quốc tế, chuyên gia trong nước và cán bộ dự án. Đảm bảo tính

phù hợp trong quản lý nhân sự tại Ban quản lý Dự án, Tổ công nghệ thông tin, cán bộ hỗ

trợ thực hiện dự án cấp trung ương/cấp vùng. Phối hợp với cơ quan địa phương điều hành

cán bộ kiêm nhiệm cấp địa phương.

- Giám sát hoạt động của dự án và tổng hợp các báo cáo tiến độ trình Ban chỉ đạo, Đoàn

đánh giá, Bộ NN&PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp và Nhà tài trợ theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động và ngân sách giúp Ban chỉ đạo xác định các hoạt động ưu

tiên và các biện pháp nâng cao hiệu quả Dự án. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hoạt động

và ngân sách cho các hoạt động tại cấp tỉnh, do các cơ quan và Tổ công nghệ thông tin cấp

tỉnh thực hiện.

- Phối hợp với Cố vấn trưởng đảm bảo quản lý thích đáng nguồn vốn của Chính phủ Việt

Nam (vốn đối ứng) và Chính phủ Phần Lan (vốn viện trợ) phù hợp với kế hoạch hoạt động

và Văn kiện dự án. Chịu trách nhiệm về vốn đối ứng của Tổng cục Lâm nghiệp.

- Chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung phục vụ các cuộc họp của Ban chỉ đạo dự án.

- Chỉ đạo việc phối hợp với các cơ quan, ban ngành ở trung ương và địa phương nhằm thực

hiện có hiệu quản mọi hoạt động của dự án.

- Đảm bảo thông tin liên lạc hiệu quả về mục tiêu và tiến độ của dự án với các đơn vị trong

Tổng cục Lâm nghiệp và với các bên hữu quan.

- Chỉ đạo quá trình phê duyệt ở Tổng cục Lâm nghiệp và Bộ đối với các hệ thống thông tin,

tiêu chuẩn thông tin, quy định và cơ chế chia sẻ thông tin do Ban quản lý dự án xây dựng.

- Phân công Phó giám đốc dự án thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể bằng văn bản.

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban chỉ đạo dự án, Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn và Tổng cục Lâm nghiệp.

Page 69: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

62

Chức danh Phó giám đốc dự án (Số lượng do Trưởng Ban

chỉ đạo quyết định)

Nguồn gốc Trong nước

Nguồn kinh phí Cán bộ biên chế của TCLN/Bộ NN&PTNT

Thời gian 60 tháng – chuyên trách hoặc kiêm nhiệm

Điều khoản tham chiếu – Phó giám đốc dự án

Vai trò của Phó giám đốc dự án là hỗ trợ Giám đốc dự án lãnh đạo dự án, quản lý hoạt động dự án

và truyền đạt các mục tiêu, kế hoạch hoạt động và kết quả của dự án đến nhân viên và các bên có

liên quan, đặc biệt là Tổng cục lâm nghiệp. Phó giám đốc dự án có trách nhiệm báo cáo Giám đốc

dự án và phối hợp chặt chẽ với Cố vẫn trưởng và Điều phối viên quốc gia.

Thời gian: 60 tháng

Địa điểm làm việc: BQL DA, Hà Nội

Kỹ năng và kinh nghiệm yêu cầu:

- Có vị trí lãnh đạo cấp phòng trở lên, ưu tiên vị trí liên quan đến quản lý thông tin thuộc

Tổng cục lâm nghiệp

- Kỹ năng quản lý tốt, và có thành tích về quản lý nhân sự và các hoạt động chương trình đã

được chứng minh

- Kỹ năng giao tiếp tốt

Nhiệm vụ:

- Hỗ trợ Giám đốc dự án lãnh đạo và quản lý chung dự án

- Cùng với Cố vấn trưởng, điều phối các hoạt động của dự án thông qua trao đổi thường

xuyên với Giám đốc dự án và Điều phối viên các Tổ công tác ngành lâm nghiệp

- Cùng với Cố vấn trưởng tuyển dụng chuyên gia và cán bộ hỗ trợ cho dự án, và hoàn thiện

hồ sơ tuyển dụng

- Giám sát các hoạt động lập kế hoạch và giám sát của dự án và tổng hợp các báo cáo giám

sát cho Ban chỉ đạo kiểm tra đánh giá

- Theo dõi tiến độ thực hiện dự án và xác định các hoạt động chính xác nhằm nâng cao kết

quả thực hiện dự án

- Cùng với Cố vấn trưởng chuẩn bị các báo cáo và kế hoạch cho Ban chỉ đạo dự án, Đoàn

đánh giá, Bộ NN&PTNT/Tổng cục lâm nghiệp và Nhà tài trợ như quy định trong Văn

kiện dự án, bao gồm cả báo cáo kết thúc dự án.

- Tạo quan hệ đối tác với các cơ quan lâm nghiệp cấp tỉnh và trung ương phục vụ cho quá

trình thực hiện thành công các hoạt động của dự án – Cùng với CVT chuẩn bị các vấn đề

cho Họp Ban chỉ đạo dự án

- Đảm bảo về tất cả các nguồn đầu vào của nhà nước tại dự án (vd: văn phòng và hỗ trợ

quản lý hành chính, trang thiết bị, đào tạo và nhân lực) luôn có sẵn khi cần, và được dự án

sử dụng

Page 70: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

63

- Đảm bảo rằng các thủ tục của Nhà nước được thực hiện và theo dõi đúng đắn và chính

xác, nếu chúng phù hợp với dự án

- Tạo điều kiện cho các chuyên gia quốc tế và các đối tác của họ đi công tác trong nước

theo nhu cầu của dự án

- Liên hệ với các tổ chức và dự án, tích cực thúc đẩy chia sẻ thông tin và dữ liệu cũng như

trao đổi kinh nghiệm cấp quốc tế, vùng, trung ương và địa phương. Tăng cường phối hợp

hoạt động của dự án với các tỉnh, huyện và xã.

- Chịu trách nhiệm trình tất cả các báo cáo của dự án lên Bộ NN&PTNT/Tổng cục lâm

nghiệp kịp thời

- Chịu trách nhiệm thiết lập và hỗ trợ Trung tâm thông tin ngành lâm nghiệp/Phòng CNTT

lâm nghiệp

- Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban chỉ đạo và các cơ quan có thẩm quyền

Page 71: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

64

Chức danh Cố vấn trưởng

Nguồn gốc Quốc tế

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 52,5 tháng

Điều khoản tham chiếu– Cố vấn trưởng quốc tế

Mục đích của vị trí này là hỗ trợ thực hiện Dự án Phát triển hệ thống quản lý thông tin ngành lâm nghiệp

Việt Nam – Pha 2 (FORMIS –II) tăng cường thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia bằng

việc xây dựng hệ thống thông tin lâm nghiệp hiện đại cung cấp thông tin chính xác cho việc ra quyết định

tại các đơn vị hành chính các cấp tại Việt Nam.

Cố vấn trưởng quốc tế (CVT) phải có khả năng quản lý, điều phối và tư vấn trực tiếp cho BQL DA và

tham vấn các bên liên quan một cách hiệu quả và kịp thời trong quá trình thực hiện dự án. CVT sẽ đóng

góp ý kiến cho các vấn đề tổng thể của dự án và hỗ trợ kỹ thuật cho Giám đốc, Phó giám đốc và các

chuyên gia tư vấn khác của dự án.

Thời gian: 52,5 tháng

Địa điểm làm việc: Hà Nội, Việt Nam

Kỹ năng và kinh nghiệm yêu cầu

- Tối thiểu bằng Thạc sỹ lâm nghiệp

- Tối thiểu 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hợp tác phát triển lâm nghiệp

- Tối thiểu 5 năm làm việc ở vị trí tương đương (VD Cố vấn, quản lí hoặc vị trí tương đương trong

lĩnh vực phát triển hệ thống quản lý thông tin giám sát và đánh giá ngành lâm nghiệp ở cấp quốc

gia).

- Kĩ năng giao tiếp, điều phối và đào tạo tốt

- Ưu tiên có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam

Nhiệm vụ

- Cùng với Giám đốc quản lí tổng thể dự án.

- Chịu trách nhiệm với Giám đốc và Phó giám đốc dự án đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra

của dự án.

- Chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật phù hợp với kế hoạch

hoạt động và Văn kiện dự án. Chịu trách nhiệm quản lý và giám sát nhân sự hỗ trợ kỹ thuật. Phối

hợp với Giám đốc đánh giá hiệu quả của chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế.

- Xây dựng các chính sách đối thoại, liên kết và phối hợp với các nhà tài trợ khác và các bên liên

quan.

- Phối hợp cùng Giám đốc và Phó giám đốc giám sát qui trình thực hiện dự án và các kết quả.

- Là thành viên của Ban quản lý Dự án, tham gia lập kế hoạch thực hiện dự án

- Chịu trách nhiệm tuyển dụng chuyên gia trong nước và quốc tế, phối hợp với Giám đốc và Phó

giám đốc triển khai thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật.

- Chịu trách nhiệm phối hợp cùng Giám đốc và Phó giám đốc tuyển dụng cán bộ hỗ trợ.

- Phối hợp với Giám đốc chịu trách nhiệm tổng thể về mua sắm và đấu thầu của nguồn vốn viện trợ.

- Là thành viên Ban quản lý dự án nên tham gia lập kế hoạch hoạt động chi tiết hàng năm theo năm

tài chính của dự án. Đảm bảo theo dõi tiến độ thực hiện dự án thông qua các báo cáo cần thiết và

chuẩn bị Báo cáo cuối cùng;

- Phối hợp với Giám đốc dự án giám sát việc thiết kế các hợp phần và cổng thông tin FORMIS cũng

như giám sát quá trình thực hiện của các nhà thầu. Phối hợp với Giám đốc và Phó giám đốc thông

tin về các mục tiêu và hiệu quả của dự án tới các bên liên quan.

Page 72: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

65

Chức danh Quản lý hệ thống thông tin lâm nghiệp

Nguồn gốc Quốc tế

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 31,5 tháng

Điều khoản tham chiếu– Quản lý hệ thống thông tin lâm nghiệp

Vai trò của vị trí Quản lý hệ thống thông tin lâm nghiệp là giúp đảm bảo quá trình hoạt động của

dự án được thành công bằng việc tư vấn và hỗ trợ trong các lĩnh vực chuyên môn, đặc biệt là hỗ

trợ các hoạt động được triển khai ở cấp huyện tại các tỉnh thí điểm của dự án. Chuyên gia này sẽ

báo cáo công việc cho Cố vấn trưởng kỹ thuật quốc tế và phối hợp chặt chẽ với Tổng cục lâm

nghiệp và các cơ quan địa phương

Thời gian: 31,5 tháng

Địa điểm làm viêc: Hà Nội, Việt Nam

Kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết

- Tối thiểu bằng thạc sĩ lâm nghiệp

- Tối thiểu có 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hợp tác phát triển lâm nghiệp

- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực thu thập dữ liệu lâm nghiệp, sử dụng công nghệ GPS trong

ngành lâm nghiệp, quản lư và xử lư dữ liệu

- Có kinh nghiệm về các ứng dụng CNTT trong lâm nghiệp, đặc biệt đối với công tác lập kế

hoạch quản lý và giám sát lâm nghiệp

- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển các hệ thống quản lý thông tin hoặc giám sát và

đánh giá ngành lâm nghiệp là một lợi thế

- Có kinh nghiệm về Hệ thống thông tin địa lý (GIS), vẽ bản đồ và viễn thám trong ngành

lâm nghiệp là một lợi thế

- Kỹ năng giao tiếp, điều phối và đào tạo tốt

- Ưu tiên nhưng không bắt buộc có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam

.

Nhiệm vụ

- Đề xướng và khởi động việc sử dụng các ứng dụng mới tại cấp huyện

- Quản lý hệ thống CNTT cho các ứng dụng lâm nghiệp

- Phát triển và tích hợp các chức năng trong quá trình hoạt động lâm nghiệp vào hệ thống

FORMIS

- Giới thiệu các phương pháp thu thập dữ liệu mới

- Hỗ trợ và phối hợp với Cố vấn đào tạo & truyền thông trong việc quản lư đào tạo cấp

huyện

- Cung cấp Hỗ trợ kỹ thuật trong việc thiết kế cơ sở dữ liệu và xây dựng cơ chế Đảm bảo

chất lượng dữ liệu

- Hỗ trợ công tác lập kế hoạch tổng thể, quản lư và điều phối các hợp phần dưới sự chỉ đạo

của Cố vấn trưởng

- Tham gia các cuộc họp Ban Cố vấn CNTT lâm nghiệp

- Hỗ trợ Cố vấn trưởng trong việc thực hiện các báo cáo tài chính và kỹ thuật theo yêu cầu

- Hỗ trợ lập kế hoạch và triển khai các nguồn đầu vào Hỗ trợ kỹ thuật ngắn hạn

- Hỗ trợ chuẩn bị tài liệu mua sắm, đấu thầu, yêu cầu kỹ thuật và hợp đồng, đánh giá nhà

thầu, đề xuất mua sắmvật tư và các dịch vụ dưới sự chỉ đạo của Cố vấn trưởng

- Tham gia và cung cấp tài liệu xây dựng báo cáo

Page 73: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

66

Chức danh Cố vấn đào tạo và Truyền thông

Nguồn gốc Quốc tế

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 31,5 tháng

Điều khoản tham chiếu– Cố vấn đào tạo và Truyền thông Vai trò của vị trí Cố vấn đào tạo và truyền thông là giúp đảm bảo quá trình hoạt động của dự án

được thành công bằng việc tư vấn và hỗ trợ công tác đào tạo, phối hợp và liên lạc với các bên liên

quan. Chuyên gia này sẽ báo cáo công việc cho Cố vấn trưởng kỹ thuật quốc tế.

Thời gian: 31,5 Tháng

Địa điểm làm việc: Hà Nội, Việt Nam

Kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết

- Bằng thạc sĩ về lĩnh vực có liên quan

- Có kinh nghiệm trong việc thực hiện thành công công tác đào tạo kỹ thuật tại các nước

đang phát triển, bao gồm kinh nghiệm thiết kế và cung cấp các chương trình đào tạo tiểu

giáo viên

- Cố vấn đào tạo và truyền thông cần phải hiểu các nguyên tắc và kỹ thuật liên quan đến đào

tạo cho người trưởng thành và nắm được các phương pháp xây dựng năng lực

- Tối thiểu 5-8 năm kinh nghiệm công tác

- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quan hệ cộng đồng và liên kết với các bên có liên

quan

- Ưu tiên có kinh nghiệm trong lĩnh vực giám sát và đánh giá các chương trình đào tạo

- Kỹ năng thương thảo và thuyết trình tốt, kỹ năng giao tiếp và điều phối tốt

- Có kinh nghiệm làm việc tại Việt Namlà một lợi thế

.

Nhiệm vụ

- Chịu trách nhiệm quản lý tổng thể các hoạt động đào tạo.

- Chịu trách nhiệm về các dịch vụ đào tạo và giám sát nhà cung cấp dịch vụ

- Chịu trách nhiệm đánh giá nhu cầu đào tạo

- Đảm bảo chất lượng các chương trình đào tạo

- Phối hợp với các bên có liên quan hỗ trợ xây dựng và quản lý nội dung Cổng thông tin

Tổng cục lâm nghiệp;

- Hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động công bố trang web của Tổng cục lâm nghiệp

- Hỗ trợ duy trì và cập nhật Cổng thông tin Tổng cục lâm nghiệp theo hướng bền vững và

lâu dài

- Cung cấp các tài liệu truyền thông nhằm thông tin đến các bên có liên quan về kế hoạch,

tiến độ và các kết quả của FORMIS;

- Tham gia lập kế hoạch, giám sát và báo cáo;

Page 74: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

67

Chức danh Cố vấn trẻ - kỹ thuật

Nguồn gốc Quốc tế

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 21 tháng

Điều khoản tham chiếu– Cố vấn trẻ - kỹ thuật

Vai trò của vị trí Cố vấn trẻ - kỹ thuật (ATA) là giúp đảm bảo quá trình hoạt động của dự án được

thành công bằng việc tư vấn và hỗ trợ dự án trong các lĩnh vực chuyên môn, đặc biệt là trong lĩnh

vực tích hợp dữ liệu điều tra rừng vào GIS và tổ chức các chương trình đào tạo về GIS. Vị trí

ATA báo cáo trực tiếp cho Cố vấn trưởng kỹ thuật.

Thời gian 21 Tháng

Địa điểm làm việc: Hà Nội, Việt Nam

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Tối thiểu là thạc sỹ chuyên ngành lâm nghiệp, khoa học tự nhiên hoặc các lĩnh vực có liên

quan

- Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hợp tác phát triển.

- Có kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin, giám sát và đánh giá toàn

diện ngành lâm nghiệp là một lợi thế.

- Có kinh nghiệm về hệ thống thông tin địa lý (GIS) và viễn thám trong lâm nghiệp.

- Kỹ năng đào tạo, thúc đẩy và hợp táctốt

- Ưu tiên nhưng không bắt buộc có kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam.

- Ứng viên dưới 32 tuổi tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Ứng viên có quốc tịch Phần Lan

Nhiệm vụ

- Hỗ trợ Cố vấn đào tạo & truyền thông trong việc lập kế hoạch và tổ chức đào tạo về GIS,

vẽ bản đồ và các chủ đề có liên quan

- Hỗ trợ Cố vấn đào tạo & truyền thông trong việc tổ chức và thực hiện đào tạo tại tất cả các

cấp

- Hỗ trợ đánh giá nhu cầu và thiết kế cơ sở dữ liệu

- Phối hợp với các công ty CNTT (Vd: các đơn vị cung cấp dịch vụ)

- Hỗ trợ tích hợp dữ liệu điều tra rừng vào GIS và tích hợp dữ liệu TCTK và FORMIS cấp

tỉnh

- Hỗ trợ quản lý dự án nói chung

- Hỗ trợ lập kế hoạch tổng thể, quản lý và điều phối các hợp phần dưới sự chỉ đạo của Cố

vấn trưởng

- Hỗ trợ Cố vấn trưởng tổng hợp các báo cáo tài chính và kỹ thuật cần thiết của dự án bao

gồm kiểm tra và rà soát các báo cáo của văn phòng hiện trường và báo cáo tài chính của

dự án

- Tham gia vào các buổi họp với Ban cố vấn CNTT lâm nghiệp nếu cần

- Hỗ trợ lập kế hoạch và chuẩn bị đầu vào Hỗ trợ kỹ thuật ngắn hạn

- Hỗ trợ chuẩn bị tài liệu mua sắm, đấu thầu, yêu cầu kỹ thuật và hợp đồng, đánh giá nhà

thầu, phát hành thư mời thầu và chấp thuận hồ sơ thầu, chuẩn bị vật tư và dịch vụ dưới sự

chỉ đạo của Cố vấn trưởng

- Tham gia và cung cấp tài liệu cho việc xây dựng Báo Cáo Cuối cùng

- Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu cảu Cố vấn trưởng

Page 75: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

68

Chức danh Cố vấn trẻ - lâm nghiệp

Nguồn gốc Quốc tế

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 21 tháng

Điều khoản tham chiếu– Cố vấn trẻ - lâm nghiệp

Vai trò của vị trí Cố vấn trẻ - lâm nghiệp (AFA) là giúp đảm bảo quá trình hoạt động của dự án

được thành công bằng việc tư vấn và hỗ trợ dự án trong các lĩnh vực chuyên môn, đặc biệt là hỗ

trợ vị trí Quản lý hệ thống thông tin lâm nghiệp của dự án. Vị trí AFA báo cáo công việc cho Cố

vấn trưởng kỹ thuật.

Thời gian: 21 Tháng

Địa điểm làm việc: Hà Nội, Việt Nam

Kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết

- Tối thiểu bằng thạc sĩ chuyên ngành lâm nghiệp

- Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hợp tác phát triển

- Có kinh nghiệm thu thập dữ liệu lâm nghiệp từ hiện trường

- Có kinh nghiệm về CNTT và truyền thông lâm nghiệp. Kinh nghiệm sử dụng công nghệ

GPS tốt

- Ưu tiên có kinh nghiệm làm việc với tư cách là một giảng viên

- Kỹ năng đào tạo, thúc đẩy và hợp tác tốt

- Ưu tiên nhưng không bắt buộc có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam

- Ứng viên dưới 32 tuổi tính đến ngày nộp hồ sơ

- Ứng viên có quốc tịch Phần Lan

Nhiệm vụ

- Hỗ trợ vị trí Quản lý hệ thống thông tin lâm nghiệp trong việc giới thiệu các phương pháp

thu thập dữ liệu mới, thiết kế và tổ chức các hoạt động cấp huyện

- Kiểm tra các thủ tục trao đổi dữ liệu FORMIS

- Cung cấp Hỗ trợ kỹ thuật trong việc thiết kế cơ sở dữ liệu và phát triển chính sách Đảm

bảo chất lượng dữ liệu

- Hỗ trợ Cố vấn đào tạo & Truyền thông trong việc tổ chức đào tạo và đảm bảo chất lượng

cấp huyện, và phối hợp với các dự án lâm nghiệp có liên quan khác

- Hỗ trợ quản lý dự án nói chung

- Hỗ trợ lập kế hoạch tổng thể, quản lý và điều phối các hợp phần dưới sự chỉ đạo của Cố

vấn trưởng kỹ thuật

- Hỗ trợ Cố vấn trưởng tổng hợp các báo cáo tài chính và kỹ thuật cần thiết bao gồm kiểm

tra và rà soát các báo cáo của văn phòng hiện trường và báo cáo tài chính của dự án

- Tham gia vào các cuộc họp Ban cố vấn CNTT lâm nghiệp nếu cần

- Hỗ trợ lập kế hoạch và chuẩn bị đầu vào Hỗ trợ kỹ thuật ngắn hạn

- Hỗ trợ chuẩn bị tài liệu mua sắm, đấu thầu, yêu cầu kỹ thuật và hợp đồng, đánh giá nhà

thầu, phát hành thư mời thầu và chấp thuận hồ sơ thầu, chuẩn bị vật tư và dịch vụ dưới sự

chỉ đạo của Cố vấn trưởng

- Tham gia và cung cấp tài liệu cho việc xây dựng Báo Cáo Cuối cùng

- Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Cố vấn trưởng

Page 76: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

69

Chức danh Cố vấn CNTT và Truyền thông

Nguồn gốc Quốc tế

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 8 tháng

Điều khoản tham chiếu– Cố vấn CNTT và truyền thông quốc tế Cố vấn CNTT và truyền thông quốc tế sẽ hỗ trợ xây dựng hệ thống nền FORMIS, các ứng dụng

và công cụ.Cố vấn sẽ báo cáo cho Cố vấn trưởng và phối hợp chặt chẽ với nhóm Hỗ trợ kỹ thuật

dài hạn.

Thời gian: 8 tháng, 8 đợt công tác

Địa điểm làm việc: Hà Nội, Việt Nam

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu:

- Tối thiểu bằng Thạc sĩ về CNTT

- Tối thiểu 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng các hệ thống đánh giá

và giám sát toàn diện cấp quốc gia

- Có kinh nghiệm về các ứng dụng lâm nghiệp là một lợi thế

- Có kinh nghiệm làm việc tại các nước đang phát triển là một lợi thế

Nhiệm vụ

- Cố vấn về thiết kế hệ thống CNTT & truyền thông

- Cố vấn lựa chọn và ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ hệ thống thông tin

- Xem xét các khả năng kỹ thuật và kế hoạch thử nghiệm

- Thiết kế các chức năng mới cho Cổng thông tin FORMIS

- Cung cấp các thông số kỹ thuật cho nhà thầu xây dựng tài liệu kỹ thuật của các hệ

thống CNTT

- Cố vấn và thực hiện giám sát chất lượng quá trình xây dựng hệ thống CNTT & truyền

thông

- Cố vấn và giám sát thử nghiệm các hệ thống CNTT

- Hỗ trợ nâng cấp Dịch vụ máy chủ bản đồ Internet, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu của

nó, và xây dựng giao diện người dùng phù hợp cũng như thực hiện các dịch vụ cung

cấp dữ liệu thuộc tính và không gian.

- Thiết kế và cập nhật chiến lược duy trì hệ thống FORMIS

- Tham gia xây dựng hệ thống giám sát, theo dõi và bảo mật thông tin.

Page 77: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

70

Chức danh Chuyên gia phần mềm điều tra rừng

Nguồn gốc Quốc tế

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 4 tháng

Điều khoản tham chiếu – Chuyên gia phần mềm điều tra rừng quốc tế

Vai trò của Chuyên gia phần mềm điều tra rừng quốc tế là giúp đảm bảo quá trình hoạt động của

dự án được thành công thông qua việc cố vấn và hỗ trợ cải tiến và hoàn thiện phần mềm điều tra

rừng. Chuyên gia cũng sẽ cung cấp dịch vụ đào tạo về điều tra rừng, xử lý số liệu và báo

cáo.Chuyên gia phần mềm điều tra rừng quốc tế sẽ báo cáo cho Cố vấn trưởng.

Thời gian: 4 tháng, 2 đợt công tác

Địa điểm làm việc: Hà Nội và các tỉnh của dự án, Việt Nam

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Tối thiểu bằng thạc sĩ lâm nghiệp

- Tối thiểu 7 năm kinh nghiệm điều tra rừng, bao gồm điều tra rừng trồng và rừng tự

nhiên cấp quốc gia

- Ưu tiên nhưng không bắt buộc có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam

Nhiệm vụ

- Đánh giá các yêu cầu mới đối với điều tra quản lý rừng và báo cáo, xem xét các yêu

cầu về giám sát REDD+ và các vấn đề về đa dạng sinh học

- Xây dựng các chức năng mới cho phần mềm phân tích và nhập số liệu điều tra rừng

- Đào tạo sử dụng phần mềm phân tích và nhập dữ liệu

- Lập kế hoạch và tổ chức thí điểm với số liệu thực tế từ các tỉnh thí điểm

- Cung cấp tài liệu đào tạo và hướng dẫn sử dụng phần mềm

Page 78: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

71

Chức danh Chuyên gia lồng ghép giới và đói nghèo

Nguồn gốc Quốc tế

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 6 tháng

Điều khoản tham chiếu– Chuyên gia Quốc tế về lồng ghép giới và đói nghèo

Vai trò của Chuyên gia về lồng ghép giới và đói nghèo là giúp đảm bảo thành công trong việc

lồng ghép các vấn đề bình đẳng trong việc thực hiện FORMIS; đảm bảo việc thu thập, tích hợp và

báo cáo dữ liệu về giới, đói nghèo và kinh tế xã hội trong hệ thống thông tin và trong dự án

FORMIS mang tính khả thi cao. Chuyên gia sẽ đảm bảo rằng hệ thống thông tin phục vụ cho cả

các bên liên quan không thuộc quản lý của ngành lâm nghiệp.Chuyên gia về lồng ghép giới và đói

nghèo sẽ báo cáo cho Cố vấn trưởng.

Thời gian: 6 tháng

Địa điểm làm việc: Hà Nội và các tỉnh dự án, Việt Nam

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Tối thiểu bằng thạc sĩ về Xã hội học, Nhân chủng học, hoặc lĩnh vực có liên quan

- Tối thiểu có 5 năm kinh nghiệm trong công tác đánh giá về giới và đói nghèo, lồng ghép

các vấn đề kinh tế xã hội trong các dự án quản lý tài nguyên tự nhiên/lâm nghiệp và xây

dựng các hệ thống M&E có tích hợp dữ liệu và báo cáo kinh tế-xã hội bao gồm thông tin

giới và đói nghèo

- Ưu tiên người có kinh nghiệp tại các nước Đông Nam Á, tốt nhất là tại Việt Nam

- Thành thạo tiếng Anh

Nhiệm vụ

- Rà soát dữ liệu và thông tin có sẵn về nghèo đói và giới ở các cấp độ quốc gia, tỉnh và địa

phương.

- Đánh giá chất lượng dữ liệu hiện có và nhu cầu thu thập dữ liệu. Tư vấn và hỗ trợ trong

việc lập kế hoạch và thiết lập các hệ thống thu thập dữ liệu và trong việc tạo ra các mối

liên kết giữa các tổ chức phục vụ cho việc chia sẻ thông tin.

- Đánh giá nhu cầu báo cáo về công bằng, đói nghèo và giới ở các cấp độ khác nhau của cơ

quan quản lý lâm nghiệp và hỗ trợ trong việc thiết lập hệ thống và các định dạng báo cáo

- Rà soát và hiệu chỉnh các tài liệu và các hoạt động dự án để tăng cường việc lồng ghép sự

công bằng trong dự án

- Tham gia vào việc xây dựng hệ thông M&E để theo dõi các hoạt động về công bằng và

giới và sự thành công của các hoạt động này. Hộ trợ thực hiện các báo cáo về công bằng,

đói nghèo và giới

- Cung cấp các tài liệu đào tạo và hướng dẫn sử dụng cho chương trình đào tạo về công

bằng, đói nghèo và giới

Page 79: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

72

Chức danh Chuyên gia truyền thông điện tử và Chính phủ điện tử

Nguồn gốc Quốc tế

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 4 tháng

Điều khoản tham chiếu – Chuyên gia truyền thông điện tử và chính phủ điện

tử quốc tế

Vai trò của vị trí Chuyên gia Truyền thông điện tử và chính phủ điện tử quốc tế là giúp đảm bảo

quá trình hoạt động của dự án được thành công bằng việc tư vấn thiết kế các liên kết XML giữa

các tổ chức và xây dựng hệ thống phân phối thông tin tại Tổng cục lâm nghiệp/Bộ NN&PTNT.

Chuyên gia sẽ báo cáo cho Cố vấn trưởng.

Thời gian: 4 tháng

Địa điểm làm việc: Hà Nội, Việt Nam

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Tối thiểu bằng Thạc sĩ về CNTT

- Tối thiểu 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực CNTT, có hiểu biết về các công

nghệ cơ sở dữ liệu

- Ưu tiên có kiến thức về XML, HTML, CSS, HTTP, PHP, SQL, và RSS

- Có kinh nghiệm làm việc về lập kế hoạch hoặc thực hiện các giải pháp CNTT& truyền

thông, Chính phủ điện tử

- Ưu tiên nhưng không bắt buộc có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam

Nhiệm vụ

- Thiết kế các liên kết XML giữa các viện (vd: Thiết kế lược đồ XML cho liên động dữ

liệu Chính phủ điện tử trong hệ thống FORMIS)

- Thiết kế các mẫu hợp đồng trao đổi dữ liệu

- Đánh giá hiện trạng Cổng thông tin, các ý tưởng/sáng kiến xây dựng Cổng thông tin

- Xác định các nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu FORMIS và hỗ trợ kỹ thuật trong quá

trình xây dựng giao diện và cơ sở dữ liệu

- Chịu trách nhiệm chính về xây dựng, theo dõi, giám sát và bảo mật thông tin

Page 80: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

73

Chức danh Chuyên gia CNTT & truyền thông lâm nghiệp

Nguồn gốc Trong nước

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 52,5tháng

Điều khoản tham chiếu – Chuyên gia CNTT & truyền thông lâm nghiệp

Vai trò của Chuyên gia CNTT & truyền thông lâm nghiệp là giúp đảm bảo quá trình hoạt động

của dự án được thành công thông qua việcthiết kế và hỗ trợ xây dựng hệ thống FORMIS, duy trì

và phát triển cơ sở dữ liệu GIS cũng như các hệ thống và dữ liệu CNTT và truyền thông. Vị trí

này báo cáo công việc cho Cố vấn trưởng kỹ thuật.

Thời gian: 52,5Tháng

Địa điểm làm việc: Hà Nội, Việt Nam

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Tối thiểu bằng thạc sĩ chuyên ngành CNTT, chuyên về CNTT lâm nghiệp

- Tối thiểu 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực CNTT, có kinh nghiệm trong lĩnh

vực công nghệ về hệ thống nền

- Ưu tiên có kinh nghiệm về công nghệ cơ sở dữ liệu GIS

- Ưu tiên có kinh nghiệm làm việc tại các dự án có liên quan đến lâm nghiệp

- Có chứng chỉ chuyên môn về lập trình như Lập trình viên Sun/Cracle Certificated

Professional Java là một lợi thế

- Có kinh nghiệm chuẩn bị tài liệu bằng tiếng Việt Nam

- Tiếng Anh trôi chảy

Nhiệm vụ

- Duy trì Hệ thống nền FORMIS

- Phát triển và duy trì các Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu cho hệ thống FORMIS

- Triển khai các hệ thống thông tin

- Duy trì Cổng thông tin FORMIS

- Hỗ trợ và thúc đẩy công việc của Cố vấn CNTT và truyền thông quốc tế và các chuyên gia

kỹ thuật khác

- Cung cấp hướng dẫn/đào tạo cho các nhân viên Đơn vị quản lý CNTT của Bộ NN&PTNT

làm việc kiêm nhiệm tại dự án

- Hỗ trợ chuẩn bị tài liệu

- Thiết kế nâng cao và chạy thử Cổng thông tin FORMIS. Nhập dữ liệu vào Hệ thống quản

lý nội dung của cổng thông tin

Page 81: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

74

Chức danh Chuyên gia đào tạo CNTT cao cấp

Nguồn gốc Trong nước

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 52,5tháng

Điều khoản tham chiếu– Chuyên gia đào tạo CNTT cao cấp trong nước

Vai trò của vị trí Chuyên gia đào tạo CNTT cao cấp trong nước là giúp đảm bảo quá trình hoạt

động của dự án được thành công bằng việc hỗ trợ xây dựng năng lực, thiết hế hệ thống FORMIS

và đảm bảo độ chính xác của kiến trúc các hệ thống cấp trung ương, tỉnh và huyện. Vị trí này báo

cáo công việc cho Cố vấn trưởng kỹ thuật.

Thời gian: 52,5 Tháng

Địa điểm làm việc: Hà Nội, Việt Nam

Kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết

- Bằng thạc sĩ chuyên ngành CNTT

- Tối thiểu 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp hoặc quản lý lâm nghiệp,

chính phủ điện tử, lĩnh vực CNTT phối hợp với các cơ quan của chính phủ tại Việt Nam

- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng và với các bên có liên quan

- Ưu tiên có kinh nghiệm trong lĩnh vực giám sát & đánh giá các chương trình đào tạo

CNTT

- Kỹ năng thương thảo và thuyết trình hoàn hảo. Kỹ năng thúc đẩy và hợp tác tốt

- Có kinh nghiệm đáng kể trong việc chuẩn bị tài liệu bằng tiếng Việt

- Có chứng chỉ về Chính phủ điện tử là một lợi thế

- Tiếng Anh trôi chảy

Nhiệm vụ

- Phối hợp làm việc với cácTổ công nghệ thông tin ngành lâm nghiệp và tổ công tác cấp

huyện

- Cung cấp Hỗ trợ kỹ thuật trong việc lập kế hoạch và tổ chức mua sắm các dịch vụ đào tạo

- Phối hợp với các chuyên gia trong nước và quốc tế, hỗ trợ các hoạt động đào tạo với các

cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo và các dự án khác

- Phối hợp với các chuyên gia trong nước và quốc tế Đảm bảo chất lượng các chương trình

đào tạo

- Chịu trách nhiệm quản lý chất lượng các tài liệu đào tạo bằng tiếng Việt

- Hỗ trợ lập kế hoạch tổng thể, quản lý và điều phối các hợp phần

- Hỗ trợ thực hiện các báo cáo tài chính và kỹ thuật cần thiết

- Cố vấn về kiến trúc các hệ thống, các giải pháp kỹ thuật phục vụ xây dựng hệ thống

- Trao đổi với các bên liên quan về các yếu tố CNTT cao cấp

- Đánh giá thiết kế các chức năng mới cho Cổng thông tin

- Phát triển nâng cao, quản lý chất lượng quá trình xây dựng các hệ thống CNTT & truyền

thông

- Nâng cấp hệ thống FORMIS và chiến lược duy trì số liệu

Page 82: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

75

- Đánh giá và khuyến nghị các yêu cầu đối với trang thiết bị CNTT, tư vấn các gói mua sắm

CNTT cho dự án

- Giám sát các nhà cung cấp dịch vụ trong quá trình cung cấp các dịch vụ xây dựng hệ

thống thông tin, phần cứng, phần mềm và các dịch vụ đào tạo

Page 83: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

76

Chức danh Chuyên gia lâm nghiệp

Nguồn gốc Trong nước

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 52,5tháng

Điều khoản tham chiếu– Chuyên gia lâm nghiệp trong nước Vai trò của vị trí Chuyên gia lâm nghiệp trong nước là giúp đảm bảo quá trình hoạt động của dự

án được thành công bằng việc hỗ trợ chuẩn bị thu thập dữ liệu, duy trì và chia sẻ các thỏa thuận,

trao đổi thông tin và phối hợp với các đơn vị có liên quan tại tất cả các cấp, các hoạt động thu

thập và xử lý dữ liệu. Vị trí này báo cáo công việc cho Cố vấn trưởng kỹ thuật và phối hợp làm

việc với Tổng cục lâm nghiệp và các cơ quan lâm nghiệp địa phương.

Thời gian: 52,5Tháng

Địa điểm làm việc: Hà Nội và các tỉnh

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Tối thiểu bằng thạc sĩ chuyên ngành lâm nghiệp

- Tối thiểu 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lâm nghiệp

- Có kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT lâm nghiệp và GIS

- Kỹ năng hợp tác tốt

- Có kinh nghiệm chuẩn bị tài liệu bằng tiếng Việt

- Làm việc được bằng tiếng Anh

- Có thể đi công tác thường xuyên giữa các Tổ công tác và BQL DA TƯ theo yêu cầu

Nhiệm vụ

- Giám sát quá trình triển khai hệ thống FORMIS tại địa phương bao gồm các hệ thống báo

cáo và các hoạt động thu thập và tích hợp dữ liệu

- Thiết lập các tổ công tác và các quy trình và cơ cấu tổ chức hành chính khác cần thiết cho

quá trình thực hiện dự án tại địa phương

- Thúc đẩy công việc của các tổ công tác cấp địa phương

- Xây dựng quan hệ đối tác với Sở NN&PTNT và các cơ quan lâm nghiệp địa phương để

thực hiện các hoạt động của dự án

- Tổng hợp phản hồi của người dùng tại địa phương về các chức năng của hệ thống báo cáo,

- Cố vấn cho các chuyên gia GIS và chuyên gia CNTT của FORMIS về các cơ hội nâng cấp

ứng dụng

- Thúc đẩy quá trình xây dựng các phương pháp và cơ chế chia sẻ thông tin và dữ liệu cần

thiết, cho phép trao đổi trong các cơ quan địa phương và giữa các cơ quan trung ương và

địa phương

- Thúc đẩy ứng dụng chính thức các hệ thống báo cáo tại địa phương

Page 84: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

77

Chức danh Chuyên gia GIS lâm nghiệp

Nguồn gốc Trong nước

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 45tháng

Điều khoản tham chiếu– Chuyên gia GIS lâm nghiệp trong nước

Vai trò của vị trí Chuyên gia GIS lâm nghiệp trong nước là giúp đảm bảo quá trình hoạt động của

dự án được thành công bằng việc hỗ trợ quản trị số liệu không gian, các Hệ thống thông tin địa lý

với các thỏa thuận chia sẻ và lập kế hoạch, thực hiện các chương trình đào tạo về GIS. Vị trí này

báo cáo công việc cho Cố vấn trưởng kỹ thuật.

Thời gian: 45 Tháng

Địa điểm làm việc: Hà Nội, Việt Nam

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Tối thiểu bằng cử nhân về lâm nghiệp, địa lý hoặc lĩnh vực có liên quan chuyên về

GIS

- Tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc về GIS trong lâm nghiệp

- Có kinh nghiệm về CNTT & truyền thông, bao gồm năng lực về duy trì và lắp đặt

phần cứng, sử dụng phần mềm máy tính, đặc biệt là sử dụng phần mềm GIS

- Có kinh nghiệm sử dụng công nghệ GPS

- Kỹ năng đào tạo và giao tiếp tốt là một lợi thế

- Kỹ năng đọc hiểu và viết tiếng Anh tốt

- Có khả năng đi công tác thường xuyên giữa các tỉnh và BQL DA khi cần.

Nhiệm vụ

- Xử lý dữ liệu GIS

- Xây dựng siêu dữ liệu cho dữ liệu GIS

- Duy trì và nâng cấp danh mục siêu dữ liệu

- Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn chia sẻ dữ liệu

- Tham gia thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo, thiết kế cơ sở dữ liệu GIS và thu thập dữ

liệu

- Các hoạt động vận hành bản đồ và GIS tại trung ương

- Quản lý chất lượng quá trình xây dựng hệ thống GIS

- Thiết kế chiến lượng duy trì GIS cho Cổng thông tin FORMIS

- Thúc đẩy, hỗ trợ và cố vấn cho các hoạt động GIS của Tổng cục lâm nghiệp

- Đào tạo về GIS tại trung ương, tỉnh và huyện

Page 85: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

78

Chức danh Cố vấn mua sắm trong nước

Nguồn gốc Trong nước

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 31,5tháng

Điều khoản tham chiếu– Cố vấn mua sắm trong nước

Vị trí này chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Cố vấn mua

sắm sẽ báo cáo với Cố vấn trưởng và phối hợp chặt chẽ với Giám đốc và Phó giám đốc dự án, cán

bộ Tổng cục lâm nghiệp chịu trách nhiệm về CNTT & truyền thông và các thành viên BQL DA

Thời gian: 31,5 Tháng

Địa điểm làm việc: Hà Nội, Việt Nam

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Tối thiểu bằng cử nhân về kỹ thuật, CNTT, lâm nghiệp, kinh tế hoặc các lĩnh vực có

liên quan

- Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mua sắm hoặc quản lý hành

chính, có kinh nghiệm làm việc tại các dự án ODA là một lợi thế

- Có kiến thức và kỹ năng về các ứng dụng văn phòng (bảng tính, xử lý văn bản, vv)

- Thành thạo tiếng Anh nói và viết

- Có kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm

Nhiệm vụ

- Chịu trách nhiệm mua sắm hàng hóa và các dịch vụ bao gồm xe cộ, trang thiết bị văn

phòng, hạ tầng CNTT, các dịch vụ hệ thống thông tin và các dịch vụ đào tạo

- Điều phối việc xây dựng các kế hoạch mua sắm cho dự án

- Quản lý quá trình mua sắm và đảm bảo cung cấp thiết bị và dịch vụ phù hợp

- Quản lý các hợp đồng và tài liệu có liên quan đến mua sắm

Page 86: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

79

Chức danh Điều phối viên quốc gia

Nguồn gốc Trong nước

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 52,5tháng

Điều khoản tham chiếu– Điều phối viên quốc gia

Trách nhiệm chính của Điều phối viên quốc gia là hỗ trợ lập kế hoạch, báo cáo và truyền thông về

quá trình thực hiên dự án tại các cấp hành chính trung ương và địa phương. Điều phối viên quốc

gia sẽ phối hợp làm việc với Giám đốc dự án, Phó giám đốc dự án, và các cơ quan có thẩm quyền;

và báo cáo cho Cố vấn trưởng.

Thời gian: 52,5 tháng

Địa điểm làm việc: BQL DA, Hà Nội

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Tối thiểu tốt nghiệp đại học chuyên ngành lâm nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên,

CNTT & truyền thông hoặc các lĩnh vực có liên quan

- Tối thiểu 10 năm kinh nghiệm làm việc cho các dự án ODA, các cơ quan nhà nước

hoặc doanh nghiệp tư nhân

- Có kinh nghiệm về các dự án CNTT & truyền thông hoặc các hoạt động có liên quan

đến CNTT & truyền thông trong ngành lâm nghiệp

- Kỹ năng làm việc với các ứng dụng MS office tốt

- Thành thạo tiếng Anh nói và viết

Nhiệm vụ

- Phối hợp với Cố vấn trưởng điều phối các hoạt động của dự án

- Chịu trách nhiệm tổng thể về các chức năng hỗ trợ hiệu quả

- Chuẩn bị kế hoạch hoạt động thống nhất cấp trung ương và địa phương và điều phối

quá trình phê duyệt các kế hoạch đó

- Xây dựng phương pháp đánh giá và giám sát cho dự án nhằm tạo điều kiện chỉ đạo

thực hiện dự án dựa trên thực tế

- Chuẩn bị các báo cáo định kỳ đáp ứng các yêu cầu của Tổng cục lâm nghiệp cũng như

Chính phủ Phần Lan

- Hỗ trợ dự thảo các tài liệu chính thức để trình Bộ NN&PTNT và các cơ quan có liên

quan khác

- Trao đổi với các đối tác chính cấp trung ương và địa phương về phương pháp lập kế

hoạch, giám sát và đánh giá

- Phối hợp với các cố vấn quốc tế trao đổi với các bên liên quan về các kế hoạch, tiến độ

và kết quả của dự án

- Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Cố vấn trưởng

Page 87: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

80

Chức danh Điều phối viên cấp vùng

Nguồn gốc Trong nước

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 162 tháng

Điều khoản tham chiếu– Điều phối viên cấp vùng (3 vị trí: Miền Bắc, Trung và

Nam)

Điều phối viên cấp vùng sẽ hỗ trợ triển khai các hoạt động của dự án tại các tỉnh và huyện thuộc

vùng mình phụ trách, phối hợp với cán bộ dự án tại cấp tỉnh, và huyện, nhóm chuyên gia, các

phòng, viện kỹ thuật có liên quan. Điều phối viên cấp vùng sẽ báo cáo cho Cố vấn trưởng.

Thời gian: 54 tháng * 3 = 162 tháng

Địa điểm làm việc: Xác định sau, Việt Nam

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Tốt nghiệp đại học về lâm nghiệp

- Tối thiểu 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành lâm nghiệp

- Có kinh nghiệm làm việc tại các dự án ODA là một lợi thế

- Có hiểu biết về lập kế hoạch, giám sát và xử lý tài chính cấp tỉnh và trung ương

- Kỹ năng giao tiếp tốt

- Kỹ năng CNTT cơ bản tốt

- Có thể sử dụng tiếng Anh cho công việc

- Có khả năng đi công tác thường xuyên giữa các tỉnh và BQL DA TƯ

Nhiệm vụ

- Hỗ trợ quản lý dự án tại cấp tỉnh và huyện, ở tất cả các tỉnh liên quan

- Hỗ trợ và giám sát các hoạt động của dự án bao gồm đào tạo, sử dụng các công cụ/ứng

dụng, thu thập dữ liệu, các phương pháp chia sẻ dữ liệu, tích hợp các bộ dữ liệu và hệ

thống hiện có, thiết lập các phương pháp phù hợp, ... tại cấp tỉnh, huyện và xã.

- Có liên quan đến quá trình triển khai ứng dụng tại địa phương cũng như xây dựng các

tiêu chuẩn cho ứng dụng mới

- Thúc đẩu thiết lập các phương pháp quản lý thông tin và chịu trách nhiệm về các hoạt

động truyền thông

- Điều phối các hoạt động của dự án thông qua đối thoại thường xuyên với Sở

NN&PTNT và các bên liên quan

- Hỗ trợ quản lý tài chính

- Hỗ trợ Ban cố vấn cấp tỉnh và chuẩn bị cho các cuộc họp Ban cố vấn cấp tỉnh

- Điều phối các hoạt động với sự phối hợp chặt chẽ từ nhóm Hỗ trợ kỹ thuật

- Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Cố vấn trưởng

Page 88: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

81

Chức danh Cán bộ hành chính dự án

Nguồn gốc Trong nước

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 52,5tháng

Điều khoản tham chiếu– Cán bộ hành chính dự án

Vai trò của vị trí Cán bộ hành chính dự án duy trì văn phòng BQL DA an toàn và đúng chức năng

và phối hợp làm việc với Cố vấn trưởng, Giám đốc dự án, Phó Giám đốc dự án, và Điều phối viên

quốc gia. Cán bộ hành chính dự án sẽ báo cáo cho Cố vấn trưởng.

Thời gian: 52,5 tháng

Địa điểm làm việc: BQL DA, Hà Nội

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Tối thiểu có bằng tốt nghiệp đại học

- Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm về quản lý văn phòng; có kinh nghiệm làm việc tại các dự án

ODA là một lợi thế

- Kỹ năng giao tiếp và xã hội bằng tiếng Anh và tiếng Việt tốt

- Kỹ năng tin học tốt (MS Office)

Nhiệm vụ

- Duy trì văn phòng BQL DA sạch sẽ, an toàn và đúng chức năng

- Xây dựng và duy trì Hướng dẫn thực hiện dự án (PIM) phối hợp với các cán bộ dự án

- Thông tin và hướng dẫn các cán bộ dự án về các thủ tục hành chính có trong PIM

- Thực hiện các hoạt động quản lý dự án bao gồm thanh toán trợ cấp và các hóa đơn thanh

toán, và tổng hợp các hóa đơn chứng từ tại hiện trường

- Mua sắm trang thiết bị và nội thất văn phòng với sự phối hợp từ Cố vấn mua sắm trong

nước, duy trì các trang thiết bị và nội thất văn phòng

- Hỗ trợ cán bộ dự án trong các công tác hậu cần liên quan đến đi lại và chỗ ở

- Bảo đảm an toàn lao động và các hướng dẫn về y tế và thông tin đến các cán bộ dự án về

các hướng dẫn này

- Duy trì tài liệu dự án bao gồm các thỏa thuận, kế hoạch, báo cáo và công văn

- Hỗ trợ các hoạt động truyền thông của dự án, bao gồm các ấn bản

- Cung cấp hậu cần hỗ trợ các cuộc họp và khách đến làm việc tại văn phòng BQL DA

- Hỗ trợ Quản lý tài chính và Kế toán khi cần

- Các nhiệm vụ khác do Phó giám đốc và Cố vấn trưởng

Page 89: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

82

Chức danh Quản lý tài chính Nguồn gốc Trong nước Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan Thời gian 52,5tháng

Điều khoản tham chiếu– Quản lý tài chính

Quản lý tài chính sẽ đảm bảo chất lượng của công tác quản lý tài chính và kế toán. Quản lý tài

chính sẽ báo cáo công việc cho Cố vấn trưởng và làm việc với Kế toán trưởng, Phó giám đốc

dự án và Giám đốc dự án

Thời gian: 52,5 tháng

Địa điểm làm việc: BQL DA TƯ, Hà Nội

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán

- Tối thiểu 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và quản lý tài chính

- Thành thạo tiếng Anh nói và viết

- Các kỹ năng ứng dụng MS Office tốt

Nhiệm vụ

- Thiết lập hệ thống kế toán đáp ứng các yêu cầu của dự án

- Duy trì các quy định về quản lý tài chính bao gồm các quy định có trong Sổ tay hướng dẫn

thực hiện dự án

- Giám sát công tác kế toán và kiểm tra tài khoản và báo cáo tài chính do kế toán chuẩn bị

- Quản lý dòng tiền dự án và đề nghị chuyển tiền từ công ty tư vấn

- Chuẩn bị và giám sát các nguồn ngân sách, chuẩn bị báo cáo tài chính

- Quản lý nhân sự bao gồm quá trình tuyển dụng và thang bảng lương theo các quy định và

pháp luật có liên quan từ Chính phủ Phần Lan và công ty tư vấn

- Duy trì các hướng dẫn về quản lý tài chính và nhân sự và đảm bảo rằng mọi nhân sự của

dự án đều biết về các hướng dẫn này

- Đảm bảo lưu trữ hồ sơ tài chính an toàn và phù hợp dưới dạng bản cứng và bản điện tử - Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Cố vấn trưởng

Page 90: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

83

Chức danh Kế toán

Nguồn gốc Trong nước

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 60 tháng

Điều khoản tham chiếu– Kế toán

Kế toán sẽ đảm bảo sự thống nhất đối với các hướng dẫn của Chính phủ Phần Lan và công ty

tư vấn, chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính.Kế toán sẽ báo cáo cho Quản lý tài

chính và phối hợp làm việc với Kế toán trưởng, Tổng cục lâm nghiệp.

Thời gian: 60 tháng

Địa điểm làm việc: Hà Nội, Việt Nam

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán tài chính.

- Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm kế toán, có kinh nghiệm làm việc ở các dự án ODA là

một lợi thế

- Thành thạo tiếng Anh

- Kỹ năng giao tiếp tốt

- Có khả năng đi công tác thường xuyên tại tỉnh và huyện

Nhiệm vụ

- Kiểm tra độ chính xác của các hồ sơ tài chính từ cấp trung ương và địa phương

- Thực hiện các thanh toán sau khi được phê duyệt

- Nhập các giao dịch vào hệ thống kế toán

- Đối chiếu tài khoản ngân hàng và tiền mặt

- Thực hiện các thanh toán tạm ứng cho các hoạt động của dự án

- Chuẩn bị báo cáo tài chính - Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Quản lý tài chính

Page 91: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

84

Chức danh Chuyên gia CNTT

Nguồn gốc Trong nước

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 52,5tháng

Điều khoản tham chiếu– Chuyên gia CNTT

Vai trò của vị trí Chuyên gia CNTT là giúp đảm bảo hoạt động thành công của dự án bằng

việc hỗ trợ CNTT cho các cán bộ BQL DA. Chuyên gia CNTT làm việc dưới sự quản lý của

Cố vấn trưởng.

Thời gian: 52,5 tháng

Địa điểm làm việc: BQL DA, Hà Nội và đi công tác tới các tỉnh dự án

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành CNTT

- Tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT

- Ưu tiên ứng viên làm việc trong các cơ quan lâm nghiệp và có kiến thức về GIS

- Có khả năng làm việc độc lập và đi công tác tới các tỉnh

- Kỹ năng phối hợp tốt

- Thành thạo tiếng Anh

Nhiệm vụ

- Cài đặt hệ thống CNTT (phần cứng, phần mềm), bảo đảm chất lượng & bảo trì các hệ

thống CNTT, tính an toàn và an ninh của dữ liệu và thông tin.

- Tham gia xây dựng các quy định về quản lý thông tin và trao đổi dữ liệu

- Đóng góp ý kiến chuyên môn về việc xây dựng và thử nghiệm các mô đun FORMIS

- Hỗ trợ triển khai hệ thống FORMIS tại BQLDA và các tỉnh, nhân rộng ra các tỉnh mới

- Hỗ trợ các buổi hội thảo và đào tạo ở cấp trung ương.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc, Phó giám đốc và Cố vấn trưởng yêu cầu

- Lập kế hoạch và giám sát việc cài đặt các phần mềm theo đúng tiến độ đã định và đảm

bảo chất lượng

- Hỗ trợ chuyên gia tư vấn trong việc thiết kế hệ thống khác

- Đánh giá và đưa ra các yêu cầu đối với các trang thiết bị CNTT, và đóng góp ý kiến

chuyên môn về các hoạt động mua sắm CNTT cho dự án

Page 92: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

85

Chức danh Phiên dịch cao cấp kiêm Thư ký

Nguồn gốc Trong nước

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 96 tháng

Điều khoản tham chiếu– Phiên dịch cao cấp kiêm Thư ký (2 vị trí)

Vai trò của vị trí Phiên dịch cao cấp kiêm Thư ký là giúp đảm bảo hoạt động thành công của

dự án thông qua việc hỗ trợ BQL DA (PMU). Phiên dịch cao cấp kiêm thư ký báo cáo cho Cố

vấn trưởng và phối hợp làm việc với Giám đốc dự án và Phó giám đốc dự án.

Thời gian: BQL DA: 48 tháng * 2 = 96 tháng

Địa điểm làm việc: BQLDA, Hà Nội

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Anh, báo chí hoặc các lĩnh vực có liên quan

- Tối thiểu năm (5) năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí phiên dịch/biên dịch hoặc Trợ lý

hành chính

- Thành thạo tiếng Anh và tiếng Việt

- Kỹ năng biên dịch và phiên dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại tốt

- Kỹ năng giao tiếp và phối hợp tốt

- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm

- Kỹ năng tin học tốt (xử lý văn bản, bảng tính và quản lý dự án)

Nhiệm vụ

- Biên dịch tài liệu cũng như phiên dịch cho các chuyên gia quốc tế và các hoạt động

của dự án bao gồm đào tạo, hội thảo, và họp ở cả văn phòng dự án và trong các chuyến

công tác hiện trường khi cần

- Hỗ trợ BQL DA hoặc Sở NN&PTNT chuẩn bị báo cáo, tài liệu dự án, tờ rơi, sổ tay

hướng dẫn và các tài liệu quảng bá, để trình Bộ NN&PTNT và Chính phủ.

- Hỗ trợ các công việc hành chính khi cần

- Các công việc thư ký được Giám đốc/Phó Giám đốc và Cố vấn trưởng yêu cầu

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc/Phó giám đốc và Cố vấn trưởng yêu cầu

Page 93: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

86

Chức danh Điều phối viên hoạt động đào tạo

Nguồn gốc Trong nước

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 60 tháng

Điều khoản tham chiếu– Điều phối viên hoạt động đào tạo Vai trò của Điều phối viên hoạt động đào tạo là giúp đảm bảo quá trình hoạt động của dự án được

thành công thông qua việc cung cấp và thực hiện các công việc hậu cần cho hoạt động đào tạo tại

trung ương, tỉnh và huyện. Điều phối viên hoạt động đào tạo sẽ báo cáo cho Cố vấn trưởng và Cố

vấn đào tạo và truyền thông quốc tế

Thời gian: 60 tháng

Địa điểm làm việc: Hà Nội, Việt Nam

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Bằng cử nhân trong lĩnh vực có liên quan

- Có kinh nghiệm về lập kế hoạch, quản lý và thực hiện công tác hậu cần cho các sự kiện

đào tạo

- Kỹ năng hợp tác tốt, có kinh nghiệm về đào tạo lĩnh vực lâm nghiệp hoặc mở rộng là một

lợi thế

- Có khả năng làm việc độc lập

Nhiệm vụ

- Tổ chức hậu cần cho các khóa đào tạo chủ yếu ở cấp trung ương. Hướng dẫn về tổ chức

hậu cần tại cấp tỉnh và huyện cho nhà cung cấp dịch vụ đào tạo và điều phối viên cấp

vùng.

- Hỗ trợ gửi và nhận các đề xuất đào tạo

- Hỗ trợ thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo

- Hỗ trợ đánh giá các đề xuất đào tạo

- Lựa chọn và gửi thư mời học viên đào tạo chủ yếu tại cấp trung ương. Hướng dẫn lựa

chọn học viên tại cấp tỉnh và huyện cho các nhà cung cấp dịch vụ và điều phối viên cấp

vùng.

- Gửi và nhận mẫu ý kiến phản hồi đào tạo phục vụ mục đích đánh giá đào tạo cũng như

đánh giá tổng quan các hoạt động đào tạo của dự án

- Chuẩn bị chứng chỉ tham dự khóa đào tạo cho học viên

- Cung cấp tài liệu và thiết bị đào tạo chủ yếu tại cấp trung ương.

- Hướng dẫn nhà cung cấp dịch vụ đào tạo và điều phối viên cấp vùng về việc gửi tài liệu và

thiết bị cho học viên các khóa đào tạo tại cấp tỉnh và huyện

- Lựa chọn địa điểm đào tạo và chỗ ở cho học viên chủ yếu ở cấp trung ương , theo các

hướng dẫn của nhà tài trợ. Hướng dẫn nhà cung cấp dịch vụ đào tạo và các điều phối viên

cấp vùng về việc lựa chọn địa điểm đào tạo và chỗ ở cho học viên cấp tỉnh và huyện.

- Thanh toán trợ cấp, chi phí đi lại và nhà ở chủ yếu tại cấp trung ương, theo các hướng dẫn

đã được thống nhất và gửi tất cả các chứng từ chính thức cho BQL DA. Hướng dẫn nhà

cung cấp dịch vụ đào tạo và điều phối viên cấp vùng thanh toán trợ cấp, chi phí đi lại và

nhà ở cho học viên cấp huyện và tỉnh.

- Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Cố vấn trưởng, Cố vấn đào tạo và Truyền thông quốc

tế

Page 94: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

87

Chức danh Điều phối viên hoạt động cấp huyện (3)

Nguồn gốc Trong nước

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 180 tháng

Điều khoản tham chiếu – Điều phối viên hoạt động cấp huyện (3)

Vai trò của Điều phối viên hoạt động cấp huyện là giúp cho quá trình hoạt động thành công của

các hệ thống FORMISdo dự án xây dựng tại tất cả các huyện của các tỉnh thí điểm. Điều phối

viên hoạt động cấp huyện báo cáo công việc cho Điều phối viên cấp vùng.

Thời gian: 180 tháng

Địa điểm làm việc: Các tỉnh thí điểm

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Bằng cử nhân lâm nghiệp

- Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành lâm nghiệp

- Có hiểu biết về các quy trình tài chính, giám sát và lập kế hoạch cấp huyện, tỉnh và quốc

gia.

- Kỹ năng giao tiếp tốt

- Các kỹ năng CNTT cơ bản tốt

- Biết tiếng Anh

- Có khả năng đi công tác đến huyện thường xuyên

Nhiệm vụ

- Hỗ trợ quản lý dự án tại cấp huyện và tỉnh, tại các tỉnh triển khai dự án FORMIS

- Hỗ trợ và giám sát các hoatjd dộng của dự án bao gồm sử dụng các ứng dụng/công cụ,

phát triển các ứng dụng mới, các phương pháp thu thập dữ liệu, chia sẻ dữ liệu, xây dựng

các cơ chế chia sẻ dữ liệu mới, tích hợp các bộ dữ liệu, khảo sát, vv tại cấp xã và huyện

- Tham gia triển khai ứng dụng tại địa phương cũng như xây dựng các tiêu chuẩn cho các

ứng dụng mới

- Thúc đẩy việc thiết lập các phương pháp quản lý thông tin và chịu trách nhiệm về các hoạt

động truyền thông

- Điều phối hoạt động của dự án thông qua việc thường xuyên trao đổi với các bên có liên

quan

- Phối hợp với nhóm Hỗ trợ kỹ thuật điều phối các hoạt động

- Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Điều phối viên cấp vùng

Page 95: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

88

Chức danh Chuyên gia đào tạo/CNTT cấp huyện

Nguồn gốc Trong nước

Nguồn kinh phí Hỗ trợ kỹ thuật Phần Lan

Thời gian 180 tháng

Điều khoản tham chiếu– Chuyên gia đào tạo/CNTT cấp huyện Vai trò của Chuyên gia đào tạo/CNTT cấp huyện là giúp đảm bảo quá trình hoạt động thành công

của các hệ thống do dự án FORMIS xây dựng, tập trung vào các hoạt động đào tạo tại tất cả các

huyện của các tỉnh thí điểm. Chuyên gia đào tạo/CNTT cấp huyện báo cáo công việc cho Điều

phối viên cấp huyện.

Thời gian: 180 tháng

Địa điểm làm việc: Các tỉnh thí điểm

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Bằng cử nhân lâm nghiệp

- Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành lâm nghiệp

- Có hiểu biết về các quy trình tài chính, giám sát và lập kế hoạch cấp huyện, tỉnh và quốc

gia

- Kỹ năng giao tiếp tôt

- Kiến thức CNTT cơ bản tốt

- Làm việc được bằng tiếng Anh

- Có khả năng đi công tác thường xuyên đến các huyện

Nhiệm vụ

- Hỗ trợ và giám sát các hoạt động đào tạo của dự án bao gồm lựa chọn học viên tham dự

các khóa đào tạo, gửi giấy mời đến học viên, cung cấp tài liệu và thiết bị đào tạo, phát mẫu

lấy ý kiến phản hồi cho học viên và chuẩn bị phản hồi, hướng dẫn tổng quan về đào tạo,

chuẩn bị chứng chỉ tham dự khóa học, bố trí địa điểm đào tạo và chỗ ở cho học viên, thanh

toán trợ cấp, chi phí đi lại và nhà ở theo các hướng dẫn đã thống nhất và gửi các chứng từ

chính thức cho BQL DA.

- Thúc đẩy quá trình xây dựng các phương pháp quản lý thông tin và chịu trách nhiệm về

các hoạt động truyền thông

- Điều phối các hoạt động của dự án thông qua thường xuyên trao đổi với các bên có liên

quan

- Phối hợp chặt chẽ với nhóm Chuyên gia điều phối các hoạt động

- Các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Điều phối viên cấp huyện

Page 96: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

89

Chức danh Nhân sự CNTT làm việc tại Bộ phận CNTT

của Tổng cục Lâm nghiệp (3); sử dụng vốn đối

ứng và được tuyển dụng bởi Tổng cục Lâm

nghiệp

Nguồn gốc Trong nước

Nguồn kinh phí Đối ứng

Thời gian Trong thời gian dự án

Điều khoản tham chiếu– Nhân sự CNTT làm việc tại Bộ phận CNTT của

TCLN Vai trò của nhân sự CNTT làm việc tại Bộ phận CNTT của Tổng cục Lâm nghiệp là nhằm nâng

cao năng lực về CNTT cho Tổng cục Lâm nghiệp. Chịu trách nhiệm về duy trì các hoạt động về

CNTT của Tổng cục (quản trị mạng; website và các cơ sở dữ liệu). Phối hợp tham gia vào các

hoạt động CNTT của Dự án FORMIS II.

Thời gian: Trong thời gian dự án Địa điểm làm việc: Tại Bộ phận Công nghệ thông tin của Tổng cục Lâm nghiệp.

Kinh nghiệm và kỹ năng yêu cầu

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành CNTT

- Tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT

- Ưu tiên ứng viên làm việc trong các cơ quan lâm nghiệp và có kiến thức về GIS

- Có khả năng làm việc độc lập và đi công tác tới các tỉnh

- Kỹ năng phối hợp tốt

- Có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh

Nhiệm vụ

- Duy trì các hoạt động về CNTT của Tổng cục (quản trị mạng; website và các cơ sở dữ

liệu).

o Duy trì hoạt động ổn định của hệ thống máy chủ, trang web, mạng nội bộ,

LAN, Internet

o Cập nhật thông tin cho trang web Tổng cục Lâm nghiệp

o Hỗ trợ cán bộ, công chức Tổng cục trong việc sử dụng máy tính, phần mềm

CNTT

o Sửa chữa hệ thống CNTT của Tổng cục; máy tính, phần mềm cho cán bộ, công

chức Tổng cục

o Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành và duy trì hoạt động các cơ sở dữ liệu

chuyên ngành của Tổng cục

- Tham gia vào các hoạt động CNTT Dự án FORMIS II.

Page 97: VĂN KIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN ODA Dự án …formis.vnforest.gov.vn/documents/18/178758/FINAL_PD_April_2013_VN... · i bỘ nÔng nghiỆp vÀ phÁt

90

Hà Nội, Ngày tháng 4 năm 2013

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG

PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Võ Đại Hải

YEAR 1/2013-12/2013 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trách nhiệm Kết quả

Chuyển giao từ Pha I sang Pha II

Quy trình quản lý tạm thời cho giai đoạn chuyển giao được thông qua CTA

văn phòng, nội thất và trang thiết bị văn phòng được bố trí CTA

Các tài sản nhận được từ Pha I CTA

Kế hoạch hoạt động, kế hoạch mua sắm được phê duyệt CTA

Tuyển dụng cán bộ cần thiết ngay lập tức CTA

Các hoạt động cần thiết để duy trì FORMIS: hệ thống nền, cổng thông tin,

hệ thống báo cáo, văn phòng điện tử Đào tạo N-ICT/N-IT

Khởi động Pha IIThành lập cơ cấu tổ chức cấp trung ương: Ban chỉ đạo, BQLDA, Ban cố vấn

CNTT CTA

Thành lập cơ cấu tổ chức tại địa phương: ban cố vấn cấp tỉnh, Ban cố vấn

cấp huyện CTA

BQL DA phê duyệt Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án CTA

Tuyển dụng các cán bộ chính CTA

KẾT QUẢ 1: Quy trình, tiêu chuẩn và cơ chế trao đổi thông tin

Thúc đẩy chia sẻ dữ liệu thông qua danh mục siêu dữ liệu của Tổng cục LN N-GIS

Phê duyệt tiêu chuẩn thông tin điều tra rừng Giám đốc dự án

Phê duyệt tiêu chuẩn thông tin báo cáo Giám đốc dự án

Lồng ghép vấn đề về giới vào các hoạt động của dự án Nhóm Hỗ trợ KT

Thống nhất các phương pháp chia sẻ dữ liệu với MARD, MONRE, GSO Giám đốc dự án

Rà soát các chỉ số ngành lâm nghiệp tương ứng với các vấn đề xuyên suốt Cố vấn T-C &ST

Xây dựng tiêu chuẩn thông tin công nghiệp chế biến gỗ FISM Đề xuất của BQL DA

KẾT QUẢ 2: Các công cụ và hệ thống nền FORMIS được vận hành tại tất

cả các tỉnh

Duy trì hệ thống nền và cổng thông tin N-ICT

Cập nhật, mức độ hài lòng

của người dùng

Thống nhất tiêu chí lựa chọn tỉnh và huyện để nhân rộng hệ thống Giám đốc dự án

Thông tin đến các tỉnh và huyện về việc nhân rộng hệ thống Giám đốc dự án

Lựa chọn 20 tỉnh đầu tiên để nhân rộng Giám đốc dự án

Đánh giá hạ tầng CNTT cần thiết/hiện có & nhu cầu đầu tư có liên quan tại

20 tỉnh được lựa chọn N-ICT

Nhân rộng hợp phần đầu tiên của hệ thống tại 20 tỉnh Đào tạo N-IT

Triển khai "hệ thống báo cáo" tại 3 tỉnh thí điểm FISM

3 tỉnh sử dụng hệ thống báo

cáo

Thiết kế cơ sở dữ liệu công nghiệp chế biến gỗ FISM

Mô hình dữ liệu mức khái

niệm và vật lý

Lựa chọn 2 phân hệ mới CTA Quyết định của Ban chỉ đạo

Quy định xác nhận FORMIS như là hệ thống nền thông tin của Tổng cục LN Giám đốc dự án Quy định của Tổng cục LN

KẾT QUẢ 3: Dữ liệu ngành lâm nghiệp được chuẩn hóa và chuyển vào cơ

sở dữ liệu FORMIS; các chỉ số hoạt động phù hợp

Khảo sát dữ liệu hiện có trên toàn quốc N-GIS Báo cáo

Tích hợp dữ liệu được lựa chọn vào FORMIS (kế thừa một số từ Pha I) N-GIS

Dữ liệu được truy cập qua

FORMIS

Xây dựng công cụ báo cáo/báo cáo từ các dữ liệu được tích hợp vào FORMIS FISM

Các báo cáo, công cụ báo

cáo

KẾT QUẢ 4: Tăng cường năng lực thu thập và quản lý thông tin

các hoạt động đào tạo cấp thiết: cổng thông tin, hệ thống báo cáo và

GPS/GIS Cố vấn T-C Học viên được đào tạo

Đánh giá nhu cầu đào tạo Nhà cung cấp Đánh giá

Lên chương trình đào tạo, lập kế hoạch các khóa đào tạo Cố vấn T-C Chương trình đào tạo

Thực hiện các khóa đào tạo Đào tạo N-IT Học viên được đào tạo

Thiết kế các công cụ học qua web cho cổng thông tin Đào tạo N-IT

Các công cụ truy cập trong

FORMIS

Hỗ trợ và giám sát đào tạo tại cấp huyện FISM Học viên được đào tạo

Cập nhật nội dung cổng thông tin, duy trì giao diện người dùng Đào tạo N-IT Nội dung hài lòng

Các tài liệu thông tin đến các bên có liên quan Cố vấn T-C Bản tin

KẾT QUẢ 5: Trung tâm thông tin ngành lâm nghiệp/Phòng CNTT lâm

nghiệp

Điều khoản tham chiếu cho trung tâm: nhiệm vụ, chức năng, nhân sự CTA

Điều khoản tham chiếu được

phê duyệt

Thành lập trung tâm (theo văn kiện dự án, kiểm tra tính khả thi trong giai

đoạn khởi động) Giám đốc dự án Trung tâm được thành lập

Mua sắm: Máy chủ bổ sung, hệ thống back-up N-ICT Phần cứng được trang bị

Dự thảo Kế hoạt phát triển & HRD cho trung tâm Nhóm Hỗ trợ KT Kế hoạch

Quản lý dự án

Kế hoạch hoạt động năm thứ nhất do BQL DA phê duyệt CTA

Kế hoạch năm 1 được phê

duyệt

Kế hoạch mua sắm năm thứ nhất do BQL DA phê duyệt CTA

Kế hoạch mua sắm được phê

duyệt

Kế hoạch hoạt động tổng thể do BQL DA phê duyệt CTA

Kế hoạch hoạt động tổng

thể được phê duyệt

Tuyển dụng nhân sự CTA Nhân sự của dự án

Họp BQL DA X X X X X X X X X X CTA

Các quyết định được tài liệu

hóa

Họp Ban chỉ đạo dự án X X Giám đốc dự án Biên bản họp Ban chỉ đạo

CTA Cố vấn trưởng ST Short-term expertChuyên gia ngắn hạn Thời điểm quan trọng

Chuyên gia FISM Quản lý hệ thống thông tin lâm nghiệp Chuyên gia N-GIS Chuyên gia GIS trong nước Hoạt động

Đào tạo N-IT Chuyên gia đào tạo CNTT cao cấp trong nước N-ICT Chuyên gia CNTT & truyền thông trong nước Giai đoạn khởi động

Cố vấn T-C Cố vấn truyền thông và đào tạo quốc tế

PHỤ LỤC F: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM ĐẦU TIÊN, DỰ ÁN FORMIS, PHA II

Kế hoạch & ngân sách cho

20 tỉnh triển khai hệ thống

20 tỉnh mới sử dụng các hệ

thống của FORMIS (hợp

phần 1)

KHỞI ĐỘNG

FORMIS có thể truy cập và

hoạt động được trong giai

đoạn chuyển giao từ Pha I

sang Pha II

Đầy đủ chức năng của

FORMIS II

Quy định của Tổng cục LN/Bộ

NN&PTNT

Quy định về chia sẻ dữ liệu