hoanhthai.vnhoanhthai.vn/fileupload/files/luan van-nguyen thi thao-n…  · web viewtôi xin cam...

226
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN NGUYỄN THỊ THẢO NGHIÊN CỨU SỰ TIẾP NHẬN TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG HỒ ANH THÁI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HÀ THANH VÂN

Upload: others

Post on 09-Oct-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

NGUYỄN THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU SỰ TIẾP NHẬN

TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG HỒ ANH THÁI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. HÀ THANH VÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017

Page 2: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

trong luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Thanh Vân.

Công trình nghiên cứu này cũng chưa được công bố trên bất cứ phương tiện thông

tin đại chúng nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thảo

2

Page 3: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu cùng sự tận tình chỉ bảo của TS. Hà Thanh

Vân, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn này. Qua luận văn, tôi xin gửi đến TS. Hà

Thanh Vân lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc. Trong suốt thời gian

thực hiện, cô đã luôn tận tình chỉ dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn

thành luận văn của mình. Qua luận văn, tôi cũng xin gửi lời biết ơn chân thành và

lòng ngưỡng mộ đến quý thầy cô đã tận tình giảng dạy những chuyên đề về Triết

học, Văn học mà nội dung của những chuyên đề ấy đã giúp ích cho tôi rất nhiều

trong quá trình thực hiện luận văn cũng như trong cuộc sống. Cuối cùng, tôi mong

luận văn này như một lời cảm ơn để gửi tới bạn bè và gia đình tôi đã cổ vũ, động

viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và

hoàn thành luận văn.

Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thảo

3

Page 4: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

MỤC LỤC

Lời cam đoan ……………………………………………………..……………… 1

Lời cám ơn ………………………………………………..………………..…….. 2

Mục lục ………….……………………………………..………………………… 3

Mở đầu ……………………………………………….………………………....... 5

1. Lý do chọn đề tài …………………………………………...……………. 5

2. Lịch sử vấn đề ………………………………………….…………………. 6

3. Đối tượng nghiên cứu ………………………………….……….……….. 13

4. Phạm vi nghiên cứu …………..………………………….……………… 13

5. Phương pháp nghiên cứu ……………………. ………………………… 13

6. Cấu trúc đề tài ………………………………………………………… 14

Chương 1: Những vấn đề chung ………………………………………………. 15

1.1 Vấn đề lý thuyết tiếp nhận trên thế giới ………………...……...………. 15

1.2 Vấn đề lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam ………………….…..…………. 18

1.3 Nhà văn Hồ Anh Thái …………………………………….…..………… 23

1.4 Tác phẩm của Hồ Anh Thái ………………………………….…………. 31

Chương 2: Tiếp nhận nội dung tác phẩm văn chương Hồ Anh Thái ……….. 42

2.1 Tác phẩm của Hồ Anh Thái thể hiện nỗ lực đổi mới văn chương ……...… 43

2.2 Tác phẩm của Hồ Anh Thái thể hiện quan niệm mới về “cõi người” …….. 51

2.3 Tác phẩm của Hồ Anh Thái mang đậm dấu ấn Phật giáo và văn hóa Ấn Độ

………………………………………………………………………….………… 56

4

Page 5: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Chương 3: Tiếp nhận hình thức tác phẩm văn chương Hồ Anh Thái ……… 65

3.1 Tác phẩm của Hồ Anh Thái sử dụng sáng tạo tiếng Việt …….…………… 65

3.2 Tác phẩm của Hồ Anh Thái là những tác phẩm đa giọng điệu …….……. 70

3.3 Tác phẩm của Hồ Anh Thái mang đậm dấu ấn hậu hiện đại ……….……. 78

Kết luận …………………………………….……………………………..……. 89

Tác phẩm nghiên cứu …………………………………………….…………… 92

Tài liệu tham khảo ………… .…………………………………………………. 93

Phụ lục ………………………………………………………………………… 105

5

Page 6: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Theo điều tra của chúng tôi, tính từ năm 1990 đến nay, mỗi năm bình

quân có khoảng ba đến bốn công trình nghiên cứu tác phẩm của Hồ Anh Thái

được công bố. Đây thực sự là con số rất lớn đối với một tác giả đương đại còn

đang tiếp tục sáng tác. Điều này càng chứng tỏ rằng, tác phẩm văn chương Hồ

Anh Thái là mảnh đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu văn học hiện tại và cả

sau này.

NTT

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tiếp nhận văn học là một bộ phận quan trọng trong hoạt động văn học. Từ

nửa cuối thế kỷ XX đến nay, tiếp nhận văn học đã được các nhà nghiên cứu văn

học đặc biệt chú ý, nhất là khi trường phái Mỹ học tiếp nhận Konstanz ở Đức ra đời

và lan rộng khắp thế giới. Ở Việt Nam, lý thuyết tiếp nhận văn học được nghiên

cứu và giảng dạy bởi nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Dù phát triển

chưa lâu nhưng xu hướng nghiên cứu tiếp nhận văn học từ phía bạn đọc ở Việt

Nam đã gặt hái được những thành công đáng kể. Nhiều công trình nghiên cứu sự

tiếp nhận văn học có giá trị ra đời, khẳng định sự hòa nhập nhanh chóng của nền lý

luận Việt Nam cùng xu hướng phát triển của lý luận văn học trên thế giới.

Trong bối cảnh chung đó, chúng tôi nghiên cứu sự tiếp nhận tác phẩm văn

học của nhà văn Hồ Anh Thái như một sự tất yếu mang tính cá nhân. Hồ Anh Thái

được các nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam đánh giá là nhà văn lớn, nhà

văn đương đại hàng đầu có sức viết dồi dào, thành công ở cả thể loại truyện ngắn

và tiểu thuyết. Bên cạnh đó ông còn có những tác phẩm thuộc thể loại khác cũng rất

có giá trị. Tác phẩm đầu tay của ông được in từ khi ông mới mười bảy tuổi. Đến

nay, sau gần bốn mươi năm cầm bút, ông đã ghi dấu ấn của mình trên văn đàn với

gần bốn mươi đầu sách ở nhiều thể loại. Tác phẩm của ông thể hiện một phong

6

Page 7: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

cách mới mẻ, độc đáo, có ảnh hưởng sâu đậm đến nền văn học đương đại Việt

Nam.

Mỗi một tác phẩm của Hồ Anh Thái ra đời đều được người đọc đón nhận

nồng nhiệt. Từ các nhà nghiên cứu phê bình văn học, các nhà văn, nhà báo, những

sinh viên, học viên của các trường đại học cho đến những người đọc thông thường

đều có ý kiến đánh giá, thể hiện thái độ đón nhận của cá nhân mình với mỗi tác

phẩm của nhà văn này. Có những đánh giá khen chê khác nhau, có những ý kiến

đôi khi là trái chiều, nhưng nhìn chung, người đọc đều thừa nhận giá trị của tác

phẩm và tài năng của nhà văn. Khi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự tiếp nhận tác

phẩm văn chương Hồ Anh Thái” là chúng tôi muốn đi theo xu hướng nghiên cứu

văn học khá mới ở Việt Nam: xu hướng nghiên cứu văn học bằng sự tiếp nhận của

người đọc. Từ những ý kiến đánh giá trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học

mà thấy được giá trị của tác phẩm và dấu ấn của nhà văn ấy để lại trong lòng người

đọc như thế nào. Cụ thể là chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm khẳng định rõ hơn

tài năng của nhà văn Hồ Anh Thái, đồng thời cũng thấy được xu hướng nghiên cứu

văn học theo hướng tìm hiểu sự tiếp nhận của người đọc là một hướng đi hứa hẹn

gặt hái nhiều thành công.

2. Lịch sử vấn đề

Như trên đã nói, nhà văn Hồ Anh Thái có thể được coi là một hiện tượng văn

học đương đại, được bạn đọc rất mực quan tâm. Có hàng trăm bài báo, rất nhiều

luận văn, luận án những ý kiến nhỏ trên các trang mạng cá nhân… bàn về những

tác phẩm của nhà văn này. Có thể thấy, hầu như những ý kiến nhận xét, đánh giá ấy

xoay quanh những vấn đề như: giá trị chủ đề tư tưởng của từng tác phẩm, nét độc

đáo trong phong cách văn xuôi, nghệ thuật trần thuật, đặc điểm kết cấu tác phẩm,

đặc điểm ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật, yếu tố kỳ ảo, yếu tố hậu hiện đại trong tác

phẩm,… Có những nghiên cứu chuyên về tiểu thuyết, nhưng cũng có những tác

phẩm chỉ nghiên cứu riêng truyện ngắn hay riêng chân dung văn học, tiểu luận của

nhà văn. Lại có những bài viết nói về đời văn của Hồ Anh Thái, những cách ứng xử

của nhà văn trong cuộc sống với bạn bè, với văn chương, với dư luận…

Có thể liệt kê một số bài viết, nghiên cứu như: Hồ Anh Thái - người lúc nào

cũng đang viết (Hoài Nam), Chất hài hước nghịch dị trong “Mười lẻ một đêm”

7

Page 8: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

(Hoài Nam), Một góc nhỏ văn chương Hồ Anh Thái (Diệu Hường), Một chiêm

nghiệm “cõi người” (Trần Thị Hải Vân), Cái ác ở phía bất ngờ nhất (Ngô Thị Kim

Cúc), “Cõi người rung chuông tận thế” từ góc nhìn Phật giáo (Võ Anh Minh),

Giọng tiểu thuyết đa thanh (Nguyễn Thị Minh Thái), “Mười lẻ một đêm”, cái nhìn

hắt sáng từ phía sau (Nguyễn Thị Minh Thái), Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu

trúc (Nguyễn Đăng Điệp), Nhân vật vô danh trong “Tự sự 265 ngày” – Từ cái nhìn

so sánh với văn học phi lý (Phùng Ngọc Kiếm), Đọc “Mười lẻ một đêm”: Ngả

nghiêng trần thế (Sông Thương), Nỗ lực được đền đáp (Lê Thị Oanh), Những cách

tân quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái (Bùi Thanh

Truyền và Lê Biên Thùy), Về tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế” (Phan

Văn Tú)…

Cụ thể hơn, có những nhận xét của các nhà chuyên môn như: nhà nghiên cứu

Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết Giọng tiểu thuyết đa thanh khẳng định Hồ

Anh Thái “rất cao tay trong cấu trúc” tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế.

Với Đức Phật, nàng Savitri và tôi, bài viết Giấc mơ lạ Hồ Anh Thái tặng cho người

đọc của Nguyễn Thị Minh Thái xem xét kết cấu tác phẩm ở bộ ba Savitri - Đức

Phật - tôi, đặc biệt là sự di chuyển liên tục các điểm nhìn. “Đức Phật được nhìn từ

nhân vật nàng Savitri, một cái nhìn dục lạc, trần thế, rồi chuyển sang góc nhìn thâm

trầm của nhân vật Tôi, một cái nhìn như thể muốn cân bằng âm dương giữa Đức

Phật và Savitri, nhằm tạo cho cuốn tiểu thuyết một từ trường thu hút độc giả, với sự

mở ngỏ cố ý của tiểu thuyết” [122]. Nhà văn Trần Thùy Mai trong bài Trong hoa

sen có ngọc lại tập trung vào ba vòng tròn đồng tâm trong kết cấu của cuốn tiểu

thuyết: “Tựa như những âm thanh của một dàn hợp tấu - ta có thể nghe rõ âm sắc

từng nốt nhạc nhưng tất cả quyện chặt với nhau thành một tổng thể không thể tách

rời” [75]. Nhà thơ Vân Long với bài viết Một thành tựu đáng nể: “Đức Phật, nàng

Savitri và tôi” thì chú ý đến cấu trúc lạ mà hợp lý của cuốn tiểu thuyết giữa ba góc

nhìn: “nàng Savitri, Tôi (du khách) và người-kể-chuyện-biết-tất-cả luân phiên nhau

rọi chiếu vào lịch sử Đức Phật. Cuốn tiểu thuyết đẹp bởi một kết cấu chặt, không

rườm rà, trong đó vai trò của người kể chuyện Savitri được tôn vinh đúng mức”

[70]. Thi Hà trong bài Yếu tố tiền kiếp - hậu thân và kết cấu tiểu thuyết đưa ra luận

điểm: “Hồ Anh Thái đã sử dụng kết hợp luân phiên, xen kẽ yếu tố tiền kiếp - hậu

kiếp thông qua cuộc đời nhân vật Savitri để xây dựng kết cấu” [31]. Nhà nghiên

8

Page 9: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

cứu Nguyễn Đăng Điệp trong bài Hồ Anh Thái - người mê chơi cấu trúc xuất phát

từ chiều sâu cái nhìn nghệ thuật của Hồ Anh Thái về hiện thực “một hiện thực góc

cạnh, nhiều chiều” để nghiên cứu tính đa cấu trúc trong các sáng tác của nhà văn.

Trong tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước, nhà văn Ngô Thị Kim

Cúc đã cảm nhận được cái nhìn thấm đẫm yêu thương của Hồ Anh Thái với những

kiếp người, đặc biệt là người phụ nữ Ấn Độ: “Anh đã đi vào bên trong những u uẩn

tâm hồn, những ám ảnh tâm linh của một dân tộc đã sinh ra một tôn giáo giải thoát

con người khỏi mọi ràng buộc đẳng cấp. Anh đã nhìn được cuộc sống người Ấn, và

nói chung cả cuộc sống con người, theo một nhãn quan Phật giáo, nhãn quan đầy

yêu thương và bình đẳng” [16]. Cũng về tập truyện này, nhà văn Mai Sơn phát hiện

mỗi một truyện ngắn trong tập truyện “đều ẩn chứa cái cốt lõi của vấn nạn triết học

hoặc xã hội học chờ đợi được chạm tới, đòi hỏi khám phá thêm” [59]. Còn Phạm

Quốc Ca gọi Hồ Anh Thái là “người hướng dẫn du lịch có văn hoá đưa ta thám

hiểm vào chiều sâu cuộc sống và con người trên đất nước Ấn Độ” [8]. Đây cũng là

“hành trình đi vào thân phận những người bất hạnh luôn đưa tới những tiếng thở

dài sâu tận bên trong, nhất là khi những hình ảnh được phản ánh kia dường như

thấp thoáng gương mặt của chính mình, gương mặt Việt Nam” [8]. Đỗ Hải Ninh đã

nhận định rất xác đáng về điều này: “Ý thức về đời sống tâm linh làm nên chiều sâu

triết học trong truyện ngắn Hồ Anh Thái. Mỗi truyện ngắn của anh đều mong muốn

mở ra một nhận thức nào đó về thân phận con người, bản chất sự tồn tại, ý nghĩa

cuộc sống” [99]. Qua những nhận định này có thể thấy Tiếng thở dài qua rừng kim

tước và Người đứng một chân là những truyện ngắn viết về Ấn Độ thành công nhất

và rất đáng trân trọng của Hồ Anh Thái.

Với tập truyện ngắn Tự sự 265 ngày, Hồ Anh Thái đã tập trung khắc họa

chân dung kẻ sĩ thời đại và những vấn đề nổi cộm trong đời sống hiện đại. Nguyễn

Chí Hoan đánh giá: “Mỗi truyện đều bày ra một bối cảnh phông màn khác nhau

nhưng tấn bi kịch cuộc đời gần như một: đây là một phần mặt trái của lớp thị dân

hiện đại xuất thân đa dạng, nhưng cũng chia sẻ những cố tật - hãnh tiến và gian

manh, đố kỵ và hời hợt, khôn ngoan mà dung tục hẹp hòi” [45, tr 249]. Và “Một

điều dễ nhận thấy là hầu hết các nhân vật trong những truyện của Tự sự 265 ngày

đều mang một cái tên thậm xưng chẳng hạn, truyện Chín Triệu, Ba Triệu, Hai Triệu

và Bóng Rổ mang tên cả bốn nhân vật mà rốt cục chẳng ai có tên” [45, tr 248].

9

Page 10: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Cũng có ý kiến cho rằng tập truyện này “không có truyện nào đưa đến một cái kết

có hậu” nhưng Nguyễn Chí Hoan nhận định: “Nói cho công bằng, khi anh vạch ra

một cái xấu xa thì đã có một điều tốt lành tiềm tàng đối diện. Cái cười châm biếm

vốn là một thể hiện sự có mặt của lương tri. Nhưng, với cái phẩm chất hiện thực

đầy đặn trong tầm bao quát rộng về đời sống, với cách viết rất hiệu quả trong việc

đưa lại một ấn tượng “như thật”, những truyện ngắn ở đây vượt ra ngoài phạm vi

trào lộng. Nó khiến người ta băn khoăn: hình như tác giả chỉ mượn lấy tiếng cười.

Và nhà văn không cười” [45, tr 251].

Về điểm nhìn trần thuật của Hồ Anh Thái trong Tự sự 265 ngày, Lê Quang

Toản trong bài Che giấu sự cô đơn đã nhận xét: “Hồ Anh Thái ẩn mình khéo léo

vào mạch truyện và nhập vai ngọt quá nên độc giả hiền lành có thể vừa đọc vừa

cười mà nhíu mày tự nhủ: Bình tĩnh, cẩn thận, coi chừng nguy hiểm”, “cách viết

thông minh đến lồ lộ của tác giả làm tôi thường giật mình, có lẽ cái ông tác giả tinh

quái kia đang ở đâu đó trong truyện để vừa dẫn dắt nhân vật vừa chằm chằm quan

sát độc giả” [136, tr 236].

Nhà văn Vũ Bão trong bài viết Mười một ngưỡng cửa thì xác nhận: “265

ngày là thời gian trong năm các viên chức nhà nước làm việc ở cơ quan theo chế độ

một tuần nghỉ hai ngày. 11 truyện ngắn trong tập là chân dung cái anh công chức

ấy, được ngắm nghía dưới nhiều góc độ khác nhau. Chính vì thế, có người gọi đây

là cuốn tiểu thuyết 11 chương, người khác coi là 11 truyện ngắn liên hoàn. Nhà văn

đã đưa người đọc lần lượt qua 11 ngưỡng cửa của cuộc đời, quan sát rồi suy ngẫm

về thân phận anh viên chức đang cố trườn mình ngoi lên từng nấc thang danh vọng.

Đáng buồn hơn nữa khi càng ngày càng nhìn rõ những gương mặt quen thuộc trong

trang sách lại là những trí thức thường mạo nhận là tinh hoa của đất nước” [7, tr

240]. Khi đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tập truyện, Vũ Bão cũng

nhận xét: “Anh không vẽ truyền thần mà dùng ngòi bút sắc sảo dựng những chân

dung công chức với đầy đủ mảng sáng tối” [7, tr 242].

Nhà thơ Vân Long trong bài viết Một giọng văn khác đã nhận xét về tập

truyện Tự sự 265 ngày như sau: “Ở tập truyện ngắn này, nhà văn hình thành một

giọng văn hoàn toàn khác thời kỳ đầu: trào lộng, châm biếm hóm hỉnh và sắc sảo

những câu chuyện, những thói tật đáng cười trong xã hội”, “nhiều chỗ phải bật cười

10

Page 11: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

thành tiếng như đọc Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan

hay Azit Nesin của Thổ Nhĩ Kỳ” [69, tr 244].

Lê Hồng Lâm thì nhận thấy sự chuyển biến rất rõ rệt về giọng điệu của Tự sự

265 ngày so với những tác phẩm trước đó. Tác giả cho rằng: “Hồ Anh Thái rất

dụng công để tạo ra giọng điệu mới. Câu cú đã vượt qua cấu trúc ngữ pháp thông

thường, những dấu phẩy, dấu chấm được đặt vào vị trí mới một cách sáng tạo” [60,

tr 224].

Còn nhà văn Lê Minh Khuê thì đã phát hiện ra cái duyên kể chuyện cũng như

sự làm việc nghiêm túc của Hồ Anh Thái trong tập Tự sự 265 ngày: “Tập truyện Tự

sự 265 ngày là một phong cách như trình bày sự hóm hỉnh, có duyên, cười vào thói

hư tật xấu thời hiện đại của người Việt, và những trang viết là sự nhào nặn tiếng

Việt, trân trọng tiếng Việt. Đối với tác giả, một dấu phẩy cũng đáng để nhà văn

phải trăn trở” [59].

Đọc tập truyện Bốn lối vào nhà cười, các ý kiến gần như thống nhất và đều

cho rằng: giọng điệu hài hước đang trở thành căn tính viết của Hồ Anh Thái và nó

rất nhất quán với Tự sự 265 ngày. Khi được Nguyễn Thị Minh Thái phỏng vấn, Hồ

Anh Thái cũng xác nhận: “Tôi thích nhại giọng thị dân, đúng hơn là giọng tiểu thị

dân bởi vì hầu như người ta đang bê nguyên lối sống kiểu thị dân và quê mùa vào

đô thị. Đáo để, chua chát, ác khẩu, kiểu tiểu thị dân đang trở thành giọng điệu lấn

át” [120, tr 247]. Nguyễn Thị Minh Thái cũng cho rằng Hồ Anh Thái thuộc diện

“gừng càng già càng cay, vì có một nền tảng văn hoá được chuẩn bị và tạo lập vững

chắc. Bằng chứng là những cuốn sách viết rất có nghề, thông minh, hài hước, tinh

quái và ngày càng hiện đại” [120, tr 248] .

Thi Hà nhận định rằng: “Tập truyện ngắn Bốn lối vào nhà cười bật lên được

ý thức tự trào của một người Việt. Tự trào từ những chuyện vặt. Nhưng khả năng

phóng chiếu, châm biếm của nó thì không “vặt” chút nào. Bởi nó chạm đến phần

nhạy cảm (và có khi rất phổ biến) trong tính cách con người ta. Mà nếu “tự tri tự

ngộ” nó, thì tự cười mình cũng là cách để thoát ra khỏi nó để tiến bộ vậy. Cũng như

người ta biết đời là bể khổ, thoát ra tứ đại khổ, nhìn xuống thì thấy nhân sinh có khi

chợt thấy một nhà cýời!” [29, tr 281]. Và: “Bốn lối vào nhà cười khiến người ta

phải suy ngẫm về guồng quay chóng mặt của cuộc đời mà chính họ đang là nạn

11

Page 12: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

nhân, suy ngẫm về sự ra đi của những giá trị đích thực, sự lấn át của thói chuộng

hình thức phù phiếm, vô nghĩa. Gấp sách lại có cảm giác như vẫn bước đi trong nhà

cười và nhìn thấy chính mình trong những nhân vật của Hồ Anh Thái” [29, tr 286].

Ngýời ðọc này cũng nhận ðịnh thêm: “Ngýời ta ấn týợng mạnh với ngôn từ nghệ

thuật mà Hồ Anh Thái sử dụng trong Bốn lối vào nhà cười, đây là nét đặc sắc của

tập truyện. Những dòng thác ngôn từ tràn lên trang giấy ồ ạt, không bị giới hạn bởi

những quy chuẩn, mực thước. Cách viết ấy chính là phương tiện đắc địa chuyển tải

ý đồ, quan điểm của Hồ Anh Thái về cuộc đời…” [29, tr 285]. Còn Hồ Anh Thái

thì thừa nhận: “Trong cuốn sách này, tôi chỉ muốn đưa ra trước người đọc một tấm

gương lồi để cho họ soi vào và tự hỏi: Đấy là ta hay không phải là ta? Tôi cũng

không muốn làm cho ai phải khóc. Chỉ vì cuộc đời nhiều khi buồn quá, buồn quá

thì phải cười. Vậy thôi.” [120, tr 247].

Cũng ở tập truyện này, tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên trong bài Chợt gặp

trong nhà cười nhận xét về Hồ Anh Thái: “Tác giả tập truyện chứng tỏ ý thức thể

nghiệm cao trong tập truyện ngắn này. Truyện khó đọc vì pha lẫn thứ văn phong

khi thông tin báo chí, lắm lúc là thứ văn loé xoé “tán chuyện” theo những mạch ý

thức riêng, phóng túng, tự do, chồng lắp liên tưởng” [94, tr 258]. Một người viết

của báo Lao động, ngày 14-5-2004 đã nhận xét về tập truyện này là có “một kết cấu

thông minh”. Một số ý kiến đăng rải rác trên báo Vietnamnet thì cho rằng “Bốn lối

vào nhà cười anh viết để giảm stress, bởi bốn con đường vào nhà cười của anh đều

lát đá hoạt kê. Cái giọng văn hài hước, ngôn ngữ đường phố chợ búa của đầu thế kỷ

21 đọc để giải sầu”.

Với tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo, Anh Chi khái quát: “Hồ Anh Thái kể

lại những câu chuyện chiến tranh nhằm đặt ra những vấn đề bức thiết của cuộc sống

những năm tám mươi, thế kỷ XX. Như Người đàn bà trên đảo đã nói ở trên, là vấn

đề đạo đức, cả trong ứng xử xã hội cả về mặt luật pháp, đối với thân phận những nữ

cựu chiến binh đã phải trả một cái giá khủng khiếp cho cuộc chiến tranh chống

Mỹ” [11].

Khi phân tích giá trị của cuốn tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng,

nhà văn Xuân Thiều viết: “Không có một lời hô hào kêu gọi, không một lời lý

thuyết về chính trị và đạo đức, nhưng từ trong các mối quan hệ của nhân vật, từ

12

Page 13: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

trong ngôn ngữ chuẩn xác và đúng mực, cả từ trong cách bố cục của tác phẩm,

Người và xe chạy dưới ánh trăng nói với người đọc khá nhiều điều chân thành”

[130]. Còn nhà văn Xuân Cang thì nhận xét: “Cuốn tiểu thuyết hầu như không có

cốt truyện để kể lại được, nó thu hút người đọc bằng một hương vị riêng, kín đáo

của những chi tiết, những mảnh đời, quá khứ và hiện tại đan xen” [10]. Cũng nói về

tác phẩm Người và xe chạy dưới ánh trăng, nhà thơ Vũ Đình Minh lại bàn nhiều về

thế giới nhân vật trong tác phẩm: “Tất cả đều thể hiện sự vươn lên, nhiều khi vật

vã, thoát khỏi những hoàn cảnh ràng buộc để đạt tới chính mình và sự hoàn thiện

của bản thân mình. Chủ đề này không phải là mới trong văn học nghệ thuật, nhưng

mãi mãi không bao giờ là cũ” [80].

Tác giả Nguyễn Đăng Điệp chỉ ra những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn trong

sáng tác của Hồ Anh Thái: “Sức hút của văn phong Hồ Anh Thái còn nằm ở chỗ

anh biết phủ lên thế giới nghệ thuật của mình những màu sắc tượng trưng, siêu thực

và gắn với nó là khả năng tổ chức nhiều kiểu giọng điệu khác nhau: khi hài hước,

khi châm biếm, khi lạnh lùng soi xét, khi u uất trĩu buồn vượt qua cái lối miêu tả

hiện thực giản đơn, Hồ Anh Thái đã tạo được nhiều biểu tượng, nhiều ẩn dụ nghệ

thuật nhiều sức gợi. Cũng bởi thế văn anh có độ mở, gây được dư âm lâu dài trong

lòng người đọc” [21]. Riêng hai tác giả Bùi Thanh Truyền - Lê Biên Thùy lại đặc

biệt đề cao ngôn ngữ trong những tác phẩm của nhà văn Hồ Anh Thái: “Nhưng

theo chúng tôi, điều làm cho văn anh không thể lẫn với bất kỳ ai chính là thứ ngôn

ngữ anh dùng, khẩu khí, giọng điệu được anh lựa chọn, tái cấu trúc thành một

“gam” riêng – một sự co rút tối đa về dung lượng con chữ, sự nén chặt về hiện thực

đời sống. Trong đó, ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ giàu chất thơ và ngôn ngữ mới

lạ về giọng điệu là những động hình tiêu biểu, góp phần quan trọng tạo nên vị thế

Hồ Anh Thái nói riêng, tiểu thuyết đương đại nói chung” [141].

Cũng có những luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, học viên

của các trường đại học nghiên cứu tác phẩm của Hồ Anh Thái như: Nghệ thuật trần

thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái của Phạm Thị My, Nghệ thuật truyện ngắn

Hồ Anh Thái của Nguyễn Thị Vân, Những người kể chuyện không đáng tin cậy

trong văn học đương đại Việt Nam của Trần Thị Minh Hiếu, Ngôn ngữ tiểu thuyết

trong “Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái của Nguyễn Thị Minh Hoa, Kết cấu

tiểu thuyết “Trong sương hồng hiện ra” và Kết cấu tiểu thuyết hiện đại qua tiểu

13

Page 14: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

thuyết Hồ Anh Thái của Nguyễn Thị Ngọc Hà, Tiểu thuyết Hồ Anh Thái từ góc nhìn

liên văn bản của Nguyễn Văn Thành, Đặc điểm tiểu thuyết “Đức Phật, nàng Savitri

và tôi” của Nguyễn Thị Mỹ Chi, Hình tượng nhân vật và không gian nghệ thuật

trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái của Lê Thị Kim Dung, Phương thức huyền thoại

trong “Đức Phật, nàng Savitri và tôi” của Trần Thị Tuyết Nhung, Nhân vật trong

truyện ngắn Hồ Anh Thái của Điêu Thị Tú Uyên, So sánh “Nghìn lẻ một đêm” và

“Mười lẻ một đêm” của Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Anh

Thái của Nguyễn Thị Thu Hương, Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ

Anh Thái của Phạm Lan Anh, Dấu ấn hậu hiện đại trong một số tiểu thuyết Hồ Anh

Thái của Tạ Hương Trang …

Có các bài viết nổi bật nói về tác giả Hồ Anh Thái như: Nhà văn Hồ Anh

Thái: một mình qua đường (Thiên Ý), Nhà văn Hồ Anh Thái: sáng tạo bứt phá trên

từng con chữ (Ngọc Anh), Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái (Anh Chi), Người

còn đi dài với văn chương (Lê Minh Khuê), Người đi qua bóng mình, Lấy chữ mà

chơi (Lê Hồng Lâm), Cười người hay cười mình (Trần Thị Trường), Người đứng

sau cánh gà mang hoa đào trên phố (Nguyễn Tham Thiện Kế )…

Tuy nhiên, khi thống kê những bài viết nhận xét, đánh giá, nghiên cứu về tác

phẩm của Hồ Anh Thái, chúng tôi nhận thấy chưa có một bài viết nào nghiên cứu

sự tiếp nhận của người đọc tác phẩm Hồ Anh Thái. Đây là một trong những khó

khăn của chúng tôi khi thực hiện đề tài này. Thêm nữa, Hồ Anh Thái là nhà văn

đương đại còn đang tiếp tục sáng tác, những ý kiến đánh giá của người đọc đối với

tác phẩm của ông vẫn ở thì tiếp diễn. Vì thế, khi chọn đề tài: “Nghiên cứu sự tiếp

nhận tác phẩm văn chương Hồ Anh Thái” chúng tôi không có tham vọng khái quát,

tổng kết toàn bộ sự nghiệp của nhà văn. Chúng tôi chỉ mong góp thêm một nhận

định của mình về “Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái” ở hiện tại mà thôi.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những ý kiến đánh giá, nhận xét của

người đọc, những luận văn, luận án, bài báo khoa học bàn về những tác phẩm và

nhà văn Hồ Anh Thái.

4. Phạm vi nghiên cứu

14

Page 15: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Mặc dù nhiều tác phẩm của Hồ Anh Thái đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng

Hàn, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Thụy Điển… và được đón nhận nồng nhiệt ở

nước ngoài, nhưng trong phạm vi luận văn này, với những điều kiện khách quan và

chủ quan, chúng tôi chỉ nghiên cứu, khảo sát những ý kiến đánh giá của người đọc

trong nước. Còn những nhận định của sách báo nước ngoài nếu được dẫn ở đây chỉ

mang tính minh họa thêm, chứ không thuộc phạm vi nghiên cứu của chúng tôi.

Thêm nữa, chúng tôi chỉ khảo sát những ý kiến tiếp nhận đối với các tác phẩm đã

được công bố tính đến thời điểm hiện tại là tháng 10 năm 2016 mà thôi.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, ngoài việc sử dụng lý thuyết tiếp nhận làm cơ sở

khoa học cho việc nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng những phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp giúp chúng tôi đưa ra những nhận

định mang tính khái quát về vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn chương Hồ Anh Thái.

- Phương pháp phân loại, thống kê được vận dụng chủ yếu ở chương 2

và chương 3 nhằm thể hiện rõ ràng những khuynh hướng và nhận định của người

đọc đối với tác phẩm văn chương Hồ Anh Thái.

- Phương pháp hệ thống giúp luận văn của chúng tôi mang tính khoa

học hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp

cấu trúc, phương pháp loại hình để làm cho luận văn thêm phần thuyết phục.

6. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tiểu kết cho các chương, phần tài

liệu tham khảo, phụ lục và mục lục, luận văn của chúng tôi được tổ chức thành ba

chương với những mục nhỏ như sau:

Chương 1: Một số vấn đề chung

1.5 Vấn đề lý thuyết tiếp nhận tręn thế giới

1.6 Vấn đề lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam

1.7 Chân dung nhà văn Hồ Anh Thái

1.8 Tác phẩm của nhà văn Hồ Anh Thái

Chương 2: Tiếp nhận nội dung tác phẩm văn chương Hồ Anh Thái

15

Page 16: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

2.1 Tác phẩm của Hồ Anh Thái thể hiện nỗ lực đổi mới văn chương

2.2 Tác phẩm của Hồ Anh Thái thể hiện quan niệm mới về “cõi

người”

2.3 Tác phẩm của Hồ Anh Thái mang đậm dấu ấn Phật giáo và văn

hóa Ấn Độ

Chương 3: Tiếp nhận hình thức tác phẩm văn chương Hồ Anh Thái

3.1 Tác phẩm của Hồ Anh Thái sử dụng sáng tạo tiếng Việt

3.2 Tác phẩm của Hồ Anh Thái là những tác phẩm đa giọng điệu

3.3 Tác phẩm của Hồ Anh Thái mang đậm dấu ấn hậu hiện đại

16

Page 17: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Vấn đề lý thuyết tiếp nhận trên thế giới

Trên thế giới, vấn đề tiếp nhận đã được đề cập từ lâu như là một phần của

hoạt động văn học. Hoạt động văn học bao gồm sáng tác văn học, lưu truyền và

tiếp nhận văn học. Tuy thế, trước đây các nhà phê bình nghiên cứu văn học chỉ chú

trọng đến khâu sáng tác và nghiên cứu văn bản văn học mà bỏ qua vấn đề tiếp nhận

văn học, chưa thấy được vai trò quan trọng của người đọc trong tiến trình văn học

thế giới. Chỉ đến khi Mỹ học tiếp nhận của trường phái Konstanz ở Đức ra đời và

lan rộng khắp thế giới, vai trò của người đọc mới được thật sự thừa nhận và được

nghiên cứu chuyên sâu, bài bản. Vấn đề tiếp nhận bắt đầu được coi là một trọng

điểm của bộ môn lý luận văn học. Và Mỹ học tiếp nhận trở thành một trong những

trường phái phê bình văn học được phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới nửa cuối thế

kỷ XX đến nay.

Trước khi Mỹ học tiếp nhận ở Đức ra đời, trên thế giới cũng có nhiều ý kiến

phát biểu đề cập vấn đề tiếp nhận văn học. Như ở phương Tây, nhà mỹ học Khai

sáng Diderot từng kêu gọi các nhà thơ: “Hãy lay chuyển tôi, chấn động tôi, xé nát

tôi; hãy trước hết khiến tôi nhảy, tôi khóc, làm cho tôi xung động, phấn khích” [73,

tr 6]. Như vậy, khi nói đến quá trình sáng tác, người ta phải nhắc đến vấn đề tiếp

nhận, vì sáng tác và tiếp nhận như hai mặt của một tờ giấy, không thể có mặt này

mà thiếu mặt kia. Hay ở phương Đông, người ta khi sáng tác văn chương, cũng đã

quan tâm đến thái độ, cảm xúc của người đọc thơ văn mình. Như Bạch Cư Dị từng

viết: “Nghe những bài “Tần trung ngâm” của tôi, bọn cường hào quý tộc biến sắc.

Nghe bài “Lạc du viên” tôi làm gửi tặng anh thì bọn quan văn nắm tay lại. Nghe bài

“Tức tử cạc”, “Sơn bắc thôn” thi thì bọn quan võ nghiến răng” (Thư gửi Nguyễn

Chẩn) [73, tr 7]. Sau đó, đến đầu thế kỷ XX, ở Hoa Kỳ xuất hiện trường phái “Phê

bình theo phản ứng của bạn đọc” mà người tiêu biểu là J. Culler đã nói: “Tác phẩm

17

Page 18: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

văn học có được kết cấu và ý nghĩa, nguyên nhân ở chỗ người ta đã dùng một

phương thức nhất định để đọc nó, ở chỗ đặc tính của loại khả năng này tiềm ẩn

trong bản thân đối tượng đã được hiện thực hóa bởi nguyên tắc trần thuật được vận

dụng vào hoạt động đọc” [73, tr 9]. Và Phương Lựu lý giải: “Như thế, kết cấu, ý

nghĩa, đặc tính của tác phẩm văn học chỉ là một tiềm năng, chỉ khi nào người đọc

theo nguyên tắc trần thuật của văn học đọc nó, thì tiềm năng đó mới biến thành

hiện thực, nghĩa là chỉ đến lúc đó mới thật sự có tác phẩm văn học” [72]. Trường

phái “Phê bình theo phản ứng của người đọc” đã thấy được vai trò của người đọc

đối với quá trình phát triển của văn học, nếu không có người đọc, tác phẩm văn học

sẽ chỉ là một văn bản chết. Và đến những năm 60 của thế kỷ XX, khi Mỹ học tiếp

nhận ở Đức ra đời, người đọc mới thực sự được trở về đúng vị trí, vai trò của nó

trong đời sống văn học. Lý luận văn học giờ đây đã ở thế quân bình trong nghiên

cứu cả ba yếu tố cấu thành nên hoạt động văn học: Nhà văn – Tác phẩm – Người

đọc.

Mỹ học tiếp nhận là lý thuyết ra đời do các giáo sư của trường đại học

Konstanz tại Đức khởi xướng. Tiêu biểu cho trường phái này là Wolfgang Iser và

Hans Robert Jauss. Mỹ học tiếp nhận bắt nguồn từ nhiều tư tưởng, trường phái

khác nhau, nó còn có quan hệ phức tạp với chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa cấu trúc

Prague, chủ nghĩa hậu cấu trúc, chủ nghĩa Marx… Không những thế, mỗi nhà

nghiên cứu của trường phái Konstanz lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng khác

nhau, đặc biệt là những người đại diện của trường phái này.

Wolfgang Iser chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất tư tưởng Hiện tượng học hiện đại

của Ingarden. Trong các công trình Người đọc tiềm ẩn (1972), Hành động đọc

(1976) và Thế giới của sự diễn giải (2000), cũng giống như Ingarden, Wolfgang

Iser đều cho rằng tác phẩm văn học có hai cực. Đó là cực nghệ thuật (là văn bản

của tác giả) và cực thẩm mỹ (là kết quả mà hành động đọc tạo nên). Ông xem văn

bản văn học là sơ đồ tiềm năng, tác phẩm văn học là sản phẩm của sự tác động qua

lại giữa mã văn bản và việc giải mã văn bản của người đọc. Khái niệm “Người đọc

tiềm ẩn” được hình thành từ những lập luận của ông về các đặc điểm của văn bản,

theo đó, văn bản tiềm ẩn nhiều khả năng tạo nghĩa liên tục, các lớp ký hiệu trong đó

đều có mối liên hệ với người đọc tiềm ẩn. Người đọc tiềm ẩn được tạo ra bởi chính

văn bản và nó không đồng nhất với bất cứ người đọc có thực nào. Văn bản luôn

18

Page 19: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

đóng vai trò chỉ dẫn, dưới sự dẫn dắt của người đọc tiềm ẩn, người đọc có thực vừa

chủ động vừa thụ động trong tiếp nhận văn học.

Còn Hans Robert Jauss lại chịu ảnh hưởng của tư tưởng Thông diễn học hiện

đại của Gadamer. Ông nghiên cứu vấn đề tiếp nhận trên cấp độ vĩ mô, thể hiện ở

những công trình tiêu biểu như Hướng tới mỹ học tiếp nhận (bao gồm bài viết có

tính chất tuyên ngôn sớm nhất của Mỹ học tiếp nhận là Lịch sử văn học như là sự

khiêu khích đối với khoa học văn học, năm 1967), Kinh nghiệm thẩm mỹ và thông

diễn văn học (năm 1977), Mỹ học tiếp nhận và giao lưu văn học (năm 1980)…

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương, “tính từ năm 1949 đến năm 1987

riêng ông đã viết 25 cuốn sách, 78 chuyên luận, 28 bài bình luận”. Nhưng ở Việt

Nam, các công trình nghiên cứu của Hans Robert Jauss được giới thiệu rất ít và chỉ

là những khái niệm cốt lõi nhưng sơ lược nhất mà thôi. Đáng chú ý có Trương

Đăng Dung với tài liệu dịch “Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa

học văn học”, Huỳnh Vân với những lý giải và giới thiệu những lý thuyết của Mỹ

học tiếp nhận như “Vấn đề Tầm đón nhận và xác định tính nghệ thuật trong mỹ học

tiếp nhận của Hans Robert Jauss”, “Hans Robert Jauss: lịch sử văn học là lịch sử

tiếp nhận”… Vấn đề mà Hans Robert Jauss quan tâm: sự hiểu một văn bản văn học

xảy ra như thế nào? Những người đọc thuộc các nhóm xã hội – lịch sử và các thời

đại khác nhau có những kinh nghiệm như thế nào trong việc tiếp nhận văn bản?

Ông đã tổng kết những quan điểm của mình vào những khía cạnh sau: quan niệm

mới về tính lịch sử của văn học, quan niệm mới về tường giải học, sự thống nhất

trong quan niệm mới về tính lịch sử và tường giải học. Khái niệm cốt lõi nhất trong

lý thuyết tiếp nhận của Hans Robert Jauss là Tầm đón đợi và khoảng cách thẩm mỹ.

Nhà nghiên cứu Phương Lựu giảng giải về Tầm đón đợi như sau: “… Ông (H.

Jauss) sử dụng với hàm nghĩa là những nhu cầu và trình độ thưởng thức kết tinh từ

kinh nghiệm sống, hứng thú, lý tưởng của mỗi một người đọc” [25]. Trong khi nhà

nghiên cứu Nguyễn Văn Dân lại viết: “Khái niệm công cụ cơ bản của Jauss là khái

niệm ‘tầm đón nhận’ của công chúng độc giả, tức là trình độ kiến thức văn hóa -

văn học của công chúng” [17]. Có lần, khái niệm “tầm đón nhận” của H. Jauss

được giải thích cụ thể hơn như sau: nó bao gồm “một tập hợp các quy chuẩn thẩm

mỹ có thể tái lập được của một công chúng văn học xác định, nó có thể và cần phải

điều chỉnh được về mặt xã hội học tùy theo những khuynh hướng đặc thù của các

19

Page 20: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

tập đoàn, tầng lớp hoặc giai cấp khác nhau và có thể đối chiếu được với những

quyền lợi và nhu cầu của tình trạng lịch sử và kinh tế chi phối chúng” [105]. Riêng

nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Hùng thì hiểu: “Tầm đón nhận bao gồm cả những

hiểu biết về các hình thức biểu hiện văn học khác nhau, những kinh nghiệm nghệ

thuật được lưu truyền và những tri thức khác có liên quan đến văn học để một lúc

nào đó những trữ lượng sẽ biến thành hiện thực tinh thần khi người đọc gặp những

tác phẩm tương ứng. Tầm đón nhận của người đọc bao gồm cả những khát vọng về

đạo đức và nhất là tư tưởng nghệ thuật, lý tưởng và hành động thẩm mỹ, đôi lúc nó

tác động trở lại tác giả để quy định trước ý nghĩa của văn bản tác phẩm tương lai”

[49]. Về khoảng cách thẩm mỹ, Hans Robert Jauss phát biểu: “Nếu ta gọi khoảng

cách thẩm mỹ là khoảng cách nằm giữa tầm đón đợi có sẵn và một tác phẩm mới

xuất hiện mà sự tiếp nhận nó, qua sự phủ định những kinh nghiệm cũ hoặc ý thức

được những sự việc lần đầu tiên nói ra, có thể đưa đến ‘sự thay đổi tầm đón đợi’,

thì chúng ta cũng có thể làm cho khoảng cách thẩm mỹ đó trở nên có thể nắm bắt

được về mặt lịch sử trên phạm vi của những phản ứng của công chúng và sự phán

xét phê bình (sự thành công phản đối hoặc tức tối, sự đồng tình thưa thớt hay thấu

hiểu muộn màng chậm chạp)” [23].

Sau Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser, Manfred Naumann cũng được

Huỳnh Vân giới thiệu nhiều ở Việt Nam với những tác phẩm như: Song đề của Mỹ

học tiếp nhận (Tạp chí Văn học, số 4, năm 1978), Nhận xét về tiếp nhận văn học

như là sự kiện lịch sử và xã hội (Tạp chí Khoa học trường đại học Văn Hiến, số 1,

tháng 11, năm 2013), Tác phẩm và lịch sử văn học (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số

9, năm 2012). Những tài liệu này của Manfred Naumann đều được Huỳnh Vân dịch

từ tiếng Đức. Bên cạnh đó ông cũng viết những tác phẩm nghiên cứu, lý giải những

lý thuyết của Manfred Naumann như: Nhà văn, bạn đọc và hàng hóa sách hay văn

học và sự dị trị (Tạp chí Văn học, số 6, năm 1990), Mối quan hệ biện chứng giữa

sáng tác và tiếp nhận văn học trong nhãn quan lý thuyết của Manfred Naumann

(Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 3, tháng 3, năm 2013)… Nhìn chung, Manfred

Naumann quan tâm đến vấn đề tiếp nhận văn học theo quan điểm thừa nhận hoạt

động văn học dựa trên mối quan hệ giữa ba yếu tố: Nhà văn – Tác phẩm – Người

đọc như một hoạt động hàng hóa: sản xuất và tiêu dùng. Ông không tuyệt đối hóa

vai trò của người đọc mà đề cao cả hai quá trình sáng tác và tiếp nhận văn học. Đây

20

Page 21: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

là quan điểm sáng suốt và tiến bộ, góp phần hoàn thiện hệ thống lý thuyết của Mỹ

học tiếp nhận thêm sâu sắc, thuyết phục hơn.

1.2 Vấn đề lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam

Cũng như trên thế giới, văn học Việt Nam phát triển theo tiến trình vận động

riêng của nó. Từ văn học dân gian đến văn học trung đại rồi hiện đại, nó có những

chức năng riêng, nhưng quan trọng nhất, tác phẩm văn học chính là tâm hồn người

nghệ sĩ được giãi bày trong lời ca tiếng hát, trong những câu chuyện được truyền đi

hay trên trang giấy để mong những người nghe, người đọc nó hiểu được tâm tư,

tình cảm của mình, đồng cảm, sẻ chia... Như Nguyễn Du băn khoăn: “Bất tri tam

bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”, nghệ sĩ mong muốn được người

đời thấu hiểu. Như thế, sáng tác luôn đi liền với tiếp nhận. Nhưng như chúng ta

thấy lý luận văn học của ta phát triển chậm hơn so với thế giới và còn không đồng

đều. Chúng ta cũng không xây dựng được hệ thống lý luận riêng cho mình, mà tiếp

thu lý luận của các nước trên thế giới. Nhưng sự tiếp thu này cũng chưa có hệ thống

và còn sơ sài. Hơn nữa, trước khi Mỹ học tiếp nhận của Đức được đưa vào nước ta,

lý luận văn học hầu như chỉ đi sâu nghiên cứu một phần của hoạt động văn học là

khâu sáng tác mà bỏ qua khâu tiếp nhận, là một phần tất yếu trong đời sống văn

học. Dù nói thế, cũng không thể phủ nhận những ý kiến, bài viết khẳng định vai trò

của người đọc đối với giá trị của văn học.

Từ khi nền văn học Việt Nam chuyển sang giai đoạn văn học hiện đại, khi có

sự tiếp xúc và giao lưu với văn học phương Tây, nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu đã

có những quan tâm đối với người tiếp nhận văn học. Những ý kiến, bài viết này có

thể coi là những bước tiến của lý luận văn học hiện đại đến sự cân bằng trong

nghiên cứu đời sống văn học. Theo PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện (Vấn đề người

đọc – Tiếp nhận trong lý luận tiểu thuyết ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX), vấn đề

người đọc “đã được quan tâm, đề cập, nhưng được xem như là đối tượng tiếp nhận

thụ động văn bản tác phẩm do tác giả sáng tạo và đưa tới” [129]. Thời gian này, các

nhà văn sáng tác văn học là để giúp người đọc vừa giải trí vừa rèn luyện đạo đức,

phân biệt chính tà, điều hay lẽ phải… và nhà văn chính là người định hướng cho

người đọc, chứ chưa thấy được sự phản hồi của người đọc cũng là yếu tố rất quan

trọng, có thể tác động ngược trở lại quá trình sáng tác. Sau đó, Trần Thiên Trung

21

Page 22: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

(tức là Trần Chánh Chiếu) khi viết “Hoàng Tố Oanh hàm oan” (1916) đã tỏ ý

hướng đề cao vai trò của người đọc và đề nghị người đọc nên có ý kiến độc lập,

phản biện khi đọc tác phẩm chứ không nên bị cuốn theo ý đồ của tác giả thể hiện

trong tác phẩm. Phạm Quỳnh khi viết chuyên luận Khảo về tiểu thuyết đã đặc biệt

đề cao yếu tố người đọc. Ông luôn đứng về phía người đọc mà yêu cầu người viết

tiểu thuyết phải viết cho hay, viết vì đời sống xã hội và có ích cho mỗi người.

Khi cuộc tranh luận về quan điểm nghệ thuật nổ ra trên văn đàn vào những

năm 30 của thế kỷ XX, dù có những quan điểm nghệ thuật khác nhau, nhưng cả

phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” và phái “nghệ thuật vị nhân sinh” đều chú trọng đến

người đọc. Thiếu Sơn và Hoài Thanh được coi là những cây bút thuộc phái “nghệ

thuật vị nghệ thuật” cho rằng văn chương phải lấy nghệ thuật làm gốc, nhà văn phải

trau dồi cái đẹp, từ đó mà truyền mỹ cảm cho người đọc. Còn phái “nghệ thuật vị

nhân sinh” thì chú trọng vào tầng lớp người đọc lao động nên họ viết những tác

phẩm đề cao tính hiện thực với lối văn chương phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của

người đọc bình dân. Về cuối cuộc tranh luận này, Hải Triều đã có những ý kiến rất

thuyết phục. Trong bài viết “Đi tới chủ nghĩa tả thực trong văn chương: những

khuynh hướng trong tiểu thuyết” đăng trên báo Tao Đàn năm 1939, ông cho rằng

không có thứ văn chương chỉ thiên về nghệ thuật, cũng không thể có thứ văn

chương mà khuynh hướng tư tưởng của tác phẩm thể hiện một cách vô duyên, ngớ

ngẩn, làm mất thì giờ của người đọc. Ông viết: “Một tác phẩm hay không những vì

nó đã đi đúng với cái thị hiếu đương thời của độc giả, mà còn hay ở nơi xếp cảnh,

xếp tình của tác giả nhẹ nhàng, kín đáo, đẹp đẽ… Tôi nghĩ một thiên tiểu thuyết

hay cũng giống như cái điệu đàn đã thoát tiếng tơ, chỉ còn bung ra giữa không trung

những âm điệu nhẹ nhàng, êm ái hay mãnh liệt, hùng hồn”.

Nhà văn Thạch Lam thì cho rằng có hai loại người đọc, loại thứ nhất là

những người đọc thông thường, họ đọc chỉ say sưa với cốt truyện, ít chú trọng tính

nghệ thuật. Còn loại thứ hai là những người đọc chú trọng tính nghệ thuật, họ đề

cao cái đẹp, quan tâm đến nghệ thuật miêu tả thế giới bên trong, tư tưởng, tâm hồn

nhân vật. Đây là loại người đọc được Thạch Lam coi là tri kỷ của nhà văn. Họ là

thước đo trình độ của một nền văn chương, giúp cho những tác phẩm văn học thực

sự không bị mai một trong quên lãng.

22

Page 23: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Vấn đề tiếp nhận văn học ở nước ta vẫn được đề cập nhưng chưa thành một

hệ thống trong lý luận như thế cho đến nửa cuối thế kỷ XX, khi trào lưu nghiên cứu

lý luận văn học thế giới dịch chuyển dần sang hướng nghiên cứu người đọc như là

một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động văn học. Không ít nhà nghiên cứu lý

luận phê bình văn học nước ta đã nỗ lực giới thiệu và phân tích những lý thuyết tiếp

nhận văn học nước ngoài vào Việt Nam, làm thay đổi diện mạo đời sống văn học

nước nhà theo hướng phát triển hòa nhập cùng nền văn học thế giới. Đầu tiên là

Nguyễn Văn Hạnh, trong bài viết “Ý kiến của Lê-nin về mối quan hệ giữa văn học

và đời sống” đăng trên Tạp chí văn học (số 4, năm 1971) cho rằng: “Giá trị của một

tác phẩm thật ra không phải chỉ đóng khung lại trong phạm vi sáng tác mà còn lan

rộng ra đến phạm vi thưởng thức. Chính ở khâu thưởng thức tác phẩm mới có ý

nghĩa xã hội thực tế của nó. Quan điểm này tất yếu sẽ dẫn đến những tiêu chuẩn

mới để đánh giá tác phẩm, đến một phương pháp nghiên cứu mới” [36]. Ông cũng

khẳng định: “Trong khâu sáng tác, giá trị là cố định và ở thế khả năng; ở trong khâu

thưởng thức, trong quan hệ với quần chúng, giá trị mới là hiện thực và biến đổi”

[36]. Bài viết của Nguyễn Văn Hạnh cho thấy sự nhạy cảm và ư nghĩa thời sự của

vấn đề do tác giả đã đặt ra khi lý thuyết tiếp nhận mới thịnh hành trên thế giới. Từ

bài viết này, xuất hiện hàng loạt bài viết của nhiều tác giả bàn luận sôi nổi về vấn

đề tiếp nhận văn học được đăng trên các báo và tạp chí văn học.

Huỳnh Vân công bố văn bản dịch bài viết của M. Naumann: “Song đề của

Mỹ học tiếp nhận” trên Tạp chí Văn học (năm 1978). Trong đó M. Naumann đã

phản bác quan điểm của H. R. Jauss về vấn đề tiếp nhận và chức năng thanh lọc của

tác phẩm đối với người đọc trong quá trình tiếp nhận. Do được tiếp xúc với Mỹ học

tiếp nhận trực tiếp từ văn bản tiếng Đức, Huỳnh Vân đã có nhiều bài dịch rất bài

bản và những bài nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết tiếp nhận này. Trong bài

“Quan hệ văn học – hiện thực và vấn đề tác động, tiếp nhận và giao tiếp thẩm mỹ”,

ông cho rằng: “… cần thiết phải nghiên cứu trên cả hai mặt lý luận và lịch sử văn

học vấn đề tác động và tiếp nhận văn học, nghệ thuật”. Cùng thời gian đó, ông cũng

có bài viết “Nhà văn, bạn đọc và hàng hóa sách hay văn học và sự dị trị” (Tạp chí

Văn học, năm 1990). Năm 2009, ông có bài viết Vấn đề Tầm đón nhận và xác định

tính nghệ thuật trong mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss giải thích khá sâu về

một trong những khái niệm then chốt của Mỹ học tiếp nhận là Tầm đón đợi, phân

23

Page 24: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

tích quan niệm của Jauss về việc xác định tính nghệ thuật của tác phẩm văn học,

được coi như một cơ sở để Jauss xác định tính lịch sử của văn học. Năm 2010,

Huỳnh Vân công bố tiếp bài: Hans Robert Jauss: lịch sử văn học là lịch sử tiếp

nhận. Trong đó ông tiếp tục trình bày, lý giải những luận điểm của Hans Robert

Jauss khi đề xuất những vấn đề, những phương thức cụ thể hơn cho lịch sử văn học

đổi mới của ông, lịch sử văn học của người đọc. Có thể nói rằng, nhà nghiên cứu

văn học Huỳnh Vân đã cung cấp một lượng tri thức rất phong phú và hữu ích về lý

thuyết tiếp nhận trên thế giới vào Việt Nam, góp phần làm dày dặn thêm những

công trình lý luận văn học có giá trị ở trong nước.

Năm 1982, Vương Anh Tuấn có bài viết Vị trí, vai trò tích cực của người đọc

trong đời sống văn học và sau đó là bài Xung quanh việc tiếp nhận văn học hiện

nay (năm 1990). Ông khẳng định vai trò quan trọng của người đọc đối với hoạt

động văn học. Ông đặc biệt quan tâm đến lớp người đọc là nhà phê bình, chuyên

môn và ảnh hưởng của họ đối với người đọc công chúng.

Mỹ học tiếp nhận của trường phái Konstanz ở Đức được Nguyễn Văn Dân

chọn dịch và giới thiệu tổng quan ở Việt Nam trong bài viết Tiếp nhận “Mỹ học

tiếp nhận” như thế nào? đăng trên tạp chí Thông tin khoa học xã hội (tháng 11,

năm 1985). Sau đó ông viết nhiều bài bàn về những khái niệm cơ bản của Mỹ học

tiếp nhận như: người đọc, tầm đón đợi, khoảng cách thẩm mỹ, ngưỡng tiếp nhận…

như trong chuyên đề Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận (năm 1991), những bài

viết trong tiểu luận Nghiên cứu văn học, lý luận và ứng dụng (năm 1999), chuyên

luận Phương pháp luận nghiên cứu văn học (năm 2004)…

Nhà nghiên cứu phê bình văn học, nhà giáo Trần Đình Sử cũng là người rất

quan tâm đến vấn đề tiếp nhận văn học. Năm 1986, công trình Lý luận văn học ra

đời, chương X của giáo trình có tên Bạn đọc và sự tiếp nhận văn học do Trần Đình

Sử phụ trách, khẳng định tiếp nhận văn học là giai đoạn hoàn tất của quá trình sáng

tác. Bên cạnh đó, người đọc là một yếu tố bên trong của sáng tác văn học, và vai trò

của người đọc đối với lịch sử văn học bước đầu đã được chính thức thừa nhận.

Theo Trần Đình Sử, “Tiếp nhận văn học bao gồm một phạm vi rộng lớn, liên quan

lẫn nhau, đòi hỏi phải có sự nhìn nhận toàn diện mới có thể góp phần xây dựng

khoa học về văn học một cách hoàn chỉnh” [110], và “Tiếp nhận văn học là một

24

Page 25: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

mảng lớn của lý luận văn học đang còn để ngỏ. Nếu xem hoạt động văn học bao

gồm hai mảng lớn: sáng tác và tiếp nhận, thì bản thân sự tiếp nhận đã hàm chứa

một nửa lý luận văn học” [110]. Năm 1992, vấn đề tiếp nhận văn học lần đầu được

đưa vào giảng dạy ở bậc phổ thông, bài Các giá trị văn học và tiếp nhận văn học

cũng do Trần Đình Sử biên soạn được in trong sách Văn 12, tập 2. Ông giới thiệu

tiếp nhận văn học thật dễ hiểu như sau: “Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc

hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được

dựng lên bằng ngôn từ, lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái

đẹp, tài nghệ của nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn

văn hóa và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ,

cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật… làm cho tác phẩm từ

một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút. Tiếp

nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn

bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình” (SGK Văn 12, tập 2, NXB Giáo

dục, 1996).

Trong số những nhà nghiên cứu tiếp nhận văn học thì Phương Lựu là người

dành nhiều tâm sức. Năm 1997 ông cho xuất bản giáo trình Tiếp nhận văn học và

tiếp tục khẳng định nó trong các công trình sau đó như Mười trường phái lý luận

phê bình văn học phương Tây hiện đại, Lý luận phê bình văn học phương Tây thế

kỷ XX, Lý luận văn học – văn học – nhà văn – bạn đọc… Chúng ta có thể thấy rằng,

những công trình nghiên cứu của ông đã giới thiệu tổng quan về lý thuyết tiếp nhận

qua nguồn tài liệu tiếng Trung và tiếng Pháp đã giúp người đọc có những khái niệm

cơ sở, rất cần thiết cho việc đi sâu tìm hiểu lý thuyết tiếp nhận văn học trên thế giới,

từ đó, vận dụng vào việc nghiên cứu vấn đề tiếp nhận văn học ở trong nước.

Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết tiếp nhận của các

nhà nghiên cứu trong nước rất có giá trị như các công trình của Trương Đăng

Dung, Đỗ Lai Thúy, Trần Nho Thìn, Lại Nguyên Ân, Huỳnh Như Phương, Lê Thị

Hồng Vân, Đỗ Đức Hiểu, Phùng Văn Nghệ, Nguyễn Trọng Hoàn…

2.3 Chân dung nhà văn Hồ Anh Thái

Hồ Anh Thái sinh ngày 18/10/1960 tại Hà Nội. Ông là người đa tài và gặt hái

được nhiều thành công trong những lĩnh vực khác nhau. Về ngoại giao, Hồ Anh

25

Page 26: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Thái tốt nghiệp đại học ngành Quan hệ quốc tế, sau đó làm việc tại Bộ Ngoại giao

Việt Nam, từng đến nhiều đất nước trên thế giới, đặc biệt là Ấn Độ, Iran, và hiện

nay là phó đại sứ Việt Nam tại Indonesia. Với tư cách một nhà nghiên cứu, Hồ Anh

Thái tốt nghiệp Học viện Hindi của Ấn Độ, sau đó lấy bằng tiến sĩ ngành Đông

phương học. Hồ Anh Thái là một nhà Ấn Độ học, từng giảng dạy và viết sách về

văn hóa Ấn Độ, Ba Tư. Đặc biệt, với tư cách một nhà văn, ông được xem là một

“hiện tượng” của văn học Việt Nam thời hậu chiến. Là một nhà văn với sức viết dồi

dào, và trong suốt gần bốn mươi năm cầm bút, ông lúc nào cũng luôn làm mới

mình để trở thành một trong những gương mặt nổi bật trên văn đàn Việt Nam

đương đại.

Hồ Anh Thái bắt đầu sự nghiệp văn chương từ đầu những năm 1980. Những

truyện ngắn đầu tiên của ông đã gây được sự chú ý của người đọc, tiêu biểu như:

Chàng trai ở bến đợi xe, Nói bằng lời của mình, Mảnh vỡ của đàn ông... Năm

1985, những truyện này được xuất bản trong tập truyện ngắn Chàng trai ở bến đợi

xe. Cũng trong năm này, khi đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, tác

giả cho ra mắt tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo viết về khát vọng hạnh phúc của

những cựu binh nữ trong một lâm trường sản xuất thời hậu chiến vắng bóng người

nam, mở ra ẩn ức của con người, đồng thời cũng chạm đến nhiều vấn đề trong cơ

cấu kinh tế Việt Nam trước giai đoạn đổi mới. Trong các năm 1986, 1989, Hồ Anh

Thái tập trung vào khắc họa chân dung con người trong thời kinh tế thị trường với

các tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng (1986), Trong sương hồng hiện ra

(1989). Từ năm 1988 đến 1994, Hồ Anh Thái sang nghiên cứu và làm việc ở Đại sứ

quán Việt Nam tại Ấn Độ. Thời gian này, tác giả đã viết loạt truyện ngắn về Ấn Độ,

tập hợp lại trong tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước. Những truyện ngắn

này đã lần lượt được người đọc nhiều nước rất hoan nghênh trên báo chí Anh ngữ

tại Ấn Độ, và qua bản dịch ở Pháp, ở Mỹ. K. Pandey, tiến sĩ văn học người Ấn, đã

coi đó là “những mũi kim châm cứu Á Đông đã điểm trúng huyệt tính cách Ấn

Độ”, khiến họ đã “nhìn thấy đúng cái bóng đang quẩn dưới chân mnh” (phần dư

luận tác phẩm Tiếng thở dài qua rừng kim tước). Đề tài Ấn Độ được tác giả trở lại

vào năm 2007 với tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi - một tác phẩm văn

chương thấm đẫm vẻ đẹp của tư tưởng Phật giáo hòa với xúc cảm yêu đương trần

thế. Tác giả đã thành công trong một đề tài đầy thử thách: dựng nên chân dung Đức

26

Page 27: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Phật qua màn sương mù của 26 thế kỷ, cạnh bên chân dung của nàng công chúa

Savitri ôm ấp một tình yêu đơn phương nhưng đầy khát khao nhục cảm. Sau khi rời

Ấn Ðộ nãm 1994, trở về Việt Nam, tác giả thu vào mình cái ngổn ngang của hiện

thực đất nước, viết nên tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế xuất bản vào

năm 1996. Đây là một tiểu thuyết luận đề viết về cái ác, và khả năng để kẻ ác trở

thành người thiện, nhưng không hề khô khan mà gần gũi vì tràn đầy chất liệu từ

cuộc sống. Từ năm 2000 cho đến năm 2010, Hồ Anh Thái được bầu là chủ tịch Hội

Nhà văn Hà Nội và là ủy viên ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Trong

khoảng thời gian này, nhà văn cho ra mắt các tập truyện ngắn trào lộng Tự sự 265

ngày, Bốn lối vào nhà cười, Sắp đặt và diễn và tiểu thuyết hoạt kê Mười lẻ một

đêm. Với các tác phẩm này, Hồ Anh Thái làm mới mình bằng giọng văn “tưng

tửng”, thủ pháp nghịch dị, đem đến tiếng cười sảng khoái cho độc giả và đã tạo nên

diện mạo mới cho văn học Việt Nam đương đại để hòa nhập với khuynh hướng hậu

hiện đại của văn học thế giới. Gần đây, tác giả cho ra mắt các tập truyện ngắn

Người bên này trời bên ấy (2013), tiểu luận Hướng nào Hà Nội cũng sông… Các

tác phẩm của Hồ Anh Thái đa diện, phong phú, luôn luôn đổi mới. Trong khoảng

bốn mươi năm cầm bút, tác giả đã cho ra mắt hơn ba mươi đầu sách, đều là những

tác phẩm “best-seller” trên văn đàn Việt Nam. Có thể nói rằng Hồ Anh Thái là một

trong số ít nhà văn thành công nhất của văn học đương đại Việt Nam.

Nếu so sánh một chút, ta có thể thấy hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái có

nét giống với hiện tượng nhà văn Hồ Biểu Chánh trong giai đoạn văn học đầu thế

kỷ XX. Chúng ta biết Hồ Biểu Chánh là nhà văn Nam Bộ có số lượng tiểu thuyết

vào loại nhiều nhất trong thời kỳ ấy. Nhưng ông không phải là một nhà văn chỉ

sống bằng nghề viết văn. Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung. Ông làm công

chức nhà nước thời Pháp thuộc, với đặc điểm thường phải di chuyển nhiều nơi, tiếp

xúc với người dân ở nhiều vùng quê Nam Bộ, có cơ hội tích lũy vốn sống, vốn văn

hóa. Và đặc biệt, cuộc sống công chức giúp ông hiểu biết sâu sắc cuộc sống và con

người Nam Bộ. Chính những điều kiện này giúp cho Hồ Biểu Chánh viết được

nhiều và truyện của ông được người dân Nam Bộ ưa chuộng. Con người công chức

và con người văn chương không mâu thuẫn mà hỗ trợ cho nhau, tạo thành một Hồ

Biểu Chánh đa tài được nhiều người yêu mến. Tác phẩm của ông không giống như

phần nhiều tác phẩm cùng thời, nổi lên rồi chìm vào quên lãng, mà nó sống mãi cho

27

Page 28: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

đến tận ngày nay và không chỉ người dân Nam Bộ mới biết đến. Nhiều tác phẩm

của ông được chuyển thể thành phim và càng đọc tiểu thuyết của ông, người ta

càng thấy ngạc nhiên, thích thú. Cũng giống như Hồ Biểu Chánh, Hồ Anh Thái

cũng có hai thân phận nổi bật như thế. Được đào tạo bài bản để trở thành một công

chức công tác ở Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhưng Hồ Anh Thái lại là một nhà văn

chuyên nghiệp và sáng giá bậc nhất Việt Nam hiện nay. Đọc tác phẩm của ông, ta

sẽ thấy, chính con người công chức đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã giúp cho con người

văn chương Hồ Anh Thái có thêm nhiều tư liệu quý giá để viết văn. Chính vì thế

mà tác phẩm của Hồ Anh Thái ngồn ngộn sức sống, mang đậm hơi thở của nhịp

sống đương đại. Đặc biệt là giọng điệu “nhại thị dân” kết hợp với sự hài hước,

châm biếm hết sức thông minh của một nhà văn có vốn văn hóa, tri thức rộng lớn

và sâu sắc khiến người đọc say mê. Mỗi tác phẩm của ông ra đời đều được người

đọc đón nhận nồng nhiệt. Người ta thích thú chờ đợi những tác phẩm tiếp theo và

hy vọng rằng, giống như Hồ Biểu Chánh, Hồ Anh Thái ít nhất cũng tặng cho đời

hơn sáu mươi tiểu thuyết (chưa kể truyện ngắn cũng là sở trường của nhà văn này,

và những thể loại khác).

Lê Minh Khuê viết trong bài Người còn đi dài với văn chương như sau: “Hồ

Anh Thái viết khi còn là sinh viên. Ngày ấy thấy một cậu trắng trẻo rụt rè đưa đến

tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng, ý thức của người ta lúc ấy còn ngập

ngừng giữa những ngây ngô của thời cũ và sự tò mò với thời mới, giữa mất tự do

mà không có ý thức và sự vươn xa làm chủ bản thân. Văn chương khi ấy còn đầy

những sáo mòn, đầy khuôn phép. Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái làm tôi ngạc nhiên.

Tác giả đã tìm ra trong đời sống có những bóng ma, có quỷ dữ. Và những nhân vật

ma quỷ khống chế đời sống theo quan niệm cũ, trở thành những nhân vật của tương

lai” [59]. Nhà văn Lê Minh Khuê còn đặc biệt chia sẻ những cảm nghĩ của mình về

Hồ Anh Thái, nhà văn trẻ trong thời kỳ đầu mới sáng tác: “Có cái hay, cái trung

bình, nhưng vì còn quá ít tuổi, ai có thể dửng dưng lạnh lùng và thờ ơ để làm chủ

ngòi bút như người lành nghề bây giờ. Phong cách tiểu thuyết của Thái hầu như mở

đầu và chững chạc trong Người và xe chạy dưới ánh trăng từ những năm đầu thập

kỷ 1980” [59]. Lê Minh Khuê cũng cho rằng Hồ Anh Thái càng viết càng lên tay,

những tác phẩm về sau của nhà văn càng trở nên sắc sảo, già dặn. Cũng qua những

chia sẻ này, người đọc có thể hiểu thêm phần nào về cuộc đời và con người một

28

Page 29: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

nhà văn sống trầm lặng và kín đáo, không thích thể hiện và “ngại” đứng trước đám

đông.

Còn trong bài viết Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái, Anh Chi chia sẻ:

“Chúng tôi trở thành bạn văn khi Hồ Anh Thái đang là sinh viên, một tình bạn có

vẻ là vong niên vì Thái kém tôi hơn mười tuổi, lại như tình bạn cùng trang lứa, bởi

chúng tôi trò chuyện tâm sự không hề có sự gián cách gì. Hồi đó, Hồ Anh Thái có

phần gầy yếu so với thanh niên cùng tuổi, tính tình khiêm nhường, nhưng rất chịu

nghĩ ngợi về chuyện đời, và đọc rất nhiều, như một con mọt sách” [11]. Anh Chi

cũng cho biết, “ngay từ thời thơ ấu, Hồ Anh Thái đã biết về nông thôn, đã chứng

kiến máy bay Mỹ dội bom xuống xóm làng, thấy lửa cháy và những cái chết.

Những ấn tượng đầu đời này thực sự sâu đối với một người sau này trở thành nhà

văn” [11]. Thêm một người đọc nữa cho chúng ta hiểu hơn về nhà văn Hồ Anh

Thái với những dấu ấn lịch sử đã để lại trong những trang viết của ông. Bài viết của

Anh Chi như một nhật ký tâm sự về một tình bạn trầm tĩnh nhưng sâu bền, đúng

như tính cách của Hồ Anh Thái, lặng lẽ mà thủy chung.

Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc thì

viết: “Ðọc Hồ Anh Thái, tôi thường băn khoăn: đâu là yếu tố giúp cây bút này sung

sức đến thế. Hầu như tác phẩm nào của anh xuất hiện cũng được tìm đọc. Ðiều này

có giá của nó. Hồ Anh Thái đã lao động cật lực trên từng con chữ với tư cách một

nhà văn chuyên nghiệp, và, với một vốn văn hóa dày dặn, anh không rơi vào tình

trạng tự thỏa mãn mà luôn tìm cách bứt phá trên cơ sở kiến tạo những kiến trúc mới

mẻ, táo bạo. Người văn ấy, vì nỗi đắm đuối văn chương, cứ thấp thoáng đâu đó rồi

lại nhanh chóng trở về với nỗi cô đơn của mình trước trang giấy” [21]. Thật là

những nhận định xác đáng về Hồ Anh Thái. Phải thân thiết và hiểu lắm, đọc nhiều

lắm thì Nguyễn Đăng Điệp mới có những lời nhận định chính xác và chứa đựng

tình cảm sâu sắc về nhà văn này như thế.

Thiên Ý trong bài Nhà văn Hồ Anh Thái: Một mình qua đường lại chia sẻ

những thông tin ở khía cạnh khác về Hồ Anh Thái: “Người đàn ông này không

thuộc về bất cứ đám đông nào. Và dường như anh không có thú vui nhậu nhẹt. Có

người nói anh yêu vẻ cô đơn đẹp đẽ của mình. Anh như một hòn đá chìm trong

lòng suối sâu, phải ngắm rất lâu ngày nước lặng mới gặp. Nhưng chỉ cần mỗi tác

29

Page 30: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

phẩm mới của anh xuất hiện, ngay lập tức có những dư luận trái chiều. Người khen

cũng nhiều, kẻ chê cũng lắm. Nhưng tuyệt nhiên không có những lời nổi đóa hay

thanh minh. Im lặng sống. Im lặng viết. Một mình. Chỉ có những con chữ xôn xao”

[162]. Và: “Hồ Anh Thái sống một mình trong căn nhà nhỏ, lối đi vào phải dắt

khéo mới được một chiếc xe. Anh hiếm khi mời ai về nhà. Có thể coi đó là “tổ

kén”, hoặc là “nơi trú ẩn” của anh. Căn nhà nhỏ, các lối đi âm u, đường lên cầu

thang lành lạnh, chiếu nghỉ là chỗ xếp đầy giá và chân nến. Anh sống trọn vẹn trên

căn gác, với bốn bề là sách và băng đĩa. Sách tiếng Anh, sách Ấn Độ nhiều. Mảng

đồ sộ là sách văn hóa Ấn Độ, trong đó của nả khá lớn là những cuốn thơ cổ Ấn Độ.

Và những cuốn sách của anh, cả tiếng Việt, cả tiếng Anh được xếp gáy đều tăm tắp.

Trước tivi là một rổ đĩa phim cực lớn… Không ai biết Hồ Anh Thái vui hay buồn

với cuộc sống ấy. Chỉ biết rằng anh đã ở đó, tĩnh tại như thế trong nhiều năm, sống

và viết, tác phẩm ra đều đặn, tác phẩm nào cũng xôn xao” [162]. “Những ngày tết,

anh thường trốn đi đâu đó một mình. Anh nói, cảm giác một mình ở một nơi xa lạ,

không quen biết ai, tự mình tìm hiểu và sống trọn vẹn với chính mình là một cảm

giác không tồi” [162]. Với những người yêu văn, ít nhiều đều muốn biết đôi điều về

tác giả của những cuốn sách mà mình yêu thích. Những người thích văn Hồ Anh

Thái, họ tương đối “thiệt thòi”. Nên những chia sẻ của Thiên Ý là những tư liệu

quý với những người muốn biết thêm về nhà văn này. Đây không phải là sự tò mò

tọc mạch, mà chỉ là những quan tâm đến một nhà văn mà mình ngưỡng mộ, yêu

quý.

Văn Thành Lê trong bài Những khúc rời trong trí tưởng về nhà văn Hồ Anh

Thái cũng nhận định: “Hồ Anh Thái là một trong số ít nhà văn luôn chủ động tránh

chỗ đông người. Những năm gần đây, việc ra mắt sách, tổ chức giao lưu ký tặng

độc giả trở thành chuyện thường ngày ở phố, với phong phú cung bậc và đa dạng

sắc thái. Đậm đà thâm sâu bàn chuyện nghề viết, có. Ồn ào lấp lánh kiểu showbiz,

có. Riêng Hồ Anh Thái ở ngoài những lao xao kiểu này” và “Cảm giác như Hồ Anh

Thái muốn giữ khoảng trống/ khoảng cách nhất định giữa mình với người đọc. Đấy

là khoảng cần thiết để chính tác phẩm của ông “điền vào chỗ trống” ấy. Hay nói

cách khác, Hồ Anh Thái muốn để tác phẩm chia sẻ, không nhất thiết bản thân phải

“nhiều lời”. Chính vì vậy độc giả biết tác phẩm Hồ Anh Thái nhiều hơn là biết về

con người ông” [124].

30

Page 31: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Nghiêm Lương Thành trong bài Người không chịu cũ viết: “Hồ Anh Thái là

một trong số những người nặng lòng trăn trở trước hiện trạng ngôn ngữ Việt, cả

trong văn học lẫn đời sống xã hội” [125]. Nghiêm Lương Thành cũng nêu cảm

nhận: “Trong văn học, Hồ Anh Thái dường như không giống ai, ông là một trong

số rất ít người đã thành danh ngay ở giai đoạn đầu, khi mới bước vào văn nghiệp”

[125]. Cũng theo người đọc này, Hồ Anh Thái ở trong nước được đánh giá như một

hiện tượng văn học, còn trên văn đàn quốc tế, sách của ông được dịch ra nhiều thứ

tiếng và tên tuổi của ông đã được ghi nhận trong một số từ điển tác gia văn học thế

giới và khu vực châu Á, như Từ điển tiểu sử văn học của Nhà xuất bản Mỹ Gale -

Cengage Learning. Nghiêm Lương Thành còn nhận định thêm: “Trời ban cho ông

một năng lực cảm, một tài năng, một sức viết dồi dào và ông đã viết như thực hiện

một cái nghiệp vậy. Ông sinh ra để đi, để thấy, để nghe, để cảm, để viết. Nói vậy

thì cuối cùng đó là họa hay phúc? Điều này thì chắc chắn: dù có là họa thì cũng là

cái họa đáng để cho những tấm lòng nhân ái và rộng mở nhất mỉm cười. Với văn

học, ông là người tận tụy. Tận tụy đúng nghĩa, tận tụy với từng con chữ, từng dấu

chấm dấu phẩy” [125].

Trong cuộc nói chuyện Hồ Anh Thái - Những câu chuyện trên đường, Hà

Anh cho biết: Nhà văn Lê Minh Khuê bày tỏ sự trân trọng cách biên tập của Hồ

Anh Thái, luôn xuất phát từ lương tâm nghề nghiệp, thậm chí có lúc còn khó tính

hơn cả Nguyễn Tuân. Là một người trong nhóm bạn chơi thân và cùng tên với nhà

văn, nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái vẫn tỏ ra khá ngạc nhiên khi đọc cuốn

sách mới của Hồ Anh Thái, nhất là những chi tiết mà bà cho rằng Hồ Anh Thái

chưa từng trải nghiệm, những chuyện chỉ có đàn bà mới biết đến độ “cụ thể như

một con mẹ buôn dưa lê”. Bà cũng cho rằng Hồ Anh Thái là một trong những nhà

văn ứng xử tử tế với chữ. Cũng từ buổi trò chuyện này, mặc dù vắng mặt tác giả

nhưng đã có rất nhiều độc giả và đồng nghiệp tới tham dự. Buổi trò chuyện đã phần

nào vẽ lên chân dung con người và tác phẩm Hồ Anh Thái. Nhà phê bình Hoài

Nam đã gọi Hồ Anh Thái là nhà văn đương đại hàng đầu Việt Nam. Nhà thơ Anh

Chi thì cho rằng nhà phê bình Hoài Nam nói thế vẫn còn “rón rén”, theo ông, với

Hồ Anh Thái, nên dùng chữ: nhà văn lớn đương đại của Việt Nam. Hà Anh cũng

nhận định: “Nghĩ về cái tài, cái nội năng văn học, khối lượng tác phẩm đồ sộ, tính

vị tiến bộ xã hội... và cái tâm văn, cái đức văn của ông, cũng như được đông đảo

31

Page 32: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

độc giả, bạn văn, bạn báo nể trọng, thiết tưởng, nhà thơ Anh Chi nói thế cũng

không quá lời” [2].

Người đọc Nguyễn Vinh thì nhận xét: “Hồ Anh Thái cũng là nhà văn của

hàng chục tiểu thuyết, tập truyện ngắn, tiểu luận văn chương có phong cách và

giọng điệu riêng. Ông có nhiều tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Với ông, để một tác phẩm văn học trong nước được “xuất khẩu”, trước hết, nó phải

gây sự chú ý ở nước sở tại; đó phải là tác phẩm đi sâu vào tâm lý cá nhân để chạm

đến tính nhân loại” [159].

Hoàng Sa trong bài Để có tình yêu lớn thì phải học viết: “Nếu vào năm 1978,

chàng sinh viên Đại học Ngoại giao Hồ Anh Thái không bỗng dưng cầm bút viết

truyện ngắn đầu tiên Nói bằng lời của mình thì sau này, văn học Việt Nam đã

không có một nhà văn rất đặc biệt. Hồ Anh Thái không hề “lơ mơ”/“nghệ sĩ” trong

cuộc sống mà luôn có một thời khóa biểu khá “cứng”, giờ nào việc ấy. Có thể chính

nhờ sử dụng thời gian một cách nghiêm cẩn như thế nên danh sách tác phẩm của

anh thường xuyên được bổ sung. Cảm hứng của anh luôn được huy động khi ngồi

vào bàn làm việc, không phải ở những chốn trà lá, cà phê, quán nhậu. Nhưng không

vì thế mà Hồ Anh Thái ít bạn mà ngược lại, anh luôn có nhiều bạn, cả theo danh

sách “tự chọn” lẫn danh sách “được chọn”. Nếu ai đó dù chưa quen biết gởi cho Hồ

Anh Thái một bản thảo và nhờ biên tập, dù là bản thảo tiểu thuyết dài, anh cũng

không nề hà để ngồi làm công việc tỉ mẩn chẳng mấy ai biết tới ấy. Chỉ vì anh

muốn có thêm những tác giả mới, những tên tuổi mới. Có lẽ “bản năng” này đã

khiến Hội Nhà văn Hà Nội nơi Hồ Anh Thái là chủ tịch hai nhiệm kỳ trở thành một

ngôi nhà vui vẻ, đầm ấm mà nhiều người cầm bút muốn vào. Hẳn rằng bởi Hồ Anh

Thái luôn tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong công việc, đúng như một con

người luôn muốn cống hiến nhiều nhất qua lao động, mà với anh, đó là lao động

nhà văn” [108].

Nguyễn Tham Thiện Kế trong bài viết Người đứng sau cánh gà mang hoa

đào trên phố (Tiền Phong cuối tuần 2007) cho rằng: “Nhiều lúc tôi cứ tự mình chủ

quan sắp đặt thứ bậc trong văn học Việt đương đại. Tất nhiên tôi chỉ dám sắp đặt

những người thuộc về thế hệ tôi, thế hệ trưởng thành sau 1975. Và vị trí của Hồ

Anh Thái xét đi xem lại bao giờ cũng ở những vị trí quan trọng nhất, bởi sự ảnh

32

Page 33: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

hưởng của bề dày văn chương, sự ảnh hưởng cộng hưởng trong giới sáng tác văn

học. Hồ Anh Thái nổi tiếng trong giới văn chương ở trong nước và nước ngoài

nhiều hơn là trong công chúng. Tác phẩm nào của Hồ Anh Thái cũng kén bạn đọc,

nó đòi hỏi bạn đọc phải cập đến mức độ nào đó. Thương hiệu HOANHTHAI đã tạo

ra thứ văn phong thiên về chiều dương, hơi căng, đẹp, hiện đại, chuẩn xác, giữa

mỗi câu bao giờ cũng còn một khoảng trống dành cho người đọc. Và nhất là tính

hấp dẫn thì không bao giờ thiếu. Đã đọc thì phải đọc kỳ hết. Mệt thì lên gân mà

đọc. Kỹ thuật dụng tiếng Việt hoàn hảo đến nghệ thuật. Chỉ tiếc rằng tôi không đủ

khả năng để nói nhiều hơn về văn phong của Hồ Anh Thái. Nhiều cây bút trẻ đang

bị lối viết Hồ Anh Thái chi phối. Đây không biết có phải điều hay hay không hay

của văn chương?” [56].

Về cuộc đời và con người nhà văn Hồ Anh Thái, chúng ta khó tìm thấy một

tài liệu nào nói đầy đủ, chi tiết về ông. Vì nhà văn cho rằng: “Đời sống riêng chính

là tài sản riêng. Là báu vật. Chỉ người trong nhà với nhau mới có thể được dùng

chung thứ tài sản này. Chỉ trong một phạm vi hẹp mới được quyền chia sẻ. Trân

trọng gìn giữ thứ tài sản riêng ấy cũng đem lại cho người ta một niềm hạnh phúc,

đích thực” (Tiểu luận Tài sản riêng, Lang thang trong chữ, NXB Trẻ, 2016). Vì

vậy, qua những chia sẻ, tâm tình của những người quen biết và yêu mến nhà văn,

chúng ta mới có được những nét hình dung về nhà văn này, một nhà văn tài năng

mà lại sống thầm lặng khiêm tốn rất mực.

2.4 Tác phẩm của nhà văn Hồ Anh Thái

Theo những vài viết, công trình nghiên cứu mà chúng tôi thống kê được, có

thể thấy rằng, một số tác phẩm Những cuộc kiếm tìm, Mai phục trong đêm hè… là

những tác phẩm ít được dư luận hiện nay nhắc đến mà cũng không thấy tác giả cho

in lại như những tác phẩm khác. Còn những tác phẩm còn lại đều được người đọc

đặc biệt chờ đợi và quan tâm, được các nhà xuất bản in lại nhiều lần. Hầu như tác

phẩm nào cũng được báo chí, các công trình nghiên cứu văn học điểm danh.

Phạm Thị Thanh Hoài trong Tiểu luận văn học của Hồ Anh Thái, (Luận văn

thạc sĩ, ĐH Vinh, 2014) cho biết: Sáng tác đầu tay là truyện ngắn Bụi phấn (1978)

đã gây được ấn tượng với độc giả bởi cách viết già dặn so với tuổi đời mười tám

của tác giả. Với niềm đam mê nghệ thuật và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật,

33

Page 34: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

“vật lộn với từng con chữ”, Hồ Anh Thái đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị và

ông đã tạo cho mình một vị trí trong nền văn xuôi đương đại.

Văn Thành Lê viết trong bài Những khúc rời trong trí tưởng về nhà văn Hồ

Anh Thái như sau: “Lần đầu tiên tôi “chạm” vào nhà văn Hồ Anh Thái là qua tiểu

thuyết Phía sau vòm trời, rồi đến Vẫn chưa tới mùa đông, hai cuốn sách còn dính

bùn đất, hậu quả của cơn đại hồng thủy năm 1999 ở Huế. Đọc hết thì biết cuốn

trước được Hồ Anh Thái viết năm 1982, cuốn sau viết năm 1984. Nhà văn sinh

năm 1960, như vậy ông hoàn thành hai cuốn tiểu thuyết này vào thời điểm còn rất

trẻ, 22 và 24 tuổi. Tôi đọc Phía sau vòm trời và Vẫn chưa tới mùa đông thời sinh

viên. Ấn tượng còn đọng lại là những con người trẻ, sinh viên trẻ, tếu táo, năng

động, thông minh, có thể quậy tung trời nhưng khi cần vẫn đầy lịch lãm và tự trọng,

đầy hoài bão ý chí khẳng định mình với cuộc đời. Và nhất là, lãng mạn trong tình

yêu thì có thừa. Có lẽ bây giờ Hồ Anh Thái không muốn nhắc đến hai tiểu thuyết

này nữa. Bằng chứng là ông cho tái bản khá nhiều tác phẩm trước đây, nhưng

không thấy hai tiểu thuyết này... Và đặc biệt Tiếng thở dài qua rừng kim tước đã

khiến cho không ít người đọc, dĩ nhiên có tôi, cảm giác day dứt, bàng hoàng ám

ảnh mãi về thân phận người đàn bà Ấn Độ” [124]

Lê Minh Khuê nhận định về tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế như

sau: “Mạch truyện liền tù tì những cái chết, sự trả thù, nhưng xen vào đó là ngôn

ngữ người Việt hôm nay. Không lôi thôi lòng thòng. Chi tiết cô đặc và đắt. Nhân

vật của cuốn sách này có hình ảnh đường nét. Nhân vật đi lại có động có tĩnh không

nhạt nhòa trộn lẫn. Cuốn tiểu thuyết viết như là thiên về kỹ thuật nhưng để nhớ và

hình dung ra nhân vật lại phải xuất phát từ trí tưởng tượng và cảm hứng sáng tạo”

[59].

Đỗ Ngọc Yên trong bài Người thích đi “chệch đường ray”? đã viết: “Đọc kỹ

những trang văn của Hồ Anh Thái, nhất là cuốn Cõi người rung chuông tận thế thì

thấy rằng đích thị đây là “sự phẫn nộ của lý trí”, chứ không phải là “lý trí của sự

phẫn nộ”. Sự “tưng tửng” trong giọng kể của Hồ Anh Thái chứng tỏ anh đã vượt

qua được xúc cảm ban đầu. Anh biết dồn nén những xúc cảm đó đến mức buộc lý

trí phải tự nói ra những gì cần phải nói. Qua những trang văn, người ta thấy Hồ

Anh Thái có một cái đầu rất lạnh và một trái tim rất nóng. Chính vì thế những chi

34

Page 35: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

tiết, hình tượng, cảnh huống giả tưởng được anh hư cấu, mà người đọc vẫn thấy

như thật 100%, bởi lẽ những chi tiết, hình tượng, cảnh huống ấy đã được anh cân

nhắc rất công phu, nghiêm túc và có tính chuyên nghiệp cao. Nói một cách chính

xác hơn văn Hồ Anh Thái là thứ văn đọc để nghĩ, chứ không chỉ đọc để thích thú,

vỗ đùi đánh đẹt một cái” [163].

Thi Thi viết trong “Chuyện đời sinh động” như sau: “SBC là săn bắt chuột

không phải dòng văn học "fantasy" (kỳ ảo) như một số cây bút trẻ đang theo đuổi.

Đó là một tiểu thuyết miêu tả hiện thực với ngồn ngộn chuyện đời, ở các lĩnh vực.

Từ chuyện buôn đất, làm sân golf, phá biệt thự cổ, ma túy đến chuyện xã hội đại

gia và chân dài, nữ doanh nhân ham việc quên lấy chồng… và rất nhiều chuyện bi

hài của các giới nghề nghiệp. Phải nói là những chuyện ấy không hoàn toàn mới,

nhưng nó được tái hiện với những màu sắc mới. Có cảm giác như Hồ Anh Thái đã

hết sức nhạy bén để thu vào những sự kiện thời sự” [128].

Thiên Nguyên viết: “Quyển sách nói về cuộc đời một con người nhưng đủ

sức đại diện cho cả một thế hệ với nhiều biến động. Tiểu thuyết mới nhất của anh,

Những đứa con rải rác trên đường là một tác phẩm thú vị, hài hước và độc đáo.

Điểm đặc biệt của tác phẩm này là ở cấu trúc khác biệt của nó. Hồ Anh Thái đã chú

thích ngay ở bìa sách: Một tiểu thuyết = Ba truyện dài. Ba truyện dài với nhiều

nhân vật để nối thành một tiểu thuyết dài hơi nhưng nếu tách riêng thì chúng vẫn là

ba tác phẩm hoàn chỉnh. Những đứa con rải rác trên đường được xem là một thể

nghiệm mới trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Quyển sách không nặng nề dù kể

nhiều về chiến tranh và thời kỳ đổi mới của đất nước. Những câu chuyện ấy qua

ngòi bút của Hồ Anh Thái đã trở nên nhẹ nhàng, hóm hỉnh đến cười ra nước mắt.

Có thể nói, Hồ Anh Thái là một nhà văn chuyên nghiệp với bút lực dồi dào. Anh có

một nhân sinh quan đặc biệt nhạy cảm để giúp tái hiện những câu chuyện đời

thường theo một cách rất riêng, rất khác. Đặc biệt, sự hài hước châm biếm trong

văn của anh mang lại sự nhẹ nhàng, cuốn hút độc giả lật từng trang sách để theo

hành trình một đời người dài đằng đẵng” [97].

Lê Đức trong bài viết Năm cuốn sách "làm mưa làm gió" trên văn đàn của

Hồ Anh Thái, đã liệt kê và đánh giá nguyên nhân “làm mưa làm gió” của năm tác

phẩm của Hồ Anh Thái. Đó là những tác phẩm: Những đứa con rải rác trên đường,

35

Page 36: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Đức Phật, nàng Savitri và tôi, SBC là săn bắt chuột, Dấu về gió xóa, Người và xe

chạy dưới ánh trăng. Đây là những tác phẩm nổi nhất, thể hiện dấu ấn tác giả đậm

nét. Lê Đức nhận xét đó là những tác phẩm văn học có cấu trúc nghệ thuật tương

đối lạ. Cách kể chuyện của Hồ Anh Thái cực kỳ cuốn hút, hài hước mà thâm thúy.

“Người đọc gần như phải đọc từ đầu đến cuối vì không thể bỏ qua một chi tiết nào,

dẫu rằng những chi tiết đó có thể không quá đắt giá. Nhà văn Hồ Anh Thái quả

thực đã làm được cái điều mà không phải ai cũng làm được” [22]. Nói về tác phẩm

Đức Phật, nàng Savitri và tôi, Lê Đức cho rằng: “Không phải là một cuốn tiểu

thuyết về tôn giáo, cũng không hẳn là muốn cuốn tiểu thuyết viết về địa lý, lịch sử

hay du lịch. Tác phẩm này đơn giản là một cuốn sách hàm chứa nhiều giá trị văn

hóa và điều quan trọng đó là một câu chuyện kể từ đầu đến cuối với đầy độ tin cậy

và cũng lắm dẫn chứng thú vị. Câu chuyện được kể cuốn hút tới mức nhiều người

đã coi cuốn sách là một nguồn cảm hứng trên hành trình khám phá văn hóa Đông

phương nói chung và Ấn Độ nói riêng” [22]. Còn đối với tiểu thuyết SBC là săn bắt

chuột, tác giả này nhận định như sau: “Khi đọc xong nhiều người đã phải thốt lên

rằng, Hồ Anh Thái là người sở hữu đôi cánh hiện thực huyền ảo. Cách viết tiểu

thuyết cực kỳ lạ, cách xây dựng câu chuyện cũng chẳng giống ai, tác giả đã khiến

người đọc phải nghĩ khi kết thúc trang cuối cùng của cuốn sách” [22]. Riêng tác

phẩm Dấu về gió xóa lại là một tác phẩm cuốn hút từ không gian nghệ thuật cho

tới mạch văn. “Cuối cùng là, khi nhắc đến vị trí của Hồ Anh Thái trong nền văn

học Việt Nam đương đại, không thể không nhắc đến Người và xe chạy dưới ánh

trăng. Chính tác phẩm này đã góp phần không nhỏ để Hồ Anh Thái đứng vững trên

văn đàn. Những nhân vật trong tác phẩm Người và xe chạy dưới ánh trăng có điểm

chung là tính cách đa dạng, sở hữu chiều sâu tâm lý và nhân cách cũng cực kỳ phức

tạp. Thế nên mới đọc cuốn sách này, nhiều người cảm thấy khó hiểu nhưng khi đã

hiểu rồi thì thấy cuốn hút một cách lạ thường” [22].

Anh Chi nhận xét về tác phẩm Người đàn bà trên đảo như sau: “Nhà văn hai

mươi lăm tuổi đã viết về một vấn đề xã hội khá đặc biệt ở nước ta sau chiến tranh”,

“đề cập những chấn thương về thể chất và tinh thần của những người phụ nữ đi qua

cuộc chiến tranh”, “Bút pháp mới mẻ của Hồ Anh Thái có được thật tự nhiên, như

trong hồn trong máu, trong tư duy của anh nó đã vậy” [11].

36

Page 37: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Hoài Nam viết: “Với tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, Hồ Anh Thái đã

làm được một sự khác – trên mặt bằng văn học đương thời. Trước hết là một cốt

truyện lạ, đầy chất huyễn tưởng…” [84].

Xuân Cang viết về tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng: “Cuốn tiểu

thuyết hầu như không có cốt truyện để kể lại được, nó thu hút người đọc bằng một

hương vị riêng, kín đáo của những chi tiết, những mảnh đời, quá khứ và hiện tại

đan xen” [10].

Nguyễn Vĩnh Nguyên nhận xét về tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế

như sau: “Trong bức bối không gian và thời gian cuốn tiểu thuyết, luôn văng vẳng

một hồi chuông cảnh tỉnh sâu sắc. Hồi chuông ấy đã vọng thẳm tâm hồn người đọc

thời hiện đại theo cách của nó” [93].

Với tác phẩm Mười lẻ một đêm, Nguyễn Thị Minh Thái lại viết: “Những

nhân vật… đều là những biếm họa vẽ nhanh của tác giả, xem ngay thấy thích thú,

còn để đọng lại như những nhân vật cá thể hóa, thì có lẽ đòi hỏi tác giả phải dụng

công nhiều hơn, hoặc phải dụng công theo cách khác” [119]. Còn Hoài Nam thì

nhận xét nhân vật trong tác phẩm này “mang đậm chất nghịch dị” [83].

Nguyễn Thị Thu Huệ nói chuyện với Phạm Xuân Nguyên: “ Khi Sắp đặt và

Diễn ra đời, một nhà báo có nói với Hồ Anh Thái và chúng tôi bên bàn cà phê: chắc

chắn sự giễu nhại, chòng ghẹo, chế nhạo của Hồ Anh Thái làm rất nhiều người bực

tức. Rất nhiều người ngày đêm mong Hồ Anh Thái sẽ mải mê với công việc ngược

xuôi hết Bộ Ngoại giao, chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, ủy viên Ban Chấp hành Hội

Nhà văn Việt Nam... đến mức có một ngày gác bút. “Điếu văn” đọc cho sự gác bút

đó có câu: từ rất lâu rồi, anh luôn làm cho chúng ta khó chịu. Bỗng có một ngày

anh chợt làm cho chúng ta dễ chịu, đấy là ngày hôm nay” [48].

Ngô Văn Giá chia sẻ: “Đọc Lang thang trong chữ, chúng ta thấy được rằng

Hồ Anh Thái không chỉ là một người yêu chữ, quý chữ, mà anh còn nể chữ và sợ

chữ. Với tư cách một người làm việc với chữ nghĩa, nhà văn đã rất cẩn trọng. Hồ

Anh Thái đã giúp cho những người viết trẻ ý thức được những vấn đề về nghề

nghiệp, câu chữ và giọng điệu" [103]. Cũng theo Ngô Văn Giá, Tự kể và Lang

thang trong chữ không chỉ đơn thuần là những cuốn sách. Chúng là những sản

phẩm của quá trình lao động nghiêm túc với câu chữ. Ở đó, ta bắt gặp một con

37

Page 38: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

người đa tài, uyên bác, thông minh nhưng lại rất khiêm tốn khi nói về mình. Tự kể

tái hiện quãng đời từ lúc niên thiếu cho đến khi trưởng thành của nhà văn. Kỷ niệm

những lần cùng gia đình đi sơ tán xuống Phủ Giày - Nam Định, ước mơ trở thành

họa sĩ, những năm tháng say mê học đàn… tất cả đều được Hồ Anh Thái kể bằng

một giọng văn dí dỏm và hài hước. Khác hẳn với văn phong sâu lắng, giàu triết lý,

pha chút giễu nhại mà người đọc vẫn quen thuộc lâu nay. Lang thang trong chữ là

tập tiểu luận dày hơn 300 trang, tập hợp hơn 40 mươi bài viết của tác giả. Mỗi bài

viết là một nỗi niềm riêng của nhà văn trong cuộc hành trình với chữ nghĩa và văn

chương. Không chỉ nói về chuyện viết văn, sáng tác; trong cuốn sách này Hồ Anh

Thái còn đề cập nhiều vấn đề khác của văn học như: dịch thuật, in ấn, xuất bản.

Nhà văn đã đặt nó trong một cái nhìn đa chiều về văn hóa.

Nói về tác phẩm Tự kể, PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: “Hồ Anh

Thái là một người viết hồi ký thông minh, biết kể như thế nào là đủ. Bởi nhà văn đã

dùng chính ngòi bút của mình để kể chuyện đời mình. Bằng một giọng văn trong

trẻo, hồn nhiên và dí dỏm, Tự kể cho tôi cảm giác giống như khi đọc tác phẩm thiếu

nhi nổi tiếng Hoàng tử bé” [103]. Tự kể không chỉ là cuốn hồi ký để chúng ta hiểu

thêm về cuộc đời nhà văn. Tác phẩm còn là nguồn tư liệu để người đọc hiểu thêm

về bối cảnh đất nước ở một giai đoạn lịch sử.

Phạm Xuân Thạch trong bài Hồ Anh Thái có sợ giải thiêng? đã phê bình khá

gay gắt về tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi [114]. Để phản bác ý kiến của

Phạm Xuân Thạch, Thi Hà viết bài Xin đừng ảo tưởng và định kiến chỉ ra những ưu

điểm lớn của tác phẩm và cho rằng ông Thạch đã thiếu khách quan và không thực

sự hiểu biết khi viết bài phê bình trên [30].

Khi chúng tôi hỏi về những đánh giá của người đọc Phạm Xuân Thạch và

Thi Hà, Hồ Anh Thái đã trả lời rất thông minh và hết sức thuyết phục: “Văn

chương có khi giống như ẩm thực. Có người chỉ cần nhìn thấy món tôm là dị ứng.

Nhưng phần nhiều người dị ứng tôm đều hiểu một cách thực tế rằng mình không ăn

được thì vẫn có nhiều người khác ăn. Còn một ít người bị dị ứng thì chọn cách chê

món tôm, mong muốn nhiều người cũng xa lánh món tôm như họ, và thực tế là

mong muốn ấy cũng khó được hưởng ứng. Đấy là kiểu tâm lý hoàn toàn có thể hiểu

38

Page 39: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

được” (Bài trả lời phỏng vấn của Hồ Anh Thái do Nguyễn Thị Thảo thực hiện,

phần phụ lục của luận văn này).

Còn Cao Việt Dũng (Nhị Linh Blog) cũng là một trong số ít những người đọc

không đồng tình với tác phẩm SBC là săn bắt chuột. Chính tác giả cuốn tiểu thuyết

SBC là săn bắt chuột đã giải thích cho chúng tôi hiểu rằng: “Nhị Linh (Cao Việt

Dũng) đã lấy cái chủ quan của mình mà nhận xét. Chủ quan, vì anh ta có thể cũng

biết một vài người có thật mà tác giả đã mượn chi tiết. Nhưng những người đọc

không ở Hà Nội, không quen những người kia như anh Dũng, người ta có lợi thế

hơn, ấy là được khách quan khi nhìn các nhân vật của tiểu thuyết này. Xưa nay đều

thế, những người ở xung quanh nhà văn luôn nghĩ rằng nhà văn lấy chuyện đời

người quen ra mà viết. Một nhà văn Mỹ thì nói với tôi: Mọi người ta gặp đều có ích

cho sự viết, gặp người tốt thì có thêm một người bạn, gặp người không tốt thì được

thêm một nhân vật cho trang viết. Mà anh Dũng cũng thiếu căn bản trong kiến thức

lý luận văn học về xây dựng nhân vật, cũng không hiểu kỹ thuật của người sáng

tác. Nhân vật ấy có mười tính cách thì chỉ có một tính cách là mượn của cái gọi là

“nguyên mẫu”, chín tính cách khác là do tác giả tổng hợp bằng thao tác hư cấu văn

chương. Ngay cả những nhân vật ở hành tinh xa lạ trong phim Avatar thì cũng phải

mượn những tính cách của con người có thật ở thế giới của chúng ta. Nhưng người

xem phim chẳng quan tâm James Cameron đã mượn chi tiết của người quen nào để

xây dựng nhân vật, người xem ở Việt Nam xa xôi lại càng chẳng có điều kiện để

mà "suy ngược". Họ chỉ cần thấy việc nhân vật ấy được xây dựng thành một thực

thể hoàn chỉnh, nó cho người ta những kinh nghiệm nào và gửi tới thông điệp gì”

(Bài trả lời phỏng vấn của Hồ Anh Thái do Nguyễn Thị Thảo thực hiện, phần phụ

lục của luận văn này).

Cũng như trong cuốn Lý luận văn học do Trần Đình Sử chủ biên có chỉ rõ:

“Khi đọc văn bản ngôn từ hay xem phim trên màn ảnh, xem biểu diễn trên sân

khấu, chúng ta bước vào thế giới nghệ thuật của tác giả, một thế giới sống động,

đầy ắp xung đột, buồn vui, hạnh phúc, đau đớn” [25]. Nhưng “Thế giới này chỉ có

trong tác phẩm và có trong tưởng tượng nghệ thuật. Chính vì vậy người ta không

thể đối chiếu trực tiếp từng phần của nó với các yếu tố riêng biệt của thực tại để

đánh giá chân thực hay không chân thực, mà chỉ có thể khám phá ý nghĩa tổng thể

của chúng và từ đó mà suy ngẫm về tính chân thực” [25]. Như vậy là ý kiến của

39

Page 40: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

người đọc Cao Việt Dũng là thực sự chưa thỏa đáng. Tuy nhiên đây là một ý kiến

cá nhân của người đọc với một tác phẩm mà họ quan tâm, chúng ta chỉ có thể bàn

luận chứ không thể ngăn cấm. Đó là điều hiển nhiên.

Cũng nói về kỹ thuật gia giảm tỷ lệ nguyên mẫu và hư cấu trong cuốn SBC là

săn bắt chuột, nhà văn Ma Văn Kháng lại nhận xét: “Hồ Anh Thái đã chứng minh

thêm một điều: nhân vật chỉ tưng bừng sinh sắc một khi nó từ ngoài đời bước vào

trang sách, sau khi đã được nhào nặn hư cấu đến độ khó rạch ròi chia tách đâu là

đời thực, đâu là sự bồi đắp gia giảm của nhà văn. Khi ấy mọi cố gắng đối chiếu nó

với nguyên mẫu đều trở nên máy móc và thiếu chuyên nghiệp” [58].

Phạm Thị Thanh Hoài cho rằng: “Nổi bật trong tiểu luận Hồ Anh Thái là chủ

đề khám phá những nền văn hóa phong phú, đa sắc màu trên thế giới; luận bàn về

các vấn đề nhân sinh - thế sự nóng bỏng trong nước cũng như trên thế giới; dựng

chân dung của những văn nghệ sĩ nổi tiếng và qua đó thể hiện được hình tượng tác

giả” [44]. Thanh Hoài cũng cho rằng tiểu luận Hồ Anh Thái có tố chất báo chí và

cung cấp một nguồn tri thức vô cùng phong phú với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực

khác nhau. “Sự hấp dẫn của các tác phẩm Hồ Anh Thái chính là ở chỗ ông luôn tạo

được những nét mới lạ trong các tác phẩm của mình. Mỗi tác phẩm là một hiện

thực và không gian nghệ thuật riêng với một cách xử lý riêng, một giọng điệu riêng,

một văn phong riêng” [44]. Và: “Tiểu luận du ký, khảo cứu của Hồ Anh Thái đưa

người đọc đến với những vùng văn hóa trong và ngoài nước như: Hà Nội, Ấn Độ,

Iran, Nepal, Hàn Quốc, Lào, Úc, Đan Mạch... Tiểu luận chân dung văn học của Hồ

Anh Thái cũng tạo được dấu ấn độc đáo, mới mẻ” [44].

Như vậy, mỗi người đọc, với tâm thế, trình độ, cách nhìn khác nhau lại có

những nhận ðịnh khác nhau, ðôi khi là trái chiều. Tuy nhiên mỗi ngýời lại có cách

lý giải thuyết phục cho những nhận định của mình, chẳng thể nói bên nào sai bên

nào đúng. Đây chính là đặc điểm của quá trình tiếp nhận văn học. Quan trọng nhất

là dù ý kiến có khác nhau, nhưng người đọc đều thừa nhận giá trị của tác phẩm và

tài năng của nhà văn.

40

Page 41: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Tiểu kết

Như vậy, vấn đề tiếp nhận văn học ngày càng được quan tâm trong quá trình

nghiên cứu phê bình văn học ở nước ta. Các nhà nghiên cứu ngày càng nhận thấy

vai trò quan trọng của người đọc trong quá trình hoạt động văn học. Đồng thời

chúng ta cũng thấy được rằng người đọc ở mỗi thời khác nhau sẽ tiếp nhận tác

phẩm khác nhau, như lý thuyết của Jauss đã khẳng định, người đọc có tầm đón đợi

với tất cả đặc điểm vốn văn hóa, lứa tuổi, giới tính, địa lý… khi đón nhận một tác

phẩm văn học bất kỳ, từ đó mà tạo nghĩa mới cho văn bản đó. Chính người đọc là

yếu tố quan trọng tạo nên giá trị, ý nghĩa cho tác phẩm văn học. Khi vận dụng Mỹ

học tiếp nhận vào nghiên cứu sự tiếp nhận tác phẩm văn chương của Hồ Anh Thái,

chúng tôi cũng đã thấy những khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Vì Hồ Anh

Thái là nhà văn đương đại, quá trình sáng tác tính đến nay cũng chỉ khoảng gần bốn

mươi năm, nên lịch sử tiếp nhận tác phẩm của ông chưa được dày. Do đó, trong

luận văn này, chúng tôi vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào nghiên cứu những ý kiến

đánh giá của người đọc đương thời đối với tác phẩm văn chương Hồ Anh Thái.

Nghĩa là nghiên cứu các tầng lớp người đọc khác nhau cùng thời khi đọc tác phẩm

của ông để mong có thể khẳng định phần nào giá trị tác phẩm văn chương và những

đóng góp to lớn của nhà văn Hồ Anh Thái đối với nền văn học đương đại Việt

Nam.

Cũng có thể thấy rằng, Hồ Anh Thái là nhà văn rất được yêu mến. Những

người đã quen biết, là bạn bè hay đồng nghiệp đều có những ấn tượng hết sức tốt

đẹp về ông. Qua chia sẻ của những người đọc đã từng gần gũi với nhà văn, chúng

ta biết rằng Hồ Anh Thái là nhà văn có cuộc sống khá trầm lặng. Ông không thích

những nơi ồn ào náo nhiệt, sống chân thành, thủy chung với bạn bè, và hết sức

nghiêm túc với sứ mệnh của đời mình. Ông lao động cật lực và chuyên nghiệp hiếm

thấy. Với dư luận khen chê, ông nhã nhặn, mềm mỏng, không mấy khi lên tiếng.

Ông là một nhà văn có nhân cách cao quý. Năm 2008, Hồ Anh Thái trả lời tạp chí

Văn hóa Phật giáo: “Khi mới đến Ấn Độ, tôi vẫn còn nóng tính lắm. Ỷ mình có

41

Page 42: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

chân lý, nhiều khi không chịu ai, đấu tranh với xung quanh, từ sếp cho đến ông lái

xe trong cơ quan. Việc không chạy thì “trị” cả người bản xứ cho đến khi việc được

làm đúng mới thôi. Người Ấn rất tốt nhịn, cộng với ý thức đẳng cấp mấy nghìn

năm khiến họ có lối sống khoan dung, bình yên, bất bạo động. Nên hiểu rằng tính

cách Ấn hoàn toàn trái ngược với những vụ việc của các tổ chức ly khai, khủng bố,

gây mất ổn định. Rất tự nhiên, dần dà mình cũng thiền đi, và khi trở về Việt Nam,

chất Ấn Độ đã ngấm vào tôi từ lúc nào. Hầu như tôi không nhận lời đăng đàn diễn

thuyết, hoặc giao lưu với độc giả. Trước mọi sự bao giờ cũng tự dặn mình, không

đôi co tranh cãi, không hơn gì nhau câu nói. Quyền lợi chia bôi, nhường mọi người

nhận trước. Người ta ghen ghét, đố kỵ, bịa đặt công kích mình hoặc làm ác với

mình, cứ lấy sự ôn hòa mà đáp lại. Ôn hòa, cũng bởi vì tin vào điều nhà Phật nói:

những người ấy trong đời tự họ đã và sẽ phải chịu luật nhân quả rất nặng nề rồi…”

[76]. Có lẽ đây chính là lựa chọn về cách sống của Hồ Anh Thái, và chính người

đọc, qua những trang viết của ông đã thấy rõ thêm điều đó.

Hồ Anh Thái là một gương mặt xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ đổi

mới. Ông là người có sở trường và nhạy cảm trong việc nắm bắt cái mới, những

vấn đề thời sự của cuộc sống hiện đại. Tác phẩm của ông có khả năng bao quát

phạm vi hiện thực cả ở bề rộng lẫn chiều sâu. Cho dù người đọc nào cũng tìm thấy

trong những tác phẩm của Hồ Anh Thái những điều mà mình hứng thú. Tuy thế,

cũng không phải người đọc nào cũng có thể đọc được văn của ông. Điều đó sinh ra

những ý kiến trái chiều, có khen có chê. Nhưng thiết nghĩ rằng, với giá trị thực của

tác phẩm, dù ý kiến ở chiều nào, cũng càng làm cho tác phẩm của nhà văn này

thêm nổi bật mà thôi.

42

Page 43: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

CHƯƠNG 2

VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN NỘI DUNG

TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG HỒ ANH THÁI

Trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo mạng, truyền hình,

truyền thanh… những trang viết về tác phẩm của Hồ Anh Thái luôn xuất hiện như

một trong những thông tin được nhiều người quan tâm. Có thể thấy rằng ngay từ

những năm tám mươi, khi những tác phẩm đầu tiên của Hồ Anh Thái ra đời, người

đọc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đã bày tỏ sự yêu thích của mình

với tác phẩm của nhà văn này. Từ đấy đến nay, đã có hàng trăm bài viết lần lượt

được đăng song song với mỗi tác phẩm mới của nhà văn. Những bài viết ấy có thể

là bình giá, nhận xét, bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc hay phân tích những khía cạnh nội

dung hay hình thức của tác phẩm. Cũng có những ý kiến trái chiều, song nhìn

chung, các bài đều thừa nhận giá trị đích thực của tác phẩm và tài năng của nhà

văn. Rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học đều công nhận Hồ Anh Thái là nhà

văn lớn của nền văn chương đương đại Việt Nam.

Trong giới học thuật, tác phẩm của Hồ Anh Thái cũng nhận được rất nhiều

sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, giảng dạy văn chương và các học viên, sinh

viên của các ngành Văn học Việt Nam, Ngôn ngữ, Lý luận văn học… của nhiều

trường đại học trong nước. Theo điều tra của chúng tôi, tính từ năm 1990 đến nay,

mỗi năm bình quân có khoảng ba đến bốn công trình nghiên cứu tác phẩm của Hồ

Anh Thái được công bố. Đây thực sự là con số rất lớn đối với một tác giả đương đại

còn đang tiếp tục sáng tác. Điều này càng chứng tỏ rằng, tác phẩm văn chương Hồ

Anh Thái là mảnh đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu văn học hiện tại và cả sau

này.

Những ý kiến đánh giá, nhận định của người đọc được dẫn ở đây chưa phải là

tất cả dư luận về tác phẩm của Hồ Anh Thái và cũng chưa phải là khái quát nhất.

43

Page 44: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Tuy nhiên, những nhận định, đánh giá ấy phần nào cũng đã xác định một cách nhìn

tương đối hoàn chỉnh về tác phẩm văn chương của nhà văn Hồ Anh Thái. Qua đó,

chúng ta cũng thấy nhà văn này đã tạo dựng được một lượng lớn bạn đọc cho tác

phẩm của mình. Hơn nữa, chúng ta cũng phải thừa nhận vai trò của người đọc có

tính quyết định đến sự sống còn của một tác phẩm văn học. Trong một thời đại mà

người viết văn nhiều như sao sa, văn bản văn học tràn ngập thị trường thì vai trò

của người đọc càng vô cùng cần thiết. Chính độc giả, qua thời gian sẽ là sự chọn

lọc đắc dụng nhất, chính xác nhất cho mọi tác phẩm văn học. Khi một tác phẩm đã

vượt qua thời gian vàng thử lửa, qua định giá của người đọc, sẽ thực sự tỏa sáng

bởi chính giá trị của mình.

2.1 Tác phẩm của Hồ Anh Thái thể hiện nỗ lực đổi mới văn chương

Có rất nhiều ý kiến đánh giá cho rằng Hồ Anh Thái là nhà văn luôn thể hiện

nỗ lực đổi mới văn chương. Mỗi tác phẩm của ông đều cho thấy sự mới mẻ trong

phong cách, trong lối viết, giọng điệu, ngôn từ biểu hiện… Ông không ngại thay

đổi để làm mới những trang viết của mình, bởi ông quan niệm rằng: “Có những ca

sĩ có chất giọng riêng, rất độc đáo, khi giọng ca vang lên, không cần giới thiệu,

người nghe vẫn nhận ra ngay. Trong văn chương, người ta cũng trân trọng những

phong cách độc đáo như vậy. Nhưng khi đổi sang đề tài khác nội dung khác, thì

cũng cần sử dụng một văn phong khác cho phù hợp với nội dung” (phần phụ lục).

Như vậy, mỗi một đề tài, nội dung khác nhau, nhà văn chọn một cách viết khác

nhau, rất mới lạ và khác biệt. Văn của Hồ Anh Thái của ngày hôm nay, vẫn là văn

của ông đấy, nhưng lại không giống như ngày hôm qua. Chẳng thế mà Nguyễn Thị

Lương đã rất ca ngợi ông trong luận văn thạc sĩ của mình: “Sự mạo hiểm, tự thay

đổi và liên tục làm mới mình trên từng con chữ, từng trang viết cũng là một minh

chứng hùng hồn cho sức sáng tạo của cây bút này. Chính những điều đó làm cho

tác phẩm của ông luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với các tầng lớp độc giả. Với

những nỗ lực cách tân, tìm tòi, sáng tạo, bứt phá trên từng con chữ, ông đã mang

đến một luồng gió mới cho văn học Việt Nam thời kỳ này, định hình cho mình một

phong cách viết không lẫn với bất kỳ ai trong dòng chảy vô cùng của văn học Việt

Nam đương đại” [71].

44

Page 45: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Với mỗi tác phẩm của Hồ Anh Thái, người đọc đánh giá ở nhiều mặt khác

nhau, có người thích điểm này, không thích điểm kia. Song, hầu như người đọc nào

cũng thừa nhận rằng Hồ Anh Thái luôn say mê với cái mới. Ông tránh lặp lại người

khác và tránh lặp lại cả chính mình. Như trong một lần trả lời phỏng vấn của báo

Người lao động Hồ Anh Thái đã chia sẻ: “Hiện thực và không gian nghệ thuật của

mỗi cuốn sách đòi hỏi một cách xử lý riêng, một giọng điệu riêng, văn phong riêng.

Tôi tránh lặp lại người khác và lặp lại chính mình. Tôi cho rằng người có phong

cách chính là không khư khư bám lấy một phong cách cố định, bất biến. Có phong

cách tức là phải đa giọng điệu, dù anh có đổi giọng đến thế nào thì vẫn là trên cái

nền tảng văn hóa của anh, trên tầm nhìn của anh vào thế giới và nhân sinh mà thôi.

Cho rằng thay đổi giọng điệu sẽ làm loãng phong cách của chính mình là một cách

hiểu đơn giản và làm cho người sáng tạo lười biếng, ngại làm mới mình” [3]. Hay

như những nhà lý luận phê bình văn học thường đòi hỏi: sau khi bóc tách hết những

điểm cũ, những cái giống người khác, còn lại, anh đem đến cho chúng tôi được cái

gì? Việc này không hề đơn giản. Nhà văn phải luôn tìm tòi, sáng tạo không ngừng.

Nhưng trước tinh thần lao động nghiêm túc và bền bỉ, kết hợp với tài năng không

ngừng được tôi luyện của nhà văn, người đọc đã không thất vọng khi chờ đợi

những đứa con tinh thần của Hồ Anh Thái.

Như hai tác giả Bùi Thanh Truyền, Lê Biên Thùy trong bài Những cách tân

trong quan niệm nghệ thuật về con người đã nhận xét: “Ngoài sự sung sức trong

sáng tạo, tác phẩm của anh còn tạo ấn tượng đối với người đọc bởi luôn luôn tìm tòi

để không ngừng đổi mới về phong cách… Nhà văn này đã dần dần khẳng định vị

thế của mình, phả vào đời sống văn học một luồng sinh khí mới với một cách viết

“quen mà lạ”: rất giàu tính hiện thực đan cài nhiều yếu tố hư ảo, đôi khi ma quái”.

Hai tác giả này cũng nhận định thêm: “Chính sự kết hợp hài hòa giữa cái phương

Tây mới lạ và nét phương Đông thuần hậu đã ươm mầm cho cách cảm, cách nghĩ,

cách chiêm nghiệm về “cõi người” trong những trang viết của anh. Dẫu vẫn còn đôi

điều bàn cãi, nhưng công bằng mà nói, những tiểu thuyết của nhà văn này đã thể

hiện sự nghiêm túc, khắt khe trong việc tìm tòi, đổi mới văn học trên nhiều phương

diện, đáng chú ý là quan niệm nghệ thuật về con người” [140].

Hay tác giả Trần Thanh Giao trong bài Không theo kiểu cũ khi viết về tiểu

thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng thì cho rằng: “Bằng cách trao giải chính

45

Page 46: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

thức cho cuốn sách, Hội đồng chấm giải thưởng muốn ủng hộ điều tạm gọi là “viết

về đời thường” và ủng hộ những phong cách nghệ thuật đa dạng, miễn là cuốn sách

mang được tính nhân bản, nhân ái... phê phán cái trì trệ xấu xa để cuộc sống mau

đổi mới. Tiểu thuyết còn nhiều chỗ có thể bàn cãi thêm, nhưng tư tưởng thì rõ ràng

và lối viết thì không theo kiểu cũ”. Như thế, đồng nghĩa với việc người đọc này

cũng khẳng định tác phẩm của nhà văn Hồ Anh Thái là những tác phẩm viết

“không theo kiểu cũ”, rất mới, rất lạ và đầy ấn tượng [27, tr 411].

Và tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế được nhiều nhà phê bình khi

nghiên cứu sự nghiệp văn chương của ông coi là mốc đánh dấu một bước tiến mới

trong nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Như trong lời giới thiệu của nhà xuất

bản Đà Nẵng về quyển sách này, có đoạn người giới thiệu viết: "Với tác phẩm này,

lại một vấn đề của con người-nhân loại được đề cập: Thiện - Ác. Tác giả đứng trên

cỗ xe của cái ác: gần gũi, tòng phạm, hóa thân của cái ác... nên đã chỉ ra căn

nguyên sâu xa hình thành cái ác (...) Có thể nói tác phẩm đã góp một tiếng nói đầy

tâm huyết, trăn trở, cùng ý nghĩa cảnh báo cần được nhìn nhận, mổ xẻ nghiêm túc"

[3, tác phẩm nghiên cứu]. Hơn nữa, cùng là nói về thiện – ác, nhưng tác phẩm của

Hồ Anh Thái có cách giải quyết tình huống mới lạ, đó là sự trừng phạt tự thân của

cái ác. Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế thực sự xứng đáng với những

ngợi ca của người đọc về giá trị của nó.

Theo hội đồng xét giải của Hội Nhà văn Hà Nội 2012, SBC là săn bắt chuột

đã ghi nhận sự nỗ lực, tìm tòi, đổi mới cách viết liên tục của nhà văn Hồ Anh Thái.

Một mặt nữa, Hồ Anh Thái đã tìm được một cấu trúc khác lạ cho cuốn tiểu thuyết

và qua đó phản ánh được một cách hài hước, sâu cay hiện thực đời sống. SBC là

săn bắt chuột xoay quanh chuyện tiêu diệt chuột, nhưng qua đó, tác giả tái hiện bức

tranh hiện thực huyền ảo về cuộc chiến giữa Chuột và Người với tất cả sự thô lậu,

xấu xa hiện hữu trong cuộc sống, bằng giọng văn giễu cợt, trào lộng, hài hước sâu

cay. Đây là những nhận xét xác đáng của Hội Nhà văn Hà Nội cho một tác phẩm

gây được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc mà đặc biệt nhất chính là sự mới lạ,

hấp dẫn. Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên cũng cho biết thêm,

cuốn tiểu thuyết chứng tỏ sự chuyên nghiệp trong nghề của nhà văn Hồ Anh Thái,

"(Ông) luôn đổi mới cách viết, luôn lạ hóa chính mình trong cách khai thác và biểu

46

Page 47: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

đạt hiện thực, và luôn cập nhật nắm bắt thực tại đời sống ở những vỉa tầng tươi mới

nhất". (Thông tin về giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2012, Tuổi Trẻ 2-10-2012)

Thiên Nguyên trong Chuyện đời người và những đứa con viết: “Nếu chọn

một nhà văn có cách viết thú vị và đáng chờ đợi tác phẩm mới, tôi sẽ đề cử Hồ Anh

Thái. Anh là một nhà văn có phong cách, bút lực và sáng tạo. Những tác phẩm của

anh thường không quá nghiêm trọng, đao to búa lớn nhưng luôn mang nhiều ý

nghĩa sâu sắc. Chúng làm người đọc lắm lúc bật cười nhưng rồi lại đau đáu suy

nghĩ” [97]. Người đọc này cũng đã có những nhận xét, đánh giá rất sâu sắc về tác

phẩm Những đứa con rải rác trên đường của Hồ Anh Thái như sau: “Tiểu thuyết

mới nhất của anh, Những đứa con rải rác trên đường là một tác phẩm thú vị, hài

hước và độc đáo. Điểm đặc biệt của tác phẩm này là ở cấu trúc khác biệt của nó. Hồ

Anh Thái đã chú thích ngay ở bìa sách: Một tiểu thuyết = Ba truyện dài. Những đứa

con rải rác trên đường được xem là một thể nghiệm mới trong sáng tác của Hồ

Anh Thái. Quyển sách không nặng nề dù kể nhiều về chiến tranh và thời kỳ đổi mới

của đất nước. Những câu chuyện ấy qua ngòi bút của Hồ Anh Thái đã trở nên nhẹ

nhàng, hóm hỉnh đến cười ra nước mắt. Hồ Anh Thái hầu như không đặt tên cho

các nhân vật của mình. Anh chỉ dùng những các tên rất chung chung, mơ hồ hay

chỉ đơn giản là dùng nghề nghiệp của họ. Câu chuyện trải dài qua nhiều giai đoạn,

biến động, đổi thay của đất nước. Tất cả các nhân vật dù lớn, nhỏ, chính, phụ đều

đại diện tiêu biểu cho cả một thế hệ với đủ loại nghề nghiệp, hạng người trong xã

hội” [97]. Sau đó, Thiên Nguyên còn đánh giá khái quát về nhà văn Hồ Anh Thái:

“Có thể nói, Hồ Anh Thái là một nhà văn chuyên nghiệp với bút lực dồi dào. Anh

có một nhân sinh quan đặc biệt nhạy cảm để giúp tái hiện những câu chuyện đời

thường theo một cách rất riêng, rất khác. Đặc biệt, sự hài hước châm biếm trong

văn của anh mang lại sự nhẹ nhàng, cuốn hút độc giả lật từng trang sách để theo

hành trình một đời người dài đằng đẵng” [97].

Trong luận văn thạc sĩ nghiên cứu về phong cách tiểu thuyết Hồ Anh Thái,

sau khi phân tích và luận giải trên cơ sở những cứ liệu cụ thể, Trần Quỳnh Trang

rút ra nhận xét: "Phong cách tiểu thuyết Hồ Anh Thái là một hệ thống gồm nhiều

yếu tố thống nhất với nhau. Trong các yếu tố ấy, tư tưởng nghệ thuật là yếu tố đóng

vai trò tiên quyết, là cơ sở của phong cách, đóng vai trò quyết định kiến tạo thế giới

nghệ thuật của nhà văn (...), trong đó tư tưởng bao trùm, chủ đạo chi phối tất cả các

47

Page 48: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

yếu tố cấu thành tác phẩm là tư tưởng thức tỉnh, phục thiện, hướng thiện, vươn tới

sự hoàn thiện nhân cách con người” [138]. Như vậy, theo tác giả luận văn này, tư

tưởng nghệ thuật vừa tiếp nối truyền thống, vừa mới lạ của Hồ Anh Thái là một yếu

tố quan trọng đã tạo nên phong cách tiểu thuyết Hồ Anh Thái.

Nguyễn Lệ Chi viết trong bài Lãng du với Hồ Anh Thái như sau: “Tiểu

thuyết SBC là săn bắt chuột của anh được nhận giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội

2012 ở thể loại văn xuôi. Tác phẩm được đánh giá là sự nỗ lực, tìm tòi, đổi mới

cách viết liên tục của tác giả, với một cấu trúc khác lạ, phản ánh một cách hài hước,

sâu cay hiện thực đời sống” [12].

Trong bài Những mới lạ trong “Dấu về gió xóa”, Nghiêm Lương Thành nhận

xét: “Một câu chuyện không thể nói là không có cốt truyện. Nhưng cái cốt như thế

thì cũng có thể coi như không có. Truyện ngắn không có cốt truyện không phải là

hiếm, nhưng tiểu thuyết mà như vậy thì cũng có phần khác lạ. Không ngừng muốn

thoát khỏi chính mình cũng là điều lạ”. Ngoài ra, người đọc này còn chỉ ra những

cái mới là khác nữa của tác phẩm Dấu về gió xóa, như: “Nó là một cuốn tiểu thuyết

chính trị - tôn giáo, thứ khó có thể “đụng hàng” ở Việt Nam; mặc dù vậy, cuốn sách

lại có sức lôi cuốn người đọc, sự lôi cuốn đó không khiến người ta phải ngấu

nghiến cho thỏa mà buộc phải thưởng thức như một thứ trà đạo; sự hài hước hóm

hỉnh đã đạt tới độ đằm và bén đến khó lường, có lúc mang vẻ như ngô nghê, xen

vào nhiều chỗ nhiều tình huống, đem lại cái cười hạ hỏa cho những vấn đề rất

nghiêm túc nhưng nóng đầu; ngôn từ có vị phóng túng nhưng không tùy tiện, mới

mẻ mà không ẩu, dùng nhiều câu ngắn, cách dùng dấu phẩy cũng thật tinh tế; lối

viết giản dị, tự nhiên. Có thể do cái tự nhiên giản dị đó, tác giả đã đem đến chất

tươi tắn cho một tiểu thuyết thuộc thể loại khô khan, dễ làm cho người đọc nhức

đầu mệt mỏi” [126].

Hồ Anh Thái cũng chia sẻ quan niệm hết sức nghiêm túc về nghề văn của

mình trong tác phẩm SBC là săn bắt chuột: “Nhưng người viết văn không phải vì

thế mà bạ gì cũng viết. Biết sử dụng chữ cũng phải thận trọng như biết dùng súng

dùng dao… Nhà văn là người biết được mình nên viết gì. Nói vậy đúng quá. Nhà

văn là người biết được mình không nên viết gì. Nói vậy đúng hơn nhiều… Chớ viết

nhờn tay quen tay. Chớ viết vì ngứa chân tay ngứa da đầu. Viết phải từ thôi thúc tự

48

Page 49: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

thân” [12, Tác phẩm nghiên cứu]. Thiết nghĩ, mỗi tác phẩm có một đối tượng,

lượng bạn đọc khác nhau, sâu sắc để ở lại trong lòng công chúng bao lâu còn phụ

thuộc vào độ hay của tác phẩm và sự cảm thụ của người đọc. Tác phẩm SBC là săn

bắt chuột cũng vậy. Từ đó độc giả Thi Thi đã nhận xét: “Với những sự mới mẻ

trong miêu tả hiện thực, Hồ Anh Thái đã thể hiện sự dấn thân của nhà văn, cũng

như những nỗ lực làm sống động văn đàn” [128]. Chính điều này khiến tác phẩm

của ông lưu lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

Trong bài Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái, Anh Chi nhận xét rằng Hồ

Anh Thái chuẩn bị tương đối đầy đủ về văn hóa để trở thành “nhà văn của cuộc

sống cuồn cuộn trước mắt. Càng dấn thêm trên hành trình văn chương, anh càng

hiểu sâu thêm về văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa nhân loại. Ngôn ngữ nghệ

thuật có cả sự trong sáng ngọt ngào, có được lối mô tả sắc nét, có khi câu văn thâm

trầm, thương cảm sâu xa, có nhiều hình ảnh tượng trưng, và siêu thực nữa, nhiều

khi trào lộng chua cay, đôi khi hài hước mà buồn thấm thía… Đó là văn hóa, đã

nhuần nhuyễn trong tư duy và cảm xúc của nhà văn. Trước những vấn đề cần diễn

đạt bằng văn chương luận đề, thì anh viết, như Cõi người rung chuông tận thế, tính

luận đề nổi bật. Trước những vấn đề cần phải viết lối hoạt kê, anh dùng lối văn hoạt

kê, tiêu biểu là Mười lẻ một đêm. Đó là văn hóa đã thấm vào, trở thành một bộ phận

của tài năng anh. Một trường hợp tiêu biểu về văn hóa trở thành một bộ phận của

tài năng, là thiên tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi” [11].

Trong bài Hồ Anh Thái kể chuyện đời, chuyện nghề trong sách mới, Thụy

Oanh nhận xét về hai tác phẩm hồi ký Tự kể và cuốn tiểu luận Lang thang trong

chữ: “Một bên là những lời tự thuật dí dỏm và hài hước, một bên là những trăn trở

sâu sắc với nghề, độc giả sẽ cảm nhận văn phong và con người Hồ Anh Thái qua

hai góc nhìn hoàn toàn khác” và “Tự kể và Lang thang trong chữ không chỉ đơn

thuần là những cuốn sách. Chúng là những sản phẩm của quá trình lao động

nghiêm túc với câu chữ. Ở đó, ta bắt gặp một con người đa tài, uyên bác, thông

minh nhưng lại rất khiêm tốn khi nói về mình” [103].

Trong chương trình giao lưu, tọa đàm về những sáng tác của Hồ Anh Thái

diễn ra vào ngày 26/11/2014 tại quán Cà phê thứ Bảy, số 3 Ngô Quyền, Hà Nội, do

Nhà xuất bản Trẻ tổ chức có tên: Hồ Anh Thái - Những câu chuyện trên đường,

49

Page 50: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

mong muốn nhận diện chân dung văn học tác giả Hồ Anh Thái - một nhà văn có lối

viết riêng độc đáo, sức viết khỏe, liên tục trong nền văn học đương thời. Ngọc Hiên

ghi nhận: “Tác phẩm của Hồ Anh Thái thường mang tính triết luận, bao quát số

phận của người Việt và đất nước thời hiện đại. Anh là nhà văn có nhiều phát kiến

về ngôn ngữ, tạo cho tiếng Việt thêm màu sắc, đa nghĩa và khả năng biểu đạt phong

phú hơn. SBC là săn bắt chuột - tác phẩm được trao giải thưởng Hội nhà văn Hà

Nội 2012 là sự tìm tòi, đổi mới cách viết của tác giả, đồng thời phản ánh một cách

hài hước, sâu cay hiện thực đời sống của Hà Nội. Dấu về gió xóa lại thể hiện một

Hồ Anh Thái chỉnh chu, hấp dẫn, tinh tế ở từng chi tiết đơn lẻ. Những trang viết sắc

nét về những vấn đề của thời hiện đại như đức tin tôn giáo, thể chế chính trị, công

nghệ truyền thông, truyền hình được phản ánh chân thực, tinh tế trong tác phẩm.

Những đứa con rải rác trên đường lại là tác phẩm đan xen giữa hiện thực và huyền

ảo, bằng cấu trúc "một tiểu thuyết bằng ba truyện dài". Hồ Anh Thái tái hiện đời

sống xã hội cũng như số phận con người bằng giọng văn nghiêm ngặt, bi thương

hòa trộn với giễu cợt, hài hước trong tiểu thuyết này. Những sáng tác của Hồ Anh

Thái đã và đang là những đối tượng, những mảnh đất màu mỡ cho những khám

phá, tìm hiểu, nghiên cứu nghiêm túc về văn học. Lưu Khánh Thơ đánh giá cao

những sáng tạo miệt mài và những bút pháp, cách viết đầy mới mẻ của Hồ Anh

Thái như lối viết của chủ nghĩa hậu hiện đại, bút pháp tẩy trắng nhân vật, giọng

điệu thông minh, dí dỏm…” [39].

Trong bài: Cái “lạ” trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, Hỏa Diệu Thúy lại chỉ

ra rằng: Truyện ngắn của Hồ Anh Thái “lạ” trong không gian và cách tiếp cận hiện

thực phản ánh. “Lạ” trong việc khai thác và sử dụng các thủ pháp hiện đại. Đặc

biệt, nhà văn còn phối hợp các thủ pháp hiện đại với nhau và với các thủ pháp dân

gian truyền thống tạo nên hiệu quả thú vị, bất ngờ. “Sử dụng lăng kính huyền ảo

cùng với bút pháp nghịch dị, Hồ Anh Thái muốn diễn tả và lên án những nghịch lý,

phi lý trong xã hội và con người thời hiện tại. Không biết có phải được chi phối bởi

cảm quan Phật giáo ở một nhà nghiên cứu Đông phương học hay không, bút pháp

hiện thực huyền ảo ở Hồ Anh Thái được sự dẫn dắt bởi nguyên tắc nhân quả, thiện

căn rất rõ nét của nhà Phật. Các thủ pháp vào tay Hồ Anh Thái dường như đã được

lột xác, chúng đã được kiến tạo lại, đặc biệt chúng phối hợp với nhau, liên kết với

nhau tạo nên cấu trúc nghệ thuật mới và tạo nên hiệu ứng “tảng băng trôi”. Hầu như

50

Page 51: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

không còn thấy đâu là sự rạch ròi thuần túy trong việc sử dụng các kỹ thuật của bút

pháp. Nhà văn đã Việt hóa các kỹ thuật của bút pháp hiện đại tạo nên phép ứng xử

thuần Việt trong nghệ thuật, khiến văn chương Hồ Anh Thái vừa rất quen lại vừa

rất lạ, vừa rất gần gũi lại vừa rất mới. Thưởng thức tác phẩm của Hồ Anh Thái cần

nhiều tâm thế, nhiều thái độ, nhiều quan điểm, nhiều vốn sống, vốn văn hóa. Ở đấy,

người đọc sẽ được đối thoại và tranh luận, được soi chiếu và suy ngẫm. Song, riêng

điều này thì duy nhất, đó là cái tâm khao khát hướng đến những giá trị: chân, thiện,

mỹ” [133].

Trong bài “Cõi người rung chuông tận thế” từ góc nhìn Phật giáo, Võ Anh

Minh viết: “Đến nay, Hồ Anh Thái đã thể nghiệm qua nhiều đề tài, nhiều giọng

điệu khác nhau và hầu hết đều thành công. Có giọng trẻ trung tươi sáng, có giọng

triết lý sâu xa, có giọng hài hước nhưng cũng đầy chua xót… Nhiều giọng điệu

song tất cả vẫn thống nhất trong một phong cách chung” [78].

Văn Thành Lê viết trong bài Những khúc rời trong trí tưởng về nhà văn Hồ

Anh Thái: “Văn chương Việt đương đại, nếu hỏi tôi ấn tượng với ai, tôi sẽ không

ngần ngại nghĩ ngay đến nhà văn Ma Văn Kháng và nhà văn Hồ Anh Thái” [124].

Điều đó cho thấy người đọc đã đề cao nhà văn Hồ Anh Thái như thế nào.

Phạm Xuân Nguyên trong bài Nhà văn trên đường đã nhận định: “Có lẽ

trong giới nhà văn Việt Nam hiện đại, người có được môi trường làm việc như Hồ

Anh Thái không nhiều, và người biết chuyển hóa những gì thu nhận được từ môi

trường đó vào các sáng tác của mình để tạo nên một luồng chảy giao lưu, tiếp biến

đậm chất văn xuôi cá tính như Hồ Anh Thái quả là ít. Hồ Anh Thái là một nhà văn

chuyên nghiệp bậc nhất Việt Nam hiện nay. Chuyên nghiệp từ quan niệm văn

chương đến cách thực hành văn chương. Chuyên nghiệp từ việc viết đến việc đọc.

Chuyên nghiệp trong ứng xử với thị trường và độc giả” [95] .

Đỗ Ngọc Yên viết trong bài Người thích đi “chệch đường ray”?: “Anh đã tự

khai phá con đường đi riêng của mình dù có phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt, anh vẫn

làm và đã thành công” [163]. Đỗ Ngọc Yên cũng cho rằng: “Hồ Anh Thái thực sự

là một trong số những người đặt nền móng cho dòng văn chương “hiện thực

nghiêm ngặt” trong văn xuôi Việt Nam đương đại”. “Có lẽ vì một sự định kiến nào

đấy, hay vì những lý do vừa nêu trên mà có người “quy” cho Hồ Anh Thái là người

51

Page 52: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

đã đi “chệch đường ray” hay cố tình “không chịu” đồng hành với lịch sử văn

chương đương đại nước nhà. Không sao, vì lịch sử văn chương nhân loại đã không

ít người cố tình “không chịu” đồng hành, không chịu hát đồng ca với truyền thống

lịch sử văn chương của dân tộc mình vào thời điểm ấy, lại chính là người đi tiên

phong, mở đường cho một hướng đi mới của văn chương dân tộc mình” [163].

Những nhận định trên của người đọc cho ta thấy chân dung một nhà văn Hồ

Anh Thái sống hết mình vì sự nghiệp đổi mới văn chương Việt Nam trong thời kỳ

đương đại. Và ông đã thực sự thành công với con đường dù đầy chông gai mà mình

đã chọn. Những tác phẩm của ông đều thể hiện rõ dấu ấn của sự nỗ lực làm mới

văn chương. Điều này chính là một trong những lý do khiến tác phẩm của ông luôn

được người đọc chờ đợi, đón nhận nồng nhiệt.

2.2 Tác phẩm của Hồ Anh Thái thể hiện quan niệm mới về “cõi người”

Theo Trần Đình Sử, “Quan niệm nghệ thuật về con người tạo thành cơ sở,

thành tố vận động của nghệ thuật” [111] và “Con người là điểm xuất phát, là đối

tượng khám phá chủ yếu vừa là cái đích cuối cùng của văn học, đồng thời cùng là

điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, sự kiện và biến cố lịch

sử” [26]. Chúng ta có thể thấy văn học Việt Nam từ sau năm 1975, nhất là từ năm

1986 trở đi đã có sự thay đổi lớn về diện mạo, mà hạt nhân quan trọng trong đó là

sự thay đổi quan niệm về con người. “Con người được nhìn nhận nhiều chiều hơn,

thật hơn. Bên cạnh cái đẹp, cái anh hùng, cái cao cả, con người trong văn học giờ

đây còn có cả cái xấu xí, cái thô kệch, thấp hèn…” [140]. Và hai tác giả Bùi Thanh

Truyền và Lê Biên Thùy nhận định về tiểu thuyết của nhà văn Hồ Anh Thái như

sau: “Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái đã phản ánh một cách trung thực những bộn bề

phức tạp của cuộc sống thời khủng hoảng, thời xây dựng. Nhân vật trong tiểu

thuyết của anh chính vì lẽ đó cũng trở nên gần gũi với tầm đón nhận, thị hiếu của

người đọc. Đó là những con người ta có thể bắt gặp xung quanh hay bắt gặp ngay

trong chính mình. Mỗi người là một nhân vị riêng với những mảnh đời khác nhau.

Đó là những con người trần thế với tất cả chất người tự nhiên của nó” [140]. Hai

tác giả này cũng nhận định thêm: “Con người trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái phức

tạp, đa dạng và đều là những lát cắt chân thực cuộc sống đương đại với đầy đủ

52

Page 53: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

những cung bậc “đa sự - đa đoan” của nó. Đó không phải là những con người “đơn

trị”, “dễ hiểu” mà là con người đa chiều, đa diện” [140].

Nguyễn Thị Lương trong luận văn thạc sĩ của mình thì nhận xét: “Hồ Anh

Thái thường viết về những khía cạnh mới của những vấn đề quen thuộc có liên

quan đến đời sống xã hội đương thời với cái nhìn trung thực, trực diện. Chẳng hạn:

sự đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận

thế; thân phận của những người lính chống Mỹ sau chiến tranh với tất cả những

khát khao tình yêu, tình dục và hạnh phúc trong Người đàn bà trên đảo; văn hóa

Ấn Độ xuyên suốt dòng chảy của nó từ quá khứ đến hiện tại được bao bọc bởi lớp

sương huyền thoại trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi v.v… Qua các chủ đề đó,

người đọc nhận ra được tấm lòng yêu thương cuộc đời và tin tưởng vào phẩm chất,

nhân cách tốt đẹp của con người” [71].

Trong bài Cái ác ở phía ít ngờ nhất, Ngô Thị Kim Cúc viết: “Từ một cốt

chuyện mang tính siêu thực, Hồ Anh Thái đã đem những vấn đề rất con và rất

người đặt lên trang giấy: dục vọng, cái ác, chiến tranh, tình yêu, thù hận, vòng luân

hồi bất tận… trói buộc con người, có thể trong thời hạn, cũng có thể là mãi mãi…

Với Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái đã tiến thêm một bước trong kỹ

thuật tiểu thuyết, thành công trong việc sử dụng những yếu tố ảo nhằm phục vụ

hàm ý của tác phẩm. Tiếng chuông cảnh cáo đang vang động, trên khắp không gian

cuộc đời, truyền rao bức thông điệp khẩn: con người phải biết sợ cái ác, nhất là cái

- ác - không - ngờ - đến ngay trong chính những - ý - định - tưởng - chừng - tốt -

đẹp của mình” [14].

Trong bài Ác mộng hay giả tưởng, Nguyễn Vĩnh Nguyên đã viết về tác phẩm

Cõi người rung chuông tận thế như sau: “Tên cuốn tiểu thuyết đã nói lên tính cảnh

báo của nó. Một sự cảnh báo không thừa và không bao giờ muộn. Trong bức bối

không gian và thời gian cuốn tiểu thuyết, luôn văng vẳng một hồi chuông cảnh tỉnh

sâu sắc. Hồi chuông ấy đã vọng thẳm tâm hồn người đọc thời hiện đại theo cách

của nó. Một thiên tiểu thuyết viết không bị đơn điệu bởi lối kể tả truyền thống, một

chiều nhàm chán bấy lâu trong văn chương Việt Nam mà mới mẻ, hiện đại từ cấu

trúc đồng hiện, gián đoạn như những đoạn phim ghi nhanh tốc độ đời sống và

53

Page 54: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

chồng chéo lên nhau. Một cách viết pha hiện thực huyền ảo đôi khi đẫm chất hiện

sinh với một lối văn tinh tế, hóm hỉnh và không ngại động chạm” [93].

Bài Một chiêm nghiệm “cõi người” của Trần Thị Hải Vân có đoạn viết:

“Cảm hứng về “cõi người” của Hồ Anh Thái phải chăng cũng là bắt nguồn từ tôn

giáo. Là một nhà nghiên cứu văn hóa Ấn Độ, triết lý của Phật giáo về “cõi người”

thấm đẫm trong văn chương của anh như một thứ ám ảnh. Mặt khác, sự thể hiện

“cõi người” trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái cũng có cội nguồn sâu xa từ những quan

niệm về hiện thực của nhà văn. Nó mở đường cho những khám phá về hiện thực

mang màu sắc nhân văn của tác giả. Nhìn ở góc độ nhân tính, trong “cõi người” ấy,

con người bản năng được Hồ Anh Thái thể hiện thành công nhất. Bên cạnh đó, Hồ

Anh Thái cũng thành công trong việc xây dựng hình tượng con người tha hóa trong

xã hội hiện đại. Bởi vậy, con người hướng thiện là một điểm sáng của tiểu thuyết

Hồ Anh Thái” [157].

Hoàng Thị Tố Nga nghiên cứu rất sâu quan niệm nghệ thuật về con người

trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái và nhận xét : “Hồ Anh Thái là

nhà văn đặt nhiều niềm tin, nhiều hy vọng vào con người. Có niềm tin trong đời

mới có thể suy tư về khổ đau của nhân sinh và khi những suy tư ấy đã chín thì ta

mới có thể nở nụ cười. Vì vậy, ta mới hiểu trong tác phẩm của nhà văn không ít chỗ

con người hiện lên có vẻ quá thất vọng. Đó chính là tính biện chứng nội tại của

dòng chảy văn xuôi Hồ Anh Thái” [90]. Hoàng Thị Tố Nga đã chỉ ra rằng Hồ Anh

Thái đã xây dựng những hình tượng con người tiêu biểu như con người bản năng,

tự nhiên; con người trống rỗng, lạc loài. Đặc biệt nhất là con người tha hóa, đây là

hình tượng con người được Hồ Anh Thái xây dựng rất thành công, thể hiện rõ nhất

tư tưởng, thái độ chán ghét, phản kháng của nhà văn với những mặt tăm tối, xấu xa,

độc ác của con người trong xã hội. Tác giả luận văn nhận định: “Trong tiểu thuyết

của anh, sự tha hóa cũng đồng nghĩa với cái ác” [90].

Thúy Nga nhận thấy chuyện trong Mười lẻ một đêm: “Chuyện của mười một

ngày đêm lại chính là chuyện của hai đời người, của mấy đời người, của một thời

thế, của hôm qua và hôm nay được quy chiếu trong cái nhìn trào lộng, phóng đại để

rồi bất ngờ thu hẹp lại sắc nét và tinh quái” [91].

54

Page 55: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Còn Trần Nhã Thụy cho rằng cách đặt nhan đề cho từng chương của tác

phẩm SBC là săn bắt chuột khuyến cáo đừng đọc, khiến người đọc càng thấy tò

mò, “đừng đọc” thì càng phải đọc. “bao nhiêu chương là khuyến cáo bấy nhiêu

hạng người, nhưng không chỉ là bấy nhiêu đó mà như trêu ngươi, khích bác tất

thảy” [132]. “Một cõi nhân gian bé mọn, qua ngòi bút nhà văn như được “soi” từng

ngóc ngách, bóc tách từng lớp vỏ màu mè, để hiện ra những chân dung trần trụi…

Có thể nói cái bản thể xã hội Việt Nam hôm nay đã được Hồ Anh Thái mô tả một

cách khách quan và trung thực. Với việc vẽ nên một thế giới chuột đầy kỳ bí bên

cạnh một thế giới người đầy lộn xộn, có thể xem Hồ Anh Thái đã sử dụng bút pháp

hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết này. Nhưng sự thành công không chỉ ở bút

pháp, mà ở chính cái nhìn của nhà văn: sự tha hóa và vong thân của đám đông khi

đội lên đầu chỉ toàn vật chất” [132].

Trong bài Xóa dấu hay lật tẩy?, Hoài Nam phân tích: “Thủ pháp – nếu có thể

gọi như vậy – thường được bắt gặp ở trong Dấu về gió xóa là: ngay sau một phong

cách cao sẽ là một phong cách hạ thấp; ngay sau một sự kiện nghiêm trang sẽ là

một sự kiện hoặc một diễn ngôn bình luận suồng sã, đầy tính chất giễu cợt, thậm

chí có thể nói là một sự lật tẩy cái lớp vỏ nghiêm trang giả tạo của sự kiện vừa diễn

ra trước đó” [89]. Người viết cho rằng trong tác phẩm có những chủ đề lớn được

nhà văn bóc toạc lớp vỏ “quan trọng hóa” của nó như chính trị - ngoại giao, tôn

giáo. Trong đó, “Trông coi đền Đa Giáo là Giáo Sĩ. Theo tôi, đây là nhân vật sinh

động và hấp dẫn bậc nhất trong hệ thống nhân vật của tác phẩm: vừa tục vừa thanh,

vừa đầy chất “người đời” lại vừa thấm đẫm tinh thần minh triết” [89]. Người đọc

này cũng nhận xét: “Tất cả những hình tượng được tác giả vẽ lên thật sinh động,

bao quát hầu như tất cả các hạng người. Trong cõi nhân sinh hỗn độn, ta chẳng thể

phân biệt được đau khổ hay hạnh phúc, tốt xấu khó phân biệt. Hồ Anh Thái đã

dựng lên cả bức tranh rắc rối ấy để ta nhìn cho rõ mà trăn trở, nghĩ suy” [89]. Còn

trong bài Văn xuôi 2012: vài sự biến mất, Hoài Nam nhận xét về cuốn tiểu thuyết

Dấu về gió xóa: “Đó là một cốt truyện hấp dẫn, sản phẩm của một nhà văn luôn ý

thức phải tạo được sự hấp dẫn cho độc giả khi họ đắm chìm trong thế giới tưởng

tượng của anh. Tuy nhiên, Dấu về gió xóa của Hồ Anh Thái không chỉ, không phải

là vậy. Sự hấp dẫn của cốt truyện chỉ là cái bề mặt. Còn ở bề sâu, đó là những trải

55

Page 56: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

nghiệm, những chiêm nghiệm và suy tư của tác giả về tồn tại người, giá trị và ý

nghĩa của nó” [88] .

Cũng viết về tác phẩm Dấu về gió xóa, trong bài Dấu về đâu xóa được phận

người, Nguyễn Quốc Trung trình bày suy nghĩ của mình: “Văn của Hồ Anh Thái

trong Dấu về gió xóa đậm chất thơ, có phải vì môi trường anh thể hiện trong tiểu

thuyết này mang dấu ấn tôn giáo của một miền đất gọi là Đảo Xanh, chịu ảnh

hưởng văn hóa Ấn Độ, được bao phủ bởi sự huyền bí. Cũng trong chính Đảo Xanh,

Hồ Anh Thái đã dành một số trang thể hiện quan niệm của anh về thiên chức người

cầm bút. Người viết khôn ngoan luôn ẩn khuất đằng sau trang sách, khi nhà văn

nhảy xổ ra rào đón lý giải cho trang sách của mình, đánh trống khua chiêng trên

diễn đàn thì khi ấy dường như đã phạm chuẩn nghề nghiệp. Anh cho rằng nhà văn

viết trời viết đất gì chăng nữa thì thiên hạ vẫn thấy anh ta viết về những người xung

quanh mình. Cho nên, suy cho cùng, Đảo Xanh vẫn là cách dựng truyện mang tính

truyền thống, với lời văn gần gũi thân thiện, luôn gợi cho người đọc một sự liên

tưởng xa rộng hơn. Nói cho cùng, ký ức là điều không thể xóa nổi, cả thân phận

con người nữa. Đóng góp của Hồ Anh Thái, một nhà văn đang sống và làm việc ở

nơi xa Tổ Quốc cũng chính là như vậy” [139].

Vũ Đình Vụ nhận xét trong luận văn của mình rằng Hồ Anh Thái là nhà văn

có ý thức trách nhiệm trước đời sống, thấu hiểu bản chất thật của sự sống đang diễn

ra trước mắt, mà xã hội ấy có nhiều loại người, nhiều kiểu sống. Nên nhân vật tha

hóa trở thành tuyến nhân vật rất quan trọng trong sáng tác của ông. Bên cạnh đó tác

giả luận văn này còn nhấn mạnh: “Tác phẩm của Hồ Anh Thái thường xoáy sâu

vào câu chuyện về một thế giới vô nghĩa, phi lý và tương ứng với nó là hệ thống

những nhân vật nghịch dị, quái đản” [160]. Vũ Đình Vụ cũng phân tích rõ những

kiểu nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái như kiểu nhân vật đam mê

danh vọng, quyền lực; kiểu nhân vật say sưa dục vọng; kiểu nhân vật tham lam của

cải, vật chất; kiểu nhân vật sống sa đọa; kiểu nhân vật nhẫn tâm, độc ác; kiểu nhân

vật biến dạng. Như thế, mỗi kiểu nhân vật tha hóa là một dạng người được nhà văn

khái quát thành những nhân vật văn học độc đáo bởi cách xây dựng nhân vật không

theo một lối mòn nào. Có sự kết hợp của nghệ thuật dân gian với nghệ thuật hiện

đại và hậu hiện đại trong xây dựng nhân vật tha hóa ở sáng tác của Hồ Anh Thái.

56

Page 57: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Tôn Phương Lan thì nhận xét chung như sau: “Cảm hứng nhân văn là cảm

hứng xuyên suốt trong tất cả các tác phẩm của anh nhưng ở thời kỳ đầu, nó là cảm

hứng chủ đạo. Biểu hiện ở dạng “cổ điển” nhất là trong các sáng tác viết vào những

năm trước và trong khi anh đi học ở Ấn Độ. Cảm hứng đó thể hiện qua những trang

viết về vẻ đẹp trong sáng, giản dị của tình người, của lòng người trong những hoàn

cảnh cụ thể. Sau này, khi từng trải hơn, khi có sự chiêm nghiệm về thân phận của

kiếp người thì cảm hứng này cũng được biểu hiện khác hơn ở những đề tài rộng

hơn và ý nghĩa của nó cũng trở nên sâu sắc hơn” [63].

Như vậy, Hồ Anh Thái đã thể hiện những quan niệm mới về con người thông

qua những hình tượng nhân vật khá đặc sắc. Trong tác phẩm của ông, con người

tha hóa và con người bản năng tự nhiên được xây dựng rất thành công. Theo quan

niệm của ông thì con người bản năng là con người có những nhu cầu bình thường,

cần hết sức trân trọng. Còn con người tha hóa, theo cách xây dựng nhân vật của nhà

văn có thể thấy, tha hóa chính là tội ác. Nhà văn đặc biệt lên án loại người này và

ông chọn cách giải quyết dựa theo triết lý của nhà Phật, cũng là theo cách của dân

gian, ác giả ác báo, hình phạt tự thân. Điều này thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong

tác phẩm Hồ Anh Thái. Nhà văn cũng đề cao tình yêu thương đối với những con

người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Qua cách lý giải mới mẻ, cách thể hiện độc

đáo và lòng yêu thương con người của nhà văn, những con người này hiện lên cũng

sinh động không kém những kiểu nhân vật khác trong tác phẩm của ông. Trong

những trang văn hài hước châm biếm của Hồ Anh Thái, chúng ta lại gặp nhiều nhất

là những con người lố lăng với đủ mọi tầng lớp trong xã hội và đủ mọi trạng thái

kệch cỡm. Chúng biến thành những nhân vật hoạt kê, những tên hề ngô nghê để

người đời chê cười và nhận diện rõ trong cuộc sống. Nhà văn xây dựng những nhân

vật của mình với mong muốn thiết tha cõi người sẽ thay đổi, tốt đẹp hơn, ý nghĩa

hơn.

2.3 Tác phẩm của Hồ Anh Thái mang đậm dấu ấn Phật giáo và văn hóa

Ấn Độ

Bên cạnh một nhà ngoại giao, một nhà văn hết sức chuyên nghiệp, Hồ Anh

Thái còn là một tiến sĩ Đông phương học. Ông nghiên cứu sâu Phật giáo và chịu

ảnh hưởng sâu sắc triết lý của tôn giáo này. Sau sáu năm sống ở Ấn Độ, công tác và

57

Page 58: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

nghiên cứu, những tác phẩm của ông mang đậm dấu ấn Phật giáo và văn hóa Ấn

Độ. Ấn Độ trở thành một đề tài nung nấu trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Có

người còn chia các giai đoạn sáng tác của ông thành những giai đoạn: tiền Ấn Độ,

Ấn Độ và hậu Ấn Độ. Trong số hơn 30 đầu sách đã xuất bản thì đề tài về Ấn Độ có

ba tập: tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước, tiểu thuyết Đức Phật, nàng

Savitri và tôi, và tập sách Namaskar! Xin chào Ấn Độ. Ngoài ra, trong tập truyện

ngắn Người bên này, trời bên ấy và cuốn tiểu luận Họ trở thành nhân vật của tôi

chúng ta cũng tìm thấy những bài viết về Ấn Độ. Namaskar! Xin chào Ấn Độ là

một cuốn sách mang tính biên khảo về phong tục, tập quán, lịch sử, tôn giáo, văn

học và đời sống muôn mặt của đất nước, con người Ấn Độ. Tác giả tâm sự: “Đây là

kết quả của những nghiên cứu, những chuyến đi thực địa, những điều lượm lặt từ

sách vở, và từ những cuộc đàm đạo với các bậc đạo sư, các vị học giả, những cuộc

cùng ăn cùng ở cùng làm với người bình dân Ấn Độ”. Gần ba mươi năm trước, khi

bất ngờ va phải nền văn hóa và đời sống Ấn Độ, chính tác giả cũng đã rất “lúng

túng” bởi sự thiếu hiểu biết của mình về miền đất thiêng liêng và huyền bí này.

Ông đã trăn trở rất nhiều khi “Việt Nam được coi là chịu ảnh hưởng của hai luồng

văn hóa Trung và Ấn, ta ở trên bán đảo Trung - Ấn, nhưng thử hỏi có bao nhiêu

phần văn hóa Ấn Độ được phổ cập” (Hồ Anh Thái. Namaskar! Xin chào Ấn Độ,

Nxb Trẻ, 2014). Ở cương vị là một nhà ngoại giao, một tiến sĩ văn hóa phương

Đông, Hồ Anh Thái như tự nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc góp phần

phổ biến văn hóa Ấn Độ ở Việt Nam. Là một người có văn hóa và tự trọng nên Hồ

Anh Thái cũng chỉ đặt ra mục tiêu khá dè dặt và khiêm tốn, mong muốn cuốn sách

“phác họa ra một đất nước”, và hy vọng sẽ “có ích cho những ai nhập môn về Ấn

Độ học hoặc lần đầu tiên đến Ấn Độ”. Chính tác giả cũng thú nhận là “tự nguyện

xâm nhập vào nền văn hóa Ấn Độ giống như tự nguyện nhảy xuống biển. Cả một

đại dương văn hóa khiến cho ta càng bơi càng không thấy bờ” [8, tác phẩm nghiên

cứu].

Phạm Thị Thanh Hoài, khi nhận xét về tác phẩm Namaskar! Xin chào Ấn Độ

đã viết: “Hồ Anh Thái đã giới thiệu ngắn gọn nhưng khá đầy đủ về đạo Phật ở Ấn

Độ và những sự kiện, địa danh liên quan đến Đức Phật. Sự kiện, nhân vật, chủ đề

không mới bởi đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Ấn Độ và đạo Phật bàn kỹ

rồi. Đó vốn được xem là những vấn đề mang tính hàn lâm, trừu tượng, rắc rối và

58

Page 59: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

khó tiếp nhận. Tuy nhiên, qua cách thể hiện độc đáo, mới mẻ của Hồ Anh Thái,

những cái trừu tượng trở nên đơn giản và dễ hiểu. Có lẽ do đọc nhiều, nghiền ngẫm

kỹ các công trình đã có trước đó nên Hồ Anh Thái đã tránh được hạn chế này. Ông

đã thành công không chỉ ở sự đa dạng về nội dung mà còn ở cách thể hiện mới mẻ,

gây hứng thú cho người đọc” [44].

Theo chia sẻ của Võ Anh Minh trong bài “Cõi người rung chuông tận thế”

từ góc nhìn Phật giáo, thì Phật giáo là học thuyết về tâm. Ở mỗi hành động, thường

có ba giai đoạn: sự chuẩn bị: thể hiện dưới dạng những ý định, ý đồ, suy nghĩ; hành

động: là sự thực hiện về mặt vật chất những ý đồ trên; kết quả hành động và đi kèm

với nó là một tâm trạng nào đó. Và Phật giáo đề cao giai đoạn một, có nghĩa là tất

cả thiện, ác đều phụ thuộc vào tâm mà ra, do vậy, muốn ngăn chặn tội ác thì phải

ngăn chặn từ khi nó đang ở dưới dạng mầm mống, ngăn chặn từ trong suy nghĩ, từ

trong tâm trí con người. Như hai mặt của một vấn đề, trong mỗi con người luôn tồn

tại cái tâm thiện và cái tâm ác, cái ác như mầm bệnh ủ sẵn trong người chỉ chờ khi

phát tác, nếu như cái thiện không đủ sức chế ngự nó. Tác giả bài viết này cũng

nhận định về tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế như sau: “Hồ Anh Thái đã

chọn cách thể hiện khá độc đáo, đặt điểm nhìn trần thuật của tiểu thuyết này vào

nhân vật xưng tôi, để cho nhân vật này đứng trong cái ác, cùng phe với cái ác để từ

đó nhận ra được bản chất, căn nguyên của cái ác, đó là lòng hận thù” [78]. Người

viết cho rằng dựa vào triết lý nhà Phật, Hồ Anh Thái cho nhân vật tự nhận ra vấn đề

cốt lõi, tự tiêu diệt cái ác ngay từ trong ý nghĩ của mình: “Sau cái chết của ba đứa

cháu, Đông muốn trả thù nhưng cũng đủ tỉnh táo để nhận ra vấn đề, và từ đây bắt

đầu hành trình phục thiện, hành trình diệt trừ vô minh, tam độc trong tâm hồn anh”

[78]. Võ Anh Minh cũng chia sẻ thêm rằng: “Trong một lần trả lời phỏng vấn, Hồ

Anh Thái đã quan niệm tiểu thuyết là một giấc mơ dài. Với Cõi người rung chuông

tận thế, nhà văn đã mơ một giấc mơ dài trên cái nền xã hội hiện đại, nhưng đây là

một giấc mơ có cơ sở để trở thành sự thực, bởi mỗi người ai cũng có căn tính thiện.

Một tiểu thuyết hiện đại song cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề lại đậm sắc màu

của tư tưởng Phật giáo, Hồ Anh Thái đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo với cõi

người, hãy thanh lọc hết hận thù, hãy bao dung và yêu thương đồng loại, đừng để

cái ác ngự trị trong tâm hồn, bởi cái gì cũng có giá của nó, mỗi người có một cái

Nghiệp của riêng mình” [78]. Cũng theo Võ Anh Minh, trong tác phẩm Cõi người

59

Page 60: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái viết về cuộc sống hiện đại, khai thác cái Thiện -

Ác trong mỗi cá nhân. Và hầu hết những sáng tác mang dấu ấn Phật giáo ở Hồ Anh

Thái đều ít nhiều có tính chất luận đề, vậy nhưng không hề cứng nhắc, khô khan mà

luôn được dẫn dắt bằng những câu chuyện cảm động, có sức hút lớn đối với người

đọc từ con chữ đầu tiên cho tới dấu chấm cuối cùng. Đạo Phật luôn chủ trương giải

thoát con người khỏi ham muốn, lòng hận thù và khơi dậy tình yêu thương trong

mỗi người; nhờ vậy, con người ta sẽ thoát khỏi khổ đau, sẽ được sống trong niềm

vui và hạnh phúc lâu dài. “Thấm nhuần tư tưởng này, cùng với mơ ước từ lâu muốn

viết một cuốn sách về ngày phán xử cái ác, Hồ Anh Thái đã thông qua Cõi người

rung chuông tận thế để nói lên những khát vọng của mình về lòng người, về tình

yêu thương giữa con người với con người trong xã hội hiện đại đầy những phức

tạp” và “Tiểu thuyết gồm tám chương và một chương cuối. Đưa ba cái chết lên đầu

tác phẩm, cách tổ chức câu chuyện như thế này đạt hiệu quả cao khi tác giả muốn

nói một điều rằng kẻ làm ác sẽ bị trừng phạt bằng chính điều ác mà chúng định gây

ra, ác giả thì ác báo là vậy. Nhưng nội dung chính của tác phẩm không chỉ dừng lại

ở đó. Hồ Anh Thái đã thành công trong việc tạo dựng một hoàn cảnh, một trường

hợp gần như bất khả kháng rồi thả nhân vật chính của mình vào đấy để phát triển

luận đề của tác phẩm” [78].

Người đọc Trần Thị Ty viết trong bài Cảm hứng triết học trong “Dấu về gió

xóa” rằng: “Riêng đối với Hồ Anh Thái, những tác phẩm của ông ẩn chứa nhiều

quan điểm triết học nhân sinh kể cả các mảng truyện ngắn và tiểu thuyết. Thực tế

sáng tác cho thấy, Hồ Anh Thái là nhà văn đặc biệt tinh nhạy về những khía cạnh

của cuộc sống, tác giả đã làm sáng lên một tư tưởng triết học trong Dấu về gió xóa.

Từ những quan niệm hư - thực, minh - vô minh, cái biết - cái không thể biết, tồn tại

- không tồn tại… anh khiến người đọc có khi như trở thành ông lão, bà lão đã đi hết

Dấu về gió xóa một cuộc đời, đã thấu hiểu tất cả về cuộc sống; nhưng rồi chợt hụt

hẫng khi biết mình chỉ là đứa trẻ thơ ngỡ ngàng trước bộn bề cuộc sống vì mọi thứ

đều bất khả tri. Những điều trong truyện dù tồn tại hay không tồn tại bên ngoài hiện

thực, thì vẫn mang trong nó cả một tư tưởng triết mỹ mà chúng ta không thể nào

phủ nhận, dù ít dù nhiều nó cũng có ý nghĩa với độc giả, có ý nghĩa với hiện sinh.

Hẳn chúng ta đã thấy cái nỗ lực truy tìm vào bản chất sâu xa của sự việc và giải

thích những quy luật tồn tại của thế giới hiện hữu, tất cả đều mang những ý nghĩa

60

Page 61: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

triết học sâu sắc, đây chính là cảm hứng triết học trong Dấu về gió xóa của Hồ Anh

Thái” [148].

Trong bài Hồ Anh Thái - Dấu về gió xóa, độc giả Mi Ly nhận xét: “Đọc kỹ

thì thấy Dấu về gió xóa có âm hưởng thiền, chịu ảnh hưởng của nhiều tư tưởng

Phật giáo. Trong văn Hồ Anh Thái, cá tính của nhân vật phải nhường chỗ cho tư

tưởng mà nhà văn muốn họ truyền tải. Nhân vật của ông thường không gây ấn

tượng về tính cách, mà là về hành động và biến cố. Và nếu như ngoài đời hành

động của con người thể hiện tính cách, thì trong văn Hồ Anh Thái lại không. Tất cả

nhân vật đều gánh vai trò đại diện cho một thứ gì đó lớn lao hơn là chỉ một con

người. Nhà văn cũng nhắc đến thiền, không nhiều, nhưng những câu văn như

"Mandala là vũ trụ ngay trong lòng người, vũ trụ lòng người có khi hàm chứa toàn

bộ sinh diệt sắc không mà chính con người cũng không ý thức được. Người ta tiêu

phí thời gian loay hoay ra bên ngoài để khám phá những điều sẵn có ngay trong

lòng mình", chứng tỏ ông có vẻ đã "ngộ". Khác hẳn phương Tây năng động luôn

thích mở rộng, phương Đông huyền bí lại thích đi sâu” [74]. Độc giả Văn Thị Thu

Hà cũng nhận xét về tác phẩm Dấu về gió xóa: “Có thể nói, triết lý về vô thường là

linh hồn cuốn tiểu thuyết” [33].

Nghiêm Lương Thành cho rằng: “Trong tiểu thuyết Dấu về gió xóa, Hồ Anh

Thái đã dành một dung lượng lớn để nói về tôn giáo. Với một vốn hiểu biết sâu

rộng về văn hóa, đặc biệt là văn hóa phương Đông; với sự trải nghiệm thực tế sâu

rộng nhiều năm ở nhiều quốc gia và ngay từ chính bản ngã, tác giả đã đưa người

đọc đến trạng thái đứng ngoài tôn giáo để cùng xem xét, cùng cảm nhận, cùng mổ

xẻ... và cùng xác quyết về tính không thể thiếu, tính thực hành vị nhân của tôn giáo

trong hành trình mưu cầu hạnh phúc cho con người. Một hành trình không ít máu

và nước mắt nhưng ngập tràn ánh sáng và hoa trái. Trong vầng ánh sáng ấy, con

người, vượt lên muôn loài, đã tìm thấy cho mình những giá trị phổ quát tất yếu”

[126].

Phạm Xuân Nguyên viết trong bài Tìm mình ở ngoài mình như sau: “Đời văn

của Hồ Anh Thái đã trải gần ba mươi năm, trong đó có một chặng có thể gọi là

“thời kỳ Ấn Độ” rất đậm nét và sâu sắc. Trong và sau khi ở Ấn Độ về, sáng tác của

Hồ Anh Thái đã có một mảng truyện viết về xứ sở của Đức Phật mang đậm chất

61

Page 62: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

tôn giáo và lịch sử với một cách nhìn cuộc sống và con người đầy nhân văn, nhân

ái. Có thể nói, Ấn Độ đã trở thành một miền cảm hứng của nhà văn, là niềm đam

mê lớn của anh. Anh không chỉ viết văn mà còn nghiên cứu, không chỉ là nhà văn,

anh còn là nhà văn hóa, và những con người xứ lạ ấy “đã sống với tôi, đã trở thành

nhân vật của tôi” như anh từng nói. Mảng truyện Ấn Độ của Hồ Anh Thái gây kinh

ngạc vì sự hiểu biết cặn kẽ, thấu ðáo cuộc sống, tâm tình của người dân một đất

nước có nhiều sắc tộc, nhiều tôn giáo, nhiều huyền thoại huyền tích, nhưng mạnh

mẽ, sâu xa hơn là cái cách nhà văn biết nhìn ra những vấn đề chung của cõi người

và con người trong những sự khác biệt, độc đáo” [96].

Một độc giả tên L. TH. thì viết trên báo Tuổi trẻ ngày 29-8-2008 như sau:

“Namaskar! Xin chào Ấn Độ, ngay từ cách đặt nhan đề cho cuốn sách đã có thể

thấy hàm ý khiêm tốn của Hồ Anh Thái cho những biên khảo chỉnh chu về đất

nước Ấn Độ mà tác giả gọi là "phác họa". Sự cẩn trọng từ đầu của người viết sách

vì vậy đã mang lại một hàm lượng kiến thức về Ấn Độ nhiều hơn kỳ vọng của độc

giả. Hồ Anh Thái đã có nhiều năm nghiên cứu Ấn Độ để cuốn Namaskar! Xin chào

Ấn Độ này giống như một tập hợp những gì anh thích thú, say mê, bỏ công sức tìm

hiểu và rồi kể lại một cách hấp dẫn cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về văn hóa, con

người và đất nước Ấn Độ”.

Hà Đan nhận xét: “ Namaskar! Xin chào Ấn Độ của nhà văn Hồ Anh Thái

vừa như là lời chào nồng thắm của tác giả đối với đất nước mà ông đã từng mến

yêu, từng gắn bó suốt mấy năm trời trong quá trình học tập và công tác; vừa như

gợi mở cho độc giả niềm say mê, thích thú tìm tòi một vài điều gì đó về một miền

đất đầy thiêng liêng và với không ít người hãy còn huyền bí này” [18].

Hay trong bài Gần gũi trên nền tảng bí ẩn, Nhật Chi viết: “Nhà văn đã viết

về các thói tục của người Ấn một cách văn hóa. Tuy nhiên, ngay cả khi viết về

những vấn đề trừu tượng, Hồ Anh Thái vẫn tạo ra được sự độc đáo bởi lối viết dễ

hiểu. Viết về những thói thường một cách có văn hóa và tiếp cận những siêu lí trừu

tượng một cách giản dị là điểm độc đáo của cuốn sách tiếp cận đất nước Ấn Độ

huyền bí này” [13].

Còn trong bài Những khuôn hình đặc tả Ấn Độ, Văn Thị Thu Hà cho rằng:

“Cuốn sách rất nhiều lát cắt văn hóa thú vị, giống như một ống kính đầy cá tính của

62

Page 63: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

một nghệ sĩ nhiếp ảnh tài hoa có thể lia tới và chớp lấy những khuôn hình tuyệt

đẹp, độc đáo và bất ngờ. Những khuôn hình đặc tả “chất Ấn” sẽ đưa chân bạn hồn

nhiên bước vào thế giới kỳ diệu của người Ấn. Còn với những ai chưa biết Ấn Độ

thì cuốn sách quả là một món quà quý giá. Mở ra trước mắt bạn là một cuốn cẩm

nang hướng dẫn du lịch nhưng là thứ du lịch đặc biệt tới những miền văn hóa” [35].

Thêm một nhận xét nữa về tác phẩm Namaskar! Xin chào Ấn Độ, Lê Thị

Oanh viết trong bài Namaskar! Xin chào Ấn Độ, Thêm một ấn tượng về Ấn Độ:

“Cuốn sách thể hiện tính công phu, nghiêm cẩn, chính xác của một nhà nghiên cứu

văn hóa phương Đông được kết hợp với trí tưởng tượng, kỹ năng dẫn dắt và ngôn

ngữ sinh động nhiều khi hóm hỉnh của nhà văn” [102].

Ngoài Ấn Độ, Iran cũng là một vùng đất được Hồ Anh Thái quan tâm và giới

thiệu với người đọc trong tác phẩm của mình. Theo Hạnh Diễm, “Iran chưa bao giờ

gần gũi như thế, nếu bạn đọc cuốn Salam! Chào xứ Ba Tư của nhà văn Hồ Anh

Thái. Với những ai chưa có cơ hội đặt chân lên miền đất Tây Á bao la này, sao

không thử để trí tưởng tượng mặc sức tung hoành trong một chuyến du ngoạn qua

những con chữ khác. Salam! Chào xứ Ba Tư được viết như một cẩm nang về Iran,

cung cấp kiến thức nhập môn về một trong những nền văn hóa lâu đời nhất thế giới.

Chỉ riêng câu chào cũng được lý giải cụ thể ở trang đầu: trong lời chào đã chứa

đựng văn hóa, tập quán và những hiểu biết cần thiết cho bất cứ ai lần đầu tiên đến

xứ sở này. Chính vì mang tính "nhập môn", Salam! Chào xứ Ba Tư bao quát trên

một diện khá rộng, từ chính trị, kinh tế, đối ngoại cho đến văn hóa, xã hội, khoa

học công nghệ. Người đọc - du khách có thể tìm thấy ở đây những điều thú vị về

lịch sử bi hùng của Iran, phong tục, tập quán, tính cách dân tộc... Có nhiều cánh cửa

để đến với một huyền thoại Iran, Salam! Chào xứ Ba Tư là một trong số đó!” [20].

Ngoài cương vị một nhà văn, Hồ Anh Thái giống như một hướng dẫn viên du lịch

hiểu biết và thông minh, dẫn người đọc đến thăm một vùng đất nổi tiếng với huyền

thoại Nghìn lẻ một đêm vô cùng hấp dẫn. Qua những trang viết của Hồ Anh Thái,

xứ sở Ba Tư xinh đẹp trở thành niềm mong mỏi, mơ ước của bao người say mê

khám phá những vùng đất mới.

Có thể nói rằng Ấn Độ là một đề tài lớn trong tác phẩm của Hồ Anh Thái.

Một đất nước với bao điều huyền bí đã hấp dẫn và ảnh hưởng sâu đậm đến cuộc

63

Page 64: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

sống và đời văn của ông. Đặc biệt là triết lý nhân sinh của Phật giáo hầu như đã chi

phối đến phong cách sáng tác của nhà văn này. Với tư tưởng nhân duyên, nghiệp

báo, Hồ Anh Thái lý giải đời sống qua những trang viết bằng tấm lòng nhân ái, bao

dung và vô cùng sâu sắc. Yếu tố Ấn Độ và dấu ấn Phật giáo đã đem đến cho tác

phẩm của Hồ Anh Thái những nét đặc sắc mới thu hút người đọc, tạo nên thành

công lớn cho nhà văn. Điều này cũng khiến nhà văn trở nên hoàn toàn khác biệt với

những nhà văn cùng thời. Nó tạo ra một phong cách rất riêng, phong cách văn

chương Hồ Anh Thái.

Tiểu kết

Như vậy, Hồ Anh Thái là một nhà văn có nỗ lực không ngừng cho công cuộc

đổi mới nền văn chương đương đại Việt Nam. Ông cũng không ngừng tìm tòi, sáng

tạo để văn học Việt Nam được hòa nhập cùng nền văn chương thế giới. Những

cách tân, đổi mới của ông đã thổi một luồng gió mới vào văn đàn Việt Nam thời kỳ

này. Những nỗ lực của ông được đông đảo người đọc ghi nhận và chờ đợi. Chính

cái tâm đối với nghề, cái tài năng luôn được rèn giũa đã tạo nên chỗ đứng vững

chắc cho nhà văn Hồ Anh Thái trong lòng người yêu thích văn chương.

Bên cạnh sự nỗ lực đổi mới văn chương, tác phẩm của nhà văn Hồ Anh Thái

cũng thể hiện rõ những quan niệm mới về cõi người. Không giống văn học thời kỳ

trước đề cao những con người anh hùng, tác phẩm của Hồ Anh Thái còn đi sâu

khắc họa những con người đời thường, con người bản năng, con người tha hóa…

Qua những nhận xét, đánh giá của người đọc, người nghiên cứu, chúng ta nhận ra

rằng, tác phẩm của Hồ Anh Thái thực sự có ảnh hưởng lớn đến dư luận, đến cách

sống, cách nghĩ của mỗi người đọc. Quan niệm về con người và cách xây dựng

nhân vật của nhà văn khiến nhiều người phải “nhảy dựng” lên. Nhiều người khác

thì trăn trở, suy tư. Nhưng nhiều nhất là những người bị lôi cuốn và cảm thấy thích

thú với từng tác phẩm của ông. Điều này chứng tỏ nhà văn đã thành công khi cố

gắng gửi một thông điệp qua tác phẩm của mình, tác động tới người đọc, để kiến

tạo một tương lai tốt đẹp, nhân văn hơn.

Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hồ Anh Thái chính là những

tác phẩm mang đậm dấu ấn Phật giáo và viết về Ấn Độ. Triết lý Phật giáo và Ấn

64

Page 65: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Độ là mảng đề tài lớn và được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm của nhà văn này.

Thực tế mà nói, Hồ Anh Thái sáng tác văn chương dựa trên tư tưởng của triết lý

Phật giáo, đề cao con người, khuyến thiện, phạt ác, cứu rỗi con người khỏi khổ đau.

Cho nên, triết lý Phật giáo, đề tài Ấn Độ và quan niệm về cõi người của Hồ Anh

Thái thể hiện trong tác phẩm hòa quyện vào nhau, thống nhất trong tư tưởng nghệ

thuật của nhà văn. Dù viết về Ấn Độ hay về Việt Nam, nhà văn cũng thể hiện tình

yêu thương sâu sắc đối với những kiếp người, đồng cảm với nỗi đau mà con người

phải gánh chịu, lên án, phê phán, chối bỏ những thế lực, những nhân tố mang đến

khổ đau cho con người. Nhà văn thể hiện mong muốn xây dựng một thế giới người

tốt đẹp mà ở đó, con người chan chứa lòng yêu thương, xóa bỏ hận thù, vươn tới

những giá trị tốt đẹp trong đời sống. Đây là yếu tố nhân văn, nhân đạo, được thể

hiện rõ nét trong những tác phẩm của ông.

65

Page 66: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

CHƯƠNG 3

VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN HÌNH THỨC

TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG HỒ ANH THÁI

3.1 Tác phẩm của Hồ Anh Thái sử dụng sáng tạo tiếng Việt

Đọc những tác phẩm của Hồ Anh Thái, dù người khó tính nhất cũng phải

thừa nhận tài năng sáng tạo của nhà văn khi sử dụng tiếng Việt. Ông thực sự rất

quan tâm đến việc sử dụng ngôn ngữ và đặc biệt rất có tâm khi biến công cụ này trở

thành phương tiện truyền tải những thông điệp cho mình. Có người cho rằng, mỗi

dấu chấm, dấu phẩy cũng khiến nhà văn trăn trở. Không bao giờ nhà văn lại có thể

dễ dãi trong việc dùng chữ. Điều này ta thấy có sự tiếp nối của những bậc thầy sáng

tác văn chương từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đến Nam Cao, Nguyễn Tuân… Không

những rất cẩn trọng với từng con chữ, Hồ Anh Thái còn có những phát kiến về

ngôn ngữ, tạo cho tiếng Việt thêm màu sắc, đa nghĩa và khả năng biểu đạt phong

phú hơn. Ông sáng tạo ra những cách dùng từ, đặt câu, lắp ghép, thêm bớt, kết hợp

cách nói dân gian với cách nói hiện đại, sử dụng sáng tạo ca dao, tục ngữ, cách nói

lái, nói nhại… vô cùng phong phú, khiến cho người đọc như bị cuốn hút vào dòng

sông ngôn từ cuồn cuộn chảy. Chẳng khó khăn mà ta có thể biết được vì sao những

tác phẩm văn chương của Hồ Anh Thái lại được mong đợi đến vậy. Qua những

nhận xét, đánh giá của người đọc, ta càng hiểu rõ hơn điều đó.

Như trong bài Một giọng văn khác, Vân Long nhận xét về ngôn ngữ trong tác

phẩm Tự sự 265 ngày của Hồ Anh Thái rất trân trọng. Người viết để ý thấy, với ý

thức lao động nghệ thuật nghiêm túc và không bao giờ chịu dừng lại và thỏa mãn

với chính mình, Hồ Anh Thái luôn luôn thay đổi làm mới từ hệ thống đề tài, cảm

hứng đến hệ thống nhân vật và đặc biệt là ngôn ngữ. “Với thủ pháp sử dụng thành

ngữ, khẩu ngữ của đời thường, với lối viết tràn câu, tràn dòng, bỏ dấu... Hồ Anh

Thái đã tạo ra một vị trí riêng cho mình ở thể văn này. Phải chăng đây là cách để

anh tiềm nhập sâu hơn nữa vào thực tại cuộc sống trong đan xen lẫn lộn giữa cái

66

Page 67: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

mới đích thực và sự học đòi nhố nhăng, dùng tiếng cười thông minh để phê phán

chúng" [69].

Còn Thi Hà trong bài Giễu nhại ngôn ngữ thị dân đã bình luận về tập truyện

ngắn Bốn lối vào nhà cười của Hồ Anh Thái rằng, nét độc đáo, đặc sắc đậm chất

Hồ Anh Thái thể hiện trong việc lạ hóa cách diễn đạt trên ba phương diện: lối nói

liệt kê, bổ sung tăng cấp, lối nói nhấn mạnh và lối nói bình dân thông tục: “Hồ Anh

Thái đặt cạnh nhau những từ, cụm từ để cấu tạo nên một ngữ cố định mới, diễn đạt

ý nghĩa tổng hợp của tất cả các từ trong ngữ đó: Lanh chanh lật bật le te chèn ngang

chèn dọc; Thân tàn ma dại nhà rách vách nát; Gây tò mò gây thu hút kích động

khám phá” [29]. Hay: “Nhà văn đồng thời sử dụng tất cả những đơn vị từ ngữ có ý

nghĩa tương đồng hoặc gần gũi để cùng mô tả một trạng thái, một đặc điểm của sự

vật, hiện tượng… Ngôn từ đối với anh như biểu tượng của nhịp sống gấp gáp đang

từng giờ từng phút cuốn con người theo vòng xoáy của nó” [29]. Ngoài ra, người

đọc này còn chỉ rõ, Hồ Anh Thái còn rất thành công khi dùng lối nói nhấn mạnh để

lạ hóa cách diễn đạt, dùng phương pháp chuyển loại từ hết sức độc đáo, dùng cách

nói lái, dùng những khẩu ngữ thông tục, nhại lời bài hát để làm phương tiện diễn

đạt. Tác giả bài viết này kết luận: “Sự kết hợp giữa ngôn từ và nhạc điệu một cách

hoạt kê lém lỉnh đã tạo cho Hồ Anh Thái một phong cách riêng khó trộn lẫn” [29].

Hay tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột được xuất bản tháng 9 năm 2011 đã

nhanh chóng giành được sự quan tâm của đông đảo độc giả và nhà nghiên cứu.

Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Lương nghiên cứu đề tài: Từ ngữ và câu trong

tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái với mong muốn tìm hiểu sâu hơn

về phong cách và đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Tác giả luận văn đã

nghiên cứu và thống kê: trong SBC là săn bắt chuột, câu đơn chiếm số lượng lớn

hơn nhiều so với câu ghép (câu đơn gồm 6607 câu, chiếm 88,9%, câu ghép là 820

câu, chiếm 11,1 %). Trong một số tiểu thuyết khác của Hồ Anh Thái cũng có hiện

tượng chênh lệch lớn về số lượng hai loại câu này. Chẳng hạn, tiểu thuyết Cõi

người rung chuông tận thế gồm 3958 câu, trong đó có 3450 câu đơn (chiếm 87,1%)

và 508 câu ghép (chiếm 12,9%); câu đơn nhiều gấp 6,8 lần câu ghép. Và tác giả

luận văn đã nhận xét: “Điều này cho thấy, sử dụng câu đơn hay câu ghép không chỉ

là vấn đề về dung lượng, độ dài ngắn của câu văn mà là một sự lựa chọn cách viết.

Đó là sự lựa chọn đầy dụng ý của Hồ Anh Thái. Câu đơn được sử dụng nhiều vì nó

67

Page 68: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

có đặc điểm ngắn gọn, cung cấp thông tin cho độc giả nhanh chóng, diễn tả được sự

xô bồ, hỗn loạn, gấp gáp của của cuộc sống trong xã hội hiện đại. Đáng chú ý, câu

đặc biệt được sử dụng với số lượng rất lớn, gần bằng với câu đơn bình thường và

nhiều gấp 3,5 lần câu ghép. Đây là hiện tượng rất hiếm gặp trong các tác phẩm văn

xuôi từ trước đến nay. Trong tác phẩm văn học, nhà văn sử dụng câu đặc biệt với

nhiều mục đích nghệ thuật khác nhau: cung cấp thông tin nhanh chóng, nhấn mạnh

tính chất, trạng thái của đối tượng được đề cập… Câu đặc biệt thường được sử

dụng nhiều trong đoạn hội thoại giữa các nhân vật. Trong tiểu thuyết SBC là săn

bắt chuột, toàn bộ các câu văn trong tác phẩm đều thuộc ngôn ngữ trần thuật nhưng

câu đặc biệt vẫn xuất hiện với số lượng rất lớn. Do đó, ngoài tác dụng nhấn mạnh

sắc thái biểu cảm của câu văn, câu đặc biệt trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột

còn mang lại cho tác phẩm của Hồ Anh Thái giọng điệu thân mật, suồng sã, chân

thực, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày” [71]. Sau khi phân tích, tác giả kết

luận: “Trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, Hồ Anh Thái sử dụng đa dạng, linh

hoạt các lớp từ ngữ nhưng đáng chú ý nhất là lớp từ láy, từ ngữ hội thoại và thành

ngữ. Không những thế, Hồ Anh Thái sử dụng linh hoạt tất cả các loại câu. Trong

đó, có điểm đáng chú ý là sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng câu đơn và câu ghép

trong tác phẩm. Xét từ phương diện ngôn ngữ trần thuật, cách tổ chức câu văn mới

lạ, độc đáo là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm và

thể hiện dấu ấn sáng tạo của Hồ Anh Thái. Câu trần thuật trực tiếp, câu trần thuật

gián tiếp và câu trần thuật nửa trực tiếp đan xen, nối tiếp và hòa lẫn vào nhau giúp

kiến tạo lời văn sinh động, hấp dẫn, gần gũi, cởi mở. Tính chất khó phân định các

loại câu trần thuật trực tiếp, câu trần thuật gián tiếp và câu trần thuật nửa trực tiếp

trong tác phẩm có tác dụng to lớn đối với việc tạo nên tính tự trào trong văn phong

giễu nhại của Hồ Anh Thái. Biện pháp điệp cấu trúc cú pháp mang lại cho tác phẩm

nhịp điệu uyển chuyển, nhịp nhàng, góp phần làm nổi bật ý đồ nghệ thuật của tác

giả” [71].

Trong bài Cõi người rung chuông tận thế - Nhìn từ vài con số thống kê, Phan

Văn Tú nhận xét rằng: “Trong Cõi người rung chuông tận thế, nhà văn thường

dùng những dạng câu có tính chất đối xứng, nó không chỉ thể hiện ở cấp độ cấu

trúc câu, mà còn thể hiện ở những điệp ngữ, điệp từ ở dạng tiểu đối” [144]. Người

viết này cũng cho biết thêm, cấu trúc câu bắt đầu bằng đại từ nhân xưng “tôi”

68

Page 69: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

chiếm một tỷ lệ cao trong tác phẩm: trong số gần 3.800 câu của tiểu thuyết, có đến

248 câu mở đầu bằng chữ “tôi”. Phần lớn là câu đơn. 28 câu mở đầu bằng “gã”, 26

câu mở đầu bằng “Thế”, tên một nhân vật. “Tần suất xuất hiện khá cao dạng câu có

mô hình như thế cho thấy tác giả có ý thức “dồn nén” rất rõ trong kể chuyện” [144].

Bên cạnh đó, tác giả này cũng cho rằng, trong tác phẩm, nhà văn đã sử dụng rất

thành công điệp ngữ: “Điệp ngữ tạo ra nhạc điệu, tạo ra sự cân xứng và góp phần

thể hiện những cặp biểu trưng đối xứng (thiện - ác, tình yêu - hận thù...) trong tiểu

thuyết. Có thể thấy rõ điều này qua cách dùng thành ngữ, tục ngữ trong Cõi người

rung chuông tận thế. Bản thân thành ngữ, tục ngữ Việt Nam vốn có sự đối xứng về

vần điệu, thanh điệu, cấu trúc. Trong toàn bộ tiểu thuyết này, có thể thấy tác giả sử

dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ và ca dao” [144].

GS.TS. Đỗ Thị Kim Liên thì cung cấp thêm trong bài Đặc điểm sử dụng câu

văn trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột những số liệu thống kê như sau: trong

SBC là săn bắt chuột, có 7427 câu. Xét theo mục đích phát ngôn: tất cả 7427 câu

trên đều thuộc nhóm câu trần thuật (câu tác giả), không có câu nào là câu nhân vật.

Dấu hiệu hình thức của những câu nhân vật thường có dấu hai chấm (:), gạch ngang

đầu dòng, hay dấu hai chấm, đứng trước dấu ngoặc kép. Đỗ Thị Kim Liên cũng

nhận xét: “Đây là điểm khác biệt giữa tiểu thuyết của Hồ Anh Thái với tiểu thuyết

của một số nhà văn khác” [65]. Đỗ Thị Kim Liên lại phân tích: “Trong tiểu thuyết

SBC, khi thể hiện những câu của nhân vật, tác giả không sử dụng dấu câu theo hình

thức truyền thống mà thể hiện dưới dạng câu trần thuật - lời tác giả thuật lại. Về

hình thức, câu văn tác giả có hai đặc điểm nổi bật. Trước hết là độ dài của câu. Có

thể thấy, đa số câu văn tác giả đều ngắn gọn, chủ yếu từ 3 đến 27 âm tiết. Câu dài

nhất là 48 âm tiết. Việc sử dụng một số lượng câu ngắn gọn được cắt nghĩa là do sự

chi phối từ mặt nội dung thể hiện. Ông có ý thức viết câu ngắn để phản ánh cái

khẩn trương, gấp gáp của sự việc, nặng thông tin, phù hợp với sự phát triển nhanh

của xã hội. Thứ hai, về cấu tạo, câu văn tác giả chủ yếu là câu đơn. Câu ghép chiếm

số lượng không nhiều, chứng tỏ Hồ Anh Thái nặng về miêu tả sự việc ngắn gọn,

không lan man kéo dài. Có thể nói trong SBC của Hồ Anh Thái có khá nhiều câu

vượt ra khỏi quy tắc chuẩn mực về câu. Điều này gây nên hai thái độ trái ngược đối

với người đọc: một số thì xem ông sử dụng câu tùy tiện; một số khác thì xem đó là

sự cách tân” [65].

69

Page 70: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Văn Thị Thu Hà trong bài Giấu trong tiếng cười thì cho rằng trong SBC là

săn bắt chuột, từng chương một đều khiến người đọc thích thú bởi thứ “Ngôn ngữ

tung tẩy. Câu chữ tung tẩy. Tiếng lóng đường phố, giễu nhại dân gian và cười cợt

chữ nghĩa cùng lúc có mặt như tình cờ, nhưng san sát bên nhau như thể cùng hội

cùng thuyền” [32]. Người viết cũng cho rằng “tất cả câu hát, lời nói, tiếng lóng,

khẩu hiệu, quảng cáo, bình dân hay bác học, ngoài đường hay trong nhà, trên báo

đài, truyền hình hay internet, mới hay cũ khi chúng đứng cạnh nhau, pha trộn vào

nhau, chúng bỗng hấp háy, cười cợt, mỉa mai, chế giễu, chúng bỗng có một sắc thái

mới” [32]. Và Văn Thị Thu Hà nhấn mạnh thêm là tiểu thuyết này còn rất phong

phú, giàu hình ảnh, thấm đẫm hơi thở và khẩu ngữ dân gian theo một cách mới lạ.

Tìm hiểu các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện

ngắn Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hồng Nhung kết luận: hành động ngôn ngữ qua lời

thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái rất phong phú đa dạng, tạo

nên nét cá tính của từng nhân vật, thể hiện sự khác biệt giữa cách sử dụng ngôn ngữ

của nhân vật nữ và cách sử dụng ngôn ngữ của nhân vật nam, cũng như góp phần

làm sáng rõ phong cách truyện ngắn Hồ Anh Thái. Nội dung ngữ nghĩa lời thoại

của nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái thể hiện nét tính cách đa dạng khác

nhau. Lời thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái giãi bày những nỗi

niềm tâm sự về tình yêu, hạnh phúc, những buồn, vui trong cuộc sống, cả những

bức xúc gặp phải trong gia đình, ngoài xã hội. Những quan niệm nhân sinh qua lời

thoại của nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái là cách nhìn mới mẻ, tiến bộ,

đậm chất nhân văn, nhưng cũng chứa đựng nhiều uẩn khúc xót xa trong cuộc đời.

Sau đó người viết nhận xét chung như sau: “Hồ Anh Thái là nhà văn có phong cách

viết truyện độc đáo. Ngôn ngữ lời thoại trong truyện ngắn của anh vừa tự nhiên gần

gũi, vừa trong trẻo, mềm mại, nhưng ẩn chứa trong đó nhiều suy tư, sự chiêm

nghiệm về cuộc đời. Chính sự kết hợp nhuần nhuyễn đó tạo nên văn chương Hồ

Anh Thái một dòng chảy riêng - dòng chảy Hồ Anh Thái” [98].

Trong bài Ngôn ngữ tiểu thuyết độc đáo, Bùi Thanh Truyền và Lê Biên Thùy

viết: “Mặc dù không tránh khỏi đôi chỗ hơi thái quá, nhưng giọng giễu nhại với sự

lên ngôi của cả một kho ngôn ngữ mang phong vị dân gian: giàu ẩn dụ và sức mạnh

tả thực, không cần che đậy đánh tráo bản chất của hiện tượng... cho thấy tiếng cười

trong văn xuôi Hồ Anh Thái nói chung, tiểu thuyết nói riêng, không lộ liễu,

70

Page 71: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

nghiêng về bản năng, dung tục chỉ để "thọc lét" độc giả chuộng lạ mà chứa đầy ý

vị, kín đáo, tinh tế, sâu sắc, bộc lộ rõ cái tầm và cái tâm của người viết - một điều

mà không mấy người có thể sánh kịp. Sức cuốn hút của "thương hiệu" Hồ Anh

Thái là ở đó” [142].

Vậy là, tác phẩm Hồ Anh Thái nổi tiếng không chỉ bởi đề tài phong phú, bởi

phong cách văn chương độc đáo, mà còn được vô cùng yêu thích bởi cách sử dụng

ngôn ngữ đặc biệt ấn tượng. Có thể nói sự sáng tạo về ngôn ngữ của Hồ Anh Thái

là không có giới hạn và không có điểm dừng. Ông luôn làm mới văn của mình,

không lặp lại người khác và lặp lại chính mình. Vì thế, ngôn từ trong văn chương

của ông luôn mới mẻ và biến hóa khôn lường. Cũng là ngôn ngữ ấy, vào tay Hồ

Anh Thái, lại trở nên đa nghĩa, đa màu sắc và đặc biệt hấp dẫn người đọc. Có nhận

xét cho rằng, cũng như Nguyễn Tuân, Hồ Anh Thái chính là bậc thầy về nghệ thuật

ngôn từ. Lời nhận xét này thật là xác đáng. Khi Hồ Anh Thái sáng tạo ra những

cách diễn đạt mới, cách dùng từ tạo nên nhiều sắc thái nghĩa khác nhau, hay cách

sử dụng ngôn ngữ của dân gian… chúng ta đều thấy là ông đang nỗ lực góp phần

làm giàu đẹp thêm cho tiếng Việt, khiến cho tiếng Việt càng trở nên phong phú, đa

dạng và sâu sắc hơn.

3.2 Tác phẩm của Hồ Anh Thái là những tác phẩm đa giọng điệu

Theo chính nhà văn Hồ Anh Thái, tác phẩm của ông có nhiều chủ đề nằm ở

một số mảng truyện như mảng truyện hài hước châm biếm, mảng truyện Ấn Độ và

Phật giáo, mảng truyện viết về chủ đề chiến tranh và sau chiến tranh… Ở mỗi mảng

truyện, nhà văn lại dùng cách thể hiện khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau. Ông

cũng nêu quan điểm rằng: “Hiện thực và không gian nghệ thuật của mỗi cuốn sách

đòi hỏi một cách xử lý riêng, một giọng điệu riêng, văn phong riêng” và “Có phong

cách tức là phải đa giọng điệu, dù anh có đổi giọng đến thế nào thì vẫn là trên cái

nền tảng văn hóa của anh, trên tầm nhìn của anh vào thế giới và nhân sinh mà thôi”

[3]. Như thế, ngay trong quan điểm sáng tác, đa giọng điệu là một tiêu chí của nhà

văn này. Nên trong hầu hết các ý kiến đánh giá xoay quanh các sáng tác của Hồ

Anh Thái, một phương diện nghệ thuật trong tác phẩm được các nhà nghiên cứu đề

cao là giọng điệu. Các tác giả hầu như đều gặp nhau ở nhận định: Hồ Anh Thái là

một nhà văn đa giọng điệu. Không những thế, đa giọng điệu trong văn chương Hồ

71

Page 72: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Anh Thái cũng hết sức phong phú. Mỗi một mảng truyện có giọng điệu riêng, một

tác phẩm có nhiều giọng điệu, và giọng điệu trong văn Hồ Anh Thái lại khác với

giọng điệu của các nhà văn khác. Đa giọng điệu là một trong những yếu tố tạo nên

phong cách riêng của nhà văn này.

Với mỗi tác phẩm, tùy vào đề tài của nó mà Hồ Anh Thái lựa chọn cho mình

một giọng điệu phù hợp, thậm chí, trong cùng một tác phẩm cũng đan xen nhiều

giọng điệu khác nhau tùy thuộc vào nội dung chi tiết và ý đồ nghệ thuật của tác giả.

Tuy nhiên, giọng điệu nổi bật và bao trùm trong sáng tác của Hồ Anh Thái là giọng

hài hước, giễu nhại. Như Nguyễn Văn Tùng trong bài Hài hước, trào tiếu, sân khấu

hóa trong tiểu thuyết cho rằng, nhìn vào các chặng đường viết văn của Hồ Anh

Thái, dường như càng về sau này, Hồ Anh Thái càng xa dần với lối văn nghiêm

ngắn, đạo mạo để tiến đến gần hơn với lối văn hài hước, trào tiếu, giễu nhại. Đến

tác phẩm SBC là săn bắt chuột, tính chất hài hước, giễu nhại được thể hiện từ đầu

đề cho đến các nhân vật với đủ các hạng người. Cả một thế giới nhân vật hiện lên

với sự lố lăng kệch cỡm, ngay cả tên các nhân vật cũng rất độc đáo, vừa mang tính

chất cụ thể, vừa mang tính chất phiếm chỉ: Chàng, Nàng, cô Báo (nhà báo), chú

Thơ (nhà thơ), Đại Gia, ông Cốp, Luật Sư, Thư Ký, Giáo Sư... Hầu như mỗi giới,

mỗi tầng lớp trong xã hội đều có một nhân vật đại diện. Hầu như các nhân vật của

cuốn tiểu thuyết này đều hiện lên với những nét biếm họa. Ngôn ngữ của người kể

chuyện và ngôn ngữ của nhân vật ở đây đều là ngôn ngữ giao tiếp kiểu “thị dân”.

Tác giả bài viết cũng nhận định: “Có người cho rằng, Hồ Anh Thái trong cuốn tiểu

thuyết này đã hơi lạm dụng kiểu ngôn ngữ thị dân đó. Nhưng theo chúng tôi, điều

đó thể hiện chủ ý của nhà văn. Dùng ngôn ngữ đó để kể chuyện cũng như để miêu

tả lời thoại nhân vật hoàn toàn không phải là anh ta bị nó mê hoặc, mà thực ra là

anh ta muốn thể hiện thái độ giễu nhại” [146].

Nhà văn Ma Văn Kháng nhận xét về tác phẩm của Hồ Anh Thái trong bài

Cái mà văn chương ta còn thiếu như sau: “Tôi thích giọng văn của Hồ Anh Thái.

Nó có cái thông minh, hóm hỉnh vừa sâu sắc vừa có tính truyền thống. Hơn nữa, cái

này mới là cái thật thích đây: chất trào phúng, giễu nhại, cay chua mà tâm thiện,

chất này văn chương ta thiếu quá! Không có tài, chịu đấy! Thành ra những truyện

ngắn trong Tự sự 265 ngày, tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế vừa có tính

đại chúng gần gũi vừa uyên bác, trí tuệ. Dễ ai đã làm được điều này! Có điều này

72

Page 73: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

thuộc về nghề nghiệp: tốn chi tiết quá! Ông Nguyễn Công Hoan nói: Nên ăn dè!

Truyện nào của Hồ Anh Thái cũng ăm ắp chi tiết, đọc vừa sướng vừa lo: phải mình

khéo kiệt sức mất! Có lẽ đó là tâm lý của tuổi già? Chúc mừng bước thành công

mới của một Hồ Anh Thái tài năng đích thực và tâm huyết với nghề” [57].

Ma Văn Kháng cũng nhận xét về giọng điệu văn chương Hồ Anh Thái trong

bài viết khác là một giọng điệu độc đáo, hiếm hoi, ngoài Hồ Anh Thái hiện khó

thấy ở nhà văn nào khác. Cuộc sống đầy những yếu tố bất thường, nghịch dị hiện

thời chính là cái nhân tố hiện thực, là cơ sở vô hình của bút pháp này. Một sự hài

hòa giữa nội dung câu chuyện và hình thức thể hiện. Hồ Anh Thái thường chú

trọng lựa chọn được giọng điệu cho phù hợp với nội dung – nội dung nào thường

có cách thể hiện ấy, ngôn ngữ ấy, rất đa dạng. Với tác phẩm SBC là săn bắt chuột,

Ma Văn Kháng phân tích: “Đây là một bữa đại tiệc rất nhiều đặc sản về ngôn từ và

giọng điệu. Giễu nhại, hài hước, đùa nghịch, châm chích… Nói lái - nói ngược -

nói nhại - nói bóng nói gió - chêm đệm - liên tưởng - ẩn dụ - hoán dụ… Chỉ riêng

việc nhại lối nói dân gian, tạo ra những thành ngữ tục ngữ mới theo kiểu “giả cổ”

và “cập nhật”, cũng đã gây hưng phấn cho người đọc: từ câu “chia loan rẽ phượng,

chia uyên rẽ thúy”, Hồ Anh Thái thêm: “chia sim rẽ dế”. Đấy là cái điện thoại di

động (dế) trong mối quan hệ với cái sim điện thoại. Rồi từ câu “nuôi ong tay áo,

nuôi cáo trong nhà”, Hồ Anh Thái đi tiếp: “nuôi ma trong máy tính”. Chả là cái

máy tính ấy có con chuột quang làm gián điệp hai mang, lấy thông tin trong máy

tính để chuyển ra cho lũ chuột ngoài đời. Ăm ắp những trò chơi chữ nghĩa và công

phu chữ nghĩa như vậy. Người đọc trăn trở với những vấn đề của đời sống hôm

nay, trăn trở với hướng đi đổi mới cho văn học chắc sẽ thú vị với cuốn tiểu thuyết

này của Hồ Anh Thái” [57].

Nhận xét chung về giọng điệu trong các sáng tác của Hồ Anh Thái, Hoài

Nam, trong bài Hồ Anh Thái - người lúc nào cũng đang viết, chia lộ trình sáng tác

của Hồ Anh Thái làm ba giai đoạn: tiền Ấn Độ, Ấn Độ và hậu Ấn Độ. Giai đoạn

tiền Ấn Độ được tính từ lúc Hồ Anh Thái bắt đầu viết văn cho đến cuối những năm

1980, kênh giọng chủ đạo của văn xuôi Hồ Anh Thái thời kỳ này là trữ tình đôn

hậu. Ấn Độ là giai đoạn anh say mê ngụp lặn trong đại dương văn hóa Ấn với nhiều

sáng tác như "những mũi kim châm cứu theo kiểu Á Đông đã điểm trúng huyệt tính

cách Ấn Độ" (Tiến sĩ K. Pandey). Giai đoạn hậu Ấn Độ được tính từ năm 1995 đến

73

Page 74: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

nay, “giọng điệu văn xuôi Hồ Anh Thái lúc này nghiêng về giễu cợt, trào lộng, mỉa

mai sâu cay và không hề nương nhẹ trước đối tượng” [123]. Trong bài Chuyện của

người và chuột, Hoài Nam cũng cho rằng SBC là săn bắt chuột của nhà văn Hồ

Anh Thái là cuốn tiểu thuyết tiếp nối mạch tác phẩm văn xuôi hoạt kê đã xuất hiện

từ trước đó, với những tập truyện ngắn Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười, và

gần nhất là tiểu thuyết Mười lẻ một đêm. SBC là săn bắt chuột là một tác phẩm hoạt

kê tiểu thuyết, và là một hoạt kê tiểu thuyết được xây dựng căn bản trên thủ pháp

nhại: “Ngay cái nhan đề của tác phẩm đã là một sự nhại. SBC, ba chữ viết tắt này

vốn đã mặc định trong nhiều người đọc hình ảnh một lực lượng trấn áp tội phạm

nổi danh anh dũng tài giỏi, nỗi khiếp sợ của đủ các loại đạo tặc thảo khấu trong xã

hội hiện đại. Nhưng SBC ở đây lại là săn bắt chuột, một công việc hèn mọn tầm

thường của đám “bách tính lê dân”, một công việc chẳng có gì đáng để nói là công

to việc lớn” [83]. Người viết cũng chỉ ra rằng, nhại trong trường hợp này là nhại

phong cách: đối tượng được / bị đưa từ phong cách cao xuống phong cách thấp:

“Dựng lên những chân dung biếm họa trong tiểu thuyết này, nhà văn Hồ Anh Thái

đã cho thấy ở ông một sự nhạy cảm, một nhãn quan sắc bén, một năng lực nhìn

thấu cái xấu, cái giả, cái buồn cười trong các kiểu người thị dân hiện đại. Trong

trường hợp của cuốn tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột thì cái nghiêm túc bị đưa vào

trường của cái cười cợt và trở thành chính cái cười cợt. Cái nghiêm túc bị nhại. Bị

nhại nhiều nhất ở đây là ca dao tục ngữ, thơ, và các ca khúc có thể xếp vào loại

“nghệ thuật nghiêm túc”. Tác giả nhại chúng theo hai cách. Hoặc là tùy nghi sửa

đổi biến báo nhạc, thơ, ca dao tục ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh. Hoặc dùng

nguyên nhạc, thơ, ca dao tục ngữ, không sửa đổi, nhưng đặt chúng vào những ngữ

cảnh khiến cho sắc thái ngữ nghĩa của chúng bị biến dạng hẳn” [83].

Võ Anh Minh, trong bài Dòng chảy Hồ Anh Thái cũng đã nhận xét: “Hồ Anh

Thái là nhà văn làm chủ được nhiều giọng điệu trong sáng tác, nổi bật lên là giọng

điệu trữ tình trong sáng, giọng điệu tâm tình thương cảm, giọng suy tư triết luận,

giọng hiện thực sắc lạnh và giọng hài hước giễu cợt; trong đó giọng hài hước đang

là giọng điệu chủ đạo của ngôn ngữ trần thuật trong văn xuôi Hồ Anh Thái hiện

tại” [100].

Trong buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái,

nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét: "Tác phẩm của Hồ Anh Thái không

74

Page 75: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

phải để thỏa mãn sự tò mò của độc giả mà là thứ “văn nghĩ” đích thực. Trong cuốn

sách này, nhà văn đã biết cách đánh thức cái nghĩ của người đọc chứ không phải sự

tò mò tối tăm. Tôi cho rằng một dân tộc trên đường phát triển cần phải có những

quyển tiểu thuyết như thế này (...). Hồ Anh Thái là một người rất thông minh, dòng

chảy chính trong tiểu thuyết này là dòng ý thức châm biếm, giễu nhại, tưởng như ai

cũng viết được nhưng người viết được theo cách đó chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi"

[118].

Hay trong bài Bước vào đó… mà cười, Xuân Hạo nhận xét về tập truyện Bốn

lối vào nhà cười như sau: “Ở lối vào nhà cười nào cũng có tiếng cười, biến giọng

văn của Hồ Anh Thái thành cái giọng khác: giọng của một người đàn ông trí thức

xoi mói, châm chọc, giọng hoạt kê, đả kích, hơi giống cái giọng của Vũ Trọng

Phụng ở đầu thế kỷ trước… Hồ Anh Thái từng có những tác phẩm phảng phất chất

bi kịch và anh thành công. Giờ đây, với Bốn lối vào nhà cười, anh đang trở thành

một nhà văn hài hước” [37].

Trong một bài báo, Trần Nhã Thụy cũng đã nhận xét về tiểu thuyết SBC là

săn bắt chuột của Hồ Anh Thái như sau: “Sử dụng lối viết hoạt kê nhưng tiểu

thuyết của Hồ Anh Thái không chỉ dừng lại ở mức độ gây cười mà khiến phải nghĩ,

phải thay đổi. Có thoáng một chút gì đó như là khí chất của Vũ Trọng Phụng (với

Số đỏ), nhưng ở đây Hồ Anh Thái biến hoạt hơn trong ngôn ngữ diễn đạt, sự giễu

nhại khi lộ khi ẩn nhưng lúc nào cũng mang một hàm lượng tri thức, với tâm thế

đối thoại không khoan nhượng” [132].

Phạm Thị Hồng Nhung, trong luận văn thạc sĩ của mình, Các hành động

ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, nhận xét:

“Trong sáng tác của Hồ Anh Thái luôn có sự tham dự của dàn hợp xướng giọng

điệu, hài hước, giễu nhại, trữ tình, triết lý… Sự hòa điệu của các giọng khác nhau

tạo nên một lối kể chuyện nhiều bè, những cách nhìn nhận khác nhau về cuộc sống

của nhà văn. Các giọng điệu không tồn tại như những âm giai tách biệt mà luôn có

sự đan cài với nhau” [98].

Trong Giọng tiểu thuyết đa thanh, Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét: “Có một

sự tương phản đặc biệt và nổi bật trong cuốn tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận

thế, vừa mới xuất bản cuối năm 2002 của nhà văn Hồ Anh Thái: tương phản giữa

75

Page 76: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

một bên là sự không dày dặn gì về số trang (257 trang), với một bên là sự đa thanh

đáng ngạc nhiên trong giọng điệu tiểu thuyết của một nhà văn từng trải, bắt đầu dày

dạn trong cách viết của mình. Nói một cách khác, đây là một cuốn tiểu thuyết được

tác giả chủ ý viết ngắn, với một cách viết được nén rất chặt và thực sự nhà văn Hồ

Anh Thái đã thành công trong cái động thái mỹ học nén rất chặt của mình ở cuốn

tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế. Với tác phẩm này, nhà văn đã biết kể

một câu chuyện về cái ác bằng một giọng kể đa thanh… Một cuốn tiểu thuyết được

nén rất chặt như thế, chính là để bung ra tất yếu trong cái kết thúc. Và hình như

càng nén chặt, thì càng phát sáng trong sự bung ra của tư tưởng. Như thế, với tiểu

thuyết Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái đã gây hấn cõi người đọc bằng

một hồi chuông cảnh báo đa thanh, lúc khoan, lúc nhặt, lúc tức tưởi, lúc ngạt ngào,

đanh thép, lúc du dương, dịu dàng... để khuyên nhủ con người hãy dè chừng, hãy

tránh xa cái Ác như tránh xa ngày phán xử cuối cùng. Tránh xa cái Ác, chỉ có cách

neo tựa vào cái Đẹp, như ai đó từng nói: Cái Đẹp sẽ cứu chuộc thế giới. Vì vậy,

trong giọng tiểu thuyết đa thanh vang ngân nhiều cung bậc của Cõi người rung

chuông tận thế vẫn nhận ra thanh điệu chủ đạo của nhà văn Hồ Anh Thái với giọng

điệu trữ tình kiểu phương Đông đặc trưng. Và đó chính là nét riêng trong phong

cách tiểu thuyết Hồ Anh Thái, dù có biến hình đến đâu cũng không đi ra ngoài

những căn nguyên nền tảng văn chương riêng của mình” [122]. Trong một bài viết

khác, Nguyễn Thị Minh Thái nhận định về tác phẩm Mười lẻ một đêm: “Đằng sau

cái lối viết kiểu thông tin báo chí có vẻ khơi khơi trên bề mặt, lại là một góc nhìn ở

vị thế hắt sáng từ phía sau, từ bản thể, là cái giọng tiểu thuyết giễu nhại thâm sâu

của Hồ Anh Thái. Chọn một vị thế cái nhìn hắt sáng như thế và một giọng kể mang

tính thông tấn, Hồ Anh Thái tỏ ra vững vàng trong chính sự lựa chọn ấy, để tìm

được một thi pháp mới cho riêng cuốn tiểu thuyết này, mà tôi có thể tạm gọi là thi

pháp giễu nhại - thông tấn” [119].

Trong bài Giữa chuột và người, Vân Long viết: “Đọc tiểu thuyết SBC là săn

bắt chuột của Hồ Anh Thái, tôi luôn bật cười khi thấy ông nhà văn hành xử với cái

ác, cái kệch cỡm, lố lăng bằng vũ khí giễu nhại, có điều vũ khí này đã đạt mức siêu

đẳng”. Và “Nhà văn Hồ Anh Thái xuất bản tác phẩm từ 1980 với trên ba mươi đầu

sách nhưng thập niên gần đây, ông mới tập trung, ứng dụng thủ pháp này thành

công với giọng điệu giễu nhại (trên cơ sở lời ăn tiếng nói sống động của một xã hội

76

Page 77: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

đang phân hóa giầu nghèo) cho hàng loạt tác phẩm của mình” [68]. Vân Long cho

rằng cốt truyện SBC là săn bắt chuột là đời thực đan xen huyền thọai có vẻ li kỳ,

nhưng hình như tác giả không coi trọng cốt truyện, chỉ dựa vào đó để tỉa tót, tung

hứng, đùa cợt, châm biếm, giễu nhại… những thói tật giả dối, tham ác của con

người trong xã hội hiện đại ở từng hoàn cảnh sống. Cái tài của Hồ Anh Thái ở chỗ

gom được rất nhiều chi tiết hài hước từ cuộc sống và chuyển vào tiểu thuyết mà

không bị gượng.

Đoàn Lê viết trong bài Hồ Anh Thái lấy chữ mà chơi: “Ông thuộc kiểu nhà

văn đa diện, nghiêm túc với chữ nghĩa, nghịch ngợm với chữ nghĩa, tìm tòi không

ngưng nghỉ. Có cảm giác ông thích thú lấy chữ mà chơi. Và bởi vậy ông luôn hấp

dẫn người đọc. Những vấn đề nghiêm túc đến mấy, những dòng chữ đau cứa vào

tâm hồn người đọc đến mấy, ông vẫn cứ cười cợt, nghịch ngợm khoác cho cái áo

hài hước. Nhờ vậy mọi vấn đề trở thành món ăn... dễ tiêu hóa. Người ta nói những

người hài hước thường thông minh. Các cây bút lại càng phải thông minh đến độ

nào mới hài hước hóa được đôi mắt nhìn cuộc đời” [64].

Ở bài Ngả nghiêng trần thế, Sông Thương viết rằng: “Vào trang nhất, tác giả

“rào”: Đôi khi đọc sách cũng là dịp thử thách lòng kiên nhẫn. Sách dở thì thử thách

lòng khoan dung. Xét về nghề, chủ quan cho rằng, Hồ Anh Thái đã ở ngoài chuyện

hay - dở, nhưng Mười lẻ một đêm vừa thử thách lòng kiên nhẫn, vừa thử thách lòng

khoan dung - Không phải nói về cuốn sách, mà nói về những điều cuốn sách đề

cập. Có người đọc xong bảo: Mười lẻ một đêm buồn cười lắm, cười từ đầu đến cuối

- Đời cười! Chuyện to, chuyện nhỏ, đan cài vào nhau, đọc mà thấy ngả nghiêng.

Ngả nghiêng vì cười, ngả nghiêng vì tất cả... ngả nghiêng! Thoáng đôi lúc thấy tác

giả... đanh đá, thoáng đôi lúc thấy tác giả đùa dai, thoáng đôi lúc cả thấy tác giả

“quá quắt” lắm! Nhưng ngẩng đầu khỏi trang sách, nhìn ra quanh đời, lại thấy cái

đanh đá, đùa dai, quá quắt kia còn là... văn học! Mười lẻ một đêm được viết bằng

giọng hài hước chủ đạo. Thậm chí có đoạn được lồng vào cả “truyện cười dân

gian”. Câu văn thụt thò, dài ngắn, có chủ đích. Chương một, chương hai cái

nghiêng ngả còn liu riu, rồi cái sự ngả nghiêng cứ tăng dần. Đến chương bảy -

chuyện về nhà văn hóa lớn, nó trở nên “căng nhức”. Nhiều độc giả cảm thấy ngột

ngạt. Theo dõi Hồ Anh Thái bấy nay, có thể xếp Mười lẻ một đêm vào dòng “hậu

Ấn Độ” của tác giả này. Không “hiền hòa” như những câu chuyện văn hóa viễn xứ

77

Page 78: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

nữa, tác giả dũng cảm - phải dùng chữ dũng cảm - nhảy thẳng vào những ngổn

ngang của đời sống hôm nay. Sẽ có nhiều đối tượng chỉ đọc một lần rồi... không

dám đọc Hồ Anh Thái nữa! Nhưng độc giả đang ngày càng tìm đến Hồ Anh Thái

nhiều hơn, lớp độc giả... hiểu tác giả. Sau tiểu thuyết nhiều dư luận Cõi người rung

chuông tận thế cách đây đôi năm, Mười lẻ một đêm vẫn không phụ lòng bạn đọc”

[131].

Trong bài “Những đứa con rải rác trên đường” – Hiện thực không ranh giới,

Trần Thị Ty viết: “Điều đặc biệt tạo nên hiện thực trong Những đứa con rải rác

trên đường cũng như những tác phẩm khác của Hồ Anh Thái không gì khác là chất

nghịch dị. Chính trong những tình huống đậm chất nghịch dị ấy hẳn nhiên người

đọc đã thấy nó vừa có hài vừa có bi trong tình huống truyện. Ẩn sau cái hài ấy

chính là bi kịch cá nhân hòa với bi kịch xã hội. Cái hài ấy hòa quyện vào cái bi làm

cho người đọc như thấm thía hơn cõi đời. Đó là tiếng cười sâu cay” [147].

Hoài Nam là người đọc có khá nhiều bài viết phân tích, bình luận về những

tác phẩm của Hồ Anh Thái, như trong bài viết Trên hết là tiếng cười này cũng vậy.

Hoài Nam cho rằng: “Những đứa con rải rác trên đường ôm trùm và trên hết, là

giọng điệu bỡn cợt, mỉa mai, giễu và nhại về chính đời sống này, cái đời sống trải

dài suốt mấy chục năm, từ chiến tranh qua hòa bình, từ thời bao cấp đến thời của

kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tuy vậy, thời gian của chuyện kể không đi

theo trật tự tuyến tính thẳng băng như thế mà xen kẽ quá khứ với hiện tại. Một trần

thế nghiêng ngả trong những tiếng cười đủ loại, nhưng không ít phen, hình như nhà

văn đã cười với một trái tim rớm máu. Cuốn sách cho thấy một Hồ Anh Thái mà

người đọc tưởng chừng đã quá quen thuộc, nhưng lại chưa hề hết lạ” [86].

Cũng trong bài Ngôn ngữ tiểu thuyết độc đáo, Bùi Thanh Truyền – Lê Biên

Thùy kết luận: “Như vậy, giọng trào lộng của tiểu thuyết Hồ Anh Thái đã thể hiện

rõ chức năng tái tạo hiện thực bằng tiếng cười. Cùng với nhiều gương mặt tiểu

thuyết tiêu biểu khác, chất giọng giễu nhại “made in Hồ Anh Thái” là biểu hiện

sống động của một kiểu cảm hứng sáng tác mới, tự do, linh hoạt; nhờ thế, truyện

của anh có thể nhìn nhận thế tục vừa nhẹ nhàng, vừa mạnh mẽ, lém lỉnh mà nghiêm

túc, khắt khe mà độ lượng, góp phần mang lại sự cởi mở cho văn học đương đại”

[142].

78

Page 79: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Trong bài Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc, Nguyễn Đăng Điệp cũng

nhận xét chung về giọng điệu văn chương Hồ Anh Thái như sau: ông đã có ý thức

tạo nên những giọng điệu mới. Bên cạnh màu sắc trữ tình, người đọc khi tiếp xúc

với những tác phẩm đầu tay của Hồ Anh Thái có thể bắt gặp những màu giọng

khác: trẻ trung, tinh nghịch, nhưng cũng rất hóm hỉnh. Những tác phẩm viết về

miền đất Ấn Độ lại được tác giả thể hiện bằng một hình thức giọng điệu hoàn toàn

khác. Chất giọng trữ tình đã nhường chỗ cho một giọng văn sắc lạnh. Không né

tránh nỗi đau, trái lại, nhà văn có ý thức xoáy sâu vào các vết thương nhức nhối

trong đời sống và thể hiện chiều sâu những tiếng thở dài nén ghìm sau những bi

kịch nhân sinh. Thực ra, ở giai đoạn này, Hồ Anh Thái cố gắng tạo ra sự hòa trộn

của nhiều sắc thái giọng điệu. Có giọng xót xa trong Tiếng thở dài qua rừng kim

tước, có sự hài hước trong Người đứng một chân. Trong truyện ngắn Hồ Anh Thái

thời kỳ này, màu sắc triết luận khá đậm. Dường như sau mỗi tác phẩm là một câu

hỏi, một băn khoăn về cõi thế, về bi kịch của những “kiếp người đi qua”. Như vậy,

màu sắc trữ tình không mất đi mà chìm xuống mạch ngầm ngôn bản. Ðây là lý do

nhiều người thích đọc Hồ Anh Thái.

3.3 Tác phẩm của Hồ Anh Thái mang đậm dấu ấn hậu hiện đại

Theo Lê Huy Bắc, ở Việt Nam, chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học không

phát triển lắm. Hậu hiện đại hoài nghi mọi chân lý, coi tất cả chỉ là mặc định, con

người chúng ta không bao giờ biết hết mọi thứ xung quanh. Những khái niệm quen

thuộc của hậu hiện đại là phi trung tâm, liên văn bản, mảnh vỡ, trò chơi, lạ hóa…

Văn học hậu hiện đại thường sử dụng thủ pháp gián cách, giọng điệu giễu nhại, kỹ

thuật hồi cố. Tư duy hậu hiện đại là tư duy phản biện… Tuy nhiên, dấu ấn hậu hiện

đại vẫn để lại ảnh hưởng của nó trong tác phẩm của một số nhà văn Việt Nam như

Nguyễn Huy Thiệp, Lê Đạt, Nguyễn Minh Châu, Hồ Anh Thái, Cao Duy Sơn,

Nguyễn Ngọc Tư…

Theo trang Wikipedia tiếng Việt, chủ nghĩa hậu hiện đại là một xu hướng

trong nền văn hóa đương đại được đặc trưng bởi sự chối bỏ sự thật khách

quan và siêu tự sự. Chủ nghĩa hậu hiện đại nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ, những

quan hệ quyền lực, động cơ thúc đẩy, đặc biệt nó tấn công việc sử dụng những sự

phân loại rõ ràng như nam với nữ, bình thường với đồng tính, trắng với đen, đế

79

Page 80: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

quốc với thực dân. Chủ nghĩa hậu hiện đại đã ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực văn

hóa, bao gồm cả phê bình văn học, xã hội học, ngôn ngữ học, kiến trúc, nghệ thuật

thị giác, và âm nhạc. Tư tưởng hậu hiện đại là sự giải thoát có chủ ý từ những cách

tiếp cận của chủ nghĩa hiện đại đã thống trị trước đó. Thuật ngữ "hậu hiện đại" bắt

nguồn từ sự phê phán tư tưởng khoa học về tính khách quan và tiến bộ gắn liền

với sự khai sáng của chủ nghĩa hiện đại.

Còn trong cuốn Điều kiện hậu hiện đại của văn học Việt Nam, Phùng Gia

Thế cho rằng: “Những dấu hiệu hậu hiện đại trong văn học Việt Nam đương đại

không phải hiện tượng thuần ngoại nhập, mà phần lớn bắt nguồn từ thực tế đời

sống - xã hội tinh thần của nước ta” [127, tr. 118]. Và nhà nghiên cứu kết luận

rằng: “Có một khuynh hướng văn chương hậu hiện đại, nhưng chúng ta vẫn chưa

có một nhà văn “thuần hậu hiện đại”. Chưa có, vì ngay ở các nhà văn hậu hiện đại

nhất, thì cũng chủ yếu là thuần thục kỹ thuật. Họ thừa kỹ thuật mới nhưng lại thiếu

những nền tảng cần thiết để có những suy tư lớn. Nói khác đi, đó là sự thiếu vắng

một cảm quan mang tính triết học sâu sắc” [127, tr.118].

Đến nay, sau rất nhiều tranh cãi, thậm chí ngờ vực, hậu hiện đại và những

ảnh hưởng của nó đã bước đầu được nhìn nhận trong đời sống xã hội Việt Nam nói

chung và trong văn học nói riêng. Với nỗ lực hoàn thiện và phát triển, văn học

đương đại, đặc biệt giai đoạn từ 1986 đến nay, đã chuyển mình mạnh mẽ để tham

gia vào tiến trình hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới với những gương

mặt tiêu biểu, trong đó có nhà văn Hồ Anh Thái. Có thể nói chung lại là, văn học

hậu hiện đại có những đặc điểm như: hiện thực mang tính phi trọng tâm hay tình

huống giả tưởng trong cốt truyện; ngôn ngữ mang tính cực hạn; nhân vật mang tính

phi tuyến, tẩy trắng tên nhân vật; kết cấu phân mảnh; giọng điệu chủ yếu là giễu

nhại… Đọc những tác phẩm của Hồ Anh Thái, có tác phẩm ít, có tác phẩm nhiều,

đều cho thấy những ảnh hưởng của dấu ấn hậu hiện đại trong đó.

Từ khi là một cây bút trẻ, rất nhạy cảm với môi trường công nghiệp hiện đại,

Hồ Anh Thái đã lựa chọn cho mình một phương thức thể hiện rất riêng, mang đậm

dấu ấn hậu hiện đại. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại

trong các tác phẩm của ông. Điển hình là: Dấu ấn hậu hiện đại trong truyện ngắn

Hồ Anh Thái của Bùi Thanh Truyền; Đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Anh Thái

80

Page 81: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

của Bùi Thanh Truyền và Lê Biên Thùy; Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái của

Anh Chi; “Mười lẻ một đêm”, cái nhìn hắt bóng từ phía sau của Nguyễn Thị Minh

Thái; Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Thái Phan

Vàng Anh; Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái

của Hồng Anh Tú; Tiếp cận “Dấu về gió xóa” bằng cảm quan hậu hiện đại của

Hỏa Diệu Thúy; Bước chuyển Carnaval hóa trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái của

Phan Trọng Hoàng Linh …

Theo Hồng Anh Tú, trong sáng tác của Hồ Anh Thái có kiểu tình huống giả

tưởng. Tình huống này xuất phát từ tưởng tượng hư cấu, trong đó hoàn cảnh, môi

trường do nhà văn sáng tạo ra và đặt nhân vật vào để bộc lộ tính cách. Tình huống

được xem như một giả thiết, một phép thử đối với con người và cuộc sống. Không

những thế tác giả còn sử dụng rất thành công thủ pháp tẩy trắng tên nhân vật, biến

nhân vật trở thành cái bóng của hiện thực, là những khuôn mặt tượng trưng cho một

loại người trong xã hội: vô lương tâm, vô tình, bàng quan, vật dục, lố bịch, hợm

hĩnh. Hiệu quả nghệ thuật của ngôn ngữ giàu chất thơ cũng phát huy tới cực hạn

trong tiểu thuyết của ông. Kết cấu truyện phân mảnh như là những mảnh vỡ được

sắp xếp lại, kết cấu truyện bị chia thành những mảnh nhỏ. Hình thức giễu nhại -

một trong những đặc trưng nổi bật của phong cách sáng tác hậu hiện đại - đang

càng ngày càng phổ biến trong đời sống văn học Việt Nam thời đổi mới. Và tác giả

luận văn nay nhận xét: “Lắng nghe kỹ, người đọc sẽ thấy, mỗi tác phẩm của Hồ

Anh Thái đều ít nhiều vang lên âm giọng này. Tất cả những đặc điểm này chính là

dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại, xuất hiện trong tác phẩm của Hồ Anh Thái khá

rõ nét. Nó khiến cho những nhà nghiên cứu, những người đọc am hiểu phải thừa

nhận rằng tác phẩm của Hồ Anh Thái mang đậm dấu ấn hậu hiện đại” [143].

Trong bài Tiếp cận “Dấu về gió xóa” bằng cảm quan hậu hiện đại, Hỏa Diệu

Thúy cho rằng chúng ta khi đọc tác phẩm của Hồ Anh Thái, không cần phải băn

khoăn là hiện đại hay hậu hiện đại. Theo Hỏa Diệu Thúy, trong tác phẩm Dấu về

gió xóa, Hồ Anh Thái đã thể hiện rõ dấu ấn hậu hiện đại trong tác phẩm của mình

bằng đặc điểm tính trò chơi mang sắc thái giễu nhại: “Dấu hiệu "trò chơi" coi văn

bản là một thứ "trò chơi ngôn ngữ" (Language game) bộc lộ trong Dấu về gió xóa ở

nhiều cấp độ, từ cấu trúc cốt truyện đến hình tượng, chi tiết, lời văn... Biến mọi thứ

thành trò chơi, coi cuộc sống là "cuộc chơi", cuộc sống mang tính bất ổn và "bất

81

Page 82: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

khả tri" đó là cảm quan hậu hiện đại, Hồ Anh Thái đã tiếp cận và khai thác triệt để

quan điểm thẩm mỹ mới này – mỹ học hậu hiện đại trong trò chơi ngôn từ Dấu về

gió xóa” [134]. Không những thế, dấu ấn hậu hiện đại còn thể hiện ở tính liên văn

bản với thủ pháp liên tưởng, ám gợi mà bộc lộ rõ nhất trong bố cục của tác phẩm:

“Mạch liên tưởng kết hợp với bình luận, trữ tình ngoại đề xâu chuỗi và kết dính

mạch truyện trong Dấu về gió xóa. Sự liên tưởng tạo cho bố cục truyện một kết cấu

mở với sự chồng chéo, trùng lắp các tình tiết, sự kiện. Người đọc được tham gia

vào trò chơi sáng tạo bởi hiện thực luôn đứng sau sự liên tưởng, tưởng tượng, phụ

thuộc vào khả năng (vốn) tri thức và thực tiễn của người đọc. Điều này cũng tạo

cho bố cục của tác phẩm tính năng "mảnh vỡ" rất tự do và linh hoạt, cơ động và đột

biến” [134]. Bên cạnh đó, phi trung tâm (decentre) và thủ pháp "mờ hóa" cũng là

đặc điểm nổi bật của dấu ấn hậu hiện đại trong tác phẩm Dấu về gió xóa: “Không

có sự cố ý hay sắp xếp nào để tạo ra tình huống hay cốt truyện “chính”, không có ai

là nhân vật trung tâm hay nhân vật chính, cũng không có người kể chuyện chính, và

hiển nhiên không có chủ đề chính, chủ đề trung tâm” [134]. Những phân tích trên

đây của Hỏa Diệu Thúy cho thấy rằng nhiều tác phẩm của Hồ Anh Thái được xác

định là mạng đậm dấu ấn của văn học hậu hiện đại.

Theo Phan Trọng Hoàng Linh, “Carnaval hóa” là thuật ngữ do M. M.

Bakhtin khởi xướng nhằm diễn đạt sự ảnh hưởng của carnaval đối với văn học. Ở

đây, thuật ngữ này được hiểu thêm nghĩa khác, sự vận động của cảm quan carnaval

trong tư duy tiểu thuyết Hồ Anh Thái. Có thể lấy tiếng cười làm tiêu chí nhận diện

cảm quan carnaval trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái: “Là bởi trong hành trình sáng

tạo của Hồ Anh Thái, sự xuất hiện của tiếng cười, ngay từ bề nổi, đã đi kèm (hay là

hệ quả) các hình thức của cái tục, sự giễu nhại, tình trạng “hôn phối không tương

xứng”… từ đó chi phối đến cấu trúc hình tượng và cấu trúc văn bản truyện kể.

Tiếng cười đánh dấu sự chuyển biến khá căn bản trong cái nhìn nghệ thuật của nhà

văn” [66]. Và “Tất nhiên, trong sáu tiểu thuyết của giai đoạn thứ hai, chỉ có bốn

cuốn thực sự nổi bật tiếng cười carnaval, còn hai cuốn Đức Phật, nàng Savitri và

tôi (2007) và Dấu về gió xóa (2012) dường như trở lại với giọng điệu ít đùa cợt

trước đây. Hiện tượng này, như chính tác giả chia sẻ, do ý thức đa giọng điệu trong

phong cách sáng tác của ông. Trên thực tế, ý thức đa giọng điệu không chỉ là mỗi

cuốn sách một giọng điệu, mà ngay từ những sáng tạo đầu tiên, mỗi tiểu thuyết của

82

Page 83: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Hồ Anh Thái đã bao hàm nhiều giọng điệu; tùy tác phẩm mà giọng trào tiếu hay

giọng nghiêm túc nắm vị thế chủ đạo. Nhưng kể cả trong hai tác phẩm chủ đạo

giọng văn ít hài hước, cảm quan carnaval vẫn chi phối rất lớn phương thức xây

dựng nhân vật và cấu trúc diễn ngôn tự sự” [66]. Phan Trọng Hoàng Linh cũng

khẳng định: “Chắc chắn, bộ phận văn học carnaval hóa không phải là toàn bộ giá trị

trong sự nghiệp sáng tạo của Hồ Anh Thái, nhưng cần phải khẳng định, sự tác động

của tư duy carnaval hóa đã tạo ra những giá trị căn bản nhất” [66].

Trong bài Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc, Nguyễn Đăng Điệp có nhận

xét rất tinh tế rằng: “Khi bắt đầu bước vào nghiệp văn, ngòi bút Hồ Anh Thái khá

giàu chất trữ tình. Nhưng nếu tinh ý, người đọc sẽ nhận thấy đã xuất hiện một phẩm

chất sau này sẽ trở thành nét trội trong ngòi bút của anh: khả năng chiếm lĩnh hiện

thực ở tầng sâu và màu sắc tượng trưng trong tác phẩm” [21]. Nguyễn Đăng Điệp

cũng cho rằng trong tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng, Hồ Anh Thái đã

nêu lên được một cách khá sắc sảo tâm lý hoang mang của con người thời hậu

chiến. Cái nhìn của ông đã thoát khỏi cảm hứng ngợi ca thường có của văn học

Việt Nam thời hậu chiến để nhìn sâu vào những dòng chảy tâm lý bên trong bằng

cái nhìn riêng về thế giới. Nguyễn Đăng Điệp nhận xét: “Độ sắc trong những trang

viết của Hồ Anh Thái lộ ra ở chỗ anh dám nhìn thẳng vào những “mảnh vỡ”, những

bi kịch nhân sinh, mổ xẻ nó bằng cái nhìn trung thực, táo bạo… Một khi hình dung

cuộc sống như những mảnh vỡ ta sẽ nhận thấy sự xen cài của cái ác và cái thiện, cái

cao cả và thấp hèn, cái sang trọng đi liền với cái nhếch nhác, cái trong suốt xen lẫn

cái phàm tục. Đây là cái nhìn “suồng sã” của tư duy nghệ thuật hiện đại. Từ cách

nhìn về thế giới, Hồ Anh Thái sử dụng nhiều chất giọng giễu nhại để thể hiện tư

tưởng, quan niệm về cõi người” [21]. Nguyễn Đăng Điệp cũng chỉ rõ: “Cái nụ cười

chua chát về cõi nhân sinh, khả năng lật tẩy những sự trớ trêu, nghịch cảnh trong

đời chỉ có thể có được khi nhà văn không nhìn đời bằng cảm hứng lãng mạn thuần

túy màu hồng mà nhìn nó như những mảnh vỡ. Đây có thể coi là yếu tố đầu tiên tạo

nên bản giao hưởng đời sống trong văn chương Hồ Anh Thái. Chân dung của hiện

thực trong văn Hồ Anh Thái vì thế bề bộn, nhiều góc khuất, nhiều trạng thái, nhiều

giá trị xấu tốt đan cài. Đó là hiện thực “phân mảnh” như các nhà văn hậu hiện đại

vẫn thường nói đến. Rõ ràng, xuất phát từ quan niệm coi cuộc đời như những mảnh

vỡ, bản thân mỗi một con người lại mang những mảnh vỡ, những xung lực khác

83

Page 84: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

nhau trong trăm ngàn mảnh vỡ kia đã trở thành nét chính trong quan niệm về cuộc

sống của Hồ Anh Thái. Chính quan niệm này sẽ tạo nên tính đa cấu trúc trong các

tác phẩm của anh” [21].

Nguyễn Thị Huế viết trong bài Tiềm tàng một cuộc đối thoại: “Dấu ấn hậu

hiện đại trong sáng tác của Hồ Anh Thái rất dễ nhận biết. Tinh thần hậu hiện đại đi

vào trong truyện của ông khá tự nhiên, xuất phát từ điều kiện sống, sự hiểu biết về

văn hóa, văn học dân tộc và thế giới” [47]. Người viết cho rằng có thể quy mối

quan hệ văn bản (liên văn bản) về hai diện giao tiếp nghệ thuật cơ bản là mối quan

hệ giữa những tác phẩm của Hồ Anh Thái với nhau và mối quan hệ giữa những tác

phẩm của ông với tác phẩm của các tác giả khác. Ở mối quan hệ thứ nhất, có thể

xem mỗi văn bản truyện ngắn Hồ Anh Thái đóng vai trò là một yếu tố, một mắt

xích trong tấm dệt ngôn từ của một “liên văn bản” do chính nhà văn tạo ra. Ở diện

giao tiếp thứ hai, văn bản được xem là sự hấp thu và biến hóa của một văn bản

khác. Nguyễn Thị Huế cũng cho rằng truyện ngắn Hồ Anh Thái có khả năng dồi

dào trong việc mở ra cho người ta thấy những văn bản thuộc loại hình nghệ thuật

khác, đồng thời cũng cho thấy những đan bện chằng chịt của những mạch ngầm,

những sợi liên kết vô hình. Thêm nữa, tính liên văn bản còn nằm trong khả năng

đối thoại của văn bản: “Tính đối thoại ở đây được xem như biểu hiện của tinh thần

dân chủ trong tác phẩm văn học. Tinh thần này, tất nhiên còn được ghi nhận ở

những điểm khác nữa, chẳng hạn: không thần bí hóa công việc viết lách của nhà

văn, không coi sản phẩm sáng tạo của nhà văn là một thế giới khép kín và nhà văn

không phải là người độc tôn của mọi phán truyền” [47].

Trong bài Chất hài hước, nghịch dị trong “Mười lẻ một đêm”, Hoài Nam

cũng nhận xét rằng: “Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của nhà văn Hồ Anh Thái có thể

khiến người ta phải bật cười, bởi tính chất hài hước của nó. Có thể thấy, giọng văn

ở đây là kiểu giọng phát ngôn tưng tửng, nó được xuyên thấm bởi tính bỡn cợt,

giễu nhại. Nó được thể hiện qua các nhân vật đậm tính nghịch dị như nhân vật họa

sĩ Chuối Hột, nhân vật bà mẹ, cặp nhân vật Giáo Sư Một và Giáo Sư Hai… Nó còn

được thể hiện qua tính trào lộng suồng sã hết mức ở các sự kiện, các chi tiết được

kể lại trong truyện” [82].

84

Page 85: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Huỳnh Thu Hậu thì viết trong bài Nghịch dị trong tiểu thuyết như sau: “SBC

là săn bắt chuột là một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất của Hồ Anh Thái.

Văn chương Hồ Anh Thái mê hoặc và dẫn dụ chúng ta nhờ những nỗ lực cách tân

và đổi mới không ngừng. Chúng ta bắt gặp ở SBC là săn bắt chuột những chân

dung biếm họa tuyệt vời, nó là sản phẩm của sự kết hợp những yếu tố, những hiện

tượng lệch pha cao độ. Thế giới nghịch dị trong SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh

Thái được thể hiện qua trạng thái không trọng lượng của bảy nhân vật, Đại Gia,

ông Cốp, Chàng, Nàng, Thư Ký của Cốp, Luật Sư, Giáo Sư, qua thế giới nửa người

- nửa chuột và còn biểu hiện ở cả hồn ma chú bộ đội. Như vậy kiểu hình tượng

nhân vật nghịch dị của Hồ Anh Thái khắc họa sự tha hóa của con người và sự đổ vỡ

của những giá trị truyền thống. Ở SBC là săn bắt chuột, nghịch ngữ giọng nhại là

một trong phương diện tạo nên sự hấp dẫn người đọc. Nhạc chế, thành ngữ chế, thơ

chế, ngôn ngữ phố phường thân thuộc và bình dân của thời đương đại nhan nhản

trong tác phẩm” [38].

Cùng nhận xét về tác phẩm SBC là săn bắt chuột, người đọc Nguyễn Văn

Tùng trong một bài viết trên báo Văn Nghệ (số 1/2013) đã cho rằng một nét đặc sắc

của tác phẩm SBC là săn bắt chuột được thể hiện qua cách kể chuyện đậm chất

huyền ảo: “Những câu chuyện của cuốn tiểu thuyết này được lắp ghép với nhau

bằng những phép màu của sự tưởng tượng kỳ ảo. Mở đầu bằng một trận lụt, kết

thúc bằng một trận hạn hán... cuốn tiểu thuyết như có vẻ nhắc người đọc nhớ về

cuốn tiểu thuyết hiện thực huyền ảo kinh điển Trăm năm cô đơn của G. Marquez.

Tuy nhiên, kiểu hư cấu tưởng tượng của Hồ Anh Thái tỏ ra thoải mái, phóng

khoáng hơn. Những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của SBC là săn bắt chuột có vai trò

quan trọng trong việc tạo nên thế giới nghệ thuật độc đáo của cuốn tiểu thuyết”.

Như thế, bên cạnh giọng giễu nhại và nhân vật nghịch dị, cách kể chuyện mang

màu sắc huyền ảo chính là những yếu tố của hậu hiện đại. Do đó tác phẩm SBC là

săn bắt chuột của Hồ Anh Thái được người đọc đánh giá chung là một tác phẩm

mang đậm dấu ấn hậu hiện đại.

Yếu tố kỳ ảo hay huyền ảo cũng được coi là dấu ấn của hậu hiện đại trong

văn học. Và nhiều người đọc cho rằng một số tác phẩm của Hồ Anh Thái có đặc

điểm này. Như Người đọc Nguyễn Văn Tùng ở trên hay Điêu Thị Tú Uyên cũng

vậy. Trong bài Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, Điêu Thị Tú Uyên cho

85

Page 86: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

rằng Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn sử dụng khá đậm đặc và nhuần

nhuyễn yếu tố kỳ ảo trong sáng tác, đặc biệt là truyện ngắn. Trong các tập truyện

Mảnh vỡ của đàn ông, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Tự sự 265 ngày, Bốn lối

vào nhà cười của ông có sự kết hợp hết sức linh hoạt giữa chất kỳ ảo trong văn học

truyền thống phương Đông và cái huyền ảo trong văn học hiện đại phương Tây để

khắc họa chân dung nhân vật với những nét đặc sắc riêng: “Nhà văn vận dụng hình

thức phục sinh nhân vật trong truyền thuyết để xây dựng nhân vật mang năng lực

thần thánh, hình thức tiên tri để xây dựng nhân vật tiên tri, dự báo tương lai, hoặc

hình thức biến dạng để xây dựng những nhân vật dị thường. Mỗi nhân vật đều được

thể hiện sinh động và giàu sức biểu đạt. Phục sinh một huyền thoại, Hồ Anh Thái

đã giúp chúng ta có cơ hội hiểu hơn về nhân vật với tư cách một con người. Nhà

văn còn sử dụng hình thức tiên tri để dựng lên kiểu nhân vật có khả năng kỳ lạ: tiên

đoán được chính xác chuyện xảy ra trong tương lai” [150]. Điêu Thị Tú Uyên cũng

cho rằng kiểu nhân vật này không chỉ có ở tác phẩm của Hồ Anh Thái, mà còn xuất

hiện trong các truyện của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phạm Hải Vân…

nhưng không khí và màu sắc Ấn Độ đậm đà có thể xem là nét riêng trong cách

dựng cảnh, dựng người của nhà văn - nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông Hồ

Anh Thái. Đặc biệt, Hồ Anh Thái còn sử dụng hình thức biến dạng ðể xây dựng

kiểu nhân vật tha hóa. Nếu trong vãn học dân gian, nhân vật biến hóa chủ yếu do sự

tác động của phép màu bên ngoài thì ở đây sự biến dạng lại bắt nguồn từ những

nguyên nhân nội tại của bản thân nhân vật, gợi liên tưởng đến các nhân vật biến

dạng của F. Kafka. “Sáng tạo những sự kiện kỳ ảo, Hồ Anh Thái cũng đặt nhân vật

của mình vào hoàn cảnh đặc biệt để có cơ hội tự nhìn nhận thế giới xung quanh và

nhìn nhận lại chính mình. Trong truyện ngắn của Hồ Anh Thái, yếu tố kỳ ảo đã

đem lại một hiệu quả sâu sắc trong việc định danh, định tính, giải thích hành trạng

của nhân vật, tạo nên những nhân vật đầy đặn, có chiều sâu, những mẫu hình vừa

quen thuộc vừa mới lạ, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người đọc” [150].

Như vậy, dấu ấn hậu hiện đại đã được thể hiện trong những tác phẩm của Hồ

Anh Thái với những đặc điểm khá rõ nét. Xây dựng nhân vật phi trung tâm, tẩy

trắng tên nhân vật, giọng điệu chủ yếu là giễu nhại, giải thiêng tinh thần đại tự sự,

sử dụng yếu tố kỳ ảo, siêu thực, những tác phẩm mang tính liên văn bản, tính trò

chơi… đều xuất hiện trong tác phẩm của nhà văn này. Những độc giả yêu mến văn

86

Page 87: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Hồ Anh Thái đã chỉ rõ ra yếu tố hậu hiện đại ở những sáng tác của ông. Dấu ấn hậu

hiện đại trong sáng tác Hồ Anh Thái cũng khác biệt với sáng tác của những nhà văn

khác. Do cá tính, tầm văn hóa, cách nhìn nhận và cách lý giải đời sống của mỗi nhà

văn là khác nhau, cách tiếp nhận hậu hiện đại cũng khác. Cho nên, dấu ấn hậu hiện

đại là nguyên liệu chung, vào tay Hồ Anh Thái, nó trở thành một trong những yếu

tố tạo nên một phong cách văn chương khác biệt, phong cách nghệ thuật Hồ Anh

Thái.

Tiểu kết

Trong thực tế, nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học là

những khái niệm còn khá mơ hồ và không thể chia tách. Bởi vì như trong sách Lý

luận văn học, Trần Đình Sử đã chỉ rõ, không có nội dung nằm ngoài hình thức và

không có hình thức nào mà không chứa đựng một nội dung cụ thể. Thêm nữa, khi

đánh giá, trình bày suy nghĩ của mình về một tác phẩm văn học, người đọc cũng

không bị một quy định bắt buộc nào phải tách biệt rạch ròi những phần, những khía

cạnh mà mình đánh giá. Họ chỉ bàn luận khen chê những vấn đề mà họ thấy tâm

đắc thôi. Vì thế, phân chia sự tiếp nhận tác phẩm văn chương Hồ Anh Thái của

người đọc theo hai phần nội dung và hình thức chỉ mang tính tương đối và chỉ chú

trọng đến một số khía cạnh nổi bật chứ không bao quát toàn bộ quá trình tiếp nhận

của tất cả người đọc đối với tác phẩm của nhà văn này.

Qua những nhận xét, phân tích, đánh giá của người đọc, có thể nhận định lại

rằng, Hồ Anh Thái là một bậc thầy về ngôn ngữ tiếng Việt. Ông cũng là một nhà

văn vô cùng nghiêm túc và rất có tâm với nghề. Như nhà văn Nam Cao từng nói:

“Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những

nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Nam Cao cũng cho rằng cẩu thả

trong văn chương là giết chết văn chương. Hồ Anh Thái là một nhà văn hiện đại

hiểu sâu sắc những đòi hỏi khắt khe đó đối với người cầm bút. Không những thế,

văn chương đối với ông còn như một năng lực bẩm sinh. Ngôn ngữ dưới ngòi bút

tài hoa của nhà văn này trở thành những sợi dây đầy màu sắc được đan bện một

cách kỳ công và khéo léo, tạo nên những tác phẩm khiến người đọc say mê ngưỡng

mộ. Cũng có thể nói rằng Hồ Anh Thái là một trong số ít nhà văn có những kiến tạo

87

Page 88: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

mới mẻ cho tiếng Việt. Ngôn ngữ tiếng Việt trong tác phẩm của ông trở nên đa

nghĩa, giàu sắc thái. Cách sử dụng, kết hợp ngôn từ sáng tạo, độc đáo tạo nên

những con sóng dư âm dội vào lòng người đọc và ngân nga mãi, điều mà không

phải nhà văn nào cũng làm được.

Độc giả sau khi nghiên cứu tác phẩm của Hồ Anh Thái, thường chia những

sáng tác của ông thành những giai đoạn với những giọng điệu chủ đạo khác nhau.

Có tác phẩm mang giọng điệu trữ tình đôn hậu. Có tác phẩm thì có giọng điệu tỉnh

táo sắc lạnh. Cũng có nhiều tác phẩm có giọng điệu giễu cợt, trào lộng, mỉa mai sâu

cay. Lại có những tác phẩm là sự kết hợp của nhiều giọng điệu. Có những tác phẩm

tạo tiếng cười sảng khoái, có những tác phẩm lại đem đến cho người đọc những suy

tư trăn trở về cuộc đời, về kiếp người. Có những tác phẩm khiến người đọc cười ra

nước mắt. Như thế, giọng điệu có vai trò vô cùng quan trọng trong cấu trúc tác

phẩm, làm nổi bật lên chủ đề tư tưởng mà tác giả truyền đạt. Giọng điệu cũng tạo ra

sức hấp dẫn của tác phẩm đối với người đọc, và tác phẩm của Hồ Anh Thái là

những tác phẩm có sức hấp dẫn như thế.

Có người đọc nhận định Hồ Anh Thái là tài năng, chuyên nghiệp, có người

thì cho rằng Hồ Anh Thái rất cao tay, dày dặn kinh nghiệm sáng tác, có độc giả lại

vui đùa mà nói rằng trong sáng tác, ông soi tới từng ngóc ngách của đời sống, rành

rẽ mọi việc như “một con mẹ buôn dưa lê” (lời của Nguyễn Thị Minh Thái), có

người lại nói ông đùa dai, nhiều khi quá quắt… Mỗi người đọc cảm nhận tác phẩm

Hồ Anh Thái mỗi vẻ. Nhưng nhiều nhất, người đọc chủ yếu thừa nhận sức hấp dẫn

trong tác phẩm của ông, mà yếu tố tạo sức hấp dẫn lớn nhất, có lẽ là sự đa dạng

trong giọng điệu trong những thủ pháp nghệ thuật.

Khi người đọc nhận xét rằng, tác phẩm của nhà văn Hồ Anh Thái mang đậm

dấu ấn hậu hiện đại, thì cũng bao gồm nhận xét tác phẩm của ông là đa giọng điệu.

Bởi vì trong nội dung của hậu hiện đại có tính đa giọng điệu. Tuy nhiên, dấu ấn hậu

hiện đại thể hiện trong tác phẩm của Hồ Anh Thái rất khác biệt. Nó được kết hợp

nhuần nhuyễn với các đặc điểm văn chương truyền thống, tạo nên những tác phẩm

mới lạ, độc đáo cả về nội dung lẫn hình thức. Không những thế, tính đa giọng điệu

trong tác phẩm của Hồ Anh Thái lại đặc biệt nổi bật, nó thể hiện quan điểm sáng

tác của chính nhà văn. Vì thế, nó được nhà văn dày công xây dựng thành một thủ

88

Page 89: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

pháp nghệ thuật cực kỳ hữu dụng để thể hiện nội dung, tư tưởng tác phẩm. Tác

phẩm của Hồ Anh Thái thể hiện rõ những khái niệm của văn học hậu hiện đại và

thể hiện một cách nhuần nhuyễn, thuần thục đến mức ngạc nhiên, khiến người đọc

phải thán phục.

89

Page 90: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu và phân tích những nhận xét, đánh giá về tác phẩm của

Hồ Anh Thái, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1/ Người đọc văn chương Hồ Anh Thái là thuộc đủ mọi thành phần

trong xã hội. Có người đọc cao cấp là những chuyên gia nghiên cứu phê bình văn

học, những nhà văn, nhà báo, nhà thơ như Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Thị Minh

Thái, Nguyễn Đăng Điệp, Hoài Nam, Đỗ Thị Kim Liên, Bùi Thanh Truyền, Phan

Trọng Hoàng Linh… Họ chính là những người dẫn dắt dư luận đi đúng hướng,

tránh những sai lệch trong sự tiếp nhận tác phẩm văn học không đáng có. Có người

đọc là những học viên, sinh viên chuyên ngành ngữ văn, ngôn ngữ học của các

trường đại học, cao đẳng, học viện trong cả nước. Những người đọc này nghiên cứu

chuyên sâu các vấn đề về văn chương Hồ Anh Thái từ nội dung đến hình thức, từ

đề tài, chủ đề, tư tưởng, nghệ thuật, các yếu tố ảnh hưởng… Có những người đọc là

tầng lớp bình dân, đọc sách mang tính chất giải trí, suy ngẫm sự đời, định hướng

cho tư tưởng tình cảm của cá nhân mình. Có những độc giả đọc để soi xét, để quy

chụp hay “ném đá”. Số lượng người đọc này không nhiều và ý kiến của họ thường

không ảnh hưởng đến số đông độc giả khác. Nhìn chung, độc giả yêu thích văn

chương Hồ Anh Thái khá phong phú về số lượng và đa dạng về tầng lớp. Đây thực

sự là điều đáng mong mỏi của những nhà văn đương đại Việt Nam. Làm sao để

người đọc cũng chờ đợi tác phẩm của mình như vậy?

2/ Tác phẩm văn chương của Hồ Anh Thái là những tác phẩm được người

đọc yêu quý và quan tâm. Dù ở mảng đề tài nào, người đọc cũng cảm thấy thích thú

và say mê bởi những điều mới lạ, độc đáo mà tác phẩm của nhà văn này đem đến.

Không những thế, tác phẩm của ông còn khiến người đọc day dứt, suy tư, muốn tìm

cho mình một hướng đi đúng đắn trong cuộc sống ngổn ngang này, muốn tìm cho

đời mình một bến đỗ bình yên, tránh những xô bồ nhiễu loạn của cuộc sống có quá

90

Page 91: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

nhiều cám dỗ. Người đọc còn bị hấp dẫn bởi tác phẩm của Hồ Anh Thái là tấm

gương phản chiếu hiện thực khách quan nhất, đời thường nhất. Người đọc nào cũng

như thấy thấp thoáng đâu đó trong tác phẩm là hình bóng của bản thân, của một

người quen nào ðó. Người đọc thấy được sự gần gũi thân quen trong tác phẩm và

thấy được sự am hiểu cuộc sống hết sức sâu rộng ở tác giả. Từ đó, người đọc cũng

cảm phục mà nhận ra tài năng của một nhà văn lớn sống và lao động không biết

mệt mỏi vì văn chương.

3/ Qua ý kiến đánh giá, nhận xét của người đọc, có thể khái quát thành những

nhận định chung như sau:

Tác phẩm của Hồ Anh Thái thể hiện nỗ lực đổi mới văn chương. Nỗ lực ấy

bộc lộ ra từ quan niệm về nghề văn và cách thức làm việc vô cùng nghiêm túc của

ông. Nỗ lực đổi mới văn chương cũng thể hiện ở mọi mặt trong những tác phẩm

được trau chuốt cẩn trọng của ông.

Tác phẩm của Hồ Anh Thái thể hiện quan niệm mới về “cõi người”. Đó là

những con người rất đa chiều. Nhà văn đặc biệt quan tâm đến con người tự nhiên,

bản năng. Theo ông, có những khao khát bản năng mang tính nhân văn, nhân bản

nhưng cũng có những bản năng lại nhấn chìm con người trong vũng sâu của sự suy

đồi. Con người cần tôn trọng và cũng cần làm chủ bản năng của mình - đó chính là

thông điệp của nhà văn. Bên cạnh con người bản năng, Hồ Anh Thái còn nhìn thấy

một khía cạnh khác là sự tha hóa và nghịch dị ở con người đương đại. Với Hồ Anh

Thái, xã hội càng phát triển thì con người càng trở nên tha hóa và nghịch dị. Đằng

sau sự tha hóa, nghịch dị của con người là cả một xã hội lệch chuẩn, ngổn ngang

không thể nào cải biến được. Phê phán sự tha hóa, cười vào cái nghịch dị nhưng

không hề mất niềm tin vào con người.

Tác phẩm của Hồ Anh Thái mang đậm dấu ấn Phật giáo và văn hóa Ấn Độ.

Ấn Độ là một đề tài lớn trong tác phẩm của Hồ Anh Thái. Ông viết về đề tài này

với niềm say mê và ẩn chứa suy tư, triết lý của Phật giáo. Nên những tác phẩm viết

về đề tài này của ông có chiều sâu tư tưởng và mang tính nhân văn cao cả.

Tác phẩm của Hồ Anh Thái sử dụng sáng tạo tiếng Việt. Điều này có thể

khẳng định rằng khó có nhà văn đương đại nào lại có nhiều sức sáng tạo và những

phát kiến mới mẻ về ngôn ngữ tiếng Việt như Hồ Anh Thái.

91

Page 92: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Tác phẩm của Hồ Anh Thái là những tác phẩm đa giọng điệu.

Tác phẩm của Hồ Anh Thái mang đậm dấu ấn hậu hiện đại. Dù không chủ

động, những tác phẩm của Hồ Anh Thái đều mang dấu ấn hậu hiện đại. Đây có lẽ là

xu hướng phát triển tất yếu của văn học Việt Nam trong tiến trình hòa nhập với văn

học thế giới. Có thể nói rằng nhà văn đã chọn xu hướng hậu hiện đại, nhưng cũng

có thể nói ngược lại, chính hậu hiện đại đã chọn Hồ Anh Thái.

4/ Tuy tác phẩm của Hồ Anh Thái được độc giả yêu mến, nhưng cũng có rất

nhiều ý kiến khác nhau xung quanh những sáng tác ấy. Có người khen, có người

chê, có người thích điểm này, không thích điểm kia, có người đồng tình, có người

không. Có người phê bình một cách gay gắt, có người lại ca ngợi hết lời. Trước dư

luận khen chê, Hồ Anh Thái thường im lặng. Bởi vì ông hiểu hết, đây chính là đặc

trưng của quá trình tiếp nhận văn học. Tùy khả năng, tầm đón đợi của mỗi người

đọc mà họ có những cách nhìn khác nhau về một tác phẩm. Trường hợp độc giả

nhìn nhận một tác phẩm ở những thời gian khác nhau thì cũng có những nhận định

khác nhau. Điều này là đương nhiên. Nhà văn không cần ra mặt bênh vực những

đứa con tinh thần của mình làm gì. Hãy để thời gian và người đọc tự sàng lọc mà

nhận ra giá trị đích thực của mỗi tác phẩm. Hãy để những sáng tác ấy tự vật lộn mà

tự sống. Nếu vượt qua giới hạn của thời gian, vượt qua những bão tố phong ba của

sự tiếp nhận, chúng sẽ trở thành bất tử.

92

Page 93: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

TÁC PHẨM NGHIÊN CỨU

1. Hồ Anh Thái, Bốn lối vào nhà cười, tập truyện ngắn, Nxb Trẻ,

Tp. Hồ Chí Minh, 2014.

2. Hồ Anh Thái, Chàng trai ở bến đợi xe, tập truyện ngắn, Nxb

Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội, 1985.

3. Hồ Anh Thái, Cõi người rung chuông tận thế, NXB Trẻ, Tp.

Hồ Chí Minh, 2013.

4. Hồ Anh Thái, Dấu về gió xóa, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh,

2014.

5. Hồ Anh Thái, Đức Phật, nàng Savitri và tôi, NXB Trẻ, Tp. Hồ

Chí Minh, 2007.

6. Hồ Anh Thái, Họ trở thành nhân vật của tôi, NXB Trẻ, Tp. Hồ

Chí Minh, 2005.

7. Hồ Anh Thái, Hướng nào Hà Nội cũng sông, NXB Văn Nghệ,

Tp. Hồ Chí Minh, 2009.

8. Hồ Anh Thái, Mảnh vỡ của đàn ông, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí

Minh, 2014.

9. Hồ Anh Thái, Mười lẻ một đêm, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh,

2011.

10. Hồ Anh Thái, Namaskar! Xin chào Ấn Độ, Nxb Trẻ, Tp. Hồ

Chí Minh, 2014.

11. Hồ Anh Thái, Người bên này, trời bên ấy, NXB Trẻ, Tp. Hồ

Chí Minh, 2013.

12. Hồ Anh Thái, Người đàn bà trên đảo, tiểu thuyết, Nxb Trẻ,

Tp. Hồ Chí Minh, 2015.

93

Page 94: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

13. Hồ Anh Thái, Người và xe chạy dưới ánh trăng, NXB Trẻ, Tp.

Hồ Chí Minh, 2015.

14. Hồ Anh Thái, Những đứa con rải rác trên đường, NXB Trẻ,

Tp. Hồ Chí Minh, 2014.

15. Hồ Anh Thái, Salam! Chào xứ Ba Tư, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí

Minh, 2013.

16. Hồ Anh Thái, SBC là săn bắt chuột, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí

Minh, 2011.

17. Hồ Anh Thái, Lang thang trong chữ, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí

Minh, 2016.

18. Hồ Anh Thái, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, NXB Trẻ, Tp.

Hồ Chí Minh, 2012.

19. Hồ Anh Thái, Trong sương hồng hiện ra, NXB Hội nhà văn,

Hà Nội, 2003.

20. Hồ Anh Thái, Tự kể, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2013.

21. Hồ Anh Thái, Tự sự 265 ngày, tập truyện ngắn, Nxb Hội Nhà

Văn, Hà Nội, 2003.

22. Hồ Anh Thái, Tuyển tập Nói bằng lời của mình, NXB Kim

Đồng, Hà Nội, 2006.

23. Hồ Anh Thái, Vẫn chưa tới mùa đông, NXB Thanh niên, Hà

Nội, 1987.

94

Page 95: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thị Kim Anh, Yếu tố trào lộng trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái

(qua "Mười lẻ một đêm", "Cõi người rung chuông tận thế", "SBC là săn bắt chuột")

Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012 .

2. Hà Anh, Hồ Anh Thái qua con mắt bạn bè, (http://

vanhocquenha.vn/vi-vn/113/ 50/ho-anh-thai-qua-con-mat-ban-be/129034. Html).

Truy cập ngày 20/12/2006.

3. Hoàng Lan Anh, Cõi người cũng bao dung lắm, Báo Người Lao

Động cuối tuần, 12-10-2002.

4. Hoàng Lan Anh, Hồ Anh Thái với “Tự sự 265 ngày”, Báo Người Lao

Động, tháng 10-2001.

5. Phạm Lan Anh, Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh

Thái, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005.

6. Phạm Thị Mỹ Anh, Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh Thái,

Luận văn thạc sĩ văn học, trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2012.

7. Vũ Bão, Mười một ngưỡng cửa, Phần dư luận cuốn “Tự sự 265

ngày”, Hồ Anh Thái NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2013.

8. Vũ Bão, Vẫn là nỗi đau truyền kiếp, Phần dư luận cuốn “Cõi người

rung chuông tận thế”, Hồ Anh Thái, NXB Lao động, Hà Nội, 2006.

10. Xuân Cang, Tiếng nói của một cuộc chọn lựa, Báo Văn Nghệ,

26/1/1991.

11. Anh Chi, Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái, Tạp chí Nghiên cứu

Văn học, 8/2009.

12. Nguyễn Lệ Chi, Lãng du với Hồ Anh Thái, Báo Thanh Niên, 14-10-

2012.

95

Page 96: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

13. Nhật Chi, Gần gũi trên nền tảng bí ẩn, Báo Thanh Niên, Tháng 7-

2009.

14. Ngô Thị Kim Cúc, Cái ác ở phía ít ngờ nhất, Báo Thanh Niên, 3-11-

2002.

15. Ngô Thị Kim Cúc, Có ai chẳng muốn đùa?, Báo Thanh Niên, tháng

9- 2001.

17. Nguyễn Văn Dân, Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng, Nxb

Giáo dục, HN 1999.

18. Hà Đan, Một bảo tàng sống, Báo Văn Nghệ, Tháng 8- 2008.

19. Hoàng Công Danh, Tái hiện Phật sử, đồng hiện nghệ thuật, tương

hợp đạo và đời, Phần dư luận cuốn “Đức Phật nàng Savitri và Tôi”, Hồ Anh Thái,

NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2015.

20. Hạnh Diễm, Iran không còn xa, Báo Thế giới & Việt Nam, 7-11-

2013.

21. Nguyễn Đăng Điệp, Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc (http://

phebinhvanhoc. com.vn /ho-anh-thai-nguoi-me-choi-cau-truc/. Truy cập ngày 25.

12. 2006.

22. Lê Đức, Năm cuốn sách "làm mưa làm gió" trên văn đàn của Hồ Anh

Thái, http://hoanhthai.vn/Tac-Pham/5-cuon-sach-lam-mua-lam-gio-tren-van- dan-

cua-Ho-Anh-Thai-231.html.

23. Trương Đăng Dung dịch, Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối

với khoa học văn học, Tạp chí Văn học Nước ngoài, số 1/2002.

24. Phạm Chí Dũng, Ám ảnh và dự cảm, Phần dư luận cuốn “Cõi người

rung chuông tận thế”, Hồ Anh Thái, NXB Lao động Hà Nội, 2006.

25. Nhiều tác giả, Lý luận văn học, Tập I, II, III, Nxb Đại học Sư phạm

HN, 2002.

26. Nhiều tác giả, Văn học Việt Nam sau năm 1975 – Những vấn đề

nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005.

96

Page 97: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

27. Trần Thanh Giao, Không theo kiểu cũ, Phần dư luận cuốn “Người đàn

bà trên đảo”, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2014.

28. Nguyễn Thị Ngọc Hà, Kết cấu tiểu thuyết hiện đại qua tiểu thuyết Hồ

Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008.

29. Thi Hà, Giễu nhại ngôn ngữ thị dân, Phần dư luận cuốn “Bốn lối vào

nhà cười”, Hồ Anh Thái , NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2014.

30. Thi Hà, Xin đừng ảo tưởng và định kiến, Phần dư luận cuốn “Đức

Phật, nàng Savitri và tôi”, Hồ Anh Thái, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2015.

31. Thi Hà, Yếu tố tiền kiếp - hậu thân và kết cấu tiểu thuyết, Báo Hà Nội

mới, Tháng 10/ 2007.

32. Văn Thị Thu Hà, Giấu trong tiếng cười, tạp chí Văn Nghệ Quân Đội,

7-2012.

33. Văn Thị Thu Hà, Dẫu có thiền, vẫn phải lựa chọn, Báo Văn Nghệ,

17-11-2012.

34. Văn Thị Thu Hà, Một vẻ đẹp trong suốt, Phần dư luận cuốn “Đức

Phật, nàng Savitri và Tôi”, Hồ Anh Thái, NXB Trẻ , TP. Hồ Chí Minh, 2015.

35. Văn Thị Thu Hà, Những khuôn hình đặc tả Ấn Độ, Báo Văn Nghệ, số

42&43 / 2008.

36. Nguyễn Văn Hạnh, Ý kiến của Lê-nin về mối quan hệ giữa văn học và

đời sống, Tạp chí Văn học (số 4), năm 1971.

37. Xuân Hạo, Bước vào đó… mà cười, Phần dư luận cuốn “Bốn lối vào

nhà cười”, Hồ Anh Thái, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2014.

38. Huỳnh Thu Hậu, Nghịch dị trong tiểu thuyết, Báo Đại biểu nhân dân,

http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=80&NewsId=320652. Truy cập

ngày 12/5/2016.

39. Ngọc Hiên, Hồ Anh Thái - một nhà văn chuyên nghiệp đúng nghĩa,

tạp chí Văn nghệ Quân đội online, 27-11-2014.

97

Page 98: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

40. Phạm Thị Hiền, Tìm hiểu cách chiếu vật - chỉ xuất nhân vật trong

một số truyện ngắn của Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội,

2013.

41. Hà Thị Hiệp, “Dấu về gió xóa” của Hồ Anh Thái từ góc nhìn thể

loại, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2013.

42. Trần thị Minh Hiếu, Người kể chuyện không đáng tin cậy trong văn

học Việt Nam đương đại, (Khảo sát qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và Hồ Anh

Thái), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008.

43. Nguyễn Thị Minh Hoa, Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết Mười

lẻ một đêm của Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010.

44. Phạm Thị Thanh Hoài, Tiểu luận văn học của Hồ Anh Thái, Luận văn

thạc sĩ, ĐH Vinh, Nghệ An, 2014.

45. Nguyễn Chí Hoan, Nhà văn không cười, Phần dư luận cuốn “Tự sự

265 ngày”, Hồ Anh Thái, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2013.

46. Trần Thị Mỹ Hồng, Những đặc sắc của giọng điệu trần thuật trong

văn xuôi Hồ Anh Thái, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Quảng Bình 2011.

47. Nguyễn Thị Huế, Tiềm tàng một cuộc đối thoại, Phần dư luận cuốn

“Đức Phật, nàng Savitri và Tôi”, Hồ Anh Thái, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2015.

48. Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh Thái với “Sắp đặt và Diễn”, Báo Thể

thao Văn hóa, 4-11-2005.

49. Nguyễn Thanh Hùng, Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục,

HN 2002.

50. Lê Thị Thu Hương, Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái,

Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007.

51. Ngô Thị Thu Hương, Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Anh Thái, luận văn

thạc sĩ, ĐH Quy Nhơn 2007.

52. Ngô Thị Thu Hương, Trao đổi về tiểu thuyết cùng nhà văn Hồ Anh

Thái, Tạp chí Văn nghệ Bình Định, 2007.

98

Page 99: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

53. Nguyễn Thị Thu Hương, Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Anh Thái, Luận

văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007.

54. Nguyễn Nhật Huy, Liên văn bản trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái (qua

tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tôi), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà

Nội, 2011.

55. Nguyễn Thị Hải Huyền, Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Hồ

Anh Thái (qua một số tác phẩm tiêu biểu), Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã

hội và Nhân văn Hà Nội, 2007.

56. Nguyễn Tham Thiện Kế, Người đứng sau cánh gà mang hoa đào trên

phố, Báo Tiền Phong cuối tuần, tháng 12/ 2007.

57. Ma Văn Kháng, Cái mà văn chương ta còn thiếu, Tạp chí Sách & Đời

sống, T7-2003.

58. Ma Văn Kháng, Giọng điệu Hồ Anh Thái, Báo Người lao động, 12-

11-2011.

59. Lê Minh Khuê, Người còn đi dài với văn chương, Tạp chí Tia sáng,

số 1 tháng 3-2003.

60. Lê Hồng Lâm phỏng vấn nhà văn, “Phong cách không phải là cái vỏ

ngoài bất biến và ngoan cố”, Báo Sinh viên, tháng 9- 2001.

61. Ngọc Lan, Nhà văn đích thực phải là người tử tế, Phần dư luận cuốn

“Mười lẻ một đêm”, Hồ Anh Thái, NXB Đà Nẵng, 2011.

62. Nguyễn Thị Kim Lan, Nghệ thuật kết cấu trong một số tiểu thuyết

huyền ảo triết luận của Tạ Duy Anh, Châu Diên, Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ,

Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006.

63. Tôn Phương Lan, Người luôn làm mới mình, dư luận cuốn “Bốn lối

vào nhà cười, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2014.

64. Đoàn Lê, Hồ Anh Thái lấy chữ mà chơi, Báo Thể thao & Văn hóa, 9-

12-2011.

65. Đỗ Thị Kim Liên, Đặc điểm sử dụng câu văn trong tiểu thuyết SBC là

Săn bắt chuột của Hồ Anh Thái, góp phần xác định làn ranh tiểu thuyết trước và

99

Page 100: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

sau 1975, http://www.hcmup.edu.vn/index.php?

option=com_content&view=article&id=6439%3At-c-im-s-dng-cau-vn-trong-tiu-

thuyt-sbc-la-sn-bt-chut-ca-h-anh-thai-gop-phn-xac-nh-lan-ranh-tiu-thuyt-trc-va-

sau-1975&catid=119%3Avan-hoc-viet-nam&Itemid=7243&lang=fr&site=30, truy

cập ngày 3/4/2016.

66. Phan Trọng Hoàng Linh, Bước chuyển Carnaval hóa trong tiểu

thuyết Hồ Anh Thái, trang Văn học Nghệ An, 16-10-2015.

67. Vân Long, Cái ảo trên nền thực, Phần dư luận cuốn “Cõi người rung

chuông tận thế”, Hồ Anh Thái, NXB Lao động, Hà Nội, 2006.

68. Vân Long, Giữa chuột và người, Báo Sức khỏe & Đời sống, 12-12-

2011.

69. Vân Long, Một giọng văn khác, phần dư luận cuốn “Tự sự 265 ngày”,

Hồ Anh Thái, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2003.

70. Vân Long, Một thành tựu đáng kể, Phần dư luận cuốn “Đức Phật,

nàng Savitri và Tôi”, Hồ Anh Thái, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2015.

71. Nguyễn Thị Lương, Từ ngữ và câu trong tiểu thuyết “SBC là săn bắt

chuột” của Hồ Anh Thái , LVTS, Đại học Vinh, Nghệ An, 2012.

72. Phương Lựu, Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Sư

phạm, Hà Nội, 2005.

73. Phương Lựu, Tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996.

74. Mi Ly, Hồ Anh Thái - Dấu về gió xóa, Báo Tiền Phong, Số 10, 3-10-

2012

75. Trần Thùy Mai, Trong hoa sen có ngọc, Báo Hà Nội mới, ngày

3/6/2007.

76. Nguyễn Minh, Nhà văn Hồ Anh Thái, lấy sự ôn hòa mà đáp lại, Tạp

chí Văn hóa Phật giáo , số 51, 2-2008.

77. Võ Anh Minh, Chiêm nghiệm theo con lắc thời gian, Phần dư luận

cuốn “Đức Phật, nàng Savitri và Tôi”, Hồ Anh Thái, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh,

2015.

100

Page 101: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

78. Võ Anh Minh, “Cõi người rung chuông tận thế” từ góc nhìn Phật

giáo, Báo Sức khỏe và đời sống, 9-11-2002.

79. Võ Anh Minh, Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ quan niệm nghệ thuật,

Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, Nghệ An , 2005.

80. Vũ Đình Minh, Khát vọng vươn tới bản thân và sự hoàn thiện, Báo

Độc lập, 20/7/1988.

81. Hoài Nam, Hồ Anh Thái - người lúc nào cũng đang viết, http://evan.

vnexpress.net. Truy cập ngày 20/12/2016.

82. Hoài Nam, Chất hài hước, nghịch dị trong “Mười lẻ một đêm”, Báo

Đại biểu Nhân dân , Tháng 5 - 2006.

83. Hoài Nam, Chuyện của người và chuột, Báo Văn Nghệ, số 45 / 2011.

84. Hoài Nam, Góc nhỏ văn chương Hồ Anh Thái, dư luận cuốn “Trong

sương hồng hiện ra”, tr 219, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2015.

85. Hoài Nam, Ngôn ngữ tiểu thuyết độc đáo, Báo Đại biểu nhân dân,

Tháng 2-2006.

86. Hoài Nam, Trên hết là tiếng cười, Dư luận cuốn “Những đứa con rải

rác trên đường”, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2012.

87. Hoài Nam, Từ một giải thưởng không thành, Phần dư luận cuốn “Cõi

người rung chuông tận thế”, Hồ Anh Thái, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2014.

88. Hoài Nam, Văn xuôi 2012: vài sự biến mất, Báo Văn nghệ công an,

27-12-2012.

89. Hoài Nam, Xóa dấu hay lật tẩy?, Phần dư luận cuốn “Cõi người rung

chuông tận thế”, Hồ Anh Thái, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2014.

90. Hoàng Thị Tố Nga, Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu

thuyết “Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, ĐH dân lập Phú

Xuân, Huế, 2011.

91. Thúy Nga, Đời cười trong “Mười lẻ một đêm”, Báo Tuổi trẻ Tp.

HCM, 1/3/2006.

101

Page 102: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

92. Nguyễn Quang Nghiêm, Môtip “tội ác và trừng phạt” trong tiểu

thuyết Hồ Anh Thái nhìn từ triết lí nhân quả, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Đà

Nẵng, 2010

93. Nguyễn Vĩnh Nguyên, Ác mộng hay giả tưởng, Báo Công giáo và

Dân tộc, tháng 7/ 2002.

94. Nguyễn Vĩnh Nguyên, Chợt gặp trong nhà cười, Phần dư luận cuốn

“Bốn lối vào nhà cười”, Hồ Anh Thái, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2014.

95. Phạm Xuân Nguyên, Nhà văn trên đường, Báo Người đô thị, Tháng

3/ 2014.

96. Phạm Xuân Nguyên, Tìm mình ở ngoài mình, Báo Phụ nữ Việt Nam,

số 16, 17, 18 /2013.

97. Thiên Nguyên, Chuyện đời người và những đứa con, Tạp chí

Esquire, 4-2015.

98. Phạm Thị Hồng Nhung, Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân

vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, ĐH Vinh, 2011.

100. Võ An Ninh, Dòng chảy Hồ Anh Thái, (Hồ Anh Thái, Nói bằng lời

của mình) Nxb Kim Đồng, 2007.

101. Từ Nữ, Tiếng cười trên từng trang, Phần dư luận cuốn “Mười lẻ một

đêm”, Hồ Anh Thái NXB Đà Nẵng, 2011.

102. Lê Thị Oanh, Namaskar! Xin chào Ấn Độ, Thêm một ấn tượng về Ấn

Độ, Báo Hà Nội Mới, chủ nhật , 24-8-2008.

103. Thụy Oanh, Hồ Anh Thái kể chuyện đời, chuyện nghề trong sách mới,

http:// news.zing.vn /ho-anh-thai-ke-chuyen-doi-chuyen- nghe-trong-sach-moi-post

628 909 .html. Truy cập ngày 25/12/2016.

104. Lã Thu Phương, Yếu tố hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết "cõi

người rung chuông tận thế", SBC là săn bắt chuột, "Dấu về gió xóa" của Hồ Anh

Thái, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2013.

105. Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học - vấn đề

và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, HN, 1995.

102

Page 103: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

106. Hoàng Kim Phượng, Cảm hứng giễu nhại trong tiểu thuyết Việt Nam

đương đại (qua sáng tác của Nguyễn Bình Phương và Hồ Anh Thái), Luận văn thạc

sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2013.

107. Trần Thị Quế Quyên, Hành động hỏi trong truyện ngắn Hồ Anh Thái,

Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2014.

108. Hoàng Sa, Để có tình yêu lớn thì phải học, Tạp chí Esquire, 5-2015.

110. Trần Đình Sử, Mấy vấn đề lý luận tiếp nhận văn học, trong tài liệu

Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận, Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 1994.

111. Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 .

112. Nguyễn Hữu Tâm, Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh

Thái, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006.

113. Nguyễn Bá Thạc, Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh

Thái, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007.

114. Phạm Xuân Thạch, Hồ Anh Thái có sợ giải thiêng?, Vietnamnet.

com. Truy cập ngày 15/3/2015.

115. Hồ Anh Thái (tuyển chọn), Văn mới 2004-2005, NXB Hội nhà văn và

công ty văn hoá Đông A, Hà Nội, 2005.

116. Hồ Anh Thái, Nhà văn đích thực phải là người tử tế, Báo Thể thao và

văn hóa, 20/ 5/ 2006.

117. Hồ Anh Thái, Cam đoan tôi đã viết thật, Báo Thể thao và văn hoá,

(Số 3) 20/ 3/ 2003.

118. Nguyễn Thị Minh Thái, Lễ ra mắt tác phẩm SBC là săn bắt chuột,

http://tuld vnhloc. wordpress.com. Truy cập ngày 20/12/2016.

119. Nguyễn Thị Minh Thái, “Mười lẻ một đêm”, cái nhìn hắt sáng từ

phía sau, Báo Văn Nghệ, 10/6/2006.

120. Nguyễn Thị Minh Thái, Giấc mơ lạ tặng cho người đọc, Phần dư luận

cuốn “Đức Phật, nàng Savitri và Tôi”, Hồ Anh Thái, NXB Trẻ , TP. Hồ Chí Minh

2015.

103

Page 104: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

121. Nguyễn Thị Minh Thái, Giọng tiểu thuyết đa thanh,Tạp chí Thế giới

mới, số 529 , 31-3-2003.

122. Nguyễn Thị Minh Thái phỏng vấn, “Nên đưa độc giả đi theo mình”,

Phần dư luân tập truyện “Bốn lối vào nhà cười”, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2014.

123. Nguyễn Thị Kim Thanh, Văn hoá Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh

Thái, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2012 .

124. Văn Thành Lê, Những khúc rời trong trí tưởng về nhà văn Hồ Anh

Thái, (http://hoanhthai.vn/Tac-Pham/Nhung-khuc-roi-trong-tri-tuong-ve-nha-van-

Ho-Anh-Thai-249.html, truy cập ngày 25/8/2016.

125. Nghiêm Lương Thành, Người không chịu cũ, http://nhavantphcm.

com. vn/doc-duong-van-hoc/nguoi-khong-chiu-cu.html. Truy cập ngày 25/10/

2016.

126. Nghiêm Lương Thành, Những mới lạ trong “Dấu về gió xóa”, Tạp

chí Văn hóa Phật giáo, 1-12-2012).

127. Phùng Gia Thế, Điều kiện hậu hiện đại của văn học Việt Nam, NXB

Giáo dục, Hà Nội. 2006.

128. Thi Thi, Chuyện đời sinh động, Báo Hà Nội Mới, 12-10-2011 .

129. Nguyễn Ngọc Thiện, Vấn đề người đọc – Tiếp nhận trong lý luận tiểu

thuyết ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, http://toquoc.vn/van-chuong-va-du-luan/van-

de-nguoi-doc-tiep-nhan-trong-ly-luan-tieu-thuyet-o-viet-nam-tu-nua-sau-tk-xx-cho-

den-nay-2-105947.html, truy cập ngày 24/11/2016 .

130. Xuân Thiều, Sức mạnh của văn học từ một tiểu thuyết, Báo Văn

Nghệ, 26/1/1991.

131. Sông Thương, Ngả nghiêng trần thế, Báo Thanh Niên, 11-4-2006.

132. Trần Nhã Thuỵ, Chuột lẫn vào người, http://tuoitre.vn. Truy cập ngày

16/1/2017.

133. Hỏa Diệu Thúy, Cái “lạ” trong truyện ngắn Hồ Anh Thái,

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=80&NewsId=278105, truy cập ngày

5/10/2016 .

104

Page 105: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

134. Hỏa Diệu Thúy, Tiếp cận “Dấu về gió xóa” bằng cảm quan hậu hiện

đại, http://www.bichkhe.org/home.php?cat_id=147&id=3301, truy cập ngày

5/10/2016

135. Hoàng Thu Thủy, Điểm nhìn trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái,

Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009 .

136. Lê Quang Toản, Che giấu sự cô đơn, Phần dư luận cuốn “Tự sự 265

ngày”, Hồ Anh Thái, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh2013 .

137. Tạ Hương Trang, Dấu ấn hậu hiện đại trong một số tiểu thuyết của

Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012 .

138. Trần Quỳnh Trang, Phong cách tiểu thuyết Hồ Anh Thái, Luận văn

Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh, Nghệ An, 2009 .

139. Nguyễn Quốc Trung, Dấu về đâu xóa được phận người, Báo Người

lao động, ngày 8-10-2012.

140. Bùi Thanh Truyền, Những cách tân trong quan niệm nghệ thuật về

con người, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 51/ 2009 .

141. Bùi Thanh Truyền – Lê Biên Thùy, Tổng hòa nhiều sắc độ ngôn ngữ,

Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, tháng 7- 2010.

142. Bùi Thanh Truyền và Lê Biên Thùy, Đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết

của Hồ Anh Thái, Báo Đại biểu nhân dân, tháng 2/ 2009.

143. Hồng Anh Tú, Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu

thuyết Hồ Anh Thái, Luận văn thạc sĩ, ĐH Đà Nẵng, 2011.

144. Phan Văn Tú, Cõi người rung chuông tận thế - nhìn từ vài con số

thông kê, Phần dư luận cuốn “Cõi người rung chuông tận thế”, Hồ Anh Thái, NXB

Lao động, Hà Nội, 2006 .

145. Phan Văn Tú, Về tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế”,

https://phanvantu.wordpress.com/2006/10/11/literature-commentation/, Phê bình

văn học nghệ thuật trên báo chí, HN, 2004 .

146. Nguyễn Văn Tùng, Hài hước, trào tiếu, sân khấu hóa trong tiểu

thuyết , Báo Văn Nghệ, số 1/2013.

105

Page 106: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

147. Trần Thị Ty, “Những đứa con rải rác trên đường” – Hiện thực không

ranh giới, Tạp chí Văn học quê nhà, 4-2015.

148. Trần Thị Ty, Cảm hứng triết học trong “Dấu về gió xóa”, Tạp chí

Văn học quê nhà, 10-1-2014 .

149. Điêu Thị Tú Uyên, Nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, Luận

văn thạc sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội, 2006.

150. Điêu Thị Tú Uyên, Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Hồ Anh Thái,

http:// vannghe quandoi.com.vn/Phe-binh-van-nghe/Yeu-to-ky-ao-trong-truyen-

ngan-Ho-Anh-Tha i- 647 .html. Truy cập ngày 10/6/2016.

151. Huỳnh Vân dịch, Tác phẩm và lịch sử văn học của Manfred

Naumann, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Số 9, năm 2012.

152. Huỳnh Vân dịch, Nhận xét về tiếp nhận văn học như là sự kiện lịch

sử và xã hội của Manfred Naumann, Tạp chí Khoa học, trường đại học Văn Hiến,

số 1, tháng 11 năm 2013.

153. Huỳnh Vân dịch, Song đề của Mỹ học tiếp nhận của Manfred

Naumann, Tạp chí Văn học, số 4 năm 1978. .

154. Huỳnh Vân, Mối quan hệ biện chứng giữa sáng tác và tiếp nhận văn

học trong nhãn quan lý thuyết của Manfred Naumann, Tạp chí Nghiên cứu văn học,

số 3, tháng 3, năm 2013.

155. Huỳnh Vân, Nhà văn, bạn đọc và hàng hóa sách hay văn học và sự dị

trị, Tạp chí Văn học, số 6, năm 1990.

156. Nguyễn Thị Vân, Nghệ thuật truyện ngắn Hồ Anh Thái, Luận văn

thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005 .

157. Trần Thị Hải Vân, Một chiêm nghiệm “cõi người”, Báo Văn Nghệ, số

16, 18-4-2009.

158. Trương Minh Việt, Truyện ngắn “Chuyện cuộc đời Đức Phật” và

tiểu thuyết “Đức Phật, nàng Savitri và tôi” của Hồ Anh Thái dưới góc nhìn thể

loại, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010 .

106

Page 107: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

159. Nguyễn Vinh, Xuất khẩu văn học: vẫn còn “hữu xạ tự nhiên hương”,

Dư luận, Hoanhthai.com. Truy cập ngày 20/ 5/ 2016.

160. Vũ Đình Vụ, Nhân vật tha hóa trong sáng tác của Hồ Anh Thái, Luận

văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội , 2014 .

161. Hoàng Thị Xuân, Hồ Anh Thái và những nỗ lực cách tân tiểu thuyết,

Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008 .

162. Thiên Ý, Nhà văn Hồ Anh Thái: Một mình qua ðýờng,

http://antgct .cand. com. vn /Nhan-vat/Nha-van-Ho-Anh-Thai-mot - minh -qua-

duong-310992/. Truy cập ngày 17/ 4/ 2016 .

163. Đỗ Ngọc Yên, Người thích đi “chệch đường ray”?, Dư luận,

hoanhthai.com truy cập ngày 25/8/2016.

107

Page 108: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

PHỤ LỤC

TRAO ĐỔI VỚI NHÀ VĂN HỒ ANH THÁI

(Khi chúng tôi thực hiện luận văn này, nhà văn Hồ Anh Thái đang giữ

chức phó đại sứ Việt Nam tại Indonesia. Do hoàn cảnh, chúng tôi không gặp

được nhà văn trực tiếp, mà chỉ thường xuyên liên lạc qua email của nhà văn

là: [email protected]. Dưới đây là những trao đổi của chúng tôi với nhà

văn về một số vấn đề liên quan đến người đọc, tác phẩm và nhà văn Hồ Anh

Thái.)

- Thưa nhà văn Hồ Anh Thái, trên trang web Anninh online

(http://antgct.cand.com.vn/Nhan-vat/Nha-van-Ho-Anh-Thai-Mot-minh-qua-

duong-310992/), có bài của Thiên Ý: Nhà văn Hồ Anh Thái: Một mình qua

đường, trong đó có đoạn: “Chuyện về Hồ Anh Thái quả là những chuyện mơ

hồ”. Xin ông chia sẻ với chúng tôi một vài thông tin cá nhân của ông để

“chuyện về Hồ Anh Thái” ít “mơ hồ” hơn được không?

- Trong tiểu luận Tài sản riêng (Lang thang trong chữ, NXB Trẻ 2016),

tôi có viết: “Đời sống riêng chính là tài sản riêng. Là báu vật. Chỉ người trong

nhà với nhau mới có thể được dùng chung thứ tài sản này. Chỉ trong một

phạm vi hẹp mới được quyền chia sẻ. Trân trọng gìn giữ thứ tài sản riêng ấy

cũng đem lại cho người ta một niềm hạnh phúc, đích thực”. Tôi cũng cho

rằng để hiểu một tác phẩm văn chương, người ta chỉ cần khám phá văn bản là

đủ. Những gì ở bên ngoài văn bản có khi gây nhiễu, rườm rà, không cần thiết.

- Xin ông cho biết yếu tố gia đình có gì chi phối đến những sáng tác của

ông hay không? Tác phẩm Tự kể của ông có yếu tố hư cấu không?

108

Page 109: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

- Tôi không muốn dùng chữ tự truyện, nên đã gọi chệch đi là Tự kể. Như

vậy là bạn hiểu cuốn sách ấy có hư cấu hay không.

- Ông thích nhà văn nước ngoài nào nhất? Ông có chịu ảnh hưởng cách

viết của nhà văn nào không?

- Thưởng thức tinh hoa văn chương thế giới, tôi như người bước chân

vào rừng, thấy cây nào cũng cao lớn, cây nào cũng đẹp. Thích thì nhiều lắm,

nhưng có thể tạm kể: nhà văn Đức Erich Maria Remarque, nhà văn Pháp gốc

Séc Milan Kundera, nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, nhà văn Nhật Haruki

Murakami, và say mê những tác phẩm như Linh Sơn của Cao Hành Kiện,

Thao thức của Aleksandr Kron, Quo Vadis của Henryk Sienkiewicz… Ai ở

giai đoạn mới cầm bút cũng chịu ảnh hưởng của người đi trước, nhưng người

thực tài và có bản lĩnh thì sẽ sớm tìm thấy cái rất riêng của mình và vượt

thoát ảnh hưởng.

- Ở trong nước, tôi thấy ông giới thiệu và biên tập rất nhiệt tình tác

phẩm của một số người viết trẻ. Trong số những nhà văn trẻ ấy ông thích nhà

văn nào hơn cả?

- Tôi quý bất cứ người nào viết hay và thường nồng nhiệt đem “khoe”

tác phẩm của họ trên phương tiện thông tin đại chúng cho nhiều người biết.

Giống như gặp được món ngon thì tự nhiên có nhu cầu cũng muốn để nhiều

người chia sẻ và cùng thưởng thức với mình.

- Trong tất cả những sáng tác của mình, ông hài lòng về tác phẩm nào

nhất và tại sao? Ông có đặc biệt thích một nhân vật nào của mình không?

- Nhà văn thì chỉ viết cái gì mình thích mình tâm đắc. Hay là có kiểu nhà

văn viết những điều mình không tâm đắc, mình chưa thực sự thích?

- Thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm văn chương của ông là

gì? Có phải là yếu tố kỳ ảo hay yếu tố tôn giáo không?

- Điều này để cho người đọc và nhà nghiên cứu trao đổi. Tôi có thể trả

lời được, nhưng tôi không muốn làm thay cho người khác đâu.

109

Page 110: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

- Sắp tới ông có dự định xuất bản tác phẩm nào không?

- Năm 2018 tôi sẽ ra một tiểu thuyết tiếp tục dòng hài hước, châm biếm

hết thảy, không tha bất cứ ai, từ người bình dân cho đến văn nghệ sĩ, chính

khách, doanh nhân… Rồi sẽ là một tiểu thuyết về Hà Nội thời chiến tranh

chống Mỹ. Bản thảo đã sẵn sàng cả, chỉ còn trau chuốt thêm. Trong khi đó,

tôi vừa viết thêm một cuốn tiểu thuyết về thời đại của Đức Phật.

- Ông đã từng đến những nước, những vùng nào vì công việc ngoại giao,

công việc văn chương hay du lịch? Sáng tác của ông đã được dịch và xuất

bản ở những nước và những ngôn ngữ nào?

- Không chỉ là công tác ngoại giao, tôi còn đi nhiều nơi với vai trò nhà

văn, tham dự những hoạt động của nhà văn quốc tế như hưởng quy chế ngồi

sáng tác (writer-in-residence), đi tua ra mắt sách (book tour), đọc sách trước

công chúng (reading) và thỉnh giảng văn hóa phương Đông (visiting lecturer).

Còn có hai nơi tôi rất muốn được tới mà chưa có dịp là Mỹ Latinh và châu

Phi, bởi vì công việc của mình cũng chưa có gì liên quan đến hai khu vực ấy.

Sách của tôi đã được dịch ra hơn mười thứ tiếng và xuất bản ở Mỹ, Anh, Ấn

Độ, Pháp, Thụy Điển, Đức, Hàn Quốc, Đan Mạch…

- Trang web hoanhthai.vn có phải do ông lập ra không? Những thông

tin trong đó có chính xác để dùng làm tư liệu về ông được không?

- Họa sĩ Kim Duẩn và nhà báo Bảo Linh tự đứng ra lập cho tôi cái trang

web ấy, đồng thời họ tình nguyện làm quản trị và duy trì sự tồn tại của nó.

Tôi có nhiệm vụ cung cấp văn bản chính xác để họ đưa lên mạng.

- Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, ông có nêu quan điểm là: một nhà

văn có phong cách là một nhà văn đa phong cách. Nhưng “nhà phê bình Lưu

Khánh Thơ thì so sánh giữa SBC… và tác phẩm mới nhất của Hồ Anh Thái -

Những đứa con rải rác trên đường có sự lặp lại. Những đứa con rải rác trên

đường được Hồ Anh Thái chú thích: “Một tiểu thuyết = ba truyện dài”

110

Page 111: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

nhưng nhà phê bình này cảm nhận như ba cuốn tiểu thuyết ngắn. Và tiểu

thuyết ngắn trên dưới 100 trang đang là khuynh hướng phát triển hiện nay.

Tuy nhiên, cách viết hài hước, cách đặt tên nhân vật từ SBC… đến Những

đứa con rải rác trên đường khá giống nhau. Điều này vừa khẳng định đây là

giọng điệu riêng, lợi thế của Hồ Anh Thái nhưng có thể cũng là hạn chế. Giả

sử, khi cầm trên tay cuốn Những đứa con rải rác trên đường mà che tên tác

giả thì đọc xong phần lớn độc giả vẫn nhận ra đây là tác phẩm của Hồ Anh

Thái” (Hà Anh, Hồ Anh Thái qua con mắt bạn bè, Văn học quê nhà, 11-

2014). Ông sẽ nói gì về vấn đề này?

- Những cuốn bạn vừa nêu thuộc mảng tiểu thuyết hài hước châm biếm

của tôi. Tôi còn những cuốn thuộc mảng khác, đề tài khác, văn phong khác:

Người và xe chạy dưới ánh trăng, Trong sương hồng hiện ra, Dấu về gió xóa.

Và một mảng khác nữa: Đức Phật, nàng Savitri và tôi. Phân biệt xem ba

mảng ấy khác nhau những gì, khác ở mức độ nào, đấy hẳn là công việc của

nhà nghiên cứu và của người đọc.

Có những ca sĩ có chất giọng riêng, rất độc đáo, khi giọng ca vang lên,

không cần giới thiệu, người nghe vẫn nhận ra ngay. Trong văn chương, người

ta cũng trân trọng những phong cách độc đáo như vậy. Nhưng khi đổi sang đề

tài khác nội dung khác, thì cũng cần sử dụng một văn phong khác cho phù

hợp với nội dung.

- Có nhiều nhận xét cho rằng ông là nhà văn có kỹ thuật viết rất điêu

luyện. Vậy ông có được đào tạo qua trường lớp hay học tập từ một nguồn

nào đó về kỹ thuật viết văn hay không?

- Tôi từng nói văn chương cũng như tình yêu: để có tình yêu thì không

cần phải học, nhưng muốn có tình yêu lớn thì phải học, học ở sách vở, học ở

cuộc đời. Văn chương đúng là thứ không thể ai dạy ai, nhưng một khi đã có

tài năng bẩm sinh thì nỗ lực tự học không ngừng mới đem đến thành công

thực sự.

- Phạm Xuân Thạch có hai bài viết: “Hồ Anh Thái có “sợ” giải

111

Page 112: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

thiêng?” và bài “Về tiểu thuyết Hồ Anh Thái, từ tiểu thuyết Cõi người rung

chuông tận thế, suy nghĩ về một hiện tượng phê bình”. Ông có suy nghĩ gì về

những lời nhận xét trong hai bài viết ấy?

- Văn chương có khi giống như ẩm thực. Có người chỉ cần nhìn thấy

món tôm là dị ứng. Nhưng nhiều người dị ứng tôm đều hiểu một cách thực tế

rằng mình không ăn được thì vẫn có nhiều người khác ăn. Còn một ít người

bị dị ứng thì chọn cách chê món tôm, mong muốn nhiều người cũng xa lánh

món tôm như họ, và thực tế là mong muốn ấy cũng khó được hưởng ứng.

Đấy là kiểu tâm lý hoàn toàn có thể hiểu được.

- Thi Hà có bài viết “Xin đừng ảo tưởng và định kiến” đăng trên báo

Đại biểu nhân dân để phản bác những nhận xét của Phạm Xuân Thạch. Ông

có hài lòng với bài viết này không?

- Trở lại với ý của câu trả lời ở trên, tôi nghĩ bài của Thi Hà là quan

điểm của một trong những người không bị dị ứng tôm. Cũng là một tâm lư

hoàn toàn có thể hiểu được. Có A thì sẽ dẫn đến việc có B. Và có B chính là

bởi vì trước đó đã có A.

- Nguyễn Đăng Điệp có bài viết: “Hồ Anh Thái - Người mê chơi cấu

trúc” đã có những nhận xét về thành tựu đạt được trong những tác phẩm của

ông. Ông có đồng ý với những nhận xét ấy không? Ông có muốn thêm hoặc

bớt điều gì không?

- Bài của anh Nguyễn Đăng Điệp, nếu tôi nhớ không nhầm, viết và in

vào khoảng năm 2002. Vậy nếu bài có những nhận định nào thỏa đáng thì nó

thỏa đáng cho đến thời điểm ấy. Từ bấy đến nay tôi đã in thêm hơn chục cuốn

sách, và đã có sự mở rộng về phong cách, về phương pháp tư duy và cả ngôn

ngữ.

- Trong truyện ngắn Tựa vào gốc anh đào mà ngủ, ông viết: “Nhà văn

vừa viết vừa hình dung ra người đọc khóc cười cùng với mình, người đọc

đang gật gù tâm đắc hoặc bị kích động bừng bừng. Chỉ cần hình dung thế

112

Page 113: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

thôi. Khi người đọc phá vỡ quy ước của riêng ông, người đọc xuất hiện hữu

hình, ấy là khi nhà văn thất vọng. Sự thất vọng cho cả đôi bên”. Vậy ông hy

vọng người đọc của ông sẽ là những người đọc như thế nào? Nếu phải nói

với các độc giả của mình một câu nói, ông sẽ nói gì?

- Tôi thường từ chối gặp trực tiếp những độc giả của mình. Như vậy là

tránh cho họ và tránh cả cho mình. Độc giả nên là người vô hình đối với tác

giả. Và tác giả cũng nên là người vô hình đối với độc giả. Giữa họ đã có một

điểm kết nối đáng kể là cuốn sách. Điểm kết nối ấy có khi cũng chính là ranh

giới không nên vượt qua, nếu như vẫn muốn nuôi dưỡng thứ tình cảm giữa

độc giả và tác giả cho lâu bền. Nói một câu thôi à? Có lẽ: xin hãy để cho tôi

là một tác giả vô hình trước mắt bạn.

- Những nhân vật của ông là lấy từ nguyên mẫu ngoài đời nhiều hơn,

hay hư cấu nhiều hơn?

- Không thể phân biệt rạch ròi và không nên phân biệt như vậy, bạn ơi.

Tác phẩm đích thực thì bao giờ cũng là một sự hòa trộn hư cấu và hiện thực.

Nếu có độc giả bảo đấy là thuần hiện thực, tác giả có thể lập tức chứng minh

nó là hư cấu, và ngược lại.

- Tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột nhận được rất nhiều ý kiến đánh giá,

phê bình của người đọc, trong đó có cả khen và chê. Có một nhận xét rằng:

“Hồ Anh Thái đã quá đà” khi “lấy hình mẫu ngoài đời để xây dựng nhân

vật”, “khi nhân vật nào của cuốn tiểu thuyết cũng có thể nhanh chóng suy

ngược ra con người có thực” (Nhị Linh blog, Hồ Anh Thái không viết tiểu

thuyết). Ông thấy nhận xét này có xác thực không?

- Nhị Linh (Cao Việt Dũng) đã lấy cái chủ quan của mình mà nhận xét.

Chủ quan, vì anh ta có thể cũng biết một vài người có thật mà tác giả đã

mượn chi tiết. Nhưng những người đọc không ở Hà Nội, không quen những

người kia như anh Dũng, người ta có lợi thế hơn, ấy là được khách quan khi

nhìn các nhân vật của tiểu thuyết này. Xưa nay đều thế, những người ở xung

quanh nhà văn luôn nghĩ rằng nhà văn lấy chuyện đời người quen ra mà viết.

113

Page 114: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Một nhà văn Mỹ thì nói với tôi: Mọi người ta gặp đều có ích cho sự viết, gặp

người tốt thì có thêm một người bạn, gặp người không tốt thì được thêm một

nhân vật cho trang viết. Mà anh Dũng cũng thiếu căn bản trong kiến thức lý

luận văn học về xây dựng nhân vật, cũng không hiểu kỹ thuật của người sáng

tác. Nhân vật ấy có mười tính cách thì chỉ có một tính cách là mượn của cái

gọi là “nguyên mẫu”, chín tính cách khác là do tác giả tổng hợp bằng thao tác

hư cấu văn chương.

Ngay cả những nhân vật ở hành tinh xa lạ trong phim Avatar thì cũng

phải mượn những tính cách của con người có thật ở thế giới của chúng ta.

Nhưng người xem phim chẳng quan tâm James Cameron đã mượn chi tiết

của người quen nào để xây dựng nhân vật, người xem ở Việt Nam xa xôi lại

càng chẳng có điều kiện để mà "suy ngược". Họ chỉ cần thấy việc nhân vật ấy

được xây dựng thành một thực thể hoàn chỉnh, nó cho người ta những kinh

nghiệm nào và gửi tới thông điệp gì.

Cũng nói về kỹ thuật gia giảm tỷ lệ nguyên mẫu và hư cấu trong cuốn

SBC là săn bắt chuột, nhà văn Ma Văn Kháng lại nhận xét: “Hồ Anh Thái đã

chứng minh thêm một điều: nhân vật chỉ tưng bừng sinh sắc một khi nó từ

ngoài đời bước vào trang sách, sau khi đã được nhào nặn hư cấu đến độ khó

rạch ròi chia tách đâu là đời thực, đâu là sự bồi đắp gia giảm của nhà văn.

Khi ấy mọi cố gắng đối chiếu nó với nguyên mẫu đều trở nên máy móc và

thiếu chuyên nghiệp”. (Báo Người lao động 12-11-2011).

- Ông là một nhà văn có mối quan hệ, giao lưu rộng rãi, được dịch thuật

ở tầm vóc quốc tế. Từ điểm nhìn thuận lợi ấy, ông có thể cho một nhận xét về

nền văn học đương đại của nước nhà được hay không?

- Tôi xin nhắc lại câu trả lời cho tạp chí Esquire, hồi tháng 5-2015: “Mọi

lĩnh vực ở ta đều trong tình trạng giống như thể thao Việt Nam đi dự

Olympic: từng lĩnh vực có người có thể giành huy chương bạc, huy chương

đồng, nhưng toàn đoàn thì Việt Nam vẫn đứng dưới thứ hạng 100. Kinh tế,

chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật… đều thế. Trên bản đồ những thành tựu

114

Page 115: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

thế giới chẳng hạn, vẫn chưa hề có tên Việt Nam ở vị trí "toàn đoàn". Có thể

nhiều người sẽ thấy khó nghe, nhưng đấy là sự thật”.

Xin chân thành cảm ơn nhà văn.

7-2017

Nguyễn Thị Thảo thực hiện

[email protected]

115

Page 116: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

NHỮNG BÀI PHỎNG VẤN NHÀ VĂN HỒ ANH THÁI

CỦA CÁC NHÀ BÁO

"CÕI NGƯỜI CŨNG BAO DUNG LẮM..."

[Do Hoàng Lan Anh thực hiện, in trên báo Người Lao Động cuối tuần,

12-10-2002. Bài phỏng vấn này trao đổi về tác phẩm Cõi người rung chuông

tận thế, là tiểu thuyết mới nhất của nhà văn lúc đó (2002).]

- Không thiếu gì nhà xuất bản có uy tín ở Hà Nội sẵn sàng in tác phẩm của

anh, tại sao tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế” lại được cấp giấy phép từ

NXB Đà Nẵng?

- Cuộc gặp gỡ giữa nhà xuất bản Đà Nẵng với tiểu thuyết của tôi có thể coi

như một cái duyên. Tôi vẫn thích những nhà xuất bản có uy tín nhưng khiêm

nhường đứng khuất. Từ cái duyên này, từ nay tôi sẽ đặc biệt trân trọng gửi in ở

những nhà xuất bản như vậy. Thực ra người ta "sẵn sàng in" chỉ là sẵn sàng với

những gì ngòn ngọt xi rô. Còn sách của tôi đã có hơn mười nhà xuất bản ở Hà Nội

lẫn thành phố Hồ Chí Minh treo biển "xin miễn vào" suốt sáu năm qua.

- Một thời gian thấy Hồ Anh Thái chỉ viết về thanh niên sinh viên, một thời

gian viết về Ấn Độ, rồi lại thấy xoay sang viết về trí thức công chức, dí dỏm hài

hước, chua cay đau xót... Bây giờ với “Cõi người rung chuông tận thế”, anh lại đổi

giọng, vừa chua xót vừa hư ảo, yêu thương căm hận bày tỏ tận cùng. Anh thích làm

mới mình bằng cách đổi giọng vậy sao?

- Hiện thực và không gian nghệ thuật của mỗi cuốn sách đòi hỏi một cách xử

lý riêng, một giọng điệu riêng, văn phong riêng. Tôi tránh lặp lại người khác và lặp

lại chính mình. Tôi cho rằng người có phong cách chính là không khư khư bám lấy

một phong cách cố định, bất biến. Có phong cách tức là phải đa giọng điệu, dù anh

có đổi giọng đến thế nào thì vẫn là trên cái nền tảng văn hóa của anh, trên tầm nhìn

116

Page 117: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

của anh vào thế giới và nhân sinh mà thôi. Cho rằng thay đổi giọng điệu sẽ làm

loãng phong cách của chính mình là một cách hiểu đơn giản và làm cho người sáng

tạo lười biếng, ngại làm mới mình.

- Không dày lắm, khoảng 250 trang nhưng đủ cả xấu tốt, mánh lới, hận thù,

những cuộc đấu tranh sinh tử giữa Thiện và Ác, cảm động mà cũng rất hãi hùng.

Anh đã bắt đầu “Cõi người rung chuông tận thế” bằng những ý tưởng như thế nào

và kết thúc công việc trong bao lâu?

- Khúc cuối cùng trong Kinh Thánh Tân ước, Thánh John báo trước cho đồ

đệ về ngày phán xử cuối cùng, ngày cái ác tràn lan sẽ bị trừng phạt, ngày tận thế

của cái ác. Nhiều năm gần đây, hình như không chỉ cõi người phẫn nộ với cái ác

mà cả trời đất cũng nổi giận, thiên tai khắp nơi như lời cảnh báo với con người

đang hủy diệt môi trường, hủy hoại cuộc sống và tâm hồn nhau. Cũng nhiều năm

rồi, tôi muốn viết một cuốn sách về ngày phán xử cái ác. Hận thù sinh ra hận thù

trong một cái vòng luẩn quẩn, hận thù trong chiến tranh, trong thời bình, sang thời

làm ăn kinh tế, hận thù ấy phải được hóa giải trong một nhãn quan yêu thương và

bao dung. Đã đến lúc cõi người phải thanh lọc cho hết hận thù. Vẫn biết điều đó là

không tưởng, nhưng là nhà văn, tôi phải mơ ước. Kẻo không, tiếng chuông cảnh

báo đang điểm...

Điều này day trở trong tôi nhiều năm, cho đến mùa hè năm 1996, khi đã chín,

tôi ngồi vào bàn viết liền mạch hõn một tháng trời, viết sau thời gian làm việc hàng

ngày ở công sở.

- Ba chương đầu cuốn tiểu thuyết là ba cái chết nối tiếp nhau, mỗi kẻ một

kiểu chết thảm khốc. Rải rác trong tiểu thuyết là dăm bảy mạng người. Cái ác phải

bị truy kích quyết liệt như vậy sao? Còn có cách nào khác hay không?

- Kẻ làm ác ở đây bị tiêu diệt bằng chính điều ác mà chúng định gây ra cho

người lương thiện, một thứ hình phạt tự thân. Nhưng cõi người cũng bao dung lắm.

Bạn hãy để ý nhân vật chính, dọc theo cuốn sách là hành trình hướng thiện của anh

ta cho đến khi trút bỏ được cái ác. Triết học Phật giáo không tin vào định mệnh: kẻ

làm ác vẫn còn cơ hội được giác ngộ, được đón nhận trở lại cõi người, chứ không

phải bao giờ cũng bị trừng phạt.

117

Page 118: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

- Có một điều độc giả yêu văn anh dễ nhận thấy: đó là anh ít khi sử dụng

phương pháp hiện thực thuần túy. Anh muốn lảng tránh, anh cảm thấy thoải mái

khi được bay bổng trong bút pháp ấy, hay còn lý do gì khác?

- Tôi quan niệm tiểu thuyết như một giấc mơ dài, gấp sách lại người ta vừa

mừng rơn như vừa thoát khỏi một cơn ác mộng, lại vừa tiếc nuối vì phải chia tay

với những điều mà đời thực không có. Nếu tôi chỉ dùng phương pháp hiện thực

thuần túy thì sẽ không có được giấc mơ ấy đâu.

- Trong văn của anh, lại là trong văn, tốt-xấu, giả dối-chân thật, yêu-ghét...

đều rõ ràng. Vậy văn có phải là người không, trong trường hợp của anh?

- Tôi ghét nhất thói đạo đức giả. Với người không thân, tôi đều thành thực và

thiện chí, dù luôn giữ khoảng cách để không quá gần gũi và suồng sã. Với người

thực thân thì khác, bạn thân thì hiếm hoi lắm...

- Có một thực tế là văn nghệ sĩ ít phục tài nhau. Một mặt năm nào cũng có

vài cuốn sách đọc được, mặt khác chính giới chuyên môn các anh lại hô lên là

chưa có tác phẩm "xứng tầm"?

- Không phải chỉ có giới văn nghệ sĩ đâu. Tôi biết tình trạng ấy còn nặng

trong cả giới khoa học, giới kinh doanh nữa. Hình như kiếp người ở đâu cũng thế.

Nhưng hình như một môi trường khó khăn trì trệ là mảnh đất tốt cho loại cỏ dại

ghen ghét đố kỵ. Bảy chú lùn chắc chắn không thích chú lùn bên cạnh cao hơn

mình, dù chỉ một phân. Trong 100 cuốn sách có vài ba cuốn hay, đó là một tỉ lệ hợp

lý và lành mạnh. Và tôi thấy đó là những cuốn "xứng tầm". Đừng có lây nhau cái

luận điệu đố kỵ, lây cả từ những giới không chuyên môn, mà nhai đi nhai lại rằng

chưa có tác phẩm xứng tầm. Nói như thế thì thử nhìn sang các lĩnh vực khoa học,

văn hóa, xã hội... cũng chưa có công trình xứng tầm hay sao?

- Xưa nay giới viết văn hiếm khi chọn một người tuổi bốn mươi ngồi vào ghế

tổng thư ký hội. Bạn bè và đồng nghiệp nhìn anh ngồi trên chiếc ghế ấy ở Hội Nhà

văn Hà Nội mà vẫn làm nghề ngoại giao, lại nghiên cứu văn hóa phương Đông

nữa... có điểm gì khác khi họ nhìn một nhà văn thuần túy?

- Hiếm có nhà văn thuần túy lắm, kể cả ở những nước có mức sống cao. Tôi

đã học được cách sống bình thản trước mọi sự ở đời. Cách sống ấy quan tâm đến

118

Page 119: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

cách nhìn của mình với thế giới bên ngoài, chứ không bận tâm lắm xem bên ngoài

nhìn mình ra sao.

- Có người coi văn chương chỉ là một cuộc chơi, lúc nào hứng thì viết. Có

nhà văn lại bảo viết là công việc, tự buộc mình phải ngồi vào bàn. Còn anh thì

sao?

- Việc công sở bận rộn, nhưng mỗi ngày tôi phải đều đặn viết ít nhất hai

tiếng. Người viết chuyên nghiệp phải thế, ngồi vào bàn và anh phải có đủ kỹ năng

để huy động cảm hứng. Chờ cảm hứng tự dẫn thân đến là một thái độ lao động

nghiệp dư và có chút thần bí hóa nghề văn.

- Số cây bút trẻ đến với văn chương không ít, nhưng chỉ vài ba năm là ai nấy

đều có một nghề, không dính dáng mấy đến nghề văn nữa. Anh hãy cho những

người viết trẻ một lời khuyên, thậm chí là một kinh nghiệm sống và viết?...

- Kinh nghiệm của một người thường không mấy có ích với người khác.

Hình như ở đây có chút gì đó giống như tình yêu. Cần một chút mê đắm, một chút

thành thực là có tình yêu. Nhưng để nuôi dưỡng tình yêu ấy lâu bền thì cần có hiểu

biết, cần sự từng trải nữa. Hiểu biết không nhất thiết chỉ từ sách vở, sự từng trải

không nhất thiết là chỉ đắm chìm trong cái đời thường. Người viết văn có muôn vàn

cách khác nhau để tự trang bị hành trang cho mình, có phải không nhỉ?

119

Page 120: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

NGƯỜI ĐI QUA BÓNG MÌNH

(Lê Hồng Lâm thực hiện, in trên báo Sài Gòn giải phóng, 19-10-2002)

- Nhiều cuốn sách của anh, “Chàng trai ở bến đợi xe”, “Trong sương hồng

hiện ra”, “Người và xe chạy dưới ánh trăng”, “Mảnh vỡ của đàn ông”, “Tiếng thở

dài qua rừng kim tước”, “Tự sự 265 ngày”… và mới đây nhất là tiểu thuyết “Cõi

người rung chuông tận thế” (2002) được độc giả trẻ yêu thích. Nhiều cuốn đã được

chọn dịch, giới thiệu ở nước ngoài và tạo được dư luận tốt. Một bí quyết gì chăng

giúp anh giữ được sức sáng tạo và lao động bền bỉ như vậy, trong khi nhiều cây bút

trẻ bây giờ “hạ cánh” ngay sau một vài tác phẩm đầu tay hay giải thưởng gì đó?

- Nếu như coi đọc và nỗ lực nghiên cứu là một cách học thì tôi là người học

tập không ngừng. Nhưng việc học hành sẽ chỉ mang lại một hiệu quả vừa phải nếu

như không có phương pháp. Tôi cũng may mắn tiếp nhận được phương pháp tốt từ

những trường đại học có uy tín. Phương pháp đúng sẽ cho người ta hiểu được quy

luật cuộc sống, mở ăngten ra trên một diện rộng và đúng hướng, sàng lọc và nhận

vào đúng những gì thực sự cần thiết. Sinh thời một triết gia vĩ đại như Đức Phật đã

nắm gọn một nắm lá trong lòng bàn tay và chỉ vào cả khu rừng mà rằng: cuộc sống

như lá rừng, mà những gì ta cần biết chỉ như chỗ lá ta nắm gọn trong tay này. Tôi

cho rằng sẽ là sai phương pháp nếu như ta mê mải nhìn ngắm bạt ngàn lá rừng mà

không biết chỉ cần nắm được chính xác một nắm lá cho riêng mình.

- Không ngừng thay đổi phong cách và giọng điệu, qua mỗi tác phẩm, người

đọc lại bắt gặp một Hồ Anh Thái khác. Từ hóm hỉnh, tươi tắn và trẻ trung trong

“Chàng trai ở bến đợi xe” đến sâu lắng, trữ tình trong “Người và xe chạy dưới ánh

trăng”. Từ suy ngẫm và đậm chất triết luận trong “Tiếng thở dài qua rừng kim

tước” đến hài hước, châm biếm một cách sâu cay trong “Tự sự 265 ngày”, “Cõi

120

Page 121: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

người rung chuông tận thế”… Anh tìm thấy gì qua mỗi lần “lột xác” đó và thực sự

thấy mình hợp ở cách viết nào nhất?

- Những gì tôi đã viết đều nằm trong "nắm lá" mà tôi đã chọn. Tôi chỉ viết

những gì tôi thích và hợp với mình, như vậy thì không phải tự ép mình, không gò

gẫm như đánh vật. Với mỗi nhân vật là thêm một lần được sắm vai mới, mỗi hoàn

cảnh tạo dựng ra cho nhân vật là thêm một lần người viết được trải nghiệm, được

phiêu lưu.

- Trong hai tác phẩm mới đây nhất của anh, “Tự sự 265 ngày” và “Cõi

người rung chuông tận thế”, cái tôi của nhà văn không còn ở vị trí của người kể

chuyện nữa (điều thường thấy trong các tác phẩm văn học Việt Nam) mà là ở vai

trò của người tạo ra chuyện, dẫn dắt câu chuyện. Sự thay đổi vị trí đó có giúp anh

khám phá ra điều gì mới mẻ và lý thú?

- Khi nhân vật xưng tôi, đứng ở ngôi thứ nhất mà đối thoại với người đọc,

nhân vật thường na ná như tính cách và hoàn cảnh của chính tác giả, thường dễ

được đồng nhất cái tôi ấy với cái tôi của tác giả. Tôi làm khác đi, cái tôi ấy vừa do

tôi sinh ra, lại vừa khác xa tôi. Tôi đẩy trí tưởng tượng của mình lên một bước nữa

và thử hình dung, nếu mình là cái tôi ấy, mình sẽ nghĩ ngợi ra sao, xử sự ra sao,

hành động ra sao. Thế là thêm một lần tôi được sắm những vai khác hẳn mình,

thêm một lần trải nghiệm. Và đôi khi làm cho người đọc phải lần tìm và tách bạch

những cái tôi ấy cũng là điều thú vị chứ nhỉ?

- Và nữa, xuyên suốt trong các tập sách của anh, người ta thấy thấp thoáng

bóng dáng của cái ảo trong cái thực, điều thường thấy trong chủ nghĩa hiện thực

huyền ảo Mỹ Latinh...

- Quan niệm hiện thực là những gì ta thấy, ta nghe, ta trải nghiệm là chưa đủ.

Hiện thực còn là cái ta cảm nữa. Những gì tồn tại ở thế giới bên ngoài đều có thể

tìm thấy ở thế giới bên trong mỗi người, ở trong tâm và trí của họ. Cả một đời sống

tâm linh cũng là hiện thực, không ai dám nói là đã đào sâu hiểu thấu cái thế giới

tâm linh ấy. Tôi cho rằng tái hiện đời sống con người mà chỉ dùng mỗi một công cụ

hiện thực là không đủ, như thế là tự làm nghèo trang viết của mình. Trong cổ tích

Việt Nam có cô Tấm bốn lần chết đi sống lại, hóa thân làm chim vàng anh, làm cây

xoan đào, làm khung cửi, làm quả thị. Có linh hồn ông Trương Ba phải sống nhờ

121

Page 122: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

trong thân xác một anh hàng thịt. Hiện thực huyền ảo đấy chứ phải tìm đâu xa, tận

bên châu Mỹ Latinh?

- Trong lời giới thiệu của nhà xuất bản ở đầu cuốn tiểu thuyết “Cõi người

rung chuông tận thế), tôi rất tâm đắc với ý kiến cho rằng trong tác phẩm nói về cái

thiện và cái ác này, nhà văn đứng trên cỗ xe của cái ác, trong vai của kẻ đồng lõa,

đội lốt cái ác để tìm ra nguyên nhân và nguồn gốc của cái ác... Nhưng anh có bao

giờ sợ, đến một lúc nào đó không còn làm chủ được ngòi bút và trở nên bị động

trước cái ác đó?

- Khi nhà văn sửa soạn sắm một vai khác biệt với mình, anh ta đã phải "vũ

trang đến tận răng" và phải đủ lực để "cao tay bắt ấn". Chỉ một chút sơ suất và non

tay, âm binh sẽ nổi loạn chống lại người đang điều khiển nó. Nhưng nếu vừa làm

vừa run tay, âm binh sẽ dậy non và những hình nhân trong tác phẩm của anh chỉ

còn là những hình bóng mô phỏng ngô nghê, làm trò cười cho thiên hạ.

- Bạn đọc biết anh ở khá nhiều chức danh khác nhau: nhà văn, tổng thư ký

Hội Nhà văn Hà Nội, và tiến sĩ văn hóa phương Đông. Theo ngôn ngữ quảng cáo

thì người ta gọi đó là 3 trong 1. Anh làm sao để dàn xếp được công việc ở cả ba vị

trí vốn rất khác nhau đó? Và nếu chỉ chọn một, thì anh thích người ta gọi anh ở

chức danh nào hơn?

- Nghề nghiệp ăn lương của tôi là ngoại giao. Tôi học ngoại giao, nghiên cứu

văn hóa phương Đông và được làm đúng nghề. Ngoại giao và viết văn có một nét

giống nhau: đấy là người ta đều phải sắm vai một cách thành thực. Ngoại giao mà

chỉ xảo cũng như viết văn mà chỉ có xảo, khó mà thuyết phục được người khác. 3

trong 1 thì tôi vẫn muốn được sắm nhiều vai, nhiều thách thức nhưng cũng thú vị

lắm.

- Xin rẽ ngang một chút, tôi thấy nhiều tác phẩm của anh có thể chuyển thể

thành tác phẩm điện ảnh hoặc phim truyền hình dài tập nhờ những cốt truyện giàu

kịch tính, giàu hình ảnh và nhiều tình tiết ấn tượng. Bản thân anh cũng là một

người tâm huyết với điện ảnh. Anh có bao giờ nghĩ đến cuộc "hôn phối" giữa

những tác phẩm văn học của mình với điện ảnh không?

- Hiếm có người viết văn nào mà không thấy điện ảnh như một giấc mơ lộng

lẫy của chính mình. Trước khi in truyện ngắn đầu tiên năm 18 tuổi, tôi được một

122

Page 123: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

đạo diễn điện ảnh kỳ cựu động viên viết kịch bản phim và làm diễn viên, tôi mê

mải theo một số đoàn làm phim và ngốn ngấu tất cả những cuốn lý luận điện ảnh có

thể tìm được. Tôi yêu phim của các cường quốc điện ảnh như Mỹ, Trung Quốc,

Hàn Quốc, đặc biệt là Iran. Xem những phim Iran như Hương vị anh đào, Ngày tôi

trở thành thiếu nữ, nhất là phim Bảng đen của nữ đạo diễn Samira Makhmalbaf,

mới hai mươi tuổi mà đoạt ngay giải nhì của liên hoan uy tín nhất thế giới ở

Cannes, quay lại nhìn vào cách làm phim ở ta, tôi từ bỏ ý định viết kịch bản phim.

Thôi, xin hãy cho tôi làm người đam mê điện ảnh, tôi chỉ việc hàng tuần đi săn lùng

những đĩa DVD mới, ngồi một chỗ mà thưởng thức tinh hoa của điện ảnh của cả

thế giới.

- Xin chúc anh có những thành công mới.

123

Page 124: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM, NHỮNG CÂU CHUYỆN CƯỜI RA NƯỚC MẮT

(Do Ngọc Lan thực hiện, in trên báo Thể thao & Văn hóa, 15-4-2006)

Ngọc Lan giới thiệu như sau: Giữa thời buổi "người khôn của khó", sách in

1.000 bản bán còn lay lắt, Hồ Anh Thái vẫn "sống khỏe", "sống tốt" nhờ những

cuốn best-seller... Mới đây nhất, đầu năm 2006 là Mười lẻ một đêm (bán hết veo

2.000 cuốn đầu và lập tức tái bản nhiều lần). Vẫn thấy cái chất giễu nhại, sự sắc sảo

như đọc thấu gan ruột thiên hạ của Hồ Anh Thái. Chuyện về một người đàn ông và

một người đàn bà tình cờ bị nhốt trong một căn hộ trên tầng sáu suốt mười một

ngày đêm (thực ra cũng chẳng biết có phải là bị nhốt thật không hay họ tự tưởng

tượng ra...) Họ kể cho nhau nghe “những bước thăng trầm” trong đời mình. Chuyện

của chàng Họa Sĩ Trồng Chuối. Chuyện của nhà phê bình nghệ thuật "giàu xổi"

nhờ mở dịch vụ hùng biện. Và chuyện về một "nhà văn hóa lớn" bô bô diễn thuyết

trước thiên hạ... Những câu chuyện khiến người ta phải cười thắt ruột, cười ra nước

mắt...

-“Mười lẻ một đêm” rồi trước đó là những “Trại cá sấu”, “Bến Ôsin”, “Cõi

người rung chuông tận thế”... thấy anh lạnh quá, tỉnh quá! Những điều tử tế,

những kẻ tử tế (kiểu như thằng Người Cá chẳng hạn) cũng bất thành nhân dạng,

cũng chỉ như thanh củi khô cháy leo lét, còn bao trùm là một bức tranh xám màu về

nhân tình thế thái. Phải chăng “cõi người ta” đã trở thành một sa mạc mênh mông,

hoang vắng của dục vọng và lòng ích kỷ đến mức anh phải “rung chuông tận thế”?

- Nhân vật của tôi không có người hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu. Ngay cả

khi giễu nhại thì tôi cũng thấy trong đối tượng có cả hình bóng của chính mình và

người thân của mình. Không thể có chuyện vô can theo kiểu: "Chắc là nó trừ mình

ra!" Một số độc giả phản ứng có lẽ vì họ chỉ thấy tôi phê phán người đời mà không

đọc ra được cái chất tự giễu nhại của chính tôi. Dù sao đi nữa, nếu để cho độc giả

hiểu nhầm thì lỗi đầu tiên vẫn là của tác giả.

124

Page 125: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

- Trong “Mười lẻ một đêm” người ta thấy hiện rõ bộ mặt Hà Nội và Sài Gòn

với sự “giàu xổi” của giới trí thức, sự kệch cỡm của những Phòng khách, sự tẻ

nhạt của lớp thị dân, thói trưởng giả của giới thượng lưu... Vì sao đời sống thị dân

luôn trở đi trở lại trong các sáng tác của anh? Phải chăng vì anh cũng là một công

chức “sáng cắp ô đi, tối vác về” nên mới thấm thía hết cái nhợt nhạt, nhàn nhạt

của những “ao đời bằng phẳng” ấy?

- Dịp đầu năm, có tờ báo mời viết truyện ngắn nhằm vào đối tượng độc giả là

nông dân, tôi phải lập tức trình bày: tôi không biết gì về nông thôn cả. Nếu không

có hai lần đi sơ tán thời chống Mỹ thì tôi không có một tí kỷ niệm nào về cánh

đồng, ao đầm, mùa màng... Có lẽ chính là hoàn cảnh đã chọn đề tài cho tôi, sống

đâu quen đấy, làm gì biết nấy. Không thể gọi là đã hiểu, nhưng có thể nói tôi thuộc

môi trường sống của mình.

- Anh có thành thật tin vào những trang viết của mình không? Trước trang

viết, anh trung thực bao nhiêu phần trăm? Vì sao anh phải rào trước đón sau rằng:

“Đôi khi đọc sách cũng là dịp thử thách lòng kiên nhẫn. Sách dở thì thử thách lòng

khoan dung?”

- Chị có tin vào mấy lời rào đón ấy không, nhất là nó lại trong một văn cảnh

giễu cợt tất cả, không tha một ai, không tha cả chính mình? Còn nói nghiêm túc thì

thế này: nếu không tin vào trang viết của chính mình, chắc chắn tôi không tự giam

mình bên cái bàn viết làm gì, trong khi tôi là người thích "trên từng cây số". Bao

nhiêu chuyến du ngoạn đang mời gọi kia mà tôi đâu có đủ thời gian để đi cho hết.

- Cho đến trước “Mười lẻ một đêm” (2006), thiên hạ bảo từ sau “Cõi người

rung chuông tận thế” (2002), Hồ Anh Thái không viết được cái gì mới hơn nên

phải quay sang “đỡ đầu” các “tài năng trẻ” để chứng tỏ sự - tồn - tại của mình và

để làm văn đàn bấy nay vốn tẻ nhạt thêm “xôm trò”. Anh nghĩ sao về những

chuyện kiểu này?

- Thấy văn chương có cái gì hay là tôi muốn giới thiệu cho nhiều người cùng

thưởng thức. Có khi sự nồng nhiệt của mình làm người khác khó chịu. Nhưng dư

luận là cái không nên chống đỡ, và cũng không thể. Nhiều điều cơ bản của đời sống

con người là dựa trên nhầm lẫn và ngộ nhận - đừng có mong không bị người đời

hiểu nhầm! Mà cũng phải tự hỏi lại, chính ta đã làm gì nhiều để người đời hiểu

125

Page 126: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

đúng về mình đâu? Bất kể thế nào thì mỗi ngày tôi vẫn viết ít nhất hai tiếng đồng

hồ. "Kho dự trữ" của tôi còn bản thảo hai tiểu thuyết viết trước Mười lẻ một đêm

nhưng chưa gửi in.

Anh từng từ chối giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2002 cho tập

truyện “Tự sự 265 ngày”, thế mà khi trúng phiếu bầu vào Ban Chấp hành Hội, anh

lại không từ chối? Anh vẫn nói một nhà văn đích thực là người ít khi ló mặt ra

trước đám đông kia mà?

Ngay cả bây giờ chị có thường xuyên thấy mặt tôi ở những hội trường và

những diễn đàn hay không? Rất nhiều công việc có thể làm cho hội viên mà ta

không nhất thiết phải thực hiện ở chỗ đông người đấy chứ.

- Vào Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, lại còn là Chủ tịch Hội Nhà

văn Hà Nội, anh có nghĩ là mình sẽ đóng góp thêm được gì cho văn học hơn không

– so với khi anh là một người viết thuần túy?

- Làm nhà văn thuần túy là sướng nhất, ta có thể tùy thích ngồi viết suốt ngày

chứ không phải chỉ có trích ra vài ba tiếng đồng hồ như tôi bây giờ. Nhưng một khi

được hội viên tin cậy "bắt ra" làm quản lý hội, thì cũng cần phải hy sinh, phải biết

làm cái việc của một ông từ giữ đền, dọn dẹp cho sạch sẽ để thiện nam tín nữ ra vào

cái ngôi đền văn học mà họ giao cho mình coi sóc.

- Tiền bạc - danh vọng - địa vị có ý nghĩa như thế nào đối với một nhà văn?

Vì nghề viết thực ra cũng hay khiến người ta ảo tưởng...

Một người bạn thân của tôi đột tử ở tuổi bốn chín và tôi luôn nhớ đến chị ấy

như một lời tự răn: ai cũng nên sống như có thể đột tử bất cứ lúc nào, khi đã lăn

quay ra rồi thì mọi sự thành vô nghĩa - mặc kệ anh viết được bao nhiêu cuốn sách,

mặc kệ anh có bao nhiêu miếng đất bao nhiêu ngôi nhà, cấp bậc danh tiếng của anh

thế nào, anh đã tốn công vật vã tranh giành ra sao... Chỉ còn một cách: trước khi đột

tử, ta hãy sống tử tế với mọi người và hãy sống cả cho chính mình nữa, đừng tự

biến mình thành một cái máy chỉ biết công việc, chỉ biết kiếm tiền, chỉ biết làm

công cụ.

126

Page 127: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

- Bấy nay, người ta vẫn hay gán cho nhà văn cái mác “lương tâm của nhân

loại”. Vậy liệu nhà văn có cần thiết phải sống tử tế hơn những người khác hay

không?

Tôi vẫn nghĩ nhà văn đích thực phải là người tử tế, nhưng không thể nói là

"hơn" hay "kém" những người khác. Cũng giống như nghề văn là một nghề cao

quý, nhưng không thể nói nó cao quý hơn nghề khác được. Còn những cái mác,

những danh hiệu thì... hãy thận trọng! Không khéo chỉ vì những thứ ấy mà bệnh ảo

tưởng của nhà văn càng nặng đấy.

127

Page 128: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

NHÀ VĂN HỒ ANH THÁI: LẤY SỰ ÔN HÒA MÀ ĐÁP LẠI

(Nguyễn Minh thực hiện, tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 51, 2-2008)

Viết về Đức Phật - cái gánh tự đặt lên vai:

- Trước khi anh bắt đầu viết về Ấn Độ, nhiều người yêu mến tác phẩm của

anh vẫn còn nhớ đề tài quen thuộc của anh là lớp thanh niên, sinh viên sau chiến

tranh, ngang ngổ, bướng bỉnh, không chịu theo khuôn phép... Giọng văn thì khác

hẳn các bậc đàn anh lúc ấy vừa đi ra khỏi chiến tranh: hồn nhiên, tinh nghịch, như

lẩy ra từ đời sống hàng ngày. Đang được chú ý thế, vì sao bỗng nhiên anh đổi sang

đề tài Ấn Độ?

- Có lẽ là do nhân duyên. Tôi được đào tạo cơ bản về ngoại giao, làm ngoại

giao, rồi đi bộ đội nghĩa vụ. Rời quân ngũ trở về với ngành ngoại giao, tôi đã chọn

Ấn Độ chứ không phải là những khu vực khác. Lúc ấy chưa biết gì mấy về Ấn Độ,

nhưng mà dứt khoát chọn. Bây giờ sau khi đã đi, đã sống qua nhiều xứ sở mới biết

mình đã lựa chọn được điều phù hợp với bản thân. Tôi muốn đem về được cho xứ

sở mình chút ít từ nền văn minh Ấn Độ vốn gần gũi nhưng đứt đoạn đã lâu.

- Anh có nghĩ rằng do sự đứt đoạn ấy mà người đọc hôm nay sẽ khó tiếp

nhận văn hóa Ấn Độ hơn, chẳng hạn khó hơn việc tiếp nhận văn hóa Trung Hoa?

- Nói chuyện văn hóa Trung Hoa, tôi phục lăn những người có thể kể vanh

vách những điển tích Trung Quốc. Tôi thì có đọc hết Tam Quốc, Đông Chu Liệt

Quốc, Sử ký... nhưng ít có gì vào được mình, nếu như không nói nó bị đẩy hết ra,

nhầm lẫn lung tung các nhân vật, sự kiện... Ấy thế, nhưng Ấn Độ thì rất vào, rất

ngấm. Những gì mà người Việt ta cho là rắc rối, bí ẩn đều được nhẹ nhàng thâm

nhập và thẩm thấu. Có lẽ là do cái tạng? Hay là tiền định?

Trở lại với việc người Việt khó tiếp nhận văn hóa Ấn Độ thì tôi đồng ý với

anh. Cho dù về địa lý, ta ở trên bán đảo Trung - Ấn, vừa Trung vừa Ấn, thì ảnh

hưởng Ấn Độ hầu như còn rất mong manh. Kết quả là người xứ ta dường như dễ

128

Page 129: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

tiếp nhận văn hóa và tư tưởng Trung Hoa hơn là Ấn Độ. Bây giờ dân ta xem phim

Trung Quốc, đọc sách Trung Quốc vẫn thấy gần gũi hơn, dễ vào hơn.

Phật giáo được các nhà sư Ấn Độ đi theo các thuyền buôn truyền trực tiếp

vào nước ta, có thể coi là sớm nhất ở vùng Đông Á, trước cả hai trung tâm Phật

giáo Trung Hoa. Nhưng rồi sau đó là nghìn năm Bắc thuộc. Phật giáo nguyên gốc

được truyền vào Việt Nam hầu như khó có thành tựu so với nguồn Phật giáo truyền

gián tiếp qua Trung Hoa.

Lần đầu tiên tôi đến Trung Quốc, có cảm giác khá là gần gũi. Còn đến với

Ấn Độ thì sao? Hăm hở lao vào mà tìm hiểu, mà học hỏi. Đúng là như lao xuống

biển mà bơi. Càng bơi càng không thấy bờ. Mấy năm đầu lao vào hòa nhập, rồi một

ngày bỗng hoảng lên. Ấn Độ cho ta cảm tưởng, càng tìm hiểu lại càng không hiểu

gì cả. Người làm báo chỉ cần đến một đất nước dăm bảy ngày, trở về kết hợp tài

liệu có thể viết một bài dày dặn. Còn tôi, ở Ấn Độ đến năm thứ tư mới dám viết

truyện ngắn đầu tiên. Đó là truyện Người đứng một chân, rồi Người Ấn, khi tôi

muốn lý giải tính cách Ấn Độ.

- Dạo ấy anh đã viết về Đức Phật, trong một tác phẩm ngắn, “Chuyện cuộc

đời Đức Phật”, giống như đọc kinh Phật rồi kể lại chuyện đời Phật theo lối kể của

một nhà văn. Bây giờ đọc lại truyện kể này, thấy dường như đó là đề cương cho

mảng chuyện về cuộc đời Đức Phật trong cuốn tiểu thuyết mới của anh vậy.

- Đất nước Ấn Độ bao la đến mức người ta gọi đó là một tiểu lục địa. Sáu

năm liền, tôi ba lô trên vai, ngang dọc khắp các miền địa lý, các miền văn hóa.

Thích thì đi. Lúc ấy chưa nghĩ là mình sẽ chọn cái gì mà viết. Nhưng rồi ngấm dần.

Và nghĩ rằng mình may mắn, mình có được nhân duyên. Trước tôi chưa có, sau tôi

thì khó có nhà văn chuyên nghiệp nào ở ta có được cơ hội đắm mình trong cái đại

dương văn hóa Ấn Độ đến mức ấy. Vậy là tôi tự đặt cái gánh ấy lên vai mình, phải

viết, viết về Ấn Độ, viết về Đức Phật.

Tôi vừa nói đến cái duyên. Trong những chuyến tìm kiếm, khám phá nhiều

địa danh của Phật giáo, tôi đã tìm đến Việt Nam Phật Quốc Tự ở Boddhgaya, nơi

có cây bồ đề giác ngộ. Khi ấy chùa chưa xây xong, mọi thứ còn ngổn ngang, gặp

thầy Huyền Diệu còn tưởng là người Nhật, mấy câu trao đổi đầu tiên phải nói bằng

tiếng Anh. Đến bây giờ thầy Huyền Diệu vẫn nhắc chuyện, nếu không có tôi “phát

129

Page 130: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

hiện” và viết bài trên báo Giác ngộ, báo Văn Nghệ, khiến Phật tử Việt Nam trong

và ngoài nước tìm đến chùa sau đó, thì Việt Nam Phật Quốc Tự vẫn còn lặng lẽ cho

đến bây giờ, đúng như tâm niệm của thầy.

Tôi xin kể một chuyện khác: có Phật tử Việt kiều ở Mỹ, một đời ao ước được

đến viếng thăm cây bồ đề của Phật. Ông theo đoàn đi chiêm bái, nhưng vừa xuống

sân bay Calcutta, ông đã phải vào bệnh viện cấp cứu. Đoàn đi thăm đất Phật mười

ngày, đến khi quay lại Calcutta cũng vừa lúc ông nọ khỏi bệnh như không, lại thoăn

thoắt cùng mọi người lên máy bay trở về Mỹ. Tức là có đi mà không có đến. Có

người đi cùng tôi trong một chuyến viếng thăm thánh địa này. Vào chính điện, như

mọi người, anh giơ máy ảnh chụp tượng Đức Phật ở tư thế Người nhìn về hướng

đông. Xong xuôi, khi anh về, tráng phim in ảnh, những tấm ảnh đều đẹp, riêng bức

ảnh chụp tượng Phật thì hỏng, trắng lóa... Chuyện chỉ có thế, coi là ngẫu nhiên

cũng được, mà coi là vô duyên cũng được.

- Như vậy thì có thể coi là anh gặp nhân duyên. Anh đã viếng thăm hầu hết

các thánh địa Phật giáo trên đất Ấn Độ mà không một lần bị lỡ dịp vì lý do này

khác, đã chụp nhiều ảnh lưu giữ mà không cái nào bị trắng lóa. Rồi tác phẩm của

anh viết về Ấn Độ được độc giả đón nhận, được dịch in ở Mỹ, ở Pháp (cuốn

“Behind the Red Mist” và “Aventures en Inde”). Và bây giờ tôi có nghe nói “Đức

Phật, nàng Savitri và tôi” cũng mới được một nhà xuất bản Mỹ đặt vấn đề dịch ra

tiếng Anh.

- Đúng là có chuyện ấy. Nhưng khi bàn đến việc chọn người dịch thì hơi khó

khăn. Chọn được dịch giả người Mỹ biết tiếng Việt thì ông này không có kiến thức

về văn hóa Ấn Độ, bó tay luôn. Như ta vừa nói với nhau, đến cả người Việt còn

khó tiếp xúc văn hóa Ấn Độ nữa là. Cuối cùng, tôi đành phải đứng ra nhận, tự mà

dịch lấy cùng với một ông bạn nhà văn người Mỹ. Công việc này sẽ lấy mất của tôi

một năm trời. Đành vậy, tôi cũng muốn độc giả Âu Mỹ đọc cuốn sách này.

Giáo lý Phật giáo chạm đến mọi điều của đời sống:

- Anh có nghĩ rằng nhân vật Đức Phật của anh khó trùng hợp với hình ảnh

Đức Phật của những người khác?

- Nhân vật của tôi vừa giống vừa khác. Giống vì chúng ta đều có một mẫu số

chung khi tiếp nhận kiến thức về Người. Khác vì tôi có thể tiếp xúc với nguồn tài

130

Page 131: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

liệu không giống bạn, trí tưởng tượng của tôi khác, tư tưởng khác và quan niệm

thẩm mỹ... cũng khác. Sáu năm trời trên đất Ấn Độ cho tôi cái may mắn lục tìm tài

liệu, có những tài liệu cổ và quý hiếm. Mười mấy năm sau đó, tôi tham khảo được

những tài liệu của các học giả nước Anh, nước Đức là những xứ mà ngành Ấn Độ

học có thành tựu. Dần dần, tôi hình dung ra nhân vật Đức Phật của riêng mình và

đã tái hiện trung thành với mình trong tiểu thuyết Đức Phật, nàng Savitri và tôi.

- Anh có cho rằng nhà văn phải tạo ra cơ hội bình đẳng cho độc giả, cả

người chưa sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc tiếp xúc với văn hóa Ấn? Nói như vậy bởi

vì có kiểu độc giả cầm cuốn sách lên là nhăm nhăm tìm một điều định sẵn, kết quả

là tìm mà không thấy, vì thế cũng đánh mất cơ hội thấy được những điều khác.

- Tôi tin rằng mỗi người khi đọc Đức Phật, nàng Savitri và tôi sẽ có một văn

bản của riêng mình, khác với văn bản của chính tác giả, khác văn bản của những

độc giả khác. Đó là một đặc điểm của việc tiếp nhận văn chương nghệ thuật.

Xin bàn đến một khía cạnh tương đối “nhạy cảm”. Nhìn chung giới trí thức

Phật giáo tiếp nhận cuốn tiểu thuyết này một cách bình thản và ghi nhận một thành

tựu văn học ở một đề tài khó. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng giá mà tác giả lược

bớt yếu tố sắc dục thì đây sẽ là cuốn sách của mọi nhà.

Tôi không chối bỏ mong muốn tiểu thuyết này trở thành cuốn sách của mọi

nhà, của mọi thế hệ trong các gia đình. Tôi tin rằng khi nào trong đời sống tâm linh

Việt còn yếu tố Phật giáo, khi ấy còn có người đọc cuốn sách này. Vua Pasenadi

lần đầu tiên diện kiến Phật cũng chấp vào bề ngoài non trẻ của Người mà không tin

rằng đó là một bậc thầy lớn. Ta là Phật tử, ta chấp vào cái áo đơn sơ của nhà sư thì

không thấy được trí tuệ trong đầu của bậc thầy. Cầm cuốn sách lên, mới nghe nói

rằng nó có sắc dục mà chối bỏ nó thì cũng là chấp nê, không đúng với tinh thần

Phật giáo vậy.

Quả là trong tiểu thuyết có chạm đến sắc dục. Nhưng tôi thấy ở đây tác giả

chủ ý không miêu tả cảm giác mà suy tư về sắc dục. Khó hình dung được khi viết

về Ấn Độ mà nhà văn lại lảng tránh sắc dục, tác phẩm khi ấy sẽ chỉ là một phiên

bản xơ cứng bất thành Ấn Độ. Xứ sở của Kama sutra (Dục lạc kinh), khắp nơi đền

chùa chạm khắc hình trai gái giao hoan, có lẽ phải là một nơi nghệ thuật dục lạc

phát triển đến đỉnh như vậy mới là điểm xuất phát triết lý Trung Đạo của Phật, triết

131

Page 132: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

lý dục lạc dẫn đến khổ đau... Và cuộc đời đắm chìm trong dục lạc của Yasa, đặc

biệt là Savitri, là một minh chứng sinh động cho chân lý của Phật.

Tôi vẫn nghĩ tính bao trùm của giáo lý Phật giáo rộng lớn đến độ chạm đến

mọi vấn đề của đời sống. Bạn cứ thử đưa ra một vấn đề gì đó tưởng là mới mẻ mà

xem, ngẫm nghĩ kỹ thì mới thấy là hơn 2.500 năm trước, Phật đã nói rồi. Nhiều triết

thuyết sau này cũng thừa hưởng ít nhiều của Phật giáo. Vậy trở lại với tiểu thuyết,

không chỉ là chuyện dục lạc mà thôi, chuyện hận thù và báo thù của đạo sư Bà La

Môn, của Savitri, chuyện yêu thương với đồng loại, với mọi chúng sinh... đều

không ra ngoài vòng triết thuyết và giáo lý của Phật.

Mọi nhân vật đều có cơ hội bình đẳng:

- Có một cách đọc, trong đó người ta khó chấp nhận khi anh “dám” đưa vào

cuốn sách về Phật một nhân vật nữ như nàng Savitri. Ngang tàng, nổi loạn, đối

kháng với các giáo điều, nhưng đồng thời lại ôm đầy thù hận và khao khát báo thù,

khao khát dục lạc. Chỉ riêng việc đặt nhân vật ấy vào trong cuốn sách đã có thể bị

coi là báng bổ, là “giải thiêng” hình ảnh Phật. Người đọc trưởng thành chắc chắn

không đồng tình với cách đọc này, nhưng dù sao, vẫn muốn biết quan điểm của

anh.

- Tôi viết tiểu thuyết, và trong tác phẩm, mọi nhân vật đều có cơ hội bình

đẳng, khó mà nói là nhân vật nào không được quyền xuất hiện bên cạnh nhân vật

nào. Còn chữ “giải thiêng”, tôi hiểu đó là từ demythologize, tức là xóa bỏ màu sắc

huyền thoại bao quanh nhân vật, không phải chữ desecrate có nghĩa là xóa bỏ tính

thiêng liêng.

- Xuất phát từ sự hiểu nhầm ấy, một số người đã thấy phản cảm vì nghĩ rằng

tác giả muốn “xóa bỏ sự thiêng liêng”. Một ít người khác thì cực đoan hơn, họ cho

rằng phải giải thiêng mới có thể nổi loạn và tạo ra tác phẩm lớn.

- Những mưu toan giải thiêng kiểu ấy trước các bậc vĩ nhân thường bị phá

sản, giống như ngửa cổ mà ném cát lên mặt trời vậy. Họ cũng quên rằng rất nhiều

tác phẩm trung thành với đề tài tôn giáo lại trường tồn hơn vô vàn những cố gắng

“nổi loạn”.

132

Page 133: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

- Đọc sách của anh, nhiều người nghĩ rằng anh là một Phật tử từ trong cốt

lõi.

- Tôi thích phần triết thuyết của Phật giáo, tôi cũng thích phần triết học của

các tôn giáo khác. Với tôi, bậc giáo chủ của các tôn giáo đều có sức hấp dẫn lạ

thường và đều là những người thầy lớn - Phật cũng thường nói như vậy với các đồ

đệ. Tôi thích đọc về các giáo chủ, nghiền ngẫm lý thuyết, từ đó mà cố hình dung ra

các vị. Đấy là thái độ đối với lý thuyết tôn giáo, còn về thực hành thì... Thú thật tôi

thường tránh đám đông, mà chùa chiền bây giờ đông người quá. Tôi cũng thường

quên ngày rằm mùng một. Trong lòng vẫn tự an ủi: Phật tại tâm, Phật chứng giám.

- Tôi lại nghe bạn bè anh nói rằng khi viết “Đức Phật, nàng Savitri và tôi”,

Hồ Anh Thái thực hành thụ giới trong một thời gian dài...

- Chắc là họ đùa đấy, bởi vì khi viết, tôi chỉ có một mình, và không ai biết tôi

làm việc như thế nào đâu. Nhưng cũng đúng là trong thời gian viết, tôi chủ động

cách ly với mọi công việc, tắt hết điện thoại bàn và điện thoại di động, không tiếp

xúc với bạn bè và đồng nghiệp, thực hiện một kỷ luật rèn luyện thân thể và lao

động. Vừa nghiêm khắc vừa rất tự nhiên, thành ra không phải gắng sức và không tự

làm khó cho mình.

- Chắc chắn rằng sáu năm liền bôn ba trên đất Ấn Độ và ngót hai chục năm

“bơi” trong cái đại dương văn hóa này đã để lại ảnh hưởng rất lớn không chỉ

trong tác phẩm và cuộc đời anh. Anh có sẵn sàng chia sẻ điều này với mọi người

hay không?

- Khi mới đến Ấn Độ, tôi vẫn còn nóng tính lắm. Ỷ mình có chân lý, nhiều

khi không chịu ai, đấu tranh với xung quanh, từ sếp cho đến ông lái xe trong cơ

quan. Việc không chạy thì “trị” cả người bản xứ cho đến khi việc được làm đúng

mới thôi. Người Ấn rất tốt nhịn, cộng với ý thức đẳng cấp mấy nghìn năm khiến họ

có lối sống khoan dung, bình yên, bất bạo động. Nên hiểu rằng tính cách Ấn hoàn

toàn trái ngược với những vụ việc của các tổ chức ly khai, khủng bố, gây mất ổn

định. Rất tự nhiên, dần dà mình cũng thiền đi, và khi trở về Việt Nam, chất Ấn Độ

đã ngấm vào tôi từ lúc nào. Hầu như tôi không nhận lời đăng đàn diễn thuyết, hoặc

giao lưu với độc giả. Trước mọi sự bao giờ cũng tự dặn mình, không đôi co tranh

cãi, không hơn gì nhau câu nói. Quyền lợi chia bôi, nhường mọi người nhận trước.

133

Page 134: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Người ta ghen ghét, đố kỵ, bịa đặt công kích mình hoặc làm ác với mình, cứ lấy sự

ôn hòa mà đáp lại. Ôn hòa, cũng bởi vì tin vào điều nhà Phật nói: những người ấy

trong đời tự họ đã và sẽ phải chịu luật nhân quả rất nặng nề rồi...

- Trong đời sống riêng, anh có tiếp nhận được gì không từ triết lý phương

Đông?

- Tôi hài lòng với cuộc sống riêng của mình. Thành viên trong gia đình sống

hòa hợp. Như Phật dạy thì bàn tay ta không thể nắm nhiều hơn một nắm lá. Biết đủ

thì đủ, đời sống một con người cũng chẳng cần nhiều. Tham vọng và hiếu thắng chỉ

đưa người ta sa vào chỗ rườm rà vướng bận một cách không cần thiết.

- Được biết anh đang viết cuốn tiểu thuyết về Ấn Độ thế kỷ XX. Anh có thể

nói trước chút ít về cuốn sách này không?

- Nhân vật chính của tôi sẽ là đường dây cho những vụ bi thảm bậc nhất xảy

ra trên đất Ấn suốt thế kỷ qua. Đó là cuộc chia cắt đất nước và di dân đẫm máu

chưa từng thấy trong lịch sử vào năm 1947, vụ ám sát Mahatma Gandhi năm 1948,

vụ sát hại Indira Gandhi năm 1984 và Rajiv Gandhi bị đánh bom liều chết năm

1991. Một đất nước tràn đầy giáo lý từ bi và khoan dung lại bị xâu xé bằng bạo lực

khủng khiếp. Cuốn sách của tôi sẽ suy ngẫm về thực trạng này theo một cách riêng.

Cám ơn anh và mong được sớm đọc tác phẩm mới của anh.

134

Page 135: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

GHI LẠI TỪNG KHOẢNH KHẮC SỐNG

Đây là cuộc trò chuyện qua một khoảng cách khá xa về địa lý: nhà văn Ngô

Thị Kim Cúc, báo Thanh Niên, ở thành phố Hồ Chí Minh, với nhà văn Hồ Anh

Thái đang làm việc ở vùng Tây Á.

Không còn là chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, nhà văn Hồ Anh Thái cũng

không xuất hiện trong các sự kiện văn học. Bạn bè biết rằng anh không chỉ rời khỏi

Hà Nội mà còn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam: hiện anh đang là tham tán công sứ - phó

đại sứ Việt Nam tại Iran. Bởi vì, anh vẫn là một công chức ngành ngoại giao, kể cả

trong thời gian làm việc ở Hội Nhà văn Hà Nội và Hội Nhà văn Việt Nam.

- Chào nhà văn - phó đại sứ. Vì sao anh lại đến Iran chứ không phải một đất

nước nào khác? Do được chỉ định hay do anh đề xuất?

- Hơn hai chục năm qua, tôi làm nghiên cứu về Ấn Độ, mà giữa Ấn Độ và

Iran có nhiều điểm chung về lịch sử, văn hóa, cả chủng tộc nữa. Ít người biết rằng

ngay trong ẩm thực của người Hindu giáo ở Ấn Độ bây giờ, chỉ có việc ăn chay là

ảnh hưởng của Phật giáo, còn thì ảnh hưởng của ẩm thực Hồi giáo là khá bao trùm.

Một ví dụ để thấy rằng đang nghiên cứu về Ấn Độ mà xoay sang Ba Tư thì cũng

không phải là tay ngang.

- Cũng như không phải là “tay ngang” khi anh đang quản lý Hội Nhà văn

Hà Nội mà quay về với công việc ngoại giao?

- Ngoại giao là chuyên môn tôi được đào tạo cơ bản. Tôi xuất thân từ cái lò

Đại học Ngoại giao, rồi được đào luyện trong ngành ngoại giao cũng đã gần ba

chục năm. Không có sự đào tạo và đào luyện ấy, dù làm nghề gì khác thì chắc là tôi

vẫn viết văn, nhưng sẽ là một nhà văn rất khác. Còn làm việc ở Hội Nhà văn Hà

Nội là do được hội viên bầu phiếu, nên phải chấp nhận làm được việc gì đó cho hội

viên. Bộ Ngoại giao cũng hỗ trợ Hội Nhà văn, tạo điều kiện cho tôi đi công tác biệt

phái mấy năm trời.

- Ba nhiệm kỳ ở trong ban lãnh đạo Hội Nhà văn Hà Nội, trong đó có hai

nhiệm kỳ liền anh làm chủ tịch hội. Bốn mươi tuổi đã “lên chức” chủ tịch một hội

135

Page 136: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

nhà văn nhiều “cây đa cây đề” như Tô Hoài, Vũ Cao, Ma Văn Kháng, Nguyễn

Xuân Khánh… anh thấy đấy là cơ hội cho nghề hay là thách thức?

- Tôi học được nhiều ở cả nhà văn cao tuổi lẫn người trẻ. Khi làm quản lý, tôi

thích quan niệm của nhà thơ “Núi Đôi” Vũ Cao. Ông bảo: “Làm quản lý tức là

không quản lý”. Tôi hiểu đó là nói về sự tôn trọng cá tính sáng tạo của mọi người,

trân trọng mọi thành quả lớn nhỏ của mọi người, không can thiệp vào những

chuyện không nên can thiệp, không tỏ vẻ bình dân suồng sã nhưng cũng không cao

ngạo xa cách. Ngoài trời còn có trời. Tôi nghiệm thấy những nhà văn thực tài trong

Hội thường trầm tĩnh, luôn tỏ ra hiểu biết, cảm thông. Và ngược lại.

- Anh cũng gặp sóng gió trong khi làm việc, nhưng rồi vẫn chèo chống mà

qua được, khiến cho Hội Nhà văn Hà Nội luôn tạo được sự tin cậy của công

chúng?

- Ở Hội Nhà văn Hà Nội, ban chấp hành hoàn toàn làm việc theo tinh thần

vác tù và hàng tổng: không ai ăn lương ở Hội, không có phụ cấp, không tiền xăng

xe, điện thoại, không phong bì thù lao trong các cuộc họp ban chấp hành. Xã hội

đang nhiều gai chướng, mình là hội nhà văn, chưa đóng góp được gì nhiều thì cũng

nên lấy cái thanh sạch làm đầu. Trong xét tặng giải thưởng, nếu sách của ủy viên

ban chấp hành được đề cử, chúng tôi cũng kiên quyết xin rút. Đang cần làm việc

cho công tâm, tránh vướng mắc, và rút tác phẩm của mình ra cũng là tạo thêm cơ

hội cho hội viên.

- Anh có được sự đồng tâm của 100% ban chấp hành và hội viên trong

những việc như vậy hay không?

- Không dễ thuyết phục mọi người, nhưng rồi cũng ổn. Ban đầu tôi rất ngỡ

ngàng với nhiều chuyện, rồi dần dần quen và tìm cách xử lý. Ví dụ, tôi rất ngạc

nhiên khi có người thản nhiên “gợi ý” để mình bỏ phiếu cho họ trở thành hội viên,

bỏ phiếu cho tác phẩm của họ được giải thưởng. Tôi luôn nghĩ những việc như thế

chỉ có thể căn cứ vào chất lượng. Không ai xin xỏ, chạy chọt, đề nghị những

chuyện ấy bao giờ. Nhưng trên thực tế, dường như nó đã trở thành tập quán. Tôi đã

biết ghìm nén sự bất bình, để mà lặng lẽ làm theo đúng nguyên tắc. Có lần, một ông

cán bộ văn nghệ ra giọng suồng sã: “Mày làm một cái văn bản giải trình tại sao Hội

lại trao giải thưởng cho một người có vấn đề như ông X, rồi đưa cho tao”. Tôi với

136

Page 137: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

ông không quen biết đến độ xưng hô như thế. Tôi bảo: “Anh cứ gửi một cái công

văn về Hội, đúng nội dung như vậy, tôi sẽ báo cáo”. Ông ta bảo: “Nếu gửi công

văn, tao sẽ không gửi về Hội mà gửi cho cấp trên của Hội”. Tôi bảo: “Vậy anh cứ

gửi công văn về cấp trên cũng không sao”. Chuyện sau đó cũng xong. Giữ nguyên

tắc và kiên định nhưng mềm mỏng, tôi nghĩ đó cũng là một kinh nghiệm khiến

người quản lý có thể “qua” được nhiều giao lộ hiểm nghèo.

- Anh có còn quan tâm nhiều tới những hoạt động văn học trong nước hay

không? Nhất là ở Hội Nhà văn Hà Nội?

- Một ngày mà tôi không đọc sách mới thì như phải nhịn ăn. Tôi đọc hơi bị

tốn sách báo. Còn để ý đến công việc ở Hội thì không, không có điều kiện và cũng

không nên. Nói như nhà văn Trang Thế Hy: “Xong việc rồi thì đi chỗ khác chơi”.

Ngại nhất là mấy ông đã xong việc nhưng cái gì cũng nhòm vào, ý kiến ý cò. Tôi

nghĩ đã không làm nữa thì không nói, để yên cho người khác làm.

- Anh vẫn đang làm sách cho các bạn văn trong nước dù đang ở xa. Đó là do

tình cảm hay do “trách nhiệm”?

- Tôi có còn trách nhiệm gì đâu. Bạn viết thấy tôi ham đọc thì cứ gửi sáng tác

mới cho mình qua email, gửi cả sách. Hàng năm họa sĩ Trần Đại Thắng giám đốc

công ty Đông A vẫn nhờ tôi làm tuyển tập Văn Mới. Nhờ đọc nhiều mà tôi có thể

làm tiếp bộ Văn Mới này.

- Bạn bè thở phào khi thấy anh đã “đi qua mọi sự” và tại Đại hội Nhà văn

năm 2010 đã xin rút khỏi danh sách đề cử vào ban chấp hành nhiệm kỳ mới. Khi ấy

anh đã có thông tin cho chuyến đi sứ này chưa?

- Lúc ấy tôi chỉ nghĩ mình đóng góp cho Hội cả về tâm sức và thời gian như

vậy là đủ rồi, phải trở lại với công tác nghiên cứu mà mình vẫn tâm đắc. Trở về Bộ,

thì được gợi ý đi công tác, lại đúng với địa bàn phù hợp, tôi nhận lời và lên đường

ngay.

- Hình như anh dành khá nhiều thời gian cho việc thâm nhập đời sống (qua

những hình ảnh anh gởi về cho bè bạn)?

- Năm 1993-1994 tôi đã nhiều lần qua lại công tác ở Iran. Từ đó mà có nhiều

bạn bè và đồng nghiệp địa phương. Bây giờ tìm gặp lại, có người đang đi xa, người

137

Page 138: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

thì đã về hưu, bạn bè cũng lên ông lên bà cả rồi. Tôi dùng máy ảnh để ghi lại từng

khoảnh khắc sống, coi như nhật ký bằng hình. Này là bộ sưu tập bạn bè. Này là bộ

sưu tập tranh tường ở Tehran, thú vị lắm, người ta không chịu để những bức tường

màu xi măng xám xịt, mà vẽ lên đấy, đủ phong cách, từ hiện thực cho đến trừu

tượng, huyền ảo, từ dân gian cho đến hiện đại. Tôi còn có cả bộ sưu tập ảnh dụng

cụ thể dục thể thao đặt trong công viên, bộ ảnh những cái kiềng bếp đặt trong công

viên cho người đi picnic có cái mà đun nấu, nướng thịt... Các công viên lớn nhỏ

đều có. Một biểu hiện về phúc lợi xã hội.

- Điều tích cực trong văn hóa Hồi giáo, theo anh?

- Tôn giáo nào cũng có nhiều điểm tích cực. Giáo lý nào cũng khuyên con

người tự biết mình, biết được vị trí của mình trong trời đất, và làm điều thiện, bỏ

điều ác. Kết quả sẽ khác nhau nếu người này dùng tôn giáo như lý tưởng, như quy

tắc đạo đức, người khác thì dùng như công cụ. Ở Iran, đời sống khá bình yên,

không giống như tuyên truyền trên báo chí nước ngoài. Xe hơi để ngoài đường suốt

đêm không ai vặt gương vặt đèn hay cào xước. Đi chợ, ta có thể mua đồ rồi bỏ đâu

đó, lâu sau quay lại nhặt, không ai lấy mất. Tất nhiên cũng có mặt trái, nhưng nhìn

chung người ta có cái nghiêm túc của đức tin, có thể diện để mà giữ sạch cho mình

và cho xã hội.

- Anh nhìn thấy ở thế hệ trẻ Iran hiện nay có điểm gì chung và khác biệt với

phần còn lại của thế giới?

- Do tinh thần Hồi giáo nghiêm khắc, hầu như người ta không bia rượu, có

chăng là loại bia non-alcoholic không cồn, nhưng cũng hiếm khi dùng. Sau cách

mạng Hồi giáo 1979, ở Iran có nhiều quán ăn nhưng không có quán rượu. Nhiều

nhà hát, rạp chiếu phim nhưng không có vũ trường. Thanh niên chủ yếu hoạt động

dã ngoại, đến với thiên nhiên: thể thao, leo núi, trượt tuyết, cắm trại, và đến nhà

hát. Lái xe đi lòng vòng cũng là một cái thú, xứ làm ra xăng dầu mà, mặc dù gần

đây giá xăng đã tăng và nhà nước dần bỏ bao cấp. Nhân nói chuyện lái xe, thì phải

thấy là không có đua xe hơi trên đường đâu nhé. Ngay cả khi đoàn xe dài dừng

trước đèn đỏ thì vẫn cứ trật tự, xe sau chờ xe trước tiến rồi mới tuần tự tiến, không

có chèn lách tạt ngang tạt dọc, không bóp còi inh ỏi. Họ hiểu phải kiên nhẫn chờ

đợi thì mới có cơ hội tiến bước cho mỗi người.

138

Page 139: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

- Điều lý thú nhất cho đến nay khi anh khám phá xứ sở - con người ở đây?

- Bạn bè ở nhà gửi thư điện tử sang, muốn đi du lịch xứ Ba Tư lắm. Tôi cũng

cho là nên đi. Rất nhiều điều lý thú. Chỉ có điều ta chưa làm tour du lịch sang Iran.

Một vài công ty du lịch trong nước đang rục rịch tìm cách khơi mở. Phong cảnh

đẹp, nhiều màu sắc lịch sử, kiến trúc và mỹ thuật ấn tượng, con người thân thiện,

tình hình khá ổn định… là những điều hấp dẫn đáng để bà con mình lên đường đến

với xứ Ba Tư.

- Anh đã từng sống ở Ấn Độ một thời gian đủ để sau đó viết được những tác

phẩm đầy ấn tượng về con người Ấn Độ? Còn với Iran, anh đang ôm ấp dự định

nào?

- Tôi sẽ viết tiểu thuyết về xứ Ba Tư ngày xưa và đất nước Iran hôm nay, như

đã viết về Ấn Độ. Thêm một cuốn khảo luận về lịch sử, văn hóa, đất nước con

người, giống như cuốn Namaskar, xin chào Ấn Độ!. Lần này sẽ là một cuốn đại loại

Salam, chào xứ Ba Tư! Hai cuốn tiểu thuyết ra mắt trong thời gian tới đều là viết từ

trước, còn hiện tại tôi phải tập trung vào việc cơ quan, chưa viết thêm được chữ

nào. Với công tác nghiên cứu, tôi đã nhận sẽ nộp về Bộ một cuốn sách phân tích

tình hình khu vực khi nào kết thúc nhiệm kỳ.

- Văn học Iran có được coi trọng trong sinh hoạt văn hóa - tinh thần của

người dân?

- Tôi nghe nói tiếng Farsi là một ngôn ngữ đẹp. Rồi tôi sẽ học thứ ngôn ngữ

Ba Tư này để giao tiếp chút ít. Chắc người Việt cũng chưa quên Ba Tư là xứ sở văn

chương với các đại thụ cổ điển như Ferdowsi (tác giả sử thi Shahnameh), Saadi

(Vườn hồng), Omar Khayyam (Thơ Rubaiyat)… Người Iran hiện vẫn thích thơ và

văn chương, đấy là một điều hiếm có trong xã hội hiện đại. Các hoạt động thơ ca,

hội thảo văn chương vẫn thường xuyên và thu hút công chúng.

- Anh nghĩ vì sao điện ảnh Iran với số vốn đầu tư nhỏ và chỉ với đạo diễn

“nội địa” lại thường thống trị các giải thưởng lớn trong những festival mà họ tham

gia?

- Câu hỏi ấy tôi đã tự đặt cho mình từ vài chục năm trước, khi mê mẩn với

những bộ phim Iran đoạt giải thưởng lớn ở các liên hoan phim quốc tế hạng A. Hồi

139

Page 140: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

ấy, đầu những năm 1990, điện ảnh Iran bất ngờ nổi lên thành hiện tượng ở Liên

hoan phim Cannes, Berlin, Venice. Giới điện ảnh Âu Mỹ đến bây giờ đã gọi Iran là

cường quốc điện ảnh. Người ta ngỡ ngàng sao lại có những kiệt tác điện ảnh giản dị

mà lạ lùng đến thế: Quả táo, Bảng đen, Lúc năm giờ chiều của Samira

Makhmalbaf; Sự yên lặng, Tấm thảm của Mohsen Makhmalbaf; Ngày tôi trở thành

thiếu nữ của Marziyeh Meshkini; Mùi vị anh đào và Gió cuốn chúng ta đi của

Kiarostami; Vòng đời của Jafar Panahi; Những đứa con của trời của Majid

Majidi… Người ta nói đến cả một triều đại trong điện ảnh Iran và điện ảnh thế giới

khi gia đình Makhmalbaf (vợ chồng và hai người con) đều là những đạo diễn tuyệt

vời. Tôi nghĩ điện ảnh Iran thành công vì trước hết họ có những tài năng lớn. Tài

năng lớn ấy vượt lên trên sự hạn chế của kinh phí thấp, của máy móc thiết bị bình

thường, và lách qua thành kiến của người duyệt phim. Không thực tài, dù có cho

kinh phí khổng lồ, cho máy móc hiện đại và kiểm duyệt dễ dàng thì phim cũng

chẳng ra phim. Vừa mới đến Tehran, tôi vào Bảo tàng Điện ảnh xem ngay cái phim

mới đoạt giải Gấu Vàng ở Berlin 2011, Cuộc chia tay của Nader và Simin. Tuyệt.

Nhưng mà cũng rất đơn giản. Nếu vào tay người không có tài thì sẽ chỉ là tầm một

bộ phim vụn vặt, nhạt nhẽo. Một yếu tố nữa khiến điện ảnh Iran thành công như ta

thấy: Ba Tư là xứ sở của triết học và văn chương từ cổ đại. Cái gốc triết học hàng

nghìn năm đã khiến điện ảnh của họ, khi chạm đến vấn đề nhỏ nhất cũng gợi mở sự

liên tưởng xa rộng nhất.

- Anh thường giới thiệu những gì của Việt Nam cho bạn bè Iran?

- Người Việt ở Iran thường bị nhận nhầm là người Trung Quốc, Nhật, Hàn

Quốc… Một số người Iran chỉ nhớ Việt Nam đánh Mỹ. Chắc còn nhiều việc phải

làm để tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau. Thử hỏi ta đã biết gì về những nhà văn Iran chủ

lực trên văn đàn hiện nay? Đấy, cần phải góp phần tạo được sự giao lưu hai chiều

cho văn học nghệ thuật Iran hiện đại đến với Việt Nam, và ngược lại. Một công

trình dịch sách của nhau là việc phải tính đến. Khó khăn, nhưng hy vọng là sẽ làm

được.

Tạp chí Cánh Buồm 9-7-2011.

https://canhbuom.edu.vn/2011/07/09/ghi-lai-tung-khoanh-khac-song/

140

Page 141: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

ĐỂ CÓ TÌNH YÊU LỚN THÌ PHẢI HỌC:

NHÀ VĂN PHẢI THAM LAM HƠN NGƯỜI

(Do Hoàng Sa thực hiện, in trên Tạp chí Esquire, tháng 5-2015)

- Anh đã học để lấy bằng tiến sĩ ở Mỹ và Ấn Độ. Điều đó xuất phát từ nhu

cầu của một nhà văn hay một nhà ngoại giao?

- Có những lúc mọi lựa chọn đều rất tự nhiên, mình chưa kịp nghĩ gì cả.

Đang làm ngoại giao, tuổi còn trẻ, có cơ hội lấy được học bổng thì cứ thế tôi tiến về

phía trước. Chỉ bây giờ nhìn lại tôi mới thấy tất cả như có nhân duyên: chưa đến

tuổi ba mươi, chẳng hiểu gì về văn hóa Ấn Độ và Phật giáo, thế mà lại chọn Ấn Độ,

một xứ sở không hẳn hấp dẫn với các nhà ngoại giao. Sau này, tôi lại được chính

các trường ở Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thụy Điển… mời sang giảng dạy cho sinh

viên của họ. Dù làm nghề gì, chắc chắn tôi vẫn viết, nhưng chỉ làm ngoại giao thì

tôi mới thành một nhà văn như bây giờ.

- Bằng cấp/kiến thức đã “hỗ trợ” anh thế nào trong việc sáng tác/hiểu biết

về con người?

- Tôi nghĩ rất đơn giản: con người không cần học để biết yêu, nhưng để có

tình yêu lớn thì phải học. Người ta không cần học thì mới viết được văn, nhưng để

thành nhà văn lớn thì phải học, học nhiều.

- Nghề văn, theo anh, cần nhất khả năng nào?

- Nhà văn phải tham lam hơn người: tham học, tham đi, tham thời gian. Họ là

người luôn cầu mong ông trời cho mình thêm nhiều thời gian hơn nữa.

- Lý tính của một trí thức và sự lãng mạn của một người giàu tưởng tượng sẽ

sống chung thế nào trong một nhà văn?

- Mọi sự sống chung đều rất khó khăn. Cha mẹ, anh chị em, vợ chồng… đều

khó. Cần có một nghệ thuật làm cho cuộc sống chung ấy trở nên hài hòa, tiết giảm

khác biệt và nhân lên những tương đồng.

141

Page 142: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

- Vì sao trong hầu hết tác phẩm của anh sau này, yếu tố hài hước/châm biếm

trở thành chủ đạo?

- Tôi muốn đùa một tí bằng cách trích dẫn Erich Maria Remarque (trong tiểu

thuyết Ba người bạn): “Càng sống bao nhiêu, người ta càng dễ nóng nảy bấy nhiêu.

Giống như một ông chủ nhà băng cứ phải chứng kiến hết vụ thua lỗ này đến vụ

thua lỗ khác”. Phải nhìn thấy bao kẻ đang ra sức hủy hoại đời sống, hết vụ này đến

vụ khác, có lẽ cũng nên biến cái nóng giận trong mình thành khả năng “đáp trả”

bằng ngôn từ hài hước.

- Thường xuyên làm việc với cường độ cao, anh giải trí bằng cách nào?

- Tôi là con mọt sách và mê điện ảnh. Mỗi ngày phải dành hai tiếng để xem

một bộ phim trong ổ HD, do mình chủ động chọn, chứ không xem phim trên TV.

Đọc sách, xem phim, đi du lịch… Một tháng mà tôi không ra khỏi thành phố đang

sống là cuộc sống bỗng trở nên chật hẹp, gây bức bối.

- Anh có thể nói gì về một Iran khá “khép kín” so với phần còn lại của thế

giới?

- Cần hiểu rằng những thông tin về Iran của báo chí phương Tây luôn có tính

“tuyên truyền” ở mức độ nào đó. Tôi có cái “tật” là sống ở đâu thì yêu nơi ấy, nên

tôi mong đến ngày Iran và phương Tây tìm được tiếng nói chung, để thế giới có

được hình ảnh chân thực về một Ba Tư tươi đẹp, giàu có cả về vật chất và văn hóa.

- Nhìn từ xa tổ quốc Việt Nam, anh đã nghĩ gì?

- Đến đâu cũng thấy là mình phải học người ta. Biết rõ mình, để người Việt

phải nỗ lực nhiều hơn, khắt khe với mình hơn, thì mới mong bằng người. Đừng

mắc chứng paranoia (ảo tưởng/hoang tưởng), rằng mình là trung tâm thời đại, mình

thông minh cần cù hiếu học… Những phẩm chất ấy thực ra người Việt còn phải nỗ

lực rất nhiều mới theo kịp thiên hạ.

- Là người rất tích cực trong việc giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới,

theo anh, văn học Việt Nam cần điều gì để có được một vị trí tốt hơn trong “bảng

xếp hạng”?

- Mọi lĩnh vực ở ta đều trong tình trạng giống như thể thao Việt Nam đi dự

Olympic: từng lĩnh vực có cá nhân có thể giành huy chương bạc, huy chương đồng,

142

Page 143: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

nhưng toàn đoàn thì Việt Nam vẫn đứng dưới vị thứ 100. Kinh tế, chính trị, xã hội,

văn hóa, nghệ thuật… đều thế. Trên bản đồ những thành tựu thế giới chẳng hạn,

vẫn chưa hề có tên Việt Nam. Có thể nhiều người sẽ thấy khó nghe, nhưng đấy là

sự thật.

- Hãy nói đôi điều về những tác phẩm anh đang ấp ủ?

- Tôi là người mê viết, nhìn đâu cũng thấy đề tài để viết. Trong năm nay, tôi

sẽ ra tập tiểu luận Lang thang trong chữ, bàn về quan hệ giữa hiện thực và hư cấu,

việc xây dựng nhân vật, đặt tên tác phẩm, vai trò người kể chuyện, việc sử dụng

ngôn ngữ, việc viết văn bằng ngôn ngữ thứ hai… Nó giống như một sổ tay nghề

văn. Tôi cũng sẽ đưa in bản thảo Tự kể, một tự truyện về tuổi thơ, trên nền chiến

tranh và thời bao cấp. Chuyện của một người mà cũng là chuyện của một thời. Còn

nhiều dự định mà phải rất nỗ lực mới thực hiện được: một tập kịch, một tiểu thuyết

hiện thực kỳ ảo về Hà Nội thời chiến, một tiểu thuyết về nghề ngoại giao, một tiểu

thuyết về thời đại của Đức Phật. Nhưng nói ra thì lại thấy hình như mình “tham”

quá. Và có lẽ phải tiết giảm…

143

Page 144: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Phỏng vấn nhà nghiên cứu và người đọc về tác phẩm của Hồ Anh Thái

TÔI THÍCH DẤU VỀ GIÓ XÓA

(Do Thu Hà thực hiện, in trên báo Tuổi Trẻ 5-10-2012)

Báo Tuổi trẻ ghi lại cuộc trò chuyện của biên tập viên Mỹ Linh, người đã

định hình một phong cách làm truyền hình riêng biệt từ hàng chục năm nay với

chuyên mục Văn hóa - Sự kiện - Nhân vật của VTV, về tác phẩm “Dấu về gió xóa”

- tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Hồ Anh Thái.

Mỹ Linh nói: “Tôi vẫn theo dõi các tác phẩm được ra đều đặn của nhà văn

Hồ Anh Thái, vừa với tư cách một người đọc "tiêu thụ", vừa với tư cách một người

làm truyền hình quan sát những vận động, biến chuyển của các cây bút "tầm cỡ"

của nền văn học nước nhà, dù anh Thái đã từ chối tất cả những lời mời xuất hiện

trong chương trình của tôi với một sự lịch lãm hết mức. Và tôi thích Dấu về gió

xóa, trong đó nổi bật một Hồ Anh Thái tài năng và lý tính”.

Theo chị, cái mới nhất của “Dấu về gió xóa” so với các tiểu thuyết trước đây

của nhà văn Hồ Anh Thái là gì?

- Tôi không chủ tâm đi tìm cái mới nhất, tôi tìm kiếm một Hồ Anh Thái tôi

từng biết nhưng với một cách thể hiện khác. Và tôi thấy quả thật Hồ Anh Thái vẫn

trung thành với sự tự tin, tự chủ, với cốt cách ung dung dựa trên một nền tảng kiến

thức văn hóa, xã hội, lịch sử, tôn giáo... của mình để hành xử với ngôn ngữ văn

chương một cách thật lịch lãm và khoáng đạt.

Trong Dấu về gió xóa, kết cấu tiểu thuyết được dàn dựng chặt chẽ và "cao

thủ" đến mức gần như tự nhiên. Ðể truyền tải một không khí tiểu thuyết đầy chất

hoang hoải, tất cả các nhân vật đều biết là ngột ngạt, bế tắc mà chưa biết thoát ra

bằng cách nào, anh Thái đã chọn cho mình một ngôn ngữ tự trào lộng, một kiểu

cười khẩy rất ý nhị và sâu sắc, đắng, chát mà không hằn học, cay cú. Một thái độ trí

thức mà không phải người viết nào cũng có được và ý thức được mình nên làm thế.

144

Page 145: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

Chị nhắc rất nhiều lần đến tính trí thức, kiến thức nền, phông văn hóa và sự

lịch lãm của nhà văn Hồ Anh Thái, phải chăng đó chính là điều thu hút nhất trong

văn chương của ông? Hay đó chính là đòi hỏi, là đặt hàng của một độc giả khó tính

như chị?

- Cả hai. Tôi thuộc loại độc giả luôn tìm kiếm những tác phẩm viết về những

vấn đề sâu hơn cái thường ngày. Tôi tôn trọng những cái thường ngày được viết với

một tâm huyết nóng bỏng nhưng tôi không coi đó là đỉnh cao của văn chương. Ðộc

giả luôn tìm những gì "cất cánh" bên trên hiện thực hằng ngày. Và đó là cái chúng

ta có thể tìm thấy trong hầu hết các tác phẩm của anh Thái, đặc biệt trong Dấu về

gió xóa này.

Ðừng nghĩ câu chuyện về mối tình tay ba và những âm mưu ở Ðảo Xanh -

một vùng đất phiếm chỉ - là những câu chuyện phi hiện thực. Nó là một hiện thực

khác được nhà văn cấu trúc lại theo thế giới quan và thẩm mỹ riêng của mình. Ðọc

đi đọc lại, đào xuống những tầng lớp chữ nghĩa sẽ thấy một hiện thực thật gần với

xã hội, với con người chúng ta. Sẽ hiểu được khát vọng và mơ ước của nhà trí thức

- nhà văn - công dân Hồ Anh Thái.

Còn có điều gì khiến chị "tiếc" nhất cho tác phẩm này?

- Tôi hơi tiếc vì cách tác giả xây dựng mối tình tay ba giữa Cô Chủ - Anh và

Chàng. Ai cũng hiểu đây không hề đơn thuần là chuyện giới tính hay tình cảm mà

là những ám dụ về những chủng tộc và những chính thể khác nhau. Nhưng vì đã

được thể hiện thông qua chuyện tình tay ba nên nó cần hội đủ ba yếu tố: tinh tế, say

đắm và tính dục. Hồ Anh Thái có thể thừa sự tinh tế, nhưng văn của anh vốn không

mạnh về hai yếu tố sau nên giá như chuyện tình tay ba - xương sống của câu

chuyện trên Ðảo Xanh - được kể bằng những hình ảnh khác thì Dấu về gió xóa sẽ

trọn vẹn hơn nhiều.

145

Page 146: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

HỒ ANH THÁI VỚI SẮP ĐẶT VÀ DIỄN

(Do Nguyễn Thị Thu Huệ thực hiện, báo Thể thao Văn hóa, 4-11-2005)

Nguyễn Thị Thu Huệ (NTTH): Chà. Sắp đặt và Diễn. Lại chạy theo lối tìm

tòi cách tân, một xu hướng nghệ thuật có vẻ như mới lắm đây đang thịnh hành

khoảng dăm năm nay? Không biết đấy có phải là thời trang cần có của nghệ thuật

hiện đại nói chung? Và bây giờ là văn học?

Phạm Xuân Nguyên (PXN): Có thể hiểu thế này. Hồ Anh Thái với Sắp đặt

và Diễn là sắp đặt ba giai đoạn sáng tác của mình. Giai đoạn "tiền Ấn Độ" với

Mảnh vỡ của đàn ông, Những cuộc kiếm tìm, Chàng trai ở bến đợi xe... là sự ngó

nghiêng nhìn vào cuộc đời với sự tin cậy với những ước mơ, khát vọng.

Giai đoạn “Ấn Độ” là Người đứng một chân, Tiếng thở dài qua rừng kim

tước, Người Ấn, Kiếp người đi qua... lại là nhân sinh quan được chiếu rọi bởi

những triết lý Phật giáo, thông qua những số phận, mảnh đời tưởng như rất vô tình

ngang qua nhưng thực ra là cả một kiếp người với bao nỗi sâu cay.

Giai đoạn ba, "hậu Ấn Độ" là Bến Ôsin, Cả một dây theo nhau đi, Trại cá

sấu, Sắp đặt và Diễn... thực sự thay đổi phong cách. Hài hước, châm biếm... và ám

ảnh bởi những chi tiết.

NTTH: Tôi đã gọi Sắp đặt và Diễn là 3 trong 1. Nếu sòng phẳng nói ra ý

kiến của mình, anh thích 3 hay 2, thậm chí là 1?

PXN: - Sòng phẳng nhé. Tôi thích giai đoạn Ấn Độ. Đấy là Hồ Anh Thái.

chính hiệu.

NTTH: Không biết tôi có đúng không khi hiểu nôm na rằng: mỗi một giai

đoạn ghi một dấu ấn riêng trong sáng tác của nhà văn, phản ánh rất rõ nhân sinh

quan, thế giới quan của người viết với chính mình, và với xã hội. Tôi đọc Hồ Anh

Thái từ những giai đoạn đầu tiên, cho tới bây giờ. Nếu để nói từ thích, tôi lại thích

nhất giai đoạn sau này. Cái sự thích ấy bao hàm cách nhìn về nhân tình thế thái, về

146

Page 147: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

các góc khuất mặt của con người, đặc biệt là... giới văn nghệ sĩ thời nay. Thích

cách “Ngộ” của Hồ Anh Thái trước cuộc đời, trước những Sinh, Lão, Bệnh, Tử và

những Tham, Sân, Si... để rồi thấy cuộc đời như mây trắng phù vân, sống gửi thác

về. Tôi không thấy những truyện tưởng chỉ để cười, nếu đọc thoáng qua, Bến Ôsin,

Cây hoàng lan hóa thành cây si... chỉ đơn thuần là những chuyện cười cho vui,

nhưng ở đây là cười ra nước mắt.

Cũng không ít người than với tôi là lão này dạo này ghê gớm quá, mất đâu

vẻ sâu xa trầm lắng ngày xưa? Cũng không ít người yếu bóng vía vừa đọc vừa giật

mình, lạnh người chạnh lòng chột dạ ấm ức vì nghĩ tên này lại viết mình đây... Tôi

không thích đọc văn chương theo kiểu không văn chương đó. Anh thấy sao?

PXN: Kiểu đọc đó, tôi gọi ngắn gọn là: có tật thì giật mình. Thật ra đó là

cách đọc thô thiển hóa văn chương. Đúng là những truyện ngắn sau này Hồ Anh

Thái có thay đổi bút pháp. Châm biếm đến ám ảnh. “Ông nhà thơ tiếng thơm phưng

phức mấy chục năm qua, giờ móm hết, biếu gì ông cũng không ăn. Ông trịch

thượng gọi nàng là mày xưng tao. Con kia, thơ phú làm cái khỉ gì, đấy là chỗ trốn

của bọn lười học lười lao động mà lại thích nổi danh. Mày học hành thế nào, không

bao giờ tiên tiến à, mày làm ăn thế nào, không bao giờ xuất sắc à, đấy, tao nói cấm

có sai. Ông móm, lại ham nói, nước bọt cứ sùi ra hai bên mép như nòng nọc. Ông

móm, thành ra có cho cái gì ông cũng chẳng xơi. Bù lại, chẳng xơi của ai cái gì,

thành ra ông có quyền chửi thơ người này thối thơ người kia khắm. Cả hội viên lẫn

mon men hội viên ai cũng kinh, thấy ông từ xa là tất cả thành thợ lặn” (Lọt sàng

xuống nia).

Nếu đọc mà chỉ để xem có bóng dáng mình hay không thì cũng giật mình

thật.

NTHH: Khi Sắp đặt và Diễn ra đời, một nhà báo có nói với Hồ Anh Thái và

chúng tôi bên bàn cà phê: chắc chắn sự giễu nhại, chòng ghẹo, chế nhạo của Hồ

Anh Thái làm rất nhiều người bực tức. Rất nhiều người ngày đêm mong Hồ Anh

Thái sẽ mải mê với công việc ngược xuôi hết Bộ Ngoại giao, chủ tịch Hội Nhà văn

Hà Nội, ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam... đến mức có một ngày

gác bút. “Điếu văn” đọc cho sự gác bút đó có câu: từ rất lâu rồi, anh luôn làm cho

147

Page 148: hoanhthai.vnhoanhthai.vn/FileUpload/files/Luan van-nguyen Thi Thao-N…  · Web viewTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung

chúng ta khó chịu. Bỗng có một ngày anh chợt làm cho chúng ta dễ chịu, đấy là

ngày hôm nay!

PXN: Tôi thì không tin có ngày Hồ Anh Thái sẽ gác bút, dù anh có đảm

nhiệm những việc như chị vừa kê ra. Với Hồ Anh Thái, viết là một “nghiệp

chướng”, một niềm đam mê như bị “ốp đồng”. Cho nên, ta không mong chờ gì về

cái ngày mà anh làm cho một số ai đó cảm thấy dễ chịu, ngày đó chắc là không đến

(thở dài không biết cho mình hay cho ai?)

NTTH: Trở lại vấn đề 3 trong 1 là cái ám ảnh tôi nhất. Đấy là vấn đề thay

đổi phong cách. Tôi thấy Hồ Anh Thái không chỉ dũng cảm trong việc dấn thân tìm

tòi cách biểu hiện khác với chính mình mà đấy là sự nỗ lực không ngừng trước một

việc tưởng như đơn giản nhưng thực ra, là khó nhất đối với người sáng tác. Vậy mà

Hồ Anh Thái đã làm được. Anh nói, anh thích loạt truyện Ấn Độ vì những triết lý

sâu sắc ẩn chứa đằng sau mỗi thân phận hay câu chuyện. Tôi thì thấy loạt truyện

sau này, triết lý về Phật giáo ẩn chứa trong đó còn sâu sắc hơn. Có điều, tác giả dẫn

ta đi theo một lối khác, cười đấy mà đau lòng đấy, mà thấm thía đấy, mà nhận ra

những thông điệp của nhà văn sau mỗi câu văn. Đây là một đoạn Hồ Anh Thái dẫn

lại sử thi Mahabharata trong truyện Một bà năm ông:

- Cái gì khô héo hơn cọng rơm khô?

- Một trái tim đau buồn.

- Cái gì mà người ta đánh mất lại đem tới niềm vui chứ không buồn bã?

Cơn giận. Vứt bỏ nó người ta sẽ không đau buồn nữa.

- Cái gì lạ lùng nhất đời?

- Ai cũng thấy chúng sinh đi về cõi chết, nhưng ai còn sống thì lại tìm cách

sống đời đời kiếp kiếp. Đấy là điều lạ lùng nhất.

Có lẽ, vì những quan niệm cực kỳ giản dị đó, mà tất cả cách cảm, cách nhìn,

cách viết của Hồ Anh Thái giờ đây - cho đến lúc chúng ta ngồi nói chuyện về anh -

đều được phản chiếu qua một lăng kính của sự hài hước để cuộc đời không phải là

cọng rơm khô.

Xin cảm ơn anh về cuộc trao đổi này.

148