van tai hang khong tong hop 2

135
Thá GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ Nhóm sinh viên thực hiện: 1/ Lâm Thiếu Linh - 33K01.1 2/ Nguyễn Thị Minh Hằng - 33K01.2 Tháng 11/2010 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH NGHIÊN CỨU VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

Upload: quanghao7689

Post on 30-Jun-2015

552 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Thá

GVHD: Th.S Ngô Quang MỹNhóm sinh viên thực hiện:

1/ Lâm Thiếu Linh - 33K01.12/ Nguyễn Thị Minh Hằng- 33K01.23/ Nguyễn Thành Luân - 33K01.2 4/ Dương Hạnh Tiên - 33K01.25/ Đường Thị Xuân Trang - 33K01.2

Tháng 11/2010

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH

NGHIÊN CỨU

VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

Page 2: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................3

Chương 1 Khái quát về vận tải hàng không quốc tế.......................................................41.1 Vai trò của vận tải hàng không.........................................................................41.2 Đặc điểm của vận tải hàng không.....................................................................41.3 Đối tượng vận chuyển hàng không...................................................................51.4 Cơ sở vật chất của vận tải hàng không..............................................................6

Chương 2. Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế.......................................92.1 Các điều ước quốc tế về vận tải hàng không.....................................................92.2 Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không............................................10

2.2.1 Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không theo công ước Vác-sa-va 1929. 102.2.2 Những sửa đổi , bổ sung Công ước Vác-sa-va về trách nhiệm của người chuyên chở............................................................................................................12

2.3 Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không Việt Nam............................................132.4 Khiếu nại và kiện tụng người chuyên chở hàng không...................................14

2.4.1 Khiếu nại..................................................................................................142.4.2 Thời hạn khiếu nại người chuyên chở hàng không..................................152.4.3 Ðối tượng khiếu nại..................................................................................152.4.4 Nơi kiện....................................................................................................15

Chương 3. Chứng từ vận tải hàng không................................................................163.1 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa......................................................................163.2 Vận đơn hàng không. (Airway bill)................................................................16

3.2.1 Khái niệm và chức năng của vận đơn hàng không...................................163.2.2 Phân loại vận đơn.....................................................................................173.2.3 Nội dung của vận đơn hàng không...........................................................183.2.4 Nội dung mặt sau vận đơn........................................................................19

3.3 Lập và phân phối vận đơn hàng không...........................................................203.3.1 Trách nhiệm lập vận đơn..........................................................................203.3.2 Phân phối vận đơn....................................................................................21

3.4 Bản kê khai vận đơn hàng không. (Air-cargo manifest).................................223.5 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)...................................................223.6 Một số chứng từ liên quan khác......................................................................22

Chương 4. Cước vận tải hàng không......................................................................244.1 Khái niệm........................................................................................................244.2 Cơ sở tính cước...............................................................................................244.3 Các loại cước...................................................................................................24

4.3.1 Cước hàng bách hoá (GCR- general cargo rate)....................................244.3.2 Cước tối thiểu (M-minimum rate)............................................................254.3.3 Cước hàng đặc biệt (SCR-specific cargo rate)........................................254.3.4 Cước phân loại hàng (class rate).............................................................254.3.5 Cước tính cho mọi loại hàng (FAK-freight all kinds)..............................264.3.6 Cước ULD (ULD rate).............................................................................264.3.7 Cước hàng chậm......................................................................................264.3.8 Cước hàng thống nhất (unifined cargo rate)...........................................26

1

Page 3: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

4.3.9 Cước hàng gửi nhanh (priority rate)........................................................274.3.10 Cước hàng nhóm (group rate)..............................................................27

4.4 . Cách tính cước..............................................................................................274.4.1 Đối với hàng chỉ có một kiện :.................................................................274.4.2 Đối với hàng nhiều hơn 2 kiện:................................................................294.4.3 Kết luận....................................................................................................30

Chương 5. Các đại lý hàng không và quy trình giao nhận hàng không..................315.1 Các đại lý hàng không.....................................................................................315.2 Quy trình giao nhận hàng theo đường hàng không.........................................33

5.2.1 Quy trình giao hàng xuất khẩu.................................................................335.2.2 Quy trình nhận hàng nhập khẩu...............................................................37

KẾT LUẬN..................................................................................................................40Phụ lục..........................................................................................................................41

2

Page 4: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

LỜI MỞ ĐẦU

Vận tải hàng không là ngành mũi nhọn đại diện cho nhóm phương thức vận tải

tiên tiến, hiện đại, ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành

vận tải nói riêng và tạo ra những ảnh hưởng ngày càng to lớn trong công cuộc phát

triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của đất nước nói chung. Tuy vậy, những

thông tin cụ thể, và tài liệu chính thức về vận tải hàng không chưa phổ biến và phong

phú như các phương thức vận tải khác. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiều về

phương thức vận tải hàng không, bao gồm cơ sở pháp lý, những quy định về mặt

chứng từ cũng như quy trình giao nhận hàng đặc thù của ngành sẽ rất hữu ích cho các

bạn sinh viên thuộc ngành ngoại thương.

Hiểu rõ điều đó, nhóm đã chọn nghiên cứu về vận tải hàng không, với mong

muốn rằng nhóm chúng tôi và các bạn có thể có những hiểu biết nhất định về phương

thức vận tải này và hi vọng sẽ giúp ích cho nghề nghiệp sau này của các bạn.

Đây là lần đầu tiên nhóm chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này

nên khó tránh được những sai sót nhất định trong cả nội dung và hình thức trình bày.

Nhóm mong thầy và các bạn có những đóng góp để nhóm có thể thực hiện tốt hơn

trong các nghiên cứu sau này.

Qua đây, nhóm cũng xin chân thành cám ơn Th.S Ngô Quang Mỹ đã hỗ trợ

nhóm về mặt tài liệu để hoàn thiện bài nghiên cứu.

Nhóm thực hiện

3

Page 5: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Chương 1 Khái quát về vận tải hàng không quốc tế.

1.1 Vai trò của vận tải hàng không.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đóng một vai trò rất quan trọng

trong buôn bán quốc tế. Càng ngày càng có nhiều hàng hóa được vận chuyển bằng

phương thức vận tải hàng không. Hiện nay theo thống kê của LHQ thì lượng hàng hóa

vận chuyển bằng đường hàng không chiếm khoảng 1/3 giá trị hàng hóa buôn bán trên

thế giới.

Số hàng hóa này chủ yếu được luân chuyển qua các đại lý hàng không ( là

người đại diện cho người gửi hàng và cả cho hãng hàng không ). Mạng lưới hàng

không bao phủ khắp địa cầu và hoạt động rất nhộn nhịp. Các đại lý hàng không cũng

tạo thành một mạng lưới tương tự ở khắp các sân bay, các thành phố và đảm nhận hơn

9/10 số lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không. Số còn lại rất ít là được

gửi thẳng, không qua đại lý chỉ vì những lý do đặc biệt nào đó mà thôi.

Với một quốc gia phát triển thì chỉ tiêu về ngành hàng không là một chỉ tiêu vô

cùng quan trọng.

- Nó đánh giá được năng lực quản lý của Nhà nước.

- Trình độ kỹ thuật.

- Khả năng kinh tế của quốc gia đó.

- Cũng như lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường hàng không so với các

phương tiện vận tải khác như thế nào.

1.2 Đặc điểm của vận tải hàng không.

Vận tải hàng không là một ngành vận tải non trẻ nhất. Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ

20, vận tải hàng không mới bắt đầu phát triển và nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ

thuật mà ngành vận tải hàng không ngày càng phát triển nhanh chóng. Trước đây, nó

chủ yếu phục vụ chuyên chở hành khách, ngày nay vận tải hàng không đã được sử

dụng rộng rãi vào chuyên chở hàng hóa trong phạm vi nội địa cũng như quốc tế.

Sở dĩ vận tải hàng không phát triển vì nó đáp ứng được các yêu cầu của nền

kinh tế thế giới hiện nay.

- Trước hết, vận tải hàng không nhạy cảm về thời gian, hoàn toàn thích hợp với

thời đại phát triển như vũ bão về tin học.

4

Page 6: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

- Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là các đường thẳng nối hai điểm

vận tải với nhau.

- Tốc độ của vận tải hàng không cao ( gấp 27 lần vận tải đường biển, 10 lần ô

tô và 8 lần tàu hỏa ), tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh.

- Khoa học kỹ thuật phát triển vận tải hàng không thích hợp với các loại hàng

hóa có giá trị cao, mau hỏng, các loại hàng hóa quí hiếm.

- Ngoài ra, vận tải hàng không còn đáp ứng được các nhu cầu đặc biệt về chính

trị, xã hội … trong từng thời điểm mà không phương thức vận tải nào có thể đáp ứng

được, ví dụ: viện trợ khẩn cấp để cứu nạn đói, bão, động đất…

- Vận chuyển hàng không đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, một sự trang bị hoàn

hảo về kỹ thuật và các phương tiện phục vụ cho việc vận tải như: sân bay, đài kiểm

soát khí tượng, thông tin..đây là một trong những yếu tố cấu thành nên giá cước hàng

không, giá cước này luôn cao hơn bất kì phương tiện nào ( cước hàng không cao gấp 8

lần cước đường biển và gấp từ 2 đến 4 lần cước ô tô và tàu hỏa)

- Mức độ tổn thất khi có rủi ro trong vận tải hàng không rất lớn và hậu quả

thảm khốc của nó ít ai có thể lường trước được.

- Tính an toàn cao và hành trình đều đặn hơn so với các phương tiện vận tải

khác

- Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với các

phương thức vận tải khác.

- Vận tải hàng không đơn giản hoá về về chứng từ thủ tục so với các phương

thức vận tải khác.

Bên cạnh ưu điểm trên, vận tải hàng không cũng có những hạn chế sau:

- Cước vận tải hàng không cao.

-Vận tải hàng không không phù hợp với vận chuyển hàng hoá kồng kềnh, hàng

hoá có khối lượng lớn hoặc có giá trị thấp.

- Vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như

đào tạo nhân lực phục vụ.

1.3 Đối tượng vận chuyển hàng không

- Airmail: Thư từ, bưu phẩm, đồ vật lưu niệm…

- Express: Chứng từ, tài liệu, sách báo, tạp chí, hàng cứu trợ khẩn cấp…

5

Page 7: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

- Airfreight: bao gồm các loại hàng hóa khác như vàng bạc, bạch kim, kim

cương, đá quý, đồ trang sức, tiền, séc, thẻ tín dụng, hàng dễ hư hỏng ( Thực phẩm, hoa

quả tươi…), hàng phục vụ lễ hội, hàng dự hội chợ, triễn lãm, hàng cứu trợ khẩn cấp,

hàng súc vật sống….

- Các lô hàng nhỏ.

- Hàng hoá đòi hỏi giao ngay, an toàn và chính xác.

- Hàng hoá có giá trị cao.

- Hàng hoá có cự ly vận chuyển dài.

1.4 Cơ sở vật chất của vận tải hàng không.

Cảng hàng không (airport).

Theo luật hàng không dân dụng Việt Nam thì cảng hàng không là một tổ hợp

công trình bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình mặt đất khác cần

thiết được sử dụng phục vụ cho máy bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng

không

Sân bay là một phần xác định trên mặt đất hoặc trên mặt nước được xây dựng

để bảo đảm cho máy bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển. Sân bay bao gồm toàn bộ

diện tích trên mặt đất cùng với cơ sở hạ tầng gồm một hay nhiều đường băng, nhà

kho, kho hàng, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa và hành

khách

Cảng hàng không có các khu vực làm hàng xuất, hàng nhập và hàng chuyển tải.

Máy bay .

Máy bay là công cụ chuyên chở của vận tải hàng không. Máy bay có nhiều

loại. Loại chuyên chở hành khách cũng có thể nhận chuyên chở hàng dưới boong.

Loại chuyên chở hàng và loại chở kết hợp cả khách cả hàng.

- Máy bay chở khách ( Passenger Aircraft)

Là loại chuyên dùng để chở hành khách, tuy nhiên cũng có thể chở hàng và

được chở ở khoang bụng dưới ( lower deck), trong khi hành khách được chở ở khoang

chính.

- Máy bay chở hàng ( All cargo Aircraft)

Máy bay chở hàng là một máy bay cánh cố định được thiết kế hay chuyển đổi

để mang hàng hóa hơn là để chở hành khách. Đây là những máy bay không có tính

6

Page 8: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

năng chở hành khách, và nói chung những máy bay này có một hoặc nhiều cửa lớn để

chất và bốc dỡ hàng hóa. Máy bay chuyên chở có thể được sử dụng trong các hãng

hàng không dân sự để chở hàng hoặc hành khách, hay trong các lực lượng quân sự,

hay các cá nhân của các nước riêng lẻ. Tuy nhiên, đa số hàng hóa được chứa trên các

container ULD đặc biệt trong những khoang hàng của máy bay chở khách.

Máy bay được thiết kế để chở hàng hóa và nó có một số đặc tính để phân biệt

với máy bay chở khách truyền thống: một thân máy bay rất lớn, cánh dài và đặt cao

cho phép khu vực hàng hóa đặt gần nền, các lốp lớn cho phép nó hạ cánh tại những vị

trí chưa được chuyển bị trước, và một cánh đuôi đặt cao giúp hàng hóa được đưa vào

hoặc lấy ra trực tiếp khỏi máy bay

Loại này chuyên dùng để chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn, kích thước

cồng kềnh

Nhược điểm là chi phí hoạt động của nó rất lớn, do vậy chi phí hoạt động chủ

yếu do các hãng hàng không có cơ sở công nghiệp và kinh tế mạnh sử dụng.

- Máy bay chở kết hợp ( Mixed/ Combination Aircraft).

Loại này có thể chở cả hành khách và hàng hóa trên boong chính và khoang

bụng máy bay, tạo ra sự cơ động cho việc điều chỉnh khả năng chở hàng và hành

khách phù hợp với nhu cầu vận chuyển

Trang thiết bị xếp dỡ , di chuyển hàng hóa trên mặt đất.

Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng ở cảng hàng không cũng đa dạng và phong

phú. Có các trang thiết bị xếp dỡ và vận chuyển hàng hoá trong sân bay. có trang thiết

bị xếp dỡ hàng hoá theo đơn vị. Ngoài ra còn có các trang thiết bị riêng lẻ như pallet

máy bay, container máy bay, container đa phương thức...

- Xe vận chuyển container, pallet

- Xe nâng hàng

- Thiết bị nâng hạ container/ pallet

- Băng chuyền ( conveyor/ belt)

- Giá đỡ ( dolly)

7

Page 9: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Ngoài ra, máy bay còn có các thiết bi riêng biệt và cực kì chuẩn xác. Các bộ

phận đó trở nên một bộ phận cấu thành của máy bay như pallet, container, igloo … kết

hợp với hệ thống khay lăn, ngăn cách, chằng néo riêng biệt được gọi là thiết bị xếp dỡ

hàng theo đơn vị ( Unit load devices- ULD). Đơn vị này cũng còn dùng để tính cước

theo ULD đối với hàng hóa thông thường ( basis cargo).

ULD có thể là:

- Pallet máy bay và lưới chụp hàng…

- Mui chụp hình Igloo..

ULD gồm hai loại:

- ULD có chứng chỉ. Là loại dùng để chuyên chở hàng trên máy bay vì nó được

kiểm tra, bảo vệ an toàn trong suốt hành trình

- ULD không có chứng chỉ. Loại nay không được coi là khoang máy bay mặc

dù đáp ứng được tất cả mọi yêu cầu về mặt kỹ thuật, hoàn cảnh làm hàng ở mặt đất.

Nếu muốn xếp lên máy bay thì rất hạn chế về số lượng và bắt buộc phải có gia

cố sàn máy bay cho phù hợp, đảm bảo an toàn, và nhìn chung là không được xếp lên

máy bay cũng như bị cấm tuyệt đối trên loại máy bay hỗn hợp

ULD hiện nay được sử dụng như một loại thiết bị thao tác tiêu chuẩn không thể

thiếu của máy bay.

8

Page 10: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Chương 2. Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế.

2.1 Các điều ước quốc tế về vận tải hàng không

• Công ước Vác-sa-va 1929

Vận tảỉ hàng không quốc tế được điều chỉnh chủ yếu bởi Công ước quốc tế để

thống nhất một số quy tắc về vận tải hàng không quốc tế được ký tại Vác-sa-va ngày

12/10/1929 gọi tắt là Công ước Vác-sa-va 1929.

• Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va.

Nghị định thư này ký tại Hague 28/91955, nên gọi tắt là Nghị định thư Hague 1955.

• Công ước bổ sung cho công ước Vác-sa-va được ký kết tại Guadalazala

ngày 18/9/1961, nên gọi tắt là Công ước Guadalazala 1961.

• Hiệp định liên quan tới giới hạn của Công ước Vac-sa-va và nghị định

thư Hague. Hiệp định này được thông qua tại Montreal 13/5/1966, nên gọi tắt là Hiệp

định Montreal 1966.

• Nghị định thư sửa đổi Công ước Vác-sa-va 12/10/1929 được sửa đổi bởi

nghị định thư Hague 28/9/1995. Nghị định này ký tại thành phố Guatemala 8/3/1971,

nên gọi tắt là Nghị định thư Guatemala 1971.

• Nghị định thư bổ sung 1

Nghị định thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 1929. Nghị định thư này được kết

tại Montreal ngày 25/9/1975 nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975 số 1.

• Nghị định thư bổ sung số 2

Nghị định thư sửa đổi công ước Vac-sa-va 1929 đã được sửa đỏi bằng Nghị

định thư Hague 1955. Nghị định thư này được ký kết tại Montreal ngày 25/9/1975,

nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975, bản số 2.

• Nghị định thư bổ sung thứ 3

Nghị định thư sửa dổi công ước Vac-sa-va 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi các

nghị định thư tại Hague ngày 28/9/1955 và tại thành phố Guatemala ngày 8/3/1971.

Nghị định thư này được ký kết tại Montreal 25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư

Montreal năm 1975, bản số 3.

9

Page 11: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

• Nghị định thư bổ sung số 4

Nghị định thư sửa đổi công ước Warsaw 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi nghị

định thư Hague ngày 28/9/1955. Nghị định thư này ký kết tại Montreal, nên gọi tắt là

Nghị định thư Montreal năm 1975, bản số 4.

Các công ước, hiệp định, nghị định thư... chủ yếu sửa đổi bổ sung giới hạn

trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở hàng không đối với tai nạn về hư hỏng,

thiệt hại về hàng hoá, hành lý và thời hạn thông báo tổn thất, khiếu nại người chuyên

chở...

2.2 Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không.

2.2.1 Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không theo công ước Vác-

sa-va 1929.

Khi nói tới trách nhiệm của người chuyên chở hàng không, công ước Vác-sa-va

1929 đề cập tới 3 nội dung : thời hạn trách nhiệm, cơ sở trách nhiệm, giới hạn trách

nhiệm của người chuyên chở.

2.2.1.1 Thời hạn trách nhiệm.

Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở là điều khoản quy định trách

nhiệm của người chuyên chở về mặt thời gian và không gian đối với hàng hoá .

Theo công ước Vác-sa-va, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với

hàng hoá trong quá trình vận chuyển bằng máy bay. Vận chuyển bằng máy bay bao

gồm giai đoạn mà hàng hoá nằm trong sự bảo quản của người chuyên chở hàng không

ở cảng hàng không, ở trong máy bay, hoặc ở bất cứ nơi nào nếu máy bay phải hạ cánh

ngoài cảng hàng không .

Vận chuyển bằng máy bay không mở rộng tới bất kỳ việc vận chuyển nào bằng

đường bộ , đường biển hoặc đường sông tiến hành ngoài cảng hàng không. Tuy nhiên,

nếu việc vận chuyển như vậy xảy ra trong khi thực hiện hợp đồng vận chuyển bằng

máy bay nhằm mục đích lấy hàng, giao hoặc chuyển tải hàng thì thiệt hại được coi là

kết quả của sự kiện xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng máy bay.

2.2.1.2 Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không.

Theo công ước Vac-sa-va 1929, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về

thiệt hại trong trường hợp mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hoá trong quá trình vận

10

Page 12: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

chuyển hàng không .Người chuyên chở cũng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra

do chậm trong quá trình vận chuyển hàng hoá bằng máy bay .

Tuy nhiên , người chuyên chở không phải chịu trách nhiệm nếu anh ta chứng

minh được rằng anh ta và đại lý của anh ta đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để

tránh thiệt hại hoặc đã không thể áp dụng được những biện pháp như vậy trong khả

năng của mình .

Người chuyên chở cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu anh ta

chứng minh được rằng thiệt hại xảy ra do lỗi trong việc hoa tiêu, chỉ huy hoặc vận

hành máy bay hoặc trong mọi phương tiện khác mà anh ta và đại lý của anh ta đã áp

dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng thiệt hại vẫn xảy ra.

Như vậy theo công ước Vác-sa-va, người chuyên chở hàng không phải chịu

trách nhiệm bồi thường trong hai trường hợp sau : hàng hoá bị mất mát hư hại và hàng

hoá bị giao chậm trong thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở .

Nhưng, theo công ước thì người chuyên chở được hưởng miễn trách nhiệm

không phải bồi thường khi tổn thất của hàng hoá là do lỗi trong việc hoa tiêu , chỉ huy

vận hành máy bay hoặc trong trường hợp người chuyên chở hay người thay mặt họ cố

gắng hết sức trong khả năng có thể nhưng tổn thất về hàng hoá vẫn xảy ra.

2.2.1.3 Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng không.

Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở là điều khoản quy định số tiền lớn

nhất mà người chuyên chở phải bồi thường cho một đơn vị hàng hoá trong trường hợp

tính chất và trị giá không được kê khai trên vận đơn hàng không.

Theo công ước Vác-sa-va 1929, trách nhiệm của người chuyên chở được giới

hạn ở một khoản 250 Frăng/kg trừ phi người gửi hàng đã có tờ kê khai đặc biệt trị giá

ở nơi giao hàng, vào lúc hàng hoá được giao cho người chuyên chở và một khoản phí

bổ sung nếu người chuyên chở yêu cầu.

Trong trường hợp trị giá hàng hoá đã được kê khai trên vận đơn thì giới hạn

trách nhiệm của người chuyên chở là trị giá kê khai trên vận đơn .

Nếu trị giá hàng hoá mà người gửi hàng kê khai trên vận đơn lớn hơn giá trị

thực tế của hàng hoá lúc giao hàng thì người chuyên chở chỉ phải bồi thường tới giá trị

của hàng hoá lúc giao hàng nếu họ chứng minh được như vậy .Ðồng Frăng nói ở đây

là đồng Frăng Pháp có hàm lượng vàng là 65,5 mg vàng, độ tinh khiết 900/1000 .

11

Page 13: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Khoản tiền này có thể đổi ra bất kỳ đồng tiền quốc gia nào theo số tròn .Trong trường

hợp người chuyên chở cố ý gây tổn thất cho hàng hoá thì họ không được hưởng giới

hạn trách nhiệm nói trên.

2.2.2 Những sửa đổi , bổ sung Công ước Vác-sa-va về trách nhiệm của

người chuyên chở.

Theo nghị định thư Hague 1955 thì người chuyên chở không được miễn trách

đối với những tổn thất về hàng hoá do lỗi trong việc hoa tiêu , chỉ huy và điều hành

máy bay.

Nhưng theo Hague thì người chuyên chở được miễn tránh nhiệm khi mất mát,

hư hại hàng hoá là do kết quả của nội tỳ, ẩn tỳ và phẩm chất của hàng hoá chuyên chở

(Mục XII , nghị định thư Hague).

Công ước Guadalazara 1961 đã đề cập đến trách nhiệm của người chuyên chở

theo hợp đồng và ngươì chuyên chở thực sự mà Công ước Vác-sa-va chưa đề cập tới.

Theo Công ước Guadalazara thì người chuyên chở theo hợp đồng là người ký

một hợp đồng vận chuyển được điều chỉnh bẵng Công ước Vac-sa-va 1929 với người

gửi hàng hay với người thay mặt người gửi hàng (mục I , khoản b ).

Người chuyên chở thực sự là một người khác, không phải là người chuyên chở

theo hợp đồng, thực hiện toàn bộ hay một phần hợp đồng vận chuyển(mục I khoản c).

Công ước Guadalazara quy định rằng, cả người chuyên chở thực sự và người

chuyên chở theo hợp đồng đều phải chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng. Nhưng khi

bao gồm cả vận chuyển kế tiếp thì người chuyên chở theo hợp đồng có trách nhiệm

đối với toàn bộ quá trình vận tải, người chuyên chở thực sự chỉ có trách nhiệm đối với

phần thực hiện của anh ta.

Khi khiếu nại , người nhận hàng có thể lựa chọn khiếu nại từng người chuyên

chở thực sự hoặc khiếu nại người chuyên chở theo hợp đồng.

Nghị định thư Guatemala 1971 đã quy dịnh chi tiết hơn cách tính trọng lượng

hàng hoá để xét bồi thường.

Theo nghị định thư Guatemala, trong trường hợp hàng hoá bị mất mát, hư hại

hoặc giao chậm một phần thì trọng lượng được xem xét để tính số tiền mà người

chuyên chở phải chịu trách nhiệm bồi thường là trọng lượng của một hay nhiều kiện bị

tổn thất.

12

Page 14: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Nhưng nếu phần hàng hoá bị mất mát, hư hại hay giao chậm lại ảnh hưởng đến

giá trị của kiện khác ghi trong cùng một vận đơn hàng không thì toàn bộ trọng lượng

của một kiện hay nhiều kiện khác ấy cùng dược xem xét và giới hạn trách nhiệm của

người chuyên chở (mục VIII, khoản 2b). Ðiều này không được quy định trong Công

ước Vác-sa-va cũng như nghị định thư và công ước trước nghị định thư Guatemala.

Các nghị định thư Montreal 1975, số 1,2,3,4 quy định một số điểm khác sau

đây:

• Giới hạn trách nhiệm được thể hiện bằng đồng SDR chứ không phải

đồng Frăng như công ước Vác-sa-va 1929. Giới hạn trách nhiệm của người chuyên

chở theo nghị định thư số 1 đối với hàng hoá là 17SDR/kg.

• Với những nước không phải thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế thì có

thể đổi đồng SDR ra tiền tệ quốc gia khi bồi thường. Néu luật quốc gia không cho

phép như vậy thì có thể sử dụng giới hạn trách nhiệm là 250 Făng vàng/kg như đã nói

ở trên.

• Tăng thêm những miễn trách sau đây cho người chuyên chở hàng không

khi hàng hoá mất mát, hư hại do:

Thiếu xót trong đóng gói hàng hoá do người chuyên chở, người phục

vụ hay người đại lý của họ thực hiện.

Hành động chiến tranh hoặc xung đột vũ trang.

Hành động do chính quyền nhân dân thực hiện có liên quan đến xuất

nhập khẩu quá cảnh.

2.3  Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không Việt Nam.

Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sau đây gọi chung là Luật

năm 2006) được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp

thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006. Luật gồm 10 chương, 202 điều (Luật 1991

chỉ có 112 điều), trong đó số lượng các điều mới là 126, số điều được sửa đổi là 45 và

số điều được giữ nguyên là 31.

Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01

tháng 01 năm 2007. Trong đó:

Vận chuyển hàng không được quy định từ Điều 109 đến Điều 159.

13

Page 15: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Chương này quy định về doanh nghiệp vận chuyển hàng không, khai thác vận

chuyển hàng không, vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá bằng đường hàng

không, vận chuyển theo hợp đồng và vận chuyển thực tế.

Và Trách nhiệm dân sự được quy định từ Điều 160 đến Điều 189.

Quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong trường

hợp để xảy ra thiệt hại đối với hành khách, hành lý, hàng hoá, trách nhiệm bồi thường

thiệt hại đối với người thứ ba ở mặt đất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tàu bay

va chạm hoặc gây cản trở nhau.

2.4 Khiếu nại và kiện tụng người chuyên chở hàng không.

2.4.1 Khiếu nại.

Khiếu nại là việc làm cần thiết và quan trọng của người đi nhận hàng khi hàng

hoá bị tổn thất và giao chậm trong quá trình vận chuyển. Khiếu nại mở đường cho

việc kiện tụng sau này.

Muốn khiếu nại có hiệu quả thì việc khiếu nại phải tiến hành đúng thủ tục và

thời hạn. Ðiều 26, công ước Vác-sa-va quy định như sau "Việc nhận hàng mà không

có khiếu nại gì của người nhận hàng là bằng chứng đầu tiên rằng hàng hoá và hành lý

đã được giao trong điều kiện tốt và phù hợp với chứng từ vận chuyển".

Trong trường hợp thiệt hại, người được quyền nhận hàng phải khiếu nại người

vận chuyển ngay lập tức sau khi đã phát hiện ra thiệt hại và chậm nhất là 7 ngày sau

ngày nhận hàng.

Trường hợp chậm chễ đơn khiếu nại phải chậm nhất trong vòng 7 ngày kể từ

ngày nhận hàng.

Trường hợp chậm chễ, đơn khiếu nại phải làm chậm nhất trong vòng 14 ngày

kể từ ngày hàng hoá lẽ ra phải đặt dưới quyền định đoạt của người nhận hàng.Mỗi đơn

khiếu nại phải được lập thành văn bản đúng với chứng từ vận chuyển hoặc bằng thông

báo riêng gửi trong thời gian nói trên.

Không khiếu nại vào trong thời gian nói trên thì không việc khởi kiện nào được

coi là hợp pháp chống lại người vận chuyển trừ khi họ gian lận.

Theo nghị định thư Hague 1955, thời gian khiếu nại người chuyên chở về tổn

thất hàng hoá và giao chậm theo Công ước Vac-sa-va 1929 là 7 ngày và 14 ngày được

nâng lên là 14 đến 21 ngày kể từ ngày nhận hàng.

14

Page 16: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

2.4.2 Thời hạn khiếu nại người chuyên chở hàng không.

Theo công ước Vac-sa-va, quyền đòi thiệt hại bị huỷ bỏ, nếu việc khởi kiện

không được thực hiện trong vòng 2 năm kể từ ngày máy bay đến địa điểm đến hoặc kể

từ ngày lẽ ra máy bay phải đến hoặc kể tù ngày vận chuyển chấm dứt (điều 29, khoản

1, công ước Vac-xa-va 1929).

2.4.3 Ðối tượng khiếu nại.

Hành trình hàng không có thể có nhiều người chuyên chở khác nhau, trong

trường hợp này, người nhận hàng, người gửi hàng có khiếu nại những người chuyên

chở sau đây:

• Người chuyên chở đầu tiên.

• Người chuyên chở cuối cùng.

• Người chuyên chở mà đoạn chuyển chở của họ hàng hoá bị tổn thất.

2.4.4 Nơi kiện.

Do tính quốc tế của vận tải hàng không, người đi kiện và bị kiện có thể ở

những nước khác nhau. Vì vậy khi đi kiện phải xác định nơi kiện phù hợp.

Theo công ước Vac-sa-va 1929 thì tuỳ sự lựa chon của nguyên đơn, thì việc

khởi kiện có thể được tiến hành tại:

• Toà án của một trong các bên ký công ước, hoặc

• Toà án, nơi ở cố định của người vận chuyển, hoặc

• Nơi có trụ sở kinh doanh chính của người vận chuyển, hoặc

• Nơi người vận chuyển có trụ sở mà hợp đồng được ký, hoặc toà án có

thẩm quyền tại nơi hàng đến.

Những vấn đề về thủ tục tố tụng do toà án thụ lý vụ kiện điều chỉnh.

15

Page 17: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Chương 3. Chứng từ vận tải hàng không.

3.1 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và

người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá

đến địa điểm đến và trả hàng hoá cho người có quyền nhận; người thuê vận chuyển có

nghĩa vụ thanh toán cước phí vận chuyển.

Người vận chuyển là tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển thương mại bằng

đường hàng không.

Vận đơn hàng không, các thoả thuận khác bằng văn bản giữa hai bên, Điều lệ

vận chuyển, bảng giá cước vận chuyển là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hàng hóa

(Theo điều 128 Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006).

3.2 Vận đơn hàng không. (Airway bill).

3.2.1 Khái niệm và chức năng của vận đơn hàng không.

Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chức từ vận chuyển hàng hoá và

bằng chứng của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều

kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển ( Luật Hàng Không

dân dụng Việt Nam ngày 4 tháng 1 năm 1992).

Vận đơn hàng không bao gồm một số chức năng như sau:

Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người

chuyên chở và người gửi hàng.

Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng.

Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng

không.

Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá.

Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên

chở hàng hoá.

Không giống như vận tải đường biển, trong vận tải hàng không, người ta không

sử dụng vận đơn có thể giao dịch dược, hay nói cách khác vận đơn hàng không không

phải là chứng từ sở hữu hàng hoá như vận đơn đường biển thông thường. Nguyên

nhân của điều này là do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy bay

thường kết thúc và hàng hoá được giao ngay ở nơi đến một khoảng thời gian dài trước

16

Page 18: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

khi có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân

hàng của người xuất khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập

khẩu. Vì những lý do trên mà vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu

hàng hoá.

Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do

người khác không phải do hãng hàng không ban hành.

3.2.2 Phân loại vận đơn.

Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm hai loại:

o Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill):

Vận đơn này do hãng hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và

mã nhận dạng của người chuyên chở ( issuing carrier indentification).

o Vận đơn trung lập (Neutral airway bill):

Vận đơn này thường do đại lý của người chuyên chở hay người giao nhận phát

hành, trên vận đơn không có biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở.

Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia làm hai loại:

o Vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB):

Là vận đơn do người chuyên chở hàng không cấp cho người gom hàng có vận

đơn nhận hàng ở sân bay đích. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người

chuyên chở hàng không và người gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng giữa

người chuyên chở và người gom hàng.

o Vận đơn của người gom hàng (House airway bill-HAWB):

Là vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để

các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh

mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hoá giữa

người gom hàng với các chủ hàng lẻ.

Nhìn chung, chúng ta có thể hình dung quá trình gom hàng trong lĩnh vực hàng

không như sau:

Tại sân bay đích, người gom hàng dùng vận đơn chủ để nhận hàng từ người

chuyên chở hàng không, sau đó chia lẻ hàng, giao cho từng người chủ hàng lẻ và thu

hồi vận đơn gom hàng mà chính mình phát hành khi nhận hàng ở đầu đi.

17

Page 19: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

3.2.3 Nội dung của vận đơn hàng không.

Theo Luật hàng không dân dụng Việt Nam quy định:

Điều 130. Nội dung của vận đơn hàng không và biên lai hàng hoá

1. Địa điểm xuất phát và địa điểm đến.

2. Địa điểm dừng thoả thuận trong trường hợp vận chuyển có địa điểm xuất

phát, địa điểm đến ở lãnh thổ của cùng một quốc gia và có một hoặc nhiều địa điểm

dừng thoả thuận ở lãnh thổ của quốc gia khác.

3. Trọng lượng hàng hoá, loại hàng hoá.

Vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải hàng

không quốc tế IATA (IATA standard form). Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản,

trong đó bao gồm 3 bản gốc (các bản chính) và các bản phụ.

Mỗi bản vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các mặt vận đơn

giống hệt nhau nếu không kể đến màu sắc và những ghi chú ở phía dưới khác nhau, ví

dụ bản gốc số 1 thì ghi chú ở phía dưới là “bản gốc số 1 dành cho người chuyên chở

phát hành vận đơn”, còn bản số 4 thì lại ghi là “bản số 4, dùng làm biên lai giao

hàng”.

Mặt sau của bản vận đơn khác nhau, ở những bản phụ mặt sau để trống, ở các

bản gốc là các quy định có liên quan đến vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng

không.

Nội dung mặt trước vận đơn

Mặt trước của vận đơn bao gồm các cột mục để trống để người lập vận đơn

điền những thông tin cần thiết khi lập vận đơn. Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA, những

cột mục đó là:

Số vận đơn (AWB number)

Sân bay xuất phát (Airport of departure)

Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (issuing carrier �s

name and address)

Tham chiếu tới các bản gốc (Reference to originals)

Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng (Reference to

conditions of contract)

Người chủ hàng (Shipper)

18

Page 20: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Người nhận hàng (Consignee)

Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent)

Tuyến đường (Routine)

Thông tin thanh toán (Accounting information) 

Tiền tệ (Currency)

Mã thanh toán cước (Charges codes)

Cước phí và chi phí (Charges)

Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage) 

Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs)

Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance)

Thông tin làm hàng (Handing information)

Số kiện (Number of pieces)

Các chi phí khác (Other charges)

Cước và chi phí trả trước (Prepaid)

Cước và chi phí trả sau (Collect)

Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper of certification box)

Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of excution box)

Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of use

only at destination)

Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người

chuyên chở (Collect charges in destination currency, for carrier of use only).

3.2.4 Nội dung mặt sau vận đơn.

Trong bộ vận đơn gồm nhiều bản, chỉ có ba bản gốc và một số bản copy có

những quy định về vận chuyển ở mặt sau. Theo đó, mặt hai của vận đơn hàng không

bao gồm hai nội dung chính:

Thông báo liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở.

Tại mục này, người chuyên chở thông báo số tiền lớn nhất mà họ phải bồi

thường trong trường hợp hàng hoá bị tổn thất trong quá trình chuyên chở, tức là thông

báo giới hạn trách nhiệm của mình. Giới han trách nhiêm của người chuyên chở được

quy định ở đây là giới hạn được quy định trong các công ước, quy tắc quốc tế hoặc

luật quốc gia về hàng không dân dụng.

19

Page 21: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Các điều kiện hợp đồng.

Nội dung này bao gồm nhiều điều khoản khác nhau liên quan đến vận chuyển

lô hàng được ghi ở mặt trước. Các nội dung đó thường là:

o Các định nghĩa, như định nghĩa về người chuyên chở, định nghĩa về

công ước Vac-sa-va 1929, định nghĩa về vận chuyển, điểm dừng thoả thuận...

o Thời hạn trách nhiệm chuyên chở của người chuyên chở hàng không.

o Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không.

o Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng không.

o Cước phí của hàng hoá chuyên chở.

o Trọng lượng tính cước của hàng hoá chuyên chở.

o Thời hạn thông báo tổn thất.

o Thời hạn khiếu nại người chuyên chở.

o Luật áp dụng.

Những quy định này thường phù hợp với quy định của các công ước quốc tế về

hàng không như Công ước Vac-sa-va 1929 và các nghị định thư sửa đổi công ước như

Nghị định thư Hague 1955, Nghị định thư Montreal...

3.3 Lập và phân phối vận đơn hàng không.

3.3.1 Trách nhiệm lập vận đơn.

Công ước Vac-sa-va 1929, điều 5 và điều 6 quy định như sau: ở mỗi người

chuyên chở có quyền yêu cầu người gửi hàng lập và giao cho mình một chứng từ gọi

là giấy gửi hàng hàng không (đến Nghị định thư Hague 1955 đổi tên là vận đơn hàng

không), mỗi người gửi hàng có quyền yêu cầu người chuyên chở chấp nhận chứng từ

này.

Người gửi hàng phải lập giấy gửi hàng hàng không thành 3 bản gốc và trao

cùng với hàng hoá. Bản thứ nhất ghi dành cho người chuyên chở và do người gửi

hàng ký. Bản thứ hai dành cho người nhận hàng do người gửi hàng cùng người

chuyên chở cùng ký và gửi kèm cùng hàng hoá. Bản thứ ba do người chuyên chở ký

và người chuyên chở giao cho người nhận hàng sau khi nhận hàng để chở.

Người chuyên chở sẽ ký vào vận đơn vào lúc nhận hàng. Chữ ký của người

chuyên chở có thể đóng dấu, chữ ký của người gửi hàng có thể ký hoặc đóng dấu.

20

Page 22: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Theo yêu cầu của người gửi hàng, nếu người chuyên chở lập giấy gửi hàng thì

người vận chuyển được coi là làm như vậy để thay thế cho người gửi hàng. Trừ phi có

chứng cứ ngược lại.

Như vậy theo công ước Vac-sa-va 1929 thì người gửi hàng có trách nhiệm

lập vận đơn.

Người gửi hàng phải có trách nhiệm về sự chính xác của các chi tiết và những

tuyên bố có liên quan tới hàng hoá mà anh ta đã ghi trên vận đơn.

Người gửi hàng phải có trách nhiệm đối với tất cả những thiệt hại mà người

chuyên chở hay bất kỳ người nào khác phải chịu do những tuyên bố có liên quan đến

hàng hoá được ghi trên vận đơn không chính xác, không hoàn chỉnh, không đúng quy

tắc dù vận đơn được người gửi hàng hay bất kỳ người nào thay mặt người gửi hàng,

kể cả người chuyên chở hay đại lý của người chuyên chở được người gửi hàng uỷ

quyền lập vận đơn.

Mặt khác, người gửi hàng đã ký vận đơn thì người gửi hàng đã xác nhận rằng

anh ta đồng ý với những điều kiện của hợp đồng vận chuyển được ghi ở mặt sau của

vận đơn.

Luật hàng không dân dụng của Việt Nam 2006 cũng quy định:

Điều 131. Lập vận đơn hàng không

1. Vận đơn hàng không do người gửi hàng lập thành ba bản chính. Bản thứ

nhất do người gửi hàng ký, được giao cho người vận chuyển. Bản thứ hai do người

gửi hàng và người vận chuyển ký, được giao cho người nhận hàng. Bản thứ ba do

người vận chuyển ký, được giao cho người gửi hàng sau khi nhận hàng.

2. Chữ ký của người vận chuyển và người gửi hàng có thể được in hoặc đóng

dấu.

3. Người vận chuyển lập vận đơn hàng không theo yêu cầu của người gửi hàng

được coi là hành động thay mặt người gửi hàng nếu không có sự chứng minh ngược

lại.

3.3.2 Phân phối vận đơn.

Khi phát hành vận đơn cho một lô hàng, người ta phát hành vận đơn gồm nhiều

bản khác nhau. Bộ vận đơn có thể gồm từ 8 đến 14 bản, thông thường là 9 bản, trong

21

Page 23: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

đó bao giờ cũng gồm ba bản gốc, hay còn gọi là các bản chính (orginal), còn lại là các

bản phụ (copy), được đánh số từ 4 đến 14. Vận đơn được phân phối như sau:

Bản gốc số 1, dành cho người chuyên chở, màu xanh lá cây, được người

chuyên chở phát hành vận đơn giữ lại nhằm mục đích thanh toán và để dùng làm bằng

chứng của hợp đồng vận chuyển. Bản này có chữ ký của người gửi hàng.

Bản gốc số 2, dành cho người nhận hàng, màu hồng, được gửi cùng lô hàng

tới nơi đến cuối cùng và giao cho người nhận khi giao hàng.

Bản gốc số 3 dành cho người gửi hàng, màu xanh da trời, dùng để làm bằng

chứng của việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở và làm bằng chứng của hợp

đồng chuyên chở. Bản này có chữ ký của cả người chuyên chở và người gửi hàng.

Bản số 4, là biên lai giao hàng, có sẵn ở nơi đến cuối cùng. Bản này có chữ

ký của người nhận hàng và được người chuyên chở cuối cùng giữ lại để làm biên lai

giao hàng và làm bằng chứng là người chuyên chở đã hoàn thành hợp đồng chuyên

chở.

Bản số 5, dành cho sân bay đến, có sẵn ở sân bay đến.

Bản số 6, dành cho người chuyên chở thứ 3, dùng khi hàng được chuyên

chở tại sân bay thứ 3.

Bản số 7, dành cho người chuyên chở thứ 2, dùng khi hàng được chuyển tải

tại sân bay thứ 2.

Bản số 8, dành cho người chuyên chở thứ 1, được bộ phận chuyển hàng hoá

của người chuyên chở đầu tiên giữ lại khi làm hàng.

Bản số 9, dành đại lý, bản này được người đại lý hay người chuyên chở

phát hành giữ lại.

Bản số 10 đến 14, là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần thiết.

3.4 Bản kê khai vận đơn hàng không. (Air-cargo manifest).

Xem thêm phần phụ lục.

3.5 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice).

Xem thêm phần phụ lục

3.6 Một số chứng từ liên quan khác.

Tờ khai hải quan.

Hóa đơn thương mại.

22

Page 24: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Chứng từ bảo hiểm: Đơn bảo hiểm (Insurance policy) và Giấy chứng nhận

bảo hiểm (Insurance certificate).

Giấy chứng nhận phẩm chất.

Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng.

Giấy chứng nhận xuất xứ.

Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh.

Và các chứng từ liên quan theo yêu cầu của theo yêu cầu của hợp đồng ngoại thương.

(Phần này sẽ được trình bày rõ hơn trong phần quy trình giao nhận hàng XNK)

23

Page 25: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Chương 4. Cước vận tải hàng không.

4.1 Khái niệm.

Cước (charge) là số tiền phải trả cho việc chuyên chở một lô hàng và các dịch

vụ có liên quan đến vận chuyển. Mức cước hay giá cước (rate) là số tiền mà người vận

chuyển thu trên một khối lượng đơn vị hàng hoá vận chuyển. Mức cước áp dụng là

mức ghi trong biểu cước hàng hoá có hiệu lực vào ngày phát hành vận đơn.

4.2 Cơ sở tính cước.

Hàng hoá chuyên chở có thể phải chịu cước theo trọng lượng nhỏ và nặng, theo

thể tích hay dung tích chiếm chỗ trên máy bay đối với hàng hoá nhẹ và cồnh kềnh,

theo trị giá đối với những loại hàng hoá có giá trị cao trên một đơn vị thể tích hay

trọng lượng.

Tuy nhiên cước hàng hoá không được nhỏ hơn cước tối thiểu.

Cước phí trong vận tải hàng không được quy định trong các biểu cước thống

nhất. IATA đã có quy định về quy tắc, thể lệ tính cước và cho ấn hành trong biểu cước

hàng không, viết tắt là TACT (The Air Cargo Tariff), gồm 3 cuốn:

- Quy tắc TACT (TACT rules), mỗi năm 2 cuốn:

- Cước TACT, gồm 2 cuốn, 2 tháng ban hành một cuốn: gồm cước toàn thế

giới, trừ Bắc Mỹ và cước Bắc Mỹ gồm cước đi, đến và cước nội địa Mỹ và Canada.

4.3 Các loại cước.

4.3.1 Cước hàng bách hoá (GCR- general cargo rate).

Là cước áp dụng cho hàng bách hoá thông thường vận chuyển giữa hai điểm.

Cước này được giảm nếu khối lượng hàng hoá gửi tăng lên.

Cước hàng bách hoá được chia làm hai loại:

- Ðối với hàng bách hoá từ 45 kg trở xuóng thì áp dụng cước hàng bách hoá

thông thường (GCR-N: normal general cargo rate).

- Ðối với những lô hàng từ 45 kg trở lên thì áp dụng cước bách hoá theo số

lượng (GCR-Q: quanlity general cargo rate).

Thông thường, cước hàng bách hoá được chia thành các mức khác nhau: từ 45

kg trở xuống; 45 kg đến 100 kg; 100 kg đến 250 kg; 250 kg dến 500 kg; 500 kg đến

1000 kg; 1000 đến 2000 kg...

24

Page 26: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Cước hàng bách hoá được coi là cước cơ bản, dùng làm cơ sở để tính cước cho

những mặt hàng không có cước riêng.

4.3.2 Cước tối thiểu (M-minimum rate).

Là cước mà thấp hơn thế thì các hãng hàng không coi là không kinh tế

đối với việc vận chuyển một lô hàng, thậm chí một kiện rất nhỏ. Trong thực tế, cước

tính cho một lô hàng thường bằng hay lớn hơn mức cước tối thiểu. Cước tối thiểu phụ

thuộc vào các quy định của IATA.

4.3.3 Cước hàng đặc biệt (SCR-specific cargo rate).

Thường thấp hơn cước hàng bách hoá và áp dụng cho hàng hoá đặc biệt trên

những đường bay nhất định. Mục đích chính của cước đặc biệt là để chào cho người

gửi hàng giá cạnh tranh, nhằm tiết kiệm cho người gửi hàng bằng đường hàng không

và cho phép sử dụng tối ưu khả năng chuyên chở của hãng hàng không.

Trọng lượng hàng tối thiểu để áp dụng cước đặc biệt là 100 kg, có nước áp

dụng trọng lượng tối thiểu dưới 100 kg. Theo IATA, những loại hàng hoá áp dụng

cước đặc biệt được chia thành 9 nhóm lớn là:

-Nhóm 1: Súc sản và rau quả, ký hiệu 0001-0999

-Nhóm 2: Ðộng vật sống và động vật phi súc sản, hoa quả, 2000-2999

-Nhóm 3: Kim loại và các loại sản phẩm kim loại trừ máy móc, xe vận tải và

sản phẩm điện tử, 3000-3999

- Nhóm 4: Máy móc, xe vận tải và sản phẩm điện tử, 4000-4999

- Nhóm 5: Các khoáng vật phi kim loại và sản pảhm của chúng, 5000-5999

- Nhóm 6: Hoá chất và các sản phẩm hoá chất, 6000-6999

- Nhóm 7: Các sản phẩm gỗ, cao su, sậy, giấy, 7000-7999

- Nhóm 8: Các dụng cụ, thiết bị chính xác, nghiên cứu khoa học, 8000-8999

Các nhóm lớn lại được chia thành các nhóm nhỏ hơn.

4.3.4 Cước phân loại hàng (class rate).

Ðược áp dụng đối với những loại hàng hoá không có cước riêng, nó thường

được tính theo phần trăm tăng hoặc giảm trên cước hàng hoá bách hoá, áp dụng đối

với những loại hàng hoá nhất định trong những khu vực nhất định. Các loại hàng hoá

chính áp dụng loại cước này:

25

Page 27: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

- Ðộng vật sống: giá cước đối với động vật sống được tính bằng 150% so với

cước hàng hoá thông thường.

- Thức ăn và bao gói cũng được chia vào khối lượng tính cước của lô hàng.

- Hàng trị giá cao như vàng bạc, đồ trang sức được tính bằng 200% cước hàng

bách hoá thông thường.

- Sách báo, tạp chí, thiết bị và sách báo cho người mù được tính bằng 50%

cước hàng bách hoá thông thường.

- Hành lý được gửi như hàng hoá (baggage shipped as cargo): Cước được tính

bằng 50% cước hàng bách hoá thông thường.

- Hài cốt (human remains) và giác mạc loại nước (dehydrated corneas): được

miễn phí ở hầu hết các khu vực trên thế giới...

4.3.5 Cước tính cho mọi loại hàng (FAK-freight all kinds).

Là cước tính như nhau cho mọi loại hàng xếp trong container, nếu nó chiếm

trọng lượng hay thể tích như nhau.

Cước này có ưa điểm là đơn giản khi tính, nhưng lại không công bằng, loại

hàng có giá trị thấp cũng bị tính cước như hàng có giá trị cao, ví dụ: cước tính cho một

tấn cát cũng như tính cho một tấn vàng.

4.3.6 Cước ULD (ULD rate).

Là cước tính cho hàng hoá chuyên chở trong các ULD được thiết kế theo tiêu

chuẩn của IATA. Thông thường, cước này thấp hơn cước hàng rời và khi tính cước

không phân biệt số lượng, chủng loại hàng hoá mà chỉ căn cứ vào số lượng, chủng loại

ULD. Số ULD càng lớn thì cước càng giảm.

4.3.7 Cước hàng chậm

Cước này áp dụng cho những lô hàng không cần chở gấp và có thể chờ cho đến

khi có chỗ xếp hàng trên máy bay. Cước hàng chậm thấp hơn cước hàng không thông

thường do các hãng hàng không khuyến khích gửi hàng chậm để họ chủ động hơn cho

việc sắp xếp chuyên chở.

4.3.8 Cước hàng thống nhất (unifined cargo rate).

Cước này được áp dụng khi hàng hoá được chuyên chở qua nhiều chặng khác

nhau. Người chuyên chở chỉ áp dụng một loại giá cước cho tất cả các chặng. Cước này

có thể thấp hơn tổng số tiền cước mà chủ hàng phải trả cho tất cả những người chuyên

26

Page 28: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

chở riêng biệt, nếu người chủ hàng tự thuê nhiều người chuyên chở khác nhau, không

thông qua một người chuyên chở duy nhất.

4.3.9 Cước hàng gửi nhanh (priority rate).

Cước này được gọi là cước ưu tiên, áp dụng cho những lô hàng được yêu cầu

gửi gấp trong vòng 3 tiếng kể từ khi giao hàng cho người chuyên chở.

Cước gửi nhanh thường bằng 130% đến 140% cước hàng bách hoá thông

thường.

4.3.10 Cước hàng nhóm (group rate).

Cước này áp dụng đối với khách hàng có hàng gửi thường xuyên trong các

container hay pallet, thường là đại lý hay người giao nhận hàng không.

Tại hội nghị Athens năm 1969, IATA cho phép các hãng hàng không thuộc

IATA được giảm cước tối đa là 30% so với cước hàng bách hoá thông thường cho đại

lý và người giao nhận hàng không. Ðiều này cho phép các hãng hàng không được

giảm cước nhưng tránh sự cạnh tranh không lành mạnh do giảm cước quá mức cho

phép.

4.4 . Cách tính cước.

Cách tính cước theo khối lượng của hàng hóa sẽ dựa trên ba tiêu chí:

+ Tổng trọng lượng của hàng hóa ( Gross weight)

+ Dung lượng của hàng hóa (Volume weight )

+ Cước tối thiểu ( Minimum charge)

Cái nào lớn hơn trong 3 cái trên sẽ được chọn để tính cước hàng hóa.

Ví dụ :

Gởi hàng từ HongKong sang Manila (Philippines)

Charges

Gross weight : 5.8 kgs 5.8 * HKD 9.72 = HKD 56.376

Volume weight : 8kgs 8 * HKD 9.72 = HKD 77.76

Minimum charge HKD 146.00

Suy ra tiền phí phải trả là HKD 146.00.

4.4.1 Đối với hàng chỉ có một kiện :

Bước 1 : Cân hàng hóa để lấy trọng lượng

27

Page 29: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Bước 2 : Tính thể tích của hàng hóa bằng cách lấy tích của :

* Trường hợp tính thể tích của hình trụ thì sẽ tính thành thể tích của hình

hộp chữ nhật có độ cao tương đương, có chiều dài và rộng bằng đường kính của

mặt.

* Trường hợp khác :

Diện tích sẽ được quy thành hình chữ nhật để tính : 50 * 60 ( cm2).

Sau đó nhân với chiều cao để tính thể tích.

* Lưu ý : lấy tròn trước khi tính thể tích.

Bước 3: Sau khi có thể tích,ta tiến hành tính dung lượng bằng cách lấy thể tích

chia cho 6000.

( Tùy theo từng đơn vị mà phải chia cho từng số khác nhau )

28

Có bán kính 50 cm, độ cao 70 cm.Thể tích sẽ là : 50 * 50 * 70 ( cm3)

Độ dài lớn nhất * độ rộng lớn nhất * độ cao lớn nhất

50 cm

60 cm

Page 30: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

ĐVKL ( 1) = (2) / (3) Đơn vị thể tích (2) Số chia (3)

KG CM3 6000

KG CU.IN 366

LB CU.IN 136

* Lưu ý : Lấy đến 3 số thập phân, sau đó tiến hành làm tròn.

Bước 4 : So sánh giữa khối lượng, dung lượng, và cước tối thiểu để chọn ra

cái lớn nhất. Sau đó, nhân cho cước phí để cho ra cước phí phải trả.

Ví dụ: Một kiện hàng hóa nặng 90 kg, chiều dài 150.4, chiều rộng 125.3, chiều cao

100.6. Vận chuyển từ Việt Nam đi Singapore với tiền cước $30/ kg. Tính cước phải

trả ?

Tiến hành làm tròn :

+ Chiều dài : 150

+ Chiều rộng : 125

+ Chiều cao : 101

Thể tích : 150 * 125 * 101 = 1893750 (cm3)

Tính dung lượng : 1893750 / 6000 = 315.625 (kg)

Tiến hành làm tròn : 316 (kg).( > 90kg )

Cước phải trả cho kiện hàng là 316 * $ 30 = $ 9480.

4.4.2 Đối với hàng nhiều hơn 2 kiện:

Ta tiến hành làm tương tự cho từng kiện rồi tính tổng khối lượng. Sau đó nhân

với cước phí để đưa ra cước phải trả.

Ví dụ: Cước gởi từ Việt Nam đi Singapore là $30/kg. Với hai kiện hàng có

thông số như sau:

Kiện A 15 kg 20 cm * 15.2cm * 24.7 cm

Kiện B 25 kg 57.3 cm* 93.7cm * 81 cm

Tính cước phải trả ?

Tiến hành làm tròn:

Kiện A 20 cm * 15 cm * 25 cm

Kiện B 57 cm * 94 cm * 81 cm

29

Page 31: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Thể tích và dung lượng :

Kiện A 7500 cm3 7500 / 6000 = 1.250 ( kg)

Kiện B 433998 cm3 433998 / 6000 = 72.333 (kg)

Tiến hành làm tròn:

Kiện A 1.5 kg

Kiện B 72.5 kg

So sánh giữa khối lượng và dung lượng:

Kiện A 15 kg 1.5 kg 15kg

Kiện B 25kg 72.5 kg 72.5 kg

Tổng khối lượng tính cước 87.5 kg

Cước phí phải trả : 87.5 * $ 30 = $ 2625.

4.4.3 Kết luận

Phần trên đã trình bày cách tính cước phải trả khi gởi hàng bằng hàng không.

Ngoài ra, còn có một số phụ phí khác mà người gửi hàng phải trả như phí soi an ninh (

X-ray), phí bảo hiểm ( ISS), phí an ninh (SSC), phí nhiên liệu ( FSC),…

30

Page 32: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Chương 5. Các đại lý hàng không và quy trình giao nhận hàng không.

5.1 Các đại lý hàng không.

Hiện tại, các hãng hàng không trong nước chỉ thực hiện vận chuyển hành khách

và hàng hóa kết hợp. Việt Nam hiện có sáu hãng hàng không được cấp phép vận

chuyển hành khách và hàng hóa kết hợp, và bốn trong số này đang hoạt động, bao

gồm: Vietnam Airlines, Công ty dịch vụ bay hàng không (Vasco), Jetstar Pacific và

Indochina Airlines. Ngoài ra còn có ba hãng hàng không tư nhân được cấp phép là

VietJet Air, Indochina Airlines và Mekong Aviation. Thị trường chuyển phát nhanh ở

Việt Nam tăng trưởng cao và hiện nay, Việt Nam đã thu hút gần một chục hãng hàng

không chuyên chở hàng hóa nước ngoài mở đường bay tới Hà Nội và TP. Hồ Chí

Minh. Đó là các hãng Hong Kong Airlines, Cathay Pacific, Eva Air, Korean Air,

China Airlines, FedEx, K-Mile Air, Cargo Lux. Ngoài ra, nhiều hãng chở khách cũng

khai thác hàng hóa kết hợp như Vietnam Airlines, AirAsia…

Việt Nam chỉ có một doanh nghiệp tư nhân chuyên vận tải hàng hóa bằng máy

bay chuyên dụng quốc tế và nội địa được cấp phép. Đó là Công ty CP Hàng không

Trãi Thiên (Trai Thien Air Cargo)  có trụ sở tại Tp.HCM. Trai Thien Air Cargo sử

dụng máy bay Boeing 737-300 để chở hàng tuyến nội địa, Đông Bắc Á và Đông Nam

Á.

Thông thường, các nhà xuất khẩu thường ủy thác cho các công ty giao nhận để

thực hiện nghĩa vụ của mình, chẳng hạn như Vinalink, TCI, …

Doanh nghiệp Việt Nam Làm đại lý cho hãng hàng không

ASL Express,Ltd Hãng chuyển phát lớn nhất thế giới

TNT, DHL và FedEx.

Công ty Freight Consolidators (44

Trường Sơn, lầu 2, quận Tân Bình, TP.

HCM)

Hãng Hàng Không British Airways

World Cargo (BAWC) - BTWC là một

trong những hãng hàng không lớn nhất

thế giới hiện nay.

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ

vận tải Sài Gòn - Saigon Logistics Co.,

Ltd

Vietnam Airlines,Jetstar Pacific, Asiana

Airlines, American Airlines, Indochina,

Eva Air, China Airlines, Thai

31

Page 33: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Airways,Singapore Airlines…

Vinalink Singapore Airlines, Thai Airways,

Malaysia Airlines, Japan Airlines,

China Airlines, Eva Air, Korean

Airlines, Asiana Airlines, United

Airlines, Lufthansa Airlines, Air

France, Cargolux, Vietnam Airlines….

Lợi thế của đại lý hàng không:

Hưởng phí/hoa hồng (từ hãng hàng không).

Thu lợi nhuận từ các dịch vụ cho khách hàng ( người gởi hàng).

Được ưu tiên ký hợp đồng vận tải với các hãng hàng không.

Thực tế, tại Việt Nam, Vào mùa cao điểm (peak season), các đại lý vận tải chật

vật lắm mới kiếm được các hợp đồng vận tải với các hãng hàng không. Tất nhiên, giá

cước cũng được đẩy lên khi hàng nhiều mà máy bay vận chuyển lại ít... Trước Tết và

tầm từ tháng tư đến tháng mười là hai thời điểm các đại lý vất vả nhất trong việc tìm

máy bay chở hàng. Đại diện một đại lý giao nhận vận tải tại Hà Nội tiết lộ có khi phải

trả giá cước lên gần gấp rưỡi mới ký được hợp đồng. Việc trở thành đại lý hàng không

sẽ giúp cho các doanh nghiệp giao nhận tránh được điều này.

Nhờ vào đại lý, hãng hàng không cũng có những lợi ích nhất định, đó là:

Không phải đi gom hàng lẻ từ người gủi hàng mà vẫn có đơn hàng

Những doanh nghiệp kinh doanh giao nhận địa phương thì am hiểu thị

trường nước họ hơn, có nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp địa phương hơn.

Vì vậy, các hãng hàng không có thể tiết kiệm được chi phí, thời gian cũng như

nhân lực mà vẫn có hiệu quả hoạt động.

Các dịch vụ thường được cung cấp bởi các đại lý hàng không như: Giao nhận

từ kho chủ hàng cho đến sân bay hoặc kho của người nhận (airport-airport, door-

airport, airport-door, door-door):

Dịch vụ chuyển phát nhanh ( chứng từ, hàng mẫu, hàng thương phẩm).

Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia lẻ hàng nhập khẩu.

Dịch vụ khai quan và giao nhận nội địa.

32

Page 34: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Dịch vụ đại lý hải quan.

Lập dự án gửi hàng.

Bốc dỡ hàng

Hệ thống theo dõi hàng hoá.

Nhận hàng và đóng gói tại kho. Dịch vụ hỗ trợ: bảo hiểm hàng hóa,

cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ, giấy kiểm dịch động thực vật, đóng kiện gỗ, hun

trùng…

Hiện nay, mặc dù, trên thị trường vận tải hàng hóa có khá nhiều hãng cạnh

tranh như China Airlines, Korean Air, Eva Air, Asiana Airlines, Shanghai Airlines và

một số hãng cho thuê chuyến khác nhưng hầu hết các đại lý vận tải đều khẳng định

muốn thuê dịch vụ của Vietnam Airline . Lý do chủ yếu vì các lợi thế sân nhà của

hãng hàng không quốc gia như không phải trả tiền xe nâng 572 đồng/kg, dịch vụ kho

bãi thuận lợi, cộng thêm lịch bay ổn định.

Đặc biệt, Vietnam Airline hiện có ưu thế hơn tất cả các hãng hàng không khác

trong việc vận chuyển hàng tới Pháp và các điểm đến châu Âu do hãng có đường bay

thẳng tới Paris và nối chuyến khá nhanh tới các điểm lân cận. Giá cước của Vietnam

Airline cũng không chênh lệch nhiều so với các hãng quốc tế và rẻ hơn tầm 150

USD/tấn so với dịch vụ hạng sang của Air France.

5.2 Quy trình giao nhận hàng theo đường hàng không

Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu tiến hành chuẩn bị hàng

hoá và lập một số một số chứng từ cần thiết về hàng hoá để giao hàng cho hãng hàng

không.

Thông thường, họ uỷ thác cho người giao nhận hay đại lý hàng không bằng

một hợp đồng uỷ thác giao nhận.

Người giao nhận hay đại lý này phải được hãng vận chuyển chỉ định và cho

phép khai thác hàng hoá.

5.2.1 Quy trình giao hàng xuất khẩu.

Người xuất khẩu giao hàng cho người giao nhận kèm với thư chỉ dẫn của

người gửi hàng để người giao nhận giao hàng cho hãng vận chuyển và lập vận đơn.

Thư chỉ dẫn của người gửi hàng được in sẵn thành mẫu và bao gồm những nội

dung chính sau: Tên và địa chỉ của người gửi hàng; Nơi hàng đến và tuyến đường vận

33

Page 35: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

chuyển; Số kiện; Trọng lượng; Kích thước của hàng; Ðặc điểm và số lượng hàng hoá;

Giá trị hàng; Phương pháp thanh toán cước phí; Ký mã hiệu hàng hoá; Có hay không

mua bảo hiểm cho hàng hoá; Liệt kê các chứng từ gửi kèm.

Người giao nhận sẽ cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàng

của người giao nhận (FCR-forwarder’s certificate of receipt). Ðây là sự thừa nhận

chính thức của người giao nhận là họ đã nhận hàng. FCR gồm những nội dung chính

sau: Tên, địa chỉ của người uỷ thác; Tên, địa chỉ của người nhận hàng; Ký mã hiệu và

số hiệu hàng hoá; Số lượng kiện và cách đóng gói; Tên hàng; Trọng lượng cả bì; Thể

tích; Nơi và ngày phát hành giấy chứng nhận.

Người giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận

(FTC-forwarder’s certifficate of transport), nếu người giao nhận có trách nhiệm giao

hàng tại đích.

Nội dung chính của FTC gồm: Tên địa chỉ của người uỷ thác; tên và địa chỉ của

người nhận hàng; Ðịa chỉ thông báo; Phương tiện vận chuyển; Từ/qua; Nơi hàng đến;

Tên hàng; Ký mã và số hiệu hàng hoá; Trọng lượng cả bì; Thể tích; Bảo hiểm; Cước

phí và kinh phí trả cho; Nơi và ngày phát hành chứng từ.

Người giao nhận sẽ cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu (FWR-

forwarder’s warehouse receipt) nếu hàng được lưu tại kho của người giao nhận trước

khi gửi cho hãng hàng không.

FWR gồm những nội dung chính sau: Tên và người cung cấp hàng; Tên người

gửi vào kho; Tên thủ kho; Tên kho; Phương tiện vận tải; Tên hàng; Trọng lượng cả bì;

Tình trạng bên ngoài của hàng hoá khi nhận và ai nhận; Mã và số hiệu hàng hoá; Số

hiệu và bao bì. Bảo hiểm; Nơi và ngày phát hành FWR.

Trên cơ sở uỷ thác của người xuất khẩu, người giao nhận tiến hành tập hợp

và lập chứng từ sau đây để chuẩn bị giao hàng cho hãng hàng không.

- Giấy phép xuất nhập khẩu:

Giấy phép xuất nhập khẩu do cơ quan quản lý xuất nhập khẩu của một nước

cấp, ở Việt Nam là Bộ Thương mại.

Giấy phép xuất nhập khẩu của Việt Nam có hai loại chính: Loại một là giấy

phép mẹ, tức loại giấy phép cấp cho doanh nghiệp được phép xuất hay nhập một khối

lượng hay trị giá hàng trong một năm. Loại 2 là giấy phép con, được cấp cho từng

34

Page 36: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

chuyến hàng một, giấy phép con còn gọi là giấy phép chuyến, loại 2 được sử dụng phổ

biến hơn.

Giấy phép xuất nhập khẩu gồm những nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ của

người xuất nhập; Số giấy phép; Ngày cấp;Thời hạn hiệu lực; Cơ sở cấp giấy phép;

Loại hình kinh doanh; Cửa khẩu nhập; Hợp đồng số; Ngày; Dạng hợp đồng; Chi tiết

về vận tải; Ðiều kiện và địa chỉ giao hàng; Thời hạn giao hàng; Phương thức thanh

toán; Ðồng tiền thanh toán; Tên hàng, chủng loại bao kiện, tên và đặc điểm hàng hoá;

Ký mã hiệu hàng hoá; Số lượng hàng hoá; Ðơn giá; Trị giá; Người và ngày xin cấp

giấy phép; Xác nhận của hải quan; Cơ quan duyệt cấp giấy phép ký tên, đóng dấu.

- Bản kê chi tiết hàng hoá: Ðây là bản khai chi tiết về hàng hoá của người gửi

hàng, nhiều khi người ta dùng phiếu đóng gói thay bản kê khai chi tiết.

Nội dung chính của bản khai chi tiết: Tên và địa chỉ của người gửi hàng; Tên

hàng; Ký mã hiệu của hàng; Số kiện hàng; Trọng lượng toàn bộ; Trọng lượng tịnh;

Kích thước của hàng hoá; Ô tả hàng hoá; Chữ ký của người lập.

- Bản lược khai hàng hoá: Là một bản kê khai tóm tắt về hàng hoá chuyên chở.

Lược khai hàng hoá do người giao nhận lập khi hàng có nhiều lô hàng lẻ gửi chung

một vận đơn (trường hợp gom hàng).

Lược khai hàng hoá bao gồm những nội dung chính sau: Tên, địa chỉ người

gửi; Tên, địa chỉ người nhận; Số thứ tự của vận đơn; Tên hàng; Ký mã hiệu; Trọng

lượng; Số kiện hàng của từng vận đơn; Nơi đi; Nơi đến.

- Giấy chứng nhận xuất xứ: Là chứng từ ghi nơi sản xuất của hàng hoá do

người xuất khẩu kê khai, ký và được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác

nhận (ở Việt Nam là phòng thương mại và công nghiệp).

Giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm chững nội dung chủ yếu sau: Tên và địa chỉ

của người gửi hàng; Tên và địa chỉ của người nhận hàng; Phương tiện và tuyến vận

tải; Mục đích sử dụng chính thức; Số thứ tự của lô hàng; Mã và số hiệu bao bì; Tên

hàng và mô tả hàng hoá; Số lượng hàng hoá; Trọng lượng hàng hoá; Số và ngày của

hoá đơn thương mại; Cam đoan của người xuất khẩu về hàng hoá; Chứng nhận của cơ

quan có thẩm quyền.

- Tờ khai hàng hoá XNK (khai hải quan)

35

Page 37: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo, xuất trình cho cơ quan

hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia.

- Vận đơn hàng không, hoá đơn thương mại (xem phần chứng từ hàng không)...

Sau khi làm song thủ tục với hãng hàng không, sân bay và thanh toán các chi

phí, người giao nhận sẽ gửi chứng từ kèm theo hàng hóa gồm:

Các bản còn lại của MAWB và HAWB.

Hoá đơn thương mại.

Bản kê khai chi tiết hàng hoá.

Giấy chứng nhận xuất xứ.

Phiếu đóng gói.

Lược khai hàng hoá.

Và các chứng từ cần thiết khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Người giao nhận sẽ giao lại bản gốc số 3 cho người gửi hàng (MWAB hoặc

HAWB) cùng thông báo thuế và thu tiền cước cùng các khoản chi phí cần thiết có liên

quan.

Sau đây là ví dụ vè hướng dẫn gửi hàng xuất khẩu của công ty ALS (Aviation

Logistics Services):

CÁC BƯỚC THỦ TỤC

Thủ tục Hải quan Quý khách tiến hành làm các thủ tục Hải quan theo quy

định, sau đó chuyển Hướng dẫn gửi hàng được đóng

dấu Hải quan cho nhân viên tiếp nhận hàng.

Thủ tục gửi hàng Quý khách xuất trình Hướng dẫn gửi hàng đã điền đầy

đủ các thông tin (phần dành cho khách hàng) cho nhân

viên tiếp nhận hàng.

Booking Confirm của hãng hàng không

Các giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu (nếu có).

Quý khách kiểm tra và bảo đảm kiện hàng phải dán đầy

đủ nhãn, mác, bao bì chắc chắn.

36

Thủ tục Hải quan

Thủ tục gửi hàng

Tiếp nhận hàng

Thủ tục tài chính

Xuất vận đơn

Page 38: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Tiếp nhận hàng Nhân viên tiếp nhận hàng tiến hành các thủ tục tiếp

nhận hàng và giao lại cho quý khách hàng Hướng dẫn

gửi hàng đã hoàn thành.

Quý khách hàng ký xác nhận vào phần đo DIM trên

Hướng dẫn gửi hàng.

Thủ tục tài chính  Quý khách chuyển Hướng dẫn gửi hàng, tờ khai Hải

quan cho nhân viên thủ tục, thanh toán các loại phí

phục vụ và phí lưu kho (nếu có) tại quầy thủ tục.

Xuất vận đơn Đối với trường hợp được vận chuyển bởi Vietnam

Airlines: Quý khách nhận lại liên màu trắng của Hướng

dẫn gửi hàng đã đóng dấu từ nhân viên thủ tục và

chuyển cho nhân viên Văn phòng khu vực miền Bắc để

xuất vận đơn.

Đối với trường hợp hàng được vận chuyển bởi các hãng

hàng không khác, nhân viên của Công ty ALS có trách

nhiệm chuyển liên màu trắng của Hướng dẫn gửi hàng

đến hãng vận chuyển để xuất vận đơn.

5.2.2 Quy trình nhận hàng nhập khẩu.

Theo sự uỷ thác của người giao nhận nước ngoài hay người nhập khẩu, người

đại lý hay người giao nhận hàng không sẽ tiến hành giao nhận hàng hoá bằng chứng

từ được gửi từ nước xuất khẩu và những chứng từ do nước nhập khẩu cung cấp.

Nếu chỉ có trách nhiệm giao hàng cho người nhập khẩu tại kho hay trạm

giao nhận hàng hoá của sân bay thì sau khi nhận được thông báo đã đến của hãng vận

chuyển cấp vận đơn (theo quy định của công ước Vac-sa-va thì người chuyên chở có

trách nhiệm thông báo ngay cho người nhận hàng, người giao nhận, đại lý ở nước

nhập khẩu khi hàng hoá được vận chuyển để họ đi nhận hàng) thì: 

- Người giao nhận trực tiếp lên sân bay nhận bộ hồ sơ gửi kèm theo hàng

hoá (đã trình bày ở phần giao hàng xuất khẩu).

- Sau khi thu hồi bản vận dơn gốc số 2, người giao nhận cùng người nhập

khẩu làm các thủ tục nhận hàng ở sân bay.

37

Page 39: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

- Nếu người giao nhận là đại lý gom hàng thì phải nhận lô hàng nguyên

bằng vận dơn chủ sau đó chia hàng và giao cho các chủ hàng lẻ và thu hồi lại vận đơn

gom hàng.

Nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng đến dích, thì ngoài việc thu

hồi các bản số 2 của vận đơn chủ hoặc vận đơn gom hàng, người giao nhận còn phải

yêu cầu người nhập khẩu cung cấp các chứng từ sau:

- Giấy phép nhập khẩu.

- Bản kê khai chi tiết hàng hoá.

- Hợp đồng mua bán ngoại thương.

- Chứng từ xuất xứ.

- Hoá đơn thương mại.

- Lược khai hàng nếu gửi hàng theo HAWB.

- Tờ khai hàng nhập khẩu.

- Giấy chứng nhận phẩm chất.

Và các giấy tờ cần thiết khác.

Người giao nhận tiến hành nhận hàng từ hãng vận chuyển, thanh toán mọi

khoản cước thu sau, làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng không, thông quan cho

hàng hoá.

Giao hàng cho người nhập khẩu tại kho của người nhập khẩu cùng giấy tờ hải

quan và thông báo thuế. Người nhập khẩu nhận hàng và thanh toán các chi phí mà

người giao nhận đã nộp cùng phí giao nhận cho người giao nhận.

Sau đây là quy trình nhận hàng nhập khẩu/ hàng quốc tế tại ALS (Aviation

Logistics Services)

CÁC BƯỚC THỦ TỤC

Thủ tục nhận hàng Quý khách xuất trình:

•     Xuất trình vận đơn (nếu có), các giấy tờ liên quan đến

kho hàng.

•     Giấy báo nhận hàng (nếu có).

•     Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử

dụng.

38

Thủ tục nhận hàng

Thanh toán

Nhận hàng tại kho

Thủ tục Hải quan

Page 40: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

•    Giấy uỷ quyền (trong trường hợp nhận thay).

•    Giấy giới thiệu (nếu là cơ quan).

•    Nhân viên thủ tục hàng không tiếp nhận các giấy tờ liên

quan, in phiếu xuất kho và thu tiền.

Thanh toán

Quý khách thanh toán các loại phí dịch vụ và phí lưu kho

(nếu có), nhận vận đơn, phiếu xuất kho, hoá đơn và sang

làm thủ tục Hải quan.

Thủ tục Hải quan

•    Quý khách làm thủ tục theo sự hướng dẫn của Hải quan.

•    Hải quan đóng dấu xác nhận để làm thủ tục vào phiếu

xuất kho.

Nhận hàng tại kho

•    Quý khách xuất trình cho Hải quan giám sát kho

•    Không vận đơn

•    Phiếu xuất kho đã đóng dấu xác nhận làm thủ tục của

Hải quan

•    Quý khách xuất trình cho nhân viên trả hàng:

    -    Không vận đơn

    -    Phiếu xuất kho

•    Trường hợp với hàng hoá miễn kiểm hoá Hải quan: Quý

khách nhận ngay lô hàng

•    Trường hợp hàng hoá phải kiểm hoá Hải quan: Quý

khách làm thủ tục cho lô hàng tại khu vực Kiểm hoá Hải

quan.

KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu về ngành vận tải hàng không, nhóm chúng tôi đã

hiểu thêm về các quy định đặc thù của ngành vận tải hàng không, quy trình và những

thủ tục cần thiết khi gửi hàng xuất khẩu và nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng

không. Những kiến thức này được nêu ra từ thực tiễn hoạt động của các hãng vận tải,

39

Page 41: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

vì vậy, hi vọng rằng sẽ mang lại những chỉ dẫn có ý nghĩa đối với các bạn nếu sau này

có cơ hội hoạt động trong ngành.

Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu của nhóm không có nhiều, mặt khác, do quá

trình nhận thức, sự hạn chế về tài liệu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên

những sai sót trong quá trình thực hiện là khó có thể tránh khỏi. Chúng em mong

Thầy và các bạn thông cảm!

Nhóm thực hiện.

40

Page 42: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

PHỤ LỤC

LUẬT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM CỦA QUỐC

HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ

66/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2006.

 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm

2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Luật này quy định về hàng không dân dụng.

Chương VI VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG

Mục 1 DOANH NGHIỆP VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG

Điều 109 . Kinh doanh vận chuyển hàng không

1. Vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá,

bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng không. Vận chuyển hàng không bao gồm

vận chuyển hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không không thường lệ.

Vận chuyển hàng không thường lệ là việc vận chuyển bằng đường hàng không

bao gồm các chuyến bay được thực hiện đều đặn, theo lịch bay được công bố và được

mở công khai cho công chúng sử dụng.

Vận chuyển hàng không không thường lệ là việc vận chuyển bằng đường hàng

không không có đủ các yếu tố của vận chuyển hàng không thường lệ.

2. Kinh doanh vận chuyển hàng không là ngành kinh doanh có điều kiện và do

doanh nghiệp vận chuyển hàng không (sau đây gọi là hãng hàng không) thực hiện.

Điều 110 . Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không

1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không khi

có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là vận

chuyển hàng không;

b) Có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác;

c) Có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp

bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không;

d) Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;

41

Page 43: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

đ) Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển

hàng không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển

ngành hàng không;

e) Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam.

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh vận

chuyển hàng không khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều

kiện sau đây:

a) Bên nước ngoài góp vốn với tỷ lệ theo quy định của Chính phủ;

b) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là công dân Việt Nam và

không quá một phần ba tổng số thành viên trong bộ máy điều hành là người nước

ngoài.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển

hàng không sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

4. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không

phải nộp lệ phí.

5. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh

doanh vận chuyển hàng không.

Điều 111 . Điều lệ vận chuyển.

1. Điều lệ vận chuyển là bộ phận cấu thành của hợp đồng vận chuyển hàng

không, quy định các điều kiện của người vận chuyển đối với việc vận chuyển hành

khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng không.

2. Điều lệ vận chuyển không được trái với quy định của Luật này và quy định

của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Hãng hàng không có trách nhiệm ban hành Điều lệ vận chuyển và đăng ký

với Bộ Giao thông vận tải.

Mục 2 KHAI THÁC VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG.

Điều 112 . Quyền vận chuyển hàng không.

1. Quyền vận chuyển hàng không là quyền khai thác thương mại vận chuyển

hàng không với các điều kiện về hãng hàng không, đường bay, tàu bay khai thác,

chuyến bay và đối tượng vận chuyển.

42

Page 44: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

2. Hãng hàng không kinh doanh vận chuyển hàng không trong phạm vi quyền

vận chuyển hàng không do Bộ Giao thông vận tải cấp; không được mua, bán quyền

vận chuyển hàng không, thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm hoặc cạnh

tranh không lành mạnh.

3. Hãng hàng không thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và kinh

doanh vận chuyển hàng không sau khi được Bộ Giao thông vận tải cấp quyền vận

chuyển hàng không.

Điều 113 . Thủ tục cấp quyền vận chuyển hàng không.

1. Hãng hàng không Việt Nam đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không

thường lệ phải gửi hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không;

b) Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay;

c) Báo cáo về đường bay và kế hoạch khai thác dự kiến;

d) Tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ hoạt động của hãng.

2. Hãng hàng không nước ngoài đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không

thường lệ phải gửi hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a) Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Văn bản của quốc gia của hãng hàng không nước ngoài chỉ định hoặc xác

nhận chỉ định hãng hàng không đó được quyền khai thác vận chuyển hàng không theo

điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, cấp hoặc không cấp quyền

vận chuyển hàng không thường lệ trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận

đủ hồ sơ.

4. Hãng hàng không bị thu hồi quyền vận chuyển hàng không thường lệ trong

các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hàng

không, an ninh hàng không và khai thác vận chuyển hàng không;

b) Không bắt đầu khai thác quyền vận chuyển hàng không trong thời hạn mười

hai tháng, kể từ ngày được cấp;

c) Ngừng khai thác quyền vận chuyển hàng không mười hai tháng liên tục;

43

Page 45: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

d) Theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam là thành viên.

5. Quyền vận chuyển hàng không không thường lệ được cấp cùng với việc cấp

phép bay.

6. Hãng hàng không Việt Nam phải cung cấp bản sao hợp đồng hợp tác liên

quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không và các tài liệu có liên quan đến Bộ

Giao thông vận tải để xem xét phê duyệt. Thời hạn xem xét phê duyệt hợp đồng là bảy

ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các tài liệu này.

Điều 114 . Quyền vận chuyển hàng không quốc tế.

1. Vận chuyển hàng không quốc tế là việc vận chuyển bằng đường hàng không

qua lãnh thổ của hơn một quốc gia.

Việc trao đổi quyền vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và các quốc gia

khác phải bảo đảm sự công bằng, bình đẳng về cơ hội khai thác, về quyền lợi và nghĩa

vụ giữa các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài.

2. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ đến và đi từ Việt Nam

được cấp căn cứ vào nhu cầu của thị trường, khả năng của hãng hàng không, sự phát

triển cân đối mạng đường bay; trên cơ sở và phù hợp với các quy định của điều ước

quốc tế về vận chuyển hàng không mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành

viên. Trong trường hợp Việt Nam chưa là thành viên của điều ước quốc tế về vận

chuyển hàng không, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có thể cho phép hãng hàng

không khai thác vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ tạm thời đến và đi từ Việt

Nam.

3. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế không thường lệ đến và đi từ Việt

Nam được cấp căn cứ vào nhu cầu của thị trường và không được gây ảnh hưởng xấu

đến vận chuyển thường lệ.

Điều 115 . Quyền vận chuyển hàng không nội địa.

1. Vận chuyển hàng không nội địa là việc vận chuyển bằng đường hàng không

trong lãnh thổ của một quốc gia.

2. Quyền vận chuyển hàng không nội địa được cấp cho các hãng hàng không

Việt Nam căn cứ vào nhu cầu của thị trường, khả năng của hãng hàng không, sự phát

triển cân đối mạng đường bay và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

44

Page 46: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

3. Bộ Giao thông vận tải chỉ định hãng hàng không Việt Nam là doanh nghiệp

nhà nước khai thác đường bay đến các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó

khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không

công cộng.

4. Hãng hàng không nước ngoài được tham gia vận chuyển hàng không nội địa

khi được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép trong các trường hợp sau đây:

a) Phòng chống hoặc khắc phục thiên tai, dịch bệnh;

b) Cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.

Điều 116 . Giá cước vận chuyển hàng không.

1. Hãng hàng không phải thông báo theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải giá

cước vận chuyển hàng không trên đường bay quốc tế đến và đi từ Việt Nam, trừ

trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có

quy định khác.

2. Giá cước vận chuyển hàng không nội địa do hãng hàng không quyết định

trong khung giá cước do Bộ Tài chính quy định theo đề nghị của Bộ Giao thông vận

tải.

Điều 117 . Vận chuyển hỗn hợp.

1. Trong trường hợp việc vận chuyển được thực hiện một phần bằng đường

hàng không và một phần bằng phương thức vận tải khác thì các quy định của Luật này

chỉ áp dụng đối với phần vận chuyển bằng đường hàng không.

2. Các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng không có quyền ghi vào vận đơn

hàng không, biên lai hàng hoá, vé hành khách các điều kiện liên quan đến việc vận

chuyển bằng phương thức vận tải khác.

Điều 118 . Vận chuyển kế tiếp.

1. Trong trường hợp vận chuyển hàng không do những người vận chuyển khác

nhau kế tiếp thực hiện thì mỗi người vận chuyển kế tiếp được coi là một trong các bên

của hợp đồng vận chuyển.

2. Trong trường hợp vận chuyển hành khách thì hành khách hoặc người có

quyền yêu cầu bồi thường có thể khởi kiện bất kỳ người vận chuyển kế tiếp nào nếu

trong quá trình vận chuyển xảy ra tai nạn, vận chuyển chậm, trừ trường hợp người vận

chuyển đầu tiên đã nhận trách nhiệm đối với toàn bộ hành trình vận chuyển.

45

Page 47: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

3. Trong trường hợp vận chuyển hành lý, hàng hoá thì hành khách hoặc người

gửi hàng có quyền khởi kiện người vận chuyển đầu tiên; hành khách hoặc người nhận

hàng có quyền khởi kiện người vận chuyển cuối cùng; mỗi người vận chuyển có

quyền khởi kiện người vận chuyển đã thực hiện việc vận chuyển mà trong quá trình

đó đã xảy ra mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc vận chuyển chậm. Những người vận

chuyển này phải chịu trách nhiệm liên đới đối với hành khách hoặc người gửi hàng,

người nhận hàng.

Điều 119 . Đơn giản hoá thủ tục trong vận chuyển hàng không.

1. Tàu bay, tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư

đến và đi từ Việt Nam được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh,

hải quan, kiểm dịch và các thủ tục kiểm tra khác.

2. Tổ chức, cá nhân có liên quan phải cung cấp trang bị, thiết bị và dịch vụ để

thực hiện nhanh chóng các thủ tục vận chuyển hàng không, xuất cảnh, nhập cảnh, hải

quan, kiểm dịch và các thủ tục kiểm tra khác cho tàu bay, tổ bay, hành khách, hành lý,

hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư tại cảng hàng không, sân bay.

3. Hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư quá cảnh Việt Nam

và không rời khỏi khu vực quá cảnh được miễn các thủ tục về nhập cảnh, xuất cảnh,

hải quan.

Điều 120 . Vận chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm tại Việt Nam.

1. Vận chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm tại Việt Nam là việc vận chuyển

hàng không quốc tế có ít nhất hai điểm đến hoặc hai điểm đi trong lãnh thổ Việt Nam.

2. Khi vận chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm tại Việt Nam thì tại điểm đến

đầu tiên và điểm đi cuối cùng, tàu bay, tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu

phẩm, bưu kiện, thư được áp dụng các quy định về thủ tục vận chuyển hàng không,

nhập cảnh, xuất cảnh, hải quan, kiểm dịch như tại điểm quá cảnh quốc tế, trừ trường

hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 121 . Báo cáo và cung cấp số liệu thống kê.

1. Hãng hàng không Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Giao thông vận tải

định kỳ hoặc theo yêu cầu về kế hoạch và kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm, dài

hạn và cung cấp số liệu thống kê vận chuyển hàng không.

46

Page 48: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

2. Hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có trách nhiệm cung

cấp số liệu thống kê vận chuyển hàng không có liên quan theo yêu cầu của Bộ Giao

thông vận tải.

3. Số liệu thống kê vận chuyển hàng không bao gồm số liệu về hành khách,

hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư đã vận chuyển, về đội tàu bay và thành viên tổ lái,

về tình hình tài chính.

Điều 122 . Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng không.

1. Hãng hàng không Việt Nam, hãng hàng không nước ngoài được phép bán

hoặc xuất vé hành khách, vận đơn hàng không trực tiếp tại văn phòng bán vé, đại lý

bán vé trên cơ sở hợp đồng chỉ định đại lý hoặc thông qua giao dịch điện tử.

Văn phòng bán vé là chi nhánh của hãng hàng không thực hiện nhiệm vụ bán

vé của hãng.

2. Hãng hàng không nước ngoài hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển

hàng không tại Việt Nam được quyền thanh toán, chuyển đổi và chuyển ngoại tệ ra

nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 123 . Điều kiện, thủ tục mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của

hãng hàng không nước ngoài.

1. Hãng hàng không nước ngoài được mở văn phòng đại diện, văn phòng bán

vé tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Thành lập và hoạt động theo pháp luật của quốc gia nơi đặt trụ sở chính của

hãng;

b) Quyền kiểm soát pháp lý thuộc về quốc gia nơi đặt trụ sở chính của hãng.

2. Hãng hàng không nước ngoài mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé phải

gửi hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé;

b) Tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ hoạt động của hãng;

c) Văn bản xác nhận điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này của cơ quan có

thẩm quyền của quốc gia nơi hãng hàng không đặt trụ sở chính, trừ trường hợp hãng

hàng không được cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ đến Việt Nam;

47

Page 49: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

d) Giấy tờ xác nhận quyền sử dụng diện tích nhà nơi đặt văn phòng đại diện,

văn phòng bán vé;

đ) Mẫu vé dự định bán hoặc xuất tại Việt Nam.

3. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, cấp hoặc không cấp Giấy

phép mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé cho hãng hàng không nước ngoài

trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều

này.

4. Hãng hàng không nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép mở văn phòng đại diện,

văn phòng bán vé phải nộp lệ phí.

5. Giấy phép mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không

nước ngoài bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Không bắt đầu hoạt động bán vé trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày

được cấp giấy phép;

c) Ngừng hoạt động bán vé mười hai tháng liên tục;

d) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép;

đ) Có hành vi lừa đảo khách hàng;

e) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về kinh doanh vận chuyển hàng không

hoặc khai thác hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính;

g) Trong trường hợp cần thiết nhằm bảo đảm quyền mở văn phòng đại diện,

văn phòng bán vé tương tự của các hãng hàng không Việt Nam tại quốc gia của hãng

hàng không nước ngoài.

Điều 124 . Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của

hãng hàng không nước ngoài.

1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy

phép mở văn phòng đại diện, văn phòng bán vé.

2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của

văn phòng.

3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại

văn phòng theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động.

48

Page 50: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân

hàng hoạt động tại Việt Nam và chỉ sử dụng tài khoản này vào hoạt động của văn

phòng.

5. Có con dấu mang tên văn phòng theo quy định của pháp luật Việt Nam về

doanh nghiệp.

6. Văn phòng đại diện không được hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam,

không được giao kết hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều

này; không được sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của hãng, trừ trường hợp hợp

đồng do văn phòng đại diện giao kết hoặc trưởng văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền

hợp pháp của hãng.

7. Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính, chế độ kế toán theo

quy định của pháp luật Việt Nam.

8. Báo cáo về hoạt động của văn phòng định kỳ hoặc theo yêu cầu với Bộ Giao

thông vận tải.

Điều 125 . Điều kiện, thủ tục và việc đăng ký hợp đồng chỉ định đại lý bán vé

của hãng hàng không nước ngoài.

1. Hãng hàng không nước ngoài muốn chỉ định đại lý bán vé tại Việt Nam phải

đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này.

2. Đại lý bán vé của hãng hàng không nước ngoài chỉ được phép thực hiện việc

bán vé sau khi đăng ký hợp đồng chỉ định đại lý bán vé với Bộ Giao thông vận tải.

3. Hồ sơ đăng ký hợp đồng bao gồm:

a) Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chỉ định đại lý bán vé;

b) Tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ hoạt động của hãng;

c) Hợp đồng chỉ định đại lý có công chứng;

d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đại lý bán vé.

4. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, cấp hoặc không cấp Giấy

chứng nhận đăng ký hợp đồng chỉ định đại lý bán vé trong thời hạn bảy ngày làm

việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Đại lý bán vé của hãng hàng không nước ngoài phải nộp lệ phí.

Điều 126 . Hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính.

49

Page 51: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

1. Hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính là hệ thống máy tính cung cấp thông tin

về lịch bay, tình trạng chỗ của chuyến bay, giá cước vận chuyển hàng không và thông

qua đó thực hiện việc đặt chỗ trên chuyến bay.

2. Doanh nghiệp kinh doanh hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính phải tuân thủ

các nguyên tắc sau đây:

a) Bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với người sử dụng dịch vụ;

b) Không bắt buộc người sử dụng chỉ được sử dụng dịch vụ hoặc thiết bị của

doanh nghiệp;

c) Việc hiển thị thông tin trên màn hình về lịch bay, tình trạng chỗ của chuyến

bay, giá cước vận chuyển hàng không phải toàn diện, công bằng, không phân biệt đối

xử;

d) Giá sử dụng dịch vụ được xây dựng trên cơ sở chi phí hợp lý và áp dụng

không phân biệt đối xử đối với tất cả những người sử dụng;

đ) Bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng, trừ trường hợp theo yêu cầu của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 127 . Kiểm tra, thanh tra khai thác vận chuyển hàng không

Hãng hàng không Việt Nam, hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt

Nam phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giao thông vận tải về việc thực hiện quy

định về khai thác vận chuyển hàng không, bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng

không.

 Mục 3 VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ.

Điều 128 . Hợp đồng vận chuyển hàng hoá.

1. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và

người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá

đến địa điểm đến và trả hàng hoá cho người có quyền nhận; người thuê vận chuyển có

nghĩa vụ thanh toán cước phí vận chuyển.

Người vận chuyển là tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển thương mại bằng

đường hàng không.

2. Vận đơn hàng không, các thoả thuận khác bằng văn bản giữa hai bên, Điều

lệ vận chuyển, bảng giá cước vận chuyển là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hàng

hóa.

50

Page 52: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Điều 129 . Vận đơn hàng không và biên lai hàng hoá.

1. Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng

không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hoá và các

điều kiện của hợp đồng.

2. Vận đơn hàng không phải được sử dụng khi vận chuyển hàng hoá bằng

đường hàng không. Trong trường hợp phương tiện lưu giữ thông tin về vận chuyển

hàng hoá được sử dụng thay thế cho việc xuất vận đơn hàng không thì theo yêu cầu

của người gửi hàng, người vận chuyển xuất biên lai hàng hoá cho người gửi hàng để

nhận biết hàng hoá.

3. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường cho người gửi hàng về thiệt

hại do lỗi của mình, nhân viên, đại lý của mình gây ra do việc nhập không chính xác,

không đầy đủ hoặc không đúng quy cách thông tin do người gửi hàng cung cấp vào

các phương tiện lưu giữ thông tin quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Việc giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá mà thiếu một hoặc một số nội

dung quy định tại các điều 130, 131, 132 và 133 của Luật này không làm ảnh hưởng

đến sự tồn tại và giá trị pháp lý của hợp đồng.

Điều 130 . Nội dung của vận đơn hàng không và biên lai hàng hoá.

1. Địa điểm xuất phát và địa điểm đến.

2. Địa điểm dừng thoả thuận trong trường hợp vận chuyển có địa điểm xuất

phát, địa điểm đến ở lãnh thổ của cùng một quốc gia và có một hoặc nhiều địa điểm

dừng thoả thuận ở lãnh thổ của quốc gia khác.

3. Trọng lượng hàng hoá, loại hàng hoá.

Điều 131 . Lập vận đơn hàng không.

1. Vận đơn hàng không do người gửi hàng lập thành ba bản chính. Bản thứ

nhất do người gửi hàng ký, được giao cho người vận chuyển. Bản thứ hai do người

gửi hàng và người vận chuyển ký, được giao cho người nhận hàng. Bản thứ ba do

người vận chuyển ký, được giao cho người gửi hàng sau khi nhận hàng.

2. Chữ ký của người vận chuyển và người gửi hàng có thể được in hoặc đóng

dấu.

51

Page 53: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

3. Người vận chuyển lập vận đơn hàng không theo yêu cầu của người gửi hàng

được coi là hành động thay mặt người gửi hàng nếu không có sự chứng minh ngược

lại.

Điều 132 . Giấy tờ về tính chất của hàng hoá.

Trong trường hợp cần thiết, người gửi hàng phải xuất trình các giấy tờ chỉ rõ

tính chất của hàng hoá theo yêu cầu của cơ quan hải quan, công an và cơ quan khác có

thẩm quyền. Quy định này không làm phát sinh thêm bất kỳ trách nhiệm hoặc nghĩa

vụ nào của người vận chuyển.

Điều 133 . Vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa vận chuyển nhiều kiện

hàng hóa.

Khi vận chuyển nhiều kiện hàng hóa, người vận chuyển có quyền yêu cầu

người gửi hàng lập vận đơn riêng biệt cho từng kiện hàng hóa. Trong trường hợp

phương tiện lưu giữ thông tin về vận chuyển hàng hoá được sử dụng thay thế cho việc

xuất vận đơn hàng không theo quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này thì người

gửi hàng có quyền yêu cầu người vận chuyển xuất biên lai hàng hóa riêng biệt cho

từng kiện hàng hóa.

Điều 134 . Các trường hợp hàng hoá bị từ chối vận chuyển.

1. Hàng hoá được vận chuyển không đúng với loại hàng hoá đã thoả thuận.

2. Người gửi hàng không tuân thủ điều kiện và hướng dẫn của người vận

chuyển về bao bì, đóng gói, ký hiệu, mã hiệu hàng hoá.

Điều 135 . Trách nhiệm của người gửi hàng trong việc cung cấp thông tin.

1. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin và tuyên bố liên quan đến

hàng hoá được ghi trong vận đơn hàng không hoặc được cung cấp để lưu giữ thông tin

trong phương tiện quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này.

2. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của cơ quan hải quan,

công an và cơ quan khác có thẩm quyền trước khi hàng hoá được giao cho người nhận

hàng. Người vận chuyển không có nghĩa vụ kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông

tin hoặc tài liệu mà người gửi hàng cung cấp.

3. Bồi thường thiệt hại gây ra cho người vận chuyển hoặc thiệt hại mà người

vận chuyển phải chịu trách nhiệm do đã cung cấp thông tin không chính xác, không

đầy đủ hoặc không đúng quy cách.

52

Page 54: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Điều 136 . Trả hàng hoá.

1. Người vận chuyển phải thông báo cho người nhận hàng ngay sau khi hàng

hoá được vận chuyển đến địa điểm đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Người nhận hàng có quyền yêu cầu người vận chuyển trả hàng hoá khi hàng

hoá đến địa điểm đến sau khi thanh toán các chi phí phù hợp với điều kiện vận

chuyển, trừ trường hợp quy định tại Điều 139 của Luật này.

3. Người nhận hàng hoặc người gửi hàng thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện

người vận chuyển theo quy định tại Điều 170 của Luật này trong trường hợp người

vận chuyển thừa nhận mất hàng hóa hoặc người nhận hàng không nhận được hàng hóa

sau bảy ngày, kể từ ngày hàng hoá đáng lẽ phải được vận chuyển đến địa điểm đến.

Điều 137 . Quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng hoặc quan hệ

với bên thứ ba.

1. Người gửi hàng và người nhận hàng có thể tự thực hiện tất cả các quyền của

mình quy định tại Điều 139 của Luật này không phụ thuộc vào việc hành động đó vì

lợi ích của người gửi hàng hoặc người nhận hàng, với điều kiện phải thực hiện các

nghĩa vụ theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá.

2. Các quy định tại khoản 1 Điều này, Điều 136 và Điều 139 của Luật này

không ảnh hưởng đến quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng, cũng như

quan hệ với bên thứ ba có các quyền phát sinh từ người gửi hàng hoặc từ người nhận

hàng.

3. Các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, Điều 138 và Điều 139 của Luật

này có thể được các bên thoả thuận khác nhưng phải được ghi cụ thể trong vận đơn

hàng không hoặc biên lai hàng hoá.

Điều 138 . Giá trị chứng cứ của vận đơn hàng không và biên lai hàng hoá.

1. Các dữ liệu ghi trong vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá về trọng

lượng, kích thước, bao gói của hàng hoá và số lượng kiện hàng hoá là chứng cứ ban

đầu để khiếu nại hoặc khởi kiện người vận chuyển.

2. Các dữ liệu ghi trong vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá về số

lượng, thể tích và tình trạng của hàng hoá không có giá trị chứng cứ để khiếu nại hoặc

khởi kiện người vận chuyển, trừ trường hợp các dữ liệu đó đã được xác nhận trong

53

Page 55: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá về việc đã được kiểm tra với sự có mặt

của người gửi hàng hoặc các dữ liệu này có thể nhận biết được rõ ràng từ bên ngoài.

Điều 139 . Quyền định đoạt hàng hoá.

1. Người gửi hàng có quyền lấy lại hàng hoá tại cảng hàng không xuất phát

hoặc cảng hàng không đến, giữ hàng tại bất kỳ nơi hạ cánh cho phép nào trong hành

trình, yêu cầu giao hàng cho người nhận hàng khác tại địa điểm đến hoặc địa điểm

khác trong hành trình, yêu cầu vận chuyển hàng hoá trở lại cảng hàng không xuất

phát.

Quyền định đoạt hàng hoá của người gửi hàng không được thực hiện trong

trường hợp việc thực hiện quyền đó cản trở hoạt động bình thường của người vận

chuyển hoặc gây trở ngại cho những người gửi hàng khác. Người gửi hàng phải thanh

toán chi phí phát sinh từ việc thực hiện quyền quy định tại khoản này.

2. Trong trường hợp yêu cầu của người gửi hàng không thể thực hiện được thì

người vận chuyển phải thông báo ngay cho người gửi hàng.

3. Trong trường hợp người vận chuyển thực hiện các yêu cầu của người gửi

hàng nhưng không lấy lại vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá đã xuất cho

người gửi hàng thì người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra cho

bất kỳ người nào có quyền đối với vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá đó.

4. Quyền định đoạt hàng hoá của người gửi hàng chấm dứt kể từ thời điểm

người nhận hàng yêu cầu người vận chuyển giao hàng hoá cho họ. Trường hợp người

nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc hàng hoá không thể giao cho người nhận hàng

được thì người gửi hàng vẫn có quyền định đoạt hàng hoá.

Điều 140 . Từ chối nhận hàng hoặc hàng không có người nhận.

Trong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc không có người

nhận hàng thì người vận chuyển có nghĩa vụ cất giữ hàng hóa và thông báo cho người

gửi hàng. Người gửi hàng phải trả chi phí phát sinh do việc cất giữ hàng hoá.

Điều 141 . Xuất vận đơn hàng không thứ cấp.

1. Vận đơn hàng không thứ cấp là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giao

nhận hàng hoá để vận chuyển bằng đường hàng không giữa doanh nghiệp giao nhận

hàng hoá và người gửi hàng, điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để

vận chuyển.

54

Page 56: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

2. Doanh nghiệp giao nhận hàng hoá phải đăng ký xuất vận đơn hàng không

thứ cấp với Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

a) Đơn đề nghị đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Mẫu vận đơn hàng không thứ cấp phù hợp với nội dung vận đơn hàng không

quy định tại Điều 130 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài, trong

trường hợp làm đại lý xuất vận đơn hàng không thứ cấp cho doanh nghiệp giao nhận

hàng hóa nước ngoài.

3. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét, cấp hoặc không cấp Giấy

chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp trong thời hạn bảy ngày làm

việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng

không thứ cấp phải nộp lệ phí.

Điều 142 . Thanh lý hàng hoá.

1. Hàng hoá được thanh lý trong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận

hàng hoặc hàng hóa không thể giao cho người nhận hàng mà người gửi hàng từ chối

nhận lại hàng hoặc không trả lời về việc nhận lại hàng trong thời hạn sáu mươi ngày,

kể từ ngày người vận chuyển thông báo cho người gửi hàng; hàng hoá mau hỏng có

thể được thanh lý trước thời hạn này.

2. Số tiền thu được từ việc thanh lý hàng hóa sau khi đã trừ các chi phí liên

quan đến việc vận chuyển, cất giữ và thanh lý hàng hóa phải được trả lại cho người có

quyền nhận; nếu hết thời hạn một trăm tám mươi ngày, kể từ ngày thanh lý hàng hóa,

mà người có quyền nhận không đến nhận thì số tiền còn lại phải nộp vào ngân sách

nhà nước.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định thủ tục

thanh lý hàng hoá.

Mục 4 VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ.

Điều 143 . Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý.

1. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý bằng đường hàng không là sự

thoả thuận giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển chuyên

55

Page 57: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

chở hành khách, hành lý đến địa điểm đến và hành khách phải thanh toán cước phí

vận chuyển.

2. Vé hành khách, Điều lệ vận chuyển, bảng giá cước vận chuyển và các thoả

thuận khác bằng văn bản giữa hai bên là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hành khách,

hành lý.

Điều 144 . Vé hành khách, thẻ hành lý.

1. Vé hành khách là chứng từ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không

và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, các điều kiện của hợp đồng. Vé hành

khách được xuất cho cá nhân hoặc tập thể bao gồm các nội dung sau đây:

a) Địa điểm xuất phát và địa điểm đến;

b) Chỉ dẫn ít nhất một địa điểm dừng thoả thuận trong trường hợp vận chuyển

có địa điểm xuất phát và địa điểm đến ở lãnh thổ của cùng một quốc gia và có một

hoặc nhiều địa điểm dừng thoả thuận ở lãnh thổ của quốc gia khác.

2. Phương tiện lưu giữ thông tin về nội dung quy định tại khoản 1 Điều này có

thể thay thế cho việc xuất vé hành khách; trường hợp các phương tiện đó được sử

dụng thì người vận chuyển có trách nhiệm thông báo cho hành khách về việc cung cấp

bản ghi thông tin đã được lưu giữ.

3. Người vận chuyển phải cấp cho hành khách thẻ hành lý đối với mỗi kiện

hành lý ký gửi.

4. Việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý mà thiếu một hoặc

một số nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không ảnh hưởng đến sự

tồn tại và giá trị pháp lý của hợp đồng.

Điều 145 . Nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách.

1. Vận chuyển hành khách và hành lý đến địa điểm đến thoả thuận và giao

hành lý ký gửi cho người có quyền nhận.

2. Thông báo kịp thời cho hành khách thông tin về chuyến bay; phải quan tâm,

chăm sóc hành khách, đặc biệt đối với hành khách là người tàn tật hoặc cần sự chăm

sóc trong quá trình vận chuyển.

3. Trong trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng

việc vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm mà không phải do lỗi của hành khách thì người

vận chuyển phải thông báo kịp thời, xin lỗi hành khách, bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại

56

Page 58: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

và chịu các chi phí có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian phải chờ đợi tại cảng

hàng không được quy định trong Điều lệ vận chuyển.

4. Trong trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng

việc vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm do lỗi của người vận chuyển thì ngoài việc thực

hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này, người vận chuyển còn phải thu xếp hành

trình phù hợp cho hành khách theo quy định trong Điều lệ vận chuyển hoặc hoàn trả

lại tiền phần vé chưa sử dụng theo yêu cầu của hành khách mà không được thu bất kỳ

một khoản phí liên quan nào.

5. Trong trường hợp do lỗi của người vận chuyển, hành khách đã được xác

nhận chỗ trên chuyến bay nhưng không được vận chuyển hoặc chuyến bay bị huỷ mà

không được thông báo trước thì người vận chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa

vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này và phải trả một khoản tiền bồi thường

ứng trước không hoàn lại cho hành khách. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định

cụ thể về thời gian phải báo trước và khoản tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại

sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong trường hợp phải bồi thường

thiệt hại theo trách nhiệm dân sự của người vận chuyển thì khoản tiền này được trừ

vào khoản tiền bồi thường.

Điều 146 . Từ chối vận chuyển hành khách có vé và đã được xác nhận chỗ

trên chuyến bay hoặc đang trong hành trình.

1. Do tình trạng sức khoẻ của hành khách mà người vận chuyển nhận thấy việc

vận chuyển hoặc vận chuyển tiếp sẽ gây nguy hại cho hành khách đó, cho những

người khác trong tàu bay hoặc gây nguy hại cho chuyến bay.

2. Để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.

3. Hành khách không chấp hành quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an

ninh hàng không, khai thác vận chuyển hàng không.

4. Hành khách có hành vi làm mất trật tự công cộng, uy hiếp an toàn bay hoặc

gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác.

5. Hành khách trong tình trạng say rượu, bia hoặc các chất kích thích khác mà

không làm chủ được hành vi.

6. Vì lý do an ninh.

7. Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

57

Page 59: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Điều 147. Quyền của hành khách.

1. Được thông báo bằng văn bản về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt

hại của người vận chuyển áp dụng đối với trường hợp hành khách bị chết, bị thương,

hành lý bị hư hỏng, mất và vận chuyển chậm.

2. Trong trường hợp hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận

chuyển, hành khách có quyền yêu cầu người vận chuyển thu xếp hành trình phù hợp

hoặc hoàn trả lại tiền phần vé chưa sử dụng.

3. Trong các trường hợp quy định tại Điều 146 của Luật này, hành khách được

nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí

và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.

4. Từ chối chuyến bay; nếu đang trong hành trình, hành khách có quyền từ chối

bay tiếp tại bất kỳ cảng hàng không, sân bay hoặc nơi hạ cánh bắt buộc nào và có

quyền nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã

trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.

5. Được miễn cước vận chuyển hành lý với mức tối thiểu được ghi trong Điều

lệ vận chuyển.

6. Trẻ em dưới mười hai tuổi đi tàu bay được miễn, giảm cước vận chuyển với

mức ghi trong Điều lệ vận chuyển.

Trẻ em từ hai tuổi đến dưới mười hai tuổi được bố trí chỗ ngồi riêng; trẻ em

dưới hai tuổi không có chỗ ngồi riêng và phải có người lớn đi cùng.

Điều 148 . Nghĩa vụ của hành khách.

1. Thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng

không.

2. Thực hiện theo sự chỉ dẫn của người vận chuyển trong quá trình vận chuyển.

3. Bồi thường thiệt hại khi hành khách có lỗi gây ra thiệt hại cho người vận

chuyển, người khai thác tàu bay.

Điều 149 . Vận chuyển hành lý.

1. Hành lý bao gồm hành lý ký gửi và hành lý xách tay.

Hành lý ký gửi là hành lý của hành khách được chuyên chở trong tàu bay và do

người vận chuyển bảo quản trong quá trình vận chuyển.

58

Page 60: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Hành lý xách tay là hành lý được hành khách mang theo người lên tàu bay và

do hành khách bảo quản trong quá trình vận chuyển.

2. Hành lý của mỗi hành khách phải được vận chuyển cùng với hành khách trên

một chuyến bay, trừ các trường hợp sau đây:

a) Vận chuyển hành lý thất lạc;

b) Hành lý bị giữ lại vì lý do an toàn của chuyến bay;

c) Vận chuyển túi ngoại giao, túi lãnh sự;

d) Hành khách bị chết trong tàu bay và thi thể đã được đưa khỏi tàu bay;

đ) Hành lý được vận chuyển như hàng hoá;

e) Các trường hợp bất khả kháng.

Điều 150 . Thanh lý hành lý.

1. Hành lý được thanh lý trong trường hợp không có người nhận trong thời hạn

ba mươi ngày, kể từ ngày hành lý được vận chuyển đến địa điểm đến; hành lý mau

hỏng có thể được thanh lý trước thời hạn này.

2. Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản

3 Điều 142 của Luật này.

 Mục 5 VẬN CHUYỂN THEO HỢP ĐỒNG VÀ VẬN CHUYỂN

THỰC TẾ

Điều 151 . Người vận chuyển theo hợp đồng và người vận chuyển thực tế.

1. Người vận chuyển theo hợp đồng là người giao kết hợp đồng vận chuyển

bằng đường hàng không với hành khách, người gửi hàng hoặc đại diện của hành

khách, người gửi hàng.

2. Người vận chuyển thực tế là người thực hiện toàn bộ hoặc một phần vận

chuyển theo sự uỷ quyền của người vận chuyển theo hợp đồng nhưng không phải là

người vận chuyển kế tiếp theo quy định tại Điều 118 của Luật này.

Điều 152 . Trách nhiệm của người vận chuyển theo hợp đồng và người vận

chuyển thực tế.

1. Người vận chuyển theo hợp đồng chịu trách nhiệm đối với toàn bộ việc vận

chuyển thỏa thuận trong hợp đồng. Người vận chuyển thực tế chịu trách nhiệm đối với

phần vận chuyển mà mình thực hiện.

59

Page 61: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

2. Hành vi của người vận chuyển theo hợp đồng và của nhân viên, đại lý của

người vận chuyển theo hợp đồng trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ được coi là hành

vi của người vận chuyển thực tế liên quan đến phần vận chuyển do người vận chuyển

thực tế thực hiện. Người vận chuyển thực tế không phải chịu trách nhiệm cao hơn giới

hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Mục 1 Chương VII của Luật này.

3. Hành vi của người vận chuyển thực tế và của nhân viên, đại lý của người vận

chuyển thực tế trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ được coi là hành vi của người vận

chuyển theo hợp đồng liên quan đến phần vận chuyển do người vận chuyển thực tế

thực hiện.

4. Thoả thuận của người vận chuyển theo hợp đồng về nghĩa vụ không được

quy định ở Chương này, thoả thuận về việc từ bỏ các quyền được quy định tại Chương

này hoặc thoả thuận về việc kê khai giá trị hàng hoá, hành lý ký gửi quy định tại điểm

b khoản 1 Điều 162 của Luật này không ảnh hưởng đến trách nhiệm của người vận

chuyển thực tế, trừ trường hợp đã được người vận chuyển thực tế đồng ý.

 Điều 153 . Người nhận khiếu nại hoặc yêu cầu.

1. Khiếu nại hoặc yêu cầu có thể được gửi đến người vận chuyển theo hợp

đồng hoặc người vận chuyển thực tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Yêu cầu về quyền định đoạt hàng hóa quy định tại Điều 139 của Luật này chỉ

có giá trị pháp lý khi được gửi cho người vận chuyển theo hợp đồng.

Điều 154 . Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với nhân viên, đại

lý.

Trong trường hợp việc vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện thì

nhân viên hoặc đại lý của người vận chuyển thực tế hoặc của người vận chuyển theo

hợp đồng có quyền hưởng các giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận

chuyển quy định tại Mục 1 Chương VII của Luật này, nếu chứng minh được đã hành

động trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ.

Điều 155 . Tổng số tiền bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp việc vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện thì

tổng số tiền bồi thường thiệt hại mà người vận chuyển thực tế, người vận chuyển theo

hợp đồng và nhân viên, đại lý của họ hoạt động trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ

phải trả không cao hơn số tiền mà người vận chuyển theo hợp đồng, người vận chuyển

60

Page 62: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

thực tế phải bồi thường. Mỗi người vận chuyển không phải trả quá giới hạn trách

nhiệm bồi thường thiệt hại của mình.

Điều 156 . Người bị khởi kiện.

Trong trường hợp việc vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện thì

người vận chuyển thực tế hoặc người vận chuyển theo hợp đồng hoặc cả hai người

vận chuyển đều có thể bị khởi kiện. Trường hợp một người vận chuyển bị khởi kiện

thì người vận chuyển đó có quyền đề nghị Toà án đưa người vận chuyển kia tham gia

tố tụng.

Mục 6 VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ ĐẶC BIỆT.

Điều 157 . Vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, thư.

Việc vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng không được thực

hiện theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về bưu chính.

Điều 158 . Vận chuyển hàng nguy hiểm.

1. Hàng nguy hiểm là vật hoặc chất có khả năng gây nguy hiểm cho sức khoẻ,

tính mạng của con người, sự an toàn của chuyến bay, tài sản hoặc môi trường.

2. Việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không phải tuân theo

quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Hãng hàng không chỉ được phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường

hàng không khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng

đường hàng không do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.

4. Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp hoặc công

nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng

không. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm

bằng đường hàng không phải nộp lệ phí.

Điều 159. Vận chuyển vũ khí, dụng cụ chiến tranh, chất thải hạt nhân.

Không được vận chuyển bằng đường hàng không vũ khí, dụng cụ chiến tranh,

chất thải hạt nhân vào hoặc qua lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp đặc biệt được cơ

quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Quy định này cũng được áp dụng đối với tàu

bay công vụ.

Chương VII TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

61

Page 63: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Mục 1 QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI

VẬN CHUYỂN.

Điều 160 . Bồi thường thiệt hại đối với hành khách.

Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hành

khách chết hoặc bị thương do tai nạn xảy ra trong tàu bay, trong thời gian người vận

chuyển đưa hành khách lên tàu bay hoặc rời tàu bay.

Điều 161 . Bồi thường thiệt hại đối với hàng hoá, hành lý.

1. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt,

hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi do sự kiện xảy ra từ thời điểm người gửi hàng, hành

khách giao hàng hoá, hành lý ký gửi cho người vận chuyển đến thời điểm người vận

chuyển trả hàng hoá, hành lý ký gửi cho người có quyền nhận; đối với vận chuyển

hàng hoá, thời gian trên không bao gồm quá trình vận chuyển bằng đường biển, đường

bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ nội địa được thực hiện ngoài cảng hàng không, sân

bay.

2. Trường hợp xảy ra mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hành lý xách tay, người

vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu người vận chuyển có lỗi gây ra thiệt

hại.

Trường hợp hàng hoá, hành lý đã được bồi thường nhưng sau đó hàng hoá,

hành lý lại đến địa điểm đến thì người nhận hàng, hành khách vẫn có quyền nhận số

hàng hoá, hành lý đó và hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận cho người vận chuyển.

3. Trường hợp hàng hoá đã được người vận chuyển hàng không tiếp nhận thì

bất kỳ thiệt hại nào cũng được coi là kết quả của sự kiện xảy ra khi vận chuyển bằng

đường hàng không mà không phụ thuộc vào phương thức vận chuyển thực tế, trừ

trường hợp người vận chuyển chứng minh được thiệt hại xảy ra trong giai đoạn vận

chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa. Trường hợp

người vận chuyển thay thế một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển bằng đường hàng

không bằng phương thức vận chuyển khác mà không được sự đồng ý của người gửi

hàng thì việc vận chuyển bằng phương thức khác đó được coi là vận chuyển bằng

đường hàng không.

4. Người vận chuyển phải hoàn trả cho người gửi hàng, hành khách cước phí

vận chuyển đối với số hàng hoá, hành lý ký gửi bị thiệt hại.

62

Page 64: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Điều 162 . Mức bồi thường thiệt hại hàng hoá, hành lý.

1. Mức bồi thường của người vận chuyển đối với mất mát, thiếu hụt, hư hỏng

hàng hoá, hành lý được tính như sau:

a) Theo thoả thuận giữa các bên, nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế;

b) Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hoá, hành lý ký gửi tại địa

điểm đến. Trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị đã kê khai cao hơn

giá trị thực tế thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế;

c) Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hàng hoá, hành lý ký gửi không kê khai

giá trị;

d) Theo giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay.

2. Trong trường hợp hàng hoá, hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất

mát, thiếu hụt, hư hỏng và không xác định được giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi

thường của người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường

thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật này.

Điều 163 . Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận

chuyển.

Người vận chuyển phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt

hại đối với tính mạng, sức khoẻ của hành khách, việc mất mát, thiếu hụt, hư hỏng

hàng hoá, hành lý và do vận chuyển chậm hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm khác

đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển quy định tại

Điều 166 của Luật này.

Điều 164. Bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm.

1. Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra do vận chuyển

chậm, trừ trường hợp chứng minh được mình, nhân viên và đại lý của mình không thể

áp dụng hoặc đã áp dụng mọi biện pháp để tránh thiệt hại nhưng thiệt hại vẫn xảy ra.

2. Việc bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm không vượt quá mức giới hạn

trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 166 của Luật này.

Điều 165 . Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

1. Trong trường hợp chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên có quyền

yêu cầu bồi thường thiệt hại, người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ

63

Page 65: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của bên có quyền yêu cầu

bồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp chứng minh được thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ

của hành khách xảy ra do lỗi của hành khách, người vận chuyển được miễn một phần

hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của hành

khách; người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với

tính mạng, sức khoẻ của hành khách nếu thiệt hại đó hoàn toàn do tình trạng sức khoẻ

của hành khách gây ra.

3. Người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường

đối với hàng hoá, hành lý ký gửi bị thiệt hại một cách tương ứng trong các trường hợp

sau đây:

a) Do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hoá, hành lý ký gửi;

b) Do quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với

hàng hoá, hành lý ký gửi;

c) Do xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang;

d) Do lỗi của người gửi, người nhận hàng hóa, hành lý ký gửi hoặc do lỗi của

người áp tải được người gửi hàng hoặc người nhận hàng cử đi kèm hàng hoá.

Điều 166 . Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận

chuyển.

1. Người vận chuyển được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt

hại như sau:

a) Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt

hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách là một trăm nghìn đơn vị tính toán cho mỗi

hành khách;

b) Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt

hại do vận chuyển chậm là bốn nghìn một trăm năm mươi đơn vị tính toán cho mỗi

hành khách;

c) Đối với vận chuyển hành lý, bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay,

mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do

vận chuyển chậm là một nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách; trường hợp hành

khách có kê khai giá trị của việc nhận hành lý ký gửi tại địa điểm đến và trả một

64

Page 66: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trị đã được kê

khai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được rằng giá trị đã kê khai lớn

hơn giá trị thực tế;

d) Đối với vận chuyển hàng hoá, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là mười bảy đơn vị tính toán

cho mỗi kilôgam hàng hoá; trường hợp người gửi hàng có kê khai giá trị của việc

nhận hàng hoá tại nơi đến và trả một khoản phí bổ sung thì người vận chuyển phải bồi

thường theo mức giá trị đã được kê khai, trừ trường hợp người vận chuyển chứng

minh được rằng giá trị đã kê khai lớn hơn giá trị thực tế.

2. Đơn vị tính toán là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được

quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt. Đơn vị tính toán được chuyển đổi sang Đồng Việt

Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm

thanh toán.

3. Trọng lượng của kiện hàng hóa bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc bị vận

chuyển chậm được sử dụng để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của

người vận chuyển trong trường hợp vận chuyển hàng hoá. Trường hợp phần hàng hoá

bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc vận chuyển chậm làm ảnh hưởng đến giá trị của

các kiện hàng hoá khác trong cùng một vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa thì

trọng lượng của toàn bộ các kiện hàng hoá được sử dụng để xác định giới hạn trách

nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển.

4. Người vận chuyển chỉ được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường

thiệt hại quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong trường hợp người vận chuyển

chứng minh được rằng thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của mình hoặc hoàn toàn do

lỗi của bên thứ ba.

5. Người vận chuyển không được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường

thiệt hại quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này trong trường hợp người vận

chuyển, nhân viên hoặc đại lý của người vận chuyển thực hiện hành vi gây thiệt hại

một cách cố ý hoặc do sự cẩu thả nhưng với nhận thức rằng thiệt hại có thể xảy ra.

Trong trường hợp hành vi đó do nhân viên hoặc đại lý thực hiện thì phải chứng minh

được rằng nhân viên hoặc đại lý đó đã hành động khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

65

Page 67: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

6. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định tăng mức giới hạn trách

nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 167. Thỏa thuận về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

1. Mọi thoả thuận của người vận chuyển với hành khách, người gửi hàng,

người nhận hàng nhằm miễn, giảm mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của

người vận chuyển quy định tại Điều 166 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.

2. Người vận chuyển có thể thoả thuận với hành khách, người gửi hàng, người

nhận hàng về các mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cao hơn các mức giới

hạn trách nhiệm quy định tại Điều 166 của Luật này.

Điều 168 . Bồi thường thiệt hại cho người vận chuyển.

Hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng phải bồi thường thiệt hại cho

người vận chuyển nếu gây thiệt hại cho người vận chuyển hoặc gây thiệt hại cho

người thứ ba mà người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường.

Điều 169 . Tiền trả trước.

1. Trong trường hợp xảy ra tai nạn tàu bay gây thiệt hại đến tính mạng, sức

khỏe của hành khách thì người vận chuyển phải trả ngay một khoản tiền cho hành

khách hoặc người có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Mức tiền trả trước này do người vận chuyển quyết định và được ghi trong Điều

lệ vận chuyển.

2. Khoản tiền trả trước theo quy định tại khoản 1 Điều này không phải là bằng

chứng để xác định lỗi của người vận chuyển và được trừ vào số tiền bồi thường thiệt

hại mà người vận chuyển phải trả.

Điều 170 . Khiếu nại và khởi kiện người vận chuyển.

1. Hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp

của họ có quyền khiếu nại, khởi kiện người vận chuyển để bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp khi bị xâm hại.

2. Trước khi khởi kiện về mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, vận chuyển chậm hàng

hoá, hành lý ký gửi, người có quyền khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải

khiếu nại bằng văn bản đến người vận chuyển trong thời hạn sau đây:

a) Bảy ngày, kể từ ngày nhận hành lý trong trường hợp mất mát, thiếu hụt, hư

hỏng hành lý;

66

Page 68: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

b) Mười bốn ngày, kể từ ngày nhận hàng trong trường hợp thiếu hụt, hư hỏng

hàng hoá; hai mươi mốt ngày, kể từ ngày phải trả hàng trong trường hợp mất mát hàng

hoá;

c) Hai mươi mốt ngày, kể từ ngày người có quyền nhận đã nhận được hành lý

hoặc hàng hoá trong trường hợp vận chuyển chậm.

3. Người vận chuyển phải thông báo cho người khiếu nại biết việc chấp nhận

hoặc không chấp nhận khiếu nại trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được

khiếu nại. Trường hợp khiếu nại không được chấp nhận hoặc quá thời hạn trên mà

không nhận được thông báo trả lời thì người khiếu nại có quyền khởi kiện.

4. Việc khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người vận chuyển

chỉ được thực hiện theo các điều kiện và mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt

hại quy định tại Luật này.

5. Trường hợp việc khiếu nại không được thực hiện trong thời hạn quy định tại

khoản 2 Điều này thì việc khởi kiện không có giá trị, trừ trường hợp có sự lừa dối từ

phía người vận chuyển hoặc người có quyền khiếu nại có lý do chính đáng.

Điều 171 . Quyền của nhân viên, đại lý của người vận chuyển khi bị khiếu

nại.

1. Trong trường hợp nhân viên, đại lý của người vận chuyển bị khiếu nại về bồi

thường thiệt hại thì nhân viên, đại lý đó có quyền hưởng các giới hạn trách nhiệm bồi

thường thiệt hại của người vận chuyển theo quy định tại Mục 1 Chương VII của Luật

này nếu nhân viên, đại lý đó đã hành động trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ.

2. Tổng số tiền bồi thường thiệt hại mà người vận chuyển, nhân viên, đại lý của

người vận chuyển phải chịu không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm bồi thường

thiệt hại theo quy định của Luật này.

Điều 172. Thẩm quyền giải quyết của Toà án Việt Nam đối với tranh chấp

trong vận chuyển hàng không quốc tế.

1. Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng

vận chuyển hàng không quốc tế hành khách, hành lý, hàng hoá theo lựa chọn của

người khởi kiện trong các trường hợp sau đây:

a) Người vận chuyển có trụ sở chính hoặc địa điểm kinh doanh chính tại Việt

Nam;

67

Page 69: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

b) Người vận chuyển có địa điểm kinh doanh và giao kết hợp đồng vận chuyển

tại Việt Nam;

c) Việt Nam là địa điểm đến của hành trình vận chuyển.

2. Hợp đồng vận chuyển quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này là hợp đồng

vận chuyển mà theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, địa điểm xuất phát và địa

điểm đến trên lãnh thổ của hai quốc gia hoặc trên lãnh thổ của một quốc gia nhưng có

địa điểm dừng thoả thuận trên lãnh thổ của một quốc gia khác, không kể có gián đoạn

trong vận chuyển hoặc chuyển tải.

3. Đối với tranh chấp về thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành khách bị chết

hoặc bị thương thì ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, Toà án Việt Nam có thẩm

quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp hành khách có nơi cư trú chính và

thường xuyên tại Việt Nam vào thời điểm xảy ra tai nạn, với điều kiện:

a) Người vận chuyển có hoạt động khai thác vận chuyển hành khách trực tiếp

bằng tàu bay của mình hoặc bằng tàu bay của người vận chuyển khác theo hợp đồng

giao kết giữa những người vận chuyển về việc liên danh khai thác các chuyến bay vận

chuyển hành khách;

b) Người vận chuyển sử dụng trụ sở của mình hoặc trụ sở của người vận

chuyển khác có hợp đồng liên danh giao kết với mình để kinh doanh vận chuyển hành

khách bằng đường hàng không tại Việt Nam.

4. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thực hiện theo quy định của Luật này

và pháp luật về tố tụng dân sự của Việt Nam.

Điều 173. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.

1. Các bên của hợp đồng vận chuyển hàng hoá có thể thoả thuận giải quyết

tranh chấp phát sinh bằng Trọng tài. Thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản.

2. Đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế liên

quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển, việc giải quyết bằng

Trọng tài tại Việt Nam chỉ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1

và khoản 2 Điều 172 của Luật này.

3. Quy định tại khoản 2 Điều này được coi là một phần của bất kỳ điều khoản

hoặc thoả thuận trọng tài nào. Mọi điều khoản và thoả thuận trọng tài trái với quy định

này đều bị coi là vô hiệu.

68

Page 70: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Điều 174 . Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người

vận chuyển.

Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển

đối với thiệt hại xảy ra cho hành khách, hành lý, hàng hoá là hai năm, kể từ ngày tàu

bay đến địa điểm đến, ngày tàu bay phải đến địa điểm đến hoặc từ ngày việc vận

chuyển bị chấm dứt, tùy thuộc vào thời điểm nào muộn nhất.

Mục 2 TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI

NGƯỜI THỨ BA Ở MẶT ĐẤT.

Điều 175 . Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân ở mặt đất bị thiệt hại do tàu bay đang bay, người,

vật, chất trong tàu bay đang bay gây ra (sau đây gọi là người thứ ba ở mặt đất) có

quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu chứng minh được rằng tàu bay đang bay,

người, vật, chất từ tàu bay đang bay rơi xuống trực tiếp gây ra thiệt hại đó.

2. Trong Mục này, tàu bay được coi là đang bay kể từ thời điểm tàu bay nổ

máy để cất cánh cho đến thời điểm tắt máy sau khi hạ cánh; đối với khí cầu hoặc thiết

bị bay tương tự thì kể từ thời điểm rời khỏi mặt đất cho đến thời điểm chạm đất.

Điều 176 . Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai

thác tàu bay.

Người khai thác tàu bay phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường

thiệt hại đối với người thứ ba ở mặt đất hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm khác

đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mình quy định tại Điều 180 của

Luật này.

Điều 177 . Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

1. Người khai thác tàu bay phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra

cho người thứ ba ở mặt đất.

2. Người sử dụng tàu bay bất hợp pháp gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất

thì phải bồi thường. Người chiếm hữu tàu bay phải chịu trách nhiệm liên đới với

người sử dụng bất hợp pháp tàu bay về thiệt hại đã gây ra nếu không chứng minh

được rằng mình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc sử dụng bất

hợp pháp đó.

69

Page 71: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

3. Người khai thác tàu bay quy định tại Chương này là người trực tiếp sử dụng

tàu bay hoặc nhân viên của người đó sử dụng tàu bay trong quá trình thực hiện công

việc tại thời điểm xảy ra thiệt hại.

Điều 178 . Miễn, giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

1. Trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì mức

bồi thường của người gây ra thiệt hại được giảm tương ứng với mức độ lỗi của người

bị thiệt hại; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây

thiệt hại không phải bồi thường.

2. Người khai thác tàu bay được miễn trách nhiệm bồi thường nếu thiệt hại là

hậu quả trực tiếp của chiến tranh, xung đột vũ trang hoặc tàu bay đang được cơ quan

nhà nước có thẩm quyền trưng dụng.

Điều 179. Quyền khởi kiện để truy đòi của người chịu trách nhiệm bồi

thường thiệt hại.

Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có quyền khởi kiện để truy đòi đối

với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc gây ra thiệt hại.

Điều 180 . Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác

tàu bay.

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay quy định tại

Mục này đối với mỗi tàu bay và mỗi sự kiện gây thiệt hại không quá một nghìn đơn vị

tính toán cho mỗi kilôgam trọng lượng tàu bay.

Trọng lượng tàu bay là trọng lượng cất cánh tối đa được phép của tàu bay theo

Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay, trừ ảnh hưởng của khí nâng khi sử dụng.

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay trong trường

hợp người thứ ba ở mặt đất bị chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khoẻ không

quá một trăm năm mươi nghìn đơn vị tính toán cho mỗi người.

3. Trong trường hợp thiệt hại do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau thì

người thứ ba ở mặt đất có quyền được bồi thường đến mức tổng số các giới hạn trách

nhiệm bồi thường thiệt hại đối với mỗi tàu bay; người có trách nhiệm bồi thường của

mỗi tàu bay gây thiệt hại chỉ phải bồi thường đến mức giới hạn trách nhiệm bồi

thường thiệt hại quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

70

Page 72: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

4. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định tăng mức giới hạn trách

nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay.

Điều 181 . Các trường hợp người khai thác tàu bay mất quyền hưởng giới hạn

trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

1. Thiệt hại xảy ra do lỗi của người khai thác tàu bay, nhân viên, đại lý của

người khai thác tàu bay.

2. Thiệt hại xảy ra khi tàu bay bị sử dụng bất hợp pháp.

Điều 182. Giải quyết bồi thường thiệt hại trong trường hợp tổng giá trị thiệt

hại thực tế vượt quá giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu

bay.

1. Trong trường hợp chỉ có yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ

hoặc về tài sản thì số tiền bồi thường cho mỗi yêu cầu được giảm theo tỷ lệ tương ứng

với giá trị thiệt hại thực tế.

2. Trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại về cả tính mạng, sức khoẻ

và tài sản thì tổng số tiền bồi thường được ưu tiên sử dụng để đáp ứng yêu cầu bồi

thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ; nếu không đủ thì chia theo tỷ lệ của các yêu

cầu đó; phần tiền còn lại được sử dụng để đáp ứng yêu cầu bồi thường về tài sản chưa

được giải quyết.

Điều 183 . Các trường hợp người bảo hiểm, người bảo đảm được miễn, giảm

trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

1. Người bảo hiểm, người bảo đảm được miễn, giảm trách nhiệm bồi thường

thiệt hại đối với các trường hợp quy định tại Điều 178 của Luật này.

2. Người bảo hiểm, người bảo đảm được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

trong các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra khi hợp đồng bảo hiểm hoặc việc bảo đảm hết hiệu lực.

Trường hợp tàu bay đang bay mà hợp đồng bảo hiểm hoặc việc bảo đảm hết hiệu lực

thì thời hạn bảo hiểm hoặc bảo đảm được kéo dài cho đến khi tàu bay hạ cánh ở điểm

tiếp theo trong hành trình, nhưng không quá hai mươi bốn giờ, kể từ thời điểm hợp

đồng bảo hiểm hoặc việc bảo đảm hết hiệu lực. Việc kéo dài thời hạn bảo hiểm hoặc

bảo đảm chỉ được áp dụng khi có lợi cho người bị thiệt hại;

71

Page 73: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

b) Thiệt hại xảy ra ở ngoài phạm vi được bảo hiểm về không gian quy định

trong hợp đồng bảo hiểm hoặc bảo đảm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trong tình

huống khẩn cấp.

Điều 184 . Miễn kê biên tiền bảo hiểm, tiền bảo đảm.

Khoản tiền bảo hiểm, tiền bảo đảm quy định tại Điều 176 của Luật này không

bị kê biên để bảo đảm thực hiện yêu cầu của chủ nợ của người khai thác tàu bay cho

đến khi việc bồi thường thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất được giải quyết.

Điều 185. Thẩm quyền xét xử của Toà án.

Tòa án nơi xảy ra thiệt hại có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt

hại của người thứ ba ở mặt đất, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 186 . Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba ở mặt đất

là hai năm, kể từ ngày phát sinh sự kiện gây thiệt hại.

Điều 187 . Áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại.

Các quy định tại Mục này được áp dụng đối với tàu bay đang bay gây thiệt hại

cho tàu, thuyền, công trình của Việt Nam ở vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ

quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vùng biển, vùng đất không thuộc chủ

quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào.

Mục 3 TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI TÀU

BAY VA CHẠM HOẶC GÂY CẢN TRỞ NHAU.

Điều 188 . Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác khi tàu bay

va chạm hoặc gây cản trở nhau.

1. Trong trường hợp xảy ra thiệt hại do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau

thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người khai thác tàu bay được xác định như

sau:

a) Thiệt hại xảy ra do lỗi của một bên thì bên có lỗi phải bồi thường;

b) Thiệt hại xảy ra do lỗi của nhiều bên thì trách nhiệm bồi thường được xác

định theo mức độ lỗi của mỗi bên; trường hợp không xác định được mức độ lỗi thì các

bên có trách nhiệm bồi thường ngang nhau.

72

Page 74: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không cản trở việc yêu cầu người vận chuyển

bồi thường thiệt hại. Người vận chuyển có quyền yêu cầu người khai thác tàu bay có

trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện nghĩa

vụ hoàn trả khoản tiền đã bồi thường.

Điều 189. Trách nhiệm liên đới.

Khi hai hoặc nhiều tàu bay đang bay do va chạm hoặc gây cản trở cho nhau mà

gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất thì người khai thác tàu bay của mỗi tàu bay

gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại đó theo mức độ lỗi của

mỗi bên.

73

Page 75: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------o0o--------

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Số: [số Hợp đồng]/HĐVCHH

Hôm nay, ngày ...................................tại ..............................

Chúng tôi gồm có:

Bên A: Chủ hàng

- Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp): ...............................................................

- Địa chỉ: .........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Tài khoản số: ........................Mở tại ngân hàng: .........................................

- Đại diện là Ông (Bà): ......................................Chức vụ: .............................

- Giấy ủy quyền số (nếu có): ..........................................................................

Viết ngày ...........................do................chức vụ: ..............ký (nếu có).

Bên B: Bên chủ phương tiện

- Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp): ..............................................................

- Địa chỉ: .........................................................................................................

- Điện thoại: ....................................................................................................

- Tài khoản số: ........................Mở tại ngân hàng: .........................................

- Đại diện là Ông (Bà): ......................................Chức vụ: .............................

- Giấy ủy quyền số (nếu có): ..........................................................................

Viết ngày ...........................do ...............chức vụ: ..............ký (nếu có).

Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1: Hàng hóa vận chuyển

1. Tên hàng: Bên A thuê bên B vận tải những hàng hóa sau:

[tên hàng hóa]

2. Tính chất hàng hóa:

Bên B cần lưu ý bảo đảm cho bên A những loại hàng sau được an toàn:

74

Page 76: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

- [số loại hoàng hóa] hàng cần giữ tươi sống: [tên hàng]

- [số loại hoàng hóa] hàng cần bảo quản không để biến chất [tên hàng]

- [số loại hoàng hóa] hàng nguy hiểm cần che đậy hoặc để riêng [tên hàng]

- [số loại hoàng hóa] hàng dễ vỡ [tên hàng]

- [số súc vật] súc vật cần giữ sống bình thường [tên súc vật]

3. Đơn vị tính đơn giá cước (phải quy đổi theo quy định của Nhà nước, chỉ

được tự thỏa thuận nếu Nhà nước chưa có quy định)

Điều 2: Địa điểm nhận hàng và giao hàng

1/ Bên B đưa phương tiện đến nhận hàng tại (kho hàng) số nhà..............do bên

A giao.

(Chú ý: Địa điểm nhận hàng phải là nơi mà phương tiện vận tải có thể vào ra

thuận tiện, an toàn).

2/ Bên B giao hàng cho bên A tại địa điểm ……… (có thể ghi địa điểm mà

người mua hàng bên A sẽ nhận hàng thay cho bên A).

Điều 3: Định lịch thời gian giao nhận hàng

S

TT

Tên

hàng

Nhận hàng Giao hàngGhi

chúSố

lượng

Địa

diểm

Thời

gian

Số

lượng

Địa

điểm

Thời

gian

Điều 4: Phương tiện vận tải

1/ Bên A yêu cầu bên B vận tải số hàng trên bằng phương tiện [TEN PHUONG

TIEN] (xe tải, tàu thủy, máy bay v.v…).

Phải có những khả năng cần thiết như:

- Tốc độ phải đạt [số Km/h] km/ giờ.

- Có máy che [chất liệu mái che];

- Số lượng phương tiện là: [số phương tiện]

2/ Bên B chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho phương tiện vận tải để bảo đảm vận

tải trong thời gian là: [số ngày tháng năm]

75

Page 77: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

3/ Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tịên đi lại hợp lệ trên tuyến

giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về

giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.

4/ Bên B phải làm vệ sinh phương tiện vận tải khi nhận hàng chi phí vệ sinh

phương tiện vận tải sau khi giao hàng bên A phải chịu là [số tiền] đồng.

5/ Sau khi bên B đưa phương tiện đến nhận hàng mà bên A chưa có hàng để

giao sau: [số phút] phút thì bên A phải chứng nhận cho bên B đem phương tiện về (từ

30 phút đến 60 phút có thể đòi về) và phải trả giá cước của loại hàng thấp nhất về giá

vận tải theo đoạn đường đã hợp đồng. Trong trường hợp không tìm thấy người đại

diện của bên A tại địa điểm giao hàng, bên B chờ sau 30 phút có quyền nhờ ủy ban

nhân dân cơ sở xác nhận phương tiện có đến rồi cho phương tiện về và yêu cầu thanh

toán chi phí như trên.

6/ Bên B có quyền từ chối không nhận hàng nếu bên A giao hàng không đúng

loại hàng ghi trong vận đơn khi xét thấy phương tiện điều động không thích hợp với

loại hàng đó, có quyền bắt bên A phải chịu phạt [số tháng] [số %] giá trị tổng cước phí

(tương đương trường hợp đơn phương đình chỉ hợp đồng).

7/ Trường hợp bên B đưa phương tiện đến nhận hàng chậm so với lịch giao

nhận phải chịu phạt hợp đồng là: [số tiền] đồng/ giờ.

Điều 5: Về giấy tờ cho việc vận chuyển hàng hóa

1/ Bên B phải làm giấy xác báo hàng hóa (phải được đại diện bên B ký, đóng

dấu xác nhận) trước …..giờ so với thời điểm giao hàng.

2/ Bên B phải xác báo lại cho bên A số lượng và trọng tải các phương tiện có

thể điều động trong 24 giờ trước khi bên A giao hàng. Nếu bên A không xác báo xin

phương tiện thì bên B không chịu trách nhiệm.

3/ Bên A phải làm vận đơn cho từng chuyến giao hàng ghi rõ tên hàng và số

lượng (phải viết rõ ràng, không tẩy xóa, gạch bỏ, viết thêm, viết chồng hay dán

chồng…Trường hợp cần sửa chữa, xóa bỏ… Phải có ký chứng thực). Bên A phải có

trách nhiệm về những điều mình ghi vào vận đơn giao cho bên B.

4/ Bên A phải đính kèm vận đơn với các giấy tờ khác cần thiết để các cơ quan

chuyên trách có thể yêu cầu xuất trình khi kiểm soát như:

- Giấy phép lưu thông loại hàng hóa đặc biệt.

76

Page 78: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

- Biên bản các khoản thuế đã đóng.

- [các giấy tờ khác nếu có]

Nếu không có đủ các giấy tờ khác cần thiết cho việc vận chuyển loại hàng hóa

đó thì phải chịu trách nhiệm do hậu quả để thiếu như trên: Phải chịu phạt chờ đợi là

[số tiền] đồng/ giờ, hàng để lâu có thể bị hư hỏng, trường hợp hàng bị tịch thu vẫn

phải trả đủ tiền cước đã thỏa thuận.

5/ Trường hợp xin vận chuyển đột xuất hàng hóa. Bên B chỉ nhận chở nếu có

khả năng. Trường hợp này bên A phải trả thêm cho bên B một khoản tiền bằng [SO

%] giá cước vận chuyển, ngoài ra còn phải chi phí các khoản phí tổn khác cho bên B

kể cả tiền phạt do điều động phương tiện vận tải đột xuất làm lỡ các hợp đồng đã ký

với chủ hàng khác (nếu có). Trừ các trường hợp bên A có giấy điều động phương tiện

vận chuyển hàng khẩn cấp theo lệnh của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ

trưởng Bộ giao thông vận tải trở lên thì không phải nộp các khoản tiền bồi thường các

chi phí tổn đó.

Điều 6: Phương thức giao nhận hàng

1/ Hai bên thỏa thuận nhận hàng theo phương thức sau:

Lưu ý: Tùy theo từng loại hàng và tính chất phương tiện vận tải mà thỏa thuận

giao nhận theo một trong các phương thức sau:

- Nguyên đai, nguyên kiện, nguyên bao.

- Theo trọng lượng, thể tích.

- Theo nguyên hầm hay container.

- Theo ngấn nước của phương tiện vận tải thủy.

2/ Bên A đề nghị bên B giao hàng theo phương thức [PHUONG THUC].

Điều 7: Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa

1/ Bên B (A) có trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa

Chú ý:

- Tại địa điểm có thể tổ chức xếp dỡ chuyên trách thì chi phí xếp dỡ do chủ

hàng (bên A) chịu.

- Trong trường hợp chủ hàng phụ trách xếp dỡ (không thuê chuyên trách) thì

bên vận tải có trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật xếp dỡ.

2/ Thời gian xếp dỡ giải phóng phương tiện là [số giờ] giờ.

77

Page 79: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Lưu ý: Nếu cần xếp dỡ vào ban đêm, vào ngày lễ và ngày chủ nhật bên A phải

báo trước cho bên B 24 giờ, phải trả chi phí cao hơn giờ hành chính là [SO TIEN]

đồng/giờ (tấn).

3/ Mức thưởng phạt

- Nếu xếp dỡ xong trước thời gian quy định và an toàn thì bên sẽ thưởng cho

bên Số tiền là [số tiền] đồng/giờ.

- Xếp dỡ chậm bị phạt là: [số tiền] đồng/ giờ.

- Xếp dỡ hư hỏng hàng hóa phải bồi thường theo giá trị thị trường tự do tại địa

điểm bốc xếp.

Điều 8: Giải quyết hao hụt hàng hóa

1/ Nếu hao hụt theo quy định dưới mức [số %] tổng số lượng hàng thì bên B

không phải bồi thường (mức này có quy định của Nhà nước phải áp dụng theo, nếu

không hai bên tự thỏa thuận).

2/ Hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì bên B phải bồi thường cho bên A theo giá trị

thị trường tự do tại nơi giao hàng (áp dụng cho trường hợp bên A không cử người áp

tải).

3/ Mọi sự kiện mất hàng bên A phải phát hiện và lập biên bản trước và trong

khi giao hàng, nếu đúng thì bên B phải ký xác nhận vào biên bản, nhận hàng xong nếu

bên A báo mất mát, hư hỏng bên B không chịu trách nhiệm bồi thường.

Điều 9: Người áp tải hàng hóa (nếu cần)

1/ Bên A cử [số người] người theo phương tiện để áp tải hàng (có thể ghi rõ họ

tên).

Lưu ý: Các trường hợp sau đây bên A buộc phải cử người áp tải:

Hàng quý hiếm: vàng, kim cương, đá quý…

Hàng tươi sống đi đường phải ướp;

Súc vật sống cần cho ăn dọc đường;

Hàng nguy hiểm;

Các loại súng ống, đạn dược;

Linh cửu, thi hài.

2/ Người áp tải có trách nhiệm bảo vệ hàng hóa và giải quyết các thủ tục kiểm

tra liên quan đến hàng hóa trên đường vận chuyển.

78

Page 80: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

3/ Bên B không phải chịu trách nhiệm hàng mất mát nhưng phải có trách nhiệm

điều khiển phương tiện đúng yêu cầu kỹ thuật để không gây hư hỏng, mất mát hàng

hóa. Nếu không giúp đỡ hoặc điều khiển phương tiện theo yêu cầu của người áp tải

nhằm giữ gìn bảo vệ hàng hóa hoặc có hành vi vô trách nhiệm khác làm thiệt hại cho

bên chủ hàng thì phải chịu trách nhiệm theo phần lỗi của mình.

Điều 10: Thanh toán cước phí vận tải

1/ Tiền cước phí chính mà bên A phải thanh toán cho bên B bao gồm:

- Loại hàng thứ nhất là: [số tiền] đồng.

- Loại hàng thứ hai là: [số tiền] đồng.

- [các loại khác, số tiền]

Lưu ý: Cước phí phải dựa theo đơn giá Nhà nước quy định, nếu không có mới

được tự thỏa thuận.

+ Tổng cộng cước phí chính là: [số tiền] đồng.

2/ Tiền phụ phí vận tải bên A phải thanh toán cho bên B gồm: (tùy theo chủng

loại hợp đồng để thỏa thuận).

Phí tổn điều xe một số quãng đường không chở hàng là [số tiền] đồng/ km.

Cước qua phà là [số tiền] đồng.

Chi phí chuyển tải là [số tiền] đồng.

Phí tổn vật dụng chèn lót là [số tiền] đồng.

Chuồng cũi cho súc vật là [số tiền] đồng.

Giá chênh lệch nhiên liệu tổng cộng là [số tiền] đồng.

Lệ phí bến đổ phương tiện là [số tiền] đồng.

Kê khai trị giá hàng hóa hết [số tiền] đồng.

Cảng phí hết [số tiền] đồng.

Hoa tiêu phí hết [số tiền] đồng.

3/ Tổng cộng cước phí bằng số: [số tiền] Bằng chữ: ......................................

4/ Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức sau: .......................................

Điều 11: Đăng ký bảo hiểm

1/ Bên A phải chi phí mua bảo hiểm hàng hóa.

2/ Bên B chi phí mua bảo hiểm phương tiện vận tải với chi nhánh Bảo Việt.

Điều 12: Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần)

79

Page 81: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Điều 13: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

1/ Bên nào vi phạm hợp đồng, một mặt phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi

phạm hợp đồng, mặt khác nếu có thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến

như mất mát, hư hỏng, tài sản phải chi phí để ngăn chặn hạn chế thiệt hại do vi phạm

gây ra, tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi

phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra.

2/ Nếu bên A đóng gói hàng mà không khai hoặc khai không đúng sự thật về số

lượng, trọng lượng hàng hóa thì bên A phải chịu phạt đến [SO %] số tiền cước phải trả

cho lô hàng đó.

3/ Nếu bên B có lỗi làm hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển thì:

- Trong trường hợp có thể sửa chữa được nếu bên A đã tiến hành sửa chữa thì

bên B phải đài thọ phí tổn.

- Nếu hư hỏng đến mức không còn khả năng sửa chữa thì hai bên thỏa thuận

mức bồi thường hoặc nhờ cơ quan chuyên môn giám định và xác nhận tỷ lệ bồi

thường.

4/ Nếu bên A vi phạm nghĩa vụ thanh toán tổng cước phí vận chuyển thì phải

chịu phạt theo mức lãi suất chậm trả của tín dụng ngân hàng là [SO %] ngày (hoặc

tháng) tính từ ngày hết hạn thanh toán.

5/ Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương

đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới [SO %]

giá trị phần tổng cước phí dự chi.

6/ Nếu hợp đồng này có một bên nào đó gây ra đồng thời nhiều loại vi phạm,

thì chỉ phải chịu một loại phạt có số tiền phạt ở mức cao nhất theo các mức phạt mà

hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng này, trừ các loại trách hiệm bồi thường khi làm

mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa lúc vận chuyển.

Điều 14: Giải quyết tranh chấp hợp đồng

1/ Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng.

Nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau

biết và tích cực bàn bạc giải quyết trên cơ sở thỏa thuận bình đẳng, cùng có lợi (cần

lập biên bản ghi toàn bộ nội dung sự việc và phương pháp giải quyết đã áp dụng).

80

Page 82: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

2/ Trường hợp các bên không tự giải quyết xong được thì thống nhất sẽ khiếu

nại tới tòa án [tên tòa án kinh tế] là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những tranh

chấp trong hợp đồng này.

3/ Chi phí cho những hoạt động kiểm tra xác minh và lệ phí tòa án do bên có

lỗi chịu.

Điều 15: Các thỏa thuận khác, nếu cần.

Điều 16: Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày .........đến ngày ..............................

Hai bên sẽ họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này vào ngày ...............

Hợp đồng này được làm thành. . . [số bản] bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ

[số bản] bản. Gửi cho cơ quan [số bản] bản

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Chức vụ Chức vụ

(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)

81

Page 83: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Một số mẫu vận đơn hàng không (Airway Bill)

Mục Người điền Mô tả

1 Khách hàng Tên và địa chỉ của người gởi hàng.

82

Page 84: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

2 Khách hàng Tên và địa chỉ của người nhận hàng.

3 Khách hàngCode của sân bay khởi hành hoặc của người vận chuyển đầu

tiên.

4 Khách hàng Code của sân bay đến.

5 Khách hàngGiá trị của lô hàng làm thủ tục hải quan. Nếu không có giá trị

thể hiện ở mục 5 thì điền từ SED.

6

UPS/CFS

hoặc khách

hàng

Các mô tả đặc biệt hoặc chú ý lien quan đến hàng hóa.

7 Khách hàng Số lượng lô hàng.

8 Khách hàng

Tổng trọng lượng

Lưu ý: Không bao gồm trọng lượng bì, bao gói, pallet nhưng

bao gồm trọng lượng gỗ bao bên ngoài.

8A Khách hàng Kilograms (kg) hoặc Pounds (lbs).

9 Khách hàng Mức thu phí trọng lượng.

9A Khách hàng Tỷ lệ/ mức phí. (International MAWB only).

9B Khách hàng Total (International MAWB only).

10 Khách hàng

Số lượng hàng hóa, mô tả, tính chất hàng hóa.

Yêu cầu mô tả hàng hóa phải cụ thể, không dungf những từ

ngữ mang tính chất chung chung.

11 Khách hàng Chữ ký của người gởi hàng hoặc đại diện đại lý.

12 UPS/CFS Ngày ký

13 UPS/CFS Thời gian ký.

14 UPS/CFS Địa chỉ nơi ký (thể hiện bằng mã code)

15 UPS/CFS Chữ ký của người chuyên chở hoặc đại diện đại lý của nó.

16-19 Khách hàng

Chữ ký của người nhận hàng.

Lưu ý: các mục từ 16, 17, 18 có thể được hoàn thành tại điểm

đến hoặc CFS bởi người nhận hàng hoặc các địa lý của họ.

83

Page 85: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

20 Khách hàng Cho biết loại hình dịch vụ nếu ưu tiên, dễ vỡ.

Đây là tài liệu tham khảo có các bước hướng dẫn điền

Vận Đơn Hàng Không (Air Way Bill– AWB) của FedEx.

84

Page 86: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

85

Page 87: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Lưu ý: Khi điền các thông tin vào vận đơn hàng không, tất cả các thông

tin đều được viết bằng Tiếng Anh.

Phần 1

Điền Tên (Name), Số Điện Thoại (Phone), Công Ty (Company) (nếu áp dụng)

và Địa Chỉ (Address) của quý vị.

Phần 2

Điền đầy đủ bằng thông tin sau đây (chép từ hình dưới đây)

Phần 3

Điền PHẦN 3 bằng thông tin sau đây:

Total Weight(Tổng Trọng Lượng) Trọng lượng thực của thùng hàng tính

theo kg.

DIM (Kích Thước) Kích thước thực của thùng hàng tính bằng cm.

(Dài/Rộng/Cao).

86

Page 88: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Commodity Description (Mô Tả Hàng) Chép phần mô tả từ Hóa Đơn Trả

Hàng sang

Value for customs (Giá Trị Tính Thuế Hải Quan) Chép phần giá trị tính

thuế hải quan từ Hóa Đơn Trả Hàng sang.

Phần 4

Đánh dấu “X” vào ô FedEx Intl. Priority

Phần 5

Cho biết thùng hàng quý vị sẽ chuyển đi và

Đánh dấu X vào ô FedEx Box nếu quý vị sử dụng thùng FedEx

Đánh dấu X vào ô Other nếu dùng thùng hàng ban đầu của Intel

Phần 6

Bỏ qua phần này

Phần 7

Ghi 392469125 vào ô FedEx Account No. (Số Tài Khoản của FedEx) và đánh

dấu chọn ô Third Party (Đối Tác Bên Ba).

87

Page 89: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

Phần 8

Chép V100xxxxxxx từ Hóa Đơn Trả Hàng sang

Phần 9

Ký tên vào phần trống.

Hướng Dẫn Theo Dõi

Sử dụng Tracking Number (Số Theo Dõi) này để theo dõi thùng hàng của quý

vị.

LƯU Ý: Giữ một (1) bản sao Vận Đơn Hàng Không để lưu hồ sơ.

Luôn sử dụng bản đầu tiên trong bộ, bản có nhãn "Sender’s Copy” là của người

gởi hàng.

88

Page 90: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

89

Page 91: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

90

Page 92: VAN TAI HANG KHONG TONG HOP 2

Nghiên cứu về vận tải hàng không. GVHD: Th.S Ngô Quang Mỹ.

91