văn

7
Đề 2: Phân tích nhân vật Viên quản tù Một nền văn học lớn là một nền văn học có nhiều phong cách, một nhà văn lớn là một nhà văn xây dựng cho mình một phong cách riêng độc đáo. Nguyễn tuân là một nhà văn như thế. Phong cách nghệ thuật nổi bật của ông chính là tài hoa uyên bác và là một người suốt đời đi tìm cái đẹp. Chính bởi phong cách ấy mà những tác phẩm của ông mang đậm sự tài hoa uyên bác. Đặc biệt là chữ người tử tù, trong tác phẩm ấy ngoài nhân vật Huấn Cao ta cũng không thể nào không nhắc đến nhân vật Viên quản ngục. Dưới ngòi bút tài hoa uyên bác, một bậc phù thủy ngôn ngữ chẻ sợi tóc làm tư nhân vật ấy hiện lên cũng thật đáng chú ý. Chữ người tử tù là một trong những truyện trong tập vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn tuân. Tập truyện viết về những thói quen xưa cũ nay chỉ còn vang bóng mà thôi. Trong đó chữ người tử tù kể về một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa nhân vật viên quản ngục và Huấn Cao. Không gian gặp gỡ là nhà tù nơi ngự trị của bóng tối và là kẻ thù của cái đẹp. Thời gian là những ngày cuối cùng của tử tù Huấn Cao. Ta thấy được cái tình huống éo le ấy nhưng còn thấy được sự éo le hơn trong chính thân phận của họ. Viên quản ngục là đạo diện cho triều đình còn Huấn Cao thì lại chống lại triều đình. Những trên bình diện nghệ thuật thì họ không còn là kẻ thù của nhau nữa. Huấn Cao viết chữ đẹp còn viên quản ngục thì lại yêu thích say đắm cái đẹp. Chính vì thế mà trên bình diện nghệ thuật họ là những người tri kỉ. Và đồng thời xuất phát từ tình huống truyện ấy ta cảm nhận được vẻ đẹp của viên quản ngục như những nốt nhạc thanh thót thanh cao trong một bản nhạc xô bồ. Viên quản ngục là một người có sở thích sở nguyện cao quý. Đó chính là thích chữ đẹp của Huấn Cao. Nếu như sở thích của những viên quan tầm thường là vàng bạc hư danh, quyền quý an nhàn thì viên quản ngục trong tác phẩm này thì lại hoàn toàn ngược lại. Ông là một người có những sở thích và sở nguyện cao quý. Ông có

Upload: hong-phan

Post on 06-Apr-2017

57 views

Category:

Software


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Văn

Đề 2: Phân tích nhân vật Viên quản tù

Một nền văn học lớn là một nền văn học có nhiều phong cách, một nhà văn lớn là một nhà văn xây dựng cho mình một phong cách riêng độc đáo. Nguyễn tuân là một nhà văn như thế. Phong cách nghệ thuật nổi bật của ông chính là tài hoa uyên bác và là một người suốt đời đi tìm cái đẹp. Chính bởi phong cách ấy mà những tác phẩm của ông mang đậm sự tài hoa uyên bác. Đặc biệt là chữ người tử tù, trong tác phẩm ấy ngoài nhân vật Huấn Cao ta cũng không thể nào không nhắc đến nhân vật Viên quản ngục. Dưới ngòi bút tài hoa uyên bác, một bậc phù thủy ngôn ngữ chẻ sợi tóc làm tư nhân vật ấy hiện lên cũng thật đáng chú ý.

 

Chữ người tử tù là một trong những truyện trong tập vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn tuân. Tập truyện viết về những thói quen xưa cũ nay chỉ còn vang bóng mà thôi. Trong đó chữ người tử tù kể về một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa nhân vật viên quản ngục và Huấn Cao. Không gian gặp gỡ là nhà tù nơi ngự trị của bóng tối và là kẻ thù của cái đẹp. Thời gian là những ngày cuối cùng của tử tù Huấn Cao. Ta thấy được cái tình huống éo le ấy nhưng còn thấy được sự éo le hơn trong chính thân phận của họ.

Viên quản ngục là đạo diện cho triều đình còn Huấn Cao thì lại chống lại triều đình. Những trên bình diện nghệ thuật thì họ không còn là kẻ thù của nhau nữa. Huấn Cao viết chữ đẹp còn viên quản ngục thì lại yêu thích say đắm cái đẹp. Chính vì thế mà trên bình diện nghệ thuật họ là những người tri kỉ. Và đồng thời xuất phát từ tình huống truyện ấy ta cảm nhận được vẻ đẹp của viên quản ngục như những nốt nhạc thanh thót thanh cao trong một bản nhạc xô bồ.

 

Viên quản ngục là một người có sở thích sở nguyện cao quý. Đó chính là thích chữ đẹp của Huấn Cao. Nếu như sở thích của những viên quan tầm thường là vàng bạc hư danh, quyền quý an nhàn thì viên quản ngục trong tác phẩm này thì lại hoàn toàn ngược lại. Ông là một người có những sở thích và sở nguyện cao quý. Ông có tầm nhìn xa trông rộng và tâm tưởng thì hoàn toàn thoát khỏi những cám dỗ của vật chất cũng như những bóng tối của ngục tù. Ông làm quan những không hề hống hách mà chỉ biết làm tròn nhiệm vụ của bản thân mình. Ông giống như một âm thanh trong trẻo trong bản nhạc xô bồ ấy. Sở nguyện của ông là một ngày kia có một bức tranh chữ của Huấn Cao viết mà treo trong nhà thì quả thật là nhất. Cái sở nguyện yêu chuộng những giá trị văn hóa truyền thống ấy cho thấy được cái tâm hồn trong trẻo của ông. Mặc dù làm một tên quan cai ngục nhưng ông không đánh mất đi cái sự lương thiện trong bản thân mình. Ông không hề phụ thuộc vào triều đình. Khi biết Huấn Cao đến thì ông đã tìm mọi cách để xin chữ của ông dẫu biết rằng một khi bại lộ ra thì ông sẽ có thể mất đầu. Ta cảm nhận được ở con người ông những giá trị tôn vinh cái đẹp, tâm hồn ông không bị nhà ngục kia vấy đen. Trong cái nơi chỉ có sự đánh đập trả thù tra tấn đến dã man ấy mà tâm hồn ông vẫn sáng lấp lánh như một viên ngọc quý trong đêm. Kể cả khi việc xin chữ ấy gặp khó khăn khi Huấn Cao không hiểu được nỗi lòng của ông nhưng ông vẫn giữ niềm hi vọng và sở nguyện cao quý ấy. Có biết đến viên quản ngục chúng ta mới có thể hiểu hết được con người chúng ta. Nhiều khi cái chức vụ hay thân phận kia không quyết định đến lối sống và tâm hồn của họ.

Không chỉ là một người yêu chuộng cái đẹp và có sở nguyện cao quý mà viên quản ngục còn là một người rất biết trân trọng những con người tài giỏi như Huấn Cao nữa. Khi có phiến

Page 2: Văn

tráp báo rằng tên tội phạm nguy hiểm của triều đình sẽ được đưa đến đây trong vài ngày sau đó mới mang ra xử trảm thì viên quản ngục đã tỏ ra rất vui mừng khi gặp được người mà mình nể phục. những đồng thời ông cũng thấy tiếc cho con người tài giỏi ấy mà lại phải chuốc lấy cái chết. Được biết Huấn Cao có tài bẻ khóa vượt ngục nhưng viên quản ngục không mấy quan tâm về điều đó mà cái ông quan tâm là làm sao có thể tiếp cận được con người anh hùng ấy để xin chữ mà thôi. Ông trân trọng Huấn Cao thiết đãi Huấn Cao và những người bạn của Huấn Cao thịt rượu hàng ngày. Điều đó thể hiện sự trân trọng những con người tài giỏi của viên quản ngục. Thế rồi ông lần la hỏi Huấn Cao có cần gì thì cứ nói viên quản ngục sẽ thiết đãi. Mặc dù ở đó viên quản ngục là chủ nhưng khi muốn xin chữ và trân trọng người tài cho nên viên quản ngục hạ mình xuống xưng hô như một người bề dưới. Khi Huấn Cao quát mắng ông thì ông cảm thấy buồn nhưng ông không trách vì ông nghĩ rằng những kẻ chuyên trọc trời khuấy nước chỉ quen ngồi trên đầu người ta thôi.

 Không những thế những hành động ấy của viên quan coi ngục chính là thể hiện sự trân trọng và đề cao những giá trị văn hóa của ông. Thái độ trân trọng nghệ thuật thư pháp chính là trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong nhà tù ấy bóng tối không nhuốm đen tâm hồn của viên quản ngục. Sức mạnh của cái đẹp làm cho tâm hồn của viên quản ngục vẫn thiên lương trong sáng lắm. Chính vì thế mà ông nhất định phải xin bằng được chữ của Huấn Cao. Khi Huấn Cao quyết định cho chữ viên quản ngục cảm thấy rất vui, ông như nhận ra nhiều điều, nhận thấy cả cái cách chọn nghề sai của mình nữa. Ông thể hiện thái độ kính trọng trước những lời dặn dò cuối cùng của một người tử tù. Viên quan ấy hứa rằng sau khi nhận được chữ của Huấn Cao thì sẽ trở về quê sống đê giữ cái thiên lương trong sáng của bản thân mình. Hai dòng nước mắt của ông khẽ rơi như thể hiện sự hối hận của mình. Qua đó ta thấy được viên quản ngục đúng là một người có thiên lương trong sáng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mà quên đi cả sự an toàn của bản thân. Một lần nữa ta phải trầm trộ tài năng uyên bác của Nguyễn Tuân. Ông không những xây dựng được một nhân vật chính chuẩn mực mà đến một nhân vật phụ như viên quản ngục cũng để lại rất nhiều giá trị con người. Vẻ đẹp trong con người viên quản ngục cũng sáng lấp lánh. Cánh cửa nhà tù không thể nào cướp đi cái thiên lương trong sáng cùng sở nguyện cao quý của ông. Chuyện kết thúc cũng là lúc viên quản ngục tay nải về quê sống với thiên lương trong sáng của mình.

Page 3: Văn

Đề 1: Phân tích nhân vật Huấn Cao

Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam cả trước và sau cách mạng tháng tám. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân nổi tiếng với tập truyện ''Vang bóng một thời'' viết về những con người tài hoa nghệ sĩ với những thú chơi tao nhã như: ''viết chữ đẹp, uống trà đẹp, đánh bạc bằng thơ''...

Trong đó nổi bật là hình tượng ông Huấn Cao trong tác phẩm ''Chữ người tử tù''. Đó là một người anh hùng với vẻ đẹp tài hoa khí phách, thiêng lương trong sáng.Huấn Cao là một người mẫu có thực của thế kỉ XIX, đó là nhà thơ, nhà thủ pháp nổi tiếng thế kỉ XIX. Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, nguyên mẫu lịch sử này càng hiện lên sáng ngời trên từng con chữ.Ngay từ đầu tác phẩm, tài năng của ông Huấn hiện lên như phủ kín cả bầu trời tỉnh Sơn, điều đó càng khănh định qua lời trò chuyện của viên quản ngục và thầy thơ lại: "Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?''. Điều làm cho bọn ngục quan phải kiêng nể không chỉ là tài viết chữ đẹp mà còn là tài bẻ khoá vượt ngục của ông Huấn. Những kẻ theo học đạo nho thường trung quân một cách mù quán, nhưng đối với ông Huấn, ông Huấn đã lựa chọn một con đường khác đó là con đường đấu tranh để giành lại quyền sống cho người dân vô tội. Vì cầm đầu bọn phản nghịch mà ông Huấn đã bị triều đình phán sử tội chết và chờ ngày ra pháp trường. Trước uy quyền của nhà lao, khí phách của ông Huấn càng tỏ sáng, những trò tiểu nhân thị oai doạ dẫm của bọn tiểu lại giữ tù càng làm cho ông Huấn thêm phần ngang ngạo. Ông vẫn giữ thái độ bình thản, xem thường: ''dỗ gông đập rệp, hóm hỉnh đùa vui, Huấn Cao cúi đầu thúc mạnh thanh gông xuống thềm đá tảng đáng thình một cái'' làm tan vỡ đi chốn trang nghiêm nơi ngục tù. Đó là thái độ ngang tàn, bất chấp luật pháp của xã hội đơn thời.Người xưa thường nói: ''Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại'', thay vì buồn rầu, chán nản ông Huấn vẫn thản nhiên nhận rượu, thịt ăn uống no say xem đó như một việc vẫn làm thuở bình sinh lúc chưa bị giam cầm.Đối với quản ngục Huấn Cao còn tỏ thái độ lạnh lùng, khinh bạc xưng hô ta - ngươi '' Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đâu''. Cách trả lời ngang tàn, ngạo mạn, đầy trịch thượng bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường '' đến cái cảnh chết chém ông còn chăng sợ nữa là. Ông không them đếm xỉa đến sự trả thù của những kẻ đã bị mình xúc phạm''. Điều đấy chứng tỏ ông Huấn rất ý thức về vị trí của mình trng xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những thứ cặn bã của xã hội đơn thời.Bên cạnh dũng khí ngất trời của một bậc hảo hán, vẻ đẹp của Huấn Cao còn là vẻ đẹp của một con người tài hoa. Ông Huấn có tài viết chữ đẹp, tài viết chữ đẹp của Huấn Cao trở thành biểu hiện của nét đẹp văn hoá cao quý một thời ''chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm'' đẹp đến mức người ta khao khát ngưỡng vọng. ''Có được chữ ông Huấn mà treo là như có được một vật báu trên đời''. Tuy nhiên, ông Huấn lại là người có ý thức giữ gìn cái đẹp có lòng tự trọng '' Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thết mà ép mình viết câu đối bao giờ''. Nỗi khổ của viên quản ngục là có ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không làm thế nào có được chữ ông Huấn. Quản ngục và ông Huấn Cao là hai con người ở hai thế giới cách biệt, đối lập nhau: '' quản ngục đại diện cho thế lực nhà tù nắm giữ pháp luật, còn Huấn Cao là kẻ tử tù. Huấn Cao là người sáng tạo ra cái đẹp, quản ngục là người yêu cái đẹp lại là người bị ông trời chơi ác: '' đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã''. Trên bình diện xã hội, họ là hai kẻ đối lập nhưng trên lĩnh vực nghệ thuật họ lại là tri âm, tri kỉ. Lúc hiểu được tấm lòng viên

Page 4: Văn

quản ngục ông Huấn lặng nghĩ mỉm cười ngạc nhiên: ''ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ''. Lời nói ấy rất chân tình xúc động chứng tỏ Huấn Cao không chỉ hiên ngang, khí phách mà còn có lương tâm trong sáng.Vẻ đẹp toàn diện của Huấn Cao được Nguyễn Tuân tập trung miêu tả trong cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Nhà văn đã dồn hết bút lực của mình, huy động vốn ngôn ngữ tâm huyết, tài năng nghệ thuật để tạo một không khí cổ xưa hoành tráng để cái đẹp được toả sáng.Thủ pháp tương phản làm cho cảnh cho chữ trở nên bi tráng chưa từng thấy đó là sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng, giữa sự dơ bẩn của xã hội nhà tù với thiêng lương trong sáng khí phách rạng ngời. Đối lập giữa bó đuốc sáng rực trên vách nhà với đêm đen thăm thăm, giữa vuông lụa trắng, hơi mực thơm với tường nhà, mặt đất đầy mạng nhện phân chuột, phân gián. Tuy bóng tối bao trùm nhưng ánh sáng vẫn rực rỡ vì đó là ánh sáng của lương tri, của nhân tâm của thiêng lương trong sáng đã chiến thắng bóng tối của cường quyền bạo lực. Sự chiến thắng là bản hùng ca ca ngợi chữ tâm của con người. Xưa nay viết thư pháp thường là ở những nơi thư phòng sạch sẽ, thoáng mát, có hoa, có nguyệt, có men rượu cay nồng nhưng khung cảnh thường thấy ấy lại không hiện diện ở nơi đây. Sự phàm tục, dơ bẩn được hiện hữu rất ro: ''một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián''. Sự xuất hiện của phiến lụa, của thoi mực đã xua tan đi sự nhơ bẩn đó nhường chỗ cho cái đẹp bởi '' cái đẹp là địa hạt của sự sống, cái đẹp đã lên ngôi thay thế những cái nhơ bẩn phàm tục. Cái đẹp nâng đỡ con người...'' và dù ''cổ đeo gông, chân vướng xiềng'' ông Huấn vẫn thoả chí tung hoành ngang dọc cái khát khao của đời mình lên từng tấm lụa trắng, vẫn say xưa sáng tạo nghệ thuật.Những nét chữ của ông Huấn như rồng bay, phượng múa, thiêng lương của ông toả sáng lồng lộng chốn ngục tù, điều đó cho thấy cái thiện đang chiến thắng cái ác, nghệ thuật vẫn không ngừng sáng tạo dù ở chốn ngục tù tăm tối nhất.Lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục lại một lần nữa khăng định cái đẹp và thiêng lương của người: ''Ơ đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi'', chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông vắng, tươi tắn, nó nói lên hoài bão tung hoành của một đời người. Lời khuyên ấy đã khăng định cái đẹp, cái thiêng lương không bao giờ và không khi nào lại có thể chung sống với cái xấu, cái ác: ''ở đây khó giữ thiêng lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc cả mất cái đời lương thiện đi''. Một lời khuyên hết sức chân thành đã làm cho viên quản ngục rất cảm động: ''vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẻ miệng làm cho nghẹn ngào: ''kẻ mê muội này xin bái lạy''. Câu nói ấy đã cho thấy cái đẹp, cái thiện đã chiến thắng tuyệt đối. Cái đẹp của nghệ thuật đã xoá nhoà mọi khoảng cách và ranh giới, đưa mọi người đến gần nhau trong cái đẹp Chân-Thiện-MĩThành công của ''chữ người tử tù'' là ở tạo tình huống truyện độc đáo, xây dựng nhân vật tinh tế. Lúc đầu họ là hai kẻ đối lập nhưng sau lại thống nhất hài hoà cùng toả sáng, tạo màu sắc lịch sử cổ kính