vantieuhoc.com van 9 - bep lua - bang viet

4
Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt: Bài làm minh họa “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm ………………. Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa” Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông giản dị nhưng hàm chứa những tình cảm rộng lớn yêu thương. Bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt với hình ảnh của người bà đáng kính đã mang đến cho người đọc bao xúc cảm dạt dào: “ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm …………………………………….

Upload: dan-pham-viet

Post on 20-Jul-2015

82 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Vantieuhoc.com   van  9 - bep lua - bang viet

Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt:

Bài làm minh họa

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

……………….

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”

Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông giản dị nhưng hàm chứa những tình cảm rộng lớn yêu thương. Bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt với hình ảnh của người bà đáng kính đã mang đến cho người đọc bao xúc cảm dạt dào:

“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

…………………………………….

Page 2: Vantieuhoc.com   van  9 - bep lua - bang viet

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”

Đoạn thơ trên (gồm ba khổ) là phần đầu của bài thơ ghi lại những kỷ niệm sâu sắc nhớ về bà của đứa cháu đi xa.

Mỗi chúng ta lớn lên, trưởng thành ai mà không có kỉ niệm của thời thơ ấu, về một người thân gắn bó với mình. Bằng Việt đã chọn hình ảnh rất độc đáo nhưng cũng rất đổi quen thuộc, bình dị để viết về kỉ niệm ấy: Bếp lửa.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

“Một bếp lửa”, điệp ngữ mở đầu bài thơ gợi ta nghĩ đến một mái ấm, một gia đình, chan chứa tình yêu thương giữa những người thân. Từ sớm tinh sương, bếp lửa đã được nhóm lên. Ánh lửa “chờn vờn”, lung linh hắt ánh sáng lên vách nhà. Nó xua đi cái se lạnh của buổi sớm, sưởi ấm lòng người những sáng mùa đông. Bếp lửa chứa đựng biết bao tình cảm “ấp ui, nồng đượm”. Hai chữ “ấp iu” giúp ta hiểu người nhóm lửa không chỉ nhóm bằng bàn tay kiên nhẫn, khéo léo mà bằng cả tấm lòng mình. Và rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa khơi gợi dòng hời tưởng của cháu về bà:

“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Bà hiện lên trong “nắng mưa”, vất vả, khó nhọc. Vì thế từ “thương” trong câu thơ ý nghĩa biết bao! Nó diễn tả được tình cảm của người cháu, làm cho cảm xúc thơ lan tỏa, thấm sâu vào lòng người.

Rồi kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm buồn về một thời gian khổ khó quên lại hiện về trong tâm tưởng của người cháu:

“Lên bốn tuổi, cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn, đói mỏi.

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Page 3: Vantieuhoc.com   van  9 - bep lua - bang viet

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”

Đoạn thơ gợi lại tất cả một tuổi thơ nhọc nhăn, gian khổ. Năm “đói mòn, đói mỏi” ấy là năm Ất Dậu 1945, đi đâu cũng gặp người chết đói. Giặc Pháp đốt làng, phá xóm, gây bao tan thương cho đồng bào ta. “bốn tuổi” lứa tuổi chỉ biết ăn ngủ, vui chơi, thế nhưng cháu đã trải qua tuổi thơ đen tối, cơ cực. “Mùi khói” “khói hun” đã làm “nhèm mắt cháu, làm cho “ sống mũi còn cay” đến tận bây giờ “sống mũi cay” vì khói, vì khó nhọc còn đọng mãi tiềm thức tuổi thơ, Dù năm tháng trôi qua, kí ức buồn tủi ấy đâu dễ xóa nhòa. Nhưng ẩn sau sự nghèo khó, thiếu thốn vật chất ấy, tuổi thơ cháu không thiếu tình cảm. Cháu lớn lên trong sự yêu thương bao la của bà: Đớ là điều nhà thơ muốn khẳng định.

Khổ thơ thứ ba là kỉ niệm “ tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa”, tám năm cháu được bà “ấp iu”, che chở.

Trong kỉ niệm ấy có âm thanh vang vọng của chim tu hú gọi mùa trên cánh đồng quê, có chuyện bà kể về Huế thân yêu.

“ Tám năm ròng….sao mà tha thiết thế”.

“Tu hú kêu”, “khi tu hú kêu”, “tiếng tu hú”, âm thanh quen thuộc ấy được nhắc lại nhiều lần càng trở nên tha thiết bồi hồi. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong. Tiếng chim còn gợi ra cảnh bà vắng vẻ một mình. Cháu thương bà lắm nhưng không biết tỏ cùng ai, nên tâm tình cùng tu hú vừa như trách nhẹ, vừa như mong mỏi:

“Tu hú ơi chẳng đến…trên những cánh đồng xa”

Tám năm ròng, bà luôn bên cháu, nuôi dưỡng chăm sóc cháu thay cha mẹ:” Mẹ cùng cha…bà chăm cháu học”

Bà vừa là bà, vừa là mẹ, vừa là cha cho cháu tất cả tình thương của một gia đình bên bếp lửa hồng ấm áp. Các từ “ bà bảo”, “bà dạy”, “ bà chăm” đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, sự chăm chút thương yêu cháu của bà. Bốn

Page 4: Vantieuhoc.com   van  9 - bep lua - bang viet

chữ “ bà”, bốn chữ “cháu” vang lên trong hai câu thơ quyện hòa như tình bà cháu quấn quít…

Cháu tuy xa cha mẹ, sống trong sự thiếu thốn vật chất nhưng thật hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của bà. Vì thế tình cảm của cháu dành cho bà sâu nặng biết bao! “Nhòm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”. Bếp lửa gắn với đời bà. Dù đi đâu, ở đâu, hình ảnh ấy luôn gợi cháu nhớ đến bà.

Hình ảnh bếp lửa đánh thức kỉ niệm tuổi thơ nơi niềm quê yêu dấu. Ở đó ngời sáng hình ảnh bà và cả hình ảnh quê hương sâu nặng nghĩa tình. Tình cảm bà cháu thể hiện qua đoạn thơ vừa sâu sắc, thấm thía, vừa quen thuộc với mọi người. Tình cảm ấy giúp con người thêm sức mạnh niềm tin trong cuộc sống…

====================

Bài làm của học sinh Hoàng Thị Bích Vân – Lớp 9A1 - Trường THCS Kiền Bái - Thủy Nguyên - Hải Phòng

________________________________