văn phòng jica vi t nam tháng 3&4/2013 · năm rưỡi của mình và sẽ lên đường...

5
Năm 2013 này là “Năm Hu nghVit-Nht” - knim 40 năm thiết lp quan hngoi giao gia hai nước Vit Nam – Nht Bn, và cũng là mt năm đáng ghi nhtrong vin trODA Nht Bn dành cho Vit Nam. Nht Bn ni li vn vay cho Vit Nam vào năm 1992 (vn vay hàng hóa để htrcân đối mu dch), và tnăm 1993 bt đầu thc hin cho vay ODA dng dán để htrcác công trình xây dng cơ shtng, đồng thi cũng thc sbt đầu trin khai các dán hp tác kthut như nghiên cu phát trin v.v. Tđấy đến nay đã tròn 20 năm. Vào cui năm 1992, tôi được cđến công tác ti Đại squán (ĐSQ) Nht Bn Hà Ni, và vào năm 1993 tôi đã cùng vi 15 cán bĐSQ, đại din thường trú ca các doanh nghip Nht Bn và các lưu hc sinh Vit Nam đảm nhn tchc skin “Festival Nht Bn” vào tháng 10 năm đó để knim 20 năm thiết lp quan hngoi giao gia 2 nước. Nhng màn trình din văn hóa như pháo hoa Oedo, múa Ryukyu, thdiu, chơi con quay v.v. đã để li trong tôi nhng knim sâu sc đáng nh. Đã 20 năm trôi qua, hôm nay tôi đã cm ơn vn may đã cho phép tôi li được đón chào Lknim 40 năm thiết lp quan hngoi giao và 20 năm Nht Bn vin trODA cho Vit Nam ti Hà Ni trên cương vTrưởng đại din Văn phòng JICA Vit Nam, và tôi được tham gia vào nhng skin knim tchc tgicho đến tháng 5 ti. Đầu tiên là vào ngày 27/4, trên kênh Bến Nghé chy qua trung tâm Tp. HCM, UBND Tp. HCM đã tchc đua thuyn rng. “Dán ci thin môi trường nước” bao gm công trình ci to dòng kênh này và công trình “Đại lĐông Tây” là hai công trình ODA đầu tiên mà Nht Bn thc hin ti Tp. HCM. Vào tháng 8/2008, sau khi vhi lquan chc Vit Nam ca công ty PCI bphát hin, mi người đã rt lo lng cho tương lai ca công trình này vì cung cp vn vay mi bđình ch. Nhưng nhnhng nlc ca y ban hn hp Vit- Nht vphòng chng tham nhũng, đến tháng 2 năm sau các bin pháp chng tham nhũng đã được thng nht và sau đó ngun vn vay đã được cung cp trli. Đó là thi đim ngay sau khi Hoàng thái tNht Bn đến thăm Vit Nam. Sau đó, vượt qua nhiu khó khăn trong thi công công trình như dìm đốt hm ThThiêm xung sông Sài Gòn v.v., vào tháng 11/2011 Đại lĐông Tây đã hoàn thành. Vào thi đim năm 1999, tôi đã tham gia vào quá trình bt đầu dán này vi tư cách là Giám đốc khu vc phtrách hình thành dán, tôi còn nhkhi đó rt nhiu căn nhà nhsan sát nhau chy dc bên bkênh, nước thi chy thng xung kênh nên dòng nước màu đen liên tc si khí metan. Hơn 7000 hdân đã được di di đến các căn hđược xây dng bng ngun vn ODA, con đường nhven kênh được mrng thành Đại lĐông Tây, dòng kênh được lt xác hoàn toàn nhvic no vét và tu bci to bkè. Ngày nay, ta có ththy xe ctp np chy trên đại lvà khi chiu vnhiu người thcâu dc theo bkênh. Xut phát tý tưởng ca Chtch UBNDTP Lê Hoàng Quân, cuc đua thuyn rng đã được tchc vào đêm giao tha năm ngoái trên dòng kênh Bến Nghé này. Năm ngoái JICA cũng được mi tham dnhưng do bn vic nên tôi đã không tham gia được, nhưng tôi đã mi Câu lc bđua thuyn Hà Ni tham gia. Năm nay, sau khi nhn được sđồng ý ca Chtch thành ph, cuc đua thuyn ln thhai đã được quyết định tchc như mt hot động knim Ngày thng nht đất nước 30/4 và Năm hu nghVit - Nht vi stham gia ca các đội đua thuyn Nht Bn và Tp. HCM. Vphía Nht Bn ngoài 3 đội ca các doanh nghip Nht thc hin Dán Đại lĐông Tây và Dán ci thin môi trường nước còn có stham gia ca Câu lc bđua thuyn Hà Ni vi mt scán bca Văn phòng JICA (có tôi và 3 người khác). Tôi mong mun gi nhng li chúc mng tình hu nghVit – Nht bay cao lên cùng vi nhng bt nước lp lánh tung cao ht ra tnhng cánh chèo ca các tay đua trên dòng sông đã được ci to sch đẹp bng htrODA ca Nht Bn. Skin thhai Đoàn tàu hu nghVit-Nht chy trên tuyến đường st Thng Nht Bc Nam (Hà Ni – Tp. HCM). Ngày 8/5, Đoàn tàu sxut phát đi Tp. HCM vào lúc 7h ti, vi nhng toa tàu ln đầu tiên được dán đề can knim vi biu tượng ca tình hu nghVit-Nht và logo Năm Hu nghVit- Nht, chy tHà Ni đến Tp. HCM trên ltrình hơn 1,700km (dkiến Đoàn tàu schy cho đến ngày 23/9, vì ngày 21/9 là ngày knim thiết lp quan hngoi giao gia hai nước). Trước khi xut phát, Hi tho nhìn li 20 năm trin khai htrca Nht Bn đối vi tuyến đường st Thng nht Bc Nam đã được tchc ti Tng công ty đường st Vit Nam. Nhng dán vn vay được cam kết vào năm 1993 gm có mrng quc l5 (Hà Ni – Hi Phòng), ci to các cu trên quc l1 (Hà Ni – Tp. HCM), nâng cp 3 nhà máy đin (2 nhà máy nhit đin và 1 nhà máy thy đin) và dán ci to cu đường st Hà Ni - TPHCM. Tđó đến nay, dán đã ci to và thay thế tng cng hơn 60 chiếc cu. Có rt nhiu các cây cu trên tuyến đường st Bc Nam. Và trong chiến tranh Vit Nam, nhiu cây cu quan trng đã trtrành mc tiêu đánh phá ca quân đội Mvà tôi đã được nghe knhiu câu chuyn cm động vgương chiến đấu dũng cm ca bđội và người dân địa phương để bo vcây cu. Tuyến đường st Thng nht Bc Nam cùng vi quc l1 có ý nghĩa đặc bit đối vi người dân Vit Nam. Năm ngoái, JICA đã htrnghiên cu khthi vxây dng đường st cao tc, xem xét vic áp dng công nghShinkansen trong tương lai, nhưng trên hết, chúng tôi mong mun được nhiu người dân Vit Nam biết đến nhng thành qumà Nht Bn đã đóng góp trong vic sa cha thay thế mi nhng cây cu đường st. Đoàn tàu hu nghnày mang theo nim kvng đó. Tôi sđi chuyến tàu đầu tiên đến Đà Nng. (Chc chn khi ngi trên tàu tôi shát bài Đường ray đi đến mi nơi”, bài hát mà tôi đã hát đơn ca và đạt gii nhì trong hi din văn nghca tnh nhà năm tôi hc lp 6). Vào tháng 6 ti, Năm Hu nghVit-Nht ssôi động hơn vi trn bóng đá giao hu vi mt câu lc bbóng đá ca Gii bóng đá chuyên nghip Nht Bn (J-League). Tôi cũng rt mong được xem trn bóng này, nhưng rt tiếc là tôi skết thúc nhim k4 năm rưỡi ca mình và slên đường vnước vào cui tháng 5. Thông đip ca Trưởng đại din Văn phòng JICA Vit Nam Tháng 3&4/2013

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Văn phòng JICA Vi t Nam Tháng 3&4/2013 · năm rưỡi của mình và sẽ lên đường về nước vào cuối tháng 5. ... Hôm tr ước, trong một d ịp đi công tác

今月の主なト今月の主なト今月の主なト今月の主なトピックスピックスピックスピックス Năm 2013 này là “Năm Hữu nghị Việt-Nhật” - kỷ niệm 40 năm

thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản, và cũng là một năm đáng ghi nhớ trong viện trợ ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam. Nhật Bản nối lại vốn vay cho Việt Nam vào năm 1992 (vốn vay hàng hóa để hỗ trợ cân đối mậu dịch), và từ năm 1993 bắt đầu thực hiện cho vay ODA dạng dự án để hỗ trợ các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời cũng thực sự bắt đầu triển khai các dự án hợp tác kỹ thuật như nghiên cứu

phát triển v.v. Từ đấy đến nay đã tròn 20 năm. Vào cuối năm 1992, tôi được cử đến công tác tại Đại sứ quán (ĐSQ) Nhật Bản ở Hà Nội, và vào năm 1993 tôi đã cùng với 15 cán

bộ ĐSQ, đại diện thường trú của các doanh nghiệp Nhật Bản và các lưu học sinh Việt Nam đảm nhận tổ chức sự kiện “Festival Nhật Bản” vào tháng 10 năm đó để kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước. Những màn trình diễn văn hóa như pháo hoa Oedo, múa Ryukyu, thả diều, chơi con quay v.v. đã để lại trong tôi những kỷ niệm sâu sắc đáng nhớ. Đã 20 năm trôi qua, hôm nay tôi đã cảm ơn vận may đã cho phép tôi lại được đón chào Lễ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 20 năm Nhật Bản viện trợ ODA cho Việt Nam tại Hà Nội trên cương vị Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, và tôi được tham gia vào những sự kiện kỷ niệm tổ chức từ giờ cho đến tháng 5 tới. Đầu tiên là vào ngày 27/4, trên kênh Bến Nghé chảy qua trung tâm Tp. HCM, UBND Tp. HCM đã tổ chức đua thuyền rồng. “Dự án cải thiện môi trường nước” bao gồm công trình cải tạo dòng kênh này và công trình “Đại lộ Đông Tây” là hai công trình ODA đầu tiên mà Nhật Bản thực hiện tại Tp. HCM. Vào tháng 8/2008, sau khi vụ hối lộ quan chức Việt Nam của công ty PCI bị phát hiện, mọi người đã rất lo lắng cho tương lai của công trình này vì cung cấp vốn vay mới bị đình chỉ. Nhưng nhờ những nỗ lực của Ủy ban hỗn hợp Việt- Nhật về phòng chống tham nhũng, đến tháng 2 năm sau các biện pháp chống tham nhũng đã được thống nhất và sau đó nguồn vốn vay đã được cung cấp trở lại. Đó là thời điểm ngay sau khi Hoàng thái tử Nhật Bản đến thăm Việt Nam. Sau đó, vượt qua nhiều khó khăn trong thi công công trình như dìm đốt hầm Thủ Thiêm xuống sông Sài Gòn v.v., vào tháng 11/2011 Đại lộ Đông Tây đã hoàn thành. Vào thời điểm năm 1999, tôi đã tham gia vào quá trình bắt đầu dự án này với tư cách là Giám đốc khu vực phụ trách hình thành dự án, tôi còn nhớ khi đó rất nhiều căn nhà nhỏ san sát nhau chạy dọc bên bờ kênh, nước thải chảy thẳng xuống kênh nên dòng nước màu đen liên tục sủi khí metan. Hơn 7000 hộ dân đã được di dời đến các căn hộ được xây dựng bằng nguồn vốn ODA, con đường nhỏ ven kênh được mở rộng thành Đại lộ Đông Tây, dòng kênh được lột xác hoàn toàn nhờ việc nạo vét và tu bổ cải tạo bờ kè. Ngày nay, ta có thể thấy xe cộ tấp nập chạy trên đại lộ và khi chiều về nhiều người thả câu dọc theo bờ kênh. Xuất phát từ ý tưởng của Chủ tịch UBNDTP Lê Hoàng Quân, cuộc đua thuyền rồng đã được tổ chức vào đêm giao thừa năm ngoái trên dòng kênh Bến Nghé này. Năm ngoái JICA cũng được mời tham dự nhưng do bận việc nên tôi đã

không tham gia được, nhưng tôi đã mời Câu lạc bộ đua thuyền ở Hà Nội tham gia. Năm nay, sau khi nhận được sự đồng ý của Chủ tịch thành phố, cuộc đua thuyền lần thứ hai đã được quyết định tổ chức như một hoạt động kỷ niệm Ngày thống nhất đất nước 30/4 và Năm hữu nghị Việt - Nhật với sự tham gia của các đội đua thuyền Nhật Bản và Tp. HCM. Về phía Nhật Bản ngoài 3 đội của các doanh nghiệp Nhật thực hiện Dự án Đại lộ Đông Tây và Dự án cải thiện môi trường nước còn có sự tham gia của Câu lạc bộ đua thuyền Hà Nội với một số cán bộ của Văn phòng JICA (có tôi và 3 người khác). Tôi mong muốn gửi những lời chúc mừng tình hữu nghị Việt – Nhật bay cao lên cùng với những bọt nước lấp lánh tung cao hất ra từ những cánh chèo của các tay đua trên dòng sông đã được cải tạo sạch đẹp bằng hỗ trợ ODA của Nhật Bản. Sự kiện thứ hai là Đoàn tàu hữu nghị Việt-Nhật chạy trên tuyến đường sắt Thống Nhất Bắc Nam (Hà Nội – Tp. HCM). Ngày 8/5, Đoàn tàu sẽ xuất phát đi Tp. HCM vào lúc 7h tối, với những toa tàu lần đầu tiên được dán đề can kỷ niệm với biểu tượng của tình hữu nghị Việt-Nhật và logo Năm Hữu nghị Việt- Nhật, chạy từ Hà Nội đến Tp. HCM trên lộ trình hơn 1,700km (dự kiến Đoàn tàu sẽ chạy cho đến ngày 23/9, vì ngày 21/9 là ngày kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước). Trước khi xuất phát, Hội thảo nhìn lại 20 năm triển khai hỗ trợ của Nhật Bản đối với tuyến đường sắt Thống nhất Bắc Nam đã được tổ chức tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam. Những dự án vốn vay được cam kết vào năm 1993 gồm có mở rộng quốc lộ 5 (Hà Nội – Hải Phòng), cải tạo các cầu trên quốc lộ 1 (Hà Nội – Tp. HCM), nâng cấp 3 nhà máy điện (2 nhà máy nhiệt điện và 1 nhà máy thủy điện) và dự án cải tạo cầu đường sắt Hà Nội - TPHCM. Từ đó đến nay, dự án đã cải tạo và thay thế tổng cộng hơn 60 chiếc cầu. Có rất nhiều các cây cầu trên tuyến đường sắt Bắc Nam. Và trong chiến tranh Việt Nam, nhiều cây cầu quan trọng đã trở trành mục tiêu đánh phá của quân đội Mỹ và tôi đã được nghe kể nhiều câu chuyện cảm động về gương chiến đấu dũng cảm của bộ đội và người dân địa phương để bảo vệ cây cầu. Tuyến đường sắt Thống nhất Bắc Nam cùng với quốc lộ 1 có ý nghĩa đặc biệt đối với người dân Việt Nam. Năm ngoái, JICA đã hỗ trợ nghiên cứu khả thi về xây dựng đường sắt cao tốc, xem xét việc áp dụng công nghệ Shinkansen trong tương lai, nhưng trên hết, chúng tôi mong muốn được nhiều người dân Việt Nam biết đến những thành quả mà Nhật Bản đã đóng góp trong việc sửa chữa thay thế mới những cây cầu đường sắt. Đoàn tàu hữu nghị này mang theo niềm kỳ vọng đó. Tôi sẽ đi chuyến tàu đầu tiên đến Đà Nẵng. (Chắc chắn khi ngồi trên tàu tôi sẽ hát bài “Đường ray đi đến mọi nơi”, bài hát mà tôi đã hát đơn ca và đạt giải nhì trong hội diễn văn nghệ của tỉnh nhà năm tôi học lớp 6). Vào tháng 6 tới, Năm Hữu nghị Việt-Nhật sẽ sôi động hơn với trận bóng đá giao hữu với một câu lạc bộ bóng đá của Giải bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản (J-League). Tôi cũng rất mong được xem trận bóng này, nhưng rất tiếc là tôi sẽ kết thúc nhiệm kỳ 4 năm rưỡi của mình và sẽ lên đường về nước vào cuối tháng 5.

Thông điệp của Trưởng đại diện

Văn phòng JICA Việt Nam Tháng 3&4/2013

Page 2: Văn phòng JICA Vi t Nam Tháng 3&4/2013 · năm rưỡi của mình và sẽ lên đường về nước vào cuối tháng 5. ... Hôm tr ước, trong một d ịp đi công tác

Hôm trước, trong một dịp đi công tác ở ĐBSCL, tôi đã gặp 3 tình nguyện viên (TNV) Nhật Bản tại An Giang (điều dưỡng, vật lý trị liệu, dinh dưỡng). Tôi thực sự mong muốn rằng trước khi về nước có thể gặp và động viên được tất cả các TNV hiện đang làm việc trên toàn quốc, nhưng nguyện vọng đó không thể thành được. Với tâm tư gởi đến tất cả các tình nguyện viên trên toàn quốc, tôi đã chọn tỉnh xa nhất - tỉnh An Giang - để đến thăm. Hoạt động của mỗi TNV ở từng địa phương đã và đang tạo nên mối quan hệ hữu nghị Việt-Nhật với những trái tim đồng cảm. Tôi đã nói chuyện với các cán bộ của Bệnh viện đa khoa tỉnh An Giang và Trung tâm sức khỏe sinh sản về suy nghĩ của mình về

tầm quan trọng của chương trình tình nguyện viên.

Trước khi rời Cần Thơ, tôi đã ghé thăm Nhà máy nhiệt điện Ô Môn. Bên cạnh tổ máy số 1 (330 MW), khánh thành 2 năm trước, công trình xây dựng tổ máy số 2 cũng đã bắt đầu bằng vốn vay ODA của Nhật Bản. Nhà máy điện này cấp điện chủ yếu cho khu vực ĐBSCL. Trên đường từ Cần Thơ đến Nhà máy nhiệt điện Ô Môn,

tôi đã đi qua Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ. Công suất chỉ có 33MW, bằng 1 phần 10 so với Nhà máy Ô Môn, nhưng đây là một hình ảnh tượng trưng cho sự hợp tác Việt-Nhật. Nó đã được hoàn thành 40 năm trước vào năm 1973. Đây là công trình vốn vay được thực hiện dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam, và nhà máy do doanh nghiệp Nhật Bản (Hitachi) với trình độ kỹ thuật được tin cậy cao nay vẫn hoạt động tốt nhờ được duy tu bảo dưỡng cẩn thận. Vào năm 1993, tôi đã có lần đến thăm nhà máy này. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác vô cùng ngạc nhiên vì không chỉ tòa nhà quản lý, sàn nhà máy mà ngay cả nhà vệ sinh cũng rất sạch sẽ. Trong sân nhà máy có những cây tùng, bách, bồ đề được trồng thành hàng. Được trồng từ ngày khánh thành nhà máy nay đã trở thành hàng cây cao lớn, cùng với những tảng đá lát vườn dưới gốc cây, chúng như thể hiện ước muốn của những người Nhật cầu mong cho sự bình an của nhà máy. Chỉ được thăm nhà máy trong thời gian ngắn ngủi trước giờ lên máy bay về Hà Nội, nhưng tôi đã được chứng kiến sự sạch sẽ của nhà máy đến cả nhà vệ sinh, giống như 20 năm trước. Vào năm 2000, chúng tôi đã cấp vốn bổ sung để sửa chữa máy phát và lò hơi, và tôi đã là người phụ trách phần vốn vay này. Tôi đã được tham gia vào những thời điểm quan trọng trong quá trình triển khai ODA cho Việt Nam, và tôi cảm nhận rằng phía Việt Nam đáp lại còn hơn cả những gì chúng tôi mong đợi. Là một người tham gia vào trực tiếp vào các hoạt động hợp tác quốc tế, tôi có thể nói chưa có quốc gia nào làm tôi cảm thấy hạnh phúc vì công việc như Việt Nam.

Trên chuyến bay rời Cần Thơ, tôi đã suy ngẫm về những nỗ lực của các cán bộ liên quan ở cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản trong 40 năm qua. Qua cửa sổ bên trái của máy bay, tôi có thể nhìn thấy ống khói vút cao màu đỏ trắng và cả tổ máy của Nhà

máy nhiệt điện Ô Môn nằm trong vùng đồng bằng rộng lớn. Và phía trước đó, tôi cũng có thể nhìn thấy cả ống khói nhỏ, xinh xinh của Nhà máy phát điện Cần Thơ. Nhìn xuống cửa sổ bên phải của máy bay, tôi trông thấy cầu Cần Thơ lấp lánh trên dòng sông Mê Kông. Đồng bằng sông Mê Kông cũng chính là một biểu tượng của 40 năm hữu nghị Việt-Nhật. Tôi cũng mong rằng, các TNV ở An Giang sẽ là cầu nối cho tình hữu nghị Việt-Nhật trong tương lai.

(Tháng 4/2013, Tsuno Motonori)

Thúc đẩy tăng trưởng và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế

1. Lễ ký kết các Hiệp định vốn vay cho năm tài khóa 2012

Ngày 22/3 vừa qua, JICA đã ký với Chính phủ Việt Nam 11 Hiệp định vốn vay với tổng mức cam kết là 175,025 tỉ Yên. Các hỗ trợ vốn vay năm nay không chỉ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho Việt Nam, mà còn hỗ trợ quá trình cải cách các cơ chế chính sách kinh tế trong điều hành kinh tế vĩ mô, mặt khác còn hỗ trợ khắc phục các mặt dễ bị tổn thương, ví dụ như cải thiện hệ thống thủy lợi ở nông thôn, cải thiện hạ tầng đô thị và thúc đẩy thực hiện các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. JICA cung cấp vốn vay tiếp tục cho một số dự án hiện đang thực hiện, phù hợp với tiến độ triển khai của các dự án. Trong số các dự án này có: (1) Dự án xây dựng cầu Nhật Tân (Cầu Hữu nghị Việt-Nhật)- những tháp trụ cầu đang ngày một vươn cao trên dòng sông Hồng; (2) Dự án xây dựng tuyến đường nối cầu Nhật Tân với Sân bay Quốc tế Nội Bài; (3) Dự án xây dựng tuyến đường sắt nội đô số 1 của Hà Nội; (4) Dự án xây dựng cảng Cái Mép – Thị Vải ở miền Nam; (5) Dự án xây dựng tổ máy số 2 của Nhà máy nhiệt điện Ô Môn; (6) Dự án cải tạo cầu trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ, và (7) Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt tuyến Hà Nội – TP HCM. Bên cạnh đó, JICA còn hỗ trợ hai dự án mới là Dự án cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An và Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải qui mô lớn đầu tiên ở Hà Nội. Ngoài những dự án nói trên, JICA còn cung cấp 2 khoản hỗ trợ tài chính với tổng mức vốn lên tới 30 tỉ Yên. Thêm một khoản nữa nhằm phục vụ cho chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu vốn đã và đang được hỗ trợ từ trước. Hơn nữa, JICA còn hỗ trợ các cơ chế chính sách như ổn định ngành tài chính ngân hàng, cải cách hành chính, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh v.v. Trong thời gian tới, định hướng của JICA là sẽ tiếp tục sử dụng hài hòa các loại hình hợp tác ODA gồm hợp tác vốn vay, hợp tác kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại để đáp ứng một cách linh hoạt các vấn đề phát triển của Việt Nam. 2. Công ty Tokyo Metro và JIC tham gia thực hiện Dự án hợp

tác kỹ thuật “Hỗ trợ thành lập công ty quản lý vận hành đường sắt đô thị Hà Nội” Liên danh gồm Công ty tàu

điện ngầm Tokyo (Tokyo Metro) và Công ty tư vấn quốc tế Nhật Bản (JIC) đã trúng thầu tham gia thực hiện dự án

Những sự kiện trong tháng

Page 3: Văn phòng JICA Vi t Nam Tháng 3&4/2013 · năm rưỡi của mình và sẽ lên đường về nước vào cuối tháng 5. ... Hôm tr ước, trong một d ịp đi công tác

hợp tác kỹ thuật do JICA hỗ trợ với tên gọi “Dự án tăng cường cơ quan quản lý đường sắt đô thị Hà Nội và hỗ trợ thành lập tổ chức vận hành và quản lý” với mục đích đem lại một hệ thống đường sắt đô thị tiện lợi cho người dân Hà Nội.

Công ty Tokyo Metro - với hơn 85 năm kinh nghiệm trong quản lý vận hành đường sắt đô thị- và công ty JIC - với bề dày kinh nghiệm trong tư vấn các công trình đường sắt quốc tế - sẽ hỗ trợ thành lập một tổ chức vận hành và quản lý các tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội gồm tuyến số 2, 2A và số 3.

Vào ngày 1/3/2013, Tokyo Metro và JIC đã tổ chức lễ khai trương văn phòng tại Hà Nội, với sự tham gia của ông Nguyễn Quang Mạnh, Giám đốc Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) và ông Tsuno, Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam cùng nhiều quan khách khác. Đây cũng là lần đầu tiên Tokyo Metro tham gia vào một dự án

ngoài nước Nhật. Bên cạnh việc vận dụng những kinh nghiệm của Tokyo Metro và JIC trong hỗ trợ thành lập công ty quản lý đường sắt phù hợp với điều kiện của Hà Nội, dự án này còn kỳ vọng sẽ đào tạo đội ngũ cán bộ cho Hà Nội để trong tương lai Hà Nội sẽ tự quản lý và vận hành được hệ thống đường sắt cũng như hình thành mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với MRB. JICA sẽ liên kết hợp tác với Bộ Đất đai, Cơ sở Hạ tầng, Giao thông Vận tải và Du lịch Nhật Bản thực hiện dự án, đã được ký kết vào đúng Năm kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao của hai nước, với kỳ vọng dự án sẽ góp phần phát triển Việt Nam cũng như quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản. 3. Tổ chức “Tọa đàm về khắc phục thảm họa động đất, sóng

thần tại Miền Đông Nhật Bản” tại Hà Nội

Vào dịp tròn 2 năm sau khi thảm họa động đất sóng thần xảy ra, JICA đã phối hợp với Cục hàng hải Việt Nam (VINAMARINE), Cục cầu cảng, Bộ Đất đai, Cơ sở Hạ tầng, Giao thông Vận tải và Du lịch Nhật Bản, Viện nghiên cứu chính sách tổng hợp về kỹ thuật đất đai hạ tầng, tổ chức “Tọa đàm về khắc phục thảm họa động đất, sóng thần tại miền Đông Nhật Bản” tại khách sạn Melia Hà Nội.

Buổi Tọa đàm này là một trong những hoạt động kỷ niệm Năm Hữu nghị Việt-Nhật, với sự tham gia của hơn 70 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, trường đại học, doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn và xây dựng của cả hai nước. Sau lời phát biểu khai mạc của ông Tsuno, Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công, Công sứ Suzuki của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cũng đã phát biểu chào mừng.

Tại hội thảo, ông Harada, cán bộ phụ trách quốc tế hóa tiêu chuẩn thuộc Cục cảng, đã sử dụng video, ảnh và các mô hình để trình bày một cách dễ hiểu về tình hình thiệt hại và cơ cấu xảy ra thiệt hại của đê chắn sóng và bờ kè trong thảm họa động đất và sóng thần, các công trình khôi phục và tình hình khôi

phục các cảng, định hướng các biện pháp phòng chống thiệt hại căn cứ trên những kinh nghiệm có được qua lần động đất này. Ông Miyata, Trưởng phòng nghiên cứu thiết bị cảng thuộc Viện nghiên cứu, đã sử dụng dữ liệu và video thí nghiệm bằng mô hình để giới thiệu hướng thiết kế đê chắn sóng chống sóng thần căn cứ trên kinh nghiệm có được từ thảm họa vừa qua, giới thiệu các biện pháp để thực hiện tư tưởng thiết kế “kết cấu dẻo dai” để ngay

cả khi xảy ra trận động đất sóng thần lớn với tần suất xuất hiện là 1000 năm cũng vẫn có thể duy trì được các chức năng cơ bản cho dù có bị thiệt hại. Ông Matsushita, Công ty Nikken Kogaku, đã dùng những dữ liệu thực tế tại Cảng Hachinohe để trình bày về phương pháp gia cố đê chắn sóng phòng chống sóng thần lớn. Với bài viết về phương pháp này, ông là người Nhật Bản đầu tiên đã nhận được giải thưởng Luận văn xuất sắc nhất của các nhà nghiên cứu trẻ do Hiệp hội các cơ quan quản lý báo hiệu hàng hải và hải đăng quốc tế trao tặng. Đã có nhiều câu hỏi chuyên môn được đặt ra với các diễn giả, đặc biệt việc tái hiện được sức phá hoại của sóng thần lớn và các thí nghiệm của Viện nghiên cứu để kiểm chứng tính hiệu quả của phương pháp thiết kế mới đã nhận được mối quan tâm rất lớn của đại biểu tham dự.

Hội thảo đã kết thúc thành công sau khi cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản đã xác nhận sẽ xúc tiến các hoạt động trao đổi về kỹ thuật và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực cảng và phòng chống thiên tai trong tương lai.

Rất nhiều báo đài, trong đó có cả Đài truyền hình VTV1, đã đưa tin về hội thảo cho thấy mối quan tâm cao của phía Việt Nam đối với việc khôi phục các cảng của Nhật Bản cũng như những bài học kinh nghiệm có được từ những trận động đất sóng thần mạnh. 4. Tổ chức Hội thảo phổ biến Luật cạnh tranh cho các doanh

nghiệp trong ngành xây dựng trong khuôn khổ Dự án hợp tác kỹ thuật “Cải thiện khuôn khổ pháp lý cho Luật và chính sách cạnh tranh”

Ngày 26/3, dự án “Cải thiện khuôn khổ pháp lý cho Luật và chính sách cạnh tranh” đã phối hợp với Cục quản lý cạnh tranh (VCA), Bộ Công thương tổ chức hội thảo phổ biến tuyên truyền đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng về Luật cạnh tranh.

Dự án này đã lựa chọn xây dựng là lĩnh vực trọng tâm thực hiện hoạt động phổ biến và tuyên truyền nâng cao nhận thức về Luật cạnh tranh trong năm 2012-2013. Cho đến nay dự án đã tổ chức các hội thảo tại Tp. HCM và Hà Nội, và hội

thảo lần này là hội thảo cuối cùng trong chuỗi các hội thảo đã được dự kiến tổ chức.

Ông Murooka Naomichi, cán bộ phụ trách dự án, đã phát biểu khai mạc hội thảo với phần trình bày về bối cảnh và tính cần thiết của hội thảo nâng cao nhận thức về Luật cạnh tranh cho ngành xây dựng, và hy vọng hội thảo sẽ đem lại lợi ích lớn cho những người tham dự cũng như cho ngành xây dựng tại Hà Nội.

Tiếp đó, ông Igarashi, chuyên gia dự án, đã giới thiệu một trường hợp cụ thể về những hành vi vi phạm luật cạnh tranh trong ngành xây dựng ở Nhật Bản, đặc biệt là các vụ án thông thầu khi đấu thầu cùng với các biện pháp xử lý của Ủy ban cạnh tranh lành mạnh Nhật Bản. Cuối bài phát biểu, chuyên gia Igarashi đã kêu gọi các đại biểu tham gia nhanh chóng xây dựng cơ chế tuân thủ Luật cạnh tranh, và đề nghị Cục quản lý cạnh tranh tích cực hợp tác vào quá trình này.

Trong buổi Hội thảo, các đại biểu tham gia gồm đại diện của các doanh nghiệp xây dựng tại Hà Nội, Hiệp hội xây dựng, các cơ quan nhà nước đã có nhiều ý kiến đóng góp và đưa ra những câu hỏi tích cực. Hội thảo đã kết thúc một cách thành công tốt đẹp. Trong thời gian tới, Dự án dự định sẽ tiếp tục tập trung triển khai các hoạt động phổ biến tuyên truyền về Luật cạnh tranh tại Việt Nam.

Page 4: Văn phòng JICA Vi t Nam Tháng 3&4/2013 · năm rưỡi của mình và sẽ lên đường về nước vào cuối tháng 5. ... Hôm tr ước, trong một d ịp đi công tác

Bảo vệ môi trường

5. Diễn đàn khu vực châu Á về 3R lần thứ 4 diễn ra tại Hà Nội

Ngày 18~20/3, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam đã phối hợp với Bộ Môi trường Nhật Bản,Trung tâm phát triển vùng Liên Hợp Quốc (UNCRD) tổ chức “Diễn đàn khu vực châu Á về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải (3R: Reduce, Reuse, Recycling) lần thứ 4”. Diễn đàn được tổ chức với qui mô lớn với sự tham gia của gần 300 người, gồm các quan chức cao cấp phụ trách về chính sách tại các nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các NGO và đại diện khối tư nhân v.v. (Về phía Bộ Môi trường Nhật Bản có thứ trưởng Shinji Inoue và Vụ trưởng Tanitsu đã tham dự).

Tại diễn đàn, đã diễn ra những đối thoại chính sách ở tầm vĩ mô về 3R, thúc đẩy thực hiện 3R dựa trên nội dung và kết quả của Hội nghị Rio+20: Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về phát triển bền vững, trang bị và xây dựng khung cơ chế chính sách cơ sở hạ tầng cần thiết, nhấn mạnh tính cần thiết về hợp tác quốc tế trong phổ cập và triển khai. Đại diện phía Việt

Nam, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Minh Quang đã nhấn mạnh đến tính cần thiết của mối liên hệ giữa 3R và nền kinh tế xanh để phát triển bền vững cũng như tầm quan trọng của đối thoại chính sách về hợp tác giữa các nước châu Á trong giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng tại khu vực châu Á, đang có tỉ lệ tăng trưởng cao. Thứ trưởng Inoue đã giới thiệu những biện pháp mà Nhật Bản đã thực hiện cho đến nay, và nhấn mạnh sự cần thiết hợp tác trong khu vực bằng cách chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm nhằm thúc đẩy 3R tại các quốc gia Châu Á.

Kết quả của Diễn đàn lần này là các quốc gia tham gia đã nhất trí thông qua “Tuyên bố chung Hà Nội về 3R: Các mục tiêu 3R bền vững cho châu Á trong giai đoạn 2013-2023”, và cam kết sẽ nỗ lực thực hiện những mục tiêu đã đề ra cho đến năm 2023.

Tăng cường quản trị nhà nước

6. Ký kết Biên bản thảo luận (R/D) Dự án hợp tác kỹ thuật tăng cường năng lực đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và công chức cho Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (HCMA) (ngày 13/3)

Dự án này được thực hiện trong 3 năm tới nhằm nâng cao năng lực đào tạo cho Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, nơi thực hiện đào tạo bắt buộc cho những cán bộ trung ương và địa phương ở cấp trưởng phòng trở lên, và nâng cao năng lực chuyên môn mang tính thực tiễn cho các cán bộ lãnh đạo và công chức Việt Nam trong hoạch định và thực thi chính sách công. Dự án này gồm hai hợp phần: (1) Cải thiện nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, (2) Hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo sau đại học về chính sách công.

Trong hợp phần (1) với sự hợp tác của Viện Nhân sự Quốc gia Nhật Bản, dự án sẽ (a) nâng cao năng lực đào tạo cho các giảng viên của HCMA, và (b) nâng cao năng lực ứng phó với các vấn đề cho những cán bộ lãnh đạo là ứng cử viên của chức danh Ủy viên Trung ương Đảng thông qua việc phân tích các vấn đề chính sách, nghiên cứu các trường hợp cụ thể và thảo luận.

Trong hợp phần 2) với sự hợp tác của các giáo sư của Đại học

Tokyo và Đại học Waseda, dự án đặt mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy cho Chương trình Thạc sĩ Chính sách công dự kiến sẽ được tổ chức mới với đối tượng học viên là những cán bộ thực tiễn (cán bộ hành chính, nhà nghiên cứu) trực tiếp tham gia vào xây dựng và thực hiện các chính sách công.

Hy vọng rằng thông qua thực hiện hợp tác với HCMA, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền các chính sách cơ bản của nhà nước, năng lực của các cán bộ công chức trong hoạch định và thực thi chính sách công nhằm ứng phó với các vấn đề phát sinh tại cơ sở sẽ tăng cường.

Những sự kiện khác

7. Tổ chức Hội thảo tổng kết Chương trình hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật Việt Nam (Dự án HTKT cấp cơ sở)

Từ ngày 5 ~8/3, tại Đại học Sư phạm Hà Nội, Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện dự án HTKT cấp cơ sở “Hỗ trợ và phát triển chương trình giáo dục gắn liền với việc nâng cao tỉ lệ đến trường của trẻ chậm phát triển trí tuệ” đã được tổ chức.

Dự án này do Trường Đại học Ritsumeikan phối hợp với Trường Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội thực hiện từ tháng 8/2008 nhằm đào tạo những giáo viên chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Buổi lễ của ngày đầu tiên của Hội thảo (ngày 5/3) đã có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa và các cán bộ của Bộ, các đại diện của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Văn phòng UNICEF Việt Nam, đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Tại buổi lễ, Giáo sư Araki, Khoa xã hội học, Trường ĐH Ritsumeikan đã trao cho Phó hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội bộ công cụ “Bảng kiểm tra đánh giá sự phát triển của trẻ” - một thành quả của dự án, báo cáo tổng quát về dự án và tiến hành trao đổi ý kiến về phương pháp phát huy sử dụng các thành quả của dự án.

Trong lời phát biểu của mình, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã đánh giá cao những kết quả mà dự án đã mang lại, khẳng định bộ công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ rất có ích cho sự phát triển của trẻ khuyết tật tại Việt Nam, và hy vọng sẽ góp phần vào việc thực hiện bình đẳng trong giáo dục.

Sau buổi lễ, Giáo sư Araki và các chuyên gia phía Nhật Bản đã trình bày các bài giảng lý thuyết cho đối tượng là các chuyên gia và giáo viên về giáo dục trẻ khuyết tật đến từ các tỉnh thành của Việt Nam và tại buổi Hội thảo mọi người đã nghe các báo cáo của các chuyên gia Việt Nam, những người đã trưởng thành từ dự án cũng như tiến hành trao đổi ý kiến rất sôi nổi.

Dự án dự định sẽ kết thúc vào tháng 8/2013. Trong tương lai, các chuyên gia Việt Nam với trọng tâm là Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ triển khai phổ cập chương trình đào tạo trên toàn quốc nhằm nâng cao tỉ lệ đi học của trẻ chậm phát triển trí tuệ. 8.Tổ chức lễ khai mạc Năm Hữu nghị Việt - Nhật Năm 2013 là năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản. Vào năm 2011, trong chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Noda đã

Page 5: Văn phòng JICA Vi t Nam Tháng 3&4/2013 · năm rưỡi của mình và sẽ lên đường về nước vào cuối tháng 5. ... Hôm tr ước, trong một d ịp đi công tác

ký bản Tuyên bố chung trong đó nhất trí lấy năm 2013 làm “Năm hữu nghị Việt-Nhật” và sẽ thúc đẩy thực hiện các hoạt động kỷ niệm Năm Hữu nghị này tại hai nước.

Căn cứ vào bản Tuyên bố chung này, các cơ quan liên quan với trọng tâm là Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và các doanh nghiệp thuộc Hội các doanh nghiệp Nhật Bản đã bàn bạc và xúc tiến chuẩn bị thực hiện các hoạt động đa dạng và sôi nổi của “Năm Hữu nghị Việt-Nhật”, và JICA cũng được đề nghị hợp tác thực hiện nhiều hoạt động kỷ niệm khác nhau.

Vào ngày 1/3, tại khách sạn Hilton Hà Nội, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức trọng thể “Lễ khai mạc chào mừng Năm Hữu nghị Việt- Nhật” với sự tham dự của hơn 300 quan khách của cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản, đặc biệt trong đó có sự tham

gia của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, 3 bộ trưởng cùng nhiều quan chức cao cấp và các nhà trí thức. Cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản đã có các màn trình diễn văn hóa sôi động như: chương trình biểu diễn nhạc Jazz của nhóm SOIL & “PIMP” SESSIONS đến từ Nhật Bản, nhóm nhạc dân tộc của Việt Nam, các quầy trưng bày sản phẩm và giới thiệu hoạt động tại Việt Nam của hơn 10 doanh nghiệp Nhật Bản. Quí vị có thể xem chi tiết về buổi lễ khai mạc, giới thiệu về 40 năm thiết lập ngoại giao Việt-Nhật và các hoạt động kỷ niệm trên trang web: http://jvyear2013.jpf.org.vn/ Là một thành viên trong “Ủy ban tổ chức Năm Hữu nghị Việt- Nhật”, JICA đã và đang tích cực tham gia vào nhiều hoạt động kỷ niệm trong Năm Hữu nghị này do vậy rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hợp tác quí báu của tất cả các quí vị.