vi - nguyenquanglinh1985 | kiến thức là tài sản vô giá · web view... xã hội người...

22

Click here to load reader

Upload: nguyendat

Post on 17-Jun-2018

212 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: VI - nguyenquanglinh1985 | Kiến Thức Là Tài Sản Vô Giá · Web view... xã hội người ta phải giải quyết bài toán dự trữ các nguồn lực sao cho chi phí

CHUYÊN ĐỀ 6VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TOÁN HỌC TRONG NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC QUẢN LÝ

ĐẶT VẤN ĐỀDo sự phát triển của toán học, song song với sự phát triển của ngành

KHQL, phạm vi ứng dụng toán học trong NCKHQL ngày càng được mở rộng hơn, với mức độ cao hơn. Toán học trong NCKHQL là phương tiện để giải quyết những vấn đề thực tiễn hay nói cách khác toán học trong NCKHQL mang tính chất ứng dụng.

Chuyên đề áp dụng PPTH trong NCKHQL không đi sâu nghiên cứu cụ thể tất cả các lý thuyết toán học áp dụng trong lĩnh vực KHQL. Bởi vì, các sách giáo khoa về toán học trong lĩnh vực quản lý sẽ cung cấp chi tiết các nội dung trên.

Trong phạm vi có hạn, chuyên đề chỉ cung cấp những thông tin mang tính định hướng cho việc vận dụng toán học trong NCKHQL và các tài liệu có liên quan giúp cho người học có cơ sở tìm tòi nghiên cứu vận dụng toán học vào những công việc có liên quan trong hoạt động thực tiễn.

6.1. Những vấn đề chung6.1.1. Một số khái niệm liên quan1.Toán học: là khoa học nghiên cứu các quan hệ số lượng những hình

thức và thuộc tính về không gian và thời gian của các hiện tượng và sự vật của thế giới khách quan.

- Bản chất: Nó dựa trên nguyên tắc của phương pháp biện chứng về mối quan hệ qua lại và quyết định lẫn nhau của các hiện tượng, về sự phát triển không ngừng của chúng, về những biến đổi về lượng sang biến đổi về chất.

- Ý nghĩa: Các Mác gọi toán học là công cụ nhận thức hùng mạnh và cho rằng “ khoa học chỉ có thể hoàn chỉnh được khi nó sử dụng được toán học”.

- Vai trò của toán học trong quản lý : Khi lực lượng sản xuất phát triển, KH-KT phát triển, vấn đề quản lý kinh

tế, xã hội, KHKT không chỉ dựa vào tài nghệ cuả cá nhân người lãnh đạo, nhà quản lý mà phải sử dụng các công cụ hỗ trợ hiện đại, trong đó có toán học.

Toán học hiện đại giúp các nhà quản lý hiểu sâu cấu trúc logic, quy luật vận động của hoạt động quản lý, trên cơ sở đó giúp cho quá trình ra quyết định nhanh hơn, chính xác hơn.

1

Page 2: VI - nguyenquanglinh1985 | Kiến Thức Là Tài Sản Vô Giá · Web view... xã hội người ta phải giải quyết bài toán dự trữ các nguồn lực sao cho chi phí

2. Áp dụng toán học vào NCKHQL : là đưa vào KHQL các phương pháp phân tích số lượng các quy luật khách quan và cơ cấu của các hiện tượng trong hoạt động quản lý.

- Bản chất Bản chất của việc ứng dụng toán học trong NCKHQL là sử dụng các

phương pháp toán học để phân tích về mặt lượng của các hiện tượng trong hoạt động quản lý.

- Toán học giúp cho các nhà NCKHQL:- Lượng hoá các yếu tố quản lý ;- Chuyển hoá các quan hệ về chất (định tính) thành quan hệ dưới dạng lượng;- Xây dựng mô hình toán cho các hoạt động quản lý để trên cơ sở đó

phân tích về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu.Thông qua công cụ toán học, nhà nghiên cứu KHQL có thể dự đoán

chính xác hơn các quá trình, dự kiến được kết cục các hiện tượng cần nghien cứu, kiểm nghiệm những kết luận và đánh giá các giá trị thực tiễn của nó.

3. Điều kiện để ứng dụng toán học trong NCKHQLNhư trên đã phân tích, ứng dụng toán học trong NCKHQL thực chất là sử

dụng các mô hình toán học thích hợp để xử lý thông tin trong hệ thống. Do vậy, để ứng dụng toán học trong hoạt động quản lý cần phải có các

điều kiện cơ bản sau:(1). Trình độ toán học của người chỉ huy và cơ quan quản lýToán học là một công cụ giúp người chỉ huy và cơ quan xử lý thông tin. Vì

vậy muốn sử dụng tốt thì trước hết người chỉ huy và cơ quan phải có hiểu biết về công cụ mà mình sử dụng. Đó là một điều kiện tất yếu khách quan.

Nhưng khó khăn thực tế của ta hiện nay là trình độ toán của người chỉ huy và cơ quan rất hạn chế, chưa được đào tạo cơ bản.

Hiện nay nước ta có đội ngũ các nhà toán học trẻ khá đông đảo đang làm nhiệm vụ giảng dạy ở các học viện, nhà trường tyrong nước và trên thế giới.

Tuy vậy, việc sử dụng lực lượng các nhà toán học trẻ cũng rất khó khăn. Ứng dụng toán học trong nghiên cứu KHQL là một lĩnh vực toán học ứng dụng, định hướng trực tiếp cho hoạt động quản lý trong các lĩnh vưccj kinh tế- xac hội, quốc phòng , an ninh... Nhưng các nhà toán học thuần tuý lại chưa hiểu biết về hoạt động trên như tư duy của người quản lý nên không phát huy hết vai trò của toán trong lĩnh vực quản lý .

2

Page 3: VI - nguyenquanglinh1985 | Kiến Thức Là Tài Sản Vô Giá · Web view... xã hội người ta phải giải quyết bài toán dự trữ các nguồn lực sao cho chi phí

Đây là một mâu thuẫn khách quan mà ta cần phải nhanh chóng khắc phục.(2). Trang thiết bị phục vụ hệ thống quản lý Hoạt động quản lý chịu tác động của rất nhiều yếu tố khách quan, chủ

quan đan xen nhau rất phức tạp. Mô hình toán mô tả các mối quan hệ đan xen đó cũng sẽ phức tạp, nếu muốn mô tả càng sát với thực tế bao nhiêu thì mô hình bài toán lại càng phức tạp hơn. Nhiều khi mô hình bài toán được thiết lập phức tạp đến nỗi không thể giải được bằng các phương tiện tính toán thông thường.

Do vậy, cần phải có các phương tiện quản lý, tính toán tương ứng với quy mô quản lý , nhất là máy tính tốc độ cao mới có thể giải các bài toán phức tạp một cách kịp thời.

(3). Các yếu tố cần thiết trong hoạt động quản lý đã được lượng hoáLượng hoá là sự chuyển đổi các yếu tố cần xem xét sang giá trị số. Để sử

dụng toán trong nghiên cứu KHQL, thì trước hết các yếu tố mà người quản lý cần xem xét để ra quyết định đã phải được lượng hoá.

Ví dụ, người quản lý muốn ra một lệnh tập kết một số lượng hàng hóa ở vị trí cần thiết vào thời điểm nào đó, thì phải nêu được độ dài đoạn đường cơ động và tốc độ cơ động trung bình của phương tiện vận chuyển

Hiện nay việc nghiên cứu lượng hoá các yếu tố trong quản lý của ta còn rất hạn chế.

Trong các ngành khoa học, khi cần phải lượng hoá một yếu tố nào đó, người ta có thể tiến hành theo hai phương pháp: phương pháp khảo sát thực tế tại hiện trường hoặc phương pháp nghiên cứu đo đạc trong phòng thí nghiệm.

Nhưng hoạt động thực tế ở hiện trường luôn có những thay đổi lớn. Do vậy, kết quả khảo sát chỉ đúng với một lần thực tế đã qua thì không thể áp dụng cho các lần tiếp theo chưa xảy ra.

Thực tế hiện nay, các số liệu đang sử dụng trong hoạt động quản lý của ta chủ yếu dựa vào số liệu tổng kết các công việc đã qua. Tuy không còn đúng hoàn toàn cho tương lai, nhưng cũng là một cơ sở ban đầu cần thiết để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu KHQL.

Tuy vậy, số lượng này chưa nhiều, cần phải tập trung nghiên cứu lượng hoá các yếu tố trong hoạt động quản lý. Vì nếu không có các dữ kiện bằng số thì không thể ứng dụng toán học được.

3

Page 4: VI - nguyenquanglinh1985 | Kiến Thức Là Tài Sản Vô Giá · Web view... xã hội người ta phải giải quyết bài toán dự trữ các nguồn lực sao cho chi phí

6.1.2. Nguyên tắc ứng dụng toán học trong NCKHQL 1. Áp dụng toán phải đồng bộ với quá trình cải tiến quản lýMỗi mô hình quản lý sẽ có những mô hình toán khác nhau. Vì vậy việc áp

dụng toán trong lĩnh vực quản lý phải gắn với vì vậy quá trình cải tiến quản lý mới đạt được hiệu quả mong muốn.

2. Các yếu tố đưa vào xem xét phải phù hợp với phạm vi quản lý của từng cấp

Hệ thống quản lý thường tổ chức theo phân cấp, mỗi cấp có phạm vi nội dung chỉ huy khác nhau, quan tâm xem xét đến các yếu tố cụ thể khác nhau.

Tính cụ thể và tính khái quát của mỗi cấp khác nhau. Do vậy, không thể sử dụng bài toán chung cho cả cấp vi mô và vĩ mô được.

3. Phải lựa chọn mô hình toán thích hợp với hoạt động quản lý Toán học là một lĩnh vực khoa học rất rộng, rất nhiều ngành khác nhau.

Mỗi ngành toán học chỉ có khả năng giải quyết phân tích một loại hoạt động nhất định. Do vậy, trước một hoạt động quản lý cụ thể, cần phải chọn mô hình toán thích hợp mới ứng dụng được.

4. Mô hình toán lập ra phải giải được và giữ được bản chất của hiện tượngKhi sử dụng mô hình toán phải xem xét đầy đủ các yếu tố; số lượng các

yếu tố đưa vào xem xét càng nhiều thì mô hình toán càng phản ánh trung thực hiện tượng.

Nhưng ngược lại nếu các yếu tố đưa vào nhiều, mô hình toán trở nên phức tạp không tìm được cách giải để đưa ra kết luận thì mô hình lập lên cũng không có giá trị gì. Vì vậy, trong thực tiễn phải xem xét cân nhắc lựa chọn những yếu tố cần thiết để xem xét, bỏ những yếu tố phụ không cần thiết.

5. Tránh tuyệt đối hoá kết quả của tính toánSử dụng phương pháp toán học chỉ có vai trò là công cụ hỗ trợ giúp người

quản lý xử lý thông tin và đưa ra quyết định một cách có cơ sở khoa học hơn, tuy nhiên cần tránh tuyệt đối hoá kết quả của toán học đưa ra vì:

- Các giá trị ban đầu lượng hoá được chưa hoàn toàn chính xác.- Nhiều yếu tố chưa được lượng hoá hoặc bỏ qua không xem xét trong bài

toán. Thực tế cho thấy, số các yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý vô cùng lớn đến nỗi không liệt kê hết được. Do vậy trong quá trình thiết lập mô hình toán chỉ có thể xem xét đến những yếu tố cần thiết, bỏ qua những yếu

4

Page 5: VI - nguyenquanglinh1985 | Kiến Thức Là Tài Sản Vô Giá · Web view... xã hội người ta phải giải quyết bài toán dự trữ các nguồn lực sao cho chi phí

tố phụ. Từ đó ta thấy, kết quả đưa ra của toán chỉ là một dữ liệu khoa học giúp cho người chỉ huy tham khảo khi ra quyết định.

6.1.3. Trình tự các bước khi thiết lập mô hình toán Để thực hiện tốt những nguyên tắc cơ bản trên, khi thiết lập bài toán mô

phỏng một hoạt động quản lý cần tuân theo các bước sau:Bước 1: xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu và các

tiêu chuẩn để đánh giá kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu và các

tiêu chuẩn để đánh giá kết quả nghiên cứu giúp ta xác định hàm mục tiêu* (hàm số dùng để đánh giá định lượng mức độ đạt mục tiêu theo một tiêu chuẩn đã định) của bài toán làm căn cứ để xây dựng mô hình toán cho đối tượng nghiên cứu. Mỗi hệ tiêu chuẩn đánh giá sẽ dẫn đến những bài toán khác nhau, nên cần xác định tiêu chuẩn đánh giá trước.

Việc xác định mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu và các tiêu chuẩn để đánh giá kết quả nghiên cứu là công việc của chính người nghiêm cứu KHQL. Các nhà toán học không thể làm thay được, nhưng phải nắm được nội dung để xác định hướng tối ưu của bài toán.

Bước 2, phân tích đầy đủ các yếu tố và mức độ tác động của nó đến hiện tượng nghiên cứu, lập mô hình toán học.

Cần phân tích một cách toàn diện các yếu tố tác động, trong đó cần lựa chọn những yếu tố cơ bản nhất, có tác động trực tiếp nhất đến bản chất của hiện tượng. Dựa vào kết quả phân tích trên, chuyển các mối quan hệ về chất thành mối quan hệ về lượng bằng các biểu thức, mô hình toán học tương ứng.

Bước 3, giải bài toán, phân tích rút ra những kết luận cần thiếtTrong quá trình thực hiện các bước trên thường có kết hợp chặt chẽ với

người làm toán học, nhất là ở các bước 2 và 3.Có thể nói các nhà KHQL là người đặt ra (nêu) đầu đề bài toán và kiểm

nghiệm kết quả của mô hình toán có phù hợp với thực tiến hoạt động quản lý hay không? Các nhà toán học xây dựng mô hình toán học, đặt điều kiện cho bài toán tồn tại (điều kiện cho mô hình toán có nghĩa) và giải bài toán bằng các công cụ, phương pháp khác nhau.

Bước 4: Các cán bộ toán - tin xây dựng phần mềm chuyển từ ngôn ngữ toán, thuật toán sang ngôn ngữ máy và thuật toán giải trên máy tính đưa ra kết quả.

5

Page 6: VI - nguyenquanglinh1985 | Kiến Thức Là Tài Sản Vô Giá · Web view... xã hội người ta phải giải quyết bài toán dự trữ các nguồn lực sao cho chi phí

Bước 5: Người quản lý dựa vào kết quả toán để phân tích làm cơ sở cho việc ra quyết định phù hợp với ý định quản lý .

6.1.4. Phạm vi ứng dụng toán học trong NCKHQLKhi xét về khả năng vận dụng toán học trong NCKHQL cần chú ý rằng:- Không phải mọi lĩnh vực toán học đều có thể sử dụng cho công tác

NCKHQL.- Mặt khác, không phải mọi khía cạnh của hoạt động quản lý đều có thể

thông qua toán học để nghiên cứu. Do đó, dù toàn học có phát triển đến đâu chăng nữa cũng không thể chỉ sử dụng riêng toán học để NCKHQL. Ở đây toán học chỉ được coi là một trong số những công cụ nghiên cứu mà thôi.

Xét về phạm vi nghiên cứu toán học có thể kết hợp với các ngành khoa học khác nhau tham gia nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau:

- Thiết kế, xác định tham số kỹ thuật của các phương tiện kỹ thuật;- Xây dựng, bố trí, sử dụng lực lượng trong sản xuất , kinh doanh;- Xác định mối quan hệ hiệp đồng với các đơn vị liên quan;- Tổ chức chỉ huy và điều hành hoạt động quản lý ;- So sánh lực lượng lựa chọn phương án hành động, đánh giá hiệu quả

quản lý ;- Chứng minh sự chính xác khoa học của các luận thuyết về quản lý ..

Từ đó ta thấy, phạm vi ứng dụng toán học trong công tác KHQL rất rộng. Song mức độ ứng dụng đến đâu lại tùy thuộc vào khả năng cụ thể của mỗi nước và phụ thuộc vào trình độ của đội ngũ cán bộ NCKHQL.

Hiện nay, đối với chúng ta, việc sử dụng toán học trong NCKHQL đang trở thành yêu cầu cấp thiết.

6. 2. Lượng hoá và mô hình hoá các hoạt động quản lý 1. Lượng hoá các hiện tượng quản lý

Để sử dụng các phương pháp toán học trong NCKHQL trước hết phải lượng hoá được các yếu tố tác động đến hiện tượng nghiên cứu, thực chất là chuyển hoá các yếu tố tác động sang dạng số.

Trong các ngành KHKT việc lượng hoá thường được tiến hành thông qua thử nghiệm ở thực tế hoặc trong phòng thí nghiệm.

Trong NCKHQL cũng vậy, tiến hành lượng hoá các hoạt động quản lý cũng thông qua khảo sát thực tế và thực nghiệm.

Khảo sát thực tế và thực nghiệm trong NCKHQL có những nét riêng biệt.

6

Page 7: VI - nguyenquanglinh1985 | Kiến Thức Là Tài Sản Vô Giá · Web view... xã hội người ta phải giải quyết bài toán dự trữ các nguồn lực sao cho chi phí

Các hoạt động quản lý thường không lặp lạ chính xác hoạt động xẩy ra trước đó. Bởi vậy những số liệu rút ra được từ những cuộc thử nghiệm không thể áp dụng máy móc cho tương lai. Nó chỉ có giá trị làm căn cứ ban đầu.

2. Mô hình hoá các hoạt động quản lýKhoa học quản lý là một khoa học liên ngành, theo góc độ toán học gồm các

bộ phận cơ bản:- Các quan điểm khoa học hiện đại về quản lý làm cơ sở phương pháp luận

cho khoa học quản lý;- Các phương pháp quản lý hiện đại trong đó có phương pháp toán dựa trên

mô hình hóa các quá trình, hiện tượng trong hoạt động quản lý ;- Sử dụng kỹ thuật tính toán và thông tin hiện đại đồng bộ với chế độ quản lý Vì vậy, để áp dụng phương pháp toán học trong quản lý trước hết cần

xây dựng được mô hình quản lý.Để nghiên cứu các hoạt động quản lý thường dùng hai dạng mô hình cơ

bản: mô hình vật lý và mô hình toán. Mô hình vật lý Mô hình vật lý là xây dựng giả hiện tượng cần nghiên cứu như thực tế diễn ra. Sử dụng mô hình vật lý cho phép nghiên cứu các hiện tượng một cách

trực quan trong mối quan hệ vô cùng phức tạp của nó.Thông qua các mô hình vật lý có thể xác định giá trị bằng số của các yếu tố quản lý cần thiết.

Nhưng có nhược điểm: Từ mô hình vật lý không thể biểu diễn mối quan hệ về lượng của các hiện tượng nghiên cứu bằng các biểu thức toán học. Để nghiên cứu mỗi hiện tượng cần phải xây dựng mô hình vật lý riêng nên rất tốn kém và nhiều phương án không thực hiện được.

Mô hình toán họcMô hình toán học là xây dựng và mô phỏng hiện tượng cần nghiên cứu

bằng ngôn ngữ toán học.Theo cách phân loại chung các mô hình toán học được chia thành mô

hình giải tích và mô hình thống kê.Ưu điểm cơ bản của mô hình toán là tính khái quát cao, nên có thể sử

dụng một mô hình để nghiên cứu rất nhiều hiện tượng khác nhau .- Trong điều kiện phát triển của công nghệ thông tin, với sự trợ giúp đắc

lực của máy tính điện tử việc áp dụng các mô hình toán học làm giảm yếu tố chủ quan trong quá trình ra quyết định của ngưởi chỉ huy

7

Page 8: VI - nguyenquanglinh1985 | Kiến Thức Là Tài Sản Vô Giá · Web view... xã hội người ta phải giải quyết bài toán dự trữ các nguồn lực sao cho chi phí

Nhược điểm: - Người nghiên cứu không trực tiếp nghiên cứu được hiện tượng mà đòi

hỏi tư duy trừu tượng cao; trong quá trình xây dựng mô hình đã phải gạt bỏ đi nhiều yếu tố phụ trong mối quan hệ phức tạp của hiện tượng nghiên cứu.

- Việc mô tả quá trình quản lý bằng công cụ toán học là một công việc hết sức phức tạp. Vì vậy, các mô hình hình toán thường mô tả quá trình có tính ước lệ, với những giả thiết và ràng buộc nhất định, vì thế về mặt thực tế không thể có sự phù hợp hoàn toàn giữa mô hình toán xây dựng và quá trình thực tế .

Mỗi loại hình đều có ưu nhược điểm riêng nên cần được sử dụng kết hợp.6.3.Một số mô hình toán cơ bản thường được sử dụng trong nghiên

cứu KHQL1. Mô hình thống kêThống kê là một môn KH, ra đời và phát triển theo nhu cầu của hoạt

động thực tiễn xã hội. Đó là một quá trình phát triển từ giản đơn đến phức tạp, được tích luỹ dần và trử thành lý luận khoa học ngày càng hoàn thiện.

Theo C.Mác: Người sáng lập ra môn thống kê học là Nhà kinh tế học Người Anh Willam Petty 1623- 1687 với công trình “ số học chính trị” xuất bản năm 1682.

Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Khái niệm: Thống kê phân tích là dùng lý luận toán học để phân tích rút ra quy luật thống kê, những kết luận cần thiết cho mục tiêu nghiên cứu với mức độ tin cậy nào đó.

Như trên đã phân tích, tạo ra số liệu chuẩn, chính xác là yêu cầu đầu tiên của việc sử dụng toán học trong NCKHQL.

Khi nghiên cứu một hiện tượng quản lý chúng ta thường điều tra từ các tài liệu lưu trữ, khảo sát trực tiếp ở đơn vị... Để thu thập các số liệu cần thiết. Để có được các số liệu chính xác đáng tin cậy và thấy được ý nghĩa của nó phải sử dụng đến mô hình thống kê toán học.

Lý thuyết thống kê giúp cho người nghiên cứu phương pháp điều tra thu thập số liệu và từ những số liệu ấy đem phân tích và làm sáng tỏ những quy luật của hiện tượng cần nghiên cứu.

8

Page 9: VI - nguyenquanglinh1985 | Kiến Thức Là Tài Sản Vô Giá · Web view... xã hội người ta phải giải quyết bài toán dự trữ các nguồn lực sao cho chi phí

Từ những điều thu thập được qua quan sát thực tế, phân tích nâng lên thành quy luật, đó là nội dung cơ bản của thống kê toán học.

Một số mô hình thống kê đơn giản Đối tượng NC của KHQL rất phức tạp, luôn biến động do ảnh hưởng của

nhiều yếu tố chủ quan, khách quan không thể lường hết được. đó là những hiện tượng ngẫu nhiên (đại lượng nhẫu nhiên) .

Thống kê toán học là một bộ phận của lý thuyết xác suất, có nhiệm vụ tìm ra cách thu thập và sử dụng các số liệu thống kê bao gồm 3 phần cơ bản:

+ Lý thuyết điều tra, chọn mẫu;+Thống kê mô tả, nhằm mô tả các dữ liệu điều tra một cách khách quan

để tự nó hình thành quy luật thống kê;+ Thống kê phân tích, trên cơ sở dữ liệu điều tra được từ một nhóm nào

đó , phân tích rút ra kết luận cho một tập lớn hơn.Có thể đúc kết số liệu bằng cách lập bảng, vẽ đồ thị, hoặc tính các tham số

đặc trưng.2. Mô hình xác suấtMô hình xác xuất là một bộ môn toán học chuyên nghiên cứu tính quy

luật của các hiện tượng ngẫu nhiên và quá trình ngẫu nhiên.Trong hoạt động qiuanr lý , kết cục bị chi phối bởi nhiều yếu tố ngẫu

nhiên không xác định trước. Để nghiên cứu các hiện tượng ngẫu nhiên, xác suất là môn toán ứng dụng có hiệu quả nhất. Từ các hiện tượng ngẫu nhiên rời rạc, toán xác suất nghiên cứu để tìm ra quy luật của nó giúp cho người chỉ huy ra quyết định đúng đắn trên cơ sở khoa học.

Xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng về cặp phạm trù ngẫu nhiên và tất nhiên, lý thuyết xác suất được ứng dụng trong NCKHQL nhằm phát hiện ra những quy luật, bị ẩn náu trong vô vàn những hoạt động quản lý còn mang yếu tố ngẫu nhiên.

Trong thực tiễn ta thấy nếu xét một hiện tượng nào đấy một cách riêng biệt thì kết cục của nó mang tính ngẫu nhiên. Nhưng nếu hiện tượng đó được lặp đi lặp lại nhiều lần thì tính khách quan của kết cục lại bộc lộ rõ rệt.

Từ những quy luật rút ra được trong mô hình xác suất có thể giúp ta đi đến những kết luận thực tiễn trong vấn đề sử dụng lực lượng và trong các hoại động quản lý .

9

Page 10: VI - nguyenquanglinh1985 | Kiến Thức Là Tài Sản Vô Giá · Web view... xã hội người ta phải giải quyết bài toán dự trữ các nguồn lực sao cho chi phí

Mô hình xác suất chẳng những giúp ta nghiên cứu các hoạt động quản lý tìm ra quy luận của nó, mà còn là cơ sở khoa học để kiểm tra những kết luận đã rút ra từ quan sát trực tiếp.

Mô hình xác suất áp dụng trong NCKHQL thường giải quyết các bài toán:- Đánh giá hiệu quả hoạt động (sản xuất, kinh doanh..) của một đơn vị,;- Tính toán dự trù lực lượng, cơ sở vật chất cần thiết theo yêu cầu nhiệm

vụ quản lý ;- Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý.

3. Mô hình phục vụ đám đông (phục vụ công cộng )Phục vụ đám đông cũng là một lĩnh vực toán nghiên cứu các hiện tượng

ngẫu nhiên. Nhưng khác với lý thuyết xác suất, lý thuyết phục vụ đám đông nghiên cứu việc tổ chức bảo đảm phục vụ nhu cầu của đám đông mà các yêu cầu đặt ra một cách ngẫu nhiên.

Ví dụ, cửa hàng phục vụ khách hàng mà thời điểm mỗi khách hàng đến rất ngẫu nhiên; một bến đò phục vụ khách sang sông mà thời gian khách đến bến rất ngẫu nhiên.

Khái niệm: Lý thuyết phục vụ đám đông nhằm mô hình hoá và giải quyết các vấn đề về tổ chức hệ thống phục vụ xã hội. Trong KHQL dùng lý thuyết phục vụ đám đông để nghiên cứu các vấn đề về tổ chức bảo đảm hoạt động quản lý ....

Trong thực tiễn hoạt động quản lý có thể thông qua mô hình lý thuyết phục vụ đám đông để nghiên cứu các vấn đề như:

- Cần tổ chức hệ thống phục vụ như thế nào để vừa bảo đảm lợi ích của người phục vị và người được phục vụ;

- Nên tổ chức bến cảng, nhà kho, bến tầu... như thế nào để bảo đảm khả năng hàng hóa thông qua cảng với hiệu quả cao nhất;

- Cần tổ chức hệ thống TTLL như thế nào để bảo đảm chỉ huy kịp thời khi mỗi mệnh lệnh đến cần phải được truyền đi ngay cho các đơn vị...

Trong lý thuyết phục vụ đám đông người ta đưa ra hai khái niệm cơ bản đối lập nhau: đối tượng cần phục vụ và hệ thống phục vụ.

Lý thuyết phục vụ đám đông nghiên cứu giải quyết mối quan hệ này.- Đối tương cần được phục vụ đặc trưng bởi mất độ đến của đối tượng,

nghĩa là số đối tượng cần phục vụ đến hệ thống trong một đơn vị thời gian.

10

Page 11: VI - nguyenquanglinh1985 | Kiến Thức Là Tài Sản Vô Giá · Web view... xã hội người ta phải giải quyết bài toán dự trữ các nguồn lực sao cho chi phí

- Hệ thống phục vụ được đặc trưng bởi hai tham số: tốc độ phục vụ của mỗi kênh và số kênh của hệ thống.

Về mặt toán học, lý thuyết phục vụ đám đông chia làm hai hệ thống phục vụ cơ bản: hệ thống phục vụ có mất mát và hệ thống phục vụ chờ đợi.

Trong hệ thống phục vụ mất mát, đối tượng yêu cầu phục vụ cần phải được phục vụ ngay, nếu không đối tượng đó sẽ đi khỏi hệ thống phục vụ, nghĩa là mất đối tượng cần phục vụ.

Trong hệ thống phục vụ chờ đợi thì đối tượng yêu cầu phục vụ bắt buộc phải chờ, nếu chưa được phục vụ.

Giữa hai hệ thống trên, trong thực tế còn nảy ra vấn đề mà đối tượng yêu cầu phục vụ không đi khỏi ngay nếu chưa được phục vụ, nhưng cũng chỉ chờ trong một thời gian nhất định (ví dụ, các lệnh hẹn giờ trong chiến đấu ) vì vậy, về mặt toán học lý thuyết phục vụ, còn có hệ thống chờ với thời gian hạn chế.

4.Quy hoạch toán học Quy hoạch toán học là toàn bộ các môn toán học, dùng để giải quyết

những vấn để về lập kế hoạch có hiệu quả cao nhất cho các quá trình được điều khiển.

Chúng bao gồm: lập quy hoạch tuyến tính và phi tuyến, quy hoạch động, lý thuyết đồ thị, phương pháp tìm giới hạn tối đa và tối thiểu của các hàm số, quy hoạch nguyên và quy hoạch ngẫu nhiên v.v...

Trong NCKHQL việc lập quy hoạch toán học được áp dụng để nghiên cứu các vấn đề lập kế hoạch quản lý và ra quyết định.

Bằng những phương pháp khác nhau (bằng cách giải các PT vi phân, tích phân, bằng phép mô hình…) , nó giúp ta tìm được chương trình (hay kế hoạch ) hành động và chuyển từ chương trình này sang chương trình khác tuỳ theo chuẩn số hiệu nghiệm và ý nghĩa cuả tham số và hàm số trong đó có cả các yếu tố ngẫu nhiên.

5. Mô hình quản lý dự trữTrong hầu hết các hoạt động kinh tế, xã hội người ta phải giải quyết bài

toán dự trữ các nguồn lực sao cho chi phí ít tốn kém nhất.Mô hình điều khiển dự trữ như trên xuất phát từ bài toán quản lý một hệ

thống kho, sau phát triển áp dụng cho các lĩnh vực quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Một số mô hình dữ trữ đanh dùng hiện nay:

11

Page 12: VI - nguyenquanglinh1985 | Kiến Thức Là Tài Sản Vô Giá · Web view... xã hội người ta phải giải quyết bài toán dự trữ các nguồn lực sao cho chi phí

- Mô hình dự trữ với tiêu thụ đều ( Mô hình WILSON); - Mô hình dự trữ mở rộng từ Mô hình WILSON; - Mô hình dự trữ tiêu thụ đều, bổ sung dần dần;- Mô hình dự trữ trong trường hợp giá thay đổi theo số lượng đặt mua mỗi

lần (Mô hình dự trữ nhiều mức giá); - Mô hình dự trữ với các yếu tố ngẫu nhiên ; 6.4.Các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng toán học trong

NCKHQLĐể có thể ứng dụng toán trong nghiên cứu một cách có hiệu quả, cần thực

hiện tốt các giải pháp sau:(1). Tập trung đầu tư nghiên cứu lượng hoá các yếu tố quản lý phù

hợp với điều kiện mớiNhư phần trên đã phân tích, các dữ liệu số trong KHQL của ta hiện nay

còn quá ít; mặt khác, các dữ liệu số hiện có đều do tham khảo của các nước hoặc qua tổng kết trước đây. Do vậy, dữ liệu số trong KHQLhiện rất thiếu và chưa bảo đảm độ tin cậy. Để ứng dụng toán học trong NCKHQL có hiệu quả thì cần phải đầu tư nghiên cứu lượng hoá các yếu tố; thiết lập được ngân hàng dữ liệu số cần thiết cho từng cấp, tưnghf ngành. Đây là một công việc rất phức tạp phải đầu tư nghiên cứu nhiều năm.

(2).Nâng cao trình độ toán cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Để toán học thực sự trở thành công cụ trợ giúp đắc lực cho người quản lý,

phải nắm được toán học, đó là một yêu cầu khách quan. Trong các ngành quản lý hiện nay đều đưa toán học trong lĩnh vự quản lý

kinh tế vào giảng dạy chính khoá, nhưng chưa sâu.Vì vậy, khi đào tạo chuyên ngành quản lý cần coi trọng nội dung:- Điều khiển học - cơ sở lý thuyết của tự động hoá quản lý ; - Nguyên tắc xây dựng và vận hành các hệ thống tự động hoá quản lý - Cơ sở toán học của hệ thống (cơ sở của lý thuyết vận trù).- Các phương pháp tối ưu ra quyết định .Các nội dung trên cần được nghiên cứu một cách đầy đủ mới có thể hiểu

và phát huy được toán trong lĩnh vực KHQL(3). Kết hợp chặt chẽ các nhà QL với các nhà toán học, các chuyên gia

công nghệ thông tin

12

Page 13: VI - nguyenquanglinh1985 | Kiến Thức Là Tài Sản Vô Giá · Web view... xã hội người ta phải giải quyết bài toán dự trữ các nguồn lực sao cho chi phí

Để vận dụng toán học trong KHJQL có hiệu quả, cần kết hợp chặt chẽ giữa tư duy toán học và tư duy quản lý và có hiểu biết về công nghệ thông tin. Điều này thực tế rất khó đạt ở một người, nhất là khi khoa học ngày càng đi vào chiều sâu, mỗi con người chỉ đủ khả năng chuyên sâu một lĩnh vực nào nó. Vì vậy cần kết hợp chặt chẽ các lực lượng trên.

Vai trò của toán học trong NCKHQL từ lâu đã được khẳng định vì người ta nhận thấy rằng, nếu chỉ nghiên cứu các hiện tượng về mặt chất lượng (định tính) thì chưa đủ và không thể nghiên cứu chúng về mặt số lượng (định lượng) nếu không sử dụng rộng rãi toán học và các PPNC có dùng toán học.

- Việc sử dụng toán học cho phép mô tả một cách chính xác về mặt lượng của các sự vật hiện tượng, cho phép xây dựng những khái niệm rành mạch, rõ ràng giúp người nghiên cứu thâm nhập sâu vào bản chất của sự vật.

- Ngày nay toán học đã trở thành ngôn ngữ thực sự của KHQL hiện đại. Nó nghiễm nhiên là phương tiện nhận thức hằng ngày đặc biệt linh động và luôn là phương tiện nhận thức các quy luật về số lượng và cơ cấu của các hiện tượng và quá trình quản lý.

- Để áp dụng PPTH vào NCKHQL, một mặt phải hiểu sâu bản chất của các hiện tượng được nghiên cứu, mặt khác phải nắm vững những hệ thống toán học nhất định.

- Khi nghiên cứu những vấn đề phức tạp có nhiều yếu tố tác động, ràng buộc (nhiều biến) cần phải có sự trự giúp của máy tính điện tử. Vì vậy, trong thời đại số hoá, tự động hoá cán bộ làm công tác NCKHQL cần có những kiến thức tin học tối thiểu.

- Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học trong lĩnh vực KHQL, với các nhà toán học, tin học mới có thể vận dụng một cách có hiệu quả toán học vào trong hoạt động quân sự, mới làm cho NTQL xích gần với lĩnh vực toán học, điều khiển học và kỹ thuật máy tính điện tử. Điều này muốn nhắc các nhà NCKHQL khi chưa hiểu rõ bản chất vấn đề nghiên cứu, nắm được các kiến thức toán học cần thiết, đừng vội vã đưa ra những mô hình toán học, công thức toán học sẽ dẫn đến tác hại rất lớn, thậm chí làm sai lệch thực tế .

- Áp dụng toán trong tổ chức quản lý là cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp giữa cái cũ và cái mới, giữa khoa học và lạc hậu. Vì vậy phải tiến hành công tác

13

Page 14: VI - nguyenquanglinh1985 | Kiến Thức Là Tài Sản Vô Giá · Web view... xã hội người ta phải giải quyết bài toán dự trữ các nguồn lực sao cho chi phí

tư tưởng từ Lãnh đạo đến quần chúng, kết hợp chặt chẽ biện pháp tư tưởng với hành chính và kinh tế.

14