vi sao chung ta tin

199
Vì Sao Chúng Ta Tin ? Tác giả: Paul E. Little Lời Giới Thiệu Dẫn Nhập: Cuốn Sách Này Ra Đời Như Thế Nào 1. Cơ Đốc Giáo Có Hợp Lý Không? 2. Có Đức Chúa Trời Không? 3. Có Phải Đấng Christ Là Đức Chúa Trời Không? 4. Đấng Christ Có Sống Lại Từ Cõi Chết Không? 5. Kinh Thánh Có Phải Là Lời Đức Chúa Trời Không? 6. Tài Liệu Kinh Thánh Có Đáng Tin Cậy Không? 7. Khảo Cổ Học Có Làm Sáng Tỏ Kinh Thánh Không? 8. Có Thể Có Phép Lạ Không? 9. Khoa Học và Kinh Thánh Có Mâu Thuẫn Không? 10. Tại Sao Có Đau Khổ Và Điều Ác? 11. Cơ Đốc Giáo Khác Gì Với Các Tôn Giáo Khác? 12. Kinh Nghiệm Cơ Đốc Nhân Có Giá Trị Không Câu Hỏi Nghiên Cứu Chú Thích Lời Giới Thiệu Vì Sao Chúng Ta Tin? của Paul E. Little là một quyển sách giá trị nhằm giải đáp những thắc mắc về niềm tin Cơ Đốc, chẳng hạn Kinh Thánh và Khoa học có mâu thuẫn nhau không? Phép lạ có thể xảy ra không? Tại sao Đức Chúa Trời cho phép đau khổ và điều ác xảy ra? Những câu hỏi như trên cần được trả lời cách thỏa đáng. Cuốn sách đã được ấn hành trên một triệu bản. Hàng triệu người đã tìm được trong cuốn sách nầy lời giải đáp hợp lý cho những thách thức hóc búa đối với Cơ Đốc giáo. Cuốn sách đã được hiệu đính nhiều lần và bản hiệu đính mới nhứt được bà Marie Little thực hiện năm 2000 với sự tham khảo ý kiến của các nhà khoa học và khảo cổ học. Bản hiệu đính này đã sử dụng những thông tin cập nhật của thế kỷ 21 nhằm cung ứng nền tảng vững chắc cho ai tìm kiếm chân lý. Trong ấn bản mới này có thêm phần câu hỏi nghiên cứu cho mỗi chương và bảng liệt kê các sách tham khảo, rất tiện cho việc nghiên cứu cá nhân cũng như thảo luận từng nhóm. Cuốn sách này cũng được dùng làm tài liệu cho sinh viên học môn Biện Giáo. Paul Little là giáo sư Đại Học Trinity Evangelical Divinity School cho đến khi qua đời. Cả hai Ông Bà Paul và Marie Little từng hầu việc Chúa với Hội

Upload: long-do-hoang

Post on 09-Feb-2017

16 views

Category:

Business


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Vi sao chung ta tin

Vì Sao Chúng Ta Tin ? Tác giả: Paul E. Little Lời Giới Thiệu Dẫn Nhập: Cuốn Sách Này Ra Đời Như Thế Nào 1. Cơ Đốc Giáo Có Hợp Lý Không? 2. Có Đức Chúa Trời Không? 3. Có Phải Đấng Christ Là Đức Chúa Trời Không? 4. Đấng Christ Có Sống Lại Từ Cõi Chết Không? 5. Kinh Thánh Có Phải Là Lời Đức Chúa Trời Không? 6. Tài Liệu Kinh Thánh Có Đáng Tin Cậy Không? 7. Khảo Cổ Học Có Làm Sáng Tỏ Kinh Thánh Không? 8. Có Thể Có Phép Lạ Không? 9. Khoa Học và Kinh Thánh Có Mâu Thuẫn Không? 10. Tại Sao Có Đau Khổ Và Điều Ác? 11. Cơ Đốc Giáo Khác Gì Với Các Tôn Giáo Khác? 12. Kinh Nghiệm Cơ Đốc Nhân Có Giá Trị Không Câu Hỏi Nghiên Cứu Chú Thích

Lời Giới Thiệu

Vì Sao Chúng Ta Tin? của Paul E. Little là một quyển sách giá trị nhằm giải đáp những thắc mắc về niềm tin Cơ Đốc, chẳng hạn Kinh Thánh và Khoa học có mâu thuẫn nhau không? Phép lạ có thể xảy ra không? Tại sao Đức Chúa Trời cho phép đau khổ và điều ác xảy ra? Những câu hỏi như trên cần được trả lời cách thỏa đáng. Cuốn sách đã được ấn hành trên một triệu bản. Hàng triệu người đã tìm được trong cuốn sách nầy lời giải đáp hợp lý cho những thách thức hóc búa đối với Cơ Đốc giáo. Cuốn sách đã được hiệu đính nhiều lần và bản hiệu đính mới nhứt được bà Marie Little thực hiện năm 2000 với sự tham khảo ý kiến của các nhà khoa học và khảo cổ học. Bản hiệu đính này đã sử dụng những thông tin cập nhật của thế kỷ 21 nhằm cung ứng nền tảng vững chắc cho ai tìm kiếm chân lý. Trong ấn bản mới này có thêm phần câu hỏi nghiên cứu cho mỗi chương và bảng liệt kê các sách tham khảo, rất tiện cho việc nghiên cứu cá nhân cũng như thảo luận từng nhóm. Cuốn sách này cũng được dùng làm tài liệu cho sinh viên học môn Biện Giáo. Paul Little là giáo sư Đại Học Trinity Evangelical Divinity School cho đến khi qua đời. Cả hai Ông Bà Paul và Marie Little từng hầu việc Chúa với Hội

Page 2: Vi sao chung ta tin

Thông Công Sinh Viên Cơ Đốc Liên Đại Học (InterVasity Christian Fellowship) trong suốt 25 năm. Để đáp ứng nhu cầu học hỏi các tôi con Chúa, Viện Thần Học Việt Nam đã dịch và ấn hành tập Vì Sao Chúng Ta Tin? theo bản hiệu đính mới nhứt này với sự cho phép bản quyền của nhà xuất bản InterVarsity Press. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ quí tôi tớ con cái Chúa đã giúp đỡ trong việc chuyển ngữ, hiệu đính, dàn trang, ấn loát và tạo điều kiện thuận lợi để tập sách này đến tay người đọc.

Viện Thần Học Việt Nam Tháng 12, 2003

Cuốn sách này ra đời như thế nào?

“Sau 2000 năm, không có câu hỏi nào có thể làm cho Cơ Đốc giáo bị sụp đổ.” Với một lời tuyên bố đầy bí ẩn như vậy, chồng tôi, Paul, mở đầu khá thích hợp cho bài nói chuyện về Cơ Đốc giáo của mình với các sinh viên tại trường đại học.Paul bước đến ngôi nhà “Hy Lạp” trong trường đại học Kansas để dự bữa ăn tối lúc 6 giờ chiều với nỗi lo sợ, vì tại đây anh sẽ trình bày bài nói chuyện trong vòng 15 phút và sau đó có giờ để thính giả đặt câu hỏi. Là nhân viên mới làm việc với Hội Thông Công Sinh Viên Cơ Đốc, anh rất lo sợ. Anh càng lo sợ hơn, phần vì đây là phòng hội của các sinh viên - những sinh viên ưu tú. Hơn nữa, đây còn là phòng hội của những sinh viên Do Thái được nhận học bổng! Sau đó anh thuật lại lời cầu nguyện của mình ngày hôm đó khi anh bước vào cửa ngôi nhà:

Lạy Chúa, Ngài biết con luôn vấp váp khi con cố giải thích rõ ràng về nền tảng Cơ Đốc giáo cho những người đầy nghi vấn. Tại sao con lại phải bắt đầu tại nơi dành riêng cho những sinh viên xuất sắc nhất? Họ sẽ đánh bại con và con sẽ không sống nổi đêm nay!

Paul kinh ngạc khi một chàng sinh viên trẻ tuổi đã quay trở lại với Chúa trong đêm đó nhờ tư tưởng “mới” đó là Đức Chúa Trời sẽ ban cho anh một đời sống mới và năng lực để sống đời sống đó. Sinh viên trẻ đó đã quyết định trở thành Cơ Đốc nhân.Được khích lệ bởi sự đáp ứng của sinh viên này, Paul tiếp tục công việc của mình. Anh đi hết trường đại học này đến trường đại học khác, hướng dẫn các sinh viên trong cư xá và những nhóm ái hữu, bỏ ra hàng tiếng đồng hồ không hề mệt mỏi nói chuyện riêng với các sinh viên. Anh tìm mọi cách thu hút sự chú ý của những người chán nản, những người trí thức, và những vận

Page 3: Vi sao chung ta tin

động viên từ hàng trăm trường đại học khắp thế giới. Anh dùng những câu hỏi để kích thích suy nghĩ và giúp cho người nghe xem xét lại thế giới quan hiện tại của họ, từ thuyết tất định khoa học đến thuyết hiện sinh cực đoan. Anh thêm vào những mẩu chuyện vui với cách nói dí dỏm. Anh nói: “ Tin một điều gì đó không làm cho điều đó trở nên sự thật; chối bỏ không tin một điều gì đó cũng không làm cho điều đó trở nên giả dối.” “Nhiều người nói rằng họ không tin Kinh Thánh thật ra họ chưa bao giờ đọc Kinh Thánh.”Trong hai mươi lăm năm diễn thuyết, Paul phát hiện ra rằng có mười hai câu hỏi thường được đặt ra, bất kể nhóm người đó thuộc loại nào. Anh nói: “Những câu hỏi cũng dễ đoán, nếu chúng ta suy nghĩ cặn kẽ câu trả lời cho những câu hỏi thường nghe, chúng ta sẽ có câu trả lời cho câu hỏi đúng. Câu trả lời đúng cho một câu hỏi sai thì chẳng ích lợi gì cả!” Từ việc suy gẫm Kinh Thánh cách cá nhân và nhờ những công trình nghiên cứu các học giả Kinh Thánh, anh đã đúc kết các câu trả lời của mình. Đó là cách quyển Vì Sao Chúng Ta Tin? ra đời.Sứ điệp trong toàn bộ quyển sách mới được hiệu đính này là hoàn toàn của Paul. Tôi chỉ thêm vào một vài bằng chứng minh họa mới từ khảo cổ học và khoa học. Trong mỗi lãnh vực, tôi đều bám sát nền tảng Kinh Thánh là điều mà Paul đặc biệt chú ý. Hai học giả và cũng là nhân viên của Hội Thánh Cộng Đồng Willow Creek, Judson Poling và Brad Mitchell, đã giúp đỡ chúng tôi trong việc chuẩn bị bản hiệu đính này. Tôi rất biết ơn về sự chỉ dẫn của họ.Đã qua hai mươi bốn năm kể từ ngày được tin khủng khiếp về cái chết của chồng tôi trong một tai nạn giao thông. Tôi kinh ngạc khi thấy Chúa vẫn còn dùng những câu trả lời này. Paul có lẽ sẽ lắc đầu và nói rằng: “Đây là công việc của Chúa; ánh sáng đến từ nơi Chúa.” Lời Kinh Thánh là chắc chắn và đáng tin cậy trong ánh sáng của bất cứ sự thách đố nào. Như Paul đã nói, không ai có thể nghĩ ra một câu hỏi nào có thể phá đổ Cơ Đốc giáo mặc dù 2000 năm đã trôi qua. Nhiều câu chuyện tôi được nghe về cách Chúa dùng những lời trong sách này đã khẳng định những ảnh hưởng kỳ diệu của chân lý Chúa mà tất cả chúng ta tìm kiếm.Mới đây tôi đưa quyển sách này cho một phụ nữ người Sikh trẻ tuổi có lòng tìm kiếm. Sau khi cô và chồng cô viếng thăm tôi nhiều lần trong phòng khách của tôi, cô nói với tôi: “Quyển sách này giải đáp tất cả các câu hỏi của tôi.” Cô trở thành một người theo Chúa hết lòng - và hơn thế nữa, một người vợ và một người mẹ tuyệt vời. Ân sủng Chúa thật lạ lùng.

Marie Little Mt. Prospect, Illinois

Page 4: Vi sao chung ta tin

Cơ Đốc Giáo Có Hợp Lý Không?

“Niềm tin là gì?” Vị giáo viên Trường Chúa Nhật hỏi và một cậu bé trả lời trong chớp mắt: “Là tin điều mà ta biết là không có thật.”Không có gì ngạc nhiên khi có những người đang tìm hiểu về niềm tin và Cơ Đốc giáo định nghĩa theo cách này. Trong thực tế, có nhiều tín đồ âm thầm hay công khai chấp nhận quan điểm như thế. Hơn hai mươi năm qua, tôi đã từng đưa ra câu hỏi này trong các buổi thảo luận ở các trường đại học và cao đẳng khắp đất nước. Một sinh viên đại học trung bình cũng có thể sẽ đưa ra cùng một câu trả lời như cậu bé nọ. Có thể được diễn tả bằng những từ ngữ khác nhau nhưng câu trả lời vẫn tiềm tàng ý tưởng tự đánh lừa và không tin chắc.Khi trình bày cho các sinh viên tôi dùng những từ ngữ đơn giản để mô tả ý nghĩa niềm tin mà Kinh Thánh trình bày. Sau đó tôi đặt ra những câu hỏi cho thính giả ở dưới. Những câu trả lời của họ cho thấy vấn đề đã được sáng tỏ. Bạn vẫn cần đến trí óc Những người tìm hiểu sẽ nhận xét một cách đầy thách thức rằng buổi thảo luận thật là ích lợi bởi vì lần đầu tiên họ được nghe một bản đúc kết súc tích và thực tế về sứ điệp Tin Lành. Những người đã tin thỉnh thoảng cũng nói rằng họ rất thỏa mãn được nghe câu chuyện Tin Lành được biện giải một cách mạch lạc trong những cuộc thảo luận công khai như vậy. Họ nhận ra rằng họ không phải từ bỏ trí óc của mình khi trở thành một tín đồ!Chúng ta sống trong một thế giới ngày càng có nhiều người sành điệu và học thức với nhiều sự chọn lựa lôi cuốn sự chú ý của chúng ta. Vô tình những điều chúng ta tin tưởng sẽ bị suy giảm vì nhiều thứ hấp dẫn khác và hệ thống niềm tin của chúng ta bị lung lay. Thế giới như thế đòi hỏi chúng ta phải biết tại sao chúng ta tin và xem xét những chân lý hỗ trợ cho niềm tin đó. Chúng ta sống dựa trên những chân lý nào?Đối với câu hỏi quan trọng là Cơ Đốc giáo có hợp lý không và có thể đứng vững trước sự khảo nghiệm hay không, chúng ta cần bắt đầu với từ ngữ niềm tin, một từ ngữ rất thường bị hiểu lầm. Có ba ý nghĩ nảy ra trong tâm trí chúng ta.Hằng ngày tất cả chúng ta đều sử dụng niềm tin. Khó tránh sử dụng niềm tin - ngay cả khi gạt bỏ niềm tin tôn giáo qua một bên. Chúng ta có niềm tin nơi bác sĩ, niềm tin nơi quầy hàng rau cải, niềm tin nơi người hò hẹn với chúng ta. Thậm chí chúng ta cũng có niềm tin với chuyến xe lửa chở chúng ta đến chỗ làm hay người bưu tá đem phiếu chi trả đến cho chúng ta. Nhà khoa học có niềm tin nơi những phương pháp khoa học được nghiên cứu bởi những nhà khoa học trước mà họ tin rằng là những con người chân thật. Niềm tin

Page 5: Vi sao chung ta tin

đơn giản là sự tin cậy; chúng ta phải vận dụng niềm tin, ít ra trong một mức độ nào đó, để có thể giao tiếp với thế giới thực tế này một cách có ý nghĩa.Niềm tin chỉ có giá trị khi đối tượng được đặt đúng chỗ. Tin cậy vào một thức ăn chưa được kiểm nghiệm, một bác sĩ không đủ trình độ hay một người gian dối, thì niềm tin đó không có giá trị gì cả. Một ví dụ đáng buồn về niềm tin bị đặt sai chỗ là câu chuyện của một sinh viên khi nói với tôi rằng bạn gái của cậu từ lâu đã hẹn hò với một chàng trai khác nay cô ta sắp kết hôn với cậu. Niềm tin có thể có ý định tốt nhưng đối tượng không đáng tin và như thế niềm tin trở thành vô ích. Niềm tin dù ít ỏi nhưng được đặt nơi một đối tượng đáng tin cậy thì vẫn có thể đem lại kết quả. Chẳng hạn, bạn có một niềm tin yếu ớt trên một tảng băng dày, kết quả vẫn rất tích cực: tảng băng sẽ chịu trọng lượng của bạn bất chấp niềm tin của bạn mạnh như thế nào.

Thử nghiệm mức độ đáng tin cậy của đối tượng niềm tin là một lời khuyên hợp lý và chắc chắn. Sự khôn ngoan dẫn chúng ta đến chỗ tìm hiểu sự thật về bất cứ đối tượng nào của niềm tin chúng ta. Nếu đồng hồ chạy sai, chúng ta chỉnh nó lại. Đó là một việc làm khôn ngoan. 1

Xét lại những suy nghĩ trước đây của chúng ta Một vài ví dụ sau đây sẽ giúp chúng ta xem xét niềm tin như một phần bình thường trong cuộc sống chúng ta. Từ đó chúng ta sẽ quay sang kiểm nghiệm mức độ hợp lý của niềm tin Cơ Đốc cách khách quan nhất có thể được. Tính khách quan chắc chắn được tô điểm do những suy nghĩ trước đây của chúng ta về Cơ Đốc giáo. Những sự kiện nào chúng ta biết về nó? Chúng ta xem xét nó như là điều hợp lý hay không hợp lý? Thích đáng hay không thích đáng? Đối với những sinh viên thì suy nghĩ trước đây của họ được thể hiện rõ ràng qua những câu hỏi họ đặt ra. Một số câu hỏi phần lớn liên quan đến sự thiếu hiểu biết, một số khác là do hiểu lệch lạc nội dung cơ bản của Cơ Đốc giáo. Luôn có những câu hỏi sâu sắc và yếu tố “tại sao” đầy bí ẩn được đặt ra với lòng sốt sắng thật sự.Suy nghĩ đầu tiên của một người là yếu tố cơ bản. “Những gì bạn nghĩ bạn biết có thể làm bạn đau khổ” là tựa một bài báo của tờ Chicago Tribune. “Ít hiểu biết cũng có thể tác hại đến khả năng tài chính của bạn” là đề mục nhỏ, liệt kê khoảng hơn mười lăm ví dụ về những suy nghĩ ngớ ngẩn thông thường của những nhà đầu tư, như “tôi cố gắng tiết kiệm tiền bạc bằng cách đi mua đồ mỗi khi có hàng hạ giá.” Thiếu hiểu biết về niềm tin Cơ Đốc cũng có thể tai hại như vậy. Lãnh vực nào chúng ta hiểu hết sức rõ ràng về Cơ Đốc giáo và chỗ nào suy nghĩ chúng ta còn ngớ ngẩn?Ngoài những suy nghĩ trước kia của chúng ta, một áng mây khác che mờ niềm tin chúng ta là “chỉ số tình cảm” hay thường được gọi là E. Q. Dù cho

Page 6: Vi sao chung ta tin

tổ tiên của chúng ta ở Hoa Kỳ hay ở một đất nước nào khác, thường có những kiểu mẫu sai lầm về đời sống Cơ Đốc nhân làm cho chúng ta thất vọng. Chỉ số tình cảm của chúng ta thậm chí lên đến tức giận khi chúng ta nghe đến từ “Cơ Đốc nhân.” Dĩ nhiên chúng ta đều có một sự khó chịu về một vài chuyện nào đó, nhưng sự nhận thức về nó cũng giúp ích cho chúng ta. Mặt khác, có thể chúng ta không có một mối liên hệ nào với các Cơ Đốc nhân hay Cơ Đốc giáo, nên chẳng hiểu biết gì và cũng không có sự khó chịu nào cả. Dù sao khi tìm hiểu những suy nghĩ và cảm xúc nguyên thủy của chúng ta càng nhiều, chúng ta càng có thể xem xét một cách khách quan “trường hợp của Cơ Đốc giáo,” như cách C. S. Lewis dùng.Cơ Đốc giáo theo Kinh Thánh có nền tảng rất rõ ràng và đầy đủ. Đây không phải là một tôn giáo huyền bí. Nội dung của nó ẩn nấp dưới những biểu tượng kỳ bí nào đó, như học giả R. C. Sproul nói. Theo Sproul, khi ai đó thì thầm với bạn rằng ý nghĩa của cuộc sống là “một cái vỗ tay”, thì đó là huyền bí. Đó không phải là nền tảng suy nghĩ hợp lý. Tất nhiên đó cũng không phải là ý tưởng chúng tôi muốn trình bày về “lối suy nghĩ hợp lý”. 2 Bất cứ một tôn giáo nào cũng nhận rằng mình có những kinh nghiệm thuộc linh suýt soát với chúng ta. Từ thế kỷ 19 vào thời của triết học gia Friedrich Neitzsche đến ngày hôm nay, từ bên ngoài cộng đồng Cơ Đốc đến bên trong, người ta cũng bảo là Đức Chúa Trời đã chết rồi. Chủ nghĩa đạo đức nhân bản đang thu hút người ta mạnh mẽ hơn. Quyển Tôn Giáo Không Mạc Khải (Religion Without Revelation) của Julian Huxley là một dẫn chứng rõ ràng trong việc đề cập đến vấn đề Đức Chúa Trời đã chết. Tính đa nguyên đã chiếm phương tiện thông tin hiện đại trong việc biến thế giới trở nên một nhà. Chúng ta thường nghe những điều đại loại như:1. Tất cả các tôn giáo đều có giá trị ngang nhau.2. Những mâu thuẫn giữa các hệ thống tôn giáo được hoàn toàn chấp nhận.3. Chân lý tuyệt đối không hề hiện hữu.

Cơ Đốc giáo được thử nghiệm một cách khách quan Triết gia chuyên về phân tích Antony Flew chứng minh rằng đối với những người còn đang tìm kiếm thì những khẳng định tôn giáo không thể kiểm chứng được một cách khách quan cũng chỉ là vô nghĩa mà thôi. Ông dẫn chứng một câu chuyện ngụ ngôn của John Wisdom:“Lần nọ, có hai nhà thám hiểm đến một khu đất trống trong rừng già. Trong khu đất trống ấy có rất nhiều hoa và cỏ dại. Một nhà thám hiểm nói: “Chắc phải có một người trông vườn chăm sóc cho khu đất này.” Nhưng người kia không đồng ý như vậy, ông ta bảo: “Không hề có ai lập vườn ở đây đâu.” Thế là cả hai cắm trại ở đó để rình xem. Họ không thấy ai cả. ”Có lẽ người làm vườn là một kẻ vô hình chăng? Vậy, họ làm một hàng rào bằng dây kẽm

Page 7: Vi sao chung ta tin

gai. Rồi họ mắc điện vào đó. Họ cũng thả chó canh phòng (vì họ nhớ chuyện Con Người Vô Hình của H. G. Well, tuy không bị nhìn thấy, nhưng có thể bị đánh hơi và sờ chạm được). Nhưng họ không nghe một tiếng kêu nào chứng tỏ có người đã xâm nhập khu đất ấy và bị điện giật. Cũng không hề có sự chuyển động nào trên các đường dây kẽm gai cho thấy người vô hình có leo vào. Bầy chó săn cũng không hề sủa lấy một tiếng. Dầu vậy, nhà thám hiểm tin có người làm vườn, vẫn chưa chịu khuất phục và nói rằng: “Phải có một người làm vườn vô hình mà điện không giật được; phải có một người làm vườn vẫn bí mật đến chăm sóc khu vườn mà ông ấy yêu mến.” Cuối cùng, kẻ hoài nghi đó cũng thất vọng: “Thế thì lời khẳng định ban đầu của mình còn lại cái gì? Người làm vườn mà ta gọi là vô hình, không sờ chạm được, vĩnh viễn mơ hồ kia có khác gì với một người làm vườn tưởng tượng hay với một người làm vườn chẳng bao giờ hiện diện chút nào đâu?” 3 John Montgomery, một học giả Tin Lành, đã nhận xét về câu chuyện nầy: “Trong niềm tin Cơ Đốc chúng ta không chỉ chủ trương suông rằng khu vườn của thế gian này được một Đấng Làm Vườn đầy yêu thương chăm sóc, nhưng chúng ta còn có những kinh nghiệm thực sự về chính Đấng Làm Vườn nầy đã bước vào khung cảnh loài người qua con người Chúa Giê-xu Christ (GiGa 20:14-15), và sự bước vào đó có thể kiểm chứng được qua sự sống lại của Ngài.” 4

Hệ thống chân lý hợp lý Niềm tin Cơ Đốc nhân ít được xem xét một cách nghiêm túc, nó chỉ được xem như một trong số các chân lý được chứng thực mà không được nhìn nhận dưới khía cạnh là được xây dựng trên một một chân lý được sáng tỏ nào. Chân lý và mê tín khác nào bạn đồng hành.Tuy nhiên điều ngược lại mới là thật. Chính Kinh Thánh nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình thể hiện hợp lý. Chúa Giê-xu cũng nhấn mạnh điều này với các môn đệ của Ngài: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi” (Mat Mt 22:37). Toàn bộ con người chúng ta có liên quan đến việc chúng ta đặt niềm tin nơi Ngài, tâm trí, tình cảm và ý chí. Sứ đồ Phao-lô mô tả chính mình như là người “binh vực và làm chứng đạo Tin Lành”, chẳng hạn ông đưa ra một lời biện giải cho niềm tin của mình (Phi Pl 1:7). Tất cả những điều này ngụ ý về một sứ điệp rõ ràng dễ hiểu có thể được hiểu và ủng hộ một cách hợp lý. Một đầu óc không được soi sáng là một đầu óc không bao giờ cởi mở trước chân lý của Đức Chúa Trời, nhưng sự soi sáng đem lại sự hiểu biết hoàn toàn thỏa đáng khi dựa trên hệ thống chân lý hợp lý. Mỗi chúng ta từ lúc thơ ấu cho đến khi trưởng thành đều cần lý luận và giải thích. Hãy nói với một đứa trẻ rằng nó sẽ bị phỏng nếu sờ vào một bếp lò nóng. Bấy giờ nó mới quyết định sờ vào

Page 8: Vi sao chung ta tin

hoặc không sờ vào. Nhưng nó đã được giải thích rồi. Tương tự như thế, sự soi sáng xuất phát từ sự hiểu biết những chân lý Cơ Đốc cơ bản.Niềm tin của Cơ Đốc nhân luôn luôn đi đôi với chân lý. Và chân lý luôn luôn đối lập với sự giả dối (IITe 2Tx 2:11-12). Phao-lô đã gọi những người không biết Chúa là người “không vâng phục lẽ thật” (RoRm 2:8). Những lời khẳng định như vậy sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có một cách nào đó để định nghĩa thật khách quan chân lý là gì. Vì những lý do thực tiễn, nếu điều gì không thể thực hiện được thì chân lý và ngụy lý cũng như nhau. Câu hỏi cơ bản là, chân lý tuyệt đối có hiện hữu không? Chúng ta có một bằng chứng rõ ràng.

Sự tạo dựng trời đất làm sáng tỏ chân lý Như sứ đồ Phao-lô dẫn chứng, bản thân thiên nhiên cung cấp cho con người đủ thông tin để nhận biết rằng có một Đức Chúa Trời. Trong 1:19, ông nói rằng “Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi.” Rất dễ cho con người thấy Đức Chúa Trời, Ngài không hề giấu mặt. Sau đó Phao-lô bảo chúng ta nhìn vào thiên nhiên. “Những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được... thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy”, rồi ông tiếp tục kể ra hai phẩm tánh chủ yếu của Ngài vẫn được bày tỏ ngang nhau “Quyền phép đời đời và thần tính của Ngài ” (1:20).Câu Kinh Thánh ngắn ngủi nhưng hiệu nghiệm này đã giải thích rằng Đức Chúa Trời trông đợi chúng ta tin nơi Ngài dựa trên những bằng chứng đầy đủ. Ngài cho chúng ta trí thông minh và lý luận hợp lý. Ngài đang nói với chúng ta rằng: “Hãy nhìn xem thiên nhiên, ngay cả vũ trụ này, hoặc chính thân thể của con thì con sẽ có bằng cớ về niềm tin nơi Đấng Tạo Hóa.” Tác phẩm “thủ công”, một tuyệt tác đặc biệt của Đấng Tạo Hóa thiên thượng nói cho chúng ta biết về sự chăm sóc tỉ mỉ và công việc liên tục của Ngài trong công trình sáng tạo.“Quyền phép đời đời” của Ngài không phải là một thuật ngữ dễ thuyết phục trí óc của chúng ta. Bill Hybels cho chúng ta cách nhìn sơ khởi:

Đức Chúa Trời biết hết mọi việc. Không có câu hỏi nào làm Ngài phải lúng túng… nhưng tri thức này còn vượt xa hơn cả những sự kiện hiện thời. Đức Chúa Trời biết tất cả mọi việc vận hành ra sao. Hãy nghĩ về điều đó. Ngài có sự hiểu biết trọn vẹn về tất cả bí ẩn của các ngành sinh vật học, sinh lý học, động vật học, y học, tâm lý học, địa lý học, vật lý học, hóa học, và di truyền học. Ngài biết các quy định của Thiên Đàng, cả những nguyên lý và sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và những đám mây. 5

Chúng ta có thể nói rằng những điều trên cho chúng ta một định nghĩa về sự vô hạn, chứ không phải giới hạn như chúng ta. Hơn nữa, Đức Chúa Trời còn

Page 9: Vi sao chung ta tin

biết cả bức tranh tổng quát vẽ mỗi khía cạnh trong đời sống cá nhân của chúng ta nữa.Nhìn vào bức tranh lớn Sự kiện này càng động viên chúng ta khám phá những câu trả lời cho việc làm thế nào chúng ta có thể thích hợp với “bức tranh lớn” từ chân trời của Đức Chúa Trời. Tại sao chúng ta ở đây, sống trong gia đình này và ở nơi này? Những việc chúng ta chọn lựa và những gì chúng ta làm mỗi ngày có gì quan trọng không? Làm sao chúng ta lại sống ở đất nước này mà không phải là một đất nước nào khác? Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta lìa cõi đời này?Nhiều chương đã được viết ra dựa trên cái “tại sao” về sự hiện hữu của chúng ta, đây không phải là câu hỏi mới. Thỉnh thoảng đây là những điều mà chúng ta thắc mắc. Trong quyển sách bán chạy nhất, Khái Quát Lịch Sử Của Thời Đại (A Brief History of Time), Stephen Hawking tổng kết cả cuộc đời nghiên cứu và suy gẫm của mình bằng một câu hỏi. Sau khi kết luận những luận điểm của mình về “cái gì” và “như thế nào” của vũ trụ, ông nói với vẻ khao khát: “Giờ đây nếu chúng ta có thể biết được tại sao, thì chắc chắn chúng ta đã có đầu óc của Đức Chúa Trời rồi.” 6 Đối với nhiều người, có thể nào có những câu hỏi riêng tư của “tấm lòng” hoặc có thể là một cảm giác trống trải và mất mác kích thích những câu hỏi như vậy? Một nữ diễn viên nổi tiếng đã diễn tả rất thích hợp cái cảm giác “một khoảng trống trong tâm hồn” đã khiến cô bắt đầu tìm kiếm. Thực chất bức tranh của Đức Chúa Trời cho chúng ta trong Kinh Thánh là đưa cho chúng ta câu trả lời. Chúng ta không cần phải ở trong bóng tối. Có đầy đủ từng chứng cớ chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời muốn chúng ta biết câu trả lời.C. S. Lewis giải thích: “Chúng ta rất dễ tin rằng sợi dây thừng rất chắc khi chúng ta chỉ dùng nó để cột một cái hộp, nhưng giả sử chúng ta phải dùng sợi dây thừng đó để đu mình leo lên một vách núi dựng đứng. Chúng ta sẽ thật sự muốn biết sợi dây thừng đó đáng tin cậy tới mức nào.” 7

Màn kính đạo đức bị che mờ Màn kính đạo đức bị che mờ, hoặc sự mạc khải đầy trí tuệ của Đức Chúa Trời có thể vô tình che mờ sự hiểu biết của chúng ta. Sức kéo của đạo đức có thể trở nên nan giải, quá độ và không chịu từ bỏ chúng ta. Trong một số trường hợp, vấn đề thật sự không phải là con người không thể tin - nhưng mà là họ “sẽ không tin.” Chúa Giê-xu đã thẳng thừng vạch rõ đây chính là cội rễ của vấn đề khi nói chuyện với những người Pha-ri-si sùng đạo, những nhà cầm quyền hợp pháp thời bấy giờ. Ngài bảo họ: “Các ngươi không muốn đến cùng ta để được sự sống” (GiGa 5:40). Sau đó Chúa Giê-xu tiếp tục dạy rằng khi một kết ước đạo đức được thiết lập, nó sẽ đem lại sự hiểu biết cho tâm trí. Thậm chí nó còn đem lại sự quyết tâm loại bỏ những cản trở

Page 10: Vi sao chung ta tin

từ tâm trí. “Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý ta có phải là bởi Đức Chúa Trời, hay là ta nói theo ý ta” (7:17).Những nan đề về trí tuệ được khẳng định mà không được chứng minh thường là màn khói bao phủ sự nổi loạn của đạo đức. Như nhà thơ Emily Dickinson đã viết: “Không ai thất bại trong khoảnh khắc. Trượt ngã - là định luật phá sản.”Một câu hỏi lạc đề nữa chúng ta thường nghe là: “Nếu Cơ Đốc giáo là hợp lý thì tại sao đa số những người có học thức lại không tin?” Câu trả lời thật giản dị. Họ không tin chính vì một vấn đề giống y như lý do khiến đa số những người không có học thức thường làm. Họ không muốn tin. Đó không phải là một vấn đề của năng lực trí óc, vì có rất nhiều Cơ Đốc nhân xuất sắc trong mọi lãnh vực về nghệ thuật và khoa học. Cuối cùng thì niềm tin cũng chỉ là vấn đề của ý chí. Và Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta những chứng cớ khởi điểm qua công trình sáng tạo của Ngài.Có một sinh viên nọ nói với tôi rằng tôi đã trả lời thỏa mãn tất cả các câu hỏi của anh. Tôi bèn hỏi: “Vậy anh sẽ trở thành một Cơ Đốc nhân chứ?”“Không đâu”, anh ta trả lời.Lúng túng, tôi hỏi: “Sao lại không?”Anh ta thú nhận: “Thú thật là điều đó sẽ làm xáo trộn cuộc sống hiện tại của tôi.” Anh ta nhận thức được rằng vấn đề thật sự của anh ta nằm ở phương diện đạo đức chứ không phải trí thức.

John Stott thiết lập một thế quân bình khi ông tóm tắt câu chuyện Tin Lành: “Chúng tôi không thể đồng lõa với sự kiêu ngạo về phương diện tri thức của con người, nhưng phải nâng đỡ cho sự ngay thẳng của trí tuệ người ấy.”

Sự nghi ngờ dẫn đến sự sợ hãi Ngay cả những Cơ Đốc nhân tận hiến cũng đặt vấn đề với niềm tin của mình và tự hỏi không biết điều đó có thật hay không. Sự nghi ngờ có thể đem lại nỗi sợ hãi đối với tâm linh và thường bị đè nén cách bệnh hoạn. Những người sinh ra trong gia đình Cơ Đốc và giáo hội Cơ Đốc thấy rằng họ rất dễ nghi ngờ tính xác thực của những kinh nghiệm thời thơ ấu. Từ nhỏ họ đã chấp nhận sự kiện Cơ Đốc giáo chỉ dựa trên căn bản là sự tự tin và tin tưởng nơi cha mẹ, bạn bè và mục sư. Khi lớn lên và phát triển về phương diện học vấn, thì họ xét lại những sự dạy dỗ trước kia.Kinh nghiệm như thế rất lành mạnh và cần thiết cho niềm tin đích thực và vững chắc. Không có gì phải sợ hay lo lắng về điều đó. Những lúc tôi đi du lịch tới một chỗ mới, tôi vẫn thường tự hỏi khi nhìn vào đường phố và những con người xa lạ “Little này, làm sao cậu biết là mình không hề bị một chương trình tuyên truyền rầm rộ lôi kéo? Dù sao thì cậu cũng đâu có thấy Đức Chúa Trời, có rờ, có nếm hay cảm biết Ngài đâu.” Và rồi tôi tiếp tục tự

Page 11: Vi sao chung ta tin

hỏi làm sao tôi biết Đức Chúa Trời và Đức Chúa Giê-xu Christ của Kinh Thánh là thật. Tôi luôn quay về với hai yếu tố cơ bản:Khía cạnh khách quan, ngoại tại, những sự kiện lịch sử về sự phục sinh.Khía cạnh chủ quan, nội tại, những từng trải cá nhân về Chúa Giê-xu mà tôi đã nhận biết trong chính cuộc đời của mình qua những cuộc giải phẫu nguy kịch và những quyết định khó khăn trong sự nghiệp.Khi một người, dù già hay trẻ, bắt đầu thắc mắc và Đức Chúa Trời dường như xa cách họ, thì chúng ta nên hoan nghênh sự nghi ngờ ấy như một cách thức để tăng trưởng. Một Cơ Đốc nhân có thể giúp đỡ bằng cách hoan nghênh sự chân thật và thẳng thắn, để tạo ra một bầu không khí cho một người cảm thấy thoải mái để “trút bầu tâm sự” và bày tỏ những nghi ngờ của mình. Nếu không, người đó có thể bị đẩy vào đường cùng, thậm chí họ sẽ thối lui vì cớ họ nghĩ rằng một Cơ Đốc nhân tốt không bao giờ được nghi ngờ. Họ không phải là người ngu ngốc. Thật đáng buồn, tôi đã chứng kiến một vài người gặp phải sự phản hồi chẳng có chút cảm thông nào, họ nhanh chóng sang số và kịch liệt binh vực ý kiến của mình, dầu việc làm đó không xuất phát từ tấm lòng họ. Khi họ thoát ra khỏi áp lực phải tuân theo các hình thức, họ giũ bỏ niềm tin của mình như lột bỏ một cái áo mưa bởi vì nó chưa bao giờ là niềm tin của riêng họ cả.Nghi ngờ và thắc mắc là bình thường đối với những con người biết suy nghĩ. Thay vì tỏ ra khó chịu, bất mãn, tốt hơn là chúng ta nên lắng nghe người hỏi mình, và nếu có thể, nên xoáy sâu vào câu hỏi hơn nữa. Rồi ta nên đề nghị một lời giải đáp. Vì Cơ Đốc giáo tập trung vào một Đấng vốn là Chân lý nên một cuộc khảo sát tỉ mỉ, cặn kẽ chẳng bao giờ làm hại cho đạo ấy cả.

Đừng hoảng sợ Nếu chúng ta không có ngay câu trả lời, thiết tưởng không cần gì phải tỏ ra hoảng sợ. Chúng ta có thể tiếp tục tìm kiếm, kết tinh câu hỏi lại và kiểm tra ở những quyển sách chuyên về giải đáp những thắc mắc dường như khó giải đáp. Không có lý gì một câu hỏi mới do một ai đó nghĩ ra tuần trước lại có thể làm cho cả Cơ Đốc giáo phải sụp đổ. Những người sáng suốt đã từng suy nghĩ về những câu hỏi thật sâu sắc của mọi thời đại và đều trả lời được cả.

Chúng ta không cần trả lời thật đầy đủ tất cả các câu hỏi, vì Chúa không hề mạc khải đầy đủ tâm trí Ngài cho chúng ta về mọi vấn đề. “Những sự bí mật thuộc về Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta; song những sự bày tỏ thuộc về chúng ta, và con cháu chúng ta đời đời” (PhuDnl 29:29). Đây không phải là điều để trốn tránh trách nhiệm! Đức Chúa Trời ban cho chúng ta dư dật những hiểu biết để có một nền tảng vững chắc đằng sau niềm tin và cuộc sống của chúng ta. Cơ Đốc giáo dựa trên một niềm tin hợp lý. Nếu dùng cả núi chứng cớ để kiểm tra ý tưởng bạn thì đừng sợ hãi. Ở trường cao đẳng và

Page 12: Vi sao chung ta tin

đại học, khán giả có thể bao gồm 98% những người theo thuyết bất khả tri. Định thần một chút bạn có thể dễ dàng đoán được câu hỏi thường được đặt ra trong phần nửa tiếng đồng hồ. Những câu hỏi có thể đa dạng về mặt từ ngữ, nhưng vấn đề tiềm ẩn đều giống nhau. Sự nhất quán này là cả một nguồn giúp đỡ ích lợi để biết được những câu hỏi trọng tâm, chỗ nào cần mài giũa sự hiểu biết của mình và làm thế nào để mài giũa những tư tưởng trong quyển sách này.

Sự đáp ứng của những người nghi ngờ Những người nghi ngờ là những người nhìn thấy những vấn đề rắc rối nằm ở đâu. Sau khi được giải đáp cho những thắc mắc của mình, bước kế tiếp là sự quyết định. Không quyết định gì cả tức là quyết định chống lại lập trường Cơ Đốc giáo. Nghi ngờ liên tục về những thông tin đầy đủ có nghĩa là không bỏ cuộc mà tiếp tục tìm kiếm và từ từ bạn sẽ được tưởng thưởng. “Cơ Đốc giáo không phải là một phương thuốc có bằng công nhận sáng chế. Nó nêu lên một loạt những sự kiện để trình bày cho bạn biết vũ trụ như thế nào. Nếu Cơ Đốc giáo là giả dối thì không có một con người thành thật nào muốn tin vào nó hết. Tuy nhiên, nếu nó là có thật, thì mọi con người thành thật đều muốn tin vào nó... Đúng, Cơ Đốc giáo sẽ làm cho chúng ta trở nên tốt hơn - tốt hơn nhiều so với bất cứ điều gì bạn có thể trông đợi!” 8 Chúng ta tin chắc rằng sự tìm kiếm hết lòng của chúng ta sẽ được thưởng. Trong những trang tiếp theo chúng ta sẽ nhấn mạnh một số câu trả lời cho những thắc mắc thường gặp và làm rõ những vấn đề đó. Bạn có thể tin điều này, bỏi vì Cơ Đốc giáo là có thật và hợp lý. Chúa Giê-xu cho chúng ta một lời khích lệ: “Ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật” (Giăng 10:10).

Đọc thêm Clark, Kelly James. Philosophers Who Believe. Downers Grove, Ill: InterVarsity Press, 1993.Johnson, Philip E. Reason in the Balance. Downers Grove, Ill: InterVasity Press, 1995.____________. Objections Sustained. Downers Grove, Ill: InterVasity Press, 1998.

Có Đức Chúa Trời Không?

Trong đời sống con người, không có một câu hỏi nào sâu sắc đòi hỏi một câu trả lời hơn là câu hỏi: Có Đức Chúa Trời không? Đây là một câu hỏi thách thức mỗi con người biết suy nghĩ, và câu trả lời liên hệ với mỗi chúng

Page 13: Vi sao chung ta tin

ta cho dù chúng ta đang ở đâu trong cuộc đời này.Khi chúng tôi sống ở Dallas, một người quảng cáo cho quyển Những Tác Phẩm Lớn Của Thế Giới Phương Tây (Great Books of the Western World) thuyết phục chúng tôi mua trọn bộ 54 chương. Trong số 102 tư tưởng vĩ đại nhất, tôi bắt đầu với số 29, Đức Chúa Trời. Biên tập viên, Mortimer Adler, bắt đầu bằng lời giải thích: “Về phương diện tham khảo trọn vẹn, cũng như trong sự đa dạng, đây là chương sách dày nhất (của bộ giới thiệu đề tài tổng hợp). Lý do thật rõ ràng. Hậu quả của tư tưởng và hành động theo sau việc chấp nhận hay chối bỏ Đức Chúa Trời vốn được dành nhiều chỗ hơn là để giải đáp bất luận một câu hỏi căn bản nào khác.”Adler tiếp tục liệt kê ra những ứng dụng thực tiễn: toàn bộ phương hướng của cuộc sống con người đều chịu ảnh hưởng của việc con người có tự xem mình như những hữu thể ưu việt trong vũ trụ hay nhận biết rằng có một hữu thể siêu việt hơn mà họ nhận thức đó là đối tượng của sự kính sợ hay yêu mến, một sức mạnh đang bị thách đố hay một Cứu Chúa phải thuận phục. Trong số những người chấp nhận có thần thánh, điều tối quan trọng là vị thần đó được hình dung như một ý niệm về Đức Chúa Trời đối tượng của suy lý triết học- hay là một Đức Chúa Trời hằng sống mà con người thờ phượng trong mọi hành động sùng kính bao gồm cả những nghi lễ tôn giáo. 1

Có Đức Chúa Trời trong ống nghiệm chăng? Rõ ràng là chúng ta không thể xét nghiệm Đức Chúa Trời trong một ống nghiệm hay chứng minh về Ngài bằng phương pháp khoa học (scientific methodology) thông thường. Hơn nữa, chúng ta có thể nhấn mạnh tương tự rằng chúng ta cũng không thể chứng minh về Napoleon bằng những phương pháp khoa học được. Lý do nằm ở chính bản chất của lịch sử và trong sự giới hạn của những phương pháp khoa học. Muốn cho một việc gì có thể được chứng nghiệm bằng phương pháp khoa học, việc ấy phải được lặp đi lặp lại. Một nhà khoa học không tuyên bố cho cả thế giới biết về một khám phá mới chỉ dựa trên một thí nghiệm duy nhất mà thôi. Lịch sử trong chính bản chất của nó là không thể được lặp lại. Không ai có thể quay lại thời ban đầu của vũ trụ hay đem Napoleon sống lại hay lặp lại cuộc ám sát cố tổng thống Lincoln hay sự đóng đinh của Chúa Giê-xu. Việc các biến cố không thể được chứng minh bằng sự lặp lại không bác bỏ tính có thực của những biến cố đó. Có rất nhiều sự thật nằm bên ngoài phạm vi của những phương pháp khoa học. Phương pháp khoa học chỉ hữu dụng với những vật thể có thể đo lường được mà thôi. Chưa có ai từng thấy một mét tình yêu hay hai ký lô công lý, nhưng nếu phủ nhận thực tại của chúng, thì người ấy phải là một tên điên.

Page 14: Vi sao chung ta tin

Cứ khăng khăng đòi phải chứng minh Đức Chúa Trời bằng phương pháp khoa học thì chẳng khác gì đòi dùng máy điện thoại để đo chất phóng xạ.

Sự vĩnh hằng trong tấm lòng của chúng ta Có bằng chứng hiển nhiên nào về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời không? Những nghiên cứu của những nhà nhân chủng học đã chỉ ra rằng có một niềm tin phổ quát nơi Đức Chúa Trời trong hầu hết những dân tộc sơ khai nhất ngày nay. Trong những chuyện huyền thoại và những chuyện lịch sử xa xưa của mọi dân tộc khắp trên thế giới đều có một ý niệm nguyên thủy về một Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa. Dường như cả trong ý thức của những dân tộc ngày nay theo chủ nghĩa đa thần đều đã ý thức về sự hiện hữu một Đức Chúa Trời tối cao nguyên thủy. Dù có những sự thêm thắt khác vào một vị chúa không biết này, nhưng ý niệm về một Đức Chúa Trời vẫn còn đó.Những nghiên cứu trong năm mươi năm trở lại đây đã thách thức quan niệm tiến hóa về sự phát triển của tôn giáo. Thuyết độc thần - quan niệm rằng có một Đức Chúa Trời - trở nên đỉnh cao của sự phát triển tiệm tiến bắt đầu bằng những quan niệm về thuyết đa thần. Càng ngày chúng ta càng thấy rõ rằng tín ngưỡng truyền thống ở khắp mọi nơi là niềm tin vào một Thượng Đế tối cao. 2 Tác giả của sách Truyền Đạo nói về Đức Chúa Trời là Đấng “khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người” (TrGv 3:11).Blaise Pascal, nhà toán học lỗi lạc của thế kỷ 17, viết về “khoảng trống có hình dạng của Đức Chúa Trời” (the God-shaped vacuum) trong mỗi con người. Augustine kết luận rằng: “Lòng của chúng ta không bao giờ yên nghỉ cho tới khi tìm được yên nghỉ trong Ngài.”Có nhiều bằng cớ chứng tỏ rằng đa số con người trong mọi thời đại và ở mọi nơi luôn tin vào một loại thần hay các thần nào đó. Mặc dù việc này theo nghĩa nào đi nữa không phải là một bằng chứng mang tính kết luận, nhưng đây là một điểm liên hệ mở đầu đáng ghi nhớ khi chúng ta cố gắng giải đáp câu hỏi lớn.Luật Nhân Quả Để bắt đầu, chúng ta hãy xem xét về luật nhân quả. Không có nguyên nhân thì không bao giờ có hậu quả. Có một giấy nhắn trên cửa của bạn. Phải có ai đó để nó ở đó. Bức họa ở trên tường, ai đó đã vẽ nó. Không có cái gì bắt nguồn từ cái không có! Chúng ta là những con người và bản thân cả vũ trụ này là kết quả cần có của một căn nguyên. Chúng ta tiến đến một nguyên nhân không hề có căn nguyên, đó là Đức Chúa Trời.Betrand Russell, người theo chủ nghĩa hoài nghi, đã nói một câu đáng kinh ngạc trong quyển Tại Sao Tôi Không Phải Là Một Cơ Đốc Nhân (Why I am Not Christian). Ông nói rằng khi ông còn nhỏ “Đức Chúa Trời” là câu trả lời cho rất nhiều câu hỏi mà ông nêu lên để chất vấn về sự hiện hữu. Thất vọng

Page 15: Vi sao chung ta tin

quá, ông hỏi rằng: “Vậy thì ai tạo ra Đức Chúa Trời?” Khi không có câu trả lời nào thỏa mãn, ông nói rằng: “Toàn bộ đức tin của tôi bị sụp đổ.” Tiếc thay câu hỏi của ông là một kinh nghiệm rất thông thường nhưng nó lại không đáp ứng được câu hỏi đang bùng cháy.Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa, Đấng Đầu Tiên, theo định nghĩa là đời đời. Không ai tạo ra Ngài hết. Ngài tự hiện hữu. Nếu Đức Chúa Trời cũng là một tạo vật được sáng tạo, Ngài không thể là căn nguyên được, Ngài cũng chỉ là kết quả mà thôi. Ngài sẽ không là và cũng không thể là Đức Chúa Trời được.R. C. Sproul, nhà văn và là một nhà diễn thuyết, giải thích rằng:Là một Đấng đời đời, Đức Chúa Trời không phải là kết quả và vì Ngài không phải là kết quả, Ngài không đòi hỏi căn nguyên. Ngài không có căn nguyên. Điều quan trọng phải lưu ý phân biệt giữa một hữu thể không căn nguyên, tự hiện hữu đời đời với một kết quả tự tạo ra nó trong quá trình tự sáng tạo. 3 Thời gian vô định cộng với sự ngẫu nhiên chăng? Không ai lại có thể nghĩ rằng một máy vi tính có thể được hình thành mà không có một người vô cùng thông minh làm ra. Không thể nào một con khỉ được nuôi ở nhà in lại có thể sắp chữ rồi in bài diễn văn tại Gettysburg của Lincoln. Nếu chúng ta gặp một tập diễn văn như thế chắc chúng ta có thể kết luận rằng phải có một đầu óc vô cùng thông minh mới có thể in nó ra. Làm thế nào để chúng ta tin rằng cả vũ trụ này với tất cả sự phức tạp vô tận của nó có thể xảy ra bằng sự ngẫu nhiên?Chẳng hạn, mọi người đều nhìn nhận rằng thân thể người ta là cơ thể vô cùng tuyệt diệu và phức tạp, một hệ thống tổ chức, một bản thiết kế và một hiệu quả mà ai cũng phải lấy làm ngạc nhiên. Cho nên chúng ta rất xúc động khi nghe lời tuyên bố sau đây của Albert Einstein: “Tôn giáo của tôi bao gồm việc hạ mình chiêm ngưỡng Đấng vốn là Thần Linh tối cao vô hạn đã tự bày tỏ chính Ngài trong những chi tiết nhỏ nhặt để chúng ta có thể hiểu được bằng tâm trí mong manh yếu ớt của mình. Niềm tin sâu xa do xúc động cho tôi biết về sự hiện diện của một năng lực tối thượng hữu lý, bộc lộ trong một vũ trụ không thể lấy lý trí lãnh hội được, đã tạo thành ý niệm của tôi về Đức Chúa Trời.” 4 Tuy vậy theo điều chúng ta biết, ông không bao giờ đạt đến việc tin nhận Đức Chúa Trời có thân vị.Có hai sự lựa chọn mà Cơ Đốc nhân và những người chưa tin giống nhau là: Vũ trụ và toàn bộ con người khởi nguồn bởi sự tình cờ hay bởi mục đích và theo sự thiết kế?Những nhà khoa học từ lâu đã dựa vào thời gian vô hạn cộng với sự ngẫu nhiên để giải thích về nguồn cội của cuộc sống. Từ quan niệm này họ tránh được những kết luận không thể chấp nhận được về một căn nguyên mang tính thần thánh. Tiến trình nầy đòi hỏi một sự giả định trước và những điều

Page 16: Vi sao chung ta tin

kiện nào đó, hoặc giả định rằng không có sự sống nào có thể sinh ra nó. Vì lý do nầy, muốn có sự việc xảy ra chắc chắn phải cóMột món súp cơ bản được chuẩn bị một cách lý tưởngBình điện phải được xạc thường xuyênMột khoảng thời gian vô hạn - hàng hàng niên kỷPhải có một công thức cuộc sống như thế thì có thể mới tiến hóa được. Tuy nhiên, những khó khăn mà lý thuyết này đưa ra quá lớn đến nỗi ngày nay những nhà khoa học đó đang thẳng thừng chỉ ra những nhược điểm của nó.Phi hành gia lỗi lạc Sir Fred Hoyle đã đề xuất một bảng tương đồng để mô tả những khó khăn này. Ông hỏi: “Phải mất bao lâu một người bị bịt mắt mới giải được trò chơi quay khối rubic?” Nếu một người mỗi phút xoay chuyển một lần mà không ngừng nghỉ, Hoyle ước chừng rằng sẽ mất khoảng 3.5 nghìn tỉ năm! Do đó, ông kết luận rằng, khi xét tuổi thọ của một đời người thì một người bị bịt mắt không bao giờ có thể giải nổi trò chơi quay khối rubic.Holye tiếp tục giải thích rằng khó khăn cũng xảy ra tương tự cho sự hình thành ngẫu nhiên của chỉ một cái trong số hàng chuỗi amino acid của một tế bào với khoảng 200.000 amino acid như vậy. Bây giờ nếu bạn tính toán thời gian cần thiết để tất cả 100.000 amino acid của một tế bào trong cơ thể con người liên kết lại với nhau bằng sự ngẫu nhiên, sẽ mất khoảng 293,5 lần số tuổi ước chừng của trái đất (lấy tiêu chuẩn 4,6 tỉ năm). Sự kỳ quặc cho phép việc này xảy ra còn lớn hơn việc một người bị bịt mắt giải được trò chơi Rubic.Trong một bảng so sánh tương đồng khác Hoyle bênh vực sự tranh luận của mình. Ông ví nó với “kho chứa sắt, đồng vụn” (junkyard mentality) và hỏi: “Có sự ngẫu nhiên nào một cơn lốc xoáy thổi qua một kho đồng, sắt vụn, chứa các phần của chiếc 747 , ngẫu nhiên lắp chúng lại thành một chiếc máy bay sẵn sàng cất cánh?” Hoyle trả lời rằng: “Khả năng cho việc đó xảy ra quá nhỏ không đáng kể ngay cả khi cơn lốc xoáy đó có khả năng thổi qua đủ các kho đồng nát để lấp đầy cả vũ trụ này!”Trong quyển sách rất ấn tượng của ông Vũ Trụ Tài Tình (The Intelligient Universe), Hoyle kết luận rằng: “Khi các nhà hóa sinh khám phá ra ngày càng nhiều sự phức tạp đáng kinh sợ của cuộc sống, họ nhìn nhận rõ ràng là sự sắp xếp tình cờ bởi ngẫu nhiên quá nhỏ đến nỗi có thể được loại bỏ hoàn toàn. Cuộc sống này không thể được nảy sinh từ sự ngẫu nhiên.” 5 Trật tự và đồ án của vũ trụ Khi chúng ta nói đến kiểu mẫu, chống lại với ý kiến về sự ngẫu nhiên, chúng ta đang liên hệ với những phần có thể quan sát được của thế giới chúng ta, từ những cái nhỏ nhất của nơtron và prôton đến sự rộng lớn bao la của dải thiên hà. Ai hay cái gì đưa ra sự xác định hay những thông tin nguyên thủy để tất

Page 17: Vi sao chung ta tin

cả chúng có thể liên kết lại với nhau? Thông tin này là cái chúng ta muốn nói về đồ án. Tương tự khi so sánh với việc tìm kiếm một kế hoạch toàn hảo lấy thủy tinh, kim loại và phốt-pho để tạo nên những vật chất như cái ti -vi đầy chức năng. Không bao giờ có ai lại nghĩ tới việc đề xuất một sự “lựa chọn tự nhiên” như vậy hay một quá trình tự lắp ráp tạo ra một sản phẩm như vậy được. Thật sự thì ngay đến thuật ngữ “chọn lựa tự nhiên” cũng không phải là một lời giải thích, nó chỉ là một cái tên thôi. Nó không thể nào nói cho chúng ta biết làm thế nào những phần này đủ sự hiểu biết để tự hợp lại với nhau dẫn đến kết quả cuối cùng thật hữu ích. Phải có một người nào đó có đủ những thông tin để lắp ráp những phần đó vào ti-vi.Cũng vậy, hệ thống vật chất của vũ trụ chúng ta cũng lớn tiếng tuyên bố rằng có một người nào đó đã lập trình những lời hướng dẫn vào từng phần riêng lẻ để sáng tạo nên thế giới mà chúng ta thấy. Tiến sĩ Robert Gangue gợi ý rằng chúng ta có thể nói rằng nó được thiết kế một cách có chủ đích. Nếu ai đó nói rằng cấu trúc cuộc sống có thể truy ra từ những tính chất vật chất của những phần tử nhân nhỏ nhất, thì có những câu hỏi cần được giải đáp:Những phần tử này nảy sinh từ đâu?Tại sao mà các hạt electron lại có điện tích và khối lượng như vậy?Ai hay cái gì đã tạo ra giá trị của hằng số hấp dẫn?Tại sao ánh sáng lại di chuyển với tốc độ chính xác của nó như vậy? 6 Từ vô số những ví dụ chúng ta có thể chứng tỏ về một sự thiết kế có chủ định trước. Xem xét những tính chất đáng chú ý của nước, Tiến Sĩ I. J. Henderson liệt kê một số những đặc tính mà chúng ta có thể ứng dụng vào sự chủ định trước.

Nước có nhiệt độ riêng cao. Điều đó có nghĩa là những phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể con người được giữ khá ổn định. Nếu nước có nhiệt độ riêng thấp, tất cả chúng ta sẽ bị “sôi lên” chỉ với một cử động nhỏ. Khi chúng ta nung một dung dịch lên thêm 10 độ bách phân, chúng ta đã làm tăng tốc độ của phản ứng lên gấp đôi. Nếu nước không có đặc tính đó thì khó mà có sự sống được.

Đại dương là máy điều nhiệt của thế giới. Nước phải mất khá nhiều nhiệt để có thể chuyển từ trạng thái lỏng sang nước đá, và khi nước biến thành hơi, nó đòi hỏi một lượng nhiệt thu vào cũng tương đương như vậy. Thế nên, đại dương là một “trái độn) (cushion) chống lại sức nóng của mặt trời và những luồng gió lạnh mùa đông. Nếu nhiệt độ của trái đất không được biển điều chỉnh và duy trì ở một phạm vi nhất định thì sự sống hoặc là bị nấu chín hoặc là bị đông lạnh đến chết.

Page 18: Vi sao chung ta tin

Nước là chất dung môi tổng quát. Nó hòa tan các chất acid, các chất diêm cơ và chất muối. Về phương diện hóa học, nó tương đối thụ động, cung ứng một môi trường trung gian cho các phản ứng mà không dự phần vào. Trong sự tuần hoàn huyết, nó là một dung dịch chứa ít nhất là sáu mươi bốn chất khác nhau... Tất cả các dung môi khác chỉ là một thứ cáu cặn không hơn kém. Nếu như nước không có những đặc tính độc đáo ấy, sự sống mà chúng ta biết không thể nào hiện hữu được. 7

Bản thân trái đất cũng là một bằng chứng về một bảng thiết kế rất chi tiết. “Nếu trái đất nhỏ hơn, thì sẽ không có tầng khí quyển (như trên thủy tinh và mặt trăng); nhưng nếu nó lớn hơn, bầu khí quyển sẽ chứa đầy khí hidro ở dạng tự do (như trên thổ tinh và mộc tinh). Khoảng cách từ mặt đất đến mặt trời cũng rất chính xác - một thay đổi nhỏ xíu cũng làm cho trái đất quá nóng hay quá lạnh. Mặt trăng của chúng ta, có lẽ là hành tinh duy nhất chịu trách nhiệm về sự phân chia các châu lục và đại dương, là hành tinh rất đặc biệt trong thái dương hệ và dường như được ra đời theo một cách khác với các mặt trăng khác tương đối nhỏ hơn. Độ nghiêng của trục điạ cầu bảo đảm cho sự xoay chuyển bốn mùa.” 8 Những ví dụ đáng kinh ngạc tương tự như vậy có thể được nhìn thấy trong các sinh vật sống, bao gồm cả con người của chúng ta. Có khoảng gần mười một triệu sinh vật sống trên trái đất, và mỗi sinh vật là một phép lạ sống. Chúng là kết quả của một sự phức tạp có tổ chức đầy khác thường ở cấp độ phân tử mà chúng ta chỉ có thể chiêm ngưỡng trong kinh ngạc. Hãy xem xét đôi mắt của con người. Nhà thần học người Anh William Paley chỉ ra sự “phối hợp hiệu quả và hài hòa giữa thủy tinh thể, võng mạc và não bộ; cho phép con người nhìn thấy được; như là một bằng chứng mang tính kết luận cho sự thiết kế của một Đấng Sáng Tạo đầy khôn ngoan. Do đó, bản thiết kế đầy chức năng của các tế bào và những nét đặc trưng của nó được xem như những bằng chứng về sự hiện hữu của một Đấng Thiết Kế.” 9 Chính Darwin trong chương sách mang tực đề “Những điều vật lộn với lý thuyết” trong quyển Nguồn Gốc Của Các Loài (The Origins of Species) có nói: “Giả sử con mắt, với rất nhiều bộ phận làm việc chung với nhau... được cấu thành bởi một sự lựa chọn tự nhiên, tôi phải thú nhận rằng, nó có vẻ như là một điều vô lý vô cùng.”Richard Lewontin, một sinh viên của Đại Học Harvard theo thuyết tiến hóa, nói rằng những tế bào được “thiết kế rất cẩn thận và khéo léo” và gọi sự toàn hảo của các tế bào là “bằng chứng chủ yếu nhất về một Đấng Thiết Kế Tối Cao.” 10

Page 19: Vi sao chung ta tin

Vũ trụ có sự khởi đầu Vũ trụ được thiết kế cũng hàm ý rằng vũ trụ đã có một khởi đầu - có một thời điểm mà thế giới được hình thành. Kinh Thánh mô tả theo cách này: “Thuở xưa Chúa lập nền trái đất, các từng trời là công việc của tay Chúa” (Thi Tv 102:25).Các nhà khoa học cố tránh quan niệm cho rằng thời gian có khởi đầu hay kết thúc vì như vậy là nó có sự can thiệp của thần thánh. Trải qua nhiều năm có vô số học thuyết thay phiên nhau nảy nở.Quan điểm thứ nhất cho rằng vũ trụ là một “quá trình sáng tạo liên tục/tình trạng vững bền” (continuos creation/steady-state) được đề xuất bởi Hermenn Bondi, Fred Hoyle và Tom Gold. Quan điểm này được Tiến Sĩ James Brooks mô tả: “Quan điểm này cho rằng khi các dải thiên hà di chuyển xa ra khỏi nhau, thì có những dải thiên hà mới được thành lập ở giữa những khoảng trống, theo kiểu được “liên tục sáng tạo”. Vũ trụ lúc đó sẽ gần như không thay đổi trong mọi thời điểm và mật độ của nó cũng sẽ khá đều đặn. Kiểu mẫu được đưa ra này cho thấy rằng vật chất (trong dạng của hidro) luôn luôn được tạo ra từ cái không có gì, và di chuyển xung quanh để trung hòa sự pha loãng của vật chất xuất hiện khi các dải ngân hà di chuyển cách xa nhau ra.” 11 Từ điều này và những yếu tố khác ông kết luận là vũ trụ không có sự bắt đầu và nó là vô tận.Tiến sĩ Robert Jastrow, người sáng lập Viện Nghiên Cứu Không Gian của cơ quan NASA, giải thích điều ngược lại mới là đúng. Ngay giây phút một ngôi sao được sinh ra, nó bắt đầu đốt cháy một phần hidro trong vũ trụ, và có một sự pha loãng liên tục của hidro và những kim loại nạng hơn trong vũ trụ ngày hôm nay. Ông kết luận rằng học thuyết về một vũ trụ không có bắt đầu và kết thúc không thể đứng vững được. 12 Quan điểm thứ hai về sự bắt đầu của vũ trụ được các nhà khoa học đưa ra được gọi là “kiểu mẫu giao động” (oscillating model). Quan điểm này cho rằng vũ trụ giống như một cái lò xo, giãn ra và co lại, lặp lại chu trình một cách vô hạn định. Cơ sở của học thuyết này cho rằng vũ trụ đã “đóng”, nghĩa là, không có một năng lượng nào được đặt thêm vào. Sự giãn nở của vật chất sẽ đạt đến một điểm nhất định nào đó và trọng lực kéo mọi vật lại với nhau trước khi nó giãn nở nữa. Tuy nhiên, tất cả các bằng chứng đều bác bỏ điểm này; vũ trụ rõ ràng là mất tỷ trọng của nó mà không có một dấu hiệu nào nên sự giãn nở liên tục chưa bao giờ hay sẽ không bao giờ đảo ngược lại, cho nên cũng không đóng lại.Tiến Sĩ William L. Craig đưa ra kết luận của ông về hai kiểu mẫu trên rằng: “Cả hai trạng thái vững bền và kiểu mẫu dao động của vũ trụ đều không trùng khớp với các sự kiện mà ngành vũ trụ học quan sát. Do đó chúng ta có

Page 20: Vi sao chung ta tin

thể kết luận một lần nữa rằng vũ trụ đã bắt đầu hiện hữu.” 13 Quan điểm thứ ba về sự khởi nguyên của vũ trụ được mọi người biết đến như là thuyết “Big Bang.” Tiến Sĩ Edwin Hubble vẽ biểu đồ tốc độ của dải thiên hà và khẳng định rằng tất cả các dải thiên hà đều di chuyển ra xa chúng ta và cách xa nhau ra với một tốc độ khủng khiếp. Định luật mang tên ông nói rằng: Các dải thiên hà càng cách xa nhau thì càng di chuyển nhanh hơn.Sự ứng dụng gây sửng sốt của điều này là cùng một lúc tất cả các vật chất được gói trong một khối dày đặc ở nhiệt độ hàng tỉ độ. Những nhà khoa học quan sát hiện tượng này phát triển lý thuyết về vũ trụ nguyên thuỷ có lẽ giống như một trái banh lửa được nung lửa trắng ngay từ giây phút đầu tiên sau khi vụ nổ Big Bang xảy ra.Lý thuyết nầy đã được xác nhận vào năm 1965 khi hai nhà vật lý học tìm ra một khám phá bất ngờ rằng toàn bộ trái đất đã tắm trong lớp sáng yếu ớt của phóng xa. Những bước sóng này theo y khuôn những mẫu của bước sóng trong vụ nổ lớn. Từ đó, những nhà khoa học một lần nữa xác nhận rằng không có một sự giải thích rõ ràng nào khác hơn là giải thích những bước sóng phóng xạ này là hậu quả của vụ nổ Big Bang.

Trước vụ nổ Big Bang Tiến sĩ Robert Jastrow, là người theo thuyết bất khả tri về vấn đề tôn giáo, nhận xét về lý thuyết của vụ nổ Big Bang:

Bây giờ chúng ta thấy rằng những bằng chứng thiên văn học đều dẫn tới quan niệm của Kinh Thánh về nguồn gốc của thế giới. Chi tiết khác nhau, nhưng những yếu tố căn bản trong thiên văn học và Kinh Thánh trong sách Sáng Thế Ký thì giống nhau. Chuỗi sự kiện dẫn đến một sự khởi đầu thình lình và đột ngột vào một thời điểm nhất định trong thời gian, trong một chớp ánh sáng và năng lượng.

Một cách cổ điển, những nhà khoa học đã phủ nhận ý tưởng về một hiện tượng tự nhiên không thể giải thích được, thậm chí với thời gian và tiền bạc không giới hạn của họ. Có một loại tôn giáo trong khoa học, ấy là mỗi sự kiện có thể được giải thích theo cách hợp lý như là kết quả của một sự kiện trước đó; mỗi hậu quả phải có nguyên nhân của nó. Bây giờ khoa học chứng minh rằng vũ trụ đã nổ để tồn tại trong một thời điểm nhất định. Khi hỏi: “Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả này? Ai hay cái gì đã đặt những vật chất và năng lượng vào trong vũ trụ?” thì khoa học không thể trả lời những câu hỏi này được.

Jastrow kết luận bằng câu nói bất hủ này:

Page 21: Vi sao chung ta tin

Đối với nhà khoa học đã sống bằng niềm tin dựa vào sức mạnh của lý lẽ, thì câu chuyện kết thúc như một cơn ác mộng. Ông ta đã leo lên những ngọn núi của sự tự mãn; ông đang chuẩn bị chinh phục đỉnh cao nhất; ông bò qua tảng đá cuối cùng và thấy một nhóm các nhà thần học đã ngồi đó hàng bao thế kỷ đang chào đón mình. 14

Đối với nhiều người, đây là một sự phát triển đầy lạ lùng và đáng kinh ngạc ngoại trừ những nhà thần học. Họ đã luôn luôn chấp nhận những lời được chép trong Kinh Thánh. Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất. Đa-vít, một trong những nhà thần học, nói cách khôn ngoan: “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giãi tỏ công việc tay Ngài làm” (19:1). Và sứ đồ Phao-lô viết: “Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ đều đó cho họ rồi, bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được” (RoRm 1:19-20). Điều mà Augustine thêm vào là: “Ai có thể hiểu được sự huyền nhiệm này hay giải thích nó cho người khác được?”Cuộc tranh luận về đạo đức Nhưng vẫn còn một bằng chứng khác về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời mà C. S. Lewis gọi là “đúng và sai được xem như là bằng chứng về ý nghĩa của vũ trụ.” Có một ảnh hưởng hay mạng lịnh bên trong mỗi người chúng ta buộc chúng ta phải cư xử theo cách nhất định nào đó. Lewis giải thích rằng tự nhiên chúng ta thấy con người thường phản ứng về nhận thức đúng và sai. Người nọ cãi với người kia: “Đây là chỗ của tôi. Tôi chiếm được nó trước! Giả sử tôi hành động tương tự như bạn! Bạn có thích không? Thôi nào, bạn đã hứa rồi mà.” Những người có học lẫn không học vẫn nói với nhau như vậy hằng ngày, con nít và cả người lớn nữa.Trong những cuộc tranh luận như vậy, có những yêu cầu đối với một số tiêu chuẩn cư xử mà người kia phải chấp nhận. Người có lý do chính đáng để làm việc đó; thì có thể làm việc đó. Người ta kêu gọi sự đáp ứng đối với một số luật pháp, luật lệ, công bằng hay đạo đức vốn đã có sẵn trong họ. Hiếm khi nào một người khác nói: “Ai thèm quan tâm đến tiêu chuẩn của bạn?” Tiêu chuẩn đó đã có giữa họ rồi. Họ không thắc mắc về nó nữa. Lewis nói: “Cãi lộn có nghĩa là cố gắng chỉ cho người kia thấy là họ đang sai.”Luật pháp này liên hệ với cái phải xảy ra. Dù sao, chúng ta biết nó vẫn ở trong chúng ta. Nó không chỉ là một bộ quy tắc văn hóa hay tiêu chuẩn văn hóa. Nó còn là một sự nhất trí đáng ngạc nhiên từ nền văn minh này đến nền văn minh khác về cái gọi là khuôn phép đạo đức. Và tất cả chúng ta đều đồng ý rằng có một vài tiêu chuẩn đạo đức tốt hơn những tiêu chuẩn đạo đức

Page 22: Vi sao chung ta tin

khác. “Nếu không thì không ý tưởng đạo đức nào thật hơn hay đúng hơn cái khác, sẽ chẳng có nghĩa lý gì trong việc ưa chuộng đạo đức văn minh hơn là đạo đức sơ khai, hay đạo đức Cơ Đốc giáo hơn là đạo đức Đức quốc xã.” 15 Lewis nói rằng luật đạo đức không thể chỉ là một qui ước mang tính xã hội. Ông nói với chúng ta rằng nó phải hơn một bảng toán học. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ nói rằng bảng cửu chương là một qui ước xã hội để giúp chúng ta và chúng ta có thể làm một bảng khác nếu chúng ta muốn. 2 cộng 2 luôn luôn là 4 bất luận nền văn hóa của nó là gì đi nữa. Vì vậy, nếu có một bộ luật đạo đức, thì phải có một người đạo đức ban đạo luật đó. Kinh Thánh mô tả con người được “tạo dựng theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời,” phân biệt con người với tất cả các loài thọ tạo khác. Ảnh tượng đạo đức này có trong chúng ta từ khi mới sanh ra bất kể nguồn gốc hay quốc tịch của chúng ta là gì. Một người chưa bao giờ nghe con vật cưng (chó hay mèo) hỏi: “Điều này đúng hay sai?” hay là “Điều này tốt hay xấu?” Những ý tưởng như vậy chỉ có đặc biệt ở con người mà thôi, và đối với con người, ảnh tượng đạo đức không phải là một phần mềm tùy ý chọn lựa. Vâng, có một người đứng đằng sau toàn bộ vũ trụ. Người đó chính là Đức Chúa Trời, Đấng có trí óc, tình cảm, sự nhận thức, ý chí và một nhân cách trọn vẹn. Những điều này được ban cho chúng ta khi Ngài tạo dựng chúng ta, và điều đó bao gồm luôn luật pháp đạo đức. Ngài quan tâm đến một sản phẩm hoàn chỉnh - trong sự công chính, không ích kỷ, can đảm, đức tin tốt, lương thiện và trung thành.Luật pháp của Đức Chúa Trời không phải là cái gì đó xa lạ, phủ lên bên ngoài chúng ta nhưng đan dệt vào bản chất chúng ta từ ngày sáng tạo. Có cái gì đó sâu thẳm bên trong chúng ta vang dội điều có hay không, đúng hay sai của Đức Chúa Trời. (Sứ điệp trong RoRm 2:15).

Phải chăng Thượng Đế không muốn con người hạnh phúc? Có một điều quan trọng cần quan sát ở đây mặc dù có nhiều dấu hiệu của Đức Chúa Trời trong thiên nhiên, chúng ta cũng chẳng bao giờ có thể biết được một cách chắc chắn từ thiên nhiên rằng Ngài hiện hữu hay Ngài trông như thế nào. Câu hỏi được đặt ra từ hàng thế kỷ trước: “Há có thể hiểu biết được sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời, và thấu rõ Đấng Toàn Năng sao?”( Giop G 11:7). Câu trả lời là không! Nếu Đức Chúa Trời không bày tỏ chính Ngài, chúng ta cũng quờ quạng trong sự mập mờ và phỏng đoán mà thôi.Rõ ràng ngày hôm nay trong vòng những người tin vào Đức Chúa Trời có rất nhiều ý tưởng xa lạ về Đức Chúa Trời.Chẳng hạn như một vài người tin rằng Thượng Đế không muốn con người được hạnh phúc. Người ta xem Ngài như người trên ban công thiên đàng tìm kiếm bất cứ ai có vẻ như đang tận hưởng cuộc đời thì truyền lệnh phải chấm

Page 23: Vi sao chung ta tin

dứt. Một số người khác nghĩ về Thượng Đế như một người cha rất giàu tình cảm ở trên trời, vừa vuốt râu vừa nói: “Con cái bao giờ cũng là con cái!” Bất kể bạn đã làm gì đi nữa thì cuối cùng cũng chẳng sao. Thượng Đế đối với tất cả mọi người như nhau.Nhiều người khác lại nghĩ về Ngài như một trái banh lửa khổng lồ và chúng ta như những tia lửa nhỏ dần dần cũng sẽ bị hút trở lại phía trái banh khổng lồ đó. Còn có những người, như Einstein, nghĩ Đức Chúa Trời như một sức mạnh hay trí lực vô ngã (impersonal mind).Đối với các nhà duy thần (deist), Đức Chúa Trời tạo dựng nên thế giới nhưng chưa bao giờ xâm nhập vào nó. Ngài lên dây cót cho đồng hồ rồi để nó chết mà không lên dây lại.Tuy nhiên, đối với những người hữu thần (theist), Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo và Đấng điều hành; Ngài có liên hệ cách cá nhân với công trình sáng tạo của Ngài trong khi bày tỏ chính Ngài.Herbert Spencer, một trong những người truyền bá thuyết bất khả tri một thế kỷ trước đây, đã nhận xét rất chính xác rằng chẳng bao giờ có ai thấy một con chim bay ra được ngoài từng không gian. Do đó, ông dùng loại suy để kết luận rằng con người hữu hạn cũng không thế nào xâm nhập vào cõi vô hạn được. Ngay khi Đức Chúa Trời có hiện diện đi nữa thì chúng ta cũng không bao giờ biết Ngài một cách cá nhân hay biết bất cứ điều gì về sự hiện hữu của Ngài.Spencer đã đúng khi quan sát loài chim không bao giờ bay ra khỏi không gian. Sự quan sát của ông đúng nhưng kết luận của ông bỏ sót một khả năng lựa chọn quan trọng: Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa vô hạn, có thể xâm nhập vào sự hữu hạn của chúng ta - Đấng vô hạn đã bước vào cõi hữu hạn, do đó việc liên hệ với chúng ta là điều Ngài rất thích làm. Dĩ nhiên, đây là điều Chúa đã làm.

Đức Chúa Trời đã bước vào cõi hữu hạn Như tác giả sách Hê-bơ-rơ đã viết: “Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập nên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian” (HeDt 1:1-2).Qua suốt lịch sử, Đức Chúa Trời đã chủ động trong việc tương giao với loài người. Sự mạc khải trọn vẹn nhất của Ngài là việc Ngài bước vào lịch sử nhân loại qua con người của Đức Chúa Giê-xu Christ. Ngay điểm này, về khía cạnh nhân cách của con người, chúng ta có thể hiểu được Ngài vì Ngài đã từng sống với chúng ta.

Page 24: Vi sao chung ta tin

Nếu bạn muốn biểu lộ tình thương của bạn cho một bầy kiến thì làm sao bạn có thể làm điều đó một cách hữu hiệu nhất? Cách rõ ràng tốt nhất là bạn trở thành một con kiến. Chỉ với cách này sự hiện hữu và hình dáng của bạn mới có thể tương giao một cách đầy đủ và hữu hiệu. Đây chính là điều Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta để chúng ta có thể nhận biết Ngài một cách rõ ràng. J. B. Philips đã nói rất thích hợp: “Chúng ta là một hành tinh được viếng thăm.” Câu trả lời hay nhất và rõ ràng nhất để chúng ta biết tại sao có một Đức Chúa Trời, ấy là Ngài đã viếng thăm chúng ta. Những dấu hiệu khác chúng ta bàn đến chỉ là những đầu mối và gợi ý mà thôi. Điều xác nhận cách thuyết phục là sự giáng sinh, sự chết và phục sinh của Chúa Giê-xu Christ.

Những đời sống được thay đổi Những bằng chứng khác về sự hiện hữu hiển nhiên của Đức Chúa Trời là sự hiện hữu rõ ràng của Ngài trong cuộc sống của những người đàn ông và đàn bà ngày hôm nay. Nơi nào người ta chịu tin nhận và nhờ cậy Đức Chúa Giê-xu Christ, thì con người được biến cải sâu xa và cuối cùng cả cộng đồng xã hội ấy cũng được thay đổi. Một trong những ví dụ rất cảm động về sự kiện đó đã do Ernest Gordon, một tù binh trong chiến tranh sau trở nên giáo sĩ của trường đại học Princeton, kể lại. Trong cuốn sách Ngang Qua Thung Lũng Sông Kwai (Through the Valley of Kwai) ông đã thuật lại các tù binh trong thế chiến thứ hai bị người Nhật Bản giam tại Mã Lai hầu như bị biến thành thú vật như thế nào. Họ lấy cắp thức ăn của những người khác cũng đang chết đói như họ. Nhưng rồi trong cơn tuyệt vọng của mình, các tù nhân quyết định rằng đọc Tân Ước sẽ là điều tốt cho họ. Vì Gordon đã tốt nghiệp đại học, nên họ nhờ ông hướng dẫn việc đó. Ông vốn là người theo chủ nghĩa hoài nghi, và những người yêu cầu ông hướng dẫn cũng là những người chưa tin Chúa. Nhờ nhận lời mời, ông và nhiều người khác đã tiếp nhận Đấng Christ, và làm quen với Ngài trong toàn thể vẻ đẹp và quyền năng của Ngài từ những lời lẽ rõ ràng đơn sơ của Tân Ước. Làm thế nào một nhóm người ăn cắp và cấu xé nhau như thế lại được biến đổi thành một cộng đồng đầy yêu thương là câu chuyên đầy cảm động và quyền năng, chứng tỏ rõ ràng sự thực hữu của Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Giê-xu Christ. Nhiều người khác trong xã hội hiện nay, trong những điều kiện ít bi thảm hơn cũng đã kinh nghiệm những thực tế như vậy.Do đó, cả trong công trình sáng tạo, lịch sử, và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đều chứng tỏ rằng có một Đức Chúa Trời, và người ta có thể căn cứ vào kinh nghiệm bản thân để biết được Ngài.

Đọc thêm Lewis, C. S Mere Christianity. New York: Macmillan, 1986.

Page 25: Vi sao chung ta tin

Packer, J. I Knowing God. Twentieth anniv. ed. Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1993.

Có Phải Đấng Christ Là Đức Chúa Trời Không?

Nếu Đức Chúa Trời không chủ động và bày tỏ chính Ngài thì chúng ta không thể biết được một cách chắc chắn là Ngài có hiện hữu không và Ngài ra làm sao. Nếu không có sự chủ động và sự tự mặc khải của Ngài chúng ta mắc kẹt trong sự phỏng đoán, những định kiến và những ý kiến không bao giờ được sáng tỏ. Chúng ta có quyền được thắc mắc Ngài như thế nào và thái độ của Ngài đối với chúng ta ra sao. Nếu chúng ta biết chắc chắn về sự hiện hữu của Ngài nhưng biết Ngài giống như Adolf Hitler, nghĩa là hay thay đổi ý kiến, nhiều tánh xấu, nhiều thành kiến và rất tàn bạo, thì khủng khiếp biết bao!Nhìn lướt qua chân trời của lịch sử chúng ta thấy có những manh mối chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời tự bày tỏ chính Ngài. Có một sự việc nổi bật. Cách đây 2000 năm, tại một làng hẻo lánh thuộc xứ Palestine, một bé trai đã được sinh ra trong chuồng chiên. Sự ra đời của con trẻ đó đã khiến cho Hê-rốt, vị vua đang cai trị xứ ấy, khiếp sợ. Cố gắng tiêu diệt đứa trẻ được dự báo là sinh ra để “làm vua xứ Giu-đa”, vua Hế-rốt ra lệnh giết tất cả bé trai 2 tuổi trở xuống được sinh ra trong thành Bết-lê-hem. Ông hy vọng một cách vô ích rằng mình sẽ tiêu diệt được bất kỳ một địch thủ nào. Lịch sử gọi ông là “kẻ tàn sát những đứa trẻ vô tội” (Mat Mt 2:1-18).Sự giáng sinh của Ngài chia đôi dòng thời gian. Cuộc đời của Con Trẻ này đã được định trước để thay đổi tiến trình của lịch sử. Hai ngàn năm trước, sự giáng thế của Ngài đã làm rung chuyển thế giới, thay đổi niên lịch và tập tục. Người theo thuyết vô thần ở Mỹ vẫn ghi ngày lên tờ ngân phiếu của họ với năm được tính từ ngày Chúa Giê-xu ra đời. Những người cai trị đất nước, ở phương Đông hay phương Tây, bất kể tôn giáo của họ là gì, đều dùng năm sinh gần đúng này của Ngài. Tự nhiên chúng ta tuyên bố sự giáng sinh của Ngài trên những bức thư, những giấy tờ hợp pháp, và những quyển lịch làm việc. Vào ngày chúng ta đặt ra để kỷ niệm ngày sinh của Ngài, thì khu đậu xe của phố thương mại hoàn toàn vắng hoe.Cậu bé nầy, có ngày sinh mà chúng ta vẫn còn ăn mừng, cùng với cha mẹ sống ở thành Na-xa-rét, nơi Ngài học được nghề thợ mộc từ người cha trần gian của Ngài. Ngay từ đầu Ngài đã là một đứa trẻ khác thường. Năm được 12 tuổi, Ngài đã khiến các học giả và các giáo sư dạy đạo tại Giê-ru-sa-lem bối rối trước những câu hỏi của Ngài. Khi cha mẹ trách Ngài vì Ngài ở lại khi họ đã lên đường trở về, Ngài đáp lại bằng một câu trả lời rất khó hiểu: “Cha mẹ không biết tôi phải lo việc Cha tôi (Đức Chúa Trời) sao?” (LuLc

Page 26: Vi sao chung ta tin

2:49). Câu trả lời của Ngài ngụ ý về mối quan hệ đặc biệt của Ngài với Đức Chúa Trời.Chàng thanh niên này đã sống trong sự âm thầm cho đến khi được 30 tuổi, rồi bắt đầu chức vụ công khai suốt ba năm. Ngài là một người nhân hậu, và được truyền tụng là “giới bình dân vui vẻ nghe Ngài giảng dạy.” Khác với các giáo sư thời đó “Ngài giảng cách có quyền, chớ không phải như các thầy thông giáo và người Pha-ri-si” (Mat Mt 7:29).Chúa Giê-xu tuyên bố Ngài là Con Đức Chúa Trời Chẳng bao lâu người ta thấy rõ ràng là Ngài đã làm xáo trộn tất cả và tuyên bố nhiều câu về chính Ngài khiến mọi người đều kinh ngạc. Ngài bắt đầu tự xưng là một nhân vật lỗi lạc hơn một giáo sư hay một nhà tiên tri nữa. Ngài bắt đầu nói phán rõ ràng rằng Ngài là Đức Chúa Trời. Những lời giảng dạy của Ngài đều qui tụ vào điều Ngài đã tự xưng. Câu hỏi tối quan trọng Ngài đã nêu lên cho những người theo Ngài là: “Còn các ngươi thì xưng ta là ai?” Khi Phi-e-rơ thưa rằng: “Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống” (16:15-16), thì Chúa Giê-xu đã không cho là lạ và cũng không quở trách Phi-e-rơ. Ngược lại, Ngài còn khen ông!Chúa Giê-xu tuyên bố một cách dứt khoát rằng Ngài là Con của Đức Chúa Trời. Những người nghe Ngài đã bị lời giảng của Ngài công kích nặng nề. Chúng ta được biết rằng, dân Giu-đa càng kiếm cách nữa để giết Ngài, chẳng những vì Ngài phạm ngày Sa-bát thôi, mà lại vì Ngài gọi Đức Chúa Trời là Thân Phụ mình, tự cho mình bình đẳng với Đức Chúa Trời” (GiGa 5:18).Vào một dịp khác, Ngài nói rằng: “Ta với Cha là một” (10:30). Dân Giu-đa lập tức muốn ném đá Ngài. Ngài hỏi họ muốn giết Ngài vì việc gì. Họ trả lời: “ Ấy chẳng phải vì một việc lành mà chúng ta ném đá người, nhưng vì lỗi lộng ngôn; ngươi là người mà tự xưng mình là Đức Chúa Trời” (10:33).Chúa Giê-xu cũng tự xưng rõ ràng rằng Ngài có những thuộc tính mà chỉ có ở Đức Chúa Trời. Khi người bại liệt được giòng xuống từ mái nhà và đặt dưới chân Ngài, Ngài phán: “Hỡi con, tội lỗi con đã được tha” (Mac Mc 2:5). Việc này gây ra bất mãn lớn giữa vòng các thầy thông giáo. Họ nghĩ thầm “Sao tên này dám phạm thượng như vậy? Ngoài Đức Chúa Trời ra, đâu có ai tha tội được?” (2:7).Chúa Giê-xu biết ý tưởng họ nên phán: “Bảo rằng, tội ngươi đã được tha, hay là bảo người rằng: Hãy đứng dậy, vác giường mà đi, hai điều ấy đều nào dễ hơn?” (2:8-9). Để hiệu quả hơn, Ngài trả lời câu hỏi bằng cách: “Vả hầu cho các người biết Con người ở thế gian có quyền tha tội (ý Ngài muốn nói rằng các ngươi bảo chỉ có Đức Chúa Trời mới có quyền tha tội là rất đúng, nhưng việc đó không ai thấy, bây giờ ta làm một việc mà các ngươi có thể thấy)” (2:10). Quay sang người bại, Ngài truyền lệnh: “Ta biểu ngươi, hãy

Page 27: Vi sao chung ta tin

đứng dậy, vác giường đi về nhà” (2:11). Người đàn ông đứng dậy và đi!Tên gọi Con người là danh xưng Chúa Giê-xu dùng để nói về chính Ngài, nhưng đi kèm với những thuộc tính mà chỉ Đức Chúa Trời mới có. Trong lời nói liên quan đến việc Chúa Giê-xu đến thế gian, Ngài nói về chính mình như Con người đến để “ban sự sống của Ngài làm giá chuộc nhiều người.” Đây không phải là lời phủ nhận về thần tính theo bất kỳ nghĩa nào. Đúng hơn là danh xưng này bao gồm cả thần tính và sự giáng sinh của Ngài như một phần của nhân loại. Quyền phép, những phép lạ, những sự dạy dỗ và tính cách của Ngài, là những đặc điểm thật mà chỉ ở Đức Chúa Trời mới có.Đến giờ quyết định, khi mạng sống của Ngài đang lâm nguy vì cớ những lời tự xưng đó, thầy cả thượng phẩm đặt câu hỏi với Ngài một cách trực tiếp:

“Ấy chính ngươi là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời đáng ngợi khen phải không?” Chúa Giê-xu đáp một cách bình thản: “Ta chính phải đó, các ngươi sẽ thấy Con người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự giữa đám mây trên trời mà đến.” Bấy giờ thầy cả thượng phẩm xé áo mình ra mà phán rằng: “Chúng ta có cần kiếm chứng cớ khác nữa làm chi? Các ngươi có nghe lời lộng ngôn chăng?” (14:61-64).

John Stott tóm tắt lại như sau:

Mối liên hệ giữa Ngài với Đức Chúa Trời quá gần gũi nên tự nhiên Ngài xem thái độ của một người đối với Ngài là thái độ của người đó đối với Đức Chúa Trời. Cho nên:

Ai biết Ngài tức là biết Đức Chúa Trời

Ai thấy Ngài tức là thấy Đức Chúa Trời

Ai tin Ngài tức là tin Đức Chúa Trời

Ai tiếp nhận Ngài tức là tiếp nhận Đức Chúa Trời

Ai ghét Ngài tức là ghét Đức Chúa Trời

Ai tôn vinh Ngài tức là tôn vinh Đức Chúa Trời. 1

Chỉ có bốn trường hợp có thể xảy ra Khi chúng ta đối diện với lời tự xưng về thần tính của Đấng Christ, chỉ có bốn khả năng. Ngài hoặc là một kẻ nói dối, một người điên, một nhân vật của truyền thuyết hoặc Ngài là Chân Lý. Nếu chúng ta nói Ngài không phải là Chân Lý, thì lẽ đương nhiên chúng ta đã nhận ba khả năng còn lại, dù chúng ta có ý thức như thế hay không. Xem xét những khả năng này rất ích lợi cho chúng ta.

Page 28: Vi sao chung ta tin

Chúa Giê-xu có nói dối khi tự xưng Ngài là Đức Chúa Trời khi Ngài biết rằng Ngài không phải là Đức Chúa Trời không? Nếu như vậy, Ngài cố ý lừa dối những người nghe Ngài để mượn uy quyền của Đức Chúa Trời cho chính Ngài và cho lời giảng dạy của Ngài. Rất ít người hay hầu như không có ai giữ quan điểm này một cách nghiêm túc. Ngay cả những người chối bỏ thần tính của Ngài cũng khẳng định rằng Chúa Giê-xu là một giáo sư vĩ đại đầy đạo đức. Họ thất bại khi không nhận thấy rằng hai quan điểm này hoàn toàn trái ngược nhau. Chúa Giê-xu khó có thể là một giáo sư vĩ đại đầy đạo đức nếu ngay ở điểm chính yếu trong sự giảng dạy của Ngài - lai lịch của Ngài - Ngài lại là một kẻ nói dối có chủ ý.Ngài có phải là một người điên không? Chấp nhận quan điểm này sẽ dẫn đến việc làm méo mó cho bằng cớ. Thật sự thì chẳng có bằng chứng nào ủng hộ quan điểm này. Trái lại, tất cả những bằng chứng đều hướng về phía ngược lại. Tuy có vẻ nhẹ hơn, nhưng cũng không kém phần kinh ngạc khi nói rằng Ngài chân thật nhưng tự lừa dối. Ngày nay một người nào đó tự xưng là mình Đức Chúa Trời hay là món khoai tây chiên thì sẽ bị coi là “kẻ điên”, và chúng ta sẽ giúp đỡ người ấy. Tuy nhiên từ ngữ nầy sẽ trở nên lố bịch nếu chúng ta áp dụng vào Đấng Christ.Khi nhìn vào đời sống của Đấng Christ, chúng ta không thấy bằng chứng nào của sự dị thường và mất thăng bằng thường thấy trong những người loạn trí. Hơn thế nữa, chúng ta chỉ thấy một sự điềm tĩnh vô hạn dưới những áp lực của đối phương. Trước tòa công luận của Phi-lát, khi cuộc sống của Ngài đang lâm nguy, Ngài đã rất điềm tĩnh và thản nhiên. Như C. S. Lewis đã nói: “Lời giảng dạy sâu sắc và lành mạnh mang tính đạo đức của Ngài rõ ràng không phù hợp với một người được chuẩn đoán là mắc bệnh hoang tưởng” điều đó không thể nào hài hòa được. 2 Có phải Ngài là một truyền thuyết không? Khả năng thứ ba là tất cả những gì những môn đệ nhiệt thành của Ngài thuật lại về lời tự xưng rằng Ngài là Đức Chúa Trời và năng lực siêu nhiên của Ngài là một truyền thuyết. Thậm chí có những lời đồn đại rằng lời tự xưng là Đức Chúa Trời, sự giảng dạy và những phép lạ của Ngài chỉ được thêm vào từ thế kỷ thứ ba hay thứ tư sau này. Họ đã đặt những lời vào miệng Ngài mà nếu chính Ngài được nghe cũng phải kinh ngạc. Nếu Ngài tái lâm, chắc sẽ phủ nhận chúng lập tức.Thuyết truyền khẩu này đã bị bác bỏ do những khám phá của ngành khảo cổ học hiện đại qua ba yếu tố.Bốn quyển sách tiểu sử của Đấng Christ (Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca, Giăng) được viết ra trong thời của những người sống đồng thời với Ngài đã được chứng minh chắc chắn.Tiến sĩ William F. Albright, một nhà khảo cổ học nổi tiếng thế giới đã kết luận như vậy: “Không có lý do gì để tin rằng có quyển sách Phúc Âm nào

Page 29: Vi sao chung ta tin

được viết sau năm 70 S.C.”Cho rằng truyền thuyết về Đấng Christ, dưới dạng một sách Phúc Âm, lại được lưu hành khắp nơi và gây ảnh hưởng sâu rộng như thế mà không có một chút sự thật nào làm căn bản là điều không thể có được.Nếu việc này xảy ra thì nó cũng kỳ lạ như việc có một người nào trong thời đại của chúng ta viết tiểu sử về cố tổng thống John F. Kenedy, trong đó nói rằng ông tự xưng mình là Đức Chúa Trời, tha thứ tội lỗi của mọi người và từ cõi chết sống lại. Một câu chuyện hoang đường như thế không thể nào đứng vững được bởi vì còn có quá nhiều người biết tổng thống! Trong ánh sáng của những biên niên rất sớm và hợp lý của các cổ bản sách Phúc Âm thuyết truyền khẩu không thể nào đứng vững được.4. Chúa Giê-xu đã nói sự thật - Ngài chính là Đức Chúa Trời đến trần gian. Về một phương diện thì lời tự xưng chẳng đáng kể bao nhiêu. Tuyên bố ba hoa là điều rất dễ làm! Ai cũng có thể tự xưng hay được người ta xưng là thần này thánh nọ khắp nơi trên thế giới. Tôi có thể tự xưng là Đức Chúa Trời và bạn cũng có thể tự xưng là Đức Chúa Trời nhưng câu hỏi mà tất cả chúng ta phải trả lời là: “Chúng ta đưa ra những bằng chứng gì để hậu thuẫn cho lời tự xưng của chúng ta?” Trong trường hợp của tôi thì không cần đến 5 phút là tôi đã bị lột mặt nạ rồi. Và chắc trường hợp của bạn cũng không lâu hơn thế.

Nhưng trong trường hợp của Chúa Giê-xu người Na-xa-rét, vấn đề không đơn giản như vậy. Ngài có những bằng chứng để hậu thuẫn cho lời tự xưng của Ngài. Ngài nói rằng: “Dầu các ngươi chẳng tin ta, hãy tin những việc ta, để các ngươi hiểu và biết rằng Cha ở trong ta và ta ở trong Cha” (GiGa 10:38).

Những phẩm tính của Chúa Giê-xu chứng minh điều gì về Ngài? Tính cách đạo đức của Ngài phù hợp với lời tự xưng của Ngài. Trước đây chúng ta đã đề cập đến nhiều bệnh nhân trong nhà thương điên thường tự xưng mình là thần thánh hay những nhân vật nổi tiếng nào đó, nhưng tính cách của họ trái ngược với những lời tự xưng đó. Với Đấng Christ thì không hề như vậy. Chúng ta không đem Đấng Christ để so sánh với những người khác; chúng ta đưa những người khác đối chiếu với Ngài để thấy Ngài hoàn toàn trái ngược với họ. Ngài là Đấng có một không hai - như chính Đức Chúa Trời vốn độc nhất vô nhị vậy.Chúa Giê-xu không hề phạm tội. Những phẩm chất trong đời sống của Ngài cho phép Ngài thách thức kẻ thù của mình với câu hỏi: “Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng?” (GiGa 8:46). Mặc dù Ngài nói với những kẻ rất muốn bới lông tìm vết để vạch ra một yếu điểm trong tính tình của Ngài, nhưng tất cả đều im hơi lặng tiếng. Chúng ta đọc về chuyện Chúa Giê-xu

Page 30: Vi sao chung ta tin

chịu cám dỗ, nhưng chúng ta không hề nghe chính Ngài xưng tội. Ngài chẳng bao giờ xin Đức Chúa Trời tha tội, dầu Ngài dạy những kẻ theo Ngài làm điều đó. Việc Chúa Giê-xu không hề ý thức về tội lỗi của riêng Ngài là điều hoàn toàn trái ngược trong từng trải của các thánh nhân và các nhà thần bí học thuộc mọi thời đại. Loài người cả nam lẫn nữ, càng đến gần Đức Chúa Trời bao nhiêu thì họ càng cảm thấy những thất bại, hư hoại và khiếm khuyết của mình đè nặng trên mình. Điều này đúng trong lĩnh vực đạo đức cho những con người trần tục. Càng gần với ánh sáng bao nhiêu người ta càng nhận thấy mình cần phải được tắm rửa bấy nhiêu.Những môn đệ của Ngài như Giăng, Phao-lô và Phi-e-rơ, là những người đã được dạy dỗ từ thuở nhỏ phải tin vào tính phổ quát của tội lỗi đều nói về tính chất không hề phạm tội của Chúa Giê-xu: “Ngài chưa hề phạm tội, trong miệng Ngài thấy không có chút chi dối trá” (IPhi 1Pr 2:22) “Trong Ngài không có tội lỗi” (IGi1Ga 3:5) Chúa Giê-xu chẳng biết tội lỗi” (IICo 2Cr 5:21). Phi-lát, không phải là bạn của Chúa Giê-xu, cũng thừa nhận rằng: “Ta chẳng thấy người có tội lỗi gì cả” (GiGa 18:38). Ông hoàn toàn nhận thức được sự vô tội của Chúa Giê-xu. Và người sĩ quan La Mã chứng kiến cái chết của Chúa Giê-xu cũng thốt lên: “Thật người nầy là Con Đức Chúa Trời!” (Mat Mt 27:54).Chúng ta tìm thấy một nhân cách hoàn hảo nơi Chúa Giê-xu. Bernard Ramm chỉ ra rằng:

Nếu Đức Chúa Trời đã từng là con người, thì chúng ta mong muốn rằng nhân cách của Ngài phải mang nhân tính thật sự. Chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có thể nói cho chúng ta biết một con người hoàn toàn phải như thế nào. Chắc chắn rằng đã có những người tin kính tiêu biểu trong Cựu Ước. Trước hết, người ấy phải hoàn toàn có ý thức, kết hợp với việc tận hiến và thánh hóa đời sống cho Đức Chúa Trời. Tiếp theo những điều đó là những đức tính, những đặc ân, và thuộc tính khác vốn là đặc trưng của một nhân tính trọn vẹn. Thông minh không thể ngăn lại sự tin kính, sự cầu nguyện không thể thay thế được cho việc làm, lòng sốt sắng không nên quá độ đến cuồng tín, và tính dè dặt không đến mức lãnh đạm.

Trong Đấng Christ chúng ta thấy một sự hòa lẫn rất hoàn toàn của những nét đặc biệt về con người, vì với tư cách Đức Chúa Trời nhập thể, Ngài là một người có nhân tính trọn vẹn. John Schaff mô tả như sau:

“Lòng sốt sắng của Ngài không bao giờ biến thành sự ham mê, hay sự chuyên tâm của Ngài trở thành ngoan cố, lòng nhân từ trở nên yếu đuối, hay tính dịu dàng trở thành đa cảm. Sự bất tiêm nhiễm thế gian của Ngài không bao hàm thái độ lãnh đạm, tính xã giao hay tình thân mật quá độ; tính tiết

Page 31: Vi sao chung ta tin

chế của Ngài không phải là sự phiền muộn; sự điều độ của Ngài không phải là nghiêm khắc. Ngài kết hợp được vẻ ngây thơ vô tội của trẻ con với sức mạnh của người trưởng thành, tận hiến hoàn toàn cho Đức Chúa Trời với thái độ thích thú không mệt mỏi của con người, tình yêu thương dịu dàng đối với tội nhân với sự nghiêm khắc không hề nhượng bộ trước tội lỗi, uy quyền ra lệnh với sự khiêm nhường được lòng người ta, lòng can đảm không hề biết sợ hãi với tính thận trọng đầy khôn ngoan, tính cương quyết không nhường bước, cùng với lòng tử tế dịu dàng!” 3

Đấng Christ chứng tỏ rằng Ngài có một năng lực siêu nhiên mà chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng tạo ra các năng lực đó mới có được. Ngài đã từng dẹp yên bão sóng trên biển Ga-li-lê khiến những người trong thuyền phải kinh ngạc thắc mắc: “Người nầy là ai, mà gió và biển cũng đều vâng lịnh người.” (Mac Mc 4:41). Ngài từng hóa nước thành rượu và dùng năm cái bánh và hai con cá nuôi 5000 người ăn, trả lại cho người quả phụ than khóc đứa con trai bằng cách khiến cho nó từ chết sống lại, cũng đã khiến đứa con gái của người cha đang tan nát lòng được hồi sinh. Ngài đã nói với một người bạn cũ: “Hỡi La-xa-rơ, hãy bước ra!” và đã khiến ông từ kẻ chết sống lại cách lạ lùng.Điều có ý nghĩa nhất là kẻ thù của Ngài không hề chối bỏ những phép lạ này. Trái lại, họ đã tìm cách giết Ngài: “Họ nói với nhau rằng, nếu chúng ta để cho người làm, thì thiên hạ tin người” (GiGa 11:48).Chúa Giê-xu đã chứng minh quyền năng của Đấng Tạo Hóa trên bệnh tật và sự đau yếu. Ngài khiến kẻ què đi được, người câm nói được và người mù thấy được. Một số bệnh Ngài chữa lành thuộc loại bệnh bẩm sinh mà khoa tâm lý cơ thể học cũng bó tay. Trường hợp nổi bật hơn hết là câu chuyện người mù được chép trong GiGa 9:1-41. Dù anh ta không trả lời được những câu hỏi của người chất vấn anh nhưng những kinh nghiệm mà anh có được đã đủ thuyết phục. Anh tuyên bố: “Trước tôi mù, bây giờ tôi nhìn thấy được”. Anh rất kinh ngạc vì bạn bè anh không nhận ra rằng Đấng chữa lành cho anh là Con Đức Chúa Trời. Anh bảo họ: “Từ tạo thiên lập địa đến giờ, người ta chẳng hề nghe nói có ai mở mắt kẻ mù từ lúc mới được sanh ra.” Đối với anh ta thì bằng chứng thật là rõ rệt.Bằng cớ quan trọng nhất chứng tỏ lời tự xưng là Đức Chúa Trời của Chúa Giê-xu chính là sự phục sinh của Ngài. Ngài đã năm lần báo trước rằng mình sẽ chịu chết. Ngài cũng nói trước về cách Ngài sẽ chết và sau ba ngày sẽ sống lại như thế nào và hiện ra với các môn đồ ra sao (Mat Mt 16:21; 17:322-23; Mac Mc 8:31; 10:32-33; LuLc 9:22). Dĩ nhiên đây là một thử thách trọng đại. Rất dễ kiểm chứng lời tự xưng, hoặc là nó sẽ xảy ra hoặc là nó không bao giờ xảy ra.

Page 32: Vi sao chung ta tin

Sự phục sinh là một đề tài tối quan trọng có tính cách căn bản cho nên tôi sẽ dành cả một chương cho nó. Nếu sự phục sinh đã thực sự xảy ra, thì những phép lạ khác không còn khó khăn gì nữa. Và nếu chúng ta có thể xác định sự phục sinh của Ngài, chúng ta đã có lời giải đáp cho câu hỏi quan trọng về Đức Chúa Trời, tính tình của Ngài và mối liện hệ của chúng ta với Ngài. Đã có lời giải đáp cho câu hỏi này rồi, chúng ta sẽ đủ khả năng giải đáp tất cả các câu hỏi có liên quan khác.Đấng Christ điều khiển lịch sử mà chỉ một mình Đức Chúa Trời mới làm được. Schaff tóm lược lại bức chân dung của Chúa Giê-xu trong Tân Ước như sau:

Chúa Giê-xu người Na-xa-rét này, dầu không có tiền bạc và vũ khí cũng đã chinh phục nhiều triệu người hơn cả A-lịch-sơn Đại Đế, Sê-sa, Mohammed hay Napoleon; Ngài không cần khoa học hay học thức nhưng đã soi sáng trên các vấn đề nhân sinh và tâm linh nhiều hơn toàn thể các triết gia và học giả hợp lại; Ngài không cần học phương pháp hùng biện tại trường nhưng vẫn giảng ra những lời hằng sống chưa hề có ai từ trước tới nay nói và ảnh hưởng của Ngài đã vượt xa tầm các diễn giả hay thi sĩ; Ngài không cần viết một dòng chữ nào nhưng đã khiến cho nhiều ngòi bút chuyển động, cung cấp nhiều đề tài cho các bài giảng, bài diễn văn, bài tranh luận, nhiều tác phẩm nghiên cứu, tác phẩm nghệ thuật và những bài hát ca ngợi hơn cả một đạo binh của những vĩ nhân từ xưa tới nay họp lại. 4

Cuối cùng, chúng ta biết rằng Đấng Christ là Đức Chúa Trời bởi vì chúng ta vẫn có thể kinh nghiệm Ngài ngay trong thế kỷ hai mươi này. Kinh nghiệm tự nó không hẳn mang giá trị khẳng định, nhưng được kết hợp với những sự kiện khách quan của lịch sử về sự phục sinh, nó cho chúng ta một nền tảng để tin chắc. Không có một giả thuyết nào khác để giải thích tất cả các dữ kiện chúng ta có rõ ràng hơn sự kiện sâu xa rằng Chúa Giê-xu Christ là con Đức Chúa Trời.Vì vậy sự giúp đỡ hiệu quả nhất chúng ta có thể làm cho mọi người là giới thiệu chính Chúa Giê-xu Christ này cho họ.

Đọc thêm Bruce, F. F. Jesus: Lord and Savior. Downers Grove, InterVasity Press; London: Hodder & Stoughton, 1986.Kreeft, Peter. Between Heaven and Hell. Downers Grove, Ill.: InterVasity Press, 1982.

Đấng Christ Có Sống Lại Từ Cõi Chết Không?

Page 33: Vi sao chung ta tin

Cả bạn lẫn thù của Cơ Đốc giáo đều nhận thức rằng sự phục sinh của Đấng Christ là vầng đá nền tảng cho đức tin. Trong Hội Thánh Cô-rinh-tô, một vài người thắc mắc, ngay cả phủ nhận khả năng sống lại từ cõi chết. Nghe điều này, sứ đồ Phao-lô đưa ra một lời kết luận đầy khôn ngoan: “Lại nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại thì sự giảng dạy của chúng tôi ra luống công, và đức tin anh em cũng vô ích” (ICo1Cr 15:14). Bằng vài lời ngắn ngủi Phao-lô đã khép lại vấn đề liên quan đến sự sống lại của thân thể Đấng Christ một cách đầy đủ. Hoặc là Chúa Giê-xu đã từ chết sống lại hoặc là Ngài không hề sống lại? Nếu Ngài đã sống lại, thì đây là một sự kiện gây rúng động trong cả lịch sử và chúng ta có những câu trả lời dứt khoát cho những vấn đề sâu xa của cuộc sống như:Chúng ta từ đâu đến ?Tại sao chúng ta lại ở đây?Số phận tương lai của chúng ta ra sao?Nếu Đấng Christ đã sống lại, chúng ta biết chắc rằng Đức Chúa Trời có hiện hữu, Ngài như thế nào và Ngài thật sự quan tâm đến mỗi cá nhân chúng ta ra sao. Từ đó vũ trụ sẽ có ý nghĩa và mục đích của nó, và chúng ta có thể kinh nghiệm Chúa hằng sống trong cuộc sống hiện đại này. Nếu Đức Chúa Giê-xu Christ người Na-xa-rét đã từ kẻ chết sống lại, thì việc này và nhiều vấn đề mở rộng khác nữa đều là sự thật.

Không phải là mơ tưởng Mặt khác, nếu Đấng Christ không hề sống lại từ cõi chết, Cơ Đốc giáo chẳng có gì hơn là một vật trưng bày trong bảo tàng viện - không hơn không kém. Nó sẽ không có giá trị khách quan, cũng không có thật. Mặc dù đó là một tư tưởng được người ta mơ ước, thật ra nó không còn đáng cho chúng ta bận tâm nhiều như vậy. Những thánh tuận đạo trong những thế kỷ đầu tiên vừa đi vừa hát không ngập ngừng khi bước vào hang sư tử! Còn ở thế kỷ này, những kiều bào và giáo sĩ ở những châu lục khác tận hiến cuộc đời của mình sẽ vô ích và là những người ngu dại bị lừa gạt.Những kẻ thù tấn công vào Cơ Đốc giáo thường tập trung nhiều nhất vào sự phục sinh. Người ta đã xem xét sự kiện nầy như một vấn đề chủ chốt cho toàn bộ niềm tin của Cơ Đốc nhân. Một kế hoạch tấn công đáng kể được chuẩn bị vào đầu những năm 1930 do một luật sư trẻ tuổi người Anh thực hiện. Ông đã tin quyết rằng ý tưởng về sự sống lại chỉ là một câu chuyện ngụ ngôn và tưởng tượng. Vì biết rằng đây là nền tảng của niềm tin, ông quyết định giúp đỡ thế giới bằng cách phơi bày sự giả dối và mê tín này. Là một luật sư, ông cảm thấy rằng mình có đủ khả năng phán đoán để chấp nhận hay phủ nhận mọi chứng cớ không đáp ứng thỏa đáng điều kiện của tòa án ngày nay.

Page 34: Vi sao chung ta tin

Tuy nhiên, trong khi Frank Morison đang nghiên cứu những vấn đề này, một việc kỳ diệu đã xảy ra. Vấn đề không đơn giản như ông tưởng. Kết quả là chương đầu tiên trong quyển sách của ông “Ai Đã Lăn Tảng Đá? ” (Who Moved The Stone?) có tựa là: “Quyển Sách Bị Từ Chối Được Viết Ra ” (The Book That Refused to Be Written). Trong đó ông kể lại thế nào khi đang xem xét những chứng cớ, ông bị thuyết phục trái với ý muốn về sự kiện sự sống lại của thân thể.

Những dữ kiện để xem xét Sau đây là một vài dữ kiện cần xem xét để trả lời cho câu hỏi: “Đấng Christ có sống lại không?” Trước hết là sự kiện về những hội thánh Cơ Đốc đầu tiên. Giáo hội này đã lan tràn khắp nơi trên thế giới. Lịch sử của nó có thể quay ngược lại vào khoảng năm 32 S.C tại Palestine. Sách Công Vụ kể lại câu chuyện toàn bộ cộng đồng đã được xoay chuyển như thế nào bởi sứ điệp về Chúa Giê-xu và sự phục sinh của Ngài. Những kẻ tin ban đầu được gọi là Cơ Đốc nhân tại thành An-ti-ốt. Tại thành Tê-sa-lô-ni-ca, những lời giảng dạy của Phao-lô đã thuyết phục một số người Do Thái, một số đông những người Hy Lạp kính sợ Đức Chúa Trời và một số lượng không ít những phụ nữ nổi bật. Sứ điệp rõ ràng đã “làm đảo lộn thế giới thời đó” (Cong Cv 17:6). Họ liên tục liên hệ đến sự phục sinh như là căn bản cho những sự dạy dỗ, giảng đạo, sống và quan trọng hơn nữa - chết. Tiếp theo là sự kiện về ngày của Cơ Đốc nhân. Chúa nhật là ngày thờ phượng của Cơ Đốc nhân. Lịch sử của nó cũng có thể được quay về vào khoảng năm 32 S.C. Một sự thay đổi như vậy trong lịch quả là khác thường. Phải có một việc gì trọng đại lắm đã xảy ra để thay đổi ngày thờ phượng của người Do Thái, từ ngày Sa-bát, ngày thứ bảy trong tuần sang ngày Chúa nhật, ngày đầu tiên trong tuần. Trong 20:7 đề cập một cách đơn giản “Ngày thứ nhất trong tuần lễ chúng ta nhóm lại” và thiết lập khuôn mẫu từ đó về sau. Cơ Đốc nhân nói rằng sự thay đổi xảy ra là do lòng mong muốn được kỷ niệm ngày Chúa Giê-xu sống lại từ cõi chết. Sự thay đổi này còn đáng lưu ý hơn nữa khi chúng ta nhớ lại rằng Cơ Đốc nhân đầu tiên là người Do Thái. Nếu sự phục sinh không là nguyên nhân cho sự thay đổi này thì còn điều gì khác nữa?Còn có quyển sách Cơ Đốc, tức là Kinh Thánh Tân Ước. Những trang giấy chứa đựng những lời chứng độc lập với nhau về cùng sự kiện phục sinh. Ít nhất có ba người trong số đó được chứng kiến tận mắt: Giăng, Phi-e-rơ, và Ma-thi-ơ. Phúc Âm Lu-ca đưa ra bằng chứng trên cương vị một nhà sử học với bối cảnh được biết khi đi du lịch với Phao-lô và nghe ông giảng về sự phục sinh (IITi 2Tm 4:11). Phao-lô, khi viết cho các Hội Thánh trong những

Page 35: Vi sao chung ta tin

ngày đầu, liên hệ đến sự kiện phục sinh theo cách chứng tỏ rằng đối với ông và các độc giả của ông sự kiện đó quá quen thuộc và được chấp nhận không chút nghi ngờ. Có lý nào những con người đã góp phần thay đổi cơ cấu đạo đức của xã hội như thế lại là những người nói dối hay những tên điên bị lường gạt? Những nghi vấn này còn khó tin hơn cả sự kiện Chúa Giê-xu, Đức Chúa Trời thành nhục thể, sống lại từ kẻ chết. Không có một bằng cớ hiển nhiên nào hậu thuẫn cho một quan điểm nào khác.Đối với cả các tín hữu hay những người không tin Chúa, có hai sự kiện về sự phục sinh cần được giải thích. Đó là ngôi mộ trống và những lần xuất hiện chắc chắn của Chúa Giê-xu sau khi Ngài bị chôn.

Giải thích về ngôi mộ trống Lời giải thích sớm nhất là tiếng đồn cho rằng các môn đệ đã trộm xác Ngài! Trong Mat Mt 28:11-15, chúng ta có phần ký thuật về phản ứng của những thầy tế lễ cả và những trưởng lão khi bọn lính báo một tin làm điên tiết và hết sức bí ẩn rằng Chúa Giê-xu đã biến mất. Những nhà lãnh đạo tôn giáo này bèn đưa tiền cho bọn lính và bảo họ hãy đồn rằng các môn đệ đã đến lấy trộm xác Ngài khi họ ngủ gục. Câu chuyện dối trá đến nỗi Ma-thi-ơ đã không ký thuật lại. Có quan tòa nào tin bạn nếu bạn khai rằng người hàng xóm của bạn đột nhập vào nhà và ăn trộm ti-vi của bạn khi bạn ngủ không? Trong lúc ngủ mê, có ai biết được chuyện gì xảy ra? Lời chứng kiểu như vậy sẽ bị cười chê trước bất kỳ tòa án nào.Hơn nữa, chúng ta đang đối diện với một sự việc không thể nào xảy ra được về mặt tâm lý và đạo đức. Trộm xác Chúa là một việc hoàn toàn xa lạ đối với tính cách của các môn đệ và tất cả những gì chúng ta biết về họ. Điều đó có nghĩa là họ đã phạm tội cố ý nói dối và phải chịu trách nhiệm về sự sai lầm cùng sự chết của hàng ngàn người. Chúng ta cũng không thể mường tượng được rằng có một vài môn đồ âm mưu riêng với nhau để thực hiện việc trọm xác đó mà không tiết lộ chút xíu nào với những người khác.Mỗi môn đệ đều đối diện với sự thử thách là tra tấn, và tất cả trừ Giăng đều tuận đạo vì sự giảng dạy và niềm tin của họ. Người ta sẳn sàng chết cho điều người ta tin là thật, dù thực tế có thể là giả dối. Tuy nhiên họ không bao giờ hy sinh cho điều họ biết là dối trá. Nếu có ai chịu nói sự thật, thì chính là lúc người ấy đang hấp hối. Nếu các môn đồ đã trộm xác Chúa và Đấng Christ vẫn còn chết, thì chúng ta giải thích thế nào về những lần hiện ra của Ngài?Giả thuyết thứ hai là những nhà cầm quyền Do Thái hoặc La Mã, đã đem cái xác đi chỗ khác. Nhưng tại sao họ phải làm như vậy? Họ đã cắt lính La Mã canh gác đặc biệt tại ngôi mộ rồi thì người La Mã được lợi chi khi dời xác đi chỗ khác? Lời giải đáp thuyết phục cho luận điểm này là những nhà cầm quyền yên lặng trước sự giảng dạy mạnh dạn của các sứ đồ về sự phục sinh

Page 36: Vi sao chung ta tin

tại Giê-ru-sa-lem. Những cấp lãnh đạo tôn giáo đó giận sùng sục và chắc phải làm mọi cách có thể để ngăn chặn sự lan truyền của sứ điệp này và tiêu diệt nó (Cong Cv 4:1-37). Họ bắt giam Phi-e-rơ và Giăng, đánh đập và hăm dọa hai ông là cố ý muốn bịt miệng họ.Dù là nhà cầm quyền Do Thái hay La Mã đi chăng nữa, có một cách giải quyết rất đơn giản đối với vấn đề. Nếu bất kỳ bên nào giữ xác Đấng Christ, họ chỉ cần đem xác Ngài diễu hành khắp đường phố Giê-ru-sa-lem. Trong nháy mắt họ sẽ thành công trong việc bóp chết Cơ Đốc giáo từ trong trứng nước. Họ đã không làm việc này, đó là một lời chứng hùng hồn cho việc họ không hề giữ cái xác đó.Một giả thuyết khá nổi tiếng khác, gọi là giả thuyết ngôi mộ sai, cho rằng mấy người đàn bà vì quá sầu muộn bị đãng trí nên đã đi lạc đường lúc trời còn tờ mờ sáng. Trong lúc bối rối họ tưởng tượng ra rằng Đấng Christ đã sống lại vì họ gặp ngôi mộ trống không.Tuy nhiên, giả thuyết này cũng sụp đổ vì cùng một sự kiện này lại đánh tan giả thuyết trước. Nếu những người đàn bà đã vào nhầm ngôi mộ, thì tại sao những thầy tế lễ cả và kẻ thù lại không vào đúng ngôi mộ và lôi cái xác ra? Hơn nữa, không thể tưởng tượng lại có chuyện tất cả những môn đệ của Chúa Giê-xu cũng phạm cùng một sai lầm. Tất nhiên là Giô-sép người A-ri-ma-thê, chủ ngôi mộ, đã có thể giải quyết được vấn đề. Thêm vào đó, nên nhớ rằng đây là phần mộ tư nhân chứ không phải là một nghĩa địa công cộng như chúng ta tưởng tượng. Cũng không hề có một ngôi mộ nào khác ở gần đó đến nỗi họ phải lầm lẫn như vậy.Giả thuyết bất tỉnh cũng được đề xuất để giải thích cho ngôi một trống. Theo quan điểm này thì Chúa Giê-xu không thật sự chết. Ngài bị họ báo cáo nhầm là đã chết nhưng thật ra Ngài chỉ ngất xỉu vì kiệt sức, đau đớn và mất máu. Khi Ngài được đặt nằm trong điều kiện mát lạnh của mộ phần, Ngài tỉnh lại. Ngài ra khỏi mộ và xuất hiện trước các môn đồ khiến họ nhầm tưởng rằng Ngài đã sống lại từ cõi chết.Đây là một giả thuyết của thời hiện đại. Nó xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 18. Có một điều đáng chú ý là từ xưa đến nay không có một giả thuyết nào thuộc loại này trong số những cuộc tấn công mãnh liệt nhất vào Cơ Đốc giáo. Tất cả những điều ghi chép từ ban đầu đều nhấn mạnh vào sự chết và đổ huyết của Chúa Giê-xu.Nhưng nếu chúng ta tạm nhận là Chúa Giê-xu chỉ bất tỉnh và bị chôn sống, thì khó có thể tin được rằng Ngài vẫn sống sót được sau ba ngày trong một ngôi mộ ẩm thấp, mà không hề có thức ăn, nước uống hay bất cứ sự chăm sóc nào? Ngài có thể sống sót được trong khi bị liệm trong bảy mươi lăm cân vải liệm tẩm thuốc thơm được chăng? Ngài có thể có đủ sức để tự gỡ những tấm vải liệm ra, đẩy tảng đá ra khỏi cửa mồ, đánh bại những lính gác

Page 37: Vi sao chung ta tin

La Mã và đi bộ hàng dặm trên đôi chân đã bị đóng đinh? Và rồi, ngay tại điểm đó, Ngài có thể có đủ sức mạnh để hiện ra như một Đức Chúa Trời đầy vinh hiển và uy nghiêm để được thờ phượng? Một niềm tin như vậy còn quái dị hơn là tin vào một sự kiện đơn giản là sự phục sinh.Đến cả nhà phê bình người Đức David Strauss, người không hề tin vào sự phục sinh cũng phủ nhận tư tưởng quái dị này. Ông nói rằng:

Không thể nào một Đấng mới vừa ra khỏi mồ mả, sống dở chết dở, lết thết vì yếu đuối và bệnh hoạn, đang cần sự chữa chạy của thuốc men, băng bó, phục hồi sức khỏe và sự chăm sóc dịu dàng, một Đấng cuối cùng cũng ngã quỵ không chịu đựng nổi, lại có thể gây một ấn tượng mạnh mẽ trên các môn đệ của Ngài rằng Ngài là Đấng đắc thắng sự chết và phần mộ; rằng Ngài là Chúa của Sự Sống. Điều này phải là một phần quan trọng trong chức vụ tương lai của họ. Một sự hồi sinh như thế chỉ làm giảm sút ấn tượng mà Ngài gây ra trên họ qua đời sống và sự chết của Ngài - hoặc cùng lắm chỉ đem lại cho họ một bản anh hùng ca đầy bi thương nhưng không thể nào biến sự sầu muộn của họ thành ra sự nhiệt thành hay nâng cao sự tin kính của họ thành sự thờ phượng. 1

Điều cuối cùng, nếu giả thuyết này đúng, thì chính Đấng Christ dính líu vào một sự dối trá công khai. Môn đệ của Ngài tin và rao giảng Ngài đã từ cõi chết sống lại. Chúa Giê-xu không làm gì để hủy bỏ niềm tin này, nhưng còn khuyến khích nó nữa. Giả thuyết duy nhất giải thích hợp lý về ngôi mộ trống là sự phục sinh của Chúa Giê-xu Christ từ cõi chết. Với những giáo chủ khác, mộ của họ trở thành những điện thờ. Tuy nhiên, với Đấng Christ, ngôi mộ trống là nơi Cơ Đốc nhân vui mừng hân hoan.

Những lần hiện ra của Đấng Christ Thông tin thứ hai mà cả người tin lẫn chưa tin phải giải thích là những lần hiện ra của Đấng Christ được ghi chép lại. Mười lần hiện ra riêng biệt đã được ghi chép lại. Những lần hiện ra này bắt đầu từ buổi sáng phục sinh cho đến lúc Ngài thăng thiên kéo dài suốt bốn mươi ngày sau. Những lần hiện ra nầy đa dạng về cả thời gian, địa điểm và con người. Hai lần hiện ra cho cá nhân, Phi-e-rơ và Gia-cơ. Nhưng lần hiện ra khác là cho một nhóm các môn đệ và một lần cho một nhóm năm trăm anh em tín hữu. Mỗi lần ở một địa điểm khác nhau. Một vài lần ở trong vườn gần nơi mộ Ngài; một vài lần ở nơi Phòng Cao. Một lần trên đường từ Giê-ru-sa-lem đến Em-ma-út, và một vài lần khác ở cách xa Ga-li-lê. Mỗi lần hiện ra đều được đánh dấu bằng những hành động và lời lẽ khác nhau của Chúa Giê-xu.Những điều dối trá hay những truyền thuyết không thể nào giải thích về ngôi mộ trống, hay phủ nhận những lần hiện ra trên nền tảng những bằng chứng

Page 38: Vi sao chung ta tin

như vậy. Chính những lời chứng của những người tận mắt chứng kiến - những người đã ở đó, đã nhìn thấy và nói chuyện với Ngài, khiến cho lời nói của họ trở nên xác quyết và trung thực.Người ta cũng có rất có lý khi đề xuất trường hợp ảo giác để phủ nhận những bằng cớ được nhiều người chứng kiến tận mắt về sự hiện ra của Chúa Giê-xu sau sự đóng đinh. Lúc đầu, điều này có vẻ hợp lý cho biến cố siêu nhiên kia. Nó vẫn hữu lý cho đến khi chúng ta nhớ lại những định luật thông thường của y học hiện đại có thể ứng dụng cho hiện tượng tâm lý này. Khi chúng ta liên hệ những nguyên tắc này với bằng cớ nắm vững, chúng ta có thể thấy những điều tưởng chừng như hợp lý thật ra lại là điều không thể nào xảy ra được.Thông thường ảo giác chỉ xuất hiện ở những người hay tưởng tượng và nhạy cảm. Nhưng Đấng Christ đã hiện ra cho đủ hạng người. Thật ra cũng có một vài người nhạy cảm, nhưng cũng có những người cứng đầu như ngư phủ Phi-e-rơ và những người có tính tình khác nhau.Ảo giác hoàn toàn có tính chủ quan và cá nhân. Do đó, không hề có hai người kinh nghiệm một sự việc giống nhau. Trong trường hợp của sự phục sinh, Đấng Christ xuất hiện không chỉ với cá nhân mà còn với cả nhóm người, bao gồm có một lần với một nhóm hơn năm trăm người. Phao-lô nói rằng hơn phân nửa số người này vẫn còn sống và có thể kể lại sự kiện này (ICo1Cr 15:1-58).Ảo giác thường xuất hiện vào một thời gian và địa điểm nhất định nào đó và thường kết hợp với những biến cố tưởng tượng. Tuy nhiên, những lần hiện ra của Chúa Giê-xu xảy ra ở trong nhà lẫn ngoài trời, vào buổi sáng cũng như buổi trưa, buổi chiều.Nói chung, những kinh nghiệm tâm lý này xuất hiện trong một thời gian dài và đều đặn. Còn những lần hiện ra này lại xảy ra trong khoảng thời gian bốn mươi ngày và chấm dứt một cách đột ngột. Không ai nói rằng những việc này lại xảy ra lần nữa. Có lẽ bằng chứng thuyết phục nhất về những yếu tố của thuyết ảo giác nầy là sự kiện thường bị bỏ qua.Để có thể kinh nghiệm những điều này, một người phải mong muốn mãnh liệt đến nỗi hướng mình đến những suy nghĩ không có thật rồi gán ghép thực tại với tưởng tượng đó.Chẳng hạn, một người mẹ có đứa con bị tử trận nhớ lại rằng con mình thường đi làm về lúc 5:30 mỗi buổi chiều. Chiều nào bà cũng ngồi trên ghế xích đu mơ mộng và suy gẫm. Cuối cùng, bà tưởng là mình thấy con về đến cửa và nói chuyện với nó. Cho đến giờ phút đó, bà đã mất hết mọi liên lạc với thực tại.

Page 39: Vi sao chung ta tin

Bị thuyết phục ngược lại với ý chí Một người nghĩ rằng ảo giác là điều xảy ra với những môn đệ hướng tâm trí đến sự phục sinh. Sự thật là điều ngược lại - họ bị thuyết phục ngược lại với ý chí của họ rằng Chúa Giê-xu đã sống lại từ cõi chết.Ma-ri đến mộ vào sáng Chúa Nhật đầu tiên của Lễ Vượt Qua với thuốc thơm trong tay. Tại sao? Để tẩm cho xác của vị Chúa mà bà yêu mến. Rõ ràng bà không hề trông đợi sẽ thấy Ngài sống lại từ cõi chết. Thật sự, khi mới nhìn thấy Chúa Giê-xu bà đã nhầm tưởng Ngài với người làm vườn! Bà chỉ nhận ra Ngài sau khi Ngài nói chuyện và kêu tên bà.Khi những môn đệ khác nghe chuyện, họ đã không tin. Đối với họ, câu chuyện giống như là “một câu chuyện hoang đường.” Cuối cùng khi Chúa Giê-xu phục sinh hiện ra cho các môn đồ, họ đã rất sợ hãi và tưởng rằng mình đang gặp ma! Họ tưởng rằng mình đang gặp ảo giác và điều đó khiến họ kinh hãi, rụng rời. Nhưng để thuyết phục họ Ngài phán: “Hãy rờ đến ta và hãy xem; ma quỷ thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy ta có.” Ngài hỏi họ có đồ ăn gì không, và họ đưa cho Ngài một miếng cá nướng. Lu-ca đã không ghi thêm sự kiện hiển nhiên này - ma quỷ thì không ăn cá được (LuLc 24:36-43)!Sau chót, một trường hợp cổ điển mà đến bây giờ chúng ta vẫn thường nhắc đến - Thô-ma kẻ nghi ngờ. Ông không có ở đó khi Chúa Giê-xu hiện ra với các môn đồ lần thứ nhất. Họ thuật lại cho ông sự kiện đó, nhưng ông chế giễu và không tin. Để nhấn mạnh thêm ông còn nói: “Tôi là người hay hồ nghi. Tôi sẽ không tin trừ khi tôi thấy tận mắt. Tôi là một người theo chủ nghĩa kinh nghiệm. Nếu tôi chưa đặt ngón tay tôi vào nơi dấu đinh và bàn tay tôi vào bên hông Ngài, tôi sẽ không tin.” Ông không hề có ảo giác đâu!Giăng thuật lại cho chúng ta một câu chuyện rất sinh động (GiGa 20:1-31) về sự hiện ra của Chúa Giê-xu cho các môn đệ tám ngày sau đó. Ngài đã mời Thô-ma khám nghiệm chứng tích trên tay và hông Ngài. Thô-ma nhìn Ngài và quỳ sụp xuống tôn vinh rằng: “Lạy Chúa tôi và là Đức Chúa Trời tôi” (20:28).Nếu một người muốn giải thích sự hiện ra của Đấng Christ bằng thuyết ảo giác thì phải hoàn toàn bỏ qua các bằng chứng này.Điều gì đã thay đổi một nhóm môn đệ sợ hãi, nhút nhát thành những người đàn ông can đảm với lòng tin chắc chắn? Điều gì đã thay đổi Phi-e-rơ, một đêm trước khi Chúa chịu đóng đinh, vì quá lo sợ cho mạng sống mình mà ba lần chối bỏ công khai rằng ông thậm chí không biết Chúa Giê-xu. Khoảng năm mươi ngày sau đó ông trở thành một con sư tử gầm thét, liều bỏ mạng sống mình để làm chứng rằng chính ông đã thấy Chúa Giê-xu từ kẻ chết sống lại. Phải nhớ rằng Phi-e-rơ giảng bài giảng nảy lửa này vào ngày lễ

Page 40: Vi sao chung ta tin

Ngũ tuần tại Giê-ru-sa-lem, nơi các biến cố quan trọng đã xảy ra và nơi mạng sống của ông đang bị đe dọa. Không phải ông đang ở Ga-li-lê, cách xa hàng dặm nơi không ai có thể xác minh được những sự kiện, và những tuyên bố của ông không hề gặp một sự phản đối nào cả.Chỉ có sự phục sinh về phần xác của Đấng Chirst mới làm nên sự thay đổi này.

Ma-ri Ma-đơ-len GiGa 20:15-18 Phi-e-rơ ở Giê-ru-sa-lem 24:34 Bảy môn đồ đang đánh cá IGi1Ga 21:1-23 Hơn năm trăm người ICo1Cr 15:5 Bảng 4.1. Những lần hiện ra sau sự phục sinh

Những chứng cớ hiện tại Cuối cùng, có những chứng cớ hiện tại và cá nhân về sự phục sinh. Nếu Chúa Giê-xu sống lại từ cõi chết, Ngài vẫn đang sống hiện nay, sẵn sàng bước vào đời sống và thay đổi những ai mời Ngài vào trong cuộc sống của họ. Hàng ngàn người hiện giờ đang sống đồng thanh làm chứng về đời sống đã được biến cải nhờ Đức Chúa Giê-xu Christ. Ngài đã biến hóa họ như Ngài đã hứa. Ăn bánh thì chúng ta biết là ngon hay không. Lời mời gọi vẫn còn đó: “Khá nếm thử xem Đức Giê-hô-va tốt lành dường bao!” (Thi Tv 34:8). Con đường chấp nhận lời mời gọi nối kết với Đấng Christ hằng sống vẫn rộng mở cho tất cả mọi người.Tóm lại, chúng ta có thể đồng ý với Canon B. F. Westcott, một học giả xuất sắc ở Cambridge, nói rằng: “Lẽ dĩ nhiên khi gom tất cả các bằng chứng lại, thì bảo rằng không có một sự kiện lịch sử nào được hậu thuẫn nhiều hơn qua rất nhiều cách khác nhau bằng sự phục sinh của Đấng Christ. Chỉ có một giả định trước đó cho rằng sự phục sinh là giả dối mới có thể đưa ra ý kiến cho rằng các bằng cớ về sự phục sinh còn thiếu.” 2

Đọc thêm Green, Micheal. The Empty Cross of Christ. Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1984.Morrison, Frank. Who Moved the Stone? Grand Rapids, Mich: Zondervan, 1987.Wegner, Paul D. God Crucified: Monotheism and Chirstanity in the New Testament. Grand Rapids, Mich.: Eerdmans, 1999.

Kinh Thánh Có Phải Là Lời Đức Chúa Trời Không?

Page 41: Vi sao chung ta tin

Tôi nghe kể về một gia đình Cơ Đốc đã cầu nguyện lớn tiếng chung với nhau nhiều lần mỗi ngày. Một ngày kia người con trai út nhìn lên bức tranh vẽ Chúa Giê-xu được treo trên bức tường nhà bếp, ngó chăm chăm vào đó và nói một cách suy tư: “Giê-xu, Giê-xu, Giê-xu. Đó là tất cả cái gì tôi nghe được. Nhưng Ngài chẳng đáp lại điều gì cả!”May mắn cho chúng ta là Ngài có đáp lại - trong Kinh Thánh. Sứ đồ Phi-e-rơ cho chúng ta biết “mọi điều thuộc về sự sống và sự tin kính, khiến chúng ta biết Đấng lấy vinh hiển và nhân đức mà gọi chúng ta” (IIPhi 2Pr 1:3). Khi chúng ta nghĩ rằng Kinh Thánh chứa đựng tất cả những gì Đức Chúa Trời muốn chúng ta biết về sự tin kính, thì quan điểm của chúng ta sẽ thay đổi. Đây không phải là một cuốn sách vô giá trị. Đấng sáng tạo nhắc nhở chúng ta “hãy đọc những lời hướng dẫn”. Tuy nhiên khi hỏi, Kinh Thánh có phải là lời Đức Chúa Trời không vẫn là điều hợp lý. Làm sao chúng ta biết được Kinh Thánh hoàn toàn là điều Đức Chúa Trời phán bảo? Kinh Thánh muốn trình bày điều gì? Có sự thống nhất giữa một phân đoạn với toàn bộ cuốn sách không? Kinh Thánh bao gồm thơ văn, lịch sử, tiên tri và những lời dạy dỗ. Có phải tất cả đều là do Đức Chúa Trời phán dạy không? Đằng sau những câu chuyện, đàng sau lịch sử có sự can thiệp của Đức Chúa Trời không?Đây là những câu hỏi quan trọng, và khởi điểm để trả lời những câu hỏi này nằm ở chỗ chúng ta phải tìm ra sứ điệp rộng lớn và tổng quát của Kinh Thánh. Đọc cẩn thận sẽ cho thấy một Đức Chúa Trời liên quan đến những sự kiện. Câu chuyện bắt đầu với sự tạo dựng thế giới chúng ta. Rồi Đức Chúa Trời phán với loài người, Ngài bắt đầu trước. Những từ ngữ được thường xuyên sử dụng là “Đức Chúa Trời phán”. Đây không phải là lời của loài người nói với Đức Chúa Trời; mà là Đức Chúa Trời nói về Ngài.Hãy định thần một chút tưởng tượng rằng qua cuốn sách này Đức Chúa Trời của các từng trời đem sứ điệp đến cho mỗi người chúng ta. Khi đọc, hãy để chính cuốn sách tạo cho bạn sự ham thích . Một khởi đầu tốt sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về cuốn sách đầu tiên, đó là sách Sáng Thế Ký, thuật lại câu chuyện tạo dựng thế giới chúng ta. Sau đó bạn hãy đọc lướt qua Tân Ước. Ở đây sự xuất hiện của Đức Chúa Giê-xu Christ được làm sáng tỏ. Những hành động lạ lùng của Ngài, những mối quan hệ tốt đẹp của Ngài với những người xung quanh, những lời định nghĩa về Ngài, và cuối cùng sự chết trẻ tiếp theo bằng sự sống lại của Ngài.Bốn sách Phúc Âm là “những lời bất khả xâm phạm của niềm tin Cơ Đốc,” như Macolm Muggeridge đã viết: “Vì sự vinh hiển của những lời này nhiều tòa nhà nguy nga đã được xây dựng, Bach sáng tác những bản nhạc, El Greco vẽ tranh, St. Augustine cặm cụi viết cuốn Thành phố của Đức Chúa

Page 42: Vi sao chung ta tin

Trời (City of God) và Pascal viết cuốn Tư Tưởng (Pensées). Và nhờ những lời đó mà Bunyan tìm cảm hứng cho mình trong cuốn Thiên lộ lịch trình (The Pilgrim’s journey#) qua những vùng hoang dã của thế giới này. 1 Nhưng làm sao chúng ta có thể giải đáp cho câu hỏi có ảnh hưởng sâu rộng, cuốn sách này có thật là cuốn sách thánh, từ chính Đức Chúa Trời hay không? Để bắt đầu, chính Kinh Thánh tuyên bố rằng đó là Lời của Thượng Đế được linh cảm. Mặc dù những lời tuyên bố này chưa hẳn là những bằng chứng quyết định, nhưng đó vẫn là hệ thống thông tin rất ý nghĩa không thế nào bỏ qua được. Hệ thống tòa án của chúng ta phải xét những bằng chứng tối quan trọng khi một người ra tòa bào chữa cho sự vô tội của mình là một ví dụ hợp lý về trường hợp nầy. Kinh Thánh trưng dẫn nhấn mạnh vô số lần những lời của Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời, đó là một yếu tố quan trọng cần phải được xem xét.

Không phải là một cuốn sách bình thường Rõ ràng Kinh Thánh không phải là một cuốn sách giáo khoa thông thường hay một luận văn triết học như của Socrates hay Plato. Kinh Thánh sử dụng ngữ “Lời của Đức Chúa Trời” 394 lần trong Cựu Ước để nói về chính nó, cộng với vô số các từ ngữ đồng nghĩa khác như luật pháp, quy định, lời giáo huấn, mạng lệnh, quy chế, điều răn. 2 Tân Ước thường trích dẫn trong Cựu Ước như là “Lời của Đức Chúa Trời.” Tiêu biểu là lời tác giả Thi Thiên đã trình bày trong đoạn Thi Tv 119:11 “Tôi giấu lời Chúa trong lòng tôi để tôi không phạm tội cùng Chúa.” 119:1-176 này là một kiểu mẫu của tuyệt tác văn chương với mỗi ký tự trong chữ đầu tiên của những đoạn 8 câu là một mẫu tự trong 22 mẫu tự Hê-bơ-rơ, tổng cộng là 176 câu. Chỉ trừ một hay hai câu còn tất cả đều nhắc đến “Lời của Đức Chúa Trời” dưới dạng này hay dạng khác. Mặc dù được viết do gần bốn mươi trước giả khác nhau, cuốn sách lạ lùng này đưa ra một chủ đề duy nhất, Đức Chúa Trời liên hệ với con người và sự phản ứng của con người. Sợi chỉ này được đan dệt xuyên suốt qua từng sách từ đầu đến cuối. Cuốn sách sớm nhất được viết vào khoảng 1100 S.C. và cuốn sách cuối cùng, Khải Huyền được hoàn tất khoảng 100 năm sau Chúa Giê-xu giáng sinh. Tất cả bốn mươi trước giả đều đưa ra cái nhìn khái quát về một quan điểm duy nhất, ý định và chương trình của Đức Chúa Trời cho loài người.

Beethoven không phải là người được “Đức Chúa Trời linh cảm” Kinh Thánh mô tả về chính mình theo cách này: “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình ” (IITi 2Tm 3:16)Không nên lẫn lộn từ ngữ Đức Chúa Trời hà hơi (hay linh cảm) với cách

Page 43: Vi sao chung ta tin

dùng thông thường của từ ngữ này, như khi chúng ta dùng là Shakespeare đã cảm hứng và viết nên những vở kịch vĩ đại hay Beethoven cảm hứng và sáng tác những bản hòa tấu trứ danh. Sự linh cảm, theo cách dùng của Kinh Thánh rất đặc biệt. Đức Chúa Trời là tác giả chủ chốt của Kinh Thánh. Kinh Thánh không nói về bốn mươi trước giả nhưng nói về chính những lời được viết ra. Đây là một điểm quan trọng chúng ta phải nắm bắt.Sự hà hơi của Đức Chúa Trời rõ ràng nói cho chúng ta biết nguồn gốc của sứ điệp. “Chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời” (IIPhi 2Pr 1:21). Kinh Thánh là một sản phẩm của chính Đức Chúa Trời. Đây không phải là những ý tưởng của con người nhưng là tính cách và ý định thiên thượng của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua từ ngữ của con người. Những trước giả Kinh Thánh không phải là những máy đánh chữ. Chúa không nhấn vào họ như là một phím trên bàn phím để viết ra sứ điệp của Ngài. Ngài cũng không đánh vần từng chữ như một số quan điểm Kinh Thánh về sự linh cảm thường được phác họa. Chúng ta thấy khá rõ ràng rằng mỗi trước giả có một phong cách viết riêng của mình. Giê-rê-mi không viết như Ê-sai, và Giăng không viết như Phao-lô. Đức Chúa Trời làm việc qua phương tiện là tính cách của con người nhưng hướng dẫn và kiểm soát con người để những gì họ viết cũng là những gì Ngài muốn viết.

Dấu hiệu của nguồn gốc siêu nhiên Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời bất chấp ý kiến của một người nào . Chỉ tin vào Kinh Thánh không làm cho nó trở thành sự thật. Không tin vào Kinh Thánh cũng không làm cho nó trở nên điều không có thật. Toàn bộ cuốn sách là những lời gợi ý cho lời tuyên bố của Kinh Thánh về nguồn gốc siêu nhiên của nó.1. Những tiên tri và những trước giả khác đều hoàn toàn ý thức được rằng họ là người phát ngôn của Đức Chúa Trời. “Lời của Đức Chúa Trời đến với tôi ” là từ ngữ xuất hiện thường xuyên trong Cựu Ước. Đa-vít nói: “Thần của Đức Giê-hô-va đã cậy miệng ta mà phán” (IISa 2Sm 23:2). Giê-rê-mi nói: “Đức Giê-hô-va giang tay ra rờ miệng tôi. Đức Giê-hô-va lại phán cùng tôi rằng: Nầy, ta đã đặt lời ta trong miệng ngươi” (Gie Gr 1:9).Rồi sau đó khi trước giả Kinh Thánh trích dẫn những phần của Kinh Thánh đã được ghi chép trước đó, họ thường trích dẫn chúng như là những lời phán từ miệng Đức Chúa Trời hơn là từ một tiên tri cụ thể nào đó. Chẳng hạn, Phao-lô viết: “Kinh Thánh cũng biết trước rằng Đức Chúa Trời sẽ xưng dân ngoại là công bình bởi đức tin, nên đã rao truyền trước cho Áp-ra-ham Tin Lành nầy: Các dân sẽ nhờ ngươi mà được phước” (GaGl 3:8).2. Có một vài phân đoạn nói về Đức Chúa Trời như thể Ngài là Kinh Thánh.

Page 44: Vi sao chung ta tin

Ví dụ như: “Chúa là Đấng.. đã phán bởi môi miệng tổ phụ chúng tôi tức là đầy tớ Ngài, là vua Đa-vít rằng: Vì sao các dân nổi giận; lại vì sao các nước lập mưu vô ích?” (Cong Cv 4:24, 25, trích dẫn Thi Tv 2:1). Benjamin Warfield vạch ra rằng trong một số các ví dụ, Kinh Thánh được đề cập đến như là Đức Chúa Trời và một vài chỗ khác đề cập đến Đức Chúa Trời như là Kinh Thánh. Đây chỉ có thể là kết quả từ một thói quen đồng nhất hóa trong tâm trí của trước giả rằng bản văn của Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời phán. Do đó nó trở nên tự nhiên khi họ dùng thành ngữ “Kinh Thánh chép” và dùng thành ngữ “Đức Chúa Trời phán” khi thật sự điều họ muốn nói là “Kinh Thánh, Lời của Đức Chúa Trời chép...” Cả hai phần này chung lại với nhau chứng tỏ một sự đồng nhất hoàn toàn của Kinh Thánh với Đức Chúa Trời phán. 3 3. Những trước giả Tân Ước cũng tuyên bố rõ ràng như vậy rằng họ cũng có những uy quyền tiên tri như các trước giả Cựu Ước. Chúa Giê-xu đã nói Giăng Báp-tít là một tiên tri và còn hơn là một tiên tri (Mat Mt 11:9-15). Theo như cách Gordon Clark đã nói: “Những tiên tri thời Tân Ước cũng được linh cảm không kém gì các tiên tri thời Cựu Ước.” 4 Phao lô tuyên bố về uy quyền tiên tri của mình: “Nếu ai tưởng mình là tiên tri hay là được Đức Thánh Linh soi sáng, thì người ấy hãy biết rằng điều tôi viết cho anh em đây là mạng lịnh của Chúa” (ICo1Cr 14:37).Phi-e-rơ nói về những bức thư của Phao-lô bị một số người “giải sai ý nghĩa, cũng như họ giải sai về các phần Kinh Thánh khác, chuốc lấy sự hư mất riêng về mình” (IIPhi 2Pr 3:16). Khi Phi-e-rơ đề cập đến thơ tín của Phao-lô ngang hàng với những phần Kinh Thánh khác cho thấy rằng ông xem những bức thơ ấy cũng có những uy quyền tiên tri như Kinh Thánh vậy.

Quan điểm của Chúa Giê-xu về Kinh Thánh Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là quan điểm của Chúa Giê-xu về Kinh Thánh. Ngài đã nghĩ sao về nó? Ngài sử dụng nó như thế nào? Nếu chúng ta trả lời được những câu hỏi này tức là chúng ta đã giải đáp được vấn đề Lời nhập thể của Đức Chúa Trời, Đấng mà toàn bộ Kinh Thánh nói đến.Chúa Giê-xu có thái độ rất cởi mở với Cựu Ước. Ngài từng nhấn mạnh: “Quả thật ta nói cùng các ngươi, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự đều được trọn” (Mat Mt 5:18). Ngài đã trưng dẫn Kinh Thánh như là thẩm quyền tối hậu, thường giới thiệu lời tuyên bố với câu “Có lời chép rằng” như sự cám dỗ của Sa-tan trong đồng vắng (4:1-25). Sau khi sống lại Ngài nói về chính Ngài và những sự kiện xung quanh cuộc đời của Ngài như là việc ứng nghiệm lời Kinh Thánh:

Page 45: Vi sao chung ta tin

Nếu vậy, thế nào cho ứng nghiệm lời Kinh Thánh đã chép rằng việc này tất phải xảy đến?... Nhưng mọi điều ấy phải xảy đến, hầu cho những lời các đấng tiên tri đã chép được ứng nghiệm (Mat Mt 24:54-56).

Khi Chúa Giê-xu khởi sự giảng dạy, Ngài ngồi trong nhà hội ở Na-xa-rét nơi Ngài đã lớn lên. Người ta đưa cho Ngài một cuộn sách tiên tri Ê-sai. Chúa Giê-xu mở cuộn sách, tập tài liệu có 800 tuổi, và bắt đầu đọc. Ngài đọc trong EsIs 61:1-2, đưa lại cho họ và ngồi xuống. Mọi cặp mắt đều đổ dồn vào Ngài, chú ý vào lời nói tiếp theo của Ngài: “Hôm nay đã được ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà các người mới vừa nghe đó. ”Hãy tưởng tượng có một luồng điện chạy qua sau khi Ngài tuyên bố Ngài đã làm ứng nghiệm lời tiên tri đã được chép ra từ 800 năm về trước. Lu-ca ghi lại: “Ai nấy... đều lấy làm lạ về các lời đầy ơn lành từ miệng Ngài ra” (LuLc 4:22). Đám đông đang theo dõi đó mong muốn Ngài làm phép lạ, nhưng họ vẫn cảm thấy một sự tôn kính dành riêng cho Ngài khi Ngài đọc những lời này:Thần của Chúa ngự trên ta;Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền Tin Lànhcho kẻ nghèo;Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha,Kẻ mù được sáng,Kẻ bị hà hiếp được tự do;Và để đồn ra năm lành của Chúa (4:18-19).Có lẽ chỗ Ngài xác tín và chấp nhận Cựu Ước dứt khoát nhất khi Ngài tuyên bố quả quyết rằng “Kinh Thánh không thể bỏ được ” (GiGa 10:35). Vậy, nếu chúng ta đã nhận Chúa Giê-xu là Chúa và là Đấng Cứu Chuộc, nhưng phủ nhận Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, đó là một sự mâu thuẫn lớn ngay trong lời nói, và không tương xứng cách kỳ dị. Như thế chúng ta đến chỗ bất đồng với Đấng Cứu Chuộc mà chúng ta nhận biết là Đức Chúa Trời đời đời, và Đấng sáng tạo toàn vũ trụ.Có người gợi ý rằng trong quan điểm của Chúa Giê-xu về Cựu Ước, Ngài tự đặt mình vào địa vị và thành kiến của những thính giả đương thời của Ngài. Nói một cách khác, Ngài đồng tình với quan điểm văn hóa của thời đó về một số vấn đề. Về mặt lý thuyết, vì những thầy thông giáo trong nhà hội chấp nhận thẩm quyền của Cựu Ước, nên Ngài cũng chấp nhận Cựu Ước như vậy để sự dạy dỗ của Ngài có hiệu quả hơn.Theo sự việc tại Na-xa-rét ở trên cho thấy, có những khó khăn nghiêm trọng cho luận điểm này. Việc Chúa Giê-xu thừa nhận và sử dụng thẩm quyền của Cựu Ước không phải là một việc làm giả tạo hay nông cạn. Nó tiếp tục trở thành trọng tâm trong lời giảng dạy của Ngài liên quan đến con người và

Page 46: Vi sao chung ta tin

công việc của Ngài. Nếu không thì Ngài sẽ mắc tội lừa dối nghiêm trọng trong sự giảng dạy của Ngài. Hơn nữa, tại sao Ngài lại phải điều chỉnh ở một số điểm này mà lại không ở một số điểm khác? Đây rõ ràng là một lập luận không thể đứng vững được.Những định nghĩa hữu ích Một vài định nghĩa có thể giúp soi sáng sự hiểu biết của chúng ta về Kinh Thánh vốn là Lời Đức Chúa Trời.Có phải sự chấp nhận Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời giống với việc xem xét toàn bộ Kinh Thánh theo nghĩa đen không? Câu hỏi: “Bạn có tin Kinh Thánh theo đúng nghĩa đen không?” cũng giống như câu hỏi: “Ông đã thôi đánh đập vợ của mình chưa?” Câu trả lời “có” hay “không” đều buộc tội người trả lời. Bất cứ khi nào câu hỏi được đặt ra, từ ngữ “nghĩa đen” cũng cần được định nghĩa một cách cẩn thận.Theo quan điểm hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen không có nghĩa là chúng ta bỏ qua những lời nói bóng được dùng trong Kinh Thánh. Khi Ê-sai nói rằng “mọi cây cối ngoài đồng sẽ vỗ tay” (EsIs 55:2), và tác giả Thi Thiên nói “núi nhảy như chiên đực” (Thi Tv 114:4, 6), thì không có ai nhìn những hình ảnh này theo nghĩa đen. Có những dạng thơ, văn xuôi và các thể loại khác được sử dụng. Cần xem xét theo nghĩa đen của bất kỳ phân đoạn nào theo cách mà trước giả muốn độc giả của mình hiểu. Nó cũng giống y nguyên tắc áp dụng khi đọc một tờ báo, là loại rất dễ cho chúng ta phân biệt giữa nghĩa bóng và nghĩa đen - nhất là những trang thể thao!Ngược lại, nếu chúng ta không hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen, chúng ta dễ bỏ qua ý định rõ ràng của những trước giả. Quan niệm như vậy sẽ xem những sự kiện trong Kinh Thánh (như sự sa ngã của loài người hay những phép lạ) là những câu chuyện được ghi chép lại chỉ để minh họa và trình bày một chân lý thuộc linh.Những người có lập trường nầy sẽ nói khi so sánh với câu: “Đừng giết những con gà đẻ trứng vàng”, thì sự thật không nằm ở tính chất thực tế về sự hiện hữu của con gà hay quả trứng vàng trong chuyện ngụ ngôn của Aesop. Vậy, quan điểm này nói rằng chúng ta không cần nhấn mạnh về bản chất lịch sử của những sự kiện và những ghi chép trong Kinh Thánh để thưởng thức và nhìn thấy chân lý được trình bày. Vài tác giả còn áp dụng nguyên tắc này cho thập tự giá và sự phục sinh của Chúa Giê-xu Christ. Như vậy, câu nói “xem xét Kinh Thánh theo nghĩa đen” rất mập mờ và phải được định nghĩa cẩn thận để tránh sự hiểu lầm tai hại.Tóm lại, trước hết, sự áp dụng lý luận này bỏ qua ý định rõ ràng của từ ngữ theo đúng ngữ pháp và cú pháp. Nó bỏ qua sự nhất quán tổng quát bắt đầu từ giao ước của Đức Chúa Trời trong Sáng Thế Ký để giải cứu “toàn thế giới” và được ứng nghiệm theo nghĩa đen qua Chúa Giê-xu Christ. Thứ hai, sự áp

Page 47: Vi sao chung ta tin

dụng nguyên tắc này làm cho những sự kiện Kinh Thánh như thập tự giá hay sự phục sinh của Chúa Giê-xu trở thành những câu chuyện không có thật chẳng có gì quan trọng. Thứ ba, quan điểm này dẫn tới một sự giải nghĩa tự chọn mang tính chủ quan mà bỏ qua bất cứ suy nghĩ nào về sự linh cảm tối thượng. Cho nên câu nói: “Hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen” rất mập mờ và phải được định nghĩa một cách cẩn thận để thêm sự hiểu biết.“Kinh Thánh không thể sai lầm được” là một lời dạy dỗ khác cần phải được định nghĩa một cách cẩn thận. Từ ngữ “không thể sai lầm được” có nghĩa gì và không có nghĩa gì? Từ này cũng có thể bị hiểu lầm. Một định nghĩa tổng quát là: Trong nguyên văn thủ bản, tư tưởng Đức Chúa Trời muốn viết đã được viết ra. Những từ ngữ được các trước giả sử dụng cũng được Đức Chúa Trời kiểm duyệt. Tiêu chuẩn của thế kỷ 20 về sự chính xác theo tính khoa học, lịch sử mà các trước giả Kinh Thánh áp dụng không thể áp dụng cho những bản viết cổ xưa này được. Chẳng hạn, Kinh Thánh mô tả những sự kiện theo đúng hiện tượng xảy ra nghĩa là, theo như điều được trông thấy. Kinh Thánh bảo mặt trời lặn và mặt trời mọc. Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng mặt trời thật sự không lặn hay mọc nhưng là trái đất quay. Nhưng chính chúng ta cũng vẫn nói mặt trời lặn hay mặt trời mọc, cả trong thời đại mà khoa học đã soi sáng cho chúng ta rồi, vì đây là lối nói thích hợp để mô tả những gì dường như đang xảy ra. Kết quả là chúng ta không nên đả kích Kinh Thánh là sai lầm khi nó được trình bày theo cách hiện tượng. Kinh Thánh phải chép như thế để mọi người ở mọi thời đại và mọi nền văn hóa có thể hiểu được.Tiêu chuẩn tương tự về sự chính xác trong vấn đề lịch sử cũng không được áp dụng trong thời đại xa xưa. Những minh họa liên quan đến chiến tranh, triều đại và sự trị vì của các vua trong Kinh Thánh được sử dụng số gần đúng hơn là con số chính xác. Ngày nay chúng ta cũng làm như vậy. Khi cảnh sát ước lượng con số của đám đông, chúng ta biết con số đó không chính xác nhưng gần đúng với mục đích của họ.Một vài lỗi sai rõ rệt có thể là lỗi ở bản ghi chép trong quá trình sao chép lại bằng tay. Gutenberg sáng chế ra máy in và in bản Kinh Thánh đầu tiên bằng tiếng La Tinh vào những năm 1450. Dù rất mệt, nhưng việc sao chép bằng tay là phương pháp được sử dụng để làm ra Kinh Thánh suốt những thế kỷ trước thời của Gutenberg. Đáng kinh ngạc là những bằng chứng cho thấy sự chính xác tổng quát từ bản sao chép này sang bản sao chép khác trải qua các thời đại, có rất ít những lỗi sai nhỏ, đó là do sự cẩn thận tối đa đối với từng bản sao chép.Khi so sánh hàng ngàn tài liệu Kinh Thánh này, vài vấn đề vẫn chưa được giải thích thỏa đáng. Chúng ta có thể thẳng thắn thừa nhận điều này, hãy nhớ rằng nhiều lần trong quá khứ, khi có sự không nhất quán trong một tài liệu

Page 48: Vi sao chung ta tin

thì vấn đề sẽ được giải quyết khi có thêm nhiều thông tin hơn. Do đó, quan điểm hợp lý sẽ là, khi có những lãnh vực dường như có vẻ mâu thuẫn nhau, hãy trì hoãn vấn đề lại. Chúng ta có thể thừa nhận rằng hiện nay chúng ta không thể giải thích, và chờ đợi cho đến khi có thêm những thông tin mới. Sự hiện diện của những nan đề không hề ngăn cản chúng ta trong việc chấp nhận Kinh Thánh là Lời siêu phàm của Đức Chúa Trời.E. J. Carnell giải thích dựa trên khoa học:

Có một sự tương đồng chặt chẽ giữa khoa học và Cơ Đốc giáo, nhưng điều đáng ngạc nhiên là dường như ít người để ý đến. Nếu Cơ Đốc giáo khẳng định rằng toàn bộ Kinh Thánh đều mang tính siêu nhiên, thì những nhà khoa học cũng khẳng định rằng tất cả những gì trong thiên nhiên đều hợp lý và có trật tự. Cả hai đều dựa trên giả thuyết, căn cứ không phải trên tất cả những bằng chứng hiển nhiên, nhưng trên “phần lớn” những bằng chứng hiển nhiên.

Khoa học triệt để chủ trương rằng toàn bộ vũ trụ đều mang tính máy móc, mặc dù, trên thực tế, những hạt electron bí mật cứ nhảy lòng vòng lung tung, như được diễn tả trong thuyết gọi là nguyên tắc về sự không chắc chắn của Heisenberg (Hetsenberg principle of uncertai-ty).

Làm sao khoa học có thể minh chứng giả thuyết rằng toàn bộ vũ trụ đều mang tính máy móc trong khi ở nhiều lãnh vực khác nó lại nhìn nhận rằng có nhiều phần của vũ trụ dường như không hề chuyển động theo khuôn mẫu này? Câu trả lời, vì người ta nhận thấy có sự chuyển động đều đặn trong “phần lớn” vũ trụ, nên giả thuyết ôn hòa nhất là khẳng định rằng toàn bộ vũ trụ đều giống như vậy. 5

Những lời tiên tri đáng kinh ngạc #Một sự xác nhận nữa cho Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, ấy là số lượng lớn những lời tiên tri ghi lại trong đó được ứng nghiệm.Những lời tiên tri này không phải là những lời đoán chung chung mơ hồ của mấy thầy bói thời hiện đại đưa ra, chẳng hạn: “Một người đàn ông đẹp trai, một người đàn bà xinh đẹp sẽ sớm bước vào cuộc đời của bạn.” Những lời tiên đoán như vậy rất dễ bị giải nghĩa sai. Nhiều lời tiên tri trong Kinh Thánh đã nói rõ đến từng chi tiết, và được cả tính thành thực và uy tín của những nhà tiên tri hậu thuẫn. Chính Kinh Thánh cũng nói rõ rằng một lời tiên tri được ứng nghiệm là một trong những bằng chứng chứng tỏ nguồn gốc siêu nhiên trong lời nói của tiên tri đó (Gie Gr 28:9).Một lời tiên tri không ứng nghiệm sẽ lột mặt nạ vị tiên tri giả. Phục Truyền nói rằng: “Nếu ngươi nói trong lòng rằng: Làm sao chúng ta nhìn biết được

Page 49: Vi sao chung ta tin

lời nào là lời Đức Giê-hô-va không có phán? Khi kẻ tiên tri nhơn danh Đức Giê-hô-va nói, ví bằng lời người nói không xảy đến và không ứng nghiệm, ấy là lời mà Đức Giê-hô-va chẳng có phán. Kẻ tiên tri đó bởi sự kiêu ngạo mà nói ra: chớ sợ người” (PhuDnl 18:21-22).Ê-sai đã buộc chặt các tiên tri giả bị lột mặt nạ với những lời tiên tri không được ứng nghiệm của họ. “Phải hãy thuật lại đi! Hãy rao cho chúng ta điều sẽ xảy đến! Hãy tỏ ra những đều đã có lúc trước, cho chúng ta để ý nghiệm sự cuối cùng nó là thế nào, hay là bảo cho chúng ta biết những sự hầu đến. Hãy rao những việc sẽ xảy đến sau này, cho chúng ta biết các ngươi là thần, cũng hãy xuống phước hoặc xuống họa đi, hầu cho chúng ta cùng nhau xem thấy và lấy làm lạ...” (EsIs 41:22-23)Có ba loại tiên tri được nói đến trong Cựu Ước:1. Những lời dự báo về Đấng Mết-si-a sắp đến, là Chúa Giê-xu Christ, được nói chi tiết đến khó tin. Những sứ đồ đầu tiên thường xuyên trích dẫn những lời tiên tri trong Cựu Ước để chứng tỏ rằng Chúa Giê-xu đã ứng nghiệm từng chi tiết vốn được các nhà tiên tri chép ra hơn cả trăm năm trước đó. Đa số những lời tiên tri này được chép ra bởi những nhà tiên tri hơn cả năm trăm hay một ngàn năm trước khi Đấng Christ đến thế gian. Loại chi tiết chính xác được đưa ra này không thể đặt ngang hàng với bất kỳ một tôn giáo lớn nào khác trên thế giới nàyChúng ta chỉ có thể đề cập một phần nhỏ nhưng là một số các lời tiên tri tiêu biểu. Chúa Giê-xu đề cập đến những lời tiên tri dự báo về chính Ngài vốn là một trong những nghiên cứu thú vị nhất của Kinh Thánh trong lịch sử. Sau cuộc đối thoại với hai môn đồ trên đường Em-ma-út, Ngài nói rằng: “Hỡi những kẻ dại dột, có lòng chậm tin lời các đấng tiên tri nói! Há chẳng phải Đấng Christ chịu thương khó thể ấy, mới được vào sự vinh hiển mình sao? Đoạn, Ngài bắt đầu từ Môi-se rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh Thánh” (LuLc 24:25-27).EsIs 52:13-53:12 là một ví dụ xuất sắc về những lời tiên tri dự báo về Đấng Christ. Một sự ngẫu nhiên không thể nào được sắp xếp như vậy để cố ý tạo ra phần ứng nghiệm. Mười lăm từ ngữ hay cụm từ cụ thể ăn khớp với cuộc đời của Ngài một cách chính xác. Chúng bao gồm cuộc đời của Ngài, việc Ngài bị chối bỏ trong chức vụ, sự chết, sự chôn và phản ứng của Ngài đối với những lời buộc tội bất công trước tòa án. Những điều này đã được viết ra 800 năm trước thời Chúa Giê-xu sống!Tân Ước gồm có ba mươi tám lần nói đến 53:1-12 và hai mươi bốn lần nói đến Thi Tv 22:1-31. 6 MiMk 5:2 là một hình ảnh đầy ấn tượng về cả lời dự báo Đấng Christ lẫn chi tiết lịch sử: “Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi người sẽ sanh ra cho ta một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-

Page 50: Vi sao chung ta tin

ên; gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng.” Nó đã bắt buộc được Sê-sa Au-gút-tơ, một nhà vua hùng cường, phải ra một chiếu chỉ để có cuộc điều tra dân số, đem Ma-ri và Giô-sép từ Na-xa-rét đến Bết-lê-hem Ép-ra-ta nơi Chúa Giê-xu được sinh ra. Việc chỉ rõ là Bết-lê-hem Ép-ra-ta là vì có một Bết-lê-hem thứ hai về hướng bắc của Bết-lê-hem này. Lời Kinh Thánh được ứng nghiệm một cách chính xác!2. Có những lời tiên tri liên quan đến các vị vua, đất nước và các thành phố. Một ví dụ điển hình là thành phố Ty-rơ trong Exe Ed 26:1-21. Ở đây trình bày từng chi tiết về thành phố Ty-rơ sẽ bị tiêu diệt như thế nào, một sự sụp đổ hoàn toàn, và sự kiện là nó không bao giờ được xây dựng lại (câu 4). Việc thế nào lời tiên tri này được ứng nghiệm theo từng giai đoạn qua cuộc tấn công của Nê-bu-cát-nết-sa và sau đó là qua cuộc công kích dữ dội đầy tàn ác của A-lịch-sơn Đại Đế là một minh họa mang tính hiện tượng về sự chính xác và tính thực hữu của những lời tiên tri được dự báo trong Kinh Thánh.3. Có những lời tiên tri về dân tộc Do Thái và dân Y-sơ-ra-ên. Một lần nữa, một vài lời tiên tri đáng kinh ngạc này sẽ được trích dẫn.Từ sự tan tác đến việc bị các dân tộc chinh phục đã được Môi-se và Ô-sê tiên báo. “Đức Giê-hô-va sẽ khiến ngươi bị những kẻ thù nghịch mình đánh bại. Ngươi sẽ do một đường ra đánh chúng nó, rồi do bảy đường chạy trốn trước mặt chúng nó; ngươi sẽ bị xô đùa đây đó trong khắp các nước của thế gian (PhuDnl 28:25). “Đức Chúa Trời ta sẽ bỏ chúng nó, vì chúng nó không nghe Ngài; và chúng nó sẽ đi dông dài trong các nước” (OsHs 9:17). Gie Gr 31:1-40 viết về sự dự báo đáng kinh ngạc về sự hồi phục của Y-sơ-ra-ên thành một dân tộc. Hàng ngàn thế kỷ, điều này được xem như một điều không thể nào nghĩ đến được. Tuy nhiên, một vài sự kiện trong chính giai đoạn của chúng ta, ít ra đã được phần nào đó ứng nghiệm.Tất cả những người quan sát đều nhất trí rằng việc lập quốc của Y-sơ-ra-ên vào năm 1948 là một trong những hiện tượng chính trị kinh ngạc nhất trong thời đại của chúng ta. Được sinh ra ở thành Bết-lê-hem MiMk 5:2 LuLc 2:4-7 Bị bán với 30 nén bạc XaDr 1:13 Mat Mt 26:15 Bạc được dùng để mua ruộng của thợ gốm XaDr 11:13 Mat Mt 27:6 Yên lặng khi bị buộc tội EsIs 53:7 Mat Mt 27:12-14 Khát cháy cổ lúc chết Thi Tv 22:15 GiGa 19:28 Bị đâm sau khi chết EsIs 53:5 LuLc 23:46 Bảng 5.1. Những sự kiện được dự báo và ứng nghiệm trong cuộc đời Chúa Giê-xu

Page 51: Vi sao chung ta tin

Đức Chúa Trời phán qua cuốn sách của Ngài Như thế, đã có nhiều bằng cớ hiển nhiên để ta căn cứ được vào đó mà tin cách rất hợp lý rằng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời . Khi đọc Kinh Thánh, chính Đức Thánh Linh xác nhận điều nầy bằng cách biến đổi người ấy từ sự nghi ngờ sang niềm tin rằng Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời. Càng theo dõi bằng chứng hiển nhiên khi đọc Kinh Thánh - nói theo cụm từ của Gordon Clark - “nó soi sáng tâm trí người đó”, nghĩa là Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời. 7 Sự lãnh hội này là công việc của Đức Thánh Linh Đức Chúa Trời và không bao giờ vô giá trị nhưng luôn hướng tới một mục đích nào đó. Khi một người đọc, tâm trí được soi sáng, tấm lòng được đụng chạm và một sự nhận thức sâu sắc đầy thuyết phục về sứ điệp của Kinh Thánh.Sau khi chuyện trò với Đấng Christ phục sinh, hai môn đệ trên đường Em-ma-út đã bảo nhau: “Lòng chúng ta há chẳng nóng nảy sao?” (LuLc 24:32). Kinh nghiệm ấy cũng sẽ là của chúng ta, nếu nhờ Đức Thánh Linh, chúng ta cũng tin quyết rằng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta dùng Kinh Thánh để nuôi dưỡng mình và qua Kinh Thánh chúng ta được vào trong sự hiện diện của chính Tác Giả thiên thượng.

Đọc thêm Lewis, C.S. “Modern Theology and Bibilical Criticism in Christian Reflections. Grand Rapids, Mich.: Eerdmans; London: Geoffrey Bles, 1994.Van Buren, Paul M. According to the Scriptures: The Origin of the Gospel and of the Church’s Old Testament. Grand Rapids, Mich.: Eerdmans, 1998.

Tài Liệu Kinh Thánh Có Đáng Tin Cậy Không?

Nhiều năm trước có một tờ tạp chí lớn nọ đăng một bài báo chỉ ra hàng ngàn lỗi sai trong Kinh Thánh. Câu hỏi được đặt ra là: “Làm sao chúng ta biết bản Kinh Thánh chúng ta có ngày hôm nay, sau khi được dịch đi dịch lại nhiều lần qua nhiều thế kỷ, đã không phải chỉ phản ảnh lờ mờ nguyên văn mà thôi?” Có gì bảo đảm cho chúng ta là những câu bị gạch bỏ, những câu trau chuốt cho văn hoa, đã không hoàn toàn che mờ sứ điệp nguyên thủy của Kinh Thánh? Sự chính xác về mặt lịch sử của Kinh Thánh đem lại sự khác biệt gì? Chắc chắn điều quan trọng là sứ điệp!Nhưng Cơ Đốc giáo đã bắt nguồn trong lịch sử. Người ta đã ghi tên Chúa Giê-xu Christ trong bản điều tra dân số của người La Mã. Nếu những tài liệu lịch sử của Kinh Thánh không có thật, thì chúng ta có thể hỏi những câu hỏi quan trọng khác. Những phần thuộc linh của sứ điệp có đúng khi nó được bao bọc trong những sự kiện lịch sử không? Có phải những cuốn sách được

Page 52: Vi sao chung ta tin

liệt kê trong Kinh Thánh về căn bản cũng là những tài liệu mà người ta có 2000 năm về trước không? Làm sao chúng ta biết có cuốn sách nào khác được thêm vào hay không? Những câu hỏi này và những câu khác cần được giải đáp.Trong khi tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này, trước hết chúng ta cùng nhắc lại một số chân lý căn bản mà chúng ta xây dựng từ những chương trước.Có một hệ thống chân lý hợp lý cho niềm tin của chúng ta vào Đức Chúa Trời và Chúa Giê-xu Christ. Không nên từ bỏ óc phán đoán của chúng ta.Đức Chúa Trời hiện hữu và là một Đức Chúa Trời có thân vị, đầy hiểu biết. Ngài mong trò chuyện với chúng ta là tạo vật của Ngài.Đức Chúa Trời đã đến thế gian qua sự giáng thế và sự phục sinh của Đức Chúa Giê-xu Christ để thiết lập mối quan hệ với chúng ta.Đức Chúa Trời đã sử dụng trung gian ngôn ngữ, là Kinh Thánh để bày tỏ chính Ngài, cá tính của Ngài và chương trình của Ngài.Bây giờ chúng ta quay sang xem xét cuốn sách này về sự chứng thực và mức độ đáng tin cậy của nó. Kinh Thánh mô tả những sự kiện trải qua nhiều thế hệ, và nội dung của nó được hơn 40 trước giả viết ra. Tính chính xác và chân thật của những tư liệu này là hết sức quan trọng, và tiến trình thiết lập sự chính xác không phải là chuyện nhỏ. Xem xét những cuốn sách trong Kinh Thánh và nguyên gốc của nó được gọi là khoa học phê bình kinh văn (textual criticism). Công việc nầy liên hệ đến mức độ đáng tin cậy của nội dung, đó là, những văn bản hiện tại của chúng ta so với những văn bản gốc và những bản chép tay cổ xưa được sao chép chính xác đến mức độ nào.

Trước khi có máy in Dĩ nhiên, những bản chép tay cổ xưa không có trang như chúng ta bây giờ. Đối với Cựu Ước, những bản đất sét và phiến gỗ chiếm ưu thế. Những loại giấy bằng lau sậy và bằng da cũng được sử dụng và cuốn thành những cuộn. Những mảnh sứ và những mảnh kim loại đập dẹp cũng được tìm thấy. Mực không hề được đề cập đến, nhưng chỉ có những bút trâm bằng sắt hay bút tranh được mài nhọn bằng dao. Vì không phải ai cũng biết đọc hay có một cuộn da riêng, nên có một chỗ ưu tiên dành riêng cho việc đọc và nghe những tài liệu này. Điều này giúp chúng ta hiểu được việc nhấn mạnh về sự “lắng nghe lời của Đức Chúa Trời” trong Cựu ước. 1 Mãi cho đến khoảng năm 1456 S.C. Gutenberg mới sáng chế ra loại máy in đầu tiên di chuyển được và in cuốn sách đầu tiên của ông, Kinh Thánh bằng tiếng La-tinh. Từ đó, việc tiếp xúc và đọc sách bắt đầu phát triển.Hiển nhiên là công tác của những người chép Kinh Thánh (thư ký - Scribes) là một nghề chuyên môn cao quí và được thực hiện hết sức cẩn thận. Công

Page 53: Vi sao chung ta tin

việc đó phải do những người Do Thái đầy nhiệt tâm với lòng tận hiến cao độ. Vì tin rằng mình đang làm việc với Lời của Đức Chúa Trời, nên người ấy ý thức sâu sắc nhu cầu phải vô cùng thận trọng và cực kỳ chính xác. Chúng ta có thể thấy sự tận hiến của họ qua thói quen như lau sạch ngòi bút trước khi viết tên của Đức Chúa Trời, chép từng ký tự một, đếm số ký tự ở bản gốc và cả bản sao chép lại. Trong một vài trường hợp, khi thấy không nhất quán, toàn thể bản sao bị hủy bỏ.Bản sao chép đầy đủ sớm nhất và được sử dụng rộng rãi nhất của toàn bộ Cựu Ước Hê-bơ-rơ là vào khoảng năm 900 S.C. Được gọi là bản Masoretic, đây là sản phẩm của những người sao chép Do Thái nổi tiếng là những Masoretes (nghĩa đen có nghĩa là “những người truyền tin”), họ cũng là những người trông giữ những văn bản Hê-bơ-rơ trong khoảng năm 500-1000 S.C. Bản văn Hê-bơ-rơ trong Cựu Ước được sử dụng ngày nay gọi là văn bản Masoretic, công nhận giá trị của công việc được hoàn tất hơn một ngàn năm trước. Tất cả những văn bản sao chép của bản văn Hê-bơ-rơ chúng ta dùng ngày nay đều có một sự nhất quán đáng kinh ngạc với văn bản này. Việc sao chép và chỉnh sửa bản in quả là một công việc đầy khéo léo. Sự công nhận về tính chính xác của văn bản này được kiểm tra bằng cách so sánh nó với những bản sao chép bằng tiếng La-tinh và tiếng Hy Lạp trong cùng thời điểm đó.

Cuộn Biển Chết Vào năm 1947, thế giới hay tin về cái gọi là khám phá vĩ đại nhất của khảo cổ học trong thế kỷ. Trong một cái hang dưới thung lũng của Biển Chết, người ta khám phá được những cái chum cổ đựng những cuốn sách hiện nổi tiếng, gọi là Những Cuộn Biển Chết. Nhờ những cuộn sách này, người ta biết rõ rằng có một nhóm những người Do Thái nhiệt tình đã sống ở một nơi gần Biển Chết gọi là Qumran vào khoảng năm 150 T.C đến năm 70 S.C. Qumran là một cộng đồng những người kính sợ Chúa, họ sống giống như một tu viện. Ngoài việc trồng trọt họ còn để thì giờ nghiên cứu và sao chép những bản Kinh Thánh. Vào năm 70 S.C, họ biết những người La Mã sẽ đến và chiếm đất của họ nên họ cất những cuộn da nầy trong những chiếc chum và giấu trong những hang đá trên dốc núi về hướng tây của Biển Chết.Nhơ sự bảo vệ của Đức Chúa Trời, những cuộn này đã được tồn tại nguyên vẹn cho đến khi được một anh chăn cừu trẻ tuổi người Bedouine tình cờ phát hiện vào khoảng tháng hai hay tháng ba năm 1947. Tiếp theo việc khám phá bất ngờ nầy là một cuộc thám hiểm cẩn thận khu vực này, họ xem xét toàn bộ 11 hang đá khác chứa đựng những cuộn sách này. Những nhà khám phá tìm ra được bản chép tay sớm nhất của toàn bộ sách Ê-sai, và một cuộn khác bao gồm một phần ba cuốn sách Cựu Ước. Những khám phá tiếp theo bao

Page 54: Vi sao chung ta tin

gồm những phần rời rạc của mỗi sách trong Cựu Ước ngoại trừ sách Ê-xơ-tê.Thêm vào đó, có những cuộn sách rời chép phần lớn các đoạn từ đoạn 38 đến đoạn 66 của sách Ê-sai. Người ta cũng tìm được các phần của Samuên trong một bản sao đã bị rách nát, đồng thời với trọn hai đoạn của sách Ha-ba-cúc. Người ta cũng còn tìm thấy một số những tài liệu ngoài Kinh Thánh, bao gồm những luật lệ của cộng đồng thời xưa.Đối với những người thắc mắc về tính chính xác của văn bản Cựu Ước, thì ta rất dễ thấy tầm quan trọng của những gì được tìm ra. Nhờ một khám phá lạ lùng, người ta đã san bằng được hố sâu ngăn cách hơn một ngàn năm các bản Kinh Thánh cổ với những bản hiện giờ chúng ta đang sở hữu. Tương tự với việc người ta cho bạn biết rằng bức tranh mà bạn đang sở hữu không phải là 200 tuổi, nhưng gần một ngàn tuổi. Một sự so sánh đầy hào hứng giữa những cuộn Biển Chết với những bản Masoretic đưa đến kết quả là sự phát hiện ra tính chính xác đáng kinh ngạc trong quá trình sao chép. Giai đoạn gần một thiên niên kỷ được khép lại.Chúng ta thật sự đã phát hiện ra điều gì? Thật thú vị khi so sánh giữa những bản Qumran trong Ê-sai 38-66 với bản chúng ta có hiện nay. Các học giả đã tìm thấy:

Văn bản rất sát với văn bản Masoretic của chúng ta. Phần đối chiếu với EsIs 53:1-12 cho thấy chỉ có 17 ký tự khác với bản Masoretic của chúng ta. 10 ký tự trong số này chỉ là những khác nhau trong việc đánh vần, như chữ “honor” hay “honour” và không gây ra một sự thay đổi nào về nghĩa cả. Bốn ký tự khác là những thay đổi rất nhỏ, như là sự xuất hiện của từ nối, vốn chỉ là vấn đề về văn phong. Ba ký tự khác là từ Hê-bơ-rơ “ánh sáng” được thêm vào sau “họ sẽ nhìn thấy” trong câu 11. Trong số 166 chữ của phân đoạn này, chỉ có một chữ này được đặt nghi vấn, và nó không hề thay đổi ý nghĩa của phân đoạn. Đây là một điển hình của toàn bộ bản sao chép. 2

Ba bản dịch quan trọng Người Hê-bơ-rơ di cư quanh vùng Đông Á do du lịch hay chiến tranh. Người ta đã tìm thấy những cuộn sách khác ở Ai Cập hay La Mã. So sánh những bản này với nhau giúp chúng ta thêm lòng tin vào tính chất lịch sử của những sự kiện trước kia trong Cựu Ước.Bản Septuagint, nghĩa là “Bản Bảy Mươi”, là bản dịch tiếng Hy Lạp của Cựu Ước, bản xưa nhất và quan trọng nhất. Khi người Do Thái bành trướng cả khu vực Trung Đông, đồng thời khi A-lịch-sơn Đại Đế xuất hiện vào khoảng 250 T. C đã Hy Lạp hóa nền văn hóa. Kết quả là nhiều người Do Thái không hề biết tiếng Hê-bơ-rơ, chỉ biết tiếng Hy Lạp, nên họ đã không tham dự vào những buổi lễ thờ phượng. Bản Bảy Mươi do 72 học giả Do Thái trong thế kỷ thứ ba T.C. phiên dịch, bản dịch tiếng Hy Lạp này trở nên

Page 55: Vi sao chung ta tin

một nhịp cầu để nhiều người biết về lịch sử và thần học trong Cựu Ước.Bản dịch Syriac được viết bằng tiếng Aramaic của xứ Syri là bản dịch xưa nhất và quan trọng nhất sau bản Septuagint. Nó vẫn còn được sử dụng kèm theo để tra cứu từ bản Bảy Mươi. Bản dịch Sa-ma-ri là một tài liệu cổ xưa khác tương tự với những bản kia. Bản này bao gồm cả Ngũ Kinh Hê-bơ-rơ, một thuật ngữ được sử dụng cho 5 cuốn sách đầu tiên trong Cựu Ước. Chắc chắn nó được tách ra từ sự chia cắt giữa những người Do Thái Giê-ru-sa-lem với những người Sa-ma-ri. Những bản sao chép của những cuộn giấy da của Ngũ Kinh vẫn còn ở Nablus (Shechem), Palestine cho đến ngày nay.Những bản dịch này và những văn bản khác hiện hữu từ năm 200 T.C. Chúng ta có thể kết luận với R. Laird Harris:

Bây giờ chúng ta có thể chắc chắn rằng những người sao chép Cựu Ước đã làm việc với sự cẩn thận và chính xác cao độ, ngay cả từ trước năm 225 T.C. Mặc dù giữa những bản văn nầy có một vài điểm khác nhau, nhưng rất nhỏ nên chúng ta vẫn có thể kết luận rằng những người sao chép đã cẩn thận và trung tín trong việc chuyển tải văn bản Cựu Ước. Thật vậy, người ta sẽ cho là hoài nghi và thiếu suy nghĩ, nếu phủ nhận chúng ta đang có một cuốn Cựu Ước ở dạng rất sát với văn bản được E-xơ-ra sử dụng khi ông dạy luật pháp cho những người trở về từ cuộc lưu đày xứ Ba-by-lôn -vào khoảng 457 T.C. (Exo Er 9:1-10:44). 3

Tài liệu Tân Ước Không hơn một phần ngàn trong toàn bộ Tân Ước chịu ảnh hưởng do khác biệt về cách đọc. Đây là kết luận của học giả nổi tiếng F. J. A. Hort, người đã để cả cuộc đời nghiên cứu những bằng chứng tài liệu cổ xưa. Ông còn nói thêm rằng Tân Ước chỉ có một vài thay đổi không quan trọng về mặt ngữ pháp hay chính tả giữa các tài liệu khác nhau. 4 Nguyên gốc Tân Ước được viết bằng tiếng Hy Lạp, người ta biết được con số mới nhất của những bản chép tay hiện nay là khoảng 5.500; một số bản hoàn chỉnh, một số khác là những phần nhỏ rời rạc. Một trong những phần nhỏ này đã được khẳng định là bản chép tay xưa nhất trong tất cả các bản được biết đến. Nó được chép ra trong Giăng 18 và chỉ có 5 câu - 3 câu bên phía này và 2 câu bên phía kia- với kích cỡ của một miếng bìa 3x5. Bởi vì mảnh này xuất phát từ Ai Cập, được sao chép lại và lưu hành từ Bát-mô, Tiểu Á, nơi sứ đồ Giăng bị lưu đày, nên một nhóm học giả ước đoán rằng nó được chép lại ít nhất là vào khoảng năm 90-100 S.C. 5 Khác với Cựu Ước, Tân Ước được viết ra bằng mực và bút, phần nhiều là trên những bản giấy bằng vỏ cây (từ thực vật) hay những cuộn da (từ da động vật). Mực được tìm thấy trong IIGi 2Ga 1:12 và IIIGi 3Ga 1:13. Sứ đồ Phao-lô trong lá thư gửi

Page 56: Vi sao chung ta tin

đến các bạn mình, bảo họ đem chiếc áo choàng ông để quên lại cùng với “cuộn giấy của tôi, đặc biệt là những cuộn giấy da.” Có thể giả định rằng những cuộn da mà ông đề cập đến là những bản Cựu Ước được viết trên da động vật. (IITi 2Tm 4:13).Các nguồn tài liệu phong phú mang tính tư liệu khiến chúng ta thắc mắc không biết Tân Ước đã được viết ra khi nào. Theo F. F. Bruce, sự kiện Chúa Giê-xu chịu đóng đinh, thường được chấp nhận là xảy ra khoảng năm 30 S.C., điều này đã được so sánh cẩn thận với ngày tháng của hoàng đế Tiberius đang trị vì cùng với hệ thống quyền lực của chính quyền La Mã. Tân Ước đã được hoàn tất hay về căn bản hoàn tất vào khoảng năm 100 S.C. Điều này có nghĩa là phần lớn những sự ghi chép được thực hiện trước thời gian này vì những người sống cùng thời với Đấng Christ đã nhìn thấy, đã nghe, và nhớ những gì Ngài nói và làm. 6 Đứng trên quan điểm nghiên cứu lịch sử, thời gian trôi qua giữa những sự kiện thực tế và việc ghi lại trong sách không cách nhau quá xa. Vài thư tín của Phao-lô được viết ra sớm hơn cả các sách Phúc Âm. Một lần nữa, dựa trên những bằng chứng, văn bản mà chúng ta đọc hiện nay không khác gì mấy về mặt căn bản so với bản gốc do tay con người viết. 7 Thucycides/ 1300 năm sau thời ông sống 460-400 T.C. 9 Aristole (Poetics)/ 1400 năm sau thời ông sống 343 T.C. 5 Caesar (Gallic Wars)/ 900 năm sau thời ông sống 58-50 T.C. 9-10 Bảng 6.1 - Niên đại và số lượng những bản văn của các tác giả cổ xưa Những lời khẳng định thêm Có những nguồn hỗ trợ khác cho tính đáng tin cậy của Tân Ước, đặc biệt khi Hội Thánh phát triển. Đó là những lời được trích dẫn hay đề cập từ trong các sách của Tân Ước được cả phía bạn và thù với Cơ Đốc giáo sử dụng. Những nhà lãnh đạo Hội Thánh đầu tiên viết phần lớn vào giữa năm 90 đến năm 160 S.C đã chứng tỏ rất quen thuộc với hầu hết các sách trong Tân Ước. Trường của phái Duy Trí ở Valentinus (Gnostic school of Valentinus - các học giả của trường phái nầy tìm kiếm sự cứu chuộc qua học thức) cũng rất quen thuộc với hầu hết các sách của Tân Ước. 9 Ø Versions là những bản dịch từ tiếng Hy Lạp sang các thứ tiếng khác. Thêm vào bản dịch tiếng Sy-ri là những bản dịch tiếng Hy Lạp, tiếng Cốp (người Ai Cập con cháu của người Ai Cập cổ) và tiếng La-tinh. Những mảnh nhỏ của những bản sao chép trên giấy vỏ cây của các sách Tân Ước có niên đại từ thế kỷ thứ tư S.C hay sớm hơn nữa. Qua việc nghiên cứu cẩn thận những bản dịch này, những chứng cớ quan trọng được khám phá liên quan đến bản Hy Lạp nguyên gốc hình thành các bản dịch.Ø Lectionaries, những bài đọc được sử dụng trong các buổi thờ phượng công cộng là một nguồn tài liệu khác. Hơn 1800 bài đọc loại này đã được phân loại. Có những bài giảng dạy về các sách Phúc Âm, Công Vụ và các

Page 57: Vi sao chung ta tin

Thư Tín. Mặc dù những bài nầy không xuất hiện trước thế kỷ thứ sáu, nhưng nhìn chung trong đó trích dẫn những bản văn có từ trước và có giá trị cao. Dầu có rất nhiều thay đổi trong các bản sao chép của Tân Ước, nhưng hầu hết chỉ là những lỗi nhỏ. Tính đáng tin cậy của Tân Ước là rất xứng đáng cho chúng ta tôn trọng.Khi đối diện với những tư liệu được xuất bản đề cập đến những "lỗi" của Kinh Thánh, chúng ta có thể yên tâm với lời kết luận của Sir Frederic Kenyon, một học giả lừng danh thế giới trong lĩnh vực những văn bản cổ đại:

Vì thế, khoảng cách thời gian tương đối ngắn và không đáng kể giữa niên đại của những nguyên bản và những bản sao sớm nhất, và nền tảng sau cùng cho bất cứ một sự nghi ngờ nào về bản Kinh Thánh được lưu truyền đến chúng ta có đúng như nó đã được viết không, căn bản đã bị xóa bỏ. Cả mức độ đáng tin cậy lẫn tính trung thực tổng quát của các sách trong Tân Ước có thể được xem là đã thiết lập dứt khoát. 10

Vấn đề Kinh điển Một vấn đề liên quan với tính cách đáng tin cậy của các bản văn hiện có của chúng ta là: “Làm sao chúng ta biết những sách nào được đưa vào Kinh Thánh và những sách nào không nên đưa vào?” Đây là dạng câu hỏi về tiêu chuẩn, liên hệ đến kinh điển (canon) tức là danh sách những sách trong Kinh Thánh được nhìn nhận là do Đức Chúa Trời linh cảm. Có những câu hỏi rõ ràng được nêu lên cho cả Cựu Ước và Tân Ước.Ba mươi chín sách trong Kinh Thánh Hê-bơ-rơ được chia thành 3 nhóm:Ø Sách Luật Pháp: Sáng Thế Ký đến Phục Truyền, là năm sách đầu tiên trong Kinh Thánh, cũng được gọi là kinh Tora hay Ngũ Kinh.Ø Sách Tiên Tri: "Những tiên tri thời trước" (Giô-suê, Các-quan-xét, 1-2 Sa-mu-ên, 1-2 Các Vua), "Những tiên tri thời sau" (Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên), và "Cuốn sách của 12 tiên tri" (Ô-sê đến Ma-la-chi).Ø Sách Lịch Sử và Văn Thơ: các sách còn lại của Cựu Ước (Ru-tơ, 1-2 Sử ký, E-xơ-ra, Nê-hê-mi, Ê-xơ-tê, Gióp, Thi Thiên, Châm Ngôn, Nhã Ca, Truyền Đạo, Ca Thương và Đa-ni-ên).Kinh Thánh Tin Lành (Protestant Bible) bao gồm những sách Cựu Ước mà Do Thái giáo công nhận. Giáo hội Công giáo La Mã còn thừa nhận thêm 7 sách khác nữa, gọi là bộ Thứ Kinh hay những sách theo tiêu chuẩn Phục Truyền (deuterocanonical), nguyên tác được viết bằng tiếng Hy Lạp và được bao gồm trong bộ Bảy Mươi. Thứ tự các sách trong Cựu Ước của Kinh Thánh tiếng Anh theo đúng thứ tự của Bản Bảy Mươi.Những cuốn sách nầy được thừa nhận là có thẩm quyền vì được công nhận

Page 58: Vi sao chung ta tin

là những lời công bố của những nhân vật đã được Đức Chúa Trời hà hơi để mạc khải lời Ngài. Như E. J. Young nói:

Lời của Đức Chúa Trời được viết ra, nó trở thành Kinh Thánh, vì do chính Đức Chúa Trời phán ra nên lời đó được hưởng thẩm quyền tuyệt đối từ Ngài. Vì vậy đó là lời của Đức Chúa Trời và đạt tiêu chuẩn về kinh điển. Do đó, tính tiêu chuẩn về kinh điển của cuốn sách được khẳng định nhờ vào sự kiện là chính cuốn sách được Đức Chúa Trời hà hơi. 11

Chúng ta có thể thấy ý niệm này được khai triển trong các tác phẩm của Môi-se. Các luật lệ do ông và các tiên tri về sau ban bố đều có ý dạy người ta phải kính trọng chúng như là những luật lệ do chính Đức Chúa Trời ban ra. Chính họ và những thế hệ tiếp theo đều xem nó như đến từ Đức Chúa Trời. Thỉnh thoảng luật pháp bị quốc gia Y-sơ-ra-ên chối bỏ, nhưng những nhà lãnh đạo thuộc linh của họ vẫn công nhận uy quyền của luật pháp. Sự công nhận sâu sắc này đã làm vua Giô-si-a run rẩy khi ông nhận thức Luật Pháp bị chối bỏ trong thời gian khá lâu: "Vua vừa nghe các lời của sách luật pháp, liền xé quần áo mình" (IIVua 2V 22:11).Đầu kỷ nguyên Cơ Đốc, từ ngữ Kinh Thánh có nghĩa là một bộ các tác phẩm đã được Đức Chúa Trời linh cảm và được hoàn toàn công nhận là có uy quyền. Điều thú vị là đã không có một cuộc tranh luận nào giữa Chúa Giê-xu và những người Pha-ri-si về thẩm quyền của Cựu Ước. Sở dĩ có sự tranh cãi vì những người Pharisi đặt truyền thống lên ngang hàng với thẩm quyền của Kinh Thánh. Ở vài phương diện, chúng ta cần phải biết khi nào thì truyền thống trở nên đầu đề cho những cuộc tranh luận ngày nay. Căn bản của đức tin ngày nay phải phân biệt giữa chân lý và truyền thống thuần túy.Hội nghị Giáo hội ở Jamnia, vào năm 90 S.C. đã đưa ra một cuộc tranh luận không chính thức về tiêu chuẩn kinh điển. Người ta vẫn còn đặt vấn đề là không biết đã có những quyết định về hình thức và tính cách bó buộc nào không. Tuy nhiên, có một sự khẳng định chắc chắn tại Hội Đồng Giáo Hội ở Carthage vào năm 397 S.C. tiêu chuẩn kinh điển của Tân Ước đã được thiết lập.

Những cuốn sách Thứ Kinh Những cuốn sách Thứ Kinh (Apocryphal có nghĩa là "được giấu kín") bao gồm 7 cuốn sách và 7 hay 8 cuốn khác thêm vào cuốn sách hiện có đã bị loại ra khỏi tiêu chuẩn kinh điển của người Do Thái. Mặc dù bản Kinh Thánh dịch ra tiếng La-tinh vào những năm cuối thế kỷ thứ tư được gộp chung vào bản Vulgate, nhưng tình trạng của những cuốn sách đó đã bị tranh luận trong vòng Hội Thánh đầu tiên. Thậm chí Jerome, dịch giả của cuốn Vulgate cho rằng những cuốn sách được dịch ra trong tiếng Hy Lạp thì ít có giá trị hơn

Page 59: Vi sao chung ta tin

những cuốn sách trong Cựu Ước được truyền lại cho chúng ta từ nguyên bản tiếng Hê-bơ-rơ hay tiếng Aramaic. Đáng lưu ý rằng Tân Ước cũng không trích dẫn trực tiếp bất kỳ câu nói nào từ bộ Thứ Kinh nầy.Những cuốn sách trong bộ Thứ Kinh không hề được tuyên bố là có sự hà hơi hay là những tác phẩm của các tiên tri. Nhưng tình trạng của bộ sách ấy trong Kinh Thánh của Hội Thánh, đặc biệt là do sự ghép chung trong bản Vulgate, vốn đã được hình thành tốt đẹp từ thế kỷ V, nhưng vẫn bị những nhà Cải Chánh đặt lại vấn đề. Những nhà Cải Chánh đứng về phía những người Do Thái trong việc công nhận tính tiêu chuẩn kinh điển chỉ dành cho những sách có nguồn gốc từ tiếng Hê-bơ-rơ hay tiếng Aramaic. Ngược lại Giáo hội nghị ở Trent, lại công nhận tính tiêu chuẩn kinh điển của bộ Thứ Kinh cho giáo hội Công Giáo La Mã.

Tiêu chuẩn của Tân Ước Hai mươi bảy sách trong Tân Ước được tiếp nhận như một phần của tiêu chuẩn kinh điển do sự cảm thúc chứ không phải do bỏ phiếu. Đa số những tài liệu trong Tân Ước đều tuyên bố về uy quyền sứ đồ. Phao-lô và Phi-e-rơ rõ ràng là viết với uy quyền này trong tư tưởng của họ. Phi-e-rơ đặc biệt đề cập đến những thư tín của Phao-lô như là lời Kinh Thánh (IIPhi 2Pr 3:1-16).Giu-đe (câu 18) nói rằng 3:3 là lời đến từ các sứ đồ. Những giáo phụ của hội thánh đầu tiên như Polycarp, Ignatius và Clement nhắc đến nhiều sách trong Tân Ước như là có uy quyền.Lần xác nhận cuối cùng về tính tiêu chuẩn kinh điển của Kinh Thánh như chúng ta thấy ngày nay đã được thực hiện vào thế kỷ IV. Bức thư của Athanasius vào năm 367 S.C. đã phân biệt giữa những tác phẩm trong tiêu chuẩn kinh điển, được mô tả như là những nguồn mạch duy nhất cho sự hướng dẫn tôn giáo, và những sách khác mà tín đồ được phép đọc. Trong cùng năm đó, Hội Đồng Giáo Hội được tổ chức tại Carthage đưa ra quyết định về những tiêu chuẩn kinh điển.Nói chung có ba tiêu chuẩn được sử dụng trong suốt giai đoạn này để xác định những tài liệu được viết ra để xem có phải là những bản tường trình giọng nói và sứ điệp của những nhân chứng sứ đồ không.Ø Các sứ đồ có phải là tác giả của cuốn sách không? Đặc biệt Phúc Âm Mác và Lu-ca không đáp ứng tiêu chuẩn nầy nhưng được chấp nhận như là tác phẩm của những nhân vật đã từng cộng tác mật thiết với các sứ đồ. Ø Những cuốn sách đó có được Hội Thánh thừa nhận rộng rãi không? Điều này nhấn mạnh vào vấn đề sử dụng của hội thánh? Những cuốn sách tiêu chuẩn này được hội thánh sử dụng hay chỉ một phần lớn các hội thánh sử dụng?Ø Những lời dạy dỗ trong sách có tuân theo những tiêu chuẩn của những

Page 60: Vi sao chung ta tin

giáo điều căn bản được rao giảng trong giáo hội không? Các dữ kiện nầy rất hữu ích và thú vị, nhưng nếu phân tích cho cùng, như căn cứ vào vấn đề được hà hơi của Kinh Thánh, thì tính tiêu chuẩn kinh điển là vấn đề về bằng chứng của Đức Chúa Trời dành cho mỗi cá nhân để khẳng định chân lý trong lòng những người đọc. Trong thời đại đầy đổi thay , Kinh Thánh và phẩm chất của Đấng hà hơi là tảng đá vững chắc cho chúng ta dựa nương, cả về tâm trí lẫn tâm linh! Đức Chúa Trời phán rằng: "Trời đất sẽ qua đi, nhưng lời Ta sẽ chẳng bao giờ qua đi!" (LuLc 21:33).

Đọc thêm Bruce, F.F The New Testament Documents: Are they reliable? Downers Grove, III: InterVarsity, 1981._______, The Canon of Scripture, Downers GroveIII: InterVarsity, 1988.Lewis, C.S “Modern Theology and Biblical Criticism”, in Christian Reflections, Grand Rapids, Mich.: Eerdmans, 1994.Wegner, Paul D. The Origin and Development of the Bible. Grand Rapids, Mich.: Baker 1999.

Khảo Cổ Học Có Làm Sáng Tỏ Kinh Thánh Không?

Vào những năm đầu thế kỷ thứ mười chín, cánh cửa mới của ngành thông tin được mở ra để người ta khám phá những nguồn gốc mới nhất về loài người ở vùng cận đông. Nhiều chuyến du lịch và thám hiểm ngày càng gia tăng đã cung cấp thêm những điểm then chốt, và những nhà khảo cổ học hiện đại đã đi qua sự đột phá đó với lòng nhiệt tình. Họ bắt đầu đào xới dưới mặt đất tìm kiếm những dấu vết còn lại của quá khứ con người, được phát hiện trong các lâu đài cổ xưa, các đền thờ và các chuồng thú vật bị chôn vùi.Nền văn minh nhân loại đã hiện hữu sống động từ thời xa xưa trước cả thế giới Hy Lạp cổ mà chúng ta biết. Ba-by-lôn (gọi là "vĩ đại") nơi Đa-ni-ên sống, đã hiện ra với bức tường đôi và chín cổng thành được trang hoàng rực rỡ. Ai Cập trưng bày sự kỳ diệu của những mộ phần được tô vẽ, những xác ướp quấn kín mít, gương, bình dầu thơm và những hộp đồ trang điểm.Lúc đầu thì chính nền văn hóa chôn vùi này là đối tượng của công tác nghiên cứu. Sau đó dần dần xuất hiện những địa danh và tên tuổi trong Cựu Ước trên các bức tường lâu đài. Người ta đã tìm thấy tên của những bạo chúa người A-sy-ri xâm chiếm dân Y-sơ-ra-ên, cùng với những thù địch và những phu tù bất hạnh. Chính quyền Ba Tư lên tiếng qua các lá thư của họ. Những Pha-ra-ôn của Ai Cập, một vài người nằm dưới những hòm kín bằng vàng, bây giờ có thể nhận dạng được.

Page 61: Vi sao chung ta tin

Qua những khám phá này, các học giả Kinh Thánh tìm thấy bối cảnh phong phú về lịch sử Kinh Thánh của dân tộc Do Thái và các nước lân cận. Mức độ đáng tin cậy về mặt lịch sử và địa lý của Kinh Thánh đã được khẳng định qua một số lượng lớn những vùng quan trọng. Điều này đánh dấu sự mâu thuẫn với thế kỷ trước đó khi có rất ít bằng cớ để phân tích tỉ mỉ những lời nói có tính lịch sử trong Kinh Thánh. Những nhà phê bình sẽ xóa đi những phần tường thuật nầy bằng cách loại chúng ra như những câu chuyện không thuyết phục, đặt trong một bối cảnh tưởng tượng hơn là những sự kiện lịch sử.Vào giữa thế kỷ XX, người ta bắt đầu nhận ra rằng những khám phá của khảo cổ học đang hậu thuẫn cho những điều được ghi chép trong Kinh Thánh. Những lời tuyên bố của những học giả không theo niềm tin Tin Lành có rất nhiều ý nghĩa. Tiến sĩ W. F. Albright, giáo sư của đại học Johns Hopkins phát biểu: “không ai có thể nghi ngờ gì về việc khảo cổ học đã khẳng định tính chất lịch sử cơ bản của truyền thống Cựu Ước”. 1 Cùng quan điểm đó, Millar Burrows của đại học Yale cũng đồng tình:

Tuy nhiên, nhìn chung, công tác khảo cổ chắc chắn đã củng cố niềm tin vào tính cách đáng tin cậy của những phần ghi chép trong Kinh Thánh. Nhiều nhà khảo cổ đã kính trọng Kinh Thánh hơn sau những khai quật ở Palestine. Trong nhiều trường hợp, khảo cổ học đã bác bỏ quan điểm của những nhà phê bình hiện đại. Trong rất nhiều trường hợp, rõ ràng là những quan điểm nầy đã được căn cứ trên những kết luận sai lầm và không có thật, trên những phối hợp giả tạo của diễn tiến lịch sử. Khảo cổ học là một cống hiến thật sự và không thể đánh giá thấp được. 2

Lịch sử Kinh Thánh được khẳng định Sự hỗ trợ từ phía khảo cổ học bao quát rất nhiều phạm trù.Ø Một vài sự kiện Kinh Thánh đặc biệt mà trước đó từng bị nghi ngờ, thậm chí bị chế giễu, nay đã được sáng tỏ. Kết quả thăm dò của một học giả cho thấy rằng hiếm có một phân đoạn Kinh Thánh nào mà không bị một ai đó đặt nghi vấn. Ø Bối cảnh tổng quát của văn hóa và tập quán nhìn chung trong thời đại của Kinh Thánh đã được phô bày đầy đủ. Những sự việc như vấn đề kinh tế và phát triển văn chương mô tả thế giới cũng được các tiên tri thời Cựu Ước nói đến.Ø Vài điểm dường như có mâu thuẫn giữa những lời ký thuật trong Kinh Thánh với những thông tin được cung ứng từ trước, bây giờ đã được làm sáng tỏ cách đáng kinh ngạc nhờ lượng thông tin thu thập ngày một phong phú hơn. Vậy, thái độ hợp lý cần có đối với vài lãnh vực dường như còn mâu thuẫn là, thay vì kết luận rằng Kinh Thánh sai, thì hãy thừa nhận vấn đề

Page 62: Vi sao chung ta tin

tồn đọng đó và chờ những khám phá khác để giải quyết.Tuy nhiên, khi trình bày những điều nầy, quan điểm của chúng ta là không thể nào dùng khảo cổ học để “chứng nghiệm” Kinh Thánh, cũng như không thể căn cứ vào những “bằng cớ” khảo cổ học để tin Kinh Thánh. H. Darnel Lance viết về vấn đề nầy như sau: “Mặc dù đôi khi khảo cổ học có thể cung cấp những chứng cớ độc lập về một địa danh, một nhân vật hay một sự kiện nào đó được đề cập đến trong Kinh Thánh, nhưng nó không chứng tỏ được gì cả về việc Đức Chúa Trời có liên quan gì tới bất kỳ những điều đó hay không. Đối với những tín đồ thời hiện đại lẫn dân Y-sơ-ra-ên xưa kia, đó là vấn đề của đức tin." 3 Thêm vào đức tin, chính Đức Chúa Trời là Đấng xác nhận dứt khoát những chân lý thuộc linh của Kinh Thánh khi chúng ta đọc nó. Khảo cổ học chứng thực những điều đã được ghi chép lại. Chính Đức Chúa Trời mới bày tỏ chân lý thuộc linh. Những chi tiết về mặt lịch sử liên tục được khảo cổ học khẳng định sẽ củng cố cho niềm tin của chúng ta khi nhìn đàng sau những sự kiện lịch sử để thấy "Câu Chuyện của Đức Chúa Trời"- Câu chuyện với chữ C viết hoa, theo cách Leighton Ford diễn tả. 4

Những nguồn tài liệu từ các nhà khảo cổ học Người ta đã định được vị trí hơn 25.000 địa điểm mà Kinh Thánh đã nhắc đến có liên hệ với thời đại của Cựu Ước. Nhưng vẫn còn vô vàn những địa điểm khác đang chờ được khám phá. Khắp vùng Cận Đông có nhiều mô đất và mảnh đất đánh dấu những địa điểm trước kia là làng mạc và thành phố đã phát triển. A. R. Millard nói rằng hầu hết các thành phố lớn trong Kinh Thánh đều có thể nhận diện được hoặc bằng "những nghiên cứu địa lý tổng quát” hay bằng truyền thống (mặc dù cái nầy có thể không đáng tin cậy lắm) hay bằng việc thời nay vẫn sử dụng những địa danh thời xưa." 5 Một ví dụ cụ thể cho những địa danh cũ vẫn còn được tiếp tục sử dụng là tên thành phố Đa-mách. Chúng ta biết được tên thành phố nầy qua câu chuyện Phao-lô trở lại đạo trong Công Vụ đoạn 9, nhưng nó đã tồn tại dưới cái tên đó trong khoảng 3.500 năm hay lâu hơn nữa. Những lời khắc trên bia đá của vùng Đông phương cổ đại trong toàn khu vực Trung Đông giúp chúng ta có sự so sánh sáng suốt với Kinh Thánh. Những hòn đá, đồ sứ, những bức tường và những nơi khác cung cấp những tài liệu theo ngôn ngữ của các vùng lân cận. Những bức tranh và những đồ tạo tác mở ra thêm những chi tiết về nền văn hóa. Những cuộc khai quật nơi các vùng của Kinh Thánh mở rộng những thông tin liên quan đến những câu chuyện được kể. Qua những câu chuyện nầy chúng ta biết con người đã sống như thế nào, họ xây nhà và làm việc ra sao. Những cuộc khai quật đã mở ra cả một nền văn hóa và sự hiện hữu thật sự của họ cũng như những kỹ năng

Page 63: Vi sao chung ta tin

đáng kinh ngạc của họ. Lãnh vực thông tin và mối tương quan với những chi tiết trong Kinh Thánh quá bao la đến nỗi chúng ta chỉ có thể vạch ra một vài khía cạnh chính yếu mà thôi.

Làm sao định thời điểm cho những phát hiện này? Những thành phố cổ đã được xây đi xây lại trên cùng một địa điểm, cho nên thường thường người ta tìm thấy nhiều lớp đất chồng chất lên nhau, vậy lớp nằm dưới cùng dĩ nhiên là lớp xưa nhất. Câu hỏi được nêu lên là: Người ta đã định niên hiệu cho các khám phá ấy như thế nào?Những kiểu đồ sứ được thay đổi theo từng nền văn hóa mới. Nếu một kiểu nào đó tại một khu vực khai quật có thể định được niên hiệu thì những kiểu mẫu đồ sứ tương tự như vậy được tìm thấy ở một nơi khác, cũng phải được gán cho một niên hiệu y như thế. Những bậc vua chúa thường khắc tên của mình trên những khung bản lề của các cửa trong đền miếu luôn với tên của những vị thần nữa. Những tảng đá khắc chữ cũng thường được đặt dưới các vách đền thờ hay cung điện để kỷ niệm người sáng lập. Những ngôi mộ khoét trong đá của hoàng gia cũng được nhận diện theo cách tương tự.Có những văn kiện được xác định là đã có từ 2000 năm T.C. Một số do những “thư ký” người Sumerian khắc, liệt kê các đời vua theo thứ tự liên tục với phần ghi chú về thời gian cai trị của họ. Cách thành phố U-rơ một vài dặm, nguyên quán của Áp-ra-ham, người ta tìm thấy một tảng đá làm nền nhà. Lần đầu tiên được đề cập trong Sáng Thế Ký đoạn 11 và 15, tảng đá nầy đã được một vị vua vô danh đặt ở đó vào triều đại đầu tiên của các vua U-rơ. Điều có ý nghĩa là những người thư ký đã đề cập đến vua nầy như dòng vua thứ ba sau cơn đại hồng thủy. Rõ ràng là vị vua nầy đã cai trị trước Đấng Christ 3100 năm và hơn một ngàn năm trước Áp-ra-ham. 6

2000 T.C.: Thời đại Áp-ra-ham Cuộc đời và thời đại của Áp-ra-ham (khoảng 2166-1991 T.C.) là một ví dụ điển hình về sự hỗ trợ của ngành khảo cổ học đối với chúng ta. Việc khám phá ra ba thành phố, Mari, Nuzi, và Alakakh, mở ra những thông tin mới về những nền văn hóa cổ đại, cung cấp những manh mối về cuộc sống ở Syria và Mê-sô-pô-ta-mi về mặt lịch sử lẫn chính trị. Ngoài ra, chúng ta có được một cái nhìn mới về kiểu sống thị dân trong thời đại Áp-ra-ham. Điều nầy rất mâu thuẫn với cuộc sống du mục mà chúng ta biết về “Những Tộc Trưởng” (Patriarchs), là những ông tổ trong năm sách đầu tiên của Kinh Thánh.Những bản ghi chép này bao gồm phạm vi rộng lớn từ kinh doanh, chính trị, chính quyền và nghệ thuật. Chúng phản ánh phong tục và những mối quan hệ xã hội song song với những tình huống phải đối diện của những vị tộc trưởng trong Kinh Thánh. Khi chúng ta thấy Áp-ra-ham trong cùng một bối

Page 64: Vi sao chung ta tin

cảnh tương tự với những người ở những thành phố như Mari, Nuzi, thì những dữ liệu trong Kinh Thánh trở nên xác thực và đáng tin hơn. Cuộc đời và lịch sử, những hoạt động chính trị, những hoạt động văn hóa và buôn bán của những thành phố này đã soi sáng cách kỳ diệu về một bối cảnh của thế giới của tổ tiên dân tộc Hê-bơ-rơ.Vào năm 1933 một tổ chức Ảrập đào một ngôi mộ Bản đồ 7.1. Một vài địa điểm khảo cổ quan trọng gần đầu nguồn sông Ơ-phơ-rát cách 10 dặm về phía biên giới I-rắc. Họ đào lên một tượng đá và báo cáo kết quả của mình. Một nhóm những nhà khảo cổ học tại khu vực đó cũng đã đào lên di tích của thành phố mang tên Mari. Họ đào được thêm những bức tượng nữa và dần dần quật lên được cả một cung điện xây dựng tỉ mỉ mang tên thành phố. Đây không phải là một hoàng cung nhỏ. Nó rộng hơn sáu mẫu và bao gồm hơn260 phòng, sân để các quan chầu và lối đi. A. R. Millard phát biểu:

Những nhà khảo cổ học thường chú trọng vào những phần có ích hơn, là nơi có những tòa lâu đài và các điện thờ, hay đào những đường rãnh dò tìm dấu vết để biết mỗi giai đoạn có sự hiện hữu của cuộc sống ở nơi đó. Để thực hiện điều này, người ta đào xuống xuyên qua một ụ đất để có được một số lượng nhỏ thông tin ở mọi cấp độ.

Ở bất cứ khu vực nào cần quan tâm đặc biệt, người ta đánh dấu và đào đường rãnh lớn hơn. Mỗi một tòa nhà hay thời gian tồn tại đều để lại dấu ấn của nó trên những ụ đất trong dạng mặt sàn phẳng, những bức tường sạt lở và một đống rác lớn. Những thứ này sẽ bị kẹp giữa những di tích trước đó ở lớp phía dưới và những di tích sau đó ở lớp phía trên. 7

Millard miêu tả cung điện ở Mari gồm những căn phòng có những bức tường cao hơn 4m5, một vài phòng trống còn một số phòng khác chất đầy những bình để sẵn dùng chứa dầu, rượu hay lúa miến. Có những nơi dành cho Vua, vợ vua và hoàng thân quốc thích ở; những chỗ chật hẹp hơn dành cho những quan lại và tôi tớ. Người ta có thể tưởng tượng có những người thợ thủ công làm trong công xưởng, những đầu bếp trong nhà bếp, thư ký, người hầu cận và những ban văn nghệ phục vụ cho sự giải trí của nhà vua. Một trong số rất nhiều bức tượng được tìm thấy là tượng một người đàn ông để râu có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ mười tám T.C. và được khắc với tên Ishtupilum, Vua của thành phố Mari. 8 Khoảng hai chục ngàn bảng hình nêm (chữ viết có dạng hình nêm) được tìm thấy trong những chỗ lưu trữ văn thư của hoàng gia. Những nhân viên kế toán dùng những bảng này để ghi chép lại lúa miến, rau cải và những lượng cung cấp khác được đem vào trong lâu đài. Tất cả thư từ gửi cho nhà vua,

Page 65: Vi sao chung ta tin

những nhạc cụ và vàng để trang trí đều được đề cập đến. Thậm chí có cả những bức thư với những sứ điệp của những nhà tiên tri gởi cho các thần. Một hũ chứa châu báu được chôn cất và được khắc niên đại cho thành phố khoảng vào năm 2500 T.C.Bộ sưu tập các bảng hình nêm là bảng được biết rộng rãi nhất trong nền văn học cổ đại của vùng Trung Đông, bao gồm những lời tiên tri so sánh với những loại được các tiên tri của Y-sơ-ra-ên viết ra vào cùng thời điểm đó. Vì Áp-ra-ham được nhiều người cho rằng ông sống vào cùng một niên đại tổng quát khoảng giữa thế kỷ XIX và XX T.C., đây chắc chắn là nền văn hóa mà ông sống.Nuzi là một thành phố khác nằm về phía Đông thành phố Mari gần sông Tigris, có những bảng hình nêm ghi chi tiết một vài những tập quán xã hội của thành phố vào khoảng thế kỷ 14 và 15 T.C. Có nhiều gia đình được miêu tả trong những hoàn cảnh tương tự với tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà Áp-ra-ham đối diện trong SaSt 15:4 khi nhận Ích-ma-ên làm con ruột mình. Nếu sau đó cặp vợ chồng có một đứa con chung theo cách thông thường, đứa con nuôi phải nhường lại một số quyền cho người con thứ hai này. Trong trường hợp của Áp-ra-ham và Sa-ra, Ysác, con ruột của Sa-ra, được thừa kế toàn bộ tài sản của cha mẹ mình.Bảng hình nêm Nuzi gợi lại một trường hợp khác tương tự với hoàn cảnh trong 16:1-2 khi Sa-ra đem đứa tớ gái người Ai Cập của mình là A-ga cho Áp-ra-ham để sanh một con trai vì Sa-ra không thể có con được. Học giả Kinh Thánh Edwin M. Yamauchi kể về "một bảng hình nêm đề cập đến việc nhận con nuôi, có quy định rằng người vợ son sẻ phải đưa đầy tớ gái của mình cho chồng để sanh con thế cho mình. Bảng hình nêm này và bộ luật Hammurabi đòi hỏi phải giữ lại đứa con của người đầy tớ - nhưng luật lệ nầy không áp dụng ở đây vì Đức Chúa Trời truyền cho Áp-ra-ham phải đuổi A-ga và Ích-ma-ên " 9 Alalakh, một vị trí khác trong vùng Sy-ri nằm trên sông Orontes, có tài liệu mô tả việc sử dụng bạo lực với vợ. Khi một người chồng hành hạ vợ mình (theo nghĩa đen là "kéo mũi bà ta lôi đi ”) thì phải trả lại vợ, của hồi môn và quà cưới cho gia đình bà trong thời gian đám cưới. 10

Những tác phẩm trong thế kỷ thứ ba T.C. Có bao giờ bạn thắc mắc về trình độ văn hóa của những thư ký trong thời đại của những tộc trưởng trong Cựu Ước không? Thành phố Elba nhộn nhịp đã cung cấp một lượng dữ liệu dồi dào nhất được khai quật ở vùng cận Đông. Nó có niên đại vào khoảng thiên niên kỷ thứ ba T.C. Dầu người ta xác định sự hiện hữu của nó nhưng vẫn chưa chắc chắn về vị trí và nền văn hóa phát triển cao của nó. Sau này những nhà khảo cổ tìm ra rằng thành phố được

Page 66: Vi sao chung ta tin

chia thành hai phần, phần thành quách phía trên và phần thành phố phía dưới. Phần phía trên bao gồm 4 toà nhà lớn, gồm cả cung điện của nhà vua, đền thờ của nữ thần Ishtar và vô số chuồng ngựa. Phần thấp phía dưới được chia làm bốn khu vực với bốn cửa riêng biệt.Những nhà khảo cổ tìm thấy một bộ sưu tập đáng kinh ngạc về hàng ngàn những bảng hình nêm chất đống trên nền nhà trong một căn phòng kế cận đền thờ. Căn phòng nhỏ đã bị đốt cháy. Trong sức nóng của ngọn lửa những đống gạch bị nung chung với những bảng hình nêm. Kết quả là cả căn phòng và những bảng hình nêm vẫn tồn tại hàng bao thế kỷ cho tới khi được khám phá vào năm 1975. Lịch sử đã được gìn giữ trong suốt 5000 năm! 11 Cần phải mất nhiều năm nữa để phiên dịch những văn bản quy mô này. Nhưng một trong những cống hiến giá trị của những văn bản này là nó cung cấp bằng chứng nghệ thuật viết hình nêm đã lan tràn đến phía Bắc Syria trước năm 2300 T.C. Nó cũng chỉ ra thói quen ghi chép lại mọi loại hoạt động, buôn bán và văn hóa. Có những cuốn tự điển khẳng định sự hiện diện của người Semetic phía Tây nói ngôn ngữ khác trong kỷ nguyên ấy. Bây giờ chúng ta biết lịch sử của Kinh Thánh đã xảy ra trong một thế giới có nghệ thuật viết được xác định.

Những đời vua của Y-sơ-ra-ên Khảo cổ học đã cung cấp những nguồn tài liệu quan trọng tạo bối cảnh cho việc nghiên cứu những vị vua trong Kinh Thánh. Sự giàu có của Sa-lô-môn là mục tiêu cho sự hoài nghi đặc biệt. Tài sản kếch xù của ông được mô tả trong IVua 1V 9:1-10:29 bao gồm lực lượng hải quân hoàng gia đóng trên bờ biển Đỏ dầu lúc ấy tại duyên hải Palestin không hề có một hải cảng nào thích dụng. Quân đội của ông có 1400 xe ngựa chiến và 1200 con ngựa. Công trình xây dựng vô cùng rộng lớn, bao gồm cả vách thành Giê-ru-sa-lem, Hát-so, Mê-ghi-đô và Ghê-xe (9:15). Những công trình khai quật gần đây trong ba thành phố vừa rồi còn tìm thấy những tài liệu về kỹ thuật xây cất của Sa-lô-môn.Vào năm 1960, học giả nổi tiếng người Y-sơ-ra-ên là Yigael Yadin, trong khi khai quật thành phố Mê-ghi-đô, đã xác định được thời đại của Sa-lô-môn bằng cách so sánh các mẫu đồ sứ. Khi biết 9:15 đã gộp ba thành phố Mê-ghi-đô, Hát-so và Ghê-xe thành một nhóm do Sa-lô-môn xây dựng, ông bất chợt sáng ý ra. Ông nhớ lại rằng trong thời Sa-lô-môn cổng thành Mê-ghi-đô mỗi bên có ba phòng lớn. Hai thành phố còn lại có thể giống như vậy không? Ông kể lại câu chuyện thú vị sau đây trong lúc đào bới ở Hát-so:

Trước khi tiến xa hơn trong công tác đào xới Hát-so, chúng tôi thử đánh dấu trên mặt đất theo sự phỏng đoán của bản vẽ cổng, chủ yếu dựa trên cổng thành Mê-ghi-đô. Sau đó chúng tôi bảo những các công nhân tiếp tục dọn

Page 67: Vi sao chung ta tin

dẹp những mảnh đổ nát. Khi hoàn tất, họ nhìn chúng tôi với sự kinh ngạc cứ như chúng tôi là những thầy bói hay nhà ảo thuật. Vì, trước mặt chúng tôi là cổng thành mà chu vi của nó đã được đánh dấu, một mô hình của cổng thành Mê-ghi-đô. Điều nầy không chỉ chứng tỏ rằng cả hai cổng thành đều được Sa-lô-môn xây dựng mà cả hai cổng đều theo một kiểu mẫu chung. 12

Vàng của Sa-lô-môn IVua 1V 10:21 cho biết Sa-lô-môn sở hữu một số lượng lớn khí loại quý. Đền thờ ông xây cho Đức Chúa Trời, giống như đền vàng của vua Tutankhaman xứ Ai Cập, là sự vinh quang cho vàng theo sự mô tả trong nửa phần sau của 6:1-37. “Sa-lô-môn bọc vàng ròng phần trong của nhà, và lấy xiềng vàng giăng trước nơi chí thánh và bọc bằng vàng. Người cũng bọc vàng toàn cả nhà; người cũng lót vàng khắp mặt bàn thờ ở đằng trước nơi chí thánh” (6:21-22). Chúng ta phải choáng váng trước toàn bộ ý niệm nầy. Dầu vị trí chính xác của đền thờ Sa-lô-môn xây vẫn chưa được tìm thấy, nhưng những khám phá khác cho thấy rằng những vị vua ở các nước lân cận trong thời của Sa-lô-môn cũng có công nghệ và tay nghề tương tự như những gì được ghi chép trong Kinh Thánh. Millard trình bày chi tiết:

Điều này có vẻ như phung phí, nhưng sự phô bày vàng là một vấn đề về danh dự cho bất cứ một vị vua có thế lực nào (giống như một chiếc đĩa vàng được trưng bày trong bữa dạ tiệc hoàng cung ngày nay vậy). Ngân quỹ quốc gia được tính bằng vàng, không cất kỹ trong kho bạc như những con số đơn thuần, nhưng được trưng bày ra trước công chúng. Khi quân địch mạnh hơn tấn công, tất cả vàng bạc bị tước đoạt và giao lại cho quân thắng trận (IIVua 2V 18:16).

Các vua xứ A-sy-ri, Ba-by-lôn, và Ai Cập khoe khoang về vàng được tiến cống để tô điểm thêm cho đền thờ trong thành phố của họ. Những lời khắc trên đá của họ nói về những bức tường "bao bọc bằng vàng giống như vôi", về những cánh cửa và lối ra vào được chạm nổi và mạ vàng, về những vật dụng và trang trí trong nhà bọc bằng những chất liệu quý giá. Một vị vua xứ A-sy-ri đã chiếm được 6 cái khiên vàng trang trí trong đền thờ ở Armenia, mỗi cái nặng hơn gấp 12 lần chiếc khiên vàng Sa-lô-môn treo trong cung của mình (IVua 1V 10:1-17 xem thêm 14:16-27). Người ta cho rằng đây là những lời tuyên bố phóng đại của những vị hoàng đế khoa trương nhưng thực ra không phải như vậy. Bằng cớ là có những miếng vàng dát mỏng được tìm thấy ở A-sy-ri và Ba-by-lôn cũng như những lỗ đinh … để gắn kim loại trong những công trình xây bằng đá ở Ai Cập. 13

Page 68: Vi sao chung ta tin

Theo chỗ chúng ta biết thì một số vàng của Sa-lô-môn xuất xứ từ xứ Ô-phia. IVua 1V 9:11 cũng như trong các phân đoạn khác, mô tả Hiram, vua xứ Ty-rơ, cung cấp cho Sa-lô-môn "gỗ bá hương, gỗ tùng và vàng tùy người muốn bao nhiêu". Và câu 28 nói về quân lính của Hiram "đem về cho Sa-lô-môn bốn trăm hai mươi ta-lâng vàng". Mặc dù vị trí chính xác của thành phố này vẫn còn là một bí ẩn ( người ta phỏng đoán thành phố nầy trải dài từ eo biển Sô-ma-li của Châu Phi đến Ấn Độ), nhưng sự hiện diện và tài sản của nó đã được xác định một cách độc lập. Một mảnh gốm từ giữa thế kỷ VIII T.C. đã được quật lên tại một cảng phía bắc của Tel Aviv. Trên đó có một lời chú thích rõ ràng cho nội dung được một thư ký địa phương đánh dấu rằng “Vàng từ Ophia dành cho Beth-Horon: 30 shekels (khoảng 340 g, 12oz). 14 Chúng ta có thể đưa ra một kết luận an toàn là: Đền thờ bằng vàng của Sa-lô-môn hoàn toàn không phải là một sáng tác cường điệu của những thư ký, nhưng nó bày tỏ đúng những kiểu mẫu của thực tế cổ đại trong thời đại của ông.

Trận chiến giữa Y-sơ-ra-ên và Mô-áp được ghi trên đá! Những nhà khảo cổ học đã đào lên vài vật thể để đưa ra những chi tiết rất cụ thể về sự kiện trong Kinh Thánh. Một minh họa cho trường hợp này là tảng đá tưởng niệm về trận chiến giữa dân Mô-áp và dân Y-sơ-ra-ên trình bày trong IIVua 2V 3:1-37. Kinh Thánh cho biết rằng Mê-sa, vua Mô-áp và dân sự của ông chống lại sự cai trị của dân Y-sơ-ra-ên nên không chịu tiến cống. Một trận chiến dữ dội xảy ra giữa dân Mô-áp và ba vua xứ Y-sơ-ra-ên, Giu-đa và Ê-đôm. Dân Mô-áp thắng trận và dân Y-sơ-ra-ên không còn cai trị trên họ nữa.Trong cuộc khai quật năm 1868, một người Đức tên Klein tìm thấy một tảng đá được khắc chữ tại Dibon, thuộc xứ Mô-áp. Vì tảng đá thuộc quyền của người Ả-rập sinh sống tại Dibon, nên ông ta trở về Âu châu để kiếm tiền mua tảng đá đó. Người Ả-rập, nghĩ rằng họ có thể bán tảng đá với giá cao hơn nên họ nung hòn đá rồi đổ nước lạnh lên rồi chẻ ra làm nhiều miếng. May thay trước đó Klein đã có ấn tượng về hòn đá nguyên vẹn nên có thể ráp lại những mảnh vỡ và phiên dịch lại sau khi đã mua. Hiện nay tảng đá đang được giữ tại bảo tàng viện Louvre ở Paris. Trong dạng ký tự sơ khai của mẫu tự Phoenician (vùng đất thuộc Sy-ri ngày nay), phần ghi chép cho biết Mê-sa, vua xứ Mô-áp, nhờ sự phù hộ của thần Chemosh, đã cởi bỏ được sự thống trị của Y-sơ-ra-ên. Vua Ôm-ri của Y-sơ-ra-ên, cha của vua A-háp, được nhắc tới với tên trong bảng khắc chữ cùng với một số các địa danh trong Kinh Thánh. Đặc biệt là nó còn đề cập tới Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, gọi là "Yahweh." 15

Page 69: Vi sao chung ta tin

Đa-ni-ên và Bên-xát-xa Từ vô số những khám phá khác, câu chuyện của Đa-ni-ên về vị vua bất kính Bên-xát-xa nổi bật. Đa-ni-ên gọi Bên-xát-xa là vị vua cuối cùng của triều đại Ba-by-lôn. Nhưng tất cả những bản ký thuật nổi tiếng của người Ba-by-lôn đều liệt kê Nabonidus là vị vua cuối cùng. Rõ ràng là thiếu nhất quán, một sai sót chăng!Sau đó người ta phát hiện ra trong sử ký của người Ba-by-lôn viết rằng vua Nabonidus không hiểu vì lý do gì đã chuyển qua làm việc trong 10 năm ở Arabi, giao vương quốc lại trong tay của con trai mình là Bên-xát-xa. Sự nhầm lẫn xuất hiện vì vua Nabonidus không chính thức từ bỏ vương quyền . Ông ta vẫn được gọi là vua. Mặc dù Bên-xát-xa không phải là vị vua duy nhất, nhưng Đa-ni-ên và những người trai trẻ Hê-bơ-rơ cùng đi với ông đều xem Bên-xát-xa như một vị vua thật. Trước những cuộc nghiên cứu sử ký của Ba-by-lôn, vua Bên-xát-xa chỉ được nhắc đến trong bản ghi chép của Kinh Thánh mà thôi.Sau khi nghiên cứu về những khám phá nầy, nhà khảo cổ học R. F. Dougherty kết luận : "Trong số tất cả những tài liệu không phải của người Ba-by-lôn liên quan đến trường hợp triều đại Tân Ba-by-lôn, chương thứ năm của sách Đa-ni-ên vốn được xếp loại cách chính xác ngay sau nền văn chương ghi bằng những bảng hình nêm.” 16

Tân Ước được kiểm chứng Những cuộc nghiên cứu khảo cổ học và khám phá về Tân Ước mang một tính chất khác với Cựu Ước. Phần lớn không phải là vấn đề đào xới những toà nhà bị chôn hay tìm các tấm bảng có khắc chữ; trái lại khảo cổ học nhằm vào Tân Ước trước hết là vấn đề liên hệ với các tài liệu đã được ghi chép. F. F. Bruce nhận xét:

Những tài liệu này có thể là những văn kiện công cộng hay cá nhân ghi lại trên đá hay trên vài vật liệu bền chắc nào đó: chúng có thể là những vỏ cây papyri nằm dưới cát của xứ Ai Cập, ghi lại những tác phẩm văn chương, hay những đơn kê hàng đi chợ của những bà nội trợ; chúng cũng có thể là những ghi chú cá nhân được vẽ nguệch ngoạc trên những mảnh đồ sứ chưa tráng men; cũng có thể là những truyền thuyết được khắc trên đồng tiền xu lưu giữ những thông tin về những người cầm quyền mà nếu không làm như vậy thì sẽ bị thiên hạ quên đi, hoặc để phổ biến một vài điều cho dân chúng ghi nhớ khi họ đang sử dụng đồng tiền đó.

Chúng cũng có thể tiêu biểu cho bộ sưu tập các cổ bản Kinh Thánh của một Hội Thánh Cơ Đốc, như cuộn Kinh Thánh bằng vỏ cây của Chester Beauty ( Chester Beauty Biblical Papyri); chúng có thể là tất cả những vật còn lại

Page 70: Vi sao chung ta tin

trong thư viện xưa của một cộng đồng tôn giáo cổ đại, như là những cuộn giấy da xuất xứ từ Qumran hay những tác phẩm của Trí Huệ phái từ Nag Hammadi. Nhưng dầu có mang tính chất gì, chúng đều có thể trở thành quan trọng và thích hợp cho việc nghiên cứu Tân Ước giống như dùng những bảng hình nêm trong việc nghiên cứu Cựu Ước vậy. 17

Giới bình dân đã viết thư trên những giấy vỏ cây và ghi chép các dịch vụ thương mại mỗi ngày trên đó. Một vật liệu ghi chép rẻ hơn để người ta có thể viết lên đó gọi là những mảnh sành, gọi là "ostraca". Những miếng này được dùng cho những ghi chú lặt vặt. (Thêm nữa, nếu bạn muốn lưu giữ những ghi chép của mình cả ngàn năm sau thì hãy viết lên những ostraca này).Một trong những điều có ý nghĩa quan trọng liên hệ đến các vật liệu nầy khám phá được từ trong đống rác thời xưa để chứng minh mối liên hệ giữa ngôn ngữ hằng ngày của những người dân thường và tiếng Hy Lạp là thứ tiếng viết ra phần lớn Tân Ước. So sánh những kết quả tìm thấy giúp cho việc đánh giá những khác nhau giữa tiếng Hy Lạp trong văn chương cổ điển và văn chương của Tân Ước. Nhưng nhờ những phát kiến về giấy vỏ cây thì rõ ràng là tiếng Hy Lạp của Tân Ước rất gần giống với ngôn ngữ của giới bình dân.Vào năm 1931, một bộ sưu tập các văn kiện bằng giấy vỏ cây chép Kinh Thánh bằng tiếng Hy Lạp đã được công bố. Bộ sưu tập nầy nổi tiếng là “Cuộn Kinh Thánh bằng giấy vỏ cây Chester Beauty” và là bộ sưu tập Kinh Thánh tiếng Hy Lạp được một số nhà thờ xa xôi hẻo lánh ở Ai Cập sử dụng, được gấp và sắp xếp như những quyển sách được đóng. 18 Bộ sưu tập này bao gồm mười một cuộn lẻ tẻ được viết ra trên lá của những cây papyrus, ba trong số mười một cuộn đó chứa hầu hết nội dung Tân Ước. Một cuộn bao gồm bốn sách Phúc Âm và sách Công Vụ. Cuộn sách chép tay các thư tín của Phao-lô là cuộn xưa nhất trong toàn bộ mười một cuộn, và nó được viết ngay đầu thế kỷ thứ ba. Cuộn nầy bao gồm chín bức thư của Phao-lô, Thư Tín cho người Hê-bơ-rơ và sách Khải Huyền.Ngay cả trong tình trạng hiện tại rời rạc của mình, những cuộn sách bằng vỏ cây này đã là một lời chứng quan trọng nhất cho lịch sử đầu tiên của bản văn Tân Ước. Phần trích dẫn ở Tân Ước từ đoạn 6 của Phúc Âm Giăng có niên đại khoảng 100 S.C. và là cuộn xưa nhất trong những phần của Tân Ước mà hiện nay người ta biết đến.

Những bảng đá khắc chữ Các bia đá có khắc chữ trên đá là một nguồn tài liệu có giá trị khác. Một ví dụ về trường hợp này là sắc lệnh của Claudius được khắc vào thạch cao tại Delphi thuộc trung tâm Hy Lạp. Một lần nữa, F. F. Bruce viết:

Page 71: Vi sao chung ta tin

Sắc lệnh này có niên đại (theo gốc) trong bảy tháng đầu của năm 52 S.C., và ghi rằng Gallio đang làm thống đốc của vùng A-chai. Từ một nguồn khác, chúng ta được biết chức thống đốc của Gallio chỉ có một năm, và vì thuật ngữ thống đốc chỉ xuất hiện hợp pháp vào ngày 1 tháng 7, chúng ta suy ra rằng Gallio bắt đầu chức thống đốc vào ngày đó năm 51 S.C. Nhưng quá trình làm thống đốc của Gallio trùng hợp với một năm rưỡi hoạt động truyền giáo của Phao-lô tại Cô-rinh-tô (Cong Cv 18:11-12) nên bảng khắc chữ về Claudius cung cấp cho chúng ta một thời điểm cố định cho việc sửa lại mốc thời gian trong sự nghiệp của Phao-lô. 19

Lu-ca, một nhà sử học chân chính, đặc biệt chú ý về tính chính xác trong chi tiết. Một ví dụ về sự chính xác của ông được đề cập trong Lu-ca 3:1 về "Lysania làm vua chư hầu xứ Abylen" hay nhà cầm quyền của một khu vực hay một tỉnh. Đây là một trong số những người nắm quyền trong thời điểm Giăng Báp-tít khởi đầu chức vụ vào năm 27 S.C. Người ta coi việc đề cập đến Lysania như là một sự lầm lỗi, vì nhà vua duy nhất mang tên đó và từng cai trị miền đất đó theo lịch sử cổ đại là vua Lysania, người đã bị Anthony xử tử do lời xúi giục của Cleopatra vào năm 36 T.C., hơn 50 năm trước thời của Giăng Báp-tít.Sau đó có một bảng khắc đá tiếng Hy Lạp tìm được tại Abila (18 dặm về phía Tây Bắc thành Đa-mách), là tên dùng luôn cho xứ A-by-len có ghi lại về một tặng vật của Nymphaeus " một nô lệ đã được Lysania là vua chư hầu phóng thích" giữa năm 14 và 29 S.C, nghĩa là đúng vào khoảng thời gian mà Lu-ca đề cập tới. Một lần nữa, sự chính xác đã được hậu thuẫn nhờ khảo cổ học. 20

Kinh Thánh hoàn toàn xác thực Khảo cổ học khẳng định những dữ liệu được ghi chép trong Kinh Thánh.Ø Những đồng tiền cổ đã cung cấp một vài dữ liệu về bối cảnh cho những phần trong lịch sử của Tân Ước. Một trong những vấn đề quyết định cho việc thiết lập niên đại cho sự nghiệp của Phao-lô là ngày Phết-tu thay thế Phê-lít làm quan thống đốc xứ Giu-đa (24:27). Hệ thống tiền đúc mới của Giu-đa bắt đầu vào năm thứ năm đời Nero, trước tháng 10 năm 59 S.C. Điều này có thể chỉ ra thời điểm bắt đầu của một chế độ thống đốc mới.Ø Những khu vực hiếm hoi đã được xác định rõ ràng và những vị trí tổng quát cũng đã được khám phá. Những vị trí tổng quát dễ dàng được ấn định hơn là những vị trí chính xác, là nơi các biến cố quan trọng của Tân Ước đã xảy ra.Ø Thành phố Giê-ru-sa-lem đã bị phá hủy vào năm 70 S.C. và một thành phố ngoại đạo khác đã được xây lên đó vào năm 135 S.C. Điều này đã gây

Page 72: Vi sao chung ta tin

phức tạp trong việc xác định những địa danh ở Giê-ru-sa-lem vốn được ghi trong các sách Phúc Âm và Công Vụ. Tuy nhiên, một vài nơi như khu vực đền thờ và ao Si-lô-ê, chỗ Chúa chúng ta kêu người mù đi đến để rửa mắt (GiGa 9:11), đã được xác định chắc chắn.Khảo cổ học là một nguồn giúp đỡ ích lợi trong việc hiểu Kinh Thánh hơn. Nó đưa ra những thông tin vô cùng thú vị, giúp soi sáng những việc mà nếu không có nó, sẽ cứ nằm trong bóng tối; và trong một vài trường hợp khác, khảo cổ học đã giúp khẳng định những điều có thể xem là đáng nghi ngờ.Chúng ta có thể đồng ý với Keith N. Schoville khi ông nhận định: "Điều quan trọng là nhận thức rằng những cuộc khai quật của khảo cổ học sẽ cung ứng bằng cớ phong phú để chứng tỏ một cách rõ ràng rằng Kinh Thánh là tài liệu đáng tin. Hơn nữa, đến bây giờ trên căn bản những bằng chứng được tìm thấy qua những cuộc tìm kiếm của khảo cổ học, chưa một lời nào trong Kinh Thánh bị chứng minh là giả dối." 21

Đọc thêm Currid, John D. Archaeology in the Land of the Bible. Grand Rapids, Mich.: Baker, 1999.Free, Joseph P., and Howard Vos. Archaeology and Bible History. Grand Rapids, Mich.: Zondervan,1992.

Có Thể Có Phép Lạ Không?

Bạn có thật sự tin là Giô-na bị một con cá voi nuốt không? Và bạn có nghiêm túc nghĩ rằng Đấng Christ đã dùng 5 cái bánh và 2 con cá để hóa bánh cho 5000 người ăn không? Đó là chiều hướng và giọng điệu của những người nghi vấn thời nay. Họ bảo rằng chắc chắn những câu chuyện về "phép lạ" trong Kinh Thánh chỉ đơn thuần là những phương pháp hấp dẫn để trình bày những chân lý thuộc linh và không nên hiểu theo nghĩa đen.Cũng như tất cả những câu hỏi đặt ra về Đức Chúa Trời và sự hiện diện của Ngài, chúng ta phải bắt đầu bằng việc nhận thức ra nguồn gốc - vấn đề căn bản có liên quan. Nếu không thì chúng ta chỉ bàn luận ở những cành cây nhỏ chứ không tới những nhánh lớn. Điều này thật sự đúng trong việc hiểu được những phép lạ. Đây không phải là khả năng xảy ra của một phép lạ cụ thể nào mà là toàn bộ ý niệm về phép lạ. Thiết lập sự đáng tin cậy của một phép lạ thì sẽ không đi tới tận gốc rễ được. Vấn đề rắc rối này liên quan tới toàn bộ khả năng có thể xảy ra của những phép lạ.

Quan niệm của chúng ta về Đức Chúa Trời Những câu hỏi về tính đáng tin cậy của những phép lạ cũng được mở rộng

Page 73: Vi sao chung ta tin

đến tính giá trị của những lời tiên tri được dự báo hay những hành động siêu nhiên. Tất cả những câu hỏi này xuất phát từ ý niệm về Đức Chúa Trời là Đấng người ta nhận thức như loài người chứ không phải là thần linh. Khi chúng ta đã chấp nhận sự hiện diện và phẩm chất của Đức Chúa Trời thì những phép lạ không còn là vấn đề nữa. Theo định nghĩa, Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng. Nếu vắng bóng một Đức Chúa Trời như vậy thì ý niệm về phép lạ sẽ vô cùng khó chấp nhận, nếu không muốn nói là không thể chấp nhận được.Ngày nọ tư tưởng này đến với tôi một cách mạnh mẽ khi đang nói chuyện với người bạn giáo sư người Nhật của tôi về thần tánh của Đấng Christ. Ông ấy nói “Tôi thấy khó tin nổi rằng một con người có thể trở thành Đức Chúa Trời.” Cảm biết được vấn đề của anh ta, tôi trả lời: “Đúng vậy, ông Kinichi ạ, tôi cũng thấy như vậy, nhưng tôi có thể tin được rằng Đức Chúa Trời có thể trở thành con người được. Ngay lập tức ông ta thấy sự khác nhau, và không lâu sau đó ông ta nhận thấy lý do căn bản cho việc Đức Chúa Trời trong Đấng Christ xuống trần gian, và ông ta tin Chúa.Đức Chúa Trời có bị giới hạn trong những quy luật tự nhiên không? Sau đó câu hỏi được đổi ngược lại là: "Có thật có một Đức Chúa Trời toàn năng, là Đấng đã tạo dựng vũ trụ nầy hiện hữu không?" Nếu có, chúng ta ít gặp khó hơn với những vấn đề phép lạ. Nếu vậy, Ngài sẽ vượt qua những quy luật tự nhiên mà chính Ngài là tác giả. Xem xét lại quan niệm căn bản của chúng ta về Đức Chúa Trời, một Đấng sống động, quyền năng và quan tâm sẽ giúp cho chúng ta suy nghĩ về những phép lạ.Triết gia David Hume và những người khác định nghĩa phép lạ như một sự vi phạm quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, chủ trương như thế lại thần thánh hóa luật tự nhiên. Nói theo một nghĩa nào đó Đức Chúa Trời trở thành một tù nhân của luật tự nhiên và do đó Ngài không còn là Đức Chúa Trời nữa.Trong thời đại khoa học tân tiến ngày nay, loài người có khuynh hướng nhân cách hóa khoa học và luật tự nhiên. Điều này tránh né sự kiện rằng những quy luật này chỉ là những kết quả khách quan thu được từ quá trình khảo sát của chúng ta, đôi khi thậm chí tôn thờ quy luật tự nhiên. Một tín đồ Đấng Christ vẫn tin vào luật tự nhiên vốn biểu hiện theo luật nhân quả có thể quan sát được, lúc nào cũng vậy - năm này qua năm khác, thế kỷ này sang thế kỷ nọ. Nhưng đồng thời Kinh Thánh không hề giới hạn quyền hạn và năng lực của Đức Chúa Trời can thiệp theo thời điểm và cách thức mà Ngài chọn. Đức Chúa Trời vốn ở trên, vượt lên cao hơn, và ở bên ngoài quy luật tự nhiên, và Ngài không hề bị nó trói buộc.Các định luật tự nhiên chẳng bao giờ tạo ra được bất cứ điều gì vì chính Đức Chúa Trời là nguyên nhân sáng tạo. Những định luật này chỉ đơn thuần là những sự mô tả về những điều đang xảy ra mà chúng ta quan sát được.

Page 74: Vi sao chung ta tin

Phép lạ là gì? Phép lạ là từ được sử dụng khá thoải mái ngày nay. Nếu một sinh viên kém cỏi thi đậu, anh ta bảo: “Thật là một phép lạ!" Hay khi một chiếc xe hơi cũ kỹ chạy được từ thành phố này sang thành phố khác, chúng ta nói: “Nó chạy được như thế, thật là một phép lạ!" Chúng ta dùng từ ngữ này ngụ ý cho bất cứ việc gì bất thường hay không ngờ tới. Chúng ta không nhất thiết nghĩ rằng bàn tay của Đức Chúa Trời đang can thiệp vào.Theo sự ký thuật trong Kinh Thánh, phép lạ là hành động của Đức Chúa Trời. Nó mang một ý nghĩa hoàn toàn khác với điều chúng ta dùng trong lời nói hằng ngày. Cách dùng của Kinh Thánh là hành động của Đức Chúa Trời xen vào, để thay đổi hay làm gián đoạn diễn tiến thông thường của sự việc.Ø Kinh Thánh tường thuật lại nhiều loại phép lạ, trong số đó một vài phép lạ có thể có cách giải thích tự nhiên . Chẳng hạn, câu chuyện trong XuXh 14:1-31 kể về việc Đức Chúa Trời rẽ một con đường xuyên qua Biển Đỏ để giúp cho dân Y-sơ-ra-ên thoát khỏi chế độ nô lệ ở Ai Cập. Một số người đã phỏng đoán rằng biển rẽ ra một cách tự nhiên do một cơn gió mạnh khiến nước dựng đứng lên. Có lẽ việc ấy xảy ra mà không có sự can thiệp của Đức Chúa Trời, nhưng phần lạ lùng chính là thời điểm. Ngọn gió lớn chỉ xảy đến khi dân Y-sơ-ra-ên vừa đặt chân đến bờ biển khi bị quân Ai Cập đuổi theo sát nút. Rồi sau đó khi tất cả dân Y-sơ-ra-ên đã vượt qua an toàn và đi trên đất khô, ngọn gió lại dịu xuống và ngừng hẳn để ngăn cản đội quân Ai Cập đuổi theo. Thời điểm chính là bằng chứng cho sự can thiệp kỳ diệu của Đức Chúa Trời.Ø Mặt khác, cũng có nhiều phép lạ không thể nào giải thích được theo lẽ tự nhiên. Sự sống lại của La-xa-rơ từ cõi chết và sự phục sinh của Chúa Giê-xu Christ liên quan đến những năng lực xa lạ với chúng ta và nằm ngoài lĩnh vực gọi là quy luật tự nhiên. Những phần tường thuật về sự chữa lành bệnh tật của Chúa Giê-xu cũng theo sự giải thích tương tự.Ø Chúng ta dễ bị cám dỗ giải thích những việc này như là những phản ứng tâm thể học (psychosomatic response), nhưng những sự chữa lành của Chúa Giê-xu rõ ràng nằm ngoài phạm trù này. Sự chữa lành bệnh phung là một trường hợp cụ thể. Rõ ràng bệnh phung không hề có nền tảng về tâm thể học bệnh phát triển khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể. Những người phung được chữa lành kinh nghiệm quyền năng trực tiếp từ Đức Chúa Trời. Cũng vậy, có những trường hợp mà những bệnh nan y được chữa lành. Người đàn ông mù từ khi sinh ra không thể được kể là trường hợp tâm thể học được, ông ta được sáng mắt không phải là do nguyên nhân ấy (GiGa 9:1-41).Ø Một ý niệm thông thường được nhiều người bày tỏ là những người thời xưa rất dốt nát, khờ khạo và mê tín. Chắc chắn có nhiều việc ngày xưa họ

Page 75: Vi sao chung ta tin

nghĩ là phép lạ thì ngày nay chúng ta biết rằng chẳng phải là phép lạ gì cả mà chỉ đơn giản là những hiện tượng họ đã không hiểu. Nhờ những phát minh của ngành khoa họchiện đại, ngày nay sự hiểu biết của chúng ta mở rộng đáng kể. Chẳng hạn, nếu ngày nay chúng ta điều khiển một chiếc máy bay hiện đại bay qua một bộ lạc sơ khai chắc họ sẽ quỳ rạp xuống đất mà thờ phượng "thần chim bằng bạc" trên bầu trời. Chắc họ sẽ tưởng rằng cảnh tượng mà họ quan sát là một hiện tượng siêu nhiên, một phép lạ. Tuy nhiên, chúng ta biết là máy bay chỉ đơn giản là việc áp dụng các nguyên tắc khí động lực học, chứ không có chút gì là phép lạ cả.Trong trường hợp của người mù, phải có một cách nhìn thực tiễn về tình trạng của ông ta. Những người quan sát biết rằng từ thời khai thiên lập địa đến nay, chưa hề có ai thấy một người mù từ thuở lọt lòng lại có thể được sáng mắt. Họ không phải là những người ngu ngốc. Và chúng ta cũng không có lời giải thích tự nhiên nào về việc Chúa Giê-xu chữa lành cho người mù hơn là lời giải thích vào thời điểm đó. Và ngày nay, ai là người có thể giải nghĩa theo lẽ tự nhiên và hợp lý việc Chúa Giê-xu sống lại hơn thời bấy giờ? Chắc là chẳng có ai cả. Do đó chúng ta không thể đơn giản loại bỏ yếu tố siêu nhiên trong những câu chuyện được Kinh Thánh tường thuật lại.

Không hề mâu thuẫn với quy luật tự nhiên Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải chú ý là những phép lạ không hề có mâu thuẫn với bất kỳ một quy luật tự nhiên nào. Giáo sư J. N. Hawthorne phát biểu: “Phép lạ là những biến cố bất thường do Đức Chúa Trời tạo ra. Các định luật tự nhiên là sự tổng quát hoá những biến cố bình thường cũng do Đức Chúa Trời tạo ra." 1 Đối với những Cơ Đốc nhân chịu suy tư, có hai quan điểm về mối quan hệ giữa những phép lạ với quy luật tự nhiên.Ø Thứ nhất, những phép lạ hấp thụ một quy luật tự nhiên "cao hơn", mà hiện tại chúng ta không hiểu được. Rõ ràng rằng dù khoa học hiện đại đã khám phá được nhiều điều lạ lùng, nhưng chúng ta vẫn còn là những con người dốt nát đứng trên bờ của đại dương tri thức. Chủ trương nầy cho rằng khi chúng ta hiểu biết nhiều hơn, chúng ta sẽ nhận thức được những việc ngày nay chúng ta nghĩ là phép lạ sẽ đơn thuần là tác động của những quy luật cao hơn trong vũ trụ mà bấy giờ chúng ta vẫn chưa biết.Theo cái nhìn của khoa học hiện đại, định luật là điều xảy ra đều đặn và biểu hiện một cách nhất quán. Do đó bảo rằng một phép lạ là hậu quả của một định luật cao hơn, thì chúng ta sẽ không chấp nhận bất kỳ sự lệch lạc nào từ định luật tự nhiên.Ø Thứ hai, những phép lạ trong Kinh Thánh là hành động sáng tạo - một

Page 76: Vi sao chung ta tin

hành động tối cao, siêu việt do quyền năng siêu nhiên của Đức Chúa Trời. Có lẽ quan niệm nầy có phần hợp lý hơn.

Những phép lạ của Kinh Thánh Tương phản với các truyện tích về phép lạ của văn học ngoại đạo và của các tôn giáo khác, những phép lạ của Kinh Thánh không bao giờ có tính chất lập dị hay quái đản. Những phép lạ ấy không xảy ra lộn xộn và nằm rải rác trong những chuyện kể mà chẳng có ý nghĩa gì cả nhưng chúng luôn luôn có thứ tự và mục đích rõ ràng. Tất cả đều xoay quanh ba giai đoạn lớn của lịch sử Kinh Thánh:Ø Xuất Ê-díp-tôØ Những tiên tri dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ênØ Giai đoạn của Đấng Christ và Hội Thánh ban đầu.Trong những phần ghi chép của Kinh Thánh về những phép lạ, mỗi phép lạ luôn luôn có chung một mục đích: để củng cố đức tin. Chúng xác nhận sứ điệp và người chuyển tải sứ điệp, hay bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời bằng việc cất bỏ những sự đau đớn. Không bao giờ phép lạ được biểu diễn như một trò giải trí, theo kiểu mà những nhà ảo thuật làm trên sân khấu cho khán giả của mình.Những phép lạ không bao giờ được thực hiện vì uy tín cá nhân để được tiền bạc hay thế lực. Trong đồng vắng ma quỷ cám dỗ Chúa Giê-xu dùng quyền phép của Ngài theo cách này, nhưng Ngài cương quyết từ chối. Ngài luôn hướng về Đức Chúa Trời là trung tâm trong khi thực hiện những phép lạ (xem LuLc 4:1-13).Để đáp lại lời yêu cầu trực tiếp của người Do Thái muốn Ngài nói cho họ biết rõ ràng Ngài có phải là Đấng Mết-si-a hay không, Chúa Giê-xu trả lời: “Ta đã bảo các ngươi, mà các ngươi không tin; những việc ta nhân danh Cha ta mà làm đều làm chứng cho ta." (GiGa 10:25). Một lần nữa Ngài lại nói rằng nếu họ ngần ngại không chịu tin vào những lời tuyên bố của Ngài thì họ nên tin Ngài "bởi công việc ta" (14:11).Đức Chúa Trời dùng những phép lạ trong hội thánh đầu tiên để củng cố thêm sứ điệp của họ, những sứ điệp luôn được tập trung vào phép lạ của sự phục sinh. Chú ý sách Công Vụ.Sao bây giờ không còn? Người ta thường nói: “Nếu thời đó Đức Chúa Trời làm những phép lạ, sao bây giờ Ngài không làm nữa? Nếu tôi thấy phép lạ thì tôi mới tin!" Câu hỏi này đã được chính Chúa Giê-xu trả lời. Ngài kể về một người giàu đang ở trong sự hành hạ của địa ngục, ngước mắt lên và cầu xin Áp-ra-ham sai người nào tới để cảnh cáo năm anh em của ông nếu không thì họ cũng sẽ đi tới một nơi khủng khiếp. Áp-ra-ham nói với ông ta rằng các anh em của ông

Page 77: Vi sao chung ta tin

đã có lời Kinh Thánh. Nhưng người nhà giàu phản đối và nói rằng nếu có người từ chết sống lại, thì anh em ông xúc động vì phép lạ và họ sẽ xoay bỏ lối sống hiện tại mà theo Chúa Giê-xu. Câu trả lời vẫn có thể được áp dụng ngày nay y như lúc đó: "Nếu không nghe Môi-se và các đấng tiên tri, thì dầu có ai từ kẻ chết sống lại, chúng nó cũng chẳng tin vậy." (LuLc 16:31). Ngày nay vẫn thế.Lời tuyên bố của Chúa Giê-xu có thể dành cho chúng ta giữa những áp lực của những tiêu chuẩn văn hóa trong thời đại chúng ta. Một cách vô thức, những định kiến rất hợp lý của chúng ta có thể loại trừ những khả năng của phép lạ. Những suy nghĩ của thời hậu hiện đại (postmodernistic) bảo chúng ta rằng phép lạ là điều không thể xảy ra được; không một bằng chứng nào có thể thuyết phục chúng ta rằng phép lạ đã từng xảy ra. Một lời giải thích khác theo quan điểm chủ nghĩa tự nhiên (naturalistic) tự động sẽ được nêu lên. . Những phép lạ trong Kinh Thánh luôn luôn có mục đích. Nhiều lần dân chúng thấy quyền năng của Chúa Giê-xu bèn yêu cầu Ngài làm phép lạ hay ma thuật. Tuy nhiên, Ngài khẳng định nhiều lần rằng mục đích duy nhất của Ngài là giảng dạy chân lý thuộc linh, để bày tỏ những phẩm tính của Ngài và quyền năng của Cha Ngài. Lời tự định nghĩa của Ngài ban cho chúng ta sự sống, sự sống dư dật, và bày tỏ Đức Chúa Trời. "Ơn và lẽ thật bởi Đức Chúa Giê-xu Christ mà đến" (GiGa 1:17). Mỗi phép lạ đều hướng đến mục đích này.

Những tài liệu đáng tin cậy làm sáng tỏ những phép lạ Ngày nay phép lạ không còn cần thiết để làm nền tảng cho đức tin chúng ta vì chúng ta đã có những tài liệu phi thường với độ chính xác rất cao bày tỏ cho chúng ta chân lý của Đức Chúa Trời. Theo Ramm nhận xét: “Nếu những phép lạ có thể được nhận thấy bằng giác quan, chúng có thể được dùng làm bằng chứng (viết). Một khi chúng được kiểm chứng đầy đủ rồi, thì lời chứng ghi lại cũng có giá trị y như kinh nghiệm rõ ràng khi ta đứng trước biến cố xảy ra." 2

Bất kỳ phiên tòa nào trên thế giới đều xét xử căn cứ vào những lời chứng đáng tin do chính miệng nhân chứng nói ra hay viết lên giấy. "Nếu sự sống lại của La-xa-rơ đã thật sự được Giăng chứng kiến và ghi lại trung thực trong khi ông vẫn còn lành mạnh, tỉnh trí thì với mục đích là làm bằng chứng, nó cũng có giá trị như chúng ta có mặt ở đó và chứng kiến vậy." 3 Sau đó Ramm liệt kê những lý do giúp chúng ta biết rằng những phép lạ có bằng chứng thích hợp và đáng tin cậy. Chúng tôi xin tóm tắt như sau:Ø Trước hết, những phép lạ của Chúa Giê-xu được thực hiện nới công cộng. Chúng không hề được thực hiện trong nơi kín giấu chỉ có hai ba người, rồi những người đó công bố cho cả thế giới. Có đầy đủ cơ hội để có thể kiểm

Page 78: Vi sao chung ta tin

chứng những phép lạ ngay tại chỗ. Một điều rất ấn tượng là những địch thủ của Chúa Giê-xu không bao giờ phủ nhận những phép lạ mà Ngài thực hiện. Hoặc là họ gán nó cho quyền lực của Sa-tan hay cố gắng tìm cách xóa bỏ bằng chứng, như trong trường hợp La-xa-rơ từ chết sống lại. Thực tế, họ nói: “Nếu chúng ta chẳng giết người đi trước khi dân chúng hay được việc đã xảy ra, thì cả thế gian sẽ kéo theo Người!"Ø Thứ hai, những phép lạ của Chúa Giê-xu được thực hiện trước mặt những kẻ chưa tin. Ngược lại, phép lạ mà các giáo phái ngoại đạo và những nhóm người kỳ quặc rêu rao dường như chẳng bao giờ xảy ra khi có kẻ hoài nghi hiện diện để quan sát. Đối với Chúa Giê-xu thì sự việc không hề xảy ra như vậy.Ø Thứ ba, những phép lạ của Chúa Giê-xu được thực hiện suốt ba năm chức vụ của Ngài, bao gồm các năng lực đa dạng. Ngài bày tỏ nhiều năng lực khác nhau. Ngài có quyền trên thiên nhiên, khi Ngài biến nước thành rượu. Ngài có quyền năng trên bệnh tật, khi Ngài chữa lành người phung và kẻ mù. Ngài có quyền trên quỷ dữ, khi Ngài đuổi chúng ra khỏi những người bị chúng hành hại. Ngài cũng có sự hiểu biết phi thường, khi Ngài biết Na-tha-na-ên đang ở dưới gốc cây vả. Ngài bày tỏ quyền năng tạo dựng của mình khi Ngài dùng năm cái bánh và hai con cá cho năm ngàn người ăn. Ngài đã có quyền trên luật thiên nhiên khi Ngài dẹp yên gió lớn và sóng biển của trận bão lớn. Và cuối cùng, Ngài bày tỏ quyền lực trên chính sự chết khi Ngài kêu La-xa-rơ và những người khác từ cõi chết sống lại.Ø Thứ tư, không thể phủ nhận lời chứng của những người được chữa lành. Như đã nói từ trước, chúng ta có lời chứng từ những người như La-xa-rơ, mà việc được chữa lành không thể nào do các nguyên nhân của tâm thể học hay hậu quả của việc chữa trị không đúng với căn bệnh.Ø Thứ năm, so sánh với những tôn giáo không phải là Cơ Đốc giáo khác, những phần tường thuật của Tân Ước về Chúa Giê-xu người Na-xa-rét là vô cùng đặc biệt, theo một phạm trù hoàn toàn khác, với một mục đích cũng hoàn toàn khác biệt. Chúng là một phần trong cái sứ điệp tổng thể đáng tin cậy: sự giáng sinh của Ngài, sứ điệp của Ngài về sự tha thứ, sự chết và sự phục sinh của Ngài.Trong các tôn giáo phi Cơ Đốc, sở dĩ người ta tin phép lạ là vì họ đã tin tôn giáo trước rồi, nhưng đối với tôn giáo tin Kinh Thánh, những phép lạ là một phần trong số nhiều phương tiện để thiết lập một tôn giáo thật. Sự khác biệt này có tầm quan trọng rất lớn. Dân Y-sơ-ra-ên đã ra đời bằng một loạt phép lạ, năm sách đầu tiên của Cựu Ước được bao trùm bởi những điều kỳ diệu phi thường. Nhiều nhà tiên tri đã được xác nhận là phát ngôn nhân của Đức Chúa Trời nhờ quyền năng làm phép lạ của họ. Chúa Giê-xu không phải chỉ đến để giảng dạy mà thôi, nhưng còn để làm phép lạ, và những sứ giả thời

Page 79: Vi sao chung ta tin

đại này qua thời đại khác cũng làm những dấu kỳ phép lạ. Chính phép lạ đã chứng minh cho sự chân thật của tôn giáo trong mọi phương diện. 4 C. S. Lewis viết: “Tôi nghĩ rằng, tất cả những tính chất của Ấn Độ giáo sẽ không hề bị suy giảm nếu bạn vứt bỏ các phép lạ đi. Đối với Hồi giáo thì sự việc cũng gần đúng như vậy. Nhưng bạn không thể làm như vậy đối với Cơ Đốc giáo. Cơ Đốc giáo thật ra là truyện tích về một phép lạ vĩ đại. Một Cơ Đốc giáo theo thuyết tự nhiên sẽ loại bỏ tất cả phần đặc thù của Cơ Đốc nhân. ” 5

Những phép lạ của ngoại giáo Những phép lạ được ký thuật bên ngoài Kinh Thánh không hề được trình bày thứ tự, trung thực và có mục đích như các phép lạ trong Kinh Thánh. Nhưng điều quan trọng hơn, như chúng ta thấy trong chương sáu, tính vững bền, xác thực đáng kinh ngạc, chứa đựng trong những phép lạ của Kinh Thánh bị mất. Những cuộc khảo sát tương tự đối với cả những ghi chép thế tục lẫn ngoại giáo về phép lạ cho thấy toàn bộ sứ điệp đã bị mất. Càng kết hợp những sự kiện này vào trong suy nghĩ của chúng ta, thì chúng ta càng nhận định chính xác hơn về những chân lý được công bố.Suy nghĩ của chúng ta sẽ được hỗ trợ khi sử dụng cùng một tiêu chuẩn để xem xét những phép lạ và những sự chữa lành được khẳng định mà chúng ta nghe trong thời đại nầy. Tính nhất quán và mức độ đáng tin cậy của những phép lạ trong Kinh Thánh có thể trở thành tiêu chuẩn để chúng ta phân định những cái gọi là phép lạ và những sự chữa bệnh trong thời đại của chúng ta. Bạn sẽ thấy rằng chúng không thể chịu đựng được đầy đủ mọi mặt của cuộc khảo sát. Một bản trình bày tóm tắt sẽ cho thấy chúng không tương đương với các phép lạ trong Kinh Thánh. Sự kiện tìm thấy một vài phép lạ giả tạo không phải là bằng chứng để kết luận rằng tất cả các phép lạ đều là giả mạo, giống như việc khám phá được vài tấm giấy bạc giả không thể nào chứng tỏ rằng tất cả giấy bạc đều là giả. Nó giúp so sánh toàn bộ bức tranh với việc xem xét từng phần .

Những báo cáo được phóng đại Có vài chủ trương cố tìm cách giải thích các phép lạ dựa trên căn bản của việc phóng đại các báo cáo, đặc biệt là do những người đi theo Chúa Giê-xu. Nói chung, chúng ta có thể nói rằng con người thường nổi tiếng là thiếu chính xác trong việc trình bày những sự kiện và những ấn tượng của mình. Chỉ cần bày một trò chơi giản dị là "tin đồn", một bí mật sẽ được thì thầm từ tai người này sang người khác quanh phòng và sẽ thấy những chi tiết được thay đổi khi tin được truyền đi. Theo quan điểm của khuynh hướng này, người ta cho rằng rõ ràng mức độ đáng tin cậy của bất cứ người quan sát nào có thể dễ dàng bị xét lại. Dựa trên căn bản này, chúng ta có thể xét lại những

Page 80: Vi sao chung ta tin

ghi chép của Phúc Âm về phép lạ như là những cuộc quan sát nhầm lẫn của những người quan sát tưởng tượng và thiếu chính xác.Dầu loài người vốn có khuynh hướng này, nhưng các toà án vẫn không ngừng hoạt động, và nhân chứng vẫn được coi là có thể cung cấp những thông tin vô cùng bổ ích. Và mặc dù có thể có nhiều nghi vấn về một tai nạn xe, nhưng những chi tiết của nhân chứng có thể cung cấp thời gian, tốc độ của xe, vị trí và những điều khác. Không thể kết luận là tai nạn không hề xảy ra chỉ vì có sự không nhất quán trong câu chuyện của những nhân chứng. Như Ramm quan sát, một chiếc xe bị bẹp dúm và những người bị thương là những bằng chứng không thể bác bỏ mà tất cả đều phải chấp nhận. 6 Dĩ nhiên, chúng ta thấy rằng có rất nhiều giới hạn đối với một cuộc tranh luận được đưa ra như là mức độ đáng tin cậy của những nhân chứng. Tất cả những cân nhắc thận trọng sẽ giúp chúng ta thấy rằng khi theo đuổi tới cùng, các cuộc tranh luận có thể được dùng để bác bỏ chính những lời khẳng định mà nó muốn thiết lập. Chẳng hạn, những người kiểm soát tính đáng tin cậy hay không đáng tin cậy của một nhân chứng cũng phải chứng minh mức độ đáng tin cậy của mình. Nói cách khác, nếu một người nói rằng lời chứng của một người khác là không đáng tin cậy, thì cũng có khả năng tương tự cho rằng lời chứng của bản thân người đó cũng không đáng tin cậy.

Những môn đồ không thể khách quan Thỉnh thoảng có người đưa ra ý kiến đầy nghi ngờ là phải bác bỏ những câu chuyện phép lạ vì chúng được những môn đồ tin kính kể lại nên không mang tính khách quan. Nhưng những môn đồ là những người đã ở tại hiện trường và tận mắt thấy những phép lạ. Sự kiện họ là môn đồ của Chúa không có gì quan trọng cả. Vấn đề là: Họ có nói sự thật không? Như chúng ta đã thấy, những lời chứng do các nhân chứng tận mắt là những lời chứng tốt nhất chúng ta có thể chấp nhận, và hầu hết những môn đồ của Chúa đều từng đối diện với cái chết như là một thử nghiệm cho tính chân thật của họ.Ngày nay, trước một toà án, chúng ta không thể nào nói rằng vì muốn bảo đảm tính khách quan của nhân chứng, chúng ta sẽ chỉ lắng nghe những người không có mặt tại hiện trường khi tai nạn xảy ra mà cũng không có liên quan gì đến tai nạn. Chúng ta cũng không thể bảo rằng chúng ta không chịu chấp nhận lời chứng của những nhân chứng hay nạn nhân, vì cho rằng họ bị “thành kiến”. Vấn đề tối quan trọng là sự chân thật, không phải là mức độ gần gũi hay mối quan hệ với sự kiện.

Câu hỏi mang tính triết học Vấn đề phép lạ có thể xảy ra hay không không phải là vấn đề khoa học nhưng là vấn đề triết học. Khoa học chỉ có thể nói rằng những phép lạ không xảy ra theo diễn tiến thông thường của tự nhiên. Khoa học không thể cấm

Page 81: Vi sao chung ta tin

đoán những phép lạ được vì những quy luật tự nhiên không gây ra bất cứ cái gì và do đó cũng không thể cấm đoán bất cứ cái gì. Theo chúng ta được biết, những quy luật tự nhiên, chỉ là sự miêu tả những gì xảy ra.Cơ Đốc nhân cũng chấp nhận quan điểm về quy luật tự nhiên. "Điều chính yếu đối với giáo lý hữu thần về phép lạ là cõi thiên nhiên mỗi ngày đều tuân theo sự chuyển vận cố hữu (có thể dự đoán được) của nó. Nếu cõi thiên nhiên chỉ hoạt động tùy hứng (không thể đoán trước được), chúng ta sẽ không thể nào khám phá được các phép lạ cũng như không thể nào thiết lập được một định luật tự nhiên." 7 Sự khác nhau giữa Cơ Đốc nhân và một nhà khoa học là vấn đề triết học vì mỗi người có những định kiến khác nhau, căn bản của tất cả những ý kiến của chúng ta. Khi đó, khả năng nhìn thấy một việc gì như là một phép lạ, tùy vào định kiến của chúng ta, quan điểm của chúng ta hay thế giới quan của chúng ta.Vậy thì tiền giả định của Cơ Đốc nhân là gì? Đức Chúa Trời hiện hữu, đã thiết lập quy luật tự nhiên, có thể làm ra nó hay phá vỡ nó, có thể chi phối nó hay không. Đức Chúa Trời phi thường nhưng cá nhân đứng ngay ở nền tảng của mọi hiện tượng, tự nhiên lẫn tâm linh. G. K. Chesterton nói: “Phép lạ là một điều kỳ diệu; nhưng nó rất đơn giản. Nó đơn giản bởi vì nó là phép lạ. Nó là quyền năng đến trực tiếp từ Đức Chúa Trời thay vì gián tiếp qua tự nhiên hay ý chí của con người." 8 Vậy, còn tiền giả định của những nhà khoa học theo thuyết vô thần hay bất khả tri là gì? Đức Chúa Trời không hiện hữu, hoặc không thể hiện hữu. Những nhà khoa học(trừ khi họ là những Cơ Đốc nhân) nói chung thiết lập tất cả những nhận xét và ý kiến dựa trên những quan sát mang tính tự nhiên và vật chất, tin rằng không có một chọn lựa nào khác. Từ định kiến này, siêu nhiên không xâm nhập vào và thật vậy sẽ không được xem xét tới. Giống như bất cứ một người nào khác, nhà khoa học chỉ có thể hỏi: “Những dữ liệu của phép lạ về mặt lịch sử có đáng tin cậy không?" Nhà khoa học ấy không thể đi xa hơn.Để kết luận những tư tưởng về phép lạ, như chúng ta đã thấy những phép lạ trong Kinh Thánh được gắn liền với điều Đức Chúa Trời muốn truyền đạt với chúng ta, chứ không phải chỉ là một phần phụ không quan trọng lắm. Nó cũng đem chúng ta trở lại với câu hỏi cơ bản, Đức Chúa Trời có hiện hữu không? Giải quyết câu hỏi đó thì các phép lạ không còn là vấn nạn. Vì tính nhất quán của luật tự nhiên - là điều tương phản với phép lạ - tùy thuộc vào tác giả của qui luật đó nên Ngài có thể vượt qua qui luật tự nhiên để hoàn tất mục đích tối hậu của Ngài.Đọc thêm Connelly, Dough. Miracles. Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1998.

Page 82: Vi sao chung ta tin

Fischer, Robert B. God Did It, But How? Relationships Between the Bible and Science, 2nd ed. Ipswich, Mass.: American Scientific Affiliation, 1997.Lewis, C.S. Miracles. New York: Simon and Schuster, 1996.

Khoa Học Và Kinh Thánh Có Mâu Thuẫn Không?

Nếu có một câu hỏi nào phát sinh nhiệt lượng nhiều hơn ánh sáng thì đó là câu hỏi này: Khoa học và Kinh Thánh có nhất trí với nhau không? Chắc chắn có sự mâu thuẫn. Về một phương diện, có những Cơ Đốc nhân qui cho Kinh Thánh nói những điều mà Kinh Thánh không thật sự nói; những lời khẳng định xem ra rất xa lạ với khoa học. Mặt khác, có những nhà khoa học cho rằng sự giải thích triết học của họ cũng giống với những sự kiện khoa học (khoa học chủ nghĩa). Khi những lời giải thích này xem ra không phù hợp với Kinh Thánh, một lần nữa vấn đề lại nảy sinh.Đối với câu hỏi: "Một số nhà khoa học và một số Cơ Đốc nhân có bất đồng với nhau không?" thì ta có thể mạnh dạn trả lời là “có”. Chúng ta chỉ cần nhớ lại giáo hội đã bắt bớ Ga-li-lê về việc ông tuyên bố mặt trời quay xung quanh trái đất, phiên toà của ông Scopes vào năm 1925 về việc giảng dạy sự sáng tạo và tiến hoá trong trường học hay cuộc đối chất về vấn đề nô lệ xảy ra cách đây hai thế kỷ giữa Wilberforce và Huxley thì biết ngay đó chính là trường hợp nầy.Những Cơ Đốc nhân nhiệt tình nhưng hiểu biết sai lầm Như tôi đã nói, một phần của vấn đề bắt nguồn từ một số những Cơ Đốc nhân có tấm lòng nhưng thiếu hiểu biết, họ gán cho Kinh Thánh những điều mà thật ra Kinh Thánh không hề nói. Một ví dụ cổ điển và rất tai hại là niên đại của Kinh Thánh được tính theo cách của Giám Mục James Usser (1582-1656), một người đồng thời với Shakespeare. Ông nầy đã rút một loạt các niên đại từ những bảng gia phả trong Kinh Thánh và kết luận rằng thế giới được tạo dựng vào năm 4004 T.C.Nhiều người nghi ngờ kể cả nhân vật lừng danh như Lord Bertrand Russell, đã tưởng rằng tất cả những Cơ Đốc nhân đều tin rằng sự sáng tạo xảy ra vào năm 4004 T.C. Trước đây ít lâu, tôi đến thăm một sinh viên nội trú tại trường đại học thuộc miền trung viễn tây. Anh ta làm một bài thi đúng-sai trong môn học về văn minh Tây phương. Có một câu hỏi như sau: “Theo Kinh Thánh thì trái đất đã được hình thành năm 4004 T.C."Tôi nói: “Theo tôi có lẽ giáo sư của anh muốn anh ghi câu này là đúng chứ?"Chàng sinh viên đáp: “Đúng vậy".Tôi nghĩ thầm điều đó thật hay. Rồi rút trong túi ra cuốn Kinh Thánh, bản in của Đại học Oxford, tôi hỏi: “Tôi đố anh chỉ được cho tôi chỗ nào trong Kinh Thánh đã nói như thế."Người sinh viên hết sức bối rối khi không tìm được niên đại đó ở trang đầu

Page 83: Vi sao chung ta tin

của Sáng Thế Ký. Muốn giúp anh kia, một sinh viên Tin Lành khác đi cùng với tôi nhanh chóng chỉ: “Nó nằm ở trang 3 đó!"Cả hai đều rất ngạc nhiên khi biết rằng ngày mà Giám Mục Ussher tính toán xuất hiện trên một vài cuốn bản Kinh Thánh bằng tiếng Anh chứ không hề có trong nguyên tác.Mặt khác, vài nhà khoa học còn tự tiện tuyên bố những điều vượt ngoài phạm vi các sự kiện. Thật ra những lời khẳng định đó chỉ là những lời giải thích mang tính triết học về các dữ kiện chứ không hề có thẩm quyền ngang hàng với chính các dữ kiện. Tiếc là đối với tâm trí của người nghe thì ít khi họ phân biệt được sự kiện và những lời giải thích.

Khi nhà khoa học phát biểu Dường như khi một khoa học gia phát biểu về bất kỳ đề tài nào, thì người ta có thể tin tưởng ông hơn. Có thể ông ta nói ngoài lãnh vực của mình, nhưng sự kính trọng dành cho những lời khẳng định trong lãnh vực của ông hầu như được chuyển một cách vô thức cho tất cả những gì ông ta nói. Ai có thể tranh luận với một trình độ học vấn uyên bác như vậy? Chẳng hạn, Carl Sa-gan, một nhà văn nổi tiếng và cựu giáo sư về ngành thiên văn học của trường đại học Cornell, minh họa sự chuyển biến từ khoa học sang "khoa học chủ nghĩa", một ý kiến triết học cá nhân. Tạp chí Tin Tức Nước Mỹ và Tường Trình Thế Giới (U.S. News and World Report) phỏng vấn ông về đề tài khoa học và tôn giáo. Khoa học là lãnh vực của ông ta; nhưng tất nhiên tôn giáo thì không. Tuy nhiên, ông ta cũng đưa ra một lời tuyên bố thật táo bạo: "Vũ trụ hiện là hay đã là và sẽ luôn là chính nó"; "Bất cứ điều có ý nghĩa mà con người chúng ta có là những thứ chúng ta tự tạo "; và "Nếu chúng ta phải thờ phượng một quyền lực to lớn hơn chúng ta, thì thờ phượng mặt trời và những ngôi sao không hợp lý sao?" Nhưng tại sao chúng ta lại phải thờ phượng thiên nhiên nếu như theo điều ông nói thì nó chỉ là "kết quả của một sự tình cờ mò mẫm và là một phần của một tiến trình vô nghĩa?" 1

Đức tin bị nghi ngờ Một lãnh vực khác thường gây nên sự chống đối, ấy là câu hỏi rằng những điều không thể chứng nghiệm được bằng phương pháp khoa học thì có thật và có giá trị hay không. Vài người có thể vô tình hay cố ý đã quyết đoán rằng nếu một lời tuyên bố không thể được chứng minh trong phòng thí nghiệm bằng những phương pháp của khoa học tự nhiên, thì nó không đáng tin cậy và không thể chấp nhận là đáng tin tưởng được. Những khám phá của khoa học được coi là khách quan, do đó là thật; những lời tuyên bố đòi hỏi phải chấp nhận bằng đức tin đều bị nghi ngờ.E. O. Wilson, một nhà sinh vật học được rất nhiều người kính nể, minh họa quan điểm này trong cuốn sách của ông có tựa đề Về Bản chất Con người

Page 84: Vi sao chung ta tin

(On Human Nature). Ông nói rằng: “Khía cạnh cuối cùng mang tính quyết định bởi chủ nghĩa tự nhiên khoa học, sẽ đến từ khả năng giải thích tôn giáo truyền thống, đối thủ chủ yếu của nó là một hiện tượng vật chất hoàn toàn." 2 Nhưng chúng ta còn có nhiều cách thức và phương tiện khác hơn phòng thí nghiệm để đạt đến sự hiểu biết chân thật và xuất sắc. Hãy xem xét tiến trình nam nữ yêu nhau. Lẽ dĩ nhiên điều này không thể tạo được trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng những dụng cụ khoa học, nhưng chỉ những ai đã từng kinh nghiệm tình yêu mới thú nhận rằng sự hiểu biết của họ về tình yêu là không chắc hay không thật tình. Những định kiến khác của khoa học bao gồm sự hiện hữu của chân lý, những quy luật hợp lý, tính thoả đáng của ngôn ngữ và con số. Vấn đề đơn giản là những niềm tin thật sự hợp lý có thể biện minh được đang hiện hữu trong vô số những lãnh vực nằm ngoài phạm vi của khoa học. 3 Phương pháp khoa học chỉ thích hợp cho những thực tế có thể đo lường được bằng đơn vị vật lý.Đức Chúa Trời là một thực tại khác hẳn loại thực tại của thế giới tự nhiên mà khoa học đang khảo sát. Đức Chúa Trời không chờ đợi loài người khám phá Ngài bằng phương pháp tra cứu, sưu tầm dựa trên kinh nghiệm của họ; Ngài là một hữu thể thần linh, hiện hữu bên ngoài không gian và thời gian. Nhưng Ngài cũng là một hữu thể con người, Đấng đã bày tỏ chính Ngài qua lịch sử và con người vẫn có thể kinh nghiệm sự hiện diện của Ngài trong đời sống cá nhân mình.

Nhà khoa học sử dụng đức tin Đức tin không hề gây hại đến sự hiểu biết về thực tại. Thật vậy, chính khoa học cũng dựa trên những giả thuyết phải được chấp nhận bằng đức tin trước khi tiến hành những cuộc khảo sát.Vũ trụ rất có trật tự. Nó hoạt động theo một khuôn mẫu, do đó người ta có thể kiểm nghiệm và tiên đoán cách vận chuyển của nó. Điều này bao gồm luôn tính nhất quán của thế giới chúng ta và nó sẽ tiếp tục như đang hiện có. Chẳng hạn, táo sẽ luôn rơi xuống, chứ không bay lên!Chân lý khách quan tồn tại và người ta có thể biết được. Nếu đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học thuần túy mang tính vật chất và tự nhiên, thì tất cả những nỗ lực sẽ bị hạn chế trong những hiện tượng tự nhiên này. Một người có thể nói rằng chân lý của những nhà khoa học không thể mở rộng ra ngoài những lãnh vực có thể đo lường được. Giả thuyết căn bản ấy là những vật nào người ta không thể kiểm nghiệm bằng kính hiển vi hay kính viễn vọng thì chắc chắn nó không hiện hữu.Mức độ đáng tin cậy của những cảm nhận bằng giác quan. Đây là một giả thuyết phi vật chất khác cần phải được chấp nhận bằng đức tin. Một người

Page 85: Vi sao chung ta tin

phải tin rằng những giác quan của chúng ta đáng tin cậy trong việc giúp chúng ta phác họa một bức tranh về vũ trụ và giúp chúng ta hiểu được tính trật tự của nó.Tính lặp đi lặp lại của một thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Khi một khoa học gia đưa ra một công trình và được một khoa học gia khác lặp lại thì kết quả của nó phải giống nhau. Chẳng hạn, bỏ khí hydro và oxy chung với nhau một lượng thích hợp, trong cùng một điều kiện, chúng ta sẽ được nước.... Tuy nhiên, theo điều chúng ta đã thảo luận, có nhiều thứ, như lịch sử thì không thể được lặp lại trong phòng thí nghiệm.Theo điều ngày nay chúng ta biết và cần ghi nhận là phương pháp khoa học, bắt nguồn vào thế kỷ thứ 16 trong vòng những người vốn là Cơ Đốc nhân. Họ bất đồng với những quan niệm đa thần giáo của người Hy Lạp vốn xem xét thế giới như là cái bất thường và không đều đặn, vì vậy không thích hợp cho những cuộc nghiên cứu có hệ thống. Sau đó họ lý luận rằng vũ trụ phải có trật tự và đáng để nghiên cứu bởi vì nó là công việc của một Đấng tạo hóa thông sáng. Khi theo đuổi những khám phá có tính khoa học, họ càng tin quyết rằng họ đang suy nghĩ về những tư tưởng của Đức Chúa Trời theo ý Ngài.Điều cần nhìn nhận sâu sắc hơn nữa, ấy là khoa học không thể đưa ra những phán đoán về giá trị của những vật nó đo lường. Nhiều người đang chiến đấu trên các tiền tuyến khoa học đang nhận thức được rằng không có gì trong chính khoa học có thể hướng dẫn họ trong việc áp dụng những khám phá của họ. Không có gì trong chính khoa học xác định hoặc năng lượng hạt nhân sẽ được dùng để tiêu diệt các thành phố hay diệt trừ căn bệnh ung thư; đó là một phán đoán có tính quyết định nằm ngoài phương pháp khoa học.Khoa học có thể cho chúng ta biết một hiện tượng nào đó xảy ra như thế nào, chớ không hề cho ta biết tại sao lại xảy ra cách nhất định như vậy. Khoa học chẳng bao giờ giải đáp cho chúng ta biết là có mục đích gì cho vũ trụ này. Theo cách nói của một nhà văn, khoa học có thể cho chúng ta "biết như thế nào"; chứ không thể cho chúng ta "biết tại sao." 4 Chúng ta lệ thuộc vào sự mạc khải của nhiều loại thông tin, vắng bóng điều nào cũng để lại cho chúng ta một bức tranh dang dở.

Cả hai phía đều có những định kiến Mọi người đều có thế giới quan, một hệ thống những định kiến qua đó chúng ta gạn lọc tất cả những thông tin khác. Cơ Đốc nhân tin rằng khoa học là con đường dẫn tới việc khám phá Chân lý với chữ C viết hoa. Cũng vậy, Đức Chúa Trời tồn tại, sống động trong công trình sáng tạo của Ngài và là cấu trúc căn bản cho mọi mối liên hệ của chúng ta. Một Cơ Đốc nhân không thấy có gì xung khắc giữa lý luận hay sự thông minh và niềm tin vào một

Page 86: Vi sao chung ta tin

Đức Chúa Trời siêu nhiên. Những Cơ Đốc nhân đồng thời cũng là những khoa học gia không tự cho mình là những người điên thông minh (intellectual schizophrenics) mà chỉ xem mình đang nối gót những Cơ Đốc nhân sáng lập khoa học hiện đại. Để minh họa điều này, William Paley của thế kỷ XVIII cho chúng ta biết quan điểm như sau:

Giả sử tôi thấy một cái đồng hồ nằm trên đường, và người ta hỏi tôi làm thế nào cái đồng hồ lại nằm ở đó. Tôi không thể trả lời .... chắc cái đồng hồ tự nhiên nằm ở đó. Dĩ nhiên phải có người làm ra cái đồng hồ đó, nó đã có trước khi tôi thấy nó... một người thợ đã làm ra cho mục đích chúng ta tìm thấy nó; một người nào đó hiểu cấu trúc của đồng hồ và thiết kế công dụng của nó. 5

Điều này diễn tả tính định kiến của Cơ Đốc nhân. Đức Chúa Trời, Đấng sáng tạo, tồn tại trước khi thế giới này được tạo dựng, Ngài đã là và là "người thợ" tạo ra nó và thiết kế nó. Cùng với những dữ liệu khác, người ta nhìn thấy khoa học qua cái máy lọc tập trung vào Đức Chúa Trời này.Toàn bộ sự mạc khải của Kinh Thánh được xây dựng trên tiền đề này; Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài, và Ngài chính là Đấng sáng tạo. Chúa Giê-xu phán: “Các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi." (GiGa 8:32). Chúng ta có thể phân biệt giữa sự thật và điều sai trái.Mặt khác, nhà khoa học theo thuyết bất khả tri (hay vô thần), cũng có những tiền giả định khác với thuyết của Cơ Đốc nhân. Dù những khám phá đầy chi tiết và phức tạp, nhưng kết cấu thuyết tiến hóa cơ bản của Darwin vẫn tồn tại mạnh mẽ và thậm chí còn được bảo vệ. Sự thay đổi đột ngột (đột biến) và chọn lọc tự nhiên có liên quan. Nhà khoa học vô thần Richard Dawkins công bố rằng tất cả mọi vật, kể cả bộ óc của chúng ta, có thể bị "suy giảm" xuống nền tảng vật chất của nó. Ông nói rằng: “Chúng ta là những bộ máy còn sống một con người máy robot được lập trình cách mù quáng để duy trì những phân tử ích kỷ (của tế bào di truyền mà chúng tồn tại) gọi là những gien di truyền." Về sau, dường như ông suy nghĩ lại và cho rằng: “Những đối tượng và hiện tượng được sách vật lý mô tả còn đơn giản hơn một đơn bào trong cơ thể của tác giả viết sách đó nữa." 6 Tác động của câu chuyện người chế tạo đồng hồ của Paley vẫn còn và không gây ra một sự chú ý nhỏ nào với lập luận không thể tranh cãi được. Tiếp tục cuộc tranh luận, Dawkins viết cuốn sách Người Làm Đồng Hồ Mù để chế giễu ý tưởng "người thợ" của Paley và giải thích sự hiện diên của chiếc đồng hồ, ông ủng hộ ý tưởng chọn lọc tự nhiên: "Nó không có trí óc và không có con mắt của trí óc. Nó không đặt kế hoạch cho tương lai. Nó không có khải tượng, không có tầm nhìn xa, không có tầm nhìn gì cả. Nếu người ta bảo nó

Page 87: Vi sao chung ta tin

phải đóng vai trò của một người thợ đồng hồ trong tự nhiên thì nó là một thợ đồng hồ mù! " 7

Chiếc hộp đen được mở ra Những cuộc tranh luận liên tục sử dụng câu chuyện người thợ đồng hồ của Paley đã đưa ra sự khó hiểu và thậm chí người ta thắc mắc về những chi tiết của cuộc sống tự nhiên. Michael Behe, nhà sinh vật học về tế bào, trong cuốn sách của ông tựa đề Chiếc hộp đen của Darwin (Darwin’s Black Box) khai mở vài tiến trình rất cần cho sự sống, như là tình trạng máu đông hay thị lực. Mặc dù, Darwin có thể nhận thức những thay đổi từ từ và giải thích những sự thay đổi có thể quan sát được, nhưng hầu như ông không biết gì về sự phức tạp của những tiến trình ở cấp độ phân tử. Một trong số những minh họa của Behe giải thích võng mạc của mắt thích nghi và sắp xếp lại nó như thế nào khi tiếp xúc với ánh sáng. Khi ánh sáng chiếu vào võng mạc, một lượng tử ánh sáng (photon) phản ứng với một phân tử gọi là 11-cis retinal (màng lưới trong võng mạc), sắp xếp nó lại thành trans-retinal trong vòng một phần ngàn tỷ giây. (Một phần ngàn tỷ giây là xấp xỉ khoảng thời gian cần để ánh sáng di chuyển hết chiều dài một cọng tóc của con người) 8. Một chuỗi các phản ứng hóa học tiếp tục xảy ra, mỗi bước cần thiết cho bước tiếp theo, tất cả đều cần thiết để chúng ta có thể thấy được. Không có một sự giải thích nào khác ngoài một sự thiết kế đầy khôn ngoan cho tất cả những phản ứng này. Chỉ loại bỏ một cái đơn giản cũng làm cho chúng ta không nhìn thấy được. Làm sao một chuỗi những phản ứng như vậy lại có thể xảy ra dần dần nếu tất cả đều cần cho thị giác? Ở đây ngành sinh hóa đã chỉ ra cho chúng ta một niềm tin hướng đến một người thiết kế. Có thể trưng dẫn thêm một minh họa tương tự khác. Chức năng chi tiết của ước chừng 30 ngàn gien trong cơ thể con người lớn tiếng chỉ ra một người lập trình vô cùng thông minh. Những DNA (phân tử cơ bản của tế bào di truyền), protein (chất đạm) và RNA (acid ribonucleic) là những nhà băng thông tin lưu giữ những chi tiết về đặc điểm cá nhân của chúng ta: chiều cao, tóc, màu mắt, dấu vân tay, tế bào não v.v... Trừ những cặp sinh đôi đồng dạng, mỗi người giữ một hồ sơ riêng của mình. Được tạo nên bởi một thang xoắn hóa học, chúng rất rắc rối và đặc biệt đến nỗi Behe kết luận rằng chắc chắn phải có một Đấng Thiết Kế. Thuật ngữ đáng nhớ của ông dành cho gien của con người là một sự phức tạp không thể giảm bớt được; không cái nào có thể bỏ qua được. 9 Ý nghĩ về sự “không thể giảm đi được” của một đơn phân tử được Behe minh họa trong việc thiết kế một cái bẫy chuột. Một miếng gỗ, một lò xo, một miếng gan hay miếng phó mát, tất cả đều phải ở đó. Lấy ra bất kỳ một phần nào thì bạn không thể bắt con chuột được. Tương tự như vậy, một phân

Page 88: Vi sao chung ta tin

tử là một sự phức tạp không thể giảm đi được, mặc dù phức tạp hơn cái bẫy chuột gấp ngàn lần.Bộ máy phân tử rõ ràng được thiết kế như một con tàu vũ trụ hay một máy vi tính. Bạn không thể giải thích nguồn gốc của bất cứ một khả năng sinh học nào (như thị giác chẳng hạn) trừ khi bạn có thể giải thích bộ máy phân tử khiến nó làm việc. 10 Có thể nào một sự phức tạp khó tin như vậy lại có thể hoạt động chung với nhau bởi một sự xuất hiện tình cờ những phân tử này cùng một nơi một lúc được? Nó nằm ngoài phạm vi của thống kê học. Nó chỉ ra "một bản thiết kế đầy sáng suốt." Tuy nhiên, khoa học tiến hóa của Darwin vẫn tiếp tục phủ nhận khả năng về một Đấng Thiết Kế để giải thích, nếu không nói là không thể giải thích được những tính chất phức tạp này của thiên nhiên.

Xem xét ý nghĩa của sự tiến hóa Bất cứ khi nào thuật ngữ tiến hóa được sử dụng, chúng ta phải cẩn thận xem mình muốn nói gì. Và cũng có thể tìm ra điều người khác muốn nói khi họ dùng từ ngữ đó.Chúng ta có thể gọi chính quá trình là thuyết tiến hóa (evolutionism). Những người theo thế giới quan này tin rằng vũ trụ được tiến hóa mãi mãi đặc biệt dành cho nền tảng của những tiến trình tự nhiên, chọn lọc tự nhiên và sự đột biến. Dựa vào tính ngẫu nhiên, nó là "sự sống sót của những cái phù hợp nhất" (một tiến trình có thể được nhìn thấy rõ ràng trong hai phân loại).Ø Đầu tiên là quá trình tiến hóa nhỏ, được mô tả là một quá trình biến đổi và phát triển liên tục nhưng chỉ trong một loài. Nhà tự nhiên học người Thụy Điển Carolus Linnaeus giải thích rằng một loài là một trong số bảy phân loại của tất cả động vật và thực vật. Những nhóm đó là: (1) giới, (2) ngành, (3) lớp, (4) bộ, (5) họ, (6) giống, (7) loài. Giới là nhóm lớn nhất, và loài là nhóm nhỏ nhất. Thành viên của loài có một mức độ tương tự cao trong vòng chúng nó và thường giao phối chỉ trong loài với nhau. G. A. Kerbut, nhà tiến hóa học, mô tả quá trình tiến hóa nhỏ như là quá trình "được quan sát qua một khoảng thời gian, nhiều loài động vật sống phải trải qua nhiều sự thay đổi để hình thành được một loài." 11 Lưu ý là quá trình này được nhấn mạnh là trong cùng một loài. Trong quá trình tiến hóa nhỏ, những thay đổi chỉ là những biến đổi của nhiễm sắc thể, sự bất thường của gien, hay quá trình lai giống để phát sinh nhiều chủng loại mới. Những thay đổi này luôn luôn diễn ra bên trong một loài riêng biệt nào đó. Người ta thường nói: “Ngựa vẫn là ngựa" hay “Không một động vật nguyên sinh nào có thể biến thành người. "Chẳng hạn, nếu có sự đột biến diễn ra bên trong gien của con sâu đất, cung cấp cho nó một sự khéo léo cao hơn chống lại loài chim sâu săn mồi, sự tiếp

Page 89: Vi sao chung ta tin

diễn của quá trình đột biến này sẽ tốt cho sự tranh đấu sống sót của loài sâu đất. Sự đột biến này sẽ cải tiến loài sâu - nhưng chỉ như là một con sâu thôi (chứ không phải cải thiện thành một con khác). Đây là quá trình tiến hóa nhỏ trong một loài đơn lẻ.Quá trình tiến hóa nhỏ cho phép những sự biến đổi mới nảy sinh nhưng không phải là sự phát triển của một loài sang một phân loại cao hơn. Bằng chứng nầy có thật và những học giả Tin Lành đương thời cũng đồng ý rằng loại tiến hóa nhỏ này có xảy ra. 12 Ø Quan điểm thứ hai là quá trình tiến hóa lớn, hay tiến hóa vĩ mô, trong đó đòi hỏi sự chuyển hóa những thông tin di truyền lên một phân loại cao hơn và phức tạp hơn, theo quan điểm nầy qua quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên những giới hạn, được loại bỏ.Ø A. E. Wilder Smith, giáo sư ngành dược chỉ ra rằng những yếu tố này cùng với sự ngẫu nhiên "không thể cung cấp thông tin cần thiết để thêm những cái chân vào một con cá, rồi cho phép nó rời khỏi nước mà đi trên mặt đất. Chẳng hạn, ngành cổ sinh vật học không hề biết những mắt xích thất lạc (những dạng chuyển đổi) giữa cá voi và động vật có vú trên đất liền vốn đã được thiết lập. Những mắt xích trung gian của loại này có thể cũng không có khả năng tồn tại. Hơn 120 năm ngành địa chất học bỏ công tìm kiếm những mắt xích này mà không được gì. 13 Thật vậy, rất sai lầm khi nói về một mắt xích thất lạc, vì có tới hàng ngàn mắt xích như thế bị thất lạc!

Đức Chúa Trời phù hợp với những điều này như thế nào? Đối với một số người, Đức Chúa Trời chỉ được nhắc đến khi nào cuộc sống và sự hiện hữu không còn một lời giải thích nào khác. Những nhà khoa học vô tín thường có khuynh hướng nhìn về quan điểm này như là bằng chứng cho thấy rằng khoảng cách giữa thuyết hữu thần và khoa học đang được thu hẹp dần. Họ có thể nói rằng: “Cho chúng tôi đủ thì giờ và con người có thể giải thích được tất cả mọi thứ trong vũ trụ hoạt động như thế nào."Quan điểm này sẽ không thích hợp với sự mô tả về Đấng tạo hóa mà chúng ta xem xét trong chương hai. Đức Chúa Trời, Đấng tạo dựng thế giới này không chỉ là Đấng tạo hóa mà còn là Đấng duy trì. "Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài" (CoCl 1:17). Vũ trụ sẽ sụp đổ nếu không có sức mạnh bảo trì của Đấng tạo hóa. Thuyết cơ giới khoa học bày tỏ vũ trụ được duy trì liên tục như thế nào không đồng nghĩa với việc duy trì nó. Quan điểm về một Đấng tạo hóa sống động liên tục tham dự vào công trình sáng tạo được gọi là thuyết hữu thần (theism). Giả sử Đức Chúa Trời lấy năng lực duy trì của Ngài từ vũ trụ và "lên cót đồng hồ cho nó tự chạy." Hãy thử suy nghĩ về điều đó! Như cách Phillip Johnson nói, điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời lập ra những luật lệ, dựng

Page 90: Vi sao chung ta tin

lên những cấu trúc vật lý rồi nghỉ hưu. Quan điểm này gọi là thần luận (deism) (niềm tin có Chúa dựa trên đức tin nhiều hơn là dựa trên lý thuyết tôn giáo).Một câu hỏi thường gặp là: “Có thể nào Chúa đã tạo dựng thế giới này nhưng sử dụng quá trình tiến hóa?" Một câu hỏi cần thiết trong câu trả lời có thể là: Bạn có ý gì khi nói đến tiến hóa? Với định nghĩa thông thường của nó, tiến hóa là quá trình thuần túy mang tính vật chất, thiếu suy nghĩ, không được hướng dẫn, không có mục đích.Đức Chúa Trời không phù hợp với định nghĩa này được! Quan niệm về hành động đầu tiên của Đức Chúa Trời theo sau bởi kế hoạch sáng tạo dần dần được khơi mở gọi là thuyết dần dần, một giả thuyết mà theo Johnson thì không được những tài liệu về hóa thạch hỗ trợ: "Nếu Đức Chúa Trời đã tạo dựng thế giới bằng việc sử dụng tiến hóa thì Ngài sẽ chọn cách không để cho những bằng chứng vương vãi đây đó như vậy." 14 Đức Chúa Trời không có chỗ nào trong quá trình này cả. Trong Kinh Thánh không có phần ký thuật nào nói về một Đức Chúa Trời thích hợp với hình ảnh này.Mặt khác, thuyết hữu thần xem Đức Chúa Trời là Đấng tạo hóa và Ngài tích cực liên quan trong vai trò giám sát thế giới và con người mà Ngài tạo dựng. 15 Ngài vô hình nhưng có thật và có liên quan với thế giới này.Những tiến bộ gần đây trong những lãnh vực như kết cấu di truyền, vi trùng học, vật lý học thiên thể, v.v… đang kích thích những khả năng thực tế và những câu hỏi mới cho khoa học. Ba tư tưởng nhấn mạnh tập trung vào từ ngữ mấu chốt, thông tin (information):Ø Cuộc sống không chỉ bao gồm vật chất (những chất hóa học) mà còn thông tin nữa.Ø Thông tin có nguồn gốc từ đâu (hay từ ai)?Ø Những thông tin phức tạp, đặc trưng đến từ một bộ óc vô cùng thông minh.Những tiến bộ trong khoa học đem lại niềm tin vào sự kiện rằng cuộc sống không xuất hiện do một sự ngẫu nhiên mù quáng nhưng do một bộ óc thông minh, kết quả của một sự hiểu biết phi thường. Những khám phá gần đây sẽ bảo vệ cho thuyết hữu thần hơn là chống đối nó. Và dĩ nhiên, những yếu tố nguồn cội của cuộc sống xuất phát từ đâu? Có thể nào chúng chỉ được tiến hóa? Hiện nay người ta đang thắc mắc về cái gọi là “thuyết nấu xúp”, tức là giả thuyết cho rằng cuộc sống bắt đầu trong nước xốt hóa chất nguyên thủy. Giải thích hợp lý nhất là Đức Chúa Trời sáng tạo những yếu tố đó.

Khoa Học và Kinh Thánh có xích lại gần nhau hơn không? Một vài tiến bộ mới trong khoa học đã ủng hộ quan điểm của Cơ Đốc nhân về một Đức Chúa Trời là Đấng tạo hóa theo những cách rất đáng ngạc nhiên.

Page 91: Vi sao chung ta tin

Điều này không có nghĩa là những nhà khoa học sẽ trở nên những người theo thuyết hữu thần hết, nhưng trong vô số lãnh vực có sự hòa hợp giữa cả khoa học và Kinh Thánh.Ø Vũ trụ có một khởi điểm. Vào tháng 4 năm 1992, tin tức truyền thông đại chúng và những nhà khoa học công bố khắp hoàn cầu một khám phá vĩ đại. Vệ tinh của Cosmic Background Explorer (CBOE) tìm thấy một "sự khẳng định tuyệt vời cho sự kiện tạo dựng của vụ nổ Big Bang nóng bỏng. " “Đây là điều thú vị nhất từng xảy ra trong cả cuộc đời tôi", Carlos Frank ở trường đại học Durham bên Anh nói như vậy. Đây là một khám phá thế kỷ, nếu không phải là của mọi thời đại" nhà vật lý học nổi tiếng người Anh Stephen Hawking khẳng định.George Smoot thuộc trường đại học California tuyên bố: "Chúng tôi đã tìm thấy những bằng chứng cho sự ra đời của vũ trụ. Giống như là nhìn xem Đức Chúa Trời vậy.” Dĩ nhiên, những phản ứng này đề cập đến sự khám phá của vụ nổ Big Bang, khởi nguồn của vũ trụ. Về cơ bản, mô hình vụ nổ Big Bang cho rằng toàn bộ vũ trụ vật lý - tất cả vật chất và năng lượng, ngay cả bốn chiều không gian và thời gian - nổ ra từ một trạng thái đông tụ, nhiệt độ, và sức ép không thể xác định hay gần như không xác định được. Vũ trụ bành trướng từ một khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với cái dấu chấm ở cuối dòng của câu nói này nữa, và bây giờ vẫn còn tiếp tục bành trướng. 16 Thời gian cũng có một khởi điểm. Như chúng ta đã biết Đức Chúa Trời hiện hữu bên ngoài thời gian của chúng ta. Ngay cả Stephen Hawking cũng nói: “Thời gian cũng phải có khởi điểm của nó." Những chương đầu của Sáng Thế Ký kể câu chuyện về một Đức Chúa Trời hiện diện trước cả thời gian, bên ngoài thời gian và thế giới mà Ngài tạo dựng. Ngài không phải là đối tượng của chiều dài, chiều rộng, chiều cao hay thời gian. Ngài là Đấng làm cho thời gian hiện hữu. Ngược lại, đối với chúng ta, thời gian chỉ di chuyển tới phía trước.Ø Đức Chúa Trời gây ra những ảnh hưởng ngay trước cả thời gian. “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.” (SaSt 1:1). Sau đó “Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được... Ngài có trước muôn vật và muôn vật đứng vững trong Ngài” (CoCl 1:16-17). Ngài tồn tại từ trước khi Ngài phán: “Hãy có sự sáng." Con người thì hữu hạn, có một khởi đầu và kết thúc. Đức Chúa Trời là Đấng không có giới hạn, không có khởi đầu và kết thúc.Ø Một sự hòa hợp tốt đẹp của những hằng số vũ trụ (cosmic constants). Có những quy luật vũ trụ cố định của cả thái dương hệ và toàn bộ vũ trụ làm cho cuộc sống của chúng ta có thể tồn tại trên trái đất. Những điều này quá chính xác đến nỗi nếu có bất kỳ cái nào thay đổi trong một phần rất nhỏ thôi

Page 92: Vi sao chung ta tin

thì chúng ta cũng không thể tồn tại được. Hugh Ross dẫn chứng ra 25 điều ảnh hưởng đến nhiệt độ trái đất, các mùa và toàn bộ bầu khí quyển của chúng ta. Nếu những điều này được điều chỉnh bằng một ly thôi, đôi khi chỉ nhỏ bằng một phần triệu của một phần trăm thôi thì không có một sự sống nào có khả năng tồn tại hết. 17 Trong số những hằng số vũ trụ này có vài điều rất thực tế với chúng ta như lực hấp dẫn, độ nghiêng của trục trái đất, tỉ lệ của khí oxy với khí nitrô trong không khí, tầng ozon, những tác động địa chấn, khí CO2 và mức nước bốc hơi, tốc độ của những ngôi sao bay cách xa nhau ra, sự giãn nở của vũ trụ, vận tốc ánh sáng, nội chuyên lực của vũ trụ, lực điện từ và khối lượng của proton. Sự hiện hữu của những điều này là bằng chứng cho thấy không thể có sự ngẫu nhiên để giữ những hằng số này.

Nguồn gốc của con người Khi chúng ta xem xét sự tiến hóa và nguồn gốc của con người, Kinh Thánh cung cấp cho chúng ta hai vấn đề không cần bàn cãi:Ø Đức Chúa Trời đã tạo dựng trời và đất một cách phi thường và có mục đích (SaSt 1:1).Ø Đức Chúa Trời đã tạo dựng người đàn ông và người đàn bà đầu tiên một cách phi thường và có mục đích (1:27).Chúng ta không đi ra khỏi hai giới hạn này. Tài liệu Sáng Thế Ký cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời dựng nên A-đam rồi sau đó dựng nên Ê-va từ hông sườn của A-đam, và cả hai đều được dựng nên "theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời". Khi Đức Chúa Trời hà sinh khí vào A-đam, làm cho A-đam khác biệt với bất cứ vật nào khác mà Ngài đã tạo dựng. Đây là điều đầu tiên! Nó cũng loại trừ những ý kiến của một vài người cho rằng con người tiến hóa từ bất cứ tổ tiên của loại động vật nào.Khi đọc những lời đề cập trong Tân Ước khẳng định A-đam và Ê-va như là vấn đề lịch sử là điều rất ích lợi (RoRm 5:12, 14; ICo1Cr 15:22-45; IICo 2Cr 11:3; ITi1Tm 2:13-14; Giu Gd 1:11). Khi hiểu cẩn thận về những phân đoạn này sẽ giúp chúng ta khẳng định câu chuyện Sáng Thế Ký không phải là một chuyện huyền thoại nữa.Francis Schaeffer nói: "Đức Chúa Trời ban cho chúng ta những chân lý tôn giáo trong một cuốn sách về lịch sử và cũng là một cuốn sách đề cập đến cả vũ trụ. Vậy thì còn có ý nghĩa gì nữa khi Đức Chúa Trời ban cho chúng ta những chân lý tôn giáo mà lại đem đặt nó vào một cuốn sách hoàn toàn sai về mặt lịch sử và vũ trụ?" 18

Còn tuổi của trái đất thì sao? Theo sự ký thuật của Kinh Thánh, có một số Cơ Đốc nhân giả định rằng trái đất chắc là được hình thành khoảng mấy ngàn năm trước khi Chúa Giê-xu

Page 93: Vi sao chung ta tin

giáng sinh. Nhưng theo khoa học họ lại tin rằng trái đất phải đến hàng triệu hàng tỉ năm tuổi và họ cảm thấy ngờ vực về điều đó. Câu hỏi là, liệu chúng ta có thể truy ra tuổi của trái đất từ những dữ liệu Kinh Thánh không?Chúng ta hãy xem xét cách sử dụng của chữ ngày trong tiếng Hê-bơ-rơ. Có thể nào nó mang ý nghĩa là một khoảng thời gian hơn là một ngày 24 tiếng hay không? Trong SaSt 1:31 từ ngữ được sử dụng để mô tả sự hoàn tất của ngày thứ sáu, trong thời gian đó Đức Chúa Trời dựng nên A-đam và Ê-va.2:15-25 mô tả những hoạt động đầy sáng tạo của Đức Chúa Trời vào "ngày" đó. Nó cũng mô tả những hoạt động của A-đam: đặt tên tất cả các loài vật, ngủ say, sự tạo dựng Ê-va - tất cả trong ngày thứ sáu! Theo lối mô tả sát nghĩa nhất, dường như ngày thứ sáu là một khoảng thời gian dài hơn.Trong những phân đoạn khác của Kinh Thánh, cách sử dụng cùng một từ ngữ này cho thấy rằng quan niệm của Chúa về ngày không được giới hạn lắm. Ví dụ như “Vì một ngàn năm trước mắt Chúa khác nào ngày hôm qua đã qua rồi" (Thi Tv 90:4) và "Trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm" (IIPhi 2Pr 3:8). Nhà địa chất học Davis Young lưu ý về "ngôn ngữ của SaSt 1:1-31 (ví dụ, sự phát triển của cây cối vào ngày thứ ba) ám chỉ mạnh mẽ về những quá trình phát triển và nẩy nở tự nhiên, bắt nguồn từ quy định trong lời phán của Đức Chúa Trời (“Đất sanh cây cỏ”)."Cần ghi nhận rằng một số học giả Tin Lành thông minh cao độ đã diễn giải những chuyện trong Sáng Thế Ký theo cách mô tả ngày 24 tiếng đồng hồ, với Đức Chúa Trời dựng nên một vũ trụ "tăng trưởng" (grown-up), và chúng ta cũng cần xem xét những lý lẽ của họ. Tuy nhiên, Young nói về điều này: "Một nhà địa chất học Cơ Đốc không cần phải kết luận rằng tất cả những đặc trưng của địa chất học đều được tạo dựng với sự xuất hiện của năm tuổi. Ông ta có thể kết luận rằng những tảng đá, núi và những đặc trưng địa chất học khác trong sáu ngày sáng tạo được hình thành qua những quá trình tương tự với những cái trong hiện tại. Và ông ta có quyền sử dụng những bằng chứng chứa đựng trong những tảng đá đó để xây dựng lại quá khứ dựa vào sự tương đồng với hiện tại. Điều nầy cũng giúp chúng ta tránh vấn đề tại sao Đức Chúa Trời lại sáng tạo một tảng đá thoạt nhìn giống như nó được tạo ra do tác động băng hà mà thật ra là không phải." 19

Để kết luận, Kantzer viết: “Vì vậy, là những người học Kinh Thánh, chúng ta cứ chấp nhận mình thiếu hiểu biết về tuổi của trái đất. Chúng ta không có lời chứng của Kinh Thánh để loại bỏ giá trị của niên đại địa chất học thường được chấp nhận. Hãy để những nhà khoa học chiến đấu với nó trên nền tảng của những bằng chứng khoa học, nhưng chúng ta không nên ủng hộ vị trí yếu thế của khoa học bằng việc diễn dịch sai Kinh Thánh vì mục đích đó. Đức Chúa Trời hiếm khi thích ứng chỉ để thỏa mãn tính tò mò của chúng ta."

Page 94: Vi sao chung ta tin

20 Trong những vấn đề mà Đức Chúa Trời chọn giữ im lặng, chúng ta cũng nên chọn chấp nhận yên lặng.

Một chuyến xe lửa di chuyển liên tục Giả thuyết khoa học cố nhào nặn một lời giải thích hợp lý nhất dựa trên những dữ liệu có sẵn. Không có điều gì tuyệt đối cả. Khoa học là một chuyến xe lửa chuyển động liên tục. Một tổng quát hóa của ngày hôm qua là một giả thuyết bị bài bác ngày hôm nay. Đó là một lý do khiến chúng ta phải có óc thực nghiệm để thử chấp nhận một dạng nào đó trong các giả thuyết tiến hóa như lời giải thích cuối cùng của sinh học. Do đó, cố gắng chứng minh Kinh Thánh bằng khoa học là điều rất nguy hiểm. Nếu Kinh Thánh gắn bó chặt chẽ với những giả thuyết khoa học ngày nay, thì chuyện gì sẽ xảy ra 10 năm sau đây khi khoa học đổi khác?Nhà thần học W. A. Criswell dẫn chứng: "Vào năm 1861.... Viện khoa học của Pháp xuất bản một cuốn sách nhỏ trong đó họ dẫn ra 51 sự kiện khoa học bác bỏ Lời của Đức Chúa Trời. Ngày hôm nay không có một nhà khoa học nào trên thế giới tin vào dù chỉ một trong số 51 điều gọi là sự kiện khoa học mà năm 1861 được xuất bản để bác bỏ lại Lời của Đức Chúa Trời. Không một người nào hết!" 21 Những nhà khoa học chịu suy nghĩ thừa nhận rằng tiến hóa không phải là một trường hợp đóng và mở, nhưng họ cảm thấy phải chấp nhận giả thuyết ấy bất chấp một số yếu tố có vẻ mâu thuẫn và không giải thích được.G. A. Kerbut, một nhà tiến hóa học, viết về viễn cảnh của những sinh viên thần học tại Cambridge, trong thế kỷ trước, đã chấp nhận một cách bình thản những giáo điều và những sự dạy dỗ mà họ không tự kiểm nghiệm lại. Sau đó Kerbut quan sát thấy những sinh viên hiện tại cũng làm điều tương tự. Ông viết:

Trải qua mấy năm rồi, tôi dạy cho các sinh viên đại học về nhiều khía cạnh khác nhau của sinh vật học. Điều rất thông thường là trong lúc trò chuyện với nhau, tôi hỏi một sinh viên rằng anh ta có biết một bằng chứng hiển nhiên nào về sự tiến hóa không. Câu hỏi nầy thường tạo ra nơi người sinh viên một nụ cười kẻ cả... “Vâng, thưa thầy, có chứ. Có những bằng chứng hiển nhiên thuộc cổ sinh vật học, cơ thể học đối chiếu, bào thai học, phân loại học và những phân phối về địa lý", người sinh viên thao thao bất tuyệt như người ta vẫn nói trong các trường mẫu giáo.

Tôi hỏi: "Anh có cho rằng thuyết tiến hóa là lối giải thích đúng nhất đã được đưa ra từ trước đến nay để giải thích mối liên hệ hỗ tương giữa các sinh vật hay không?"

Page 95: Vi sao chung ta tin

Anh ta đáp: “Thưa thầy, sao lại không. Lẽ dĩ nhiên là phải như vậy rồi. Vì không hề có một lối giải thích nào khác ngoại trừ lối giải thích theo tôn giáo của một số tín đồ Cơ Đốc theo chủ nghĩa bảo thủ, và thưa thầy, tôi nghĩ rằng những người uy tín trong giáo hội mà theo kịp trào lưu cũng không còn chủ trương các quan điểm đó nữa."

"Vậy là anh tin vào thuyết tiến hóa chỉ vì không có một thuyết nào khác?"

"Ồ, thưa thầy, không phải vậy. Tôi tin nó vì những bằng chứng hiển nhiên tôi vừa nêu ra trên kia."

Tôi lại hỏi: "Anh có đọc cuốn sách nào trình bày các bằng chứng hiển nhiên về sự tiến hóa chưa?"

"Có chứ, thưa thầy." Và anh ta nêu tên các tác giả của cuốn sách giáo khoa phổ thông. "Và thưa thầy, tất nhiên là còn cuốn The Origin of Spieces của Darwin nữa."

Tôi hỏi: "Anh đọc cuốn này chưa?"

"Dạ, tôi chưa đọc hết, thưa thầy."

"Được 50 trang đầu rồi chứ?"

"Vâng, thưa thầy, cỡ đó nhưng có lẽ ít hơn một chút."

"Tôi hiểu rồi. Và chừng đó cung cấp cho anh một sự hiểu biết chắc chắn về tiến hóa rồi chứ?"

"Vâng, thưa thầy."

"Thế thì bây giờ anh đã hiểu chắc một luận cứ rồi, anh có thể chỉ cho tôi thấy chẳng những các điểm bênh vực cho luận cứ ấy, mà cũng có thể đưa ra những điểm chống lại nó nữa chứ?"

"Thưa thầy, có lẽ vậy."

Đến đây thì câu chuyện chuyển sang một bầu không khí ngột ngạt hơn. Chàng sinh viên nhìn tôi giống như là tôi đã chơi một ván bài lận vậy. Có lẽ anh ta sẽ cảm thấy khá buồn khi tôi cho rằng anh ta chẳng có khoa học chút nào trong quan điểm của mình nếu anh ta chỉ nhai lại những giáo điều và khi được chất vấn, chỉ lặp lại như một con két quan điểm của vị Tổng Giám Mục hiện thời chủ trương thuyết tiến hóa. Thật ra thì anh ta cũng chỉ hành động như một số các sinh viên có đạo khác đã bị anh ta khinh dể. Anh ta đã lấy

Page 96: Vi sao chung ta tin

đức tin chấp nhận những điều mà mình không thể hiểu được bằng tâm trí và khi bị chất vấn lại muốn dựa vào một danh tác nào đó, như trường hợp trích dẫn cuốn The Origin of Spieces.

Tôi đã đề nghị chàng sinh viên đó ra về, và đọc thêm những bằng chứng hiển nhiên bênh vực và chống đối thuyết tiến hóa, rồi trình bày thành một bài luận. Một tuần lễ trôi qua, chàng sinh viên ấy trở lại với bài luận về bằng cớ hiển nhiên của sự tiến hóa. Thường thì bài luận luôn được làm thật kỹ bởi vì các sinh viên biết được rằng họ khó lòng mà thuyết phục tôi được. Sau khi đọc bài luận và đến vấn đề liên hệ tới những bằng chứng chống lại thuyết tiến hóa, chàng sinh viên mỉm một nụ cười hơi lúng túng và nói: "Thưa thầy, tôi đã đọc qua nhiều sách, nhưng không thể tìm thấy gì trong các sách khoa học chống lại sự tiến hóa. Tôi nghĩ rằng chắc thầy không bằng lòng một luận cứ của tôn giáo."

"Anh nói khá đúng, tôi sẽ không chấp nhận. Tôi chỉ muốn một luận cứ khoa học chống lại sự tiến hóa mà thôi."

"Vậy thì thưa thầy dường như không có một cuốn sách nào cả, và chính sự kiện đó đã là một bằng cớ hiển nhiên bênh vực cho thuyết tiến hóa."

Sau đó tôi chỉ cho anh ta thấy rằng thuyết tiến hóa đã có từ đời thượng cổ và bảo anh ta phải xem cuốn The History of Biological Theories của Radi. Sau khi đã chắc chắn là chàng sinh viên đã ghi chú cuốn sách ấy để sau này tra cứu, tôi tiếp tục:

“Trước khi có thể quả quyết rằng thuyết tiến hóa là cách giải thích đúng nhất về mọi hình thức và cấp bậc của sự sống ngày nay, ta khảo sát mọi ẩn ý mà thuyết ấy có thể chủ trương. Thường thì khi thuyết ấy đã được áp dụng, chẳng hạn, việc phát triển của ngựa, và thấy có thể áp dụng được, người ta liền mở rộng nó ra cho cả mọi loài động vật mà không cần đưa thêm hoặc ít hoặc nhiều những bằng chứng hiển nhiên khác.

“Tuy nhiên có bảy giả định căn bản thường không được nhắc đến trong những cuộc bàn cãi về sự tiến hóa. Nhiều nhà chủ trương thuyết tiến hóa thường không biết đến sáu giả định đầu mà chỉ xét đến giả định thứ bảy mà thôi.

Giả định thứ nhất là những vật không có sự sống đã sanh ra những vật có sự sống v.v..., nghĩa là có ngẫu sinh.

Giả định thứ hai là hiện tượng ngẫu sinh chỉ xảy ra một lần mà thôi.

Page 97: Vi sao chung ta tin

Giả định thứ ba là các siêu vi khuẩn, vi trùng, thảo mộc và thú vật đều có liên hệ họ hàng với nhau.

Thứ tư ... là nguyên sinh động vật (protozoa) sinh ra biến thể động vật (metazoa).

Thứ năm ... là có nhiều loại động vật không xương sống vốn có liên hệ họ hàng với nhau.

Thứ sáu … là các động vật không xương sống sinh ra các động vật có xương sống.

Thứ bảy ... là các loại động vật có xương sống và cá sinh ra loài lưỡng thê, loài lưỡng thê sinh ra giống bò sát, giống bò sát sinh ra loài chim và động vật có vú. Lắm lúc nó được diễn tả bằng ngôn từ khác, ví dụ như: loài lưỡng thê và loài bò sát ngày nay có cùng một nguồn gốc, tổ tiên với nhau, và v.v...

“Vì những chủ đích đầu tiên của cuộc bàn cãi về tiến hóa này, tôi coi như những người hậu thuẫn cho thuyết tiến hóa đều chủ trương rằng cả bảy giả định trên đây đều có giá trị, và các giả định đó cấu thành thuyết tiến hóa nói chung.

“Điểm thứ nhất tôi muốn nêu ra là ngay trong bản chất, cả bảy điều giả định kể trên đều không thể kiểm chứng bằng thí nghiệm. Chúng chỉ phỏng đoán rằng có một chuỗi các biến cố đã xảy ra trong quá khứ. Như thế, cho dù có thể mô phỏng một vài biến cố trong số ấy dưới các điều kiện hiện tại, điều đó không có nghĩa là các biến cố ấy bắt buộc phải xảy ra trong quá khứ, tất cả những gì nó có thể minh chứng là một sự thay đổi như thế có thể xảy ra. Thế nên, dù ngày nay một con vật bò sát có thể trở thành một động vật có vú, vì hiện tượng ấy tuy rất đáng lưu tâm vẫn không chứng tỏ được rằng đó là cách thức loài có vú đã ra đời. Rủi thay, cả đến sự thay đổi đó, chúng ta cũng không tạo ra được; trái lại, chúng ta phải lệ thuộc vào nhiều bằng chứng bị hoàn cảnh giới hạn để giả định như trên." 22

Giữ cho những sự kiện đúng sự thật Để kết luận cho vấn đề tiến hóa, có hai thái cực. Thứ nhất là lời giả định về tiến hóa đã được chứng minh không hề nghi ngờ và bất cứ ai có trí suy nghĩ đều phải chấp nhận. Thứ hai là lời nhận định rằng tiến hóa "chỉ là một giả thuyết", với rất ít bằng chứng hỗ trợ nó. Cái gọi là mâu thuẫn giữa khoa học và Kinh Thánh thường là mâu thuẫn giữa việc diễn giải giữa sự kiện và thực tế.Như J. P. Moreland nói : “Trái với chính bản thân sự kiện, định kiến mà một

Page 98: Vi sao chung ta tin

người đem lại cho sự kiện quyết định cho kết luận của người ấy. Chẳng hạn, một người nghe người ta mách lại rằng người ta bắt gặp vợ ông đi dạo phố với một người đàn ông khác. Hiểu rõ vợ của mình, ông rút ra một kết luận từ sự việc này khác với những điều người trong phố đàm tiếu. Những kết luận khác nhau không phát sinh từ những sự kiện khác nhau nhưng từ những định kiến đem tới sự kiện.” 23 Mỗi lần chúng ta đọc và nghe, hãy hỏi: “Định kiến của người này là gì?" để chúng ta có thể làm sáng tỏ những kết luận trong sự hiểu biết này. Nhìn chung không có gì mang tính khách quan hoàn toàn cả.Nhiều người đã nhận thấy rằng Đức Chúa Trời có thể hành động theo những cách kỳ diệu và trong quá khứ Ngài thường chọn hành động như vậy. Kinh Thánh bày tỏ rằng Ngài gắn bó với công trình sáng tạo nguyên thuỷ của Ngài và tiếp tục mối quan hệ đầy khôn ngoan và đầy mục đích đó với nó. Khi có những vấn đề chưa có sự giải thích rõ ràng, thì khoa học và Kinh Thánh có vài dấu hiệu để trở thành những đồng minh mạnh mẽ.

Đọc thêm Dembski, William A., ed. Mere Creation: Science, Faith & Intelligient Design. Downers Grove, Ill: InterVasity Press, 1998.Ratzsch, Del. Science & Its Limits. Downers Grove, Ill: InterVarsity Press, 2000.

Tại Sao Có Đau Khổ Và Điều Ác?

Câu hỏi tại sao Đức Chúa Trời cho phép đau khổ và điều ác tồn tại là một trong những câu hỏi cấp thiết nhất của thời đại chúng ta. Vấn đề đau xót gây ấn tượng hơn cả câu hỏi về những phép lạ, hay khoa học và Kinh Thánh, là tại sao những con người vô tội phải chịu đau khổ, tại sao những em bé bị mù từ lúc sinh ra hay tại sao một đời sống đầy hứa hẹn bị dập tắt khi nó đang đi lên. Tại sao có những trận chiến tranh trong đó hàng ngàn người vô tội bị chết oan, trẻ em bị thiêu hủy đến nỗi không thể nhận dạng được và vô số những người khác bị tật nguyền suốt đời?Hai khía cạnh nhỏ mang tính cổ điển tổng kết cho vấn đề nan giải này là:Ø Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng nhưng không phải là toàn thiện và do đó Ngài không muốn chấm dứt điều ác.Ø Đức Chúa Trời là Đấng toàn thiện nhưng không có khả năng chấm dứt điều ác; vì vậy Ngài không phải là Đấng toàn năng.Khuynh hướng chung là trách cứ Đức Chúa Trời về tất cả những điều ác và sự đau khổ hiện hữu và đổ hết trách nhiệm cho Ngài.

Page 99: Vi sao chung ta tin

Không phải là những câu trả lời dễ Không được xem nhẹ hay giải quyết vấn đề theo cách giáo điều câu hỏi vô cùng quan trọng nầy. Hãy quay lại và nhớ lại việc gì đã xảy ra khi Đức Chúa Trời tạo dựng A-đam và Ê-va; Ngài tạo dựng họ toàn hảo. Con người không hề được tạo dựng với tư cách kẻ ác.Tuy nhiên, A-đam và Ê-va, cũng như tất cả loài người, có khả năng để vâng lời hay không vâng lời Đức Chúa Trời. Nếu họ đã vâng lời Đức Chúa Trời thì không bao giờ có vấn đề gì rồi. Họ chắc đã sống một cuộc đời vô tận trong mối quan hệ vô cùng hạnh phúc với Đức Chúa Trời và trong sự vui vẻ của Ngài và những tạo vật của Ngài. Đây là điều Đức Chúa Trời dự định cho họ khi Ngài tạo dựng nên họ. Tuy nhiên, trên thực tế, họ đã nổi loạn nghịch cùng Đức Chúa Trời qua việc chọn ăn trái cấm - sự nhận biết về điều thiện và điều ác.Từ thời điểm đó, mỗi người trong chúng ta đều chuẩn y quyết định đó và giẫm lên cùng vết xe đổ. "Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội" (RoRm 5:12).Chính con người chịu trách nhiệm về tội lỗi mình chứ không phải Đức Chúa Trời. Nhưng nhiều người hỏi: “Tại sao Đức Chúa Trời không tạo dựng chúng ta theo cách mà chúng ta không phạm tội được?" Chắc chắn rằng Ngài có thể làm được, nhưng nên nhớ rằng nếu Ngài làm như vậy thì chúng ta không còn là con người nữa mà chỉ là những cái máy thôi, chỉ như là những con rối treo trên sợi chỉ. Bạn thấy thế nào khi kết hôn với một con búp bê bằng máy? Mỗi sáng và mỗi tối bạn chỉ cần kéo sợi dây và được nghe những lời êm dịu, đẹp đẽ như: “Em yêu anh." Nhưng có ai muốn như vậy không? Nếu thế thì chẳng bao giờ có tình yêu nữa. Tình yêu là do tình nguyện. Những sự chọn lựa của chúng ta cũng là tự nguyện. Đức Chúa Trời có khả năng tạo dựng chúng ta như những người máy, nhưng nếu thế thì chúng ta sẽ không phải là người nữa. Bạn có muốn là một người máy không? Hiếm có ai trong chúng ta sẽ thành thật trả lời là có. Rõ ràng Đức Chúa Trời có nghĩ rằng thà tạo ra chúng ta như tình trạng hiện có, tuy hơi liều lĩnh, nhưng vẫn hơn, và Ngài đã làm ra chúng ta như vậy rồi, chúng ta cần phải đối diện với thực tế.

Đức Chúa Trời có thể dập tắt mọi điều ác Giê-rê-mi nhắc nhở chúng ta: “Ấy là nhờ sự nhơn từ Đức Giê-hô-va mà chúng ta chưa tuyệt. Vì sự thương xót của Ngài chẳng dứt" (CaAc 3:22). Sẽ đến thời điểm khi Ngài dẹp tan mọi điều ác trong thế giới này. Ma quỷ và mọi công việc của nó sẽ ở dưới sự phán xét đời đời. Trong khi chờ đợi, tình yêu và ân điển không bao giờ thay đổi của Đức Chúa Trời đang chiếm ưu

Page 100: Vi sao chung ta tin

thế, cơ hội Ngài tỏ lòng nhơn từ và tha thứ vẫn còn rộng mở cho mọi người.Nếu ngay hôm nay Đức Chúa Trời loại bỏ tội ác ngay thì Ngài đã hoàn tất một công tác. Nhưng chúng ta muốn Ngài chấm dứt chiến tranh mà tránh xa chúng ta. Nếu Đức Chúa Trời cần cất bỏ tất cả mọi điều ác khỏi thế gian nầy, hành động của Ngài phải là hoàn toàn. Ngài phải xóa luôn những sự gian dối, những việc làm ô uế, sự thiếu yêu thương và không chịu làm điều lành. Giả sử Đức Chúa Trời truyền lịnh rằng nửa đêm nay, tất cả mọi điều gian ác sẽ bị cất khỏi thế gian, thì ai trong chúng ta sẽ còn sống sót?Kinh Thánh cho chúng ta biết về chân lý đúng đắn và giải thích rằng: tội lỗi đã di truyền lại cho tất cả loài người qua sự chọn lựa của A-đam và Ê-va, và mỗi người chúng ta chọn đi theo con đường ấy. Từ khi sinh ra chúng ta đã bắt đầu nói không. Tội lỗi của A-đam và Ê-va ngăn cách họ khỏi mối quan hệ gần gũi với Đức Chúa Trời và điều tương tự xảy ra cho chúng ta. Sự thánh khiết tuyệt đối của Đức Chúa Trời không thể chấp nhận điều gì khác hơn là sự ngăn cách. Đây là kết quả sự chọn lựa của chúng ta.

Giải pháp tối hậu của Đức Chúa Trời Trong tình huống tuyệt vọng này, Đức Chúa Trời yêu thương đã làm một việc lạ lùng, tốn kém và hiệu quả nhất có thể được, tức là ban Con Một của Ngài để chịu chết thay cho những người gian ác. Loài người có thể thoát được cơn đoán phạt phải có đối với tội lỗi và điều ác. Loài người cũng có thể phá vỡ quyền lực của tội lỗi bằng cách bước vào mối quan hệ cá nhân với Chúa Giê-xu Christ. Ở mức độ cá nhân, giải pháp tối hậu cho nan đề tội ác, được tìm thấy trong sự hy sinh của Chúa Giê-xu Christ.Suy đoán về nguồn gốc của điều ác thì vô tận. Không ai có được một câu trả lời đầy đủ. Nó thuộc loại "những điều bí mật thuộc về Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời chúng ta" (PhuDnl 29:29).Hugh Evan Hopkins quan sát:

Vấn đề (về điều ác) được đặt ra phần lớn do niềm tin Đức Chúa Trời tốt lành sẽ thưởng cho từng người tùy theo công việc họ và Đức Chúa Trời toàn năng sẽ không gặp khó khăn gì thực hiện những điều này. Sự kiện thưởng và phạt, trong hình thức của hạnh phúc và tai họa, bị phân phối bừa bãi trong cuộc đời này đã khiến nhiều người nghi vấn hoặc về sự tốt lành của Đức Chúa Trời hay về quyền năng của Ngài. 1

Nhưng nếu Đức Chúa Trời phải đối xử với mỗi người đúng theo cách ăn nết ở của người ấy, thì Ngài có tốt lành không? Bạn cứ suy xét xem điều đó có ý nghĩa gì với bạn!Toàn bộ Phúc Âm được trình bày trong Cựu Ước và được tuyên bố rộng rãi trong Tân Ước là sự tốt lành của Đức Chúa Trời không chỉ bao gồm trong

Page 101: Vi sao chung ta tin

công nghĩa của Ngài nhưng trong cả tình yêu, sự thương xót và sự nhân từ của Ngài nữa. Chúng ta và tất cả mọi người biết ơn Ngài biết bao vì "Ngài không đãi chúng tôi theo tội lỗi chúng tôi, cũng không đoán phạt chúng tôi tùy sự gian ác chúng tôi. Vì hễ các từng trời cao trên đất bao nhiêu thì sự nhân từ Ngài càng lớn cho kẻ nào kính sợ Ngài bấy nhiêu" (Thi Tv 103:10-11).Một quan niệm như vậy về sự tốt lành của Đức Chúa Trời cũng dựa trên định kiến sai lầm rằng hạnh phúc là điều tốt nhất trong cuộc đời. Người ta thường cho rằng được sống yên vui, đầy đủ là hạnh phúc rồi. Tuy nhiên hạnh phúc thật sự, chân chính, sâu xa là một cái gì sâu nhiệm hơn những niềm vui phù du thoáng qua trong khoảnh khắc. Và đau khổ không hề ngăn trở hạnh phúc thật. Nhiều khi trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài, Đức Chúa Trời biết rằng chỉ có đau khổ mới tạo được điều hay trong cá tính của chúng ta. Bảo vệ chúng ta khỏi những sự đau khổ ấy, tức là tước đoạt của chúng ta những điều tốt đẹp nhất.

Quan niệm chính xác về sự ban thưởng Sứ đồ Phi-e-rơ nhắc đến điều này khi ông nói: “Đức Chúa Trời ban mọi ơn đã gọi anh em đến sự vinh hiển đời đời của Ngài trong Đấng Christ, thì sau khi anh em tạm chịu khổ, chính Ngài sẽ làm cho anh em trọn vẹn, vững vàng và thêm sức cho" (IPhi 1Pr 5:10).John Stuart Mill cho biết nếu muốn thấy kết quả hợp lý của quan niệm chính xác về việc ban thưởng chúng ta chỉ cần quay sang Ấn Độ giáo. Luật nghiệp báo (karma) dạy rằng mọi hành động trong đời này là hậu quả của những hành động trong kiếp trước. Mù lòa, nghèo khổ, đói khát, tàn tật, bỏ rơi và mọi khó khăn xã hội đều là những hình phạt thực tiễn cho những hành động gian ác trong kiếp trước.Tiếp đó người ta cho rằng mọi cố gắng làm giảm bớt những đau khổ và hoạn nạn là can thiệp vào đường lối công chính của Đức Chúa Trời. Chính quan niệm này đã khiến cho những người theo Ấn Độ giáo từ lâu nay rất ít làm gì để giúp đỡ những người bất hạnh của họ. Một số người Ấn Độ giáo tiến bộ ngày nay đang bàn luận và tiến tới những thay đổi và cải tạo xã hội, nhưng họ vẫn chưa hòa giải được quan niệm mới này với giáo lý nghiệp báo rõ ràng từ cổ xưa, vốn là nền tảng cho tư tưởng và sinh hoạt của người theo Ấn Độ giáo.Tuy nhiên, quan niệm nghiệp báo đó đã được dùng làm một lời giải thích gọn gàng, đơn giản và dễ hiểu về sự đau khổ: sự đau khổ là kết quả của những việc làm xấu xa lúc trước, tiền kiếp. Douglas Groothuis thực hiện một cuộc khảo sát sâu sắc: nếu một đứa trẻ chết vì bệnh bạch cầu chịu đau khổ vì trong kiếp trước cô bé giết những người vô tội, cô bé sẽ chẳng biết gì về nó.

Page 102: Vi sao chung ta tin

Và cũng sẽ chẳng học được gì từ tình trạng của cô cả.Nhưng có phải Cơ Đốc nhân cũng cho rằng sự đau khổ là hình phạt từ Đức Chúa Trời? Tất nhiên là trong tâm trí nhiều người nghĩ như vậy. "Tôi đã làm gì đến nỗi phải chịu như thế này?" thường là câu hỏi đầu tiên trên môi một người đau khổ. Và bạn bè của họ, dù có nói ra hay không, vẫn thường có cùng một định kiến đó. Cách giải quyết cổ điển về vấn đề chịu khổ và điều ác trong sách Gióp chứng minh rằng các bạn bè của Gióp đã chấp nhận định kiến độc ác nầy như thế nào. Nó càng chất thêm đau khổ lên sự đau đớn vốn chồng chất trên Gióp.Rõ ràng theo những lời dạy dỗ của Cựu Ước và Tân Ước, sự đau khổ có thể là hình phạt của Đức Chúa Trời, nhưng cũng có nhiều trường hợp khác hoàn toàn không liên quan gì đến những việc làm sai trái của cá nhân. Định kiến máy móc về tội lỗi và hậu quả hình phạt là hoàn toàn không xác đáng.Đức Chúa Trời không phải là một người cha nhạy cảm ở trên trời với thái độ “Con cái thì vẫn là con cái”. "Ai gieo giống chi lại gặt giống ấy" (GaGl 6:7) là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với ai dám đùa giỡn với Đức Chúa Trời bằng thái độ ngạo mạn. "Một lý do làm cho tội lỗi và sự đau khổ phát triển là kết quả từ việc người ta đối xử với tội lỗi như cây kem ngọt thay vì những con rắn độc." 2 Hiển nhiên là có mối quan hệ giữa đau khổ và tội lỗi, nhưng rõ ràng là không phải lúc nào cũng vậy. Chúng ta đã có những lời chắc chắn của Đức Chúa Trời về vấn đề này. Những môn đệ rõ ràng là hậu thuẫn cho việc chịu đau khổ là do phải trả giá. Một ngày nọ khi họ thấy người đàn ông bị mù từ lúc sinh ra, họ muốn biết ai đã phạm tội để dẫn đến tình trạng mù loà này - của chính người ấy hay cha mẹ anh ta. Nhưng Chúa Giê-xu chỉ ra rõ ràng rằng không ai chịu trách nhiệm về tình trạng đó “nhưng ấy là để cho những việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người" (GiGa 9:1-3).Khi nghe tin có mấy người Ga-li-lê bị Phi-lát giết, Ngài đã vạch rõ rằng không phải chỉ vì số người đó có tội nặng hơn những người Ga-li-lê khác. Ngài bảo rằng 18 người đã chết vì bị tháp Si-lô-ê đổ xuống đè lên cũng không phải phạm tội nhiều hơn những người khác trong thành Giê-ru-sa-lem. Rồi từ hai biến cố bất ngờ đó, Ngài kết luận: “Nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy sẽ bị hư mất như vậy" (LuLc 13:1-3).Nếu giải thích rằng bất cứ tai họa hay sự đau khổ nào ập đến là hình phạt của Đức Chúa Trời thì rõ ràng chúng ta đã quá hấp tấp khi kết luận một cách máy móc về trường hợp của chính mình hay của người khác. Hơn nữa, như Hopkins đã nhận định, dường như các ví dụ của Kinh Thánh đã cho chúng ta thấy rõ ràng là nếu sự hoạn nạn của một người là kết quả của việc làm sai trái, thì chắc chắn người chịu đau khổ nhận biết rằng sự hoạn nạn đó chính là hình phạt dành cho mình.

Page 103: Vi sao chung ta tin

Hình phạt xảy đến sau lời cảnh cáo Thật sự, một trong những chân lý sâu sắc trong toàn bộ Kinh Thánh là hình phạt của Đức Chúa Trời luôn xảy đến sau lời cảnh cáo. Xuyên suốt Cựu Ước, chúng ta thấy có những lời khẩn khoản của Đức Chúa Trời và lời cảnh cáo về sự đoán phạt được lặp đi lặp lại. Chỉ sau khi đương sự bỏ qua lời cảnh cáo và khinh thường nó thì hình phạt mới xảy đến. Những lời đầy cảm động của Đức Chúa Trời là ví dụ: “Ta chẳng lấy sự kẻ dữ chết làm vui... Các ngươi khá xây bỏ đường lối mình và được sống. Các ngươi khá xây bỏ, xây bỏ đường lối xấu của mình. Sao các ngươi muốn chết, hỡi nhà Y-sơ-ra-ên?" (Exe Ed 33:11).Cùng chủ đề nầy vẫn tiếp tục trong Tân Ước. Còn hình ảnh nào mô tả về tình yêu thương và sự nhịn nhục của Đức Chúa Trời cảm động hơn là cảnh Chúa Giê-xu than khóc cho Giê-ru-sa-lem: “Hỡi Giê-ru-sa-lem, Giê-ru-sa-lem.... bao nhiêu lần ta muốn nhóm họp các con ngươi như gà mái túc con mình lại ấp trong cánh, mà các ngươi chẳng khứng!" (Mat Mt 23:37). Chúng ta có lời rõ ràng của Phi-e-rơ rằng Chúa không muốn cho "một người nào bị chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn" (IIPhi 2Pr 3:9).Khi có ai hỏi: “ Tại sao một Đức Chúa Trời tốt lành lại có thể đẩy người ta xuống địa ngục?" chúng ta phải vạch rõ rằng, theo một ý nghĩa thì Đức Chúa Trời không đẩy bất kỳ ai xuống địa ngục hết. Chúng ta tự đẩy mình xuống đó. Đức Chúa Trời đã làm mọi thứ cần thiết để cho chúng ta được tha thứ, được cứu chuộc, được thanh tẩy và xứng đáng vào thiên đàng. Phần còn lại cho chúng ta là nhận lãnh món quà đó. Nếu chúng ta từ chối nó, Đức Chúa Trời không có chọn lựa nào khác hơn là cho chúng ta điều mình đã chọn lựa. Đối với người không muốn ở với Đức Chúa Trời, ngay cả thiên đàng cũng trở thành địa ngục.Dầu lắm lúc chúng ta có thể lấy sự đoán phạt của Đức Chúa Trời để giải thích sự đau khổ, nhưng cũng có nhiều khả năng khác cần xem xét. Như chúng ta đã thấy trước đây, loài người phải chịu trách nhiệm về hậu quả của tội lỗi và sự chết vào trong thế gian nầy. Chúng ta đừng quên rằng những việc làm sai trái của con người cũng phải chịu phần lớn trách nhiệm đối với những hoạn nạn và đau khổ trong thế giới ngày nay. Cẩu thả trong việc xây dựng một tòa nhà đôi khi cũng đưa đến hậu quả là ngôi nhà bị sập trong cơn bão, gây ra sự thiệt mạng và bị thương cho nhiều người. Bao nhiêu mạng sống đã bị cướp đi do những người lái xe say rượu gây nên? Những tội gian lận, dối trá, trộm cắp và ích kỷ là những đặc điểm trong xã hội của chúng ta ngày nay đều gặt hái hoạn nạn đầy cay đắng. Chúng ta không thể trách Đức Chúa Trời về những việc này được! Cứ nghĩ xem có bao nhiêu hoạn nạn đau khổ đã phát sinh từ những việc làm sai trái của con người, thật kinh khủng khi người ta chịu bao nhiêu tai họa gây ra do cách này.

Page 104: Vi sao chung ta tin

Có ma quỷ không? Nhưng không phải chỉ có loài người sống đơn độc trên quả đất này. Nhờ sự mạc khải thiên thượng chúng ta biết có sự hiện diện của "kẻ thù", chính là ma quỷ. Chúng ta được biết là tùy cơ hội, nó xuất hiện dưới nhiều hình thức thích hợp với từng hoàn cảnh. Nó có thể hiện ra như một thiên sứ sáng láng hay như con sư tử rống, tùy theo từng hoàn cảnh và mục đích của nó. Tên nó là Sa-tan. Đức Chúa Trời đã từng cho phép nó hành hại Gióp (Giop G 1:6-12). Trong chuyện ngụ ngôn về hột giống tốt và cỏ lùng, Chúa Giê-xu đã giải thích việc phá hoại mùa màng của người nông dân như sau: “ấy là kẻ thù đã làm điều đó" (Mat Mt 13:28). Sa-tan rất vui khi được phá hoại công trình sáng tạo của Đức Chúa Trời và gây ra đau khổ, hoạn nạn cho dân sự Ngài. Đức Chúa Trời cho nó một số quyền lực giới hạn nhưng qua quyền năng của Chúa Giê-xu Christ, chúng ta có quyền trên Sa-tan. Chúng ta được bảo đảm “Hãy chống trả ma quỷ, thì nó sẽ lánh xa anh em" (Gia Gc 4:7). Tuy nhiên Sa-tan cũng gây ra một vài chứng bệnh và sự đau khổ trong thế giới ngày nay.Để trả lời cho câu hỏi tại sao Đức Chúa Trời cho Sa-tan được quyền gieo rắc đau khổ, chúng ta có thể mượn lời của Robinsin Crusoe đáp lời người đầy tớ tên Friday của mình.

Friday hỏi: “Thưa ông chủ, ông nói rằng Đức Chúa Trời rất mạnh, rất vĩ đại; vậy Ngài có mạnh và quyền năng bằng ma quỷ không?"

"Có chứ, có chứ; Friday à, Đức Chúa Trời mạnh hơn ma quỷ rất nhiều."

"Nhưng nếu Đức Chúa Trời mạnh hơn và quyền năng hơn ma quỷ thì tại sao Ngài không tiêu diệt ma quỷ đi để nó không làm điều ác nữa?"

Crusoe trả lời sau khi suy nghĩ: “Vậy sao mày không hỏi tại sao Đức Chúa Trời không giết cả tao với mày đi khi chúng ta làm điều ác và xúc phạm đến Ngài?"

Đức Chúa Trời cảm nhận được những đau khổ của chúng ta Khi khảo sát về vấn đề đau khổ và hoạn nạn, cho dù về mặt thể xác hay tinh thần, chúng ta cần nhớ một nhận xét quan trọng khác. Đức Chúa Trời không ở xa, đứng từ xa và không thấu rõ hay lánh mặt những người thuộc về Ngài trong cơn khốn khó của họ. Chẳng những Ngài ý thức được sự khốn khổ mà Ngài còn cảm biết được nó nữa.Không hề có sự đau khổ hoạn nạn nào đến với chúng ta mà chưa đi qua tấm lòng và bàn tay của Đức Chúa Trời trước. Dầu chúng ta có thể chịu khốn khổ đến thế nào, thì cũng phải nhớ rằng Đức Chúa Trời là một thống khổ nhân vĩ đại. Những lời nhà tiên tri Ê-sai dự báo về sự thương khó của Đấng

Page 105: Vi sao chung ta tin

Christ yên ủi chúng ta nhiều lắm: “Người đã bị người ta khinh dễ và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm" (EsIs 53:3). Một trước giả khác nhắc nhở chúng ta: “Vì chính mình Ngài chịu khổ trong khi chịu cám dỗ, nên có thể cứu những kẻ bị cám dỗ vậy" (HeDt 2:18). Và "Vì chúng ta không hề có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ chịu thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội" (4:15). Chúng ta cũng được biết thêm: “Anh em chớ làm buồn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời" (Eph Ep 4:30).Vấn đề của tội ác và đau khổ là một trong những nan đề sâu sắc nhất của mọi thời đại. Đến thời đại chúng ta vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn với sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân và sinh hóa. Không dễ gì trả lời và chúng ta cũng chưa có câu trả lời dứt khoát. Tuy nhiên chúng ta vẫn có được những đầu mối.

Món quà nguy hiểm của tự do ý chí Đầu tiên, điều ác là một phần tất nhiên của ý chí tự do. Như J. B. Philíps trình bày:

Điều ác vốn gắn liền trong món quà đầy rủi ro của sự tự do ý chí. Đức Chúa Trời có thể tạo ra chúng ta như những bộ máy, nhưng nếu Ngài làm như vậy, chúng ta sẽ bị tước đoạt mọi tự do lựa chọn quý báu của mình, và chúng ta không còn là con người nữa. Thi hành sự chọn lựa theo chiều hướng tội ác mà chúng ta gọi là sự sa ngã của loài người (tội lỗi của A-đam trong vườn Êđen) là lý do cơ bản của điều ác và đau khổ trong thế gian. Đó là trách nhiệm của loài người chớ không phải của Đức Chúa Trời. Ngài có thể hủy diệt tội ác và đau khổ, nhưng nếu làm như vậy, Ngài cũng sẽ tiêu diệt luôn tất cả chúng ta. Điều đáng ghi nhận là toàn bộ quan điểm của Cơ Đốc giáo chân chính không nằm trong việc xen vào vấn đề con người có quyền lựa chọn, nhưng ở việc tạo ra thái độ sẵn sàng chọn điều thiện chứ không phải điều ác. 3

Nếu mỗi cá nhân không ảnh hưởng gì đến người khác thì vũ trụ nầy sẽ trở nên vô nghĩa. Điều đó chẳng khác gì chơi một ván cờ mà cứ thay đổi luật chơi sau mỗi nước cờ. Không ai có thể sống như một ốc đảo, vì như thế đời sống sẽ trở nên vô nghĩa.Thứ hai, phần lớn những sự đau khổ trong thế giớí có thể suy ra trực tiếp từ những chọn lựa xấu xa mà con người tự chọn. Sự đau khổ thường là hậu quả hợp lý của những sự lựa chọn này. Khi một tên cướp nhà băng giết một người nào đó thì chúng ta thấy rõ hành động gian ác, nhưng khi có một quyết định tai hại trong chính phủ hay trong kinh doanh có thể đem lại sự thiếu thốn và đau khổ cho nhiều người thì những người quyết định đó không

Page 106: Vi sao chung ta tin

hề biết đến. Ngay cả đến hậu quả của nhiều thiên tai đôi khi cũng do sự sơ xuất đáng trách của con người, vì họ khinh thường những lời cảnh cáo của việc sắp xảy đến.Thứ ba, có vài sự đau khổ chứ không phải tất cả được Đức Chúa Trời cho phép xảy ra như là sự đoán xét hay trừng phạt. Đây là việc có thể xảy ra nhưng chúng ta phải luôn luôn để ý quan sát. Đức Chúa Trời đôi khi cho phép những sự hoạn nạn như vậy với mục đích phục hồi hay đào tạo cá tính con người, và những người chịu khổ vì việc làm của mình thường hiểu điều đó (HeDt 12:7-8, 11).Thứ tư, Đức Chúa Trời có một kẻ thù luôn thù hận và căm giận khôn nguôi là Sa-tan, dù đã bị đánh bại tại thập giá nhưng nó vẫn tự do gieo rắc những điều ác cho đến kỳ phán xét cuối cùng. Cho nên căn cứ vào lời mạc khải của Đức Chúa Trời và vào kinh nghiệm, thì rõ ràng là trong thế giới tồn tại một quyền lực tội ác mạnh hơn con người. Thứ năm, chính Đức Chúa Trời là thống khổ nhân vĩ đại và đã giải quyết dứt khoát vấn đề tội lỗi qua quà tặng là chính con Ngài, bằng một giá đắt và sự đau khổ của chính Ngài. Hậu quả của tội lỗi trong cõi đời đời đã vĩnh viễn được cất bỏ khi chúng ta tiếp nhận Chúa Giê-xu Christ. Tội lỗi chúng ta đã được tha, chúng ta tiếp nhận một cuộc đời mới và năng lực để chọn lựa điều tốt nhất Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Ngài hướng dẫn chúng ta và ban thêm năng lực cho chúng ta, tái tạo tính cách của chúng ta ngày càng trở nên giống với Chúa Giê-xu.

Cuộc thử nghiệm lớn nhất của đức tin Có lẽ cuộc thử nghiệm lớn nhất của đức tin cho Cơ Đốc nhân ngày hôm nay là tin rằng Đức Chúa Trời là Đấng tốt lành. Có nhiều điều trong cuộc sống và nền văn hóa của chúng ta, nếu tách rời ra, chúng ta sẽ nghĩ ngược lại. Helmut Thielecke cho biết nếu dùng một kính hiển vi quan sát một tấm vải thì chúng ta sẽ thấy rất rõ ở chính giữa nhưng mờ ở ngoài bìa. Nhưng nhờ thấy rõ ở chính giữa, chúng ta biết chắc chắn rằng ngoài bìa cũng rõ như vậy. Rồi ông nói, chúng ta nhìn vào cuộc sống giống như nhìn một tấm vải.Chung quanh bìa của cuộc sống chúng ta dường như mờ ảo, nhiều sự kiện và hoàn cảnh chúng ta không thể nào hiểu được. Nhưng chúng ta có thể giải thích đúng đắn những hoàn cảnh ấy nhờ sự rõ ràng chúng ta thấy ở phần trung tâm - chính là thập tự giá của Đấng Christ. Đừng nhìn vào những mảnh vụn thông tin rời rạc mà phán đoán sự tốt lành của Đức Chúa Trời. Ngài đã bày tỏ rõ ràng sự tốt lành của Ngài và chứng minh đầy ấn tượng cho chúng ta trên thập tự giá. "Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với con ấy cho chúng ta sao?" (RoRm 8:32). Đức Chúa Trời không bao

Page 107: Vi sao chung ta tin

giờ đòi hỏi chúng ta phải hiểu nhưng chỉ phải tin cậy nơi Ngài y như chúng ta đòi hỏi con cái chúng ta tin tưởng nơi tình yêu và sự chăm sóc khi chúng ta dắt chúng đến bác sĩ. Chúng ta sẽ được bình an khi nhận thức rằng trong cuộc đời nầy chúng ta không có bức tranh hoàn chỉnh. Nhưng thấy được ngoài bìa cũng đủ tốt đẹp cho chúng ta rồi.Chúng ta có thể tin chắc, với niềm vui và sự bình an: "mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời” (8:28).Đôi khi chính phản ứng của chúng ta đối với sự đau khổ sẽ quyết định từng trải chúng ta gặp là phước hạnh hay tai họa, hơn là chính bản thân sự đau khổ. Cùng sức nóng mặt trời làm chảy bơ nhưng cũng làm đất sét cứng thêm.Khi nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể nhìn đời qua ống kính đức tin vào tình yêu của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể khẳng định như Ha-ba-cúc: “Vì dầu cây vả sẽ không nứt lộc nữa, và sẽ không có trái trên những cây nho, cây ô-li-ve không sanh sản, và chẳng có ruộng nào sanh ra đồ ăn; bầy chiên sẽ bị dứt khỏi ràn, và không có bầy bò trong chuồng nữa. Dầu vậy, tôi sẽ vui mừng trong Đức Giê-hô-va, tôi sẽ hớn hở trong Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi tôi" (HaKb 3:17-18).

Đọc thêm Lewis, C. S. The Problem of Pain. New York: Simon & Schuster, 1996.Lloyd-Johns, Martyn D. Why Does God Allow Suffering? Wheaton, Ill.: Crossway, 1994.Yancey, Philip. Where Is God When It Hurts? Grand Rapids, Mich.: Zondervan, 1977.

Cơ Đốc Giáo Khác Gì Với Các Tôn Giáo Khác?

Một đề tài thường được bàn luận trong thế giới ngày càng thu hẹp của chúng ta là điểm khác biệt có ý nghĩa giữa Cơ Đốc Giáo và các tôn giáo khác trên thế giới. Chúng ta chứng kiến những cuộc giao lưu của các nền văn hóa, các dân tộc, các chủng tộc và các tôn giáo trên một cấp bậc chưa từng có trong lịch sử. Từ phi trường địa phương của chúng ta, không cần hơn 24 tiếng đồng hồ là chúng ta có thể đến bất cứ nơi nào trên trái đất. Ti-vi đem đến trong phòng khách chúng ta một Dalai Lama được nhìn thấy ở Pakistan, những nghi lễ hồi giáo ở Iran hay những cuộc chiến tranh chủng tộc và tôn giáo ở Châu Phi.Hơn 563.000 sinh viên và những học giả sau bậc tiến sĩ từ hơn 212 nước trên thế giới đã đến Mỹ trong những năm 1996-1997 để học trong hơn 2.428 trường cao đẳng và đại học trong mỗi bang của toàn bộ 50 tiểu bang. 1 Những chiếc váy sặc sỡ của các phụ nữ Ấn Độ duyên dáng và những khăn

Page 108: Vi sao chung ta tin

trùm đầu độc đáo của những tín đồ Hồi giáo không còn là một cảnh tượng xa lạ trong những cửa hàng địa phương hay những trường cao đẳng tỉnh lẻ nữa. Thêm vào đó, hàng ngàn những nhà doanh nghiệp, nhà ngoại giao và khách du lịch đến Mỹ mỗi năm.Những người mới đến này, đã được mời đến những buổi họp phụ huynh, những câu lạc bộ phục vụ, và nhà thờ để nói về bối cảnh văn hóa và tôn giáo của họ. Họ rất chân thành, có giáo dục, và thông minh. Họ thường chú ý tìm hiểu về Cơ Đốc giáo, và chúng ta cũng được học hỏi nơi họ.

Có phải Cơ Đốc giáo độc nhất vô nhị? Khi làm quen với những người bạn phương xa, thì tự nhiên niềm tin tôn giáo của họ thường đặt nghi vấn cho tất cả chúng ta là có phải Cơ Đốc giáo là tôn giáo chân chính không. Có phải Cơ Đốc giáo là độc nhất vô nhị trên thế giới không? Hay phải chăng chỉ có sự khác biệt về chủ đề căn bản chạy xuyên suốt các tôn giáo? Hay nói một cách khác: "Có phải những tín đồ Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo hay Do Thái giáo cùng thờ phượng một Đức Chúa Trời chung nhưng dưới những tên gọi khác nhau?" Hay, nói thẳng ra: “Có phải Chúa Giê-xu Christ là con đường duy nhất để đến với Đức Chúa Trời không?"Khi Kinh Thánh nhấn mạnh rằng Chúa Giê-xu Christ là con đường duy nhất đến với Đức Chúa Trời và ngoài Ngài không có một sự cứu chuộc nào khác, điều này có thể gây ấn tượng là Cơ Đốc nhân rất cố chấp và hẹp hòi, bảo thủ trong suy nghĩ. Hay tệ hơn, Cơ Đốc nhân nghĩ rằng họ tốt hơn bất cứ người nào khác. Dường như những Cơ Đốc nhân có một hội bảo thủ riêng, giống như một giáo đoàn riêng biệt với chủ trương phân biệt chủng tộc. Thật ra trong mỗi lãnh vực của cuộc sống, rất dễ khôn khéo tạo ra ấn tượng rằng chúng ta đang hỏi: “Sao bạn không bình thường giống như tôi?"Chúng ta thường nghe lời nhận xét như sau: “Cứ để cho mọi người tin vào Đức Chúa Trời. Việc gì phải đem Chúa Giê-xu vào đó?" "Đồng ý về Đức Chúa Trời và như vậy là đủ rồi." Nhưng Cơ Đốc giáo có thể hòa lẫn với các tôn giáo khác và bỏ đi tính cá biệt này không?

Điểm then chốt của sứ điệp Về cơ bản, đối với Cơ Đốc nhân không thể có sự dung nạp về mặt thần học. Hòn đá góc nhà của sứ điệp Tin Lành là Đức Chúa Giê-xu Christ - Đức Chúa Trời giáng thế. Không có nền tảng này, bất cứ phần nào khác đều thiếu ý nghĩa. Có vô số câu trong Tân Ước đưa ra tư tưởng căn bản này. Tôi sẽ trích ra ba câu trong số đó: "Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu" (Cong Cv 4:12). Sứ đồ Giăng nói: “Chẳng ai thấy Đức Chúa Trời; chỉ con một ở trong lòng Cha, là Đấng đã giãi bày Cha cho

Page 109: Vi sao chung ta tin

chúng ta biết" (GiGa 1:18). Chúa Giê-xu tuyên bố lời kết luận tổng quát: “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai đến được cùng Cha" (14:6).Cơ Đốc nhân tin như vậy, không phải vì họ đã lập ra luật lệ riêng cho họ, nhưng vì chính Chúa Giê-xu và Kinh Thánh, là nền tảng của họ, tuyên bố những điều đó. Thật sự, sứ điệp trọng tâm này được đan dệt xuyên suốt cả Cựu Ước và Tân Ước. Cơ Đốc nhân không đưa ra lý thuyết của riêng mình nhưng giải thích những sự kiện của Kinh Thánh.Nếu nói rằng chúng ta muốn thay đổi chân lý này và bỏ phiếu để có cái tổng quát hơn, thì đây là nan đề của chúng ta. Chúng ta sẽ thay đổi điều mà con người không thể nào thay đổi được. Nó là điều cố định và hoàn toàn thật hay hoàn toàn giả dối. Đây là "chân lý thật" (true truth) theo cách Francis Schaeffer nói.Ø Có một số luật lệ và chân lý mà chúng ta có thể thay đổi được. Chẳng hạn, mức phạt cho việc lái xe vượt đèn đỏ được luật lệ của xã hội quyết định. Luật định ấy không gắn liền với sự kiện. Mức phạt có thể là $50 hay $10, hay luật pháp có thể dẹp bỏ nó hoàn toàn.Những luật lệ khác, như trọng lực là những chân lý không thể hủy bỏ mà chúng ta không thể thay đổi được. Nó không do xã hội quyết định bằng bầu cử hay do văn hóa. Chân lý mang tính vững bền, cố định và chắc chắn. Mức phạt cũng không do xã hội quyết định. Người ta có thể nhất trí bỏ phiếu giảm bớt trọng lực trong vòng một tiếng đồng hồ, nhưng không một người bình thường nào dám lên nóc nhà nhảy xuống để thử cả! Không, vì sự trừng phạt đối với kẻ vi phạm luật trọng lực gắn liền với chính hành động đó, và cho dù được mọi người nhất trí, nhưng người nào vi phạm luật trọng lực chắc chắn sẽ bị thịt nát xương tan!Ø Nếu có những quy luật vật lý mang tính nội tại cố hữu thì cũng có những quy luật thuộc linh mang tính nội tại cố hữu. Một trong các định luật đó là Đức Chúa Trời khởi đầu và tự bày tỏ chính Ngài qua việc Chúa Giê-xu Christ xuống thế gian. Một luật khác là sự chết của Đấng Christ là con đường dẫn đến sự tha thứ tội lỗi và sự khởi đầu của mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời. Khi rao truyền độc quyền chuộc tội của Đấng Christ, Cơ Đốc nhân không hề có thái độ tự tôn. Không có chỗ cho sự ngạo mạn. Trái lại, đó là một người đã được sự can thiệp và ân điển của Đức Chúa Trời đụng chạm mình. D. T. Niles mô tả cách Cơ Đốc nhân làm chứng về kinh nghiệm cá nhân của mình: "Nó giống như việc một người ăn xin nói cho một người ăn xin khác chỗ tìm được thức ăn."Chân thành đã đủ chưa? Một nhận định tổng quát về chân lý có thể giúp ích cho chúng ta, đó là chân lý thuộc linh không được quyết định bằng đa số phiếu, chân thành tin vào

Page 110: Vi sao chung ta tin

một điều gì đó sẽ không biến việc ấy thành sự thật, chẳng hạn bất kỳ ai cũng có thể thí nghiệm bằng cách bốc nhầm một lọ thuốc trong tủ thuốc trong bóng tối. Trước kia chúng ta đã nói rằng đức tin cũng không giá trị hơn đối tượng đặt để niềm tin. Đức tin đó có chân thành hay mạnh mẽ bao nhiêu cũng không quan trọng. Một cô y tá nhỏ axit cacbon vào mắt một đứa trẻ mới sanh, dù cô ta chân thành nghĩ rằng mình đang nhỏ nitrat bạc, thì sự chân thành đó không thể nào cứu em bé khỏi mù.Những nguyên tắc tương tự này cũng được áp dụng cho những vấn đề thuộc linh. Tin tưởng một điều gì không hề khiến cho nó trở thành sự thật cũng như không tin vào một chân lý không làm cho nó trở nên điều giả dối. Sự kiện là sự kiện, bất chấp người ta có thái độ nào đối với nó. Trong những vấn đề tôn giáo, câu hỏi căn bản luôn là: “Những sự kiện này có thật không?"Ravi Zacharias đưa ra một sự giải thích hữu ích trên quy luật logic. Đầu tiên, là nguyên tắc hoặc có hoặc không, luật không mâu thuẫn. Chúa Giê-xu hoặc là Đức Chúa Trời hoặc không phải là Đức Chúa Trời, đúng hoặc không đúng. Nếu Chúa Giê-xu Christ là Đức Chúa Trời, Brahma hay một trong số 330 triệu thần khác không thể thực sự là Đức Chúa Trời. Nếu Chúa Giê-xu Christ là tác giả của sự sáng tạo, theo điều Kinh Thánh dạy, thì không phải là Brahma. Nó chỉ có thể là cái này hoặc cái kia mà thôi. Hãy suy nghĩ lại: axit cacbon hoặc là độc hại hoặc là không!Logic này cũng giống như câu tôi nói: “Không có chiếc xe buýt nào đang chạy tới. Tôi sẽ băng qua đường." Nhưng bạn sẽ nói: “Có một chiếc xe buýt đang chạy tới. Tôi sẽ không băng qua đường." Chúng ta sẽ biết sự thật là gì khi tôi băng qua đường. Một cái phải là thật và cái kia không phải.Ngược lại với logic là nguyên tắc cả hai/và. Quan điểm đa thần sẽ nói rằng cả Brahma và Chúa Giê-xu đều là Đức Chúa Trời thật cả. Cùng đi với quan điểm này là lời nói: “Muốn có bao nhiêu Đức Chúa Trời tùy bạn ". 2 Ứng dụng nguyên tắc cả hai/và dẫn tới sự bế tắc trong suy nghĩ của chúng ta. Xem xét sự sáng tạo chẳng hạn. Đức Chúa Trời nào hay thần nào sáng tạo thế giới? Đức Chúa Trời nào sẽ nói cho tôi biết chân lý về cuộc sống? Tôi nên cầu nguyện với thần nào? Làm sao tôi biết được thần nào tốt và thần nào không tốt? Có thể nào có Chúa Giê-xu cùng với nhiều thần khác?Hãy lấy sự kiện thần tánh, sự chết và phục sinh của Chúa Giê-xu Christ làm ví dụ. Cơ Đốc giáo khẳng định những việc này là trọng tâm của sứ điệp. Ngược lại, Hồi giáo phủ nhận thần tánh, sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ. Ngay ở điểm mang tính quyết định này, một trong những quan điểm đối lập là không có thật và sai. Cả hai không thể đồng thời là sự thật được, bất kể mỗi phe đều được vô số người tin một cách chân thành như thế nào.Người ta đã nói nhiều về những điểm tương đồng giữa các tôn giáo trên thế

Page 111: Vi sao chung ta tin

giới. Nhiều Cơ Đốc nhân ngây thơ cũng phỏng đoán rằng đại khái thì các tôn giáo đều cũng giống nhau cả, vì tất cả đều tuyên bố những điều giống nhau và cơ bản cũng thực hành những điều Cơ Đốc nhân làm nhưng chỉ có ngôn ngữ hơi khác nhau. Dường như thái độ như thế sử dụng nguyên tắc cả hai/và như vậy làm cho tất cả những tôn giáo giống nhau, chẳng hạn: “Cả Hồi giáo và Cơ Đốc giáo đều đúng hết" (mặc dù tín đồ Hồi giáo kịch liệt phản đối điều này)."Thêm một Chúa Trời khác" sẽ là một ứng dụng khác cho nguyên tắc cả hai/và. Có thể có một vài sự tương tự giữa những tôn giáo nhưng sự khác biệt giữa chúng quan trọng hơn nhiều.

Chỉ theo luật vàng có đủ không? Một trong những điều tương đồng là niềm tin vào Luật Vàng, vốn có trong hầu hết các tôn giáo. Từ thời Khổng Tử, chúng ta đã được nghe nhiều lời tuyên bố trong nhiều dạng khác nhau như: làm cho người khác điều mình muốn họ làm cho mình. Đôi khi điều này cũng được xem như tính chất chủ yếu của Cơ Đốc giáo. Nếu tất cả những gì Chúa Giê-xu làm là đưa ra Bài Giảng Trên Núi và những Luật Vàng, thì có lẽ Ngài chỉ làm tăng sự thất vọng của chúng ta. Rất ít người trong chúng ta có thể kiên trì giữ những luật lệ này. Vấn đề của chúng ta không phải là chúng ta không biết điều chúng ta nên làm. Trái lại, vấn đề của chúng ta là thiếu năng lực, là không có khả năng để làm những điều chúng ta biết là ích lợi, đạo đức, tốt lành, chính trực, thành thật và nhân từ.Chúa Giê-xu Christ không những dạy Luật Vàng nhưng Ngài còn đến để giúp chúng ta giữ những điều đó. Đây là sự khác biệt cơ bản lớn nhất giữa Cơ Đốc giáo và những tôn giáo khác. Ngài ban cho chúng ta năng lực để sống như chúng ta nên sống, ban cho chúng ta sự tha thứ như là quà tặng miễn phí. Ngài ban cho chúng ta một cuộc sống "mới", đó là sự công chính của Ngài. Chúng ta có thể làm lại cuộc đời mình từ đầu. Ngài làm cho chúng ta những điều chúng ta không thể tự mình làm được.

Cơ Đốc Giáo căn bản Nếu danh sách những hành động của Đức Chúa Trời dường như rất tốt, thì nhìn khái quát về đặc điểm của Đức Chúa Trời là điểm khởi đầu cho Cơ Đốc giáo căn bản. Mark Mittelberg và Bill Hybels trong quyển Trở Thành Một Cơ Đốc Nhân Có Ảnh Hưởng (Becoming a Contagious Christian) giải thích 3 đặc tính có ảnh hưởng sâu xa của Đức Chúa Trời:

Trước hết, Đức Chúa Trời yêu thương. Do lòng nhân từ đó Ngài tạo dựng chúng ta và ao ước có được mối giao thông với chúng ta. Ngài tiếp tục kiên

Page 112: Vi sao chung ta tin

nhẫn gia tăng tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Nhiều người thích dừng lại tại điểm này, nhưng còn nhiều điều khác cần nói.

Thứ hai, bạn thấy đó, Đức Chúa Trời thánh khiết. Điều này có nghĩa là Ngài hoàn toàn trong sạch và cách biệt khỏi tất cả những gì không trong sạch.

Phẩm tính thứ ba của Đức Chúa Trời là công bình. Nói một cách khác, Ngài giống như một thẩm phán công bằng không bỏ qua một vi phạm luật nào: hơn thế nữa Ngài phải thi hành công lý. 3

Vấn đề khó hiểu nhất cho chúng ta là Đức Chúa Trời hoàn toàn cách biệt với chúng ta so với tiêu chuẩn thánh khiết của chúng ta. Khi chúng ta nổi giận trước những hành động vô ý và tàn bạo đối với một người bất lực, chúng ta từng trải một ý niệm mơ hồ về sự ghê tởm của Ngài đối với tội lỗi. Kinh Thánh xác nhận: “Thậm chí Ngài không thể nhìn vào tội lỗi". Sự thánh khiết vô hạn của Đức Chúa Trời vượt xa chúng ta, giống như so sánh khoảng cách giữa một ngọn cây cao nhất là tiêu chuẩn thánh khiết của chúng ta với mặt trăng là tiêu chuẩn thánh khiết của Đức Chúa Trời.Một sinh viên cao đẳng đã tốt nghiệp nói với tôi một cách nghiêm túc: “Nếu Đức Chúa Trời hạ thấp tiêu chuẩn thì tôi sẽ ổn." Anh ta cảm thấy mình như ở mức trung bình trong cuộc sống và đạo đức. Đối với anh, Đức Chúa Trời như một giáo sư với thang điểm, và anh ta đạt được kết quả là trung bình. Để tóm tắt về trọng tâm của Cơ Đốc giáo theo Kinh Thánh, chúng ta sẽ xem xét câu Kinh Thánh được trích dẫn nhiều nhất trong Kinh Thánh - GiGa 3:16.Ø "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi... " mỗi người chúng ta là những người Ngài đã tạo dựng. Từ ngữ "yêu thương đến nỗi" nghĩa là Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta hơn cả một người mẹ chăm sóc đứa con của mình hay một người cha làm việc cật lực để nuôi cả gia đình của mình. Đức Chúa Trời quan tâm đến mỗi người chúng ta.Ø "đã ban Con một của Ngài, Chúa Giê-xu Christ " đến trần gian “để "giải cứu chúng ta" và trở thành "chân lý và sự sống" của chúng ta. Tất cả những phương thuốc của đạo đức và luân lý đều đã thất bại. Chúng ta đã quay lưng khỏi con đường của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần một Đấng Cứu Chuộc. Đây không phải là sự cố gắng của chúng ta với Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời cúi xuống giúp đỡ chúng ta. Ngài biết rằng có thêm luật lệ nữa cũng vô ích. Thay vào đó, Đức Chúa Trời thánh khiết và công bình đến thế gian, và được gọi là Chúa Giê-xu “chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội" (Mat Mt 1:21).Ø "hầu cho hễ ai tin Con ấy " - lời mời gọi đã mở rộng cho tất cả mọi người. Bất kỳ ai đến, Ngài cũng vui lòng chấp nhận hết. Bất kỳ ai nói với Ngài: "Vâng, con cần Ngài" sẽ biết Ngài thật sự đáp lời. Ngài đem lại sự giúp đỡ

Page 113: Vi sao chung ta tin

và sự tha thứ thiên thượng. Ngài ban một đời sống mới hoàn toàn và hàn gắn lại mối quan hệ với chính Ngài. Hãy dâng chính mình cho Ngài và bạn sẽ tìm thấy chính mình, như đúng những gì Đấng sáng tạo muốn bạn trở thành.Ø "không bị hư mất mà được sự sống đời đời. " Ngài giải cứu bạn, "giải cứu" bạn khỏi "bị hư mất" vì tội lỗi và những thất bại của bạn. Bạn sẽ được tha thứ, giải phóng khỏi những thói quen trói chặt, khỏi sự trống trải dằng dặc và những tội lỗi lặp đi lặp lại. Ngay cả những "tội lỗi nhỏ nhặt" của một con người khá đạo đức cũng sẽ được tha thứ. Sự sống đời đời là chính sự sống của Đức Chúa Trời mà Ngài ban cho chúng ta. Chính là "con người mới" theo cách sứ đồ Phao-lô gọi. Bất kỳ hoàn cảnh của chúng ta là gì, Ngài đón nhận chúng ta và vui mừng cứu chúng ta khỏi đại dương của sự trống trải và ngờ vực. Hãy tưởng tượng cuộc sống với bàn tay của chúng ta trong tay Ngài mỗi ngày!Tiếp nhận Ngài vào trong cuộc sống của bạn không phải là lời đề nghị hãy tự giải quyết lấy đi. Không phải nói như kiểu: “Hãy cố gắng thật nhiều và làm theo cách này thì bạn sẽ nhận được ân điển của Đức Chúa Trời." Đây không phải là những lời hướng dẫn phương pháp học bơi cho một người chết đuối. Trong Cơ Đốc giáo, chính Đức Chúa Giê-xu Christ đến để trở thành người cứu hộ cho chúng ta.Món quà miễn phí Một "người cứu hộ" là người nhảy vào, giúp đỡ và cứu. Chúa Giê-xu mô tả việc giáng thế của Ngài như là "ban sự sống cho nhiều người". Ngài là Đức Chúa Trời giáng thế ở cùng với chúng ta để giúp đỡ. D. T. Niles giải thích rằng trong những tôn giáo khác, con người bị bỏ mặc để tự cố gắng hết sức của mình, tuân theo những luật lệ và làm "những việc thiện." Đây là tất cả những việc "để có thể" đạt được những mục tiêu hứa hẹn riêng của chính mình (và trong mỗi tôn giáo có những điều không tưởng và những lời hứa hẹn được mời mọc). Mark Mittelberg làm sáng tỏ sự khác nhau giữa tôn giáo và Cơ Đốc giáo. "Tôn giáo đánh vần là “HÃY LÀM” - (DO), bởi vì nó bao gồm những việc con người làm để cố gắng bằng cách nào đó đạt được sự tha thứ và ân sủng của Đức Chúa Trời... May mắn là Cơ Đốc giáo được đánh vần cách khác. Nó được đánh vần là "LÀM XONG RỒI." - (DONE) 4 Đối với những Cơ Đốc nhân, làm lành là kết quả của thái độ biết ơn đối với Đấng Cứu Chuộc đã trở thành người cứu hộ của chúng ta. Nó là một cách diễn tả thái độ biết ơn và lời cam kết đi theo sự hướng dẫn của Ngài.Sự bí ẩn về tình yêu của Đức Chúa Trời và sự giáng thế của Chúa Giê-xu làm Đấng Cứu Chuộc chúng ta được tìm thấy trong sự chết của Ngài trên cây thập tự. Đấng Thần - Nhân vô tội này đã bị sát hại một cách tàn bạo và mang án phạt mà tất cả tội nhân đáng phải chịu. Chính là án phạt mà tôi và bạn đáng phải chịu. Tại thập tự giá, tình yêu và công lý của Đức Chúa Trời

Page 114: Vi sao chung ta tin

được hòa quyện với nhau. Nơi đây Đức Chúa Trời công bố tha thứ cho những thất bại đạo đức và yếu đuối con người của chúng ta. Thập tự giá nói lên sứ điệp của tình yêu và sự tha thứ cho dù được nhìn thấy trên nóc nhà thờ hay ở quầy bán đồ trang sức: cả tình yêu và công lý đều được thỏa mãn.

William Lane Craig kể một câu chuyện về phản ứng của ba người đàn ông khi họ nhìn thấy được sự thực hữu của Đấng Christ.

Ba người đàn ông đứng trong đám đông trước ngai của Đức Chúa Trời trong ngày Phán Xét. Mỗi người có một điều để khiếu nại với Đức Chúa Trời. Một người đàn ông than phiền cách cay đắng: “Tôi bị treo cổ vì một tội tôi không hề phạm". Một người khác nói: “Tôi bị chết vì một căn bệnh kéo dài trong hàng tháng trời, làm cho tôi tan nát cả về thể xác lẫn tinh thần". Người thứ ba lẩm bẩm: “Con trai của tôi bị giết trong lúc còn trẻ khi một tên say rượu lái xe đâm vào vệ đường và tông vào nó". Người nào cũng giận dữ và nôn nóng muốn giãi tỏ ý kiến của mình với Đức Chúa Trời. Nhưng khi họ đến trước ngôi và nhìn thấy Quan án của họ với bàn tay, bàn chân mang dấu đinh và hông Ngài bị thương, thì mỗi người đều nín lặng. Họ yên lặng quỳ xuống chiêm ngưỡng Đấng Cứu Chuộc của mình. 5

Ba tôn giáo lớn Từ bức tranh này về quà tặng của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ đối chiếu vắn tắt với ba tôn giáo lớn khác trên thế giới. Chúng ta sẽ thấy quan niệm của họ về sự cứu chuộc và những điều họ hướng tới khá khác với bức tranh mà chúng ta đã vẽ ra nãy giờ.Ø Phật giáo bắt đầu với Gautama Siddhartha, sinh vào năm 563 T.C. ở phía bắc Ấn Độ. Giống như những người mộ đạo khác trong thời đại của mình, ông lao vào một cuộc hành hương tìm kiếm câu trả lời cho những đau khổ và con đường đến bình an. Cuối cùng, ông cảm thấy ông đã đạt được "sự giác ngộ " và kinh nghiệm "cõi niết bàn" hay hạnh phúc tột đỉnh (supreme blessedness). Kinh nghiệm này mài dũa tư tưởng của ông, được phổ biến rộng rãi và người ta tôn ông là "Đức Phật" và "người giác ngộ."Ông mô tả cõi niết bàn là trạng thái đạt được do sự loại trừ sự hiện hữu của một cá nhân qua sự hoà nhập của linh hồn vào một thể tối thượng. Đạt đến cõi niết bàn cũng giống như thổi tắt một ngọn nến (sự tự hủy diệt hoàn toàn hay sự hư vô hoàn toàn). Luận thuyết của Phật giáo là bốn "chân lý cao quí" cơ bản: (1) sự đau khổ mang tính phổ quát, (2) nguyên nhân của sự đau khổ là ham muốn - do cái tôi (self) thúc đẩy mạnh mẽ, (3) phương pháp chữa lành sự đau khổ là diệt trừ mọi ham muốn, và (4) ham muốn chỉ được loại bỏ khi nào đi theo Bát Chánh Đạo để tiến đến sự giác ngộ.Bát Chánh Đạo, rất quen thuộc với tất cả những tín đồ Phật giáo, bao gồm tri

Page 115: Vi sao chung ta tin

thức đúng, cảm giác đúng, lời nói đúng, hành động đúng, sống đúng, kết quả đúng, sự sáng suốt đúng và sự suy gẫm đúng. Sự loại bỏ ham muốn là chủ đề trung tâm và mục tiêu để đem một người đến cõi niết bàn - hạnh phúc tột đỉnh đạt được qua sự hoà nhập của cá nhân vào cùng một thể tối thượng với vũ trụ - một lần nữa, cũng giống như việc thổi tắt một ngọn nến.Ngoài ra, Phật giáo cũng chấp nhận luật nhân quả, được phổ biến như luật nghiệp báo, rằng tất cả những việc làm đều có hậu quả, hoặc tốt hoặc xấu trong kiếp này hay kiếp sau. Niềm tin vào một kiếp sau hay sự nhập hồn của linh hồn vào một cuộc sống trần gian khác sẽ quyết định bằng việc làm của chúng ta trong cuộc đời này. Đặc biệt điều nầy được ứng dụng khi nói về "một chút" của cuộc sống hay khi chết linh hồn sẽ ở trong thể xác này hay dạng khác. Mục đích của Đức Phật rõ ràng là muốn giúp đỡ những đệ tử của mình thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự đau khổ và ham muốn qua sự sinh ra và luân hồi.Ø Đối với Ấn Độ giáo, mục tiêu tối hậu cũng là niết bàn, nhưng thuật ngữ ở đây mang một ý nghĩa khác. Niết bàn là sự kết hợp cao nhất với Đế Thiên (Brahma), một lực lượng thống lãnh vũ trụ, tức là giáo chủ của Ấn Độ giáo có 330 triệu thần. Kinh nghiệm này được so sánh với việc một giọt nước trở về đại dương. Cá nhân hoàn toàn biến mất trong sự tái hợp với những thần của nó, nhưng không có sự tự huỷ diệt hoàn toàn về nhận dạng của một người như được dạy trong Phật giáo.Suy gẫm tiên nghiệm hay yoga có mục đích là đem con người kết hợp với vũ trụ vô thân vị hay "thượng đế". Nền tảng của những phương pháp luyện tập này là một quan niệm về thế giới cảm quan như ảo tưởng. Đối với những tín đồ Ấn Độ giáo sùng đạo, cõi niết bàn được thể hiện qua một chu kỳ liên tục là sinh ra, sống trên đời, chết đi, và đầu thai vào kiếp khác. Ngay khi bất cứ loài động vật nào, côn trùng hay con người chết đi, lập tức loài đó được đầu thai vào những hình hài khác. Hoặc người đó đi lên hay đi xuống trên bậc thang sự sống tùy theo phẩm chất của sinh hoạt đạo đức mà người ấy đã sống. Nếu sống một cuộc sống có phẩm hạnh tốt, người đó được lên một bậc thang với nhiều tiện nghi hơn và ít đau khổ hơn. Nếu ai sống một cuộc đời xấu xa, người đó bị tụt xuống một cấp bậc với nhiều sự đau khổ và nghèo đói. Nếu quá tệ, người đó sẽ không được đầu thai làm người nữa mà chỉ đầu thai làm thú vật hay côn trùng mà thôi.Luật nghiệp báo là luật phải gặt ở kiếp sau những gì ta làm ngay trong kiếp nầy. Nó cho chúng ta biết vì sao những tín đồ Ấn Độ giáo không giết dù chỉ một con côn trùng, nói chi đến con bò quý giá, mặc dù sự cấm kỵ này dẫn đến tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng và những vấn đề sức khỏe công cộng. Những điều có vẻ lạ lùng và khó hiểu đối với người phương Tây lại rõ ràng là rất hợp lý đối với tín đồ Ấn Độ giáo.

Page 116: Vi sao chung ta tin

Ø Đối với Hồi giáo, thiên đàng được quan niệm như là một nơi đầy hạnh phúc và sự hưởng thụ. Muốn đạt được điều đó thì khi sống trên đời nầy, người ta phải kiêng kỵ nghiêm nhặt mọi thứ hưởng thụ cá nhân khi còn trên đất này. Họ dạy Đấng Alla là một thể thống nhất tuyệt đối, là Đấng sáng tạo và là Chúa quản trị toàn vũ trụ. Ngài cũng là Đấng phán xét tối thượng của tất cả loài người. Muhhammad, tiên tri của Alla, phản đối ý tuởng Chúa Giê-xu, một con người, có thể là Đức Chúa Trời được. Chúa Giê-xu được chào đón là tiên tri vĩ đại của Đấng Alla nhưng không phải là Đức Chúa Trời giáng thế.Năm nhiệm vụ là Năm Giới Răn Cột Trụ của Hồi giáo, bao gồm đọc kinh, đi hành hương đến Mecca, bố thí cho kẻ nghèo, cầu nguyện năm lần mỗi ngày và ăn chay trong tháng Ramadan (một tháng kiêng ăn ban ngày).Những tôn giáo này khác với Cơ Đốc giáo trong những niềm tin cơ bản. Những điều này cũng áp dụng ý tưởng làm, mâu thuẫn với thập tự giá của Đấng Christ là giải cứu và tha thứ cho chúng ta.Một lần nữa, ở đây không có gì bảo đảm cả. Tôi thường hỏi những tín đồ Ấn Độ giáo, Hồi giáo, và Phật giáo rằng họ có chắc chắn được vào cõi niết bàn hay vào thiên đàng sau khi họ chết không. Chưa bao giờ tôi nghe có người nào đáp có. Trái lại, họ bảo rằng sự bất toàn trong đời sống họ là một sự ngăn trở cho việc đạt được điều đó. Không hề có một sự đảm bảo nào trong hệ thống niềm tin của họ. Kết quả là sự cứu chuộc phụ thuộc hoàn toàn vào công việc của cá nhân để lấy điểm.Trong quyển sách Sự Bãi Bỏ Của Con Người (The Abolition of Man), C. S. Lewis chỉ ra rằng trong mọi tôn giáo đều có những lời chỉ giáo đạo đức loại nào đó. Nhưng trong Cơ Đốc giáo, sự khác biệt có ý nghĩa và vô cùng quan trọng là trong chính Đấng Christ hằng sống. Bất cứ ai tin đều nhận được Linh của Ngài, một năng lực để vâng theo lời dạy của Đức Chúa Trời và Linh ấy đến với những ai tin nơi Đức Chúa Con và sẵn sàng đi theo sự dẫn dắt của Ngài.

Ý niệm về Thượng Đế Cả đến ý niệm cơ bản về Thượng Đế, điều chúng ta được yêu cầu đồng ý với họ, cũng tỏ ra sự khác biệt lớn. Bảo rằng chúng ta có thể hiệp một với bất kỳ ai tin nơi Thượng Đế, bất chấp Đấng đó tên gọi là gì, tức là không nhận thức được từ ngữ Thượng Đế sẽ không có nghĩa gì hết khi tách rời với định nghĩa dành cho tên gọi đó.Trái với sự tin tưởng của mọi người, Đức Phật không bao giờ tự nhận mình có thần tánh cả. Thật vậy, ông hoàn toàn không bàn luận đến vấn đề Đức Chúa Trời có hiện diện hay không. Đức Phật còn nhấn mạnh, nếu Đức Chúa Trời hiện hữu, Ngài cũng không thể giúp cho một cá nhân nào đạt được sự

Page 117: Vi sao chung ta tin

giác ngộ cả. Mỗi người phải tự giác ngộ lấy.Sự dạy dỗ của Ấn Độ giáo có tính cách phiếm thần. Phiếm nghĩa là "tất cả" và thần ám chỉ về "Đức Chúa Trời. Tín đồ Ấn Độ giáo tin rằng Đức Chúa Trời và vũ trụ là một. Ý niệm về Maya (thế giới ta bà) là trọng tâm suy nghĩ của họ. Maya là ý niệm nhị nguyên cho rằng thế giới vật chất chỉ là ảo tưởng: chúng ta nghĩ rằng chúng ta là hữu thể có thân vị (personal beings), nhưng chúng ta không phải; chúng ta chịu khổ vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta là những con người, nhưng chúng ta không phải. Theo triết học này thì tất cả những suy nghĩ và cảm giác đều là ảo tưởng. Brahma là thực tại tối hậu, là Đại Ngã. Trái lại thực tại là thuộc linh và vô hình. Thật sự thì mỗi người - mọi vật tồn tại - đều là Tiểu Ngã vì tất cả đều là thần thánh cả.Phật giáo cũng dạy rằng thế giới vật chất chỉ là ảo tưởng. Cho nên ta thấy rõ vì sao khoa học hiện đại có nguồn gốc từ Cơ Đốc giáo, là những người tin vào một Đức Chúa Trời có thân vị và một vũ trụ có trật tự, chứ không theo tinh thần triết học Đông phương. Điều này giải thích vì sao những tiến bộ khoa học hầu hết đến từ phương Tây hơn là phương Đông. Tại sao con người cần phải mất công khảo cứu những điều mà họ tin chỉ là ảo tưởng?Đối với Hồi giáo và Do Thái chúng ta có một Thượng Đế hay Đức Chúa Trời gần gũi với quan niệm Cơ Đốc giáo hơn. Ở đây Đức Chúa Trời có thân vị tính và siêu việt - nghĩa là cách biệt với công trình sáng tạo của Ngài. Chắc chắn bạn sẽ nói rằng vậy thì chúng ta có thể hiệp chung với những người tin vào Đức Chúa Trời cách cá nhân.Nhưng khi chúng ta nghiên cứu quan niệm của Hồi giáo về Đấng Alla, theo kinh Coran (Qur'an) - chúng ta thấy Alla không phải là Đức Chúa Trời và là Cha của Chúa Giê-xu Christ chúng ta, mà chỉ là một Đức Chúa Trời hoàn toàn siêu việt. Chúng ta nhận biết về Đấng Alla nhờ kinh Qur'an, và do Muhammad. Ông dạy rằng ông chính là tiên tri cuối cùng của Alla.Bức tranh về Đức Chúa Trời trong kinh Coran (Qur'an) là về một Đấng hoàn toàn xa cách với con người, một Đức Chúa Trời vô cùng thất thường trong mọi hành động, chịu trách nhiệm về điều thiện lẫn điều ác, và dĩ nhiên chắc chắn Alla không phải là một Đức Chúa Trời "yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài." Chính quan niệm rất xa lạ về Đức Chúa Trời nầy đã khiến cho người Hồi giáo không thể tiếp nhận được quan niệm về sự giáng thế của Chúa Giê-xu Christ. Làm thế nào vị thần oai nghiêm và cao tột độ của họ có thể tiếp xúc với con người trần tục sống trong tội lỗi và đau khổ? Sự chết của Đức Chúa Con trên thập tự giá cũng vậy không thể thuyết phục tín đồ Hồi giáo được, vì điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời bị loài người đánh bại, mà theo họ, đó là việc không thể nào có được.

Page 118: Vi sao chung ta tin

Phật giáo: cơ bản không bàn đến sự hiện hữu và phẩm tính của Đức Chúa Trời.

Ấn Độ giáo: cơ bản là phiếm thần - Đức Chúa Trời có trong mọi thứ - nhưng cũng đa thần, tất cả là 330 triệu vị thần (kể cả Chúa Giê-xu).

Hồi giáo: độc thần như Cơ Đốc giáo, nhưng phản bác Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời nhập thế.

Đức Chúa Trời của Do Thái Giáo khá gần gũi Quan niệm của Do Thái giáo về Đức Chúa Trời gần với Cơ Đốc giáo hơn cả. Đức Chúa Trời mà họ thờ phượng há không phải là Đức Chúa Trời của Cựu Ước mà chúng ta vẫn nhìn nhận không? Chắc chắn là chúng ta đồng ý về điều này!Tuy nhiên, một lần nữa nếu khảo sát kỹ hơn, ta sẽ thấy rằng đa số những người theo Do Thái giáo không thừa nhận Đức Chúa Trời của họ là Cha của Chúa Giê-xu Christ. Một số người có thể tin rằng Chúa Giê-xu là một người vĩ đại, nhưng không phải là Đấng Mết-si-a (Đấng Cứu Chuộc). Thật vậy, chính vấn đề này đã gây ra tranh luận cay đắng trong thời Chúa Giê-xu. Họ nói với Chúa Giê-xu rằng chúng tôi chấp nhận Đức Chúa Trời nhưng không chấp nhận ông, vì ông là con người mà dám tự xưng là Đức Chúa Trời. Theo quan niệm của họ, đây là trường hợp phạm thượng (lộng ngôn) rõ ràng.Trong cuộc nói chuyện với những nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái, Chúa Giê-xu bàn luận về câu hỏi này. Họ nói: "Đức Chúa Trời là Cha chúng tôi." Chúa Giê-xu bảo họ: “Ví bằng Đức Chúa Trời là Cha các ngươi thì các ngươi sẽ yêu ta, vì ta bởi Đức Chúa Trời mà ra và từ Ngài mà đến... Ai ra bởi Đức Chúa Trời thì nghe lời Đức Chúa Trời; cho nên các ngươi chẳng nghe, tại các ngươi không thuộc về Đức Chúa Trời" (GiGa 8:42, 47).Rõ ràng rằng những nhà lãnh đạo Do Thái giáo không phải là những người tìm kiếm thành tâm. Nếu con người tìm kiếm một Đức Chúa Trời chân thật, thì sự thành tâm của họ sẽ rõ ràng và công sức của họ sẽ được thưởng. Lịch sử truyền giáo đã cho chúng ta vô số ví dụ về những người đã đi theo những thần khác hay những thần vô danh nào đó nhưng khi được biết chân lý về Chúa Giê-xu Christ thì họ đáp ứng ngay. Sứ điệp của Ngài mở trí hiểu biết của họ rằng Ngài chính là Đức Chúa Trời thật, là Đấng mà họ đã tìm kiếm.

Chính Đức Chúa Giê-xu Christ tuyên bố về thần tánh của Ngài Trong các nhà lãnh đạo tôn giáo lớn trên thế giới, chỉ một mình Đấng Christ tuyên bố về thần tánh của mình. Thật ra nếu người ta nghĩ về Muhammad, Đức Phật hay Khổng Tử là từng cá nhân, thì không có gì hệ trọng cả. Những tín đồ của họ nhấn mạnh thêm những lời răn dạy của họ. Với Đấng Christ thì

Page 119: Vi sao chung ta tin

không phải như vậy. Ngài tự làm cho mình trở thành trung tâm điểm của sự giảng dạy. Câu hỏi trọng tâm Ngài đặt ra cho những người lắng nghe Ngài là: “Các ngươi nói ta là ai?" Khi có người hỏi muốn phục vụ Đức Chúa Trời thì phải làm gì, Chúa Giê-xu trả lời: “Tin Đấng mà Đức Chúa Trời sai đến, ấy đó là công việc Ngài" (GiGa 6:29).Về câu hỏi Đức Chúa Trời là ai và là gì, bản chất của sự cứu chuộc là gì và làm thế nào để nhận lãnh được, thì rõ ràng rằng Cơ Đốc giáo khác hẳn với những tôn giáo khác trên thế giới từ căn bản. Chúng ta đang sống trong giai đoạn mà sự nhân nhượng là bí quyết. Tuy nhiên chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sự nhân nhượng. (Chân lý, theo bản chất, là sự không nhân nhượng điều sai lầm). Nếu hai cộng hai là bốn, thì đồng thời con số tổng cộng của nó không thể là hai mươi ba được. Nhưng ta không thể bảo một người là không nhân nhượng chỉ vì người đó không chấp nhận với câu trả lời này và khăng khăng cho rằng câu trả lời duy nhất đúng là bốn.Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng trong những vấn đề tôn giáo. Một người phải khoan dung với những quan điểm khác và tôn trọng quyền được lắng nghe và giữ lập trường của họ. Tuy nhiên, chúng ta không thể bị ép buộc nhân danh sự nhân nhượng để đồng ý rằng tất cả mọi quan điểm đều có giá trị như nhau, bao gồm cả những cái mâu thuẫn với nhau. Điều này thật là vô lý.

Con đường duy nhất đến với Đức Chúa Trời “Bạn tin bất cứ điều gì cũng không quan trọng miễn tin là được rồi" là một câu nói sai lầm. Việc Hít-le tàn sát hơn 6 triệu người Do Thái dựa trên căn bản của một quan điểm chân thành về tính ưu thế của một chủng tộc, nhưng ông hoàn toàn sai. Những gì chúng ta tin phải đúng thì mới có thật được. Một lần nữa, Chúa Giê-xu nói: “Ta là đường đi, chân lý và sự sống. Chẳng bởi ta thì không ai đến được cùng Cha" (GiGa 14:6). Nếu chúng ta muốn biết Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật trong kinh nghiệm cá nhân, thì phải đi qua Chúa Giê-xu Christ mà thôi.

Đọc thêm Anderson, Norman. Christianity and World Religions. 2nd ed. Downers Grove: InterVarsity Press, 1984.Corduan, Winfried. Neighboring Faiths. Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1988.Enroth, Ronald M. A Guide to Cults and New Religions. Downers Grove,III: InterVarsity Press, 1984.Sire, James W. The Universe Next Door: A Basic Worldview Catalog. Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1997.

Page 120: Vi sao chung ta tin

Kinh Nghiệm Cơ Đốc Nhân Có Giá Trị Không?

"Nếu bạn tin rằng cái đèn để bàn sở hữu những thuộc tính như Đức Chúa Trời của bạn, thì bạn có thể nhận được một câu trả lời tương tự", một sinh viên trường luật tuyên bố như vậy. Câu nói đầy tính hoài nghi đó đã cho tôi biết điều hàng ngàn người suy nghĩ - cho rằng kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân hoàn toàn mang tính chủ quan và cá nhân, không có giá trị khách quan, vĩnh cửu hay phổ quát.Tiền đề đứng sau khái niệm trên cho rằng lý trí có khả năng lý luận vô hạn. Người ta cho rằng niềm tin vào Đức Chúa Trời chỉ là việc thực hiện điều mình muốn. Đối với những người trưởng thành thì đó là thái độ muốn lui về tình trạng ta cần có hình ảnh một người cha.Dù được diễn đạt ra hay không, lời quyết đoán đều ngụ ý rằng Cơ Đốc giáo chỉ dành cho những người què quặt về tình cảm nếu không có cây nạng ấy họ không thể tiếp tục cuộc sống được.Nhiều người cho rằng sự cải đạo Cơ Đốc chỉ là một kinh nghiệm tâm lý, hậu quả của một cuộc tẩy não. Nhà truyền giảng là một bậc thầy trong nghệ thuật nhồi sọ. Sau khi đã nhồi đám cử tọa rồi thì ông thấy họ thật mềm dẻo trong tay ông. Ông có thể bảo họ làm bất cứ việc gì nếu biết đòi hỏi họ quyết định đúng lúc và đúng cách.Có người còn đi xa hơn. Họ cho rằng kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân đôi khi vô cùng tai hại. Nhiều sinh viên đã bị cha mẹ không tin Chúa giao cho bác sĩ chữa bệnh tâm thần sau khi họ tự nguyện tin Chúa. "Cứ nhìn bọn điên đạo trong các dưỡng trí viện thì biết. Chính tôn giáo của họ đã đưa họ vào đó. "Những người cảm thấy như vậy đều sa vào "yếu tố sai lầm chung” được Anthony Staden vạch rõ. Ông kể rằng có một người kia cứ mỗi thứ hai thì uống whisky pha nước soda; mỗi thứ ba thì uống brandy pha với nước soda và mỗi thứ tư thì gin pha với nước soda. Thế thì cái gì khiến ông ta nghiện rượu như thế? Rõ ràng là yếu tố chung, tức là nước soda! 1

Trạm cuối cùng trên chuyến xe lửa Nhiều người xem giáo hội giống như là trạm cuối trên chuyến xe lửa trước khi mất khả năng tự lực. Tuy nhiên nếu khảo sát thật kỹ một người loạn óc sẽ thấy rằng họ mất thăng bằng và mất ý thức về nhiều lãnh vực khác chứ không chỉ trong sinh hoạt tôn giáo mà thôi. Phải nhìn nhận rằng giáo hội đã sẵn sàng giúp đỡ mọi người bất chấp hoàn cảnh của họ thế nào. Chắc chắn vài rối loạn về cảm xúc có thể có nguồn gốc từ tâm linh. Dù chúng ta phải đối diện với nhiều thử thách, nhưng khi tái lập mối quan hệ với Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ thì chúng ta sẽ được giải thoát và chữa lành.Ở một vài nơi, thành kiến về giá trị của kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân nặng

Page 121: Vi sao chung ta tin

nề đến nỗi họ từ chối cấp bằng đại học cho những sinh viên Cơ Đốc. Một người bạn của tôi, theo học một trong những trường đại học rất nổi tiếng, bị từ chối cấp bằng tiến sĩ trong ngành khoa học xã hội. Người ta bảo rằng: “Vì anh tin Đức Chúa Trời nên theo định nghĩa anh là một tên khùng."Vài người theo chủ nghĩa hoài nghi bảo rằng tất cả những kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân có thể được giải thích căn cứ vào những phản xạ có điều kiện. Tư tưởng này bắt nguồn từ các thí nghiệm của nhà bác học lừng danh người Nga là Pavlov. Ông ta tìm cách đặt những dụng cụ đo lường vào miệng và bao tử một con chó để xác định việc sản xuất dịch vị. Rồi ông đem thức ăn đến cho con chó, đồng thời rung chuông lên. Sau khi lặp đi lặp lại việc ấy nhiều lần, Pavlov chỉ rung chuông mà không cần đem thức ăn đến con chó vẫn chảy nước miếng như thường. Kết luận rút ra từ những thí nghiệm đó là do những lần lặp đi lặp lại đúng điều kiện như trên, tâm trí có thể bị sai khiến để sẵn sàng tạo ra các phản ứng ta muốn. Người chủ xướng quan niệm nầy cho rằng căn cứ vào thí nghiệm trên đây chúng ta có thể giải thích tất cả những thay đổi về mặt chính trị, xã hội và tôn giáo. Trên đây là những lời đả kích nghiêm trọng, có ảnh hưởng sâu xa và một vài luận cứ xem ra cũng có vẻ có lý.

Kinh nghiệm Cơ Đốc nhân có giá trị không? Ngay từ đầu, trong một số trường hợp, chúng ta phải nhìn nhận khả năng có thể khuấy động cảm xúc con người. Và chúng ta phải nhận rằng một vài người dạy dỗ hay giảng đạo vô tình hay hữu ý kích thích cảm xúc thính giả của họ bằng những câu chuyện hù dọa, những màn trình diễn điệu bộ và những phương pháp khác.Trong câu chuyện về người gieo giống, Chúa Giê-xu cũng đã ngụ ý cảnh cáo về việc chỉ khuấy động cảm xúc mà thôi. Ngài mô tả về loại người nghe đạo và thích sứ điệp Tin Lành cũng giống như hạt giống rơi nhằm nơi sỏi đá. Lúc đầu người ấy nhận sứ điệp với sự vui mừng nhưng rễ không bao giờ đâm sâu được. Người nghe chịu đựng được một thời gian, nhưng khi khó khăn ập đến thì không có một niềm tin rõ ràng nào. Họ quay đi và ngã quị dọc đường.Điều nầy cho thấy rằng khi chúng ta nghe về Đức Chúa Trời và Chúa Giê-xu Christ, cảm xúc của chúng ta có thể bị lay động. Nếu và khi thời điểm khó khăn xảy đến, thì cặp kiếng hồng rơi mất. Chúng ta khám phá ra rằng cuộc sống nhìn chung là giải quyết vấn đề. Và "không phải ngày nào cũng là ngày may mắn" như lời Max Lucado. Cảm xúc thì giao động và thậm chí có thể thay đổi theo thời tiết, nhưng chân lý Cơ Đốc không dựa vào cảm xúc dâng trào, đó là một tin mừng. Trong thời điểm nghi ngờ, nó giúp ích cho việc

Page 122: Vi sao chung ta tin

xem xét các sự kiện, và chúng ta tìm thấy kết quả nơi một niềm tin sâu sắc hơn nữa.

Vấn đề của ý chí Orville S. Walters, một nhà tâm lý học Cơ Đốc đã chỉ ra rằng ý chí giống như chiếc xe có hai con ngựa kéo - tình cảm và trí óc. Với một số người thì ý chí (cái xe kéo) phản ứng nhanh hơn thông qua tình cảm. Với một số người khác thì ý chí (cái xe kéo) đạt được thông qua trí óc. Nhưng trong mỗi trường hợp một đức tin chân thành liên quan đến quyết định của ý chí. 2 Chúng ta phải nhìn nhận rằng tiềm năng của những phản ứng tình cảm chóng qua, nhưng chúng ta không thể giải thích tất cả kinh nghiệm Cơ Đốc nhân dựa trên nền tảng tâm lý. Nó không thích hợp với những sự kiện. Chúng ta làm tốt trong việc quan sát một nguyên tắc áp dụng ở đây cũng như trong những lãnh vực khác: mô tả một việc không giống với việc giải thích việc đó. Dĩ nhiên, kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân có thể được mô tả theo cách tâm lý học nhưng điều này không thể giải thích tại sao nó xảy ra và cũng không phủ nhận tính thực tế của nó.Chúng ta đã mô tả tính thực tế của tình yêu thật của Đức Chúa Trời đối với chúng ta, không phải do công trạng của chúng ta và chúng ta không xứng đáng được nhận. Kinh nghiệm về một sự bảo đảm và chấp nhận có thể đem lại niềm vui và sự thỏa lòng từ bên trong. Một tác giả đã nói: “Khá nếm thử xem Đức Giê-hô-va tốt lành dường bao" (Thi Tv 34:8). Hãy tự kiểm chứng lấy phần giả thuyết về Chúa Giê-xu là Con hằng sống của Đức Chúa Trời trong phòng thí nghiệm của cuộc sống mình. Cùng với chân lý về sự mạc khải khách quan của Đức Chúa Trời, kinh nghiệm cá nhân của Cơ Đốc nhân bảo đảm với chúng ta về tính đáng tin cậy của sứ điệp.

Một phản xạ có điều kiện? Những điều nào phản đối ý kiến cho rằng kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân chỉ là một phản xạ có điều kiện?Trước hết, việc so sánh giữa người và động vật có thích đáng không? Con người thì có lý trí và khả năng phê bình, và năng lực tự phân tích, tự xét mình và tự phê bình mình khiến con người khác với động vật. Câu trả lời của D. Martyn Lloyd-Johnes đối với cuốn sách có sức thuyết phục Chiến Trường Tâm Trí (Battle for the Mind), qua nhân vật William Sargant, gây rất nhiều ảnh hưởng là: "Nói một cách khác, sự so sánh chỉ có giá trị trong một thời điểm nhất định (như thời chiến) khi những đặc điểm của con người hoàn toàn bị loại khỏi hành động, và con người vì quá khủng hoảng, lúc ấy đã bị đẩy xuống một cấp bậc ngang hàng với động vật." 3 Thứ hai, nếu chúng ta chỉ là những đối tượng của những phản xạ có điều kiện thì điều này cũng phải giải thích cho những hành động của những người

Page 123: Vi sao chung ta tin

anh hùng vĩ đại và những sự hy sinh mà con người vẫn lấy làm hãnh diện. Những hành động như vậy cũng không mang ý nghĩa gì khác hơn là những phản ứng đối với những kích thích đạt đến một mức độ nào đó. Nếu rút ra một kết luận hợp lý, thì một quan điểm tất định về hành vi của con người sẽ loại bỏ mọi trách nhiệm đạo đức - điều gì sắp xảy ra thì sẽ xảy ra và tôi không thể thay đổi nó được. Hay những gì xảy ra "không phải là lỗi của tôi; chỉ là do gien di truyền của tôi mà thôi." Những ai theo quan điểm tất định về phương diện triết học có khuynh hướng phủ nhận vị trí thú vị này trong những thói quen sinh hoạt hằng ngày. Cũng giống như bất cứ người nào khác, họ muốn kẻ trộm bị bắt ngay nếu họ là người bị trộm.Phản xạ có điều kiện không giải thích được về số lượng lớn những người làm chứng về những kinh nghiệm không thể phủ nhận được của Cơ Đốc nhân. Vì hàng ngàn người được nuôi dưỡng trong gia đình Cơ Đốc chẳng may lại chẳng bao giờ trở thành những Cơ Đốc nhân. Hàng ngàn người khác không hề có bối cảnh gia đình hay tri thức về đức tin đã trở thành những Cơ Đốc nhân. Tôi được biết có những người trở thành Cơ Đốc nhân ngay lần đầu tiên họ được nghe về câu chuyện Đức Chúa Trời cứu chuộc con người. Ngược lại, những người khác đã nghiên cứu những bằng cớ lặp lại nhiều lần trước khi quyết định tin Đấng Christ.Những người trước kia hoặc ở trong bối cảnh tôn giáo khác hoặc chưa có tôn giáo nào khi đã trở thành những Cơ Đốc nhân họ đều làm chứng một cách thống nhất về một sự xác tín cá nhân từ bên trong. Sự kết ước hết lòng với Đấng Christ đem lại một kinh nghiệm khách quan và chắc chắn. Đời sống họ thay đổi cách hiển nhiên thì không phải là một điều giả dối cũng không phải là điều phi thường. Chúng ta có thể nghe hoặc đọc về hàng ngàn câu chuyện như thế.Không thể kiếm được những kết quả như vậy bằng sự suy nghĩ tích cực từ một cái đèn bàn. Một "đối tượng tích cực" thì là điều cần thiết và cụ thể hơn cái đèn bàn gấp ngàn lần! Chỉ có những suy nghĩ tích cực thôi thì khác xa với niềm tin vào một Đấng sáng tạo hằng sống luôn chăm sóc cho chúng ta. Tôi rất cảm tạ Chúa vì người sinh viên luật khoa đã đề cập trên đây đã phó thác đời sống mình cho Đấng Christ sau một tuần lễ nghe thuyết trình.

Nạn nhân của tự kỷ ám thị (Autohypnosis)? Nhưng làm sao chúng ta là tín hữu Cơ Đốc giáo biết được mình có phải là những nạn nhân của sự tự kỷ ám thị không? Làm sao chúng ta biết mình không huýt gió trong bóng tối để tăng thêm can đảm? Nhiều người tự xưng là đã kinh nghiệm một hiện thực nào đó nhưng chúng ta vẫn có quyền thắc mắc. Một lần nữa, phải có điều gì hơn những kinh nghiệm để làm nền tảng cho niềm tin của mình, nếu không thì chúng ta có thể gặp rắc rối.

Page 124: Vi sao chung ta tin

Chẳng hạn, có một người bước vào cửa nhà thờ giắt trên vành tai trái của mình một cái trứng chiên. Ông nói với sự phấn khởi: “Ồ, cái trứng này thật sự đem lại cho tôi niềm vui, sự bình an, mục đích trong cuộc sống, sự tha thứ tội lỗi và sức mạnh để sống!" Bạn sẽ nói gì với ông ấy? Bạn không thể nói rằng ông ta không kinh nghiệm những điều này. Một trong những ưu thế của lời chứng cá nhân là không ai có thể cãi lại được gì cả. Người mù được Chúa Giê-xu chữa lành không thể trả lời nhiều câu hỏi được đặt ra cho anh ta nhưng anh ta biết chắc chắn sự kiện là bây giờ anh ta được sáng mắt (xem GiGa 9:1-41). Như thế, lời làm chứng của anh trở thành hùng biện, có sức mạnh thuyết phục.Nhưng chúng ta có thể đặt nhiều câu hỏi cho người bạn với cái trứng chiên. Đây cũng là những câu hỏi một Cơ Đốc nhân phải chuẩn bị để trả lời.Trước hết, có ai khác nữa có cùng một kinh nghiệm như vậy với cái trứng chiên không? Chắc ông bạn của chúng ta khó kiếm ra được nhiều người khác có cùng một kinh nghiệm như vậy. Vài năm trước đây, cố mục sư Harry Ironside đang giảng đạo thì có một người muốn chất vấn la lớn: “Chủ nghĩa vô thần còn làm được nhiều điều cho thế giới hơn là Cơ Đốc giáo!"Ironside nói: “Tốt lắm, vậy tối mai mời ông đưa đến đây một trăm người đã được chủ nghĩa vô thần biến đổi để trở thành những người tốt, và tôi sẽ đem đến một trăm người đã được Đấng Christ thay đổi đời sống."Khỏi phải nói, người bạn chất vấn đó không hề xuất hiện vào buổi tối hôm sau. Đối với Cơ Đốc giáo luôn luôn có vô số những người từ mọi chủng tộc, mọi quốc gia và mọi giai cấp luôn sẵn sàng làm chứng về kinh nghiệm của mình nhờ Chúa Giê-xu Christ mà có.Thứ hai, chúng ta có thể hỏi người bạn có cái trứng chiên là: Có thực tại khách quan nào bên ngoài anh ta được gắn liền với kinh nghiệm chủ quan nội tại ấy không? Làm sao anh ta biết được rằng mình không phải là nạn nhân của sự tự kỷ ám thị? Dĩ nhiên là anh ta sẽ chẳng có gì để nói cả. Đối với Cơ Đốc giáo, kinh nghiệm chủ quan của cá nhân chúng ta được gắn liền với sự kiện lịch sử khách quan về sự phục sinh của Đấng Christ. Nếu Đấng Christ không từ cõi chết sống lại, chúng ta sẽ chẳng bao giờ kinh nghiệm được gì về Ngài. Chính vì Ngài đã từ cõi chết sống lại và hiện nay vẫn sống nên chúng ta mới thật sự biết Ngài.

Sự kiện lịch sử khách quan Kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân không thể xuất phát từ niềm tin vào những điều không có thật. Nó không giống như một cậu bé trong nhóm học sinh đã chết vì quá sợ hãi, trong trò chơi hù dọa ban đêm, khi cậu bị cột vào đường rầy xe lửa. Người ta nói với cậu rằng chừng năm phút nữa sẽ có một chuyến tàu lửa chạy đến nhưng không nói cho cậu biết là xe lửa sẽ chạy qua đường

Page 125: Vi sao chung ta tin

rầy song song gần đó. Cậu ta tưởng chỉ có một đường rầy duy nhất mà thôi. Khi cậu ta nghe tiếng con tàu đến gần thì đứng tim chết. Với Cơ Đốc giáo thì sẽ không có gì xảy ra nếu không có ai kinh nghiệm “không có ai ngoài đó cả."Vì Đấng Christ thật sự ở đó, nên chúng ta có thể nhận thức được sự sống của Ngài hoạt động bên trong chúng ta. Nếu chúng ta nói rằng: “Tôi biết Đức Chúa Giê-xu Christ đã tha thứ tôi", đó mới là một nửa câu chuyện. Còn một nửa khác rất quan trọng ấy là chúng ta phải biết Ngài đang sống vì trong lịch sử Ngài đã từ chết sống lại. Kinh nghiệm cá nhân chủ quan của chúng ta được căn cứ trên một sự kiện lịch sử khách quan.Khi nhận xét về sự thật mà những người đau khổ nói rằng họ bị một sức mạnh từ bên ngoài lôi kéo mình, J. B. Phillips nói:

Tôi biết rõ là mình đang mô tả một hiện tượng chủ quan mà thôi. Nhưng sự thật là khi tôi quan sát các hậu quả trong những hiện tượng khách quan, chẳng hạn sự can đảm, đức tin, hy vọng, vui mừng, sự kiên nhẫn, và những phẩm chất này có sẵn để quan sát. Người muốn chứng minh mọi thứ theo phương cách khoa học đã hoàn toàn có lý trong việc cố nài "những điều kiện của phòng thí nghiệm" nếu anh ta đang nghiên cứu, liệu chúng ta có thể nói rằng anh ta đang đoán trong nước (water-divining), có khả năng nhìn thấu được (clairvoyance) hoặc thần giao cách cảm (telekinesis) chăng.

Nhưng không thể nào có những thứ gọi là "điều kiện của phòng thí nghiệm" cho việc nghiên cứu lãnh vực tâm linh của con người trừ khi người ta nhìn nhận rằng "những điều kiện thí nghiệm" chẳng qua là chính cuộc sống con người. Con người chỉ có thể bộc lộ một cách khách quan sự thay đổi tâm tính, một đức tin hướng dẫn đời sống ngay trong cuộc sống thực tế mà thôi. 4

Giàu hay nghèo, địa vị cao hay thấp, nhu cầu của chúng ta đều giống nhau. Ravi Zacharias kể về cuộc phỏng vấn của David Frost với nhà tỉ phủ Ted Turner. Khi có người bất ngờ hỏi ông về điều ông hối tiếc trong cuộc đời mình, thì thái độ buồn bã hiện lên trên nét mặt Turner. Ông buồn bã trả lời: “Vâng, tôi đã đối xử với người vợ đầu tiên của tôi tệ bạc quá." 5 Chính trong những kết quả khách quan này chúng ta nhìn thấy một số sự đáp ứng năng động của Đấng Christ trong cuộc sống cá nhân mình. Ngài đáp ứng nhu cầu sâu xa nhất của chúng ta.Mục đích và hướng dẫn Đấng Christ hướng dẫn và ban cho chúng ta một đời sống có chủ đích. Ngài phán: “Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta chẳng đi trong nơi tối tăm nhưng có ánh sáng của sự sống" (GiGa 8:12). Nhiều người đang ở trong

Page 126: Vi sao chung ta tin

bóng tối, không biết gì về mục đích của cuộc sống nói chung và cuộc sống của cá nhân họ nói riêng. Họ đang quờ quạng trong căn phòng cuộc sống để tìm cái công tắc đèn. Người nào đã từng ở trong một căn phòng tối và xa lạ đều biết cái cảm giác bất an này. Tuy nhiên khi đèn được bật lên thì cảm giác an toàn trở lại. Khi chúng ta bước từ bóng tối qua ánh sáng của cuộc sống trong Đấng Christ thì cũng vậy.Trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời ban cho cuộc sống chúng ta một mục đích vĩ đại, gắn chặt chúng ta với mục đích của Ngài cho lịch sử và cõi vĩnh hằng. Một Cơ Đốc nhân sống không chỉ cho hiện tại, nhưng cho cõi đời đời nữa. Thậm chí nếp sống hằng ngày của chúng ta cũng được biến đổi khi chúng ta sống trọn cuộc đời mình trong mục đích của Đức Chúa Trời và vâng theo lời khuyên: “Vậy anh em hoặc ăn hoặc uống hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm" (ICo1Cr 10:31). Mục đích này bao trùm tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Nó cũng là mục đích vô tận và vĩnh cửu. Dĩ nhiên những người chưa tin Chúa cũng có những mục đích tạm thời như gia đình, sự nghiệp và tiền bạc vốn đem lại sự thỏa mãn giới hạn. Nhưng dầu có tốt đẹp đến đâu đi nữa, những điều đó chỉ là tạm bợ và có thể tiêu tan theo sự thay đổi của hoàn cảnh.Trong thời đại mà cuộc sống đã bị các triết gia hiện sinh mô tả là vô nghĩa và phi lý, thì không có điều gì mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn là lời tuyên bố có thể kiểm chứng được của Đấng Christ.

Chúng ta được tạo dựng cho Đức Chúa Trời Carl Gustav Jung có nói: “Nguyên nhân chính của các chứng bệnh thần kinh trong thời đại chúng ta là sự trống rỗng." Khi chưa có tiền tài, danh vọng, thành công, quyền lực và những điều bên ngoài khác, chúng ta tưởng là mình sẽ hoàn toàn hạnh phúc sau khi đạt được những điều đó. Nhiều người làm chứng lại những kinh nghiệm vỡ mộng khi đạt được những điều này và nhận thức ra rằng mình vẫn là con người khốn khổ như cũ. Tâm linh con người không thể được thỏa mãn "chỉ nhờ bánh mà thôi", nghĩa là nhờ những vật chất. Chúng ta đã được tạo dựng cho Đức Chúa Trời và chúng ta chỉ tìm được sự yên nghỉ trong Ngài.Một chiếc xe hơi, dù có bóng loáng đến đâu, động cơ mạnh mẽ đến đâu, trang bị đầy đủ đến đâu cũng không thể chạy bằng nước được. Nó được chế tạo để chạy bằng dầu xăng thôi. Cũng vậy con người chỉ có thể tìm thấy sự trọn vẹn trong Đức Chúa Trời. Chính Đức Chúa Trời đã tạo dựng con người chúng ta như thế. Kinh nghiệm về Đấng Christ sẽ làm thỏa mãn người đó nhờ mối quan hệ cá nhân với Đấng Christ. Ngài phán: “Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát" (GiGa 6:35). Khi một người kinh nghiệm Đấng Christ, người đó nhận được sự thỏa lòng,

Page 127: Vi sao chung ta tin

niềm vui và sự tươi mới thuộc linh từ bên trong khiến họ có thể sống vượt trên hoàn cảnh. Chính là thực tế này đã khiến sứ đồ Phao-lô nói: “Vì tôi đã tập hễ gặp cảnh ngộ nào cũng thỏa lòng ở vậy" (Phi Pl 4:11). Thực tại siêu nhiên này giúp cho Cơ Đốc nhân vui mừng giữa những hoàn cảnh khó khăn.

Lòng mong ước của chúng ta là được bình an "Hòa bình trong thời đại của chúng ta" diễn tả một niềm khao khát bên trong mỗi người chúng ta khi những sự lựa chọn hằng ngày nhìn thẳng vào mặt chúng ta. Bên ngoài chúng ta hy vọng rằng những cuộc chiến nhỏ sẽ không bùng nổ thành những xung đột rộng lớn hơn trên bình diện quốc tế.Hòa bình là điều tấm lòng mọi người mong mỏi. Nếu mua được nó, người ta dám bỏ ra bạc triệu. Khối lượng sách bàn về sự bình an của lý trí và tâm hồn bán rất chạy, chứng tỏ rằng chúng đã đụng tới chiều sâu nội tâm của cuộc sống của hàng triệu người. Còn văn phòng của những nhà tư vấn tâm lý thì chật cứng.Chúa Giê-xu phán: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ " (Mat Mt 11:28). Chỉ một mình Đấng Christ mới ban sự bình an vượt quá trí hiểu, sự bình an mà thế gian không thể đem lại, cũng không thể cướp đi được. Rất cảm động khi được nghe những câu chuyện có thật về cuộc đời của những người đã không ngừng tìm kiếm trong một thời gian dài và cuối cùng đã tìm thấy sự bình an trong Đấng Christ. Gần đây những mối quan hệ gãy đổ, gia đình chia cắt và những thói quen lén lút càng ngày càng gia tăng khiến chúng ta khó lòng tìm kiếm sự bình an trong thời đại nầy. Người ta không ngại thử bất kỳ loại nghiện ngập nào, tội lỗi công khai hay những sự ghen ghét và ganh tị giấu kín với hy vọng viễn vông là sẽ tìm được sự bình an. Chỉ có một nơi đáng tin cậy và sẵn sàng ban sự bình an. Sự bình an thật sự và lâu dài xuất phát từ chính Đấng Christ mà thôi “Ngài là sự bình an của chúng ta" (Eph Ep 2:14).

Năng lực căn bản cần thiết Xã hội ngày nay đang trải qua một tình trạng mất năng lực rất sâu xa, tức là sự thất bại về năng lực đạo đức. Những bậc cha mẹ biết rõ họ và con cái họ phải làm điều gì đúng, nhưng vì thiếu cương quyết, họ thấy rằng cứ xuôi theo đám đông thì dễ hơn. Con cái họ liền lợi dụng ngay thái độ đó. Kết quả là kiến trúc đạo đức của xã hội bị suy sụp đổ vỡ nhanh chóng. Đưa ra những lời khuyên tốt đẹp phải lẽ cho người già hay thanh niên chẳng khác gì bôi thuốc sát trùng loại nhẹ bên ngoài vết ung thư. Điều cần thiết phải có là một năng lực cơ bản.Cơ Đốc giáo không mặc cho con người một bộ đồ mới, nhưng mặc một người mới vào trong bộ đồ. Chúa Giê-xu nói rằng: “Ta đã đến hầu cho chiên được sống, và được sự sống dư dật." (GiGa 10:10).Chúa Giê-xu ban cho

Page 128: Vi sao chung ta tin

chúng ta năng lực của Ngài. Năng lực nầy không những có thể giải thoát con người khỏi bất cứ xiềng xích trói buộc nào nhưng còn có thể tha thứ những ai làm lỗi với chúng ta, yêu những người không đáng yêu và chống lại cám dỗ muốn trả đũa. Người được tái sanh có những khẩu vị mới, khao khát mới, tình yêu mới. Thật sự, họ là "những tạo vật mới" (IICo 2Cr 5:17). Một lần nữa, người mới tiếp nhận Chúa trong thực tế đã bước ra khỏi sự chết để vào sự sống thuộc linh.

Vấn đề tội lỗi và sự cô đơn được giải quyết Kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân giải quyết vấn đề tội lỗi. Con người bình thường nào cũng cảm thấy tội lỗi. Mặc cảm tội lỗi là một cảm giác rất vô lý mà thực tế không có căn bản nào. Nhưng cảm biết mình phạm tội sau khi làm sai hay phạm một luật đạo đức nội tại là điều bình thường. Còn không cảm thấy mình có tội mới là bất thường. Một người vẫn dửng dưng sau khi cố ý giết người hay gây thương tích cho một người vô tội mới là bất thường. Ta không thể nào dùng lý luận để hợp lý hóa việc phạm tội được. Trong Đấng Christ có một nền tảng khách quan cho sự tha tội. Đấng Christ đã chết cho tội lỗi của chúng ta; án tử hình vốn dành cho chúng ta đã được Ngài chịu thay. "Cho nên, hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê-xu Christ" (RoRm 8:1). Sự tha tội cho từng cá nhân một là điều có thật. Cơ Đốc giáo giải quyết sự cô đơn của chúng ta, đây là cảm giác rất điển hình trong xã hội hiện đại. Điều khá mỉa mai là trong giai đoạn bùng nổ dân số thì lại có nhiều người cô đơn hơn. Đấng Christ là người chăn hiền lành (GiGa 10:14), Đấng sẽ không bao giờ lìa xa hay bỏ rơi chúng ta. Và Ngài sẽ đưa chúng ta vào trong một đại gia đình gồm cả thế giới bao la đầy những con người biết quan tâm.

Tái sinh đem lại cuộc sống mới Cuối cùng, sau khi biết được giá trị của những kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân, chúng ta nên nhận thức rằng sự mô tả tâm lý học về điều này cũng có giá trị trong phạm vi của nó. Nhưng nó chỉ là sự mô tả, không phải là nguyên nhân. Một người trở lại tin nhận Chúa Giê-xu Christ và đặt cuộc sống của họ vào trong tay của Chúa Giê-xu thì được "tái sinh" hay "sinh ra từ Đức Chúa Trời", có thần linh của Đức Chúa Trời, có một đời sống thuộc linh mới bên trong. Cuộc sống mới này giống như sự ra đời tự nhiên của một em bé, nó phải học những cái mới và làm những cái mới. Có vô số những câu mô tả sự "tái sanh" trong Tân Ước.Ø "Ai tin Đức Chúa Giê-xu là Đấng Christ thì sanh bởi Đức Chúa Trời" (IGi1Ga 5:1).Ø "Anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời."

Page 129: Vi sao chung ta tin

(IPhi 1Pr 1:23).Ø "Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ thì nấy là người dựng nên mới." (IICo 2Cr 5:17).Bước kế tiếp là khẳng định vị trí của chính mình với Đức Chúa Trời, Đấng sáng tạo diệu kỳ của chúng ta, và mối thông công cá nhân của bạn với Ngài. Bạn có thể đã thiết lập mối liên hệ với Ngài và chấp nhận lời mời gọi bước vào "đời sống mới". Hay bạn cần phải bước một bước kế tiếp, quyết định hành động và tìm kiếm Ngài một cách cá nhân. Chúa Giê-xu tóm tắt sự giáng thế của Ngài: “Ta là cái cửa (giống như cửa trại cừu). Nếu ai bởi Ta mà vào thì sẽ được cứu rỗi (tái sanh)" (GiGa 10:9).

Bạn đã tin Đức Chúa Giê-xu Christ một cách cá nhân hay bạn còn đang lưỡng lự? Có một thanh niên đến nhà chúng tôi và hỏi tôi một số câu hỏi lý luận hóc búa đã chi phối anh ta về Đức Chúa Trời và niềm tin Cơ Đốc. Chúng tôi nói chuyện một lúc lâu, khi tôi hỏi anh ta đã dâng trọn vẹn đời sống và tin vào Chúa Giê-xu Christ một cách cá nhân chưa, anh ta thành thật trả lời: “Tôi vẫn chưa vượt qua được ranh giới của ước muốn và quyết định."Có thể giải thích toàn bộ vấn đề cách rõ ràng hơn. Nhiều người cũng ở trong tình huống như vậy - vẫn còn ở bên ngoài dù nơi sâu thẳm trong lòng rất muốn vào trong. Tin mừng là ngày hôm đó anh ấy đã quyết định cầu nguyện trực tiếp với Đức Chúa Trời "trong danh Chúa Giê-xu" theo như cách anh diễn tả. Đây là điều trước giờ anh chưa hề làm.Anh cầu nguyện như sau:Trước hết, con biết con cần Ngài, Chúa ơi, trong cuộc sống của con. Tội lỗi của con nhiều lắm và con cần được tha thứ.Thứ hai, con cầu xin Ngài, Chúa ơi, qua Chúa Giê-xu, xin hướng dẫn cuộc đời con, làm cho nó mới lại và dẫn dắt con trong mọi quyết định con chọn.Sau đó anh dốc đổ một số những trận chiến bên trong con người anh, tất cả với một hy vọng về sự tự do. Cuối lời cầu nguyện, anh thì thầm với Chúa: "Cảm tạ Ngài."Anh ấy đã đi qua cánh cửa, và Chúa Giê-xu Christ đang đợi anh. Kỳ diệu là Ngài cũng đang đợi mỗi người chúng ta.

Đọc thêm Farmer, Herbert H. The Psychological Theory of Religion, in Towards Belief in God, New York: Macmillan, 1978.Rowe, William L. Freud and Religious Belief, in Philosophy of Religion: An Introduction. Belmont, Calif.: Wadsworth, 1978.Schaeffer, Francis A. The God Who Is There. 30th anniv. ed Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1999.

Page 130: Vi sao chung ta tin

Câu Hỏi Nghiên Cứu

Cơ Đốc Giáo Có Hợp Lý Không? 1. Hàng thế kỷ trước niềm tin của một người vào Đức Chúa Trời hiếm khi bị thách thức. Giáo hội hầu như không làm gì để khuyến khích cá nhân có mối thông công riêng tư với Đấng Christ. Giáo hội thậm chí còn không cho phép sử dụng Kinh Thánh nơi công cộng. Xã hội ngày nay thường coi niềm tin của một người vào Đức Chúa Trời như là một di tích của quá khứ. Dầu vậy Cơ Đốc nhân có nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết để giúp họ phát triển niềm tin cá nhân vào Đấng Christ - hàng triệu quyển Kinh Thánh, hàng ngàn hội thánh và hàng trăm đài cùng những chương trình ti-vi Tin Lành. Bạn nghĩ rằng có một mối thông công đích thực và tăng trưởng với Đấng Christ bây giờ dễ hơn hay khó hơn trong những thế kỷ trước? Giải thích.2. Bạn cảm thấy cụ thể thế gian đang thách thức niềm tin của bạn như thế nào?3. Theo IPhi 1Pr 3:15, chúng ta "luôn luôn chuẩn bị đưa ra câu trả lời cho bất kỳ ai hỏi chúng ta, đưa ra lý do cho niềm hy vọng mà chúng ta có, nhưng làm điều này với sự mềm mại và tôn trọng. Tại sao Kinh Thánh lại bao gồm một mạng lệnh như vậy?4. Làm thế nào để việc vâng theo câu này giúp hóa giải quan niệm sai lầm trong tâm trí người chưa tin Chúa cho rằng đức tin chỉ là "tin vào điều bạn biết là không có thật"?5. "Những nan đề về trí tuệ thường là bức màn khói bao phủ sự nổi loạn của đạo đức” (tr.18). Bạn đồng ý hay phản đối? Tại sao?6. Bởi vì sẽ dễ dàng hơn khi xếp tất cả những người hoài nghi vào loại những màn khói phản nghịch về đạo đức, John Stott mô tả như sau: “Chúng tôi không thể đồng lõa với sự kiêu ngạo về phương diện tri thức của con người, nhưng phải nâng đỡ cho sự ngay thẳng của trí tuệ người ấy" (trang 17). Lưu ý đến lời nhắc nhở này giúp Cơ Đốc nhân đối xử với những người hoài nghi công bằng và ích lợi như thế nào?7. Những yếu tố khác (như hình ảnh một người cha trần thế tàn ác hay những vết sẹo tình cảm) ảnh hưởng đến khả năng tin cậy vào Đức Chúa Trời như thế nào?8. Những Cơ Đốc nhân hoài nghi và chất vấn thường được giải quyết như thế nào trong nhóm thông công của bạn?9. Phản ứng thông thường của bạn là gì đối với sự nghi ngờ của người khác - đặc biệt là Cơ Đốc nhân đã mài dũa đức tin trong một thời gian?10. Có một nhóm nào trong hội thánh của bạn mà "những người nghi ngờ" có thể tranh luận những vấn đề của họ một cách không hấp tấp và không bị

Page 131: Vi sao chung ta tin

đe doạ không? Nếu không, và nếu bạn nghĩ rằng một nhóm như vậy sẽ rất ích lợi, bạn làm thế nào để bắt đầu một nhóm như vậy?11. Nghĩ về một người nào đó thật sự cởi mở để tin Đấng Christ nhưng vẫn có vấn đề trong việc tin nhận. Lý do gì có thể gây ra điều này? Bạn có thể làm gì để giúp người đó vượt qua những chướng ngại vật?12. Lời khích lệ của Phi-e-rơ dành cho chúng ta là sẵn sàng cung cấp câu trả lời về niềm hy vọng trong chúng ta rất đáng tiếp tục được nắm giữ. Vậy khi bạn đọc quyển sách này, hãy dành thời gian soạn ra một danh sách những lý do cho việc đó. Bạn có thể bắt đầu suy tưởng. Từ bất cứ cái gì bạn tìm thấy trong khi đọc chương này.

Có Đức Chúa Trời Không? Theo tác giả thì điều gì phải xảy ra để có thể cho rằng một việc được chứng minh một cách khoa học?Tại sao sự hiện hữu của Đức Chúa Trời không thể được chứng minh theo cách này?Theo nhân chủng học thì tất cả những nền văn hóa trên thế giới đều khởi điểm là tin vào một Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo. Tại sao thuyết vô thần cho rằng họ thắng thế khi họ có thể chứng minh rằng điều này không phải như vậy?Hãy tóm tắt bằng chứng về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời dựa trên luật nguyên nhân - hậu quả và dựa vào trật tự, kiểu mẫu của vũ trụ.Bạn nghĩ gì về thuyết "thời gian vô hạn cộng với sự ngẫu nhiên"? Bạn sẽ nói gì với người tin vào thuyết này?"Cuộc tranh luận về mặt đạo đức" về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời là gì?Bạn binh vực hay phản bác "cuộc tranh luận về mặt đạo đức" này như thế nào?Paul Little đưa ra những bằng chứng về "những cuộc đời được thay đổi" như là bằng chứng sâu rộng cho sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Bởi vì bằng chứng này mang tính chủ quan, nó khó chứng minh và rất dễ để phản bác. Lời chứng của một Cơ Đốc nhân đã được tái sanh có khác gì lắm với lời chứng của một người mà cuộc đời được biến đổi bởi niềm tin mới tìm thấy nơi một đạo giáo khác không? Tại sao có và tại sao không?Nếu bạn phải đưa ra những bằng chứng về "những cuộc sống được biến đổi" như là bằng chứng về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời thì bằng chứng cá nhân nào bạn sẽ đưa ra?Còn những cuộc tranh luận binh vực hay phản bác nào khác về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời mà bạn có thể nghĩ ra?Luận chứng nào có vẻ ích lợi nhất đối với bạn trong việc giải thích về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời? Tại sao?

Page 132: Vi sao chung ta tin

Cái nào xem ra ít ích lợi nhất? Tại sao?Nếu bạn muốn có thêm kinh nghiệm trong việc giải thích những bằng chứng về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, hãy nghĩ tới một người nào có thể thích thú lắng nghe những lý do cho niềm tin của bạn. Xếp thời gian để nói chuyện với người đó về những lý do khiến bạn tin.Bây giờ hãy dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Có Phải Đấng Christ Là Đức Chúa Trời Không? 1. Chúa Giê-xu Christ nhận Ngài là Con của Đức Chúa Trời qua những cách nào?2. Khi chúng ta đối diện với lời tự xưng của Chúa Giê-xu Christ, chúng ta có bốn chọn lựa để giải thích hàng động của Ngài: Ngài là kẻ nói dối, một người điên, một truyền thuyết hay chính là con của Đức Chúa Trời. Bằng chứng nào phản bác lại việc Chúa Giê-xu là một kẻ nói dối?3. Bằng chứng nào ủng hộ hay phản bác thuyết cho rằng Chúa Giê-xu là một người điên?4. Tại sao có thể tranh luận rằng các sách Phúc Âm là tư liệu về một người có thật chứ không phải một truyền thuyết?5. Nhiều người cho rằng Chúa Giê-xu là "một thầy giáo đạo đức vĩ đại" nhưng không phải là Con của Đức Chúa Trời. Bạn trả lời người đó như thế nào?6. Chúa Giê-xu hỗ trợ lời tự xưng là Con Đức Chúa Trời của Ngài như thế nào?7. Đọc lại đoạn miêu tả Chúa Giê-xu của Bernard Ramm. Yếu tố nào trong tính cách của Ngài bạn thấy được an ủi nhất đáng có trong một người bạn thân?8. Yếu tố nào bạn muốn bắt chước nhất? Bạn có thể bắt đầu phát triển điều này hơn bằng cách nào?9. Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Đấng Christ Có Sống Lại Từ Cõi Chết Không? 1. Đọc 1Cô-rinh-tô 15:3-28. Sứ đồ Phao-lô nói trong những câu này là sự phục sinh của Chúa Giê-xu Christ là "điều quan trọng nhất" chứng tỏ thần tánh của Đấng Christ, chứng tỏ sự đảo lộn nguyên tội của A-đam vốn dẫn đến kết quả là sự chết, và chứng tỏ một sự bảo đảm về sự sống đời đời của chúng ta. Làm thế nào sự phục sinh của Đấng Christ thực hiện được tất cả những việc này?

Page 133: Vi sao chung ta tin

2. Paul Little chỉ ra thế nào giáo hội Tin Lành, ngày nghỉ Sa-bát của Tin Lành và Kinh Thánh Tin Lành được thay đổi bởi sự phục sinh của Đấng Christ. Cuộc sống của bạn sẽ khác như thế nào nếu Chúa Giê-xu không sống lại từ cõi chết?3. Đọc Mat Mt 28:11-15. Ngay cả kẻ thù địch của Chúa Giê-xu cũng thừa nhận rằng ngôi mộ của Ngài trống. Sự thật về sự phục sinh của Đấng Christ định đoạt dựa trên việc làm thế nào ngôi mộ lại trống. Những nhà cầm quyền cho rằng môn đồ của Chúa Giê-xu đã dời cái xác đi. Và sau đó tất cả các môn đệ của Ngài đều chịu bắt bớ để rao truyền tin mừng về sự phục sinh của Đấng Christ, tác giả nghĩ gì về điều này?4. Những lời giải thích khác thường được đưa ra là những nhà cầm quyền dời cái xác đi hay các sứ đồ trở lại nhầm ngôi mộ. Điều gì làm cho những câu trả lời này có lý và không có lý?5. Một lời giải thích mới cho rằng Chúa Giê-xu thật sự chưa chết hẳn nhưng chỉ ngất xỉu thôi. Điều gì làm cho giải thuyết này trở nên thuyết phục? Điều nào giả thuyết này bỏ lửng?6. Trong thời đại những sách Tân Ước được viết, vẫn còn rất nhiều người còn sống tuyên bố rằng họ nhìn thấy Chúa Giê-xu sống lại sau khi bị tử hình. Có 3 lời giải thích là những người đó nói dối, bị thôi miên hay thật sự đã nhìn thấy Ngài. Bằng chứng nào khẳng định hay phủ nhận từng ý kiến trên?7. Một số những bằng chứng lớn nhất về sự phục sinh của Chúa Giê-xu là (1) những sự khó khăn Chúa Giê-xu đối diện khi thuyết phục những môn đệ của Ngài rằng Ngài đã sống lại; (2) tin mừng đã biến đổi họ từ những người lẩn trốn đầy sợ hãi thành những nhân chứng bạo dạn và tích cực như thế nào. Đời sống bạn được thay đổi như thế nào bởi niềm tin vào sự phục sinh?8. Có cách nào bạn muốn hành động trên niềm tin vào sự tự xưng nhận và năng quyền của Đấng Christ không?9. Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Kinh Thánh Có Phải Là Lời Của Đức Chúa Trời Không? 1. Paul Little chủ trương rằng vì mục đích giới thiệu Chúa Giê-xu Christ và những lời tuyên bố của Ngài với một người chưa tin, điều cần thiết chỉ là chứng minh rằng Kinh Thánh được xây dựng từ những tài liệu lịch sử đáng tin cậy. Trước khi trở thành Cơ Đốc nhân bạn có tin rằng Kinh Thánh được hà hơi không hay bạn chỉ nghĩ rằng nó đáng tin cậy? Hãy giải thích. Bạn làm thế nào để tập trung câu chuyện với người chưa tin Chúa về những lời tuyên bố của Đấng Christ thay vì quan niệm của họ về Kinh Thánh?2. Theo cách sử dụng của Kinh Thánh về từ ngữ hà hơi, sự linh cảm của

Page 134: Vi sao chung ta tin

Kinh Thánh khác với cảm hứng trong những vở kịch của Shakepeare như thế nào?3. Quan niệm của chính Chúa Giê-xu về Kinh Thánh Cựu Ước và năng lực tiên tri của Giăng Báp-tít hỗ trợ sự hà hơi của Kinh Thánh như thế nào?4. Chúa Giê-xu bày tỏ rằng Ngài tin Cựu Ước là lời của Đức Chúa Trời. Bằng cách nào bạn có thể bày tỏ niềm tin rằng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời?5. Thường khi những người chưa tin Chúa cho rằng Cơ Đốc nhân hiểu Kinh Thánh theo sát nghĩa đen quá, ý họ là gì? Điều này có khi nào là chướng ngại vật cho bạn không? Tại sao có và tại sao không?6. Tác giả cho rằng một định nghĩa rõ ràng về sự vô ngộ (không hề sai) là điều cần thiết. Bạn định nghĩa từ ngữ này thế nào?7. Những lời tiên tri được ứng nghiệm vừa tăng giá trị về tính xác thực của tài liệu Cựu Ước vừa giúp chứng tỏ những lời tuyên bố của Đấng Christ. Bạn có dùng loại tranh luận như vậy với loại người này hơn loại người khác không? Giải thích.8. Xem xét lời của tác giả: “Sự xác thực của Đức Thánh Linh là điều cuối cùng biến sự nghi ngờ thành niềm tin rằng Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời". Nếu bạn đã từng kinh nghiệm điều này, kinh nghiệm này đối với bạn như thế nào? Điều này ảnh hưởng đến đời sống Cơ Đốc nhân của bạn như thế nào?9. Nói một cách thực tế, tại sao việc khẳng định Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, bức thư của Ngài cho thế giới lại quan trọng như vậy?10. Có thể trông đợi điều gì nơi bức thư của Đức Chúa Trời mà chúng ta không thể trông đợi nơi bất cứ bản văn nào khác?11. Có điều gì bạn cần điều chỉnh lại suy nghĩ của mình để sử dụng Kinh Thánh theo đúng cách mà Đức Chúa Trời định cho nó không?12. Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Tài Liệu Kinh Thánh Có Đáng Tin Cậy Không? 1. Văn bản tồn tại sớm nhất là quyển Gallic War của Caesar được sao chép lại 900 năm sau thời của Caesar - hơn 500 năm khoảng thời gian giữa quyển Tân Ước hoàn chỉnh sớm sủa nhất và văn bản gốc của nó. Vậy tại sao các nhà lịch sử học chấp nhận mức độ đáng tin cậy của tác phẩm Gallic War của Caesar trong khi một người trung bình cũng chất vấn về mức độ đáng tin cậy của Kinh Thánh?2. Những cuộn văn bản Biển chết và nhiều bản dịch Kinh Thánh khác đã giúp như thế nào trong việc làm cho các nhà sử học, cùng đồng ý với R .

Page 135: Vi sao chung ta tin

Laird Harris cho rằng: “Thật sự, sẽ là một sự hoài nghi hấp tấp nếu phủ nhận rằng chúng ta đang sở hữu quyển Cựu Ước trong một dạng rất gần với quyển đã được E-xơ-ra sử dụng khi ông dạy luật pháp cho những người dân trở về từ cuộc lưu đày ở Ba-by-lôn"?3. Vấn đề thứ hai trong việc khẳng định mức độ đáng tin cậy của Cựu Ước là khẳng định sách nào có quyền thuộc về tiêu chuẩn. Ánh sáng nào trong việc sử dụng Kinh Thánh Cựu Ước của Chúa Giê-xu hắt bóng lên tính xác thực của Tân Ước?4. Nhưng vấn đề về tính xác thực của Tân Ước không dừng lại do việc thiếu những tài liệu ban đầu. Tuy nhiên, chúng ta không có "con dấu chấp nhận" của Đấng Christ trên những sách chúng ta bao gồm trong bộ kinh vì chúng được viết ra sau sự giáng thế của Ngài. Bằng chứng nào hỗ trợ mức độ đáng tin cậy của những sách Tân Ước?5. Câu hỏi nào liên quan đến mức độ đáng tin cậy của Kinh Thánh có vẻ gây khó khăn cho bạn hay những người bạn biết? Tại sao?6. Câu trả lời nào trong chương này giúp giải quyết câu hỏi đó của bạn? Câu hỏi nào vẫn chưa được giải đáp trong tâm trí bạn?7. Nếu bạn có câu hỏi chưa được giải đáp nào khác quan trọng để tiếp tục tìm hiểu xa hơn, bạn có thể tìm ở đâu để giải quyết chúng?8. Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Khảo Cổ Học Có Làm Sáng Tỏ Kinh Thánh Không? 1. Trong số những khám phá của khảo cổ học được đề cập trong chương này, cái nào bạn thấy thú vị và ấn tượng nhất? Giải thích câu trả lời của bạn.2. Rất hợp lý khi cho rằng nếu Kinh Thánh là thật thì khảo cổ học chỉ có thể hỗ trợ thêm cho những lời trong Kinh Thánh mà thôi. Vậy tại sao Cơ Đốc nhân đã từng sợ hãi trước những lựa chọn của khảo cổ học?3. Những nhà khảo cổ học tìm thấy "những lỗi sai" trong những sự kiện của Kinh Thánh khi nào?4. Trong việc chứng minh tính chính xác của Kinh Thánh thì điều nào là giới hạn của khảo cổ học?5. Việc khảo cổ học hỗ trợ Kinh Thánh có quan hệ gì tới niềm tin của bạn?6. Khi nói chuyện với một người chưa tin về những lời tuyên bố của Đấng Christ, bạn có đề cập đến những khám phá của khảo cổ học liên quan đến Kinh Thánh không? Tại sao có và tại sao không?7. Một vài năm trước, có một tin đồn được ấn hành rộng rãi rằng những nhà khoa học đã chứng minh rằng trái đất đã dừng quay trong một ngày - một khoảng thời gian tương tự điều trong Gios Gs 10:1-43 khi Giô-suê cầu xin

Page 136: Vi sao chung ta tin

Đức Chúa Trời làm ban ngày dài ra để dân Y-sơ-ra-ên có thể đánh một trận chiến chủ chốt. Tin đồn dần trở thành một suy nghĩ viển vông, nhưng nó chứng tỏ khao khát của con người muốn chứng minh những yếu tố phi thường trong Kinh Thánh. Bạn có bao giờ có khao khát đó không? Tại sao có và tại sao không?8. Bạn có nghĩ rằng những bằng chứng như vậy thật sự có thể gây ra một sự thay đổi trên những người chưa tin không?9. Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Có Thể Có Phép Lạ Không? 1. Hãy suy nghĩ lại. Khi bạn đọc về những phép lạ của Đấng Christ trong các sách Phúc Âm phản ứng của bạn là gì?2. Bạn muốn nói gì khi đề cập đến những quy luật của tự nhiên và luật tự nhiên?3. Đức Chúa Trời có thống trị bằng những quy luật của tự nhiên không? Giải thích.4. Giữa những quy luật của tự nhiên và những phép lạ có mối quan hệ gì?5. Một vài cơ quan sức khỏe cho rằng 85% mọi bệnh tật đều liên quan đến tâm lý. Bạn có tin rằng Đấng Christ chỉ chữa lành những bệnh tật về tâm lý thôi khi Ngài còn ở trên đất không? Giải thích.6. Hai mục đích mà những phép lạ trong Kinh Thánh đạt được là gì?7. Chương sách đề cập đến việc có sự mạc khải trọn vẹn của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh rồi thì chúng ta không cần những phép lạ mới được thực hiện trong thời đại khoa học của chúng ta nữa. Bạn có đồng ý với điều này không? Tại sao có và tại sao không?8. Bạn có tin rằng việc có Kinh Thánh để đọc cũng là làm trọn mục đích thứ hai của những phép lạ “bộc lộ tình yêu của Đức Chúa Trời qua việc giải tỏa những sự đau đớn? Tại sao có và tại sao không?9. Bên cạnh những phép lạ, những cách nào khác Đức Chúa Trời dùng dân sự Ngài để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời trong việc củng cố đức tin và bày tỏ tình yêu của Ngài qua việc giải tỏa những đau đớn?10. Làm sao bạn có thể phân biệt giữa những phép lạ của Kinh Thánh và những phép lạ "ngoại giáo"?11. Những lý do nào được đưa ra để bác bỏ những lời chứng của các sứ đồ về những phép lạ mà Đấng Christ đã làm?12. Bạn nghĩ những lời phê bình này có giá trị như thế nào?13. Nhiều lần khi một người bày tỏ sự nghi ngờ về những phép lạ và lời tiên tri, người đó thường có một vấn đề sâu sắc hơn đang tiềm ẩn. Làm sao bạn

Page 137: Vi sao chung ta tin

có thể đụng tới nguyên nhân cội rễ của sự vô tín đó?14. Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Khoa Học Và Kinh Thánh Có Mâu Thuẫn Không? 1. Điều gì có thể xảy ra khi những người có thẩm quyền, như những học giả Kinh Thánh hay những nhà khoa học đưa ra những kết luận vượt ngoài phạm vi những nguyên tắc của họ?2. Bạn nói sự khác nhau giữa khoa học và chủ nghĩa khoa học là gì? Một vài ví dụ.3. Những người Do Thái hay những Cơ Đốc nhân đáng kính "đã thêm vào Lời của Đức Chúa Trời như thế nào?"4. Tại sao chúng ta giới hạn những cuộc tranh chấp giữa khoa học và Kinh Thánh bằng việc "gắn bó với những sự kiện"? "Những sự kiện nào" đáng để tranh luận?5. Paul Little cảnh báo hai điều quan trọng tột đỉnh một Cơ Đốc nhân cần tránh khi xem xét về sự tiến hoá: (1) tiến hóa đã được chứng minh mà không hề có sự nghi ngờ gì. (2) tiến hóa chỉ là một giả thuyết với rất ít bằng chứng ủng hộ nó. Sự tiến hóa đã được trình bày cho bạn trong quá khứ qua những hệ thống bên ngoài và hệ thống Cơ Đốc như thế nào?6. Sau khi đọc xong chương này, bạn quan niệm thế nào về sự tiến hóa và thuyết sáng tạo?7. Nghĩ đến một người bạn tin thuyết tiến hóa. Bạn làm thế nào để xoay chuyển cuộc đối thoại từ việc tranh luận khoa học thành cuộc thảo luận về Đấng Christ và những lời tuyên bố của Ngài?8. Bạn có thể nghĩ đến những cách bạn giả định rằng khoa học "sai" vì sợ khi thấy nó mâu thuẫn với Kinh Thánh? Nếu như vậy, những cách đó là gì? Bây giờ bạn nghĩ thế nào?9. Nếu bạn đã từng nghi ngờ khoa học vì sợ nó mâu thuẫn với những điều một Cơ Đốc nhân tin, những cách nào bạn có thể cởi mở hơn với khoa học mà không thỏa hiệp với những giả định lấy Chúa làm trung tâm của bạn?10. Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Tại Sao Có Đau Khổ Và Điều Ac? Trong những ví dụ nào con người đổ lỗi cho Đức Chúa Trời một cách không công bằng về những sự đau khổ và tội ác?Bạn có thể nghĩ ra được trường hợp nào mà Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm về sự đau khổ và tội ác trong Kinh Thánh, những sự kiện lịch sử và những

Page 138: Vi sao chung ta tin

việc gần đây? Nếu có thì chúng là gì?Điều gì sẽ xảy ra cho thế giới mà chúng ta biết khi Đức Chúa Trời dẹp bỏ tội ác hoàn toàn? Điều gì cản trở Đức Chúa Trời khỏi việc đôi khi chi phối những chuyện của con người để đánh bại điều ác hay giải phóng những sự đau khổ?Đức Chúa Trời đã bày tỏ rằng Ngài muốn giải thoát thế giới đau khổ và tội ác như thế nào?Bạn có thấy Đức Chúa Trời làm việc đó ngày hôm nay không? Lời cầu nguyện có làm cho Ngài làm điều này nhiều hơn không?Bạn có thích một thế giới mà trong đó con người luôn luôn được thưởng cho những điều tốt và bị trừng phạt vì những việc xấu hơn không? Tại sao có và tại sao không?Kinh Thánh nói cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời đôi khi cũng thưởng cho những việc tốt và cảnh cáo rồi sau đó trừng phạt những việc xấu. Bạn nhìn thấy điều này trong cuộc sống hằng ngày như thế nào?Đức Chúa Trời ở đâu khi những loài thọ tạo của Ngài chịu đau khổ?Câu hỏi tại sao Đức Chúa Trời cho phép những đau khổ và điều ác vượt ngoài phạm vi câu hỏi “tại sao chúng ta tin nơi Đức Chúa Trời” đến việc “chúng ta sẽ tin gì về Đức Chúa Trời”. Câu trả lời cho câu hỏi này ảnh hưởng đến đời sống Cơ Đốc nhân của chúng ta như thế nào?"Cùng một ánh mặt trời có thể làm chảy bơ cũng có thể làm cứng đất sét". Bạn có biết ai mà có vẻ như đất sét lại trở thành bơ không? Bạn trình bày về Đấng Christ cho người đó như thế nào?Theo kinh nghiệm cá nhân của mình, sự đau khổ kéo bạn lại gần với Chúa hơn hay đẩy bạn xa Ngài hơn?Nếu Đấng Christ đang đứng bên cạnh bạn, bạn sẽ nói gì với Ngài về những sự đau khổ hay bất công mà bạn chứng kiến? Bạn sẽ hỏi Ngài điều gì?Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Cơ Đốc Giáo Khác Gì Với Các Tôn Giáo Khác? Nhiều người tin rằng tất cả các tôn giáo đều thờ phượng chung một Đức Chúa Trời nhưng gọi vị Chúa Trời đó bằng cái tên khác mà thôi. Để phản bác lời tuyên bố này, Paul Little phác họa khái quát 4 đạo giáo lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Dành thời gian để tóm tắt những điểm chính trong mỗi tôn giáo, bao gồm mục tiêu tối hậu của tôn giáo đó, phương pháp để đạt được mục tiêu đó và quan niệm về thần tánh.Sự tương đồng lớn nhất giữa Cơ Đốc giáo và những tôn giáo này là gì? Điểm khác nhau lớn nhất là gì?

Page 139: Vi sao chung ta tin

Liệt kê những điểm này chúng ta thấy việc so sánh những tôn giáo để xem cái nào tốt hơn có giá trị gì? (cung cấp sự bảo đảm về sự cứu rỗi, đóng góp nhiều nhất cho xã hội, đưa ra những lời giải thích dễ chấp nhận về điều ác trong thế giới, v.v...)Những sự so sánh như vậy ảnh hưởng thế nào đến việc chọn tôn giáo của một người, bảo vệ tôn giáo của một người? Giải thích.Tác giả dẫn chứng rằng: “Trong cuộc đối thoại với những nhà lãnh đạo tôn giáo của Do Thái, Chúa Giê-xu tranh luận (về việc Đức Chúa Trời có phải là Cha của Chúa Giê-xu không)… Họ nói rằng: “Đức Chúa Trời là Cha chúng tôi”. Chúa Giê-xu nói với họ rằng: “Các ngươi không thuộc về Đức Chúa Trời” (Giăng 8:47).... Khá rõ ràng rằng những nhà lãnh đạo Do Thái này không phải là những người tìm kiếm chân thành. Nếu con người thật sự tìm kiếm một Đức Chúa Trời thật, sự thành tâm của họ sẽ rất hiển nhiên". Sự thành tâm có phải là điều kiện tiên quyết duy nhất cho việc có thể chấp nhận Đấng Christ không? Giải thích.Sự chữa lành nào cần thay thế trước khi bạn hay một vài người tìm kiếm chân thành nào đó sẽ tìm thấy Đấng Christ hay tin cậy Ngài một cách trọn vẹn?Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.

Kinh Nghiệm Cơ Đốc Nhân Có Giá Trị Không? Những cách thông thường nào những người ngoại đạo thường bỏ qua việc hợp lý hóa kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân?Đâu là "những yếu tố ngụy biện thông thường"?Trong những năm gần đây, xã hội và những phương tiện truyền thông đã dùng nó như thế nào để phủ nhận kinh nghiệm của Cơ Đốc nhân?Cơ Đốc nhân cũng thường dùng những giả định như vậy để hiểu những người của những tôn giáo khác? Tại sao lại như vậy?Có thể kiếm ra 100 người vô thần mà cuộc sống được thay đổi theo hướng tốt hơn nhờ đạo vô thần không? Đây có phải là một cuộc tranh luận có giá trị ủng hộ hay chống lại thuyết vô thần không? Tại sao?Điều gì đem lại cho kinh nghiệm Cơ Đốc nhân một giá trị lớn hơn một người trong ví dụ của Paul Little về một người tin rằng cái trứng chiên trên lỗ tai đã đem lại cho ông niềm vui, sự bình an, mục đích trong cuộc sống, sự tha thứ tội lỗi và sức mạnh để sống? Bạn nói gì với một người chân thành tiếp nhận Đấng Christ như Đấng cứu chuộc và Chúa nhưng không cảm thấy niềm vui, sự bình an, mục đích cho cuộc sống, sự tha thứ tội lỗi và sức mạnh để sống vốn là những điều đồng hành sau kinh nghiệm cải đạo của Cơ Đốc

Page 140: Vi sao chung ta tin

nhân?Bạn có biết người nào được kéo đến với Đấng Christ không bởi những bằng chứng của trí óc về Đấng Christ nhưng bởi vì Cơ Đốc giáo có vẻ ích lợi cho cuộc sống của những người khác? Những phân đoạn Kinh Thánh nào chống lại hay ủng hộ cách này trong việc gặp Chúa?Làm sao bạn có thể trình bày một cách hiệu quả một vài chân lý trong chương sách này với một người nghĩ rằng kinh nghiệm Cơ Đốc nhân của bạn chỉ là một sự tưởng tượng?Bây giờ dành thời gian để thêm những cái nhìn mới vào trong danh sách những lý do cho việc đặt niềm hy vọng của bạn vào Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-xu Christ.Chú Thích

Chương Một: Cơ Đốc Giáo Có Hợp Lý Không? 1 C. S. Lewis, Mere Christianity (New York: Macmillan, 1943), p. 242 R. C. Sproul, Knowing Scripture (Downers Grove, Ill. : InterVarsity Press, 1977), p. 173 Antony Flew “Theology and Falsification”, in New Essays in Philosophical Theology, ed. Antony Flew and Alasdair MacIntyre (London: SCM Press, 1955), np. 174 Về vấn đề xác nhận thần học, xin xem bài viết của John W. Montgomery “Inspiration and Inerrancy: A New Departure,” Evangelical Theological Society Buletin 8 (Spring 1956): 45-75.5 Bill Hybels, The God You’ve Looking For (Nashville: Thomas Nelson, 1997), p. 76 Stephen Hawking, A Brief History of Time (New York: Bantam, 1988), p.1757 C. S. Lewis, The Quotable Lewis, (Wheaton, Ill.: Tyndale House, 1989), p. 2298 C. S. Lewis, God in the Dock (Grand Rapids, Mich.: Eerdmans, 1970), pp. 108-9

Chương Hai: Có Đức Chúa Trời Không? 1 Mortimer Adler, Great Books of the Western World, ed. Robert Maynard Hutchins, Vol. 2 (Chicago: Encyclopaedia Britanica, 1952), p. 5612 Samuel Zwemer, The Origin of Religion (Neptune, N.J.: Loizeaux Bros., 1945), n.p.3 R. C. Sproul, Reason to Believe (Grand Rapids, Mich.: Zondervan, 1978), p.112.4 Lincoln Barnette, The Universe and Dr. Einstein (New York: Bantam, 1974), p. 95

Page 141: Vi sao chung ta tin

5 Sir Fred Hoyle, The Intelligient Universe (London: Michael Joseph, 1983), pp. 11-12, 19, 2516 Robert Grange, Origins and Destiny (Waaco, Tex.: Word, 1986), p.397 Bernard Ramm, The Christian View of Science and Scripture (Grand Rapids, Mich.: Eerdmans, 1954), p. 1488 R. E. D. Clark, Creation (London: Tyndale Press, 1946), p. 20.9 Pattle P. Pun, Evolution: Nature and Scripture in Conflict? (Grand Rapids, Mich.: Zondervan, 1982), p. 226.10 Richard Lewontin “Adaptation”, Scientific American 239, no. 3: 212.11 James Brooks, Origins of Life (Belleville, Mich.: Lion, 1985), pp. 109-10.12 Robert Jastrow, God and the Astronomers (New York: W. W. Norton, 1978), pp. 12-14, 116.13 William Lane Craig, The Existence of God and the Beginning of the Universe (San Bernadino, Calif.: Her’s Life, 1979), pp. 59-60.14 Jastrow, God and the Astronomers, pp. 11, 14, 113-14.15 C. S. Lewis, Mere Christianity (New York: Macmillan, 1943), p. 3, 11, 15-19.

Chương Ba: Có Phải Đấng Christ Là Đức Chúa Trời Không? 1 John R. W. Stott, Basic Christianity (Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1958), p. 262 C. S. Lewis “Miracles”, quoted in Stott, Basic Christianity, p. 32.3 Bernard Ramn, Protestant Christian Evidences (Chicago: Moody Press, 1953), p. 177.4 Sách đã dẫn.

Chương Bốn: Đấng Christ Có Sống Lại Từ Cõi Chết Không? 1 David Strauss, The Life of Jesus for the People, 2nd ed (London, 1879) 1: 4122 B. F. Westcost, The Gospel of the Resurrection, 4th ed. (London, 1879), pp. 4-6

Chương Năm: Kinh Thánh Có Phải Là Lời Đức Chúa Trời Không? 1 Malcome Muggerige, Jesus, the Man Who Lives (New York: Harper & Row, 1975), p. 9.2 J. D. Douglas, New Bible Dictionary (Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1962, p.12593 B. B. Warfied, The Inspiration and Authority of the Bible (New York: Oxford University Press, 1927) pp. 299ff4 Gordon Clark, ed., Can I Trust My Bible? (Chicago Moody Press, 1963),

Page 142: Vi sao chung ta tin

pp. 15-165 E. J. Carnell, An Introduction to Christian Apologetics (Grand Rapids: Mich.: Eerdmans, 1950), p. 2086 Andrew E. Hill and John H. Walton, A Survey of the Old Testament (Grand Rapids: Mich.: Zondervan, 1991, p. 4377 Clark, Can I Trust, p. 27

Chương Sáu: Tài Liệu Kinh Thánh Có Đáng Tin Cậy Không? 1 Andrew E. Hill and John H. Walton, A Survey of the Old Testament (Grand Rapids, Mich: Zondervan, 1991), p.142 R. Laird Harris, How Reliable Is the Old Testament Text? In Can I Trust My Bible? ed. Gordon Clark (Chicago: Mody Press, 1963), p.1243 Ibid., pp. 129-304 B. F. Westcott and F. J. A. Hort, eds, New Testament in Original Greek, vol. 2 (London, 1881), p. 25 Lee Strobel interviewing Bruce Metzger, in Strobel, The Case for Christ (Grand Rapids, Mich.: Zondervan, 1998), p. 63.6 F. F. Bruce, The New Testament Documents: Are They Reliable? (Grand Rapids, Mich.: Eerdmans, 1959), pp 12-13. Contains a full discussion of the dating of documents.7 Ibid., p.148 F. F. Bruce, The Book and the Parchments (Westwood, N.J. Revell, 1963), p.1789 K. A. Kitchen, The Bible and Its World (Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1977), p.13110 Bruce, New Testament Documents, p. 1911 E. J. Young “The Canon of the Old Testament” in Revelation and the Bible, ed. C. F. Henry (Grand Rapids, Mich.: Baker, 1956, p.156

Chương Bảy: Khảo Cổ Học Có Giúp Làm Sáng Tỏ Kinh Thánh Không? 1 W. F. Albright “Archaeology and the Religion of Israel” in An Introduction to Bible Archaeology, ed. Howard F. Vos (Chicago: Moody Press, n. d.), p. 121.2 Millar Burrows “What Mean These Stones” in An Introduction to Bible Archaeology, ed. Howard F. Vos (Chicago: Moody Press, n. d.), pp. 91-923 H. Darrel Lance, The Old Testament and the Archaeologist (Philadelphia: Fortress, 1981), p. 65.4 Leighton Ford, The Power of Story (Colorado Springs: NavPress, 1994), p.135 A. R. Millard, The Bible, B. C. (Phillipburg, N. J.: Presbyterian & Reformed, 1982), p. 9

Page 143: Vi sao chung ta tin

6 A. Rendle Short, Modern Discovery and the Bible (London: InterVarsity, 1949), p. 1377 Millard, Bible B. C., p. 518 A. R. Millard, Treasures from Bible Times (Belleville, Mich.: Lion, 1985), pp. 54-57.9 Edwin M. Yamauchi, The Stones and the Scripture (New York: Lippencott, 1972), p. 3810 Ibid., p. 3911 Millard, Treasures from Bible Times, pp. 47-4812 Yigael Yadin, quoted in Yamauchi, Stones, p. 68.13 Millard, Bible B. C., p. 2514 Ibid., p. 2715 Short, Modern Discovery, p. 18416 R. F. Dougherty, quoted in Millard, Bible B. C., p. 2917F. F. Bruce “Archaeology Confirmation of the New Testament” in Revelation and the Bible, ed. C. F. Henry (Grand Rapids: Mich.: Baker, 1958), p. 320.18 Ibid., p. 32319 Ibid., p. 32420 Ibid., p. 32721 Keith N. Schoville, Biblical Archaeology in Focus (Grand Rapids: Mich.: Baker, 1978), p. 156.

Chương Tám: Có Thể Có Phép Lạ Không? 1 J. N. Hawthorne, Questions of Science and Faith (London: Tyndale Press, 1960), p. 552 Bernard Ramm, Protestant Christian Evidences (Chicago: Moody Press, 1953), p. 1403 Sách đã dẫn, trang 140-414 Sách đã dẫn, trang 142-435 C. S. Lewis “Miracles”, quoted in Ramm, Protestant Christian Evidences, p. 1436 Ramm, Protestant Christian Evidences, p. 1607 Sách đã dẫn, trang 408 G. K. Chesterton, The Quotable Chesterton (Garden City, N.Y. ; 1987), p. 218.

Chương Chín: Khoa Học Và Kinh Thánh Có Mâu Thuẫn Không? 1 U. S. News & World Report, December 1, 1980, p. 622 Quoted on Christianity Today. October 8, 1982, p. 383 J. P. Moreland, The Creation Hypothesis (Downers Grove, Ill. :

Page 144: Vi sao chung ta tin

InterVarsity Press, 1994), p. 174 J. N. Hawthorne, Questions of Science and Faith (London: Tyndale Press, 1960), p. 4.5 Hugh Ross, The Creator and the Cosmos (Colorado Spring: NavPress, 1993), p. 105.6 Phillip Johnson, Defeating Darwinism by Opening Minds (Downers Grove, Ill. : InterVarsity Press, 1997), pp. 68, 69. Richard Dawkins, one of today’s most influential biologists, describes the evolutionist’s creed as the “selfish giene”.7 Ross, Creator and the Cosmos, p. 107. Here A-gain Dawkins shows the atheist’s presupposition that the existence of an infinite Designer is unthinkable.8 Johnson, Defeating Darwinism, p. 769 Moreland, Creation Hypothesis, p. 20510 Johnson, Defeating Darwinism, p. 7711 G. A. Kerkut, The Implications of Evolution (London: Pergamon,1960), p. 2012 Kinh Thánh mô tả Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng những loài vật sống động, chim trời, cá biển dùng cụm từ “tùy theo loại”. Hợp lý khi hỏi chữ “loại”(kind) và “chủng loại” (species) (SaSt 1:21, 24) có giống nhau không. Kenneth Kantzer, tác giả và nhà thần học, trả lời là không. Chữ “loại” (kind) là cách mô tả chung chung, và có thể áp dụng từ ngành đến chủng loại. Thậm chí người ta dùng cụm từ “tùy theo loại” để giải thích rằng Đức Chúa Trời tạo dựng mỗi “loại” riêng biệt... (nhưng) mỗi loại sinh sản theo chủng loại của mình” (Kenneth S. Kantzer “Guideposts for the Current Debate over Origins” (Christianity Today, October 8, 1982, pp. 23, 26)13 A. E. Wilder-Smith, The Natural Sciences Know Nothing of Evolution (San Diego: Master Books, 1981), p. 13114 Johnson, Defeating Darwinism, p. 1615 Ross, Creator and the Cosmos, pp. 19-2016 Ibid., p. 7317 Ross, Creator and the Cosmos, pp. 118-2118 Francis, A. Schaeffer, No Final Conflict (Downers Grove, Ill: InterVarsity Press, 1975), p. 1619 Davis A. Young “An Ancient Earth is Not a Problem; Evolutionary Man is”, Christianity Today, October 8, 1982, p. 42.20 Kantzer “Guideposts for the Current Debate”, p. 26.21 W. A. Criswell, The Bible for Today World (Grand Rapids, Mich.: Zondervan, 1966), p. 3022 Kerkut, The Implications of Evolution, p. 3.

Page 145: Vi sao chung ta tin

23 J. P. Moreland, Seeds Resource Audio (South Barrington, Ill. , Willow Creek Community Church, 1998)

Chương Mười: Tại Sao Có Đau Khổ Và Điều Ac? 1 Hugh Evan Hopkins, Mystery of Suffering (Downers Grove, Ill. : InterVarsity Press, 19592 Sách đã dẫn, tr. 133 J. B. Phillips, God Our Contemporary (New York: Macmillan, 1960), pp. 88-89

Chương Mười Một: Cơ Đốc Giáo Khác Gì Với Các Tôn Giáo Khác? 1 Open Doors, 1996-1997 (Annapolis Junction, Md.: Institute of International Education, 1997)2 Ravi Zacharias, Can Man Live Without God (Dallas: Word, 1994), pp. 126-31.3 Bill Hybels and Mark Mittelberg, Becoming a Contageous Christian (Grand Rapids, Mich.: Zondervan, 1994), p. 151.4 Sách đã dẫn, tr. 1555 William Lane Craig, No Easy Answers (Chicago, Ill.: Moody Press, 1990), p. 102

Chương Mười Hai: Kinh Nghiệm Cơ Đốc Nhân Có Giá Trị Không? 1 Anthony Standen, Science Is a Sacred Cow (New York: E. P. Dutton, 1962), p. 252 Orville S. Walters, You Can Win Others (Winona Lake, Ind.: Light & Life, 1950), n.p.3 D. Martyn Lloyd-Jones, Conversions: Psychological or Spiritual (Downers Grove, Ill. : InterVarsity Press, 1959), p. 13.4 J. B. Phillips, God Our Contemporary (New York: Macmillan, 1960), pp. 22-23.5 Ravi Zachirias, Can Man Live Without God? (Dallas: Word, 1994), p. 141.

Page 146: Vi sao chung ta tin
Page 147: Vi sao chung ta tin
Page 148: Vi sao chung ta tin
Page 149: Vi sao chung ta tin
Page 150: Vi sao chung ta tin
Page 151: Vi sao chung ta tin
Page 152: Vi sao chung ta tin
Page 153: Vi sao chung ta tin
Page 154: Vi sao chung ta tin
Page 155: Vi sao chung ta tin
Page 156: Vi sao chung ta tin
Page 157: Vi sao chung ta tin
Page 158: Vi sao chung ta tin
Page 159: Vi sao chung ta tin
Page 160: Vi sao chung ta tin
Page 161: Vi sao chung ta tin
Page 162: Vi sao chung ta tin
Page 163: Vi sao chung ta tin
Page 164: Vi sao chung ta tin
Page 165: Vi sao chung ta tin
Page 166: Vi sao chung ta tin
Page 167: Vi sao chung ta tin
Page 168: Vi sao chung ta tin
Page 169: Vi sao chung ta tin
Page 170: Vi sao chung ta tin
Page 171: Vi sao chung ta tin
Page 172: Vi sao chung ta tin
Page 173: Vi sao chung ta tin
Page 174: Vi sao chung ta tin
Page 175: Vi sao chung ta tin
Page 176: Vi sao chung ta tin
Page 177: Vi sao chung ta tin
Page 178: Vi sao chung ta tin
Page 179: Vi sao chung ta tin
Page 180: Vi sao chung ta tin
Page 181: Vi sao chung ta tin
Page 182: Vi sao chung ta tin
Page 183: Vi sao chung ta tin
Page 184: Vi sao chung ta tin
Page 185: Vi sao chung ta tin
Page 186: Vi sao chung ta tin
Page 187: Vi sao chung ta tin
Page 188: Vi sao chung ta tin
Page 189: Vi sao chung ta tin
Page 190: Vi sao chung ta tin
Page 191: Vi sao chung ta tin
Page 192: Vi sao chung ta tin
Page 193: Vi sao chung ta tin
Page 194: Vi sao chung ta tin
Page 195: Vi sao chung ta tin
Page 196: Vi sao chung ta tin
Page 197: Vi sao chung ta tin
Page 198: Vi sao chung ta tin
Page 199: Vi sao chung ta tin

<br