viỆt nam -...

3
VIT NAM Bng 1 2016 Dân s, triệu người 92,7 GDP, tUS$ 207,0 GDP theo đầu người, US$ theo giá hin hành 2233 Tlnghèo (1,9$/ngày ngang giá sc mua 2011) a 2,8 Tlnghèo (3,1$/ngày ngang giá sc mua 2011) a 10,7 HsGini a 34,8 Tlnhp hc, tiu hc (% tng) b 107,5 Tui thkhi sinh, năm b 75,5 Ngun: Chsphát trin thế gii (WDI) và Trin vng vmức nghèo vĩ mô của NHTG Ghi chú: (a) Giá trgần đây nhất (2014) (b) Giá trWDI gần đây nhất (2014) Năm 2016, tăng trưởng kinh tế gim nhxung 6,2%, trong bi cnh tllm phát va phi và tình hình kinh tế đối ngoi vng chc. Trin vng trung hn ca Việt Nam được nhìn nhn theo hướng tích cc trong bi cnh vn còn nhiu rủi ro trong và ngoài nước. Vit Nam sduy trì được tc độ phát trin dài hn nếu tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nhm htrcho mô hình tăng trưởng dựa vào năng suất. Tâm lý bo hvà nhng rủi ro liên quan đến các bin pháp bo hcác nn kinh tế lớn cũng là những ri ro ln cho nn kinh tế đã rất mca Vit Nam. Nhng din biến gần đây Hoạt động kinh tế Vit Nam chng lại trong năm 2016. GDP ước tăng 6,2%, thấp hơn so với mc 6,8% ca năm 2015. Nguyên nhân tăng chững lại trong năm qua là do st gim trong các ngành nông nghip và khai khoáng, trong khi sản lượng chế to chế biến và dch vtăng trưởng tt. Tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm ngư nghiệp chđạt 1,36%, là tốt độ thp nht ktnăm 2011, phản ánh tình hình thi tiết không thun li trong nửa đầu năm. Ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 7,6%, thấp hơn so với 9,6% năm trước, chyếu do tăng trưởng âm 4% ngành khai khoáng. Ngược lại, tăng trưởng ngành dch vđược đẩy lên gn 7% so vi mc 6,3% của năm 2016 do tiêu dùng tư nhân và kết qukhquan ca ngành du lch. Xét tgóc độ cầu, tăng trưởng mnh chyếu đến tđầu tư (đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tăng mạnh) và tăng tiêu dùng tư nhân. Thtrường lao động tiếp tc phát trin tạo điều ci thin tng phúc li và tlnghèo tiếp tc gim. Gn mt triệu người dân ri nông thôn để tìm kiếm vic làm, chyếu trong các ngành công nghip và xây dng, vi tốc độ tăng trưởng ngành là 7,6% so vi cùng knăm trước, và mt phn trong các ngành dch vụ. Theo quan sát, tăng trưởng vvic làm các ngành phi nông nghip dkiến sbù đắp hoc tạo ra cơ chế đối phó vi suy gim vthu nhp nông nghiệp do đợt hn hán El Nino gây ra. Tuy nhiên, tlnghèo được dbáo stăng cục bti các cộng đồng (đặc bit là cộng đồng người dân tc thiu s), do phthuc vào nông nghip và chưa được hi nhp nhiu vkinh tế cũng như do ảnh hưởng ô nhiễm môi trường ti các tnh duyên hi min trung Vit Nam. Tăng trưởng kinh tế được duy trì vi mc lm phát va phi và tình hình kinh tế đối ngoi đang vững lên. Lm phát sau khi gim xung mc klục năm 2015 đã tăng dn trli, chyếu do các đợt tăng hc phí và dch vu y tế của nhà nước, nhưng lạm phát lõi vn mc thp còn lm phát chung nằm dưới chtiêu chính thc là 5%. Mặc dù môi trường kinh tế đối ngoi không thun li, kim ngch xut khu ca Vit Nam (theo giá hiện hành) tăng trưởng 9% năm 2016, cao hơn hầu hết các đối thcnh tranh trong khu vc. Tăng trưởng xut khu, kết hp

Upload: builiem

Post on 16-Feb-2018

215 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

VIỆT NAM

Bảng 1 2016 Dân số, triệu người 92,7 GDP, tỷ US$ 207,0 GDP theo đầu người, US$ theo giá hiện hành 2233 Tỷ lệ nghèo (1,9$/ngày ngang giá sức mua 2011)a 2,8 Tỷ lệ nghèo (3,1$/ngày ngang giá sức mua 2011)a 10,7 Hệ số Ginia 34,8 Tỷ lệ nhập học, tiểu học (% tổng)b 107,5 Tuổi thọ khi sinh, nămb 75,5 Nguồn: Chỉ số phát triển thế giới (WDI) và Triển vọng về mức nghèo vĩ mô của NHTG Ghi chú: (a) Giá trị gần đây nhất (2014) (b) Giá trị WDI gần đây nhất (2014)

Năm 2016, tăng trưởng kinh tế giảm nhẹ xuống 6,2%, trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát vừa phải và tình hình kinh tế đối ngoại vững chắc. Triển vọng trung hạn của Việt Nam được nhìn nhận theo hướng tích cực trong bối cảnh vẫn còn nhiều rủi ro trong và ngoài nước. Việt Nam sẽ duy trì được tốc độ phát triển dài hạn nếu tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nhằm hỗ trợ cho mô hình tăng trưởng dựa vào năng suất. Tâm lý bảo hộ và những rủi ro liên quan đến các biện pháp bảo hộ ở các nền kinh tế lớn cũng là những rủi ro lớn cho nền kinh tế đã rất mở của Việt Nam. Những diễn biến gần đây Hoạt động kinh tế ở Việt Nam chững lại trong năm 2016. GDP ước tăng 6,2%, thấp hơn so với mức 6,8% của năm 2015. Nguyên nhân tăng chững lại trong năm qua là do sụt giảm trong các ngành nông nghiệp và khai khoáng, trong khi sản lượng chế tạo chế biến và dịch vụ tăng trưởng tốt. Tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm ngư nghiệp chỉ đạt 1,36%, là tốt độ thấp nhất kể từ năm 2011, phản ánh tình hình thời tiết không thuận lợi trong nửa đầu năm. Ngành công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 7,6%, thấp hơn so với 9,6% năm trước, chủ yếu do tăng trưởng âm 4% ở ngành khai khoáng. Ngược lại, tăng trưởng ngành dịch vụ được đẩy lên gần 7% so với mức 6,3% của năm 2016 do tiêu dùng tư nhân và kết quả khả quan của ngành du lịch. Xét từ góc độ cầu, tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ đầu tư (đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tăng mạnh) và tăng tiêu dùng tư nhân. Thị trường lao động tiếp tục phát triển tạo điều cải thiện tổng phúc lợi và tỷ lệ nghèo tiếp tục giảm. Gần một triệu người dân rời nông thôn để tìm kiếm việc làm, chủ yếu trong các ngành công nghiệp và xây dựng, với tốc độ tăng trưởng ngành là 7,6% so với cùng kỳ năm trước, và một phần trong các ngành dịch vụ. Theo quan sát, tăng trưởng về việc làm ở các ngành phi nông nghiệp dự kiến sẽ bù đắp hoặc tạo ra cơ chế đối phó với suy giảm về thu nhập nông nghiệp do đợt hạn hán El Nino gây ra. Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo được dự báo sẽ tăng cục bộ tại các cộng đồng (đặc biệt là cộng đồng người dân tộc thiểu số), do phụ thuộc vào nông nghiệp và chưa được hội nhập nhiều về kinh tế cũng như do ảnh hưởng ô nhiễm môi trường tại các tỉnh duyên hải miền trung Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế được duy trì với mức lạm phát vừa phải và tình hình kinh tế đối ngoại đang vững lên. Lạm phát sau khi giảm xuống mức kỷ lục năm 2015 đã tăng dần trở lại, chủ yếu do các đợt tăng học phí và dịch vu y tế của nhà nước, nhưng lạm phát lõi vẫn ở mức thấp còn lạm phát chung nằm dưới chỉ tiêu chính thức là 5%. Mặc dù môi trường kinh tế đối ngoại không thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (theo giá hiện hành) tăng trưởng 9% năm 2016, cao hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Tăng trưởng xuất khẩu, kết hợp

với nhập khẩu chững lại, dẫn đến thặng dư thương mại, khiến cho thặng dư tài khoản thanh toan vãng lai tăng từ 0,5% GDP năm 2015 lên hơn 3% năm 2016. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn là động lực chính về tăng trưởng kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng của Việt Nam. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kỷ lục năm 2016 ở mức gần 16 tỷ US$ (7,7% GDP). Tỷ giá năm qua tương đối ổn định, mặc dù đồng Việt Nam bắt đầu có hiện tượng mất giá vào cuối năm 2016. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã từng bước khôi phục được dự trữ ngoại hối, mặc dù vẫn ở mức tương đối thấp khoảng 2,8 tháng nhập khẩu vào cuối năm 2016. Trong bối cảnh đồng đô-la Mỹ mạnh lên và hầu hết đối tác thương mại chính của Việt Nam đều giảm mạnh tỷ giá, khả năng đồng Việt Nam tăng giá thực và khả năng ảnh hưởng tiêu cực của nó đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam vẫn là một quan ngại. Hình 1 Việt Nam/ Đóng góp cho tăng trưởng GDP (ppt) - góc độ cầu

Hình 2 Việt Nam/ Tỷ lệ nghèo và GDP theo đầu người

Nguồn: Chính phủ Việt Nam và Báo cáo Triển vọng về mức nghèo vĩ mô

Nguồn: Chính phủ Việt Nam và Báo cáo Triển vọng về mức nghèo vĩ mô

Mặc dù lãi suất chính sách vẫn không thay đổi, tăng trưởng tín dụng vẫn tăng cao. Tăng trưởng tín dụng lên đến khoảng 19% (so với cùng kỳ năm trước) vào tháng 12/2016. Tốc độ tăng tín dụng - trên gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP (theo giá hiện hành) - cho thấy có lý do cần quan ngại, đặc biệt vì tỷ lệ tín dụng trên GDP của Việt nam – trên dưới 120% vào tháng 12/2016 - hiện đã rất cao trong khi áp lực nợ xấu trong quá khứ còn chưa được giải tỏa đủ. Bội chi ngân sách cao và kéo dài trong những năm qua. Bội chi ngân sách bình quân ở mức 5,5% GDP trong giai đoạn 2011 - 2016, so với 2,2% GDP trong giai đoạn 2006 - 2010. Số liệu sơ bộ cho thấy ngân sách vẫn tiếp tục chịu áp lực trong năm 2016, với mức bội chi ước tính khoảng 6,5% GDP (bao gồm cả các khoản chi ngoài ngân sách). Bội chi ngân sách cao và kéo dài là lý do chính khiến cho nợ công tăng lên, dự kiến sẽ chạm mức trần quy định là 65% GDP vào cuối năm 2016.

Triển vọng Triển vọng của Việt Nam trong trung hạn vẫn thuận lợi. Tăng trưởng GDP dự kiến tăng dần trong các năm 2017 - 2019, chủ yếu do sức cầu mạnh trong nước và các hoạt động chế tạo, chế biến định hướng xuất khẩu. Áp lực lạm phát nhìn chung ở mức thấp do giá năng lượng và giá thương phẩm toàn cầu đang giảm. Về ngân sách, tình hình ngân sách sẽ được củng cố phần nào trong thời gian tới, bên cạnh đó quá trình thoái vốn sẽ tăng nhanh, nhưng sẽ được triển khai dần dần nhằm kiềm chế tăng nợ công. Rủi ro và thách thức Triển vọng của Việt Nam trong trung hạn vẫn tích cực, nhưng những rủi ro đã biết vẫn còn đó. Nhìn từ trong nước, chậm trễ trong triển khai cải cách ngân sách và chuyển đổi cơ cấu có thể làm tăng nguy cơ dễ tổn thương về kinh tế vĩ mô và giảm tốc độ tăng trưởng tiềm năng. Nhìn từ bên ngoài, kinh tế thế giới biến động mạnh có thể tác động qua các kênh thương mại và đầu tư khiến cho triển vọng tăng trưởng của Việt Nam ảm đạm hơn. Xử lý khả năng dễ tổn thương với các cú sốc - về thiên tai, môi trường và khí hậu trong những năm gần đây - vẫn là một thách thức trong cải thiện phúc lợi hộ gia đình, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

Bảng 2:Việt Nam/ Một vài chỉ số kinh tế vĩ mô (tỷ lệ thay đổi hàng năm, trừ khi có ghi chú khác)

2014 2015 Ước 2016

Dự báo 2017

Dự báo 2018

Dự báo 2019

Tăng trưởng GDP, theo giá so sánh trên thị trường 6,0 6,7 6,2 6,3 6,4 6,4 Tiêu dùng tư nhân 6,1 9,3 7,4 7,2 7,2 7,0 Tiêu dùng Chính phủ 7,0 7,0 8,8 5,0 6,7 8,6 Tổng tích lũy tài sản 9,3 9,4 9,3 8,7 8,2 7,8 Xuất khẩu, hàng hóa và dịch vụ 11,6 8,8 17,9 14,6 13,6 14,2 Nhập khẩu, hàng hóa và dịch vụ 12,8 14,3 19,2 15,3 14,0 14,4 Tăng trưởng GDP, theo giá so sánh của các yếu tố sản xuất

5,7 6,8 6,1 6,4 6,5 6,5

Nông nghiệp 3,4 2,4 1,4 1,7 2,0 2,0 Công nghiệp 6,4 9,6 7,6 8,3 8,5 8,6 Dịch vụ 6,2 6,3 6,9 6,5 6,3 6,2 Lạm phát (CPI, trung bình cả năm) 4,1 0,6 2,7 4,0 4,0 4,0 Cán cân tài khoản vãng lai (% GDP) 5,0 0,5 3,0 1,2 0,8 0,5 Cân đối ngân sách (% GDP, gồm cả chi ngoài NS) -6,3 -6,1 -6,5 -6,2 -5,9 -5,3 Nợ công (% GDP, tính theo GFS) 55,1 58,3 62,1 63,6 64,0 65,3 Cân đối ngân sách cơ bản (% GDP) -4,6 -4,2 -4,4 -4,0 -3,8 -3,1 Mức nghèo (1,9$/ngày ngang giá sức mua)a,b,c 2,8 2,5 2,1 1,8 1,5 1,2 Mức nghèo (3,1$/ngày ngang giá sức mua)a,b,c 10,7 9,5 8,5 7,6 6,8 6,0

Nguồn: Khối nghiệp vụ toàn cầu về quản lý tài khóa, kinh tế vĩ mô và Khối nghiệp vụ toàn cầu về giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới: Ghi chú: e = ước, f = dự báo (a) Tính toán dựa trên hài hòa EAPPOV, sử dụng khảo sát mức sống hộ gia đình 2014. (b) Dự báo dựa trên phân bổ khách quan (2014) với điểm thông qua là 0,87 (trung vị) dựa trên GDP đầu người theo giá cố định bằng đồng nội tệ. (c) Dữ liệu thực: 2014: Hiện tại: 2015 - 2016. Dự báo cho 2017 - 2019.