việt nam -...

79
1 ỦY BAN KINH TẾ CỦA QUỐC HỘI VỤ KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam Hà Nội - 2011

Upload: others

Post on 11-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

1

ỦY BAN KINH TẾ CỦA QUỐC HỘI VỤ KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại

Việt Nam

Hà Nội - 2011

Page 2: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

2

MỤC LỤC

Phần mở đầu .............................................................................................................. 4

I. Tổng quan về gói kích thích kinh tế tại Việt Nam ................................................ 5

1. Bối cảnh ban hành gói kích thích kinh tế của Việt Nam ....................................... 5

1.1. Bối cảnh thế giới ........................................................................................... 5

1.2. Bối cảnh trong nước ...................................................................................... 9

1.3. Gói kích thích kinh tế của một số nước ....................................................... 13

2. So sánh về điều kiện kinh tế và các gói kích thích kinh tế ở một số nước và kinh

nghiệm cho Việt Nam ............................................................................................ 18

3. Ưu tiên và các giải pháp then chốt trong gói kích thích kinh tế của Việt Nam .... 21

3.1. Ưu tiên và định hướng cho các giải pháp ..................................................... 21

3.2. Gói hỗ trợ lãi suất ........................................................................................ 26

3.3. Đẩy mạnh đầu tư công................................................................................. 28

3.4. Chính sách giãn, giảm thuế ......................................................................... 29

3.5. Các khoản chi khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã

hội...................................................................................................................... 30

4. Những điều chỉnh trong quá trình triển khai thực hiện ........................................ 30

4.1. Về nhóm chính sách tiền tệ (gói hỗ trợ lãi suất ngắn, trung và dài hạn) ....... 31

4.2. Nhóm chính sách tài khóa (giảm, giãn và miễn thêm một số loại thuế, tăng

đầu tư công). ...................................................................................................... 34

4.3. Gói giải pháp bảo đảm an sinh xã hội .......................................................... 35

5. Kết quả triển khai gói kích thích kinh tế ............................................................. 35

5.1. Kết quả triển khai gói hỗ trợ lãi suất ............................................................ 35

5.2. Về thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế ............................................ 44

6. Tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam ............................................... 46

6.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế ................................................................ 47

6.2. Tác động đến vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô ................................................. 51

Page 3: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

3

Đối với tỷ giá và thị trường ngoại hối......................................................... 51

Về thâm hụt thương mại ............................................................................. 52

Thâm hụt ngân sách ................................................................................... 52

Nợ nước ngoài............................................................................................ 53

Về kiềm chế lạm phát ................................................................................. 54

6.3. Những tác động đến doanh nghiệp .............................................................. 54

6.4. Những tác động đến hộ gia đình .................................................................. 59

6.5. Tác động lên khu vực nông nghiệp, nông thôn ............................................ 61

6.6. Tác động của gói kích cầu trong bảo đảm an sinh xã hội ............................. 65

6.7. Một số đánh giá định lượng ban đầu ............................................................ 68

III. Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị ......................................................... 72

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77

Page 4: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

4

Phần mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, tất cả các quốc gia đều không tránh khỏi tác động bất lợi. Tuy nhiên các quốc gia khác nhau chịu tác động của khủng hoảng không đồng đều bởi độ mở khác nhau của các nền kinh tế. Với Việt Nam, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội, Chính phủ đưa ra gói kích thích kinh tế với hàng loạt các chính sách được ban hành. Với tư cách là đơn vị tham mưu cho Ủy ban Kinh tế của Quốc hội- cơ quan thực hiện thẩm tra các Báo cáo của Chính phủ về kinh tế-xã hội, Vụ Kinh tế nhận thấy tìm hiểu, nghiên cứu đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam là việc làm có ý nghĩa để cán bộ, chuyên viên của Vụ Kinh tế có sự nhìn nhận tổng quan và có một số kiểm chứng lại quá trình tham mưu, phục vụ Ủy ban Kinh tế có ý kiến về nội dung này. Từ một số lý do trên, với sự hỗ trợ của Trung tâm nghiên cứu phát triển Canada, chúng tôi chọn chuyên đề nghiên cứu là: “Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam”.

2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đề tài này có mục tiêu tổng quát tìm hiểu tổng quan về gói kích thích kinh tế năm 2009, kết quả thực hiện các nhóm chính sách trong gói kích thích kinh tế, từ thực trạng đó đưa ra nhận xét, kết luận.

3. Phạm vi nghiên cứu

Với tính chất là một đề tài cấp cơ sở, đánh giá 1 chính sách đã được triển khai nên đề tài chỉ không đề cập đến các vấn đề lý luận mà tập trung đi sâu phân tích tình hình thực tế, nêu những nhận xét, đánh giá và từ đó đề xuất một số kiến nghị.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng kết, phân tích thực tiễn;

- Phương pháp chuyên gia;

- Phương pháp phân tích;

- Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, khảo sát điều tra....

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 phần, cụ thể như sau:

I. Tổng quan về gói kích thích kinh tế tại Việt Nam

II. Tác động của gói kích thích kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam

III. Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị

Page 5: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

5

I. Tổng quan về gói kích thích kinh tế tại Việt Nam

1. Bối cảnh ban hành gói kích thích kinh tế của Việt Nam

1.1. Bối cảnh thế giới

Khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào năm 2008 này bắt nguồn từ khủng hoảng cho vay tín dụng nhà đất dưới chuẩn tại Mỹ vào tháng 7 năm 2007 và lên tới đỉnh cao trong năm 2008 khi một loạt định chế tài chính lớn của Mỹ bị phá sản hoặc đứng trước bờ vực phá sản. Sau đó, cuộc khủng hoảng đã nhanh chóng lan tới Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới, đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc suy thoái trầm trọng nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Cuộc khủng hoảng đã làm thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo, tỷ giá biến động; sự suy giảm tổng cầu và tiêu dùng dẫn tới giảm sản lượng sản xuất công nghiệp, giảm thương mại quốc tế và dòng vốn đầu tư quốc tế. Khủng hoảng cũng đã đẩy mức thất nghiệp lên cao tại các quốc gia phát triển, cùng với đó là thu nhập bình quân đầu người giảm mạnh.

Hoa Kỳ được coi là điểm bắt đầu và cũng là trung tâm của cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế trước đây như Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, công ty bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ AIG, những tổ chức có ảnh hướng lớn tới hệ thống tài chính ở Hoa Kỳ và khu vực EU cũng đứng trước bờ vực phá sản. Sự kiện này đã đẩy giá của các công cụ tài chính như lãi suất liên ngân hàng, giá CDS, lãi suất trái phiếu chính phủ và công ty lên cao bất thường với biên độ dao động lớn.1 Tuy nhiên, khi dòng thương mại toàn cầu và số lượng vốn thực giảm đột ngột, các ngân hàng đã thắt chặt tiêu chuẩn cho vay, giá vốn đã giảm mạnh. Điều này càng gây khó khăn hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ cũng rơi vào tình trạng khó khăn, điển hình là cuộc khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ. Theo đó, hãng sản xuất xe ô tô lớn nhất Mỹ là GM đã gần như phải tuyên bố phá sản. Chỉ trong vòng 6 tuần lễ, Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones sụt tới 20%, chỉ còn 6.547,05 vào lúc đóng cửa ngày 9 tháng 3 năm 2009, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997.

1 Xem thêm trong WEO, tháng 4/2009, IMF

Page 6: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

6

Giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng GDP toàn cầu so với cùng kỳ năm trước (%)

Nguồn: IMF-World Economic Outlook, tháng 1 năm 2009

Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hướng tới cả các quốc gia phát triển cũng như đang phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn cầu sụt giảm 8% trong tháng 12 năm 2008 so với cùng kỳ năm trước, trong đó, các quốc gia phát triển có mức giảm tới gần 12%. Tốc độ tăng GDP toàn cầu bắt đầu đi xuống từ quý 3 năm 2007 và giảm mạnh nhất trong quý 4 năm 2008 và quý 1 năm 2009. Cụ thể, kinh tế thế giới tăng trưởng ổn định ở mức xấp xỉ 5% trong năm 2007, giảm mạnh chỉ còn 3,6% vào giữa năm 2008 và chỉ đạt -2,8% vào quý I năm 2009. Các nền kinh tế phát triển là những nước chịu tác động nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế khi GDP của các quốc gia này đã giảm tới -4,8% trong quý I 2009

Page 7: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

7

so với cùng kỳ năm trước. Tại thời điểm cuối năm 2008, đầu năm 2009, hầu hết dự báo của các chuyên gia kinh tế đều cho rằng tình hình kinh tế thế giới sẽ tiếp tục diễn biến xấu trong năm 2009. Đầu năm 2009, WB đã dự báo kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3,1%, trong đó các quốc gia đang phát triển sẽ tăng trưởng 1,2% trong năm 2009, từ mức 5,8% trong năm 2008. Tháng 1 năm 2009, IMF cũng hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2009 từ 2,2% vào tháng 10 năm 2008 xuống chỉ còn 0,5% năm 2009. Trong đó, các bạn hàng lớn của Việt Nam, ngoại trừ Trung Quốc như Mỹ, EU, Nhật sẽ đều phải chịu mức tăng trưởng âm trong năm 2008. Cuối năm 2008, trong World Economic Outlook, IMF đã hạ mức dự đoán tăng trưởng trung bình của nhóm ASEAN 5 (bao gồm Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore and Thái Lan) xuống còn 4,2 trong năm 2009, giảm 0,7 % so với dự đoán trước đó do những tác động xấu của khủng hoảng kinh tế ở các nước phương Tây.

Hình 1: Xuất khẩu toàn thế giới 2007-2010

(Đơn vị: Triệu USD, %)

Giá trị xuất khẩu được coi là một trong những thước đo hay được sử dụng để đánh giá sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Tương tự như GDP, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm từ cuối năm 2007 và giảm mạnh nhất trong quý IV năm 2008, xuống chỉ còn -18%, từ mức gần 10% trước giai đoạn khủng hoảng. Trong khi đó, xuất khẩu lần đầu tiên sau nhiều năm đã giảm về mặt giá trị tuyệt đối vào quý III năm 2008 sau một thời gian dài liên tục tăng. Cuối năm 2008, giá trị xuất khẩu toàn cầu đã giảm 15.000 tỷ USD, tương đương với 15,5% so với cùng kỳ năm trước, thể hiện kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn trầm trọng nhất của cuộc đại suy thoái.

Page 8: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

8

Dòng vốn chảy vào các quốc gia đang phát triển được dự đoán sụt giảm mạnh trong năm 2009, sau khi lên tới đỉnh vào đầu năm 2008. Các quốc gia mới nổi ở châu Á và Trung Đông đang có thặng dư thương mại nên có thể dự đoán dòng vốn này còn mang dấu âm do các quốc gia kể trên đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.

Suy giảm kinh tế thế giới đã làm số lượng việc làm giảm sút. Trong giai đoạn khủng hoảng, các công ty phá sản hoặc thu hẹp sản xuất sẽ dẫn tới dư thừa lao động. Điều này đồng nghĩa với số lượng việc làm giảm và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng việc làm đã bắt đầu giảm ở cả Mỹ và Nhật Bản. Đặc biệt là ở Mỹ, đến năm 2008, số lượng việc làm đã giảm tới 3,5%, nâng tỷ lệ thất nghiệp lên con số 5,8% vào cuối năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp tính đến cuối năm 2008 trên toàn thế giới là 30%.2

Nguồn: IMF 2 Theo The World Fact Book 2008

Page 9: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

9

1.2. Bối cảnh trong nước

Tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh

Những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, tình hình kinh tế thế giới đã có những biến động tiêu cực do khủng hoảng tài chính ở Mỹ và tình trạng mất cân đối trên thị trường hàng hóa, nhất là giá dầu mỏ, lương thực, vật liệu tăng cao, gây nhiều tác động đến kinh tế Việt Nam. Tháng 5 năm 2008, Quốc hội quyết định điều chỉnh mục tiêu tổng quát từ “phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng, bền vững…” sang “phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu” và điều chỉnh chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 8,5-9% xuống còn 7%. Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp thích hợp: chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa có kiểm soát. Lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu đồng loạt được điều chỉnh tăng, trong đó lãi suất đã được nâng lên mức 14% vào tháng sáu, từ mức 8.75% hồi đầu năm. Chính phủ cũng dự định cắt giảm chi tiêu chính phủ 48 nghìn tỷ đồng, đồng thời hủy bỏ hoặc đình chỉ những dự án đầu tư kém hiệu quả hay chưa thực sự cần thiết. Từ đó, đà gia tăng của lạm phát đã được ngăn chặn: chỉ số giá tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm tăng ở mức trên 2% một tháng (tháng 1: 2,38%, tháng 2: 3,56%; tháng 3: 2,99%; tháng 4: 2,2%; tháng 5: 3,19%; tháng 6: 2,14%) đã được kéo giảm dần xuống mức 0,18% của tháng 9 và đạt trị số âm trong 3 tháng cuối năm (tháng 10 âm 0,19%, tháng 11 âm 0,76%, tháng 12 âm 0,68%).

Tuy nhiên, những động thái trên cũng gây những tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Do tác động của các biện pháp kiềm chế lạm phát trong tháng ba năm 2008, tăng trưởng GDP đã chậm lại. So với cùng kỳ năm 2007, tăng trưởng GDP trong quý I/2008 chỉ là 7,4% và đến quý II, chỉ còn 5,8%. Tình hình kinh tế tài chính của Việt Nam bắt đầu diễn biến xấu từ quý IV năm 2008. Tăng trưởng GDP quý IV năm 2008 và quý một năm 2009 lần lượt là 5,7% và 3,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất kể từ năm 2000. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp so với cùng kỳ năm trước cũng sụt giảm nghiêm trọng, từ 15,8% vào quý 3 năm 2008, xuống 14,1% vào quý 4 và chỉ còn 2,9% vào quý 1 năm 2009.

Page 10: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

10

Cán cân thương mại Bảng giá trị XNK (%)

6-08 7-08 8-08 9-08 10-08 11-08 12-08 1-09 2-09 3-09 XK so với tháng trước -4.4 0.8 -6.8 -11.9 -3.3 -4.8 16.2 -18.6 15.6 -6.5 XK so với cùng kỳ năm trước 32.9 47.2 40.6 39.4 15.7 6.3 4.2 -28.5 -25.1 -3.7 NK so với tháng trước -11.3 1.8 -4.1 -7.6 5.2 -7.1 16.1 -27.6 32.1 2.7 NK so với cùng kỳ năm trước 33.7 31.5 30 17.2 1.7 -13.8 -25 -55.2 -28.6 -46.7 Nhập siêu (xuất siêu) so với tổng kim ngạch xuất khẩu -49.8 -12.8 -36.8 -32.6 -13.7 -10.4 -10.2 10.54 -2.3 8.5

Nguồn: TCTK

Nền kinh tế VN phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nên khi kinh tế thế giới gặp biến động và suy thoái thì xuất khẩu sẽ là kênh đầu tiên lan truyền các tác động tiêu cực của khủng hoảng đến VN. Trên thực tế, ngay từ những tháng đầu năm 2008, XK của VN sang thị trường lớn nhất là Mỹ đã có xu hướng giảm do cầu tiêu dùng tại Mỹ suy giảm mạnh bởi tác động của khủng hoảng tài chính. Trong 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 16,7%, thấp hơn nhiều so với mức 26,7% năm 2007. Theo đó, tỷ trọng thị trường Mỹ cũng giảm 20,7% năm 2007 xuống còn 17,7% trong 9 tháng đầu năm 2008. Những dấu hiệu đáng lo ngại của suy giảm kinh tế biểu hiện rõ rệt trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 thông qua kênh xuất khẩu. Nếu như giá trị xuất khẩu tháng 9 năm 2008 tăng 11,9% so với tháng trước thì trong tháng 10 và tháng 11, giá trị xuất khẩu giảm liên tiếp. Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 giảm 3,3% so với tháng 9 và tháng 11 giảm 44,8% so với tháng 10. Kim ngạch XK trong tháng 1 năm 2009 đã giảm nghiêm trọng, chỉ đạt 3,8 tỷ USD, giảm 18,6% so với tháng 12/2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do sự giảm giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng cũng như nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của một số thị trường quan trọng giảm sút như Mỹ, EU, Nhật Bản.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu trong năm 2008 đạt 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007 do giá cả hầu hết các mặt hàng nhập khẩu quan trọng đều tăng như xăng dầu, sắt, phân bón và bột mỳ. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất.

Nhập siêu trong năm 2008 tuy có giảm so với dự đoán nhưng vẫn rất cao, vào khoảng 17,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với 2007. Trong đó, nhập siêu từ thị trường Trung Quốc là lớn nhất, với 10,8 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với năm 2007.

Page 11: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

11

Hình: Nhập siêu các năm

Nguồn: Tổng cục thống kê

Đầu tư

Năm 2008, Việt Nam đã thu hút được lượng vốn FDI kỷ lục, đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần lần so với năm 2007. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, cơ hội để VN thu hút được lượng vốn FDI năm 2009 như năm 2007 và 2008 là không cao. Ước tính lượng vốn FDI đổ vào VN trong năm 2009 chỉ là 30 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với năm 2008. Giải ngân vốn FDI và ODA dự đoán cũng sẽ chậm lại trong năm 2009 do nguồn vốn đầu tư của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và dự trữ cho vay của các nước phát triển sẽ được cân đối lại để bình ổn thị trường tài chính.

Page 12: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

12

Bảng: Vốn đăng ký và thực hiện FDI 2008

Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế. Những biến động trên thị trường chứng khoán sẽ phần nào phản ánh xu hướng kinh tế trong thời gian tới. Trên thị trường chứng khoán, luồng tiền đầu tư gián tiếp vào VN suy giảm và đã có hiện tượng nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường vào năm 2008. Mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô có chuyển biến tích cực nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục sụt giảm. VN-index giảm liên tục và lập đáy mới xuống dưới mức 350 điểm. Việc các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường cộng với diễn biến xấu của nền kinh tế thế giới đã gây hoang mang cho các nhà đầu tư trong nước.

Bảng VN Index từ 10/2008-10/2009 HASTC index

Nguồn: Chứng khoán Trí Việt

Page 13: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

13

Lao động, việc làm

Theo một số phân tích, từ những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, Việt Nam đã phải chịu những tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, mà cụ thể là trong nước sản xuất đình trệ, đầu tư tăng thấp, tiêu dùng có dấu hiệu chậm lại, dẫn tới sự dư thừa đáng kể năng lực sản xuất, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là dư thừa lao động. Theo một nghiên cứu của VietCapital, GDP suy giảm 1% thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 0.35%, theo đó nếu GDP 2009 chỉ còn khoảng 4,5% (so với kế hoạch 6.5%) thì sẽ có thêm 300 nghìn người thất nghiệp.3 Tình trạng mất việc làm ở VN trong năm 2009 dự đoán sẽ tiếp tục tăng nhanh, do lĩnh vực xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da, thủy sản, mỹ nghệ và tiểu thủ công nghiệp bị cắt giảm mạnh đơn hàng. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng có thể sẽ gây ra nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng đáng lo ngại khác.

1.3. Gói kích thích kinh tế của một số nước

Trong bối cảnh suy giảm kinh tế như trên, các quốc gia trên thế giới đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn đà suy thoái và khôi phục nền kinh tế. Trong năm 2008 và 2009, Mỹ đã đưa ra 2 gói kích thích kinh tế, lần 1 vào năm 2008, trị giá 152 tỷ USD nhằm mục đích kích cầu, đối tượng chính nhận được trợ cấp là các cá nhân trong nền kinh tế. Gói kích thích kinh tế lần thứ 2 hướng tới đối tượng là các doanh nghiệp, trị giá 825 tỷ USD, nhằm mục đích giải quyết tình trạng thất nghiệp cao tại Mỹ. Vào tháng 8 năm 2008, Nhật Bản cũng có kế hoạch đưa ra gói kích thích kinh tế lần 1 để đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Gói kích thích này trị giá khoảng 18-27 tỷ USD, chủ yếu nhằm hỗ trợ người dân vượt qua tác động của giá cả hàng hóa tăng cao. Gói kích thích kinh tế lần 2 cũng đã được chính phủ Nhật Bản thông qua đề giải quyết vấn đề tín dụng và kích cầu. Chính phủ Trung Quốc cũng đã thông qua kế hoạch chi tiêu để kích thích nền kinh tế trị giá 586 tỷ USD trong vòng 2 năm (mỗi năm tương đương khoảng 7% GDP). EU tuy chậm hơn, nhưng cũng đã nhất trí đưa ra gói kích cầu trị giá 200 tỷ EURO (tương đương 1.5% trị giá GDP của khối EU) nhằm chống lại những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.4 Các nước trong khu vực ASEAN cũng nhanh chóng đưa ra những biện pháp đối phó với khủng hoảng của riêng mình. Ví dụ như Thái Lan đã thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 1,3 tỷ USD vào tháng 3/2008 và gói thứ hai trị giá gần 3 tỷ USD vào tháng 12/2009. Dưới đây sẽ là chi tiết hơn về các gói kích thích kinh tế và tác động của những gói kích thích kinh tế này ở một số nước tiêu biểu: Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ. Việc đưa ra những phân tích về các gói kích thích kinh tế ở

3http://www.vcsc.com.vn/Upload/HinhAnh/file/%E1%BA%A2nh%20H%C6%B0%E1%BB%9Fng%20C%E1%BB%A7a%20Kh%E1%BB%A7ng%20Ho%E1%BA%A3ng%20Kinh%20t%E1%BA%BF%20Th%E1%BA%BF%20Gi%E1%BB%9Bi%20%C4%91%E1%BA%BFn%20Vi%E1%BB%87t%20Nam.pdf 4 Chi tiết về gói kích cầu của một số quốc gia khác xem phụ lục

Page 14: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

14

các quốc gia này nhằm rút ra những bài học cho Việt Nam từ những nền kinh tế tiêu biểu và những nền kinh tế có nhiều điểm tương đồng.

Thái Lan

Thái Lan chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thông qua kênh thương mại quốc tế. Cuộc khủng hoảng làm giảm hoạt động xuất khẩu của Thái Lan, kéo theo sản xuất giảm, việc làm giảm và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Thu nhập giảm làm cho chi tiêu dùng cũng như chi đầu tư đều giảm. Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 khác so với khủng hoảng châu Á 1997-1998 đối với Thái Lan ở chỗ khu vực tài chính vẫn mạnh khỏe thể hiện ở tài sản vốn cao và tỷ lệ nợ xấu thấp. Do đó, thách thức đối với chính phủ Thái Lan là ở kênh xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, Chính phủ Thái đã thực thi 3 chính sách nhằm khôi phục lại niềm tin và kích thích tăng trưởng. Đầu tiên là Chính phủ thực hiện hai gói kích thích cùng với các biện pháp thuế trong những giai đoạn khác nhau. Gói kích thích thứ nhất là các biện pháp tức thời với mục tiêu chống lại khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Gói kích thích này chú trọng tới tăng tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu chính phủ, đầu tư tư nhân, hỗ trợ xuất khẩu và du lịch, trong đó tập trung vào trợ giá cho hàng hóa tiêu dùng. Gói kích thích thứ hai nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia của Thái Lan.

Gói kích thích thứ hai có mục tiêu trung và dài hạn là đạt được tốc tăng trưởng kinh tế nhanh bằng tăng việc làm và đầu tư khu vực tư nhân. Nhờ đó, năng lực cạnh tranh của Thái Lan được tăng cường thông qua hiệu quả của chính sách tài khóa, các dự án có lợi ích kinh tế xã hội cao và củng cố niềm tin đối với các dự án đầu tư tư nhân. Gói kích thích thứ hai5 có tên gọi là “Chương trình hành động vì Thái Lan giàu mạnh 2009-2012” (THK). Mục tiêu chính của các dự án trong gói kích thích thứ hai là: (1) tạo việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống, (2) Phát triển dịch vụ công cộng cơ bản, (3) Lương thực và an ninh năng lượng. Bên cạnh đó là các biện pháp hỗ trợ thuế của chính phủ.

Hiệu quả đầu tiên của gói kích thích thứ nhất cho thấy đà hồi phục kinh tế có triển vọng của Thái Lan thông qua chi tiêu chính phủ. Gói kích thích thứ hai đã đóng góp khá khiêm tốn vào tăng trưởng đầu tư công năm 2010, nhưng phần lớn các khoản giải ngân là chi tiêu dùng. Ở Thái Lan, tác động tài khóa của các gói kích thích là vào khoảng 1% GDP , thấp hơn so với ở các nước phát triển có cơ cấu chính phủ lớn, và chi tiêu ảnh hưởng trực tiếp tới chu trình kinh tế (gần 2% ở nhóm G20).

Trung Quốc

Trung Quốc chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chủ 5 Chi tiết gói kích cầu thứ hai của Thái Lan: Bảng 2 phụ lục

Page 15: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

15

yếu thông qua kênh xuất khẩu: giảm xuất khẩu dẫn tới giảm tăng trưởng GDP và tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tăng trưởng GDP năm 2007 là 14,2% nhưng 3 quý đầu năm 2008 chỉ lần lượt còn 10,6 %, 10,1% và 9%. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và tỷ lệ thất nghiệp chính thức ở thành thị là 4% cao nhất kể từ năm 1980. FDI sụt giảm -0,86% vào tháng 10/2008 và -36,52% tháng 11/2008. Xuất khẩu và nhập khẩu cũng sụt giảm. Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2008, tổng thương mại là 2 tỷ USD, tăng 25,2%. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 2008, xuất khẩu giảm -2,2%, lần đầu tiên trong 7 năm và nhập khẩu giảm 17,9%. Cuối cùng, trước tình hình đó, vào ngày 5/11/2008, Ủy ban Nhà nước Trung Quốc đã công bố chính sách tài khóa mở rộng bằng đầu tư 4000 tỷ NDT6 để kích cầu trong nước và tăng trưởng kinh tế.

Gói kích thích kinh tế của Trung Quốc chủ yếu hướng tới xây dựng cơ sở hạ tầng (45% tổng gói kích thích 4 nghìn tỷ NDT, tương đương 1800 tỷ NDT) và tranh thủ giải quyết các vấn đề xã hội mà chủ yếu là hậu quả của quá trình phát triển quá nóng trong một thời gian dài (gần 700 tỷ NDT). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thực sự giá trị gói kích thích kinh tế của Trung Quốc chỉ là 3 nghìn tỷ NDT vì 1 nghìn tỷ NDT là để khắc phục thiên tai (chủ yếu là vụ động đất Tứ Xuyên). Phần để khắc phục thiên tai thì dù không có suy thoái vẫn phải thực hiện. Do đó, chính phủ Trung Quốc dường như muốn tăng hiệu quả tâm lý khi lồng ghép vào gói kích thích kinh tế.

Chính sách tài khóa mở rộng đã kích thích tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đầy ấn tượng. Cụ thể, GDP của Trung Quốc năm 2007 là 14,2%, năm 2008 là 9,8% và xuống mức thấp nhất là 9,2% vào năm 2009. Với gói kích thích tài khóa, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã bật lên 10,3% vào năm 2010 và được dự đoán sẽ vào khoảng 10% vào năm 2011. Thực tế, nền kinh tế Trung Quốc đã hồi phục tốt hơn trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu so với trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. tăng trưởng GDP hàng năm. Nguyên nhân là do Trung Quốc đã mạnh tay hơn trong việc sử dụng các công cụ tài khóa nhắm kích thích tăng trưởng kinh tế năm 2008 so với năm 1998.

6 Nội dung chi tiết gói kích thích kinh tế Trung Quốc: phụ lục

Page 16: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

16

Tỷ lệ tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu ròng (%GDP) và GDP Trung Quốc từ năm 1978 đến 2009

Nguồn: Tổng cục thống kê Trung Quốc

Có thể thấy rõ hơn tầm quan trọng của gói kích thích kinh tế của Trung Quốc thông qua việc phân tích các yếu tố trong tổng cầu duy trì tăng trưởng GDP. Hình chỉ ra tỷ lệ tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng so với GDP từ năm 1978 đến 2009. Tổng vốn đầu tư đã gia tăng ấn tượng sau khi thực hiện gói kích thích tài khóa. Năm 2009 tỷ lệ đầu tư tăng lên 47.5% trong khi tỷ lệ tiêu dùng giảm 48.7%. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, tỷ lệ tiêu dùng so với GDP vẫn ổn định, tỷ lệ xuất khẩu ròng sụt giảm đáng kể. Như vậy, tỷ lệ đầu tư tăng mạnh là yếu tố chính giữ cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục đi với tốc độ nhanh. Rõ ràng, gói kích thích tài khóa của Trung Quốc là thực sự quan trọng cho tăng trưởng kinh tế quốc gia này.

Mỹ

Như đã phân tích, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ sự bùng nổ bong bóng thị trưởng nhà ở và nợ dưới chuẩn ở Mỹ. Vào cuối năm 2008, một số các ngân hàng lớn và các công ty bảo hiểm đã tuyên bố phá sản hoặc yêu cầu giải cứu tài chính. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm gần 8% từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 5/2009, thất nghiệp tăng trên mức 9%, thị trường bất động sản có dấu hiệu chạm đáy. Đặc biệt vào nửa cuối năm 2008, những bất ổn trên thị trường tài chính Mỹ ngày càng lan rộng hơn, mở đầu là sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers vào tháng 9/2008. Dòng tín dụng đóng băng, niềm tin của nhà cho vay sụp đổ tại Mỹ và lan dần ra các nền kinh tế khác trên thế giới, đẩy toàn cầu vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ Đại suy thoái năm 1930.

Page 17: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

17

Đầu năm 2008, khi phải đối mặt với một nền kinh tế có chiều hướng đi xuống như vậy, chính phủ Bush đã đưa ra gói kích cầu trị giá 152 tỷ USD và được quốc hội Mỹ thông qua ngày 13/2/2008 (Đạo luật kích cầu kinh tế năm 2008 – The Economic Stimulus Act 2008). Gói kích cầu này tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: Hoàn thuế cho các cá nhân người nộp thuế (khoảng 300 USD/người) ở mức thu nhập thấp; trợ cấp cho trẻ em dưới 17 tuổi 300 USD/trẻ em; ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp; ưu đãi cho phép khấu hao nhanh đối với doanh nghiệp; hỗ trợ người gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn. Sau đó, vào năm 2009, chính phủ Mỹ lại tiếp tục đưa ra gói kích thích kinh tế thứ hai trị giá 787 tỷ USD. Gói kích thích này tập trung vào:hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo thêm 2,5 triệu công ăn việc làm thông qua một số biện pháp như cho các doanh nghiệp nợ thuế khoảng 3000 USD đối với mỗi lao động thuê mới; xóa bỏ thuế đối với lãi trên vốn cho các doanh nghiệp SME, đầu tư vào công trình công cộng (công nghệ cao, băng thông rộng, y tế, đường xá, các tiện ích công cộng v.v.v); hỗ trợ các gia đình khó khăn (giảm thuế cho các cá nhân và gia đình), nâng bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ các chủ sở hữu nhà gặp khó khăn; và quỹ dự trữ chống khủng hoảng tài chính.

Thay đổi trong tăng trưởng GDP (Quý 2 năm 2010 so với quý 2 năm 2008)

Nguồn: IMF

Các gói kích cầu của chính phủ Mỹ đã đem lại những hiệu quả tích cực cho nền kinh tế Mỹ thoát khỏi khủng hoảng. Tăng trưởng GDP cao hơn 1,9% trong nửa cuối năm 2009, so với mức sụt giảm 3,7% cùng kỳ năm trước và tiếp tục tăng 0,7% quý 1 năm 2010. Kết quả này là sự phục hồi mạnh mẽ trong các yếu tố cấu thành GDP. Tiêu dùng tăng mạnh trong quý 3 năm 2009 nhờ vào chương trình hỗ trợ “tiền mặt cho đồng nát”, đóng góp tới ¾ điểm tăng trưởng. Đầu tư nhà ở tăng mạnh trong quý 1 năm 2010 nhờ có chương trình hỗ trợ tài

Page 18: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

18

chính và giảm thuế khi mua nhà, trái ngược lại với đà sụt giảm liên tục trong 15 quý. Rõ ràng, sự khôi phục kinh tế Mỹ là tương đối mạnh hơn so với các nước phát triển khác.

2. So sánh về điều kiện kinh tế và các gói kích thích kinh tế ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, tất cả các quốc gia đều không tránh khỏi vòng xoáy của sự suy thoái này. Tuy nhiên các quốc gia khác nhau chịu tác động của khủng hoảng không đồng đều bởi độ mở khác nhau của các nền kinh tế. Bảng dưới đây cho thấy sự khác nhau về bối cảnh vĩ mô của một số nền kinh tế phát triển như Mỹ, Hàn Quốc và các nước đang phát triển ở châu Á có điều kiện tương đồng với Việt Nam như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và yêu cầu cấp thiết phải có gói kích thích kinh tế đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

Bảng: Một số chỉ tiêu vĩ mô của các nền kinh tế năm 2008 Việt Nam Hàn

Quốc Thái Lan Trung

Quốc Mỹ

Tăng trưởng GDP (%) 6,3 2,3 2,5 9,6 -0,00075 Lạm phát(%) 23,1 4,7 5,5 5,86 3,8 Thâm hụt thương mại(%GDP) -14 0,6 0,0396 8 -5,9 Cán cân tài khoản vãng lai (%GDP)

-13,3 -0,62 0,8 9,6 -4,6

Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2,38 3,2 1,4 4,2 5,8 Thâm hụt ngân sách (%GDP) -5,9 1,2 -0,6 -0,4 -5,9 Nợ công (%GDP) 52,6 33,4 24 18,9 54,6

Nguồn: IMF, ADB

Có thể thấy rằng bối cảnh vĩ mô của các nước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế có sự khác nhau giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. Đối với các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật Bản, EU… những bất ổn vĩ mô bắt nguồn từ khu vực tài chính, khi các dòng tín dụng đóng băng, niềm tin của nhà đầu tư sụp đổ từ Mỹ và ảnh hưởng liên đới tới các quốc gia phát triển khác thông qua hệ thống tài chính kết nối chặt chẽ với Mỹ. Như vậy, các gói kích thích kinh tế ở các nước này chủ yếu hướng tới khu vực tài chính để cứu trợ hệ thống không bị sụp đổ. Đối với các nước đang phát triển ở châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh tới các quốc gia này thông qua trước hết là kênh xuất khẩu và tiếp theo là kênh đầu tư nước ngoài. Thị trường thế giới gặp khó khăn khiến cho cầu xuất khẩu giảm, FDI giảm, khiến cho hoạt động sản xuất trong nước giảm, thất nghiệp tăng và cầu tiêu dùng trong nước giảm. Do đó, chính phủ các nước này cần có chính sách hỗ trợ vào khu vực xuất khẩu và sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.

Page 19: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

19

Đối với một số nước như Mỹ và EU, thì gói kích cầu được hiểu là gói kích thích kinh tế sử dụng các biện pháp tài khóa (bao gồm tăng chi tiêu của chính phủ và cắt giảm thuế). Điều này là do thông thường khi nền kinh tế gặp khó khăn, thì các nước này thường hay sử dụng công cụ kinh tế là chính sách tiền tệ (điều chỉnh lãi suất cho vay, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở), và chỉ cân nhắc sử dụng chính sách tài khóa khi chính sách tiền tệ dường như không còn tác dụng, hoặc không thể thực hiện được (ví dụ như khi lãi suất đã giảm xuống rất thấp). Nhưng với một số nước đang phát triển thì gói kích thích kinh tế lại được thực hiện đồng thời cùng với chính sách tiền tệ như một số chính sách khác.

Một điều có thể nhận thấy là các nước như đã nghiên cứu ở trên thực hiện các gói kích thích kinh tế khá bài bản và có nhiều điểm tương đồng. Mục tiêu chính của các gói này đều là tăng tổng cầu trong nền kinh tế và tạo ra nhiều công ăn việc làm. Có thể chia các gói kích thích kinh tế các nước này thành 3 nhóm biện pháp cơ bản hướng vào các đối tượng khác nhau:

(i)Nhóm biện pháp kích thích tiêu dùng của người dân: Nhóm biện pháp mà các nước thường sử dụng là tiến hành trợ cấp cho dân trực tiếp hoặc miễn, giảm, hoàn thuế cho dân.

(ii) Nhóm biện pháp kích thích đầu tư đối với doanh nghiệp: Thông thường các biện pháp kích thích tăng đầu tư đối với khu vực doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc giảm thuế dưới nhiều hình thức cho các doanh nghiệp – không trợ cấp hoặc cấp vốn trực tiếp. Tuy nhiên, tiến hành kích cầu đối với nền kinh tế trong ngắn hạn thông qua các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp thường rất khó khăn. Điều này là do các doanh nghiệp sẽ chỉ tiến hành mua sắm, đầu tư, thuê tuyển thêm nhân công mới nếu như họ thấy có lợi, thấy có cầu đối với hàng hóa mà họ sản xuất ra, chứ không chỉ dựa trên các khuyến khích về thuế, hay ưu đãi về lãi suất.

(iii) Nhóm biện pháp kích thích đầu tư của chính phủ: Các hạng mục đầu tư của chính phủ để kích cầu thường là các gói đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, giao thông, đường xá, y tế, giáo dục, hỗ trợ chính quyền địa phương qua việc giảm thuế. Ngoài ba nhóm ở trên, tại một số nước còn kết hợp một số chính sách cụ thể như tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút đầu tư nước ngoài, trợ cấp xuất khẩu sang thị trường mới.

Bên cạnh việc cân nhắc các yếu tố tạo nên một gói kích thích hiệu quả và nhóm các biện pháp kích thích theo đối tượng, một đặc điểm khác cần chú ý xem xét đến là quy mô nền kinh tế để lựa chọn chính sách hỗ trợ cho phù hợp. Là một nền kinh tế nhỏ với tỷ giá hối đoái cố định và thâm hụt ngân sách lớn, những lựa chọn chính sách của Việt Nam bị hạn chế hơn rất nhiều so với các

Page 20: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

20

nền kinh tế lớn khác như Mỹ, Nhât, Trung Quốc. Cụ thể, với Trung Quốc, việc thực hiện gói kích thích lớn là hợp lý vì họ có xuất phát điểm mạnh hơn Việt Nam. Trung Quốc có thặng dư thương mại khổng lồ trong khi Việt Nam thâm hụt thương mại nặng nề. Gói kích thích kinh tế của Trung Quốc chủ yếu đi vào nền kinh tế nội địa trong khi vì tỷ lệ nhập khẩu trên GDP của họ nhỏ hơn nhiều so với Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, các biện pháp kích thích kinh tế của Việt Nam sẽ gia tăng lạm phát và tăng thâm hụt thương mại. Việt Nam cũng khó có thể tài trợ cho thâm hụt thương mại lớn trong năm 2009 do sự suy giảm của xuất khẩu và vốn FDI. Chính vì thế, việc đưa ra gói kích thích kinh tế như thế nào cho hợp lý là bài toán mà các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần chú ý cân nhắc. Nhìn chung có một số nguyên tắc cần phải tuân theo nhằm đạt được hiệu quả của gói kích thích kinh tế mà Việt Nam cũng cần tuân theo. Theo Lawrence Summers 7, việc sử dụng các gói kích thích kinh tế phải đảm bảo:

o Kịp thời: Phải thực hiện ngay khi các doanh nghiệp chưa thu hẹp sản xuất, các hộ gia đình chưa thu hẹp tiêu dùng. Đặc biệt là sự xác định thời điểm chuyển giao trong chu kỳ kinh doanh.

o Đúng đối tượng: là hướng tới những chủ thể kinh tế nào tiêu dùng nhanh hơn khoản tài chính được hưởng nhờ kích cầu và do đó sớm gây ra tác động lan tỏa tới tổng cầu hơn; đồng thời hướng tới những chủ thể kinh tế nào bị tác động bất lợi hơn cả bởi suy thoái kinh tế. Thông thường các nhà hoạch định thường dựa vào mô hình kinh tế lượng để mô phỏng hiệu quả của gói kích cầu qua các mục tiêu khác nhau để tìm ra các mục tiêu hợp lý nhất.

o Vừa đủ: tức là kích cầu sẽ hết hiệu lực khi nền kinh tế đã trở nên tốt hơn. Nếu kích cầu quá bé thì kích thích sẽ bị hụt hơi, khiến gói kích cầu trở nên lãng phí. Ngược lại, gói kích cầu quá lớn sẽ tạo ra tác động kéo dài, làm nền kinh tế mở rộng quá mức, lạm phát tăng lên.

Như vậy với kinh nghiệm so sánh và các nguyên tắc kích cầu như đã nêu tại thời điểm cuối năm 2008, Việt Nam có thể hoạch định một hệ thống chính sách thích hợp nhằm ngăn chặn khủng hoảng kinh tế, trọng tâm đúng vào nhóm đối tượng cần thiết, như vậy, vừa có thể thực hiện ngăn chặn suy giảm kinh tế, vừa có thể tận dụng các nguồn lực cần thiết để giải quyết một số vấn đề xã hội trong khủng hoảng.

Tình hình kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường những tháng cuối năm 2008 và những tác động trực tiếp của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu giảm 7 Theo các bài viết của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (Congressional Budget Office- 2008), và của Chad Stone and Kris Cox (2008)

Page 21: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

21

sút, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và đời sống nhân dân. Trước tình hình đó, Quốc hội, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách là phải tập trung mọi nỗ lực để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2009 ở mức khoảng 6,5%. Trên thực tế, các chính sách của Việt Nam nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế cũng đã được đưa ra bắt đầu từ những động thái chuyển hướng của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa từ thắt chặt sang nới lỏng kể từ tháng 10 năm 2008. Thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương và của Quốc hội và tiếp theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách cụ thể về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Để thực hiện các chính sách kích thích kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ đã dự kiến nguồn lực thực hiện là khoảng 145,6 nghìn tỷ đồng, tương đương với khoảng trên 8 tỷ USD để sử dụng cho năm 2009 và một số năm sau, trong đó: (1) Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17 nghìn tỷ đồng (1 tỷ USD); (2) Vốn đầu tư phát triển của Nhà nước khoảng 90,8 nghìn tỷ đồng; (3) Thực hiện chính sách miễn giảm thuế khoảng 28 nghìn tỷ đồng; và (4) Các khoản chi khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội khoảng 9,8 nghìn tỷ đồng.

Cụ thể về các biện pháp kích thích kinh tế của Việt Nam được trình bày trong phần dưới đây.

3. Ưu tiên và các giải pháp then chốt trong gói kích thích kinh tế của Việt Nam

3.1. Ưu tiên và định hướng cho các giải pháp

Trước hết là về chính sách tiền tệ và tỷ giá. Nếu như chính sách tiền tệ được thắt chặt vào tháng 3 năm 2008 thì đến thời điểm cuối năm, chính sách tiền tệ nới lỏng lại là công cụ trước tiên được áp dụng trong số những biện pháp nhằm đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Lãi suất cơ bản đồng Việt Nam đã được cắt giảm liên tục từ mức 14% xuống chỉ còn 7% với những động thái đầu tiên từ ngày 01/10/2008. Việc giảm lãi suất này nhằm mục tiêu kích thích đầu tư trên mặt bằng chung đối với mọi đối tượng trong nền kinh tế, và giảm lãi suất theo đó cũng là cơ sở để các gói kích thích kinh tế (chính sách tài khóa) có khả năng phát huy tác dụng mạnh hơn8. Tiếp theo là việc điều chỉnh biên độ tỷ giá cho phép đồng việt Nam được biến động linh hoạt hơn, cụ thể trong giai đoạn đó là để cho tiền đồng xuống giá, từ đó thúc đẩy xuất khẩu, hỗ 8 Ví dụ như chính sách hỗ trợ lãi suất 4% trên cơ sở mức lãi suất cơ bản là 7% đã giảm được chi phí vốn cho doanh nghiệp rất nhiều

Page 22: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

22

trợ về mặt cầu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.

Về mặt chính sách tài khóa nới lỏng - gói kích thích kinh tế, do độ trễ trong quá trình lập chính sách nên không thể nhanh chóng như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa của Việt Nam được đưa ra sau khi đã có sự điều chỉnh của những chính sách kia. Trong mục tiếp theo, nhóm chúng tôi nêu lên các quyết định chính sách ban đầu và những điều chỉnh để thấy được sự thay đổi rõ hơn trong những ưu tiên và giải pháp trong quá trình thực hiện.

Có thể coi bắt đầu của gói kích thích kinh tế của Việt Nam là từ Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của chính phủ với những định hướng giải pháp và một số chính sách cụ thể nhằm kích cầu.

a) Về chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn tại ngân hàng thương mại (NHTM) và công ty tài chính, bao gồm: (1) Hỗ trợ lãi suất với mức 4% cho các khoản vay vốn lưu động của các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế với thời gian hỗ trợ trước 31/12/2009 (theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 và các văn bản khác có liên quan); (2) Hỗ trợ lãi suất với mức 4% cho các khoản vay vốn trung, dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh với thời hạn hỗ trợ không quá 24 tháng và trước 31/12/2011 (theo Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009); (3) Thực hiện hỗ trợ lãi suất các khoản vay mua máy móc thiết bị (tối đa là 24 tháng), vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn (tối đa là 12 tháng), áp dụng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết, giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 31/12/2009 (theo Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009). Ngoài ra, cơ chế hỗ trợ lãi suất cũng được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Quỹ Đầu tư phát triển địa phương (văn bản số 670/TTg-KTTH ngày 05/5/2009); vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội (Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 06/5/2009).

b) Về vốn đầu tư phát triển của Nhà nước

Trong năm 2009, đã bổ sung thêm các nguồn vốn của Nhà nước như sau:

(1) Tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư XDCB ứng trước

Tại Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008, Chính phủ đã chỉ đạo tạm hoãn thu hồi các khoản vốn ngân sách nhà nước đã ứng trước kế hoạch năm 2009, trừ các khoản đã được tạm ứng năm 2009 cho các công trình hoàn thành trong năm 2008, nhằm phục vụ thực hiện mục tiêu kích cầu đầu tư và khắc phục tình trạng tồn đọng vật liệu từ những tháng cuối năm 2008. Tổng số vốn

Page 23: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

23

ứng trước được hoãn thu hồi là 3,4 nghìn tỷ đồng (Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 20/02/2009).

(2) Ứng trước vốn ngân sách nhà nước

Theo các kết luận của Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và của Quốc hội, Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 và các Nghị quyết khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép ứng trước vốn ngân sách nhà nước để thực hiện một số nhiệm vụ đầu tư như sau:

Ứng trước vốn kế hoạch năm 2010, 2011 cho các chương trình, dự án:

- Vốn ứng trước đến ngày 30/6/2009: 15.492 tỷ đồng, bao gồm vốn ứng trước cho các dự án cấp bách (giao thông, thủy lợi,...) và thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; trong đó: Vốn ứng trước cho các cơ quan Trung ương là 9.467 tỷ đồng, địa phương là 6.025 tỷ đồng.

- Vốn ứng trước theo Quyết định 939/QĐ-TTg ngày 01/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ứng trước vốn dự toán NSNN năm 2010, 2011 để bổ sung vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách, có khả năng hoàn thành trong các năm 2009, 2010: 12.627 tỷ đồng (không kể vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo); trong đó: Vốn ứng trước cho các cơ quan Trung ương là 4.504 tỷ đồng, địa phương là 8.123 tỷ đồng.

Ứng trước vốn cho các nhiệm vụ khác:

Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các khoản ứng trước để tăng kinh phí kiên cố hóa kênh mương, đầu tư hạ tầng làng nghề, hạ tầng thuỷ sản 3.000 tỷ đồng; hỗ trợ vốn xây dựng nhà ở cho hộ nghèo 1.000 tỷ đồng; cấp bù chênh lệch lãi suất 2.500 tỷ đồng; bổ sung vốn điều lệ Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương 500 tỷ; hỗ trợ các doanh nghiệp để duy trì lao động, mở rộng sản xuất và xuất khẩu 1.000 tỷ đồng,... Tổng số vốn ứng trước cho các nhiệm vụ nêu trên khoảng 9.000 tỷ đồng.

Như vậy, tổng số vốn ứng trước NSNN để thực hiện một số nhiệm vụ đầu tư khoảng 37,1 nghìn tỷ đồng. Nếu trừ số vốn ứng thông thường như các năm trước thì tổng số vốn ứng trước trong gói kích thích kinh tế khoảng 21,1 nghìn tỷ đồng; ước thực hiện trong năm 2009 khoảng 18,2 nghìn tỷ đồng.

(3) Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009

Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn ngân sách Nhà nước kế hoạch năm 2008 đến hết tháng 6 năm 2009 với số vốn NSNN khoảng 22,5 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2008 được phép chuyển nguồn sang năm 2009 khoảng 7,2 nghìn tỷ đồng.

Page 24: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

24

(4) Phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ

Được phép của Quốc hội tại Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1297/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung năm 2009 cho các bộ và địa phương với tổng số vốn là 20.000 tỷ đồng, trong đó bố trí cho ngành giao thông vận tải 8.600 tỷ đồng, ngành thủy lợi 4.400 tỷ đồng, các dự án bệnh viện đa khoa tuyến huyện và các bệnh viện tuyến tỉnh theo Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội 2.000 tỷ đồng, các dự án thuộc Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên 1.500 tỷ đồng, các dự án ký túc xá sinh viên 3.500 tỷ đồng9.

c) Thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế

Để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và kích cầu tiêu dùng, Chính phủ đã thực hiện gói kích thích kinh tế thông qua các biện pháp giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT),… nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất, kích thích đầu tư; miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với một số đối tượng trong 6 tháng đầu năm 2009; giảm thuế thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất; giảm phí trước bạ,…

Ngoài ra, thực hiện giảm, giãn thời gian nộp thuế GTGT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2009 khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó: giảm thu do giảm thuế 50% tại khâu nhập khẩu ước khoảng 5.000 tỷ đồng; giãn nộp thuế 180 ngày đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng loại trong nước chưa sản xuất được ước khoảng 2.000 tỷ đồng.

d) Các khoản chi khác nhằm góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Chính phủ đã cho phép tăng mua dự trữ quốc gia về gạo và xăng dầu, dự kiến tổng nguồn vốn cho nhiệm vụ này khoảng 2.800 tỷ đồng (trong đó mua gạo là 1.300 tỷ đồng; xăng dầu là 1.500 tỷ đồng).

Chính phủ cũng cho phép ứng chi để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên nhằm đảm bảo an sinh xã hội phát sinh ngoài dự toán như: hỗ trợ kinh phí cho hộ nghèo ăn Tết Kỷ Sửu 2009, hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn do suy giảm kinh tế (trả lương công nhân, đóng bảo hiểm xã hội,...); hỗ trợ thay thế xe công nông, xe cơ giới 3 bánh; kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh,... khoảng 7.000 tỷ đồng.

9 Riêng các dự án này thực hiện theo Quyết định số 1308/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 về việc phê duyệt danh mục dự án phát triển nhà ở sinh viên bằng nguồn trái phiếu Chính phủ.

Page 25: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

25

Trên tinh thần như vậy, nghị quyết 30 và cả những chính sách sau này đã đưa ra (kể cả Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP), các gói chính sách kích thích kinh tế tập trung vào các công cụ như: (i) công cụ lãi suất của chính sách tiền tệ với gói chính sách hỗ trợ lãi suất (cụ thể hóa bởi các Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009, Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009 và Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 06/5/2009); công cụ sử dụng chi tiêu chính phủ với (ii) nhóm chính sách về đầu tư công (cụ thể hóa ở các Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 20/02/2009 , Quyết định 939/QĐ-TTg ngày 01/7/2009, và Quyết định số 1297/QĐ-TTg ngày 20/8/2009), (iii) nhóm chính sách về thuế (cụ thể trong nghị quyết 30 ngày 11 tháng 12 năm 2008) các và (iv) nhóm chính sách về chi cho an sinh xã hội (tiêu biểu là nghị quyết 30a ngày 27 tháng 12 năm 2008 về giảm nghèo nhanh và bền vững). Cơ cấu chi cho các nhóm hỗ trợ này như sau:

TT Danh mục

Tổng số tiền gói kích thích kinh tế (tỷ đồng)

Dự kiến ban đầu Số thực tế (1)

Tổng số 145.600 122.000 1. Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng 17.000 18.000 (2) 2. Vốn đầu tư phát triển của Nhà nước 90.800 74.200

- Tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư XDCB ứng trước năm 2009 3.400

- Ứng trước ngân sách để thực hiện một số nhiệm vụ đầu tư quan trọng, cấp bách 21.100

- Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 30.200 29.700

+ Vốn đầu tư thuộc NSNN 23.000 22.500 + Vốn trái phiếu Chính phủ 7.200 7.200 - Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ 20.000 20.000 3. Thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế 28.000 20.000 - Giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp 9.900 - Giảm thuế giá trị gia tăng 4.470 - Miễn thuế thu nhập cá nhân 4.507 - Giảm thu lệ phí trước bạ 1.140

4. Các khoản chi khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội 9.800 9.800

Xét về quy mô gói kích thích kinh tế, tổng giá trị gói kích thích kinh tế của Việt Nam dự kiến là 145,6 nghìn tỷ đồng, sau đó với những chính sách cụ thể được ban hành thì con số này là 122 nghìn tỷ đồng, tương ứng với 8,21% GDP năm 2008. Tuy nhiên, cần lưu ý có một số khoản trong báo cáo về quy mô gói kích cầu là không có sự tách biệt giữa sử dụng vốn và nguồn vốn. Trên thực tế các khoản tạm hoãn thu hồi vốn xây dựng cơ bản năm 2008 là những khoản đã ứng trước và không thể biết được việc sử dụng lượng vốn đó như thế nào,

Page 26: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

26

việc tạm hoãn thu hồi nguồn vốn đó không đồng nghĩa với việc gia tăng thêm một khoản đầu tư tương đương vậy. Xét đến các khoản vốn chuyển nguồn, những khoản này lẽ ra đã phải đầu tư nhưng vì chưa thực hiện được nên chuyển sang năm 2009, do vậy cũng không nên được tính là những khoản chính thức trong gói kích thích kinh tế. Xét đến phát hành trái phiếu chính phủ, ở mục này mới thể hiện được việc huy động thêm vốn chứ chưa cho thấy nguồn vốn này sẽ được đầu tư như thế nào nên cũng không được tính chính thức trong gói kích thích. Do đó, nếu không tính các khoản này thì tổng giá trị gói kích thích kinh tế của Việt Nam dự kiến ban đầu chỉ là 93,4 nghìn tỷ đồng và trên thực tế sẽ chỉ là 69,4 nghìn tỷ đồng. Như vậy quy mô thực tế gói kích cầu của Việt Nam so với GDP năm 2008 chỉ vào khoảng 4,67%, thấp hơn nhiều so với con số dự kiến được thông báo là 8,21% .

Xét về các giải pháp và nhóm được ưu tiên trong gói kích thích kinh tế, nhìn chung, nghị quyết 30 và các chính sách sau đó đã đưa ra được các nhóm giải pháp và trong từng giải pháp này cũng có hướng tới các đối tượng ưu tiên chính của từng chính sách như: hướng vào khu vực sản xuất kinh doanh (các chính sách hỗ trợ lãi suất cho khu vực này), hướng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ (đối tượng chính của chính sách thuế ưu tiên và hỗ trợ về tiền lượng cho lao động), hỗ trợ cho kinh tế nông thôn (các chính sách đầu tư hạ tầng và vay vốn cho khu vực sản xuất nông nghiệp, các chính sách hỗ trợ mua sản phẩm) và đảm bảo an sinh xã hội cho nhóm người có thu nhập thấp (các chính sách về giảm nghèo, nhà ở xã hội, chính sách bảo hiểm thất nghiệp …)

Để thấy rõ hơn về ưu tiên và các giải pháp then chốt mà Việt Nam áp dụng, phần tiếp theo sẽ phân tích từng gói chính sách theo các quyết định cụ thể để thấy được đối tượng và mục đích mà từng chính sách hướng tới, từ đó so sánh với những định hướng được nêu ra trong nghị quyết 30/2008/NQ-CP.

3.2. Gói hỗ trợ lãi suất

Có thể kể đến đầu tiên là gói hỗ trợ lãi suất thông qua việc kết hợp công cụ tài chính – tiền tệ chưa từng có tiền lệ ở các nước khác trên thế giới. Với nhiều gói hỗ trợ lãi suất khác nhau, chính sách này hướng rộng khắp tới nhiều đối tượng nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất kinh doanh thông qua việc giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp như đã nêu trên.

Trong nhóm hỗ trợ lãi suất này có ba chính sách được đưa ra: đó là hỗ trợ cho các khoản vay vốn lưu động trong ngắn hạn, hỗ trợ vay vốn trung và dài hạn, và hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay mua máy móc thiết bị (tối đa là 24 tháng), vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.

Page 27: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

27

3.2.1. Chính sách hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn

Hỗ trợ lãi suất trong ngắn hạn được thực hiện theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 và các văn bản khác có liên quan. Theo đó, chính sách này thực hiện hỗ trợ lãi suất với mức 4% trong tối đa là 8 tháng cho các khoản vay vốn lưu động của các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế với thời gian hỗ trợ trước 31/12/2009. Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản tín dụng có thời hạn cho vay trong 12 tháng bằng đồng Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến 31 tháng 12 năm 2009, trong chính sách hỗ trợ này cũng cho thấy định hướng hỗ trợ cho khu vực sản xuất kinh doanh khi nêu cụ thể một số ngành dịch vụ như tài chính và các ngành công nghiệp khai thác không phải là đối tượng của gói hỗ trợ lãi suất.

Như vậy đối chiếu với mục tiêu của nghị quyết 30 và nguyên tắc của gói kích cầu, chính sách này đã đáp ứng được việc hướng vào khu vực sản xuất kinh doanh, tuy nhiên đối tượng của chính sách còn khá rộng.

3.2.2.Chính sách hỗ trợ lãi suất của các khoản vay trung và dài hạn

Tiếp theo chính sách hỗ trợ cho các khoản vay ngắn hạn, theo Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009, các khoản vay trong trung và dài hạn cũng nhận được mức hỗ trợ lãi suất 4% để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh với thời hạn hỗ trợ không quá 24 tháng và trước 31/12/2011. Như vậy so với chính sách hỗ trợ cho vay ngắn hạn, chính sách này không giới hạn về đối tượng được vay hỗ trợ lãi suất, đồng thời cũng kéo dài thời gian được hỗ trợ lãi suất.

Nhìn chung chính sách hỗ trợ cho các khoản vay trong trung và dài hạn này không cho thấy rõ mục tiêu ưu tiên của gói kích cầu, chính sách này gây tác động cũng chỉ tương tự như chính sách tiền tệ nới lỏng khi thực hiện giảm mặt bằng chung lãi suất cho tất cả các doanh nghiệp

3.2.3.Chính sách hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn

Chính sách này được thực hiện theo Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009, áp dụng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết, giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 31/12/2009 cho các khoản vay mua máy móc, thiết bị vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và các khoản vay mua vật liệu xây dựng ở khu vực nông thôn với mức tiền vay tối đa là 100% giá trị hàng hóa (nhưng không quá 5 triệu/chiếc đối với vay mua máy vi tính theo vay mua máy móc, không quá 07 triệu đồng/ha đối với vay mua vật tư nông nghiệp và không quá 50 triệu đồng đối với vay mua vật liệu xây dựng các

Page 28: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

28

loại để làm nhà ở khu vực nông thôn). Theo đó, thực hiện hỗ trợ 100% cho các khoản vay mua máy móc , hỗ trợ 4% lãi suất vay cho các khoản vay mua thiết bị vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệptrong thời gian tối đa là 24 tháng, và hỗ trợ 4% cho các khoản vay mua vật liệu xây dựng ở khu vực nông thôn trong thời gian tối đa là 12 tháng.

Như vậy chính sách này khẳng định thêm nghị quyết 30 khi ưu tiên hơn vào việc đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; chính sách này đã có đối tượng cụ thể và thời hạn ngắn nên phù hợp với các nguyên tắc kích cầu kể trên.

Ngoài ra, cơ chế hỗ trợ lãi suất cũng được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Quỹ Đầu tư phát triển địa phương (văn bản số 670/TTg-KTTH ngày 05/5/2009); vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội (Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 06/5/2009). Theo quyết định 579 QĐ-TTg ban hành ngày 6/5/2009 về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chính phủ sẽ hỗ trợ lãi suất tiền vay là 4%/năm đối với số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế thuộc các chương trình có lãi suất đang thực hiện lớn hơn 4%/năm và hỗ trợ toàn bộ lãi suất tiền vay đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội thuộc các chương trình có lãi suất đang thực hiện nhỏ hơn hoặc bằng 4%/năm (lãi suất vay sẽ bằng 0%/năm).

Như vậy có thể thấy qua từng chinh sách hỗ trợ lãi suất trên đây có sự trùng lặp giữa đối tượng hưởng chính sách, đồng thời với việc thực hiện hỗ trợ lãi suất rộng rãi tới nhiều đối tượng chưa thực sự có trọng tâm. Chính sách này do đó chỉ có thể tạo cơ hội ngang bằng cho các doanh nghiệp chứ không hỗ trợ cho quá trình chọn lọc doanh nghiệp trong khủng hoảng.

3.3. Đẩy mạnh đầu tư công

Song song với việc đưa ra các gói hỗ trợ lãi suất, chính phủ cũng bổ sung thêm các nguồn vốn thông qua việc tạm hoãn thu hồi nguồn vốn ứng trước, tăng vốn ứng cho các dự án, chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch từ năm trước. Các nguồn vốn này được tập trung vào các dự án : (i) các dự án có khả năng hoàn thành trong các năm 2010 và 2011, (ii) Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, (iii) các dự án đầu tư về hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, (iv) các dự án về an sinh xã hội như xây nhà cho hộ nghèo, (v) cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì lao động, mở rộng sản xuất và xuất khẩu. Ngoài ra chính phủ cũng phát hành bổ sung trái phiếu chính phủ và giao cho các bộ ngành, địa phương quản lý, tập trung đầu tư vào các dự án thuộc các ngành như: ngành giao thông vận tải 8.600 tỷ đồng, ngành thủy lợi 4.400 tỷ đồng, các dự án bệnh viện đa khoa tuyến huyện và các bệnh viện tuyến tỉnh theo

Page 29: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

29

Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội 2.000 tỷ đồng, các dự án thuộc Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên 1.500 tỷ đồng, các dự án ký túc xá sinh viên 3.500 tỷ đồng10.

Như vậy có thể thấy nguồn vốn đã được hướng tới các dự án nhằm đạt được yêu cầu kích cầu ngắn hạn, đó là việc đẩy nhanh dự án có khả năng hoàn thành sớm, đồng thời cũng cho thấy các nguồn vốn tập trung vào một số dự án đảm bảo an sinh xã hội cho nhóm người nghèo.

3.4. Chính sách giãn, giảm thuế

Chính phủ thực hiện giãn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị quyết 30, cụ thể như sau:

a) Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

b) Giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói trên (70% số thuế còn lại sau khi giảm) và của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử.

c) Tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hoá thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hoàn thuế bảo đảm chặt chẽ, đúng đối tượng.

Chính sách giãn giảm thuế này đã tập trung vào đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp trong các ngành sử dụng nhiều lao động và các ngành hàng xuất khẩu, chính sách hướng vào mục tiêu gia tăng xuất khẩu trong nghị quyết 30.

Bên cạnh việc thực hiện giãn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, các chính sách thuế khác cũng đồng thời được điều chỉnh tạo đầu vào thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong nước như hạn chế xuất khẩu tài nguyên, giảm thuế nhập khẩu với nhiều mặt hàng là nguyên liệu đầu vào, tăng thời gian ân hạn nộp thuế đối với các doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào sản xuất, song song với đó là việc điều chỉnh thuế trong khuôn khổ gia nhập WTO thận trọng nhằm bảo vệ thị trường cho các doanh nghiệp trong nước.

Về phía tiêu dùng, chính phủ cũng thực hiện chính sách thuế thu nhập cá 10 Riêng các dự án này thực hiện theo Quyết định số 1308/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 về việc phê duyệt danh mục dự án phát triển nhà ở sinh viên bằng nguồn trái phiếu Chính phủ.

Page 30: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

30

nhân theo hướng hỗ trợ khó khăn cho một số đối tượng nộp thuế, thực hiện giãn nộp thuế thu nhập cá nhân nhằm gia tăng thu nhập khả dụng cho người dân ở thời điểm kinh tế khó khăn để có thể thúc đẩy tiêu dùng, đẩy mạnh đầu ra cho sản xuất.

Như vậy chính sách tài chính được thực hiện hướng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hơn là hoạt động tiêu dùng, và cũng hướng tới các đối tượng có thu nhập trung bình và cao, thay vì tập trung vào các đối tượng có thu nhập thấp, do đó khó có thể thúc đẩy tăng tiêu dùng do nhóm có thu nhập trung bình và cao sẽ có tỷ lệ chi tiêu biên thấp hơn nhóm thu nhập thấp. Chính sách này dường như chưa thực hiện đúng nguyên tắc kích cầu cũng như mục đích ban đầu của chính sách là thúc đẩy tiêu dùng.

3.5. Các khoản chi khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội

Ngoài những gói hỗ trợ sản xuất kinh doanh và những khoản đầu tư công về cơ sở hạ tầng, chính phủ cũng thực hiện tăng cường các chính sách an sinh xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho nhóm người có thu nhập thấp như việc hỗ trợ kinh phí cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách có thu nhập thấp, hỗ trợ doanh nghiệp trả lương lao động, thực hiện thu mua nông sản cho nông dân, hỗ trợ thay thế xe công nông và xe cơ giới 3 bánh thực hiện các trợ giúp khắc phục thiên tai và dịch bệnh…

Chính sách thực hiện bảo hiểm thất nghiệp cũng được đẩy mạnh. Bắt đầu từ ngày 1/1/2009, Việt Nam thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Việc làm này tuy chưa hẳn nằm trong gói kích thích kinh tế nhưng góp phần tạo một hệ thống an sinh xã hội tốt hơn cho người dân, và khi bắt đầu có hiệu lực với những khoản bảo hiểm thất nghiệp đầu tiên được chi trả thì bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống và hỗ trợ tìm việc làm cho người lao động trong năm 2011.

4. Những điều chỉnh trong quá trình triển khai thực hiện

Hàng loạt các chính sách như đã đề cập ở phần trên được ban hành và đi vào triển khai thực hiện. Căn cứ vào những biến động về tình hình kinh tế và những quá trình triển khai ban đầu Chính phủ đã từng bước có những điều chỉnh nhằm thích nghi kịp thời để gói kích thích đưa ra đạt được hiệu quả tốt nhất.

Page 31: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

31

Bảng tổng hợp các điều chỉnh như sau :

Chính sách Văn bản ban

đầu Văn bản điều

chỉnh Nội dung điều chỉnh

Hỗ trợ lãi suất

Quyết định 131/QĐ-TTg

- Dừng gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đúng lộ trình tức là kết thúc vào ngày 31/12/2009

Quyết định 443/QĐ-TTg

Quyết định 2072/ QĐ-TTg

- Tiếp tục hỗ trợ lãi suất các khoản vay phát sinh trong năm 2010 - Mức lãi suất giảm từ 4% xuống còn 2%

Quyết định 497/QĐ-TTg

Quyết định 2213/QĐ-TTg

- Kéo dài thời hạn giải ngân các khoản vay được hỗ trợ đến năm 2010 - Giảm mức hỗ trợ lãi suất xuống còn 2% - Quy định hỗ trợ lãi suất vốn vay mua vật liệu xây dựng nhà ở chỉ bao gồm địa bàn xã, không bao gồm địa bàn phường và thị trấn - Làm rõ một số khái niệm về nông thôn và hàng hóa trong nước - Giảm bớt các thủ tục và điều kiện cho vay

Thông tư 02/2009 TT-NHNN

Quyết định 333/QĐ-TTg

Bổ sung thêm công ty tài chính sẽ tham gia thực hiện hỗ trợ lãi suất

Chính sách miễn, giảm,

giãn thuế

Quyết định 30/2008

Quyết định 58/QĐ-TTg

Bổ sung một số giải pháp về thuế và các mặt hàng được miễn giảm thuế

Nghị quyết 54/NQ-TTg

Dừng miễn, giảm thuế trong năm 2010, chỉ giãn thời gian nộp thuế TNDN đến hết quý I năm 2010

Chính sách an sinh xã

hội

Quyết định 579/QĐ-TTg

Quyết định 662/QĐ-TTG

Rút ngắn thời gian giải ngân của các khoản vay hỗ trợ lãi suất tại ngân hàng chính sách xuống còn đến ngày 31/12/2009

4.1. Về nhóm chính sách tiền tệ (gói hỗ trợ lãi suất ngắn, trung và dài hạn)

Nhóm chính sách tiền tệ của Việt Nam thực hiện hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay, đây là một trong những chính sách mới mẻ và tương đối khác biệt so với nhiều nước trên thế giới. do đó trong quá trình triển khai thực hiện ở Việt Nam không tránh khỏi những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực hiện chính sách, trong đó có một số điều chỉnh tiêu biểu đối với từng chính sách cụ thể như có thể thấy dưới đây:

Những điều chỉnh trong chính sách hỗ trợ lãi suất trong ngắn hạn (theo quyết định 131 QĐ-TTg ngày 23/01/2009)

Theo như kế hoạch ban đầu, sẽ hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay có thời gian giải ngân từ 01/02 đến 31/12/2009, tuy nhiên vào những tháng cuối năm 2009, khi mà việc hỗ trợ lãi suất theo quyết định này sắp kết thúc thì có nhiều ý kiến về việc nên hay không nên dừng hỗ trợ lãi suất theo như lộ trình ban đầu. Vào đầu tháng 11/2009, Chính phủ thông báo, cho vay vốn lưu động ngắn hạn sẽ được kéo dài hiệu lực đến hết quý I/2010 và mức lãi suất giảm từ 4% xuống

Page 32: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

32

2%. Tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2009, Ủy Kinh tế của Quốc hội cho rằng, nền kinh tế cơ bản đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất trong khi những vấn đề phát sinh từ việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo quyết định 131 đang gây rất nhiều khó khăn cho chính sách tiền tệ trong việc duy trì, bảo đảm ổn định cân đối vĩ mô của nền kinh tế, nhất là cán cân thanh toán, cung cầu tiền tệ, ổn định lãi suất và tỷ giá. Khi triển khai Quyết định 131 các doanh nghiệp đã biết được thời gian kết thúc gói hỗ trợ, DN đã lên kế hoạch cho sản xuất kinh doanh và sử dụng đồng vốn nên có thể nói rằng việc chính phủ thay đổi quyết định trong thời gian từ đầu tháng 11/2010 tới cuộc họp của các thành viên chính phủ cũng không gây bất ngờ hay ảnh hưởng quá lớn đối với doanh nghiệp. Vì vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị cần tiếp tục thực hiện các chính sách kích thích kinh tế nhưng tập trung cho các mục tiêu trung và dài hạn, cho mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế,... và đề nghị nên dừng chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn theo Quyết định 131/QĐ-TTg đúng thời hạn đã được công bố (31/12/2009). Ngày 24/11/2009 chính phủ đã quyết định dừng gói hỗ trợ lãi suất theo đúng lộ trình, tức là kết thúc vào ngày 31/12/2009.

Điều chỉnh trong chính sách hỗ trợ lãi suất trong trung hạn và dài hạn (quyết định 443 QĐ-TTg)

Tiếp đến là những điều chỉnh trong việc hỗ trợ lãi suất cho các cá nhân vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mới, phát triển sản xuất kinh doanh theo quyết định 443 QĐ-TTg ban hành ngày 04/04/2009. Căn cứ vào tình hình kinh tế trong năm 2009 cho thấy nền kinh tế về cơ bản đã thoát ra khỏi khủng hoảng nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do đó trong năm 2010 chính phủ vẫn tiếp tục hỗ trợ nhưng với mức hỗ trợ nhỏ hơn. Quyết định 2072 QĐ-TTg ban hành ngày 11/12/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn, do đó, theo quyết định này trong năm 2010, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân thuộc một số ngành, lĩnh vực kinh tế theo cơ chế quy định tại Quyết định số 443/QĐ-TTg đồng thời cũng đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mức lãi suất hỗ trợ là 2%/năm đối với những khoản vay phát sinh trong năm 2010, thời hạn hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng, kể từ khi giải ngân khoản vay trong năm 2010. Nền kinh tế mặc dù đã có những hồi phục khả quan tuy nhiên với những khó khăn đang rình rập như lạm phát, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, nguồn vốn FDI chảy vào trong nước vẫn thấp … do đó nếu dừng hẳn gói kích thích kinh tế thì sẽ gây bất lợi đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể các doanh nghiệp này sẽ không đứng vững trước những rủi ro và lại tiếp tục rơi vào tình trạng như trước khi có gói hỗ trợ của chính phủ. Nhưng đồng thời nếu tiếp tục duy trì mức hỗ trợ lãi suất 4% thì có thể gây ra sự dựa dẫm, ỷ lại, làm giảm tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Page 33: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

33

Như vậy sự kéo dài gói hỗ trợ lãi suất với cường độ nhỏ hơn là tương đối đúng đắn và phù hợp với điều kiện thực tế.

Điều chỉnh trong chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn để mua máy móc thiết bị vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nhà ở khu vực nông thôn (quyết định 497 QĐ-TTg)

Trong quyết định 497 QĐ-TTg, ban hành ngày 17/04/2009 về việc hỗ trợ lãi suất vay vốn để mua máy móc thiết bị vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nhà ở khu vực nông thôn chính phủ quy định hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay có thời gian kí kết và giải ngân từ ngày 01/05/2009 đến hết ngày 31/12/2009 nhưng đến quyết định 2213 QĐ-TTg ban hành ngày 31/12/2009 chính phủ đã sửa đổi và quy định hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay kéo dài thời hạn giải ngân thêm 1 năm nữa tức là đến ngày 31/12/2010.

Đồng thời trong Quyết định 2213QĐ-TTg cũng điều chỉnh mức lãi suất hỗ trợ cụ thể: với các hàng hóa là vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp như thuốc trừ sâu, phân bón và các loại vật liệu các loại để làm nhà ở sẽ giảm mức hỗ trợ lãi suất từ 4% xuống còn 2%.

Quyết định 2213 làm rõ thêm một số khái niệm về khu vực nông thôn, hàng sản xuất trong nước; điều chỉnh danh mục hàng hoá được hỗ trợ lãi suất, mức tiền vay tối đa và mức hỗ trợ lãi suất; nêu rõ hàng hóa do cá nhân, tổ chức có cơ sở sản xuất đặt tại Việt Nam và hoạt động theo luật pháp Việt Nam lắp ráp và sản xuất.

Quyết định này cũng chỉ ra đối tượng khu vực nông thôn được hỗ trợ lãi suất vốn vay mua vật liệu xây dựng nhà ở chỉ bao gồm địa bàn xã, không bao gồm địa bàn phường và thị trấn. Đồng thời sẽ đơn giản, giảm bớt các thủ tục và điều kiện cho vay, nhất là cho vay đối với các hộ nông dân vay vốn để mua vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất chế biến nông, thủy sản. Trước đây, nông dân muốn được vay tiền phải được chính quyền xã chứng nhận là nông dân, phải viết bản cam kết không được bán lại các máy móc nông nghiệp sau khi mua bằng nguồn vốn ưu đãi… nhưng trong quyết định 2213 những thủ tục rườm rà như vậy sẽ được cắt bớt tạo điều kiện cho hộ nông dân tiếp cận được nguồn vốn nhanh hơn và thuận tiện hơn.

Thêm một vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện đó là hiện tượng: một sản phẩm có thể nhận được nhiều lần hỗ trợ lãi suất nếu như người mua sản phẩm thực hiện hành động bán lại sản phẩm. Từ thực tế đó trong quyết định 2213 chính phủ đã có sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể đối tượng được hỗ trợ là cá nhân tổ chức trực tiếp sản xuất hoặc phục vụ sản xuất nông nghiệp (không phải mua về để bán lại).

Page 34: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

34

Một số điều chỉnh khác: Bên cạnh những điều chỉnh về đối tượng được hưởng và thời gian của các gói hỗ trợ lãi suất, các tổ chức được tham gia cho vay vốn cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Theo thông tư 02/2009/TT-NHNN ngày 03/02/2009 quy định chi tiết về việc thi hành hỗ trợ lãi suất cho các cá nhân tổ chức vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh thì có 6 tổ chức tín dụng tham gia cho vay vốn gồm: ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Quỹ tín dụng nhân dân trung ương. Bên cạnh đó, Quyết định 333 bổ sung đối tượng tham gia hỗ trợ lãi suất cho vay bao gồm cả Công ty tài chính (trừ công ty tài chính chuyên ngành hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng và lĩnh vực thẻ theo quy định của pháp luật). Bên cạnh đó, quyết định 831/QĐ-NHNN ban hành ngày 8/4/2009 đã bổ sung 4 công ty tài chính, nâng tổng số công ty tài chính được hỗ trợ lãi suất là 8 công ty.

4.2. Nhóm chính sách tài khóa (giảm, giãn và miễn thêm một số loại thuế, tăng đầu tư công).

Trong nghị quyết 30/2008 NQ-CP, chính phủ đã quyết định giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất, cải cách thủ tục xuất nhập khẩu, đơn giản hoá thủ tục hoàn thuế. Ngày 16/04/2009 Chính phủ ban hành quyết định 58/QĐ-TTg về việc bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp. Theo như quyết định này thì thủ tướng chính phủ quyết định giảm thuế GTGT cho một số mặt hàng như sợi, vải và sản phẩm may mặc, da giầy các loại, giấy và sản phẩm bằng giấy các loại, xi măng, gạch, ngói các loại, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3; kéo dài thời gian nộp thuế GTGT đến 180 ngày đối với các lô hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải đồng thời giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may và sản xuất các mặt hàng da giầy. Chính sách miễn, giảm và giãn thời gian nộp thuế của chính phủ là biện pháp hướng tới cả 2 đối tượng đó là người sản xuất và người tiêu dùng. Chính sách giảm thuế GTGT đã kích thích tiêu dùng trong nước, miễn giảm thuế giúp doanh nghiệp tập trung nhiều vốn hơn nữa để đẩy mạnh sản xuất, hay ít nhất là giúp doanh nghiệp không cắt giảm sản xuất từ đó không cắt giảm lao động.

Trong quyết định 58/QĐ-TTg bổ sung một số mặt hàng được giảm, giãn và miễn thuế nêu trên có thể thấy rằng chính phủ tập trung nhiều vào ngành

Page 35: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

35

chiếm dụng nhiều lao động, có tốc độ quay vòng vốn nhanh. Các ngành trên đặc biệt là ngành da giầy, sợi, sản xuất giấy là những ngày công nghiệp nhẹ, tạo ra một số lượng lớn việc làm cho người lao động, tập trung hỗ trợ giảm thuế cho những ngành này chính là nhằm giải quyết khâu thất nghiệp - một trong những mục tiêu của chính phủ trong gói kích thích kinh tế.

Trong điều kiện mới, bước sang năm 2010 với những cải thiện của tình hình kinh tế nói chung và tình hình kinh tế trong nước nói riêng cho thấy nền kinh tế về cơ bản đã vượt qua cuộc khủng hoảng, sự hỗ trợ trực tiếp của chính phủ thông qua giảm hay miễn thuế sẽ không còn phù hợp nữa, làm giảm tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đồng thời tăng thâm hụt ngân sách do đó trong nghị quyết 54/2010/NQ-CP, Chính phủ đã quyết định năm 2010 không tiếp tục áp dụng các chính sách miễn, giảm thuế như đã thực hiện trong năm 2009 nữa nhưng tiếp tục giãn thời gian nộp thuế TNDN 3 tháng đối với doanh nghiệp sản xuất, gia công dệt may, da giày,... để giúp các doanh nghiệp giảm gánh nặng thuế do dồn kỳ nộp thuế từ năm 2009.

4.3. Gói giải pháp bảo đảm an sinh xã hội

Theo quyết định 579/QĐ-TTg ban hành ngày 6/5/2009 về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội, việc hỗ trợ lãi suất được thực hiện đối với các khoản giải ngân từ 01/05/2009 đến 31/12/2011 nhưng đến quyết định 622/QĐ-TTg ban hành ngày 17/05/2009 thì chỉ áp dụng hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay quy định trong quyết định 579 có thời hạn giải ngân từ 01/05/2009 đến 31/12/2009.

5. Kết quả triển khai gói kích thích kinh tế

5.1. Kết quả triển khai gói hỗ trợ lãi suất

Nhiều nước trên thế giới đều triển khai gói kích cầu thông qua hỗ trợ trực tiếp tới tay doanh nghiệp hoặc người dân, việc thực hiện gói kích cầu thông qua việc hỗ trợ lãi suất 4% là một biện pháp tương đối khác biệt của Việt Nam so với chính sách kích cầu của các nước khác. Chính phủ chỉ đóng vai trò quản lý chung còn hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cho vay và chịu trách nhiệm trước hoạt động cho vay của mình. Trong khi đó các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì phải chủ động trong kế hoạch kinh doanh của mình để đáp ứng những điều kiện khi cho vay của ngân hàng, chính sách này hạn chế một phần sự ỷ lại của doanh nghiệp khi trông chờ nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ. Thông qua hỗ trợ lãi suất, chi phí vốn của doanh nghiệp giảm từ đó doanh nghiệp có điều kiện đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Có thể nói chính sách tiền tệ của Việt Nam là khá linh hoạt, đầu năm

Page 36: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

36

2008 đến giữa năm 2009 chính phủ đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm ngăn chặn lạm phát thì đến cuối năm 2008 và sang năm 2009 chính phủ đã thay đổi chính sách, chuyển sang chính sách tiền tệ nới lỏng khi mà những dấu hiệu suy giảm kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu xuất hiện với hàng loạt các quyết định về việc hỗ trợ lãi suất.

Tính đến 30/09/2009 dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất phân theo các quyết định được thể hiện dưới bảng sau.

Bảng: Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến 30/9/2009

Nguồn: Diễn đàn phát triển Việt Nam: Vượt qua bẫy thu nhập trung bình – cơ hội và thách thức đối với Việt Nam: Chủ biên TS.Giang Thanh Long, TS. Lê Hà Thanh.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất nêu trên, kết quả giải ngân tín dụng hỗ trợ lãi suất đến 24/09/2009 cho vay vốn lưu động đạt trên 405 nghìn tỷ đồng, trong đó 16% cho doanh nghiệp nhà nước và 84% cho doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm kinh tế hộ gia đình); tín dụng đầu tư đạt trên 34 nghìn tỷ đồng và giải ngân tín dụng được bảo lãnh qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam đạt trên 10 nghìn tỷ đồng. Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất chuyển cho các tổ chức tín dụng ước thực hiện năm 2009 là khoảng 10 nghìn tỷ đồng.11

Tính đến 30/9/2009, số dư nợ được triển khai phân theo đối tượng cho vay được thể hiện dưới bảng sau:

Nhóm

NHTMNN

Nhóm

NHTMCP

Nhóm NH liên

doanh và CP

Các công ty

tài chính

Tổng

Dư nợ (tỷ đồng) 276.762 98.863 19.311 7.148 402.084

Tỷ trọng (%) 68,8 24,6 4,8 1,8 100

Nguồn: Diễn đàn phát triển Việt Nam: Vượt qua bẫy thu nhập trung bình – cơ hội và thách thức đối với Việt Nam: TS.Giang Thanh Long, TS. Lê Hà Thanh

Nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước12 (NHTMNN) chiếm vị trí chủ đạo trong việc cho vay theo hỗ trợ lãi suất, tổng dư nợ của nhóm NHTMNN chiếm 68,8%, đứng thứ 2 là nhóm ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 24,6%, 11 Bộ Kế hoạch và Đầu tư 12 Ngân hàng công thương, ngân hàng ngoại thương, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng phát triển nhà và quỹ tín dụng nhân dân

Theo QĐ 131 Theo QĐ 443 Theo QĐ 497 Dư nợ (Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Dư nợ (Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Dư nợ (Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Tổng số 355.933 88,52 45.554 11,33 597 0,15 Nhóm NHTMNN 241.685 87,3 34.485 12,5 592 0,2 Nhóm NHTMCP 88.816 89,84 10.042 10,15 5 0,01 Nhóm NH LD và CP 18.530 96,0 781 4,0 - 0 Các CTTC 5.901 83,0 1.247 17,4 - 0

Page 37: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

37

tiếp đó là nhóm ngân hàng liên doanh và cổ phần chiếm 4,8% và cuối cùng là các công ty tài chính chỉ chiếm 1,8% tổng dư nợ. Việc triển khai quyết định hỗ trợ lãi suất được ban hành và đi vào triển khai thực hiện từ tháng 1 năm 2009 với sự tham gia thực hiện hỗ trợ của 6 đơn vị và tới tháng 3 thì bổ sung thêm các công ty tài chính, như vậy sự tham gia hỗ trợ lãi suất muộn hơn so với các tổ chức và đơn vị khác là một trong những lý do khiến dư nợ của các CTTC chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ thấp nhất.

Bảng: Cơ cấu dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến 30/9/2009

phân theo ngành nghề

Chỉ tiêu Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nông, lâm nghiệp 35.363 8,8 Thủy sản 12.752 3,2 Công nghiệp chế biến 136.709 34 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 9.742 2,4 Xây dựng 43.683 10,9 Khai thác mỏ 6.234 1,6 Thương nghiệp 121.539 30,2 Khách sạn nhà hàng 1.190 0,3 Vận tải kho bãi 16.025 4,0 Khoa học công nghệ 496 0,1 Ngành khác 18.351 46,0 Nguồn: Diễn đàn phát triển Việt Nam: Vượt qua bẫy thu nhập trung bình- cơ hội và thách thức đối với Việt Nam: TS. Giang Thanh Long, TS. Lê Hà Thanh

Qua số liệu trên cho thấy ngành công nghiệp chế biến và thương nghiệp là hai ngành có dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất cao nhất tính đến thời điểm ngày 30/09/2009, có thể nói rằng hai ngành này có cơ hội vượt qua khủng hoảng nhanh nhất, tuy nhiên một vấn đề đặt ra hai ngành này có phải là ngành chịu tổn thương lớn nhất từ cuộc khủng hoảng hay không? Trong khi đó ngành nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp khai thác mỏ là các ngành tạo ra giá trị xuất khẩu cao thì chắc chắn sẽ chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng lại chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ thấp, lần lượt là 8,8%; 3,2%; 1,6%.

Điều này cũng thể hiện một vấn đề xuất hiện trong quá trình thực hiện gói hỗ trợ lãi suất đó là những doanh nghiệp ít hoặc không chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng vẫn vay được với những khoản vay hỗ trợ lãi suất do có những điều kiện kinh doanh tốt thỏa mãn quy định của ngân hàng. Trong khi đó các doanh nghiệp chịu tác động lớn của cuộc khủng hoảng, thật sự khó khăn trong giai đoạn suy giảm kinh tế lại không được hưởng khoản vay hỗ trợ lãi suất do không đáp ứng được điều kiện cho vay của ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng thường chọn giải pháp an toàn là cho vay đối với những khách hàng mà khả năng họ có thể trả nợ trong tương lai là cao hơn do đó những doanh nghiệp thực

Page 38: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

38

sự khó khăn lại càng khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ lãi suất.

Tính đến ngày 24/12/2009, theo NHNN thì mức dư nợ hỗ trợ lãi suất là 412.179,83 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng cho vay theo các tổ chức tín dụng và tỷ lệ đi vay theo loại hình doanh nghiệp được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng: Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo đối tượng cho vay và đi vay

tính đến ngày 24/12/2009

Chỉ tiêu Tổng

Cho vay Đi vay NHTM

quốc doanh

NHTM cổ phần

NHTM nước ngoài

Công ty tài chính DNNN DN ngoài

NN Hộ SX

và HTX

Tổng dư nợ (nghìn tỷ đồng) 412.180 274.884 108.085 20.747 8.463 59.378 287.972 64.828

Tỷ trọng (%) 100 66,7 26,2 5,0 2,1 14,4 69,9 15,7 Nguồn: VN Economy (2010)

Như vậy khi mà gần kết thúc giai đoạn đầu trong gói hỗ trợ lãi suất thì NHTM quốc doanh vẫn là đơn vị chiếm vị trí chủ chốt trong việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất, tổng dư nợ của đơn vị này tính đến ngày 24/12 là 66,7% tiếp đến là nhóm ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 26,2% tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất. So với thời điểm ngày 30/09/2009 thì thấy rằng sự tham gia ngày càng tích cực của các tổ chức ngoài ngân hàng thương mại nhà nước trong việc triển khai gói kích thích kinh tế của chính phủ. Điều đó thể hiện ở tỷ trọng dư nợ của các tổ chức này đều tăng cao hơn: các CTTC, tỷ trọng dư nợ tăng từ 1,8% đến 2,1%, nhóm NHTMCP từ 24,6% đến 26,2%.

Xét theo đối tượng đi vay thì doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất gần 70%, hai đối tượng vay còn lại là doanh nghiệp nhà nước; hộ sản xuất và hợp tác xã chiếm tỉ trọng gần bằng nhau lần lượt là 14,4% và 15,7%.

Trong chương trình kiểm toán gói kích thích kinh tế của Chính phủ (triển khai trong năm 2009) nhằm chống suy giảm kinh tế, KTNN đã kiểm toán 21 tổ chức tín dụng (ngân hàng nhà nước và TMCP), công ty tài chính trong diện triển khai gói hỗ trợ lãi suất. Theo đó, dư nợ cho vay tính đến 31/12/2009 là 347.590 tỷ đồng, số tiền Nhà nước đã chi cho hỗ trợ lãi suất là 11.178 tỷ đồng (tương đương 621 triệu USD), bằng 61,1% tổng số tiền mà Chính phủ quyết định chi để hỗ trợ lãi suất (cả gói là 1 tỷ USD, tương đương 18.000 tỉ đồng, tỷ giá thời điểm đó).

Sang đến năm 2010, khi mà việc triển khai quyết định 131 đã kết thúc vào 31/12/2009 và chỉ còn tiếp tục thực hiện hai quyết định là 443 và 497 thì sau gần 1 năm thực hiện (kể từ ngày có Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009), tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất tính đến đầu tháng 1/2010 đạt hơn 403 nghìn tỷ đồng (thấp hơn mức 445 nghìn tỷ đồng tại thời điểm 10/12/2009 do một số khoản tín dụng vốn lưu động ngắn hạn theo Quyết định số 131 đã đến hạn thu

Page 39: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

39

hồi, phạm vi, đối tượng hỗ trợ thu hẹp hoặc không tiếp tục hỗ trợ nữa).

Trên đây là những kết quả khái quát trong quá trình thực hiện chính sách, phần tiếp theo chúng tôi xin đi vào cụ thể thực hiện từng quyết định.

Kết quả thực hiện quyết định 131/QĐ-TTg

Mục tiêu của chính sách là giảm giá thành, duy trì sản xuất kinh doanh, sau khi đi vào triển khai thực hiện, tính đến ngày 30/09/2009 tổng dư nợ cho vay theo Quyết định 131 là 355.933 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn nhất 88,52% trong tổng dư nợ của 3 quyết định. Hai quyết định 443 và 497 có số dư nợ thấp, tỷ trọng số dư nợ lần lượt của hai quyết định là 11,33% và 0,15%. Mặc dù hai quyết định này được triển khai sau quyết định 131 nhưng điều đó không phải là lý do chính khiến số dư nợ thấp như vậy. Cụ thể tình hình thực hiện hai quyết định 443 và 497 chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau.

Với quyết định dừng theo đúng lộ trình tức là kết thúc vào ngày 31/12/2009 gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đã đạt mục tiêu của chính sách đó là tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ sản xuất giảm chi phí vay vốn, giảm giá thành sản phẩm; từ đó doanh nghiệp giảm giá bán, tiêu thụ hàng hóa tồn kho vượt qua khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được thì còn có nhiều điểm hạn chế.

Xét về mặt chính sách:

Thứ nhất, đối tượng thụ hưởng chính sách rộng, văn bản hướng dẫn thiếu chi tiết gây khó khăn trong việc xác định cụ thể đối tượng thực sự cần hỗ trợ, việc cho vay chưa tập trung vào những ngành mũi nhọn và những ngành tạo ra nhiều việc làm vì thế chưa phát huy hiệu quả tốt nhất của khoản hỗ trợ.

Thứ hai, đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp, hộ sản xuất thuộc nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, nếu kéo dài sẽ phát sinh tâm lý ỷ lại, giá cả và lợi nhuận sản phẩm không phản ánh đúng năng suất, hiệu quả của hoạt động sản xuất - kinh doanh và sẽ ảnh hưởng lớn đến tính cạnh tranh và phát triển bền vững.

Một điểm mà theo chúng tôi còn bất cập nữa trong chính sách đó là quy định về cấm đảo nợ. Hiện tượng đảo nợ là hiện tượng doanh nghiệp vay vốn hỗ trợ lãi suất để trả những khoản vay trước đó với lãi suất cao. Trong quy định của chính phủ thì nghiêm cấm hành vi đảo nợ và chỉ hỗ trợ lãi suất đối với những khoản vay phát sinh từ ngày 01/02/2009. Nhưng một thực tế, các doanh nghiệp thực sự cần hỗ trợ lãi suất là những doanh nghiệp khó khăn mà các doanh nghiệp này đã có những khoản vay trước đó ở các ngân hàng với lãi suất 16-17%, trong khi đó hàng hóa không bán được khiến các doanh nghiệp không thể trả khoản vay cũ để có thể vay tiếp nên không thể “chạm tay” tới khoản hỗ trợ lãi suất 4%. Thực chất của việc hỗ trợ lãi suất là góp phần giảm chi phí đồng

Page 40: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

40

vốn từ đó giảm chi phí kinh doanh từ đó lợi nhuận thu nhiều hơn, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Như vậy doanh nghiệp mượn nguồn vốn được hỗ trợ lãi suất để trả khoản vay trước đó là khai thông nguồn vốn tạo điều kiện cho phát triển sản xuất. Vì thế quy định cấm đảo nợ cũng là một trong những cản trở đối với doanh nghiệp để tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ.

Xét trên khía cạnh triển khai

Về hồ sơ hỗ trợ lãi suất: việc yêu cầu cung cấp 100% chứng từ liên quan đến việc sử dụng vốn vay gây phiền hà cho doanh nghiệp vì số tiền trên mỗi chứng từ nhỏ, số lượng chứng từ quá lớn. Việc cung cấp hồ sơ cho các khoản vay nhiều, không có hướng dẫn cách thức, phương pháp, mẫu biểu cụ thể để xác định nguyên liệu, hàng hóa chưa tiêu thụ khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng.

Về quy trình cho vay: kiểm tra trước việc xác định được lượng hàng tồn kho đối với các chứng từ sử dụng tiền vay chậm thanh toán là một việc làm hết sức khó khăn. Một số doanh nghiệp quy mô sản xuất lớn, mặt hàng tồn kho nhiều chủng loại, nhiều kích cỡ... thì việc xác định đâu là hàng tồn kho theo hóa đơn và phiếu xuất kho là việc làm mất thời gian cho ngân hàng và doanh nghiệp.

Rủi ro đạo đức xảy ra: cơ chế “ xin cho”, đảo nợ. Một trong những điều kiện để được cho vay là các doanh nghiệp phải có những dự án khả thi, chính vì vậy các ngân hàng nắm trong tay quyền ưu tiên cho doanh nghiệp nào vay trước, nên hiện tượng “ xin cho” là điều không tránh khỏi. Như đã phân tích ở phần trên thì hiện tượng đảo nợ chưa hẳn đã là không tốt nhưng nếu nhìn dưới góc độ khác thì có thể thấy rằng hiện tượng đảo nợ làm cho nguồn vốn hỗ trợ lãi suất không phát huy được hiệu quả tối đa. Khi một số doanh nghiệp khó khăn do hoạt động kém hiệu quả chứ không hẳn là chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã lợi dụng khoản hỗ trợ lãi suất để chi trả khoản vay trước đó, hiện tượng này làm cho những khoản hỗ trợ của chính phủ một mặt không đến đúng đối tượng mặt khác lại không góp phần mở rộng sản xuất và tạo thêm việc làm cho người lao động.

Điểm bất cập còn thể hiện trên một khía cạnh khác đó là doanh nghiệp có vốn tự có gửi vào ngân hàng thương mại để hưởng lãi suất cao (từ 7-10%/năm), nhưng vẫn vay vốn VND để hưởng mức hỗ trợ lãi suất 4% năm; hoặc có hiện tượng vay vốn VND rồi chuyển sang tiền gửi để hưởng chênh lệch lãi suất; hoặc doanh nghiệp lập phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư với thời hạn trả nợ kéo dài hơn so với chu kỳ sản xuất, thời hạn hoàn vốn để hưởng hỗ trợ lãi suất. Hiện tượng này làm dòng tiền chảy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, từ tín dụng sang tiết kiệm, điều đó làm giảm hiệu quả của chính sách.

Page 41: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

41

Năm 2010, thanh tra chính phủ đã tiến hành thanh tra chuyên đề “cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009 của thủ tướng Chính phủ" đối với 462 bộ hồ sơ của khách hàng vay hỗ trợ lãi suất tại 5 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP): Quân đội (MB), Công thương (Techcombank), Á Châu (ABC), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Quốc tế Việt Nam (VIB), kết quả cho thấy: Tổng số tiền cho vay có sai phạm là 44.920.167,86 triệu đồng, tổng số tiền hỗ trợ lãi suất không đúng quy định là 155.037,78 triệu đồng, trong đó cần thu hồi 137.757,93 triệu đồng và chuyển cơ quan công an xem xét 17.279,85 triệu đồng.

Tình hình thực hiện quyết định 443/QĐ-TTg Với gói hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn mục tiêu là đầu tư mới phát triển

sản xuất kinh doanh, tăng năng lực sản xuất, sau thời gian triển khai có thể nói gói hỗ trợ lãi suất của chính phủ đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp và hộ sản xuất gia tăng đầu tư, mở rộng sản xuất, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các các công trình đầu tư trung dài hạn để sớm đưa vào sử dụng góp phần tăng năng lực sản xuất. Tính đến ngày 30/09/2009 tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo quyết định này là 45.554 tỷ đồng chiếm 11,33%, đứng thứ 2 về tỷ trọng.

Việc thực hiện quyết định gặp phải điểm hạn chế đó là việc hỗ trợ lãi suất chỉ thực hiện đối với các khoản vay để đầu tư mới phát triển sản xuất kinh doanh nhưng để xác định khái niệm dự án đầu tư mới thực sự khó khăn dẫn đến triển khai chậm trễ gói hỗ trợ lãi suất này. Hơn nữa trong tình hình thực tế khi mà đang khủng hoảng kinh tế thì các doanh nghiệp chủ yếu là duy trì sản xuất, chứ không tập trung đầu tư mở rộng sản xuất chính vì thế nên nguồn vốn vay theo quyết định này chủ yếu sẽ tập trung vào các dự án còn dang dở.

Một lý do khác khiến cho tỷ trọng của dư nợ theo quyết định 443 thấp là từ phía các ngân hàng. Khi mà lãi suất huy động trung và dài hạn lớn hơn lãi suất huy động ngắn hạn trong khi đó lãi suất cho vay trung, dài hạn và ngắn hạn đều khống chế ở mức 10,5%/năm do vậy các ngân hàng thường tập trung cho vay vốn lưu động hơn là cho vay trung và dài hạn.

Tình hình thực hiện quyết định 497 QĐ-TTg Mục tiêu của quyết định là đầu tư máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư

phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 497 đến ngày 9/7/2009 là 375.926 tỷ đồng. Trong đó các ngân hàng thương mại Nhà nước và Quỹ tín dụng Trung ương là 266.767 tỷ đồng, NHTM cổ phần 87.165 tỷ đồng. Dư nợ hỗ trợ lãi suất tính đến 30/9/2009 là 597 tỷ đồng chiếm 0,15%, đến 31/12/2009 con số này là 776,17 tỷ đồng, kinh phí hỗ trợ lãi suất là 17,2 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,16% tổng số

Page 42: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

42

kinh phí hỗ trợ lãi suất13. Đối tượng cho vay chủ yếu là các hộ gia đình và cá nhân, chiếm 95% tương đương 739,5 tỷ đồng; đối tượng doanh nghiệp chiếm 4,3%, tương đương 33,92 tỷ đồng; hợp tác xã chiếm 0,3%, tương đương 2,69 tỷ đồng.

Đối với tiêu thụ hàng hóa, cho vay mua sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp đạt 659,42 tỷ đồng (85%), các loại vật liệu xây dựng để xây nhà ở nông thôn đạt 103,65 tỷ đồng (13,3%), vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp đạt 16,1 tỷ đồng (2%). Nhiều địa phương có tổng số tiền giải ngân tương đối cao như tỉnh Hà Tĩnh giải ngân được 120 tỷ đồng trong khi đấy một số địa phương có tổng số tiền giải ngân chỉ vài trăm triệu đồng như Sơn La, Bình Định, Đăk Nông, cá biệt tỉnh Bắc Cạn chỉ đạt 20 triệu đồng.

Về tình hình tiêu thụ máy kéo các loại phục vụ làm đất canh tác và vận chuyển nông thôn năm 2009 tăng 65,11%; máy cắt lúa và máy gặt đập liên hợp tăng 12,86%; máy phun thuốc trừ sâu tăng 484,5%.14 Trong 7 tháng đầu năm 2009, Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam có sản lượng sản xuất và tiêu thụ máy kéo, xe vận chuyển tăng 84,77%, máy phun thuốc trừ sâu tăng 342,23%, máy bơm nước các loại tăng 159%, máy cắt lúa, gặt đập liên hợp tăng 50,74%15.

Với những con số nêu trên có thể nói quyết định 497 đã có những tác động tích cực tới người dân tuy nhiên hiệu quả mà quyết định mang lại chưa phải là tốt nhất, điều đó không chỉ phản ánh những bất cập trong quá trình triển khai mà còn thể hiện trong bản thân chính sách.

Xét về bản thân chính sách:

Tiêu chí xác định là vùng nông thôn để được hỗ trợ lãi suất khi vay vốn làm nhà ở chưa được hướng dẫn cụ thể: nên khó khăn cho cấp chính quyền địa phương khi xác nhận vay vốn và cả Ngân hàng khi quyết định hỗ trợ lãi suất cho đối tượng này theo đúng quy định.

Thời hạn vay và mức vay chưa phù hợp nên chưa hỗ trợ nhiều cho phát triển sản xuất và thúc đẩy tiêu dùng (như quy định mức vay hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tối đa 7 triệu đồng/ha là thấp so với thực tế chi phí giống, phân bón, nhân công, công cụ sản xuất...; mức vay 50 triệu đồng mua vật tư làm nhà ở khu vực nông thôn thời hạn vay 12 tháng chưa phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh và khả năng thu hồi vốn).

13 Ngân hàng nhà nước 14 Theo số liệu của bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hội nghị Tổng kết thực hiện Quyết định số 497/QĐ-TTg và sơ kết thực hiện Quyết định số 2213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 15 Báo cáo gói kích thích kinh tế trình đại biểu quốc hội của bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 14/10/2009.

Page 43: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

43

Theo Quyết định 497, để được hỗ trợ lãi suất thì khi vay tiền mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp phải là máy móc được sản xuất trong nước. Trong khi đó nông dân sản xuất nông nghiệp với diện tích lớn, cần mua sắm máy cày cỡ lớn, máy gặt đập liên hợp... Nhưng các loại máy này chủ yếu nhập từ nước ngoài, còn trong nước sản xuất thì hạn chế hoặc không phù hợp với nông dân. Đối với các hộ sản xuất chỉ đủ tiền đầu tư các máy móc thiết bị đã qua sử dụng thì nhiều trường hợp không có hoá đơn chứng từ để đảm bảo điều kiện hỗ trợ lãi suất theo quy định.

Xét trên góc độ triển khai chính sách

Thứ nhất, Quyết định này được ban hành vào ngày 17/4/2009 đến tháng 8 bộ Công thương có hướng dẫn triển khai chi tiết và đến tháng 9 mới bắt đầu triển khai. Việc triển khai muộn đã gây nhiều khó khăn cho nông dân. Mặc dù số lượng máy phục vụ cho nông nghiệp có tăng so với năm 2008 nhưng mức tăng đó không đáng kể. Ở một số địa phương khi nông dân được cho vay vốn thì việc cung cấp máy nông nghiệp trong những ngày đầu tiên triển khai thực hiện Quyết định này không kịp cho nhu cầu mua máy của nông dân. Thiết bị sản xuất trong nước giá cao, không đa dạng về chủng loại khiến người dân thích mua hàng của Trung Quốc. Người nông dân vừa tiếp cận với số vốn ít ỏi vừa hạn chế về nguồn cung cấp thiết bị, giá thiết bị lại cao hơn so với hàng Trung Quốc, chính những lý do đó đã khiến nhiều nông dân ở một số nơi không mặn mà với chính sách hỗ trợ của chính phủ.

Thứ hai, có sự trùng lặp trong đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất trong các quyết định 131QĐ-TTg, 443QĐ-TTg và 497QĐ-TTg. Theo thống kê các đối tượng trùng lặp khi vay vốn đạt tới 7.137 tỷ đồng, gấp 10 lần khoản hỗ trợ lãi suất cho đúng đối tượng vay đã được giải ngân16.

Thứ ba, thủ tục cho vay theo Quyết định 497 chặt chẽ hơn so với điều kiện, thủ tục cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường. Chính những bất cập tồn tại trong bản thân chính sách khiến cho nảy sinh những bất cập trong quá trình triển khai. Thủ tục vay quá rườm rà và phức tạp đã gây khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn của nông dân. Nông dân gặp nhiều khó khăn khi đi vay vốn do mắc phải giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhiều hộ do đã để sổ đỏ ở ngân hàng khi tiến hành vay vốn trước đó nên khi vay vốn theo quyết định này lại không đầy đủ thủ tục, người nông dân cũng khó trong việc lập hoặc đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh để đáp ứng được yêu cầu theo quy định.

Quyết định 497 tồn tại nhiều mặt hạn chế cả trong bản thân chính sách và quá trình triển khai, trên cơ sở đó, chính phủ đã ban hành Quyết định 2213 ngày 31/12/2009 nhằm sửa đổi, khắc phục những mặt chưa được của Quyết định 497. 16 Báo mới: http://www.baomoi.com/Du-no-thap-vuong-mac-nhieu/126/4254523.epi

Page 44: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

44

Sau khi triển khai thực hiện quyết định 2213QĐ-TTg cũng đã thu thêm được những kết quả: nhiều địa phương giải ngân theo quyết định 2213 cao hơn 8 tháng thực hiện quyết định 49717, trong đó hai địa phương thực hiện hiệu quả nhất là Hải Dương và Hà Tĩnh. Tính đến 31/3/2010 dư nợ hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 2213 đạt mức 146,95 tỷ đồng, chiếm 3,75% tổng dư nợ được hỗ trợ lãi suất. Trong đó, dư nợ cho vay mua sản phẩm, máy móc thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp đạt 26,21 tỷ đồng, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp đạt 33,5 tỷ đồng.18 Nhóm vật tư nông nghiệp cũng có mức giải ngân cao so với các nhóm hàng khác, từ chỉ chiếm khoảng 6% dư nợ tín dụng cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 497, khi Quyết định 2213 được ban hành thì con số này khoảng 40,1%.19 Đến tháng 4 mức dư nợ hỗ trợ lãi suất tăng lên đến 319 tỷ đồng, chiếm 7,4% tổng dư nợ cho vay.

Trong quá trình thực hiện Quyết định 2213 trong năm 2010 thay QĐ 497 cho thấy: đối tượng cho vay rõ ràng hơn, mức hỗ trợ phù hợp hơn. Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực sau khi quyết định 2213 đi vào triển khai nhưng nếu nhìn một cách tổng quan thì tốc độ giải ngân của quyết định này vẫn chậm. Cả hai quyết định đều quy định hàng hóa trong diện được hỗ trợ lãi suất phải là hàng hóa trong nước, như đã đề cập ở phần trên việc xác định hàng hóa trong nước là rất khó khăn cùng với đó là một số vướng mắc về thủ tục ngân hàng, tài sản thế chấp, nhu cầu mua máy móc thiết bị của nông dân không đươc đáp ứng kịp thời về thời gian, không đảm bảo về số lượng và chất lượng, một số tỉnh miền núi người dân còn khó khăn trong việc tiếp cận trực tiếp nguồn hàng.

5.2. Về thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế

Nếu như chính sách về hỗ trợ lãi suất được coi là một biện pháp gián tiếp được Chính phủ thực hiện trong gói kích cầu thì biện pháp miễn, giảm, giãn thuế lại là một biện pháp trực tiếp, tuy nó không có tác động trực tiếp trong việc hỗ trợ đầu ra cho doanh nghiệp nhưng nó lại tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp, từ đó nó có tác động đến quá trình phục hồi của nền kinh tế. Đến ngày 31/8/2009, đã có trên 125.500 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đối tượng nộp thuế TNCN được hưởng các ưu đãi về chính sách thuế; trong đó: Trên 36.000 doanh nghiệp được giảm 30% thuế TNDN, 42.000 doanh nghiệp được giãn nộp thuế TNDN và 47.000 doanh nghiệp được giảm 50% thuế GTGT. Khoảng 400 doanh nghiệp được giãn nộp thuế GTGT 180 ngày đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng nhập khẩu loại trong nước chưa sản xuất được. Trên

7 9 Bộ công thương: Hội nghị Tổng kết thực hiện Quyết định số 497/QĐ-TTg và sơ kết thực hiện Quyết định số 2213/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 18 Theo báo Hà Nội mới ra ngày 15/5/2010: http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/Kinh-te/328236/su-dung-hieu-qua-von-vay.htm

Page 45: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

45

937.000 đối tượng được miễn nộp thuế TNCN trong 6 tháng đầu năm 2009. Cả năm 2009 đã thực hiện 20.000 tỷ đồng, trong đó giảm, giãn thuế TNDN khoảng 9.900 tỷ đồng; giảm thuế GTGT khoảng 4.470 tỷ đồng; miễn thuế TNCN khoảng 4.507 tỷ đồng; giảm thu lệ phí trước bạ khoảng 1.140 tỷ đồng.

Ngoài ra, thực hiện giảm, giãn thời gian nộp thuế GTGT đối với hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2009 khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó: giảm thu do giảm thuế 50% tại khâu nhập khẩu khoảng 5.000 tỷ đồng; giãn nộp thuế 180 ngày đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng loại trong nước chưa sản xuất được khoảng 2.000 tỷ đồng.20

Việc thực hiện các ưu đãi về chính sách thuế được thực hiện khẩn trương, đúng đối tượng, góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất - kinh doanh, tạo chuyển biến tích cực trong nền kinh tế, hạn chế xảy ra các sai phạm, chiếm dụng tiền thuế trong quá trình thực hiện21. Tuy nhiên quá trình thực hiện chính sách cũng nảy sinh những sai phạm: số thuế GTGT giảm không đúng đối tượng là 104,9 triệu đồng, kiến nghị xử lý truy thu 682,9 triệu đồng. Về thuế TNDN, đã phát hiện nhiều DN kê khai thiếu thu nhập, xác định số thuế được giảm không đúng và kiến nghị xử lý truy thu 15,490 tỷ đồng…

Chính sách miễn và giảm thuế chỉ được thực hiện trong năm 2009, sang năm 2010 chỉ áp dụng giãn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp đến hết quý I của năm.

5.3. Kết quả thực hiện gói hỗ trợ an sinh xã hội

Một trong những ưu tiên đã đề cập ở phần trên đó là chính sách an sinh xã hội, chính sách này được thể hiện rõ nhất trong nghị quyết 30a chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững với 62 huyện nghèo. Trong năm 2009, Chính phủ đã tạm ứng 1.550 tỷ đồng, tương ứng mỗi huyện 25 tỷ để triển khai thực hiện các chính sách, dự án; 500 tỷ đồng đầu tư cho 121 cụm xã; 1.000 tỷ đồng để thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về hỗ trợ nhà ở; 180 tỷ đồng trồng mới theo mức Nghị quyết 30a dự án 5 triệu hécta rừng đối với 62 huyện nghèo; tạm ứng kinh phí sự nghiệp năm 2009 để thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, hỗ trợ học nghề, xuất khẩu lao động với tổng số tiền hơn 313 tỷ đồng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết 30a, đã có 41 tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước và doanh nghiệp nhận giúp đỡ 62 huyện nghèo, một số doanh nghiệp tình nguyện nhận giúp đỡ nhiều huyện nghèo, tiêu biểu như

20 Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “Báo cáo kết quả thực hiện các chính sách kích thích kinh tế và dự kiến sơ bộ các chính sách trong thời gian tới” trình quốc hội ngày 17/4/2010 21 Theo tạp chí cộng sản số 6(198) năm 2010: http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=5&News_ID=19356088

Page 46: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

46

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhận giúp 6 huyện, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giúp 5 huyện, Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam giúp 4 huyện… Đến hết tháng 9/2010, đã có 36/41 doanh nghiệp triển triển khai các hoạt động hỗ trợ cụ thể cho 55 huyện với tổng số tiền đã cam kết giúp đỡ là 1.653 tỷ đồng. Kết quả thu được: hỗ trợ xoá 54.065 nhà dột; xây dựng trường học, nhà bán trú dân nuôi, hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên đạt 70,5 tỷ đồng; đào tạo nghề 81,3 tỷ; đầu tư cơ sở y tế 47,9 tỷ, còn lại là hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị nhận hỗ trợ đào tạo nghề để lao động tự tìm việc làm hoặc cam kết đào tạo và nhận vào làm việc tại cơ sở của doanh nghiệp, hỗ trợ học bổng, học phí, xây dựng trung tâm đào tạo nghề, nhà máy tại địa phương để tạo việc làm và thu hút lao động. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đã lựa chọn các hình thức hỗ trợ phù hợp khác như Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam hỗ trợ nông dân trồng, cung cấp nguyên liệu thuốc lá và thu mua sản phẩm, chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân; Tổng Công ty Viễn thông Quân đội phủ sóng điện thoại cho 23 xã, thị trấn, phổ cập Internet cho các trường học, trang bị ti vi, máy tính cho các xã…22

Tính đến hết tháng 11/2010 các huyện đã hoàn thành công tác xóa nghèo, đã có 6.600 lao động ở các huyện nghèo đi xuất khẩu và có thu nhập ổn định; hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng ở 18 huyện của 7 tỉnh, đã giao khoán 247.589 ha rừng cho các hộ, cộng đồng dân cư quản lý; hỗ trợ giống cây để trồng được 4.790 ha rừng; khai hoang tạo nương cố định được 797,3 ha, phục hóa 701,41 ha, tạo ruộng bậc thang 559 ha; giúp 41.969 hộ vay 376.030 triệu đồng với lãi suất 0% để phát triển sản xuất; hỗ trợ 8.064 hộ làm chuồng trại chăn nuôi hoặc tạo diện tích nuôi trồng thủy sản với kinh phí 8.064 triệu đồng;

Đến năm 2010, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở 62 huyện trên theo chuẩn hiện hành xuống dưới 40%; cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm, tăng tỷ lệ che phủ rừng và tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch. Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí, chính sách cán bộ ở các huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 18,1% năm 2006 xuống còn 9,45% năm 2010, riêng 62 huyện nghèo giảm từ trên 50% xuống còn 38% 23. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn thiếu sự chủ động trong khâu liên hệ, đề xuất nhu cầu hỗ trợ khiến cho kết quả đạt được chưa phải là tốt nhất.

6. Tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam

22 Theo 52/BC- LĐTBXH : thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo 6

tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2010 23 Báo cáo công tác nhiệm kì của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết để tăng trưởng bền vững”

Page 47: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

47

6.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, Chính phủ đã thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tư, tăng cường huy động các nguồn vốn, bao gồm việc ứng trước kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) của các năm sau, bổ sung thêm nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, tín dụng đào tạo lại cho người lao động bị mất việc làm… Ảnh hưởng kích cầu của chính phủ thể hiện rõ khi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước đã tăng gấp rưỡi so với năm 2008 (tăng trên 50 nghìn tỷ đồng). Cuối năm 2008 vốn đầu tư trên GDP vào khu vực Nhà nước vào khoảng 11,8% và tăng vọt lên 18,4% vào quý I năm 2009, trong khi khu vực tư nhân và khu vực FDI giảm mạnh. Sau đó, vốn đầu tư xã hội trên GDP của hai khu vực này đã tăng trở lại do các DN nhận được tiền vay vốn ưu đãi đầu tư vào sản xuất. Tăng vốn đầu tư trong bối cảnh khó khăn kinh tế toàn cầu là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2009 để vượt qua tình trạng suy giảm kinh tế.

Bảng: Đầu tư xã hội trên GDP, 2005-2009(%)

2005 2006 2007 2008 2009 Q1 Q2 Q3 Q4

Tổng 40,9 41,5 46,5 41,5 37,4 44,1 41,8 42,8 Khu vực nhà nước 19,3 19 17,3 11,8 18,4 19,3 15,1 14,9

Khu vực ngoài nhà nước 15,5 15,8 17,9 16,5 12,7 15,0 16,4 16,9

Khu vực FDI 6,1 6,7 11,3 13,0 6,2 9,7 10,3 11,0 Nguồn : Tổng cục thống kê

Tuy nhiên, những hạn chế trong hiệu quả đầu tư đã xuất hiện từ nhiều năm nay và càng trở thành vấn đề cần giải quyết. Nếu như năm 1997, chúng ta đạt được tốc độ tăng trưởng 8,2% với vốn đầu tư chỉ chiếm 28,7% GDP thì cũng với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ như vậy năm 2007 (8.5%) chúng ta phải đầu tư tới 43,1% GDP. Đến năm 2009, trong khi tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 42,2% GDP, thì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 5,2%. Chỉ số ICOR năm 2009 đã tăng tới mức quá cao, trên 8 so với 6,6 của năm 2008. Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư. Những đặc điểm này là đáng báo động về cả trước mắt cũng như lâu dài.

Mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu, quá trình suy giảm kinh tế của Việt Nam đã không kéo dài và sự phục hồi tốc độ tăng trưởng đến nhanh. Tốc độ tăng trưởng này chủ yếu dựa vào tăng trưởng đầu tư, đặc biệt là đầu tư khu vực nhà nước. Hình cho thấy nền kinh tế chạm đáy suy giảm tăng trưởng trong quý I/2009 là 3,14% sau đó liên tục cải thiên tốc độ ở các quý sau. Tốc độ tăng

Page 48: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

48

GDP quý II đạt 4,5%, quý III đạt 6,04% và quý IV năm 2009 đạt 6,9%.

Hình II-1: Tăng trưởng GDP theo quý của Việt Nam (%) (so với cùng kỳ năm trước)

Nguồn: Tổng cục thống kê, IMF

Với mức tăng trưởng như vậy GDP cả năm 2009 đạt 5,32%, cao hơn so với mức tăng trưởng đáy trong 20 năm qua ở mức 4,77% của năm 1999. Đây là một thành tựu kinh tế nổi bật trong năm 2009 nếu đặt trong bối cảnh Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế trong khu vực và thế giới vẫn đạt mức tăng trưởng dương.

o Các ngành kinh tế (công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ) Mặt được:

Nhờ tác động của các gói kích cầu, trong từng ngành, từng lĩnh vực đều có chuyển biến rõ nét. GDP khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2009 đạt tăng 5,4%; khu vực dịch vụ tăng 6,5% so với thời kỳ trước khủng hoảng.

Sản xuất công nghiệp phục hồi khá nhanh nhờ các chính sách hỗ trợ sản xuất như: hỗ trợ lãi suất tín dụng, miễn, giảm thuế, khuyến khích xuất khẩu. Sau khi giảm sâu trong tháng 1 (-4,4%), ngành công nghiệp liên tục có tốc độ tăng trong các tháng tiếp theo và đến tháng 9 đã tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước, gần bằng mức tăng của các năm trước (tăng khoảng 15-16%). Đặc biệt, ngành xây dựng, từ mức tăng trưởng âm 0,4% về giá trị tăng thêm trong năm 2008 đã tăng 6,9% trong Quý I, tăng 9,8% trong Quý II, tăng 11,0% trong Quý III và cả năm 2009 đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 11,3% nhờ các biện pháp hỗ trợ sản xuất, kích cầu đầu tư, bao gồm việc bổ sung thêm vốn đầu tư của Nhà nước (ứng trước vốn NSNN, tăng thêm vốn trái phiếu Chính phủ), khuyến khích huy động các nguồn vốn khác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội như các dự án BOT, BT, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho

Page 49: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

49

công nhân ở các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung,... Khu vực dịch vụ nhìn chung vẫn duy trì mức tăng trưởng khá cao, giá trị tăng thêm đạt tốc độ tăng trưởng 5,1% trong Quý I; 5,7% trong Quý II và 6,8% trong Quý III; và cả năm 2009 đạt khoảng 6,5%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2009 tăng 5,52% so với năm 2008. Hình: Tăng trưởng GDP các ngành kinh tế năm 2007-2009 (%) (so với cùng kỳ năm

trước)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình: Tăng trưởng xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước và giá trị xuất khẩu hàng

hóa giai đoạn 2007-2010

Nguồn: Tổng cục thống kê

Mặc dù nhà nước đã thực hiện gói kích thích kinh tế, nhưng do chịu tác động của các nhân tố bên ngoài nên hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trưởng âm. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009 ước tính đạt 56,584 tỷ USD, giảm 9,7% so với thực hiện năm 2008. Trong đó, nhập khẩu là 68,83 tỷ USD và giảm 14,7%. Hệ quả tăng trưởng âm của cả xuất và nhập khẩu trong khi GDP của cả năm vẫn tăng trưởng 5,3% cao hơn dự kiến và tăng khá so với các nước khác

Page 50: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

50

trong khu vực và thế giới cho thấy độ mở, cũng như độ liên kết của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới chưa cao.

Bảng: Một số chỉ tiêu thực hiện gói kích cầu năm 2009 (% thay đổi GDP so với năm 2008)

Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng +5,52

Giá trị sản phẩm dịch vụ +6,63

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng +5,32

Tổng kim ngạch xuất khẩu -9,7

Tổng kim ngạch nhập khẩu -14,7

Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam -10,9

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình: Cơ cấu lực lượng lao động 2008, 2009 tại thời điểm 1/7 hàng năm

Nguồn: Tổng cục thống kê

Về cơ cấu lực lượng trong các ngành, lao động ngành nông nghiệp có sự sụt giảm từ 52,6% xuống 51,9% vào năm 2009; trong khi tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ đều tăng lần lượt từ 31,8%; 15,6% năm 2008 lên 32,4%;15,7% năm 2009. Trong đó, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp xây dựng tăng lên mạnh nhất cho thấy tác động tập trung chủ yếu của gói kích thích vào các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, doanh nghiệp mở rộng sản xuất và tăng nhu cầu lao động trong khối ngành này.

Mặt chưa được:

Page 51: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

51

Mặc dù lĩnh vực công nghiệp xây dựng là một trong những lĩnh vực được nhà nước tập trung hỗ trợ trong gói kích cầu, nhưng hỗ trợ vay vốn đối với lĩnh vực xây dựng, nhất là những địa bàn kinh doanh của đơn vị ở xa trụ sở chi nhánh còn nhiều bất cập, hạn chế.

Gói kích cầu dành cho các nhu cầu vay đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tuy nhiên phạm vi cho vay khá rộng thuộc cả 5 nhóm ngành của hệ thống kinh tế quốc dân, bao gồm nông, lâm nghiệp; thủy sản; công nghiệp chế biến; hoạt động khoa học công nghệ; hoạt động thu mua và kinh doanh các mặt hàng nông sản, lâm sản, muối...dẫn đến sự thiếu trọng tâm trong phân bổ vốn giữa các ngành.

6.2. Tác động đến vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô

Đối với tỷ giá và thị trường ngoại hối

Tỷ giá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và vào tháng 11 (+3,4%). Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường không chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Hình : Tỷ giá USD/VND 2008-2009

Nguồn: Global Financial Data, Ngân hàng Nhà nước và tổng hợp của Trường Fulbright.

Càng về cuối năm 2009 tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng, trong khi USD tín dụng thừa, USD thương mại thiếu. Các ngân hàng không có ngoại tệ để bán cho doanh nghiệp và nếu có bán thì mức tỷ giá cũng cao hơn mức tỷ giá trần do NHNN quy định.

Page 52: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

52

Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, đồng tiền mất giá còn ảnh hưởng đến lạm phát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăng mạnh. Mặt khác, khối lượng dự trữ ngoại tệ khiêm tốn khiến cho Việt Nam không thể giữ ổn định tỷ giá hối đoái khi sức ép giảm giá VND tăng mạnh do nhu cầu nhập khẩu tăng vọt. Khi VND bị mất giá đáng kể thì các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp sẽ ngày một phình to. Đây là những hệ lụy nguy hiểm và cần được cân nhắc trong thời gian tới khi đưa ra các gói kích thích kinh tế lớn. Mặt khác, cho vay hỗ trợ lãi suất chỉ áp dụng đối với đồng Việt Nam gây ra hiệu ứng chuyển từ vay ngoại tệ sang vay VNĐ làm cho nhu cầu vay VNĐ tăng cao, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng; hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất khó áp dụng đối với các khoản cho vay bằng đồng Việt Nam để nhập khẩu thiết bị.

Về thâm hụt thương mại Hình: Cán cân thương mại và cán cân tài khoản vãng lai 1990-2009(%GDP)

Nguồn: Ngân hàng thế giới

Nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai càng trở nên đáng chú ý hơn vào cuối năm 2009 khi tốc độ hồi phục của nhập khẩu nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu. Hiện tượng nhập siêu tăng đột biến đã diễn ra từ năm 2007. Nguyên nhân của nhập siêu gia tăng một phần là vì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã giảm bởi sức cầu hang hóa ở các thị trường chính của Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng, một phần bởi đầu tư tràn lan và kém hiệu quả dẫn đến khả năng xuất khẩu không bù đắp nổi cho nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế.

Thâm hụt ngân sách

Năm 2009, các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế kết hợp với giảm thu từ dầu thô và giảm thu do suy giảm kinh tế đã làm cho nguồn thu ngân sách bị giảm mạnh. Tổng thu ngân sách cả năm đạt 390, 65 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ so với mức dự toán (389, 9 nghìn tỷ) và giảm 6,3% so với thực hiện năm 2008.

Page 53: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

53

Điểm sáng duy nhất trong hoạt động thu ngân sách năm nay là chỉ có thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) tăng so với năm 2008 (tăng 9, 8 nghìn tỷ) còn các khoản thu khác đều sụt giảm. Mặt khác, nhu cầu và áp lực chi tăng lên cho kích thích tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. Tổng chi ngân sách ước đạt trên 533 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với dự toán và 7,5% so với năm 2008. Tổng bội chi ngân sách ước khoảng 115,9 nghìn tỷ đồng, bằng 6,9% GDP, cao hơn nhiều so với mức 4,95% của năm 2008 và kế hoạch đề ra (4,82%).

Hình : Thâm hụt ngân sách 2006-2011 (%GDP)

Nguồn : Bộ tài chính

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình trạng khó khăn trong nước và áp lực phải tăng chi để phục hồi kinh tế và ổn định đời sống nhân dân, tăng bội chi ngân sách là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, bội chi ngân sách tăng trong bối cảnh chính sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Điều này cũng cảnh báo độ an toàn của ngân sách trong các năm tiếp theo nếu như không chủ động có các biện pháp cải cách để tạo nền tảng tăng nguồn thu cũng như tăng cường kỷ luật tài chính cho ngân sách.

Nợ nước ngoài

Bội chi ngân sách được bù đắp từ hai nguồn : vay trong nước và vay ngoài nước. Vay ngoài nước luôn đặt những quan ngại về khả năng trả nợ và nghĩa vụ trả nợ đối với chính phủ.

Trong Bản tin nợ nước ngoài số 6 của Bộ Tài chính, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP bằng 39%, thuộc diện quốc gia có nợ nước ngoài vừa phải, nếu xét theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB), theo đó trên 50% được cho là nợ quá nhiều; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn so với xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ chỉ bằng 4,2% (WB cho phép đến 25%); dự trữ ngoại hối so với nợ nước ngoài ngắn hạn là 290% (khuyến nghị của WB là trên 200%); nghĩa

Page 54: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

54

vụ trả nợ công so với tổng thu ngân sách nhà nước 5,1% (ngưỡng an toàn của WB là dưới 35%)…

Hình : Nợ nước ngoài 2005 - 2009 (%GDP)

Nguồn : Bộ Tài chính

Về kiềm chế lạm phát

Việc tiếp tục cho ứng trước để thực hiện đầu tư sẽ đẩy ra thị trường lượng vốn lên khá lớn, gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách tiền tệ và nguy cơ lạm phát cao; quản lý không được chặt chẽ dễ dẫn đến phát sinh tiêu cực, gây lãng phí và thất thoát nguồn lực tài chính nhà nước. Ngay tại thời điểm tháng 5/2009, với những dấu hiệu là bội chi được tăng lên từ 6-8%GDP, cùng với việc nới lỏng chính sách tiền tệ, lãi suất cơ bản giảm từ 14% xuống còn 7%, giảm lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc,... đã có nhiều ý kiến cảnh báo về vòng xoáy: lạm phát, suy thoái, kích cầu, lạm phát trở lại nếu sử dụng "gói kích cầu" kém hiệu quả, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nới lỏng cả về phạm vi và thời gian.

6.3. Những tác động đến doanh nghiệp

Mặt được:

Có thể nói, gói kích cầu trước hết có hiệu ứng tâm lý tích cực, làm tăng tức thời lòng tin của các DN, các ngân hàng và nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào trách nhiệm của Nhà nước trong việc hỗ trợ các DN đang gặp khó khăn, cũng như tin vào triển vọng thị trường và môi trường đầu tư Việt Nam.

Gói kích cầu đã trực tiếp hỗ trợ DN tiếp cận được các nguồn vốn ngân hàng với chi phí rẻ hơn, từ đó giảm bớt chi phí kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng cạnh tranh và khả năng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Nhiều DN nhận được sự hỗ trợ kịp thời của gói kích cầu đã có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất, từ đó góp phần giảm bớt áp lực thất nghiệp và đảm bảo ổn định xã hội.

Page 55: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

55

Mặt khác, những hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại quốc gia được tài trợ từ gói kích cầu nếu thực hiện có hiệu quả sẽ có tác động tích cực đến việc tăng dòng vốn chảy vào Việt Nam, mở rộng thị trường đầu ra cho DN và nền kinh tế, từ đó trực tiếp góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước...

Một trong những yếu tố chính của gói kích thích kinh tế là khoản hỗ trợ lãi suất (HTLS) 4% đối với vay vốn ngắn hạn, qua điều tra thực tế cho thấy hiệu quả rất cao. HTLS là giải pháp kích thích kinh tế, đạt được sự nhất trí, ủng hộ, đồng thuận cao, phối hợp triển khai của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, hộ sản xuất đã tạo lòng tin và tác động tích cực cho sản xuất - kinh doanh. Cụ thể:

- Chính sách HTLS tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm bớt các khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Giúp doanh nghiệp, tổ chức, hộ sản suất duy trì ổn định sản xuất, giải quyết được việc làm và bảo đảm thu nhập so với năm trước cho người lao động;

- Đối với HTLS các khoản vay trung, dài hạn: đã giúp doanh nghiệp, hộ sản xuất gia tăng hoạt động đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, với việc gia tăng đầu tư đã góp phần mở rộng phát triển sản xuất, tạo thêm động lực kích thích đầu tư, tiêu dùng của nền kinh tế đã góp phần rất lớn trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế của nước ta. 24

Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đã giảm bớt một phần khó khăn cho doanh nghiệp góp phần phục hồi và từng bước đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Chính phủ thực hiện gói kích cầu giãn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT),… nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất, kích thích đầu tư, giảm thuế thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất; giảm phí trước bạ,…

Ngoài sự nỗ lực, năng động, sáng tạo của từng DN thì những chính sách kích cầu của Chính phủ được coi là một trong những giải pháp kịp thời giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN vượt khó đạt kết quả khả quan, từng bước đi vào ổn định và phát triển.

24 Công bố kết quả kiểm toán về việc Hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản

xuất, kinh doanh năm 2009 3/3/2011

Page 56: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

56

Đối với kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán, do chịu ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam những tháng đầu năm 2009 đã sụt giảm mạnh. Sau đó thị trường dần hồi phục bởi sự nỗ lực của Chính phủ trong việc đưa ra các gói kích cầu thứ nhất vào thị trường trong nước, nhờ đó một lượng tiền lớn đã được “bơm” trực tiếp cho ngân hàng để khơi thông ách tắc vốn cho các doanh nghiệp. Từ mức đáy 235,50 điểm, thị trường đã đảo chiều tăng mạnh, đến tháng 11, VN-Index đã đạt trên 600 điểm. Đây là mức tăng trưởng mà ít người nghĩ tới có thể đạt được trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới. Mốc điểm này đã chứng tỏ sự phục hồi khả quan của nên kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới và triển vọng phát triển cho các doanh nghiệp.

Theo báo cáo khảo sát tại các địa phương, việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất đã đạt

được mục tiêu là tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ sản xuất giảm chi phí vay vốn, hạ giá

thành sản phẩm, duy trì và mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động,

trong đó:

(i) Kết quả khảo sát 180 doanh nghiệp của Cục Thống kê Đà Nẵng, có 63,3% doanh

nghiệp được vay vốn ngắn hạn hỗ trợ lãi suất vay vốn; 50,6% doanh nghiệp sử dụng vốn

vay để duy trì sản xuất kinh doanh, 36,3% doanh nghiệp dùng vốn để mở rộng sản xuất

kinh doanh; 9,7% doanh nghiệp dùng vốn vay để giải quyết tiền lương; 95% doanh nghiệp

giảm giá thành sản phẩm, 33,3% doanh nghiệp giảm giá bán dưới 10%; 12,5% doanh

nghiệp giảm giá bán trên 10%;83,9% doanh nghiệp đã cải thiện được khả năng cạnh tranh,

90% doanh nghiệp giữ ổn định và tăng sử dụng lao động, 90% doanh nghiệp trả đủ lương

cho người lao động;

(ii) Theo kết quả khảo sát ở một số địa phương và các NHTM, cho thấy cơ chế hỗ

trợ lãi suất đã có tác động giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp 36,6% ở TP Hồ Chí Minh,

30% ở Thừa Thiên Huế; 36,64% ở 72 doanh nghiệp vay vốn ở NHTM cổ phần Á Châu,

giảm 35% đối với các doanh nghiệp chế biến bột cá, vận tải, sản xuất nhựa, cơ khí, chế biến

cà phê vay vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam; hạ giá thành sản phẩm khoảng 4% ở

thành phố Hồ Chí Minh và Hưng Yên.

Page 57: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

57

Hình: Diễn biến giao dịch trên sở chứng khoán Hà Nội

Nguồn: Công ty chứng khoán FPT Securities

Hình: Diễn biến giao dịch trên sở chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: Công ty chứng khoán FPT Securities

Khi Chính phủ đưa ra gói kích hỗ trợ lãi suất thứ hai, ảnh hưởng của nó với thị trường chứng khoán không mạnh như khi gói kích cầu thứ nhất được công bố và triển khai đúng vào vùng đáy của thị trường. Song nếu nhìn một cách toàn diện thì gói kích cầu thứ hai khiến các doanh nghiệp đẩy mạnh phát huy nội lực khi mà chiếc phao cứu sinh đã được thu lại phần nào, qua đó nỗ lực hơn để có thể đạt được các mục tiêu trung và dài hạn. Doanh nghiệp và ngành nghề nào trong thời gian qua có sự chuẩn bị tốt nhất về tái cấu trúc hoạt động, huy động nội lực cho thời kỳ hậu suy giảm kinh tế và tận dụng được những hỗ trợ của Chính phủ một cách gián tiếp hoặc trực tiếp, sẽ có sức bật tốt nhất trong thời gian tới.

Page 58: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

58

Mặt chưa được:

Thứ nhất, chính sách bù lãi suất có một số hạn chế tiềm tàng có thể nhận thấy, cụ thể là: chính sách này không đến được những đối tượng cần hỗ trợ, thậm chí có thể hỗ trợ nhầm đối tượng do tình trạng bất cân xứng về thông tin giữa Ngân hàng Nhà nước với ngân hàng thương mại và giữa ngân hàng thương mại với DN, dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp chưa hưởng chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Ngọc Anh và các đồng sự25, (i)các doanh nghiệp lớn nhận được các khoản vay và trợ cấp nhiều hơn; (ii) giấy chứng nhận quyền sở hữu đất trong kinh doanh là nhân tố quan trọng cho các doanh nghiệp nhận được các khoản vay và trợ cấp; (iii) các doanh nghiệp xuất khẩu nhận được hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng nhiều hơn; (iv) các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp và dịch vụ nhận được được ưu đãi vay nhiều hơn là các doanh nghiệp trong ngành sản xuất chế biến. Theo số liệu thống kê vào quý 3 năm 2009, có 78,533 doanh nghiệp được lợi từ gói hỗ trợ lãi suất 4% của chính phủ, trong đó 86% là các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tức là có khoảng 67,500 doanh nghiệp ngoài nhà nước được lợi từ gói hỗ trợ lãi suất.

Đồng thời, khi thực thi chính sách, Ngân hàng thương mại rất khó kiểm soát việc sử dụng đúng mục đích của đồng vốn do tính có thể hoán đổi mục đích sử dụng của đồng tiền. Chi phí cho công tác hậu kiểm của Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ rất tốn kém khi chỉ trong vòng hơn một tuần, riêng 5 ngân hàng thương mại có sở hữu nhà nước đã cho vay 32.000 tỷ đồng trong chương trình hỗ trợ lãi suất. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh như vậy, việc kiểm soát kịp thời và đầy đủ của Ngân hàng Nhà nước là rất khó khăn và tốn kém.

Thứ hai, tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung dài hạn thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất, kinh doanh cũng rất hạn chế trong giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ, ít có chủ DN dám mạo hiểm vay vốn ngân hàng trung và dài hạn để đầu tư cho một dự án khi thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trầm lắng. Khó khăn chủ yếu của DN hiện nay không phải là vốn mà là thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và ngoài nước, thiếu đơn hàng và hợp đồng sản xuất.

Không có đầu ra cho sản phẩm hàng hóa sản xuất ra, nên sản xuất bị thu hẹp, hoặc ngừng sản xuất, người lao động bị mất việc làm, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Phát sinh tình trạng không công bằng giữa các doanh nghiệp được vay và doanh nghiệp không được vay vốn hỗ trợ lãi suất. Mặt khác với mức hỗ trợ lãi suất tiền vay 4%/năm là khá lớn, đối tượng thụ hưởng thuộc nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, nếu kéo dài sẽ phát sinh tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, 25 Nguyen Ngoc Anh, Nguyen Duc Nhat, Nguyen Dinh Chuc, The impact of the economic stimulus on domestic, private enterprises, 6/2011

Page 59: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

59

giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ ba, toàn bộ qui trình kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá việc thực hiện các giải pháp kích cầu đã không được thiết kế và vận hành một cách đồng bộ. Quy trình cho vay: kiểm tra trước việc xác định được lượng hàng tồn kho đối với các chứng từ sử dụng tiền vay chậm thanh toán là một việc làm hết sức khó khăn.

Một số doanh nghiệp quy mô sản xuất lớn, mặt hàng tồn kho nhiều chủng loại, nhiều kích cỡ... thì việc xác định đâu là hàng tồn kho theo hóa đơn và phiếu xuất kho là việc làm mất thời gian cho ngân hàng và doanh nghiệp. Ngoài ra, định hướng chính sách kích cầu hiện nay không rõ ràng và không có sự phân định giữa các khái niệm kích cầu hay kích cung, kích cầu hay giải cứu,… Tất cả các gói chính sách ấy đều được gộp vào dưới cái tên “kích cầu” trong khi thiết kế của nó, hay tác động thực tế của nó, chưa chắc đã nhằm làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế.

Ví dụ chính sách hỗ trợ lãi suất sẽ là kích cầu nếu doanh nghiệp vay vốn đó để đầu tư. Nhưng nếu không kiểm soát chặt chẽ, các khoản vay này có khả năng được sử dụng không đúng mục đích. Vốn vay được hỗ trợ lãi suất có thể được doanh nghiệp dùng để đầu cơ mua cổ phiếu, tích trữ vàng, ngoại tệ mạnh hoặc đầu tư quá mức vào bất động sản thay vì đưa vào sản xuất kinh doanh. Hoặc doanh nghiệp vay vốn đó để đảo nợ thì sẽ không còn gọi là kích cầu được nữa, mặc dù nó vẫn có thể có tác dụng tích cực nào đó. Vấn đề không phải là đảo nợ là xấu hay tốt mà là chúng ta không theo dõi được tiến trình đó và có sự mâu thuẫn giữa chính sách dự định và thực tế chính sách. Về nguyên tắc thì hỗ trợ lãi suất cấm đảo nợ nhưng thực tế thì việc này vẫn diễn ra mà không thể kiểm soát được. Theo một nghiên cứu26, các doanh nghiệp quy mô vừa trong ngành khai khoáng sử dụng gói hỗ trợ lãi suất để thuê thêm nhiều lao động hơn là tăng vốn đầu tư nhà xưởng, máy móc, và thiết bị. Như vậy, gói kích thích kinh tế chủ yếu có hiệu quả trong ngắn hạn hơn là dài hạn.

6.4. Những tác động đến hộ gia đình

Chính phủ thực hiện gói kích cầu miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với một số đối tượng trong 6 tháng đầu năm 2009. Đến ngày 31/8/2009, đã có trên 937.000 đối tượng được miễn nộp thuế TNCN trong 6 tháng đầu năm 2009. Miễn giảm thuế TNCN đã tác động tới thu nhập của người nộp thuế, những người có nhu cầu tiêu dùng cao nói chung và chính là đối tượng cần kích cầu., giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất và công ăn việc làm cho người lao động.

26 To Trung Thanh, Impact of Stimulus Package on firm-level performance: an econometric assessment from 2009 PCI Data for Vietnam, 2010

Page 60: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

60

Hình: Tăng trưởng tiêu dùng hộ gia đình 2005-2009 (%)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Gói kích thích kinh tế có tác dụng tích cực tới cầu tiêu dùng của hộ gia đình. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình giảm đến 9,3% trong Quý I/2009 nhưng sang đến Quý II, III, IV đã tăng trưởng lần lượt là 3,8%, 8,4% và 9,3%. Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng cuối cùng đang trên đà phục hồi mạnh.

Mặt chưa được: Miễn giảm thuế TNCN chỉ là một giải pháp tình thế, nhất thời: Thời gian

miễn giảm không dài; mức độ miễn giảm còn có thể thay đổi. Tùy theo diễn biến của cuộc chiến chống suy thoái, phục hồi kinh tế, có thể còn có các giải pháp mới, có thể có những điều chỉnh cường độ các giải pháp đang áp dụng, cũng có thể bãi bỏ những giải pháp không còn cần thiết.

Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc giảm/hoàn thuế thu nhập không đem lại hiệu quả kích cầu lớn, vì có đến tới 80% số tiền được giảm/hoàn thuế được người dân tiết kiệm chứ không chi tiêu.Tuy nhiên, điều quan trọng là khâu chuẩn bị những văn bản dưới luật chưa thật tốt. Hơn nữa, thuế này lại đụng trực tiếp tới túi tiền của người dân, trong khi thông tin về chính sách lại chưa đủ rõ, nên phát sinh trong dân nhiều thắc mắc. Song, nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta chưa thấy hết tính chất phức tạp đặc biệt của thuế TNCN, chưa hiểu nó có đặc điểm khác biệt với các thuế khác là tính không đồng nhất. Vì vậy, việc chuẩn bị triển khai phải rất chu đáo và tất nhiên phải cần nhiều thời gian hơn.

Cả hai gói kích thích kinh tế của chính phủ đều chủ yếu nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp bổ sung vốn sản xuất, kinh doanh, thực chất là kích cung một cách trực tiếp. Trong các giải pháp cũng nói đến cân đối ngân sách để hỗ trợ hộ

Page 61: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

61

nghèo và bảo đảm an sinh xã hội, nhưng theo phương thức nào và tổng giá trị là bao nhiêu hiện chưa được xác định. Như vậy các biện pháp của chính phủ mới tập trung vào đầu tư và sản xuất, còn kích cầu tiêu dùng hầu như vẫn bị bỏ ngỏ. Theo TS Phạm Minh Trí, nếu quá chú trọng kích cung để chống suy giảm mà không kích cầu đúng mức, cân đối với khả năng thanh toán, thì sản phẩm của tất cả doanh nghiệp đều khó tiêu thụ ở cả trong và ngoài nước. 27

Một hạn chế nữa là các ngân hàng Việt Nam hiện nay chưa có dữ liệu về khách hàng cá nhân. Hiện Ngân hàng Nhà nước đã có Trung tâm tín dụng, nhưng thông tin mới dừng ở doanh nghiệp, chứ chưa có hồ sơ của các cá nhân, nên khó khăn khi cho vay tiêu dùng.

6.5. Tác động lên khu vực nông nghiệp, nông thôn Gói kích thích kinh tế của chính phủ mà đặc biệt là gói hỗ trợ lãi suất cho

nông nghiệp nông thôn theo quyết định 497/QĐ-TTg ban hành vào tháng 4 năm 2009 đã có những tác động tích cực tới khu vực nông nghiệp nông thôn như bổ sung nguồn vốn sản xuất, tạo thuận lợi nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp, cân đối cung cầu các sản phẩm nông nghiệp, từ đó ngăn chặn đà suy thoái và đảm bảo việc làm cho người lao động.

Về bổ sung nguồn vốn, tính đến 31/12/2009 dư nợ cho vay theo Quyết định số 497/QĐ-TTg là 776,17 tỷ đồng, kinh phí HTLS theo Quyết định này là 17,2 tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ lệ 0,164%/tổng số kinh phí HTLS do có nhiều vướng mắc trong việc thực hiện. Để khắc phục những yếu kém trên, ngày31/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2213/QĐ-TTg (QĐ 2213) nhằm tháo gỡ những vướng mắc của QĐ 497. QĐ 2213 đã làm rõ khái niệm khu vực nông thôn để xác định hỗ trợ lãi suất cùng như mở rộng danh mục hàng hóa được hỗ trợ lãi suất, bỏ định mức vay tối đa đối với nhóm vật tư nông nghiệp, làm rõ khái niệm sản xuất trong nước. Theo báo cáo của ngân hàng Thương mại, đến 31/3/2010 dự nợ hỗ trợ lãi suất theo QĐ 2213 là 146,95 tỷ đồng (chiếm 3,75%) tổng dư nợ được hỗ trợ lãi suất, cao hơn đáng kể so với dư nợ cho vay theo QĐ 497. Điều này đồng nghĩa với lượng vốn bổ sung cho khu vực nông nghiệp nông thôn đã tăng lên đáng kể.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đưa ra một loạt các biện pháp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khác như cho phép tăng mua dự trữ quốc gia về gạo và xăng dầu nhằm đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, dự kiến tổng nguồn vốn cho nhiệm vụ này khoảng 2.800 tỷ đồng (trong đó mua gạo là 1.300 tỷ đồng; xăng dầu là 1.500 tỷ đồng); hỗ trợ thay thế xe công nông, xe cơ giới 3 bánh; kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh,... khoảng 7.000 tỷ đồng.

27 http://www.tinthuongmai.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/1/ContentID/63606/Default.aspx

Page 62: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

62

Kết quả, kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn đã có những chuyển biến tích cực trong nửa cuối năm 2009 và 2010. Theo báo cáo của Bộ Công thương, việc ban hành Quyết định 497/QĐ-TTg đã giúp nhiều doanh nghiệp trong nước duy trì sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Ví dụ như trong 7 tháng đầu năm 2009, Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam có sản lượng sản xuất và tiêu thụ máy kéo, xe vận chuyển tăng 84,77%, máy phun thuốc trừ sâu tăng 342,23%, máy bơm nước các loại tăng 159%, máy cắt lúa, gặt đập liên hợp tăng 50,74%. Theo một nghiên cứu của VEPR về ảnh hưởng của chính sách lãi suất tới hoạt động của các doanh nghiệp, nhìn chung, gói hỗ trợ lãi suất đã có tác động tích cực tới hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản. Cụ thể, gói kích thích kinh tế tuy nhiên có tác động tiêu cực lên số lượng lao động trong các doanh nghiệp này, nhưng đã có tác động tích cực lên lao động28 và lên vốn29 của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp/lâm nghiệp/thủy sản, thậm chí tác động của những thay đổi về vốn này còn cao nhất so với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vưc nông nghiệp/lâm nghiệp/thủy sản là những doanh nghiệp có xác suất tham gia vào chương trình hỗ trợ lãi suất lớn nhất. Điều này cho thấy chính sách hỗ trợ lãi suất đã có tác dụng tích cực trong việc đưa ra hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc ngành này để hỗ trợ việc mua máy móc và thiết bị - một trong những mục tiêu của kích cầu nông nghiệp.

Tác động của gói kích thích kinh tế còn thể hiện qua sự gia tăng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản so với thời điểm trước khi gói kích thích kinh tế được ban hành.

Bảng: Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp cơ bản

3 tháng/ 2009

6 tháng/ 2009

9 tháng/ 2009

Cả năm 2009

3 tháng/ 2010

6 tháng/ 2010

9 tháng/ 2010

Cả năm 2010

Đóng góp vào GDP 1,84 1,47 1,58 1,82 3,45 3,31 2,89 2,78 Tăng trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản 0,9 2,76 2,6 3 5,8 5,3 4,6 4,7 GTSX Nông nghiệp -0,1 1,8 2,3 2,2 6,1 5,4 4,4 4,2 GTSX Lâm nghiệp 2,5 3,1 2,8 3,8 4,5 4 4,1 4,6 GTSX Thủy sản 3,9 4,3 3,3 5,4 4,9 5,3 5,3 6,1 Sản lượng thủy sản 5,2 5 4,1 5,3 4,4 4,9 4,7 5,3 Sản lượng thủy sản nuôi trồng -0,2 4,7 1,8 4,2 5 5,2 4,7 4,9 Sản lượng thủy sản đánh bắt 9,2 3,7 6,8 6,6 3,9 4,7 4,7 6,2

28 Tác động lên lao động là những thay đổi xếp hạng về số lao động của năm 2008 (trước khi có gói kích cầu và tại thời điểm điều tra (sau khi có gói kích cầu). Các doanh nghiệp được xếp hạng theo mục từ 1 đến 8, tương ứng là (<5), (5-8), (10-48), (50-188), (200-288), (300-488), (500-1000) và (>1000) lao động. 29 Tác động lên vốn của doanh nghiệp là thay đổi xếp hạng số vốn của doanh nghiệp năm 2008 (trước khi có gói kích cầu) và tại thời điểm điều tra (sau khi có gói kích cầu). Các doanh nghiệp được xếp hạng theo mục từ 1 đến 8, tương ứng là (<0.5), (0.5-1), (1-5), (5-10), (10-50), (50-200), (200-500) và (>500) tỷ đổng

Page 63: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

63

Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I/2009 theo giá so sánh 1994 chỉ đạt 44,7 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so với quý I/2008; nhưng quý II/2009 đã đạt 52,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% so với quý II/2008. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I/2010 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 48,2 nghìn tỷ đồng, tăng 5,8% so với quý I/2009, bao gồm nông nghiệp đạt 36,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1%; lâm nghiệp đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5%; thủy sản đạt 10,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 không chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,9% của quý I/2009 mà còn tăng khá cao so với tốc độ tăng quý I của nhiều năm trước. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản quý I/2006 tăng 2,4%; quý I/2007 tăng 2,7%; quý I/2008 tăng 4,1%; quý I/2009 tăng 3,4%.

Sau khi ban hành QĐ 497 hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nông thôn, khu vực nông nghiệp đã có những chuyển biến đáng kể. Giá trị sản xuất nông nghiệp tính đến hết quý 2 năm 2009 đã tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong khi trước đó vào quý 1, tăng trưởng nông nghiệp đã mang dấu âm. Năm 2009, sản lượng lương thực vụ đông xuân vượt mức kỷ lục của năm trước (tăng 0,3%). Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển; cả nước không còn ổ dịch gia cầm, dịch bệnh gia súc được khống chế. Thời điểm thứ hai đáng chú ý là quý 1 năm 2010, ngay sau khi quyết định 2213 có tác dụng, giá trị sản xuất nông nghiệp đã tăng lên 6,1% so với quý I năm 2009. Sự gia tăng đột ngột này một phần do khu vực nông nghiệp đã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của suy giảm kinh tế vào quý 1/2009, song cũng không thể phủ nhận những tác động tích cực của việc hỗ trợ lãi suất tới sản xuất nông nghiệp.

Khai thác thuỷ sản cũng có nhiều thuận lợi trong năm 2009 và 2010 do ngư dân được Nhà nước hỗ trợ mua và đóng mới tàu, thuyền. Sản lượng nuôi trồng thủy sản sau khi sụt giảm mạnh vào quý 1/2009, ở mức -0,2% so với cùng kỳ năm trước do hệ quả của khủng hoảng kinh tế, làm giảm sút các hợp đồng xuất khẩu thủy hải sản đã tăng trưởng mạnh trở lại vào quý 2, nâng tổng giá trị thủy sản nửa đầu năm 2009 tăng 4,7% so với nửa đầu năm 2008. Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2009 ước tính đạt 2277,7 nghìn tấn, tăng 6,6% so với năm trước (tốc độ tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây), trong đó khai thác biển đạt 2086,7 nghìn tấn, tăng 7,2%. Khai thác biển tăng cao một phần do điều kiện đánh bắt thuận lợi, một phần do chính sách hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu có công suất lớn đã tăng năng lực khai thác hải sản xa bờ. Ngoài ra, dịch vụ nghề cá được cải tiến hợp lý và hiệu quả hơn đã tạo điều kiện cho các tàu thuyền tăng thêm số ngày đánh bắt trên biển.

Sự phát triển ổn định trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã tạo điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế, ổn định xã hội và nâng cao đời sống

Page 64: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

64

nhân dân; đồng thời tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhất là trong điều kiện xuất khẩu đang gặp khó khăn do thị trường bị thu hẹp, giá cả xuất khẩu xuống thấp.

Bên cạnh những mặt tích cực kể trên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện cũng như kết quả của gói kích thích kinh tế đến khu vực nông nghiệp nông thôn.

Mục tiêu đầu tư máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn theo Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 14/4/2009 chưa đem lại kết quả như mong muốn. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 497/QĐ-TTg đạt thấp do có một số vướng mắc, người dân khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng:

(i) Có sự trùng lắp về đối tượng hỗ trợ lãi suất với quyết định số 131/QĐ-TTg và Quyết định số 443/QĐ-TTg;

(ii) Điều kiện, thủ tục cho vay chặt chẽ hơn so với cho vay theo cơ chế thông thường như chỉ cho vay để mua hàng hóa sản xuất trong nước trong khi thiếu những quy định và chỉ dẫn chi tiết. Cụ thể:

+ Tiêu chí xác định là vùng nông thôn để được hỗ trợ lãi suất khi vay vốn làm nhà ở chưa được hướng dẫn cụ thể: nên khó khăn cho cấp chính quyền địa phương khi xác nhận vay vốn và cả Ngân hàng khi quyết định hỗ trợ lãi suất cho đối tượng này theo đúng quy định

+ Quy định mức cho vay tối đa chi phí vật tư được hỗ trợ lãi suất là 7 triệu đồng/ha chưa phù hợp với các địa bàn hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày như cây cà phê, hồ tiêu, cao su…do chi phí đầu tư cho chăm sóc các loại cây công nghiệp là khá cao.

+ Theo Quyết định 497/QĐ-TTg, để được hỗ trợ lãi suất thì khi vay tiền mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp phải là máy móc được sản xuất trong nước. Trong khi đó nông dân sản xuất nông nghiệp với diện tích lớn, cần mua sắm máy cày cỡ lớn, máy gặt đập liên hợp... Nhưng các loại máy này chủ yếu nhập từ nước ngoài, còn trong nước sản xuất thì hạn chế hoặc không phù hợp với nông dân. Đối với các hộ sản xuất chỉ đủ tiền đầu tư các máy móc thiết bị đã qua sử dụng thì nhiều trường hợp không có hoá đơn chứng từ để đảm bảo điều kiện hỗ trợ lãi suất theo quy định

+ Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn trong việc xác nhận các đối tượng vay vốn được hỗ trợ lãi suất theo QĐ 497: chưa được các cấp chính quyền địa phương quán triệt, để nắm vững và xác nhận đúng theo quy định.

Để giải quyết vướng mắc này, trên cơ sở đề xuất của Bộ Công Thương,

Page 65: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

65

ngày 31/12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2213/QĐ-TTg (QĐ 2213) nhằm tháo gỡ những vướng mắc của QĐ 497. QĐ 2213 đã làm rõ khái niệm khu vực nông thôn để xác định hỗ trợ lãi suất cùng như mở rộng danh mục hàng hóa được hỗ trợ lãi suất, bỏ định mức vay tối đa đối với nhóm vật tư nông nghiệp, làm rõ khái niệm sản xuất trong nước. Theo báo cáo của ngân hàng Thương mại, đến 31/3/2010 dự nợ hỗ trợ lãi suất theo QĐ 2213 là 146,95 tỷ đồng( chiếm 3,75%) tổng dư nợ được hỗ trợ lãi suất. Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, tỷ trọng dư nợ hỗ trợ lãi suất theo QĐ 2213 so với tổng dự nợ được hỗ trợ lãi suất đã chiếm tỷ lệ cao hơn so với QĐ 497. Tuy nhiên về số tuyệt đối vẫn ở mức thấp, mà một trong các nguyên nhân chủ yếu do phần lớn các nhu cầu vay vốn được hỗ trợ lãi suất theo QĐ 2213 đều thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất theo QĐ 2072 ngày 12/12/2009. Dư nợ hỗ trợ lãi suất trùng lắp giữa các Quyết định tại thời điểm 31/3/2010 khoảng 1.138 tỷ đồng, thời điểm 28/4/2010 là 1.076 tỷ đồng

6.6. Tác động của gói kích cầu trong bảo đảm an sinh xã hội

Đánh giá tác động của các chính sách lên an sinh xã hội không chỉ giới hạn ở những chính sách trực tiếp về an sinh xã hội mà còn từ những chính sách khác trong gói kích thích kinh tế tác động lên đời sống người dân. Để đánh giá cụ thể hơn có thể xét đến từng tiêu chí về việc làm, xóa đói, giảm nghèo và việc đảm bảo mức sống.

Về việc làm

Có thể thấy nếu như cuối năm 2008 và đầu năm 2009, lao động chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng, rõ rệt nhất là lao động trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu và lao động phi chính thức, điều này được thể hiện rõ trong chuỗi báo cáo đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế của Oxfarm. Theo Đinh Thị Thu Phương (2010), thị trường lao động tại các chợ lao động chính tại Hà Nội đã chịu ảnh hưởng mạnh từ khủng hoảng với việc sụt giảm mạnh trong cầu lao động trong thời điểm đầu năm 2009, đặc biệt đối với các công việc liên quan đến ngành xây dựng. Theo Nguyen Tam Giang và cộng sự (2009) , tác động của khủng hoảng lên việc làm tại các làng nghề cũng hết sức rõ rệt thể hiện ở số lượng lao động ngoại tỉnh tại các làng nghề giảm chỉ còn khoảng 60% so với năm trước. Như vậy có thể thấy khủng hoảng kinh tế có tác động mạnh tới lao động và việc làm trong nền kinh tế.

Trong bối cảnh đó, các gói hỗ trợ lãi suất và các chính sách giảm thuế như phân tích ở trên đã hỗ trợ doanh nghiệp duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó giảm lượng thất nghiệp thực sự gây ra do khủng hoảng. Điều này được khẳng định thông qua một số nghiên cứu đã đánh giá tác động của gói hỗ trợ lãi suất lên việc thuê lao động của các doanh nghiệp như nghiên cứu của Nguyen

Page 66: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

66

Ngoc Anh và cộng sự (2010) và Nguyễn Đức Thành (2010) . Theo những nghiên cứu này, các doanh nghiệp có tham gia vào chương trình hỗ trợ lãi suất đã mở rộng sản xuất và thuê thêm lao động, như vậy đã tạo thêm việc làm cho nền kinh tế. Từ đó giúp cho tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam không tăng nhiều như trong các dự đoán trước đó , tỷ lệ thất nghiệp năm 2009 chỉ lên tới 2,9%, năm 2010 là 2,88% so với mức 2,38% năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm, chỉ còn ở mức 4,60% và 4,43% trong năm 2009 và 2010 trong khi con số năm 2008 là 4.65%.

Mặc dù chính sách kích cầu có hỗ trợ cho việc giảm thất nghiệp song chưa giảm được tỷ lệ thiếu việc làm. Năm 2009, tỷ lệ thiếu việc làm đã tăng mạnh ở cả khu vực nông thôn và thành thị so với năm 2008 và xảy ra ở hầu hết các vùng. Điều này cho thấy chính sách kích cầu chưa thực sự có tác động sâu vào hạn chế tác động của khủng hoảng tới việc làm.

Tuy nhiên, tác động của gói kích cầu đến việc làm giữa các vùng chưa đồng đều và cũng chưa thể hiện đúng trọng tâm tới các khu vực cần thiết trong nền kinh tế.

Sự không đồng đều trước hết là ở sự tăng giảm tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng. Tỷ lệ thất nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc Bộ và Đông Nam Bộ giảm song tỷ lệ thất nghiệp tại các vùng khác lại tăng lên, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. Điều này cho thấy chính sách kích cầu chưa hướng tới giảm bớt khoảng cách phát triển kinh tế giữa các vùng trong nền kinh tế.

Chỉ có khoảng 20% số doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ lãi suất, điều này đã hạn chế không nhỏ tác động tích cực từ chương trình này tới tạo thêm việc làm trong nền kinh tế. Ngoài ra còn có thể dựa trên những thống kê về các gói hỗ trợ lãi suất cho các khu vực doanh nghiệp như ở phần trên đã đưa ra, trong khi khu vực sản xuất nông nghiệp là khu vực có khả năng hấp thụ lao động nhiều nhất, và khu vực sản xuất tại các làng nghề, chịu tác đông nhiều nhất từ khủng hoảng lại gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các gói hỗ trợ lãi suất do trở ngại về thủ tục . Có thể đây là một trong số nguyên nhân dẫn đến sự chưa đồng đều trong tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn và thành thị, tỷ lệ thất nghiệp giảm ở khu vực thành thị song lại tăng ở khu vực nông thôn. Năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn chỉ là 1,53% thì sang năm 2009 con số này đã tăng lên 2,25%, năm 2010 là 2,27%.

Ngoài ra gói kích cầu chưa có biện pháp gì cụ thể cho khu vực kinh tế phi chính thức như những người lao động tại các chợ lao động, khu vực này chịu ảnh hưởng khá sâu sắc từ khủng hoảng kinh tế song lại không có một hỗ trợ gì.

Page 67: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

67

Như vậy đánh giá chung các gói kích cầu hướng tới mục tiêu hỗ trợ mở rộng sản xuất kinh doanh mặc dù đem lại tác động tích cực trong việc hạn chế gia tăng tỷ lệ thất nghiệp song chưa thực sự kịp thời (thể hiện ở việc thị trường lao động trì trệ trong đầu năm 2009), chưa đầy đủ và chưa hiệu quả. Gói kích cầu lẽ ra đã có thể đem lại những kết quả tốt hơn nếu các thủ tục để tham gia vào các chương trình hỗ trợ lãi suất được điều chỉnh phù hợp với thực tế sản xuất và thông tin về chương trình hỗ trợ lãi suất được phổ biến rõ ràng hơn tới khu vực làng nghề.

Tác động của gói kích cầu lên quá trình xóa đói giảm nghèo

Có thể coi gói kích cầu bao gồm nghị quyết 30a là chính sách riêng cho xóa đói giảm nghèo, vậy nên khi đánh giá tác động của gói kích cầu cũng cần đánh giá tác động của chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững. Chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đã có tác động tích cực ở các huyện thực hiện, cụ thể chính sách này đã hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất thông qua các chương trình giúp đỡ về kĩ thuật, hỗ trợ kinh phí lên tới 8.064 triệu đồng để xây dựng cơ sở vật chất, và hỗ trợ vay vốn mức lãi suất 0% với tổng số vốn lên tới 376.030 triệu đồng. Đồng thời chính sách hỗ trợ lao động tham gia vào xuất khẩu lao động tại 52 huyện cũng được triển khai khá tốt. Những chính sách này đã tạo việc làm và nguồn thu nhập ổn định hơn cho người nghèo.

Bên cạnh những chính sách hướng tới sản xuất và tạo việc làm, chương trình giảm nghèo cũng có những chính sách khác đảm bảo đời sống cho người nghèo như việc hỗ trợ 2.844 tấn gạo cho các hộ nghèo ở thôn, bản giáp biên giới, và việc thực hiện xoá 74.951 nhà dột nát cho hộ nghèo, đạt tỷ lệ 100% vào tháng 6 năm 2010.

Ngoài ra chương trình giảm nghèo nhanh dưới gói kích cầu cũng kêu gọi được doanh nghiệp tham gia vào và giúp đỡ các huyện nghèo trong việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng như xây trường học, lớp bán trú dân nuôi, nhà giáo viên; nhà văn hoá, cầu dân sinh; hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo, học sinh diện cử tuyển, trang thiết bị giáo dục, đào tạo, nâng cao điều kiện sống cho người dân.

Với tác động của những chính sách này, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam dù trong khủng hoảng vẫn giảm từ mức 14,8% năm 2008 xuống khoảng 11% năm 2009, vượt chỉ tiêu đề ra, và xuống chỉ còn 10,6% năm 2010. Tuy nhiên, chính sách này của Việt Nam vẫn có hạn chế bởi nguy cơ tái nghèo cao, tỷ lệ tái nghèo năm 2009 ở một số nơi tăng cao so với nhiều năm trước. Hơn nữa, tính toán về tỷ lệ hộ nghèo như trên là tính theo chuẩn nghèo cũ, trong khi đó nếu tính theo mức chuẩn nghèo mới được điều chỉnh thì tỷ lệ nghèo của Việt Nam lên tới 20%.

Page 68: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

68

Về bảo đảm mức sống của người dân

Với tác động lên thất nghiệp và quá trình xóa đói giảm nghèo như đã nói ở trên, gói kích cầu đã giúp duy trì thu nhập cho nhiều lao động trong bối cảnh kinh tế sụt giảm, duy trì mức thu nhập và các chế độ của doanh nghiệp đối với lao động. Gói kích cầu kịp thời đã thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giữ giá nhờ giảm được chi phí vốn và giảm thuế giá trị gia tăng trong suốt năm 2009. Bên cạnh đó các chương trình kích cầu tiêu dùng cũng hướng vào giảm giá và kích thích khả năng mua sắm. Những biện pháp này cùng với việc duy trì thu nhập đã đảm bảo được đời sống ổn định cho người lao động. Điều này có thể thấy ở mức độ căng thẳng giữa doanh nghiệp và lao động giảm đi thể hiện ở số vụ đình công năm 2009 đã giảm chỉ còn 30% so với năm 2008. Bên cạnh đó với những gói hỗ trợ doanh nghiệp trong việc trả lương lao động, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu, mua nông sản cho nông dân, và các khoản an sinh cho các đối tượng có thu nhập thấp như việc hỗ trợ các hộ nghèo ăn tết cũng đã góp phần hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn.

Tuy vậy do việc thực hiện gói hỗ trợ chưa kịp thời và chưa đầy đủ nên một bộ phận người dân trong khu vực kinh tế phi chính thức chưa được đảm bảo về đời sống và vẫn chịu tác động tiêu cực lớn từ khủng hoảng. Các chính sách giảm thuế hay kích thích chưa tập trung vào đối tượng có thu nhập thấp, cần hỗ trợ nhiều mà mới chỉ hướng tới chung chung bằng việc hoãn nộp thuế thu nhập cá nhân, những đối tượng có thu nhập trung bình hoặc cao mà đúng ra chưa thực sự cần hỗ trợ. Điều này làm sâu sắc thêm quá trình phân hóa giàu nghèo trong khủng hoảng.

6.7. Một số đánh giá định lượng ban đầu

Sau khi Chính phủ chính thức chấm dứt gói kích thích kinh tế, đã có một số nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm đánh giá tác động đối với nền kinh tế, trong đó nổi bật là nghiên cứu của TS. Tô Trung Thành và các đồng nghiệp. Tuy nhiên, do nhiều hạn chế về mặt số liệu nên nghiên cứu này chỉ tập trung đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất đến khu vực doanh nghiệp nhằm trả lời hai câu hỏi:

- Hỗ trợ lãi suất ngắn hạn giúp doanh nghiệp tăng vốn lưu động, nhờ đó duy trì được hoạt động sản xuất và lợi nhuận?

- Hỗ trợ lãi suất không có tác động nhiều đến việc đầu tư mở rộng sản xuất, nếu có thì là do thị trường vốn bình ổn trở lại, đẩy đường chi phí vốn xuống thấp hơn?

Dựa vào bộ số liệu đánh giá về năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp và cấp tỉnh năm 2009 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện

Page 69: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

69

và được đánh giá là bộ số liệu tốt nhất có thông tin về các doanh nghiệp được nhận hỗ trợ lãi suất trong năm 2009 với thông tin chủ yếu về sự thay đổi trong số lượng lao động và tổng vốn sử dụng, nhóm nghiên cứu đã đánh giá tác động của gói kích cầu lên hoạt động của các doanh nghiệp và tác động của chính sách lên đầu tư tư nhân, hoạt động kinh doanh và tăng trưởng.

Hai phương pháp được sử dụng là Ước lượng phương trình hồi quy và phương pháp xác định chênh lệch trong kết quả hoạt động giữa nhóm các doanh nghiệp tham gia chương trình (treatment group) với các doanh nghiệp thuộc nhóm so sánh (comparison group), trong đó nhóm so sánh sẽ được lọc ra từ các doanh nghiệp thực tế không tham gia chương trình hỗ trợ.

Hai bộ số liệu nói trên được thực hiện với mục đích chính là đánh giá về môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp nên không cung cấp những số liệu chi tiết về đặc điểm và kết quả hoạt động của doanh nghiệp một cách đầy đủ. Do đó, các biến và cách đo lường, bao gồm các biến quan sát được của các doanh nghiệp (Xi) và kết quả hoạt động (Ri) được dùng trong hai phương pháp nêu trên được nhóm mô tả như sau:

Nhóm biến

Tên biến Mô tả và đo lường

Xi

Số năm hoạt động Số năm hoạt động tính từ khi thành lập

Loại hình doanh nghiệp

Gồm 4 biến giả: i) doanh nghiệp tư nhân, ii) công ty TNHH, iii)công ty cổ phần, iv) các loại hình khác

Ngành Gồm 4 biến giả: i) công nghiệp/chế biến/xây dựng, ii) dịch vụ/thương mại, iii) nông nghiệp/lâm nghiệp/thủy sản, iv) công nghiệp khai khoáng và các ngành khác

Quy mô doanh nghiệp Gồm biến giả: i) siêu nhỏ, ii) nhỏ, iii) vừa và iv) lớn Các tiêu chuẩn xác định quy mô doanh nghiệp được quy định trong Nghị định 56/2009/NĐ-CP

Thị trường hướng đến

Gồm 2 biến giả: i) hướng vào nội địa nếu tỉ trọng của doanh số bán trong nước cao hơn 50% và ii) ngược lại là hướng vào xuất khẩu.

Đặc điểm vùng Tất cả chỉ số phụ PCI giải thích cho sự khác nhau về đặc điểm giữa các tỉnh. Những số liệu này có thể kiểm soát được những đặc điểm vùng mà có tác động tới hoạt động của các doanh nghiệp.

Ri

Thay đổi về lao động Thay đổi trong mục xếp hạng về số lao động của năm 2008 ( trước khi có gói kích cầu) và tại thời điểm điều tra (sau khi có gói kích cầu).

Thay đổi trong số lượng lao động

Thay đổi về số lượng lao động từ năm 2008 (trước khi có gói kích cầu) và tại thời điểm điều tra (sau khi có gói kích cầu).

Thay đổi về vốn Thay đổi trong mục xếp hạng về số vốn của năm 2008 ( trước khi có gói kích cầu) và tại thời điểm điều tra (sau khi có gói kích cầu).

Kế hoạch kinh doanh trong 2 năm tới.

Gồm 4 biến giả: i) tăng quy mô sản xuất, ii) giảm quy mô sản xuất, iii) giữ nguyên quy mô sản xuất, iv) đóng cửa sản xuất

Kết quả ước lượng của hai phương pháp được mô tả trong 2 bảng dưới

đây, theo đó kết quả của phương pháp hồi quy cho thấy các doanh nghiệp vừa và

Page 70: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

70

nhỏ có xu hướng kinh doanh tốt hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn. Các doanh nghiệp sản xuất hướng vào thị trường nội địa thuê nhiều lao động hơn các doanh nghiệp sản xuất hướng vào xuất khẩu, có thể do các doanh nghiệp xuất khẩu chịu tác động của khủng hoảng mạnh hơn là các doanh nghiệp sản xuất cho thị trường trong nước. Những doanh nghiệp thuộc các tỉnh không có thành kiến với sở hữu tư nhân có kết quả hoạt động tốt hơn, cho thấy tầm quan trọng của một môi trường kinh doanh thuận lợi đối với khu vực tư nhân. Trong khi đó, các đặc điểm về số năm hoạt động, hình thức sở hữu và ngành lại không có tác động gì tới sự thay đổi về số lượng lao động của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2008-2009. Nhìn chung, gói hỗ trợ lãi suất có tác động tích cực tới hoạt động của các doanh nghiệp xét về mặt thay đổi trong số lượng lao động. Tuy nhiên, mức độ tác động còn tương đối nhỏ. Theo kết quả ước lượng từ tất cả các hàm hồi quy thì bình quân mỗi doanh nghiệp tham gia vào chương trình hỗ trợ lãi suất chỉ tăng thêm được 4 lao động so với các doanh nghiệp không tham gia.

Ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy

(1) (2) (3) (4) (5) (6) Có tiếp cận với chương trình hỗ trợ 3.74** 3.96** 3.96** 3.94** 3.96** 3.96** Số năm hoạt động -0.01 -0.01 -0.46 -0.44 Hình thức sở hữu Doanh nghiệp tư nhân 4.09 4.14 0.92 4.15 Công ty TNHH 4.43 4.45 1.00 4.47 Công ty cổ phần 6.52 6.61 1.42 6.62 Ngành Công nghiệp/chế biến/xây dựng 0.24 0.32 0.28 0.33 Dịch vụ/thương mại 1.52 1.50 0.98 1.51 Nông nghiệp/lâm nghiệp/thủy sản -0.55 -0.35 -0.19 -0.34 Quy mô doanh nghiệp Siêu nhỏl 6.77** 6.95** 2.50** 2.05** 7.03** 6.08** Nhỏ 7.18** 7.46** 2.67** 2.44** 7.53** 6.65** Vừa 9.62** 9.79** 3.29** 3.03** 9.83** 9.94** Sản xuất hướng vào thị trường nội địa 12.47** 12.73** 6.13** 5.99** 12.72** 13.31** Đặc điểm vùng Phí gia nhập -0.11 Sở hữu đất 1.08 Sự minh bạch -0.28 Chi phí thời gian -0.20 Các loại chi phí không chính thức 0.51 Không có thành kiến đối với khu vực tư nhân

1.10**

Pro-activity -0.37 Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh 0.68 Chính sách lao động 0.10 Các cơ quan pháp lý 0.23 Cơ sở hạ tầng -0.03 Hằng số -38.41** -25.55** -4.74** -6.20** -25.70** -19.73** R-squared 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 Ghi chú: **: hệ số có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Kết quả của phương pháp thứ hai (điểm xu hướng) cho thấy các nhân tố như số năm hoạt động và một vài đặc điểm vùng dường như không có tác động đến xác suất tham gia vào chương trình hỗ trợ lãi suất của các doanh nghiệp,

Page 71: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

71

trong khi các yếu tố về loại hình sở hữu, ngành, quy mô, thị trường hướng đến và một vài chỉ số phụ trong PCI lại có ý nghĩa quyết định đối với việc tham gia vào chương trình hỗ trợ. Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và công ty cổ phần có xu hướng tham gia vào chương trình hỗ trợ lãi suất cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có xác suất tham gia vào chương trình hỗ trợ cao nhất, có thể do khu vực này nằm trong số những mục tiêu hướng tới của gói hỗ trợ, trong khi đó các doanh nghiệp khai thác khoáng sản lại có xác suất tham gia thấp hơn các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác. Doanh nghiệp siêu nhỏ với quy mô dưới 10 lao động gặp khó khăn trong việc tiếp cận với gói hỗ trợ, trong khi các doanh nghiệp vừa (50-200 lao động đối với ngành thương mại và 200-300 lao động đối với các ngành khác) lại có xác suất nhận được các khoản vay ưu đãi cao nhất. Kết quả cũng cho thấy các doanh nghiệp sản xuất hướng vào xuất khẩu có xác suất tham gia cao hơn các doanh nghiệp sản xuất hướng vào thị trường nội địa.

Mô hình logit về xác suất tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất Có tham gia vào chương trình

hỗ trợ lãi suất Hệ số Độ lệch chuẩn z P>z

Số năm hoạt động 0.0009 0.0007 1.2200 0.2210 Loại hình Doanh nghiệp tư nhân 0.8421*** 0.2555 3.3000 0.0010

Công ty TNHH 0.7827*** 0.2547 3.0700 0.0020 Công ty cổ phần 0.8428*** 0.2576 3.2700 0.0010

ngành Công nghiệp/chế biến/xây dựng 0.1417** 0.0679 2.0900 0.0370 Dịch vụ/thương mại 0.2277*** 0.0689 3.3100 0.0010 Nông nghiệp/lâm nghiệp/thủy sản 0.2301** 0.0927 2.4800 0.0130

Quy mô Siêu nhỏ -0.5021*** 0.0790 -6.3500 0.0000 Nhỏ 0.2877*** 0.0719 4.0000 0.0000 Vừa 0.8175*** 0.1067 7.6600 0.0000 Sản xuất hướng vào thị trường nội địa -0.5696*** 0.0976 -5.8400 0.0000 Đặc điểm vùng Phí gia nhập -0.1015** 0.0450 -2.2600 0.0240

Sở hữ u đất 0.1397*** 0.0343 4.0800 0.0000 Sự minh bạch 0.0490 0.0318 1.5400 0.1230 Chi phí thòi gian 0.0239 0.0293 0.8200 0.4140 Các chi phí không chính thức -0.0786* 0.0452 -1.7400 0.0820 Không có thành kiến với khu vực tư nhân

0.1246*** 0.0254 4.9000 0.0000

Pro-activity -0.0739*** 0.0222 -3.3300 0.0010 Các dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh

-0.1616*** 0.0307 -5.2600 0.0000

Chính sách lao động -0.0053 0.0420 -0.1300 0.8990 Các cơ quan pháp lý 0.0392 0.0344 1.1400 0.2560 Cơ sở hạ tầng -0.0064 0.0043 -1.5100 0.1300

Hằng số -0.4534 0.5578 -0.8100 0.4160

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chính sách hỗ trợ lãi suất có tác động tích cực đến lao động và vốn, hàm ý là các doanh nghiệp nhận được hỗ trợ lãi

Page 72: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

72

suất thuê thêm lao động và đầu tư thêm vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả ước lượng cho thấy tác động của chính sách lên số lượng lao động là 3.27, có nghĩa là, bình quân mỗi doanh nghiệp nhận được hỗ trợ lãi suất có xu hướng thuê thêm 3- 4 lao động và kết quả này tương đương với kết quả thu được từ phương pháp hồi quy ở trên.

Tác động của gói hỗ trợ lãi suất lên hoạt động của doanh nghiệp Trung bình Độ lệch chuẩn Tác động lên hoạt động của doanh nghiệp

Tác động lên lao động 0.04 0.42 Tác động lên số lượng lao động 3.27 41.5 Tác động lên vốn 0.04 0.49

Tác động lên kế hoạch sản xuất trong 2 năm tói

Tăng quy mô sản xuất 0.05 0.51 Giảm quy mô sản xuất -0.03 0.50 Giữ nguyên quy mô hiện tại -0.01 0.17 Đóng cửa sản xuất -0.01 0.14

Nhìn chung, nghiên cứu do TS. Tô Trung Thành và các đồng nghiệp thực hiện cũng đã chỉ ra rằng gói hỗ trợ lãi suất 4% đã tác động tích cực đối với sự thay đổi về lao động và vốn của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có xu hướng thuê thêm lao động, tăng vốn và có cái nhìn lạc quan về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tương lai. Tuy nghiên cứu không thể đánh giá được quy mô tác động của gói hỗ trợ lên vốn và đầu tư do các biến số về vốn trong bộ số liệu điều tra đều ở dạng xếp loại chứ không phải là giá trị tuyệt đối nhưng kết quả nghiên cứu đã cho thấy tác động tích cực của gói kích cầu, giúp lao động làm việc trong khu vực tư nhân không giảm đi trong giai đoạn suy thoái kinh tế.

III. Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị

Như đã phân tích ở trên, gói kích thích kinh tế tập trung chủ yếu cho việc bù lãi suất cho vay của các ngân hàng, mở rộng đối tượng được tài trợ lãi suất 4% cho tất cả các dự án đầu tư mới với thời hạn 2 năm; miễn, giảm và giãn thuế cho đối tượng chịu thuế; tăng chi ngân sách, đẩy mạnh trợ cấp thất nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ còn thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ: điều chỉnh hạ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO); tiếp tục cơ cấu lại nợ và lãi suất cho vay; điều chỉnh giá theo nguyên tắc thị trường để thực hiện mục tiêu hỗ trợ lãi suất cho các DN..... Việc triển khai thực hiện vốn kích cầu của Chính phủ khá kịp thời, đã tạo ra “cú hích” cho nền kinh tế đang trong tình trạng trì trệ và suy giảm, đem lại những kết quả tích cực bước đầu. Về cơ bản, kích cầu của Chính phủ đã tác động đúng vào các đối tượng, nhất là các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa…

Page 73: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

73

Tuy nhiên, gói kích thích kinh tế cũng còn tồn tại một số hạn chế. Chính sách bù lãi suất mang tính bình quân không tạo cơ hội để tái cấu trúc lại nền kinh tế, giảm bớt những DN làm ăn kém hiệu quả. Việc thực hiện miễn, giảm thuế cho các DN cũng chưa sát theo tinh thần Nghị quyết số 21/2008/QH 12 của Quốc hội, vì các DN được miễn, giảm lại là những DN có thu nhập, không thuộc đối tượng gặp khó khăn cần miễn, giảm thuế, còn các DN gặp khó khăn thực sự lại không có thu nhập để được miễn, giảm. Mặt khác, việc miễn, giảm bình quân 30% thuế TNDN và giãn thời hạn nộp 9 tháng đối với DN vừa và nhỏ cũng là một sự cào bằng đối với DN gặp khó khăn và DN không gặp khó khăn. Kết quả là, ngân sách thì giảm thu, nhưng mục tiêu hỗ trợ DN khó khăn lại bị hạn chế. Hoặc không ít ý kiến cho rằng, số vốn ứng trước ngân sách và chuyển nguồn vốn đầu tư quá lớn (37.200 tỷ đồng năm 2009), trong đó vốn ứng trước cho các dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2009-2010 là 26.700 tỷ đồng, cũng dễ tác động không tốt đến an ninh tài chính quốc gia. Việc cho ứng trước ngân sách để thực hiện đầu tư sẽ đẩy ra thị trường lượng vốn lên khá lớn, gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách tiền tệ và nguy cơ lạm phát cao.

Từ những đánh giá, phân tích tác động của gói kích thích kinh tế năm 2009 đến kinh tế Việt Nam, Nhóm nghiên cứu mạnh dạn nêu lên một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị.

1. Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2010 phản ánh một “nghịch lý” của quá trình phát triển: cơ hội thuận lợi lớn đem lại từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mức đầu tư cao, thị trường liên tục mở rộng, đà tăng trưởng tốt nhưng nhìn tổng thể sức cạnh tranh của nền kinh tế lại suy giảm, lạm phát cao và bất ổn nghiêm trọng. Tăng trưởng của cả nền kinh tế tuy đạt tốc độ tương đối cao và liên tục nhưng nền kinh tế đang tiếp tục đối mặt với những bất ổn kinh tế vĩ mô đã diễn ra và gia tăng mạnh trong những năm gần đây. Lạm phát cao bùng phát đầu năm 2008, tiếp theo là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nổ ra vào cuối năm 2008 đã gây những tác động nghiêm trọng, làm chậm đà phát triển của nền kinh tế. Sau khi thực hiện các biện pháp kích thích phát triển kinh tế để vượt qua tác động của khủng hoảng, Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt các bất ổn vĩ mô như lạm phát tăng cao trở lại, tỷ giá biến động mạnh và khó lường, nhập siêu tăng mạnh, thâm hụt cán cân thanh toán cao và kéo dài, dự trữ ngoại hối ngày càng mỏng, thâm hụt ngân sách tăng cao cùng với tình trạng nợ công và nợ nước ngoài đang dần đến ngưỡng nguy hiểm, thị trường tài chính tiền tệ mong manh hơn với những biến động mạnh về lãi suất, niềm tin của thị trường vào điều hành kinh tế vĩ mô bị suy giảm…

Nguyên nhân được chỉ ra là nghịch lý ngược chiều giữa tăng trưởng và ổn định vĩ mô: dưới áp lực của chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã thi

Page 74: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

74

hành nhiều chính sách có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng có thể gây ra những bất ổn trong dài hạn. Trong suốt thời gian vừa qua, trừ một giai đoạn ngắn đầu năm 2008 khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thắt chặt chính sách tiền tệ, Việt Nam luôn theo đuổi chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng nhằm thúc đẩy kinh tế. Từ năm 2006 trở lại đây, chi tiêu công tăng nhanh và liên tục, tăng trưởng cung tiền và tín dụng luôn ở mức cao. Mặc dù có những tác động tích cực tới hoạt động đầu tư nhưng hai gọng kìm này đã khiến cho lạm phát luôn có xu hướng tăng cao, gây ra căng thẳng về lãi suất và tỷ giá, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngay cả các chính sách hỗ trợ kinh tế chống suy thoái (gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất) đã khiến cho một bộ phận tín dụng không nhỏ chảy vào thị trường bất động sản và chứng khoán gây ra bong bóng bất động sản và tài sản tài chính, áp lực lạm phát cao trong tương lai và thâm hụt ngân sách ngày càng mở rộng gây hiệu ứng thoái lui đầu tư của khu vực tư nhân.

Như vậy, lạm phát và bất ổn vĩ mô dường như đã mang tính cơ cấu và lặp lại theo chu kỳ. Sau mỗi giai đoạn vượt qua những khó khăn, thách thức, nền kinh tế lại bước vào một chu kỳ ngắn hạn (hàng năm) mới với mục tiêu ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời tiếp tục đương đầu với tình trạng bất ổn và nguy cơ lạm phát tăng cao. Kết quả là nền kinh tế mặc dù vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra và các cân đối vĩ mô tạm ổn định trong ngắn hạn; tuy nhiên dù cho tăng trưởng kinh tế có thuộc loại cao của thế giới, nhưng lạm phát cao và các bất ổn vĩ mô khác tiếp diễn trong nhiều năm sẽ xóa đi những kết quả của tăng trưởng. Chúng ta đã và sẽ phải trả giá bằng sự hao tổn nguồn lực quốc gia rất lớn và phải đối mặt với nguy cơ bất ổn sẽ quay trở lại với tần suất dày hơn, mức độ gay gắt hơn. Nhìn lại cả giai đoạn từ 2007 đến nay, có thể thấy dấu hiệu lạm phát cao đó bắt đầu xuất hiện từ tháng 7/2007 và gần như ngay lập tức Chính phủ đã quan tâm và có biện pháp đối phó30. Tuy nhiên, do chưa nhận định đúng về mức độ nghiêm trọng của vấn đề lạm phát nên các biện pháp đề ra đều chưa đủ liều lượng và việc thực thi cũng không thật sự nghiêm túc. Vì vậy, bài học và kiến nghị được rút ra là: ổn định kinh tế vĩ mô phải là ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt trong điều kiện của Việt Nam hiện nay và nhiều năm tới đây để tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững liên tục trong giai đoạn sau.

2. Về cơ sở pháp lý quyết định triển khai gói kích thích kinh tế : Khi cho ý 30 Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg ngày 1/8/2007 về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường; Chỉ thị số 23/2007/CT-TTg ngày 31/10/2007 v/v tăng cường thực hiện các giải pháp điều hành giá cả, bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm 2007 và phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008; Chỉ thị số 05/2007/CT-BTC ngày 26/12/2007 v/v bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008; Chỉ thị số 319/TTg-KTTH ngày 3/3/2008 v/v tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008

Page 75: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

75

kiến về gói kích thích kinh tế, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, Chính phủ quyết định gói kích cầu dựa trên các căn cứ pháp lý đã được quy định tại: khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết số 21/2008/QH12 của Quốc hội cho phép Chính phủ chủ động điều chỉnh miễn, giảm, giãn thuế với các DN gặp khó khăn; tại khoản 3 Điều 38 của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam về sử dụng dự trữ ngoại hối và khoản 7 Điều 59 của Luật NSNN về tạm ứng từ nguồn NSNN; một số chính sách khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ cũng đã báo cáo Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 12 như: bổ sung vốn TPCP; miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân; một số khoản thuộc thẩm quyền Uỷ ban thường vụ Quốc hội như: Tạm ứng không hoàn trả được trong năm; chi ngoài dự toán đã được Quốc hội phê chuẩn; các chính sách phát sinh dẫn đến việc ngân sách chịu trách nhiệm phải chi trả như: bảo lãnh tín dụng, cho vay ưu đãi… Chính phủ đã báo cáo xin ý kiến trước khi quyết định.

Tuy quy mô gói kích thích kinh tế của nước ta so với các nước trên thế giới31 không lớn, phù hợp với chủ trương ngăn chặn đà suy giảm của nền kinh tế tại thời điểm đó, nhưng cũng chiếm gần 10% GDP, đây là nguồn lực rất lớn. Các nguồn lực này được phát sinh từ các chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia, có tác động rất lớn đến nền kinh tế, các tầng lớp dân cư; đồng thời có tác động qua lại, tạo xung lực và cộng hưởng ảnh hưởng đến an ninh tài chính, tiền tệ, kể cả trước mắt và lâu dài. Do vậy, bài học kinh nghiệm được rút ra là Chính phủ cần có một Báo cáo toàn diện trước Quốc hội về cơ sở pháp lý, đối tượng thụ hưởng, hiệu quả đem lại và những tác động đối với nền kinh tế cả về lợi ích cũng như hạn chế để Quốc hội xem xét một cách toàn diện.

3. Khi xây dựng và quyết định gói kích thích kinh tế, cần có sự phối thực hiện đồng bộ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan. Trong quá trình triển khai thực hiện gói kích thích kinh tế phải đảm bảo nguyên tắc: kịp thời, đúng đối tượng, hiệu quả và kiên quyết thực hiện dứt điểm trong ngắn hạn, tránh kéo dài làm ảnh hưởng tới ổn định vĩ mô trong dài hạn. Giám sát đối với hệ thống tài chính, ngân hàng cần phải được tăng cường, bảo đảm sự minh bạch, công khai và rõ ràng cho các đối tượng thụ hưởng.

4. Trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, việc quyết định gói kích thích kinh tế tiếp theo (nếu có), cần có những giải pháp dài hạn, chuyển mạnh từ việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp (như: miễn, giảm thuế,...) sang các chính sách hỗ trợ gắn với việc tạo môi trường đầu tư,

31 Theo quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF): quy mô các gói kích thích kinh tế so với GDP của một số nước trên thế giới: Trung quốc 4,4% GDP; Mỹ: 4,8% GDP; Đức 3,4% GDP; Ca na đa: 2,7% GDP; Nhật bản 2,2%GDP; Pháp 1,3% GDP.

Page 76: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

76

kinh doanh thuận lợi và bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Các chính sách cần gắn với việc đẩy nhanh tiến trình cải cách và cấu trúc lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng (chủ yếu dựa vào khai thác và xuất khẩu tài nguyên, tăng đầu tư, nhất là đầu tư nhà nước) sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, trên cơ sở phát huy nguồn lực và tính năng động của khu vực dân doanh, khai thác lợi thế so sánh, tăng đóng góp của yếu tố công nghệ và quản lý, chất lượng nguồn nhân lực… nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh mới trong từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, tạo ra cơ sở, tiền đề cho việc khai thác tiềm năng đất nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả của tăng trưởng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững trong những năm tiếp theo. Theo tinh thần đó, sẽ đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp chính sách hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ mới để sản xuất sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; phát triển việc xây dựng thương hiệu của các sản phẩm có chất lượng; hỗ trợ để giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa; hỗ trợ phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa; hỗ trợ việc dự trữ, bảo quản lương thực và một số sản phẩm quan trọng khác. Phát triển để tiến tới áp dụng rộng rãi chế độ bảo hiểm trong sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với các sản phẩm nông nghiệp sản xuất tập trung, tỷ suất hàng hóa lớn, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao,... Đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ trong đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề ở nông thôn; khuyến khích đầu tư vào các ngành, lĩnh vực tạo nhiều việc làm.

Page 77: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

77

KẾT LUẬN

Chuyên đề nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đã được nhóm nghiên cứu triển khai một cách nghiêm túc. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tham khảo tài liệu của Chính phủ, ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội trong các báo cáo trình Quốc hội cũng như báo cáo của một số cơ quan quản lý nhà nước và một số ngân hàng thương mại.

Từ kết quả thực hiện một số chính sách trong gói kích thích kinh tế, thông qua định tính và phần nào đó được định lượng qua các con số cụ thể, nhóm nghiên cứu đã có những nhận xét, đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị. Nhóm nghiên cứu của Vụ Kinh tế tự nhận thấy rằng, với điều kiện thời gian và vật chất còn nhiều hạn chế, Nhóm nghiên cứu đã đạt được mục đích chính là góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các thành viên trong Nhóm.

Page 78: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

78

PHỤ LỤC

Bảng: Một số chỉ tiêu kinh tế thế giới

Số liệu thực tế Dự đoán vào tháng 1/2009

Sai khác so với dự đoán vào tháng 10/2008

2007 2008 2009 2010 2009 2010 Sản lượng toàn thế giới 5.2 3.4 0.5 3 -1.7 -0.8 Các nước phát triển 2.7 1 -2 1.1 -1.7 -0.5

Mỹ 2 1.1 -1.6 1.6 -0.9 0.1 Euro 2.6 1 -2 0.2 -1.5 -0.7 Nhật 2.4 -0.3 -2.6 0.6 -2.4 -0.5

Các nước đang phát triển 8.3 6.3 3.3 5 -1.8 -1.2 Các nước đang phát triển ở châu Á 10.6 7.8 5.5 6.9 -1.6 -1.1 Trung Quốc 13 9 6.7 8 -1.8 -1.5 Ấn Độ 9.3 7.3 5.1 6.5 -1.2 -0.3 ASEAN-5 6.3 5.4 2.7 4.1 -1.5 -1.3 Brazil 5.7 5.8 1.8 3.5 -1.2 -1

Kim ngạch xuất khẩu thế giới 7.2 4.1 -2.8 3.2 -4.8 -2.5 Nhập khẩu Các nước phát triển 4.5 1.5 -3.1 1.9 -3 -1.8 Các nước đang phát triển 14.5 10.4 -2.2 5.8 -7 -3.6 Xuất khẩu Các nước phát triển 5.9 3.1 -3.7 2.1 -5 -1.8 Các nước đang phát triển 9.6 5.6 -0.8 5.4 -5.8 -3.5 Giá hàng hóa (USD) Dầu 10.7 36.4 -48.5 20 -16.7 9.7 Không phải nhiên liệu 14.1 7.4 -29.1 7.3 -10.4 6.3 Giá tiêu dùng Các nước phát triển 2.1 3.5 0.3 0.8 -1.1 -0.8 Các nước đang phát triển 6.4 9.2 5.8 5 -1.3 -0.5 Lãi suất liên ngân hàng tại thị trường London (%) Theo đồng USD 5.3 3 1.3 2.9 -0.7 -1.4 Theo đổng EURO 4.3 4.6 2.2 2.7 -0.8 -0.8 Theo đồng Yên 0.9 1 1 0.4 -- -0.3

Nguồn: IMF-World Economic Outlook, tháng 1 năm 2009

Page 79: Việt Nam - klfcdsp.huecity.vnklfcdsp.huecity.vn/UploadFiles/ThuVienTaiLieu/danh_gia_tac_dong_cua... · tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo về Triển vọng kinh tế toàn cầu (công bố ngày 10/6/2010), Ngân hàng Thế giới (WB)

2. Báo cáo đánh giá về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu và các thách thức chính sách, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 28/10/2010

3. Báo cáo số 77/CP-KTTH của Chính phủ ngày 15/5/2009 về tình hình quản lý, sử dụng gói kích cầu

4. Báo cáo số: 7871/BKH-TH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả thực hiện các chính sách kích thích kinh tế và dự kiến các chính sách trong thời gian tới

5. Báo cáo số 92/BC-CP của Chính phủ về tình hình lao động mất việc làm do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế.

6. Các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về kinh tế-xã hội.

7. Báo cáo số 817/BC-UBTCNS12 của Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội về quản lý, sử dụng vốn kích cầu có nguồn gốc từ NSNN góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

8. Kỷ yếu Hội thảo "Các giải pháp kích thích kinh tế và những vấn đề đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam” do Ủy ban Kinh tế phối hợp với Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức, tháng 9/2009.

9. Từ lạm phát tới kích cầu, TS. Phạm Đỗ Chí, Nhà xuất bản trẻ.

10. Báo cáo số 114/BC-CP ngày 14-7-2011 của Chính phủ về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009.

11. Báo cáo số 1962/BC-UBTCNS12 ngày 19-7-2011 của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách thẩm tra về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009.

12. Báo cáo số 93/BC-KTNN ngày 05-7-2011 của Kiểm toán Nhà nước kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009.