v?n Ð? nhÂn cÁch trong tÂm lÝ h?c phuong...

48
VẤN ĐỀ NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC PHƯƠNG TÂY A. Vấn đề nhân cách trong Tâm lý học thế giới và Tâm lý học phương tây Sự phát triển và hoàn thiện nhân cách con người đang trở thành trung tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay, nhân tố con người trở lên cấp bách thì sự hiểu biết về vấn đề nhân cách là tiền đề của việc đầu tư có hiệu quả vào sự phát triển con người - yếu tố quyết định mọi sự phát triển trong xã hội. Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách là một vấn đề quan trọng bậc nhất và nghiên cứu gặp nhiều khó khăn nhất vì những lý do, thứ nhất là việc nghiên cứu đụng chạm đến những quan tâm chính trị của xã hội. Vì vậy, nhiều lý thuyết được tạo ra tuỳ

Upload: doanhanh

Post on 21-Mar-2018

216 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

VẤN ĐỀ NHÂN CÁCH TRONGTÂM LÝ HỌC PHƯƠNG TÂY

A. Vấn đề nhân cách trong Tâm lýhọc thế giới và Tâm lý học phương tây Sự phát triển và hoàn thiện nhân cáchcon người đang trở thành trung tâm chú ýcủa nhiều nhà nghiên cứu. Trong điều kiệncủa cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiệnnay, nhân tố con người trở lên cấp bách thìsự hiểu biết về vấn đề nhân cách là tiền đềcủa việc đầu tư có hiệu quả vào sự pháttriển con người - yếu tố quyết định mọi sựphát triển trong xã hội. Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách làmột vấn đề quan trọng bậc nhất và nghiêncứu gặp nhiều khó khăn nhất vì những lýdo, thứ nhất là việc nghiên cứu đụng chạmđến những quan tâm chính trị của xã hội.Vì vậy, nhiều lý thuyết được tạo ra tuỳ

Page 2: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

thuộc vào sự định hướng của các tác giảmà mang tính chất duy tâm hay duy vật.Thứ hai là nhân cách là một cấu tạo rấtphức tạp, vì vậy các hướng tiếp cận nghiêncứu nhân cách rất đa dạng dựa trên nhữngquan điểm, quan niệm về nhân cách khácnhau. Ngay từ năm 1949, G.Allport đãdẫn ra 50 định nghĩa khác nhau về nhâncách. Ngày nay đã có tới hàng trăm địnhnghĩa. Trong Tâm lý học Xô viết có một khốilượng lớn các lý thuyết nghiên cứu về nhâncách có thể chia thành 4 nhóm sau: - Hướng tiếp cận đối với nhân cách từgóc độ cơ cấu bên trong của nó có cácquan niệm của các nhà tâm lý học nhưA.G. Côvaliốp,K.K.Platônốp,V.M.Blâykhe, L.Ph.Burơchúc. Nhiều nhà nghiên cứu về nhân

Page 3: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

cách cho rằng nhân cách là một hệ thốngcó cấu trúc phức tạp, bao gồm 4 bộ phận:xu hướng, những khả năng, phong cáchhành vi và hệ thống điều khiển của nhâncách. Nghiên cứu vấn đề thái độ của conngười trong cấu trúc nhân cách V.V.N.Miaxisép và các cộng sự của ông chorằng: các quan hệ ( thái độ) qui định tínhnhiều mặt và sự phong phú của nhân cách.Sự thể hiện cơ động của nhân cách đượcqui định không chỉ bởi đặc điểm của hoạtđộng thần kinh cấp cao, mà còn bởi nhữngmối quan hệ ( thái độ) nảy sinh trong quátrình sống của con người - Nhóm nghiên cứu của L.I. Bôgiôvit,nghiên cứu sự hình thành nhân cách, chorằng vai trò chủ đạo trong cấu trúc nhâncách thuộc về hệ thống các nhu cầu và ý

Page 4: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

hướng của chủ thể. Những cái đó quyếtđịnh hành vi của con người, bộ mặt tâm lýcá nhân và đặc điểm lứa tuổi của nó. Sựhài hoà giữa yêu cầu của môi trường vớithái độ của chủ thể đối với những yêu cầuđó có ý nghĩa quyết định trong sự hìnhthành nhân cách. - BM, Chéplốp trong lý thuyết về nănglực cho rằng năng lực là phẩm chất củanhân cách. Sự phát triển năng lực ở mộtchừng mực nhất định thuộc vào tư chất -tiền đề tự nhiên về mặt giải phẫu - sinh lýcủa hệ thần kinh. Nhấn mạnh ý nghĩa quantrọng của sự khác biệt về đặc điểm chấtlượng trong cấu trúc của năng lực, tức làtính đặc thù cá biệt ở mỗi người. - Trường phái tâm lý học Grudia đứngđầu là D.N.Udơnatde lập thành mộtphương hướng đặc biệt trong lý thuyết về

Page 5: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

nhân cách: đó là vấn đề tâm thế. Họ chorằng tâm lý học trước hết phải nghiên cứuchủ thể, nhân cách, trong đó khái niệm tâmthế giữ vị trí trung tâm. Tâm thế cũnggiống như những hiện tượng tâm lý khác,nó là trạng thái chung của nhân cách. Tâmthế biểu hiện mối quan hệ tích cực của chủthể đối với thực tại bằng sự thể hiện hànhđộng thoả mãn nhu cầu. Bản chất của nhâncách được biểu hiện ra trong các loại tâmthế. Tuy hiện nay có nhiều quan điểm vàquan niệm khác nhau về nhân cách trongTâm lý học Xô viết nhưng những nguyêntắc cơ bản, những lập trường xuất phát củacác nhà nghiên cứu đều thống nhất trênquan điểm quyết định luận duy vật biệnchứng: coi nhân cách là một phạm trù xãhội và có mối liên hệ với các đặc điểm tự

Page 6: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

nhiên của con người, là một chủ thể có ýthức mang đặc điểm tâm lý tổng hoà cácmối quan hệ xã hội trong đó nó sống vàhoạt động. ở Việt nam các công trình nghiên cứu vềnhân cách đều thống nhất trên quan điểmquyết định luận duy vật biện chứng và duyvật lịch sử. Khái niệm nhân cách đượcxem là toàn bộ những đặc điểm phẩm chấttâm lý của cá nhân, qui định giá trị xã hộivà hành vi của họ. Nhân cách được phântích trên 3 bình diện thống nhất với nhau: - Nhân cách được xem xét từ bên trongcá nhân như là một đại diện của toàn xãhội, giá trị của nhân cách thể hiện ở tínhtích cực của nó trong việc khắc phụcnhững hạn chế của hoàn cảnh và hạn chếcủa bản thân. - Nhân cách được thể hiện trong các mối

Page 7: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

quan hệ và liên hệ mà nó gia nhập vào đó.Giá trị của nhân cách được xem xét trongcác hành vi, cử chỉ xã hội của nó. - Nhân cách là một chủ thể đang thựchiện tích cực chủ tâm hay không có chủtâm những biến đổi trong những ngườikhác bằng hoạt động của mình. Giá trị củanhân cách được xem xét ở những hànhđộng gây ra những biến đổi ở những nhâncách khác. Về cấu trúc nhân cách theo quan niệmcủa Việt nam các tác giả đưa ra 2 bộ phậnthống nhất với nhau là đức và tài, hayphẩm chất và năng lực dưới sự chỉ đạocủa ý thức bản ngã ( cái tôi). Phẩm chất nhân cách bao gồm những yếutố sau; - Phẩm chất xã hội: thế giới quan, niềmtin, lý tưởng, lập trường. thái độ chính trị,

Page 8: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

thái độ lao động - Phẩm chất cá nhân: các tính nết. - Phẩm chất ý chí; tính kỷ luật, tự chủ,tính mục đích... - Cung cách ứng xử: tác phong, lễ tiết,tính khí....Năng lực bao gồm những yếu tố sau: - Năng lực xã hội hoá: khả năng thíchứng sáng tạo, linh hoạt trong toàn bộ cuộcsống xã hội. - Năng lực chủ thể hoá: khả năng biểuhiện tính độc đáo, cái bản lĩnh... của cánhân. - Năng lực hành động; kỹ năng hành độngcó mục đích, điều khiển chủ động, tíchcực. - Năng lực giao lưu: kỹ năng thiết lập vàduy trì quan hệ với người khác. Vấn đề nghiên cứu nhân cách ở Việt nam

Page 9: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

đang được đặt ra cấp bách vì nó có ýnghĩa khoa học và thực tiễn thực sự đốivới việc xây dựng, đào tạo con người đểtạo nguồn năng lực tương xứng với đòi hỏicủa công cuộc đổi mới của đất nước. Cácnhà nghiên cứu đang cố gắng đưa ra cáccăn cứ khoa học một cách đầy đủ hơn, cóhệ thống hơn về cấu tạo và bản chất tâm lýcủa nhân cách con người Việt nam. ở phương Tây vấn đề nhân cách đượcnghiên cứu khá sớm. Từ năm 1900 W. Stern đã đưa ra khái niệm " Person"để chỉ bất cứ thực thể nào có khả năng tự xác định và tự phát triển kể cả trong thếgiới vô cơ lẫn hữu cơ. ở trình độ conngười thì những " Person" này có đượcnhững thuộc tính của nhân cách. Lý thuyếtcủa W.Stern về nhân cách là duy tâm vìông đã đưa tất cả các loại " Person" vào

Page 10: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

thuộc tính của nhân cách. Trong tâm lý học phương Tây hiện đạiđang tồn tại nhiều quan niệm rất đa dạng,thường mâu thuẫn đối lập nhau về nhâncách. Các quan niệm đó có thể chia thành2 nhóm. Nhóm theo quan niệm sinh vật vànhóm theo quan niệm xã hội. Các lý thuyết về nhân cách như Phântâm học, thuyết siêu đẳng và bù trừ của A.Adler, thuyết Lo lắng của K.Horney, thuyếtphát huy bản ngã của A. Maslow, thuyếtĐặc trưngcủa G. Allport, thuyết nhu cầutâm lý của H. Murray, thuyết tương tác xãhội của G. Mead, thuyết Liên cá nhân củaR. Sears, thuyết cái tôi của C. Rogers,thuyết Trường tâm lý của K.Lewin, thuyếtchạy trốn tự do của E. Fromm... Trừ thuyếtphân tâm học của S.Freud là thuyết theoquan niệm sinh vật, các lý thuyết khác đầu

Page 11: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

có xu hướng ngày càng nhấn mạnh đến yếutố nhân văn, xã hội của con người. Sự phong phú của các lý thuyết về nhâncách trên đây chứng tỏ rằng tồn tại nhiềulập trường khác nhau về nhân cách và mỗilý thuyết có sự phiến diện nhất định. Cáclý thuyết chưa thống nhất được các luậnđiểm cơ bản , có luận chứng đầy đủ về cấutạo và bản chất tâm lý của nhân cách. Việc nghiên cứu vấn đề nhân cách trongTâm lý học phương Tây hiện nay là rấtcần thiết. Trên cơ sở phê phán, đánh giácác mặt mạnh, mặt yếu của các lý thuyếtđó làm tăng thêm hiểu biết về lý luận vàtiếp thu có chọn lọc những nhân tố hợp lýtrong việc ứng dụng vấn đề nhân cách.

B. Các lý thuyết về nhân cách 1. Lý thuyết về nhân cách củaSigmund Freud ( 1856 - 1939 )

Page 12: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

Trong trào lưu chống lại tâm lý họcduy tâm chủ quan vào đầu thế kỷ 20 xuấthiện một dòng tâm lý học với cương lĩnhxây dựng một nền tâm lý học khách quan.Đó là lý thuyết phân tâm do S. Freud bácsĩ tâm thần ở áo xây dựng nên. Lý thuyếtnày có ảnh hưởng rộng lớn nhất trong sốnhững thuyết theo quan niệm sinh vật, đồngthời cũng là thuyết bị phê phán nhiều nhấthiện nay. Lý thuyết về nhân cách của S. Freud gồm3 mặt: - Cấu tạo của nhân cách - Sự phát triển của nhân cách - Tính động lực của nhân cácha. Cấu tạo nhân cách gồm 3 phần - Nguyên ngã ( Id ): cái tôi bản ngã - Thức ngã ( Ego): cái tôi ý thức - Thiện ngã ( Super Ego): cái tôi siêu

Page 13: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

thức Nguyên ngã là một phần trong nhân cáchbao gồm các động cơ, phản ứng bản năngđể thoả mãn động cơ. Những động cơ nàyđược gọi chung là Libido ( dục năng).Nguyên ngã là cái tự nó vốn có, tự nó cónguồn năng lượng đảm bảo cho toàn bộ thếgiới tinh thần. Nguyên ngã tồn tại theonguyên tắc thoả mãn. Thức ngã bao gồm những suy nghĩ, ýthức của con người về các qui định củacác qui luật cuộc sống và các mối quan hệthường ngày, cách thức ứng xử đã tậpluyện được trong cuộc sống bằng kinhnghiệm. Nó kìm hãm việc thoả mãn cácđộng cơ của thức ngã hoặc hướng dẫn cácđộng cơ đó biểu hiện ở những hình thứcđược xã hội chấp nhận, giúp con ngườithích nghi với hoàn cảnh thực tế của đời

Page 14: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

sống.Thức ngã tồn tại theo nguyên tắc thựctiễn. Thiện ngã là những cái siêu phàm,những cái mà con người thật không baogiờ vươn tới được, những cái như là lươngtâm, các lý tưởng. Nó gồm những sự kiềmchế thu được trong quá trình phát triểnnhân cách về các hoạt động của nguyênngã và thức ngã. Thiên ngã ngăn cấm thứcngã không làm những điều trái để thảo mãncác động cơ của nguyên ngã. Nó thúc đẩycá nhân tiến đến lý tưởng mà thức ngã thuđược trong quá trình sống. Thiên ngã và thức ngã thường ngăn chặndục ngã ( libido). Khi bị ngăn chặn dụcngã có thể tìm những biểu lộ được thứcngã và thiện ngã chấp nhận. Sự lo lắng ( Anxiety) xảy ra là donguyên ngã thường hay xung đột với thức

Page 15: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

ngã và thiện ngã. Những phương pháp màcá nhân tiêu trừ sự lo lắng gọi là cơ chếtự vệ ( Defense mechamism).b. Sự phát triển của nhân cách: Từ lúc sơ sinh đến tuổi trưởng thànhnhân cách phát triển qua 4 giai đoạn. Cácgiai đoạn này bao chùm lên nhau không córanh giới rõ rệt. Ba giai đoạn đầu ( giaiđoạn miệng, giai đoạn hậu môn, giai đoạndương vật) là các giai đoạn tiền sinh dục.Giai đoạn thứ tư là giai đoạn sinh dục, bắtđầu ở tuổi dậy thì. ở một trong ba giaiđoạn đầu nếu gặp phải quá nhiều sự thấtvọng gay gắt, bất ổn trong tinh thần sẽ trởthành " cố định hoá" ( Fĩation), lúc trưởngthành sẽ có nhũng hội chứng nhân cách. Trong ba giai đoạn đầu cá nhân chútrọng hướng vào bản thân mình. ở giaiđoạn sinh dục cá nhân bắt đầu chú ý đến

Page 16: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

người xung quanh, để tâm đầy đủ đến cácvai trò xã hội và ham thích tình dục vớingười khác giới.c. Tính động lực của nhân cách: Phân tâm học cho rằng những tư tưởngvà hành vi của cá nhân là do những độngcơ là những bản năng và những thúc đẩycủa nguyên ngã muốn biểu lộ ra bên ngoài.Động cơ có thể bị dồn nén do không biểulộ được trực tiếp và bị chèn ép, kiểm soátcủa thức ngã, thiện ngã, hoặc có thể biểulộ dưới các hình thức cải biến, nguỵ trangnhư những hành vi sơ xuất, giấc mơ, sựlãng quên... Động cơ của nguyên ngã tồntại mà cá nhân ít biết đến nên được gọi làđộng cơ tiềm thức. Hoạt động của động cơtiềm thức là động lực của nhân cách.Phân tâm học được đánh giá ở các cấp độkhác nhau: y học, Tâm lý học, Triết học.

Page 17: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

Đối với y học ( cụ thể là tâm thần học)thì học thuyết này có giá trị là đã đưa ramột phương pháp trị liệu tâm lý mới ( liệupháp tâm lý phân tích - analiticalPsychotherapy). Chỉ ra một số nguyênnhân của bệnh tâm căn xuất phát từ vôthức. Những sai lầm của phân tâm học thểhiện trong lý thuyết về các bệnh tâm căn.Lý thuyết này cho rằng nguyên nhân về cácbệnh tâm căn là do " những mặc cảm tìnhdục ấu thơ". Đối với Tâm lý học Phân tâm học đặt ramột loạt các vấn đề Tâm lý học quantrọng như vô thức, động cơ bị che dấu củahành vi người bệnh, thu hút sự chú ý vàotầm quan trọng của yếu tố vô thức trongđời sống cá nhân. Các khái niệm của phântâm học được sử dụng phổ biến trong tâmlý học hiện đại.

Page 18: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

Hạn chế của Phân tâm học thể hiện ở cơsở phương pháp luận : coi cái tôi vô thứclà yếu tố quan trọng nhất của toàn bộ nhâncách. xem đối tượng của tâm lý học là vôthức, Phân tâm học đã sinh vật hoá conngười và xem nhẹ vai trò của ý thức vàđiều kiện xã hội trong sự phát triển nhâncách. Đối với triết học, phân tâm học là mộttriết thuyết phản khoa học và phản động đãphủ nhận vai trò của nhân tố xã hội trong ýthức, biện hộ cho các giai cấp thống tị củaxã hội tư bản trong các hành vi phạm tộivà làm sa đoạ tầng lớp thanh niên trong sựtuyên truyền, cổ động cho cuộc " cáchmạng tình dục"

2 . Thuyết siêu đẳng và bù trừ củaAlfred Adler ( 1870 - 1937 )

Page 19: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

A. Adler là một nhà tâm lý học ngườiáo, một môn đệ của S.Freud. Lý thuyết củaông chú trọng đến vấn đề nhu cầu hay độngcơ thúc đẩy cá nhân dành địa vị siêu đẳnghơn người khác. Theo ông các đam mêsinh dục, nhận thức về sự thiếu hụt và sự phải bù trừ những khuyết tật chiếm vị trítrung tâm trong sự phát triển nhân cách. Nhận thức về sựu thiếu hụt có thể donguyên nhân cơ thể như sự không hoànthiện về mặt thể chất, hình thái, do khókhăn trong giao tiếp ngoài xã hội... Nhậnthức này là động cơ thúc đẩy nên cá nhânluôn có khát vọng vượt qua bằng hình thứcmuốn dành ưu thế - địa vị siêu đẳng, muốnlàm chủ môi trường xung quanh. Theo A.Adler sự " mặc cảm tự ti" nảysinh khi cá nhân nhận thấy sự thua kém củabản thân cố gắng vượt qua những nhược

Page 20: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

điểm, nhưng nhiều lần bị thất bại hoặc quáchú ý đến sự kém cỏi củabản thân. Tronglý thuyết này khái niệm " bù trừ" dùng đểchỉ những khát vọng, muốn hoàn thiện.Khát vọng giành lấy địa vị siêu đẳng trongmột lĩnh vực khác chính là sự bù trừ thừamức mà cá nhân trở nên siêu việt hơnngười về chính các phương diện mànguyên nhân là các nhược điểm của họ. A. Adler đối lập với S. Freudtrong quan niệm về yếu tố xã hội trong sựphát triển nhân cách. Ông cho rằng nhâncách không chống đối xã hội. Nhân cáchnhư là phong cách sống. Sự hình thànhphong cách sống phụ thuộc vào hoàn cảnhgia đình, trước tiên là người mẹ và phụthuộc vào môi trường xã hội mà nó đangsống. ông chia cuộc sống của cá nhânthành 3 lĩnh vực cơ bản: Hoạt động nghệ

Page 21: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

nghiệp, quan hệ xã hội với người khác,tình yêu và hôn nhân. Nhân cách bìnhthường được thể hiện trong việc thực hiện3 lĩnh vực trên, còn cá nhân không có khảnăng hoà nhập xã hội và thực hiện được 3vấn đề quan trọng đó thì sẽ có biểu hiệnhành vi lệch lạc trong quá trình phát triển.Nhân cách bệnh lý có đặc điểm là sự nhậnbiết về những thiếu hụt được tăng cường,các hứng thú xã hội kém phát triển và mụcđích vươn tới sự ưu thế được hoạt hoá hơnmức bình thường. đối với trẻ em, có 3nhóm điều kiện gây ra cảm giác thiếu hụt. - Thiếu hụt về thể chất - Giáo dục không đúng tạo ra những đứatrẻ không nhận thấy giá trị bản thân. - Giáo dục không đúng tạo ra những đứatrẻ luôn có quan hệ thù địch với mọi ngườiTheo A.Adler: sự khuyết tật không tiền

Page 22: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

địch số phận phát triển của cá nhân và cóthể bù trừ trong quá trình giáo dục. Mặc dù A.Adler tiếp nhận các quanđiểm của Phân tâm học trong lý thuyết củamình, cho rằng cái vô thức bẩm sinh làđộng lực của hành vi nhưng ông là ngườiđầu tiên có xu hướng xã hội hoá trongPhân tâm học đã khẳng định vai trò củayếu tố xã hội trong sự phát triển nhân cách. Sự đóng góp của A. Adler cho Tâm lýhọc chính là phát hiện ra hiện tượng bù trừtrong đời sống tâm lý con người: cảm giácvề sự yếu kém của mình và nguyện vọngmuốn bù trừ và bù trừ thừa mức. Mặt hạn chế của A.Adler thể hiện ở sựđánh giá thấp vai trò quyết định quan trọngcủa yếu tố xã hội đối với nguyện vọngphương hướng của sự bù trừ, quan niệmnhân chủng hoá về bản tính xã hội của con

Page 23: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

người, cá thể hoá và tâm lý hoá nguyệnvọng của cá nhân muốn hoàn thiện khắcphục những thiếu sót, yếu kém của mình.

3 . Thuyết lo lắng của Karen Horney (1885 - 1952) K. Horney là nhà tâm lý học người Mỹtrong học thuyết của mình đã chú trọng đếnvấn đề sự lo lắng cơ bản. Bà cho rằng sựlo lắng phát sinh là do những ảnh hưởng xãhội lịch sử trong sự phát triển của đứa trẻchứ không phải do sự xung đột giữa cácđộng cơ sinh lý với thức ngã và thiện ngã. Sự lo lắng của đứa trẻ nảy sinh tronghoàn cảnh làm nó sợ hãi ( cha mẹ xungđột, trẻ bị đối xử lãnh đạm, thờ ơ...).Những cách thức đối phó với sự lo lắngđược trẻ tập được trong hoàn cảnh sốngtrở thành những nhu cầu ưu uất ( Neurotic

Page 24: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

needs ). Nhu cầu này do học tập, do kinhnghiệm mà có và có nhiều loại tuỳ theođứa trẻ cần cái gì để trấn áp sự lo lắng ( vídụ nhu cầu về tình thương, sự khuyến khích... để đối phó với hoàn cảnh lo lắng của trẻ). K. Horney đã thử lập một bảng liệt kêgồm gần 10 nhu cầu như: nhu cầu thươngyêu, lệ thuộc, quyền lực, uy thế, thànhđạt... Trong lý thuyết của mình bà đề cậpnhiều tới vấn đề xung đột và cho rằng quantrọng nhất là xung đột giữa bản thân cácnhu cầu ( ví dụ: vừa cần có người nươngtựa đồng thời lại muốn tự túc, độc lập).Việc giải quyết xung đột của các nhu cầusẽ quyết định thuộc tính tâm lý cá thể vàquyết định cá thể là người bình thường haybệnh thần kinh.

Page 25: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

Theo K. Horney tính gây hấn, tính thùđịch với người khác, nguyện vọng an ninhnhư là những phản ứng tự vệ có tính chấttâm bệnh của những cá nhân đang cảm thấymình bị đe doạ, đang bị lừa dối, chịu nhục Bà khẳng định chính mối quan hệ xã hộitư bản chủ nghĩa là nguồn gốc thườngxuyên của mối đe doạ, đã sinh ra các kiểunhân cách tâm bệnh đặc biệt trên. Bà đãphân tích một vài đặc điểm của xã hội tưbản như cạnh tranh... và thấy chúng khôngchỉ là động lực phát triển kinh tế mà cònxuyên suốt cuộc sống riêng của từng ngườitrong xã hội. Các mối quan hệ con ngườitrong xã hội tư bản đều mang tính cạnhtranh. Mọi người thường so sánh mình nóivới người khác để vươn tới. Quá trìnhsống đã tạo ra cảm xúc sợ hãi nặng nềtrước những thất bại có thể xảy ra. Sự bất

Page 26: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

an được nảy sinh từ hoàn cảnh của cuộcsống của từng cá thể. K.Horney đã có những đóng góp vào lýluận chung về nhân cách bằng việc vạch ratính quy định xã hội - lịch sử của các hìnhthức bệnh tâm căn. Tuy vậy, lý thuyết củabà cũng có những hạn chế nhất định. Bà đãkhông đề ra các con đường để biến đổi cơbản cái xã hội mà bà phê phán, những nhântố xã hội của sự hình thành nhân cách lànhmạnh về mặt tâm lý, không giải thích đượcsự tồn tại của một kiểu nhân cách độc lập,dũng cảm dám xoá bỏ những truyền thốngngăn cản sự tiến bộ và xây dựng lại xã hộicần thiết cho sự phát triển hài hoà nhâncách con người.

4 . Thuyết phát huy bản ngã củaAbraliam Maslow ( 1908 - 1970)

Page 27: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

A. Maslow là nhà tâm lý học người Mỹlà tác giả của thuyết phát huy bản ngã vàonăm 1954. Đây là thuyết nhiều nhân tố,trong đó ông đưa ra 5 trình độ nhu cầu xếpthành đẳng cấp từ thấp đến cao như sau: - Nhu cầu sinh lý ( đói, khát, tình dục ) - Nhu cầu an toàn ( an ninh, yên ổn, trậttự) - Nhu cầu sở thuộc và yêu mến ( thươngmến, hệ thức, đồng nhất hoá) - Nhu cầu ngưỡng mộ ( uy tín, thànhcông, tự trọng ) - Nhu cầu phát huy bản ngã ( phát triểntiềm năng cá nhân )Việc xếp hạng các nhu cầu phù hợp với sựxuất hiện chúng trong quá trình phát triểncá nhân và cũng là thứ tự thoả mãn các nhucầu đó. Các nhu cầu thấp cần được thoảmãn thì mới có sự đòi hỏi thoả mãn ở các

Page 28: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

nhu cầu sau. Trong các nhu cầu trên thì nhucầu phát huy bản ngã là cao nhất. Đó lànhu cầu muốn phát triển triệt để tiềm năngcá nhân của mình. Trong quá trình đó cóngười thành đạt trong xã hội, có người sựthành đạt chỉ là những sự bù trừ nên họvẫn thất vọng và đau khổ về phương diệnkhác. Đóng góp của A.Maslow cho Tâm lýhọc là đưa ra được năm nhu cầu cơ bảncủa con người và sự cần thiết của việcthoả mãn các nhu cầu đó trong quá trìnhhình thành và phát triển nhân cách conngười. Mặt hạn chế của lý thuyết này làcoi tính người của nhu cầu được hình thànhtrong quá trình phát sinh loài người. hệthống thứ bậc nhu cầu mang tính di truyền.Đây là lập trường nhân chủng hoá cácđộng cơ của cá nhân, coi cái thúc đẩy -

Page 29: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

động cơ của con người giống nhu các xungđột của nguyên ngã ( Vô thức ) như quanđiểm của S.Freud. Vì vậy, thuyết này phủđịnh sự cần thiết phải hình thành có mụcđích các nhu cầu của con người.

5. Thuyết đặc trưng của GordonAllport ( 1897 - 1969 ). Trong thuyết này G. Allport đưa ra haikhái niệm quan trọng của nhân cách. - Khái niệm " Tính có một không hai "của nhân cách dùng để chỉ tính độc đáoriêng biệt của từng người không giốngngười khác. G. Allport cho rằng mục đíchchính của Tâm lý học nhân cách là nghiêncứu tính có một không hai của nhân cáchmỗi người đó là cá tính. Khái niệm "Thiên hướng " của ông là sự hoà nhập củamột số đặc điểm không lặp lại của cá thể

Page 30: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

vào một chỉnh thể của nhân cách. - Khái niệm về sự tự trị điều hành củacác động cơ: Các động cơ mới nẩy sinhtrong quá trình phát triển của cá nhân sẽtiếp tục điều hành một cách tự trị khôngcần có sự củng cố của những điều kiệnsinh lý vốn là nguyên nhân sinh ra chúnglúc trước. Sự tự trị điều hành động cơ làcơ chế hình thành các động cơ mới. Sựhình thành nhân cách trước hết là sự pháttriển của các động cơ. Khác với các nhà hành vi mới nhưN.E.Miller và I. Dollard cho rằng nguồngốc của các động cơ thứ phát xuất phát từtrạng thái cơ thể, từ nhu cầu sinh lý, G.Allport giải thích sự hình thành động cơmới bằng sự chuyển hoá các phương tiêncủa hoạt động thành mục đích và động cơcủa hoạt động. Sự hình thành các thuộc

Page 31: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

tính cơ bản nhân cách là sự thống nhấtgiữa sự phát triển các động cơ vơí việchình thành các kỹ xảo của hành vi. Lý thuyết G. Allport có mặt tích cựctrong Tâm lý học là coi trong những đặcđiểm riêng biệt độc đáo không lặp lại ởngười khác và sự tự điều hành động cơhình thành liên tục nhân cách con người.Mặt hạn chế của ông là coi cơ chế hìnhthành động cơ mới là cơ chế duy nhất, chủyếu hình thành nhân cách con người. Ôngđã không tính đến hệ thống các mối quanhệ xã hội là điều kiện quy định sự xuấthiện các động cơ trong quá trình hình thànhnhân cách con người.

6. Thuyết nhu cầu tâm lý của HernyMarrayH. Marray dùng phương pháp thực nghiệm

Page 32: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

để xác định những nhu cầu nhận thấy ở conngười và đưa ra 1 bảng liệt kê gần 28 nhucầu ( như: thành đạt, lệ thuộc, hung hãn, tựtrị, phản công, cung kích tự vệ, chế ngự,phô trương... ). Ông cho rằng chỉ giải thíchmột nguyên nhân động cơ nào đó thì quáđơn giản mà cần phải nghiên cứu nhữngnhu cầu mới có thể giải thích được tất cảmọi hành vi nhận thấy ở con người. Nhâncách con người khác nhau là do cường đôkkhác nhau của những nhu cầu tâm lý, ôngđã soạn trắc nghiệm tri giác chủ đê T.A.Tđể đo lường các nhu cầu ấy. Theo H. Murray nhân cách là một thựcthể của hành động và giao tiếp. Hành độnglà thành phần đơn giản nhất trong hoạtđộng của nhân cách, hành động thực hiệnsự cải tổ môi trường xung quanh nhằm tiếngần đến một mục đĩch nhất định nào đó. Sự

Page 33: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

kế tục của các hành động hướng vào cùngmột mục đích sẽ tạo thành chuỗi hànhđộng. toàn bộ các chuỗi tạo thành các tíchhợp hành động. Hệ thông các tích hợp hànhđộng sẽ định rõ đặc tính của nhân cách nhưlà một chỉnh thể. Theo H. Murray mỗi hành động của cánhân là sự tác động qua lại của chủ thể vàngười khác mà cả hai người đều bị kíchthích bởi các nhu cầu thoả mãn lẫn nhau vàbởi các thuộc tínhnhân cách. Trong hệthống hai người thống nhất, một cực sẽhình thành sức căng của sự dư thừa, còncực kia sức căng cụ thiếu hụt. Sự kíchthích hành động ở người kia của chủ thểđược gọi là " áp lực của hành vi". Sự kíchthích nảy sinh trong sự trả lời " áp lực " sẽđược củng cố trong thuộc tính nhân cách. Lý thuyết nhu cầu tâm lý của H. Murray

Page 34: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

đã đề cập tới sự phong phú của các nhucầu của con người và thành phần của hoạtđộng, cơ chế của giao tiếp trong sự hìnhthành nhân cách đó là mặt tích cực trongTâm lý học.Tuy nhiên thuyết này có nhữngmặt hạn chế thể hiện là vấn đề nội dungtính quy định xã hội của nhu cầu, động cơkhông được làm sáng tỏ trực tiếp mà chỉchú trọng đến tính cá nhân trong xu hướngnhân cách, không quan tâm đến lý tưởngnhân đạo đến hạnh phúc của nhân loại. H.Murray xem xét xu hướng ích kỷ của nhâncách theo chủ nghĩa nhân chủng học, phủnhận tính quy định xã hội của xu hướng,xem xu hưóng đó như bản tính của conngười. Quan điểm này gần với S.Freud.

7. Thuyết tương tác xã hội củaG.H.Mead và thuyết liên cá nhân của

Page 35: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

R.Sears. Thuyết này do nhà Tâm lý học người MỹG.H.Mead đề xướng trong Tâm lý học xãhội. Tác giả cho rằng sự phát triển nhâncách được thực hiện trong quá trình giaotiếp, hoạt động cùng nhau. Xã hội, tập thểlà cái quyết định quá trình tương tác xã hộichứ không phải nhân cách. Hành vi củanhóm xã hội không phải là sự cộng lại củanhững cá nhân riêng lẻ tạo thành nhóm, đólà một chỉnh thể xã hội từ hoạt động phứctạp của nhóm . Các hệ thống và quan hệ xãhội đều là sự phát triển của quan hệ giađình, là sự mở rộng của các quan hệ chamẹ và các cá nhân trong gia đình. Như vậytác giả coi nhân cách là cái thứ nhất chứkhông phải xã hội. Thuyết này về sau được R.Sears kế tụccòn gọi là thuyết " Liên cá nhân" ông đưa

Page 36: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

khái niệm " hệ thống hai người ", cho rằngcác thuộc tính nhân cách được hình thànhlần đầu tiên thông qua hoạt động và giaotiếp trong "hệ thống hai người". Hệ thốngnày là những hành động liên hợp của cáccá nhân, là một cấu tạo độc lập, tự quyếtđịnh. Hành động của cá nhân bao giờ cũngđịnh hướng vào hành vi của người khác vàphụ thuộc vào nó vì vậy không có hành vinào mang tính cố định bất biến. Cùng với H.Murray và R.Sears là mộttrong các nhà Tâm lý học phương Tâyhiếm hoi đã xem nhân cách là một thực thểcủa giao tiếp và hoạt động. Lý thuyết R.Sears đã nhận định đúng vềhành động xã hội của cá nhân là kết quảcủa sự tác động qua lại với những ngườikhác trong xã hội. Nhưng giải thích " hệthống hai người " là một cấu tạo độc lập,

Page 37: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

tự xác đinh bên trong là không đúng vì sựtác động qua lại giữa các cá nhân còn nằmtrong hệ thống rộng lớn của các quan hệ xãhội như nhóm xã hội, giai cấp, dân tộc.

8 . Thuyết " cái tôi " Carl Rogers (sinh năm 1902 )Thuyết này đề cập tới mối tương quan giữaba mặt sau: - Nội dung đích thực của nhân cách - Các biểu tượng của con người về mình- về " cái tôi " của họ - Các biểu tượng của con người về " cáitôi lý tưởng " của họSự bất đồng sâu sắc giữa ba mặt này củanhân cách là nguyên nhân chính của bệnhtâm căn. Trong quá trình chữa bệnh Ôngđã nhận thấy sự bất an, lo lắng xuất phát từsự không trùng hợp giữa biểu tượng củamình và kinh nghiệm hành vi của con

Page 38: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

người. Những tình cảm, động cơ, ý muốncủa con người bị chèn ép khi chúng khôngtrùng hợp với biểu tượng của họ về bảnthân. Ông đã đưa ra phương pháp chữabệnh có tên gọi " liệu pháp" tập trung vàobệnh nhân" nhằm để thứ nhất, hình thành ởnhân cách bệnh nhân một hình ảnh mới phùhợp với bản thân mình, thứ hai, làm cho "cái tôi lý tưởng" của họ hiện thực hơn, phùhợp hơn với khả năng của con người,Ôngcho rằng sau này trình độ của " cái tôi lýtưởng" sẽ có thể nâng cao lên được nhưngvới điều kiện phải nhận thức được nhữngưu điểm và thiếu sót của mình. Ông đưa ra khái niệm " điều kiện của thểdiện " ( condition of Worth ) là sự khôngphù hợp của " cái tôi lý tưởng " với khảnăng thực tế của cá nhân, là sự nội tâm hoáđối với hệ thống các ý kiến và sự đánh giá

Page 39: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

của xã hội đối với các chuẩn mực củanhân cách đang nắm được, các thể diện màcon người muốn vươn tới trái ngược vớithiên hướng, năng lực của bản thân. TheoC.Rogers, một xã hội mà ở đó giưã conngười và con người tồn tại những quan hệnhân đạo, thì nó sẽ tạo ra những khả năngtốt nhất cho sự nhật thức về mình. Đối vớibệnh nhân thái độ đầm ấm của thày thuốclà điều kiện cần thiết của sự phát triểnnhân cách của họ, tăng cường việc tự kiểmtra tính tổ chức của nhân cách. Những đóng góp của C.Rogers trongTâm lý học là đã đặt ra vấn đề phức tậpcủa nhân cách bệnh tâm căn có nguyênnhân là do mâu thuẫn căng thẳng giữa " cáitôi " hiện thực và "cái tôi" lý tưởng và đưara phương pháp trị liệu tâm lý. Mặc dùhạn chế của ông là đánh giá không đúng

Page 40: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

vai trò của " không khí điều trị bệnh ấmám" trong sự phát triển nhân cách bệnhnhân, coi đó là nhân tố duy nhất để giảiquyết mâu thuẫn nêu trên trong nhân cáchmà không thấy được yếu tố điều khiển,giáo dục, của người thầy thuốc đối vớibệnh nhân., cũng như quyết định xã hội đốivới sự phát triển nhân cách.

10. Thuyết trường tâm lý của KurtLewin ( 1890 - 1947 ) K.Lewin, người đề ra thuyết này là mộtđại diện tiêu biểu của trường phái Tâm lýhọc Gectalt. Theo thuyết này thì xungquanh con người tồn tại một thế giới cácsự vật có những tiêu trị nhất định cho nêncon người luôn tồn tại trong một " trườngtâm lý" nào đó . Mối quan hệ tác động qualại của chủ thể và môi trường xung quanh

Page 41: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

mang tính chất cơ động. Mọi hành độngcủa con người trong hoàn cảnh trước mắtđều làm biến đổi mối tương quan về lựctrong hoàn cảnh ấy và quyluật hành vi củachủ thể trong hoàn cảnh mới. Ông đã tiếnhành thực nghiệm để chứng minh sự tồn tạicủa" trường tâm lý" và tiêu trị của các sựvật và thấy rằng trong hoàn cảnh mà chủthể không thực hiện được một hành độngcó ý nghĩa thì hành vi sẽ trở thành hành vitức cảnh (hành vi thoảng qua) do " trường"quy định. K.Lewin cho rằng điều quan trọng là "trường " tâm lý xung quanh ẩn chứa trongmình khả năng gây ra hành động hướng vềsự vật có tiều trị dương hoặc tránh xanhững sự vật có tiêu trị âm, các tiêu trị nàycó liên quan sự thoả mãn nhu cầu. Hành vicon người được hình thành trong mối quan

Page 42: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

hệ tác động qua lại giữa tiêu trị của các sựvật và các nhu cầu. ý chí, hành động cóchủ định xuất hiện là do sự khắc phục cáclực tồn tại trong " trường ", không chịu ảnhhưởng của " trường " . Trong thuyết của ông không có khái niệm" hành động có ý thức ". ở những ngườibệnh thì hành vi ưu thế là nguồn gốc quyđịnh hành vi của chủ thể. K.Lewin sau này đề cập nhiều tới kháiniệm" không gian cuộc sống ", nó bao gồmcả " trường " tâm lý - đó là nhân cách vàmôi trường xã hội. Theo ông hành vi củacon người là do cả nhân cách và môitrường tâm lý xung quanh quyết định chứkhông phải do đặc điểm của môi trườngquyết định và biểu đạt mối quan hệ nàybằng công thức B = f(P.E) [ B: hành vi; P:nhân cách; E: môi trường] Hành vi B là

Page 43: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

hàm số của nhân cách và môi trường xungquanh. Thuyết " trường " tâm lý có những đónggóp nhất định trong Tâm lý học. Nó đã nêura được bằng thực nghiệm những tươngquan giữa nhân cách và môi trường xungquanh, xem xét nhân cách trong một hoàncảnh trọn vẹn trong nhóm và cả bên trongbản thân nhân cách . Mặt hạn chế củathuyết này là hành vi con người là hành vimiễn cưỡng bị quy định bởi lực hút và đẩycủa môi trường xung quanh, không tính đếnsự quy định của vấn đề kinh tế và chính trịđối với hành vi của nhân cách.

11. Thuyết chạy trốn tự do của ErichFromm ( 1900 - 1980 ). E. Fromm là nhà Tâm lý học theo pháiPhân tâm mới. Vị trí trung tâm trong lý

Page 44: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

thuyết của ông là vấn đề bản chất xã hộicủa con người trong đó có cái vô thức.Ông cho rằng cơ sở của các bệnh tâm cănở con người hiện đại là con ngươi ngàycàng tách rời khỏi các thành viên khác củaxã hội. Con người ngày càng trở nên tự do,nhưng cũng càng cô đơn và bơ vơ. Vì vậy,con người cố gắng bằng các cách khácnhau chạy trốn khỏi sự tự do đó. Theo E.Fromm, các cách chạy trốn tự do của conngười là cách thức mà cá thể giải quyếtcác vấn đề tồn tại của mình, được xâydựng trên cơ sở nhu cầu trốn khỏi sự yếukém và cách ly của bản thân. Hình thứcnày mang tính tự vệ vì nó không khắc phụcđược các nguyên nhân sợ hãi, không giảiquyết được các vấn đề tồn tại của conngười. Ông đã liệt kê một số cơ chế cơbản để đào thải khỏi sự cô độc, thiết lập

Page 45: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

với tập thể để làm mất cảm giác bơ vơ.Theo ông, cơ chế đào thải này là chủ đềquan trọng của nhân cách. E. Fromm vạch ra được mối quan hệ củaxã hội tư bản gắn liền với các dạng tâmbệnh nhưng lại không nhìn thấy sự cần thiếtphải cải tổ có tính chất cách mạng nhữngmối quan hệ đó. Vì vậy, cuối cùng ông đãchuyển sang lập trường duy tâm tìm lốithoát trong sự truyền bá tình yêu và tronghoạt động sáng tạo. Trên đây là một số lý thuyết điển hìnhtrong Tâm lý học phương Tây hiện đại.Nhìn chung những lý thuyết đó có nhữngmặt tích cực và thiếu xót nhất định. Mặttích cực thể hiện ở những điểm sau: - Xu hướng ngày càng phủ định nguyênnhân sinh vật của sự thù địch giữa nhâncách và xã hội., nhấn mạnh nhu cầu " nhân

Page 46: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

văn" của con người. - Sự cố gắng chứng minh khả năng pháttriển không ngừng của nhân cách. - Phát hiện những hiện tượng, sự kiệnphong phú trong đời sống tâm lý của conngười. - Chú ý đến tính đặc trưng và tính cơđộng của nhân cách. - Đề xuất một số phương pháp nghiêncứu nhân cách có giá trị.Những thiếu xót cơ bản là; - Xem nhân cách có trước và tồn tạisong song với xã hội nếu không phải làhiện tượng thứ nhất đối với xã hội, nhâncách bị nhân chủng hoá và tâm lý hoá. - Giải thích các quan hệ xã hội như quanhệ liên nhân cách, thuần tuý có tính chất cánhân. - Giải thích hành vi xã hội của con người

Page 47: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

bằng những thuộc tính đóng kín trong bảnthân nhân cách hoặc của môi trường phủnhận những qui luật phát triển thực tế củaxã hội, của các nhóm xã hội, của nhâncách. Các lý thuyết Tâm lý học phương Tâyvới sự đa dạng của nó đã cung cấp mộtphần nào những thông tin cần thiết chonhững nhà nghiên cứu để có thể nhìn nhậnbao quát hơn về vần đề nhân cách, Để giải quyết vấn đề nhân cách thì cầnphải hiểu rõ về nó, vì vậy các kết quảnghiên cứu của các lý thuyết trên mặc dùcó sự phiến diện và những hạn chế nhấtđịnh nhưng vẫn chiếm một vị trí quan trọngtrong tâm lý học thế giới.

Nguồn: Tamlyhoc.netThực hiện ebook: Metquathantanay

Thuvien-ebook.com

Page 48: V?N Ð? NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ H?C PHUONG TÂYebook79.com/public/front/images/file/6133617pic03_12... ·  · 2012-12-03Trong Tâm lý học vấn đề nhân cách l ... nhiều

Hanoi, 10/2007